- Hồ Chí Minh, Thành phố năng động (RFI) - Sau Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil, còn có nhiều quốc gia khác đang thấy tăng trưởng kinh tế cất cánh. Đó chính là những << con hổ >> mới, theo như cách gọi của tuần san 'M' của báo Le Monde. Trong số ra tuần này, tạp chí đã ưu ái đề cập đến << con hổ >> đầu tiên đó là Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Một hiệp hội Pháp báo động : Sông Seine ô nhiễm nghiêm trọng (RFI) - Tại Pháp, dòng sông Seine thơ mộng ngày càng có nhiều rác. Đó là lời báo động hôm 09/08/2013 của Hiệp hội phi lợi nhuận mang tên 'Mal de Seine', trong buổi công bố kết quả thu lượm rác bên bờ sông Seine.
- Ông Nguyễn Bắc Truyển gặp đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ (RFI) - Chiều hôm qua, 10/08/2013, đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc phỏng vấn hôm nay với RFI Việt Ngữ, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển cho biết cụ thể về sự kiện này.
- Nhật Bản : Nắng nóng làm hơn chục người thiệt mạng (RFI) - Nhật Bản đang hứng chịu đợt nắng nóng kinh hoàng. Hôm qua, 10/08/2013, đã có bốn người thiệt mạng. Nhiệt độ hôm nay dự báo lên đến 40,6°C.
- 4 thủy thủ Việt Nam tố cáo bị tàu Đài Loan đối xử như ''nô lệ'' (RFI) - Bốn thủy thủ Việt Nam trốn khỏi một chiếc tầu cá Đài Loan ngày 08/08/2013, đã cho biết, họ bị sử dụng như << nô lệ thời hiện đại >> ở chiếc tàu cá này. Trả lời đài phát thanh Radio 1 của Polynésie (Pháp) vào hôm nay, 11/08/2013, ông Jean-Piere Lebrun, người phiên dịch cho bốn thủy thủ Việt Nam nói trên, đã cho biết, bốn thủy thủ đã bị đánh đập, hành hạ như thể nô lệ trên chiếc tàu Đài Loan.
- Ấn Độ từng bước vươn lên thành cường quốc hải quân đích thực (RFI) - Ngày mai, 12/08/2012, Ấn Độ sẽ cho hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên do chính họ thiết kế và chế tạo. Hôm qua, 10/08, New Delhi cũng vừa loan báo tàu ngầm nguyên tử đầu tiên ‘made in India' do nước này tự chế tạo đã sẵn sàng đi vào thử nghiệm. Hai sự kiện liên tiếp kể trên nêu bật quyết tâm của Ấn Độ, khẳng định tư thế của mình trong câu lạc bộ hiếm hoi các cường quốc tự sản xuất chiến hạm hiện đại cho mình.
- Philippines chuẩn bị đón bão Utor (RFI) - Philippines vào hôm nay, 11/08/2013, đang nơm nớp chuẩn bị đón trận bão Utor, được xem là cơn bão mạnh nhất đổ vào quần đảo này trong năm nay. Theo đài khí tượng Philippines, cơn bão với sức gió 185 cây số/giờ đang tiến gần đến vùng Aurora phía đông bắc quần đảo và sẽ đổ ập vào đất liền vào sáng mai.
- Tổng thống Đài Loan công du Nam Mỹ với chặng dừng kín đáo tại New York (RFI) - Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lên đường công du một số quốc gia châu Mỹ Latinh vào hôm nay, 11/08/2013. Ông sẽ đến Paraguay và vùng Caribê. Theo hãng tin Pháp AFP, trích dẫn giới chức tại Đài Bắc, Tổng thống Đài Loan sẽ dừng chân tại Mỹ, nhưng một cách kín đáo để không làm cho Trung Quốc bực tức.
- Mali bầu cử vòng 2 : Giám sát quốc tế và an ninh thắt chặt (RFI) - Hôm nay, ngày 11/8/2013, là ngày bầu cử tổng thống vòng hai tại Mali. Cuộc bầu cử diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế và trong điều kiện an ninh được thắt chặt.
- Hàn Quốc trúng thầu dự án xây sân bay ở Miến Điện (RFI) - Hôm nay, ngày 11/8/2013, hãng AFP đưa tin, Miến Điện đã chọn một tổ hợp công ty Hàn Quốc để phụ trách công việc xây dựng một sân bay quốc tế mới trong khu vực gần thành phố Rangoon. Giá trị hợp đồng lên đến 1,1 tỷ đô la. Hàn Quốc đã qua mặt 3 đối thủ Anh, Pháp và Nhật trong cuộc đấu thầu.
- Trung Quốc: Virus H7N9 lan xuống Quảng Đông (RFI) - Theo hãng AFP ngày hôm nay, 11/08/2013, trích dẫn Y tế Trung Quốc, có thêm một ca nhiễm virút cúm gia cầm H7N9 được phát hiện tại Quảng Đông. Đây là trường hợp người bị nhiễm virút H7N9 đầu tiên tại đây. Bệnh nhân là một phụ nữ 51 tuổi, làm nghề mổ thịt gia cầm ngoài chợ.
- Senkaku/Điếu Ngư: Tàu Trung Quốc khiêu khích Nhật ngày thứ 26 (RFI) - Tình hình tiếp tục căng thẳng tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Theo thông tin từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, vào hôm nay, 11/08/2013, ba chiếc tàu Tuần duyên Trung Quốc lại bị phát hiện đi lại chung quanh quần đảo do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
- Phi cơ Ai Cập oanh kích ở Sinai hạ sát các phần tử chủ chiến (VOA) - Một phát ngôn viên của quân đội bác bỏ tin máy bay không người lái của Israel tấn công nhắm vào các phần tử chủ chiến Hồi giáo trong lãnh thổ Ai Cập
- Israel chấp thuận xây khu định cư mới trước ngày đàm phán (VOA) - Israel kêu gọi các nhà thầu tham gia xây dựng gần 1.200 căn nhà mới trong vùng chiếm đóng mà người Palestine đang đòi chủ quyền
- Đài Loan không làm ồn ào chuyến đi Mỹ của tổng thống (VOA) - Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lên đường đi Châu Mỹ hôm Chủ nhật nhưng cố gắng cho chặng dừng chân tại thành phố New York không ồn ào để khỏi phật ý Bắc Kinh
- Công ty Nam Triều Tiên trúng thầu xây sân bay Miến Điện (VOA) - Tập đoàn IIAC, đang điều hành sân bay Incheon của Nam Triều Tiên, sẽ xây sân bay Hanthawaddy, là sân bay quốc tế thứ nhì gần Rangoon
- Tổng thống Obama đi nghỉ hè cùng gia đình (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và gia đình đang nghỉ mát tại một hòn đảo du lịch Martha's Vineyard phía bên ngoài tiểu bang Massachusetts
- Thủ tướng Israel xuất viện (VOA) - Thủ tướng Israel ông Benjamin Netanyahu được xuất viện hôm Chủ nhật sau khi trải qua phẫu thuật thoát vị khẩn cấp vào đêm hôm trước
- Mali bầu tổng thống vòng nhì (VOA) - Cử tri tại Mali tham gia cuộc bầu cử tổng thống vòng thứ nhì để có người lãnh đạo quốc gia sau 18 tháng nội chiến và khủng hoảng chính trị
- Tây Ban Nha, Pháp bố ráp một đường dây buôn người Châu Á (VOA) - Nhà chức trách Tây Ban Nha bắt được 75 người thuộc một đường dây buôn người, kết quả một cuộc hợp tác chung với nhà chức trách Pháp
- Các vụ nổ xe bom giết chết ít nhất 61 người ở Iraq (VOA) - Các giới chức Iraq cho biết hầu hết các vụ này xảy ra gần những ngôi chợ, quán cà phê, và những nơi tụ tập đông người để mừng lễ Eid al-Fitr
- Công dân Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên nhập viện (VOA) - Ông Kenneth Bae, 45 tuổi, người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên đã được đưa vào bệnh viện vì lý do đau yếu
- Phe Hồi giáo ở Sinai tố cáo Israel tấn công bằng máy bay không người lái (VOA) - Nhóm thánh chiến Hồi giáo trong khu vực Sinai của Ai Cập cho biết có ít nhất 4 chiến binh đã chết do máy bay không người lái xuất phát từ Israel
- 5 binh sĩ chính phủ Yemen chết dưới tay khủng bố (VOA) - Các tay súng của mạng lưới khủng bố al-Qaida đã tấn công một trạm khí đốt, giết chết 5 binh sĩ Yemen
- Hoa Kỳ mở lại 18 đại sứ quán, lãnh sự quán (VOA) - Hoa Kỳ mở lại 18 đại sứ quán và lãnh sự quán ở Trung đông và Bắc Phi sau hơn một tuần lễ đóng cửa vì lý do an ninh
- Nga đề nghị VN cho vào cảng Cam Ranh (BBC) - Nga hứa đào tạo sỹ quan, chuyển giao công nghệ và bảo dưỡng vũ khí cho Việt Nam và yêu cầu được vào Cam Ranh.
- Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow (BBC) - Cả ngàn người Việt Nam nhập cư lậu vào Nga ở phía đông Moscow sẽ được chuyển tới trại hè, theo hội đồng nhân quyền Kremlin.
- Đám đông Phật giáo tấn công đền thờ (BBC) - Một đám đông Phật giáo đã tấn công đền thờ của đạo Hồi ở khu Grandpass thuộc thủ đô Colombo làm ít nhất năm người bị thương.
- Tù nhân người Mỹ ở Bắc Hàn ốm nặng (BBC) - Một tù nhân là công dân Mỹ bị ốm nặng và buộc phải chuyển khỏi trại lao cải khổ sai ở Bắc Hàn, theo gia đình người này.
- Kinh tế Pháp sắp chịu tăng trưởng âm (BBC) - Pháp điều chỉnh giảm triển vọng kinh tế năm 2013 với dự báo tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 2009.
- Ấn Độ khởi động tàu ngầm hạt nhân (BBC) - Ấn Độ khởi động lò hạt nhân trên tàu ngầm Arihant để chuẩn bị chạy thử trên biển.
- Đối thủ Úc tranh luận trên truyền hình (BBC) - Hai đối thủ tranh ghế thủ tướng Úc trong cuộc bầu cử sắp tới mặt đối mặt trên truyền hình trong buổi tranh luận đầu tiên.
- Người Việt nhập cư lậu tại Nga vào trại (BBC) - Bên trong trại tam giam những lao động người Việt không có giấy tờ ở Nga.
- Mỹ 'minh bạch hóa' chương trình theo dõi (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hứa sẽ có những "cải cách phù hợp" để đảm bảo sự minh bạch cho chương trình theo dõi gây nhiều tranh cãi.
- Hoa Kỳ tái mở cửa các đại sứ quán (BBC) - Hoa Kỳ cho biết 18 trên tổng số 19 đại sứ quán bị đóng cửa trước đó vì quan ngại khủng bố sẽ được mở cửa trở lại vào ngày 11/8.
- Apple thắng kiện Samsung về patent (BBC) - Hãng Apple thắng đối thủ cạnh tranh Samsung trong một vụ kiện lớn về bằng sáng chế ở Hoa Kỳ.
- Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn (BBC) - Công an Việt Nam đang tiếp tục điều tra về cái chết của một công dân Anh tại khu “Phố Tây” ở phường Phạm Ngũ Lão, Tp HCM.
- Al-Qaeda sẽ quay trở lại hay không? (BBC) - Cựu phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Mỹ bình luận về khả năng tổ chức khủng bố al-Qaeda 'quay trở lại' và chiến lược của Hoa Kỳ.
- Ý mở mộ cổ tìm người mẫu bức Mona Lisa (BBC) - Các khoa học gia ở Ý mở một hầm mộ cổ ở Florence tìm kiếm tung tích người mẫu thật trong bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
- Phải chăng Mỹ đã bắt đầu “xoay” trục châu Á – Thái Bình Dương? (BaoMoi) - Thời gian gần đây, đặc biệt trong 1, 2 tháng qua, dư luận đã chứng kiến một loạt các hoạt động ngoại giao con thoi của lãnh đạo các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những cuộc thăm viếng, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao của các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, với lãnh đạo của các nước khu vực ASEAN, châu Á, có vai trò và lợi ích liên quan đến Biển Đông.
- Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp (BaoMoi) - (NLĐO) – Ngày 11-8, Lưc lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết họ phát hiện ba tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 26 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.
- Đài Loan tha thứ, Philippines đòi Mỹ-Nhật tăng lính ở biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday)- Đài Loan tha thứ cho Philippines về vụ bắn nhầm ngư dân hồi tháng 5, Philippines chào đón thêm lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào nước mình để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc... là tin tức thời sự chính ngày 11/8.
- Tàu Trung Quốc xuất hiện ngày 26 liên tiếp ở Senkaku (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 11/8 phát hiện ba tàu tuần tra bờ biển của Trung Quốc di chuyển xung quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông mà Tokyo đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
- TQ phán tàu Pháp thay Mỹ là đối thủ trên Biển Đông (BaoMoi) - Đó là nhận định được truyền thông nước này đưa ra liên quan tới việc Philippines đang cùng lúc hiện đại hóa đội tàu chiến của mình từ nhiều quốc gia...
- Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Các chuyên gia cho rằng tình hình biển Hoa Đông đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, sau những động thái liên tục của Trung Quốc.
- Philippines chặn âm mưu bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Nhằm đối phó với tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông, Philippines đã đưa ra một kế hoạch dài hơi với hàng loạt các biện pháp thể hiện thái độ cứng rắn, không khoan nhượng.
- Hải quân Trung Quốc ráo riết “sục sạo” ở Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự ở Nam Biển Đông, với việc mở rộng căn cứ và dùng tàu chiến tuần tra ở bên trong “đường lưỡi bò”.
- Tàu chiến Mỹ chuẩn bị ồ ạt tiến vào biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 10/08, Hãng thông tấn Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, Mỹ và Philippines đang tích cực triển khai đàm phán về việc, nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines.
- LHQ xúc tiến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông (BaoMoi) - Báo chí Philippines hôm 9/8 dẫn thông báo của Ngoại trưởng nước này cho biết, tòa án trọng tài Liên hợp quốc (LHQ) đang xúc tiến vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.
- Trung Quốc đang tính toán chi phí xâm nhập "thọc sâu" vào Trường Sa? (BaoMoi) - (GDVN) - Ngay bây giờ Trung Quốc đang phân tích và cân nhắc các chi phí của cuộc xâm nhập trái phép sâu hơn vào "lãnh hải Philippines" (khu vực quần đảo Trường Sa).
- Phe cánh tả Philippines: Mỹ chỉ đang trục lợi từ sự căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh (BaoMoi) - (Petrotimes) – Chủ tịch Liên minh cánh tả Bagong Alyansang Makabayan (Bayan) của Philippines, ông Renato Reyes cho rằng, Washington đang khai thác mối quan hệ ngày một căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh để trục lợi và thúc đẩy các “chương trình nghị sự chính trị, quân sự và kinh tế” riêng của mình.
- Mỹ-Philippines sẽ đàm phán triển khai thêm quân Mỹ ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Mỹ-Philippines sẽ sớm đàm phán triển khai thêm quân Mỹ ở Biển Đông, tăng cường quan hệ liên minh và giúp Mỹ tiếp cận hơn đối với Biển Đông.
- Vì sao TQ muốn Senkaku/Điếu Ngư? (BaoMoi) - Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật thường bị chỉ trích như là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc bị cường điệu hóa cũng như cơn khát vô tận tìm kiếm tài nguyên.
Nga đề nghị VN cho vào cảng Cam Ranh
Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ từ nhiều năm nay
Phía Nga được cho là đã đồng ý dành cho Việt Nam nhiều sự hỗ
trợ về quân sự nhân chuyến công du Moscow của Bộ trưởng Quốc
phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Đích thân ông Thanh đã nêu cụ thể về những hỗ trợ này trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam về kết quả chuyến thăm.
Tuy nhiên, để đổi lại những sự giúp đỡ này, đề nghị của Nga về việc cho phép quân đội của họ vào cảng Cam Ranh dường như không được phía Việt Nam đón nhận.
Về khí tài, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói phía Nga đã hứa với ông sẽ ‘Nga đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và có ưu đãi’ đối với các hợp đồng vũ khí mà hai nước đã ký kết, đồng thời cũng ‘đảm bảo hậu mãi, sửa chữa bảo dưỡng, cung cấp vật tư phụ tùng’.
Hai nước cũng thống nhất sẽ thành một ‘liên doanh sửa chữa bảo dưỡng’ cho các vũ khí mà Liên Xô từng viện trợ trước đây và các vũ khí mà Việt Nam mới mua từ Nga.
Ông Thanh cũng cho biết là ông cũng ‘học hỏi những điều cần thiết để xây dựng quân đội Việt Nam’ sau khi tham quan Bộ Tổng tham mưu và một số binh chủng của Nga.
“Chuyến thăm đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy chính trị và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay,” ông nói với hãng tin nhà nước Việt Nam.
Ông cũng cho biết câu trả lời của ông: “Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.”
Mặc dù ông Thanh không nói rõ là Việt Nam có đồng ý cho Nga vào Cam Ranh hay không, nhưng câu trả lời trên của ông Thanh dường như đã ngụ ý rằng Việt Nam đã bác yêu cầu này của Nga.
Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những quân cảng nước sâu tốt nhất ở Thái Bình Dương và là một căn cứ rất tốt để kiểm soát cũng như phản ứng trước các diễn biến trên Biển Đông.
Hồi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam cách nay hơn một năm, ông cũng đề nghị phía Việt Nam cho Hoa Kỳ được sử dụng cảng Cam Ranh nhưng không nhận được sự đồng ý.
Nga hứa sẽ bảo dưỡng các vũ khí họ bán cho Việt Nam và các vũ khí từ thời Liên Xô
Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh đã tỏ rõ sự thận trọng trong cuộc phỏng vấn khi lặp lại không chỉ một lần rằng sự hợp tác quốc phòng Việt-Nga này ‘không nhằm vào nước thứ ba’.
Ông phát biểu rằng sau khi hai bên trao đổi với nhau thì đã ‘thống nhất quan điểm đánh giá, tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác ngày càng sâu rộng hơn’.
Tuy nhiên, ông nói ngay sau đó rằng sự hợp tác quốc phòng Nga-Việt ngày càng chặt chẽ này chỉ là ‘quan hệ song phương’ và ‘không nhằm vào nước thứ ba’.
Việt Nam lâu nay vẫn chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và nhất là ‘cân bằng’ giữa các cường quốc, không ngả về bất cứ nước lớn nào để làm đối trọng lại nước lớn khác.
“Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam,” ông nhấn mạnh một lần nữa.
Điều đáng nói là tin này do chính Đài truyền hình NHK của Nhật vốn rất thạo tin đối với những vấn đề của Chính phủ Nhật, đăng tải.
Tuy nhiên ông Vịnh ‘nói rõ’ rằng hai nước ‘chỉ bàn về hợp tác quốc phòng giữa hai nước’.
Dường như bản tin của NHK, cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, về chủ đề này đã được gỡ bỏ.
Còn đối với Bộ trưởng Thanh, sau chuyến thăm Nga ông bày tỏ thái độ lạc quan rằng việc hợp tác đào tạo, hợp tác kỹ thuật quân sự, chuyển giao công nghệ và lập liên doanh bảo dưỡng khí tài sẽ giúp cho quân đội Việt Nam ‘nâng cao năng lực và sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ’.
Ông Thanh đã có chuyến thăm Nga từ ngày 6 đến 10/8 và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng nước này Sergei Shoigu. Sau đó ông sẽ đi thăm tiếp các quốc gia châu Âu khác.
(BBC)
Đích thân ông Thanh đã nêu cụ thể về những hỗ trợ này trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam về kết quả chuyến thăm.
Tuy nhiên, để đổi lại những sự giúp đỡ này, đề nghị của Nga về việc cho phép quân đội của họ vào cảng Cam Ranh dường như không được phía Việt Nam đón nhận.
Đào tạo và khí tài
Ông Thanh cho biết phía Nga đồng ý đào tạo sỹ quan cho quân đội Việt Nam ở các cấp mà cụ thể là Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga và các trường quân sự khác sẽ đào tạo cho Việt Nam cán bộ biên phòng, bảo vệ an ninh quân đội và các lĩnh vực khác.Về khí tài, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói phía Nga đã hứa với ông sẽ ‘Nga đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và có ưu đãi’ đối với các hợp đồng vũ khí mà hai nước đã ký kết, đồng thời cũng ‘đảm bảo hậu mãi, sửa chữa bảo dưỡng, cung cấp vật tư phụ tùng’.
Hai nước cũng thống nhất sẽ thành một ‘liên doanh sửa chữa bảo dưỡng’ cho các vũ khí mà Liên Xô từng viện trợ trước đây và các vũ khí mà Việt Nam mới mua từ Nga.
Ông Thanh cũng cho biết là ông cũng ‘học hỏi những điều cần thiết để xây dựng quân đội Việt Nam’ sau khi tham quan Bộ Tổng tham mưu và một số binh chủng của Nga.
“Chuyến thăm đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy chính trị và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay,” ông nói với hãng tin nhà nước Việt Nam.
Không cho vào Cam Ranh?
"Chuyến thăm đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy chính trị và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay."Trong cuộc phỏng vấn này, Bộ trưởng Thanh tiết lộ là phía Nga yêu cầu phía Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Ông cũng cho biết câu trả lời của ông: “Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.”
Mặc dù ông Thanh không nói rõ là Việt Nam có đồng ý cho Nga vào Cam Ranh hay không, nhưng câu trả lời trên của ông Thanh dường như đã ngụ ý rằng Việt Nam đã bác yêu cầu này của Nga.
Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những quân cảng nước sâu tốt nhất ở Thái Bình Dương và là một căn cứ rất tốt để kiểm soát cũng như phản ứng trước các diễn biến trên Biển Đông.
Hồi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam cách nay hơn một năm, ông cũng đề nghị phía Việt Nam cho Hoa Kỳ được sử dụng cảng Cam Ranh nhưng không nhận được sự đồng ý.
Cẩn trọng lời nói
Nga hứa sẽ bảo dưỡng các vũ khí họ bán cho Việt Nam và các vũ khí từ thời Liên Xô
Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh đã tỏ rõ sự thận trọng trong cuộc phỏng vấn khi lặp lại không chỉ một lần rằng sự hợp tác quốc phòng Việt-Nga này ‘không nhằm vào nước thứ ba’.
Ông phát biểu rằng sau khi hai bên trao đổi với nhau thì đã ‘thống nhất quan điểm đánh giá, tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác ngày càng sâu rộng hơn’.
Tuy nhiên, ông nói ngay sau đó rằng sự hợp tác quốc phòng Nga-Việt ngày càng chặt chẽ này chỉ là ‘quan hệ song phương’ và ‘không nhằm vào nước thứ ba’.
Việt Nam lâu nay vẫn chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và nhất là ‘cân bằng’ giữa các cường quốc, không ngả về bất cứ nước lớn nào để làm đối trọng lại nước lớn khác.
“Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam,” ông nhấn mạnh một lần nữa.
"Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam."Sau chuyến thăm Nhật hôm 8/8, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng của Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng bác bỏ thông tin rằng ‘Việt Nam và Nhật Bản thống nhất phối hợp để đối phó với Trung Quốc’.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Điều đáng nói là tin này do chính Đài truyền hình NHK của Nhật vốn rất thạo tin đối với những vấn đề của Chính phủ Nhật, đăng tải.
Tuy nhiên ông Vịnh ‘nói rõ’ rằng hai nước ‘chỉ bàn về hợp tác quốc phòng giữa hai nước’.
Dường như bản tin của NHK, cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, về chủ đề này đã được gỡ bỏ.
Còn đối với Bộ trưởng Thanh, sau chuyến thăm Nga ông bày tỏ thái độ lạc quan rằng việc hợp tác đào tạo, hợp tác kỹ thuật quân sự, chuyển giao công nghệ và lập liên doanh bảo dưỡng khí tài sẽ giúp cho quân đội Việt Nam ‘nâng cao năng lực và sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ’.
Ông Thanh đã có chuyến thăm Nga từ ngày 6 đến 10/8 và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng nước này Sergei Shoigu. Sau đó ông sẽ đi thăm tiếp các quốc gia châu Âu khác.
(BBC)
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Xử lý cả nghìn người Việt ở lậu tại Moscow gây ra sự chú ý của dư luận
Cả ngàn người nhập cư lậu vào Nga hiện đang tạm trú tại trại lều bạt ở
phía đông Moscow sẽ được chuyển tới trại hè, hội đồng nhân quyền Kremlin
cho biết.
Hãng RIA Novosti, trong bản tin ngày 10/08 cho hay hơn 600 người đã được đưa tới các lều bạt có giường tầng trong trại sau khi cảnh sát bắt khoảng 1400 người, đa số là người Việt, bị nghi là phạm luật di trú.
Giới chức Nga, được dẫn lời nói rằng các trại lều bạt là biện pháp khẩn cấp do các trung tâm dài hạn cho người nước ngoài nhập cư lậu đã hết chỗ.
Những người bị bắt sẽ phải ra tòa chờ xét xử và trục xuất.
Được biết sau khi có việc phàn nàn từ một số tổ chức nhân quyền và cá nhận, chính quyền Moscow đã cải thiện điều kiện vệ sinh trong khu trại tại quận Golyanovo ở phía đông, hội đồng nhân quyền Nga nói trong một thông cáo vào hôm thứ Bảy.
Thông cáo này nói rằng chính phủ Nga có kế hoạch chuyển những người trong trại hiện nay tới nơi “có điều kiện thích hợp hơn” trong các trại hè của trẻ em.
Giới chức Nga nói hàng trăm trại hè cho trẻ em được dựng tại các khu vực trong vài ngoài Moscow.
Truyền thông Nga cho biết hội đồng nhân quyền thị sát trại ở quận Golyanovo vào hôm thứ Sáu và nói lều trại quá đông người và không được sạch sẽ.
Ông Lê Hồng Trường, trưởng phòng Lãnh sự của Sứ quán đã nói với hãng tin Interfax rằng '40 người ở trong một lều 50 mét vuông'. Các nhóm nhân quyền cũng chỉ trích 'điều kiện giam giữ vô nhân đạo giữa lúc nhiệt độ lên cao'.
Tuy nhiên khi được chính quyền Nga yêu cầu thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ người Việt trong khuôn viên Sứ quán Việt Nam ở Moscow thì Sứ quán lại 'không sẵn lòng', ông Anton Svetkov, một quan chức của Sở Nội vụ Moscow cáo buộc.
Tuy nhiên nhiều người bị càn quét trong đợt này lại tỏ ra khá bình tĩnh. Họ cho rằng 'đâu sẽ lại vào đấy như đã xảy ra nhiều năm nay'. Cảnh sát Nga có tiếng là ăn tiền của những người lao động chui.
Truyền thông Nga đưa tin vào hôm thứ Năm nói rằng một số người bị đậu mùa nhưng hiện chưa có xác nhận chính thức.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói có 30 người trong trại phải nhập viện vì bệnh ngoài da hiện chưa rõ là bệnh gì.
Trong đợt càn quét các khu chợ ở Moscow, cảnh sát Nga đã bắt giữ đến gần 1.200 người Việt. Những người này bị đưa sang Nga để làm việc 'như nô lệ' và nhận đồng lương rẻ mạt ở những xưởng may đen.
Trong đợt càn quét này, ngoài 1.200 người Việt Nam, cảnh sát Nga cũng bắt giữ khoảng 200 di dân khác đến từ những quốc gia như Syria, Hy Lạp, Morocco và một số nước Trung Á.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho Cơ quan Di trú phải mạnh tay với người nhập cư lậu.
Đã có ba quan chức Di trú cao cấp và cảnh sát đã bị sa thải và khởi tố vì đã cấu kết với các băng đảng tội phạm để đưa di dân bất hợp pháp đến Nga làm việc.
(BBC)
Hãng RIA Novosti, trong bản tin ngày 10/08 cho hay hơn 600 người đã được đưa tới các lều bạt có giường tầng trong trại sau khi cảnh sát bắt khoảng 1400 người, đa số là người Việt, bị nghi là phạm luật di trú.
Giới chức Nga, được dẫn lời nói rằng các trại lều bạt là biện pháp khẩn cấp do các trung tâm dài hạn cho người nước ngoài nhập cư lậu đã hết chỗ.
Những người bị bắt sẽ phải ra tòa chờ xét xử và trục xuất.
Được biết sau khi có việc phàn nàn từ một số tổ chức nhân quyền và cá nhận, chính quyền Moscow đã cải thiện điều kiện vệ sinh trong khu trại tại quận Golyanovo ở phía đông, hội đồng nhân quyền Nga nói trong một thông cáo vào hôm thứ Bảy.
Thông cáo này nói rằng chính phủ Nga có kế hoạch chuyển những người trong trại hiện nay tới nơi “có điều kiện thích hợp hơn” trong các trại hè của trẻ em.
Giới chức Nga nói hàng trăm trại hè cho trẻ em được dựng tại các khu vực trong vài ngoài Moscow.
Truyền thông Nga cho biết hội đồng nhân quyền thị sát trại ở quận Golyanovo vào hôm thứ Sáu và nói lều trại quá đông người và không được sạch sẽ.
Ông Lê Hồng Trường, trưởng phòng Lãnh sự của Sứ quán đã nói với hãng tin Interfax rằng '40 người ở trong một lều 50 mét vuông'. Các nhóm nhân quyền cũng chỉ trích 'điều kiện giam giữ vô nhân đạo giữa lúc nhiệt độ lên cao'.
Tuy nhiên khi được chính quyền Nga yêu cầu thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ người Việt trong khuôn viên Sứ quán Việt Nam ở Moscow thì Sứ quán lại 'không sẵn lòng', ông Anton Svetkov, một quan chức của Sở Nội vụ Moscow cáo buộc.
'Đang làm việc'
"Tuy nhiên khi được chính quyền Nga yêu cầu thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ người Việt trong khuôn viên Sứ quán Việt Nam ở Moscow thì Sứ quán lại 'không sẵn lòng"Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết họ đang làm việc với chính quyền sở tại để đưa những người đang bị kẹt này về nước. Tuy nhiên, nhiều người trong số này không có giấy tờ tùy thân kể cả hộ chiếu vốn đang bị người khác cầm giữ.
Anton Svetkov, quan chức thuộc Sở Nội vụ Moscow
Tuy nhiên nhiều người bị càn quét trong đợt này lại tỏ ra khá bình tĩnh. Họ cho rằng 'đâu sẽ lại vào đấy như đã xảy ra nhiều năm nay'. Cảnh sát Nga có tiếng là ăn tiền của những người lao động chui.
Truyền thông Nga đưa tin vào hôm thứ Năm nói rằng một số người bị đậu mùa nhưng hiện chưa có xác nhận chính thức.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói có 30 người trong trại phải nhập viện vì bệnh ngoài da hiện chưa rõ là bệnh gì.
Trong đợt càn quét các khu chợ ở Moscow, cảnh sát Nga đã bắt giữ đến gần 1.200 người Việt. Những người này bị đưa sang Nga để làm việc 'như nô lệ' và nhận đồng lương rẻ mạt ở những xưởng may đen.
Trong đợt càn quét này, ngoài 1.200 người Việt Nam, cảnh sát Nga cũng bắt giữ khoảng 200 di dân khác đến từ những quốc gia như Syria, Hy Lạp, Morocco và một số nước Trung Á.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho Cơ quan Di trú phải mạnh tay với người nhập cư lậu.
Đã có ba quan chức Di trú cao cấp và cảnh sát đã bị sa thải và khởi tố vì đã cấu kết với các băng đảng tội phạm để đưa di dân bất hợp pháp đến Nga làm việc.
(BBC)
Các nhà quan sát bàn về Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo ở VN
10.08.2013
Một nhóm các chức sắc của 5 tôn giáo
chính ở Việt Nam mới đây đã phổ biến một thông cáo chung để yêu cầu
chính phủ ở Hà Nội tôn trọng nhân quyền và hủy bỏ Nghị định 72 về quản
lý Internet. Các nhà quan sát cho biết lời kêu gọi này phản ánh một thực
tế là tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xuống cấp một cách nghiêm
trọng, trong lúc chính phủ Việt Nam ra sức vận động để được làm thành
viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Bản lên tiếng của 13 chức sắc thuộc 5 tôn giáo chính ở Việt Nam mở đầu với sự phản bác tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Washington hồi cuối tháng 7 là Việt Nam “đang nỗ lực để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo… của nhân dân của mình.” Thông cáo phổ biến hôm thứ ba (ngày 6 tháng 8) vừa qua cho biết “ngược với lời ông Chủ tịch nói, quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị vi phạm.”
Giáo sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, tán đồng lời phản bác vừa kể của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam. Ông London phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Tại Việt Nam, cho tới ngày nay vẫn có người bị bắt, bị bỏ tù, bị đối xử thô bạo vì quan điểm chính trị của mình. Cho nên Việt Nam vẫn còn một quãng đường rất dài để tiến lên về phương diện nhân quyền. Tuyên bố của Việt Nam cho rằng nước này tôn trọng nhân quyền, một lần nữa, là một tuyên bố không đúng với sự thật."
Các chức sắc của Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo nói rằng những sự việc mới nhất của chiến dịch đàn áp tôn giáo ở Việt Nam là công an tỉnh Nghệ An bắt cóc 2 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh ngày 27 tháng 6 để ngăn chặn dòng người đi hành hương Linh địa Trại Gáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo này cũng cho biết nhiều chức sắc Cao Đài, Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo tại Sài Gòn và Miền Nam bị nhà cầm quyền ngăn chặn hành đạo, sinh hoạt, gặp gỡ. Họ cũng tố cáo các giáo hội quốc doanh do nhà nước lập ra “gây chia rẽ và làm sai lạc giáo lý chân truyền của các tôn giáo.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ông không cảm thấy ngạc nhiên trước những tố cáo mà ông cho là phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Ông nói thêm:
"Vẫn tiếp tục có những sự hạn chế đối với nhiều tín ngưỡng khác nhau, đặc biệt là đối với các giáo hội không đăng ký. Bởi vì có sự đòi hỏi là các giáo hội -- bất kể họ là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hay họ là người Thượng ở Cao nguyên Bắc phần hay ở vùng Tây Nguyên, phải đăng ký với chính quyền. Và khi làm như thế họ sẽ nằm dưới sự giám sát và kiểm soát của chính phủ. Nhiều giáo hội không muốn bị chính phủ kiểm soát như vậy. Những bằng chứng mà chúng tôi có được cho thấy chính phủ Việt Nam tiếp tục tìm cách khống chế các tổ chức tôn giáo thay vì để cho họ được tự do hành đạo và truyền đạo."
Các chức sắc tôn giáo ký tên trong bản lên tiếng gồm có các ông Lê Quang Liêm, Phan Tấn Hòa và Trần Nguyên Hườn của Phật giáo Hòa Hảo; các ông Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng của đạo Cao đài; Hòa thượng Thích Không Tánh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; các linh mục Phan Văn Lợi, Đinh Hữu Thoại, và Lê Ngọc Thanh; cùng với các mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hồ Hữu Hoàng và Nguyễn Mạnh Hùng. Họ nêu lên việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã ký ban hành Nghị định 72 về quản lý Internet để làm bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và cản trở quyền tự do Internet.
Khi được hỏi về nghị định gặp phải sự đả kích dữ dội của nhiều người sử dụng Internet và những người tranh đấu cho nhân quyền, giáo sư Jonathan London cho biết ý kiến như sau:
"Đối với những người bên trong Việt Nam và bên ngoài Việt Nam đang trông mong có sự cải cách, tôi hy vọng Nghị định 72 sẽ thất bại. Và thay vì quay lại với thời kỳ đen tối của sự đàn áp, tôi hy vọng sự thất bại của Nghị định 72 sẽ mở ra một con đường tươi sáng hơn để cho những người thuộc mọi phe phái ở Việt Nam có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước qua việc bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do dựa trên sự bảo đảm của chính hiến pháp Việt Nam."
Trong khi đó, ông Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho rằng đã tới lúc các tôn giáo chính ở Việt Nam đoàn kết với nhau để tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ:
"Bây giờ là lúc các tôn giáo lớn ở Việt Nam nên sát cánh với nhau để lên tiếng về những vấn đề này và đòi hỏi chính quyền phải lắng nghe. Chủ tịch Trương Tấn Sang và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam thường đưa ra những hứa hẹn rất tốt đẹp khi họ công du nước ngoài, nhưng khi về nước họ không hề thực hiện những lời hứa hẹn đó. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng và họ xứng đáng nhận được sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, của các nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc và ở Hà Nội và gây sức ép để đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền."
Giáo sư Jonathan London cũng có một nhận xét tương tự. Ông nói thêm:
"Có những cơ hội trong cuộc bàn luận chính trị ở Việt Nam hiện nay để các tổ chức ngồi lại với nhau để trình bày chủ trương của mình một cách mạnh bạo. Đang có một cảm giác cấp bách trong dân chúng. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang trải qua một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử, và theo nhận xét của tôi, trong bối cảnh này những người thuộc các nhóm khác nhau đã nhận ra rằng đã tới lúc họ phải sát cánh với nhau để đòi chính quyền tôn trọng các quyền của người dân."
Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo cũng kêu gọi dân chúng hành sử một cách can đảm và đầy đủ quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Giáo sư Jonathan London ở Hồng Kông nhận định:
"Một mặt tôi hiểu lời kêu gọi của họ vì lúc này đang có một cảm giác cấp bách, đang có một cảm giác là thời cơ sắp đến. Lời kêu gọi hành động của họ là hoàn toàn thích đáng trong bối cảnh của nền chính trị bất ổn. Nhưng mong muốn của họ có trở thành hiện thực hay không thì đó là một vấn đề khác."
Lời kêu gọi của các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam được đưa ra trong lúc các giới chức Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố rằng những nỗ lực nhằm tăng cường thêm nữa các mối quan hệ quân sự song phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu Việt Nam không cải thiện thành tích nhân quyền. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ tư vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, cho biết giới hữu trách ở Hà Nội cần phải có những bước tiến trong lãnh vực nhân quyền nếu muốn Washington xem xét tới việc hủy bỏ lệnh cấm cung ứng các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Duy Ái (VOA)
Bản lên tiếng của 13 chức sắc thuộc 5 tôn giáo chính ở Việt Nam mở đầu với sự phản bác tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Washington hồi cuối tháng 7 là Việt Nam “đang nỗ lực để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo… của nhân dân của mình.” Thông cáo phổ biến hôm thứ ba (ngày 6 tháng 8) vừa qua cho biết “ngược với lời ông Chủ tịch nói, quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị vi phạm.”
Giáo sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, tán đồng lời phản bác vừa kể của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam. Ông London phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Tại Việt Nam, cho tới ngày nay vẫn có người bị bắt, bị bỏ tù, bị đối xử thô bạo vì quan điểm chính trị của mình. Cho nên Việt Nam vẫn còn một quãng đường rất dài để tiến lên về phương diện nhân quyền. Tuyên bố của Việt Nam cho rằng nước này tôn trọng nhân quyền, một lần nữa, là một tuyên bố không đúng với sự thật."
Các chức sắc của Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo nói rằng những sự việc mới nhất của chiến dịch đàn áp tôn giáo ở Việt Nam là công an tỉnh Nghệ An bắt cóc 2 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh ngày 27 tháng 6 để ngăn chặn dòng người đi hành hương Linh địa Trại Gáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo này cũng cho biết nhiều chức sắc Cao Đài, Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo tại Sài Gòn và Miền Nam bị nhà cầm quyền ngăn chặn hành đạo, sinh hoạt, gặp gỡ. Họ cũng tố cáo các giáo hội quốc doanh do nhà nước lập ra “gây chia rẽ và làm sai lạc giáo lý chân truyền của các tôn giáo.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ông không cảm thấy ngạc nhiên trước những tố cáo mà ông cho là phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Ông nói thêm:
"Vẫn tiếp tục có những sự hạn chế đối với nhiều tín ngưỡng khác nhau, đặc biệt là đối với các giáo hội không đăng ký. Bởi vì có sự đòi hỏi là các giáo hội -- bất kể họ là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hay họ là người Thượng ở Cao nguyên Bắc phần hay ở vùng Tây Nguyên, phải đăng ký với chính quyền. Và khi làm như thế họ sẽ nằm dưới sự giám sát và kiểm soát của chính phủ. Nhiều giáo hội không muốn bị chính phủ kiểm soát như vậy. Những bằng chứng mà chúng tôi có được cho thấy chính phủ Việt Nam tiếp tục tìm cách khống chế các tổ chức tôn giáo thay vì để cho họ được tự do hành đạo và truyền đạo."
Các chức sắc tôn giáo ký tên trong bản lên tiếng gồm có các ông Lê Quang Liêm, Phan Tấn Hòa và Trần Nguyên Hườn của Phật giáo Hòa Hảo; các ông Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng của đạo Cao đài; Hòa thượng Thích Không Tánh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; các linh mục Phan Văn Lợi, Đinh Hữu Thoại, và Lê Ngọc Thanh; cùng với các mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hồ Hữu Hoàng và Nguyễn Mạnh Hùng. Họ nêu lên việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã ký ban hành Nghị định 72 về quản lý Internet để làm bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và cản trở quyền tự do Internet.
Khi được hỏi về nghị định gặp phải sự đả kích dữ dội của nhiều người sử dụng Internet và những người tranh đấu cho nhân quyền, giáo sư Jonathan London cho biết ý kiến như sau:
"Đối với những người bên trong Việt Nam và bên ngoài Việt Nam đang trông mong có sự cải cách, tôi hy vọng Nghị định 72 sẽ thất bại. Và thay vì quay lại với thời kỳ đen tối của sự đàn áp, tôi hy vọng sự thất bại của Nghị định 72 sẽ mở ra một con đường tươi sáng hơn để cho những người thuộc mọi phe phái ở Việt Nam có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước qua việc bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do dựa trên sự bảo đảm của chính hiến pháp Việt Nam."
Trong khi đó, ông Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho rằng đã tới lúc các tôn giáo chính ở Việt Nam đoàn kết với nhau để tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ:
"Bây giờ là lúc các tôn giáo lớn ở Việt Nam nên sát cánh với nhau để lên tiếng về những vấn đề này và đòi hỏi chính quyền phải lắng nghe. Chủ tịch Trương Tấn Sang và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam thường đưa ra những hứa hẹn rất tốt đẹp khi họ công du nước ngoài, nhưng khi về nước họ không hề thực hiện những lời hứa hẹn đó. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng và họ xứng đáng nhận được sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, của các nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc và ở Hà Nội và gây sức ép để đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền."
Giáo sư Jonathan London cũng có một nhận xét tương tự. Ông nói thêm:
"Có những cơ hội trong cuộc bàn luận chính trị ở Việt Nam hiện nay để các tổ chức ngồi lại với nhau để trình bày chủ trương của mình một cách mạnh bạo. Đang có một cảm giác cấp bách trong dân chúng. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang trải qua một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử, và theo nhận xét của tôi, trong bối cảnh này những người thuộc các nhóm khác nhau đã nhận ra rằng đã tới lúc họ phải sát cánh với nhau để đòi chính quyền tôn trọng các quyền của người dân."
Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo cũng kêu gọi dân chúng hành sử một cách can đảm và đầy đủ quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Giáo sư Jonathan London ở Hồng Kông nhận định:
"Một mặt tôi hiểu lời kêu gọi của họ vì lúc này đang có một cảm giác cấp bách, đang có một cảm giác là thời cơ sắp đến. Lời kêu gọi hành động của họ là hoàn toàn thích đáng trong bối cảnh của nền chính trị bất ổn. Nhưng mong muốn của họ có trở thành hiện thực hay không thì đó là một vấn đề khác."
Lời kêu gọi của các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam được đưa ra trong lúc các giới chức Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố rằng những nỗ lực nhằm tăng cường thêm nữa các mối quan hệ quân sự song phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu Việt Nam không cải thiện thành tích nhân quyền. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ tư vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, cho biết giới hữu trách ở Hà Nội cần phải có những bước tiến trong lãnh vực nhân quyền nếu muốn Washington xem xét tới việc hủy bỏ lệnh cấm cung ứng các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Duy Ái (VOA)
Ông Nguyễn Bắc Truyển gặp đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Bắc Truyển (tranh của họa sĩ T.T. Lan)
Chiều hôm qua, 10/08/2013, đại diện của
Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Bắc
Truyển, một cựu tù nhân lương tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc
phỏng vấn hôm nay với RFI Việt Ngữ, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc
Truyển cho biết cụ thể về sự kiện này.
Cuối năm 2006, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển, 45 tuổi, Giám đốc Công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phát, thành viên khối 8406, bị bắt cùng với một số thành viên đảng Dân chủ Nhân dân. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng tham gia khối 8406, một tổ chức kêu gọi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam, ra đời ngày 08/04/2006.
Tháng 5 năm 2007, ông bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Bộ luật Hình sự và bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Bản án tù giam sau đó đã được chuyển thành 3 năm rưỡi.
Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các cây viết có nhiều cống hiến cho dân chủ, nhân quyền. Hellman Hammett ghi nhận : « Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày ». Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, với tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình.
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển trả lời RFI về cuộc gặp, ở TP Hồ Chí Minh, với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đang tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
RFI : Xin chào ông Nguyễn Bắc Truyển. Được biết ngày hôm qua, ông có cuộc gặp các đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tại Sài Gòn, xin ông cho thính giả biết diễn biến của cuộc gặp này.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, tôi có nhận được lời mời của tòa tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đến tham dự phái đoàn Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam, và muốn gặp gỡ một số nhà hoạt động trong nước. Tôi đã nhận lời mời đó và đúng 2 giờ 30 tôi có mặt tại khách sạn Intercontinental để gặp phái đoàn. Sau gần 2 tiếng trao đổi với Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, thì tôi trở về.
Khi ra thì tôi thấy rất nhiều công an, mật vụ đứng xung quanh khách sạn. Thì tôi có báo cho họ (các đại diện ngoại giao Hoa Kỳ) biết, và họ yêu cầu tôi đừng có bước ra ngoài, để yên tình trạng như vậy, để cho họ làm việc xong, thì họ sẽ xuống đưa tôi ra. Sau đó khoảng 15 phút sau, sau khi họ gọi điện đi một vài nơi, hai viên chức của tòa đại sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và một của tòa tổng lãnh sự quán tại Sài Gòn đã đưa tôi xuống dưới nhà và đưa tôi tới taxi để tôi có thể trở về nhà được. Thì lúc đó, trên đường đi có rất nhiều mật vụ chạy theo, bám sát xe tôi. Bây giờ, thì tôi ở trong nhà. Tôi về đến nhà, không có chuyện gì hết. Tuy nhiên, họ đang bao vây chỗ tôi ở. Cũng rất là nhiều người ạ, thưa anh.
RFI : Như vậy là cho đến nay, bên công an hiện không có làm gì ảnh hưởng trực tiếp đến ông có phải không ạ ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Dạ.
RFI : Xin ông cho biết cụ thể về những nội dung trao đổi của cuộc gặp với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Trong buổi trao đổi, thì tôi thấy họ đưa ra nhiều vấn đề mà (khiến) tôi thấy họ hiểu biết rất nhiều về tình hình vi phạm nhân quyền ở tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi này như là họ muốn tìm gặp tôi, chẳng qua là họ kiểm tra lại các thông tin của họ xem có xác đáng hay không, có sự thật hay không. Và họ cũng muốn nhận một vài ý kiến, đề nghị của các nhà hoạt động trong nước, trong vấn đề về đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), về CPC, cũng như về vấn đề Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thì họ cũng đề nghị mình đưa ra ý kiến trong những thương thảo về những vấn đề đó.
Tôi nghĩ là trọng tâm của họ là vấn đề nhân quyền là chính. Họ cũng quan tâm rất nhiều đến nghị định 72, nghị định hạn chế tự do thông tin trên internet, sẽ có hiệu lực từ 01/09/2013. Rồi tình trạng các blogger bị nguy hiểm, có thể bị khởi tố theo những điều trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, họ cũng quan tâm vấn đề về chuyện quảng bá các Tuyên ngôn nhân quyền đến tay của người dân. Họ cũng hỏi thăm chuyện những người hoạt động trong nước đã tổ chức chuyển những Tuyên ngôn nhân quyền đến cho người dân, và bị những sự đàn áp.
Cái điều đặc biệt mà tôi cung cấp cho họ, đó là từ 2010 cho đến nay, có gần 200 nhà hoạt động hay là nhà bất đồng chính kiến, cũng như dân oan, cũng như blogger đã bị bắt và số năm tù có thể lên tới hàng ngàn năm. Đây là một con số mà khi tôi đưa ra gây cho họ sự xúc động rất là lớn, và họ cũng không thể tưởng tượng được trong cái thời buổi này mà có một Nhà nước đi đàn áp người dân và tuyên án những bản án rất là khắc nghiệt như vậy. Đó là nội dung tóm tắt buổi nói chuyện ngày hôm qua.
RFI : Thưa ông, nhân đây, xin ông cho thính giả biết thêm về tình hình cuộc sống của ông, sau khi hết hạn quản chế.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Sau khi chấm dứt cái thời điểm quản chế vào tháng 5/2012, thì tôi đã bị chính quyền địa phương gia hạn quản chế đến 31/08/2012. Tôi cũng đã phản đối vấn đề này, nhưng họ vẫn ra lệnh buộc tôi phải quản chế đến lúc đó. Đến 31/08, tôi chấm dứt thời điểm quản chế, thì theo quy định, trước đó 3 ngày, họ phải gửi cái lệnh giải tỏa quản chế về nhà tôi. Nhưng mà tuy nhiên họ không thực hiện điều này, và tôi cũng không chờ đợi gì cái lệnh hết quản chế đó. Tôi đã rời khỏi nhà để đi làm ăn ở xa. Tôi đi cũng đã gần một năm và cho đến ngày hôm qua, lần đầu tiên tôi trở lại nhà mẹ tôi.
Tôi vẫn đi đây đi đó, và họ cũng vẫn biết tôi đi đâu, họ cũng nắm được tình hình tôi đi đâu. Tôi thì cũng thường xuyên gặp những người cựu tù nhân lương tâm, rồi đồng bào nơi này nơi khác. Thì họ cũng nói với những nơi đó tôi là một thành phần mới ra tù, bị truy nã, nên không có nên tiếp xúc, không có nên gặp gỡ, thì có người dân họ hỏi lại : « Cho tôi xem cái lệnh truy nã được không ? ». Thì họ không đưa ra được cái lệnh truy nã, họ vẫn nói xấu, vẫn bôi nhọ cái hình ảnh của mình. Và tôi cũng có gặp những khó khăn trong cuộc sống, vì những chuyện như vậy. Nhưng mà sống trong cái chế độ này, thì mình phải chấp nhận thôi. Có nhiều người còn khổ hơn mình nữa, mình cũng phải vượt qua thôi chứ anh.
RFI : Xin cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển rất nhiều. Trước khi chia tay với thính giả, ông có thông tin hay chia sẻ gì thêm ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Tôi cũng cám ơn đài RFI đã quan tâm đến sự kiện đã xẩy ra ở trong nước, đối với bản thân tôi, cũng như là đối với các nhà hoạt động khác. Tôi cũng là một thính giả của đài RFI và tôi cảm thấy rằng những tin tức của RFI thì phải nói rằng rất là trung thực và độ chính xác rất là cao. Tôi xin được cám ơn Ban biên tập RFI đã quan tâm đến những vấn đề nhân quyền, cũng như các vấn đề xã hội chính trị khác tại Việt Nam.
Trọng Thành (RFI)
Cuối năm 2006, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển, 45 tuổi, Giám đốc Công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phát, thành viên khối 8406, bị bắt cùng với một số thành viên đảng Dân chủ Nhân dân. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng tham gia khối 8406, một tổ chức kêu gọi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam, ra đời ngày 08/04/2006.
Tháng 5 năm 2007, ông bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Bộ luật Hình sự và bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Bản án tù giam sau đó đã được chuyển thành 3 năm rưỡi.
Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các cây viết có nhiều cống hiến cho dân chủ, nhân quyền. Hellman Hammett ghi nhận : « Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày ». Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, với tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình.
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển trả lời RFI về cuộc gặp, ở TP Hồ Chí Minh, với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đang tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
RFI : Xin chào ông Nguyễn Bắc Truyển. Được biết ngày hôm qua, ông có cuộc gặp các đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tại Sài Gòn, xin ông cho thính giả biết diễn biến của cuộc gặp này.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, tôi có nhận được lời mời của tòa tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đến tham dự phái đoàn Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam, và muốn gặp gỡ một số nhà hoạt động trong nước. Tôi đã nhận lời mời đó và đúng 2 giờ 30 tôi có mặt tại khách sạn Intercontinental để gặp phái đoàn. Sau gần 2 tiếng trao đổi với Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, thì tôi trở về.
Khi ra thì tôi thấy rất nhiều công an, mật vụ đứng xung quanh khách sạn. Thì tôi có báo cho họ (các đại diện ngoại giao Hoa Kỳ) biết, và họ yêu cầu tôi đừng có bước ra ngoài, để yên tình trạng như vậy, để cho họ làm việc xong, thì họ sẽ xuống đưa tôi ra. Sau đó khoảng 15 phút sau, sau khi họ gọi điện đi một vài nơi, hai viên chức của tòa đại sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và một của tòa tổng lãnh sự quán tại Sài Gòn đã đưa tôi xuống dưới nhà và đưa tôi tới taxi để tôi có thể trở về nhà được. Thì lúc đó, trên đường đi có rất nhiều mật vụ chạy theo, bám sát xe tôi. Bây giờ, thì tôi ở trong nhà. Tôi về đến nhà, không có chuyện gì hết. Tuy nhiên, họ đang bao vây chỗ tôi ở. Cũng rất là nhiều người ạ, thưa anh.
RFI : Như vậy là cho đến nay, bên công an hiện không có làm gì ảnh hưởng trực tiếp đến ông có phải không ạ ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Dạ.
RFI : Xin ông cho biết cụ thể về những nội dung trao đổi của cuộc gặp với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Trong buổi trao đổi, thì tôi thấy họ đưa ra nhiều vấn đề mà (khiến) tôi thấy họ hiểu biết rất nhiều về tình hình vi phạm nhân quyền ở tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi này như là họ muốn tìm gặp tôi, chẳng qua là họ kiểm tra lại các thông tin của họ xem có xác đáng hay không, có sự thật hay không. Và họ cũng muốn nhận một vài ý kiến, đề nghị của các nhà hoạt động trong nước, trong vấn đề về đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), về CPC, cũng như về vấn đề Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thì họ cũng đề nghị mình đưa ra ý kiến trong những thương thảo về những vấn đề đó.
Tôi nghĩ là trọng tâm của họ là vấn đề nhân quyền là chính. Họ cũng quan tâm rất nhiều đến nghị định 72, nghị định hạn chế tự do thông tin trên internet, sẽ có hiệu lực từ 01/09/2013. Rồi tình trạng các blogger bị nguy hiểm, có thể bị khởi tố theo những điều trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, họ cũng quan tâm vấn đề về chuyện quảng bá các Tuyên ngôn nhân quyền đến tay của người dân. Họ cũng hỏi thăm chuyện những người hoạt động trong nước đã tổ chức chuyển những Tuyên ngôn nhân quyền đến cho người dân, và bị những sự đàn áp.
Cái điều đặc biệt mà tôi cung cấp cho họ, đó là từ 2010 cho đến nay, có gần 200 nhà hoạt động hay là nhà bất đồng chính kiến, cũng như dân oan, cũng như blogger đã bị bắt và số năm tù có thể lên tới hàng ngàn năm. Đây là một con số mà khi tôi đưa ra gây cho họ sự xúc động rất là lớn, và họ cũng không thể tưởng tượng được trong cái thời buổi này mà có một Nhà nước đi đàn áp người dân và tuyên án những bản án rất là khắc nghiệt như vậy. Đó là nội dung tóm tắt buổi nói chuyện ngày hôm qua.
RFI : Thưa ông, nhân đây, xin ông cho thính giả biết thêm về tình hình cuộc sống của ông, sau khi hết hạn quản chế.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Sau khi chấm dứt cái thời điểm quản chế vào tháng 5/2012, thì tôi đã bị chính quyền địa phương gia hạn quản chế đến 31/08/2012. Tôi cũng đã phản đối vấn đề này, nhưng họ vẫn ra lệnh buộc tôi phải quản chế đến lúc đó. Đến 31/08, tôi chấm dứt thời điểm quản chế, thì theo quy định, trước đó 3 ngày, họ phải gửi cái lệnh giải tỏa quản chế về nhà tôi. Nhưng mà tuy nhiên họ không thực hiện điều này, và tôi cũng không chờ đợi gì cái lệnh hết quản chế đó. Tôi đã rời khỏi nhà để đi làm ăn ở xa. Tôi đi cũng đã gần một năm và cho đến ngày hôm qua, lần đầu tiên tôi trở lại nhà mẹ tôi.
Tôi vẫn đi đây đi đó, và họ cũng vẫn biết tôi đi đâu, họ cũng nắm được tình hình tôi đi đâu. Tôi thì cũng thường xuyên gặp những người cựu tù nhân lương tâm, rồi đồng bào nơi này nơi khác. Thì họ cũng nói với những nơi đó tôi là một thành phần mới ra tù, bị truy nã, nên không có nên tiếp xúc, không có nên gặp gỡ, thì có người dân họ hỏi lại : « Cho tôi xem cái lệnh truy nã được không ? ». Thì họ không đưa ra được cái lệnh truy nã, họ vẫn nói xấu, vẫn bôi nhọ cái hình ảnh của mình. Và tôi cũng có gặp những khó khăn trong cuộc sống, vì những chuyện như vậy. Nhưng mà sống trong cái chế độ này, thì mình phải chấp nhận thôi. Có nhiều người còn khổ hơn mình nữa, mình cũng phải vượt qua thôi chứ anh.
RFI : Xin cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển rất nhiều. Trước khi chia tay với thính giả, ông có thông tin hay chia sẻ gì thêm ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Tôi cũng cám ơn đài RFI đã quan tâm đến sự kiện đã xẩy ra ở trong nước, đối với bản thân tôi, cũng như là đối với các nhà hoạt động khác. Tôi cũng là một thính giả của đài RFI và tôi cảm thấy rằng những tin tức của RFI thì phải nói rằng rất là trung thực và độ chính xác rất là cao. Tôi xin được cám ơn Ban biên tập RFI đã quan tâm đến những vấn đề nhân quyền, cũng như các vấn đề xã hội chính trị khác tại Việt Nam.
Trọng Thành (RFI)
Tổng thống Đài Loan công du Nam Mỹ với chặng dừng kín đáo tại New York
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) phát biểu sau khi tái đắc cử chủ tịch Quốc dân đảng, Đài Bắc, 20/06/2013. (Reuters)
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lên
đường công du một số quốc gia châu Mỹ Latinh vào hôm nay, 11/08/2013.
Ông sẽ đến Paraguay và vùng Caribê. Theo hãng tin Pháp AFP, trích dẫn
giới chức tại Đài Bắc, Tổng thống Đài Loan sẽ dừng chân tại Mỹ, nhưng
một cách kín đáo để không làm cho Trung Quốc bực tức.
Ông Mã Anh Cửu trên nguyên tắc sẽ dừng chân tại New York. Đây là lần đầu tiên ông đến thăm thành phố này từ ngày nhậm chức Tổng thống Đài Loan từ năm 2008. Ông sẽ làm gì tại New York, điều này là một bí mật.
Trả lời AFP, phó phát ngôn viên phủ tổng thống Đài Loan, xác nhận : « Nêu lên chi tiết hành trình của Tổng thống Mã Anh Cửu là điều không tiện... ».
AFP trích dẫn báo chí Đài Loan tiết lộ rằng tại New York, ông Mã Anh Cửu sẽ gặp thị trưởng Michael Bloomberg cũng như một số nghị sĩ và doanh nhân Mỹ. Ông cũng sẽ đến viếng đài tưởng niệm nạn nhân khủng bố 11/09, Ground Zero, khu phố người Hoa và trường Đại học nơi ông theo học trước đây.
Thái độ kín đáo của ông Mã Anh Cửu khác hẳn với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển, luôn phô trương các chuyến dừng chân tại Mỹ làm cho Bắc Kinh bực tức và phản đối Washington.
Cho dù quan hệ Bắc Kinh Đài Bắc hữu hảo hơn từ khi ông Mã Anh Cửu lên cầm quyền, nhưng Đài Loan vẫn cố gắng gìn giữ mối quan hệ tốt với các đồng minh đã chính thức công nhận Đài Bắc. Các đồng minh thân thiết của Đài Loan đều ở Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và vùng Thái Bình Dương.
Phát biểu trước báo giới tại phi trường, ông Mã Anh Cửu giải thích mục tiêu chuyến đi Paraguay là nhằm dự lễ nhậm chức Tổng thống Horacio Cartes, và ông hy vọng chuyến đi sẽ củng cố thêm quan hệ hai bên.
Vòng công du bắt đầu hôm nay cũng sẽ dẫn Tổng thống Đài Loan lần đầu tiên đến Haiti, cùng các đảo quốc nhỏ như Saint Kitt và Nevis, Santa Lucia và St Vincent và Grenadines
Trên đường về, Tổng thống Đài Loan sẽ quá cảnh Los Angeles vào ngày 22/08.
Mai Vân (RFI)
Ông Mã Anh Cửu trên nguyên tắc sẽ dừng chân tại New York. Đây là lần đầu tiên ông đến thăm thành phố này từ ngày nhậm chức Tổng thống Đài Loan từ năm 2008. Ông sẽ làm gì tại New York, điều này là một bí mật.
Trả lời AFP, phó phát ngôn viên phủ tổng thống Đài Loan, xác nhận : « Nêu lên chi tiết hành trình của Tổng thống Mã Anh Cửu là điều không tiện... ».
AFP trích dẫn báo chí Đài Loan tiết lộ rằng tại New York, ông Mã Anh Cửu sẽ gặp thị trưởng Michael Bloomberg cũng như một số nghị sĩ và doanh nhân Mỹ. Ông cũng sẽ đến viếng đài tưởng niệm nạn nhân khủng bố 11/09, Ground Zero, khu phố người Hoa và trường Đại học nơi ông theo học trước đây.
Thái độ kín đáo của ông Mã Anh Cửu khác hẳn với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển, luôn phô trương các chuyến dừng chân tại Mỹ làm cho Bắc Kinh bực tức và phản đối Washington.
Cho dù quan hệ Bắc Kinh Đài Bắc hữu hảo hơn từ khi ông Mã Anh Cửu lên cầm quyền, nhưng Đài Loan vẫn cố gắng gìn giữ mối quan hệ tốt với các đồng minh đã chính thức công nhận Đài Bắc. Các đồng minh thân thiết của Đài Loan đều ở Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và vùng Thái Bình Dương.
Phát biểu trước báo giới tại phi trường, ông Mã Anh Cửu giải thích mục tiêu chuyến đi Paraguay là nhằm dự lễ nhậm chức Tổng thống Horacio Cartes, và ông hy vọng chuyến đi sẽ củng cố thêm quan hệ hai bên.
Vòng công du bắt đầu hôm nay cũng sẽ dẫn Tổng thống Đài Loan lần đầu tiên đến Haiti, cùng các đảo quốc nhỏ như Saint Kitt và Nevis, Santa Lucia và St Vincent và Grenadines
Trên đường về, Tổng thống Đài Loan sẽ quá cảnh Los Angeles vào ngày 22/08.
Mai Vân (RFI)
Trung Quốc: Virus H7N9 lan xuống Quảng Đông
Người bán hàng chơi cờ bên cạnh các lồng gia cầm, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, 04/2013. (REUTERS/Stringer)
Theo hãng AFP ngày hôm nay, 11/08/2013,
trích dẫn Y tế Trung Quốc, có thêm một ca nhiễm virút cúm gia cầm H7N9
được phát hiện tại Quảng Đông. Đây là trường hợp người bị nhiễm virút
H7N9 đầu tiên tại đây. Bệnh nhân là một phụ nữ 51 tuổi, làm nghề mổ thịt
gia cầm ngoài chợ.
Theo cơ quan y tế địa phương, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cách đây một tuần, vào ngày 03/08, trong tình trạng nguy kịch. Trên trang web của mình, cơ quan y tế còn cho biết thêm bệnh nhân làm công việc mổ gia cầm tại một khu chợ địa phương
Xin nhắc lại là trường hợp đầu tiên của người bị nhiễm virút H7N9 được phát hiện vào cuối tháng 3. Từ đó đến nay, đã có 134 ca người bị lây nhiễm được chính thức ghi nhận tại Trung Quốc, kể cả trường hợp mới này tại Quảng Đông.
Theo tổng kết được Tân Hoa Xã công bố hôm qua, 10/08, đã có 44 người chết, với phần đông bệnh nhân nhiễm virút H7N9 được phát hiện là ở khu vực miền đông Trung Quốc. Chỉ một trường hợp tại Đài Loan. Đại đa số bệnh nhân đều đã tiếp xúc trực tiếp với gia cầm. Theo AFP, từ nhiều tuần qua, số người bị nhiễm H7N9 tại Trung Quốc đã giảm rõ rệt
Nhân tố đáng ngại là chủng virút H7N9 này nhiễm vào gia cầm, nhưng lại không gây bệnh cho gà vịt. Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh và Hồng Kông, trong công trình công bố trong tuần này trên tạp chí y học The Lancet, đã tỏ ý lo ngại là bệnh cúm do virút H7N9 gây nên sẽ xuất hiện trở lại vào mùa thu.
Một yếu tố đáng quan ngại khác liên quan đến khả năng virút H7N9 truyền từ người qua người. Trên tạp chí y học Anh, British Medical Journal (BMJ), hôm thứ Tư 07/08, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc lần đầu tiên đã nêu khả năng chủng virút H7N9 có thể lây từ người sang người.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có trường hợp nào được phát hiện. Giới y học cũng trấn an về nguy cơ một đại dịch cúm do H7N9 gây ra.
Mai Vân (RFI)
Theo cơ quan y tế địa phương, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cách đây một tuần, vào ngày 03/08, trong tình trạng nguy kịch. Trên trang web của mình, cơ quan y tế còn cho biết thêm bệnh nhân làm công việc mổ gia cầm tại một khu chợ địa phương
Xin nhắc lại là trường hợp đầu tiên của người bị nhiễm virút H7N9 được phát hiện vào cuối tháng 3. Từ đó đến nay, đã có 134 ca người bị lây nhiễm được chính thức ghi nhận tại Trung Quốc, kể cả trường hợp mới này tại Quảng Đông.
Theo tổng kết được Tân Hoa Xã công bố hôm qua, 10/08, đã có 44 người chết, với phần đông bệnh nhân nhiễm virút H7N9 được phát hiện là ở khu vực miền đông Trung Quốc. Chỉ một trường hợp tại Đài Loan. Đại đa số bệnh nhân đều đã tiếp xúc trực tiếp với gia cầm. Theo AFP, từ nhiều tuần qua, số người bị nhiễm H7N9 tại Trung Quốc đã giảm rõ rệt
Nhân tố đáng ngại là chủng virút H7N9 này nhiễm vào gia cầm, nhưng lại không gây bệnh cho gà vịt. Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh và Hồng Kông, trong công trình công bố trong tuần này trên tạp chí y học The Lancet, đã tỏ ý lo ngại là bệnh cúm do virút H7N9 gây nên sẽ xuất hiện trở lại vào mùa thu.
Một yếu tố đáng quan ngại khác liên quan đến khả năng virút H7N9 truyền từ người qua người. Trên tạp chí y học Anh, British Medical Journal (BMJ), hôm thứ Tư 07/08, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc lần đầu tiên đã nêu khả năng chủng virút H7N9 có thể lây từ người sang người.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có trường hợp nào được phát hiện. Giới y học cũng trấn an về nguy cơ một đại dịch cúm do H7N9 gây ra.
Mai Vân (RFI)
Bản tin tiếng Anh
- New loans, social financing fall again (Washington Post) - New lending and social financing in China continued to shrink in July as credit demand remained weak amid economic uncertainties and curbs of over rapid credit expansion by the authorities.
- $948m stolen from funds for affordable housing (Washington Post) - Nearly $948 million was embezzled last year from State funds for affordable housing, involving 360 projects and organizations, said top auditing body.
- Industrial growth gaining momentum (Washington Post) - China has achieved its highest industrial growth since March without considerable expansion in fixed-asset investment.
- Rough road to continue for domestic carmakers (Washington Post) - The market share of domestic-brand four-door vehicles hit its lowest point in at least five years in July, even as China's overall vehicle production and sales maintained stable gains.
- Switching tactics in ambitious new move (Washington Post) - Chinese telecoms giant Huawei Technologies Co Ltd showed its ambition to become a leader, rather than a follower in the network business field.
- Rare earths on shaky ground (Washington Post) - China's exports of rare earth ores and downstream products have increased month after month this year, but many companies are struggling.
- Dairy firms hit with fines (Washington Post) - China meted out its biggest fine for price fixing on Wednesday, the latest effort by authorities to provide a level playing field for industries.
- A stage set for big innovation (Washington Post) - It is not common for a person to start a new business in his 50s, especially after he achieved something significant in a previous career.
- Mesmerizing metal (Washington Post) - Silver is synonymous with the Miao and Dong ethnic groups. The glittering metal is also the highlight of a unique multimedia drama in the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture in the southeast of the Guizhou province.
- Thunder storm hits Beijing, darkening the sky (Washington Post) - Cars run on a street during a thunder storm in Beijing on Aug 11, 2013.
- Seniors find themselves in pole position (Washington Post) - As far as mother-daughter projects go, it was an exceptional collaboration. For two weeks, Lin Mu helped her 54-year-old mother perfect the technique of dangling from a metal rod, in preparation for her parent's first appearance in a pole dancing competition.
- Keep traditons alive (Washington Post) - A Chinese chef is demonstrating what traditional Osaka-style cooking should be in Jinan, where his restaurant is gathering popularity with the city's business community.
- China through the lens (Washington Post) - Chinese-American photographer Liu Heung Shing has been capturing China with his camera for more than 30 years. The Pulitzer-prize winner is presenting his pictures in China.
- Public retains Olympic spirit on Fitness Day (Washington Post) - The Olympic legacy still benefits China's general public as witnessed by the enthusiasm for National Fitness Day on Thursday. Fitness requires youths to do more exercise
- Tale as old as the grassland (Washington Post) - Hailar is not just famous for its scenery. The transit city is home to many legends, as Wang Kaihao finds out.
- China has a new 'tallest building' (Washington Post) - The final steel beam was placed atop the Shanghai Tower, making the structure China's newest "tallest building" and a standing testament to the country's construction frenzy.
- New standards boost age-old martial art (Washington Post) - Wushu, a traditional Chinese martial art, has made a major development in global self-promotion with the development of a standardized evaluation system over the past two years.
- Chinese found alive in Afghanistan escapes by himself (Washington Post) - The Chinese national found alive during Thursday's attack in central Kabul managed to escape on his own and received help from American troops..Afghan Interior Ministry condemns killing Chinese Searching on missing Chinese is still underway
- Famed aerobatic team to put on show in Xinjiang (Washington Post) - The team will give performances at Karamay City in northwest China's Xinjiang Uyghur Autonomous Region, during its tour in China
- Medical relief abroad will improve: health authority (Washington Post) - China has sent more than 20,000 medical personnel to 66 countries and regions around the world over the past 50 years, according to the nation's top health authority.
- Visa window gives tourists a welcome view (Washington Post) - Guangzhou, the third city after Beijing and Shanghai to offer 72-hour visa-free transit to airline passengers, is winning over travelers.
- Former senior official expelled from Party (Washington Post) - The former vice-minister of the National Development and Reform Commission has been expelled from the Party and handed over to judicial authorities for further investigation, the Party's graft-fighting watchdog announced on Thursday.
- Beijing rejects protest over patrol (Washington Post) - Beijing rejected a protest from Tokyo on Thursday over Chinese ships patrolling near the Diaoyu Islands, as four Chinese vessels made their longest stay in the area.Islands dispute hammers attitudesPoll reveals gloom over China-Japan ties
- Islands dispute hammers attitudes (Washington Post) - The impasse between Beijing and Tokyo has badly hurt the attitude of both peoples toward their neighbor, with nine out of 10 saying they dislike the other nation.Poll reveals gloom over China-Japan ties Expert's view: China, Japan need to seek solution on dispute Tensions with Beijing rooted in Tokyo's politics
- Former economic planning official ousted from CPC (Washington Post) - Former deputy chief of China's top economic planning body Liu Tienan has been expelled from the Communist Party of China (CPC) and removed from public office for discipline and law violations.
- Chinese dramas 'missing' from Pakistani TV (Washington Post) - Television viewers in Pakistan can choose from a surprisingly wide variety of channels, ranging from conservative religious programs to US-style talent shows.
- New police weapon to tackle armed suspects (Washington Post) - Police train in the use of a new implement designed to bring armed suspects under control in Foshan, South China's Guangdong province, August 5, 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét