Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bài viết đáng chú ý

Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?

Dương Danh Huy và cộng sự

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 08:59 GMT – thứ năm, 26 tháng 9, 2013 – BBC


Cột mốc Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới được TQ đào lên ở Đông Hưng =>

Từ ngày 20/9/2013 đến 22/9/2013, cả diễn đàn Bấm Quân sử Việt Nam, anh Phan Văn Song và tôi đã không hẹn mà nên đã tìm thấy bộ bản đồ độ phân giải cao của biên giới Việt-Trung đăng ở Bấm Công báo chính phủ Việt Nam.
Điều lạ là trong khi người Việt đang có nhiều trăn trở về biên giới Việt-Trung, nội dung công báo với một bộ bản đồ quan trọng như thế đã được ban hành từ năm 2010, hay đường dẫn đến nó, đã không được loan tải rộng rãi trên truyền thông Việt Nam.
Kết quả là từ đó đến nay phần lớn những người quan tâm về biên giới Việt-Trung đã không biết, và khó có thể biết, biên giới nằm đâu.
Trong thời gian đó đã có những bức xúc, mà hoàn toàn có thể thông cảm được, rằng Việt Nam có chủ ý không cho biết bản đồ biên giới.
Dù sao đi nữa, bộ bản đồ này sẽ trả lời một trong hai câu hỏi nóng bỏng từ năm 1999, khi hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết, đó là “Biên giới Việt Nam-Trung Quốc nằm đâu?”

Được gì, mất gì và ở đâu?

Nhưng vẫn chưa thể trả lời câu hỏi nóng bỏng thứ nhì: “Cuối cùng thì Việt Nam đã được gì và mất gì trong cuộc đàm phán và việc phân giới cắm mốc?”
Để trả lời câu hỏi này, biết vị trí của cột mốc và biên giới là không đủ.
Từ góc độ của đàm phán, cần phải trả lời câu hỏi: “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?” Từ góc độ khách quan hơn, phải trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?”
Để trả lời thỏa đáng về câu hỏi ‘Việt Nam đã được gì, mất gì’? cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán
Thế nhưng, không những Việt Nam chưa công bố thông tin về “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?”, mà cũng khó có thường dân nào có thể trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?” cho toàn bộ biên giới – mà có lẽ cho một số đoạn thì còn có thể được.
Vì thế, để góp một bước sơ khởi về câu hỏi “Việt Nam đã được gì và mất gì?”, gần đây anh Song và tôi đã thử một cách tiếp cận khác: so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của các bên thứ ba.
Cần nhấn mạnh rằng trong tranh chấp lãnh thổ, ngoài tòa án phân xử ra thì ý kiến của các bên thứ ba không có giá trị pháp lý.
Vì vậy việc so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của bên thứ ba chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào nó.
Bản đồ đầu tiên mà chúng tôi dùng cho việc so sánh này là bản đồ biên giới quốc tế từ CIA World DataBank II, một cơ sở dữ liệu được chính phủ Mỹ thiết lập vào thập niên 80, tức là trước khi có hiệp định biên giới Việt-Trung.
Sự thật là khó có thể biết biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II đã được xác định dựa trên cơ sở nào, nhưng sẽ không quá đáng nếu hy vọng rằng các cơ quan của chính phủ Mỹ đã xác định biên giới đó một cách tương đối khách quan và kỹ lưỡng, miễn đừng quên là vẫn phải dè dặt về nó.
Chúng tôi thực hiện việc so sánh này bằng cách vẽ biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II lên một bản đồ có các cột mốc mới.
Nếu nói về kỹ thuật bản đồ thì việc này khá đơn giản vì CIA World DataBank II và tọa độ của các cột mốc đều dùng cùng hệ trắc địa với nhau, và phần mềm có thể vẽ cả hai lên cùng một bản đồ một cách chuẩn xác.
Sau khi so sánh như trên thì chúng tôi mới thấy rằng độ phân giải của đường biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II là quá thấp để nói gì về những sự được-mất ở hạng km trở xuống. Đó là một điều đáng tiếc.
Nhưng dù với độ phân giải thấp của đường biên giới trong CIA World DataBank II thì cũng có thể nói rằng nếu so với đường biên giới đó thì không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên, và đó cũng là một thông tin.

Lãnh đạo Trung – Việt trong lễ ra mắt cột mốc biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/2009
Ở đây cần lặp lại và nhấn mạnh lần nữa rằng mệnh đề “không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên” cũng chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào đó.
Để tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có những được-mất nào ở hạng km trở xuống?”, cần phải so sánh bản đồ biên giới mới, hay ít nhất là bản đồ với các cột mốc mới, với những bản đồ biên giới có độ phân giải cao hơn từ những nguồn khác nhau, nhất là nếu những bản đồ này có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh.
Nhưng ngay cả việc đó cũng không trả lời thỏa đáng được câu hỏi về việc được-mất cho toàn bộ biên giới.
Để trả lời thỏa đáng câu hỏi “Việt Nam đã được gì, mất gì?” cho toàn bộ đường biên giới, cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán, và các trường đại học ở Việt Nam phải có tự do, độc lập và khả năng chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và nhận xét về câu hỏi đó.
Nhưng hiện nay chưa có đầy đủ các điều kiện đó ở Việt Nam.
Như thế, nỗi trăn trở của những người quan tâm sẽ vẫn tiếp tục, và các nhà nghiên cứu nghiệp dư Việt Nam sẽ vẫn phải làm những việc mà ở các nước Âu Mỹ thường là việc của giới chuyên nghiệp.
Bài gửi về diễn đàn của BBC Tiếng Việt thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện sống tại Oxford, Anh Quốc. Quý vị có thể xem cuộc tranh luận của tác giả và ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam Bấm tại đây.

Đã đến lúc cùng ngồi lại để bàn về lối ra

Các Anh, Chị kính mến.
Xin chào mừng sự ra đời của Diễn đàn XHDS - một hình thức phù hợp cho giai đoạn hiện nay để tất cả các xu hướng chính trị - xã hội của người Việt yêu nước cùng ngồi lại để bàn về lối ra cho Dân tộc.
Nhân dịp này xin lấy chút ít thời gian vàng ngọc của các anh/chị để tại hạ được giới thiệu lại bài viết đăng trên Viet-studies cách đây nửa năm đề cập tới chủ đề ĐỐI THOẠI DÂN TỘC.
Thế mới biết rằng xã hội chúng ta đang chuyển động nhanh chứ không đáng bi quan như một số người yếm thế trong tháp ngà vẫn nghĩ.
Trân trọng
Phạm Gia Minh
Có một sự thật lịch sử là những khi nào đảng cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ, bám sát nguyện vọng của quần chúng nhân dân thì đảng giành thắng lợi to lớn.

Thời kỳ Cách mạng Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh biết mềm dẻo và khôn khéo thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị khác nhau để huy động sức mạnh toàn dân tộc đánh đổ phong kiến và thực dân nên đã thành công.

Các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ có nền tảng vững chắc là tinh thần yêu nước, căm ghét ngoại xâm luôn mãnh liệt trong huyết quản của mỗi con dân nước Việt lại được sự lãnh đạo đúng đắn lúc đó của đảng khi đã đoàn kết được mọi tầng lớp xã hội và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện của quốc tế nên đã thắng lợi vẻ vang.

Chính sách người cày có ruộng thời những năm 1950 hay chủ trương “khoán sản phẩm trong nông nghiệp” xuất phát từ sáng kiến của ông Kim Ngọc đã thực sự tạo nên tinh thần phấn chấn và động lực kinh tế mạnh mẽ đối với hàng chục triệu nông dân. Chủ trương Đổi mới những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước cũng đã khơi dậy sức mạnh thần kỳ như Thánh Gióng của cả dân tộc giúp đất nước khởi sắc để hội nhập quốc tế và cất cánh.

Tuy nhiên trong quá khứ đảng cũng có những sai lầm và thất bại khi đưa ra khẩu hiệu “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ” chịu ảnh hưởng của lý luận đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản cực đoan, tả khuynh không phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam khiến cách mạng thoái trào sau sự kiện Xô viết Nghệ Tĩnh.

Cải cách ruộng đất, “nhân văn giai phẩm”, “chủ nghĩa thành phần, lý lịch”, cải tạo tư bản tư doanh ở Miền Bắc năm 1954 và Miền Nam sau năm 1975 là những bài học đau xót vì đã áp dụng cứng nhắc các giáo điều đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản Mác-Lê khi chưa hiểu rõ hiện tình đất nước và khát vọng của dân tộc.

Vẫn biết khát vọng Độc lập dân tộc là trường tồn, mãnh liệt và bao trùm nhưng khi dân tộc đã có Độc lập rồi thì một cách tự nhiên quần chúng đòi hỏi quyền Tự do, Dân chủ và cuộc sống Hạnh phúc không phải chỉ trên khẩu hiệu, lời hứa suông hay những dòng chữ vẫn được in trên tiêu đề của các biểu mẫu văn bản giao dịch.

Nhân dân đã có Tự do chưa khi quyền được phát ngôn, góp ý nêu nguyện vọng về những vấn đề trọng đại qua các cuộc Trưng cầu dân ý vẫn bị “treo” đã 67 năm từ 1946 cho tới nay? Chưa kể những quyền Tự do khác cứ bị “teo” dần trong những bản Hiến pháp ra đời sau này. Những quyết định trọng đại có ảnh hưởng tới đất nước như dự án khai thác Bô Xít Tây Nguyên, sáp nhập Hà Tây vào Hà nội v.v… người dân nào có quyền biểu quyết!

Đặc biệt, gần đây các nhân sĩ trí thức tiêu biểu, các cán bộ Cách mạng lão thành cùng hàng ngàn người dân đủ mọi thành phần trong và ngoài nước tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 lại lập tức bị quy kết là “suy thoái tư tưởng, tác phong và đạo đức” hoặc “lợi dụng tự do dân chủ để chống phá chế độ”, “làm đảo chính mềm” v.v.... Hỏi rằng dân chủ XHCN là như vậy thì còn thu phục được ai đi theo đây? Hồ Chí Minh có sống lại chắc Người cũng phải nhỏ lệ trước hiện thực tê tái này.

Nếu như chính sách “người cày có ruộng” ngày nào đã tạo nên động lực to lớn cho Cách mạng thì giờ đây vì sao lại để xảy ra tình trạng biểu tình, khiếu kiện trên cả nước vì mất đất và đi liền với đó là nạn tham nhũng của đội ngũ hùng hậu các quan tham có quyền phân đất hay đúng với sự thật hơn là cướp đất của nông dân? Những “hậu sinh khả úy” của nghị Quế, nghị Hách năm xưa giờ đây lại ra rả nói rất hay về “học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và lòng trung thành với đảng cộng sản Việt Nam khiến những người còn chút lương tri trong và ngoài đảng vô cùng ngao ngán và phẫn uất.

Phải chăng chính sách về ruộng đất gần đây trong Hiến Pháp đã thể hiện sự xa rời quần chúng khi mà nhà nước thâu tóm lại toàn bộ quyền sở hữu về đất đai?

Sự xa rời đã tới mức nguy hiểm khi nhiều cơ quan công quyền không đánh giá đúng tâm trạng người dân bức xúc trước hành động xâm lấn Biển Đông của những lực lượng diều hâu ở Bắc Kinh, xuống đường hoặc có những hành động phong phú khác biểu thị lòng yêu nước, thì lại bị ngăn chặn, đàn áp thô bạo. Những lập luận cho rằng có các thế lực thù địch sẽ lợi dụng biểu tình để chống đối nhà nước rõ ràng không thể đứng vững nếu nhớ lại thời chống Mỹ trên cả nước đã có biết bao cuộc tuần hành khổng lồ của quần chúng để tỏ rõ ý chí quật cường của dân tộc Việt trước giặc ngoại xâm. Phải chăng chính quyền thời nay đã rất khác thời đó nên mối quan hệ trong một số lĩnh vực với nhân dân cũng khác xưa, thay vì đồng thuận lại trở nên đối kháng?

Hay là vì phải giữ “hòa hiếu” và tôn trọng các “cam kết cấp cao ở Thành đô” với thế lực bành trướng Đại Hán đang muốn nuốt chửng Biển Đông bằng cái lưỡi bò bất chấp luật pháp quốc tế thì chính quyền phải “hèn với giặc và ác với dân” như trước đây Tự Đức đã hành xử khi Pháp xâm lược đầu thế kỷ XIX và Trần Nhật Hiệu với lời tấu “Nhập Tống” hèn nhát bên thềm cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất?

Mọi sự nhân nhượng hay “động tác khéo léo” dù mang tính chiến thuật với quân xâm lược nếu thiếu đi sự thông cảm và hậu thuẫn mạnh mẽ của nhân dân yêu nước xưa nay đều thất bại. Chẳng lẽ trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc còn thiếu các bài học đắng cay hay sao?

Vả chăng có người còn thành tâm nâng niu cái “tài sản vô giá là ý thức hệ chung giữa hai ĐCS Trung Quốc và Việt Nam” khi biết rõ rằng đối với Bắc Kinh không có đồng minh theo ý thức hệ mà chỉ có quyền lợi thực dụng theo kiểu “Mèo trắng hay mèo đen miễn bắt được chuột …” là trên hết.

Không biết cái ý thức hệ của “bạn” nó cao cả và phù hợp với Việt Nam tới đâu mà Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình gần đây trong một phát biểu với cán bộ ở Bắc Kinh đã tỏ ra lo ngại về 2 mối đe dọa lớn nhất hiện nay là sự suy yếu lòng tin của dân chúng và sự gặm nhấm của tham nhũng có thể khiến ĐCS Trung Quốc chỉ đón nhận sinh nhật đến lần thứ 100, tức là chỉ còn 8 năm … . Chẳng lẽ chúng ta cũng quyết cùng chung ý thức hệ với “bạn 16 chữ vàng và 4 tốt ” để rồi cùng tiêu vong sau mấy năm nữa?

Chẳng ai nói dối hay lừa mị nhân dân được mãi, thử hỏi những cán bộ mũ cao, áo dài thường lên lớp về chủ nghĩa Mác- Lê, về liên minh giai cấp công–nông và cách mạng vô sản hay định hướng XHCN có ai còn là vô sản hay người nào cũng có của chìm, của nổi ở cả trong và ngoài nước trị giá nhiều tỷ rồi?

Nếu thật sự là trung thành với ý thức hệ của giai cấp vô sản thì các vị có dám dũng cảm tổ chức những “Tuần lễ Vàng” để quyên góp phần lớn khối tài sản khổng lồ của mình vào công quỹ giúp đỡ người nghèo và phát triển đất nước theo tinh thần “hữu ái vô sản” hay không?. Và nếu mai mốt những người nông dân bị mất đất, hết kế sinh nhai, những công nhân bị thất nghiệp do nhà máy bị phá sản bởi quan tham đục khoét như đã xảy ra với Vinashin, Vinalines v.v…và đám thị dân cùng sinh viên ra trường thiếu việc làm tụ họp nhau lại để hô những khẩu hiệu cách mạng vô sản cướp lại của cải từ tay người giàu một lần nữa thì các vị có ủng hộ như cách đây gần 70 năm nữa không?

Xem ra thì ngọn cờ ý thức hệ mà đảng đang giương cao không tập hợp được quần chúng yêu nước hiện nay vì những người cầm cờ đang thiếu chính danh và lòng tin của quần chúng.

Và nếu không làm được như thế thì hãy một lần trung thực với bản thân và nhân dân để cùng ngồi lại với các tầng lớp xã hội không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo hay dân tộc và chính kiến để bàn về một lối ra khả dĩ nhất cho tương lai dân tộc.

Tại thời điểm này của thế kỷ XXI lịch sử đã sang trang, thế giới đã khác trước khi không còn sự đối kháng ý thức hệ giữa hai phe Cộng sản và Tư bản suốt thời kỳ “chiến tranh lạnh” và dân Việt Nam ta cũng khác trước. Đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu, đại ý “người ở nhà tranh thì suy nghĩ khác người ở nhà ngói…”, giờ đây khi cơm đã no, áo đã ấm và TV, tủ lạnh, xe cộ và các tiện nghi sinh hoạt vật chất khác đã tạm gọi là đầy đủ đối với số đông quần chúng thì nhu cầu có nhiều hơn tự do tinh thần, tư tưởng và hoạt động cộng đồng đa dạng theo sở thích và sở trường riêng đã trở nên ngày một phổ biến và cấp thiết.

Thế giới vốn đa nguyên và xã hội loài người cũng vậy. Một chính đảng có thể giành thắng lợi trong những giai đoạn lịch sử nhất định nhưng nếu không trau dồi sức chiến đấu, gần gũi với quần chúng thì sẽ dần tha hóa và bị chính quần chúng đào thải để cho những lực lượng chính trị hay đảng phái khác có sức sống hơn tiến lên vũ đài. Bằng cách hiến định quyền lãnh đạo mọi mặt xã hội Xô Viết tại điều 6 trong Hiến Pháp năm 1977 ĐCS Liên Xô tại sao vẫn sụp đổ ? Ấy là vì lý tưởng của đảng đã bị nhạt phai và đảng đã tự mình xa rời quần chúng để trở nên một tổ chức suy thoái,mất sức chiến đấu do ở trên đỉnh cao quyền lực độc tôn quá lâu mà không bị cạnh tranh để phải luôn tự mài sắc vũ khí.

Theo tinh thần đó bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992 do 72 nhân sĩ, trí thức và các vị lão thành Cách mạng khởi xướng cần được nhìn nhận như một hành động yêu nước và có trách nhiệm với dân tộc khi họ dũng cảm đề đạt đường hướng giúp đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng sâu sắc, toàn diện trong khi giặc ngoại xâm đang xâm nhập sâu vào các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội v.v…và lăm le ngoài Biển Đông như hiện nay.

Có điều, đó mới chỉ là những đường hướng đúng đắn và đã đến lúc đảng, nhà nước và tất cả các lực lượng xã hội trong và ngoài nước cần ngồi lại với nhau để tìm ra những con đường đi cụ thể theo tinh thần Diên Hồng, không bạo lực, quên đi quá khứ và không hồi tố . Hy vọng rằng lãnh đạo ĐCS Việt Nam sẽ thể hiện thiện chí và chủ động nắm bắt lấy cơ hội quý báu này để một lần nữa đảng vẫn giương cao thắng lợi ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ và tiếp tục xứng đáng là một đảng cầm quyền như Hồ Chí Minh trong Di chúc đã căn dặn.

Thăng long - Hà nội 6/3/2013
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 6-3-13

Nguyễn Vạn Phú - Vì dân!


(TBKTSG) - Nếu nương theo lẽ thường tình thì mọi chuyện rất đơn giản: Để có đất xây một cây cầu, hay một bệnh viện công hay một công trình công cộng nào đó, Nhà nước đứng ra thu hồi đất và đền bù cho dân. Còn để xây một nhà máy, một khách sạn hay thậm chí cả một khu đô thị thì doanh nghiệp chủ đầu tư phải đứng ra mua lại quyền sử dụng đất của người dân với giá hai bên thỏa thuận.
Nhưng thực tế không đi theo lẽ thường tình như thế. Sử dụng quyền lực nhà nước để dễ thu hồi đất sau đó giao cho doanh nghiệp kinh doanh đã trở thành hiện tượng phổ biến. Vận động cho chính sách đền bù giải tỏa đất đai theo hướng như thế lại rất mạnh, công khai với những lập luận kiểu như doanh nghiệp đã giải tỏa đến 90% dự án mà gặp vài ba hộ không chịu thỏa thuận là dự án đi vào bế tắc; Nhà nước phải thu hồi đất thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xây dựng, chỉnh trang đô thị; cơ chế thỏa thuận đã đẩy giá đất lên cao, gián tiếp gây sốt thị trường địa ốc...
Các “trung tâm phát triển quỹ đất” trực thuộc sở tài nguyên và môi trường các tỉnh thành thay nhau ra đời dưới dạng đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ về mặt tài chính nhằm phục vụ cho việc thu hồi đất của dân, tổ chức bồi thường, tái định cư rồi giao lại cho doanh nghiệp. Các cơn sốt bất động sản, phong trào làm dự án phát triển đô thị mới, lợi ích nhóm, sự câu kết giữa quan chức địa phương và doanh nghiệp đã làm vai trò của các trung tâm phần nào bị méo mó - mọi loại dự án đều giao cho các trung tâm phát triển quỹ đất “khai thác” đất từ người dân, bất kể sự phản đối, bất kể khiếu kiện. Thậm chí đã có những trường hợp do thỏa thuận với người dân quá khó khăn, giá đền bù cao, doanh nghiệp chủ đầu tư được “tư vấn” để mở rộng lĩnh vực của dự án, thêm những hoạt động phục vụ lợi ích công cộng. Thế là doanh nghiệp sẽ được Nhà nước danh chính ngôn thuận hỗ trợ thu hồi đất.
Nhìn thấy những bất cập trong cơ chế thu hồi đất như thế, đã có nhiều ý kiến góp ý nhân sửa Luật Đất đai rằng cần duy trì hai cơ chế: Nhà nước thu hồi đất và doanh nghiệp tự thỏa thuận để chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và để phân định rõ khi nào áp dụng cơ chế nào, cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước chỉ đứng ra thu hồi đất đối với những dự án xã hội, phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia... Còn đối với những dự án sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân. Mạnh hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng phải bỏ khái niệm “thu hồi” thay bằng “trưng mua” vì trước đó người dân đã có quyền sử dụng đất.
Thế nhưng dự thảo mới nhất của Luật Đất đai sửa đổi vẫn giữ nguyên quy định Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội. Cho dù luật có quy định rất cụ thể thế nào là những dự án sẽ thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế xã hội như dự án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, một khi đã quy định như thế thì không cách gì ngăn chặn sự thông đồng giữa cán bộ địa phương thiếu lương tâm với doanh nghiệp vì lợi ích riêng, sẵn sàng đẩy phần thua thiệt cho người dân.
Nếu buộc phải cân nhắc giữa tốc độ phát triển kinh tế, mà thực chất chủ yếu là phát triển đô thị mới (kéo theo là bong bóng bất động sản) với sự tôn trọng quyền được quyết định của người dân, một cơ chế ngăn ngừa lạm dụng luật pháp, thì việc sửa Luật Đất đai như thế nào, rất dễ quyết định.
Nguyễn Vạn Phú
(TBKT Sài gòn)

Kinh tế “tụt hậu”cũng vì theo luật “gieo nhân nào gặt quả đó”?


Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã “hỏi nhau”, tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: “3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%,trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi,nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa”.
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở:“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin.” Và vì thế, ông nói“việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì”.
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”.

Tamnhin

Đang tụt hậu – là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới.Nguyên nhân nào dẫn đến biến nền kinh tế nước ta từ “phụ thuộc” thành “lệ thuộc” như hôm nay?
Vì sao DN chủ lực”những quả đấm thép”  trở thành gánh nặng?
Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này. Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra.
Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu. Trước đó, đã có vài ba trường là DNNN sa lầy trong các dự án xi măng đã được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.
Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải “đứng mũi chịu sào” cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm “khu vực chủ đạo” – doanh nghiệp Nhà nước(DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam.
Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát

Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh –mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP. Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố. Mầm mống rủi ro nợ công chính nằm ở đây, là những khoản nợ xấu tiềm tàng trong DNNN và có lúc buộc ngân sách đứng ra trả thay.
Năm 2012, lỗ phát sinh của DNNN là khoảng 2.253 tỷ đồng. Năm 2013, các DNNN dự kiến tăng vốn đầu tư lên 506.995 tỷ đồng, tương đương hơn 32%, nhưng doanh thu và lợi nhuận đặt ra lại thấp hơn cả năm 2012. Trước đó, kinh doanh năm 2012 của các DNNN này cũng thấp hơn nhiều so với kết quả kinh doanh năm 2011.Trong khi đây là khu vực đang nắm giữ tài sản chiến lược quan trọng nhất của đất nước, hưởng nhiều ưu đãi nhất, với lợi thế kinh doanh vượt trội.
Lo ngại hơn nữa là trong quá trình tái cấu trúc, cơ chế quản lý lại có những biểu hiện đi thụt lùi khi việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lại được giao về cho các Bộ. Thậm chí, các Bộ còn đang cắt cử các công chức xuống làm việc tại các DN.
Không phải ngẫu nhiên khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: “Liệu có cần tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới?. Đâu là 3 giải pháp có hiệu lực đột phá nhất giúp nền kinh tế trỗi dậy từ tình trạng khó khăn hiện nay? Quy mô của kinh tế Nhà nước, nhất là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi đến mức nào, duy trì đến đâu?”
Vẫn chạy theo thành tích những báo cáo tổng kết ảo? 
Câu chuyện về DNNN chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng có khoảng cách xa với các nước. Những bất ổn vĩ mô vẫn dai dẳng kéo dài, đặc biệt trong vòng 5-6 năm trở lại đây là hệ quả tổng thể của một mô hình tăng trưởng không hợp lý, dựa nhiều vào đầu tư,một cơ chế quản lý mang nặng tính xin cho và thị trường nửa vời, những bất cập trong chi tiêu công… Và trên hết, đó còn là căn bệnh tư thành tích trong tư duy phát triển kinh tế.
Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch đầu tư công bố, GDP 9 tháng ước đạt 5,14%. Nhiều khả năng, mục tiêu GDP cả năm sẽ không đạt như Quốc hội đề ra. Mới đi nửa chặng đường của kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015, nhưng ước thấy đã có 7 chỉ tiêu trọng yếukhông đạt GDP, lạm phát, bội chi, giải quyết việc làm…
Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát

Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã “hỏi nhau”, tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: “3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%,trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi,nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa”.
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở:“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin.” Và vì thế, ông nói“việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì”.
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”.
Theo ông, quá trình hoạch định chính sách hiện nay vẫn không thể đối phó với vấn đề mới của thời đại. Tư duy chiến lược phát triển của kinh tế đang có sự không nhất quán…. Sự không rõ ràng trong tư duy phát triển kinh tế đã dẫn tới những chính sách đa mục tiêu. Cùng đó là chính sách kinh tế ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả lại không đạt.
Trong khi đó,chúng ta lại ít khi nói về cái sai của mình. Theo GS Đạt, hệ lụy của gói kích thích kinh tế, chính sách nới lỏng thái quá đã dẫn tới giá cả gia tăng, lãi suất, tỷ giá tăng, kéo theo sóng đầu cơ và bất ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân sai lầm, lại thường coi đó là khiếm khuyết của kinh tế thị trường.
Theo khuyến nghị của GS Đạt, đã đến lúc phải lựa chọn và quyết định. Đầu tiên phải đổi mới tư duy chiến lược kinh tế.
“Đây sẽ là động lực để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, cần có sự dũng cảm và kiên trì trong lựa chọn này. Việt Nam sẽ phải hi sinh tăng trưởng trong vài năm đầu, chấp nhận một mức tăng trưởng thấp để đạt sự bền vững lâu dài”, ông Đạt nhấn mạnh.
Ý kiến của TS Mai Thu – Viện trưởng Viện QTDN(BMI) cho rằng trước tình hình hiện nay chúng ta muốn đổi mới tư duy hay chiến lược kinh tế gì đi nữa thì cũng đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại chính mình xác định rõ năng lực thực tế hay nói “sức khỏe” của nền kinh tế đang như thế nào “khỏe mạnh” đủ chân đủ tay để tự chủ vươn lên hay “ốm yếu” hoặc thiếu khuyết vị trí nào “nội tạng” hay ngoại tạng hay trong tư duy. Tất cả đều được công khai, minh bạch ra để mọi thành phần kinh tế trong cơ thể của nền kinh tế biết được điểm mạnh, điểm yếu và điểm không có mà từ trước vẫn ảo tưởng để rồi tìm ra định hướng đoàn kết họ thành một khối thống nhất, phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi thành phần, từ đó có chiến lược và chính sách toàn dân cùng lòng xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Sau khi xác định được nền kinh tế của ta có bao nhiêu % tự chủ từ đó ta mới lựa chọn kết nối và hội nhập theo khả năng tự chủ thực của mình “chớ có ảo” vì luật đời cũng như luật trời cũng như luật kinh doanh thường thấy “gieo nhân nào, gặt quả đó ” hoặc đã “gieo gió thì phải gặt bão”. Nhưng một điều tôi vẫn hy vọng và có phần khẳng định nếu chúng ta biết được chúng ta là ai và người dân của chúng ta đang mong mỏi điều gì họ có niềm tin vào đường lối chính sách của Nhà nước hay không?
Từ đó  nếu ta tìm và khôi phục lại niềm tin trong dân và hướng họ tới một cái chung là tất cả vì tổ quốc vì đất nước và vì nhân dân kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân và cũng phải vì lợi ích toàn dân chắc chắn chúng ta sẽ vực lại được nền kinh tế dần dần khôi phục và phát triển trở lại. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là phải cho dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thành quả của họ thì người dân mới có lại niềm tin vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hy vọng chúng ta những nhà hoạch định chính sách và quản lý đất nước hãy nghĩ tới hai chữ vì dân thì dân giúp. Và cần xây dựng cho dân cho nền kinh tế cái điều cốt lõi nhất của mỗi cá thể, thực thể của toàn xã hội đó là nội lực, tự chủ của mình tránh tự biến thái thành phụ thuộc rồi lệ thuộc như đã qua.
MaHuy THPT

Đầu tư bế tắc, tiền “chết” trong ngân hàng ngày một nhiều

Songmoi

Khi hoạt động đầu tư trên các thị trường truyền thống như vàng, bất động sản, chứng khoán cùng các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác tiếp tục bế tắc thì người dân buộc phải để tiền “chết” trong ngân hàng, chấp nhận khả năng lãi suất thực âm. Thà mất ít còn hơn mất nhiều.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặc dù lãi suất huy động duy trì ổn định ở mức thấp, từ 17 – 19%/năm thời điểm giữa năm 2011 rút xuống chỉ còn khoảng 7 – 10%/năm như hiện nay, song kênh gửi tiết kiệm vẫn đang “hút khách”.
Cụ thể, lãi suất huy động không kỳ hạn của nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nay chỉ còn 1-1,2%/năm, kỳ hạn 1 – 6 tháng khoảng 5 – 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 – 12 tháng khoảng 6,5 – 7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng là 7,5-8%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, các mức lãi suất này tương đương hoặc cao hơn khoảng 0.5 – 1%,
Tuy lãi suất huy động thấp hơn hẳn một vài năm về trước, song hoạt động huy động vốn của ngân hàng tính đến giữa tháng 9/2013 vẫn tăng trưởng 11,74% so với cuối năm 2012, trong đó huy động VNĐ tăng 11,63% và ngoại tệ tăng 12,43%. Tiền gửi VNĐ của dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012, con số này hồi tháng 6/2013 thậm chí còn ở mức 15,91%.
Trước hiện tượng này,  Vụ Chính sách tiền tệ NHNN lý giải do biện pháp giảm trần lãi suất 2 từ mức 14%/năm (9/2011) xuống còn 8%/năm (cuối năm 2012) và 7,5%/năm (3/2013)  đã  tác động tích cực tới việc bình ổn thị trường vốn, đồng thời, các biện pháp bóc tách nợ xấu, sát nhập ngân hàng yếu kém và hỗ trợ NHTM của NHNN cũng góp phần vào việc phục sức cho ngành ngân hàng và trấn an tâm lý người gửi.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư thực tế của nền kinh tế thời gian qua cho thấy việc người dân bỏ tiền vào tiết kiệm ngân hàng không đơn thuần như vậy. Tiền đổ vào các tài khoản tiết kiệm với kỳ vọng mất ít nhất, chứ không phải được nhiều nhất.
Trước hết có thể kể đến thị trường kim loại quý với sự can thiệp mang dấu hiệu độc quyền từ NHNN làm cho giá vàng luôn cao hơn hẳn giá thế giới khiến việc đầu tư vào vàng ở thời điểm hiện tại có quá nhiều rủi ro. Trong khi đó, thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây tuy có dấu hiệu tăng nhiệt với thanh khoản cải thiện ở một số mã blue-chip, thậm chí, báo chí nước ngoài còn bình luận “thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động trở lại, song “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Thực tế, thị trường vẫn lình xình chưa xác định rõ xu thế, và đặc biệt, nền kinh tế vĩ mô chưa có bất cứ dấu hiệu cải thiện nào, thì ngay cả việc thị trường đi lên cũng chỉ là một dạng bong bóng, hoặc bị đầu cơ bởi “đội lái” giàu quan hệ và kinh nghiệm. Hầu hết các công ty tư vấn và chuyên gia tài chính đều đưa ra lời khuyên “tọa sơn quan hổ đấu” cho các nhà đầu tư chứng khoán vào thời điểm này, nếu không muốn tiếp tục “mua kinh nghiệm”.
Một kênh đầu tư khác còn ít được kỳ vọng hơn nữa, là bất động sản. Hiện thị trường một mặt không những không được cải thiện về tính thanh khoản, mà còn rơi vào tình trạng nhiều chủ đầu tư đang “chơi chiêu” với khách hàng thông qua các thông báo giảm giá, hạ giá úp mở, bán hàng giá thấp sau khi đã thay đổi thiết kế và nói là hạ giá. Đặc biệt ở trường hợp của Bầu Đức, vốn nổi tiếng với tuyên bố giảm giá nhà tới 50% so với các sản phẩm cùng vị trí, đã phó Tông GĐ Công ty BĐS Thế Kỷ Phạm Thanh Hưng “bóc mẽ” rằng chỉ là cách nói bóng gió dụ khách chứ không có ý nghĩa thực tế.
Thấy tiền đổ vào ngân hàng nhiều chớ vội mừng, bởi đó là tín hiệu của một nền kinh tế ì trệ và suy thoái, sự bế tắc trong đầu tư và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi người dân không biết sử dụng đồng tiền vào đâu để có hiệu quả hơn, họ buộc phải để tiền “chết” trong ngân hàng.
Đồng An
Tổng hợp

Giữa bầy khuyển mã – Chúng ta luôn có nhau

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) – Đọc được tin khẩn trên Facebook về việc công an tấn công nhà blogger Nguyễn Tường Thụy vào lúc khoảng hơn 6h tối, chúng tôi bắt đầu đi hỏi nhau địa chỉ trụ sở công an huyện Thanh Trì. Trước khi đi tôi dặn mẹ, con đi có thể tối nay con không về.
Trời Hà Nội mưa như trút nước, tôi cứ lòng vòng mãi ở xung quanh vị trí ngôi nhà 7 tầng trụ sở công an huyện Thanh Trì, công an đứng đầy xung quanh trụ sở, không thấy ai, tôi phân vân chẳng nhẽ bạn bè đến đã bị bắt vào đồn hết rồi sao?


Trời mưa quá, tôi tấp vào quán café và gọi điện hỏi bạn bè, thì ra là công an giam giữ người tại cơ sở 2 của công an huyện Thanh Trì.
Khi tôi đến nơi thì khá đông bạn bè đã tập trung ở đấy và đang hô to các khẩu hiệu “phản đối công an bắt người trái phép” và đòi thả người. Chị Tân, vợ con anh Thụy đã được thả ra ngoài đồn, các chị hết sức lo lắng vì biết em Lê Quốc Quyết bị công an đánh rất đau, các chị đi qua nhìn thấy công an đánh hội đồng em Quyết trong một phòng khác, đánh tới tấp, nghe tiếp kêu cứu của Quyết…
Ngoài ra anh Trương Văn Dũng đến để đòi người lại bị bắt vào đồn, Lã Dũng đến đòi người cũng bị bắt vào đồn nhưng lại được thả ra đang hô khẩu hiệu đòi người. Mẹ con Phương Uyên không biết là bị giam giữ ở nơi đậu
Có mấy thằng đầu gấu cởi trần, mình đầy hình xăm tiến đến đám đông và cà khịa, chúng tôi nhắc nhau không lời qua tiếng lại với bọn này.
Một vài anh em đang lắng nghe tiếng vợ anh Thụy kể về việc công an tấn công nhà anh chị như thế nào. Chị bảo: Bây giờ phải ở lại đây đòi người chứ nhà cửa ở nhà đang tanh bành ra, chưa kiểm kê được công an đã cướp đi những thứ gì, công an phá cửa nhà chị vào bắt người lúc cả nhà đang ăn cơm.
Một lúc sau thấy bác Hải cũng ra, ai ra cũng xót xa cho Quyết bị đánh đau quá, họ còn nhìn thấy đầu Quyết bị đánh chúi nhủi xuống sàn nhạ
Một lúc sau công an thả anh Thụy. Anh Thụy ra tố cáo công an đánh người, công an đánh em Quyết rất đau, anh Thụy lại lo lắng đi vào, tất cả đều sốt ruột, không biết tình trạng của Quyết như thế nào.
Một lúc sau anh Thụy ra thông báo công an đã đưa mẹ con bé Phương Uyên ra sân bay, mọi người thở phào, tình hình đỡ căng thẳng một chút.
Khoảng gần 11 giờ thì Quyết bắt đầu ra. Chao ôi, Quyết bị đánh thật tàn tệ, quần áo nhàu nát, mặt mũi và đầu có nhiều vết thâm, mũi vêu ra… Quyết đã bị công an đánh hội đồng, đi đâu cũng bị công an theo dõi và đánh đập, ở Vũng Tàu họ còn cho cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh yêu cầu Quyết dừng xe lại cho côn đồ đến đánh đập, thật là kinh khủng.

Tất cả chúng tôi đều hô khẩu hiệu “phản đối công an đánh người trái phép”
Đêm cũng đã khuya, trời mưa nặng hạt, chúng tôi giải tán, tôi về nhà vào lúc khoảng 11h 30’,
Thế đấy các bạn thấy công an Việt Nam, xông vào nhà dân, phá cửa và bắt người đến trụ sở đánh đập, người dân đến đòi người thì thả ra và không chịu trách nhiệm gì, công an là đầu gấu, họ sinh ra là chỉ làm cho dân hoảng sợ.
Chính cách thức công an Việt Nam tấn công nhà anh Nguyễn Tường Thụy đã chứng minh cho người dân và bạn bè quốc tế thấy rằng: công an Việt Nam đã trung thành vơi đảng thì không thể lễ phép với dân, bởi vì đảng và dân có lợi ích mâu thuẫn nhau, đảng tước đi quyền bầu cử của người dân để lập ra chính phủ, chính phủ phải có bộ máy công an đàn áp người dân, làm cho dân hoảng sợ, dân không dám đòi quyền bầu cử, để đảng duy trì quyền lực mãi mãi.
 

Lê Diễn Ðức – Biểu tượng và văn hóa nghệ thuật

Diendantheky

Lê Diễn Ðức

Nếu ai có dịp qua Ba Lan, cách trung tâm thủ đô Warsaw khoảng 10 phút đi xe, tới đoạn đường Zelazna cắt đường Chlodna, sẽ gặp nhà hàng “Con Heo Ðỏ” (Pod Cerwonym Wieprzem).




Ðây là một nhà hàng khá nổi tiếng ở Warsaw, thuộc hạng trung, giá món ăn chính từ $15-$22, có bán các loại bia và rượu.

Vào các buổi chiều tối, không nhất thiết cuối tuần, nếu không đặt trước thường không có chỗ. Nhà hàng mở đến vị khách cuối cùng, nhưng thông thường đóng cửa vào lúc 12 giờ đêm.


Thực khách vào đấy có thể ngồi trong phòng lớn để ăn nói ồn ào, nhưng cũng có thể kín đáo tâm tình trong những phòng riêng biệt, thích ứng với các cuộc hò hẹn cho giới kinh doanh.


Những nhân vật nổi tiếng đã tới nhà hàng có thể kể đến Lennox Lewis (vô địch thế giới quyền Anh của WBA,WBC và IBF), Bruce Willis (ngôi sao Hollywood) hay cựu tổng thống Ba Lan A. Kwasniewski (1995-2005).


Ngay ở cửa ra vào, sẽ có một cô gái ăn mặc quân phục màu đỏ tiếp đón, giới thiệu và hướng dẫn bàn ngồi hay gửi áo khoác (nếu vào mùa Ðông).


Không khí của nhà hàng vui nhộn, ấm cúng và thân thiện nhờ thái độ phục vụ lúc nào cũng niềm nở và tận tình của các cô tiếp viên trẻ đẹp. Nhưng ấn tượng hơn là cách thiết kế và bài trí các đồ vật.


Ở phòng ăn lớn có một bức tranh sơn dầu choán gần hết phần tường, mô tả bữa tiệc, trong đó Eward Gierek (tổng bí thư đảng Cộng Sản Ba Lan giai đoạn 1970-1980) ngồi với Leonid Brezhnev (tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô), bên cạnh là Erich Honeker (tổng bí thư đảng Công Nhân Thống Nhất Ðức) và một số nhân vật cộng sản khác.


Trong những phòng ăn riêng chân dung của các nhà lãnh đạo cộng sản khác như Eward Gierek, Fidel Castro, Erich Honecker… được đặt trong khung kính và treo trang trọng.


Chúng ta có thể thấy cả những tấm huân chương, huy chương thời cộng sản được đặt trong một khung hình khác treo trên tường.


Thực khách có thể chọn từ thực đơn những món ăn với tên gọi ngộ nghĩnh như Chân Giò Erich, Bánh Kadar (họ của tổng bí thư đảng Cộng Sản Hungary), Salad Gomulka (họ của tổng bí thư đảng Cộng Sản Ba Lan, giai đoạn 1945-1970), Salad Todor Zhivkov (họ của Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Bulgaria), Gà Mao hay Bánh Bao Brezhnev.


Cũng có thể thưởng thức món Volodya (tên gọi thân mật của Lenin) gồm cá hồi hun khói, kem chua và trứng cá đỏ muối được Lenin ưa thích, làm theo công thức của vợ là Nadezhda Krupskaya.


Tóm lại tờ thực đơn với các món ăn phong phú được đặt tên của rất nhiều nhà lãnh đạo cộng sản. Ðiều này kích thích thị hiếu tò mò, gây liệu pháp sốc mang tính trào phúng, hài hước. Những bức tranh gợi lại ký ức một thời cộng sản xa xưa, dường như rất khó quên trong tâm lý của người Ba Lan, mặc dù nó đã sụp đổ từ năm 1989.


Vào năm 1997, hiến pháp mới của Ba Lan dân chủ ra đời, cấm tuyên truyền, hoạt động đối với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Phổ biến biểu tượng búa liềm nơi công cộng là phạm pháp.


Mặc dù như thế, thực khách cũng như nhà chức trách không hề xem cách trình bày, trang trí nghiêm túc của nhà hàng “Con Lợn Ðỏ” là một hình thức tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản. Trái lại chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật, giải trí, chẳng có tác động gì ảnh hưởng gì tới “an ninh và chính trị”. Người ta xem nó như một trò chơi, mua vui.


Ở trong một đất nước tự do và dân chủ, con người thực sự được phát huy các sáng kiến và ý tưởng lạ trong mọi lĩnh vực.

Ở Hà Nội, Việt Nam, có chuỗi quán “Cà phê Cộng”, quán đầu tiên ở số 152D Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, được mô tả “với một không gian không rộng lắm, nhưng vẫn đủ mang lại cho bạn sự thoải mái”.


“Cộng là sự hoài niệm về một Việt Nam chiến tranh năm nào với ghế vải dù, hay hoa văn của những chiếc chăn Tàu sặc sỡ. Bạn ngồi nhâm nhi ngụm cà phê (được pha khá chuẩn, thơm nồng), và có rất nhiều cái để ngắm: những bức ảnh lịch sử, mô hình máy bay, những dây điện được mắc cách tường bằng những quả sứ nhỏ xíu… Tất cả, hết sức giản dị mà sinh động. Những ấn tượng ấy, giúp cho chúng ta nhớ mãi về một thời chiến đấu kiên cường và hào hùng của các thế hệ cha ông” (ghiencaphe.com)..


Bài “Hương vị xưa rất tinh nghịch tại Cộng cà phê” của tờ Bưu Ðiện Việt Nam viết:


“Bước chân vào quán cà phê, bạn sẽ ấn tượng ngay với không gian xưa cũ của quán, nhưng cũng toát lên vẻ trẻ trung rất xì tin, chẳng thế mà các teen sành điệu Hà thành rất thích chọn Cộng cà phê làm điểm hẹn tán gẫu”.


“Quán bé như bao diêm, thêm một phần gác khá nhỏ ngồi bệt bên trên. Bức tường để mộc, sơn vôi trắng với đường vân gồ ghề, sàn nhà ốp gỗ mộc, bộ bàn ghế nâu trầm cũ kỹ. Trang điểm cho quán là những đồ vật hết sức đơn sơ nhưng rất ấn tượng, nào là mô hình máy bay, những cuộn chỉ cắm trên tường, những con ốc vít điện từ ngày xửa ngày xưa… Tất cả tựa như một bức tranh sắp đặt đậm chất teen tinh nghịch”.


Theo bài “Nhật kí: Cà phê đậm đà lịch sử”, “quán có treo nhiều bức ảnh đen trắng từ thời còn chiến tranh, những bức ảnh chính trị khá vui mắt, chính điều đó làm tôi cảm thấy không bí bách với chính trị và không khí ở đây. Hơn nữa, trên tường còn gắn thêm độ chục cuộn chỉ may, trên bàn bar còn decor thêm mấy gói gì đó khó mà đặt tên dán mác Cộng cà phê làm tôi vô cùng thích thú” (h3qvn.com).


Trong phần giới thiệu “Cà phê Cộng” có đoạn:


“Quán Cộng lúc nào cũng đông mặc dù diện tích chỉ khoảng 20 m2 cộng một gác lửng. Nếu bạn thả bộ trong khu phố cà phê Triệu Việt Vương thì sự khác biệt mà Cộng có được là ánh sáng vàng ấm cúng qua một khung cửa gỗ – một thứ ánh sáng của đèn sợi đốt yếu ớt của thời kỳ bao cấp. Không gian quán nhỏ nhắn, ấm cúng với những vật dụng nhiều kỷ niệm. Cái tên Cộng cũng chính là từ ý tưởng “gom góp yêu thương quê nhà”. Mọi thứ từ dây điện, áp phích cổ động thời “Cánh đồng năm tấn”, “Họp chi bộ”, chao đèn sắt Liên Xô cho đến từng cuốn menu, ca sắt tráng men đều là những món đồ quen trong những gia đình năm 1970 – 1980. Không gian như một lớp học nhỏ với vài dãy bàn học sinh và ghế ngồi rất nghịch ngợm của cái bọn “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.


Ca sĩ Linh Dung, chủ quán, một cô gái Hà Nội lớn lên trong thời kỳ bao cấp khó khăn, tạo dựng quán “Cà phê Cộng” với cảm hứng từ quá khứ, của một thời mà cuộc sống khó khăn trôi qua chậm rãi, nhưng vô cùng sinh động…


Ngoài ra, trong “Cà phê Cộng” có vài thứ biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản được bày biện, tạo thêm ấn tượng. Ví dụ như bìa của cuốn “Lenin toàn tập” được dùng làm thực đơn trong đó thức uống được viết nguệch ngoạc bằng bút dạ. Câu nói của Lenin “Học, học nữa học mãi” được sửa thành một khẩu hiệu trong quán “Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi”…


Cũng có bức tranh trào phúng, trên đó các lãnh tụ cộng sản, từ người sáng tạo ra học thuyết Karl Marx, đến người áp dụng nó vào thực tiễn Lenin, Stalin và những hậu duệ thực hiện nó trong hoàn cảnh thực tế như Mao hay Fidel Castro, đầu đội những chiếc mũ trang trí tung hô, có vẻ như sau một bữa tiệc.


Có lẽ vì hai đề tài cuối cùng mà Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội đã phối hợp với công an (PA83) kiểm tra xử lý chuỗi quán này. Tờ Ðất Việt phê phán quán này dám dùng sách của Lenin để làm thực đơn vì đây là “tác phẩm giá trị về tư tưởng, lý luận chính trị”, “thiếu tôn trọng một tài sản trí thức trên toàn thế giới”. Ông Tô Văn Ðộng, giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội thì khẳng định “phải xử lý quyết liệt”, vì “liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị”.


Mổ con muỗi đã phải dùng tới dao phay. Một cách nhìn hẹp hòi, thiển cận, nhà quê của các nhà kiểm duyệt văn hóa Việt Nam.


Các đồ vật thuần túy chỉ gây nên một cảm tưởng tinh nghịch, thoảng chút hài hước, pha chút chế diễu, một ý tưởng rất hay trong thiết kế, trang trí hiện đại, chẳng có chút gì liên quan gì đến “an ninh và chính trị”.


Thực khách cũng chẳng màng tới ý nghĩa chính trị của chúng. Trong thực tế, “Lenin toàn tập” không phải một “tài sản trí thức” mà chỉ là tập hợp các lý luận của bạo lực chuyên chính vô sản và siêu thực, đã bị bỏ vào thùng rác lịch sử từ khi hệ thống cộng sản tại Châu Âu sụp đổ. Chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn cố bám víu. Nhưng ở Việt Nam, kể từ lúc “mở cửa”, nhiều thành phần kinh tế, công cụ sản xuất thuộc sở hữu của các ông chủ xanh, chủ đỏ, “Lenin toàn tập” đã không còn thực tế. Tôi cũng tin chắc rằng, trong hơn 3 triệu đảng viên, có khi chưa tới 1% số người đã đọc nó!


“Cà phê Cộng” hôm nay sau đợt chinh phạt của bộ máy kiểm duyệt đã mất đi một cái gì đó. Vẫn khung cảnh cũ, nhưng không còn thực đơn “Lenin toàn tập”, bức tranh tinh nghịch, câu khẩu hiệu “cộng, cộng nữa, cộng mãi”… Một số bức ảnh thời bao cấp, thời chiến tranh cũng đã bị gỡ mất…

-Trung Quốc : Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 22/09/2013.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 22/09/2013.  REUTERS/Lintao Zhang/Pool
Tú Anh – RFI
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết xây dựng một nhà nước pháp trị. Tuy nhiên trường hợp cựu thị trưởng Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn như cũ : pháp luật chỉ là công cụ để trấn áp, tranh giành quyền lực trong nội bộ.
Chủ nhật 22/09/2013, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị kết án chung thân. Vụ án gây tiếng vang từ một năm nay cộng với những tin đồn ô dù của ông là cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang – một nhân vật đầy thế lực sắp bị truy tố vì tội tham nhũng – nhằm chứng tỏ ban lãnh đạo mới tại Bắc Kinh đang xây dựng một nhà nước pháp trị.
Báo chí chính thức ca ngợi vụ xử Bạc Hy Lai là bằng chứng chính quyền Trung Quốc xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch và quyết tâm bài trừ tệ nạn tham ô « đang đe dọa chế độ » và sẽ « đánh từ ruồi đến cọp » như ông Tập Cận Bình hứa hẹn.
Hàng loạt quan chức cao cấp trong đó có phó Bí thư Tứ Xuyên, phó Thị trưởng Tứ Xuyên bị bắt giam. Cùng lúc đó, 5 cán bộ cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC bị điều tra vì tội tham ô, tất cả đều là người thân cận của Chu Vĩnh Khang, một thời đứng đầu ngành dầu khí trước khi qua nắm bộ công an.
Báo chí Trung Quốc chỉ đưa tên 4 người nhưng giấu tên người thứ năm. Theo báo mạng Tài Tân và nhật báo South China Morning Post của Hồng Kông thì nhân vật bí ẩn này là cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Vô hiệu hóa đồng chí thuộc phe cạnh tranh để củng cố quyền lực
Câu hỏi đặt ra là liệu ông Tập Cận Bình có thực tâm bài trừ tham nhũng hay không ? Câu trả lời dứt khoát là không. Tập Cận Bình, theo đúng truyền thống của đảng Cộng sản Trung Quốc, tìm cách vô hiệu hóa các đồng chí thuộc phe cạnh tranh để củng cố quyền lực.
Người đưa ra nhận định trên đây là giáo sư người Hồng Kông Willy Lam, Lâm Hòa Lập ( Willy Wo-Lap Lam ). Trong bài « Vụ án dàn dựng Bạc Hy Lai đánh rơi chiếc mặt nạ thèm khát quyền lực của Tập Cận Bình », chuyên gia Willy Lam phân tích mặt trái của vụ án Bạc Hy Lai, của phiên tòa dàn dựng.
Từ ngày lên nhậm chức lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình ít nhất hai lần khẳng định phải tôn trọng Hiến pháp nhưng mặt khác ông nhấn mạnh là phải « theo chỉ đạo của đảng lãnh đạo». Nói rõ ra là không có hy vọng nhà nước pháp quyền vì đảng Cộng sản ngồi lên trên pháp luật.
Tháng 8 vừa qua, tạp chí Đảng Kiến, cơ quan tuyên huấn của đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định : « Mục tiêu của Hiến Chính (Việt Nam gọi là Lập Hiến) là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ». Trong khi đó, theo báo Nhân Dân, thì chủ trương tôn trọng Hiến pháp là vũ khí tuyên truyền của Mỹ để chinh phục thị trường ».
Nhiều sự kiện khác cho thấy là Tập Cận Bình nói một đằng làm một nẻo là từ khi ông lên cầm quyền đã có ít nhất 100 luật sư và nhà hoạt động bảo vệ dân oan chống tham ô bị bắt giam hay sách nhiễu.
Bài phân tích « Bo Xilai sham « trial » unmasks Xi Jinping’s thirst for power » của giáo sư Willy Lam thuộc viện nghiên cứu Jamestown Foundation đã được phổ biến trên báo mạng Asia News.it.
Còn theo giới phân tích tây phương được AFP trích dẫn trong bài bình luận ngày 23/09/2013, bản án chung thân mà tòa Tế Nam tuyên bố hôm đó đã được « soạn trước ở chóp bu để khuyến cáo các đảng viên tuân thủ ban lãnh đạo mới vào thời điểm Tập Cận Bình đang thanh trừng nội bộ qua chiêu bài chống tham nhũng »
Tham nhũng hoành hành được vì đảng Cộng sản đứng trên luật pháp
Vì sao phiên toà dàn dựng không đánh lừa được giới quan sát ? Căn nguyên nguồn cội và quy mô tham nhũng tại Trung Quốc ? Nếu lãnh đạo Trung Quốc thực tâm chống tham nhũng thì phải làm gì ? Tại sao họ không làm ? Đâu là những giải pháp khả thi mà giới đối lập đã đề nghị ? Bài học nào cho Việt Nam ?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ phân tích :
RFI : Vì sao tham nhũng hoành hành tại Trung Quốc ?
GS Ngô Vĩnh Long : Lý do chính là đảng Cộng sản Trung Quốc đứng trên pháp luật, đứng trên Hiến pháp của Trung Quốc. Ngay Hiến pháp 1982 cũng nói là đảng Cộng sản cầm đầu nền chính trị Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc có 66 triệu đảng viên. 66 triệu là con số rất lớn. Nếu đảng viên có nhiều quyền lớn như thế, thì quyền lợi đưa đến tham nhũng. Quyền lợi càng lớn thì tham nhũng càng lớn.

Tham nhũng tại Trung Quốc đưa đến tình trạng chỉ trong vòng 20 năm, phân cách giàu nghèo càng ngày càng lớn. Năm 2006, chính phủ Trung Quốc nói là chỉ có 1/100 người ở Trung Quốc đã chiếm hữu đến 60% tài sản của toàn quốc. Bộ trưởng Công an lúc bấy giờ là Chu Vĩnh Khang đưa ra những con số này và ông cho biết thêm là trong năm 1993 có 9.000 vụ biểu tình nổi loạn nhưng đến năm 2006 thì có hơn 100.000 « sự cố lớn » và mỗi năm tăng thêm không biết bao nhiêu lần.
RFI : Chiến dịch chống tham nhũng và vụ án Bạc Hy Lai mang ý nghĩa gì ?
GS Ngô Vĩnh Long : Chiến dịch chống tham nhũng – đúng như giáo sư Willy Lam phân tích – là một thứ tranh quyền giữa một số người lãnh đạo đảng Cộng sản. Thật sự đó không phải là vấn đề chống tham nhũng.

Bạc Hy Lai bị tố tham nhũng khoảng 4,4 triệu đô la. Nếu nói về giàu có thì nhiều người khác trong Bộ Chính trị giàu hơn Bạc Hy Lai rất nhiều.

Thật ra Bạc Hy Lai và người đỡ đầu ông là Chu Vĩnh Khang là hai người từ năm 2005, 2006 đã bắt đầu lo về vấn đề tham nhũng. Họ nghĩ nếu không dẹp được tham nhũng thì một lúc nào đó chính phủ và đảng Cộng sản sẽ sụp hoặc tan rã. Nhưng khi chống tham nhũng thì đụng đến những người tham nhũng lớn. Tôi nghĩ đây là một vụ trả thù.
RFI : Vì sao nhiều người đòi lãnh đạo Trung Quốc công khai hóa tài sản lại bị bắt ?
GS Ngô Vĩnh Long : Nếu lãnh đạo công khai hóa tài sản của họ thì sẽ thấy rõ là vấn đề tham nhũng lớn đến đâu. Lương, thu nhập của họ như thế nào mà làm sao có đến hàng tỷ đô la ? Công khai hóa sẽ chứng minh tham nhũng đến tột cùng…
RFI : Làm cách nào để diệt tham nhũng tại Trung Quốc ?
GS Ngô Vĩnh Long : Muốn dẹp tham nhũng thì phải dần dần dân chủ hóa. Bởi vì có 66 triệu đảng viên mà đảng viên nào cũng đứng trên luật pháp thì Bộ chính trị không thể nào kềm chế được 66 triệu người như thế. Chỉ có dân mới kềm chế họ được thôi.

Mà muốn dân kềm chế đảng thì phải có luật pháp. Phải cho dân lập ra những « cơ chế » để tranh đấu cho quyền lợi của người dân. Nếu không thì không chống tham nhũng được. Cho nên đảng Cộng sản rất sợ dân chủ hóa.
Tháng Tư năm nay, Bộ chính trị ra văn bản số 9. Điều mà chóp bu đảng Công sản Trung Quốc sợ nhất là « dân chủ hóa ». Vì dân chủ đưa đến mất quyền lực. Mà trong vấn đề dân chủ hóa, điều gọi là « Hiến Chính » – Việt Nam gọi là « Lập Hiến » – là điều họ sợ nhất : Người dân dùng hiến pháp tranh đấu cho quyền lợi….Trong 7 điều cấm kỵ, họ sợ nhất là « hiến chính », là không được theo hiến pháp như Tây phương.
Tôi nghĩ có cái gì giống Việt Nam. Trong hiến pháp và điều 4, cũng như Trung Quốc, cũng nói là đảng Cộng sản đứng trên hết, chỉ có đảng mới có quyền diễn giải Hiến pháp, còn người dân thì không có quyền.
RFI : Tham nhũng tại Trung Quốc khó diệt :
GS Ngô Vĩnh Long : Có hai vấn đề : từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Từ trên xuống là phải để cho người dân cái quyền tố cáo tham nhũng….
Còn vấn đề từ dưới lên trên là tham nhũng nó tràn ngập hết : từ viên công an khu phố cho đến các ông giám đốc… mà bọn họ có muốn diệt tham nhũng đâu. Diệt tham nhũng thì họ mất quyền lợi. Cho nên phải có tổ chức dân sự hợp pháp, để người dân có thể tổ chức chống lại các hành động vi hiến của cán bộ trong đảng Cộng sản dùng quyền lực của họ đàn áp dân chúng.
RFI : Trong Hiến chương 08, giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba đề nghị dân chủ hóa để cứu nước và … cứu đảng Cộng sản. Phải chăng đây là giải pháp tốt nhất ?
GS Ngô Vĩnh Long : Tôi đồng ý với ông Lưu Hiểu Ba nhưng vấn đề là nếu Trung Quốc muốn giải quyết tham nhũng thì ngay từ bây giờ phải dân chủ hóa từ từ bằng cách thiết lập xã hội công dân, trên nhiều lãnh vực, từ địa phương đến trung ương . Vì dân chủ hóa là tiến trình lâu dài nhất là Trung Quốc đã tiêu diệt xã hội dân sự từ năm 1949…
RFI : Việt Nam có thể từ Trung Quốc rút ra một bài học chống tham nhũng ?
GS Ngô Vĩnh Long : Tôi phải nói là vấn đề của Việt Nam còn khó giải quyết hơn Trung Quốc nữa. Tại sao ? Khi gọi là giải phóng đất nước thì đó là một chiến thắng bằng quân sự. Mà chiến thắng bằng quân sự thì bên thắng cuộc giành hết quyền lợi cho mình và dùng cái đó để đẩy quyền lợi của mình lên. Cho nên bên thắng cuộc triệt hạ hết xã hội dân sự (của bên thua cuộc). …
Khi mở cửa, đảng Cộng sản và những người có quyền dựa vào tiền và sức mạnh của tư bản nước ngoài để phát triển quyền lợi riêng của mình tạo ra những « nhóm lợi ích » dính vào tư bản nước ngoài, bất chấp than oán của của người dân, của nông dân bị lấy đất làm khu công nghiệp… Đó là lý do tại sao tình hình ngày càng tồi tệ. Tôi nghĩ là đảng Cộng sản phải suy nghĩ lại vấn đề này để bảo vệ đất nước và đảng vẫn tồn tại
« Diễn đàn Dân sự » là bước đầu để nhiều người tranh cãi về những khó khăn của đất nước để tìm giải pháp. « Diễn đàn Dân sự » là hình thức phôi thai của xã hội dân sự. sau đó là đi đến những tổ chức.

Ngày xưa có nông hội , có hội phụ nữ… nhưng các tổ chức này trở thành cánh tay nối dài của đảng Cộng sản. Bây giờ người dân phải có những tổ chức bảo vệ quyền lợi người dân nói riêng và của đất nước nói chung. Nếu không đất nước này sẽ bị các « nhóm lợi ích » xé nát ra và đi đến khủng hoảng.

Nước Pháp phải xiết chặt các mối liên hệ với Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiến hành cuộc thăm chính thức Pháp từ 24 đến 27 tháng chín. Chuyến viếng thăm này đã được chuẩn bị bởi các chuyến di của hai Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh qua Paris hồi tháng ba vừa rồi, và ông Laurent Fabius qua Hà Nội hồi tháng Tám. Vào dịp đi thăm này, Thủ tướng Việt Nam sẽ ký với người đồng nhiệm một Hiệp nghị về đối tác chiến lược Pháp-Việt. Tổng số 26 điều của Hiệp nghị này chia thành năm chương và nhập lại thành một văn bản duy nhất gồm những Hiệp nghị hợp tác khác nhau đã được ký kết, từ đó các mối quan hệ giữa hai nước sẽ thêm gắn bó và liên tục.

Hiệp nghị Đối tác Chiến lược cũng mang một giá trị tượng trưng. Nó được ký vào năm kỷ niệm thứ 40 nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước và trong "năm chéo Pháp-Việt 2013-2014". Thế nhưng, Hiệp nghị lại không có điều gì sáng tạo đáng kể.


Hai quốc gia sẽ làm trọng tài cho công việc đối tác của họ với các tổ chức khu vực mà họ là thành viên, một bên là Hiệp hội các nước Đông Nam Á, và bên kia là Liên minh Châu Âu. Nước Pháp sẽ cố gắng xin Liên minh Châu Âu cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường. Còn về chuyện quốc phòng, Hiệp nghị ký ngày 12 tháng Mười một năm 2009 sẽ được mở rộng thêm. Pháp sẽ góp sức giúp nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.

MỘT VÁN BÀI QUAN TRỌNG HƠN ĐỐI VỚI PHÁP

Về kinh tế, hai bên sẽ nỗ lực tiếp tục cuộc đối thoại chiến lược họp ở Hà Nội ngày 9 tháng Tư năm 2013. Những cuộc trao đổi, công việc hợp tác, các khoản đầu tư sẽ phải được phát triển hơn lên, nhất là trong các ngành công nghiệp hàng không, giao thông, hạ tầng cơ sở thành thị, những vấn đề về phát triển bền vững, tin học, y tế, công nghiệp thực phẩm nông nghiệp, năng lượng hạt nhân. Là nhà cung cấp thứ nhì về viện trợ công cho sự phát triển của Việt Nam, nước Pháp khẳng định quyết tâm tiếp tục công cuộc viện trợ. Pháp sẽ tiếp nhận các sinh viên Việt Nam trong những điều kiện tối ưu, Pháp sẽ tăng cương trợ giúp cho Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và sẽ tiếp tục trợ lực cho việc dạy tiếng Pháp ở Việt Nam.

Đối với nước Pháp, ván bài quan trọng hơn nhiều so với những gì lời lẽ bản Hiệp nghị công khai cho thấy. Dường như Pháp đang mất chân đứng ở Việt Nam. Ngay cả khi tổng khối lượng trao đổi giữa hai bên có tăng lên, thì thiếu hụt thương mại của Pháp năm 2012 vẫn là 2,1 tỷ euro. So với năm 2011, thiếu hụt như vậy đã tăng hơn một nửa.

Mặc dù Pháp là nước phương Tây đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, đầu tư của Hoa Kỳ vào nước này đã gấp hai lần của Pháp vào năm 2006, tiếp đến vào năm 2007 là Hà Lan. Song ảnh hưởng của Việt Nam đang gia tăng tại Đông Nam châu Á. Thế giới xếp hạng Việt Nam vào loại nước mới nổi đầy hứa hẹn. Kể từ khi hiệp nghị tự do trao đổi giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có hiệu lực hồi năm 2010, thì một nhà đầu tư Pháp có thể xuất khẩu tới một khu vực tự do trao đổi lớn nhất thế giới. Đó là một cơ sở mang tính chiến lược.

MỘT NỀN NGOẠI GIAO QUAY VỀ CHÂU Á

Bị ảnh hưởng vì khủng hoảng toàn cầu, vị thế của Việt Nam bị sa sút kể từ đầu năm 2011. Việt Nam đã dũng cảm khôi phục các khoản chi công, mà phần nào đã bị hao đi trong cuộc lạm phát phi mã năm nay còn 6 %. Sau bốn lần phá giá, từ một năm nay đồng tiền đã bình ổn tỷ suất, đã hồi phục các dự trữ trao đổi. Cán cân thương mại của Việt Nam đã dôi dư. Các khoản đầu tư nước ngoài đã quay trở lại. Tỷ số phát triển năm 2012 là 5,25% và sẽ giữ như thế cho năm 2013.

Nhưng các khó khăn vẫn còn. Các doanh nghiệp và các ngân hàng công đều kém quản lý, nhiều khi thua lỗ. Nhiều vụ bê bối xảy ra tại các doanh nghiệp và ngân hàng đó. Những vụ cho vay rất đáng ngờ, thống kê kém, dường như gia tăng. Vậy mà, chuyện cải tổ khu vực công là khu vực bảo đảm một phần ba của sản phẩm quốc nội ròng (PIB, Produit Intérieur Brut, ND) là một điều hết sức khó khăn, vì đó là đụng tới cái lõi của hệ thống chính trị cộng sản. Những hiệp nghị đối tác giữa các quốc gia được gia tăng. Các hiệp nghị đó không có kỳ hạn (échéance), cũng không có phương tiện cung cấp tài chính. Cho nên có những hiệp nghị kiểu đó ký rồi nằm đấy. Ta nên hy vọng là Hiệp nghị kỳ này không cùng số phận như thế.

Cuối cùng thì nền ngoại giao Pháp cũng tin chắc là phần lớn tương lai diễn ra tại Viễn Đông. Hành động ngoại giao Pháp quyết tâm hướng về châu Á. Chuyển đổi này tăng cường hy vọng rằng Hiệp nghị Đối tác chiến lược với một nước có vị trí đáng thèm thuồng trên Biển Đông và có những liên hệ lịch sử vẫn còn mạnh mẽ với nước Pháp rồi sẽ dẫn tới những thành tựu cụ thể mà cả hai bên đều sẽ có lợi.

Le Monde.fr | 24.09.2013

Phạm Toàndịch
Nguồnbản gốc: lemonde.fr
 
(BVN)

Vụ tử hình làm công chúng TQ căm phẫn

(giống cái bọn trật tự phường xã nhỉ, bắt chước nhau đến thế là cùng)


Thành phố Thẩm Dương
Vụ việc xảy ra ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh
Mạng xã hội Trung Quốc đã bùng lên làn sóng căm phẫn sau khi một tòa án ở nước này thông báo một người bán hàng rong đã bị tử hình vì đã phạm tội giết hai sỹ quan an ninh.

Tội nhân bị tử hình là Hạ Tuấn Phong, người đã cầm dao đâm hai nhân viên công lực sau khi bị bắt giữ về tội bán hàng rong ở thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh hồi năm 2009, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Tuy nhiên người này nói rằng ông chỉ hành động tự vệ khi bị các nhân viên công lực tấn công.

Người dân Trung Quốc không có thiện cảm với các nhân viên công lực ở các thành phố. Do đó, trường hợp của ông Hạ đã được rất nhiều người cảm thông.
‘Côn đồ chính phủ’

“Tội phạm Hạ Tuấn Phong, kẻ phạm tội cố sát, đã bị tử hình vào ngày 25/9 ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, theo quy định của pháp luật,” Tòa trung cấp Thẩm Dương viết trang tài khoản mạng xã hội của họ hôm 25/9.

Thông tin này đã thổi bùng sự giận dữ trên mạng xã hội của Trung Quốc, phóng viên BBC John Sudworth ở Thượng Hải cho biết.

Vụ việc của Hạ Tuấn Phong nhanh chóng trở thành một trong các chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội Sina Weibo.

“Đây là một người cha phải giết người để giữ gìn phẩm giá,” một người bình luận.

Một người khác thì viết: “Công lý đã chết ngay trước mắt chúng ta.”

Một số công dân mạng còn lấy trường hợp của Hạ Tuấn Phong ra so sánh với vụ án của Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Bà Cốc cũng bị kết tội giết người và bị tuyên án tử hình nhưng lại được hưởng án treo.

Trước đó, hôm 25/9, vợ của Hạ Tuấn Phong cho biết bà đã đến trại giam để nhìn mặt chồng lần cuối.

“Hạ Tuấn Phong xin họ cho phép chúng tôi chụp chung một tấm hình nhưng không được,” bà viết trên mạng xã hội, “Tại sao họ lại tàn nhẫn như vậy? Tại sao?”.

Thành quản, tức lực lượng quản lý trật tự đô thị, là lực lượng an ninh đặc thù ở các đô thị Trung Quốc chuyên trợ giúp công an đối phó tội phạm không nguy hiểm.

Nhiệm vụ của họ là thực thi pháp luật trong lĩnh vực hành chánh chứ không phải hình sự như vi phạm giao thông, môi trường hay vệ sinh công cộng.

Lực lượng này không được lòng người dân sau một loạt những vụ va chạm bạo lực được mọi người bàn tán.

Những người chỉ trích gọi họ ‘côn đồ chính phủ’.

Hồi tháng Bảy, sáu thành quản viên đã bị bắt sau khi một người bán trái cây ở tỉnh Hồ Nam thiệt mạng do bị đánh vào đầu khi hai bên cãi cọ.

Tháng Bảy năm 2011, vụ việc một người bán hàng rong tàn tật được cho là đã bị thành quản đánh chết đã làm bùng phát bạo loạn ở tỉnh Quý Châu.

Hiện tại lực lượng thành quản có đến hàng ngàn người ở ít nhất 656 thành phố trên khắp Trung Quốc, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết.
  (BBC)

Kinh tế “tụt hậu”cũng vì theo luật “gieo nhân nào gặt quả đó”?

Posted by ttxcc6 on 26/09/2013

Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã “hỏi nhau”, tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: “3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%,trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi,nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa”.
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở:“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin.” Và vì thế, ông nói“việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì”.
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”.

Tamnhin

Đang tụt hậu – là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới.Nguyên nhân nào dẫn đến biến nền kinh tế nước ta từ “phụ thuộc” thành “lệ thuộc” như hôm nay?
Vì sao DN chủ lực”những quả đấm thép”  trở thành gánh nặng?
Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này. Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra.
Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu. Trước đó, đã có vài ba trường là DNNN sa lầy trong các dự án xi măng đã được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.
Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải “đứng mũi chịu sào” cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm “khu vực chủ đạo” – doanh nghiệp Nhà nước(DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam.
Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát

Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh –mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP. Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố. Mầm mống rủi ro nợ công chính nằm ở đây, là những khoản nợ xấu tiềm tàng trong DNNN và có lúc buộc ngân sách đứng ra trả thay.
Năm 2012, lỗ phát sinh của DNNN là khoảng 2.253 tỷ đồng. Năm 2013, các DNNN dự kiến tăng vốn đầu tư lên 506.995 tỷ đồng, tương đương hơn 32%, nhưng doanh thu và lợi nhuận đặt ra lại thấp hơn cả năm 2012. Trước đó, kinh doanh năm 2012 của các DNNN này cũng thấp hơn nhiều so với kết quả kinh doanh năm 2011.Trong khi đây là khu vực đang nắm giữ tài sản chiến lược quan trọng nhất của đất nước, hưởng nhiều ưu đãi nhất, với lợi thế kinh doanh vượt trội.
Lo ngại hơn nữa là trong quá trình tái cấu trúc, cơ chế quản lý lại có những biểu hiện đi thụt lùi khi việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lại được giao về cho các Bộ. Thậm chí, các Bộ còn đang cắt cử các công chức xuống làm việc tại các DN.
Không phải ngẫu nhiên khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: “Liệu có cần tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới?. Đâu là 3 giải pháp có hiệu lực đột phá nhất giúp nền kinh tế trỗi dậy từ tình trạng khó khăn hiện nay? Quy mô của kinh tế Nhà nước, nhất là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi đến mức nào, duy trì đến đâu?”
Vẫn chạy theo thành tích những báo cáo tổng kết ảo? 
Câu chuyện về DNNN chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng có khoảng cách xa với các nước. Những bất ổn vĩ mô vẫn dai dẳng kéo dài, đặc biệt trong vòng 5-6 năm trở lại đây là hệ quả tổng thể của một mô hình tăng trưởng không hợp lý, dựa nhiều vào đầu tư,một cơ chế quản lý mang nặng tính xin cho và thị trường nửa vời, những bất cập trong chi tiêu công… Và trên hết, đó còn là căn bệnh tư thành tích trong tư duy phát triển kinh tế.
Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch đầu tư công bố, GDP 9 tháng ước đạt 5,14%. Nhiều khả năng, mục tiêu GDP cả năm sẽ không đạt như Quốc hội đề ra. Mới đi nửa chặng đường của kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015, nhưng ước thấy đã có 7 chỉ tiêu trọng yếukhông đạt GDP, lạm phát, bội chi, giải quyết việc làm…
Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát

Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã “hỏi nhau”, tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: “3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%,trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi,nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa”.
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở:“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin.” Và vì thế, ông nói“việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì”.
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”.
Theo ông, quá trình hoạch định chính sách hiện nay vẫn không thể đối phó với vấn đề mới của thời đại. Tư duy chiến lược phát triển của kinh tế đang có sự không nhất quán…. Sự không rõ ràng trong tư duy phát triển kinh tế đã dẫn tới những chính sách đa mục tiêu. Cùng đó là chính sách kinh tế ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả lại không đạt.
Trong khi đó,chúng ta lại ít khi nói về cái sai của mình. Theo GS Đạt, hệ lụy của gói kích thích kinh tế, chính sách nới lỏng thái quá đã dẫn tới giá cả gia tăng, lãi suất, tỷ giá tăng, kéo theo sóng đầu cơ và bất ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân sai lầm, lại thường coi đó là khiếm khuyết của kinh tế thị trường.
Theo khuyến nghị của GS Đạt, đã đến lúc phải lựa chọn và quyết định. Đầu tiên phải đổi mới tư duy chiến lược kinh tế.
“Đây sẽ là động lực để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, cần có sự dũng cảm và kiên trì trong lựa chọn này. Việt Nam sẽ phải hi sinh tăng trưởng trong vài năm đầu, chấp nhận một mức tăng trưởng thấp để đạt sự bền vững lâu dài”, ông Đạt nhấn mạnh.
Ý kiến của TS Mai Thu – Viện trưởng Viện QTDN(BMI) cho rằng trước tình hình hiện nay chúng ta muốn đổi mới tư duy hay chiến lược kinh tế gì đi nữa thì cũng đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại chính mình xác định rõ năng lực thực tế hay nói “sức khỏe” của nền kinh tế đang như thế nào “khỏe mạnh” đủ chân đủ tay để tự chủ vươn lên hay “ốm yếu” hoặc thiếu khuyết vị trí nào “nội tạng” hay ngoại tạng hay trong tư duy. Tất cả đều được công khai, minh bạch ra để mọi thành phần kinh tế trong cơ thể của nền kinh tế biết được điểm mạnh, điểm yếu và điểm không có mà từ trước vẫn ảo tưởng để rồi tìm ra định hướng đoàn kết họ thành một khối thống nhất, phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi thành phần, từ đó có chiến lược và chính sách toàn dân cùng lòng xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Sau khi xác định được nền kinh tế của ta có bao nhiêu % tự chủ từ đó ta mới lựa chọn kết nối và hội nhập theo khả năng tự chủ thực của mình “chớ có ảo” vì luật đời cũng như luật trời cũng như luật kinh doanh thường thấy “gieo nhân nào, gặt quả đó ” hoặc đã “gieo gió thì phải gặt bão”. Nhưng một điều tôi vẫn hy vọng và có phần khẳng định nếu chúng ta biết được chúng ta là ai và người dân của chúng ta đang mong mỏi điều gì họ có niềm tin vào đường lối chính sách của Nhà nước hay không?
Từ đó  nếu ta tìm và khôi phục lại niềm tin trong dân và hướng họ tới một cái chung là tất cả vì tổ quốc vì đất nước và vì nhân dân kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân và cũng phải vì lợi ích toàn dân chắc chắn chúng ta sẽ vực lại được nền kinh tế dần dần khôi phục và phát triển trở lại. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là phải cho dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thành quả của họ thì người dân mới có lại niềm tin vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hy vọng chúng ta những nhà hoạch định chính sách và quản lý đất nước hãy nghĩ tới hai chữ vì dân thì dân giúp. Và cần xây dựng cho dân cho nền kinh tế cái điều cốt lõi nhất của mỗi cá thể, thực thể của toàn xã hội đó là nội lực, tự chủ của mình tránh tự biến thái thành phụ thuộc rồi lệ thuộc như đã qua.
MaHuy THPT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét