Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Lượm tin tức: Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào?

Nguyễn Hữu Đang - Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào?

pro&contraViệc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 sắp kết thúc trong tháng tới. Chúng tôi giới thiệu lại bài viết này, nhân kỉ niệm 100 năm sinh của Nguyễn Hữu Đang (15-8-1913 – 08-2-2007), như ý kiến cách đây gần sáu mươi năm của một nhân dân đã có mặt ngay trong những ngày đầu thiết lập chính quyền của mình, ở vị trí tiên phong. Bài viết này đăng trên trang nhất ở vị trí xã luận trên tờ Nhân văn số 5, ra ngày 20-11-1956, số cuối cùng của tờ báo  [i].
_______________
Hiến pháp 1946 của ta, sau khi được Quốc hội thông qua liền bị hoãn thi hành vì tình hình trong nước nghiêm trọng. Nhưng từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình miền Bắc, mặc dầu còn có nhiều khó khăn kinh tế và cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất gay go phức tạp, cũng phải coi là đã trở lại bình thường rồi. Vậy chúng ta có thể đề ra hoặc việc thi hành Hiến pháp 1946 sửa đổi lại, hoặc việc đặt một Hiến pháp mới.
Có những người nói: „Ta hãy chờ thống nhất xong đất nước, khi đó sẽ có Quốc hội mới, Hiến pháp mới. Miền Nam đã đặt Hiến pháp riêng [ii], nếu miền Bắc cũng lại ban bố Hiến pháp riêng nữa thì công cuộc thống nhất đất nước càng khó khăn.“
Tôi không biết những người nói thế thành thực tới mức nào. Tôi chỉ biết Đảng, Chính phủ và toàn dân miền Bắc đã đồng ý với nhau nhận định là cuộc đấu tranh thống nhất sẽ lâu dài. Nếu trong thời gian lâu dài đó mà miền Bắc không ban bố một Hiến pháp tạm thời, nghĩa là không có một nền tảng cho cái lâu đài pháp trị xây dựng lên trên, thì mọi việc còn xộc xệch. Như thế thì củng cố làm sao được miền Bắc để tranh thủ miền Nam?
Nhất định phải ban bố Hiến pháp.
Toàn bộ một Hiến pháp thích hợp với hoàn cảnh miền Bắc ngày nay phải thế nào, tôi không bàn trong bài này. Ở đây tôi chỉ muốn cả quyết một điều là dù Hiến pháp sẽ được ban bố có nội dung thế nào đi nữa, cái phần bảo đảm tự do dân chủ của nó về căn bản vẫn không thể thay đổi so với Hiến pháp 1946. Vì đó là một điều kiện „không có không được“ của một chính thể dân chủ.
Hiến pháp 1946 ghi:
ĐIỀU THỨ 10: Công dân Việt Nam có quyền:
  • Tự do ngôn luận
  • Tự do xuất bản
  • Tự do tổ chức và hội họp
  • Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra ngoài nước
ĐIỀU THỨ 11: Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư từ của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.
Hôm nay tôi nhắc lại vài điều của Hiến pháp 1946 hẳn có bạn nghĩ: Hiến pháp 1946 là cả một sự nhân nhượng chiến thuật với bọn Quốc dân Đảng. Việt Nam được quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa giúp đỡ và những tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận lúc ấy chưa ngả theo cách mạng. Mức độ của nó so với ngay hoàn cảnh nước ta năm 1946 cũng chưa đủ, huống nữa là so với hoàn cảnh nước ta ngày nay, chính quyền nhân dân đã tiến những bước khổng lồ. Ngày nay lực lượng công, nông đã lớn mạnh, lẽ tất nhiên phải chuyên chính hơn chứ không thể lui lại trình độ gần với dân chủ tư sản như năm 1946.
Thật không còn tư tưởng nào phản dân chủ hơn tư tưởng đó. Và nguy hiểm nhất là nó lại khoác áo “lập trường cách mạng”, lớn tiếng “vì công nông”.
Nghĩ như thế là không nắm vững cái kim chỉ nam trong mọi vấn đề chính sách và pháp trị là: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch.
Nắm vững phương châm đó, ta thấy rằng những tự do dân chủ là ban bố cho các tầng lớp nhân dân (gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc) thì càng ngày càng phải được tăng cường, mở rộng theo sát bước tiến của cách mạng.
Hãy lấy trình độ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa làm mức sẽ tiến tới của chúng ta. Có phải trình độ cách mạng ở Trung Hoa năm 1954 cao hơn trình độ cách mạng ở Việt Nam 1946 thì quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp Trung Hoa 1954 thu hẹp hơn trong Hiến pháp Việt Nam 1946 không?
Không!
Hiến pháp Trung Hoa 1954 ghi:
ĐIỀU 87: Công dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, tổ chức tuần hành thị uy. Nhà nước cung cấp những điều kiện vật chất thuận lợi cần thiết và đảm bảo cho công dân hưởng thụ những quyền kể trên.
ĐIỀU 89: Thân thể người công dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm. Bất luận công dân nào, nếu không có quyết định của Pháp viện Nhân dân và phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân, thì không thể bị ai bắt giam được.
ĐIỀU 90: Công dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được pháp luận bảo đảm nhà cửa không bị xâm phạm, thư từ được giữ bí mật. Công dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có quyền được tự do cư trú và đi lại.
Đọc đoạn trên này ta thấy Hiến pháp Trung Hoa 1954 buộc Nhà nước phải cung cấp những điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo cho công dân hưởng thụ đầy đủ những quyền tự do dân chủ. Như thế là vừa rộng rãi hơn vừa thiết thực hơn Hiến pháp Việt Nam 1946. Điều đó chứng tỏ chế độ càng tiến bộ, dân chủ càng mở rộng.
Liên hệ những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp Trung Hoa 1954 với thực tế miền Bắc bây giờ chúng ta thấy gì?
Chúng ta thấy các quyền tự do dân chủ bị hạn chế quá nhiều. Và chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết của Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động đã nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng tự do dân chủ [iii].
Nhưng tại sao việc đó mới đề ra chứ chưa thực hiện được phần nào mà đã lại có ngay một luồng dư luận chống đối, hình như muốn chuyên chính hơn nữa? Sự thay đổi đột ngột ấy làm cho quần chúng hoang mang, lo ngại.
Chuyên chính với địch thì bao nhiêu cũng chưa đủ và từ trước tới nay có phút nào chúng ta buông lỏng đâu mà phải hô hào? Còn chuyên chính với nhân dân thì cần xét kỹ. Nếu không, hậu quả sẽ tai hại lớn. Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba-lan và Hung-ga-ri là vì thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là vì thiếu chuyên chính?
Nhưng dù biện luận thế nào đi nữa thì cũng không thể vứt bỏ được cái nguyên tắc mà ông Lưu Thiếu Kỳ đã nêu ra trong bản Báo cáo về Hiến pháp đọc tại phiên họp đầu khoá thứ nhất của Quốc hội Trung Hoa ngày 15-9-1954:
Chế độ chính trị của chúng ta tập trung đến cao độ nhưng sự tập trung cao độ ấy căn cứ trên một nền dân chủ cao độ”.
Nói chi dân chủ cao độ, ngay dân chủ trung bình ta cũng còn phải bồi bổ thêm nhiều, thế mà lại muốn chuyên chính hơn nữa thì không có lợi.

Nguyễn Hữu Đang
 
Nguồn: talawas, 2007

[i] Ngày 14-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh báo chí 282/SL, để ngay hôm sau, ngày 15-12-1956, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn. Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân, kỉ niệm 50 năm Sắc lệnh này nêu rõ bối cảnh: „Miền Bắc tiến hành Cải cách Ruộng đất nhưng đã vấp phải một số sai lầm. Một số tờ báo và cá nhân đã lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc sự thật, khoét sâu những sự việc nhỏ thành to, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan đối với chế độ, với Đảng và nhân dân, gây chia rẽ nội bộ… Trước tình hình đó,… ngày 14-12-1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 282/SL về báo chí…“ Như vậy ông Hồ, người cũng có sáng tác văn thơ, đóng một vai trò rất đáng chú ý trong vụ Nhân văn-Giai phẩm. (Các chú thích là của pro&contra.)
[iii] Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng, tháng 9-1956, về mở rộng quyền tự do dân chủ và tăng cường chế độ pháp trị dân chủ thừa nhận: „Trong tình hình gay go và phức tạp của cuộc kháng chiến và  của thời kỳ mới lập lại hoà bình thì việc phải hạn chế dân chủ trong một phạm vi nào đó là cần thiết và đúng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân của ta cũng có nhiều thiếu sót: việc thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân chưa được đầy đủ; việc bảo đảm chế độ pháp trị dân chủ chưa được chú ý, như trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, quản lý hộ khẩu, v.v… Đảng lãnh đạo chính quyền có phần thì bao biện, có phần thì buông lỏng.“

MÁT!  – Tòa vừa tuyên án: Phương Uyên nhận án treo, Kha được giảm án còn 4 năm ... Có lẽ đây là sự “nhân nhượng” lớn nhất từ trước tới nay của chính quyền trong một phiên tòa phúc thẩm án chính trị.
Trích đoạn phản ứng của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phòng Á Châu – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch - về trường hợp của Uyên và Kha tại Việt Nam (được tòa phúc thẩm tuyên án chiều nay):
1“Có vẻ như sức ép quốc tế đã đem lại điều gì đó cho kết quả này, và nó cho thấy rằng sự nỗ lực được duy trì liên tục về nhân quyền tại Việt Nam có thể có được những kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế cần được học hỏi từ kinh nghiệm này và tiếp tục nhân đôi những nỗ lực của họ để đòi hỏi [chính quyền] Việt Nam phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của người dân nước họ. Mặc dù kết quả này là vượt xa những mong đợi, song nó không thay đổi được sự thật rằng hai bạn trẻ này hoàn toàn không thể bị kết tội hay bỏ tù  … “ 
“It’s likely that international pressure had something to do with this outcome, and this shows that sustained pushing on human rights in Vietnam can have positive results. The international community should learn from this experience and re-double their efforts to demand Vietnam respect the civil and political rights of its people.  While this result is beyond expectations, but it doesn’t change the fact that these two youth should have never been charged or imprisoned in the first place.  While Uyen’s family is obviously happy at her release, she will still have a three year suspended sentence hanging over her head and one misstep could send her immediately back to prison.  As for Dinh Nguyen Kha, the authorities should immediately and unconditionally release him.  That we are all trying to figure out why the court ruled this way points to one constant reality – which is the courts and administration of ‘justice’ in Vietnam is completely hidden from view and controlled by the government and the ruling party.”
– Chúng tôi cũng vừa nhận được một tin vui “nho nhỏ” khác cho blogger Phạm Viết Đào, sau sự kiện hôm trước ông được liên lạc điện thoại với gia đình, song do vấn đề tế nhị, xin chưa nêu chi tiết. 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét