Cuộc thập tự chinh tuyệt thực của một blogger Việt Nam
Khi tôi viết câu chuyện này thì đã là ngày thứ 38 Điếu Cày tuyệt thực.
Thông tin về việc blogger nổi tiếng nhất Việt Nam đã từ chối đồ ăn kể từ
ngày 20-6 đã rò rỉ từ nhà tù nơi ông bị giam giữ, căn cứ vào một bản án
được tạo dựng ra là ông tuyên truyền chống phá Nhà nước. Nhà bất đồng
chính kiến 61 tuổi này muốn phản đối việc nhà tù ngược đãi những tù nhân
không chịu nhận tội.
Tôi chưa bao giờ gặp Điếu Cày. Khi ông mới bị bắt đi tù vào năm 2008,
tôi vẫn là một phóng viên lớn lên trong những năm tháng Việt Nam tăng
trưởng mạnh nhờ đổi mới, và tôi hầu như không quan tâm đến chính trị.
Điếu Cày thì ở thế hệ đủ già để nhớ về cuộc chiến tranh chống Mỹ và
những ngày gian khó tiếp sau đó.
Việc làm của blogger Điếu Cày đã mở ra một cánh cửa cho tôi. Nó cho
thấy blog đáp ứng nhu cầu của độc giả – nhu cầu được có thông tin chân
thực, tức là không phải thứ thông tin được định hướng và bóp méo bởi hệ
thống báo chí quốc doanh phục vụ lợi ích của chế độ và Đảng Cộng sản
cầm quyền.
Tôi không phải người duy nhất nghĩ như vậy: Cả một thế hệ blogger đã
nhìn vào Điếu Cày như một blogger nói lên sự thật trước chính quyền.
Những gì tôi biết về ông và kể lại ở dưới đây là tôi được nghe từ các
bạn bè của ông.
Tên thật của ông là Nguyễn Văn Hải, nhưng dần dần người ta biết đến ông
với tên gọi dân dã là Điếu Cày. Ông lớn lên ở Hải Phòng, thành phố cảng
cách Hà Nội khoảng 100 km về phía đông, và ông đi bộ đội, chiến đấu ở Sư
đoàn 3 Sao Vàng thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi đoán chắc Điếu
Cày đang ở trong quân ngũ khi kháng chiến chống Mỹ chưa kết thúc. Trong
chiến dịch Hồ Chí Minh, ông ở tuổi 22-23.
Người lính trẻ hẳn đã thấy đất phương Nam phù hợp với ông hơn. Khi giải
ngũ, ông quyết định ở lại miền Nam. Vào những ngày đó người miền Bắc mà
đi kinh doanh, buôn bán là chuyện hiếm lắm, nhưng Điếu Cày đã mở quán ở
TP.HCM. Ông còn buôn bán thiết bị máy ảnh và cho thuê căn hộ. Ông nhanh
chóng khá giả và có quan hệ rộng rãi. Bạn bè của Điếu Cày đánh giá ông
là người cởi mở, nhiệt tình, duyên dáng và có sức thu hút, có thể thân
thiết gần gũi với giới văn nghệ sĩ, trí thức cũng như tán chuyện với
sinh viên hay dân nghèo.
Cho đến năm 2005, buổi bình minh của blog ở Việt Nam. Một dịch vụ mạng
xã hội mới, Yahoo 360°, đã mang lại một cảm giác hoàn toàn khác. Lần đầu
tiên trong lịch sử, bất kỳ ai có kết nối với Internet đều có thể đăng
bài lên một diễn đàn, nơi họ có thể tự do trao đổi quan điểm – một sự tự
do chưa từng có. Blog bùng nổ. Cho đến năm 2007, có một số blog bàn về
các vấn đề chính trị, đặc biệt chú ý đến căng thẳng đang leo thang giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
Điếu Cày nổi lên như là blogger nổi tiếng nhất trong các blogger chính
trị. Ông đăng bài và ảnh nói về đời sống người dân. Với một chiếc laptop
và máy ảnh, ông đi khắp nơi, trò chuyện với những người nghèo, yếu thế.
Ông phỏng vấn nông dân mất đất, phỏng vấn những cô gái làm nghề khâu
giày xuất khẩu trong những nhà máy bóc lột, những công nhân sống với mức
thu nhập không đầy 4500 VND/ngày. Ông còn điều tra về một thảm hoạ xây
dựng, và vạch ra những dấu hiệu tham nhũng mà có thể đã là nguyên nhân
đưa đến cái chết của hơn 50 công nhân.
Ông đăng trên blog của mình một câu chuyện đầy châm biếm, kể về vụ ông
chống lại một đảng viên cộng sản khi người này muốn lấn chiếm một trong
các căn hộ của ông. Đơn khiếu nại của ông bị bác. Tệ hơn nữa, ông bị
phạt vì tội “gây rối trật tự công cộng”, và bài viết của ông về công
bằng xã hội cũng như hệ thống toà án hủ bại đã đưa đến một kết cục đen
tối hơn.
Khi số người đọc blog của ông tăng dần lên cũng là khi Điếu Cày thu hút
sự chú ý của nhà nước. Công an đã bắt đầu để mắt đến ông. Điếu Cày không
nản lòng. Ông cùng một vài người bạn lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự do
(CLB NBTD) vào tháng 9/2007. Tất nhiên tổ chức này hoàn toàn không được
cấp phép và do đó về mặt kỹ thuật là bất hợp pháp.
Ba tháng sau, CLB NBTD đã sẵn sàng, khi mà những cuộc biểu tình chống
các yêu sách quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông bắt đầu nổ ra vào ba
chủ nhật liên tiếp ở Hà Nội và TP.HCM. Tin ảnh và bài được đăng ra bên
ngoài, thông qua báo chí nước ngoài ở Việt Nam. Điếu Cày nổi bật trong
các cuộc biểu tình, như là một viên nam châm thu hút những người trẻ
tuổi đến gần để nghe ông nói chuyện.
Tại cuộc biểu tình thứ hai vào ngày 16/12, khi những người tham gia đã
giải tán, blogger nổi tiếng Điếu Cày bị công an chặn lại. “Này”, một
người đi ngang qua, trông thấy thế bèn kêu lên, “Sao bắt người ta?”.
“Trộm”, một viên công an đáp. “Buôn ma tuý”, một công an khác nói. Điếu
Cày bị thẩm vấn vài giờ, không phải về ma tuý hay trộm cắp gì mà về các
cuộc biểu tình, sau đó ông được thả.
Chủ nhật tiếp sau đó, tuần thứ ba biểu tình chống Trung Quốc trái phép,
Điếu Cày bị bắt nhanh chóng. Lần này ông bị giữ tới hai ngày và kể từ đó
trở đi, bị công an giám sát chặt chẽ. Chính quyền bắt đầu dùng đến kho
vũ khí là trấn áp không ra mặt. Công việc làm ăn của Điếu Cày bị “người
lạ” phá phách. Khách tìm đến quán café của ông thường bị xua đi chỗ
khác, không cho đậu xe. Khách thuê căn hộ của ông cũng bị sách nhiễu,
phải đi. Thanh tra vào cuộc, cán bộ đòi Điếu Cày phải trình ra những hợp
đồng cho thuê nhà ký từ 10 năm trước đó.
Điếu Cày còn có lần bị tông xe trong một vụ tai nạn đáng ngờ. Ông cũng
thường xuyên bị triệu tập lên đồn công an để trả lời thẩm vấn. Có những
lần ông bị tra hỏi từ 8h sáng đến khuya về các hoạt động của ông và của
bạn bè trong CLB NBTD.
Điếu Cày không chịu nhượng bộ. Trên mạng, ông vẫn tiếp tục ghi lại những
câu chuyện kiểu Kafka mà cuộc đời ông đã gặp phải. Rồi vào tháng
3/2008, ông nói với bạn bè (nhưng không báo với công an) rằng ông muốn
nghỉ ngơi, và ông trốn khỏi TP.HCM. Việc Điếu Cày biến mất đã đưa đến cả
một cuộc săn tìm ông cho đến ngày 19/4, khi ông bị “bắt khẩn cấp” (theo
thông tin từ phía công an) tại một quán café Internet ở Đà Lạt, thành
phố nằm trên núi, ở phía đông bắc TP.HCM.
Vài ngày sau, ông bị khám nhà. Công an cố tìm bằng chứng về “các hoạt
động chống phá Nhà nước” nhưng không tìm được gì.Tuy nhiên, gia đình và
bè bạn ông không thở phào được bao lâu. Điếu Cày bị kết tội trốn thuế.
Trong khi đang giam giữ ông, thực ra, công an đã gài sẵn một cái bẫy từ
nhiều tháng trước đó khi họ ra lệnh cho cơ quan thuế địa phương không
nhận tiền thuế nộp quá hạn, từ chủ cho thuê nhà cũng như từ người thuê
nhà.
Các luật sư tình nguyện làm đại diện cho Điếu Cày đều không được phép
gặp ông, cũng không được biết sớm ngày xét xử ông. Họ không được trưng
ra các bằng chứng cho thấy ông đã bị bẫy. Vào tháng 9/2008, blogger
chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam bị Toà án Nhân dân TP.HCM kết án tù.
Tuy nhiên chính quyền chưa dừng ở đó. Một ngày trước khi Điếu Cày mãn
hạn tù 2 năm rưỡi vì tội trốn thuế, một thành viên khác của CLB NBTD,
AnhBaSG, cũng bị bắt giam. Lệnh tha Điếu Cày bị huỷ. Ông bị giam tiếp
dưới một tội danh mới: “tuyên truyền chống nhà nước”. Mãi cho đến gần
hai năm sau đó, vào ngày 24/9/2012, ông mới “được” xét xử cùng với
AnhBaSG và thành viên thứ ba của CLB NBTD, Tạ Phong Tần.
Thời gian trước phiên toà, không gian blog ở Việt Nam ì xèo căm phẫn.
Hàng nghìn người ký tên vào một “thư ngỏ” trên mạng, gửi Chủ tịch nước,
đòi “trả tự do cho Điếu Cày”. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng gửi đề
nghị của họ. Truyền thông của Đảng Cộng sản đánh lại, tấn công cá nhân
Điếu Cày và các “blogger chống phá nhà nước” nói chung. Hàng chục
blogger đổ về TP.HCM, có người đi tàu 36 tiếng từ Hà Nội vào.
Phiên toà trên danh nghĩa là công khai, như luật pháp Việt Nam đòi hỏi,
nhưng phòng xử đầy nghẹt công an. Những người ủng hộ cho bị cáo bị công
an đánh rất dữ. Bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu mến Điếu Cày tìm
cách tham dự phiên toà đều bị chặn và sách nhiễu, áo phông của họ, có
dòng chữ “Tự do cho Điếu Cày – Tự do cho người yêu nước” bị lột. Những
người chống cự thì bị lôi đến đồn công an khu vực để thẩm vấn. Công an
phá sóng điện thoại và quấy nhiễu những người tụ tập gần phiên toà, tịch
thu điện thoại cùng máy ảnh của họ. Đến cả vợ cũ và con trai của Điếu
Cày cũng không được vào phòng xử.
Một bản án được tuyên chỉ sau ba tiếng. AnhBaSG đã xin nhận tội vì hành
vi viết blog và hứa cắt đứt mọi quan hệ với các phần tử phản động. Ông
bị án bốn năm tù. Điếu Cày bị kết thêm một án tù 12 năm. Tạ Phong Tần
cũng không chịu ăn năn như thế. Bà bị kêu án 10 năm tù.
Ba tháng sau, phiên toà phúc thẩm đã tuyên y án đối với ba blogger. Tuy
nhiên, trái ngược với hy vọng của chế độ, bản án không doạ được các nhà
bất đồng chính kiến trên mạng của Việt Nam. Cảm xúc chủ đạo được thể
hiện trong các diễn đàn trên mạng là giận dữ, ví dụ người ta nói rằng
chính quyền phạt tội tự do ngôn luận còn nặng hơn tội giết người.
Các hình phạt mà chính quyền Hà Nội đưa ra và việc thêm một vài blogger
nổi bật bị bắt hồi mùa xuân vừa qua đã không ngăn được việc các blogger
tiếp tục viết. Ngược lại, với mỗi một blogger bị đàn áp phải im tiếng
thì lại có vài người khác đứng lên thế chỗ. Truyền thông của Đảng và Nhà
nước cho rằng blogger chính trị là đội quân tiên phong phá hoại, nhằm
thực hiện một âm mưu quốc tế chống lại chính quyền – lời buộc tội này
nghe ngày càng rỗng tuếch.
Hàng nghìn người Việt Nam trẻ tuổi vỡ mộng – những người vẫn đăng bài và
bình luận thường xuyên trên các blog và trang Fabebook đối lập – đều
tin rằng dân chủ hoá là một quá trình tất yếu. Họ tin là tất cả những gì
cần thiết là làm sao để có đủ người nhìn ra sự giả trá của nhà nước độc
đảng sau cách mạng. Cuộc chiến sẽ còn tiếp tục.
Phạm Đoan Trang
Ngày 4-8-2013
Bản dịch của Hoàng Kim Phượng
* (Tác giả Pham Đoan Trang là phóng viên, blogger ở Việt Nam.)
(Defend the Defenders) Mỹ 'đạo đức giả' khi phê Nghị định 72?
Tin về việc Việt Nam "kiểm duyệt" mạng internet qua một nghị định mới đã
thu hút truyền thông quốc tế hôm 6/8, với các bình luận sôi nổi của độc
giả nước ngoài trên trang web BBC Tiếng Anh.
Một loạt độc giả của BBC News chỉ trích Mỹ đạo đức giả sau khi bày tỏ quan ngại về Nghị định 72.
Bài mang tựa 'Bấm US criticises Vietnam internet control law' - Hoa Kỳ
chỉ trích luật kiểm soát internet của Việt Nam - đã được chia sẻ hơn 700
lần trên các mạng xã hội và nhận được gần 270 bình luận.
Nhiều độc giả đã nhắc tới chuyện Cơ quan An ninh Quốc gia NSA của Hoa Kỳ
nghe lén và kiểm tra các thông tin trên mạng trong các bình luận phản
đối Washington.
Hibernian viết: "Việt Nam công khai nói với dân của họ rằng họ không được thảo luận "thời sự" trên các trang mạng xã hội.
"Hoa Kỳ cho phép thảo luận nhưng lén theo dõi không chỉ những bình luận
công khai của công dân họ mà cả thư điện tử cá nhân của mọi công dân từ
mọi nước một cách thường xuyên."
Geraint Pillock nhận xét: "Hoa Kỳ muốn [đảm bảo] việc tiếp cận internet
tự do và dễ dàng. Họ cần điều đó để TEMPORA và PRISM [hai chương trình
theo dõi lén của Hoa Kỳ] có thể lén theo dõi xem mọi người nói gì.
"Hoa Kỳ vờ thúc đẩy tự do nhưng đó là tự do theo luật và lợi ích của họ."
Nakawoopahkapooski thậm chí viết: "Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam vì các biện
pháp kiểm soát internet của họ. Nó cũng giống Hitler gọi ai đó là kẻ
sát nhân."
Nhưng cũng có độc giả phản ứng lại với những bình luận như của Hibernian
và Geraint Pillock. Chris L viết: "Chúng ta đều biết rằng các cơ quan
tình báo thu thập thông tin để chống khủng bố (và đôi khi họ đi quá đà),
nhưng điều đó thì có liên quan gì tới kiểm duyệt.
"Chính xác là quý vị muốn nói gì và đâu là tiêu chuẩn nước đôi? Hoa Kỳ kiểm duyệt internet ở đâu nào?"
Noobsaibot21 viết: "Sao mà mỉa mai thế. Mọi người đang phê phán Hoa Kỳ ở đây không có vẻ quan tâm gì tới nội dung bài báo.
"Họ chỉ tập trung vào đả phá Mỹ thôi."
Can thiệp
Một số độc giả cũng phản đối việc Hoa Kỳ bình luận về chính sách của nước khác.
Độc giả dawn5651 bình luận: "Lần cuối tôi kiểm tra vẫn thấy Việt Nam là
nước tự chủ và điều này có nghĩa là họ soạn luật của chính họ cho dù tôi
có đồng ý với họ hay không... còn về Hoa Kỳ, quan điểm của họ là đạo
đức giả sau những gì chúng ta đã biết về NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia).
Bài viết trên BBC News đã được đông đảo độc giả quan tâm |
KillerMonkeyBob viết: "Hahaha! Đây có phải là trò đùa của chính phủ Hoa
Kỳ không? Họ có thực sự nghĩ rằng họ có quyền nói bất cứ điều gì về bất
cứ nước nào sau tất cả những gì họ gây ra?"
"Cuộc chiến Iraq, Đối xử tàn tệ với tù nhân Afghanistan, giết dân
thường, Snowden, Prism... Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền nhiều hơn bất cứ
nước nào khác." Liệu có phải Việt Nam chặn công dân của họ thảo luận vấn
đề nội bộ vì sợ Hoa Kỳ nghe trộm không?
Cũng nhắc tới Edward Snowden, Dekka Raymaker viết: "Tôi chắc là Edward
Snowden ước gì anh ta là người Việt Nam và được Hoa Kỳ ủng hộ."
Còn xyriach viết: "Hoa Kỳ nghĩ rằng họ có tư cách nói về chuyện các
chính quyền cho phép công dân của họ được làm gì trên mạng? Có phải họ
đã mất hết uy tín vì theo dõi lén cả thế giới không?"
Graphis trong khi đó viết: "Tôi căm ghét kiểm duyệt internet ở mọi nơi
nhưng tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ đã can thiệp hơi quá vào Việt Nam trong
nhiều năm qua.
Peggy-sue có ý kiến ngắn: "Hoa Kỳ không có tư cách gì mà chỉ trích. Vấn đề là họ nghĩ họ có."
Mark cũng có bình luận ngắn: "Liệu có phải Việt Nam chặn công dân của họ thảo luận vấn đề nội bộ vì sợ Hoa Kỳ nghe trộm không?"
Nhắc lại cuộc chiến
Cũng có những độc giả của BBC News nhắc lại cuộc chiến mà trong đó Hoa Kỳ đã phải rút quân khỏi miền nam Việt Nam.
Bob viết: "Thế là Hoa Kỳ, kẻ chuyên đời bắt nạt, lại gây sự với nước nhỏ
hơn. Hãy nhớ lại lần cuối ông thử sức với Việt Nam xem sao - họ đã đá
xxx ông.
"Đừng chõ mũi vào việc của người khác và ông có thể bắt đầu gỡ gạc được sự tôn trọng."
The J Hoovers Witnesses bình luận: "Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam đang làm vậy, nếu đúng thế.
"Tuy nhiên đó vẫn là điều rất tốt khi họ đánh bại Hoa Kỳ."
Còn James M viết: "Việt Nam không có kế hoạch thôn tính thế giới hay hủy diệt Hoa Kỳ như những kẻ điên rồ Hồi giáo.
"Và người dân Việt Nam không bị chính quyền thống trị, và họ không đề
nghị chúng ta giúp. Thế thì vì cớ gì mà chúng ta bảo họ phải sống trong
đất nước của họ ra sao."
Tự do
Nhưng cũng có những độc giả chỉ trích những quy định mới của chính quyền ở Hà Nội.
sieuarlu viết: "Giống như bất kỳ chế độ chuyên chế nào, chính quyền Việt
Nam không thể và sẽ không chịu sự giám sát và chỉ trích của chính người
dân.
"Nếu họ chịu như vậy thì người dân có thể hỏi tại sao nhiều người đã
chết trong cuộc chiến vô nghĩa vốn đã tàn phá đất nước của họ để bảo vệ
chủ nghĩa cộng sản giáo điều mà nay đã chứng tỏ là một sự thất bại lớn
lao tới mức người ta phải tự nguyện bỏ nó đi.
Nhiều ý kiến khác nhau về Nghị định 72 và tác động của nó đến mạng internet
"Ông Hồ Chí Minh không phải là anh hùng, ông là một bạo chúa lãnh đạo một đất nước nô lệ."
knickershop nhận xét: "Tự do liên lạc là cực kỳ quan trọng đối với một xã hội (internet) cân bằng và tự quản.
"Những hành động hạn chế, bức hại và lạm dụng quyền lực cần bị vạch mặt
và chống lại bởi tất cả những ai vì công lý và sự bao dung."
ichabod viết: "Hoa Kỳ có thể đạo đức giả nhưng nó không có nghĩa là [quan điểm] của họ sai.
"Nếu chính quyền Việt Nam ngăn chặn quyền tự do biểu đạt của người dân
để thúc đẩy sự tuyên truyền thì bản thân tôi cảm thấy tội cho họ [người
Việt Nam].
Trong khi đó MemoryisRAM nhận xét: "Chặn và kiểm duyệt internet thời nay cũng giống như chế độ Phát-xít đã đốt sách."
Cân bằng
Một số người đề cập tới các điều luật dành cho các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ thông tin hay mạng xã hội ở Việt Nam.
Peter Barry cho rằng luật đòi hỏi các công ty internet nước ngoài phải
giữ máy chủ ở Việt Nam là "có lý" và cho rằng Anh cũng nên làm theo.
Outside the Marginals viết: "Những chuyện như này phải bị cấm đăng. (Phòng trường hợp [Thủ tướng Anh] David Cameron học mót)."
jayfurneaux lại viết: "Để [thực thi quy định] có hiệu quả cần có sự hợp
tác của Facebook và Google... liệu họ sẽ sẵn sàng bảo vệ tự do Internet
tới đâu. Hay họ lại về phe với Quỷ dữ."
Còn MB66 muốn có phản ứng từ phía Việt Nam: "Hãy cho chúng tôi nghe
'phía bên kia' của câu chuyện đi, BBC? Để chúng tôi còn tự quyết định
xem điều gì đúng và điều gì sai."
labunga lại viết: "Quý vị có vẻ cho rằng Internet ở Việt Nam bị hạn chế vô cùng vì luật này... Trung Quốc cũng thế.
"Xin thưa với quý vị một điều. Không phải thế. Người dân của họ vẫn có thể thấy, đọc, và nói bất cứ điều gì họ muốn.
"Điều SẼ khiến quý vị gặp rắc rối là: "Hãy lật đổ chính phủ."
"Thế thì hãy thử tìm kiếm "làm thế nào để chế tạo bom" ở Hoa Kỳ và xem bao lâu sau sẽ có người gõ cửa nhà quý vị."
(BBC)
Đường dẫn cầu Nhật Tân (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm 155 tỉ đồng đền oan?
Vụ việc Bộ GTVT có thể phải bù 155 tỉ đồng cho nhà thầu do chậm giải
phóng mặt bằng cho thấy ngân sách nhà nước đang phải đền oan cho sự tắc
trách của các bên liên quan. Nhưng nguy cơ lớn hơn là vụ việc này có thể
tạo tiền lệ xấu cho nhiều vụ đền bù khác trong tương lai.
|
|
Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đang trong quá trình thương thảo với nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) về khoản tiền đền bù chi phí do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) gói 3 dự án cầu Nhật Tân.
Gói thầu số 3 - đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa phận H.Đông Anh (Hà
Nội) - trị giá hơn 1.800 tỉ đồng, khởi công từ tháng 3.2009 với thời hạn
hoàn thành theo hợp đồng là 34 tháng (tức tháng 2.2012). Nhưng đến
tháng 3.2012 công tác GPMB mới cơ bản hoàn tất, Bộ GTVT đã đề xuất và
được Chính phủ chấp thuận cho giãn tiến độ tới tháng 5.2014.
Chưa ai chịu trách nhiệm
Ông Trường cho rằng, việc chậm GPMB có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Về khách quan, GPMB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chế độ chính
sách, nhận thức của người dân, tổ chức thực hiện, liên quan đến nhiều
cấp ngành. Với gói thầu số 3, không chỉ giải phóng nhà dân mà còn công
trình kỹ thuật, phải di dời một đường điện 200 kV, liên quan đến cắt
điện đóng điện phục vụ sản xuất công nghiệp nên kéo dài tiến độ.
Tuy nhiên, nhà thầu thi công là Tokyu đã yêu cầu chủ đầu tư phải hỗ trợ
thêm 155 tỉ đồng ngoài hợp đồng, do những chi phí phát sinh từ việc kéo
dài hợp đồng thêm 27 tháng. Việc nhà thầu đòi đền bù hoàn toàn hợp lệ vì
hợp đồng ký kết có quy định nếu bàn giao chậm mặt bằng thì nhà thầu có
quyền yêu cầu bổ sung chi phí phát sinh.
|
Về phía VN dù dự án hạ tầng giao thông nào gần như cũng chậm tiến độ,
nhưng đây là lần đầu tiên nhà thầu lên tiếng đòi quyền lợi do GPMB chậm.
“Đây là lần đầu tiên, nên cần rất thận trọng trong việc xử lý các mối
quan hệ, đảm bảo nguyên tắc chi các nguồn vốn nhà nước một cách hợp lý,
xem xét các đề nghị của nhà thầu để vừa giải thích, vừa xem xét tính
chất GPMB của VN”, ông Trường nói.
Đáng chú ý, vốn dành cho GPMB với dự án cầu Nhật Tân
là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, nói cách khác, ngân sách sẽ phải
chi thêm 155 tỉ đồng đền bù chỉ vì GPMB chậm. Tuy nhiên, tổ chức, cá
nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này thì ông Trường cho rằng
chưa thể kết luận, vì Bộ GTVT và UBND Hà Nội vẫn đang họp để làm rõ
trách nhiệm các cơ quan liên quan.
“Có nhiều nguyên nhân nên không thể vội kết luận. Nhưng đầu tư bằng tiền
ngân sách, thì tổ chức cá nhân nào chịu trách nhiệm liên quan sẽ bị xử
lý”, ông Trường nói.
Nguy cơ lặp lại ở nhiều dự án
Ông Đỗ Tất Bình, Trưởng ban Quản lý (BQL) dự án cảng nhà ga T2 Nội Bài
(địa phận H.Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ, dự án này đang vướng GPMB tại
đường ngang dân sinh đi qua dự án. BQL đã đề nghị H.Sóc Sơn thống kê tạm
thời diện tích, và sẽ chi tiền ngay để GPMB, nhưng vẫn chưa giải quyết
được. Theo ông Bình, “hạng mục này rất nhỏ, đáng lẽ phải xong cách đây
nửa năm, nhưng tới nay vẫn chưa xong, trong khi hết tuần tới là cần mặt
bằng thi công. Dù chúng tôi đã liên tục họp bàn với Sóc Sơn, công văn
chuyển rồi, tiền GPMB cũng đã chuyển, địa phương bảo đang làm nhưng vẫn
chưa có chuyển biến gì”. Ông Bình cũng cho rằng, nếu không bàn giao mặt
bằng sạch đúng tiến độ, nhà thầu chắc chắn sẽ có ý kiến.
Ông Lương Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển
đường cao tốc VN (VEC), chủ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cũng
cho biết, dự án này vẫn vướng GPMB ở một số đoạn qua H.Sóc Sơn như giao
giữa cao tốc và tỉnh lộ 131, dân cản trở thi công do liên quan đến đền
bù GPMB quốc lộ 18 từ trước đó. Thậm chí chỉ có 2 hộ dân tranh cãi quyền
sử dụng đất, nhưng địa phương không can thiệp xử lý khiến người dân
trồng chuối bên lề đường đang thi công.
|
Đại diện một BQL dự án giao thông lớn đi qua địa bàn Hà Nội lý giải, sở
dĩ GPMB tại Hà Nội luôn chậm trễ so với các địa phương khác do Hà Nội có
“đặc thù” khác với các tỉnh. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa
phương chịu trách nhiệm GPMB, thu hồi đất, thực hiện hỗ trợ tái định cư
và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. “Ở các tỉnh thì BQL dự án làm
hết các thủ tục GPMB, nhưng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư làm thêm nhiều thủ
tục khác liên quan đến GPMB, mà xin giấy phép các sở ngành thì vô cùng
mệt mỏi. Nhà thầu nước ngoài theo hợp đồng quốc tế có điều khoản tiếp
cận công trường, nếu GPMB vướng sẽ vịn vào điều luật này để đòi đền bù,
nhưng khi nhà thầu chậm tiến độ chủ đầu tư lại không thể xử phạt. Sau vụ
Tokyu nguy cơ đền bù ở các dự án khác là rất lớn”, ông này cho biết
thêm.
Cần chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, rút kinh nghiệm gói thầu số 3 dự
án xây dựng cầu Nhật Tân bị nhà thầu Nhật yêu cầu đền bù, nên có gói
thầu tại dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Bộ chưa dám giao cho nhà
thầu nước ngoài thi công khi chưa xong mặt bằng vì sợ bị phạt. Tại cuộc
họp về GPMB sáng qua (5.8) của UBND TP.Hà Nội, đại diện các quận huyện
cho rằng, cơ chế, chính sách trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định
cư có nhiều thay đổi nên các địa phương gặp nhiều khó khăn, như khâu xác
định giá đất ở làm căn cứ lên phương án đền bù.
Theo một chuyên gia trong ngành giao thông, sau vụ việc nhà thầu Tokyu,
điều Bộ GTVT và Hà Nội cần làm là chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân nào
chịu trách nhiệm chính dẫn tới chậm GPMB và xử lý trách nhiệm nghiêm
khắc để làm gương cho các dự án khác. “Không chỉ Hà Nội mà các địa
phương khác cũng cần tích cực hơn trong việc tháo gỡ khó khăn về mặt thủ
tục chính sách đền bù, tái định cư trong GPMB. Nhưng ngoài câu chuyện
cơ chế, chỉ khi phân định rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp,
thì địa phương cũng như chủ đầu tư mới làm hết trách nhiệm của mình”,
ông này nhìn nhận.
Hà Nội phê phán chủ đầu tư của Bộ GTVT
Trong cuộc họp về tiến độ dự
án với Bộ GTVT sáng qua, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo gay
gắt phê bình: “Tôi phê phán các chủ đầu tư của Bộ GTVT. Chủ đầu tư phải
hoàn thiện quy hoạch, bàn giao mặt bằng cắm mốc giới rồi mới tính đó là
thời điểm GPMB. Bây giờ các anh mới bàn giao mốc giới dự án Đường sắt đô
thị Cát Linh - Hà Đông mà đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ là chậm tiến
độ do 2 quận Thanh Xuân và Đống Đa chậm bàn giao mặt bằng. Yêu cầu các
anh phải thực hiện đúng chức năng chủ đầu tư, sớm hoàn thành cắm mốc.
Nếu cơ quan GPMB của TP không phối hợp quy hoạch về tuyến, kiến trúc đó
là trách nhiệm của họ”.Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, cả tuyến đã bàn giao mốc giới, nhưng do vấn đề thiết kế ga đường sắt, phải xin ý kiến nhiều cấp ngành, chỉ giới chưa chuẩn nên chưa bàn giao, ảnh hưởng đến GPMB. |
Mai Hà
Dựng lại diễn biến vụ Vĩnh Phúc
Trong vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc, nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp đã
hai lần uống rượu chung với các hung thủ sau khi chứng kiến anh họ mình
bị đánh và ném xuống kênh nước, báo trong nước dẫn cáo trạng của Viện
Kiểm sát cho biết.
Cáo trạng truy tố tám bị can vì hành vi liên quan đến cái chết của nạn
nhân Nguyễn Tuấn Anh đã được đưa ra từ ngày 17/6, tuy nhiên cho đến nay,
nhiều chi tiết mới về vụ án mới được đăng tải hàng loạt trong nước.
Các bị can bị truy tố vì hành vi "Giết người" bao gồm Nguyễn Văn Tình,
Nguyễn Văn Định, Phùng Đắc Tú, Phùng Mạnh Tuấn, Đặng Quốc Tú và Nguyễn
Văn Bình.
Ngoài ra, hai bị can khác là Nguyễn Văn Hiệp bị truy tố vì tội “Không tố
giác tội phạm” và Nguyễn Anh Tuấn vì tội “Che giấu tội phạm”.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Vĩnh Phúc cũng hé lộ một số chi
tiết đáng chú ý về hành động của nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp, em họ của
nạn nhân, thời điểm xảy ra vụ án.
Nguyễn Văn Hiệp đã hai lần uống rượu chung với nhóm hung thủ gây án sau khi vụ ẩu đả xảy ra |
'Nhận rượu xin lỗi của hung thủ'
Theo đó, Hiệp, em họ của Nguyễn Tuấn Anh, có quen biết với Đặng Quốc Tú, một trong sáu bị can bị truy tố vì tội "Giết người".
Đêm 14/3, Tuấn Anh cùng Hiệp cùng ghé vào quán ăn đêm, nơi hai người bắt gặp nhóm sáu người của Tú.
Tại đây, mâu thuẫn đã xảy ra sau khi Tuấn Anh có lời qua tiếng lại với nhóm Tú vì từ chối lời mời uống rượu chung của Hiệp.
Sau đó, Đặng Quốc Tú cùng với Phùng Mạnh Tuấn đã lao vào đánh Tuấn Anh
và dùng dao cùng Đinh, Tình, Bình và đuổi theo người này ra đến bờ kênh.
Tại đây, sau khi bị nhóm của Tú đuổi kịp, Tuấn Anh bị nhóm này quây lại
đánh và sau đó bị Tuấn đạp xuống dòng kênh, theo cáo trạng. Những người
khác trong nhóm Tú cũng dùng gạch để ném theo.
Nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp không chỉ có mặt tại quán ăn nơi vụ ẩu đả bắt
đầu, mà còn chạy xe đuổi theo ra đến bờ kênh, nơi người này chứng kiến
anh họ mình bị đánh và hất xuống dòng kênh.
Đã xảy ra đụng độ giữa thân nhân của nạn nhân và lực lượng an ninh trong vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc
Một chi tiết đáng chú ý là trong đêm 14/3, sau khi gây án, bốn người
trong nhóm Tú quay về nhà, riêng Đặng Quốc Tú và Tuấn mời Hiệp quay lại
quán ăn, mời "hai chén rượu để xin lỗi", cáo trạng nói thêm, Tú còn xin
số điện thoại của nhân chứng này.
Sau khi nhận 'rượu xin lỗi' của hai hung thủ, Hiệp dùng xe của Tuấn Anh
quay lại kênh tìm kiếm những không thấy và sau đó quay về nhà ngủ. Người
này cũng không thông báo gì cho gia đình Tuấn Anh về sự việc.
Ngày 15/3, Hiệp tiếp tục gặp mặt nhóm hung thủ và cùng uống bia, theo lời mời của Đặng Quốc Tú.
Cùng ngày, khi hai lần được người thân của Tuấn Anh liên lạc và hỏi về
Tuấn Anh cũng như về việc có xảy ra đánh nhau hay không, Hiệp trả lời là
"không biết" và "có đánh nhau nhưng không ai việc gì”, theo cáo trạng.
Nhân chứng quan trọng
Nguyễn Văn Hiệp được xem là nhân chứng quan trọng của vụ án vì đã đi cùng với Nguyễn Tuấn Anh ngày xảy ra án mạng.
Trước đó, người này khai chạy thoát trước khi việc sát hại nạn
nhân xảy ra. Vì quá hoảng sợ, Hiệp đã viết bản cam kết xin ở lại
cơ quan điều tra công an do sợ quan ngại bị trả thù.
Cũng có tin Nguyễn Văn Hiệp "bị đám người xấu nhắn tin đe dọa sẽ giết cả nhà nếu khai ra danh tính họ".
Đối với đối tượng Nguyễn Anh Tuấn, cơ quan điều tra cho biết người này
đã được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà tại phường Hội Hợp nơi các đối
tượng gây án cư trú.
Cũng theo cơ quan điều tra, các đối tượng này đã kể cho Tuấn nghe về
việc gây án, tuy nhiên Tuấn đã không báo lại với cơ quan công an mà còn
cho vay tiền, tạo điều kiện cho đối tượng Nguyễn Văn Bình chạy trốn.
Hôm 17/3 hàng trăm người đã theo gia đình Nguyễn Tuấn Anh mang quan tài của anh diễu trên đường phố Vĩnh Yên.
Thân nhân Tuấn Anh cho rằng có khuất tất trong kết quả khám
nghiệm tử thi của công an, theo đó nạn nhân chết vì ngạt nước.
Thi thể Nguyễn Tuấn Anh được phát hiện trong mương nước trong tình trạng tím bầm, bị mất hết răng.
Trong vụ mang quan tài diễu phố, đã xảy ra đụng độ giữa người dân và nhân viên công quyền.
(BBC)
Phạm Đình Trọng - Giỗ danh tướng Trần Độ tại Sài Gòn
Chủ nhật 4/8/2013, lịch ta là ngày 28/6. Quí Tị, anh Trần Hải và chị
Khánh Trâm, con trai và con dâu út của danh tướng Trần Độ ở Sài Gòn làm
giỗ cha lần thứ mười một. Danh tướng Trần Độ mất ngày 1/7 năm Nhâm Ngọ,
theo lịch mặt trời là ngày 9/8/2002, đúng giỗ phải là thứ tư tuần tới.
Chọn ngày chủ nhật làm giỗ là sớm mấy ngày để chính giỗ, mẹ và mấy anh
trai sẽ đón vong linh danh tướng ra Hà Nội.
Khi thiếu tướng Trần Độ làm chính ủy quân khu Tả Ngạn thì tôi còn là học trò trung học ở thành phố Hải Phòng thuộc lãnh thổ quân khu Tả Ngạn. Bài viết “Anh Bộ Đội” của ông đăng trên các báo, đọc trên đài phát thanh ngày ấy đã tạo nên một đợt thảo luận sôi nổi kéo dài trong thanh niên học sinh về cuộc sống đẹp đẽ của anh bộ đội, về môi trường giáo dục, rèn luyện cho tuổi trẻ như một trường đại học, trường đại học quân đội, mang lại một lí tưởng thẩm mĩ cao cả, mở ra một hướng vào đời rộng rãi cho tuổi trẻ.
Khi tướng Trần Độ là Phó Chính ủy quân Giải phóng miền Nam thì tôi là sĩ quan thông tin ở mặt trận Tây Nguyên. Những bài chính luận quân sự của Cửu Long, sau này tôi mới biết Cửu Long chính là Trần Độ, phân tích thế và lực của ta và địch, thế tất thắng của chiến tranh cách mạng được giọng hào sảng của phát thanh viên Việt Khoa đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam phát đi từ Hà Nội đã làm nức lòng hết thảy đám lính tráng sốt rét và đói ăn dưới tán lá rừng già vùng ngã ba biên giới Việt – Miên – Lào. Với những sĩ quan đã có vốn hiểu biết về quân sự và thực tế chiến tranh thì những bài viết của Cửu Long – Trần Độ là lí luận của niềm tin chiến thắng.
Mộ tướng Trần Độ (Tạ Ngọc Phách) |
Khi tướng Trần Độ, chính khách Trần Độ rời chính trường thì tôi cũng rời quân ngũ, vào miền Nam làm báo dân sự. Tóm lại thời tôi làm lính là thời Trần Độ làm tướng, là thời lừng lẫy của danh tướng Trần Độ. Tôi là lính ở mặt trận phía Nam thì ông là tướng chỉ huy cả mặt trận miền Nam. Tôi là lính văn nghệ thì ông là tướng văn nghệ. Dù mang cấp hàm tướng suốt mấy chục năm trời nhưng những lần gặp ông ngoài đời, tôi chỉ thấy ông mặc đồ dân sự xuềnh xoàng.
Là một người lính, hôm nay tôi về nơi giọt máu vị tướng để lại cho đời, tưởng nhớ đến vị tướng của tôi, vị tướng Nam chinh Bắc chiến, người chỉ huy đội quân cách mạng đi từ trận đánh của trung đoàn Thủ đô 60 ngày đêm cầm cự giữ chân quân Pháp trong lòng đường phố Hà Nội để Chính phủ kháng chiến rút lui an toàn về đất căn cứ Việt Bắc, đến trận đánh của những sư đoàn lớn mạnh 56 ngày đêm dội bão lửa xuống lòng chảo Mường Thanh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đi từ trận chống càn Junction City đầu mùa mưa năm 1967, từ vị Tư lệnh đến anh lính nuôi quân của Sở Chỉ huy quân Giải phóng miền Nam đều phải cầm súng AK, súng B40, chống trả đánh lui hết đợt càn quét này đến trận đột kích khác của hơn 30 ngàn quân Mĩ cùng xe tăng, xe bọc thép nhiều như lá rừng, ròng rã suốt 53 ngày đêm, bảo toàn cơ quan lãnh đạo kháng chiến miền Nam, đến trận đánh cuối cùng, đại quân từ bốn hướng ào ào tiến vào Sài Gòn mùa xuân 1975.
Hơn cả những chiến công trên mặt trận quân sự, Trần Độ còn là vị tướng từng trải, lịch lãm của đội quân chữ nghĩa, vị tướng nhân văn, gần gũi của đội quân văn nghệ sĩ, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với cái đẹp, với cái mới.
Trần Độ còn là vị tướng quả cảm đi đầu mở lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi chủ nghĩa Mác Lê nin lần lạc và tội lỗi. Tưởng là chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ xóa bỏ những cái ác ở trên đời, không ngờ chính chủ nghĩa Mác Lê nin lại là cái ác nghiệp chướng buộc vào dân tộc Việt Nam. Đến lúc nhận ra: Những mơ xóa ác ở trên đời / Ta phó thân ta với đất trời / Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện / Ai hay biến hóa ác luân hồi (Thơ Trần Độ), dù tuổi đã cao lại mang bệnh hiểm ông vẫn quyết liệt và kiên trì chỉ ra cái ác, thức tỉnh những kẻ đang cố kết làm điều ác với Dân với nước.
Mươi người chúng tôi, Phan Đắc Lữ, Lê Phú Khải, Kha Lương Ngãi, Vũ Trọng Khải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Mai Oanh ở Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi từ Hà Nội vào, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm từ Mĩ về cùng vợ chồng anh chị Trần Hải – Khánh Trâm ngồi ở phòng khách mắt nhìn lên ảnh vị danh tướng trong bộ đồ dân sự bình dị không sao, không vạch, không cành nguyệt tuế, không huân chương, huy chương. Mỗi người chúng tôi đều có những chuyện kể, những điều nói về vị danh tướng mà mình kính trong. Anh Lê Phú Khải kể năm 1985 anh gặp tướng Trần Độ ở Tiền Giang, khi vị tướng đã chuyển sang cơ quan lập pháp, làm Phó Chủ tịch Quốc hội, anh đọc cho vị tướng có tâm hồn nghệ sĩ nghe bài thơ anh mới viết về Lăng Hồ Chí Minh. Cuối bài thơ anh viết: Đắp cho Con Người này nấm mộ / Bên một cánh rừng có tiếng thông reo / Để nhà thơ được nghe gió hát / Và Nhân Dân tìm gặp / Như con về thăm cha. Lê Phú Khải vừa dứt lời đọc thơ, Trần Độ nói ngay: Cậu phải sửa lại câu cuối cùng là: Như cha về thăm con. Với bất kì cá nhân nào dù vĩ đại đến đâu, Nhân Dân bình dị cũng là cha mẹ của cá nhân dù vĩ đại đó.
Phạm Đình Trọng
(Blog Bưu Đoàn)
Sam Rainsy 'học cao và ghét Việt Nam'
Không bằng lòng với kết quả bầu cử 28/7/2013 ở Campuchia, ông Sam
Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, phủ nhận kết quả bầu
cử do có nhiều sai phạm bầu cử nghiêm trọng và yêu cầu điều tra.
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội sẽ được một ủy ban điều tra xem lại và chính thức công bố vào ngày 10/8.
Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng, nếu không có đơn khiếu nại thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.
Đây là một thành công lớn đối với ông Sam Rainsy vì, mặc dù không ra ứng cử, yêu cầu của ông đã được chính quyền Hun Sen lắng nghe.
Nhưng ông nổi tiếng hơn cả ở Việt Nam vì các phát biểu của mình cả về̉ người Việt, cả về Biển Đông.
Ông Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?
Hai lần ân xá
Ngày 12/7/2013 Sam Rainsy đã được quốc vương Norodom Sihamoni ân xá theo đơn xin của đương kim thủ tướng Hun Sen "vì lợi ích của đất nước và trên tinh thần hòa giải dân tộc".
Ông Rainsy năm nay 64 tuổi (sinh năm 1949), đang sống lưu vong tại Pháp nhằm trốn tránh bản án xử vắng mặt 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia.
Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An củaViệt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh.
Chính quyền Việt Nam đã lên án hành động này của Sam Rainsy và gọi nó là "phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia" và yêu cầu chính quyền Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với hành vi đó.
Trước sự phá hoại này, chính quyền huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng làm đơn kiện ông ra tòa và Sam Rainsy bị kết án 2 năm tù ngày 27/01/2010.
Để tránh bị bỏ tù, ông Sam Rainsy bỏ chạy sang Pháp định cư, vì ông mang hai quốc tịch (Pháp và Campuchia).
Không bao lâu sau, ngày 23/9/2010 tòa án Phnom Penh tuyên phạt ông Sam Rainsy một bản án vắng mặt nặng nề hơn, 10 năm tù về tội giả mạo và công bố một bản đồ sai lạc về biên giới nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia với Việt Nam.
Không vì lý do rõ ràng nào ông Sam Rainsy luôn tỏ ra hận thù với chính quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Gia đình ông và vòng đai thân thuộc của ông không hề bị chính quyền Việt Nam và người Việt Nam có hành vi nào gây thương tổn hay thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội sẽ được một ủy ban điều tra xem lại và chính thức công bố vào ngày 10/8.
Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng, nếu không có đơn khiếu nại thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.
Đây là một thành công lớn đối với ông Sam Rainsy vì, mặc dù không ra ứng cử, yêu cầu của ông đã được chính quyền Hun Sen lắng nghe.
Nhưng ông nổi tiếng hơn cả ở Việt Nam vì các phát biểu của mình cả về̉ người Việt, cả về Biển Đông.
Ông Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?
Hai lần ân xá
Ngày 12/7/2013 Sam Rainsy đã được quốc vương Norodom Sihamoni ân xá theo đơn xin của đương kim thủ tướng Hun Sen "vì lợi ích của đất nước và trên tinh thần hòa giải dân tộc".
Ông Rainsy năm nay 64 tuổi (sinh năm 1949), đang sống lưu vong tại Pháp nhằm trốn tránh bản án xử vắng mặt 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia.
Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An củaViệt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh.
Chính quyền Việt Nam đã lên án hành động này của Sam Rainsy và gọi nó là "phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia" và yêu cầu chính quyền Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với hành vi đó.
Trước sự phá hoại này, chính quyền huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng làm đơn kiện ông ra tòa và Sam Rainsy bị kết án 2 năm tù ngày 27/01/2010.
Để tránh bị bỏ tù, ông Sam Rainsy bỏ chạy sang Pháp định cư, vì ông mang hai quốc tịch (Pháp và Campuchia).
Không bao lâu sau, ngày 23/9/2010 tòa án Phnom Penh tuyên phạt ông Sam Rainsy một bản án vắng mặt nặng nề hơn, 10 năm tù về tội giả mạo và công bố một bản đồ sai lạc về biên giới nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia với Việt Nam.
Không vì lý do rõ ràng nào ông Sam Rainsy luôn tỏ ra hận thù với chính quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Gia đình ông và vòng đai thân thuộc của ông không hề bị chính quyền Việt Nam và người Việt Nam có hành vi nào gây thương tổn hay thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.
'Thành công lớn nhất'
Xuất thân từ một gia đình quyền quý, thân phụ ông là Sam Sary, một chính
trị gia lỗi lạc dưới thời cố quốc vương Norodom Sihanouk trong thập
niên 1950.
Sau khi thân phụ ông bị thất sủng và bị ám sát năm 1965, ông Sam Rainsy được gia đình đưa sang Pháp tị nạn, lúc đó mới 16 tuổi.
Tại đây Sam Rainsy theo học những trường nổi tiếng như Lycée Janson de Sailly, sau đó là Sciences Po tại Paris và INSEAD (Intitut européen d’administration des affaires) tại Fontainebleau.
Tốt nghiệp ngành tài chánh ngân hàng, Sam Rainsy được tuyển dụng vào làm việc trong những ngân hàng lớn của Pháp, như BNP Paribas.
Sau khi thân phụ ông bị thất sủng và bị ám sát năm 1965, ông Sam Rainsy được gia đình đưa sang Pháp tị nạn, lúc đó mới 16 tuổi.
Tại đây Sam Rainsy theo học những trường nổi tiếng như Lycée Janson de Sailly, sau đó là Sciences Po tại Paris và INSEAD (Intitut européen d’administration des affaires) tại Fontainebleau.
Tốt nghiệp ngành tài chánh ngân hàng, Sam Rainsy được tuyển dụng vào làm việc trong những ngân hàng lớn của Pháp, như BNP Paribas.
Cưới bà Tioulong Saumura, con gái cựu Thủ tướng Nhiek, là 'thành công lớn nhất' trong đời ông Sam Rainsy |
Thành công lớn nhất đời ông có lẽ là đã kết hôn với bà Tioulong Saumura
(sinh năm 1950), ái nữ của ông Nhiek Tioulong, cựu chỉ huy trưởng lực
lượng bảo vệ hoàng gia Campuchia thời vua Norodom Sihanouk, thủ tướng
chính phủ năm 1962, đại sứ và nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính
quyền Campuchia trong suốt thập niên 1960.
Bà Tioulong Saumura thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Anh, Nhật và Nga vì
đã theo học các truờng lớn tại các thủ đô Paris, Tokyo và Moskva, và tốt
nghiệp các trường kinh tế tài chính lớn của Pháp như Institut d’Etudes
Politiques de Parisnăm 1974, INSEAD de Fontainebleau năm 1980 và đã lần
lượt nắm giữ những chức vụ lớn trong ngành ngân hàng và công ty bất động
sản lớn của Pháp.
Sam Rainsy đã thành hôn với Tioulong Saumura năm 1971 và sinh được ba
người con, tất cả đều mang tên Pháp: Sam Patrice, Sam Muriel và Sam
Rachel.
Hai người có cùng một đam mê là chính trị, năm 1981 cả hai cùng gian
nhập đảng FUNCINPEC do Norodom Sihanouk thành lập và con trai trưởng là
Norodom Ranariddh điều hành.
Sự thù ghét Việt Nam của Sam Rainsy có lẽ bắt nguồn từ sau khi ông quen
biết với gia đình Norodom, nhất là với Norodom Ranariddh (sinh năm
1944) tại Pháp, giáo sư môn chính trị học tại Đại học Aix-en-Provence.
Trong suốt thời gian trị vì, và có lẽ do bị thực dân Pháp cố tình nhồi
nhét cho rằng chính Pháp đã cứu Campuchia ra khỏi họa thôn tính của Việt
Nam hồi cuối thế kỷ 19, nên Norodom Sihanouk luôn luôn thù ghét Việt
Nam và đã bằng mọi cách triệt hạ uy tín của các chế độ miền Nam Việt Nam
trước năm 1975 và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975.
Chính sự thù ghét này đã làm nảy sinh nhiều phong trào "cáp duồn" (chặt
đầu người Việt) và thả trôi sông trong những năm 1970 và 1979, buộc quân
đội Việt Nam tiến vào Campuchia can thiệp.
Norodom đã lợi dụng sự can thiệp này để tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và kêu gọi quốc tế lên án Việt Nam và bênh vực ông.
Bất chấp những tội ác do Khmer Đỏ gây ra cho dân tộc Campuchia, Norodom
Sihanouk và những phe phái Khmer khác đã cùng nhau hợp tác chống lại
phe Hun Sen, thân Việt Nam. Cái bất bình thường của giới chính trị gia
Khmer là ở chỗ đó, vì không có hậu thuẫn của quần chúng bình dân phe nào
cũng dùng lá bài chống Việt Nam để tranh phiếu.
Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông.
Những dân biểu trong Đảng xã hội Pháp như ông François Brottes, dân biểu
quốc hội tỉnh Isère, chỉ yêu cầu chính phủ Pháp cưu mang Sam Rainsy
khỏi bị kết án tại Campuchia.
Bài xích để tranh cử
Cũng như những đối thủ tranh cử thất bại khác, Sam Rainsy đã dùng chiêu
bài tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và xua đuổi cộng đồng người Việt
ra khỏi lãnh thổ để tranh cử.
Người Khmer đã bỏ phiếu cho Sam Rainsy không phải vì chống Việt Nam mà
vì những hứa hẹn về tự do dân chủ và đời sống sung túc, khác với hứa hẹn
đảng cầm quyền do Hun Sen lãnh đạo là ổn định và phát triển.
Ông Sam Rainsy dùng lá bài Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng |
Năm 1993, sau khi đắc cử dân biểu quốc hội tỉnh Siem Reap với tư cách là
thành viên đảng FUNCIPEC, Sam Rainsy được giao giữ chức vụ bộ trưởng
tài chánh nhưng bị thất sủng năm 1994 và bị loại ra khỏi đảng FUNCINPEC.
Không chấp nhận hợp tác với bất cứ đảng phái nào khác, năm 1998, Sam Rainsy lập ra một đảng mang tên mình, Đảng Sam Rainsy. Bắt đầu từ đây người ta thấy có cái gì không bình thường trong con người Sam Rainsy, hoặc là ông quá tự cao để không chấp nhận hợp tác với bất cứ một ai, hoặc ông quá tự kỷ vì chỉ thấy có mình là thông minh sáng suốt.
Lý do sau cùng này có lẽ đúng vì nếu so sánh trình độ kiến thức và học vị của những cấp lãnh đạo trong chính quyền Campuchia hiện nay, không ai có nhiều bằng cấp cao như Sam Rainsy. Và chính đó cũng là một vấn đề đối với Sam Rainsy, ông không được quần chúng bình dân và nông dân ủng hộ, và thành phần dân tộc này chiếm 80% dân số Khmer.
Sau nhiều lần thất bại trong các cuộc tranh cử, khẩu hiệu chống Việt Nam lần đầu tiên được Sam Rainsy sử dụng năm 2003, sau khi tố cáo đảng FUNCIPEC là tham nhũng và đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen là tai sai của Việt Nam. Số người dồn phiếu cho ứng cử viên Sam Rainsy tăng hẳn lên.
Tuy nhiên sự bài xích người Việt trong các chương trình tranh cử cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt thường ngày của người Khmer.
Không chấp nhận hợp tác với bất cứ đảng phái nào khác, năm 1998, Sam Rainsy lập ra một đảng mang tên mình, Đảng Sam Rainsy. Bắt đầu từ đây người ta thấy có cái gì không bình thường trong con người Sam Rainsy, hoặc là ông quá tự cao để không chấp nhận hợp tác với bất cứ một ai, hoặc ông quá tự kỷ vì chỉ thấy có mình là thông minh sáng suốt.
Lý do sau cùng này có lẽ đúng vì nếu so sánh trình độ kiến thức và học vị của những cấp lãnh đạo trong chính quyền Campuchia hiện nay, không ai có nhiều bằng cấp cao như Sam Rainsy. Và chính đó cũng là một vấn đề đối với Sam Rainsy, ông không được quần chúng bình dân và nông dân ủng hộ, và thành phần dân tộc này chiếm 80% dân số Khmer.
Sau nhiều lần thất bại trong các cuộc tranh cử, khẩu hiệu chống Việt Nam lần đầu tiên được Sam Rainsy sử dụng năm 2003, sau khi tố cáo đảng FUNCIPEC là tham nhũng và đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen là tai sai của Việt Nam. Số người dồn phiếu cho ứng cử viên Sam Rainsy tăng hẳn lên.
Tuy nhiên sự bài xích người Việt trong các chương trình tranh cử cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt thường ngày của người Khmer.
Chênh lệch mức sống
Cũng nên biết, đời sống thường ngày của người Khmer đã được phục hồi là do chính người Việt mang đến chứ không phải người Thái Lan.
Người Thái chỉ mang hàng hóa đến Campuchia để bán và mang tiền về nước, trong khi người Việt đến để phục hổi lại các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hành chánh, an ninh và xây dựng bị Khmer Đỏ hủy diệt khi cầm quyền.
Với thời gian, những người Việt này đã gần như trở thành người Khmer và sinh sống như người Khmer, và có mức sống tương đối khá giả hơn những người Khmer ở thôn quê và các khu ngoại ô. Chính sự chênh lệch về mức sống này đã là đề tài tranh cử của các phe phái chính trị Khmer.
Trong lần tranh cử quốc hội lần này, những khẩu hiện bài xích người Việt càng hung hãn hơn.
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông tung ra một cương lĩnh tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam, và được hưởng ứng mạnh.
Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu.
Như để chuẩn bị cho những lần tranh cử sau đó, Sam Rainsy đang tìm cách lấy lòng Trung Quốc.
Trả lời kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong ngày 29/7, Sam Rainsy nói rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông sẽ xem Bắc Kinh là một đồng minh quan trọng...chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".
Ông Rainsy nói Khmer Đỏ chỉ tồn tại ba năm nhưng Campuchia và TQ sẽ hợp tác lâu dài
Không những thế, Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông:
“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi”.
Trong cơn men tranh cử, ông Sam Rainsy sẵn sàng tuyên bố bất cứ điều gì để tranh thủ cử tri Khmer, bất chấp những chủ trương hay tuyên bố đó có thể gây phương hại đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Sam Rainsy cũng bất chấp ký ức đau thương của người dân Khmer khi nói rằng chế độ Khmer Đỏ chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.
Nói chung, những khẩu hiệu bài xích Việt Nam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, đó không phải là những suy nghĩ chính chắn của một người có trình độ học thức cao.
Nguyễn Văn Huy
Gửi đến BBC từ Paris, Pháp
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris.Không những thế, Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông:
“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi”.
Trong cơn men tranh cử, ông Sam Rainsy sẵn sàng tuyên bố bất cứ điều gì để tranh thủ cử tri Khmer, bất chấp những chủ trương hay tuyên bố đó có thể gây phương hại đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Sam Rainsy cũng bất chấp ký ức đau thương của người dân Khmer khi nói rằng chế độ Khmer Đỏ chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.
Nói chung, những khẩu hiệu bài xích Việt Nam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, đó không phải là những suy nghĩ chính chắn của một người có trình độ học thức cao.
Nguyễn Văn Huy
Gửi đến BBC từ Paris, Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét