Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Ngày 30/9/2013 - Nhà cầm quyền rối trí về Lê Quốc Quân?

  • Cư dân mạng bất bình vì bình hoa khổng lồ trước Thiên An Môn (RFI) - Một bình hoa khổng lồ đặt trước quảng trường Thiên An Môn để mừng Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10, đã làm rộ lên nhiều lời bình phản đối khi báo chí tiết lộ chi phí dành cho vật trang trí ấn tượng này. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 29/09/2013 cho biết như trên.
  • Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường (RFI) - Tại Việt Nam, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước quá quen thuộc với quan niệm << Cha chung không ai khóc >>.
  • Philippines mừng Hoa hậu Thế giới đầu tiên (RFI) - Philippines hôm nay 29/09/2013 tưng bừng mừng chiến thắng đầu tiên trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới, năm nay diễn ra tại Indonesia dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. Hoa hậu Philippines Megan Young, 23 tuổi đã vượt qua Hoa hậu Pháp Marine Lorphelin để giành vương miện Hoa hậu Thế giới 2013.
  • Teheran sẵn sàng thảo luận việc giới hạn mức độ làm giàu uranium (RFI) - Iran << không bao giờ ngưng tinh lọc Uranium nhưng sẵn sàng thảo luận việc giới hạn mức độ làm giàu >> với quốc tế. Trên đây là tuyên bố hôm 29/09/2013 của Thứ trưởng Ngoại giao Iran, Abbas Araqchi, nhân vật then chốt trong phái đoàn đàm phán của chính quyền Hồi giáo Iran với nhóm 5+1 - gồm 5 cường quốc của Hội Đồng Bảo An (Mỹ, Anh, Pháp,Nga,Trung Quốc) và Đức.
  • Trung Quốc xét xử một người kêu gọi biểu tình kỷ niệm Thiên An Môn (RFI) - Hôm nay 29/09/2013 ông Cố Nghĩa Dân (Gu Yimin), người dự định tổ chức biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn bị một tòa án ở Giang Tô xét xử vì tội << kích động lật đổ chính quyền >>. Theo ông Lưu Vệ Quốc (Liu Weiguo), một trong các luật sư của bị cáo, ông Cố Nghĩa Dân đã bác bỏ các cáo buộc trong phiên xử diễn ra tại tòa án thành phố Trường Thục.
  • Lần đầu tiên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gặp lãnh đạo đối lập Syria (RFI) - Trong một động thái hiếm hoi, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon ngày 28/09/2013 đã tiếp xúc với lãnh đạo phe đối lập Syria Ahmed Jarba tại New York. Cuộc gặp diễn ra một hôm sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 2118, nghị quyết đầu tiên về Syria từ cuộc nổi dậy tháng 3/2011. Ông Ban Ki Moon khuyến khích lãnh đạo đối lập Syria tham gia Hội nghị Hòa bình Syria Genève 2 tổ chức vào tháng 11 tới đây.
  • Đề phòng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc duyệt xét liên minh (RFI) - Chủ nhân Lầu Năm Góc Chuck Hagel viếng thăm Hàn Quốc và Nhật Bản trong 5 ngày kể từ thứ hai 30/09/2013 để thảo luận về những diễn tiến mới trong liên minh quân sự. Đây là lần thứ ba kể từ khi nhậm chức cách nay sáu tháng, bộ trưởng quốc phòng Mỹ sang châu Á trong khuôn khổ chiến lược tái định vị tại châu Á-Thái Bình Dương.
  • Bangladesh : Ba triệu công nhân dệt may được chủ hứa tăng lương (RFI) - Chủ nhân xưởng dệt may tại Bangladesh hôm nay 29/09/2013, đã cam kết tăng lương cho hơn 3 triệu công nhân, ngay sau quyết định của một ủy ban chính phủ. Họ loan báo sẵn sàng tăng lương cho công nhân theo quy định của ủy ban này, cho dù trước đây vẫn khẳng định không thể tăng quá 20% trên mức lương tối thiểu 38 đô la hàng tháng.
  • Mỹ-Hàn không đổi ngày bàn giao quyền tư lệnh liên quân (RFI) - Trên đường bay sang Hàn Quốc và Nhật Bản, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố : << Sẽ không có quyết định nào về việc kéo dài vai trò của Hoa Kỳ chỉ huy liên quân Mỹ-Hàn trong thời chiến >>. Lời tuyên bố này đi ngược lại nguyện vọng của Seoul, e ngại bị Hoa Kỳ bỏ rơi.
  • Ý lại rơi vào khủng hoảng chính phủ (RFI) - Chiều 28/09/2013, Silvio Berlusconi đã chính thức quyết định rút tất cả 5 Bộ trưởng thuộc đảng “Nhân Dân Tự Do” (Popolo della Libertà) của ...
  • Bạo động trong vùng người Kurd ở Iraq (VOA) - Vụ bạo động hôm Chủ nhật ở Irbil đánh dấu lần đầu tiên một vụ tấn công lớn xảy ra trong khu vực người Kurd ở Iraq, kể từ sau vụ tấn công năm 2007
  • Chính phủ Mỹ sắp bị đóng cửa (VOA) - Chính phủ Mỹ tiến gần hơn đến chỗ bị đóng cửa lần đầu tiên sau 17 năm, sau khi Hạ viện do Ðảng Cộng hòa kiểm soát đòi trì hoãn chương trình chăm sóc y tế của Tổng thống Obama
  • Syria oanh kích trường học, giết chết 12 người (VOA) - Một vụ không kích nhắm vào một trường trung học kỹ thuật ở một thành phố hiện do phe nổi dậy kiểm soát ở miền bắc Syria đã giết chết ít nhất 12 người, đa số là các học sinh
  • Đàm thoại Mỹ - Iran sau hơn 30 năm (BBC) - Tổng thống Mỹ Obama điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani - cuộc đối thoại song phương cấp cao đầu tiên trong hơn 30 năm.
  • LHQ thông qua nghị quyết về Syria (BBC) - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên thông qua được một nghị quyết về Syria sau hai năm rưỡi bế tắc vì chia rẽ.
  • Radar Nhật săn J-20 Trung Quốc, COC có thoát điềm báo? (BaoMoi) - (Phunutoday) - Báo Nhật dự báo dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC, Nhật Bản chế tạo radar săn J-20 Trung Quốc, Mỹ lo ngại vì Thổ Nhĩ Kỳ chọn tên lửa Trung Quốc... là những tin tức thời sự chính ngày 28/9
  • Trung Quốc ‘cô lập’ tranh chấp Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc (BaoMoi) - Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục tái khẳng định quan điểm ngoại giao của nước này về việc chỉ muốn đàm phán song phương với các nước liên quan, thay vì có sự can thiệp của một bên thứ ba trong một vấn đề đa phương là tranh chấp Biển Đông. Trong khi đó, tiến trình xây dựng COC có dấu hiệu trì hoãn vô thời hạn khi tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc sẽ không được nhắc tới.
  • Báo Nhật: Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC? (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ký kết COC có lợi cho khu vực và thế giới (BaoMoi) - (GDVN) - "Chỉ cần một sự cố vô tình hoặc hành động đơn phương có thể gây ra xung đột, thậm chí là chiến tranh", Kyodo News dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. "Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và hoàn toàn tôn trọng các thành viên trong cộng đồng quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế."
  • Những ‘điểm tựa’ của Philippines trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Quan ngại trước sự thay đổi trong môi trường an ninh khu vực, đặc biệt là an ninh hàng hải trên Biển Đông, Philippines đang tích cực tìm kiếm cách thức phòng vệ mới thông qua con đường thắt chặt quan hệ với các cường quốc trên thế giới, tạp chí Diplomat bình luận.
  • Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ (BaoMoi) - TP - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 28/9 theo giờ Việt Nam, phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thư ký LHQ BanKi-moon. Ảnh: TTXVN.
  • Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC? (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.

Nhà cầm quyền rối trí về Lê Quốc Quân?


Chính quyền đã hoãn phiên xử LS Quân và kéo dài thời gian trì hoãn tới gần 3 tháng

Trong mấy ngày vừa qua, công an và an ninh của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội đã tạo ra một số diễn biến “náo động” được cho là khá điên rồ.

Họ tưởng rằng đưa một nhóm côn đồ đến bắt giữ những người tụ họp tại nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, đánh đập ôngLê Quốc Quyết, em ruột luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân và có những hành vi bạo lực đối hai mẹ con nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phi trường Nội Bài… là chứng tỏ 'bắp thịt' hay sức mạnh, uy thế của chế độ.

Nhưng các hành vi bị phê phán là 'bạo lực' và 'côn đồ' nói trên có lẽ chỉ cho thấy sự bực tức lẫn rối trí của chế độ khi không thể phát hiện và ngăn chặn việc các nhà hoạt động trên không gian mạng Internet đã giúp đỡ hai mẹ con sinh viên Phương Uyên ra thăm Hà Nội trong lúc cô còn chịu cái gọi là “quản chế”.

Nếu nhìn trên mặt thuần lý, bộ máy an ninh của chính quyền cộng sản Việt Nam đã đang tiếp tục thua dũng khí của sinh viên Phương Uyên không chỉ ở trong nhà tù Long An mà ngay trên đường phố Hà Nội. Rối trí là phải.

Những diễn tiến nói trên chẳng khác gì vụ an ninh và công an Hà Nội chặn bắt Luật sư Lê Quốc Quân vào lúc 8 giờ sáng ngày 27/12/2012, trên đường ông đưa con đi học với tội danh mà họ cáo buộc ông là… trốn thuế. Chỉ có những “đỉnh cao trí tuệ” bị rối trí mới nghĩ ra tội danh kỳ lạ đối với với những người yêu nước kỳ quái như vậy.

Sau mấy tháng giam giữ, chính quyền thông báo là sẽ đưa Luật sư Quân ra tòa xét xử về tội trốn thuế vào ngày 9/7/2013. Nhưng chỉ vài giờ trước khi phiên xử ông Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra, chính quyền cộng sản tức tốc loan báohoãn phiên tòavì Thẩm phán “bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu”.

Sau này người ta mới rõ lý do công an đã buộc bà thẩm phán Lê Thị Hợp phải “đột cảm” là để tránh những rắc rối cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang được Hà Nội quyết định ngay vào lúc đó.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7 vừa qua khá quan trọng.

Nó không chỉ là dấu ấn biểu hiện sự thay đổi chính sách ngoại giao của cộng sản Việt Nam đối với Hoa Kỳ qua bài phát biểu tại Diễn Đàn Shangri-La, Singapore hôm 31/5 của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn là bước khởi đầu mở lại sự thăm viếng ở cấp cao giữa hai nước vốn bị trì hoãn gần 5 năm, từ sau chuyến thăm Hoa Kỳ chính thức của ông Dũng vào năm 2008.

Ngay sau khi ông Trương Tấn Sang về nước sau cuộc hội kiến với ông Obama, công an và tòa án của chính quyền đã “thả” nữ sinh Phương Uyên.

'Ba việc gây rối trí'

Từ lúc Phương Uyên ra khỏi nhà tù, có ba diễn biến thời sự đã làm cho công an một lần nữa rối trí.

Thứ nhất là sự xuất hiện của nhóm bloggers vận động bỏ Điều 258 bộ Luật hình sự sau khi chính quyền bắt giữ 3 bloggers là các vị Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy dựa theo điều luật này.

Nhóm Bloggers 258 đã tạo được một thành quả quốc tế vận rất lớn khi các anh chị em này thực hiện các cuộc tiếp xúc với hàng loạt sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy kể cả sang tận Thái Lan gặp đại diện Liên Hiệp Quốc… trong sự khó chịu của công an, an ninh.


Việt Nam hoãn xử ông Lê Quốc Quân trước khi Chủ tịch Sang thăm Nhà Trắng

Thứ hai là ôngLê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ và một đảng viên lâu năm đã lên tiếng kêu gọi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nên bỏ đảng vì lãnh đạo đã phản bội, để cùng nhau lập ra một đảng mới, hoạt động với tư thế đối lập đối trọng với đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên cộng sản Việt Nam đương chức đầu tiên trong suốt lịch sử đảng này dám công khai kêu gọi các đảng viên khác hãy rời bỏ cái tập thể 'đang làm hại' đất nước.

Thứ ba là 130 trí thức, và con số này còn đang gia tăng, đã phổ biến mộtTuyên bố thành lập Diễn Đàn Xã Hội Dân Sựmà mục tiêu là mở ra một diễn đàn trao đổi và tranh luận về nhu cầu cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ.

Các trí thức đã yêu cầu quốc hội của chính quyền cộng sản Việt Nam dừng việc thông qua bản hiến pháp sửa đổi hiện nay và kêu gọi hãy có những thay đổi mang tính nền tảng hơn. Vì nếu cứ tiếp tục duy trì thể chế toàn trị như hiện nay, tình trạng đất nước sẽ dẫn tới những hệ quả khó lường, đặc biệt khi người dân quá thất vọng và bất bình.

Công an, an ninh cũng như chính quyền thực sự đang rối trí vì khó có thể dựa trên những điều như 79 (âm mưu lật đổ chế độ), 84 (khủng bố), 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước), hay 258 (lợi dụng quyền tự do)… để trấn áp những người đang tạo ra các diễn biến thời sự nói trên.

Trong bối cảnh đó, nhà cầm quyền lại quyết định mang Luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử một lần nữa về tội trốn thuế vào lúc 8 giờ sáng ngày 2/10/2013 như thông báo chính thức, và cho biết vụ án đuợc xét xử công khai với thẩm phán chủ tọa phiên toà không ai khác hơn là bà Lê Thị Hợp vốn bị “đột cảm” phải hoãn phiên xử cách nay 3 tháng.

'Hai điều phải trả lời'

Có hai vấn đề mà nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải giải quyết hay nói đúng hơn là trả lời trước công luận về vụ xử án này.


Báo Pháp vinh danh LS Lê Quốc Quân trong 50 người thay đổi thế giới

Thứ nhất, tại sao họ không dám xét xử Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh chính trị liên quan đến các hoạt động yêu nước của ông mà lại phải sử dụng tội danh trốn thuế?

Phải chăng là vì nếu để dùng các con số từ hồ sơ vụ án, mà các luật sư và kế toán viên độc lập đã có thể chứng minh và loan tải trên mạng, thì công luận sẽ thấy ngay rằng Luật sư Quân đã đóng "dư thuế" chứ không phải là thiếu thuế hay trốn thuế như bị cáo buộc. Tòa án có dám cho các luật sư và kế toán viên này đối chất tại phiên tòa hay không?

Thứ hai, tại sao lại phải trì hoãn vụ xét xử Luật sư Quân và kéo dài tới gần 3 tháng sau, trong khi bà Lê Thị Hợp chỉ bị 'cúm'? Cả hệ thống tòa án Hà Nội chỉ có duy nhất một chánh án hay sao? Hay chẳng cán bộ chánh án nào muốn tên mình bị cột vào một vụ án mà cả thế giới sẽ lên án và thậm chí 'phỉ nhổ' trong những ngày tháng tới?
"Phải chăng là vì nếu để dùng các con số từ hồ sơ vụ án, mà các luật sư và kế toán viên độc lập đã có thể chứng minh và loan tải trên mạng, thì công luận sẽ thấy ngay rằng Luật sư Quân đã đóng "dư thuế" chứ không phải là thiếu thuế hay trốn thuế như bị cáo buộc."

Mặt khác, tư thế của Luật sư Quân đã đổi khác kể từ ngày anh bị bắt. Trong số tiếng nói lên tiếng cho ông trên khắp thế giới, gần đây nhất Lê Quốc Quân được tờ báo PhápLe Nouvel Obsevateurđánh giá là một trong 50 người đang làm thay đổi cục diện thế giới.

Số báo này cũng bất ngờ xuất hiện đúng vào tuần lễ sinh nhật của ông Quân, ngày 13/9. Đồng thời Luật sư Quân cũng là người mà Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức NED và nhiều tổ chức phi chính phủ khác quan tâm hàng đầu.

Một số chính giới tin rằng một bản án bất công tại phiên tòa ngày 2/10 sắp tới sẽ làm phương hại mối quan hệ Washington - Hà Nội mà ông Trương Tấn Sang gây dựng trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng Bảy vừa qua.

Xem ra, dù với đầy đủ thông tin, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không thoát nổi và đang lập lại đoạn đường chót của hầu hết các chế độ độc tài vừa sụp đổ trong mấy thập niên qua. Thay vì giải thoát chính mình bằng cách trả quyền điều hành đất nước lại cho dân tộc, họ chỉ biết tiếp tục gia tăng bạo lực, tiếp tục tin rằng người dân sẽ bị đánh quị và trở về tư thế quì gối cũ.

Nhưng Hà Nội đang rất kinh ngạc và bối rối khi thấy các đòn bạo hành của họ chỉ làm tăng sự phẫn nộ của người dân và ngày càng làm nhiều người đứng lên hơn nữa.

Thế là họ càng ra sức bạo hành, càng rối trí, và càng đẩy chính họ vào chân tường.

Bài phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, hiện là Tổng bí thư Đảng Việt Tân có văn phòng tại Hoa Kỳ.
Lý Thái Hùng
Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ

‘Đa số nhân dân đồng ý với Hiến pháp’

Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng liên tục có các buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng tình với những điều khoản chủ chốt trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng cũng nói cần đề phòng ‘thế lực xấu’ đòi bỏ điều 4.

Bên cạnh Hiến pháp, hôm 28/9, Tổng bí thư đã trao đổi với cử tri của ông ở hai quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm thuộc thủ đô Hà Nội về luật đất đai, bỏ phiếu tín nhiệm, chống tham nhũng và tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

Quốc hội Việt Nam trong kỳ họp sắp tới vào cuối tháng 10 dự kiến sẽ thông qua bản Hiến pháp mới sau khi đã sửa đổi một số điều khoản của bản Hiếp pháp hiện hành vốn có hiệu lực từ năm 1992.

Trong lúc này, trên các diễn đàn mạng mà chính quyền vốn không kiểm soát được có nhiều lời kêu gọi Quốc hội không thông qua bản Hiến pháp này vì trong đó có quy định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 4 đã chắc chắn?

Tuy nhiên, theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được trang nhà của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lại, ‘qua tập hợp rất nhiều ý kiến đóng góp, không chỉ ở trong nước mà cả đồng bào ta ở nước ngoài cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến thống nhất về những vấn đề lớn’.

Cũng theo ông Trọng thì chỉ có một số vấn đề có ý kiến khác nhau như thu hồi đất đai, thành phần kinh tế, chính quyền cơ sở... Những vấn đề này sẽ được Quốc hội chốt lại tại kỳ họp tới đây.

Như thế, người lãnh đạo Đảng dường như đã cho thấy Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng không còn gì để bàn cãi và chắc chắn sẽ được thông qua.
"Những khó khăn của nền kinh tế hiện nay chỉ là tạm thời."
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Mặt khác, ông Trọng cũng một lần nữa cảnh báo về ‘âm mưu’ đòi bỏ Điều 4 như ông đã từng lên tiếng rất mạnh mẽ trước đây.

Báo mạng VnExpress dẫn lời ông Trọng trả lời cử tri về vấn đề đổi tên nước rằng ‘phải đề phòng khả năng thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ Điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng’.

Trao đổi với cử tri về việc có nên bỏ yêu cầu thu hồi đất để ‘phục vụ phát triển kinh tế-xã hội’ hay không, Tổng bí thư Trọng thừa nhận đây là chỗ dễ nảy sinh tiêu cực nên còn ‘có ý kiến khác nhau’.

Tuy nhiên, về vấn đề này, Tổng bí thư được dẫn lời cho rằng: “Nếu không khẳng định vấn đề phát triển kinh tế-xã hội thì làm sao có thể thu hồi đất để xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn?”

Phát biểu này của ông Trọng có vẻ là chỉ dấu rằng Quốc hội vẫn sẽ giữ nguyên việc cho phép thu hồi đất để phục vụ ‘phát triển kinh tế-xã hội’.

‘Tình hình rất tốt’

Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng từng kêu gọi những ai đòi bỏ điều 4 Hiến pháp là 'suy thoái tư tưởng, đạo đức'

Trước những băn khoăn của cử tri về tình hình đất nước, ông Trọng đã có những lời lẽ hết sức lạc quan.

Trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Trọng cho rằng Việt Nam vẫn ‘duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, an sinh xã hội được đảm bảo, số hộ nghèo còn khoảng 10%, lạm phát được kiềm chế, an ninh quốc phòng được giữ vững, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, vị thế quốc tế của Việt Nam chưa bao giờ cao như hiện nay’.

“Những khó khăn của nền kinh tế hiện nay chỉ là tạm thời,” ông Trọng được dẫn lời nói.

(BBC)

Trung Quốc xét xử một người kêu gọi biểu tình kỷ niệm Thiên An Môn

Cố Nghĩa Dân (Gu Yimin) - người dự định tổ chức biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn - bị tư pháp Trung Quốc buộc tội « kích động lật đổ chính quyền ».
Cố Nghĩa Dân (Gu Yimin) - người dự định tổ chức biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn - bị tư pháp Trung Quốc buộc tội « kích động lật đổ chính quyền ». (DR)

Hôm nay 29/09/2013 ông Cố Nghĩa Dân (Gu Yimin), người dự định tổ chức biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn bị một tòa án ở Giang Tô xét xử vì tội « kích động lật đổ chính quyền ». Theo ông Lưu Vệ Quốc (Liu Weiguo), một trong các luật sư của bị cáo, ông Cố Nghĩa Dân đã bác bỏ các cáo buộc trong phiên xử diễn ra tại tòa án thành phố Trường Thục.

Theo luận tội của Viện Kiểm sát, thì việc Cố Nghĩa Dân cho đăng các tấm ảnh về vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989 và kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình kỷ niệm sự kiện này trong năm nay, đã cấu thành tội « xúi giục lật đổ chính quyền ».

Luật sư Lưu Vệ Quốc tuyên bố : « Không có gì là bất hợp pháp trong việc đăng ảnh một sự kiện có thực. Còn việc kêu gọi biểu tình là hoàn toàn phù hợp với luật pháp. Nếu các hành vi của ông Cố Nghĩa Dân làm thiệt hại cho Đảng, thì cũng không có nghĩa là gây hại cho Nhà nước ».

Luật sư nói thêm, khi chính quyền khuyến cáo không nên tiếp tục, đương sự đã ngưng kêu gọi xuống đường.

Phiên tòa kéo dài bốn tiếng đồng hồ, bản án sẽ được tuyên sau vào một thời điểm chưa rõ, và ông Cố Nghĩa Dân có thể bị lãnh bản án hơn một chục năm tù.

Trước đó, bà Từ Yến (Xu Yan), vợ ông Cố Nghĩa Dân nói với AFP, chồng bà đã cho đăng các hình ảnh về cuộc đàn áp ở Thiên An Môn trên mạng, và đề nghị chính quyền địa phương cho tổ chức một cuộc biểu tình quy mô nhỏ vào ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm vụ thảm sát.

Trang web Human Rights in China thuật lại lời tuyên bố của bà Từ Yến: “Nếu chỉ bằng hai hành động trên mà lật đổ được chính quyền, thì chính quyền này quá dễ lật đổ !". Bà nói thêm : « Lúc xảy ra sự kiện Thiên An Môn thì chồng tôi mới có 11 tuổi (sinh năm 1977) còn tôi mới 3 tuổi (sinh 1985). Anh ấy làm như vậy với hy vọng sẽ có thêm nhiều người biết về vụ thảm sát đang dần bị rơi vào quên lãng ».

AFP nhận định, tội danh « kích động lật đổ chính quyền » thường được sử dụng để bắt bớ các nhà ly khai. Giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đã bị lãnh án 11 năm tù vì tội danh này vào năm 2009, sau khi lưu chuyển một bản kiến nghị kêu gọi cải cách chính trị, trong đó có việc tổ chức bầu cử dân chủ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ các cuộc thảo luận về sự kiện Thiên An Môn xảy ra vào ngày 04/06/1989, khi Bắc Kinh huy động quân đội nổ súng vào các sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường này, làm cho hàng trăm và có thể hàng ngàn người thiệt mạng.
Thụy My (RFI)

Khu tự do Thượng Hải 'thúc đẩy cải tổ'


Các ý tưởng cải cách sẽ được thử nghiệm tại đây

Trung Quốc khai trương khu vực mậu dịch tự do tại Thượng Hải, trong bối cảnh nền kinh tế thứ hai thế giới chuẩn bị tiến hành cải cách kinh tế.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành dự lễ khai trương khu vực rộng 29 cây số vuông.

Ông Cao nói khu vực này sẽ giúp “tiến hành chiến lược mở cửa năng động hơn”.
Tại đây, người ta sẽ giảm bớt hạn chế với đầu tư nước ngoài và lãi suất sẽ do thị trường quy định.

Đặc biệt, đồng nhân dân tệ sẽ được để cho tự do hoán đổi, theo lời chính phủ.
Quy định với 18 ngành dịch vụ, từ tài chính đến hàng hải, sẽ được nới lỏng.
Khu vực mậu dịch tự do “chứng tỏ chính phủ mới muốn có cải tổ,” theo lời Stefan Sack từ Phòng Thương mại châu Âu ở Trung Quốc.

Nhưng ông này nói “khu vực mậu dịch tự do ở Thượng Hải thôi thì sẽ không thay đổi cách doanh nghiệp làm ăn ở Trung Quốc”.

Kiến trúc sư của cải tổ cuối thập niên 1970, Đặng Tiểu Bình, đã dùng các đặc khu gần Hong Kong để thử các cách biến đổi kinh tế nhà nước.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7.7% năm ngoái, thấp nhất trong vòng 13 năm.
Phóng viên BBC John Sudworth tại Thượng Hải nói các nhà kinh tế theo tư tưởng tự do lo ngại cải cách ba thập niên qua gần đây đã chững lại do các nhóm lợi ích.

Theo anh, Thủ tướng Lý Khắc Cường ra chỉ dấu sẽ thử đối phó với các nhóm lợi ích bằng việc nới lỏng kiểm soát với đầu tư nước ngoài, thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng.

Một số người so sánh thí nghiệm lần này giống như cải cách của Đặng Tiểu Bình.
Nhưng nhiều người cũng nói phải chờ xem những quy định chi tiết về khu vực mậu dịch, sẽ chỉ được công bố cuối năm nay.
(BBC)

Ý tìm giải pháp cho khủng hoảng chính trị

Giorgio Napolitano
Một lần nữa, tổng thống Ý Napolitano phải đứng ra chèo lái con thuyền chính trị của đất nước

Tổng thống Ý đang cân nhắc các biện pháp đưa đất nước khỏi cuộc khủng hoảng chính trị sau khi năm bộ trưởng thuộc đảng của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi rút khỏi chính phủ liên minh.

Tổng thống Giorgio Napolitano đã tỏ dấu hiệu cho thấy ông sẽ xúc tiến thành lập một chính phủ liên minh mới mà không cần tổ chức bầu cử lại.

Phát biểu hôm thứ Bảy ngày 28/9, ông Napolitano nói rằng đất nước cần sự liên tục chính trị.

“Chúng ta không cần những chiến dịch tranh cử liên tiếp. Chúng ta cần sự liên tục trong các quyết định, hành động và biện pháp của chính phủ để giải quyết những vấn đề của đất nước,” ông nói.

Vào cuối ngày Chủ nhật 28/9, Tổng thống Napolitano dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Letta và cuộc hội đàm của hai ông sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đường hướng giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ý.

‘Lừa dối nhân dân’

Trước đó, Đảng của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi của Ý thông báo toàn bộ năm bộ trưởng của họ trong nội các sẽ từ chức khỏi chính phủ liên minh.

Diễn biến này xảy ra sau nhiều tuần quan hệ xấu đi giữa đảng của ông Berlusconi với liên minh trung hữu của đương kim Thủ tướng Enrico Letta.

Ông Berlusconi trước đó từng đe dọa sẽ rút các bộ trưởng nếu như ông bị trục xuất khỏi Thượng viện do gian lận thuế.

Berlusconi và các bộ trưởng trong Đảng của ông ta
Dù đã mất chức thủ tướng và bị tòa kết án nhưng ông Berlusconi vẫn không ngừng hoạt động chính trị

Vịêc này có thể dẫn đến bầu cử sớm trong bối cảnh kinh tế Ý vẫn đang khủng hoảng.

Thủ tướng Letta đã bay về Ý từ New York hôm thứ Sáu ngày 27/9 trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ chính phủ sụp đổ.

Sau đó ông phát biểu rằng ông sẽ từ chức trừ phi chính phủ của ông qua được một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ diễn ra vào tuần tới.

Trong một thông cáo, ông Berlusconi cho rằng tối hậu thư này là ‘không thể chấp nhận được’.

Đảng Nhân dân Tự do trung tả của Berlusconi phản đối kế hoạch tăng thuế bán hàng của chính phủ vốn là một phần của chính sách giảm nhẹ gánh nợ công khổng lồ của Ý.

Ông Angelino Alfano, bộ trưởng Nội vụ đồng thời là lãnh đạo PDL, cáo buộc Thủ tướng Letta ‘vi phạm nghiêm trọng một thỏa ước vốn là nền tảng của chính phủ liên hiệp’.

Tuy nhiên Thủ tướng Letta đã phản ứng một cách giận dữ trước hành động từ chức tập thể này. Ông cáo buộc lãnh đạo PDL là đã ‘lừa dối’ người dân Ý bằng việc sử dụng thuế bán hàng để giúp giải tỏa các vấn đề cá nhân của ông ta.
"Chúng ta không cần những chiến dịch tranh cử liên tiếp. Chúng ta cần sự liên tục trong các quyết định, hành động và biện pháp của chính phủ để giải quyết những vấn đề của đất nước."
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano
“Tại Quốc hội, bất cứ ai cũng phải chịu trách nhiệm trước quốc dân đối với hành động của mình,” ông phát biểu.

Các vấn đề pháp lý của bản thân ông Berlusconi được xem là nguồn gốc gây ra phần lớn căng thẳng trong liên minh.

Một ủy ban Thượng viện sẽ quyết định vào tuần tới về việc có trục xuất Berlusconi hay không sau khi Tòa án tối cao mới đây giữ nguyên phán quyết đối với hành vi gian lận thuế của ông ta.

Đây là lần đầu tiên bản án đối với Berlusconi vẫn được giữ nguyên dù đã kháng án sau hai thập niên ông phải chống đỡ với các phiên tòa.

Berlusconi bị tuyên án một năm tù nhưng nhiều khả năng sẽ bị quản thúc tại gia hoặc phải lao động công ích vì tuổi đã cao.

Thủ tướng Ý Enrico Letta
Thủ tướng Enrico Letta đang đứng đầu một chính phủ liên minh rất mong manh

Phóng viên BBC Alan Johnston ở Rome cho biết chính phủ hiện tại đã tan vỡ vì Berlusconi tìm mọi cách để Thượng viện không trục xuất ông.

Tổ chức bầu cử lại là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, theo phóng viên Johnston, nhưng cũng có thể một chính phủ liên minh mới sẽ được thành lập với các thành phần trong chính phủ hiện tại.

Trước khi có tin về vụ từ chức tập thể này, Tổng thống Ý Giorgio Napolitano đã kêu gọi đoàn kết.

“Chúng ta cần một Quốc hội làm việc chứ không phải cứ tan rã liên miên như thế,” ông nói.

Chính phủ liên minh hiện nay được thành lập sau cuộc bầu cử hồi tháng Hai vốn không giải quyết được vấn đề.

Mọi người lo ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay sẽ làm cản trở các nỗ lực mà nước Ý hiện rất cần để giải quyết các vấn đề kinh tế của họ, trong đó có nợ công, suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên.
(BBC)


Bản tin tiếng Anh
  • Li Na learns from her past (Washington Post) - Tough workouts lead to victory on the court, but a responsible attitude makes one a champion in life.
  • Picture brightens for corporate profits (Washington Post) - The net income of China's industrial companies gained traction in the first eight months, offering further evidence of economic stabilization.
  • Christie's holds inaugural auction (Washington Post) - Christie's announced its official entry to the Chinese mainland with an inaugural auction on Thursday night that earned 153 million yuan ($25 million).
  • Cutting your cloth to suit your style (Washington Post) - Regarding one of China's most traditional industries - textiles and apparel - Marjorie Yang Mun-tak holds quite different a view.
  • Airbus signs agreements for 68 planes (Washington Post) - Airbus SAS signed agreements to supply 68 aircraft to three Chinese clients at the Aviation Expo China 2013 in Beijing, which opened on Wednesday.
  • Smithfield voters approve deal (Washington Post) - Smithfield Foods Inc. CEO Larry Pope announced shareholders had approved the pork giant's acquisition by Shuanghui International Holdings Ltd.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now. If you go
  • Living museum of beautiful woods (Washington Post) - Deep in the Beijing suburb of Shunyi is a tiny boutique hotel with a pedigreed collection that many museums would kill for. Yet, it is an establishment that actually has an extremely select client list — those who really appreciate antiques.
  • Design week goes Dutch in Beijing (Washington Post) - Beijing Design Week will kick off on Thursday, with Florentijn Hofman's Rubber Duck landing in waters of the Summer Palace from Beijing's Garden Expo Park.
  • China champs at the bit (Washington Post) - More than 30 thoroughbred horses from Australia, Ireland, and France joined their Chinese counterparts to gallop for the finale of the first China Equestrian Cultural Festival.
  • UN's Syria resolution on point, FM says (Washington Post) - The 15-member United Nations Security Council's unanimous adoption of a resolution to strip Syria's government of its chemical weapons reflects the council's solidarity and points toward a diplomatic solution to the Syria issue, China's Foreign Minister Wang Yi said after the vote on Friday.
  • Afghanistan seeks active Beijing role (Washington Post) - Afghanistan expects China to take an active role in seeking peace and stability in the war-torn country, Afghan President Hamid Karzai told President Xi Jinping in Beijing.
  • Humans 'dominate global warming' (Washington Post) - Humans are "extremely likely" to have made more than half of the contribution to increased temperatures from 1950 to 2010 and more and longer heat waves are expected.
  • Court upholds serial killer's death sentence (Washington Post) - An appeal by a convicted serial killer against his death sentence, including a "confession" to another murder for which a man was executed, was rejected by a court on Friday.
  • Rich should fight poverty too: Ho (Washington Post) - Developed nations should enlist their "affluent multitudes" to aid in the fight against world poverty and hunger, Hong Kong's former Secretary for Home Affairs told a UN meeting.
  • Foreign Minister Wang makes the rounds at UN (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi had a series of bilateral meetings with his counterparts from other nations prior to his speech at the annual UN General Debate on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét