Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Tại sao chúng ta không có lãnh đạo?

Để đấu tranh, phải có người đấu tranh. Không có người đấu tranh thì không có cuộc đấu tranh. Đấu tranh quá ít người thì không có sức mạnh để thay đổi được cục diện. Đó là yếu tố nhân sự. Nhưng đông người mà không đoàn kết, không thống nhất được ý chí và đường lối đấu tranh, thì chỉ là một đám người ô hợp, không sức mạnh. Muốn đám đông ấy liên kết thành một khối, cùng chung một ý chí, cùng theo một đường lối, thì phải có tổ chức. Muốn có tổ chức thì phải có người đứng ra xây dựng tổ chức, quy tụ người vào tổ chức, đồng thời điều hành những người trong tổ chức, tóm lại là phải có người lãnh đạo.
Một tập thể không có lãnh đạo tương tự như rắn không đầu. Không đầu thì thân thể dù lành mạnh cường tráng đến đâu cũng chẳng làm được gì ra hồn.
Cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, muốn chiến thắng, muốn thành công, các lực lượng hay tổ chức đấu tranh dù trong nước hay hải ngoại đều cần có lãnh đạo.
Lãnh đạo một tổ chức ở trong nước quả là khó, vì bất kỳ ai xuất đầu lộ diện lãnh đạo cuộc đấu tranh cũng đều bị cộng sản tìm cách tiêu diệt, khai trừ, bỏ tù, nếu không được thì cô lập, vô hiệu hóa các hoạt động, hay ít nhất là hạn chế khả năng hoạt động. Dù đức độ tài ba đến đâu, hễ đã bị hạn chế hay vô hiệu hóa hoạt động thì khó mà lãnh đạo.
Còn ở hải ngoại tuy không có những khó khăn ấy, nhưng có những khó khăn khác khiến cho lực lượng đấu tranh ở hải ngoại hiện nay chưa xuất hiện được người nào có khả năng quy tụ được đại đa số quần chúng, được quần chúng nể phục, tín nhiệm và chấp nhận quy phục. Biết bao người mong mỏi một lãnh đạo xuất chúng đưa cuộc đấu tranh tại hải ngoại đi đến thành công! Nhưng cho tới nay, sau mấy chục năm đấu tranh, lãnh đạo ấy vẫn chưa xuất hiện. Người Việt hết nhân tài rồi sao?

Để đi vào vấn đề, trước hết cần tìm hiểu xem người lãnh đạo cần có những đặc tính nào.
Lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải tài giỏi hơn người về mọi phương diện, mà phải làm sao để những người tài giỏi hơn mình sẵn sàng cộng tác hầu cùng đạt đến mục tiêu chung. Điều mà người lãnh đạo có thể làm được trong khi những người tài giỏi kia không làm được, đó là liên kết các cá nhân hay các nhóm người khác biệt nhau lại thành một tổ chức, đồng thời thống nhất được những đường lối vốn rất đa dạng của những nhóm ấy thành một đường lối duy nhất. Người lãnh đạo giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị, mềm dẻo để thống nhất hơn là dùng những biện pháp mạnh. Cưỡng chế chỉ được sử dụng một cách hạn chế và bất đắc dĩ trong những trường hợp "chẳng đặng đừng" mà thôi.
Biết bao người cho rằng người lãnh đạo lý tưởng mà mọi người mong đợi phải là người gương mẫu, chính trực, biết hy sinh, có nghị lực, tự tin, thông minh, có khả năng phân tích và tổng hợp, vừa sắc bén, nhạy cảm, sẵn sàng ra tay hành động, vừa tập hợp được quần chúng, tạo niềm tin tưởng, cổ vũ và động viên những người cộng tác, đồng thời có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, quyết tâm và bền bỉ theo đuổi, lại quyết đoán và tạo được những thay đổi, v.v...
Nếu cứ kỳ vọng và đòi hỏi người lãnh đạo phải được như thế thì chúng ta rất dễ thất vọng, vì cả thế giới từ xưa đến nay không chắc có vị lãnh đạo nào có đầy đủ những đức tính ấy. Nhìn lại những anh hùng của dân tộc ta cũng như của thế giới, hoặc những người nổi tiếng là những minh quân trên thế giới, chúng ta thấy các vị cũng có khá nhiều khuyết điểm. Người được mặt này thì mất mặt kia. Người điều hành giỏi thì nhiều khi lại rất độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng; người được mọi người quý mến thì lại thiếu quyết đoán; người đạo đức thì lại dễ tin người nên hay bị qua mặt; người nhân hậu thì không đủ cứng rắn đối với người xấu…
Nhìn lại lịch sử, ta thấy những người lãnh đạo giỏi có thể là người bình dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… nhưng có khả năng làm cho những nhân tài xuất chúng như Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử… cộng tác với mình. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Hán Sở Tranh Hùng", Lưu Bang cho quần thần thấy ông không giỏi bằng những quan, tướng dưới quyền ông, nhưng ông có khả năng sử dụng họ, làm cho họ hết lòng vì mình... (*)
Saint Bernard nói: "Hỡi những người thông thái, xin hãy dạy dỗ chúng tôi. Hỡi những người đạo hạnh, xin hãy làm gương để chúng tôi bắt chước. Và hỡi những người khôn ngoan, xin hãy lãnh đạo chúng tôi". Như thế, theo Saint Bernard, người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người nổi bật về thông thái hay đạo hạnh, mà phải hơn người về khôn ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi hỏi người lãnh đạo phải là trí thức, thông thái, có bằng cấp, hay có đời sống luân lý thật gương mẫu… Người lãnh đạo chỉ cần đạt được mức trung bình hoặc trên trung bình về hai phương diện ấy là đủ (**).
Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng…
Lãnh đạo có thể có những sai lầm, có thể còn một số những khuyết điểm. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn tổng thể mang tính tương đối. Người tốt là người có nhiều điều tốt hơn điều xấu, và người xấu là người có nhiều điều xấu hơn điều tốt. Chứ không phải người tốt là người không có điều xấu, và người xấu là người không có điều tốt. Đừng nhìn vào phần ít hơn mà đánh giá cả toàn thể. Đừng vì một vết đen trong một tờ giấy trắng mà bảo đó là tờ giấy đen! Hiện nay có khá nhiều người đánh giá con người và sự việc theo kiểu ấy!
Thật ra, trên đời, chúng ta rất khó kiếm được sự gì hoàn hảo, lý tưởng, đúng như mình muốn. Những gì chúng ta có thể có được trong tầm tay thường không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải chọn và chấp nhận cái tương đối tốt nhất hoặc cái ít xấu nhất, chứ không phải cái mình mong muốn. Nếu cứ đòi phải có được cái hoàn hảo và chê bỏ những cái tốt nhất (nhưng không được như ý) đến với mình, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào trường hợp "già kén, kẹn hom" của những người vì chỉ muốn kết duyên với người như ý muốn nên từ chối những người tương đối xứng đáng, để rồi khi không thể chờ đợi được nữa thì phải lập gia đình với những người còn dở hơn rất nhiều so với những người mình đã từ chối.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy những trường hợp "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" không chỉ của một cá nhân hay một đoàn thể mà của cả một dân tộc. Người dân vì không hài lòng với một chính phủ tương đối tốt, nhưng không vừa ý mình nên lật đổ để rồi sau đó phải chấp nhận những chính phủ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Trong các lãnh vực, chúng ta đều phải chấp nhận tính tương đối của con người cũng như sự việc và hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế, thậm chí còn hơn thế nữa.
Muốn lãnh đạo thì trước tiên phải thu phục được quần chúng và có được những người cộng tác chặt chẽ với mình. Vào những thời đại trước, các nhà lãnh đạo tương đối dễ dàng được quần chúng tin tưởng và nể phục hơn là thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay. Và những người lãnh đạo nơi những dân tộc khác dường như dễ xuất hiện hơn nơi người Việt chúng ta!
Tâm thức của người Việt chúng ta dường như vẫn nặng tinh thần "nho quan" do ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ thường khuyến khích con cái chịu khó học hành để mai sau ra làm quan hay có địa vị cao trong xã hội hầu có thể "ăn trên ngồi trốc" trong thiên hạ... Tâm lý đó khiến chúng ta thích điều khiển người khác, thích đứng trên đầu trên cổ người khác, và không muốn hay không chấp nhận cho ai lãnh đạo mình cả, trừ trường hợp bị áp lực hay ở trong cái thế phải chấp nhận.
Một lý do khác là chúng ta khó chấp nhận người lãnh đạo mình có khuyết điểm; chỉ cần có một vài khuyết điểm nào đó bất lợi cho ta là ta không còn nể phục, không còn muốn ủng hộ nữa. Nhưng thử hỏi: có ai trên trần này không khuyết điểm? Những anh hùng cái thế trong lịch sử mà chúng ta hết sức cảm phục cũng đều có những khuyết điểm. Nếu phải sống gần họ hay sống chung với họ, có thể chúng ta sẽ bực mình vì tính tình của họ và không phục họ nữa. Nhưng ngày xưa, những khiếm khuyết của họ ít ai biết đến vì họ không sống trong thời đại bùng nổ thông tin như chúng ta hiện nay. Những khiếm khuyết của họ được những người thân chung quanh họ, kể cả những người viết lịch sử, che dấu hay nói nhẹ đi (***). Còn những ưu điểm của họ thì được trưng ra hay thổi phồng lên: "đẹp khoe, xấu che" mà! Cứ xem cách CSVN viết về Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể suy ra được phần nào tâm trạng ấy! Đương nhiên những nhà viết sử trong chế độ Cộng sản thì thổi phồng (thậm chí bịa đặt) những ưu điểm và ém nhẹm những khuyết điểm gấp hàng trăm lần những nhà viết sử thời phong kiến!
Còn thời đại internet hiện nay, cả thế giới giống như một làng nhỏ. Khiếm khuyết chỉ có thể che dấu một thời gian, không lâu được. "Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra", thời nay thì lòi ra rất sớm!
Có những người sẵn sàng tung lên mạng, hoặc phổ biến trên mạng những lời nói xấu (chuyện có thực), vu khống (chuyện không có). Chỉ cần một cái bấm chuột vi tính là những lời nói hành nói xấu, những lời vu khống được phổ biến đến hàng trăm người. Trong số hàng trăm người nhận được thì lại có 5, 10 người tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác, và cứ thế tiếp tục. Có những người coi việc chê bai, đánh phá người khác như một thú tiêu khiển: Bất kỳ ai tương đối tạo được một thành tích hay uy tín nào đó hơn người một chút là bị họ đánh phá, chửi bới, thậm chí "cạn tàu ráo máng", dù chẳng biết nhau hay chẳng có chút thù oán gì với nhau! Tiếc thay biết bao người tin vào những thông tin ấy và phản ứng bất lợi cho nạn nhân!
Ngày nay nhiều người không còn có khái niệm về khẩu nghiệp hay không còn cho việc nói hành nói xấu hay vu khống người khác là một tội lỗi nữa! Nói xấu hay vu khống bằng miệng thì lời nói bay mất hoặc quên đi dễ dàng và chỉ một vài người nghe được. Còn nói xấu hay vu khống trên internet thì không chỉ được phổ biến đến hàng trăm, ngàn hay hàng triệu người, mà nó còn được lưu lại trong hàng trăm, hàng ngàn máy vi tính cũng như trên mạng Internet và có thể lưu truyền tới thế hệ sau. Cho nên cái "khẩu nghiệp" (nói theo từ ngữ Phật giáo) được tạo trên các diễn đàn Internet chắc chắn nặng nề gấp ngàn lần hơn so với khẩu nghiệp chỉ bằng lời nói thường. Những người hay phổ biến hoặc tiếp tay phổ biến những lời nói xấu hay vu khống bằng Internet thường không nghĩ tới cái ngày họ phải trả nghiệp, trả cái "nghiệp internet" hay cái "‘mạng’ nghiệp" ấy!
Nếu cứ để tình trạng mọi khuyết điểm, mọi cái xấu của những người tương đối có uy tín trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài cộng sản đều được trưng bày hoặc thổi phồng lên trên mạng Internet thì chẳng bao giờ chúng ta có được một người lãnh đạo xuất chúng nổi lên cả. Uy tín của những người ấy đã bị giập tắt "từ trong trứng nước" như thế thì làm sao họ quy tụ được quần chúng? Làm sao họ có được người sẵn sàng cộng tác với họ?
Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một "con rồng châu Á" vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng làm sao những nhà lãnh đạo xuất chúng ấy xuất hiện được nếu chúng ta cứ để cho họ bị triệt đường xuất hiện? Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người lãnh đạo phải thật lý tưởng, phải hoàn hảo đủ mọi mặt, thì làm sao chúng ta có được? hoặc hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm phá, đánh phá, bơi móc, hạ uy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?
Hãy chấp nhận tính tương đối và hãy nhận định sáng suốt trước những bài viết bêu xấu, mạ lị hay vu khống!
"ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI! HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!"
Người ta cứ dấu này mà nhận biết những ai đang làm lợi cho cộng sản, đang phá hoại đất nước, đó chính là NHỮNG NGƯỜI GÂY CHIA RẼ!
Người Việt Thầm Lặng
________________________
(*) "Hán Sở Tranh Hùng" hồi 41 có đoạn: "Mùa hạ tháng năm, Hán đế đặt tiệc ở cung Nam thành Lạc Dương thết đãi quần thần. Rượu được mấy tuần, Hán đế hỏi: - Trẫm muốn hỏi câu này, liệt hầu và các tướng ai biết cứ trả lời. Quần thần đều để ý lắng nghe. - Trẫm sở dĩ có thiên hạ là vì sao? Họ Hạng mất thiên hạ là vì sao? Cao Khởi, Vương Lăng thưa: - Bệ hạ chuộng nghĩa thi nhân, được thiên hạ cảm mến, còn Hạng Vũ tuy có sức mạnh tuyệt năng, song thiếu đạo đức. Do đó trời đã dành sẵn sự thành bại này. Hán đế nói: - Các khanh chỉ thấy được một phần, chưa thấy được toàn diện. Ðành rằng nhân đạo là gốc, song việc lãnh đạo còn phải ở những yếu tố cần thiết mới thành công được. Như vận trù ở trung quân, quyết thắng ra ngoài nghìn dặm, ta không bằng Tử Phòng. Trấn giữ quốc gia, vỗ về trăm họ, vận tải lương thực cho chu toàn, ta không bằng Tiêu Hà. Cầm quân trăm vạn, đánh đâu được đấy, phá đâu lấy đấy, ta không bằng Hàn Tín. Ba người ấy đều là bậc nhân kiệt, mà ta biết dùng, vì thế nên lấy được thiên hạ. Còn Hạng Vũ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng, cho nên bị chết về tay ta. Quần thần nghe Hán đế nói đều bái phục." (Bản dịch của Mộng Bình Sơn, Hồi 41,
(**) Trang Wikipedia về "Lãnh Đạo" có đoạn viết: "Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng, vừa có đức độ". Tuy nhiên, chính Jack Welch đã khẳng định bằng các tri thức mà ông có được và kinh nghiệm bản thân từ thực tế vô cùng sinh động rằng đó chỉ là mong muốn có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực tế gần như không có loại lãnh đạo này.
Những người "có đức độ" thường là người có thiên hướng hoạt động xã hội, phi lợi nhuận và thiếu động lực cần thiết để theo đuổi mục đích mà một lãnh đạo giỏi cần có. Nhiều người trong số này có thể là lãnh đạo song không bao giờ giỏi hoặc chỉ dừng ở mức là các nhà quản lý bình thường.
Trong khi đó, theo Jack Welch, đại đa số các nhà lãnh đạo lại bị thúc đẩy bởi các động lực, thậm chí là các dục vọng (gần trùng với tư tưởng về dục vọng thúc đẩy (libido) trong trường phái phân tâm học của Sigmund Freud). Các động lực này có thể là quyền lực, là tiền, là của cải, các quyền lợi... hay là danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực hay dục vọng."
(***) Thiết tưởng chúng ta không nên dẫn chứng những khuyết điểm ấy ở đây, vì lòng tôn kính đối với các vị tiền nhân anh hùng.
(Dân Luận)

Nguyễn Hưng Quốc - Việt Nam và Mỹ


Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất bình thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đã 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày bình thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Tòa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu gì đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.

Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ còn dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vã, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vã” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.

Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương.”

Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đã có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để vòng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc dòm ngó nhiều nhất.

Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ý đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền vì những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đãi” tương tự như vậy chăng?

Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.

Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không còn sức nặng gì nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai trò không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn còn bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính ký ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lý do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đã khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. Còn Mỹ thì dĩ nhiên cũng không tin gì Việt Nam.

Ký ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đã rất rõ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để cò kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.

Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Chuyến đi của Chủ Tịch Trương Tấn Sang thành công hay thất bại?

Nếu đã xem Trung Quốc làm tiêu chuẩn để bắt chước thì lãnh đạo Việt Nam phải chọn cho đúng bài học lịch sử – tức là các quyết định thao lược quyền biến của Mao và Đặng – thay vì mãi lấn cấn với “16 chữ vàng” và “bốn tốt” vốn không chỉ là sáo ngữ vô duyên mà còn làm thiệt hại đến quyền lợi đất nước.
Họ Mao mời Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 để bắt tay với Mỹ gỡ rối cho Trung Quốc trong thế đang bị Liên bang Xô Viết kềm chế và đe dọa. Họ Đặng sang Hoa Kỳ năm 1979 hai tuần trước khi xua quân tấn công vào Việt Nam để tung hỏa mù rằng có sự thoả thuận với Mỹ nhằm phòng hờ trường hợp Hồng quân Xô Viết trả đũa tấn công vào biên giới phía Bắc.
Ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ

Hai nhà lãnh đạo nói trên đã có những quyết định đột phá vì quyền lợi của đất nước họ. Họ không chậm chạp tiến từng bước để cải thiện bang giao với Mỹ mà chủ động tạo Thời và Cơ, kết quả là loại bỏ được đối thủ chiến lược hàng đầu và đưa Trung Quốc lên thành cường quốc hạng nhì trên thế giới.
Trên bình diện ngoại giao, Mao và Đặng sử dụng chủ nghĩa cộng sản như viên kẹo đường để dụ dỗ các dân tộc khác, còn chính Trung Quốc một khi bị lấn ép đã không ngần ngại vứt bỏ ngay tình đoàn kết keo sơn của vô sản quốc tế để bắt tay với trùm tư bản, vừa nhằm ngăn chận Liên Xô và cũng là tìm cơ hội học hỏi canh tân đất nước.
Cho dù biết rất rõ rằng mục tiêu của Mỹ muốn lợi dụng khai thác mối mâu thuẫn giữa Nga-Hoa nhưng Mao và Đặng không cần che giấu sự rạn nứt trong khối cộng sản, và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ vì quyền lợi chiến lược tương đồng giữa hai quốc gia ngay trong giai đoạn đó.
Khi đã nói chuyện với Mỹ thì Bắc Kinh không cần gợi nhắc đến các chiến tích như Hồng  binh đã đẩy lùi quân đội Liên Hiệp Quốc từ biên giới Hoa Lục xuống đến vĩ tuyến 38 tại Hàn Quốc; hay gián tiếp ngăn chận Hoa Kỳ và quân đội Đồng Minh không được tiến lên trên vĩ tuyến 17 ở Việt Nam. Hình thức khoe khoang nông cạn đó không phù hợp với tư thế của các nhà lãnh đạo khi muốn xoay chuyển bàn cờ quốc tế.
Khó mà phủ nhận những bước tiến nhảy vọt của Hoa Lục trong vòng 30 năm nay cho dù các thành quả tích cực bị lu mờ phần nào bởi tổ chức nhà nước toàn trị, hệ thống tư bản hỗn mang và các mâu thuẩn sâu rộng trong xã hội. Mô hình Trung Quốc không thể xem là kiểu mẫu, nhưng đã muốn bắt chước thì phải chọn đúng bài để học.
Nếu trong những ngày sắp tới vẫn không thấy các bước đột phá và quan hệ Việt-Mỹ chỉ được cải tiến theo nhịp độ bình thường thì tôi cho rằng chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là một thất bại vì không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước.
Đoàn Hưng Quốc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Trần Vinh Dự - Xây chùa bên thác Bản Giốc

Cách đây chưa lâu, câu chuyện xây chùa bên thác Bản Giốc được báo chí nói đến nhiều. Ngôi chùa này được động thổ vào giữa tháng 6 và dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành giai đoạn một.

Gần đây tôi có dịp lên thác Bản Giốc và đến thăm nơi được chọn để xây chùa. Vị trí này nằm trên một sườn núi thuộc phía Việt Nam, cách thác Bản Giốc khoảng 10 phút đi bộ.  Từ vị trí này có thể nhìn thấy thác Bản Giốc, một phần của dòng sông Quây Sơn (dòng sông tạo ra ngọn thác này), và núi non trùng điệp của phía bên kia biên giới.

Khu vực thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Dân cư ở đây chủ yếu là người Tày và Nùng. Hầu như rất ít người địa phương đi theo đạo Phật. Vì thế, câu hỏi thú vị là tại sao Việt Nam lại xây dựng một ngôi chùa ở đây?

Thác Bản Giốc, theo hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã được chia. Phía Việt Nam sở hữu toàn bộ phần thác phụ (còn gọi là thác cao) và một nửa phần thác chính (còn gọi là thác thấp). Phía Trung Quốc thì có một nửa phần thác chính.

Thác Bản Giốc.
Do đã có hiệp định biên giới và việc cắm mốc đã xong từ lâu, khách du lịch hai nước Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đều có thể đến tham quan ở đây. Phía Trung Quốc đã hình thành những khu nghỉ dưỡng cho khách du lịch. Còn phía Việt Nam hiện nay vẫn cơ bản chưa có bất cứ cơ sở hạ tầng nào cho khách du lịch lưu trú.

Đường từ trung tâm thành phố Cao Bằng lên thác Bản Giốc cũng có nhiều đoạn không tốt. Với khoảng cách khoảng 90 km, khách du lịch bằng ô tô phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ để lên tới thác. Vì không có cơ sở nghỉ dưỡng ở khu vực gần thác, khách du lịch thường phải đi và về trong ngày. Vì thế, việc đi lại đối với khách từ phía Việt Nam có thể nói là khá vất vả.

Do đó, hiện nay số lượng người Việt hoặc du khách nước ngoài đi du lịch ở Việt Nam lên thăm thác Bản Giốc rất thưa thớt.

Trong khi đó phía Trung Quốc đã làm cơ sở hạ tầng tốt hơn nhiều. Họ cũng làm tốt việc tổ chức lưu trú, quảng bá du lịch. Vì thế, khách đến Bản Giốc hiện nay chủ yếu là người Trung Quốc.

Khu vực cột mốc 53 (cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh) hiện nay được mở có giới hạn (trên một diện tích rất nhỏ) để khách bên này có thể tự do sang phía bên kia. Dân địa phương của phía Việt Nam dựng nên một khu chợ tạm để bán đồ lưu niệm. Khách đến đây chủ yếu là khách từ phía Trung Quốc. Tại cột mốc luôn có một số hướng dẫn viên người Trung Quốc cầm loa di động giới thiệu về cột mốc này cho khách du lịch bằng tiếng Trung.

Tình trạng bất cân xứng này dẫn đến chỗ nếu không đẩy được lượng khách Việt Nam lên thì thác này sẽ chủ yếu do phía Trung Quốc khai thác.  Điều này sẽ dẫn tới chuyện tuy thác đã chia, nhưng lợi ích kinh tế thì chỉ có một bên khai thác được.

Vì thế, phía Việt Nam gần đây đang cố gắng tìm cách tăng cường hoạt động kinh tế và du lịch của vùng này. Tuy nhiên việc này không dễ. Cuối năm ngoái, Saigon Tourist có động thổ để làm một dự án nghỉ dưỡng tại khu vực thác Bản Giốc, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa triển khai được gì nhiều.  Lý do cũng dễ hiểu vì chẳng doanh nghiệp nào muốn đặt mình vào thế “cô nhạn xuất đầu”. Khách du lịch lên ít, dù có xây xong cũng dễ bị lỗ.

Việc xây chùa ở khu vực này rõ ràng là nhằm vào việc tạo thêm các điểm nhấn về du lịch, tăng sức hút cho du khách đến đây. Khách lên đông hơn mới mong kéo được các doanh nghiệp trong nước như Saigon Tourist lên đầu tư xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng.

Nhưng ngoài lý do này thì có vẻ như còn một lý do khác quan trọng hơn. Việc xây dựng chùa Việt Nam tại địa phương còn tạo ra một “cột mốc tâm linh” của Việt Nam trong khu vực biên giới vốn được coi là nhạy cảm.

Gần đây, Việt Nam đã xây một loạt các công trình tín ngưỡng ở các vùng được coi là nhạy cảm. Trong đó điển hình là hệ thống các chùa ở quần đảo Trường Sa. Chỉ riêng ở quần đảo này, Việt Nam đã xây dựng 3 chùa ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, và Sinh Tồn.

Trần Vinh Dự
29.07.2013
 * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Người Buôn Gió - Vì sao thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát ngôn ẩu?

Trong dịp ông Nguyễn Tấn Sang đến Hoa Kỳ, kiều bào hải ngoại đã nhân dịp ông sang đã biểu tình để bày tỏ một số quan điểm của họ. Việc biểu tình này ở Hoa Kỳ là hợp hiến, hợp pháp.

Thông thường thì hầu như cứ các quan chức cấp cao Việt Nam ngày nay, đến làm việc ở những nước mà có đông đảo kiều bào đi tị nạn năm 75 đều bị các kiều bào biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ. Có một số người bày tỏ quan điểm về các vấn đề cũ, nhưng đặc biệt số người biểu tình những năm gần đây với nội dung về những chuyện thiết thực, có tính thời sự ngày càng nhiều hơn. Đó là các vấn đề về nhân quyền, chủ quyền.

Nhưng đặc biệt là tin tức , hình ảnh những cuộc biểu tình này không bao giờ được báo chí, quan  chức trong nước nhắc đến. Đảng và NN muốn che đậy sự thật để giữ uy tín của mình với nhân dân trong nước, những hình ảnh nào ảnh hưởng không lợi cho uy tín lãnh đạo được phải được dấu nhẹm.

Các đại sứ quán VN ở các nước có quan chức VN cao cấp đến, mỗi dịp đó phải vất vả huy động học sinh, sinh viên, gia đình, người thân để đóng vai quần chúng. Cầm cờ đỏ sao vàng,hoa được bố trí ở góc nào đó để máy quay ghi hình. Phát lại cho bà con trong nước xem là lãnh đạo Đảng và NN ta sang đâu cũng được bà con VK yêu mến.

Thế nhưng trái với quy luật mọi khi là dấu biệt về chuyện kiều bào hải ngoại biểu tình phản đối lãnh đạo. Lần sang Mỹ của ông Sang mới đây, chuyện này được nhắc đến một cách chính thức từ một viên chức ngoại giao cao cấp hàm thứ trưởng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng BNG VN đã công khai xác nhận rằng đã có biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang.

Chuyện biểu tình thì rõ như ban ngày, không chỉ ông Sang mà bất kể nguyên thủ nào của CHXHCN VN sang Mỹ hay vài nước khác đều gặp vậy từ trước đến nay. Nhưng tại sao lần này mới được nhắc tới. Đáng ra ông Sơn khi phát biểu, phải nói thêm rằng chuyện biểu tình phản đối của người VK không chỉ lần này, không chỉ với ông Sang. Thế nhưng ông Sơn chỉ nói ngắn gọn là biểu tình phản đối ông Sang.

Chả lẽ riêng ông Trương Tấn Sang là VK đối xử vậy.?

Hàm ý của Nguyễn Văn Sơn là gì, khi cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Sang không có kết quả gì rõ rệt với Mỹ, không được đón tiếp trọng thị như các nguyên thủ khác. Một chuyến đi vốn đã không thành công bên ngoài của ông Sang với phía Mỹ. Nay lại được thứ trưởng Sơn bồi thêm một đòn nữa về phía kiều bào. Uy tín của ông Sang còn có gì sau chuyến đi này.?

Có chăng việc ông Nguyễn Thanh Sơn đang muốn hạ uy tín của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua chuyến đến một cường quốc lớn nhất thế giới.?

Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn. Cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn  đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh. Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.

Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn. Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.

Với nhận xét kiểu này, thì việc nhà nước VN thay đổi cách nhìn tích cực về VK chắc hẳn chẳng phải theo chiều hướng tương lai có cuộc đối thoại hay tìm hiểu lẫn nhau nữa. Cơ hội tưởng như để đến gần nhau lại là cơ hội để Nguyễn Thanh Sơn khắc sâu thêm vết thương giữa kiều bào hải ngoại với nhà nước Việt Nam.

Nếu như lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn là sai lầm, có lẽ còn hy vọng về một tập thể lãnh đạo VN đoàn kết, một hướng đi hòa giải dân tộc trong chủ trương của ĐCS và NN VN. Và nếu là sai lầm thì chắc hẳn Nguyễn Thanh Sơn phải bị kỷ luật.

Còn nếu thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không rụng cái lông chân. Có lẽ những suy luận về việc có âm mưu hạ thấp uy tín ông Sang, công kích kiều bào chẳng phải là suy đoán hàm hồ.

 Qua đó cho thấy sự chia rẽ đấu đá nội bộ lãnh đạo VN, cũng như đường lối bảo thủ trong đối ngoại, nhất là với Hoa Kỳ và đồng bào hải ngoại.

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Người Việt ở Campuchia và cuộc bầu cử quốc hội

Kết quả sơ bộ cuộc bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 5 của Campuchia vừa được công bố, hầu hết người Việt đang sinh sống và lập nghiệp tại xứ này bày tỏ sự phấn khởi. Vì đâu người Việt ủng hộ đảng đang cầm quyền thắng cử?
Theo phát ngôn viên chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia Khieu Kanharith, kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử ngày 28/7, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã giành được 68 ghế trong tổng số tại Quốc hội; trong khi đảng Cứu Quốc (CNRP) đối lập giành được 55 ghế.

Người dân xếp hàng đi bỏ phiếu ngày 28/7/2013
Người dân xếp hàng đi bỏ phiếu ngày 28/7/2013
Photos Quốc Việt RFA
Đảng ông Hun Sen thắng, người Việt mừng
Quá trình bỏ phiếu từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều tại 21 tỉnh đã diễn ra trong không khí trật tự và yên bình. Tuy nhiên, các điểm bỏ phiếu tại tỉnh Prey Veng, tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh đã xảy ra mâu thuẫn, bạo lực.
Tình hình bắt đầu căng thẳng khi hàng trăm cử tri không tìm thấy tên mình trong danh sách; hàng trăm cử tri khiếu nại, ngăn cản không để người Việt Nam có tên trong danh sách tham gia bỏ phiếu tại các điểm ở tỉnh nói trên. Lý do này, dẫn đến bạo lực xảy ra tại điểm bỏ phiếu ở thủ đô Phnom Penh làm 2 xe cảnh sát bị đốt cháy.
Vào 6 giờ tối cùng ngày, đảng đối lập ra thông cáo báo chí đã thắng cử, lại làm thủ đô Phnom Penh bắt đầu trở nên căng thẳng hơn. Lực lượng an ninh được thắt chặt. Cảnh sát đã triển khai những trạm kiểm soát trên các tuyến phố chính của thủ đô Phnom Penh, không ít người Campuchia lẫn người Việt sống hợp pháp hay bất hợp lo ngại và không dám ra ngoài nhà cửa.
Bà Ngô Thị Hoa, một Chủ quán Cà phê ở thủ đô Phnom Penh chia sẻ với RFA: “Kết quả ban đầu, hơi lo hơi sợ. Khi ông Hun Sen không thắng cử thì dân Việt Nam sẽ bị ăn hiếp, đuổi hết. Sợ người ta đối xử với người Việt Nam không tốt như trước. Tối qua không dám ra ngoài. Cứ đóng cửa trong nhà dù có xôn xao.
Sau khi kết quả sơ khởi công bố, thì thấy quá nhẹ nhàng, mừng. Khi thấy mấy tỉnh kia rớt, trong lòng rất bồi hồi, rất cảm động vì anh em Việt Nam lên đây làm ăn là nhờ ông Hun Sen. Khi thấy thăm (phiếu) bên ông Hun Sen giảm bỏ cơm luôn, đêm qua 12 giờ không ngủ được luôn.”
Trong khi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) phát đi thông báo vào đêm 28/7, đảng này đã giành được đa số ghế trong cuộc bỏ phiếu nhiệm kỳ 5, có đủ số ghế để nắm giữ Quốc hội lần thứ năm, thì tình hình căng thẳng ở Phnom Penh đã giảm dần.
Theo thông cáo, đảng CPP kêu gọi người dân giữ bình tĩnh, và duy trì sự ổn định, an ninh và trật tự để Ủy ban Bầu cử tiến hành công việc kiểm phiếu.
Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) tuyên bố sẽ công bố kết quả sơ bộ vào ngày 10/8. Ông Tep Nitha, Tổng Thư ký của Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia nói với RFA ngày 29/7 rằng kết quả sơ bộ nói trên do các Tổ chức phi chính phủ và đảng cầm quyền quy ra sau khi họ giám sát và nhận được kết quả kiểm phiếu.
Ông Tep Nitha nói: “NEC đang tiến hành kiểm phiếu, để kết thúc công tác kiểm phiếu đúng theo kế hoạch. Việc họ quy ra số ghế trong Quốc hội, NEC không thể trả lời được vào lúc này. NEC sẽ tuyên bố kết quả sơ khởi vào ngày 10/8. Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng. Còn nếu không có đơn khiếu nại, thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.”
Đảng Cứu Quốc đối lập khiếu nại
Còn Ủy ban vì một cuộc bầu cử Tự do và Công bằng ở Campuchia (Comfrel) cũng ra thông cáo cho thấy kết quả sơ bộ đảng CPP giành được 67 ghế, còn đảng Cứu Quốc giành được 56 ghế trong Quốc hội.
Đối với kết trên, lãnh tụ đảng đối lập lên tiếng bác bỏ chiến thắng của đảng CPP. Ông Sam Rainsy phát biểu tại buổi họp báo sáng ngày 29/7 rằng đảng đối lập không thể chấp nhận kết quả bầu cử do có nhiều sai phạm bầu cử nghiêm trọng.
Ông Sam Rainsy nói thêm: “Chúng tôi yêu cầu thành lập một Ủy ban hỗn hợp, độc lập, có quyền đầy đủ để mở cuộc điều tra các hành động gian lận trong bầu cử làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả bầu cử. Kết quả sơ bộ do chính phủ công bố không thể hiện ý chí của dân và gian lận sự thật.”
Với cương lĩnh tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam, đảng đối lập đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh liệt. Phần lớn người đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Việt Nam có tên trong danh sách bỏ phiếu.
Xung đột, bạo lực; thậm chí có một số điểm bỏ phiếu bị gián đoạn vì hàng ngàn cử tri phát hiện người khác đã dùng danh tính của họ để bỏ phiếu.
Còn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cho rằng công dân Việt Nam đang sống và làm việc tại đây không nên lo ngại bị phân biệt và đe dọa.
Ông Trần Văn Thông, người phát ngôn Đại sứ Việt Nam nói: “Tôi nghĩ Campuchia bây giờ là một nhà nước có hệ thống luật pháp cũng đầy đủ. Campuchia, Việt Nam đều là thành viên chính thức của ASEAN, cả hai nước đều là thành viên chính thức của LHQ. Do đó, dù đảng nào thắng cử hay chính quyền nào cũng phải chấp hành luật pháp của nước mình và luật pháp quốc tế; theo Công ước, Hiệp định, các Hiệp ước quốc tế.
Thật sự, Campuchia bầu cử lần này là lần thứ 5 rồi. Tôi nghĩ hệ thống luật pháp của Campuchia cũng đầy đủ rồi. Do đó, chính phủ Hoàng gia Campuchia, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, họ quản lý đất nước theo luật pháp. Nói chung, Việt Nam mình không phải quan ngại gì cả. Người Việt Nam đang sống tại Campuchia phải chấp hành tốt luật pháp Campuchia chứ không có gì cần quan ngại.”
Tại thời điểm này, tình hình Campuchia đã lắng dịu trở lại, nhưng kết quả chính thức vẫn chưa được công bố. Nếu số ghế nói trên là chính xác thì đây là thành tích yếu kém nhất của chính phủ Thủ Tướng Hun Sen kể từ cuộc bầu cử năm 1993.
Với kết quả này, quá trình thành lập chính phủ mới sẽ gặp nhiều khó khăn về việc phân chia quyền lực, vì đảng Nhân dân Campuchia và đảng đối lập Cứu Quốc là hai đảng bất đồng.
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2013-07-29

Trách nhiệm của bà Bộ trưởng và sự lên tiếng của chúng ta

Trả lời phóng viên báo chí chiều ngày 24 tháng 7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích việc bà không đi thăm hỏi các gia đình có con em xấu số đã thiệt mạng sau khi được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như sau:
Lịch trình, chuyến bay... đã được bố trí kín lịch. Do vậy, bà không thể bố trí thời gian đi thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong.
“Bộ Y tế cũng đã có đoàn công tác tại Quảng Trị thăm hỏi, chứ tôi không thể trực tiếp đi” (1)
Tôi tự hỏi với trách nhiệm của một người đứng đầu một bộ có sự cố liên quan đến sinh mạng của ba đứa trẻ vô tội kia mà bà Kim Tiến có thể buông những lời vô cảm như trên kia, thì liệu tính phụ nữ, bản năng làm người, làm mẹ có còn tồn tại trong con người bà chút nào không?
Hơn thế nữa, cái ghế bộ trưởng ở Việt Nam hóa ra chỉ là ngồi đợi nghe báo cáo và chứng kiến người khác chịu trách nhiệm cho sự yếu kém năng lực quản lý lẫn lãnh đạo của mình thôi ư?
Giả sử những em bé sơ sinh vô tội kia là con cháu, là người thân của bà Bộ trưởng thì liệu bà có bình thản đi dâng hoa, dâng hương cho các anh hùng liệt sỹ một cách bình thản được hay không?
Hỏi tức là đã trả lời.
Thật lòng mà nói, tôi không thấy phẫn nộ với cách hành xử và những gì bà Tiến trả lời trên báo chí, bởi bà cũng như nhiều vị quan chức lãnh đạo khác ở xứ này. Họ đều có chung một căn bệnh, đó là bệnh vô trách nhiệm – vô cảm. Một người bạn của tôi đã nói, một khi còn tin cậy, còn hy vọng thì người dân mới lên tiếng trách móc và cảm thấy bất bình. Tôi hoàn toàn đồng ý như vậy. Riêng tôi, tôi không có cả niềm tin và sự hy vọng vào lương tâm và năng lực lãnh đạo của những người như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Câu hỏi đặt ra là khi ta mất lòng tin vào năng lực lãnh đạo của một người quản lý thì ta có quyền làm gì?
Yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm?
Yêu cầu Thủ tướng cách chức?
Có người đã nói với tôi rằng, bà Tiến này xuống sẽ lại có một ông hay một bà Tiến ngu dốt và vô cảm khác lên thay, tất cả lại đi theo một đường tròn như từ trước đến giờ. 
Tôi không nghĩ như vậy.
vtv.vn-305.jpg
Người nhà trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vacine viêm gan B tại một bệnh viện ở Quảng Trị hôm 21/7/2013 Photo courtesy of vtv.vn
Sự lên tiếng của chúng ta không bao giờ lãng phí, bởi thực tế đã chứng minh chính phản ứng của dư luận gần đây đã khiến nhiều bộ, ngành phải xem xét lại các quyết định và nhân lực của mình.
Bạn còn nhớ không, Bộ Công an đã phải dừng việc ghi tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân, phải cân nhắc lại quyết định xử phạt xe chính chủ… Cá nhân Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình (nhiệm kỳ 7/2002 - 6/2006) đã phải rời ghế vì sự vô trách nhiệm của mình trước sự cố lật tàu E1 tại Lăng Cô (Huế), bởi trong lúc nhiều người đang hoảng hốt vì tai nạn giao thông đường sắt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân thì ông Bình lại đang ung dung nghỉ mát trong một khu tắm bùn hạng VIP tại Suối khoáng nóng Tháp Bà, Nha Trang. Mới gần đây nhất là Bộ Giáo dục Đào tạo đã phải ra Thông tư bãi bỏ quy định ưu tiên cộng điểm khi thi vào đại học, cao đẳng đối với các đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bởi nó thiếu thực tế.
Quay trở lại với việc trẻ em bị chết oan vì tai biến sau tiêm chủng, năm ngoái, 5 trẻ em tại Nghê An chết sau khi được tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Không một lời xin lỗi, không một lời giải thích, sau đó Bộ Y tế quyết định dừng sử dụng loại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng quốc gia.(2) Để rồi không lâu sau đó khi có kết quả kiểm định tại một phòng thí nghiệm độc lập ở Vương quốc Anh khẳng định các lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem đạt yêu cầu, Bộ Y tế lại vội vàng cho sử dụng lại. (3)
Có bao nhiêu ông bố, bà mẹ thực sự quan tâm đến việc người ta chích loại thuốc gì vào cơ thể bé bỏng của những thiên thần của mình tại các trạm xá?
Và thực sự nếu có thắc mắc thì chúng ta phải làm gì?
Hãy nghe ông PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Sức khỏe bao biện cho việc sử dụng vắc xin cũ như sau:
“Còn nói về vắc-xin Quinvaxem cần phải biết rằng, ngay cả bản thân nước sản xuất ra nó là Hàn Quốc, họ cũng không sử dụng loại vắc-xin này. Họ chỉ bán cho các nước khác, còn tại nước của họ, người dân sử dụng vắc-xin vô bào. Nước chúng ta nghèo nên chúng ta phải chịu, phải chấp nhận.”(4)
Bạn có chấp nhận sự bao biện trên đây không?
Một bác sĩ có uy tín đã chia sẻ trên blog của mình như sau:
“Đất nước đáng thương xót của chúng ta còn nghèo. Nhưng không phải vì nghèo mà con cái chúng ta phải chết vì những lọ vaccine giết người kia. Con cái chúng ta có quyền được chích ngừa bằng những vaccine tốt nhất, an toàn nhất như mọi trẻ em khác.
Và chúng có quyền được sống, sau khi được tiêm chủng!” (5)
Tôi tin là bạn cũng sẽ đồng ý như tôi vậy, bởi không thể lấy lý do là “nước chúng ta nghèo” làm đáp số cho sự ra đi oan uổng của những đứa trẻ vô tội.
Thôi thì ta tạm chấp nhận rằng vắc xin hỗn hợp 5 trong 1 Quinvaxem từ Hàn Quốc là lỗi thời, là do nước ta thiếu điều kiện, vậy còn lô vắc xin viêm gan B liên quan đến nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh tại BV huyện Hướng Hóa – Quảng Trị thì sao?
Một chi tiết mà tôi nghĩ ít người chú ý đến đó là lô thuốc này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) vắcxin và sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất.
Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1 được thành lập theo Quyết định số 6 50/2000/QĐ-BYT ngày 02/03/2000 của Bộ Y Tế. (6)
Nếu kết luận bốn trẻ sơ sinh vừa tử vong gần đây là do vắc xin, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Bộ Y tế, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến? Hay người điều hành Công ty TNHH MTV Vabiotech kia? Hay chỉ là các cô y tá, ê kíp bảo quản vắc xin?
Bạn thân mến, sự lên tiếng của tất cả chúng ta không bao giờ là vô nghĩa, bởi không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Bạn có con, em (hoặc cháu) nhỏ không?
Nếu có, hãy vì con, em (cháu) mình mà làm một điều gì đó, thực sự đã đến lúc chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng (nhất là những chính sách phục vụ quyền lợi của trẻ em) phải được cải thiện.
Blogger Mẹ Nấm viết cho RFA
2013-07-29

Vụ tráo thủy tinh thể ở Bệnh viện Mắt Hà nội: Y đức ở đâu?


Bệnh viện Mắt Hà Nội nơi xảy ra những sai phạm mờ ám về việc bệnh nhân bị tráo nhân thủy tinh thể
Courtesy VTC.VN

Vụ việc đánh tráo thủy tinh thể ở Bệnh viện Mắt Hà nội trong quá trình phẫu thuật cho người bệnh để hưởng lợi bất chính với số tiền lớn, đã được truyền thông trong nước đưa tin và làm xôn xao dư luận. Nhưng vụ việc nói trên đã được bao che và bác sĩ tố cáo bị kỷ luật và bị xã hội đen trả thù bằng tai nạn giao thông.

Một vi phạm y đức nghiêm trọng

Tháng 9.2011 tại Bệnh viện Mắt Hà Nội có một vụ tiêu cực và vi phạm y đức rất nghiêm trọng, đã được các cơ quan truyền thông ở Việt nam liên tiếp đưa tin. Theo phản ánh, những bệnh nhân cần phẫu thuật thủy tinh thể bằng phương pháp Faco tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, nếu không chọn loại nhân thủy tinh thể cao cấp thì thường được tư vấn chọn loại nhân thủy tinh thể của Mỹ. Tuy nhiên, thực tế một số bệnh nhân thay vì được đặt nhân của Mỹ, họ bị tráo nhân của Singapore, Ấn độ... có chất lượng thấp hơn. Mà bệnh viện tự ý đổi, không có bác sỹ nào thông báo hay giải thích với bệnh nhân cả.
Một xuất đến Viện Mắt Hà nội là 6,5 triệu, chưa kể đến thuốc men. Trên giấy ghi là thủy tinh thể đó là của Mỹ với hai ống dịch nhày cũng của Mỹ. Nhưng thực tế hàng 8.000 ca mổ, giám đốc đã tráo đổi...thành thủy tinh thể và dịch nhày của Ấn độ chỉ 3,9 triệu thôi
Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức, Công dân chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, là người đang trực tiếp theo dõi vụ tiêu cực này cho chúng tôi biết “Một xuất đến Viện Mắt Hà nội là 6,5 triệu, chưa kể đến thuốc men. Trên giấy ghi là thủy tinh thể đó là của Mỹ với hai ống dịch nhày cũng của Mỹ. Nhưng thực tế hàng 8.000 ca mổ, giám đốc đã tráo đổi thủy tinh thể của Mỹ, dịch nhày của Mỹ thành thủy tinh thể và dịch nhày của Ấn độ chỉ 3,9 triệu thôi. Ca mổ mắt thay thủy tinh thể 6,5 triệu mà chỉ hết 3,9 triệu thì nó ăn 2,6 triệu, mà 8.000 ca mổ trong một năm thì nhân lên là bao nhiêu tiền?”

Tuy nhiên, về phía Bệnh viện Mắt Hà nội đã bác bỏ, mà theo họ bảng giá phẫu thuật đã được bệnh viện niêm yết công khai. Khi mổ, nếu thông số mắt của bệnh nhân không phù hợp với loại nhân thủy tinh thể bệnh nhân đã chọn, thì bác sĩ đã tư vấn để thay nhân phù hợp. Điều này đều được hiển thị rõ ở hóa đơn thanh toán viện phí. Không có chuyện đánh tráo nhân thủy tinh thể kém chất lượng cho người bệnh. Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Bệnh viện Mắt Hà Nội, BS. Trần Tuyết Nhung cho biết “Tôi là BS. Trần Tuyết Nhung, tôi trực lãnh đạo ngày hôm nay, cái vấn đề này là vấn đề lâu rồi. Cái này nó đã được các cơ quan chức năng thanh tra và có kết luận rồi. Thế cho nên là bác hỏi như thế thì tôi chỉ trả lời bác như thế thôi”

Phẫu thuật mắt. Ảnh mang tính minh họa
Phẫu thuật mắt. Ảnh mang tính minh họa. phapluatvn.vn

Mắt thì khi chúng tôi cầm quyển số, khi chưa mổ thì còn xem được chữ và cái đồng tiền thì còn nom được chữ Ngân hàng Nhà nước hay gì đó nó còn rõ. Đến khi lúc mổ xong thì nhìn nó nhòe nhoẹt hết đi
Ông Lê Xuân Cục
Chưa mổ đọc được lờ mồ, mổ xong hết đọc được

Nhưng các nhân chứng là các bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể, đã tố cáo bệnh viện đã lừa dối bệnh nhân, khi dùng loại vật tư nhãn khoa có chất lượng thấp nhưng thu tiền cao hơn quy định. Hậu quả là người bệnh đã bị sút giảm thị lực, mắt mờ hơn so với trước khi tiến hành phẫu thuật.

Ông Lê Xuân Cục ở xóm 2 thôn Trường xuân, xã Xuân dương, huyện Thanh Oai thành phố Hà nội, là một bệnh nhân được Bệnh viện Mắt Hà nội phẫu thuật đầu tháng 5.2011 cho biết “Tình hình là đi sửa mắt, trạm xá cho biết tinh thần là miễn phí, là các cụ chỉ tốn 4 triệu thôi, không phải tốn tiền này tiền khác gì ở đâu cả. Tôi nói chuyện với các cháu, đi mượn được hơn 4 triệu. Đến hôm sau các cháu vào làm thủ tục họ bảo 6,5 triệu, thế là phải đi mượn thêm. Mắt thì khi chúng tôi cầm quyển số, khi chưa mổ thì còn xem được chữ và cái đồng tiền thì còn nom được chữ Ngân hàng Nhà nước hay gì đó nó còn rõ. Đến khi lúc mổ xong thì nhìn nó nhòe nhoẹt hết đi. Trước chưa mổ, chưa chữa thì nom nó còn bình thường, mổ chữa rồi nom nó có một cái gợn gì… đầu chỉ hay là gì rồi”

Theo quy định, thì việc thay đổi dùng thủy tinh thể khác thì bệnh viện phải thông báo cho bệnh nhân biết, để họ hiểu rõ và đồng ý thay loại khác so với giá ban đầu của bệnh viện hay không. Và hóa đơn thanh toán chi phí phải đúng với giá trị của loại thủy tinh thể đã thay cho người bệnh, chứ không thể lý luận kiểu… vẫn là tương đương với thủy tinh thể của Mỹ như lãnh đạo Bệnh viện Mắt Hà Nội giải thích.
Lúc trước, quyển sổ của bệnh viện đưa ra thì chúng tôi cầm thì đọc được hết. Đến khi mổ xong, đến ngày hôm sau nhìn cái chữ to thì lờ mờ, lại còn kém hơn. Bảo không phải khâu mà cái chị đo đo cái mắt lại bảo mắt ông bị vướng cái chỉ khâu
ông Lê Văn Lượng
Đó chính là lý do ông Lê Văn Lượng, cũng ở thôn Trường xuân, xã Xuân dương, huyện Thanh Oai thành phố Hà nội là một bệnh nhân, kiêm nạn nhân của Bệnh viện Mắt Hà nội cho biết “Thì trên có trao đổi là chỉ có 4 triệu thôi, không còn một chi phí gì khác nữa, khi ra ngoài ấy thì bác sĩ bảo 6,5 triệu. Họ bảo 6,5 triệu là loại thủy tinh thể khác, không phải khâu. Mình là nông dân thì phải chấp nhận thôi. Nhưng lúc trước, quyển sổ của bệnh viện đưa ra thì chúng tôi cầm thì đọc được hết. Đến khi mổ xong, đến ngày hôm sau nhìn cái chữ to thì lờ mờ, lại còn kém hơn. Bảo không phải khâu mà cái chị đo đo cái mắt lại bảo mắt ông bị vướng cái chỉ khâu. Thấy thế tôi thắc mắc luôn “Bác sĩ Lập bảo không phải khâu, mà chị ấy là người trực tiếp mổ cho tôi!”.

Tố cáo sai phạm bị phạt kỷ luật và xã hội đen khủng bố?

Vì tỷ lệ chiết khấu, hoa hồng… của các hãng thủy tinh thể khác nhau, là nguyên nhân dẫn đến chuyện các bác sĩ chỉ thích thay loại này mà không phải loại kia. Đáng tiếc việc làm sai phạm nói trên của Bệnh viện Mắt Hà Nội đã không được cấp trên và các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết mà đang có những biểu hiện cho thấy vụ việc đã và đang bị chìm xuồng. Ngược lại, bác sĩ Thu Thủy, người đứng ra tố cáo việc làm sai trái này đang bị xem xét kỷ luật, hơn thế nữa đã bị xã hội đen khủng bố gây thương tích.
Bây giờ sau khi tỗ cáo, chúng nó vin vào cớ đó sắp tiến hành kỷ luật cô ấy. Và chúng nó khủng bố cô ấy bằng cách thuê xã hội đen quệt xe máy và cô ấy bị ngã gẫy tay. Tôi nói như thế để thấy sự thật, tôi nói có trách nhiệm hẳn hoi
bà Lê Hiền Đức
Về việc này, Công dân chống tham nhũng bà Lê Hiền Đức chúng tôi cho biết “Bác sĩ Thu Thủy ở Viện Mắt Hà nội, cô này là chuyên môn mổ mắt. Tôi cứ nói đùa cô ấy là người có bàn tay vàng. Cô ấy mổ mắt, cô ấy khám mắt bệnh nhân quý lắm, tin tưởng lắm. Nhưng bây giờ sau khi tỗ cáo, chúng nó vin vào cớ đó sắp tiến hành kỷ luật cô ấy. Và chúng nó khủng bố cô ấy bằng cách thuê xã hội đen quệt xe máy và cô ấy bị ngã gẫy tay. Tôi nói như thế để thấy sự thật, tôi nói có trách nhiệm hẳn hoi”.

Để kiểm chứng thông tin này, chúng tôi đã nhiều lần tìm cách tiến hành liên lạc để trao đổi với bác sĩ Thu Thủy về vụ việc, thì bác sĩ Thu Thủy đã từ chối. Trong một tâm trạng lo lắng, bác sĩ Thu Thủy cho chúng tôi biết “Hiện tại thì tôi có một số vấn đề mà cũng không tiện để mà trao đổi, thành ra có lẽ là cũng chưa trả lời anh các câu hỏi được”

Vụ việc tại Bệnh viện Mắt Hà Nội đã cho thấy y đức của các nhân viên ngành y tế đã ở mức báo động, câu “Lương y như từ mẫu” bây giờ đã bị lãng quên trong ngành y.  Đạo đức trong ngành y tế ở Việt nam đã xuống cấp thấp ở mức không thể còn thấp hơn nữa. Những nhà quản lý, bác sĩ… giờ đây chỉ chăm chăm vào chiết khấu, hoa hồng… của các hãng sản xuất và cung cấp hàng y tế. Ở cấp thấp hơn thì kiếm tiền bằng cách nhũng nhiễu, vòi vĩnh để nhận phong bì, mà bất chấp sức khỏe của người bệnh.

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-29

Đình công kéo dài, hơn 2.000 lao động tràn ra quốc lộ

Sáng 29-7, tuyến QL 10 đoạn đi qua thị trấn Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) trở nên hỗn loạn bởi hơn 2.000 lao động thuộc Công ty TNHH Ivory Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) tràn xuống lòng đường đình công.
Đây đã là ngày thứ ba xảy ra đình công xuất phát từ việc chủ và thợ bất đồng về quyền lợi.
Theo ghi nhận của phóng viên, Công an huyện Vũ Thư đã có mặt kịp thời vận động, tuyên truyền người lao động chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không đứng dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông, dễ xảy ra va quệt và tai nạn đáng tiếc.
Công nhân đã chấp hành sự điều hành của lực lượng an ninh, tuy nhiên tiếp tục đứng kín vỉa hè đình công. Đến khoảng gần 10 giờ sáng, họ đồng loạt bỏ về, không vào xưởng làm việc.

Như Nhân Dân điện tử ngày 26-7 đưa tin: Nguyên nhân đình công là do Công ty áp dụng làm thêm giờ hai ngày trong một tuần kéo dài đến 19 giờ 30 phút rất bất tiện cho những lao động nữ có gia đình và con nhỏ.
Công nhân còn đề nghị tăng nhiều khoản tiền như: tiền chuyên cần, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền ăn ca, hỗ trợ thêm tiền nuôi con nhỏ…
Trước sự việc nghiêm trọng này, đích thân Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư Trần Huy Hải cùng Ban chính sách và pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình và Liên đoàn Lao động huyện Vũ Thư trực tiếp xuống làm việc với Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ivory Việt Nam Song Joung Heup.
Tại đây, Công ty thừa nhận đã vi phạm về thời gian làm thêm (bố trí công nhân làm quá 30 giờ/tháng theo quy định hiện hành) và hứa sẽ bãi bỏ hai ngày làm thêm đến 19 giờ 30 phút, các ngày còn lại trong tuần sẽ chỉ làm thêm đến 18 giờ.
Về việc tăng thêm các khoản tiền hỗ trợ cho lao động, Tổng Giám đốc Song Joung Heup cho biết: “Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh ở thời điểm hiện tại không đáp ứng ngay được những đề nghị của người lao động”.
Trong  buổi làm việc sáng nay, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư Trần Huy Hải kết luận: Cuộc đình công của người lao động diễn ra ba ngày qua là tự phát vì không có sự thống nhất tổ chức của công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, công nhân đình công cũng có nguyên do chính đáng xuất phát từ việc Công ty vi phạm pháp luật trong làm thêm giờ và định mức vượt quá khả năng của người lao động.
UBND huyện Vũ Thư giao cho Công ty TNHH Ivory Việt Nam trong sáng ngày 30-7 phải tổ chức mời công nhân đối thoại trong khuôn viên Công ty (có sự tham dự của chính quyền địa phương và Liên đoàn Lao động tỉnh, huyện) để giải quyết thấu đáo, căn bản những khúc mắc đang xảy ra, không để mất an ninh, trật tự ảnh hưởng đến tình hình chung trên địa bàn.
(Nhân dân)
 

Việt Nam - Philippines thảo luận hợp tác trên biển

Philippines và Việt Nam sẽ thảo luận về hợp tác hàng hải và an ninh ở thủ đô Manila trong tuần này trong lúc cả hai nước đang có những căng thẳng với Trung quốc trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Phi Albert del Rosario sẽ dẫn đầu một phái đoàn để họp với phái đoàn do ngoại trưởng Phạm Bình Minh cầm đầu khi hai nước gặp nhau kỳ thứ 7 của Ủy Ban Hỗn Hợp Hợp Tác Song Phương.
Trong số những vấn đề sẽ đem ra thảo luận là các đề nghị hợp tác trong những lãnh vực an ninh, quốc phòng, hàng hải, hải dương, thương mại, đầu tư, canh nông, theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Raul Hernandez nói với báo chí hôm Thứ Hai.
Tàu cao tốc bắn hỏa tiễn của Hạm đội Nam hải, Hải quân Trung quốc, tham dự tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông ngày 26/7/2013. (Hình: Tân Hoa Xã)
Cả hai nước đang phải đối diện với những tuyên bố chồng lấn chủ quyền với Trung quốc và Đài Loan, Malaysia và Burnei về quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh. Khu vực ngày càng trở nên nóng hơn trước hành động tiếp tục lấn tới của Bắc Kinh.
Một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) để tránh xung đột võ trang trên Biển Đông đến nay vẫn chưa biết bao giờ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận. Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán tay đôi với từng nước nhỏ phía nam để dễ dùng thế nước lớn mà chèn ép.
Mới đây, ngày 26/7/2013 Bắc Kinh đã cho tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô trên Biển Đông với sự tham dự của cả tàu chiến mặt nước lẫn tàu ngầm và máy bay chiến đấu, theo tin tức của Tân Hoa Xã hôm Thứ Hai.
“Trong cuộc tập trận, các tàu chiến và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải biểu diễn tấn công chính xác các mục tiêu trên bộ với các hoả tiễn điều khiển trong khi một số tàu mặt nước thực hiện hoạt động chống hỏa tiễn tấn công.” Nguồn tin này tường thuật. “Phi đoàn chiến đấu của hải quân cũng tham gia kiểm soát bầu trời”, nhưng không cho biết nơi hay khu vực diễn ra cuộc tập trận”.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật căn cứ trên một tài liệu mật của chính phủ, các phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ P3C Orion bay thường xuyên trên Biển Đông, đặc biệt các khu vực đang xảy ra tranh chấp.
Loại máy bay này vừa làm nhiệm vụ trinh sát vừa có khả năng tấn công vì ngoài các hệ thống điện tử dò tìm các mục tiêu, P3C Orion được trang bị một số loại võ khí tấn công từ trên không.
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét