Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Tin ngày 31/7/2013 - Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy

  • Chi tiết về vụ Bạc Hy Lai (RFI) - Theo tạp chí Tài Kinh số ra ngày 30/07/2013, ông Bạc Hy Lai, một cựu quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là trung tâm của xì-căng-đan chính trị lớn nhất từ nhiều thập kỷ qua tại nước này, đã lạm dụng chức quyền để toan ngăn chận cuộc điều tra về vụ vợ ông giết người.
  • Cam bốt : bầu cử Quốc hội, Đảng đối lập trỗi dậy mạnh mẽ (RFI) - Cuộc bầu cử Quốc Hội tại CamBốt được báo chí Pháp hôm nay khá quan tâm. Báo Le Monde có bài viết mang tựa : << Tại Cam Bốt, Thủ tướng Hun Sen tái đắc cử mặc dù phe đối lập lớn mạnh >>. Báo La Croix thì đăng bài : << Phe đối lập Cam Bốt lên án kết quả bầu cử >>.
  • Chiến dịch giải cứu nô lệ tình dục trẻ em chưa từng có ở Mỹ (RFI) - Ngày 29/07/2013, Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI vừa kết thúc chiến dịch tấn công vào mạng lưới bắt trẻ em làm nô lệ tình dục chưa từng có, diễn ra trong ba ngày tại 66 thành phố trên toàn nước Mỹ. 105 trẻ em được giải thoát, 150 nghi phạm bị bắt.
  • Giáo Hoàng Phanxicô : «Tôi lấy tư cách gì để phán xét » quan hệ đồng tính (RFI) - Sáng ngày 29/07/2013, Giáo hoàng đã trở lại Ý. Trước khi đặt chân xuống thành Roma, Giáo hoàng đã có một cuộc họp báo trên chiếc máy bay đưa ngài trở về từ Đại hội giới trẻ Công giáo toàn thế giới. Giáo hoàng Phanxicô không từ chối bất cứ một chủ đề nào và đã có những lời lẽ mạnh mẽ về quan hệ đồng giới, gây chú ý.
  • Việt Nam sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên vào tháng 11 (RFI) - Bản tin tiếng Anh của hãng thông tấn Nga Ria Novosti đề ngày 30/07/2013 tiết lộ : Chiếc đầu tiên trong số 6 tiềm thủy đỉnh mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ được bàn giao vào tháng 11/2013. Nhà máy đóng tàu Admiralty tại St. Petersburg, phụ trách đóng loại tàu này cho Việt Nam cho biết : << Chúng tôi dự trù lễ ký kết văn kiện nhận tàu và việc đưa con tàu về Việt Nam trong tháng 11 >>.
  • Trí thức Việt Nam tại Pháp đưa kiến nghị về vụ Điếu Cày tuyệt thực (RFI) - Chiều ngày 29/07/2013, một nhóm các nhân sĩ trí thức Việt Kiều tại Pháp đã tới tòa đại sứ Việt Nam ở Paris để đề nghị cơ quan này chuyển về nước << Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày (tức ông Nguyễn Văn Hải) >>.
  • Rò rỉ nước nhiễm xạ từ Fukushima : Nhật Bản mở điều tra (RFI) - Ngày 30/07/2013, Cơ quan điều phối hạt nhân Nhật Bản cho biết sẽ điều tra về nguyên nhân nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị thấm vào lòng đất và rò rỉ ra đại dương. Quyết định điều tra được dưa ra sau thú nhận của tập đoàn điện lực TEPCO, đơn vị khai thác nhà máy này.
  • Ai Cập : Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu gặp gỡ các bên liên quan (RFI) - Ngày 29/7/2013, Đại diện Cao cấp Liên Hiệp Châu Âu đặc trách ngoại giao, bà Catherine Ashthon, đã có gặp gỡ hầu hết đại diện các bên liên quan đến tình hình bất ổn tại Ai Cập, trong đó có người đứng đầu quân đội Al-Sissi và tổng thống bị phế truất đang bị giam cầm, ông Mohamed Morsi.
  • Nhiễu thông tin về việc cựu tổng thống Mỹ Carter đến Bắc Triều Tiên (RFI) - Theo hãng tin AFP, ngày 29/7/2013, Nhà Trắng đã khẳng định là cựu tổng thống Jimmy Carter sắp đến Bắc Triều Tiên để thương thảo về việc trả tự do trước thời hạn cho một tù nhân người Mỹ gốc Triều Tiên. Thế nhưng, văn phòng của ông Carter lại cho biết là hiện tại, ông chưa có ý định đến nước này.
  • Bắc Kinh bác bỏ việc tổ chức thượng đỉnh Nhật - Trung (RFI) - Tờ báo nhà nước China Daily ngày 30/07/2013 cho biết, Trung Quốc bác bỏ khả năng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật, mà Tokyo đã đề nghị nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai nước về vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Việt Nam được lợi từ sau hội kiến Barack Obama – Trương Tấn Sang ? (RFI) - Sau chuyến công du Hoa Kỳ rất được dư luận chờ đợi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013, liệu Việt Nam có thu được lợi ích gì hay không ? Đó là câu hỏi RFI Việt ngữ đã đặt ra cho nhà báo tự do, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Mỹ-Trung đối thoại về nhân quyền (VOA) - Các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc thảo luận về đề tài nhân quyền nhạy cảm trong những cuộc họp bắt đầu hôm nay tại miền tây nam Trung Quốc
  • Đối lập Campuchia dọa biểu tình (BBC) - Lãnh đạo đối lập Campuchia dọa kêu gọi biểu tình toàn quốc, trong lúc giới quan sát chờ đợi bước đi kế tiếp của Thủ tướng Hun Sen.
  • Xung đột “lợi ích” Trung-Mỹ ở Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - “Lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc hiện đang đụng độ quyết liệt với “lợi ích quốc gia” của Mỹ về việc tàu thuyền, máy bay “tự do đi lại” ở Biển Đông.
  • Nhật Bản và Trung Quốc tăng cường quan hệ (BaoMoi) - Theo hãng tin Roi-tơ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30-7 cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản A.Xai-ki thực hiện chuyến thăm Trung Quốc kéo dài hai ngày nhằm tháo gỡ căng thẳng trong quan hệ song phương liên quan tranh chấp chủ quyền quần đảo Xên-xa-cư/Điếu Ngư.
  • Mỹ lên án Trung Quốc tại Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - Thượng viện Mỹ ngày 29/7 đã chính thức thông qua bản nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông nhằm đơn phương tuyên bố chủ quyền và thay đổi hiện trạng khu vực.
  • Thêm một cảnh cáo đối với tham vọng của Trung Quốc (BaoMoi) - Việc Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua nghị quyết lên án hành động chèn ép, dọa dẫm, sử dụng vũ lực là lời cảnh cáo đanh thép đối với tham vọng 'bành trướng' của Bắc Kinh ở biển Đông và Hoa Đông.
  • Philippines gửi thông điệp gì đến Trung Quốc? (BaoMoi) - Những ngày qua, cả thế giới đều hết sức quan tâm đến các cuộc biểu tình diễn ra tại Philippines nhằm phản đối sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Giới chức Philippines nói sao về sự kiện này?
  • TQ "giúp" Mỹ có thêm nhiều đồng minh Châu Á (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tư lệnh Không quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ, Herbert Carlisle, nói hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông giúp quan hệ giữa Washington và các đồng minh châu Á khăng khít hơn.
  • Mỹ tìm cách khắc chế Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc đưa tàu chiến hiện đại tuần tra biển Đông, Mỹ chạy đua khắc chế tên lửa Trung Quốc, Philippines chuyển căn cứ quân sự đối phó Trung Quốc trên Biển Đông...là tin tức thời sự chính ngày 30/7.
  • Mỹ chỉ trích TQ dùng vũ lực ở Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - Thượng viện Mỹ ngày 29/7 đã nhất trí thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với những hòn đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Thượng viện Mỹ cảnh báo Trung Quốc về biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Thượng viện Mỹ vào hôm 29.7 đã nhất trí thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực để xác lập các tuyên bố chủ quyền tại những khu vực tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Hòn Ông – một trong những thiên đường nghỉ dưỡng đẹp nhất Biển Đông (BaoMoi) - Được mệnh danh là thiên đường miền biển, ở Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan du lịch thú vị mà bạn khó lòng khám phá hết chỉ trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa tìm được một điểm dừng chân ở thành phố du lịch này, thì xin mách bạn một điểm đến, đó là đảo Hòn Ông.
  • Lý do Philippines chuyển căn cứ không - hải quân đến Subic (BaoMoi) - Nhật báo Strait Times của Singapore số ra ngày 29/7 đăng bài phân tích về việc chính phủ Philippines có kế hoạch điều chuyển các cơ sở hải quân và không quân lớn của mình tới căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở vịnh Subic.
  • Trung Quốc giữa muôn trùng vây (BaoMoi) - Lần lượt Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đi thăm Ấn Độ và Singapore; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du ba nước ASEAN là Singapore, Malaysia và Philippines. Cả hai cuộc viếng thăm này diễn ra hầu như cùng thời điểm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông đã đưa ra một thông điệp chính là siết chặt hơn nữa 'vòng vây' TQ.
  • Trung Quốc tăng cường hiện diện bất hợp pháp tại Đá Vành Khăn (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một chuyên gia quốc phòng Philippines vừa cho hay, Trung Quốc đang tăng cường hiện diện bất hợp pháp tại Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV) nhằm gây áp lực buộc Philippines phải rời bỏ vị trí chốt đóng (trái phép – PV) tại Bãi Cỏ Mây (cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi lý – PV).
  • Trung Quốc từ chối họp giải quyết tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Tờ Trung Hoa Nhật báo hôm nay, 30/7 cho biết, Trung Quốc đã bác bỏ khả năng tổ chức hội nghị cấp cao với Nhật Bản theo đề nghị của Tokyo nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Thông tin này được đưa ra đúng dịp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki thực hiện chuyến thăm Trung Quốc.
  • Philippines, Việt Nam hợp tác hàng hải - an ninh (BaoMoi) - Hãng tin GMA ngày 30/7 cho biết trong tuần này tại thủ đô Manila, Philippines và Việt Nam sẽ nhóm họp để thảo luận về vấn đề hợp tác hàng hải và an ninh, giữa lúc căng thẳng leo thang với Trung Quốc trên Biển Đông.
  • Việt Nam, Philippines bàn về Biển Đông trong tuần này (BaoMoi) - Giữa lúc căng thẳng trên khu vực đang ngày càng leo thang vì những động thái quân sự hóa dồn dập của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong tuần này sẽ tiến hành hội đàm về hợp tác an ninh và hàng hải nhằm đẩy mạnh quan hệ giữa hai quốc gia.
  • Từ Washington đến Biển Đông: Trung Quốc giữa vòng vây muôn trùng? (BaoMoi) - Tuần trước, trong khi báo chí phương Tây mải mê với thông tin về sự ra đời của cậu bé hoàng gia Anh thì ở Châu Á, người ta lại đổ dồn mọi sự chú ý vào những bước đi cấp tập của Mỹ nhằm thắt chặt thêm vòng vây xung quanh đối thủ Trung Quốc. Có thể nói, tuần qua chứng kiến chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ được thực hiện một cách dồn dập, tích cực với nhiều sự kiện lớn.

Kinh tế Việt Nam cần gì?

Những chính sách tiền tệ và tài khóa mà Chính phủ đang áp dụng mới chỉ được xem là những biện pháp ngắn hạn tức thời, để đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cần phải có những giải pháp dài hạn mà cụ thể là tái cấu trúc nền kinh tế.
Chưa đi vào thực tế
Một điểm dễ nhận thấy, để tháo gỡ những khó khăn trước mắt như đối phó với lạm phát, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, đô la hóa nền kinh tế hay cấu trúc lại hệ thống ngân hàng… thời gian qua, những chính sách vĩ mô của Việt Nam mới chỉ nhắm đến giải quyết khó khăn mang tính ngắn hạn.
Trong khi để có sự tăng trưởng bền vững, trong trung và dài hạn, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách theo chiều sâu với các yếu tố cấu thành tổng cung như: nguồn vốn trong và ngoài nước, tài nguyên thiên nhiên đất đai, lao động và trình độ công nghệ của nền kinh tế, nói một cách cụ thể là tái cấu trúc nền kinh tế.
Mặc dù, việc tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ đề cập đến từ khoảng năm 2009, nhiều đề án tái cấu trúc được soạn thảo, song việc thực thi vẫn chưa đi vào thực tế. Theo cách giải thích của T.S Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương thì đó phải là một cuộc đổi mới lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ, bởi cuộc đổi mới lần thứ nhất hồi năm 1986, Việt Nam đã tự do hóa được các năng lực tiềm tàng của người nông dân, giới thương gia để sản xuất và kinh doanh của cải vật chất và để đầu tư. Điều đó đã đem lại cho Việt Nam các bước phát triển vượt bậc trong một thời gian dài.
kinh-te-Vietnam-305.jpg
Một công trình xây dựng ở Hà Nội hôm 24/7/2013.
RFA PHOTO
“Đến nay thì những động lực đó không còn đủ nữa, và trong thời gian qua thì Việt Nam thấy rõ là gặp thách thức lớn vì các chính sách của chính phủ đầu tư không có hiệu quả. Khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang sử dụng quá nhiều tiền vốn và nguồn lực của đất nước như đất đai, như khoáng sản, hầm mỏ, nhưng lại gây ra nợ nần như Vinashin, hoặc là kém hiệu quả.
Đổi mới lần hai này là cần phải gắn liền với việc cải cách guồng máy nhà nước, gắn liền với cải cách các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khác. Cũng như cải cách quản lý về tài nguyên, về đất đai của đất nước để cho nền kinh tế phải nâng cao được hiệu quả và có năng lực cạnh tranh cao hơn.”
Nhìn lại năm bắt đầu thực hiện đổi mới 1986, lúc đó Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, không còn nhận được sự viện trợ từ bên ngoài, lúc đó, Tổng bí thư Trường Chinh có câu nói bất hủ “đổi mới hay là chết” và Việt Nam đã thực sự thay đổi khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang có chế thị trường.
Thế nhưng, sau 27 năm, “chiếc áo” đổi mới lần một đã không đủ vừa cho “cơ thể” Việt Nam đã phát triển quá lớn, vì thế, việc đổi mới lần hai với “chiếc áo” rộng hơn, hiện đại hơn, nhiều chức năng hơn là việc phải làm lúc này.
Điểm đáng lưu ý trong cơ chế thị trường của Việt Nam vẫn đang theo mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), việc phân bổ nguồn lực ở nhiều nơi vẫn ở tình trạng xin – cho, chủ quan, bị chi phối nhiều bởi quan điểm và lợi ích cục bộ của các ngành, địa phương.
Phân cấp và quản lý có vấn đề
Theo phân tích của T.S Phạm Minh Trí được đăng tải trên báo Sài Gòn Giải Phóng hồi tháng 3 vừa qua cho thấy, vấn đề phân cấp và quản lý các nền kinh tế địa phương của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề, nền kinh tế Việt Nam không còn là một nền kinh tế quốc dân đúng nghĩa, mà đã bị xé thành 63 nền kinh tế địa phương. Các tỉnh thành bất chấp lợi thế riêng có, lợi thế cạnh tranh của mình để đầu tư dàn trải và chuyển dịch kinh tế một cách bất hợp lý.
Với phân tích về mô hình tăng trưởng sao cho hợp lý để phát triển nội lực, P.G.S, T.S Ngô Trí Long đưa ra quan điểm của ông:
“Nội lực của kinh tế muốn phát huy được, một trong những điều cốt lõi là phải thay đổi mô hình tăng trưởng và phải tái cơ cấu. Thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu là hai tiền đề hết sức quan trọng để tạo ra những biến chuyển có tính chất về “mặt chất” trên cơ sở đó mới có thể tạo ra năng suất chất lượng và hiệu quả tăng lên. Nếu mô hình tăng trưởng như cũ, chủ yếu phát triển nặng về vốn, nặng về chiều rộng, không đi vào “chiều sâu”, tái cơ cấu còn bất cập, đầu tư nguồn lực phân bổ và sử dụng không hợp lý, thì chắc chắn đó là những hệ lụy cuối cùng dẫn đến thực trạng nền kinh tế hiện nay, nếu không làm như vậy, thì nền kinh tế Việt Nam không thể bứt phát lên được.”
Với kết luận nếu Việt Nam không đi vào mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và như thế Việt Nam không thể bứt phá lên được của T.S Ngô Trí Long, khiến chúng tôi nhớ lại một đại ý trong cuốn sách kinh tế nổi tiếng viết chung của hai học giả trường Đại học Yale và Havard Hoa Kỳ là Acemoglu và Robinson với tiêu đề “Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại” xuất bản năm 2012.
Trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng “thể chế là yếu tố quyết định đến sự giàu có hay nghèo đói của một quốc gia”. Theo đó, có hai thể chế kinh tế cơ bản là thể chế “kinh tế bao gồm và thể chế kinh tế khai thác”. Thể chế kinh tế bao gồm là thể chế tốt sẽ tạo ra sự thịnh vượng bền vững, còn thể chế kinh tế khai thác có thể tạo ra tăng trưởng, nhưng về dài hạn sẽ không bền vững. Các yếu tố của một thể chế kinh tế khai thác là thiếu luật pháp và trật tự, các quy chế cản trở hoạt động thị trường và một sân chơi thiếu bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Nếu tham chiếu trên các yếu tố này, thì phần nào cho thấy Việt Nam đang nằm trong một thể chế kinh tế khai thác và do vậy, sẽ thật khó cho Việt Nam có một sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn:
“Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm. Thí dụ như cơ quan thống kê cũng phải hoạt động độc lập tương tự như cơ quan kiểm toán. Ngoài ra việc giám sát việc thực thi chính sách, việc hoàn thành nhiệm vụ cũng như chế độ công khai minh bạch phải được thực hiện một cách rõ rệt.”
Vừa rồi là lời phân tích của T.S Lê Đăng Doanh trong phần trả lời phóng viên Nam Nguyên của đài RFA gần đây. Có thể thấy quan điểm T.S Lê Đăng Doanh đưa ra trùng khớp với quan điểm trong cuốn sách “Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại” là Việt Nam cần phải cải cách thể chế, phải có sự giám sát và cân bằng quyền lực cũng như cơ chế hoạt động phải theo luật pháp rõ ràng.
Vậy để “không thất bại” hẳn đã đến lúc Việt Nam cần một sự cải tổ mạnh mẽ theo chiều sâu, ở đó các nguồn lực: tài nguyên, lao động và nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn, phân phối hợp lý hơn và một cơ chế giám sát minh bạch là điều hết sức cần thiết lúc này.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA

Blogger Điếu Cày tuyệt thực, góc nhìn của Bộ Công an

Sau nhiều ngày im lặng, hôm qua mạng Công an Nhân Dân, cơ quan của Đảng Ủy Công an Trung Ương và Bộ Công an, có bài ‘Lật tẩy chiêu tuyệt thực của Nguyễn Văn Hải’ của ký giả Vũ Đại Phong.
Phản ứng từ gia đình và những người quan tâm về vụ tuyệt thực mà được cho tính đến ngày 30 tháng 7 đã 38 ngày như thế ra sao?
‘Lề Đảng’ nói
Nội dung bài viết trên báo mạng Công an Nhân dân hàm ý ký giả Vũ Đại Phong đích thân gặp được ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày trong tại giam số 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Tác giả viết nhận thấy ông Nguyễn Văn Hải đi lại bình thường, nói năng hoạt bát dù dáng vẻ hơi gầy vì tạng người của ông này xưa nay vẫn thế. Cũng theo nguyên văn của tác giả Vũ Đại Phong ‘hễ có người lạ, nhất là cán bộ của ngành Kiểm sát thì lập tức tỏ vẻ lệt bệt, thở không ra hơi…’
Tác giả Vũ Đại Phong cho rằng một người tuyệt thực sau hơn 30 ngày phải chỉ còn da bọc xương, không thể gượng dậy và phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên theo tác giả thì biên bản kiểm tra sức khỏe gần nhất của ông Hải ghi ngày 28 tháng 7 được ghi nhận là bình thường.
Tác giả còn trích dẫn phát biểu của một bác sĩ ở bệnh xá trại giam số 6 và lời của một phạm nhân cùng buồng với ông Nguyễn Văn Hải. Vị bác sĩ thì cho rằng qua thăm khám định kỳ sức khỏe của ông Hải đủ để chấp hành án. Người phạm nhân ở cùng phòng thì nói ông Hải có ăn cơm chung, rồi ăn thức ăn do gia đình gửi vào cũng như mua thức ăn của trại…
Tác giả kết luận qua chuyến công tác đến trại giam số 6 và tìm hiểu thì chuyện tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải chỉ là một màn kịch mà tác giả cho là vụng về, được dựng lên nhân dịp các lãnh đạo Đảng và chính phủ Việt Nam công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi của ông chủ tịch Trương Tấn Sang đi Mỹ.
Ký giả Vũ Đại Phong cũng nhắc lại vụ tuyệt thực gần đây của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở trại 5 Yên Định, Thanh Hóa và kêu gọi ông Nguyễn Văn Hải học bài học đó và công khai ăn uống trở lại.
Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7)? (nguồn báo Công an Nhan dân)
Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7)? (nguồn báo Công an Nhan dân)
Lập luận phản biện
Bài báo của tác giả Vũ Đại Phong được những người quan tâm đến tình trạng của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực đến ngày 38 vào ngày 30 tháng 7 đọc. Họ có chung kết luận có gì đó không đàng hoàng, minh bạch trong vụ việc này với câu hỏi vì sao sau chục ngày gia đình phải lặn lội đến khắp các cơ quan công quyền mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng, đến ngày 30 tháng 7 mới có bài báo như thế?
Ông Phan Trọng Khang, người cùng với những thân hữu khác có mặt tại trại giam số 6 hồi ngày 22 tháng 7, và ba ngày sau đó cùng ký tên vào thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày, nói về bài báo trên mạng Công an Nhân dân mà ông đọc được:
Tôi cho rằng đây là hành động không có đàng hoàng. Chúng tôi đã vào trong đó đưa mẹ con chị đó- cô Tân, gặp trực tiếp các cơ quan công quyền. Đáng lẽ là một chính phủ, một cán bộ đàng hoàng thì phải nhanh chóng minh bạch thông tin, chứ không để chúng tôi phải gây áp lực như thế trước cửa trại giam. Thậm chí, chúng tôi còn chặn một ông thượng tá ở cửa để hỏi thông tin đó như thế nào. Thế nhưng họ lẩn tránh trả lời.
Tôi cho như thế là không đàng hoàng. Là chính phủ đàng hoàng, người cần thông tin là gia đình người ta nói có việc tuyệt thực, tại sao không trả lời? Viện Kiểm sát không trả lời, người ta phải ra Hà Nội đến Tổng Cục 8, đến Bộ Công An; thậm chí sẽ đến Viện Kiểm sát Nhân dân, đến cấp cao hơn nữa về chuyện này. Áp lực ra Hà Nội căng hơn nữa, nên bài ‘của các anh ấy’ phải ra vào đêm hôm qua, lúc 22 giờ bốn mươi mấy phút…
Người mà trong cả chục ngày qua phải chạy đến khắp các cơ quan chức năng Việt Nam với hy vọng được biết về tình trạng thực tế của ông Nguyễn Văn Hải trong trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, bà Dương thị Tân bày tỏ ý kiến về nội dung bài báo của tác giả Vũ Đại Phong cho rằng vụ tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải trong trại giam là màn kịch vụng về:
Đúng ra không phải tôi mà là những anh em bạn hữu, những người thân thiết, những bạn chiến đấu cùng ông Hải; mọi người đều bật cười vì hình thức đưa ra vội vã để che đậy việc làm của họ quá ‘thô’, không muốn nói là ‘trắng trợn, bỉ ổi’.
Thực tế họ không thể quay một video clip để đưa lên như trường hợp của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì bây giờ làm sao có thể dựng ông Hải dậy mà quay video clip đó. Nên họ buộc phải đưa ra một số hình ảnh, mà trong thời đại ngày nay có thể làm được nhiều thứ. Đơn giản nhất là hình ảnh ông Hải cầm đồ ăn của trại giam; mặc dù photoshop rất kỹ, nhưng họ quên một điều khi làm cho sắc mặt ông Hải hồng hào lên, thì tay của người cán bộ quản giáo đỏ rực.
Vào ngày 20 tháng 7 vừa qua khi họ cho con trai tôi gặp bố cháu 5 phút, ông nói rõ khi họ ‘quăng’ ông vào biệt giam, họ quăng theo 4 gói mì Hảo hảo, và căn phòng đó không có người. Cũng như cán bộ quản giáo, phó giám thị trại Thái Văn Thủy, có nói với con tôi rằng chỉ giam riêng ông ấy thôi, chứ không phải biệt giam. Giam riêng cũng có nghĩa không giam chung với ai. Họ dùng tư hoa mỹ để bớt nặng nề khi dùng câu biệt giam. Dẫn chứng nữa là có người giam chung nói chứng kiến ông ăn đồ của gia đình; đã giam riêng làm sao có người chứng kiến ông ăn đồ của gia đình…
Diễn tiến sự việc
Thông tin blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, được người tù chính trị hiện đang bị giam ở trại số 6, Thanh Chương tỉnh Nghệ An là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa báo cho vợ của ông này biết vào cuối giờ thăm nuôi hồi ngày 17 tháng 7 vừa qua. Khi tù nhân lương thức Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm báo với vợ tin đó thì ông Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực được 25 ngày rồi.
Trước đó một ngày vào ngày 16 tháng 7, gia đình ông Nguyễn Văn Hải đến trại giam thăm ông nhưng cán bộ trại không cho gặp mặt mà chỉ nhận quà thăm nuôi với lý do ông này vi phạm kỷ luật của trại. Lúc gia đình về đến Sài Gòn, mới nhận được tin từ bà Nguyễn thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa báo cho.
Gia đình lại tức tốc phải ra lại trại giam số 6 vào ngày 20 tháng 7 và sau đó người con trai của ông Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Trí Dũng được cho vào gặp cha trong trại giam. Chính ông Nguyễn Văn Hải nói với con trong tình trạng sức khỏe yếu kém rằng ông phải tuyệt thực vì trại giam buộc ông phải ký nhận tội, cũng như đơn tố cáo của ông gửi Viện Kiểm Sát không được giải quyết.
Anh Nguyễn Trí Dũng chỉ được gặp cha 5 phút vì ông Nguyễn Văn Hải đã nói lên điều mà cán bộ trại cho là vi phạm nội qui. Anh này cho bà mẹ biết ngay sau đó là ‘không thể nào nhận ra cha mình’ trong hình dạng như thế.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-30

Người Buôn Gió - Lật mặt phóng viên báo CAND

Báo CAND  ngày 29/7 có đưa bài viết về việc tù nhân Nguyễn Văn Hải tức Blogge Điếu Cày tuyệt thực, theo như phóng viên Vũ Đại Phong của báo này nói như sau.
Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…
Ngay từ đầu tiên, VĐP buộc phải thừa nhận  tù nhân Nguyễn Văn Hải có dáng vẻ hơi gầy và đóng ngoặc chú giải là tạng người của Hải vốn dĩ xưa nay gầy. Trước đó truyền thông của nhà nước có đưa hình ảnh tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ béo tốt, nhưng không hề nhắc đến xưa nay tiến sĩ Hà Vũ tạng người luôn to béo như vậy. Với mở đầu như thế này, đã khiến người ta thấy tác giả bài báo đã cố gắng tìm cách để bịp bợp và dối trá ngay từ ban đầu. Đọc tiếp chúng ta thấy đoạn tác giả nói '' hễ có người lạ..thì ...lập tức Hải thở không ra hơi "

Vậy VDP gặp Hải với tư cách là tù nhân quen thuộc hay người lạ. ? ( khi gặp Hải...hễ thấy người lạ..). Sự dối trá của VĐP bộc lộ luôn qua sự mâu thuẫn trong lời kể. Bản thân chính VĐP chẳng là người lạ thì là người quen với NVH hay sao mà Hải gặp Phong nói năng hoạt bát, rồi gặp người lạ khác thì thay đổi thái độ. Trong khi Phong thừa nhận mình là người lạ, trong một chuyến công tác đến trại 6 để tìm hiểu.
Phóng viên VĐP thừa nhận một điều thông tin về Nguyễn Văn Hải tuyêt thực từ dư luận đã rộ lên từ ngày 24/6 , tức là đã hơn một tháng. Trước đây cả tuần thân nhân của Nguyễn Văn Hải là  vợ con anh đi kêu cứu khắp nơi. Đơn từ gửi chưa được cơ quan nào trả lời, báo CAND đã vượt mặt các cơ quan để có bài viết về vụ việc này. Sự vội vã đi trước các cơ quan ngành về một vụ việc nhảy cảm này khiến người ta phải đặt dấu hỏi nghi vấn về động cơ bài báo. Phải chăng khi có các phần tử lợi dụng kích động , tụ tập, tập hợp khiếu kiện thì báo CAND mới đưa tin sự việc. Còn nếu không thì sự việc sẽ đi vào im lặng.
Cần phải xử tù tên phóng viên Vũ Đại Phong vì  kích động khiếu kiện, tụ tập đông người. Chính VĐP đã vạch ra rằng , vì có những người tụ tập, tập hợp quanh thân nhân Nguyễn Văn Hải đi khiếu kiện. Cho nên báo chí công quyền mới phải vào cuộc, phải làm một chuyến công tác từ Hà Nội vào Nghệ An để làm rõ sự việc.Còn không có dư luận, không có tụ tập để khiếu kiện, nhất là không có thông tin về tù nhân Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ tù nhân Nguyễn Văn Nghĩa thì tất cả vào im re.
 Bài báo và lối viết của Vũ Đại Phong đã cho nhân dân thấy. Muốn công quyền trả lời nhanh, không có cách gì hơn là tụ tập, kích động, khiếu kiện. Thật nham hiểm khi ẩn sau bài viết này,phóng viên VĐP lồng chủ ý bày cách cho nhân dân muốn khiếu nại việc gì , được công quyền trả lời nhanh, hãy làm theo cách hiệu quả nhất là tụ tập lại thật đông, kéo nhau đến cơ quan công qyền khiếu nại.
Nhóm PV của VĐP kể rằng có xem bản kết quả sức khỏe của Nguyễn Văn Hải từ ngày 26/7 cho thấy sức khỏe Hải bình thường. Khoan hãy nói đến bản giám định sức khỏe này có khách quan hay không. Nhưng tại sao thông tin dấy lên như chính mồm VĐP nói là từ trước đó hơn cả tháng, tức ngày 24/6. Vậy thì biên bản khám sức khỏe của quãng thời gian từ 10/7 đến 20/7, tức quãng thời gian mà người tuyệt thực kiệt quệ nhất thì ở đâu, lúc đó có giám định không.?
Ai cũng biết rằng, khi thông tin Nguyễn Văn Hải đã lộ ra ngoài là anh tuyệt thực, thì bằng mọi giá trại giam sẽ có biện pháp để thuyết phục, chữa chạy, chăm sóc để Nguyễn Văn Hải có lại sức khỏe bình thường và ngừng tuyệt thực. Đó cũng là điều mà dư luận xã hội, những người quan tâm đến tù nhân Nguyễn Văn Hải mong muốn.
Không cần phải đến trại cũng biết sự việc diễn ra như sau, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ tháng cuối 6, đến giữa tháng 7 thì nhờ thông tin của bạn tù Nguyễn Văn Nghĩa mà gia đình biết tin đến thăm. Sau đó đi đưa đơn nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Lạ nước, lạ cái , không rành đường đi, lại luôn bị ám ảnh bởi những tên '' cô hồn lạ mặt hung dữ '' đe dọa, gia đình Nguyễn Văn Hải phải nhờ cậy người quen, bạn bè đưa đến các địa chỉ mà công quyền ngự tại. Khi thông tin đã ầm lên, trại giam số 6 một mặt bưng bít không cho tin lọt vào và tin lọt ra, thỏa thuận chấp nhận điều kiện của Nguyễn Văn Hải để anh ngừng tuyệt thực, đưa đi chăm sóc tại bệnh viện có canh gác cẩn mật để không lọt tin ra ngoài. Tranh thủ thời gian Nguyễn Văn Hải ngừng tuyệt thực, sức khỏe gần hồi phục thì chụp ảnh, ghi hình, khám sức khỏe để lòe bịp dư luận là Nguyễn Văn Hải không tuyệt thực.
Sở dĩ phải cần thời gian như thế để diễn trò mèo, nên dù thừa nhận Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ ngày 24/6 những mãi đến 29/7 báo CAND mới '' nhanh chóng '' của phóng viên Vũ Đại Phong vào lấy thông tin. Và việc VĐP lấy kết quả giám định mới đây tức ngày 26/7 là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn sự việc diễn ra.
Bài báo của pv VĐP được minh họa bằng hai tấm ảnh, mà chắc ai nhìn cũng rõ là chụp lén, chụp trộm. Một bài báo ra mắt độc giả lúc nửa đêm, minh họa bằng những hình ảnh chụp trộm, nội dung thì mâu thuẫn ngay từ đầu, thông tin thì cắt xén ( không nói về tình trạng sức khỏe lúc nguy kịch nhất của phạm nhân sau khi tuyêt thực tầm 10 ngày đổ ra là từ quãng 7/7 đến 17/7)...Thử hỏi trong một bài báo ngắn mà vô số điểm man trá bộc lộ như vậy, liệu được ai tin.?
Chưa kể nội dung bài báo có đoạn ngoặc rất vô cớ vào việc quan chức lãnh đạo Việt Nam đi quan hệ đối ngoại. Việc quy kết này làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Hình ảnh về một người tù tuyệt thực chờ chết và những hình ảnh lãnh đạo phương phi , béo tốt cười nói sung mãn trên bàn tiệc ngoại giao. Nói thế nào đi nữa cũng rất phản cảm. Tại sao một tên phóng viên quèn như VĐP dám móc những sự việc, sự kiện này với nhau.? Phải chăng ngoài ý đồ xúi dục dân chúng tụ tập , khiếu kiện đông người ra. Vũ Đại Phong còn muốn bêu xấu hình ảnh đất nước trước quốc tế.?
Đọc bài báo, thì có thể nhận rằng, ý đồ của VĐP ở hai điểm trên là có thật. Vì nội dung bài báo chỉ khiến người đọc thấy bài báo chỉ có giá trị ở 2 ý đó. Còn nội dung về chuyện tù nhân Nguyễn Văn Hải tuyệt thực thì sự dối trá đã lộ hết rồi, còn giá trị gì nữa đâu.
Một nhân vật nổi tiếng về cào mặt ăn vạ trong văn học Việt Nam là Chí Phèo ở Làng Vũ Đại.
Không biết Vũ Đại Phong lấy bút danh này, có vô tình hay chủ ý.
Nếu là Vũ Đại Phèo, có lẽ là bút danh thích hợp với nội dung bài báo này hơn.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Bùi Tín - Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.

Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.
Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.
Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.

Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.
Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.
Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.
Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.
Trong bức ảnh thứ hai, giữa lúc ông Sang cám ơn Tổng thống Obama đã quan tâm chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt (nói nhịu là «người Việt gốc Mỹ »), những nạn nhân bi thảm do chính ách chiếm đóng tàn bạo của đảng CS của ông gây nên, thì ông Obama đã không che dấu nổi sự sốt ruột và chán nản của mình. Ông kéo thật cao cổ tay áo trái để lộ mặt chiếc đồng hồ lớn chĩa vào mặt ông Sang, ngụ ý nhắc rằng: biết rồi, khổ lắm, nói dài thế, không còn thời gian cho ông, tôi đang bận việc khác.
Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.
Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.
Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.
Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.
Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!
Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.
Bùi Tín

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Mỹ ‘rất quan tâm’ tới tuyên bố của các blogger Việt Nam

Một blogger từ Hà Nội cho biết đại diện ngoại giao Hoa Kỳ rất quan tâm tới một văn bản được nhiều người viết blog ở Việt Nam ủng hộ.
‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ hay còn được gọi là ‘Tuyên bố 258’ cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố có đoạn: “Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
“Khi mà họ xử lý, bắt bớ các blogger thì họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích gì, ảnh hưởng gì, tác động gì tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog thì có thể bị khép tội rồi...
Blogger Lã Việt Dũng.
Tại cuộc gặp diễn ra tuần trước, 4 blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, đã trao cho các nhà ngoại giao Mỹ ‘Tuyên bố 258’ trong bối cảnh Việt Nam vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Anh Dũng cho biết cuộc gặp này không phải diễn ra đường đột mà đã được sắp xếp từ trước:
“Đầu tiên, khi mà chúng tôi đến, họ cũng nói luôn là các anh có thể chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh chụp chung với nhau để có thể đưa ra ngoài. Đối với họ thì họ cũng có một số lo ngại về sự an toàn của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi cũng nói với họ rằng thực ra là chúng tôi không sợ bởi vì chúng tôi tin rằng quyền con người là quyền mà ở bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Đặc biệt, Việt Nam đã ký vào hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì điều đó là chuyện rất là bình thường. Tuy có những sự cản trở, có những sự nghi ngại nhất định, nhưng mà chúng tôi chấp nhận việc đó”.
Bản tuyên bố vừa kể được coi là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger ở Việt Nam trước việc nước này nhắm tới ghế tại Hội đồng Nhân quyền.
Bốn blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, trao cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội ‘Tuyên bố 258’.
Bốn blogger Việt Nam, trong đó có anh Lã Việt Dũng, trao cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội ‘Tuyên bố 258’.
Tuyên bố còn kêu gọi Việt Nam xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi năm 2009, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong hai tháng qua, Việt Nam đã sử dụng điều 258 để bắt các blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy trong khi giới bảo vệ nhân quyền nói rằng các blogger đó chỉ bày tỏ ý kiến ôn hòa trên trang blog của mình.
Theo anh Dũng, phía Mỹ cho biết họ còn rất quan tâm tới các vụ án như vụ Điếu Cày và Lê Quốc Quân.
Blogger này cho rằng nếu Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam trước hết phải làm gương bằng chính những vấn đề ở trong nước.
“Khi mà họ xử lý, họ bắt bớ các blogger thì họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích gì, ảnh hưởng gì, tác động gì tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog thì có thể bị khép tội rồi”.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 là để ‘đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người’.
Anh Dũng cho biết các blogger Việt Nam sẽ ráo riết vận động bằng nhiều cách.
Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền LHQ thì rõ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số tình trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật Hình sự...
Blogger Lã Việt Dũng.
Ngoài đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, ‘Tuyên bố 258’ còn được gửi tới các đại sứ quán nhiều nước ở Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Blogger Lã Việt Dũng nói anh tin là hành động của các blogger Việt Nam sẽ có tác động.
“Chúng tôi cho rằng bất cứ nỗ lực nào của chúng tôi thì cũng sẽ có những kết quả nhất định, mặc dù là có thể nhỏ bé nhưng mà nếu chúng ta không làm những việc dù là nhỏ nhất thì chúng ta cũng sẽ không đi được đến đâu cả. Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thì rõ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số tình trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật Hình sự về điều lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân”.
Việc trao Tuyên bố 258 diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang công du tới Mỹ nhằm thiết lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.
Trong chuyến đi này, ông Sang thừa nhận rằng rằng Hà Nội và Washington vẫn còn những khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Một thỉnh nguyện thư trên trang change.org, trong đó kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngăn không cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổ chức lớn nhất thế giới, đã được hơn 2,000 người ủng hộ.
(VOA)

Mỹ tiêm vaccine cho trẻ thế nào?

Trong nhiều ngày qua, tin tức về những ca tử vong đột ngột của 3 trẻ sơ sinh tại cùng một bệnh viện ở tỉnh Quảng Trị do tiêm cùng một loại vaccine viêm gan B đã khiến nhiều người quan tâm. Các bậc cha mẹ ở Việt Nam không khỏi lo lắng về độ an toàn khi tiêm vaccine cho trẻ, trong khi giới chức y tế Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm câu trả lời cho nguyên nhân của những ca tử vong này. Để giúp những ông bố bà mẹ tại Việt Nam có thêm thông tin về vaccine và an toàn vaccine, trong trang tạp chí sức khỏe đời sống tuần này, Việt Hà có bài tìm hiểu về việc sử dụng vaccine tại Mỹ.
Tác dụng của vaccine tại Mỹ
Theo định nghĩa chung, vaccine được hiểu là chế phẩm có tính kháng nguyên, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động để tăng sức đề kháng của cơ thể đối vói một số tác nhân gây bệnh. Lịch sử ghi nhận vaccine được dùng lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 18. Nhà khoa học người Pháp, Louis Pasteur được coi là người mở đường cho những kiến thức hiện đại về Vaccine. Phải thừa nhận là vaccine đã giúp con người thanh toán và đẩy lùi được nhiều bệnh dịch như đậu mùa, bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà… đặc biệt là ở trẻ em. Với sự phát triển của khoa học hiện nay, ngày càng có nhiều vaccine được phát triển để giúp con người tránh xa bệnh tật. Hoa Kỳ là một trong những nước phát triển áp dụng một chế độ vaccine rất nghiêm ngặt với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Bác sĩ Claudia Vellozzi, Phó Giám đốc văn phòng về an toàn vaccine của Cơ quan Phòng chống và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) cho biết:
“Để ngăn ngừa bệnh tật đã có nhiều loại vaccine được phát triển, tôi không thể nói được bao nhiêu loại vaccine đã được phát triển nhưng rõ ràng là các loại vaccine cho trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi đã giúp tránh các loại bệnh tật.  Quan trọng là chúng ta phải cho trẻ vaccine từ rất sớm để các em không bị nhiễm các bệnh từ tuổi rất trẻ. Đó là nguyên nhân chúng tôi tiêm vaccine sớm, trước khi các em có cơ hội bị nhiễm bệnh.”
Trong số các nước phát triển, Hoa Kỳ cũng là nước chỉ định số liều vaccine cho trẻ dưới một tuổi nhiều nhất với 26 liều với các vaccine phổ biến chống viêm gan A, B, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, tiêu chảy, cúm.  Con số này ở các nước như Nhật Bản hay Thụy Điển chỉ là 12 liều. Theo bác sĩ Claudia Vellozzi, khuyến cáo này tại Mỹ đã được các cơ quan về y tế uy tín tại Mỹ nghiên cứu và đưa ra quyết định và thực tế cũng cho thấy có những tác dụng tốt. Việc tiêm vaccine đã giúp nước Mỹ đạt được những bước tiến đáng kể trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ sơ sinh trong hàng chục năm qua. Theo CDC, tiêm chủng đã giúp bảo vệ trẻ dưới 2 tuổi khỏi 14 loại bệnh có thể ngăn ngừa nhờ vaccine. Những năm 50 của thế kỷ trước, gần như trẻ nào tại Mỹ cũng bị bệnh sởi, thậm chí có những ca tử vong, nhưng hiện nay rất hiếm gặp các trường hợp này. Tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh tại Mỹ cũng tránh được 20 triệu ca bệnh và 42,000 ca tử vong do bệnh. Vì vậy Mỹ tiết kiệm được khoảng hơn 13 tỷ đô la chi phí trực tiếp.
000_GYI0059188041-305.jpg
Chích ngừa cho trẻ em ở San Francisco, Hoa Kỳ, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Phản ứng phụ từ vaccine
Bên cạnh những tác dụng không thể chối cãi của vaccine, chế phẩm này cũng có những tác dụng phụ mà các bác sĩ và giới chức y tế Mỹ phải thừa nhận dù cho rằng rất hiếm và ít khi nghiêm trọng. Bác sĩ Claudi Vellozzi cho biết:
“Chúng tôi có rất nhiều thông tin trên trang web và các ấn phẩm khác về sự an toàn của vaccine và từng loại. Nhìn chung là vaccine an toàn, nếu không chúng tôi đã không tiêm vaccine cho em. Có rất ít những phản ứng mạnh từ vaccine, ngoài những phản ứng cục bộ như bị sưng ở chỗ tiêm. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, một số các phản ứng mà các em có thể có và chúng tôi thấy là đôi khi có sốt, đôi khi sốt dẫn đến co giật và làm cha mẹ lo lắng. Nhưng đó chỉ là những phản ứng tạm thời và chúng tôi đã nghiên cứu về sự an toàn của vaccine.”
Vaccine cũng có thể gây ra phản ứng mạnh như sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, theo bác sĩ Vellozzi, các trường hợp này là rất hiếm và hoàn toàn có thể được điều trị kịp thời tại Mỹ:
“Sốc phản vệ là một phản ứng mạnh và nó có thể xảy ra với bất cứ loại thuốc hoặc thậm chí đồ ăn. Và nó cũng xảy ra với vaccine mặc dù không phổ biến lắm, tỷ lệ thường là 1 trên 1 triệu liều vaccine. Nó hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Sốc phản vệ có thể được điều trị kịp thời. Tại Mỹ, trong các văn phòng bác sĩ hay bất cứ nơi nào tiêm vaccine, họ luôn sẵn sàng để có các biện pháp đối với các trường hợp bị sốc phản vệ và thường thì sốc phản vệ xảy ra ngay lập tức sau tiêm khoảng 15 phút. Khi bạn là cơ sở tiêm vaccine hay các loại thuốc khác thì bạn cũng nên biết là sốc phản vệ có thể xảy ra và bạn phải luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó. Và có điều trị cho sốc phản vệ. Nhưng với trẻ sơ sinh thì bạn cần phải cẩn trọng hơn vì các em còn yếu hơn nữa.”
Tuy nhiên, cũng chính tại Mỹ đã xuất hiện một xu hướng chống việc tiêm chủng vaccine. Bên cạnh các lý do về tôn giáo và đạo đức, một số người cho rằng việc tiêm chủng nhiều loại vaccine có thể gây các phản ứng mạnh đáng tiếc mà các cơ quan y tế không công bố các con số cụ thể. Theo hệ thống báo cáo các trường hợp phản ứng do vaccine của CDC và Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Mỹ, từ năm 1992 đến năm 2005, đã có hơn 36.000 trường hợp trẻ có phản ứng mạnh sau tiêm thuốc viêm gan B, trong đó đã có gần 15.000 trường hợp phải nhập viện.
Cũng có một số người cho rằng việc tiêm nhiều loại vaccine cho trẻ có thể làm rối loạn khả năng miễn dịch ở trẻ thâm chí dẫn đến tử vong đột ngột. Vaccine viêm gan B cũng bị cho là dẫn đến nhiều ca tử vong đột ngột. Tuy nhiên CDC cho rằng không có bằng chứng rõ rệt về mối liên quan này. Đã có không ít các bà mẹ tại Mỹ lựa chọn việc bỏ một vài liệu vaccine cho trẻ vì cho rằng vaccine có thể gây ảnh hưởng phụ đáng tiếc cho trẻ, nhất là với loại vaccine kết hợp chống ho gà, uốn ván, bạch hầu tiêm cho trẻ dưới một tuổi. Tuy nhiên theo bác sĩ Vellozzi, giới chức y tế Mỹ không tin là có những ca tử vong đột ngột do tiêm vaccine.
“Rất không may là trẻ sơ sinh có tử vong và các em tử vong vì nhiều nguyên nhân, đôi khi chúng ta cũng không xác định được nguyên nhân. Cùng lúc đó, trẻ sơ sinh cũng được tiêm vaccine. Điều này không có nghĩa là bất cứ em nào chết sau khi tiêm vaccine cũng là do vaccine. Và trong rất nhiều trường hợp đó chỉ là sự trùng hợp. Có hai cách để xác định là biết được bạn sẽ trông đợi cái gì từ những người được tiêm vaccine, tức là biết được số trẻ tử vong trong tuần, tháng hay năm. Biết được số liệu đó rồi chúng ta sẽ so sánh số trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine. Đó là điều hết sức quan trọng. Khi trẻ tử vong, chúng ta cần điều tra kỹ lưỡng để hiểu được nguyên nhân, tìm hiểu xem các em có bệnh gì không hay có bệnh bẩm sinh về tim hay không, và liệu đó có phải là nguyên nhân chính không. Đó là những vấn đề chính liên quan đến tử vong ở trẻ. Thực tế là trẻ sơ sinh được tiêm chủng ở độ tuổi mà sức đề kháng còn yếu. Chúng ta cũng biết là trẻ thường tử vong ở những tháng đầu đời và thường là do các nguyên nhân bệnh tật, đó cũng chính là giai đoạn mà chúng ta tiêm chủng cho trẻ. Chúng tôi không tin có rủi ro với việc tiêm vaccine cho trẻ dẫn  đến tử vong đột ngột, nhưng chúng tôi biết là có những cái chết xảy ra sau khi bị tiêm chủng. Và khi chúng tôi có báo cáo về bất cứ báo cáo nào về những ca tử vong này thì chúng tôi cũng tìm hiểu rất kỹ nguyên nhân tử vong ở trẻ.”
An toàn vaccine tại Mỹ
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vaccine, theo khuyến cáo tại Mỹ, một số trẻ có vấn đề về sức khỏe nhất định sẽ không tiêm một số loại vaccine. Ví dụ nếu trẻ đã bị phản ứng với liều vaccine viêm gan B trước đó thì sẽ không được tiêm tiếp, hoặc trẻ bị dị ứng với chất làm nở sử dụng trong nướng bánh, thì cũng không được tiêm vaccine này. Những trẻ có cân nặng dưới 2 kg hoặc đang có bệnh cũng không được tiêm vaccine này cho đến khi đạt cân nặng chuẩn và đã hết bệnh.
Vấn đề an toàn vaccine cũng được theo dõi chặt chẽ tại Hoa Kỳ, từ trước khi vaccine được cấp phép cho đến suốt quá trình sử dụng sau đó. Bác sĩ Claudia Vellozzi giải thích:
“Trước khi vaccine được cấp phép và đưa vào sử dụng, chúng phải đi qua một loạt các thủ tục kiểm tra ngặt nghèo, các thử nghiệm. Một khi vaccine được cấp phép, chúng vẫn phải được giám sát không chỉ với sự an toàn của vaccine, chúng tôi còn giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo là quá trình đó luôn ổn định và đảm bảo. Theo tôi chất lượng vaccine là rất quan trọng. Chất lượng vaccine trước hết là chất lượng trước khi cấp phép và tiếp tục sau đó trong suốt quá trình vaccine được sử dụng sau đó. Ở nhiều nơi, chúng ta cũng có thấy các vấn đề về bảo quản vaccine. Chúng ta phải đảm bảo vaccine được bảo quản lạnh, sạch sẽ và sử dụng các kim tiêm, ống tiêm và dụng cụ y tế sạch. Đó là các yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng tiêm vaccine.”
Cũng theo bác sĩ Vellozzi, việc tiêm chủng vaccine rộng rãi là hết sức quan trọng, vì vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung:
“Vaccine được tiêm cho trẻ được hiểu là có hai mục đích chính, thứ nhất là để bảo vệ sức khỏe cho trẻ được tiêm, nhưng khi có rất nhiều trẻ được tiêm vaccine thì các loại bệnh mà chúng ta cần tránh sẽ không còn phổ biến nữa, nhất là với trẻ. Có thể là có trẻ không tiêm vaccine nhưng các em ở trong một nhóm những trẻ đã được tiêm vaccine và do đó các em cũng được bảo vệ. Cho nên tiêm vaccine không chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân trẻ mà còn cho cả xã hội. Đó là điều quan trọng.”
Vaccine đã có lịch sử hàng trăm năm trên thế giới và cho đến giờ tiêm chủng vẫn được coi là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa bệnh tật ở mức toàn cầu. Dù ở đây đó đôi lúc xuất hiện những ca tử vong sau tiêm vaccine, nhưng giới chức y tế thế giới nói chung vẫn cho rằng vaccine là an toàn và cần được tiếp tục. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ 2015 do Liên Hiệp quốc đề ra.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà xin chào tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ ba tuần tới.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-30

Đào Tuấn - Người dân sẽ cần những chuyến thăm viếng của Bộ trưởng?

Một tờ báo đã đặt câu hỏi “Vì sao” cho chuyến thăm “con Chủ tịch đảo Trường Sa” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Dường như ngay trong câu hỏi đã có câu trả lời.

Vì bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê, đang chuẩn bị mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, chứ không phải ở Trường Sa, là con của môt người cha đang công tác ngoài đảo.

Xin bạn đọc đừng để ý tới chức danh Chủ tịch huyện đảo của người cha, ông Nguyễn Viết Thuân – Phó Lữ đoàn trưởng Đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Trường Sa. Vì điều đó bất nhẫn với một người lính mà gia cảnh thật đáng xót xa. Và vì điều đó còn không công bằng cả với chuyến thăm của Bộ trưởng Tiến nữa. Bà đi thăm đứa con 18 tuổi vừa hoàn thành kỳ thi đại học, đang mắc bệnh hiểm nghèo của một người lính đảo có vợ bị ung thư. Thế thôi.
BTT

Có người sẽ ước giá như không có “sự cố Hướng Hóa” khi Bộ trưởng đã không đến thăm gia đình những cháu bé đã chết sau khi tiêm vaccine, dù có mặt ở Quảng Trị, dù cách Hướng Hóa chỉ một giờ xe chạy.
Có người sẽ bình luận đây là một sự sửa sai mang tính chất “đánh bóng tên tuổi”.
Có người sẽ đặt câu hỏi vào những “hành động quyết liệt” và những phát ngôn chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể để khám và điều trị miễn phí toàn bộ cho trường hợp đặc biệt này.
Nhưng ngay cả như thế thì chuyến viếng thăm của Bộ trưởng xứng đáng nhận được những tràng pháo tay. Bởi đó không chỉ còn đơn thuần là việc một vị bộ trưởng y tế tới thăm bệnh nhân mà lớn hơn, còn là sự quan tâm của những người sống trong đất liền với những người lính ngoài đảo.
Còn nhớ sau “sự cố Hướng Hóa”, một quan chức từ văn phòng Quốc hội đã khẳng định “Bộ trưởng nên đến thăm và chia sẻ với các gia đình có các cháu bé bị tử vong” như một việc “chính khách bắt buộc phải làm”.
Tất nhiên, không có một tiêu chuẩn giấy trắng mực đen, không có một quy phạm về tiêu chuẩn buộc các chính khách phải thăm viếng từng trường hợp người dân. Một chính khách cũng khó có thể quan tâm đến cuộc sống và số phận của từng người dân bằng từng chuyến viếng thăm. Nhưng bản thân trong dư luận, trong phạm trù “đạo đức xã hội”, ở bất cứ đâu, đã đặt ra sẵn những quy phạm ứng xử bất thành văn về những điều mà một chính khách, một bộ trưởng phải làm hoặc không được làm.
Cũng còn bởi trong bản thân hai từ chính khách, hay chính trị gia, đã hàm chứa trong đó chữ công, ngay trong công việc chính của một chính khách là gây ảnh hưởng đến số đông bằng các chính sách.
Liệu có chữ công nào có thể tách rời số phận của những người dân?
Liệu một chính khách có thể đảm bảo một chữ công công bằng trong khi, vì một lý do rất không thuyết phục: “lịch trình đã kín” chẳng hạn, có thể thiếu nhạy cảm trong việc nên, hay cần, quan tâm riêng đến từng trường hợp.
“Tôi thiên về ý chị Tiến là một nhà kỹ trị nhiều hơn. Nếu không chị ấy đã đến thăm ngay các gia đình và tận dụng cơ hội để xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và đánh bóng hình ảnh của mình trước công chúng”- Phó Chủ nhiệm VPQH, TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận.
“Trường hợp Bộ trưởng đang có mặt trên địa bàn mà không quan tâm đến công việc được cho là liên quan đến tâm của một người lãnh đạo thì tôi cho đó là điều đáng tiếc”- Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận cũng đã lên tiếng.
Có thể, không nhiều người dân hiểu kỹ trị, kỷ trị (pháp trị) hay nhân trị là gì. Nhưng họ đủ cảm xúc và lý trí để vỗ tay tán dương hay lắc đầu bức xúc trước cách ứng xử của một chính khách.
Không phải ở đâu có vụ việc xảy ra thì nhất thiết Bộ trưởng phải đến nơi đó. Và cảm xúc nhất thời của dân chúng, của dư luận về việc đến hay không đến của Bộ trưởng cũng sẽ qua đi rất nhanh, dù điều đó sẽ tạo thành ấn tượng.
Điều còn lại, để người dân, để dư luận nhìn nhận về một vị bộ trưởng, một chính khách của mình là những ấn tượng nhiều khi sẽ không bao giờ phai trước những chính sách công mà các chính khách đã, đang và sẽ áp dụng với dân chúng.
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận đã đúng khi cho rằng: Hiện tượng nhiều người phản ứng trước hành động không đến thăm gia đình 3 cháu bé tử vong do tiêm vắc xin của Bộ trưởng Tiến mới đây chỉ là “giọt nước tràn ly”.
Câu hỏi vì sao thì ngay bản thân Bộ trưởng cũng có thể trả lời được, nhưng tất nhiên, không phải trả lời chỉ bằng những chuyến thăm viếng.

Trọng Lú: Có lẽ sự thật nằm ở dư luận

Nhân đọc bài Có lẽ sự thật nằm ở dư luận của Văn Bông, chợt nhớ chuyện Chủ tịch QH Khóa XII.
Hồi ấy, khi Ông nhậm chức Chủ tịch QH, là người làm báo xuất thân từ khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp, tôi có ý chê Ông khi Ông đọc câu Kiều Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn. Tôi nói với cương vị ấy, sao Ông lại lẩy câu Kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi mới thấy thông cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành.
Trước đấy, dư luận về Ông không nhiều, nhưng không phải dư luận hay, Ông được ghép chữ LÚ ngay sau tên của mình cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa, nói chung là chẳng hay ho gì. Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu. Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi.
Anh Đông, thư ký của Ông kể, khi về nhận Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông xòe bàn tay bảo, mình với cậu thi đua nhé. Hai bàn tay ấy hôm nay vẫn còn trắng.
Dài dòng như vậy về dư luận chỉ để nhớ lại chuyện cách đây 4 năm Ông gọi Tổng biên tập Báo Người đại biểu nhân dân tới gặp Ông, Ông hỏi chuyện làm báo, hỏi chuyện thu nhập của anh em và hỏi thật khéo hoài bão của người phụ trách tờ báo... Sau đó, Ông với tư cách Chủ tịch QH đã ký Nghị quyết 816 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đổi tên Báo thành Báo Đại biểu nhân dân, nâng cấp thành Báo loại I, cấp tổng cục và trực tiếp ký Nghị quyết bổ nhiệm Tổng biên tập Báo ĐBND cho đồng chí Hồ Anh Tài. Anh Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm VPQH lúc đó kể lại có ý kiến đề nghị phụ cấp cho Tổng biên tập là 1,3, nhưng nếu phụ cấp 1,3 thì quyền ký quyết định lại thuộc Ban Tổ chức Trung ương, còn phụ cấp 1,25 thì thuộc lĩnh vực QH quyết. Đắn đo một chút, Chủ tịch QH Khóa XII quyết định để chính mình ký nghị quyết bổ nhiệm.
Nhưng, cũng vẫn theo nguyên Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn, ở Nghị quyết 816 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII có điều khoản lúc đầu được soạn như sau: Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu nhân dân. Ông Chủ tịch QH Khóa XII đọc rất kỹ và hạ bút thêm vào hai chữ Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Tòa soạn Báo Đại biểu nhân dân. Ông giải thích như thế phù hợp với Luật Báo chí là có cơ quan chủ quản, nhưng VPQH quản lý Báo ĐBND về mặt hành chính, còn Báo ĐBND là Tiếng nói của Quốc hội nên chỉ đạo nội dung là Thường vụ Quốc hội và giao cho anh Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH chỉ đạo nội dung của Báo.
Kỹ lưỡng đến thế, chặt chẽ từ pháp lý đến tình người như thế còn được mấy ai nhỉ?
Hồi mới có Nghị quyết Trung ương 4, dân và cán bộ thì thích, nhưng có kẻ ghét, có kẻ đặt điều bảo nghe nói chụp được cả ảnh bà nhà ông ấy nhận phong bì. Anh em có hỏi, tôi có nói: Họ không nói được gì ông ấy thì họ bảo bà ấy, như tôi biết bà ấy không có tính ấy, tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu. Ai biết cầm nhìn biết liền.
Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê. Bởi, dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó. Như, có người bảo Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu. Thế thì, ngẫm mà xem, sao có nhiều kẻ xấu sợ nó đến thế?
Thăng Long
(Đại biểu Nhân dân)

Việt Nam thúc đẩy tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước

Việt Nam đang lên kế hoạch quy định chặt chẽ hơn nhằm tăng tốc việc cải tổ các tập đoàn nhà nước, bao gồm sa thải các giám đốc điều hành, tăng cường nổ lực xóa bỏ nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng và lấy lại sức sống cho nền kinh tế.

Kinh te VN-3 JustinMott-BloomgerBộ Tài chính đang soạn thảo một phương thức “mạnh và hợp lý” nhằm buộc các tập đoàn nhà nước bán cổ phần trong các ngành kinh doanh không phải là chủ chốt, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, cho biết trong một bài phỏng vấn tại Hà Nội hôm 25 tháng Bảy. Công ty quản lý tài sản được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước được đưa vào hoạt động vào ngày 26 tháng Bảy nhằm xóa sổ khoảng 5 tỉ USD nợ xấu.

Chính phủ Việt Nam lên kế hoạch hoàn tất việc cải tổ các tập đoàn nhà nước trước năm 2015 khi mà chính phủ đang phải chật vật kéo lại sức sống cho nên kinh tế. Việt Nam hiện đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 2005. Cải tổ cơ cấu ngân hàng và các tập đoàn nhà nước bị đình trệ có thể làm mất sự tự tin của các nhà đầu tư nước ngoài và làm tồi tệ thêm tương lai tăng trưởng của nước này, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bản báo cáo hồi đầu tháng này.
Kinh te VN-3 JustinMott-Bloomger

“Các tập đoàn nhà nước và ngân hàng là một phần lớn của nền kinh tế, cho nên nếu không tạo điều kiện để chúng hoạt động hiệu quả và mạnh mẻ hơn thì sẽ dẫn đến một nền kinh tế phá triển chậm chạp,” Matt Hildebrandt, kinh tế gia của JPMorgan Chase & Co tại Singapore cho biết.

“Thậm chí trong một kế hoạch tái vốn cho ngân hàng được thực hiện một cách tốt đẹp thì nó luôn luôn đòi hỏi thời gian. Xử lý các tập đoàn nhà nước hoặc giảm nợ có thể mất tới nhiều năm, có khí cả vài thập kỷ”.

Tăng trưởng chậm

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị áp lực phải cải thiện tăng trưởng kinh tế hiện đang ì ạch ở mức 4.9% trong nửa đầu năm 2013, với tỉ lệ nợ xấu cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ thấp dự đoán tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay xuống còn 5.2% (trước đó là 5.8%).

Tập đoàn đóng tàu Việt Nam – Vinashin do nhà nước điều hành đã lên kế hoạch đóng tàu và xuất khẩu 1 tỉ USD trong năm 2009, gần như đã phá sản trong năm 2010 vì tham gia vào quá nhiều ngành kinh tế khác nhau cũng như thất bại trong việc quản lý dòng vốn và nợ nần một cách hợp lý, theo báo cáo từ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết.

Sau khi giải quyết việc cải tổ các tập đoàn nhà nước, ông Dũng đã phê chuẩn một kế hoạch tổng thể hồi tháng Hai nhằm buốc các tập đoàn này tập trung vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của chúng và tăng tốc bán cổ phiếu đại chúng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả. Các khoản đầu tư không nằm trong các lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn này, ví dụ như nhà đất và cổ phiếu, chiếm tới 12% tổng số vốn đăng ký, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái đưa ra dự đoán này vào năm ngoái.

Nhiệm vụ cấp bách

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho hay thì các tập đoàn nhà nước sử dụng lên tới 50% vốn của chính phủ, vay tới 60% tiền của ngân hàng và chịu trách nhiệm cho hơn một nửa toàn bộ nợ xấu của nhà nước. Tái cơ cấu lĩnh vực kinh tế nhà nước là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay nhằm cải cách nền kinh tế, ông cho hay trong một bài phỏng vấn vào tháng Hai vừa qua.

Ngân hàng Thế giới cho hay tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều tiến triển, và nói thêm rằng chỉ có 12 tập đoạn trong số mục tiêu 93 tập đoàn nhà nước được đưa ra bán cổ phần. Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN sẽ bán đấu gia 25,2 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình vào ngày 9 tháng Támnày, chậm hơn một năm sau khi có yêu cầu của chính phủ.

Chiến lược của chính phủ nhằm xóa sạch nợ xấu cũng “chỉ có cơ hội nhỏ nhoi để trở thành một giải pháp hiệu quả”. Ngân hàng Thế giới cho biết rằng chiến lược của chính phủ cần nằm trong một phần của chương trình tái cơ cấu tài chính rộng khắp như việc tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước khi nhìn vào việc các ngân hàng cho các công ty này vay như thế nào.

Các thước đo chặt chẽ hơn

 “Việc bán cổ phiếu tại các tập đoàn nhà nước đã mất rất nhiều thời gian bởi vì những chi phí đầu tư lớn từ hàng năm trước đó”, ông Tiến cho hay trong một bài phỏng vấn.

“Họ không muốn bán chúng vào lúc này” bởi giá cả đang sụt giảm và giá trị nhà đất cũng sẽ gây ra nhiều tổn thất, ông cho biết thêm. Ông Tiến cho biết thêm rằng đề xuất của bộ tài chính, bao gồm việc tước bỏ quyền giám đốc điều hành nếu họ thất bại trong việc việc bán cổ phần theo tiến độ đã quy định, sẽ được đệ trình lên thủ tướng nhằm thảo luận với nội các chính phủ trong tháng Tám tới đây.

 “Chúng tôi cần kiểu thước đó quản lý mạnh này nhằm thúc đẩy các lãnh đạo tập đoàn nhà nước thực sự làm điều gì đó để tiến về phía trước”, ông cho hay.

“Những công ty này thực sự quá trì trệ, và giờ họ cần có những hành động hoặc là đối mặt với các hình phạt”.

Công ty quản lý tài sản bắt đầu hoạt động vào ngày 26 tháng Bảy, và sẽ thu hồi các khoản nợ xấu từ các các bên cho vay. Nợ xấu hiện đang nằm ở ngưỡng 7.8% của tổng các khoản vay chưa trả vào cuối năm ngoái.

Những bên cho vay với tỉ lệ nợ xấu khoảng 3% trở lên sẽ bị yêu cầu bán khoản nợ xấu đó cho công ty quản lý tài sản, theo tuyên bố của chính phủ vào 22 tháng Năm cho hay. Theo Ngân hàng Nhà nước cho hay thì công ty này sẽ bắt đầu đăng ký số vốn khoảng 500 tỉ Đồng (khoảng 24 triệu USD) và giải quyết khoảng 70 nghìn tỉ đồng nợ xấu trong năm nay.

“Chỉ thị hiện tại của công ty quản lý tài sản không đủ để xử lý toàn bộ khoản cần bằng của các ngân hàng,” Eugenia Fabon Victorino – nhà kinh tế học tại Ngân hàng Australia và New Zealand Banking Ltd có trụ sở tại Singapore cho hay. Ngân hàng này cũng vừa cắt dự đoán tăng trưởng trong năm 2013 của Việt Nam từ 5.6% xuống còn 5.1%.

“Việt Nam sẽ cần thời gian để giải quyết những thách thức về cơ cấu. Tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước và đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp là cần thiết, nhưng nếu chỉ có như vậy thì vẫn không đủ”.

Theo Bloomberg News
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt Nam TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Nghề vú nuôi quái đản hay mại dâm trá hình?

Tờ Southern Metropolis Daily tại Quảng Châu mới vừa có bài viết về nghề vú nuôi cho người lớn. Theo bài báo, ngày càng nhiều người Trung Quốc giàu có muốn uống sữa tươi từ các cô vú nuôi, với mong muốn bồi bổ sức khỏe.
Công ty Dịch vụ Gia đình Xinxinyu ở tỉnh Quảng Đông - một cơ sở dịch vụ chuyên cung cấp vú nuôi, bảo mẫu, người giúp việc, y tá riêng và gia sư, Người điều hành cơ sở cung cấp vú nuôi này là Lin Jun, cho biết công ty của ông đang thúc đẩy và mở rộng ngành kinh doanh cung cấp sữa mẹ cho trẻ em sang cho người lớn có sức khỏe kém, nhưng có nguồn thu nhập cao. Họ thường là những người đang gặp các vấn đề về sức khỏe do áp lực công việc. Công ty này đã đăng tải thông tin tuyển dụng vú nuôi với mức lương từ 12.000- 20.000 nhân dân tệ (NDT)/tháng (tương đương 40-70 triệu VNĐ) trên một website marketing, quảng bá dịch vụ chất lượng cao. Một phụ nữ bán sữa cho người lớn có thể có thu nhập trung bình hàng tháng là 16.000 NDT tương đương 2.600 USD (khoảng hơn 55 triệu VNĐ).
 Những phụ nữ khỏe mạnh, ngoại hình ưa nhìn có thể kiếm được nhiều hơn, theo tờ Southern Metropolis Daily. “Khách hàng có thể uống từ một máy vắt sữa, song họ có thể chọn lựa dùng sữa mẹ bằng cách bú trực tiếp nếu như họ cảm thấy không thoải mái”, tờ báo dẫn lời ông Jin cho biết. “Một số khách hàng của chúng tôi tại các thành phố dọc bờ biển phía Đông đã thuê cả vú nuôi thường xuyên để đảm bảo có sữa tươi uống hàng ngày… Những phụ nữ này chấp nhận “làm những bình sữa tại gia”, miễn là được trả giá cao từ 15.000-20.000 NDT”, ông Jun nói thêm.

Các chuyên gia y tế thì tỏ ra hoài nghi về tác dụng với sức khỏe của việc uống sữa từ vú nuôi. Việc chi rất nhiều tiền để thuê những cô vú nuôi có vẻ là biện pháp hơi thái quá. Ở một góc độ khác, ngành nghề lạ thường này còn khiến gia tăng lo ngại rằng việc thuê vú nuôi cho người lớn chỉ là bình phong cho các dịch vụ tình dục mua bán dâm. Luật sư Mei Chunlai ở tỉnh Quảng Đông cho biết: “Có sự khác biệt chủ yếu giữa bú sữa trực tiếp và uống sữa qua bình, điều này vượt quá sự cần thiết của chế độ dinh dưỡng”. Tuy nhiên, người phát ngôn của Sở Công an Thâm Quyến nhận định rằng rất khó để điều tra và chứng minh hoạt động có phải là hành động tội phạm tình dục hay không vì khó thu được bằng chứng.
Thế  nhưng, mới đây cũng đã có những thông tin giật mình: “Hối lộ quan chức bằng tiệc bú sữa trực tiếp từ những bà mẹ trẻ”. Điều dễ hiểu là đến nay việc mời các quan chức ăn những bữa tiệc thông thường không còn là điều “đặc biệt” nữa. Bởi vậy, các doanh nhân giàu có muốn tranh thủ quan chức đã phải tổ chức được những bữa tiệc đặc biệt như vậy. Chu Phương, cựu biên tập viên của Tân Hoa Xã, vừa tiết lộ trên blog cá nhân những bữa tiệc vui vẻ với nhiều thiếu nữ do các doanh nhân giàu có tổ chức, chủ yếu để mời các quan chức cấp cao, trong đó có cả những trò như uống sữa trực tiếp từ các bà mẹ đang nuôi con.
Chu Phương khẳng định trong nhiều bữa tiệc, bên cạnh các quan chức được mời, còn có cả những người không ngại vung hẳn 5.000 NDT (khoảng 17 triệu VND) để có được tấm vé vào cửa để được bú sữa trực tiếp từ những người mẹ trẻ. Những bữa tiệc sex kiểu như thế này tồn tại ở Bắc Kinh nhiều năm qua. Bài viết cho biết việc ăn tiệc bú sữa mẹ trực tiếp bắt đầu có từ sau khi báo giới nước này tiết lộ về việc nhiều doanh nhân giàu có tại thành phố Thâm Quyến mua “nguồn sữa mẹ” để tẩm bổ. Tuy nhiên, việc ăn tiệc bú sữa mẹ của các quan chức không hẳn là tẩm bổ mà là một thú vui bệnh hoạn, đây chỉ là một phần vui vẻ của buổi ăn chơi...
Đây không phải là lần đầu tiên quan chức Trung Quốc bị tố cáo ăn chơi sa đọa. Hồi tháng 8-2012, báo chí Nhật Bản đăng bài viết và hình ảnh một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đến Tokyo thưởng thức món “body sushi” - ăn tiệc trên người mẫu khỏa thân. Thông tin này đã làm chấn động cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc với những comment bàn tán xôn xao về cách ăn chơi quái đản này trái với thuần phong mỹ tục Trung Hoa với giá cả đắt đỏ của nó lên đến cả chục nghìn nhân dân tệ.
Minh Khuê
(ANTĐ)

Trung Quốc xử vụ tẩm độc vào há cảo xuất khẩu sang Nhật

Há cảo. Ảnh minh họa
Há cảo. Ảnh minh họa (@wikipedia)

Một người đàn ông Trung Quốc hôm nay 30/07/2013 đã phải ra trước tòa án ở tỉnh Hà Bắc vì đã tiêm chất độc vào há cảo đông lạnh gởi sang Nhật Bản. Vụ này xảy ra từ năm 2008, khi quan hệ Trung-Nhật đang hết sức căng thẳng.

Tân Hoa Xã cho biết, Lữ Nguyệt Đình (Lu Yueting) bị cáo buộc là đã tiêm một chất độc, có lẽ là thuốc trừ sâu, vào những chiếc bánh há cảo sản xuất tại một xưởng thực phẩm nơi ông ta làm việc. Bị cáo được xét xử tại tòa án Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) thuộc tỉnh Hà Bắc, nơi có cơ sở chế biến thực phẩm trên.

Theo báo chí Trung Quốc, khi bị bắt vào tháng 3/2010, Lữ Nguyệt Đình thú nhận đã tiêm chất độc vào há cảo bằng một ống chích. Ông ta được mô tả là một nhân viên bất mãn vì lương thấp, và có thể đã hành động như thế để trả thù.

Khi xì-căng-đan này bùng nổ vào tháng 1/2008, Bắc Kinh trong nhiều tuần lễ đã từ chối mọi trách nhiệm của phía Trung Quốc, nêu lên việc sản phẩm bị nhiễm độc ở ngoài nước. Giả thiết này luôn bị nghi ngờ bởi chính quyền Nhật Bản, một đất nước luôn ám ảnh về an toàn thực phẩm.

Thông tin về vụ đầu độc đã gây ra một làn sóng hoảng sợ trong số những người ưa thích món há cảo, món điểm tâm của người Hoa được ưa chuộng tại Nhật. Những ngày sau đó, có đến 3.700 người cho biết bị lâm bệnh vì ăn món há cảo Trung Quốc, cho dù chỉ có 10 trường hợp có liên quan trực tiếp đến chất độc này.

Việc món há cảo nhập khẩu từ Trung Quốc bị nhiễm thuốc trừ sâu đã gây tác hại lâu dài đến hình ảnh sản phẩm Trung Quốc tại Nhật Bản. Từ đó đến nay, các xì-căng-đan thực phẩm nhiễm độc liên tục xảy ra tại Trung Quốc lại càng làm người tiêu dùng Nhật cảnh giác trước các sản phẩm made in China.
Thụy My (RFI)
 Bản tin tiếng Anh

  • Stocks sink on profit slowdown, audit plan (Washington Post) - Nervous investors drove down the Chinese stock market on Monday, reacting to discouraging news about industrial companies' first-half profit growth and a State Council call for a nationwide audit of local government debt.
  • Financial guru looks to nation's future (Washington Post) - Can China break out of the middle-income trap? Many countries find the move from low- to middle-income status straightforward but what about the next stage?
  • EU solar trade dispute diffused (Washington Post) - China and EU sealed a deal Saturday to end their long-term trade dispute over Chinese solar panels that has threatened to escalate into a full-blown trade war involving European wines.
  • Hot times for travel agents (Washington Post) - The best time of the year for travel agencies is here, with most of their overseas tours for summer vacation sold out,especially Europe.
  • 19 industries to shed capacity (Washington Post) - The Ministry of Industry and Information Technology has ordered the closure of many factories in 19 industries where overproduction has led to price-cutting wars.
  • Kaili allures, attracts investment (Washington Post) - A rich variety of folk art on exhibit along with drama, singing and dancing made Kaili an alluring place for both tourists and businesspeople this week.
  • Kung Fu connections (Washington Post) - He straddles two cultures and plays a bridging role, and his introduction to all things Chinese was through a legendary kung fu hero. He tells Sun Ye who and what brought him to China.
  • Beyond mere words (Washington Post) - Japanese novelist Kenzaburo Oe's latest book is his most complex work to date. It evolved after he was forced to defend himself in court against accusations of libel.
  • Inner circle of luxury (Washington Post) - Changing standards of living means new levels of demand for luxury. The opening of the first women's store by Louis Vuitton in Beijing is a perfect example.
  • Hot weather can't beat them (Washington Post) - A soldier leaps through a flaming hoop during a military drill in North China's Qinghuangdao city, Hebei province, on July 29.
  • Choir sings its way into Chinese hearts (Washington Post) - To the accompaniment of traditional Chinese folk instruments guzheng and erhu, the Children's Chorus of Washington sang the popular Chinese folk song, Mo Li Hua, or The Jasmine Flower, in Mandarin.
  • Lego warrior on display in Shanghai (Washington Post) - Forty-two pieces by Lego artist Nathan Sawaya are being shown at Super Grand Mall in Pudong district, Shanghai from July 26 to October 27.
  • Tourism, rising awareness save folk arts (Washington Post) - In the modern era of rapid development and social transformation, the preservation of folk arts in Guizhou and other parts of the country has been at times difficult.
  • Rich tapestry of Qiandongnan (Washington Post) - A culture festival and artworks show held this week brought more recognition and fame to the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture in Guizhou province.
  • What do pandas like for birthdays? (Washington Post) - Two giant pandas, 5-year-old Qinchuan and Lele, taste ice birthday cake at Jinbao Fairyland in Weifang, Shandong province, July 26, 2013.
  • Manila's base plan targets China (Washington Post) - Manila's plan to relocate its major air force and navy camps to a former US naval base near the South China Sea is designed to increase pressure on China.
  • Sino-Japanese summit ruled out (Washington Post) - China urged the Japanese government to take concrete measures to improve strained ties rather than brandishing "empty slogans".
  • China eyes Japan's SE Asia buying binge (Washington Post) - Japanese companies have been scooping up assets at a record pace in Southeast Asia this year, a sign that Chinese experts said should be watched with caution to see if a political agenda is behind the buying spree.
  • Latest US-China talks should smooth the way (Washington Post) - The both countries have just had changes of leadership and the bilateral relationship is encountering some difficulties such as cyber security and economic competition.
  • Monk tends graves of 'exiled' troops (Washington Post) - Mukgai is alone in tending to the spirits of "enemy" combatants - DPRK and Chinese troops - who died in Korean War and whose remains lie buried in an isolated ROK cemetery.
  • DPRK stages military parade (Washington Post) - The Democratic People's Republic of Korea held a military parade to mark 60th anniversary of the signing of the Korean War (1950-53) armistice on Saturday.
  • Major defense update of Japan in the pipeline (Washington Post) - Tokyo is planning to boost surveillance in waters around the Diaoyu Islands and acquire the ability to launch pre-emptive military strikes in a defense policy update that may set off alarm bells in China.
  • President Xi meets Shenzhou X astronauts (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Friday met astronauts and scientists who participated in the Shenzhou X mission, extending congratulations to the success of the mission.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét