Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tin ngày 13/8/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

KHI NÀO VIỆT NAM CÓ THAY ĐỔI?


 Đó là câu hỏi mà tôi mang theo trong suốt chuyến đi về thăm Việt Nam tháng 07/2013 vừa qua. Là một người rất quan tâm đến tình hình ở quê hương, tôi cũng biết được Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn: khủng hoảng kinh tế, bất ổn xã hội, nguy cơ bị thôn tính đang đe dọa. Và để giải quyết được tận gốc rễ thì việc thay đổi thể chế chính trị theo hướng dân chủ chính là giải pháp cho các vấn đề. Nhưng khi nào thì sự thay đổi sẽ xảy ra?
Trước khi về Việt Nam tôi hình dung ra một bức tranh ảm đạm về kinh tế khi hàng chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người và đó là một động cơ tốt cho sự thay đổi sẽ sớm diễn ra. Nhưng thực tế ở Việt Nam thì không phải đơn giản như vậy. Tầng lớp trung lưu, thị dân ở những thành phố chính vẫn sống rất sung túc, cuộc sống ngày càng tiện nghi hơn. Điều đó không chỉ đúng với giới quan chức lắm tiền nhiều của, xài tiền như nước khi có thể đốt hàng chục triệu đồng cho một bữa ăn. Mà với giới kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, nhân viên và cả giáo viên cũng vậy, việc sở hữu xe hơi, xe tay ga đắt tiền không còn là hiếm. Bạn bè tôi khoe về những chuyến đi du lịch xa xỉ trong và ngoài nước, xài hàng hiệu và các thiết bị điện tử đắt tiền. Điều đó làm tôi thật ngạc nhiên khi hỏi đến thì ai cũng than là tình hình khủng hoảng kinh tế nên làm ăn ngày càng khó khăn hơn và giá cả sinh hoạt thì ngày càng đắt đỏ. Thế nhưng nhiều người tiết lộ với tôi rằng vẫn có nhiều cách kiếm tiền trong thời buổi nhiễu nhương này, miễn là mình thích nghi với tình thế. Quả thật người Việt Nam rất giỏi thích nghi với hoàn cảnh. Nhìn vào tình trạng giao thông ở Sài Gòn cũng có thể thấy một điều tương tự. Giao thông chật chội, bát nháo, nguy hiểm nhưng mọi người vẫn đi lại thoải mái vì đã quen với tình cảnh này chứ một người đã quen đi theo luật như tôi thì sợ chết khiếp, không dám băng qua đường chứ đừng nói là tự lái xe. Khi xảy ra kẹt xe thì mọi người đều tìm mọi cách len lỏi, lấn tuyến, leo lên vỉa hè, chui vào hẻm chứ chẳng chịu đứng yên. Vì vậy mà kinh tế khó khăn làm nảy sinh ra nhiều kiểu làm ăn bất lương. Những người bán hàng rong bỏ hóa chất để bắp luộc nhanh mềm, quán cơm bình dân bỏ hóa chất vào gạo mốc để cơm trắng và nở,… Những người lao động có cuộc sống khó khăn hơn nhưng bên cạnh những người siêng năng xoay xở làm thêm nhiều việc thì tệ nạn đánh đề, cờ bạc lại có nhiều người tìm tới để kiếm thêm thu nhập.
Nhiều người nói với tôi rằng tuy kinh tế khó khăn nhưng “vẫn sống được” và cho rằng tình hình kinh tế năm nay đã được cải thiện hơn năm ngoái. Thực tế là bộ mặt hạ tầng của Việt Nam vẫn thay đổi rất nhanh, các thành phố lớn ngày càng đẹp hơn, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp vẫn đang mọc lên. Nói chung vì là một nền kinh tế mở cửa, đang phát triển nên tình trạng tệ hại đến mức mất đi “nồi cơm” của đa số mọi người dẫn đến vùng lên thay đổi như kịch bản của nhiều cuộc cách mạng ở các nước nghèo trên thế giới là khó xảy ra ở Việt Nam.
Nếu khủng hoảng kinh tế chưa thể hiện rõ nét để nhìn thấy được thì những bất ổn về xã hội lại cảm nhận được rất rõ ràng. Khó khăn kinh tế đã tạo điều kiện cho bất ổn của xã hội bộc lộ ra. Mọi người dù giàu hay nghèo đều cảm thấy bất an. Đồ ăn gì cũng lo bị bỏ hóa chất độc, ra đường lo bị cướp giật, đi đường sợ bị tai nạn giao thông. Tình trạng côn đồ tăng cao, chỉ vì những xô xát nhỏ cũng xảy ra giết người. Và mọi người rơi vào khủng hoảng niềm tin vì đạo đức suy đồi, tham nhũng, hối lộ hoành hành, công lý phụ thuộc vào tiền bạc và quan hệ. Nhiều người dù giàu có nhưng họ nói với tôi rằng họ không muốn con cái họ sống ở Việt Nam. Việc cho con cái du học nước ngoài trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Nhiều doanh nhân nói với tôi rằng họ muốn đầu tư mở trường học khi thấy tình trạng giáo dục xuống cấp như hiện nay là rất nguy hiểm cho hiện trang xã hội cũng như tương lai của đất nước. Rõ ràng nhiều người đã nhận ra tiền bạc không thể giải quyết được tất cả, nếu không có những cải cách, thay đổi thì Việt Nam không còn là nơi tốt để sống.
Không cần ai tuyên truyền thì đa số mọi người ở Việt Nam đều chán ngán chế độ cộng sản, bất mãn với chính quyền, đều mong muốn thay đổi. Nhưng một thực tế đáng ngạc nhiên là đa số những người tôi hỏi về sự thay đổi ở Việt Nam đều có tâm trạng bi quan. Một số người thẳng thắn nói rằng nước Việt Nam chúng ta quá xui xẻo khi ở cạnh Trung Quốc và thừa nhận sự chi phối ngày càng lớn của Trung Quốc với Việt Nam. Họ cho rằng chỉ khi nào Trung Quốc có thay đổi thì Việt Nam mới có thay đổi. Một số người khác thì nói rằng đối lập ở Việt Nam quá yếu và chính quyền toàn trị thì quá mạnh, khó tạo ra sức ép thay đổi từ phía đối lập. Họ còn lo lắng rằng thực ra chưa có lực lượng nào để họ tin rằng sẽ có sự thay thế tốt hơn hay sẽ bất ổn hơn khi các phe phái đấu đá nhau. Một số người khác thì tin rằng sự thay đổi sẽ đến từ trong nội bộ của đảng Cộng sản nhưng họ nói rằng phe cấp tiến quá yếu khi không có hậu thuẫn trong khi phe bảo thủ thì có hậu thuẫn từ Trung Quốc nên cũng rất khó có thay đổi xảy ra. Tâm trạng bi quan của những người có quan tâm đến tình hình đất nước dẫn đến tình trạng họ cho rằng họ cũng chẳng thể làm gì cho sự thay đổi diễn ra cả. Nhưng những người quan tâm đến chính trị đa số là những người lớn tuổi, trong khi giới trẻ thì rất ít người quan tâm đến chính trị mà mải đuổi theo sự hưởng thụ vật chất và các câu chuyện phiếm trên mạng internet.
Sau một thời gian ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng thay đổi chưa thể sớm xảy ra ở Việt Nam. Dù rằng những yếu tố thúc đẩy cho sự thay đổi là rất nhiều, kinh tế ngày càng khó khăn hơn, xã hội ngày càng bất ổn hơn, chính quyền ngày càng bệ rạc và mất uy tín hơn nhưng thế giằng co giữa những cái tốt và cái xấu là rất lớn dẫn đến không dễ để đạt được những tình trạng tệ hại dẫn đến những điều kiện sống còn phải thay đổi. Trước sự ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc và thái độ ngày càng sắt máu đàn áp của chính quyền thì cũng khó để có sự thay đổi đột biến.
Cách còn lại duy nhất mà hiệu quả dù không đến tức thời nhưng chắc chắn và bền vững. Đó chính là cách “chấn dân khí” làm giảm sức ỳ của xã hội trước thay đổi, tăng cường tinh thần của người dân phản kháng với những điều xấu xa trong xã hội và phản đối lại những sai trái của chính quyền.
Một nguyên nhân sâu xa mà thay đổi chưa xảy ra tại Việt Nam chính là do thái độ chấp nhận, hợp tác với cái sai, cái xấu hoặc khoanh tay đứng nhìn của người dân. Đó cũng là do họ chưa ý thức được quyền của mình vì những khái niệm về “quyền con người” còn rất xa lạ. Nhưng rõ ràng những phản kháng dân sự của cá nhân cũng rất ảnh hưởng đến chính quyền. Khi ra gặp công an phường nếu vâng dạ sợ sệt thì sẽ bị hoạch họe nhưng nếu dõng dạc phản đối thái độ tắc trách thì họ không dám gây khó dễ. Những qui định của chính quyền gần đây gặp phải sự phản đối của người dân đều phải bãi bỏ. Những sự bộc phát phản ứng lại với CSGT, với chính quyền cưỡng chế đất đang diễn ra ngày càng nhiều báo hiệu sự bất tuân dân sự sẽ diễn ra rộng khắp.
Nhưng để người dân có thái độ bất tuân dân sự đúng đắn để đòi hỏi các quyền của mình để dẫn tới chính quyền mở rộng quyền của người dân, tiệm cận tiến đến mục tiêu thay đổi thể chế theo hướng dân chủ vẫn cần có sự đầu tư, dấn thân vào việc “Khai dân trí, chấn dân khí” của nhiều người, nhiều tổ chức tiếp cận được với quần chúng khi chính quyền vẫn khống chế hệ thống truyền thông và báo mạng đối lập chỉ mới tiếp cận với một thiểu số dân chúng.
Mai Anh

Bộ trưởng Đỉa

Những ngày gần đây thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam lùng mua những con đỉa từ đồng ruộng với cái giá đủ hấp dẫn khiến người nông dân bỏ cả việc đồng áng để ra đồng bắt đỉa.
Sau khi báo chí lên tiếng đặt câu hỏi đâu là sự thật về việc này thì mới đây đài truyền hình Thừa Thiên Huế đã làm một phóng sự mà khi xem xong người xem dù gan góc cách mấy cũng không thể chịu đựng nỗi ghê sợ gai người khi nhìm thấy những con đỉa ấy xuất hiện trong loại bánh ngọt của Trung Quốc đang xuất hiện tại Việt Nam có tên là YoYo.
Hình ảnh mà phóng sự trên cho thấy khi bẻ chiếc bánh qui bỏ vào chậu nước thì những con đỉa nhỏ xíu màu trắng từ từ xuất hiện, sau đó chúng trở thành đen và hiện nguyên hình là những con đỉa quen thuộc mà người nông dân vẫn thấy hàng ngày ngoài ruộng của mình.
Câu hỏi tại sao thương lái Trung Quốc mua đỉa rồi chế biến bán lại cho Việt Nam đã có câu trả lời: Phá hoại sức khỏe và con người Việt Nam. Biết đâu Trung Quốc đã phát minh một loại “thảo dược” nào đó có khả năng giết đỉa nên ngay từ bây giờ họ “cài cắm” những con đỉa vào người dân Việt để vài thế hệ sau đó, khi những con đỉa đã trở thành bệnh chứng tại Việt Nam thì họ tung ra thứ “thảo dược” diệt đỉa ấy bán ngược lại cho nạn nhân, trước để kiếm lời, sau là được tiếng giúp đỡ tận tình cho người đồng chí láng giềng trong phương châm 16 chữ và 4 tốt.
Đối với Trung Quốc không có gì mà họ không dám làm. Lịch sử dài dằng dặc của họ đầy những sự việc kỳ quặc nhất thế giới khiến thuyết âm mưu hồi gần đây trở nên phù hợp với những câu chuyện thời sự của một đất nước đầy người nhưng lại cạn đạo đức đối với cộng đồng quốc tế.
Những con đỉa trong gói bánh YoYo không thể có câu trả lời nào khác ngoài âm mưu tiêu diệt tầng lớp thiếu nhi Việt Nam. Người ta khó thể cho rằng bỏ đỉa vào bánh do lòng tham của bọn gian thương kinh tế, bởi lẽ những con đỉa khủng khiếp ấy không làm cho bánh ngon hơn hay nặng hơn khi tạo hóa đã ban cho chúng một khả năng duy nhất là hút máu. Máu của bất cứ sinh vật nào được chúng tìm thấy.
Ngoài hút máu, chúng còn một “đặc tính” khác: bám vào đâu là không nhả ra vì vậy chúng có hỗn danh “dai như đỉa”.
Hai đặc tính này của đỉa đang bị cạnh tranh. Bi kịch ở chỗ không phải một loại súc vật nào khác cạnh tranh mà lại là con người. Vài con người thì đúng hơn. Những con người mang “cấu trúc” của loài đỉa rất dễ nhận ra nhưng lại không dễ đối phó, đặc biệt là hạng người ấy đã leo lên thượng tầng xã hội qua các chức vụ như bộ trưởng hay hơn.
Nguyễn Thị Kim Tiến là điển hình của một “Bộ trưởng Đỉa”. Những câu nói “máu me” của bà không phải một mà là nhiều lần.
Khi ba đứa bé chết do tiêm vắc xin tại Quảng Trị mặc dù đang có mặt lúc ấy tại một địa phương rất gần nhưng bà Tiến không đến để tìm hiểu hay an ủi nạn nhân mà tỉnh queo tuyên bố là đã có đòan công tác của Bộ Y Tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí! Đỉa không bao giờ chịu trách nhiệm.
Câu tuyên bố máu me tiếp theo: Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”. Đỉa không có mắt và tai để nghe và thấy việc chúng làm. Chúng chỉ có miệng nhưng không phải để nói mà là để hút máu.
Trong một lần khác báo chí đặt câu hỏi tại sao số giường thiếu trầm trọng lại không thấy Bộ Y Tế có cách giải quyết, bà Bộ trưởng trả lời tỉnh queo: đó là trách nhiệm của nhà nước! Trả lời tại Quốc hội, Bộ trưởng đỉa cho rằng mức viện phí hiện nay quá thấp khiến cho việc phục vụ không đạt hiệu quả, vì vậy tăng viện phí là một “thành tựu” của Bộ Y Tế.
Câu phát biểu này chứng minh sự hút máu không cần che giấu của Bộ trưởng đỉa. Bộ trưởng đỉa đã dẫn đầu và làm gương cho những con đỉa khác trong ngành y và điển hình nhất là vụ phiếu xét nghiệm y khoa được nhân bản lên hàng ngàn lần trong bệnh viện Hoài Đức Hà Nội.
Không cần phải nói, hệ lụy của việc làm này đã tô đỏ bộ mặt của y tế Việt Nam như thế nào. Những con đỉa lúc nhúc trong các bệnh viện cả nước làm sao trừ khử nổi khi bản tính “dai như đỉa” của tập đoàn này ngày một lộ rõ hơn.
Giống như những con đỉa trong bánh Yoyo nếu không được mua và mang vào bánh thì có lẽ chúng vẫn đang tung tăng trong một mảnh ruộng nào đó tại Hà Tỉnh, cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của bà Bộ trưởng đỉa Nguyễn Thị Kim Tiến. Thủ tướng là người trách nhiệm bổ nhiệm bà Bộ trưởng Y tế nhưng không một lần lên tiếng.
Phải chăng ông cũng là một con đỉa với cái nick name “đồng chí X”? Ông Dũng là thương lái trong vụ kinh doanh Bộ trưởng đỉa thì chính ông phải loại trừ nó. Nhưng buồn thay, đỉa là loại động vật không trừ khử lẫn nhau, chúng có đặc tính sống quần thể và cùng chia nhau hút máu con mồi.
THEO RFA BLOG

Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa thấy xử lý ai?



Mặc dù hàng loạt các văn bản pháp luật của nhiều bộ ngành, địa phương mới ban hành đã bị “thổi còi” vì vi phạm, nhưng từ rất lâu rồi, chưa thấy cán bộ lãnh đạo, người ký văn bản pháp luật sai nào bị xử lý…

Trong khi đó, một số quy định của luật đã có những chế tài cụ thể xử lý việc làm sai này, thậm chí còn quy định có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì sao lại như vậy?!

Lỗi tại máy in?!

Chắc nhiều người hẳn còn chưa quên câu chuyện “máy móc” ban hành văn bản “sai” cho bộ Xây dựng sau khi bộ này đồng loạt gửi công văn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lưu ý các địa phương “không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp – châu Âu”, đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách. Chắc sẽ không có chuyện do máy móc in nhầm văn bản này nếu như nó không bị báo chí xới lên trong suốt thời gian qua. Để “chữa cháy”, trong một văn bản tiếp sau của mình, gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí, bộ Xây dựng cho biết, muốn bỏ nội dung này vì in ấn có “sai sót”. Tuy nhiên, lý do vì sao máy in của bộ Xây dựng lại có thể in sai nghiêm trọng một nội dung cụ thể đến vậy thì chưa được xác minh làm rõ, chỉ biết sau sự cố, bộ Xây dựng vội lờ đi như chưa hề có chuyện xảy ra.
Cách đây không lâu, bộ GD&ĐT cũng được nhớ tới với quy định: Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Nơi tiếp nhận là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT TW hoặc Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố và Ban thanh tra giáo dục các cấp… Đây được xem là vi phạm quyền tố cáo của công dân. Ngay sau đó, bộ GD&ĐT đã phải sửa chữa nội dung này.
Trước đó, nhiều bộ ngành cũng được nhắc tới với những quy định “trên trời” như quy định việc thịt sống chỉ được bán trong 8 giờ, nếu bảo quản lạnh được bán trong 72 giờ kể từ khi giết mổ… do bộ NN&PTNT ban hành năm 2012. Sau khi bị dư luận phản ứng, bộ NN&PTNT đã phải dừng thi hành Thông tư. Tiếp đó là quy định: Tang lễ cán bộ, công chức, viên chức chỉ có 7 vòng hoa; không cho thiết kế ô kính trên nắp quan tài, không rắc và đốt vàng mã… được thể hiện trong Nghị định 105/2012 của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức. Đầu năm 2013, cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ Tư pháp đã có văn bản “tuýt còi” những quy định trên, do thiếu tính khả thi, không phù hợp phong tục tập quán.

Xử lý ai, ai xử lý?

Trao đổi với PV về việc này, TS. Lê Hồng Sơn – cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ Tư pháp cho rằng: Có thể nhận thấy, trình độ của các cán bộ tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của một số cơ quan còn hạn chế, thậm chí có những đề xuất, ban hành rất ấu trĩ, quan liêu, phi thực tiễn như nhiều người đã thấy. Đành rằng, để nắm bắt được thực tiễn đưa vào luật không phải là dễ dàng, nhưng không vì thế mà những người đề xuất, tham mưu, trình, ký VBQPPL ở “trên mây, trên gió”, chả biết đâu là nhu cầu thực sự để trình, ban hành các VBQPPL cho chuẩn. Một vấn đề nữa dẫn đến xảy ra tình trạng này là cơ chế khen thưởng, xử lý ở lĩnh vực này cũng không rõ ràng. Người làm tốt thì không được khen thưởng kịp thời, người làm chưa tốt thì cũng chẳng sao cả, thậm chí làm sai cũng chẳng bị kỷ luật gì.
Trả lời cho câu hỏi của PV về việc xử lý người ban hành các VBQPPL trái luật này ra sao, TS. Sơn cho hay: Vì văn bản là Thông tư liên tịch của các Bộ hoặc của HĐND, UBND các cấp, nên bộ Tư pháp chưa có thẩm quyền để kiểm soát những văn bản này trong quá trình soạn thảo trước khi ban hành, do vậy, không đặt ra vấn đề trách nhiệm. Trong khi đó, luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã không xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân khi cơ quan Nhà nước ban hành VBQPPL sai, trái. Vì thế theo TS. Sơn: “Vấn đề này cũng cần phải nghiên cứu để bảo đảm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền”.
Trong khi đó, trong phiên họp báo của Văn phòng Chính phủ thường kỳ tháng 7/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có một số điều không khả thi, không phù hợp với thực tiễn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân. Vì vậy, Chính phủ đã giao bộ Tư pháp và các bộ, ngành xem xét thí điểm để có cơ chế kiểm soát văn bản hành chính, mà từ trước đến nay giao toàn quyền cho Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành. Bộ Tư pháp thí điểm đưa ra cơ chế thẩm định các văn bản là thẩm định Thông tư của các Bộ trước khi ban hành để tránh tình trạng bất cập, không khả thi như thời gian qua.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự!

Trao đổi với PV, luật sư Lâm Văn Quang, đoàn Luật sư Hà Nội nhận định: Luật có quy định, nếu người nào ban hành VBQPPL sai, thì tùy mức độ có thể kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp họ cố tình ban hành VBQPPL sai trái như vậy. Trong khi đó, theo Điều 87, luật Ban hành VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung sai trái hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.
Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức. Trường hợp cán bộ, công chức có vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị đề nghị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định cũng nêu rõ cán bộ, công chức nếu không tổ chức kiểm tra, xử lý các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý; không báo cáo khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật… sẽ bị xác định là vi phạm pháp luật.
“Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một trường hợp nào được xử nghiêm như quy định”, luật sư Quang nói.
Theo báo cáo của bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm 2013, bộ Tư pháp đã kiểm tra 251.002 văn bản, phát hiện 3.960 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có 528 VBQPPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung và thẩm quyền.

Sửa sai mà… vẫn sai

Không kém cạnh, mới đây bộ GD&ĐT cũng “tung ra” hàng loạt văn bản gây chấn động dư luận cả nước. Điển hình phải kể đến việc ban hành Thông tư 24 của Bộ này với quy định đặc biệt là cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học. Đúng 12 ngày sau khi bị dư luận công kích, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận ban hành Thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên này. Theo đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sẽ không thuộc diện đối tượng ưu tiên được cộng 2 điểm khi dự thi đại học nữa. Nhưng theo đại diện bộ Tư pháp, việc sửa sai này của bộ GD&ĐT vẫn sai.

Người đứng đầu phải bị xem xét trách nhiệm

Đáng nói, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2010/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó nêu rõ, quy trình xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân của người, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật được phân định như sau. Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái, pháp luật phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật cũng phải bị xem xét trách nhiệm.
Theo Người đưa tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét