Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tin thứ Hai, 12-08-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đồng loạt kiểm tra tàu “khủng” hút cát trái phép trên biển  (DT).
- Tầm nhìn của ông tướng về vườn cũng botay.com trước tầm bán nước của đảng (DLB). Bình luận về bài trên báo QĐND: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những suy nghĩ về biển, đảo (QĐND). Bài này chúng tôi đã điểm và bình luận 10 ngày trước hôm 02-08-2013, nghe một blogger cho biết, là báo QĐND lấy bài cũ ra để mừng sinh nhật cụ.
- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: “Chỉ có ở Việt Nam” (NNVN). - Sai lệch “chết người” trong xét nghiệm (TN). - Lợi ích nhóm trong y tế (TN). – Lạy các mợ (NNVN). - Nhiều sự cố quá! (ĐĐK). – Ở đâu cũng cần (TP).
- BON TV, TRUNG QUỐC: “ĐÀN ÔNG TRUNG QUỐC NHẬP KHẨU VỢ VIỆT” (FB BS).
- Mét rưỡi vỉa hè, ba đồng tiền nước (Đào Tuấn). “Con đường cong hình chữ S, mét rưỡi vỉa hè, ba đồng tiền nước và một chữ ‘ngán’ đang cho thấy kỷ cương phép nước, trong nhiều trường hợp, ở nhiều nơi, chỉ là những câu chữ chết cứng trên giấy tờ. Và người dân có quyền đòi hỏi một lẽ công bằng, bởi giờ đây, không một xã hội nào có thể chấp nhận quan niệm bất bình đẳng ‘hình bất thượng đại phu’ (Pháp luật không động đến quan quyền)“. – BÌNH ẢNH (Nguyễn Quang Vinh).
- 31 lao động Việt Nam đầu tiên bị tạm giữ tại Mátxcơva về tới Hà Nội: Lời cảnh tỉnh cho xuất khẩu lao động (LĐ). – Người Việt gặp hạn vì chiến dịch “truy quét” tại chợ Mátxcơva (KT).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- VHNT VÀ HÓA ĐƠN ĐỎ (Nguyễn Trọng Tạo).
- INRASARA BÌNH BÀI THƠ “CHIA” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tuyết Nga (Quê Choa).
- ẢNH CHỘP VĂN NHÂN (Văn Công Hùng).
- THẮP SÁNG ĐƯỜNG TU (Trần Mỹ Giống).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- THÊM THÌA MẮM, GIỌT DẦU? (Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ
- Va chạm mới (ĐĐK).
- Thủ tướng Na Uy làm tài xế taxi (BBC). “Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg cho hay ông đã giả dạng làm tài xế taxi trong một buổi chiều tại thủ đô Oslo để tìm hiểu suy nghĩ của người dân“.

Phải thay đổi thể chế quản lý nông nghiệp

Trong lịch sử phát triển, Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trên mặt trận vũ trang chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Kinh nghiệm này được đúc kết và vận dụng một cách có hiệu quả.

Nhưng trên mặt trận kinh tế, có thể khẳng định đây là lĩnh vực… yếu nhất của dân tộc Việt Nam.

Tuy có thành tích và truyền thống phát triển kinh tế, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt xuất phát từ “đặc thù” một đất nước nông nghiệp truyền thống, tư duy làng xã và óc tư hữu tủn mủn, manh mún, nước ta vẫn dừng lại ở trình độ sản xuất nhỏ. Nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa chỉ được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp, nhưng lại chưa thực sự bén rễ để phát triển thành mô hình, tâm lý và tập quán kinh doanh.

Mày mò trên con đường phát triển kinh tế thị trường, khi đất nước đổi mới cơ chế quản lý, nhưng sự thiếu lý luận về hình thái và mô hình kinh tế mới, cộng với tư duy sản xuất thời bao cấp còn rơi rớt nặng, và sức ì của ý thức hệ tư tưởng, đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trên lĩnh vực này.

Nhìn lại quá trình phát triển nông nghiệp

Ngay từ trước năm 1975, miền Nam đã hình thành tầng lớp nông dân tiểu chủ, có tập quán sản xuất hàng hoá cao, hệ thống tiếp thị thương mại, công nghiệp nhẹ phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính hiện diện khá đầy đủ.

Sau ngày thống nhất đất nước, hào khí chiến thắng của cả dân tộc cùng với cơ sở vật chất, cơ chế sản xuất theo xu thế thị trường ở miền Nam đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1976 đạt mức kỷ lục là 16,8%. Có ý kiến cho rằng thời kỳ đó, giá như Việt Nam cũng áp dụng một thời gian “một đất nước hai chế độ” như Trung Quốc thực hiện ở Hồng Kông và Ma Cao chắc nước ta không rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Giá như thời đó chúng ta nhớ đến vị danh tướng Napoleon của Pháp, người không biết sợ là gì, khi được hỏi: “Điều gì làm ngài sợ nhất?”, đã nói: Sợ nhất là sau khi chiến thắng làm ru ngủ con người, quên đi những thiếu sót, khuyết điểm, không cẩn trọng để bước vào cuộc chiến mới. Tất nhiên, lịch sử không bao giờ có hai từ “giá như”.

Miền Nam nước ta vừa ra khỏi chiến tranh đã trải qua sóng gió của hợp tác hoá và cải tạo kinh tế tư bản, tư doanh. Các chương trình đưa dân thành thị đi phát triển các vùng kinh tế mới, cùng với một số biện pháp sai lầm trong quản lý kinh tế đã tách người lao động và quản lý ra khỏi tư liệu sản xuất, thực sự chuyển nền kinh tế thị trường sang kinh tế chỉ huy bao cấp.

Ngay từ năm 1999 đã có cảnh báo về hạn chế của quy mô nông hộ miền Bắc 2000 m2, miền Nam 10 nghìn m2 (1 ha), công lao động 20 nghìn đồng/ngày, vật tư tăng cao theo cơ chế thị trường, manh nha nhóm lợi ích chèn ép quyền lợi của nông dân. Năm 2003 có Nghị quyết 03 về kinh tế trang trại là loại hình mới trong nông nghiệp, là xu thế phát triển của thế giới. Tiếc thay, nó đã bị “chết yểu” ở Việt Nam vì không có môi trường phát triển, chính sách hỗ trợ các trang trại không đi vào cuộc sống.

Bế tắc hiện nay: “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”

Ngày nay, nhìn lại nền nông nghiệp ở Việt Nam sau giai đoạn cởi trói, thăng hoa, có thể thấy đang có nguy cơ thụt lùi. Trước hiện tượng nhiều nơi người nông dân bỏ ruộng, người ta mới lại tranh luận về “tái cấu trúc nền nông nghiệp”! Vấn đề bắt nông dân chịu trách nhiệm đối với an ninh lương thực của cả nước và thậm chí cả thế giới như lâu nay ta vẫn làm, là sai lầm không đáng có mà nhiều người đã nói từ lâu, nhưng không ai trong giới lãnh đạo chịu trách nhiệm thừa nhận.

Bên cạnh phải hy sinh cho an ninh lương thực của cả nước, người nông dân Việt Nam còn phải chịu rất nhiều khoản đóng góp cho xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển nông thôn mà lẽ ra thuộc trách nhiệm của nhà nước. Theo kết quả điều tra của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trên cả nước, bình quân mỗi hộ nông dân phải chịu 30-40 khoản đóng góp, với mức 250 nghìn - 800 nghìn đồng/năm. Hai khoản nông dân phải đóng nặng nhất là xây dựng giao thông nông thôn và trường học, bình quân 672-872 nghìn đồng/hộ/năm. Chịu áp lực nhiều khoản chi phí như thế, nông dân nhiều nơi bỏ ruộng không có gì lạ!

Trước đây đã lâu, tôi có đọc tài liệu của một Viện Nghiên cứu ngành nông nghiệp, sau khi phân tích bằng các luận cứ khoa học và thực tế, đã đưa ra khuyến cáo chỉ nên giữ 3,2 triệu ha đất lúa. Trớ trêu là sau khi vừa mới “hùng hồn” diễn thuyết ở một cuộc hội thảo về việc chỉ nên giữ 3,2 triệu ha đất lúa, thì vài hôm sau họ đã phải đăng đàn nói “giữ 3,8 triệu ha đất lúa là quyết định đúng đắn” vì đó là chủ trương của Bộ không cần bàn cãi nữa. Có nghĩa cấp tham mưu cũng phải "nghe nhạc hiệu, đoán chương trình"!

Đây là "chuyện hàng ngày ở huyện" rồi. Các quan chức tham mưu phần lớn chẳng ai dám nói lên suy nghĩ của mình, chỉ tìm cách làm vừa lòng cấp trên, phục vụ cho mục đích chính trị, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của người nông dân. Tới nay, chỉ sau rất nhiều năm càng sản xuất càng lỗ và người trồng lúa bị đẩy vào bước đường cùng, có nguy cơ phải bỏ ruộng hàng loạt, thì người ta mới đặt lại vấn đề giữ bao nhiêu đất lúa là đủ?

Tập trung vào cây lúa, tăng mạnh sản lượng lúa là sai lầm. Khi đời sống tăng lên, người ta ăn ít gạo đi và ăn nhiều hơn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi nguồn cung tăng mạnh mà tiêu dùng lại không tăng, thậm chí giảm thì giá gạo chắc chắn sẽ giảm hoặc không thể tăng. Nguồn cung tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp và tư thương tìm cách dìm giá thu mua. Diện tích đất manh mún, nông dân không được tổ chức, không có tiếng nói và bị chèn ép ở cả hai đầu: giá đầu vào không ngừng tăng trong khi giá đầu ra không tăng mà chỉ giảm là tình trạng phổ biến của ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay.

Một điểm nữa, là không thể tách rời nông nghiệp khỏi chiều hướng phát triển quá trình đô thị hóa. Nông dân hiện nay là 70%, một ngày nào đó sẽ phải giảm xuống 20-30%.

Các giải pháp

Để Việt Nam tiếp tục có nền kinh tế xã hội ổn định, phát triển nhanh, mạnh, bền vững nhất là sau khi gia nhập WTO, rõ ràng các biện pháp áp dụng trong thời kỳ đổi mới ngày càng bộc lộ những hạn chế. Bởi vì từ “đổi mới” có tính chất “cởi trói”, sửa sai,đến hội nhập là cả quá trình, đặc biệt phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính trị của quốc gia.

Đổi mới, về nội hàm chỉ có giá trị nhất thời bởi vì bản thân nó chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách, nổi cộm, có nghĩa là phần ngọn. Trong các năm qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ở Châu Âu, người ta thường nhắc nhiều đến từ “PERESTROIKA” được dịch là “cải tổ”. Thực chất, cần hiểu “PERE” là làm lại, “STROIKA” là xây dựng, nếu dịch đúng nghĩa là “tái cấu trúc” hay nói nôm na là xây dựng lại từ nền móng.

Về lĩnh vực nông nghiệp, tôi đồng tình chia sẻ với quan điểm của PGS Vũ Trọng Khải, cần tái cấu trúc chứ không phải chỉ tái cơ cấu. Chỉ có tái cấu trúc mới tạo nền móng xác định lại chiến lược phát triển sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng mới, thay đổi thể chế quản lý cả vĩ mô và vi mô, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa từ trang trại đến bàn ăn. Không thể phát triển nông nghiệp chỉ bằng các cánh đồng mẫu lớn, nông dân nhỏ mà phải cần có cả những nông dân lớn. Có nghĩa là phải tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong đó phần giá trị tăng lên phải được chia sẻ công bằng với nông dân.

Nhìn xa hơn phải sửa lại Hiến pháp theo ý nguyện của người dân, sửa Luật Đất đai thay đổi theo mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Tạo điều kiện thuận lợi để đưa các thành tựu nghiên cứu khoa học chuyển giao áp dụng vào thực tế .

Trước mắt, rà soát tháo gỡ các rào cản, nút thắt, coi trọng quy hoạch xác định loại giống cây trồng chủ lực theo đặc thù thế mạnh của từng vùng sản xuất. Giảm dần các diện tích trồng lúa vừa tốn nước, vừa kém hiệu quả ở các vùng trung du núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên. Đồng bằng sông Cửu Long đã ổn định 300 nghìn ha cây ăn trái, 400 nghìn ha thủy sản và 1,9 triệu ha lúa.

Cần chuyển 500 nghìn ha lúa truyền thống ven biển sang trồng lúa thơm chất lượng cao. Khi đặt ra bài toán phát triển nông nghiệp cần phải tính đến “bài toán ngược”, là căn cứ vào khả năng cung cấp nguồn nước để đưa ra quy mô, loại cây phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả kinh tế. Cần khẩn trương xem xét, nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp khắc phục trong dịp sơ kết Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông vv...

Tái cấu trúc về nông nghiệp phải đi sau tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân. Quan trọng hơn, phải gắn với sự quyết liệt đổi thay tích cực thể chế quản lý, cả về kinh tế chính trị và xã hội môi trường.

Tô Văn Trường
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

GS Nguyễn Tiến Dũng - Chúng ta đang phí phạm tiềm năng

Theo GS Nguyễn Tiến Dũng - ĐH Toulouse, Pháp thì môi trường đại học trong nước khó có thể đào tạo một học sinh giỏi thành người tài, không chỉ do điều kiện vật chất yếu kém mà còn do chúng ta đang thiếu cơ chế đào tạo và sử dụng nhân tài.

Nhớ lại quãng thời gian sau khi đoạt huy chương vàng Olympic quốc tế môn toán (IMO) năm 1985, GS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ:

Năm đó tôi mới học lớp 11 tại khối chuyên toán ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội), nhưng vì đoạt giải IMO nên được đặc cách đỗ tốt nghiệp và được cử đi học ĐH ở Liên Xô từ năm 1986 đến 1991. Đó là một giai đoạn mà bối cảnh xã hội có nhiều biến động. Liên Xô sụp đổ. Còn kinh tế ở Việt Nam cực kỳ khó khăn, có thời điểm lạm phát lên tới 800%/năm. Những người tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài như tôi về nước chẳng có việc để làm, nếu có lương cũng không đủ sống.

Như tôi đã từng nói trong một bài viết trước đây của mình, thế hệ tôi là thế hệ bỏ đi. Ít người tiếp tục theo ngành đã học, hoặc người ta đi buôn, hoặc làm một nghề nào đó để có thể đủ sống. Tôi cũng không nghĩ mình sẽ theo ngành toán, nhưng rồi số phận xô đẩy tiếp tục làm nghiên cứu sinh toán.
Gương mặt học sinh đoạt giải quốc tế và Olympic những năm vừa qua. ảnh: Hồng vĩnh
Gương mặt học sinh đoạt giải quốc tế và Olympic những năm vừa qua. ảnh: Hồng vĩnh.

Nhưng đời sống kinh tế xã hội trong nước bây giờ đã tốt hơn rất nhiều. Liệu đó có phải là sự thuận lợi cho việc đào tạo người tài?
Không, ngay cả bây giờ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường ĐH trong nước cũng chưa tốt. Mấy chục năm qua, chúng ta phát triển một cách lệch lạc. Nói cách khác đã đi sai đường. Điều kiện cơ sở vật chất của các trường ĐH rất khó khăn, nhưng đó chỉ là một phần. Điều quan trọng là ta thiếu cơ chế đào tạo nhân tài. Môi trường làm việc của các nhà khoa học có nhiều mâu thuẫn khiến những người giỏi, làm việc thật nghiêm túc không được khuyến khích.
Đó là lý do khiến dù có tiềm năng, bằng chứng là kết quả thi Olympic quốc tế thường rất khả quan, nhưng nền nghiên cứu khoa học cơ bản vẫn không phát triển?
Tôi nghĩ nên khách quan hơn khi nhìn nhận tiềm năng này. Đội tuyển Olympic của chúng ta đạt thành tích cao nhưng có thực là học sinh của ta giỏi hơn những nước khác? Chưa hẳn! Pháp chẳng hạn, kỳ thi Olympic toán quốc tế năm nay họ chỉ đứng thứ thứ 21, tức là thua xa chúng ta. 
Nếu căn cứ vào đó để nói học sinh của họ kém hơn? Hoàn toàn không phải thế. Chỉ đơn giản là học sinh, hoặc Bộ GD họ không quan tâm đến chuyện thi quốc tế như ta.
Họ thi cho vui, ai được hay không được giải cũng đều vui vẻ chứ không phải để thành niềm tự hào quốc gia. Họ không bỏ nhiều công sức để luyện thi như ở ta, dù họ có tố chất rất tốt. Vì thế họ đạt kết quả thấp hơn cũng là điều dễ hiểu. Không nên thấy vậy mà tưởng mình giỏi hơn họ…
Hiện tại chúng ta phí phạm rất nhiều tiềm năng. Tôi nghĩ để thay đổi điều này cần phải có một cuộc cải cách toàn diện về nhiều mặt. Cần phải tạo điều kiện tốt thực sự cho các nhà khoa học chứ không chỉ nói mồm.
Có thể mình không giỏi hơn, nhưng đạt được thành tích đó chứng tỏ là học sinh của ta vẫn giỏi?
Tôi đồng ý. Học sinh mình có khả năng. Nhưng cái khả năng đó phải được định hướng tốt và điều kiện đào tạo tốt. Cứ tạm cho là học sinh của ta và họ giỏi ngang nhau, nhưng do các yếu tố khác như điều kiện sống, nền tảng văn hoá, môi trường giáo dục đại học… họ đều hơn nên nền khoa học cơ bản của họ phát triển hơn mình là đương nhiên.
Theo giáo sư, chúng ta có thể làm gì? 
Việc đưa học sinh giỏi đi đào tạo ở nước ngoài đã từng làm là rất tốt. Không nên sốt ruột bắt họ phải về ngay. Cứ cho họ làm việc ở nước ngoài để đạt đến độ chín muồi, bởi quá trình học để thành một người nghiên cứu độc lập không chỉ 5- 7 năm mà cần ít nhất hơn chục năm. Vấn đề còn lại là làm sao thu hút được những nhà nghiên cứu trở về nước làm việc khi mà lương của họ không đủ sống, người vừa có trình độ vừa tâm huyết không được đặt vào vị trí tương xứng nếu không phải con ông cháu cha hoặc không chịu "chi"?
Tôi nhớ lại một chuyện xảy ra khi còn học ở Nga. Hồi đó một vị lãnh đạo sang nói chuyện với chúng tôi, rồi kêu gọi các cháu học tốt để còn trở về gánh vác đất nước. Một bạn sinh viên đã hỏi lại: “Vấn đề là các bác có để cho chúng cháu gánh vác không?”. Tôi cho rằng câu chuyện này giờ vẫn còn nguyên tính thời sự.
Cảm ơn giáo sư.
Quý Hiên Thực hiện 
(Tiền phong)

Thích mua vợ Việt Nam vừa đẹp vừa rẻ, đảm bảo 'còn zin'

(khốn nạn thật!)

Báo China Daily vào cuối tháng 7 vừa qua cho biết ở thị trấn Linqi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nhiều người đàn ông đang muốn cưới vợ Việt vì chi phí cho đám cưới ít hơn và phụ nữ Việt có nhiều đức tính tốt.

Bài báo cho biết, đàn ông ở thị trấn Linqi rất thích phụ nữ Việt Nam. Trong 6 năm qua, đã có 23 người phụ nữ Việt Nam lấy chồng là nông dân Trung Quốc ở thị trấn Linqi. Theo báo Henan Business News, các nàng dâu này ngoan, dễ hoà nhập với cuộc sống và tìm đươc nhiều bạn.

Năm 2007, Wu Zhenghai là người đàn ông đầu tiên của thị trấn này rước một cô vợ Việt về nhà, sau khi cùng nhiều người đàn ông khác qua Việt Nam làm việc và kiếm vợ. Liu Weihua, 35 tuổi, cho biết, ông ta quen chị bạn tại một công trình xây dựng tại Việt Nam hồi 2010, và người chị này đã giới thiệu em gái cho ông ta hồi năm 2011.

Ông nói lương công nhân xây dựng ở Việt Nam một năm khoảng 50.000 tệ (8150 USD), nên đàn ông Linqi dễ tìm phụ nữ để cưới làm vợ và rước về Trung Quốc vì chỉ tốn khoảng 30.000 tệ (4.800 USD) trong khi cưới một phụ nữ Trung Quốc tốn ít nhất 100.000 tệ (16.300 USD) cho khoản mở tiệc cưới và quà cáp.

Bảo đảm "còn zin"

Trong những năm gần đây có phong trào đàn ông Trung Quốc muốn tìm vợ Việt Nam, vì họ cho rằng lây vợ Việt ít tốn tiền hơn lấy vợ Trung Quốc, và phụ nữ Việt Nam chăm lao động, có khả năng duy trì quan hệ gia đình tốt. Vì thế, chuyện lấy vợ theo đơn đặt hàng đang bùng rộ ở Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu này. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu (một phụ san của báo Nhân dân Trung Quốc) đàn ông Trung Quốc đang “bám vào viễn cảnh tìm được một cô vợ giá rẻ từ những cuộc mua vợ tập thể”.
Ở các vụ mua vợ tập thể này, một đàn ông Trung Quốc chỉ cần 30.000 - 40.000 tệ là có được một cô vợ người Việt xinh đẹp trong độ tuổi từ 18 đến 25, thông qua một trang mạng yn...4.com, một công ty môi giới hôn nhân ở Côn Minh, vốn thường rao quảng cáo trên mạng internet. Họ tổ chức các tour du lịch Việt Nam cho nam giới độc thân Trung Quốc và thu xếp các cuộc gặp mặt các cô gái Việt cho các ông này chọn lựa theo một danh mục người bạn đời lý tưởng.
Chi phí cho tour này gồm tiền du lịch, dịch vụ phiên dịch, quà tặng gia đình cô gái và tiền làm đám cưới. Nếu cuộc hẹn hò thất bại hoặc ông khách chưa hài lòng về người phụ nữ họ chọn, khách chỉ trả số tiền 2000 tệ cho chuyến tour. Công ty này cũng phải chịu trách nhiệm tìm cô dâu mới cho khách nếu cô dâu đầu bỏ trốn ngay sau đám cưới, theo báo Tin tức buổi tối thành phố mùa xuân.

Trang mạng yn...4.com ngày 19.5 ra tuyên bố khẳng định tính hợp pháp của công ty, và khẳng định họ không hề tổ chức mua vợ tập thể vì đó là hoạt động không chính đáng. Một nhân viên có tên họ là Hu nói với Thời báo Hoàn cầu: "Chúng tôi giới thiệu khách Trung Quốc đi tour tập thể ở Việt Nam để tổ chức các cuộc tìm bạn chứ không mua vợ tập thể".

Hu còn khoe 80% khách của công ty này đa số là nông dân nhưng giàu trí tưởng tượng rằng phụ nữ Việt dịu dàng và gợi cảm, và các công ty môi giới hôn nhân Trung Quốc đều chú trọng phần quảng cáo: các cô dâu tương lai đều trẻ đẹp, giỏi nội trợ và nhất là còn còn trinh.

Theo tờ bướm quảng cáo của mạng lưới vợ Việt ASEAN thì "hàng bán" trong độ tuổi 18 đến 25, dáng người thon thả và đẹp, da trắng như nàng Bạch Tuyết, đều còn trinh. Họ còn rao "hàng" hội đủ  các phẩm hạnh phụ nữ, sẽ là vợ hiền dâu thảo, chung thủy mà sự trinh tiết là biểu tượng mạnh mẽ của giá trị truyền thống xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, trong khi khả năng nội trợ  cũng là yếu tố bán được hàng: sự nhiệt tâm hầu hạ chồng và gia đình chồng được xem là nền tảng cho một cuộc hôn nhân Việt - Trung.

Theo một chuyên viên từng đến thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các cô dâu Việt đến Trung Quốc tổ chức di trú quốc tế (IOM), một người quen của ông cho xem ảnh người ấy chụp ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh: một bức áp phích của một công ty môi giới hôn nhân có dòng chữ: “Em này còn trinh, sẽ là của bạn trong chỉ 3 tháng, miễn trả giá. Nếu em trốn trong năm đầu tiên, bảo đảm sẽ có nguồn thay thế”.

Chuyên viên này ghi nhận từ giữa thập niên 1990 đã tăng nhanh số phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người vùng Đông Á và Đông Nam Á. Họ tập trung hàng trăm người ở các khách sạn quanh thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chăn dắt của bọn cò và hằng ngày cho một anh trai nào đó đến chọn họ làm vợ và đem họ qua Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, và Trung Quốc. Bọn cò chỉ chăm chăm tìm lợi nhuận chứ chẳng hề lo cho hạnh phúc của các cô gái Việt. Giá thị trường của một cô gái vào khoảng 5.000 USD.
Thích mua vợ Việt Nam vì vừa đẹp vừa rẻ, đảm bảo 'còn zin'  (Ảnh minh họa).
Trai nghèo hóa phú ông

Theo chuyên gia Shen Yifel của trung tâm nghiên cứu phát triển và giới tính thuộc đại học Fudan (Thượng Hải), thực chất đó là những cuộc mua vợ để đàn ông thỏa mãn tình dục và có con. Vì thế, “giá trị của một phụ nữ chỉ là một món đồ chơi tình dục và là mẹ của những đứa con của các ông ấy”.

Các công ty môi giới hôn nhân thường có khóa học tiếng Trưng Quốc trong 3 tháng cho các nàng dâu Việt tương lai, và quảng cáo chồng của họ là dân tỉnh, dân thành thị đang ăn nên làm ra. Nhưng theo Shen, việc mua vợ Việt Nam chẳng khác việc đàn ông ở các thành phố phát triển ở miền đông Trung Quốc mua vợ ở vùng nông thôn miền tây nước này: "Đàn ông luôn mua vợ ở các vùng nghèo. Hoạt động này chỉ nâng tầm từ mua bán trong nước lên tầm mua bán quốc tế".

Theo Shen, việc mua vợ Việt thường diễn ra ở vùng biên giới Việt Trung, người mua trong độ tuổi 30 đến 40, nghèo và không có địa vị cao trong xã hội Trung Quốc. Họ chẳng thể cưới vợ Trung Quốc và còn vì ngày càng có nhiều phụ nữ bỏ quê ra tỉnh làm việc và hy vọng đổi đời ở thành phố, các anh giai làng càng khó tìm vợ. Họ sẵn sàng chấp nhận sự bất đồng ngôn ngữ của người vợ Việt, vì đã hoàn toàn hết cửa lấy vợ Trung Quốc: “Mục đích chính của họ khi lấy vợ là chỉ để thỏa mãn tình dục và có con”. 

Chính sách mỗi gia đình chỉ nên có một con của chính quyền Trung Quốc cũng làm mất cân bằng giới tính, khiến hàng triệu anh giai bị lâm cảnh không lấy được vợ. Shen nói đó không chỉ là vấn đề giới tính mà còn vì cái nghèo: “Sự cách biệt giàu nghèo khiến trai tráng vùng nông thôn khó có vợ”.

Shen nói nếp nghĩ truyền thống đã đẩy trai nghèo ở các vùng hẻo lánh vào cảnh phải tìm vợ để có gia đình: “Lấy vợ không là vấn nạn của riêng họ, chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm. Chính quyền địa phương nên tạo cơ hội cho họ tìm vợ, lập gia đình”. Các cô dâu Việt cũng là nạn nhân, bị phụ nữ Trung Quốc gọi là con điếm hoặc con đào mỏ. Trong nhiều trường hợp, quà tặng (tiền) thuộc về gia đình cô dâu và công ty môi giới, cô dâu chẳng được hưởng gì nhiều, bất kể chồng cô giàu hay nghèo.

Các công ty môi giới cũng thường vạch trần yếu điểm của các món hàng: gia đình nghèo khó nhưng bao dung, biết làm vui lòng người khác, để các khách cảm thấy thương cảm và muốn bảo vệ các cô bé lọ lem này. Các cô đều hy vọng cuộc hôn nhân sẽ giúp họ đổi đời, nhưng thực tế chẳng có gái nghèo nào kiếm được chồng giàu.

Shen cũng cho biết các cô nhà nghèo nên ăn mặc nghèo nàn, không biết trang điểm nên chẳng lọt mắt ông nào. Họ phải chấp nhận nghề phục vụ ở các nhà hàng với  hy vọng sẽ kẹp được anh nhà giàu nào đó, nhưng họ phải chấp nhận nguy cơ mất trinh.

Khe hở pháp lý

Tính pháp lý của cô dâu theo đơn đặt hàng đã được đặt ra tại Trung Quốc từ khi dịch vụ mua vợ Việt bùng nổ. Về lý thuyết, luật cấm các công ty môi giới hôn nhân quốc tế ở Trung Quốc không được phép tìm nguồn vợ từ nước khác, các cá nhân không thể nhảy vào lĩnh vực mai mối quốc tế để kiếm lời. Các công ty vi phạm cá quy định này có thể bị công an, chính quyền dân sự và các đơn vị thương mại đóng cửa, nhưng thực tế thì luật không có mức phạt cụ thể.

Các công ty môi giới mua vợ này nở rộ ở Trung Quốc để đắp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đều khai thác kẽ hở này. Từ đó, các chuyên gia kêu gọi phải điều chỉnh để có thể giám sát kỹ hoạt động mua vợ này. Yang Xiaolin, luật sư về mảng hôn nhân quốc tế của công ty luật Yuecheng ở Bắc Kinh, nói: “Luật tạo ra vơ hội cho các công ty ấy làm ăn phi pháp để thu lợi nhuận, dưới vỏ bọc là công ty tư vấn có đăng ký hoạt động hợp pháp”.

Qi Huan, nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Viện khoa học xã hội Côn Minh, nói các công ty tìm vợ theo đơn đặt hàng đã hoạt động ở Trung Quốc từ hàng chục năm nay: “Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây đói nghèo ở nước ấy và tạo ra sự mất cân bằng giới tính, nhiều phụ nữ Việt ráng tìm chồng ở nước giàu có”.

Ông cho biết nhiều cô dâu Việt lấy chồng người Quảng Tây, Côn Minh, Tây Giang và Phúc Kiến. Nhưng không hẳn tất cả cuộc hôn nhân vợ Việt chồng Trung Quốc đều hạnh phúc, và một số cô dâu bỏ trốn trước khi về nhà chồng. Một nhân viên sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh đề nghị giấu tên nói rằng các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đã cùng truy quét các cuộc buôn người và môi giới hôn nhân trái phép. Nhân viên này nói: “Chúng tôi biết các công ty môi giới là phi pháp ở Trung Quốc và họ không có mối quan hệ nào với chính quyền Việt Nam”.

Theo Hao Pengfel, chủ nhiệm uỷ ban Hôn nhân và gia đình thuộc Bộ dân sự Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lẳng lặng công nhận các công ty môi giới hôn nhân quốc tế phi pháp, vì có quá nhiều công ty nên không thể kiểm soát. Hao nói: “các công ty này rất láu cá, lừa được các cán bộ đăng kí hôn thú khiến họ tin rằng đó là các cặp tự nguyện trở thành vợ chồng, dù thực sự không phải thế”.

Theo Liu Guofu, chuyên gia về luật nhập cư thuộc viện công nghệ Bắc Kinh, nói chính phủ Trung Quốc nên thoáng hơn, cho phép các cặp quốc tế làm đám cưới hợp pháp, không xét chuyện cuộc hôn nhân của họ là do một công ty môi giới: “Sẽ tốt hơn nếu các công ty môi giới quốc tế được chính phủ chấp thuận và được quản lý theo luật. Nhu cầu của dịch vụ này khiến có nhiều hoạt động ngầm. Sẽ dễ hơn cho chính phủ quản lý thay vì sử dụng biện pháp trấn an”.
Theo Dòng đời

BON TV, TRUNG QUỐC: "ĐÀN ÔNG TRUNG QUỐC NHẬP KHẨU VỢ VIỆT"

Trong mục "GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG" hôm 9 tháng 8, đài BON TV của Trung Quốc, phát bằng tiếng Anh, đã đưa ra tựa đề: "Đàn ông Trung Quốc nhập khẩu vợ Việt - Quan sát giá cả Trung Quốc" - "Chinese Men Importing Vietnamese Wives - China Price Watch."

Xin tóm dịch vài đoạn:

Đàn ông Trung Quốc tìm người kết hôn đã nhìn thấy một số thuận lợi và chuyển sang Việt Nam. Một là ở Việt Nam cứ mỗi 5 phụ nữ chỉ có 3 người đàn ông. Lý do khác là một sự khác biệt rất lớn về giá cả. Chi phí cho việc hôn nhân ở Trung Quốc có thể lên tới 300.000 Mỹ kim. Cái giá rẻ nhất cho việc kết hôn một cô gái Việt Nam thông qua dịch vụ là 30.000 Nhân Dân tệ, chưa tới 5.000 USD.

Một số người sử dụng internet còn đem chuyện giá cả thấp ra làm trò cười: "Với giá của vài cái iPhone, người ta có thể mua được một cô dâu Việt Nam. Các cơ quan dịch vụ thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ sau khi mua bán mà người vợ bỏ trốn. Đây có vẻ như một món lợi lớn".

Một người sử dụng internet khác nói thêm: "Sau khi có con, con của họ có thể học thêm một ngoại ngữ miễn phí. Thậm chí một lớp học ngoại ngữ còn tốn kém hơn [là mua một cô dâu Việt Nam]".

Một người sử dụng internet cho biết: "Tôi nghe nhiều gia đình Việt Nam chỉ đòi của hồi môn có 100 đô la. Tuy nhiên, 100 đô la đã là một số tiền rất lớn đối với họ ... "

"Điều này thực ra cũng tương tự như hôn nhân ở Trung Quốc, nơi mà hầu hết các cô gái đòi nhà cửa và xe hơi làm của hồi môn. Sự khác biệt duy nhất là điều kiện sinh sống thấp hơn ở Việt Nam".

----
Phần tiếng Anh trích từ video:

Chinese men looking to marry see several advantages and turn to Vietnam. One is that Vietnam has 5 women for every 3 men. Another is a huge price difference. The cost of getting marriage in China can reach over 300,000 US dollars. The cheapest price for getting marriage in to a Vietnamese girl through an agency is 30,000 Renminbi, that is less than 5,000 USD.

Some net users make fun of the low price, "At the price of several iPhones, one can buy a Vietnamese bride. Those agencies even provide an after sale service for when the wife runs away. That seems to be a big bargain."

Another net user added, "After having a baby, their child could learn a foreign language for free. It could cost even more for a foreign language class."

One net user pointed out, "I have heard many Vietnamese families only ask for a dowry of 100 dollars. However, 100 dollars is already a huge amount of money for them..."

"This is actually similar to marriage in China, where most girls ask for houses and cars as dowry. The only difference is the lower living conditions in Vietnam."

Vào mục "Góc người tiêu dùng" ở website BON TV thì thấy chương trình ngày 9/8 không còn: http://www.bon.tv/search/q-CONSUMER%20CORNER.php

Thông tin về đài BON TV (Blue Ocean Network): Đây là đài của Trung Quốc, phát thanh 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần, qua vệ tinh, tới các nước Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương. Địa chỉ của đài:

Địa chỉ: The BON Building
CN16, Legend Town
No.1 East Balizhuang
Chaoyang District
Beijing,100025,China

Phone: +86(10)5227 0888
Fax: +86(10)5227 0999
E-mail: BON@bon.tv

Mời xem video của BON TV:
http://www.youtube.com/watch?v=0g1YR1QYJmc

Thái Bình: Thủ trưởng cơ quan CSĐT CA huyện Hưng Hà bị công dân khiếu kiện

Gia đình ông Hải cho rằng, CQCA từ việc kiểm tra hành chính nhân khẩu, rồi tiến hành thu giữ tài sản của gia đình ông là trái quy định pháp luật.
Ông Phạm Xuân Hải, SN 1949, trú tại thôn Chấp Trung I, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nhiều năm qua theo đuổi vụ “kiện” ông Nguyễn Như Hòa, thủ trưởng CQ CSĐT CA huyện Hưng Hà, bởi ông Hải cho rằng CQĐT đã thu giữ trái phép tài sản và có dấu hiệu mạo danh… Bộ Công an.
Theo các tài liệu PV thu thập được, khoảng 1g30 sáng 15-6-2004, CA huyện Hưng Hà huy động rất đông lực lượng phối hợp cùng Ban CA xã Đoan Hùng, cùng đại diện thôn Chấp Trung I tiến hành kiểm tra hộ khẩu, đăng ký tạm trú tại nhà ông Hải vì phát hiện… con rể ông Hải cùng một người bạn về chơi. Tại thời điểm kiểm tra, do không xuất trình được giấy tờ tùy thân, con rể ông Hải cùng người bạn bị CQCA lập biên bản và tạm giữ người, sau đó phía CQCA đã thu tiền “đặt cọc” 1 triệu đồng mà không có biên lai thu tiền theo quy định. Số tiền này hiện CQCA đề nghị được trả lại, nhưng phía gia đình ông Hải đề nghị phải “làm rõ trắng đen”.

Ông Hải .    Ảnh: QD

Mặt khác, trong quá trình kiểm tra hành chính tại nhà ông Hải, CQĐT CA huyện Hưng Hà đã thu giữ 7 chiếc xe máy cùng nhiều đăng ký xe đưa về trụ sở UBND xã Đoan Hùng, nhưng sau đó “âm thầm” đưa về trụ sở CA huyện Hưng Hà mà không có thông báo nào đến gia đình ông Hải cũng như đại diện thôn Chấp Trung I. Gia đình ông Hải cho rằng, CQCA từ việc kiểm tra hành chính nhân khẩu, rồi tiến hành thu giữ tài sản của gia đình ông là trái quy định pháp luật.
Ngày 10-9-2004, đại diện chính quyền thôn Chấp Trung I đã có đơn đề nghị gửi đến CQCA với nội dung: “CA huyện thu giữ 7 xe máy nói đưa về UBND xã, nói 7g sáng 15-6-2004 giải quyết. Nhưng lúc 7g sáng ông Hải lên thì 7 chiếc xe cùng những người bị tạm giữ không còn ở UBND xã nữa. Thời gian đến nay đã lâu sự việc chưa được giải quyết, cơ sở báo cáo cơ quan chức năng, đề nghị sớm giải quyết theo quy định để đảm bảo ANTT ở địa phượng, đảm bảo quyền lợi, nguyện vọng công dân”.
Những chiếc xe máy trên là tài sản do ông Hải đưa tiền nhờ con cháu mua của các chủ sở hữu, có xác nhận của chính quyền địa phương, tổng là 46 triệu đồng. Mỗi xe đều có hợp đồng mua bán và giấy tờ đăng ký. Ngày 20-10-2004, CA Hưng Hà ra thông báo số 149/CV với nội dung: CA Hưng Hà đã tiến hành điều tra, xác minh theo các địa chỉ ghi trong đăng ký, đồng thời trưng cầu giám định đăng ký xe và số khung, số máy của các xe máy trên với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và Phòng Kỹ thuật hình sự CA Thái Bình. Theo kết của Viện Khoa học hình sự, số xe máy trên đều bị… đục lại số khung số máy, đăng ký có dấu hiệu tẩy xóa. “Cách trả lời này không thuyết phục. Tại sao khi họ mang tài sản của tôi đi khỏi địa phương mà không báo cho chúng tôi hay chính quyền thôn? Rồi sau đó thông báo xe bị đục số khung số máy, biết được họ làm hay ai làm?”, ông Hải bức xúc.
Sau khi kết luận số xe máy trên lưu hành bất hợp pháp, CQCA đã “tích cực” truy tìm và truy thu 19,3 triệu đồng từ những người bán xe cho nhà ông Hải. CA Hưng Hà khởi tố 1 trường hợp bán xe cho nhà ông Hải về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với bị hại là người nhà ông Hải, dù phía nhà ông Hải không ai tố cáo, khởi kiện và cũng không được tham dự phiên tòa.

Công văn của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.

Phía CA huyện Hưng Hà không khởi tố đối với phía ông Hải vì cho rằng con cháu ông Hải khi mua xe do thiếu thận trọng, không phải cố tình tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nên CQCA chủ trương trả số tiền 19,3 triệu đồng của người bán xe cho gia đình ông, kèm số tiền “tạm quản lý” 1 triệu đồng (thực chất là tiền “đặt cọc” do tạm giữ anh Chức và anh Phương trước đó), tổng là 20,3 triệu đồng, nhưng phía ông Hải chưa đồng ý.
Không tin tất cả số tài sản trên đều “bất ngờ” bị đục lại số khung số máy, ông Hải làm đơn đến Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và được PGS.TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, trả lời bằng văn bản số 62/C21(P3) ngày 27-1-2005: “Ngày 21-1-2005, Viện nhận được đơn của ông về việc CA Hưng Hà giữ của gia đình 7 chiếc xe máy từ 16-6-2004 đến nay chưa giải quyết và ông không tin tưởng vào việc giám định số khung, số máy đó. Theo yêu cầu, Viện trả lời: Những xe máy CA Hưng Hà tạm giữ của ông, Viện Khoa học hình sự không giám định nên không có kết quả trả lời ông được. Ông có thể đề nghị CQ CSĐT CA Thái Bình xem xét việc này giúp ông. Khi CQ CSĐT yêu cầu Viện, Viện sẽ có kết quả trả lời cụ thể”.
Ngày 28-9-2006, ông Hải khởi kiện CA huyện Hưng Hà - trong đó ông  Nguyễn Như Hòa, thủ trưởng CQ CSĐT, người trực tiếp ký các quyết định thu giữ tài sản là “nhân vật chính” - ra tòa án dân sự huyện Hưng Hà để đòi lại tài sản. TAND huyện Hưng Hà đã lập biên bản giải thích việc ông Hải gửi đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền của tòa. Sau đó TAND tỉnh Thái Bình có ý kiến, nên ngày 27-11-2006, TAND huyện Hưng Hà đã thụ lý đơn. Khoảng 8 tháng sau, TAND huyện Hưng Hà ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án “đòi tài sản” đối với ông Hải. Ông Hải kháng cáo, ngày 30-10-2007 TAND tỉnh Thái Bình hủy toàn bộ quyết định đình chỉ vụ án “đòi tài sản” của cấp tòa sơ thẩm, giao tòa sơ thẩm xét xử vụ án lại từ đầu.
Ông Hải tưởng chừng gia đình có hy vọng đòi lại quyền lợi nhờ “cán cân” của TAND huyện Hưng Hà. Thế nhưng, qua nhiều lần xét xử với nhiều sai sót trong tố tụng (có xác nhận của TAND tỉnh Thái Bình), tòa đã làm ông Hải “ngã ngửa”. “Ban đầu tôi khởi kiện đòi tài sản, sau khi bị hủy án, tòa sơ thẩm tự động chuyển sang xử án khởi kiện quyết định hành chính của CA huyện Hưng Hà. Sau khi xét xử lại, ngày 28-8-2008, TAND huyện Hưng Hà ra quyết định đình chỉ vụ án hành chính vì đã… hết thời hiệu. Tòa phúc thẩm sau đó cũng bác đơn kháng cáo của tôi, tuyên y án cấp sơ thẩm. Giờ họ lại nói tôi phải kiện “đòi tài sản” mới đúng, tôi không biết đường nào mà lần…”, ông Hải cho hay. Theo ông Hải, các cấp tòa án Thái Bình đã hướng dẫn bừa cho ông, vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự,
Trong khi CA huyện Hưng Hà và phía ông Hải chưa tìm được tiếng nói chung trong công tác hòa giải, và việc CA huyện Hưng Hà mượn “oai” của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an để “lòe” công dân đã quá rõ ràng, thì nhà ông Hải cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo lên tòa án tối cao để “đòi lại danh sự và tài sản đã mất”.
Quá trình tác nghiệp, PV báo PL&XH đã cố gắng thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khách quan khác nhau nhằm bảo vệ quyền lợi bạn đọc, cũng như giúp đỡ CQCA trong công tác hòa giải, góp phần ổn định ANTT địa phương. Nhưng thay vì hợp tác, CA huyện Hưng Hà lại có nhiều hành động cản trở PV tác nghiệp theo quy định ngay từ lúc PV đặt chân đến địa phương. Trong lúc PV đang phỏng vấn người dân, 2 người đàn ông mặc quần áo dân sự tự xưng là trưởng và phó CA xã, một thanh niên mặc quân phục cảnh sát không bảng tên, biển hiệu, mũ mão, vi phạm Điều lệnh CAND và một số người lạ mặt khác, không ai xuất trình được giấy tờ tùy thân hay giấy giới thiệu chứng minh họ là CA, nằng nặc đòi đưa PV về trụ sở UBND xã làm việc. Sau khi xuất trình giấy tờ hợp pháp để tác nghiệp, PV yêu cầu nhóm người này không được cản trở PV tác nghiệp đúng luật, tuy nhiên, họ vẫn có nhiều hành vi cản trở. Tiếp đó, xe của nhóm PV vừa ra khỏi thôn giữa tầm trưa cũng được một nhóm CSGT huyện Hưng Hà “chăm sóc chu đáo”. Theo người dân địa phương, đây là lần đầu tiên thấy CSGT đứng chốt ở vị trí này, sau khi không xử lý được xe của nhóm PV thì nhóm CSGT trên ra về luôn. PV đến tận trụ sở CA Hưng Hà đặt lịch làm việc, có ký nhận của cán bộ trực ban, nay đã qua nhiều tháng nhưng CA Hưng Hà vẫn phớt lờ, không làm việc.
Quang Khởi - Quốc Doanh
(PL&XH)  

Lợi ích nhóm trong y tế

Bên cạnh mặt tích cực của việc xã hội hóa dịch vụ y tế, thực tế cũng tồn tại nhiều mặt trái, bất bình thường mà không ít người cho rằng đó là hiện tượng bỏ rơi quyền lợi người bệnh để phục vụ lợi ích cho một nhóm người.

Điển hình và mới nhất là tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Hoài Đức (H.Hoài Đức, TP.Hà Nội). Bên cạnh tố cáo gian lận xét nghiệm, nhiều bác sĩ còn tố cáo có những dấu hiệu lợi ích nhóm ở bệnh viện (BV) này.
 Lợi ích nhóm trong y tế
Minh họa: DAD
Máy công “đắp chiếu”, máy tư chạy “tẹt ga”
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tháng 12.2011 và tháng 8.2012, BVĐK Hoài Đức lần lượt tiếp nhận 3 thiết bị của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Công ty dược Hà Tây), gồm máy huyết học, máy phân tích nước tiểu và máy sinh hóa máu bán tự động. Trước đó, BV này đã được trang bị bằng ngân sách nhà nước 2 máy huyết học và 1 máy sinh hóa máu bán tự động mới 100%. Tuy nhiên, các máy của BV dù được coi là loại xịn, do Đức sản xuất không hiểu vì sao luôn trong tình trạng hoạt động tậm tịt và bị “đắp chiếu”.

Sự thiếu minh bạch trong việc mua sắm máy móc cho BV, để máy móc “đắp chiếu” cũng như việc cho Công ty dược Hà Tây lắp đặt máy và bán hóa chất là những biểu hiện của lợi ích nhóm gây ảnh hưởng đến cán bộ nhân viên trong BV cũng như quyền lợi của người bệnh, cần phải được làm rõ

Trích đơn nhóm cán bộ bác sĩ BVĐK Hoài Đức gửi cơ quan báo chí

Trong văn bản gửi Công ty dược Hà Tây vào tháng 11.2011, Giám đốc BVĐK Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm cho biết do máy móc của BV thường xuyên hỏng hóc, nguồn kinh phí tự chủ chưa có nên đề nghị phía Công ty dược Hà Tây cho mượn máy để phục vụ khám chữa bệnh. Thế nhưng, theo đơn tố cáo của nhiều bác sĩ BVĐK Hoài Đức, việc mượn, lắp đặt các loại máy nói trên tại BV là không minh bạch. Cụ thể, tổng giá trị của 3 chiếc máy nói trên chỉ khoảng 250 triệu đồng, hiện tại nhiều phòng khám tư nhân đã trang bị được, trong khi tổng thu hằng năm của BVĐK Hoài Đức khoảng 20 tỉ đồng nên không cần phải “than nghèo kể khổ” để mượn máy của doanh nghiệp. Mặt khác, dù được coi là thiếu máy móc nhưng lãnh đạo BVĐK Hoài Đức không lập kế hoạch mua bổ sung, cũng không xin cấp ngân sách để mua. Quan trọng hơn, các máy nhà nước trang bị cho BV cũng chỉ bị những lỗi nhỏ như hỏng dây bơm, bàn phím, bóng đèn nhưng lãnh đạo BVĐK Hoài Đức không sửa chữa, bảo dưỡng mà quyết định mượn máy từ Công ty dược Hà Tây.
Cùng với việc máy nhà nước nằm “đắp chiếu” hoặc hoạt động tậm tịt thì máy móc mượn của Công ty dược Hà Tây được đưa vào khu vực xét nghiệm ngoại trú, là nơi chiếm 97% khối lượng công việc xét nghiệm của toàn BV.
Để làm rõ hơn việc cho mượn máy, PV Thanh Niên đã có buổi tiếp xúc với Công ty dược Hà Tây. Điều bất ngờ là người đại diện của công ty này cho biết một số máy công ty không có mà phải đi thuê từ nơi khác với giá hàng chục triệu đồng để cho BVĐK Hoài Đức… mượn. Câu hỏi đặt ra là vì sao Công ty dược Hà Tây lại tốt đến mức sẵn sàng đi thuê máy rồi đem cho BVĐK Hoài Đức mượn?
Bán hóa chất và đưa phong bì
Theo bà Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ Khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức, một trong những người đứng đơn tố cáo những sai phạm tại BVĐK Hoài Đức, thì bản chất việc mượn máy, lắp đặt tại BVĐK Hoài Đức là nhằm để sử dụng hóa chất do Công ty dược Hà Tây cung cấp. Làm việc với PV Thanh Niên, đại diện Công ty dược Hà Tây cho biết trong 2 năm 2011-2012, công ty này đã trúng thầu tổng cộng hơn 1 tỉ đồng hóa chất cung cấp cho BVĐK Hoài Đức. Giải thích nghịch lý đi thuê máy cho người khác mượn, vị đại diện cho công ty này nói là để… chiều theo ý khách hàng.
Theo nhiều bác sĩ BVĐK Hoài Đức, cùng với việc lắp đặt 2 máy huyết học và phân tích nước tiểu, Khoa Xét nghiệm đã được cung cấp các loại hóa chất có tên là Stronalyso, Cellclean, Cellpack, Mission để phục vụ cho máy hoạt động. Các loại hóa chất này không thuộc loại hóa chất do bộ phận chuyên môn dự trữ thực tế và không giống các loại hóa chất thường dùng trước đây. “Chúng tôi có hỏi thì được lãnh đạo trả lời  hóa chất được cung cấp theo máy, tức máy nào thì phải dùng theo hóa chất đó”, một bác sĩ cho biết. Đáng chú ý, trong khi một số bác sĩ Khoa Xét nghiệm phản ứng vì hóa chất do Công ty dược Hà Tây cung cấp có chất lượng không ổn định thì có người bắn tiếng sẽ trích “phần trăm” trên cơ sở lượng hóa chất được tiêu thụ.
Bà Hoàng Thị Nguyệt cho biết, vào ngày 13.11.2012, trong lúc bà đang được giao phụ trách Khoa Xét nghiệm do trưởng khoa đi vắng thì được một nam nhân viên Công ty dược Hà Tây đưa cho một phong bì và nói: “Đây là phần trăm dành cho chị”. “Trước tập thể khoa, chúng tôi bóc ra đếm được 5,1 triệu đồng và 1 mảnh giấy ghi số hóa chất để tiêu thụ”,  bà Nguyệt cho hay. Theo một số bác sĩ BVĐK Hoài Đức, việc đơn vị lắp đặt máy đưa phong bì không chỉ một lần, ngoài cán bộ thì lãnh đạo khoa phòng được đưa riêng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện cho Công ty dược Hà Tây cho biết việc đưa tiền cần chờ kết luận của cơ quan điều tra, nhưng công ty đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ được phản ánh là đưa tiền “phần trăm” kể trên. Theo vị này, việc đưa tiền là vi phạm pháp luật, trái với quy định của công ty.
“Sự thiếu minh bạch trong việc mua sắm máy móc cho BV, để máy móc “đắp chiếu” cũng như việc cho Công ty dược Hà Tây lắp đặt máy và bán hóa chất là những biểu hiện của lợi ích nhóm gây ảnh hưởng đến cán bộ nhân viên trong BV cũng như quyền lợi của người bệnh, cần phải được làm rõ”, nhóm cán bộ bác sĩ BVĐK Hoài Đức kiến nghị trong đơn gửi cơ quan báo chí. (Còn tiếp)

Không phải cá biệt
Năm 2009, tại BV K, PV Thanh Niên từng phát hiện vụ việc tương tự. Theo đó, BV K được ngân sách đầu tư 1,4 triệu USD để mua máy gia tốc, kèm theo khoảng 60.000 USD/năm để duy tu, bảo dưỡng. Sau khi đi vào hoạt động, bình quân một ngày chiếc máy điều trị cho khoảng 150 bệnh nhân. Để giảm tải bệnh nhân và thực hiện xã hội hóa, BV K đã liên kết với doanh nghiệp bên ngoài lắp thêm một máy khác. Tuy nhiên, sau khi có máy của doanh nghiệp thì máy của nhà nước liên tục hỏng hóc và hoạt động cầm chừng khiến bệnh nhân phải điều trị bằng máy tư nhân. Theo quy định, bệnh nhân sử dụng máy nhà nước không mất tiền, nhưng sử dụng của tư nhân thì người có bảo hiểm y tế phải nộp khoảng 13 triệu đồng/đợt điều trị; không có thì phải chi khoảng 26 triệu đồng (!?). Sau khi báo đăng, Bộ Y tế đã vào cuộc chấn chỉnh tình trạng này ở BV K.
Thái Sơn - Liên Châu
>> Lợi ích nhóm trong bệnh viện công
>> Đừng bắt dân phục vụ lợi ích nhóm
>> Công khai lợi ích nhóm

Sự thật đằng sau chính sách “xoay trục” của Mỹ

Đối mặt trật tự thế giới mới với sự nổi lên của Trung Quốc, Mỹ đã khởi xướng chiến lược “xoay trục” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa.
Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là một quốc gia quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sự mất cân bằng trong sức mạnh tổng thể giữa hai nước là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nổi bật nhất là sự hợp tác của Mỹ với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Philippines. Mặc dù sở hữu một kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không có thể sử dụng để kiềm chế siêu cường đang lên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy chưa đến gần một cuộc xung đột, nhưng căng thẳng Trung Quốc-Mỹ là cao. Trong một buổi điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ ngày 24/7, các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết chiến lược “tái cân bằng” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là cần thiết trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và Triều Tiên liên tục có hành động khiêu khích hạt nhân.
Những câu hỏi như: Làm thế nào Mỹ có thể can thiệp vào các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược tái cân bằng? Khi nào thì can thiệp và can thiệp sâu đến mức nào”…vẫn chưa có câu trả lời. Do đó, các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương vẫn không chắc chắn liệu Mỹ có duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực hoặc theo cam kết hay không.
Chính quyền Obama đã nhiều lần bày tỏ rằng chiến lược tái cân bằng nhắm vào “toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, chứ không phải chỉ nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chiến lược này không nhằm vào Trung Quốc, thì sau đó mục tiêu là gì? Sự thật là chiến lược tái cân bằng này có mục tiêu rõ ràng và có nhiều tình tiết không thể được tiết lộ cho công chúng.
Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nó cũng đã dẫn đến các cuộc tập trận chung quy mô lớn và phô trương các loại vũ khí tiên tiến; thúc đẩy các quốc gia Châu Á khác hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ hưởng lợi.
Cho đến nay, Mỹ đã khiến cho các đồng minh Nhật Bản và Philippines thất vọng vì không chịu hỗ trợ đầy đủ trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Hiện chưa rõ kết cục của cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (do Nhật Bản quản lý và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền) và tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông (một khu vực mà Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần) đã khiến cho các quốc gia láng giềng sa vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Chuyên gia quân sự Mỹ cho để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
Tuy nhiên, với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, nhiều người lo ngại liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?
Lê Chân (theo WantChinaTimes)
(Kiến thức)

Đảng CSVN đang tiến thoái lưỡng nan

"Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác không dám thay đổi hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của đảng. Vì trước mắt, đối với Nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản trở xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu, đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ 21."

Tiến trình dân chủ tại Việt Nam là xu thế lịch sử, không thể đảo ngược. Nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự nhập cuộc, dấn thân và năng nổ cũa thành phần trí thức, thanh niên sinh viên, công nhân, nông nhân, doanh nhân, đảng viên và cán bộ trong bộ máy công an, quân đội. Tuy nhiên, dù thế nào thì mục tiêu chính vẫn nằm trong nổ lực tranh đấu ôn hòa. Xu thế thời đại hiện nay là bất bạo động, thì hướng đấu tranh cũng cần nằm trong hướng vận động chiến lựợc đó.

Hiện nay, phong trào dân chủ vẫn còn trong vòng tự phát, với mức độ gia tăng khủng bố và trấn áp của chế độ, những nổ lực hình thành lực lượng đối lập còn gặp rất nhiều trở ngại. Dù vậy, đó phải là hướng nhắm đến để xây dựng tiếng nói thống nhất, có trọng lượng, có sức mạnh và uy tín đối với nhân dân trong và ngoài nước, phối hợp hiệu quả hầu giữ thế đối trọng với chế độ.

Về lâu dài, nếu phong trào dân chủ tác động mạnh mẽ lên tình hình chính trị Việt Nam , sẽ đẩy đảng CS vào vị trí phải quyết định: nhượng bộ chấp nhận đối lập chính trị, hoặc bị đổ nhào khi quần chúng phẩn nộ xuống đường. Trong cả hai hướng, vai trò nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước là chính, nhưng cần hợp tác và dựa vào Cộng Đồng Người Việt hải ngoại để vận dụng sự yễm trợ về tài chánh và ngoại vận, khai dụng các áp lực từ các quốc gia phương Tây lên chế độ toàn trị.

Cuộc đấu tranh hiện nay đang diễn ra trên hai mặt, trong nước và hải ngoại. Mỗi mặt, có ưu và khuyết, có mặt đóng vai trò tiền tuyền, quyết định, có mặt giữ nhiệm vụ hậu phương, yểm trợ. Chúng ta cần phối hợp hai mặt trận nhịp nhàng, vừa tạo áp lực lên chế độ toàn trị-độc tài; vừa quảng bá rộng rải tin tức đàn áp đối lập, vi phạm nhân quyền trên trường quốc tế, vừa nhanh chóng phổ biến tin tức trong ngoài để nhân dân bắt kịp thông tin. Cần sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả phương tiện truyền thông đại chúng của các mạng internet, trang nhà, blog, email, video, youtube, facebook v.v.., đặt chế độ toàn trị - độc tài vào thế không thể che đậy sự thực, bị cô lập, lên án, áp lực kinh tế và chính trị từ nhiều dư luận quốc tế, mỗi lúc một mạnh mẽ, đến mức không thể làm ngơ được.

Nếu chế độ tiếp tục câm lặng trước phẫn nộ của nhân dân, hệ quả sự đổ nhào, dẫn đến hổn loạn chính trị, không thể tránh khỏi. Lúc đó, những người cộng sản muốn cứu đảng khỏi cơn thịnh nộ của lịch sử chắc sẽ khó khăn, đảng có thể bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị vĩnh viển. Hiện nay, đảng CSVN đang đứng trước thế “tiến thoái lưởng nan”. Hoặc chấp nhận đối thoại với các xu hướng chính trị, hợp tác đưa đất nước đi vào quỹ đạo tiến bộ, dân chủ tự do. Lúc đó, tùy theo diễn biến chính trị, đảng CSVN có thể bị mất vị trí lãnh đạo nhưng giữ được uy tín, bảo vệ tương lai chính trị. Hoặc sổ toẹt hết mọi thứ, chấp nhận thách thức đối đầu, tìm mọi cách bám quyền độc tài lãnh đạo. Tất cả tùy vào thái độ ứng xử khôn khéo và có tầm nhìn cao cũa những nhà lãnh đạo CSVN.

Xu thế thời đại là dân chủ đa nguyên. Trong 68 năm, kể từ khi người cộng sản nắm chính quyền, họ chưa bao giờ chấp nhận đối thoại. Tuy nhiên, thời kỳ làm mưa làm gió của đảng chắc sớm tàn lụi. Gần đây, hàng loạt các chế độ toàn trị đã bị sụp đổ, đảng CSVN biết họ đang sắp hàng để nối vào dòng những chế độ độc tài, bị nhân dân nguyền rủa, bị nhân dân đứng lên phản đối, bị vứt bỏ vào đống rác của lịch sử.

Để có dân chủ, công nhận đối lập chính trị, chấp nhận đa đảng vẫn là những điều kiện tiên quyết nhằm thể hiện xu hướng cải cách triệt để. Vì vậy, những điều khoản vi hiến bảo đảm quyền độc tài như Điều 4 Hiến Pháp cần hủy bỏ, tạo điều kiện cho các tổ chức đối lập ra đời, đi vào giòng sinh hoạt chính trị dân chủ, tiệm tiến và ôn hoà. Về thực tế, tiến trình này quá lý tưởng, kinh nghiệm cho thấy những người CS không dám thực hiện, trừ khi họ bị áp lực dữ dội từ phong trào dân chủ, giống như đảng CS Nga đã từng đứng trước thử thách lớn lao như vậy. Hiện nay, mục tiêu khẩn cấp của phong trào dân chủ, cần xây dựng và dựa vào sức mạnh của chính mình, cần tạo dựng áp lực từng bước trong mỗi cơ hội chính trị, áp lực chính trị càng mạnh, tiến trình dân chủ hoá càng sớm thành tựu. Dĩ nhiên, không ai tự thắt thòng lọng vào cổ mình trừ trường hợp họ ở trong tình thế tuyệt vọng. Những người cộng sản cũng vậy, họ đang đắn đo và sợ hãi cho số phận khi chấp nhận đối lập.

Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác “không dám thay đổi hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của đảng”. Vì trước mắt, đối với nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản trở xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu, chậm tiến, đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ 21.

Mông Cổ sau địa chấn của cách mạng Đông Âu, đảng CS Mông Cổ bị đổ nhàu. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử dân chủ vài năm sau, đảng CS Mông Cổ đã dành lại quyền lãnh đạo hợp pháp, được sự công nhận của nhân dân Mông cổ. Thời gian qua, khi các lực lượng dân chủ Mông Cổ nắm chính quyền, họ đã vấp phải một số nhược điểm trầm trọng. Vì vậy, nhiều nông dân và dân nghèo đã phát biểu ủng hộ lại những người cộng sản, họ muốn có một sự thay đổi chính quyền, bất kể chính quyền đó có khuynh hướng cộng sản hay không cộng sản.

Vì thế, chưa cực đoan đến độ như người ngoài đảng vẫn chủ quan và trong đảng Cộng sản thì lo ngại. Nếu chấp nhận đối lập chính trị, đảng CS chưa hẳn bị mất quyền lãnh đạo. Nếu có, trong bối cảnh đa nguyên, tôn trọng sự hiện hữu của các tiếng nói chính trị đối lập, họ vẫn có quyền góp phần trong tiến trình xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bằng và thịnh vượng. Điều này về ý nghĩa, cũng là mục tiêu của những người cộng sản có lương tri. Đâu nhất thiết phải triệt để nắm quyền lãnh đạo, chuyên chính, đàn áp bất cứ ai đối lập với đảng. Về lâu dài, bất kể chính quyền mới nào, cộng sản hay không cộng sản, nếu giả mạo dân chủ hay bị quyền lực làm tha hoá, mon men đi đến khuynh hướng độc tài đều phải bị đào thải.

Hiện nay phong trào đấu tranh vì dân chủ còn chưa mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức dân chủ từ phía Nhân dân vẫn còn chưa sâu, vì hệ quả của chính sách bưng bít và cai trị độc đoán. Sống trong môi trường được ban phát, kềm kẹp, và thường trực đe doạ, đại đa số thường làm theo quán tính, hoặc cam chịu, không dám đòi hỏi, phản đối hay bày tỏ chính kiến.

Vì vậy, một trong những mục tiêu cũng cấp bách của phong trào, của các lực lượng dân chủ là gây dựng ý thức đòi hỏi quyền phát biểu chính kiến, quyền độc lập tư duy, quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách xã hội, hiến pháp, kinh tế, chính trị, quyền đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quyền bày tỏ lòng yêu nước v.v..…để từng bước, tạo cho Nhân Dân lẫn đảng viên đảng CSVN quen với sinh hoạt chính trị dân chủ, có ý thức dân chủ và không sợ hãi tiến trình dân chủ.

Đỗ Thành Công
11-08-2013
(Trí nhân Media)

Nguyễn Hội - Cộng sản Trung Quốc lo sợ sụp đổ

Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong

Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã „bắn“ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một luận điệu „kết tội“ trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội „lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra“. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều.”
corruption of china

“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt“, đó là lời “kết tội“ (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: „ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống“ đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.

Một điều chắc chắn rằng, sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1991 làm người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay.

Tân Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc“ từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của họ bị lung lay“. Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt – và là một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”, Nicholas Bequelin thuộc Human Rights Watch cho biết như trên. Cũng như các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đoán chắc tình hình nhân quyền trong tương lai (tại Trung quốc) sẽ tồi tệ hơn.

Nguyễn Hội dịch
—————————————————
Nguồn: “Chinas Kommunisten verbreiten Untergangsängste“, Handelblatt, New am Abend, chiều ngày 09.08.2013.

(ghi chú: Handelsblatt là tờ báo ngày Đức dành cho giới thương gia. Tại Đức Handelsblatt phổ biến rộng rãi hơn tờ Financial Times. Trước đây Financial Times có phát hành tiếng Đức, nhưng phải đóng cửa từ hơn 1 năm nay ).

Liệu kinh tế Trung Quốc có rơi xuống 3-4% tăng trưởng mỗi năm?



Nền kinh tế Hoa Lục đang phát triển chậm lại từ 10% trong thập niên vừa qua xuống còn 7.7% vào đầu năm 2013. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trấn an sẽ giữ trên mức 7% trong những năm sắp tới, nhưng đã có vài chuyên viên bắt đầu đưa ra con số 2-3% cho tương lai và còn dự đoán Trung Quốc có thể đi vào thập niên không tăng trưởng (lost decade).

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ chậm lại của Âu-Mỹ làm nổi bật tính cách bất cân đối tại Trung Quốc khi phát triển dựa quá nhiều vào đầu tư nội địa và xuất cảng ra nước ngoài thay vì nhu cầu tiêu thụ của dân chúng trong nước. Đa số các nền kinh tế lớn đều có tiêu thụ nội địa chiếm từ 60-70% GDP, chỉ riêng Hoa Lục cho dù phát triển nhảy vọt nhưng chỉ số tiêu thụ lại sút giảm từ 55% vào năm 1985 xuống một con số không thể tưởng tượng nổi là dưới 35% năm 2012 – tức là rơi vào trường hợp không có tiền lệ vì nằm 1/2 của mức trung bình! Nói một cách đơn giản là con số này cho thấy lợi tức của dân chúng Trung Quốc bị nhà nước thu tóm cho mục tiêu tăng trưởng trong hai lãnh vực xuất cảng ra ngoại quốc và đầu tư nội địa, và chính sách nói trên được thực hiện với ba biện pháp:
1. Giữ đồng NDT (Nhân Dân Tệ) 15-30% dưới giá thị trường: năng suất lao động của người dân Hoa Lục được cải tiến gấp ba trong lúc đồng NDT chỉ tăng 25% từ năm 2005 đến nay. Giữ giá trị đồng NDT thấp giúp cho các công ty xuất cảng hàng hoá, nhưng bù lại dân chúng Hoa Lục phải trả giá cao hơn cho xăng dầu, lương thực là những thứ mà Hoa Lục phải nhập cảng cho nhu cầu trong nước.

(Bắc Kinh lập luận rằng tăng giá đồng NDT ảnh hưởng đến xuất khẩu và công ăn việc làm của dân chúng; nhưng một mặt, khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến xuất khẩu suy giảm; hơn nữa, tăng trưởng tiêu thụ nội địa sẽ tạo ra công ăn việc làm bù đắp cho các mất mát trong xuất khẩu)

2. Kềm lương bổng: người ta thường nghe rằng lương bổng tại Trung Quốc không còn rẻ nữa mà ít ai nhớ rằng năng suất của người lao động Hoa Lục còn tăng nhanh hơn mức lương hiện thời.

Nhưng nhà nước đã có chính sách kềm lương bổng để bóc lột công nhân và hỗ trợ cho doanh nghiệp qua nhiều biện pháp gián tiếp mà chính yếu là hộ khẩu: dân quê từ nông thôn lên thành thị làm việc không xin được hộ khẩu nên không có quyền tham gia công đoàn tranh đấu tăng lương; lại không được hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục cho con cái như người dân thành thị. Kết quả là lương đã thấp mà họ lại càng không dám tiêu xài.

3. Giữ lãi xuất ngân hàng mức thấp: dân chúng Hoa Lục dành dụm tiền bạc không có chỗ nào khác để gởi ngoại trừ ký thác cho ngân hàng với mức lời thấp do nhà nước quy định (nhà cửa thành thị giá quá mắc để đầu tư; còn chứng khoáng thì đủ mánh khoé lường gạt). Kết quả là ngân hàng có được một nguồn vốn khổng lồ với giá rẻ để một mặt giữ đồng NDT ở giá thấp, mặt khác cho các doanh nghiệp và chính quyền địa phương vay với điều kiện ưu đãi – kết quả vẫn là hút tiền của dân chúng cho nhà nước và doanh nghiệp sử dụng.

Tình trạng bất cân đối này không thể kéo dài. Xuất cảng khó mà tăng trong lúc kinh tế Âu-Mỹ còn suy yếu, còn đầu tư nội địa mất dần hiệu quả vì các khoản tín dụng bị tiêu dùng mờ ám trong lúc nợ công của các chính quyền địa phương tăng nhanh. Muốn tiếp tục tăng trưởng thì nhà nước chỉ còn cách nâng cao tiêu thụ nội địa.

Nhưng tiêu thụ nội địa hiện đang ở mức cực kỳ thấp (35% GDP) nên muốn nâng lên 50% GDP trong 10 năm tới thì sức mua của các hộ gia đình phải tăng nhanh hơn GDP là 3-4% mỗi năm. Nếu giữ GDP phát triển 7% thì sức mua của dân chúng phải nhảy vọt 10% một năm – con số hoang tưởng! Trong 30 năm qua hoàn cảnh thuận lợi nên sức mua của các hộ gia đình tăng 6-7% mỗi năm, giả sử vẫn giữ được đà này trong hoàn cảnh xuất cảng thấp và đầu tư nội địa giảm thì GDP tăng trưởng không thể hơn 3-4% nếu muốn tái cân bằng kinh tế.

Bù lại trong suốt 30 năm nay nhà nước, doanh nghiệp và giới tài phiệt Trung Quốc đã quen với mức tăng trưởng dựa trên bóc lột thặng dư lao động của quần chúng. Nay tiến trình bị đảo ngược lại là trả lợi nhuận về cho nhân dân, liệu chính sách mới này sẽ gặp các phản ứng mãnh liệt như thế nào từ các khối lợi ích mới chính là vấn đề chính trị nan giải cho giới cầm quyền giải quyết.

© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt

Tầm nhìn của ông tướng về vườn cũng botay.com trước tầm bán nước của đảng

CTV Danlambao - Báo lề đảng đăng bài, chạy tít Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” với lời kết: Năm 1985, trước khi có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc. 
Hệ quả thực tế của "tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược" này là tình trạng mất biển, mất đảo dưới sự lãnh đạo buôn bán tài tình và quỳ gối nhuần nhuyễn của đảng với thiên triều. 
Trong bài viết này có đoạn: "Khi thấy quân ngụy Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ quân ngụy khốn đốn mà đã chiếm đảo, thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng hành dinh... đã thêm một lần nữa lộ hàng chuyện nước CHXHCNVN đã vi phạm Hiệp định Paris, xâm lăng, cướp chiếm lãnh thổ của nước VNCH. 
Và đoạn “Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi Trường Sa. Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”. Bây giờ nhìn lại mới thấy được tầm nhìn của ông Giáp: nước có ý đồ xâm chiếm ấy không ai khác hơn là nước của các đồng chí Tàu khựa phương bắc. 
“Sau đó, lần lượt các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… đều được giải phóng. Ngày 28/4/1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký điện khen: “Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược”: Giải phóng giải phóng biển đảo từ một quốc gia độc lập, hay ít ra từ những người Việt Nam không cùng quan điểm, chính kiến để rồi biển đảo rơi vào tay của ngoại bang! 
Biển đảo, biên giới đất liền rơi vào tay ngoại bang, vào tay của những kẻ mà ngày hôm nay, lãnh đạo đảng vẫn tha thiết tụng niệm 16 vàng 4 tốt, vẫn tha thiết quan hệ Việt Trung là gia sản để lại cho những thế hệ mai sau, vẫn tha thiết đời đời nhớ ơn tàu khựa. 
Ông Võ Nguyên Giáp đã từng bị đảng cho đi từ tướng đánh trận sang tướng ngừa thai. Bây giờ ông đang nằm như một xác chết và đảng xốc nách ông dậy và cho lên mặt báo, đem tầm nhìn của ông rọi đèn cho thực trạng bán nước của đảng. 
Có cái láo nào láo hơn láo này? Và có cái ngu nào ngu hơn cái ngu này? 
*
Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là thầy giáo dạy sử - địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.
Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành. 
Tầm nhìn trong giải phóng các đảo ở Biển Đông
Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các hòn đảo trên Biển Đông. Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25/3/1975.
Cũng từ ngày ấy, Quân ủy Trung ương điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Quân chủng Hải quân về làm việc cạnh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng yêu cầu Bộ Tổng tham mưu và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu về tình hình biển đảo, chỉ đạo Cục Quân báo nắm tình hình quân ngụy ở Biển Đông để có kế hoạch giải phóng kịp thời.
Khó khăn của ta lúc bấy giờ là lực lượng hải quân còn nhỏ bé, làm thế nào để hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ trên biển là thách thức lớn. Ngày 2/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: Phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Bộ đội Hải quân diễn tập năm 1964. Ảnh tư liệu
Lúc này, ở khu vực Trường Sa có Hạm đội 7 của Mỹ và nhiều nước khác hoạt động. Hải quân ngụy cũng được trang bị tàu lớn. Do đó, đòi hỏi khâu tiến công phải hết sức mưu trí, sáng tạo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu điều ngay Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, tham gia tiếp quản căn cứ hải quân ngụy mà ta vừa giải phóng, chuẩn bị sẵn sàng để giải phóng các đảo. Lệnh của Tổng tư lệnh rất rõ ràng: Khi thấy quân ngụy Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ quân ngụy khốn đốn mà đã chiếm đảo, thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng hành dinh.
Trước đó, ngày 30/3/1975, Quân ủy Trung ương đã điện cho các đồng chí Chu Huy Mân và Võ Chí Công: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện gấp rút nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Ngày 9/4/1975, quân báo thông báo quân ngụy bắt đầu rút khỏi Biển Đông, Quân ủy Trung ương đã điện tối khẩn cho đồng chí Chu Huy Mân và đồng chí Võ Chí Công: “Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi Trường Sa. Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”.
Nhận được lệnh, các tàu hải quân và lực lượng thuộc Khu 5 đã giả danh tàu đánh cá, xuất phát ra Trường Sa. Lực lượng ta đã đánh bằng cách của mình, dùng đặc công bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ chiếm mục tiêu, lần lượt giải phóng các đảo. Ngày 14/4/1975, chỉ sau hơn một giờ chiến đấu, quân ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau đó, lần lượt các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… đều được giải phóng. Ngày 28/4/1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký điện khen: “Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược”.
Mở đường làm kinh tế biển
Năm 1977, trên cương vị Phó thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển rất ấn tượng. Nói chuyện với các nhà khoa học, Đại tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên một con tàu hải quân tháng 3/1973. Ảnh tư liệu
Về hướng khai thác kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý. Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”… “Ngành sinh học biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm của từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng chiếu xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế nào, để kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”…
Trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển, ngay từ năm 1977, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược rất sâu sắc: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo.
Năm 1985, trước khi có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc. 
Theo Quân đội nhân dân

Bộ trưởng Công an chỉ huy trực tiếp Cảnh sát vũ trang

“Cảnh sát vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an" - Dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động nêu rõ.


Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chỉ huy trực tiếp lực lượng Cảnh sát vũ trang.
Ngày 12/8, Chính phủ trình TVQH bàn bạc, cho ý kiến về Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. Tuy nhiên để cho phù hợp về tên gọi, Chính phủ đã đề nghị thay tên gọi “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động” bằng “Pháp lệnh Cảnh sát vũ trang”.
Theo dự thảo pháp lệnh, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân nói chung, trong đó có lực lượng Cảnh sát vũ trang phải được thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của Cảnh sát vũ trang.
Nhiệm vụ của Cảnh sát vũ trang là: Cơ động chiến đấu chống các hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp kịp thời các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có vũ trang, các vụ gây rối, biểu tình bất hợp pháp và các hành vi vi phạm pháp luật khác xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Dự thảo quy định, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều động các đơn vị Cảnh sát vũ trang thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc. Tư lệnh Cảnh sát vũ trang quyết định điều động các đơn vị Cảnh sát vũ trang đến cấp Trung đoàn để thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc. Giám đốc Công an cấp tỉnh được điều động các đơn vị Cảnh sát vũ trang thuộc Công an cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Cảnh sát vũ trang là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, có chức năng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 4 dự thảo Pháp lệnh quy định nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát vũ trang, cụ thể:
Cảnh sát vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hoạt động, tác chiến vũ trang theo phương thức cơ động nhanh, phát huy sức mạnh của vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, sức mạnh thể chất, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và trấn áp mọi âm mưu, hoạt động phá hoại và các hành vi khác xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.  
Tư lệnh Cảnh sát vũ trang, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định sử dụng vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng và động vật nghiệp vụ trong các trường hợp xảy ra bạo loạn, khủng bố và trường hợp tập trung đông người trái phép, biểu tình bất hợp pháp đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát vũ trang phê duyệt phương án diễn tập quyết định sử dụng vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng và động vật nghiệp vụ trong trường hợp diễn tập phương án tác chiến tại thao trường đơn vị.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát vũ trang trong khi thực hiện nhiệm vụ độc lập được nổ súng theo quy định.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI TRUNG HOA HẠ CÁNH NẶNG NỀ?

Bản đồ nguy cơ cho các quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng khi Trung Hoa hạ cánh nặng nề. Hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng,. Có 20 quốc gia, khu tự trị bị nặng nề nhất, trong đó có Việt Nam. Chỉ một vài quốc gia ảnh hưởng ít và trung bình trong đó có Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu!(Hãy click vào hình để xem rõ hơn)

Bài đọc liên quan:
"Chỉ mới những ngày gần đây thế giới lo sợ sự trổi dậy hung hăng của Trung Hoa, nhưng hiện nay, thế giới lại lo sợ khủng hoảng kinh tế của Trung Hoa. Trong khi tình hình của thế giới không có gì cải thiện". Đó là câu kết luận trong một một bài viết của Paul Krugman trên New York Times. Thế thì tại sao phải lo sợ Trung Hoa hạ cánh nặng nề?
Như chúng ta đã biết, bằng cách là công xưởng giá rẻ của toàn cầu, trong 3 thập kỷ liên tiếp kinh tế Trung Hoa tăng trưởng trung bình 10%/năm. Nó đã cướp hầu hết việc làm của các quốc gia đã phát triển, do các đại công ty liên quốc gia đổ xô vào đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng ở Trung Hoa kiếm lợi nhuận cao. Trong đó có các CEO của Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc và các nước trong khối Eurozone. Thế giới mất việc và trong khi các đại tư bản giàu lên, thì chính phủ của họ nợ công chồng chất, còn Trung Hoa được cả việc làm lẫn tiền bạc để hùng cường thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Từ đó, hơn 50% hàng tiêu dùng toàn cầu cũng có xuất xứ từ Trung Hoa. Đặc biệt là Hoa Kỳ, và khối đồng tiền chung châu Âu, nơi mà tỷ lệ tiêu dùng của dân chúng chiếm 70% GDP, đã làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa nghiêng về Trung Hoa ngày càng gia tăng. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố Al Qaeda và giành giật lại giếng dầu Trung Đông.
Hậu quả là, khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2008 nổ ra. Buộc Hoa Kỳ phải đưa ra những biện pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của Hoa Kỳ bằng việc nới lỏng tín dụng để hạ giá đồng đô la. Nó kéo theo khối Eurozone cũng bị khủng hoảng tài chính đến bây giờ vẫn còn chưa thể giải quyết được. Hoa Kỳ xoay trục chiến lược từ Trung Đông sang Thái Bình Dương - nơi mà họ đã bỏ chạy từ sau hiệp định Paris 1973 để sang Trung Đông - cả kinh tế lẫn an ninh quốc phòng để bao vây Trung Hoa.

Khi các thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa - đặc biệt là Hoa Kỳ và châu Âu - khủng hoảng thì nó quay lại làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Hoa đang theo nền kinh tế định hướng dựa vào xuất khẩu và đầu tư công để phục vụ cho tham nhũng của quan lại triều đình.
Lâu nay Trung Hoa trổi dậy kinh tế, làm nó tiêu thụ năng lượng và khoáng sản toàn cầu vượt qua Hoa Kỳ. Theo Quỹ tiền tệ Thế giới(IMF) thì, tỷ lệ nhập khẩu kim loại của Trung Hoa chiếm 30% tổng số nhập khẩu toàn cầu, và 65% quặng sắt. Nếu Trung Hoa chỉ cần giảm 1% GDP thì giá kim loại trên thế giới sẽ giảm mất 6%. Trong khi đó, cũng cái kiểu tăng trưởng kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa, nó làm cho đất nước này hiện có đến 39 triệu căn nhà ma ở hơn 170 thành phố trống rỗng, và nợ xấu trong nước lên đến 200% GDP, nhờ vào sau 10 năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giả tạo của chính phủ Hồ - Ôn, hòng mong con ếch to bằng con bò!

Đặc biệt, đối với Úc và Indonesia, 2 nơi mà Trung Hoa nhập nhiều khoáng sản nhất. Từ 20 năm nay nhờ vào sự trổi dậy của Trung Hoa mà Úc và Indonesia cũng cường thịnh theo nhờ xuất khẩu khoáng sản. Nhưng, giờ là lúc đáng sợ cho 2 quốc gia này.
Theo công ty môi giới lớn nhất Nhật Bản Nomura, thì 75% quặng sắt và 25% than đá nhập khẩu của Trung Hoa từ Úc. Theo S & P(Standard & Poor) thì chỉ cần Trung Hoa giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 xuống còn 5%, thì Úc sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tài lần đầu tiên kể từ 1990. Và lúc đó, tỷ lệ thất nghiệp của Úc sẽ tăng vọt, giá bất động sản ở Úc sẽ tuột dốc không phanh. 
Ngay cả ông phó thống đốc ngân hàng Indonesia - Perry Warjiyo - cũng phải thốt lên rằng, "Suy thoái kinh tế ở Trung Hoa là một trong những lý do tại sao chúng tôi cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của chúng tôi nằm giữa 5,8% - 6,2% trong năm nay," trên tờ Jakata Post.

Nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất theo báo cáo trên Tạp chí Times năm 2012 vẫn là 20 quốc gia, khu tự trị đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên, các nước như Nhật bản, Hàn Quốc, Đức, v.v... lâu nay nhờ phân xưởng Trung Hoa kiếm lãi, cũng không thoát khỏi bị vạ lây, trong khi Nhật Bản cũng trong tình hình nợ công hơn 200%.
Như vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu đã lây lan từ Hoa Kỳ sang châu Âu, rồi ảnh hưởng cả châu Á, giờ cũng không trừ Úc châu, nơi bình yên có tiếng con chim hót trong bụi mận gai! Và từ đó tạo ra một vòng tròn khủng hoảng kinh tài khép kín. Nếu một trong các khu vực kinh tế trên không thoát ra khỏi tình trạng trì trệ này, thì viễn cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1907 và 1929 - 1933, cả 2 cuộc khủng hoảng này đều dẫn đến chiến tranh thế giới mà nhân loại không bao giờ quên trong thế kỷ XX.
Khi Hoa Kỳ khủng hoảng kinh tài 2008, Trung Hoa đã chìa bàn tay 800 tỷ đô la cho chính quyền Obama làm cuộc xén lông cừu những đại gia mới nổi ở nước Mỹ quá nhanh chóng, và cứu những tổ chức tài chính rường cột của mình. Liệu lần này, với chiến lược bao vây cả kinh tế và an ninh quốc phòng của Trung Hoa, thì Hoa Kỳ có bài thuốc nào để cứu vãn thế giới còn lại, mà bỏ rơi Trung Hoa trong tao loạn? Nhưng chắc chắn một điều là, Hoa Kỳ sẽ không chìa tay để kéo Trung Hoa ra khỏi vực thẳm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét