Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Tin ngày 31/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Tháo chạy khỏi thị trường bất động sản


Dự án hoàn tất nhưng bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng… là những nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cố tháo chạy khỏi thị trường.

Bán dự án, “bỏ” công ty


Chung cư 584 Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, bỏ dang dở vì chủ đầu tư gặp khó khăn.

Mới đây, thị trường BĐS nổi đình đám với phi vụ Vingroup chuyển nhượng thành công tòa nhà Vincom A với lãi ròng 4.300 tỷ đồng. Đây quả là nằm mơ cũng không thấy đối với hàng ngàn doanh nghiệp khác khi mà thị trường BĐS ế ẩm, tuột giá không phanh, không dễ gì tìm người mua căn hộ trị giá một vài tỷ đồng, huống hồ chi bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng để mua một tòa nhà. Tất nhiên, bán có lời là triết lý trong kinh doanh. Trước đây Vingroup cũng đã từng bán tòa nhà tại Hà Nội.
Cuối tháng 6-2013, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thông qua kế hoạch “bán sỉ căn hộ hoặc bán các dự án hoặc bán cổ phiếu của các công ty con đang sở hữu dự án” nhằm tái cấu trúc lĩnh vực BĐS. Mục đích bán nhằm thu tiền mặt về dự trữ và giảm nợ vay. Trên thực tế, nhiều dự án của HAG tại TPHCM đã từng áp dụng hình thức bán sỉ căn hộ: An Tiến huyện Nhà Bè, Hoàng Anh River View quận 2… Nhìn xuyên suốt giai đoạn khó khăn vừa qua, có thể thấy công ty đã có lộ trình hẳn hoi để rút khỏi thị trường BĐS TPHCM. Năm 2009, HAG hạ giá 40% để bán chung cư Hoàng Anh River View. Năm 2011, một công ty thứ cấp hạ giá 20% để bán chung cư An Tiến, rồi sau đó tiếp tục bán rẻ chung cư Thanh Bình, quận 7. Đó là những bước đi hiện thực hóa chủ trương “thoát” dần khỏi BĐS mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG đã từng tuyên bố với cổ đông, BĐS không sinh lợi, rút tiền để trồng cao su, trồng mía đường ở Lào, Campuchia và bây giờ là đầu tư BĐS ở Myanmar, để tăng trưởng bền vững, ổn định dài hơi.
Một đại gia BĐS khác đang rơi vào vòng xoáy nợ nần và đang “thu gọn” lại đó là Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG). Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị QCG, than thở: “Mỗi tháng công ty phải trả lãi vay tương đương vài căn hộ, tài sản ra đi mà không cứu được”. Đối phó với khó khăn, QCG đã giảm dần nhân sự, mỗi công ty con chỉ duy trì 3 người: một giám đốc, một kế toán và một người phụ trách kinh doanh. Tiếp đó, đầu tháng 7-2013, QCG đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông báo về việc thoái vốn khỏi 2 công ty con, đó là Công ty TNHH Thương mại xây dựng đầu tư phát triển nhà Hưng Thịnh và Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Quốc Cường. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2012, QCG đã đầu tư vào 2 công ty này tổng cộng 81 tỷ đồng. Đặc biệt, trước đó Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường đã bị tòa xử thua kiện khách hàng và đang kháng cáo.

“Rút” không dễ!

Tất nhiên, không thể nói rút vốn khỏi BĐS là thực hiện được ngay. Chẳng hạn, Công ty TNHH XD-SX-TM Tài Nguyên làm chủ đầu tư dự án chung cư Kenton, hiện nay đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, xây xong phần thô nhưng chỉ có mỗi… chủ đầu tư là khách hàng duy nhất. Tìm các giải pháp, từ chẻ nhỏ căn hộ đến chuyển đổi công năng sang khách sạn đều không khả thi, vì chủ đầu tư xây dựng cao cấp, diện tích căn hộ quá lớn. Việc thoái vốn khỏi dự án này gần như bế tắc.
Đối với tập đoàn nhà nước, một thời BĐS lên “cơn sốt” đã lôi kéo nhiều đơn vị đổ tiền vào đất. Bây giờ thoái vốn là nhiệm vụ, nhưng bằng cách nào? Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) quả là dũng cảm khi thừa nhận việc thoái vốn khỏi BĐS là thực tế khó khăn.
Ông Thực nói với báo giới: “PVN đang gặp khó trong việc thoái vốn ngoài ngành, nhất là BĐS. Chúng tôi đang khó thoái vốn ở các dự án BĐS, cụ thể là khó về thời điểm thoái vốn và ai mua. Trước đây, chủ trương của chúng ta là làm thế nào khi thoái vốn vẫn phải bảo toàn được vốn nhà nước. Được biết, hiện Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng quy chế, cách thức thoái vốn nhưng vẫn bảo toàn vốn. Vì vậy, PVN cũng đang chờ hướng dẫn từ Bộ Tài chính. Trong đó, PVN cũng đặt mục tiêu sẽ cố gắng chọn thời điểm thoái vốn làm sao bảo toàn vốn nhà nước cao nhất”.
Trên thông tin đại chúng và thông số trên sàn chứng khoán, nhiều công ty “họ dầu khí” đầu tư vào BĐS đã lỗ. Đơn cử, Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land) đã từng tuyên bố cắt lỗ tại dự án chung cư Petrolandmark, quận 2 dự kiến lỗ khoảng 70 tỷ đồng. Sau “cắt lỗ”, dự án nằm im dở dang, khách hàng kiện cáo, hiện nay đang tái khởi động trở lại thông qua việc thay nhà thầu khác. Ngoài dự án này, công ty cắt lỗ liên tục các dự án khác, kể cả bán tài sản… dẫn đến “cụt” vốn trên 195 tỷ đồng! Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) là mẹ và đồng thời là đối tác của nhiều công ty có “họ dầu khí” nhưng đầu tư BĐS khác, năm 2012 lỗ to nhất trên cả 2 sàn chứng khoán, lên tới 1.368 tỷ đồng. Cuối cùng PVN chính là “mẹ” của PVX, bơm vốn liên tục, đến cuối năm 2012 nâng tỷ lệ sở hữu lên 54,55% với tổng số vốn là 2.181 tỷ đồng. Trong tình thế này, hãy chờ PVN có “diệu pháp” nào để thoái vốn vẫn bảo toàn vốn?
Theo SGGP

Giảm “con sâu” ngành y, tăng tiền mua vắc xin


‘Phải xử lý kịp thời, mạnh tay, nghiêm minh… mới hạn chế tốc độ gia tăng số “con sâu” trong ngành y tế, kết quả xử lý mới có uy, khiến người ta sợ’, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề XH Quốc hội nói.
Không thể “bẻ cong” khoa học
Sự cố 3 trẻ sơ sinh cùng tử vong sau khi tiêm vắcxin viêm gan B đã gây chấn động, dư luận cũng có những đánh giá trái chiều. Ông nghĩ gì về các phản ứng của ngành y tế?
-  Đây là một sự việc rất đáng buồn. Trước tiên, xin chia sẻ nỗi mất mát của các gia đình.
Về quy trình xử lý, nếu dẫn chiếu theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai biến, thì trong mọi trường hợp xảy ra tai biến do vắcxin, nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Sau khi tìm ra nguyên nhân, nếu lỗi của ai thì người đó phải trả lại tiền cho nhà nước
Như vậy, đáng lý ra, ngành y tế cần phản ứng nhanh hơn nữa, đứng ra thay mặt nhà nước nhận trách nhiệm bồi thường theo quy định trong Luật và cam kết tìm ra nguyên nhân.
Dư luận xã hội sẽ yên tâm hơn, bớt lo lắng, e ngại như hiện nay. Bởi sau vụ tai biến này, người dân vẫn cần có niềm tin vào hiệu quả của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Vậy bước xử lý tiếp theo là gì, thưa ông?
- Để xác định được chắc chắn nguyên nhân, Bộ Y tế phải xem xét rất tỉ mỉ. Đầu tiên phải thu thập chính xác tang chứng, vật chứng. Vì sự cố diễn ra ở một địa điểm không ai ngờ tới, nên không có sẵn lực lượng thu giữ tang vật, trường hợp đánh tráo có thể xảy ra.

vắc xin, tai biến, Quốc hội, Bộ y tế
Ảnh: Lê Anh Dũng
Thứ hai, phải tổ chức một Hội đồng mang tính tương đối độc lập để đánh giá. Lâu nay, hội đồng chuyên môn thường toàn giáo sư ngành y, nhận lương nhà nước và có liên quan đến chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cũng như sản xuất vắcxin.
Trong khi đó, đáng lý Hội đồng chuyên môn cần có 40 – 50% thành phần bên ngoài như chuyên gia độc lập, tổ chức tư nhân, phi chính phủ…
Chính điều này khiến người dân lo lắng, nghi ngại, chưa đặt hết niềm tin  vào Hội đồng. Bởi khi hầu hết các vụ việc xảy ra, Bộ Y tế lại trả lời là do sốc phản vệ, do thuyên tắc… kết luận cuối cùng lại thường không phải do vắcxin mà do nguyên nhân khác.
Tôi cho rằng Bộ Y tế cũng lường đến sự e ngại của người dân với Hội đồng chuyên môn, nên mới đây đã mời Bộ công an điều tra thêm. Tất nhiên Bộ công an sẽ có đánh giá độc lập hơn và điều tra nhiều khía cạnh khác nhau, bởi họ là người ngoài ngành.
Trong câu chuyện này, có lẽ một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nhìn nhận vấn đề khách quan, dựa trên bằng chứng khoa học. Phải nghiên cứu và công bố rõ ràng, minh bạch việc ở các nước cùng điều kiện như VN, cùng dùng loại vắcxin như ta, thì tỷ lệ tai biến bao nhiêu?
Phải xác định đầy đủ rồi mới phán xét được. Khoa học là khoa học, không thể duy ý chí mà bẻ cong khoa học và cho rằng không có tai biến do vắcxin. Khoa học là chân lý, đừng đặt nguyện vọng lên trên chân lý. Tất nhiên, một sinh linh không may ra đi ai mà chả thương xót và muốn chia sẻ tình cảm, đó là bản chất của người Việt Nam. Nhưng đừng uất giận quá mà mất khôn!
Cần ưu tiên vắcxin tốt cho trẻ
Ông đánh giá sự cố này có tác động thế nào với ngành Y tế nói chung và ngành y tế dự phòng nói riêng?
- Đây là cơ hội để xem xét lại toàn bộ hệ thống Y tế, là dịp để đánh giá tổng thể.
Quốc hội đã có hẳn Nghị quyết, quy định rõ ràng ngân sách cho y tế phải dành 30% cho y tế dự phòng. Nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ đạt mức này.
Nguyên nhân là phân bổ của Bộ Y tế không đủ. Tiếp đến, khi ngân sách xuống đến tỉnh sẽ do HĐND phân bổ. Nhưng tỉnh nào cũng chỉ thích xây bệnh viện, mua sắm trang thiết bị, nên đầu tư cho y tế dự phòng rất ít. Có tỉnh chỉ 12%, cao lắm là được 35%.
Trong khi đó, địa điểm tiêm chủng cho trẻ em thì tuềnh toàng, bảo quản tủ lạnh không đến nơi đến chốn, mất điện, trình độ quản lý kém…
Do đó, cần xem xét đầy đủ trách nhiệm đầu tư y tế dự phòng của tất các bên trong thực hiện Nghị quyết, cả Bộ y tế, cả các tỉnh.
Người dân vẫn cho rằng do chúng ta ít tiền nên con cháu đành phải dùng một số vắc xin thế hệ cũ mà các nước đã thay thế?
- Thì như tôi nói ở trên, việc phân bổ tiền chưa đủ sẽ dẫn đến hệ quả là sẽ không có điều kiện bảo quản trang thiết bị cho vắcxin, tiền phục vụ hạn chế, không khuyến khích. Rồi người làm y tế dự phòng cũng sẽ không toàn tâm toàn ý, chỉ muốn làm cho nhanh, cho xong chuyện, thời gian đâu để làm cho đúng quy trình, hỏi thăm, tư vấn…
Nếu như có đủ tiền, một ngày quy định chỉ tiêm 20 cháu chẳng hạn, thì lại muốn tiêm nhiều hơn cho nhanh.
Tiếp đến là chất lượng vắcxin. Ngân sách ít thì vắcxin tiêm cho trẻ em VN không bằng vắcxin cho trẻ em Nhật, Mỹ… Nên bây giờ, nhiều gia đình có điều kiện thường chọn tiêm dịch vụ bằng vắcxin ngoại nhập, giá cao.
Cách đây vài năm, khi VN chưa thành nước có thu nhập trung bình thì kinh phí tiêm chủng mở rộng đa số được viện trợ, gần đây chúng ta phải tự bỏ tiền ngân sách ra mua. Việc 20 trẻ em tử vong trong 2 năm qua, tôi cho rằng Bộ Y tế phải đưa ra dẫn chứng tỷ lệ tai biến ở các nước khác có cùng điều kiện tương ứng và dùng cùng loại thuốc để xem nguyên nhân là vì đâu.
Theo tôi, nếu cả hệ thống quyết tâm, Quốc hội quyết tâm thì nên ưu tiên dành thêm quỹ ngân sách phù hợp để mua loại vắcxin chất lượng tốt cho trẻ em trong chương trình TCMR.
Liệu có cách làm nào khác không, thưa ông? Bởi không thể vấn đề gì cũng trông chờ ngân sách, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay?
- Chắc chắn Nhà nước phải nâng đầu tư tiền lên. Tiền QH phân bổ theo từng dòng, nhưng nên dành tiền mua vắcxin chất lượng tốt. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần lấy số tiền đầu tư cho 1 cây cầu lớn là đủ sức nâng cấp toàn bộ y tế xã và huyện (nơi chủ yếu dự phòng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó có tiêm chủng)…
Cũng có thể thông qua cơ chế bảo hiểm y tế. Một là tăng tỷ lệ nộp bảo hiểm y tế lên một chút, giúp quy mô quỹ lớn hơn. Ngoài ra, trong Luật có thể quy định bảo hiểm sẽ chi trả cho tiêm chủng và danh mục sẽ do Chính phủ quy định.
Sự quyết liệt của người “cầm quân”
Không chỉ có vấn đề tai biến sau tiêm vắcxin, hiện ngành y còn nhiều vấn đề khác khiến dư luận bức xúc?
- Ngành y còn những câu chuyện phía sau. Đó là chậm xử lý những vấn đề đã quá rõ ràng không cần đến xét nghiệm mới kết luận được. Đây không phải lỗi kỹ thuật mà là lỗi về y đức, gây hậu quả rõ ràng.
Phải xử lý kịp thời, mạnh tay, nghiêm minh, nếu không vấn đề y đức sẽ ngày càng gây bức xúc, mà đội ngũ y bác sĩ lại không rút được bài học. Có như vậy mới hạn chế tốc độ gia tăng số “con sâu” trong ngành y tế, kết quả xử lý mới có uy, khiến người ta sợ. Bởi chính Bộ trưởng Y tế đã nói trước QH về tình trạng này.
Chứ nếu xử lý kiểu lòng vòng qua thanh tra bộ, cục này cục nọ, mỗi chỗ 1 tý thì sẽ tam sao thất bản và cuối cùng hoà cả làng.
Tôi xin dẫn chứng 1 trường hợp bệnh nhân bị cắt nhầm thận ở bệnh viện phía Bắc. Ban giám đốc họp quyết định cắt thận, giao bác sĩ thi hành. Nhưng khi sai sót xảy ra, Ban Giám đốc liền hi sinh người bác sĩ chuyên môn giỏi đó để làm người “đỡ đạn”. Và tất nhiên, sau 1-2 năm thì đâu lại vào đó, “nguyễn y vân”!
Kỷ cương và sự quyết liệt của người cầm quân vô cùng quan trọng. Bộ trưởng có thể trực tiếp xuống hiện trường xử lý những vụ việc nóng, thay vì cử hết đoàn nọ đến đoàn kia. Bởi nhiều khi qua các cấp cục, vụ tham mưu, sự việc đã bị “lobby” mất rồi.
Theo vietnamnet

Chúng ta không thể nghèo mãi thế này được

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có những chia sẻ đáng chú ý, trước những câu hỏi của báo giới về tiến độ cũng như quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ.

Không đổi mới thì tụt hậu

“Quyết tâm và phương hướng tái cơ cấu nền kinh tế để Việt Nam phát triển nhanh hơn, để chúng ta không thể nghèo mãi như thế này được, là quyết tâm của tất cả các thành viên Chính phủ, của cả hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông, vấn đề đặt ra tái cơ cấu là phải xem lại tổng thể nền kinh tế từ những khâu vĩ mô, ở tầm quốc gia đến những việc rất chi tiết. Ví dụ trong doanh nghiệp là phải tái cơ cấu sản phẩm, thay đổi cung cách điều hành…
Hiện Chính phủ đã xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế trình Quốc hội, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đề án này chưa cụ thể, chưa có nhiều thay đổi về bản chất. Tuy nhiên, chúng ta đã bàn bạc và thống nhất tái cơ cấu là quá trình làm toàn diện từ chính sách vĩ mô, đến nếp làm việc của từng con người, từng cơ sở sản xuất, Bộ trưởng nói.
“Cách đây 20 năm thì yêu cầu của chúng ta rất đơn giản. Bạn nào tuổi đã trên 30 chắc lúc đó chỉ mơ ước có ti vi, không nghĩ cần có điều hòa, mơ ước có xe máy không nghĩ phải có ôtô. Nhưng hiện nay, nhu cầu mở ra, thế giới có gì chúng ta cũng yêu cầu như thế, nhưng nguồn lực của chúng ta lại thấp hơn, đi sau họ rất nhiều. Cân đối làm sao thì đấy là một vấn đề”.
Lý giải thêm cho những nghịch lý trong quá trình tái cơ cấu, Bộ trưởng Đam dẫn câu chuyện giá điện. “Về giá điện, giá xăng dầu, nhiều người bức xúc cho rằng không thể so sánh giá Việt Nam với giá quốc tế vì thu nhập của chúng ta chỉ bằng 1/10 của họ. Nhưng họ cũng dùng những tivi, điều hòa giống chúng ta, liệu có tivi, điều hòa nào có tiêu chuẩn thấp hơn để chúng ta dùng hay không?”.
Ông nhấn mạnh một lần nữa: “Tất cả các thành viên Chính phủ và cả hệ thống chính trị đều đồng tâm là phải tái cơ cấu, phải tiếp tục đổi mới, cả nhân dân cũng vậy. Nếu chúng ta không đổi mới, không tái cơ cấu mạnh mẽ thì chúng ta không vượt lên được, sẽ cứ làng nhàng thế này mãi, và không phải có nguy cơ tụt hậu nữa mà là tụt hậu thật, vì các nước xung quanh cũng phát triển rất nhanh, xuất phát điểm của họ lại cao hơn”.

“Chúng ta không thể nghèo mãi thế này được”
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo chiều 30/7

Không nên nhắc đến tồn kho nữa

Thông tin về nội dung phiên họp trước đó của Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm.
Theo đó, Chính phủ thống nhất tình hình kinh tế đang phát triển đúng hướng, tốt lên, tuy nhiên, tốc độ tốt lên không nhanh như mong muốn, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dưới mức tiềm năng.
So với năm ngoái và năm trước nữa, mục tiêu Quốc hội đặt ra là năm nay kiềm chế lạm phát thấp hơn (khoảng 7%) là mục tiêu khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã thảo luận, phân tích kỹ các ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước, cho rằng không thể lơ là việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng tốt lên, chỉ số tăng trưởng công nghiệp quý sau cao hơn quý trước, tháng sau cao hơn tháng trước.
Mặc dù còn gặp số khăn nhưng số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng lên, số doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất giảm đi. Tồn kho đã quay lại mức bình thường.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, truyền thông từ nay không nên đề cập đến vấn đề tồn kho nữa, bởi sản lượng tồn kho cũng đã và đang giảm mạnh, doanh nghiệp đã điều chỉnh quy mô sản xuất, về cơ bản đã giải quyết được vấn đề này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, cái khó bao trùm hiện nay chính là sức mua của dân vẫn kém. Thông thường, sức mua hay nhu cầu thấp thì phải tăng cầu nhưng nếu không cẩn thận, việc tăng cầu có thể gây lạm phát.
Gần đây, Chính phủ đã đề nghị các nhà kinh tế trong và ngoài nước tập trung phân tích, có nhiều ý kiến nhưng tựu chung lại là trong thời gian tới, chúng ta phải đặt mục tiêu, điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ bám vào mục tiêu dài hạn hơn, cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức 7%, đưa tốc độ tăng trưởng nhích dần lên.
Bên cạnh đó, trong điều hành không chạy theo mục tiêu kiềm chế lạm phát xuống mức thấp ngay lập tức, đưa tăng trưởng tăng cao ngay mà điều quan trọng là giữ ổn định vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tạo đà cho các bước tiếp theo.
Theo vneconomy

Ca sĩ Ngọc Sơn phản động?


Đọc bài trên báo CAND về việc tuyệt thực của anh Điếu Cày, không bàn về thực hư hay mức độ chính xác của bài viết; nhưng tự dưng tui nhớ lại một chuyện khác. Mặc dù không ăn nhập, nhưng cho thấy một cung cách làm việc rất lạ của mấy bác báo này!
Cách đây hơn 3 năm.
Khi ấy ca sĩ Ngọc Sơn đang chơi rầm rộ trên mạng Paltalk. Sau mấy vụ sếch siếc, thì xảy ra một chuyện khác. Trong diễn đàn có nhiều Việt kiều chống Cộng, mấy anh này đăng đàn chửi chế độ rất hăng. Ngọc Sơn một bữa nổi khùng bèn phản bác lại, đại ý anh ấy bảo không nên chửi VN không nên chửi đảng, chửi bác Hồ; không phải nhờ vậy mà các bạn bỏ nước ra đi và giờ sung sướng, rồi quay về làm VK yêu nước sao!? Nói chung, ai nghe logic này xong đều cười khà khà. Tính Ngọc Sơn cả VN này ai chả biết, nên thèm gì trách cứ vài câu tầm phào đó. Nhưng trong Paltalk có nhiều kẻ không ưa, thế nên có người viết bài đả kích Ngọc Sơn, rồi qui chụp rằng ca sĩ này phản động. Ở VN, hai chữ này mà lên báo là rất nặng nha; thường chỉ dành cho những vụ án chính trị!
Không biết chính xác ai viết bài, nhưng một cô tên Lan, tui đoán là có quen biết hay quan hệ gì đó trong làng báo; Lan có số và gọi cho rất nhiều phóng viên viết VH-VN; đưa bài nhờ đăng. Không chỉ vậy, Lan còn vào tận tòa soạn báo Công an TP.HCM gặp anh Trần Tử Văn, phó TBT để đưa bài viết yêu cầu đăng. Sau này tui nghe anh Văn kể, thấy báo không đăng nên cổ nhắn tin chửi ảnh! Anh Văn còn cười bảo: “Thằng Sơn mà phản động thì chắc cả nước này phản động hết!”.
Do đi khắp nơi rải bài, nên nhiều phóng viên có trong tay bài của Lan. Tuyệt nhiên, chẳng báo nào đăng vì không biết người viết ất ơ từ đâu, cũng chẳng kiểm chứng được những gì trong bài. Đùng một cái, tờ CAND đăng nguyên xi bài Lan và phía dưới ký tên một bác trong BBT. Có lẽ vô tình không biết, bài đó nhiều người từng đọc qua. Thế là Ngọc Sơn bị báo CAND khép tội “phản động”!
Ngọc Sơn bức xúc gọi cho TBT Hữu Ước, người được xem là hữu hảo của anh; vừa là bạn bi-da vừa là bạn văn nghệ, Ngọc Sơn từng hát nhiều bài do Hữu Ước sáng tác. Anh kể, Hữu Ước bất ngờ khi nghe anh càm ràm, và cho biết là lúc báo đăng Ước đang đi công tác Thái Lan nên không biết. Thật ra, Ước cũng muốn gỡ gạc cho Ngọc Sơn vì cú đá như trời giáng đó; anh bèn lệnh cho lính gặp Ngọc Sơn viết bài. Tuy nhiên, vào ngay thời điểm này, báo Tuổi Trẻ Cười nhóm họp bầu giải Trái cóc xanh; và Ngọc Sơn bị lãnh nguyên một trái chua lè. Một phần lý do cũng từ bài báo này ra. Anh quạu, nhắn tin cho Hữu Ước; không biết nói sao đó mà Ước rút bài không cho đăng nữa.
Mỗi tờ báo có một cách làm việc riêng. Đằng sau mỗi bài viết là một sự thật khác. Nhiều độc giả đang mất dần lòng tin cũng có lý do. Người đọc bây giờ tinh tế và nhạy bén lắm, công nghệ phát hiện hình thật giả hay photoshop cũng không tệ; chẳng phải dễ lừa!
Ngày còn biệt giam B.34 với Điếu Cày. Anh thường tâm sự, rồi lúc tui ra anh còn nhắn về nữa; ước nguyện lớn nhất của anh là chị Tân bán bớt một căn nhà lo cho hai đứa nhỏ đi du học, tránh xa việc của bố chúng nó. Ấy vậy mà giờ nhìn thằng con anh tất tả ngược xuôi với mẹ vì bố, đau muốn khóc!
Theo FB Cô Gái Đồ Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét