Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Tin thứ Hai, 05-08-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ngô Minh: BỐ VỢ TÔI, MẪU “CÁN BỘ ĐẢNG SẠCH” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Ca-nô lật và sự xuất hiện của bộ trưởng (TVN). – Bộ trưởng và sự tự trọng (Đào Tuấn). “Nhưng sự tự trọng lớn nhất, không phải là việc xuất hiện đúng lúc, đúng nơi, mà còn phải là văn hóa từ chức, giống như thủ tướng Hàn Quốc đã tự trọng xin từ nhiệm khi dư luận bất bình trước việc ông ham chơi golf khi có một cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc“.
- Cảnh giác bánh trung thu Trung Quốc (BS).
KINH TẾ
- Hướng đến cái ngoại vi văn hóa:  Khúc ngoặt của lý thuyết văn chương đương đại  (Tia sáng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chủ trương không hợp lý (TBKTSG/Tầm nhìn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện khó tin ở BV Đa khoa Hoài Đức: “Nhân bản” kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân! (LĐ).
- ĂN UỐNG SAO ĐÂY? (Mai Thanh Hải). – THƯ GỬI NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ CƠM CÓ THỊT (Trần Đăng Tuấn).
- Tiếng khóc sau cánh cửa – Kỳ 5: Tận cùng tàn độc (TT).
QUỐC TẾ

Quyền con người!

Nguyên Anh (Danlambao) - Trích: "Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam những năm qua..."
Đáp lại dự luật nhân quyền vừa được Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua, mấy ngày sau người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lương thanh Nghị đã đăng đàn phản pháo. 
Chúng ta cùng phân tích câu phát biểu của người đại diện BNG VN xem bọn thế lực thù địch đúng hay sai nhé: 
Về dân sự 
Công dân VN từ 18 tuổi trở lên chỉ được biết về một chế độ toàn trị do bị bưng bít thông tin, họ trở nên ngớ ngẩn cho rằng nhà nước CSVN là ưu việt, là tinh hoa nhưng không lý giải được vì sao nước chúng ta nghèo top cuối GDP của thế giới? 
Về chính trị 
Họ chỉ có quyền đi bầu cử nhưng không có quyền tự ứng cử, họ chỉ có thể ứng cử chỉ khi đã được MTTQ (cánh tay của đảng) cho phép. 
Mọi công dân trong nước đều không được phép chỉ trích đảng cầm quyền dù cái sai đã rành rành trước mắt, họ chỉ được tự do chăm chỉ làm việc và không được tư do suy nghĩ, một cốt lõi của sự vận động thay đổi tư duy phát triển xã hội. 
Mọi suy nghĩ, hành động không có lợi cho đảng đều được đàn áp có tổ chức với bộ máy phục vụ chế độ. 
Về kinh tế 
VN đã gia nhập sân chơi chung WTO (nhiều doanh nghiệp VN đã chết yểu vì theo không nổi), và đảng đã khai sinh ra một luồng tư tưởng đầy mâu thuẫn: 
Kinh tế thị trường định hướng XHCN - một quốc gia CS nhưng lại có nền kinh tế thị trường nhưng còn quái đản hơn khi sau đuôi nó là định hướng XHCN! 
Thử hỏi ngay Tổng Lú ông ta cũng còn ấp úng ngụy biện chứ đừng nói đội ngũ chuyên gia: (!) 
CỘNG SẢN là cộng tất cả tài sản lại một mối - KINH TẾ THỊ TRƯỜNG là nền kinh tế của chủ nghĩa Tư bản mà đảng thường hay chê bai đó là chế độ người bóc lột người, cụm từ đó khi ghép lại sẽ đầy mâu thuẫn (!) 
Có chăng là định hướng cho mấy công ty quốc doanh, các tập đoàn tư bản đỏ được nhiều đặc quyền đặc lợi trên một sân chơi bất bình đẳng chèn ép các doanh nghiệp tư nhân. 
Về văn hóa xã hội 
Sau 38 năm thống nhất đất nước nền văn hóa VN đã trở thành thui chột khi không có tác phẩm để đời nào ra đời, các nhà văn, nhà báo, nhà soạn nhạc đều bị cái vòng kim cô định hướng của ban tuyên giáo răn đe hàng ngày, nhẹ thì khó dễ, rút thẻ, nặng thì vào tù mà sáng tác! 
Chỉ có những nhạc phẩm, tác phẩm ca tụng chế độ mới được sự cổ xúy cho phép phát hành dẫn đến một nền âm nhạc nghèo nàn lạc hậu, những ca khúc đỏ và những bản nhạc mì ăn liền, về văn học thật hiếm hoi những tác phẩm đi vào hồn người, ấn bản báo chí thì chỉ được nói những gì đảng thấy có lợi, còn nghệ thuật thứ 7 chỉ có những tên trơ trẻn như bà đạo diễn báo lố Lê Phong Lan khi làm bộ phim xuyên tạc lịch sử! 
Còn một vấn đề nữa mà người phát ngôn BNG cố tình không nói: 
Tự do tôn giáo 
Các hành động đàn áp các tín hữu Ki Tô, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Phật giáo của bọn thừa hành mang tiếng côn an đã chứng minh tại VN trong thế kỷ 21 ngay cả tâm linh cũng không được phép khi không có sự đồng ý của đảng thông qua các hội đoàn quốc doanh nhưng bù lại đảng làm lơ khi một số người vinh danh lãnh tụ của đảng thành Phật, Thánh, Thần hay những ngôn từ hoa mỹ nhằm che đi cái tội ác làm chết 1.700.000 người của hai miền đất nước! 
Công cuộc đổi mới tại VN thời gian vừa qua có thành công không? 
Những ngôi nhà chọc trời của các tập đoàn tư bản quốc doanh mọc lên như nấm nhưng ngược với nó đời sống tinh thần, vật chất của người dân nghèo đi tỷ lệ nghịch, và không phải một quốc gia có Nhân quyền là phải có tiêu chuẩn hào nhoáng, giàu sang mà phải nói đến quyền con người trong đó bao gồm tự do tư tưởng, tự do báo chí ngôn luận, tự do phát biểu, tự do tôn giáo, chính kiến, những điều cơ bản nhất để trở thành con người đúng nghĩa văn minh chứ không phải những loài động vật dật dờ trong thiên đàng mù xã nghĩa!


Bộ trưởng và sự tự trọng

ThangCó thể, sẽ là quá sớm, quá cưỡng từ đoạt lý để coi những sự có mặt của Bộ trưởng Thăng ở Cần Giờ, hay Bộ trưởng Dũng trong một hội thảo là tấm lòng, là sự vì dân của một chính khách. Nhưng ít nhất đó là sự tự trọng.

Ngày 12.3.2006, một vụ tại nạn thảm khốc đáng ghi vào lịch sử ngành đường sắt khi vụ tai nạn ở Lăng Cô đã tước đi sinh mạng của 11 người dân và làm 160 khác mang thương tật. 11 ngày sau đó, Bộ trưởng Bộ GTVT mới có mặt ở BV TƯ Huế để thăm các… bác sĩ và..thị sát (lại) hiện trường vụ tai nạn.
Trong 11 ngày đó ông đã bận gì, đã ở đâu?
Báo Tuổi trẻ cho biết ông đã không có mặt ở Lăng Cô sau tai nạn thảm khốc mà đến Nha Trang để tắm bùn. Mà tắm bùn không miễn phí như tắm biển khi một xuất phòng VIP vài giờ có giá 240 USD. Và cảnh tắm bùn ông Bộ trưởng tắm bùn xuất hiện trước mắt đoàn cán bộ, PV Tuổi trẻ và các thầy cô giáo vào thăm quan khi đó vô tình đi ngang qua. Thái độ của những người chứng kiến cảnh một vị bộ trưởng tắm bùn khi người ta còn tất bật với việc cứu hộ, cấp cứu, và chôn cất những nạn nhânn xấu số, được mô tả trong hai chữ “phẫn nộ”.
“Ai cũng có quyền đi tắm bùn, tắm biển. Ai cũng có quyền đi đây đi đó. Nhưng một nhà chức trách đôi khi bị tước cái quyền riêng tư đó để mà lo bổn phận của mình trước dân chúng. Huống chi, đây lại là một ủy viên T.Ư Đảng, một bộ trưởng, một cựu tổng giám đốc đường sắt VN và lại là đại biểu Quốc hội của một tỉnh miền Trung? Đó là những dòng chữ xuất hiện sau đó trên nhật báo Tuổi trẻ.
7 năm sau đó, cũng lại một vụ tai nạn đường sắt, cũng một vị bộ trưởng GTVT, nhưng thật may cho dân chúng là đã có sự thay đổi cơ bản. Bộ trưởng đương nhiệm đã có mặt kịp thời trong vụ TNGT đường sắt ở Hải Dương hôm 10.7, và sau đó, ông thẳng thắn phê bình lãnh đạo ngành đường sắt: “Tai nạn xảy ra mà Bộ trưởng biết thông tin trước cả các bộ phận chuyên môn. Trong khi đó, lãnh đạo ĐSVN không kịp thời có mặt ở hiện trường vụ tai nạn” (khi Bộ trưởng thoại thì thậm chí vị lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN vẫn đang ngồi trong phòng làm việc).
Đếm hôm qua, khi quyết định hoãn toàn bộ chương trình công tác để đích thân tới hiện trường chỉ đạo cứu nạn vụ đắm tàu ở Cần Giờ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gián tiếp trả lời cho dân chúng rằng tại sao ông có quyền phê bình cấp dưới “không có mặt kịp thời” trong các sự cố thuộc trách nhiệm của ngành.
Cũng trong ngày cuối tuần vừa rồi, khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng xuất hiện trong một hội thảo về Luật Xây dựng, ngay tại chỗ, đã ít nhất có 3 ý kiến “đánh giá cao sự có mặt của Bộ trưởng” khi trong vô số các hội thảo khác, dù đóng vai trò trưởng ban soạn thảo luật, nói như ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh, các tư lệnh ngành thường xuyên ủy quyền cho cấp thứ trưởng, và trong không ít trường hợp, các thứ trưởng còn ủy quyền cho cấp dưới nữa.
Một bộ trưởng có mặt tại hiện trường điểm nóng. Một bộ trưởng đến lắng nghe ý kiến về sự án luật mà mình là trưởng ban soạn thảo. Và sự hài lòng từ dư luận. Nhưng sự tán đồng đó cũng đang cho thấy một điều, những đáng lẽ bình thường có lẽ bây giờ hơi hiếm.
Có thể, sẽ là quá sớm, quá cưỡng từ đoạt lý để coi những sự có mặt đúng lúc, đúng chỗ, là tấm lòng, là sự vì dân của một chính khách. Nhưng ít nhất sự tự trọng với hình ảnh, với trách nhiệm, với công việc là cần thiết đối với một người chăn dân, theo quan niệm phong kiến, hoặc một “tư lệnh ngành” như cách nói đương đại.
Nhưng sự tự trọng lớn nhất, không phải là việc xuất hiện đúng lúc, đúng nơi, mà còn phải là văn hóa từ chức, giống như thủ tướng Hàn Quốc đã tự trọng xin từ nhiệm khi dư luận bất bình trước việc ông ham chơi golf khi có một cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc.

Cảnh giác bánh trung thu Trung Quốc

Một độc giả gửi email với nội dung sau – cần được kiểm chứng:
TIN KHẨN MỌI NGƯỜI CẦN PHẢI ĐỌC QUA VÀ GIÚP MÌNH LOAN TIN CHO NGƯỜI KHÁC CÙNG BIẾT !
Tình hình là hôm qua nhà mình nhận được cú điện thoại của ông chú đang đi công tác ở bên Trung Quốc gọi về báo 1 tin rất ư kinh thiên động địa. Mình quyết định hôm nay chia sẻ với mọi người để đất nước Việt Nam ta không bị bọn Trung Quốc đầu độc, giết hại.
Chú mình điện về tối hôm qua báo, bên Trung Quốc đang có sự bất thường là bánh Trung Thu bên Trung Quốc đợt này làm ra người dân không ăn mà tất cả được đưa về Việt Nam. Chú mình có hỏi người dân xung quanh thì nói bánh này không ăn được, đợt sau mới sử dụng.
Chú bảo cả nhà đừng ăn bánh Trung Thu đợt này, vì không biết trong bánh có chất gì mà dân Trung Quốc không chịu ăn. Chú còn nói sẽ tìm cách xem trong bánh có gì mà dân Trung Quốc lại không dám ăn.
Nghe chú nói mình rụng rời tay chân, tụi Trung Quốc này sao ác thế không biết. Vừa nảy đọc báo thì thấy Trung Quốc mới phát hiện vụ bánh Trung Thu mốc từ 2010 được làm lại để bán đợt 2013, thật là khiếp sợ bọn này. Không biết vụ chú mình gọi về có phải vụ này không nữa.
Mọi người khi mua bánh Trung Thu nên xem kỹ xuất sứ, tình trạng bánh, tuyệt đối không nhìn vào hạn sử dụng vì nó in giả, bánh phải mới và không bị bể hay sứt mẻ chỗ nào nhé…
Mong mọi người chia sẻ tin này cho nhiều người biết và đề phòng, còn việc bánh Trung Thu có chất gì thì mình đang đợi chú gọi về và sẽ thông tin cho mọi người biết.
 Giang Ha & Nam-An

Nguyễn Hoài - Đầy Tớ Làm Chủ Ngân Hàng?

Thị trường tài chính Việt Nam đã bộc lộ những bất cập lớn, mà một trong số đó chính là sở hữu chéo và đầu tư chéo, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn giải thích lý do tổ chức cuộc hội thảo về “rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo”, quy tụ hơn 100 chuyên gia đầu ngành, diễn ra ngày 31/7.
7 hình thức
Theo ông Ngoạn, xét về bản chất, sở hữu chéo không là tội lỗi nhưng dễ bị lạm dụng, bởi nó tạo ra cơ hội để cổ đông chi phối định chế tài chính và coi đó như công cụ để đầu tư, cấp vốn theo mục đích riêng.
Hệ quả dẫn tới là những giao dịch tài chính vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn theo quy định luật pháp, thoát ly sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Khi đó, sở hữu chéo đóng vai trò như chất dẫn, lan truyền rủi ro giữa các định chế tài chính và doanh nghiệp liên quan khi cổ đông gặp khó khăn trong kinh doanh.

Mặc dù hội thảo đề cập đến nhiều ngóc ngách của quan hệ sở hữu chéo: doanh nghiệp – doanh nghiệp; doanh nghiệp ngân hàng; ngân hàng và ngân hàng với nhiều hình thức: góp vốn, mua cổ phần, chuyển dịch sở hữu cổ phiếu trên sàn niêm yết… nhưng tâm điểm của thảo luận lại tập trung vào vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.
Nói về thực trạng này, ông Bùi Huy Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, có 7 hình thức sở hữu chéo và đầu tư chéo:
  •     Tổ chức tín dụng góp vốn qua lại với nhau và với các công ty con của nhau;
  •     Một tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần nhiều tổ chức tín dụng khác;
  •     Một ngân hàng cùng các cổ đông của ngân hàng mình sở hữu cổ phần tại nhiều tổ chức tín dụng khác;
  •     Một ngân hàng sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng khác đồng thời nhận ủy thác đại diện cho các cổ đông chính tại tổ chức tín dụng đó;
  •     Một số ngân hàng có sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng khác đồng thời có quan hệ vay vốn và tiền gửi lớn với tổ chức tín dụng đó;
  •     Một số cổ đông và người có liên quan nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng vượt quá tỷ lệ cho phép, đồng thời lại có quan hệ vay vốn lớn tại tổ chức tín dụng;
  •     Ngân hàng mua trái phiếu của công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm (hình thức cấp tín dụng cho công ty con) hoặc đặt cọc, ủy thác đầu tư qua công ty con. Ngược lại, các công ty con cũng thực hiện nhiều giao dịch như gửi tiền hoặc sở hữu cổ phiếu của chính ngân hàng.
Cùng quan điểm này, ông Ngoạn băn khoăn với hàng loạt câu hỏi: khuôn khổ pháp luật tương đối đầy đủ, rằng một pháp nhân, một thể nhân không được sở hữu quá bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ, nhưng tại sao thực tiễn lại có một ông A tuyên bố nơi công cộng rằng tôi sở hữu vốn chi phối ở ngân hàng này? Tại sao lại có một cô thư ký, anh lái xe, bà giúp việc đứng hộ tên cổ phần cổ phiếu cho ông chủ ngân hàng? Tại sao một ngân hàng huy động tiền của dân chúng nhưng lại mang đi phục vụ cho dự án của mình?
“Lần nguồn gốc vốn góp đến 13 đời”
Ông Lưu Bích Hồ, nguyên là thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây cho rằng, đã chấp nhận tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng thì phải chấp nhận cho phá sản và đào thải, ngược lại, sẽ chỉ nói rồi để đấy.
Liên quan đến giải pháp xử lý nạn sở hữu chéo và đầu tư chéo, ông Ngoạn cho rằng, phải “lần nguồn gốc vốn góp đến 13 đời”. Tuy nhiên, ông Dương Quốc Anh, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phân trần: “Hồi tôi còn làm ở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng lực lượng thanh tra để truy xét nguồn gốc dòng vốn của cổ đông, nhưng cơ sở pháp lý cho cán bộ thanh tra ngân hàng không có nên không thể làm được”.
Theo ông Quốc Anh, về việc giải thích nguồn gốc vốn góp, nhiều khi, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với cơ quan công an, thu thập nhiều dấu hiệu để chứng minh nguồn gốc vốn góp của cổ đông thì họ mới thừa nhận.
Một giải pháp thứ hai được ông Nguyễn Thành Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đưa ra: việc hạn chế sở hữu chéo đã được xác lập, thể chế hóa từ năm 2007 tại điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 và đề cập rõ hơn tại điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012.
Theo đó, phải yêu cầu báo cáo, đề nghị chấp thuận đối với các giao dịch lớn, chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ, hoặc dẫn đến tỷ lệ sở hữu của một số đông vượt qua hoặc xuống dưới các mức sở hữu 10%, 25%, 50%, 75% vốn điều lệ của công ty.
Ông Long nói thêm: “Ngoài ra, cần sử dụng hệ thống công nghệ thông tin quản chặt tỷ lệ sở hữu. Trước mắt, chỉ áp dụng tại công ty chứng khoán và công ty công ty quản lý quỹ, nhưng sau này cần phải “sờ gáy” cả công ty đại chúng, phải giám sát sở hữu trực tiếp lẫn sở hữu gián tiếp”.
Nguyễn Hoài
(Góc nhìn Alan)

Giới trung lưu Việt Nam không điều tiết nổi cuộc sống của mình?

Trong muôn vàn khó khăn của thời kinh tế suy thoái, "chiếc áo trung lưu" làm nhiều người ngạt thở vì bị mắc kẹt trong thói quen tiêu xài, sĩ diện.
Gần trung tâm thành phố có cái quán cà phê, giá cả tầm 80 ngàn đồng cho một người giải quyết bữa sáng, bao gồm một phần thức ăn và một ly cà phê hay nước trái cây.
Là cà phê sân vườn, nhà rường, cây cối xanh mượt, nhân viên mặc đồng phục áo bà ba. Quán đông khách bởi cái thế đắc địa vừa nói. Và nhìn vào quán ấy, nhìn lượng người vào ra mấy năm nay thì có thể đo được "sức khỏe" của nền kinh tế, hay nói cụ thể hơn là đo túi tiền của giới trung lưu, tầng lớp được các nhà nghiên cứu vinh danh là "xương sống" của xã hội, và họ luôn hoan hỷ, chân thành vì được đóng thuế, đồng nghĩa với họ có thu nhập và đời sống ổn định.


Thời gian gần đây, khách cũ đến nơi này đã giảm nhiều, thay thế bằng dân du lịch. Trong số "khách ruột" của quán, có cô tâm sự, chi phí sinh hoạt bây giờ tăng khủng khiếp quá, đến đi cà phê, ăn sáng cũng phải cân nhắc cho vừa túi tiền. Vừa nói cô ấy vừa lấy ra khỏi túi chiếc Samsung Galaxy S4 trắng sáng đang réo chuông.
Hóa ra tầng lớp trung lưu lại là tầng lớp "nóng lạnh, hắt hơi sổ mũi" nhanh nhất với nhiệt độ của nền kinh tế. Đang đi làm, thu nhập ổn định, đóng thuế ngon lành, bỗng dần dần thấy mình đang sống trong cơn ác mộng của túi tiền ngày càng eo hẹp, mà nhu cầu thì phình lên, chẳng khác nào bong bóng.
Tiền giảm xuống, chẳng phải vì lương ít đi, mà do giá cả tăng vụt, và cũng vì như bao năm trước họ vẫn ngụp lặn trong lối sống thoải mái của người có thu nhập ổn định. Một người trong hoàn cảnh này dí dỏm pha trò về cảnh ngộ của mình là "mắc kẹt trong chiếc áo trung lưu".
Anh ta nợ ngập đầu dù vẫn xài đủ bộ, gồm: laptop "trái táo cắn dở", iPad và iPhone 5. Không xài vậy ra cà phê ngồi làm việc kỳ lắm. Mà những sản phẩm ấy tuyệt vời vậy thì sao không ham được.
Anh ấy còn kể, mỗi tối phải đi ngủ với những nỗi lo: Nào con đã lớn, muốn đi du học, không đi được 4 - 5 năm thì cũng phải vào đại học liên kết quốc tế, cho con ra nước ngoài 1 - 2 năm cho yên tâm; nào vừa rồi đi công tác Hà Nội, gặp bạn bè ai cũng hỏi anh đã mua ô tô chưa, làm anh thấy "nhột nhạt" quá!
Anh đành tính toán tài chính cho kế hoạch mua một chiếc ô tô "second-hand" giá tầm 400 triệu đồng vậy. Dù sao thì cả gia đình vẫn ao ước có chiếc xe hơi lâu rồi. Có ai đó nhắc về giá xăng vừa tăng, phí đường bộ dành cho ô tô cũng bắt đầu thu, anh giật mình rồi chặc lưỡi: "Chả lẽ mua con trâu rồi còn so đo chuyện cho nó ăn cỏ”!
Trong muôn vàn khó khăn của thời kinh tế suy thoái, "chiếc áo trung lưu" làm nhiều người ngạt thở vì bị mắc kẹt trong thói quen tiêu xài, sĩ diện. Những chuyến du lịch thường niên bị đình lại làm cho cuộc sống tinh thần trong gia đình như bị khủng hoảng.
Điện thoại, tivi, tủ lạnh thông minh và muôn vàn đồ chơi công nghệ đời mới hơn, tính năng vượt trội hơn như dòng thác bủa vây túi tiền và nhu cầu liên tục đổi mới của từng thành viên khiến các gia đình lao đao vì kế hoạch cắt giảm chi tiêu luôn đổ bể. Thời suy thoái kinh tế, tầng lớp trung lưu gặp khó khăn?
Đã có các chương trình khuyến mãi, trả góp hỗ trợ các bạn. Các nhà sản xuất nói thế! Nhiều gia đình trung lưu nhìn các quảng cáo về ưu đãi của thẻ tín dụng, mua sắm trả góp tại các siêu thị điện máy như nhìn... nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro làm họ phá sản vì thói quen tiêu xài, mua sắm vượt quá khả năng.
Một người lên Facebook than thở: "Vừa mới sắm một chiếc tivi LED 42inch mất 14 triệu đồng, giờ thấy choáng người vì tiếc khi một hãng điện tử tiếp tục tung ra tivi có kết nối Wi-Fi. Làm sao chống cự đây khi nhà sản xuất hiểu rõ người tiêu dùng đến tận răng như thế?".
Không như ở phương Tây, nơi các lớp học tư vấn tiêu dùng thông minh mở liên tục mỗi khi nền kinh tế biến động, hoặc các chính sách mới của chính phủ có ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân chúng.
Chuyên gia thu bộn tiền vì người học rất đông, họ cần không chỉ những lời khuyên, mà là cả một quy trình chặt chẽ để điều tiết cuộc sống vốn muôn vàn phức tạp. Trong bối cảnh khó khăn vì lạm phát kéo dài, dĩ nhiên người lao động thu nhập thấp là tầng lớp đang phải đối mặt nhiều nhất với đời sống bấp bênh.
Nhưng ngay tầng lớp trung lưu cũng đang chịu rất nhiều áp lực khi chất lượng sống bị suy giảm rõ rệt, thu nhập không tương xứng với sức lao động, thói quen tiêu dùng phải thay đổi cũng là một áp lực lớn về tinh thần. Những người thông minh, thức thời phải tự cứu mình, khôn ngoan nhanh chóng cởi bỏ chiếc áo sĩ diện "trung lưu" để có lối sống thông minh, tinh thần thoải mái mà đối diện với thời cuộc thay đổi.
(Doanh nhân Sài gòn)
 

TQ cấm sữa nhiễm độc của New Zealand

Sữa của New Zealand
Trung Quốc cấm nhập khẩu sản phẩm sữa do Fonterra sản xuất

Trung Quốc cấm nhập khẩu tất cả các loại sữa bột từ New Zealand, sau khi nhà xuất khẩu sữa chính của họ, hãng Fonterra, phát hiện trong một số sản phẩm của mình một chủng vi khuẩn có thể gây ngộ độc.

Hầu như nhập khẩu của đa số sản phẩm sữa bột của Trung Quốc lệ thuộc vào New Zealand.

Nhập khẩu được coi trọng ở Trung Quốc sau khi một vụ bê bối sữa nhiễm độc hồi năm 2008 làm chết sáu trẻ sơ sinh và gây mắc bệnh cho khoảng 300.000 trẻ em.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand mô tả quyết định của Bắc Kinh là "thích hợp".
"Bất kỳ lệnh cấm kéo dài hàng nhập khẩu cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt sản phẩm ở Trung Quốc"
Martin Patience của BBC từ Bắc Kinh.
Fonterra thông báo đã phát hiện ô nhiễm dẫn đến đợt thu hồi toàn cầu lên đến 1.000 tấn sản phẩm sữa trên bảy quốc gia, bao gồm Trung Quốc.

Các sản phẩm có khả năng nhiễm độc bao gồm sữa bột dành cho trẻ em, các đồ uống thể thao, đồ uống protein và thức uống khác.

Ngộ độc từ sản phẩm sữa là một trong những dạng thức nguy hiểm nhất của ngộ độc thực phẩm, thường dẫn đến tê liệt.

Vi khuẩn được tìm thấy trong ba lô sản phẩm của Fonterra được sử dụng ở sữa bột cho trẻ sơ sinh, theo hãng này.

'Thiếu hụt sản phẩm'

Gần 80% các sản phẩm sữa nhập khẩu của Trung Quốc đến từ New Zealand, theo truyền thông nhà nước.

Bất kỳ lệnh cấm kéo dài hàng nhập khẩu cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt sản phẩm ở Trung Quốc, theo phái viên Martin Patience của BBC tại Bắc Kinh.

Sữa ở Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường khổng lồ cho các sản phẩm sữa trong đó có sữa bột dành cho trẻ em

Theo truyền thông nhà nước, các công ty này đã bắt đầu thu hồi.

Các sản phẩm sữa được sản xuất tháng vào tháng 5/2012.

Hãng Fonterra, nhà sản xuất sữa lớn thứ tư trên thế giới - cho hay họ đã kêu gọi các khách hàng của mình khẩn trương kiểm tra chuỗi cung ứng của họ.

Các nước bị ảnh hưởng ngoài New Zealand và Trung Quốc bao gồm Úc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Saudi Arabia.

Nga cũng loan tin là đã bắt đầu thu hồi các sản phẩm Fonterra.

Ngành công nghiệp sữa của New Zealand có tỷ trọng xuất khẩu lên đến 95% tổng sản phẩm sữa của mình.

(BBC)
 

Chuyện khó tin: “Nhân bản” kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân!

(miễn bình luận luôn!!! Lương y như thú dữ chăng???)

Bất chấp hậu quả khôn lường cho bệnh nhân, một phiếu xét nghiệm huyết học ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) được khoa Xét nghiệm “nhân bản” để dùng luôn cho 2 - 5 bệnh nhân(!!). Thậm chí nhẫn tâm tới mức, lấy một phiếu xét nghiệm dùng chung cho các bệnh: Bệnh lao phổi, áp-xe cạnh hậu môn, viêm ruột thừa...
Nhiều tài liệu chứng minh việc làm liều lĩnh ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã được Công an Hà Nội thu thập.

Sự “liều lĩnh” của phòng xét nghiệm
Ngồi trước bản thống kê với hơn 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng  cho ít nhất 2.000 bệnh nhân (trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2- 5 bệnh nhân), chúng tôi không khỏi giật mình vì sự liều lĩnh của phòng Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
Đọc kỹ hồ sơ chúng tôi càng choáng, bởi lẽ, nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều được dùng chung một kết quả xét nghiệm.
Thí dụ, một kết quả xét  nghiệm huyết học vào hồi 9h3 phút ngày 19.2.2013 được dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên, 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa, 27 tuổi, chẩn đoán áp-xe cạnh hậu môn; Lý Thị Vân, 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu và cháu Lương Kiều Trang, 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.
Với cách làm này, hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như thế nào ai cũng có thể hình dung được!
Câu hỏi đặt ra là tại sao một số kỹ thuật viên ở khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức dám làm như vậy, liệu có ai bật đèn xanh cho hành động này?
Sáng 2.8, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo bệnh viện: Ông Nguyễn Trí Liêm - Giám đốc, bà Nguyễn Thị Nhiên - Phó giám đốc. Tuy nhiên, cả hai vị lãnh đạo này đều lảng tránh câu trả lời hoặc nói không nắm chắc.
Từ tháng 7.2012 tới tháng 5.2013 đã có trên 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại BV Đa khoa Hoài Đức.
Ngụy biện để chối bỏ trách nhiệm?
Với bà Vương Kim Thành - Trưởng khoa Xét nghiệm BV Đa khoa Hoài Đức, khi chúng tôi hỏi về kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân trùng từ phút, giờ, ngày tháng và kết quả, bà Thành cho rằng, các kết quả bị trùng nhau này có thể bị những người tố cáo dán đè, sửa chữa và phôtô lại.
Nhưng khi chúng tôi đưa ra quyển sổ theo dõi kết quả xét nghiệm huyết học (chứ không phải những hồ sơ riêng lẻ nữa) để chứng minh lần nữa sự trùng nhau, bà Thành không cần liếc qua mà nói ngay: Đây là quyển phôtô nên cũng có thể bị sửa chữa.
Để tiếp tục làm rõ trắng đen, chúng tôi cũng có trong tay quyển sổ gốc, kết quả cho thấy: Không có chuyện tẩy xóa, sửa đổi và việc vài bệnh nhân có chung một kết quả xét nghiệm là có thật.
Bà Thành thừa nhận trong một số ít trường hợp có sử dụng kết quả của người này dùng cho người khác. Đó là những trường hợp là người quen, cần phiếu khám sức khỏe nhanh nên linh hoạt giải quyết. Nhưng qua hồ sơ thì cho thấy một sự thật đáng sợ hơn nhiều.
Chỉ lướt qua trong tháng 8.2012, có những kết quả xét nghiệm được dùng chung cho những người khác xa nhau về tuổi: Đó là trường hợp của bà Lương Thị Máng (64 tuổi, ở xã Song Phương) và cháu Nguyễn Quảng (6 tuổi, Lại Yên); cháu Nguyễn Ngọc Diệu (11 tháng tuổi, Tiền Yên) và ông Nguyễn Trí Mạng (66 tuổi, Song Phương); cụ Phạm Sáu (82 tuổi, Cát Quế) và cháu Vương Anh (4 tháng tuổi, Di Trạch); cụ Nguyễn Châu (80 tuổi, Song Phương) và cháu Nguyễn Trang (22 tháng, Đức Thượng)...
Không hiểu, những kết quả xét nghiệm của những cụ già được dùng cho các cháu bé hoặc mẫu máu của bệnh ngoại khoa dùng cho nội khoa thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh ra sao?
ThS-BS Ngô Mạnh Quân - Trưởng khoa Vận động và Tổ chức huyết học, Viện Huyết học và truyền máu T.Ư:

Với mục đích kiểm tra sức khỏe, cùng với xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu là những cơ sở căn bản đầu tiên đánh giá tình trạng sức khỏe con người.

Đối với bác sĩ, tùy theo mức độ chuyên sâu của xét nghiệm máu, có thể chẩn đoán rất nhiều bệnh, ví dụ như HIV/AIDS, viêm gan B - C, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ... Xét nghiệm công thức máu cho biết về nhóm máu, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu... có bình thường hay không ?

Nếu bất thường thì có thể là: Thiếu máu do thiếu một số chất, hoặc do bệnh ung thư máu, suy tủy, bệnh huyết tán... Nếu tiểu cầu bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nếu bạch cầu tăng cao thì cơ thể đang bị viêm nhiễm...

Vì thế, xét nghiệm máu là của riêng từng người, phản ánh tình trạng sức khỏe của họ trong thời điểm  đó. Với 1 người, ở các thời điểm khác nhau, các chỉ số có thể thay đổi theo diễn biến sức khỏe của họ. Vì thế, lấy kết quả xét nghiệm máu của người này dùng cho nhiều người là việc không thể chấp nhận được.  
Ng.H
(Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét