Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Muốn thế hệ 9X sẽ thay đổi đất nước, những người thuộc thế hệ đi trước phải biết tự trọng!

Bàn thêm về gốc tích Kinh Dương vương

Hà Văn Thùy
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2013 3:45 PM

Ở bài trước, chúng tôi khẳng định Kinh Dương Vương là thủy tổ của người Việt. Tuy nhiên, do vấn đề quá lớn, nên một bài báo ngắn khó trình bày được đầy đủ. Để làm rõ hơn sự việc, chúng tôi xin viết tiếp.
Do nước ta có chữ muộn, văn tự lại là chữ Nho được người Hán mang tới nên để tìm hiểu những sự kiện của quá khứ phần nhiều ta phải dựa vào cổ thư Trung Hoa. Nhưng dù có chữ sớm thì chữ tượng hình cũng xuất hiện rất muộn trong lịch sử. Khi ghi lại những sự kiện thời chưa có chữ, người Trung Hoa cũng chỉ có thể dựa vào những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Những truyền thuyết về Tam Hoàng, Ngũ Đế, Phục Hy, Nữ Oa… từ dân gian, được đưa vào Thượng thư nên trở thành chính sử.
Khi giành được tự chủ, trong việc viết cuốn sử của dân tộc, một phần quan trọng, sử gia Việt Nam lấy lại những tư liệu được ghi trong cổ thư Trung Hoa. Với những vấn đề quá xa xôi mà cổ thư không đề cập, sử gia người Việt cũng theo cách của mọi người viết sử trên thế giới là gom nhặt những truyền thuyết trong dân gian. Bằng con đường đó, sử gia đời Trần, đời Lê đã đưa câu chuyện về Kinh Dương Vương vào phần ngoại sử. Thiết nghĩ, đấy là việc làm thận trọng, nhưng cũng đầy trách nhiệm của người trước. Ít ra cho chúng ta hôm nay một phương hướng tìm về nguồn cội.

Hôm nay, cũng như mọi thế hệ, việc phân định tính xác thực của những dòng sử do tiền nhân để lại là điều cần thiết. Tuy nhiên, đó là việc không hề đơn giản, phải xét theo nhiều khía cạnh, nhiều hệ quy chiếu khác nhau, mà thư tịch Trung Hoa chỉ là một trong những tài liệu tham khảo.
Ở đây, chúng tôi xin trình bày vấn đề dưới cái nhìn đa chiều đó.
I. Những cách tiếp cận khác nhau
1. Về mặt thư tịch.
Đúng là trong Toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc tới truyện Kinh Xuyên ở sách Đường kỷ. Nhưng câu chuyện này đã được ghi trong Lĩnh Nam chích quái. Trên thực tế, sử gia họ Ngô gần như ghi nguyên văn của sách này. Điều đó cho thấy, Ngô Sĩ Liên dẫn Đường kỷ chỉ với ý nghĩa một chứng cứ bổ sung chứ không chủ yếu dựa vào sách đó. Thêm nữa, như trong bài Tựa, Vũ Quỳnh cho hay: sách được “Viết ra đầu tiên là những bậc tài cao học rộng ở đời Lý, Trần.” Có nghĩa là cuốn sách được chắp nối bởi nhiều người trong thời gian dài nhiều thế kỷ mà ông, “Kẻ ngu này xin đem ngọn nguồn ra mà suy xét lại cho sáng tỏ ý người viết truyện.” Bài Tựa cũng là văn liệu cho thấy người xưa rất ý thức được công việc của mình: “Ôi! Truyện lạ đất Lĩnh Nam thật là nhiều, không đợi khắc vào đá, viết vào tre mà đã khắc sâu vào bia miệng, vào lòng người? Từ đứa bé hôi sữa đến cụ già tóc bạc đều làu thông, đều yêu thích, lấy đó để noi gương thì tất là phải có liên quan đến cương thường, phong tục tập quán. Đâu có phải là những chuyện nhỏ bé tầm thường được.” Thiển nghĩ, mấy lời trên tỏ rõ tinh thần khoa học, thực chứng, độc lập của tác giả: không chỉ tôn trọng những gì được ghi trong kinh sử mà còn trân trọng những điều “đã khắc sâu vào bia miệng, vào lòng người.”
 Không biết từ khi nào, giới khoa bảng Việt sùng tín đến mê muội kinh sử Trung Hoa, như tin vào những điều bịa tạc dị đoan của Khổng An Quốc cho rằng “thánh nhân thấy con long mã hiện trên sông Hà mà làm ra Hà đồ, thấy con thần quy hiện ở sông Lạc mà làm nên Lạc thư”! Trong khi đó, những điều lưu truyền trong dân gian, được ghi lại thì bị nghi ngờ, coi rẻ?!
Cũng nên nhớ rằng, ngày nay, Việt Nam và Giang Nam bị ngăn cách bởi biên giới quốc gia, nhưng 2000 năm trước, đó là giang sơn của người Việt, cùng chủng tộc, cùng ngôn ngữ. Thậm chí, tới năm 43 sau Công nguyên, theo lời hịch của Hai Bà Trưng, cả vùng rộng lớn Lưỡng Quảng cùng nổi lên khởi nghĩa! Người xưa có cái nhìn rộng, tâm thức bao trùm cả cõi Lĩnh Nam. Vì lẽ đó, những câu chuyện lưu truyền trong dân gian Lĩnh Nam cũng là chuyện của người Việt! Và đó chính là “sử trong truyện.” Bỏ qua nguồn tư liệu này sẽ làm sử gia lạc đường và làm nghèo gia tài văn hóa dân tộc.
Cũng về thư tịch, nếu đọc kỹ những dị bản của Lĩnh Nam chích quái, ta thấy những tư liệu lịch sử bổ ích:
“Đế Lai bèn phải trở về phương Bắc. Truyền ngôi đến đời Du Võng, đánh nhau với Hoàng Đế ở đất Bản Tuyền, đánh không nổi mà chết. Đời Thần Nông tới đây thì hết.”
“Lúc đó Xi Vưu ở phương Bắc làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên Hoàng Đế đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xi Vưu mình thú mặt người, sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hoàng Đế dùng trống da thú làm lệnh, Xi Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Hoàng Đế chiếm được nước, lên làm vua. Đế Lai nghe biết bèn trở về phương Bắc đánh với Hoàng Đế 3 lần, đều thua, bị giáng phong ở đất Lạc Ấp. Đời Thần Nông tới đây thì hết.” (Lĩnh Nam Chích Quái, bản VHV 1473).
“Long Quân ở lâu dưới thủy phủ, vợ con sống một mình, nay muốn về đất Bắc. Âu Cơ về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về Bắc được.”
Như vậy, về thư tịch, ta thấy câu chuyện Kinh Dương Vương không phải là sự kiện đơn nhất mà nó có liên hệ rộng hơn trong bối cảnh chính trị toàn vùng với những nhân vật, địa danh như Hiên Viên Hoàng Đế, Phản Tuyền, Trác Lộc…
Nếu kết nối tất cả những chi tiết trên, ta có thể hình dung ra quang cảnh rộng lớn hơn: vào thời đó, trên địa bàn Trung Hoa có việc Đế Minh phong vương, chia đất cho con, việc thành lập nước Xích Quỷ. Tiếp đó là cuộc chiến tại Phản Tuyền, Trác Lộc giữa Hoàng Đế và Đế Lai… Nếu liên kết với Ngọc phả Hùng Vương, sẽ thấy dường như có mối liên quan nào đó giữa cuộc chiến bên Hoàng Hà với những người từ biển đổ bộ vào vùng Rào Rum-Ngàn Hống…
Từ đó, có thể suy đoán ra tình huống là, vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, tại duyên hải phía đông Trung Quốc diễn ra việc Đế Minh chia đất, phong vương cho con. Tiếp đó là cuộc xâm lăng của Hiên Viên vào Nam Hoàng Hà cùng cuộc di tản của Lạc Long Quân tới Việt Nam dựng triều đại Hùng Vương…
Tuy nhiên, đó là những suy đoán không thể nghiệm chứng!
2. Theo chứng cứ khảo cổ và cổ nhân chủng học.
Những tư liệu khảo cổ học và cổ nhân chủng cho biết:
a. Khoảng vài ba thế kỷ đầu thiên niên kỷ III TCN, người Mongoloid xuất hiện trên đất Việt Nam và Đông Nam Á, dần thay thế người Australoid, làm chủ thể dân cư khu vực.
b. Xét bản đồ dân cư Đông Á, người Mongoloid phương Nam xuất hiện sớm nhất tại văn hóa Hà Mẫu Độ vùng của sông Dương Tử và vùng Thái Sơn. Từ đó suy ra, chính người Mongoloid phương Nam từ khu vực này di cư xuống Việt Nam và Đông Nam Á, tạo nên sự kiện mà nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á.
c. Tại nhiều di chỉ văn hóa thời kim khí trên đất Việt Nam mà tiêu biểu là Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, một khu mộ cổ với 30 di hài người Australoid và người Mongoloid phương Nam được chôn chung. Khảo cổ học cho rằng, có sự chung sống, hòa huyết giữa hai dòng người này trên đất Việt Nam, cho tới 2000 năm TCN, quá trình Mongoloid hóa dân cư Việt Nam được hoàn thành.
Như vậy, những chứng cứ khảo cổ học và cổ nhân chủng học cho thấy có cuộc di cư của người Mongoloid tới Việt Nam và hòa huyết với người bản địa chủng Australoid, làm nên dân cư Việt Nam hiện đại ở thiên niên kỷ thứ III TCN.
3.  Bằng chứng ngôn ngữ học:
Từ khảo sát ngôn ngữ Trung Hoa cho thấy, 8 phương ngữ trên đất Trung Hoa hiện nay không hề có cái gọi là ngôn ngữ Hán. Ngoài tiếng quan thoại được gọi là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ của Thủ đô Bắc Kinh, tiếng nói chính thống dùng cho vua quan công quyền từ thời Thanh, các phương ngữ còn lại như Việt ngữ, Mân ngữ, Cống ngữ, Ngô ngữ, Tráng ngữ… đều là tiếng Việt. Những phương ngữ này đều phát sinh từ một gốc là tiếng Việt.
Điều này cho thấy, những người từ đất Trung Hoa di cư về Việt Nam trong thiên niên kỷ III TCN là người Việt.
4. Theo hệ quy chiếu di truyền học.
Sang thế kỷ XXI, từ những nghiên cứu di truyền học mới nhất, ta biết, người Việt được hình thành theo hai thời kỳ: thời kỳ đầu, khoảng 40.000 năm trước, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Thời kỳ thứ hai: vào thiên niên kỷ III TCN, người Mongoloid được sinh ra tại Trung Hoa rồi di cư trở lại Việt Nam, hòa huyết với người bản địa làm nên tổ tiên người Việt Nam hiện đại.
II. Nhận định
Từ bốn cách tiếp cận trên, có thể nhận định:
1. Vào thiên niên kỷ III TCN, tại lưu vực Hoàng Hà, người Việt chủng Mongoloid phương Nam đã đông đảo, có nền văn hóa phát triển và bước đầu thành lập nhà nước. Lúc này xuất hiện những nhân vật huyền thoại Đế Minh, Đế Nghi, Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, Đế Lai trị vì phương Bắc…
2. Khoảng 2700 năm TCN, người Mông Cổ xâm lăng đất của người Việt. Đế Lai thất bại ở trận Phản Tuyền. Sau đó có sự liên minh giữa Đế Lai và Lạc Long Quân để chống Hiên Viên tại Trác Lộc. Trong trận này, Đế Lai tử trận, Lạc Long Quân đưa đoàn quân dân Việt vùng Núi Thái Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển, đi xuống Việt Nam, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống.
3. Tại Nghệ Tĩnh, Lạc Long Quân thu phục được người bản địa, lập nước Văn Lang và đưa Hùng Vương lên ngôi.
4. Ở phía nam Hoàng Hà, tại vùng Trong Nguồn (Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây hiện nay) Hiên Viên lập vương triều Hoàng Đế. Do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ học nghề nông cùng văn hóa của người Việt. Nhờ sự chung sống tương đối hòa bình này, những người lai Mông-Việt ra đời, nằm trong thành phần lãnh đạo xã hội, tự nhận là Hoa Hạ. Sau vài ba đời (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Thiếu Hạo), người Mông Cổ thuần chủng không còn. Đế Khốc, cháu ba đời của Hoàng Đế, một người mang dòng máu Việt và tên Việt giữ vai trò lãnh đạo vương triều. Do lai giống nhiều lần nên dân cư của vương triều, được Thượng thư gọi là trung quốc dân với nghĩa người dân trong nước (lúc này, Trung Quốc với nghĩa quốc gia chưa ra đời) tất cả đều là Mongoloid phương Nam. Tiếp đó là Đế Nghiêu, Đế Thuấn rồi truyền tới Thương, Chu… Các vương triều Trung Hoa ý thức được nguồn gốc “cao quý” của mình nên gọi nhau là Hoa Hạ, còn người ở ngoài nước bị gọi khinh miệt là Man, Di. Người vùng Sơn Đông, vốn cùng tộc với những người bị xâm chiếm ngày trước, bây giờ biến thành Đông Di. Ý thức được cội nguồn xa xưa của mình, người của vương triều nhận những vị Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông mà thực ra cũng chỉ được lưu truyền trong dân gian, làm tổ. Sau này, khi có chữ, vào thời Chu, đã ghi tên những vị Tam Hoàng, Ngũ Đế vào trong kinh. Những sự kiện và nhân vật thứ yếu hơn được ghi vào sử. Những gì thứ yếu nữa được chép vào truyện… Cũng do vậy nên những truyền thuyết của người bản địa, người tứ di hoặc bị bỏ qua, hoặc chỉ được ghi vào truyện. Theo cách đó, những sự kiện diễn ra trong xã hội Đông Di với Đế Minh, Đế Nghi, Kinh Dương Vương… không được ghi vào kinh sử mà chỉ được chép thành truyện. Không chỉ vậy, nhân vật chống trả quyết liệt Hoàng Đế là Đế Lai bị gọi là Si Vưu với nghĩa xấu xa khinh bỉ! Hàng vạn năm, người Việt là chủ nhân Hoa lục nhưng rồi bị mất đất, mất chữ nên mất luôn lịch sử. Những sự kiện lịch sử của người Việt bị kẻ chiếm đóng hoặc bỏ qua, hoặc xuyên tạc hoặc ghi thành truyện truyền kỳ... Tiền nhân đã chắt lọc từ những mảnh vụn đó phục dựng cuốn sử nước nhà. Nay lẽ nào vô tâm, coi đó là “sản phẩm văn hóa Tàu” rồi vứt bỏ?
III. Kết luận
     Từ phân tích trên, có thể kết luận:
1. Vào thiên niên kỷ III TCN, tại lưu vực sông Hoàng Hà, người Việt chủng Mongoloid phương Nam đã đông đảo nhân số, trưởng thành về xã hội và lập ra nhà nước của mình.
2. Khoảng 2700 năm TCN, xảy ra cuộc xâm lăng mãnh liệt của người Mông Cổ vào đất Việt. Người Việt đã chống trả kiên cường nhưng rồi thất bại.
3. Sau thất bại ở Trác Lộc, có những đoàn thuyền nhân xuôi Hoàng Hà ra Biển Đông, đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Đoàn di tản mang gen Mongoloid phương Nam tới hòa huyết với người bản địa, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, là tổ tiên của người Việt Nam.
4. Những sự kiện trên được tìm thấy dấu vết trong khảo cổ học, cổ nhân chủng học, ngôn ngữ học và được kiểm định bằng di truyền học.
5. Nhờ truyền thuyết, ta biết được những nhân vật xuất hiện trong thời điểm lịch sử đó và mang những sứ mệnh lịch sử đó là Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân…. Vì vậy không thể không chấp nhận vai trò của họ trong lịch sử.
       Từ đó, ta có thể nói rằng, việc sử gia Lê Văn Hưu ghi câu chuyện về Kinh Dương Vương từ truyền thuyết vào chính sử là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Điều này thể hiện cái tâm cùng cái tầm của sử gia thiên tài, giúp hậu thế không bị lạc đường khi tìm về quá khứ. Những vấn đề về cổ sử là vô cùng khó, không chỉ với hôm nay mà cả với người xưa. Mỗi điều được ghi trong sách sử tồn tại hàng trăm năm đều có nguyên do của nó mà không phải việc làm tùy tiện. Vì vậy, bất cứ ý định nào “xét lại” tiền nhân đều phải hết sức thận trọng nếu không sẽ làm rối lòng người và mắc tội báng bổ tiền nhân.
Kinh Dương Vương thủy tổ của người Việt là có thật. Nhưng nơi sinh và hoạt động của Cụ là vùng Núi Thái, Sông Nguồn, Ngũ Lĩnh. Dân Bắc Ninh xưa lập mộ Cụ để thờ là thờ vọng, tỏ lòng hiếu thảo. Tuy nhiên, chủ trương xây đền đài hoành tráng tốn kém tới 500 tỷ đồng, trong khi đất nước đang khó khăn, nhiều người dân còn đói khổ là điều không được phép.                                                                 
                                                                   Tháng 9 năm 2013
                                                                                HVT

Chiếc áo Cà sa không làm nên nổi một nhà tu

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Hắn ta lợi dụng lòng tin của bổn đạo, Phật tử để đăng đàn giảng thuyết Phật pháp... đang giảng kinh Pháp cú hắn ta chuyển hệ qua một buổi thuyết giảng ca tụng kẻ thù truyền kiếp Bắc phương Tàu khựa. Có một điều hắn là tay sai của tập đoàn bán nước CSVN ca tụng quan thầy thế nào là tùy thích... bởi trót mang lấy kiếp chó thì phải ăn... mà thôi. Đàng này hắn âm mưu gieo vào lòng Phật tử, vào nhân dân một tư tưởng cực kỳ phản động là "bóp méo lịch sử" và "vo tròn ngụy tạo" cho rằng TQ-VN là anh em cùng huyết thống không thể chối cãi...
*
Trong dân gian thường nói "một cánh én không làm nên nổi một mùa xuân" hay "một chiếc lá không làm nên nổi một mùa thu" nhưng một cánh én hay một chiếc lá lúc nào nó cũng vẫn thể hiện đúng bản chất của mình từ khi tạo hóa mới sinh ra.
Đàng này một chiếc Cà sa thì hoàn toàn khác hẳn về tính chất và ngữ cảnh. Nó không thể hiện được một chân lý nào hay nói lên được một điều gì một khi chưa xác định bên trong chiếc áo đó là nhục thân, xác phàm với bao điều sân si, cuồng vọng của kẻ phàm phu phục tử hay là hạt minh châu sẽ tỏa sáng dưới ánh mặt trời hay dưới ánh đèn khi màn đêm buông xuống.
Chiếc áo Cà Sa thật gần gũi với nhân dân VN ta, nó thể hiện một nền đạo lý Á Đông đẹp đẽ mà cái triết lý cao thâm ấy mở con đường sáng cho con người của nhiều nước trên thế giới nhất là Á Châu trong hàng ngàn năm qua. Không còn nghi ngờ gì nữa! Con đường của Phật pháp cao minh đã trở thành "Đạo" cho hàng trăm triệu người đi theo, lời Phật dạy đã thành "Kinh" cho người người tụng niệm và tu thân. Từ sâu thẳm trong triết lý của Phật học thì chúng ta không còn gì để nói thêm nữa. 
Tuy nhiên trong xã hội VN bất kể dưới thể chế nào cũng có không hiếm người lợi dụng áo nhà tu để làm trái với con đường của Phật pháp. Trong văn cảnh này tôi nhận thấy có những trường hợp sau: 
Thứ nhất là một số Phật tử, thầy tu Đạo chưa cao, Đức chưa trọng, Tâm thức chưa minh để phân biệt giả, chân. Không nhìn được thị phi để sa chân vào cám dỗ hoặc dễ dàng để cho ma đưa lối, quỉ dẫn đường... Thành phần này không đáng trách cho mấy vì lực tu và phẩm hạnh chưa cao, tầm nhìn thiển cận, tâm và trí có phần hạn chế. 
Thứ hai là hạng nói về triết lý Phật học thì tương đối thông, con đường phía trước của bậc tu hành phải đi và phải làm gì đều biết rõ nhưng vì một mục đích "U-Mặc" nào đó mà cố tình bán thân cho quỉ để làm tổn thương Phật pháp, làm ô uế Thiền môn, làm vấy bẩn Cà-Sa, bôi nhọ từng trang kinh của Phật để đạt được cái cứu cánh đen tối, bất minh. Hạng này trong kinh Phật đã dành riêng phần hậu quả và người đời cũng có chừa cho chúng một chỗ đứng riêng. 
Thứ ba là hạng đội lốt nhà tu, mượn áo Cà-Sa để che lấp hình hài của quỉ, hạng này đa phần dốt về văn hóa và đạo pháp. Chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở ở đất nước VN kể từ mùa thu năm ấy. Từ khi loài cáo Hồ xuất hiện trà trộn trong dân gian gieo mầm ươm hạt. Loại mang mặt người nhưng dạ thú, loại "quỉ nhập tràng mặc áo Cà-Sa" đem kinh Phật phổ biến tự cho là giảng khắp nơi làm hình thức nhưng lại lồng bên trong những trang kinh, núp bóng từ bi, dựa cội Bồ Đề mà thực hiện mưu đồ của quỉ, ám hại bá tánh sinh linh.
Trong lộ trình cưỡng chiếm Miền Nam VN của CSBV, loại sư hổ mang ở hạng thứ 2&3 nhiều vô kể, sách vở xã hội đã ghi đồng thời lịch sử đang và sẽ phán xét.
Nơi đây ta đề cập đến hạng thứ 3 đang vung tay múa gậy trong xã hội VN. Loại quỉ ma đội lốt người mặc áo Cà-Sa tôi chỉ đơn cử gần đây một nhà sư gọi là thượng tọa thích đủ thứ mang thẻ đỏ với danh xưng Thanh Quyết. Các khoảng rượu thịt, karaoke ôm, giao du với đám xã hội đen, gái gú... và vạn thứ trên đời này hắn ta có đủ. Từ Hà Nội xuống Yên Tử Quảng Ninh ai ai cũng đều rõ. Có lần hắn sém bị cắt "con tự do" vì nhảy rào cố tình hái hoa có chủ. Tôi thiết tưởng nói nhiều hơn nữa về những thành tích của vị "đại sư" này cũng bằng thừa và chắc chắn là hắn sẽ cười thầm... vì thực ra hắn có phải là một nhà tu? Ai hiểu hắn hơn hắn? 
Ở hạng thứ 3 này toàn bộ con cháu của hồ với nhiệm vụ đội lốt Cà-Sa để làm tay sai cho đảng, kẻ tung người hứng khuynh loát xã hội, gây bất mãn, nghi ngờ trong nhân dân đối với Phật giáo, gây chia rẽ trong hàng ngũ Phật tử, làm bại hoại Phật pháp. Chẳng những đối với Phật giáo mà còn nhiều tôn giáo khác nữa với mục đích vô thần hóa xã hội.
Với bản chất vô thần từ trong trứng nước, sau khi thâu tóm được giang san Miền Nam VN, tài nguyên Quốc Gia, tài sản của dân tộc nằm gọn trong tay, các đảng viên cộng sản lại quay sang khẩn cầu thần thánh đến độ mê tín dị đoan với một ước nguyện đen tối là xin thần linh gia hộ cho được... còn đảng còn mình, giữ vững những gì đã vơ vét được. Chính Thủ Ếch cùng vợ con đi lạy lục cầu xin 8 hướng 10 phương, chùa chiền miếu mạo nào nghe linh thiêng cũng lên kế hoạch vi hành rồi sụp lạy quỳ xin... nhất là trong các kỳ chuẩn bị cho hội nghị T.Ư 6 & 7. Trong đó có những nơi mà trước kia bị chính tay hắn và đồng bọn đập phá tan tành.
Trong năm 2010 tên sư mang cốt quỉ Thanh Quyết nghe theo lời 3 Ếch đúc tim đồng cho Thánh Gióng và ngựa rồi yếm bùa, yếm chú để tượng người và ngựa thành thánh với tâm nguyện chở che cho chúng được vững vàng ngôi vị... thật là chuyện hoang đường.
Chưa hết, Thanh Quyết còn hùa theo 3 Ếch với công văn 7169 lên án và cấm cán bộ viên chức công nhân vào đọc Danlambao và các trang mạng lề dân khác nữa. Sau đó hắn ta đăng đàn ở nghị trường "cuốc hội" phát biểu theo đóm ăn tàn rằng "Nhiều mạng truyền thông internet đăng tải nhiều thông tin không đúng sự thật, truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái thuần phong mỹ tục, bịa đặt xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với các lãnh đạo đảng, nhà nước. Chính phủ phải có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng không lành mạnh này, xử lý thế nào những người đưa thông tin không đúng sự thật." Thành tích, thành ma của tên CS giả nhà tu này dẫy đầy không kể xiết.
Gần đây lại lộ diện một tên CS đội lốt thầy tu mang tên thích Chân Quang cực kỳ phản động. 
Hắn ta lợi dụng lòng tin của bổn đạo, Phật tử để đăng đàn giảng thuyết Phật pháp... đang giảng kinh Pháp cú hắn ta chuyển hệ qua một buổi thuyết giảng ca tụng kẻ thù truyền kiếp Bắc phương Tàu khựa. Có một điều hắn là tay sai của tập đoàn bán nước CSVN ca tụng quan thầy thế nào là tùy thích... bởi trót mang lấy kiếp chó thì phải ăn... mà thôi. Đàng này hắn âm mưu gieo vào lòng Phật tử, vào nhân dân một tư tưởng cực kỳ phản động là "bóp méo lịch sử" và "vo tròn ngụy tạo" cho rằng TQ-VN là anh em cùng huyết thống không thể chối cãi với ngụy ngôn rằng hơn 4000 năm về trước vua Tàu là Đế Minh sinh ra Đế Nghi là anh và phong Thái tử. Sau đó sinh ra người em là Kinh Dương Vương thông minh xuất chúng. Vua Đế Minh quyết định truyền giang san cho Kinh dương Vương chứ không là Đế Nghi. Kinh Dương Vương với tấm lòng bao dung, kính trên nhường dưới nên tâu với vua cha rằng mình không nhận ngôi báu mà nhường cho người anh. Sau đó vua Đế Minh quyết định chia đôi sơn hà, phía nam thuộc về Kinh Dương Vương. Sau này Kinh dương Vương sinh ra Lạc Long Quân (thủy tổ Lạc Việt chúng ta). Từ đó hắn ta hợp thức hóa TQ-VN cùng một dòng dõi là không thể chối cãi gì được. VN ta cùng huyết thống với kẻ thù truyền kiếp. Như vậy hắn ta công khai xóa bỏ cội nguồn dân tộc Việt, xóa bỏ đất nước nghìn năm xương máu của tổ tiên mà sáp nhập vào đại Hán. qui phục Tàu cộng một cách triệt để.
Trơ trẽn và lố bịch hơn hắn tự vẽ rắn thêm chân lập luận rằng Kinh Dương Vương hiền lành đức độ với tâm thức nhường nhịn, kính trọng người anh Đế Nghi và nhường hết đất đai giang sơn cho người anh (ý hắn nói giao hết nước VN cho Trung cộng). Sau này Lạc Long Quân phiêu bạc về phương Nam (hắn dùng từ Lạc Long Quân vượt biên trái phép) gặp tiên nữ Âu Cơ và từ đó bỏ cả cơ đồ để được ở bên nàng. Với một con người lùn trí tuệ, u mê tâm thức mới lập luận rằng Lạc Long Quân bỏ cả giang san để được lấy Âu-Cơ. Chỗ này hắn cố tình tạo ra một ý thức mơ hồ để cho ai đó có tầm hiểu và nhìn không xa, trông không rộng sẽ nhứt thời hồ đồ nghĩ rằng Lạc Long Quân bỏ cội nguồn mà "theo gái". Lúc này hắn còn còn thể hiện bản chất trăng hoa phát tiết ra ngoài với câu nói rằng khi Lạc Long Quân gặp được Tiên Nữ thì "phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng... lòng đang giá băng bỗng ngập tràn muôn tia nắng..." Nếu với tư cách của một vị chân tu nhất là đang giảng đạo trước hàng trăm thiện nam tín nữ... từ xưa đến nay chưa hề có một vị nào thổ lộ ý tứ gợi tình gió trăng một cách lộ liễu như thế. Sau câu nói phảng phất hơi tình này thì cử tọa phát lên một loạt ồ... ồ... Tôi không hiểu đó là lời trầm trồ tán dương hay sự kinh ngạc và thất vọng về đạo hạnh của hắn từ các Tăng Ni Phật tử. Không biết sau buổi thuyết giảng đó, nửa đêm vào giờ tý canh 3 có bóng hồng nào lẻn vào hậu liêu để gởi hương cho gió như xưa kia loài khỉ đột (Tề Thiên) canh 3 lẻn vào hậu phòng ra mắt Quỉ Cốc tiên sinh?!
Trở lại với tư duy phản động và hồ đồ của thích Chân Quang. Hắn cho rằng với đạo lý thấm nhuần trong cốt lõi, nhiễm vào máu từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân và truyền mãi về sau là dân VN ta phải luôn luôn kính trọng và nhường nhịn đàn anh ở Bắc phương cho dù người anh đó có cuồng si, điên loạn tham lam, bẩn thỉu cỡ nào thì đàn em (VN) cũng phải cam chịu, nhịn nhục để giữ trọn đạo nghĩa. Như thế hắn nói thẳng ra rằng ngày nay bọn Tàu cộng Bắc phương có xâm lăng, cướp đoạt thì ta cũng phải cúi đầu thần phục! Hắn còn "láo"- chữ "láo" ở đây nằm trong ý nghĩa "mày láo nhệ!" chứ không phải là nói láo như dân Nam Bộ thường dùng. Hắn dám phỉ báng tiền nhân đã dày công xương máu đuổi giặc, vỗ yên bờ cõi là đức Lý Thường Kiệt. Người mà ngày nay trên mọi thành phố VN đều có đường mang tên người. Nước dòng sông Như Nguyệt còn chảy, Mặt trời, mặt trăng còn lấp lánh dưới dòng sông thì oai danh Lý Thường Kiệt vẫn ngời sáng muôn đời và bốn câu thơ:
"Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư.
  Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
  Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư!"
Còn lưu truyền muôn thuở trong sử xanh dân Việt.
Thế mà hắn ta dám cho rằng đức Lý Thường Kiệt đánh đuổi giặc Tàu là "hỗn" (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) là xúc phạm đến bề trên. Chắc có lẽ tên thích Chân Quang này có cùng DNA với loài Hồ cáo. Nếu muốn phán xét hay răn dạy cho một ai đó có hành vi đúng sai thì người phán xét đó một là ở vị trí kẻ bề trên. Kẻ bề trên mới dám rầy la, qui kết con cháu, học trò đệ tử rằng "mầy hỗn" hoặc là kẻ đó là hạng vô loại, hồ đồ, thiểu năng trí tuệ, chẳng hiểu thị phi, không biết mình là ai, đang đứng chỗ nào nên ăn nói quàng xiên chẳng biết đâu là trời đất. Có lẽ tên Chân Quang này cùng "gen" với cáo Hồ ngày trước. Chính Chân Quang đã nói: Đời nhà Trần có Vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông đắc đạo nhưng người dân vẫn xếp sau đức Trần Hưng Đạo. Hưng Đạo Vương được người đời tôn là Đức Thánh Trần. Thế nhưng cáo Hồ sau khi tha phương cầu thực làm toi mọi dưới tàu, trong bếp khắp nơi tìm cuộc sống, xin làm tay sai, nô lệ cho Pháp (qua đơn xin học trường thuộc địa với ý muốn được phục vụ cho đại Pháp) không được rồi phiêu dạt khắp nơi sau trở về đứng dưới tượng Đức Thánh Trần cao giọng "láo" rằng:
Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng

Tôi, bác chung nhau nghiệp kiếm cung,
Bác thắng quân Nguyên, thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi sự nghiệp đã thành công!
Thật vô cùng "láo"! Trước hết vấn đề ai đó được phong anh hùng là xã hội, người đời tôn phong, còn ở đây Hồ tự phong. Tiếp theo chữ "bác" mà Hồ dùng ở đây có nghĩa là "anh" (người Bắc thường có cách gọi thay cho con của mình khi tiếp xã giao với ai đó ngang hàng - bạn bè gặp nhau là chào bác, khách vào nhà thì mời bác xơi nước). Hồ tự đặt mình ngang bằng với Đức Thánh Trần mặc dù thời gian cách nhau gần 700 năm. Thái độ trên thật là "láo" xưa nay chưa từng có cho nên câu dưới hắn lớn giọng "Tôi, bác cùng nhau..."
Hồ láo tiếp: Đức Thánh Trần chỉ đủ sức "đưa" mà đưa chỉ có "một nước" qua nô lệ, còn Hồ thì "dẫn" cả năm Châu đến đại đồng. Hắn dùng từ "đưa" đối với từ "dẫn" thật là ngạo nghễ và ngông cuồng. Xét từ đầu đến cuối bài thơ thì Hồ vô cùng "láo". Đúng như lời Trần Dân Tiên đã ca tụng trong "Cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch" và T.Lan đã thể hiện trong "Vừa đi vừa kể chuyện". Giờ đây xác và hồn đang bị cầm tù, xiềng xích ở Ba Đình Hồ có nghe và lấy làm vinh với hai câu rằng:
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều.
Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân!!!"
Thích Chân U (U tối chứ không Quang minh) tiếp. Hắn tự phơi bày ra cái tầm thấp kém của mình, chứng tỏ cái sở học của hắn ở tầm của tiến sĩ củ sâm 3 Ếch mà thôi. Khi hắn đề cập đến phạm trù "chính trị". Hắn tự thú và nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: "Chính trị theo chữ nghĩa là gì thì tôi không biết (đúng là đồ dốt) nhưng bản chất chính trị là thủ đoạn, là lừa dối, mưu mô, bỉ ổi, lường gạt v.v..." Đúng! Hắn chỉ hiểu phiếm diện một chiều, hiểu một cách xác thực của chính trong thâm tâm, đường lối của tập đoàn CSVN, CSTQ mà hắn cúc cung phụng sự mà thôi. Cái thứ chính trị bá đạo mà CS thực thi trong thế kỷ qua. Còn nền chính trị vương đạo thì Chân U này chưa đủ trình độ nhận thức và chưa được biết đến bao giờ, chính cái nghĩa của phạm trù chính trị hắn cũng chưa hiểu được thì vô phương... Nếu hắn ta đọc bài Hạ màn "bá đạo" của tôi đã viết thì có lẽ hắn sẽ mở thêm được tầm nhìn và trí hắn đỡ U một chút.
Về mặt văn hóa thì Chân U cho rằng văn hóa TQ là vĩ đại. Tất cả văn thơ, phim ảnh, các giá trị tinh thần, vật chất của TQ là bao trùm thế giới. TQ là bậc thầy vĩ đại của VN và nhiều nước. Người quân tử là xuất phát từ TQ, người TQ đi dạy từ triết học, văn minh và đạo lý cho toàn thế giới. Đến nỗi một tờ giấy có chữ Tàu cũng không ai dám vứt bỏ bừa bãi (sic...) không dùng đến thì đốt đi (như đốt vàng mã vậy) chứ không dám xúc phạm, làm ô uế vì chữ Tàu (chữ Nho) là chữ của "Thánh Hiền". Các công trình kiến trúc đền chùa miếu mạo đến một cái quán ăn bên đường cũng gấp trăm lần ở VN (sic... đúng là mang dòng máu Tàu khựa).
Cái đại phản động của kẻ mặc áo Cà-Sa Chân U là phớt lờ, phủ nhận công lao đánh quân Thanh xâm lược nước ta của vua Quang Trung mà ngược lại ca ngợi, tôn thờ quân xâm lăng là vua Tàu Càn Long, ca ngợi hắn là vì vua cực kỳ vĩ đại, là cực kỳ đạo đức, bao dung là anh minh mà ngàn đời ta phải học, ngàn đời phải biết ơn và tôn quí. Hắn còn lu loa cho rằng quân nhà Thanh đánh VN chỉ là giúp VN chứ không hề xâm chiếm. Bởi trong tâm thức của hắn và tập đoàn bán nước thì đất nước VN cũng là của TQ mà xâm lược cái nỗi gì??? Thành quả của tiền nhân suốt hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc VN mà tên thầy tu giả hiệu Chân U, núp dưới lớp Cà-Sa nhà Phật đã xóa bỏ tất cả và sáp nhập vào đại Hán từ dòng máu đến lãnh thổ, con người, văn hóa và xếp dòng dõi Lạc Hồng từ tổ tiên cho đến chúng ta ngày nay đều vào bậc tôi thần của giặc Tàu phương Bắc. Thật cực kỳ phản động-Thế nên chúng ta cần phải soi xét cho kỹ bên trong những chiếc áo Cà-Sa là bậc chân tu hay lũ quỉ nhập tràng mà có phương cách để đón nhận hay xua đi!
Ngày 26/9/2013

Muốn thế hệ 9X sẽ thay đổi đất nước, những người thuộc thế hệ đi trước phải biết tự trọng !

Trương Tấn Hùng

                                         

Chiều 18/12/1972 đi qua phố Khâm Thiên để về nơi sơ tán ở Mỹ Đức thì chiều tối Khâm Thiên bị ném bom sau đó tôi hàng giờ theo dõi diến biến, lo cho bản thân và gia đình. Thậm chí còn thường xuyên nghe đài “địch” và biết Mỹ ngừng ném bom vào ngày Lễ Noel. Bây giờ báo chí cũng viết:

“Ngày 25 – 12 – 1972:
Từ 0 giờ ngày 25 – 12 – 1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noen”.(theo Toàn cảnh diễn biến 12 ngày “Điện Biên Phủ trên không”, xem Wikipedia). Đến chiều 26/12/1972, B52 Mỹ mới ném bom trở lại.

Nếu như vậy thì từ 18/12 đến 30/12 mới là 12 ngày chứ không đã là 13 ngày.

Nói như vậy cho rõ ràng lịch sử chứ không phải bênh Mỹ.

Chuyện ở Ba Lan hơn 20 ngàn người chết hơn 70 năm trước bây giờ bị bọn chính trị gia “mù quáng”, “manh tâm” sử dụng để phục vụ sân khấu chính trị. Tôi không dám bàn nhiều vì Ba Lan xa quá và thời gian cũng đã lâu. Nhưng chuyện này người VN ai cũng biết mà chẳng có trả lời.

Năm 1945 VN có 2 triệu người chết đói vì ách áp bức của thực dân và phát xít. Sự kiện này được đưa vào Tuyên ngôn độc lập. Đó cũng là một trong những nguyên nhân cướp chính quyền thành công, lập nên nhà nước VNDCCH. Ấy thế mà sau gần 70 năm cho đến nay với hơn 9000 GS, bao nhà nghiên cứu tầm cỡ, bao nhiêu nhà yêu nước nồng nàn, thương dân tha thiết… vẫn không có một tấm bia tưởng niệm. Chỉ còn lại ký ức qua một số bức ảnh của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh và lời kể của nhân chứng lớn tuổi. Ngay cả đến dựng bia hoặc đài tượng niệm định ở đâu cũng còn chưa biết. Trong khi khắp cả nước biết bao nhiêu Tượng, Đài, Bia, Nhà Tưởng Niệm…thậm chí cả các mộ tổ… đồ sộ. Tại sao vậy? Và như vậy có thương dân, dũng cảm không? hay là vì lý do chính trị. Chửi bọn làm chính trị nước ngoài thì dễ song nhìn lại mình thì hết sức khó.


Hay viện dẫn Noel, nhờ Chúa nhưng lại quên lời dạy: “Tại sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, nhưng không nhận ra cây xà nhà trong mắt mình?”
Tôi thách những kẻ chửi những người Ba Lan, đưa cái chết của người dân họ ra ánh sáng, là bọn cơ hội, hãy nghiên cứu và đưa ý tưởng nghiêm túc dựng đài, bia tượng niệm người Việt bị chết đói năm 1945, vào lúc này mặc dù đã là quá trễ và đã “dựa” vào họ quá nhiều.

 Các báo trong nước đưa tin về bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Buổi làm việc với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. Ông nhấn mạnh một số điều với các bạn trẻ. Chủ yếu là không nên nhìn vào tình hình hiện nay mà yếm thế, chỉ thấy nỗi lòng của bản thân, cá nhân…mà phải nhìn ra tương lai tươi sáng, sáng tác vì ngày mai…Có lẽ vì nói về công tác tư tưởng nên chung chung, không có giải pháp vì thế không mới mà chỉ thấy ngày càng xa rời thực tế. Nếu thế này thì rất khó cho thế hệ 9X.

Trong cuộc sống hiện nay thế hệ 9X phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để bảo vệ quyền lợi cho mình và lẽ phải, tin ngày hôm nay trên báo chí: “Tâm sự của cô gái 9X đu cần gạt nước chặn xe dù”, họ đã phải vật lộn như vậy.

Hàng triệu người không nhận thức được vấn đề do không có điều kiện tiếp thu kiến thức nào ngoài những cái họ có hàng ngày. Hàng triệu người không có bất cứ một cơ sở nào để vượt qua, họ phải chấp nhận và tiếp tục sống trong môi trường đó chỉ để kiếm đủ sống. Vì họ là những người trẻ, bình thường. Đáng lẽ một xã hội tốt, hòa nhập với thế giới văn minh thì phải tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong đó có thanh niên phát triển. Không làm được điều này sau gần 40 năm thống nhất thì lãnh đạo có tội với dân tộc.

Có một thực tế, dù quan điểm khác nhau, nhưng mọi người đều thống nhất: dạy con cháu trong tình hình VN hiện nay hết sức khó. Dạy nó hội nhập với xã hội này thì không đành lòng mà không hội nhập thì lạc lõng, thua thiệt. Bắt nó phải vượt lên trên thì không đủ sức. Một xã hội mà người bình thường, nhu cầu bình thường không sống nổi là xã hội bất an.

Rất ủng hộ quan điểm 9X phải có ước mơ, nghị lực… để vượt qua thử thách song thực tế số người thành đạt không nhiều trong bối cảnh này. Nếu đặt nặng về đề cao ý chí vượt khó của thế hệ 9X thì duy ý chí. Nếu họ trông chờ và đổ cho hoàn cảnh thì họ có lỗi với bản thân và xã hội. Vì vậy thế hệ 9X phải dần khẳng định và mọi người đều phải góp tay, đặc biệt là những người lãnh đạo. Còn vì lý do gì mà lãnh đạo không quan tâm thì xã hội đó phải thay đổi.

Núp bóng (ma) nhau và chuyện bác Hồ

Vũ Đông Hà (danlambao) - "Bác" hiện diện ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng lên từng hơi thở, nhịp sống, vận mạng, tương lai của mọi người dân bởi chính sách núp của các đồng chí con cháu Bác. Bác Hồ chưa chết. Bác không được chết. 

Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khen ngợi hay phê phán về ông vẫn cứ tiếp diễn cho mục tiêu phê phán, phê bình, góp ý hay ngay cả với ý đồ xây dựng hệ thống chính trị đương thời. Ngày nào đảng CSVN còn núp bóng ông Hồ Chí Minh để cai trị, ngày đó người ta vẫn còn tiếp tục viết về ông Hồ Chí Minh như là một thực thể của hiện tại, một phần không thể tách rời ra khỏi thể chế và bộ máy cai trị ngày hôm nay...
Khởi đầu của vở tuồng Núp là... Bác. Ngày ấy, Bác núp bóng 2 ông nhà báo Trần Dân Tiên và T. Lan để vừa "đi đường vừa kể chuyện" và tự thủ thỉ về "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch". Bác... Trần Dân Tiên rất sung sướng viết: "Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này...".
Điều độc đáo và cũng cực kỳ vĩ đại là Bác không cần núp bóng ai khác. Bác là chủ tịch nước, là "cha già dân tộc", Bác tự xưng Bác (phải viết hoa) với toàn dân già trẻ lớn bé.
Dưới Bác biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn vĩ đại với thiên tài và tấm lưng cong đánh bóng lãnh tụ - cứ chụp một câu của đồng chí thi sĩ Tố Hữu bốc đồng chí Statin tận bên Nga là thấy ngay thiên tài trước mắt: Thuở Anh chưa ra đời / Trái đất còn nức nở / Nhân loại chửa thành người  / Đêm ngàn năm man rợ... Nhưng Bác không cần đến đại văn hào, đại thi sĩ, đại nhà báo, đại bồi bút nào tất. Bác tự lôi bóng đen của Bác ra để núp, để tự gửi thư trả lời chính mình, tự viết lên những dòng chữ "chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình". Từ ấy... (trong tôi bừng nắng hạ) Bác cho lọt lòng 2 tác phẩm có một không hai ký tên Trần Dân Tiên và T. Lan. 
Từ cái thuở ban đầu lưu luyến núp bóng của Bác đó, các đồng chí con cháu Bác mỗi ngày một hoàn chỉnh nghệ thuật núp, cho đến ngày hôm nay đã trở nên thần kỳ. Câu chuyện núp bóng chính mình của Bác ngày xưa tưởng đã thuộc hàng cao cấp, bây giờ con cháu Bác cho lọt xuống tầm sơ đẳng. 
Trong suốt một thời gian, bắt đầu lúc đồng chí Tố Hữu chửa thành người cho đến Từ khi Anh đứng dậy, trái đất bắt đầu cười, và loài người, từ đấy, ca bài ca Tháng Mười... cả đảng ta núp bóng thế giới Vô sản Đại đồng và Chủ nghĩa Cộng sản lẫn tư tưởng Mác xít Lê nin nít. Ngày 25.12.1991 thành trì XHCN Liên Xô sụp đổ, hưởng thọ 74 tuổi, kéo theo toàn bộ các nước Đông Âu xuống hố. Đảng ta hụt hẫng không còn nơi để núp. Kết quả của công cuộc kiếm tìm bụi rậm mới đã ra đời: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu Bác thần kỳ với anh hùng núp Trần Dân Tiên và T. Lan thì các đồng chí hậu duệ của Bác đã kỳ thần gấp bội trong việc này. Một hệ tư tưởng được sáng tác và ra đời trong khi "tác giả", từ lâu, đã là một xác ướp trong lăng. Không đồng ý với tư tưởng chỉ đạo của đảng ta đồng nghĩa với chống lại tư tưởng vĩ đại của Cha già Dân tộc, của Bác vô vàn kính yêu. Thế mới trên cả tuyệt vời. 
Chính sách Núp thứ hai được thể hiện qua chiến dịch trường kỳ gọi là Sống, chiến đấu, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Mọi sự tha hóa, đồi trụy, vô văn hóa được che đậy trong cái vỏ bọc đạo đức Bác Hồ này. Đạo đức của cán bộ, hay phình to hơn là phẩm chất đạo đức của toàn đảng, đã không được (và không nên) đo lường bởi hành vi của từng đảng viên nhưng thay vào đó là khẩu hiệu "sống, chiến đấu, học tập..." Những chiến dịch áo rách vì mặc quá lâu được lập đi lập lại, được hà hơi tiếp sức bởi bộ máy truyền thông và các pano tả tơi khắp phố phường. Tất cả chỉ nhằm để quẹt lên, quẹt xuống, quẹt tới, quẹt lui bởi cây cọ đỏ gần hết sơn, mong tạo nên ấn tượng về hình ảnh đạo đức của khối đảng viên đang ngày đêm phấn đấu cắm đầu lết thếch đến bở hơi theo gương đạo đức của lãnh tụ Hồ Chí Minh/ Trần Dân Tiên / T. Lan. 
Cả hai chính sách "Núp" này tạo ra một vấn nạn cho... Bác Hồ của các đồng chí CS. Chính đảng CS vì nhu cầu núp bóng Bác nên đã không để Bác chết. Cố chủ tịch Hồ Chí Minh của đảng CS vẫn đang là một phần của bộ máy cai trị hiện nay. Tất cả mọi điều, từ quan điểm chính trị cho đến hành vi cư xử đảng viên, đều nhân danh và núp bóng của Bác. Mọi nhà đều có sự hiện diện của Bác. Mọi diễn văn đều có Bác dự phần. Dân Oan biểu tình chống cường hào ác bá đảng viên CS đeo hình của Bác trước ngực. Cán bộ về hưu, lão thành cách mạng phê bình đảng cũng rủ rê Bác đi cùng để làm hộ pháp phòng thân. Bác đang yên ngũ gần đó cũng bị mang ra bờ Hồ - ảnh Hồ Chí Minh được giương cao để đả đảo Hồ Cầm Đào. Bác Hồ không ở nằm yên giấc nghìn thu trong lăng. Bác hiện diện ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng lên từng hơi thở, nhịp sống, vận mạng, tương lai của mọi người dân bởi chính sách núp của các đồng chí con cháu Bác. Bác Hồ chưa chết. Bác không được chết. 
Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khen ngợi hay phê phán về Hồ Chí Minh vẫn cứ tiếp diễn cho mục tiêu phê phán, phê bình, góp ý hay ngay cả xây dựng hệ thống chính trị đương thời. Ngày nào đảng CSVN còn núp bóng Bác Hồ để cai trị, ngày đó người ta vẫn còn tiếp tục viết về Hồ Chí Minh như là một thực thể của hiện tại, một phần không thể tách rời ra khỏi thể chế và bộ máy cai trị ngày hôm nay. Mọi nhân vật của quá khứ đóng vai trò quan trọng đối với đất nước đều được lịch sử phán xét. Theo dòng thời gian dân tộc sẽ tiến gần đến những kết luận khách quan và trung thực về ông. Tuy nhiên, đảng CSVN đã không cho phép ông Hồ trở thành một nhân vật lịch sử quá khứ. Ông phải tiếp tục "sống" và buộc phải đóng vai một tấm bình phong cho đảng núp. 
*
Chính sách núp bóng khác, vĩ đại không kém còn có một tên gọi là Ăn mày dĩ vãng. Đảng cộng sản ngày hôm nay đã biện minh cho vai trò độc quyền lãnh đạo của họ bằng những thành quả của quá khứ. Những người lãnh đạo ngày hôm nay không phải là những anh hùng Điện Biên ngày xưa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ chỉ là một cán bộ cấp thấp, một bộ đội cấp trung trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, một y tá quèn, một công an chuyên trị dọn bãi vượt biên thâu vàng đổi xác chết cho cá mập ngoài biển đông... Bỏ qua việc tranh cãi về công lao giải phóng đất nước thật sự thuộc về ai, đảng CSVN ngày hôm nay không phải là đảng CSVN ngày xưa. 
Ngược dòng lịch sử, không ai có thể chấp nhận vai trò chính thống của Việt gian Lê Chiêu Thống chỉ vì ông ta là hậu duệ của đức Lê Thái Tổ - người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh dành lại độc lập cho dân tộc. Ngay trong thời đại phong kiến, cha truyền con nối nhưng Lê Chiêu Thống đã không thể ăn bám hào quang quá khứ dòng họ nhà Lê và không thoát khỏi nhãn hiệu lịch sử gán cho là "cõng rắn cắn gà nhà". Hào quang và công lao của vua ông Thái Tổ không bảo chứng được cho tư thế cầm quyền của đứa cháu bán nước đời sau. Những Lê Chiêu Thống ngày hôm nay cũng không khác. Tất cả mọi nỗ lực tuyên truyền về đảng lãnh đạo quang vinh, cách mạng thần thánh đều chẳng khác gì Lê Chiêu Thống đi ăn mày quá khứ Lam Sơn oanh liệt của tổ tiên. 
Tương tự như việc núp bóng vào ông Hồ Chí Minh, hành động núp bóng và ăn mày dĩ vãng của đảng CS đã biến quá khứ thành một phần không thể tách rời với guồng máy cai trị hiện tại. Do đó không thể tránh được nhu cầu tiếp tục tìm hiểu sự thật của giai đoạn quá khứ ấy. Bởi vì không có gì đảm bảo rằng cái quá khứ khởi đi từ 1945 với nhiều bi hận, oan khiên của Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm và... Trần Dân Tiên sẽ mang nét hào hùng của thời đại người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. 
Những chính sách Núp này đã hình thành văn hóa Núp, truyền thống Núp, hành xử Núp. Núp từ cơ cấu tổ chức đến thái độ cầm quyền đến hành vi trong cư xử. Đảng núp bóng của "tư tưởng", "đạo đức" Bác Hồ lẫn hào quang quá khứ để dựng nên vai trò chính thống. Đảng tạo ra bóng ma nhân dân để đem cơ cấu cai trị vào mà núp: Quốc Hội, Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân. Đảng cưởi đầu, cưởi cổ Nhân dân, vừa núp bóng Nhân dân trong mọi ngôn từ, văn kiện (trừ Ngân Hàng) để thu tóm quyền lực, cai trị gần 90 triệu người như bạo chúa, phá hoại tài nguyên môi trường quốc gia, dâng đất dâng biển, tham nhũng, tham ô, hủ hóa, tiêu diệt dân phong dân khí và coi mạng sống, tự do của con người như cỏ rác... 
Núp bóng (ma) nhau là chính sách xuyên suốt thế kỷ của đảng. 

Từ Agent Orange tới Isoprothiolane

Lê Diễn Đức
Hoá chât chôn trong lòng đất - Ảnh: GDVN
 
Agent Orange và chiến tranh
 
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ, làm rụng lá cây rừng trong khuôn khổ Chiến dịch Ranch Hand nhằm làm cho quân đội của Việt Cộng không còn nơi trốn tránh.
 
Hoá chất màu da cam (Agent Orange) là một chất lỏng trong và tên "da cam" xuất phát từ màu của những sọc vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển. Thực chất bao gồm "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
 
Ví mục đich quân sự nên chất độc da cam chỉ được rải xuống các khu rừng, không sử dụng những nơi con người có cuộc sống bình thường ở vùng hạ lưu, đồng bằng.
 
Agent Orange được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971. Đến năm 1971 Agent Orange không còn được dùng để làm rụng lá nữa, nhưng loại 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ, còn  2,4,5-T bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
 
Con số của các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400 ngàn người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500 ngàn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
 
Liên quan đến chất độc này đã có những vụ kiện tụng đòi bồi thường thiệt hại, của các cựu chiến binh Mỹ và của cả nạn nhân Việt Nam.
 
Năm 1984, phiên tòa của quan tòa Jack Weinstein đã phán quyết 7 công ty hóa chất Mỹ bồi thường 180 triệu đôla cho các cựu chiến binh Mỹ, nhưng bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội.
 
Ngày 31/01/2004, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ, đòi bồi thường hậu quả do chất hóa học này gây ra.
 
Ngày 10/03/2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án Liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, phán quyết rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Agent Orange đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó, Hoa Kỳ cũng không bị cấm dùng để diệt cỏ và những công ty sản xuất hoá chất không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền.
 
Ngày 7/04/005 phía Việt Nam gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi thay đổi quyết định của tòa sơ thẩm. Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan vào tháng 2/2007 đã giữ nguyên phán quyết của Tòa sơ thẩm.
 
Hậu quả của chất độc da cam vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên phía Mỹ đã thông qua viện trợ nhân đạo để giúp đỡ trẻ em Việt Nam khuyết tật và dành hàng chục triệu đôla hỗ trợ những người được cho là nạn nhân.
 
Hoá chất độc hại tràn ngập lãnh thổ
 
Từ khoảng hơn một thập niên nay, thực phẩm nhiễm độc có nguồn gốc Trung Quốc tràn ngập cả nước, từ thành thị tới nông thôn.
 
Không có gì liên đới tới đồ ăn, thức uống mà không có nguy cơ bị dính dáng tới hoá chất độc hại. Ngay tại nông thôn là nơi sản xuất cũng bị thao túng. Nông dân trồng cây, nuôi súc vật mà không dám dùng vì được nuôi trồng, chăm bón bằng các loại hoá chất từ Trung Quốc.
 
Trên báo chí nhan nhản các báo động đỏ về thực phẩm. Dân Việt Nam dẫu biết vậy, nhưng khuất mắt trông coi, biết dùng cái gì khi bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác, mặc nhiên chấp nhận đưa bệnh tật vào cơ thể.
 
 
Với bài viết khá cụ thể, tờ Giáo Dục Việt Nam còn "điểm lại những vụ thực phẩm đầu độc người tiêu dùng".
 
Hàng hoá và hoá chất được đưa qua Việt Nam từ Trung Quốc đã lọt dễ dàng qua các cửa khẩu bằng đường buôn bán tiểu ngạch và nạn hối lộ. Trong xã hội Việt Nam giờ đây đạo đức là thứ quá xa xỉ. Chạy theo đồng tiền, con người đã nhắm mắt làm liều, bất chấp mọi chuẩn mực lương thiện, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Có ngờ đâu rằng, ý thức nông cạn và thất đức này sẽ huỷ hoại nòi giống, tiêu diệt tiềm năng sức khoẻ của cả dân tộc.
 
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư Việt Nam cho hay, mỗi năm số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150 ngàn người, trong đó có 75 ngàn người tử vong! Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới. "Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc", báo cáo viết.
 
Hôm nay: Cypermethrin và Isoprothiolane
 
Các dự án, quy hoạch không ngừng phát triển. Nơi nào có các chung cư siêu sang, khách sạn, siêu thị, casino mọc lên là nơi đó có vấn đề với môi trường, đặc biệt các nhà máy. Nước thải của nhà máy cứ thế xả thẳng ra sông, tạo nên những dòng sông chết, như sông Thị Vải, sông Nhuệ, sông Lô, sông Vàm Cỏ Đông, v.v... Ngay cả sông Đồng Nai, nguồn nước cung cấp cho đô thị Sài Gòn hay sông Hồng, nguồn nước của Hà Nội, cũng chẳng thoát.
 
Vì mục đich làm ăn trục lợi, chạy theo lợi ích trước mắt, bỏ qua bài toán hoạch định lâu dài về môi sinh, đang là vấn nạn lớn của cả nước Việt Nam. Điển hình nhất có lẽ là CP Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hoá. Công ty này với đầy đủ ý thức về sự độc hại của hoá chất công nghiệp, vẫn cố ý giết người bằng cái chết từ từ, ngắc ngoải, đau đớn, ngay trên địa bàn hoạt động của mình.
 
"Theo kết quả kiểm định tại Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật) tại mẫu chất thải, phát hiện chất Cypermethrin là thuốc trừ sâu độc nhóm II vượt tiêu chuẩn cho phép 9.276 lần so với quy định tại QCVN 15: 2008. Cũng trong mẫu chất thải còn phát hiện chất Cypermethrin vượt tiêu chuẩn 7.719 lần. Trong các mẫu đất cũng phát hiện chất Cypermethrin vượt 63,2 lần cho phép; chất Isoprothiolane là thuốc trừ sâu độc nhóm III vượt tiêu chuẩn 37,8 lần", theo VnExpress.
 
Núi hoá chất gần 5 tấn này đã được chôn xuống lòng đất, thẩm thấu vào đất và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nghiêm trọng một thời gian dài cho các khu vực xung quanh, số người mắc bệnh và chết do ung thư tăng lên chóng mặt.
 
"Theo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tương đối đầy đủ, người bị mắc bệnh hiểm nghèo trong địa phương từ tháng 7/1997 đến nay tại 10 thôn, toàn xã Yên Lâm đã có 957 trường hợp mắc các loại bệnh khác nhau. Trong đó: 142 người mắc bệnh ung thư, 160 người mắc các bệnh viêm đường hô hấp, 223 người mắc bệnh thần kinh, 127 người mắc bệnh liên quan đến thai nghén, 115 người mắc bệnh tiêu hóa, 56 người mắc bệnh về mắt… Trong đó có 162 người đã chết".
 
Ngày 30/8, công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định đình chỉ hoạt động của CP Nicotex Thanh Thái 30 ngày kể từ ngày 30/8 đến hết ngày 29/9/2013 để xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Ủy ban Nhân dân tỉng Thanh Hoá cũng có quyết định xử phạt CP Nicotex trên 421 triệu đồng, nhưng không thấy nói số tiền này có được sử dụng vào việc bồi thường thiêt hại hay không. Dù thế nào chăng nữa thì cũng chỉ khoảng trên 20 ngàn đôla, quá ư nhỏ bé so với sự mất mát của người dân và hiểm hoạ còn tiếp tục.
 
Ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nói: “Vụ việc phải được xử lý nghiêm để làm bài học cho những đơn vị khác, chứ không thể chỉ phạt hành chính 421 triệu đồng là xong!”.
 
Tôi cũng tin rằng, việc làm của CP Nicotex Thanh Thái phải được xem xét dưới góc độ hình sự. Đây không đơn thuần chỉ là sự tắc trách mà là tội ác. Hy vọng nó sẽ được đưa ra toà án xét xử một cách minh bạch và thoả đáng.
 
Kết luận
 
Có dân tộc nào bất hạnh như dân tộc Việt Nam không? Triền miên khói lửa chiến tranh. Sau 40 năm hoà bình, chưa xử lý hết hậu quả của nó, chất độc màu da cam vẫn là nỗi ám ảnh, thì ngay lập tức phải đối mặt với vô vàn hoá chất độc hại khác. Từ Trung Quốc. Từ lối làm ăn bất lương. Nửa thế kỷ này sẽ là hậu quả của "cuộc chiến" thời bình.
 
© Lê Diễn Đức - RFA Blog

đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền hay đảng trị?

Đầu năm 1999, cựu trung tướng Phạm Hồng Sơn, trong một thư ngỏ gửi lãnh đạo đảng CSVN, đã nêu lên năm vấn đề:
Thứ nhất, cần minh định đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền hay đảng trị?
Thứ hai, hậu quả tất yếu của các chế độ không còn sự hậu thuẫn của nhân dân là khôn lường.
Thứ ba, bộ máy đảng và bộ máy nhà nước đều cồng kềnh, tùy ý lạm quyền và tùy tiện lạm chi tiền thuế của dân, trong đó, “ngân quỹ chi tiêu hành chính cho đảng cao hơn ngân quỹ hành chính của nhà nước”.
Thứ tư, khoảng cách giàu nghèo quá vĩ đại, “những người có nhà to nhiều tiền… chính là cán bộ đảng và nhà nước hoặc con em họ hàng của họ”.
Thứ năm, quan trọng nhất, đảng “không xứng đáng là người lãnh đạo”.

nhiều kẻ thù nhất thế giới…

Ban biên tập Sách Kỷ Lục vừa mới họp giao ban quý cuối 2013: Cùng chung quyết bổ xung một kỷ lục toàn cầu:
Lãnh đạo đảng CSVN có nhiều kẻ thù nhất thế giới.
Từ kẻ thù thực dân, phát xít, đệ tứ quốc tế, đảng phái quốc gia, cho tới phe đồng minh, Nhân Văn – Giai Phẩm, “Xét Lại”, rồi chính quyền miền Nam, “ngụy quân, ngụy quyền”, bọn diệt chủng Pol Pot, bọn bá quyền phương Bắc, các thế lực thù địch nước ngoài, các tổ chức Việt kiều “phản động”, các nước anh em Đông Âu và Liên Xô cũ, mãi dâm, ma túy, tài phiệt quốc tế, chiến hạm quanh Hoàng/Trường Sa, Phật giáo Thống nhất, Vatican, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, văn nghệ sĩ đối kháng, trí thức ngoài đảng, trí thức ly khai, cách mạng lão thành, diễn biến hòa bình, nông dân, cựu chiến binh, lãnh đạo sinh viên trước 75, tham nhũng và chống tham nhũng, báo chui, các hãng thông tấn ngoại quốc, máy Fax, E-mail, Internet, Facebook, Blogs, Petition, Thống kê, Smart phones, Canon, Nikon, iPad, ký giả ngoại quốc, cùng mọi phương tiện truyền thông hiện đại v.v…, và nguy nan nhất hiện nay là kẻ thù đảng viên theo chủ nghĩa cá nhân đại gia đang chiếm đa số tuyệt đối trong đảng.

Có người nhắc Guinness còn thêm loại kẻ thù cực kỳ khó bảo là các sứ quán & lãnh sự quán nước ngoài ở VN, cùng các phái đoàn nước ngoài thăm viếng VN, kể cả phái đoàn các vương quốc Na Uy/Đan Mạch… nữa.
Xin cực lực bổ sung…
 

Hoàn Cầu cố ý "gài" người phát ngôn BQP Trung Quốc về cảng Cam Ranh?

Thứ sáu 27/09/2013 07:18
(GDVN) - Trả lời của Cảnh Nhạn Sinh là đúng mực và không mắc lỡm Thời báo Hoàn Cầu khi không đưa ra những nhận xét mang tính hiếu chiến, duy diễn, chụp mũ mà Hoàn Cầu đang mong muốn xung quanh chuyến thăm Việt Nam và tới cảng Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, một hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường giữa 2 quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam, một hoạt động đối ngoại quân sự bình thường giữa 2 nước nhưng luôn bị Thời báo Hoàn Cầu suy diễn, chụp mũ là nhằm "chống Trung Quốc"?!

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/9 đưa tin, hôm qua 26/9 người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh lon Đại tá trả lời câu hỏi của phóng viên Hoàn Cầu xung quanh phản ứng của Trung Quốc trước thông tin Nhật Bản sẵn sàng bắn hạ máy bay không người lái Trung Quốc nếu nó đi vào không phận Nhật Bản tại Senkaku, Cảnh Nhạn Sinh gọi đây là hành động "khiêu chiến" của Tokyo, là phát ngôn chủ quan và gây ra căng thẳng.

Cảnh Nhạn Sinh cho rằng máy bay không người lái quân đội Trung Quốc "chẳng xâm phạm không phận quốc gia nào", đồng thời Bắc Kinh cũng quyết không cho phép máy bay bất cứ nước nào xâm phạm không phận Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu hỏi về phản ứng của Bắc Kinh trước thông tin Nhật Bản đặt "thiết bị nghe trộm" trên đảo Iwo Jima để thu thập thông tin tình báo hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, Cảnh Nhạn Sinh ví von, người quân tử (Trung Quốc) càng đàng hoàng, kẻ tiểu nhân (Nhật Bản) càng lo sợ?!

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hoạt động quân sự của hải quân nước này ở Tây Thái Bình Dương là hành vi hợp pháp và bất kỳ nước nào cũng không nên phản ứng thái quá. Cũng theo Cảnh Nhạn Sinh, "ai phản ứng thái quá, kẻ đó có dã tâm".

Vẫn lối tư duy hiếu chiến và chụp mũ quen thuộc, Thời báo Hoàn Cầu nêu vấn đề chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và ghé thăm cảng Cam Ranh hôm 17/9 mà tờ báo này suy diễn Nhật Bản và Việt Nam đang tăng cường hợp tác để chống Trung Quốc trên biển.

Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Cảnh Nhạn Sinh trả lời, chủ trương nhất quán của Trung Quốc là hợp tác quân sự của các quốc gia hữu quan không nên làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ 3, và cũng không nên phá hoại hòa bình, ổn định của khu vực.

Có thể thấy rằng ở góc độ ngoại giao, trả lời của Cảnh Nhạn Sinh là đúng mực và không mắc lỡm Thời báo Hoàn Cầu khi không đưa ra những nhận xét mang tính hiếu chiến, duy diễn, chụp mũ mà Hoàn Cầu đang mong muốn xung quanh chuyến thăm Việt Nam và tới cảng Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, một hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường giữa 2 quốc gia.

Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng cũng là nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực đang có nhiều biến động và tiềm ẩn những nhân tố bất ổn khó lường, hoàn toàn không nhằm chống đối một bên thứ 3 nào và cũng chẳng dại gì đi đối đầu với Trung Quốc.

Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, "ai phản ứng thái quá, kẻ đó có dã tâm", dường như điều này đang hoàn toàn đúng với Thời báo Hoàn Cầu khi tờ báo này luôn tìm cách suy diễn, chụp mũ, buộc tội các nước láng giềng, một kiểu phản ứng thái quá, có tật giật mình và kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi của Hoàn Cầu khi đề cập tới một hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Hồng Thủy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét