- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 75 CHIỀU 11/08/2013 (Thành). =>
- Hoàng Sa – Trường Sa và Tâm thư của Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Vietinfo) “… gửi các bạn trẻ nhân chuyến đi nói chuyện về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông tại các nước ở Châu Âu: Pháp, Đức, Séc. “
- Cục Cảnh sát biển Biên soạn, phát hành 37.200 tờ rơi tuyên truyền pháp luật trên biển (QĐND). Chỉ có ít dòng nhưng liệt kê được hàng loạt số liệu, kể lể hàng đống kết quả, nhưng với “giữ vững độc lập và chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” thì được xếp cuối cùng. Không rõ nội dung những “tờ rơi” này nói gì?
- Nhân chuyến công du Moscow của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Nga đề nghị VN cho vào cảng Cam Ranh (BBC), “để đổi lại những sự giúp đỡ … dường như không được phía Việt Nam đón nhận.”
- Phải chăng Mỹ đã bắt đầu “xoay” trục châu Á – Thái Bình Dương? (ĐĐK). - Sự thật đằng sau chính sách “xoay trục” của Mỹ (KT).
- Mỹ chuẩn bị điều nhiều tàu chiến tiến vào biển Đông (PL&XH).
- TQ phán tàu Pháp thay Mỹ là đối thủ trên Biển Đông (ĐV).
- Tàu Trung Quốc xuất hiện ngày 26 liên tiếp ở Senkaku (TTXVN). - Senkaku/Điếu Ngư: Tàu Trung Quốc khiêu khích Nhật ngày thứ 26 (RFI). - Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp (NLĐ).
- Lê Hiếu Đằng: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… (Boxitvn).
- TS Phạm Chí Dũng: Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam? (RFA). Trong cái rủi có cái may … Tự “diễn” rồi tự … “biến”! Đời là thế cho nó đỡ tốn xương máu. - Mời coi luôn: Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong (Handelsblatt / Boxitvn).
- Ông Nguyễn Bắc Truyển gặp đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ (RFI). “Tôi nghĩ là trọng tâm của họ là vấn đề nhân quyền là chính. Họ cũng quan tâm rất nhiều đến nghị định 72, nghị định hạn chế tự do thông tin trên internet, sẽ có hiệu lực từ 01/09/2013. Rồi tình trạng các blogger bị nguy hiểm, có thể bị khởi tố theo những điều trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, họ cũng quan tâm vấn đề về chuyện quảng bá các Tuyên ngôn nhân quyền đến tay của người dân”.
- Luật sư Lê Thị Công Nhân bị ‘thương binh’ hành hung (RFA).
- Trần Văn Huỳnh: Trong vụ nổi dậy ở Xuân Lộc, các tù nhân chính trị bị kỷ luật.
- Lưu Hiểu Ba: Phong cảnh tinh thần thời hậu toàn trị (2) (pro&contra). – Mời xem lại: Phong cảnh tinh thần thời hậu toàn trị (1)
<- Những bước tiến mới của xã hội dân sự Việt Nam (RFA). – Đỗ Thành Công: ĐẢNG CSVN ĐANG TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN (TNM).
- TRẦN ĐỘ – Nhật ký Rồng Rắn – Phần 6 (Bùi Văn Bồng). – SÁM HỐI TUỔI 80. “Nhìn cháu con, ông nói:/ “Mừng gì?/ Giống như Mừng Đảng mừng Xuân kia à?/ Hay chỉ là mừng những tháng năm lăn lộn, nhọc nhằn/ tự dối lòng và dối đời?/ Vinh, hay nhục?/ Mừng gì mà mừng?/ Thôi nhé!…”.
- Về Nghị định 72: Luật quốc tế và luật pháp quốc gia (QĐND). “Về
phía dư luận trong nước, một số blogger như Huỳnh Ngọc Chênh-tác giả
bài viết “Bà Tưng và nghị định tưng tưng”-nhìn nhận Nghị định 72 như
“nòng súng” chĩa thẳng vào giới blogger và tự do ngôn luận trên mạng
internet. Vậy điều khoản gây tranh cãi có nội dung cụ thể là gì?”.
Xin bàn tiếp về Nghị định 72:
Điều 5. Các hành vi bị cấm. Khoản 1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: … e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
So với NĐ97 mà
NĐ72 này thay thế, thì khoản (e) bị cấm nói trên là hoàn toàn mới. Tuy
nhiên, dù những hành vi bị cấm được nêu lên có vẻ nghiêm trọng như vậy,
nhưng lại chỉ gói gọn trong một đoạn văn được sắp xếp và trình bày khó
hiểu, với những khái niệm không được làm rõ trong Điều 3 Giải thích từ ngữ. Vậy xin được đưa ra vài thắc mắc cụ thể, hầu giúp cơ quan soạn thảo có thể làm rõ trong một thông tư hướng dẫn nào đó.
+ Thế nào là “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”?
Có lẽ đó là hành vi lập trang web, blog mang danh một con người, tổ
chức khác không phải là mình, là tổ chức của mình? Có điều, nếu chỉ như
vậy thì không dễ bị quy cho là “giả mạo”, bởi trên mạng, người ta có thể
“ẩn danh” hoặc dùng “bí danh”, tức là đặt cho trang của mình một cái
tên, tên này đương nhiên có thể trùng với tên của ai đó, tổ chức nào đó.
Như vậy, yếu tố để bị coi là “giả mạo” dường như phải là trùng tên của
một nhân vật, một tổ chức cụ thể mà nhiều người đã biết tiếng tăm, ví dụ
như các nghệ sĩ có tiếng, các “hot girl”, “hot boy” (như “Bà Tưng”,
“Running Man” chẳng hạn), các lãnh đạo nhà nước v.v..
+ Nhưng như
vậy vẫn chưa đủ yếu tố để “buộc tội”, mà cần phải có thêm những thông
tin về nhân vật, tổ chức bị “mạo danh” trên trang web, blog đó thì người
đọc mới có thể bị “lừa”. Có lẽ vấn đề nằm ở câu tiếp theo: “và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Thế là lại nảy sinh thêm rắc rối thứ hai cho điều khoản “e”, sau rắc rối về khái niệm “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”, là “thông tin giả mạo”. Bởi vì “thông tin sai sự thật” thì đã rõ trong rất nhiều văn bản pháp quy, thế nhưng “thông tin giả mạo” thì … hơi bị khó xác định, trong khi tại Điều 3 Giải thích từ ngữ cũng lại không có khái niệm độc đáo này.
+ Vẫn chưa hết sự mù mờ! Đó là liệu việc chỉ “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân” không thôi là đã “cấu thành” một “tội” theo khoản “e” chưa, hay còn phải có thêm cả hành vi “phát tán thông tin giả mạo” , “thông tin sai sự thật” nữa? Hay cần có cả yếu tố “xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp …” nữa thì mới thành “tội”? Cách hành văn trong khoản “e” không giải đáp được những câu hỏi đó.
Có lẽ không
riêng gì người viết lời bình này thấy mù mờ, mà ngay cả ông Thứ trưởng
Bộ 4T Lê Nam Thắng, lẫn tòa báo VietnamNet cũng không hơn gì, khi trong
một bài báo có cái tựa rất rõ ràng “Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh”, nhưng
rồi cày xới hết cả bài mà chẳng thấy rõ hơn điều gì. Không thấy ông Thứ
trưởng giải thích về những khái niệm được cho là mù mờ ở trên, hay ít
ra là lấy ví dụ một vài trang tin nào đó bị cho là “mạo danh”, “giả mạo”
(bởi thường là “luật” phải đi từ thực tế cuộc sống mà, tức là có hiện
tượng sai trái rồi thì đưa ra chế tài để xử lý). Cũng không thấy nhà báo
nào đặt những câu hỏi liên quan cho ông Thứ trưởng.
Vậy thực tế cuộc sống đã từng có các trang tin mạo danh - “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”
hay chưa, để mà NĐ72 đã được mau mắn bổ sung một điều cấm quan trọng
đó? Xin được hẹn trong lời bình tiếp theo, cũng đồng thời để tìm giải
pháp cho tình trạng dường như sẽ có hàng loạt các vị lãnh đạo cao cấp
nhất bị NĐ72 “hỏi thăm” trước tiên, do đang hiện hữu trên mạng mấy năm
nay các trang tin cá nhân, các blog “hoành tráng” mang họ tên, chức vụ
của mình rành rành, với nội dung rất dễ bị cho là của riêng mình, nhưng
lại đang thực hiện hành vi bị NĐ72 không cho phép, đó là “cung cấp thông tin tổng hợp”.
- Từ bệnh viện Hoài Đức đến 7 đoàn kiểm tra của Tổng Bí thư (Người Buôn Gió). “Còn
nếu vụ Hoài Đức được ém sẵn từ hai tháng trước, đến bây giờ mở nở rộ
đón chào sự ra đời của các đoàn thanh tra do TBT quyết định thành lập,
thì sao? Nếu thế, đây nước cờ của TBT thật kỹ lưỡng và đầy chiến lược.
Một nước cờ đi như thế, người ta chỉ đi khi bàn cờ đã vào thế quyết định
thắng thua, nước cờ mà các quân bên này đã nhập nhòm vào cung bên kia.
Không còn là thế trận vờn nhau để đi những nước chung chung lên tượng,
gánh sĩ, đấm tốt nữa“.- Các cơ quan hành chính sẽ phải tự “chấm điểm” (VnM). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình =>
- Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa thấy xử lý ai? (NĐT).
- Tô Văn Trường: Phải thay đổi thể chế quản lý nông nghiệp (Boxitvn).
- Khai man tuổi để “trốn” việc nghỉ hưu? (DT).
- Đừng dạy trẻ thiếu trách nhiệm với giang sơn (PL&XH).
- Đập nhà cựu chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, mở rộng vỉa hè (TP). – Cựu Chủ tịch tỉnh bị đập nhà bất ngờ nói ngược (ĐV). – CHUYỆN NHÀ ÔNG CHỦ TỊCH (Tân Châu). “Và phải chăng vì không muốn kiện cáo hay xoa diệu dư luận trước phiên tòa phúc thẩm (có thể sẽ được mở trở lại), mà tỉnh này vừa làm một việc vô tiền, khoáng hậu khiến báo chí nhảy tưng tưng là: Giải tỏa nhà nguyên Chủ tịch tỉnh?”
- Cà Mau: Xét kỷ luật một Phó bí thư huyện ủy (TN).
<- Tại tỉnh Thái Bình: Thủ trưởng cơ quan CSĐT CA huyện Hưng Hà bị công dân khiếu kiện (PL&XH).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 11) (Nhật Tuấn).
- 31 lao động bị trục xuất tại Nga đã về nước (LĐ). - Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow (BBC). - Ảnh: Người Việt nhập cư lậu tại Nga vào trại.
- Campuchia sẽ công bố kết quả bầu cử sơ bộ sáng 12/8 (Tin tức). - Thủ lĩnh đối lập Campuchia dọa biểu tình (NLĐ).
- Miến Điện mừng lễ tưởng niệm ngày “4 số tám” (RFA).
- Cột mốc chủ quyền nơi đầu sóng: Kỳ 1: Ngọc trong lòng biển (QĐND/PT). – Biên soạn, phát hành 37.200 tờ rơi tuyên truyền pháp luật trên biển (QĐND/PT). – Nuôi dưỡng lòng yêu nước (PT).
- “Thuyền cỏ mượn tên” và kế sách sử dụng truyền thông của Trung Quốc (GDVN). – Trung Quốc đang tính toán chi phí xâm nhập “thọc sâu” vào Trường Sa? (GDVN).
- Tướng Trần Hổ đăng đàn nói xấu chiến lược xây dựng quốc phòng của Nhật (GDVN). – Yamato: tàu chiến lớn nhất lịch sử quân đội Nhật Bản (KT). – Nhật Bản chỉ cần muốn là lập tức có thể trở thành cường quốc quân sự (GDVN). – Nhật Bản “khơi mào” vũ trang tàu sân bay trên Thái Bình Dương (Infonet). – Trung Quốc giở lại chiêu cũ trên Biển Đông với Nhật Bản? (SM).
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến 6 dự án luật (PLVN). – Chất vấn tại phiên họp Thường vụ Quốc hội (ANTĐ).
- Càng nhiều bệnh, càng nhiều hối lộ (TVN). (đây là bên Khựa, còn xứ V... thế nào nhỉ ;))
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời về cải cách hành chính (PT). – Bộ trưởng Nội vụ: “Đánh giá CCHC còn nặng về định tính” (Infonet).
- Thị trưởng phải dám từ chức (TVN). – Không chỉ cách chức mà còn truy tố (DT). – Quy định rõ trách nhiệm tiếp dân (TP).
- Quản lý kiểu công – tư lẫn lộn: Đẩy cán bộ y tế rời xa các cam kết y đức (SGGP). – Khuyến khích người tố cáo (TN). – Người tố ‘nhân bản’ xét nghiệm: Tôi chấp nhận hy sinh vì lẽ phải (TP).
- Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh: Nhiều công trình lãng phí (PLTP). – Chạy đua xây dựng khu công nghiệpp ở ĐBSCL- Lãng phí đất đai trầm trọng (SGGP). – Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng loạt dự án “ngâm tôm” (TT).
- Cựu chủ tịch tỉnh Vĩnh Long tháo dỡ phần xây lấn đường (TT). – Mét rưỡi vỉa hè, ba đồng tiền nước (LĐ).
- Phiếm và biếm: “Tra xú mờ gót” (SGTT).
- Vụ UBND quận 7 không chịu thi hành án: Toà giải thích bản án, chấp nhận kháng cáo (SGTT).
- VỤ “PHÓ CÔNG AN TỐ TRƯỞNG CÔNG AN XÃ BẢO KÊ TRƯỜNG GÀ: Không đủ cơ sở kết luận về việc bảo kê (PLTP).
KINH TẾ- Nguy cơ nợ xấu từ thẻ tín dụng (NLĐ).
- KKT mở Chu Lai chưa khai thác hết ưu đãi riêng (TBKTSG).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Khu kinh tế Vân Đồn (VOV) (chỗ này gần Khựa lắm nha :-).
- Để quản lý tốt dòng tiền (NLĐ).
- Cơ hội ‘hái ra tiền’ từ vàng khá mong manh (VTC).
- ’Lệch giá nhà ở xã hội là bất bình đẳng chính sách’ (ĐV). - Chậm giải ngân gói hỗ trợ 5.000 tỷ: Hàng trăm ngàn hộ nghèo vẫn khó khăn về nhà ở (ĐĐK). - Người nước ngoài mua nhà dễ hơn (NLĐ). - Kiến nghị cấp giấy cho người mua nhà tại Phú Mỹ Hưng (TBKTSG).
- Giá xăng dầu: Bình mãi vẫn không ổn (DT).
- Cân nhắc liều lượng tăng giá để tránh “sốc” (TQ).
- Loạn giá, loạn cả nguồn gốc (ĐĐK). Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội xuất hiện các loại cá tầm, cá quả nhập lậu từ Trung Quốc =>
(hề hề, có cái lạ là 1 bà bán hàng rong nấp lên nấp xuống mà vẫn bị tóm, trong khi cái này thì bán công khai tràn lan mà không bị sao là thế nào nhỉ!!!)
- Thừa Thiên – Huế: Nông dân “kêu trời” vì nguy cơ mất mùa (PNTP).
- Cần có chiến lược gìn giữ thương hiệu Việt (ĐBND). - EU đăng bạ bảo hộ PDO cho nước mắm “Phú Quốc” (TTXVN).
- Hồ Chí Minh, Thành phố năng động (RFI).
- Nước Mỹ và hố sâu nợ nần (NLĐ).
- Hàn Quốc trúng thầu dự án xây sân bay ở Miến Điện (RFI).
- Kinh tế Pháp sắp chịu tăng trưởng âm (BBC).
- Giám đốc Amcham tại Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể cao hơn (TP). – Quỹ Tiền tệ quốc tế: Việt Nam đã lấy lại được sự ổn định kinh tế vĩ mô (SGGP). – Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm tích cực (PLTP).
- Vì sao ngân sách nặng nợ? (TP).
- M&A khó thành vì…bên bán (ĐTCK).
- Sàn vàng ảo tái xuất? (VEF).
- Nghĩa địa BĐS Đại lộ Thăng Long: Thảm cảnh vùng hoang hóa lớn nhất Thủ đô (VEF).
- Sức người Việt khó công nghiệp hóa (NCĐT).
- Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó (TN).
- Đồng Nai: “Lay lắt” làng gốm mỹ nghệ Biên Hòa (LĐ).
- Nói và làm: Minh bạch nhưng không dám công khai (VEF). – Sữa ngoại “mất điểm”: Cơ hội cho sữa nội! (Công thương).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Phạm Ngọc Thái với “Chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà” – Trần Tứ Đức (vandanvn.net).
- Những vấn đề xã hội nhức nhối và đạo đức nhân quả (Chùa PL).
<- Thư giãn cuối tuần: KHU VỰC CHĂN NUÔI THANH NIÊN (Tễu).
- Khó hiểu khán giả điện ảnh (NLĐ).
- Thơ trẻ – Cần một cái nhìn thoáng hơn (SK&ĐS).
- Tác giả Chu Thơm: Tôi không kiêu mà tự tin với việc mình làm (SK&ĐS).
- Những bất thường quanh “Bụi đời Chợ Lớn” (VnM).
- Đàn tango sầu mộng Tình cho không biếu không (RFI).
- Thiếu phim ‘tử tế’ (TN).
- Siu Black khóc òa trên sân khấu trong sự bủa vây của nhiều chủ nợ (GDVN). – Cái dại và tình nghệ sĩ (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Trường chất lượng cao: Người giàu không thể đóng phí tượng trương [trưng] (VNN). TS Hồ Thiệu Hùng: “Không thể có chuyện một người giàu sẽ cho con học trường bình thường đóng mức học phí tượng trưng…” =>
- Chấm dứt dạy thêm học thêm trái quy định (LĐ).
- Lên bổng xuống trầm với điểm chuẩn (GD&TĐ).
- Gay cấn cuộc đua nguyện vọng 2 (PNTP). - Trăn trở chọn nguyện vọng bổ sung (NLĐ).
- Năm học 2013-2014: Chấm dứt lạm thu dưới mọi hình thức (PNTP).
- Kỳ lạ chuyện hai cha con cùng đỗ đại học ở xứ Thanh (LĐ). - ĐH Đà Nẵng miễn học phí cho thí sinh đỗ điểm cao mà không dám nhập học (DT).
- Cần ưu đãi cho khoa học (NLĐ).
- Ai “cứu” nhà đầu tư giáo dục? (PLVN).
- Đầu năm học không thu dồn nhiều khoản (PLTP).
- Không cho điểm học sinh lớp 1: Lợi, hại? (PLTP). – Sẽ có lộ trình thực hiện không chấm điểm học sinh lớp 1 (SGGP).
- Tủi phận một ngôi trường (SGGP).
- Khập khiễng! (SGGP).
- Bà mẹ trẻ người Cơtu đỗ thủ khoa (TP).
- ICISE – vì một chí hướng khoa học (SGTT). – Đón tiếp 4 nhà khoa học đoạt giải Nobel (KP). – Cơ hội vàng cho khoa học Việt Nam (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- 4 thủy thủ Việt Nam tố cáo bị tàu Đài Loan đối xử như ”nô lệ” (RFI).
- Truy tặng “Huân chương dũng cảm” cho người nhường áo phao (NLĐ). - Tội tình chỉ chiếc ca nô chịu? (TN). - Nhìn lại những vụ đắm tàu chết người thảm khốc (VTC).
- VỤ HAI CÁI CHẾT ĐAU LÒNG: Mổ sớm, sản phụ sẽ không chết (NLĐ). - Vụ ‘nữ điều dưỡng tự tử vì… bác sĩ’: Cách chức bác sĩ (TN).
- Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 5 tạ thịt, nội tạng lợn thối (PNTP).
- Xe du lịch lăn xuống suối, 2 người nước ngoài tử vong (LĐ). - Lật xe chở khách ở Lào 15 người thương vong (VOV).
- TP HCM: Hành xác trẻ em dưới trời mưa! (NLĐ).
- Nghi can ‘cướp sim’, trộm tiền trong tài khoản ngân hàng bị bắt (VNE). – Bình Dương: Bắt nghi phạm chuyên dùng súng cướp tiền tại các cây xăng (DT).
- Công an, bộ đội dừng tìm kiếm sinh viên mất tích tại Phan Si Păng (DT).
- Đùa với tử thần! (NLĐ).
- Bình Dương: Truy tìm “người phụ nữ rắn” (PNTP).
<- Bảo kê “thiếc tặc”? (NLĐ).
- Xây bãi rác gần trường học (NLĐ).
- Hàng trăm hành khách bức xúc vì bị Vietjet Air “bỏ rơi” (TTXVN).
- Quan liêu trong bảo vệ môi trường (NLĐ).
- Gần 500 cư dân Khu tập thể các ban Đảng trung ương bị “đầu độc”? (DT).
- Nữ ‘thầy bói’ Anh chết ở Sài Gòn (BBC).
- Bão Utor tăng 2 cấp khi gần biển Đông (VNE). - Trưa 12-8, siêu bão Utor vào biển Đông (NLĐ). - Philippines chuẩn bị đón bão Utor (RFI).
- Trung Quốc: Virus H7N9 lan xuống Quảng Đông (RFI).
- Dân Thái Lan bảo vệ bờ biển bị xói mòn (RFA).
- Nhật Bản : Nắng nóng làm hơn chục người thiệt mạng (RFI).
- Một hiệp hội Pháp báo động : Sông Seine ô nhiễm nghiêm trọng (RFI).
- Đám đông Phật giáo tấn công đền thờ (BBC).
- Đối thủ Úc tranh luận trên truyền hình (BBC).
- ‘Kể tội’ bệnh án vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong (VNN). – “Thuốc lạ”, giá cao vẫn cứ vào bệnh viện! (SGTT).
- Về đề xuất quy định “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”: Phải là người thân thích mới được mang thai hộ (DV).
- Thực phẩm sạch lên ngôi (TT).
QUỐC TẾ- Phe nổi dậy Syria giết 40 lính Hezbollah, lính Iran ủng hộ Assad (GDVN).
- Các vụ nổ xe bom giết chết ít nhất 61 người ở Iraq (VOA). - Bom nổ rung chuyển Iraq (NLĐ).
- Phe Hồi giáo ở Sinai tố cáo Israel tấn công bằng máy bay không người lái (VOA). - Israel dự định tấn công Hezbollah, Iraq, Syria và Iran? (NLĐ). - Israel chấp thuận xây khu định cư mới trước ngày đàm phán với Palestin (VOA). - “Israel không nghiêm túc trong đàm phán hòa bình” (TTXVN). - Israel mời thầu xây hơn 1.000 nhà định cư ở Bờ Tây (TTXVN). - Thủ tướng Israel xuất viện (VOA).
- 5 binh sĩ chính phủ Yemen chết dưới tay khủng bố (VOA).
- Ấn Độ từng bước vươn lên thành cường quốc hải quân đích thực (RFI). - Ấn Độ – Pakistan: Đụng độ biên giới bước sang ngày thứ 2 (VOV). - Thêm nhiều quận ở Ấn Độ bị áp đặt lệnh giới nghiêm (TTXVN).
- Hoa Kỳ mở lại 18 đại sứ quán, lãnh sự quán (VOA).
- Hủy Thượng đỉnh Moscow để nhìn lại quan hệ Nga-Mỹ (KT).
- Nga bác tin ông Putin bàn về thỏa thuận bán vũ khí với Ả Rập Xê Út (TN).
- Tổng thống Đài Loan công du Nam Mỹ với chặng dừng kín đáo tại New York (RFI).
- Đối đầu kịch tính giữa Thủ tướng và lãnh đạo phe đối lập Australia (Tin tức). Thủ tướng Australia Kevin Rudd =>
- Mali bầu cử vòng 2 : Giám sát quốc tế và an ninh thắt chặt (RFI).
- Cuộc chiến Nga – Gruzia: 5 năm nhìn lại (DT).
- Hành khách của Asiana Airlines được bồi thường 10.000 USD (VOV).
- Công dân Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên nhập viện (VOA). - Tù nhân người Mỹ ở Bắc Hàn ốm nặng (BBC).
- Đài Loan không làm ồn ào chuyến đi Mỹ của tổng thống (VOA).
- Công ty Nam Triều Tiên trúng thầu xây sân bay Miến Điện (VOA).
- Tây Ban Nha, Pháp bố ráp một đường dây buôn người Châu Á (VOA).
- Phe Assad đẩy mạnh tấn công trên 8 mặt trận, diệt hàng chục phiến quân (GDVN). – Video: Cảnh đổ nát tại thành Homs sau khi quân đội Syria tái chiếm (GDVN). - Nội chiến Syria lan sang láng giềng, một thị trưởng Li-băng bị bắn (GDVN). – Người Kurd ở Iraq “dọa” đưa quân vào Syria (KT). – Vì sao Nga không đổi Syria lấy 15 tỉ USD? (ĐV).
- Ai Cập giải tán các cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi (VOV). – Hai kịch bản dẹp biểu tình ở Ai Cập (TT).
- Al-Qaeda trỗi dậy, hay màn kịch vụng về của người Mỹ? (TP). – Ghê rợn loại bom qua mắt mọi loại máy móc (VNN).
- Báo đức tiết lộ: NSA ưu tiên giám sát EU (PLTP).
- Tan tành “Giấc mơ Mỹ” (PT).
* RFA: + Sáng 11-8-2013; + Tối 11-8-2013* RFI: 11-8-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/08/2013; + Báo chí toàn cảnh – 11/08/2013; + Toàn cảnh thế giới – 11/08/2013; + Thời sự 12h – 11/08/2013; + Khoảnh khắc ngày thường – 11/08/2013; + Cuộc sống thường ngày – 11/08/2013; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 11/08/2013; + Thời sự 19h – 11/08/2013.
1949. Trong vụ nổi dậy ở Xuân Lộc, các tù nhân chính trị bị kỷ luật
Thứ Bảy đầu tháng tuần qua, đến hẹn lại lên, gia đình tôi lại rong ruổi trên những dặm đường hướng về nơi có người con, người em, người chồng, người cha thương yêu. Đây là lần thăm thứ hai của gia đình tại Xuyên Mộc – hơn 1 tháng sau diễn biến bất ngờ ở trại giam Xuân Lộc – và hơn 1 tuần sau sự việc gia đình không thể đưa đơn kêu oan đến nhà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 20/7 vừa qua. Vì vậy, có biết bao điều chúng tôi muốn chia sẻ với Thức, muốn hỏi thăm Thức với mấy anh em vẫn ổn hay ra sao.
Nhưng có những việc dường như là không thể. Tương tự như lần thăm đầu, đợt này gia đình được sắp xếp để phòng thăm gặp chỉ còn riêng người nhà chúng tôi và Thức, bên cạnh là các cán bộ quản trại đứng lẫn ngồi. Gặp lại mọi người, Thức vui lắm. Thức nói mấy bữa rồi tự dưng thấy nhớ cả nhà đến lạ. Trong cái ôm siết chặt, câu hỏi trong lòng tôi như muốn chực chờ bật ra: “Thức ơi, con có biết chuyện thứ Bảy bữa trước không?”
Cả nhà lại ngồi xuống quây quần, tận dụng 30 phút quý giá của mỗi tháng. Chẳng biết Thức đọc được tâm ý của mọi người hay nét mặt chúng tôi lộ rõ suy nghĩ, mà Thức đã chủ động cho biết Thức vẫn khỏe rồi cười. Thức bảo ở đây giữa rừng, cây cối nhiều, không khí thoáng đãng nên mát mẻ, dễ chịu. Nhưng Thức cũng nói mặc dù ở chung khu với các anh Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Ngọc Cường, mỗi người lại bị giam biệt lập, chỉ trừ anh Hùng, nên bốn anh em ở một mình cả ngày không tiếp xúc với ai.
Thức nói vì báo chí cách 3, 4 ngày mới được phát, còn ti vi chỉ phát sóng kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam từ 3h chiều đến 10h tối nên phần lớn thời gian Thức thường ngồi thiền, làm thơ, đọc thơ.
Gia đình hỏi về chuyện ăn uống, Thức bảo ở đây không được nấu nướng và chỉ phát cơm trắng nên phải mua thêm đồ ăn ở căn-tin hay dùng mấy món khô gia đình gửi vào. Nói rồi Thức cười bảo cà phê, mì gói nhà gửi tháng trước đến nay vẫn còn chưa hết, vì nước trại giam phát không đủ nóng cho mấy món cần nước sôi. Theo quy định về chế độ ăn uống trong trại giam của Luật thi hành án hình sự hiện hành, mỗi phạm nhân đều được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt (Điều 42, khoản 1), do đó, lần thăm tới gia đình dự định sẽ làm rõ với trại giam về việc chỉ phát cơm trắng.
Sau đó, như một thói quen, Thức lại hỏi thăm gia đình về chuyện đất, chuyện nước. Qua đọc báo, xem thời sự nên Thức cũng được biết về chuyến công du đến Mỹ của Chủ tịch nước cuối tháng 7 vừa qua. Thức nói hiệp ước TPP là điều mà thành phần kinh tế tư nhân trong nước mong đợi nhiều nhất, bởi nó không chỉ thuận lợi cho xuất khẩu, rộng cửa để Việt Nam tiếp nhận trình độ, công nghệ từ các nền công nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy cải cách hệ thống quản lý đất đai và cơ cấu lại tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước. Về phía Mỹ, việc tích cực khuyến khích Việt Nam tham gia TPP vượt lên trên lợi ích kinh tế và chiến lược trong ngắn hạn của họ. Lời mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Obama đã thể hiện quan điểm này. Dù cả hai bên thống nhất sẽ nỗ lực hoàn thành việc ký kết TPP vào cuối năm nay, nhưng sự im lặng của cả hai bên về khả năng dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam, cũng như kết quả của chuyến công du chỉ là một “quan hệ đối tác toàn diện” ở các lĩnh vực vốn dĩ trước nay vẫn diễn ra – thay vì đối tác chiến lược như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hằng mong muốn tại diễn đàn Shangri-la hồi đầu tháng 6 – là dấu hiệu cho thấy hai bên vẫn còn những khác biệt cần giải quyết.
Thức nói theo quy luật không thể tránh khỏi, một khi đã bước vào dòng chảy toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể cưỡng lại các giá trị phổ quát. Nếu không muốn trơ trọi, hoặc tự “vỗ về” chính mình bằng những quan hệ hợp tác hình thức hay chỉ mang tính “tiền trao cháo múc”, Việt Nam phải đảm bảo thực thi các công ước quốc tế đã tham gia. Cộng đồng quốc tế nhìn thấy vị trí địa chiến lược của Việt Nam cho sự cân bằng và ổn định trong khu vực cũng như thế đa cực của thế giới. Thức nói đó là sứ mệnh của dân tộc Lạc Hồng. Họ mong muốn và sẽ hỗ trợ để Việt Nam phát huy thế mạnh này. Nhưng điều quyết định bây giờ là tầm nhìn của chính quyền. Giữa lợi ích tư và lợi ích chung, giữa trường tồn dân tộc và dĩ vãng của một ý thức hệ, cái nào mới là quan trọng? Quyết định nào thuận theo ý dân, để theo đó sẽ là sự kính trọng và lòng tin nơi nhân dân? Đó là những điều Thức muốn gửi đến những người lãnh đạo trong nước.
Cuối buổi, trong lúc một vài cán bộ kiểm tra đồ ăn, vật dụng gia đình mang vào, tôi có hỏi Thức về chuyện các anh Cường, Trí, Tuấn bị biệt giam và cùm chân 3 ngày hơn. Thông tin này gia đình nhận được từ chị Na – vợ anh Cường mấy ngày trước đó. Thức nghe xong thì gật đầu xác nhận. Chúng tôi muốn hỏi chi tiết hơn về ba anh em nói trên để báo về gia đình họ và hỏi Thức có bị kỷ luật không, nhưng điều kiện đã không cho phép chúng tôi. Gia đình đành chào tạm biệt Thức ra về.
Trên đường về ai cũng lo lắng trước tin về chuyện kỷ luật. Chúng tôi không thể biết được liệu 10 ngày đêm biệt giam đáng sợ ở Xuân Lộc có theo Thức đến Xuyên Mộc hay không. Trước đó, khi tiếp chuyện với gia đình vào ngày 1/7, các cán bộ ở trại giam Xuân Lộc đã khẳng định chắc chắn rằng việc chuyển trại của Thức và 4 anh Hùng, Cường, Trí, Tuấn hoàn toàn không liên quan đến cuộc nổi dậy của tù thường phạm 1 ngày trước đó. Vậy mà bây giờ các anh Cường, Trí, Tuấn lại bị kỷ luật, động thái này khiến gia đình không khỏi hoang mang. Theo chúng tôi hình phạt cùm chân – biệt giam liên tục trong nhiều ngày dành cho các anh là hà khắc, không phù hợp với một xã hội văn minh, nhân bản, và quan trọng hơn hết, cách đối xử này đi ngược lại tinh thần của luật pháp quốc tế mà nước ta đã ký kết.
Điều an ủi là chúng tôi vẫn còn được thăm gặp và nhìn thấy Thức trong điều kiện tương đối dễ chịu sau khi chuyển trại – may mắn hơn so với gia đình chị Tạ Phong Tần, cháu Đỗ Thị Minh Hạnh hay anh Điếu Cày, người tù nhân lương tâm chúng tôi vô cùng cảm phục. Chuyến về trời mưa nặng hạt. Nhìn bầu trời dày đặc mây xám, lòng tôi hỏi khi nào ánh sáng công bình sẽ chiếu rọi đến những người vẫn còn đang chịu án oan sai.
Nhưng Thức đã nhắn nhủ trong cái ôm chia tay: “Ba ráng giữ sức khỏe, con sẽ về.” Câu nói đó đã theo tôi trên suốt chặng đường về, và nó sẽ theo tôi đi đến hết con đường tìm lại sự trong sạch cho con trai tôi.
Như một tác giả đã nói trong một bài viết: “Một cánh én không thể gọi mùa xuân. Trong khi mùa đông đã già nua cằn cỗi. Nhưng thêm vài cánh én cùng vẫy vùng, thêm vài cánh én nữa. Mùa chắc chắn sẽ đổi thay, để xuân về.
Hãy giữ niềm tin.”
Trần Văn Huỳnh – 8/2013
–
* Bài viết này còn được lưu trên trang web Trần Huỳnh Duy Thức.
1950. Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…
Lê Hiếu Đằng
Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần và qua ti vi xem các chuyến đi thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Hàn Quốc, Myanma (Miến Điện) lại càng giục giã tôi viết những dòng này. Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở Miền Bắc, một xã hội không có bóng người. Chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không có những nghi thức cao nhất của một nguyên thủ quốc gia hay chuyến đi thăm Hàn Quốc, Myanma của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nếu đem so sánh các chuyến đi thăm Trung Quốc của các vị thì không khí hoàn toàn khác nhau. Một bên thì khô cứng, lạnh lùng của một nước lớn đầy tham vọng, một bên là không khí cởi mở, vui vẻ bình đẳng. Không biết các nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với lòng tự trọng dân tộc có “mở mắt” thấy điều đó không? Hẳn nhiên chúng ta không thể đòi hỏi Mỹ làm nhiều điều tích cực hơn bởi vì công bằng mà nói anh không thể “mở lòng” với một nước mà thái độ không rõ ràng, bất nhất.Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước. Vài ngày sau tôi nhận được điện của ông, giọng rõ từng tiếng: “Thưa anh HC, tôi đã ra viện, đã trở về với đội ngũ. Sẽ sớm có bài viết tính sổ đời mình gửi đến anh”. Bồi hồi sung sướng, tôi vâng lên một tiếng thật to ở đầu dây bên này, và từ đó cứ chờ đợi bài ông..Thì hôm nay, bỗng nhận được bài viết dưới đây trong e-mail với lời gửi gắm kèm thêm nói qua điện thoại: “Anh sửa chính tả thật kỹ giúp tôi, bởi đối với một người vừa qua cơn bệnh hiểm nghèo có thể viết còn nhiều lỗi. Nhưng toàn bộ những ý tưởng trong bài là của tôi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”..Tôi xin vâng theo lời ông. Chợt nhớ tới câu châm ngôn mà chính nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã từng nhắc: “Nhân chi tương tử kỳ ngôn dã thiện”. Người bạn của tôi trong những ngày vừa qua cũng coi như đã một lần xáp mặt với cái chết và may mắn giải thoát khỏi nó, nên những lời ông nói ra là tất cả những gì tâm huyết ông muốn gửi gắm cho đồng bạn và cho lớp trẻ đang tiếp bước mình. Những lời vừa có tính chất ôn lại chuyện cũ để chiêm nghiệm sự đời cho sâu chín hơn, đồng thời cũng là sự kết đọng trong nó một lời tuyên ngôn chắc nịch về con đường nhất thiết phải đi để đưa dân tộc thoát khỏi số phận một chàng Sisyphe suốt đời phải đẩy khối đá khổng lồ chồng trên lưng mình như một định mệnh – mà một thời vẫn cứ mê muội ngỡ đó là trách nhiệm và vinh quang do lịch sử giao phó “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa” – nhưng ở thời điểm hiện tại thì sự quá tải trên mọi phương diện của một cái ách cực kỳ phi lý hầu như bất kỳ ai cũng cảm nhận được rõ ràng. Và câu nói âm thầm từ muôn miệng hình như đang cùng muốn thốt lên: Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh..Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc..Nguyễn Huệ Chi
Tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè trong nước cũng như ở nước ngoài làm tôi suy nghĩ miên man trong lúc nằm bịnh càng khẳng định với tôi một điều: con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ. Ở đó con người sống với nhau một cách tử tế, thật sự được giải phóng từ người nô lệ thành người làm chủ của đất nước. Tôi ngày càng hiểu sâu sắc từ “GIẢI PHÓNG” không có nghĩa như ngày nay người ta thường dùng mà là sự thoát xác thật sự làm người tự do dù cho người cai trị là da trắng hay da vàng, thậm chí điều đau khổ, bi thảm nhất là hệ thống cai trị chính là người của dân tộc đó, là Việt Nam, là Trung Quốc, v.v. Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Vì những lẽ trên tôi xin “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới.
1. Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?
Vào thế kỷ trước, chủ
nghĩa Marx, CNXH, CNCS đã làm say mê biết bao trí thức, văn nghệ sĩ ở
các nước, nhất là ở nước Pháp, cái nôi của khuynh hướng xã hội, dân chủ
mà cả thời kỳ ánh sáng với các tên tuổi như Montesquieux, Voltaire, Jean
Jacquess Rousseaux, v.v. với khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự
do, bình đẳng. Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say
mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy. Những tri
thức văn nghệ sĩ tên tuổi lẫy lừng như Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận,
Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Thế Lữ, v.v. hay những tri thức
tên tuổi ở nước ngoài như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Thật ra họ
theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM mà đi vào chiến khu chứ
họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao, nhưng họ hy vọng
sau khi kháng chiến thành công sẽ xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ
xã hội, tự do, hạnh phúc mà trong tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp năm
1946 ông HCM đã trịnh trọng cam kết trước toàn dân trước Ba Đình lịch
sử.
Lòng yêu nước, lòng tự
trọng dân tộc đã thúc đẩy mọi người tham gia Cách mạng tháng 8 và sau đó
đi kháng chiến. Bạn bè tôi và bản thân tôi cũng thôi thúc bởi những
tình cảm đó: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do
dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở
đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hy sinh nhiều trong
chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên
đường.
Tôi vào Đảng cũng rất
đơn giản: năm 1966, anh Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết) phụ trách đơn
tuyến tôi, hẹn tôi gặp nhau ở một chùa trên đường Trần Quốc Toản (nay là
đường 3-2) để sinh hoạt. Anh Nguyễn Ngọc Phương nghiêm mặt tuyên bố:
“Đ/c Bắc Sơn (bí danh của tôi lúc đó), đ/c từ nay là Đảng viên Đảng Nhân
dân cách mạng (thực chất là Đảng Lao động Việt Nam ở Miền Nam mà thôi).
Lẽ ra tôi đưa điều lệ để đồng chí nghiên cứu nhưng đ/c là người hoạt
động công khai trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật
Khoa nên tôi bây giờ mới phổ biến một số điều trong điều lệ để đ/c
biết”. Một buổi kết nạp chẳng có lời thề thốt, cờ quạt gì cả. Anh Nguyễn
Ngọc Phương, người phụ trách tôi trong thời gian đầu, là người lớn lên
trong một gia đình khá giả, có em gái lấy nghệ sĩ hài nổi tiếng Bảo
Quốc. Thật ra qua một số người hoạt động ở Huế anh ấy đã biết tôi đã
từng tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc tôi còn
học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ
Huế gần một năm với Lý Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc). Vì chính
quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó nghĩ tôi là thành viên của Đoàn TN nhân dân
Cách mạng Miền Nam. Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và
mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi
vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra
thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi.
Tôi theo ban C Triết học nên chỉ còn vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi
một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đã đọc nhiều sách triết học
của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Hoàng Yên, v.v., kể cả quyển sách viết về Nietzsche của
Nguyễn Đồng Thi Hiền còn trai trẻ trước 1945 nên gặp đề thi triết khá
hay tôi tán đủ điều, đậu hạng thứ dễ dàng. Còn Lý Thiện Sanh học ban B
vốn rất giỏi nên đậu hạng bình thứ. Những ngày ba tôi đến đón tôi ra thi
ông đã đi qua cánh đồng An Cựu trong giá lạnh. Tôi không thể nào quên
hình ảnh đó của ba tôi. Bây giờ Người đã mất nhưng tôi không bao giờ
quên ông, biết ơn nuôi dạy tôi thành người trưởng thành pha một chút ân
hận vì tôi mà ông phải khổ sở. Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu
việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay
không?
Trong thời gian đó, lúc
nhà tù cho tù nhân làm văn nghệ tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ
Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn. Gia
đình của người phụ trách lao Thừa Phủ đứng trên bức tường có đường đi
bao quanh nhà tù để xem. Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học
sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con
gái rất thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó”.
Về anh Nguyễn Ngọc
Phương – người phụ trách tôi sau này bị địch bắt, đã hy sinh trong tù
năm 1973. Năm ngoái, nhân ngày giỗ anh, tôi có kể lại việc mỗi lần sinh
hoạt với tôi xong anh đề nghị tôi hát bài “Trăng mờ bên suối” của Hoàng
Nguyên. Hát xong tôi hỏi anh: “Anh là bí thư Đảng ủy sinh viên mà sao
thích bài hát ướt át quá vậy?”. Anh cười buồn và nói: “Chúng ta chiến
đấu xét đến cùng là vì con người. Nhưng bài hát đó viết rất hay về con
người thì sao mình không thích được!”. Nghe anh tôi càng cảm phục người
đ/c phụ trách tôi và hôm giỗ anh tôi hát lại bài “Trăng mờ bên suối” để
cúng anh. Sau đó, chị Cao Thị Quế Hương có vẻ trách tôi vì cho rằng anh
Phương không thể ủy mị như vậy. Tôi cười buồn và im lặng.
Tôi đã đi theo kháng chiến và vào Đảng như thế đó…
2. Vấn đề đa nguyên, đa đảng
Có thời gian từ 1975
đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở
trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Về phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ
sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì
phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó. Sau một thời gian dài
Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ
Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy
luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung
Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản
X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày
càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Trong đó
có gia đình nhà báo Trần Triệu Luật, người đã cùng tôi vào chiến khu và
đã hy sinh vào ngày 11.10.1968 tại căn cứ Ban tuyên huấn T.Ư cục Miền
Nam cùng với nhà thơ Thảo Nguyên Trần Quang Long sau trận bom ác liệt
của F105 của Mỹ. Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng
con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
không thể nói khác được.
Trước sự rên xiết của
người dân, những nhà lãnh đạo còn có tấm lòng và suy nghĩ đã chủ trương
phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều thành
phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều
thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi
ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền
lợi của họ. Đó là quy luật tất yếu vì vậy không thể không đa nguyên đa
đảng được và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì
các vị lãnh đạo của ĐCS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ
chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với ĐCS trong các cuộc bầu cử hợp
pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm.
Tôi thách bất cứ ai
trong Bộ chính trị, Ban bí thư, trong ban Tuyên huấn của Đảng mà đứng
đầu là ông Đinh Thế Huynh, vừa là Trưởng ban, vừa là Chủ tịch Hội đồng
lý luận Trung ương trả lời luôn một cách công khai, minh bạch với chúng
tôi trên các diễn đàn mà không chơi trò “bỏ bóng đá người” như đã từng
thường sử dụng hiện nay. Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập
hợp được những khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân
chủ cộng hòa mà tiêu biểu là đề nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp năm
2013 của nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở trong Nam ngoài Bắc như nhà văn
Nguyên Ngọc, các Giáo sư Hoàng Tụy, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển,
những trợ lý Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc Đại sứ nhiều thời kỳ như ông
Trần Đức Nguyên, Việt Phương, Nguyễn Trung, v.v. Các nhà kinh tế có uy
tín lớn như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà báo, nhân sĩ trí thức
kỳ cựu như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Đình Đầu, Lữ Phương, Kha Lương Ngãi,
Nguyễn Quốc Thái, và các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ
lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam
trước 1975 như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Văn Long (Năm Hiền),
Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập và biết bao con người tâm huyết
mặc dầu đời sống kinh tế đã khá giả, có những người là giàu có nhưng
không thể yên tâm thụ hưởng tất cả những tiện nghi của đời sống đã vùng
lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản
thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới
để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội,
chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một
lớp trẻ hăng hái, nhiệt tình bao gồm những blogger, những sinh viên đang
có những hoạt động ở các trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác.
Tình hình trên cộng với
thực tế hiện nay tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc
không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao
chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và
thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã
có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS bức tử phải tự giải tán.
Tại sao tình hình đã
chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này? Chủ trương không đa nguyên
đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào
cấm điều này, mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng
ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta.
Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa. Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội
công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được.
Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài
toàn trị hiện nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao?
Chúng ta phải đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa,
bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu
khích gây chiến tranh. Như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết đại khái trong bất
cứ cuộc chiến tranh nào người thất bại đều là nhân dân. Giờ hành động
đã đến. Không chần chừ, do dự được nữa.
3. Vấn đề Độc lập dân chủ, tự do và hạnh phúc
- Việt Nam đã thống
nhất mặc dầu còn nhiều điều chưa hòa hợp, đoàn kết thực sự. Nhưng còn
độc lập thì sao? Sau khi hy sinh biết bao xương máu, nay Đảng và Nhà
nước Việt Nam đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, những
kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta và vào năm 1979 họ đã xua quân tàn sát
người dân Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc mà tên Đặng Tiểu Bình xấc xược
gọi là dạy cho Việt Nam một bài học.
Thật ra tổ tiên chúng
ta, những tiền nhân thời xa xưa đã cho họ nhiều bài học Chi Lăng, Bạch
Đằng Giang, Gò Đống Đa, v.v. Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn nhớ
những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam
thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt nam nên quá “hiền
lành” đối với một nước lớn nhưng rất “tiểu nhân” (chữ nghĩa của các
truyện Tàu), miệng thì xoen xoét nói về “bốn tốt mười sáu chữ vàng”
trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô
nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền
thống của mình hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng
ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời
phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát
ngôn viên bộ Ngoại giao. Đến nỗi có những vụ việc lớn càng không dám
thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại
sứ Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối chứ không chỉ là đưa
công hàm đến toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta
không dựa vào nước này chống các nước khác nhưng thực tế quốc tế hiện
nay rất thuận lợi để chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với
Trung Quốc về Biển Đông.
Tôi rất mừng nghe Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-La chống lại nền chính
trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn một thiếu tướng Trung Quốc, Thủ tướng đã khéo léo nói
nước đó là nước nào ai cũng biết. Rõ ràng đây là cú đấm đích đáng bọn
bành trướng Bắc Kinh trong một diễn đàn quốc tế. Tôi càng thấy vui hơn
khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm
để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ chính trị cả. Vì
thế mà Hạ Đình Nguyên trong một bài viết về vấn đề này đã hoan hô Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 lần.
4. Vấn đề Dân chủ, tự do và hạnh phúc
Thực chất đây là vấn đề
dân sinh, dân chủ mà trước đây trong thời kỳ kháng chiến hoặc trước
1975 ĐCS VN đã phát động để đấu tranh giành quyền sống. Đây là vấn đề về
con người.
+ Về dân chủ thì đã quá
rõ. Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước
độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân
lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập. Tư pháp độc lập thì mới có
thể chống tham nhũng. Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua
Hiến pháp mới. Sau đó bầu Quốc hội lập pháp để ĐCS sẽ qua bầu cử bình
đẳng mà trở thành người lãnh đạo.
Tôi nghĩ trong một thời
gian dài ĐCS sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng
nào có thể tranh chấp được. Các nhà lãnh đạo ĐCS cần tự tin điều đó.
Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một
kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực
lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị, chờ chết mà thôi.
+ Con người khác con
vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không có tự do
thì con người chỉ là một đàn cừu (theo ngôn ngữ của Giáo sư toán học
Ngô Bảo Châu). Không có tự do thì không thể có khoa học, văn học, nghệ
thuật, báo chí… thật sự. Do đó Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền tự
do của con người. Đó là vấn đề quyền con người. Nhưng giờ đây chế độ
toàn trị đã phản bội tước đoạt tất cả các quyền cơ bản đó, vất bỏ tuyên
ngôn nhân quyền và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh
riêng, có vấn đề nhân quyền riêng. Họ không biết rằng đó là quyền cơ bản
và phổ quát mà loài người đã đấu tranh qua nhiều thế hệ. Đại tá nhà văn
Nguyễn Khải đã nói: “khi đọc cuốn Bàn về tự do của Stuart Mil
thì vỡ ra nhiều vấn đề”. Vì vậy anh Nguyễn Khãi đã nhìn lại những gì mà
anh đã trải nghiệm một cách sâu sắc với một giọng văn nhẹ nhàng không
hàm hồ nên rất thuyết phục. Đây là quyển sách đã đi sâu vào tim óc của
chế độ mà không thấy các vị “phê bình chỉ điểm” (cách gọi mới đây của
nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn
Văn Lưu cùng với một số người trong việc “bề hội đồng” bài viết của
Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm “Mở miệng”) nào dám phê phán, chửi rủa.
Các vị lãnh đạo ĐCS tại
sao không suy nghĩ trong chế độ thuộc Pháp lại có một thời báo chí, văn
học nghệ thuật phát triển mà cho đến nay chưa có thời kỳ nào có thể so
sánh được dù là chế độ gọi là “tự do gấp vạn lần” như bà Phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan đã nói một cách hàm hồ, thiếu suy nghĩ, chỉ làm trò
cười cho thiên hạ. Báo chí thì nở rộGia Định báo, Phụ nữ tân văn, Nam Phong, Phong hóa, Ngày nay…
với những học giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi,… Văn học nghệ
thuật thì có cả một trào lưu thơ mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ,
Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư và nhiều nhà thơ nổi tiếng khác với nhiều bài
thơ bất hủ mà đến nay ai cũng thuộc nằm lòng. Về tiểu thuyết thì có
nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo…
Ngoài ra còn có hàng loạt nhà văn tài hoa khác như Nguyễn Tuân, Tô Hoài,
Lan Khai, Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, v.v. Với Thanh Tịnh tôi vẫn nhớ bài
“Tôi đi học” trong tập Quê mẹ của ông. “Hàng năm cứ vào cuối thu
lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng
tôi lại nao nức với những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi
quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như
những đóa hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy,
một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm đắt tay tôi trên
con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần
nhưng lần này bỗng nhiên thấy lạ vì hôm nay tôi đi học”. Nhạc thì có một
thời có nền tân nhạc rực rỡ với các tên tuổi như Văn Cao, Đặng Thế
Phong, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Doãn Mẫn, Lê Thương, Nguyễn Văn
Thương… Thế mà Thanh Tịnh và những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên
dưới chế độ XHCN ở Miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn.
Cũng may ra sau 1975,
không khí vui vẻ, sum họp của những ngày đầu đã tạo nên trào lưu hứng
khởi để nhạc sĩ VĂN CAO làm bài “Mùa xuân đầu tiên” với điệu valse dìu
dặt. Nhưng tội nghiệp cho Văn Cao đã ngây thơ tin rằng “Từ đây người
biết yêu người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết quê
người…”, thế mà bài ca này cũng bị cấm hát hết mấy năm. Những năm sau
khi vào chơi với Trịnh Công Sơn và các nhạc sĩ Miền Nam ông đã nói lên
nỗi thất vọng của ông. Cảnh chia lìa, vượt biên, đày đọa, tù tội trong
đó có người bạn văn chương của các ông đã làm ông buồn bực và tiếp tục
uống rượu. Chỉ có một điều an ủi ông là vào Nam, vào Sài Gòn ông nghe
mọi người từ trẻ đến già đều hát “Mùa xuân đầu tiên”, “Thiên thai”,
“Suối mơ”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, v.v. của ông.
Vấn đề là ĐCS VN cần
trả lại những gì của lịch sử, của tiền nhân để lại. Việc đổi tên đường
từ Trần Quý Cáp thành Võ Văn Tần, từ Phan Đình Phùng thành Nguyễn Đình
Chiểu, v.v. là việc làm thiếu suy nghĩ, nếu không nói là ngu xuẩn, chà
đạp lên lịch sử, xúc phạm những chiến sĩ tuy không phải là Cộng sản
nhưng đã đấu tranh bảo vệ đất nước trong các phong trào Cần Vương, Duy
Tân.
Ngay trong lĩnh vực báo chí tại sao lại lấy ngày ra đời báo Thanh niên, báo của tổ chức CS làm ngày báo chí VN. Quan điểm tôi là phải lấy ngày 15-4 là ngày số báo đầu tiên của Gia Định báo năm
1865 làm ngày báo chí VN. Năm sau, một số nhà báo cùng chúng tôi sẽ tổ
chức ngày báo chí VN vào ngày 15-4. Còn ĐCS và các tổ chức của mình cứ
lấy ngày 21-6 làm ngày báo chí Cách mạng cũng không sao. Việc ai nấy
làm. Thế thôi.
Tại Miền Bắc gọi là
XHCN khi hòa bình mới lập lại, các văn nghệ sĩ mà đặc biệt đi tiên phong
là các nhà thơ, nhà văn quân đội, mà tiêu biểu là Trần Dần, Phùng Quán,
Hoàng Cầm,… đã gây chấn động trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Có lẽ là
những người trực tiếp chiến đấu chứng kiến cảnh chết chóc của nhân dân
trong chiến tranh nên họ quyết tâm tiếp tục chiến đấu để xây dựng một
chế độ xã hội tự do dân chủ và tiến bộ xã hội. Họ đã quy tụ được nhiều
nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ giàn trận đấu tranh quyết liệt với Đảng
để đòi hỏi tự do sáng tác, đòi hỏi chính trị không được can thiệp vào
sáng tác của văn nghệ sĩ. Nhà nước độc tài Đảng trị trong những năm đó
thấy đây là nguy cơ đe dọa của chế độ nên đã ra tay đàn áp, bắt bớ, tù
đày một cách không nương tay. Người bị tù với vụ án ngụy tạo như công
thần Nguyễn Hữu Đang, người đã làm lễ đài Độc lập năm 1946. Hữu Loan với
lòng tự trọng của một người văn nghệ sĩ cương quyết về quê thồ vác đá
nuôi vợ con. Ba mẹ vợ anh trong cải cách ruộng đất đã bị chôn sống để
trâu bò bừa lên đầu, lên cổ cho đến chết. Một Nguyên Hồng khảng khái bỏ
về Yên Thế nuôi heo để kiếm sống. Trần Hữu Đang sau khi ra tù sống những
ngày tủi nhục phải góp nhặt bao thuốc lá làm hàng “đối lưu” với ếch
nhái, rắn rết của bọn trẻ chung quanh kiếm cho. Năm 1989, tôi gặp Thạc
sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường ở Pháp, người đã theo Hồ Chí Minh về nước năm
1946. Ông kể lại hoàn cảnh của ông lúc đó, bị cô lập đến nỗi học trò
cũng không dám nhìn mặt, phải bán tủ sách quý để sống qua ngày. Còn nhà
triết học Trần Đức Thảo, khi tôi còn làm Phó chủ tịch thường trực MTTQ
TP HCM đã mời ông đến nói chuyện. Bước xuống xe ông ngó lên liền xem có
công an theo dõi ông không. Buổi nói chuyện làm mọi người thất vọng vô
cùng về ông.
Tôi còn có những kỷ
niệm đau đến xé lòng khi còn nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước
toàn trị. Lúc còn là phó CT/TT MTTQ TP HCM và là đại biểu HĐND TP khóa
4, khóa 5. Có mấy việc tôi còn nhớ mãi:
+ ĐCS VN ngày trở thành
kiêu binh. Đâu đâu cũng vỗ ngực xưng tên là “ĐCS VN quang vinh muôn
năm”. Ngay cả Hội trường của cơ quan dân cử như HĐND TP thế mà chẳng
thấy đất nước, Tổ quốc đâu cả, chỉ thấy một khẩu hiệu to chần dần [to
đùng] “ĐCS VN quang vinh muôn năm”. Một số đại biểu trong HĐND trong
Đảng cũng như ngoài Đảng thấy chướng mắt nhưng không dám nói. Họ đến nói
với tôi. Tôi thông cảm họ. Trong HĐND khóa 5, khi lên phát biểu ở Hội
trường tôi trầm giọng nói: “Đây là cơ quan dân cử, đại diện cho nhân dân
TP, nhưng tôi không thấy đất nước, Tổ quốc ở đâu mà chỉ có ĐCS muôn năm
thôi là sao? Đảng chỉ là một bộ phận của nhân dân, không có Tổ quốc,
nhân dân thì làm gì có Đảng. Đảng phải đặt Tổ quốc lên trên hết, vì vậy
tôi đề nghị thay đổi khẩu hiệu này bằng câu CHXHCN Việt Nam. Cả hội
trường im phăng phắc. Nhưng ngay kỳ họp sau thì khẩu hiệu Đảng đã thay
đổi bằng tên nước.
+ Tôi là Trưởng ban
VHXH HĐND TP khóa 5. Trong các kỳ họp HĐND TP, các ban có bài thẩm định
khá công phu. Phải đi thực tế, làm việc với các ngành và sau đó họp toàn
ban để thông qua Trưởng ban là người quyết định cuối cùng. Tôi nhớ
trong một kỳ họp, tôi thức suốt đêm sửa chữa, hoàn thiện văn bản để phát
biểu trước HĐND. Khi lên phát biểu, nhìn xuống thì không thấy vị Phó CT
nào dự, kể cả phó CT phụ trách VNXH. Thấy vậy tôi không đọc mà đề nghị
ông Huỳnh Đảm, lúc đó là CT HĐND, cho các thư ký, trợ lý điện gấp cho
các Phó CT, nhất là các Phó CT phụ trách VHXH về dự họp. Ban thẩm định
chuẩn bị công phu để phân tích những vấn đề, nhất là những vấn đề còn
tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể
thao, các vấn đề xã hội khác. Những vấn đề có liên quan thiết yếu đến
đời sống nhân dân TP. Khi thấy các Phó CT lục tục về họp tôi mới phát
biểu bản thẩm định của Ban. Đây là lần đầu tiên các phóng viên báo chí
thấy việc này nên rất khoái. Từ đó, kỳ họp nào các PCT UBND cũng đều có
mặt trừ một số PCT có lý do chính đáng. Cái bệnh chỉ coi trọng Đảng,
Thành ủy, xem thường HĐND đã vào máu các vị quan chức của chúng ta.
+ Việc thứ ba là cuộc
đấu tranh hay có thể nói là đấu khẩu của Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh
và tôi về việc có nên dẹp chợ hoa Nguyễn Huệ hay không? Cuộc đấu khẩu
gay gắt đến nỗi CT Võ Viết Thanh nói đại ý nếu đ/c Đằng thấy Đảng chật
hẹp quá thì xin ra khỏi Đảng. Tôi liền đốp chát lại: đó là chuyện mà tôi
và anh sẽ nói trong Đảng, còn đây là HĐND. Giữa lúc có nhiều đại biểu
đồng ý với tôi, trong đó có Trần Văn Tạo, Ủy viên TVTU, Phó giám đốc
Công an TP, Phạm Phương Thảo, Ủy viên TVTU, Phó CT phụ trách VHXH UBND
TP thì chủ tọa kỳ họp lại được tin ban Thường vụ Thành ủy họp và đã đồng
ý dẹp chợ hoa TP. Tôi cương quyết đề nghị có Nghị quyết về vấn đề này
nhưng chủ tọa làm ngơ và thông qua NQ ở HĐND TP. Tuy đấu tranh gay gắt
như vậy nhưng đối với anh Võ Viết Thanh tôi vẫn tôn trọng tính trung
thực, quyết đoán của anh.
Lúc đó tôi với tư cách
đại biểu HĐND TP có phối hợp với các vị hưu trí Q.6, với Ban quản lý thị
trường TP để tố cáo những tiêu cực, sai trái của Giám đốc Đông lạnh
Hùng Vương. Phối hợp với cuộc đấu tranh này có anh Nguyễn Văn Thắng, Ủy
viên TV Quận ủy Q.6, Trưởng ban Tuyên huấn Q.6. Thắng cũng là dân phong
trào SV. Không hiểu sao sau đó có một văn bản có danh sách 12 người gọi
là điệp báo của Cục tình báo TƯ trong đó Nguyễn Văn Thắng nằm ở số 7.
Lúc ấy anh Nguyễn Minh Triết mới về làm Phó bí thư thường trực của TƯ.
Tôi gặp anh Nguyễn Minh Triết và trình bày với anh về vấn đề thì anh đề
nghị tôi không can thiệp nữa vì danh sách đã có dấu đỏ của đặc ủy tình
báo TƯ của Mỹ. Trước đó có người biết chuyện ngụy tạo danh sách này và
nói danh sách láo được đánh trên giấy Bãi Bằng là giấy chỉ do Cộng sản
sau 1975 sản xuất. Anh Nguyễn Minh Triết ghi nhận nhưng Nguyễn Văn Thắng
vẫn bị giam ở 4 Bạch Đằng. Lúc ấy Q.6 tính lấy lại nhà của Nguyễn Văn
Thắng ở Bà Hom, Q.6. Tôi gặp Chủ tịch Võ Viết Thanh và đề nghị anh xem
xét lại vấn đề này thì anh nói với tôi một cách cương quyết: “Chuyện
chính trị của Thắng tôi không biết nhưng chuyện nhà của Thắng tôi bảo
đảm không ai lấy được”. Anh giữ lời hứa khi Thắng được giải oan về lại
Bà Hom, Q.6 như cũ. Tôi gặp anh Võ Viết Thanh cám ơn anh. Nhân đó tôi
hỏi thăm tại sao anh không đi học Cử nhân, Tiến sĩ như những người khác.
Anh cười nói rất Nam Bộ: “Tôi không chơi kiểu đó. Nếu tôi học tôi sẽ
xin nghỉ làm để đi học thật sự, không như những vị học giả mà bằng thật
như hiện nay”. Từ đó quan hệ giữa anh và tôi rất vui vẻ, không còn nhớ
gì trận đấu khẩu nảy lửa ở HĐND về vụ chợ hoa Nguyễn Huệ. Sau này anh bị
thất sủng vì vụ án Sáu Sứ mà trong quyển Bên thắng cuộc nhà báo Huy Đức có nêu.
Tôi nêu những trải
nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho
người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu
tranh. Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một
chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân
trí, chấn dân trí, hậu dân sinh.
Cuối cùng tôi xác định
bài viết này chỉ có mục đích là thanh toán, tính sổ cuộc đời của mình,
trang trải những món nợ còn lại để gửi các vị lãnh đạo Đảng CSVN, để
mong các vị “mở mắt” ra mà có sự lựa chọn con đường sống cho dân tộc.
Hiện nay xu hướng chạy theo CN Mác-Lênin CNXH đã lạc điệu, không còn phù
hợp nữa và đã sụp đổ tan tành ở ngay quê hương Xô Viết. Hiện nay là
cuộc đấu tranh trên thế giới về dân quyền, dân sinh, dân chủ, tự do,
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Nghĩa là đây là cuộc đấu tranh
quyết liệt cho con người, vì con người chống lại các thế lực phản động
đang âm mưu nô dịch nhân dân, phá hoại môi trường vì những lợi ích kinh
tế ích kỷ của các tập đoàn, lung đoạn nhà nước.
Tôi không tin lắm về sự
tự giác của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước sớm thấy tình hình và
xu thế phát triển hiện nay để đặt lợi ích của Đất nước, Tổ quốc lên trên
hết mà có một giải pháp hợp lý, không vì lợi ích và sự tồn tại của
Đãng, của chế độ mà đi ngược lại xu thế phát triển của thời đại hiện
nay. Tôi quan niệm rằng làm nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là cương
quyết đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, tôn trọng
thực hiện những lý tưởng của biết bao thế hệ cha anh chúng ta về một
nước VN hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội, văn minh và giàu mạnh. Một
khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, đủ sức kìm hãm, ức chế các
khuynh hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải “chấn
dân khí” để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù
đày. Sau đó là “khai dân trí” và “hậu dân sinh”.
Bài viết nầy cũng là để
trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ
sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều:
với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng
ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai
khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài
người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống
lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và
CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận
thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong
nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại
một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc
chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức
mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá
lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động.
Điều này tôi nói một lần rồi thôi…
Viết trong những ngày nằm bịnh.
L.H.Đ.
-Nguyên phó TTK Ủy ban TƯ LM các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam
-Nguyên phó CT Ủy ban MTTQ VN TP.HCM (từ 1989-2009)
-Đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5
1948. Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?
Phạm Chí Dũng gửi RFA (*)
11-8-2013
Bài tham luận “Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?” của Tiến Sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, một cây bút thường xuyên của RFA, dưới đây được đọc trong Cuộc hội thảo Hè năm 2013 tại Singapore với chủ đề “Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?” trong hai ngày Thứ Hai 12 và Thứ Ba 13 tháng 8 2013..
Những người cùng thời
Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế trầm kha và nhiều tiền đề cho khủng hoảng xã hội ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay, vấn đề chủ quyền biển đảo và những đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền đang được những người trong phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước.
Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử thể chế đương đại là vào đầu năm 2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức mang tinh thần phản biện yêu nước, còn gọi là nhóm “Kiến nghị 72”, đã nêu ra các khuyến nghị và khuyến cáo đối với đảng và chính quyền về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý và cả về sự thay đổi phải có của điều 4 trong hiến pháp.
Hoạt động không chỉ mang tính lời nói như thế đang phản ánh bầu tâm tư rất nặng lòng của không chỉ công dân đối với chế độ, mà còn là tình cảm mong muốn một sự thay đổi tốt đẹp hơn, hoặc ít ra cũng đỡ xấu hơn, xuất phát từ chính những cán bộ lão thành, đảng viên và cả một bộ phận công chức, viên chức đương nhiệm.
Như một quy luật, phản biện không thể thiếu đất sống ở những nơi mà mầm non bị vùi dập. Xuất phát chỉ với một hành trang hạn hẹp, nhưng đến đầu năm 2012, cùng với hành động nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn, giới blogger lề dân đã tạo cho mình được một tài sản đáng giá là truyền thông xã hội. Trong suốt năm 2012, bất chấp nhiều áp lực chính trị, một số blogger vẫn làm được những việc có ích cho xã hội, đặc biệt hỗ trợ quyền lợi chính đáng của dân oan đòi đất và dấy lên không khí về chủ quyền biển đảo. Cho đến đầu năm 2013, sau chuyến đi Roma của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, điều có vẻ ngẫu nhiên là một số cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và cả một số lãnh đạo cao cấp của đảng đã phải thừa nhận thế đứng của giới truyền thông xã hội, về độ thông tin nhanh nhạy mà hoàn toàn có thể cạnh tranh và còn vượt hơn cả báo chí nhà nước.
Với những gì mà giới truyền thông xã hội đã gây ấn tượng và tích tụ cho đến ngày hôm nay, đó là cái gì, nếu không phải là một tiền đề đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho một mẫu hình nào đó cho xã hội dân sự trong tương lai ở Việt Nam?
Sự tự do tương đối cho tới nay của giới truyền thông xã hội đã tạo nên một chân đứng đầu tiên về thông tin cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Quan trọng hơn, chân đứng này còn đang được nối kết ngày càng mật thiết với giới truyền thông quốc tế. Nhiều vấn đề về an ninh biển Đông, an sinh xã hội, mâu thuẫn và xung đột mang tính xã hội, những chủ đề chính trị như sửa đổi hiến pháp và điều 4 độc đảng, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn giáo… đã được nhiều báo nước ngoài trích dẫn và bình luận từ tin tức của giới truyền thông xã hội trong nước.
Ba giai đoạn trong trung hạn
Một cách thông thường và diễn ra theo kịch bản trì trệ mà không xảy ra một biến động đủ mạnh và đủ lớn ứng với một cuộc suy thoái nặng nề hoặc khủng hoảng kinh tế, nền chính trị vẫn kéo dài sự tồn tại của nó, còn những nguyện vọng đòi hỏi dân chủ hơn của các nhóm phản biện xã hội vẫn chỉ có thể đạt được một tầm mức không đủ cao. Sự phản ánh chân thực của báo chí nhà nước cũng vì thế sẽ chưa thể hiện được đúng với khả năng còn tiền ẩn và bầu tâm huyết của nó.
Nhưng nếu nền kinh tế bị sói mòn trầm trọng và kéo theo những biến động xã hội đủ mạnh, đó lại là điều kiện và sự gieo mầm cho các ý tưởng và hành động phản biện. Mức độ thăng trầm của xã hội và chính trị càng lớn, quy luật tất yếu là phản biện sẽ càng gia tăng sức ép của nó đối với thể chế.
Cũng có một quy luật chính trị – xã hội khác: trong bối cảnh nội bộ thể chế không thuận hòa và phát sinh nhiều mâu thuẫn – có thể là mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu với nhau, đó là một điều kiện quan trọng để hoạt động phản biện phát triển, không chỉ bằng hoạt động thông tin và bình luận trên mạng, mà còn có thể hình thành những tổ chức sinh hoạt công khai theo đường lối ôn hòa. Nhóm “Kiến nghị 72” với nhiều nhân sĩ, trí thức đầu đàn là một minh chứng và một phương pháp luận như thế.
Trong cách nhìn của một bộ phận lãnh đạo đảng và chính quyền, hiện thời và trong thời gian tới, một lực lượng trí thức có tính độc lập, hay nói khác hơn là mang tính trung lập, có thể là cần thiết, với mục đích tạo nên một độ mở dân chủ nào đó cho khuôn mặt của chế độ, cũng là nhân tố có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
Phản biện xã hội và phong trào phản biện của giới nhân sĩ, trí thức cũng có thể tương tác và tương ứng với những ưu thế mới trong tình hình mới. Và đó cũng là một điều kiện nữa để hoạt động phản biện có thể tiến xa hơn một bước: hình thành các nhóm công khai với sinh hoạt theo phương châm ôn hòa, bất bạo động.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào những năm 2016-2017, thời gian từ nay đến đó sẽ có thể được xem là quãng đường trung hạn trong 3-4 năm. Quãng đường đó có thể phải trải qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn thứ nhất: giải quyết những vấn đề gay cấn trong nội bộ và tạm kết thúc với thế cục chính trị nghiêng hẳn về một quan điểm và một nhóm chính khách nào đó. Trong giai đoạn này, nền kinh tế tạm phục hồi, chưa lộ ra những xung đột khủng hoảng và những phản ứng xã hội mang tính đối kháng. Hoạt động phản biện xã hội cũng có điều kiện để phát triển về lượng và chất, về mối liên kết chiều rộng và cả chiều sâu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2015.
2/ Giai đoạn thứ hai: hành xử mang tính “hồi tố” của chính thể và nhóm chính khách chiếm ưu thế đối với những tiếng nói và hành động bị xem là đối lập, đối kháng và đi quá xa. Phong trao phản biện tạm lắng. Giai đoạn này có thể trùng với một cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế nổ ra trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam cũng chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng và bùng nổ nhiều xung đột về kinh tế và xã hội. Giai đoạn này có thể diễn ra từ giữa năm 2015 đến giữa hoặc cuối năm 2017.
3/ Giai đoạn thứ ba: khi tất cả cùng cộng hưởng ở một điểm: kinh tế, xã hội và cả chính trị mất kiểm soát, không phải bởi các lực lượng phản biện của trí thức, mà do phản ứng sống còn của chính người dân trước làn sóng suy thoái kinh tế kinh niên hoặc khủng hoảng kinh tế, tước đoạt những nỗ lực tồn tại cuối cùng của đời sống dân sinh. Khủng hoảng kinh tế càng trầm trọng, tính chất và quy mô phản ứng xã hội càng ghê gớm, có thể dẫn đến một sự thay đổi về chân đứng, thậm chí về bản chất nền chính trị của chế độ. Đây là giai đoạn mà phong trào phản biện xã hội mang tính ôn hòa sẽ thăng hoa. Giai đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn hai giai đoạn trước, có thể vào nửa cuối năm 2017 và kéo sang năm 2018.
Giai đoạn thứ ba lại khiến xã hội Việt Nam sẽ phải trải qua một giai đoạn hệ quả tiếp nối, từ năm 2017-2018 trở đi, với quá trình ma sát thô và tương tác giữa các lực lượng chính trị cũ và mới, trước khi tiến tới một sự ổn định mới về chính trị và xã hội, phục hồi kinh tế. Giai đoạn tiếp theo này rất khó xác định về thời gian diễn biến, nhưng ít nhất phải mất 4-5 năm.
Với mỗi giai đoạn trên, xã hội dân sự ở Việt Nam đều có thể đạt được những bước tiến triển mong muốn, nếu những người thực hiện nó đủ chuyên cần, đoàn kết và sáng tạo.
Phản biện xã hội những năm tháng cận cảnh
Ngay trước mắt, điều mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là “cơ hội lịch sử” cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng 7/2013 cũng lại là một cơ hội khác cho hoạt động phản biện độc lập ở Việt Nam.
Dù không có nhiều kỳ vọng từ kết quả của cuộc gặp Obama – Sang, nhưng tình thế đã có một chuyển biến nhỏ và có thể hy vọng sẽ dẫn tới những chuyển biến lớn hơn. Nhà nước Việt Nam sau một thời gian dài im lặng, đang dần chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền và dân chủ của người Mỹ và các tổ chức quốc tế, nhưng tất nhiên có tính điều kiện.
Nhưng cùng với những điều kiện song hành giữa kinh tế, chính trị và cả quân sự, trong vài năm tới lối mở cho dân chủ, nhân quyền và không khí phản biện ở Việt Nam sẽ rộng đường hơn. Phản biện và những hoạt động có tính tổ chức của nó sẽ có thể được công khai hóa trong một chừng mực và phạm vi nào đó.
Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có tính thành tâm, hữu dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài với trí thức trong nước, không chỉ dừng ở tính chất đơn lẻ, mà nhằm xây dựng một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu, với hàng loạt chủ đề thiết thân như:
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc.
- Phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu.
- Bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối.
- Phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế – xã hội.
- Bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
- Đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên.
- Phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công quốc gia; nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập đoàn; ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…
- Thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý.
- Thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội.
- Thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
- Phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự.
- Phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam.
- Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị.
- Phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Tương lai từ xã hội dân sự
Loạn lạc là đường cùng của nhân dân, và đường cùng của dân chúng lại rất thường là đường cùng của chế độ. Đó cũng là một bài học nhãn tiền cho những chính khách đương thời và những nhà quản lý xã hội trong tương lai.
Một trong những giải pháp tốt đẹp nhất cho xã hội Việt Nam trong tương lai chỉ có thể đến từ xã hội dân sự.
Song song với các mục tiêu ngắn hạn, những nhóm nhân sĩ và trí thức trong nước và ngoài nước cần phối hợp tiến hành nghiên cứu một đề án về xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai, cho 15-20 năm tới, nhưng những tiền đề của mô hình xã hội dân sự ấy có thể được ứng dụng ngay trong 4-5 năm tới, nếu các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội cho phép.
Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế về nhân quyền và dân chủ hỗ trợ cho đề án về xã hội dân sự là rất cần thiết.
Cuộc hành trình của phản biện xã hội và xã hội dân sự ở Việt Nam trong ít nhất 20 năm tới không chỉ là một sự thay đổi về tương quan kinh tế – chính trị, mà còn là một cuộc cách mạng về văn hóa và dân trí cho các tầng lớp nhân dân.
Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ. Phong trào phản biện dân chủ và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình trung hạn có thể trong giai đoạn 2013-2017, và nếu được tổ chức tốt, phong trào này có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc.
Xã hội dân sự có thể làm cái điều mà một chính thể hiện thời không làm được: phục hồi và nâng cấp chất liệu văn hóa và nhân cách cho cả một dân tộc.
TS Phạm Chí Dũng
———–
(*) Thông tin bên lề:
Nhận lời mời của ban tổ chức hội thảo
hè Singapore với chủ đề “Cải cách Việt Nam đang đi về đâu?”, do nhóm
trí thức Việt kiều Viet-Study tổ chức sẽ diễn ra vào hai ngày 12 –
13/8/2013, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng đã mua vé máy bay để chuẩn bị lên
đường. Nhưng trước chuyến bay 4 ngày, một cơ quan an ninh đã phát tín
hiệu về việc ông Dũng “không nên đi”, để từ đó đương sự nên tự hiểu rằng
sẽ có động tác ngăn chặn ở sân bay Tân Sơn Nhất nếu vẫn đi. Do vậy, ông
Dũng đã buộc phải trả lại vé máy bay.
Ông Dũng là trường hợp duy nhất chịu
tác động ngăn chặn từ phía cơ quan an ninh, trong khi các thành viên
khác của đoàn Việt Nam đi dự hội thảo hè Singapore không gặp trở ngại gì
cho đến thời điểm này.
Cách đây một năm, nhà báo Phạm Chí
Dũng đã bị bắt khẩn cấp với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Sau
hơn 4 tháng bị tạm giam điều tra, ông được tại ngoại và sau đó nhận
quyết định đình chỉ điều tra. Từ thời điểm tháng 3/2013 đến nay, ông đã
viết và cộng tác hơn 50 bài báo với các đài quốc tế Việt ngữ như BBC,
RFI, RFA, VOA.
Tác động “tăng cường kiểm soát” đối
với ông Dũng lại xuất hiện ngay sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ ra đời,
trong đó có đề cập đến vấn đề nhân quyền. Phạm Chí Dũng cũng là tác
giả của khá nhiều bài bình luận trước, trong và sau cuộc gặp cấp cao
Barak Obama – Trương Tấn Sang.
So với một số trường hợp khác bị ngăn
chặn ở sân bay khi xuất ngoại, tác động ngăn chặn đối với nhà báo tự do
Phạm Chí Dũng có kín đáo hơn.
Hai trường hợp gần đây bị hải quan và
an ninh cửa khẩu ngăn chặn ngay tại sân bay là nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
trong chuyến đưa con trai đi Mỹ và nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức đi
Roma.
Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong
Bản gốc: “Chinas Kommunisten verbreiten Untergangsängste”, Handelsblatt, News am Abend, chiều ngày 09.08.2013.
Nguyễn Hội dịch
Ghi chú: Handelsblatt
là tờ báo ngày tiếng Đức dành cho giới thương gia. Tại Đức,
Handelsblatt phổ biến rộng rãi hơn tờ Financial Times. Trước đây
Financial Times có phát hành tiếng Đức, nhưng phải đóng cửa từ hơn 1 năm
nay.
| |
dpa I Peking
Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung
quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của
Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ
thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã “bắn”
những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một
luận điệu “kết tội” trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền
thông xã hội “lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra”. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều”.
“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt”,
đó là lời “kết tội” (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức
cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương
đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong
trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải
cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: “ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống” đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.
Một điều chắc chắn rằng [1]
sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên xô vào năm 1991 làm
người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay. Tân Chủ tịch
nhà nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc” từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của họ bị lung lay”.
Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt - và là
một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày
càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”,
Nicholas Bequelin thuộc Human Rights Watch cho biết như trên. Cũng như
các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đoan chắc tình hình
nhân quyền tương lai (tại Trung quốc) sẽ sẽ tồi tệ hơn.
Chú thích:
[1] Dịch từng chữ từ tiếng Đức là “không có điều gi đáng (phải) nghi ngờ”.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
- Hải quân Trung Quốc ráo riết “sục sạo” ở Biển Đông (KT).
- Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông (TN). – Trung Quốc sẽ không dám khiêu chiến toàn diện trên Biển Đông (GDVN).
- Philippines chặn âm mưu bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông (PN Today). – LHQ xúc tiến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông (VOV).
- Tranh cãi quanh con tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản (PLVN). – Trung Quốc mượn oai Nga, ‘hù dọa’ Nhật Bản bất thành (Soha).
- Phiên tòa xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên vào ngày thứ sáu!? (Chúa cứu thế/ DLB). Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên: “Hôm
nay đã 10.08.2013 rồi, chỉ còn mấy ngày nữa thôi, con gái bé bổng của
mình lại phải đứng trước vành móng ngựa. Với mình đó là nơi đen tối nhất
cuộc đời mà con RÙA nhỏ (cách gọi Uyên thân thương của gia đình) phải
trải qua. Giờ mình có cảm giác thật khó tả, lo lắng, cẳng thẳng, buồn
vui, cả thất vọng lẫn hi vọng mong manh. Mọi thứ như trộn lẫn vào nhau
và trở nên một gam màu thật kinh khủng”.
- Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) (Tuyên bố 258). “Lời ghi tặng của ông Crispin gửi blogger Nguyễn Lân Thắng – ‘Tất cả những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam’.”
- Trần Đĩnh: Một kỷ niệm với Trần Độ (Nguyễn Thông).
- Côn đồ tiếp tục tấn công nông dân Văn Giang (FB Nghiêm Việt Anh).
- Người rừng, xin hãy giải cứu chúng tôi (Đào Tuấn). “Để
một người dân lưu lạc trong rừng là một cái lỗi lớn của… xã hội. Nhưng
để những dân trở thành ‘người rừng’ giữa thế giới văn minh, phải đối mặt
với nỗi ấm ức không thể trả lời, thì có lẽ, không thể chỉ gọi là một
cái lỗi được nữa. Liệu có khi nào chúng ta sẽ đến gặp ‘người rừng’ để
xin chỉ lỗi vào hoang dã?“
- Cha con ‘người rừng’ quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã (VNE). – LÝ LẼ CỦA MỘT TÂM HỒN ĐA CẢM (Nguyễn Quang Vinh). “Hãy
ở trong bản thân họ để lặng nghe nỗi thèm khát tiếng thác chảy, tiếng
gió rừng, tiếng nai tác…Hãy ở trong bản thân họ để hiểu được cái không
gian tĩnh lặng thanh cao mênh mông của núi rừng, cái trong vắt của một
nẻo sống không bon chen, không hoen tạp, không ồn ào, không máy ảnh,
không chữ nghĩa… Cộng đồng không bỏ rơi họ nhưng trước hết phải tôn
trọng cuộc sống tự do của họ“.
- Người tố cáo gian lận xét nghiệm (TN). – Chị Nguyệt “Hoài Đức” (TT).
- Cụ già và con đường công lý (TT).
- Cảnh báo ô nhiễm xung quanh nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê (Tầm nhìn).
- Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện: Có quy trình để cấm CSGT “vẫy xe, xem giấy tờ” rồi cho đi (LĐ).
- Thủy thủ VN nhảy xuống biển do bị đối xử tệ (TT/Alobacsi).
- Panama phát hiện chất nổ trên tàu Triều Tiên (PNTP). - Hàn, Mỹ sắp tập trận, Triều Tiên im hơi lặng tiếng (TN). - 80.000 binh sĩ Mỹ – Hàn sắp tập trận chung (Infonet).
KINH TẾ
- Nguyên nhân chậm giải ngân gói cho vay 30 ngàn tỷ: Tiền có đây rồi, nhà ở đâu? (CAND). – Việt Nam hiện chỉ có 126 người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở (Tầm nhìn). – Dự án căn hộ “đế vương” giá đắt nhất Việt Nam giờ ra sao? (GDVN).
- Khi thực phẩm “bẩn” trót lọt (TP).
- Phục hưng “Made in USA” (DNSG/Tầm nhìn).
- Ngân hàng nào sẽ buộc phải M&A? (ĐT).
- Đỏng đảnh như… giá vàng (Vietstock). - Tuần này, giá vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng (NDH).
- Hà Nội chuẩn bị cho phiên chợ bất động sản lần 2 (ĐĐK). - Hà Nội: Bất động sản trầm lắng, đấu giá đất đạt thấp (CAND).
- Góc nhìn 12 – 16/08: Giằng co trong biên độ hẹp (Vietstock).
- Ngư dân đầu tư đóng tàu thuyền công suất lớn (Tầm nhìn).
- “Đã hoàn tất” thu hồi các lô sữa nghi nhiễm khuẩn (LĐ). - Sữa bẩn và lời cảnh báo về mô hình tăng trưởng nóng (VTV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhớ Nguyễn Khải (Quê Choa).
- Đến hẹn lại lên… (Sống Magazine).
- Văn hóa đọc xuống cấp cảnh thư viện đìu hiu? (Tầm nhìn).
- Nhà văn Đỗ Chu chiều vợ (PNTĐ/VNN).
- Đôi mắt người Sơn Tây: Về với ngã ba xứ Đoài (SKĐS).
- Hổ dữ bắt người và ký ức kinh hoàng về cuộc huyết chiến “ông ba mươi” ngay trước sân nhà (Giadinh.net).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nỗi lo trường khó (GD&TĐ).
- Câu chuyện nước Mỹ: Viết Essay thế nào? (Hiệu Minh).
- Học sinh, sinh viên TP.HCM Gặp gỡ hai giáo sư đoạt giải Nobel vật lý: Nuôi dưỡng tình yêu khoa học (TT).
- NÊN LÀM GÌ KHI CON BẠN MẮC SAI LẦM? (FB CBS).
- 10 lời khuyên cho mối quan hệ cha mẹ – con cái (Sống Magazine).
- Trẻ hư đâu chỉ tội nhà trường (TT).
- Cơ hội thứ hai vào ĐH (GD&TĐ).
- Thơ vui tặng sĩ tử 27 điểm trượt ĐH Y Hà Nội (ĐV/VTC).
- Mở (TP).
- Làm hồ sơ công nhận liệt sĩ cho em Nguyễn Văn Nam (Giadinh.net).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Luật sư Trương Quốc Hòe: Trò chơi điện tử khiến trẻ em chỉ sợ cái “ảo”! (PT).
- “Người rừng” ở Quảng Ngãi từng là bộ đội (DV). – Cha con ‘người rừng’ quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã (VNE).
- Ấm áp tình bạn (SGGP).
- Muôn nỗi ‘ôsin’ bệnh viện (PT).
- Hiệp sỹ cứu người được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Dũng cảm (Giadinh.net).
- Dân TP.HCM than phiền vì ô nhiễm môi trường (TN). - Người dân hít phải mùi hôi bùn thải giống mùi… xác chết (TT).
QUỐC TẾ
- Không lực dũng mãnh của Asssad lại xung trận (VnM). – Sự im lặng “sát nhân” của người Mỹ tại Syria (ĐV). – Tên lửa S-300 sẽ quyết định thắng thua ở Syria? (VnM). – Video: Không quân Syria ném bom đẩy lùi phiến quân ở quê hương Assad (GDVN). – Syria: Nổ ở Damascus, 5 người bị thương (CATP). – Lãnh đạo người Kurd ở Iraq thề bảo vệ người Kurd tại Syria (VOA).
- Ấn Độ và Pakistan đấu súng dữ dội qua biên giới (ANTĐ). – Ấn Độ khởi động tàu ngầm hạt nhân (BBC). – Ấn Độ chuẩn bị thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên (VOV).
- Nga, Mỹ sẽ liên quân đối phó Trung Quốc? (TN). – Video: Nga mời Mỹ tham gia chơi ‘đua xe tăng’ (VTC). – Nga thách Mỹ gửi xe tăng đến tham gia thi đấu cùng nhiều đối thủ (GDVN).
- Snowden tiết lộ EU là mục tiêu ưu tiên do thám của NSA (VOV). – Obama ví Putin như ‘một đứa trẻ chán chường’ (VNE). – “Không có chiến tranh lạnh Nga – Mỹ”! (TT).
- Mỹ ‘minh bạch hóa’ chương trình theo dõi (BBC). – Tổng thống Mỹ nghỉ hè giữa những tranh luận về chương trình theo dõi (VOA).
- Nam Phi kỷ niệm Ngày Phụ nữ Quốc gia (VOA).
- 6 di dân chết đuối ngoài khơi nước Ý (VOA).
- Khiếm khuyết của máy điện toán gây ra trì hoãn mới nhất cho chương trình Obamacare (Sống Magazine).
- Hàng ngàn người Syria được tị nạn ở Mỹ (TN). - Ông Assad điều không quân về cứu quê nhà (NLĐ). - Video: Dân thị trấn Raqqah Syria trúng bom của quân chính phủ Assad (GDVN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Israel làm Thủ tướng tạm quyền (Tin tức).
- Ấn Độ thành quốc gia có tàu ngầm hạt nhân (TTXVN). - Ấn Độ chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên (Infonet). - Ấn Độ căng mình đối phó ở biên giới với Pakistan, TQ (PNToday). - Đại giáo chủ Ai Cập kêu gọi tổ chức hòa giải dân tộc (VOV).
- Ngoại trưởng Nga muốn Mỹ cư xử “như người lớn” (DT). - Tàu chiến Mỹ đã áp sát Gruzia nhưng không dám tấn công Nga (ANTĐ). - Hủy HN thượng đỉnh Moscow – lý do để nhìn lại quan hệ Nga – Mỹ (Tin tức). - Quan hệ Mỹ – Nga đang xuống cấp (Tầm nhìn).
ĐẢNG CSVN ĐANG TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Đỗ Thành Công
11-08-2013
"Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác không dám thay đổi hay bỏ
Điều 4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của
đảng. Vì trước mắt, đối với Nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản
trở xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu,
đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ
21."
Tiến trình dân chủ tại Việt Nam là xu thế lịch sử, không thể đảo ngược. Nhanh
hay chậm, tùy thuộc vào sự nhập cuộc, dấn thân và năng nổ cũa thành phần trí thức,
thanh niên sinh viên, công nhân, nông nhân, doanh nhân, đảng viên và cán bộ
trong bộ máy công an, quân đội. Tuy nhiên, dù thế nào thì mục tiêu chính vẫn nằm
trong nổ lực tranh đấu ôn hòa. Xu thế thời đại hiện nay là bất bạo động, thì hướng
đấu tranh cũng cần nằm trong hướng vận động chiến lựợc đó.
Hiện nay, phong trào dân chủ vẫn còn trong vòng tự phát, với mức độ gia tăng khủng
bố và trấn áp của chế độ, những nổ lực hình thành lực lượng đối lập còn gặp rất
nhiều trở ngại. Dù vậy, đó phải là hướng nhắm đến để xây dựng tiếng nói thống
nhất, có trọng lượng, có sức mạnh và uy tín đối với nhân dân trong và ngoài nước,
phối hợp hiệu quả hầu giữ thế đối trọng với chế độ.
Về lâu dài, nếu phong trào dân chủ tác động mạnh mẽ lên tình hình chính trị Việt
Nam , sẽ đẩy đảng CS vào vị trí phải quyết định: nhượng bộ chấp nhận đối lập
chính trị, hoặc bị đổ nhào khi quần chúng phẩn nộ xuống đường. Trong cả hai hướng,
vai trò nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước là chính, nhưng cần hợp
tác và dựa vào Cộng Đồng Người Việt hải ngoại để vận dụng sự yễm trợ về tài
chánh và ngoại vận, khai dụng các áp lực từ các quốc gia phương Tây lên chế độ
toàn trị.
Cuộc đấu tranh hiện nay đang diễn ra trên hai mặt, trong nước và hải ngoại. Mỗi
mặt, có ưu và khuyết, có mặt đóng vai trò tiền tuyền, quyết định, có mặt giữ
nhiệm vụ hậu phương, yểm trợ. Chúng ta cần phối hợp hai mặt trận nhịp nhàng, vừa
tạo áp lực lên chế độ toàn trị-độc tài; vừa quảng bá rộng rải tin tức đàn áp đối
lập, vi phạm nhân quyền trên trường quốc tế, vừa nhanh chóng phổ biến tin tức
trong ngoài để nhân dân bắt kịp thông tin. Cần sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả
phương tiện truyền thông đại chúng của các mạng internet, trang nhà, blog,
email, video, youtube, facebook v.v.., đặt chế độ toàn trị - độc tài vào thế
không thể che đậy sự thực, bị cô lập, lên án, áp lực kinh tế và chính trị từ
nhiều dư luận quốc tế, mỗi lúc một mạnh mẽ, đến mức không thể làm ngơ được.
Nếu chế độ tiếp tục câm lặng trước phẫn nộ của nhân dân, hệ quả sự đổ nhào, dẫn
đến hổn loạn chính trị, không thể tránh khỏi. Lúc đó, những người cộng sản muốn
cứu đảng khỏi cơn thịnh nộ của lịch sử chắc sẽ khó khăn, đảng có thể bị gạt ra
khỏi vũ đài chính trị vĩnh viển. Hiện nay, đảng CSVN đang đứng trước thế “tiến
thoái lưởng nan”. Hoặc chấp nhận đối thoại với các xu hướng chính trị, hợp tác
đưa đất nước đi vào quỹ đạo tiến bộ, dân chủ tự do. Lúc đó, tùy theo diễn biến
chính trị, đảng CSVN có thể bị mất vị trí lãnh đạo nhưng giữ được uy tín, bảo vệ
tương lai chính trị. Hoặc sổ toẹt hết mọi thứ, chấp nhận thách thức đối đầu,
tìm mọi cách bám quyền độc tài lãnh đạo. Tất cả tùy vào thái độ ứng xử khôn
khéo và có tầm nhìn cao cũa những nhà lãnh đạo CSVN.
Xu thế thời đại là dân chủ đa nguyên. Trong 68 năm, kể từ khi người cộng sản nắm
chính quyền, họ chưa bao giờ chấp nhận đối thoại. Tuy nhiên, thời kỳ làm mưa
làm gió của đảng chắc sớm tàn lụi. Gần đây, hàng loạt các chế độ toàn trị đã bị
sụp đổ, đảng CSVN biết họ đang sắp hàng để nối vào dòng những chế độ độc tài, bị
nhân dân nguyền rủa, bị nhân dân đứng lên phản đối, bị vứt bỏ vào đống rác của
lịch sử.
Để có dân chủ, công nhận đối lập chính trị, chấp nhận đa đảng vẫn là những điều
kiện tiên quyết nhằm thể hiện xu hướng cải cách triệt để. Vì vậy, những điều
khoản vi hiến bảo đảm quyền độc tài như Điều 4 Hiến Pháp cần hủy bỏ, tạo điều
kiện cho các tổ chức đối lập ra đời, đi vào giòng sinh hoạt chính trị dân chủ,
tiệm tiến và ôn hoà. Về thực tế, tiến trình này quá lý tưởng, kinh nghiệm cho
thấy những người CS không dám thực hiện, trừ khi họ bị áp lực dữ dội từ phong
trào dân chủ, giống như đảng CS Nga đã từng đứng trước thử thách lớn lao như vậy.
Hiện nay, mục tiêu khẩn cấp của phong trào dân chủ, cần xây dựng và dựa vào sức
mạnh của chính mình, cần tạo dựng áp lực từng bước trong mỗi cơ hội chính trị,
áp lực chính trị càng mạnh, tiến trình dân chủ hoá càng sớm thành tựu. Dĩ
nhiên, không ai tự thắt thòng lọng vào cổ mình trừ trường hợp họ ở trong tình
thế tuyệt vọng. Những người cộng sản cũng vậy, họ đang đắn đo và sợ hãi cho số
phận khi chấp nhận đối lập.
Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác “không dám thay đổi hay bỏ Điều
4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của đảng”.
Vì trước mắt, đối với nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản trở
xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu, chậm
tiến, đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở
thế kỷ 21.
Mông Cổ sau địa chấn của cách mạng Đông Âu, đảng CS Mông Cổ bị đổ nhàu. Tuy
nhiên trong cuộc bầu cử dân chủ vài năm sau, đảng CS Mông Cổ đã dành lại quyền
lãnh đạo hợp pháp, được sự công nhận của nhân dân Mông cổ. Thời gian qua, khi
các lực lượng dân chủ Mông Cổ nắm chính quyền, họ đã vấp phải một số nhược điểm
trầm trọng. Vì vậy, nhiều nông dân và dân nghèo đã phát biểu ủng hộ lại những
người cộng sản, họ muốn có một sự thay đổi chính quyền, bất kể chính quyền đó
có khuynh hướng cộng sản hay không cộng sản.
Vì thế, chưa cực đoan đến độ như người ngoài đảng vẫn chủ quan và trong đảng Cộng
sản thì lo ngại. Nếu chấp nhận đối lập chính trị, đảng CS chưa hẳn bị mất quyền
lãnh đạo. Nếu có, trong bối cảnh đa nguyên, tôn trọng sự hiện hữu của các tiếng
nói chính trị đối lập, họ vẫn có quyền góp phần trong tiến trình xây dựng một nước
Việt Nam dân chủ tự do, công bằng và thịnh vượng. Điều này về ý nghĩa, cũng là
mục tiêu của những người cộng sản có lương tri. Đâu nhất thiết phải triệt để nắm
quyền lãnh đạo, chuyên chính, đàn áp bất cứ ai đối lập với đảng. Về lâu dài, bất
kể chính quyền mới nào, cộng sản hay không cộng sản, nếu giả mạo dân chủ hay bị
quyền lực làm tha hoá, mon men đi đến khuynh hướng độc tài đều phải bị đào thải.
Hiện nay phong trào đấu tranh vì dân chủ còn chưa mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề ý
thức dân chủ từ phía Nhân dân vẫn còn chưa sâu, vì hệ quả của chính sách bưng
bít và cai trị độc đoán. Sống trong môi trường được ban phát, kềm kẹp, và thường
trực đe doạ, đại đa số thường làm theo quán tính, hoặc cam chịu, không dám đòi
hỏi, phản đối hay bày tỏ chính kiến.
Vì vậy, một trong những mục tiêu cũng cấp bách của phong trào, của các lực lượng
dân chủ là gây dựng ý thức đòi hỏi quyền phát biểu chính kiến, quyền độc lập tư
duy, quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách xã hội, hiến pháp, kinh
tế, chính trị, quyền đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quyền bày tỏ lòng
yêu nước v.v..…để từng bước, tạo cho Nhân Dân lẫn đảng viên đảng CSVN quen với
sinh hoạt chính trị dân chủ, có ý thức dân chủ và không sợ hãi tiến trình dân
chủ.
Đỗ Thành Công
TRẦN ĐỘ - Nhật ký Rồng Rắn - Phần 6
(tiếp theo)
…
Ông còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa và giáo dục
của Quốc hội, ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992).
Ông
cũng là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ năm
1960 đến năm 1972), 4, 5, 6 (1960-1991).
Ông
đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất
và hạng ba),...
Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp
khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4-1-1999 khi đã 58 tuổi đảng.
Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 2002 sau một thời gian dài
lâm bệnh nặng, tuổi cao, sức yếu. Đám tang ông có sự tham dự đông đảo mọi tầng
lớp quần chúng và trí thức, văn nghệ sĩ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi vòng hoa
đến viếng và gia đình Đại tướng Lê Trọng Tấn đã có mặt đông đủ.
Trong đôi câu đối tặng Trần Độ, Hà Sĩ Phu viết:
Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song
kiên song trọng đảm
Bắc Nam
xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm.
-----------------
(tiếp Nhật ký) - IV. Đại Hội IX
Đại
hội thế là đã xong (tôi nói XONG, chứ tôi không nói THÀNH CÔNG RỰC RỠ được,
ngượng mồm lắm). Đại hội làm được một số việc: Đại hội đã bầu được một Ban chấp
hành mới. Việc thay đổi nhân sự kỳ này có cái được là:
• Đã loại bỏ được một số yếu tố của sự bảo thủ, trì
trệ quá lỗi thời. Và sự loại bỏ này tuy mới chỉ là một số, nhưng là một số quan
trọng. Nó giảm đi được các yếu tố bảo thủ.
• Đã ngăn chặn được một số yếu tố cơ hội hãnh tiến và
lưu manh côn đồ. Tôi biết là trước Đại hội có nhiều người rất e ngại, nay ngăn
chặn được, nhiều người thở phào.
• Đã có được vài chữ tích cực trong văn kiện đó là chữ
Dân Chủ trong khẩu hiệu chiến lược, và sự xác định thứ tự các nguy cơ, nguy cơ
lớn nhất là Tụt Hậu và nguy cơ Tham nhũng …
Đó mới là những cái được ở chữ nghĩa, chứ còn nội dung
của Dân Chủ và đường lối Dân Chủ thì chưa có gì rõ ràng. Nội dung Tụt hậu và
Tham nhũng cũng như đường lối khắc phục cũng chưa rõ.
Dù sao cũng cần ghi nhận rằng Đại hội IX có mấy cái
được đó. Còn vấn đề cơ bản lớn là đường lối thì chưa giải quyết, chỉ mới là một
sự lặp lại vô duyên các khẩu hiệu và công thức quá lỗi thời, đầy mâu thuẫn. Mâu
thuẫn rõ là: đã nói huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc (tức là tất cả già
trẻ, lớn bé, trai gái, các dân tộc và giai cấp khác nhau) thế mà lại nhấn mạnh
đấu tranh giai cấp, tức là khuyến khích các giai cấp đấu lẫn nhau. Lại còn nhấn
mạnh Đảng của giai cấp công nhân và Đảng giành quyền lãnh đạo độc tôn, tức là
xoá bỏ sạch các Đảng khác. Đảng chỉ chấp nhận và đoàn kết với những người giống
như Đảng và nói theo y nguyên ý Đảng, coi tất cả mọi người có ý kiến khác đều
là chống đối, là phản động. Ngay cả những đảng viên lâu năm mà có ý kiến khác
cũng khai trừ và đối xử như thù địch.
Như vậy là vấn đề đường lối chưa được giải quyết và thậm
chí chưa được đặt ra. Đất nước đang bị tụt hậu nghiêm trọng.
Bây giờ phải có đường lối phát triển đất nước cho
nhanh. Đảng cộng sản có muốn làm việc ấy không và có làm được không ?
Còn cứ kêu gọi kiên định, kiên trì ... thì thực chất
vẫn cứ là trì kéo đất nước trong vòng lạc hậu, đất nước có tiến lên được chút
nào thì cũng vẫn cứ tụt hậu ngày càng xa so với những đất nước không cần có sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản và họ cũng không cần “kiên định”, “kiên trì” cái gì
hết.
Tôi nhắc lại: Bây giờ điều quan trọng nhất là làm thế
nào cho đất nước phát triển nhanh, để đất nước được nhanh chóng giàu mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh thực sự.
Không cần “kiên định, kiên trì” cái gì cả!
Đại hội IX đã sắp xếp lại nhân lực, lựa chọn người vào
bộ máy lãnh đạo mới có trình độ học vấn cao hơn và tuổi cũng trẻ hơn. Đó là
hiện tượng đáng mừng.
Nhưng về đường lối thì vẫn ở trong tình trạng nửa vời.
Một mặt thì phải thích nghi với những vận động mới của thế giới và trong nước,
nhưng mặt khác lại ra sức kìm hãm các yêu cầu đổi mới và dân chủ hoá tích cực,
tạo nên một cơ chế vừa thích nghi vừa kìm hãm. Trong tình thế ngày nay, không
thích nghi thì sụp đổ nhưng lại sợ thích nghi. Hy vọng sắp tới yếu tố thích
nghi có thể có sự nhúc nhắc nhỉnh hơn. Nhưng rõ ràng đường lối chưa thoát ra
khỏi sự kìm hãm, chưa thoát khỏi tình trạng nửa vời.
I. Thực
Trạng Về Đường Lối Hiện Nay
Hiện nay, sau 15 năm đổi mới, quả thực đất nước có
nhiều thành tựu, tiến bộ, nhưng tại sao lòng người vẫn chưa yên? Hàng ngày rất
nhiều lễ hội, rất nhiều cờ hoa, rất nhiều mít tinh, rất nhiều khẩu hiệu, rất
nhiều băng cờ, biển báo, rất nhiều diễu hành, rất nhiều ca nhạc v. v. và v.v.
Cứ chỉ trông vào đó thì có thể tưởng rằng nước ta lúc
nào cũng đang tưng bừng phấn khởi. Thế nhưng đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai mà
gợi chuyện thời sự thì đều có thể được nghe các điều dằn vặt, các điều trăn
trở, các điều phàn nàn. Có những người trong các cuộc hội nghị vẫn hăng hái
“hoan hô thắng lợi”, “hoan hô Đảng sáng suốt và tài tình”, nhưng khi gặp trao
đổi riêng thì vẫn thở vắn than dài … Người nghĩ đến những vấn đề chung thì phàn
nàn nhiều nhất về hai vấn đề:
1. Sao đất nước mình nghèo nàn và chậm chạp thế. Cái
nhục nghèo khổ và lạc hậu kéo dài đến bao giờ ? Bây giờ đã thắng lợi vẻ vang 26
năm rồi …
2. Sao mà xã hội này nhiễu nhương quá thể, người dân
không được tự do. Nơi nơi tham nhũng, cấp cấp tham nhũng, ngành ngành tham
nhũng. To tham nhũng to, nhỏ tham nhũng nhỏ. Người dân đóng góp nhiều thứ,
nhiều lần quá, trong khi lương thực không đủ ăn. Mất dân chủ mọi lúc mọi nơi, mất
tự do hơn cả khi còn chế độ thực dân.
Tình hình có thật thế không ? Tôi không phải nói dài,
cứ gặp bất cứ vị lão thành nào hoặc một người dân lao động bình thường nào mà
khơi chuyện ra thì đều được nghe đầy đủ, phong phú, sinh động không bút mực nào
tả xiết. Gặp bất cứ một trung niên hoặc thanh niên nào đang làm ăn khấm khá,
phong lưu (không nói đến những đại gia đầy quyền lực) thì đều gặp những lời kêu
ca vô tận, kêu ca công an, thuế vụ, các cơ quan nhà nước v.v.
Một sự kêu ca nữa thường nghe là sự kêu ca về đạo đức
xuống cấp, tệ nạn xã hội không giảm mà ngày càng tăng, sự quan liêu bất lực của
cơ quan nhà nước đến phát sợ. Nhiều việc oan khuất ngất trời và kéo dài vô tận.
Vậy thì xã hội tươi đẹp ở đâu ?? Xã hội dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư bản là
ở chỗ nào ?
Ta đã tốn bao công sức để mà xây đắp mộng tưởng về một
chế độ tươi đẹp, một xã hội tuyệt vời, ta lại tốn công tô vẽ cho nó. Khi gặp
đôi điều trục trặc, ta thường an ủi nhau rằng đó là cục bộ, là hiện tượng, còn
về toàn thể và bản chất, chế độ ta vẫn tuyệt vời. Nhưng càng ngày các hiện
tượng tiêu cực, tệ hại trong xã hội càng nặng thêm, rộng rãi thêm, kéo dài
thêm, đậm đặc thêm. Vì thế, cái câu an ủi cho là “cục bộ”, cho là “hiện tượng”
… không thiêng nữa.
Càng ngày cái hiện tượng càng bộc lộ rõ bản chất. Bản
chất chế độ ta, xã hội ta là không đẹp, mà chủ yếu là không dân chủ.
Như vậy thì hiển nhiên là đường lối xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay chưa ổn, chưa thích hợp. Đường lối (tôi nhấn mạnh là
“xây dựng và phát triển đất nước”, chứ không phải đường lối làm một cuộc cách
mạng nào và đánh đổ cái gì nữa cả).
Đường lối xây dựng và phát triển hiện nay có nhiều mâu
thuẫn và nhiều điều duy ý chí chủ quan, không làm cho đất nước phát triển nhanh
mạnh được. Đất nước không thể phát triển nhanh được bằng các cuộc đón chào,
chào mừng, bằng thi đua, bằng băng cờ, bằng các cuộc vận động … Đất nước chỉ có
thể phát triển nhanh bằng kỹ thuật và năng suất, và trước hết là bằng dân chủ.
Xã hội ta hiện nay đầy tham nhũng, đầy tệ nạn, sự phát triển cứ chập chờn.
Đường lối thì cứ nửa vời đầy mâu thuẫn. Mỗi một tệ nạn đều có nguyên nhân trực
tiếp của nó, tìm ra nguyên nhân trực tiếp nhưng không thể giảm bớt được tệ nạn
(chưa nói đến xoá bỏ).
• Chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng tăng.
• Chống quan liêu thì quan liêu ngày càng nặng.
• Giảm biên chế thì giảm một lại tăng ba v.v.
• Chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng tăng.
• Chống quan liêu thì quan liêu ngày càng nặng.
• Giảm biên chế thì giảm một lại tăng ba v.v.
Đó là vì ta không chịu phân tích đến nguồn gốc của vấn
đề. Nguồn gốc đó là đường lối. Đường lối đã sản sinh ra một hệ thống chính trị
cồng kềnh, chồng chéo, quan liêu, “nhà nước hoá” tất cả các tổ chức xã hội. Đó
là một hệ thống chính trị phản dân chủ và nặng nề, bất lực. Mỗi người dân khi
gặp khó khăn và oan khuất khi tìm đến bộ máy thì chỉ gặp phải sự đưa đẩy và chờ
đợi. Người dân không còn biết kêu vào đâu! Đó là hệ quả tất yếu của một tình
trạng đường lối nửa vời, bắt buộc phải tự thích nghi với biến động thế giới,
trong nước, nhưng lại sợ sự thích nghi tổn hại đến vai trò lãnh đạo và những
danh cùng lợi.
Khi đọc Dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội IX, tôi
có nhận thấy nhiều mâu thuẫn và nhiều điều đầy duy ý chí chủ quan, tôi có viết
một số ý kiến nhưng rồi không gửi, vì tôi biết có gửi cũng không ai chú ý,
thành ra vô ích. Nay tôi trích một vài đoạn ghi vào đây như sau:
1. Bản dự thảo có một cái tên rất hay, nhất là vế mở
đầu “phát huy sức mạnh toàn dân tộc …”. Đó là một tư tưởng cực kỳ hay, và đúng
ý Hồ Chí Minh.
Nhưng nếu nói tiếp theo là để “đẩy nhanh phát triển
đất nước” thì ngắn gọn và nâng cao tư tưởng… sức mạnh dân tộc hơn.
2. Nhưng đọc tiếp bản dự thảo, thì thấy bản dự thảo có
hai điều không tốt. Đó là nó đầy mâu thuẫn và hết sức duy ý chí.
Cái mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa phát huy sức
mạnh toàn dân tộc với định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì định hướng xã hội chủ
nghĩa là định hướng vào công hữu, định hướng vào quyền lợi và vai trò của giai
cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước chuyên chính chỉ lo lãnh đạo đấu tranh
giai cấp. Vai trò của toàn dân tộc ở đâu ?
3. Mâu thuẫn nói trên thể hiện rõ ràng nhất ở đoạn nói
về đấu tranh giai cấp: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn
hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo …. xây dựng nước
ta thành …”. Buồn cười thật, nội dung của đấu tranh giai cấp là thực hiện, khắc
phục, xây dựng, … Dự thảo không chỉ ra được đấu tranh giai cấp giữa cái gì và
cái gì …
Hơn thế, tiếp theo, dự thảo lại khẳng định mạnh mẽ:
“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của đại đoàn kết toàn dân … kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội”.
“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của đại đoàn kết toàn dân … kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội”.
Thế mà lại cứ nhấn mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa
với kinh tế quốc doanh là chủ đạo, thì chẳng phải là triệt tiêu cái “động lực
chủ yếu” đi không ?
Có đoạn khác, có câu “Mối quan hệ giữa các giai cấp,
các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn
kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp ...”
Nhưng trước đó, lại nói: do còn nhiều hình thức sở hữu
về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế … nên “tất yếu còn mâu thuẫn giai
cấp và đấu tranh giai cấp”.
Thật là mâu thuẫn và gượng ép …
4. Dự thảo có rất nhiều điểm duy ý chí rất nặng. Có
đoạn viết:
“Con đường công nghiệp hoá của nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đã đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt …”.
“Con đường công nghiệp hoá của nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đã đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt …”.
Trong khi ấy, thực tế là về tăng trưởng kinh tế (GDP
đầu người hàng năm), ta đã trải qua 15 năm (1986- 2000) mới tăng được 1,5 lần.
Trong khi đó, các nước họ chỉ cần thời gian để tăng gấp đôi GDP như sau:
• Indonesia 2-3
năm.
• Hàn Quốc 28 tháng.
• Đài Loan 19 tháng.
• Hàn Quốc 28 tháng.
• Đài Loan 19 tháng.
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì sau 15 năm, lực
lượng lao động nông nghiệp chỉ giảm được 4% (từ 74% rút xuống 70%), trong khi
đó Hàn Quốc giảm được 50%. Thế mà ta muốn “nhảy vọt” nhanh hơn các nước đã đi
trước. Chuyện ngược đời !!! Có lẽ chỉ nên nêu “cố gắng đỡ chậm hơn”.
Ta đỡ chậm hơn các nước không xã hội chủ nghĩa cũng đã
là may cho dân tộc, cho đất nước lắm rồi.
Ai lại phát huy sức mạnh toàn dân tộc để cả nước đấu
tranh mà tụt hậu ngày càng xa, cứ “định hướng” để ngày càng đi chậm, thì chẳng
uổng công cho sức mạnh dân tộc lắm sao!
Ví dụ nữa về cái duy ý chí là:
Nêu lên “Thực hiện công bằng trong phân phối, khuyến
khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp” mà lại không có một chiến lược
chống tham nhũng cho rõ rệt, chỉ nêu lên chống tham nhũng như là sửa chữa một
khuyết điểm “mụn ghẻ”, thì vẫn là dung túng tham nhũng, dung túng làm giàu bất
hợp pháp.
- Nêu lên “Khắc phục dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn…”, “hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới …”. Thế mà báo cáo chính trị, về đường lối, chính sách, lại chỉ loanh quanh với “bằng nhiều biện pháp, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng ngành nghề” thì lấy đâu ra hàng triệu việc làm ?
- Đáng lẽ phải khẳng định một chiến lược xác định vị trí doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích sao cho xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi doanh nghiệp thu hút vài chục lao động, thì việc gì Bộ Lao động - thương binh - xã hội phải chạy vạy tìm công việc. Đáng lẽ phải tôn trọng kinh tế tư nhân, thu hẹp hợp lý kinh tế quốc doanh kém hiệu quả, thì lại cứ sợ tư bản xuất hiện. Một nền kinh tế muốn phát triển, không có các nhà doanh nghiệp, các ông chủ và các người quản lý giỏi, mà chỉ có người đi tìm chỗ làm thuê thì tìm chỗ làm thuê ở đâu ?
Vấn đề này nằm trong đường lối và chiến lược chứ không phải chỉ là những khuyết điểm, thiếu sót mặt nọ mặt kia.
- Nêu lên “Khắc phục dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn…”, “hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới …”. Thế mà báo cáo chính trị, về đường lối, chính sách, lại chỉ loanh quanh với “bằng nhiều biện pháp, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng ngành nghề” thì lấy đâu ra hàng triệu việc làm ?
- Đáng lẽ phải khẳng định một chiến lược xác định vị trí doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích sao cho xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi doanh nghiệp thu hút vài chục lao động, thì việc gì Bộ Lao động - thương binh - xã hội phải chạy vạy tìm công việc. Đáng lẽ phải tôn trọng kinh tế tư nhân, thu hẹp hợp lý kinh tế quốc doanh kém hiệu quả, thì lại cứ sợ tư bản xuất hiện. Một nền kinh tế muốn phát triển, không có các nhà doanh nghiệp, các ông chủ và các người quản lý giỏi, mà chỉ có người đi tìm chỗ làm thuê thì tìm chỗ làm thuê ở đâu ?
Vấn đề này nằm trong đường lối và chiến lược chứ không phải chỉ là những khuyết điểm, thiếu sót mặt nọ mặt kia.
Cái đường lối và chiến lược “định hướng” và “chủ động”
rất tai hại. Càng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, mà không sửa đường lối và
chiến lược, càng đẩy đất nước vào chỗ trì trệ, chậm chạp.
Đảng đã phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng giặc
ngoại xâm rất oanh liệt, nay vì sai lầm đường lối mà không phát triển đất nước
thì cái “chệch hướng” (nếu có) chính là cái chệch hướng rất nguy hại này, nó
làm tổn hao và phung phí sức mạnh toàn dân tộc.
Lại một ví dụ duy ý chí nữa:
Trong báo cáo có chỗ nêu:
“Văn nghệ sĩ … phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị
tư tưởng và nghệ thuật, có tác dụng …”
Ai mà chẳng muốn thế, các văn nghệ sỹ lại càng muốn
thế, và nhiều đại hội cũng đã từng phấn đấu rồi đấy. Nhưng làm sao có được các
tác phẩm đó trong khi chính sách tự do báo chí và xuất bản bị bóp nghẹt.
Rõ ràng, chỉ có tự do thì các mặt xã hội mới phát
triển. Đại hội VI đã mở ra đường lối tự do, đưa lại cho nông dân quyền được tự
do làm ăn, người buôn được quyền tự do buôn bán, mở cửa cho xuất nhập khẩu, đầu
tư … thì xã hội mới đổi, mới có bộ mặt phồn vinh. Tình hình đến đây rồi đóng
lại, chựng lại. Các thứ tự do, từ tự do kinh doanh đến tự do sáng tác đều bị
xét nét, ngăn cấm, thì làm sao mà “phấn đấu có nhiều” được.
Báo cáo chính trị lẽ ra phải có đường lối mới, chính
sách mới, tư tưởng mới … thì lại cứ khư khư những khẩu hiệu cũ, rồi nêu lên
những nguyện vọng để phấn đấu, tăng cường và nâng cao, đẩy mạnh, thì đại hội
chỉ “thắng lợi rực rỡ” trong hội trường mà thôi…
(còn tiếp)
Từ bệnh viên Hoài Đức đến 7 đoàn thanh tra của Tổng Bí Thư
Câu chuyện thương tâm về các trẻ sơ sinh bị chết do tiêm vắc xin còn
chưa ngã ngũ, bởi những bao biện về mặt chuyên môn mà chỉ có mình bộ y
tế nói một mình một sân, nói sao thiên hạ biết vậy. Chẳng ai kiểm tra
xem sự thật có đúng vậy không. Bộ y tế giải thích do nguyên nhân khách
quan, do những tác động bất ngờ không thể lường được dẫn đến sự việc đau
lòng này. Cách giải thích với nguyên nhân tựa như thiên tai gây ra. Dư
luận phẫn nộ rồi cùng đành cam chịu, bộ y tế đáng lẽ phải làm cam kết
nếu bác sĩ tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ dẫn đến trẻ có hậu quả gì, bác sĩ
phải chịu trách nhiệm. Đó mới là sự tự trọng của nghề nghiệp, thế nhưng
bộ y tế lại làm cái điều ngược lại, là trẻ nhỏ tiêm vắc xin gia đình
phải cam kết. Có nghĩa nếu còn xảy ra sự việc trẻ nhỏ chết, bộ y tế khỏi
phải trả lời, giải thích . Một cách rút kinh nghiệm độc nhất vô nhị.
Nhưng việc xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức thì chẳng thể nào bao
biện được, rành rành con người cố tình làm ẩu để trục lợi. Lỗi về đạo
đức, lương tâm, nghề nghiệp. Người bệnh viện lấy máu của bệnh nhân từ
già cho đến trẻ sơ sinh, để rồi vất số máu đấy đi, đưa một kết quả giả
mạo cho khỏi tốn công xét nghiệm.
Lần này thì chưa cần để bộ y tế của bà Tiến thanh minh, có lẽ đã rút
kinh nghiệm từ vụ vắc xin. Bí thư thành ủy Hà Nội dường như không muốn
để cho bộ y tế giải thích nhăng cuội theo kiểu chuyên môn của mình nữa.
Khi bài vở của cán bộ y tế lại bắt đầu bằng những lời quen thuộc như ‚‘‘
chưa nhận được thông tin gì, sẽ xem xét và nếu có sai ( nếu có nhé) thì
sẽ xử theo tùy theo sai phạm.
Bí thư Phạm Quang Nghị phán rắn chắc như lời tuyên án. Sai phạm ở bệnh
viện Hoài Đức là nghiêm trọng, mang tính hệ thống, do một nhóm
người....sau lời của ông Nghị. Đích thân giám đốc CAHN chỉ đạo khởi tố
vụ án hình sự vụ án ở bệnh viện Hoài Đức với tội danh ban đầu – Lợi dụng
quyền hạn chức vụ trong khi thi hành công vụ.
Đảng bộ Hà Nội ra tay sớm, không để cho sở y tế đưa sự việc vào những
giải thích chuyên môn loanh quanh rồi đánh bùn sang ao, kết cục là hòa
cả làng. Nếu ông Phạm Quang Nghị không quyết đoán, để bên ủy ban NDHN
làm việc với sở tế, trình lên bộ, lên chính phủ...có lẽ thì sự việc này
đã không vỡ lở to như bây giờ.
Lá đơn tố cáo những chuyện sai phạm đã gửi đi từ 6 tháng 6 năm 2013 như
lời của giám đốc công an Hà Nội thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, qua một
thời gian điều tra âm thầm, đến đầu tháng 8 mới được công bố và báo chí
rầm rộ nhắc tới. Bí thư Phạm Quang Nghị đích thân lên tiếng vào cuộc
thay cho ủy ban NDTP . Rất tình cờ, hành động và phát ngôn của ông Nghị
cũng đúng vào lúc mà TBT Nguyễn Phú Trọng thành lập 7 đoàn thanh tra,
kiểm tra bao quát toàn bộ mọi việc của chính phủ.
Câu chuyện về bệnh viện Hoài Đức và sự nhập cuộc của vị đứng đầu đảng bộ
thành phố Hà Nội đầy quyết đoán khiến người dân thấy vị thế lãnh đạo
của Đảng đang lu mờ bấy lâu, nay trở lại mạnh mẽ. Và lẽ tất nhiên người
ta ao ước giá như ở cấp cao hơn Đảng bộ TPHN là BCT có được sự quyết
đoán như thế thì bộ y tế khó lòng mà đối đáp quấy quá trong vụ vắc xin
vừa qua còn gây phẫn nộ trong dư luận. Đương nhiên không chỉ bộ y tế mà
nhiều bộ khác cũng không à uôm được như họ vẫn đăng đàn trả lời dư luận.
Sự ra đời của 7 đoàn thanh tra Đảng do BCT thành lập, được đón chào bằng
minh họa không có gì bằng là vụ bệnh viện Hoài Đức do bí thư Phạm Quang
Nghị đang chỉ đạo xử lý quyết liệt.
Nếu vụ Hoài Đức chỉ là tình cờ, thì về duy tâm là các đoàn thanh tra của
BCT đã may mắn ngay từ khi ra mắt dư luận, trong sự chán chường của dân
chúng về bộ máy trì trệ , quan liêu, tham nhũng của các ngành, các cấp
khắp nơi.
Còn nếu vụ Hoài Đức được ém sẵn từ hai tháng trước, đến bây giờ mở nở rộ
đón chào sự ra đời của các đoàn thanh tra do TBT quyết định thành lập.?
Thì sao.?
Nếu thế, đây nước cờ của TBT thật kỹ lưỡng và đầy chiến lược. Một nước
cờ đi như thế, người ta chỉ đi khi bàn cờ đã vào thế quyết định thắng
thua, nước cờ mà các quân bên này đã nhập nhòm vào cung bên kia. Không
còn là thế trận vờn nhau để đi những nước chung chung lên tượng , gánh
sĩ, đấm tốt nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét