Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?
Bài tham luận "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng
chính trị ở Việt Nam?" của Tiến Sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, một cây bút
thường xuyên của RFA, dưới đây được đọc trong Cuộc hội thảo Hè năm 2013
tại Singapore với chủ đề "Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?" trong hai
ngày Thứ Hai 12 và Thứ Ba 13 tháng 8 2013..
Nhóm nhân sĩ trí thức khởi xướng kiến nghị 72 và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013
RFA files |
Những người cùng thời
Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế trầm kha và nhiều tiền đề cho khủng
hoảng xã hội ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay, vấn đề chủ quyền biển đảo
và những đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền đang được những người trong
phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước.
Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử thể chế đương đại là vào đầu năm
2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức mang tinh thần phản biện yêu nước, còn
gọi là nhóm “Kiến nghị 72”, đã nêu ra các khuyến nghị và khuyến cáo đối
với đảng và chính quyền về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý
và cả về sự thay đổi phải có của điều 4 trong hiến pháp.
Hoạt động không chỉ mang tính lời nói như thế đang phản ánh bầu tâm tư
rất nặng lòng của không chỉ công dân đối với chế độ, mà còn là tình cảm
mong muốn một sự thay đổi tốt đẹp hơn, hoặc ít ra cũng đỡ xấu hơn, xuất
phát từ chính những cán bộ lão thành, đảng viên và cả một bộ phận công
chức, viên chức đương nhiệm.
Như một quy luật, phản biện không thể thiếu đất sống ở những nơi mà mầm
non bị vùi dập. Xuất phát chỉ với một hành trang hạn hẹp, nhưng đến đầu
năm 2012, cùng với hành động nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn,
giới blogger lề dân đã tạo cho mình được một tài sản đáng giá là truyền
thông xã hội. Trong suốt năm 2012, bất chấp nhiều áp lực chính trị, một
số blogger vẫn làm được những việc có ích cho xã hội, đặc biệt hỗ trợ
quyền lợi chính đáng của dân oan đòi đất và dấy lên không khí về chủ
quyền biển đảo. Cho đến đầu năm 2013, sau chuyến đi Roma của người đứng
đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, điều có vẻ ngẫu nhiên là một số cơ quan quản
lý nhà nước về thông tin và cả một số lãnh đạo cao cấp của đảng đã phải
thừa nhận thế đứng của giới truyền thông xã hội, về độ thông tin nhanh
nhạy mà hoàn toàn có thể cạnh tranh và còn vượt hơn cả báo chí nhà nước.
Như một quy luật, phản biện không thể thiếu đất sống ở những nơi mà mầm
non bị vùi dập. Xuất phát chỉ với một hành trang hạn hẹp, nhưng đến đầu
năm 2012, cùng với hành động nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn,
giới blogger lề dân đã tạo cho mình được một tài sản đáng giá là truyền
thông xã hội
Với những gì mà giới truyền thông xã hội đã gây ấn tượng và tích tụ cho
đến ngày hôm nay, đó là cái gì, nếu không phải là một tiền đề đầu tiên
và cực kỳ quan trọng cho một mẫu hình nào đó cho xã hội dân sự trong
tương lai ở Việt Nam?
Sự tự do tương đối cho tới nay của giới truyền thông xã hội đã tạo nên
một chân đứng đầu tiên về thông tin cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Quan
trọng hơn, chân đứng này còn đang được nối kết ngày càng mật thiết với
giới truyền thông quốc tế. Nhiều vấn đề về an ninh biển Đông, an sinh xã
hội, mâu thuẫn và xung đột mang tính xã hội, những chủ đề chính trị như
sửa đổi hiến pháp và điều 4 độc đảng, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn
giáo… đã được nhiều báo nước ngoài trích dẫn và bình luận từ tin tức của
giới truyền thông xã hội trong nước.
Ba giai đoạn trong trung hạn
Một cách thông thường và diễn ra theo kịch bản trì trệ mà không xảy ra
một biến động đủ mạnh và đủ lớn ứng với một cuộc suy thoái nặng nề hoặc
khủng hoảng kinh tế, nền chính trị vẫn kéo dài sự tồn tại của nó, còn
những nguyện vọng đòi hỏi dân chủ hơn của các nhóm phản biện xã hội vẫn
chỉ có thể đạt được một tầm mức không đủ cao. Sự phản ánh chân thực của
báo chí nhà nước cũng vì thế sẽ chưa thể hiện được đúng với khả năng còn
tiền ẩn và bầu tâm huyết của nó.
Nhưng nếu nền kinh tế bị sói mòn trầm trọng và kéo theo những biến động
xã hội đủ mạnh, đó lại là điều kiện và sự gieo mầm cho các ý tưởng và
hành động phản biện. Mức độ thăng trầm của xã hội và chính trị càng lớn,
quy luật tất yếu là phản biện sẽ càng gia tăng sức ép của nó đối với
thể chế.
Cũng có một quy luật chính trị - xã hội khác: trong bối cảnh nội bộ thể
chế không thuận hòa và phát sinh nhiều mâu thuẫn - có thể là mâu thuẫn
giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu với nhau, đó
là một điều kiện quan trọng để hoạt động phản biện phát triển, không chỉ
bằng hoạt động thông tin và bình luận trên mạng, mà còn có thể hình
thành những tổ chức sinh hoạt công khai theo đường lối ôn hòa. Nhóm
“Kiến nghị 72” với nhiều nhân sĩ, trí thức đầu đàn là một minh chứng và
một phương pháp luận như thế.
Hiện thời và trong thời gian tới, một lực lượng trí thức có tính độc
lập, hay nói khác hơn là mang tính trung lập, có thể là cần thiết, với
mục đích tạo nên một độ mở dân chủ nào đó cho khuôn mặt của chế độ, cũng
là nhân tố có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên
thế giới
Trong cách nhìn của một bộ phận lãnh đạo đảng và chính quyền, hiện thời
và trong thời gian tới, một lực lượng trí thức có tính độc lập, hay nói
khác hơn là mang tính trung lập, có thể là cần thiết, với mục đích tạo
nên một độ mở dân chủ nào đó cho khuôn mặt của chế độ, cũng là nhân tố
có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới quan
tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
Phản biện xã hội và phong trào phản biện của giới nhân sĩ, trí thức cũng
có thể tương tác và tương ứng với những ưu thế mới trong tình hình mới.
Và đó cũng là một điều kiện nữa để hoạt động phản biện có thể tiến xa
hơn một bước: hình thành các nhóm công khai với sinh hoạt theo phương
châm ôn hòa, bất bạo động.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào những năm 2016-2017, thời gian từ
nay đến đó sẽ có thể được xem là quãng đường trung hạn trong 3-4 năm.
Quãng đường đó có thể phải trải qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn thứ nhất: giải quyết những vấn đề gay cấn trong nội bộ và
tạm kết thúc với thế cục chính trị nghiêng hẳn về một quan điểm và một
nhóm chính khách nào đó. Trong giai đoạn này, nền kinh tế tạm phục hồi,
chưa lộ ra những xung đột khủng hoảng và những phản ứng xã hội mang tính
đối kháng. Hoạt động phản biện xã hội cũng có điều kiện để phát triển
về lượng và chất, về mối liên kết chiều rộng và cả chiều sâu. Giai đoạn
này có thể kéo dài từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2015.
2/ Giai đoạn thứ hai: hành xử mang tính “hồi tố” của chính thể và nhóm
chính khách chiếm ưu thế đối với những tiếng nói và hành động bị xem là
đối lập, đối kháng và đi quá xa. Phong trao phản biện tạm lắng. Giai
đoạn này có thể trùng với một cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh
tế nổ ra trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam cũng
chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng và bùng nổ nhiều xung đột về kinh tế
và xã hội. Giai đoạn này có thể diễn ra từ giữa năm 2015 đến giữa hoặc
cuối năm 2017.
3/ Giai đoạn thứ ba: khi tất cả cùng cộng hưởng ở một điểm: kinh tế, xã
hội và cả chính trị mất kiểm soát, không phải bởi các lực lượng phản
biện của trí thức, mà do phản ứng sống còn của chính người dân trước làn
sóng suy thoái kinh tế kinh niên hoặc khủng hoảng kinh tế, tước đoạt
những nỗ lực tồn tại cuối cùng của đời sống dân sinh. Khủng hoảng kinh
tế càng trầm trọng, tính chất và quy mô phản ứng xã hội càng ghê gớm, có
thể dẫn đến một sự thay đổi về chân đứng, thậm chí về bản chất nền
chính trị của chế độ. Đây là giai đoạn mà phong trào phản biện xã hội
mang tính ôn hòa sẽ thăng hoa. Giai đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn
hai giai đoạn trước, có thể vào nửa cuối năm 2017 và kéo sang năm 2018.
Dù không có nhiều kỳ vọng từ kết quả của cuộc gặp Obama – Sang, nhưng
tình thế đã có một chuyển biến nhỏ và có thể hy vọng sẽ dẫn tới những
chuyển biến lớn hơn. Nhà nước VN sau một thời gian dài im lặng, đang dần
chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền và dân chủ của người Mỹ và
các tổ chức quốc tế
Giai đoạn thứ ba lại khiến xã hội Việt Nam sẽ phải trải qua một giai
đoạn hệ quả tiếp nối, từ năm 2017-2018 trở đi, với quá trình ma sát thô
và tương tác giữa các lực lượng chính trị cũ và mới, trước khi tiến tới
một sự ổn định mới về chính trị và xã hội, phục hồi kinh tế. Giai đoạn
tiếp theo này rất khó xác định về thời gian diễn biến, nhưng ít nhất
phải mất 4-5 năm.
Với mỗi giai đoạn trên, xã hội dân sự ở Việt Nam đều có thể đạt được
những bước tiến triển mong muốn, nếu những người thực hiện nó đủ chuyên
cần, đoàn kết và sáng tạo.
Phản biện xã hội những năm tháng cận cảnh
Ngay trước mắt, điều mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là “cơ hội lịch
sử” cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng
7/2013 cũng lại là một cơ hội khác cho hoạt động phản biện độc lập ở
Việt Nam.
Dù không có nhiều kỳ vọng từ kết quả của cuộc gặp Obama – Sang, nhưng
tình thế đã có một chuyển biến nhỏ và có thể hy vọng sẽ dẫn tới những
chuyển biến lớn hơn. Nhà nước Việt Nam sau một thời gian dài im lặng,
đang dần chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền và dân chủ của
người Mỹ và các tổ chức quốc tế, nhưng tất nhiên có tính điều kiện.
Nhưng cùng với những điều kiện song hành giữa kinh tế, chính trị và cả
quân sự, trong vài năm tới lối mở cho dân chủ, nhân quyền và không khí
phản biện ở Việt Nam sẽ rộng đường hơn. Phản biện và những hoạt động có
tính tổ chức của nó sẽ có thể được công khai hóa trong một chừng mực và
phạm vi nào đó.
Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có tính thành tâm, hữu
dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài
với trí thức trong nước, không chỉ dừng ở tính chất đơn lẻ, mà nhằm xây
dựng một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu, với hàng loạt
chủ đề thiết thân như:
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc.
- Phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu.
- Bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối.
- Phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
- Đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên.
Loạn lạc là đường cùng của nhân dân, và đường cùng của dân chúng lại rất
thường là đường cùng của chế độ. Đó cũng là một bài học nhãn tiền cho
những chính khách đương thời và những nhà quản lý xã hội trong tương lai
- Phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công quốc gia;
nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập đoàn;
ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có
liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…
- Thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý.
- Thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội.
- Thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
- Phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự.
- Phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam.
- Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị.
- Phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Tương lai từ xã hội dân sự
Loạn lạc là đường cùng của nhân dân, và đường cùng của dân chúng lại rất
thường là đường cùng của chế độ. Đó cũng là một bài học nhãn tiền cho
những chính khách đương thời và những nhà quản lý xã hội trong tương
lai.
Một trong những giải pháp tốt đẹp nhất cho xã hội Việt Nam trong tương lai chỉ có thể đến từ xã hội dân sự.
Song song với các mục tiêu ngắn hạn, những nhóm nhân sĩ và trí thức
trong nước và ngoài nước cần phối hợp tiến hành nghiên cứu một đề án về
xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai, cho 15-20 năm tới, nhưng những
tiền đề của mô hình xã hội dân sự ấy có thể được ứng dụng ngay trong 4-5
năm tới, nếu các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội cho phép.
Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế về nhân quyền và dân chủ hỗ trợ cho đề án về xã hội dân sự là rất cần thiết.
Cuộc hành trình của phản biện xã hội và xã hội dân sự ở Việt Nam trong
ít nhất 20 năm tới không chỉ là một sự thay đổi về tương quan kinh tế -
chính trị, mà còn là một cuộc cách mạng về văn hóa và dân trí cho các
tầng lớp nhân dân.
Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ.
Phong trào phản biện dân chủ và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở
Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình trung hạn có thể trong giai
đoạn 2013-2017, và nếu được tổ chức tốt, phong trào này có thể góp sức
cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân
tộc.
Xã hội dân sự có thể làm cái điều mà một chính thể hiện thời không làm
được: phục hồi và nâng cấp chất liệu văn hóa và nhân cách cho cả một dân
tộc.
TS Phạm Chí Dũng gửi RFA
2013-08-11
Những bước tiến mới của xã hội dân sự Việt Nam
Đại diện Mạng lưới bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Elenore Kanter, phó Đại sứ Thụy Điển. |
Nhóm 258
Phản ứng dân sự mới nhất của người dân đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một nhóm năm bloggers đến Văn phòng của Hội đồng nhân quyền Liên Hiêp Quốc tại Bangkok trao kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo xóa bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung của điều luật này là:
"Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Nhóm năm blogger này đại diện cho hơn 100 người ký tên trong một kiến nghị (gọi tắt là kiến nghị 258) yêu cầu hủy bỏ điều luật được cho là không rõ ràng, dễ tạo điều kiện cho cơ quan công quyền lạm dụng quyền lực, bắt giữ người trái phép.
Bình luận về việc này, ông Lê Hiếu Đằng thành viên Mặt Trận Tổ quốc, tổ chức ngọai vi của đảng cộng sản cho là,
“Đó là một điều luật phi dân chủ mù mờ nên bỏ đi. Hiện nay, khi mà xã hội công dân ngày càng phát triển thì người ta càng có các họat động đòi hỏi dân chủ nhiều hơn.”
Xã hội dân sự hình thành
Từ Xã hội công dân mà ông Đằng dùng cũng chính là một tên khác của xã hội dân sự, nơi các họat động dân sự độc lập với chính quyền diễn ra tự do. Kể từ năm 1986, các họat động có tính cách dân sự độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã xuất hịên và gia tăng ở Việt Nam đồng hành với sự chấp nhận kinh tế thị trường tự do.
Cũng hôm 7 tháng 8, 2013 tại Hà Nội đại diện Mạng lưới bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Elenore Kanter, phó Đại sứ Thụy Điển.
Chính những họat động kinh tế tự do đã tạo điều kiện cho các họat động phi kinh tế độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dù rằng Hiến pháp vẫn ghi rằng đảng lãnh đạo mọi thứ, và luật về các hiệp hội dân sự vẫn chưa ra đời. Có thể kể các họat động ấy trong rất nhiều lãnh vực khác nhau, từ việc quyên góp cứu trợ bão lụt đến đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp, từ tập hợp biểu tình chống Trung quốc xâm lược đến tổ chức Hội thảo về di sản tinh thần của cụ Phan Chu Trinh, từ việc lên tiếng trên báo chí về các vụ ô nhiễm môi trường ở công ty Vedan đến việc thành lập các trường đại học tư thục.
Những họat động dân sự ấy đã đi từ rời rạc đến có tổ chức hơn. Cách đây vài năm, từ sự phản đối dự án bauxite tại Tây Nguyên, một web site mang tên bauxiteVietnam đã hình thành như một tổ chức thường xuyên đưa ra các ý kiến phản biện, phê bình mang tính xây dựng cho các chính sách của chính phủ Việt Nam. Sự phản đối việc cưỡng đọat đất đai của các nhà thờ công giáo đã thúc đẩy sự đòan kết hơn giữa các giáo phận ở hai miền Nam Bắc ít nhiều bị chia cắt trong cuộc chiến Việt Nam. Và trong thời gian chưa đầy một năm qua, với sự giúp đỡ của Internet và mạng xã hội, hàng lọat nhóm với các họat động dân sự đã ra đời: Nhóm các trí thức nhân sĩ yêu cầu sửa đổi Hiến pháp mang tên nhóm kiến nghị 72, Nhóm dã ngọai vì nhân quyền, Nhóm Công lý cho Đòan văn Vươn, Nhóm công dân tự do đòi viết lại Hiến pháp, và Nhóm mới nhất là Kiến nghị 258 như đã trình bày ở phần mở đầu. Bên cạnh đó là sự nở rộ của các trang thông tin cá nhân độc lập với bộ máy truyền thông của đảng cộng sản như Dân Làm Báo, Ba Sàm, Bauxite Việt Nam…
Đảng cộng sản lo ngại
Nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo đã cố gắng duy trì sự lãnh đạo của mình trong các họat động dân sự ấy. Các trường đại học tư thục vẫn phải duy trì chương trình dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin, cốt lõi ý thức hệ của đảng cộng sản. Việc bổ nhiệm các chức sắc của giáo hội công giáo vẫn là đề tài thường xuyên gây ra tranh cãi giữa giáo hội và nhà nước. Nhà nước đã tổ chức một chiến dịch rầm rộ chống lại kiến nghị 72 đòi sửa đổi Hiến pháp. Có ý kiến cũng cho rằng hiện đang có chiến dịch tấn công vào luận văn của nhà thơ Nhã Thuyên, dù luận văn này đã được trình cách đây ba năm, là nhằm vào giới Đại học có những tư tưởng và họat động ngày càng xa rời sự kiểm sóat của đảng cộng sản.
Có khi không kiểm sóat được nữa thì đảng cộng sản tìm cách dẹp tan các tổ chức ấy. Các nhà báo trong Câu lạc bộ nhà báo tự do bị cầm tù. Viện nghiên cứu phát triển của một số nhân sĩ trí thức đã phải giải tán theo sau một quyết định của Thủ tướng. Các trang thông tin cá nhân thường xuyên bị ngăn cản truy cập. Và mới đây nhất là nghị định 72 ra đời nhằm vô hiệu hóa các trang thông tin điện tử cá nhân, hay nói một cách khác là để đặt họ ra ngòai vòng pháp luật của đảng cộng sản.
Vượt qua sự sợ hãi của công dân để tiến tới xã hội dân sự
Sau 27 năm cải cách kinh tế, với các họat động dân sự như hiện nay, cùng phản ứng vẫn gay gắt của đảng cầm quyền, cũng khó có một kết luận về hiện trạng của xã hội công dân hiện tại, cùng viễn cảnh phát triển của nó trong quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Điều chắc chắn là với một nền tảng quân chủ chuyên chế của xã hội cổ truyền, cộng với mấy mươi năm cai trị chặt chẽ của đảng cộng sản với hệ thống chi bộ của họ len lỏi đến từng thôn ấp, người dân phải thóat ra khỏi thói quen vâng lời nhà cầm quyền một cách tự động, thóat ra khỏi sự sợ hãi cả ngàn năm, để ngõ hầu phát triển những hành vi dân sự. Việc ấy không dễ dàng.
Một blogger trong nhóm 258 là Thảo Chi sau khi về nước từ Bangkok đã bị giữ lại ở sân bay Tân Sơn Nhất khỏang 30 phút, ở đó có nhân viên an ninh mặc thường phục đòi xem sổ tay của chị và chị đã khước từ. Khi được chúng tôi hỏi về những quan ngại trong thời gian sắp tới, chị nói:
“Em không lo sợ gì cả vì mình làm mọi chuyện một cách công khai.”
Trong khái niệm xã hội công dân đang phổ biến trên thế giới, có bao hàm ý nghĩa của một sự tham gia vào điều hành xã hội thông qua những tiến trình hòa bình. Khi được chúng tôi hỏi quan điểm về sự việc hình thành nhóm 258, một nhà lập pháp Việt Nam là ông Dương Trung Quốc đã trả lời chúng tôi qua email, trong đó có đọan nói về các điều luật như sau,
Riêng việc giải thích luật là điều dễ gây khác biệt và xung đột trong nhận thức.
Sự hình thành xã hội công dân với nhiều ý kiến và quyền lợi khác biệt, tham gia một cách hòa bình vào việc điều hành xã hội chính là điều tốt để giải quyết những xung đột ấy, tạo nên một Việt nam mạnh mẽ hơn. Đảng cộng sản nên chấp nhận điều đó, tạo điều kiện để xã hội công dân phát triển, và chính đảng cộng sản trở thành một thành viên của xã hội dân sự, đúng với điều quy định về Mặt trận tổ quốc, trong đó đảng cộng sản là một thành viên chứ không phải bao trùm lên tất cả.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-11
Tại sao THỤY ĐIỄN đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội
(Vũ Kiều Trinh, Trưởng phòng Văn hóa của Ban Thời sự- Đài Truyền hình VN)
Dưới đây là một trong nhiều phản hồi (comments) sau bài viết của Ông Đại Sứ Thụy Điển tại Hà Nội, trước khi Ông rời khỏi VN vì Tòa Đại Sứ Vương Quốc Thụy Điển đóng cửa.
Thân gởi các bạn Việt Nam trên diễn đàn này!
Đọc tin này tôi buồn ghê. Một nỗi buồn mang tên Thụy Điển ở VN
Nhưng phải nhìn rõ vấn đề tìm nguyên nhân của nó. Vì sao vậy?
Thứ nhất là tại người Vn của chúng ta
Những chương trình trợ giúp của SIDA, các học bổng về du học các chuyến huấn luyện về báo chí sẽ khó khăn
Chương trình nhân đạo cao đẹp của Thụy Điển đã bị VN lợi dụng một cách tồi tệ
Chỉ có con ông cháu cha mới được đến Thụy Điển và tòan là đem rắc rối cho họ
Tôi không nói chuyện các khóa học của SIDA, nhưng nói chuyện các phóng viên Vn qua đây du học
Tôi biết đa số các phóng viên của báo Đại Đòan kết qua đây tu nghiệp. Tôi biết từng người.
Nhưng sự kiện chấn động là năm 2001 bà Vũ Kiều Trinh, Biên tập viên của VTV qua Thụy Điển tu nghiệp 3 tuần. bà Vũ Kiều Trinh hiện nay xuất hiện trên VTV rất nhiều, là con gái ông tổng Giám đốc VTV Vũ Văn Hiến. Năm 2001, bà Vũ Kiều Trinh, lợi dụng chuyến đi tu nghiệp này ăn cắp rất nhiều đồ trong siêu thị tại Kalmar centrum. Bị cảnh sát bắt giam hơn 1tuần lễ. Sau đó nhờ đường ngọai giao can thiệp bà Vũ Kiều Trinh và đòan nhà báo VN về nước nhưng hình ảnh các phóng viên Vn trong cái nhìn các phóng viên các nước khác là kẻ gian tham và trôm cắp. Năm 2006, được đi tu nghiệp tại Anh, bà Vũ Kiều Trinh cũng ăn cắp 1 lần nữa.
Hình ảnh những lao động VN tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Dương…( các tỉnh miền bắc) qua Đông Âu trước sư kiện bức tường Berlin sụp đỗ. Họ chạy trốn qua Thụy Điển và hành nghề…trộm cướp. Phải nói là người miền Bắc trốn ở đây chỉ đi ăn cắp mà thôi
Khi qua đây họ tìm cách giúp người thân uqa bằng con đường hôn nhân giả dối. kéo cả dòng họ qua bên này đi…ăn cướp
Từ lâu Thụy Điển hạn chế visa du lịch từ VN.
Ngày nay bận cầm hộ chiếu VN mà nhập cảnh vào 4 nước Bắc Âu bạn sẽ cảm nhận được vì sao người ta ” cảnh giác” với người Việt đến thế.Vì những người này đây, những người VN qua đây sinh sống bằng nghề trộm cắp và trốn ở lại không về nước.Con của Giám đốc VTV mà còn đi ăn cắp thì dân thường càng nhiều hơn
Quốc thể đã bị người ta làm nhục cách trơ trẽn
Cái hộ chiếu Việt Nam bị người ta khinh khi vì những tội phạm của người Việt nam trên xứ người. Đức Cha Kiệt nói câu nói đó rất chính xác
Sẽ là rất nhục nhã khi thấy hình ảnh tội phạm VN trên xe bus, ngay cửa siêu thị, chỗ công cộng. Họ dán hình và không ghi tên là bà Vũ Kiều Trinh, hay Hiền mã lỵ ( dân hải phòng chuyên ăn cắp hàng siêu thị ở Getoborg) mà chỉ ghi là VIETNAMESE
Tôi mang ơn những người Thụy Điển, nhưng tôi lấy visa không phải ở VN . Lẽ ra tôi nên tri ân những nhân viên ngọai giao của Thụy Điển ở một quốc gia khác chứ không phải ở VN
Tôi đi nhiều nước, nhưng tôi thấy người Thụy Điển đẹp và rất tốt bụng. Quê hương của các giải Nobel thật tuyệt vời.
Theo Đỗ Vũ
Không có ‘bảo bối’ nào cho ông Trần Xuân Giá!
Cùng với các thành viên khác trong Hội đồng Quản trị, ông Trần Xuân Giá – nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB cũng bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố.Còn nhớ tại thời điểm trước khi bị bắt, ông Trần Xuân Giá từng lên tiếng khẳng định ông có một “bảo bối” có thể giúp ông tự vệ và rằng, “bảo bối” đó chính là đứa con tinh thần mà ông thai nghén lên, ông hiểu nó hơn ai hết nên cái gì được làm, không được làm, chẳng ai rõ bằng ông. “Bảo bối” mà ông Giá nhắc tới chính là Luật Doanh nghiệp – một trong những Luật quan trong bậc nhất, quy định hoạt động của hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Trước khi về làm việc tại ACB, ông Trần Xuân Giá từng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được biết đến là người có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng Luật Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu nói ông Giá quá tự tin khi tuyên bố về cái gọi là “bảo bối” có thể giúp ông tự vệ thì chắc chẳng ai tin nhưng đó là cách để ông hướng sự chú ý của dư luận xã hội theo một chiều hướng khác thay vì tập trung vào những sai phạm của ông này mà thôi.
“Vùng tự do” bên ngoài khuân khổ pháp luật mà ông từng nhắc tới cũng chẳng tồn tại. Pháp luật rất nghiêm minh và mọi hành vi phạm pháp đều phải bị trừng trị. Và không có bất kỳ ngoại lệ nào cho ông Trần Xuân Giá.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá chính là người đã ký biên bản cuộc họp Thường trực Hội đồng Quản trị ACB về việc dùng tiền huy động của dân uỷ thác cho nhân viên ACB và công ty gửi tiền VND, USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất chênh lệch tiền gửi.
Số tiền được xác định lên tới hơn 130 ngàn tỉ đồng với lãi suất từ 8,5%/năm đến 27%/năm và hơn 81 triệu USD với lãi suất từ 3,0% đến 6% vào 29 ngân hàng. Tổng số tiền lãi thu về từ hoạt động này lên tới 6.279 tỉ đồng và 1,89 triệu USD, trong đó lãi suất chênh lệch vượt trần là 258 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong số tiền được mang đi cho vay có 719 tỉ đồng trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như.
Việc làm này được Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định là đã vi phạm Điều 13 và Điều 106 Luật các tỏ chức tín dụng, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả đặt biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ và thu lợi bất chính cho các cổ đông ngân hàng ACB.
Ngoài ra, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, ông Giá còn đồng ý với chủ trương “bơm” tiền cho ACBS (công ty chứng khoán 100% vốn của ACB) để đầu tư vào chính cổ phiếu ACB thông qua các công ty của Nguyễn Đức Kiên. Hoạt động này đã gây thiệt hại cho ACB số tiền là 688 tỉ đồng. Hành vi này của ông Giá đã vi phạm Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng và Điều 29 của Quyết định 27/2007/QĐ-BTC.
Nhưng hành vi sai phạm trên cũng đã được ông Trần Xuân Giá xác nhận trong phần lời khai trước Cơ quan Cảnh sát điều tra. Và theo kết luận điều tra thì ông Giá đã thừa nhận có tham gia họp và ký biên bản ra chủ trương cho nhân viên ngân hàng ACB, các công ty gửi tiền VND, USD vào các tổ chức tín dụng và cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khoán ACB để đầu tư vào cổ phiếu của chính ACB.
Với những hành vi trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận: Hành vi của Trần Xuân Giá đã đủ yếu tố cấu thành tội Có ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hâu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự với vài trò đồng phạm giúp sức.
Từng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Giá đã tin vào bảo bối của mình là “Luật Doanh nghiệp”: Ông được làm những điều pháp luật không cấm chứ không chỉ làm những thứ quy định trong luật.
Nhưng cuối cùng thì bảo bối mà ông từng nói đã không thể bảo vệ được ông.
Nhóm phóng viên PetroTimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét