Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Tin ngày 30/7/2013 - cập nhật tình hình Blogger Điếu Cày và vụ án Đoàn Văn Vươn

Đỗ Thành Công - Sang Tàu rồi đến Mỹ

Sang được ông Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama tiếp tại Toà Bạch Ốc, nhưng trước đó khi đặt chân đầu tiên lên mãnh đất Hoa kỳ, người đón ông tại phi trường lại là đương nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear. Một cuộc tiếp đón rất lạnh nhạt, lèo tèo không kèn không trống và không tương xứng với tầm vóc Chủ tịch một quốc gia. Các hảng tin truyền thông truyền hình hàng đầu như CNN, CBS, ABC cũng không thấy loan tin, ngoài trừ các hảng tin báo chí.
Về mặt nghi lễ ngoại giao, đây là tín hiệu cho thấy chủ nhà đã đánh giá vai trò của cái gọi là Chủ tịch “không được bầu” của chế độc đảng, so với Tổng Thống do dân bầu như thế nào. Trên nguyên tắc, đón ông Chủ tịch phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, tệ lắm thì là cấp Thứ trưởng chứ không thể là một nhân viên cấp đại sứ. Cung cách “protocol” đón tiếp giữa hai quốc gia đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao trao đổi trước, nếu phiá Việt Nam thấy có vấn đề thì họ đã phải từ chối khéo. Rất tiếc, chấp nhận nghi lễ ngoại giao ở tầm vóc quốc gia như vậy đã cho thấy chuyến đi của ông Sang là chuyến đi gượng ép, vội vã và không phải do Hoa Kỳ mời, mà là do phiá Việt Nam khẩn cấp yêu cầu.
Dĩ nhiên về ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời. Ở cương vị chủ nhà, phải có lời mời thì khách mới đến được, cho dù khách mời là khách theo kiểu chịu đấm ăn xôi, mặc dày mày dạn, bị gậy ăn xin hay năn nỉ để được gặp.
Ông Sang đến Mỹ sau chuyến đi qua Tàu hồi tháng 6. Kết quả của chuyến đi Trung Quốc được giới chuyên viên nghiên cứu đánh giá là “thần phục” Thiên Triều. Các điều khoản ký và thoả thuận giửa hai nước hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề khẩn cấp, đang được cả nước quan tâm như tình trạng mất chủ quyền của Việt Nam, các vụ xung đột ở biển Đông, việc “tàu lạ” liên tục bắn và “cướp”, đánh phá tàu cá của ngư dân Việt Nam. Phương án giải quyết ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, hay những vấn đề nổi cộm khác thể hiện dã tâm của Trung Quốc lấn biển, dành đảo đã không được đề cập trong các thoả thuận.
Về nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực của ông Sang với đồng chí “X” và vây cánh của ông ấy vẫn còn kèn cựa, chưa ngã ngũ cụ thể. Nếu nói ông Sang có vây cánh và thực lực trong chánh quyền, thì ngược lại, đồng chí “X”, đã gần như có ảnh hưởng rất mạnh ở lực lượng công an và quân đội.
Vì vậy, về nhiều mặt, trong hoàn cảnh “bên trong lộn xộn, bên ngoài yếu xìu”, ông Sang không đủ uy tín và thế lực để hưá hẹn và giải quyết được điều gì cụ thể với tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của Việt Nam. Nếu có, thì chỉ củng cố thêm một chút uy tín của ông Sang về mặt nội bộ trong đảng CSVN, vì đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến. Về uy tín đối với quốc tế hay phiá Trung Quốc, ông Sang cũng có thể gửi ra tín hiệu cho thấy Việt Nam chúng tôi đang là đồng minh, bè bạn của Hoa Kỳ.
Việt Nam Muốn Gì?
Có nhiều điều Việt Nam cần ở Mỹ mà có thể trong chuyến đi này ông Sang và Chính trị Bộ muốn có một sự khẳng định và hứa hẹn của Obama. Việt Nam cần mua vũ khí quân sự hạng nặng của Mỹ, Việt Nam cần trang thiết bị quân sự tối tân, vũ khí sát thương và các lãnh vực liên hệ quốc phòng. Dù khấu đầu trước Trung Quốc, lãnh đạo CSVN biết là họ đang ở thế trên đe dưới buá. Trước nanh vuốt của Trung Quốc ngày đêm lấn biển dành đảo, lãnh đạo CSVN hiểu rỏ là nếu họ tiếp tục nhịn nhục qua sông, bán đất nhường đảo để giử vững chế độ độc tài, thì đến lúc phải bán vợ, đợ con của họ, cũng không thể thỏa mãn tham vọng của quan thầy Trung Quốc. Cho nên, phải tìm cách dựa lưng Hoa Kỳ để tìm chỗ “an toàn”, nhưng cũng không dám ra mặt thẳng thừng vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Việt Nam muốn tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership) để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái, có nguy cơ đổ vỡ vì tham nhũng và hậu quả chạy theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ các mặt hàng chiến lược gồm may mặc, nông sản phẩm và ngư nghiệp đã lên đến gần 25 tỷ đollars. Nếu được Mỹ ủng hộ để Việt Nam vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng vọt, được miễn hàng rào quan thuế có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong lãnh vực xuất khẩu, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và giữ được tính cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam với các đối tác kinh tế khác như Trung Quốc, Thái lan, v.v…
Việt Nam cần Obama hứa hẹn vai trò quân sự Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là ở Biển Đông để cầm chân tham vọng của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ làm đối tác chiến lược quân sự ở Thái Bình Dương. Sau chuyến đi Trung Quốc, có thể ngoài những điều ký kết trên giấy, ông Sang và Chính trị bộ đang bị áp lực của Trung Quốc về mặt chiến lược quốc phòng và chủ quyền mà không quốc gia nào có thể giải quyết được trừ Mỹ. Vì vậy, việc ông Sang vội vã đi Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, việc ông Sang muối mặt chấp nhận thủ tục nghi lễ ngoại giao, việc Toà Bạch Ốc lên chương trình đón ông Sang một cách đột ngột ngoài dự đoán, cho thấy chuyến đi ông Sang không thoát ra khỏi các mối liên hệ trên.
Dĩ nhiên để tránh cho ông Sang bớt bị áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và dư luận Cộng Đồng Người Việt, Hà nội đã tạm ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân. Cho dù thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ, cho dù biết chuyến đi ông Sang sẽ bị Quốc Hội và Cộng Đồng Người Việt lên án mạnh mẽ, Hà nội đã không có sự chọn lựa nào khác mà vẫn để ông Sang đi Hoa Thịnh Đốn. Khi ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân, Hà nội nghĩ có thể tạm thời tránh buá riều dư luận. Rất tiếc, vụ Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực lại xảy ra ngoài dự đoán. Đây là việc mà Hà nội đã không lường được, vì vậy vài ngày trước khi ông Sang đi Mỹ, tin Điếu Cày tuyệt thực do tù nhân chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm tiết lộ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Cộng Đồng Người Việt, tạo cơ hội cho Lập Pháp Hoa Kỳ lật lại hồ sơ nhân quyền và áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Obama.
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Hoa Kỳ Muốn Gì?
Obama đã nhiều lần tuyên bố, muốn đẩy mạnh hợp tác Thương Mại Thái Bình Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia. Ngoài lý do cụ thể là tạo lợi thế đòn bẩy kinh tế để các quốc gia trong khối Thái Bình Dương hợp tác, phát triển và yễm trợ lẫn nhau trên lãnh vực thương mại. Khối Thương Mại Thái Bình Dương chính là vũ khí chiến lược của Mỹ đễ cầm chân Trung Quốc. Khi cố tình tạo ra một khối thương mại và kinh tế độc lập, tách hẳn các quốc gia trong khối ra khỏi qủy đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền Obama muốn làm giãm bớt nanh vuốt của Trung Quốc, muốn trực tiếp giúp đở các quốc gia đang trong vòng phát triển và yễm trợ, để vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc. Nói cách khác, Khối Thương Mại Thái Bình Dương là một thứ “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Thái Bình Dương bên cạnh các chiến lược quân sự “quyền lực cứng” khác.
Obama muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược trên mặt trận biển Đông để cầm chân ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc. Vai trò Việt Nam hiện nay chưa thể trở thành đồng minh như Phi Luật Tân hay Nhật, nhưng ký kết một số văn kiện để khẳng định vai trò đối tác chiến lược, để hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự là những ý đồ mà Hoa Thịnh Đốn đã không ngần ngại bày tỏ. Và vì vậy, Hoa Kỳ cũng sẳn lòng để viện trợ vũ khí, quân dụng, huấn luyện và tập trận chung với Việt Nam ở biển Đông.
Năm ngoái, Đại tá Hải quân William Jordan từng phàn nàn “Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có chung quan điểm chiến lược về tình hình Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó không chấp nhận tham vọng đòi chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc và cần có một sự quân bình với quyền lực vừa trổi dậy trong vùng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hiện cụ thể, họ muốn gì trong quan hệ đối tác đồng minh với Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu trên”.
Như vậy, có thể nói việc thảo luận để dẫn đến ký kết Việt-Mỹ về “Hợp Tác Toàn Diện” đã từng diễn ra trong một quá trình dài, có lúc gần như bị gián đoạn vì thái độ “lừng khừng” của Việt Nam, và gần đây, đột nhiên Việt Nam lại có những động thái cụ thể, vượt rào cản để đến gần với Mỹ. Phải chăng Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP) là miếng mồi ngon từ phía Hoa Kỳ, đủ sức đẩy Hà Nội phải nhập cuộc với Mỹ để cứu vãn nền kinh tế và chế độ đang trên đà vực thẳm.
Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam bớt đi các hành động đàn áp nhân quyền. Khi Hà nội gia tăng đàn áp nhân quyền, điều này không có lợi cho chính quyền Obama, vì bị áp lực nội bộ và phải giái thích các chính sách đối ngoại để thuyết phục các Dân Biểu, và Nghị Sĩ Mỹ đồng thuận với Obama. Nói cách khác, Hoa Kỳ, cả Hành pháp và Lập pháp, đều nhất quán ở chiến lược khai thác vai trò Việt Nam nhằm giãm bớt tham vọng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giao tiếp với một quốc gia độc tài, toàn trị và có hồ sơ về nhân quyền vô cùng tồi tệ như Việt Nam. Chính quyền Obama, tức Hành phàp có thể bị trói tay, trói chân trước một đối tác có thành tích bất hảo. Cho dù Hoa Kỳ không hài lòng với các hành vi trấn áp bất đồng chính kiến ở trong nước, nhưng chính quyền Obama cũng không mạnh mẽ áp lực, trừ trường họp bị Lập Pháp qui trách nhiệm là đang tiếp tay với chế độ toàn trị, đi ngược lại giá trị “nhân quyền” của nước Mỹ, thì họ mới gượng ép lên tiếng.
Khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), áp lực của các định chế kinh tế, các qui luật trong sáng và điều kiện công bằng trong sân chơi thương mại buộc Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghị, nhờ vậy Việt Nam từng bước lột xác về kinh tế và xã hội, dù chính trị vẫn còn mang bộ mặt độc đảng, nhưng thú tính thì đã thuần hơn trước nhiều.
Nếu tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, sức ép của tính trong sạch trong quan hệ kinh tế, buộc Việt Nam phải tự cải tổ hơn nữa. Để trở thành hội viên, Việt Nam phải tôn trọng qui luật lao động, phải có Công Đoàn độc lập, phải có luật pháp nghiêm minh tránh tệ nạn ăn cắp bản quyền, làm đồ giả v.v..Tóm lại, qui trình cần thay đổi để sống còn và hội nhập, buộc CSVN phải tự điều chỉnh các chính sách cai trị để được chấp nhận vào Cộng Đồng Quốc Tế. Nói cách khác, con thú CSVN, đang từng bước thuần hoá những vẫn còn bản chất rừng rú của loài thú và rất khó lòng thay đổi trừ khi có một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Và điều này thì không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ, của chính quyền Obama mà là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam.
Trung Quốc Muốn Gì?
Trung Quốc không muốn Việt Nam thoát ra khỏi quỉ đạo kinh tế, chính trị và xã hội của họ. Trung Quốc không muốn thấy Việt Nam là đối tác quân sự, liên kết và làm đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc không muốn Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế, độc lập về chính trị, mạnh về quân sự và từng bước đi vào quĩ đạo Dân chủ hoá. Trung Quốc có tham vọng “Hán hoá” Việt Nam.
Trung Quốc đã từng ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vì vậy, khi Việt Nam tham gia Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cũng sẽ không bằng lòng. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lôi kéo, áp lực và thậm chí có thể phá hoại để Việt Nam không hội đủ các tiêu chuẩn tham gia.
Sau chuyến đi Trung Quốc của Trương Tấn Sang, Việt Nam đã ký văn kiện đầu hàng. Điều gì làm Hà Nội đã phải cúi đấu thần phục Trung Quốc, nhưng lại đồng ý ký kết một số thoả thuận với Hoa Kỳ về chiến lược để cân bằng ảnh hưởng? Phải chăng cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua với Trung Quốc đã đẩy Hà Nội vào vị trí ngã sang Mỹ để tìm thế ỷ dốc? Phải chăng sau cuộc họp ở Bắc Kinh, Hà Nội nhận ra tham vọng nguy hiễm của Trung Quốc, mà chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ được Việt Nam? Vì vậy, một tháng sau đó, Trương Tấn Sang đã nhận chỉ thị Chính trị bộ đi qua Mỹ cầu viện, cho dù phải muối mặt như thế nào? Không phải đột nhiên Việt Nam đồng ý ký chung một văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, để có thể làm Trung Quốc nổi giận. Tiến trình này đã thảo luận từ trước và có thể sẽ không bao giờ được ký, trừ trường hợp Việt Nam thấy có lợi, hay có dấu hiệu bị nguy hiểm, bị đe dọa từ phiá Trung Quốc.
Thực ra, nội dung của “Hợp tác Toàn diện” cũng không có gì ghê gớm lắm. Nó chỉ lập lại một số thảo luận mà hai bên đã làm việc từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do thầm kín, Việt Nam đã không dám ký. Điều quan trọng nhất là phần nói về an ninh quốc phòng thì chỉ nhấn mạnh chung chung, không có gì cụ thể rỏ ràng. “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.”
Cũng không loại trừ trường hợp Việt Nam được Trung Quốc cho phép ký văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ , với điều kiện là Việt Nam phải ký các văn kiện đầu hàng với Trung Quốc trước. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên thượng tầng lãnh đạo của CSVN, không thể có sự kiện Trung Quốc bị bất ngờ trước hành động Việt Nam đơn phương ký kết “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, chỉ một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình. Nói cách khác, có thể văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” đã được Trung Quốc chuẩn y hồi tháng 6 khi Sang đến Bắc Kinh, đánh đổi lại Việt Nam phải ký văn kiện đầu hàng với Trung Quốc.
Những Vấn Đề Cốt Lõi
Nhân quyền có thể không làm Obama bận tâm vì ông ấy là một trong những Tổng Thống Hoa Kỳ kém về mặt này. Các chiến lược của Toà Bạch Ốc đều do Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phác hoạ, đề nghị, và đôi khi quyết định. Nếu có một ông Tổng Thống quan tâm đến nhân quyền, thì mặt trận nhân quyền có thêm điều kiện thuận lợi để áp lực. Nếu không, vai trò Quốc Hội, tức Lập Pháp vẫn là trọng tâm, là mục tiêu để chúng ta vận động.
Trước ngày Sang đến Mỹ, đã có biết bao tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, có Dân biểu họp báo tố cáo CSVN tại Quốc Hội, có hàng chục Dân biểu, Nghị sĩ ký tên lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Thậm chí, 4 Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, đảng của Obama do bà Dân biểu Zoe Lofgren, lãnh đạo của 38 Dân biểu thuộc Đảng Dân chủ ở California, đã vào tận Bạch cung để họp với Obama và nhấn mạnh yếu tố nhân quyền phải nêu cụ thể trong cuộc gặp với Sang.
Cộng Đồng Người Việt đã làm trọn vai trò “vận động” chính giới, và đã tố cáo trước dư luận thế giới bản chất vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài, toàn trị. Biểu tình ở San Francisco trước lãnh sự quán CSVN có đồng bào đến từ San Diego, từ Santa Ana, và từ San Jose; biểu tình ngay trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC, có đồng bào đã đến từ nhiều tiểu bang lân cận, thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chử ký gửi cho Obama v.v…Mặt trận vận động chính giới và đấu tranh tố cáo CSVN đã diễn ra vô cùng hào hứng và sôi nổi. Điều đáng mừng nhất là trong các mặt trận này tại Hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã có sự tham gia đồng bộ của tuổi trẻ Việt Nam, sát cánh cùng các thế hệ đàn anh. Đây chính là một điểm son trong cuộc tranh đấu của dân tộc Việt, để chúng ta yên tâm nhìn về tương lai cho một Việt Nam Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền.
Nhân quyền là cốt lõi để Việt Nam được coi đồng minh chiến lược nếu muốn có hậu thuẩn của Lập Pháp Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế. Thượng nghĩ sĩ John McCain từng tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền.”. “ Cần có sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ thì Việt Nam mới mua được vũ khí sát thương – Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”, Nghị sĩ Joe Lieberman của đảng Dân chủ cũng đã phát biểu như vậy.
Nói cách khác, Hà nội càng nghe theo Bắc Kinh đàn áp nhân quyền, càng bắt giam nhiều blogger, càng tuyên án nhiều anh chị em bất đồng chính kiến thì Việt Nam càng tiến gần Bắc Kinh hơn Hoa Thịnh Đốn. Đây là chiến lược tốt nhất để Bắc Kinh kéo Hà Nội ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Khi ông Sang đến Mỹ, Hà nội đã tìm mọi cách xoa dịu “hồ sơ nhân quyền” bằng việc dời lại vụ án Luật sư Lê Quốc Quân. Nhưng vụ Điếu Cày thì bất ngờ nên lúng túng. Dù sao, nếu ông Sang có thực quyền, chỉ cần một lệnh của Chính trị bộ, vụ Điếu Cày tuyệt thực đã giải quyết êm thấm, để ông Sang khỏi phải trả lời với Obama và dư luận Hoa Kỳ. Vậy thì, thế lực nào muốn gây khó khăn cho ông Sang? Đồng chí “X” muốn nhân cơ hội vụ Điếu Cày tuyệt thực để làm hỏng uy tín của Đồng chí Sang? Hay cánh thân Bắc Kinh trong Chính trị Bộ, đồng chí “Trọng” không muốn Việt Nam vào được Khối Thương Mại Thái Bình Dương?
Với các chánh quyền Hoa Kỳ, chính sách lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng hầu hết đều giống nhau. Đó là không có kẻ thù lâu dài, không có bạn vĩnh cữu. Quyền lợi của nước Mỹ là tối ưu. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố, “mèo trắng hay đen gì cũng được miễn là bắt được chuột”. Với Hoa kỳ, “độc tài, quân phiệt hay dân chủ không phải là điều cần giải quyết. Điều quan tâm là chính quyền này có là đồng minh với nước Mỹ hay không?” Và làm thế nào để lôi kéo họ làm đồng minh của Mỹ.
Việt Nam là nhà nước độc tài, chuyện này thuộc nội bộ của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam đơn phương giải quyết. Chính quyền Mỹ giao tiếp với chính quyền Việt Nam, trong tiến trình liên hệ, cọ xát và đối tác kinh tế, chính trị, quân sự v.v…, sự thay đổi theo qui trình dân chủ hoá, thúc đẩy sự tôn trọng các giá trị nhân quyền vì quyền lợi hổ tương, sẽ diển ra theo phương cách tự diễn biến của qui luật đào thải, không phải áp lực chủ quan từ Mỹ buộc Hà Nội phải thay đổi.
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng vế phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.
Chính nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mõi của con dân Việt. Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN. Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.
Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sãn cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước. Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái, tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận.
Cần đẩy quan niệm “kẻ thù của kẻ thù là bạn giai đoạn của ta” lên tầm chiến lược. Như vậy, lực đấu tranh mới có sức mạnh chính nghĩa, mới tập hợp được đông đảo khối đông quần chúng, và nhiều thành phần để cùng nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu của dân tộc. Kinh nghiệm đấu tranh cho thấy, chính lực lượng phản tỉnh đến từ trong đảng CSVN là những nhân tố vô cùng hữu hiệu để làm suy yếu họ. Nội thù, có sức mạnh còn vũ bảo hơn áp lực từ ngoài.
Khi những người lãnh đạo đầu tiên của Hiến Chương 77, bí mật chia nhau vận động chử ký cho bản Hiến Chương. Cựu Tổng thống Tiệp Khắc, ông Vaclav Havel là người nhận báo cáo đầu tiên từ tay các cộng sự viên. Ông đã choáng trước kết quả, vì chính bản do những người cộng sản phản tỉnh Tiệp vận động, có rất nhiều người Cộng sản phản tỉnh ký tên, còn nhiều hơn cả bản của các anh chị em văn nghệ sĩ và thanh niên sinh viên.
Nhờ vận dụng được sức mạnh đồng thuận của dân tộc, nhờ khôn khéo, can đảm gát qua một bên sự khác biệt của “thành phần tính”, cuộc cách mạng nhung đã thành công, và có dấu ấn rất đậm từ sự đóng góp của những người Cộng sản “phản tỉnh” Tiệp.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt
 

Việt-Mỹ : Quan hệ đối tác ‘chưa’ toàn diện

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013. (REUTERS/Yuri Gripas)

Yếu tố nổi bật nhất nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang – mà đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013 tại Nhà Trắng – là sự kiện hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác toàn diện ». Bên cạnh đó, các hồ sơ khác như hợp tác song phương trong mọi lãnh vực, vấn đề nhân quyền và tình hình Biển Đông cũng được hai bên đề cập tới.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam đã có kết quả như thế nào ? Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hoạch được gì ? Hồ sơ Biển Đông, mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam đã được đề cập đến ra sao ? Để tìm hiểu thêm về kết quả này, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales)

Điểm được giáo sư Thayer ghi nhận trước tiên là tính chất gấp rút của chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam, thể hiện qua khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi – khoảng hai tuần lễ - từ lúc chuyến công du được tiết lộ (AFP - ngày 10/07/2013) cho đến ngày ông Trương Tấn Sang lên đường (ngày 23/07/2013).

Trong một bài phân tích đăng trên trang web YaleGlobal của trường Đại học Yale, nhà báo David Browne đã giải thích tính chất vội vã của chuyến đi này bằng thất bại của lãnh đạo Việt Nam không đạt được những gì mong muốn nhân chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng Sáu.

Quan điểm nói trên không được giáo sư Thayer tán đồng. Trong một bài viết ngày 23/07 vừa qua, ông cho biết là theo một số nguồn thạo tin, ý tưởng về chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Việt Nam đã được gợi lên từ tháng Tư năm nay, phía Việt Nam thoạt đầu đã chần chờ nhưng sau đó đã phản ứng nhanh chóng. Lời mời chính thức đã được phía Mỹ nêu lên vào khoảng mồng 2, mồng 3 tháng 7, và phía Việt Nam đã trả lời thuận một tuần sau đó, vào khoảng ngày 10 hay 11.

Trả lời Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Thayer cho rằng, dù gấp rút, nhưng chuyến công du nước Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua là một dịp tốt để hai bên định hướng mới cho quan hệ song phương đã hết sức phát triển trong thời gia gần đây.

Chuyến thăm Washington của ông Trương Tấn Sang chỉ được báo trước một thời gian rất ngắn trước lúc diễn ra. Hiện chưa rõ là bên nào đã chủ động đề xuất sáng kiến này. Dường như là phía Mỹ đã thúc đẩy trở lại vào tháng Tư vừa qua các cuộc thảo luận về một chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam, sau khi Ngoại trưởng John Kerry hủy bỏ một chuyến thăm Việt Nam từng được dự kiến. Đó là lần thứ hai mà ông Kery hủy bỏ kế hoạch ghé Việt Nam.

Bối cảnh nêu trên rất cần thiết để giúp ta hiểu được rằng chuyến thăm (Mỹ) của Chủ tịch Việt Nam chủ yếu là để điều chỉnh đúng hướng quan hệ Mỹ-Việt. Cả hai bên đều được lợi.

Hoa Kỳ nêu bật được thành tố kinh tế trong chiến lược xoay trục

Theo giáo sư Thayer, với các thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam nhân chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là với việc Việt Nam đồng ý đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay, chính quyền Obama đã chứng tỏ một cách cụ thể chính sách xoay trục qua châu Á của họ còn có một vế kinh tế quan trọng, có lợi cho người Mỹ và nước Mỹ. Giáo sư Thayer phân tích :

Sau cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama thì thúc đẩy được việc sớm kết thúc (đàm phán) về thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nêu bật được cố gắng tăng công ăn việc làm cho người lao động Mỹ.

Kể từ khi chính quyền Obama tuyên bố chiến lược tái cân bằng lực lượng qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã phải dày công nhấn mạnh rằng chủ trương này đi xa hơn là việc tăng cường sự hiện diện quân sự đơn thuần. Quan hệ đối tác toàn diện của Mỹ với Việt Nam, sau một quan hệ tương tự đã đạt với Indonesia trong năm 2010, đã mang lại thành tố kinh tế cho chiến lược tái cân bằng.

Việt Nam khéo tránh được búa rìu về nhân quyền

Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer cho rằng thu hoạch của ông Sang nhân chuyến đi này cũng rất lớn, nhất là hóa giải được phần nào búa rìu dư luận trên tình trạng yếu kém về mặt nhân quyền của Việt Nam

Về phần Việt Nam, nước này tìm cách duy trì thế cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được thực hiện ngay sau chuyến công du Bắc Kinh của ông từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6.

Những thành quả chính trị lớn của chuyến thăm Mỹ của ông Sang, theo quan điểm của Việt Nam, bao hàm việc xử lý khéo léo về vấn đề nhân quyền. Tháp tùng theo chủ tịch nước Việt Nam qua Mỹ có một số chức sắc tôn giáo. Họ đã thảo luận (với phía Mỹ) về các vấn đề tự do tôn giáo. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng minh được rằng (Hà Nội) vẫn có thể « làm ăn » với Washington, bất chấp cảnh báo của Mỹ về nguy cơ quan hệ song phương không thể tiến bộ nếu Việt Nam không chứng tỏ được tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền.

Trong lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, cả hai vị nguyên thủ đã đồng ý thành lập một cơ chế ngoại giao chính trị song phương mới cấp Bộ và Tổng thống Obama cam kết sẽ cố gắng đi thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

Tháng Tư vừa qua, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua một nghị quyết về hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế. Nhìn trên tổng thể, thành công lớn nhất của ông Trương Tấn Sang nhân chuyến đi Mỹ lần này là tập trung được quan hệ song phương vào lãnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và hướng được cả Việt Nam lẫn Mỹ vào mục tiêu đạt được thỏa thuận chung cuộc về TPP vào cuối năm nay.

Biển Đông không có gì mới

Riêng về hồ sơ Biển Đông, ông Thayer từng nhận định trong bài phân tích công bố hôm 23/07 là vấn đề này chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong các cuộc thảo luận Việt-Mỹ nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang.

Trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy được gợi lên, nhưng một cách ngắn gọn :

« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả. »

Đối với giáo sư Thayer, các tuyên bố trên đây không có gì mới so với những gì hai bên từng nêu lên. Ông giải thích :

Về cơ bản không có gì điểm gì mới được hai lãnh đạo Việt Mỹ nêu lên. Đây cũng là điều được chờ đợi. Mỹ vẫn duy trì lập trường trung lập cố hữu trên vấn đề chủ quyền.

Cả hai bên đều khẳng định trở lại các quan điểm trước đây, theo đó các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cả hai lãnh đạo đều « nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Đối tác ‘toàn diện’ thay vì ‘chiến lược’ như Việt Nam mong muốn

Kết quả nổi bật nhất của chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam tuy nhiên chính là việc hai nước đồng ý nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện mà nội dung được tóm tắt trong đoạn thứ hai của bản Tuyên bố chung :

« Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch. »

Đối với giáo sư Thayer, quan hệ đối tác toàn diện này có thể được xem là một bước tiến trong quan hệ Việt Mỹ, nhưng không đạt được mức mà Việt Nam mong muốn là một quan hệ « đối tác chiến lược », mà khả năng từng được cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu lên cách nay ba năm, nhưng sau đó đã gặp bế tắc trên hồ sơ nhân quyền. Giáo sư Thayer giải thích :

Quan hệ đối tác toàn diện là một tuyên bố chính trị ghi nhận việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mối quan hệ tỏa rộng ra chín lĩnh vực chính yếu, và xác định rằng hai bên cần phải nâng cấp các cơ chế song phương để chỉ đạo tiến trình hợp tác trong tương lai.

Mỹ đã gợi lên khả năng thiết lập một quan hệ « đối tác chiến lược » (với Việt Nam) lần đầu tiên là vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội. Đàm phán đã nhanh chóng gặp bế tắc trên vấn đề nhân quyền.

Về phần mình, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc chủ chốt. Cho đến nay Việt Nam đã đàm phán xong với 12 đối tác chiến lược. Trong bài phát biểu của mình tại cuộc Đối thoại Shangri-La vào năm nay (31/05/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên ý định của Việt Nam là muốn có một thỏa thuận hợp tác chiến lược với toàn bộ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã có thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Anh Quốc nhưng chưa có với Pháp và Mỹ.

Do thời gian chuẩn bị cho cuộc họp giữa hai lãnh đạo quá ngắn - chỉ hai tuần - quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ-Việt) thực sự là một công việc đang trên đường hình thành.

Tài liệu hiện thời chủ yếu nhắc lại và tóm lược các hoạt động hợp tác đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Bây giờ đến phiên lãnh đạo hai nước duy trì trao đổi cấp cao, đồng ý trên một Kế hoạch Hành động để vạch ra hướng tiến bước với các mục tiêu cụ thể, và có thể là sẽ tạo ra một ban chỉ đạo chung để giám sát việc thực hiện các dự án đã được đồng ý.

Trong bài phân tích sâu hơn về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt công bố hôm 26/07 vừa qua, giáo sư đã đưa ra hai giả thuyết về việc tại sao nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang lần này, Washington và Hà Nội lại chọn phương án « toàn diện » thay vì « chiến lược ».

Theo ông, giả thuyết thứ nhất là do việc các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược đã sa lầy và có lẽ hai bên đã kết luận rằng một thỏa thuận không chính thức vẫn tốt hơn là không có thỏa thuận nào cả.

Giả thuyết thứ hai là sự chống đối của các thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

Các nguồn tin (Việt Nam) cho tôi biết rằng gần đến ngày ông Sang đi Mỹ, các thành phần bảo thủ trong đảng đã bắt đầu phản đối một thỏa thuận hợp tác chiến lược chính thức, sợ rằng Mỹ thúc đẩy quan hệ song phương quá nhanh.

Sau khi thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được loan báo, Bộ Ngoại giao đã ban hành một chỉ thị cho các phương tiện truyền thông, yêu cầu họ không nên mô tả thỏa thuận này như việc « nâng cấp » quan hệ song phương. Các phương tiện truyền thông được chỉ đạo là chỉ đưa tin rằng hai nhà lãnh đạo đã loan báo việc thành lập quan hệ đối tác toàn diện.

Theo giáo sư Thayer, cho đến nay, Việt Nam đã từng có tiền lệ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Tuy nhiên thỏa thuận với Hoa Kỳ, trong thời điểm hiện nay, vẫn chưa nêu lên được tầm nhìn chiến lược vốn hiện diện trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Và đương nhiên, thỏa thuận với Mỹ, vẫn ở tầm mức thấp hơn các quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc và Anh Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)
  • Mùa Xuân Ả Rập đã bị đánh cắp ? (RFI) - Hồi mùa xuân 2011, một làn sóng nhân dân nổi dậy đã lật đổ chính quyền độc tài ở một loạt các nước Ả Rập. Sau đó, bầu cử đã diễn ra, và các phe Hồi Giáo cực đoan lần lượt lên nắm quyền.
  • Nhật bị ghét ở Đông Bắc Á, nhưng được Đông Nam Á ưa thích (RFI) - Nước Nhật của Thủ tướng Shinzo Abe đang được các láng giềng châu Á cảm nhận như thế nào trong bối cảnh chính sách vực dậy kinh tế của ông bước đầu cho thấy một vài kết quả khả quan, giúp cho uy tín của ông ngày càng gia tăng trong nước ?
  • Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập nhượng bộ quân đội (RFI) - Phe thân Tổng thống Ai Cập bị lật đổ bỏ kế hoạch bao vây trụ sở an ninh quân đội. Tướng Abdel Al Fattah Sissi, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng quân đội lên tuyến đầu như cột trụ bảo vệ ồn định.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan từ chức vì binh sĩ tử nạn (RFI) - Bị công luận bất tín nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ (Kao Hua Chu) phải từ chức. Hồi đầu tháng Bảy, một binh sĩ Đài Loan tên Hồng Trọng Khâu (Hung Chung Chiu) từ trần vì bệnh tim trong khi thi hành nghĩa vụ quân sự.
  • Israel - Palestine nối lại đàm phán (RFI) - Sau ba năm bị gián đoạn, tiến trình hòa bình tại Cận Đông được xúc tiến trở lại vào ngày 29/07/2013 tại thủ đô Washington sau khi Israel thông báo trả tự do cho 104 tù nhân Palestine.
  • Thứ trưởng Ngoại giao Nhật đến Bắc Kinh tìm cách làm dịu căng thẳng (RFI) - Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã đến Bắc Kinh vào hôm nay, 29/07/2013 trong một chuyến công du hai ngày. Mục tiêu chuyến đi được cho là nhằm làm dịu tình hình căng thẳng với Trung Quốc, vào lúc mà Thủ tướng Nhật Abe đang muốn nối lại đối thoại cấp cao với Bắc Kinh.
  • Xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn (RFI) - Hôm nay, 29/07/2013, phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn đã được mở ra tại tại trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Theo dự kiến, phiên xử phúc thẩm này sẽ diễn ra trong ba ngày, từ hôm nay cho đến 31/07/2013.
  • Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 37, Công an tiếp tục bưng bít thông tin (RFI) - Bị lãnh án 12 năm tù vì phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, hôm nay, 29/07/2013, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đến ngày thứ 37. Không ai rõ sinh mạng của người cựu chiến binh sư đoàn 3 Sao vàng ra sao. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bưng bít thông tin và tránh né trả lời đơn khiếu kiện của thân nhân anh Nguyễn Văn Hải.
  • Việt Nam và Mỹ (VOA) - Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Hoa Kỳ, thử nghĩ về mối quan hệ Việt-Mỹ
  • Nhật-Trung bàn về tranh chấp lãnh hải (VOA) - Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đến Trung Quốc để hội đàm về vụ tranh chấp kéo dài giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền một quần đảo tại biển Hoa Đông
  • Mali chờ kết quả bầu cử tổng thống (VOA) - Người dân Mali đang chờ kết quả tạm thời cuộc bầu cử Tổng thống, giữa lúc nhà cầm quyền hoan nghênh điều mà theo họ là tỷ lệ cử tri đi bầu cao kỷ lục
  • Người biểu tình Ai Cập bất chấp (BBC) - Những người ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohammed Morsi đã bất chấp đe dọa bị giải tán cho dù 72 người chết sau đụng độ.
  • Ông Obama có quên blogger Điếu Cày? (BBC) - TS Nguyễn Quang A dự giao lưu với người thân của blogger Điếu Cày ở Hà Nội và bình luận thái độ của ông Obama về nhân quyền ở VN.
  • Philippines sẽ tái bố trí quân lực gần biển Đông (BaoMoi) - Ngày 29.7, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez xác nhận Manila đang xem xét chọn vịnh Subic là nơi trú đóng mới cho tàu chiến, máy bay chiến đấu của không quân và hải quân nước này.
  • Châu Á-Thái Bình Dương chạy đua vũ trang vì TQ (BaoMoi) - Trước thái độ hung hăng đi cùng yêu sách chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông, các quốc gia đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
  • Bài binh bố trận trên biển Đông (BaoMoi) - Sau thông tin triển khai thêm “hung thần chiếm đảo” MV-22 Osprey đến Nhật Bản, lại có báo cáo máy bay trinh sát săn tàu ngầm P3C Orion của Mỹ tuần tra biển Đông
  • Máy bay do thám Mỹ thường xuyên tuần tra ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo một tài liệu mật của chính phủ Philippines mà hãng tin Kyodo (Nhật Bản) thu thập được cuối tuần trước, máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ đã tiến hành tuần tra thường xuyên trên Biển Đông để theo dõi các hoạt động tranh chấp tại khu vực này.
  • Mỹ khẳng định vị thế cường quốc tại châu Á – Thái Bình Dương (BaoMoi) - (Petrotimes) – “Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã góp phần duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực trong nhiều thập niên qua. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một cường quốc tại Thái Bình Dương”, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố khi kết thúc chuyến công du Singapore vào cuối tuần trước.
  • Philippines di chuyển không quân, hải quân đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Trước sự đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc; nhằm rút ngắn đáng kể thời gian tiếp cận của máy bay tới các vùng biển Đông tranh chấp, Manila đang có kế hoạch di chuyển không quân và hải quân đến cảng Subic (căn cứ hải quân cũ của Mỹ).
  • PGS, TS Trần Ngọc Toản: Tất cả vì Biển Đông yêu dấu (BaoMoi) - Dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn và gần gũi, đó là cảm nhận của tôi khi lần đầu gặp PGS, TS Trần Ngọc Toản - tác giả của rất nhiều cuốn sách, trong đó Biển Đông yêu dấu (NXB Trẻ) - một tác phẩm đặc biệt truyền đến lớp trẻ tình yêu, sự hiểu biết, kiến thức rộng lớn về biển cả của đất nước mình.
  • Philippines dồn hải quân, không quân ra Biển Đông (BaoMoi) - Philippines có kế hoạch di chuyển những doanh trại không quân và hải quân lớn đến một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở phía bắc thủ đô Manila nhằm giúp lực lượng lược này có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với vùng lãnh hải đang bị Trung Quốc tranh chấp ở Biển Đông. Thông tin này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và một báo cáo mật của chính phủ Philippines tiết lộ.
  • Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc - Mỹ? (BaoMoi) - (GDVN) - Thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.
  • Việt Nam hợp tác dầu khí Biển Đông với các nước nào? (BaoMoi) - (Đời sống) - Thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí Việt - Mỹ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới đây đã nối dài danh sách các nước Việt Nam cùng hợp tác để khai thác dầu khí trên Biển Đông.
  • Mỹ - Nhật lộ kế hoạch 'ra tay' với Trung Quốc (BaoMoi) - TPO - Tờ Bình luận quân sự Kanwa, Canada cho biết Nhật và Mỹ đã chính thức có những thảo luận về cấp độ tác chiến và kỹ thuật trong vấn đề phòng thủ đối với các hòn đảo xa bờ như đảo Điếu Ngư/Senkaku.
  • Philippines sẽ điều chuyển binh lực đến sát biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Philippines dự tính sẽ điều chuyển các lực lượng không quân và hải quân lớn đến một căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở tây bắc thủ đô Manila để rút ngắn thời gian phản ứng tại khu vực tranh chấp ở biển Đông.
  • Mỹ thúc TQ đàm phán bộ quy tắc Biển Đông (BaoMoi) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ đang thúc giục Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông - vùng biển mà ông mô tả là “lộ trình chủ chốt của thương mại thế giới”.
  • Việt Nam-Hoa Kỳ: Nâng tầm đối tác toàn diện (BaoMoi) - LTS: Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tuần qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Barack Obama; gặp gỡ, giao lưu nhiều tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Sự thành công của chuyến thăm tại Hoa Kỳ cũng như việc 2 nước ra tuyên bố chung, quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong hầu hết các lĩnh vực.

Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 37, Công an tiếp tục bưng bít thông tin

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)
Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Bị lãnh án 12 năm tù vì phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, hôm nay, 29/07/2013, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đến ngày thứ 37. Không ai rõ sinh mạng của người cựu chiến binh sư đoàn 3 Sao vàng ra sao. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bưng bít thông tin và tránh né trả lời đơn khiếu kiện của thân nhân anh Nguyễn Văn Hải.

Được RFI đặt câu hỏi, bà Dương Thị Tân , vợ cũ của anh Nguyễn Văn Hải, nghi ngờ anh đã chết trong tù. Đó là lý do tại sao cấp lãnh đạo công an có thái độ “trốn tránh trách nhiệm, lúc nào cũng đi vắng” trong những ngày qua và cho đến hết tuần này.

Bà Dương Thị Tân: Thứ Sáu tuần rồi họ có kêu mẹ con tôi mang đơn ra Cục 8, thì họ chỉ sang Bộ Công an. Sang Bộ Công an thì họ lại chỉ về Thanh tra Công an. Lại Thanh tra Công an thì họ nói với mẹ con tôi là đầu tuần sẽ trả lời. Sáng nay mẹ con tôi lại ra Thanh tra Công an, chờ khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì họ có cho một cái thông báo, cho biết là cái đơn của mình yêu cầu khẩn cấp đã chuyển cho Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh, và yêu cầu mẹ con tôi sang Tổng cục 8 để gặp ông Cao Ngọc Oánh.

Thế là mọi người lại cùng mẹ con tôi lên đường đi sang Tổng cục 8. Nhưng mà đến cổng thì họ chặn mẹ con tôi lại, để mẹ con tôi đứng ngoài mưa. Khi thấy tôi đứng ngoài mưa, các anh các chị bức xúc quá nên phản đối việc đó, thì họ có mở cửa phòng tiếp dân cho mẹ con tôi vào. Và sau đấy thì cũng lại điệp khúc cũ là thủ trưởng đi vắng, tức là ông Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh đi vắng, không có mặt ở Tổng cục trong một tuần lễ.

RFI: Thưa chị Dương Thị Tân, yêu sách của gia đình là như thế nào? Muốn Bộ Công an phải giải quyết vấn đề cụ thể ra sao?

Mẹ con tôi chỉ yêu cầu họ can thiệp khẩn cấp để biết được hiện trạng sức khỏe của ông Hải, khi đến hôm nay đã bước sang ngày thứ 37, họ đã giải quyết đến đâu, hoặc là đến bao giờ giải quyết? Tôi chỉ xin một cái thông báo rõ ràng. Nhưng mà họ không dám ra một cái thông báo như vậy nữa. Một cái cơ quan đường đường lúc nào cũng nói thực thi luật pháp, nhưng mà một cái thông báo cho nhân dân cũng không dám, đùn qua đẩy lại, thậm chí trong khi cậu ta viết cho tôi mấy chữ thông báo rằng sếp của cậu đi vắng, nhưng mà cậu cũng không dám đóng dấu vào.

RFI: Chị cũng như các nhóm bằng hữu tại Hà Nội đã cùng với chị lặn lội đòi công lý cho Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), thì chị và các thân hữu phân tích và giải thích ra sao về lý do mà Bộ Công an tránh né?

Dư luận thì nhiều chiều lắm anh ạ, bạn bè thân hữu cũng như là những người ngoài cuộc. Ngày hôm nay mẹ con tôi đến chỗ Thanh tra Bộ Công an, thậm chí có những người không phải thân hữu của chúng tôi, họ cũng động viên chúng tôi là hãy cố gắng lên. Ở góc độ gia đình thì chúng tôi chỉ có một điều suy nghĩ duy nhất, là họ cố tình hãm hại thân nhân tôi. Có thể ông ấy không còn nữa, nhưng họ không dám trả lời. Họ đùn đẩy trách nhiệm qua lại để hòng làm mẹ con tôi nản chí.

RFI: RFI Việt ngữ xin cám ơn chị Dương Thị Tân.

Trong khi đó, bản kiến nghị yêu cầu chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày đã nhận được 624 chữ ký ủng hộ, theo danh sách được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam hôm nay. Đây là số chữ ký thu thập được trong  vòng hai ngày, kể từ khi công bố bản kiến nghị ngày 26/07 cho đến khi khoá sổ cuối ngày hôm qua, 28/07.

Nguyên văn bản kiến nghị :

Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng


Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày.


Công dân Nguyễn Văn Hải, do các hoạt động bảo vệ nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam, đã bị kết án 30 tháng tù “vì tội trốn thuế”, sau khi hết hạn tù lại bị kết án tiếp 12 năm tù giam “vì tội tuyên truyền chống nhà nước”. Bị ngược đãi trong tù, ông phải tuyệt thực để phản đối.


Chúng tôi kêu gọi những người Việt Nam trong và ngoài nước ký tên vào Bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày mà tính mạng đang trong tình trạng nguy cấp.


Chúng tôi kêu gọi các nhà ngoại giao, các sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang có mặt ở Việt Nam đòi các nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày, tạo điều kiện cho họ đến thăm Điếu Cày nơi giam giữ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông.
Chúng tôi đòi các nhà chức trách trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác.
 Tú Anh (RFI)

Xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn

Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa, Hải Phòng, 05/04/2013.
Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa, Hải Phòng, 05/04/2013. (REUTERS/Doan Tan)

Hôm nay, 29/07/2013, phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn đã được mở ra tại tại trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Theo dự kiến, phiên xử phúc thẩm này sẽ diễn ra trong ba ngày, từ hôm nay cho đến 31/07/2013.

Tổng cộng sáu người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị truy tố tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”, sau vụ nổ súng chống lại việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng, gây chấn động dư luận ngày 05/01/2012.

Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng Tư vừa qua, sáu người trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn đều bị tòa án Hải Phòng tuyên phạt : Đoàn Văn Vươn 5 năm tù giam, Đoàn Văn Quý 5 năm tù giam, Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng tù giam, Đoàn Văn Vệ 2 năm tù giam. Riêng bà Phạm Thị Báu ( vợ ông Quý ) và bà Nguyễn Thị Thương ( vợ ông Vươn ) lãnh án tù treo 18 và 15 tháng.

Hôm nay, gia đình họ Đoàn và các đồng nghiệp của ông Vươn gồm khoảng 40 người đã đến để tham dự phiên tòa, nhưng cuối cùng chỉ có 5 người được vào trong, gồm mẹ ông Vươn và vợ của các phạm nhân.

Theo tin của báo Thanh Niên, trong phiên xử hôm nay, cả hai ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đều kêu oan, cho rằng họ chỉ phòng vệ chính đáng chứ không giết người. Bị cáo Đoàn Văn Vệ, cháu của Đoàn Văn Vươn, cũng khẳng định việc truy tố bị cáo tội giết người là oan.
Thanh Phương (RFI)
 

Vụ Đoàn Văn Vươn - Thông cáo báo chí (số 2)


                                           THÔNG CÁO BÁO CHÍ – SỐ 2
       (Về hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng
                                              được xét xử phúc thẩm)

                                                                        Hải Phòng, tối ngày 29/07/2013

Thay mặt bà Nguyễn Thị Thương – vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) – vợ ông Đoàn Văn Quý, chúng tôi xin cám ơn nhiều báo điện tử đã thông tin tương đối đầy đủ về diễn biến phiên tòa phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn 1 trong ngày 29/07/2013, như Người Lao Động, Thanh Niên, Vnexpress, Vietnamnet… Chúng tôi xin nhấn mạnh và bổ sung những thông tin sau trong phiên tòa ngày 29/07/2013:
1- Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bác yêu cầu triệu tập một số lãnh đạo liên quan của huyện Tiên Lãng với lý do là không cần thiết triệu tập thêm. Chúng tôi cho rằng việc triệu tập những người này là cần thiết để xác định rõ nguyên nhân phát sinh sự kiện ngày 05/01/2012 và tình tiết có “thi hành công vụ” đúng pháp luật hay không ?
2- Các bị cáo Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Vươn đều khẳng định từ ngày 05/01/2012 đến ngày 10/01/2012 bị bắt giữ khi không có lệnh bắt hoặc biên bản phạm pháp quả tang theo quy định của Pháp luật, trong đó bà Thương và bà Báu bị ép buộc viết đơn tự nguyện ở lại để làm việc với cơ quan điều tra. Các bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Quý đều khai đã bị đánh đập, ép cung tại cơ quan điều tra.  Bị cáo Đoàn Văn Sịnh khai bị đánh gãy nhiều răng và đã đưa hàm răng mất nhiều răng cho Hội đồng xét xử thấy. Bị cáo Đoàn Văn Quý khai đã bị một Điều tra viên đạp vào mặt trước mặt kiểm soát viên và quản giáo. Bị cáo Đoàn Văn Vệ cho biết một Điều tra viên đã hứa hẹn trả tự do cho bị cáo nếu gia đình bị cáo trao tiền cho Điều tra viên này, bị cáo Vệ đã khai tại phiên tòa sơ thẩm nhưng đến nay chưa thấy cơ quan chức năng nào làm việc với bị cáo về vấn đề này.
3- Luật sư Nguyễn Hà Luân đã hỏi người được coi là bị hại Vũ Anh Tuấn, công an huyện Tiên Lãng về lời khai của ông này tại phiên tòa sơ thẩm rằng có một hố đào khiến cho Đoàn cưỡng chế không thể đi thẳng được từ đê vào khu vực cưỡng chế 19,3 ha, dẫn đến Đoàn cưỡng chế phải đi qua căn nhà 2 tầng của bị cáo Đoàn Văn Quý (nằm ngoài khu vực cưỡng chế 19,3 ha). Luật sư Luân yêu cầu ông Tuấn chỉ rõ vị trí cụ thể hố đáo này trên sơ đồ do chính cơ quan điều tra lập ra, nhưng ông Tuấn đã không chỉ được và từ chối trả lời câu hỏi này.
4- Bị cáo Đoàn Văn Vươn không đồng ý với kết luật giám định của Giám định viên súng đạn Lê Viết Cần, khẳng định chỉ đạo dùng loại hạt chì bắn chim loại nhỏ 2,5 – 3,5 mm, không thể ảnh hưởng đến tính mạng của người khác ở khoảng cách 20 - 30m và sẵn sàng làm mục tiêu thử nghiệm cho việc thực nghiệm bắn đạn hạt chì kích thước này để có kết luận chính xác. Luật sư Nguyễn Việt Hùng hỏi Giám định viên Lê Viết Cần tại sao Đoàn Văn Quý bắn ở khoảng cách 18m, một số chiến sĩ bị trúng đạn, nhưng tính mạng vẫn được bảo toàn, và đến hôm nay trông vẫn khỏe mạnh không như kết luận của Giám định viên này. Giám định viên Cần cho biết ông không được tiếp xúc về các vị trí dính đạn nên không thể trả lời được câu hỏi này.  Các ông Vươn và Qúy cho biết không được nhận dạng nhiều mẫu vật quan trọng (mà cơ quan điều tra đã gửi đến cơ quan giám định), có nghĩa chưa thể khẳng định những mẫu vật này liên quan trực tiếp đến 02 phát đạn mà ông Quý đã bắn.  Giám định viên Cần không đưa ra được căn cứ, cơ sở khoa học cụ thể nào để đưa ra kết luận giám định về súng đạn.
5- Luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu trong phiên tòa không sử dụng từ “mìn” khi đề cập đến những vật liệu nổ trong vụ án, vì theo pháp luật Việt Nam, “mìn” là vũ khí quân dụng, trong khi Giám định viên chất nổ không xác định những vật liệu liên quan này là “mìn” và cơ quan tố tụng không truy cứu trách nhiệm các bị cáo về việc tàng trữ sử dụng vũ khí quân dụng.
6- Những người được coi là bị hại (công an huyện Tiên Lãng) đã từ chối trả lời câu hỏi của một số luật sư yêu cầu giải thích được những mâu thuẫn giữa những lời khai, báo cáo của họ ngay sau khi có sự kiện ngày 05/01/2012 với những lời trình bày sau này.
Trân trọng
Luật sư Trần Vũ Hải

Nhật Bản tìm cách liên kết 3 nước ASEAN để đối phó với TQ


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) tặng Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bản đồ đảo Mindanao, 27/7/13
Trong chuyến ra nước ngoài đầu tiên kể từ khi đảng của ông đạt thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng Viện hôm 21/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tìm cách tăng cường quan hệ với Malaysia, Singapore và Philippines nhằm đối phó với các hành động phát triển hàng hải của Trung Quốc tại khu vực.

Tại cuộc họp báo ở Manila hôm 27/7, chặng dừng chân cuối cùng của ông, Thủ tướng  Nhật Bản nói rằng chính sách ngoại giao của ông là nhìn thế giới với một tầm nhìn rộng hơn. Tầm nhìn đó chẳng những đóng góp cho lợi ích của Nhật Bản mà còn giúp ích cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Trước đó trong ngày, tại buổi hội kiến với Tổng thống Benigno Aquino của Philippines, Thủ tướng Abe cho biết Nhật sẽ viện trợ cho Philippines 10 chiếc tàu cảnh sát biển, trong khuôn khổ chương trình viện trợ ODA của Nhật.

Chuyến đi ba nước của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra vào lúc Nhật Bản và Trung Quốc vẫn chưa hàn gắn được một số rạn nứt trong quan hệ.

Về mặt này, Thủ tướng Abe nói trong cuộc họp báo rằng ông đã đề nghị có cuộc họp giữa ngoại trưởng hai nước và kế đó là cuộc họp thượng đỉnh hai nước càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, dường như Trung Quốc đang có những động thái để gây rối mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước ASEAN do thái độ ngoại giao năng động của Thủ tướng Abe.
Nguồn: The Asahi Shimbun, Yomiuri Shimbun
 
 Bản tin tiếng Anh
  • Financial guru looks to nation's future (Washington Post) - Can China break out of the middle-income trap? Many countries find the move from low- to middle-income status straightforward but what about the next stage?
  • EU solar trade dispute diffused (Washington Post) - China and EU sealed a deal Saturday to end their long-term trade dispute over Chinese solar panels that has threatened to escalate into a full-blown trade war involving European wines.
  • Hot times for travel agents (Washington Post) - The best time of the year for travel agencies is here, with most of their overseas tours for summer vacation sold out,especially Europe.
  • 19 industries to shed capacity (Washington Post) - The Ministry of Industry and Information Technology has ordered the closure of many factories in 19 industries where overproduction has led to price-cutting wars.
  • Kaili allures, attracts investment (Washington Post) - A rich variety of folk art on exhibit along with drama, singing and dancing made Kaili an alluring place for both tourists and businesspeople this week.
  • China's job market grows, pressure remains (Washington Post) - China's job market showed some resilience in the first half despite economic difficulties, but officials warned Thursday that employment pressure remains high.
  • Yum won't chicken out from expansion (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of the KFC and Pizza Hut restaurants, said on Thursday it will maintain the speed of its expansion in China despite the tainted chicken scandal.
  • Inner circle of luxury (Washington Post) - Changing standards of living means new levels of demand for luxury. The opening of the first women's store by Louis Vuitton in Beijing is a perfect example.
  • Hot weather can't beat them (Washington Post) - A soldier leaps through a flaming hoop during a military drill in North China's Qinghuangdao city, Hebei province, on July 29.
  • Choir sings its way into Chinese hearts (Washington Post) - To the accompaniment of traditional Chinese folk instruments guzheng and erhu, the Children's Chorus of Washington sang the popular Chinese folk song, Mo Li Hua, or The Jasmine Flower, in Mandarin.
  • Lego warrior on display in Shanghai (Washington Post) - Forty-two pieces by Lego artist Nathan Sawaya are being shown at Super Grand Mall in Pudong district, Shanghai from July 26 to October 27.
  • Tourism, rising awareness save folk arts (Washington Post) - In the modern era of rapid development and social transformation, the preservation of folk arts in Guizhou and other parts of the country has been at times difficult.
  • Rich tapestry of Qiandongnan (Washington Post) - A culture festival and artworks show held this week brought more recognition and fame to the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture in Guizhou province.
  • What do pandas like for birthdays? (Washington Post) - Two giant pandas, 5-year-old Qinchuan and Lele, taste ice birthday cake at Jinbao Fairyland in Weifang, Shandong province, July 26, 2013.
  • China eyes Japan's SE Asia buying binge (Washington Post) - Japanese companies have been scooping up assets at a record pace in Southeast Asia this year, a sign that Chinese experts said should be watched with caution to see if a political agenda is behind the buying spree.
  • Latest US-China talks should smooth the way (Washington Post) - The both countries have just had changes of leadership and the bilateral relationship is encountering some difficulties such as cyber security and economic competition.
  • Monk tends graves of 'exiled' troops (Washington Post) - Mukgai is alone in tending to the spirits of "enemy" combatants - DPRK and Chinese troops - who died in Korean War and whose remains lie buried in an isolated ROK cemetery.
  • DPRK stages military parade (Washington Post) - The Democratic People's Republic of Korea held a military parade to mark 60th anniversary of the signing of the Korean War (1950-53) armistice on Saturday.
  • Major defense update of Japan in the pipeline (Washington Post) - Tokyo is planning to boost surveillance in waters around the Diaoyu Islands and acquire the ability to launch pre-emptive military strikes in a defense policy update that may set off alarm bells in China.
  • President Xi meets Shenzhou X astronauts (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Friday met astronauts and scientists who participated in the Shenzhou X mission, extending congratulations to the success of the mission.
  • Bo Xilai indicted for corruption (Washington Post) - Bo Xilai, former Party chief of Chongqing, has been charged with taking bribes, embezzlement and abuse of power, according to the Jinan People's Procuratorate in Shandong province.
  • Abe seeking to 'contain' Beijing (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe heads to Southeast Asia on Thursday for the third time this year, displaying what observers call a fervent desire to contain China.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét