Nhạy cảm chính trị là tấm lòng thực sự vì dân
Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục chỉ đạo các khoa,
phòng chuyên môn tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có
thể, tổ chức thăm khám, điều trị và miễn phí toàn bộ viện phí đối với
trường hợp đặc biệt này.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm con trai Chủ tịch huyện Trường Sa |
Có không ít ý kiến cho rằng, động thái này của bà Tiến là “bàn gỡ hòa”
trên sân dư luận, bởi vì trước đó, bà đã bị “thua một bàn” ở Quảng Trị,
khi không ghé thăm gia đình ba đứa trẻ bị tử vong do tiêm vaccine. Tuy
nhiên, không nên có cái nhìn thiếu tích cực như vậy, mà hãy nhìn nhận
đây là việc làm xuất phát từ tấm lòng của bộ trưởng, rung cảm trước tai
ương của một gia đình. Đặc biệt, đó là gia đình của vị Chủ tịch huyện
đảo Trường Sa - nơi đầu sóng ngọn gió, nơi phên giậu của đất nước. Chính
vì vậy, ứng xử của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến với gia đình ông Thuân
được sự ủng hộ của dư luận, cho dù rất có thể bà Tiến làm không vì mục
đích tạo uy tín cá nhân.
Liên quan đến những hành xử của bà Bộ trưởng Bộ Y tế, có nhiều phân
tích, trong đó có phân tích của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội: “Tôi xin khẳng định Bộ trưởng nên đến thăm và chia
sẻ với các gia đình có các cháu bé bị tử vong. Đây là một việc chính
khách bắt buộc phải làm. Ngoài ra, đây không chỉ là khó khăn, thách
thức, đây còn là cơ hội truyền thông có một không hai cho bộ trưởng. Tuy
nhiên, một số bộ trưởng của chúng ta chỉ là những nhà chuyên môn hơn là
chính khách. Chính vì thế, họ có thể rất nhiệt tâm với công việc, nhưng
lại không có được sự nhạy cảm của một chính khách”.
Phân tích này khá sắc sảo, nhưng có lẽ vẫn chưa đầy đủ. Ngoài khía cạnh
“nhạy cảm của một chính khách”, không thể thiếu một yếu tố quan trọng
khác, đó là tấm lòng của một người lãnh đạo. Thật khó lòng để ủng hộ
quan điểm một vị lãnh đạo đi đến với dân, chia sẻ với những đau khổ, mất
mát của dân như là một cơ hội truyền thông, ''đánh bóng'' hình ảnh của
mình trước công chúng. Điều này còn tệ hại hơn cả việc không đi.
Không phải chính khách Việt Nam thiếu sự nhạy cảm đâu, có vị cũng cố
gắng tìm cơ hội PR cho cá nhân. Nhưng khổ nỗi, dưới con mắt thông minh
của mình, nhân dân có thể phát hiện ra mọi sự giả tạo ẩn chứa bên trong.
Cho nên, sự nhạy cảm chính trị không gì khác ngoài một tấm lòng thực sự
vì nước, vì dân.
(Lao động)
Cựu quan chức cao cấp nói về "thiếu sót đáng chê trách" của Bộ trưởng Tiến
“Trường hợp Bộ trưởng đang có mặt trên địa bàn mà không quan tâm đến
công việc được cho là liên quan đến tâm của một người lãnh đạo thì tôi
cho đó là điều đáng tiếc”.
Ngày 20/7 vừa qua, đã xảy ra 3 trường
hợp tử vong sau khi tiêm chủng vắcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại
Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Theo kết quả sơ bộ
ban đầu, trẻ tử vong là do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân.
Đến ngày 21/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác
tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây, báo chí đưa tin nữ Bộ trưởng tham dự lễ
khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio
Linh; thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn... Tuy
nhiên, Bộ trưởng Tiến không đến thăm 3 gia đình có các cháu bé tử vong
do đã kín lịch.
Ngay lập tức, phát biểu này của Bộ trưởng Tiến đã vấp phải sự phản ứng
của nhiều người. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thuận -
nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề này.
Ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiêm Văn phòng Quốc hội
PV: Thưa ông, nếu ở vào vị trí của Bộ trưởng Bộ Y tế, ông có đến thăm
gia đình của 3 cháu bé đã tử vong do tiêm vắc xin ở Quảng Trị không?
Ông Trần Quốc Thuận: Theo tôi, Bộ trưởng là tư lệnh ngành,
làm chức năng quản lý nhà nước nói chung. Khi xảy ra việc 3 trẻ em tử
vong do tiêm vắc xin thì cần có biện pháp gì đấy như việc dừng ngay việc
dừng vắc xin đó để kiểm tra, xác minh xem loại thuốc đó có sử dụng được
hay không rồi cho điều tra nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Tôi cho rằng không phải ở đâu có vụ việc xảy ra thì nhất thiết Bộ trưởng
phải đến nơi đó. Tuy nhiên, tôi rất quan tâm đến việc không biết đến
nay Bộ trưởng Tiến đã có quyết định đình chỉ việc sử dụng vắc xin này
hay chưa.
PV: Nhưng trong trường hợp Bộ trưởng đã có mặt tại địa phương xảy ra vụ việc gây chú ý đặc biệt của dư luận như vậy thì…
Ông Trần Quốc Thuận: Công việc hàng đầu của một bộ trưởng
khi có vụ việc xảy ra là phải có một quyết sách, chủ trương nào đấy. Còn
trường hợp Bộ trưởng đang có mặt trên địa bàn mà không quan tâm đến
công việc được cho là liên quan đến tâm của một người lãnh đạo thì tôi
cho đó là điều đáng tiếc. Về mặt tinh thần, khi các gia đình đang gặp
đau thương vì mất con như vậy thì đó là một sự thiếu sót đáng chê trách.
Nếu đã để xảy ra các trường hợp nhiều trẻ em chết do tiêm vắc xin rồi mà
vẫn tiếp tục để xảy ra tình trạng này nữa thì cũng phải xem Bộ trưởng
trưởng đã xứng đáng ngồi ở vị trí đó chưa.
PV: Phát biểu của Bộ trưởng Tiến vừa qua không phải là lời phát biểu
đầu tiên của một vị Bộ trưởng bị phản ứng. Còn nhớ, Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận và Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã từng rơi vào tình huống có nét
tương tự như thế này. Theo ông, các tư lệnh ngành nên có phát ngôn và
hành động như thế nào để xứng đáng và để nhân dân không phản ứng dữ dội?
Ông Trần Quốc Thuận: Vị trí Bộ trưởng không phải là vị trí
để nói một đằng, làm một nẻo, không phải là vị trí hô hào. Là tư lệnh
thì phải ra lệnh theo quyền năng của mình, nói đi đôi với làm.
PV: Liên quan đến phát biểu của Bộ trưởng Tiến về việc không thể đến
thăm gia đình của 3 cháu bé đã tử vong dù đã ở Quảng Trị, có ý kiến cho
rằng, Bộ trưởng Bộ Y tế nên nghĩ đến văn hoá từ chức. Ông có cho rằng ý
kiến này là quá cực đoan?
Ông Trần Quốc Thuận: Tôi nghĩ rằng hiện tượng nhiều người
phản ứng trước hành động không đến thăm gia đình 3 cháu bé tử vong do
tiêm vắc xin của Bộ trưởng Tiến mới đây chỉ là “giọt nước tràn ly”. Sự
bức xúc này xuất phát từ nhiều việc trong đó có việc bức xúc trước một
số phát biểu của vị Bộ trưởng Bộ Y tế này.
Một trong số đó là ngày 27/5 vừa qua, khi trả lời câu hỏi bên ngoài hành
lang quốc hội về vấn đề quá tải bệnh viện và việc Bộ Y tế đưa ra thời
điểm cụ thể giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Tiến có nói: “Câu hỏi
này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và
cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng
tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất
vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là
đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Ðương nhiên, Nhà nước đã cố gắng
nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều”.
Sau phát biểu này, nhiều người nghe thấy sốc và đã phản ứng gay gắt bởi
họ cho rằng Bộ trưởng Tiến là tư lệnh ngành, chính là “Nhà nước” chứ đâu
mà phải hỏi. Tôi thì lại nghĩ khác. Bộ trưởng Tiến là tư lệnh ngành
nhưng bà ấy đâu có tiền, mà phải là Chính phủ. Khi một ngành đề xuất
ngân sách lên trên mà không được thì có gào lên cũng không ăn thua. Chỉ
có con đường là xin tiền tài trợ từ nước ngoài… Tôi cho câu nói đó là
xuất phát từ bức xúc của cá nhân Bộ trưởng.
Quay trở về vụ việc liên quan đến cái chết của 3 cháu bé ở Quảng Trị,
ngành y tế quản lý ngành nên việc bệnh nhân chết, hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế
là đúng nhưng ý kiến cho rằng bà Nguyễn Thị Kim Tiến không xứng đáng
với vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế là không nên và hơi cực đoan.
Trân trọng cảm ơn những ý kiến chia sẻ của ông!
(TTVN)
Rớt đại học? Đó chỉ là một con đường (Kỳ 1)
Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu |
Hơn 200 trường đại học (ĐH) đã công bố điểm thi và dự kiến điểm chuẩn.
Với hàng triệu thí sinh, mùa thi ĐH-CĐ 2013 có lẽ đã khép lại. Số phận
mỉm cười với những thí sinh đạt kết quả cao nhưng không vì thế mà… khép
lại với các thí sinh chưa đến được với giảng đường. Thành nhân - Thành người, cái đích của đời người đâu phải chỉ bằng một con đường ĐH?
Cộng đồng mạng Việt Nam đang xôn xao với bài viết: “Tôi trượt đại học”
của thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm
TP.HCM). Chỉ trong vòng 4 ngày, bài viết thu hút gần 16.500 lượt like,
4.000 lượt chia sẻ và hơn 1.000 phản hồi trên mạng.
- >> Thủ khoa 30 điểm: Tự tin với quyết định bỏ học đại học để thi lại
>> Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: Người thầy - Bạn đồng hành của giới trẻ
>> Cô bé tí hon trốn bố mẹ đi thi đại học
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc - Kỳ 2
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc
Bài viết ngắn gọn, súc tích với 5 lý do để các thí sinh (TS) có thể đối mặt với thực tế khi chẳng may thi rớt.
Được sự đồng ý của tác giả, Thanh Niên Online xin giới thiệu đến bạn đọc, đặc biệt là các TS và gia đình của các bạn, nguyên văn bài viết để tham khảo:
TÔI TRƯỢT ĐẠI HỌC
1. THI RỚT, QUÁ NHỤC?Hằng năm, lượng thí sinh trượt còn nhiều hơn cả đậu. Cứ nhìn tỉ lệ chọi thì biết. Chẳng phải một mình mình tôi trượt. Đó là tình hình chung. Với lại, tôi không sinh ra trên mặt đất này vì sĩ diện. 2. THI RỚT, BẠN BÈ KHINH THƯỜNG, HÀNG XÓM DÈ BĨU? Ta không sống vì hàng xóm. Còn những đứa bạn thay vì động viên lại đi khinh thường người khác thì cũng chẳng đáng để chơi. 3. THI RỚT, CHA MẸ SẼ VÔ CÙNG THẤT VỌNG? Có thể! Nhưng sự buồn bã của cha mẹ chỉ tạm thời mà thôi. Cha mẹ đã nuôi tôi 18 năm trời, mớm tôi ăn từng muỗng cơm, tập cho tôi đi từng bước một. Tôi tin: chẳng vì chuyện này mà họ lại vứt bỏ con mình. 4. THI RỚT, MẤT HẾT CƠ HỘI? Ai nói! Trên đời này không chỉ có trường đại học đào tạo con người. Trường đời mới là ngôi trường lớn nhất, thực tế nhất, nhiều cơ hội nhất. Tôi chẳng cần phải nói, ai cũng biết là cả khối tỉ phú từng trượt đại học đến mấy lần. Tôi chỉ mất hết cơ hội nếu tôi chán nản ngồi im và tự giam mình. Tôi không thay đổi được quá khứ nên tôi sẽ hành động để thay đổi tương lai! Tôi tin vào câu nói: “Thành công đến muộn nhưng sẽ ngọt ngào gấp đôi!” 5. THI RỚT, ÁM ẢNH NÀY SẼ KHÔNG BAO GIỜ BUÔNG THA TÔI? Thực ra tôi không sợ thi rớt. Tôi chỉ sợ cái Tôi của chính mình, sợ niềm Kiêu Hãnh của bản thân. Tôi sẽ càng thất vọng về mình, người ta sẽ càng khinh thường hơn nếu tôi chỉ biết nằm khóc mà chẳng biết đứng dậy làm cái chi có ích. Không! Tôi sẽ đứng dậy tìm một con đường để đi. Cuộc đời này đâu phải chỉ có một con đường đại học??? Tôi còn không yêu chính bản thân mình thì ai sẽ yêu mình? Tôi còn không có niềm hy vọng vào mình thì ai dám hy vọng vào tôi? Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng: Trượt đại học nhưng tôi sẽ vẫn có thể nuôi sống bản thân và báo hiếu cha mẹ bằng cách của mình! TÔI SẼ KHÔNG VÌ MỘT LẦN VẤP NGÃ MÀ BỎ CẢ CON ĐƯỜNG.
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
|
Bài viết đi từ cái bình thường nhất: sĩ diện bản thân, cha mẹ - gia đình
thất vọng, bản thân tuyệt vọng và sự sợ hãi trong cái tôi mỗi con
người. Đó là cảm giác chung của tất cả những ai đã từng thi rớt ĐH.
Hãy sống dù chỉ với một chiếc phao
Thế nhưng, đó cũng không phải là “chỗ dựa” để mỗi con người bào chữa cho lần trượt ngã này. Bản thân thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
chia sẻ bên lề: “Trước tiên, mình mong các bạn trẻ đọc và hiểu đúng về
những gì mình muốn nói. Mình không mong các bạn nghĩ rằng trượt ĐH là
được mọi người ủng hộ, rồi trở nên chủ quan không ý chí cầu tiến. Điều
quan trọng mà mình muốn nhắn nhủ ở đây là: bạn cần phải đủ mạnh mẽ, đủ
bản lĩnh để bước đi trên một con đường khác khó khăn hơn.”
Các thí sinh trong kỳ thi ĐH-CĐ 2013 - Ảnh minh họa: Độc Lập |
Cũng từng trải qua tâm trạng là một TS, anh Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiểu
được những lo lắng, hồi hộp của các bạn trẻ trong giai đoạn này.
Anh Hiếu cho biết thêm: “Việt Nam nằm trong top những nước có tỉ lệ TS
thi rớt ĐH cao, nhận thức được thực tế đó, bạn phải tìm ra cho mình một
con đường đi phù hợp với khả năng của mình”.
Lấy hình ảnh ví von, anh Hiếu cho rằng để qua sông đến bờ bên kia không
chỉ có chiếc cầu ĐH. “Bạn có thể đi thuyền, bằng phà, hay đơn giản chỉ
là với lấy chiếc phao mà cố hết sức bơi qua thôi. Dù đi bằng phương tiện
nào thì chỉ cần cố gắng tôi tin bạn sẽ đến được bờ bên kia”, thạc
sĩ Hiếu nhắn nhủ.
Quan trọng là chọn đúng đường
Đồng tình với bài viết, nick Facebook Ngân Ngố chia sẻ: “Ở chỗ mình có
bạn thi đợt 1 được 18 điểm. Năm sau quyết tâm thi vào trường Dược và
được 24 điểm. Cộng 3,5 điểm cộng nữa là 27,5 bạn à. Giờ thì mọi người
đều phải ngước nhìn bạn ấy rồi”.
Đậu ĐH không phải lúc nào cũng là một thành công như lời bạn Nguyễn Lê
Ngọc Hà: “Mình là một sinh viên, cách đây 3 năm mình đã chọn con đường
này cho bản thân vì sự sợ hãi. Chính là sự sợ hãi như thầy đã nhắc đến.
Mình nhắm mắt đi tiếp con đường, thật sự mình không biết nó sẽ đi về đâu
vì đã trải qua ba năm đại học một cách khổ sở, không một chút hứng
thú”.
Các thí sinh trong kỳ thi ĐH-CĐ 2013 - Ảnh minh họa: Độc Lập |
Bạn Ngọc Hà cho biết từ một học sinh ưu tú từ thời phổ thông, chưa bao
giờ cảm thấy chán việc học thì nay đã không còn động lực. Con đường bạn
Hà đã chọn đang khiến bạn bế tắc bởi theo bạn: “Chọn đúng con đường mới
là một thành công”.
Bản thân người viết cũng có nhiều bạn bè từng rớt ĐH vài lần nhưng với
quyết tâm và sự vươn lên, cuối cùng giấc mơ giảng đường cũng đã đến.
Đích đến thành nhân, thành người là điều ai cũng hướng đến và ĐH chỉ là
một trong những “con đường” để đi đến đó. Chắc chắn rằng, sẽ không ai
trong cuộc đời này sẽ không vì một lần vấp ngã mà bỏ cả cái đích phía
trước
(còn tiếp)
Bảo Ngọc
(Thanh niên)
Nguyễn Hưng Quốc - Việt Nam và Mỹ
29.07.2013
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày
cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất bình thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đã 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày bình thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Tòa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu gì đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.
Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ còn dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vã, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vã” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.
Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương.”
Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đã có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để vòng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc dòm ngó nhiều nhất.
Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ý đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền vì những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đãi” tương tự như vậy chăng?
Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.
Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không còn sức nặng gì nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai trò không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn còn bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính ký ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lý do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đã khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. Còn Mỹ thì dĩ nhiên cũng không tin gì Việt Nam.
Ký ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đã rất rõ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để cò kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.
Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất bình thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đã 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày bình thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Tòa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu gì đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.
Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ còn dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vã, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vã” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.
Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương.”
Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đã có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để vòng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc dòm ngó nhiều nhất.
Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ý đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền vì những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đãi” tương tự như vậy chăng?
Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.
Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không còn sức nặng gì nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai trò không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn còn bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính ký ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lý do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đã khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. Còn Mỹ thì dĩ nhiên cũng không tin gì Việt Nam.
Ký ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đã rất rõ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để cò kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.
Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chuyến đi của Chủ Tịch Trương Tấn Sang thành công hay thất bại?
Nếu đã xem Trung Quốc làm tiêu chuẩn để bắt chước thì lãnh đạo Việt Nam
phải chọn cho đúng bài học lịch sử – tức là các quyết định thao lược
quyền biến của Mao và Đặng – thay vì mãi lấn cấn với “16 chữ vàng” và
“bốn tốt” vốn không chỉ là sáo ngữ vô duyên mà còn làm thiệt hại đến
quyền lợi đất nước.
Họ Mao mời Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 để bắt tay với
Mỹ gỡ rối cho Trung Quốc trong thế đang bị Liên bang Xô Viết kềm chế và
đe dọa. Họ Đặng sang Hoa Kỳ năm 1979 hai tuần trước khi xua quân tấn
công vào Việt Nam để tung hỏa mù rằng có sự thoả thuận với Mỹ nhằm phòng
hờ trường hợp Hồng quân Xô Viết trả đũa tấn công vào biên giới phía
Bắc.
Hai nhà lãnh đạo nói trên đã có những quyết định đột phá vì quyền lợi
của đất nước họ. Họ không chậm chạp tiến từng bước để cải thiện bang
giao với Mỹ mà chủ động tạo Thời và Cơ, kết quả là loại bỏ được đối thủ
chiến lược hàng đầu và đưa Trung Quốc lên thành cường quốc hạng nhì trên
thế giới.
Trên bình diện ngoại giao, Mao và Đặng sử dụng chủ nghĩa cộng sản như
viên kẹo đường để dụ dỗ các dân tộc khác, còn chính Trung Quốc một khi
bị lấn ép đã không ngần ngại vứt bỏ ngay tình đoàn kết keo sơn của vô
sản quốc tế để bắt tay với trùm tư bản, vừa nhằm ngăn chận Liên Xô và
cũng là tìm cơ hội học hỏi canh tân đất nước.
Cho dù biết rất rõ rằng mục tiêu của Mỹ muốn lợi dụng khai thác mối mâu
thuẫn giữa Nga-Hoa nhưng Mao và Đặng không cần che giấu sự rạn nứt trong
khối cộng sản, và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ vì quyền lợi chiến lược
tương đồng giữa hai quốc gia ngay trong giai đoạn đó.
Khi đã nói chuyện với Mỹ thì Bắc Kinh không cần gợi nhắc đến các chiến
tích như Hồng binh đã đẩy lùi quân đội Liên Hiệp Quốc từ biên giới Hoa
Lục xuống đến vĩ tuyến 38 tại Hàn Quốc; hay gián tiếp ngăn chận Hoa Kỳ
và quân đội Đồng Minh không được tiến lên trên vĩ tuyến 17 ở Việt Nam.
Hình thức khoe khoang nông cạn đó không phù hợp với tư thế của các nhà
lãnh đạo khi muốn xoay chuyển bàn cờ quốc tế.
Khó mà phủ nhận những bước tiến nhảy vọt của Hoa Lục trong vòng 30 năm
nay cho dù các thành quả tích cực bị lu mờ phần nào bởi tổ chức nhà nước
toàn trị, hệ thống tư bản hỗn mang và các mâu thuẩn sâu rộng trong xã
hội. Mô hình Trung Quốc không thể xem là kiểu mẫu, nhưng đã muốn bắt
chước thì phải chọn đúng bài để học.
Nếu trong những ngày sắp tới vẫn không thấy các bước đột phá và quan hệ
Việt-Mỹ chỉ được cải tiến theo nhịp độ bình thường thì tôi cho rằng
chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là một thất bại vì không
đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước.
Đoàn Hưng Quốc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét