Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tin ngày 29/8/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Lộ diện trợ thủ giúp bầu Kiên chiếm đoạt tiền Hòa Phát

Biết 20 triệu CP của Hòa Phát do ACBI sở hữu đang thế chấp tại ACB nhưng Trần Ngọc Thanh vẫn ký biên bản chuyển nhượng số CP này cho Hòa Phát.
Sau Khi Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt tối 20/8/2012, đến ngày 5/11/2012, Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát (100% vốn của Tập đoàn Hòa Phát) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an về việc chưa nhận được 20 triệu cổ phần (CP) trị giá 264 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ABCI) do bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc.
Cụ thể, tháng 5/2012, Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng với ACBI để mua lại 20 triệu CP của ACBI tại Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, Thép Hòa Phát đã trích số tiền từ nguồn vốn tự có chuyển cho ACBI số tiền 264 tỷ đồng thông qua ngân hàng ACB. Tuy nhiên, đến thời điểm gửi đơn cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Thép Hòa Phát vẫn chưa nắm được quyền sở hữu 20 triệu CP nói trên bởi số CP này đang là tài sản thế chấp của ACBI tại ngân hàng ACB cho khoản vay 800 tỷ đồng.
Thực tế, việc bán 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát là chính là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 264 tỷ đồng của bầu Kiên dưới sự trợ giúp đắc lực của Trần Ngọc Thanh, Giám đốc ACBI và Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng của ACBI.
Theo Biên bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, thông qua mối quan hệ với ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, bầu Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu của Tập đoàn tại các công ty thành viên trong đó có Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 22,5 triệu CP. Bầu Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 22,5 triệu CP nói trên đã ACBI ký hợp đồng thế chấp vào ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng. Ngày 5/5/2012, bầu Kiên có chỉ đạo Nguyễn Ngọc Thanh đề nghị xem xét cho giải chấp 20 triệu trong số 22,5 triệu CP Thép Hòa Phát đã thế chấp nhưng phía ngân hàng ACB không đồng ý.
Mặc dù chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý việc giải chấp 20 triệu CP Thép Hòa Phát do ACBI sở hữu nhưng ngày 15/5/2012, theo sự chỉ đạo của bầu Kiên, Trần Ngọc Thanh vẫn ký Biên bản họp HĐQT ACBI (thực tế HĐQT không họp) thể hiện chủ trương thống nhất của các thành viên trong HĐQT đồng ý chuyển nhương 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát.
Ngày 21/5/2012, thực hiện ý kiến chỉ đạo của bầu Kiên, Trần Ngọc Thanh chính thức ký hợp đồng với Thép Hòa Phát để bán lại 20 triệu CP với giá 264 tỷ đồng mặc dù biết số CP này vẫn đang được thế chấp tại ngân hàng ACB.
Sau khi thu được số tiền 264 tỷ đồng từ Thép Hòa Phát, Trần Ngọc Thanh đã ký ủy nhiệm chi để chuyển số tiền này đi nhiều nơi giúp bầu Kiên trả nợ và sử dụng vào mục đích riêng.
Tại CQĐT, Trần Ngọc Thanh thừa nhận biết việc bán 20 triệu CP cho Thép Hòa Phát khi chưa được giải chấp tại ngân hàng ACB là trái pháp luật nhưng vì Thanh chỉ là người làm thuê cho Kiên nên phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Kiên. Tuy nhiên, hành vi của Trần Ngọc Thanh đã đủ yếu tố cấu thành tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự với vai trò là đồng phạm giúp sức.
Về Nguyễn Thị Hải Yến, với chức năng là Kế toán trưởng của ACBI, Yến đều biết 22,5 triệu CP Thép Hòa Phát do ACBI nắm giữ đã được thế chấp tại ngân hàng ACB và chưa được giải chấp nhưng theo sự chỉ đạo của bầu Kiên, ngày 15/5/2012, Yến vẫn soạn thảo Quyết định về việc chuyển nhượng CP để Kiên ký và soạn thảo biên bản họp HĐQT ACBI thể hiện chủ trương đồng ý bán 20 triệu CP của các thành viên HĐQT dù thực tế HĐQT không hề họp.
Chính Yến cũng là người soạn thảo hợp đồng đưa cho Trần Ngọc Thanh ký với Thép Hòa Phát để bán lại 20 triệu CP đồng thời nhận và chuyển số tiền 264 tỷ đồng đi nhiều nơi giúp Kiên trả nợ và sử dụng vào mục đích riêng dù biết hành vi này là trái pháp luật.
Theo kết luận của CQĐT, hành vi của Nguyễn Thị Hải Yến đủ cấu thanh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm giúp sức.
Như vậy, Trần Ngọc Thanh, Giám đốc ACBI và Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng ACBI chính là hai trợ thủ đắc lực giúp bầu Kiên lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng của Thép Hòa Phát.
Được biết, đến thời điểm này, Thép Hòa Phát vẫn chưa đòi lại được số tiền 264 tỷ đồng đã chuyển cho ACBI để mua 20 triệu CP
THEO KIẾN THỨC

Sở hữu chéo: Ma trận rửa tiền

Trong khi nhà nước chỉ mới chú trọng phòng chống rửa tiền ở lĩnh vực ngân hàng thì sở hữu chéo lại là mảnh đất màu mỡ để hoạt động này núp bóng


Theo Cục Phòng chống rửa tiền (AMLD) thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tội phạm rửa tiền. Còn theo đánh giá của Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), Việt Nam mới tuân thủ được 16 trong tổng số 49 khuyến nghị mà tổ chức này đưa ra.
165 báo cáo đáng ngờ
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng AMLD, cho biết năm 2009, Quốc hội thông qua Bộ Luật Hình sự (sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1-1-2010), trong đó quy định tội phạm rửa tiền. Tuy nhiên, đến tháng 6-2012, Quốc hội mới thông qua Luật Phòng chống rửa tiền. Tháng 10-2012, Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền.
Số liệu của AMLD cho thấy đến nay, NHNN đã “khoanh vùng” được 165 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, chuyển cơ quan thanh tra và công an xác minh. Tổng số tiền giao dịch nghi ngờ rửa tiền trong năm 2012 là gần 51.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các bị can hoặc đối tượng trong các vụ án hình sự.
Ông Nguyễn Văn Ngọc cho biết các giao dịch nghi ngờ rửa tiền nói trên chủ yếu là các báo cáo thu thập từ ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số này không phản ánh ngân hàng là mảnh đất thuận lợi cho tội phạm rửa tiền. Vì trong các lĩnh vực có khả năng lớn xảy ra rửa tiền như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh vàng, casino…, mới chỉ có hệ thống ngân hàng chú trọng tập huấn nâng cao kiến thức phòng chống rửa tiền cho đội ngũ nhân viên, từ đó kịp thời cập nhật các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi cơ quan chức năng.
Thực tế, số lượng báo cáo nghi ngờ rửa tiền tăng cao sau mỗi đợt NHNN tổ chức tập huấn, chứng tỏ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh đối với loại tội phạm mới này.
Khó truy nguồn gốc dòng tiền
Ông Ngọc cũng cho biết một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng chống rửa tiền của Việt Nam hiện nay là khó xác định tính minh bạch và chủ sở hữu hưởng lợi của các nguồn đầu tư. Để chống rửa tiền, phải truy tìm mối quan hệ sở hữu chéo nhưng đây chính là vấn đề đang vướng.
Ma trận sở hữu chéo đã trở thành hiện tượng điển hình của nền kinh tế Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức đều được góp vốn tham gia cổ đông sáng lập ngân hàng. Ngân hàng A có công ty B tham gia 10% vốn, công ty B lại có ông C là chủ tịch HĐQT nhưng ông C lại cử ông D đứng ra đại diện vốn. Vì vậy, trong cổ đông sáng lập ngân hàng A không có tên ông C, trong khi nhân vật này mới thực sự là người điều hành (tương tự trường hợp vai trò của bầu Kiên tại ACB).
Các hiện tượng thuê giám đốc để thành lập doanh nghiệp, ủy quyền cho tài xế, nhân viên đứng tên cổ phần… cũng gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc dòng tiền. Ông Ngọc cho biết tại cuộc họp đánh giá công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền gần đây nhất, AMLD đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng thuê giám đốc mở doanh nghiệp ma để lợi dụng rửa tiền.
Tiếp tục mở rộng công tác phòng chống rửa tiền, NHNN đang dự thảo quy định mua vàng bằng tiền mặt có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên phải xuất trình CMND.
Tiềm ẩn trong những giao dịch bất thường
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, “xương sống” giúp phòng chống tội phạm rửa tiền có hiệu quả chính là việc các định chế tài chính phải hiểu rõ khách hàng để kịp thời báo cáo giao dịch bất thường. Ví dụ, trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít tiền thù lao rồi giao lại thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia. Ông Ngọc cho rằng các ngân hàng phải nhận thức được đây là giao dịch bất thường, báo cáo AMLD để phối hợp với cơ quan công an đấu tranh xử lý.
Theo NLĐ

Lương Thủ tướng cũng chỉ 14 – 15 triệu đồng

Thông tin từ người phát ngôn Chính phủ xung quanh việc lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích Tp.HCM lĩnh lương vài trăm triệu…

Lương của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM cao gấp gần chục lần lương lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hiện nay.
Nếu lương của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM đúng như báo chí phản ánh là không đúng với quy định của nhà nước, mà không đúng thì phải xử lý.
Quan điểm của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều 28/8, về những thông tin xung quanh việc lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM lĩnh lương lên tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lương trong doanh nghiệp, đặc biệt là lương của viên chức nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định rất chặt chẽ và cẩn thận. Năm 2007 chúng ta có Nghị định 86 quy định về vấn đề này, rồi sau đó là Nghị quyết Trung ương 6, Nghị định 50, 51 của Chính phủ… quy định chặt chẽ cách hạch toán lương, mức lương của viên chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, phân định rõ trong tập đoàn kinh tế thì lương cán bộ tối đa là bao nhiêu, trong tổng công ty và tương đương là bao nhiêu với chức danh chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, kế toán trưởng…
“Nghị định 51 quy định rất rõ mức lương cao nhất là chủ tịch tập đoàn kinh tế là 36 triệu đồng/tháng và có quy định cuối năm thành tích tốt, lợi nhuận cao thì thưởng thêm nhưng không quá 0,5 lần mức lương. Do đó, nếu mức lương của các doanh nghiệp công ích đúng như báo chí phản ánh là không đúng, mà không đúng thì phải xử lý, đó là thẩm quyền của UBND địa phương, bộ ngành được giao quản lý doanh nghiệp”, Bộ trưởng Đam nói.
Cũng theo ông Đam, sau khi báo chí lên tiếng về vấn đề này, Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực này đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương ở các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý và ai làm không đúng thì phải xử lý.
Trước mức lương cao bất thường của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích nói trên, báo giới đã yêu cầu người phát ngôn Chính phủ cho biết mức lương hiện nay của Thủ tướng Chính phủ để có thể so sánh với lãnh đạo 4 doanh nghiệp trên.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay: “Tôi không nhớ con số chính xác lương Thủ tướng là bao nhiêu, nhưng không quá 13 lần hệ số lương cơ bản – là mức lương dành cho lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước. Theo hệ số mức lương tối thiểu mới điều chỉnh là 1.150.000 đồng thì có thể tính ra mức lương của Thủ tướng hiện nay cũng chỉ khoảng 14 – 15 triệu đồng/tháng”.
Cuối buổi họp, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ Nguyễn Kinh Quốc đã đưa ra con số chính xác về mức lương của Thủ tướng Chính phủ hiện nay là 17 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, lãnh đạo của 4 công ty thuộc khối công ích tại Tp.HCM đã hưởng mức lương cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động.
Trong đó, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng), Chủ tịch Hội đồng Thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng/tháng.
Tại Công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng công cộng Tp.HCM, lương Giám đốc cũng ở mức 2,2 tỷ đồng/năm, Chủ tịch Hội đồng Thành viên 2,4 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng; trong khi lương đối với lao động mùa vụ là 7,8 triệu đồng/tháng.
Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn chi lương cho Giám đốc được 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng/năm. Trong khi lương lao động mùa vụ tại đơn vị này ở mức 4,5 triệu đồng một tháng và lao động thường xuyên là 25,7 triệu đồng/tháng.
Tương tự, tại Công ty Công viên cây xanh, Giám đốc được trả lương 759 triệu đồng/năm, Chủ tịch Hội đồng Thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng được 655 triệu đồng/năm.
THEO VNECONOMY

Nông dân có bị xúi giục biểu tình?

Trong những năm gần đây, VN liên tục ngăn chặn các hoạt động biểu tình ôn hòa của dân chúng cũng như tổ chức các buổi diễn tập chống khủng bố với những tình huống giả định người dân bị kích động, lôi kéo gây rối, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền tại địa phương. Một trong những thành phần tham gia biểu tình đông đảo nhất ở khắp nơi là dân oan.


Vì sao họ phải biểu tình
Trong cuộc làm việc hồi trung tuần tháng 8, Bộ Công An báo cáo với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản VN đã làm thất bại nhiều chiến dịch chống phá VN của các thế lực phản động và thù địch, ngăn chặn các hoạt động gây rối và biểu tình trong thời gian qua. Trước đó, hồi cuối tháng 2, trong 1 chương trình thời sự của đài VTV1 phát sóng lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng những người tham gia đi khiếu kiện, biểu tình…có thể quy vào là suy thoái đạo đức, lối sống.
Trong thực tế, thành phần dân oan từ khắp địa phương ở các tỉnh, thành tập trung về các cơ quan công quyền để khiếu kiện nhiều năm qua chiếm phần lớn những cuộc biểu tình trong dân chúng. Phải chăng “tầng lớp” dân oan này có lối sống bị suy thoái đạo đức hay họ là những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng, bị xúi giục để gây rối trật tự công cộng hay thậm chí dẫn đến hành động lật đổ chính quyền địa phương?
Đa số dân oan khiếu kiện là những đoàn nông dân mất đất kéo nhau vào các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn để thưa kiện ở các cơ quan hành chánh cấp cao hoặc cơ quan của Đảng Cộng Sản VN. Nhiều cuộc cưỡng chiếm đất đai ở nhiều địa phương gây xung đột mạnh mẽ giữa các cơ quan công quyền và dân chúng.
Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận.
- Bà Lương, dân oan An Giang
Những dân oan mà đài ACTD tiếp xúc đều cho rằng cảnh khốn cùng mà họ đang gánh chịu mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn là do Luật đất đai ở VN chỉ công nhận quyền sở hữu Nhà nước. Chính luật định này được cho là tạo điều kiện để các quan chức trục lợi. Đất đai của nông dân ở khắp mọi nơi trong lãnh thổ quốc gia bị trưng dụng với giá rẻ rồi bán lại dưới dạng đất ở hay đầu cơ với giá cao hơn nhiều lần.
Kinh tế VN chủ yếu dựa vào 80% từ nông nghiệp. Hàng triệu nông dân, thành phần chủ lực sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon, để VN đứng hàng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo, bỗng dưng trắng tay, trở thành người tha phương cầu thực, sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình. Họ không biết làm gì hơn trong cảnh đoạn trường này ngoài cách cùng nhau đi khiếu kiện. Bà Lương, 1 dân oan ở An Giang, cho biết nhiều đoàn người tập trung, căng băng-rôn yêu cầu cơ quan công quyền giải quyết những oan ức cho họ một cách ôn hòa nhưng nhiều người trong số đó bị khiêng đi và thảy lên xe như những con vật. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng có ai xúi giục bà tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa đó hay không, bà Lương nói:
Dạ không. Hoàn toàn là sự bức xúc của người dân, nghĩa là bực tức quá. Là do tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi. Riêng tôi, bắt vào đồn công an, cùm chân tôi lại. Có 1 chú công an leo lên cây cùm làm bằng sắt đi trong khi cái chân của tôi lòn ở dưới. Đi cho đến khi chân tôi chảy máu ra. Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận. Phải làm nhu thế thôi, không có ai xúi hết. Mà còn nói chúng tôi ngồi đó 1 ngày được 100 ngàn. Tôi níu chú công an hỏi: ‘tiền người ta cho dân ở đâu? Yêu cầu trả lại cho dân’. Chừng đó, chú ấy mới nói là không biết”.
Sự tàn bạo của chính quyền
Danoan2
Dân oan biểu tình ở Hà Nội.
“Tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi” mà bà Lương khẳng định cũng chính là động lực khiến cho hàng triệu dân oan có hy vọng và niềm tin là khi bị oan ức, đi biểu tình ôn hòa rồi Nhà nước thấy nỗi bức xúc của người dân thì sẽ giải quyết. Tuy nhiên, dân oan lại nhận ra rằng càng đi kêu cứu thì càng thấy sự tàn bạo của chính quyền. Bởi vì những thiệt thòi mà họ đang gánh chịu là do chính quyền gây nên nhưng họ lại bị ghép tội là quấy rối, bị quy chụp là chống chính quyền, thậm chí còn bị hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Cô giáo Bùi Thị Thành, 1 dân oan, kể lại:
“Thậm chí họ còn gây mọi tai nạn cho tôi, như cho xe ép tôi đến nỗi, may mà Chúa cứu tôi, chứ không thì tôi lao xuống vực thì đã tan xác rồi. Rồi còn đặt ra nhiều tình huống hại tôi lắm. Và nhiều dân oan cũng bị như vậy nữa, bị tung xe, bị ghép tội quấy rối, chống Nhà nước. Trời ơi, chúng tôi mất, chúng tôi yêu cầu giải quyết cho chúng tôi bằng hình thức yêu cầu ôn hòa thì lại ghép tội, quy chụp cho chúng tôi, thậm chí hại chúng tôi như vậy”.
Các hình thức dân oan bị đối xử tệ bạc khi tham gia khiếu kiện chỉ chính người trong cuộc là nạn nhân nói ra mà không một cơ quan báo, đài Nhà nước đưa những những tin tức liên quan đến với công chúng. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông này lại liên tục cập nhật những thông tin về các cuộc diễn tập quy mô chống khủng bố, chống “bạo loạn” của các lực lượng vũ trang với mục đích răn đe âm mưu của các đối tượng phản động, của thế lực thù địch ở nước ngoài nhằm kích động, lôi kéo nhân dân gây mất ổn định, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền.
Các cuộc diễn tập diễn ra ở Sóc Trăng năm 2011, ở Điện Biên năm 2012 và gần đây nhất là ở Vũng Tàu, trong tháng 8/2013. Các hình ảnh được loan đi trong cuộc diễn tập được cho là lớn nhất ở Điện Biên với hơn 3500 người tham gia cho thấy tình huống giả định người dân diễu hành với các biểu ngữ “Đả đảo tham nhũng” khiến cho các dân oan nghĩ rằng chính quyền không bao giờ có thiện chí với người dân và rõ ràng chính quyền đi ngược lại với quyền lợi của dân nếu không nói là chống nghịch lại dân.
Các cuộc diễn tập quy mô như thế có khiến cho dân oan sợ hãi và bỏ cuộc không tham gia khiếu kiện nữa hay không? Bà Lương quả quyết:
“Dù họ nói bà về không thì tôi bắn bà thì họ cứ bắn. Bắn rồi thì ‘ông’ trả lời trước quốc tế, trước nhân dân quần chúng là chúng tôi tội gì mà bắn chúng tôi, mà giết chúng tôi? Giữa tôi và ‘ông’ thì ai là người có tội? ‘Ông’ làm gì được cứ làm chứ chúng tôi không chùn bước đâu”.
Vì sao dân oan không chùn bước?
“Người ta hy vọng nếu có được những áp lực của quốc tế thì sẽ có được tiếng nói tự do. Khi người dân được tự do dân chủ thì quyền lợi của người ta mới được giải quyết”.
Những chia sẻ của dân oan cho thấy “thủ phạm” xúi giục, kích động họ tham gia khiếu kiện, biểu tình đã được nhận dạng, là oan ức của chính họ. Như vậy, báo cáo của Bộ Công An trong tháng 8 vừa qua hoàn toàn không có giá trị nào và cho dù có hiệu quả thì chỉ trên văn bản mà thôi.
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét