GDP- sự dối trá tuyệt vời!
Quà tặng xứ mua xin in lại bài viết GDP-SỰ DỐI TRÁ TUYỆT VỜI của Ngô
Minh viết từ mấy năm trước để bạn đọc cùng suy ngẫm về một đất nước dối
trá mà ta đang sống.
Lâu nay trong các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế chúng ta hay dùng
các chỉ số như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người…để đo tốc
độ phát triển. Theo dõi báo chí, chúng tôi thấy đa số các tỉnh đều công
bố những con số chóng mặt : Tăng trưởng GDP của các địa phương 5 năm qua
đều tăng từ 11 đến 13%, có tỉnh đến 15%, có nhiều huyện thị còn đạt tốc
độ tới 17%. Ngày 1-4-2012 vừa qua, kỷ niệm ngày giải phóng, ông chủ
tịch tỉnh Ninh Thuận đã nói rằng :” Ninh Thuận sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
GDP từ nay đến năm 2020 từ 17 đến 20%”. Nghe mà sớn tóc gáy. Nghĩa là
64 tỉnh thành nước ta đều có tốc độ tăng GDP khủng khiếp , thế giới chưa
từng có ! Nghe những con số này ,các nhà tuyên truyền thì phấn khích,
còn các nhà kinh tế lại rất mỉm cười bảo:” Dối tra. GDP đâu ra mà lắm
thế !”. Một câu hỏi xoáy lòng người : 64 tỉnh thành tăng trưởng GDP rất
cao, tại sao GDP cả nước lại tăng ít hơn ? Từ 15 năm nay, GDP nước ta
chưa bao giờ vượt ngưỡng 8,5% . Năm 2005, GDP nước ta đạt 8,4%, một
trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2008 , do thiên tai, biến động
kinh tế, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ, dự kiến GDP cả nước chỉ
khoảng 7 %. Năm 2011 : 5,6 %, Quý I- 2012: tăng dưới 5%…GDP cả nước tăng
thấp, chỉ bằng một phần ba, một nửa tốc độ tăng GDP của nhiều tỉnh !
Vậy con số nào là thật ? Con số nào là giả ?
Vậy GDP là gì ? Theo Từ điển kinh tế do Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu
khoa học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (1994), thì “GDP là tổng sản phẩm quốc
nội, là tổng trị giá tiền tệ của tất cả các sản phẩm cuối cùng và dịch
vụ phát sinh trong một nền kinh tế trong một năm” . Theo định nghĩa trên
, thì GDP cả nước sẽ bằng GDP 64 tỉnh thành cộng với GDP khu vực kinh
tế trung ương . Nhất định GDP khu vực kinh tế trung ương ( các tập đoàn,
TCT ) bao giờ cũng tăng cao hơn các địa phương vì có ưu thế về vốn,
thiết bị, thị trường. Theo cách tính đó thì GDP bình quân của nước ta 5
năm qua phải tăng từ 12- 15% mỗi năm trở lên, chứ không phải phấn đấu
cật lực mới được 7- 8,4% ! Cho nên cách tính GDP của các địa phương đang
là vấn đề nghi vấn : Một là tự kê khống lên để lòe dân, để biến báo
“thành tích nhiệm kỳ”? Đó là bệnh chạy theo thành tích,”màu cờ sắc áo”
đã đến kỳ di căn. Đó là sự dối trá tuyệt vời.
Nếu theo tốc độ tăng GDP của các tỉnh nêu : 15- 17% /năm thì chỉ trong
10 năm, nông thôn nước ta đã giàu có hơn nông thôn nước Nhật, Nước Mỹ
lắm lắm . Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái lại . Bộ mặt nông thôn, đô
thị, cuộc sống nhân dân chẳng biến đổi bao nhiêu so với 10 năm trước ?
Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn hộ đói. Các tỉnh duyên hải miền
Trung cuộc sống của người dân không khác gì cách đây 20 năm. Vẫn nhà
tranh vách đất, tháng nào cũng hàng ngàn hộ đứt bữa. Hàng năm Trung ương
phải xuất hàng ngàn tấn gạo trong kho dự trữ chiến lược để cứu đói cho
các địa phương. Nhiều con đường ở một số thành phố cấp I, cấp II vẫn ổ
voi, ổ gà lởm chởm, mưa xuống là ngập lụt. Giá điện, giá xăng, giá nước
sinh hoạt tăng liên tục làm người dân khốn đốn. Thịt độc, rau độc, thuốc
giả, gạo giả… làm người dân vừa ăn vừa nơm nớp sợ.
Nguyên nhân tình trạng GDP một đường, cuộc sống một nẻo là do trong
“tổng sản phẩm quốc nội” gọi là GDP ấy đó có rất nhiều thứ có trên thực
tế , nhưng hiệu quả thì không . Ví dụ các dự án xây dựng kéo dài, các
quy hoạch Khu đô thị đã xây cơ sở hạ tầng, nhưng không kêu gọi được đầu
tư; rồi các dự án đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng như cảng nước sâu, sân
bay…không phát huy hiệu quả kinh tế . Đã có sân bay Nha Trang, Cam Ranh
cách đó năm ba chục cây số, lại đầu tư xây dựng sân bay “quốc tế” Phú
Yên ! Rồi cảng nước sâu Chân Mây Thừa Thiên Huế, đầu tư hàng ngàn tỉ
đồng, xây xong để đấy, mỗi năm chỉ có vài chuyến tàu chở than đá, chở
khách du lịch, hay xây chợ mấy năm rồi mà không có vào người mua bán ;
Đường quốc lộ, tỉnh lộ vừa tốn hàng trăm tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, qua
một mùa mưa lại hư hỏng ,lại đầu tư sửa chữa cũng hơn chừng ấy tiền ;
thậm chí kinh phí đầu tư để sữa chữa công trình mới thi công xong đã hư
hỏng.v.v… Rồi bao nhiêu nhà máy bao bì xi măng, nhà máy gạch men sứ, nhà
máy đường, ximăng lò đứng, lò quay, nhà máy tinh bột sắn, khu du
lịch…“trời ơi đất hỡi”, thua lỗ triền miên, huyện nào, tihnr nào cũng có
khu công nghiệp.v.v..và .v.v… Tất cả vốn đầu tư không hiệu quả ấy đều
được tính hết vào GDP . Ngoài ra, nạn “chạy dự án”, tăng đầu tư bất cứ
giá nào nhiều năm nay đã trở thành một “mốt” làm ăn thời thượng của
nhiều quan chức. Càng đầu tư nhiều tỷ lệ phần trăm ăn chia bên A, bên B,
bên C … càng nhiều ! Bệnh thành tích nặng nề cũng thúc đẩy đầu tư bất
cứ giá nào. Càng đầu tư nhiều thì GDP tỉnh càng cao, càng có thành tích ,
lãnh đạo lại giàu có thêm, dại gì không làm !.
Như vậy, tăng GDP mấy năm trở lại đây là nhờ tăng đầu tư xây dựng cơ bản
cho các dự án không có hiệu quả đủ các lĩnh vực, chứ chất lượng cuộc
sống của người dân thì không được tăng tương ứng. Càng đầu tư nhiều thì
GDP càng cao và tốc độ tăng GDP cũng càng cao, và GDP bình quân đầu
người càng tăng, địa phương càng được đánh giá “phát triển cao”. Nhưng
GDP đó không phản ảnh được chất lượng phát triển.
Chất lượng phát triển của một địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu sau đây
: Thặng dư, lợi nhuận bổ sung vốn để tái đầu tư , sản phẩm mới và sức
cạnh tranh , khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, thu
nhập thực tế của nhân dân thành thị nông thôn tạo nên sức mua của xã
hội, đặc biệt là môi trường trong sạch. Bây giờ tỉnh nào nếu kiểm tra
cũng phát hiện ra những vụ “Vê Đan” gây ô nhiễm rất trầm trọng môi
trường sinh sống của người dân. Các xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viên
lớn nhỏ đều thải trực tiếp nước thải ra sông , ao hồ, ảnh hưởng trầm
trọng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Ở miền Trung hiện nay phần
lớn các tỉnh công nghiệp quy mô nhỏ, chắp vá, công nghệ lạc hậu, sản
phẩm chất lượng thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài . Tỷ trọng lao
động nông -lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm trên 70%, lao động thất nghiệp ở
nông thôn còn nhiều. Chỉ số GDP bình quân đầu người cả nước được công bố
là 650 – 1000 USD/ người/năm , nhưng thực tế thì đa phần hộ dân nông
thôn 6 miệng ăn mỗi năm làm ra hạt lúa củ khoai, con cá chưa đầy ba bốn
triệu đồng , nghĩa là bình quân mỗi tháng 100- 150 ngàn đồng/ nhân khẩu!
Nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cung tự cấp, ít mặt hàng vươn ra
thị trường trong nước và quốc tế mà chỉ đóng khung trong địa bàn tỉnh,
huyện ! Đây mới là vấn đề chủ yếu của sự tăng trưởng GDP.
Vì thế chúng tôi đề nghị chính quyền các cấp, cơ quan thống kê và các cơ
quan liên quan phải bớt dối trá, phải nghiêm túc trong việc tính toán
GDP của các địa phương, hướng vào những chỉ tiêu như : chất lượng cuộc
cuộc sống người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường , thặng dư,
lợi nhuận, sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài
nước, ; phải điều tra cụ thể thu nhập thực sự của nhân dân thành thị
nông thôn – nghĩa là phải tạo ra GDP xanh . Chứ như bây giờ GDP là cái
để tuyên truyền, để lòe dân, tuyên truyền , xưng tụng nghe rác tai lắm
!.
Ngô Minh
Ở Việt Nam đi, còn đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?
Trần Ngọc Thịnh
Tôi là một người sinh ra ở Việt Nam. Sau khi học xong đại học ở trong nước, tôi đã đi du học Mỹ hai năm để lấy bằng Thạc sỹ. Tôi thấy nền giáo dục đại học Mỹ còn nhiều cái bất cập lắm chứ đâu có được tân tiến, nhân văn và hoàn thiện như nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tôi nêu vài ví dụ làm dẫn chứng cho bạn thấy nhé:Mặc dù là nền giáo dục hàng đầu thế giới, nơi đào tạo ra rất nhiều những thế hệ tài năng kiệt xuất đạt rất nhiều giải Nobel, vậy mà GIÁO VIÊN Ở ĐÂY CÓ VẺ KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG CHO LẮM VÌ HỌ CHẢ CÓ NGÀY TÔN VINH NHÀ GIÁO GÌ SẤT. Ở Việt Nam, năm nào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng tưng bừng hoa, quà tặng dành cho những người có sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Giáo dục Mỹ thật là thiếu cái tinh thần “tôn sư trọng đạo” quá thể.Tôi thấy GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU THÂN THIỆN quá đi. Họ chả bao giờ cho sinh viên tụi tôi địa chỉ nhà để chúng tôi đến “thăm hỏi “trước các kỳ thi cả. Chả bù khi ở Việt Nam, giảng viên của chúng tôi vô cùng“ thân thiện và tình cảm”, họ luôn cho chúng tôi địa chỉ nhà và “mời” chúng tôi đến “ tâm sự” những khúc mắc trong bài giảng trước mỗi kỳ thi. ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU TÍNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN. Sinh viên toàn lũ trẻ ranh, thiếu kinh nghiệm có biết gì đâu mà để họ tự chọn môn học thế. Chả như Việt Nam chúng tôi, chương trình học Đại học có định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu. Thậm chí sinh viên còn được định hướng tư tưởng chính trị đạo đức lối sống . Chương trình đào tạo được thiết kế sẵn, mang tính định hướng rất cao, toàn do các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trên Bộ phê duyệt không à. Chính nhờ vậy mà chúng tôi mới có những kỹ sư sáng chế ra những sản phẩm mà cả thế giới tin dùng, Obama cũng phải thèm muốn.
GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU TÍNH NGHIÊM TÚC. Tôi đã rất choáng khi thấy một ông Giáo sư mặc áo phông quần jean, nhảy phốc lên bàn ngồi giảng bài cho sinh viên. Còn bên dưới tôi thấy có cậu sinh viên mặc quần sooc, cô sinh viên thì mặc váy ngắn cũn cỡn, ngồi gác chân lên ghế, vừa ăn vừa nghe giảng. Thật là quá tệ đi ! Giảng viên Đại học ở nước tôi là phải đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, giáng điệu oai phong. Học sinh mà mặc quần ống bó đi học là đuổi về thay ngay. Obama, ông không tin tôi hả, ông xem đi này:http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/mac-quan-ong-bo-nhieu-hoc-sinh-phai-ve-nha-thay-trang-phuc-767713.htm
NGƯỜI MỸ KHÔNG BIẾT ƯU TIÊN TRONG GIÁO DỤC LÀ GÌ CẢ. Họ cũng có thương binh, những gia đình liệt sĩ, những bà mẹ có con tử trận ngoài chiến trường, vậy mà tại sao họ lại không có ưu tiên gì cho các đối tượng này khi đi học đại học gì cả. Thật là thiếu nhân văn quá. Chả bù cho đất nước chúng tôi, chúng tôi có hẳn 1 chính sách cộng điểm thi đại học cho các Bà mẹ Việt nam Anh hùng trong các kỳ thi đại học nữa. Thế mà nền giáo dục mang đậm tính nhân văn chứ.
Tôi đến nhiều vùng nông thôn, miền núi của Mỹ, tôi thấy điều kiện ở đấy của họ cũng khó khăn, cách trở so với thành thị của Mỹ, chả khác gì nông thôn, miền núi so với thành thị ở Việt Nam, vậy mà thật bất công làm sao, họ không hề cộng điểm vào đại học cho các thí sinh đến từ vùng, miền này gì cả. Thật là quá đỗi bất công. Tôi kịch liệt phản đối. Chả như nước tôi, bạn có học cấp 3 ở Hà Nội, nhưng hộ khẩu ở Mù Cang Chải thì ngày xưa bạn được cộng hẳn 3 điểm vào điểm thi đại học.
THI CỬ Ở MỸ THẬT CHẢ PHẢN ÁNH THỰC LỰC CỦA SINH VIÊN GÌ CẢ. Ai lại có môn thi cho mang bài thi về nhà và được mở sách để làm bài như thế chứ. Thế còn gì là thi thố nữa. Ở đất nước chúng tôi, kỳ thi của chúng tôi phản ánh sức học hơn rất nhiều lần. Bộ đề thi được các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành xây dựng vô cùng công phu và phức tạp. Quả thật, nếu cứ thi cử như ở Mỹ thì chắc Việt Nam tôi ai cũng thành tiến sỹ, giáo sư hết.
Đi học Mỹ làm chi cho xa xôi, tốn kém chứ, sang bên đó, mưa, tuyết chi cũng phải đi học, chả trốn được buổi nào vì lớp học chỉ có khoảng 20-30 sinh viên nên thầy nhớ hết mặt, ghét vãi. Học Việt Nam, chả phải đi đâu cả, ngày đi làm, tối đi học, hôm nào bận nhậu với cơ quan thì thuê đứa đi điểm danh và học hộ, lớp thì đông vài trăm, có khi cả ngàn sinh viên, thầy có nhớ mặt đâu, sướng vậy chứ.
Đi học Mỹ quả thật phức tạp, chi đâu mà bắt người ta thi mấy kỳ thi GRE, TOEFL, GMAT với SAT này nọ, mỗi lần thi mất toi vài trăm USD mà chả biết thi xong để làm gì nữa, chỉ biết là nuôi béo mấy thằng ETS bên Mỹ thôi. Lại còn đòi hỏi công chứng, giấy tờ phức tạp nữa. Đi học đóng cả đống tiền cho rồi mà làm chi đòi hỏi ghê rứa. Chả như ở nước tôi, mấy vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành chả cần biết một nửa chữ tiếng Anh mà vẫn có bằng tiến sỹ Mỹ theo diện liên kết đào tạo đấy thôi, thế mới thuận tiện làm sao chứ.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO VAY ĐI HỌC Ở MỸ CŨNG THẬT LÀ BẤT CÔNG, họ cho tất cả mọi người vay, nếu có nhu cầu. Chả như nước tôi, ngân hàng chính sách xã hội chỉ cho hộ nào có sổ hộ nghèo vay cho con em đi học thôi. Dù vẫn có những trường hợp lợi dụng chính sách này, nhưng như thế vẫn còn hơn việc đối xử bất công bằng như là ở Mỹ.
Hồi đi học về, mấy người bạn hồi đại học quen biết nhau rủ nhau đi uống bia. Chúng nó khoe nào là tốt nghiệp bằng Master ở Mỹ, tiến sỹ ở Úc, riêng có thằng bạn tôi nó chỉ có học thạc sỹ trong nước thôi nhưng con một ông lớn ở Nhà nước, mà giờ đã làm chức khá to ở một Bộ. Té ra là ở Việt Nam, để thành công, cần phải có cái bằng Master in Relationship của Bon Ba University. Cái ngành này tiếc là đại học Mỹ chưa có trường nào đào tạo cả, kể cả Harvard. Thế nên nó nói để thành công ở khối Nhà nước không nhất thiết phải đi du học Mỹ làm gì cho tốn kém.
BỘ GIÁO DỤC & ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ QUÁ TỆ đi, tại sao không sang Việt Nam để xin Cục Khảo Thí và Kiểm định chất lượng thuộc Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chỗ ông Phạm Ní Nuận xin công nhận cho các bằng mà các trường đại học Mỹ cấp đi. Tại sao lại để du học sinh chúng tôi, đi học về lại phải mất 500,000 VNĐ để nộp cho Cục Khảo thí để xin được các bậc đại học. Giờ bằng đại học Harvard mà không có dấu của các ổng công nhận thì cũng không có giá trị. Biết thế, thà học luôn đại học trong nước vừa rẻ mà lại đỡ phải mất toi 500,000VND, trời 25 đô la Mỹ đó.
ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ QUÁ KÉM TRONG VIỆC TUYỂN SINH. Họ chả tổ chức thi tuyển sinh gì cả, chỉ xét duyệt hồ sơ thôi, như thế thật là tiêu cực, chắc lại cho COCC vào học thôi chứ còn gì nữa. Đây là kẽ hở lớn để người ta làm giả hồ sơ, thuê người viết luận để xin nhập học rồi. Chả như nước Việt Nam tôi, người ta tổ chức một kỳ thi 3 chung trên toàn quốc, rất nghiêm túc, còn cho mang cả máy ghi âm, ghi hình vào để ghi lại tiêu cực nếu có nữa. Thế mới là tuyển sinh đại học chứ. Mỹ lo mà học tập kinh nghiệm đi.
Tôi có dịp đi thăm nhiều Đại học ở Mỹ, tôi thấy trường nào cũng đầu tư xây một xây vận động to như sân Mỹ Đình, rồi xây khu liên hợp thể thao dành cho sinh viên to như khu thể thao liên hợp quốc gia của chúng tôi. Họ lại còn tự hào về thành tích thể thao của trường nữa. Thật là vớ vẩn, Đại học là để học chứ sao lại đầu tư cho thể thao. Thật là quá tốn kém, tại sao lại có thể đầu tư dàn trải và hoang phí như thế cơ chứ. Chả như nước Việt Nam tôi, môn thể dục chỉ là môn phụ thôi, còn đâu chúng tôi tập trung vào học hành thôi. Còn để đạt mục tiêu huy chương thể thao ở các kỳ đại hội thể thao cấp khu vực hay quốc tế, chúng tôi xây hẳn 1 trường Đại học Thể dục thể thao của quốc gia.
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ QUÁ THỂ LUÔN. Bộ Giáo dục Mỹ thật là vô trách nhiệm khi mà cho mở hàng ngàn trường như thế thì Bộ Giáo Dục làm sao quản lý được chất lượng chặt chẽ được cơ chứ. Ngay như Việt Nam chúng tôi đây, có mấy trăm trường đại học dân lập mới mở thôi mà đã không quản nổi rồi, hỏi sao ở Mỹ có nhiều trường bán bằng sang Việt Nam liên kết với các trường đại học uy tín hàng đầu của chúng tôi thế. Làm mất hết cả uy tín của chúng tôi.
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỸ CŨNG CHẢ NHANH NHẠY VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG GÌ CẢ. Ai lại ngành Chính sách công đào tạo ra những người làm chính sách mà lại chỉ đào tạo ở bậc cao học. Thế thì sẽ thiếu hụt nghiêm trọng những người làm chính sách cho quốc gia. Thả nào tranh luận chính sách ở Mỹ mãi chả đi đến đâu cả. Như Việt Nam chúng tôi đây, chính sách công đã tạo được bước “đột phá” trong giáo dục đại học bằng việc đưa Chính sách công xuống giảng dạy cho bậc đại học. Các em mặc dù chân đất mắt toét mới từ quê lên, nhưng được các Giáo sư, Tiến Sỹ đào tạo thì tương lai hứa hẹn những chuyên gia rất giỏi và rất rất trẻ nữa. Sẽ chẳng có chuyện chính sách đưa ra bị dư luận chửi nữa đâu. Các ông phải mau cử phái đoàn mà bay sang Học viện Chính sách & Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của chúng tôi mà học hỏi chương trình đào tạo cử nhân về chính sách công đi.
Nhiều lúc tôi tự hỏi tôi qua Mỹ học để làm gì chứ, để làm lãnh đạo ư? Không, tôi không thể làm lãnh đạo ở cái xứ cờ hoa này. Làm lãnh đạo ở nước tôi ư? Ôi, tôi nghiên cứu lý lịch trích chéo của lãnh đạo cấp cao nước tôi rồi, họ có học đại học Mỹ đâu mà vẫn lãnh đạo một xã hội tân tiến gấp vạn lần xã hội tư bản đấy thôi. Trong khi đó, các tổng thống Mỹ lại phải trầy trật học hành thành tài tại các đại học hàng đầu nước Mỹ. Quả thật học làm lãnh đạo ở Mỹ quá tốn kém và mất thời gian đó. Ở Việt Nam, con đường làm lãnh đạo có vẻ đỡ vất vả hơn nhiều.
Từ những gì phân tích ở đây, bạn đã thấy chưa: Ở VIỆT NAM ĐI THÔI, ĐI DU HỌC MỸ LÀM GÌ CƠ CHỨ?
___________________________
Bài viết: CTV [Trần Ngọc Thịnh]
Hình ảnh: Admin [3D] & [Mizzou] @ Wegreen Vietnam
Lai một quả lừa tầm cỡ Quốc tế!
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 29 tháng chín năm 2013
Sẽ xét tài sản 'phó thủ tướng trở xuống'
Việt Nam muốn đẩy mạnh công tác 'xác minh tài sản' của quan chức |
Dự thảo luật đang
được công bố nhằm sửa đổi luật phòng chống tham nhũng đề nghị
trao cho Chủ tịch nước “quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người
dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng” cùng nhiều chức
vụ khác.
Nhưng quyền này, trong mục Bấm Bổ sung điều 47a của Luật Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở cấp đó và các cấp “thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
Các chức thủ tướng, chánh án Toà án nhân dân tối cao và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thấy nêu tên trong mục có thể bị chủ tịch nước hay bất cứ cấp nào khác “xác minh tài sản”.
Về phía mình, người giữ chức Thủ tướng Chính phủ lại sẽ cùng các chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện “có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được hội đồng nhân dân bầu”.
Điều đáng chú ý là Dự thảo, hiện được đăng trên trang duthaoonline.quochoi.vn ở Việt Nam cũng ghi nhận những phê phán quốc tế là yếu tố thúc đẩy việc sửa Luật năm 2005:
Dự thảo thừa nhận rằng “chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước ta theo xếp hạng của một tổ chức quốc tế chưa có nhiều cải thiện”.
Năm 2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đã xếp Việt Nam hạng 112 trên tổng số 183 nước trong phúc trình về tham nhũng.
"Chủ tịch nước có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng"
Ngân hàng Thế giới trong một hội thảo ở
Hà Nội hồi tháng 11/2012 cũng đã công bố báo cáo khảo sát xã hội
học có tựa 'Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán
bộ, công chức, viên chức’ tại Việt Nam.
Nay, Dự thảo Luật nêu ra nhu cầu đề cao tính công khai, minh bạch về tài sản và hoạt động làm ăn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để chống tham nhũng.
“Trên thực tế, việc công khai, dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị trên một số mặt còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tư dự án, xây dựng...”
Ai giám sát ai?
Dự thảo cũng đề nghị để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại Việt Nam hiện nay đã có một số nhà kinh doanh giàu có vào làm đại biểu Quốc hội.
Dư luận Việt Nam cũng chú ý nhiều đến tệ nạn 'chạy chức' tức dùng tiền để mua các vị trí trong bộ máy.
Tiền từ thu nhập bất chính để mua quan bán chức cũng là yếu tố tạo ra vòng quay tham nhũng.
Theo giới vận động chống tham nhũng, các luật và quy định đã có nhiều nhưng vấn đề là cơ chế rõ ràng và quyết tâm thực hiện.
Tại Việt Nam, hệ thống tư pháp không độc lập với bộ máy Đảng và Chính quyền vì thể chế bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập.
Đây cũng là lý do khiến nhiều vụ án kinh tế lớn không được xử rốt ráo.
Nay, với việc lập ra Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam mong muốn sẽ thúc đẩy công tác phòng chống tham nhũng mạnh hơn.
Nay, Dự thảo Luật nêu ra nhu cầu đề cao tính công khai, minh bạch về tài sản và hoạt động làm ăn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để chống tham nhũng.
“Trên thực tế, việc công khai, dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị trên một số mặt còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tư dự án, xây dựng...”
Ai giám sát ai?
Dự thảo cũng đề nghị để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại Việt Nam hiện nay đã có một số nhà kinh doanh giàu có vào làm đại biểu Quốc hội.
Dư luận Việt Nam cũng chú ý nhiều đến tệ nạn 'chạy chức' tức dùng tiền để mua các vị trí trong bộ máy.
Tiền từ thu nhập bất chính để mua quan bán chức cũng là yếu tố tạo ra vòng quay tham nhũng.
Theo giới vận động chống tham nhũng, các luật và quy định đã có nhiều nhưng vấn đề là cơ chế rõ ràng và quyết tâm thực hiện.
Tại Việt Nam, hệ thống tư pháp không độc lập với bộ máy Đảng và Chính quyền vì thể chế bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập.
Đây cũng là lý do khiến nhiều vụ án kinh tế lớn không được xử rốt ráo.
Nay, với việc lập ra Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam mong muốn sẽ thúc đẩy công tác phòng chống tham nhũng mạnh hơn.
Có ý kiến nói việc không kê khai hoặc nhờ người khác đứng tên tài sản ở Việt Nam là quá dễ |
Về điểm này, Dự thảo Luật xác định Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng "là cơ quan của Đảng, không
phải là cơ quan nhà nước", nên không thuộc phạm vi quy định của Luật
sửa đổi.
Về chi tiết của công tác chống tham nhũng theo cách thức mới, văn bản này cũng viết rằng căn cứ vào Tờ trình số 251/TTr-CP về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 03/10/2012, chính quyền sẽ quy định việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cả nơi cư trú của quan chức.
Họ cũng có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, cụ thể là "người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm, khi tài sản tăng thêm đó từ một trăm triệu đồng trở lên".
Chưa kể, Dự thảo Luật còn "quy định xử lý trách nhiệm đối với người có tài sản, thu nhập tăng thêm nhưng không giải trình được hợp lý".
Tuy vậy, theo như ý kiến của chính cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đăng trên trang của Quốc hội Việt Nam, vấn đề xảy ra với việc xác minh tài sản là "không kê khai nhưng cũng không bị ai kiểm tra gì", hay "là nhờ người khác đứng tên quá dễ dàng".
Về chi tiết của công tác chống tham nhũng theo cách thức mới, văn bản này cũng viết rằng căn cứ vào Tờ trình số 251/TTr-CP về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 03/10/2012, chính quyền sẽ quy định việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cả nơi cư trú của quan chức.
Họ cũng có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, cụ thể là "người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm, khi tài sản tăng thêm đó từ một trăm triệu đồng trở lên".
Chưa kể, Dự thảo Luật còn "quy định xử lý trách nhiệm đối với người có tài sản, thu nhập tăng thêm nhưng không giải trình được hợp lý".
Tuy vậy, theo như ý kiến của chính cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đăng trên trang của Quốc hội Việt Nam, vấn đề xảy ra với việc xác minh tài sản là "không kê khai nhưng cũng không bị ai kiểm tra gì", hay "là nhờ người khác đứng tên quá dễ dàng".
(BBC)
Dân nghèo khổ, quan lại cứ lên chức là đổi nhà, đổi xe
Infonet.vn
“Cứ lên chức là đổi nhà, đổi xe trong khi đó cuộc sống của người dân lại rất khổ. Chúng ta có về miền núi, nông thôn ở vùng sâu vùng xa mới thấy day dứt. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trường không ra trường, lớp không ra lớp. Đau xót lắm”.
Cử tri quận Hoàn Kiếm bức xúc tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 28/9 với đoàn ĐBQH.
Cử tri Nguyễn Văn Cung, phường Hàng Bài
phản ánh với ĐBQH tình trạng giá cả leo thang với loạt các mặt hàng
thiết yếu tác động mạnh đến đời sống dân sinh, như sữa, xăng, dầu, điện,
nước, đến dịch vụ khám chữa bệnh…làm cho đời sống khó khăn, đặc biệt
càng khó khăn hơn đối với người đã nghỉ hưu. Mặc dù lương có tăng nhưng
vẫn không lại được với giá, theo ông điều này cũng là tác nhân phát sinh
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
“Người dân chúng tôi mong mỏi các mặt hàng thiêt yếu phải được bình ổn” – ông Cung đề nghị.
Đề cập đến vấn đề giá sữa, bà Nguyễn Thị
Bích Hợi, phường Hàng Đào phải thốt lên: “Giá sữa ngày càng tăng, trong
khi lương lại thấp khiến người dân không mua được sữa cho trẻ em. Thật
buồn vì hai Bộ Tài chính – Y tế lẽ ra phải có sự phối hợp tốt, đằng này
lại đùn đẩy trách nhiệm, khiến người tiêu cùng phải chịu thiệt”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với cử tri quận Hoàn Kiếm chiều 28/9. Ảnh LD |
Nói về giá cả, cử tri cũng đề cập đến
tình trạng chênh lệch vàng giữa ta và thế giới quá cao, trước đây mức
trênh lệch chỉ vài trăm đến một triệu, giờ có lúc chênh lệch lên tới 6
triệu. Đặt câu hỏi: phải chăng dân ta thừa tiền? cử tri đề nghị cần phân
tích, đưa ra giải pháp điều hành vàng cho thực sự hiệu quả.
Dẫn dụ tình trạng chi lương khủng của các
“sếp công ích” diễn ra ở TPHCM, cử tri cho rằng, việc phòng chống tham
nhũng vẫn còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, để thể hiện tính
nghiêm minh của pháp luật, cần khởi tố hình sự với tội danh này. Ngoài
ra cũng cần phải thống kê xem còn doanh nghiệp nào đang áp dụng mức
lương “khủng” như vậy không? Những đối tượng ấy phải nghiêm trị để sâu
mọt tham nhũng không còn hoành hành!
Cùng đề cập đến vấn nạn tham nhũng, cử tri Nông Quang Lộc, phường Hàng Mã cho rằng, sở dĩ người dân
bức xúc vì những vụ án tham nhũng xử rất chậm và rất nhẹ. “Người ta sẵn
sàng hi sinh đời bố để củng cố đời con, nhưng trên thực tế họ đã củng
cố đến tận đời cháu, đời chắt rồi. Tôi đề nghị với các án tham nhũng cần
xử đúng tội, và phải thu được toàn bộ số tiền đã bị tham nhũng” – ông
Lộc nêu.
Hay vấn đề lãng phí hiện đang là bức xúc
lớn cho xã hội, nhìn đâu cũng thấy xây dựng, đầu tư tràn lan, rồi khai
thác tài nguyên khoáng sản rất lãng phí, thậm chí còn ăn cắp tài nguyên
để bán ra nước ngoài.
“Cứ lên chức là đổi nhà, đổi xe trong khi
đó cuộc sống của người dân lại rất khổ. Chúng ta có về miền núi, nông
thôn ở vùng sâu vùng xa mới thấy day dứt. Cơm không đủ ăn, áo không đủ
mặc, trường không ra trường, lớp không ra lớp. Đau xót lắm”. Ông Lộc đề
nghị nếu không thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì phải quy trách
nhiệm cho người đứng đầu.
Đề cập đến vấn đề tham nhũng, tiết kiệm,
chống lãng phí, Tổng Bí thư nói, điều này đã nói nhiều quá rồi. Tham
nhũng đã được ví như giặc nội xâm, quốc nạn, hay như con bạch tuộc,
khiến cái gì cũng phải có bôi trơn, không thì việc không thành. Cái gì
cũng tiền, đi học cũng tiền, xin việc cũng tiền…
Cho biết chế độ nào, xã hội nào cũng đều
có, Tổng Bí thư nhấn mạnh, điều quan trọng phải phòng, và chống cho tốt.
Đồng thời cũng phải có hệ thống giải pháp toàn diện, để làm sao người
ta không dám tham nhũng, không thể tham nhũng lúc đó mới thành công.
Nhưng đây là vấn đề lâu dài, và điều quan trọng là đội ngũ cán bộ, công
chức phải giữ được chữ Liêm.
“Muốn bịt được vòi con bạch tuộc tham
nhũng thì nhân dân cũng phải đồng tình giám sát, dũng cảm đấu tranh, rù
rất gian nan. Điều này chúng tôi rất chia sẻ, và cũng buồn nếu không làm
được. Mong các bác bình tĩnh, cùng nhau đồng lòng, nhất trí để làm. Nếu
chỉ thấy một việc không làm được đã mất lòng tin thì rã lòng tin mất” –
Tổng Bí thư nói.
Đề cập đến giá cả hàng hóa, Tổng Bí thư
cho rằng, chúng ta đang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
phải vận dụng tốt cơ chế thị trường và sự quản lý của nhà nước, nhưng
điều này rất khó. Giá cả tăng còn do chịu tác động của giá thế giới, giá
cả lúc cao lúc thấp là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, Tổng bí thư nhấn mạnh, nếu lợi dụng việc găm hàng tăng giá thì không được, và nhà nước phải can thiệp xử lý.
Bạc Hy Lai dọa "lật tung chăn" quan chức cấp cao
Ngày 27/9, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin: thân nhân của Bạc Hy Lai
chính thức xác nhận việc ông ta chống án và “không loại trừ việc ông sẽ
công bố một số “tài liệu đen” liên quan một số quan chức cấp cao tại
phiên tòa phúc thẩm”.
Bạc Hy Lai kháng án |
Điều này làm dấy lên những lời đồn đoán về những cái tên có thể bị Bạc
Hy Lai nêu ra tại tòa khi quyết định “lật tung chăn”, với ý định “không
còn gì để mất”.
Hôm Bạc Hy Lai bị tuyên án chung thân, các nhân viên an ninh đã cưỡng chế ông này rời khỏi tòa khiến Bạc Hy Lai không có cơ hội nào để kháng án tại tòa.
Báo Tiền phong dẫn thông tin từ tờ Minh Báo nhắc lại lời tự biện hộ của Bạc Hy Lai trước tòa được công bố sau phiên xử, trong đó có đoạn khi nói về mối quan hệ với Chủ tịch tập đoàn Thực Đức Từ Minh: “Những người có quan hệ mật thiết với tôi kiểu như ông ta, tôi có thể kể ra cả trăm cái tên” và đã ngầm ám chỉ mình có trong tay những “tài liệu đen” về các quan chức cấp cao.
Minh Báo còn viết, trước khi khai mạc phiên tòa, gia đình họ Bạc đã nhắn nhe: Nếu bị xử quá nặng sẽ không loại bỏ việc công bố “những tài liệu khủng”, được hiểu là Bạc đang nắm giữ những “tài liệu đen” về nhiều quan chức cao cấp.
Trong phiên xử sơ thẩm, Bạc Hy Lai đã nói ông ta làm theo “Chỉ thị 6 điểm” của cấp trên nên mới bịa ra chuyện “Vương Lập Quân bị trầm cảm nghiêm trọng” để áp dụng biện pháp “nghỉ hưu chữa bệnh”. Cấp trên ấy được cho là Chu Vĩnh Khang.
Giáo sư Đàm Thiên Lượng, một nhà phân tích thời sự nhận xét: Lời khai khi đó của Bạc Hy Lai thể hiện nỗ lực muốn kéo Chu Vĩnh Khang vào cuộc. Nay ông ta chống án, rất có khả năng người bị “kéo xuống nước” là Chu Vĩnh Khang. Nhà báo Kim Chung, chủ biên Tạp chí Mở cửa cho rằng, vòng vây quanh Chu Vĩnh Khang đang ngày càng thu hẹp, đầu tiên là loại bỏ thân tín, thuộc hạ, mục tiêu đã rất rõ. Còn tờ Minh Báo phán đoán, cái tên mà Bạc Hy Lai đưa ra khi đã ở vào thế cùng với ý định “cùng chết” không phải Chu Vĩnh Khang mà là người khác kia, to hơn nhiều…
Một điều khác lạ là trong khi báo chí hải ngoại đều đưa tin Bạc Hy Lai chống án thì báo chí trong nước không hề đưa tin xác nhận hay phủ nhận. Tuy nhiên trang web của Tân Hoa xã hôm 26/9 đã đăng lại bài báo của Nhật báo Pháp chế nhan đề “Thử phân tích vấn đề định tội lượng hình vụ án Bạc Hy Lai” với hàm ý chuẩn bị dư luận để bác bỏ đơn kháng án của Bạc Hy Lai.
Tờ Trung Quốc nhật báo, bản tiếng Anh là China Daily đăng bình luận: “Sự phán quyết đối với Bạc Hy Lai thể hiện: Không có phần tử tham nhũng nào có thể lẩn tránh được cuộc chiến đấu này”.
Dư luận cho rằng: khả năng Bạc Hy Lai chống án thành công rất nhỏ. Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh nói, Bạc Hy Lai phải nộp đơn kháng cáo trước ngày 8/10, Tòa án Sơn Đông cần phải xem xét và xét xử trong vòng 2 tháng, “nhưng có thể không xử công khai mà chỉ trên giấy tờ”.
Dù cơ hội thành công của việc chống án là rất nhỏ, tuy nhiên theo báo chí Trung Quốc, Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ không bị ngược đãi. Bạc Hy Lai sẽ có thời gian hít thở không khí bên ngoài, giao tiếp với những người khác nhờ là con của một vị tướng nổi tiếng của Trung Quốc, Bạc Nhất Ba, và nhờ những đóng góp trước đây của ông đối với đất nước.
Nhiều khả năng Bạc Hy Lai sẽ được ở trong nhà tù Tần Thành sang trọng như khách sạn 5 sao nằm ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh.
Tần Thành từng là nơi giam giữ hầu hết các chính trị gia cấp cao của Trung Quốc từ thập niên 1960 cho đến nay.
Những tù nhân tại nhà tù này được ở trong các phòng giam riêng biệt, với đầy đủ tiện nghi như giường nệm, ghế sofa, bàn ghế và cả phòng tắm, các cựu “cư dân” của nhà tù này cho hay.
Tù nhân trong nhà tù hạng sang này được phép chọn quần áo mình thích mặc, uống sữa điểm tâm và được cho ăn bữa trưa và tối với thực đơn thay đổi thường xuyên.
Một số đầu bếp tại nhà tù Tần Thành là những người từng phục vụ cho một trong những nhà hàng sang trọng nhất Bắc Kinh và từng nấu những món dành cho “bộ trưởng”, AFP dẫn một bản tin mới đây của Beijing Times (Trung Quốc) cho hay.
Nhà tù này cũng không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ Trung Quốc nào và thông tin về nơi này cũng bị kiểm soát gắt gao, theo AFP.
Hôm 22/9, TAND trung cấp thành phố Tế Nam chính thức tuyên án chung thân đối với ông Bạc Hi Lai và ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản của ông này. Mức án đưa ra, chung thân cho tội hối lộ, 15 năm cho tội danh tham ô, 7 năm cho lạm quyền, được coi là nghiêm khắc hơn nhiều so với dự đoán trước đó.
Ông Bạc tỏ ra hết sức giận dữ và hét lớn “Bất công!” khi tòa án Tế Nam tuyên ông này có tội.
Hôm Bạc Hy Lai bị tuyên án chung thân, các nhân viên an ninh đã cưỡng chế ông này rời khỏi tòa khiến Bạc Hy Lai không có cơ hội nào để kháng án tại tòa.
Báo Tiền phong dẫn thông tin từ tờ Minh Báo nhắc lại lời tự biện hộ của Bạc Hy Lai trước tòa được công bố sau phiên xử, trong đó có đoạn khi nói về mối quan hệ với Chủ tịch tập đoàn Thực Đức Từ Minh: “Những người có quan hệ mật thiết với tôi kiểu như ông ta, tôi có thể kể ra cả trăm cái tên” và đã ngầm ám chỉ mình có trong tay những “tài liệu đen” về các quan chức cấp cao.
Minh Báo còn viết, trước khi khai mạc phiên tòa, gia đình họ Bạc đã nhắn nhe: Nếu bị xử quá nặng sẽ không loại bỏ việc công bố “những tài liệu khủng”, được hiểu là Bạc đang nắm giữ những “tài liệu đen” về nhiều quan chức cao cấp.
Trong phiên xử sơ thẩm, Bạc Hy Lai đã nói ông ta làm theo “Chỉ thị 6 điểm” của cấp trên nên mới bịa ra chuyện “Vương Lập Quân bị trầm cảm nghiêm trọng” để áp dụng biện pháp “nghỉ hưu chữa bệnh”. Cấp trên ấy được cho là Chu Vĩnh Khang.
Giáo sư Đàm Thiên Lượng, một nhà phân tích thời sự nhận xét: Lời khai khi đó của Bạc Hy Lai thể hiện nỗ lực muốn kéo Chu Vĩnh Khang vào cuộc. Nay ông ta chống án, rất có khả năng người bị “kéo xuống nước” là Chu Vĩnh Khang. Nhà báo Kim Chung, chủ biên Tạp chí Mở cửa cho rằng, vòng vây quanh Chu Vĩnh Khang đang ngày càng thu hẹp, đầu tiên là loại bỏ thân tín, thuộc hạ, mục tiêu đã rất rõ. Còn tờ Minh Báo phán đoán, cái tên mà Bạc Hy Lai đưa ra khi đã ở vào thế cùng với ý định “cùng chết” không phải Chu Vĩnh Khang mà là người khác kia, to hơn nhiều…
Một điều khác lạ là trong khi báo chí hải ngoại đều đưa tin Bạc Hy Lai chống án thì báo chí trong nước không hề đưa tin xác nhận hay phủ nhận. Tuy nhiên trang web của Tân Hoa xã hôm 26/9 đã đăng lại bài báo của Nhật báo Pháp chế nhan đề “Thử phân tích vấn đề định tội lượng hình vụ án Bạc Hy Lai” với hàm ý chuẩn bị dư luận để bác bỏ đơn kháng án của Bạc Hy Lai.
Tờ Trung Quốc nhật báo, bản tiếng Anh là China Daily đăng bình luận: “Sự phán quyết đối với Bạc Hy Lai thể hiện: Không có phần tử tham nhũng nào có thể lẩn tránh được cuộc chiến đấu này”.
Dư luận cho rằng: khả năng Bạc Hy Lai chống án thành công rất nhỏ. Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh nói, Bạc Hy Lai phải nộp đơn kháng cáo trước ngày 8/10, Tòa án Sơn Đông cần phải xem xét và xét xử trong vòng 2 tháng, “nhưng có thể không xử công khai mà chỉ trên giấy tờ”.
Dù cơ hội thành công của việc chống án là rất nhỏ, tuy nhiên theo báo chí Trung Quốc, Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ không bị ngược đãi. Bạc Hy Lai sẽ có thời gian hít thở không khí bên ngoài, giao tiếp với những người khác nhờ là con của một vị tướng nổi tiếng của Trung Quốc, Bạc Nhất Ba, và nhờ những đóng góp trước đây của ông đối với đất nước.
Nhiều khả năng Bạc Hy Lai sẽ được ở trong nhà tù Tần Thành sang trọng như khách sạn 5 sao nằm ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh.
Tần Thành từng là nơi giam giữ hầu hết các chính trị gia cấp cao của Trung Quốc từ thập niên 1960 cho đến nay.
Những tù nhân tại nhà tù này được ở trong các phòng giam riêng biệt, với đầy đủ tiện nghi như giường nệm, ghế sofa, bàn ghế và cả phòng tắm, các cựu “cư dân” của nhà tù này cho hay.
Tù nhân trong nhà tù hạng sang này được phép chọn quần áo mình thích mặc, uống sữa điểm tâm và được cho ăn bữa trưa và tối với thực đơn thay đổi thường xuyên.
Một số đầu bếp tại nhà tù Tần Thành là những người từng phục vụ cho một trong những nhà hàng sang trọng nhất Bắc Kinh và từng nấu những món dành cho “bộ trưởng”, AFP dẫn một bản tin mới đây của Beijing Times (Trung Quốc) cho hay.
Nhà tù này cũng không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ Trung Quốc nào và thông tin về nơi này cũng bị kiểm soát gắt gao, theo AFP.
Hôm 22/9, TAND trung cấp thành phố Tế Nam chính thức tuyên án chung thân đối với ông Bạc Hi Lai và ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản của ông này. Mức án đưa ra, chung thân cho tội hối lộ, 15 năm cho tội danh tham ô, 7 năm cho lạm quyền, được coi là nghiêm khắc hơn nhiều so với dự đoán trước đó.
Ông Bạc tỏ ra hết sức giận dữ và hét lớn “Bất công!” khi tòa án Tế Nam tuyên ông này có tội.
- Hình ảnh Bạc Hy Lai trong phiên tòa thế kỷ của Trung Quốc
- Bạc Hy Lai đường cùng vạch áo cho người xem lưng
Đào Tuấn - Đại gia: Đem niềm tin nhét vào cửa mình gái điếm
Thiên Sơn đàng hoàng đưa vào sách cái gọi là “Học viện điếm”, nơi một cô
điếm non 17-18, được “huấn luyện” để phục vụ các quan ông, giữa giờ
“giải lao” lại nói chuyện “lương tâm” với một “đĩ đực” được đào tạo để
săn các “quan bà”
Trong “Đại gia”, một nhân vật được Thiên Sơn đặt tên là Lê Đức. Lê Đức
đại ý là một “con voi”, có thể một chữ ký ban phát cả dự án 5 triệu ha
đất làm thay đổi một góc thủ đô đổi mới. Một con voi phát biểu chỉ đạo
trong phiên họp Hội đồng tiền tệ quốc gia. Một con voi nửa đêm có thể
gọi điện thẳng cho Lãnh đạo cơ quan điều tra yêu cầu “lo ổn thỏa” cho
thằng con phạm mỗi tội kê súng vào đầu con một quan chức tầm cỡ khác –
và nhả đạn, tất nhiên.
Hình như nhìn trong Chính phủ, không có quá 3 Lê Đức có những thẩm quyền, và đặc quyền như thế.
(Mở ngoặc nói thêm, nhạo sự bẩn thỉu của người ta bằng một cái tên có
chữ Đức, xem ra, là một cách thức sáng tạo lười biếng và thiếu sáng tạo
nhất).
Ấy thế mà Lê Đức con voi ấy ký cho Dự án Hà Vọng để hốt cú chót. Và thật
kinh ngạc, rồi đem giao cả “cú chót” đó cho một cô điếm để sau này khỏi
“trắng tay”, để về sau cùng cô trăng thanh gió mát yên hưởng tuổi già.
Quyết định niềm tin này được Lê Đức, lão luyện trên chính trường và tình
trường đưa ra sau một “ý nghĩ lóe lên trong đầu”, sau một pha chửi bới
um tùm kịch tính của “quan bà” và mới chỉ sau cú f thứ hai với cô điếm
Quỳnh, sau 200 trang sách.
Trao cho “con voi” Lê Đức một niềm tin vào cô gái điếm, dẫu từng là Á
hậu, từng là MC truyền hình có tiếng, thực ra, Thiên Sơn đang viết
chuyện hài, kiểu “chết vì ghẻ là cái chết buồn tẻ”.
Trần đời có một. Quan chức có thể không tin nhân dân đồng bào, như người
chủ không tin vào trí tuệ con bò, dù vẫn “bóp nặn sữa” của nó. Quan
chức có thể căm ghét “quan bà”, loại đàn bà béo múp như quan, ô mai xấu
nằm cuối lọ, chỉ còn mỗi tác dụng “ăn, chửi và dạng háng đếm tiến”. Quan
chức lại càng không thể tin đồng chí, đồng đội, nhìn đâu cũng chỉ thấy
chúng là “bộ phận không nhỏ”, trừ mình ra, đang mỉm cười dấu dao sau
lưng. Niềm tin là từ không có trong từ điểm chính trị. Ấy thế mà bảo
quan chức cỡ Lê Đạt đặt niềm tin, đặt của cải, đặt tương lai, có bảo
hiểm bằng tiền tỷ Obama, vào một cô gái điếm, thì… xin cảm ơn Thiên Sơn.
Anh đã xuất sắc tuyên dương công đức của Thần Bạch Mi, khiến lương tri
chỉ còn sót lại nơi cái hố đen giữa hai chân các cô gái điếm. Tất nhiên,
các ông chủ nhà băng Thụy Sĩ sẽ không thích điều này.
Đại gia bị cấm là đúng cmnr.
Hay quan chức cũng có niềm tin ngây thơ như Thiên Sơn, là bằng 2 cuốn
hơn ngàn trang viết có thể giúp người đọc nhận ra “những vận động sai
lạc, lệch hướng đã đưa con người đến đau khổ như thế nào”, hay “cùng
nhau đi đến nhận thức cũng như hành động chung, nhằm mang lại những gì
tươi sáng hơn cho tương lai”.
Chả có mẹ gì cái gọi là giá trị nhận thức trước những câu văn, từ ngữ, chi tiết, lời thoại ấu con mẹ nó trĩ.
Ấu trĩ như để những kẻ buôn vua như Tấn Đạt tự nhận mình là “chăn voi”.
(Từ “chăn voi”, xin lỗi Thiên Sơn nó ngô nghê và quê, anh việc quái gì
mà phải sáng tạo trong khi dân gian đã có sẵn hai chữ “buôn vua”).
Ấu trĩ như một “thằng nhân viên” tin tưởng vào lương tri của lãnh đạo,
lên giọng nói thẳng vào mặt sếp: “Hầu hết những thằng chức tước ấy, đều
là bọn ngu cả. Suốt một thời người ta đôn lên những kẻ thất học, những
kẻ thủ đoạn, những kẻ ươn hèn, hẹp hỏi. Và lạ nữa. cả đội ngũ như vậy
lại đều giỏi ở một điểm là bòn rút tiền công quỹ và tất cả đều giàu.
Những thằng ngu có quyền chức, bây giờ lại còn giàu nữa thì khủng khiếp
thế nào”. (Và sau đó sếp, chắc nghĩ “nó trừ mình ra”, cật vấn lương tâm,
trách nhiệm. Há há).
Thiên Sơn ấu trĩ. Không phải ở việc cái đéo gì là công tác cán bộ ở ta
không có chuyện chạy chọt, không có những bọn ngu, mà vì anh quăng vào
đó mấy quả bom đạo đức, lương tri, dằn vặt.
Ấu trĩ như việc Thiên Sơn đàng hoàng đưa vào sách cái gọi là “Học viện
điếm”, nơi một cô điếm non 17-18, được “huấn luyện” để phục vụ các quan
ông, giữa giờ “giải lao” lại nói chuyện “lương tâm” với một “đĩ đực”
được đào tạo để săn các “quan bà”.
Ấu trĩ cả ở việc Thiên Sơn dùng quá nhiều Obama, chỉ để chứng minh quan
chức ăn chơi xa xỉ. Cỡ quan chức mà phải móc túi 10 ngàn Obama cho điếm
thì hoặc là anh chả hiểu mẹ gì về quan chức, hoặc anh đang dìm hàng một
cách bất công đám quân quan đệ tử xếp hàng như thời bao cấp chỉ để được
trả tiền.
Ấu trĩ vì Thiên Sơn nhìn đâu cũng thấy điếm. Nhìn điếm nào cũng có lương
tâm. Tóm lại, ấu trĩ vì anh mang đem niềm tin hay lương tâm của giới
quan chức, cưỡng từ đoạt lý, nhét vào hạ môn cô gái điếm.
Phi thực tế như thế, ấu trĩ như vậy, Đại gia bị cấm là đúng cmnr.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trương Nhân Tuấn – Khảo sát sơ lược bộ bản đồ biên giới Việt-Trung (từ cửa sông Bắc Luân vào đến cửa Nam Quan) (Dân luận). - MỘT TẤM BIA TƯỞNG NIỆM, TRÊN ĐỈNH SÌ LỜ LẦU (Mai Thanh Hải).
- Nguyễn Thanh Dòng: 5 TRỤ CỘT CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ – VIỆC CẦN LÀM NGAY TẠI VIỆT NAM (DĐXHDS).
- Phong trào tự xử (DLB).
- Một đàn, tang tình là… (Quê Choa). - Bùi Công Thủ – Khi dân ta im lặng (Dân luận).
- Cán bộ phạm tội ‘trở về’ (TN).
- “Phát triển thủy điện quá vội vã, gây nhiều lãng phí” (Tầm nhìn).
- Cậu Ấm Nguyễn văn Thành M.O.I thực dân và M.O.I CS Hà Nội (ĐCV).- VƯỢT QUA NỖI SỢ (Alan Phan). - Câu chuyện nước Mỹ: Phố cổ Alexandria (Hiệu Minh).
- Nam California tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Người Việt). - Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng tại New York (ĐCV).
KINH TẾ
- Mục tiêu 2014 sẽ là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát (Tầm nhìn). - Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2013: Tập trung nguồn lực cho kinh tế tư nhân (LĐ).
- Techcombank khai trương trụ sở mới ở miền Nam (DT). - Ồ ạt xin nới “room”, tiền vẫn im ắng trong ngân hàng (ĐT).
- Vàng SJC mất giá 3 tuần liên tiếp (TP). - Giá vàng thế giới có thể tăng tuần tới (TTXVN). - Bài học quản lý thị trường vàng Trung Quốc và Ấn Độ (TTXVN).
- TP HCM : Nhiều lý do để giá căn hộ giảm sâu trong năm 2014 (PT). - Khách hàng tiếp tục “tố” hàng loạt sai phạm tại dự án Times City! (Tầm nhìn). - Kiểm điểm trách nhiệm chậm cải tạo chung cư cũ (VnM).
- SỨC KHỎE DOANH NHÂN: Bó tay với chuyển giá ? (DĐDN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chuyện trai gái thời bao cấp (Quê Choa). - Thư giãn: Công lao của bị cáo (Dân luận). - Hoàng Nhất Phương – Toy Story 3 – Câu Chuyện Đồ Chơi (Dân luận).
- Truyền hình thực tế có thực tế (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vài suy nghĩ nhân đọc Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…” – Nguyễn Khánh Trung (Học thế nào). - Chuyện “vui” giáo dục – Hà Huy Khoái.
- Tiếng Anh trong lời nhạc (Nguyễn Vạn Phú).
- Niềm vui không ngủ được! (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tin mới về 3 thi thể chìm trong hầm thủy điện La Hiêng 2 (KT). - Lũ lên nhanh trên sông Cửu Long và các sông miền Trung (PLTP).
- Nước mắt phu vàng (TN).
- Hồi hộp với tàu tết (TN).
- Govapha – Gái xấu (Dân luận).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Syria sẽ không từ chức cho tới hết nhiệm kỳ (VOV). - Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên gặp phe nổi dậy Syria (TN). - Phiến quân Syria phản đòn hậu nghị quyết của HĐBA (PNT). - Syria tiêu diệt hơn 60 phiến quân, Damascus bị nã đạn cối (Tin tức).
- Ai Cập điều tra bạo lực giai đoạn hậu Morsi (Tin tức).
- Dư chấn mạnh ở Pakistan khiến ít nhất 15 người chết (TT). - Pakistan lại động đất mạnh 7,2 độ richter, vùi chôn nhiều người (DV).
KỊCH BẢN NÀO CHO BẠC HY LAI VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN Ở TRUNG HOA?
Bài đọc liên quan:
+ Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
+ Lãnh đạo mới của Trung Hoa bảo kê cho sự không cải cách
+ Cộng sản chỉ có sụp đổ, không có chuyển đổi
Năm hôm trước tôi viết bài: Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao. Trong đó hai cái phàm là của Mao là sách lược tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản ở Trung Hoa, để các nhóm quyền lợi trở thành quyền lợi nhóm của đảng cộng sản ăn chia nhau trên xương máu của dân tộc. Nó như quyền lực vô hình trói buộc tất cả các đảng viên cộng sản, không thể thoát ra được. Bất kỳ thành viên nào của đảng cộng sản muốn thoát ra 2 cái phàm là, đều bị đám đông còn lại trùm chăn đánh hội đồng, và tiêu diệt.
+ Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
+ Lãnh đạo mới của Trung Hoa bảo kê cho sự không cải cách
+ Cộng sản chỉ có sụp đổ, không có chuyển đổi
Năm hôm trước tôi viết bài: Ba sách lược cai trị Trung Hoa của Mao. Trong đó hai cái phàm là của Mao là sách lược tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản ở Trung Hoa, để các nhóm quyền lợi trở thành quyền lợi nhóm của đảng cộng sản ăn chia nhau trên xương máu của dân tộc. Nó như quyền lực vô hình trói buộc tất cả các đảng viên cộng sản, không thể thoát ra được. Bất kỳ thành viên nào của đảng cộng sản muốn thoát ra 2 cái phàm là, đều bị đám đông còn lại trùm chăn đánh hội đồng, và tiêu diệt.
Hôm qua trên trang báo RFI có bài Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai.
Giữa tháng 7/2013 có bài viết đăng trên báo Tiền Tiêu, về nội dung phát
biểu của ông Tập Cận Bình về gìn giữ sự đoàn kết giả tạo trong đảng
cộng sản để tiếp tục ăn chia. Bài viết Tôi còn biết làm thế nào,
như một quả bom làm nổ tung hậu trường chính trị Trung Hoa, mà lâu nay
ai cũng biết, nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng về 2 cái phàm là của Mao.
Cũng vào giữa tháng 7/2013 ông giáo sư Bùi Mẫn Hân có bài viết trên Real Clear World - Một thế giới chân thật - Lãnh đạo mới của Trung Hoa bảo kê cho việc không cải cách.
Ông Bùi cũng xoay quanh một quyền lực vô hình như cái vòng kim cô trùm
vào đầu các lãnh đạo cộng sản Trung Hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhưng ông không liên hệ được chủ thuyết Hai cái phàm là của Mao từ hơn
nửa thế kỳ trước.
Hôm nay có thông tin, Ông Bạc Hy Lai chống án và dọa công bố tài liệu mật, sau khi tòa án trung cấp ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết tội ông với mức tù chung thân hôm 22/9/2013 vừa qua.
Ông Bạc đang ở trong tù, nhưng tuyên bố của Ông vẫn được đưa ra ngoài. Điều này chứng tỏ, vây cánh vẫn còn, đặc biệt nhân vật Chu Vĩnh Khang - cựu ủy viên thường trực của bộ chính trị Trung Hoa đã từng nắm ngành dầu khí, tài nguyên, công an và tình báo nội địa - mà gần đây ông Tập đang muốn đánh triệt để.
Ông Bạc đang ở trong tù, nhưng tuyên bố của Ông vẫn được đưa ra ngoài. Điều này chứng tỏ, vây cánh vẫn còn, đặc biệt nhân vật Chu Vĩnh Khang - cựu ủy viên thường trực của bộ chính trị Trung Hoa đã từng nắm ngành dầu khí, tài nguyên, công an và tình báo nội địa - mà gần đây ông Tập đang muốn đánh triệt để.
Điểm lại lịch sử cộng sản toàn cầu, chỉ có Ông Nikita Khrushchev, sau
khi lên nắm toàn quyền đảng cộng sản Liên Xô là dám tung chăn, làm cuộc
xét lại đảng cộng sản Liên Xô thối nát. Nhưng đám đông còn lại, và ngay
cả Mao thời đó đã hạ bệ Ông Nikita Khrushchev, để kéo dài sự sụp đổ của
đảng cộng sản Liên Xô và Đông Âu đến 1990.
Hoạt động của các đảng cộng sản vô cùng chặt chẽ. Vì đường lối hoạt động
của đảng cộng sản được sao chép và nâng cao hơn một bậc từ Ki Tô giáo.
Nếu ở Ki Tô giáo có Đức giáo Hoàng thì đảng cộng sản có Tổng bí thư.
Dưới có các Đức Hồng Y thì bên đảng cộng sản có các ủy viên trung ương.
Dưới nửa có con chiên thì đảng cộng sản có các đảng viên. Cuối tuần Ki
Tô giáo có việc đi lễ nhà thờ rửa tội, thì đảng cộng sản có cuộc họp mật
chi bộ để kiểm điểm, v.v... Chỉ khác nhau là, bên Ki Tô giáo công bố
tất cả mọi hoạt động, nhưng đảng cộng sản thì chỉ có đảng viên biết, và
giữ bí mật để duy trì nhà cầm quyền, dù đúng, dù sai. Và ở một cấp bậc
trong đảng chỉ được biết những bí mật có tầm quan trọng khác nhau. Cho
nên, ở đâu có đảng cộng sản thì ở đó mọi sinh hoạt của Ki Tô giáo rất
khó khăn.
Ở những cấp cao nhất của đảng cộng sản sẽ nắm được tất cả mọi bí mật của
đảng và của quốc gia. Đó là bộ không bộ - Bộ Chính Trị. Ông Bạc là
người đã trải qua một nhiệm kỳ nằm trong bộ chính trị, thì chắc chắn Ông
có tất cả những gì cần có ở một đất nước to lớn cả về dân số, lịch sử,
văn hóa này.
Là một chính khách tầm cỡ như Ông Bạc, có lẽ, con đường chính trị luôn
được Ông tính đường tiến và thoái thân. Nếu không, không khó để kết tội
tử hình Ông khi đảng cộng sản Trung Hoa muốn. Theo tôi, con bài thoái
thân của ông chính là người con trai - Bạc Qua Qua - của ông đang sống
và học tập tại Hoa Kỳ, hoặc ở đâu đó. Ai có thể loại trừ được khả năng
Bạc Qua Qua đang nắm giữ những tài liệu mật, mà Ông Bạc tuyên bố sẽ tung
ra?
Vì sao từ gần nửa thế kỷ qua, ở các nước cộng sản còn lại trên toàn cầu
chưa có bất kỳ chính trị gia nào dám tung chăn bị trùm của đám đông để
nói lên một sự thật nhơ nhớp của thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền,
như Ông Bạc Hy Lai?
Xét về mặt khai quốc công thần đối với đất nước Trung Hoa thì, Họ Bạc
không thua gia đình họ Tập. Suy cho cùng sau vụ hạ bệ Ông Bạc, cả tiền
đồ chính trị và sự nghiệp của toàn bộ gia tộc Ông Bạc đã bị mất sạch, và
xem như kết thúc vĩnh viễn sau hai thế hệ của Họ Bạc đã góp sức cho một
nước Trung Hoa phong kiến tập quyền kiểu mới.
Cách đây hơn 20 năm, đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ cũng chính từ trong
lòng đảng cộng sản Liên Xô, mà không phải từ sức mạnh dân sự. Nó bắt đầu
từ sự cải tổ kinh tế của Ông Gorbachev, dẫn đến thay đổi chính trị, để
nước Nga có lại lá cờ Tam Tài thời Sa Hoàng, và một nền chính trị tốt
như hôm nay. Mặc dù, với đường lối cai trị của Putin hiện nay ở Nga là
có những chính sách độc tài, nhưng là cái độc tài cần thiết cho một nước
Nga sau khi chuyển từ chế độ chính trị đơn nguyên, tập quyền sang đa
nguyên tản quyền, cần học những bài học vở lòng của sức mạnh dân sự và
tự do dân chủ.
Tình hình chính trị Trung Hoa diễn biến nhanh chóng trong vài tháng qua
rất phức tạp. Kinh tế đang giảm triển. Chính trị vẫn còn đang rối bời
với sự bất đồng sắc tộc, tham nhũng và mất đoàn kết trong đảng có nguy
cơ sụp đổ. Mặc dù ông Tập và ông Lý đang cố gắng chèo lái nó trong cơn
sóng dữ. Trong khi đó, uy tín của Trung Hoa trên trường thế giới giảm
sút nặng nề, đặc biệt với sự ra đi của đồng minh Miến Điện, và tranh
chấp theo kiểu nước lớn trên biển Đông.
Theo tôi với tình hình này có thể diễn ra 3 kịch bản cho chính trị Trung Hoa:
Kịch bản dễ thấy nhất với đảng cộng sản Trung Hoa trong trường hợp của
Ông Bạc Hy Lai là, một hôm đẹp trời ông bị biến mất trên quả đất này,
bằng một thông báo ngắn trên báo chí của đảng cầm quyền ở Trung Hoa,
hoặc nâng tội trạng của Ông bạc lên tử hình trong phiên tòa phúc thẩm.
Và mọi bí mật xấu xa của đảng cộng sản Trung Hoa bung bét trên khắp thế
giới. Nó sẽ là chuỗi domino sụp đổ chính trị tiếp theo, cho những ai
ủng hộ Ông Bạc đứng ra cải tổ như Elsin ở Liên Xô. Nhưng cũng có thể như
vụ Thiên An Môn 1989, rồi tất cả đi vào quá khứ, và đảng cộng sản vẫn
cầm quyền để ăn chia trên sự nhợ nhớp của nó hơn 20 năm qua.
Kịch bản nhân bản hơn đối với Ông Bạc là, có sự thỏa hiệp của lãnh đạo
mới ở Trung Hoa để ông Bạc tại ngoại, và sống hết cuối đời, như Triệu Tử
Dương và Hồ Diệu Bang.
Kịch bản khó diễn ra nhất là Ông Bạc quay lại chính trường sau khi thỏa hiệp, để tiếp tục ăn chia, như mong muốn của Ông ta.
Thế giới loài người có nhiều kỳ quan để đời từ hàng triệu năm qua. Nhưng
duy nhất chỉ có Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa là có thể nhìn thấy
bằng mắt thường từ chị Hằng Nga. Nên với Trung Hoa, mọi sự thần kỳ đều
có thể xảy ra, mà khó có thể hình dung được, qua vụ án Bạc Hy Lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét