Trần Minh Thảo - Lừa đảo, phản bội, kiên định và gì nữa ?
Lừa đảo, phản bội, phản động, tay sai, bán nước… là những “danh hiệu
chính trị” người Việt Nam gán cho nhau mấy mươi năm nay, nhất là từ khi
đảng cộng sản ra đời. Ai lừa đảo ai ? Ai phản bội ai ? Ai bán nước ? Ai
tay sai ?
“Lừa đảo”, “phản bội”… cũng là nội dung tranh luận được cho là của một
số cựu thành viên phong trào đô thị miền Nam trong cuộc ‘kháng chiến
chống Mỹ cứu nước’ về cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức,
lãnh đạo. Có hai ‘phe’ trong cuộc tranh luận : Phe cho là cuộc cách mạng
bị phản bội, tạm gọi là ‘phe phản bội’ ; phe cho là cuộc cách mạng là
sự lừa đảo chính trị, tạm gọi là ‘phe lừa đảo’. Cuộc tranh luận có tính
‘sinh tử’, quan hệ đến ‘sinh mệnh chính trị’ cho cả hai phe chỉ là một
tiếp nối cuộc tranh luận “phản bội hay lừa đảo” diễn ra từ 1945, từ
những người đi kháng chiến rồi ‘dinh tê’, rồi “nhân văn giai phẩm”, đến
vụ án chống đảng rồi gần như công khai từ 1990 sau hội nghị ‘kết giao
huynh đệ Thành đô’ của hai đảng Trung-Việt.
Tóm tắt cuộc tranh luận :
- Cuộc cách mạng bị phản bội. Những mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất,
dân chủ, giàu mạnh, công bằng văn minh…đã đưa hằng triệu người, nhiều
thế hệ cống hiến trí tuệ, xương máu, tài sản cho cuộc cách mạng nhưng
khi cách mạng thành công thì chỉ được một đất nước tan hoang, lòng dân
ly tán và lệ thuộc nước ngoài, dưới sự thống trị của một vài ‘nhóm cánh
hẩu’ nhân danh 3 triệu đảng viên và 90 triệu người dân vì họ có trong
tay quân đội, công an, toà án, nhà tù… cuộc cách mạng bị phản bội vì
những người cai trị (thế hệ sau) đang làm ngược mọi mục tiêu ban đầu của
cuộc cách mạng tuy luôn nói về học tập, kiên định, trung thành, chống
suy thoái…
- Cuộc cách mạng là sự lừa đảo. Không có một thiên đường xã hội chủ
nghĩa ở Liên xô từ sau cách mạng tháng 10 nhưng những vị tiền bối của
đảng đã lớn tiếng nói về thiên đường đó, nói về việc sẽ đào mồ chôn chủ
nghĩa tư bản hung tàn, phản động. Có lẽ các vị tiền bối của đảng cũng bị
lừa khi Liên xô đã nuôi dạy, tiếp đón các vị trong môi trường ‘thiên
đường’ của nhóm đặc quyền, đặc lợi, không cho các vị nhìn thấy cái địa
ngục trần gian của tầng lớp dưới bị trị. Các vị bị lừa mà tin thiên
đường xã hội chủ nghĩa là có thật rồi các vị truyền bá cái ‘thiên đường
cộng sản’ đó cho nhân dân các nước thuộc địa nghèo đói, bị lăng nhục, bị
bức hại, trong đó có Việt Nam. Quả thật, có một thiên đường như thế cho
đến ngày nay ở liên bang Nga, ở Trung Quốc, ở bắc Triều tiên, ở Cuba và
cả Việt Nam xây nên bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt của hàng triệu
triệu người dân lầm than. Những nơi ấy có cả những địa ngục cho tầng lớp
dưới.
‘Phe lừa đảo’ nói cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Mỹ với 4-5 triệu người
chết và hàng chục triệu người ly tán cho Đảng dành lấy chính quyền và
dùng bạo lực nhà nước vừa dành được phục vụ lợi ích nhóm rồi giao tổ
quốc Việt Nam cho bành trướng Bắc kinh để có chỗ dựa lưng dài lâu cho
thiên đường của nhóm ‘cánh hẩu’.
Hai phe có một thống nhất: cuộc cách mạng bị phản bội hay lừa đảo là do
khi nắm độc quyền cai trị, đảng đã toàn tâm toàn ý phục tùng lợi ích của
chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, biến Việt Nam thành một thứ chư hầu mạt
hạng. Hai phe còn có chung một tâm trạng: xấu hỗ, phẩn nộ, uất ức vì
lòng nhiệt tình, tình tự dân tộc, lòng yêu nước, lý tưởng vì hạnh phúc
của nhân dân và cả tuổi thanh xuân háo hức cống hiến bị đảng cai trị
biến thành những con rối, thành lưu manh chính trị ‘đưa người cửa trước,
rước người cửa sau’, tiếp tay bán nước cho bành trướng Đại Hán.
Đó là ‘yếu tố Trung Quốc’ trong cuộc tranh luận lừa đảo hay phản bội đã
làm cho hai phe có sự thống nhất tuy khác nhau cách nhìn về quá khứ và
hiện tình của cuộc cách mạng.
Quyền lực cai trị hiện hành thì gán cho một số người trong cả hai phe là
‘bọn phản bội’, quay lưng với sự nghiệp cách mạng của đảng, không kiên
định lập trường giai cấp, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suy thoái
chính trị, đầu hàng kẻ thù giai cấp. Quyền lực cai trị cũng buộc tội
những ai nói về độc lập, chủ quyền, nhân quyền, dân chủ… là phần tử biến
chất, phản động, âm mưu lật đổ, nhận tiền của các thế lực thù địch nước
ngoài thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình chống phá nhà nước, lật
đổ chế độ, phá hoại quan hệ hữu nghị, tốt đẹp anh em cùng chí hướng Việt
Trung…
Hai phe trong cuộc tranh luận ‘lừa đảo, phản bội’ và đảng, nhà nước lại đưa ra cùng giải pháp, giải pháp ‘kiên định’.
Đảng, nhà nước nói: Phải kiên định (và sáng tạo) chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đánh bại chiến lược diễn biến hoà bình của các thế
lực thù địch, đảng lãnh đạo toàn diện tuyệt đối nhằm xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội, cùng với các nước anh em đưa Việt Nam thành một quốc
gia xã hội chủ nghĩa, văn minh, giàu mạnh với tiên đoán chủ nghĩa Cộng
sản sẽ thống trị toàn thế giới.
Hai phe trong cuộc tranh luận ‘lừa đảo, phản bội’ thì nói : kiên định
các mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng (hoặc do thanh niên, sinh viên
học sinh, trí thức miền Nam tham gia phong trào tưởng và tin cuộc cách
mạng có mục tiêu như thế) bằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tam
quyền phân lập, xã hội dân sự, xoá bỏ độc quyền chính trị, tôn trọng
nhân quyền và các quyền căn bản của công dân, nhân dân là người chủ thực
sự của đất nước, hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ, bảo vệ độc lập
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Kiên định nào đúng ? Ai sẽ thắng ai trong cuộc tranh luận “lừa đảo, phản bội” ?
Trước mắt, phần thắng nghiêng về quyền lực cai trị khi người vô tù, bị
trù đập vì các điều 79,88,258 của luật hình sự ngày càng nhiều. Mẫu số
chung của các bản án dường như là vì chống bành trướng đại Hán xâm lược,
tuy điều đó không ghi trong án văn.
Về lâu dài, yếu tố Trung Quốc trong nền chính trị Việt Nam sẽ quyết định
ai thắng ai. Dù sao đi nữa, cuộc tranh luận đã thể hiện tâm trạng phẩn
nộ chính trị do lòng tự trọng, phẩm giá dân tộc bị xúc phạm nặng nề.
Một số vị nói: nếu cuộc vận động dân chủ, tự do thất bại thì sẽ lại có
một Hồ chí Minh khác với khẩu hiệu hành động đã từng được các cuộc khởi
nghĩa sử dụng.
Về yếu tố Trung Quốc trong cuộc cách mạng và trong cuộc tranh luận ‘phản bội, lừa đảo’ hiện nay.
Cuộc tranh luận có một nhất trí : chính Trung Quốc, bất kể là Tưởng hay
Mao là nhân tố ảnh hưởng bao trùm lên cách mạng Việt Nam, Nga, Mỹ, Pháp,
Anh chỉ là thứ yếu.
Do có sự gặp nhau đó của hai phe, nên khi đọc cuốn sách của giáo sư Lê
Xuân Khoa trên trang Ba Sàmngười viết có ý tìm xem có không yếu tố Trung
Quốc trong chính trường miền Nam (Việt Nam Cộng hòa). Tức là tìm xem
bành trướng Đại Hán có nhòm ngó đến Việt Nam cộng hoà trước 1975 không?
Nhiều thông tin, dư luận cho thấy Trung Quốc đã coi miền Nam Việt Nam là
‘đối tác’ trong chiến lược bành trướng từ hội nghị Genève 1954 cho đến
biến cố 1975. Có dư luận nói Trung Quốc đã cắm một chi bộ cộng sản trong
nội bộ người Hoa ở Chợ lớn nhằm thực hiện ý đồ này. Do trăn trở với vấn
nạn này, người viết cố tìm xem giáo sư Lê Xuân Khoa ‘tiết lộ’ bí mật gì
về hai chính sách không ‘trúng thời trúng tiết’ của anh em ông Ngô đình
Diệm : tố cộng ngay sau kháng chiến thành công và đàn áp Phật giáo khi
thế và lực còn mỏng yếu có tác dụng tự làm suy yếu, phân hoá xã hội khốc
liệt dẫn đến bại vong. Rất mong giáo sư với tư liệu phong phú có một
phụ lục về những vấn nạn này trong lần tái bản. Có yếu tố Trung Quốc
(thông qua Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trong hai chính sách không thức
thời đó không ? Tại sao năm 1963, anh em Ngô đình Diệm lại chạy trốn vào
nhà một tài phiệt người Hoa (Mã Tuyên) ? Anh em ông bị giết có phải vì
dính líu đến Bắc Kinh ? Nhiều người dẫn lại phát biểu của tổng bí thư Lê
Duẫn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc” và nêu bật yếu tố
Trung Quốc trong phát biểu gán cho Mao : “đánh Mỹ đến người Việt Nam
cuối cùng”.
Nhắc đến quyển sách của giáo sư Lê Xuân Khoa vì quyền lực cai trị hiện
hành đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đã làm cho Việt Nam
Cộng hòa trở thành ‘bên thua cuộc’. Trong số có hai chính sách rất ngu
xuẩn, bá đạo : (a) đàn áp một cách hung bạo các tiếng nói dân chủ trong
đảng và người dân yêu nước chống bá quyền bành trướng lấy thịt đè người
cướp đất, cướp biển của tổ quốc, (b) đa thần giáo hoá các tôn giáo làm
cho xã hội Việt Nam phân hoá thành những nhóm tín ngưỡng thời bán khai,
mông muội, mối liên kết tín ngưỡng đứt tung cùng với phân hoá giàu nghèo
khốc liệt làm cho Việt Nam không còn là một quốc gia, dân tộc thống
nhất. Là âm mưu của chủ nghĩa bành trướng chăng? Do bạn vàng khuyến cáo
thực hiện hay em út học tập và làm theo ? Có người hỏi khi nào thì chùa
Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Từ Đđàm, chùa Vĩnh Nghiêm… phát hành cổ
phiếu ra thị trường chứng khoán cho giống với chùa Thiếu Lâm ở Trung
Quốc.
Hiện nay, Việt Nam và thế giới kể cả Trung Quốc giải thích thế nào về
chính sách của chủ nghĩa bành trướng đối với Việt Nam, biển Đông, Đông
nam Á và thế giới ?
Có mấy lý giải :
(1) Biển Đông là lối ra thế giới duy nhất của Trung Quốc do các hướng
khác đã bị phong toả, là nơi có thứ tài nguyên mà Trung Quốc còn thiếu.
(2) Đông Nnam Á là vựa lúa cho khoảng 500 triệu dân vì đất đai sản xuất
lương thực của Trung Quốc chỉ đủ nuôi 300-400 triệu miệng ăn trong tổng
số 1,3 tỷ người.
(3) Giải quyết mâu thuẫn nội bộ sinh ra từ thể chế hủ bại, tàn độc nhất
trong lịch sử Trung Quốc. Truyền thống của thế lực cai trị hủ bại Trung
Quốc là dùng chiến tranh hay đe doạ chiến tranh với bên ngoài để giải
quyết mâu thuẫn nội bộ, đễ trấn áp chống đối, bạo loạn bên trong. Hành
vi này xảy ra khi quyền lực cai trị cảm nhận sâu sắc có sự kèn cựa trong
bộ máy và sự phẩn nộ, bất an trong xã hội. Đó là cách làm của quyền lực
cai trị trước khi sụp đổ hoàn toàn.
(4) Người đứng đầu trong bộ máy cai trị Trung Quốc muốn chứng tỏ ‘tầm cỡ
lãnh đạo’, xứng là ‘thiên tử’ được trời uỷ thác giáo hoá thiên hạ, lập
uy để trấn áp đối thủ trong nội bộ.
(5) Bành trướng đất đai, mở rộng lãnh thổ để chứng tỏ tính chính danh
của nhà cai trị theo văn hoá khổng Nho (đất nào cũng là đất của vua, dân
nào cũng là thần dân của vua), nhằm lập uy với ‘thần dân’. Đó là sứ
mệnh giáo hoá man di.
(6) Trung Quốc hung hăng, cướp bóc, ‘xả rác’ trên toàn thế giới vì nhu cầu phát triển đất nước.
Trong các lý giải trên thì (1), (2) và (6) dường như nhằm biện minh cho
hành vi côn đồ, hung hăng của bành trướng đại Hán: Trung Quốc cũng văn
minh, hoà hiếu nhưng do hoàn cảnh tự nhiên khó khăn nên bị buộc phải
‘côn đồ’,‘bành trướng’. Có nhiều cách làm văn minh hơn, hoà hiếu hơn để
Trung Quốc đi ra thế giới văn minh, nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội
lành mạnh hơn là hung hăng, côn đồ, bất chấp công lý. Đảng Trung Quốc
lại chọn cách làm biến dân tộc Trung Quốc thành con bò sửa, đất nước
Trung Quốc thành bãi rác làm cho loài người ghê sợ.
…
Do các bên hiểu ‘kiên định’ khác nhau mà độc lập, tự do, dân chủ, nhân
quyền… có thể lại trể hẹn một lần nữa chăng ? (Lần thứ nhất là sự thất
bại của phong trào đông du, phong trào duy tân, Tự lực văn đoàn… và cuộc
thử nghiệm ở miền Nam sau 1954). Trể hẹn không chỉ vì bị quyền lực cai
trị đã biến thành nhà nước vô chính phủ bách hại, mà còn do người dân
bức xúc, nóng lòng chọn giải pháp quyết liệt, cực đoan.
Bài học lịch sử cho thấy một nhóm trộm cướp (hay xã hội đen kiểu Năm
Cam) với một khẩu hiệu hành động có màu sắc chính trị phù hợp, đáp ứng
được nỗi khát khao của người dân cùng khổ, bị áp bức, bị lăng nhục cả
vật chất lẫn tinh thần, sẽ trở thành lực lượng chính trị lãnh đạo cuộc
nổi dậy (anh em Tây sơn chẳng hạn).
Những khẩu hiệu hành động như vậy thì…các đảng Cộng sản đã để lại rất
nhiều, như: trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ, diệt ác phá kềm, có
dao cầm dao có súng cầm súng… chẳng hạn.
Khi quyền lực cai trị bị đưa lên bàn mổ xem nó phản bội hay lừa đảo thì
một nhóm xã hội đen được trang bị một khẩu hiệu chính trị kiểu “cướp của
nhà giàu chia cho người nghèo” cũng trở thành một cuộc nổi dậy. Nhiều
cuộc nổi dậy đó đây không chỉ đào mồ chôn chế độ mà chôn cả cuộc vận
động tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó là thế lưỡng nan của người Việt thời
kỳ 1945 và hiện nay.
Có công mà tàn ác, tham lam như hoàng tộc Tây Sơn cuối cùng cũng phải
đối diện với lòng dân: “lạy trời cho nổi gió nồm - Cho thuyền chúa
Nguyễn kéo buồm thẳng ra”. Có lẽ dân Việt thời đó thấy chúa Nguyễn ít
tàn ác hơn Tây sơn Quang Toản chăng ? Thường xuyên kể lể công trạng
nhưng lại bị chính người trong cuộc cho là phản bội hay lừa đảo thì sẽ
đối diện với thứ gì ? Chắc hẳn quyền lực cai trị thấy rõ nguy cơ ngày
càng tăng nên ra sức tăng cường lực lượng vũ trang để tự bảo vệ. Trung
Quốc có một bài học: chính lực lượng vũ trang thề trung thành tuyệt đối
với vua đã làm một cuộc chính biến hoà bình đưa tướng quân Triệu khuông
Dẫn lên ngôi vua lập ra nhà Tống, lật đổ cả một triều đại Đường hùng
mạnh. Đó là hiểm nguy từ bên trong và bên trên khi chính trị mất tính
chính danh, bị cáo buộc phản bội, lừa đảo, bán nước.
Làm gì để tránh đối đầu với hiểm nguy ? Việc cần làm ngay là phải loại
bỏ yếu tố bành trướng Đại Hán trong nền chính trị bằng việc đảng đang
làm và nhân sĩ trí thức đã lên tiếng (nhóm kiến nghị 72) : sửa đổi hiến
pháp một cách triệt để với việc bầu ra một quốc hội lập hiến đa thành
phần, xây dựng một hiến pháp thực sự là của nhân dân. Có người nói là
hiến pháp thoát Hán, loại bỏ vĩnh viễn định hướng Hán hoá. Đó là bước
khởi đầu có tính quyết định của dân tộc. Một đảng chính trị nào đó có
quyền chọn định hướng chính trị của mình nhưng dân tộc Việt Nam thì dứt
khoát không chọn định hướng Hán hoá hoặc bất cứ thứ định hướng ‘mãi quốc
cầu vinh’ nào.
Làm được vậy là kiên định các mục tiêu lý tưởng của cuộc cuộc cách mạng.
Không làm như vậy khó tránh bị qui kết là phản bội, lừa đảo, phản động,
tay sai, bán nước…
Trần Minh Thảo
(Thông luận)
Việt Nam tăng cường trấn áp trên Internet
Theo Le Monde, nghị định 72 được ban hành trong bối cảnh thủ tướng Việt
Nam bị "mất uy tín", một đề tài sôi nổi trên mạng - REUTERS
RFI
Báo Le Monde số ra hôm nay 15/08/2013 có bài đặc biệt quan tâm đến Nghị định 72 vừa được ban hành tại Việt Nam, quy định việc « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ». Nghị định vừa ban hành đang gây bất bình trong giới cư dân mạng.
Theo Bruno Philip, thông tín viên báo Le Monde tại Bangkok, Nghị định 72 này ban hành trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm nghiêm trọng thêm sự bất mãn của dân chúng với chính quyền.
Bài viết có tựa đề « Việt Nam tăng cường hệ thống trấn áp lên mạng ». Đầu tiên, tác giả bài viết trích dẫn giải thích của một số quan chức quản lý ngành truyền thông và báo chí mạng, cho biết sẽ không cho phép « tổng hợp các thông tin từ các bài viết cho dù đó là các bài đăng trên các báo, hãng thông tấn hay các trang mạng chính thức ». Các thảo luận về chính trị trên mạng kể từ giờ là bị cấm. Trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter chỉ là nơi để « trao đổi thông tin cá nhân ».
Nghị định có hiệu lực vào đầu tháng Chín tới nghiêm cấm « loan các tin thù nghịch với chế độ và có thể gây mất an ninh quốc gia » và đe dọa « trật tự xã hội và thống nhất đất nước ». Tương tự cho « các thông tin bôi nhọ uy tín các đoàn thể và danh dự hay phẩm cách các cá nhân ». Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, còn nhấn mạnh là quy định mới cho phép « đưa ra những thông tin chính xác và phù hợp trên mạng ».
Từ các trích dẫn trên, Bruno Philip, phóng viên thường trú của Le Monde tại Băngkok cho rằng « chính phủ Việt Nam đang tăng cường xiết chặt công tác kiểm duyệt trên Internet ». Trong một đất nước do một đảng duy nhất lãnh đạo, hệ thống truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát.
Vậy mà, Internet, phương tiện duy nhất để cho người dân giải tỏa những sự bất mãn, thông qua các cuộc thảo luận chính trị cũng bị cấm nốt. Theo tác giả, quy định cho phép ngăn chận mọi lời bình phẩm từ một bộ phận dân chúng trẻ tuổi, vốn có cái nhìn cay cú mỉa mai đối với chính quyền, về những thông tin loan trên các báo chính thống.
Tác giả viết rằng quy định mới này được ban hành trong bối cảnh, thời gian gần đây, thủ tướng Việt Nam, được cho là « mất uy tín » và « bị phản đối » nhiều nhất đang là đề tài châm biếm sôi nổi trên các trang mạng. Bruno Philip cho là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đối đầu với hai đối thủ khác trong bộ máy lãnh đạo là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Vào trung tuần tháng Sáu vừa qua, 1/3 đại biểu Quốc hội còn công khai bày tỏ « tín nhiệm thấp » người đứng đầu chính phủ. Tuy vậy, tác giả bài viết cho rằng sự bất đồng trên dàn lãnh đạo cao cấp cũng không ngăn cản được việc gia tăng trấn áp những ai muốn « tận dụng » sự bầu không khí nhập nhằng đó để chỉ trích chính phủ.
Một mặt, tác giả trích dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng các tập đoàn Internet lớn, và các trang mạng xã hội sẽ từ chối cung cấp địa chỉ IP của người sử dụng, theo như tuyên bố của ông Shawn Crispin, thuộc Ủy ban bảo vệ nhà báo CPJ với hãng thông tấn AFP.
Mặt khác, Bruno Philip cũng cho hay là Nghị định trên cũng gây bất bình cho giới cư dân mạng. Bài viết trích dẫn bình phẩm của nhiều blogger tên tuổi trong nước cho rằng quy định mới này « rõ ràng được ban hành nhằm khóa mõm dân chúng » hay như là « Họ muốn biến chúng ta thành những con robot ».
Theo tác giả, chính phủ Việt Nam không ngừng trấn áp giới nhà báo và các nhà bình phẩm trên mạng. Thêm vào đó, tình hình khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm trầm trọng thêm sự bất mãn của người dân với chế độ. Tác giả tổng hợp lại là chỉ trong vòng có sáu tháng đầu năm nay, rất đông người bị quy tội « hoạt động chống chính quyền » đã bị bắt giam. Tính đến ngày hôm nay có tổng cộng 46 nhà đấu tranh và những người chỉ trích Nhà nước đã bị kết án tù nặng.
Trong số này, Bruno Philip đơn cử hai trường hợp gần đây nhất là blogger Nguyễn văn Hải, bút danh Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù. Ông này vừa tiến hành xong một đợt tuyệt thực 25 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.
Hay như mới đây nhất là việc bắt giam phóng viên điều tra Võ Thanh Tùng, nổi tiếng với những bài phóng sự điều tra nạn tham nhũng trong ngành công an giao thông. Ông này bị bắt giữ với tội danh là « nhận hối lộ ». Trong vụ việc này, bài viết đặt nghi vấn : « Liệu kẻ đưa hối lộ cũng bị hối lộ ? ». hay là « Anh ta chính là nạn nhân của việc trả thù từ những kẻ mà anh ta gây phiền toái ? »
Vào Đảng, Bỏ Đảng
Tờ báo The Epoch Times, được cho là gần gủi với phong trào Pháp Luân
Công tại Trung quốc có hẳn một góc nhỏ để công bố số đảng viên đảng cộng
sản Trung quốc rời khỏi đảng.
Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu “tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.
Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20.
Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.
Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.
Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,
“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”
Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,
“Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”
Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,
“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”
Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.
Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,
Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu “tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.
Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20.
Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.
Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.
Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,
“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”
Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,
“Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”
Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,
“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”
Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.
Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,
“Bao năm phấn đấu vào đảng, nhưng nay họ làm sai, tôi không cần nữa. Bây giờ cần dân hơn cần Đảng. Thân mình mình phải lo, chứ khi người ta lo đến mình là mình toi rồi.”
Sự hấp dẫn của chủ nghĩa đã không còn nữa, cho nên đảng cộng sản phải lấy tư lợi ra để thu hút người vào đảng. Ông Lưu Hiểu Ba, người bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị cầm tù tại Trung Quốc viết rằng động cơ xin vào đảng của thanh niên Trung Quốc chỉ là tư lợi.
Người anh em của đảng Trung quốc là đảng Việt Nam cũng có cùng phương pháp. Người cán bộ giảng dạy ở TP HCM nói tiếp về nguyên nhân tại sao anh vào đảng,
“Lúc ấy tôi muốn lấy một học bổng trong chương trình liên kết với Đại học Curtin bên Úc, mà muốn như thế thì phải là đảng viên đảng cộng sản.”
Bỏ qua ý tưởng tư lợi, thì sự ham mê cống hiến có lẽ cũng là lý do của nhiều trí thức trẻ, với hòai bão được cống hiến, được làm khoa học, và trong một thời điểm lãng mạn nào đó của cuộc đời, nghĩ rằng đảng cộng sản sẽ giúp mình thực hiện hòai bão ấy. Khi được hỏi anh nhìn nhận như thế nào về cảm tình của giới trẻ có học thức hiện nay đối với đảng cộng sản, anh trả lời ngay lập tức là không hề có.
Nếu cách đây mấy mươi năm người cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có nói:
"Nếu ở tuổi hai mươi mà không vào đảng thì là người không tim, nhưng đến tuổi 40 mà còn ở trong đảng lại là người không có trí."
Thì nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không cần đến sự chênh lệch đến 20 năm để quyết định.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-15
Bản án được biết trước
Phiên tòa Phúc thẩm xét xử Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phuơng Uyên sẽ diễn
ra vào ngày 16 tháng 8 tại Tòa án Nhân Dân tỉnh Long An nhưng người
quan tâm đều thấy rằng bản án bỏ túi này đã đựơc định đoạt thông qua
việc công an áp lực gia đình hai em phải từ bỏ quyền bào chữa qua luật
sư của mình.
Mặc Lâm ghi nhận ý kiến của ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức thành phố và luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQ thành phố Hồ Chí Minh. Ông Huỳnh Kim Báu là người mới được gặp hai em vào ngày hôm nay và ông cho biết:
Mặc Lâm ghi nhận ý kiến của ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức thành phố và luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQ thành phố Hồ Chí Minh. Ông Huỳnh Kim Báu là người mới được gặp hai em vào ngày hôm nay và ông cho biết:
Ông Huỳnh Kim Báu: Cháu Phương Uyên thì vững vàng. Phương Uyên không từ
chối luật sư, dứt khoát ra tòa như tòa sơ thẩm. Tôi vô gặp cả hai cháu
nhưng chỉ cho gặp và nói chuyện với Phương Uyên thôi. Cháu Nguyên Kha
thì với áp lực của gia đình (họ áp lực với gia đình để gia đình áp lực
với Nguyên Kha) thì họ không cho chúng tôi gặp. Nguyên Kha thì gương mặt
rất đăm chiêu. Ngày mai chúng tôi cũng sẽ đi sớm. Ngày mai chúng tôi
xuống mà không cho vào thì sẽ đứng ở trước để mà biểu tình.
Mặc Lâm: Thưa ông, ông có thể cho biết là có bao nhiêu người đi và căn cứ trên danh nghĩa nào để xin vào gặp hai em?
Ông Huỳnh Kim Báu: Không có danh nghĩa gì hết. Đây là từng cá nhân một
tự động đi với lý do là quí trọng một sinh viên vừa mới có 21 tuổi mà
dám đứng ra đấu tranh và dũng cảm nhận mọi thách đố. Nhớ lại thời trẻ
của mình, bây giờ mình quí tức là mình quí tuổi trẻ của mình. Tôi cũng
mừng vì trong số đó có một số trẻ cùng cỡ với Phương Uyên đi theo. Tôi
nghĩ chắc ngày mai số người đi cũng không ít.
Mặc Lâm: Thưa ông, sau một thời gian theo dõi vụ án của Phương Uyên
và Nguyên Kha, tình cảm cũng như nhận xét của ông về hai người trẻ này
như thế nào. Họ có bộp chộp, có vì bị giật dây để mà làm công việc này
hay không hay là do xuất phát từ lòng yêu nước chân thành của họ thông
qua chuyện trả lời trước tòa án trước đây, thưa ông?
Ông Huỳnh Kim Báu: Như tôi nói với anh đấy, đây là hình ảnh của tụi tôi
lúc 19,20. Đây là những con người yêu nước không bị xúi giục và không ai
xúi giục được chuyện này, nhất là trong chế độ này. Nếu họ không dũng
cảm, không yêu nước thật thì họ không dấn thân vào việc này đâu. Đây là
thái độ cương quyết của họ. Chúng tôi rất tin và rất phấn khởi và chúng
tôi vững tin là thế hệ kế tiếp xứng đáng kế thừa và hy vọng sẽ đem lại
cho nhân dân Việt Nam một xã hội công bình, một chế độ đàng hoàng tử
tế;Những người lèo lái con thuyền Quốc gia sau này.
Mặc Lâm: Thưa ông, ông có thể cho biết trong tình trạng của Phương
Uyên và Nguyên Kha thì phản ứng của giới trí thức nói chung tỏ ra như
thế nào theo nhận xét của ông?
Ông Huỳnh Kim Báu: Đa số đều cảm phục nhưng mà như ông đã biết phần đông
là họ sợ bị đàn áp. Họ sợ bị đàn áp là chính. Tất cả đều quí trọng hai
cháu vì đến giờ này tôi chưa nghe ai đả kích. Nghe nói tôi đi thăm
Phương Uyên là họ phấn khởi và họ gởi tiền cho. Họ gởi tiền cho nên tụi
tôi đã gởi, đã lo từ luật sư cho đến thăm nuôi chứ gia đình mấy cháu nầy
nghèo lắm. Nhiều anh em gởi tiền và chứng tỏ họ biết và họ ủng hộ;
Nhưng mà ai cũng sợ, cái xã hội này nó thành công ở chỗ đó, tạo ra cho
người ta ai cũng sợ.
Bất an
Mặc Lâm: Đó là về mặt những người trí thức và những người có lòng với
Phương Uyên. Chúng tôi cũng biết là ông có những liên hệ mật thiết với
chính quyền vì ông cũng đã từng làm việc. Vậy ông có nhận xét gì về
những người cầm quyền hiện nay trước thái độ nói chung của trí thức và
những người lo lắng cho thân phận của hai em?
Ông Huỳnh Kim Báu: Họ rất lo. Ai gặp tôi thì cũng hỏi như tôi nói với
anh khi nãy nhưng bảo họ dấn thân như trước 75 thì họ không dám. Nói gì
thì nói, chế độ cũ nó vẫn có cái cơ bản của nền dân chủ pháp trị. Căn cứ
vào đó, bằng luật pháp họ có thể vừa ủng hộ và vừa bảo vệ cho họ được.
Còn bây giờ họ nói không an toàn vì chế độ này có thể làm bất cứ cái gì
như anh cũng biết rồi. Cái điều 258 thì gọi là tội chống nhà nước và thế
nào là chống nhà nước thì không định nghĩa được. Nghĩa là nói chống nhà
nước là dính. Những anh em trí thức trước 75 đã quen nền dân chủ pháp
trị rồi thì rõ ràng đây là những xiềng xích khó vượt qua.
Mặc Lâm: Qua những nhận xét và tiếp cận của ông với nhiều thành phần
trong nước hiện nay thì trong cái vụ Phương Uyên sắp ra tòa vào ngày
mai, nhà nước sẽ có những nhượng bộ cần thiết trong tình hình hiện nay
hay họ vẫn giữ mức án cũ thưa ông?
Ông Huỳnh Kim Báu: "Theo tôi nghĩ họ không nhân nhượng đâu. Nhất là qua
cái bài “Tính sổ” của Hiếu Đằng rồi trái bom Phá Xiềng của ông Hồ Ngọc
Nhuận chiều nay thì họ trấn áp chứ không để đâu."
Vừa rồi là cuộc nói chuyện của chúng tôi và ông Huỳnh Kim Báu, nguyên
Tổng Thư ký hội Trí thức TP HCM nhận xét về bản án của Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha. Và cũng trong tinh thần này chúng tôi lấy ý kiến của
luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ thịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
nhận xét về bản án đã được xử trước.Theo ý kiến của chuyên gia này:
Ông Lê Hiếu Đằng: Hôm qua thấy thái độ của Phương Uyên rất tốt nhưng tôi
cũng được nghe nguồn tin Nguyên Kha cũng nhận tội rồi. Tôi nghĩ cho dù
ngày mai Phương Uyên có nhận tội đi chăng nữa thì thật sự mình cũng rất
hiểu mấy em. Nó cũng còn trẻ và đứng trước áp lực của gia đình của mấy
cái ông công an thì làm sao mà nó chịu nổi. Nếu mà không nhận thì nó xử y
án thôi. Khuynh hướng là mấy ổng muốn răn đe. Thật ra bây giờ giới trẻ
nó làm là nó có ý thức chứ đâu phải là nó làm một cách manh động hay một
cách tự phát đâu? Do đó không có một Phương Uyên này thì sẽ có một
Phương Uyên khác thôi.
Mặc Lâm: Thưa ông với tư cách là một luật gia và đã sống với nhiều
chế độ ở Việt nam, trước tình hình tòa án Việt Nam tự tiện xét xử và làm
áp lực đối với những bị cáo như vậy thì đây rõ ràng là sự vi phạm pháp
luật rất trắng trợn; Tuy nhiên có nhiều người nghĩ rằng cần thiết phải
làm việc đó để răn đe như ông vừa nói. Chúng tôi tự hỏi biện pháp răn đe
đi ngược lại với Hiến pháp như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với
giới trẻ?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ răn đe chỉ vô ích thôi vì đó là xu thế. Hơn
nữa người trẻ đã chọn lựa và tôi đã tiếp xúc với nhiều giới trẻ bây giờ
họ rất cuơng quyết. Những bản án đó sẽ không giải quyết được gì đâu.
Muốn chống lại những bản án ấy thì chúng ta phải đấu tranh cho một nền
dân chủ thật sự chứ không thể nào khác.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2013-08-15
Quan hệ Việt – Nhật ‘không nhắm vào bất kỳ nước nào’
Một giới chức Nhật Bản tuyên bố, Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác với Hà Nội
cũng như các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực,
nhưng nói rằng các nỗ lực như vậy ‘không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào’.
Trong một phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ qua email, ông Ono
Masuo, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội, còn nói rằng
hợp tác song phương Việt – Nhật đã phát triển nhanh chóng, nhất là sau
khi thủ tướng hai nước đồng ý thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược năm
2006.
Ông nói: “Hai nước đã đạt được những bước tiến đáng kể nhằm củng cố quan
hệ trong một loạt các lĩnh vực như kinh tế, chính trị và văn hóa. Mối
bang giao Nhật – Việt hiện ở mức độ tốt nhất từ trước tới nay và chúng
tôi đang nỗ lực để phát triển toàn diện mối quan hệ này”.
Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã dừng chân tại Việt Nam đầu tiên trong chuyến công du 3 quốc gia Đông Nam Á.
Ông Abe đã đạt đồng thuận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ‘thúc
đẩy đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực chính trị và an ninh’.
Nhà ngoại giao Masuo nói rằng quan hệ quân sự Việt – Nhật cũng tiến
triển sau khi bộ trưởng quốc phòng hai nước ký văn bản ghi nhớ về hợp
tác quốc phòng song phương hồi năm 2011.
Ông Masuo nói: “Chúng tôi coi mối quan hệ gần gũi về quốc phòng với các
đối tác trong khu vực như Việt Nam góp phần duy trì hòa bình và ổn định
tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh có những thay đổi
trong môi trường chiến lược”.
Thời gian qua, các giới chức quốc phòng hai nước cũng thường xuyên thực hiện các chuyến thăm qua lại.
Đầu tháng này, Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần hai tại Tokyo.
Truyền thông Nhật đưa tin, hai nước đồng ý ‘phối hợp để đối phó với
Trung Quốc’. Tuy nhiên, sau đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã
lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Vịnh nói rằng ‘hai bên không đề cập
tới một quốc gia thứ ba mà chỉ trao đổi ý kiến về việc tăng cường hợp
tác quốc phòng giữa hai nước’.
Hà Nội và Tokyo hiện có các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh tại các vùng tương ứng là biển Đông và Hoa Đông.
Khi được hỏi liệu vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc có phải là
lý do khiến Việt Nam và Nhật Bản xích lại gần nhau hay không, ông Masuo
đã không trả lời thẳng.
Ông nói: “Nhật Bản và Việt Nam có chung quan điểm là tất cả các bên liên
quan nên kiềm chế, không có những hành động ép buộc hoặc đơn phương khi
xử lý các tranh chấp quốc tế đồng thời giải quyết chúng dựa trên luật
pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển).
Đối với Nhật Bản, hiện không tồn tại vấn đề chủ quyền lãnh thổ cần phải
giải quyết liên quan tới quần đảo Senkaku”.
Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư là vấn đề gây căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh thời gian qua.
Mới đây, Nhật Bản cam kết sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Philippines, một
trong những quốc gia tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Đông, nhằm giúp đất
nước Đông Nam Á này tăng cường khả năng hải quân.
Ông Masuo cho biết hiện Tokyo ‘không có kế hoạch cụ thể nào nhằm cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam’.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao bốn thập kỷ trước, và
xứ sở mặt trời mọc hiện là nhà đầu tư trực tiếp cũng như quốc gia cung
cấp khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam.
Tokyo mới đây cũng đã đề nghị Hà Nội giúp giải quyết vụ Bình Nhưỡng bắt
cóc công dân Nhật và đã nhận được cam kết hỗ trợ từ Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Trung
15.08.2013
(VOA)
Ông Lê Hiếu Đằng khởi xướng thành lập Đảng Dân chủ Xã hội
Hồ Ngọc Nhuận - Phá xiềng
Vận hội mới cho nước nhà đã đến…
Một chính đảng mới đang được vận động hình thành, với tên gọi tạm là
Đảng Dân chủ Xã hội, do ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản với 45
tuổi đảng, khởi xướng. Sẽ có hàng trăm, và rồi đây hàng ngàn đảng viên
cộng sản đồng loạt khước từ độc tài toàn trị, thành lập chính đảng mới
để đấu tranh công khai với Đảng Cộng sản cầm quyền.
Đảng mới Dân chủ Xã hội là một đột phá khẩu lịch sử, cho nước tràn bờ,
cho muôn người Việt Nam đứng dậy phá xiềng, vươn vai thành Phù Đổng,
chống lại nội tặc, ngoại thù, cứu nước cứu dân và cứu cả chính mình.
Đảng mới Dân chủ Xã hội chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ thật, một
đời sống tự do thật, một xã hội công bằng thật, đối lập với đảng cộng
sản chuyên quyền chủ trương xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa muôn
vạn lần dân chủ láo, trên nền móng cướp đoạt mọi quyền cơ bản của người
dân.
Ông Hồ Ngọc Nhuận |
Tổ tiên nòi giống đang ủng hộ, cỗ võ sự ra đời của Đảng Dân chủ Xã hội
mới. Các đảng chánh trị yêu nước, với các chiến sĩ đã hy sinh hay còn
sống, bị bức tử gần đây hay từ trước, đề Đảng Cộng sản có điều kiện độc
tôn độc quyền cai trị đất nước trong nhiều chục năm qua, đang ủng hộ các
bạn. Các tiền bối yêu nước thương dân của mọi thời kỳ, cả các đảng viên
cộng sản lão thành đã hy sinh hay đang uất nghẹn trước sự phản bội của
một phường tham nhũng trục lợi, đang ủng hộ các bạn. Vong linh hàng vạn
thanh niên nam nữ tuổi hai mươi, không phân biệt giới tuyến, nguồn gốc
xuất thân, trong mọi thời kỳ tình huống quốc biến đã ngã xuống để toàn
dân đứng thẳng làm người tự do độc lập, đang ủng hộ các bạn. Hàng vạn
gia đình nạn nhân các đợt cải cách, cải tạo đang ủng hộ các bạn. Hàng
vạn gia đình nạn nhân chết tức chết tưởi, trên biển trên bờ, khổ nhục ê
chề hơn cả cái chết trên đường vượt biên … đang ủng hộ các bạn. Toàn thể
nông dân đang ủng hộ các bạn. Và các thế hệ con cháu nông dân bị cắt
đứt quá khứ vì bị cướp quyền thừa kế ruộng đất, bị cắt đứt tương lai vì
bị tước quyền sở hữu trên mảnh đất ông cha nhiều đời gầy dựng để lại,
đang thúc giục các bạn. Lực lượng các anh chị em công nhân bị buộc vào
các “công đoàn vàng”, tối mặt làm công rẻ mạt cho các tập đoàn nhà nước
câu kết với các tập đoàn nước ngoài mà không được có tiếng nói, đang ủng
hộ các bạn. Các ngư dân và gia đình các ngư dân nước ta bị bọn phỉ Bắc
Kinh rượt đuổi, bắt bớ, làm nhục ở Biển Đông đang giục giã các bạn. Hàng
hàng lớp lớp học sinh sinh viên mong muốn được thật sự “mở mang dân trí
để chấn hưng dân khí”, thay cho một hệ thống giáo dục ngu dân, đang
khẩn thiết kêu gọi các bạn. Các nhà kinh doanh, những người dân làm ăn
lương thiện, hàng ngũ trí thức, nghệ nhân, văn nghệ sĩ, báo chí trên cả
nước khát khao tự do tư tưởng, sáng tác, tự do kinh doanh, tự do làm
báo, tự do bày tỏ ý kiến, đang hối thúc các bạn. Các chức sắc và nam nữ
tín đồ các tôn giáo đang khao khát tự do hành đạo cứu thế độ người đang
mong chờ các bạn…
Toàn thể đồng bào bị lấy mất mọi thứ tự do, dù là cơ bản nhất, trên một
đất nước người người bị rình rập như trong một trại cải tạo khổng lồ,
đang thúc bách các bạn.
Tôi kêu gọi các bạn đảng viên cộng sản thật sự yêu nước, từng cả đời dấn
thân đấu tranh vì lý tưởng độc lập Tổ Quốc, tự do dân chủ và nhân đạo,
nhưng ngày càng nhận thấy đã bị đảng mình phản bội, mà số này là rất
đông, hãy mạnh dạn dứt khoát đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới.
Đặc biệt các đảng viên trẻ và giới trẻ nói chung hãy nắm lấy cơ hội làm
nên lịch sử. Vì đất nước thời nào cũng vậy, đặc biệt những lúc lâm nguy,
là luôn thuộc về tuổi trẻ, là của tuổi trẻ.
Đứng vào hàng ngũ Đảng mới để tính toán nợ nần với quá khứ lịch sử, với
dòng tộc, với chính mình; giũ sổ với đảng cầm quyền toàn trị; mở một
trang mới cho tương lai dân tộc.
Đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay là yêu nước. Không chần chờ, đắn đo, hay e sợ bị bắt bớ, trù úm.
Một ông chủ Đảng Cộng sản ở cấp cao, vừa là Chủ tịch Nước, đã từng nói:
“Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người, nhưng không thể trù
úm một dân tộc”…
Mà làm sao trù úm, bắt bớ cả dân tộc, nếu không là tự làm đắm chiếc tàu họ đang ngồi trên đó?
Còn trù úm bắt bớ một người hay một nhóm người thì sao?
Trù úm bắt bớ một người là tự đục một lỗ thủng trên đáy tàu; trù úm bắt
bớ một nhóm người công khai tranh đấu bất bạo động cho chánh nghĩa dân
tộc, cho nhân quyền, dân quyền… là tự phá hỏng từng mảng lớn trên mạn
tàu để mau giúp nó tự chìm dần.
Tôi, và nhiều bạn như tôi, tuy không còn sức trẻ, nhưng cũng nguyện đi theo các bạn, sẵn sàng đón những cú đá sau lưng các bạn.
Từ đảng mới này, và từ hành động của đảng đó, tôi tin sẽ xuất hiện những
nhà lãnh đạo trẻ, mới, những nhà quản lý mới, trẻ, giỏi để cứu nước,
cứu dân, ngăn ngừa họa ngoại xâm, và làm giàu cho dân cho nước.
Lòng dân đang dậy sóng. Cả nước đang mong chờ Đảng mới phất cờ hành động để cứu nước.
Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam mới nhất định thắng lợi.
Dân tộc Việt Nam nhất định thắng lợi.
Đất nước Việt Nam nhất định tự do, dân chủ thật sự và giàu mạnh.
Sài Gòn, ngày 15 tháng 8 năm 2013.
Hồ Ngọc Nhuận
Nguyên Giám đốc chánh trị chủ bút nhật báo Tin Sáng
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Dân làng Trịnh Nguyễn sẽ không đầu hàng
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói sẽ tiến hành cưỡng chế để trưng dụng
đất ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Những người chống
đối việc trưng dụng đất cũng cương quyết chống lại.
Cưỡng chế...
Ngày 13 tháng 8/2013, báo Bắc Ninh online có đăng bài về việc xây dựng
nhà máy xử lý nước thải tại làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh. Dự án đã bắt đầu được tiến hành cách đây hai năm nhưng không thực
hiện đựơc do dân làng Trịnh Nguyễn chống lại dự án với lý do là nhà máy
đặt tại cánh đồng Lỗ Vó-Dạ Cá là quá gần khu dân cư, nhà máy sẽ làm ảnh
hưởng tới sức khỏe của dân làng và con cháu họ.
Cơ quan công quyền đã dùng sức mạnh để cưỡng chế, nhưng dân làng đã chống lại rất mạnh mẽ và lực lượng công quyền đã rút lui.
Bài viết trên báo Bắc Ninh ngày 13/8 cho hay Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Ninh đã họp dưới sự chỉ đạo của vị chủ tịch là ông Nguyễn Nhân Chiến về
việc thúc đẩy tiến độ dự án này. Ông Chiến được trích lời, nói rằng:
Nếu trong thời gian tới các hộ dân vẫn tiếp tục không nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành cưỡng chế.
Dân làng Trịnh Nguyễn chiều 19.6.2013 Photo courtesy of nguyenxuandienhannom |
Theo báo Bắc Ninh thì việc chọn lựa địa điểm xây nhà máy ở cánh đồng Lỗ
Vó là tối ưu, tuy nhiên báo này lại không đề cập gì đến lo ngại của
người dân về vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.
Người dân làng Trịnh Nguyễn đã đề nghị dời nhà máy đi xa hơn đến cánh
đồng Khô, nhưng bên phía chính quyền cho đến nay vẫn không có ý kiến về
đề nghị đó. Mặt khác vừa qua chính quyền có thông báo về việc xây một
làng nghề ở cánh đồng Khô. Theo người dân thì chuyện đó là chỉ để lấy cớ
không chuyển được nhà máy ra cánh đồng Khô mà thôi.
Để giải thích với người dân, theo báo Bắc Ninh,
Hội đồng GPMB thị xã phối hợp với Đảng ủy, UBND phường Châu Khê tổ chức
02 buổi họp với toàn thể đảng viên khu phố Trịnh Nguyễn; 02 buổi họp với
các hộ dân có đất bị thu hồi để tuyên truyền chủ trương thu hồi đất và
giải thích các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác đền bù GPMB.
Trước những vướng mắc của người dân, UBND thị xã 02 lần tổ chức đối
thoại trực tiếp với các hộ dân khiếu kiện nhưng các hộ dân lại không
tham gia và vẫn tiếp tục chống đối việc triển khai dự án.
Theo những thông tin chúng tôi ghi nhận được thì đã có đảng viên bị khai trừ đảng vì chống lại việc thu hồi đất.
Mặt khác báo Bắc Ninh cũng cho biết là việc đánh giá tác động môi trường
đã được thực hiện đầy đủ. Một người dân làng Trịnh Nguyễn cho chúng tôi
biết về việc họp dân và đánh giá tác động môi trường như sau,
Người trưởng thôn gọi là đại diện của dân ấy là cán bộ đâu phải do dân
bầu lên, dự án cũng không có đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường.
Và người dân này cũng cho chúng tôi biết là dân làng đã gởi hồ sơ khiếu
nại lên đến chính phủ. Đây có lẽ là chuyện mà báo Bắc Ninh gọi là …Khiếu
nại vượt cấp. Và theo người dân thì người đứng ra nhận hồ sơ của họ
cũng không được Ủy ban nhân dân tỉnh hỏi ý kiến.
...và chống đối
Khi được hỏi là sắp tới nếu cơ quan công quyền tiến hành cưỡng chế thì sao, người dân này trả lời,
Chuyện nhà máy nước thải là phục vụ toàn dân thì chúng tôi đồng ý, nhưng
nó liên quan đến sức khỏe của chúng tôi thì chúng tôi phải phản đối.
Chúng tôi đã làm hết rồi. Quyền lợi chính đáng của chúng tôi thì chúng
tôi phải giữ. Bây giờ nếu họ cưỡng chế thì dân làng sẽ ra ngăn cản thôi.
Hai bên cứ cương quyết như thế thì sẽ có đổ máu thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi về sự tham gia của dân chúng vào
các dự án kinh tế xã hội, kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia vào việc
đánh giá tác động môi trường của các dự án ở Hoa Kỳ nói,
Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu ảnh hưởng
của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm
hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về
dự án của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào
trong dự án, tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc
này sẽ làm giảm sự chống đối của người dân đối với dự án, có khi họ còn
ủng hộ nữa. Trong một xã hội dân chủ và văn minh, cần tránh sự cưỡng ép
người ta mà phải thu phục nhân tâm trước. Nếu mình làm việc có trách
nhiệm và mọi người đều có quyền góp tiếng nói của mình vào thì sẽ tránh
được những sự xung khắc, sự chống đối của nhân dân.
Khái niệm đánh giá tác động môi trường như vậy là bao gồm sự hài lòng
hay không hài lòng của cư dân địa phương, chứ không phải chỉ thuần túy
là khía cạnh kỹ thuật.
Trong thời đại thông tin, người nông dân Việt Nam không hề xa lạ với các
quyền của họ. Người dân làng Trịnh Nguyễn nói tiếp với chúng tôi,
Họ đã không làm đúng nghị định 96 về dân chủ hóa, họ phải bàn với dân chứ, chính quyền thì cũng là của dân và vì dân mà.
Một dự án không lớn lắm, nhưng lại gây xung đột mà người dân cho là có
thể đổ máu. Điều phi lý ấy chỉ có thể được giải thích bằng câu nói của
người dân nêu trên về người đại diện,
Người trưởng thôn đâu phải do dân bầu lên.
Điều này đang xảy ra ở rất nhiều làng quê Việt Nam hiện tại, mỗi khi có
các dự án kinh tế xã hội, mặt dù người dân đều đồng ý rằng các dự án là
phục vụ cho tòan xã hội.
Kính Hòa, phóng viên RFA2013-08-15
Vương Trí Nhàn - Toilet xưa và nay
Trong khi lục lọi đống giấy tờ và các bài báo cũ , tôi tìm thấy bài
viết sau đây, viết dưới dạng trả lời phỏng vấn và đã in ở một tạp chí có
liên quan đến mốt hay thời trang mà nay tôi đã quên tên và năm tháng
(chỉ nhớ bài viết khoảng 2007.) Nhân đọc thấy vui vui, xin giới thiệu
lại với bạn đọc. Riêng có lời cám ơn tới tờ báo và bạn phóng viên đã
gợi ý tôi viết.
Được biết trong những vấn đề được ông quan tâm, khi nghiên cứu văn
hoá, có cả câu chuyện toilet. Xin ông cho biết lý do gì mà ông lại có
sự chú ý tới nó như vậy?
Tôi thấy ở Việt Nam cứ nói đến văn hóa thì nghĩ đến những chuyện cao xa
trừu tượng, hoặc hoa lá cành cờ đèn kèn trống. Trong khi đó phong cách
sống của mỗi cộng đồng, bao gồm suy nghĩ, ăn ở, đi lại… tất cả những cái
đó đều là văn hóa.
Một nhà nghiên cứu Trung quốc là ông Kim Văn Học (Kim Wen Xue) đang dạy
đại học ở Nhật, viết sách so sánh văn hóa Trung Hoa Hàn Quốc và Nhật
Bản, từng nói tới cả cách sử dụng toilet và cách trang trí phòng tắm
của mỗi nước.
Bản thân tôi, khi đọc sách và đi du lịch ở nước ngoài thường quan sát
xem các hiện tượng như nước thải rác đã được người ta giải quyết ra
sao. Sự chú ý tới toilet là nằm trong cái mạch đó.
Tác giả Vương Trí Nhàn |
Trong cuốn sách nói trên ( đã được dịch ra tiếng Việt ), Kim Wen Xue cho
biết toilet của Hàn Quốc là phòng hóa trang, vào đó đọc sách và suy
nghĩ; còn ở Nhật, chỉ riêng hương liệu và nước thơm cao cấp dùng trong
toilet cũng đã có mấy chục loại.
Theo Kim Wen Xue, một nhà văn hóa Trung Quốc đã nói: “Tư thế và cái mông
là thước đo quan trọng có thể đánh giá được mức độ thành thực của một
loại văn hóa sánh với lễ tiết của dân tộc”.
Một nhà văn khác đã miêu tả dáng vẻ con người trong nhà xí là: “Chân đạp hai hòn gạch, du nhàn ngắm Nam Sơn”.
Thế còn ở VN, đại khái tình hình ra sao ?
Hãy bắt đầu bằng ngôn từ.
Ai đã đi Trung quốc đều biết, ngoài chữ W. C., bên ấy họ thường gọi nhà
vệ sinh là cè suo tức xí sở, hoặc xỉ shou jian tức tẩy thủ gian - nơi
rửa tay.
Còn ở ta, người mình thậm chí không có cái tên nào để gọi cái nơi ấy cả. Cái chữ “xí” là do ta mượn của họ.
Có vẻ như người Việt rất coi thường chuyện này, ai cũng phải làm, nhưng
không ai muốn nói tới. Nó nằm trong một căn bệnh lớn hơn là bệnh cẩu
thả, sống thế nào cũng xong. Bạn có nhớ cái câu “Thứ nhất quận công, thứ
nhì ỉa đồng”? Người mình thích xả chất thải ra tự nhiên chung quanh
một cách vô tội vạ như vậy, coi đó mới là khôn là biết sống. Bừa bãi là
một cách để chứng tỏ mình hơn người và mình bất cần đời.
Nên nhớ thời xưa, trong ngôi nhà của người Việt mình, các phòng không có
sự ngăn cách, mỗi cá nhân không có khoảng không riêng. Điều này đánh
dấu trình độ sống đơn giản, con người chưa tách khỏi nhau, mà còn sống
lẫn với nhau. Theo tôi quan sát, xu thế sống bày đàn thế này còn tiếp
tục trong đời sống hiện đại.
Trong khi đặt văn hóa toilet trong văn hóa sinh hoạt chung của mỗi cộng đồng, ông đã có những thu hoạch gì ?
Thường tôi rất quan tâm tìm hiểu xem người Việt Nam dưới con mắt người
nước ngoài như thế nào. Nhiều khi chúng ta viết về chúng ta thì còn hơi e
ngại. Nhưng đọc nhiều tài liệu của nước ngoài viết về ta thì thấy
không có gì giấu được thiên hạ.
Trong cuốn Tây hành nhật ký, ông Phạm Phú Thứ kể chuyện một chuyến ngồi
tầu thủy sang Tây. Người châu Âu hồi đó họ hay chê Việt Nam nhiều người
ghẻ lở, bẩn. Khi tàu cập bến một thành phố bên Trung Đông, họ bảo ông
Thứ nên bắt mọi người tắm rửa sạch sẽ, bôi thuốc, rồi mới cho lên bờ.
Nhìn ra dân các xứ khác. Người Nhật sạch không chê vào đâu được, còn
người Tàu thì luôn luôn cực đoan: bẩn nhất trần gian, sạch cũng không
kém ai. Dân ta còn mức sống thấp, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên,
gặp đâu hay đấy. Cũng giống như chuyện làm ăn thôi. Tôi đọc một tài
liệu Trung Quốc nói về Việt Nam từ thế kỷ XVII : họ chê ta nhà cửa qúa
sơ sài, ăn ngủ tạm bợ. Người thợ thủ công của các nước thường làm việc
trên bàn, có ghế ngồi đàng hoàng, còn ta thì cứ ngồi bệt ngay xuống
đất, không có quy củ. Đại tiểu tiện cũng là nằm trong cái tình hình
chung đó.
Xin ông nói rõ hơn về tâm lý con người trong chuyện này?
Thời xưa người ta coi việc đại tiện thuộc một trong bốn “tứ khoái” nói
nôm na bao gồm ăn ngủ đụ ỉa. Trong việc làm người, đó là những phút sung
sướng, và ta phải tận hưởng sự sung sướng ấy, phải đáp ứng một cách tốt
nhất nhu cầu của cuộc sống.
Cái gì cũng phải học. Thời trước, những ông già thạo đời như Nguyễn Tuân
dạy chúng tôi cách ăn, ông bảo là các cậu không biết ăn, ăn lung tung
là mất ngon, ăn no là hỏng…
Còn chuyện vệ sinh: trong cái việc coi thường khâu này, chính là chúng
ta đã không biết tận hưởng cuộc sống. Đại tiểu tiện là sự giải thoát,
là niềm vui của con người, và nếu giải quyết nó một cách thông minh,
không gây khó chịu, không phải là làm cho xong mà tận hưởng được nó, thì
không những nó làm cho mình khỏe thêm mà còn làm cho mình ham sống và
yêu cuộc sống hơn.
Toilet xưa trong ký ức của ông là gì? Nó có quá… kinh khủng, hay mang chút vui buồn gì không?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng Hà Nội trước năm 1954 là Hà Nội
của chiến tranh, chỉ toàn dân ngụ cư chạy loạn. Hồi ấy dân ở rộng lắm,
nhà tôi ở Thụy Khuê, một vùng ngoại ô, ba gian nhà lá trên một khoảnh
đất đi thuê rộng tới gần 200 m2. Nhưng tôi nhớ rằng lúc đầu nhà tôi
cũng không có nhà vệ sinh. Mỗi khi có nhu cầu, là chạy vội lên một bãi
hoang phía đường Hoàng Hoa Thám tìm một chỗ nào còn sạch là tương ra.
Vài năm sau, người ta xây lên ở đó một dãy nhà vệ sinh công cộng để lấy
phân, nhưng chỉ là mấy tấm phên che tạm bợ và chúng tôi vẫn phải chạy
ba quãng đồng để làm cái việc thường nhật đó.
Hà Nội hồi trước 1954 có ông Năm Diệm chuyên làm thầu nhà xí, quản lý
đội đổ thùng. Phần lớn các nhà khu phố cổ có người đến đổ thùng. Còn
phần các xóm ngoại ô như Thụy Khuê thì có dân Cổ Nhuế quản.
Dụng cụ nghề nghiệp của họ là đôi quang gánh và một cái gáo nhỏ làm
bằng thiếc, trông như cái nón lật ngược. Lúc này nhiều gia đình đã có hố
xí riêng làm ngay cạnh nhà, nhưng rất sơ sài, không phải tự hoại. Cứ độ
vài hôm là có các bà Cổ Nhuế xuống lấy, mà lúc nào xuống lấy thì bẩn
lắm , mùi hôi thối từ xa đã xộc vào mũi. Nghĩ lại thấy rùng mình…
Tôi nhớ trong một truyện ngắn mà tôi làm biên tập, nhà văn P H A có kể
lại cảnh đi “ giải quyết nỗi buồn “ ở nông thôn. Giữa cánh đồng trống
trải, cứ đang đi thì có người đi qua, là phải vẫy tay để ám hiệu là đừng
ra. Lâu ngày quen dần chỉ cần nói đi vẫy tay, là người ta đã biết đi
đâu rồi. Nó thành một nếp sống tự nhiên, mỗi khi nhớ lại thấy vừa vui
vừa buồn.
Nước nào nông thôn lạc hậu chẳng vậy?
Không phải nông thôn mà chính thành thị của chúng ta là vậy, thế mới bi đát.
Gần đây tôi có biên tập một cuốn tiểu thuyết Trung quốc, cuốn Bố! bố! bố! của Hàn Thiếu Công.
Cuốn sách này thuộc thể loại “văn học tầm căn“ ( văn học đi tìm gốc rễ) ở
đó nhà văn giải thích hiện tại bằng cách quay về quá khứ. Cuộc sống của
một bản làng lạc hậu kinh khủng, con người ăn ở dầm dề lung tung, sau
một trận làng nọ đánh nhau với làng kia, người chết nhiều quá, chó ăn
thịt người chứ không thèm ăn… phân.
Khi nhận viết lời bạt cho cuốn sách đó, tôi muốn chứng minh rằng có thể
tin chuyện này là có thực, bằng cách kể lại kỷ niệm về một chuyến đi
Trung quốc năm 2006 -- chuyến đi cùng với anh Hàm Châu, do báo Nông thôn
ngày nay của chị Mai Nhung bao.
Bắc Kinh quá lớn và quá cổ, ngay khu cạnh ga có những căn nhà lụp xụp,
cả xóm có vài nhà xí công cộng. Loại nhà xí này không có vách ngăn,
người nọ ngồi cạnh người kia, chỉ có nam nữ tách biệt, đi qua phòng của
nam thì đến phòng của nữ.
Trong bài bạt, có một đoạn tôi kể cảnh đi vào một ngõ gần ga, thấy
phảng phất cái mùi khó chịu, đến lúc nhận ra mấy người tay cầm mảnh
giấy vo viên thì hiểu là họ đi tìm sự sung sướng …
Nhưng điều buồn cười là khi tôi viết điều đó ra, người biên tập muốn cắt
đi. Tôi đề nghị giữ lại. Trong chuyện nhà xí như thế, rút ra được điều
này: Trung Quốc bẩn rất bẩn, sạch rất sạch, nhưng dẫu sao các điểm giải
quyết đó còn có phạm vi cố định.
Chứ ở VN, người ta xả lung tung, tức là cuộc sống không được tổ chức.
Xin kể thêm một chi tiết về cuộc sống của Hà Nội trước năm 1954, ở phố
Hàng Buồm. Thời ấy Hoa Kiều nhiều lắm và họ sống trong những ngôi nhà cũ
chật chội đến mức không có cả nhà vệ sinh. Nhiều khi tiếp khách, họ
ngồi ngay trên cái bô vừa chuyện trò vừa đi giải, đi đại tiện, - một
cách tự nhiên. Xong việc họ đẩy cái bô vào gầm giường. Tôi biết những
chuyện này là do anh Nhị Ca, nhà phê bình đàn anh của tôi ở Văn Nghệ
quân đội kể lại.
Còn chuyện toilet ở HN hồi trước 1975?
Là món hố xí hai ngăn. Để hiểu nó là thế nào, xin mời bạn đọc đọc lại
hồi ký Chiều chiều của Tô Hoài. Đọc để chia sẻ mọi nỗi kinh khủng mà
người dân thủ đô chịu đựng những năm chiến tranh. Lần ấy ông Dế mèn đóng
vai cán bộ dân phố đi thị sát một dãy hố xí hai ngăn thuộc một ngõ nhỏ
đâu quãng gần chợ hàng Da.
Chuyện toilet ở Hà Nội những năm chiến tranh lại càng cám cảnh hơn khi
nhớ lại rằng hồi ấy, báo chí và quan chức thủ đô đề cập tới nó với sự
gian dối bẩm sinh. Không có tiền không làm được hố xí tự hoại thì im đi
cho xong. Đằng này còn mang chuyện hố xí hai ngăn ra mà khoe. Rằng chúng
ta đã có cách giải quyết rất khoa học rất vệ sinh, và đấy là điều chứng
tỏ ta tài ta giỏi, ta làm gì cũng hơn địch. Coi dân như trẻ con, bạ chỗ
nào cũng tuyên truyền mà lại.
Vâng, trong quá khứ câu chuyện đi toilet thật là vừa bi vừa hài, nhưng xin hỏi ông, tình hình hiện nay ra sao?
Vào nhiều nhà HN mới xây, có nhà, diện tích ở thì rộng, mà khu vệ sinh
thì chật. Có vẻ như nó hoàn toàn không được chú trọng, chỉ cốt là có, và
chi phí càng ít càng tốt. Nhưng mọi chuyện sẽ biến đổi dần dần. Có lần
tôi nghe một đứa cháu nói “Cậu ơi, công trình phụ bây giờ là công trình
chính đấy ạ” thì tôi à lên rằng, giờ đây, người ta đã biết sống rồi !
Chừng nào ở nông thôn cũng như các đô thị có những nhà vệ sinh hiện
đại, tốt, và người HN biết tận hưởng niềm vui trong khi đi giải quyết
chất thải, thì khi đó là người HN đã trưởng thành.
Nhìn rộng ra cả xã hội, nhất là nơi công cộng?
Chuyện này thì khó khăn thật. Tôi đã thường cố gạt đi mà đôi lúc vẫn
không tránh khỏi cảm tưởng Hà Nội chưa bao giờ nhếch nhác như bây giờ.
Thực tế, từ cái nghèo mà người ta bẩn, có điều sau đó, khi đã giàu lên,
người ta vẫn không để ý đúng mức tới sự vệ sinh.
Không kể chuyện rác chuyện cống rãnh, ngay chuyên đại tiểu tiện, so
với những năm chiến tranh, chẳng những không khá lên được bao nhiêu, mà
có nhiều mặt còn tệ hại đi.
Cô em tôi ở Nguyễn Trung Trực, ra chợ Đồng Xuân bán hàng, có lần bảo
tôi: “Anh ơi, buổi sáng đi chợ, phải tránh mà đi, chứ không là giẫm phải
phân ngay !”.
Có bao giờ chúng ta thử đếm xem tỷ lệ nhà xí công cộng so với mật độ
dân ở HN ra sao? Có lẽ trên thế giới này không có thành phố nào lại ít
nhà vệ sinh công cộng như HN. Mọi người toàn giải quyết ở gốc cây, góc
tối.
Đói kém lâu ngày, ta đâm ra coi thường vệ sinh. Rồi khi biết ra thì bài
bây, thậm chí lại lại lý tưởng hóa nó, coi nó là đặc trưng là bản sắc,
không ngồi ăn bên cống rãnh không phải là người Hà Nội (!).
Cách sống cũng như cách nghĩ ấy chỉ chứng tỏ HN còn là một thành phố
kiểu trung cổ. Và nếu biết rằng, mỗi ngày có khoảng 500 ngàn người các
tỉnh lân cận --từ bà bán rau đến anh xe ôm, anh thợ nề, máy cô quang
gánh ngồi đầu phố làm phiên chợ người – tất cả đổ về HN, quần thảo HN,
hành hạ HN, lại biết rằng phần lớn HN được xây dựng bằng thợ từ nông
thôn lên, các cửa hàng hàng ăn HN được phục vụ bằng những ô-sin tỉnh lẻ,
thì chúng ta hiểu rằng mọi chuyện không thể khác được.
Quay trở lại từng gia đình : phải chăng nhìn vào toilet, có thể liên tưởng phần nào đến mức sống của gia đình đó ?
Tất nhiên rồi. Nhưng chỉ là mức sống thôi, chứ không phải văn hóa sống đâu nhé !
Thành ngữ Trung Hoa có câu, y phục xứng kỳ đức . Nếu tiện nghi hiện đại
mà con người cứ toát ra vẻ cổ lỗ , cứ đầy chất lưu manh vô văn hóa, thì
cái tiện nghi kia không thể cứu vãn lại.
Đã là văn hóa sống thì không phải bất cứ ai có tiền ngày một ngày hai là đạt được ngay !
Đâu là dấu hiệu của trình độ mà ông nghĩ là chúng ta phải tiến tới ?
Nếu con người chỉ biết sống trong đám đông ồn ào, và lẫn mình đi thì
chưa phải là con người văn hóa. Kể cả khi họ quần tụ với nhau xem ti vi
rồi cười hô hố với nhau thì cũng vậy.
Tôi muốn nhấn mạnh tới con người có cuộc sống riêng, con người đơn độc.
Sở dĩ thời nay người ta đọc sách ít vì người ta không có nhu cầu đó. Và nhu cầu đơn độc này cũng liên quan đến văn hóa toilet.
Chỉ có thể bảo niềm vui sướng đã đến với con người trong phòng toilet
khi mỗi cá nhân, đồng thời với việc giải quyết một trong tứ khoái đó,
có dịp nghĩ về mình --, mình là gì, mình đang ở chỗ nào, mình sống như
thế nào. Những lúc đơn độc đó mang lại cho chúng ta một niềm sung sướng
cao cả thanh khiết.
Còn ông, ông thích một không gian toilet thế nào?
Tôi biết hiện nay có nhiều người sùng bái tiện nghi, sau khi săn tìm
được của lạ, của độc, nhiều tiền, thấy mình đã ghê gớm lắm. Đó phần
nhiều cũng chỉ là hạng giàu sổi, tôi chả ghen tị với họ làm gì.
Tôi đang sở hữu một không gian toilet đơn giản, hợp với mức sống của
tôi. Tôi sống với nó một cách tự nhiên, vào ra không thấy bị cách bức,
ngần ngại; ở đó, tôi không làm phiền ai mà cũng không tự làm phiền mình.
Đang làm việc dở có khi tôi cầm cả cuốn sách theo vào đó mà tiếp tục đọc.
Người ta thường bảo về già con người như trở lại thuở trẻ con, nghĩa là
có thể ăn nói lung tung một chút mà không sợ bị chê cười. Về chuyện
toilet hôm nay, bọn người như tôi có quyền nghĩ lẩm cẩm rằng bây giờ
mình mới được sống!
Vương Trí Nhàn
(Blog Vương Trí Nhàn)
Nguyễn Vạn Phú - Đi về đâu, chính sách vàng?
Tuần trước nhiều báo đặt câu hỏi “Vàng đấu thầu đi đâu?”. Thật ra, câu
hỏi đúng phải là “Ngân hàng Nhà nước còn bán vàng đấu thầu được bao lâu
nữa?”.
Trước sau gì chính sách bán vàng thông qua các phiên đấu thầu cũng phải chấm dứt, vấn đề là vào thời điểm nào. Sức ép chấm dứt bán vàng vào thị trường đến từ nhiều phía.
Không một ngân hàng trung ương nào cứ lấy dự trữ ngoại hối nhập vàng về bán như thế. Chủ trương của NHNN là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì càng bán vàng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vào nằm bất động trong khối tài sản của người dân nói chung. Hàng loạt lý do khác cho thấy NHNN không thể duy trì mãi việc bán vàng thông qua đấu thầu, đặc biệt nếu chúng ta tin rằng các ngân hàng thương mại đã tất toán xong trạng thái vàng, tức NHNN đã giúp các ngân hàng kết thúc chuyện huy động và cho vay bằng vàng như tuyên bố.
Bây giờ chúng ta thử hình dung việc gì sẽ xảy ra khi NHNN chấm dứt bán vàng mà vẫn giữ độc quyền nhập khẩu vàng? Một khi nguồn cung trong nước chấm dứt, giả dụ giá vàng thế giới không đổi thì giá vàng trong nước sẽ tăng vọt, chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước sẽ giãn mạnh thêm nữa. Lúc đó những ai nắm giữ vàng sẽ là người nắm giữ thị trường. Do NHNN độc quyền vàng, tức việc mua sẽ không dễ dàng, không người dân nào vội vàng bán số vàng họ đang cất giữ.
Nếu hình dung ra kịch bản như thế, chúng ta đã có thể trả lời ngay câu hỏi các báo đặt ra: “Vàng đấu thầu đi vào kho của những kẻ đầu cơ trường vốn, có tiềm lực tài chính mạnh”. Họ đang chơi một ván bài cân não với NHNN mà kết cục đã có thể đoán trước. Nếu không có chuyện đầu cơ thì sẽ không có chuyện NHNN bán vàng ra bao nhiêu cũng hết trong khi doanh số bán vàng lẻ của các ngân hàng và công ty là không đáng kể. Còn ai đầu cơ thì không ai biết được nhưng rất có thể họ dùng chính số vàng mới mua để thế chấp vay tiền mua vàng tiếp. Chính NHNN cũng đoán được đường đi của vàng đấu thầu nên mới có những biện pháp ngăn chặn đầu cơ như giảm số lượng mua tối đa của các bên dự thầu, buộc báo cáo tình hình kinh doanh mua bán vàng miếng của ngày liền kề trước đó, giao dịch vàng có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo, giảm số phiên đấu thầu vàng trong tuần... Thực tế cho thấy lượng giao dịch vàng miếng toàn quốc chỉ chiếm một phần nhỏ lượng vàng do NHNN bán ra. Mà đã là dân đầu cơ với quy mô như thế thì các thủ thuật lách quy định nằm trong tầm tay của họ.
Vấn đề là NHNN nên làm gì trong bối cảnh như thế?
Ngưng bán vàng đấu thầu có nghĩa là thua giới đầu cơ, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ lớn đến mức kỷ lục. Tiếp tục bán thì sức chịu đựng của dự trữ ngoại hối đến đâu, áp lực lên tỷ giá sẽ như thế nào, mục đích chính sách một đằng mà thực hiện một nẻo thì giải thích làm sao cho Quốc hội?
Tính đến đầu tuần này, NHNN đã tổ chức 52 phiên đấu thầu, bán ra 53,9 tấn vàng (hơn 1,4 triệu lượng SJC). Giai đoạn các ngân hàng thương mại chưa tất toán trạng thái vàng của họ thì có thể lý giải NHNN bán vàng là giúp tránh một khủng hoảng thiếu hụt vàng trả cho dân như suýt đã xảy ra vào giữa năm 2012. Nhưng khi giai đoạn này chấm dứt, các ngân hàng đã tất toán xong trạng thái thì mọi việc lại diễn ra như thể đang có cuộc tấn công tiền tệ của giới đầu cơ và NHNN đang “phí đạn” chống đỡ với mục đích không rõ ràng.
Thiết nghĩ cách hay nhất là NHNN chấm dứt đấu thầu vàng theo cách hiện tại, cho phép nhập khẩu vàng nhưng đề xuất đánh thuế chừng 10% lên số vàng nhập khẩu (hay với mức thuế suất tương đương với chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện nay). Với những biện pháp này, dân đầu cơ vàng sẽ chùn tay một khi biết được giá vàng trong nước sẽ liên thông với giá vàng quốc tế, chênh lệch sẽ duy trì ở một mức nhất định (là khoản thuế mà Nhà nước sẽ thu). NHNN cũng nhân đó thoát khỏi vai trò kinh doanh vàng rất “xa lạ” với chức năng của một ngân hàng trung ương.
Ngay cả Ấn Độ, đang đau đầu vì việc nhập vàng làm cán cân thanh toán của nước họ bị thâm hụt nghiêm trọng cũng không áp dụng cách cấm nhập, giành độc quyền bán vàng vào tay mình như NHNN. Họ chỉ đánh thuế và gây khó khăn cho nhà nhập khẩu trong việc mua ngoại tệ.
Giả thử chúng ta đặt mình vào vị trí của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có thể hiểu NHNN muốn chia mục tiêu đối với vàng thành hai loại, ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn, NHNN muốn chấm dứt chuyện ngân hàng huy động vàng, trả lãi cho dân vì nó làm méo mó chính sách tiền tệ, tác động lên tỷ giá; dài hạn, NHNN muốn người dân thôi cất giữ vàng mà chuyển tài sản thành tiền đồng gởi vào ngân hàng, hoặc đầu tư thành vốn làm ăn. Cả hai mục tiêu này xem ra đều đúng nhưng cách tiến hành có vấn đề. Nay đã bán vàng ra, cứ coi như thỏa mãn được mục tiêu ngắn hạn. Vậy dài hạn, cớ sao cứ bán vàng đi ngược lại mục tiêu của mình?
Các tuyên bố của quan chức NHNN về chuyện giá vàng sau “tất toán” đã không đúng với diễn biến thực tế. Thiết nghĩ, thừa nhận thực tế phức tạp hơn dự tính và điều chỉnh chính sách để đối phó với thực tế là chuyện bình thường, không nên cứng nhắc.
Nguyễn Vạn Phú
Trước sau gì chính sách bán vàng thông qua các phiên đấu thầu cũng phải chấm dứt, vấn đề là vào thời điểm nào. Sức ép chấm dứt bán vàng vào thị trường đến từ nhiều phía.
Không một ngân hàng trung ương nào cứ lấy dự trữ ngoại hối nhập vàng về bán như thế. Chủ trương của NHNN là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì càng bán vàng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vào nằm bất động trong khối tài sản của người dân nói chung. Hàng loạt lý do khác cho thấy NHNN không thể duy trì mãi việc bán vàng thông qua đấu thầu, đặc biệt nếu chúng ta tin rằng các ngân hàng thương mại đã tất toán xong trạng thái vàng, tức NHNN đã giúp các ngân hàng kết thúc chuyện huy động và cho vay bằng vàng như tuyên bố.
Bây giờ chúng ta thử hình dung việc gì sẽ xảy ra khi NHNN chấm dứt bán vàng mà vẫn giữ độc quyền nhập khẩu vàng? Một khi nguồn cung trong nước chấm dứt, giả dụ giá vàng thế giới không đổi thì giá vàng trong nước sẽ tăng vọt, chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước sẽ giãn mạnh thêm nữa. Lúc đó những ai nắm giữ vàng sẽ là người nắm giữ thị trường. Do NHNN độc quyền vàng, tức việc mua sẽ không dễ dàng, không người dân nào vội vàng bán số vàng họ đang cất giữ.
Nếu hình dung ra kịch bản như thế, chúng ta đã có thể trả lời ngay câu hỏi các báo đặt ra: “Vàng đấu thầu đi vào kho của những kẻ đầu cơ trường vốn, có tiềm lực tài chính mạnh”. Họ đang chơi một ván bài cân não với NHNN mà kết cục đã có thể đoán trước. Nếu không có chuyện đầu cơ thì sẽ không có chuyện NHNN bán vàng ra bao nhiêu cũng hết trong khi doanh số bán vàng lẻ của các ngân hàng và công ty là không đáng kể. Còn ai đầu cơ thì không ai biết được nhưng rất có thể họ dùng chính số vàng mới mua để thế chấp vay tiền mua vàng tiếp. Chính NHNN cũng đoán được đường đi của vàng đấu thầu nên mới có những biện pháp ngăn chặn đầu cơ như giảm số lượng mua tối đa của các bên dự thầu, buộc báo cáo tình hình kinh doanh mua bán vàng miếng của ngày liền kề trước đó, giao dịch vàng có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo, giảm số phiên đấu thầu vàng trong tuần... Thực tế cho thấy lượng giao dịch vàng miếng toàn quốc chỉ chiếm một phần nhỏ lượng vàng do NHNN bán ra. Mà đã là dân đầu cơ với quy mô như thế thì các thủ thuật lách quy định nằm trong tầm tay của họ.
Vấn đề là NHNN nên làm gì trong bối cảnh như thế?
Ngưng bán vàng đấu thầu có nghĩa là thua giới đầu cơ, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ lớn đến mức kỷ lục. Tiếp tục bán thì sức chịu đựng của dự trữ ngoại hối đến đâu, áp lực lên tỷ giá sẽ như thế nào, mục đích chính sách một đằng mà thực hiện một nẻo thì giải thích làm sao cho Quốc hội?
Tính đến đầu tuần này, NHNN đã tổ chức 52 phiên đấu thầu, bán ra 53,9 tấn vàng (hơn 1,4 triệu lượng SJC). Giai đoạn các ngân hàng thương mại chưa tất toán trạng thái vàng của họ thì có thể lý giải NHNN bán vàng là giúp tránh một khủng hoảng thiếu hụt vàng trả cho dân như suýt đã xảy ra vào giữa năm 2012. Nhưng khi giai đoạn này chấm dứt, các ngân hàng đã tất toán xong trạng thái thì mọi việc lại diễn ra như thể đang có cuộc tấn công tiền tệ của giới đầu cơ và NHNN đang “phí đạn” chống đỡ với mục đích không rõ ràng.
Thiết nghĩ cách hay nhất là NHNN chấm dứt đấu thầu vàng theo cách hiện tại, cho phép nhập khẩu vàng nhưng đề xuất đánh thuế chừng 10% lên số vàng nhập khẩu (hay với mức thuế suất tương đương với chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện nay). Với những biện pháp này, dân đầu cơ vàng sẽ chùn tay một khi biết được giá vàng trong nước sẽ liên thông với giá vàng quốc tế, chênh lệch sẽ duy trì ở một mức nhất định (là khoản thuế mà Nhà nước sẽ thu). NHNN cũng nhân đó thoát khỏi vai trò kinh doanh vàng rất “xa lạ” với chức năng của một ngân hàng trung ương.
Ngay cả Ấn Độ, đang đau đầu vì việc nhập vàng làm cán cân thanh toán của nước họ bị thâm hụt nghiêm trọng cũng không áp dụng cách cấm nhập, giành độc quyền bán vàng vào tay mình như NHNN. Họ chỉ đánh thuế và gây khó khăn cho nhà nhập khẩu trong việc mua ngoại tệ.
Giả thử chúng ta đặt mình vào vị trí của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có thể hiểu NHNN muốn chia mục tiêu đối với vàng thành hai loại, ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn, NHNN muốn chấm dứt chuyện ngân hàng huy động vàng, trả lãi cho dân vì nó làm méo mó chính sách tiền tệ, tác động lên tỷ giá; dài hạn, NHNN muốn người dân thôi cất giữ vàng mà chuyển tài sản thành tiền đồng gởi vào ngân hàng, hoặc đầu tư thành vốn làm ăn. Cả hai mục tiêu này xem ra đều đúng nhưng cách tiến hành có vấn đề. Nay đã bán vàng ra, cứ coi như thỏa mãn được mục tiêu ngắn hạn. Vậy dài hạn, cớ sao cứ bán vàng đi ngược lại mục tiêu của mình?
Các tuyên bố của quan chức NHNN về chuyện giá vàng sau “tất toán” đã không đúng với diễn biến thực tế. Thiết nghĩ, thừa nhận thực tế phức tạp hơn dự tính và điều chỉnh chính sách để đối phó với thực tế là chuyện bình thường, không nên cứng nhắc.
Nguyễn Vạn Phú
Thẩm phán xử thân tín của Bạc Hy Lai bị bãi chức
Nhiều nguồn tin cho rằng phiên xử Bạc Hy Lai sẽ diễn ra tại toà án tỉnh Sơn Đông - REUTERS /Kim Kyung-Hoon
Một diễn biến mới đáng chú ý liên quan đến vụ Bạc Hy Lai. Theo AFP, hôm
nay 15/08/2013, chính quyền Trung Quốc thông báo bãi chức của vị quan
tòa đã kết án cựu giám đốc Công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân, người đã
khơi ngòi vụ Bạc Hy Lai gây chấn động chính trường Cộng sản Trung Quốc.
Lý do của quyết định bất ngờ này không được chính quyền giải thích chính thức, nhưng mọi người đều có thể hiểu thực chất viên quan tòa này đã bị cách chức. Quyết định bãi nhiệm thẩm phán được nêu trong một thông cáo ngắn của cơ quan đảng đề ngày 13/08 này, đã gây thêm nhiền đồn đoán trong dư luận về phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai sắp diễn ra.
Thẩm phán Chung Nhĩ Phát là chủ tọa phiên xử và kết án Vương Lập Quân 15 năm tù vì tội đào ngũ, lạm dụng quyền hành và tham nhũng hồi tháng 9 năm 2012. Khi còn đương chức lãnh đạo Công an Trung Khánh, Vương Lập Quân vẫn được coi là cánh tay phải của Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Ông Vương Lập Quân nổi tiếng với chiến dịch tấn công mạnh mẽ vào hệ thống tội phạm và tham nhũng của thành phố trong những năm 2000. Vương Lập Quân cũng là một quan chức biết quá nhiều về nội bộ lãnh đạo Trung Quốc.
Sự nghiệp của quan chức công an này bắt đầu thay đổi hoàn toàn khi đầu năm 2012 ông Vương bất ngờ bị thất sủng và cảm thấy tính mạng bị đe dọa. Ông đã chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn, đồng thời phát giác các thông tin các vụ động trời tại Trung Khánh, trong đó có vụ án sát hại doanh nhân người Anh mà thủ phạm là bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai.
Tác động dây chuyền của vụ việc này là việc Bạc Hy Lai, một ngôi sao đang lên của chính trường Trung Quốc cũng bị ngã ngựa, cuối cùng phải ra hầu tòa. Giới quan sát nhận định, với phiên tòa xử Bạc Hy Lai tới đây, đảng Cộng sản Trung Quốc muốn mau chóng khép lại vụ bê bối chính trị lớn nhất trong đảng. Nhiều khả năng cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lĩnh án, bởi hệ thống tòa án ở Trung Quốc vẫn luôn phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đảng.
Anh Vũ (RFI)
Lý do của quyết định bất ngờ này không được chính quyền giải thích chính thức, nhưng mọi người đều có thể hiểu thực chất viên quan tòa này đã bị cách chức. Quyết định bãi nhiệm thẩm phán được nêu trong một thông cáo ngắn của cơ quan đảng đề ngày 13/08 này, đã gây thêm nhiền đồn đoán trong dư luận về phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai sắp diễn ra.
Thẩm phán Chung Nhĩ Phát là chủ tọa phiên xử và kết án Vương Lập Quân 15 năm tù vì tội đào ngũ, lạm dụng quyền hành và tham nhũng hồi tháng 9 năm 2012. Khi còn đương chức lãnh đạo Công an Trung Khánh, Vương Lập Quân vẫn được coi là cánh tay phải của Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Ông Vương Lập Quân nổi tiếng với chiến dịch tấn công mạnh mẽ vào hệ thống tội phạm và tham nhũng của thành phố trong những năm 2000. Vương Lập Quân cũng là một quan chức biết quá nhiều về nội bộ lãnh đạo Trung Quốc.
Sự nghiệp của quan chức công an này bắt đầu thay đổi hoàn toàn khi đầu năm 2012 ông Vương bất ngờ bị thất sủng và cảm thấy tính mạng bị đe dọa. Ông đã chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn, đồng thời phát giác các thông tin các vụ động trời tại Trung Khánh, trong đó có vụ án sát hại doanh nhân người Anh mà thủ phạm là bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai.
Tác động dây chuyền của vụ việc này là việc Bạc Hy Lai, một ngôi sao đang lên của chính trường Trung Quốc cũng bị ngã ngựa, cuối cùng phải ra hầu tòa. Giới quan sát nhận định, với phiên tòa xử Bạc Hy Lai tới đây, đảng Cộng sản Trung Quốc muốn mau chóng khép lại vụ bê bối chính trị lớn nhất trong đảng. Nhiều khả năng cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lĩnh án, bởi hệ thống tòa án ở Trung Quốc vẫn luôn phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đảng.
Anh Vũ (RFI)
Fidel Castro 'bất ngờ' vì còn sống
Ông Fidel Castro (trái) và em trai Raul đã cùng chiến đấu trong cuộc Cách mạng Cuba
Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro nói quyết định rút lui và chuyển giao
quyền lực cho em trai, Raul, được ông đưa ra sau khi bị chẩn đoán mắc
bệnh hiểm nghèo vào năm 2006.
Trong bài viết nhân sinh nhật lần thứ 87 của mình, Fidel Castro nói ông đã không ngờ sẽ qua khỏi căn bệnh và sống lâu đến vậy.
"Tôi đã không dám ngờ rằng cuộc sống của mình sẽ kéo dài thêm bảy năm nữa", ông nói.
Fidel đã nắm quyền kể từ sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959.
Bài viết khá dài được đăng trên báo Đảng Granma vào thứ Tư, một ngày sau sinh nhật của ông.
Fidel Castro đã rút lui để điều trị vào năm 2006, nhưng chỉ chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Tổng tư lệnh quân đội và Chủ tịch Cuba vào tháng Hai năm 2008.
"Ngay khi biết được căn bệnh này nguy kịch đến thế nào, tôi đã rời khỏi vị trí chủ tịch không chút đắn đo," ông nói trong bài viết.
Những chuyến tàu chở vũ khí được gửi đến từ Bình Nhưỡng sau khi lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov cảnh báo rằng nước này sẽ không sẵn sàng để bảo vệ đảo quốc cộng sản nữa.
Che Guevara (trái) và Fidel Castro đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ cánh tả khắp thế giới
"Ông ấy nói nếu bị Hoa Kỳ tấn công, chúng ta sẽ phải chiến đấu một mình," Fidel Castro viết.
Mặc dù vậy, Liên Xô cũng tiếp tục cam kết hỗ trợ vũ khí cho Cuba.
Tuy nhiên Cuba đã quyết định nhận vũ khí từ "những người bạn khác" để trang bị cho "một triệu binh sỹ Cuba".
"Đồng chí Kim Il Sung, một người lính kỳ cựu, mẫu mực, đã gửi cho chúng ta 100 nghìn khẩu AK kèm đạn dược mà không đòi lấy một xu," ông viết.
Lãnh tụ Bắc Hàn đã qua đời vào năm 1994.
Những tiết lộ mới nói trên được đưa ra trong lúc nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đang tiến hành điều tra vụ tàu Bắc Hàn vận chuyển một số vũ khí không đăng ký từ Cuba đang bị giữ ở kênh Panama.
Chiếc tàu này bị bắt hồi tháng trước vì bị nghi ngờ vận chuyển ma túy, tuy nhiên thay vào đó giới chức Panama lại phát hiện nhiều vũ khí nằm dưới các bao tải đường.
Cuba đã thừa nhận gửi lô vũ khí sang Bắc Hàn để sửa chữa.
Panama đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều tra liệu điều này có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Bắc Hàn hay không.
(BBC)
Trong bài viết nhân sinh nhật lần thứ 87 của mình, Fidel Castro nói ông đã không ngờ sẽ qua khỏi căn bệnh và sống lâu đến vậy.
"Tôi đã không dám ngờ rằng cuộc sống của mình sẽ kéo dài thêm bảy năm nữa", ông nói.
Fidel đã nắm quyền kể từ sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959.
Bài viết khá dài được đăng trên báo Đảng Granma vào thứ Tư, một ngày sau sinh nhật của ông.
Fidel Castro đã rút lui để điều trị vào năm 2006, nhưng chỉ chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Tổng tư lệnh quân đội và Chủ tịch Cuba vào tháng Hai năm 2008.
"Ngay khi biết được căn bệnh này nguy kịch đến thế nào, tôi đã rời khỏi vị trí chủ tịch không chút đắn đo," ông nói trong bài viết.
'Súng AK miễn phí'
Fidel cũng cho biết Cuba đã nhận vũ khí từ Bắc Triều Tiên từ đầu thập kỷ 1980.Những chuyến tàu chở vũ khí được gửi đến từ Bình Nhưỡng sau khi lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov cảnh báo rằng nước này sẽ không sẵn sàng để bảo vệ đảo quốc cộng sản nữa.
Che Guevara (trái) và Fidel Castro đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ cánh tả khắp thế giới
"Ông ấy nói nếu bị Hoa Kỳ tấn công, chúng ta sẽ phải chiến đấu một mình," Fidel Castro viết.
Mặc dù vậy, Liên Xô cũng tiếp tục cam kết hỗ trợ vũ khí cho Cuba.
Tuy nhiên Cuba đã quyết định nhận vũ khí từ "những người bạn khác" để trang bị cho "một triệu binh sỹ Cuba".
"Đồng chí Kim Il Sung, một người lính kỳ cựu, mẫu mực, đã gửi cho chúng ta 100 nghìn khẩu AK kèm đạn dược mà không đòi lấy một xu," ông viết.
Lãnh tụ Bắc Hàn đã qua đời vào năm 1994.
Những tiết lộ mới nói trên được đưa ra trong lúc nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đang tiến hành điều tra vụ tàu Bắc Hàn vận chuyển một số vũ khí không đăng ký từ Cuba đang bị giữ ở kênh Panama.
Chiếc tàu này bị bắt hồi tháng trước vì bị nghi ngờ vận chuyển ma túy, tuy nhiên thay vào đó giới chức Panama lại phát hiện nhiều vũ khí nằm dưới các bao tải đường.
Cuba đã thừa nhận gửi lô vũ khí sang Bắc Hàn để sửa chữa.
Panama đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều tra liệu điều này có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Bắc Hàn hay không.
(BBC)
Người Duy Ngô Nhĩ lên án việc kết án tử hình người nổi dậy
Bà Rebiya Kadeer, chủ tịch tổ chức Đại hội thế giới người Duy Ngô Nhĩ - REUTERS /Y. Nakao
Theo AFP hôm nay, 15/8/2013, Đại hội
thế giới người Duy Ngô Nhĩ, một tổ chức lưu vong của sắc tộc theo Hồi
giáo ở Trung Quốc đã lên ánh việc chính quyền kết án tử hình hai người
Duy Ngô Nhĩ tham gia vụ nổi dậy tại Tân Cương là một phán quyết mang
tính chất chính trị.
Trong một thông cáo gửi cho AFP, bà Rebiya Kadeer chủ tịch của tổ chức trên khẳng định những bản án tử hình vừa tuyên « chứng minh rằng người Duy Ngô Nhĩ không được đối xử bình đẳng ». Phán quyết của chính quyền cho thấy « không có gì cho phép người Duy Ngô Nhĩ hy vọng trong tương lai tới đây được hưởng những quyền tự do tôn giáo, văn hóa, thực hành ngôn ngữ hay ngôn luận dưới ban lãnh đạo mới của Trung Quốc ».
Hôm 12/08, tòa án Tân Cương đã kết án tử hình hai người Duy Ngô Nhĩ vì tội giết người và hoạt động khủng bố. Ba người khác phải lĩnh án từ 9 năm đến chung thân. Theo báo chí chính thức Trung Quốc, cả 5 bị cáo nói trên đều thú nhận đã tham gia vào vụ bạo loạn ở Tân Cương hồi tháng Tư năm nay làm 21 người chết, trong đó có 6 công an. Tân Hoa Xã còn nhấn mạnh các bị cáo là những phần tử « tôn giáo cực đoan ».
Đại hội thế giới người Duy Ngô Nhĩ yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải đưa ra bằng chứng kết tội những bị cáo, đồng thời tổ chức này cũng khẳng định các bị cáo đã bị ép cung, một việc làm không có gì lạ ở Trung Quốc.
Tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ này cũng lên án chính quyền gần đây đã có nhiều hành động cưỡng chế không cho người Duy Ngô Nhĩ làm lễ hội kết thúc mùa Ramadan.
Tân Cương là nơi có đông người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc. Chính quyền vẫn coi các vụ bạo lực ở đây là do những phần tử « khủng bố » Hồi giáo đứng đằng sau nhằm gây mất ổn định Trung Quốc.
Anh Vũ (RFI)
Trong một thông cáo gửi cho AFP, bà Rebiya Kadeer chủ tịch của tổ chức trên khẳng định những bản án tử hình vừa tuyên « chứng minh rằng người Duy Ngô Nhĩ không được đối xử bình đẳng ». Phán quyết của chính quyền cho thấy « không có gì cho phép người Duy Ngô Nhĩ hy vọng trong tương lai tới đây được hưởng những quyền tự do tôn giáo, văn hóa, thực hành ngôn ngữ hay ngôn luận dưới ban lãnh đạo mới của Trung Quốc ».
Hôm 12/08, tòa án Tân Cương đã kết án tử hình hai người Duy Ngô Nhĩ vì tội giết người và hoạt động khủng bố. Ba người khác phải lĩnh án từ 9 năm đến chung thân. Theo báo chí chính thức Trung Quốc, cả 5 bị cáo nói trên đều thú nhận đã tham gia vào vụ bạo loạn ở Tân Cương hồi tháng Tư năm nay làm 21 người chết, trong đó có 6 công an. Tân Hoa Xã còn nhấn mạnh các bị cáo là những phần tử « tôn giáo cực đoan ».
Đại hội thế giới người Duy Ngô Nhĩ yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải đưa ra bằng chứng kết tội những bị cáo, đồng thời tổ chức này cũng khẳng định các bị cáo đã bị ép cung, một việc làm không có gì lạ ở Trung Quốc.
Tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ này cũng lên án chính quyền gần đây đã có nhiều hành động cưỡng chế không cho người Duy Ngô Nhĩ làm lễ hội kết thúc mùa Ramadan.
Tân Cương là nơi có đông người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc. Chính quyền vẫn coi các vụ bạo lực ở đây là do những phần tử « khủng bố » Hồi giáo đứng đằng sau nhằm gây mất ổn định Trung Quốc.
Anh Vũ (RFI)
Đài Loan thay đổi luật quân đội
Người dân biểu tình vì cái chết của Hồng Trọng Khâu
Luật mới bắt đầu có hiệu lực ở Đài Loan, khiến quân đội không còn quyền truy tố và trừng phạt nhân viên trong thời bình.
Hơn 350 vụ cáo buộc sai phạm của binh lính đã được chuyển từ tòa án binh sang tòa dân sự.
Thay đổi xảy ra sau các cuộc biểu tình vì cái chết của một người lính bị phạt vì sai phạm.
Các trại giam của quân đội và tòa án binh cũng bị đóng cửa trước tháng Giêng.
Hơn 250 nhân viên quốc phòng đang bị giam cũng được thuyên chuyển sang nhà tù dân sự để thụ án.
Đây là thay đổi lớn tại Đài Loan, nơi đã từng chịu thiết quân luật suốt nhiều thập niên.
Sự phẫn nộ của người dân với quân đội vẫn mạnh không chỉ vì thời kì thiết quân luật, mà còn vì định chế này bị xem là tham ô và hành hạ nhân viên.
Đầu tháng này, hàng chục ngàn người biểu tình ở thủ đô Đài Bắc để phản đối cái chết của hạ sĩ Hồng Trọng Khâu, 24 tuổi, đang thi hành nghĩa vụ quân sự.
Vụ án này đã khiến bộ trưởng quốc phòng phải từ chức.
Tổng thống Mã Anh Cửu cũng công khai xin lỗi và hứa đem lại công bằng cho gia đình.
(BBC)
Hơn 350 vụ cáo buộc sai phạm của binh lính đã được chuyển từ tòa án binh sang tòa dân sự.
Thay đổi xảy ra sau các cuộc biểu tình vì cái chết của một người lính bị phạt vì sai phạm.
Các trại giam của quân đội và tòa án binh cũng bị đóng cửa trước tháng Giêng.
Hơn 250 nhân viên quốc phòng đang bị giam cũng được thuyên chuyển sang nhà tù dân sự để thụ án.
Đây là thay đổi lớn tại Đài Loan, nơi đã từng chịu thiết quân luật suốt nhiều thập niên.
Sự phẫn nộ của người dân với quân đội vẫn mạnh không chỉ vì thời kì thiết quân luật, mà còn vì định chế này bị xem là tham ô và hành hạ nhân viên.
Đầu tháng này, hàng chục ngàn người biểu tình ở thủ đô Đài Bắc để phản đối cái chết của hạ sĩ Hồng Trọng Khâu, 24 tuổi, đang thi hành nghĩa vụ quân sự.
Vụ án này đã khiến bộ trưởng quốc phòng phải từ chức.
Tổng thống Mã Anh Cửu cũng công khai xin lỗi và hứa đem lại công bằng cho gia đình.
(BBC)
Nguyễn Hưng Quốc - Bầu cử ở Úc
Thủ tướng Australia Kevin Rudd |
Về chuyện bầu cử ở Úc, trước hết, có mấy điều cần lưu ý:
Thứ nhất, ở Úc có đến mấy chục đảng phái chính trị, kể cả những đảng phái có tên và mục tiêu tranh đấu rất… tếu như Đảng Tình dục Úc (Australian Sex Party), Đảng Quyền của người hút thuốc (Smokers Rights Party), Đảng của những người săn bắn và câu cá (Shooters and Fishers Party) hay Đảng Thể thao (Australian Sports Party), v.v… Trong đó, có ba đảng lớn: Đảng Lao Động, Đảng Tự Do và Đảng Quốc Gia. Hai đảng sau, Tự Do và Quốc Gia hầu như lúc nào cũng liên minh chặt chẽ với nhau dưới tên gọi Liên đảng (Coalition). Từ trước đến nay, hầu như chỉ có Đảng Lao Động và Liên đảng thay phiên nhau cầm quyền. Bởi vậy, chính trị Úc còn được gọi là hệ thống lưỡng đảng (two-party system).
Thứ hai, ở Úc, theo chế độ Nghị viện, dân chúng không trực tiếp bầu người lãnh đạo cao nhất của cả nước (Thủ tướng). Họ chỉ bầu Quốc Hội. Đảng nào chiếm đa số ghế trong Hạ Viện, đảng ấy được quyền thành lập chính phủ, và lãnh tụ đảng ấy sẽ trở thành Thủ tướng. Trong trường hợp bất phân thắng bại (như trong kỳ bầu cử năm 2010, cả Đảng Lao Động lẫn Liên đảng đều chỉ có 72 ghế - trên tổng số 150 ghế -, bằng nhau), các đảng chính sẽ tìm cách liên minh với các dân biểu độc lập hoặc thuộc các đảng nhỏ. Liên minh nào chiếm đa số sẽ lên cầm quyền.
Thứ ba, cách bầu cử và cách tính phiếu ở Úc cũng khác hẳn ở các nước. Ở các nước khác, ai được nhiều phiếu nhất so với các ứng cử viên khác thì người đó thắng dù có khi người ấy chỉ được 30 hay 40% tổng phiếu bầu (được gọi là First-past-the-post-voting, hoặc đơn giản hơn, simple majority voting). Úc thì theo hệ thống phân bố theo thứ tự ưu tiên (được gọi là two-party preferred vote). Với hệ thống bầu cử này, người dân sẽ đánh số trên phiếu: ví dụ, trên phiếu có 5 ứng cử viên, người mình thích nhất sẽ được ghi số 1; rồi đến số 2, số 3, số 4. Người mình ít thích nhất sẽ bị đánh số 5. Khi kiểm phiếu, nếu không có ai được quá bán hoặc có hai ứng cử viên A và B bằng phiếu nhau (ví dụ cả hai đều chiếm 40%), người ta sẽ tính phiếu của ứng cử viên số 3 (C): Nếu trong các lá phiếu bầu cho C, ứng cử viên A được nhiều phiếu số 2 nhất, A sẽ thắng.
Thứ tư, khác với ở Mỹ, ở Úc đi bầu là điều bị bắt buộc. Thích hay không thích, mọi công dân trên 18 tuổi cũng phải đi bầu. Không đi bầu là bị phạt (20 đô!). May, ngày bầu cử bao giờ cũng được tổ chức vào Thứ Bảy (khác với ở Mỹ, Thứ Ba, và ở Anh, Thứ Năm).
Thứ năm, trong khi ở Mỹ, cuộc tranh cử tổng thống thường kéo dài cả năm (trước hết là trong nội bộ đảng, và sau đó, giữa hai đảng chính, Cộng Hòa và Dân Chủ, với nhau), ở Úc, các cuộc tranh cử thường chỉ kéo dài khoảng hơn một tháng (tối thiểu là 33 ngày tính từ ngày giải tán Quốc Hội đến ngày bầu cử). Trong thời gian tranh cử, hai đảng chính thường tổ chức các cuộc tranh luận công khai trên truyền hình với nhau (giữa hai lãnh tụ, hai phó lãnh tụ và một số người nhắm đến các ghế quan trọng như Ngân khố, Ngoại giao, Giáo dục, v.v…). Năm nay, hai lãnh tụ sẽ có ba cuộc tranh luận chính thức.
Không khí tranh cử ở Úc, nói chung, không sôi nổi và nhộn nhịp lắm. Hầu hết đều chỉ tập trung ở các địa phương nơi hy vọng thắng cử của hai đảng chính ngang ngửa nhau. Còn với những vùng được xem là “an toàn” của một đảng nào đó, tức là những nơi quan điểm của đa số dân chúng đã định hình, người ta đã có thể biết trước ai thắng ai bại, không khí nói chung khá im ắng. Đảng biết mình sẽ thua không thèm bỏ tiền ra tranh cử ở những nơi ấy. Đảng biết mình sẽ thắng thì cũng dồn tiền và sức lực vào những nơi khác.
Trong dân chúng, có khá nhiều người nhiệt tình với chính trị, sẵn sàng bỏ thời gian để đi vận động thiện nguyện cho đảng hoặc ứng cử viên mình yêu thích. Tuy nhiên, ngay cả những người ấy, nói chung, cũng thường khá ý tứ: Họ chỉ bàn chuyện chính trị với một số đối tượng nào đó. Như một công việc.
Trong các cuộc gặp gỡ riêng, giữa bạn bè hoặc người quen, người ta cũng ít khi đem chuyện chính trị ra bàn luận. Ở trường, nơi tôi đang dạy, tôi biết một số người vốn là những nhà hoạt động (activist) có lý tưởng và rất hăng hái, nhưng chưa bao giờ tôi nghe những người ấy “vận động” sinh viên hay đồng nghiệp. Thành ra, tuy cuộc tranh cử đã được khởi động cả tuần lễ, tôi cũng chưa bao giờ nói chuyện hoặc nghe ai nói chuyện về cuộc bầu cử sắp tới cả. Tôi chỉ nghe trên truyền hình và truyền thanh cũng như một số phương tiện truyền thông đại chúng khác.
Mà, thú thực, tôi cũng không quan tâm lắm đến chuyện bầu cử ở Úc. Không phải vì tôi có tâm lý hờ hững của dân ngụ cư. Không. Tôi biết tôi đang sống và có lẽ sẽ sống ở Úc cho đến lúc chết: Mọi chuyển biến của đất nước này đều liên quan mật thiết đến cuộc sống cũng như tương lai của tôi. Vả lại, tính tôi lại cũng thích chuyện chính trị và chính sách. Thế nhưng, tôi cũng chỉ quan tâm với một mức độ vừa phải. Lý do là vì tôi biết, dù đảng nào thắng cử và lên nắm chính quyền, vận mệnh của nước Úc cũng như của riêng tôi cũng sẽ không có gì thay đổi lớn.
Đã đành, ai cũng biết chính phủ đóng một vai trò cực kỳ hệ trọng đối với đất nước cũng như đối với từng cá nhân hầu như trong mọi lãnh vực, từ kinh tế đến nhân dụng, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, di trú, an sinh xã hội, quan hệ quốc tế, v.v.. Nhưng đó là chính phủ nói chung. Với từng chính phủ, hiểu theo nghĩa hẹp, gắn liền với một lãnh tụ và một đảng phái nào đó, thì lại khác: sự thay đổi, chắc chắn là có, nhưng mức độ của sự thay đổi ấy thường không quá lớn lao để khiến mọi người phải lo lắng.
Nói về chính trị Tây phương, nhiều người tưởng nhầm lãnh tụ (và đảng do ông/bà ấy đứng đầu) có toàn quyền quyết định mọi thứ. Thật ra, không phải. Trong các chế độ dân chủ, trách nhiệm thuộc về cá nhân nhưng con đường hình thành của các chính sách lớn lại phải trải qua cả một guồng máy cồng kềnh, chằng chịt và vô cùng phức tạp, chịu đựng nhiều sự tương tác giữa nhiều nhóm ảnh hưởng khác nhau. Do đó, khả năng lựa chọn của họ rất ít. Và cũng do đó, mặc dù khi tranh cử, người ta có thể phê phán nhau kịch liệt, nhưng khi lên cầm quyền, phần lớn người ta vẫn hành xử giống nhau. Tranh cử lần đầu năm 2008, ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama thề sẽ đóng cửa trại giam Guantanamo do Tổng thống Cộng Hòa George W. Bush lập ra năm 2002; vậy mà, lên làm tổng thống, đến tận nhiệm kỳ thứ hai, ông vẫn chưa thực hiện được. Lý do? – Ông không tìm ra một sự thay thế nào cả. Ở Úc, năm 2007, khi tranh cử, Kevin Rudd đả kích chính sách di trú của Thủ tướng John Howard một cách kịch liệt, nhưng năm nay, 2013, khi ra tranh cử lại, ông lại lặp lại y hệt những gì John Howard đã làm và đã từng bị ông phê phán. Lý do? Ông cũng không tìm ra một sự thay thế nào khác.
Người ta thường xem sự phát triển hay thất bại trong kinh tế gắn liền với một đảng phái cầm quyền nào đó, nhưng trong các chế độ dân chủ và ổn định, vai trò của chính phủ trong lãnh vực này rất khiêm tốn. Thứ nhất, trong các chế độ dân chủ và ổn định (xin lặp lại!), chuyện làm ăn buôn bán chủ yếu nằm trong tay giới kinh doanh chứ không phải giới chính trị; và thứ hai, việc hoạch định các chính sách kinh tế thường nằm trong tay các chuyên gia kinh tế, những người làm việc cho chính phủ nhưng lại thường không gắn chặt với bất cứ một đảng phái nào cả (nên hiếm khi bị thay đổi khi có một đảng mới lên cầm quyền).
Dưới các chế độ dân chủ và ổn định, sự thay đổi giữa đảng cầm quyền này và đảng cầm quyền khác thường nằm ở việc phân phối lợi tức hơn việc làm ra lợi tức. Với một ngân sách giới hạn, khi đảng này quyết định chi tiền nhiều vào nơi này (ví dụ trợ cấp xã hội) thì phải chấp nhận một trong hai, hoặc cả hai, khả năng: một, cắt giảm những nơi khác; hai, tăng thuế. Khi một đảng lớn tiếng hứa hẹn sẽ giảm thuế, dù họ không nói ra, chúng ta cũng có thể hiểu ngay: họ đang toan tính cắt giảm ngân sách ở một hoặc một số bộ phận nào đó.
Ở các nước theo hệ thống lưỡng đảng (như Úc, Mỹ, Pháp, Anh…), hầu hết các toan tính của hai đảng chính thường khá giống nhau: Một đảng chủ trương giảm thuế cho giới nhà giàu để họ có nhiệt tình và thuận lợi phát triển kinh doanh, qua đó, thu nhận nhiều nhân công, và từ đó, giảm tỉ lệ thất nghiệp; và một đảng khác chủ trương tăng thuế của giới nhà giàu để tăng thêm ngân sách cho các chương trình trợ cấp xã hội và thất nghiệp dành cho người nghèo.
Về phương diện lý thuyết, rất khó đánh giá chủ trương nào đúng đắn và hoàn hảo hơn chủ trương nào. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn: hai mục tiêu chính của cả hai đảng đều thuộc hai giới: hoặc giàu hoặc nghèo. Riêng giới trung lưu thì thường bình an vô sự, ít khi chịu ảnh hưởng của các chính sách ấy. Đó là giới không đủ giàu để bị tăng thuế hoặc được giảm thuế và cũng không đủ nghèo để nhận được bất cứ trợ cấp xã hội nào từ chính phủ. Hơn nữa, đó cũng là giới mà các đảng phái cũng như chính phủ ít “dám” đụng đến nhất. Có hai lý do chính. Một là, ở các nước phát triển, thành phần này rất đông, thường là đông nhất. Hai là, phần lớn là thành phần trí thức, vừa quan tâm đến chính trị vừa có khả năng vận động chính trị, vừa lớn tiếng vừa có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Bởi vậy, dù đảng nào lên nắm chính quyền, đời sống của giới trung lưu, nói chung, cũng không có gì thay đổi.
Đối với cá nhân tôi, điều tôi quan tâm nhất là thái độ của các đảng phái chính đối với vấn đề di dân và châu Á. Trong khi với vấn đề di dân, quan điểm của hai đảng chính khá giống nhau, thái độ đối với châu Á lại có những khác biệt rất lớn, đặc biệt về phương diện văn hóa. Về phương diện kinh tế, đảng nào cũng đồng ý với nhau một điểm: Cần mở rộng việc làm ăn buôn bán với các nước Á châu. Không có cách nào khác. Đó là một trong vài nguồn lợi lớn nhất của Úc. Nhưng về phương diện văn hóa, có người xem châu Á là bạn; có người chỉ xem châu Á là một bạn hàng.
Tôi thích những người xem châu Á là bạn. Chứ không phải chỉ là một bạn hàng.
Nguyễn Hưng Quốc
15.08.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Asean ‘đoàn kết’ về COC
Asean đang nỗ lực thể hiện một hình ảnh đoàn kết
Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean
vừa họp tại Thái Lan đã nhất trí lập trường về Bộ Quy tắc
ứng xử trên Biển Đông (COC), theo AFP.
Lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý ‘hòa cùng một giọng’ trong quá trình cố gắng ‘sớm cho ra đời một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông (COC)’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết hôm thứ Tư ngày 14/8.
Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean vừa diễn ra ở thị trấn nghỉ mát ven biển Hua Hin của Thái Lan trong hai ngày 13/8-14/8. Trong số các đại diện tham dự, có chín ngoại trưởng và đại diện Campuchia ở cấp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao.
Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của ông Surapong Tovichakchaikul, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của nước chủ nhà Thái Lan.
“Asean sẽ đồng lòng và đoàn kết. Điều này không có nghĩa là chúng tôi cùng chống lại ai đó,” ngưười phát ngôn này nói.
“Bộ Quy tắc ứng xử sẽ nhằm để thúc đẩy lòng tin giữa Asean và Trung Quốc... và ngăn chặn bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra trên Biển Đông.”
Tại diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore hồi tháng Sáu, các thành viên Asean đã vượt qua sự chia rẽ nội bộ về vấn đề này.
Năm ngoái, khi Phnom Penh đang làm chủ tịch luân phiên Asean, khối này đã không thể ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông tại một cuộc họp thượng đỉnh.
Asean đã nỗ lực trong hơn 10 năm qua để thuyết phục Trung Quốc đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cho các hành động trên Biển Đông.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Arthayudh Srisamoot, người đứng đầu cơ quan chuyên trách các vấn đề Asean của Chính phủ Thái Lan cho biết các nước Asean rất mong muốn hoàn tất đàm phán COC.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng các cuộc đàm phán còn phải tính đến sự sẵn lòng của tất cả các nước.
“Đừng mong đợi COC sẽ sớm hoàn tất,” ông được Bangkok Post dẫn lời nói.
Cuộc gặp không chính thức ở Hua Hin lần này cũng chuẩn bị cho Hội nghị ngoại trưởng Asean và Trung Quốc ở Bắc Kinh từ ngày 28/8 đến 30/8 tới. Hội nghị này diễn ra nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Asean.
Hội nghị này cũng sẽ dọn đường cho kỳ họp Thượng đỉnh lần thứ 16 giữa Asean và Trung Quốc vào tháng 10 tại Brunei.
(BBC)
Lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý ‘hòa cùng một giọng’ trong quá trình cố gắng ‘sớm cho ra đời một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông (COC)’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết hôm thứ Tư ngày 14/8.
Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean vừa diễn ra ở thị trấn nghỉ mát ven biển Hua Hin của Thái Lan trong hai ngày 13/8-14/8. Trong số các đại diện tham dự, có chín ngoại trưởng và đại diện Campuchia ở cấp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao.
Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của ông Surapong Tovichakchaikul, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của nước chủ nhà Thái Lan.
“Asean sẽ đồng lòng và đoàn kết. Điều này không có nghĩa là chúng tôi cùng chống lại ai đó,” ngưười phát ngôn này nói.
“Bộ Quy tắc ứng xử sẽ nhằm để thúc đẩy lòng tin giữa Asean và Trung Quốc... và ngăn chặn bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra trên Biển Đông.”
Tại diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore hồi tháng Sáu, các thành viên Asean đã vượt qua sự chia rẽ nội bộ về vấn đề này.
Năm ngoái, khi Phnom Penh đang làm chủ tịch luân phiên Asean, khối này đã không thể ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông tại một cuộc họp thượng đỉnh.
Asean đã nỗ lực trong hơn 10 năm qua để thuyết phục Trung Quốc đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cho các hành động trên Biển Đông.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Arthayudh Srisamoot, người đứng đầu cơ quan chuyên trách các vấn đề Asean của Chính phủ Thái Lan cho biết các nước Asean rất mong muốn hoàn tất đàm phán COC.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng các cuộc đàm phán còn phải tính đến sự sẵn lòng của tất cả các nước.
“Đừng mong đợi COC sẽ sớm hoàn tất,” ông được Bangkok Post dẫn lời nói.
Cuộc gặp không chính thức ở Hua Hin lần này cũng chuẩn bị cho Hội nghị ngoại trưởng Asean và Trung Quốc ở Bắc Kinh từ ngày 28/8 đến 30/8 tới. Hội nghị này diễn ra nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Asean.
Hội nghị này cũng sẽ dọn đường cho kỳ họp Thượng đỉnh lần thứ 16 giữa Asean và Trung Quốc vào tháng 10 tại Brunei.
(BBC)
Manning ‘xin lỗi đã làm hại nước Mỹ’
Manning đã xin lỗi vì làm tổn hại cho nước Mỹ
Binh nhất Bradley Manning xin lỗi đã làm tổn thương nước Mỹ vì
đã làm rò rỉ một loạt tài liệu mật của Chính phủ Mỹ cho
Wikileaks.
Tại phiên xử ở thành phố Fort Meade, tiểu bang Maryland, binh nhất Manning, 25 tuổi, nói anh đã ‘lầm tưởng rằng anh có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn’.
Tuy nhiên anh nói rằng khi hồi tưởng lại thì lẽ ra anh nên thực hiện công việc này ‘trong nội bộ’.
Manning đối diện với bản án tù lên đến 90 năm sau khi hồi tháng Bảy bị buộc 20 tội danh trong đó có làm gián điệp.
“Tôi xin lỗi vì những hậu quả không mong muốn của hành động của tôi. Ba năm vừa qua tôi cũng đã hiểu ra được nhiều điều.”
Hồi tháng trước, thẩm phán Denise Lind của tòa án binh đã kết tội binh nhất Manning phạm 20 tội danh trong đó có làm gián điệp, trộm cắp và vi phạm các quy định máy tính.
Manning thừa nhận đã chuyển hàng trăm ngàn bản tin chiến trường và điện tín ngoại giao cho Wikileaks khi làm nhiệm vụ ở Iraq hồi năm 2010.
Trong một tuyên bố ngắn hôm thứ Tư ngày 14/8, binh nhất Manning nói anh đã nhận ra rằng lẽ ra anh nên ‘nỗ lực quyết liệt hơn bên trong nội bộ’ để tạo ra sự thay đổi mà anh mong muốn.
“Khi tôi đi đến những quyết định này tôi đã tin rằng mình đang làm việc có ích chứ không phải làm tổn hại đến mọi người,” anh phát biểu.
“Tôi không thể nào quay lại và thay đổi quyết định nữa rồi.”
Anh cũng nói rằng anh hiểu mình phải ‘trả giá’ cho hành động của bản thân nhưng cũng mong rằng được vào đại học một ngày nào đó.
Manning đã gửi ảnh giả trang thành phụ nữ này tới bác sỹ để nói về bệnh lý của mình
Trong khi đó, cũng trong hôm thứ Tư ngày 14/8, Wikileaks, nơi nhận và công bố các tài liệu bị Manning rò rỉ, tuyên bố rằng những phát ngôn của Manning là ‘do anh bị cưỡng ép dưới uy quyền của tòa án binh của Mỹ’.
“Việc Manning bị cưỡng ép dẫn tới quyết định xin lỗi Chính phủ Mỹ để mong giảm án được một chục năm hoặc nhiều hơn cần phải được thấu hiểu và cảm thông,” Wikileaks ra thông cáo nói.
Đại úy hải quân David Moulton, một nhà tâm lý tư pháp, đã làm chứng trước tòa rằng vào lúc Manning tiết lộ thông tin mật, anh ta đang cảm thấy bị bạn bè và gia đình ruồng rẫy và trước đó đã trải qua một thời kỳ sóng gió với bạn trai của mình.
Ông đã thẩm vấn Manning trong 21 tiếng đồng hồ sau khi anh ta bị bắt.
Đại úy Moulton cũng cho biết Manning nói anh muốn trở thành phụ nữ.
Trong thuật ngữ tâm lý thì Manning bị cho là mắc chứng ‘rối loạn giới tính’ – điều này khác với đồng tính luyến ái, Moulton giải thích.
“Giới tính nẳm ở trung tâm bản sắc của mỗi người chúng ta,” ông nói và cho biết khi một ai đó còn băn khoăn về giới tính của mình thì đối với người đó cả thế giới sẽ ‘mất cân bằng’.
Ngoài ra, Manning cũng cảm thấy bất mãn với cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và đang tìm cách chống lại những ‘bất công’, Moulton nói trước tòa.
“Manning có suy nghĩ rằng những thông tin bị rò rỉ sẽ giúp thay đổi cách thế giới nhìn nhận cuộc chiến ở Iraq,” ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng Manning tin rằng việc anh tiết lộ thông tin mật như thế sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến và rằng người lính trẻ này cũng mơ hồ về hình phạt mà anh sẽ nhận.
“Anh ấy đã không lường được là mình sẽ gặp vấn đề lớn như thế nào, tôi dám chắc như thế,” Đại úy Moulton nói.
“Anh ấy thật sự chỉ hành động dựa trên lý tưởng và lương tâm của mình chứ không nghĩ xa hơn.”
(BBC)
Tại phiên xử ở thành phố Fort Meade, tiểu bang Maryland, binh nhất Manning, 25 tuổi, nói anh đã ‘lầm tưởng rằng anh có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn’.
Tuy nhiên anh nói rằng khi hồi tưởng lại thì lẽ ra anh nên thực hiện công việc này ‘trong nội bộ’.
Manning đối diện với bản án tù lên đến 90 năm sau khi hồi tháng Bảy bị buộc 20 tội danh trong đó có làm gián điệp.
‘Hiểu ra được nhiều’
Trong một phát ngôn không tuyên thệ tại tòa án binh, Manning nói: “Tôi xin lỗi vì hành động của tôi đã làm tổn hại mọi người. Tôi xin lỗi vì đã làm tổn thương nước Mỹ.”“Tôi xin lỗi vì những hậu quả không mong muốn của hành động của tôi. Ba năm vừa qua tôi cũng đã hiểu ra được nhiều điều.”
Hồi tháng trước, thẩm phán Denise Lind của tòa án binh đã kết tội binh nhất Manning phạm 20 tội danh trong đó có làm gián điệp, trộm cắp và vi phạm các quy định máy tính.
Manning thừa nhận đã chuyển hàng trăm ngàn bản tin chiến trường và điện tín ngoại giao cho Wikileaks khi làm nhiệm vụ ở Iraq hồi năm 2010.
"Khi tôi đi đến những quyết định này tôi đã tin rằng mình đang làm việc có ích chứ không phải làm tổn hại đến mọi người."Trước đó, anh cũng từng nói rằng anh tuồn tài liệu mật ra ngoài với mục đích phát động một cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại và quân đội của Mỹ.
Manning nói trước tòa
Trong một tuyên bố ngắn hôm thứ Tư ngày 14/8, binh nhất Manning nói anh đã nhận ra rằng lẽ ra anh nên ‘nỗ lực quyết liệt hơn bên trong nội bộ’ để tạo ra sự thay đổi mà anh mong muốn.
“Khi tôi đi đến những quyết định này tôi đã tin rằng mình đang làm việc có ích chứ không phải làm tổn hại đến mọi người,” anh phát biểu.
“Tôi không thể nào quay lại và thay đổi quyết định nữa rồi.”
Anh cũng nói rằng anh hiểu mình phải ‘trả giá’ cho hành động của bản thân nhưng cũng mong rằng được vào đại học một ngày nào đó.
Bị ép nhận tội?
Phiên xử nhằm tuyên án đã tập trung vào hành động của Manning đã gây thiệt hại đến đâu. Một số nhân chứng đã được triệu tập để mô tả những hệ quả đối với quan hệ ngoại giao của Mỹ cũng như đối với quan hệ của quân đội Mỹ với thường dân Afghanistan.Manning đã gửi ảnh giả trang thành phụ nữ này tới bác sỹ để nói về bệnh lý của mình
Trong khi đó, cũng trong hôm thứ Tư ngày 14/8, Wikileaks, nơi nhận và công bố các tài liệu bị Manning rò rỉ, tuyên bố rằng những phát ngôn của Manning là ‘do anh bị cưỡng ép dưới uy quyền của tòa án binh của Mỹ’.
“Việc Manning bị cưỡng ép dẫn tới quyết định xin lỗi Chính phủ Mỹ để mong giảm án được một chục năm hoặc nhiều hơn cần phải được thấu hiểu và cảm thông,” Wikileaks ra thông cáo nói.
Đại úy hải quân David Moulton, một nhà tâm lý tư pháp, đã làm chứng trước tòa rằng vào lúc Manning tiết lộ thông tin mật, anh ta đang cảm thấy bị bạn bè và gia đình ruồng rẫy và trước đó đã trải qua một thời kỳ sóng gió với bạn trai của mình.
Ông đã thẩm vấn Manning trong 21 tiếng đồng hồ sau khi anh ta bị bắt.
Đại úy Moulton cũng cho biết Manning nói anh muốn trở thành phụ nữ.
Trong thuật ngữ tâm lý thì Manning bị cho là mắc chứng ‘rối loạn giới tính’ – điều này khác với đồng tính luyến ái, Moulton giải thích.
“Giới tính nẳm ở trung tâm bản sắc của mỗi người chúng ta,” ông nói và cho biết khi một ai đó còn băn khoăn về giới tính của mình thì đối với người đó cả thế giới sẽ ‘mất cân bằng’.
‘Không nghĩ thấu đáo’
"Việc Manning bị cưỡng ép quyết định xin lỗi Chính phủ Mỹ để mong giảm án được một chục năm hoặc nhiều hơn cần phải được thấu hiểu và cảm thông." Thông cáo của WikileaksBinh nhất Manning cũng đề cập đến những vấn đề này trong phát ngôn của anh. Anh nói rằng tình trạng này ‘đang diễn ra’ và là ‘một khó khăn lớn trong cuộc đời tôi’ nhưng không thể biện hộ cho hành động của anh.
Ngoài ra, Manning cũng cảm thấy bất mãn với cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và đang tìm cách chống lại những ‘bất công’, Moulton nói trước tòa.
“Manning có suy nghĩ rằng những thông tin bị rò rỉ sẽ giúp thay đổi cách thế giới nhìn nhận cuộc chiến ở Iraq,” ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng Manning tin rằng việc anh tiết lộ thông tin mật như thế sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến và rằng người lính trẻ này cũng mơ hồ về hình phạt mà anh sẽ nhận.
“Anh ấy đã không lường được là mình sẽ gặp vấn đề lớn như thế nào, tôi dám chắc như thế,” Đại úy Moulton nói.
“Anh ấy thật sự chỉ hành động dựa trên lý tưởng và lương tâm của mình chứ không nghĩ xa hơn.”
(BBC)
Chuyện gì đang xảy ra ở Ai Cập?
Một tòa nhà chính phủ bị người ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo đốt cháy hôm 15/8
Lực lượng an ninh xông vào hai
trại ở Cairo hôm 14 tháng Tám, giết hại và làm bị thương hàng trăm ủng
hộ viên của Tổng thống bị truất quyền ông Mohammed Morsi và hàng chục
nhân viên an ninh thiệt mạng.
Đó là ngày đẫm máu nhất tại Ai Cập kể từ khi cuộc nổi dậy vì dân chủ diễn ra cách đây hai năm. Đất nước này đã ở trong tình trạng hỗn độn kể từ khi quân đội phế truất ông Morsi hôm 3 tháng Bảy, một năm sau khi ông được dân bầu.
Điều gì xảy ra tại các cuộc biểu tình ngồi ủng hộ Morsi?
Lực lượng an ninh được điều động tới vào sáng ngày 14 tháng Tám để giải tỏa hai trại biểu tình bên ngoài đền thờ Rabaa al-Adawiya ở thủ đô Cairo và tại Quảng trường Nahda ở phía tây thành phố.
Hơi cay được dùng để giải tán những người biểu tình và người ta nghe thấy hàng loạt tiếng súng nổ. Những chiếc xe ủi bọc thép được điểu tới để giải tỏa các trại này.
Ít nhất 525 người bị thiệt mạng trong chiến dịch này, theo Bộ Y tế. Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo, vốn hậu thuẫn cho những người biểu tình, đưa ra con số tử vong tới hơn 2000 người.
Hai địa điểm này là nơi những người ủng hộ Tổng thống Morsi chiếm giữ, và họ là những người đã bị quân đội buộc rời bỏ nhiệm sở sau các cuộc biểu tình quần chúng chống lại ông trên đường phố.
Họ đòi phải đưa ông trở lại nắm quyền và đã bỏ qua những cảnh cáo từ giới chức trách phải chấm dứt cuộc biểu tình ngồi.
Vì sao ông Morsi bị truất quyền?
Trong năm đầu cầm quyền của Tổng thống Morsi theo Hồi giáo, ông đã có bất đồng với các thể chế và các khu vực chủ chốt trong xã hội và nhiều người Ai Cập nhìn nhận ông là đã không làm gì nhiều để giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội của Ai Cập.
Ai Cập trở nên phân cực giữa những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi và những người chống lại ông, bao gồm những người cánh tả, người có tư tưởng tự do và những người thế tục.
Chính phủ nói hơn 500 người chết, trong khi đối lập nói ít nhất 2000 người bị giết
Hôm 30/6/2013 hàng triệu người đã xuống đường để đánh dấu một năm ngày Tổng thống tuyên thệ, trong một cuộc biểu tình do Phong trào Tamarod (Nổi dậy) tổ chức.
Các cuộc biểu tình đã dẫn tới việc quân đội cảnh báo Tổng thống Morsi vào hôm 1/7 rằng họ sẽ can thiệp và áp đặt "lịch trình" riêng của họ nếu ông không đáp ứng những đòi hỏi của quần chúng trong vòng 48 tiếng.
Khi thời hạn chót đến, ông Morsi quả quyết rằng ông là nhà lãnh đạo hợp pháp của Ai Cập. Ông cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực nào phế truất ông bằng vũ lực sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn.
Tuy nhiên hôm 3/7, người đứng đầu quân đội, Tướng Abdul Fattah al-Sisi, tuyên bố hiến pháp bị đình chỉ và quân đội được xe bọc thép hậu thuẫn đã chiếm giữ các vị trí chủ chốt tại thủ đô Cairo, khi hàng trăm ngàn người thuộc phe đối lập và những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi xuống đường biểu tình.
Ông ElBaradei được đặt vào vị trí Phó Tổng thống lâm thời nhưng đã từ chức để phản đối hành động của quân đội hôm 14/8.
Ông Mohammed Morsi là ai?
Ông Mohammed Morsi nổi lên từ phong trào Huynh Đệ Hồi giáo của Ai Cập, một phong trào bị cấm đã nhiều thập niên. Ông trở thành chủ tịch Đảng Tự do và Công lý - cánh chính trị của phong trào này.
Ông thắng cử với tỉ lệ sát sao hồi tháng Sáu năm 2012, trở thành Tổng thống được bầu chọn dân chủ đầu tiên của Ai Cập. Cuộc bầu cử đó, nhìn chung được nhìn nhận là tự do và công bằng, theo sau một giai đoạn đầy biến động dưới sự cầm quyền của quân đội sau khi nhà lãnh đạo lâu năm của Ai Cập là ông Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng Hai năm 2011.
Kể từ khi bị truất quyền, Morsi đã bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ.
Một vài nhân vật cao cấp khác từ Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo cũng đã bị giam giữ trong đó có Phó chủ tịch đầy quyền lực, ông Khairat al-Shater, người bị cáo buộc đã xúi giục bạo động.
Điều gì xảy ra kể từ khi quân đội nắm quyền?
Những người ủng hộ ông Morsi đã hầu như ngày nào cũng tổ chức tuần hành đòi đưa ông trở lại nắm quyền và Trụ sở của Vệ binh Tổng thống tại Cairo là điểm nóng vì nhiều người tin rằng đó là nơi ông Morsi đang bị giam giữ.
Tướng Sisi đã gạt bỏ ông Morsi (phải)
Phát biểu sau cái chết của ít nhất 51 người bên ngoài Trụ sở Vệ binh Tổng thống hôm 8 tháng Bảy, Đảng Tự do và Công lý kêu gọi "một cuộc nổi dậy" chống lại "những người tìm cách đánh cắp cuộc cách mạng của họ bằng xe tăng".
Hôm 27 tháng Bảy, hơn 70 người đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh tại cuộc biểu tình ngồi ở Rabaa al-Adawiya. Lực lượng an ninh bị cáo buộc đã dùng vũ lực chết người không cần thiết. Bộ Nội vụ cáo buộc những người biểu tình đã dùng vũ khí.
Những người biểu tình chống ông Morsi cũng đã xuống đường. Tướng Sisi khuyến khích họ đi biểu tình hôm 26 tháng Bảy để giao cho quân đội "sứ mệnh sẵn sàng đối mặt với bạo động và khủng bố có thể xảy ra".
Hơn 250 người đã bị giết hại trong các cuộc biểu tình và đối đầu với lực lượng an ninh trước khi diễn ra chiến dịch tiến vào giải tỏa các trại, hầu hết những người tại đó là ủng hộ viên của ông Morsi.
Kế tiếp sẽ là gì?
Tướng Sisi nói ông Mansour sẽ nắm trách nhiệm trong một "giai đoạn chuyển giao cho tới khi một Tổng thống mới được bầu chọn".
Ông Mansour đã đặt ra các kế hoạch cho chuyển giao bao gồm duyệt xét lại Hiến pháp vốn được ông Morsi hậu thuẫn và bầu cử quốc hội mới vào đầu năm 2014. Kế hoạch đã bị Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo bác bỏ và bị đảng cánh tả và các đảng tự do chỉ trích.
Tướng Sisi hứa "không gạt bỏ bất cứ một ai hay bất cứ một phong trào nào" và kêu gọi các biện pháp để "giao quyền cho thanh niên và đưa họ vào các thể chế của nhà nước".
Tuy nhiên ông không xác định thời gian cho giai đoạn chuyển giao hay quân đội sẽ đóng vai trò gì.
Quân đội có quyền lực nhất và nhiều người nói quân đội hoạt động giống như một nhà nước trong một quốc gia. Những cơ sở kinh doanh do quân đội sở hữu chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế Ai Cập.
(BBC)
Đó là ngày đẫm máu nhất tại Ai Cập kể từ khi cuộc nổi dậy vì dân chủ diễn ra cách đây hai năm. Đất nước này đã ở trong tình trạng hỗn độn kể từ khi quân đội phế truất ông Morsi hôm 3 tháng Bảy, một năm sau khi ông được dân bầu.
Điều gì xảy ra tại các cuộc biểu tình ngồi ủng hộ Morsi?
Lực lượng an ninh được điều động tới vào sáng ngày 14 tháng Tám để giải tỏa hai trại biểu tình bên ngoài đền thờ Rabaa al-Adawiya ở thủ đô Cairo và tại Quảng trường Nahda ở phía tây thành phố.
Hơi cay được dùng để giải tán những người biểu tình và người ta nghe thấy hàng loạt tiếng súng nổ. Những chiếc xe ủi bọc thép được điểu tới để giải tỏa các trại này.
Ít nhất 525 người bị thiệt mạng trong chiến dịch này, theo Bộ Y tế. Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo, vốn hậu thuẫn cho những người biểu tình, đưa ra con số tử vong tới hơn 2000 người.
Hai địa điểm này là nơi những người ủng hộ Tổng thống Morsi chiếm giữ, và họ là những người đã bị quân đội buộc rời bỏ nhiệm sở sau các cuộc biểu tình quần chúng chống lại ông trên đường phố.
Họ đòi phải đưa ông trở lại nắm quyền và đã bỏ qua những cảnh cáo từ giới chức trách phải chấm dứt cuộc biểu tình ngồi.
Vì sao ông Morsi bị truất quyền?
Trong năm đầu cầm quyền của Tổng thống Morsi theo Hồi giáo, ông đã có bất đồng với các thể chế và các khu vực chủ chốt trong xã hội và nhiều người Ai Cập nhìn nhận ông là đã không làm gì nhiều để giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội của Ai Cập.
Ai Cập trở nên phân cực giữa những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi và những người chống lại ông, bao gồm những người cánh tả, người có tư tưởng tự do và những người thế tục.
Chính phủ nói hơn 500 người chết, trong khi đối lập nói ít nhất 2000 người bị giết
Hôm 30/6/2013 hàng triệu người đã xuống đường để đánh dấu một năm ngày Tổng thống tuyên thệ, trong một cuộc biểu tình do Phong trào Tamarod (Nổi dậy) tổ chức.
Các cuộc biểu tình đã dẫn tới việc quân đội cảnh báo Tổng thống Morsi vào hôm 1/7 rằng họ sẽ can thiệp và áp đặt "lịch trình" riêng của họ nếu ông không đáp ứng những đòi hỏi của quần chúng trong vòng 48 tiếng.
Khi thời hạn chót đến, ông Morsi quả quyết rằng ông là nhà lãnh đạo hợp pháp của Ai Cập. Ông cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực nào phế truất ông bằng vũ lực sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn.
Tuy nhiên hôm 3/7, người đứng đầu quân đội, Tướng Abdul Fattah al-Sisi, tuyên bố hiến pháp bị đình chỉ và quân đội được xe bọc thép hậu thuẫn đã chiếm giữ các vị trí chủ chốt tại thủ đô Cairo, khi hàng trăm ngàn người thuộc phe đối lập và những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi xuống đường biểu tình.
Ông ElBaradei được đặt vào vị trí Phó Tổng thống lâm thời nhưng đã từ chức để phản đối hành động của quân đội hôm 14/8.
Ông Mohammed Morsi là ai?
Ông Mohammed Morsi nổi lên từ phong trào Huynh Đệ Hồi giáo của Ai Cập, một phong trào bị cấm đã nhiều thập niên. Ông trở thành chủ tịch Đảng Tự do và Công lý - cánh chính trị của phong trào này.
Ông thắng cử với tỉ lệ sát sao hồi tháng Sáu năm 2012, trở thành Tổng thống được bầu chọn dân chủ đầu tiên của Ai Cập. Cuộc bầu cử đó, nhìn chung được nhìn nhận là tự do và công bằng, theo sau một giai đoạn đầy biến động dưới sự cầm quyền của quân đội sau khi nhà lãnh đạo lâu năm của Ai Cập là ông Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng Hai năm 2011.
Kể từ khi bị truất quyền, Morsi đã bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ.
Một vài nhân vật cao cấp khác từ Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo cũng đã bị giam giữ trong đó có Phó chủ tịch đầy quyền lực, ông Khairat al-Shater, người bị cáo buộc đã xúi giục bạo động.
Điều gì xảy ra kể từ khi quân đội nắm quyền?
Những người ủng hộ ông Morsi đã hầu như ngày nào cũng tổ chức tuần hành đòi đưa ông trở lại nắm quyền và Trụ sở của Vệ binh Tổng thống tại Cairo là điểm nóng vì nhiều người tin rằng đó là nơi ông Morsi đang bị giam giữ.
Tướng Sisi đã gạt bỏ ông Morsi (phải)
Phát biểu sau cái chết của ít nhất 51 người bên ngoài Trụ sở Vệ binh Tổng thống hôm 8 tháng Bảy, Đảng Tự do và Công lý kêu gọi "một cuộc nổi dậy" chống lại "những người tìm cách đánh cắp cuộc cách mạng của họ bằng xe tăng".
Hôm 27 tháng Bảy, hơn 70 người đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh tại cuộc biểu tình ngồi ở Rabaa al-Adawiya. Lực lượng an ninh bị cáo buộc đã dùng vũ lực chết người không cần thiết. Bộ Nội vụ cáo buộc những người biểu tình đã dùng vũ khí.
Những người biểu tình chống ông Morsi cũng đã xuống đường. Tướng Sisi khuyến khích họ đi biểu tình hôm 26 tháng Bảy để giao cho quân đội "sứ mệnh sẵn sàng đối mặt với bạo động và khủng bố có thể xảy ra".
Hơn 250 người đã bị giết hại trong các cuộc biểu tình và đối đầu với lực lượng an ninh trước khi diễn ra chiến dịch tiến vào giải tỏa các trại, hầu hết những người tại đó là ủng hộ viên của ông Morsi.
Kế tiếp sẽ là gì?
Tướng Sisi nói ông Mansour sẽ nắm trách nhiệm trong một "giai đoạn chuyển giao cho tới khi một Tổng thống mới được bầu chọn".
Ông Mansour đã đặt ra các kế hoạch cho chuyển giao bao gồm duyệt xét lại Hiến pháp vốn được ông Morsi hậu thuẫn và bầu cử quốc hội mới vào đầu năm 2014. Kế hoạch đã bị Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo bác bỏ và bị đảng cánh tả và các đảng tự do chỉ trích.
Tướng Sisi hứa "không gạt bỏ bất cứ một ai hay bất cứ một phong trào nào" và kêu gọi các biện pháp để "giao quyền cho thanh niên và đưa họ vào các thể chế của nhà nước".
Tuy nhiên ông không xác định thời gian cho giai đoạn chuyển giao hay quân đội sẽ đóng vai trò gì.
Quân đội có quyền lực nhất và nhiều người nói quân đội hoạt động giống như một nhà nước trong một quốc gia. Những cơ sở kinh doanh do quân đội sở hữu chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế Ai Cập.
(BBC)
Huỳnh Ngọc Chênh - Ghi nhanh về chuyến đi thăm Uyên, Kha và Uy trong tù
Khi Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, tôi và một vài bạn trẻ đến cổng
trại tạm giam Long An thì cũng vừa lúc một một băng rôn đỏ rực " Nhiệt
liệt chào mừng" được kéo lên treo trước cổng trại. Tôi nói đùa: "He he,
họ nhiệt liệt chào mừng chúng mình đấy".
Đến gần hóa ra là "Nhiệt liệt chào mừng đại biểu dự lễ khánh thành trại
tạm giam công an tỉnh Long An". Nhà tù mới được xây dựng rất to đẹp và
hoành tráng trên một khu đất rộng mênh mông cách trung tâm thành phố Tân
An (tỉnh lỵ Long An) khoảng chừng 10km. Vì vậy đường đi đến trại tạm
giam rất thuận lợi, đỡ vất vả cho những người nhà đi thăm nuôi thân nhân
trong trại.
Vào trong khu thăm nuôi, chúng tôi bất ngờ khi gặp các anh Huỳnh Kim
Báu, Kha Lương Ngãi, Mai Văn Muôn đại diện cho nhóm nhân sĩ trí thức Sài
Gòn đến thăm viếng và tặng quà cho ba em Phương Uyên, Nguyên Kha và
Nhật Uy. Và bất ngờ hơn nữa, khi thấy blogger Phạm Chí Dũng đang đứng
quây quần bên cạnh nhóm bạn trẻ là bạn bè của Uyên, Kha và Uy. Phạm Chí
Dũng đã từ sáng sớm, một mình cỡi xe gắn máy từ Sài Gòn chạy xuống đây.
Gia đình Phương Uyên, bên cạnh anh Linh, chị Nhung là bố mẹ, còn có em
trai nhỏ và cậu ruột từ Phan Thiết vào đi cùng với chị Tân vợ anh Điếu
Cày. Gia đình Nguyên Kha, Nhật Uy thì ngoài mẹ Liên, chị Như là chị cả
của Kha, Uy còn có cô vợ chưa cưới của Uy cùng các cháu nhỏ.
Đoàn khách thăm trước cổng trại tạm giam công an tỉnh Long An |
Sáng nay người đi thăm tù khá đông, chúng tôi cùng gom hết chứng minh
nhân dân đưa cho chị Nhung vào đăng ký thủ tục thăm nuôi rồi ngồi chờ.
Nhân viên trại tạm giam Long An làm việc khá nghiêm túc và chấp hành
đúng quy định của luật pháp là cho phép tất cả chúng tôi được vào thăm
tù nhân theo nguyện vọng. (Những trại giam khác như trại giam anh Điếu
Cày, trại giam chị Tạ Phong Tần...ngăn cản người thân quen vào thăm tù
nhân là làm trái pháp luật). Rất tiếc, khi chúng tôi đến thì gia đình
chị Liên đã làm xong thủ tục đăng ký thăm nuôi Nguyên Kha và Nhật Uy nên
chúng tôi chỉ làm thủ tục đăng ký thăm nuôi chung với gia đình Phương
Uyên.
Nguyên Kha được ra trước tiên, do không đăng ký nên chúng tôi chỉ được
đứng ngoài cửa sổ nhìn vào. Tuy vậy, tôi và Phạm Chí Dũng vẫn vào trong
cùng với mẹ và chị gái của Nguyên Kha. Bên kia khung kiến, chàng trai
trẻ cao lớn, mạnh khỏe và tươi tắn bước ra ngồi vào ghế. Nguyên Kha có
khuôn mặt cân đối, ánh mắt sáng, hai hàng lông mày đậm và sắc tạo ra nét
cương nghị của một người đàn ông cứng cõi. Kha cười khá tươi khi chào
mọi người và trong suốt thời gian nói chuyện qua ống nghe với chị gái và
cháu gái. Chị Liên, mẹ Kha ngồi hàng ghế phía sau cùng tôi, chị nói hôm
nay chị không được phép nói chuyện với Kha. Tôi tỏ ra ngạc nhiên, chị
giải thích: Những lần thăm nuôi và gặp gỡ trước đó chị đã nói nhiều,
trong đó có những điều người ta cho là bất lợi nên lần nầy phải viết cam
kết chỉ vào thăm chứ không cho tiếp xúc nói chuyện (?) Quy định chỉ cho
mỗi tù nhân được 20 phút nói chuyện với người nhà, nhưng hôm nay, các
giám thị tỏ ra dễ dãi, linh hoạt cho Nguyên Kha ở lại thêm 5 phút. Qua
sắc thái tươi tỉnh của Nguyên Kha suốt buổi tiếp xúc với gia đình và qua
hỏi chuyện chị của Nguyên Kha sau đó, chúng tôi biết rằng tinh thần em
rất vững vàng cho phiên tòa ngày mai. Kha rất cảm động khi thấy các bạn
của mình và biết có các nhân sĩ và blogger chúng tôi đến thăm và gởi
quà. Em tươi tỉnh và đầy vẻ tự tin vẫy tay chào chúng tôi trước khi bước
vào.
Tiếp theo sau đó là Phương Uyên và Đinh Nhật Uy, tất cả chúng tôi, trên
10 người đều được vào trong phòng để chờ cả hai bước ra. Tuy nhiên chúng
tôi chỉ thấy mỗi Đinh Nhật Uy với chiếc áo thun vàng nổi bậc và nụ cười
thật tươi bước ra vẫy tay chào. Tất cả các tù nam đều hớt tóc ngắn,
riêng Đinh Nhật Uy vẫn để nguyên mái tóc dài như vẫn thấy các ảnh của em
trên facebook, vì Uy chưa phải là phạm nhân (đến bây giờ chúng tôi thật
tình vẫn chưa hiểu Uy bị bắt vì lý do gì, chẳng lẽ vì vài câu chống
Trung cộng trên facebook mà áp em vào điều 258?). Hôn thê của Uy được ưu
tiên nói chuyện với Uy suốt cả buổi thăm nuôi. Uy mới bị bắt nên biết
rất nhiều người trong đoàn đến thăm, vừa nói chuyện với người yêu nhưng
thỉnh thoảng vẫn vẫy tay chào chúng tôi bên ngoài. Sau người yêu là đến
chị gái của Uy. Chị Liên cũng không nói chuyện với con trai, chỉ giải
thích: Tôi mới làm việc với nó suốt cả ngày cách đây mấy hôm rồi. Lần
này Uy ra tòa phúc thẫm vụ Uyên - Kha với tư cách người có trách nhiệm
liên quan chứ không phải ra tòa vì chính vụ của Uy. Tài sản của Uy tại
cửa hàng điện tử bị tịch thu trong vụ án Uyên - Kha, và Uy đã gởi đơn
kháng nghị.
Phải chờ đến hơn 20 phút thì mới đến lượt Phương Uyên ra.
Anh Huỳnh Kim Báu, đại diện các nhân sĩ trí thức trao quà cho Phương Uyên qua chị Nhung, mẹ Phương Uyên
Tất cả chúng tôi hơn 10 người đều đồng loạt bật đứng lên khi một cô gái
trẻ thật xinh đẹp dưới màu áo trắng học trò còn mang bảng hiệu nhà
trường bước ra. Chúng tôi xuýt vỗ tay vang trời nhưng chợt nhớ lại không
được phép làm ồn tại phòng thăm nên dừng lại. Em sáng lóa và rạng ngời
với nước da trắng ngần không thua màu trắng tinh của chiếc áo nữ sinh mà
em đang mặc. Khuôn mặt em đầy đặn và cương nghị với ánh mắt rạng ngời
sau đôi kiếng cận gọng đen. Em chỉ nhìn chúng tôi gật đầu chào trước khi
ngồi xuống mà cảm xúc chúng tôi dâng trào. Mắt Nguyễn Tường Thụy dường
như đang nhòe đi. Chị Tân khẽ nhắc: Anh đừng khóc đấy nhé. Rồi nắm tay
kéo Thụy ra sau trong khi tất cả chúng tôi dồn vào đứng vòng quanh sau
lưng anh Linh và chị Nhung, bố mẹ của Uyên. Em trai 8 tuổi của Uyên được
giám thị cho chạy vào bên trong ôm chầm lấy chị, hai chị em tíu tít hôn
nhau.
Vì có tên đăng ký chính thức thăm Uyên nên tất cả chúng tôi đều được nói
chuyện với Uyên. Sau một hồi tâm sự với nhau, ba mẹ Uyên nhường ống
nghe cho chúng tôi. Anh Huỳnh Kim Báu nói trước. Anh giới thiệu thành
phần trong đoàn đến thăm cho Uyên biết và động viên em tiếp tục cứng
cỏi, kiên định nếu thấy rằng chọn lựa của em là đúng đắn. Cũng cần phải
nhắc lại rằng anh Huỳnh Kim Báu là cựu tù 8 năm ở Côn Đảo trước năm 75.
Sau anh Huỳnh Kim Báu là hai anh Kha Lương Ngãi và Mai Văn Muôn là hai
nhà báo kỳ cựu của SGGP và đài VOV. Phạm Chí Dũng vừa ở tù ra nên có
nhiều chuyện để nói với Uyên, anh cũng nói với Uyên về nội dung một cuốn
sách mà anh vừa gởi tặng cho em. Tôi hỏi thăm em chuyện ăn ở trong tù
và cho em biết tinh thần và thái độ của em ở phiên tòa sơ thẫm rất ấn
tượng đã gây ra sự xúc động trong lòng mọi người, mong em giữ nguyên
tinh thần đó trong phiên tòa ngày mai. Tôi hỏi em có nhắn nhủ gì với bạn
bè bên ngoài, em nói: Cám ơn tất cả sự quan tâm của mọi người dành cho
hai em và em tin rằng sự công bằng sẽ đến với hai em trong nay mai.
Nguyên Kha và đặc biệt là Phương Uyên là niềm tin, là nguồn cảm hứng của
Nguyễn Tường Thụy nên anh đã viết đến 15 bài về vụ án của hai em. Từ
lâu anh đã tự xem Phương Uyên là con của anh. Anh bay từ Hà Nội vào để
dự phiên tòa và để mong gặp em. Cách đây hai ngày, anh đã gặp ba mẹ Uyên
và nói lên nguyện vọng muốn nhận làm cha nuôi Phương Uyên. Anh Linh và
chị Nhung rất cảm động nhận lời nhưng nói rằng cũng còn tùy thuộc vào
Phương Uyên. Thế nên hôm nay, khi ngồi đối diện với Phương Uyên, cầm ống
nghe lên và nghe Phương Uyên thốt lên chữ cha trìu mến, Nguyễn Tường
Thụy đã bậc khóc, nước mắt anh ràn rụa. Một blogger cứng cỏi, một người
lính kiên cường đã để cho sự nhạy cảm của một nhà văn lay động tấm lòng.
Lê Quốc Quyết và các bạn trẻ khác của Phương Uyên cũng được nói chuyện
với Phương Uyên. Và dường như Phương Uyên đã truyền niềm tin đến cho mọi
người. Nên sau đó, Lê Quốc Quyết đã ghi trên facebook: Đi thăm Phương
Uyên để động viên tinh thần em và gia đình, không ngờ khi gặp em thì
mình được động viên tinh thần nhiều hơn. Liệu có quá không khi mình nói
rằng "đất nước này cả thế kỷ giờ mới có được con người như em"!
Không quên cám ơn các anh cán bộ ở trại tạm giam Long An. Các anh đã làm
việc rất nghiêm túc và đối xử hòa nhã, thân thiện với tất cả người đi
thăm trong đó có anh em chúng tôi. Bên cạnh đó, do trại giam mới xây
dựng nên cơ ngơi khá khang trang, chỗ chờ của thân nhân và phòng thăm
nuôi khá lịch sự và thoáng mát. Tuy vậy vẫn có một nhân viên an ninh cầm
camera liên tục chụp ảnh và ghi hình chúng tôi, không biết để làm gì
trong khi đó chúng tôi đã gởi giấy chứng minh có hình ảnh và đầy đủ các
thông tin cá nhân cho bộ phận tiếp nhận đăng ký thủ tục thăm nuôi.
Long An, 15.8.2013
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Nguyễn Quang Vinh - Phát hiện chấn động giới khoa học: Cua vẫn bò ngang
Báo cáo giáo sư, dứt khoát là giáo sư hãy là thầy hướng dẫn cho luận văn
Tiến sĩ của em về đề tài này, một phát hiện sẽ làm chấn động giới khoa
học: Cua vẫn bò ngang.
Cậu có sao không đấy, cua bò ngang có từ triệu năm.
Vâng. Nhưng em hỏi giáo sư, với khả năng thông thái như giáo sư, hãy trả lời cho nhân loại rõ, vì sao con cua bò ngang?
Cái này thì...
Vì sao con cua nó không chịu theo lối mòn tư duy của nhiều con là bò dọc, mà nó vẫn bò ngang?
Cái này thì...
Và vì sao chỉ mỗi một con cua dùng để luộc, để xé, để xào, để nướng, bỗng dưng trở thành câu thành ngữ: ngang như cua?
Cái này thì...
Và thưa giáo sư, nói không phải mê tín, bỗng một ngày đẹp trời, hàng
triệu con cua quyết định không bò ngang nữa mà bò dọc, giáo sư thấy sao?
Cái này thì...
Vì thế, việc ra một thông báo khoa học rằng con cua vẫn bò ngang có thể cứu rỗi cả thế giới, đúng không giáo sư?
Cái này thì...
Em cũng vừa phỏng vấn con cua, con cua nói, đứa nào dám bảo tao bò ngang? Nói?
Là sao?
Vì ta thấy con cua bò ngang nhưng nó thì khẳng định nó đang bò dọc.
Phức tạp thế cơ à?
Vâng. Phức tạp nên mới trở thành đề tài tiến sĩ giáo sư ạ.
Ừ nhỉ? Con cua bò ngang nhưng với nó là bò dọc, nên việc phát hiện ra
con cua vẫn bò ngang và thuyết phục con cua rằng chính nó đang bò ngang
chứ không phải bò dọc chấn động quá, nhỉ? Khoa học ở đây chứ đâu.
Xin cám ơn giáo sư. Khoa học là biến một điều đơn giản, ai cũng biết
thành những điều vô cùng rối rắm, vô cùng phức tạp, vô cùng khó khăn.
Đúng đúng. Cậu xứng đáng tiến sĩ.
Nguyễn Quang Vinh
(FB Nguyễn Quang Vinh)
Việt kiều Thụy Sĩ bị bắt, nghi lừa nông dân xuất ngoại
Công an tỉnh Cà Mau cho hay, vừa bắt giữ một Việt kiều Thụy Sĩ, nghi can
một vụ lừa nông dân muốn sang Úc làm việc để thu tóm tiền bạc. Báo mạng VNExpress cho biết, ông Việt kiều này tên Nguyễn Ngọc Đẳng 51 tuổi, đang trú ngụ tại huyện Đầm Dơi, thị xã Cà Mau.
Làm nông vất vả, kiếm tiền không ra, nông dân cũng muốn xuất ngoại để tìm việc. (Hình minh họa: tuanvietnam.net)
|
Theo đơn tố cáo của một số nông dân Cà Mau, ông Đẳng - quốc tịch Thụy
Sĩ, về thăm quê và trú ngụ tại thị xã này gần sáu tháng nay. Biết tình
cảnh nông dân quê nhà làm ăn vất vả, khó khăn, ông Nguyễn Ngọc Đẳng khoe
có mối quan hệ thân thiết với một người Việt Nam đang làm chủ một trang
trại ở Úc, cần thuê lao động làm việc.
Ông Đẳng nói rằng thù lao mà ông chủ trang trại trả cho công nhân của
ông có thể lên đến 12 đôla một giờ. Ông Đẳng cũng nói sẵn sàng giúp đưa
một số nông dân muốn xuất ngoại sang Úc để làm việc.
Thấy "mác" Việt kiều, nhiều nông dân không chút nghi ngại. Mỗi người
muốn xuất ngoại sang Úc được yêu cầu phải nộp cho ông Đẳng ít nhất 100
triệu đồng, tương đương 5,000 đôla. Ông Đẳng còn "chấp nhận" để người
đang gặp khó, có thể giao trước 50% số tiền "cò," và "số tiền còn lại
đưa tiếp khi đặt chân đến Úc."
Vẫn theo VNExpress,13 nông dân hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã nộp tiền
và passport cho ông Đẳng để "làm thủ tục xuất ngoại sang Úc làm ăn."
Trong số này, có vợ chồng ông Võ Thanh Tòng, cư dân huyện Đầm Dơi, cầm
đất đai mới đủ tiền giao nộp cho ông Đẳng.
Tuy nhiên, nộp tiền rồi, chờ đợi mãi không thấy ngày "lên đường," một số
người sinh nghi, liền làm đơn tố ông Việt kiều về tội lừa đảo.
Chiều ngày 14 tháng 8, Công an tỉnh Cà Mau bắt giữ ông Nguyễn Ngọc Đẳng
để điều tra, theo đơn tố cáo của 13 nông dân. Lục soát nhà ở của ông
này, người ta tìm thấy trên 10 passport, 1 lượng rưỡi vàng lá và 170
triệu đồng, tương đương 8,500 đôla, được cho là tang chứng về việc ông
Đẳng lừa, đưa người xuất cảnh.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét