Tin thứ Năm, 15-08-2013
- Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (NB&CL).
- ASEAN quyết tâm đoàn kết về vấn đề Biển Đông (VOA). – ASEAN nhất trí về Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (TN). – ASEAN nhất trí xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (VOV). – ASEAN đòi Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (RFI).
- Mỹ muốn mở rộng sự hiện diện quân sự tại Philippines (VOA). – Manila đàm phán tăng quân số Mỹ tại Philippines (RFI). – Bắt đầu đàm phán gia tăng lính Mỹ tại Philippines (PNTP). – Báo Trung Quốc cảnh cáo Philippines (VnM).
- Việt Nam, Singapore nhất trí tăng cường hợp tác quân sự (VOA).
- GS Lê Xuân Khoa: Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh (BoxitVN). “… chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn thất bại vì kết quả là Việt Nam đã bị ép phải nhất trí với Trung Quốc nhiều hơn. Cái mà Trung Quốc gọi là ‘đẩy quan hệ hợp tác lên một tầng cao mới’ chỉ có nghĩa là ‘thắt chặt thêm một nấc vòng lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.’ Đó là lý do tại sao Chủ tịch Trương Tấn Sang lại phải vội vã công du Hoa Kỳ mong tạo được thế cân bằng về đối ngoại“. – Lâm Bình Duy Nhiên – Quan hệ Việt-Trung và tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam (Dân Luận).
- Nghĩ gì trước phiên xử phúc thẩm hai sinh viên Uyên và Kha (RFA). - Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay qua hình ảnh của Nguyên Kha và Phương Uyên (DLB). – Nguyễn Phương Uyên chính là người yêu nước (DLB). – Nguyễn Phương Uyên: “Đảng và nhà nước là một là hoàn toàn sai” (Nguyễn Tường Thụy). – “Tặng Uyên và Kha với lòng cảm phục“: Pippi – Cơn ác mộng của Trần Quốc Toản (1) (Dân Luận).
- Phương Uyên, Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư trong phiên phúc thẩm (VOA). – Thư của Ls Nguyễn Thanh Lương gửi bà Nguyễn Thị Kim Liên – mẹ của Đinh Nguyên Kha (DLB). “Tôi xác định Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chỉ là nạn nhân của thế lực ‘X’ và tôi không hề bị tổn thương hay tự ái nghề nghiệp do em Đinh Nguyên Kha có đơn xin không tiếp tục yêu cầu luật sư bào chữa và có sự xác nhận của trại tạm giam công an tỉnh Long An hẳn hòi… Mai này, trước tòa mọi sự im lặng của tôi khi ai hỏi về Kha – Chính đấy còn là lời bào chữa ngậm ngùi mà đầy kiêu hãnh không chỉ riêng tôi mà còn có Kha… Tôi xin thức trọn đêm nay để bày tỏ thật lòng, để trình tường với chị về một Đinh Nguyên Kha vô vọng nhưng tràn đầy mến yêu“. – Gia đình Phương Uyên vẫn chưa có giấy mời của tòa (RFI).
- GS Hoàng Xuân Phú: Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov “Nhà nước xưng là ‘pháp quyền’, mà trưng ra quá nhiều phiên tòa phi pháp. Nhân danh công lý mà vi phạm cả Hiến pháp và luật, bất chấp cả lẽ phải và sự thật, để buộc tội, phán bằng được những ‘bản án bỏ túi’… Với cách xử sự như đối với Phương Uyên và Nguyên Kha, những người cầm quyền hiện nay đã dạy cho thế hệ trẻ một bài học rất xấu, rằng: Ở đất nước này thì không thể chấp nhận bất đồng chính kiến, không thể chung sống với những người đối lập, mà phải cương quyết diệt bỏ như kẻ thù không đội trời chung“.
- Nguyễn Thượng Long: Tháng Bảy: “Lỗi tại tôi, tại tôi … mọi bề!” (BoxitVN). - Mong lắm tự do (FB Nguyễn Phước Hải).
- Phạm Cao Dương – Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước (DĐTK).
- Ls Hà Huy Sơn: Yêu cầu tái tục phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân (Chúa cứu thế).
- Ông Vi Đức Hồi bị biệt giam vì phản đối cách đối xử (RFA). “Theo như anh ấy nói lý do họ kỷ luật anh ấy là vì anh ấy phản đối việc anh Lê Văn Sơn bị đánh cách đây gần một tháng. Việc thứ hai là anh ấy làm đơn gửi chủ tịch nước rằng trại giam đã lắp đặt máy phá sóng điện thoại trong buồng giam rất ảnh hưởng đến sức khỏe của anh em tù nhân, làm cho rất nhìêu anh em bị đau đầu. Một việc nữa là họ gắn camera 24/24 để theo dõi tất cả đời tư của anh em trong trại như vậy là không hợp lý… Họ biệt giam anh ấy và kỷ luật 6 tháng bây giờ đã được 1 tháng“.
- Khẩn: CA xua quân “triệt phá” lớp học tiếng Anh của nhóm trẻ Hà Nội (DLB). – Chính sách khủng bố tinh thần người dân còn tồn tại đến bao giờ (RFA). “… có một bạn là Việt, không học trong nhóm học đó nhưng nghe bạn bè bị bắt; khi đang trên đường đến cũng bị bắt đưa về quận Hai Bà Trưng và cũng bị làm việc“. - Đoan Trang: Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện.
- NHỤC (FB Thái Bá Tân). “Không, khác hẳn. Xưa bố đánh giặc, đánh Mỹ. Nay chúng mày đánh nhân dân. Xưa nhà nước lấy đất người giàu chia cho người nghèo. Giờ thì ngược lại”.
<= Bạn có nằm trong người quay mặt đi? Photo: FB Cáo. – Chia sẻ của Tâm Bão, bạn nữ 9x vừa bị công an tạm giữ (FB Nguyễn Anh Tuấn). “Trải qua 1 đêm dài rất đặt biệt trong cuộc đời, được tận mắt chứng kiến cái gọi là ‘bạo tàn vênh vang bề thế’, ‘giống nòi chia’ với ‘bãi sa trường’, cảm giác cuối cùng còn đọng lại trong mình bây giờ không phải là tức giận hay lo lắng mà là hạnh phúc. Cảm giác hạnh phúc khi 12h đêm ra khỏi đồn công an, thấy 2 cụ hơn tuổi bà nội mình đạp xe đến tận nơi để xem tình hình bọn trẻ. Lúc mình ra được thì 2 ông bà mới tạm yên tâm ra về“. – LS Nguyễn Văn Đài: THỬ THÁCH VÀ TRƯỞNG THÀNH (VHRC/Dân Luận).
- ĐỂ KHÉP LẠI MỘT VIỆC NHỎ (Mai Xuân Dũng).
- Việt Nam Cộng Hòa – Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người” (SHSM). Lưu ý một sai sót nhỏ mà nhiều trang mạng đã mắc từ trước, là bức hình “Nghị gật CHXHCNVN” chắc chắn không phải tại Quốc hội CHXHCNVN. Có lẽ đó là ở Quốc hội Đài Loan?
- Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Một xã hội dân sự mạnh mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh” (BoxitVN). “Có hai việc bây giờ ta phải làm. Một là về tư tưởng, phải kiên quyết từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin đã quá lạc hậu. Phe gọi là Cộng sản chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, chưa kể Bắc Triều Tiên với thể chế quái dị không biết ta có ôm vào phe mình hay không, nếu có thì quá xấu hổ. Về công việc thực tế, bây giờ phải tập trung xây dựng xã hội dân sự mạnh, trong đó có chính đảng đối lập. Phải bắt đầu cho cuộc vận động thành lập một chính đảng mới“. – Bỏ đảng, lập đảng khác (DĐTK).
Xin bàn tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, mà trong các bản tin 27/4, 3/5 và 4/7/2013 đã đề cập ít nhiều. Bình luận sáng qua nói về DÂN TRÍ, chính là vấn đề gốc rễ của câu chuyện gắn với số phận ĐCSVN hôm nay.
Trải qua
thời kỳ “Khai tối”, kéo dài từ những năm tháng không được “nghe đài
địch”, rồi khi được nghe thì thế giới đã có video nhưng VN thì … cấm,
truyền hình quốc tế – qua anten chảo cũng vậy. Nhưng chuyện dân trí
không đơn giản chỉ là có được tiếp nhận thông tin, kiến thức từ bên
ngoài biên giới hay không, mà điều còn quan trọng hơn, là những thứ
thông tin và nhận thức tư tưởng mà đảng CS, nhà nước nhồi vào sọ người
dân là thứ gì. Những thứ đó ra sao, chắc không cần phải liệt kê ra ở đây
nữa (Mời xem bức hình dưới đây, cô công nhân bắc loa giấy tự chế đọc báo Nhân dân tập thể, để hình dung chút ít).
Sang thời
kỳ được ngợi ca là “Đổi mới”, một kiểu ngu dân khác đã nổi lên, không dễ
nhận ra. Một xã hội bị tù hãm, đói khổ triền miên, nếu như được “cởi
trói” thực sự, cả về tư tưởng, văn hóa, thông tin, … lẫn kinh tế thì
thật tuyệt, như một cuộc cách mạng. Nhưng không! Chỉ có cái dạ dày và
lòng tham hưởng thụ vật chất được thỏa mãn, rất nhanh. Thỏa sức kiếm ăn,
chộp giật, nhưng nếu như vấn vương tư tưởng, quan điểm ngoài thứ khuôn
mẫu được đúc sẵn, không chỉ riêng chính trị, mà hết thảy mọi lĩnh vực
trong đời sống, là dễ bị mất miếng ăn ngay. Vậy thì còn gì bằng cho phát
triển thú tính, khi chỉ ưu tiên cho hàm răng và dạy dày, khỏi động não
như con người?
Thành công
của công cuộc “thú hóa” trong toàn hệ thống quyền lực còn mỹ mãn hơn
nhiều so với ngoài xã hội, bởi ở đó, điều kiện cho cuộc kiếm chác cướp
giật là vô hạn, cơn mê say tích cóp miếng ăn là vô độ, mà với nhiều quan
tham thì cả trăm thế hệ con cháu mai sau cũng không ăn hết. Thời Khai
tối, con người như “thú đói”, nhưng chỉ là “thú nuôi” (nhốt), còn thời
được coi là Tối mịt, họ thành bầy “thú tham”, “thú hoang”.
Qua thời
“Tối mịt” này, với những ai mong muốn con người được mở miệng nói, được
có chính kiến riêng, thì khó khăn càng nhiều hơn, gấp bội; bởi vì không
như xưa, nay họ sẽ đụng tới những miếng ăn lớn của đồng loại vừa đang
chưa thỏa cơn đói, lại đã nảy sinh lòng tham ngốn ngấu. Tiếc rằng, chút
ít tự do được nới lỏng, cuộc mưu sinh được khích lệ ganh đua, đã dễ làm
ta không nhận ra mặt trái lớn hơn nhiều của nó.
Chẳng phải
nhiều lời cũng biết được bao năm qua, với một đất nước 80% người làm
nông khốn khó, cả một hệ thống chính quyền, đoàn thể, toàn bộ mạng lưới
tổ chức đảng từ trung ương đến xóm thôn, tổ dân phố, cả hệ thống giáo
dục, văn hóa văn nghệ, … cùng bộ máy truyền thông khổng lồ mạnh tới cỡ
nào trong nhiệm vụ trói nhau và tự trói mình để hoàn thiện công cuộc
“thú hóa”. Nó mạnh tới độ mà nếu như bỗng nhiên “trời sinh” ra một ông
Tổng bí thư đảng muốn giải tán đảng, ông cũng sẽ thành tự sát nếu chỉ hé
lộ ra tí xíu ý đồ này.
Cho nên,
nhu cầu khai dân trí cho nội bộ đảng, chính quyền, “hệ thống chính trị”
của nó có lẽ còn quan trọng hơn là với dân chúng đông đảo cả nước.
Ai sẽ có
thuận lợi hơn để khai sáng cho hàng triệu cái đầu còn u tối nằm trong
“hệ thống” đó, nếu không phải là chính những cán bộ đảng viên còn đương
chức đương quyền, hay đã nghỉ hưu, nhưng có kiến thức, tư tưởng tiến bộ,
kể cả tự thức tỉnh lương tâm, sám hối, và bằng những phương pháp khéo
léo, âm thầm, kiên định dần từng tí mà người ngoài không dễ thấy được? Trần Độ là một tấm gương điển hình nhất đã đi vào lịch sử!
Còn những
người ở ngoài hệ thống đó, ngoài cả xã hội VN này? Rất cần, nhưng sự
tham dự của họ đòi hỏi nhiều kiến thức về NÓ, cùng những suy nghĩ,
phương pháp khôn ngoan hơn rất nhiều so với những gì đã có mấy chục năm
qua.
Chỉ đơn cử
một ví dụ để khơi gợi cho việc bàn luận về nhận xét trên. Đó là, thử trở
ngược thời gian tới những năm ngay sau 1975, đã bao giờ, có ai là người
“trong cuộc” tự đặt ra câu hỏi, rằng:
Liệu
những hy vọng quay lại/trở về giành lại chính quyền VNCH và các hoạt
động đi theo đó có vô tình lại đã góp phần cho người cộng sản “thắng
cuộc” có lý do (chính đánh hoặc không chính đáng) để kéo dài thêm thời
gian giam giữ các cựu quân nhân, viên chức chế độ cũ trong các trại “cải
tạo”, cùng với việc siết chặt quản lý xã hội và tiến hành hàng loạt các
cuộc thử nghiệm kinh tế, xã hội kinh hoàng?
Và xin được
nhắc lại lần nữa, rằng đây là một câu hỏi khơi gợi sự trao đổi nhiều
chiều, trong một chủ đề rất khó, hoàn toàn không phải là một khẳng định,
để tránh phải có những kết luận nóng nảy, vội vã, mất thời gian.
Để tạm kết thúc ở phần bàn luận thứ hai này, cũng là chuẩn bị cho phần kế tiếp, xin nhắc tới Tuyên ngôn “Phá vòng nô lệ” có nói về 1 trong 3 “vòng nô lệ” phải phá, trong cuộc khai dân trí, là “nô lệ chính mình”,
vì coi rẻ học hỏi, thành ngu dốt, rồi bị những thói hư tật xấu trói
chặt, trong đó có cả việc lấy cả cái “ngu dân” để chống lại chính sách
“ngu dân”.
<- BS Đoàn Viết Hoạt: Cơ hội cuối cùng (BBC). “Không
thể thoát Trung nếu dân và chính quyền không là một. Dân không thể là
một với một chính quyền độc tài, đàn áp dân, đàn áp những người yêu
nước, bỏ tù những người phản đối ôn hòa những sai lầm của chính quyền“.- Dương Đình Giao: DƯ LUẬN VIÊN.
- HÔM NAY, KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ VĂN HÓA NGUYỄN HỮU ĐANG (Tễu).
- NHÀ THƠ VÀ NGHỊ ĐỊNH 72 CỦA CHÍNH PHỦ (Nguyễn Trọng Tạo/ Sao Hồng). “Tôi cần mua nghị định 72/ Để bán không cho những nhà hiền triết/ Đọc bể cái đầu không bao giờ hiểu hết/ Tôi cần mua một góc nhà tù/ Để giam giữ những website, blogs/ Suốt ngày tự do trong da đầu trọc lóc…” – Pháp quyền là gì? (II) (TCPT).
- ‘TỰ DIỄN BIẾN’, SUY THOÁI RỒI PHÂN HÓA !? (Bùi Văn Bồng). “Nếu đảng cộng sản dũng cảm làm một cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi: Anh chị, ông bà, các em có còn tin đảng nữa không? Chắc đảng sẽ nhận được câu trả lời chính xác dân còn tin đảng hay không!” – Nguyễn Trọng Vĩnh: SUY NGẪM (Bùi Văn Bồng). “Bác dựng nền ‘Dân chủ Cộng hòa/ Kết đoàn, dân chủ, thỏa dân ta/ Nay thì phe, nhóm không dân chủ/ Tức nước vỡ bờ ắt chẳng xa!”
- ‘Yếu tố quyết định’ trong nền chính trị VN (BBC). “Nếu thiếu khủng hoảng kinh tế thì sẽ còn khá lâu nữa mới dẫn tới một cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị“. – Tiền cụ ‘được’ lên báo the Telegraph – Tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới: The world’s least valuable currencies. “Một xu sẽ chẳng mua được gì cho bạn lúc này, nhưng sẽ rất nhiều nếu quy ra tiền đồng Việt Nam… bạn cần khoảng 33.000 đồng tiền Việt để đổi một đồng bảng Anh“. – Chẳng những tiền có hình cụ xuống giá mà cả tư tưởng của cụ cũng mất giá luôn: Học Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn phí (BBC).
- HỌC LÀM QUAN (Nguyễn Trọng Tạo). “Nước Vệ vô đạo đã bảy tám chục năm nay. Kẻ sĩ rặt một lũ hèn hạ, đội đít đội trôn chính trị, đã tham lam như chó, lại kiêu ngạo, càn rỡ. Kẻ làm dân vì bị tuyên truyền, nhồi sọ từ tấm bé thành ra mê muội, suốt đời chỉ biết tin theo những sự dối trá. Nay quan đại phu đã có ý như vậy, âu cũng là một cơ hội để Phu Tử chứng tỏ cái đạo lý của mình. Nếu không thế, chẳng lẽ người quân tử lại có thể khoanh tay ngồi nhìn lũ vô đạo hoành hành hay sao?” – MẶT NẠ của ông quan (FB Thái Bá Tân). Một ông quan thời xưa. Photo: vuhuu.edu.vn =>
- Ni cô ‘thay nâu sồng mặc quân phục’ (BBC). “một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả“.
- Ngành Y tế Hà Nội họp rút kinh nghiệm sau vụ Hoài Đức (VOV). – Sở Y tế Hà Nội: Khen thưởng người tố cáo là “vấn đề nhạy cảm” (HQ). – Phải bảo vệ anh hùng! (NB&CL). – Ai bảo vệ những người “chiến đấu” với tử thần? (PL&XH). – 40 cán bộ tố cáo chị Hoàng Thị Nguyệt rồi rút đơn (TT). – Vụ “nhân bản” xét nghiệm: Chị Nguyệt bật khóc khi bị “tố ngược” (DT). – Sau hàng loạt scandal, người dân có còn tin ngành y tế? (VOV). – Các chiêu ăn tiền tinh vi của bác sĩ (VNN). - Nhập nhằng “công – tư” trong bệnh viện công: Có tiền thì đến bệnh viện công… “khám tư” (LĐ). – Bệnh nhân cần gì ở thầy thuốc? (Trần Kinh Nghị).
- Về vụ “copy kết quả xét nghiệm” ở bệnh viện Hoài Đức: ĐỈNH CAO BẤT LƯƠNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Cũng như những mặt khác trong xã hội, bây giờ không còn khái niệm con sâu làm rầu nồi canh nữa. Cái chính bây giờ không ai biết được đâu là giới hạn của sự bất lương”.
- Bé gái 7 tháng tuổi đi khám, bị chẩn đoán “phù nề bao qui đầu” (GDVN). – HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 108): Vậy mới là cách mạng đấy ạ ! (Nhật Tuấn). “Như cô Nguyễn Thị Tuyền tỉnh Tuyên Quang đi đặt vòng tránh thai . Bác sĩ không đặt ở cổ tử cung lại đặt mãi vào trong ruột phải mổ lấy ra suýt chết. Chị Phượng cave đi xông họng nó đặt ống xông ở họng dưới mấy hồi…”.
- Phút hớ hênh giữa đời thường của các cô gái (giadinh.net). Nhà báo/ Facebooker Ben CL bình luận: “Khi lưu manh, thất học làm báo… Thật là buồn. Nếu báo chí đã không biết, hoặc không thể khai trí, thì cũng đừng nên ngu dân. Tội ấy khó rửa lắm ...” – Vũ Bằng: BÁO CHÍ THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tô Văn Trường: CỐT LÕI CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Bùi Văn Bồng). – TIÊU CHUẨN HAY QUY CHUẨN HÓA NÔNG NGHIỆP
- Lê Nhật – Truyện ngắn: Phế liệu nuôi lớn con người và con người trở nên rác rưởi (Dân Luận). – CÒN NGƯỜI KHỔ HƠN ÔNG ĐỊNH, GIỜI Ạ (Văn Công Hùng).
- Tin “lạ” đã điểm tối qua: Thủ tướng đồng ý làm đường sắt trên cao Mỹ Đình – Bái Đính (NLĐ).
- VN ‘sẽ cho phép cá cược bóng đá’ (BBC). – Kinh doanh casino: Quy hoạch và quản lý thế nào? (VOV). – Việt Nam sẽ mở bao nhiêu casino? (VnEco). – Casino Vân Đồn có thể mở cửa cho người Việt (VNE). – Cho phép kinh doanh casino sẽ kéo theo nhiều hệ lụy (CATP). – Hợp pháp hóa cá cược (NLĐ). – Cá cược bóng đá: “Không đồng ý thì bảo là ông già lạc hậu” (VnEco). – Cá cược hợp pháp: Đặt 10.000 đồng quá thấp không ai chơi! (DV). (cái này gọi là chiêu cho sói gửi chân, dần dần từng bước rồi sẽ nâng cấp lên thôi, hết xèng thì phải vẽ ra cái mà thu chứ, ngoài ra cho dân ăn chơi đi cho đỡ đọc báo, khai trí rồi lại mơ mộng mùa xuân Ai cập ai kiếc, đúng là nhất cử lưỡng tiện!)
- Hải Phòng nghiêm cấm cán bộ, công chức đánh bạc (HQ). Còn công chức ở nơi khác thì được phép đánh bạc? Công chức Hải Phòng không được phép đánh bạc, nhưng có được phép cá độ không?
- Chuyện “giải tỏa” nhà của ông Phạm Văn Đấu, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long: Xin đừng giải quyết “nửa vời” (TT).
- Vụ cán bộ Sở Y tế Quảng Nam tông chết người: Năn nỉ bãi nại (NLĐ).
- Sau Khi Trung Quốc Thoái Trào – Cơ Hội Cho Việt Nam (RFA).
- Hoan hô TTXVN dám đưa tin này: 10 người tìm cách tự sát tập thể trên phố ở Bắc Kinh. - Tự sát tập thể tại Bắc Kinh (RFI). “Trung Quốc là một trong những nước có tỉ lệ tự sát nhiều nhất thế giới. Theo thống kê chính thức, tại quốc gia này cứ 100.000 dân lại có 22,23 trường hợp tự sát“. - Loạt bải ‘Thùng thuốc súng Trung Quốc’: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (phần 1) (Phan Ba).
<- Quan chức Trung Quốc phê phán “Các thế lực thù địch” trong vụ bê bối thẩm phán và gái mại dâm (hố hố, Khựa cũng có thế lực thù địch à, thằng nào thế, Mỹ hay Nga hay Ấn hay Phi??? Không khéo là Vịt =)) (ĐKN). – Tập Cận Bình thật sự muốn cải cách ? (RFI).
- Thiên thạch đâm xuống Tân Cương, Trung Quốc, một ‘Điềm Trời’? (ĐKN).
- BÀI TOÁN NAN GIẢI CHO KINH TẾ TRUNG HOA (Hồ Hải).
Sam Rainsy xuyên tạc, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Campuchia (VOV). – Sam Rainsy xuyên tạc, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Campuchia? (RFA).
- Đối lập Cam Bốt chính thức kiện kết quả bầu cử (RFI).
- Nam và Bắc Hàn đồng ý cho khu Kaesong hoạt động trở lại (RFA). – Hai miền Triều Tiên ký thỏa thuận mở lại khu Kaesong (VOA). – Hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận mở lại khu Kaesong (RFI). – Hàn-Triều nhất trí mở cửa trở lại KCN Kaesong (NLĐ).
- Fidel Castro: BTT cho Cuba vũ khí trong thập niên 80 (RFI).
- 52 NĂM BỨC TƯỜNG Ô NHỤC CƯỚP ĐI 136 MẠNG NGƯỜI (NCTG). – ROMANIA TÌM CÁCH TƯỚC LƯƠNG HƯU NHỮNG “ĐAO PHỦ CỘNG SẢN” (NCTG). “Thủ tướng Romania Victor Ponta đang tìm hiểu khả năng để tước lương bổng hưu trí của những kẻ từng phục vụ trong bộ máy đàn áp thời cộng sản ở nước này, và để làm được điều đó, ông đã đề nghị Bộ trưởng Tư pháp đưa ra một giải pháp về mặt pháp lý“.
- Nơi tôi luyện ý chí thép (QĐND/PT).
- Nhiều tư liệu Trung Quốc thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (Infonet). – Lịch sử huyện đảo Trường Sa sẽ được biên soạn (Infonet). - Nghiên cứu, biên soạn lịch sử huyện đảo Trường Sa (ĐV). – Người dân khó an tâm định cư khi y tế biển đảo chưa tốt (ND/Infonet).
- Tàu sân bay hâm nóng các vùng biển Châu Á (VnM). – Trung Quốc âm thầm chuẩn bị chiến tranh tâm lý? (PT).
- ASEAN cam kết “có tiếng nói chung” về Biển Đông (KT). – Định hướng tương lai ASEAN (ANTĐ). – ASEAN thống nhất cao độ cùng nói chuyện với Trung Quốc về Biển Đông (GDVN). – Trung Quốc cầm chừng – ASEAN thề sẽ đoàn kết tại Biển Đông (SM).
- Mỹ – Philippines: Đàm phán tăng quân Mỹ ở Philippines (PLTP). – Hai bên đều lợi (TN).
- Nhật nỗ lực cân bằng quyền lực (PLTP). – Nhật Bản xoa dịu Trung Quốc và Hàn Quốc (DV).
- Quyết liệt, kiên trì thực hiện công tác xây dựng Đảng (TTXVN/TN).
- Chỗ đứng của thị trưởng ở đâu? (TVN). – Dân đủ sáng suốt để bầu thị trưởng (TVN).
- Quy hoạch (TN).
- Chính quyền xã làm sai quy trình?! (Tầm nhìn).
- “Thượng tôn pháp luật”, chuyện thật hay đùa? (Tầm nhìn).
- Vụ ‘nhân bản’ kết quả xét nghiệm: Sở xem lại việc khen thưởng người tố cáo tiêu cực (TP). – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Thảm họa y đức (PT). - Gian lận xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức: Tạo điều kiện cho bệnh nhân khám lại (TN). - Sau vụ BVĐK Hoài Đức: Mối nguy lạm dụng quỹ BHYT (SGTT). – Nhóm lợi ích trong y tế – Kỳ 4: Tách bạch công tư (TN). – Vụ bé gái bị chẩn đoán “phù nề bao qui đầu”: Lỗi do mạng quá tải? (GDVN).
- Lập chưa hay, hành sao dễ? (LĐ).
- Ủy ban thường vụ quốc hội bàn các dự thảo Nghị định về cá cược bóng đá, kinh doanh casino: Lo ngại “rửa tiền” thông qua cá cược (DV). – Tiền của người Việt “chảy” ra nước ngoài (DV). – Người Việt sẽ được vào casino, cá độ bóng đá? (LĐ).
- BÀN GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN: Phải nhạy cảm với các vấn đề báo chí nêu (PLTP). - Chặn những quy định thiếu khả thi “tràn” vào đời sống (PLVN). – Từ hôm nay, cấm quán cóc bán thuốc lá lẻ? (KT).
- Vụ bốn thuyền viên VN nhảy xuống biển: Người thân nói đánh đập dã man, chủ tàu nói không (TT). – Vụ 4 thuyền viên Việt trốn khỏi tàu cá Đài Loan: Còn nhiều khúc mắc (DV).
- Cuộc Đại nhảy vọt mới của Trung Quốc (TVN).
- Khu công nghiệp Kaesong sẽ mở cửa lại (PLTP). - TQ lo thay cho Triều Tiên khi HQ hạ thủy tầu ngầm (ĐV). – Chuyên gia Nga: Mỹ không muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên (Infonet). – Làm mát “điểm nóng” (ANTĐ).
- Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân: Tăng cường thông tin khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (Tin tức). – Góc nhìn khác sau tay súng của những người lính Trường Sa (Infonet). – Quỹ Vì Trường Sa thân yêu: 70 đơn vị đăng ký ủng hộ gần 20 tỷ đồng (SGGP).
- ASEAN vẫn bàn COC với Trung Quốc dù thiếu Campuchia (ĐV). – ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc về Biển Đông (VnM).
- CHIẾN TRANH (FB Thái Bá Tân).
- Phạm Chí Dũng: Uyên – Kha: Phép thử đầu tiên cho “đối tác toàn diện” (RFA).
- Cái chết của loa phường (RFA’s blog). “Một
trong những chiếc loa miệng có bằng cấp ấy có tên là Đông La. Đông La
là bản sao không hoàn hảo của một chiếc loa phường made in Vietnam. Đông
La không phải là viên chức chính phủ nhưng có tâm lý yêu đảng, yêu chế
độ cuồng nhiệt vượt xa tất cả cán bộ tuyên giáo cao nhất nước. Đông La
mở trang blog riêng chỉ với mục đích: chửi bới, bươi móc tất cả những ai
có hoạt động hay bài viết phản biện lại các chính sách sai trái của nhà
nước“.
- Chuyện “người rừng”, còn một bí mật man rợ khác…? (RFA’s blog). “Chúng
tôi tìm đến bệnh viện huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, tiếp xúc hai cha con
‘người rừng’. Cảm giác chúng tôi nhận được là quá buồn, họ trông sợ hãi,
buồn bã và lạc loài. Họ chỉ nói đúng hai tiếng ‘người rừng’ khi chỉ về
những người chung quanh. Không biết trong trí não họ có khái niệm người
rừng hay người thành phố, người đồng bằng gì đó không?” – TS. Vũ Thế Long: Cha con Hồ Văn Thanh không phải là người rừng (Soha).
- Ban Nội chính Hà Nội đặt vụ “nhân bản” xét nghiệm trong tầm ngắm (DT). – Ban Nội chính Thành ủy vào cuộc (TP). – Nhân viên khoa Xét nghiệm BV Hoài Đức được hướng dẫn khai báo? (TP).
- Khi nhà nước gật đầu với cá độ (Đào Tuấn). – Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam cần bao nhiêu casino? (DT). – Rụt rè cho phép cá độ (SM).
- CSGT không mang quá 100.000 đồng khi đi tuần tra (TT/VOV).
- Thuyền viên ‘nghi bị đối xử tồi tệ’ nói gì khi trở về? (TP). – Quản lý thuyền viên đi Đài Loan: Phó mặc cho sự may rủi (DV).
- VnExpress dịch từ bài báo The Telegraph, nhưng đã sửa lại, cắt bỏ mất đồng Việt Nam, chỉ còn 9 đồng tiền các nước khác: Những đồng tiền rẻ nhất thế giới (VNE). Báo Gafin đăng lại của VNE khi bài này chưa sử: 10 đồng tiền rẻ nhất thế giới. Facebooker Đinh Tấn Lực: “Nhiệt
liệt hoan hô tinh thần tôn trọng quốc thể của VNexpress: ’10 đồng tiền
rẻ nhất thế giới’ đã nhanh chóng trở thành ‘Những đồng tiền rẻ nhất thế
giới’. Trong đó, ảnh minh họa đồng tiền VN đứng thứ 10, giật giải quán
quân rẻ nhất, đã bị gỡ bỏ“. - VnExpress mang 100 ngàn bạc ông Cụ đi đâu rồi ? (Trần Hùng). Thời buổi thông tin toàn cầu mà đưa tin kiểu này là tự làm mất uy tín của mình.
- Sam Rainsy: Rắp tâm làm điều xằng bậy (ĐĐK).
- Đảng đối lập Campuchia tiếp tục khiếu nại kết quả bầu cử (LĐ). – Campuchia cảnh cáo Mỹ can thiệp nội bộ (PT).
- Tư tưởng hà khắc trong báo chí nhà nước đang nỗ lực định hướng đường lối chính trị của Trung Quốc (ĐKN).
- Stalin Qua đời 60 năm, Stalin vẫn gây tranh cãi ở Gruzia (VOA).
- Fidel Castro ‘bất ngờ’ vì còn sống (BBC).
KINH TẾ- Báo Mỹ: Kinh tế Việt Nam đang lấy lại cân bằng (TN).
- Bán nợ xấu, phải bán liền tay (ĐT). – VAMC và những dấu lặng (NCĐT).
- Doanh nghiệp Nhà nước chậm thoái vốn đầu tư ngoài ngành (ĐBND).
- Lãi suất 3%/tháng, cạm bẫy với người gửi tiền (ĐT). – Lãi suất giảm sâu, dòng tiền hướng vào chứng khoán (ĐT).
- Giá vàng mù mờ, mua bán rủi ro (ĐT).
- Bảng giá đất chênh đến 60% so với giá thị trường (PNTP). – Yêu cầu dừng các dự án “chưa thực sự cần thiết” (VnEco). =>
- Việt Nam cụ thể hoá ba tội danh nguy hiểm nhất về chứng khoán (VnEco).
- “Gáo nước lạnh” dội vào kỳ vọng thị trường ôtô (VnEco).
- Việt Nam nhập hàng chục ngàn gia súc từ Úc (VOA).
- Mỹ áp thuế chống trợ cấp tôm với VN (BBC). – Video: Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VTV). – Việt Nam phản đối Hoa Kỳ về thuế chống trợ cấp tôm (RFA). – Việt Nam phản đối Mỹ áp thuế hàng tôm đông lạnh (RFI). – Sự áp đặt bất công với tôm đông lạnh VN (CT). – VASEP phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam (VOV).
- Eurozone thoát khỏi suy thoái kinh tế (TN).
- Hollywood đạt thỏa thuận với TQ về thuế (BBC).
- Cuộc suy thoái của khu vực đồng Euro đến hồi kết thúc (VOA).
- 518 doanh nghiệp FDI “vắng chủ” (DV). – Vì sao nhiều chủ doanh nghiệp FDI “đào ngũ”? (Tầm nhìn). – Làm ăn thất bát, doanh nghiệp FDI bỏ của chạy lấy người (SM).
- Sếp thiếu gia đuối sức vì vận đen (VEF).
- Nghĩa địa BĐS Đại lộ Thăng Long: Ôm tiền tỷ ‘tử nạn’ trên đường cao tốc (VEF). – Biệt thự ma trên vùng đất chết ở Thủ đô (VEF). – Không làm khó Việt kiều khi mua nhà (PLTP). – Lương nhân viên địa ốc giảm… 100% (DT).
- Góp tiền đóng tàu vươn khơi (DV).
- Lãi suất vay vốn để mua tạm trữ thóc gạo lại có quy định mới? (Tầm nhìn). – Tác động từ chính sách tạm trữ lúa, gạo đến đâu? (Tầm nhìn).
- Lợi nhuận ngân hàng 6 tháng: Niềm vui chỉ cho số ít (VnEco). – Ngân hàng nghiêm túc áp lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên (DĐDN).
- Bất động sản: Lực hút M&A (DNSG).
- Không dễ đòi doanh nghiệp ngoại: Ngậm ngùi nhìn doanh nghiệp ngoại xù nợ (TT). – Những nghi án đến từ các doanh nghiệp FDI: Hệ lụy từ những kẽ hở pháp lý (ĐĐK). – Tổng cục thuế sẽ thanh tra doanh nghiệp FDI như Nestlé, Coca Cola (VTV/GDVN).
- Tái cơ cấu và phát triển bền vững (SGGP).
- Xuất khẩu tôm khóc ròng (NLĐ). – Tôm Việt Nam đông lạnh vào Mỹ phải chịu thuế 7,9% (LĐ).
- 6 tháng trồng lúa không bằng 1 tuần làm thuê! (Tầm nhìn/Infonet). – Đừng làm khó nông dân (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- NGƯỜI TRÍ THỨC Ở TẦM CAO THỜI CUỘC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (phần 2/2) (PBVH). Mời xem lại: phần 1
- SÁCH “QUÊ QUÁN CỦA THƠ”(10) (Ngô Minh). – SÁCH “QUÊ QUÁN CỦA THƠ” CỦA NGÔ MINH (11)
- “Có và không”- tập thơ cuối cùng của nhà thơ Lê Đình Ty (Ngô Minh).
- Nhiều hạng mục của Chùa Trăm Gian đang hồi sinh (VH).
- Âm nhạc dân tộc đang “bơ vơ” trong cơ chế thị trường ! (VH).
- Nhu cầu hưởng thụ văn hóa đang bị thách thức (TQ).
<- Đờn ca tài tử – “món độc” ở Phú Quốc (BP).
- Khó quản nhiếp ảnh mạng (PNTP).
- Văn hóa facebook… (HDTG).
- “VIỆC CẤM “BÀ TƯNG” BIỂU DIỄN LÀ MỘT HÀNH VI LẠM QUYỀN” (NCTG).
- Bí kíp học chữ cái tiếng Nga trong thời Sôviết (pro&contra).
- Video: Mỗi ngày 1 cuốn sách: Người đàn bà chơi dao sắc (VTV).
- Video: Thông điệp từ cổ vật: Số 32: Bản khắc gỗ tranh Đông Hồ (VTV). – Video: Thông điệp từ cổ vật: Số 33 Hình tượng Xi Vẫn
- Video: Những ngôi nhà Yali tại eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ (VTV).
- Miến Điện bước vào thị trường du lịch tôn giáo (RFI).
- Bắt đầu khai quật khảo cổ tại Ô Chợ Dừa (Hà Nội) (Tầm nhìn).
- Trăm năm tranh kiếng Nam bộ (TN).
- Đạo diễn Lương Đình Dũng và phim “Xẩm đỏ 2”: Phim đã xong, vẫn chờ… tài trợ (DV).
- Tủi phận những phim rất đáng xem (TTVH).
- LÀNG VÀ CỒNG CHIÊNG (Văn Công Hùng).
- Đã tặng 700 tủ sách cho trẻ em nông thôn: Chuyện của các ông già đi câu cá (TTVH).
- Trắc ẩn cùng “Dốc Thiêng” (NNVN).
- “Đi về…” đa sắc diện (LĐ).
- Khí phách Thái sư Trần Thủ Độ (ĐĐK).
- Ngành văn hóa mạnh tay dọn “rác” (ĐĐK).
- Loạn… hoa hậu! (PT).
- Ghế Chủ tịch VFF (LĐ).
- Trịnh Hội: Từ Istanbul đến Athens (VOA’s blog).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Có cứu nổi các trường ngoài công lập? (VH).
- Bỏ chấm điểm học sinh lớp 1, cần hướng dẫn kỹ giáo viên (TT).
- Trường học dạy ta biết chấp nhận thất bại (Kênh 14).
- Dạy thêm – học thêm “đón đầu” năm học mới (PNTP). – Quản lý chặt hoạt động GD ngoài giờ chính khóa (GD&TĐ).
- Gần trăm học sinh bị đuổi khỏi lớp vì mặc quần ống hẹp (VNE). =>
- Không chấp thuận đề nghị của Trường ĐH Hùng Vương (NLĐ).
- Harvard Ăn Tết Sớm Năm Nay… (Đinh Tấn Lực). – Nói về tin này: Việt Nam Sắp Công Nhận Bằng Harvard (PN Today). Bài đã được đăng trên báo Phụ nữ Today 2 tuần trước, mục “Trái hay Phải”, cách viết hài hước, nhưng hiện đã không còn.
- Nga – một trong những nước đắt nhất đối với sinh viên nước ngoài (Newsland/ Kichbu).
- “Con người” với “Tự nhiên” qua cái nhìn của nhà nhân chủng học (RFI).
- Xe siêu tốc Hyperloop: sáng kiến vĩ đại hay phóng đại? (RFA).
- Nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến nước (RFA).
- Bùi Hoàng Tám: Nhiều quyết định “rắn” của Bộ Giáo dục & Đào tạo (DT).
- Thủ khoa kép (TP).
- Chuyện về cậu bé Sinh Viên (TT).
- Tựu trường ở lớp học thuê (TT).
- Khi giáo dục bị coi như hàng hóa (ĐĐK).
- Điểm sàn cho tuyển dụng giáo viên (GD&TĐ).
- Mô hình trường chất lượng cao: Cần minh bạch học phí và chất lượng giáo dục (GD&TĐ). – “Học phí chất lượng cao” tạo ra sự bất công trong giáo dục Thủ đô? (GDVN).
- Nâng cao chất lượng giáo dục vùng trung du, miền núi phía Bắc (DV). – Chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị, giáo viên thiếu đồng bộ: Giáo dục khó “cất cánh” (ĐĐK).
- “Bàn tay nặn bột” nở hoa (ĐĐK).
- 100 học sinh bị buộc rời lớp vì mặc quần ống hẹp (TT). – HS mặc quần ống hẹp, chấp nhận không? (TT).
- Làm cách nào để con cái nói chuyện với bạn? (Sống Magazine).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đề nghị công nhận liệt sỹ đối với anh Trần Hữu Hiệp (TT).
- Vụ ‘đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ’: Có hay không việc test kháng sinh? (TN). – Công bố đoạn ghi âm quan trọng sau vụ đập phá BV (VNN). – Vụ bé sơ sinh suýt bị chôn sống: Cảnh cáo bác sĩ trưởng kíp trực (PNTP). – Bé gái 7 tháng tuổi đi khám, bị chẩn đoán “phù nề bao qui đầu” (GDVN).
- Vụ thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan: Lao động nói ‘bị ngược đãi’, chủ tàu nói ‘không’ (TN).
- TPHCM: Chủ tịch thành phố thả cá, người dân thi nhau… thả câu (DT).
- “Chưa có chủ quán trà đá nào đến xin phép bán lẻ thuốc lá” (LĐ).
<- Bài thuốc chữa bệnh nan y nức tiếng của bà mế người Mường (LĐ).
- Quảng Ninh: một công nhân khai thác mỏ tử nạn (VOV). – Nhiều tai nạn lao động gây thương vong cho công nhân (Chúa cứu thế).
- Người đàn ông tự thiêu trước ủy ban xã (VNE). – Vụ ‘tự thiêu ngay UBND xã’: Đòi chia tài sản, tự thiêu (TN).
- Trầy trật đòi tiền bảo hiểm (NLĐ).
- “Ám ảnh”… hồ Dầu Tiếng (NLĐ).
- Video: Việt Nam xanh: Rừng ngập mặn trước thách thức biến đổi khí hậu – Phần 4 (VTV).
- Video: Quảng Ninh phòng chống bão số 7 (VTV).
- Bão Utor ập vào Hồng Kông, Trung Quốc (VOA).
- Chưa hết tranh cãi sau ‘mũi tiêm chết người’ (TP). – Nội bộ ‘đá nhau’ vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong (VNN). – Đấu thầu thuốc tập trung: Hết thời mỗi nơi một giá (SGGP).
- Thực phẩm bẩn và độc hại: Cái chết được báo trước (Kỳ 3): Những thực phẩm khó lường… (PT). – ‘Đầu độc’ cả cộng đồng, chỉ phạt tiền là quá nhẹ (VNN).
- Lo mất chồng vì tăng ca! (LĐ).
- “TRƯỜNG RA TRƯỜNG, LỚP RA LỚP”? (Mai Thanh Hải).
- ‘Phá bệnh viện vì chết sau tiêm’: Ai nói dối? (VNN). – Vụ trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống: Cảnh cáo trưởng kíp trực (TN). – Cho phép mang thai hộ nhưng cấm quan hệ trực tiếp (ĐV/TP). – Bệnh viện lo thiếu thuốc (TT).
- Thần dược hay thần được? (TTVH).
- Săn ‘thần dược’ cà gai leo (TP).
- Còn mưa, còn khổ! (LĐ).
- Sống nơi thâm sơn cùng cốc: Nơi chết rồi vẫn phải… cưới (NNVN).
- THỊ TRẤN Ở MỸ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM THÀNH THỊ TRẤN CÀ PHÊ (Nguyễn Trọng Tạo).
QUỐC TẾ- Cairo đẫm máu (NLĐ). – Ai Cập trấn áp người biểu tình ủng hộ ông Morsi (VOA). – « Chiến lũy » Huynh đệ Hồi giáo bị giải tỏa bằng bạo lực (RFI). – Cảnh sát Ai Cập tấn công phe biểu tình, hàng trăm người chết (RFA). - Nhiều người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Ai Cập (VOA). - Cảnh tượng hãi hùng tại Cairo sau cuộc trấn áp của cảnh sát (DT). – Quốc tế lên án việc Ai Cập trấn áp người biểu tình (TTXVN). – Ai Cập bị lên án vì trấn áp biểu tình (VOA). – Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp (BBC). - Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp 1 tháng (DT).
- Al-Qaeda thanh lọc sắc tộc ở Syria (Tin tức). – Hồi giáo cực đoan Syria bị gạt khỏi cương lĩnh đối lập (RFI). – Chính quyền Lebanon bên bờ sụp đổ (ĐBND).
- Israel-Ai Cập “âm thầm” hợp tác chống khủng bố (TTXVN).
- Pakistan kêu gọi giảm thiểu căng thẳng với Ấn Độ về Kashmir (VOA).
- Tổ chức Y sĩ Không Biên giới rút khỏi Somalia (VOA).
- Ðối lập Bahrain kêu gọi biểu tình bất chấp lệnh cấm tụ tập (VOA).
- Obama ví Putin như “cậu học trò rầu rĩ ngồi cuối lớp” (TQ). – Snowden chọn nhà báo dũng cảm để “gửi vàng” (NLĐ).
- Tàu ngầm Ấn Độ cháy, nổ (NLĐ). – Có tử vong trong vụ nổ tàu ngầm Ấn Ðộ (VOA). – Nổ tàu ngầm Ấn Độ, một số thủy thủ thiệt mạng (VOA). - 18 thủy thủ kẹt trên tàu ngầm Ấn Độ đã thiệt mạng (TTXVN). – Nổ tàu ngầm Ấn Độ, gần 20 thủy thủ mất tích (RFI). – Tàu ngầm lớp Kilo của Ấn Độ hoạt động bình thường khi rời Nga (TN). – Lai lịch tàu ngầm Kilo của Ấn Độ vừa bị nổ (KT). =>
- Một bé gái 7 tuổi bị hãm hiếp tại Ấn Độ (TN).
- Trung Quốc ‘ngán’ máy bay tàng hình của Mỹ (TN). Còn tàu này nữa? Mỹ hạ thủy tàu hộ vệ 4500 tấn cho lực lượng bảo vệ bờ biển (ANTĐ).
- “Gái giải sầu”: Đài Loan biểu tình chống Nhật Bản (RFI). – Thủ tướng Nhật sẽ không viếng Ðền Yasukuni (VOA).
- Mỹ muốn Syria theo mô hình nào? (ĐV). – al-Qaeda đánh bật phiến quân Syria khỏi căn cứ Raqa để cướp vũ khí (GDVN).
- Cảnh tượng hãi hùng tại Cairo sau cuộc trấn áp của cảnh sát (DT). – Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt lệnh giới nghiêm (VOV). – Liên Hợp Quốc lên án bạo lực gây thương vong lớn tại Ai Cập (VOV). – Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp do thương vong lớn sau biểu tình (GDVN). – Bạo lực đẫm máu tại Ai Cập, phó tổng thống từ chức (TTXVN).
- Thủ tướng Syria: Sự sụp đổ của phiến quân đang đếm ngược từng giờ (GDVN). – Quân Assad đếm ngược chờ sự sụp đổ của địch thủ (VnM). – Nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc sớm đến Syria (TTXVN).
- ‘Trấn áp biểu tình để vãn hồi an ninh’ (BBC). – Thủ tướng Ai Cập biện minh quyết định giải tán biểu tình (VOV). – Ai Cập: Nhiều thương vong trong cuộc trấn áp người biểu tình (VOA). – Người biểu tình Ai Cập đẩy xe cảnh sát bay khỏi cầu (Tin tức). – Ai Cập: số người thiệt mạng vì bạo động lên 287 người (SM).
- Từ vụ nổ tàu ngầm, nhìn lại lỗ hổng sức mạnh hải quân Ấn Độ (LĐ). – Số phận bi thảm của tàu ngầm Ấn Độ đã được báo trước? (VNN).
- Israel, Palestine bắt đầu hòa đàm (VOA).
- Người lộ tin cho WikiLeaks nhận lỗi trước tòa quân sự (VOA). – Manning ‘xin lỗi đã làm hại nước Mỹ’ (BBC).
- Bộ trưởng và nghị sĩ Nhật đến ngôi đền gây tranh cãi (TT). – Quan chức Nhật Bản lại gây sóng gió vì đền chiến tranh (VNN).
* RFA: + Sáng 14-08-2013; + Tối 14-08-2013* RFI: 14-08-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 14/08/2013 ; + Tài chính kinh doanh sáng – 14/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 14/08/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 13/08/2013; + Tài chính tiêu dùng – 14/08/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 14/08/2013; + Thể thao 24/7 – 14/08/2013 ; + Danh ngôn và Cuộc sống – 14/08/2013; + Sống đẹp – 14/08/2013; + Thời tiết du lịch – 14/08/2013; + 7 ngày công nghệ – 14/08/2013; - PTL: Việt Nam – Nhật Bản, những chặng đường hợp tác – Tập 4; + Điểm hẹn văn hóa – 14/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 14/08/2013; + Thời sự 12h – 14/08/2013;
1958. LỪA ĐẢO, PHẢN BỘI, KIÊN ĐỊNH VÀ GÌ NỮA?
14-08-2013
Viết nhân những ngày lễ và sau khi đọc quyển sách Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử của GS Lê xuân khoa
Lừa đảo, phản bội, phản động, tay sai, bán nước… là những “danh hiệu chính trị” người Việt nam gán cho nhau mấy mươi năm nay, nhất là từ khi đảng Cộng sản ra đời. Ai lừa đảo ai? Ai phản bội ai? Ai bán nước? Ai tay sai?
“Lừa đảo”, “phản bội”… cũng là nội dung tranh luận được cho là của một số cựu thành viên phong trào đô thị miền Nam trong cuộc ‘kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ về cuộc cách mạng do đảng Cộng sản Việt nam tổ chức, lãnh đạo. Có hai ‘phe’ trong cuộc tranh luận : Phe cho là cuộc cách mạng bị phản bội, tạm gọi là ‘phe phản bội’; phe cho là cuộc cách mạng là sự lừa đảo chính trị, tạm gọi là ‘phe lừa đảo’. Cuộc tranh luận có tính ‘sinh tử’, quan hệ đến ‘sinh mệnh chính trị’ cho cả hai phe chỉ là một tiếp nối cuộc tranh luận “phản bội hay lừa đảo” diễn ra từ 1945, từ những người đi kháng chiến rồi ‘dinh tê’, rồi “nhân văn giai phẩm”, đến vụ án chống đảng rồi gần như công khai từ 1990 sau hội nghị ‘kết giao huynh đệ Thành đô’ của hai đảng Trung-Việt.
Tóm tắt cuộc tranh luận:
- Cuộc cách mạng bị phản bội. Những mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, công bằng văn minh…đã đưa hằng triệu người, nhiều thế hệ cống hiến trí tuệ, xương máu, tài sản cho cuộc cách mạng nhưng khi cách mạng thành công thì chỉ được một đất nước tan hoang, lòng dân ly tán và lệ thuộc nước ngoài, dưới sự thống trị của một vài ‘nhóm cánh hẩu’ nhân danh 3 triệu đảng viên và 90 triệu người dân vì họ có trong tay quân đội, công an, toà án, nhà tù… cuộc cách mạng bị phản bội vì những người cai trị (thế hệ sau) đang làm ngược mọi mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng tuy luôn nói về học tập, kiên định, trung thành, chống suy thoái…
- Cuộc cách mạng là sự lừa đảo. Không có một thiên đường xã hội chủ nghĩa ở Liên xô từ sau cách mạng tháng 10 nhưng những vị tiền bối của đảng đã lớn tiếng nói về thiên đường đó, nói về việc sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản hung tàn, phản động. Có lẽ các vị tiền bối của đảng cũng bị lừa khi Liên xô đã nuôi dạy, tiếp đón các vị trong môi trường ‘thiên đường’ của nhóm đặc quyền, đặc lợi, không cho các vị nhìn thấy cái địa ngục trần gian của tầng lớp dưới bị trị. Các vị bị lừa mà tin thiên đường XHCN là có thật rồi các vị truyền bá cái ‘thiên đường Cộng sản’ đó cho nhân dân các nước thuộc địa nghèo đói, bị lăng nhục, bị bức hại, trong đó có Việt nam. Quả thật, có một thiên đường như thế cho đến ngày nay ở liên bang Nga, ở Trung quốc, ở bắc Triều tiên, ở Cuba và cả Việt nam xây nên bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt của hàng triệu triệu người dân lầm than. Những nơi ấy có cả những địa ngục cho tầng lớp dưới.
‘Phe lừa đảo’ nói cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Mỹ với 4-5 triệu người chết và hàng chục triệu người ly tán cho Đảng dành lấy chính quyền và dùng bạo lực nhà nước vừa dành được phục vụ lợi ích nhóm rồi giao tổ quốc Việt nam cho bành trướng Bắc kinh để có chỗ dựa lưng dài lâu cho thiên đường của nhóm ‘cánh hẩu’.
Hai phe có một thống nhất: cuộc cách mạng bị phản bội hay lừa đảo là do khi nắm độc quyền cai trị, đảng đã toàn tâm toàn ý phục tùng lợi ích của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, biến Việt nam thành một thứ chư hầu mạt hạng. Hai phe còn có chung một tâm trạng: xấu hỗ, phẩn nộ, uất ức vì lòng nhiệt tình, tình tự dân tộc, lòng yêu nước, lý tưởng vì hạnh phúc của nhân dân và cả tuổi thanh xuân háo hức cống hiến bị đảng cai trị biến thành những con rối, thành lưu manh chính trị ‘đưa người cửa trước, rước người cửa sau’, tiếp tay bán nước cho bành trướng đại Hán.
Đó là ‘yếu tố Trung quốc’ trong cuộc tranh luận lừa đảo hay phản bội đã làm cho hai phe có sự thống nhất tuy khác nhau cách nhìn về quá khứ và hiện tình của cuộc cách mạng.
Quyền lực cai trị hiện hành thì gán cho một số người trong cả hai phe là ‘bọn phản bội’, quay lưng với sự nghiệp cách mạng của đảng, không kiên định lập trường giai cấp, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suy thoái chính trị, đầu hàng kẻ thù giai cấp. Quyền lực cai trị cũng buộc tội những ai nói về độc lập, chủ quyền, nhân quyền, dân chủ… là phần tử biến chất, phản động, âm mưu lật đổ, nhận tiền của các thế lực thù địch nước ngoài thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình chống phá nhà nước, lật đổ chế độ, phá hoại quan hệ hữu nghị, tốt đẹp anh em cùng chí hướng Việt Trung…
Hai phe trong cuộc tranh luận ‘lừa đảo, phản bội’ và đảng, nhà nước lại đưa ra cùng giải pháp, giải pháp ‘kiên định’.
Đảng, nhà nước nói: Phải kiên định (và sáng tạo) chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh bại chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, đảng lãnh đạo toàn diện tuyệt đối nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cùng với các nước anh em đưa Việt nam thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa, văn minh, giàu mạnh với tiên đoán chủ nghĩa Cộng sản sẽ thống trị toàn thế giới.
Hai phe trong cuộc tranh luận ‘lừa đảo, phản bội’ thì nói: kiên định các mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng ( hoặc do thanh niên, sinh viên học sinh, trí thức miền Nam tham gia phong trào tưởng và tin cuộc cách mạng có mục tiêu như thế) bằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập, xã hội dân sự, xoá bỏ độc quyền chính trị, tôn trọng nhân quyền và các quyền căn bản của công dân, nhân dân là người chủ thực sự của đất nước, hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Kiên định nào đúng? Ai sẽ thắng ai trong cuộc tranh luận “lừa đảo, phản bội”?
Trước mắt, phần thắng nghiêng về quyền lực cai trị khi người vô tù, bị trù đập vì các điều 79,88,258 của luật hình sự ngày càng nhiều. Mẫu số chung của các bản án dường như là vì chống bành trướng đại Hán xâm lược, tuy điều đó không ghi trong án văn.
Về lâu dài, yếu tố Trung quốc trong nền chính trị Việt nam sẽ quyết định ai thắng ai. Dù sao đi nữa, cuộc tranh luận đã thể hiện tâm trạng phẩn nộ chính trị do lòng tự trọng, phẩm giá dân tộc bị xúc phạm nặng nề.
Một số vị nói: nếu cuộc vận động dân chủ, tự do thất bại thì sẽ lại có một Hồ chí Minh khác với khẩu hiệu hành động đã từng được các cuộc khởi nghĩa sử dụng.
Về yếu tố Trung quốc trong cuộc cách mạng và trong cuộc tranh luận ‘phản bội, lừa đảo’ hiện nay.
Cuộc tranh luận có một nhất trí: chính Trung quốc, bất kể là Tưởng hay Mao là nhân tố ảnh hưởng bao trùm lên cách mạng Việt nam, Nga, Mỹ, Pháp, Anh chỉ là thứ yếu.
Do có sự gặp nhau đó của hai phe, nên khi đọc cuốn sách của GS Lê Xuân Khoa trên trang Ba Sàm người viết có ý tìm xem có không yếu tố Trung quốc trong chính trường miền Nam (Việt nam Cộng hòa). Tức là tìm xem bành trướng Đại Hán có nhòm ngó đến Việt nam cộng hoà trước 1975 không?
Nhiều thông tin, dư luận cho thấy Trung Quốc đã coi miền Nam Việt nam là ‘đối tác’ trong chiến lược bành trướng từ hội nghị Genève 1954 cho đến biến cố 1975. Có dư luận nói Trung quốc đã cắm một chi bộ Cộng sản trong nội bộ người Hoa ở Chợ lớn nhằm thực hiện ý đồ này. Do trăn trở với vấn nạn này, người viết cố tìm xem giáo sư Lê xuân Khoa ‘tiết lộ’ bí mật gì về hai chính sách không ‘trúng thời trúng tiết’ của anh em ông Ngô đình Diệm: tố Cộng ngay sau kháng chiến thành công và đàn áp Phật giáo khi thế và lực còn mỏng yếu có tác dụng tự làm suy yếu, phân hoá xã hội khốc liệt dẫn đến bại vong. Rất mong giáo sư với tư liệu phong phú có một phụ lục về những vấn nạn này trong lần tái bản. Có yếu tố Trung quốc (thông qua Việt nam Dân chủ Cộng hòa) trong hai chính sách không thức thời đó không? Tại sao năm 1963, anh em Ngô đình Diệm lại chạy trốn vào nhà một tài phiệt người Hoa (Mã Tuyên)? Anh em ông bị giết có phải vì dính líu đến Bắc kinh? Nhiều người dẫn lại phát biểu của TBT Lê Duẫn: “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô và Trung quốc” và nêu bật yếu tố Trung quốc trong phát biểu gán cho Mao: “đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng”.
Nhắc đến quyển sách của giáo sư Lê xuân Khoa vì quyền lực cai trị hiện hành đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đã làm cho Việt Nam Cộng hòa trở thành ‘bên thua cuộc’. Trong số có hai chính sách rất ngu xuẩn, bá đạo: (a) đàn áp một cách hung bạo các tiếng nói dân chủ trong đảng và người dân yêu nước chống bá quyền bành trướng lấy thịt đè người cướp đất, cướp biển của tổ quốc, (b) đa thần giáo hoá các tôn giáo làm cho xã hội Việt nam phân hoá thành những nhóm tín ngưỡng thời bán khai, mông muội, mối liên kết tín ngưỡng đứt tung cùng với phân hoá giàu nghèo khốc liệt làm cho Việt nam không còn là một quốc gia, dân tộc thống nhất. Là âm mưu của chủ nghĩa bành trướng chăng? Do bạn vàng khuyến cáo thực hiện hay em út học tập và làm theo? Có người hỏi khi nào thì chùa Một cột, chùa Quán sứ, chùa Từ đàm, chùa Vĩnh nghiêm… phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán cho giống với chùa Thiếu lâm ở Trung quốc.
Hiện nay, Việt nam và thế giới kể cả Trung quốc giải thích thế nào về chính sách của chủ nghĩa bành trướng đối với Việt nam, biển Đông, Đông nam Á và thế giới?
Có mấy lý giải:
(1) Biển Đông là lối ra thế giới duy nhất của Trung quốc do các hướng khác đã bị phong toả, là nơi có thứ tài nguyên mà Trung quốc còn thiếu.
(2) Đông nam Á là vựa lúa cho khoảng 500 triệu dân vì đất đai sản xuất lương thực của Trung quốc chỉ đủ nuôi 300-400 triệu miệng ăn trong tổng số 1,3 tỷ người.
(3) Giải quyết mâu thuẫn nội bộ sinh ra từ thể chế hủ bại, tàn độc nhất trong lịch sử Trung quốc. Truyền thống của thế lực cai trị hủ bại Trung quốc là dùng chiến tranh hay đe doạ chiến tranh với bên ngoài để giải quyết mâu thuẫn nội bộ, đễ trấn áp chống đối, bạo loạn bên trong. Hành vi này xảy ra khi quyền lực cai trị cảm nhận sâu sắc có sự kèn cựa trong bộ máy và sự phẩn nộ, bất an trong xã hội. Đó là cách làm của quyền lực cai trị trước khi sụp đổ hoàn toàn.
(4) Người đứng đầu trong bộ máy cai trị TQ muốn chứng tỏ ‘tầm cỡ lãnh đạo’, xứng là ‘thiên tử’ được trời uỷ thác giáo hoá thiên hạ, lập uy để trấn áp đối thủ trong nội bộ.
(5) Bành trướng đất đai, mở rộng lãnh thổ để chứng tỏ tính chính danh của nhà cai trị theo văn hoá khổng Nho (đất nào cũng là đất của vua, dân nào cũng là thần dân của vua), nhằm lập uy với ‘thần dân’. Đó là sứ mệnh giáo hoá man di.
(6) Trung quốc hung hăng, cướp bóc, ‘xả rác’ trên toàn thế giới vì nhu cầu phát triển đất nước.
Trong các lý giải trên thì (1), (2) và (6) dường như nhằm biện minh cho hành vi côn đồ, hung hăng của bành trướng đại Hán: Trung quốc cũng văn minh, hoà hiếu nhưng do hoàn cảnh tự nhiên khó khăn nên bị buộc phải ‘côn đồ’,‘bành trướng’. Có nhiều cách làm văn minh hơn, hoà hiếu hơn để Trung quốc đi ra thế giới văn minh, nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội lành mạnh hơn là hung hăng, côn đồ, bất chấp công lý. Đảng Trung quốc lại chọn cách làm biến dân tộc Trung quốc thành con bò sửa, đất nước Trung quốc thành bãi rác làm cho loài người ghê sợ.
…
Do các bên hiểu ‘kiên định’ khác nhau mà độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền… có thể lại trể hẹn một lần nữa chăng? (Lần thứ nhất là sự thất bại của phong trào đông du, phong trào duy tân, Tự lực văn đoàn… và cuộc thử nghiệm ở miền Nam sau 1954). Trể hẹn không chỉ vì bị quyền lực cai trị đã biến thành nhà nước vô chính phủ bách hại, mà còn do người dân bức xúc, nóng lòng chọn giải pháp quyết liệt, cực đoan.
Bài học lịch sử cho thấy một nhóm trộm cướp (hay xã hội đen kiểu Năm Cam) với một khẩu hiệu hành động có màu sắc chính trị phù hợp, đáp ứng được nỗi khát khao của người dân cùng khổ, bị áp bức, bị lăng nhục cả vật chất lẫn tinh thần, sẽ trở thành lực lượng chính trị lãnh đạo cuộc nổi dậy (anh em Tây sơn chẳng hạn).
Những khẩu hiệu hành động như vậy thì…các đảng Cộng sản đã để lại rất nhiều, như: trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ, diệt ác phá kềm, có dao cầm dao có súng cầm súng… chẳng hạn.
Khi quyền lực cai trị bị đưa lên bàn mổ xem nó phản bội hay lừa đảo thì một nhóm xã hội đen được trang bị một khẩu hiệu chính trị kiểu “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” cũng trở thành một cuộc nổi dậy. Nhiều cuộc nổi dậy đó đây không chỉ đào mồ chôn chế độ mà chôn cả cuộc vận động tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó là thế lưỡng nan của người Việt thời kỳ 1945 và hiện nay.
Có công mà tàn ác, tham lam như hoàng tộc Tây Sơn cuối cùng cũng phải đối diện với lòng dân: “lạy trời cho nổi gió nồm – Cho thuyền chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”. Có lẽ dân Việt thời đó thấy chúa Nguyễn ít tàn ác hơn Tây sơn Quang Toản chăng? Thường xuyên kể lể công trạng nhưng lại bị chính người trong cuộc cho là phản bội hay lừa đảo thì sẽ đối diện với thứ gì? Chắc hẳn quyền lực cai trị thấy rõ nguy cơ ngày càng tăng nên ra sức tăng cường lực lượng vũ trang để tự bảo vệ. Trung quốc có một bài học: chính lực lượng vũ trang thề trung thành tuyệt đối với vua đã làm một cuộc chính biến hoà bình đưa tướng quân Triệu khuông Dẫn lên ngôi vua lập ra nhà Tống, lật đổ cả một triều đại Đường hùng mạnh. Đó là hiểm nguy từ bên trong và bên trên khi chính trị mất tính chính danh, bị cáo buộc phản bội, lừa đảo, bán nước.
Làm gì để tránh đối đầu với hiểm nguy? Việc cần làm ngay là phải loại bỏ yếu tố bành trướng đại Hán trong nền chính trị bằng việc đảng đang làm và nhân sĩ trí thức đã lên tiếng (nhóm kiến nghị 72): sửa đổi hiến pháp một cách triệt để với việc bầu ra một quốc hội lập hiến đa thành phần, xây dựng một hiến pháp thực sự là của nhân dân. Có người nói là hiến pháp thoát Hán, loại bỏ vĩnh viễn định hướng Hán hoá. Đó là bước khởi đầu có tính quyết định của dân tộc. Một đảng chính trị nào đó có quyền chọn định hướng chính trị của mình nhưng dân tộc Việt nam thì dứt khoát không chọn định hướng Hán hoá hoặc bất cứ thứ định hướng ‘mãi quốc cầu vinh’ nào.
Làm được vậy là kiên định các mục tiêu lý tưởng của cuộc cuộc cách mạng. Không làm như vậy khó tránh bị qui kết là phản bội, lừa đảo, phản động, tay sai, bán nước…
1959. Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Một xã hội dân sự mạnh mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh”
14-08-2013
(Trả lời phỏng vấn BVN)
Trong căn buồng chật chội ông đang nằm chống chọi với căn bệnh ác tính tại nhà riêng, Lê Hiếu Đằng (LHĐ) gượng ngồi lên tiếp chúng tôi. Xanh, gầy, hai chân hơi phù, bàn tay đưa ra mềm và không có được hơi ấm nóng, ông nói nhỏ, chầm chậm. Rõ ràng ông đang rất yếu. Nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn phỏng vấn để ông nói rõ thêm những ý tưởng của mình sau bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh ông đã gửi gắm trên BVN, mắt ông sáng hẳn lên, giọng nói bỗng khoẻ lên và ngày càng mạnh mẽ. So với ngày ông tiếp chuyện BVN lần đầu tiên cách đây gần ba năm để rồi cho ra đời hai bài viết đầu tiên của ông trên thế giới mạng “lề trái” (Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước,…), ý kiến của ông về con đường dân chủ hoá giờ đây thật dứt khoát, triệt để, rõ ràng. Nhưng hôm nay câu chuyện của chúng tôi có lúc trầm xuống, ông nghẹn ngào, mắt ứa lệ khi nói đến việc lý tưởng Cách mạng bị phản bội, nhân dân đau khổ triền miên. Vận nước đã đến hồi “bĩ cực”, không thể trì hoãn việc dân chủ hoá, xây dựng thể chế đa đảng để đất nước thoát khỏi hiểm nghèo.BVN: Trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh mới đăng trên BVN và đang được lan truyền rộng rãi trên mạng, ông đã nói rõ quan điểm phải có thể chế đa đảng cho nước Việt Nam. Xin hỏi quan điểm ấy đã hình thành như thế nào trong ý thức tư tưởng của một người đảng viên Cộng sản trung kiên như ông?
Bauxite Việt Nam
LHĐ: Thực ra đã lâu, từ khi tôi là giảng viên triết học Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi đã thấy chủ trương cấm đa nguyên đa đảng là không phù hợp với ngay chủ thuyết Mác. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải công nhận kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, tồn tại nhiều giai cấp với những lợi ích khác nhau, thì cơ sở hạ tầng ấy quyết định kiến trúc thượng tầng phải có đa đảng để bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không đa nguyên đa đảng nhưng điều này chưa hề thể chế hoá thành văn bản pháp luật, quyền tự do lập hội vẫn được Hiến pháp thừa nhận tuy đã bị trì hoãn mãi không thực thi. Những điều này tôi suy nghĩ đã lâu rồi. Vấn đề là thời điểm nào thì thích hợp để nêu ra. Hiện nay, những khuynh hướng đối lập với Đảng Cộng sản đã xuất hiện, tại sao ta không có những chính đảng ra đời để khắp trong Nam ngoài Bắc, khi có những ý kiến phản đối đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản thì lập tức được đưa ra công khai? Ngay trong Đảng Cộng sản, ngày càng nhiều đảng viên muốn ra khỏi đảng hoặc đã lẳng lặng bỏ sinh hoạt đảng. Tại sao việc này lại không làm công khai? Tại sao ta không nghĩ đến việc lập ra một chính đảng, vì đó là quyền công dân được Hiến pháp bảo hộ. Còn vì sao ta nên lập một đảng xã hội dân chủ? Ta biết rằng chính “Mác già” cũng đã bỏ chủ trương chuyên chính vô sản thay bằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế. Trên thế giới hiện nay, dân chủ xã hội là trào lưu mạnh mẽ, là xu hướng tiến bộ nhất. Đi theo con đường này, ta có chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Ta cũng đã từng có hai đảng Dân chủ và Xã hội, nay cũng có thể khôi phục hai đảng này, nhưng nội dung phải hoàn toàn khác, thực chất là đối lập chứ không phải “bánh vẽ”, hình thức, chỉ là công cụ của Đảng Cộng sản như trước đây.
BVN: Cũng có ý kiến cho rằng các đảng viên tốt không nên ra khỏi Đảng Cộng sản, mà phải ở lại để làm cho Đảng chuyển hoá. Ông nghĩ thế nào về ý kiến này?
LHĐ: Điều đó là hy vọng đã lâu, nhưng đến nay thì tôi đánh giá là không còn khả năng. Bởi vì những người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã không chứng tỏ được họ vì quyền lợi của đất nước. Chỉ một cái khẩu hiệu “còn Đảng, còn mình” của công an là đủ cho ta biết họ vì cái gì? Có một số vị cấp tiến như Võ Văn Kiệt muốn thay đổi, nhưng cũng bất lực và không thể thoát khỏi sự ràng buộc của Đảng. Cho nên phải có một xã hội dân sự mạnh để kiểm soát quyền lực nhà nước, mà đảng chính trị là hình thức cao nhất của xã hội dân sự.
BVN: Có sự lo ngạỉ rằng: đấu tranh có tổ chức là hình thức mà chính quyền kỵ nhất, nên việc lập chính đảng sẽ bị trấn áp tàn khốc. Ông có sợ điều đó xảy ra?
LHĐ: Tất nhiên sẽ có sự đàn áp, và bắt bớ là chuyện rất có khả năng xảy ra. Nhưng nếu đã là một tập thể mạnh thì sợ gì bắt bớ. Tôi có thể bị bắt, một số người đi đầu có thể bị bắt, nhưng những người còn lại sẽ tiếp tục đấu tranh, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người tiếp tục chiến đấu, không thể bắt hết mọi người. Thời gian vừa qua cho thấy ngày càng nhiều người dũng cảm lên tiếng, và lên tiếng ngày càng mạnh mẽ, có nhiều người mà mình không ngờ. Ngay trong Hội đồng Dân chủ & Pháp luật thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, tôi rất bất ngờ vì có những vị trưóc đây rất “hiền lành” nhưng nay lại quyết liệt đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp vì cho rằng nếu duy trì điều này thì không bao giờ có được dân chủ thật sự, Quốc hội, Hội đồng Nhân dân chỉ là công cụ để hợp thức hoá sự độc quyền của Đảng Cộng sản mà thôi. Hay vụ Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, văn bản 72 người ký còn nêu vấn đề một cách nhẹ nhàng, nhưng khi bản Dự thảo sửa đổi lần 4 đưa ra trình Quốc hội, thì 40 người lên tiếng phản đối rất quyết liệt, đòi đa nguyên đa đảng rõ ràng. Vậy thì đừng lo chuyện bắt bớ. Riêng tôi, tôi không sợ bị bắt. Mình không thể lùi bước khi người dân đã chịu quá nhiều đau khổ [ông nghẹn ngào một lúc rồi mới nói tiếp]…, người dân đã hy sinh quá nhiều, để rồi có một chế độ như ngày nay so với chế độ Sài Gòn còn tệ hơn. Sự hy sinh kéo dài của người dân hầu như vô ích, những mục tiêu của cuộc Cách mạng là Độc lập, Tự do đã bị phản bội. Tôi không thể chấp nhận điều đó.
BVN: Còn một lập luận nữa, cho rằng lúc này phải tăng cường đoàn kết toàn dân để chống lại nguy cơ Bắc xâm, vậy việc ly khai Đảng Cộng sản có lợi hay có hại?
LHĐ: Phải đoàn kết, nhưng vấn đề là đoàn kết dưới sự lãnh đạo sáng suốt của một chính đảng lấy quyền lợi của đất nước, của dân tộc, của nhân dân là lý do tồn tại duy nhất, chứ không phải vì quyền lực, vì lợi ích phe nhóm như hiện nay. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không thể trông cậy vào ai khác ngoài sức mạnh của dân tộc. Một chính đảng đối lập chính là kháng thể để chống những căn bệnh đã trở nên bất trị do thể chế độc tài tạo nên cho xã hội, cho dân tộc. Chúng ta chỉ có thể đoàn kết với sự đối thoại công bằng, sự đồng thuận về mục tiêu, lý tưởng.
BVN: Ngoài những điều đã viết đã nói ra, ông còn những điều gì muốn chia sẻ với bạn đọc BVN?
LHĐ: Có hai việc bây giờ ta phải làm. Một là về tư tưởng, phải kiên quyết từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin đã quá lạc hậu. Phe gọi là Cộng sản chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, chưa kể Bắc Triều Tiên với thể chế quái dị không biết ta có ôm vào phe mình hay không, nếu có thì quá xấu hổ. Về công việc thực tế, bây giờ phải tập trung xây dựng xã hội dân sự mạnh, trong đó có chính đảng đối lập. Phải bắt đầu cho cuộc vận động thành lập một chính đảng mới. Một xã hội dân sự mạnh mới có thể làm áp lực để Đảng Cộng sản cầm quyền phải thay đổi theo hướng dân chủ. Như vậy mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh.
BVN: Mấy ngày qua, có nhiều thư của bạn đọc trong, ngoài nước gửi tới hưởng ứng bài viết và lo lắng cho sức khoẻ của tác giả. Xin thay mặt tất cả bạn đọc của BVN cầu chúc ông vượt qua được bệnh tật hiểm nghèo để tiếp tục đóng góp cho cuộc đấu tranh dân chủ đang ở bước gian nan nhưng đường đi đã rộng mở, chắc chắn sẽ thành công.
Nguồn: BoxitVN
TIÊU CHUẨN HAY QUY CHUẨN HÓA NÔNG NGHIỆP
* TÔ VĂN TRƯỜNG
BVB - Người
ta đã tổng kết nông sản và thực phẩm phải được sản xuất và kinh doanh theo đúng
những chuẩn mực được cho phép về mặt kỹ thuật hay về mặt quản lý. Với việc sản
xuất theo những phương thức và công nghệ hiện đại với những tiêu chuẩn rõ ràng
và minh bạch sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước những sự
biến động của thị trường và sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.
Tiêu
chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm tiêu
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới
dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ
thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý của
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ
con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc
gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản và bắt
buộc áp dụng.
Tiêu
chuẩn hóa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn đó là một
tất yếu khách quan. Có tiêu chuẩn của quốc tế, cũng có tiêu chuẩn quốc gia và
cũng có tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Để đạt được tiêu chuẩn đó, phải có nhiều cố
gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm, phải có quy định ngặt nghèo và nghiêm khắc
trong quá trình tổ chức sản xuất để đạt tiêu chuẩn đề ra. Xây dựng được tiêu
chuẩn, đấu tranh để được khách hàng chấp nhận và tín nhiệm đối với tiêu chuẩn
đó và để giữ vững , mở rộng thị phần đối với hàng hóa đã đạt tiêu chuẩn là
cuộc đấu tranh gay go, phức tạp.
Vấn đề
mấu chốt là làm sao cho nông dân khắc phục được tâm lý, tập quán, tác phong tiểu
nông để chuyển sang tâm lý, tập quán, tác phong công nghiệp thì mới có thể tiến
hành sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng nhất định để có thương hiệu cụ thể đối
với sản phẩm hàng hóa nông sản của mình.
Không
chỉ nông dân mà cả những nhà sản xuất cung cấp các yếu tố ở đầu vào của quá trình
sản xuất nông nghiệp (giống, phân bón, công nghệ, ...) cũng phải tham gia vào
quá trình tiêu chuẩn hóa nông sản để có thương hiệu cụ thể. Ai là người đứng ra
yêu cầu các ngành hỗ trợ ở đầu vào cũng phải có sự chuyển dịch theo yêu cầu của
nông nghiệp. Kinh nghiệm chung của thế giới là khi chuyển sang một công nghệ mới
thì bao giờ giá thành cũng cao. Phải có một thời gian nhát định để cải tiến
công nghệ, cải tiến quản lý thì mới hạ được
giá thành để giành được thị phần và mở rộng thị phần trên thị trường.
Cần phải
tiếp tục đi tiếp bước nữa là làm rõ những
khó khăn để nông nghiệp đi vào sản xuất nông sản hàng hóa theo các tiêu chuẩn
chất lượng cụ thể, nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó để kiến nghị giải pháp có hiệu lực và có hiệu quả.
Trong
lĩnh vực này, có vấn đề chủ trương, chính sách cụ thể của Chính phủ lại thiên về
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa nông thôn nên không có đầu tư thỏa đáng vào thực hiện nhiệm vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nhiệm vụ phát triển người nông dân vừa
là chủ thể của nông nghiệp và nông thôn, vừa là yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng
sản xuất của nông nghiệp và nông thôn.
Theo
nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều bộ tiêu chuẩn về quản
lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới được áp dụng cho sản xuất
nông nghiệp như ISO, GMP, 5S, HACCP, GlobalGAPs và gần đây là các tiêu chuẩn về
môi trường ASC, MSC, FSC,… hay như tiêu chuẩn về an sinh xã hội SA8000. Tuy
nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào sản xuất còn mang tính phong trào và
đối phó khi tư tưởng cho rằng các tiêu chuẩn về chất lượng do thị trường các nước
đặt ra chỉ là rào cản thương mại còn tồn tại nhiều trong những nhà quản trị và
kinh doanh nông sản. Dù rằng ở một số thị trường trên thế giới, các tiêu
chuẩn luôn được điều chỉnh theo hướng khắt khe hơn, một phần để hạn chế việc nhập
khẩu nông lâm thủy sản từ Việt Nam, nhưng phần lớn thể hiện nhu cầu của người
tiêu dùng trên thế giới đang đòi hỏi nhiều hơn một sự đảm bảo chất lượng theo
những tiêu chuẩn tối thiểu. Sự đảm bảo tối thiểu này không chỉ giới hạn ở lĩnh
vực an toàn vệ sinh thực phẩm (GMP, HACCP) mà còn mở rộng sang lĩnh vực an toàn
sinh học, và kể cả lĩnh vực bảo vệ môi trường (ISO22000, GAP, ASC, MSC, FSC…)
và cải thiện an sinh xã hội cho người lao động (SA8000). Trong lĩnh vực kinh
doanh nông sản và thực phẩm, các tiêu chuẩn thể hiện ở các qui định về hợp đồng
mua bán, qui trình xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, phương thức giao dịch
thanh toán cũng ngày càng chặt chẽ hơn.
Theo
tôi hiểu vấn đề nông dân chưa áp dụng và chấp nhận rộng rãi VietGap không phải do các hệ thống này quá khó không thực
hiện được, mà đơn giản chỉ bởi nếu họ có làm theo Vietgap hay GlobalGAP hay
Europgap thì họ cũng chẳng được thêm một đồng thu nhập nào cho nên chẳng có lý
do gì để họ làm cả.
Một khi
Chính phủ còn dùng tiền thuế để hỗ trợ nông dân làm các dự án Vietgap hay
GlobalGap hay bất cứ tiêu chuẩn chất lượng nào khác mà không có biện pháp phân
biệt tốt xấu, thật giả một cách nghiêm túc thì khả năng nhân rộng của mô hình
là không khả thi vì thật giả, tốt xấu đều
được bán với giá như nhau thì tại sao người ta phải làm thật cho tốn sức và tốn
tiền ra. Hay nói cách khác, chỉ khi có dự án thì họ làm (vì được hỗ trợ), hết dự
án thì cũng hết các loại GAP!
Vai trò
của Nhà nước trong việc đặt ra luật và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật là
hết sức quan trọng. Không làm được điều đó thì chẳng bao giờ có nông sản
"chất lượng".
Trao đổi về bài 1955. Gửi những người chống cộng cực đoan
Độc giả “Ủng hộ ông T Vấn” 2013/08/14 at 14:59
Thường thường thì hễ cái gì cực đoan là không tốt. Tôn giáo là đức
tin tốt đẹp của con người, nhưng hễ có cực đoan thì cuốn Kinh Coran của
đạo Hồi cũng nhuốm máu của những người ngoại đạo. Cộng sản cũng do cực
đoan mà làm triệt tiêu tận gốc quyền tư hữu thiêng liêng của con người,
dẫn đến một hình thái xã hội kỳ dị không giống ai. Cặp đôi cực đoan nhất
trong nội bộ lãnh đạo CS theo bạch hóa vừa qua của phía Mỹ là Lê Duẫn-
Lê Đức Thọ đã vô hiệu phần nào phái chủ hòa trong nội bộ (Hồ Chí Minh,
Võ Nguyên Giáp…) để chọn cách đối đầu sống mái với Mỹ, tự cho là lịch sử
đã giao phó trách nhiệm thánh chiến vĩ đại cho mình, dẫn đến cái chết
của hàng bao nhiêu triệu người VN, rồi cuối cùng để cho ra lò một sản
phẩm què quặt về cả kinh tế lẫn các mặt xã hội lụn bại khác ngày hôm
nay.Chống Cộng cực đoan cũng vậy, do cực đoan nên sẽ dẫn tới phương châm là bài bác tất cả những gì không giống mình, kể cả những người không chống Cộng theo kiểu của mình, từ đó dẫn tới triệt tiêu lẫn nhau. Hoa Kỳ cũng đã từng có chủ nghĩa chống Cộng cực đoan McCarthy, do chủ nghĩa này cuồng tín thái quá nên bị chính không ít người dân Hoa Kỳ và Phương Tây thời đó xa lánh, từ đó lại dẫn tới một hệ quả sự ra đời của chủ nghĩa Chống lại chủ nghĩa McCarthy, vô hình chung lại là thiên tả, có lợi cho Cộng sản. Cực đoan do đó lại đâm ra phản tác dụng.
Chính những người Việt hải ngoại theo chủ nghĩa chống Cộng cực đoan (chỉ là một thiểu số trong cộng đồng những người Việt hải ngoại chống CS) đã tiêu biết bao nhiêu năng lượng vào việc đấu đá lẫn nhau, chụp mũ bôi xấu lẫn nhau nên dẫn đến suy yếu khối người Việt muốn dân chủ cho VN. Cùng là nạn nhân cộng sản, cùng đã tìm đến tự do bằng con đường hiểm nguy vượt biển mà còn căm ghét, chụp mũ lẫn nhau như vậy, thì làm sao họ có thể dung nạp được những người chống lại Đảng và Chính quyền CS VN từ trong nước có điểm xuất phát khác họ nên cũng có một số dị biệt với họ. Chống Cộng cực đoan sẽ dẫn tới triệt tiêu sự đa dạng trong đòi hỏi dân chủ, chỉ còn lại sự độc quyền chân lý mà thôi, nực cười thay đây cũng chính là một đặc điểm của độc tài CS.
Khi chê trách CS cực đoan sau 1975 đã dùng chủ nghĩa lý lịch mà phân biệt đối xử, hà khắc với những gia đình đã từng dính dáng đến Quốc Gia, thì sẽ có hình thức tương tự bên phía chống Cộng cực đoan khi xét lý lịch của ông Lê Hiếu Đằng, của Dương Thu Hương, của Bùi Tín, của Huy Đức…Chúng ta đã từng thấy khi ông Bùi Tín sang nói chuyện tại Hoa Kỳ, trong những tiếng la ó phản đối của một số người chống Cộng cực đoan, có người đã từng lên tận mặt ông Bùi Tín thách thức ông ấy dẫm lên hình Hồ Chí Minh thì mới cho là người đáng tin được?!
Những phong trào đòi dân chủ chống lại độc tài CS với những khuynh hướng có dị biệt với nhau phải bổ sung cho nhau thì mới có hiệu quả, thay vì triệt tiêu lẫn nhau. Và ở khía cạnh nào đó những người chống Cộng cực đoan không phải là không có lợi cho Cộng Sản, họ làm nổi bật lên sự lố bịch do cực đoan mà ra, và gây cho mọi người một cảm giác e ngại là lịch sử đau khổ sẽ lặp lại nếu giả thiết một ngày nào đó khối chống Cộng cực đoan được lên nắm Chính quyền và thực thi những biện pháp chống Cộng cực đoan của họ thay vì những chủ trương hòa giải như của Nelson Mandela, hay sau cuộc Nội chiến của Mỹ.
May mắn thay, những người chống Cộng cực đoan không phải là đa số trong cộng đồng người Việt tị nạn CS, và hy vọng là họ cũng sẽ tự diễn biến dần, ôn hòa và sáng suốt hơn để phối hợp lẫn nhau trong công cuộc lật đổ chế độ CS đang thối nát hiện tại.
——–
Độc giả Ha Le 2013/08/14 at 19:04 | In reply to Đỗ Chí Việt.
Tôi thử “nhập vai” vào các bác Tuyên giáo hay các bác An ninh thuộc hàng bảo thủ và bảo vệ Đảng đến cùng, các bác nhé? Tôi sẽ tự nhủ: như mọi lần, mình sẽ dàn 4 mặt trận để đánh cái bọn trí thức “suy thoái” này cho chúng tơi bời tới bến luôn:
1. Đánh bằng truyền thông chính thống. Tất nhiên rồi! Nhưng lần này hơi ớn tí, phải thận trọng tí, vì cái lão Lê Hiếu Đằng lão ấy dám thách thức cả Trưởng ban tuyên giáo của chúng ta ra tranh luận với lão. Thế thì không dễ xơi đâu!
2. Tung lực lượng dư luận viên, an ninh viên đi khắp các diễn đàn trên mạng, giả dạng làm “chống Cộng cực đoan” mà chửi mấy lão nát nước ra, như là “bọn ngày xưa ăn cơm Quốc gia thờ ma CS”, “bọn từng gây nợ máu với SVHS phe VNCH xưa”, “bọn trí thức cung đình hay trí thức bưng bô CS” v.v… Ối, chả cần phải sáng tạo gì sất cả, trên mạng đầy, cứ copy lại, xào nấu tí rồi pốt tùm lum tá lả vào.
3. Nhưng nói cho cùng thì mấy lão trí thức gần đất xa trời này sức còn được bao lăm, nên chả có gì đáng sợ. Sợ là sợ mấy lão làm lung lay tinh thần các đồng chí còn đương chức của chúng ta, hay sợ mấy lão đứng sau lưng cố vấn cho bọn trẻ dang tranh đấu tranh điếc gì đấy. Cái đó mới nguy! Chúng ta còn cầu cho mấy lão bỏ Đảng, ra khỏi Đảng đi càng tốt, vì sau đó thì dễ dàng chụp cái mũ phản động và giam nóng giam nguội mấy lão là xong.
Một bên thì phe “chống Cộng cực đoan” tẩy chay mấy lão. Một bên thì phe Đảng coi như đã khai trừ mấy lão. Một bên khác nữa thì cứ đi xúi bọn trẻ đang đấu tranh dân chủ dân cheo gì đó tẩy chay mấy “lão già chết nhát dân chủ nửa mùa” này đi. Thế là xong, mấy lão bị cô lập hết còn đường sống, khỏi đánh cũng toi!
4. Quan trọng nhất: Đảng quý hồ tinh bất quý hồ đa. Đứa nào ngon muốn bỏ Đảng, muốn trả thẻ Đảng? OK tất, Đảng càng đỡ tốn cơm nuôi báo cô! Cứ cho cái bọn giao động tư tưởng với lại suy thoái đó lòi mặt ra hết đi, Đảng ta oánh một phát là đi đời nhà ma hết. Cái phần tinh túy còn lại “còn Đảng còn mình” mới là vô cùng quý báu. Ít thôi không cần đông, chủ yếu là súng với đạn nhiều! Hãy rỉ tai cho các đồng chí của chúng ta rằng: “Thấy chưa? Thấy số phận những thèng phản Đảng nó bi đát thế nào chưa? Bọn hải ngoại sẽ chửi chúng như chửi chó. Mai này Đảng nhỡ sập thì các đồng chí chẳng còn đường nào chạy vì bọn chúng có tha cho đâu? Đừng có tin cái bọn miệng thì rêu rao dân chủ nhưng thực ra lại độc tài không thua gì Đảng ta. Thành ra cứ bám lấy Đảng mà còn được cái sổ hưu, không phải hay à?”. Hãy nhớ lấy bài học ngài TS. PGS. Thanh của chúng ta từng dạy: “Đi thuyết trình ở đâu cũng nhấn mạnh đến cáí sổ hưu! Nhớ đấy!”.
TUYÊN NGÔN
PHÁ VÒNG NÔ LỆ
Cách nay ngót trăm năm, chí sĩ Phan Châu Trinh từng dạy rằng nếu không nâng cao dân trí thì mãi mãi dân ta không thể thoát khỏi vòng nô lệ.Nhưng không biết cái nghĩa “nô lệ” mà cụ nói có nhiều hàm ý, hay chỉ là ách nô lệ ngoại bang ? Vì ngay cả sau khi thoát ách nô lệ ngoại bang, dễ ngỡ mình là nhất thiên hạ mà không biết là bị tụt lại sau ghê gớm, rồi coi rẻ học hỏi, không biết an dân … thành ra ngu dốt, nhiều tính xấu trói chặt mình – sẽ trở thành nô lệ chính mình. Từ nô lệ chính mình mà dễ sinh xâu xé cả đồng bào, người u tối yếu ớt bị kẻ gian manh quyền thế áp bức – thành ra nô lệ cường quyền. Vậy là có độc lập mà chẳng có tự do bởi hai cái ách nô lệ đó; để rồi cả dân tộc yếu đi là lúc ngoại bang nhòm ngó nhảy vào, ta lại dễ thành nô lệ ngoại bang. Và cứ thế …
Đó chính là cả cái “vòng” nô lệ – như cái “chu trình”, cái vòng vinh-nhục của lịch sử bi hùng, khi anh dũng thắng ngoại xâm, khi lầm than trong tối tăm lạc hậu. Thử nhìn lại lịch sử nhiều triều đại và nhìn vào hiện tại ?
Tất cả các bài báo trong blog này muốn nói tới điều đó, cũng là chút đóng góp nho nhỏ, để cùng với hơn 80 triệu dân Việt chúng ta “Phá vòng nô lệ”.
Phạm Cao Dương - Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước
Phạm Cao Dương
“Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” - Vua Lê Thánh Tông dụ bọn Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm 1473
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam
Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Một vùng như
Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứngđáng với sụ
tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông-nam châu Á,
chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”
Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất” - Mao Trạch Đông tuyên bố trước Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1959
Nói về
hiện tình đất nước ở vào thời điểm 2013 mà không nói tới tham vọng và
cuộc xâm lăng của người Tàu, cuộc xâm lăng mới nhất, đang xảy ra trên
lãnh thổ của nước ta là một điều vô cùng thiếu sót. Vì vậy thay vì góp
thêm nhận định về hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở trong
nước hiện tại, tôi xin phép Ban Tổ Chức và toàn thể quý vị cho tôi được
nói đôi chút về đề tài nóng bỏng này, đề tài tôi tạm gọi là “Chúng Ta đã
và Đang Mất Nước”.
Vì thời
giờ có hạn, tôi chỉ xin nói ra những điểm chính. Sau buổi hội thảo ngày
hôm nay tôi sẽ xin ghi lại những chi tiết đầy đủ hơn và sẽ xin gửi tới
quý vị sau. Cũng vì thì giờ có hạn, tôi sẽ không nói tới hay đúng ra
không nói nhiều về Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng và những gì đế quốc mới này đã và đang làm ở
trong vùng biển này như thành lập Thành Phố Tam Sa, thiết lập các cơ
cấu hành chánh, chánh trị, quân sự, đưa các tàu hải tuần xuống đe dọa
các quốc gia liên hệ chặn bắt, các tàu đánh cá của ngư dân, đặc biệt là
ngư dân Việt Nam… Lý do là vì tất cả đã trở thành đề tài thời sự thế
giới, được nói tới gần như hàng tuần và luôn cả hàng ngày trên các đài
phát thanh, các đài truyền hình quốc tế cũng như các đài phát thanh, đài
truyền hình của người Việt, trên các trang mạng từ nhiều năm nay và
đương nhiên trong những buổi gặp gỡ giữa anh em, bạn bè chúng ta.
Tôi cũng
không nói hay nói rất ít về bản “Tuyên Cáo về việc Nhà Cầm Quyền Trung
Quốc Liên Tục Có Những Hành Động Gây Hấn, Xâm Phạm Nghiêm Trọng Chủ
Quyền Toàn Vẹn Lãnh Thổ Việt Nam Trên Biển Đông”, ngày 25 tháng 6 năm
2011 và bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước Trong Tình Hình Hiện Nay” của
các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng ở trong nước gửi Quốc Hội Nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam ngày 10 tháng 7 cùng năm và nhiều kiến nghị khác mà
mọi người đều biết trước là sẽ không bao giờ được trả lời hay chỉ được
trả lời quanh co hay gián tiếp.
Tôi cũng
không nói hay nói rất ít về lối trả lời gián tiếp các nhà trí thức kể
trên của Đảng CSVN xuyên qua một bài báo đăng trên tờ Đại Đoàn Kết theo
đó những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã tỏ ra vô cùng lúng túng
trước câu hỏi về bản công hàm của Phạm Văn Đồng nhân danh Thủ Tướng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gửi Chu Ân Lai, Chủ Tịch Quốc Vụ Viện nước
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Đây là lần đầu
tiên những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã thừa nhận là họ đã
lựa chọn nhường các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng để đổi
lấy sự giúp đỡ của Trung Cộng trong cuộc xâm chiếm Miền Nam bằng vũ lực
của họ sau đó. Đây cũng là lần đầu tiên họ, những người cầm đầu Đảng
Cộng Sản Việt Nam, công nhận các chính phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc
trưởng Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ hợp
pháp có trách vụ quản trị các quần đảo này theo Hiệp Định Genève cũng
như những nỗ lực không thể chối cãi mà những chính phủ quốc gia này đã
làm để bảo vệ các quần đảo này trong suốt thời gian các chính phủ này
tồn tại.
Lý do
chính yếu khiến tôi không nói hay chỉ nói rất ít về những sự kiện kể
trên là vì tất cả hiện thời ở Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mới chỉ là diện, là bề ngoài, là mới chỉ là bắt đầu. Tất cả
rồi cũng sẽ được giữ nguyên trạng trong một thời gian dài và dù muốn hay
không Hoàng Sa cũng đã mất rồi, còn Trường Sa thì cũng mất nhiều phần,
còn nhiều thế hệ nữa Việt Nam mới có thể lấy lại được hay có cơ hội lấy
lại được. Trung Hoa Cộng Sản trong mọi hoàn cảnh cũng đã chiếm được và
giữ được những phần quan trọng kể từ sau khi họ chiếm Hoàng Sa từ trong
tay Việt Nam Cộng Hòa hồi tháng Giêng năm 1974 trong sự im lặng, đồng
lõa của chính quyền Cộng Sản Hà Nội. Cái giá để cho Đảng CSVN xâm chiếm
miền Nam và thống nhất đất nước ta bằng võ lực phải nói là quá đắt cho
dân tộc Việt Nam và cho chính họ.
Hoàng Sa,
Trường Sa hay rộng hơn Biển Đông chỉ là những gì nổi bật bề ngoài, là
cái diện ai cũng có thể thấy được trong tiến trình mất nước của dân tộc
Việt Nam đầu Thế Kỷ 21 này. Vậy thì cái điểm nằm ở đâu? Thưa quí vị, nó
nằm ngay trên đất liền, trên lãnh thổ của chính quốc Việt Nam. Nó nằm
rải rác ở khắp lãnh thổ nước ta chứ không riêng ở biên giới phía bắc,
đành rằng ở biên giới phía bắc, người ta đã ghi nhận những sự nhổ và lui
cột mốc, sự mất ba phần tư Thác Bản Giốc, những sự chiếm giữ các cao
điểm có tính cách chiến lược từ trước và sau trận chiến 1979 giữa hai
đảng Cộng Sản Á Châu và có thể từ xa hơn nữa, từ đầu thập niên 1950, khi
CSVN mở cửa biên giới phía bắc để nhận viện trợ của Trung Cộng nhằm
tiếp tục cuộc chiến tranh chống Pháp và gián tiếp chống lại chính quyền
Quốc Gia Việt Nam lúc đó đã được thành lập bởi Cựu Hoàng Bảo Đại. Những
thắc mắc về sự mất mát này cho tới nay vẫn chưa được hoàn toàn giải toả
dầu cho đã được nhiều người đòi hỏi. Tôi sẽ nói thêm ở phần cuối về vấn
đề này. Có điều là đến giờ thì hai bên đã ký kết những thỏa ước và những
cột mốc mới đã khởi sự được “cắm” rồi. Những điểm này tuy nhiên chỉ là ở
dọc vùng biên giới. Quan trọng hơn và nguy hiểm hơn, bức thiết hơn là
những điểm, mà không phải là điểm hiểu theo ý nghĩa đen của danh từ, nằm
sâu ngay trong lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, dưới quyền quản lý của
chính quyền Cộng Sản hiện tại nhưng vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính
quyền này. Những điểm vừa cố định, nằm nguyên một chỗ, vừa di động khắp
nơi trên lãnh thổ, điển hình là những mỏ bauxite trên cao nguyên, những
khu rừng đầu nguồn nằm ở cửa ngõ của những vùng biên giới Việt-Trung và
Lào-Việt, những khu vực trúng thầu, những địa điểm thu mua các nông
sản, những vùng nông dân bỏ trồng lúa, trồng khoai, những trại nuôi cá,
điển hình là trại nằm không xa quân cảng Cam Ranh là bao nhiêu mà các
nhà cầm quyền địa phương sau cả gần chục năm không hề biết, những khu
phố kiểu Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương… Tất cả đã trở thành những “thực
dân địa” của người Tầu ngay trong lòng của lãnh thổ Việt Nam, nơi những
ủy ban nhân dân vẫn còn làm chủ. Nói cách khác, theo lời của các tác giả
của Bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước …” ngày 10 tháng
7 năm 2011 mà tôi đã dẫn trên đây thì “…mặt trận nguy hiểm nhất đối với
nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó
là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá
của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp, vừa dụ dỗ nước ta nhân danh
cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân
ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước
ta, làm suy yếu khối đại đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm
sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước
ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả.”
Nói cách khác đó là chiến lược dùng quyền lực mềm thọc sâu vào lãnh thổ
Việt Nam để nhẹ ra là đưa Việt Nam đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào
Trung Quốc, còn nặng ra là chiếm luôn cả nước. Đến lúc đó thì Hoàng Sa,
Trường Sa và Đường Lưỡi Bò đương nhiên sẽ trở thành biển đảo của Trung
Quốc.
Hãy tưởng
tượng ngay trên Cao Nguyên Miền Nam, địa diểm chiến lược quan trọng
nhất đã chi phối toàn bộ an ninh của miền nam Việt Nam và sự thống nhất
của lãnh thổ quốc gia trong quá khứ, trong một khu vực rộng lớn, nằm
ngoài sự kiểm soát của cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa
phương của người Việt, là một khu vực dành riêng cho người Tầu, không ai
được nhòm ngó, không ai được ra vào. Họ được tự do mang người của họ
vô, mang người của họ ra, được chở đồ của họ vô, chở đồ của họ ra một
cách tự do, thong thả không qua một sự kiểm soát nào. Những người này là
những người nào? những đồ này là những đồ gì? Làm sao biết được, ai mà
biết được… cho đến biến cố tầy trời nổ ra? Cũng vậy, ở những khu rừng
đầu nguồn và ở những địa điểm của những công trình xây cất có tính cách
căn bản nhằm cung cấp điện năng, khoáng sản, dầu khí… những lãnh vực
thuộc loại tối quan trọng liên hệ tới an ninh của quốc gia. Hãy nhìn vào
con số 90% các “gói thầu” thuộc loại này được mở ra ở trong nước đã lọt
vào tay các nhà thầu Trung Cộng. Nhiều gói lên tới hàng tỷ Mỹ kim với
những món tiền lót tay không phải là nhỏ, từ 10% đến 15% tiền thầu. Hậu
quả là những công trình do họ thực hiện phần lớn có phẩm chất kém, thời
gian thi công kéo dài trong khi các nhà thầu Việt Nam, vì không đủ vốn,
không đủ thế lực chỉ còn bất lực, đứng bên lề các đại công trường trên
đất nước mình. Nhưng nguy hiểm hơn hết vẫn là nạn nhân công người Tầu do
chính các chủ thầu người nước họ mang sang để lao động thay vì các nhân
công bản xứ. Ở khắp nơi, từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồ Sơn đến Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đến Đà Nẵng rồi vô tới Bình Dương và Cà Mau…
chỗ nào có nhân công người Tầu đều có những khu cư xá riêng cho họ, kèm
theo là các chợ búa, các cửa hàng, các trung tâm dịch vụ, các nhà nghỉ,
các quán cà phê, karoke mang chữ Tàu… để phục vụ cho họ. Người Việt Nam
không riêng chỉ có thể đứng nhìn mà còn trở thành nạn nhân của tất cả
những tệ hại do họ gây ra như ăn uống, nhậu say không trả tiền, phá
phách, tiểu bậy, trêu gái, đánh lộn, kéo hàng trăm người đánh hội đồng
người bản xứ khi có tranh chấp…
Những
người Tầu được gửi sang Việt Nam để lao động kể trên thuộc thành phần
nào? Họ có phải thuần túy là dân lao động có tay nghề hay là những quân
nhân thuộc những đơn vị đặc biệt, những đặc công tình báo được gửi sang
để thực hiện một mưu đồ hiểm độc lâu dài hơn? Hiện tại chưa có gì là rõ
ràng mà chỉ là ức đoán. Có điều là họ hiện diện ở khắp nơi trên toàn
quốcViệt Nam mà các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương đều đã
không kiểm soát được hay làm lơ không kiểm soát. Mặt khác, nếu nhìn vào
những gì Trung Cộng đã làm ở Tân Cương, ở Mông Cổ và luôn cả ở Tây Tạng
trong thời gian gần đây thì không ai là không khỏi lo ngại. Tỷ lệ số
người gốc Hán ở các xứ này đã tăng gia dáng kể và sự cạnh tranh cũng như
kỳ thị với sự thiên vị của nhà cầm quyền đã gây nên những cuộc bạo loạn
trầm trọng. Liệu Việt Nam có thể tránh khỏi tình trạng đang xảy ra cho
các nước này hay không? Ta không được biết, nhưng chỉ nhìn vào miền cao
nguyên với các công trình khai thác bauxite, với lượng nhân công gốc Tầu
đông đảo, phần lớn là những thanh niên chưa có hay không có vợ, hậu quả
của nạn giới hạn hai con của chính quyền Trung Cộng người ta không thể
không lo ngại cho tương lai của miền đất chiến lược quan trọng bậc nhất
của đất nước Việt Nam này, miền đất mà Hoàng Đế Bảo Đại coi trọng đặc
biệt với danh xưng Hoàng Triều Cương Thổ. Những thanh niên này sẽ lấy
các thiếu nữ Thượng, sẽ sinh con đẻ cái và tất cả sẽ trở thành công dân
xứ Thượng. Nếu điều này xảy ra thì rất là êm thắm, chỉ trong vòng hai
thế hệ hay ba chục năm, chưa tới năm mươi năm, thời gian thuê các rừng
đầu nguồn với giá rẻ mạt, những người Thượng gốc Tàu sẽ trở thành chủ
nhân của các cao nguyên và qua một cuộc đầu phiếu êm ả và hợp pháp, miền
đất rộng lớn, nhiều tài nguyên này sẽ trở thành của Tầu và biết đâu qua
một tiến trình tương tự toàn bộ cả nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh
mới của nước Tầu, tỉnh Quảng Nam rộng trên ba trăm ngàn cây số vuông hay
hơn nữa nếu bao gồm cả hai nước Lào và Căm bốt, sau hai tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, biên giới phía nam nước Tầu sẽ được mở rộng tới Vịnh
Thái Lan về phía nam và về phía tây, tới bờ sông Cửu Long. Đó chính là
ước mơ của những người tự nhận là Đại Hán mà suốt một ngàn năm vừa qua
họ không đạt được. Điều này không phải là không thể đến cho dân tộc Việt
Nam, dân tộc Lào và dân tộc Căm-pu-chia trong nửa thế kỷ tới. Tất cả sẽ
có thể xảy ra một cách bất ngờ "trước khi người lính của chúng ta được quyền nổ súng”
nói theo lời của một tướng lãnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong
một đoạn video được phổ biến rất rộng rãi và trong một thời gian dài
trước đây. Chỉ tiếc là tính cách chính xác của đoạn video này cho tới
nay chưa được phối kiểm. Vị tướng lãnh này là Trung Tướng Phạm Văn Di,
Chính Ủy Quân Đoàn 7 của quân đội này.
Những gì
tôi kể ra trên đây chỉ là những gì dễ thấy và được nhiều người thấy. Còn
có nhiều hiện tượng khác tiềm ẩn hơn, thâm độc hơn do người Tàu cố ý
gây ra như nạn hàng hóa rẻ tiền, thiếu phẩm chất của họ tràn ngập Việt
Nam trong đó có những hàng độc hại, những thực phẩm có chứa các hóa chất
gây bệnh chết người hay làm hại cho sức khoẻ cho loài người nói chung
mà ảnh hưởng sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ. Việc người Tàu xây hàng loạt
nhiều đập trên thượng nguồn sông Cửu Long và sông Hồng Hà đe dọa sự an
toàn và phong phú của các đồng bằng châu thổ của các sông này, từ đó đe
dọa cuộc sống của nhiều chục triệu người dân ở đây cũng là những hiện
tượng người ta cần chú ý. Chưa hết, chuyện Trung Cộng tung tiền ra và
đứng sau hai nước ở phía tây Việt Nam là Căm Bốt và Lào cũng đã và chắc
chắn sẽ còn gây ra rất nhiều khó khăn cho Việt Nam mà những gì Căm Bốt
đã làm trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vừa qua là một bằng cớ, y hệt
những gì Cộng Sản Bắc Việt đã gây ra cho Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc
chiến tranh vừa qua.
Trên đây
mới chỉ là hiểm họa do người Tàu từ phương bắc đem tới. Còn có những
hiểm họa khác do chính những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện tại vì tham
lam, vì trình độ hiểu biết kém cỏi, vì kiêu căng, vì mang bệnh thành
tích… đã và đang gây ra cho chính dân tộc mình. Tôi muốn nói tới việc
xây dựng bừa bãi và cẩu thả các đập thủy điện ở khắp nơi mà Sông Tranh 2
chỉ là một trường hợp điển hình. Nguy hiểm hơn nữa là việc xây dựng các
nhà máy phát điện hạch tâm, khởi đầu là ở Phan Rang, bất chấp những
kinh nghiệm khủng khiếp của người Nga ở Chernobyl, người Nhật ở
Fukushima hay những sự thận trọng của người Pháp, người Đức, người Mỹ
khi những người này quyết định cho đóng cửa hay ngưng hoạt động các lò
điện này ở nước họ. Nga, Nhật, Mỹ, Pháp, Đức… là những nước giàu có,
tiền bạc nhiều, lại có những nền khoa học và kỹ nghệ cao, những chuyên
viên giỏi, những người thợ có kinh nghiệm và vững tay nghề mà còn thận
trọng tối đa như vậy, còn Việt Nam mình thì mặc dầu còn kém cỏi về đủ
mọi mặt nhưng đã bất chấp tất cả. Người ta đã không đếm xỉa gì đến sự
cảnh cáo của dư luận quốc tế cũng như quốc nội, Giáo Sư Phạm Duy Hiển ở
trong nước, Giáo Sư Nguyễn Khắc Nhẫn ở bên Pháp, những chuyên viên
thượng thặng của người Việt đã hết lời can ngăn và đã viết nhiều bài
điều trần với những lời lẽ vô cùng thống thiết nhưng không ai để mắt, để
tai tới… cho đến khi đại họa xảy ra thì mọi sự đã quá muộn. Nên nhớ là
với Fukushima, người Nhật chỉ riêng để làm sạch miền biển liên hệ đã
phải bỏ ra nhiều tiền bạc, công sức và dự trù sẽ phải để ra bốn mươi năm
mới thực hiện nổi. Tham nhũng và nhất là bệnh thành tích phải chăng là
nguồn gốc của đại nạn này? Việt Nam phải là nhất, là cái gì cũng có,
nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh, Đỉnh Cao Của Trí Tuệ Loài Người.
Cuối cùng chỉ tội nghiệp cho người Chàm vì địa điểm thiết lập những nhà
máy này chỉ cách Tháp Chàm có năm cây số. Nếu chuyện gì xảy ra, con số
hơn một trăm ngàn người còn sót lại của một dân tộc đã một thời hùng cứ ở
miền trung và miền nam Trung Phần Việt Nam, có thời đã đánh bại người
Việt, tràn ngập kinh đô Thăng Long, với một nền văn hoá giàu về hình
tượng, nơi xuất thân của Nhạc Sĩ Từ Công Phụng, Ca Sĩ Chế Linh và nhiều
người khác … sẽ một lần nữa bị tiêu diệt và lần này chắc chắn là lần
chót. Nên biết thêm là nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện dự trù sẽ thiết lập
tổng cộng từ 8 đến 10 nhà máy điện hạch tâm, phần lớn là ở miền Trung
mà Phan Rang chỉ là khởi đầu với 2 nhà, mỗi nhà 2 lò. Tất cả đều là mua
của Nhật, Nga và luôn cả Đại Hàn sau các cuộc thăm viếng của các nhà
lãnh đạo Đảng và chính phủ. Họ viện cớ là các nhà sản xuất đều nói là
các lò họ làm là an toàn một trăm phần trăm nhưng ai mà tin được những
kẻ ở giữa ăn huê hồng từ những hợp đồng tính từ 3 tỷ, 5 tỷ, 10 tỷ Mỹ Kim
trở lên. Nểu chẳng may những vụ rì rỏ hay phát nổ của các lò xảy ra như
ở Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì một phần ba dân số cả nước, phần
ba dân số bị coi là có quê hương “đất mặn đồng chua”, là “đất cày lên sỏi đá” , là “nghèo lắm ai ơi” với “mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn”, nơi “Trời làm cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương lan tràn, ngập Thuận An…”, bây giờ lại bị đe dọa có thêm một đại nạn mới do chính các nhà lãnh đạo của nước mình gây ra treo sẵn trên đầu.
Trên đây
chỉ là một số những gì đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam của
chúng ta mà mọi người ít nhiều còn quan tâm tới quê hương của mình, của
ông cha mình đều nhận thấy. Còn rất nhiều chuyện khác lớn hơn, quan
trọng hơn và có tính cách chiến lược hơn như sự lệ thuộc về chính trị,
về kinh tế và luôn cả về văn hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là
việc cấm đoán người dân không được tỏ thái độ dù cho chỉ là để bày tỏ
lòng yêu nước của mình, giam cầm, bắt bớ hành hạ, không cho họ biết tới
những gì đã thực sự xảy ra liên hệ tới sự thịnh suy, tồn vong của quê
hương và dân tộc họ. Đa số người dân đều mù tịt và vì mù tịt nên đa số
đều dửng dưng, nếu không nói là vô cảm. Nhiều người đã ví giai đoạn mất
nước và luôn cả diệt vong của dân tộc Việt Nam như một người đang hấp
hối với cái chết từ bàn chân đã lên tới đầu gối và đang từ từ lên dần
cho đến khi miếng bông đặt trên mũi đương sự không còn chuyển động nữa.
Câu hỏi
được đặt ra là những người đang lãnh đạo đất nước ta hiện tại có biết
rằng, như một truyền thống ngàn đời, Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay ít ra
là những người lãnh đạo của đảng này ngay từ những ngày đầu đã nuôi mộng
làm chủ thiên hạ giống như Tần Thủy Hoàng ngày trước hay không? Hay là
họ vẫn tin tưởng vào “mười sáu chữ vàng” và “bốn tốt” mà Cộng Sản Tàu đã
tặng họ để tự lừa dối và lừa dối dân mình? Câu trả lời là có. Bằng cớ
là năm 1979, khi hai đảng cơm không lành, canh không ngọt, môi không
theo răng bị răng cắn bật máu, Cộng Sản Việt Nam không những chỉ tố cáo
trước người dân ở trong nước mà còn trước dư luận thế giới qua những tài
liệu do chính họ xuất bản từ Hà Nội, theo đó Mao Trạch Đông ngay từ
giữa thập niên ba mươi của thế kỷ trước đã nuôi mộng theo chân Tần Thủy
Hoàng muốn làm bá chủ của cả thế giới, bắt đầu là Đông Nam Á. Trong hai
tài liệu nhan đề Sự Thật về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua bằng tiếng Việt do Nhà Xuất bản Sự Thật ấn hành năm 1979 và tái bản năm 1980, và Chinese Aggression Against Vietnam, Dossier do Vietnam Courrier chủ biên, xuất bản ỏ Hà Nội năm 1979, ngay từ những trang đầu, người ta có thể đọc được những chi tiết như sau:
Ngay từ năm 1939, trong tài liệu nhan đề Cách Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc do chính ông viết, Mao Trạch Đông đã nhận định: “Sau
khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi
nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm
Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận, Anh chiếm
Miến Điện, Bu-tan, Nê-pan và Hương Cảng, Pháp chiếm AnNam…” Tiếp
đến, một bản đồ trong một sách giáo khoa đã vẽ nhiều lãnh thổ của các
nước trong vùng biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông là thuộc Trung Hoa. Sau
đó, năm 1959, trong một buổi họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản
Trung Quốc, khi nói về bang giao quốc tế, Mao Trạch Đông phát biểu rõ
hơn nữa về tham vọng thống trị toàn cầu của mình. Lãnh tụ này nói: “Chúng
ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái
đất” hay hạn hẹp hơn và kế hoạch hơn: “Chúng ta phải giành cho được Đông
Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện,
Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy
có nhiều khoáng sản... xứngđáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm
lấy…Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được
sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương
đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”
Về sự lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở biên giới Trung Việt, qua tài liệu Chinese Aggression Angainst Vietnam, Cộng
Sản Hà Nội tố cáo Trung Quốc vi phạm các Công Ước 1887 và 1895 ký kết
giữa Nhà Thanh và nước Pháp, lấn chiếm 60 địa điểm trên lãnh thổ Việt
Nam ngay từ trước năm 1949, sau đó, từ sau năm 1949, bất chấp sự xác
nhận lại các công ước này bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà vào năm 1957-1958, Cộng Sản Bắc Kinh lại sáp nhập thêm
trên 90 địa điểm khác ở biên giới giữa hai nước. Chưa hết, cũng theo
tài liệu này, từ sau năm 1974 con số các cuộc xâm nhập lại tiếp tục gia
tăng mạnh mẽ hơn với 179 vụ năm 1974, 294 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976,
873 vụ năm 1977 và 2.175 vụ năm 1978. Cuối cùng ngày 10 tháng 2 năm
1979, hai tiểu đoàn chính quy Trung Cộng đã tiến sâu 2 cây số vào lãnh
thổ Việt Nam, chiếm đồn kiểm soát Thanh Loa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn. Vẫn chưa hết, trong trận chiến biên giới Hoa Việt lần thứ hai
1984-1987, sau một trận đánh ác liệt ở núi Lão Sơn, mà người Việt quen
gọi là Núi Đất hay tọa điểm 1502, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, quân Trung Cộng đã chiếm được núi này, 3.700 lính phòng
thủ Việt Nam đã hoàn toàn bị tiêu diệt, xác của họ đã bị đơn vị chống
hóa chất của bên địch thiêu hủy không còn vết tích. Lão Sơn không phải
là tọa điểm duy nhất bị quân Trung Cộng đoạt mà còn nhiều tọa điểm khác
như các tọa điểm 1030, 852, 211, 138, 156, 166, 167, 168… nằm sâu trong
lãnh thổ Việt Nam. Sau trận này Việt Nam đã mất thêm từ 600 đếm 1000 cây
số vuông lãnh thổ về tay Trung Quốc. Có điều lãnh đạo Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã giấu nhẹm không cho dân chúng biết gì về trận chiến bi thảm
này cho mãi đến khi Trung Cộng phổ biến phần nào trên các mạng của họ.
Điều nên biết là trong thời gian này Trung Cộng luôn luôn dùng thủ đoạn
cho di dân của mình sang khai thác đất đai hay cư ngụ trên lãnh thổ
thuộc Việt Nam dọc biên giới, rồi sau đó áp lực bắt Việt Nam phải công
nhận những vùng đất này là thuộc nước họ. Sự kiện này giải thích tại sao
lại có chuyện điều đình và sửa lại các công ước mà trước Nhà Thanh đã
ký với Pháp mà nội dung đã được hai phía làm sáng tỏ không lâu, trong
các năm 1957, 1958 trước đó, như tôi đã nói ở trên qua các hiệp ước
1999, 2000. Chiến thuật này đang được họ dùng ở Biển Đông trên một quy
mô rộng rãi hơn, lớn hơn qua việc họ chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc
Quần Đảo Trường Sa rồi tìm cách hợp thức hóa sau này. Việt Nam giấu nhẹm
nhưng Trung Cộng thì coi là quan trọng và quảng bá rộng rãi. Họ đã cho
công bố hình ảnh Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương tới thăm địa điểm Lão
Sơn này, kèm theo hình ảnh những công sự và đường sá mà họ thiết lập sau
đó, nhắm về phía Việt Nam. Những sự kiện này khiến cho những ai quan
tâm đến sự sống còn của đất nước không khỏi không liên tưởng tới sự kiện
Giang Trạch Dân đã bay thẳng từ Trung Quốc đến bơi ở biển Mỹ Khê, Đà
Nẵng như là biển nhà của mình thay vì phải qua Hà Nội gặp chủ nhà trước,
hay Hồ Cẩm Đào đến bơi ở biển Hội An khi đến dự Hội Nghị OPEC, hay
chuyện Đảng Cộng Sản Việt Nam cho phép và bảo vệ các thanh niên người
Hoa rước đuốc thế vận qua Saigon và các đảo trong khi mọi cuộc tụ tập
của người Việt đều bị đàn áp, cấm đoán.
Trước
tình trạng cực kỳ nguy hiểm kể trên, câu hỏi được đặt ra là khả năng đề
kháng của người Việt Nam như thế nào và những người có trách nhiệm bảo
vệ đất nước và sự tồn vong của dân tộc đã có thái độ ra sao và đã làm
gì? Để trả lời cho câu hỏi này, có lẽ chúng ta còn cần có nhiều buổi hội
thảo khác với những đóng góp của nhiều thuyết trình viên khác. Tạm thời
tôi chỉ xin mời quý vị đọc lại bản kiến nghị mà tôi đã đề cập đến trong
phần đầu của bài thuyết trình hay những bức thư mà Hòa Thượng Thích
Quảng Độ hay những bài viết của nhiều vị nhân sĩ, trí thức như Thiếu
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại Sứ Việt Nam ở Trung Quốc và nhiều người
khác ở trong nước viết trong ít năm gần đây. Trước khi ngưng lời, tôi
xin được trích dẫn lời của Thiếu Tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư Lệnh
kiêm Tham Mưu Trưởng Quân Khu 2, Chỉ Huy Trưởng Mặt Trận Hà Giang trong
thời gian chiến tranh biên giới, khi ông trả lời Biên Tập Viên Mặc Lâm
của Đài Á Châu Tự Do, RFA, ngày 17 tháng 2 năm 2013 về sự kiện là “nhiều
gia đình liệt sĩ của cuộc chiến 1979 đã không biết hài cốt con em mình
nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài
cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc. Thiếu Tưóng có nghĩ rằng nhà
nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này
hay không?” Nguyên văn câu trả lời của Tướng Lê Duy Mật như sau:
“Nhà
nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với
ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới
có thể giải quyết được.”
Câu trả
lời của Tướng Mật là về các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến Việt
Trung 1979 và 1984-1987, nhưng nội dung của nó đã bao gồm toàn bộ các
vấn đề liên hệ đến bang giao Trung-Việt trong hiện tại. “Nhà nước ta lệ
thuộc không dám nói gì với Trung Quốc” là nguồn gốc của tất cả. Đó là lý
do tôi lựa chọn đề tài cho buổi thuyết trình ngày hôm nay, chưa kể tới
tình trạng vô cảm của không ít người Việt trước hiện tình vô cùng nguy
hiểm của đất nước, sự mất tin tưởng của đa số người dân và sự bất lực
của giới trí thức và sự bất cập không đối phó được với tình thế mới
trong mọi sinh hoạt từ chính trị đến kinh tế, xã hội và luôn cả văn hóa ở
Việt Nam sau 38 năm Cộng Sản làm chủ toàn thể đất nước, và 27 năm đổi
mới. Lãnh đạo cấp cao của hai đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp với nhau những
gì trên đầu người dân Việt Nam từ sau cuộc chiến biên giới Trung-Việt,
từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990, từ sau những buổi gặp gỡ của Lê Khả
Phiêu, Nông Đức Mạnh và sau này Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với
các nhà lãnh đạo Trung Quốc? Chỉ có những người này mới biết được nhưng
không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ họ nói ra cả. Về điểm này, tôi xin
được nhắc lại lời Vua Lê Thánh Tông dụ bọn các ông Thái Bảo Kiến Dương
Bá Lê Cảnh Huy năm Hồng Đức thứ tư, 1473,nguyên văn như sau:
“Một
thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên
quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai
sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một
thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”
Lịch sử đã được chép, đang được chép và sẽ còn được chép.
Xin cảm ơn Quý Vị đã kiên nhẫn lắng nghe hay đã đọc và đọc lại bài thuyết trình này. Xin kính chào Quý Vị.
Phạm Cao Dương
Chú thích: Đây là nguyên văn bài thuyết trình tác giả đọc tại buổi hội thảo mang chủ đề “38 Năm Nhìn Lại: Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do
Hội Ái Hữu Bưởi-Chu Văn An Nam California tổ chức ngày 14 tháng 7 năm
2013 tại Coatline Community College, Thành Phố Westminster, California.
THỬ THÁCH VÀ TRƯỞNG THÀNH
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong
những ngày gần đây, cơ quan an ninh và công an liên tục sách nhiễu các
anh chị em blogger, những người hoạt động dân chủ, nhân quyền và thân
nhân của họ. Theo quan điểm của tôi thì đây là một điều tốt, một việc
làm rất hữu ích của cơ quan an ninh dành cho các anh chị em. TẠI SAO NHƯ
VẬY?
Xét trong thiên nhiên
Chúng ta đều có thể thấy rằng: trải qua
phong ba, bão táp, thời tiết khắc nghiệt thì chỉ những loại cây có sức
chống chịu cao, không bị sâu mọt mới đứng vững và trường tồn qua thời
gian. Những loại cây yếu, dễ bị sâu mọt sẽ bị đào thải.
Xét về con người và xã hội
Con người khi sinh ra chưa thể trưởng
thành thành người khôn ngoan, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Tất cả đều
phải được thời gian và những khó khăn, thử thách sảy đến để họ được rèn
luyện và trưởng thành.
Những người yếu bản lĩnh và hèn nhát thì giống như những loài cây dễ bị sâu mọt, và yếu ớt sẽ bị đào thải.
Những người
biết tận dụng những khó khăn, bắt bớ, sách nhiễu đó để học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm thì họ sẽ trưởng thành, có bản lĩnh và trở thành những con
người có ích cho xã hội và phong trào dân chủ.
Trong Kinh Thánh có dạy rằng:
“Hỡi anh em, hãy xem sự thử thách trăm bề
thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn.” “… Sự thử thách đó
còn quí hơn vàng…”
“Phước cho những người chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những người ấy”.
Tóm lại là: Những người hoạt động dân
chủ, nhân quyền và các blogger sẽ không thể trưởng thành, có bản lĩnh và
kinh nghiệm nếu không trải qua những sự sách nhiễu và bị thẩm vấn.
Những bài học gì rút ra từ những vụ sách nhiễu và thẩm vấn đó:
Trước
hết, các anh chị em phải xác định lại một cách rõ ràng rằng con đường
đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ mà chúng ta đã lựa chọn và đang đi
là con đường chính nghĩa, trong sáng, đúng pháp luật và phù hợp với qui
luật phát triển của một xã hội dân chủ tiến bộ.
Thứ hai, việc các anh chị em bị sách
nhiễu,, bị thẩm vấn là chuyện hết sức bình thường. Đó là cơ hội để các
anh chị em thử nghiệm những gì mình học được trong quá trình đấu tranh.
Là cơ hội để thử thách cách ứng phó và bản lĩnh của anh chị em.
Thứ ba, từ đó các anh chị em sẽ rút tỉa
những thiếu sót về kiến thức pháp lý, kinh nghiệm khi đối diện với việc
thẩm vấn của an ninh để anh chị em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ
những anh chị em đi trước, đã từng trải.
Trên con đường mà chúng ta đang đi, không
tránh khỏi có những anh chị em vấp ngã và bỏ cuộc. Chúng ta rất buồn và
đau lòng khi thấy có những anh chị em của mình như vậy. Nhưng đó là qui
luật khắc nghiệt của cuộc sống.
Cơ quan an ninh đã giúp chúng ta loại bỏ
được những loại cây yếu đuối và sâu mọt, nhưng đồng thời họ cũng rèn
luyện và giúp các anh chị em khác nâng cao được bản lĩnh và kinh nghiệm.
Quan điểm của cá nhân tôi là rất cảm ơn cơ quan an ninh và mong có dịp hậu tạ.
NHỮNG BÀI VIẾT THAM KHẢO:
1/ Quyền có Luật sư: http://vietnamhumanrightscommitte.wordpress.com/tim-hieu-quyen-con-nguoi/quyen-co-luat-su/
2/ Quyền im lặng trong TTHS: http://vietnamhumanrightscommitte.wordpress.com/tim-hieu-quyen-con-nguoi/quyen-im-lang-trong-tths/
Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh
Lê Xuân Khoa
Việt-Trung và Việt-Mỹ (Kỳ 1)
Hai chuyến công du Bắc Kinh và Washington của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang liên tiếp trong tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua đã được nhiều quan sát viên Việt Nam và quốc tế phân tích và bình luận. Bài này sẽ góp thêm một số suy nghĩ về kết quả của hai chuyến đi ấy, không chỉ căn cứ vào những ngôn từ công khai trong hai bản Tuyên bố Chung mà còn qua những hàm ý ở giữa những dòng chữ hay đàng sau những lời phát biểu chính thức. Việc so sánh nội hàm của các văn kiện và lời phát biểu sẽ cho thấy rõ hơn mục đích và chủ trương của mỗi bên, để từ đó có thể nhận định về tương lai của Việt Nam trong quan hệ ba chiều Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từ những nhận định này, chúng ta sẽ thấy được những gì mà Việt Nam cần phải làm sau hai cuộc họp thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ.
Một cách tổng quát, bản Tuyên bố chung (TBC) Việt Nam-Trung Quốc xác lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia, trong khi bản TBC Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ nói đến quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Thông thường thì giữa các đối tác (partners) đều có sự hợp tác (cooperation), nhưng có những trường hợp quan hệ đối tác mới chỉ ở mức độ tham khảo, thảo luận, chưa tiến đến quan hệ hơp tác cụ thể. Như vậy quan hệ đối tác toàn diện chỉ bao gồm hợp tác cụ thể (thường chưa đầy đủ) trên một số lãnh vực mà thôi. Hợp tác chiến lược toàn diện thì có ý nghĩa toàn bộ bao gồm hoạch định, thực hiện và cam kết cụ thể.
Như vậy, trong giai đoạn hiện thời, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sâu sắc và đầy đủ hơn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Quan hệ ấy lợi hay hại cho Việt Nam là vấn đề cần phải xem xét kỹ.
QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC
Quan hệ bất bình đẳng và trói buộc
Trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung, vấn đề là ở chỗ mọi việc hoạch định và thực hiện, dù có tham khảo với nhau, rốt cuộc đều được quyết định một chiều từ phía Trung Quốc. Đó là thực tế phũ phàng mà tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi là “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Một dấu mốc lịch sử cần phải nhớ là hội nghị Thành Đô năm 1990. Khi đó, các lãnh đạo Việt Nam, hoảng hốt trước hiện tượng tan rã mau chóng của các nước cộng sản Đông Âu, đã kéo nhau sang gặp lãnh đạo Trung Quốc ở Thành Đô xin nối lại bang giao để có chỗ dựa vững chắc cho Đảng và chế độ. Một thoả hiệp bí mật có tên là “Kỷ yếu Hội nghị” đã được ký kết giữa hai bên. Cho đến nay, nôi dung thoả hiệp bí mật này vẫn được giấu kín. Chỉ biết rằng, trong một phiên họp kiểm điểm kết quả hội nghị Thành Đô, các lãnh đạo CSVN đều than thở là mắc lừa Trung Quốc. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người không được dự hội nghị, đau đớn thốt lên “Một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.” Quả thật, kể từ 1990, Trung Quốc đã dùng quyền lực mềm từng bước lấn chiếm đất và biển của Việt Nam, lũng đoạn nền kinh tế và tiến hành kế hoạch đồng hoá dân tộc Việt.
Trong bài nhận định trước đây về cuộc hội đàm Tập Cận Bình-Trương Tấn Sang ở Bắc Kinh, tôi có đưa ra một giả định là trước tình hình khó khăn ở trong nước và xu hướng chung của quốc tế muốn kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể đã đạt đựợc đồng thuận về nhu cầu cân bằng chính sách đối ngoại, tức là bớt dựa vào Trung Quốc, gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ và các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Bài diễn văn Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo trước hướng đi mới ấy. Chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho thấy giả định này có thể được xác nhận là đúng. Trên cơ sở ấy, bản TBC Việt Nam-Trung Quốc cần được phân tích đầy đủ hơn.
Trung Quốc tất nhiên không hài lòng đối với bài phát biểu 31.5 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì vậy đã lập tức “mời” Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh ngày 19.6 để hội đàm thượng đỉnh song phương. Mục đích cuộc hội đàm này được Đại sứ Khổng Huyễn Hựu báo trước là “tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị … thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển lên tầng cao mới.” Cuộc hội đàm này hoàn toàn do Bắc Kinh sắp đặt khiến Việt Nam phải xác nhận “tiếp tục kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” và ký 10 văn kiện hợp tác được đúc kết từ kết quả của những buổi làm việc từ trước giữa các cơ quan Đảng của hai bên. Tất cả 10 văn kiện này đều không được công bố, nhưng qua bản TBC, người ta thấy văn kiện số 1 là chủ yếu vì nó có tính tổng thể mang tên là “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Chương trình hành động này là kết quả “khẩn trương bàn bạc”của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương trong lần họp thứ 6 tại Bắc Kinh ngày 11.5.2013.
Như vậy, văn kiện số 1 mang tính chủ đạo là văn kiện quan trọng nhất cần được phân tích kỹ để nhận ra những điểm lợi hại của nó đối với Việt Nam. Chín văn kiện còn lại là kết quả triển khai từng lãnh vực trong văn kiện chủ đạo để cho các bộ, ngành liên quan hợp tác thi hành. Vì các văn kiện vẫn còn giữ kín, ngưới ta có lý do để tin rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục “những hành động mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” đối với Việt Nam. Điều này được thấy rõ qua những thông tin vắn tắt trong bản TBC về các lĩnh vực hợp tác.
Về văn kiện số 1, tức Chương trình hành động, cơ bản là triển khai quan hệ toàn diện Việt-Trung qua “cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.” Như vậy Chương trình hành động này là kết quả hợp tác của các cơ quan Đảng của hai bên, ấn định chính sách của chinh phủ và phát triển sức mạnh của Đảng. Sự kiện này cho thấy mục đích của Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm với Trương Tấn Sang là buộc Việt Nam phải sát cánh chặt chẽ hơn với Trung Quốc về các chính sách đối nội và đối ngoại do sự chỉ đạo chung của hai Đảng. Nói cách khác, Trung Quốc đã dùng Văn kiện số 1 để chặn đứng dự tính “thoát Trung” của Việt Nam, được lộ rõ trong bài diễn văn Shangri-La của Nguyễn Tấn Dũng.
Hợp tác hay Gài bẫy
Ngoài văn kiện chủ đạo số 1, chín văn kiện tiếp theo (vẫn theo TBC) có bề ngoài là khai triển sâu sắc hơn các lĩnh vực đang hợp tác. Tất cả những văn kiện này chứa đựng nhiều điểm bất lợi cho Việt Nam gồm một số điểm đáng nghi ngờ và một số rõ ràng là những cái bẫy rất nguy hiểm.
Văn kiện số 2 về hợp tác biên phòng. TBC cho biết: “Thoả thuận hợp tác biên phòng” đã được sửa đổi và ký kết trong chuyến thăm này, “làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển.” Cần tìm hiểu kết quả Đối thoại chiến lươc quốc phòng mà TBC cũng cho biết là “đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Điều này rất đáng quan tâm vì cán bộ và sĩ quan trẻ của Việt Nam có thể sẽ trở thành đồng hoá với cán bộ và sĩ quan Trung Quốc.
Văn kiện số 3 về việc thiết lập “đường dây nóng” để xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển. Điều này có thể coi là kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác Việt-Trung, nhưng cần tìm hiểu đường dây nóng này có khả năng xử lý thoả đáng các vụ việc, hay chỉ được dùng để thông báo vụ việc mà kinh nghiệm đã qua cho thấy là Trung Quốc chỉ hứa hẹn điều tra các vụ tấn công ngư dân Việt Nam hay chối bỏ trách nhiệm.
Văn kiện số 4 là Hiệp định khung, theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt trị giá 320 triệu Nhân dân tệ (20 triệu USD). Đây là điểm mập mờ trong TBC khi nói đến “thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội.” Đường cao tốc này đã được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng ý tài trợ 900 triệu trên tổng số chí phí 1.400 triệu USD. TBC cũng không nói rõ là tuyến đường này được nối vào đường cao tốc Nam Ninh-Lạng Sơn tại biên giới. Tuyến đường bộ cao tốc nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Hà Nội sẽ rất nguy hiểm cho Việt Nam nếu chiến tranh xảy ra giữa hai nước.
Văn kiện số 5 là Bản Ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm văn hoá tại hai nước. Điểm này hiển nhiên chỉ có lợi cho Trung Quốc trong ý đồ đồng hoá dân tộc Việt. Cần xem xét “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hoá Việt-Trung giai đoạn 2013-2015” và những nỗ lực tăng cường giao lưu văn hoá qua những hoạt động như Liên hoan Thanh niên Việt-Trung, Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, v.v.
Văn kiện số 6 là Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền. Nội dung có thể chỉ là những thủ tục hành chánh thông thường, nhưng cũng vẫn cần tìm hiểu những chi tiết áp dụng cho phiá Việt Nam.
Văn kiện số 7 là thoả thuận về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu. Đây cũng là một lĩnh vực thông thường nhưng cần xem xét hiệu quả, vì Việt Nam nhập khẩu động thực vật từ Trung Quốc nhiều hơn là ngược lại.
Văn kiện số 8 là Kế hoạch hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị chính thức của nhân dân hai nước giai đoạn 2013-2017. Cần tìm hiểu Kế hoạch hợp tác này.
Văn kiện số 9 là hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình, trị giá 45 triệu USD. Nên nhớ là Dự án này có tổng mức đầu tư là 666 triệu USD và nhà thầu thực hiện dự án là Tổng công ty Tư vấn và Thầu khoán Hoàn cầu của Trung Quốc. Nhà máy được hoàn thành năm 2011, có khoảng 2.000 cán bộ kỹ thuật, công nhân Trung Quốc và trên 500 lao động Việt Nam. Như vậy thì chuyện “vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi” để Việt Nam mua dụng cụ, máy móc của Trung Quốc không hẳn là một hành động giúp đỡ.
Văn kiện số 10 là Thoả thuận sửa đổi về thăm dò dầu khí chung trong khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, mở rộng diện tích khu vực thoả thuận và kéo dải thời hạn thoả thuận. Vấn đề này cũng có thể bất lợi cho Việt Nam, nhưng xin dành sự phán xét cho các nhà chuyên môn có nhiều thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn.
Ngoài những thông tin vắn tắt về 10 văn kiện đã ký, TBC còn đề cập một loạt lĩnh vực được “hai bên nhất trí” gồm: tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế; hoàn thiện cơ chế hợp tác về nông nghiệp; làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh biên giới, đặc biệt làm dễ dàng việc qua lại tự do giữa đôi bên; gia tăng đàm phán về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy càm trên biển Việt-Trung. Ngoại trừ các lĩnh vực mang tính kỹ thuật, “ít nhạy cảm”, các lĩnh vực khác được “hai bên nhất trí” đều có lợi cho Trung Quốc. Ngoài ra, có ba vấn đề quan trọng trong TBC cần được chú ý:
Qua việc phân tích Bản TBC Việt Nam-Trung Quốc và 10 Văn kiện ký kết được giới thiệu trong TBC, chúng ta đã thấy rõ dã tâm của lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam. Giữa hai nước đúng là có quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng mọi quyết định chiến lược rốt cuộc đều do Bắc Kinh chủ động. Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, kiểm soát toàn thể Biển Đông và các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi sử dụng sức mạnh mềm để thực hiện mục tiêu, Trung Quốc cần nắm chắc Việt Nam, chia rẽ khối ASEAN và ngăn chặn Hoa Kỳ trở lại châu Á trong tư thế cường quốc số một ở Thái Bình Dương.
Lãnh đạo Việt Nam thấy rõ mưu đồ đen tối của lãnh đạo Bắc Kinh nhưng cho đến nay vẫn dựa vào Trung Quốc để duy trì quyền lực và quyền lợi. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng chỉ để trục lợi và che đậy sự lệ thuộc vào Bắc Kinh. Nhưng trước sự lộng hành quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không thể tiếp tục cam chịu sự khống chế của Trung Quốc trước sự quan sát của quốc tế khiến cho nhân dân trong nước ngày càng tức giận và Hoa Kỳ cũng không còn kiên nhẫn.
Trước tình thế ấy, Bộ Chính trị có vẻ đã thuyết phục được nhau và đạt được đồng thuận về cân bằng chính sách đối ngoại, bớt lệ thuộc Trung Quốc và hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ. Nhưng về chính sách đối nội, lãnh đạo Đảng vẫn theo sát Trung Quốc, không chịu cải cách chính trị ngoài những khẩu hiệu tuyên truyền. Trong diễn văn Shangri-La, ông Nguyễn Tấn Dũng có nói đến trường hợp Myanmar như “một thí dụ sinh động … mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Myanmar mà cho cả khu vực của chúng ta” nhưng không hứa hẹn gì về trường hợp Việt Nam vì đó không phải là quyết định của Bộ Chính trị. Về cải thiện nhân quyền, có thể Nhà nước sẽ có một cử chỉ làm nhẹ bớt áp lực của Hoa Kỳ và quốc tế bằng cách trả tự do hay giảm án cho một số tù nhân lương tâm vào một thời điểm thích hợp. Không biết chuyện này có xảy ra hay không và nếu có thì bước kế tiếp cuả cải thiện nhân quyền sẽ là gì.
Mối quan tâm chung và sự nhất trí thật tình giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là giải quyết nạn tham nhũng đang đe dọa sự an toàn của hệ thống cai trị. Bởi vậy, tiếp theo cuộc hội đàm Tập Cận Bình-Trương Tấn Sang, cuộc Hội thảo Lý luận lần IX của hai đảng đã diễn ra trong ba ngày 27-29/7 tại Liêu Ninh, Trung Quốc. Chủ đề Hội thảo “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới: Kinh nghiệm Trung Quốc, Kinh nghiệm Việt Nam” gồm 4 chuyên đề là Xây dựng tác phong, Xây dựng chế độ, Giám sát, ràng buộc quyền lực, và Môi trường xã hội. Không rõ hai bên đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cụ thể gì có khả năng giải quyết một “quốc nạn” đã được mô tả là vô phương cứu chữa. Quyết định ngày 06/8/2013 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lập bảy đoàn công tác, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trầm trọng chắc là xuất phát từ kết quả của Hội thảo Lý luận lần IX này.
Như vậy, chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn thất bại vì kết quả là Việt Nam đã bị ép phải nhất trí với Trung Quốc nhiều hơn. Cái mà Trung Quốc gọi là “đẩy quan hệ hợp tác lên một tầng cao mới” chỉ có nghĩa là “thắt chặt thêm một nấc vòng lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.” Đó là lý do tại sao Chủ tịch Trương Tấn Sang lại phải vội vã công du Hoa Kỳ mong tạo được thế cân bằng về đối ngoại. Mục đích này có đạt được hay không và Việt Nam cần phải làm những gì sau hai chuyến công du Bắc Kinh và Washington của Chủ tịch Nước? Đó là những điểm sẽ được đề cập trong phần kế tiếp.
L. X. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Hai chuyến công du Bắc Kinh và Washington của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang liên tiếp trong tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua đã được nhiều quan sát viên Việt Nam và quốc tế phân tích và bình luận. Bài này sẽ góp thêm một số suy nghĩ về kết quả của hai chuyến đi ấy, không chỉ căn cứ vào những ngôn từ công khai trong hai bản Tuyên bố Chung mà còn qua những hàm ý ở giữa những dòng chữ hay đàng sau những lời phát biểu chính thức. Việc so sánh nội hàm của các văn kiện và lời phát biểu sẽ cho thấy rõ hơn mục đích và chủ trương của mỗi bên, để từ đó có thể nhận định về tương lai của Việt Nam trong quan hệ ba chiều Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từ những nhận định này, chúng ta sẽ thấy được những gì mà Việt Nam cần phải làm sau hai cuộc họp thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ.
Một cách tổng quát, bản Tuyên bố chung (TBC) Việt Nam-Trung Quốc xác lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia, trong khi bản TBC Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ nói đến quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Thông thường thì giữa các đối tác (partners) đều có sự hợp tác (cooperation), nhưng có những trường hợp quan hệ đối tác mới chỉ ở mức độ tham khảo, thảo luận, chưa tiến đến quan hệ hơp tác cụ thể. Như vậy quan hệ đối tác toàn diện chỉ bao gồm hợp tác cụ thể (thường chưa đầy đủ) trên một số lãnh vực mà thôi. Hợp tác chiến lược toàn diện thì có ý nghĩa toàn bộ bao gồm hoạch định, thực hiện và cam kết cụ thể.
Như vậy, trong giai đoạn hiện thời, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sâu sắc và đầy đủ hơn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Quan hệ ấy lợi hay hại cho Việt Nam là vấn đề cần phải xem xét kỹ.
QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC
Quan hệ bất bình đẳng và trói buộc
Trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung, vấn đề là ở chỗ mọi việc hoạch định và thực hiện, dù có tham khảo với nhau, rốt cuộc đều được quyết định một chiều từ phía Trung Quốc. Đó là thực tế phũ phàng mà tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi là “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Một dấu mốc lịch sử cần phải nhớ là hội nghị Thành Đô năm 1990. Khi đó, các lãnh đạo Việt Nam, hoảng hốt trước hiện tượng tan rã mau chóng của các nước cộng sản Đông Âu, đã kéo nhau sang gặp lãnh đạo Trung Quốc ở Thành Đô xin nối lại bang giao để có chỗ dựa vững chắc cho Đảng và chế độ. Một thoả hiệp bí mật có tên là “Kỷ yếu Hội nghị” đã được ký kết giữa hai bên. Cho đến nay, nôi dung thoả hiệp bí mật này vẫn được giấu kín. Chỉ biết rằng, trong một phiên họp kiểm điểm kết quả hội nghị Thành Đô, các lãnh đạo CSVN đều than thở là mắc lừa Trung Quốc. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người không được dự hội nghị, đau đớn thốt lên “Một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.” Quả thật, kể từ 1990, Trung Quốc đã dùng quyền lực mềm từng bước lấn chiếm đất và biển của Việt Nam, lũng đoạn nền kinh tế và tiến hành kế hoạch đồng hoá dân tộc Việt.
Trong bài nhận định trước đây về cuộc hội đàm Tập Cận Bình-Trương Tấn Sang ở Bắc Kinh, tôi có đưa ra một giả định là trước tình hình khó khăn ở trong nước và xu hướng chung của quốc tế muốn kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể đã đạt đựợc đồng thuận về nhu cầu cân bằng chính sách đối ngoại, tức là bớt dựa vào Trung Quốc, gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ và các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Bài diễn văn Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo trước hướng đi mới ấy. Chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho thấy giả định này có thể được xác nhận là đúng. Trên cơ sở ấy, bản TBC Việt Nam-Trung Quốc cần được phân tích đầy đủ hơn.
Trung Quốc tất nhiên không hài lòng đối với bài phát biểu 31.5 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì vậy đã lập tức “mời” Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh ngày 19.6 để hội đàm thượng đỉnh song phương. Mục đích cuộc hội đàm này được Đại sứ Khổng Huyễn Hựu báo trước là “tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị … thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển lên tầng cao mới.” Cuộc hội đàm này hoàn toàn do Bắc Kinh sắp đặt khiến Việt Nam phải xác nhận “tiếp tục kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” và ký 10 văn kiện hợp tác được đúc kết từ kết quả của những buổi làm việc từ trước giữa các cơ quan Đảng của hai bên. Tất cả 10 văn kiện này đều không được công bố, nhưng qua bản TBC, người ta thấy văn kiện số 1 là chủ yếu vì nó có tính tổng thể mang tên là “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Chương trình hành động này là kết quả “khẩn trương bàn bạc”của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương trong lần họp thứ 6 tại Bắc Kinh ngày 11.5.2013.
Như vậy, văn kiện số 1 mang tính chủ đạo là văn kiện quan trọng nhất cần được phân tích kỹ để nhận ra những điểm lợi hại của nó đối với Việt Nam. Chín văn kiện còn lại là kết quả triển khai từng lãnh vực trong văn kiện chủ đạo để cho các bộ, ngành liên quan hợp tác thi hành. Vì các văn kiện vẫn còn giữ kín, ngưới ta có lý do để tin rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục “những hành động mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” đối với Việt Nam. Điều này được thấy rõ qua những thông tin vắn tắt trong bản TBC về các lĩnh vực hợp tác.
Về văn kiện số 1, tức Chương trình hành động, cơ bản là triển khai quan hệ toàn diện Việt-Trung qua “cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.” Như vậy Chương trình hành động này là kết quả hợp tác của các cơ quan Đảng của hai bên, ấn định chính sách của chinh phủ và phát triển sức mạnh của Đảng. Sự kiện này cho thấy mục đích của Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm với Trương Tấn Sang là buộc Việt Nam phải sát cánh chặt chẽ hơn với Trung Quốc về các chính sách đối nội và đối ngoại do sự chỉ đạo chung của hai Đảng. Nói cách khác, Trung Quốc đã dùng Văn kiện số 1 để chặn đứng dự tính “thoát Trung” của Việt Nam, được lộ rõ trong bài diễn văn Shangri-La của Nguyễn Tấn Dũng.
Hợp tác hay Gài bẫy
Ngoài văn kiện chủ đạo số 1, chín văn kiện tiếp theo (vẫn theo TBC) có bề ngoài là khai triển sâu sắc hơn các lĩnh vực đang hợp tác. Tất cả những văn kiện này chứa đựng nhiều điểm bất lợi cho Việt Nam gồm một số điểm đáng nghi ngờ và một số rõ ràng là những cái bẫy rất nguy hiểm.
Văn kiện số 2 về hợp tác biên phòng. TBC cho biết: “Thoả thuận hợp tác biên phòng” đã được sửa đổi và ký kết trong chuyến thăm này, “làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển.” Cần tìm hiểu kết quả Đối thoại chiến lươc quốc phòng mà TBC cũng cho biết là “đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Điều này rất đáng quan tâm vì cán bộ và sĩ quan trẻ của Việt Nam có thể sẽ trở thành đồng hoá với cán bộ và sĩ quan Trung Quốc.
Văn kiện số 3 về việc thiết lập “đường dây nóng” để xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển. Điều này có thể coi là kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác Việt-Trung, nhưng cần tìm hiểu đường dây nóng này có khả năng xử lý thoả đáng các vụ việc, hay chỉ được dùng để thông báo vụ việc mà kinh nghiệm đã qua cho thấy là Trung Quốc chỉ hứa hẹn điều tra các vụ tấn công ngư dân Việt Nam hay chối bỏ trách nhiệm.
Văn kiện số 4 là Hiệp định khung, theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt trị giá 320 triệu Nhân dân tệ (20 triệu USD). Đây là điểm mập mờ trong TBC khi nói đến “thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội.” Đường cao tốc này đã được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng ý tài trợ 900 triệu trên tổng số chí phí 1.400 triệu USD. TBC cũng không nói rõ là tuyến đường này được nối vào đường cao tốc Nam Ninh-Lạng Sơn tại biên giới. Tuyến đường bộ cao tốc nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Hà Nội sẽ rất nguy hiểm cho Việt Nam nếu chiến tranh xảy ra giữa hai nước.
Văn kiện số 5 là Bản Ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm văn hoá tại hai nước. Điểm này hiển nhiên chỉ có lợi cho Trung Quốc trong ý đồ đồng hoá dân tộc Việt. Cần xem xét “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hoá Việt-Trung giai đoạn 2013-2015” và những nỗ lực tăng cường giao lưu văn hoá qua những hoạt động như Liên hoan Thanh niên Việt-Trung, Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, v.v.
Văn kiện số 6 là Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền. Nội dung có thể chỉ là những thủ tục hành chánh thông thường, nhưng cũng vẫn cần tìm hiểu những chi tiết áp dụng cho phiá Việt Nam.
Văn kiện số 7 là thoả thuận về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu. Đây cũng là một lĩnh vực thông thường nhưng cần xem xét hiệu quả, vì Việt Nam nhập khẩu động thực vật từ Trung Quốc nhiều hơn là ngược lại.
Văn kiện số 8 là Kế hoạch hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị chính thức của nhân dân hai nước giai đoạn 2013-2017. Cần tìm hiểu Kế hoạch hợp tác này.
Văn kiện số 9 là hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình, trị giá 45 triệu USD. Nên nhớ là Dự án này có tổng mức đầu tư là 666 triệu USD và nhà thầu thực hiện dự án là Tổng công ty Tư vấn và Thầu khoán Hoàn cầu của Trung Quốc. Nhà máy được hoàn thành năm 2011, có khoảng 2.000 cán bộ kỹ thuật, công nhân Trung Quốc và trên 500 lao động Việt Nam. Như vậy thì chuyện “vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi” để Việt Nam mua dụng cụ, máy móc của Trung Quốc không hẳn là một hành động giúp đỡ.
Văn kiện số 10 là Thoả thuận sửa đổi về thăm dò dầu khí chung trong khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, mở rộng diện tích khu vực thoả thuận và kéo dải thời hạn thoả thuận. Vấn đề này cũng có thể bất lợi cho Việt Nam, nhưng xin dành sự phán xét cho các nhà chuyên môn có nhiều thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn.
Ngoài những thông tin vắn tắt về 10 văn kiện đã ký, TBC còn đề cập một loạt lĩnh vực được “hai bên nhất trí” gồm: tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế; hoàn thiện cơ chế hợp tác về nông nghiệp; làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh biên giới, đặc biệt làm dễ dàng việc qua lại tự do giữa đôi bên; gia tăng đàm phán về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy càm trên biển Việt-Trung. Ngoại trừ các lĩnh vực mang tính kỹ thuật, “ít nhạy cảm”, các lĩnh vực khác được “hai bên nhất trí” đều có lợi cho Trung Quốc. Ngoài ra, có ba vấn đề quan trọng trong TBC cần được chú ý:
- Tình hình Biển Đông: Theo TBC, “Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử (DOC) của các bên ở Biển Đông,” (tên gọi này chắc không được dùng trong bản TBC bằng Hoa văn.) Nhưng DOC chỉ là văn kiện mở đướng cho việc thiết lập bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Trung Quốc đã không chịu thảo luận với ASEAN về COC từ hơn mười năm qua. Sự kiện “hai bên nhất trí không nói đến COC” rõ ràng là một “hành động áp đặt” của Trung Quốc.
- Vấn đề Đài Loan: “Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, … kiên quyết phản đối hành động ‘chia rẽ Đài Loan độc lập’ dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan.” Thật là gượng ép khi lồng vấn đề Đài Loan vào quan hệ hợp tác Việt-Trung. Đã đành là Việt Nam vẫn tán thành chủ trương một nước Trung Quốc, nhưng từ 1990 đã có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, lao động với Đài Loan, và nước này là một trong những nước đứng đầu về đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam. Điều chắc chắn là quan hệ hợp tác Việt Nam-Đài Loan là quan hệ bình đẳng, không có vấn đề “chính trị cường quyền” như Trung Quốc. Khi đưa điều này vào TBC, Trung Quốc buộc Việt Nam xác nhận lập trường ủng hộ Trung Quốc, gây khó khăn cho sự phát triển hợp tác Hà Nội-Đài Bắc.
- Lập trường với ASEAN và Quốc tế: TBC xác nhận “Việt Nam và Trung Quốc có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương…”. Đây là thủ đoạn của Trung Quốc thúc ép Việt Nam “nhất trí” với lập trường của Trung Quốc đối với các nước ASEAN, Hoa Kỳ và các vấn đề quốc tế. Khi lên tiếng nhất trí với Trung Quốc trong TBC, Việt Nam bị mắc kẹt với lập trường của Bắc Kinh, rất khó xử trong các quyết định chung với ASEAN và trong việc phát triển quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ.
Qua việc phân tích Bản TBC Việt Nam-Trung Quốc và 10 Văn kiện ký kết được giới thiệu trong TBC, chúng ta đã thấy rõ dã tâm của lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam. Giữa hai nước đúng là có quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng mọi quyết định chiến lược rốt cuộc đều do Bắc Kinh chủ động. Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, kiểm soát toàn thể Biển Đông và các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi sử dụng sức mạnh mềm để thực hiện mục tiêu, Trung Quốc cần nắm chắc Việt Nam, chia rẽ khối ASEAN và ngăn chặn Hoa Kỳ trở lại châu Á trong tư thế cường quốc số một ở Thái Bình Dương.
Lãnh đạo Việt Nam thấy rõ mưu đồ đen tối của lãnh đạo Bắc Kinh nhưng cho đến nay vẫn dựa vào Trung Quốc để duy trì quyền lực và quyền lợi. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng chỉ để trục lợi và che đậy sự lệ thuộc vào Bắc Kinh. Nhưng trước sự lộng hành quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không thể tiếp tục cam chịu sự khống chế của Trung Quốc trước sự quan sát của quốc tế khiến cho nhân dân trong nước ngày càng tức giận và Hoa Kỳ cũng không còn kiên nhẫn.
Trước tình thế ấy, Bộ Chính trị có vẻ đã thuyết phục được nhau và đạt được đồng thuận về cân bằng chính sách đối ngoại, bớt lệ thuộc Trung Quốc và hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ. Nhưng về chính sách đối nội, lãnh đạo Đảng vẫn theo sát Trung Quốc, không chịu cải cách chính trị ngoài những khẩu hiệu tuyên truyền. Trong diễn văn Shangri-La, ông Nguyễn Tấn Dũng có nói đến trường hợp Myanmar như “một thí dụ sinh động … mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Myanmar mà cho cả khu vực của chúng ta” nhưng không hứa hẹn gì về trường hợp Việt Nam vì đó không phải là quyết định của Bộ Chính trị. Về cải thiện nhân quyền, có thể Nhà nước sẽ có một cử chỉ làm nhẹ bớt áp lực của Hoa Kỳ và quốc tế bằng cách trả tự do hay giảm án cho một số tù nhân lương tâm vào một thời điểm thích hợp. Không biết chuyện này có xảy ra hay không và nếu có thì bước kế tiếp cuả cải thiện nhân quyền sẽ là gì.
Mối quan tâm chung và sự nhất trí thật tình giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là giải quyết nạn tham nhũng đang đe dọa sự an toàn của hệ thống cai trị. Bởi vậy, tiếp theo cuộc hội đàm Tập Cận Bình-Trương Tấn Sang, cuộc Hội thảo Lý luận lần IX của hai đảng đã diễn ra trong ba ngày 27-29/7 tại Liêu Ninh, Trung Quốc. Chủ đề Hội thảo “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới: Kinh nghiệm Trung Quốc, Kinh nghiệm Việt Nam” gồm 4 chuyên đề là Xây dựng tác phong, Xây dựng chế độ, Giám sát, ràng buộc quyền lực, và Môi trường xã hội. Không rõ hai bên đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cụ thể gì có khả năng giải quyết một “quốc nạn” đã được mô tả là vô phương cứu chữa. Quyết định ngày 06/8/2013 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lập bảy đoàn công tác, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trầm trọng chắc là xuất phát từ kết quả của Hội thảo Lý luận lần IX này.
Như vậy, chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn thất bại vì kết quả là Việt Nam đã bị ép phải nhất trí với Trung Quốc nhiều hơn. Cái mà Trung Quốc gọi là “đẩy quan hệ hợp tác lên một tầng cao mới” chỉ có nghĩa là “thắt chặt thêm một nấc vòng lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.” Đó là lý do tại sao Chủ tịch Trương Tấn Sang lại phải vội vã công du Hoa Kỳ mong tạo được thế cân bằng về đối ngoại. Mục đích này có đạt được hay không và Việt Nam cần phải làm những gì sau hai chuyến công du Bắc Kinh và Washington của Chủ tịch Nước? Đó là những điểm sẽ được đề cập trong phần kế tiếp.
L. X. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét