Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Tin ngày 07/8/2013 - Tù nhân trại Xuyên Mộc tuyệt thực phản đối việc bị cùm

  • Bắc Kinh điều chỉnh chính sách kinh tế (RFI) - Trong hồ sơ kinh tế, báo Les Echos hôm nay đặc biệt chú ý đến nền kinh tế Trung Quốc qua bài viết : << Trung Quốc : Chính quyền đứng trước một ...
  • Ông Musharraf ra tòa vào ngày 20 tháng 8 (VOA) - Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf không xuất hiện tại tòa án ngày hôm nay để bị xử về những tội âm mưu hình sự và không ngăn chặn vụ ám sát bà Bhutto năm 2007
  • Bom xe giết 8 người tại miền nam Philippines (VOA) - Số tử vong vụ đánh bom xe ở Philippines đã tăng tới 8 người trong lúc giới hữu trách điều tra xem có phải một viên chức địa phương là mục tiêu tấn công hay không
  • CEO Amazon mua lại Washington Post (BBC) - Người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của hãng Amazon, ông Jeff Bezos, mua lại tờ Washington Post với giá 250 triệu đôla.
  • Dựng lại diễn biến vụ Vĩnh Phúc (BBC) - Trong vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc, nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp đã hai lần uống rượu chung với các hung thủ sau khi chứng kiến anh họ mình bị đánh và ném xuống kênh nước.
  • All the colours of the rainbow (BBC) - Nghĩa và cách dùng của cụm từ "all the colours of the rainbow" là gì và cần phân biệt với "chasing rainbows" trong tiếng Anh.
  • Cuộc thi ảnh Thiên văn 2013 (BBC) - Ảnh không gian vũ trụ, Bắc cựu quang và trời đêm dự chung kết giải Nhiếp ảnh Thiên văn năm 2013 ở Anh.
  • Philippines rầm rộ đón tàu chiến mới (BaoMoi) - Philippines và Trung Quốc đồng loạt đẩy mạnh hoạt động trên biển Đông, với một bên nhận thêm tàu chiến, bên còn lại vạch lộ trình tuần tra phi pháp.
  • Philippines quyết nâng cấp quân đội, giữ biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Philippines tuyên bố đang nỗ lực nâng cấp quân đội, đặc biệt là lực lượng hải quân nhằm đối phó với các mối đe dọa, trong bối cảnh căng thẳng trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc ngày càng gia tăng.
  • Chân dung đa diện của Nga ở Biển Đông (BaoMoi) - Người Trung Quốc cho rằng, trong khi Mỹ bộc lộ ý định rõ ràng là bao vây Trung Quốc, thì chiến lược của Nga vẫn còn rất mơ hồ và khó hiểu. Kết luận trên đã được sự đồng thuận của rất nhiều phương tiện truyền thông và các học giả quốc tế.
  • Philippines phớt lờ đề xuất “ba song song” của Ngoại trưởng Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trước đề xuất giải quyết tranh chấp Biển Đông theo 3 cách mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đưa ra, Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay đã nhắc nhở Bắc Kinh đồng thời tái khẳng định “vấn đề cốt lõi” trong tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước chính là việc Trung Quốc tự coi có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” trên gần như toàn bộ Biển Động dựa vào yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý.
  • Nhật trình làng tàu sân bay trực thăng 'khủng' (BaoMoi) - (TNO) Nhật chuẩn bị trình làng chiếc tàu lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến thứ hai vào hôm nay, 6.8, giữa lúc căng thẳng leo thang với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Ts Trần Công Trục: Bằng chứng pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Tiến sĩ Trần Công Trục tiếp tục phân tích sâu hơn về bằng chứng pháp lý và chứng lý lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời bác bỏ các luận điệu sai trái nhận bừa “chủ quyền” trên Biển Đông từ các bên liên quan.
  • Bợ đỡ Trung Quốc, chính trị gia Campuchia xâm phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (Soha.vn) - Những ngày vừa qua, một số báo và trang mạng Campuchia và Trung Quốc đưa tin, ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc đối lập của Campuchia phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng và hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
  • Trung Quốc quyết trì hoãn COC, tiếp tục hung hăng trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay nước này sẽ "không việc gì phải vội vàng" trong việc đàm phán xây dựng và ký kết Bộ Qui tắc ứng xử trên biển với các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó, Trung Quốc vừa xây dựng lộ trình tuần tra hàng hải bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông.
  • Nga "mơ hồ và khó hiểu" trong chiến lược ở biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Tiếp theo sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, Nga cũng bắt đầu hướng sự chú ý về khu vực này. Người Trung Quốc cho rằng, trong khi Mỹ bộc lộ ý định rõ ràng là bao vây Trung Quốc, thì chiến lược của Nga vẫn còn rất mơ hồ và khó hiểu.
  • Hé lộ lộ trình tuần tiễu phi pháp mới của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Sau khi đánh chiếm trái phép các bãi đá ngầm trên Biển Đông của Việt Nam vào các năm từ 1988 đến 1995, Trung Quốc đã xây dựng, củng cố chúng thành những pháo đài kiên cố trên biển và hiện đã lập một lộ trình tuần tiễu mới nhằm kiểm soát phi pháp Biển Đông.
  • Trung Quốc mở tuyến tuần tra mới quanh Philippines (BaoMoi) - Theo Kyodo, sau khi củng cố các đơn vị tiền tiêu của Hải quân, Trung Quốc đã thiết lập tuyến tuần tra giám sát biển đi qua toàn bộ các bãi đá ngầm, bãi cạn và các đảo tranh chấp, thậm chí gồm cả những khu vực nằm trong phạm vi 160 km của tỉnh Palawan, cực tây Philippines.

Tù nhân trại Xuyên Mộc tuyệt thực phản đối việc bị cùm

Sau vụ nổi loạn ở trại Xuân lộc, các tù nhân chính trị được chuyển từ trại Xuân Lộc sang trại Cẩm Mỹ, ở đây họ tiếp tục bị công an hành hung và gia đình bị đe doạ. Các tù nhân đã tuyệt thực để phản đối.
Cùm chân và biệt giam vì tuyệt thực?
Chị Nguyễn thị Ngụ vừa đi thăm chống là anh Phan Ngọc Tuấn về cho biết tình hình như sau :
« Tôi vào thăm thì nghe ông xã tôi nói là tại vì họ (quản giáo trại giam) tuyên bố là sẽ cùm 10 ngày nên mấy ông đó cùng nhau tuyệt thực ạ »
Chị Nguyễn thị Ngụ cho biết chồng chị là anh Phan Ngọc Tuấn, cùng các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Nguyễn Ngọc Cường, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Võ Minh Trí bị công an trại kỷ luật bằng cách biệt giam và cùm 10 ngày ở phân trại 2, trại Xuyên Mộc. Cả 5 người này đều tuyệt thực phản đối nên sau đó 4 ngày thì họ mở cùm, riêng anh Phan Ngọc Tuấn thì bị cùm biệt giam 5 ngày. Chị Ngụ nói tiếp :
« Mấy người chuyển từ trại Xuân Lộc qua thì bị họ tuyên bố là cùm 10 ngày, trong đó có chồng tôi là ông Phan Ngọc Tuấn, anh Hùng, anh Cường, anh Thức, anh Trí . Nghe nói là mấy ông tuyệt thực, họ nghe nói tuyệt thực thì họ cùm mấy người kia 4 ngày, còn ông Tuấn chồng tôi thì họ cùm 5 ngày. »
Qua lời kể của chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức, được biết  anh Nguyễn Ngoc Cường thì bị cùm 3 biệt giam 3 ngày rưởi.
« Chị vợ anh Cường có đi thăm cho tôi biết là chồng chị cũng bị kỷ luật, kỷ luật vụ bên Xuân Lộc hay trả lời báo đài gì đó. Vợ anh Cường nói là anh Cường bị biệt giam và cùm chân 3 ngày rưởi. »
Công an trại giam thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Công an trại giam thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại. (minh họa) Source Bao Cong An
Ngày chủ nhật, 4 tháng 8 vừa qua, chị Ngụ đi thăm chồng tại trại giam  Xuyên Mộc, T345 Cẩm Mỹ, Đồng Nai , anh Tuấn cho chị biết về tình trạng các tù nhân chính trị bị đánh đập dã man.
«  Tôi vào thăm thì có cả 4-5 người công an ở đó thì chồng tôi nói là bà về cho gia đình biết ở đây anh Trí bị đánh đập rất là tàn nhẫn, anh Trí là người trẻ tuổi nhất mà bị đánh đập dã man. Còn anh Cường thì bị họ nắm vào gáy rồi đập đầu anh Cường xuống bàn.Còn bản thân tôi ( Phan Ngọc Tuấn) thì họ không dám đánh mà họ cùm 5 ngày. »
Dù bị công an trại giam ngăn cản, Anh Tuấn vẫn muốn rằng những thông tin trong các trại giam cần phải được phổ biến ra bên ngoài để ngăn ngừa việc công an đàn áp tù nhân và bưng bít thông tin :
« Anh Tuấn chỉ muốn nói lên để các thông tin về các anh em trong đó bị cái gì thì bên ngoài được biết »
Theo lời chị Ngụ thì gia đình của các thân nhân này đều bị công an hăm doạ nếu họ phổ biến các thông tin trong trại giam. Chị nói
«  Tôi vào thăm thì sức khoẻ của chồng tôi và anh Cường thì không tốt lắm. và hiện giờ an ninh của gia đình anh Trí, anh Thức, anh Cường , anh Hùng thì nghe nói là an ninh gọi tới hăm doạ. Gia đình tôi cũng bị công an gọi tới, họ không dám hăm doạ nhưng mà họ hỏi han. Họ nói với tôi là họ đang theo dõi bản thân tôi, gia đình tôi nên tôi thấy cũng rất là lo »
Xuyên Mộc khắt khe hơn Xuân Lộc
Trại giam Xuyên Mộc khắt khe hơn trại giam Xuân Lộc nhiều. Năm tù nhân bên Xuân Lộc chuyển trại qua, chỉ có Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị giam chung với 1 tù nhân khác, còn 4 người kia thì đều bị biệt giam. Và họ không được nấu nướng. Khi thăm nuôi, họ cũng bị biệt lập để dễ theo dõi và công an thì lúc nào cũng bên cạnh. Chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết :
«Bên Xuyên Mộc thì thăm họ không cho ngồi chung với thường phạm mà người ta sắp xếp thường phạm thăm hết rồi chỉ 1 gia đình mình thăm chứ không ngồi chung với thường phạm như bên Xuân Lộc. Giống như gia đình em là chỉ thăm riêng một mình anh Thức trong phòng đó thôi cho nên người ta dễ kiểm soát. Có đến 3 người canh mình, không cho nói gì nhiều, nếu có nói chuyện gì khác là họ nhắc nhở liền »
Ông Nguyễn Kim Hoàng, đi thăm con là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng ngày 1 tháng 8 vừa qua cũng cho biết chế độ hà khắt của nhà tù mới Xuyên Mộc :
«  Hôm trước, bên kia sửa hộp cho đem vô, bên này thì không cho đem vô  luôn, không cho nấu ăn. Mình chỉ đem đồ khô thôi. Mình chỉ mượn nhà bếp nấu dùm chứ không được tự nấu nướng như lúc trước. 40 phút thì chỉ nói chuyện gia đình thôi chứ không nói được gì cả, họ ngồi kế bên luôn đâu có nói gì được »
Những ngày trong tù, anh Phan Ngọc Tuấn làm bài thơ tặng Mẹ nhưng cả bài thơ cũng bị giam cầm không thoát khỏi trại giam để đến được tay người Mẹ già của anh. Chị Thoa kể lại :
« Cả ba Mẹ con vào thăm được có 30 phút nhưng ảnh lo cãi nhau với công an vì ảnh có làm 1 bài thơ tặng Mẹ ảnh, Mẹ già ảnh đã gần 80 tuổi rồi, nhưng mà họ giữ, ảnh xin lại họ không cho. Hai bên giằng co, hai bên cãi nhau mãi. Đại khái ổng nói ổng muốn thông tin nhiều điều về cho gia đình nhưng họ cản trở nên hai bên cãi nhau, ổng đòi trả quà lại cho tôi, ổng đòi tuyệt thực tiếp. »
Xin được nhắc lại : Ngày 30 tháng 6 năm 2013, một cuộc nổi loạn xảy ra tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và  đánh đập  tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Các phạm nhân đã đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào, giám thị Hồ Phi Thắng bị bắt làm con tin.
Sau khi có sự can thiệp của Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) được điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt vào 14.45 cùng ngày.
Mặc dù báo cáo trại giam kết luận  cuộc nổi loạn là do các phạm nhân hình sự  gây rối, nhằm ngăn cản hoạt động vui chơi, rèn luyện thể thao của các phạm nhân khác và đã kỷ luật 3 phạm nhân gây rối nhưng ngay đêm hôm đó, tức đêm 30/6/2013 5 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí và Nguyễn Ngọc Cường cũng đã bị chuyển sang trại  Xuyên Mộc, T345  Cẩm Mỹ, Đồng Nai
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-08-06

Việt Nam : Đón đại diện blogger chuyển Tuyên bố 258 ra quốc tế trở về

Hai blogger Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi từ Bangkok trở về được đón tiếp tại phi trường Tân Sơn Nhất, ngày 05/08/2013
Hai blogger Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi từ Bangkok trở về được đón tiếp tại phi trường Tân Sơn Nhất, ngày 05/08/2013 (@danlambao)

Hôm qua, 05/08/2013, sau chuyến đi mang « Tuyên bố 258 » gửi tới các tổ chức nhân quyền quốc tế tại Bangkok, hai blogger trẻ Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi đã trở về sân bay Tây Sơn Nhất. Rất đông blogger đã tới sân bay để đón mừng hai chị Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi, cùng với băng rôn mang logo biểu tượng cho phong trào phản đối điều 258 Bộ luật hình sự.

Hai chị Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi, cùng với các blogger Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Anh Tuấn, là những người thay mặt cho Mạng lưới blogger Việt Nam đến Bangkok để vận động cộng đồng quốc tế kêu gọi Nhà nước Việt Nam xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền, trong đó có điều 258 Bộ luật Hình sự.

Ngày 31/07, nhóm đại diện đã chuyển bản Tuyên bố « Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc », gọi tắt là « Tuyên bố 258 », đến đại diện Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR). Trong chuyến đi này, nhóm cũng chuyển Tuyên bố 258 đến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế khác.

Trước khi ra khỏi sân bay, hai nữ sinh viên đã bị các nhân viên an ninh và hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tạm giữ hộ chiếu và một số đồ dùng cá nhân để kiểm tra, tuy nhiên, trước thái độ kiên quyết của hai người và đòi hỏi của những người đi đón, hải quan và an ninh đã phải trao trả hộ chiếu và toàn bộ đồ dùng tạm giữ.

Chị Nguyễn Nữ Phương Dung, 22 tuổi, là sinh viên ngành thiết kế đồ họa, trường Cao đẳng Viễn Đông, thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là cuộc phỏng vấn của RFI Việt ngữ với blogger Nguyễn Nữ Phương Dung (tức Facebook Miu Mạnh Mẽ).

RFI : Xin chào chị Nguyễn Nữ Phương Dung. Được biết chị cùng chị Nguyễn Thảo Chi vừa trở về từ Bangkok, sau khi đại diện cho Mạng lưới các blogger Việt Nam trao Tuyên bố 259 cho các tổ chức quốc tế, vậy xin chị cho biết cảm tưởng của chị về chuyến đi này.

Nguyễn Nữ Phương Dung : Ban đầu, khi được giới thiệu đi Bangkok, thì tụi em rất hồi hộp, rất lo lắng. Tại vì đây cũng là lần đầu em tham gia một hoạt động mang tính chất lịch sử và lớn đến như vậy.

Khi qua đến Bangkok, em thấy Thái Lan là một đất nước phát triển. Khi vào Ủy hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khi mà nói chuyện với đại diện của Liên Hiệp Quốc, thì em thấy họ rất là quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng mà tại Việt Nam, những báo cáo họ không có nhiều và họ cũng không có đại diện tại Việt Nam, cho nên họ rất là khó khăn (để biết được). Khi mà tụi em đến, thì họ rất là vui vẻ, vui mừng nhận cái Tuyên bố của tụi em. Và họ nói rằng, những cái tuyên bố và những cái mà tụi em nói đó, nó rất là quý báu đối với họ. Họ có rất ít người Việt Nam đến đây để nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Họ nói rằng, họ sẵn sàng giúp người Việt Nam, với điều kiện là chúng ta phải nói lên tiếng nói. Bởi vì, họ không có thể biết được, nếu mà chúng ta cứ im lặng mãi.

RFI : Trong chuyến đi này, nhóm blogger của mình, đại diện cho Mạng lưới các blogger Việt Nam, có gặp nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vậy xin chị cho biết thêm.

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đi qua Thái Lan, ngoài việc gặp Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, thì em có gặp rất nhiều tổ chức khác nữa. Thí dụ như CPJ (Committee to Protect Journalists - Ủy ban bảo vệ các nhà báo), các tổ chức về nhân quyền tại Bangkok. Và đặc biệt là ngày cuối cùng, trước khi tụi em quay về, thì có đến gặp một ông Phó giám đốc của HRW (Human Rights Watch) tại Châu Á. Và ông ta rất là quan tâm đến vấn đề 20 trẻ em chết vì vắc-xin ở Việt Nam. Và ông ta cũng cho rất nhiều lời khuyên để người Việt Nam ứng phó với vấn đề này. Những tổ chức nhân quyền khác, khi nói chuyện, đặc biệt họ rất quan tâm đến anh Điếu Cày, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và nhiều tù nhân chính trị khác. Và họ nói rằng họ cần rất nhiều hồ sơ, nhưng mà Việt Nam lại có quá ít những báo cáo gửi cho họ. Với lại, họ khuyên các blogger nên có một mạng lưới, giống như một cái hotline, để liên kết lại với nhau.

RFI : Thưa chị, thực tế là mình cũng đã có một mạng hotline như vậy, để từ đó mà ra đời Tuyên bố chung này ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đúng, nhưng mà họ khuyên là nên có một hotline để khi một blogger bị hành hung, hay bị một vấn đề gì đó, thì họ nói có (thể tin) ngay tới các đại sứ quán trong nước và quốc tế, thì thế giới có thể biết được, và họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến blogger đó.

RFI : Thưa chị, khi chị và chị Nguyễn Thảo Chi trở về đến sân bay, thì chúng tôi có được biết tin là có một số sự cố tại sân bay, xin chị cho biết cụ thể và đánh giá của chị về việc này ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Khi tụi em về, tụi em cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi, chắc chắn là thế nào, dù không nhiều thì ít, cũng có thể gặp khó khăn tại sân bay. Khi vừa đến cửa hải quan đầu tiên, khi viên hải quan vừa nhìn thấy passport của em, thì họ đứng dậy, họ nhìn quanh quẩn, nhưng sau đó, họ vẫn đóng dấu và để em đi qua. Sau khi bọn em vừa qua cửa hải quan hành lý, thì có hai anh, một anh bên hải quan và một anh, là một người nào đó, mà em không biết, vì mặc thường phục, mời em, Chi và một cô nữa, cô ấy thì em không biết là ai, đi đến một văn phòng và nói là cái này là xét (kiểm tra) ngẫu nhiên về vấn đề an ninh thôi, chứ không có gì quan trọng hết. Thì (họ) mời em, Chi và cô kia vào văn phòng.

Khi em và Chi vào văn phòng, thì cô ấy đi theo. Cô ấy đi vào ngồi trong văn phòng. Còn em và Chi thì bị đứng ở văn phòng bên ngoài và bị yêu cầu lấy hết hành lý ra. Khi lấy hành lý ra, thì chị hải quan tên là Tô Thị Thơm. Khi lấy hành lý ra không có gì, thì chị ấy giữ lại những cuốn sổ của em và Chi, cùng điện thoại và passport lại.

Trong cái khoảng thời gian bị giữ như vậy, có một anh mặc thường phục, không có thẻ hay giấy tờ gì hết. Thì em yêu cầu anh ấy đưa giấy tờ ra, để cho tụi em xem anh ấy là ai mà lại đứng và chứng kiến những việc như thế này. Thì các nhân viên hải quan khác nói là anh ấy là người có thẩm quyền và cũng là nhân viên hải quan ở đây. Thì tụi em mới yêu cầu anh ấy đưa thẻ ra, anh ấy mới đưa ra một cái thẻ nào đó không rõ ràng gì hết. Anh ấy đưa ra, rồi lại rút lại. Thì tụi em phản đối, thì anh ấy mới thấy như vậy, rồi anh ấy mới bỏ đi.

Tụi em phản đối, nói là cái điện thoại và sổ là những cái cá nhân của tụi em. Tụi em không phải là tội phạm hay là gì. Đây chỉ là một sự kiểm tra ngẫu nhiên thôi, nên không được quyền giữ cái đó.

Khi tụi em bị bắt giữ vô lý như vậy, thì bạn bè ở ngoài cũng gọi liên tục như vậy. Thì có thể nhờ ở sự ủng hộ của bạn bè ở ngoài, cho nên các nhân viên an ninh, hải quan mới dịu đi, và sau đó mới lấy passport của tụi em và nói là để trình lên quản lý giám đốc. Sau đó nhân viên hải quan đưa hộ chiếu của ban giám đốc trả lại cho em và tụi em được ra về gặp mọi người.

RFI : Thưa chị, có những đồ đạc gì của mình vẫn còn bị họ giữ lại không ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Tất cả mọi thứ đều trả lại hết. Ban đầu thì họ yêu cầu giữ lại những cái sổ ghi chép cá nhân của tụi em, nhưng sau đó tụi em phản đối, tụi em liên tục gọi điện thoại ra, họ thấy vậy nên họ trả lại hết.

RFI : Nhưng mà họ cũng đã kịp kiểm soát ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Họ kiểm soát xem giấy tờ tụi em có gì.

RFI : Thưa chị, khi chị về đến nhà rồi, thì kể từ đó đến nay, thì phản ứng của chính quyền tại địa phương như thế nào ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Hôm qua em về, thì sáng nay, công an phường có gọi cho ba em, và hỏi là em đi Thái Lan để làm gì và đã về chưa. Và họ yêu cầu là ba em lên phường để nói chuyện với họ. Thì ba em đã từ chối và ba em nói là những việc em làm thì không có liên quan đến ba. Nếu mà họ cần và muốn, thì cứ gọi điện thoại trực tiếp và nói chuyện với em.

RFI : Cũng xin được hỏi chị thêm, vì trên trang facebook của chị có thông tin cho thấy dường như quan hệ trong gia đình cũng hơi bị căng thẳng sau phản ứng của công an, có phải không ạ ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đúng như vậy ạ. Tại vì, ba mẹ em chỉ có một mình em. Em là con một. Cho nên là ba mẹ em rất là lo lắng cho em, rất là sợ, khi em tham gia vào những việc như thế này, thì sẽ bị ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng dến cuộc sống sau này. Nên ba mẹ em rất là lo sợ, ba mẹ em không có đồng ý cho em tham gia đi theo con đường như vậy.

Nhưng mà em đã lựa chọn rồi. Và khi mà mình đã lựa chọn cái lý tưởng của mình, sự lựa chọn của mình, thì mình không thể nào thay đổi.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà giới blogger lên tiếng mạnh mẽ như vậy, lên tiếng đến Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Thì em thấy đây là một cái đòn rất là mạnh đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Có thể là bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm gì đối với tụi em, nhưng mà trong tương lai tụi em không biết được. Và em nghĩ đây cũng là một hành động để (động viên) giới trẻ Việt Nam và giới blogger Việt Nam hãy mạnh mẽ lên tiếng để mọi người có thể quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

RFI : Vâng, trước khi chia tay với thính giả, chị có chia sẻ gì thêm ?

Nguyễn Nữ Phương Dung : Một lần nữa em cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến chuyến đi của em, và cảm ơn mọi người, khi mà tụi em bị giữ lại sân bay, mọi người quan tâm và lên tiếng cho tụi em.

Một lần nữa, em cũng hy vọng là sau chuyến đi này thì giới blogger sẽ tự tin hơn và không sợ hãi trước nhà cầm quyền, mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ tiếng nói nhân quyền tại Việt Nam.

RFI xin cảm ơn chị Nguyễn Nữ Phương Dung
Trọng Thành (RFI)

Vỡ nợ giúp ngành cà phê tự sàng lọc

Nợ xấu nợ khó đòi của ngành cà phê Việt Nam được chính thức nhìn nhận khoảng 8.000 tỉ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ của ngành cà phê. Nông dân và doanh nhân nói gì về việc hàng loạt doanh nghiệp cà phê phá sản, nhường sân chơi cho doanh nghiệp nước ngoài.
Rủi ro cao trong kinh doanh cà phê
Năm 2012 Việt Nam là nước xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân robusta đứng đầu thế giới với 1,7 triệu tấn trị giá hơn 3,6 tỷ đô la. Nhưng khó thể tin là hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang nợ đầm đìa, mất khả năng chi trả, tài sản bị phong tỏa.
Theo ông Nguyễn Vịnh, một người trồng cà phê ở Đắc Lak cũng là nhà tư vấn cho nông dân thì doanh nghiệp cà phê chết hàng loạt không ảnh hưởng tới nông dân. Ông nói:
“Thực tế doanh nghiệp cà phê phá sản, với tư cách người nông dân họ cũng chẳng quan tâm. Bởi vì xưa nay họ là lực lượng đối trọng với doanh nghiệp, chứ không phải cùng hợp tác với nhau để tìm kiếm lợi nhuận. Nông dân chỉ quan tâm làm sao thị trường có mua bán có cạnh tranh để nông dân được hưởng lợi. Chắc chắn có cạnh tranh thì giá cả sẽ khá hơn khi không có cạnh tranh và nông dân chỉ mong như vậy.”
Mặc dù có nhiều thông tin cho là doanh nghiệp cà phê Việt Nam chết vì đầu tư dàn trải ngoài ngành. Nhưng theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam, thì nguyên nhân chính bắt nguồn từ phương thức kinh doanh. Từ Tây nguyên, ông Đỗ Hà Nam nhận định:
“Kinh doanh cà phê rủi ro cao lắm, các doanh nghiệp thực sự cũng chẳng có tiền để đầu tư lãnh vực khác. Do họ tham gia vào sàn kỳ hạn mà khi mua cà phê thì có tình trạng rất kém, thường họ theo một nguyên tắc kinh doanh là muốn đầu cơ khi giá lên để chờ lên cao hơn nữa mới chốt, nhưng trên thực tế khi chúng ta nghĩ nó lên thì nó lại xuống. Khi giá xuống các doanh nghiệp ôm lượng hàng rất lớn, có doanh nghiệp đến vài chục ngàn tấn. Cho nên chỉ cần một đêm mà giá xuống từ 100 đến 200 đô/tấn thôi thì rủi ro đã rất cao. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chết là vì nội dung này.”
Doanh nhân Đỗ Hà Nam từng có năm chiếm lĩnh tới 25% thị phần cà phê nguyên liệu của Việt Nam nói rằng, những doanh nghiệp trong nước còn tồn tại, là nhờ tuân thủ nguyên tắc mua đứt bán đoạn chấp nhận một mức lời khiêm tốn, nhưng an toàn thay vì theo thể thức trừ lùi chốt giá sau theo giá thị trường Luân Đôn đầy rủi ro.
Ngày 29/7/2013, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ để vực dậy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang trên bờ vực phá sản. Trong đó có việc gia hạn thời gian vay vốn tối đa lên 36 tháng hoặc tái cơ cấu nợ vay trước đây lên thời hạn 5 năm. Nhận định về việc này, ông Đỗ Hà Nam trình bày ý kiến cá nhân:
“Theo quan điểm của tôi thì chẳng thể cứu được đâu, chẳng qua đây chỉ là giải quyết việc cơ cấu lại kinh tế, cổ phần hóa hay là bán lại cho các doanh nghiệp khác thôi, chứ còn các doanh nghiệp đó chúng tôi nghĩ là việc phục hồi là rất khó. Kinh nghiệm rất nhiều năm nay rồi đó là bài toán lời giải không đơn giản, tôi nghĩ việc đó hiện nay chỉ là đảm bảo cho việc trấn an dư luận, giảm bớt căng thẳng rủi ro giữa các doanh nghiệp với các ngân hàng thôi…”
Thu hoạch cà phê
Thu hoạch cà phê Photo Kinh Luân
Lợi thế của doanh nghiệp nước ngoài
Khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngừng hoạt động phá sản, thị phần tất nhiên được chuyển qua các doanh nghiệp nước ngoài. Từ vài năm nay, 60% thị phần cà phê Việt Nam nằm trong tay 12 đại công ty nước ngoài. Những công ty này có nguồn vốn lớn và lãi vay rất rẻ chỉ vài phần trăm, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chịu lãi vay 17% tới 20% nay dù có hạ xuống 12% thì cũng chưa thấm vào đâu chưa kể nợ cũ lãi cũ vẫn còn đó. Ông Đỗ Hà Nam nhận định:
“Nguồn tài chính bây giờ rất khó khăn, các ngân hàng họ sợ các doanh nghiệp nông sản quá rồi, đặc biệt là doanh nghiệp cà phê cho nên nguồn vốn cho các doanh nghiệp này rất là hạn chế họ bị quản lý rất chặt. Khả năng các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong thị trường sẽ rất là khó.”
Theo ông Đỗ Hà Nam thị phần chia 70% FDI, 30% doanh nghiệp Việt Nam hay ngược lại cũng đều không tốt, tối ưu là 50-50.  Như vậy việc giữ cho được cân bằng này thì sẽ tạo ra được sự cạnh tranh của những người xuất khẩu, lúc đó ai mua giá tốt hơn thì nông dân sẽ bán cho người đó. Việc này giúp thị trường giá sẽ ổn định hơn, còn nếu bán cho một phía thôi, thì giá nào cũng phải bán. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn làm giàu mua rẻ của nông dân bán giá cao thì đó cũng là sự bất công đối với người nông dân. Ngược lại doanh nghiệp nước ngoài cũng cần lợi nhuận họ cũng sẽ ép giá nếu như người nông dân không biết bán cho ai.
Cho nên, bắt buộc phải có hai hệ thống doanh nghiệp cùng tồn tại để cùng phát triển. Theo ông Đỗ Hà Nam ở Indonesia, Brazil, các doanh nghiệp trong nước nắm giữ một thị phần tương đối lớn và họ có khả năng điều tiết. Thực tế là khoản chênh lệch lợi nhuận giữa người nông dân với các doanh nghiệp ở các nước đó tốt hơn rất nhiều nếu so sánh với trường hợp tương tự ở Việt Nam.
Ý kiến người trồng cà phê có gì khác biệt, ông Nguyễn Vịnh từ Đắc Lak phát biểu:
“Theo tôi nên để cho cơ chế thị trường vận hành, bây giờ các công ty kinh doanh hàng đầu trên thế giới ví dụ như Nestlé hay Louis Dreyfus…người ta kinh doanh tầm quốc tế, đa quốc gia chứ không nằm trong phạm vi nước nào. Nếu anh sợ nước anh bị người ta ‘bóp’ thì nước khác người ta cũng ‘bóp’được. Tại sao nước khác người ta không sợ, vấn đề là ở chỗ này.”
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, doanh nhân Đỗ Hà Nam và nhà tư vấn cho nông dân Nguyễn Vịnh có cùng chung nhận định,  niên vụ cà phê 2012-2013 khởi sự tháng 10 năm ngoái kết thúc vào cuối tháng 9 năm nay, thu nhập của người nông dân cà phê là ổn định. Theo đó mức giá trung bình 40.000 đ/kg là có thể chấp nhận được.
Cà phê là ngành hàng mà Việt Nam mở cửa thị trường sớm nhất, sự có mặt của các đại công ty cà phê quốc tế cho đến nay tạo ra cạnh tranh giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn. Cho dù Hiệp hội Cà phê Việt Nam VICOFA luôn tìm cách vận động lập rào cản, như việc cấm công ty nước ngoài không được trực tiếp mua cà phê của nông dân mà phải qua trung gian doanh nghiệp Việt nam.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-06

Bạc Hy Lai : Từ ngôi cao danh vọng rơi vào thùng rác của lịch sử

Ông Bạc Hy Lai dự khóa họp Quốc Hội ngày 05.03/2012, trước khi bị thất sủng
Ông Bạc Hy Lai dự khóa họp Quốc Hội ngày 05.03/2012, trước khi bị thất sủng (Reuters)

Viện bảo tàng hiện đại thành phố Đại Liên lâu nay vẫn ca ngợi sự cất cánh kinh tế của đô thị này, dưới sự lãnh đạo của cựu Thị trưởng Bạc Hy Lai. Nhưng nay bảo tàng đã bị loại bỏ tất cả những gì có liên quan đến ngôi sao đã bị rơi rụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang sắp phải ra tòa vì tội tham nhũng.

Trong những tháng gần đây, những hiện vật trưng bày liên quan đến ông Bạc Hy Lai đã bị gỡ bỏ, thay vào đó là những tác phẩm nghệ thuật Mỹ, các bộ sưu tập ống điếu và tem thế kỷ 20, những bàn đạp để cỡi ngựa của Mông Cổ, và các loại nữ trang cổ nghìn năm tuổi, được trưng bày quanh một khoảng sân ngập nắng.

Cho đến trước khi bị thất sủng một cách bất ngờ và đầy náo động vào năm ngoái, Bạc Hy Lai luôn được giới thiệu tại bảo tàng như kiến trúc sư đại tài cho quá trình phát triển vượt bực của Đại Liên - thành phố cảng công nghiệp quan trọng của vùng Mãn Châu, nổi tiếng với các công xưởng đóng tàu và các tòa nhà kiến trúc phương Tây.

Cũng chính bản thân ông Bạc, khi lãnh đạo thành phố này trong thập niên 90, đã ra lệnh xây dựng Viện bảo tàng hiện đại trên, với chi phí 24 triệu đô la. Khai trương vào năm 2002, bảo tàng này tập trung cho việc triển lãm các dự án của Thị trưởng, như một đội bóng đá, một liên hoan thời trang quốc tế, hay việc thành lập một đội kỵ mã cảnh sát – theo các chú thích cũ vẫn còn được khắc trên nền nhà bên trong Viện bảo tàng.

Một khách tham quan trước đây đã viết trên trang web du lịch tripadvisor.com, bảo tàng này là một địa điểm tốt để hiểu biết thêm về thành phố Đại Liên trên đường phát triển. Một người khác viết rằng một trong những hiện vật đáng chú ý nhất ngự trị trong bảo tàng là một tấm thảm sang trọng được các viên chức ngoại quốc tặng cho ông Bạc.

Ngày nay, khách thăm bảo tàng sẽ hoài công tìm kiếm tất cả những dấu vết về những đóng góp của Bạc Hy Lai vào lịch sử thành phố cảng Đại Liên, nơi mà Trung Quốc gần đây đã cho lắp ráp chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Trở thành Bí thư Thành ủy Trùng Khánh trong những năm sau này, Bạc Hy Lai đã bị tước tất cả mọi chức vụ và bị câu lưu vào mùa xuân 2012, sau vụ vợ ông là bà Cốc Khai Lai liên can đến một vụ giết người. Nay ông đang chờ đợi ra tòa, mà theo tạp chí Tài Kinh, thì Bạc Hy Lai bị cáo buộc đã biển thủ 25 triệu nhân dân tệ (3 triệu euro) vào lúc ông còn lãnh đạo Đại Liên. Đây là một trong những xì-căng-đan ầm ĩ nhất tại Trung Quốc từ sau vụ án « bè lũ bốn tên » năm 1976, ngay sau cái chết của Mao Trạch Đông. Theo Reuters, Bạc Hy Lai đã hai lần tuyệt thực để phản đối chế độ trong nhà tù. Cũng theo hãng tin Anh, ông Bạc có thể sẽ nhận tội tham nhũng, nhưng phản đối cáo buộc lạm dụng quyền lực.

Với sự sụp đổ đầy kịch tính của nhà lãnh đạo ấn tượng và nhiều tham vọng này, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc đã bắt đầu xóa đi những huyền thoại xung quanh ông Bạc, và Viện bảo tàng Đại Liên tháo gỡ tất cả những gì liên quan đến Bạc Hy Lai.

Đảng đã hạ bệ một thần tượng được đánh bóng trước kia, làm mờ nhòa toàn bộ những hành động của người ấy dù tốt dù xấu, thậm chí viết lại lịch sử.

Maria Repnikova, một nhà nghiên cứu của trường đại học Oxford chuyên về các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh: « Cái ý tưởng xóa bỏ tất cả, từ nhân vật cho đến những thành tựu của họ trong quá khứ ; dù gây quan ngại cho các nhà quan sát, nhưng trong quá khứ vẫn được sử dụng đối với một số thời kỳ lịch sử ».

Rất nhiều người Trung Quốc không hề biết đến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Không hề có ý niệm gì về hình ảnh đẫm máu của những sinh viên biểu tình hòa bình đòi dân chủ ngã rạp trước họng súng lạnh lùng của quân đội tại quảng trường Thiên An Môn, vì sự kiện này không hề có trong sách giáo khoa. Viện bảo tàng quốc gia với 200.000 mét vuông diện tích trưng bày không hề nhắc đến, hoặc chỉ nói rất sơ sài, về các thời kỳ « nhạy cảm » như thời kỳ Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa.

Được đề bạt làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007, nhà lãnh đạo đầy thu hút Bạc Hy Lai đã chuyển đối đại đô thị có 33 triệu dân này thành một khu vực kinh tế thịnh vượng, chú trọng phúc lợi xã hội cho công nhân nghèo, tiến hành một chiến dịch dữ dội chống mafia địa phương, mà theo AFP thì nhân đó cũng trấn áp luôn những người đối lập. Ông Bạc cũng đã làm sống lại không khí Mao-ít, một nền văn hóa « đỏ », khuyến khích phong trào ca hát những bài hát ái quốc.

Khi đã bị thất sủng, Bạc Hy Lai bị báo chí chính thức bêu xấu vì đã « làm tổn hại nặng nề » đến hình ảnh của Trung Quốc. Người kế nhiệm của ông khẳng định cái gọi là « mô hình Trùng Khánh » gắn liền với Bạc Hy Lai không hề hiện hữu.

Nhưng những nỗ lực của bộ máy tuyên truyền khó thể xóa được khỏi trí nhớ của cư dân địa phương những kỷ niệm về những năm tháng tốt đẹp dưới thời Bạc Hy Lai, và những tiến bộ mà họ cho rằng nhờ ông Bạc. Một người dân giấu tên nói với AFP : « Không có Bạc Hy Lai, Đại Liên sẽ không là một thành phố như bây giờ…Ai cũng có mặt tốt mặt xấu, nhưng cần phải xem mặt nào nhiều hơn ». Một người đàn ông tuổi ngũ tuần cũng góp chuyện : « Nếu ông ấy phạm phải những sai lầm, vâng, thì ông đã sai. Nhưng cũng không thể vì vậy mà quên hết những việc tốt mà ông đã làm được. Không nên đơn thuần xóa bỏ những mặt tốt của ông ấy ».
Thụy My (RFI)
Bản tin tiếng Anh

  • Villas on roof of mall waiting in the wings (Washington Post) - The developer who built 25 villas on the roof of a shopping mall in Hunan province without government approval will not be allowed to sell any of the properties.
  • Magnetic attraction for EU SMEs (Washington Post) - With the growth of total foreign direct investment in China falling off, the biggest waves of capital inflow may have passed. But the waves still come. Only now, they tend to be smaller or medium-sized and come roaring in from Europe.
  • GPS devices to tackle food waste problem (Washington Post) - Food waste collection trucks and trash cans will be outfitted with a computerized weighing and GPS device in Wuhan to deal with the problem of "gutter oil", illegally recycled cooking oil.
  • Top jobs getting difficult to fill (Washington Post) - China will experience the most severe managerial shortage in the world in the second half of 2013, continuing a five-year trend, according to a survey of executive search consultants.
  • Foreign carriers compete in 2nd-tier cities (Washington Post) - Foreign airlines are competing fiercely for business in second-tier cities in West China, despite the lower profitability of the routes in the region.
  • Smooth ride (Washington Post) - An enterprising couple who have faced more than their fair share of hardship are turning their fortunes around with a bicycle rental business that has not only transformed their lives, but the former nuclear base where they live. Sun Xiaochen reports in Xihai, Qinghai province.
  • Lei Feng's African brother (Washington Post) - He had never heard of China's icon of selflessness before he arrived in the country, but this unusual young man from Nigeria is carrying on the good work of China's hero soldier.
  • Elemental design (Washington Post) - Vivienne Tam recently launched her first jewelry collection in partnership with TSL Jewelry, and the collection betrays her influences and inspirations.
  • Bridging hope and history (Washington Post) - An unexpected disaster has become a rallying call to preserve heirloom and heritage, galvanizing a whole community into realizing how fragile some traditions can become.
  • International vertical run debuts in Beijing (Washington Post) - German runner Thomas Dold and Australian Suzy Walsham respectively claimed first place in the men's and women's vertical marathon in Beijing on Saturday, the first such event held in the Chinese mainland.
  • Forum fights desertification (Washington Post) - The UN is seeking more cooperation with China to explore better models to fight desertification, according to the Kubuqi International Desert Forum 2013 that opened in the Inner Mongolia autonomous region.
  • Chinese art goes public in NYC (Washington Post) - Above New York City Chinatown's busy Forsyth Street fruit market, five photographic banners affixed to a fence depict the obliteration of a colorful watermelon at the mouths of hungry farm animals.
  • A softer focus (Washington Post) - Romance of the Three Kingdoms, a 14th-century novel based on the history of Three Kingdoms period (AD 220-280), has been regarded as a men's book.
  • Govt urged to take care of parents who lose child (Washington Post) - More than 1,700 parents who have lost an only child urged China's top legislature to revise the family planning law to enable them to receive compensation from the government, according to a joint letter released by the group on social media.
  • New Zealand milk stokes fears (Washington Post) - Chinese producers who bought contaminated batches of whey protein concentrate from New Zealand were recalling products on Sunday.
  • Doctor suspected of child trafficking (Washington Post) - Police have questioned an obstetrician-gynecologist and two other people suspected of human trafficking in Shaanxi province and detained the two other suspects.
  • Investment promotion between China and Ontario (Washington Post) - Although China and Canada are separated by vast oceans, and the two countries have differences in many aspects, still we would like to promote the complementary economic cooperation from all levels.
  • FM urges restraint on sea issues (Washington Post) - China's top diplomat on Friday called on countries involved in the South China Sea issue to avoid aggravating conflicts.
  • China blasts US Senate resolution (Washington Post) - China criticized a US Senate resolution expressing concern over China's stance on the disputed East and South China Seas, "strongly" opposing the US' putting blame on China.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét