Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Tin ngày 07/8/2013 - Mất nước vì miếng ăn ướp gia vị Tàu Cộng

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Mất nước vì miếng ăn ướp gia vị Tàu Cộng


Chưa bao giờ như lúc này, dưới chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa, ngoài nạn tham nhũng tràn lan, người bóc lột người, đĩ điếm, trộm cắp, gạt lường, xì ke, ma túy, mất tính người… nở rộ…
Ngoài biển, ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc ức hiếp, bắt bớ, đánh đập; Trên bờ, biên giới bị lấn, người Trung Quốc sang mua đất tràn lan ở những khu vực ‘đất vàng’, thuê những khu vực nhạy cảm, mỗi năm, có trên 30 triệu lượt khách từ Trung Quốc bay sang Việt Nam.
Nói chung, đi dâu cũng thấy người Trung Quốc! Vì sao nên cớ sự này? Có thể trả lời nó từ 2 vấn đề quan trọng nhất: Kinh tế và Văn hóa hay nói khác là miếng ăn có ướp gia vị Tàu Cộng.
Về mặt kinh tế, suốt bảy mươi mấy năm ở miền Bắc và ba mươi mấy năm cho cả hai miền, nền kinh tế trước là tập trung xã hội chủa nghĩa, sau này là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một kiểu kinh tế quái dị thuộc vào hàng kỉ lục trong lịch sử kinh tế của loài người.
Và hệ quả của lựa chọn nửa nạc nửa mỡ, lỡ chợ lỡ quê này là tham nhũng, cửa quyền, khuynh loát phe nhóm tràn lan khắp đất nước. Đất nước trở thành cái lò tham nhũng và nền kinh tế đất nước trở thành cơ thể đầy ung nhọt, xú uế.
Cũng từ nền kinh tế ung nhọt này, mọc ra những con người, những tư tưởng đậm thú tính, ích kỉ, nhỏ nhen, thâu tóm quyền lợi của nhân dân, cộng đồng vào túi riêng, làm giàu trên sự đau khổ, cùng đường của người khác, không cần biết đồng loại đang rên xiết với cái đói và nghèo khổ, chỉ cần có được quyền lực, thâu tóm được tiền của về túi riêng, bất chấp lương tri, bất chấp đạo đức.
Mà hình như lương tri, đạo đức hoàn toàn không có trong chế độ này thì phải?! Và, chính cái cơ chế hoạt động kinh tế từ chỗ xếp hàng chờ chực miếng ăn như thú vật của thời tập trung bao cấp chuyển sang tranh giành, thủ đoạn, phe nóm và máu lạnh của thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ đã tạo ra một thứ văn hóa rất đặc trưng của loại kinh tế này: Văn hóa hối lộ!
Xét về văn hóa hối lộ, có lẽ các nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa đều có mô thức hoạt động na ná giống nhau, có lối hành xử, thao túng quyền lực và độ gắt máu, độ tàn sát tương tự nhau.
Cụ thể, giữa Trung Quốc và Việt Nam, suốt mấy mươi năm sống trong sắc màu Cộng sản, dường như con người đã biến đổi đi để thích nghi, máu lạnh, tàn nhẫn, tham lam và ích kỉ, thèm tiền trở thành phổ biến và phổ thông.
Đây cũng là câu trả lời tại sao nền kinh tế Việt Nam lại bị khủng hoảng, bị rối loạn bởi hàng hóa và con người Trung Quốc.
Có phải do người Trung Quốc giỏi hơn những người dân nước khác trong vấn đề sản xuất, bán hàng hay là hàng hóa của họ tốt hơn hàng hóa các nước khác?
Hoặc giả hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn, an toàn hơn hàng hóa các nước khác? Và, câu hỏi quan trọng nhất là vì sao người Trung Quốc có thể dễ dàng sang Việt Nam mua những vùng đất tốt nhất để xây dựng nhà cửa, trong khi đó, người nước khác lại không thể mua được?
Trả lời câu hỏi đầu, có thể khẳng định rằng người Trung Quốc hoàn toàn không giỏi làm kinh tế nếu như họ không ma mãnh, xảo quyệt và chịu làm ăn một cách chân chính, hàng hóa của họ cũng chẳng hay ho gì so với hàng hóa của các nước khác, họ chưa bao giờ sáng chế được một sản phẩm nào cho nên hình mà phần lớn là hàng nhái, hàng giả, ăn cắp quyền sáng chế của người khác, nếu không tin, chỉ cần ghé qua chợ Kim Biên hoặc các chợ trời khắp đất nước này sẽ thấy ngay vấn đề vừa nêu.
Và lối làm ăn của họ có tính xảo quyệt, chưa bao giờ giữ uy tín, thử nhìn lại quá trình mua trứng cút, ốc bươu vàng, đỉa, hải ly, cau non, dưa hấu, cây sanh, gỗ huỳnh đàn… thì sẽ thấy ngay điều này.
Câu hỏi thứ hai, hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn hoặc an toàn hơn hàng hóa các nước khác? Hoàn toàn không phải thế, mọi thứ hàng hóa của họ đều có chất độc, từ sữa trẻ em có chứa melamine cho đến giày dép, áo quần có chứa trứng ấu trùng, trứng đỉa, chứa phóng xạ…
Dường như mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc không có thứ gì là không độc hại cho người Việt. Và giá thành của nó hoàn toàn không rẻ so với hàng hóa của nước khác, ví dụ như mua một chiếc điện thoại của Trung Quốc, thường thì thấy nó rẻ bằng nửa hoặc một phần ba tiền chiếc điện thoại của Nhật có tính năng tương đương. Nhưng chất lượng sử dụng và độ bền của nó thì chỉ bằng một phần mười chiếc điện thoại của Nhật.
Sở dĩ tuy chất lượng dỏm, độc hại, nguy hiểm cho người sử dụng nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn bám lấy hàng hóa Trung Quốc, vẫn chọn hàng Trung Quốc để sử dụng là vì lý do họ không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩa là mọi thứ hàng hóa Trung Quốc luôn được ưu tiên để tuồn sang Việt Nam, chiếm lĩnh, thậm chí độc chiếm thị trường Việt Nam, khiến cho người dân đi đâu cũng chỉ nhìn thấy hàng hóa Trung Quốc, và hơn nữa với thứ hàng không qua thuế, có thể kéo giá thành xuống thấp chưa đầy một nửa so với hàng hóa nước khác phải gánh khoản thuế quá nặng, vô hình trung, hàng hóa Trung Quốc trở nên “gần gũi” với dân nghèo Việt Nam.
Và, cay đắng nhất là với khả năng kinh tế luôn trong nghèo khổ, khó khăn vì nạn tham nhũng, hách dịch, cửa quyền và thiếu dân chủ, tài nguyên bị các phe nóm thế lực vét cạn, tiền thuế rơi vào túi quan tham, chế độ an sinh xã hội giống như thoa mỡ trên râu mèo, đất đai, tài nguyên bị nhà nước bán đứng cho kẻ ngoại xâm, đại bộ phận nhân dân Việt Nam luôn đối diện với nghèo khổ và sống trong tâm lý sợ hãi, chịu ơn kẻ đã hại mình, mua thứ dỏm những vẫn phải tin rằng nhờ nó mà mình có cái để dùng, để an ủi cái nghèo…!
Sống trong một sinh quyển đụng đâu cũng thấy hàng hóa Trung Quốc, làm gì cũng liên quan tới Trung Quốc, từ các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội nhan nhản hàng hóa Trung Quốc cho đến hang cùng ngõ hẻm, các vùng quê hẻo lánh đều có mặt hàng hóa Trung Quốc, vô hình trung, tâm thức người Việt bị nhiễm khuẩn “Trung Quốc hệ”, ý thức đề phòng kẻ ngoại xâm Trung Quốc bị lịm tắt, thay vào đó là sự quen thuộc dẫn đến thân thuộc, thậm chi chi phối đời sống hằng ngày.
Cho đến thời điểm bây giờ, khi mà người Trung Quốc có mặt khắp Việt Nam, từ các bãi biển đẹp đều có nhà cửa của họ xây kiên cố cho đến rừng sâu đều có mặt của họ khai thác lâm sản, xây dựng thủy điện, xây dựng công trường, nông lâm trường, dường như người Việt đã hoàn toàn mất cảnh giác trước họ, nếu có chăng thì cũng dừng ở một bộ phận nhỏ trí thức và những người trăn trở với vận mệnh đất nước, còn lại, người Việt hầu như xem sự có mặt của người Trung Quốc là hiển nhiên, không có gì đáng bàn!
Do đâu lại có chuyện quái gở này? Vì hai lý do: Văn hóa hối lộ và chủ trương Cộng sản khối, quyền lực khối của lãnh đạo Cộng sản hai nước. Vấn đề thứ nhất: Văn hóa hối lộ. Đây là vấn đề dễ chi phối và dễ che đậy nhất.
Nghĩa là không có thứ gì mau chi phối các quan chức địa phương hơn là biết chung chi, biết hối lộ, mà thứ văn hóa này, một người phương tây hay một người dân bất kì của một nước dân chủ bất kì nào đó, dù có biết Việt Nam vốn thế, họ vẫn không có đủ khả năng để hối lộ một cách sạch sẽ, gọn gẽ giống như người Trung Quốc, bởi người Trung Quốc có kinh nghiệm này, sống trong môi trường này và làm giàu trên nó.
Chính vì thế, khi sang Việt Nam,với khả năng hối lộ ngọt xớt của mình, người Trung Quốc sẽ đánh bật các đối thủ khác một cách dễ dàng, vì “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, vì mối hữu hảo Việt – Trung Cộng sản xã hội chủ nghĩa hối lộ tâm căn cố đế.
Còn ai hơn đối tác Trung Quốc! Và, trên hết là vì chủ trương Trung Quốc hóa Việt Nam, thiết lập một khối Cộng sản thống nhất Việt – Trung, biến Việt Nam trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc mà mọi hoạt động của Trung Quốc luôn được ưu tiên tại Việt Nam, đây là lộ trình đồng hóa người Việt, biến họ trở thành cư dân Trung Quốc trong tương lai nhằm củng cố thế mạnh của Cộng sản trên khu vực Đông Nam Á và trên biển Thái Bình Dương, đẩy nền dân chủ bật ra khỏi khu vực này nhằm đảm bảo quyền lực và vị thế phe nhóm…
Nên chuyện Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam gần đây chỉ mới là bước khởi đầu, sẽ còn nhiều điều khó lường trước.
Suy cho cùng, trong chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, đất nước có thể tổn hại, họa mất nước đã sát sườn cũng chỉ vì miếng ăn có ướp gia vị Tàu Cộng của những người Cộng sản, không hơn không kém!
THEO RFA BLOG

HAI CHUYẾN ĐI MỘT CUỘC TÌNH: từ Nguyễn Minh Triết đến Trương Tấn Sang


Năm 2007, Ông Nguyễn Minh Triết đến Mỹ cùng phái đoàn 200 doanh nhân Việt Nam và vài người khuyết tật đại diện cho những nạn nhân của chất độc màu da cam.
Năm 2013, Ông Trương Tấn Sang cũng đến Mỹ, cũng với một phái đoàn doanh nhơn nhưng không có những người khuyến tật hay những người gọi là nạn nhơn chiến tranh do Mỹ gây ra.
Năm 2007, vì là lần đầu ra quân đến đất kẻ cựu thù, nên Ông Nguyễn Minh Triết, tay đầu sỏ của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, đã chuẩn bị thật chu đáo, nào học thuộc lòng chỉ thị của bộ chánh trị, nào mang theo mấy “thầy rùa chánh trị chuyên nghiệp” của Đảng Cộng sản Ba Đình “đã từng lãnh đạo” nhơn dân Việt Nam anh hùng chống Pháp chống Mỹ, đánh đuổi ba tên ngoại xâm “ác ôn” Phát xít Nhựt, Thực dân Tây và Đế quốc Mỹ ”, nào là những tay được gọi là doanh nhân của thời phát triển đất nước, nào là những “nạn nhân của sự tàn bạo của tập đoàn tư bản đã dùng chất hóa học tàn phá đất nước Việt Nam”.
Năm 2013, lần nầy, Ông Trương Tấn Sang, cũng trong vai trò tay đầu sỏ nước Việt Nam Xã hôi Chủ nghĩa đến thăm đất nước cựu thù, nhưng trái lại với Ông Nguyễn Minh Triết, là …đã không sửa soạn chu đáo việc đi nầy, quá gấp gáp, vì – hoặc bị « hố » với ông Thầy Tàu, phải đi Mỹ để « chữa lửa » ? – hoặc vì – đi để « dụ khị » Nhơn dân Việt Nam rằng , sau khi đi Tàu về phải tìm cân bằng và đối trọng ?, nên phải đi tìm đồng mình chống Tàu ? , hay « tố phé anh Mỹ khù khờ lúc nào cũng thèm vào Việt Nam (sic) » ? ( người viết chúng tôi xin tóm tắt sơ lược những lời bàn của các Mao tôn Cương trước ngày đi hay trong những ngày Ông Chủ tịt Tư Sang Mỹ du).
Vì vậy – giả đò đi Mỹ ? hay – phải đi Mỹ ? nhưng dù sao đi nữa , thì cũng hại ai vì « trước để tham quan cho biết đó biết đây, sau để tỏ cho Mỹ biết ta nhờ đến Mỹ – nên nếu may ra Mỹ cho tý tiền còm – được đồng nào hay đồng ấy ! ». Đó là theo thiển ý quan niệm Việt Nam.
Còn về phía Mỹ ? tại sao trong cái gấp gáp ấy, trong cái giờ chót ấy, Mỹ trong vai trò « bánh secours » cũng nhận Trương Tấn Sang đến thăm mình ?
Cũng dễ hiểu thôi ! Thái Bình Dương từ đệ nhị thế chiến đến nay đã là « Ao Nhà » của Mỹ rồi. Nếu biển Điạ trung Hải là Mare Nostrum đối với Đế quốc La mã ngày xưa, thì ngày nay Thái Binh Dương là Mare Nostrum của USA vậy đúng là Mare Americanae ! Và để đàng hoàng, để không ai có bàn tán, xấu mồm, xấu miệng nhứt là mấy thằng báo chí Pháp và Âu châu, và cũng để có tý Chánh Danh, có tý Chánh Nghĩa, Huê Kỳ cần « dán » vài cái phù hiệu, hay « treo » vài cái quốc kỳ các quốc gia khối Asean vào các tàu chiến của Mỹ có mặt ở Thái bình Dương, để « hù Tàu ». Tàu Mỹ đã mang cờ Philippino rồi. Tàu Mỹ đã mang cờ Đài Loan rồi, sẽ mang cờ Singapore, Mã lai, Indonêsia.. Úc châu, Tân tây Lan, Đông Timor,… nói tóm lại, nếu mang thêm một lá cờ Việt Nam, cũng là tốt thôi.
Vấn đề Biển Đông ư ? Nếu Biển Đông có được một thỏa thuật, một « modus vivaldi », một « Thỏa thuận chung sống – Hòa Bình » của mọi quốc gia chung quanh Biển Đông, thì … sẽ giúp cho những giàn khoan dầu, giàn khoan khí đốt, của những Exxon, những Caltex, những Shell, những Total, … hay những Caterpillar, những Hyster…làm ăn khai thác, mặc dù những khoan dầu ấy mang cờ Tàu, cờ Việt Nam hay cờ Mã lai hay cờ Philippino.… Vì vậy Mỹ mời Việt Nam vào thăm xứ Mỹ cũng chả chết thằng Tây, thằng Mỹ, thằng Chệt nào ?
Chỉ tội nghiệp thằng dân Việt Nam trong nước tưởng thiệt, tưởng rằng thằng Mỹ to đầu, tư bản « thương » thằng dân Việt Nam thiệt, và lo giúp xứ sở Việt Nam tiến lên dân chủ, và sẽ « qua những đòi hỏi nhơn quyền » buộc anh Cộng sản Việt Nam đương quyền phải đi vào con đường tử tế,dân chủ …và văn minh … là cho tự do ngôn luận, tư tưởng, tín ngưởng và quan trọng hơn cả là thả tất cả các nhà đấu tranh, thả các bloggers, thả tất cả những tù nhơn chánh trị hay bất đồng chánh kiến hay lương tâm – toàn những định nghĩa do phe ta tùy trường hợp dựng ra – nhưng thực sự đối với Cộng sản hoàn toàn không có trong tự điển, với Cộng sản Tù là Tù – đơn giản – that’s it ! ( cũng nhưng thời thế hệ người viết, chúng tôi « đi học tập » chứ nào có đi tù, chúng tôi bị « tạm giữ » nên khi « ra về » chúng tôi nhận cái giấy « tạm tha » ( vì tạm giữ nên tạm tha) – giấy ấy nay tôi còn giữ – vì Việt Nam không có luật habeas corpus nên tôi bị tạm giữ để điều tra gần 4 năm.
Đến đây xin phép mở một dấu ngoặc lớn nói về cái trường hợp hi hữu có một không hai, là Việt Nam vẫn được cái may mắn là không ai ( dư luận quốc tế) tìn rằng Cộng sản Việt Nam nó kinh khủng hơn cả Cộng sản Bắc Hàn hay cả Cộng sản Cu Ba…)
Dư luận thiên hạ thế giới rùng mình, kinh hãi khi nghe đến Mật Vụ Gestapo Đức, mật vụ KGB Liên Sô, Stasi Đông Đức, Securitat Roumania, hay ớn lạnh, buồn nôn, khi nghe đến những trại tập trung Nazi Đức và cả thế giới ngày nay kinh hoàng với những Goulag Sô Viết. Nhưng thế giới, dửng dưng, thế giới chẳng biết gì cả về những Laogai Tàu hay những trại Lao Cải hay trại Cải Tạo Việt Nam. Chúng ta ngày nay đang cần một văn hào việt nam đủ tài nghệ diễn tả những ngày kinh hoàng ấy ! (Vì muốn làm sáng tỏ vấn đề cho các thế hệ sau, vì muốn cắt nghĩa rõ với bạn bè, chúng ta thường chuyển dịch từ Cải tạo sang chử Tù. Đối với người ngoại quốc, đối với văn hóa ngoại quốc, chữ Tù nó bình thường lắm. Ta có tội, ta đi tù. Tù có trăm thứ tù. Lái xe uống rượu, tù một đêm cho tỉnh rượu mai về. Án nhẹ tù nhẹ, án nặng tù nặng.Tù có chế độ tù, cơ chế tù.. ; nhơn phẩm người tù phải được tôn trọng …vân vân …Có người ở tù đi học khi ra tù trở thành luật sư… Vì vậy chỉ vì người Việt miền Nam chúng ta bị lường gạt ( hay tự lường gạt) lầm lẫn với chữ Cải tạo nên phải đính chánh cho thiên hạ biết là Công Sản không đưa chúng tôi đi cải tạo mà đưa chúng tôi đi tù. Vì vậy ngày nay ai cũng nói tụi Cộng sản nhốt tù chúng tôi.
Nhưng chúng ta lúc bấy giờ bị đi cải tạo là một sự kinh khủng hơn đi tù. Nhốt tù, bình yên, ngủ khám, ngày cơm hai bữa, tắm rửa, mỗi người một giường một chiếc thoải mái, có giờ ra ngoài hóng mát, tập thể dục…nếu phải vào xưởng lao động thì có lương, không nhiều lắm nhưng đủ vốn khi ra về lằm ăn sống tạm.
Đằng nầy, đi cải tạo là đi đày, lên rừng đốn củi, xuống núi đào nương. Tối ngủ lán, thiếu ăn, ngủ chung, ở T20, chúng tôi ba người hai chiếu, ở Đại lợi thay phiên, người nằm người ngồi. Nắng rôm sảy, ghẻ hờm, Mưa lạnh, cảm sốt…Ngày xưa bên Âu châu Ravenbruck, Dachau … của Nazi cũng không phải nhà tù, mà được gọi là những trại tập trung, nhưng người chết như rạ. Các cổng vào của các trại tập trung Nazi đều được treo biểu ngữ « Abeit macht frei » Lao động là Tự do. Ngày nay, các cổng của các trại tập trung cải tạo Việt Nam thời hậu 75 đều treo biểu ngữ với hàng chữ « Lao động là Vinh quang ». (Nazi Đức hứa hẹn Tự do vì phần đông được tự do biến thành khói, thành than. Việt Cộng hướng hẹn Vinh quang vì vinh quang đổ mồ hôi lao động cho xã hôi chủ nghĩa trong khi ở trại hay cả khi về nhà. Ít ra với Nazi Đức khốn nạn nhưng mau giải thoát. Với Việt Nam nô lệ suốt đời )
Cái khốn nạn cho Việt Nam, là khi cả văn minh nhơn loại chống phát xít và nazi Đức, thì văn minh nhơn loại không nhìn thấy cái dã man của Cộng sản Việt Nam. Ngay cả những nạn nhơn là người Việt Nam chúng ta cũng tha thứ, xuống tội, « họ chỉ bỏ tù tụi tui » – đáng lý là phải nói « đi đày, đi hành hạ ». Tôi thường dùng chữ déporté – đi đày, để so sánh với déporté của các tù nhơn nazi của người Pháp. Chữ tù prisonnier, quá nhẹ. Cải tạo đưa ra Bắc thì đâu phải đi tù, mà là đi đày. Nous n’étions pas des prisonniers, nous étions des déportés ! ». Xin đóng dấu ngoặc. Trở về với cuộc đi của xếp lớn đảng maffia Việt Nam
Cũng đồng thời đi tìm đồng minh, hồi ấy Ông Nguyễn Minh Triết còn dám “quảng cáo công nhân rẻ tiền nhứt thế giới” trong âm mưu moi tiền giới tư bản Hoa kỳ, còn dám « úm ba la mở hồ lô phép » thả vài tù nhơn bất đồng chánh kiến, đặc biệt tạo điển hình qua một người nổi tiếng là ông Nguyễn Vũ Bình, mong dẹp bớt gai góc cho chuyến Mỹ du, và đó cũng được xem là món quà mọn (petit cadeau) của Đảng Cộng sản Ba Đình gởi cho những ai quan tâm đến Nhơn quyền trong chánh giới Mỹ.
Trái lại Trương Tấn Sang, vì không sửa soạn kỹ, nên đi tay không. Ý quên, đem theo một bản sao lá thư của Hồ Chí Minh viết năn nỉ Tổng Thống Mỹ thời bấy giờ là Tổng Thống Truman đem quân giúp Việt Nam, gọi là nhắc nhở Ông Mỹ ngày nay đừng làm như ông Mỹ ngày xưa mà lỡ dịp, hay ông đừng bỏ tui như ông kia mà mang tội, gieo chiến tranh ?. Nhưng Trương Tấn Sang láu cá hơn Nguyễn Minh Triết : Ông chơi trò « xí mứn » đánh lận con đen cám ơn Nhơn dân Mỹ đã cưu mang người tỵ nạn Việt Nam.
Dám ôm đám dân Việt Nam Tỵ Nạn hải ngoại vào lòng, « làm như » của mình. Mà cũng đáng tội cho dân Hải ngoại thật ! Cũng vì cái vùng vằng nửa ở nửa đi, thương không xong mà bỏ cũng không xong nên dân hải ngoại có bao giờ đính chánh chữ Việt Kiều đâu. Báo chí hải ngoại vẫn gọi những người Mỹ gốc Việt, người Tây gốc Việt … là Việt Kiều. Mình nhận mình Việt Kiều thì chẳng trách được nó ôm mình vào lòng, nó tự nhận nó làm « cha người Việt tỵ nạn, cám ơn những người Mỹ đã cưu mang bà con, con cháu Việt Nam Tỵ nạn ( nhưng nạn nào thì không nói !).
Sẵn đây chúng tôi xin thách Ông Trương Tấn Sang có ngon nói nguyên câu « tỵ nạn Cộng sản ».
Còn bây giờ phe ta có tức, có giận thì cứ tiếp tục biểu tình, và nếu thật sự có tức nữa, thì có dám tẩy chay không về Việt Nam không ?, không gởi tiền về Việt nam không ?, không dùng hàng Việt Nam không ?…. Mình không phải Việt kiều thì không nên liên hệ Việt Nam làm gì. Nhưng đó là một ý thức chánh trị, là một việc khó làm !
Lúc xưa Nguyễn Minh TriếT chơi màn khác, cũng loại ôm dân tỵ nạn, Ổng đến New York để gặp đồng bào Việt Nam. Ông giả vờ thân thiện và tỏ vẻ ngạc nhiên thấy một cụ già người Việt nói tiếng Việt rõ ràng (hay đây cũng chỉ là một màn dàn dựng với diễn viên của Nhà Hát Nhân dân ?).
Nhưng cả hai ông Chủ tịch một nước bị Đảng các ông cướp quyền, hai ông quên rằng dân tỵ nạn, ở Mỹ, hay ở rải rác khắp năm châu, vẫn không quên Việt Nam, và càng vì không quên Việt Nam nên các ông Cộng sản độc tài cầm quyền đã và đang nhức đầu nhức óc vì những người Việt Nam tuy xa nhà lâu năm nhưng vẫn thiết tha yêu nước, yêu tiếng mẹ Việt Nam, không ngừng đấu tranh đòi các ông trả đất nước Việt Nam cho Dân tộc Việt Nam thực sự yêu nước Việt Nam.
Hồi xưa, năm 2007, trả lời câu hỏi về cái dân chủ đa nguyên đa đảng, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch môt Nhà nước Việt Nam với gần 90 triệu dân, dám uốn lưỡi dùng một luận điệu rất lảo đảo và độc đáo: chế đô Mỹ có hai đảng, Pháp có chế độ nhiều đảng, nhưng Pháp đâu có chê Mỹ vì Mỹ chỉ có hai đảng đâu ?
Vì hai Đảng của Mỹ, theo ông Nguyễn Minh Triết, nó cũng như Việt Nam có một Đảng, là nó cũng ít Đảng, một Đảng cũng như hai Đảng, không phải là đa nguyên đa đảng mà cũng là đa nguyên đa đảng. Ở Việt Nam, trong Đảng Cộng sản cũng có cãi nhau, cũng tranh luận lung tung, đó là đa nguyên đấy, là đa đảng đấy ! Đúng là “Vợ Cả Vợ hai đều là Vợ Cả ” thì cũng có nghĩa là “Đảng Cả, Đảng Con, đều là Đảng Cả ” !!!
Rồi ông thao thao luôn một bài “Luật Hiến Pháp” vanh vách kể về các thế chế: nữ Hoàng Anh với chức vụ Thủ tướng; Pháp với Tổng Thống và Thủ Tướng,… Kinh thật. Hãi thật !
Kỳ nầy năm 2013, Ông Trương Tấn Sang, cũng bày cái trò khi ra tuyên bố chung lại kết luận một câu xanh dờn «là hai đảng nhất trí … » Trời ơi ! khổ quá, ông Trương Tấn Sang ơi, Mỹ không phải là Tàu. Tổng Thống Obama là Tổng Thống cả tất cả người Mỹ ! Đảng của ông thắng cử, phải, ông đại diện Đảng ông cầm quyền quản trị nước Mỹ, chứ Đảng ông không có cầm quyền.
Cả hai ông Chủ tịch nước nên về nhà ôn lại môn Luật Hiến Pháp để biết các thể chế các quốc gia khi các ông ra thăm người ta. « Cu ba ngủ Cu ba thức » đã làm trò cười thiên hạ rồi. Ông Nguyễn Minh Triết gỉảng Luật nghe đã mệt rồi bây giờ đến phiên Ông Trương Tấn Sang ra tuyên bố chung còn nói « hai đảng » nữa thì e rằng càng ngày Tầu càng cười thúi đầu.
Năm 2007 chúng tôi kết luận bài viết bằng câu than :
Nhục quá ! Ông Nguyễn Minh Triết ơi ! Sao Ông và Đảng của các ông đành lòng bày hàng những người tàn tật như vậy ? Mà lại còn bày hàng ở nước ngoài ?!. Trong nước các ông bày hàng các “cô gái lỏa thể ”vì quá nghèo khổ phải nuốt nhục chịu “bày hàng” để mong tìm tấm chồng Đại Hàn, Đài Loan, … chưa đủ hay sao ?
Vậy, thử hỏi ông Nguyễn Minh Triết đi Mỹ với mục đích gì ?
- Nối lại tình thân thiện với Mỹ ?
- Tìm việc làm cho Việt Nam ?
- Hành khất bằng cách bày hàng những người tàn tật ?
Thật là một chuyến đi vô cùng lảo đảo và không chút tự trọng .
Năm nay 2013, chúng tôi cũng kết luận:
Nhục quá ! Ông Trương Tấn Sang ơi ! Sao Ông và Đảng của các Ông không sửa soạn cuộc đi nầy cho nó tử tế. Đây là một dịp, một cơ hội, qua TPP, qua trục xoay của Mỹ, giúp Việt Nam phần nào, thoát qua nanh vuốt của Tàu Cộng. Đây cũng là một dịp, thừa cơ hội bắt tay với Mỹ, thả tất cả những người bất đồng chánh kiến, các bloggers, tất cả những ai mà Đảng các ông bắt nhốt …. để đặt Mỹ trước một trách nhiệm rằng, các ông đã đòi hỏi nhơn quyền, chúng tôi thực hiện nhơn quyền được, thì các ông (Mỹ) phải viện trợ chúng tôi chống Tàu.
Mỹ dám tố đòi Cộng sản Việt Nam thả tù chánh trị. Mỹ và người Việt Hải ngoại dám tố Việt Nam làm dân chủ. Ông Trương Tấn Sang và Đảng của các ông dám “bắt cái tố” nầy không ? Nếu dám ! Nước Việt Nam sẽ thay đổi lớn và các ông sẽ thành công. Các ông sẽ trở về với nhơn dân và chứng mình rằng các ông là những người thật sự yêu nước, và làm nên lịch sử.
Nhưng đằng nầy, đến ngày nay, ông chỉ ra một tuyên bố chung rổng ruột, trống không, đầy sáo ngữ. Và không có một hành động nào chứng tỏ các ông yêu nước cả.
Thất là chuyến trước ông Triết đi lảo đảo ! thì kỳ nầy Ông Sang quá lao chao !
THEO trinhanmedia.com

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG phát biểu VÔ LỐI, BẤT NHẤT v/v TĂNG GIÁ ĐIỆN


TRANVIETNGAI-DIEN

Khi dư luận còn đang sôi sùng sục về quyết định đánh úp người dân và công luận của EVN và Bộ Công thương về tăng giá điện thì Ông Chủ tịch hiệp hội Năng lượng Việt nam Trần Viết Ngãi lại nhiệt tình một cách vô lối, cầm đèn chạy trước ô tô tuyên bố rằng, năm 2013, ngành điện dự kiến tăng giá điện phải 15-20% mới đủ bù đắp chi phí nên với việc tăng 5% là mức thấp nhất mà ngành điện có thể tăng; và rằng, theo tiến trình, giá điện sẽ còn phải tăng nữa. Và với đợt tăng này còn thấp hơn so với dự kiến nên sẽ còn tăng giá nữa từ nay tới cuối năm, có thể là tháng 10 hoặc 11/2013. Ông Ngãi dự báo. Trước hết, xin được nói với Ông Ngãi nếu EVN định làm thế thật thì cũng có nghĩa EVN đang tự đào mồ chôn mình, bởi như thế là EVN đã vượt qua mọi giới hạn trong sức chịu đựng của nhân dân và nền kinh tế.
Thứ nữa, không biết Ông Ngãi dựa trên căn cứ nào để hùng hồn khẳng định như vậy, vì tầm cỡ Chủ tịch hiệp hội thì cũng chỉ hóng hớt thông tin mà thôi. Đến như các chuyên gia về giá, được mời tham vấn điều chỉnh giá điện cũng đều được yêu cầu trả lại tài liệu sau mỗi cuộc họp nữa là. Sự vô lối trong phát biểu của Ông đã khiến lãnh đạo EVN phải đăng đàn phủ nhận ngay. Theo đó, Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN đã phải cam kết: “Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt”. Tất nhiên, công luận cũng hiểu là Ông Tri đang nói năm dương lịch 2013. Còn trong năm Quí Tỵ thì chưa biết thế nào. EVN là thế mà, có thể không tăng trong năm 2013 nhưng tăng ngay từ 1/1/2014 chưa biết chừng.
Điều chúng tôi băn khoăn là Ông Chủ tịch hiệp hội xăng xái hẳn lên trong lần tăng giá điện này, đòi tăng giá cho EVN nhiều hơn nữa không hiểu với động cơ và mục đích gì vì nó trái ngược 180 độ so với quan điểm của Ông trong quá khứ. Cụ thể, ngày 13/7/2012 (cách đây 1 năm), khi trả lời báo chí Ông đã nói: “Vừa qua, chúng tôi đã xác minh rõ câu chuyện giá điện. Hiện nay, giá bán buôn điện mà EVN mua chỉ có 900 đồng/kWh. Trong khi đó, giá bán lẻ điện đã tăng thêm 5% từ 1/7, cộng thêm thuế VAT, giá bán lẻ điện bình quân đã lên tới 1.506 đồng/kWh, tương đương 7,2 cent/kWh. Giá như vậy đâu hề thấp, nhất là không hề thấp với đời sống nhân dân hiên nay. Chưa kể, đó mới là giá bán điện bình quân. Còn giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang, càng dùng nhiều, càng phải trả giá cao thì giá bán bình quân thực sự cho dân còn cao hơn nữa. Có gia đình, tính ra còn phải trả tới 4000 – 5000 đồng”. Khi được hỏi về việc EVN và Bộ Công thương thường than giá điện của ta thấp hơn các nước trong khu vực, Ông nói: “Chúng ta không nên so sánh với các nước phát triển mà dân phải mua điện với giá vài ba chục cent. Không nên so sánh như vậy! Nền kinh tế của ta thấp hơn họ, đời sống nhân dân cũng thấp hơn họ. Tôi cho rằng, nếu đã tiến tới gọi là thị trường điện, giá điện theo cơ chế thị trường thì phải có tăng, có giảm. Nhưng EVN hiện nay chỉ thường quan tâm các yếu tố tăng giá chứ không hề hạ giá. Tôi chỉ ví dụ thế này, theo quy luật cung cầu, lúc mưa, nhiều nước, thủy điện dồi dào, nguồn điện thừa, nhân dân dùng không nhiều thì giá điện phải giảm. Còn lúc mùa khô, thiếu điện, phải chạy phát điện bằng nguồn giá thành cao như chạy dầu, thì giá điện sẽ phải tăng.
Việc tăng giá điện phải tùy thuộc đời sống xã hội, nền kinh tế phát triển, mức độ tiêu thụ điện, thừa vào việc thiếu hay thừa điện. Như thế mới gọi là giá thị trường”. Theo quan điểm của Ông Ngãi, đợt tăng giá điện từ 1/7/2012 là rất vô lý vì không những không được tăng mà phải giảm bởi năm 2012, 70% doanh nghiệp không hoạt động được, không dùng nhiều điện. Thủy điện lớn như Sơn La vào, rồi nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác cùng vào, đây lại đều là nguồn giá điện rẻ. Chúng ta đang thừa điện, nguồn giá rẻ nhiều, thì tội gì lại đi tăng giá điện? Xin hỏi Ông Ngãi, năm 2013 này các điều kiện KTXH của chúng ta có gì khá hơn không, thời tiết lại mưa nhiều rất thuận lợi cho thuỷ điện. Sao Ông lại quay ngoắt 180 độ như vậy. Cũng tại buổi trả lời phỏng vấn đó Ông đã thẳng thắn, công tâm, chia sẻ: “Ngành điện đang nợ rất nhiều, bị lỗ nhiều. Nhưng việc thiếu vốn đó thì không phải tăng mấy đồng giá điện mà bù lỗ được, không ăn thua đâu. Không bao giờ tăng giá điện mà lại bù lỗ được số vốn thiếu như vậy. Còn nguồn vốn từ nay đến 2020, theo Quy hoạch điện 7 cần tới 48 tỷ USD. Đây không phải là vốn riêng của EVN mà là của chung ngành điện”. Ông cũng đã rất sâu sắc khí nói lên tiếng nói của các nhà máy thuỷ điện nhỏ lẻ: “Thực tế, các nhà máy thủy điện nhỏ chỉ đòi hỏi EVN phải mua giá điện của họ bằng với giá của thủy điện lớn. Chứ, họ không hề đòi hỏi EVN mua với giá cao như mua điện của Trung Quốc, giá tới 1.300 đồng. Hiện nay, nhiều nhà máy thủy điện nhỏ trước đây ký hợp đồng, giá chốt chỉ có 400-500 đồng/kWh. Đến khi giá bán lẻ tăng, mình EVN hưởng mà các nhà bán buôn điện này không được điều chỉnh theo kịp thời”.  (Nguồn: http://www.saigonnews.vn/kinh-doanh/48102-gia-dien-co-the-giam-nhung-lai-tang.html). Thử hỏi, đến lần này, giá điện tăng 5% thì liệu các nhà máy này có được EVN nhá cho xu nào không. Hay lại lặp lại, chỉ EVN hưởng ?
Hiệp hội là cầu nối giữa DN, trong trường hợp này là EVN và người dân, giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu có quan điểm trung thực, khách quan, vừa bảo đảm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững của DN vừa hài hoà lợi ích của người dân. Nói thật, lúc đọc bài trả lời của ông Ngãi tháng 7 năm 2012, chúng tôi rất phấn khởi vì ông Chủ tịch đã thấu hiểu những khốn khó của nhân dân, của nền kinh tế của các nhà máy thuỷ điện nhỏ…và sòng phẳng, khách quan với EVN. Còn nay lại thấy “khó tả” (theo cách nói của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng) khi thấy Ông nhơn nhơn trên báo để phủ định lại những gì mình từng nói. Chúng tôi cho rằng dù là chính khách hay thường dân thì sự trước sau như một là điều vô cùng cần thiết.
Sự bất nhất trong phát biểu của Ông Chủ tịch Hiệp hội năng lượng cũng có thể là chiêu trò trong tấn tuồng của EVN. Vì đến nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, thấy những người có trách nhiệm nhìn nhận mục đích của đợt tăng giá này là rất khác nhau. Cụ thể Ông Vũ Đức Đam và nhiều quan chức của Bộ Công thương EVN đều cho rằng, tăng giá là tất yếu vì giá thấp thì không ai đầu tư vào điện và vì thế điện sẽ thiếu dài dài. Có mấy lý do được ông Đam đưa ra như sau: trước tiên, đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước, để giá điện theo thị trường. Thứ hai, giá điện thấp nên không kêu gọi đầu tư vào ngành điện, trong khi không thể cứ mãi dùng ngân sách để đầu tư. Thứ ba, giá than bán cho điện đang dưới giá thành dẫn đến tình trạng buôn lậu than. Còn giải thích trên truyền hình tối 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng, do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện. Đến lượt lãnh đạo EVN, Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN lại nói Tăng 5%, dự kiến thu được 3.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng. Chi phí than chúng tôi chi tăng thêm 5.000 tỷ đồng, giá khí tăng lên chi thêm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Nên phần thu tăng thêm này không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. Chừng đó ý kiến cho thấy với 3500 tỷ thu được qua đợt tăng giá này sẽ được dùng vào việc gì, tăng giá cho bên phát điện để thu hút đầu tư hay trả cho dầu, khí hay trả cho than ? Và quan trọng hơn, lần tăng giá sau, nhân dân và Công luận có được mục sở thị dòng chảy của 3500 tỷ đồng này về đâu không ? Liệu có chục tỷ, trăm tỷ, thậm chí nghìn tỷ nào rơi vào vùng mất mát ?.
Nhân dân và công luận có quyền đòi hỏi mình bạch những vấn đề như vậy bởi qua lần tăng giá vừa rồi (1/8/2013), cách làm của EVN và Bộ Công thương (Cũng tức là Chính phủ) dường như cố tình luộm thuộm một cách không cần thiết. Dân gian gọi là “võ bẩn”. Thể hiện sự mẫu thuẫn, thiếu nhất quán của các cơ quan quản lý nhà nước. Khiến cho sự bất an, mất niềm tin của nhân dân với EVN vốn đã đã trầm trọng lại càng trầm trọng hơn.
*
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Thì đây, trong khi chỉ đạo của Chính phủ về việc phải có kế hoạch tuyên truyền, giải thích trước khi tăng giá điện vẫn còn đang nóng hổi trên các trang báo. Cũng như trước đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý, thì bất ngờ, chưa đầy 24 giờ sau EVN thông báo tăng giá điện 5% kể từ ngày 1/8.
Khỏi phải nói tới sự thật vọng và bức xúc của cộng đồng các DN và người dân, vì sự tăng giá điện đột ngột đã làm đảo lộn kế hoạch SXKD của phần lớn các DN vốn đang phải sống chung với khủng hoảng. Còn người dân thì băn khoăn liệu rằng quyết định tăng lương tối thiểu với mức tăng 100.000 đồng/tháng có phải là quyết định mở đường phục vụ việc tăng giá điện hôm nay không ? Dường như việc tăng giá điện đã góp phần vô hiệu hoá các giải pháp hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát… “Điện là ngành độc quyền nên mỗi lần giá điện tăng đều gây bức xúc. EVN luôn nói tăng giá là để bù lỗ, thu hút đầu tư vào ngành điện, nhưng thử hỏi chi phí vận hành điện đã tốt chưa, sử dụng nguyên liệu đã hợp lý chưa, với những khoản chi và đầu tư bất hợp lý rồi lỗ mà bắt người tiêu dùng gánh thì quá phi lý”- TS. Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) bức xúc. Chính những con số cung cấp thiếu minh bạch cũng khiến người trong cuộc – những chuyên gia được EVN tham vấn “hoa mắt”. “Nhiều lúc thông tin EVN đưa ra mà đến ngay cả nhiều chuyên gia cũng không biết đâu mà lần.
TS Lê Dăng Doanh thì rất không đồng tình về cách làm. Ông cho rằng thay vì giải trình bằng những lý do tăng giá như mọi lần, EVN nên công khai luôn lộ trình tăng để người dân còn biết. Hơn nữa, EVN nên nói rõ đã giảm chi phí hao hụt đường dây thế nào, đã làm những gì để giảm giá thành thì người dân mới biết để thông cảm. Con Chuyên gia Phạm Chi Lan thì bức xúc: “Với điện, lâu nay vẫn chỉ có một chiều là tăng mà không có giảm. Dường như không chỉ EVN mà cả nhà điều hành đang nợ người dân sự công khai, minh bạch với giá điện”.
Nói như vậy để thấy sự khuất tất, thiếu nhất quán của EVN và sự bất lực của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành điện. Chỉ mỗi yêu cầu công khai minh bạch thôi mà dự luận đòi hỏi đã hàng thập kỷ nhưng EVN vẫn cứ trơ trơ. Thiết nghĩ, như mọi người dân, như mọi hiệp hội khác, Ông Chủ tịch Hiệp hội Năng ượng Trần Viết Ngãi nên đưa ra các phát biểu, nhận định, công tâm, khách quan để có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành điện cũng như của đất nước. Tránh hiện tượng ngẫu hứng, tuỳ lúc làm rối dư luận và gây khó khăn cho các nhà quản lý.
NHẬT LỆ

SỰ THẬT CỦA VIỆC GHI NHẦM SỐ ĐIỆN VÀ HÀNH VI LẤP LIẾM CỦA EVN

Liên tục những ngày cuối tháng 5 và tháng 6 năm 2013, hàng loạt người dân tại nhiều địa phương trên cả nước (Cà mau, TP HCM, Hà tĩnh, Nghệ an và Hà nội) đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan thông tấn báo chí đề nghị điều tra, làm rõ việc hoá đơn tiền điện tháng 5 tăng đột biến, gấp hơn 2 lần tháng trước đó, trong khi họ không sử dụng thêm thiết bị gì, thậm chí có hộ còn đóng cửa đi nghỉ mát…
Nhà chị Hương thuộc quận Ba Đình phản ánh với báo Tiền Phong, tiền điện đã bị nhảy vọt từ 339.000 đồng trong tháng 4 lên 606.000 đồng trong tháng 5. Anh Trung, ngụ đường Kim Mã (Ba Đình) cũng cho biết, tháng 5 anh phải trả 2.024.000 đồng tiền điện, tăng gấp 2,34 lần so với tháng 4. Gia đình chị Hương ở Nguyễn Tri Phương (Ba Đình) tháng vừa rồi phải đóng hơn 2 triệu đồng tiền điện, gấp đôi bình thường dù thời gian này nhà chị có 4 ngày đi du lịch. Dư luận nghi ngờ liệu có sự nhầm lẫn trong việc ghi chỉ số công tơ điện hoặc nhầm lẫn trong cách tính tiền hay không. Thậm chí, có độc giả còn kiến nghị các cơ quan chức năng cần thanh tra ngay lập tức và thật khách quan việc hoá đơn tiền điện tăng đột biến vừa qua để giải quyết triệt để, thấu đáo vụ việc. (Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tieu-dung/bat-binh-cach-den-bu-khi-evn-tang-vong-so-dien-240241.html).
Trước đòi hỏi chính đáng đó của dư luận, như thường lệ EVN lại đăng đàn giải thích. Chỉ có điều, đáng lẽ tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phúc tra những công tơ có mức tăng quá lớn (bằng hoặc cao hơn mức tăng bình quân của các hộ tiêu thụ điện) để giải quyết thoả đáng quyền lợi cho khách hàng thì EVN vẫn sử dụng cái lý của kẻ độc quyền luôn đúng để lấp liếm vụ việc. Theo đó, EVN Hà Nội cho hay, năm nay thời tiết nắng nóng sớm hơn mọi năm. Đặc biệt, nhiệt độ tăng cao từ trung tuần tháng 5 và kéo dài sang tháng 6, các hộ gia đình đã sử dụng nhiều thiết bị làm mát như quạt, điều hoà… khiến việc tiêu thụ điện tăng đột biến. Sản lượng điện ngày cao nhất của năm 2013 tính đến thời điểm này là 16/5, với tổng mức tiêu thụ toàn thành phố là 48,8 triệu kWh, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái… Tóm lại là do Trời nắng nóng và không có chuyện sai sót trong ghi chỉ số công tơ để ăn chênh lệch giá bởi EVN là doanh nghiệp nhà nước, kết quả sản xuất kinh doanh được hạch toán theo đúng các chuẩn mực kế toán và hàng năm đều được kiểm toán đầy đủ. Nếu ghi nhầm chỉ số, nhân viên ngành điện sẽ bị kỷ luật theo đúng các quy định của nhà nước và của ngành…(Nguồn: http://news.zing.vn/kinh-doanh/hoa-don-dien-tang-dot-bien-evn-do-loi-cho-ong-troi/a334981.html).
Được giải thích như thế mà vẫn không tin tưởng vào sự đúng đắn của EVN hoạ có là …thần kinh. Vì thế rất nhiều người dân bức xúc, tin chắc mình đang bị EVN móc túi mà không biết cãi thế nào. Sự việc có lẽ sẽ chìm xuồng nếu không có chuyện Phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), chi nhánh Ba Đình (tại số 62 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) phát hiện sai trái trong chốt chỉ số công tơ tháng 5/2013 của Công ty Điện lực Ba Đình (EVNHN) làm cho chi phí tiền điện tháng 5/2013 của đơn vị này (hơn 9,1 triệu đồng) tăng gấp đôi so với tháng 4. Đơn vị này đã có đủ chứng cứ và EVNHN đã phải thừa nhận sai sót của nhân viên trong ghi chỉ số công tơ.
Rõ ràng, lỗi của EVN là không thể chối cãi nhưng một lần nữa ứng xử của kẻ độc quyền, bất chấp phải trái lại có dịp bộc lộ qua cách khắc phục. Theo đó EVNHN sẽ trừ sản lượng điện bị ghi sai trong tháng 5 vào hoá đơn tiền điện tháng 6/2013.
Về việc này, PGS.TS Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả, Bộ Tài Chính cho biết, EVN Ba Đình không chỉ “phủi tay” bằng việc bù trừ tiền điện vào tháng sau cho VietBank, đơn vị này phải tìm ra nguyên nhân (khách quan và chủ quan) của việc này và quy rõ trách nhiệm thuộc về ai, giải quyết hậu quả thế nào. Tất cả mọi thứ phải được làm minh bạch, minh bạch trong cả khâu kiểm tra kiểm điểm. Ông cho biết: “Việc làm này của EVN Ba Đình thể hiện sự độc quyền về điện. Anh không thể lợi dụng sự độc quyền đó mà làm sai trái, lấn át người tiêu dùng được. Hoặc nếu người tiêu dùng không phát hiện ra thì anh ém nhẹm đi. Đó là việc làm rất thiếu trách nhiệm của một cơ quan nhà nước”.
Ông Ngô Trí Long cũng nhận định rằng, đối với doanh nghiệp như VietBank hiểu rõ pháp luật và việc kiện cáo với họ là chuyện bình thường, nhưng đối với những người dân, họ gặp khó khăn trong việc đó. Các cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc để răn đe những “ông lớn” độc quyền như thế này. (Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tieu-dung/bat-binh-cach-den-bu-khi-evn-tang-vong-so-dien-240241.html).
Có thể nói, nếu coi hành vi làm sai, chiếm dụng vốn của khách hàng (thu tiền trước một cách bạo ngược) khi bị phát hiện lại ngang nhiên đòi trừ vào tháng sau là chuẩn mực kế toán thì đây là chuẩn mực kế toán riêng có tại EVN mà không ở đâu trên thế giới này có. Đáng lẽ, theo chuẩn mực thông thường, phải trả lại ngay lập tức cho khách hàng số tiền tương ứng với sản lượng điện bị ghi nhầm (không biết vô tình hay cố ý, chúng tôi sẽ phân tích sau), kèm theo đó là lãi suất theo quy định số ngày mà EVN chiếm dụng. Vì nếu không tức là EVN đang ăn cắp tiền của khách hàng. Đồng thời, rà soát lại quy trình ghi chỉ số công tơ, khẩn trương xem xét sự bất hợp lý của vị trí lắp đặt công tơ, bảo đảm để khách hàng cũng có thể giám sát được; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc những người có liên quan, thông báo cho cả nước và công luận biết để làm bài học chung, tránh gặp phải trường hợp tương tự.
Chứng kiến toàn bộ vụ việc từ lúc ghi chỉ số công tơ, lập luận để chỉ ra sai sót khiến nhân viên EVN phải tâm phục, khẩu phục ký biên bản làm việc, anh Nguyễn Tuấn Linh, PGĐ phòng giao dịch chi nhánh ngân hàng Vietbank rất bức xúc với thái độ lấp liếm của EVN và khẳng định việc ghi sai chỉ số công tơ là hành vi cố ý. Trao đổi với chúng tôi, Ô NDA, 1 nhân viên EVHHN cho hay: “Chúng ta biết là hoá đơn tiền điện được tính theo bậc thang, luỹ tiến. Sản lượng điện tiêu thụ càng lớn thì khách hàng phải trả càng nhiều tiền. Nếu 2 tháng (giả định tháng 5 và 6/2013) gia đình bạn sử dụng 500 số điện (kWh) và hoá đơn được chia xấp xỉ 230 – 270 số điện/tháng thì tổng số tiền điện phải thanh toán hoàn toàn khác (chênh lệch lớn) với phương án tháng 5 là 350 số điện và tháng 6 là 150 số điện”. Đây chính là rủi ro chết người của khách hàng, làm lợi cho EVN và đương nhiên khách hàng phải chịu thiệt thòi.

evn-gianlan1
Biên bản làm việc tại EVN Ba Đình.\

Thì ra, lâu nay, chúng ta mới chỉ nghe việc khách hàng ăn cắp điện của EVN, còn sau sự kiện này liệu đã có thế nói EVN cũng đang ăn cắp tiền khách hàng ? Có thể nói khác được không ?
Ô NDA nói tiếp: “Đúng là các nhân viên ghi chỉ số công tơ không thể “ăn trực tiếp” số tiền chênh lệch do thủ thuật chế biến sản lượng điện hàng tháng như nói ở trên”.
Vậy thì số tiền chênh lệch đó đó đi đâu và động cơ nào khiến nhân viên ghi chỉ số của EVN làm như vậy ? Xin thưa, số chênh lệch đó vẫn vào túi của EVN và thủ phạm của tình hình này là cơ chế quản lý của chính EVN. Tại EVN, cấp càng cao thì lương thưởng càng cao nhưng trách nhiệm lại càng ít. Khổ nhất là lực lượng lao động trực tiếp, vất vả, nguy hiểm độc hại và phải chịu rất nhiều áp lực trong SXKD.
Thường thì EVN sẽ khoán cho các đơn vị kinh doanh một loạt chỉ tiêu nhưng quan trọng nhất là doanh thu và tỷ lệ tổn thất điện năng. Đi kèm với việc giao khoán là tiền lương, tiền thưởng của nhân viên và sự thăng tiến của lãnh đạo đơn vị. Nên nhớ tổn thất thì chủ yếu phụ thuộc vào kết cấu lưới, phương thức vận hành và chất lượng thiết bị – những thứ rất cao siêu, không liên quan và tất nhiên là không phải do các nhân viên kinh doanh điện năng thực hiện. Ngoài ra, tổn thất còn do hiện tượng một số người dân ăn cắp điện của EVN, tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể. Giao khoán chỉ tiêu, nghe thì văn minh nhưng thực chất đây là kiểu quản lý phát canh thu tô, vừa vô cảm vừa thiếu trách nhiệm đối với xã hội của EVN. EVN không cần quan tâm các đơn vị kinh doanh bên dưới làm thế nào để đạt chỉ tiêu. Đến lượt mình, nhiều khi, các công ty kinh doanh cũng không hiểu vì sao tổn thất của mình thì tăng còn doanh thu lại sụt giảm và thế là hình thành vòng lặp mới, khoán cho các tổ kinh doanh rồi các tổ kinh doanh lại khoán cho các nhân viên…Không có đủ sản lượng theo mức khoán, tức là tổn thất tăng, không đạt doanh thu thì ắt lương thưởng bị giảm. Đến đây, thì câu trả lời đã rõ, các nhân viên ghi chỉ số, khâu cuối của quá trình SXKD điện năng phải trổ tài để bảo đảm sản lượng và doanh thu theo mức khoán và thậm chí có cách gì mà làm cho doanh thu và sản lượng điện càng cao càng tốt. Bất chấp dân bức xúc thấu trời. Như vậy, có thể nói, số tiền chênh lệch do cố ý ghi sai số điện mặc dù không trực tiếp vào túi của nhân viên nhưng cũng đã vào túi họ một cách gián tiếp. Hiển nhiên, bản chất của lỗi không xuất phát từ hành vi của họ. Chúng ta đã từng chứng kiến một hiện thực, khi trời nắng nóng, hệ thống không đủ điện để cung ứng, EVN liền giao chỉ tiêu cắt điện cho các địa phương và các địa phương sau khi cắt luân phiên vẫn không đạt chỉ tiêu, liền sử dụng chiêu cắt điện hàng loạt để sửa chữa lưới…Dư luận chắc vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ khoán mức phạt hàng năm mà Bộ Công an giao Công an các địa phương mà rất vô tình đã được hé lộ bởi Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng công an phường Thịnh quang, sau đó được Phó Giám đốc Công an thành phố Hà nội Trần Thuỳ xác nhận. (Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/561929/se-phai-tang-phat-de-dat-500-ty-dong-tpp.html). Nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy cách quản lý của EVN cũng gần như cách khoán phạt của Bộ Công an. Và nếu vẫn tiếp tục quản lý đất nước thông qua các hình thức giao chỉ tiêu và thưởng phạt như thế này thì tìm đâu ra động lực để phát triển.
Độc quyền đã làm cho đầu óc EVN mụ mị, bảo thủ, xơ cứng đến mức ngoan cố. Thật khó để phát động một phương án cách tân trong SXKD điện năng trên nền tảng như vậy. Bao trùm EVN vẫn là tư tưởng lợi ích nhóm, thiếu trách nhiệm. Còn nhớ tại buổi giao ban tháng 5/2010, đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Phạm Mạnh Thắng lúc đó là Cục trưởng cục điều tiết điện lực đã thẳng thắn phê bình EVN giảm sản lượng điện chạy dầu để giảm lỗ. Những người có mặt tại buổi giao ban, ai cũng hiểu ý của Ông Thắng mặc dù Ông không toẹt móng heo rằng đáng lẽ năm nay điều kiện thuỷ văn không thuận lợi, mưa ít, thời tiết nắng nóng…(Đã được dự báo trước) nên EVN phải tranh thủ phát nhiệt điện ngay từ đầu năm để dành nước chạy thuỷ điện cho thời gian cao điểm. Nhưng EVN đã không làm như vậy. EVN cứ một mình một kiểu nào là đi tận Sơn la lập đàn cầu mưa, nào là hy vọng rồi Trời sẽ khác ?! và do đó sẽ có mưa để chạy thuỷ điện…Tức là EVN sẵn sàng đặt cược sự may rủi trong mưa nắng của trời với các nhu cầu phát triển KTXH cũng như sinh hoạt của nhân dân. Thế nhưng cũng tại buổi giao ban đó, vị lãnh đạo của EVN vẫn lấp liếm, vẫn cho rằng EVN hoàn thành nhiệm vụ và EVN vẫn đặt mục tiêu cung ứng đủ điện cho KTXH lên hàng đầu…Thực tế sau đó đã diễn ra đúng như ý kiến của Ông Phạm Mạnh Thắng. Điện thiếu trầm trọng, kinh tế đình đốn còn bức xúc của nhân dân thì khỏi nói…Cho đến nay, đây là ý kiến hết sức thắng thắn, dứt khoát và cụ thể của một quan chức quản lý đối với EVN.
(Nguồn:http://www.tin247.com/evn_cho_lu_moi_khac_phuc_duoc_thieu_dien_nghiem_trong-3-21599381.html).
Giá điện đã lại chính thức tăng từ 1/8/2013. Mặc dù, bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định phải có lộ trình và tuyên truyền để nhân dân biết, còn bộ Công thương thì khẳng định chưa tăng giá điện. Có ngờ đâu các nhà quản lý nhà nước vừa tuyên bố hùng hồn xong thì chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, nhân dân cả nước lại bị úp sọt bởi quyết định tăng giá điện 5% từ 1/8/2013.


Minh bạch công khai, tạo cơ chế giám sát có hiệu quả, nghiêm khắc vói những người cố ý làm trái vì lợi ích nhóm để phát triển điện lực hay là vẫn theo lỗi cũ để hình ảnh gắn liền EVN mãi mãi là thế này ?

Liên tiếp các chuyên gia, các nhà quản lý đầu ngành TS Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan …đã lên tiếng đòi hỏi ngành điện phải minh bạch hơn, có trách nhiệm hơn với đất nước, nhân dân nhất là khi kinh tế đang chìm sâu vào khủng hoảng. Dư luận một lần nữa lại ngạc nhiên khi được một lãnh đạo khác của EVN giải thích rằng lần tăng giá này, EVN thu về khoảng 3.500 tỷ đồng và EVN không dùng để bù đắp lỗ do kinh doanh mấy năm trước mà chỉ dùng để bù đắp do giá than bán cho điện tăng…Còn phần lỗ hàng chục ngàn tỷ những năm qua sẽ được EVN trích trả dần từ lợi nhuận hàng năm. Ô hay, không tăng giá lấy đâu ra lợi nhuận. Trả cho than hay trả cho ai thì cũng đều là chi phí. Đây lại là một câu trả lời lấp liếm. Và như thế, có nghĩa hàng chục ngàn tỷ EVN thua lỗ những năm qua sẽ lại được cân nhắc để úp sọt nhân dân và công luận dăm bảy lần nữa (từ nay không nên nghe các quan chức nhà nước nói về thời điểm tăng giá điện, xăng dầu nữa nhé, tốt hơn là nên chuẩn bị tâm lý bị úp sọt bất cứ lúc nào).
Đã đến lúc thay máu EVN để thay đổi gốc rễ cách thức quản trị vô cảm, lãng phí; rất thiếu trách nhiệm với dân với nước. Đã đến lúc người dân và công luận tuyên chiến với thói quản lý úp úp mở mở như mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng lãng phí hoành hoành tại EVN. Nếu không thì sẽ có một ngày hàng chục, hàng trăm tỷ đô la mà EVN đang nợ của các ngân hàng của các tổ chức tín dụng Quốc tế để đầu tư xây dựng hệ thống sẽ trở thành nợ xấu. Khi đó chắc không phải 1 vinashin mà ta đã biết mà tầm vóc vụ phá sản sẽ là hàng trăm vinashin. Xin cảnh báo trước, vinashin rất khác EVN, vinashin thì có thể để thối rửa, rồi lấy chỗ này, chỗ nọ đập vô còn khi EVN phá sản thì ngay lập tức đổ xuống đầu nhân dân. Đã có nhiều nước làm cách mạng vì ngành năng lượng rồi đấy. Thật là khủng khiếp.
MINH HIẾU

PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG HAY SỐNG CHUNG VỚI THAM NHŨNG


Liên tục 2 ngày 17, 18/7, liên quan đến Phòng chống tham nhũng (PCTN) đã có 2 cuộc họp của 2 cơ quan cực kỳ có trách nhiệm. Đó là phiên họp thứ 3 của BCĐ PCTN TW do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì ngày 17/7 và Sáng 18/7, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”. Có thể nói thanh âm, khẩu khí tại các cuộc họp này rất khác nhau và vì vậy nó cũng gây cảm xúc khác nhau cho những người quan tâm đến quốc nạn này.
Chúng ta đều biết, tham nhũng lãng phí đã được chỉ mặt đặt tên là giặc nội xâm, là nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ và chúng ta đã thực hiện không biết bao nhiêu chủ trương, biện pháp. Gần đây nhất là ra nghị quyết TW4, thành lập lại Ban Nội chính TW, BCĐ TW về PCTN do TBT đứng đầu…Nhưng tình hình nhìn chung là chưa được cải thiện, thậm chí càng lúc càng trầm trọng với nhiều biểu hiện tinh vi, phức tạp như đánh giá của các cơ quan chức năng. Thực tế đó, phải chăng (Chữ của TBT) là chúng ta tiếp cận sai hướng, điều trị không đúng cách, liều lượng không đủ mạnh để bệnh không những không được chặn đứng mà càng ngày càng nặng thêm. Bài viết này xin được trao đổi với TBT, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng (Gs NPT) và các quan chức cao cấp có trách nhiệm trong PCTN như trao đổi với các nhà khoa học về cách nhìn mới trong PCTN.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, 6 tháng đầu năm 2013, toàn ngành thanh tra đã triển khai hàng nghìn cuộc thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách… Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng, 452 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.934 tỷ đồng và 401 ha đất (đã thu hồi 2.306 tỷ đồng), xử phạt vi phạm hành chính 252 tỷ đồng; xuất toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 6.109 tỷ đồng, 44,5 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân; đã khởi tố 116 vụ/266 bị can về tội danh tham nhũng… Tóm lại là vô cùng lớn.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện chủ yếu ở cấp cơ sở. Số vụ việc tham nhũng phát hiện và xử lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra còn ít. Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp, có sự móc nối, câu kết của nhiều loại đối tượng, với nhiều phương thức thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội. Tham nhũng đang diễn ra phức tạp tại nhiều lĩnh vực “nóng” như: tín dụng, ngân hàng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản…
(Nguồn Báo cáo của TTCP tại phiên họp thứ 3 BCĐ TW về PCTN).
Tại cuộc họp này, BCĐ TW đã thống nhất lập 7 đoàn công tác của BCĐ để kiểm tra giám sát tại một số ngành, địa phương; khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang thực hiện nhưng hiệu quả thấp; chỉ đạo, đôn đốc công tác điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vụ án có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; cùng với đó là triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…
Còn tại cuộc họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì những người tham dự đã thẳng thắn chất vấn Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh và Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn nhiều câu hỏi xưa như trái đất nhưng chất chứa bức xúc đến cùng cực: “Người dân, báo chí không được đào tạo bài bản về điều tra nhưng họ lại là những người phát hiện giúp cơ quan nhà nước nhiều vụ việc tham nhũng”. (Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, HN); “Nghiệm thu khống 3 tỉ đồng không khởi tố có đúng không?” (Đại biểu Đỗ Văn Đương, TP HCM); ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) bày tỏ nghi ngại khi báo cáo cho biết trong giai đoạn 2006 – 2011 không phát hiện ra hành vi tham nhũng trong các ngành tài nguyên môi trường, tổ chức cán bộ. Trong khi, theo bà Dung: “Đây là hai lĩnh vực vô cùng nhạy cảm”, với nhiều than phiền của người dân về tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ.
Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga dành cho Tân Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn câu hỏi không thể thẳng thắn hơn về trách nhiệm của Kiểm toán trong việc kiểm toán nhiều nhưng hầu như không phát hiện được bao nhiêu. “nhiều thông tin, dư luận cũng cho biết hiện tượng các Kiểm toán viên nhận tiền bồi dưỡng mà bản chất là nhận tiền hối lộ của đối tượng bị kiểm toán để bỏ qua vi phạm trong thời gian qua là không ít. Ở Quảng Ngãi, chỉ riêng số tiền nhận bồi dưỡng, ngoài số tiền gợi ý hối lộ của bốn Kiểm toán viên đã là 181 triệu. Đề nghị Tổng kiểm toán cho biết ý kiến và có cam kết hay giải pháp gì để chống tham nhũng trong nội bộ ngành?’, bà Nga hỏi.


Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (đại biểu tỉnh Thái Nguyên) Ảnh: HLong

Rất nhiều ĐBQH cũng đề nghị giải thích về chuyện quá nhiều vụ chỉ dừng ở xử lý hành chính, cảnh cáo hoặc kỷ luật. Những vụ việc được thông báo là ‘đã chuyển cơ quan điều tra” cũng không nêu rõ kết cục sẽ xử lý thế nào. Bởi thế khi bị ĐB “truy”, Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn mới cho hay, trong số 5 vụ chuyển cơ quan điều tra thì 1 vụ cơ quan điều tra không khởi tố, 1 vụ trả lời là chưa rõ dấu hiệu và ba vụ thì chưa có hồi âm.
“Chuyện cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện ra ít sai phạm hoặc sai phạm mà xử chưa nghiêm cũng là nguyên nhân gây mất lòng tin trong nhân dân về sự nghiêm minh trong đấu tranh chống tham nhũng”, ông Huỳnh Nghĩa kết luận. Vị Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng cũng băn khoăn, tại sao thống kê của các cơ quan thanh tra chủ yếu chỉ nêu các vụ việc nhỏ, dưới cơ sở chứ không đề cập đến các vụ sai phạm lớn, đặc biệt là những vụ việc mà Quốc hội đã từng lên tiếng.
Giải trình với Ủy ban Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận “chúng tôi cũng chưa hài lòng”. Về việc tại sao thanh tra nhiều mà phát hiện ít vụ.
Những thông tin từ 2 cuộc họp nói trên đã phơi bày toàn bộ thực trạng tham nhũng và những hạn chế, yếu kém thậm chí bất lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong PCTN. Vì sao lại như vậy?
Trước hết, nếu chúng ta vẫn tiếp tục coi tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm, là nguy cơ đe doạ sự an nguy của chế độ, của đất nước thì PCTN cần có nền tảng tư tưởng và cách tiếp cận mới. Ai cũng biết tham nhũng là phạm trù lịch sử, gắn liền với sự tồn tại của nhà nước.
Còn nhà nước thì còn tham nhũng. Và vì thế, trong chừng mực nào đấy, chúng tôi đồng ý ý kiến của Gs NPT, khi kết luận cuộc họp trên, rằng “Đây là cuộc đấu tranh gian nan, lâu dài, phức tạp, hết sức khó khăn, không thể chủ quan, bằng lòng được…”. Thế nhưng nhìn vào thực tế và kết quả PCTN chúng tôi thấy cách phát biểu đều đều, vô thưởng, vô phạt, không nhất quán trong cơ sở lý luận của Gs NPT khiến chúng tôi nhận định, mặc dù là con người liêm khiết, trong sạch nhưng Giáo sư rất lúng túng trong huy động trí tuệ toàn dân tộc và kinh nghiệm của nhân loại để xây dựng, triển khai hệ thống các biện pháp PCTN có hiệu quả. Thì đây, chúng ta cũng kê khai tài sản nhưng ta làm không đến nơi, đến chốn. Kê khai tài sản mà không có kiểm tra kiểm soát, kê xong gấp kín vào hồ sơ thì hết nhiệm kỳ kê khai đó chỉ còn là tờ giấy lộn mà thôi; chúng ta cũng minh bạch công khai nhưng chiếu lệ, nửa vời, thậm chí chỉ đến khi nhân dân, công luận phát hiện thì mới công khai; chúng ta cũng quyết tâm xử lý trách nhiệm người vi phạm nhưng khi bắt tay vào xem xét thì rối như tơ vò vì ai cũng đã làm hết trách nhiệm và đúng quy trình. Thưa Gs NPT, mặc dù tham nhũng có ở nhiều nơi trên thế giới nhưng không ở đâu tham nhũng lại hoành hoành thách thức cả hệ thống chính trị như ở Việt Nam. Tham nhũng Việt Nam là tham nhũng chính sách, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, toà án, Thanh tra, kiểm toán…). Đây là tham nhũng gốc mà hiện nay chưa thấy có biện pháp gì có thể trị được. Không những thế, lực lượng này còn vô hiệu hoá hoặc làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để dễ bề tham nhũng. Thật là đau xót.
Hơn ai hết, Gs NPT hiểu rõ tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Thì đây, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tín ngưỡng càng ngày bộc lộ sự ngây ngô, ấu trĩ thậm chí là vô sĩ; chợ búa thì buôn gian bán lận, người dân không biết ăn rau gì, thịt ở đâu cho an toàn; tài nguyên, khoáng sản thì đang bị xẻ thịt không thương tiếc; văn hoá phong bì càng lúc càng nghiêm trọng; XDCB đường sá, cầu cống, nhà xưởng, thuỷ điện …thì bị rút ruột khủng khiếp, làm chưa xong đã hỏng…; các tập đoàn kinh tế nhà nước thì ăn cắp như rươi, tiền của nhà nước rót vào như rót bồ thủng đáy. Đã có vinashin, vinalines thất thoát hàng tỷ đô la. Tới đây sẽ là EVN, các ngân hàng với cục nợ xấu khủng…
Những tập đoàn này nhờ có bầu sữa mẹ là ngân sách nhà nước nên thất thoát hàng trăm tỷ mà lãnh đạo tập đoàn coi như không; bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng, chi nhiều tỷ đồng để rầm rộ đón nhận huân chương và còn nhiều vụ khác nữa. Lãng phí và phản cảm đến thế là tận cùng nhưng chẳng ai bị làm sao.
Còn thực trạng tham nhũng thì Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết, tham nhũng vẫn ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đối tượng tham nhũng thường là những người có chức có quyền, có trình độ, có khả năng che giấu hành vi vi phạm. Tổng TTCP cũng thừa nhận, kết quả phát hiện tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế, chưa phát hiện được nhiều vụ việc mà phải nhờ vào dư luận và báo chí. Tổng TTCP lý giải, đó là trình độ, năng lực hạn chế, công khai, minh bạch tại các đơn vị còn hình thức. Để khắc phục vấn đề này, Tổng Thanh tra cho rằng, cần xây dựng đội ngũ tốt, tăng cường giám sát, công khai, minh bạch hoạt động thanh tra, tăng cường thẩm quyền cho cơ quan thanh tra.
Người đứng đầu KTNN Nguyễn Hữu Vạn cũng nhìn nhận kết quả của ngành kiểm toán chưa đáp ứng với kỳ vọng nhân dân. Lý giải việc có quá ít vụ việc chuyển sang CQĐT, ông Vạn cho rằng do đặc thù hoạt động của ngành không đủ điều kiện để làm rõ các dấu hiệu, hành vi sai phạm như CQĐT. Mặt khác, do trình độ nghiệp vụ và chế tài nên kiểm toán nhiều khi vẫn có thể bị qua mặt bởi các đối tượng làm giả hóa đơn chứng từ. Ông Vạn cũng thừa nhận còn có một số cán bộ kiểm toán làm chưa tốt chức trách được giao và hứa xử lý nghiêm đối với bất cứ sai phạm nào của kiểm toán viên. “Chúng tôi có nghe nói về hiện tượng nhưng bằng chứng thì rất khó. Vì vậy, chúng tôi mong được chỉ mặt điểm tên những cán bộ sai phạm và sẵn sàng xử lý để làm trong sạch đội ngũ”, ông Vạn nói.
Ô hay, cả nước mới chọn được ông Tổng thanh tra, ông Tổng Kiểm toán, những tưởng các ông ấy và bộ máy đồ sộ của TTCP và KTNN rành rẽ mọi thủ đoạn dù tinh vi, xảo quyệt của tội phạm tham nhũng để lôi chúng ra ánh sáng và thu tiền về cho nhân dân thì hoá ra các ông lại bất ngờ. Rằng, đối tượng tham nhũng là những người có chức, có quyền, có trình độ và có khả năng che dấu…Chẵng lẽ nhân dân lại cũng có khả năng tham nhũng?! Lại nữa, một trong những chức năng chính của TTCP và KTNN là tham mưu cho Chính phủ bịt các kẽ hở trong quản lý để PCTN thế mà các ông lại biện bạch không đủ điều kiện làm rõ các dấu hiệu, hành vi, vi phạm hoặc do trình độ nghiệp vụ và chế tài nên nhiều khi vẫn có thể bị qua mặt…Ôi các ông, các ông khi thấy những bất cập đó thì phải ngày đêm trăn trở tham mưu cho Thủ tướng để có quy định phối hợp trong xử lý chứ. Các ông biết mà vẫn “cứ mần thinh” là gây thất vọng lớn cho nhân dân trong PCTN. Đội ngũ của cán bộ của các ông năng lực kém ư thì phải đào tạo, bổ sung, để thay thế, cứ công khai thi tuyển vào, chứ lại tuyển dụng CCCCC (con cháu các cụ cả) thì lại đâu hoàn đấy mà thôi. Có khi còn xấu hơn nữa.
Nên nhớ, các phát biểu trên đây của Tổng TTCP và Tổng KTNN liên quan đến trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ vẫn mới chỉ là một nữa sự thật. Vẫn có khả năng nói vậy nhưng không phải vậy. Trình độ của các thanh tra viên (TTV) và kiểm toán viên (KTV) về quản lý kinh tế, về khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin, ngoại ngữ…phần nhiều là non kém. Tiếp xúc là biết ngay mà. Nhưng chính đội ngũ này lại có kỹ năng thượng thừa trong phù phép, bới móc tại các DN; cùng với DN, giúp DN xoá phụ lục, tồn tại trong thanh tra kiểm toán theo kiểu “vuốt ve, che chở” …Tất nhiên là không phải ai cũng được TTV, KTV vuốt ve che chở đâu nhé. Muốn biết ai tốt ai hư, muốn biết ai hoàn thành nhiệm vụ, ai lợi dụng thanh tra, kiểm toán để làm tiền DN xin mách cho Tổng TTCP và Tổng KTNN là hãy công khai so sánh để công luận biết các bản dự thảo kết luận thanh tra, kiểm toán và bản kết luận chính thức thì sẽ rõ vì sẽ khác nhau 1 trời 1 vực. Nếu TTCP và KTNN không có điều kiện công khai vấn đề này thì tới đây chúng tôi buộc phải công khai kết quả tại một vài tập đoàn và làm rõ bản chất những sai khác giữa bản dự thảo và bản chính thức của kết luận thanh tra, kiểm toán.
Một vấn đề khác theo báo cáo của TTCP rất đáng lưu tâm đó là các vụ việc đều do dư luận, báo chí phát hiện. Nói như vậy có nghĩa là cả hệ thống chính trị với lực lượng đông đảo cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng đã bị che mắt, hầu như không phát hiện được tham nhũng, mà chỉ phát hiện qua dư luận, báo chí. Không phát hiện được thì biết phòng chống làm sao?. Và nếu cứ vậy thì tới đây 7 đoàn công tác toả đi các địa phương liệu có kết quả gì không hay chỉ trống dong cờ mở đọc bản báo cáo na ná như nhau rồi kết luận na ná như nhau?! Hay là biện pháp chỉ đạo thanh tra, kiểm toán phát hiện tham nhũng…Chắc Gs NPT biết TTCP, KTNN người ta báo cáo như vậy rồi thì còn chỉ đạo gì nữa. Đã và đang chỉ đạo liên tục và quyết liệt nhưng kết quả có gì khá hơn đâu.
Tồn tại xã hội như thế, tham nhũng như thế thì ý thức về PCTN trong toàn bộ hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội cũng cần phải thay đổi để thích ứng. Theo đó, sự quyết liệt không thể chỉ bằng lời nói; phải tăng tốc khẩn trương chứ không thể nhấn nhá qua ngày, tình hình nguy cấp lắm rồi. Khi coi tham nhũng là giặc nội xâm thì PCTN phải sử dụng tất cả các biện pháp như chống giặc, kể cả phải dùng bạo lực cách mạng với các tập đoàn tham nhũng để cứu tiền về cho dân. Khi coi tham nhũng là bệnh nan y thì phải coi tham nhũng đồng thời là con nghiện, không thể thuyết phục, động viên hô hào theo kiểu đừng tham nhũng nhé, rồi phê bình kiểm điểm qua loa để dĩ hoà vi quý; sợ thù hằn, sợ mất lòng, sợ rối nội bộ…mà trái lại phải cưỡng chế để cai nghiện. Tuyệt đối đừng bao giờ nghe con nghiện giải trình! Nếu chưa sẵn sàng tâm thế như vậy thì đừng mong PCTN hiệu quả và thay vì phòng chống tham nhũng thì thực ra chúng ta đang sống chung với tham nhũng mà thôi.
Tôi và nhiều người dân khác hăm hở, phấn khởi biết bao nhiêu khi Gs NPT trên cương vị TBT đã lãnh đạo thành lập Ban Nội chính TW và đưa Ban Chỉ đạo PCTN TW về trực thuộc TBT đồng thời đưa Ông Nguyễn Bá Thanh (NBT) về làm Trưởng Ban Nội chính TW thì chúng tôi lại thất vọng bấy nhiêu trước sự chậm trễ, chồng chéo trong triển khai công việc của Ban Nội chính TW. Nói thật là chúng tôi rất tin tưởng vào phẩm chất và cách làm của Ông NBT thông qua những thành quả mà Đà nẵng đạt được. Thử hỏi trên đất nước này, vào buổi hôm nay được mấy người nói đi đôi với làm và để lại thành quả được nhiều người công nhận như Ông NBT. Tất nhiên, tôi không nghi ngờ việc Ông NBT có thể có sai sót này nọ trong quá trình công tác. Nhân bất thập toàn mà. Nhưng cần khẳng định, hiện tượng NBT là có thật và quyết định lựa chọn Ông NBT của Gs NPT là hoàn toàn chính xác. Đành rằng, một mình Ông NBT thì chẳng làm được gì trước thực trạng tham nhũng trầm trọng hiện nay. Nhưng vai trò dẫn dắt cuộc chiến PCTN của một cá nhân có phẩm hạnh, có ý chí, quyết tâm và đủ bản lĩnh đối mặt với mọi thách thức trên mặt trận này là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần nhiều những cá nhân như thế. Họ chỉ cần có vài động tác là có thể tạo xung lực góp phần thay đổi trật tự ngay.
Đơn cử, từ khi Ông Nguyễn Đức Chung được giao làm Giám đốc Công an Hà Nội, không còn ai dám xưng cháu, xưng em hay xưng bồ ông Chung khi bị CSGT hạch hỏi nữa. Ông ấy cũng sẵn sàng tuyên chiến với xe 80 B hay xe biển xanh nếu vi phạm. Ông ấy thường xuyên một mình một xe …máy đến kiểm tra tình hình trực ban tại các đồn trên địa bàn thành phố…Rõ ràng, đó chỉ là các hành vi nhỏ, không quan trọng và chưa cần động não nhiều nhưng đáng nói là nó đã mang lại hiệu quả tức thì. Nói thật nhân dân chúng tôi biết hết tất cả các việc quan chức làm cho chúng tôi và luôn trân trọng những việc làm, hành vi dù nhỏ nhưng mang lại cho chúng tôi sự bình yên. Quan trọng hơn, từ những việc làm nhỏ lẻ đó, chúng tôi có niềm tin rằng việc nhỏ mà đã chú tâm thì nhất định việc lớn vì cuộc sống bình yên của nhân dân vì sự phát triển của đất nước lại càng được người ta ngày đêm trăn trở để giải quyết. Hy vọng niềm tin đó là có cơ sở.
Tôi viết bài này không hề nhằm mục đích nói xấu hay chống ai, cũng không hề tâng bốc ai vì tôi đã lớn tuổi và có nhiều năm tuổi đảng.
Lý do chỉ đơn giản là tôi không thật sự an tâm với cách thức PCTN mà ta đang làm, xót xa cho của cải của nhân dân bị bọn tham nhũng chiếm đoạt mà không ngăn chặn được. Dù biết Gs NPT và các quan chức cấp cao có trách nhiệm trong PCTN cũng thường xuyên “nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”vì bọn tham nhũng nhưng tôi vẫn ước sẽ có một ngày (không xa), với thái độ cầu thị và khoa học, Gs NPT trên cương vị TBT sẽ lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện đến nơi đến chốn những việc không hề mới sau đây:
1. Minh bạch trong kê khai tài sản của đội ngũ cán bộ công chức. Để nhân dân và công luận giám sát việc kê khai này. Nếu phát hiện gian dối thì xử lý ngay. Tình hình đến nước này rồi, nếu cần thì thưa với QH để QH xin với nhân dân là chỉ kê khai tài sản hiện có mà không truy nguồn gốc của cải trước đây vì sao có. Nhưng nhất cử, nhất động từ nay thì một đồng cũng phải kê khai minh bạch nguồn gốc để nhân dân và công luận biết. Thôi thì, nhân dân chịu thiệt nốt lần này vậy. Còn hơn kiểu kê khai bùng nhùng vô tích sự như hiện nay.
2. Công khai, minh bạch trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Bao gồm công khai minh bạch các khoản mục chi phí trong DNNN nhất là các tập đoàn. Ai ký lệnh chi tiền, trực tiếp hay gián tiếp mà sai, mà lãng phí, mà dẫn đến tham nhũng thì nhất thiết ngoài việc bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải bồi thường đầy đủ cho nhà nước; công khai kết luận thanh kiểm tra, kiểm toán đồng thời với công khai phần giải trình của đối tượng được thanh kiểm tra những nội dung đã được loại bỏ khỏi kết luận chính thức so với bản kết luận dự thảo; công khai quy hoạch phát triển KTXH, bao gồm quy hoạch về sử dụng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, công khai trong phân bổ nguồn lực để phát triển KTXH…; công khai việc bổ nhiệm cán bộ, thực hiện tranh cử dân chủ trong bầu cử, tránh hiệp thương khép kín như hiện nay, đúng quy trình mà không chọn được cán bộ có đức có tài. Tất cả sự công khai này phải có sự giám sát thực chất của công luận và nhân dân.
3. Qua mỗi vụ việc tham nhũng bị phát hiện xử lý thì việc quan trọng hơn là làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, tìm các kẽ hở trong quản lý, tuyên truyền rút kinh nghiệm để bảo đảm không ai vô tình vi phạm lỗi tương tự. Để răn đe, để phòng ngừa, để ai có tham lam muốn vi phạm cũng bị chùn tay, khiếp sợ. Thí dụ, qua vinashin, vinalines thì phải cập nhật các bài học quản lý ngay để các Tập đoàn khác còn biết mà đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Rõ như thế rồi thì còn gì phải bí mật mà không cho nhân dân và công luận được biết.
4. Không họp liên ngành để chỉ đạo án điểm như hiện nay. Pháp luật phải được độc lập trong xét xử. Thực hiện tranh tụng công khai, dân chủ tại toà. Án tại hồ sơ. Nếu còn có quan điểm khác nhau về vấn đề nào đó thì các cơ quan chức năng liên quan phải tiến hành làm rõ. Quy định của Bộ, ngành nào bị lợi dụng để tham nhũng thì xử lý người đứng đầu của bộ đó. Nếu quy định do Chính phủ mà sơ hở, rồi người ta vin vào đó để phạm tội thì truy cứu trách nhiệm chính phủ còn đối với bị cáo thì áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, có lợi cho bị cáo.
5. Đối với quan chức có vai trò đặc biệt trong PCTN như Ô Nguyễn Bá Thanh thì phải công khai địa chỉ Email, nếu có điện thoại nữa thì càng tốt (Hơn một lần Ông NBT hứa với nhân dân Đà nẵng nếu có gì bức xúc thì cứ gọi cho Ông, nhưng có ai biết Ông ở đâu mà gọi!) để người dân và công luận phản ánh tham nhũng thậm chí là báo án. Xin được đề nghị thêm với Ông NBT và các quan chức có trách nhiệm PCTN là đối với các đơn khiếu nại tố cáo kèm theo bằng chứng cụ thể thì cần sớm quan tâm xem xét để tạo động lực trong nhân dân, làm cho nhân dân thêm tin tưởng. Nên nhớ, mỗi bằng chứng tố cáo tham nhũng đều phải rất khó khăn mới lấy được, người tổ cáo luôn đối mặt với quyết định đuổi việc của người có chức quyền, thậm chí phải trả giá bằng máu. Nên rất mong được quý trọng, bảo vệ và xem xét rốt ráo.
PCTN đang gắn với vận mệnh quốc gia, kết quả PCTN có thể bảo toàn, làm sinh sôi hoặc triệt tiêu thành quả gần 1/3 thế kỷ đổi mới dù còn rất khiêm tốn. (Nên nhớ, chỉ 20 năm thì nhiều nước quanh ta đã hoá Rồng, trong khi Việt nam mình còn nghèo khổ quá). Thêm lần nữa tôi đồng ý với Gs NPT rằng, “Đảng không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan…”. (Nguồn: như đã dẫn). Đây là câu nói luôn luôn đúng. Nhưng nếu Gs NPT, trên cương vị TBT, lại để mọi người dùng câu nói đó như thần chú, như vòng kim cô trói tay trói chân bộ máy PCTN của Đảng (mà rất nhiều người mong như thế) thì đó lại là thất bại của Gs.
LAN ANH

Kinh tế đang rơi vào vòng xoáy dữ dội?


Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, nền kinh tế Việt Nam đang đi vào vòng xoáy: cầu thấp do thất nghiệp tăng và thất nghiệp tăng dẫn đến cầu thấp.

Xuống “đáy” chữ U

Đánh giá về kinh tế nửa đầu năm 2013, ông Kim cho rằng, lạm phát thấp không phải do thành công từ công tác điều hành mà do kinh tế suy thoái, cầu thấp, cung tự giảm và nhiều lúc thấp đến mức đáng lo ngại, phải tạo ra tăng giá một số mặt hàng, dịch vụ để đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên.
Tính đến nay, có hai chính sách quan trọng bắt đầu đi vào cuộc sống là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho người mua nhà ở xã hội và thành lập Công ty quản lý nợ xấu VAMC.
Tuy nhiên, xét gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, có thể thấy chưa trúng mục tiêu và hiệu quả sẽ không cao. Chẳng hạn, muốn sở hữu căn hộ 70m2, giá 15 triệu đồng/m2 thì người mua có thể vay 800 triệu đồng, lãi suất 6% trong 10 năm. Năm đầu sẽ phải trả cả gốc và lãi 128 triệu đồng, cộng với các chi phí sinh hoạt thì thu nhập của hộ mua nhà phải kaf trên 200 triệu đồng/năm. Với thu nhập như vậy ở Việt Nam là khá cao và ít người có thể vay được. Và việc kích thích kinh tế thông qua gói này không mang lại nhiều kết quả.
kinh tế, vòng xoáy, khó khăn, gói 30.000 tỷ, VAMC, đáy, vốn, việc làm, tái cơ cấu.
Từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế không những không tạo ra mà còn làm mất đi nhiều công ăn việc làm (ảnh SGTT)
Còn việc thành lập VAMC cũng không thể giải quyết được gốc của vấn đề là DN sẽ tiếp cận được vốn ngân hàng dễ dàng, cho dù các ngân hàng đã sạch nợ xấu. Vốn vì thế vẫn khó đẩy vào sản xuất kinh doanh khiến kinh tế khó khởi sắc.
Bên cạnh đó, đến nay đã có trên 300.000 DN bị thua lỗ, phá sản, ngừng hoạt động; số còn lại, khoảng 100.000 DN đang sống thoi thóp. Theo tính toán, bình quân 1 DN ngừng hoạt động sẽ làm mất 15 việc làm. Với số DN đã ra đi, hàng triệu việc làm không còn, chưa kể hàng năm có thêm hơn 1 triệu người gia nhập thị trường lao động. Như vậy, có thể nói từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế không những không tạo ra mà còn làm mất đi nhiều công ăn việc làm. Số lượng lao động thất nghiệp cao, thu nhập giảm đã khiến nguồn cầu hạ thấp, các DN đã khó lại càng khó khăn hơn.
Có người cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã xuống “đáy” nhưng là “đáy” chữ U, xuống “đáy” rồi nhưng không biết khi nào mới có thể lên được. “Theo tôi, kinh tế Việt Nam đang rơi vào vòng xoáy khó có thể thoát ra, đó là cầu giảm gây ra thất nghiệp tăng, thất nghiệp tăng lại làm cho cầu giảm”, ông Kim nhận xét.

Tái cơ cấu kinh tế chậm

kinh tế, vòng xoáy, khó khăn, gói 30.000 tỷ, VAMC, đáy, vốn, việc làm, tái cơ cấu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim
Nếu không có các chính sách đột phá, kinh tế sẽ còn khó khăn trong nhiều năm tới. Chính sách cần làm, theo ông Kim, trước hết phải tăng đầu tư. Đầu tư sẽ tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động, lợi nhuận cho DN, qua đó sẽ nâng nguồn cầu. Ngoài đẩy mạnh đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách thì phải thúc đẩy các DN đầu tư. Để DN tiếp cận được vốn trong tình hình hiện nay, không có cách nào khác là Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh để các DN tốt, dự án tốt được vay vốn.
kinh tế, vòng xoáy, khó khăn, gói 30.000 tỷ, VAMC, đáy, vốn, việc làm, tái cơ cấu.
Ngoài ra, có thể kích thích bằng kích cầu bất động sản, nhưng chính sách phải khác, chẳng hạn dành cho tất cả người có nhu cầu mua nhà ở, không giới hạn diện tích và giá tiền, lãi suất ổn định và thời gian cho vay kéo dài đến 30 năm.
Trên thế giới, một số nước có chính sách dành cho người dân mua nhà được vay tới 30 năm, thậm chí có nơi 100 năm như Thụy Sỹ. Như vậy việc trả tiền vay gốc sẽ rất thấp, chỉ phải lo lãi suất. Khi thị trường bất động sản khơi thông sẽ kéo nhiều ngành sản xuất phát triển theo như vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, đồ dùng gia đình, học tập, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị điện, điện tử, giải trí… góp phần tạo cầu tăng.
Vế tái cơ cấu nền kinh tế, theo ông Kim, diễn ra quá chậm. Chạy theo kinh tế ảo, nhưng từ năm 2011, Việt Nam là quốc gia độc nhất trên thế giới mạnh dạn đưa ra chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, được đánh giá cao. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm. Tái cơ cấu ngân hàng và DN nhà nước tiến triển rất chậm và không như mong đợi. Đề án tái cơ cấu nền kinh tế thì quá dàn trải cho tất cả các ngành và tất cả các địa phương, không thấy đâu là mũi nhọn. Có thể nói Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã không nắm bắt được hướng đi dựa trên những lợi thế và tạo ra sự khác biệt của riêng Việt Nam.
Với đề án như hiện nay thì thực hiện sẽ ít đem lại hiệu quả, bởi tất cả vẫn dựa trên ý chí và mong muốn chủ quan hơn là trên cơ sở thực tiễn.
Nếu đề án tốt thì thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và đây là nguồn vốn quý để phát triển kinh tế trong lúc khó khăn. Song, họ đến, đã hy vọng rồi thất vọng khiến đầu tư càng giảm trong giai đoạn này, tăng trưởng lại càng khó khăn.
Hiện tại vẫn chưa nhìn thấy kinh tế Việt Nam sẽ thoát “đáy” hay thoát khỏi vòng xoáy bằng cách nào.
THEO VIETNAMNET

Kinh tế Việt Nam: Thời điểm trả giá cho các thị trường đầu cơ


Đã bước vào quý 3/2013, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy một cái đáy nào rõ rệt. Khung cảnh vẫn nhuộm một gam màu u ám, bất chấp hàng loạt báo cáo của giới chức sắc chính phủ và phát ngôn của giới chuyên gia cận thần về triển vọng kinh tế đang tốt lên.
Mới đây, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là ông Cao Sỹ Kiêm đã mô tả bức tranh thực trạng: vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Cụ thể, sản xuất vẫn đang bị thu hẹp, phá sản, đình trệ vẫn cao, khó khăn của nhiều doanh nghiệp về vốn, về đầu ra, tồn kho vẫn chồng chất và có xu hướng tăng lên… Đến nay theo thống kê đã có một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đi, không đủ sức để chờ đợi được hưởng chính sách này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chán nản, buông xuôi…
Ông Kiêm cũng đưa ra dự báo: với tình hình như thế này thì số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, giải thể phá sản chắc chắn còn tăng lên nữa.
Những nguồn cơn nào đã dẫn đến hiện trạng cay đắng như thế?
Không thể hoài nghi, các thị trường đầu cơ đã đóng góp một phần không nhỏ cho thế tuột dốc không phanh của nền kinh tế quốc gia.

Parabol rơi xuống

Nhìn tổng quan và lấy mốc từ năm 2005 – khi giai đoạn trì đọng của kinh tế Việt Nam còn đi ngang, thì cho đến năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã tạo nên hai đỉnh. Đỉnh thứ nhất có thế năng lớn nhất, được lập vào năm 2007; còn đỉnh thứ hai vào năm 2009. Hai đỉnh này đã được xem là kết thúc cho biểu đồ tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1991 – thời điểm mở cửa kinh tế – cho đến nay.
2007 là thời gian mà đầu tư công và các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài tăng rất đáng kể. Đó cũng là thời kỳ tương tự như nhận định của một số chuyên gia kinh tế nước ngoài về nền kinh tế Trung Quốc “đầu tư nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất”. Tiền được đổ ra và kích thích các thị trường, nhưng cũng kéo theo lạm phát và mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng làm cho sinh hoạt của người dân trở nên khốn khó hơn.
Nếu xem xét vận hành của nền kinh tế theo quan điểm thị trường chứng khoán là kẻ đi tiên phong và báo hiệu thì trong thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, thị trường chứng khoán đã có một bước nhảy vọt gấp 3 lần. Nhiều đánh giá cho thấy một nguồn lực khổng lồ từ nước ngoài đã đổ vào cổ phiếu, khiến cho mặt bằng giá cổ phiếu tăng vô tội vạ. Đó cũng là minh họa sống động về nền kinh tế đã bị đầu tư quá nóng. Trong khi nền kinh tế và biểu đồ tăng trưởng của nó còn khá từ tốn thì đồ thị của chứng khoán đã làm nên một cuộc “đại nhảy vọt”, hệt như cuộc cách mạng thời năm 1960 ở Trung Quốc. Và logic tiếp nối là những gì ảo ảnh và nhảy vọt đều có thể để lại hậu quả “dưới đáy” khủng khiếp.
Nhưng cơn sốt kinh hoàng và để lại dư chấn ghê gớm nhất không phải là chứng khoán mà chính là bất động sản – điều xảy ra tương tự với thị trường Trung Quốc trong cùng giai đoạn 2007 – 2012.
Một điểm rất tương đồng giữa nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam là sau khi cùng lập đỉnh vào năm 2007, đến đầu năm sau, tất cả lại cùng lao dốc. Những gì tăng sớm nhất và mạnh nhất lại bắt buộc phải hạ cánh cứng nhanh nhất.
Chứng khoán là minh họa khốn khổ như thế. Trong khi thị trường này lao dốc, bất động sản – tuy chưa chịu xuống giá – nhưng lập tức rơi vào tình cảnh đóng băng. Đó cũng là một đặc trưng của thị trường địa ốc ở Việt Nam, khi có đến 70% người tham gia thị trường này với động cơ đầu cơ, để khi tăng thì mọi người cùng đổ xô mua đuổi giá cao, còn lúc xuống thì không mấy ai dám “bắt dao rơi” – như một thuật ngữ trong thị trường chứng khoán.
Đồ thị lao dốc của chứng khoán lại dắt dây đến đường biểu diễn suy giảm của bất động sản. Từ năm 2007 đến nay, bất chấp chu kỳ hồi phục ngắn vào năm 2009, giá chứng khoán ở Việt Nam đã giảm đến 70-80%, còn giá bất động sản giảm ít nhất 30-40%, cao hơn hẳn mức 25-30% của chỉ số suy thoái của bất động sản S&P/Case-Shiller của Mỹ trong thời kỳ 2007- 2011.
Chứng khoán và bất động sản lại kéo theo đà suy thoái không thể cưỡng được của nền kinh tế. Tuy không đến nỗi lao dốc như bất động sản, nhưng hiển nhiên nền kinh tế Việt Nam đã làm thành một vệt parabol lõm từ năm 2009 đến nay.

Kích cầu nhóm lợi ích

Vào năm 2009, chính phủ Việt Nam đã bơm ra một gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng, tương đương với 8 tỷ USD theo tỷ giá ngoại hối khi đó, để kích thích nền kinh tế và các thị trường.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong khi gói kích cầu năm 2009 vẫn chưa được làm rõ về tính hiệu quả thực sự của nó, thì lại có quá nhiều dư luận cho rằng phần lớn nguồn tiền này đã bị đầu tư sai mục đích, tức phần lớn đã chảy vào thị trường chứng khoán và bất động sản để “đánh” hai thị trường này lên, cũng là giúp cho các nhóm đầu cơ trục lợi và “thoát hàng”.
Trong năm 2009 – 2010, nếu mặt bằng giá cổ phiếu phục hồi gấp đôi thì mặt bằng giá nhà đất ở Hà Nội lại tăng gần gấp ba, tạo thành một cơn sốt mới và lập đỉnh mới. Kết quả là sau hơn 20 năm kể từ mốc mở cửa, giá nhà đất ở Việt Nam đã tăng gấp 100 lần, và hiện thời đang cao gấp 25 lần so với mặt bằng thu nhập bình quân của người tiêu dùng, trong khi chuẩn của Liên hiệp quốc chỉ dưới 5 lần.
Trong khi đó, giá vàng cũng đã tăng gấp gần 4 lần từ năm 1997 đến năm 2011, và tăng gấp 10 lần nếu tính từ thời điểm năm 2000. Giá vàng tăng dẫn đến lạm phát phi mã. Riêng năm 2011 lạm phát đã gần 20%.
Tất cả những tiêu chí lợi nhuận được tính bằng số lần ở Việt Nam đã khiến cho bất cứ một nhà tư bản nước ngoài nào cũng phải thèm khát. Điều lạ lùng luôn khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh ngạc là trong một thị trường Việt Nam quá thiếu minh bạch về thông tin và yếu kém về quản lý, người ta lại có thể kiếm tiền rất dễ dàng – hiện tượng mà chỉ có Trung Quốc mới so sánh được.
Quả thế, thị trường bất động sản vẫn được xem là một tâm điểm của tình trạng thiếu minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam. “Nền văn hóa kinh doanh rỉ tai”, hay những gì tương tự, đã khiến cho thị trường này phải đứng áp chót trong bảng xếp hạng 15 nước thuộc khối châu Á – Thái Bình Dương, và cũng đội sổ trong số 56 nước được chọn xếp hạng về độ minh bạch của thị trường bất động sản trên thế giới.
Tuy nhiên, dần dần các nhà đầu tư và nghiên cứu nước ngoài cũng hiểu ra một bí quyết tối quan trọng: thị trường càng thiếu minh bạch thì lại càng dễ đầu cơ. Mà đầu cơ lại là gốc rễ của tư bản, của siêu lợi nhuận. Phần lớn các thị trường mang tính đại chúng ở Việt Nam, trừ thị trường ngoại tệ thường dao động ngang và một số thị trường hàng hóa đặc thù, đã luôn đạt đến điểm mơ ước về siêu lợi nhuận trong đầu cơ như thế.

Trả giá!

Người dân Việt Nam có thể tự đặt câu hỏi: hơn 20 năm qua có ý nghĩa như thế nào đối với một thời lượng của sự phát triển? Sau phát triển, hay theo quy luật vận hành của nền kinh tế, thường là giai đoạn suy thoái. Vậy Việt Nam có tương đồng với trường hợp nước Mỹ, với chu kỳ 20 năm liên tục tăng trưởng GDP, đạt đến thời kỳ mà người ta vẫn dùng từ “Thịnh vượng” để miêu tả, để rồi sau đó rơi vào một chu kỳ điều chỉnh giảm bắt buộc?
Thế nhưng cũng không khác gì quy luật tăng trưởng – suy thoái trong đầu cơ quốc tế, sự vận hành của nền kinh tế đầu cơ ở Việt Nam cũng mang tính chu kỳ với hệ quả tất yếu phải xảy ra. Hơn 20 năm qua có lẽ đã đủ cho một chu kỳ tăng trưởng, đủ để hoạt động đầu cơ ở Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả do chính nó gây ra.
Hậu quả mà nền kinh tế Việt Nam phải nhận lãnh sau những cơn sốt tất nhiên là một sự thoái hóa chưa có hồi kết. Người ta có thể chứng kiến nhan nhản nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước như dầu khí, điện lực, xăng dầu, các tổng công ty kinh doanh bất động sản bị chìm ngập trong núi tài sản bị chôn trong cổ phiếu và bất động sản.
Tuy nhiên, khủng khiếp nhất vẫn là bất động sản với con số nợ xấu đang lên đến ít nhất 200.000 tỷ đồng đến thời điểm hiện nay. Còn nợ xấu trong hệ thống ngân hàng dĩ nhiên còn khủng khiếp hơn: ít nhất 250.000 tỷ đồng theo báo cáo chính thức của Ngân hàng nhà nước, và gấp đôi con số này theo ước tính của giới chuyên gia phản biện độc lập.
Cùng với bất động sản và chứng khoán, nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, sắt thép, xi măng, thủy sản, nông sản…cũng chịu cảnh đổ dốc và ngưng trệ sản suất. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế rơi vào tình trạng thảm thương khó có lối thoát, với gia tốc suy giảm tăng dần và biểu đồ suy thoái ngày càng chúc xuống với độ dốc lớn hơn.
Một khi chủ nghĩa đầu cơ cũng phải quy hàng thì có thể hiểu là nền kinh tế đang thiếu hẳn động lực để lấy lại những gì đã mất. Thậm chí nếu không được cải tổ mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam còn có thể mất hết những gì vừa có lại.
Do vậy, khó có thể quan niệm những năm 2009-2010 như giai đoạn phục hồi mạnh sau khủng hoảng, mà chỉ nên xem đó là thời kỳ quá độ của những khó khăn trên đà tiếp diễn. Có nghĩa là chữ L đã được hình thành cơ bản, đang kéo dài cạnh đáy của nó một cách không bằng phẳng, thậm chí cạnh đáy này còn có thể chúc xuống nếu như nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái kép trong những năm tới.
Vẫn luôn có một lối đối sánh không quá ẩn dụ đối với bối cảnh hiện thời: “Thị trường bất động sản đang biến toàn bộ nền kinh tế và người dân thành con tin của nó”. Rõ như ban ngày, sau thị trường chứng khoán, khối tài sản khổng lồ treo giá cao ngất nhưng không bán được của đa số các doanh nghiệp nhà đất đang trở nên một ổ dung nham khủng khiếp, tiềm ẩn trong núi lửa có thể phun trào xuống khu vực đồng bằng của nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Các thị trường đầu cơ đã lao nhanh đến thời điểm phải trả giá, trả giá cho mặt bằng giá hoàn toàn không tương xứng với thu nhập bình quân của người dân. Và đến lượt mình, nền kinh tế cũng phải trả giá với tư cách một nạn nhân của các thị trường đầu cơ – một hệ quả mà thay vì phục hồi theo chữ V thì nền kinh tế vẫn còn ì ạch ở cạnh đáy của chữ L cho tới giờ này.
Sự trả giá trên là quy luật tất yếu và phải diễn ra, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
THEO VOA BLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét