Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù
Hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên (DR) |
Một bất ngờ lớn trong phiên xử phúc thẩm hai sinh viên Nguyễn Phương
Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An hôm nay 16/08/2013 : Đinh Nguyên Kha
được giảm án còn 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên 3
năm tù treo và 3 năm quản chế - có nghĩa là được trả tự do tại chỗ. Tin
này khiến gia đình và các blogger, nhân sĩ cũng như những người đấu
tranh cho dân chủ đến Long An ủng hộ hai thanh niên yêu nước hết sức vui
mừng.
(RFI)
Phạm nhân trại Nam Hà 'bị biệt giam'?
Nhà hoạt động Vi Đức Hồi từng là Đảng viên cộng sản
Vợ một tù chính trị nói chồng
bà tố giác một số phạm nhân tại trại giam Nam Hà bị biệt giam vì
phản đối ban quản lý trại 'đánh bị thương một thanh niên Công giáo'.
Vợ ông Vi Đức Hồi, bà Hoàng Thị Tươi, nói trong chuyến thăm nuôi chồng tại trại Nam Hà ngày 14/8, bà được ông Hồi cho biết ông "đang bị biệt giam cùng với hai người nữa là thanh niên Công giáo bị tuyên án hồi tháng 1/2013".
"Họ kỷ luật biệt giam sáu tháng vì anh ấy cùng những người khác phản đối việc cán bộ traị giam đánh Lê Văn Sơn, cũng là thanh niên Công giáo, bị thương ở chân hồi tháng trước".
"Ngoài ra trại giam còn lắp máy phá sóng và camera ghi hình trong buồng giam, ảnh hưởng đến sinh hoạt của anh em tù nhân."
BBC đã tìm cách liên lạc nhưng chưa kiểm chứng độc lập được những thông tin trên.
Bà Tươi cũng nói ông Hồi đã bị biệt giam gần một tháng nay.
Bà cũng thuật lại lời ông Hồi cho hay lý do Lê Văn Sơn bị cán bộ trại giam "đánh bị thương ở chân" là vì "không chào cán bộ trong một lần sinh hoạt".
Từ năm 2006, ông đã bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích Đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.
Ông Hồi bị bắt ngày 27/10/2010 tại tư gia.
Ngày 26/01/2011, tòa sơ thẩm tuyên án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.
Sau đó, vào tháng Tư, tòa phúc thẩm ở tỉnh Lạng Sơn vừa giảm án cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".
(BBC)
Vợ ông Vi Đức Hồi, bà Hoàng Thị Tươi, nói trong chuyến thăm nuôi chồng tại trại Nam Hà ngày 14/8, bà được ông Hồi cho biết ông "đang bị biệt giam cùng với hai người nữa là thanh niên Công giáo bị tuyên án hồi tháng 1/2013".
"Họ kỷ luật biệt giam sáu tháng vì anh ấy cùng những người khác phản đối việc cán bộ traị giam đánh Lê Văn Sơn, cũng là thanh niên Công giáo, bị thương ở chân hồi tháng trước".
"Ngoài ra trại giam còn lắp máy phá sóng và camera ghi hình trong buồng giam, ảnh hưởng đến sinh hoạt của anh em tù nhân."
BBC đã tìm cách liên lạc nhưng chưa kiểm chứng độc lập được những thông tin trên.
Bà Tươi cũng nói ông Hồi đã bị biệt giam gần một tháng nay.
Bà cũng thuật lại lời ông Hồi cho hay lý do Lê Văn Sơn bị cán bộ trại giam "đánh bị thương ở chân" là vì "không chào cán bộ trong một lần sinh hoạt".
Cựu Đảng viên
Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi, đã từng gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.Từ năm 2006, ông đã bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích Đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.
Ông Hồi bị bắt ngày 27/10/2010 tại tư gia.
Ngày 26/01/2011, tòa sơ thẩm tuyên án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.
Sau đó, vào tháng Tư, tòa phúc thẩm ở tỉnh Lạng Sơn vừa giảm án cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".
(BBC)
Hà Sĩ Phu - Con đường "xã hội dân chủ"
Sau cơn đau thập tử nhất sinh, người đảng viên Lê Hiếu Đằng xưa rất "trung kiên" đã viết liền ba bài, đề xuất việc ra khỏi đảng Cộng Sản, bỏ đảng một cách tập thể, công khai, để thành lập một đảng, đảng Xã Hội Dân Chủ (hay Dân Chủ Xã Hội).
Hẳn ông Lê Hiếu Đằng đã biết ý tưởng đưa thể chế chính trị Việt Nam sang quỹ đạo Xã Hội Dân Chủ, để thoát khỏi con đường Cộng Sản một cách vừa triệt để vừa "êm thấm", như các nước Bắc Âu, đã được nung nấu khá lâu [1] nhưng nay ông mới phát ngôn bởi theo ông lúc này "thời cơ đã đến", ông và các chiến hữu đi bước đột phá rất mới.
1/ Từ ngữ Social Democracy một số tác giả dịch là Xã Hội Dân Chủ, ông Mai Thái Lĩnh và một số khác đề nghị dịch là Dân Chủ Xã Hội để đừng lầm với khái niệm "Chủ Nghĩa Xã hội Dân Chủ" (Democratic Socialism, đây là ý tưởng riêng của một số nước Cộng Sản vì thực ra đã là Cộng Sản thì phải chuyên chính, ngược với dân chủ).
2/ Ngày nay tuy không còn một chủ nghĩa nào có thể đóng vai trò một khuôn mẫu giáo điều, nhưng xây dựng mỗi công trình lớn đều cần có một "triết lý" làm cơ sở huống chi sự nghiệp phát triển của một quốc gia? Ngày nay, xu thế Xã Hội Dân Chủ là chân lý phổ biến nhất, thành công nhất trên thế giới.
"Hiện nay, Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialist International, viết tắt: SI) là một tổ chức của các đảng phái chính trị lớn nhất thế giới với 143 thành viên và đại diện là các tổ chức, các đảng theo theo lý tưởng Xã Hội Dân Chủ ở 140 quốc gia khắp các châu lục", "Sau năm 1945, các đảng XHDC thường xuyên cầm quyền ở tất cả các nước công nghiệp phát triển, các nước Tây Âu, Bắc Âu, đã góp phần quyết định vào việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền dân chủ, xã hội công bằng văn minh và thịnh vượng" [2]. "Khi chủ nghĩa xã hội bạo lực đi đến sơn cùng thuỷ tận, thì chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu và Bắc Âu lại giành được thành công cực lớn", "Thuỵ Điển là tấm gương của chủ nghĩa xã hội dân chủ, kinh nghiệm của Thuỵ Điển có giá trị phổ cập thế giới, là cống hiến vĩ đại cho văn minh nhân loại". [3]
3/ Tuy về gốc gác, con đường Dân Chủ Xã Hội bắt nguồn từ Quốc Tế II, anh em sinh đôi với Quốc Tế III Cộng Sản, song đó là con đường mở, đã dẫn đến sự đoạn tuyệt hoàn toàn với những nguyên lý sai lầm Mác-xít.
"… phong trào XHDC ngày nay đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc truyền thống vào ý thức hệ tư tưởng" , "Họ hoạt động không theo chủ thuyết, hay vì chủ thuyết, mà vì con người, vì sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, vì sự bảo vệ và phát triển hài hòa quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội" [2]
4/ Phan Châu Trinh chính là nhà "Dân Chủ Xã Hội" đầu tiên mang màu sắc Việt Nam, không gợn chút ảnh hưởng sai lầm nào của chủ nghĩa Mác.
“Phan Chu Trinh thuộc những nhà DÂN CHỦ XÃ HỘI tiên phong, một chủ nghĩa dân chủ xã hội mang dấu ấn Việt Nam, sinh ra từ điều kiện Việt Nam. Cái chủ nghĩa xã hội nhân đạo mà ta đang định hướng về Bắc Âu để kiếm tìm thì nay chẳng những không phải tìm đâu xa, mà còn sẵn có một phương sách thích hợp hơn với dân với nước ta nữa”[4]. "Cũng đau lòng vì cảnh đất nước trong vòng nô lệ, cũng một môi trường trưởng thành là Paris nước Pháp, lại cũng yêu lý tưởng xã hội đến say mê, vậy mà khác với Nguyễn Tất Thành, Phan Chu Trinh không sa vào chủ nghĩa chuyên chính. Trước sau trong tâm hồn nhà nho cách mạng vẫn thắp sáng một ngọn đèn dân chủ" [5]. "Trong khi những người xã hội chủ nghĩa ở Pháp vẫn còn bị ràng buộc ít nhiều với chủ nghĩa Marx thì quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Phan Châu Trinh lại không có dính dáng chút gì với chủ nghĩa Marx. Không có đấu tranh giai cấp, không có sự lên án đối với chế độ tư hữu, và do đó cũng không có chủ trương quốc hữu hoá." [5]
5/ Con đường "Xã Hội Dân Chủ” cho Việt Nam hoàn toàn không mâu thuẫn hay hạn chế những tư duy khác, những con đường khác, nếu cùng dẫn đến một đích chung. Chính Phan Châu Trinh chủ trương các cánh tả, cánh hữu đều phải cùng tồn tại. Đảng Dân chủ Xã hội không bài bác bất cứ đảng phái nào, kể cả hai thái cực Cộng Sản và Chống Cộng, vấn đề là một đảng nào đó có ra đời được không, có được đông đảo nhân dân ủng hộ hay không là do sức sống của bản thân đảng đó quyết định. Xin nói ngay rằng chúng ta cứ bàn vấn đề đa đảng thoải mái vì Hiến Pháp và Luật Việt Nam (ngay cả điều 4) không cấm đa đảng, và chính Trung Quốc Cộng Sản cũng đang có 7-8 đảng kia mà, tất nhiên ta cần đa đảng thật sự chứ không cần đa đảng cuội như họ.
6/ Bàn về khả năng thành công của một con đường hay một lộ trình, tôi nhớ đến một quy luật mà tôi nhận thức được khi còn đi học. Trong các hiện tượng vật lý, hóa học, hay tiến hóa sinh học, nếu việc chuyển từ trạng thái A đến một trạng thái B nào đó có nhiều con đường thì bao giờ thực tế cũng "chọn" con đường nào có tiêu hao năng lượng thấp nhất, phải cung cấp năng lượng ít nhất! (Thế giới vô sinh cũng "khôn" đáo để!). Muốn đánh đổ một khối đá lớn không nhất thiết phải đập thẳng vào khối đá ấy nếu có giải pháp ít tốn năng lượng hơn mà đạt cùng hiệu quả, làm đúng cách có khi "bất chiến tự nhiên thành" là do biết "chiến" vào nơi yếu nhất của đối tượng.
Bậc anh hùng tất nhiên cần tiết tháo và đức hy sinh, nhưng Chính Trị lại khác. Chính Trị là một nghệ thuật. Yếu muốn thắng mạnh thì nghệ thuật lại càng phải cao, cổ nhân dạy thế.
Chỉ 16 chữ vàng, quan hệ 4 tốt và tình hữu nghị mà "Hồ chủ tịch và Mao chủ tịch đã dày công vun đắp", chữ nghĩa mềm như bún mà buộc chặt cả một đảng Cộng Sản Việt Nam không thể cựa quậy, đó là "nghệ thuật" của kẻ xâm lược. Chỉ việc sang Thái Lan trao "Kiến nghị 258" của các blogger trẻ cho các tổ chức quốc tế mà mở được một bước đột phá về nhân quyền có hiệu quả thực tế, đó cũng là nghệ thuật. Lê Hiếu Đằng vận động bỏ đảng Cộng Sản để tham gia một "đảng anh em" là đảng Dân Chủ Xã Hội, rất ôn tồn chững chạc và "hữu nghị" mà hiệu quả chưa thể lường trước, đó cũng là nghệ thuật.
Cuộc chiến dân chủ hóa cũng như mọi cuộc chiến, phải gồm nhiều binh chủng, mỗi binh chủng có chức năng riêng, phương pháp riêng. Nếu anh lính pháo binh hay lính quyết tử lại trách sao "đội quân tóc dài" không đánh địch giống mình thì thật hài hước.
Có việc người dân chủ trong nước chưa nên làm hoặc chưa thể làm, dành việc ấy cho anh em ngoài nước, ngược lại có việc chỉ người trong nước nên làm, làm giống nhau nhiều khi hỏng việc. Nhiều việc nhận thức giống nhau nhưng cách làm phải khác nhau, nhưng cùng nhau hỗ trợ, hiệp đồng.
7/ Tác động đúng "huyệt", đúng nền tảng thì sai một ly đi một dặm. Nếu năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã chuyển từ Quốc Tế II sang Quốc Tế III chỉ như một "cú nhích chân" nhẹ nhàng tại hội nghị Tours [6], để "đi một dặm" đến cuộc khủng hoảng toàn diện cho Dân Tộc hôm nay, thì hiện nay sao ta không biết "nhích chân" rất "nhẹ nhàng" từ Cộng Sản Quốc Tế III trở về Quốc Tế II, với nội hàm hiện đại, của con đường Dân Chủ Xã Hội mà thế giới văn minh đã kiểm chứng?
Song chúng ta không hề ảo tưởng rằng sự "nhích chân" tưởng như nhỏ nhẹ và đơn giản này sẽ dễ dàng. Đừng quên đảng Cộng Sản không sợ các đế quốc to hay các "thế lực thù địch", không sợ những đao to búa lớn, mà chỉ sợ nhất "người anh em sinh đôi" là phong trào Dân Chủ Xã Hội của Quốc Tế II mà họ gọi là "chủ nghĩa xét lại hiện đại", vì chỉ có đảng Dân Chủ Xã Hội mới là đối thủ có thể giành mất quần chúng của họ trong nước Việt Nam này. Đọc bài "Xây dựng Đảng ta thật vững mạnh" của ông Nguyễn Đức Bình tháng 2-2006 đủ biết đảng Cộng Sản ghét (và e sợ) "người anh em" Quốc Tế II như thế nào.
Nhưng ghét là một chuyện, bây giờ Đảng Cộng Sản có chống được hay không, là chuyện...hãy đợi đấy!
16/8/2013
Hà Sĩ Phu
(Dân Luận)
Trung Quốc và sự cùng đường của những dự đoán thảm khốc
Hậu quả của việc Trung Quốc sụp đổ sẽ còn tồi tệ hơn Liên Xô.
Tiêu đề gây khiêu khích của bài bình luận trên tờ Tân Hoa Xã chính thức
lan truyền rộng rãi trên khắp các trang tin tức lớn của Trung Quốc hôm
thứ Năm và trở thành chủ đề khiến cho các trang mạng truyền thông xã hội
Trung Quốc phải nghiến răng.
Viễn cảnh nào có thể xảy ra đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc nếu bị sụp đổ ? (Ảnh: Internet) |
Bài bình luận cảnh báo rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng đói
nghèo và khốn khổ vì những hoạt động gây mất ổn định của số lượng
blogger đang ngày càng tăng của nước này, đánh vào tâm điểm của sự phân
chia ý thức hệ ở Trung Quốc, đồng thời cho thấy phe bảo thủ đang ngày
càng lo lắng về hướng đi mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể
lựa chọn nhằm cải cách Đảng Cộng Sản.
Đề cập đến khủng hoảng chính trị và kinh tế trong thời kỳ nước Nga hậu
Xô Viết để cho thấy mối nguy hiểm của việc theo đuổi cải cách chính trị
quá sớm không phải là điều gì mới mẻ ở Trung Quốc, nhưng bài bình luận
của Tân Hoa Xã, được viết bởi một người tên là Wang Xiaoshi, đã vẽ ra
một viễn cảnh tàn khốc bất thường về nước láng giềng phía Bắc của Trung
Quốc. Theo Wang, một nước Nga hình thành từ sự sụp đổ của Liên Xô – một
trong những nơi mà “người dân thực sự nhận thức được” sự ‘dân chủ hóa’
và ‘các giá trị phổ quát mang lại hạnh phúc’” – đã phát hiện ra rằng
“tổng GDP đã giảm đi một nửa; quyền tiếp cận các đại dương giành được
trong vài thế kỷ qua đã bị đánh mất, bên cạnh một đội tàu đã cũ nát, gỉ
sét, cuối cùng trở thành một đống kim loại phế thải; nơi các tập đoàn
đầu sỏ chính trị mới nổi trong nước cướp đoạt tài sản nhà nước; người
Nga xếp hàng dài trên đường phố trong tình trạng sụt giảm nguồn cung;
còn các cựu chiến binh đã phải bán huy chương của họ để đổi đấy bánh
mỳ.”
Mức độ khốn khổ và bất hạnh ấy, hoặc tệ hơn thế, sẽ là điều mà Trung
Quốc phải đối mặt, bởi những người sử dụng phương tiện truyền thông xã
hội của đất nước đã đi theo các giá trị tương tự các giá trị đã dẫn đến
sự sụp đổ của Liên Xô, theo Wang. “Mỗi ngày,” ông ta viết, “các blogger
và những kẻ đỡ đầu cho họ cũng vì lý do trên mà tung tin đồn, bịa đặt
các tin tức tiêu cực về xã hội [Trung Quốc], tạo ra một viễn cảnh hủy
diệt về sự sụp đổ của Trung Quốc, đồng thời bôi nhọ hệ thống xã hội chủ
nghĩa hiện tại – chỉ để thúc đẩy mô hình chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa
hợp hiến của Mỹ và châu Âu.”
Mục tiêu cuối cùng của các cư dân mạng và các nhà tài trợ có ý đồ xấu
của họ, ông Wang tiếp tục, là “nhằm kích động bất ổn xã hội ở Trung
Quốc, sử dụng công chúng như tấm bia đỡ đạn một cách trắng trợn trong
quá trình này.”
Những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ngay lập tức bàn tán
về phân tích của ông Wang và bắt đầu chẻ nhỏ vấn đề, lập luận rằng
nhiều số liệu mà ông ta đưa ra là ngụy tạo, nhiều trích dẫn của ông ta
xuyên tạc về những nhân vật người Nga có địa vị. Một số cư dân mạng tự
hỏi, không hiểu ông Wang đang sống ở đâu trong những năm qua, trong bối
cảnh thế giới gần đây đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều chế độ khác
nhau, bao gồm các bài học về “những kẻ xâm lược và những kẻ độc tài cùng
những thất bại của họ”, thay vì thuyết âm mưu về tư bản chủ nghĩa.
Trong số các nhà phê bình có nhà trí thức Trung Quốc Yu Jianrong, người
cho rằng cần phải thảo luận trước tiên về những thất bại của Trung Quốc,
đặt biệt là “khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do chủ nghĩa tư bản
bè phái trục lợi mà không bị kiềm chế đã gây ra cho người dân”, cũng như
việc nhà chức trách công quyền không bị ràng buộc “vi phạm trắng trợn
các quy định của nhà nước pháp quyền”, tiếp đó là “sự suy đồi đạo đức xã
hội”.
Điều thú vị là bài bình luận của ông Wang trên thực tế đã xuất hiện trên
mạng hơn hai tuần trước đó, nhưng gây ít ầm ỹ. Lần này, nhờ sự giúp đỡ
của phương tiện truyền thông của đảng, nó phát tán rộng rãi, có nghĩa là
một kẻ nào đó đã bảo kê để cho nó xuất hiện trở lại. Rất có khả năng
phe bảo thủ trong Đảng chống lại cải cách của ông Tập đã biên soạn bài
viết này – hoặc ít nhất là buộc nó xuất hiện trở lại.
Thật vậy, vào thời điểm những cải cách được đưa lên các phương tiện
truyền thông cũng như trong hàng ngũ Đảng đã khiến cho phe bảo thủ tức
giận. Bọn họ đã thấy cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân bày tỏ sự
ủng hộ ông Tập. Còn trong tuần này, họ chứng kiến ông Tập Cận Bình thăng
tướng cho sáu quan chức quân sự cấp cao, nhằm tiếp tục củng cố quyền
lực của ông ta đối với quân đội, một nền tảng quyền lực truyền thống của
phe bảo thủ.
Những kẻ chống lại cải cách cần quan tâm đến việc bị qua mặt trong một
Hội nghị Trung ương Đảng sắp diễn ra vào tháng Mười, và tại các cuộc họp
có thể diễn ra trước đó tại khu nghỉ mát mùa hè Beidaihe, nơi mà chúng
ta có thể chờ xem ông Tập Cận Bình và các đồng nghiệp của ông ta tiếp
tục cố gắng “nhốt quyền lực chính trị vào trong cũi.” Cư dân mạng không
chấp nhận nỗi hoài niệm và kinh hãi mà phe bảo thủ đang reo rắc; có mọi
lý do để tin rằng nhiều người trong số họ coi những cải cách của Tập Cận
Bình là đáng bênh vực.
Bài bình luận của ông Wang rõ ràng là một nỗ lực của phe bảo thủ để khởi
động một cuộc tranh luận về hướng đi mới của Đảng, và có thể là của cả
quốc gia. Nhưng nếu bọn họ thực sự muốn tác động đến cuộc tranh luận,
bọn họ phải làm tốt hơn.
[*] Russell Leigh Moses là Hiệu trưởng của Viện Nghiên cứu và Khoa
Giảng dạy tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông đang viết
một cuốn sách về vai trò quyền lực đang biến chuyển trong hệ thống chính
trị Trung Quốc.
Russell Leigh Moses | China Real Time Report
Mai Xương Ngọc dịch
Nguồn: Russell Leigh Moses, “China and the Desperation of Dire Predictions“, China Real Time Report, ngày 02 Tháng Tám 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 - Pacific Chronicle
Bản Tiếng Việt © 2013 - Pacific Chronicle
'Học sinh Việt Nam bỏ xa học sinh Ấn Độ nhiều năm'
Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng ngay cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất tại Việt Nam cũng vượt trội hơn nhiều năm về mặt giáo dục so với trẻ em cùng trang lứa ở Ấn Độ, trang tin khoa học uy tín PhysOrg (Anh) đưa tin đầu tuần này.Điều này nhiều khả năng sẽ có những tác động đáng kể đến hai nền kinh tế trong tương lai, PhysOrg cho hay.
Nghiên cứu nói trên được tiến hành theo dự án nghiên cứu mang tên Đời sống trẻ của Trường ĐH Oxford (Anh).
|
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy 95% trẻ 10 tuổi Việt Nam có thể làm
toán cộng bốn chữ số, 85% có thể làm toán trừ phân số và 81% có khả năng
giải phương trình một ẩn đơn giản.
Điều này hoàn toàn trái ngược với Ấn Độ, nơi mà theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc cho thấy 47% trẻ 10 tuổi không biết làm toán cộng với con số có hai chữ số và có đến 68% trẻ học lớp 3 tại các trường công không thể giải một bài kiểm tra dành cho học sinh lớp 1.
Được biết, nghiên cứu nói trên được công bố hôm 12.8 nhân Ngày Thanh niên Thế giới, chỉ ra rằng việc giảng dạy kém trong trường học là nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh Ấn Độ không tiếp thu được kiến thức dù vẫn đi học đều, theo PhysOrg.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford đã tiến hành khảo sát hơn 3.000 trẻ em tại 56 trường học công lập ở Việt Nam, với những trẻ từ đủ mọi thành phần trong xã hội, từ những em có hoàn cảnh khó khăn đến những em thuộc gia đình khá giả.
Dù xuất thân với hoàn cảnh khác nhau nhưng hầu hết tất cả trẻ đều tiếp thu tốt nhờ được giảng dạy bởi “các giáo viên nhiệt tình và được đào tạo bài bản”, PhysOrg dẫn báo cáo kết quả nghiên cứu cho hay.
Còn tại Ấn Độ (nơi gần phân nửa dân số dưới 25 tuổi và GDP trên đầu người gần như ngang ngửa với Việt Nam), học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập khá "nghèo nàn".
Nhóm tiến hành dự án nghiên cứu Đời sống trẻ rút ra kết luận rằng các trường tại Ấn Độ thường xuyên không cung cấp cho con em của những gia đình có thu nhập thấp một sự giáo dục tốt.
Tại Việt Nam, hoàn cảnh xã hội hay tài chính của gia đình thường chỉ có một tác động nhỏ đến chất lượng và kết quả học tập của đứa trẻ, nhóm nghiên cứu Đời sống trẻ cho hay.
“Nghiên cứu chỉ ra một vấn đề đang tồn tại ở Ấn Độ là hệ thống giáo dục không thể đáp ứng nhu cầu của phần lớn trẻ em. Trong khi đó, số liệu của Việt Nam thì cho thấy hầu hết các học sinh, bất kể hoàn cảnh gia đình, đều có thể học tập tốt nếu chúng được cho đến các trường có sự hỗ trợ hiệu quả”, PhysOrg dẫn phát biểu của giáo sư Jo Boyden, trưởng nhóm nghiên cứu dự án Đời sống trẻ.
Hoàng Uy
(Thanh niên)
Điều này hoàn toàn trái ngược với Ấn Độ, nơi mà theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc cho thấy 47% trẻ 10 tuổi không biết làm toán cộng với con số có hai chữ số và có đến 68% trẻ học lớp 3 tại các trường công không thể giải một bài kiểm tra dành cho học sinh lớp 1.
Được biết, nghiên cứu nói trên được công bố hôm 12.8 nhân Ngày Thanh niên Thế giới, chỉ ra rằng việc giảng dạy kém trong trường học là nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh Ấn Độ không tiếp thu được kiến thức dù vẫn đi học đều, theo PhysOrg.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford đã tiến hành khảo sát hơn 3.000 trẻ em tại 56 trường học công lập ở Việt Nam, với những trẻ từ đủ mọi thành phần trong xã hội, từ những em có hoàn cảnh khó khăn đến những em thuộc gia đình khá giả.
Dù xuất thân với hoàn cảnh khác nhau nhưng hầu hết tất cả trẻ đều tiếp thu tốt nhờ được giảng dạy bởi “các giáo viên nhiệt tình và được đào tạo bài bản”, PhysOrg dẫn báo cáo kết quả nghiên cứu cho hay.
Còn tại Ấn Độ (nơi gần phân nửa dân số dưới 25 tuổi và GDP trên đầu người gần như ngang ngửa với Việt Nam), học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập khá "nghèo nàn".
Nhóm tiến hành dự án nghiên cứu Đời sống trẻ rút ra kết luận rằng các trường tại Ấn Độ thường xuyên không cung cấp cho con em của những gia đình có thu nhập thấp một sự giáo dục tốt.
Tại Việt Nam, hoàn cảnh xã hội hay tài chính của gia đình thường chỉ có một tác động nhỏ đến chất lượng và kết quả học tập của đứa trẻ, nhóm nghiên cứu Đời sống trẻ cho hay.
“Nghiên cứu chỉ ra một vấn đề đang tồn tại ở Ấn Độ là hệ thống giáo dục không thể đáp ứng nhu cầu của phần lớn trẻ em. Trong khi đó, số liệu của Việt Nam thì cho thấy hầu hết các học sinh, bất kể hoàn cảnh gia đình, đều có thể học tập tốt nếu chúng được cho đến các trường có sự hỗ trợ hiệu quả”, PhysOrg dẫn phát biểu của giáo sư Jo Boyden, trưởng nhóm nghiên cứu dự án Đời sống trẻ.
Hoàng Uy
(Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét