Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Ngày 27/9/2013 - Công an bắt giữ đánh đập người dân vô cớ

  • IRAN (RFI) - Theo AFP, lần đầu tiên không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công chiến đấu cơ F-16 bay không người lái.
  • Liên Hiệp Quốc cảnh báo thảm họa nhân đạo ở miền nam Philippines (RFI) - Hôm qua 25/09/2013 Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo tại thành phố Zamboanga ở miền nam Philippines, nơi hàng chục ngàn người đã phải di tản do làn sóng bạo động đẫm máu. Khoảng 70.000 người hiện đang bị nhồi nhét tại trung tâm thể thao Zamboanga, với điều kiện vệ sinh thiếu thốn.
  • Nguyên tử Bắc Triều Tiên : Trừng phạt chỉ vô ích ! (RFI) - Theo các chuyên gia họp tại Seoul hôm qua 25/09/2013, các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên không có hiệu quả như dự kiến. Chế độ cộng sản Bình Nhưỡng nay đã làm chủ được các kỹ thuật cơ bản cần thiết cho việc triển khai chương trình hạt nhân.
  • Đối lập Syria bị suy yếu vì tình trạng ly khai (RFI) - Theo AFP, tính đại diện của của phe đối lập Syria do phương Tây hậu thuẫn đang bị đe dọa : Nhiều nhóm vũ trang nổi dậy chủ chốt đang tham chiến tại hiện trường vừa quyết định ...
  • Trung Quốc : Hiếp dâm tập thể, con tướng bị 10 năm tù (RFI) - Mười năm tù cho vị thiếu gia con một ông tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đó là bản án được tòa án Bắc Kinh tuyên sáng nay, 26/09/2013, đối với bị cáo Lý Nhất Thiên, con trai của thiếu tướng Lý Song Giang. Bị cáo 17 tuổi này bị kết án vì tội hiếp dâm tập thể một cô tiếp viên quán karaoke.
  • Pakistan : Hàng chục ngàn nạn nhân động đất trông chờ cứu trợ (RFI) - Tại Pakistan, hàng chục ngàn người sống sót vẫn đang chờ cứu trợ hôm nay, 26/09/2013, sau trận động đất cách đây hai ngày khiến gần 350 người thiệt mạng, theo số liệu thống kê mới nhất. Trận động đất với cường độ 7,7 độ Richter đã phá hủy nhiều ngôi làng tại một huyện hẻo lánh thuộc tỉnh Baloutchistan (Tây Nam Pakistan).
  • Internet và xã hội dân sự (VOA) - Internet và thế giới mạng nói chung mang lại rất nhiều thay đổi cho nhân loại trên rất nhiều phương diện
  • Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai? (VOA) - Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS, số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính khoảng 20 tỷ đôla
  • Em trai LS Quân nói bị 'hành hung' (BBC) - Ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân, nói đã bị công an 'đạp' vào mặt và đập vào đầu trước phiên xử anh trai.
  • Tạm biệt, Philipp Roesler (BBC) - Vì sao chính khách người Đức gốc Việt, tự ví mình như cây tre không gãy, nhưng đã gặp thất bại?
  • Giải mã Lưu Quang Vũ (BBC) - Tiến sĩ Phạm Thị Thành giải thích tại sao Lưu Quang Vũ có chỗ đứng trong lòng khán giả và bất khả thay thế.
  • Các chủ đề chính ở kỳ họp LHQ (BBC) - Iran, Syria, quan hệ Ấn Độ-Pakistan là các đề tài thu hút sự chú ý trong kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 68 ở New York, Hoa Kỳ.
  • Hạm đội Đông Hải tập trận trên biển Đông,Đài Loan có sát thủ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hạm đội Đông Hải bất ngờ tập trận chống ngầm ở Biển Đông, Đài Loan nhận máy bay chống tàu ngầm từ Mỹ, Nhân dân nhật báo lại đổ lỗi cho Philippines về COC, các cường quốc ‘nhất trí’ dự thảo nghị quyết về Syria...là những tin tức thời sự chính ngày 26/9.
  • Phẫn nộ trước nạn đánh cắp di tích dưới đáy Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Khi dư luận còn chưa hết phẫn nộ với hành vi tàn phá sinh vật biển ở Hoàng Sa của một số du khách Trung Quốc, mới đây, người ta lại thêm bức xúc trước các vụ đánh cắp di tích dưới đáy Biển Đông, xung quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép – PV).
  • Nhân dân nhật báo lại đổ lỗi cho Philippines về COC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mới đây, trên tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc (bản điện tử) có bài xã luận phê phán thái độ của Philippines tại hội nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô trong hai ngày 14 và 15/9.
  • Vũ khí ’độc’ TQ đối phó với Mỹ trên biển Đông (BaoMoi) - Trước hành động của Mỹ thường xuyên giúp Philippines và Đài Loan đưa vũ khí ra biển Đông như máy bay chống ngầm P-3C, Trung Quốc tỏ ra tức giận và phát triển sức mạnh vũ khí quân đội của mình đi chống Mỹ.
  • Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp (BaoMoi) - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 26/9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Paris, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, lên đường sang Mỹ tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68.
  • Tàu hải quân Trung Quốc lượn lờ gần Trường Sa (BaoMoi) - Nhật báo Campuchia ngày 25/9 đưa tin: tàu bệnh viện Peace Ark của Hải quân Trung Quốc đã hoàn tất hải trình trong vòng 4 tháng qua, trong đó có đợt cơ động trái phép tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Sạt lở nghiêm trọng ở sông Ba (BaoMoi) - Bắt nguồn từ cao nguyên Kon Plong (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy qua nhiều địa bàn thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên rồi đổ ra biển Đông. Nguồn lợi sông Ba vô cùng, nhưng không thể không nhắc đến những mối ẩn họa...
  • Triển lãm ảnh, tư liệu, hiện vật về Quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 25-9, Cục Chính trị BĐBP phối hợp với Học viện Biên phòng tổ chức triển lãm ảnh, tư liệu, bộ sưu tập bản đồ về Quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử. Đến dự và chỉ đạo khai mạc có Đại tá, PGS TS Đỗ Ích Báu, Phó Chính ủy Học viện .
  • Pháp ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Tại Thủ đô Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, thảo luận và thống nhất những phương thức lớn nhằm thúc đẩy hợp tác hai nước trong thời gian tới, đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
  • Các tỉnh miền Bắc mưa lạnh (BaoMoi) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Các tỉnh Bắc Bộ mưa giảm nhưng nhiệt độ vẫn ở mức thấp, trời lạnh.
  • Việt - Pháp nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (BaoMoi) - Tiếp tục chuyến thăm chính thức CH Pháp ngày 25.9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, chào xã giao Tổng thống Pháp Francois Hollande và ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt - Pháp lên Đối tác chiến lược.
  • Sự im lặng khó hiểu của Australia ở Biển Đông (BaoMoi) - Trong những năm qua, Australia đã cố gắng duy trì một chính sách "bàng quan" đối với vấn đề Thái Bình Dương và đặc biệt là Biển Đông, nơi có đến 60% thương mại hàng hải của họ đi qua. Nhưng liệu chính sách này còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa?
  • Việt Nam - Pháp: Nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược (BaoMoi) - TP - Nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25/9, hai bên ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược với những định hướng và mục tiêu liên quan hợp tác chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư...
  • Trung Quốc ‘quăng lưới’ vây hãm Biển Đông và Hoa Đông (BaoMoi) - Sự lấn lướt của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp, trong đó có việc liên tiếp quấy rối Senkaku trên Hoa Đông, và tìm mọi cách lấn chiếm bãi cạn Scarborough, nhòm ngó Bãi Cỏ Mây hay giành giật quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông, đang là những dấu hiệu đáng báo động cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để đạt bằng được tham vọng chủ quyền phi lý của mình trên các vùng biển tranh chấp.

Gia đình Luật sư Lê Quốc Quân ‘xúc động’ vì dân biểu Mỹ lên tiếng

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ bị đưa ra xét xử ngày 2/10 tới.

26.09.2013
Một nhóm 10 dân biểu Mỹ, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, mới viết thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam kêu gọi thả luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân trước khi ông bị đưa ra xử ngày 2/10 tới đây.

Bức thư với chữ ký của các nhà lập pháp khác quan tâm tới tình hình chính sự Việt Nam như ông Chris Smith hay bà Loretta Sanchez một lần nữa ‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’ về vụ bắt giữ ông Quân.

Dẫn lại tuyên bố về cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở giữa Chủ tịch Việt Nam và Tổng thống Barack Obama hồi tháng Bảy, các dân biểu cũng kêu gọi ông Trương Tấn Sang thả ông Quân và ngưng bắt giữ các công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Trả lời VOA Việt Ngữ tối 26/9, ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân, cho biết gia đình ông ‘rất xúc động’.

“Trong lần lên tiếng này, Quyết hy vọng tiếng nói của họ có phần nào có trọng lượng vì người khởi xướng chính là Chủ tịch [Ủy ban đối ngoại] Hạ viện Hoa Kỳ. Có đồng ký tên là Phó chủ tịch. Quyết hy vọng bức thư có tiếng nói đối với chính phủ Việt Nam”.

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.

Phiên xử dự kiến diễn ra vào ngày 2/10, nhưng ông Quyết cho biết gia đình vẫn chưa nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa.

Khi được hỏi gia đình hy vọng gì ở phiên tòa sắp tới, em trai của nhà bất đồng chính kiến cho biết ‘cũng khó nói”.

“Cho đến bây giờ là sát ngày xử anh Quân mà sáng qua luật sư Bùi Quang Nghiêm vào gặp anh Quân thì đã bị gây khó dễ và được cho biết là phải chờ lãnh đạo cấp trên. Chờ hoài chờ hoài cuối cùng vẫn không được gặp anh Quân nên luật sư lại phải bay trở lại Sài Gòn”.

Thông báo về phiên xử ông Quân được gửi tới cho ba luật sư bào chữa cho nhà bất đồng chính kiến là các luật sư Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam và Bùi Quang Nghiêm.

Cho đến bây giờ là sát ngày xử anh Quân mà sáng qua luật sư Bùi Quang Nghiêm vào gặp anh Quân thì đã bị gây khó dễ và được cho biết là phải chờ lãnh đạo cấp trên. Chờ hoài chờ hoài cuối cùng vẫn không được gặp...
Phiên tòa xử ông Quân về tội danh ‘trốn thuế’ dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 nhưng đã bị hoãn lại vì thẩm phán ‘bị cảm đột xuất’.

Ông Quyết cho VOA Việt Ngữ biết, ông vẫn tin anh trai mình vô tội.

“Không phải chỉ Quyết tin mà hầu hết những người mà biết đến việc của anh Quân cũng như chính luật sư đã đọc rất kỹ hồ sơ thì tất cả đều tin rằng anh Quân là vô tội. Anh không có tội gì liên quan tới thuế”.

Trong thư gửi ông Sang, các dân biểu Mỹ cho rằng việc bắt giữ ông Quân có ‘động cơ chính trị’.

Trong một diễn biến khác, ông Quyết cho biết một cuộc gặp mặt giữa ông và một số người, trong đó có nhà hoạt động trẻ tuổi mới ra tù Nguyễn Phương Uyên, đã bị giải tán tại nhà riêng của blogger Nguyễn Tường Thụy.

Em trai của luật sư Lê Quốc Quân cho rằng việc này có liên quan tới phiên tòa sắp tới.

“Hoàn toàn là thân tình nhưng cũng có thể vào một thời điểm nhạy cảm, tức là sắp đến phiên tòa xử anh Quân nên họ ráo riết hơn và bạo tay hơn và họ muốn ngăn cản và dằn mặt gì đó nhưng mà Quyết cũng đã tuyên bố với họ rồi là bạo lực không bao giờ khuất phục được đâu”.

Việt Nam chưa có hồi đáp trước bức thư của các nhà lập pháp Mỹ cũng như chưa có phản ứng trước các cáo buộc về việc giải tán mà những người trong cuộc cho là ‘thô bạo’.
VOA Tiếng Việt

Mười dân biểu Mỹ kêu gọi thả luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân (người thứ 2, từ phải sang trái) trước lúc ông bị bắt nhân phiên tòa xét xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội năm 2011.
Luật sư Lê Quốc Quân (người thứ 2, từ phải sang trái) trước lúc ông bị bắt nhân phiên tòa xét xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội năm 2011. (REUTERS)

Trong một lá thư gởi cho chủ tịch nước của Việt Nam Trương Tấn Sang, đề ngày 25/09/2013, 10 vị dân biểu Hạ viện Mỹ kêu gọi Hà Nội trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Theo dự kiến, ông Lê Quốc Quân sẽ ra toà ngày 02/10 tới đây với tội danh « trốn thuế ».

Trong số các nghị sĩ bảo trợ cho lá thư nói trên, có dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, và những dân biểu vẫn thường tích cực vận động cho nhân quyền ở Việt Nam như bà Loretta Sanchez và ông Chris Smith.

Trong lá thư, các dân biểu Mỹ bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc » về việc giam cầm luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân, cũng như về chính sách đàn áp nhân quyền trầm trọng gần đây tại Việt Nam.

Lá thư của 10 vị dân biểu Mỹ nhắc lại rằng luật sư Lê Quốc Quân từng là một nghiên cứu sinh về nền dân chủ của chương trình học bổng Reagan-Fascell thuộc cơ quan National Endowment for Democracy, một chương trình do Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ.

Các dân biểu Mỹ kêu gọi chủ tịch Việt Nam trả trự do cho luật sư Lê Quốc Quân và tất cả các tù nhân chính trị khác, đồng thời ngưng việc bắt giữ và giam cầm những người hoạt động và bày tỏ ý kiến ôn hòa.
Thanh Phương (RFI)

Có phải Anh Lê Quốc Quyết đã vào sổ đen của công an?


Anh Lê Quốc Quyết (em trai của LS Lê Quốc Quân) sau khi bị công an, côn đồ đánh dập dã man, ảnh chụp khuya ngày 25/9. (Citizen photo)

Trong cuộc vây bắt nhóm bằng hữu của nhà báo, blogger Nguyễn Tường Thụy vào chiều ngày 25 tháng 9 vừa qua công an đã sử dụng côn đồ vào việc đánh dập dã man anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân hiện đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa vào ngày 2 tháng 10 tới đây. Có phải anh Quyết bị công an đưa vào sổ đen và bị đánh đập, tra tấn và sách nhiễu chỉ vì là em trai của người luật sư nổi tiếng này?

Đánh dập dã man

Mặc Lâm phỏng vấn anh Lê Quốc Quyết để tìm hiểu thêm chi tiết, trước tiên anh Quyết kẻ lại chuyện mình bị bắt và bị đánh khi lên xe về đồn công an:

Lê Quốc Quyết: Khi đấy khoảng chừng chưa tới 6 giờ chiều, khi anh em đang ngồi thì có một đám vô cổng nhà anh Thụy. Có hai công an mặc thường phục vào đến cửa chính. Họ bảo là yêu cầu xét nhà, kiểm tra nhà anh Thụy thì anh Thụy chống lại, anh Thụy bảo không được và đóng cửa lại. Anh Thụy bảo rằng không có lý do gì vào thời gian này lại vào kiểm tra nhà tôi. Anh Thụy vừa nói thế thì họ dùng vũ lực họ giật cửa và họ vào trong.
Khi lên xe thì họ bẻ tay Quyết còn dùng đầu gối ghì vào cổ Quyết như kiểu muốn cắt tiết Quyết không bằng. -Lê Quốc Quyết
Lời qua tiếng lại, cũng có chống cự. Đầu tiên thì vợ anh Tường Thụy ra thì họ lôi chị vợ đi. Tiếp tới họ nắm tay Quyết và 3,4 người kéo Quyết từ trong nhà anh Tường Thụy ra ngoài. Vì nhà anh Tường Thụy thì đường ra cổng khá dài nên trong cái đoạn kéo đấy thì có người dẫm lên mặt Quyết.

Sau đó họ đẩy Quyết lên xe cảnh sát giao thông. Vừa lên xe thì thấy anh Bá Hải đã ở đó rồi. Anh Bá Hải cũng bị lôi từ trong nhà ra xe trước Quyết mà Quyết không biết. Trong quá trình họ lôi như thế thì họ dùng chân đạp vào mặt và cổ Quyết. Họ dộng vào cổ Quyết như dộng một con gà để chuẩn bị cắt tiết vậy. Khi lên xe thì họ bẻ tay Quyết còn dùng đầu gối ghì vào cổ Quyết như kiểu muốn cắt tiết Quyết không bằng. Lúc đó anh Bá Hải hoảng quá mới bảo phải nương tay Quyết ra chứ không gãy tay Quyết mất.

Mặc Lâm: Rồi sau đó họ chở các anh đi đâu?

Lê Quốc Quyết: Họ chở Quyết lên cái đồn công an mà Quyết cũng không biết là đồn tên gì gì nữa vì trời tối mù và mưa nữa. Họ lôi Quyết ra. Trong lúc lôi Quyết ra thì có hai người đạp vào mặt Quyết tiếp. Bây giờ mắt vẫn còn bầm. Vào trong đồn họ đưa vào một cái phòng có hai, ba người mặc quân phục và có một cậu mặc áo đen bình thường như người dân và cậu này nắm tóc Quyết rồi cậu đập đầu Quyết vào sàn nhà. Quyết nằm đó luôn.

Mặc Lâm: Công an có hỏi cung hay tra vấn gì đối với anh không hay chỉ bỏ nằm đó mà không hỏi han gì tới?

Lê Quốc Quyết: Quyết nằm đấy một hồi thì có mấy người vào đòi làm việc với Quyết nhưng Quyết bảo chưa có kết luận, chẳng có cái gì mà bảo đi làm việc.

PU-4-250.jpg
Anh Phạm Bá Hải (thứ 2 từ trái sang) và Phương Uyên gặp gỡ Cô Elenore, Tham tán Chính trị của Sứ Quán Thụy Điển và cô Jenifer, Viên chức chính trị của Sứ Quán Hoa Kỳ, trong chuyến đi Hà Nội vào cuối tháng 9 năm 2013. Citizen photo.

Các ông bắt người một cách trái phép rồi lên đây các ông lại đòi làm việc hả? Khi đấy Quyết hết sức nóng tính và Quyết chửi vào mặt nó thì có một thằng mặc thường phục vừa vào thì nó nhổ nước bọt vào mặt Quyết. Nó nhổ hai, ba phát để khiêu khích Quyết nhưng Quyết ngồi im cho đến khi mọi người tập trung rất đông bên ngoài đòi thả người vì bắt người trái phép thì họ nói Quyết về.

Quyết bảo các ông bắt trái phép rồi các ông bảo tôi về, tôi không về mà phải trả cái điện thoại. Thế là giằng co mãi, cuối cùng họ bảo không ai lấy điện thoại của Quyết cả. Họ cướp trên tay Quyết khi đang nghe điện thoại của chị Hiền (là vợ của LS Lê Quốc Quân). Giằng co mãi thì cuối cùng ông đội trưởng cảnh sát điều tra bảo là cho người đi tìm máy của Quyết. Một hồi thì họ trả lại máy và Quyết ra về. Sau đó Quyết được biết là tất cả mọi người đều bị dùng vũ lực và đưa đi.

Mang tội vì là em người yêu nước

Mặc Lâm: Từ trước tới nay anh có bao giờ bị bắt, bị hành hung như vậy hay là có bao giờ bị khép vào bất cứ tội gì và có án lệnh của tòa án hay không?

Lê Quốc Quyết: Cho đến bây giờ thì chưa bao giờ họ nói Quyết vi phạm một tội gì hoặc là có một tội danh gì nhưng việc bắt bớ Quyết thì thường xuyên ạ. Họ câu lưu, bắt bớ, có những lúc họ giam đến 1 giờ sáng mới thả. Chuyện này xảy ra thường xuyên kể từ năm 2007, tức là vào cái cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên. Hồi đấy Quyết đang chơi với anh Điếu Cày và anh Ba Sài Gòn. Gần đây họ liên tục có những việc đánh đập và hành hung, chặn xe rồi nghĩ đủ cách để gây khó dễ ạ.

Mặc Lâm: Khi bị bắt như vậy anh có nghĩ rằng do tập trung đông người tại nhà anh Thụy hay vài hôm nữa tới phiên xử của luật sư Lê Quốc Quân nên công an muốn dằn mặt anh nhân cơ hội này?
Quyết vừa đi khám bệnh và bệnh viện có xác nhận, Quyết bị rạn một cái xương sườn và trên đỉnh đầu thì có những vết tụ máu mấy cen-ti-mét.
-Lê Quốc Quyết
Lê Quốc Quyết: Quyết nghĩ việc ngày hôm qua là có nhiều lý do nhưng cái lý do mà họ cương quyết dùng bạo lực thì những người đấy họ muốn dằn mặt và đưa Phương Uyên về vì họ nghĩ phiên tòa anh Quân sắp xảy ra.

Còn việc đàn áp Quyết thì từ năm 2007 cho đến bây giờ họ toàn nói Quyết là em ông Quân. Còn đi biểu tình thì họ bắt Quyết từ trước cửa nhà. Quyết bảo bao nhiêu người đi biểu tình họ không bắt mà sao bắt tôi thì họ bảo là “ông là em ông Quân, phức tạp”. Đó là hoàn toàn những chuỗi đàn áp gia đình Quyết mà có thể là họ có mối căm thù gì với gia đình Quyết hoặc là bởi những thúc đẩy của hoạt động dân sự từ các phát biểu của anh Quân ở trên đài, trên báo thôi ạ.

Mặc Lâm: Theo anh nói thì có vẻ anh bị thương khá nặng vậy anh có tới bệnh viện để khám và điều trị hay không?

Lê Quốc Quyết: Quyết vừa đi khám bệnh và bệnh viện xác nhận có giấy tờ đây. Quyết bị rạn một cái xương sườn và trên đỉnh đầu thì có những vết tụ máu mấy cen-ti-mét. Họ chụp siêu âm và họ nhận định như thế.

Mặc Lâm: Anh sẽ làm gì với giấy chứng thương ấy?

Lê Quốc Quyết: Cái việc giấy chấn thương của Quyết thì bây giờ Quyết mất niềm tin vào pháp luật rồi bởi vì Quyết và gia đình đã thưa và khiếu nại nhiều lần không phải chỉ việc của Quyết mà còn nhiều việc khác nữa nhưng không bao giờ họ đáp ứng cho nên có thể Quyết về xem lại giấy tờ rồi Quyết sẽ đưa lên truyền thông ạ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-26

Diễn biến trước phiên xử luật sư Quân

Luật sư Lê Quốc Quân
Ông Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vào ngày 2/10

10 dân biểu Hoa Kỳ ký thư đòi thả luật sư Lê Quốc Quân trong khi công an Việt Nam đột nhập một cuộc gặp trước phiên xử ngày 2/10.

Các dân biểu Hoa Kỳ, đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Edward Royce, đã gửi thư cho Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về luật sư Quân.

Thư nói cáo buộc trốn thuế đối với vị luật sư có vẻ "có động cơ chính trị và các bằng chứng chống lại ông Quân được chính quyền thêu dệt ra."

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và chín người cùng ký thư khác viết cho Chủ tịch Sang hôm 25/9:

"Chúng tôi cũng lo ngại rằng trường hợp của ông Quân không phải là đơn lẻ trong các vụ xét xử có động cơ chính trị đối với những người lên tiếng vì nhân quyền ở Việt Nam.

"Trong tinh thần đối thoại thẳng thắn và cởi mở mà tuyên bố của Ngài và Tổng thống Obama đã nêu ra, chúng tôi thúc giục Ngài trả tự do cho ông Quân và mọi tù nhân chính trị khác và ngưng bắt và giam giữ các công dân có những kêu gọi và biểu đạt ôn hòa."

Hành xử 'thô bạo'

Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Quân nói ông hy vọng thư của các dân biểu Hoa Kỳ sẽ có "ảnh hưởng phần nào" tới phiên xử sắp tới.

Mặc dù vậy ông nói thêm luật sư Bùi Quang Nghiêm, một trong ba luật sư tham gia bào chữa cho ông Quân, đã không được tiếp xúc thân chủ khi bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sáng 25/9.

Trong khi đó chiều tối cùng ngày, ông Quyết nói ông đã bị công an hành hung khi đang ở nhà blogger Nguyễn Tường Thụy cùng một số nhà hoạt động khác trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên và bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày từ miền nam ra.

Tất cả những người có mặt tại nhà ông Thụy đều bị công an bắt giữ trong một số tiếng trong khi mẹ con sinh viên Phương Uyên đã bị áp giải ra sân bay Nội Bài và bị buộc bay trở lại thành phố Hồ Chí Minh và từ đó về Bình Thuận.

Ông Quyết nói công an đã hành xử "thô bạo" khi bắt sinh viên Phương Uyên trong khi mẹ của sinh viên này đã ngất xỉu ở Nội Bài và chỉ có thể rời sân bay sáng ngày 26/9.

Bản thân ông Quyết nói ông cũng bị các vết thương ở mặt khi bị lực lượng an ninh kéo lê trên đất và "đạp" vào mặt trong vụ đột nhập nhà blogger Nguyễn Tường Thụy.

Ông Quyết nói ông đang đi khám các vết thương khi nói chuyện với BBC chiều ngày 26/9.
(BBC)

Công an bắt giữ đánh đập người dân vô cớ


Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại sân bay Nội Bài (Photo Nguyen Lan Thang)

Nguyễn thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên nằm trong số bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy vào tối 25 tháng 9 vừa qua. Cả hai bị áp tải đưa ra sân bay Nội Bài và đến lúc 3:30 chiều ngày 26 tháng 9 mới về đến nhà tại Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Ngay sau khi về nhà, biên tập viên Gia Minh liên lạc được với bà Nguyễn thị Nhung và trước hết bà thuật lại việc bị bắt giữ đưa đi như sau:

Bà Nguyễn thị Nhung: Đúng ra chúng tôi đi từ nhà khách ra sân bay nhưng chuyến bay 8 giờ tối hôm qua bị delay đến 9:15. Vì thời gian còn dài nên chúng tôi mới đến nhà anh Nguyễn Tường Thụy- bố nuôi của bé Uyên, để ăn bữa cơm tạm biệt. Đến đó vẫn chưa kịp ăn cơm, lúc đó mới sáu giờ chuẩn bị ăn cơm, có vài chục người đi mấy chiếc ô tô họ phá cửa xông vào nhà mà không có qui định pháp luật gì hết, vì theo qui định của pháp luật phải trình giấy tờ, xuất trình thẻ công an; nhưng họ xông vào nhà; không cho vào thì họ đập cửa. Lúc đó hai mẹ con tôi đang ở trên phòng, chuẩn bị xuống ăn cơm để đi, họ xông lên túm tóc tôi, nắm trong tay rất chặt, tống vào trong tường. Cả hai mẹ con tôi tóc dài đều bị làm như thế hết,nói chung rất  thô bạo. Hôm qua trời mưa rất to, hai mẹ con tôi bị họ vật xuống đường lôi đi, ướt sũng hết, chân không có dép. Họ bắt như bắt cóc, còn những người ở nhà anh Thụy bị bắt như thế nào chúng tôi không được biết.

Gia Minh: Đến sân bay bà bị xỉu, còn Phương Uyên cũng bị giằng giật nhất là khi có người ở dưới ( Hà Nội) lên, khi bà tỉnh dậy thì suốt cả đêm ra sao và đến sáng thế nào?

Bà Nguyễn thị Nhung: Chỗ họ bắt cóc đưa chúng tôi đi là huyện Thanh Trì cách khá xa Hà Nội, họ đưa chúng tôi ra sân bay gần 2 tiếng đồng hồ mới ra đến. Họ đưa chúng tôi đi chuyến bay 11 giờ khuya nhưng lúc đó trong người tôi không có tiền và tôi nói khi về đến Sài Gòn tôi còn phải về quê, hai mẹ con tôi chưa kịp ăn gì, còn đang đói; họ rút ra 200 ngàn họ nói tự ăn uống. Tôi không chịu vì nói mua về về Bình Thuận hết 376 ngàn rồi. Họ nói không thì thôi bỏ đói luôn. Họ tống lên máy bay. Tôi bị bệnh hen và lúc đó trời lạnh nên tôi lên cơn hen, và con tôi nói nếu lên máy bay sẽ ảnh hưởng đến chuyến bay. Lúc đó có mấy nhân viên hàng không giúp đỡ và dìu đưa tôi lại vào phòng đợi, ở cửa chờ bay. Lúc bất tỉnh tôi không thấy gì và khi tỉnh lại tôi thấy cảnh họ nói gì nhưng tôi bị cấm khẩu không nói được. Tôi thấy họ lôi tôi sềnh sệch dưới nền, người túm tóc, người túm chân, túm tay lôi đi như một con vật. Còn con tôi họ lôi đi tốc áo, tốc quần, tốc áo ngực, rồi họ sàm sỡ, phải nói thấy rất thương tâm, đau lòng. Toàn bộ an ninh của Bộ và công an sở tại chừng 30 người họ hành hạ mẹ con chúng tôi suốt đêm không cho ăn uống gì hết.
Họ lôi tôi sềnh sệch dưới nền, người túm tóc, người túm chân, túm tay lôi đi như một con vật. Còn con tôi họ lôi đi tốc áo, tốc quần, tốc áo ngực, rồi họ sàm sỡ, phải nói thấy rất thương tâm, đau lòng - Bà Nguyễn thị Nhung
Khi tôi tỉnh lại và nói được, tôi nói rất nhiều là chúng tôi không có tội, không vi phạm luật pháp, các anh không thể xuống tay với đồng loại như vậy được. Họ để chúng tôi vật vã ở đó đến sáng và áp tải chúng tôi về Sài Gòn.

Gia Minh: Tại trụ sở xã trước khi về nhà thì cán bộ xã chức năng làm việc gì với bà và Nguyễn Phương Uyên?

Bà Nguyễn thị Nhung: Khi họ đưa về Ủy ban Nhân dân xã, có các cơ quan đoàn thể cũng như an ninh của nhiều cấp, họ không làm thủ tục gì hết chỉ trao quyết định thi hành án thôi. Ngày trong quyết định thi hành án là 25 tháng 9, nếu chúng tôi khi khỏi địa phương thì ngày 26 mới trễ. Ngày hôm qua chúng tôi đã có chuyến bay về, nhưng phải nói họ là những người cố tình xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của chúng tôi, chứ chúng tôi không vi phạm vì quyết định thi hành án của con tôi mới có ngày 25. Hôm nay ngày 26 họ mới có tống đạt để giao bản án. Rõ ràng việc họ làm ngày hôm qua là cố tình xâm phạm tính mạng, tài sản và sức khoẻ của chúng tôi. Chúng tôi nhờ quí đài kêu cứu giúp chúng tôi. Gia đình chúng tôi đang nằm trong bàn tay của họ và họ bóp chết bất cứ lúc nào.

Gia Minh: Về những sai phạm như thế gia đình có định khiếu nại thế nào không?

Bà Nguyễn thị Nhung: Chúng tôi sẽ làm trong khả năng của mình nhưng thực chất chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn. Số tiền mà anh chị em giúp đỡ tôi mang theo trong chuyến đi này, họ đã cướp hết. Thật sự bây giờ chúng tôi tay trắng, đi lại cũng không có phương tiện, thì chưa biết thế nào.

Gia Minh: Cám ơn bà nhưng không biết có tiện để cho Phương Uyên nói chuyện được không?

Bà Nguyễn thị Nhung: Việc này thì xin phép vì cháu đang sốt, về đến nhà vật ra sốt. Phải nói là người của con bé bầm như trái mồng tơi. Đến bây giờ mà chân máu vẫn còn rỉ ra. Cháu bị đánh sưng mặt lên hộc máu mũi, nhưng máu mũi ngưng chảy rồi. Chân bị đánh tuốt giày ra, bong móng chân lên, đang rỉ máu ra.

Gia Minh: Cám ơn bà, xin chia xẻ và momg gia đình vượt qua lúc khó khăn này.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-26

Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?


26.09.2013
Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.

Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.

Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.

“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.

Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.

Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên...
Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.

Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.

Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.

“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.

Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.

Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.

Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.

“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.
Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.

Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.

“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.

Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.

Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.
VOA Tiếng Việt

VN 'thiếu tư liệu về Hồ Chí Minh'

Lăng Hồ Chí Minh
Cuộc đời cố lãnh tụ cộng sản Việt Nam còn nhiều bí ẩn

Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại.

44 năm đã trôi qua kể từ khi cố chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam vẫn chưa giải mật nhiều tư liệu lưu trữ liên quan đời tư và đời hoạt động của ông Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư sử học Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài của ông Hồ Chí Minh có thể phải chờ sự bổ sung từ các nguồn sử liệu và tư liệu từ nước ngoài.

Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia này mặc dù có nhu cầu bổ sung tư liệu, Việt Nam vẫn chưa có các hợp tác ở mức độ thỏa đáng với giới khảo cứu và lưu trữ ở các quốc gia trên do các hạn chế về tài chính và nhân sự.

Nhà sử học nói: "Trước đây chủ yếu hoạt động bí mật, sau này hai cuộc chiến tranh như vậy. Kinh nghiệm về bảo quản và lưu trữ tài liệu của Việt Nam có thể nói là cũng không có.
"Điều kiện bảo quản và lưu trữ như ở các nước khác tôi nghĩ là không có."
"Ở VN không phải tất cả các tài liệu, tất cả những cái liên quan đến cá nhân con người, mà ngay liên quan đến một tổ chức Đảng hay một tổ chức nhà nước, các tài liệu lưu trữ không thể đầy đủ"
Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển
Trong khi đó, có vẻ phản ứng của giới nghiên cứu trong nước của Việt Nam về các công trình ở nước ngoài về ông Hồ Chí Minh còn chưa hoàn toàn mang tính hệ thống.

"Riêng thông tin về phản ứng của Việt Nam với cuốn sách này tôi chưa có," ông Hiển bình luận về một cuốn sách của nhà nghiên cứu Đài Loan ra đời cách đây 5 năm nhưng gần đây mới gây tranh cãi trong một bộ phận dư luận người Việt.

Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng, nhà nghiên cứu từ Đài Loan, có tựa "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" ấn hành vào tháng 11/2008 nêu quan điểm cho rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam thực chất là một người Đài Loan có tên gọi Hồ Tập Chương.

Tác giả, vốn là cháu ruột của ông Hồ Tập Chương, cho rằng ông Nguyễn Ái Quốc thực đã qua đời từ năm 1932 và ông Tập Chương được Quốc tế Cộng sản phân công thay thế ông Ái Quốc để hoạt động và làm cách mạng ở Việt Nam.

"Chưa có một hội thảo nào bàn về nó, hay là tôi không được dự thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy có một hội thảo nào bàn về cái này. Hơn nữa, nếu cuốn sách này nếu có, thì nó mới chỉ đang dừng ở mức là cá nhân đọc về nó," ông Hiển nói.

'Sự nghiệp mới là quan trọng'

Hồ Chí Minh
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh được đảng và nhà nước thiết lập như một nhân vật thần thánh trong lịch sử

Trước thực tế có nhiều câu hỏi được một bộ phận giới nghiên cứu quốc tế đặt ra về thân thế và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, bên ngoài những gì đã biết từ công bố chính thức của sử học chính thống Việt Nam ở trong nước.

Ông Vũ Quang Hiển nói: "Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi."

“Tôi nghĩ những tài liệu có được trong tay về cơ bản, Việt Nam đã công bố hết. Còn những cái liên quan đến đời tư, chắc chắn Việt Nam không có.

“Ở Việt Nam những tài liệu liên quan đến những cá nhân đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài, hoạt động bí mật, chắc chắn ở Việt Nam không có

“Mà nếu nó có chăng nữa thì có thể nó ở hải ngoại,” ông Hiển nói

Về giả thuyết của học giả Đài Loan, nhà văn Vũ Thư Hiên từ Paris, một người từng viết sách có liên quan tới ông Hồ Chí Minh, nêu quan điểm cho rằng đây chỉ là một chuyện "tào lao" và thiếu tính tin cậy.

Ông nói: "Chúng ta tìm về tài liệu văn bản học, những tài liệu hiện nay còn cho chúng ta thấy rằng ông Hồ vào lúc đó không phải là người được Quốc tế Cộng sản tin cậy, mà còn ngược lại.

"Chúng ta căn cứ vào văn bản như thế thì thấy rằng Hồ Chí Minh không phải là người cần thiết để Quốc tế Cộng sản phải tạo ra một Hồ Chí Minh giả cho tương lai.

"Câu hỏi khác được đặt ra là vào lúc ấy Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ viễn kiến để thấy cần phải cho một đảng viên Trung Quốc là Hồ Tập Chương đóng giả làm Hồ Chí Minh cho phong trào cộng sản tương lai ở Đông Dương hay không, thì tôi nghĩ câu trả lời cũng là không."

Tác giả của Đêm giữa Ban ngày còn cho rằng rất khó có khả năng để một người Trung Quốc sinh trưởng ở Đài Loan chỉ trong vòng tám năm có thể hội đủ các đặc điểm văn hóa, quan điểm và ngôn ngữ của người mà mình đóng thế để nhập vai ông Hồ Chí Minh.

Về động cơ của cuốn sách của học giả Đài Loan, ông Vũ Thư Hiên bình luận: "Tôi không nghĩ đó là một nhu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc là của người Tàu chứng minh rằng một chính khách của Việt Nam lại chính là người Tàu."

Trước câu hỏi về tính chân thực của các giả thuyết xung quanh cuộc đời của cố lãnh tụ của Việt Nam, nhất là về đời riêng từ chuyện có vợ con hay không, có phải là tác giả của một tập thơ trong tù hay không, trong đó có những giai đoạn được cho là góc khuất của lãnh tụ, ông Hiên nói:

"Lịch sử sẽ chứng minh, những người nghiên cứu lịch sử sẽ chứng minh với những chứng lý thuyết phục, chúng ta phải có văn bản, bằng chứng, cuối cùng mới là nhân chứng."
(BBC)

Tổng thống Pháp hoan nghênh quan hệ đối tác chiến lược Paris-Hà Nội

Tổng thống Pháp François Hollande (T) đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước điện Elysée - Paris ngày 25/09/2013.
Tổng thống Pháp François Hollande (T) đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước điện Elysée - Paris ngày 25/09/2013. (Phủ Tổng thống Pháp)

Chiều ngày 25/09/2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại điện Elysée, Paris. Nhân dịp này, ông François Hollande đã hoan nghênh sự kiện hai nước vừa ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển toàn diện quan hệ Pháp-Việt.

Bản thông cáo báo chí của phủ Tổng thống Pháp công bố sau cuộc gặp xác định rằng thỏa thuận Đối tác Chiến lược sẽ góp phần củng cố quan hệ song phương Pháp-Việt trong thời gian và trong mọi lãnh vực hợp tác, nhất là về chính trị và ngoại giao, quốc phòng và an ninh, thương mại và kinh tế, phát triển và văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư pháp.

Theo ông François Hollande, sự kiện Năm Pháp - Việt trong diễn ra trong năm 2013 này và đầu năm 2014 tới đây sẽ là một cơ hội để thực hiện một cách rất cụ thể các ưu tiên kể trên. Phủ tổng thống Pháp đặc biệt nêu bật việc hai nước đã ký kết tám văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, y tế, hàng không, vận tải đường bộ và năng lượng nhân chuyến thăm ba ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kết thúc ngày 26/09.

Trên bình diện quốc tế, Tổng thống Pháp đã cùng thảo luận với Thủ tướng Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, đồng thời nhấn mạnh đến "tầm quan trọng của Việt Nam trong tư cách là đối tác của Pháp tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN và tại Châu Á".

Mối quan tâm của Tổng thống Pháp đối với Việt Nam sẽ được cụ thể hóa thêm trong thời gian tới đây. Theo lời Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault ngày 25/09, trên nguyên tắc, Tổng thống François Hollande sẽ chính thức đi thăm Việt Nam vào năm 2014.
Trọng Nghĩa (RFI)

Đài Loan thử hỏa tiễn phòng không chống tấn công giả định từ Trung Quốc

Tên lửa Standard II chuẩn bị được phóng lên từ một khu trục hạm lớp Kidd, nhân một cuộc tập trận cách huyện Hoa Liên (miền Đông Đài Loan) 70 hải lý. Ảnh chụp ngày 26/09/2013.< Tên lửa Standard II chuẩn bị được phóng lên từ một khu trục hạm lớp Kidd, nhân một cuộc tập trận cách huyện Hoa Liên (miền Đông Đài Loan) 70 hải lý. Ảnh chụp ngày 26/09/2013. (REUTERS/Pichi Chuang)


Hỏa tiễn phòng không đầu tiên của Đài Loan hôm nay 26/09/2013 đã được Hải quân đảo quốc này phóng lên từ một chiến hạm, tiêu diệt một máy bay không người lái trong tình huống giả định trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Đây là thử nghiệm đầu tiên từ sáu năm nay của Đài Loan về tên lửa loại này.

Hải quân Đài Loan cho biết, tên lửa Standard II do Mỹ sản xuất, được bắn đi từ khu trục hạm lớp Kidd Mã Công (Makung), bay vút lên bầu trời từ phía đại dương cách phía đông thành phố cảng Hoa Liên (Hualien) hàng chục dặm, tấn công vào chiếc máy bay không người lái.

Loại hỏa tiễn này cũng đã được sử dụng trong cuộc tập trận mang tên « Sea Standard », giả định tình huống Trung Quốc tiến công hạm đội Đài Loan.

Từ khu trục hạm Tô Úc (Su Ao) gần đó, đô đốc Văn Chấn Quốc (Wen Chen Kuo) nói với hãng tin Pháp AFP : « Hỏa tiễn Standard II rất ổn định, không cần phải bắn thử các vũ khí đắt tiền mỗi năm để kiểm tra độ tin cậy của nó ». Ông nêu ra thành công cách đây sáu năm trong một cuộc tập trận hải quân tương tự.

Mỗi hỏa tiễn Standard II trị giá khoảng 3 triệu đô la. Với tầm bắn trên 130 km, các chiến hạm được trang bị loại tên lửa này sẽ có khả năng chiến đấu toàn diện hơn và năng lực phòng vệ trên không cao hơn. Hiện nay chỉ có bốn khu trục hạm lớp Kidd trọng tải 10.000 tấn – loại chiến hạm lớn nhất của Hải quân Đài Loan - là được vũ trang bằng loại vũ khí phòng không khu vực trên đây.

Do thời tiết xấu, Hải quân Đài Loan phải hủy một số hoạt động.

Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc từ năm 1949 sau cuộc nội chiến. Căng thẳng giữa đôi bên đã giảm bớt từ năm 2008, khi ông Mã Anh Cửu của Quốc dân đảng thân Bắc Kinh lên nắm quyền.

Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa sẽ xua quân tấn công nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, khiến đảo quốc này luôn phải hiện đại hóa quân đội và tiến hành thường xuyên các cuộc tập trận.
Thụy My (RFI)

 Bản tin tiếng Anh


  • Cutting your cloth to suit your style (Washington Post) - Regarding one of China's most traditional industries - textiles and apparel - Marjorie Yang Mun-tak holds quite different a view.
  • Airbus signs agreements for 68 planes (Washington Post) - Airbus SAS signed agreements to supply 68 aircraft to three Chinese clients at the Aviation Expo China 2013 in Beijing, which opened on Wednesday.
  • China's investment a 'job-saver' in Europe (Washington Post) - Surging investment from China helped create or preserve about 100,000 jobs in Europe during 2011-12, when the continent's economy was hit by a downturn.
  • Smithfield voters approve deal (Washington Post) - Smithfield Foods Inc. CEO Larry Pope announced shareholders had approved the pork giant's acquisition by Shuanghui International Holdings Ltd.
  • Flash PMI data point to growth (Washington Post) - Activity in China's vast manufacturing sector hit a six-month high in September as new orders rebounded.
  • Folk medicine studied (Washington Post) - More than 800 medical practitioners from all over the world have vowed to promote co-operation between Eastern and Western medicine at the 10th World Congress of Chinese Medicine.
  • Wanda prepares film, TV industrial park (Washington Post) - Dalian Wanda Group Co Ltd announced on Sunday plans to establish a huge movie industry project in Qingdao, Shandong province, with an investment of more than 50 billion yuan ($8.2 billion).
  • Trending news across China on Sept 22 (Washington Post) - New iPhones see lackluster sales, unqualified Party members are kicked out, a girl uses her body to celebrate festival - it's all trending across China.
  • Design week goes Dutch in Beijing (Washington Post) - Beijing Design Week will kick off on Thursday, with Florentijn Hofman's Rubber Duck landing in waters of the Summer Palace from Beijing's Garden Expo Park.
  • China champs at the bit (Washington Post) - More than 30 thoroughbred horses from Australia, Ireland, and France joined their Chinese counterparts to gallop for the finale of the first China Equestrian Cultural Festival.
  • VIVA SALSA! (Washington Post) - Almost unknown in China a decade ago, the lively dance has found a following in the Middle Kingdom. Chen Nan steps out with a lively crowd.
  • Tian'anmen blooms for National Day (Washington Post) - Workers install decorations at Tian'anmen Square to celebrate the National Day, which is on Oct 1, in Beijing, Sept 22, 2013.
  • Typhoon Usagi kills two (Washington Post) - At least two people were killed and another one injured when Typhoon Usagi battered the coastal cities of Guangdong province on Sunday night.
  • Quiet frontiers (Washington Post) - Manzhouli is China's largest port of entry on land, and it carries the baggage of a lot of history, stamped by the influences of the past in both architecture and lifestyle.
  • Rich should fight poverty too: Ho (Washington Post) - Developed nations should enlist their "affluent multitudes" to aid in the fight against world poverty and hunger, Hong Kong's former Secretary for Home Affairs told a UN meeting.
  • Pollution control plan to slash PM2.5 (Washington Post) - Hebei and Shandong provinces and the municipalities of Beijing and Tianjin will cut their combined coal consumption by 83 million metric tons by 2017.
  • Foreign Minister Wang makes the rounds at UN (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi had a series of bilateral meetings with his counterparts from other nations prior to his speech at the annual UN General Debate on Friday.
  • China, Africa 'share destiny' (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi said China and Africa have always been a community of shared destinies and that neither side can grow without the other.
  • China foreign minister at UN (Washington Post) - Wang Yi met with UN Secretary-General Ban Ki-moon on Syria and development issues at UN headquarters on Sunday morning.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét