Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Tin ngày 28/8/2013

  • Hãm hiếp tập thể : Dư luận đòi cảnh sát Ấn phải hiệu quả (RFI) - Liên quan đến Ấn Độ, báo Le Figaro chú ý đến vụ cưỡng hiếp tập thể mới đang làm chấn động cả nước. Tờ báo chạy tựa << Hãm hiếp tại Ấn Độ : cảnh sát buộc phải tiến lên >>. Ba ngày sau khi xảy ra vụ hãm hiếp tập thể một nữ thực tập sinh phóng viên ảnh cảnh sát Bombay thông báo đã bắt đủ năm nghi can.
  • FAO : Châu Á - Thái Bình Dương lãng phi lương thực (RFI) - Hôm nay 27/08/2013, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo châu Á - Thái Bình Dương ngày càng lãng phí lương thực và thực phẩm. Thu hẹp khoảng lãng phí nói trên sẽ cho phép quốc tế bảo đảm lương thực cho 870 triệu người thiếu dinh dưỡng.
  • Hà Nội và Manila cam kết tăng cường hợp tác về Biển Đông (RFI) - Trong khuôn khổ chuyến công du Philippines kể từ ngày 25/08/2013, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã có buổi hội đàm với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin vào hôm qua tại Manila. Nội dung thảo luận, theo báo chí Manila, là công cuộc hợp tác quốc phòng giữa hai nước có mối quan tâm chung là tình hình trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang tìm cách áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc.
  • Cháu trai Kim Jong Un du học tại Pháp (RFI) - Theo bản tin của AFP đề ngày hôm nay 27/08/2013, Kim Han Sol, con trai của Kim Jong Nam và là cháu gọi đương kim lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un, bằng chú ruột đã ghi danh tại trường Đại học Chính trị Pháp thuộc thành phố cảng Le Havre.
  • Bình Nhưỡng chỉ trích báo cáo nhân quyền LHQ (RFI) - Báo cáo sơ bộ của Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền tại Bắc Triều Tiên được công bố ngày 27/08/2013 nêu lên những hành vi vi phạm quyền con người nghiêm trọng của chính quyền Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên bác bỏ toàn bộ những cáo buộc của quốc tế, xem văn bản đó là hành động << khiêu khích >> và << thóa mạ >> Bình Nhưỡng.
  • Ban Ki Moon bị trách hiểu lầm quan điểm của Nhật (RFI) - Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, kêu gọi Tokyo thành khẩn suy ngẫm về quá khứ quân phiệt của mình để cải thiện quan hệ với các láng giềng, chính quyền Nhật Bản hôm nay 27/08/2013 đã chính thức phản ứng. Theo Tokyo, ông Ban Ki Moon đã hiểu sai quan điểm của Nhật Bản, và sẽ yêu cầu ông giải thích về tuyên bố đó.
  • Liên minh hỗ trợ đối lập Syria đang hình thành (RFI) - Trước cản lực của Nga và Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các nước Tây phương và đồng minh Ả Rập tại Trung Đông tìm một phương án 'hợp pháp' khác để can thiệp vào Syria. Giải pháp quân sự đã rõ nét với lời tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ và cuộc họp các tổng tham mưu trưởng 'của nhiều nước' tại Jordani.
  • Bình Nhưỡng từng âm mưu xuất khẩu mặt nạ phòng hơi độc qua Syria (RFI) - Theo tờ báo Nhật Sankei Shimbun số ra hôm nay, 27/08/2013, Bắc Triều Tiên trong thời gian gần đây đã tìm cách bán sang Syria các loại vũ khí đạn dược và nhất là mặt nạ chống hơi độc. Nguồn tin này được tiết lộ đúng vào lúc phương Tây càng lúc càng nghi ngờ chính quyền Damas dùng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến đang diễn ra.
  • Kiev và Tokyo dùng vệ tinh giám sát Tchernobyl và Fukushima (RFI) - Là hai nước bị thảm họa hạt nhân dân sự nặng nề nhất trong hơn nửa thế kỷ nay, Ukraina và Nhật Bản vào hôm qua, 26/08/2013, đã thông báo thỏa thuận về một chương trình không gian chung. Mục tiêu là sử dụng vệ tinh để giám sát từ trên cao các nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn của họ : Tchernobyl tại Ukraina và Fukushima tại Nhật.
  • Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh không họp với Nhật (RFI) - Ba chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập hải phận Nhật Bản tại khu vực có tranh chấp chủ quyền trên biển. Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của Nhật họp thượng đỉnh bên lề hội nghị G20 trong hai ngày 05 và 06/09/2013. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định << không có cơ sở >> để đàm phán với Tokyo về vấn để biển đảo.
  • Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi (VOA) - Tôi nghĩ Phương Uyên đã bắt đúng căn bệnh kép không phải chỉ của giới trẻ mà còn của người Việt Nam nói chung lâu nay: bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
  • Mỹ 'cân nhắc tấn công Syria' (BBC) - Quân Mỹ 'sẵn sàng' tấn công Syria nếu Tổng thống Barack Obama ra lệnh, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
  • Trung Quốc bắt công dân Anh (BBC) - Cảnh sát Trung Quốc xác nhận việc bắt giữ một công dân Anh và vợ ông ta vì liên quan việc mua bán trái phép thông tin cá nhân.
  • Wozniak 'khen Samsung, chê Microsoft' (BBC) - Nhà đồng sáng lập hãng Apple cho rằng Microsoft đang 'say sưa với thành tích' đã cũ và Samsung có khả năng cạnh tranh cao.
  • Ban Nội chính Thành ủy TP HCM ra mắt (BBC) - Ban Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh vừa chính thức ra mắt sáng thứ Ba 27/8 với an ninh chính trị là một trong các nhiệm vụ hàng đầu.
  • Sếp ngành thoát nước lương 2,6 tỷ (BBC) - TP HCM vừa có kết luận về sai phạm đối với chế độ tiền lương tại bốn công ty công ích của thành phố, trong đó mức lương cho một giám đốc lên đến 2,6 tỷ một năm.
  • Tàu và máy bay Trung Quốc vào Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Đài truyền hình NHK đưa tin cảnh sát biển Nhật thông báo khoảng 9 giờ 30 sáng 27-8, ba tàu tuần tra của cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Triển lãm ảnh tư liệu, bộ sưu tập bản đồ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Chiều 27-8, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) khai mạc triển lãm ảnh tư liệu và bộ sưu tập bản đồ với chủ đề “Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử”. Triển lãm trưng bày 75 tấm bản đồ, 12 bộ châu bản và 186 ảnh tư liệu, trong đó có nhiều tư liệu, bản đồ do các nước phương Tây và Trung Quốc công bố từ nhiều thế kỷ qua, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những tư liệu và bộ sưu tập bản đồ tại triển lãm khẳng định Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình. Từ triều đại phong kiến đến các nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại đã liên tục thực thi, bảo vệ chủ quyền một cách hợp pháp đối với hai quần đảo này cũng như đối với những vùng biển, đảo khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc.
  • ASEAN thảo luận về an ninh hàng hải (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Chủ đề an ninh hàng hải nổi bật trong chương trình nghị sự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 khai mạc hôm nay ở Brunei.
  • Mỹ đang lấy lòng Indonesia vì Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhân chuyến thăm Jakarta hôm qua (26/8), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo Lầu Năm góc sẽ bán 8 trực thăng chiến đấu Apache loại AH – 64E cho Indonesia, nhằm tăng cường khả năng quân sự cho đất nước nghìn đảo.
  • TQ không đàm phán với Nhật về quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Theo Reuters, ngày 27/8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông tuyên bố Trung Quốc thấy không có lý do gì phải tiến hành thảo luận với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) trên Biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản sẽ đóng vai trò chính nếu nổ ra xung đột ở châu Á (BaoMoi) - (GDVN) - Itsunori Onodera cũng nói về sự hiện diện của mối đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Ông cho rằng khi sức mạnh quân sự Trung Quốc còn chưa phát triển thì họ cố gắng theo đuổi đối thoại và hợp tác kinh tế. Nhưng hiện tại Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự sự của họ, đặc biệt là trên các vùng biển tranh chấp.
  • Ba tàu Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Theo Kyodo, giới chức Nhật Bản cho biết ba tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 27/8 đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) do Tokyo kiểm soát trên Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc ‘dụ dỗ’ Úc trên Biển Đông (BaoMoi) - Nhân chuyến thăm Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) của Phố Đô đốc Hải quân Hoàng gia Úc Raymond Griggs, Bắc Kinh đã “mở rộng vòng tay” chào đón sự hiện diện của Úc trên Biển Đông với danh nghĩa “hợp tác vì hòa bình”.
  • Sách lược nâng tầm sức mạnh trên biển, trên không của VN. (BaoMoi) - Nằm trong vùng trọng yếu án ngữ suốt chiều dài biển Đông với diện tích biển đảo rộng lớn, trong bối cảnh tranh chấp khu vực ngày càng nóng bỏng, việc trang bị sức mạnh phòng thủ trên biển và trên không đủ để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải đối với Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết khách quan. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đặc biệt quan tâm vấn đề này và một lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại đang dần hoàn thiện đáp ứng tốt các yêu cầu đó.
  • Mỹ - Phi tuyên bố: “Dốc sức tái lập trật tự trên biển Đông” (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 26/08, Hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, ngày 22/08 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng 2 nước Mỹ và Philippines đã ra tuyên bố chung Washington, cho biết, 2 nước sẽ nỗ lực hết sức vì tự do hàng hải ở khu vực đông Nam Á, bảo đảm tuyến đường huyết mạch từ biển Đông đến eo biển Malacca “không gặp phải chướng ngại vật gì”.
  • Trung Quốc lo ngại 2 quả đấm thép của QĐVN (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc đã có những bài bình luận sau khi có thông tin Hải quân Việt Nam sẽ được nhận bàn giao tầu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại trước 2 quả đấm thép của Việt Nam trên biển Đông...
  • KQVN sẽ khống chế cả biển Đông (BaoMoi) - Được biết đến là thế hệ máy bay tàng hình hiện đại của Nga, Sukhoi T-50 khiến cường quốc như Mỹ cũng phải e dè. Thế nên khi tàng hình cơ này có trong biên đội bay của không quân Việt Nam sẽ nâng cao sức mạnh lực lượng này...
  • 5 biển hồ đẹp lý tưởng cho kỳ nghỉ ở Mỹ (BaoMoi) - Nếu những bãi biển đông đúc hay những thành phố lớn xa hoa khiến cho bạn cảm thấy nhàm chán, thì những biển hồ đẹp đến ngỡ ngàng dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một kỳ nghỉ tuyệt vời.
  • Thời tiết biển nguy hiểm (BaoMoi) - VOV.VN -Khu vực giữa biển Đông, bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có mưa rào và dông mạnh.

Thục Quyên - Không thể tuyên truyền cho Điện Hạt nhân bằng cách “mà mắt” đồng bào dân tộc như thế này!

Các đại biểu thăm quan Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Đọc bài bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn Nangluongvietnam đăng ngày 24/08/2013 và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin, tôi thấy mình có bổn phận lên tiếng phản đối lập tức việc làm hết sức sai trái, phản khoa học, của những người tuyên truyền cho sự an toàn của Dự án Điện Ninh Thuận như thế này: “Để những người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cho 130 đại biểu - những người có uy tín của cộng đồng 35 dân tộc anh em trong 125 thôn của tỉnh Ninh Thuận đến thăm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Những người tổ chức sự kiện trên thực sự vô ý thức, trình độ hiểu biết quá kém hay cố tình “mà mắt” đồng bào dân tộc khi đem Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt với công suất nhiệt 500 KW hay 0,5 MW để làm bằng chứng cuội cho sự an toàn của 2 lò hạt nhân 4000MW mà tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng tại Ninh Thuận?
 Không cần tìm đâu xa, bấm vào dòng chữ bên cạnh bài viết Nhật Bản nâng mức cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Fukushima cũng trên diễn đàn này thì đọc được ngay tình trạng bất lực tuyệt vọng của con người trước thảm họa Điện Hạt Nhân
Nhật Bản đã nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên mức cao nhất kể từ khi Nhà máy bị hư hại trong thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011. (Ảnh: AFP)
Ngay sau khi phát hiện một bể chứa nước nhiễm xạ bị rò rỉ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) đã nâng mức cảnh báo rò rỉ nước nhiễm xạ tại đây lên mức 3, là mức nguy hiểm.

NRA cũng cho biết, sẽ thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) vụ việc nói trên và xin tham vấn của cơ quan này về mức độ chính xác trong đánh giá của mình.

Chỉ cần so sánh hai tấm hình: đoàn tham quan Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt trong quần áo bảo hộ “làm cảnh” cùng với những người hướng dẫn chẳng thèm đội mũ, và những người ở hiện trường Nhà máy điện Hạt nhân “thật” ở Fukushima, đủ thấy trò hề tuyên truyền “điện hạt nhân an toàn” ra sao!

Ngày 12/08/2013 trong cuộc "Hội thảo quốc gia đầu tiên về tuyên truyền điện hạt nhân" tại tỉnh Ninh Thuận, bà Brenda Pagannone, thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA ( International Atomic Energy Agency) có phát biểu về sự quan trọng của thông tin trung thực, minh bạch cả mặt tích cực và tiêu cực, tạo sự nhận thức và hiểu biết đứng đắn của công chúng. Có lẽ cũng vì bà Pagannone còn cảnh cáo nếu không có sự ủng hộ của công chúng thì không thể phát triển điện hạt nhân mà giới hữu trách VN đã cấp tốc đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, theo trình độ và khả năng của họ?

Nhưng còn dân trí Việt Nam?

Nếu tôi dịch câu nói của ông Báo Văn Trò, người được diendannangluong giới thiệu là “người có uy tín trong đồng bào Chăm ở huyện Thuận Nam”: “cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm” ra tiếng ngoại quốc để chuyển cho bà Pagannone /IAEA cũng như dư luận thế giới về phương cách tạo sự an tâm về an toàn bức xạ cho dân của chính phủ Việt Nam, thì uy tín của chính phủ sẽ ra sao trong con mắt giới khoa học quốc tế? 
Thục Quyên
(BVN)

Triều Tiên: Chuyện của người phải ăn rác để sống

Nạn đói ở Triều Tiên những năm 1990 đã bùng nổ ra một cuộc đấu tranh giành lấy sự sống tự nhiên và cố gắng bảo vệ tầng lớp người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị phân tầng giai cấp mạnh mẽ ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới này.

Triều Tiên là một quốc gia kỳ lạ, dù đói nghèo nhưng thường từ chối các khoản trợ cấp và luôn cấm đoán người nước ngoài tới thăm đất nước. Nước này đã từng trải qua một nạn đói kéo dài trong những năm 1990, đã khiến khoảng 900.000 – 3,5 triệu người phải chết.

Một nhân chứng đã từng chứng kiến nạn đói ấy đã trốn chạy khỏi Triều Tiên từ năm 14 tuổi. Ông Ji Seong Ho, 31 tuổi, bị mất tay trái và chân khi cố gắng ăn cắp than từ một con tàu trong những năm đói kém khốn khổ nhất ở Triều Tiên. Giờ đây, người đàn ông này đang kể lại câu chuyện ít người biết, về quốc gia bí ẩn và khắc khổ nhất thế giới ngày nay.

“Người dân phải sống trong sự khốn cùng ở Triều Tiên. Nhiều người còn sống dưới mức sống của xã hội loài người”, ông Ji chia sẻ. Ji cũng cho biết, những người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị, bị xem là “vô dụng” đối với xã hội – điều rất phổ biến ở quốc gia này.

“Khi tôi còn trẻ, trước khi xảy ra tai nạn, tôi thường được sử dụng để mua vui cho người lớn vì khuyết tật của mình”, Ji kể lại.

Trong nạn đói 1994-1998, người dân Triều Tiên đã phải tập trung tất cả sức lực của mình để nhặt rác ăn và tồn tại. Thực phẩm rất khan hiếm, không có nhiều để chia sẻ cho mọi đối tượng người dân, đặc biệt là những người không thể tự bảo vệ mình như trẻ con, người già và người khuyết tật.

“Có nhiều người biến mất trong thị trấn của chúng tôi. Nhưng kể cả khi tình hình lương thực được cải thiện chút ít vào cuối những năm 1990, chúng tôi vẫn không thấy họ xuất hiện. Điều đó có nghĩa là họ đã chết”.

Vào tháng 3/1996, Ji Seong Ho đã cố gắng ăn cắp than trên một chuyến tàu để đổi lấy thực phẩm, ông đã bị rơi vào bánh xe và nó đã cắt đứt tay trái và chân. Ông đã được đưa tới bệnh viện chữa trị mà không hề có một chút thuốc gây mê nào.

Do phải đi lại bằng nạng, không có khả năng tìm việc làm, ông Ji đã vượt biên trái phép vào Trung Quốc năm 2000 trong một nỗ lực tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Cảnh sát đã bắt ông ta trở lại, và trong suốt một tuần lễ sau đó, theo lời ông kể, ông đã bị đánh đập nặng nề. “Họ hét vào mặt tôi, gọi tôi là thằng tàn tật và nói rằng tôi mang nỗi xấu hổ về Triều Tiên vì những gì tôi đã làm”.

Ông Ji cuối cùng cũng đã rời khỏi Triều Tiên năm 2006, tới định cư ở Hàn Quốc, nơi hiện nay ông nghiên cứu về luật pháp và sẵn sàng kể về những nỗi đau và cuộc sống ở Triều Tiên.

Tương tự như Ji Seong Ho, Kim Hyuk, 32 tuổi, cũng đã trải qua một cuộc đời khắc khổ ở Triều Tiên. 17 tuổi, mẹ qua đời, Kim Hyuk đã trở thành một "ggotjebi" - thuật ngữ mà người Triều Tiên gọi những trẻ em đường phố, chủ yếu là trẻ em mồ côi, những người ăn xin, nhặt rác và ăn cắp để tồn tại.

Theo lời của Kim, nạn đói đã khiến mọi thứ trở nên khủng khiếp. Khi trẻ em bắt đầu chết trên đường phố, các đơn vị cảnh sát đặc biệt đã được thiết lập, “thu gom” các ggotjebi và gửi chúng đến các nơi trú ẩn và trại trẻ mồ côi, nhưng nhiều người vẫn chết vì đói.
“Không ở đâu có thực phẩm”, Kim nói về các trại trẻ mồ côi, nơi ông đã sống trong suốt 3 năm, “chỉ có bột vỏ ngô khiến bạn bị táo bón. Tôi bị bắt ăn thậm chí cả thằn lằn, rắn, chuột và cỏ”.
“Trong số 75 trẻ mồ côi, 24 chết. Các quan chức cho biết đó là do bệnh, nhưng đó là vì đói. Họ trở nên quá yếu không thể đi vững. Thi thể của họ được chôn ở sân sau", Kim nói.
Kim đã bỏ trốn, nhưng sau đó bị bắt vì đã làm việc cho bọn buôn lậu qua biên giới với Trung Quốc. Kim đã sống 20 tháng trong một trại cải tạo, nơi mà điều kiện sống không khác gì trại trẻ mồ côi trước đó. "Có 24 người trong chúng tôi phải vào trại cùng một ngày. Chỉ còn hai người sống sót", ông nói.
Ra tù, Kim vượt sông Đồ Môn vào Trung Quốc trong tháng 12/2000 và đến Seoul vào năm sau đó. Giờ đây, ông Kim đang làm việc cho Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Minh Anh

(infonet.vn )

Từ các nước Tân Hưng, tư bản chảy ngược về Âu-Mỹ

Khối BRICS, còn được gọi là khối Tân Hưng hay các nước mới trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi - Flickr/ Brics
Khối BRICS, còn được gọi là khối Tân Hưng hay các nước mới trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi - Flickr/ Brics

Chỉ 5 năm sau vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm xuất phát từ Hoa Kỳ và Âu Châu, hình như người ta đang chứng kiến một sự đảo lộn và nhiều biến động tài chánh trên thế giới. Tư bản trước đây dồn về các thị trường "đang lên", đặc biệt là về các nước khối BRICS, hiện lại đang chảy ngược về Mỹ và Châu Âu, nơi mà các nền kinh tế đang hồi phục.

Năm năm trước, hai khối công nghiệp hàng đầu là Âu Châu và Mỹ bị khủng hoảng tài chánh và trôi vào suy trầm kinh tế tương tự như Nhật trước đó. Khi ấy, hàng loạt biện pháp kích thích của Âu-Mỹ như hạ lãi suất, tăng chi và bơm tiền khiến đồng bạc mất giá, đi cùng hy vọng khả quan hơn tại các thị trường gọi là "đang lên" khiến dòng tư bản tài chánh "chảy về Đông", là từ khối Tây phương tiền chảy qua các nước đang phát triển. Trong số này có bốn nước gọi tắt là B.R.I.C - Brazil ở Nam Mỹ, Liên bang Nga, cùng Ấn Độ và Trung Quốc.

Thế rồi từ đầu năm nay, đà tăng trưởng của Brazil chỉ còn 2% một năm sau khi sụt tới 1% vào năm ngoái. Kinh tế Nga chỉ tăng 2% một năm dù có lợi thế là giá dầu thô đã vượt 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 mà năm ngoái chỉ còn 4%, trong khi lại sợ lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của mấy chục năm và đang ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào thập niên suy sụp. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều bị suy giảm nặng, kể cả Mexico, Indonésia, Mã Lai hay Việt Nam, v.v....

Trong khi ấy, khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ đã đụng đáy và bật dậy, dù chưa mạnh thì cũng hết bị khó khăn triền miên và riêng Nhật Bản thì từ đầu năm nay đã thi hành một kế hoạch cải cách khá táo bạo với nhiều dấu hiệu khả quan.

Khả quan nhất trong số này là Hoa Kỳ nên từ Tháng Năm Chủ tịch hệ thống ngân hàng trung ương thông báo là tới lúc điều chỉnh lại chính sách bơm tiền ào ạt với lưu lượng là mỗi tháng 85 tỷ đô la. Dự tính ấy khiến phân lời trái phiếu tại Mỹ bắt đầu tăng và dẫn tới hậu quả bất ngờ là dòng tư bản lại từ các nước đang phát triển chảy ngược về Mỹ và Âu Châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng bạc các nước đang phát triển đều sụt.

Trung Quốc không mấy hài lòng 

Chủ trương của Mỹ đã làm cho Bắc Kinh phiền lòng. Vào hôm nay, 27/08, hai lãnh đạo cao cấp ngành tài chánh Trung Quốc đã lên tiếng lưu ý Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là nên xem xét kỹ lưỡng thời điểm và mức độ giảm mua lại tài sản của mình sao cho các nền kinh tế mới nổi khỏi bị thiệt hại.

Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Dịch Cương (Yi Gang) đã cảnh báo như trên vào lúc nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng vốn nước ngoài đang tháo chạy ồ ạt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ.

Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh G20 vào hai ngày 04 và 05/09 sắp tới tại Nga, ông Chu Quang Diệu hoan nghênh các dấu hiệu cho thấy là nền kinh tế Mỹ đang hồi phục dần dần, nhưng cho rằng : « Hoa Kỳ - nước phát hành đồng tiền chính của thế giới - phải chú ý đến các tác động phụ của chính sách tiền tệ của mình… ».

Tuần này, Tạp chí Kinh tế RFI tìm hiểu hiện tượng đảo chiều phức tạp đó qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.

RFI : Xin chào anh Nghĩa. Thưa anh, hơn một năm trước, vào đầu Tháng Tư 2012, cũng trên diễn đàn này khi được phỏng vấn về dự án thành lập một Ngân hàng Phát triển Quốc tế của nhóm BRICS gồm có Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, anh có nêu ra sáu bảy lý do bất khả về cả kinh tế lẫn chính trị của dự án này. Nhân đó, anh còn nói nhóm kinh tế này lẫn các nền kinh tế gọi là "đang lên" thật ra không mạnh như cứ được ca tụng và sẽ có triệu chứng suy trầm.

Quả nhiên là tình hình năm nay thiếu khả quan, với hậu quả đang làm chấn động các thị trường tài chính vì dòng tiền nóng đang triệt thoái khỏi các nền kinh tế đó và trở về khối kinh tế Âu-Mỹ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân lẫn hậu quả, cụ thể là liệu sẽ có một vụ tư bản thiệt thoái và khủng hoảng như tại Châu Á vào năm 1997-1998 hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Thật ra tình hình còn quá sớm mà cũng lại khác thời trước để chúng ta đoán là các nền kinh tế đang lên có bị một vụ khủng hoảng như 16 năm trước hay không. Tôi xin bắt đầu bằng một cách nhìn đơn giản để hiểu ra sự vận hành phức tạp của quy luật kinh tế giữa các nước, trong đó có luồng vận chuyển của tư bản mà chúng ta đang quan tâm.

- Thứ nhất, khi đa số quốc gia đều áp dụng quy luật thị trường và quyền tự do giao dịch để tạo ra của cải, thì luồng tư bản của các nước cố tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất và tránh nơi ít lời hoặc lắm rủi ro. Luồng tư bản đó là tiền đầu tư của doanh nghiệp, của giới đầu tư tài chính nhận tiền tiết kiệm từ công chúng để đặt vào nơi sinh lời và an toàn. Khi đó, các nhà đầu tư này có thể trở thành chủ nợ nếu cho xứ khác vay tiền. Một con số đáng lưu ý là từ khi các nước đang phát triển bắt đầu chuyển hướng hơn 30 năm trước, họ tiếp nhận được một lượng tư bản rất lớn của các nước giàu, cụ thể là từ khoảng 25 tỷ đô la vào năm 1980 lên tới 1.200 tỷ vào năm ngoái.

- Thứ hai, trong đầu tư, ta có loại trực tiếp là đem tiền vào xứ khác lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng có lời nhất. Loại đầu tư trực tiếp này phải mất nhiều năm thực hiện mới có kết quả nên không dễ tháo gỡ để triệt thoái. Một thí dụ ta cần sớm nhìn ra là khi Trung Quốc hết tăng trưởng như xưa và lại mất dần lợi thế nhân công rẻ thì xứ này hết là "công xưởng toàn cầu" như trong mấy chục năm qua. Khi đó, giới đầu tư trực tiếp cần tìm nơi khác, nhưng sự xoay chuyển ấy sẽ chậm rãi chứ không đột ngột như loại đầu tư gián tiếp, là loại đang làm chúng ta quan tâm.

RFI : Anh dẫn từng bước là để nói đến loại đầu tư đang gây quan ngại trên các thị trường. Thưa anh loại hình đầu tư gián tiếp đó gồm có những gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Loại gián tiếp có thể gọi là đầu tư tài chính và chủ yếu nhắm vào ba thứ khí cụ tài chánh, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ.

- Đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại mức lời cao nhờ cổ tức hay tiền lời kinh doanh và nhờ sai biệt giữa giá bán ra cao hơn giá mua vào, mà lại bị rủi ro cao. Đầu tư vào trái phiếu là đem tiền cho vay từ ngắn đến dài hạn, với lợi tức gọi là cố định vì là phân lời, "rendement" hoặc "yield", được trả cho trái chủ, là chủ nợ. Quy tắc nên nhớ là trị giá trái phiếu hay giấy nợ xoay ngược với phân lời: khi nghe nói giá trái phiếu tăng thì cũng có nghĩa là phân lời giảm, và trái lại.

- Khí cụ thứ ba là ngoại tệ, sở trưởng khai thác của các ngân hàng lớn, với trị giá tương đương hơn ngàn tỷ đô la được trao đổi một ngày 24 tiếng trên toàn cầu. Loại hình đầu tư này là mua vào một ngoại tệ và thanh toán bằng một ngoại tệ khác nên nó liên hệ đến đồng bạc của hai nước. Loại đầu tư này có độ thanh khoản cao, tức là có thể đổi ra tiền mặt rất nhanh, nên gây biến động lớn, là trường hợp xảy ra hiện nay với một số quốc gia.

- Yếu tố đáng chú ý kia của việc đầu tư vào ngoại tệ là người ta có thể vay tiền ở xứ có lãi suất rẻ để mua ngoại tệ cho vay ở xứ có lãi suất cao hơn và kiếm lời nhờ sự sai biệt này. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "carry trade", mà ta có thể tạm dịch là "giao dịch lợi sai". Bây giờ, mình trở lại nội dung đích thực của vấn đề, là khác biệt về triển vọng sinh lời ở từng nơi.

RFI : Sau khi anh trình bày quy tắc căn bản như vậy, chúng ta trở lại thực tế của các thị trường. Đó là Hoa Kỳ đã tạm hồi phục và sẽ đảo ngược hoặc ít ra tiết giảm dần biện pháp bơm tiền nên phân lời trái phiếu trên thị trường Mỹ đã tăng vọt khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo việc sẽ chuyển hướng, nhất là qua biên bản của kỳ họp lần trước của họ vừa được công bố hôm 21. Trong khi ấy, tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển lại có triệu chứng suy giảm và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn sáng sủa như trước nên họ mới rời bỏ các thị trường này và đưa tiền qua Mỹ, hoặc về Mỹ. Đấy có phải là một lý do chính hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta đi dần vào chuyện rắc rối hơn.

- Cả ba loại khí cụ đầu tư nói trên, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ, thật ra đều có liên hệ với nhau vì tùy vào tình hình kinh tế, kỳ vọng kiếm lời và kết tinh vào mức lãi suất. Bây giờ, mỗi xứ lại bị chấn động nặng nhẹ khác nhau vì hoàn cảnh kinh tế tài chánh của từng nước. Thí dụ như năm năm trước, các nước Á Châu đều đầy ứ tư bản tài chánh khi Mỹ-Âu ào ạt bơm tiền và hạ lãi suất, nhờ vậy cổ phiếu và các ngoại tệ Châu Á đều lên giá. Bây giờ thì như thủy triều rút ngược vì cổ phiếu nói chung mất giá kể từ Tháng Năm. Một số nước còn bị trầm trọng hơn về ngoại hối nếu đã bị nhập siêu và khiếm hụt cán cân vãng lai, như Ấn Độ, Indonésie, và Thổ Nhĩ Kỳ.

- Khi đồng bạc mất giá so với ngoại tệ khác mà mình lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và hụt cân chi phó thì càng khó bán ngoại tệ để vực giá đồng bạc. Khi kinh tế sa sút, như trường hợp Brazil hay Ấn Độ, thì chẳng xứ nào dám nâng lãi suất để giữ khách vì lãi suất cao lại cản trở sản xuất. Hoặc nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brazil và Ấn Độ, thì chẳng ai dám phá giá đồng bạc để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất cảng. Nghĩa là xứ nào mà có nhược điểm riêng như con bệnh đang yếu sẵn thì cơn chấn động này có thể là dịch bệnh nguy ngập.

- Mà hoàn cảnh Á Châu nay cũng khác, do sự thoái trào của Trung Quốc và suy trầm của nhiều xứ Châu Á khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Mã Lai Á, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động lần này có khi lây qua xứ khác chứ không chỉ là vấn đề của các nước đã nhận quá nhiều tư bản nóng để đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ nay bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ Đông mà chảy về Tây.

RFI : Khi anh trình bày qua từng bước từ đơn giản đến phức tạp mà lại nói rằng cơn chấn động hiện nay có thể lây lan qua xứ khác thì liệu chúng ta có thấy tái diễn một vụ khủng hoảng Châu Á năm 1997 và dội qua nước Nga rồi chuyển ngược vào Hoa Kỳ năm 1998 hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Vì mỗi thời mỗi khác nên tôi xin đơn cử vài thí dụ để ta suy đoán thêm.

- Như năm 1991, Nhật bị suy trầm và hạ lãi suất tới sàn khiến tư bản chạy ra ngoài kiếm lời theo kiểu "carry trade". Rồi cơn động đất Kobe năm 1995 khiến tư bản Nhật giải kết ở ngoài để rút tiền về tái thiết, nhưng lần đó, cơn chấn động không kéo dài. Năm 1997 thì tình hình nguy kịch hơn cho Đông Á vì sự lạc quan hồ hởi của các nước tân hưng, rồi sau cơn khủng hoảng, các nước bị nạn đều rút kinh nghiệm và cải cách, nhất là Nam Hàn, nên có nền móng tương đối khá hơn. Chi tiết đáng lo cho thời nay là dầu thô hiện đã quá trăm đồng một thùng chứ không chỉ ở quãng vài chục đô la như trong vụ khủng hoảng 97-98 nên hậu quả nhập siêu quả là rất đáng ngại.

- Thí dụ thứ ba là năm 2007, khi vụ khủng hoảng tín dụng gia cư loại thứ cấp tại Mỹ bắt đầu, lãi suất Mỹ giảm mạnh làm Nhật bị chấn động vì dồn tiền từ nơi chỉ có lãi suất là 0,50% vào Hoa Kỳ để hưởng lãi suất hơn 5%. Khi Mỹ đảo ngược chính sách tiền tệ và hạ lãi suất, nghiệp vụ carry trade của Nhật bị thiệt hại lớn và đồng Yen lên giá sau đó càng gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật cho tới năm ngoái. Sau cùng, cũng mới năm ngoái thôi, người ta cứ than là khối Âu-Mỹ cố hạ giá đồng bạc và gây ra cuộc chiến về ngoại tệ để chiếm lợi thế xuất cảng, bây giờ thì thiên hạ lại sợ tiền Mỹ lên giá làm các nền kinh tế đang lên sẽ lại sụp vì những khó khăn của họ!

 RFI : Hình như là các thí dụ vừa rồi của anh cho thấy hai ba điều. Thứ nhất là luồng tư bản có thể chảy ngược, thứ hai, khi điều ấy xảy ra, nền kinh tế nào mà có vấn đề ở bên trong thì sẽ bị hiệu ứng nặng nhất, và nếu nhiều nền kinh tế lại bị cùng một lúc thì chúng ta dễ bị một vụ khủng hoảng lan rộng. Mấy kinh nghiệm đó có giúp ích gì cho các nước bị nạn lần này không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Tôi nghĩ chuyện đảo điên hay tái lập lại thất quân bình là hiện tượng thường trực và tất nhiên của kinh tế. Khi tư bản chảy khỏi các nền kinh tế có đà tăng trưởng thấp tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì cũng tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang lên trong mấy năm liền. Nếu họ không nhân cơ hội để vừa phát triển vừa cải tiến cơ chế mà cứ tưởng sẽ mãi mãi có tiền từ xứ khác vào thì dễ bị khủng hoảng. Bây giờ, với nạn suy trầm, lương bổng và hối suất sút giảm, nước nào có thể nhân chuyện này mà chấn chỉnh lại cơ cấu và nâng sức cạnh tranh thì dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Ăn thua là lãnh đạo đừng gây thêm hốt hoảng và tránh nổi động loạn bên trong. Có lẽ các nước đang phát triển mà có dân chủ thì dễ thoát hiểm nhất.

RFI : Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.
Mai Vân / Nguyễn Xuân Nghĩa (RFI)

Sếp ngành thoát nước lương 2,6 tỷ


Mặc dù là đô thị lớn, cơ sở hạ tầng của TP HCM vẫn thuộc dạng yếu kém

Ủy ban Nhân dân TP HCM vừa có kết luận về sai phạm đối với chế độ tiền lương tại bốn công ty công ích của thành phố.

Bốn công ty bị kết luận sai phạm bao gồm: Công ty Thoát nước Đô thị, Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn, Công ty Chiếu sáng Công cộng và Công ty Công viên Cây xanh.

Kết luận của UBND TP HCM được các báo trong nước trích dẫn ngày 27/8 cho thấy lãnh đạo các công ty này đang được hưởng mức lương cao bất thường, trong đó cao nhất là của giám đốc của Công ty Thoát nước đô thị, với mức lương đến 2,6 tỷ đồng/năm (122.000 đôla Mỹ).

Trường hợp của giám đốc Công ty Chiếu sáng Công cộng, mức lương cũng cao không kém, ở mức 2,2 tỷ đồng/năm.

Các giám đốc hai công ty còn lại, Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn và Công ty Công viên Cây xanh, có mức lương lần lượt là 856 triệu và 853 triệu đồng/năm.

Kết luận của UBND TP HCM nhận định: “Việc chi lương cho giám đốc doanh nghiệp công ích cao bất thường và hơn nhiều lần so với người lao động mùa vụ”, báo trong nước trích dẫn.

“Ðơn cử, thu nhập của giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị cao gấp 41 lần so với lương của người lao động mùa vụ.”

Lương cao bất thường

  • Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị: 2,6 tỷ đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Chiếu sáng Công cộng: 2,2 tỷ đồng/năm.
  • Giám đốc Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn: 856 triệu đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh: 853 triệu đồng/năm.

UBND TP HCM cũng cho biết các công ty nói trên ngoài ra còn có nhiều sai phạm về luật lao động, trong đó có việc ký hợp đồng lao động thời vụ với hàng trăm lao động thường xuyên, hoặc ký hợp đồng có thời hạn với hàng trăm trường hợp đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Theo kết luận của UBND, các công ty này sẽ phải hoàn lại khoản tiền tổng trị giá hơn 6,3 tỷ đồng đã sử dụng để trả lương, tiền thưởng sai quy định cho các viên chức quản lý, đồng thời phải có hình thức “khắc phục hậu quả để khôi phục quyền lợi của người lao động”.

Mức lương cao bất thường của lãnh đạo các công ty công ích tại thành phố Hồ Chí Minh dường như trái ngược với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém của thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều con đường bị sạt lở và tình trạng mất điện vào mùa khô, ngập nước vào mỗi mùa mưa.

Kiểm soát thu nhập

Liên quan đến vấn đề thu nhập của công chức nhà nước, hiện nay Thanh tra Chính phủ tại Việt Nam đang xây dựng đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Đề án này được đưa ra nhằm kiểm soát ba nhóm thu nhập chính của người có chức vụ, quyền hạn trong nhà nước, bao gồm:
  • Thu nhập từ ngân sách nhà nước như lương, phụ cấp
  • Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân như giao dịch chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh …
  • Thu nhập từ quà tặng, biếu, tiền thường, hoa hồng.
Một trong những điểm đáng chú ý của đề án này, đó là quy định chi tiêu từ 200 triệu đồng phải được thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

Cũng theo đề án này, thông tin về thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ được tích hợp từ khi người này bắt đầu hoạt động ở cương vị được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu.
(BBC)

Bộ trưởng Quốc phòng VN thăm Manila

Đại tướng Phùng Quang Thanh chào xã giao Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Đại tướng Phùng Quang Thanh đã tới chào xã giao Tổng thống Philippines Benigno Aquino

Đại tướng Phùng Quang Thanh đang có chuyến thăm Philippines ba ngày (25/8-27/8) để bàn về hợp tác quốc phòng, trong đó có chủ đề Biển Đông.

Trong thời gian ở Philippines, Bộ trưởng Thanh đã tới chào xã giao Tổng thống Philippines, dự lễ đón chính thức và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Voltaire Gazmin.

Thông tấn xã Việt Nam chỉ nói vắn tắt rằng tại buổi hội đàm, hai bên "trao đổi các vấn đề cùng quan tâm; đánh giá quan hệ quốc phòng Việt Nam- Philippines trong thời gian qua và thống nhất nội dung hợp tác mà cấp làm việc đã báo cáo theo nội dung bản thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng song phương".

Truyền thông Philippines, ngược lại, tường thuật khá nhiều về cuộc hội đàm giữa hai ông bộ trưởng, đồng thời nhấn mạnh liên quan của hai bên trong vấn đề Biển Đông.

Điều này nhất quán với chủ trương xưa nay của hai bên: trong khi Manila lớn tiếng hơn trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Hà Nội tỏ ra thận trọng và nghiêng về xu hướng hoạt động sau hậu trường.

Việt Nam cũng luôn luôn khẳng định không liên minh với quốc gia nào để chống lại nước thứ ba.

Bộ Quốc phòng Philippines ra thông cáo sau cuộc hội đàm giữa hai ông Phùng Quang Thanh và Voltaire Gazmin.

Đe dọa an ninh

Thông cáo viết: "Hai vị quan chức đã đánh giá các hoạt động chung và thảo luận các sáng kiến hợp tác khác bao gồm hỗ trợ nhân đạo và hợp tác cứu nạn, dựa trên kinh nghiệm của cả hai bên trong lĩnh vực khắc phục thiên tai".

Theo thông cáo, hai ông bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh mới đây mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình ở Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines); cũng như chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Các nguồn tin của Việt Nam không nhắc tới nội dung thảo luận nói trên.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm Cảnh sát biển
Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ tới Brunei dự hội nghị ADMM+ lần thứ hai

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Philippines viết thêm: “Kể từ khi Việt Nam và Philippines ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 2010, quan hệ quốc phòng hai bên đã được phát triển thông qua các chuyến thăm cấp cao, trao đổi nhân lực và chia sẻ thông tin. Các trao đổi này đã giúp đẩy mạnh quan hệ giữa hai chính phủ cũng như giữa hai dân tộc vì lợi ích chung giữa hai nước".

Ngày thứ Ba 27/8, Bộ trưởng Thanh rời Philippines đi Brunei để tham dự Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Quốc phòng Asean và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean mở rộng lần 2 (ADMM+).

Theo kế hoạch Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cũng sẽ tham dự cuộc họp bộ trưởng quốc phòng mở rộng này.

Trong một diễn biến có liên quan tới tình hình Biển Đông, Nhật Bản vừa bàn giao ba tàu tuần tra hiện đại cho Cảnh sát biển Việt Nam hôm thứ Hai 26/8.

Ba tàu CSB 8003, CSB 2015 và CSB 2016 đã được sửa chữa nâng cấp tại nhà máy Z173 của Bộ Quốc phòng, cải tiến và thay thế một số hệ thống hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên lạc, radar, cứu sinh và cứu hỏa.

Báo Quân đội Nhân dân nói tàu CSB 8003 không chỉ có khả năng truyền tín và thoại, mà còn có khả năng truyền hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Cục Cảnh sát biển Việt Nam, thuận lợi cho việc chỉ đạo, nhất là khi có tình huống phức tạp nảy sinh.

Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó cục trưởngCục Cảnh sát biển Việt Nam, được dẫn lời nói việc bàn giao các tàu nói trên "sẽ góp phần tăng cường đáng kể khả năng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển".
(BBC)

TQ mở rộng điều tra tập đoàn dầu khí


Bốn quan chức của CNPC đang bị điều tra

Chính phủ Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra tham nhũng tại tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC).

Ba quan chức, gồm hai phó chủ tịch và trưởng phòng địa chất, đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, theo thông báo chính thức.

Mới hôm 26/8, Trung Quốc cho biết một phó chủ tịch của CNPC, Vương Vĩnh Xuân, đang bị điều tra.

Nay, hai phó chủ tịch khác và một chuyên gia địa chất được nêu tên – cả ba đã từ chức vì nguyên do cá nhân, theo thông báo của CNPC.

Tin tức đưa ra ngay sau khi phiên tòa xử cựu bí thư thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, kết thúc hôm 26/8.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã mở chiến dịch chống tham nhũng, điển hình là cuộc điều tra cáo buộc khống chế giá trong ngành dược.

Tập đoàn dược của Anh GlaxoSmithKline bị công an Trung Quốc cáo buộc thực hiện việc hối lộ.

Một cựu giám đốc của tập đoàn viễn thông China Mobile cũng đang bị điều tra.

Người đứng đầu Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, Lưu Thiết Nam, bị tước hết chức vụ hồi tháng Năm.
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • Antitrust 'not target' foreign companies (Washington Post) - An official said antitrust investigations aren't targeting foreign companies but are instead part of an overall effort at tougher enforcement of the anti-monopoly law.
  • Fast forward with film (Washington Post) - In the past year, Chinese films have galloped ahead like a dark horse, beating Hollywood imports.
  • Wuhan: Early adapter of 3D printing (Washington Post) - China, known as the world's factory, is exploiting three-dimensional printing technology to help its manufacturers make high-end products.
  • Central city with a global vision (Washington Post) - Wuhan, capital of Central China's Hubei province, is among China's fastest-growing cities and home to significant economic activity, as the government encourages urbanization in the middle reaches of the Yangtze River.
  • Artworks paint a picture of change (Washington Post) - The Power Station of Art's exhibition Portrait of the Times - 30 Years of Contemporary Art in Shanghai renders a panorama of China's contemporary art development since the early 1980s.
  • Artistic frontiers (Washington Post) - Feng Yuan is a tireless explorer in the world of art, a Chinese painting master who blazed a way of his own.
  • More than skin deep (Washington Post) - A growing Chinese willingness to go under the knife for cosmetic purposes cuts to core questions about the changing national psyche.
  • Battling the bulge (Washington Post) - According to the Chinese Center for Disease Control and Prevention, the number of obese people under the age of 18 has reached 120 million in 2013,
  • Animal lovers dote on furry families at fair (Washington Post) - At the 16th Pet Fair Asia, which began on Thursday in Shanghai's World Expo Exhibition and Convention Center, thousands of pet owners from around the country crowded the 37,000-square-meter venue.
  • Sex ratio may cause marriage squeeze (Washington Post) - China still faces a tough challenge to redress a long-term skewed sex ratio of births, which now stands at about 117.7 boys for every 100 girls.
  • Trami batters southern China (Washington Post) - Typhoon Trami has slammed into southern China, bringing with it torrential rain, while the country's northeast is tackling severe flooding that has left hundreds of people dead or missing.
  • Singapore PM aims to cement relations (Washington Post) - The prime minister of Singapore arrived in Beijing for his fifth official visit to China amid high expectations from both sides that bilateral ties will be upgraded.
  • Bo Xilai insists he did not abuse power (Washington Post) - Former Chongqing Party chief Bo Xilai denied the charge of abusing power to cover up a murder case and to sack a police chief without proper procedures.
  • Wang Lijun testifies against Bo Xilai (Washington Post) - The former vice-mayor and police chief of Chongqing convicted of defection, Wang Lijun, testified in court on Saturday that fallen senior official Bo Xilai had allegedly tried to cover up a murder case involving Bo's wife.
  • China urged to boost ties with Jamaica (Washington Post) - Thriving Sino-Jamaican relations should not be limited to economic partnerships, but extended to global issues, said the visiting Jamaican prime minister.
  • The hidden reefs in China-US relations (Washington Post) - While China and the US seek to elevate their military ties, some old stumbling blocks still stand in the way and new issues keep rising.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét