Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN
Một số nhà hoạt động ở trong nước đang đưa ra lời kêu gọi
'thành lập một đảng mới để thúc đẩy dân chủ, xã hội công dân
mạnh lên'.
Ý tưởng thành lập chính đảng mang tên đảng Dân chủ Xã hội
được luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ
và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM,
đưa ra trong một bài viết mới ra vào giữa tháng Tám này.
Trong bài viết tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Ông cho hay: "Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định".
Ông nói tới nay, sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế thì "một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ".
"Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến pháp hiện nay là vô nghĩa."
Điều 4 của Hiến pháp hiện hành quy định quyền lãnh đạo bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, "trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng CS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng CS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm".
"Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta," ông khẳng định.
Từ đó, ông Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
"Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được."
Ông cũng khuyến cáo cuộc đấu tranh phải được thực hiện "với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh".
Ủng hộ ý tưởng trên của ông Lê Hiếu Đằng, một nhân vật đương chức khác của MTTQ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi người dân "đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.
"Tôi nghe phản hồi từ nhiều người, cho tới giờ này ai nấy đều tán đồng, ủng hộ, chỉ có một trường hợp phản đối."
Tuy nhiên ông Nhuận cũng nói cần chờ đợi mới biết rõ phản ứng thế nào.
"Chính quyền chưa có phản ứng gì," ông nói.
Việt Nam cũng đã từng có các đảng Dân chủ và Xã hội, tồn tại song song sau 1975 với Đảng Cộng sản, nhưng giải thể năm 1988.
Năm 2006, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam, nhưng có ý kiến cho rằng nên coi đây là một đảng mới.
Ông Chính qua đời năm 2008.
Cũng đã có một số nỗ lực kêu gọi thành lập chính đảng đối lập ở Việt Nam, và một số đảng cũng tuyên bố ra đời, nhưng chưa có lực lượng nào thực sự tỏ ra có khả năng thách thức Đảng CSVN trong tiến trình chính trị-xã hội ở trong nước.
(BBC)
Trong bài viết tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Ông cho hay: "Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định".
"Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó."Jonathan Head, phóng viên BBC
Giới chức cộng sản tại Việt Nam chừa rất ít khoảng trống cho giới bất đồng, và việc gần 40 blogger đang bị cầm tù là minh chứng rõ ràng.
Chỉ riêng việc đặt câu hỏi về sự độc nắm quyền lực của đảng đã bị coi là tội phạm nghiêm trọng rồi. Cho nên các nhà hoạt động, những người tuyên bố sẽ lập một đảng mới, Đảng Dân chủ Xã hội, đang chấp nhận rủi ro lớn.
Việc hai trong số họ là các thành viên hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc, là tổ chức chính thức được Cộng sản ủng hộ - có thể sẽ đem lại cho họ sự bảo vệ nào đó.
Tuyên bố của họ được đưa ra sau hàng tháng có cuộc tranh luận bất thường về hệ thống chính trị, sau khi đảng cầm quyền lấy ý kiến nhân dân về đề án cải cách bản hiến pháp theo mô hình Liên Xô.
Một nhóm các học giả đã soạn thảo bản kiến nghị kêu gọi có dân chủ đa đảng – mà nay đã thu thập được hàng ngàn chữ ký.
Niềm tin của người dân đối với giới lãnh đạo đất nước đã bị tổn hại do sự quản lý yếu kém đối với nền kinh tế, và Đảng Cộng sản đã bị phân rẽ do cạnh tranh phe phái.
Nhưng vẫn chưa có mối đe dọa thực sự đối với sự cầm quyền của đảng. Đảng mới vẫn mới chỉ là tưởng – và ngay cả khi nó được thành lập thì cũng khó mà đoán được là đảng mới sẽ được phép hoạt động tới đâu, hay sẽ được cho tồn tại bao lâu.
Ông nói tới nay, sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế thì "một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ".
"Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến pháp hiện nay là vô nghĩa."
Điều 4 của Hiến pháp hiện hành quy định quyền lãnh đạo bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, "trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng CS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng CS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm".
Luật không cấm
Luật gia Lê Hiếu Đằng lập luận rằng "chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này"."Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta," ông khẳng định.
Từ đó, ông Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
"Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được."
Ông cũng khuyến cáo cuộc đấu tranh phải được thực hiện "với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh".
Ủng hộ ý tưởng trên của ông Lê Hiếu Đằng, một nhân vật đương chức khác của MTTQ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi người dân "đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.
Phản ứng tích cực
Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, nếu như các đảng viên CSVN giống như ông Lê Hiếu Đằng "ở trong Đảng mà chán nản, không muốn tham gia nữa thì thành lập Đảng mới để̀ đối lập với Đảng CSVN và xây dựng nền dân chủ thật sự"."Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này."Ông cũng cho biết việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội đang còn ở những bước sơ khởi đầu tiên là vận động hình thành, nhưng lời kêu gọi của ông nhận được phản ứng rất tích cực.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
"Tôi nghe phản hồi từ nhiều người, cho tới giờ này ai nấy đều tán đồng, ủng hộ, chỉ có một trường hợp phản đối."
Tuy nhiên ông Nhuận cũng nói cần chờ đợi mới biết rõ phản ứng thế nào.
"Chính quyền chưa có phản ứng gì," ông nói.
Việt Nam cũng đã từng có các đảng Dân chủ và Xã hội, tồn tại song song sau 1975 với Đảng Cộng sản, nhưng giải thể năm 1988.
Năm 2006, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam, nhưng có ý kiến cho rằng nên coi đây là một đảng mới.
Ông Chính qua đời năm 2008.
Cũng đã có một số nỗ lực kêu gọi thành lập chính đảng đối lập ở Việt Nam, và một số đảng cũng tuyên bố ra đời, nhưng chưa có lực lượng nào thực sự tỏ ra có khả năng thách thức Đảng CSVN trong tiến trình chính trị-xã hội ở trong nước.
(BBC)
Nông dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược
Chính phủ Việt Nam quyết định tái cơ cấu nông nghiệp vào lúc không thể
che dấu thực tế tệ hại của đời sống nông dân sau 25 năm đổi mới. Câu hỏi
được đặt ra là liệu có thể đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiến
lên, khi chưa gỡ nút thắt đất đai sở hữu toàn dân và chưa thực hiện thể
chế kinh tế thị trường thực sự.
Thu nhập của nông dân
Khó thể tưởng tượng ở đất nước xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm
đứng hàng nhì thế giới, nhưng thu nhập trung bình của những hộ thuần
nông gồm 4 người chỉ được 1.458.000 đ một tháng. Như vậy thu nhập bình
quân đầu người của nông dân chỉ khoảng 4,2 triệu đồng/năm, tương đương
200 USD so với mức thu nhập bình quân đầu người toàn quốc cùng năm 2012
khoảng 1.600 USD. Những số liệu này được báo chí trích từ ‘Báo cáo đặc
điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn
2012 tại 12 tỉnh’ do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố
ở Hà Nội hôm 7/8/2013.
Cũng dễ hiểu khi nông dân làm lúa bức xúc vì đời sống khó khăn như phát biểu của một người làm lúa ở Tây Nam Bộ:
“Năm nay làm lúa chưa lời được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân
bón thuốc trừ sâu mấy ‘chả’ làm ra thậm chí giá còn cao hơn phân urê
nhập của Trung Quốc. Nông dân kiểu này nghèo suốt đời luôn, bộ chế độ
này không cho nông dân làm giàu sao, nói dân giàu nước mạnh gì, nước
giàu dân mạt thì có.”
Trả lời chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương ở Hà Nội nhận định rằng, đặc điểm của nền kinh tế
Việt Nam là nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước đến nay vẫn là trụ
cột để bảo đảm ổn định của xã hội. Nông nghiệp bảo đảm an toàn thực
phẩm, đóng góp rất lớn cho xuất khẩu và thực sự là xuất siêu, đây là yếu
tố rất quan trọng. Nhưng trong hai ba năm gần đây, tốc độ tăng trưởng
giảm sút, đặc biệt giá cả nông sản giảm sút và đời sống của người nông
dân gặp rất nhiều khó khăn. Không những người nông dân mất đất họ phản
đối đi khiếu nại, mà những người nông dân có đất ở đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay cũng đối diện những vấn đề rất lớn.
Theo TS Lê Đăng Doanh Việt Nam đang rất cần phải tái cấu trúc lại nông
nghiệp-nông dân-nông thôn bằng cách kết hợp với các nhà doanh nghiệp,
với các nhà phân phối để bảo đảm sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu có giá
trị thương mại cao và phải cơ cấu lại ruộng đất của nông thôn, xây dựng
những cánh đồng mẫu lớn..v..v.. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:
“Tất cả những vấn đề đó liên quan rất nhiều đến chế độ sở hữu đất đai,
trong Hiến pháp hiện nay nói rõ đất đai là sở hữu toàn dân. Toàn dân là
sở hữu như thế nào, không rõ, bây giờ cái toàn dân đó được đại diện bởi
Nhà nước. Thế thì Nhà nước được đại diện bởi ai và thẩm quyền như thế
nào, Hiến pháp 1992 nói là Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục
tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng (chấm).
Hai nông dân trò chuyện bên ruộng lúa. AFP photo |
Nhưng Luật Đất đai là bổ xung thêm ‘và phát triển kinh tế xã hội’. Thế
phát triển kinh tế xã hội là gì, là một nhà máy hay một khu nghỉ dưỡng
hay là một khách sạn lớn. Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho
nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp
rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh
lệch giá đó. Giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao, do vậy làm
cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với
thu nhập trung bình của xã hội.
Đấy là một vấn đề rất là gay gắt, cho nên hiện nay đang có nhiều phương
án đưa ra để thảo luận về qui định chế độ sở hữu đất đai trong Hiến
pháp. Tôi rất mong sẽ có một cuộc thảo luận thấu đáo, bởi vì do Hiến
pháp chưa thông qua nên Quốc hội khóa họp vừa rồi cũng tạm hoãn chưa
thông qua Luật Đất đai mà để chờ khi Hiến pháp thông qua thì sẽ thông
qua Luật Đất đai.”
Thực trạng nông nghiệp Việt Nam
GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An, một
chuyên gia nông nghiệp có bề dày kinh nghiệm và uy tín quốc tế nói với
chúng tôi, nông nghiệp, nông dân, nông thôn chịu hậu quả vì chính sách
và chiến lược. Ông nói:
“Nói tái cơ cấu, gốc của vấn đề là muốn sao cho nông dân có lợi tức.
Đáng lẽ phải nghĩ điều này từ đầu hoặc ít nhất từ khi mới bắt đầu xuất
khẩu gạo thì phải nghĩ tới tình huống này. Mình biết trồng lương thực
thì không thể nào giàu được, ở nước nào cũng vậy. Cho nên phải tìm cách
sao cho nông dân có lợi tức cao hơn, nếu bây giờ mỗi địa phương họ nghĩ
tới cái GDP (tổng sản phẩm nội địa) của họ thay vì nghĩ tới cây lúa thì
bây giờ cục diện nó khác liền. Đầu óc cây lúa này ăn sâu từ từng ông
nông dân cho tới những người từ nông dân ra làm chính quyền ở trên, họ
chỉ biết tới cây lúa, lúc trước mấy thứ cây khác họ không dám nghĩ tới.
Bây giờ cây lúa không có tiền, lợi tức thấp thì họ mới nghĩ tới những
thứ khác, rất là chậm.”
GSTS Võ Tòng Xuân điểm lại thực trạng nông nghiệp Việt Nam, ngành nông
nghiệp không ít lần nói chuyện đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu nhưng đều bất cập. GSTS Võ Tòng Xuân tiếp lời:
“Tôi đề nghị Nhà nước, cụ thể Bộ Nông nghiệp không nên biểu nông dân
trồng cái này cái kia mà chỉ biểu vậy thôi, nhưng không nói nguyên một
cái chuỗi giá trị của nó. Phải tính nguyên một hệ thống chuỗi giá trị
đó, từ giống ở đâu, viện nào công ty nào, qui trình trồng, huấn luyện
nông dân và đưa giống cho họ. Kế đó là ai sẽ mua cây này, chế biến thế
nào, tiêu thụ ra sao bán ở đâu. Bộ Nông nghiệp phải nghĩ luôn một chuỗi
như thế thì mới bền vững được. Chuyển đổi cơ cấu rồi mạnh ai nấy làm thì
chết hơn nữa, cứ trồng rồi chặt đã xảy ra nhiều năm rồi”
Theo website Chính phủ, tại Hội nghị vùng đồng bằng sông Cửu Long hồi
trung tuần tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu là, nền kinh tế
hộ tiểu nông, sản xuất nhỏ lẻ, lại bị cắt ra nhiều khúc nên không còn
phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thị trường phát triển.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh hy vọng mô hình
cánh đồng mẫu lớn sẽ giúp giải quyết vấn đề sản xuất tập trung, chất
lượng sản phẩm tốt hơn và tạo được liên kết trong toàn bộ chuỗi sản
xuất.
“Sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết
hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất
khẩu. Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có
hợp đồng một cách ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam
phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy
thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng
người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam
sẽ tổ chức lại sản xuất, phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và
người tiêu thụ, người chế tác và người xuất khẩu.”
Cái phao "Cánh đồng mẫu lớn"
Mô hình cách đồng mẫu lớn của Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang ở một vài
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang được Bộ NN-PTNT xem như một cái phao
để thực hiện tái cơ cấu. Đây không phải là phát kiến gì mới, nhưng cũng
chỉ mới phát triển được 30.000 ha và chỉ có một mình mô hình của An
Giang là thành công. Có thể mô tả ngắn gọn cánh đồng mẫu lớn là doanh
nghiệp liên kết với một số lượng càng nhiều càng tốt nông dân có đất
trồng lúa, tổ chức vùng nguyên liệu lúa đồng nhất theo hợp đồng, doanh
nghiệp ứng trước vật tư đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và khi thu hoạch nông
dân có thể bán ngay hoặc gởi kho miễn phí trong 1 tháng, khi nào muốn
bán thì bán. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đầu tư một cụm dịch vụ
phục vụ cánh đồng nguyên liệu, đó là nhà kho, nhà máy sấy lúa, xay xát…
Cái phao cánh đồng mẫu lớn chỉ có thể cứu vớt nông nghiệp Việt Nam nếu
có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và điều gọi là chấm
dứt độc quyền trá hình trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA), nơi bị chi phối nặng bởi các Tổng công ty Lương
thực Miền Nam, Miền Bắc và các công ty con của các Tổng công ty này.
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi thực hiện cơ chế thị trường.
“Báo chí nói riết cũng uể oải, vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá. Hai ông
Vinafood và VFA phải bước xuống, chứ cứ cho họ quyền lực như thế, hai cơ
quan nhưng thực sự chỉ là một. Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có
quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng
vùng nguyên liệu, người ta chăm sóc nông dân, cho nông dân vay giúp đỡ
nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại
không cho xuất. Như vậy tất cả những người có nhiệt tình, có thị trường,
người ta không thể nào đeo đuổi được. Bây giờ nó nói anh có thị trường,
anh giao cho tôi, ai mua anh giao cho tôi để tôi bán cho người ta, thế
đâu có được.”
Việt Nam đang chuẩn bị tái cơ cấu nông nghiệp theo tiêu chí được công bố
là phải gia tăng phúc lợi bằng được cho nông dân, giữa trăm mối ngổn
ngang về lúa gạo, thủy sản và chăn nuôi bên cạnh vấn đề nhóm lợi ích mưu
lợi “ăn hớt” lợi nhuận của nông dân. Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát
từng bị Đại biểu Quốc hội châm biếm là quá hiền trong các đối sách trước
cuộc khủng hoảng của sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Liệu ông bộ trưởng có cầm trịch được cuộc cách mạng nông nghiệp gọi là
tái cơ cấu mà trước tiên là sự thay đổi tư duy tiểu nông hằn sâu trong
bộ máy cầm quyền cũng như nông dân. Liệu ông có chấm dứt được tình trạng
khuynh loát độc quyền trá hình trong kinh doanh xuất khẩu gạo hay
không. Như ông từng phát biểu trên trang mạng của ngành: “Tái cơ cấu
phải tạo ra được một hệ thống khuôn khổ có thể phản ứng năng động trước
những biến động thách thức của thị trường.”
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-16
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng
Nỗi vui mừng khi Nguyễn Phương Uyên vừa được ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013. |
Vừa được trả tự do tại tòa phúc thẩm ở Long An chiều nay 16/08 (giờ Việt
Nam), trong vòng tay vui mừng khôn tả của người thân, bạn bè và những
người ủng hộ, đến tối sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã có mặt ở Saigon
tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nơi diễn ra một buổi liên hoan nho nhỏ để
chào đón Uyên.
Trong không khí đầy xúc động này, Nguyễn Phương Uyên đã vui lòng dành thì giờ trả lời RFI Việt ngữ.
RFI: Thân chào Phương Uyên và xin chúc mừng bạn! Uyên có nghĩ mình sẽ được trả tự do hôm nay không?
Nguyễn Phương Uyên: Dạ không, tại vì rất là khó khăn, rất là khắt khe.
Bởi vậy mà em không nghĩ là giờ này em được tiếp xúc với mọi người như
thế này. Cảm giác rất là khó tả, vì bị giam đã mười tháng hai ngày, em
mới được tiếp xúc với một bầu không khí khác với trại giam, một bầu
không khí của sự tự do!
RFI: Trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay Uyên đã nói những gì?
Dạ, tại phiên tòa phúc thẩm có ba vấn đề chính em đã đặt ra. Thứ nhất là
về thẩm quyền: cơ quan của Long An không có thẩm quyền đối với vụ án
của em.
Thứ hai là nói về cái hành động của em. Em cho là không phạm vào điều 88
là chống Nhà nước. Em vẫn yêu Tổ quốc của mình đấy thôi. Em chỉ có xúc
phạm đến Đảng. Vì Đảng chỉ là một tổ chức nên không cào bằng được. Không
vì cái sự quá tôn sùng một đảng phái mà mọi người, nhất là Hội đồng xét
xử cũng như Viện kiểm sát cào bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba là em nói ngắn gọn về sự khác nhau giữa phiên tòa sơ thẩm và giấy
của tòa sơ thẩm gởi xuống cho em – có rất nhiều sự khác biệt. Mà em cho
rằng đó là một bản án có trước, không công minh và không có sự công
bằng. Đã có một sự sắp xếp trước, làm cho em cảm thấy thất vọng thêm về
những gì đang diễn ra.
Tuy nhiên phiên tòa phúc thẩm lần này đã cho em một đốm lửa hy vọng,
cùng với sự tin yêu vào mọi người. Cảm ơn mọi người rất là nhiều! Bây
giờ em được như thế này là nhờ một phần rất là to lớn của mọi người, ở
trong nước cũng như trên thế giới, đã đứng về phía em, cho em cơ hội nói
lên quan điểm của mình tại một đất nước ở chế độ cộng sản.
RFI: Vì sao Uyên tự bào chữa mà không nhờ luật sư?
Tại phiên tòa sơ thẩm, mặc dù hai luật sư đã nói rất là nhiều, nhưng mà
em thấy quyền hạn của luật sư rất là ít ỏi, thậm chí không có! Cho nên
em sẽ tự bào chữa, bởi vì nếu quyền hạn không có thì không nên nhờ. Nếu
tự nói thì sẽ tạo được nhiều cơ hội để em đối đáp với Viện kiểm sát cũng
như Hội đồng xét xử. Sẽ có nhiều cơ hội để được nói hơn, em muốn nói
lên tất cả những suy nghĩ của mình.
Điều thứ hai khiến em không muốn nhờ bào chữa của luật sư, là trong thời
gian tạm giam mười tháng và hai ngày của em, em đã có một tí gọi là
vững tâm. Vững tâm vào quan điểm mà mình cần nói. Bởi vậy em nghĩ là
mình không có tội thì mình phải tự bào chữa cho chính mình. Cho nên em
từ chối nhờ hai luật sư, là bác Lương và bác Sơn bào chữa.
RFI: Làm sao Uyên có thể giữ vững tinh thần được như vậy? Uyên còn trẻ, và chắc chắn là ở trong tù thì không thể như ở ngoài…
Dạ vâng, người ta bảo gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, ở đâu thì lại
giống ở đấy thôi. Đôi khi lòng mình vẫn bị lung lay, sợ liên lụy đến
những người bạn, đến cả gia đình. Nhưng em suy nghĩ, kinh Phật đã dạy em
một câu: Cuộc sống chỉ là giả và tạm, sống trăm năm rồi cuối cùng cũng
trở về với cát bụi.
Bởi vậy em không thể nào “bán danh chỉ có ba đồng”. Không thể nào làm
trái lương tâm của mình được. Em không thể từ bỏ quan điểm, lập trường
của riêng em. Đó là động lực thúc đẩy để em đứng trước tòa, tự bào chữa
cho mình, cũng như giữ vững quan điểm và lập trường của mình.
RFI: Uyên vừa dẫn kinh Phật nhưng Uyên lại đang ở trong nhà thờ. Có lẽ đây là dịp để mọi người đoàn kết lại?
Vâng. Em chỉ có thể nói một lời: Cảm ơn tất cả mọi người trong nước cũng
như trên thế giới! “We are one”- chúng ta là một, ở đâu cũng vậy, phải
có công lý. Công lý và công bằng sẽ phải trở lại! Em hy vọng là trở lại
càng sớm càng tốt.
RFI: Vẫn khó thể hiểu được là ở trong trại giam mười tháng rồi mà tinh thần Uyên lại được như vậy…
Đó là một việc không thể nào đoán biết được, em cũng không nghĩ là mình
như thế. Ở cái tuổi hai mươi mốt, hai mươi hai này, em không nghĩ là
mình như vậy. Nhưng mà em đã rất cố gắng, và nhờ mọi người rất là nhiều,
những lúc đi thăm nuôi cùng gia đình em đã cho em động lực rất là lớn.
RFI: Thời gian gần đây Uyên có bị áp lực gì không?
Dạ, áp lực cũng rất là lớn. Mỗi khi gần ra tòa, áp lực đối với em là tại
tòa. Phiên tòa có được công khai và minh bạch đúng thực chất hay không,
hay là một phiên tòa dựng ra một cách hình thức?
Em mong muốn có những phiên tòa công khai và minh bạch, ở đó em nói lên
được những quan điểm của mình, có nhiều người nghe, có nhiều người chứng
kiến. Chứ không phải là phiên tòa chỉ mở ra để rồi bản án có sẵn đưa
cho mình, thì em không muốn. Vì tòa là phải rõ ràng, công khai, đó là
tính khoa học, pháp lý của pháp luật. Đó là sự công bằng. Em mong muốn
có sự công bằng ở những phiên tòa.
RFI: Và có lẽ Uyên vẫn tiếp tục phản đối những thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông?
Dạ vâng, tất nhiên là như thế. Vì trước những thái độ tiêu cực thì phải
có những ý kiến để dừng lại. Còn những gì về sau này, thì ngày mai rồi
lại đến, “tomorrow will come”. Bởi vậy hãy để xem ngày mai mọi việc diễn
biến như thế nào.
RFI: Chắc là bây giờ còn quá sớm để hỏi, nhưng dự định sắp tới của Uyên là gì?
Đó là một bí mật, rất là bất ngờ. Mọi người sẽ chờ xem. Em không thể nói
cụ thể được là nó như thế nào, nhưng hy vọng là sẽ không làm mọi người
thất vọng.
RFI: Uyên sẽ quay trở lại trường học hay không?
Dạ, học, học nữa, học mãi, con đường học vấn của em không bao giờ dừng lại đâu ạ.
RFI: Cảm ơn Phương Uyên nhiều lắm, và một lần nữa xin chúc mừng Uyên được tự do!
Cảm ơn chị và mọi người đã đứng về phía em rất là nhiều, em được trả lại
tự do của mình là nhờ mọi người. Cảm ơn mọi người rất nhiều! Đó là sức
mạnh để em vượt qua tất cả, là động lực của em!
Thụy My
(RFI)
Phạm Chí Dũng - Phép thử đã có kết quả
Đời người chỉ sống có một lần, nhưng không phải lần nào có được niềm vui òa vỡ như ngày hôm nay – 16/8/2013.
Ngày hôm nay, một dấu ấn lịch sử đã khởi chứng bởi cái tên Phương Uyên -
người con gái vô cùng nhỏ nhắn nhưng lại thượng tôn cho tinh thần sót
lại của cả khối trẻ già yêu nước trên rẻo đất chữ S.
16/8 – ngày hôm nay – có thể và cần được trân trọng lưu giữ như một dấu
mốc lịch sử của cuộc khai sinh ra Xã hội dân sự ở Việt Nam.
Tất cả những gì mà hàng trăm người yêu chuộng tự do và dân chủ đã phải
trả giá trong cái nắng gắt của đất trời Long An, cùng những hành động
còn kém sự thô bạo đôi chút của chính quyền địa phương này trong việc
ngăn chặn mọi người tham dự một phiên tòa được coi là “công khai”, cuối
cùng đã góp một phần không nhỏ cho công bằng và tự do của Phương Uyên và
mức giảm hơn nửa án của Nguyên Kha.
Đó cũng là tất cả những gì mà những người yêu chuộng dân chủ và nhân
quyền ở bên kia Thái Bình Dương đã làm cho Việt Nam, giúp cho các nhà
lãnh đạo Đảng và Chính phủ của Việt Nam nhìn lại một chân lý: không có
chế độ vĩnh viễn, chỉ có nhân dân trường tồn.
Sự xác quyết kịp thời và tạm hợp lòng dân của những người cầm giữ vận
mệnh chính thể đã giúp kềm giữ phần còn lại của điều được gọi là “lòng
tin chiến lược” nơi dân chúng, giúp cho xã tắc có thêm một chút hy vọng
vào tương lai không đổ nát bằng vào triển vọng “đối tác toàn diện” với
“kẻ thù số một”.
Phép thử đầu tiên và rất quan trọng đã tạm lắng, sau hành động của người
đồng hương của Nguyên Kha gợi cho người đồng hương của Bản tuyên ngôn
nhân quyền nhớ lại dĩ vãng Hồ Chí Minh – Harry Truman.
Bỏ qua tất cả những gì thuộc về tiểu tiết, Nguyên Kha và Phương Uyên
xứng đáng được tôn vinh như những người trẻ tuổi đi tiên phong và chịu
trả giá trong chấn hưng dân trí, phục hưng tinh thần dân tộc của một tổ
quốc đang bị mất mát quá nhiều niềm tự hào và bản sắc riêng vốn có của
nó bởi những bóng ma lạ lẫm ngoài biển Đông.
Nhưng với những con người đang chung sức vì một tương lai của Việt Nam
thì không có gì lạ lẫm. Một ngày trước phiên xử phúc thẩm 16/8, tôi đã
chứng kiến nhà văn Nguyễn Tường Thụy nghẹn nước mắt khi đối diện với
người con gái mà ông tha thiết muốn nhận làm con nuôi. Hai cha con chỉ
cách nhau một tấm kính, nhưng tiếng “Cha!” của Phương Uyên lại bị ngăn
cản bởi không gian của cả một trại tạm giam. Không gian ấy cũng có thể
trở thành một khoảng trống đen thẫm mênh mông của một nhà tù tương lai.
Vậy mà, làm sao có thể tả nổi, chỉ một ngày sau, những con người chưa
từng quen biết ấy đã có thể ôm choàng lấy nhau, chia với nhau từng giọt
nước mắt tuôn lên khuôn mặt chứ không bị nuốt vào trong tim.
Cuộc sống vốn dĩ có những gam màu khó tả và đột ngột như thế, những
khoảnh khắc hiếm thấy của một đời người. Đời người lại chỉ có giá trị
nếu người ta biết sống và biết thụ hưởng những gì mà quyết định sống của
mình mang lại.
Tôi vẫn nghĩ rằng những người đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở
Việt Nam, bất kể giai tầng và tôn giáo, có ít nhất một lý do để chung
sống: sự đồng cảm và chia sẻ. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp, từ
những người hoàn toàn xa lại, đã trở thành ruột thịt với nhau chỉ trong
khoảnh khắc của cảnh ngộ.
Nhưng điều kỳ lạ mà không thể lý giải được là dường như Đảng và Chính
phủ đã làm nên kết quả kỳ diệu ấy. Họ đã biến cái phi hiện thực thành
hiện thực, làm cho vô cảm trở nên xúc cảm đậm đà nơi dân chúng trong
cảnh ngộ - điều khác hẳn với thói quen và não trạng vô cảm quan chức
ngày càng tràn ngập trong xã hội và chốn quan trường.
Tôi muốn thốt lên xúc cảm khi chứng kiến những con người xa lạ đang ôm lấy nhau mà khóc, mà cười, mà vui mừng như điên dại.
Không thể nói khác hơn, tự do của Phương Uyên là một chiến thắng ban đầu
của phong trào dân chủ ôn hòa ở Việt Nam, cũng là kết quả cho những
tích tụ không mệt mỏi từ 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và
Sài Gòn vào giữa năm 2011, hình ảnh “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn
Vươn vào đầu năm 2012, và cũng phải “tính sổ” việc nhiều người hoạt động
dân chủ và nhân quyền đã thuộc về vòng lao lý trong nhiều năm qua,
trước khi thuộc về một thế giới tươi đẹp hơn rất nhiều.
Trong số những người còn đang phải chịu sự thuộc về một cách đầy khiên
cưỡng ấy, không thể quên và sẽ gần gũi nhất về thời gian xử án là luật
sư công giáo Lê Quốc Quân. Nếu có thể phơi bày cảm xúc nào về câu chuyện
kỳ quặc này thì có lẽ chúng ta nên cầu nguyện cho bà thẩm phán Lê Thị
Hợp mau chóng bình phục sức khỏe từ cơn cảm mạo bất thường, để Quân có
thể được đưa ra xét xử với cái án treo như Phương Uyên đã nhận.
Ở Việt Nam và trong hiện tình đương đại, một án treo chính trị vẫn cần
được chấp nhận một cách không quá khe khắt, dù không một thân nhân gia
đình nào được tham dự phiên tòa, dù rằng tính minh bạch của một phiên
tòa như thế vẫn luôn là một chủ đề còn bị “treo” trong cặp mắt phán xét
của giới nhân quyền quốc tế.
Nhưng trên tất cả, vào ngày hôm nay, Xã hội dân sự đã có lý do để sinh
sôi trên miền đất hoang cằn. Những người yêu chuộng nó, những nhà tranh
đấu và nhân sĩ như Lê Hiếu Đằng và các bạn trẻ cần tới nó để hướng đến
một Việt Nam tránh đổ nát và tránh cả đổ máu trong tương lai, nên lấy
ngày 16/8 như một dấu ấn kỷ niệm cho sự hình thành, yêu thương và trưởng
thành.
Phạm Chí Dũng
Gửi tới RFA
Hiệu Minh - Khai cuộc ván cờ Mỹ Việt : Thí tốt Phương Uyên
Phương Uyên với án treo 3 năm. Ảnh: internet |
Tin cho hay, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương
Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4
năm tù giam. Còn nhớ cách đây đúng ba tháng (16-5-2013), tại phiên sơ
thẩm, cả hai em bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên
truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Từ tù giam 6 năm đến án treo 3 năm và 3 năm quản thúc, tòa án Long An
vẫn không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn số 6 dành cho em Phương Uyên. Nếu
được luật sư bào chữa đàng hoàng và dựa vào nhân chứng vật chứng như bất
kỳ một phiên tòa nào từ thời Bao Công đến thế kỷ 21, cùng với thẩm phán
công minh, dù có dựa vào luật 88, thì cũng không thể có chuyện một cô
bé mặt búng ra sữa bị ghép vào tội danh chống phá Nhà nước.
Tuy nhiên, qua chuyện này cũng cho thấy, Tòa án Việt Nam muốn xử kiểu gì
cũng được, gọi là án lệ Kangaroo. Nhưng đó cũng là bài học, giới trách
cao cấp đừng đi quá xa những gì pháp luật cho phép trước khi quá muộn.
Internet đã bạch hóa mọi sự mờ ám, kể cả nước Mỹ với vụ Snowden và nước
Việt với vụ án Phương Uyên.
Muốn hội nhập không còn cách nào khác là phải chấp nhận luật chơi và
chia sẻ giá trị chung trong đó có nhân quyền và tự do ngôn luận mà cả
thế giới đang có xu hướng chấp nhận.
Tối qua tôi phỏng vấn một vị trí IT cho văn phòng WB tại thủ đô Yangon.
Một thanh niên trẻ tầm tuổi Nguyên Kha, nói tiếng Anh như gió, trả lời
một cách thông tuệ tất cả các câu hỏi của ban tuyển chọn. Khi hỏi nghĩ
gì về 5 năm tới, anh trả lời rằng, với xu hướng phát triển như hiện nay,
tôi tin vào tương lai của mình bởi những thay đổi tại đất nước này.
Myanmar từ một quốc gia độc tài nay chuyển sang tiến trình dân chủ hóa
đã ảnh hưởng sâu sắc tới từng người dân.
Đó là những tín hiệu mà lãnh đạo quốc gia đang tụt hậu cần gửi cho thế
giới văn minh và chính cho dân tộc mình. Bảo vệ chế độ bằng cách bắt bớ
đối lập là cách bảo vệ kém nhất và nhanh chóng đưa đến sự sụp đổ.
Hy vọng, giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhìn ra ánh sáng cuối đường hầm.
Có lẽ bước ngoặt đó nhờ một chút vào đôi giầy của Chủ tịch Trương Tấn
Sang trong Nhà Trắng gặp Obama hồi tháng trước. Tôi tường thuật mấy bài
liền bởi tôi tin ông Sang làm được gì đó sau này. Thả Phương Uyên là một
bước đi đáng khích lệ.
Theo một nghĩa nào đó, ván cờ Mỹ Việt vừa khai cuộc tại Nhà Trắng, với
biển Đông, TPP, đối tác chiến lược, con tốt Phương Uyên đã được thí. Đây
cũng chẳng là niềm vui, nhưng ít nhất người ta đã biết lùi để tiến.
Cảm ơn Chủ tịch Trương Tấn Sang và đoàn đã đến thăm nước Mỹ tháng trước.
Hy vọng sẽ còn nhiều thay đổi khác cho đất nước đỡ ngột ngạt và lòng
tin đỡ bị phai phí.
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)
Lương Kháu Lão - Hiệu ứng Phương Uyên
Cả ngày hôm nay bận việc, bây giờ mới ngồi mạng mẽo. Trên Facebook thấy
mọi người vui mừng đưa tin Phương Uyên được trả lại tự do, lại có cả ảnh
nữa. Rất mừng nhưng chưa tin lắm, sao lại có chuyện lạ như vậy. Mở mấy
trang mạng lề phải như Dân trí hay VnExpress, chả thấy họ đưa tin gì.
Đành xem “đài địch” BBC thì mới tin là thật.
BBC còn phỏng vấn trực tiếp Phương Uyên ngay sau khi cô được trả tự do
và tiếng nói của cô gái dũng cảm thật rắn rỏi. Cô tự răn mình phải điềm
tĩnh hơn để tiếp tục cháy hết mình trong trận chiến mới. Nghĩa là cô
không từ bỏ lí tưởng mình theo đuổi. Những ngày bị giam cầm là những
ngày cô trui rèn ý chí, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Và cô tiếc
cho các bạn cùng trang lứa vì sợ mà “trú”.
Nhưng
Phương Uyên không phải quá lo lắng vì chuyện đó. Bà con cô bác Long An
vốn chỉ lo làm ăn đã bắt đầu thức tỉnh xuống đường ủng hộ Uyên Kha và
chống bọn bành trướng xâm lược.
Cùng lúc từ Sài Gòn, hai nhà trí thức lớn Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận
đã công khai kêu gọi thành lập Đảng xã hội dân chủ bất chấp thế độc tôn
của Đảng cộng sản. Tình hình phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân
quyền phát triển nhanh như những ngày cách mạng tháng tám mùa thu năm
1945.Nhất là khi nó được quốc tế hậu thuẫn mạnh mẽ. Được biết đối tượng
mà hai ông Đằng và Nhuận kêu gọi gia nhập Đảng Xã hội dân chủ chẳng phải
ai xa lạ mà chính là những đảng viên Đảng cộng sản, những người đã hy
sinh cả tuổi xuân của mình cho lí tưởng nay thức tỉnh thấy mình bị lừa
gạt quá nhiều. Rất nhiều người đã âm thầm bỏ sinh hoạt Đảng và có thể
không ít người trong số họ sẽ gia nhập một Đảng mới, Đảng xã hội dân chủ
thời thượng.
Hiện tượng Phương Uyên, hiện tượng Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận sẽ còn
được nhắc tới nhiều trong những ngày tới. Các ông già không chịu nghỉ
ngơi, các bạn trẻ không sợ tù đầy. Họ sẽ viết trang sử mới của lịch sử
đất nước.
Điều tốt nhất cho Đảng cộng sản lúc này là chấp nhận đa đảng, chấp nhận
một xã hội tự do dân chủ. Đi với nhân dân thì vẫn còn Đảng, còn độc lập
tự do, còn bạn bè thân hữu. Chống lại nhân dân, bắt tay với kẻ thù thì
chính nhân dân sẽ lật con thuyền mà Đảng cầm lái trong hoàn cảnh đang
chòng chành trong sóng dữ.
Lương Kháu Lão(Blog Lương Kháu Lão)
Bùi Văn Bồng - Đừng đi ngược xu thế xã hội dân sự
Nhìn lại những biến thái của các loại hình xã hội kèm theo các thể chế
chính trị từ nửa thiên niên kỷ qua, thuật ngữ xã hội dân sự xuất hiện
lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỷ 18.
Một số sử gia Trung Quốc cho rằng vấn đề xã hội dân sự đã được nhắc đến
ngay từ thời nhà Chu ở Trung Hoa. Theo quan niệm truyền thống châu Âu,
xã hội dân sự được coi là một tổ chức rộng rãi với nhiều loại hình đối
trọng với chính quyền, tuy vậy cách hiểu này vẫn chưa được chấp nhận tại
Việt Nam vì những lý do phấn đấu bảo đảm “ổn định chính trị” theo quan
điểm lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Là điều kiện căn bản, là cơ sở cũng là bản thể của một ché độ dân chủ thực sự là phải có xã dân sự. Khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (nhiều loại hình, thể chế, cấu trúc, hệ thống), bản thân xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, văn minh cộng đồng. Về định hình cơ cấu, xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm…thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà nước áp bức các công dân của mình. Bất kể mang danh đảng phái nào thì đó cũng chỉ là một loại hình mang tính tự phát xã hội, không thể coi một đảng nào là đại diện cho cả xã hội. Thế nên, khi một đảng nào đó giương cao ngọn cờ lãnh đạo (tự xưng) và chỉ coi mình là duy nhất có quyền cao nhất trong xã hội, thì chắc chắn sẽ đi đến độc đoán chuyên quyền, và sớm muộn sẽ bị các trào lưu, xu thế, phong trào xã hội loại trừ, để giữ vững bản thể cần thiết của xã hội dân sự.
Theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự thuộc Trường đại học kinh tế London: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Xã hội dân sự là khái niệm hầu như còn rất mới và có phân khó hiểu với nhiều người ở nước ta. Mấy năm gần đây, với nhu cầu, đòi hỏi sự cần thiết phải có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự ở nước ta đã có những bước tiến mới. Việc cải cách kinh tế theo hướng tự do cùng sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho xã hội dân sự Việt nam phát triển.
Do sự khác biệt về quan điểm tư tưởng của những nhà lãnh đạo, đội ngũ giới chức liên quan với ý nguyện toàn dân, đã nảy sinh những biểu hiện “bất đồng chính kiến”, những phan kháng dưới nhiều hình thức và sinh ra mâu thuẫn. Sự hình thành xã hội công dân với nhiều ý kiến và quyền lợi “lệch pha, khác kênh, phân hóa” đã sinh ra nhiều biểu hiện của sự tranh đấu. Những xu thế ôn hòa hơn thì muốn bằng đạo đức và thuyết phục chính trị thuần khiết để tham gia một cách hòa bình vào việc điều hành xã hội. Việc này thường là ở đội ngũ trí thức và viên chức cấp tiến. Đó là những dấu hiệu lành mạnh phù hợp tiến trình văn minh hóa xã họi dân sự, chính là điều tốt để giải quyết những xung đột ấy, tạo nên một Việt nam mạnh mẽ hơn. Đảng cộng sản nên chấp nhận điều đó, tạo điều kiện để xã hội công dân phát triển, và chính đảng cộng sản trở thành một thành viên của xã hội dân sự, đúng với điều quy định về Mặt trận tổ quốc, trong đó đảng cộng sản là một thành viên chứ không phải bao trùm lên tất cả.
Là điều kiện căn bản, là cơ sở cũng là bản thể của một ché độ dân chủ thực sự là phải có xã dân sự. Khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (nhiều loại hình, thể chế, cấu trúc, hệ thống), bản thân xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, văn minh cộng đồng. Về định hình cơ cấu, xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm…thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà nước áp bức các công dân của mình. Bất kể mang danh đảng phái nào thì đó cũng chỉ là một loại hình mang tính tự phát xã hội, không thể coi một đảng nào là đại diện cho cả xã hội. Thế nên, khi một đảng nào đó giương cao ngọn cờ lãnh đạo (tự xưng) và chỉ coi mình là duy nhất có quyền cao nhất trong xã hội, thì chắc chắn sẽ đi đến độc đoán chuyên quyền, và sớm muộn sẽ bị các trào lưu, xu thế, phong trào xã hội loại trừ, để giữ vững bản thể cần thiết của xã hội dân sự.
Theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự thuộc Trường đại học kinh tế London: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Xã hội dân sự là khái niệm hầu như còn rất mới và có phân khó hiểu với nhiều người ở nước ta. Mấy năm gần đây, với nhu cầu, đòi hỏi sự cần thiết phải có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự ở nước ta đã có những bước tiến mới. Việc cải cách kinh tế theo hướng tự do cùng sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho xã hội dân sự Việt nam phát triển.
Do sự khác biệt về quan điểm tư tưởng của những nhà lãnh đạo, đội ngũ giới chức liên quan với ý nguyện toàn dân, đã nảy sinh những biểu hiện “bất đồng chính kiến”, những phan kháng dưới nhiều hình thức và sinh ra mâu thuẫn. Sự hình thành xã hội công dân với nhiều ý kiến và quyền lợi “lệch pha, khác kênh, phân hóa” đã sinh ra nhiều biểu hiện của sự tranh đấu. Những xu thế ôn hòa hơn thì muốn bằng đạo đức và thuyết phục chính trị thuần khiết để tham gia một cách hòa bình vào việc điều hành xã hội. Việc này thường là ở đội ngũ trí thức và viên chức cấp tiến. Đó là những dấu hiệu lành mạnh phù hợp tiến trình văn minh hóa xã họi dân sự, chính là điều tốt để giải quyết những xung đột ấy, tạo nên một Việt nam mạnh mẽ hơn. Đảng cộng sản nên chấp nhận điều đó, tạo điều kiện để xã hội công dân phát triển, và chính đảng cộng sản trở thành một thành viên của xã hội dân sự, đúng với điều quy định về Mặt trận tổ quốc, trong đó đảng cộng sản là một thành viên chứ không phải bao trùm lên tất cả.
Trong khái niệm xã hội công dân đang phổ biến trên thế giới, có bao hàm ý nghĩa của một sự tham gia vào điều hành xã hội thông qua những tiến trình hòa bình. Suy ngẫm và luận giải về những vấn đề nêu trên, mới đây, Luật gia Lê Hiếu Đằng (thành phố Hồ Chí Minh, dù đang trong trạng thái quá yếu trên giường bệnh đã trả lới phỏng vấn báo chí: “Về công việc thực tế, bây giờ phải tập trung xây dựng xã hội dân sự mạnh, trong đó có chính đảng đối lập, cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau. Nếu chính đảng cùng vơi thể chế đi kèm đã tỏ ra quá yếu, thiếu đồng bộ, mất dân chủ, mất vai trò lãnh đạo, mất niềm tin thì cần phải bắt đầu cho cuộc vận động thành lập một chính đảng mới. Một xã hội dân sự mạnh mới có thể làm áp lực để Đảng Cộng sản cầm quyền phải thay đổi theo hướng dân chủ. Như vậy mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh.
Minh dẫn và phân tích về hiện trạng và hình thái thực tại xã hội dân sự ở Việt Nam, mới đây Đài phát thanh RFA đã đưa một chuyên đề nêu rõ: Phản ứng dân sự mới nhất của người dân đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một nhóm năm bloggers đến Văn phòng của Hội đồng nhân quyền Liên Hiêp Quốc tại Bangkok trao kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo xóa bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung của điều luật này là: "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Nhóm năm blogger này đại diện cho hơn 100 người ký tên trong một kiến nghị (gọi tắt là kiến nghị 258) yêu cầu hủy bỏ điều luật được cho là không rõ ràng, dễ tạo điều kiện cho cơ quan công quyền lạm dụng quyền lực, bắt giữ người trái phép. Trước sự kiện kha snổi bật trong dư luận này, Luật gia Lê Hiếu Đằng bình luận: “Đó là một điều luật phi dân chủ mù mờ nên bỏ đi. Hiện nay, khi mà xã hội công dân ngày càng phát triển thì người ta càng có các họat động đòi hỏi dân chủ nhiều hơn.”. Từ “xã hội công dân” mà ông Đằng dùng cũng chính là một tên khác của xã hội dân sự, nơi các họat động dân sự độc lập với chính quyền diễn ra tự do. Kể từ năm 1986, các họat động có tính cách dân sự độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã xuất hịên và gia tăng ở Việt Nam đồng hành với sự chấp nhận kinh tế thị trường tự do.
Chính những họat động kinh tế tự do đã tạo điều kiện cho các họat động phi kinh tế độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dù rằng Hiến pháp vẫn ghi rằng đảng lãnh đạo mọi thứ, và luật về các hiệp hội dân sự vẫn chưa ra đời. Có thể kể các họat động ấy trong rất nhiều lãnh vực khác nhau, từ việc quyên góp cứu trợ bão lụt đến đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp, từ tập hợp biểu tình chống Trung quốc xâm lược đến tổ chức Hội thảo về di sản tinh thần của cụ Phan Chu Trinh, từ việc lên tiếng trên báo chí về các vụ ô nhiễm môi trường ở công ty Vedan đến việc thành lập các trường đại học tư thục.
Sau gần 30 năm cải cách kinh tế, với các họat động dân sự như hiện nay, cùng phản ứng vẫn gay gắt của đảng cầm quyền, cũng khó có một kết luận về hiện trạng của xã hội công dân hiện tại, cùng viễn cảnh phát triển của nó trong quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Điều chắc chắn là với một nền tảng quân chủ chuyên chế của xã hội cổ truyền, cộng với mấy mươi năm cai trị chặt chẽ của đảng cộng sản với hệ thống chi bộ của họ len lỏi đến từng thôn ấp, người dân phải thóat ra khỏi thói quen vâng lời nhà cầm quyền một cách tự động, thóat ra khỏi sự sợ hãi cả ngàn năm, để ngõ hầu phát triển những hành vi dân sự. Việc ấy không dễ dàng.
Những họat động dân sự ấy đã đi từ rời rạc đến có tổ chức hơn. Cách đây vài năm, từ sự phản đối dự án Bauxite tại Tây Nguyên, một web site mang tên BauxiteVietnam đã hình thành như một tổ chức thường xuyên đưa ra các ý kiến phản biện, phê bình mang tính xây dựng cho các chính sách của chính phủ Việt Nam. Sự phản đối việc cưỡng đọat đất đai của các nhà thờ công giáo đã thúc đẩy sự đòan kết hơn giữa các giáo phận ở hai miền Nam Bắc ít nhiều bị chia cắt trong cuộc chiến Việt Nam. Và trong thời gian chưa đầy một năm qua, với sự giúp đỡ của Internet và mạng xã hội, hàng lọat nhóm với các họat động dân sự đã ra đời: Nhóm các trí thức nhân sĩ yêu cầu sửa đổi Hiến pháp mang tên nhóm kiến nghị 72, Nhóm dã ngọai vì nhân quyền, Nhóm Công lý cho Đòan văn Vươn, Nhóm công dân tự do đòi viết lại Hiến pháp, và Nhóm mới nhất là Kiến nghị 258 như đã trình bày ở phần mở đầu. Bên cạnh đó là sự nở rộ của các trang thông tin cá nhân độc lập với bộ máy truyền thông của đảng cộng sản. Các trang thông tin cá nhân thường xuyên bị ngăn cản truy cập. Và, thời sự sôi động nhất là nghị định 72 ra đời nhằm vô hiệu hóa các trang thông tin điện tử cá nhân, hay nói một cách khác là để đặt họ ra ngòai vòng pháp luật của đảng để quản lý, ngăn chặn, tức là một cách bao vây, phong tỏa xã hội dân sự. Và như thế là đi ngược lại quy luật phát triển của xã hội văn minh, tự đẩy mình vào thái cực quá lạc lõng đến mức tách bạch xu thế phát triển của thời đại, đi ngược ý nguyện toàn dân. Đó cũng là sự cố tình trì kéo bảo thủ, quẫy đạp ‘dấn lên’ công khai không thừa nhận đổi mới nền chính trị-xã hội, tiếp tục vi phạm dân chủ.
Bùi Văn Bồng
Hàng TQ “dỏm” xâm nhập thị trường VN hợp pháp?
Thời gian qua, nhiều mặt hàng Trung Quốc giả mạo tràn ngập thị trường
Việt Nam gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thế nhưng người dân vẫn
chưa có câu trả lời vì sao các cơ quan chức năng không thể ngăn chặn
hiện trạng này? Có phải có sự tiếp tay hợp pháp nào hay không?
Tràn ngập hàng Trung Quốc
Tâm lý người tiêu dùng thường chuộng mua những sản phẩm có chất lượng
tốt và rẻ. Và những mặt hàng đến từ Trung Quốc luôn đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng trong nước vì do giá rẻ.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, phong trào “tẩy chay” hàng Trung
Quốc do nhiều thông tin được tiết lộ gây ra nỗi lo sợ cho người tiêu
dùng. Tin được cho là “chấn động” khi bánh bao “made in China” được làm
từ bìa các-tông loan đi trên toàn thế giới. Hàng hóa “dỏm” của Trung
Quốc “đổ bộ” ồ ạt khắp hang cùng ngõ hẻm ở VN như rượu giả, bột ngọt
giả, đồ chơi trẻ em có chất gây ung thư…Và cho đến khi những mặt hàng
như thịt giả, trứng gà giả và cả gạo giả… xuất hiện ở VN khiến cho người
tiêu dùng quay trở lại mua sắm và tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong
nước.
Thương nhân Việt Nam và Trung Quốc đi qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. AFP photo |
Dù “tẩy chay” hàng Trung Quốc nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn không
tránh khỏi tình trạng bị “lừa gạt”. Nhiều thương lái ở các chợ bán các
sản phẩm Trung Quốc nhưng lại nói là của VN. Không những ở các chợ dân
sinh mà cả ở siêu thị cũng bán sản phẩm tương tự. Điển hình, vụ nho xanh
của siêu thị Big C được ghi là sản phẩm của VN nhưng lại dán cờ Trung
Quốc.
Mới đây nhất, tại nhà văn hóa huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vừa diễn ra
một đợt bán thuốc “Bổ Thận Vương” do những người Trung Quốc mang sang,
kéo dài trong 10 ngày, hồi tháng 7 vừa qua. Trước khi sự kiện diễn ra đã
có nhiều hoạt động quảng cáo được người dân mô tả là “rầm rộ” tại địa
phương. Thư mời được gửi đến từng nhà, chủ yếu tập trung vào những người
đã về hưu. Có hàng trăm người tấp nập đến tham gia, tìm hiểu, nghe tư
vấn qua các thông dịch viên cho 2 ngôn ngữ Việt-Trung. Ông Cao Đại, 1
người hưu trí kể lại với đài ACTD về sự kiện này:
“Sau đợt đoàn về họp hội thảo trong hội trường, tôi và vợ tôi với bà con
đi nghe thì có nhiều bổ ích cho bản thân. Người ta nói một số bệnh tình
do nguyên nhân gây nên toàn là do thận suy ra thôi. Hội thảo họ nói là
thuốc “Bổ Thận Vương” là sản phẩm mới. Chủ yếu điều tiết cái thận, thì
tất cả các bệnh có khả năng dần dần sẽ hồi phục. Nói chung sau khi nghe
họ nói chuyện thì chúng tôi có mua thuốc uống. Như thế là 2 vợ chồng mua
hết gần 8 triệu”.
Hội thảo ... bán thuốc
Những người đến tham gia cho biết “hội thảo” bán thuốc của “công ty” từ
Trung Quốc tổ chức trong nhà văn hóa huyện Tiền Hải rất quy mô và họ
được cho biết là sản phẩm thuốc “Bổ Thận Vương” cùng các loại “thực phẩm
chức năng” đã qua kiểm duyệt của Sở Y tế.
Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của Hòa Ái có ai nhìn thấy những bằng
chứng kiểm duyệt được trưng ra công khai hay không thì không ai trong số
họ xác nhận là có, “chỉ là nghe quảng cáo qua miệng mà thôi”. Sự kiện
diễn ra 10 ngày nhưng những ngày đầu là tiến hành phát thuốc miễn phí.
Và đến ngày thứ 10 thì mới bán thuốc lấy tiền. Hàng trăm người mua
thuốc. Và tổng số tiền của người dân huyện Tiền Hải chi ra không phải là
con số nhỏ. Bà Ro, 1 người tham gia lên tiếng:
“Mấy ngày trước thì có mua vì mua được thưởng nhưng uống thấy chẳng đỡ
gì lắm. Mọi người xung quanh cũng có người bảo là không có hiệu quả."
Đồng thời, trả lời câu hỏi trong trường hợp thuốc uống hiệu nghiệm thì
làm sao để tiếp tục mua được thuốc nữa, ông Cao Đại nói là:
“Họ nói sau này sẽ phân phối trên toàn miền Bắc, VN này. Nếu cần mua thì
tìm đến đại lý bán thuốc. Tuy nhiên không biết là có hay không?”
Chiến dịch bán thuốc 10 ngày đã khép lại. Hiệu thuốc “Bổ Thận Vương”
không có nhãn hiệu, không có tem xuất xứ vẫn đang được người dân nơi đây
chăm chỉ uống mỗi ngày với hy vọng trị được bá bệnh. Chắc chắn trong số
mấy trăm người mua thuốc này hằng ngày vừa uống thuốc “Bổ Thận Vương”
vừa nghe những tin tức liên quan đến hàng hóa “dỏm” Trung Quốc xâm nhập
khắp nơi trên toàn cầu.
Trong năm 2013, hồi tháng 5, Hải quan Pháp và Liên hiệp Châu Âu tịch thu
lượng thuốc giả kỷ lục-1,2 triệu gói thuốc Aspirine “dỏm” của Trung
Quốc. Cuối tháng 7, cảnh sát tài chính Ý tịch thu khoảng 18 triệu món
hàng giả đủ loại đến từ Trung Quốc. Cảnh sát Liên bang Bỉ cũng tịch thu
hàng tấn đồng xu euro giả được vận chuyển từ Trung Quốc. Trước đó, năm
2012, Ủy ban Châu Âu thông báo hải quan đã tịch thu gần 1 tỉ euro hàng
giả đủ loại, nhiều nhất là thuốc lá và dược phẩm, chủ yếu đến từ Trung
Quốc. Tại Châu Phi, hải quan quốc tế tịch thu được 82 triệu liều thuốc
“dỏm” hoặc thuốc nhập lậu. Và thông tin mới nhất là cảnh sát Tây Ban Nha
vừa bắt giữ gần 500 ngàn gói thuốc lá giả từ Trung Quốc đang trên đường
vận chuyển đến Pháp.
Cuộc “xâm lăng” của hàng hóa “dỏm”, sản phẩm độc hại từ Trung Quốc tấn
công trên khắp toàn cầu, kể cả nước láng giềng VN. Các quốc gia trên thế
giới cùng hợp tác “chiến đấu” chống trả lại cuộc xâm lăng không tiếng
súng này ngày một hiệu quả hơn. Thế nhưng, hàng hóa Trung Quốc ngày một
tiến xa và tiến sâu vào thị trường VN một cách “danh chính ngôn thuận”
và hợp pháp hơn. Phải chăng, có sự bao che nào từ phía các cơ quan Nhà
nước. Và câu hỏi này sẽ bao giờ có lời đáp?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-08-16
Đào Tuấn - SGK đang định hướng ngay từ nhỏ chỉ cần bán tài nguyên đi mà ăn
Nhắc lại những bài học về “đất nước chỉ toàn sỏi đá và núi lửa” mà mỗi
học sinh Nhật Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ, Phó chủ tịch QH huỳnh Ngọc
Sơn thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại toàn dạy học sinh đất nước ta
rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài
nguyên đi mà ăn thôi”.
“20% chi cho nhà trường là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn trắng
bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”- Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận than vãn về vấn đề kinh phí cho giáo dục. Trong khi đó, chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại cho rằng tài chính cho giáo dục không
ít. Vấn đề là thiếu niềm tin vào xã hội khiến nguồn lực này chảy ra
nước ngoài.
Không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng
Phát biểu trong phiên thảo luận Cáo cáo Giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông tại Ủy ban TVQH chiều qua 15.8, Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận lý giải 20% ngân sách chi cho giáo dục bao gồm chi cả cho hệ thống
đào tạo, ở cả cả trường đảng, bồi dưỡng cán bộ, quốc phòng an ninh,
khiến khoản ngân sách dù cao “nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để đảm bảo các
điều kiện tối thiểu: Kiên cố hóa trường học, chi thường xuyên của nhà
trường, nhà công vụ cho giáo viên…”. Bản thân quy định 20% chi cho nhà
trường, theo Bộ trưởng, “là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn trắng
bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”.
Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Phan Xuân Dũng hiến kế rằng đừng chỉ
trông vào nguồn lực nhà nước. Bởi theo ông, “trong khi chúng ta xót xa
1-2 triệu đồng” thì nhiều công dân sẵn sàng bỏ ra 5-10 ngàn USD cho con
em đi trại hè ở nước ngoài. Vấn đề, theo ông Dũng, phải tìm cách thu hút
nguồn lực xã hội.
Là người đứng đầu cơ quan lập pháp về tài chính và ngân sách, Chủ nhiệm
Phùng Quốc Hiển “lưu ý” Bộ trưởng Luận rằng ngoài NSNN thì ngân sách của
các gia đình đang dành rất lớn cho việc học của con em mình. Tổng ngân
sách là không hề nhỏ. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu tăng ngân sách có nâng
được chất lượng giáo dục? “Chính ngành Giáo dục cũng phải chiến thắng
bản thân, phải vì lợi ích cộng đồng hơn là lợi ích của ngành”- ông Hiển
nói.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì lien hệ giữa Giáo
dục và Y tế. Theo bà, trong ngành y tế, Chính phủ đã đưa ra chiến lược
để đến năm 2020, tiền chi từ túi người dân phải “thấp hơn 40%”. Còn
trong Giáo dục, nguồn lực cần được đảm bảo song song với việc phải phải
trả lời câu hỏi: Giờ túi tiền người dân trong giáo dục ra sao, có giảm
đi hay lại tăng lên.
Là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ông Phan Trung Lý khẳng định ngay tiền
danh cho giáo dục là không ít, thậm chí là nhiều. Nhưng theo ông Lý, do
thiếu niềm tin xã hội vào giáo dục khiến nguồn lực này bị phân tán. Nếu
không củng cố niềm tin, người dân vẫn sẽ lo cho con em ăn học, nhưng
tiền bỏ ra chưa chắc vào nền giáo dục. “Aii cũng lo cho nồi cơm của
mình. Nhưng không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng
được”- Ông Lý thâm thúy.
Hiểu được chết luôn
Đặt thẳng câu hỏi “Chương trình SGK hiện nay đã đạt chưa?”, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật nhắc lại chuyện từ những khóa QH trước, GS Nguyễn Lân
Dũng đã nói rất nhiều về SGK. Trong khi đó “Chúng ta đang làm ngược,
viết SGK trước rồi làm chương trình sau”.
Nhắc đến thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trước Quốc hội “vừa trình bày
vừa lau mồ hôi”, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nhắc nhở rằng đã 3
thời bộ trưởng nhưng cuộc chiến (tranh luận) về SGK vẫn chưa dừng. “Tôi
đọc cả 2 báo cáo (Báo cáo giám sát và báo cáo của Bộ Giáo dục), Tôi
không hiểu nổi, nói như đồng bào gọi là hiểu được chết luôn đó. Giờ phải
trả lời tại sao các cuộc cải cách đó, tại sao các cuộc tranh luận về
SGK vẫn chưa hạ màn?”- chủ tịch Hội đồng dân tộc than vãn. Và ông kết
luận “Bức tranh chung về giáo dục thì được, nhưng SGK thì chưa xong”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển liệt kê hàng loạt
cái thiếu của SGK: Thiếu hơi thở thời đại; Thiếu hơi thở của thực tiễn.
Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu hẳn đi kiến thức phổ
thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi đó “Nhiều kiến thức thậm
chí mang tính bác học”.
Chủ nhiệm Hiển đưa ví dụ ở miền núi, học sinh đang được dạy salon kê thế
nào, ánh sáng chiếu làm sao trong khi các cháu chẳng biết cái salon là
gì. Hay học sinh trung học phổ thông được học vi phân, tích phân, rồi
đến bậc đại học lại học lại y nguyên. Hay câu chuyện chữ viết cải cách
rất nhiều, đổi chữ lien tục, nhưng chỉ dẫn tới lúng túng. Ông băn khoăn
“Trước chúng ta học phổ thông chỉ 9 năm thôi, học cái gì yêu cái đó,
nhưng bây giờ sao học sinh lại chán? Phải chăng chúng ta đang gây lãng
phí thời gian xã hội, gây áp lực cho cả học sinh lẫn giáo viên”.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn thì bắt đầu phát biểu bằng câu hỏi: “SGK
có giáo dục về yêu nước, yêu chế độ không?” Và ông tự trả lời “Không ai
nói. Và SGK cũng không có”. Nhắc lại những bài học về “đất nước chỉ toàn
sỏi đá và núi lửa” mà mỗi học sinh Nhật Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ,
ông thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại toàn dạy học sinh đất nước ta
rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài
nguyên đi mà ăn thôi”.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Liên kết quân sự Việt-Nga có ngăn được Trung Quốc ?
“…Và ai cũng biết vũ khí là phương tiện cần thiết để bảo vệ chủ quyền
và sự toàn vẹn lãnh thổ nhưng người dân chỉ sẵn sàng hy sinh xương máu
cho một cuộc chiến có chính nghĩa và vì một nhà nước thật sự là của dân,
do dân và vì dân…”
Khi thấy Trung Quốc đã “giở chứng” nói một đường làm một nẻo thì Việt
Nam quay ra “hợp tác sâu rộng” quân sự với Nga, nhưng ai sẽ cứu Việt Nam
khi bị Bắc Kinh “dạy cho một bài học nữa” ?
Đó là câu hỏi đang lảng vảng trong đầu nhiều tầng lớp người dân ở Việt
Nam, sau chuyến đi Nga thành công nhiều mặt của bộ trưởng quốc phòng
Phùng Quang Thanh, từ ngày 07 đến 10/08 (2013).
Trong thời gian làm việc vời người đồng nhiệm, đại tướng Sergei Shoigu,
bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga, ông Thanh xác nhận :
“Những nhu cầu phía Việt Nam đề xuất cơ bản phía bạn đều đáp ứng, trong
đó bạn đồng ý đào tạo cán bộ cho Việt Nam ở tất cả các cấp, các lĩnh
vực, các quân binh chủng và một số lĩnh vực khác.
Tiếp theo là hợp tác về lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hai bên đã bàn các
biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã đạt
được. Phía Bạn thống nhất một số điểm : trước hết là những hợp đồng mua
vũ khí, trang bị kỹ thuật, phía bạn bảo đảm chất lượng tốt, giá cả hợp
lí và có ưu đãi đối với Việt Nam.
Thứ ba là vấn đề hậu mãi như sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp vật tư, phụ tùng, đảm bảo tuổi thọ của trang bị...
Thứ tư, là bạn thống nhất với phía ta là có thể bàn hướng hai bên có thể
liên doanh thiết lập các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng”. (Phỏng vấn của
VOV, Voice of Vietnam - Đài Phát thanh Quốc gia Việt Nam, 10/08/2013).
Đây là thỏa hiệp hợp tác quốc phòng được coi là hoàn thiện nhất giữa hai
nước Việt-Nga kể từ khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991. Tuy nhiên,
Việt Nam sẽ phải chi trả cho Nga bao nhiêu tỷ dollars để canh tân hóa
quân đội và mua vũ khí là điều bí mật giữa hai bên. Điều chắc chắn là
một phần phí tổn này sẽ được tính vào số lượng dầu khí của liên doanh
Vietsopetro và các dự án mới ở Việt Nam của tập đoàn dầu khí
Gazprom, theo thỏa hiệp đã đạt được trong chuyến thăm Hà Nội tháng
11/2012 của thủ tướng Nga, Dimitri Medvedev.
Hợp đồng tìm kiếm dầu ở Biển Đông của các Công ty Nga đã bị Trung Quốc
lên án xâm phạm chủ quyền biển của họ, vì Bắc Kinh tự cho mình quyền
làm chủ 85% diện tích, hay khoảng 2,6 triệu trong tổng số 3,5 triệu cây
số vuông, trong hình Lưỡi Bò (hay còn gọi là Đường 9 Đoạn) mà họ đã tự
vẽ rồi nạp cho Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009. Tuy nhiên phía Việt Nam cho
rằng khu vực tìm kiếm dầu chung Nga-Việt hoàn toàn nằm trong “vùng đặc
quyền kinh tế” 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét) của Việt Nam.
Việt Nam cũng đã đồng ý để Nga xây dựng nhà máy diện hạt nhân Ninh Thuận
1, mặc dù có lo ngại từ phía nhiều chuyên gia địa chất Việt Nam về
những chỉ dấu động đất do cấu tạo của địa cầu ở vùng này. Nhưng theo báo
chí Việt Nam thì ông Dimitri Medvedev đãn trấn an rằng Nga “chủ trương
dựa vào những tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng và những đòi hỏi
nghiêm túc về an toàn khi xây dựng đối với nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên này ở Việt Nam”.
Việt Nam mua vũ khí Nga
Về chuyến thăm Nga, tướng Phùng Quanh Thanh nói thêm rằng : “Bạn đã trao
đổi nhiều tình hình, hai bên đều thống nhất về mặt quan điểm, đánh giá ;
thống nhất về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc hợp tác
ngày càng sâu rộng hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào
hòa bình, ổn định trong khu vực ; quan hệ song phương không nhằm vào
nước thứ ba”.
Cam kết “không nhằm vào nước thứ ba” trong hợp tác quốc phòng với nước
khác được coi như một thông điệp ngọai giao của Việt Nam trong những năm
gần đây nhằm trấn an các nước láng giềng, nhưng chủ ý là nói với Trung
Quốc rằng Việt Nam không “chạy đua võ trang” và không “chuẩn bị gây
chiến” trong khu vực.
Chính sách quốc phòng của Việt Nam được thứ trưởng quốc phòng, trung
tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận là “3 không” gồm : “không tham gia các
liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ;
không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào
nước này để chống nước kia”.
Nhưng có ai tin như thế không, nếu quay trở về thời kỳ trước 1975 với
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cộng Hòa của quân đội cộng sản miền
Bắc ? Khi ấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựa vào viện trợ và súng đạn của
Trung Quốc và Liên bang Xô Viết để làm điều được gọi là “nghĩa vụ quốc
tế”, đem quân xâm lăng miền Nam Việt Nam, nên đất nước mới băng họai và
nghèo đói, lạc hậu như ngày nay.
Tàu ngầm Kilo và vũ khí chống ai ?
Bây giờ, trước đe dọa bị “ăn sống nuốt tươi” bởi nước láng giềng, được
gọi là “vừa là đồng chí, vừa là anh em” Trung Quốc, Việt Nam đã phải bỏ
khoảng 3 tỷ dollars để mua 6 tàu ngầm lọai Kilo có trang bị vũ khí mới
tối tân hơn các tàu Kilo Nga bán cho Trung Quốc trước đây để bảo vệ lãnh
hải.
Việt Nam cũng đã chi hàng tỷ dollars để mua 23 máy bay chiến đấu tối tân
Sukhoi Su-30 MK2 của Nga và dự trù mua thêm 24 chiếc nữa. Ngoài ra Nga
cũng đã bán cho Việt Nam ít nhất 6 tàu tuần tra cao tốc có khả năng truy
tầm tàu ngầm lớp Svetlyak và 2 tàu khu trục Gepard. Các tàu mới này đều
trang bị hỏa tiễn tối tân.
Theo tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì Hà Nội còn mua thêm súng trường
bắn chính xác nhất TAR-21 của Do Thái và hỏa tiễn Yakhont chống chiến
hạm của Nga và dàn radar Vostok-E của Belarus để canh giữ bờ biển.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 tại Cam
Ranh có nhiệm vụ chính bảo vệ bờ biển dài hơn 3.000 cây số bằng loại tàu
ngầm Kilo.
Theo tin các mạng báo quân sự Nga, được báo chí Việt Nam đăng tải, thì
lọai Kilocó chiều dài 73,8 mét, đường kính thân tàu là 9,9 mét trọng
lượng rẽ nước : 2.350 tấn. Mức lặn sâu tối đa : 300 mét, tốc độ khi nổi :
22 cây số/giờ, khi lặn : 40 cây số/giờ. Tầm hoạt động khi có ống thông
hơi : 12.000 cây số, khi lặn : 640 cây số. Thủy thủ đoàn gồm 57 người.
Thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.
Hệ thống vũ khí : sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu, hoặc
24 trái thủy lôi. Độ chính xác cao. Trong hai phút có thể thực hiện loạt
bắn đầu, năm phút kế tiếp là loạt bắn thứ hai. Tên lửa chống tàu chiến
ZM-54e và Zm-54E đầu đạn chứa 450 kg thuốc nổ, sức công phá cực lớn, có
tầm bắn 220 km, bốn tên lửa loại PZRK “Strela -3”, tầm bắn tối đa là 6
km để tiêu diệt máy bay đối phương.
Nga vào Tàu ra ?
Trong các cuộc viếng thăm lẫn nhau trước đây, theo báo chí Việt Nam, bộ
trưởng quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Sergei Shoigu nói nước Nga
coi Việt Nam là “đối tác chiến lược, là người bạn cũ thân thiết và đáng
tin cậy”.
Tướng Shoigu cho rằng trong “bối cảnh quân sự-chính trị trên thế giới
cũng như tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang có xu thế bùng phát”
thì “hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật - quân sự
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng” (VNNET, 13/08/2013).
Việt Nam và Nga đã nâng cấp “hợp tác chiến lược” lên “hợp tác chiến
lược toàn diện” từ thỏa hiệp ký tại Mạc Tư Khoa (Moscow) giữa chủ tịch
Trương Tấn Sang và tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 5/2012. Sự thay
đổi này đồng thời cũng đưa hợp tác quốc phòng với Nga lên mức đối tác
chiến lược hàng đầu của Việt Nam.
Vì vậy tướng Phùng Quang Thanh mới nói : “Việt Nam và Liên bang Nga, hai
bên đã xác định xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ
này có mấy điểm như thế này : Chúng ta cùng có lợi ích, muốn duy trì hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương và đóng góp chung cho thế giới. Thứ hai là nó phù hợp với lợi ích
của nhân dân hai nước. Về mặt quan điểm nói chung, Việt Nam và Liên bang
Nga thường thống nhất, đồng quan điểm đánh giá về tình hình thế giới,
tình hình khu vực và đóng góp chung cho việc duy trì hòa bình và ổn
định” (theo VOV, 10/08/2013).
Phát biểu của tướng Thanh không những chỉ phản ảnh sự “nhất trí đồng
thuận” giữa Việt Nam và Nga về tình hình khu vực mà còn bao gồm những
“điểm nóng” ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam và các nước có
tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.
Nói về việc chọn Nga để “hợp tác quân sự toàn diện”, bộ trưởng Phùng
Quang Thanh được VOV thuật lại : “Liên Xô trước đây và Liên bang Nga
ngày nay là cường quốc về quân sự, có bề dày truyền thống về lịch sử
quân sự ; kiến thức về quân sự, khả năng nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo
về quân sự cho cán bộ cũng rất tốt. Về mặt kỹ thuật quân sự, Liên bang
Nga cũng là một trong những cường quốc sản xuất vũ khí, trang bị có
trình độ công nghệ cao và chúng ta cũng đã sử dụng quen thuộc. Khối
lượng vũ khí trước đây do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, quân đội chúng
ta quản lí, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, kéo dài tuổi thọ rất tốt”.
Nhưng nếu Nga đã dành ưu đãi “bán vũ khí với giá hợp lý” cho Việt Nam
thì phía Việt Nam cũng đã có những tương nhượng thỏa mãn cho nhu cầu của
Nga tại hải cảng chiến lược Cam Ranh như :
- Để Nga thiết lập một cơ sở bảo trì và huấn luyện cho đội tàu ngầm của Việt Nam.
- Sẽ đơn giản hóa một số thủ tục cho tàu hải quân của Liên bang Nga khi
ghé thăm hoặc làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật ở các cảng Việt Nam sẽ được
nhanh chóng, thuận tiện.
- Thành lập công ty hợp doanh Việt-Nga để sửa chữa, đóng tàu ở khu vực
phi quân sự của cảng Cam Ranh. Tướng Phùng Quanh Thanh nói với báo chí
hồi tháng 3/2013 rằng cơ sở này sẽ sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước,
tiếp lương thực thực phẩm, đón thủy thủ để vào bờ, tham quan nghỉ ngơi
sau chuyến đi đường dài trên biển.
Ông Thanh cũng cho biết : “Tổng công ty Tân Cảng thuộc Quân chủng Hải
quân Việt Nam được giao chủ trì, có tham gia liên doanh với Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam. Công ty Vietsopetro sẽ tham gia góp vốn. Nhưng ta làm
chủ, chi phối, ta điều hành, quản lý. Chủ quyền là của Việt Nam. Cơ sở
đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các dàn khoan, các dịch vụ của dầu khí
này phục vụ dịch vụ cho các tàu của bất kỳ một nước nào, trong đó có
Liên bang Nga”.
- Việt Nam cũng đã đồng ý để cho Nga bỏ vốn 100% xây dựng trung tâm nghỉ
dưỡng ở Cam Ranh trong năm 2013, theo diện dự án đầu tư nước ngoài
ngang hàng với khách sạn 5 sao. Ông Thanh cho hay Nga dành cho Việt Nam
quyền quản lý, điều hành. Phía Nga cũng sẽ gửi một số người tham gia
cùng quản lý khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
Cho đến khi bài viết này được gửi đi (14/8/2013) thì chưa có phản ứng
nào từ phía Bắc Kinh về hợp tác quân sự mới giữa Việt Nam và Nga. Nhưng
trước đây, khi có tin Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại Kilo của Nga thì
một số nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã tỏ ra quan ngại về an ninh ở
Biển Đông.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 22/02/2013 viết rằng : “Một số bình luận viên
quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu
các tàu ngầm mới. Trong số này có thiếu tướng Doãn Trác, người phát
biểu rằng tàu ngầm Việt Nam có thể "đe dọa" (từ được Doãn Trác dùng để
suy diễn về sức mạnh hải quân Việt Nam) tuyến đường biển quan trọng đi
qua eo biển Malacca và biển Biển Đông. Trung Quốc nhập dầu thô và nhiều
nguyên liệu khác từ châu Phi và Trung Đông thông qua những tuyến đường
này.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các tàu ngầm nước ngoài ở
Biển Đông, kể từ khi một căn cứ tàu ngầm mới của Trung Quốc được xây
dựng gần thành phố Tam Á, đảo Hải Nam. Đây sẽ là nơi đóng quân của các
tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa Julang-2 /Sóng Lớn. Nhà cầm
quyền Trung Quốc cho rằng, hoạt động của các lực lượng hải quân nước
ngoài trong khu vực là tiềm năng đe dọa lực lượng răn đe hạt nhân chiến
lược của nước này.
Theo bình luận của Đài Tiếng nói nước Nga, Trung Quốc không thể thờ ơ
với biểu hiện tăng cường không ngừng sức mạnh của Hải quân Việt Nam, ở
vào thời điểm khi căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa hai nước vẫn còn
tồn tại”.
Tất nhiên Bắc Kinh phải “la làng” để che khuất việc chiếm đóng biển đảo
của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm từ
tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974, và sau đó chiếm thêm 8 đảo
đá ngầm từ tay quân cộng sản Việt Nam năm 1988 thuộc quần đảo Trường
Sa.
Hiện nay, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã thường trực đồn trú tại các
“tiền đồn” ở Trường Sa trong khi Hạm đội Nam Hải đã mở rộng vòng đai
kiểm soát an ninh trên Biển Đông từ đảo Hải Nam xuống tận biến giới Mã
Lai, phía cực nam của Trường Sa.
Lính và ngân sách quốc phòng
Nhưng khi Việt Nam tăng cường phòng thủ thì ngân sách quốc phòng của
Trung Quốc cũng tăng ít nhất 10% cho năm 2013 với khỏang 114 tỷ Dollars.
Phía Việt Nam vẫn giữ mức tăng 27.000 tỷ đồng, chiếm 1,8% ngân sách
quốc gia, hay khoảng 1,3 tỷ dollars.
Về số quân, nếu Việt Nam có 450.000 quân thường trực thì Trung Quốc có
850.000 bộ binh, 235.000 hải quân và 398.000 không quân. Nhưng Trung
Quốc lại có một lực lượng tàu ngầm tối tân và nguy hiểm gấp 100 lần hơn
Việt Nam.
Báo chí Việt Nam đưa tin : “Theo trang tin lemur59.ru, hạm đội tàu ngầm
Trung Quốc có 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và 82 tàu
ngầm điện-diesel. Số tàu ngầm này được chia làm 6 chi đội. Các tàu ngầm
hạt nhân mang 12 tên lửa đạn đạo chiến lược, chiếm 1,1% số tên lửa này
của Trung Quốc. Các tàu ngầm khác mang 146 tên lửa chống hạm (chiếm
9,9%), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.608 thủy lôi (31,5%)”.
Như vậy, nếu chẳng may xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Việt Nam sẽ
chống đỡ như thế nào và ai sẽ cứu Việt Nam ? Hẳn Việt Nam chưa quên hai
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 và từ 1984 đến 1989 đã làm
cho trên 40.000 quân dân thiệt mạng và khoảng 5.000 cây số vuông lãnh
thổ mất vào tay Trung Quốc ?
Vậy liệu cuộc phiêu lưu quân sự mới của Việt Nam với Nga có lấy lại được
Hoàng Sa và những phần biển đảo đã bị Trung Quốc chiếm ở Trường Sa và
hàng ngàn mẫu đất đọc biển giới không, hay chỉ làm cho đất nước nghèo
mạt thêm và dân tộc phải đổ thêm máu cho tham vọng chính trị của một
thiểu số cầm quyền độc tài ?
Đảng Cộng sản Việt Nam chưa biết nhận ra rằng họ sẽ phải chiến đấu một
mình vì khác với năm 1979, nhân dân bây giờ không còn muốn có chút
“liên hệ máu thịt” nào với đảng nữa.
Thất bại của Nghị quyết 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” và
Kết luận số21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 về “công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí chống tham nhũng” là bằng chứng dân không còn tin
vào khả năng lãnh đạo của đảng nữa.
Và ai cũng biết vũ khí là phương tiện cần thiết để bảo vệ chủ quyền và
sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng người dân chỉ sẵn sàng hy sinh xương máu cho
một cuộc chiến có chính nghĩa và vì một nhà nước thật sự là của dân, do
dân và vì dân. Vì vậy nếu chỉ mua súng đạn, máy bay, tàu chiến và tàu
ngầm để phô trương sức mạnh quân sự trong khi vẫn nhu nhược trước quân
thù đã ngồi trên đất và trên biển đảo của Tổ quốc thì có ích gì không ?
Phạm Trần
(08/013)
(Thông luận)
Pháp quyền là gì? (II)
Tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa chính trị, bảo vệ nhân quyền, và tất
cả những mục tiêu xác đáng khác đều được tin là dựa trên – hoặc ít nhất
là một phần nào đó – nền tảng “pháp quyền”. – Pháp quyền dưới góc nhìn từ chính sách phát triển, Ngân hàng Thế giới
Giới thiệu về Pháp quyền
Các chính trị gia, các luật sư, các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách thường dùng thuật ngữ “pháp quyền” (thượng tôn pháp luật) nhằm mô tả một loại thể chế chính trị nhất định. Khi mà tốc độ toàn cầu hóa đã tăng mạnh trong hai thập kỷ vừa qua, nhiều quốc gia phát triển đã thiết lập độ ưu tiên trong luận cương chính sách của họ vào việc phát triển pháp quyền. Những câu hỏi thường gặp sau đây sẽ cung cấp một sự giải thích mang tính giới thiệu về khái niệm của pháp quyền và việc nó liên quan tới sự phát triển như thế nào. Bài này cũng bao gồm một bản mô tả ngắn gọn một số chỉ trích nhằm vào khái niệm pháp quyền.
Giới thiệu về Pháp quyền
Các chính trị gia, các luật sư, các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách thường dùng thuật ngữ “pháp quyền” (thượng tôn pháp luật) nhằm mô tả một loại thể chế chính trị nhất định. Khi mà tốc độ toàn cầu hóa đã tăng mạnh trong hai thập kỷ vừa qua, nhiều quốc gia phát triển đã thiết lập độ ưu tiên trong luận cương chính sách của họ vào việc phát triển pháp quyền. Những câu hỏi thường gặp sau đây sẽ cung cấp một sự giải thích mang tính giới thiệu về khái niệm của pháp quyền và việc nó liên quan tới sự phát triển như thế nào. Bài này cũng bao gồm một bản mô tả ngắn gọn một số chỉ trích nhằm vào khái niệm pháp quyền.
III. Pháp quyền và sự phát triển
Các cơ quan đa phương như Ngân hàng Thế giới và nhiều nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới tin rằng pháp quyền góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
A. Lý thuyết
Sự phát triển kinh tế hiện đại thường đi cùng với một thuật ngữ mới: kinh tế thị trường, hay một nền kinh tế phục thuộc vào các tập đoàn tư nhân và không phụ thuộc vào việc sản xuất được lên kế hoạch bởi chính phủ. Max Weber, một nhà xã hội học và kinh tế học nổi tiếng, đã nhận xét rằng trật tự tư bản dựa vào nền kinh tế thị trường được tổ chức phụ thuộc vào hệ thống tư duy được ràng buộc bởi luật lệ.
Kinh tế thị trường mang người bán và người mua tới một thị trường với các hoạt động trao đổi phức tạp và sự mua bán hàng hóa trên toàn thế giới. Trong kỷ nguyên toàn cầu như hiện nay, các nhân tố trong nền kinh tế thị trường có thể tới từ nhiều phần của thế giới.
Luật pháp quan trọng đối với nền kinh tế thị trường bởi vì đó là nền tảng chung mà dựa vào đó các bên có thể đưa ra thỏa thuận; nó cung cấp cho các bên sự tin tưởng rằng khi có tranh chấp xảy ra thì chúng có thể được giải quyết một cách hiệu quả và công bằng. Vì lý do này, tính dự đoán và trật tự mà pháp quyền thúc đẩy trong một hệ thống luật pháp mạnh mẽ được xem như là một lực lượng ổn định hóa đằng sau những phát triển kinh tế mạnh mẽ. Pháp quyền giúp đưa ra “luật chơi” trong các mảng quan trọng như đầu tư, tư hữu, và hợp đồng.
Pháp quyền cũng đóng vai trò đảm bảo sự quan trọng về các quyền xã hội và tính trách nhiệm của chính phủ. Sự kiểm soát chính phủ đặc biệt quan trọng đối với nhiều nền kinh tế đang trong thời quá độ, nơi mà nền kinh tế kế hoạch trước đó được biến đổi thành một nền kinh tế dựa vào thị trường. Khi chính phủ không còn là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai, vốn và lao động, và pháp quyền đảm bảo rằng những nhân tố quan trọng của nền kinh tế sẽ được tự do khỏi các hành động tự ý của chính phủ. Do đó pháp quyền đảm bảo các bên tham gia vào thị trường rằng chính phủ sẽ áp dụng hướng tiếp cận không đụng chạm vào việc đầu tư và sản xuất, cho phép các bên tham gia đó thực hiện tối đa quyền của họ liên quan tới đất đai, lao động và vốn.
B. Các thành tố quan trọng về cải cách pháp quyền
1. Cải cách Tòa án
Tính hiệu quả của tòa án là một trong những nhân tố quan trọng trong cải cách pháp quyền vì sự tồn tại của bộ máy tư pháp là một khía cạnh căn bản của pháp quyền. Ví dụ, với một nhà nước vừa mới độc lập được dựng lên từ sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết, cung cấp những phương án hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp là tối quan trọng nhằm đạt tới nhu cầu của một nền kinh tế đang ngày càng tư nhân hóa. Ở mức cơ bản nhất, điều này đơn giản nghĩa là tòa án cần phải có để xét xử các tranh chấp và làm cho các quyết định có hiệu lực thực thi. Đối với các quốc gia mà đã ở giai đoạn xa trong quá trình cải cách thì cần có những cơ chế cải cách phức tạp hơn để tăng cường khả năng của tòa án (ví dụ như đào tạo Thẩm phán), sự độc lập và tính minh bạch của nó.
Để tăng cường tính trách nhiệm và sự minh bạch, các hệ thống công nghệ thông tin có thể được thiết lập nhằm cho phép người dân công cộng có thể truy cập nhiều hơn. Để tăng cường tính độc lập của tòa án, chính phủ có thể cung cấp cho tòa án ngân quỹ để có thể tự đưa ra các quyết định quản lý và tài chính của riêng họ.
Ngoài ra, đối với các quốc gia đã thiết lập được các cơ cấu cải cách này, để khích lệ hệ thống pháp quyền thì khả năng của tòa án nên được kiểm tra và thẩm định định kỳ. Sự độc lập, tính trách nhiệm, hiệu quả, tiếp cận, tính chi trả được, cơ chế hòa giải mâu thuẫn phụ, và chất lượng người trong nghề là những tính chất có thể cung cấp thước đo chính xác cho sự thành công của hệ thống tòa án.
Một ví dụ về sự thành công trong việc cải cách pháp quyền là tòa án Arbitrazh tại Nga. Tòa án này được thành lập chỉ nhằm giải quyết các tranh chấp kinh tế và tòa án Arbitrazh đã tiến tới những cải tổ lập pháp trong các năm 1991, 1992, và 1995. Những cải cách này đưa tới sự an toàn cho nhân viên và các thủ tục, cũng như thiết lập tòa thượng thẩm ở cấp cao. Kết quả ngay lập tức của những cải cách là sự tăng lên về số lượng các vụ án được gửi tới hệ thống tòa án Arbitrazh. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy dù cho có tham nhũng và các vấn đề mang tính địa phương tại nước Nga, những người khiếu kiện ngoại quốc được đối xử công bằng. Cho dù đây là những ngoại lệ tại một vài khu vực địa phương, thống kê cho thấy tiến trình cho sự cải tổ tòa án và khả năng của tòa án Arbitrazh trong việc giải quyết các mâu thuẫn thương mại cơ bản là kịp thời.
2. Luật pháp
Mục tiêu cải cách pháp quyền quan trọng khác là xây dựng các bộ luật. Fuller cũng đã nêu rõ rằng “phải có luật pháp”. Cải cách kinh tế mang tới một số lượng lớn các luật kinh tế tại các nước đang phát triển. Giữa năm 1990 và 1995, 45 quốc gia theo chủ nghĩa xã hội cũ đã thực hiện nhiều bộ luật đầu tư mới bao phủ rộng khắp nhiều lĩnh vực. Nhiều trong số các bộ luật đầu tư này được thông qua nhằm giải phóng cơ chế đầu tư đã tồn tại ở các quốc gia đang phát triển này bằng việc mang tới luật pháp bảo hộ rõ ràng và rộng khắp cho mọi dạng đầu tư. Ví dụ tại Trung Quốc, các hoạt động pháp luật quốc gia nhìn chung đã cho thấy có nhiều tăng trưởng liên tục. Sự tăng trưởng này được thể hiện rõ qua số lượng luật, quy chế, và các bộ luật được sửa đổi tăng lên tới 306 luật trong năm 1993-1998 từ số 60 luật trong giữa các năm 1978 đến 1983 – thời gian đầu xảy ra cải cách kinh tế.
C. Khuyến khích tổ chức trên cấp độ toàn cầu
Nhằm khích lệ phát triển cụ thể thêm cho các quốc gia, trong những năm đầu 1990 Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã bắt đầu điều kiện hóa hỗ trợ tài chính về mặt thực hiện pháp quyền tại các quốc gia nhận hỗ trợ. Những tổ chức này cung cấp nguồn vốn nhằm hỗ trợ các thay đổi trong các điều luật, thông tin luật pháp, đào tạo phổ cập và luật pháp, và cải cách bộ máy tư pháp, bao gồm nhiều giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn cần thiết. Bằng việc điều kiện hóa việc cung cấp vốn vào sự thành lập pháp quyền, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng hi vọng có thể làm giảm tham nhũng, điều đã gây ảnh hưởng xấu tới cải cách kinh tế vì đã xua đuổi những nhà đầu tư và ngăn cản dòng chảy tự do của hàng hóa và vốn.
Hiện tại, trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Liên Hiệp Quốc cũng nâng nền tảng pháp quyền thành một phương tiện có thể mang tới nhiều hoạt động trong môi trường bền vững. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này chính là 8 mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc hi vọng sẽ đạt được trước năm 2015 trong các nổ lực đáp trả lại những thách thức phát triển lớn nhất của thế giới. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kêu gọi các quốc gia tạo ra pháp luật trong những mảng như môi trường và năng lượng quốc tế, và đồng thời kêu gọi các quốc gia khuyến khích công dân của họ tuân thủ những điều luật đó bằng những thay đổi trong thói quen hàng ngày. Liên Hiệp quốc công khai thừa nhận rằng thành quả đạt được của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phát triển của nền tảng pháp quyền, bên cạnh nhiều nhân tố khác.
Còn tiếp…
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Các cơ quan đa phương như Ngân hàng Thế giới và nhiều nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới tin rằng pháp quyền góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
A. Lý thuyết
Sự phát triển kinh tế hiện đại thường đi cùng với một thuật ngữ mới: kinh tế thị trường, hay một nền kinh tế phục thuộc vào các tập đoàn tư nhân và không phụ thuộc vào việc sản xuất được lên kế hoạch bởi chính phủ. Max Weber, một nhà xã hội học và kinh tế học nổi tiếng, đã nhận xét rằng trật tự tư bản dựa vào nền kinh tế thị trường được tổ chức phụ thuộc vào hệ thống tư duy được ràng buộc bởi luật lệ.
Kinh tế thị trường mang người bán và người mua tới một thị trường với các hoạt động trao đổi phức tạp và sự mua bán hàng hóa trên toàn thế giới. Trong kỷ nguyên toàn cầu như hiện nay, các nhân tố trong nền kinh tế thị trường có thể tới từ nhiều phần của thế giới.
Luật pháp quan trọng đối với nền kinh tế thị trường bởi vì đó là nền tảng chung mà dựa vào đó các bên có thể đưa ra thỏa thuận; nó cung cấp cho các bên sự tin tưởng rằng khi có tranh chấp xảy ra thì chúng có thể được giải quyết một cách hiệu quả và công bằng. Vì lý do này, tính dự đoán và trật tự mà pháp quyền thúc đẩy trong một hệ thống luật pháp mạnh mẽ được xem như là một lực lượng ổn định hóa đằng sau những phát triển kinh tế mạnh mẽ. Pháp quyền giúp đưa ra “luật chơi” trong các mảng quan trọng như đầu tư, tư hữu, và hợp đồng.
Pháp quyền cũng đóng vai trò đảm bảo sự quan trọng về các quyền xã hội và tính trách nhiệm của chính phủ. Sự kiểm soát chính phủ đặc biệt quan trọng đối với nhiều nền kinh tế đang trong thời quá độ, nơi mà nền kinh tế kế hoạch trước đó được biến đổi thành một nền kinh tế dựa vào thị trường. Khi chính phủ không còn là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai, vốn và lao động, và pháp quyền đảm bảo rằng những nhân tố quan trọng của nền kinh tế sẽ được tự do khỏi các hành động tự ý của chính phủ. Do đó pháp quyền đảm bảo các bên tham gia vào thị trường rằng chính phủ sẽ áp dụng hướng tiếp cận không đụng chạm vào việc đầu tư và sản xuất, cho phép các bên tham gia đó thực hiện tối đa quyền của họ liên quan tới đất đai, lao động và vốn.
B. Các thành tố quan trọng về cải cách pháp quyền
1. Cải cách Tòa án
Tính hiệu quả của tòa án là một trong những nhân tố quan trọng trong cải cách pháp quyền vì sự tồn tại của bộ máy tư pháp là một khía cạnh căn bản của pháp quyền. Ví dụ, với một nhà nước vừa mới độc lập được dựng lên từ sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết, cung cấp những phương án hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp là tối quan trọng nhằm đạt tới nhu cầu của một nền kinh tế đang ngày càng tư nhân hóa. Ở mức cơ bản nhất, điều này đơn giản nghĩa là tòa án cần phải có để xét xử các tranh chấp và làm cho các quyết định có hiệu lực thực thi. Đối với các quốc gia mà đã ở giai đoạn xa trong quá trình cải cách thì cần có những cơ chế cải cách phức tạp hơn để tăng cường khả năng của tòa án (ví dụ như đào tạo Thẩm phán), sự độc lập và tính minh bạch của nó.
Để tăng cường tính trách nhiệm và sự minh bạch, các hệ thống công nghệ thông tin có thể được thiết lập nhằm cho phép người dân công cộng có thể truy cập nhiều hơn. Để tăng cường tính độc lập của tòa án, chính phủ có thể cung cấp cho tòa án ngân quỹ để có thể tự đưa ra các quyết định quản lý và tài chính của riêng họ.
Ngoài ra, đối với các quốc gia đã thiết lập được các cơ cấu cải cách này, để khích lệ hệ thống pháp quyền thì khả năng của tòa án nên được kiểm tra và thẩm định định kỳ. Sự độc lập, tính trách nhiệm, hiệu quả, tiếp cận, tính chi trả được, cơ chế hòa giải mâu thuẫn phụ, và chất lượng người trong nghề là những tính chất có thể cung cấp thước đo chính xác cho sự thành công của hệ thống tòa án.
Một ví dụ về sự thành công trong việc cải cách pháp quyền là tòa án Arbitrazh tại Nga. Tòa án này được thành lập chỉ nhằm giải quyết các tranh chấp kinh tế và tòa án Arbitrazh đã tiến tới những cải tổ lập pháp trong các năm 1991, 1992, và 1995. Những cải cách này đưa tới sự an toàn cho nhân viên và các thủ tục, cũng như thiết lập tòa thượng thẩm ở cấp cao. Kết quả ngay lập tức của những cải cách là sự tăng lên về số lượng các vụ án được gửi tới hệ thống tòa án Arbitrazh. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy dù cho có tham nhũng và các vấn đề mang tính địa phương tại nước Nga, những người khiếu kiện ngoại quốc được đối xử công bằng. Cho dù đây là những ngoại lệ tại một vài khu vực địa phương, thống kê cho thấy tiến trình cho sự cải tổ tòa án và khả năng của tòa án Arbitrazh trong việc giải quyết các mâu thuẫn thương mại cơ bản là kịp thời.
2. Luật pháp
Mục tiêu cải cách pháp quyền quan trọng khác là xây dựng các bộ luật. Fuller cũng đã nêu rõ rằng “phải có luật pháp”. Cải cách kinh tế mang tới một số lượng lớn các luật kinh tế tại các nước đang phát triển. Giữa năm 1990 và 1995, 45 quốc gia theo chủ nghĩa xã hội cũ đã thực hiện nhiều bộ luật đầu tư mới bao phủ rộng khắp nhiều lĩnh vực. Nhiều trong số các bộ luật đầu tư này được thông qua nhằm giải phóng cơ chế đầu tư đã tồn tại ở các quốc gia đang phát triển này bằng việc mang tới luật pháp bảo hộ rõ ràng và rộng khắp cho mọi dạng đầu tư. Ví dụ tại Trung Quốc, các hoạt động pháp luật quốc gia nhìn chung đã cho thấy có nhiều tăng trưởng liên tục. Sự tăng trưởng này được thể hiện rõ qua số lượng luật, quy chế, và các bộ luật được sửa đổi tăng lên tới 306 luật trong năm 1993-1998 từ số 60 luật trong giữa các năm 1978 đến 1983 – thời gian đầu xảy ra cải cách kinh tế.
C. Khuyến khích tổ chức trên cấp độ toàn cầu
Nhằm khích lệ phát triển cụ thể thêm cho các quốc gia, trong những năm đầu 1990 Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã bắt đầu điều kiện hóa hỗ trợ tài chính về mặt thực hiện pháp quyền tại các quốc gia nhận hỗ trợ. Những tổ chức này cung cấp nguồn vốn nhằm hỗ trợ các thay đổi trong các điều luật, thông tin luật pháp, đào tạo phổ cập và luật pháp, và cải cách bộ máy tư pháp, bao gồm nhiều giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn cần thiết. Bằng việc điều kiện hóa việc cung cấp vốn vào sự thành lập pháp quyền, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng hi vọng có thể làm giảm tham nhũng, điều đã gây ảnh hưởng xấu tới cải cách kinh tế vì đã xua đuổi những nhà đầu tư và ngăn cản dòng chảy tự do của hàng hóa và vốn.
Hiện tại, trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Liên Hiệp Quốc cũng nâng nền tảng pháp quyền thành một phương tiện có thể mang tới nhiều hoạt động trong môi trường bền vững. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này chính là 8 mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc hi vọng sẽ đạt được trước năm 2015 trong các nổ lực đáp trả lại những thách thức phát triển lớn nhất của thế giới. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kêu gọi các quốc gia tạo ra pháp luật trong những mảng như môi trường và năng lượng quốc tế, và đồng thời kêu gọi các quốc gia khuyến khích công dân của họ tuân thủ những điều luật đó bằng những thay đổi trong thói quen hàng ngày. Liên Hiệp quốc công khai thừa nhận rằng thành quả đạt được của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phát triển của nền tảng pháp quyền, bên cạnh nhiều nhân tố khác.
Còn tiếp…
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
University of Iowa Center for International Finance & Development
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Chuyên ngành Mác–Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh ‘không áp dụng được vào cuộc sống’
HÀ NỘI, Việt Nam – Lực lượng thị trường hiện đang đi ngược đường với
trình độ đại học chuyên hệ tư tưởng Marx, Lenin và Hồ Chí Minh tại Việt
Nam, nơi mà chính quyền cộng sản phải viện đến phí học bỗng để thu hút
sinh viên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một nghị định cho phép sinh viên học
miễn phí cho các khóa học bốn năm tại các trường đại học nhà nước về chủ
nghĩa Mác-Lênin và các tác phẩm của Hồ Chí Minh – anh hùng cách mạng
của đất nước.
Nhiều sinh viên đã xa lánh các khóa học như vậy bởi vì các nhà tuyển
dụng không quan tâm đến những chương trình này, ông Phạm Tấn Hạ, Trưởng
phòng Tuyển sinh và Đào tạo tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh nói. Các loại bằng cấp trong các môn như truyền
thông, du lịch, quan hệ quốc tế và tiếng Anh thường phổ biến hơn bởi vì
học sinh tin rằng “họ sẽ có cơ hội tốt hơn khi tìm kiếm việc làm và được
trả lương cao hơn sau khi tốt nghiệp”, ông nói.
Theo nghị định này, nhà nước cũng sẽ trả học phí cho những sinh viên học
ngành y tế theo một vài chuyên ngành đặc biệt như làm thế nào để điều
trị bệnh lao và bệnh phong. Thông thường, họ sẽ phải trả mức học phí
khoảng 200 USD mỗi năm.
Tất cả các sinh viên tại Việt Nam đều phải học ít nhất ba lớp về chủ
nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng ít có sinh viên nào đi xa
hơn với yêu cầu tối thiểu trên.
Mặc dù Việt Nam đang bị cai trị bởi Đảng Cộng sản nhưng nước này chấp
nhận các chính sách dựa trên kinh tế thị trường trong những năm 1980.
Hơn 60 phần trăm trong 90 triệu người tại đây hiện đang ở dưới độ tuổi
30. Việc cạnh tranh để tìm được công việc với mức lương tốt trong khoảng
500.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm là điều không dễ dàng.
“Nghiên cứu chủ nghĩa Mác–Lênin khá khô cứng và nhiều sinh viên không
thích”, Trần Thế Anh, năm nay 23 tuổi, sinh viên năm thứ năm chia sẻ.
“Số lượng sinh viên theo học các khóa học này hiện rất khiêm tốn bởi vì
nhiều người trong số họ tin rằng không thể tìm được việc sau khi tốt
nghiệp”.
Phan Thị Trang, sinh viên khoa dược, thừa nhận rằng các khóa học này có
thể có những môn thú vị nếu cô ấy nghiên cứu chúng kỹ hơn. Nhưng “những
môn học này không áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày của tôi”, cô cho
biết.
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
The New York Times/AP
The New York Times/AP
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Việt Nam dọa đưa sư tử đá Trung Quốc ra khỏi đền chùa
Sư tử đá Trung Quốc trưng bày ở lối vào cổng chùa Vân Hồ, Hà Nội. (Hình: VOV) |
Dư luận ở Việt Nam đang ồn ào phản đối sự hiện diện của các cặp sư tử đá
“lạ” lâu nay ở các đình chùa, kể cả trụ sở chính quyền. Và lần đầu
tiên, nhân vật số hai của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho biết, sẽ
khuyến cáo các vị sư trụ trì không nên đặt sư tử đá “lạ” nói trên ở chốn
tôn nghiêm.
Theo VOV, ông Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa-Giáo Dục của
Quốc Hội Việt Nam cũng đồng thời cho rằng, sẽ yêu cầu các cơ sở, nơi thờ
tự, chùa chiền trong toàn quốc nên thay tất cả các con sư tử đá “lạ” đó
bằng những “linh vật Việt Nam”.
Cũng theo VOV, trong những năm gần đây, người Việt Nam có khuynh hướng
trưng bày các cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc ở hai bên lối vào các đình
chùa, công sở khắp nơi. Dư luận này cho rằng loại sư tử đá đó là biểu
tượng của quyền lực và thể hiện sức mạnh của Phật Giáo.
Tuy nhiên, dư luận mới nhất xuất phát từ một số nhà trí thức ở Việt Nam phản bác lập luận vừa nói.
Theo ông Tống Trung Tín, viện trưởng Viện Khảo Cổ Học Việt Nam, đó là
loại sư tử đá du nhập vào Trung Quốc thông qua việc các triều thần Tây Á
cống nạp để được phong vương. Kể từ đó, theo ông Tống Trung Tín, sư tử
đá trở thành linh vật canh mộ của người Trung Quốc. Ông này cũng nói
rằng, đôi sư tử đá đặt trước điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho
quyền uy của vua chúa nhà Minh và nhà Thanh, hình dáng “hung dữ, gân
guốc, đầy đe dọa”.
Cũng theo ông Tống Trung Tín, sư tử đá kiểu Việt Nam xuất hiện thời Lý
mới thật sự là biểu tượng của sức mạnh Phật Giáo, có hình dáng mềm mại,
tinh xảo, gần giống hổ hoặc lân, chứ không đáng sợ như sư tử đá Trung
Quốc. Ông Tín cho biết, người dân Việt “sùng bái” sư tử đá Trung Quốc vì
thiếu hiểu biết và mê tín dị đoan.
Trong khi đó, theo Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm, phó chủ tịch Hội Ðồng
Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, người Việt không có lệ đặt sư tử đá
trong chùa, mà lại là “sư tử lạ”. Theo ông, người Việt Nam đưa sư tử đá
vào chùa là sự lầm lẫn tai hại. Hòa thượng cho rằng, chùa chiền là nơi
thờ tự tôn nghiêm; chỉ nên đặt các linh vật Việt Nam là long, lân, quy,
phụng...
Ông Lê Như Tiến cũng cho biết, sẽ khuyến cáo chính quyền công bố các văn
bản hướng dẫn để giới nghệ nhân ngừng sản xuất loại sư tử đá Trung
Quốc, nay được coi là “linh vật canh mộ” để quay sang sản xuất sư tử đá
Việt Nam.
Còn theo nhà sử học Lê Văn Lan, người Việt Nam nhận thức sai lầm nên đã
“bê” con sư tử đá Trung Quốc vào đặt trong chùa “một cách phi pháp”.
Theo VOV, sư tử đá Trung Quốc đã được trưng bày tại các chùa: Bái Ðính ở
tỉnh Ninh Bình, Ðền Ðô tại Bắc Ninh, Thiền Viện Giác Lâm Trúc Lâm ở
tỉnh Quảng Ninh, v.v.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét