Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tin ngày 17/8/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

VẬT THẾ CHẤP CHÍNH TRỊ

Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.
Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.
Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.
Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển vật thế chấp càng có nhiều hình thức tinh vi hơn. Tinh vi và ác độc nhất vẫn là các chính khách lấy đồng bào mình làm vật thế chấp chính trị trong bang giao. Trong khi họa cũng trút lên đầu dân, mà nguy cũng trút lên đầu dân, còn lộc thì chính khách và dòng họ an hưởng.
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay, phương án dùng dân làm vật thế chấp để đi buôn chính trị của chính khách. Thời chiến cũng thế, và thời bình cũng thế.
Hoa Kỳ khi muốn lấy lòng toàn thế giới, vật thế chấp của họ gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đã thế, ở đâu có bất ổn, họ sẵn sàng đem tuổi trẻ của họ làm lính viễn chinh đến, với cái gọi là vì tự do dân chủ. Nhưng nếu nhìn về bản chất, những người trẻ lính viễn chinh này không ngoài là vật thế chấp.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam 83 năm qua, vừa ra khỏi ách đô hộ thực dân Pháp thì lao vào nội chiến. Hậu quả, hơn 3 triệu sinh linh đã ngả xuống, đến giờ này còn hơn 300 ngàn không tìm được xác, và còn hơn 200 ngàn đã tìm được xác, nhưng chưa rõ họ tên. Những chiến sỹ vô danh ấy, họ sinh ra, và lớn lên, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ là vật thế chấp cho ngai vàng của các chính trị gia của cả 3 bên – thắng cuộc, bỏ cuộc, và thua cuộc trong nội chiến kéo dài 20 năm.
Hòa bình lập lại, chưa được yên ấm bao nhiêu ngày. Một nửa bên thu và bỏi cuộc trở thành vật thế chấp để các chính khách bên thắng cuộc tiếp tục nồi da nấu thịt, để người dân thà bỏ thây cho cá, cướp biển, để đi tìm đất sống. Và chỉ vì chính khách kém tầm trong ngoại giao, và mê muội trong men say thắng cuộc. Một cuộc chiến kéo dài 12 năm ở cả 2 biên giới Tây Nam và phía Bắc – 1978 đến 1990. Hàng triệu thanh niên nữa lại ngả xuống, không phải vì chén cơm manh áo của mình và gia đình mình, mà vì sai lầm của chính khách.
Vốn xuất thân từ giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhờ không có gì để mất – giai cấp vô sản. Họ đã chọn con đường đã và đang đi theo 83 năm qua là con đường tăm tối. Nó đã sụp đổ ngay tại cái nôi sinh ra nó. Nhưng có một nghịch lý cuộc đời là, chính giai cấp vô sản là giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhưng khi cướp được chính quyền, thì họ lại không có gì để có thể dựng xây đất nước. Thế cuộc buộc họ lại phải quay lại con đường mà họ đã đạp đổ nó – bất công, độc tài và tàn ác còn hơn cả thực dân.
Vì không có gì để dựng xây đất nước, và con đường đã chọn tăm tối ấy, họ lại quay sang lấy biên cương lãnh thổ, tài nguyên và cả đồng bào mình làm vật thế chấp cho việc bang giao.
Khi vào WTO và muốn ra khỏi các nước nằm trong danh sách các nước đặc biệt bị quan tâm – Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC – một số nhân vật bất đồng chính kiến như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Ngô Quang Kiệt, giáo dân Thái Hà, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, v.v… để làm vật thế chấp trong đàm phán bang giao. Họi được thả và giảm án.
Sau khi vào được ra khỏi danh sách CPC, và vào WTO cùng lúc vào tháng 11/2006, thì tình trạng đàn áp tôn giáo và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến lại diễn ra dày đặt, ngày càng gia tăng từ 2008 đến nay. Cụ thể là tháng 02/2005 Linh mục Nguyễn Văn Lý được giảm án và ân xá, thì đến 18 tháng Hai năm 2007 ông bị bắt và chính thức ngồi tù lại vào ngày 30 tháng Ba năm 2007. Luật sư Lê Quốc Quân cũng trở lại nhà tù vào tháng 12/2012, sau khi bị bắt vào tháng 3/2007, và còn bao nhiêu người khác nằm trong diện sẵn sàng “chờ đợi” làm vật thế chấp cho con buôn chính trị.
Hôm qua, câu chuyện giảm án của Phương Uyên từ 4 năm tù giam còn 3 năm tù treo cộng với 3 năm quản thúc. Với Nguyên Kha giảm án từ 8 năm tù còn 4 năm tù cũng không ngoại lệ là vật thế chấp chính trị trong bang giao. Vì nếu chế độ này đối xử tốt với dân thì cái án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã không y án sau phiên phúc thẩm! Xem ra chế độ Phong kiến xưa kia tuy vậy mà vua lo cho dân, cho nước hơn nhiều.
Liệu những điều trên các quốc gia bang giao với Việt Nam họ có biết? Chắc chắn và đương nhiên là quá biết, và càng không tin cậy Việt Nam, khi đồng bào Việt Nam bị đối xử tệ thì làm sao họ là ngoại bang được đối xử tốt hơn?
Từ đó cho thấy, chế độ đảng cầm quyền này chưa và sẽ không bao giờ xem dân là gốc, mà luôn là vật thế chấp trong mọi cuộc bán buôn nhơ nhớp của chính trị. Chỉ có ngoại bang có ảnh hưởng đến sinh mệnh sống còn của đảng cầm quyền mới có thể sai khiến được chế độ này làm theo như kiểu con tắc kè đổi nàu để đấu tranh sinh tồn, rồi màu khát máu vẫn là màu của máu.
Một chế độ mà ở đó, xem người dân là vật thế chấp cho con buôn chính trị thì bản chất của chế độ đó như Marx nói – chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại, để chăm chút cho bộ lông của mình. Nhưng xem ra súc vật còn có lòng tin với gia chủ của nó được nuôi nấng, vỗ về. Còn với chế độ Việt nam hiện tại niềm tin dân chúng đã không còn 38 năm qua và mãi mãi.
Sức mạnh của một thể chế nhà nước là ở toàn dân, khi niềm tin dân chúng đã cạn kiệt thì, liệu chế độ đó tồn tại được bao lâu? Sức mạnh mềm của một quốc gia là vô hình và vô hạn. Liệu với cách cư xử với đồng bào đã từng vào sinh ra tử cho chế độ như thế thì sức mạnh mềm của Việt Nam có còn?
THEO BS HỒ HẢI

Cuộc cờ của Đảng Cộng Sản

Việt Nam đang quỳ lạy Mỹ cho VN gia nhập TPP, bò ra mà liếm gót giày của kẻ cựu thù để mong nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược, để được Mỹ bán cho vũ khí sát thương hòng đem về mị dân trong nước.
Mỹ thì để lời hứa lửng lơ con cá vàng với anh ăn mày xảo quyệt 2 mang và đem mồi câu nhân quyền ra để nhử.
Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ không để vuột mất miếng mồi béo bở bằng vụ xử án Phương Uyên và Nguyên Kha.
Với những vụ xử án những người chống đối chính quyền trước đây như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, 15 thanh niên công giáo… thì người nhà còn không được thăm gặp trước vụ xử ( nếu như bộ não tôi nhớ tốt). Nhưng với trường hợp của Uyên và Kha thì một đoàn các blogger không có quan hệ máu mủ gì với 2 em lại được cho vào thăm hỏi trước ngày xử án. Đó là chỉ dấu cho thấy cho thấy vụ án này sẽ không bình thường.
Vào ngày xử án công khai thì cũng như bao nhiêu vụ xử án công khai trước, công an đầy rẫy từ chìm tới nổi và cả loại không nổi không chìm quanh tòa án. Cũng không cho người nhà vào, cũng bắt bớ những đoàn blogger tới đưa tin và chụp hình làm dáng tại tòa. Vẫn bình thường !
Các đoàn blogger cũng la ó, phản đối, biểu tình lòng vòng quanh tòa và thành phố với khẩu hiệu băng rôn các kiểu nào là ” Đả đảo” , “Phản đối”, ” người yêu nước vô tội”, “Đảng CS hèn với giặc ác với dân”. Nói chung là làm um sùm lên các kiểu để phản đối VN không có nhân quyền. Vẫn như bình thường
Thì đùng một cái điều bất thường xảy ra khi tòa án CS tuyên bố em PU tù treo, Kha thì 4 năm tù giam (dự sẽ là tội chế tạo chất nổ nguy hiểm + 2 năm tội trước chưa thụ án.)
Thế là vừa vả vào mặt những blogger nói VN ko có nhân quyền, vừa ghi điểm với dư luận mù mờ của đại đa số quần chúng là Đảng không có bán nước khi kết tội người yêu nước chống TQ ,vừa chứng tỏ với Mỹ là em gái VN rất quyết tâm vào TPP lắm anh ạ.
ĐCS đã dùng chiêu nhất cử tam tứ tiện để đạt mục tiêu chính trị dài hạn. Trong khi đó các nhóm dân chủ, blogger trong nước lại gọi đó là chiến thắng trước ĐCS. Họ reo mừng chiến thắng, không tin vào điều vừa xảy ra, ăn mừng cái điều mà họ vừa được Đảng ban cho mà không biết rằng mình vừa giúp Đảng thắng một bàn thắng rất đẹp trên bàn cờ lớn chính trị lớn.
Chiến thắng gì khi ăn được con tốt của đối phương nhưng lại để chiếu tướng cả bàn cờ!?
Trào nước mắt vì vui mừng ư? Có lẽ nên trào nước mắt để khóc cho số phận của dân tộc Việt Nam mãi mãi thua dài trong ván cờ với Đảng thì hơn.
Chốt lại một câu : “VÁN CỜ KẺ ĐƯỢC HỌ VUI THÔI”
P/S: Mừng cho cá nhân bản thân em Uyên thoát khỏi ngục tù CS
THEO FB Kenji Taro

Tôi tiếc cho những thanh niên đang sợ


Trả lời phỏng vấn BBC ngày 16/8 ngay sau khi ra khỏi trại tạm giam, sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói “Tôi rất hạnh phúc” khi được trở về với gia đình.
Giải thích về quyết định tự bào chữa, Uyên nói “tôi muốn nói nhiều hơn nhưng tại tòa thì những vụ án như tôi, quyền hạn của luật sư rất hạn chế, thậm chí là không có, nên tôi quyết định tự bào chữa cho mình.”
Trả lời trước câu hỏi của BBC về những thay đổi trong một năm qua, sinh viên này cho biết:
“Người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn”
“Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được.”
“Nhưng như người ta bảo, hữu dũng vô mưu … Tôi sẽ điềm tĩnh hơn.”
“Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi … Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.”
“Tôi rất tiếc khi nhìn thấy những thanh niên là bạn ngồi cùng lớp với tôi, là các anh chị đã tốt nghiệp, nhưng vì sợ, họ lại trú mình.”
THEO BBC

CỘNG SẢN CHỈ CÓ SỤP ĐỔ, KHÔNG CÓ CHUYỂN ĐỔI

  Trong một bài viết hôm 12/8/2013 của ông bác sỹ Benjamin S. Carson – một tài năng y học của thế giới – trên Real Clear World về chủ đề chính phủ mới ở Trung Hoa chống lại hiến pháp của Hoa Kỳ. Ông cho rằng, 3 bài viết trên các trang nhất Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo và Hỏa Tuyến Bình luận của một giả có bút hiệu là Ma Zhongcheng – 马众诚, có nghĩa là Trung thành với chủ nghĩa Marx – đều cho thấy là một kiểu sửa lại những bài tuyên truyền cũ của thời Mao Trạch Đông ở thập niên 1970.
Theo Bùi Mẫn Hân – Minxin Pei – một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Claremont McKenna College, gần đây đã viết, “Các lãnh đạo mới của Trung Hoa có thể bỏ qua một số cải cách về kinh tế, hành chính phù hợp với mục tiêu bảo tồn sự cai trị của Đảng Cộng sản. Nhưng nó sẽ không chấp nhận bất cứ sáng kiến ​​nào có thể gây nguy hiểm đến độc quyền chính trị của đảng cộng sản, mặc dù đảng cộng sản ở Trung Hoa bây giờ không còn lý tưởng của cộng sản”.
Qua những chính sách cải tổ gần đây của Trung Hoa, nổi bật nhất là chiến lược kinh tế ba phàm là của Lý Khắc Cường – Likonomics: không kích thích kinh tế, giảm nợ và tái cơ cấu – cũng thấy thấy nó chỉ đơn thuần là 3 biện pháp tạm thời giải nguy cho nền kinh tế Trung Hoa. Không giống với chiến lược của ông Shinzo Abe – Abenomics – là một phức hợp cải cách gồm 3 mục tiêu chính trị song hành với 3 mục tiêu kinh tế cho nước Nhật. Càng không giống như Hoa Kỳ là, mỗi lần thay đổi lãnh đạo có trường phái khác nhau, thì chính trị và kinh tế cũng đổi theo.
Ở Việt Nam cũng vậy, trong bài viết Bàn về kỷ vật của chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama của tôi, những sự kiện tôi đã liệt kê, chứng minh hùng hồn cho việc đối với đảng cộng sản thì không có chuyện chuyển đổi. Thậm chí, sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đảng cộng sản ở Việt Nam còn sửa đổi hiến pháp năm 1992, để thêm cái điều 4 nhằm khẳng định độc tôn cầm quyền ở Việt Nam, mà các hiến pháp 1946, 1959 và 1980 chưa bao giờ có điều này.
Lịch sử thế giới về các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền cũng cho thấy rõ điều này. Những năm 1950s, một số quốc gia Đông Âu như, Ba Lan, Tiệp Khắc và Nam Tư, họ đã chán chê đảng cộng sản, họ muốn ly khai và thay đổi nền chính trị theo phương Tây. Nhưng dưới sự kiểm soát của Liên Xô bằng mọi cách cả chính trị lẫn quân sự đã không cho phép họ chuyển đổi nền chính trị từ đơn nguyên sang đa nguyên, và nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường tự do. Mãi đến khi Liên Xô thất bại và sụp đổ vì sau một thời gian dài đi theo nền kinh tế bao cấp, mà phải chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và phương Tây, trong khi phải bảo kê cả các đồng minh cộng sản trên toàn thế giới, thì sự sụp đổ thực sự mới diễn ra ở Đông Âu.
Nhưng dù, Trung Hoa đã từ bỏ nền kinh tế bao cấp từ 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình thỏa thuận với Hoa Kỳ bằng Thông Cáo Thượng Hải 12/1972, và Liên Xô cùng Đông Âu sụp đổ 1990, đảng cộng sản ở Trung Hoa vẫn không từ bỏ con đường độc tôn cầm quyền của mình. Việt Nam nằm cạnh Trung Hoa cũng phải đi theo Trung Hoa bằng Hội nghị Thành Đô, để đảng cộng sản ở Việt Nam tiếp tục khẳng định độc tôn cầm quyền bằng hiến pháp sửa đổi 1992.
Hơn nửa triệu người trước Quảng trường Thiên An Môn ngày 04/6/1989 vẫn bị xe tank, súng đạn của Đặng tàn sát chỉ trong 1 đêm.
Bây giờ, Trung Hoa đang khủng hoảng tài chính do nền kinh tế định hướng thị trường xuất khẩu và sản xuất hàng hóa giá rẻ, đẩy tăng trưởng bằng đầu tư công từ tiết kiệm của hộ gia đình. Kinh tế Trung Hoa chắc chắn sẽ hạ cánh nặng nề, nhưng với ngôi vị độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản không thể lung lay. Vì với tư tưởng của Mao, họng súng đẻ ra chính quyền, các quốc gia có đảng cộng sản nắm quyền sẵn sàng độc ác để giữ sự độc tôn cầm quyền. Thiên An Môn đẫm máu, mới đây nội loạn Tây Tạng, Tân Cương, họ đã đàn áp dã man.
Việt Nam là bản sao tận tụy và trung thành nhất của Trung Hoa từ sau 1990, là đồng minh chiến lược của Trung Hoa cũng đang sụp vào vũng lầy của một nền chính trị nửa dơi, nửa chuột và kinh tế kiểu mang màu sắc Trung Hoa. Cho nên khi Trung Hoa không sụp đổ, thì đảng cộng sản ở Việt Nam vẫn còn độc tôn nắm quyền hành cai trị.

Tất cả những điều trên cho ta thấy rằng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà đảng cộng sản cầm quyền, thì chỉ có sụp đổ mới có sự thay đổi thực sự về chính trị và kinh tế. Việc chuyển đổi từ một nền chính trị đơn nguyên và một nền kinh tế do nhà nước chỉ huy sang một nền chính trị đa nguyên và một nền kinh tế thị trường tự do, khi đảng cộng sản chưa sụp đổ là điều ảo tưởng.

Theo Blog BS HoHai

Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Marx đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế.
Qua việc đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của của ba lý thuyết này có thể làm sáng tỏ việc nghiên cứu lĩnh vực Kinh tế chính trị quốc tế. Thế mạnh của những quan điểm này sẽ được áp dụng để thảo luận những vấn đề cụ thể như thương mại, đầu tư, và phát triển. Mặc dù tư tưởng của tôi là chủ nghĩa tự do, nhưng chủ nghĩa hiện thực và thậm chí đôi khi chủ nghĩa Mác mô tả rất tốt thế giới mà chúng ta đang sống. Việc kết hợp cả ba dòng tư tưởng có lẽ không phải là con đường chính xác về mặt lý thuyết, nhưng đôi khi có lẽ là con đường duy nhất mà chúng ta có để hiểu rõ thế giới.
Ba dòng tư tưởng này khác biệt nhau về một số vấn đề như : Thị trường có tầm quan trọng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế và sự phân phối của cải giữa các nhóm người và các xã hội ? Thị trường nên đóng vai trò như thế nào trong việc tổ chức xã hội trong nước và quốc tế? Hệ thống thị trường có tác động gì tới các vấn đề như chiến tranh và hòa bình hay không? Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự chính là trọng tâm của kinh tế chính trị quốc tế.
Ba dòng tư tưởng này khác nhau cơ bản trong quan điểm về mối quan hệ giữa xã hội, nhà nước, và thị trường. Và không quá khi nói rằng tất cả tranh cãi trong lĩnh vực kinh tế chính trị quốc tế suy cho cùng đều liên quan đến sự khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa xã hội, nhà nước, và thị trường. Sự tranh luận không chỉ là một điều lý thú về mặt lịch sử. Chủ nghĩa tự do về kinh tế, chủ nghĩa Mác, và chủ nghĩa dân tộc kinh tế đều rất giàu sức sống vào cuối thể kỷ 20. Các lý thuyết này chỉ ra những quan điểm khác nhau của cá nhân về tác động của hệ thống thị trường đối với xã hội trong nước và quốc tế. Có nhiều vấn đề gây tranh cãi trong thế kỷ 18 và 19 nay lại được tranh cãi mạnh mẽ.
Việc hiểu nội dung và bản chất của những quan điểm trái ngược nhau này về kinh tế chính trị là rất quan trọng. Từ “dòng tư tưởng” được sử dụng thay vì từ “lý thuyết” vì mỗi quan điểm chứa đựng một hệ thống niềm tin về bản chất của con người và xã hội và do đó giống như những gì mà Thomas Kuhn gọi là “dòng tư tưởng” (Kuhn; 1962). Như Kuhn đã chứng minh các quan điểm học thuật được bảo vệ một cách chặt chẽ và khó bị đánh đổ bởi các logic hoặc những bằng chứng trái ngược. Điều này xuất phát từ thực tế rằng những học thuyết này không chỉ miêu tả một cách khoa học về việc thế giới thực tế vận hành như thế nào mà cả về mặt quy phạm, nghĩa là thế giới nên vận hành như thế nào nữa.
Mặc dù các học giả đã có nhiều lý thuyết giải thích về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, nhưng ba học thuyết này nổi bật và có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới học giả và các công việc chính trị. Theo một cách đơn giản hóa, có thể nói rằng chủ nghĩa dân tộc kinh tế (hay trước đây gọi là chủ nghĩa trọng thương), xuất phát từ hành vi của các nhà lãnh đạo nhà nước trong giai đoạn đầu cận đại. Tư tưởng này cho rằng chính trị quan trọng hơn kinh tế. Đây là một học thuyết về xây dựng nhà nước và cho rằng thị trường phải là thứ yếu so với mục đích theo đuổi lợi ích của nhà nước. Học thuyết này cho rằng các yếu tố chính trị quyết định, hay ít nhất nên quyết định các quan hệ kinh tế.
Chủ nghĩa tự do, xuất phát từ Kỷ nguyên Khai sáng trong những tác phẩm của Adam Smith và một số tác giả khác, là một sự phản kháng chống lại chủ nghĩa trọng thương và đã được thể hiện trong kinh tế học chính thống. Chủ nghĩa này cho rằng kinh tế và chính trị tốt nhất là tồn tại tách biệt nhau. Chủ nghĩa này đưa ra ý tưởng rằng thị trường, nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, phát triển, và sự lựa chọn của người tiêu dùng, cần không bị chính trị can thiệp.
Chủ nghĩa Marx, xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 như là một phản ứng chống lại chủ nghĩa tự do và kinh tế học cổ điển, cho rằng kinh tế chi phối chính trị. Các xung đột chính trị nổi lên giữa các giai cấp vì sự phân chia của cải. Do đó, các cuộc xung đột chính trị sẽ chấm dứt khi thị trường và các giai tầng xã hội bị loại bỏ. Bởi vì cả chủ nghĩa dân tộc và Chủ nghĩa Mác trong thời hiện đại đều phát triển chủ yếu chống lại các quan điểm của kinh tế tự do nên tôi sẽ bắt đầu việc thảo luận và đánh giá ba dòng tư tưởng này từ chủ nghĩa tự do về kinh tế.

QUAN ĐIỂM TỰ DO

Một số học giả cho rằng không có cái gọi là học thuyết tự do về kinh tế chính trị (Economic liberalism) vì chủ nghĩa tự do tách biệt giữa kinh tế và chính trị và cho rằng mỗi lĩnh vực hoạt động theo một số quy luật và logic riêng. Nhưng thực ra chủ nghĩa tự do có quan tâm đến cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Cho dù họ chỉ rõ ràng trong các tác phẩm của mình hoặc chỉ ám chỉ, người ta có thể nhận ra được học thuyết kinh tế chính trị tự do.
Có những giá trị mà từ đó học thuyết tự do về kinh tế và chính trị phát sinh, và trong thế giới hiện đại những giá trị đó xuất hiện cùng nhau. Lý thuyết kinh tế tự do ủng hộ sự tự do của thị trường và sự cam thiệp của nhà nước ở mức tối thiểu, mặc dù như sẽ trình bày trong phần sau, sự nhấn mạnh vào thị trường tự do hay sự can thiệp của nhà nước có thể khác nhau. Lý thuyết chính trị tự do ủng hộ tự do và bình đẳng cá nhân, và một lần nữa sự nhấn mạnh có thể khác nhau. Chúng ta quan tâm chủ yếu đến những khía cạnh kinh tế của chủ nghĩa tự do.
Quan điểm tự do về kinh tế được thể hiện trong các ngành kinh tế học đã được phát triển ở Anh, Mỹ, và Tây Âu. Từ thời Adam Smith đến hiện đại, các nhà tư tưởng tự do chia sẻ một quan niệm chung về về bản chất con người, xã hội và các hoạt động kinh tế. Chủ nghĩa tự do có nhiều dạng – cổ điển, tân cổ điển, chủ nghĩa Keynes, chủ nghĩa trọng tiền, trường phái nước Áo, tính toán lý trí, vv… Những biến thể này khác nhau từ việc ưu tiên sự công bằng và xu hướng sử dụng dân chủ xã hội và sự can thiệp của nhà nước để đạt được mục tiêu này, cho đến việc nhấn mạnh tự do và không can thiệp và bỏ qua sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, tất cả các dạng của tư tưởng tự do về kinh tế đều xem thị trường và cơ chế giá cả là biện pháp hiệu quả nhất nhằm tổ chức các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Thực ra, chủ nghĩa tự do có thể được định nghĩa là một học thuyết và các nguyên tắc tổ chức và quản lý kinh tế thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, tăng trưởng kinh tế, và sự giàu có cho các cá nhân.
Chủ nghĩa tự do cho rằng thị trường ra đời một cách tự phát nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, và thị trường vận động tuân theo những quy luật nội tại của mình. Con người về bản chất là những “sinh vật kinh tế”, do đó thị trường tiến hóa một cách tự nhiên mà không theo một hướng chủ đạo nào cả. Như Adam Smith từng nói, “trao đổi, trao đổi và trao đổi” thuộc về bản năng của con người. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mua bán, gia tăng sự giàu có, con người tạo ra thị trường, tiền bạc, và các thể chế kinh tế. Do đó, trong cuốn sách “Tổ chức kinh tế của trại tù nhân chiến tranh”, R.A. Radford đã chỉ ra một thị trường phức tạp và tinh vi đã phát triển một cách tự phát như thế nào nhằm thõa mãn những mong muốn của con. Nhưng câu chuyện của ông còn chỉ ra rằng một dạng thức quản lý nào đó của chính phủ là cần thiết nhằm giám sát và duy trì hệ thống thị trường sơ khai đó.
Cơ sở tồn tại của hệ thống thị trường là nó gia tăng hiệu quả kinh tế, tối đa hóa tăng trưởng kinh tế, và do đó gia tăng của cải cho con người. Mặc dù, những nhà tự do tin tưởng rằng các hoạt động kinh tế cũng thúc đẩy quyển lực và an ninh của nhà nước, họ cho rằng mục tiêu chủ yếu của các hoạt động kinh tế là mang lại lợi ích cho mỗi người tiêu dùng cá nhân. Sự bảo vệ đến cùng thương mại tự do và thị trường mở của những người theo chủ nghĩa tự do là vì chúng gia tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng có thể lựa chọn.
Tiền đề cơ bản của chủ nghĩa tự do là các cá nhân người tiêu dùng, các công ty, hoặc hộ gia đình là nền tảng của xã hội. Các cá nhân hành động một cách lý trí và cố gắng tối đa hóa hoặc thỏa mãn một số nhu cầu nhất định với chi phí thấp nhất. Tính lý trí chỉ áp dụng cho sự cố gắng, không áp dụng cho kết quả. Do đó, việc thất bại và không đạt được một mục đích do sự ngu dốt hoặc một số lý do khác, theo những nhà tự do, không làm vô hiệu tiền đề của họ là con người hành động trên cơ sở những tính toán về thiệt/ hơn và phương tiện/ mục tiêu. Cuối cùng, những nhà tự do cho rằng các cá nhân sẽ tìm cách đạt được mục tiêu của mình cho tới khi thị trường đạt đến điểm cân bằng, có nghĩa là khi chi phí để đạt được mục tiêu ngang bằng với lợi nhuận. Các nhà kinh tế tự do cố gắng giải thích các hành vi kinh tế, và trong một số trường hợp là tất cả các hành vi của con người, dựa trên những tính toán mang tính cá nhân và có lý trí như vậy.
Chủ nghĩa tự do cũng giả định rằng tồn tại một thị trường mà trong đó các cá nhân có đầy đủ thông tin và do đó có thể lựa chọn những hành động sao cho có lợi nhất. Những nhà sản xuất và những người tiêu dùng sẽ phản ứng nhanh nhạy đối với các dấu hiệu giá cả, và điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế linh hoạt mà trong đó bất cứ sự thay đổi giá cả nào cũng sẽ tạo ra những phản ứng tương ứng trong mô hình sản xuất, tiêu dùng, và cả các thể chế kinh tế, và những yếu tố này chính là sản phẩm chứ không phải là nguyên nhân của các hành vi kinh tế. Hơn nữa, trong một thị trường thực sự cạnh tranh, các điều khoản trao đổi được quyết định chủ yếu bởi những cân nhắc về cung cầu hơn là dựa trên sức mạnh và sự ép buộc. Nếu như sự trao đổi là tự nguyện, cả hai bên sẽ có lợi. Theo cách nói thông thường, “tự do trao đổi không phải là cướp bóc”.
Kinh tế học, hay chính xác là kinh tế học được giảng dạy tại hầu hết các trường đại học Mỹ (mà Mác gọi là kinh tế học chính thống hay tư sản) được coi là khoa học thực chứng về hành vi tối đa hóa. Các hành vi được xem là bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, các quy luật này không mang tính cá nhân và phi chính trị, do đó kinh tế và chính trị nên và có thể tách ra hai lĩnh vực riêng rẽ. Chính quyền không nên can thiệp vào thị trường trừ phi “thị trường thất bại” (Baumol, 1965) hoặc là khi cần phải cung cấp các sản phẩm và tiện ích công cộng (public good) (Olson, 1965).
Một nền kinh tế thị trường bị chi phối chủ yếu bởi quy luật về cầu. Quy luật này (hay có thể gọi giả định này) cho rằng người ta sẽ mua một sản phẩm nào đó nhiều hơn nếu như giá giảm và sẽ mua ít đi nếu giá tăng; người ta cũng sẽ mua nhiều sản phẩm hơn nếu như thu nhập của họ tăng và mua ít nếu thu nhập giảm. Bất kỳ điều gì làm thay đổi tương đối giá cả của sản phẩm hoặc thu nhập sẽ khiến các cá nhân có xu hướng mua hoặc sản xuất nhiều hay ít hơn sản phẩm đó. Quy luật này có những tác động to lớn đối với toàn xã hội. Mặc dù có một số ngoại lệ, quy luật đơn giản này vẫn là quy luật cơ bản chi phối sự vận động và thành công của một hệ thống trao đổi kinh tế thị trường.
Về mặt cung của nền kinh tế, kinh tế học tự do cho rằng các cá nhân theo đuổi những lợi ích của họ trong một thế giới khan hiếm và bị giới hạn về nguồn lực. Đây là điều kiện cơ bản và không thể tránh khỏi trong sự tồn tại của con người. Mỗi quyết định đều liên quan đến những chi phí cơ hội, một sự đánh đổi trong việc sử dụng theo những cách khác nhau các nguồn lực sẵn có (Samuelson, 1980). Bài học cơ bản của kinh tế học tự do là “không có gì có thể gọi là một bữa trưa miễn phí”, nếu muốn có một thứ gì đó thì bạn phải sẵn lòng từ bỏ một thứ khác.
Chủ nghĩa tự do cũng cho rằng một nền kinh tế thị trường chứa đựng những khuynh hướng dẫn đến sự cân bằng và ổn định, ít nhất là trong dài hạn. Quan niệm về một điểm cân bằng tự động và tự điều chỉnh đạt được nhờ sự cân bằng giữa các lực lượng trong một thế giới duy lý đóng vai trò cốt yếu dẫn đến niềm tin của các nhà kinh tế về sự vận động của thị trường và các quy luật chi phối sự vận động đó. Nếu thị trường bị rơi vào tình trạng mất cân bằng do một số yếu tố bên ngoài như sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng hay các yếu tố về công nghệ sản xuất, sự vận động của cơ chế giá cả cuối cùng sẽ đưa thị trường trở về trạng thái cân bằng mới. Giá cả và số lượng sẽ một lẫn nữa cân bằng lẫn nhau. Do đó, sự thay đổi về cung hoặc cầu đối với một loại hàng hóa sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá của sản phẩm. Phương pháp so sánh tĩnh, kỹ thuật cơ bản của phân tích kinh tế hiện đại, cũng dựa vào những giả định về khuynh hướng dẫn đến sự cân bằng hệ thống.
Một giả định khác nữa của những nhà tự do là sự hài hòa về mặt lợi ích lâu dài đằng sau sự cạnh tranh thị trường của các nhà sản xuất và những người tiêu dùng, sự hài hòa này sẽ vượt qua được những mâu thuẫn tạm thời về lợi ích. Sự theo đuổi lợi ích cá nhân trong thị trường sẽ tăng sự giàu có của toàn xã hội bởi nó tối đa hóa hiệu quả kinh tế, và cuối cùng sự phát triển kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Do đó, mỗi người sẽ được hưởng lợi tương ứng với những đóng góp của họ, nhưng cũng nói thêm rằng không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi như nhau bởi vì năng suất lao động của mỗi người khác nhau. Trong điều kiện trao đổi tự do, cả xã hội sẽ giàu có hơn, nhưng mỗi cá nhân sẽ được hưởng lợi tùy theo năng suất biên và những đóng góp tương đối của của họ đối với tổng sản phẩm xã hội.
Cuối cùng, các nhà kinh tế học tự do gần đây tin tưởng vào sự tiến bộ xã hội, được định dạng là sự gia tăng của cải theo đầu người. Họ cho rằng sự tăng trưởng của một nền kinh tế vận hành hợp lý là theo tuyến tính, dần dần và liên tục. Mặc dù chính trị hay những sự kiện khác – như chiến tranh, cách mạng, hoặc các thiên tai – có thể làm gián đoạn sự tăng trưởng, nền kinh tế cuối cùng sẽ trở lại một mô hình phát triển ổn định được quyết định chủ yếu bởi sự gia tăng về dân số, tài nguyên, và năng suất lao động. Hơn nữa, các nhà tự do không cho rằng cần phải có sự liên kết giữa quá trình phát triển kinh tế và những yếu tố chính trị như chiến tranh và chủ nghĩa đế quốc; những điều xấu xa về chính trị này có thể ảnh hưởng và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế, nhưng chúng chủ yếu do các yếu tố chính trị chứ không phải các yếu tố kinh tế gây nên. Ví dụ, các nhà tự do không tin là có bất kỳ sự liên hệ nào giữa sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỷ 19 với sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc sau năm 1870 và việc nổ ra Chíến tranh thế giới lần thứ nhất. Các nhà tự do cho rằng kinh tế mang tính tiến bộ và chính trị mang những yếu tố chậm tiến. Do đó, họ coi sự tiến bộ không liên quan đến chính trị mà chỉ phụ thuộc vào sự tiến hóa của thị trường mà thôi.
Dựa vào những giả định trên, các nhà kinh tế học hiện đại đã xây dựng nên khoa học kinh tế thực chứng. Hơn hai thế kỷ qua, họ diễn dịch xung quanh quy luật tối đa hóa hành vi, thể hiện ở lý thuyết lợi thế so sánh và lý thuyết về lợi ích biên, lý thuyết về lượng tiền. Như Arthur Lewis đã nói, các nhà kinh tế cứ một phần tư thế kỷ lại phát hiện ra một quy luật mới. Những quy luật này vừa mang tính logic có điều kiện vừa mang tính quy phạm. Họ cho rằng tồn tại con người kinh tế – những con người lý trí, tối đa hóa lợi ích – một biến thể của người homo sapiens, tồn tại khá hiếm trong lịch sử nhân loại và chỉ trong một số điều kiện thuận lợi nhất định mà thôi. Hơn nữa, những quy luật này mang tính quy phạm theo nghĩa chúng đưa ra định hướng xã hội phải được tổ chức như thế nào đó và con người ta phải cư xử ra sao nếu họ mong muốn tối đa hóa sự gia tăng của cải. Các cá nhân và xã hội có thể vi phạm những quy luật này, nhưng như vậy họ sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất. Ngày nay, những điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của nền kinh tế thị trường đã tồn tại, và những cam kết mang tính quy phạm đối với thị trường đã lan rộng từ nơi sản sinh ra nó là nền văn minh phương Tây đến các nơi khác. Mặc dù có những bước lùi, thế giới hiện đại đã di chuyển theo hướng kinh tế thị trường và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng trong nền kinh tế thế giới chính là vì kinh tế thị trường hiệu quả hơn những hình thức tổ chức kinh tế khác.
Về bản chất, các nhà tự do tin rằng thương mại và các giao dịch kinh tế là nguồn gốc của các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia bởi vì các lợi ích tương hỗ về thương mại và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các nền kinh tế sẽ giúp tăng cường các quan hệ hợp tác. Trong khi chính trị có khuynh hướng chia rẽ, kinh tế lại có khuynh hướng kết nối con người. Một nền kinh tế quốc tế tự do sẽ có những ảnh hưởng ôn hòa đến nền chính trị thế giới vì nó tạo ra những sợi dây liên kết về mặt lợi ích và những cam kết duy trì nguyên trạng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa là mặc dù tất cả mọi người sẽ hoặc ít nhất là có thể sẽ được hưởng lợi theo nghĩa tuyệt đối trong điều kiện trao đổi tự do, nhưng lợi ích tương đối sẽ khác nhau. Chính vấn đề lợi ích tương đối và sự phân chia của cải do hệ thống thị trường tạo ra đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và chủ nghĩa Mác như là những lý thuyết trái ngược với các quan điểm của những nhà tự do.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KINH TẾ

Chủ nghĩa dân tộc kinh tế (Economic nationalism), cũng như chủ nghĩa tự do kinh tế, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong những thế kỷ qua. Tên gọi của nó cũng có nhiều thay đổi : từ chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa nhà nước, chủ nghĩa bảo hộ, trường phái Lịch sử Đức, và gần đây là chủ nghĩa bảo hộ mới. Tuy nhiên, những dạng thức khác nhau đó đều có chung một chủ đề hay một thái độ, chứ không phải là một lý thuyết kinh tế hay chính trị nhất quán và mang tính hệ thống. Nội dung chính của nó cho rằng các hoạt động kinh tế nên chỉ là các yếu tố phụ so với mục tiêu xây dựng quốc gia và các lợi ích của nhà nước. Các nhà dân tộc chủ nghĩa đều đề cao tầm quan trọng của nhà nước, an ninh quốc gia và sức mạnh quân sự trong việc tổ chức và hoạt động của hệ thống quốc tế. Trong phạm vi những cam kết chung này, có thể thấy được hai quan điểm cơ bản. Một số nhà dân tộc chủ nghĩa xem việc bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia không quan trọng bằng an ninh và sự tồn tại của quốc gia. Quan điểm nhìn chung mang tính phòng vệ này được gọi là “chủ nghĩa trọng thương tích cực”. Mặc khác, có những nhà dân tộc chủ nghĩa xem kinh tế quốc tế là một đấu trường của sự phát triển chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bành trướng quốc gia. Trường phái mang tính chất hiếu chiến này được gọi là “chủ nghĩa trọng thương tiêu cực”. Chính sách kinh tế của bộ trưởng kinh tế Đức quốc xã Hjalmar Schacht đối với Đông Âu vào những năm 1930 là thuộc loại này.
Mặc dù chủ nghĩa dân tộc kinh tế nên được xem là những cam kết đối với việc xây dựng quốc gia, nhưng những mục tiêu được theo đuổi và các chính sách được ủng hộ lại khác nhau theo từng thời kỳ và theo từng nơi. Dẫu vậy, Jacob Viner cho rằng các nhà dân tộc chủ nghĩa về kinh tế (những người mà ông gọi là nhà trọng thương) đều chia sẻ quan điểm về mối quan hệ giữa sự giàu có và quyền lực như sau:
Tôi tin rằng về mặt thực tiễn tất cả các nhà trọng thương, ở bất kỳ giai đoạn nào, hoặc địa vị cá nhân nào, đều tuân theo những quan điểm sau : (1) sự giàu có là một phương tiện tuyệt đối để giành được quyền lực, cho dù để phòng vệ hoặc tấn công ; (2) quyền lực là một phương tiện cần thiết hoặc có giá trị để đạt được hay duy trì sự giàu có ; (3) của cải và quyền lực đều là những mục tiêu cuối cùng của chính sách quốc gia ; (4) có sự hòa hợp về dài hạn giữa những mục tiêu đó, mặc dù trong một số bối cảnh cụ thể có thể cần phải hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo an ninh, cũng có nghĩa là đảm bảo sự thịnh vượng về lâu dài.
Trong khi các nhà tự do cho rằng sự theo đuổi quyền lực và sự giàu có, hay sự lựa chọn giữa “súng và bơ”, liên quan đến sự đánh đổi, các nhà dân tộc chủ nghĩa lại xem hai yếu tố này bổ trợ cho nhau.
Các nhà dân tộc kinh tế nhấn mạnh vai trò của các yếu tố kinh tế trong quan hệ quốc tế và coi sự đấu tranh giữa các quốc gia – các nhà nước tư bản, xã hội chủ nghĩa hay bất kỳ nhà nước nào khác đi nữa – là nhằm giành các nguồn lực kinh tế là một hiện tượng phổ biến và cố hữu trong chính bản chất của hệ thống quốc tế. Như một tác giả đã viết, vì các nguồn lực kinh tế là cần thiết đối với quyền lực của quốc gia, mỗi sự xung đột đều liên quan đến kinh tế và chính trị. Các nhà nước, ít nhất là trong dài hạn, sẽ đồng thời theo đuổi sự giàu có và quyền lực cùng lúc.
Ra đời trong bối cảnh lịch sử cận đại, chủ nghĩa dân tộc kinh tế phản ứng lại và phản ánh những thay đổi về kinh tế, chính trị và quân sự của thế kỷ 16, 17, 18 : sự xuất hiện của các quốc gia dân tộc mạnh trong thế cạnh tranh liên tục, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu ban đầu trong lĩnh vực thương mại và sau đó là sản xuất, và tốc độ ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế do sự thay đổi ở Châu Âu và sự phát hiện ra Tân thế giới cùng nguồn tài nguyên của nó. Sự phát triển của một nền kinh tế thị trường được tiền tệ hóa và sự thay đổi bản chất của các cuộc chiến tranh được mô tả như một “cuộc cách mạng quân sự” là hết sức quan trọng. Các nhà dân tộc chủ nghĩa, hay các nhà trọng thương, có lý do để ưu tiên an ninh hơn so với thương mại.
Do nhiều lý do khác nhau, mục tiêu quan trọng nhất của những nhà dân tộc chủ nghĩa là công nghiệp hóa. Trước hết, các nhà dân tộc chủ nghĩa tin rằng công nghiệp có hiệu ứng lan tỏa và dẫn đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Thứ hai, họ cho rằng sỡ hữu các ngành công nghiệp dẫn tới khả năng tự cung tự cấp và sự tự chủ về mặt chính trị. Thứ ba, và quan trọng hơn hết, công nghiệp được coi trọng vì đó là nền tảng của sức mạnh quân sự và thiết yếu đối với an ninh quốc gia trong thời hiện đại. Trong hầu hết các xã hội, kể cả các xã hội tự do, các chính phủ theo đuổi những chính sách có lợi cho sự phát triển của công nghiệp. Như mô tả của một nhà trọng thương Alexander Hamilton về sự phát triển kinh tế của Mỹ, “không chỉ sự thịnh vượng mà cả sự độc lập và an ninh của một quốc gia liên quan mật thiết đến sự giàu có của các nhà sản xuất”. Mục tiêu công nghiệp hóa của các nhà dân tộc chủ nghĩa trở thành một nguyên nhân chính của các xung đột kinh tế.
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, trong cả thời kỳ đầu hiện đại và ngày hôm nay, xuất hiện một phần từ khuynh hướng của thị trường trong việc tích tụ của cải và thiết lập sự phụ thuộc hay quan hệ quyền lực giữa các các nền kinh tế mạnh và các nền kinh tế yếu hơn. Ở dạng tích cực, chủ nghĩa dân tộc kinh tế cố gắng bảo vệ nền kinh tế trong nước trước những tác động kinh tế và chính trị từ bên ngoài. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế mang tính phòng thủ như vậy tồn tại ở các nền kinh tế kém phát triển hoặc các nền kinh tế phát triển nhưng đang suy yếu, các quốc gia này theo đuổi những chính sách bảo hộ hay những chính sách tương tự nhằm bảo vệ các nghành công nghiệp non trẻ hoặc đang suy thoái cũng như lợi ích quốc gia. Ở dạng tiêu cực, chủ nghĩa dân tộc kinh tế là hành vi tiến hành chiến tranh kinh tế. Dạng này phổ biến đối với các cường quốc bành trướng. Ví dụ cổ điển là Đức Quốc xã.
Trong thế giới của các nhà nước cạnh tranh lẫn nhau, các nhà dân tộc chủ nghĩa cho rằng lợi ích tương đối quan trọng hơn các lợi ích chung. Do đó, các các quốc gia liên tục cố gắng thay đổi các luật lệ hoặc các thiết chế điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm mang lại những lợi ích cho mình. Như Adam Smith đã chỉ ra tất cả mọi người đều muốn trở thành nhà độc quyền và sẽ cố gắng trở thành nhà độc quyền trừ khi bị các đổi thủ cản trở. Do đó, một nền kinh tế quốc tế tự do sẽ không phát triển được trừ phi nó được các quốc gia có sức mạnh kinh tế áp đảo ủng hộ vì điều này trùng hợp với lợi ích của các nước đó.
Trong khi các nhà tự do nhấn mạnh các lợi ích chung của thương mại quốc tế, các nhà dân tộc chủ nghĩa và các nhà Mác xít xem các mối quan hệ này mang tính xung đột. Mặc dù điều này không loại trừ các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và sự theo đuổi các chính sách tự do, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không bao giờ mang tính cân xứng, thực ra nó chứa đựng những nguyên nhân dẫn tới xung đột và bất ổn liên tục. Những nhà dân tộc chủ nghĩa từ Alexander Hamilton cho đến những nhà lý luận về thuyết phụ thuộc sau này đều nhấn mạnh tự chủ về kinh tế quốc gia hơn so với sự phục thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế đã tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau trong thế giới hiện đại. Để đáp lại cuộc cách mạng thương mại và sự mở rộng thương mại quốc tế ở những giai đoạn đầu, các nhà trọng thương cổ điển nhấn mạnh sự phát triển của thương mại và thặng dư thương mại. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, các nhà trọng thương công nghiệp như Hamilton và List nhấn mạnh ưu thế của công nghiệp và sản xuất so với nông nghiệp. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai bên cạnh những sự quan tâm trên còn có những cam kết mạnh mẽ đối với sự thịnh vượng trong nước và sự giàu có của quốc gia. Vào những thập niên cuối của thế kỷ qua, tầm quan trọng ngày càng cao của công nghệ tiên tiến, sự mong muốn kiểm soát đỉnh cao của nền kinh tế hiện đại, và sự xuất hiện của cái được gọi là “sự cạnh tranh về chính sách” đã trở thành đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa trọng thương đương đại. Tuy nhiên, trong mọi thời đại, sự mong muốn giành được quyền lực và sự độc lập trở thành mối quan tâm chủ chốt của các nhà dân tộc kinh tế.
Bất chấp những điểm mạnh và điểm yếu với tư cách là một lý thuyết về kinh tế chính trị quốc tế là gì đi nữa, sự nhấn mạnh của chủ nghĩa dân tộc kinh tế đối với vị trí địa lý và sự phân chia các hoạt động kinh tế đã mang lại cho nó những sức hút mạnh mẽ. Trong suốt lịch sử hiện đại, các quốc gia đã theo đuổi các chính sách thúc đẩy công nghiệp, công nghệ tiên tiến, và các hoạt động kinh tế có lợi nhuận cao và tạo ra nhiều việc làm trong phạm vi lãnh thổ của nước mình. Các quốc gia sẽ cố gắng tạo ra một sự phân công lao động quốc tế có lợi cho các lợi ích kinh tế và chính trị của mình. Thực ra, chủ nghĩa dân tộc kinh tế vẫn có một sức ảnh hưởng lớn đối với quan hệ quốc tế khi mà hệ thống các quốc gia vẫn tồn tại.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MARX

Cũng như chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Marx (Marxism) đã phát triển theo nhiều hướng quan trọng kể từ khi các ý tưởng cơ bản của nó được Karl Marx và Friedrich Engels đưa ra vào giữa thế kỷ 19. Chính tư tưởng của Mác cũng thay đổi trong suốt cuộc đời của ông, và các lý thuyết của ông cũng là chủ đề của các cách hiểu trái ngược nhau. Mặc dù Mác xem chủ nghĩa tư bản như là một nền kinh tế toàn cầu, ông đã không phát triển một hệ thống ý tưởng về quan hệ quốc tế; công việc này do những nhà tư tưởng kế thừa Mác thực hiện. Hơn nữa, sau khi chọn chủ nghĩa Mác làm hệ tư tưởng chính thức của mình, Liên Xô và Trung Quốc đã thay đổi cách hiểu về chủ nghĩa Mác khi cần thiết nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình.
Cũng như chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, có hai quan điểm cơ bản có thể rút ra từ chủ nghĩa Mác hiện đại. Trường phái thứ nhất là quan điểm tiến hóa của chủ nghĩa Mác về dân chủ xã hội với Eduard Berntein và Karl Kautsky, trong lịch sử đương đại tư tưởng này đã thay đổi và trở nên khó phân biệt với những quan điểm của chủ nghĩa tự do. Trường phái khác là những quan điểm cách mạng của Lenin, ít nhất là trên lý thuyết. Vì trở thành hệ tư tưởng chi phối ở một cường quốc trong số hai cường quốc của thế giới nên trường phái này quan trọng hơn và sẽ được nhấn mạnh ở trong bài viết này.
Như Robert Heilbroner đã lập luận, mặc dù tồn tại những dạng khác nhau của chủ nghĩa Mác, bốn yếu tố quan trọng có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của những người theo chủ nghĩa Mác. Yếu tố thứ nhất là cách tiếp cận biện chứng đối với kiến thức và xã hội, theo phương pháp này bản chất của sự vật là luôn luôn vận động và mang tính mâu thuẫn, bất ổn xã hội và những thay đổi sau đó là do sự đấu tranh giai cấp và giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong các hiện tượng chính trị và xã hội. Do đó, theo những người theo chủ nghĩa Mác, không có sự hòa hợp nội tại trong lòng xã hội hay sự trở lại trạng thái cân bằng như những nhà tự do tin tưởng. Yếu tố thứ hai là cách tiếp cận mang tính duy vật đối với lịch sử; sự phát triển của các lực lượng sản xuất và các hoạt động kinh tế là trung tâm của những biến đổi lịch sử và xảy ra thông qua đấu tranh giai cấp về phân chia các sản phẩm xã hội. Yếu tố thứ ba là quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ; phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và số phận của nó bị chi phối bởi các “quy luật kinh tế về sự vận động của xã hội hiện đại”. Yếu tố thứ tư là những cam kết mang tính mong muốn đối với chủ nghĩa xã hội; tất cả những nhà Mác xít tin tưởng rằng chủ nghĩa xã hội là kết cục vừa cần thiết vừa đáng mong đợi của sự phát triển lịch sử. Phần này chỉ trình bày về yếu tố thứ ba.
Chủ nghĩa Marx miêu tả chủ nghĩa tư bản là hình thức sỡ hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất song song với sự tồn tại của những người lao động làm công ăn lương. Chủ nghĩa Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản bị chi phối bởi mong muốn tìm lợi nhuận và tích lũy tư bản trong một nền kinh tế thị trường canh tranh của những nhà tư bản. Những người lao động bị bần cùng hóa và trở thành một dạng hàng hóa vận hành theo cơ chế giá cả. Theo Mác hai đặc điểm quan trọng trên của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân của sự năng động và làm cho nó đến giờ vẫn là phương thức sản xuất hiệu quả nhất. Mặc dù mang sứ mệnh lịch sử là phát triển và thống nhất nhân loại, sự thành công của chủ nghĩa tư bản cũng sẽ mang lại sự tiêu vong của chính nó. Theo Marx, nguồn gốc, sự tiến hóa, và cuối cùng là sự suy vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bị chi phối bởi ba quy luật kinh tế không thể tránh khỏi.
Quy luật thứ nhất, quy luật chênh lệch giữa cung và cầu. Quy luật này phủ nhận quy luật của Say vốn cho rằng cung sẽ tạo ra cầu do đó cung và cầu sẽ luôn cân bằng, trừ một số thời điểm nhất định. Quy luật của Say cho rằng quá trình tự cân bằng này sẽ khiến việc sản xuất dư thừa không thể xảy ra trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường. Mác, cũng giống như John Maynard Keynes, phủ nhận sự tồn tại của khuynh hướng tự cân bằng và cho rằng nền kinh tế tư bản thường có xu hướng sản xuất dư thừa một số sản phẩm. Do đó, Mác cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại mâu thuẫn nội tại giữa khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng (những người làm công ăn lương), việc chênh lệch cung cầu xảy ra liên tục do tình trạng “vô chính phủ” của thị trường gây nên các cuộc khủng hoảng định kỳ và những bất ổn kinh tế. Ông tiên đoán rằng những cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và đến một lúc nào đó sẽ làm cho giai cấp vô sản bị áp bức nổi dậy chống lại hệ thống này.
Quy luật thứ hai chi phối sự phát triển của chủ nghĩa tư bản theo chủ nghĩa Mác là quy luật tích lũy tư bản. Mục tiêu của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận và nhu cầu của các nhà tư bản là tích lũy tư bản và đầu tư. Cạnh tranh buộc các nhà tư bản tăng cường hiệu quả và đầu tư tư bản hay tránh rủi ro. Kết quả là sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản hướng tới sự gia tăng tập trung của cải vào tay một ít người và sự bần cùng hóa của nhiều người khác. Trong khi giai cấp tiểu tư sản gia nhập hàng ngũ ngày càng gia tăng của giai cấp vô sản, đội quân thất nghiệp ngày càng lớn, lương lao động giảm, và xã hội tư bản trở nên chín muồi cho các cuộc cách mạng xã hội.
Quy luật thứ ba của chủ nghĩa tư bản là quy luật lợi nhuận giảm dần. Khi tích lũy tư bản ngày càng trở nên lớn hơn và dư thừa, tỉ lệ lợi nhuận đầu tư cũng giảm theo, qua đó làm giảm động lực đầu tư. Mặc dù các nhà kinh tế tự do cổ điển đã nhận ra khả năng này, họ tin tưởng rằng sẽ có giải pháp cho vấn đề này qua những công cụ như xuất khẩu tư bản và các sản phẩm công nghiệp và nhập khẩu thực phẩm rẻ. Trái lại, Mác tin rằng khuynh hướng lợi nhuận giảm dần là không thể tránh khỏi. Dưới áp lực của cạnh tranh, các nhà tư bản buộc phải gia tăng hiệu quả kinh tế và năng suất lao động thông qua việc đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm lao động và cho năng suất cao hơn, do đó thất nghiệp tăng, tỉ lệ lợi nhuận hay giá trị thặng dư sẽ giảm. Các nhà tư bản sẽ mất đi động cơ để đầu tư vào các nhà máy có năng suất cao và tạo ra việc làm. Điều này sẽ dẫn đến trì trệ kinh tế, gia tăng thất nghiệp, và sự “bần cùng hóa” giai cấp vô sản. Cùng lúc đó, sự gia tăng về tần suất và chiều sâu của chu kỳ kinh doanh sẽ làm cho những người công nhân nổi dậy và phá hủy hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nội dung chủ yếu của những chỉ trích của Mác đối với chủ nghĩa tư bản là mặc dù cá nhân từng nhà tư bản rất lý trí (như những nhà tự do giả định), nhưng hệ thống tư bản thì lại không lý trí. Thị trường cạnh tranh làm cho cá nhân những nhà tư bản phải tiết kiệm, đầu tư và tích lũy. Nếu như mong muốn đạt lợi nhuận là nhiên liệu của chủ nghĩa tư bản, thì đầu tư là motor và tích lũy là kết quả. Tuy nhiên, trên tổng thể, sự tích lũy tư bản của cá nhân từng nhà tư bản dẫn đến việc sản xuất dư thừa sản phẩm theo định kỳ, sự thặng dư tư bản, và sự biến mất của những động lực đầu tư. Cùng lúc đó, tính trầm trọng ngày càng tăng của khủng hoảng theo chu kỳ kinh doanh và xu hướng lâu dài hướng tới khủng hoảng kinh tế sẽ khiến tầng lớp vô sản đánh đổ hệ thống thông qua bạo lực cách mạng. Do đó, mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản là với tích lũy tư bản, chủ nghĩa tư bản ươm mầm cho chính sự tự hủy diệt chính mình và sẽ được thay thế bằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Mác tin rằng vào giữa thế kỷ 19, sự trưởng thành của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và việc các quốc gia ngoại vi bị kéo vào kinh tế thị trường đã tạo ra bối cảnh cho cách mạng vô sản và sự kết thúc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khi điều này không xảy ra, những người kế thừa Mác như là Rudolf Hilferding và Rosa Luxemburg bắt đầu quan tâm đến sự tiếp tục tồn tại của chủ nghĩa tư bản và việc nó không chịu biến mất. Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, sự thành công về kinh tế của chủ nghĩa tư bản, và sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến một dạng thức khác của chủ nghĩa Mác mà đỉnh cao là cuốn Chủ nghĩa đế quốc của Lenin, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1917. Được viết vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và dựa vào những tác phẩm khác của các nhà Mác xít khác, Chủ nghĩa Đế quốc vừa là một bút chiến chống lại những tư tưởng đối kháng vừa là một bản tổng hợp những điểm chỉ trích của chủ nghĩa Mác đối với nền kinh tế tư bản thế giới. Để bảo vệ quan điểm của mình, Lenin về cơ bản đã chuyển chủ nghĩa Mác từ một lý thuyết về kinh tế trong nước trở thành một lý thuyết về mối quan hệ chính trị quốc tế giữa các nước tư bản.
Lenin đặt cho mình nhiệm vụ giải thích cho việc chủ nghĩa dân tộc đã thắng thế trước chủ nghĩa vô sản quốc tế khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và tìm cách để cung cấp những cơ sở học thuật cho việc thống nhất phong trào cộng sản quốc tế dưới sự lãnh đạo của ông. Ông muốn chỉ ra tại sao đảng cộng sản của nhiều nước Châu Âu, đặc biệt là Đảng Dân chủ Xã hội Đức dưới thời Karl Kautsky đã ủng hộ cho những người tư sản. Ông cũng cố giải thích tại sao sự bần cùng hóa giai cấp vô sản đã không xảy ra như dự đoán của Mác mà thay vào đó lương đã được tăng và các công nhân trở thành những thành viên nghiệp đoàn.
Những năm trong giai đoạn giữa Mác và Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trải qua một sự thay đổi to lớn. Mác đã viết về Chủ nghĩa tư bản chủ yếu là ở Tây Âu, một nền kinh tế đóng sẽ ngừng phát triển khi gặp phải những cản trở. Tuy nhiên, giữa những năm 1870 và 1914, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống kinh tế mở toàn cầu phát triển mạnh và có trình độ kỹ thuật cao. Trong thời kỳ của Mác, sự kết nối chủ yếu của nền kinh tế phát triển chậm chạp lúc đó chủ yếu thông qua thương mại. Tuy nhiên, sau năm 1870 sự xuất khẩu tư bản với quy mô lớn của Anh và sau đó là của nhiều quốc gia phát triển khác đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới; đầu tư nước ngoài và tài chính quốc tế đã thay đổi sâu sắc các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa các xã hội. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản của Mác chỉ bao gồm các nhà máy công nghiệp nhỏ và canh trạnh nhau. Tuy nhiên, đến thời của Lenin, các tập đoàn công nghiệp lớn do giới tư bản ngân hàng kiểm soát đã chế ngự nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đối với Lenin, việc kiểm soát tư bản bằng tư bản, có nghĩa là việc tư bản công nghiệp bị kiểm soát bởi tư bản tài chính, chính là giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản.
Lenin cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thoát khỏi ba quy luật thông qua chủ nghĩa đế quốc ở hải ngoại. Việc chiếm thuộc địa đã tạo điều kiện cho nền kinh tư bản tiêu thụ được những sản phẩm dư thừa, thu được các nguồn tài nguyên rẻ và giải phóng thặng dư tư bản. Việc khai thác các thuộc địa này gia tăng thặng dư kinh tế mà các nhà tư bản có thể dùng để mua chuộc lãnh đạo (các công nhân quý tộc) của chính giai cấp vô sản trong nước. Ông cho rằng, chủ nghĩa đế quốc thuộc địa đã trở thành một đặc điểm cần thiết của chủ nghĩa tư bản tiên tiến. Khi lực lượng sản xuất phát triển và trưởng thành, nền kinh tế tư bản phải bành trướng ra nước ngoài, chiếm thuộc địa, nếu không sẽ vấp phải trì trệ kinh tế và các cuộc cách mạng bên trong. Lenin chỉ ra sự mở rộng cần thiết này của chủ nghĩa tư bản cuối cùng sẽ dẫn đến sự suy tàn của hệ thống tư bản chủ nghĩa quốc tế.
Bản chất của lập luận của Lenin là chủ nghĩa tư bản quốc tế đã làm thế giới phát triển, nhưng phát triển không đồng đều. Các nền kinh tế tư bản riêng rẽ phát triển ở những trình độ khác nhau và sự phát triển sức mạnh quốc gia khác nhau này là nguyên nhân của chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh, và sự thay đổi chính trị quốc tế. Đáp lại những ý kiến của Kautsky cho rằng các nhà tư bản quá lý trí nên không thể đánh nhau vì các thuộc địa và có thể liên kết với nhau cùng bóc lột các nhân dân thuộc địa, Lenin nói rằng điều này là không thể do “quy luật phát triển không đồng đều”.
Vấn đề này (khả năng liên minh lâu dài và không xung đột với nhau của các nhà tư bản) cần phải được nói rõ ràng để không ai có thể đồng ý với khả năng đó, bởi không có cơ sở nào giúp chủ nghĩa tư bản có thể phân chia khu vực ảnh hưởng rõ ràng hơn là sự tính toán sức mạnh của những người tham gia vào sự phân chia đó, như sức mạnh tổng hợp về kinh tế, tài chính và quân sự. Và sức mạnh của những nước tham gia vào sự phân chia này không thay đổi để đạt mức cân bằng, bởi vì dưới chế độ tư bản, sự phát triển các nhà máy, các tập đòan và các ngành công nghiệp, hay các quốc gia không thể đồng đều nhau. Nửa thế kỷ trước, nếu nhìn vào sức mạnh tư bản, Đức là một quốc gia nghèo, không có sức ảnh hưởng nếu so với sức mạnh của Anh tại lúc đó. Nhật Bản cũng là một quốc gia kém quan trọng khi so sánh với nước Nga. Và liệu có thể cho rằng trong vòng mười hay hai mươi năm sức mạnh tương đối của các cường quốc đế quốc vẫn không thay đổi hay không? Điều này là hoàn toàn không thể (Lenin, 1917).
Trên thực tế, trong đoạn văn vừa rồi cũng như trong nỗ lực của ông nhằm chứng minh rằng hệ thống chủ nghĩa tư bản quốc tế chứa đựng những yếu tố nội tại không ổn định, Lenin đã bổ sung một quy luật thứ tư vào ba quy luật của Mác về chủ nghĩa tư bản. Quy luật này là khi nền kinh tế tư bản trưởng thành, khi tư bản được tích lũy và lợi nhuận giảm, các nền kinh tế tư bản buộc phải chiếm thuộc địa và tạo ra sự phụ thuộc để có được thị trường, nơi đầu tư và nguồn nhập khẩu thực phẩm và các nguyên liệu thô. Trong khi cạnh tranh với nhau, các nước này phân chia thuộc địa tùy theo sức mạnh tương đối của mình. Do đó, nền kinh tế tư bản phát triển nhất, ví dụ như Anh, có được phần thuộc địa nhiều nhất. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế khác phát triển, họ tìm cách chia lại thuộc địa. Mâu thuẫn đế quốc này sẽ dẫn đến các cuộc đấu tranh vũ trang không thể tránh khỏi giữa các đế quốc đang nổi lên và các đế quốc đang suy tàn. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, theo như những phân tích này là cuộc chiến tranh nhằm chia lại lãnh thổ giữa đế quốc đang suy tàn là Anh và các cường quốc đang nổi lên khác. Ông cho rằng các cuộc chiến tranh phân chia thuộc địa như vậy sẽ tiếp tục, tới khi các vùng thuộc địa công nghiệp và giai cấp vô sản của các nước tư bản nổi dậy chống lại hệ thống này.
Xét một cách tổng thể, Lenin lập luận rằng vì nền kinh tế tư bản phát triển và tích lũy tư bản với những tốc độ khác nhau, một hệ thống tư bản quốc tế không bao giờ ổn định lâu dài. Đối lập lại với những quan điểm của Kautsky, Lenin cho rằng tất cả các liên minh tư bản đều là tạm thời và phản ánh cân bằng quyền lực nhất thời giữa các nước tư bản vốn cuối cùng cũng sẽ bị suy yếu bởi quy luật phát triển không đều. Và điều này sẽ dẫn đến cuộc xung đột giữa các nước tư bản để giành thuộc địa.
Quy luật phát triển không đồng đều, với những kết cục mang tính định mệnh của nó, đã được chứng minh trên hiện thực trong thời đại của Lenin vì thế giới bỗng nhiên trở nên có hạn, bản thân quả địa cầu trở thành một hệ thống đóng. Trong nhiều thế kỷ các cường quốc tư bản Châu Âu đã bành trướng, xâm chiếm các lãnh thổ nước ngoài, nhưng các cường quốc đế quốc cũng ngày càng giao thiệp với nhau nhiều hơn và do đó sẽ xung đột với nhau khi mà các vùng đất có thể biến thành thuộc địa giảm đi. Lenin tin rằng bi kịch cuối cùng sẽ là sự phân chia Trung Quốc giữa các đế quốc, và với sự khép lại của các vùng đất có thể làm thuộc địa, tranh chấp giữa đế quốc sẽ ngày càng khốc liệt. Cùng lúc đó, mâu thuẫn giữa các các cường quốc đế quốc sẽ đưa đến các cuộc nổi loạn của chính các thuộc địa và làm suy yếu sự áp bức của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với các dân tộc bị bóc lột trên toàn cầu.
Việc quốc tế hóa chủ nghĩa Mác của Lenin thể hiện một sự biến chuyển quan trọng. Theo những chỉ trích của Mác đối với chủ nghĩa tư bản, nguyên nhân của những suy thoái bắt nguồn từ kinh tế, chủ nghĩa tư bản sẽ thất bại vì những lý do kinh tế khi những người vô sản nổi dậy chống lại sự bần cùng hóa. Hơn nữa, Mác đã chỉ ra những chủ thể chính trong những bi kịch này là các giai cấp xã hội. Tuy nhiên, Lenin đã thay thế những chỉ trích chính trị đối với chủ nghĩa tư bản mà theo đó các chủ thể chính trên thực tế đã trở thành các quốc gia thương mại tranh giành nhau nguồn lực kinh tế. Mặc dù chủ nghĩa tư bản quốc tế đã thành công về mặt kinh tế, Lenin cho rằng hệ thống này không ổn định và tạo nên một hệ thống chiến tranh. Công nhân hay giới lao động quý tộc ở các nước tư bản phát triển tạm thời chia sẻ sự bóc lột các dân tộc thuộc địa nhưng cuối cùng sẽ phải trả giá cho những lợi ích kinh tế đó trên chiến trường. Lenin tin tưởng rằng mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản nằm ở những mâu thuẫn giữa các quốc gia hơn là sự đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa tư bản sẽ tiêu vong do sự nổi dậy chống lại xu hướng hiếu chiến cố hữu của chủ nghĩa tư bản cũng như các hậu quả chính trị của quá trình đó.
Tóm lại, Lenin cho rằng sự mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tư bản phát triển thế giới nhưng đồng thời ươm những hạt mầm chính trị của sự hủy diệt chính nó thông qua quá trình phổ biến công nghệ, các nghành công nghiệp và sức mạnh quân sự. Nó tạo ra các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài với mức lương và mức sống thấp hơn, vốn có thể cạnh tranh thắng lợi với những nền kinh tế áp đảo trước đây trên thị trường thế giới. Sự gia tăng cạnh tranh kinh tế và chính trị giữa các cường quốc đang nổi lên với các cường quốc đang suy tàn dẫn đến các cuộc xung đột kinh tế, tình trạng đối đầu, và cuối cùng là chiến tranh. Ông cho rằng nhận định này đã từng là số phận của nền kinh tế tự do mà Anh là trụ cột trong thế kỷ 19. Ngày nay Lenin sẽ cho rằng khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, một số phận tương tự sẽ đe dọa trật tự kinh tế tự do của thế kỷ 20 mà Mỹ là trụ cột.
Với thắng lợi của chủ nghĩa Bolshevik ở Liên Xô, lý thuyết của Lenin về chủ nghĩa đế quốc tư bản trở thành lý thuyết Marxism chính thống về kinh tế chính trị quốc tế; dẫu vậy những người kế thừa khác của Mác vẫn tiếp tục thách thức ý tưởng chính thống này. Lý thuyết này cũng đã được chỉnh sửa do những biến đổi về bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như những sự thay đổi lịch sử khác. Chủ nghĩa tư bản với nhà nước phúc lợi đã tiến hành nhiều cải cách mà Lenin tin là không thể xảy ra, sự cai quản về mặt chính trị các vùng thuộc địa không còn được các nhà Marxism xem là một đặc điểm quan trọng chủ nghĩa đế quốc, tư bản tài chính của thời Lenin đã bị thay thế một phần bởi các công ty đa quốc gia, và quan điểm cho rằng chủ nghĩa đế quốc tư bản làm cho các quốc gia kém phát triển trở nên phát triển hơn đã được thay thế bằng những lập luận ngược lại. Và một số nhà Marxism còn đi xa hơn khi áp dụng những lý thuyết của Marx vào nước Nga Soviet, một tác phẩm chính trị của Lenin. Vì vậy dù có thay đổi, vào cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa Mác dưới các dạng biểu hiện khác nhau vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và vẫn là một trong ba tư tưởng quan trọng về kinh tế chính trị.

ĐÁNH GIÁ CẢ BA QUAN ĐIỂM TRÊN

Như chúng ta đã thấy, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Mác có những giả định khác nhau và đi đến những kết luận mâu thuẫn nhau về bản chất và hậu quả của nền kinh tế thị trường thế giới, hay như theo cách Mác vẫn ưa dùng là nền kinh tế tư bản thế giới. Quan điểm của cuốn sách này là những quan điểm hay học thuyết trái ngược này là những cam kết về mặt học thuật và được xây dựng dựa trên những niềm tin khác nhau. Mặc dù một số ý tưởng hay lý thuyết gắn liền với một lập trường nào đó có thể tỏ ra là không đúng hoặc đáng ngờ, những quan điểm này không thể được chứng minh đúng hay sai bằng các lập luận logic hay các bằng chứng dựa trên thực tế trái ngược. Có nhiều lý do lý giải cho sự tồn tại lâu bền của ba quan điểm trên cũng như khả năng miễn nhiễm của chúng trước các kiểm chứng mang tính khoa học.
Thứ nhất, chúng được dựa trên những giả định về con người và xã hội do đó không phải là đối tượng của kiểm tra thực chứng. Ví dụ, khái niệm về con người lý trí của chủ nghĩa tự do không thể chứng minh là đúng hoặc sai; các cá nhân có vẻ hành động trái với các lợi ích của mình thực ra có thể hành động dựa trên các thông tin sai lệch hoặc đang tìm cách để tối đa hóa một mục đích mà người quan sát không biết và do đó thõa mãn giả định cơ bản của chủ nghĩa tự do. Hơn nữa, các nhà tự do sẽ lập luận rằng mặc dù một cá nhân cụ thể trong một trường hợp cụ thể có thể xem như là hành động một cách không lý trí, nhưng nhìn tổng thể giả định về tính lý trí là đúng.
Thứ hai, khả năng tiên đoán kém của một quan điểm luôn luôn được che lấp bằng cách đưa vào phân tích các giả thuyết tạm thời. Chủ nghĩa Mác đầy rẫy những nỗ lực nhằm giải thích những thất bại về khả năng dự đoán của lý thuyết của Mác. Ví dụ, Lenin phát triển khái niệm “nhận thức giả” để giải thích cho thực tế công nhân trở thành các thành viên nghiệp đoàn chứ không phải là thành viên của giai cấp vô sản cách mạng. Lý thuyết của Lenin về chủ nghĩa đế quốc tư bản có thể được xem như là một nỗ lực nhằm giải thích việc Mác tiên đoán sai về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Gần đây, như sẽ được thảo luận phần sau, những người theo chủ nghĩa Mác thấy cần phải hình thành một lý thuyết tinh tế hơn về nhà nước để giải thích sự xuất hiện của nhà nước phúc lợi và sự chấp nhận nhà nước này của các nhà tư bản, một điều mà Lenin cho rằng không thể xảy ra.
Thứ ba và quan trọng nhất, ba quan điểm trên có những mục tiêu khác nhau ở một mức độ nào đó chúng tồn tại dưới các cấp độ phân tích khác nhau. Ví dụ, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa dân tộc có thể chấp nhận hầu hết các quan điểm kinh tế học tự do như là những công cụ phân tích nhưng lại bác bỏ rất nhiều những giả định và các nền tảng quy phạm của nó. Dẫu vậy, Mác vận dụng kinh tế học cổ điển một cách tuyệt vời, nhưng mục đích của ông là dùng nó để phục vụ cho một lý thuyết lớn về nguồn gốc, sự vận động, và sự chấm dứt của chủ nghĩa tư bản. Thực ra, sự khác biệt chủ yếu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Mác liên quan đến câu hỏi đặt ra và những giả định xã hội hơn là những phương pháp kinh tế mà hai chủ nghĩa này áp dụng.
Chủ nghĩa Mác sau khi được Lenin điều chỉnh đã trở nên gần như khó phân biệt với quan điểm của chủ nghĩa hiện thực về chính trị (Keohane, 1984). Chủ nghĩa hiện thực chính trị, cũng giống như chủ nghĩa dân tộc kinh tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc gia và an ninh. Mặc dù hai lý thuyết này rất gần nhau, chủ nghĩa hiện thực là một cách nhìn về chính trị trong khi chủ nghĩa dân tộc kinh tế lại về kinh tế. Hay nói một cách khác, chủ nghĩa dân tộc kinh tế dựa trên học thuyết hiện thực về quan hệ quốc tế.
Cả trong lý thuyết của Lenin và trong chủ nghĩa hiện thực chính trị, các quốc gia tranh giành của cải và quyền lực, và mức độ gia tăng quyền lực khác nhau là nguyên nhân của xung đột quốc tế và các thay đổi về chính trị (Gilpin,1981). Tuy nhiên, những giả định của hai lý thuyết này về nền tảng của những động cơ của con người, những quan điểm về nhà nước và bản chất của hệ thống quan hệ quốc tế là cơ bản khác nhau. Những người theo chủ nghĩa Mác xem con người là xấu xa, dễ dàng bị chủ nghĩa tư bản làm tha hóa và có thể được cải tạo bởi chủ nghĩa xã hội; còn những nhà hiện thực tin rằng các xung đột chính trị xuất phát từ bản chất không thể thay đổi của con người.
Trong khi những người theo chủ nghĩa Mác tin rằng nhà nước là đầy tớ của giai cấp thống trị về kinh tế, các nhà hiện thực coi nhà nước như một thực thể khá tự chủ theo đuổi những lợi ích quốc gia mà không thể bị quy về lợi ích nhất định của một tầng lớp nào. Với các nhà Mác xít, hệ thống quốc tế và chính sách ngoại giao bị chi phối bởi cấu trúc của nền kinh tế trong nước; đối với những nhà hiện thực bản chất của hệ thống quốc tế là yếu tố chí phối chính sách đối ngoại. Tóm lại, những người theo chủ nghĩa Mác xem chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc, và nhà nước là những biểu hiện xấu xa của chủ nghĩa tư bản và sẽ biến mất với cách mạng vô sản; còn những nhà hiện thực xem những vấn đề trên là đặc điểm không thể tránh khỏi của hệ thống chính trị quốc tế.
Do đó, sự khác biệt giữa hai quan điểm là rất đáng kể. Đối với những người Mác xít, mặc dù nhà nước và cuộc đấu tranh giữa các nhà nước là hệ quả của hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tương lai sẽ mang lại sự hòa hợp và một nền hòa bình thật sự sau cuộc cách mạng không thể tránh khỏi mà hình thức sản xuất tư bản xấu xa đã phôi thai. Mặc khác, các nhà hiện thực tin rằng sẽ không có cõi niết bàn vì bản chất ích kỷ của con người và tình trạng vô chính phủ của hệ thống quốc tế. Sự đấu tranh giữa các nhóm và các nhà nước là không bao giờ chấm dứt, mặc dù thi thoảng có những thời gian tạm ngừng. Dường như không một quan điểm dự đoán nào có thể được minh chứng một cách khoa học.
Mỗi một quan điểm có những điểm mạnh và điểm yếu và sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần dưới. Mặc dù không quan điểm nào cung cấp một cách hiểu đầy đủ và thỏa mãn về bản chất và sự vận động của kinh tế chính trị quốc tế, nhưng cả ba quan điểm cùng với nhau lại mang lại những cách nhìn hữu ích. Ba lý thuyết này cũng đặt ra những vấn đề quan trọng sẽ được xem xét trong những chương tiếp theo.
╗ Về chủ nghĩa tự do kinh tế
Chủ nghĩa tự do là hiện thân của một bộ những công cụ phân tích và những định hướng chính sách tạo điều kiện cho xã hội tối đa hóa kết quả thu được từ những nguồn lực khan hiếm; cam kết đối với tính hiệu quả kinh tế và sự tối đa hóa sự thịnh vượng tạo nên sức mạnh cho lý thuyết này. Thị trường chứa đựng những phương pháp hiệu quả nhất nhằm tổ chức các mối quan hệ kinh tế, và cơ chế giá cả vận hành nhằm đảm bảo lợi nhuận cho cả hai bên và qua đó đảm bảo tổng lợi ích xã hội xuất phát từ các trao đổi kinh tế. Thực ra, kinh tế học tự do nói với xã hội, không kể trong nước hay quốc tế, “nếu bạn muốn trở nên giàu có, đây là những điều bạn phải làm.”
Từ thời Adam Smith đến bây giờ, các nhà tự do đã cố gắng phát hiện ra các quy luật điều chỉnh sự giàu có của các quốc gia. Mặc dù hầu hết các nhà tự do xem các quy luật kinh tế là các quy luật tự nhiên không thể bị xâm phạm, các quy luật này tốt hơn hết có thể được xem là những định hướng dành cho những người đưa ra các quyết định. Nếu các quy luật này bị xâm phạm, họ sẽ phải trả giá; việc theo đuổi các mục tiêu ngoài hiệu quả kinh tế nhất thiết sẽ dẫn tới các chi phí cơ hội và hiệu quả kinh tế bị mất mát. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh thực tế sự đánh đổi luôn luôn tồn tại trong chính sách quốc gia. Ví dụ, việc nhấn mạnh công bằng và tái phân phối của cải sẽ bị thất bại nếu như về lâu dài chính sách quốc gia lơ là hiệu quả kinh tế. Để một xã hội hiệu quả, như các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã cho thấy, nó không thể hoàn toàn bỏ qua các quy luật kinh tế có liên quan.
Lập luận quan trọng nhất bảo vệ chủ nghĩa tự do có lẽ là một lập luận không khả quan lắm. Mặc dù có thể đúng như những nhà Mác xít và những nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận, lựa chọn thay thế cho hệ thống tự do là một hệ thống mà trong đó tất cả đều thu lợi bằng nhau, nhưng cũng hoàn toàn có thể là một hệ thống mà trong đó tất cả đều mất hết tất cả. Có thể còn phải nói nhiều về quan điểm về sự hài hòa lợi ích của chủ nghĩa tự do, dẫu vậy, như E.H. Carr đã chỉ ta, những chứng cứ được sử dụng để bảo vệ quan điểm này thường được lấy ra từ các giai đoạn lịch sử diễn ra “sự mở rộng sản xuất, dân số và thịnh vượng một cách vô tiền khoáng hậu” (Carr, 1951). Khi điều kiện duy trì hệ thống tự do bị đổ vỡ (như trong những năm 1930 và có nguy cơ xảy ra một lần nữa trong những thập niên cuối của thế kỷ 20), sự bất hòa sẽ thay thế cho sự hòa hợp, và tôi cho rằng, sự đổ vỡ diễn ra sau đó của hệ thống tự do thường dẫn tới các cuộc xung đột kinh tế mà khi đó tất cả sẽ đều bị thiệt hại.
Chỉ trích chủ yếu chống lại chủ nghĩa tự do kinh tế cho rằng những giả định cơ bản của nó, như sự tồn tại của các chủ thế kinh tế lý trí, một thị trường cạnh tranh, và những điều tương tự là phi thực tế. Một phần, sự chỉ trích này là không công bằng khi mà những nhà tự do rõ ràng đã làm đơn giản hóa những giả định này nhằm tạo điều kiện cho các nghiên cứu khoa học, không thể có khoa học nếu không có những sự đơn giản hóa đó. Điều quan trọng hơn, như những người bảo vệ chủ nghĩa tự do đã chỉ ra, là quan điểm này nên được đánh giá bởi kết quả và khả năng tiên đoán của nó, chứ không phải bởi những sự thật được dẫn ra (Posner, 1977). Với quan điểm như vậy và trong lĩnh vực của mình, kinh tế học đã tỏ ra là một công cụ phân tích mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo cách tương tự, kinh tế học tự do cũng có thể bị chỉ trích về nhiều mặt quan trọng. Nếu là một công cụ để thấu hiểu xã hội và đặc biệt là sự vận động của nó, kinh tế học có hạn chế, nó không thể là một cách tiếp cận toàn diện đối với kinh tế chính trị. Dẫu vậy, các nhà kinh tế học tự do thường quên sự giới hạn nội tại này, và xem kinh tế học như một khoa học xã hội thông thái, mang tính thống trị. Khi điều này xảy ra, bản chất và những giả định cơ bản của kinh tế học có thể dẫn dắt những nhà kinh tế lạc đường và hạn chế tính hữu ích của nó với tư cách là một lý thuyểt về kinh tế chính trị.
Hạn chế đầu tiên là kinh tế học cố tình tách kinh tế ra khỏi những mặc khác của xã hội một cách nhân tạo và chấp nhận các khung chính trị xã hội sẵn có, kể cả sự phân chia quyền lực và quyền sỡ hữu; tài nguyên và những nguồn lực khác của con người, cá nhân và xã hội; cũng như khuôn khổ các thể chế về chính trị, xã hội và văn hóa. Thế giới tự do do đó được xem là một thế giới hài hòa, lý trí, và các cá nhân bình đẳng sống trong một thế giới không có biên giới về chính trị và các cản trở xã hội. Các quy luật của chủ nghĩa tự do đưa ra các nguyên tắc tối đa hóa lợi ích cho các chủ thể kinh tế mà không tính đến việc họ sẽ xuất phát từ đâu và với những điều kiện gì, mặc dù trong cuộc sống thực, điểm xuất phát đầu tiên của một người thường quyết định điểm mà người đó kết thúc (Dahrendorf, 1979).
Một hạn chế khác của kinh tế học tự do với tư cách là một lý thuyết là nó thường bỏ qua công lý hoặc sự công bằng trong kết quả của các hoạt động kinh tế. Mặc dù nỗ lực mạnh mẽ nhằm tạo ra một ngành kinh tế học phúc lợi “khách quan”, sự phân chia của cải trong xã hội nằm ngoài sự quan tâm của kinh tế học tự do. Có một sự thật trong những chỉ trích của những nhà Mác xít là kinh tế học tự do là công cụ để quản lý một nền kinh tế tư bản hay nền kinh tế thị trường. Kinh tế học tư sản, theo quan điểm của những người Mác xít, là một nghành kỹ thuật hơn là một khoa học về xã hội. Nó chỉ người ta cách làm thế nào để đạt được một số mục tiêu nhất định với cái giá ít nhất trong một số giới hạn nhất định; nó không nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến tương lai và số phận của con người, vốn là những câu hỏi nằm ở trong tim của những người Mác xít và các nhà theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Chủ nghĩa tự do cũng bị hạn chế bởi giả định cho rằng sự trao đổi luôn luôn là tự do và diễn ra trong một thị trường cạnh tranh giữa những người bình đẳng với nhau, có đầy đủ thông tin và có thể cùng nhau đạt được lợi ích nếu như họ chấp nhận trao đổi các đồ vật có giá trị với nhau. Không may, như Charles Lindblom đã lập luận, trao đổi ít khi là tự do và bình đẳng (Lindblom, 1977). Thay vào đó, điều kiện trao đổi có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự ép buộc, sự khác nhau trong khả năng mặc cả (độc quyền bán hay độc quyền mua), và những yếu tố kinh tế quan trọng khác nữa. Thực ra, do bỏ qua cả những tác động của các nhân tố phi kinh tế đối với sự trao đổi và những tác động của việc trao đổi đối với chính trị, chủ nghĩa tự do thiếu một khía cạnh “kinh tế chính trị” thực sự.
Một sự giới hạn khác nữa của kinh tế học tự do là những phân tích của nó thường ở trạng thái đứng im. Ít nhất là trong ngắn hạn, các nhu cầu tiêu dùng, khung thể chế, và môi trường công nghệ được giả định là không thay đổi. Chúng được xem như là những giới hạn và những cơ hội mà trong đó các quyết định kinh tế và các sự đánh đổi được thực hiện. Các câu hỏi về nguồn gốc, hay các phương hướng, của các thể chế kinh tế và bộ máy công nghệ là những vấn đề thứ yếu đối với những nhà tự do. Các nhà kinh tế học tự do là những người tiệm tiến, tin rằng những cấu trúc xã hội thường thay đổi một cách chậm chạp khi phản ứng lại những thay đổi giá cả. Mặc dù những nhà kinh tế tự do cố gắng phát triển lý thuyết về sự thay đổi kinh tế và công nghệ, các biến số quan trọng về xã hội, chính trị, và công nghệ ảnh hưởng tới sự thay đổi thường được coi là đến từ bên ngoài và nằm ngoài biên giới của các phân tích kinh tế. Như những nhà Mác xít đã chỉ ra chủ nghĩa tự do thiếu một lý thuyết về sự vận động của kinh tế chính trị thế giới và thường đưa ra các giả định về sự ổn định và tính chất của hiện trạng kinh tế.
Kinh tế học tự do, với quy luật tối đa hóa lợi ích, được dựa trên những giả định khá hạn chế. Không xã hội nào đã từng hoặc có thể chỉ bao gồm những “con người kinh tế” thực sự của lý thuyết tự do. Một xã hội vận hành đòi hỏi các mối quan hệ tác động qua lại và sự nhún nhường các lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội lớn hơn; nếu không thì xã hội sẽ sụp đổ (Polanyi, 1957). Dẫu vậy, xã hội Tây Âu đã tiến xa trong việc kìm hãm xu hướng cơ bản của con người là hành động quá đáng vì lợi ích bản thân để có một nền kinh tế và xã hội tốt hơn (Baechler, 1971). Thông qua việc giải phóng cơ chế thị trường thoát khỏi các hạn chế xã hội và chính trị, văn minh phương Tây đã đạt được đến một mức độ giàu có chưa từng có và đã đặt ra một hình mẫu cho những nền văn minh khác muốn cạnh tranh với nó. Tuy nhiên, nó đã đạt được điều đó với cái giá phải trả là đánh mất những giá trị khác. Như kinh tế học tự do đã chỉ rõ, không có gì đạt được mà không phải trả giá.
╗ Về chủ nghĩa dân tộc kinh tế
Sức mạnh quan trọng nhất của Chủ nghĩa dân tộc kinh tế là việc coi nhà nước như là chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế và là một công cụ phát triển kinh tế. Mặc dù nhiều người cho rằng sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện đại đã làm cho quốc gia-dân tộc trở nên lỗi thời, nhưng vào cuối thế kỷ 20 hệ thống quốc gia-dân tộc thực sự đang mở rộng; các xã hội trên thế giới đang tìm cách để tạo ra các nhà nước mạnh có đủ khả năng tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc gia, và số quốc gia trên thế giới đang gia tăng. Thậm chí ở các quốc gia ra đời sớm hơn, tinh thần dân tộc chủ nghĩa có thể dễ dàng được thổi bùng lên, như đã xảy ra trong cuộc chiến tranh Falkland năm 1982. Mặc dù những chủ thể khác như các tổ chức quốc tế và liên quốc gia tồn tại và có ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, hiệu quả kinh tế và quân sự của quốc gia làm cho nó vượt trội hơn các chủ thể khác.
Sức mạnh thứ hai của chủ nghĩa dân tộc nằm ở sự nhấn mạnh của nó đối với tầm quan trọng của các lợi ích chính trị và an ninh trong việc tổ chức và tiến hành các quan hệ kinh tế quốc tế. Không cần chấp nhận sự nhấn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đối với tầm quan trọng của an ninh thì người ta cũng phải thừa nhận rằng an ninh quốc gia là điều kiện cần đầu tiên để có được sức mạnh chính trị và kinh tế trong một hệ thống các quốc gia cạnh tranh và vô chính phủ. Một quốc gia mà không thể đảm bảo được an ninh cho mình thì không thể giữ được độc lập. Mặc cho mục tiêu của xã hội là gì đi chăng nữa, tác động của các hoạt động kinh tế đối với sự độc lập chính trị và phúc lợi trong nước luôn luôn đứng đầu trong các mối quan tâm của các quốc gia (Strange, 1985).
Thế mạnh thứ ba của chủ nghĩa dân tộc là sự đề cao khuôn khổ chính trị của các hoạt động kinh tế, việc công nhận thị trường phải vận hành trong một thế giới của các quốc gia và các nhóm cạnh tranh lẫn nhau. Mối quan hệ chính trị giữa các chủ thể chính trị ảnh hưởng tới sự vận hành của thị trường cũng giống như thị trường ảnh hưởng các mối quan hệ chính trị. Thực ra, hệ thống chính trị quốc tế tạo thành một trong những cản trở quan trọng nhất và là nhân tố quyết định thị trường. Bởi vì các nhà nước tìm cách tác động tới thị trường theo hướng có lợi nhất cho mình, vai trò của quyền lực là hết sức quan trọng trong việc tạo ra và duy trì các quan hệ thị trường; thậm chí ví dụ cổ điển của Ricardo về sự trao đổi len của Anh lấy rượu Bồ Đào Nha không thoát khỏi ảnh hưởng quyền lực của nhà nước (Choucri, 1980). Như Carr đã lập luận, thực sự mỗi hệ thống kinh tế phải dựa vào một cơ sở chính trị vững chắc (Carr, 1951).
Một điểm yếu của chủ nghĩa dân tộc là khuynh hướng tin rằng quan hệ kinh tế quốc tế luôn luôn là một trò chơi có tổng bằng không, có nghĩa là một quốc gia được lợi thì nhất thiết quốc gia kia phải thua thiệt. Thương mại, đầu tư, và các quan hệ kinh tế khác được các nhà dân tộc chủ nghĩa chủ yếu coi là mang tính đối kháng và bên được bên thua. Dẫu vậy, nếu hợp tác xảy ra, thị trường có thể mang lại những lợi ích cho tất cả các bên (mặc dù không nhất thiết phải bằng nhau), như những nhà tự do đã khẳng định. Khả năng có được lợi nhuận cho tất cả mọi người là nền tảng của nền kinh tế thị trường thế giới. Một điểm yếu khác của chủ nghĩa dân tộc bắt nguồn từ thực tế rằng sự theo đuổi quyền lực và theo đuổi sự giàu có thường mâu thuẫn lẫn nhau, ít nhất là trong ngắn hạn. Phát triển và thực thi sức mạnh quân sự cũng như những dạng quyền lực khác dẫn đến những phí tổn đối với xã hội, làm giảm hiệu quả kinh tế. Do đó, Adam Smith lập luận rằng các chính sách trọng thương của các quốc gia thế kỷ 18 coi tiền đồng nghĩa với sự giàu có đã làm tổn hại sự gia tăng thịnh vượng thực sự thông qua tăng năng suất lao động; ông chỉ ra rằng tốt hơn các quốc gia nên đạt được sự giàu có thông qua các chính sách thương mại tự do. Tương tự, khuynh hướng ngày nay đồng nhất hóa công nghiệp với quyền lực có thể làm nền kinh tế của một quốc gia bị suy yếu. Sự phát triển các ngành công nghiệp mà không để ý đến thị trường hoặc các lợi thế so sánh có thể làm cho xã hội yếu đi về mặt kinh tế. Mặc dù các quốc gia khi gặp xung đột thỉnh thoảng cần phải theo đuổi các mục tiêu và chính sách trọng thương, nhưng về dài hạn, việc theo đuổi những chính sách như vậy có thể gây hại cho chính quốc gia đó.
Thêm nữa, chủ nghĩa dân tộc thiếu một lý thuyết thỏa đáng về xã hội trong nước, nhà nước, và chính sách đối ngoại. Nó thường giả định rằng xã hội và nhà nước tạo thành một thực thể thống nhất và do đó chính sách đối ngoại thường được quyết định bởi các lợi ích quốc gia khách quan. Dẫu vậy, như các nhà tự do đã nhấn mạnh một cách đúng đắn, xã hội là đa nguyên, bao gồm các cá nhân và các nhóm (liên minh giữa các cá nhân) cố gắng giành quyền quyết định chức năng nhà nước và buộc nhà nước phục vụ mục đích chinh trị và kinh tế của mình. Mặc dù các quốc gia sở hữu các mức độ tự chủ xã hội và độc lập khác nhau trong việc hoạch định chính sách, chính sách đối ngoại (bao gồm chính sách kinh tế đối ngoại) phần lớn là kết quả của cuộc tranh giành giữa các nhóm áp đảo trong xã hội. Bảo hộ thương mại và phần lớn những chính sách khác của những nhà dân tộc thường là kết quả của các nỗ lực của một nhân tố sản xuất nào đó (vốn, lao động, hay đất đai) để giành vị thế độc quyền và thông qua đó gia tăng tỉ lệ lợi nhuận kinh tế của mình. Các chính sách của những nhà dân tộc chủ nghĩa thường được thiết kế để tái phân phối thu nhập từ người tiêu dùng và xã hội nói chung vì lợi ích của các nhà sản xuất.
Chủ nghĩa dân tộc do đó có thể được hiểu như là một lý thuyết về xây dựng nhà nước hay là một lá chắn cho lợi ích của một nhóm các nhà sản xuất có khả năng ảnh hưởng đến chính sách quốc gia. Không thừa nhận đầy đủ hoặc không chịu phân biệt hai ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc kinh tế như trên, các nhà dân tộc chủ nghĩa có thể sai lầm khi không áp dụng, cả ở cấp độ trong nước lẫn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, giả định của họ cho rằng khuôn khổ chính trị ảnh hưởng đến kết quả kinh tế. Họ đã không tính tới một cách đầy đủ thực tế là các nhóm chính trị trong nước thường sử dụng lập luận của chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là lý do an ninh quốc gia, nhằm thúc đẩy các lợi ích riêng của họ.
Trong khi trong quá khứ, đất đai và tư bản là những thứ khơi dậy tình cảm chủ nghĩa dân tộc, thì trong các nền kinh tế tiến tiến lao động đã trở thành yếu tố mang tính dân tộc chủ nghĩa và có xu hướng bảo hộ cao nhất trong ba nhân tố của sản xuất. Trong một thế giới mà các nguồn lực sản xuất mang tính lưu chuyển cao, lao động tìm cách sử dụng nhà nước để thúc đẩy các lợi ích bị đe đọa của mình. Sức mạnh gia tăng của lao động trong một nhà nước phúc lợi đương đại, như tôi lập luận dưới đây, đã trở thành một lực lượng chủ yếu của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế.
Tính đúng đắn của việc nhấn mạnh bảo hộ và công nghiệp hóa của chủ nghĩa dân tộc là khó có thể khẳng định hơn. Đúng là tất cả các tập đoàn công nghiệp lớn phải được hậu thuẫn bởi các quốc gia mạnh vốn bảo vệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong các giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và nếu không có sự bảo vệ như vậy, các ngành công nghiệp non trẻ của các nước đang phát triển có thể sẽ không sóng sót được trước sự cạnh tranh của các tập đoàn mạnh của các nước phát triển hơn. Dẫu vậy, cũng có trường hợp sự bảo hộ cao ở nhiều nước đã dẫn đến việc ra đời các ngành công nghiệp kém hiệu quả và thậm chí làm đình trệ sự phát triển kinh tế (Kindleberger, 1978). Trong một phần tư cuối của thế kỷ 20, các nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc vốn hạn chế chủ nghĩa bảo hộ và ưu ái các ngành xuất khẩu cạnh tranh đã hoạt động tốt hơn những nền kinh tế các nước kém phát triển, những nước cố gắng công nghiệp hóa phía sau bức tường thuế quan và theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu.
Sự thiên vị sai lầm của những nhà dân tộc chủ nghĩa dành cho công nghiệp so với nông nghiệp cũng cần phải được xem xét lại. Đúng là công nghiệp có một số lợi thế nhất định so với nông nghiệp và việc áp dụng các công nghệ công nghiệp vào xã hội sẽ có những tác động lan tỏa và thường có xu hướng làm chuyển đổi và hiện đại hóa tất cả các mặt của nền kinh tế vì nó giúp nâng cấp chất lượng lao động và nâng cao khả năng sinh lợi của đồng vốn. Dẫu vậy chúng ta phải nhớ rằng rất ít xã hội phát triển mà không có một cuộc cách mạng nông nghiệp trước đó và một nền nông nghiệp có năng suất cao (Lewis, 1978). Thực ra, một số các nền kinh tế thịnh vượng của thế giới, ví dụ như Đan Mạch, vành đai nông nghiệp của Mỹ, và miền Tây Cananda, đều dựa vào những nền nông nghiệp hiệu quả (Vincer, 1952). Hơn nữa, trong tất cả các xã hội này, nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Một số người có thể kết luận rằng các nhà dân tộc chủ nghĩa đã đúng khi tin rằng nhà nước phải đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Một nhà nước mạnh là cần thiết để thúc đẩy, và trong một số trường hợp, là để bảo vệ các ngành công nghiệp và tạo ra một nền nông nghiệp hiệu quả. Dẫu vậy, vai trò tích cực này của nhà nước, mặc dù là một điều kiện cần, chưa phải là một điều kiện đủ. Một nhà nước mạnh và có chính sách can thiệp không bảo đảm phát triển kinh tế; thực ra, nó có thể kìm hãm phát triển kinh tế. Điều kiện đủ cho phát triển kinh tế là tổ chức hiệu quả công nghiệp và nông nghiệp, và trong hầu hết các trường hợp điều này đạt được thông qua sự vận hành của thị trường. Những điều kiện cả về kinh tế và chính trị này đã tạo nên những nền công nghiệp phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa nhanh trong hệ thống quốc tế đương đại.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, cho dù điểm mạnh và điểm yếu của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là gì đi chăng nữa, thì chủ nghĩa dân tộc kinh tế vẫn có những sức hút mạnh mẽ. Trong suốt lịch sử hiện đại, vị trí quốc tế của các hoạt động kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Từ thế kỷ 17 trở đi các quốc gia đã theo đuổi các chính sách phát triển công nghiệp và kỹ thuật một cách có chủ đích. Nhằm đạt được sức mạnh quân sự ổn định và xuất phát từ niềm tin cho rằng công nghiệp cung cấp những giá trị gia tăng lớn hơn nông nghiệp, quốc gia-dân tộc hiện đại đã có mục tiêu chủ yếu là thành lập và bảo vệ sức mạnh công nghiệp. Đến khi nào hệ thống quốc tế đầy xung đột vẫn còn tồn tại, chủ nghĩa dân tộc kinh tế vẫn có những sức hút mạnh mẽ của riêng mình.
╗ Về chủ nghĩa Marx
Chủ nghĩa Mác đã đúng khi đặt vấn đề kinh tế – việc sản xuất và phân phối các của cải vật chất – vào hoặc gần trung tâm của đời sống chính trị. Trong khi chủ nghĩa tự do thường bỏ qua vấn đề phân phối và các nhà dân tộc chủ nghĩa lại quan tâm chủ yếu đến sự phân phối quốc tế của của cải, thì chủ nghĩa Mác tập trung vào cả những tác động trong nước và quốc tế của kinh tế thị trường đối với sự phân chia của cải. Họ kêu gọi chú ý đến những cách mà các luật lệ hoặc những thiết chế điều chỉnh thương mại, đầu tư, và những quan hệ kinh tế quốc tế khác ảnh hưởng đến sự phân chia của cải giữa các nhóm và các nhà nước (Cohen, 1977). Tuy nhiên, không cần phải dùng đến cách hiểu duy vật lịch sử hay sự quan trọng của đấu tranh giai cấp mới có thể hiểu rằng cách tạo ra và phân phối của cải là những yếu tố quyết định đến cấu trúc xã hội và các hành vi chính trị.
Một đóng góp khác của chủ nghĩa Mác là sự nhấn mạnh bản chất và cấu trúc của sự phân công lao động cả ở cấp độ trong nước và quốc tế. Như Mác và Engel đã chỉ ra trong cuốn Tư tưởng Đức, mỗi sự phân công lao động ám chỉ sự phụ thuộc và do đó là các mối quan hệ chính trị. Trong một nền kinh tế thị trường các mối liên kết kinh tế giữa các nhóm và các quốc gia trở nên quan trọng trong việc quyết định sự giàu có của họ và các mối quan hệ chính trị. Tuy nhiên, các phân tích của Mác quá hạn chế, bởi sự phụ thuộc về kinh tế không phải là yếu tố quan trọng nhất hoặc duy nhất quyết định mối quan hệ giữa các quốc gia. Mối quan hệ chính trị và chiến lược giữa các chủ thể chính trị cũng có tầm quan trọng tương tự hoặc thậm chí quan trọng hơn và chúng không thể được tối giản hóa thành các vấn đề chỉ về kinh tế mà thôi, ít nhất cũng không như cách các nhà Mác xít định nghĩa kinh tế học.
Lý thuyết của Mác về kinh tế chính trị cũng có giá trị khi nhấn mạnh các thay đổi chính trị quốc tế. Trong khi chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc đều không có một lý thuyết toàn diện về sự thay đổi xã hội, chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh vai trò của những sự phát triển kinh tế và công nghệ để giải thích sự vận động của hệ thống quốc tế. Như được thể hiện trong quy luật phát triển không đồng đều của Lenin, sự phát triển sức mạnh khác nhau giữa các nước tạo nên một nguyên nhân ngầm cho những sự thay đổi về mặt chính trị. Ít nhất Lenin đã đúng một phần khi cho rằng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do sự phát triển sức mạnh kinh tế không đều giữa các quốc gia công nghiệp và mâu thuẫn trong việc phân chia lãnh thổ. Rõ ràng việc phát triển không đồng đều của các cường quốc Châu Âu đã có những ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực và gây ra sự bất ổn chung. Sự tranh giành thị trường và các đế chế làm mối quan hệ giữa các quốc gia xấu hơn. Hơn nữa, nhận thức ngày càng cao của người dân bình thường về những tác động của sự thay đổi đột ngột trên thị trường thế giới và các hành vi kinh tế của các quốc gia khác đến phúc lợi và an ninh cá nhân cũng trở thành một nhân tố quan trọng trong sự thù địch gia tăng giữa các quốc gia. Đối với các quốc gia cũng như các công dân, sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng cao mang lại một cảm giác mới về sự mất an ninh, dễ bị tổn thương và sự căm ghét các địch thủ kinh tế và chính trị.
Rõ ràng chủ nghĩa Mác cũng đã đúng khi cho rằng kinh tế tư bản, ít nhất là như chúng ta biết trong lịch sử, có những động lực bành trướng mạnh mẽ thông qua thương mại và đặc biệt là xuất khẩu tư bản. Các nhà kinh tế tự do cổ điển cũng khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế và tích tụ tư bản tạo nên xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm dần. Tuy nhiên họ lại cho rằng sự suy giảm này có thể được ngăn chặn thông qua thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và các biện pháp khác. Trong khi thương mại tiêu thụ lượng tư bản dư thừa trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài cũng giúp đưa lượng vốn này ra hải ngoại. Vì vậy các nhà kinh tế tự do cổ điển cũng đồng ý với chủ nghĩa Mác rằng kinh tế tư bản có những khuynh hướng nội tại xuất khẩu hàng hóa và tư bản thặng dư.
Xu hướng này đã dẫn đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản mang bản chất quốc tế và sự vận động bên trong của nó khuyến khích sự bành trướng ra bên ngoài. Trong một nền kinh tế tư bản đóng và không có công nghệ tiên tiến, sức mua thấp, thặng dư tư bản, và kết quả là sự suy giảm lợi nhuận đầu tư cuối cùng sẽ dẫn đến cái mà John Stuart Mill gọi là “quốc gia đứng yên” (Mill, 1970). Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở đặc trưng bởi sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản, sự gia tăng dân số, và sự phát triển không ngừng trong năng suất thông qua các tiến bộ công nghệ, không có lý do gì cho trì trệ kinh tế xảy ra.
Mặc khác, nền kinh tế xã hội hay cộng sản chủ nghĩa không có xu hướng nột tại để bành trướng ra quốc tế. Trong một nền kinh tế cộng sản, đầu tư và tiêu thụ được quyết định bởi kế hoạch và hơn nữa, nhà nước lại có độc quyền đối với mọi trao đổi với nước ngoài. Tuy nhiên một nền kinh tế cộng sản cũng có thể có những động cơ chính trị và chiến lược để xuất khẩu tư bản, hay có thể cần phải đầu tư ra nước ngoài nhằm dành những nguồn nguyên liệu thô thiết yếu. Một chế độ Mác xít cũng có thể thấy là sẽ có lợi nhuận khi đầu tư ra nước ngoài hoặc tham gia vào các trao đổi thương mại khác. Chắc chắn là Liên Xô đã thỉnh thoảng có lợi với tư cách là những người trao đổi thương mại khôn kheo, như Ralph Hawtrey đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của một chính quyền xã hội hay cộng sản chủ nghĩa không loại bỏ động cơ tìm kíếm lợi nhuận và việc chuyển những động cơ này sang cho nhà nước cũng có một vài lợi ích (Hawtrey, 1952). Thế nhưng cấu trúc của một xã hội cộng sản với sự nhấn mạnh uy tín, quyền lực, và lý tưởng không khuyến khích sự mở rộng kinh tế ra nước ngoài. Khuynh hướng hiện hữu là biến kinh tế trở nên phụ thuộc vào chính trị và những mục tiêu mang tính dân tộc chủ nghĩa của quốc gia (Viner, 1951).
Chủ nghĩa Mác cũng đã đúng khi cho rằng chủ nghĩa tư bản cần một hệ thống kinh tế thế giới mở. Các nhà tư bản mong muốn tiếp cận các nền kinh tế nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và tư bản; xuất khẩu hàng hóa có tác động thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế tư bản theo lý thuyết của Keynes, và xuất khẩu tư bản giúp gia tăng tỉ lệ lợi nhuận chung. Sự đóng cửa các thị trường nước ngoài và các nơi có thể xuất khẩu tư bản làm tổn hại đến chủ nghĩa tư bản, và một nền kinh tế tư bản đóng sẽ dẫn tới kinh tế suy giảm một cách mạnh mẽ. Có lý do để tin rằng hệ thống tư bản (như chúng ta đã biết) không thể tồn tại mà không có một nền kinh tế thế giới mở. Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa tư bản, như Mác đã chỉ ra, là mang tính toàn cầu, tư tưởng của chủ nghĩa tư bản là quốc tế. Chủ nghĩa tư bản tồn tại ở một quốc gia duy nhất là điều không thể.
Trong thế kỷ 19 và 20 các quốc gia tư bản chủ chốt, như Anh và Mỹ, đã dùng sức mạnh của mình để thúc đẩy và duy trì một nền kinh tế thế giới mở. Họ dùng sức ảnh hưởng của mình để loại bỏ các rào chắn đối với sự lưu thông tự do của hàng hóa và vốn. Khi cần thiết, như Simon Kunznets đã nói, “các cường quốc mạnh hơn của thế giới phát triển sẽ áp đặt lên những đối tác bất đắc dĩ của họ cơ hội tham gia thương mại quốc tế và phân công lao động” (Kuznets, 1966). Trong quá trình theo đuổi lợi ích riêng của mình, các quốc gia này đã tạo ra luật quốc tế nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các nhà đầu tư và thương nhân (Lipson, 1985). Và khi các quốc gia thương mại lớn không thể hoặc không muốn thực thi các luật thương mại tự do, hệ thống tự do bắt đầu thoái trào từ từ. Do đó, đến lúc này, chủ nghĩa Mác đã đúng khi nhận định về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc hiện đại.
Điểm yếu cơ bản của chủ nghĩa Mác với tư cách là một lý thuyết về kinh tế chính trị quốc tế bắt nguồn từ việc nó không nhận ra vai trò của các nhân tố chính trị và chiến lược trong quan hệ quốc tế. Mặc dù đánh giá cao những tư tưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác, người ta có thể không chấp nhận lý thuyết của Mác cho rằng sự vận động của quan hệ quốc tế hiện đại được thúc đẩy bởi nhu cầu của các nền kinh tế tư bản về xuất khẩu hàng hóa và tư bản thặng dư. Ví dụ, liên quan đến nhận định cho rằng mức độ phát triển không đồng đều của kinh tế quốc gia dẫn đến chiến tranh thì nguyên nhân có thể là do sự thù hằn dân tộc, vốn có thể diễn ra mà không liên quan đến bản chất của nền kinh tế – mà xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô là một ví dụ. Mặc dù việc tranh giành thị trường và nơi đầu tư tư bản có thể là nguyên nhân của mâu thuẫn và là một nhân tố dẫn đến chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh, nhưng lập luận này không đưa ra một giải thích đầy đủ cho hành vi đối ngoại của các nước tư bản.
Ví dụ, các bằng chứng lịch sử không ủng hộ quan điểm của Lenin cho rằng nguyên nhân của chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do logic của chủ nghĩa tư bản và hệ thống thị trường. Cuộc tranh giành lãnh thổ quan trọng nhất giữa các nước Châu Âu dẫn đến chiến tranh không phải là những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở các thuộc địa hải ngoại như Lenin đã nói, mà cuộc tranh giành này nằm ngay trong lòng Châu Âu. Cuộc xung đột chủ yếu dẫn đến chiến tranh liên quan đến sự phân chia lại lãnh thổ ở Balkan thuộc đế chế Ottoman đang suy tàn. Và nếu xét về nguyên nhân kinh tế của cuộc xung đột thì nó lại liên quan đến mong muốn của Nga được tiếp cận vùng biển Địa Trung Hải (Hawtrey, 1952). Chủ nghĩa Mác không thể giải thích được một thực tế là ba đế quốc đối địch chủ chốt – Anh, Pháp, và Nga – thực ra lại cùng một chiến tuyến trong cuộc xung đột nổ ra sau đó chống lại nước Đức, một nước ít có những lợi ích ngoại giao bên ngoài Châu Âu.
Thêm vào đó, Lenin đã sai khi chỉ ra động cơ chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc là những yếu tố bên trong của hệ thống tư bản. Như Benjamin J.Cohen đã chỉ ra trong những phân tích lý thuyết Mác xít về chủ nghĩa đế quốc, sự xung đột về chính trị và chiến lược giữa các nước châu Âu là quan trọng hơn; ít nhất chính tình trạng bế tắc trên Châu Âu lục địa giữa các cường quốc buộc họ phải đối đầu nhau ở thế giới thuộc địa (Cohen, 1973). Những mâu thuẫn thuộc địa này (trừ cuộc chiến tranh Boer) thực ra đều được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao. Và cuối cùng những thuộc địa ở nước ngoài của các cường quốc Châu Âu thực ra chỉ có những hiệu quả kinh tế nhỏ. Như tài liệu của chính Lenin đưa ra hầu hết vốn đầu tư nước ngoài của Châu Âu đều tập trung vào các “vùng đất định cư mới” (Mỹ, Canada, Australia, Nam Phi, Argentina…) hơn là vào các vùng thuộc địa phụ thuộc mà ngày nay được gọi là các nước thế giới thứ ba. Thực ra trái với quan điểm của Lenin cho rằng chính trị theo sau đầu tư, tài chính quốc tế trong suốt thập niên này chủ yếu phục vụ cho chính sách đối ngoại, như trong trường hợp các khoản vay của Pháp cho Sa hoàng Nga. Vì vậy, mặc dù đã đúng khi tập trung chủ yếu vào sự thay đổi chính trị, chủ nghĩa Mác thực sự không hoàn hảo với tư cách là một lý thuyết kinh tế chính trị.
——————————————-
Nguồn : Robert Gilpin. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R.Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.
Dịch bởi Hoàng Thanh Hằng, Lê Hồng Hiệp hiệu đính.

Lãnh đạo Việt Nam: Tất cả đều Tốt cả ! Nhưng…???

Gần đây chúng ta đã đọc, nghe nhiều về lời trần tình của nhiều quan chức đầu ngành : Tất cả đều tốt cả ! Nhưng …. Sau đó là những lời ta thán khắp nơi của Nhân dân về tình trạng tai nạn giao thông, chênh lệch giá vàng, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND các cấp…
 Bộ Tài nguyên Môi trường : không có tham nhũng tiêu cực ! Nhưng…. Nhưng đến chính người có trách nhiệm cao nhất trong Thanh tra Chính phủ cũng phải phát biểu trước Quốc hội cũng nói : không thể tin được điều đó…. Ngày xưa cũng đã từng có những thảng thốt : Đất nước tươi đẹp, nghị quyết tuyệt vời, chính phủ tận tụy, nhân dân cần lao, trí thức Việt chẳng thua kém Thế giới….tất cả đều tốt cả ! Nhưng…?

Tôi với cách nhìn của người nghiên cứu về khoa học quản trị, có vài lời gió thoảng…
 Mặc định rằng :
 
- Nếu “Chất lượng là toàn diện’ thì kết cục Tốt phải là tổng hợp của 5 điều Tốt : luận thuyết Tốt ( đề ra quy tắc hoạt động đúng quy luật ) , mục tiêu Tốt ( vì tương lai tươi đẹp toàn XH ) , tổ chức Tốt ( cách xắp đặt, phối hợp quy củ chính thống ) , quản trị Tốt ( các quá trình minh bạch hợp lý tin cậy chi phí thấp) , kiểm soát Tốt ( luôn nhận chân được sự thật, và điều chỉnh lỗi kịp thời ).
- 5 yếu tố cốt lõi để điều Tốt trở thành hiện thực ở quy mô toàn Xã hội, trong đó: giáo dục người dân có phản xạ tích cực với sự xấu, Nhà nước luôn quyết tâm bảo vệ lẽ phải, mọi chỗ hiển hiện hướng dẫn để ai cũng dễ thực hiện điều đúng , các cơ quan sẵn sàng tưởng thưởng cho việc hay, Công chúng nhạy cảm sẵn sàng ngợi ca những tấm gương dù nhỏ !
- Nên : Ý Tốt không hiếm, cái Tốt được bày biện, nhưng việc Tốt không tự nhiên có, có không tự nhiên sinh phát được, mà phải được nuôi dưỡng, và ‘một cây làm chẳng nên non’ , không bởi ước vọng, không thể bằng khẩu hiệu… mà hiện thực bằng toàn bộ sức mạnh Lương Tri của toàn Xã hội : trước hết làm cho điều Xấu không phát tác, tung hoành, bè đảng được, dù ở đâu, từ ai…
Đặt câu hỏi về vài sự thật :
 
- Một người mà hành vi sai xấu, còn nhỏ thôi, chưa chạm ngưỡng bị xử phạt, thậm chí vô ý thức, nhưng nhiều người với những biểu hiện như thế thì tiềm ẩn tai họa lớn có thể xảy ra ( ví dụ cự ly giữa các xe quá sát nhau trên đường không đúng quy định, cho dù bằng muôn cách không thể phát hiện mọi lúc mọi nơi , hay một người đi bộ trên đường cao tốc giành cho xe hơi, cách gì xử lý ngay cho được )…gây nên tích lũy hiểm họa dây chuyền . Cũng như thế những điều sai nhỏ trong một tổ chức dồn tụ lại ở khâu nào đó cộng hưởng với sự cố bất lường…Phát hiện thế nào ?
- Trước khi vào trận đấu bóng, các cầu thủ nhìn rất tốt, hàng vạn khán giả đến sân hào hứng tích cực, sân bóng và thời tiết tuyệt vời, truyền hình và các cơ quan báo chí đều mang đến những nghiệp vụ đúng, cơ quan quản lý mong muốn điều hay…tốt hết ! Nhưng trận đấu có thể diễn ra sự cố, vỡ sân gây bạo loạn…thì có thể do một tình huống ngắn ngủi do trọng tài gây ra…bởi điều không ai biết trước : anh ta đã bị tha hóa… lại có thế lực ngầm thao túng cho anh ta hành vi ăn tiền vì lợi ích đen của họ ? Có cách nào chọn được Trọng tài tốt không ?
- Anh cán bộ đảng viên, giảng viên trường chính trị huyện Quảng Xương Thanh Hóa ( mang đầy mình ‘thứ tốt’ ) gây ra tệ việc để đại úy cảnh sát giao thông vốn rất tốt phải rút súng sai bắn 2 phát bị thương…. khiến tất cả ngao ngán, xã hội căng thẳng, cuộc sống trở nên ngột ngạt phức tạp… trong khi cái xe máy tốt, giấy đăng kiểm, bằng lái đủ cả, đường làm tốt, có biển hiệu tốt …thì kết cục đó không nằm ở những công cụ nghiệp vụ, quy định tĩnh tại, sự việc nhất thời…mà sâu thẳm ‘những điều được gọi là tốt’ kia có nguồn gốc tốt không ? Được người thực tốt chấp hành không ?
- Nhiều việc về hình thức có vẻ là Tốt : họp bàn nghị quyết, kiểm điểm nội bộ, bỏ phiếu tín nhiệm, những phát biểu trước diễn đàn…Nhưng bao nhiêu quan chức đang đi đêm tạo ra điều xấu, nhiều hành vi sai của họ chỉ họ biết, người trong cuộc lại không thể nói, lại dựa vào cách làm việc không bằng chứng… thì những kết luận của các Bộ trưởng đầu ngành : Mọi điều Tốt cả ! Là dễ hiểu…cho nên các cơ quan quản lý Nhà nước có đồng ý phải được giám sát, điều tra đánh giá khách quan, độc lập từ xã hội, càng ngày càng phải coi đây là công việc định kỳ bắt buộc, là công cụ quan trọng trong công tác xã hội hóa của họ không ?
Hai điều quan trọng :
 
- Người đứng đầu các cơ quan và ngành cần phải chịu trách nhiệm về suốt quá trình ( có tin cậy không ) và kết cục ( mục tiêu quản lý có đạt được không ). Các cá nhân có chức phận phải nhận trách nhiệm về từng khâu mình đảm nhiệm trong quá trình đó có thực thi đúng đủ tốt chuẩn không…, người dân phải chịu trách nhiệm về sự tuân thủ …. chứ không phải nói vu vơ ‘mọi điều đều tốt’ , rồi nhưng…là xong… Quản trị Nhà nước phải loại bỏ được cách cho tâm lý và thói quen vin vào những cái tĩnh tại đã có, đổ lỗi cho hoàn cảnh, vào người khác, không dám nhìn vào sự thật : méo mó, xiên xẹo, du di, bất tuân…trong chấp hành ở nhiều người…
- Người dân biết nhận dạng được nhiều điều xấu, Xã hội cần phản ứng với nhiều tiêu cực, hệ thống quản lý phải ngăn ngừa được sai lỗi, quy tắc cần điều chỉnh được rất nhiều biến tướng… Hơn hết là điều xưa nay cả Nhân loại nhận thấy vô cùng quyết định là xã hội tuân thủ Pháp luật không du di, không ngoại trừ một ai, trên cơ sở sự thật và Công lý ! Quy luật tự cá nhân phải trả giá cao và bình đẳng trước Pháp luật với hành vi sai lỗi của mình, với từng người dù Vua xuống Dân…Nếu không thì mọi cái có bày biện tốt cả nhưng bị vô hiệu mà thôi !
Xã hội tốt là làm cho mỗi người là khởi đầu của từng Việc Tốt ! Quản trị Nhà nước tốt phải đặt từng người vào trung tâm thực hành Việc Tốt !
Theo Nguyentatthinh.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét