Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý: Tiếp tục thanh trừng nội bộ ???

Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (5)

(Phần 5) Chân dung Hoàng Văn Chánh – Đại ca “xã hội đen”, tác giả “kịch bản” và là kẻ trực tiếp “điều phối” âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
Chân dung Hoàng Văn Chánh
Hoàng Văn Chánh là loại người đặc biệt bí hiểm, một kẻ sở hữu nhiều khối tài sản tổng giá trị lên hàng chục nghìn tỷ đồng (rất nhiều bất động sản và cổ phần do các tập đoàn “thưởng” cho Chánh sau những phi vụ kiểu như phi vụ chiếm đoạt Ngân hàng Bảo việt) nhưng lại không đứng tên bất kỳ tài sản gì (rất nhiều đàn em đứng tên dùm cho Chánh), và không xác định được Hoàng Văn Chánh hiện đang ở nhà nào trong hàng chục biệt thự riêng tại trung tâm thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, có một căn mà Chánh thường xuyên lui tới, đó là căn số 10 Nguyễn Gia Thiều, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, đối diện xéo bên kia là biệt thự của vị “chính trị gia đáng kính”, đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Mặc dù là một nhân vật đầy quyền lực, nhưng tuyệt đối không tồn tại bất kỳ thông tin gì về Chánh trên hệ thống truyền thông. Chính vì vậy, trong liên minh Mafia tài chính Hà Nội, Hoàng Văn Chánh được gọi riêng một cách kính cẩn là “đại ca xã hội”.
Tiểu sử Hoàng Văn Chánh cũng được bảo mật tuyệt đối, chỉ biết rằng, thuở hàn vi của Chánh là thời gian công tác tại Công ty Điện lực Tp Hà nội, chi nhánh Đống Đa. Nhờ lập một “đại công” trong việc phát hiện Vợ ông anh “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng (lúc ấy đang là một nghiên cứu sinh đi học tại Bungari) đang ngoại tình với tài xế riêng, cuộc đời Chánh bắt đầu sang trang kể từ đây.
dien-luc-dong-da.jpg

Điện lực Đống Đa, nơi ghi dấu thuở “hàn vi” của Hoàng Văn Chánh
 
Sau khi lập được “đại công”, Chánh chính thức trở thành “đàn em thân tín”, tháp tùng đàn anh trong mọi chuyến công cán dù chưa có “danh phận” gì. Cuối năm 1992, sau khi nắm chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông anh ngay lập tức kéo Chánh về Bộ tài chính làm trợ lý thân cận. Sự nghiệp của Chánh lên như diều gặp gió, nhưng bản chất “xã hội đen” thể hiện rõ trong Chánh khi chỉ nhận chức trợ lý suốt 14 năm trường từ thời ông anh làm Thứ trưởng BTC, rồi đến Bộ trưởng Bộ tài chính. Nếu so sánh, “duyên nợ” của Chánh và vị đàn anh này cũng không khác gì mấy so với chuyện Hòa Thân và vua Càn Long bên Tầu. Hãy điểm lại một số hình ảnh đã gắn chặt cuộc đời Hoàng Văn Chánh và vị “chính trị gia đáng kính”:
hoang-van-chanh-1.jpg

hoang-van-chanh-2.jpg

hoang-van-chanh-3.jpg

hoang-van-chanh-4.jpg

hoang-van-chanh-5.jpg

hoang-van-chanh-6.jpg

hoang-van-chanh-7.jpg
Dù không có quyền xuất hiện trong các buổi họp công vụ nhưng Hoàng Văn Chánh luôn có mặt trong hậu trường suốt chặng đường sự nghiệp chính khách của ngài “Chính trị gia đáng kính”
Ai cũng biết Chánh là người đã lập “đại công” phát hiện Vợ của Nguyễn Sinh Hùng ngoại tình với tài xế, nhưng có một điều hiếm người biết, Chánh cũng chính là người đã mai mối cho vị “chính trị gia đáng kính” này một cô gái làng chơi gốc Nam Định tên Lê Thị Mai Hương, sinh năm 1969 (chỉ nhỉnh hơn cậu con trai đầu Nguyễn Sinh Nhật Tân vài tuổi) để làm Vợ hai. Chánh đã thay mặt ngài “chính trị gia đáng kính” xóa sạch quá khứ nhơ nhớp của cô vợ bé bằng cách biến cô thành cán bộ công chức nhà nước. Hiện cô là “chuyên viên" thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều buồn cười là cô bán bia ôm năm nào đã được kết nạp vào Đảng và nực cười hơn là cô đang được giao phụ trách mảng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ!!! Năm 2004, cô đã tặng một nàng công chúa cho vị “chính trị gia đáng kính” khi “chàng” đã gần tròn 60 tuổi (không biết đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã cho đi xét nghiệm ADN chưa?!).

Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son cũng là người “biết làm chính trị” khi trong hai năm Son làm Bộ trưởng là 2 năm liên tục Lê thị Mai Hương đạt thành tích “chiến sĩ thi đua” cấp Bộ (?!) và Son cũng vừa tự tay kí đề nghị Thủ tướng tặng bằng khen cho Hương để kịp tranh thủ những ngày tháng còn lại (qua năm 2014 Nguyễn Bắc Son sẽ về hưu) để quyết liệt chỉ đạo tổ chức làm thủ tục để đưa Lê Thị Mai Hương lên chức “vụ phó vụ tổ chức” (CBNV của Bộ 4T hiện đang rất bất bình về việc này). Trong vụ Ngân hàng Bảo Việt, Lê Thị Mai Hương cũng chính là cầu nối để Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son tiếp cận “riêng” với “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng qua con đường thân tình. Với quá khứ nhơ nhớp, Lê Thị Mai Hương cũng đã rất hạn chế xuất hiện trước công chúng trong suốt thời gian qua.
nguyen-sinh-hung-le-mai-huong.jpg
Từ cô bán bia ôm Lê Thị Mai Hương đã trở thành bà mệnh phụ quý phái bên cạnh “vị chính trị gia đáng kính” – Hình ảnh hiếm hoi trong một chuyến công du nước ngoài
Năm 2006, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “thoát ly” Bộ Tài chính để vào Bộ chính trị nhận chức vụ cao hơn, vừa không đủ tiêu chuẩn mà cũng vừa nhằm tránh tiếng cho đại ca, Chánh rút lui vào hậu trường, một mặt Chánh vẫn dùng uy quyền của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng để khống chế các đời Bộ trưởng Tài chính kế nhiệm, mặt khác Chánh cũng thay mặt đại ca điều hành “hệ thống” kinh tài sân sau kiêm việc điều phối nơi ăn, chốn ở cho vị đại ca này.
Ngoài các hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính quan trọng mà Chánh gián tiếp lũng đoạn, Hoàng Văn Chánh còn trực tiếp đứng sau hàng loạt các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp “ma” để “kinh doanh dự án” là chính như: Công ty Cổ phần Đức Hoàng (địa chỉ: 28B Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội); Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất nội thất KB (281Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội); Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Zinnia (263 Thụy Khuê - Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam); Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng Việt Thành (Số 475 Trần Khắc Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội); Công ty CP Đầu tư Bình Minh Xanh (H10 Ngõ 132 Trung Kính P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội); Công ty Cổ phần Thương mại Minh Đức Lộc (Số 326 Đường Lạc Long Quân Q. Tây Hồ Thành phố Hà Nội) và gần đây là thành công chiếm “thầu dự án” công trình Vườn Cây Bác Hồ tại Đông Anh, Hà Nội, biến khu vực này thành căn cứ địa vững chắc cho vị “chính trị gia” và phe nhóm mỗi dịp hội kín. Vòi bạch tuộc của Chánh còn vươn vào cả Tp.HCM khi miếng mồi “gói thầu dự án cầu Thủ Thiêm 2” cũng đã rơi vào tay liên doanh Tập đoàn Đại Dương và Tập đoàn SSG !!! (2 tập đoàn sân sau và em ruột của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng)
Với quyền lực được củng cố liên tục “leo thang” theo bước tiến sự nghiệp của vị “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Văn Chánh được “đặc quyền” điều phối nguồn tài chính khổng lồ của Bộ Tài chính thông qua các đời Bộ trưởng Bộ tài chính từ thời 1997 đến nay, bao gồm cả đặc quyền quyết định nguồn vốn của Bộ Tài chính tại Tập đoàn Bảo Việt (Bộ Tài chính nắm tới 70.91% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và Tập đoàn Bảo Việt lại nắm 52% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt). Dù hiện Chánh đã không còn biên chế thuộc Bộ Tài chính nhưng tiếng nói của Chánh vẫn là “nghiêm lệnh” đối với các vị Bộ trưởng tài chính sau này, từ Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, Vương Đình Huệ đến Đinh Tiến Dũng hiện nay đều không thể “thoát” được cái “vòng kim cô” mà Chánh đã tròng lên (các vị trí từ chuyên viên chính đến vụ trưởng hầu hết là người do Chánh đưa vào từ thời Nguyễn Sinh Hùng còn làm Thứ trưởng, Bộ trưởng và Phó thủ tướng phụ trách BTC); với sự “am hiểu về bộ máy” của Bộ tài chính và các đặc quyền Chánh có được ở Bộ này từ năm 1997 đến nay, cả 3 Bộ trưởng Bộ tài chính sau này đều phải nhờ đến sự “sắp đặt” của Chánh, và “vòng kim cô” của Chánh lại có dịp phát huy sở trường khi trong kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua đã thông qua “NQ lấy phiếu tín nhiệm hàng năm” đối với các vị Bộ trưởng, và “đặc quyền sinh sát” một lần nữa lại rơi vào tay vị “thứ trưởng bộ tài chính năm xưa” mà Chánh là người đứng sau.
Quay lại “vụ Bảo Việt”, qua một số thông tin trên, có lẽ độc giả đã rõ phần nào kịch bản của vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà Chánh là “tác giả kịch bản kiêm đạo diễn” giật dây 4 mũi tấn công: Mũi thứ nhất là dùng truyền thông Vietnamnet để “tạo dư luận”, triệt hạ uy tín của Ngân hàng Bảo Việt và những kẻ thuộc phe “bảo thủ, chống đối” trong thành phần lãnh đạo ngân hàng (như anh Lê Trung Hưng), nhằm biến ngân hàng Bảo Việt từ chỗ là nạn nhân thành tội phạm; Mũi thứ hai là dùng tay trong Trần trọng Phúc, Dương đức Chuyển để vừa có thông tin “mật” bên trong ngân hàng, vừa từng bước thâu tóm những cổ phần rớt giá liên tục để nâng “quyền biểu quyết”, và thêm dự phòng nữa là dùng 50.2% vốn nhà nước (của Bộ Tài chính mà những kẻ tay trong đang là đại diện) để tiếp tục dùng áp lực để bãi nhiệm những “kẻ cứng đầu” này trong Đại hội cổ đông sắp đến; Theo một nhà phân tích tài chính am hiểu Chánh còn cho biết thêm: điều hết sức nguy hiểm là mục tiêu mà Chánh nhắm đến không chỉ là Ngân hàng Bảo Việt mà chính là Tập Đoàn Bảo Việt, hiện Chánh đã “phù phép” để Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương biến hơn 15% vốn sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Bảo Việt thành cổ phần sở hữu cá nhân đứng dưới nhiều tên tuổi khác nhau!!!
Ai là kẻ đã bao che cho Hoàng Văn Chánh cùng đồng bọn tự tung tự tác thao túng Tập đoàn Bảo Việt và Ngân hàng Bảo Việt??? Ai là kẻ đã bật đèn xanh cho truyền thông Vietnamnet tự do vi phạm pháp luật để công khai triệt hạ uy tín Ngân hàng Bảo Việt và thành phần lãnh đạo Ngân hàng này để Chánh và nhóm Mafia tài chính dễ bề thâu tóm? Tại sao những kẻ thâu tóm tham lam này là ngân hàng sân sau Ocean Bank, là đệ ruột Hoàng Văn Chánh, là em gái Nguyễn Hồng Phương (tập đoàn SSG) của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mà không phải là ai khác ??? Những câu hỏi lớn này sau khi xem qua loạt bài viết, độc giả đã phần nào tự đưa ra được câu trả lời.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những liên quan đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các hành động “phản ứng quyết liệt” của Nguyễn Sinh Hùng trong “vụ Bảo Việt”.

Những người khốn khổ của Bảo Việt Bank

Nợ của quốc doanh Việt Nam tương đương 70% vốn

Các doanh nghiệp nhà nước ở Viêt Nam đang tồn tại nhờ vốn vay và nhờ chiếm dụng vốn. Đó là kết luận từ cơ quan Kiểm toán của nhà cầm quyền CSVN. 
Người dân vây kín một trạm xăng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trước giờ xăng lên giá. Năm 2011, tập đoàn này lỗ 1,671 tỉ đồng nhưng sẽ nó vẫn sống khỏe vì Việt Nam vẫn cương quyết thực hiện “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)

Kết quả kiểm toán năm 2012 cho thấy, nợ phải trả của 271 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đương 70% tổng số vốn. Thậm chí nợ phải trả của một số doanh nghiệp nhà nước như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng Việt Nam,… hiện tương đượng 90% vốn.

Cơ quan Kiểm toán của chính quyền Việt Nam còn cho biết, số nợ quá hạn ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện rất cao. Chẳng hạn, số nợ quá hạn của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam lên tới 1.400 tỷ đồng, hoặc số nợ quá hạn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam lên tới 150 tỷ đồng.

Phía kiểm toán còn chứng minh là việc vay và sử dụng vốn vay ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn không hiệu quả nên khó có khả năng trả nợ.

Năm 2012, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục sút giảm đáng kể. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục thua lỗ trầm trọng:  Petrolimex lỗ 1.671 tỉ đồng, Cienco 8 lỗ 138 tỉ đồng, Vinaincon lỗ 20 tỉ đồng, Mipeco lỗ 17,1 tỉ đồng, Tổng công ty Thành An lỗ 1,68 tỉ đồng,…

Chưa kể vì ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đứng trước nguy cơ mất một lượng vốn lớn. Chẳng hạn, ở Vinafood 1, một số công ty đã ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Tại Vinafood 2, dù không có quy chế ứng vốn nhưng lại ứng trước từ 80%-90% giá trị hợp đồng cho khách hàng.

Nhìn chung, kết quả kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước năm 2012 chỉ khác kết quả kiểm toán năm 2011 ở chỗ: Số doanh nghiệp thua lỗ nhiều hơn, mức độ thua lỗ trầm trọng hơn.

Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của Nhà nước CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.

Tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam loan báo, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã giảm từ 700.000 xuống còn chừng 400.000 và 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị thua lỗ.

Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, việc hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn,…

Theo các chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền, nguyên nhân chính là do chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,…

Bất kể điều đó, trình bày trước Quốc hội Việt Nam, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đề nghị giữ nguyên tính chất nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vì “định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”!
(Người Việt)

Ngô Nhân Dụng - Nhục quá bác Sang ơi!

Trương Tấn Sang mang danh chủ tịch nhà nước Việt Nam, bị hàng ngàn người Việt biểu tình phản đối khi vừa bước chân tới nước Mỹ. Chưa thấy ai nói những lời trâng tráo như Trương Tấn Sang!
Ðược dịp gặp tổng thống Mỹ, ông ta nói, “Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người gốc Việt ở Mỹ được thành công trong cả hai mặt kinh tế và chính trị! Ông ta làm như không biết rằng hàng triệu người Việt đang sống ở nước Mỹ đều từng chạy trốn khỏi cái địa ngục mà đảng Cộng sản của ông trùm lên trên cả đất nước Việt Nam từ năm 1975! Những thuyền nhân tị nạn không ai nhờ ông làm đại diện cho họ để ngỏ lời cảm ơn cả; đại diện của họ là những người đi biểu tình trong công viên La Fayette chống chế độ tham ác mà ông là đại diện. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, khi nhắc đến cả mặt “hoạt động chính trị” (political activities) của người Việt sống tại Mỹ, nghĩ lại thấy là “ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu-tình-viên đang la ó phái đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!”
Nhà báo Ðức Tuấn kêu lên: “Nhục quá bác Sang ơi!” trong blog của anh. Kêu lên như thế là Ðức Tuấn quá lạc quan về tư cách con người ông Sang. Ông này không hề biết nhục. Người không bao giờ biết nhục là cái gì mới mở miệng nói một câu như vậy. Nói trâng trâng làm như cả nước Mỹ và ông tổng thống của họ không hề đọc lịch sử, không hề biết tại sao lại có hàng triệu người Việt liều chết vượt biển tìm tự do, trong đó có những người Việt đang sống ở Mỹ! Nói nghênh nghênh ngáo ngáo không khác gì mấy anh quản giáo bảo tù nhân phải “biết ơn cách mạng” vì mỗi ngày đều cho mình đi lao động! Chỉ một con người sống cả đời trong hàng ngũ cán bộ cộng sản, leo từng bước lên đến ngôi vị chủ tịch nhà nước thì mới đủ cơ hội tập được cái thái độ trơ tráo không biết hổ thẹn để phát ra được những câu như thế mà không biết mình sẽ bị cười vào mặt. Ðáng lẽ sau khi nghe Trương Tấn Sang nói những lời trơ trẽn đó, ông Barack Obama phải hỏi lại: “Thế ông chủ tịch đã viết thư cảm ơn các hãng tàu thủy quốc tế cứu giúp người Việt Nam tị nạn gặp nguy khốn trên đường vượt biển cho lên tàu hay chưa? Ngài có tặng huy chương cho Tầu Cap Anamour hay không? Họ đã chữa bệnh gần 40 ngàn người và cứu mạng sống hơn 10 ngàn người Việt sắp chết đuối trên mặt biển đó!” Ông Obama cũng có thể cũng thắc mắc trong lòng: Khi sang Bắc Kinh ông Trương Tấn Sang có ngỏ lời cảm ơn chính quyền Trung Cộng đã đón nhận những người Việt gốc Hoa bị chế độ cộng sản Việt Nam tịch thu tài sản, đuổi về Trung Quốc hay không? Phần lớn các đồng bào Việt gốc Hoa này đã sống ở Việt Nam bao nhiêu đời, chỉ nói tiếng Việt chứ không biết tiếng Trung Hoa, nhiều người đã đi lính, bị thương, nhưng vẫn bị tống ra biển bất kể sóng to gió lớn! Cũng chỉ một chế độ cộng sản mới có cái chính sách trục xuất người ta một cách táng tận lương tâm như vậy. Những người đã đánh mất lương tâm thì cũng không biết hổ thẹn.
http://baodatviet.vn/dataimages/201307/original/images1242151_Chu_tich_nuoc_truong_tan_sang_den_my_datviet.vn_2.jpg

Không biết trong gia sản của Trương Tấn Sang, có lúc được coi là người giầu nhất Sài Gòn, có bao nhiêu phần là do “đóng góp” của những người tị nạn cộng sản? Bao nhiêu ngôi nhà ở Sài Gòn đã bị tịch thâu rồi “hóa giá,” bỏ vào túi các quan cộng sản mỗi người được bao nhiêu? Thời đảng Cộng sản tổ chức vượt biên bán chính thức thì bọn Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng kiếm được bao nhiêu “cây” do đám đàn em bán bến dâng nộp? Nghe Trương Tấn Sang tới nước Mỹ mở miệng nói những lời trâng tráo như bây giờ, người ta chỉ cần nhắc lại lời phê phán tên Sở Khanh trong chuyện Kiều:
“Ðem người đẩy xuống giếng khơi / Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!”
Những lời cảm ơn trâng tráo trên đây là điều dư luận còn ghi lại sau chuyến công du của Trương Tấn Sang. Bởi vì chẳng có gì khác đáng nhớ hết. Nói như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, kết quả chuyến đi này là “Về tay không!” Nhưng về đến nước nhà, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản là báo Nhân Dân cũng trâng tráo không khác gì Trương Tấn Sang. Bản tuyên bố chung được báo này dịch ra có đoạn viết: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.”
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hỏi: “Hai đảng nào?” Ở nước Việt Nam mới có một đảng độc quyền cai trị ngồi trên đầu nhà nước, chứ ở nước Mỹ có đảng chính trị nào được phép làm như vậy đâu! Ông Obama thuộc đảng Dân Chủ, đảng này làm gì có “cơ quan” nào ngồi trên đầu chính phủ để “đối thoại và trao đổi” với mấy ông bà trong đảng cộng sản? Nếu có, chắc ông Obama sẽ bị đàn hặc và truất phế ngay lập tức!
Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay. Nhưng nếu muốn được Mỹ đồng ý cho tham dự vào hiệp định đó, cqn cộng sản Việt Nam sẽ phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán về hàng dệt may đang xuất cảng sang Mỹ.
Năm ngoái Việt Nam xuất cảng 17 tỷ hàng hóa qua Mỹ, hàng dệt may chiếm khoảng 7 tỷ đô la. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được đánh thuế thấp khi sang Mỹ, theo điều khoản ưu đãi của WTO cho các nước chậm tiến. Trong khuôn khổ TPP, các sản phẩm xuất cảng của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước trong khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế. Người Mỹ lo rằng Trung Quốc sẽ chuyển hàng vải sợi sang cắt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi. Ðã có hơn 160 nghị sĩ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa ký tên vào bức thư yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo đảm các loại hàng dệt may phải được sản xuất “với nguyên liệu từ một quốc gia là đối tác tự do mậu dịch của Mỹ, thì mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ với mức thuế ưu đãi.”
TPP là một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, nên không có chính sách ưu đãi như khi Việt Nam đàm phán xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Chính phủ Mỹ và một số nước thành viên tương lai của TPP vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vào Tháng Sáu, ông Nguyễn Vũ Tùng, phó đại sứ Việt Nam ở Washington, cho biết đề nghị mới nhất của Mỹ “thực sự, thực sự rất khó để chúng tôi chấp nhận.” Như vậy thì muốn giữ lời hứa kết thúc cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải hy sinh quyền lợi của các công ty dệt may để được chính phủ Mỹ chấp nhận!
Nhưng Ðại Sứ Mỹ David Shear tại Hà Nội mới tuyên bố rằng, “Nếu muốn quan hệ mậu dịch sát hơn, ta cần đến hiệp định TPP. Nhưng muốn những nỗ lực hợp tác ngoại giao đó thành công cần có cần thấy có sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam.” Trong khi Tư Sang ở Washington, hàng trăm nhà trí thức nước ta đã ký lá thư gửi đích danh ông ta, yêu cầu phải giải quyết ngay vụ nhà báo Ðiếu Cày đang tuyệt thực vì bị bạc đãi trong nhà tù. Ông Ðiếu Cày có thể chết bất cứ lúc nào trong khi vợ và các con ông còn chưa được gặp mặt.
Trương Tấn Sang được tiếp đón theo cung cách chưa có một vị nguyên thủ quốc gia nào phải chịu khi đến thăm nước Mỹ lần đầu. Chỉ vì xin được sang Mỹ gấp quá. Theo Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Ðại Học Quốc Gia Úc: “Chuyến đi Mỹ của phái đoàn ông Trương Tấn Sang chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị. Ðây là điều rất bất thường trong các quan hệ ngoại giao quốc tế.” Tại sao phải đi gấp như vậy? Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đoán rằng sau khi Sang đi Bắc Kinh ký kết những thứ mà Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” thì “về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội kiến với ông Mỹ, mong để đối trọng với ông Tàu.” Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả Bộ Chính Trị đảng Cộng sản cũng lo. Sau khi nghe dư luận khắp nước phê phán các cam kết của Hà Nội với Bắc Kinh, họ cảm thấy sợ thật. Nhất là ngay sau khi Tư Sang ở Tàu về, mới đầu Tháng Bảy, tàu Trung Quốc lại tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Chính Trị không biết “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?” Cho nên cả guồng máy ngoại giao của nhà nước phải thu xếp xin cho Tư Sang qua Mỹ, hy vọng dân Việt Nam sẽ quên mối nhục Thành Ðô nối dài. Một mình Tư Sang không đủ sức vận động chuyến đi này.
Ông Nguyễn Ngọc Bích kể lại những điều bất bình thường khi Tư Sang tới Mỹ: Không có tiếp đón long trọng, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (quốc yến, “state dinner”), không trưng cờ hai nước ngoài đường, phái đoàn Tư Sang phải thuê khách sạn ở gần Sứ quán Trung Cộng, vân vân. Ông Bích viết: “Chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng (chính phủ Mỹ) dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh tụ đối lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc Hội.”
Khi biết hình thức đón tiếp như vậy, chắc Ðức Tuấn cũng phải nhắc lại: “Nhục quá bác Sang ơi!”
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Hun Sen đảm nhiệm chức vụ thủ tướng thêm 5 năm nữa

Kết quả cuộc bầu cử quốc hội ngày 28/07/2013 được ông Khieu Kanharith, người phát ngôn của chính phủ Campuchia, cho biết Đảng Nhân Dân Campuchia (CPP-Cambodian People’s Party) của thủ tướng Hun Sen chiếm 68 trên tổng số 123 ghế quốc hội và Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP-Cambodia National Rescue Party) của ông Sam Rainsy được 55 ghế. Như vậy thủ tướng Hun Sen, năm nay 62 tuổi, sẽ đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa trong chức vụ thủ tướng, tổng cộng 33 năm, từ 1985 đến 2018, và là nhà lãnh đạo tại vị lâu năm nhất Đông Nam Á.
Diễn tiến cuộc bầu cử
Xét về mặt thắng lợi, Đảng Nhân Dân Campuchia tuy chiếm đa số trong quốc hội nhưng ở vào thế yếu : mất 22 ghế đại biểu quốc hội nếu so với kết quả cuộc bầu cử năm 2008 chiếm đa số tuyệt đối với 90 ghế. Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia tuy không có đa số trong quốc hội nhưng đã thắng lớn trong cuộc bầu cử này, từ 29 dân biểu năm 2008 lên 55 đại biểu trong cuộc bầu cử năm 2013 này. Như vậy bắt đầu từ nay, đảng cầm quyền của thủ tướng Hun Sen không thể tự tung tự tác những trước mà phải thương lượng với đảng đối lập nếu muốn thông qua một đạo luật liên quan đến quyền lợi của đất nước.
Thủ tướng Hun Sen
Thắng lợi của phe đối lập có thể sẽ cao hơn nếu những tố cáo gian lận bầu cử của phe cầm quyền được xác nhận. Theo tố cáo của phe đối lập, đãcó khoảng gần một triệu cử tri không có tên trong danh sách để được đi bầu và đảng cầm quyền mua chuộc cử tri để bỏ phiếu ủng hộ đảng Nhân Dân Campuchia. Trong khi đó tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ghi nhận thái độ thiên vị của cảnh sát và quân đội Campuchia tạo ra một bầu không khí đe dọa tại nhiều khu vực trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp.
Riêng tại thủ đô Phnom Penh, theo lời phóng viên của hãng thông tấn Reuters, các biện pháp an ninh được tăng cường, ngay sau khi các phòng phiếu vừa đóng cửa. Cảnh sát và quân đội chặn đường dẫn vào khu nhà riêng của thủ tướng Hun Sen, vào trụ sở đảng Nhân Dân Cam Bốt và trụ sở của Ủy ban bầu cử.
Một ngày trước cuộc bầu cử, phe đối lập và những tổ chức dân sự tố cáo một số những thiếu sót trong việc lập danh sách cử tri, dẫn tới việc gần 1 phần 10 cử tri không có tên trong danh sách đi bầu. Một nghi ngờ gian lận khác, do tổ chức quan sát bầu cử mang tên Ủy ban bầu cử tự do và công bằng Cam Bốt, Comfrel cho biết mực được dùng để lấy dấu tay những cử tri đã đi bầu bị phai. Điều này có nghĩa là một cử tri có thể đi bầu nhiều lần.
Về ông Sam Rainsy, 64 tuổi, một cựu nhân viên ngân hàng được đào tạo ở Pháp, lãnh tụ phe đối lập, tuy không đủ tư cách ra ứng cử vì vừa được quốc vuơng Campuchia ra lệnh ân xá sau một thời gian tự sống lưu vong ở Pháp, nhưng sự hiện diện của ông ngay trong nước đã củng cố thêm sức mạnh cho chiến dịch tranh cử của phe đối lập. Ông Rainsy, đã đào thoát vào năm 2009 để tránh bị ra tòa với những cáo buộc mà ông cho là có động cơ chính trị.Năm 2010,ông Rainsy bị kết án vắng mặt 11 năm tù với một loạt cáo buộc mà ông cho là có động cơ chính trị, như kích động phân biệt chủng tộc, phao tin thất thiệt.
Đảng Nhân Dân Campuchia của ông Hun Sen được sự ủng hộ lớn của dân chúng ở vùng nông thôn. Thành tích của ông Hung Sen trong suốt gần 30 năm cầm quyền là đã có công giúp kinh tế Campuchia tăng trưởng sau một thời gian đất nước này bị tàn phá dưới thời Khmer Đỏ trong những năm 1970.
Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia đối lập mới thành lập của ông Sam Rainsy, hứa sẽ thay đổi chính trị, được sự ủng hộ của dân chúng thành thị và trí thức trong nước. Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia là do hai Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền sát nhập lại. Chiêu bài để thu hút sự ủng hộ của phe đối lập của Sam Rainsy là tố cáo những hành vi ức hiếp của người Việt và những lờ kêu gọi bài Việt Nam.
Trước ngày bầu cử,Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh bày tỏ lo ngại về khẩu hiệu "phân biệt sắc tộc" của đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia trong cuộc tranh cử. Khi nói đến người Việt, phe đối lậpsử dụng từ "Yuon" (Duôn) để tỏ ý khinh bỉ người Việt.
Hun Sen là ai ?
Sinh năm 1951, Hun Sen tham gia phong trào cộng sản năm 1965 và trốn vào rừng năm 1968 sau những vụ lùng bắt của chế độ Lon Nol. Nam 1972, Hun Sen chính thức tham gia vào lực lượng Khmer Đỏ và đảm nhiệm nhiều vai trò chỉ huy quân sự. Bị thương đui một mắt năm 1975, Hun Sen mất jkhà năng chiến đấu và bị Khmer Đỏ tinh nghi thân với Hà Nội nên đã bỏ trốn sang Việt Nam năm 1977 và được trọng dụng cùng với Heng Samrin và Chea Sim để thành lập một lực lượng Khmer chống lại Khmer Đỏ do Hà Nội đỡ đầu, Mặt trận Thống nhất dân tộc Khmer để  giải phóng đất nước .
Sau khi Khmer Đỏ bị bộ đội cộng sản Việt Nam đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ năm 1979, Hun Sen đã lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ cao cấp trong chính quyền mới : bộ trưởng ngoại giao, dân biểu tỉnh Kompong Cham, phó chủ tịch Hội đồng lãnh đạo quốc gia và năm 1985 đảm nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ cho tới nay, lúc đó mới 33 tuổi. Sau khi thương lượng sự rút quân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ, ông đã cùng cố quốc vương Norodom Sihanouk ký Hiệp địng hòa bình Paris năm 1991 và tổ chức tổng tuyển cử năm 1993. Thất bại liên tiếp trong hai cuộc bầu cử quốc hội năm 1993 và 1997, ông đã được Hà Nội ủng hộ để loại trừ những đối thủ chính trị (Norodom Ranariddh, Khmer Đỏ và Sam Rainsy) nắm giữ chức vụ thủ tướng.
Trong suốt thời gian cầm quyền, Hun Sen đã tạo riêng cho mình một vòng đai quyền lực gồm những người thân tín, trong đó Hun Sen đang chuyển giao quyền lực cho con cái trong đảng và trong quân đội : Hun Manet, Hun Mana, Hun Manith, Hun Mani…
Đặc biệt, người con trai cả, được Hun Sen thương mến nhất, tướng Hun Manet, tốt nghiệp trường sĩ quan West Point của Hoa Kỳ hiện đang là phó chỉ huy lực lượng vệ sĩ cho cha và đứng đầu đơn vị chống khủng bố quốc gia.Người con trai thứ hai, tướng Hun Manith, làm phó lãnh đạo đơn vị tình báo quân đội. Người con trai út, Hun Many, 30 tuổi, đang ra tranh cử quốc hội lần đầu tiên, và đang đứng đầu phong trào sinh viên quốc gia.Trưởng nữ của Hun Sen, bà Hun Mana kết hơn với Dy Vichea, con trai của bộ trưởng nội vụ Hok Lundy, hiện là tổng giám đốc đài truyền hinh Bayon TV lớnnnhhất Campuchia.
Dưới thời ông Hun Sen, Campuchia đã chuyển đổi từ quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên tăng trưởng cũng đi kèm với căng thẳng xã hội, tại vùng nông thôn, vốn là nền tảng ủng hộ cho đảng cầm quyền, ngày càng có thêm giận dữ vì việc dành đất cho các công ty nước ngoài và đem lại lợi nhuận cho các đồng minh của ông Hun Sen.
Hiện nay, Hun Sen đang tách dần khỏi quỹ đạo Việt Nam để xáp gần với Trung Quốc. Bắc Kinh đang xúc tiến những cuộc đầu tư qui mô trên lãnh thổ Campuchia nhằm xây dự-người con đường xuyên Vân Nam đến cảng Sihanoukville (Kompong Som). Trong những hội nghị thượng đỉnh khu vực, chính quyền Hun Sen đã không ngần ngại đưa ra những lập luận có lợi cho Bắc Kinh trong những vấn đề khu vực như chủ quyền trên các hải đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông, hay cản trở những thảo luận về qui tắc ứng xử trên biển...
Nếu Hà Nội không có chính sách đúng đắn với Campuchia, công lao đánh đuổi Khmer Đỏ với những thiệt hại lớn về nhân mạng thanh niên Việt Nam trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp sẽ bị lãng quên một cách tức tưởi.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Y tế xuống cấp, nông dân tin vào thầy lang

Các dịch vụ như dịch vụ y tế, nước sạch… ở nông thôn đang ngày càng đi xuống. Điều đó tạo nên khoảng cách lớn hơn so với thành thị khiến người dân không còn tin tưởng.
Một nghiên cứu hiệu quả của dịch vụ công ở nông thôn vừa được Trung tâm Phát triển Nông thôn (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Quỹ châu Á tổ chức hội thảo công bố (26/7) thực hiện cho thấy, nhiều dịch vụ công ở khu vực này chất lượng thấp, xuống cấp khiến người dân mất tin và tìm đến các dịch vụ phi chính thức.
Theo ông Hoàng Vũ Quang, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn, ngiên cứu được, ngiiên cứu thực hiện trên 4 dịch vụ: khuyến nông, thú y, nước sạch nông thôn và y tế tại 3 tỉnh Hà Nam, Bình Định và Vĩnh Long trong năm 2011.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ y tế tại nông thôn có sự phân biệt giàu nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ công. Chất lượng dịch vụ không đồng đều giữa các vùng.
Rất nhiều nơi, ngay cả vùng đồng bằng có chất lượng dịch vụ quá thấp như: huyện Duy Tiên (Hà Nam), Bình Tân, Tam Bình (Vĩnh Long). Đặc biệt. nhiều người dân ở các vùng sâu, vùng xa do điều kiện đi lại khó khăn nên đã tìm đến các dịch vụ y tế phi chính thức như thầy lang, y tế tư nhân … thay vì đến các trạm y tế của xã.
Theo khảo sát, vẫn còn 9/22 huyện, người dân chưa hài lòng về điều kiện hạ tầng của cũng như chất lượng dịch vụ của y tế tuyến xã. Tại nhiều địa phương, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ tại Trạm y tế chỉ đạt 50%. Trong khi đó, những người dân ở các trục đường chính, thị tứ, thị trấn có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tuyến trên nhiều hơn.
y tế, dịch vụ công, xuống cấp, nông dân, khó khăn

Về dịch vụ nước sạch, đáng buồn là có gần 19% số hộ trả lời họ thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Hơn 13% số hộ được kiểm tra cho rằng gia đình họ có người mắc bệnh liên quan đến sự ô nhiễm của nguồn nước. Ở vùng sâu, vùng xa, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch.
Khuyến nông vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn. Gần 50% số hộ được hỏi cho biết, họ không được tham gia các chương trình khuyến nông về trình diễn mô hình. Số này tập trung chủ yếu ở các hộ nghèo, họ chỉ được tham gia các hoạt động tập huấn ít có cơ hội tham gia vào mô hình hơn do điều kiện tài chính và kĩ thuật của mô hình.
Bên cạnh đó, dịch vụ thú y vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Vấn đề tiêm phòng vẫn bị coi nhẹ, tỉ lệ tiêm phòng chỉ đạt khoảng 50 – 60%. Thời gian qua nhiều địa phương quản lí lỏng lẻo để bùng phát nhiều dịch bệnh trên diện rộng, gây tổn thất cho người chăn nuôi. Các thú y viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của người chăn nuôi. Người dân có xu hướng tin người bán thuốc hơn là cán bộ trạm thú y.
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, dịch vụ công ở nông thôn mặc dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và yếu kém.
Ông Hùng cho biết, có sự phân biệt rất rõ ràng giữa người giàu và người nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ công ở nông thôn. Đối với những người giàu, họ được tiếp cận dịch vụ công nhiều hơn người nghèo đặc biệt trên hai bình diện nước sạch và dịch vụ y tế.
“Đối với dịch vụ y tế, Nhà nước có thể đầu tư thêm các trang thiết bị về vùng nông thôn để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tuy nhiên, những bác sĩ giỏi lại không muốn về làm việc tại các trạm y tế xã. Nhìn chung ngành y tế vẫn ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở các bệnh viện tuyến trên hơn là ở tuyến xã. Chính vì vậy, dịch vụ y tế ở nông thôn đang ngày càng đi xuống tạo khoảng cách lớn hơn so với thành thị, người dân không còn tin tưởng”, ông Hùng nói.
Để nâng cao dịch vụ ở nông thôn, ông Quang cho rằng, Nhà nước không thể là người duy nhất cung cấp dịch vụ công ở nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới không thể thành công nếu không có dịch vụ công hiện đại. Để dịch vụ công đến được với người nghèo đòi hỏi sự vào cuộc của tư nhân, các tổ chức, doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ hữu ích, tiện lợi nhất cho người dân.
Bảo Hân
(VNN)

Nguyễn Ngọc Già - Cùng nhau "giải thiêng"!

Đang loay hoay tìm ý tưởng viết đề tài đương kim Chủ tịch Việt Nam qua Mỹ với bức thư của Hồ Chí Minh gởi Harry S. Truman cách đây 67 năm mà nó được chuyển đến Barack Obama, bỗng bắt gặp "'Giải thiêng', thuật ngữ của sự phá hoại?" [1], do ký giả Mặc Lâm phỏng vấn TS. Vũ Thị Phương Anh về luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan đang ầm ào trên các diễn đàn, người ta gọi là "cuộc đấu tố" thời đại mới, một "nhân văn giai phẩm" thứ hai. Những con chữ này làm nhiều người rùng mình sởn ốc về tội ác của người cộng sản.
Chẳng lẽ cho đến ngày nay, người cộng sản lại tiếp tục muốn máu và nước mắt dân Việt tiếp tục tuôn chảy không dứt?

"Giải thiêng", tại sao không?
"Giải thiêng", nói nôm na, làm cho sự vật, hiện tượng trở nên bình thường như vốn có với sự phát triển tư duy của con người thông qua khoa học ngày càng thăng tiến. Nó không có nghĩa báng bổ hay chà đạp. Đừng "đồng hóa" một cách thô lậu, thiển cận như nhiều chục năm về trước.
Giữa đời thực thế kỷ 21, với sự tiến bộ ào ạt của khoa học kỹ thuật thì giải thiêng là điều hiển nhiên như chúng ta... ăn cơm mỗi ngày. Đặc biệt, đối với xứ sở toàn trị độc đảng như Việt Nam, luôn muốn làm dân mụ mị trong những trò mê tín dị đoan thì "giải thiêng" càng vô cùng cần thiết và cấp thiết.
Giữa một thế giới năng động ngày nay, những ấu trĩ, ngờ nghệch cho đến đạo mạo, răn dạy theo kiểu bề trên, nên lùi vào dĩ vãng của thời đại mà một tiếng sét cũng gây hoảng hốt để gán ghép cho "ông thiên lôi" đang nổi giận (!). "Lôi thần" với chiếc búa cùng bộ mặt dữ dằn đã mất "thiêng" từ "khuya" rồi! Nên nhường "ông ấy" lại cho các nhà làm phim thần thoại.
Đã qua rồi cái thời, con cọp được kính cẩn gọi là "Ông Ba Mươi", con chuột được sợ sệt gọi là "Ông Tý" nhằm tránh phạm húy, hay sợ "nó" nghe được, "về" bắt người ăn thịt và quậy phá càng ác liệt, vì "cái tội" con người "dám" gọi đúng tên là "cọp", là "chuột" (!)
Cọp có quyền gọi là hổ. Chuột có quyền gọi là con vật truyền dịch hạch số một.
Mọi sự vật, hiện tượng nên được đặt tên và gọi đúng tên, một khi con người đã xác định đúng bản chất vốn có của nó.
"Giải thiêng" không chỉ là trả lại sự vật, hiện tượng tính đúng đắn của nó mà  còn giải phóng con người thoát khỏi sợ hãi.
Đừng chụp mũ nó bằng chữ "nổi loạn", bởi giới trẻ ngày nay đang mắc kẹt giữa "sự tự do" và "nỗi sợ hãi".
Nguy hiểm là điều có thật, nhưng sợ hãi là một sự lựa chọn. "Người lớn" cần làm điểm tựa cho thế hệ trẻ chọn đúng cái họ cần.
Luận văn của Nhã Thuyên nói về nhóm "Mở Miệng" trong đó có những bài thơ mà TS. Vũ Thị Phương Anh bày tỏ:
"Trong đoạn văn của Đỗ Thị Thoan có nhắc đến nhóm Mở Miệng, nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch. Và trong bài của Chu Giang coi chuyện đó như là tội trọng. Ông nói những hình tượng như Nguyễn Du và Hồ Chủ tịch thì không thể nói bằng từ giải thiêng được. Đìêu đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng đời đời, chắc là như vậy. Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con".
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgt8k54_1SlYKdfIogHfsZIPSULHQITPn1mY2nrzn_F5JwJ9C7ofpI3CFKpihUW_GU88QSdDUdIUp5N2yhFU7R1s_Xmk9wJ_JK-sMX3qhPYXNG5XNxCcdldkaXMsysqwY8AVifrb2F9oDQ/s320/danluan_00257.jpg

Quả là ông Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu không khác một đứa con nít! Đứa con nít của thời đại đầu thế kỷ 20. Thời đại không có internet, không có games show, chưa từng biết đến smart phone, chưa từng nghe hiphop. Một đứa con nít cổ lỗ lạc hậu với đầu ba vá và quẹt mũi bằng vạt áo với đôi chân trần chạy thoăn thoắt cùng những trò chơi: đánh đáo, ăn ô quan... và nghe tiếng sét trong mưa thì hốt hoảng... cầu trời (!)

Ai đã biến Hồ Chí Minh trở nên "linh thiêng"?
Tất nhiên ngoài bản thân Trần Dân Tiên tự ca tụng, còn hàng hàng lớp lớp các "đệ tử chân truyền", sẵn sàng tung hô vạn tuế ông ta như là "Hoàng a mã" bất diệt!
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
(Bác ơi - Tố Hữu)
Ai người Việt Nam không biết Nguyễn Huệ với danh xưng "anh hùng áo vải" qua câu thơ:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai Tư Vãn - Lê Ngọc Hân)
Có phải Tố Hữu đã chôm "áo vải" của vua Quang Trung rồi khoác lên cho Hồ Chí Minh?
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên bác Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm
(Bảo Định Giang) [2]
Ai người Việt Nam không biết hoa sen là biểu tượng hàng ngàn năm qua gắn liền với Phật, có phải Bảo Định Giang bước đến bàn thờ Phật "xin đểu" đóa sen để về gắn lên cho Hồ Chí Minh?
Bất kỳ ai nghi ngờ, có thể lên google vào phần "image" để thấy hằng hà sa số hình ảnh ông Hồ Chí Minh được lồng, được ghép, được photoshop đủ các kiểu với bông sen nhằm biến ông ta thành một "ông phật".
...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Viếng lăng bác - Viễn Phương)
Sau này nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã dùng cả bài thơ để viết ra nhạc phẩm "Viếng lăng bác".
Ai là người đã đặt ra "phong tục" quái dị: vừa đi vừa xá, khi vào lăng Hồ Chí Minh? Họ có bao giờ nghĩ hình ảnh vừa trôi theo dòng người vừa "xá lấy xá để" như nói rằng: "Bố ạ! con hãi lắm rồi!" và bỏ chạy trối chết trước tai họa, "ngày ngày" hôm nay người dân đang gánh chịu?!
Mặt trời thì đỏ. Không có gì để cãi. Và nó, cái màu đỏ đầy kích động và hào nhoáng đó bỗng làm nhà thơ Trần Dần thẫn thờ, ngơ ngác, ủ ê và rời rã:

    Tôi bước đi

        không thấy phố

            không thấy nhà

    Chỉ thấy mưa sa

            trên màu cờ đỏ
Nếu chưa đủ thuyết phục, có thể lần giở những tập thơ ca ra thêm:
...Cụ Hồ Chí Minh ánh dương vào trong ngục tù,
Tay công nhân của thế giới mới lên.
Cụ Hồ Chí Minh, đế quốc tan tành hết với sức dân trào cuốn...
(Ca ngợi Hồ chủ tịch - Văn Cao)
Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường xảy ra hàng ngày, người ta quen tai với cách gọi Hồ Chí Minh: "ông Cụ", "Bác Hồ", "Hồ Chủ tịch". Cần "giải thiêng" nốt cho Hồ Chí Minh để ông ta trở về với đời thường như chính ông mong muốn thông qua di chúc cá nhân.

Ai "giải thiêng" hình tượng Hồ Chí Minh?

Ai có tư liệu và đủ "dũng cảm" đưa những người vợ của ông Hồ Chí Minh ra trước dư luận toàn thế giới?
Nói đến chi tiết này để nhắc về Vũ Kim Hạnh, người đã bị "lột áo" nhà báo khi đề cập đến Hồ Chí Minh có vợ con. Bà Vũ Kim Hạnh đâu phải là người duy nhất và trước hết biết vụ này. Bà chỉ gom góp tư liệu, đưa tin lại để rồi hứng chịu trận đòn "hội đồng" trong thinh lặng.
Trong một vụ "đánh hội đồng" khác cùng "hai bao cao su đã xài" nhơ nhớp ném thẳng vào mặt TS. Cù Huy Hà Vũ, báo Công An Nhân Dân thông qua bút danh Quý Thanh đã "giải thiêng" hình ảnh Hồ Chí Minh một lần nữa:
"Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng" [3].
Quý Thanh đã lật mặt những kẻ "chủ mưu" "giải thiêng" một cách thô bạo hình ảnh Hồ Chí Minh bằng thủ đoạn "lợi dụng" như vốn diễn ra hàng chục năm qua.
Điều làm người ta tức cười, chính người cộng sản "linh thiêng hóa" để rồi tự "giải thiêng" ông Hồ trong cách thức ngô nghê của họ cùng sự đau đớn của nhiều "đồng chí" vẫn không chịu thoát khỏi giấc mộng "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ". Tuy thế, người cộng sản không chịu nhìn nhận chính họ "ngụy tạo" hình ảnh Hồ Chí Minh như phật, như thần. Họ thích "đổ thừa" cho người khác một cách vô liêm sỉ, qua vụ việc của Thạc sĩ văn chương Đỗ Thị Thoan.
Họ tự huyễn hoặc họ vẫn giữ hình tượng "linh thiêng" của ông Hồ bằng những đợt "học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng họ quên khuấy, chính "đồng chí" Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh Thừa Thiên Huế đã báng bổ "vị cha già dân tộc", thông qua cái bộp tai của nữ tiếp viên khi bị "ông" cộng sản này sàm sỡ. Hiện nay, "ông" cộng sản này đang bị điều tra về tội "khai man" [4] để "hưởng phúc" từ danh vị "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Người cộng sản "phong thành thánh", "biến thành phật" đối với Hồ Chí Minh để cố gắng "giải chấp" khi món "nợ đáo hạn" từ Trung Quốc không kham nổi, họ kêu gọi "người khác" "cứu trợ", thông qua chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang mới đây.

Trương Tấn Sang tự tay "giải thiêng" Hồ Chí Minh?

Lần cuối cùng để đoạn tuyệt với quá khứ u mê hàng chục năm qua của người cộng sản, thông qua bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Harry S. Truman?
Bối cảnh ra đời của bức điện tín nhiều người đã biết, lúc bấy giờ nước VNDCCH ở tình cảnh "trứng nước" khi người Pháp quay lại Đông Dương.
Giờ đây, không còn gì để chối cãi, Hồ Chí Minh cũng là một con người bình thường với đầy đủ "thất tình lục dục". Ông không "vĩ đại" đến nỗi cần "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" (!). Lỗi không phải toàn bộ ở ông Hồ mà góp phần lớn từ những kẻ đã lợi dụng hình ảnh ông ta như Quý Thanh xác quyết.
Theo thông tin công khai trên báo chí, Trương Tấn Sang và Barack Obama có cuộc họp kín trước khi xuất hiện trước báo giới.
Nhiều người nghĩ rằng, lá thư 67 năm về trước đã được trao trong buổi họp kín. Có phải như thế, nên đài BBC đã viết [5]: "Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ"?
Nếu quả vậy, hành động của chủ nhân Nhà Trắng làm ông Sang bẽ mặt và càng thêm khó khăn khi "báo cáo" về chuyến đi đối với Bộ Chính trị ĐCSVN. Cũng không biết, "món quà" này do ông Sang tự chủ động tính toán riêng hay được sự đồng ý của các "đồng chí" trong Bộ Chính trị khi thực hiện chuyến Mỹ du?
Người Trung Hoa có câu: "Nếu là phúc không phải là họa, nếu là họa không thể tránh". Hy vọng ông Chủ tịch Việt Nam biết câu này để ứng phó, nếu như bức điện tín của ngày xưa, do ông "tự tung tự tác" thực hiện.
Dù tự ý hay được Bộ Chính trị đồng ý đem bức điện tín sang làm "quà", điều phải chấp nhận là sự "muối mặt" trước người Mỹ và thế giới với nhiều bài bình luận cho rằng người cộng sản Việt Nam đang  bất lực và cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ. Đó chẳng là "tội giải thiêng" của Trương Tấn Sang đối với "Người là niềm tin tất thắng" sao?  Một thách thức cho giới cầm quyền trước khi có ý định "đấu tố" nhà văn Nhã Thuyên?
Hồ Chí Minh chưa bao giờ "thiêng" trong con mắt các đời Tổng thống Mỹ, nay Barack Obama "tiết lộ" lá thư, càng phơi bày trước toàn thế giới nói chung và dân Việt Nam nói riêng, người cộng sản "làm chính trị" ngày càng tệ so với "tiền nhân" và "tiền nhiệm" của mình.
Giới cầm quyền hiện nay tỏ ra "phi nghệ thuật" khi mượn hình ảnh nhạt nhòa Hồ Chí Minh cùng nỗi thất bại đắng cay trong quá khứ để mưu cầu một thành công hôm nay trước sự leo thang ngang ngược của tập đoàn Tập Cận Bình? Thảm!
"Thuốc súng kém chân đi không" đã từng rất oai hùng, nhưng năm 2013, hình ảnh này không còn chỗ đứng để kêu gọi toàn dân như ngày xưa nữa!
Chính sách ngoại giao Việt Nam - các nhà quan sát hay gọi - "đi dây" đã lỗi thời trong tình thế hiện nay cùng với những tuyên bố huênh hoang từ cánh ngoại giao quân sự [6]: "...đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, làm bạn với các nước... Độc lập về chính trị, rồi đến độc lập về kinh tế, văn hóa, độc lập về quốc phòng an ninh. ...", chỉ trưng ra hình ảnh "anh hùng rơm" "chém gió", dù những đường gươm nghe xoàn xoạt nhưng chẳng hề hấn đến ai, bởi Việt Nam chưa bao giờ "tự chủ" nổi, ít nhất từ hội nghị Thành Đô 1990 với Nguyễn Văn Linh đã cam tâm chấp nhận phận "chư hầu" để giữ đảng, không phải giữ nước!
Chuyến đi của Trương Tấn Sang để lại vị đắng bằng bức điện 1946, có thể gọi là "đảng nhục" của họ mà người Việt Nam phải chịu lây, mang tên "quốc nhục"!
Tiêu diệt một dân tộc chưa chắc từ vật thể, đáng sợ hơn, đó chính là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa là hồn cốt dân tộc một quốc gia. Người Tây Tạng đang chống chọi với sự triệt diệt tàn ác của Bắc Kinh bằng lời tố cáo đanh thép từ bộ phim "Lửa trong vùng đất của tuyết" [7].
Hãy "giải thiêng" hết đi! Ngay từ cái gọi là "16 chữ vàng" và "4 tốt" hoặc là một Tây Tạng thứ hai đang trưng ra dần trước mắt người Việt.
"Vội vã trở về" từ Trung Quốc, "vội vã ra đi" đến Mỹ, Trương Tấn Sang không làm được gì mới, hơn là bám vào "vai gầy áo mẹ" trong hành trang lếch thếch "Hà Nội ngày trở về" [8], thế sao?!

Nguyễn Ngọc Già
_______________

Vì sao Bộ trưởng Tiến thăm con Chủ tịch đảo Trường Sa?

Sáng 28/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thăm và tặng quà cho bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê, 18 tuổi, con anh Nguyễn Viết Thuân - Phó Lữ đoàn trưởng Đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Trường Sa.
TTXVN đưa tin , Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thay mặt ngành y tế tặng 50 triệu đồng, số tiền do tập thể cán bộ Bộ Y tế quyên góp được, đồng thời động viên cháu yên tâm điều trị bệnh.
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và động viên con trai chủ tịch Huyện Đảo Trường Sa
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và động viên con trai chủ tịch Huyện Đảo Trường Sa
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng biểu dương Bệnh viện Chợ Rẫy đã tận tình cứu chữa cho bệnh nhân Khuê đề nghị giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể để tiếp tục tổ chức khám và điều trị miễn phí toàn bộ cho trường hợp đặc biệt của bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê.
Được biết, Nguyễn Viết Khuê vừa hoàn thành kỳ thi đại học khối D1 vào ngành Quản trị kinh doanh của ĐH Tôn Đức thắng và khối A vào ngành Truyền thông và mạng máy tính trường ĐH Công nghệ thông tin.
Theo bác sĩ Phạm Thọ Tuấn Anh, Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi thi tốt nghiệp PTTH, cháu Nguyễn Viết Khuê cảm thấy tức ngực nên tới Viện Tim TP.HCM điều trị. Tại Viện Tim, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn dịch ngoài màng tim. Sau đó, bệnh nhân được chuyển qua Bệnh viện Nhân dân 115, kết quả chụp phim cho thấy trong ngực bệnh nhân có khối u trung thất lớn. Nhận định về nguyên nhân, bác sỹ Tuấn Anh cho hay bệnh nhân Khuê bị u trung thất lớn hình thành từ tế bào mầm, hoặc u quái.
Theo lời bác sĩ Tuấn Anh ca phẫu thuật cắt bỏ khối u cho Khuê sẽ được tiến hành vào ngày 31/7 tới đây. Ca mổ sẽ diễn ra dưới sự hợp tác của Khoa Hồi sức tim và Khoa Phẫu thuật lồng ngực
Dự tính, các bác sĩ sẽ phải nhờ tới sự hỗ trợ của máy tim, phổi nhân tạo trong và sau ca phẫu thuật. Đây là một ca bệnh nặng, phức tạp nên dự hậu thành công sau mổ là 50%. Theo bác sỹ Tuấn Anh, nếu bệnh nhân không mổ, rất nguy hiểm đến tính mạng do khối u chèn ép lớn ở lồng ngực, nằm đầu kê hơi cao mới thở được. Đây là ca phẫu thuật u trung thất lớn nhất từ trước đến nay
Được biết, mẹ của  Khuê, chị  Nguyễn Thị Huyền cũng đang mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư vú), phải điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Chị Huyền, vợ anh Thuân, vốn là giảng viên trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, hơn một năm nay chị phải rời bục giảng để chống chọi với căn bệnh ung thư vú.
Nam Phong (Tổng hợp theo TTXVN, TPO)

Manila sử dụng Subic Bay để triển khai lực lượng nhanh chóng ra Biển Đông

Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011. (REUTERS/U.S. Navy)

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào hôm nay 28/07/2013 đã xác nhận kế hoạch di dời các căn cứ không quân và hải quân chính của nước này đến một căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở phía Bắc thủ đô Manila. Theo một báo cáo mật của bộ quốc phòng Philippines, mục tiêu kế hoạch di dời là tạo điều kiện cho lực lượng không quân và hải quân tiếp cận nhanh chóng các vùng biển đảo ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP qua điện thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết là, lực lượng không quân và hải quân cùng với các đội máy bay và tàu chiến sẽ được di chuyển đến đặt căn cứ tại Vịnh Subic, nằm ở phía Bắc Manila. Đây nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ nhìn ra Biển Đông, được cải sửa thành một cảng thương mại sau khi lực lượng Mỹ rút đi vào năm 1992.

Theo ông Gazmin, kế hoạch di dời sẽ được xúc tiến ngay sau khi ngân sách dùng và việc này được phê duyệt. Mục tiêu là để « bảo vệ biển Philippine Tây của chúng tôi ». Biển Tây Philippines là tên chính thức được chính quyền Manila dùng để gọi Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã trả lời hãng tin Mỹ từ Hàn Quốc, nơi ông đang ghé thăm.

Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines mà hãng AP có được bản sao cho biết là vị trí chiến lược của căn cứ Subic sẽ cho phép thu ngắn thời gian di chuyển của chiến đấu cơ được tung ra các vùng ngoài Biển Đông. Từ Subic bay đi, chiến đấu cơ của Philippines sẽ tiết kiệm được 3 phút so với khi cất cánh từ sân bay Clark cũng nằm ở phía bắc Manila, nơi đang đặt một số máy bay của không quân Philippines.

Tài liệu kể trên ghi rõ là căn cứ mới sẽ cung cấp cho quân đội Philippines một « vị trí chiến lược », cho phép tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng hơn các địa bàn ở trên Biển Đông.

Theo ông Gazmin, Subic Bay là một cảng nước sâu tự nhiên, có khả năng làm bản doanh cho hai tàu chiến lớn mà Philippines đã nhận được gần đây từ tay Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Philippines. Cảng Subic do đó thuận tiện hơn nhiều so với khu vực nước nông tại tỉnh Cavite, phía nam Manila, nơi đặt căn cứ Sangley Point của hạm đội Philippines.

Xin nhắc lại là Philippines là quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Từ tháng tư năm ngoái, Bắc Kinh đã lấn chiếm trong thực tế bãi cạn Scaborough trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, và hiện bị nghi là đang tìm cách thôn tính bãi Second Thomas Shoal, trong vùng Trường Sa, nơi đang có một toán lính Philippines trấn giữ.

Để đối phó với các động thái của Bắc Kinh, ngoài việc dùng phương thức ngoại giao, Manila tích cực ủng hộ việc lực lượng Mỹ hiện diện hùng hậu trở lại trong vùng để làm đối trọng với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực nâng cấp quân đội của mình, vốn bị xem là thuộc loại yếu nhất châu Á.
Trọng Nghĩa (RFI)
 

Chuyến thăm Mỹ của CT Nước: chọn nhầm thời điểm?

Trong tuần qua, ngoại giao Việt Nam sôi động với chuyến xuất ngoại của 2 trong bộ “tứ trụ triều đình” là chủ tịch nước Trương Tấn Sang (đi Mỹ) và chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (đi Hàn Quốc & Myanmar).
Truyền thông các lề hầu như chỉ “ưu tiên” chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang. Cũng là lẽ thường tình. Chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng mang tính “ngành nghề” của ông “chủ tịch Nghị viện”. Còn chủ tịch nước trên danh nghĩa là “nguyên thủ quốc gia”.
Đây là lần thứ hai “nguyên thủ” Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Lần trước là ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ (6/2007) trong nhiệm kỳ 2 của ông G.J. Bush. Dĩ nhiên, truyền thông lề phải đưa tin là “chuyến thăm thành công rực rỡ” với “tuyên bố chung” quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng theo mình, chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chọn nhầm thời điểm hoặc chọn sai hướng xuất hành.
Thông thường khi nguyên thủ của một nước này đến thăm nước kia phải có ít nhất 2 điều kiện: LỜI MỜI CHÍNH THỨC & sự CHUẨN BỊ CHU ĐÁO
  CÓ HAY KHÔNG LỜI MỜI CHÍNH THỨC?
Lời mời thăm Hoa Kỳ” của Tổng thống Barack Obama đối với ông Trương Tấn Sang, như báo chí Việt Nam nêu đã chính thức chưa? Chưa. Mình nghĩ thế.
Một lời mời chính thức cấp nguyên thủ sẽ là do chính nguyên thủ đưa ra trong một buổi gặp song phương trực tiếp; hoặc thông qua vị Ngoại trưởng của chính phủ đó.
Thời điểm mà “lời mời của tổng thống Mỹ”, nếu có, đưa ra có lẽ là tháng 11 năm 2011. Khi đó ông Trương Tấn Sang dự hội nghị APEC tại Hawaii. Hoa Kỳ là nước chủ nhà. Dĩ nhiên tổng thống chủ trì hội nghị thượng đỉnh. Nhưng trong cuộc gặp song phương với ông Trương Tấn Sang thì đại diện phía Mỹ là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton (APEC 2012 tại Vladistock của Nga thì ông B. Obama không tham dự).
Bà H. Clinton (có thể) “thay mặt” hoặc “được sự ủy nhiệm của tông thống” đưa ra “lời mời chính thức” đến chủ tịch nước Việt Nam. Nhưng nên nhớ rằng Bà là Ngoại trưởng của… nhiệm kỳ trước trong ê-kíp của ông B. Obama (2008-2012).
Kể từ khi ông John Kerry, một “người bạn của Việt Nam” thay vị trí bà H. Clinton, ông chưa có lần nào đến thăm Việt Nam để “thay mặt tổng thống” chuyển lời mời. Ngay cả thăm các nước “đồng minh chiến lược” (không phải “đối tác chiến lược”) Đông Á, như Nhật, Hàn Quốc phải hai tháng sau, ông mới đến. Còn các nước ASEAN gần đây, 01/7/2013, ông J. Kerry mới “transit” sang Brunei gặp các ngoại trưởng khối này trước khi bay đi Trung Đông.
Theo thông tin báo chí thì ông B. Obama có đưa ra lời mời chung cho các vị nguyên thủ APEC 2011, đến thăm Hoa Kỳ. Đó chỉ là lời mời xã giao. Lời mời đó lại cách đây 2 năm và là của nhiệm kỳ trước. Không thể vì lời mời của nhiệm kỳ trước cách đây 2 năm để “lên kế hoạch” ngoại giao. Nếu ông B. Obama không đưa ra lời mời (giao nhiệm vụ) mới, ông J. Kerry không có trách nhiệm phải thực thi “công việc chưa hoàn thành” của bà H.Clinton.
Chụp ảnh lưu nieejmcura các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii
Chụp ảnh lưu niệm của các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii
      … và “SỰ CHUẨN BỊ CHU ĐÁO”?
Để có lời mời “chính thức” thì ít nhất phải qua kênh ngoại giao. Ngoại trưởng là người chịu trách nhiệm về chuyển lời mời. Nhưng mời khi nào thì cả guồng máy của chính phủ Mỹ, trước hết là các cố vấn thân cận về chính sách đối ngoại đưa ra cho tổng thống. Rồi còn phải thăm dò đối thủ Đảng Cộng hòa nữa,…
Hơn nữa, để có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh chính thức trong vòng một giờ, cả hai bên phải chuẩn bị không chỉ lịch trình, thời gian mà cả nội dung “đã đạt được những thỏa thuận chung” là gì. Từ kinh tế, ngoại giao, quân sự liên quan đến chiến lược toàn cầu, phạm vi ảnh hưởng của nước được mời đến cả vấn đề đối nội và đối ngoại của nước đó. Các bên liên quan giữa các bộ ngành, tổ chức đã gặp gỡ hội đàm với nhau về những gì mà hai bên muốn đạt được chưa?
Phía Hoa Kỳ, về đối nội Đảng Dân Chủ chưa phải là đa số áp đảo tại lưỡng viện. Cộng Hòa để ủng hộ hoàn toàn chính sách đối ngoại của chính phủ. Điều này thể hiện qua sự phản đối của các nghị sỹ, dân biểu của đảng Cộng hòa khi tiếp đón ông Trương Tấn Sang.
Chính quyền ông B. Obama nhiệm kỳ hai đang vấp phải nhiều vấn đề rắc rối từ đối nội (các dự luật bị ách lại tại lưỡng viện) đến đối ngoại (như vụ “người đưa tin” Snowen). Mối quan hệ với Việt Nam chưa phải là quan tâm hàng đầu. Trung Quốc, Nga, Nhật mới là vấn đề của Mỹ. Vấn đề Biển Đông, Mỹ chỉ cần “đồng minh chiến lược Philippines” là có thể đảm bảo thông thương hàng hải.
Chưa kể đến, trong con mắt chính giới Mỹ, Việt Nam đang là nước thiếu dân chủ và vi phạm nhân quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đây là một điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ ưu tiên “hợp tác toàn diện” hay “đồng minh chiến lược”.
Vấn đề này, lấy MYANMAR làm ví dụ là rõ nhất.
Vừa mới tái cử, ông B. Obama đã bay sang thăm Myanmar và đưa ra lời mời chính thức với ông Thein Sein. Năm tháng sau, ông Thein Sein đã được đón tiếp long trọng đúng nghi thức nguyên thủ tại Oashington.
Mối quan tâm của truyền thông Hoa Kỳ dành cho ông Thein Sein cũng rất phong phú. Ông có hơn 60 phút “trực tiếp” với  Christine Amanpour trên CNN. Ông cũng trả lời phỏng vấn nhiều báo lớn như Time, NYT,…
Đơn giản là Hoa Kỳ đánh giá cao sự thoát ly khỏi “giá trị dân chủ” và “chuẩn mực xã hội quân sự” theo chế độ Mao-ít của Myanmar. Sau chuyến đi, ông Thein Sein cũng “thực hiện lời hứa” của mình trước truyền thông quốc tế là thả hết tù chính trị, mà trước đó ông đã có chính sách cho tự do báo chí.
Như vậy, rõ ràng chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là một chuyến đi, ít nhất không được sự mong đợi của Hoa Kỳ. Nói đúng ra là chưa đến thời điểm để Hoa Kỳ có “lời mời chính thức” cho Việt Nam. Hay nói thẳng là Việt Nam chọn sai thời điểm để… ép Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đã “miễn cưỡng” tiếp đón phái đoàn Việt Nam.
Kết quả chuyến thăm đã chứng minh điều đó. Không cần minh chứng bằng các nghi lễ đón tiếp của tổng thống không lịch lãm (nhắn tin, xem “tờ rơi”, phơi đồng hồ cho đối tác và phóng viên nhìn) hay báo chí Mỹ lơ là, mà truyền thông lề trái chứng minh và so sánh. Mình chỉ chú ý đến nội dung và thỏa thuận đạt được giữa hai bên.
Về tuyên bố chung 9 điều đạt được với Mỹ, đều là những kết quả làm việc với các vị bộ trưởng Nông nghiệp, Thương Mai và Ngoại Giao. Có nghĩa là chẳng cần cấp nguyên thủ quốc gia mà chỉ cần đồng cấp bộ trưởng là OK!
Về “đối tác toàn diện”: chỉ có đạt được chừng đó điểm mà gọi là “toàn diện” sao? Dù có thể chính ông B. Obama nói ra thì cũng chỉ là lời nói ngoại giao.
Ngay cả thuật ngữ văn bản ngoai giao, hai bên cũng khác nhau. Với Hoa Kỳ, không có sự chung chung mập mờ “đối tác toàn diện”. Chỉ có “đồng mình chiến lược” hoặc  “quan hệ bình thường” mà thôi. Đã là “đồng minh chiến lược” thì bao gồm cả hiệp định quân sự, hiệp định kinh tế. Việt Nam chưa đáp ứng hết các điều kiện về nhân quyền và tự do báo chí để Hoa Kỳ có thể nâng lên tầm “chiến lược” trong quan hệ. Đó là điều chắc chắn.
Về phía Việt Nam, vị trí của ông Trương Tấn Sang là “nguyên thủ” nhưng cơ chế của Việt Nam theo “Điều lệ Đảng” là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì thế ông Sang chỉ quyết định vấn đề được trong phạm vi… “Văn phòng chủ tịch nước”.
Còn vấn đề chọn ai là “đối tác chiến lược” thì do Bộ chính trị quyết. Mặc dù mục tiêu “phấn đấu về mặt ngoại giao, các nước thừơng trực trong Liên Hiệp quốc” sẽ là “đối tác chiến lược”nhưng đâu phải đơn giản, muốn là được? Ông B. Obama và chính quyền Hoa Kỳ rất hiểu điều đó. Nghĩa là Bộ chính trị muốn hay ông Sang tuyên bố gì cũng không có… thực lực với chính sách của Hoa Kỳ!
Mặt khác, ngoài vấn đề đối nội như bắt bớ blogger; trấn áp biểu tình chống Trung Quốc, tự do ngôn luận,.. thì mục tiêu vào TPP đến cuối năm nay, 2013 e cũng khó nhận được sự đảm bảo từ Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, có vẽ như Việt Nam vẫn áp dụng chiêu thức ngoại giao như thời chiến tranh. Không thể hô hào “làm bạn với tất cả” là có thể chia tay ra theo ý muốn của mình. Trong khi đối nội vãn chưa đủ tiềm lực kinh tế và cải cách chính trị để theo kịp thế giới 
THỜI ĐIỂM (Timming) của màn kịch quan hệ chính trị Việt Mỹ bây giờ không phải như thời kỳ đàm phán Paris 1968 -1972 nữa.
Chọn sai thời điểm là thế !
278/7/2013
Sao Hồng
(Blog Sao Hồng)

Biến động tại Sacombank: Bao giờ có lời giải?

Vì sao ông Đặng Văn Thành từ nhiệm chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – nơi mà ông đã dành gần như toàn bộ tâm huyết của mình để đưa ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam?
Ông Đặng Văn Thành.
Quyết định bất ngờ
 Năm 2012 có thể xem là năm có nhiều biến động đối với thị trường tài chính – ngân hàng nước ta và đó đều là những cú sốc đầy bất ngờ với giới đầu tư, gây hiệu ứng mạnh trên thị trường chứng khoán. Một điểm đáng chú ý là nguồn cơn của gây lên những cơn biến động này đều gắn liền với một tên tuổi nào đó trên thị trường tài chính – ngân hàng.
Điểm lại những cú sốc kiểu như vậy trong năm 2012, chúng ta không khó bắt gặp cái tên Đặng Văn Thành - một trong những nhân vật, những vị đại gia thuộc hàng Top ở nước ta. Và sự kiện ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank gây lên những biến động trên thị trường tài chính – ngân hàng sau đó chắc chắn cũng chỉ thua cú sốc mang tên “bầu” Kiên. Tuy nhiên, không giống như cú sốc “bầu” Kiên do vướng nghi vấn pháp luật, tại thời điểm từ nhiệm, lý do được ông Thành đưa ra cho quyết định của mình là vì vấn đề sức khỏe. Lá đơn từ nhiệm của ông Thành chính thức được Hội đồng Quản trị Sacombank phê duyệt ngày 2/11/2012.
Tại thời điểm đó, thị trường tài chính – ngân hàng nói chung và giới đầu tư nói riêng đều rất bất ngờ với quyết định này của ông Thành và khi thông tin này chính thức được xác nhận, rất nhiều đồn đoán đằng sau sự ra đi này đã được đưa ra và hệ quả của nó là sự tụt dốc của thị trường chứng khoán.
Được biết, ông Đặng Văn Thành (SN 1960, gốc Hoa) tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh bắt đầu bước vào nghiệp kinh doanh với cở sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, công việc làm ăn thuận lợi và phát đạt đã giúp ông Thành từng bước “xâm nhập” lấn sang lĩnh vực tài chính. Từ cơ sở kinh doanh cồn nhỏ bé và chỉ 11 năm sau, ông Thành bắt đầu nghĩ đến chuyện huy động vốn rồi cho vay lại để sinh lời. Đến năm 1991, người đàn ông họ Đặng thành lập Hợp tác xã tín dụng Thành Công và giữ chức vụ Chủ nhiệm. Cơ sở kinh doanh cồn từ ngày khởi nghiệp, ông Thành tin tưởng giao lại cho vợ nắm giữ.
Nhờ nắm bắt cơ hội nhanh và táo bạo, hợp tác xã tín dụng tiếp tục tạo dựng được tên tuổi. Nhiều người tìm đến với Thành Công như một sự uy tín, một niềm tin để thực hiện các hoạt động cho vay và đi vay vốn. Chỉ vài tháng sau, Sacombank chính thức trở thành ngân hàng cổ phần với vốn điều lệ 3 tỉ đồng. Trong suốt quá trình tạo dựng cơ nghiệp, đến nay Sacombank đã có số vốn điều lệ lên đến hơn 10.000 tỉ đồng.
Nói như vậy để thấy rằng, Sacombank có thể xem là đứa con tinh thần của ông Đặng Văn Thành và khi ông bỏ đi đứa con đó, hẳn phải vì một nguyên nhân gì đó rất lớn. Nhưng cũng chính vì vậy, với sự nhạy cảm vốn có, sự ra đi của ông Thành đã kéo thị trường chứng khoán giảm mạnh. Một thống kê cho thấy, 24.438 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ USD) đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán. Và nếu mang so sánh sự kiện này với sự kiện “bầu” Kiên thì nó lớn hơn nhiều (trong phiên giao dịch sau khi thông tin “bầu” Kiên bị bắt, giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán giảm 19.100 tỉ đồng (tương đương 920 triệu USD).

Chờ lời giải

Ai thay cha con ông Đặng Văn Thành ở Sacombank?
Sau sự ra đi của ông Đặng Văn Thành, một loạt câu hỏi đã được đặt ra và đang từng bước có câu trả lời.

Đầu tiên phải kể đến những lình xình xoay quanh khoản nợ kếch xù được cho là nên tới cả ngàn tỉ đồng của gia đình ông Thành. Theo cách nói của nhiều người, gia đình ông Thành đã dùng số cổ phần mà mình nắm giữ tài Sacombank để mang thế chấp cho các khoản vay đó và khi không có khả năng thanh toán, số cổ phiếu này được xem là tài sản thế chấp. Thông tin này sau đó đã được chính đại diện Sacombank lên tiếng xác nhận. Bản chất của những lình xình này sau đó cũng được xác nhận là một giao dịch tài chính bình thường và chuyện dùng cổ phiếu để cấn trừ vào các khoản vay là đúng với thoả thuận ký giữa các bên.

Thông tin được ông Phạm Hữu Phú - người thay ông Thành ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank đưa ra, giá trị các khoản vay của gia đình ông Đặng Văn Thành vào khoảng 4.000 tỉ đồng và sau khi tiến hành rà soát, có 1.600 tỉ đồng không hợp lệ trên khía cạnh tài sản đảm bảo. Và để giải quyết vấn đề này, gia đình ông Thành đã đề xuất dùng số cổ phần đang nắm giữ tại Sacombank làm tài sản thế chấp. Theo thỏa thuận này, Sacombank đồng ý sử dụng khoản sở hữu vốn trong ngân hàng tương đương 7,435% (79.842.647 cổ phiếu) của ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh để cấn trừ vào các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và phải thu khác với tổng giá trị thỏa thuận là 1.596.853 triệu đồng.

Sau khi thông tin trên được phát đi, bí ẩn về quyết định từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành đã phần nào được làm rõ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai? đại gia nào?... đã bỏ ra số tiền lớn lên tới hàng ngàn tỉ đồng để mua lại số cổ phần này của gia đình ông Thành. Và liệu rằng đây có phải một cuộc thâu tóm ngân hàng hay không?...

Đáp án câu trả lời đang dần lộ diện khi mới đây, tại văn bản số 70/2013/CV-HĐQT của Sacombank gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh về tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm cho thấy, ngày 13/3/2013, Hội đồng Quản trị Sacombank từng có nghị quyết về việc bán 80 triệu cổ phiếu STB, tương đương 6,6% cổ phần Sacombank mà ông Thành và con trai là ông Đặng Hồng Anh nắm giữ cho ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tấn Anh. Tuy nhiên, sau đó giao dịch này đã không được thực hiện thành công do 2 bên không đạt được mức giá thoả thuận.

Được biết, ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tấn Anh đều đang làm việc tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Cũng theo báo cáo trên, it lâu sau khi giao dịch trên thất bại, Sacombank đã bán thành công khoảng 65 triệu cổ phiếu. Người mua lượng cổ phiếu này hiện vẫn là bí ẩn bởi tỉ lệ nắm giữ cổ phần chưa quá 5% nên không phải công bố danh tính. Tuy nhiên, theo giá trị ước tính tại thời điểm giao dịch trên được thực hiện, với mức giá 20.000 đồng/CP, tổng giá trị của giao dịch này lên đến hàng ngàn tỉ đồng - một số tiền quá lớn trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

Qua đó để thấy rằng, đằng sau sự ra đi của gia đình họ Đặng tại Sacombank hiện vẫn đang còn rất nhiều bí ẩn và đây chắc chắn vẫn sẽ là đề tài “nóng” trong thời gian tới. Vấn đề ai đã bỏ ra cả ngàn tỉ đồng để mua số cổ phiếu trên của cha con ông Đặng Văn Thành? Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giới đầu tư đang hướng câu hỏi về phía đại gia Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, công ty đã có tới 2 thành viên có ý định mua lượng cổ phiếu Sacombank mà cha con ông Thành nắm giữ nhưng bất thành.

Thanh Ngọc
(PetroTimes)  

Hữu Nguyên - Sơ kết một năm tố cáo Đinh Đức Lập (1)


1. Ngày 17/6/2012, quan ngại về tình hình ngày càng xấu đi của báo Đại Đoàn Kết, có liên quan tới trách nhiệm người đứng đầu là ông Đinh Đức Lập, nhân kỷ niệm Ngày Nhà báo 21/6/2012,  tôi gởi cho Chủ tịch Huỳnh Đảm và các vị lãnh đạo khác của MTTQVN một lá thư.
Lá thư bày tỏ sự lo ngại và cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng của báo Đại Đoàn Kết, bởi tình hình của báo hiện đang trở nên vô cùng tồi tệ về nhiều mặt, mà trách nhiệm thuộc về người đứng đầu là tổng biên tập Đinh Đức Lập. Chỉ sau hơn 3 năm trở thành người đứng đầu, ông Lập đã nhanh chóng đầy tờ báo lâm vào “bước đường cùng”, đang phải đối mặt với những nguy cơ mất uy tín chính trị, mất cân đối tài chính và mất đoàn kết nghiêm trọng.
Ngoài những tiêu cực cụ thể đã xảy ra dưới sự điều hành của ông Đinh Đức Lập, các cảnh báo cũng nhanh chóng trở thành sự thật khi mà việc sử dụng nhân sự mang tính gia đình trị, nhóm lợi ích của ông Lập đã tiếp tay cho chấu ruột của ong là Đinh Quang Sơn chiếm dụng nhiều tỷ đồng tiền góp vốn xây dựng chung cư của anh em báo Đại Đoàn Kết trong nhiều năm trời. Khi sự việc bị phát giác, ông Sơn đã bỏ trốn cho tới nay mà không phải chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào.
Tình hình tài chính của báo Đại Đoàn Kết chỉ cần có một cuộc thanh  tra, kiểm toán đúng pháp luật, khách quan thì sẽ rõ. Còn tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng thì ngày càng quá rõ.
2. Ngày 24/6/2012, Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh thực hiện ý kiến chỉ đạo của tổng biên tập Đinh Đức Lập, ký công văn số 03/BBT.ĐĐK mời tôi (Hữu Nguyên) ra tòa soạn ở Hà Nội để làm việc với nội dung trao đổi và làm rõ những nội dung trong lá đơn mà tôi gởi cho Chủ tịch Huỳnh Đảm.
Tôi đã từ chối không thực hiện yêu cầu phi lý này của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết. Vì các lý do sau:
-  Lá thư đề ngày 17/6/2012 do tôi đứng tên phản ánh một số tình hình đáng lo ngại của báo Đại Đoàn Kết có liên quan tới trách nhiệm của người đứng đầu là Tổng biên tập Đinh Đức Lập ghi rất rõ là gởi cho các vị Lãnh đạo của UBTƯMTTQVN, thư này không gởi cho Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết;
- Nội dung được nói tới trong thư cũng không phải là chuyện để “trao đổi và làm rõ” giữa cá nhân tôi và Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết. Cho nên, không có cơ sở để Tổng biên tập triệu tập tôi nhằm tổ chức một cuộc đối chất giữa cá nhân tôi và Tổng biên tập về bức thư nói trên. Cũng như tôi không có trách nhiệm phải giải trình với Tổng biên tập về những vấn đề được nêu trong thư (có liên quan tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập). Thẩm quyền làm rõ những tồn tại ở báo Đại Đoàn Kết liên quan tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập Đinh Đức Lập thuộc về cấp chủ quản là UBTƯMTTQVN. Vì vậy, nếu có một cuộc “trao đổi và làm rõ” giữa cá nhân tôi với người chủ trì là Tổng biên tập về nội dung lá thư phản ánh những tồn tại liên quan trực tiếp tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập thì đó là một việc làm hoàn toàn không khách quan, không có ý nghĩa vì không giải quyết được vấn đề gì;
- Trong hoàn cảnh kinh tế - tài chính hết sức khó khăn của báo Đại Đoàn Kết, thực hiện một chuyến đi tốn kém tiền bạc của tập thể nhưng lại thiếu cơ sở pháp lý và cũng không góp phần giải quyết được vấn đề gì cho thực trạng đáng buồn của báo Đại Đoàn Kết hiện nay thì đó chính là một sự lãng phí.
Do vậy, với trách nhiệm của một thành viên đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết, tôi thấy không cần thiết phải ra tận Hà Nội để tham gia một cuộc làm việc chỉ phục vụ cho cách hành xử chủ quan của Tổng biên tập Đinh Đức Lập, không mang lại hiệu quả gì cho yêu cầu giải quyết tận gốc các vấn đề mà tôi đã trình bày minh bạch lên cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý là các vị Lãnh đạo cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
3. Ngày 10/7/2012, tôi chính thức làm đơn tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2012, tố cáo nhiều hành vi sai phạm, tiêu cực của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Đơn được gởi tới các lãnh đạo của cơ quan chủ quản báo là Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.
4. Ngày 23/7/2012, Phó chủ tịch UBTWMTTQVN Bùi Thị Thanh thay mặt Ban Thường trực ký công văn số 2666/MTTW-BTT gởi cho tôi thông báo Ban Thường trực UBTWMTTQVN đã nhận đơn tố cáo của tôi về các sai phạm của ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết. Công văn khẳng định: “Ban Thường trực UBTWMTTQVN sẽ chỉ đạo tiến hành làm rõ”.
Một Tổ công tác nhằm kiểm tra giải quyết đơn tố cáo của tôi đã được Ban Thường trực UBTWMTTQVN thành lập. Tuy nhiên, Tổ công tác này cũng chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra thông tin, thẩm định chứng cứ và sau đó tham mưu cho Ban Thường trực xử lý và kết luận.
5. Ngày 16/8/2012, Tổ Công tác kiểm tra giải quyết đơn tố cáo vào TP. Hồ Chí Minh làm việc với tôi về các nội dung của đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập. Thành phần của Tổ Công tác gồm có: Ông Lê Bá Trình (Phó chủ tịch UBTWMTTQVN, phụ trách khối báo và tạp chí của MTTQVN); ông Nguyễn Anh Xuân (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy UBTWMTTQVN) và bà Phạm Thị Hương (chuyên viên của Ban Dân chủ & Pháp luật UBTWMTTQVN).
Buổi làm việc đã đi tới sự nhất trí cao về 9 vấn đề sai phạm của ông Đinh Đức Lập bị tố cáo.
Sau một thời gian khá dài kiểm tra, xác minh và thu thập tư liệu, bằng chứng, Tổ Công tác đã có văn bản kết luận (nghe nói) dày khoảng 56 trang A4 khẳng định hầu hết các nội dung tố cáo của tôi đối với ông Đinh Đức Lập là đều có cơ sở.
Tổ Công tác đã trình báo cáo kết quả kiểm tra các nội dung tố cáo này cho lãnh đạo Đảng và Ban Thường trực của MTTQVN. Ngay sau đó, bản báo cáo được chỉ đạo làm lại, rút ngắn xuống còn trên dưới 10 trang hết sức chung chung.
6. Ngày 10/1/2013 tôi được Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ quan Trung ương MTTQVN mời ra Hà Nội để nghe Thông báo kết luận giải quyết đơn tố cáo của tôi đối với ông Đinh Đức Lập. Tôi phải tự chịu tất cả các chi phí đi lại bằng máy bay và ăn nghỉ từ TP.HCM ra Hà Nội trong suốt thời gian được mời ra nghe thông báo này.
Tại buổi làm việc này, có mặt ông Lê Bá Trình (Phó chủ tịch UBTWMTTQVN, Tổ trưởng tổ công tác), bà Bùi Thị Thanh (Phó chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra), ông Nguyễn Anh Xuân (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra), bà Phạm Thị Hương (chuyên viên Ban Dân chủ - Pháp luật MTTQVN), bà ...Hồng (Cán bộ của Ban DC-PL) và tôi.
Tôi chỉ được nghe bà Hương đọc các văn bản kết luận (được cho là của Đảng Đoàn MTTQVN) trong đó hầu hết (khoảng 80%) nội dung tố cáo của tôi được ghi nhận là có cơ sở. Những nội dung khác một phần do Tổ công tác chưa có thời gian để thu thập tư liệu chứng cứ, một phần khác vượt quá khả năng chuyên môn của Tổ công tác nên chưa thể kết luật. Tuyệt nhiên không có bất kỳ một dòng, một chữ nào trong kết luận mà tôi được đọc cho nghe khẳng định rằng tôi tố cáo sai, tố cáo không đúng.
Tôi đã phát biểu ý kiến không đồng tình về cách công bố kết luận giải quyết đơn tố cáo như thế này của lãnh đạo MTTQVN. Ngay tại cuộc họp tôi đã chính thức yêu cầu lãnh đạo MTTQVN cung cấp kết luật giải quyết tố cáo cho tôi bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Ngay sau đó, tôi đã làm đơn gởi lãnh đạo MTTQVN đề nghị cung cấp kết luận giải quyết tố cáo cho tôi bằng văn bản.
Thế nhưng, cho tới thời điểm này tôi vẫn chưa hề nhận được bất kỳ sự hồi đáp nào của lãnh đạo MTTQVN về yêu cầu chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật này của tôi.
Điều này có nghĩa, theo quy định của pháp luật cho tới thời điểm này việc giải quyết đơn thư tố cáo của tôi đối với ông Đinh Đức Lập là chưa kết thúc. Bởi vì, cho tới nay vẫn chưa có văn bản kết luận nào của cơ quan đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật và người tố cáo cũng chưa nhận được bất kỳ văn bản kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
(Còn tiếp)
Hữu Nguyên
(Blog Hữu Nguyên)

Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…
Những ngày gần đây, một vài thông tin trên mạng có nêu việc Nguyễn Văn Hải đã “tuyệt thực” và “đang trong tình trạng nguy cấp”. Nhân đó, một số người vốn đã quen với việc kích động tụ tập khiếu kiện, bèn tập hợp nhau tới các cơ quan công quyền đưa yêu cầu can thiệp khẩn cấp.
Trong chuyến công tác tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã tìm hiểu và thấy chuyện tuyệt thực của Hải chỉ là một màn kịch vụng về, nhằm thu hút dư luận đúng dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đi thăm một số nước, trong đó có Hoa Kỳ.
Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…
Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7) và nhận khẩu phần ăn từ cán bộ trại (ngày 28/7).
Lẽ thường, một người mà tuyệt thực tới hơn 30 ngày thì chỉ còn da bọc xương, không thể gượng ngồi dậy được và chắc chắn là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi được xem một số biên bản kiểm tra sức khoẻ gần nhất (ngày 26/7) của Hải, các kết quả đều ghi nhận sức khoẻ bình thường.
Một bác sĩ tại Bệnh xá Trại giam số 6 cho hay: “Qua thăm khám định kì, chúng tôi kết luận phạm nhân Nguyễn Văn Hải đủ sức khỏe để chấp hành án. Đây là kết luận chuyên môn, chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình”. Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: “Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại”…
Tuy đang “tuyệt thực”, nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hoà tan, sữa hộp… Bởi vậy mà Hải vẫn có đủ sức khoẻ để diễn tiếp màn kịch vụng về “tuyệt thực”. Chúng tôi chợt nhớ lại việc Cù Huy Hà Vũ cũng dùng chiêu “tuyệt thực” hồi đầu tháng 6 vừa qua để gây chú ý dư luận.
Nguyễn Văn Hải (61 tuổi), bị Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện Nguyễn Văn Hải đang chấp hành án tại Trại giam số 6, Phân trại K1, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Sau khi báo chí đưa tin gặp Vũ trong trại, đăng cả ảnh chụp biên bản nhận quà của gia đình cũng có cháo gà, nước sốt gà hầm và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, thì dư luận đã rõ việc “tuyệt thực” là gì. Có lẽ cũng vì thế, sau khi báo chí lên tiếng vài ngày, thì Cù Huy Hà Vũ bẽ bàng gỡ gạc tuyên bố “chấm dứt tuyệt thực”.
Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại.
Vũ Đại Phong
(CAND)
 

Nghi án công an xã 'dàn trận' đánh dân nhập viện

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 30 tháng bảy năm 2013

Bất bình trước việc công an xã đánh dân, một thanh niên vào can đã bị lực lượng công an xã đánh ngất tại sân, đứt gân chân phải đi nhập viện.  



Theo lời kể lại của nạn nhân, khoảng 17h, ngày 25/7, tại sân trụ sở UBND xã Liên Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), anh Bùi Văn Khơi, SN 1990, thôn Thượng Am, xã Liên Am đang ngồi xem trận bóng đá mini do địa phương tổ chức thì thấy khu vực cầu môn có xảy ra sô xát giữa công an xã và một thanh niên. 


Công an xã Liên Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đánh dân
Trên mặt anh Khơi có một xố vết chầy xước do bị đánh - Ảnh Minh Khang 
Thấy vậy, anh Khơi ra can ngăn, thì liền bị ông Mười - Phó trưởng Công an xã Liêm Am vặn tay quật ngã xuống sân và đạp chân vào mặt. Bị đánh, anh Khơi vùng dậy chạy ra quán nước vơ mấy chai nước thủy tinh nhằm mục đích tự vệ trước sự tấn công của ông Mười và lực lượng công an xã. Sau đó, anh Khơi cầm chai ra đứng trước mặt ông Mười và nói: "Thằng nào thích đánh người thì nhảy vào đây!".

Lúc này có mặt ông Lã Trọng Hữu - Trưởng Công an xã Liên Am, có chỉ đạo 2 công an viên đóng cổng trụ sở UBND xã lại với mục đích không cho anh Khơi chạy ra ngoài và chỉ tay vào mặt anh Khơi nói: "Cho bọn này chết luôn!". Anh Khơi nói: "Vừa mày thích đánh tao phải không?" và phi một chai thủy tinh về phía ông Hữu.

Một công an viên tên Thuận, SN 1986, thôn Bích Đông (cùng xã) cầm gậy (là công cụ hỗ trợ) đập một nhát vào đầu anh Khơi gẫy đôi chiếc gậy, làm anh Khơi gục ngay tại chỗ. Mặc dù bị gục tại sân nhưng một số công an viên vẫn đánh đập anh Khơi.

Công an xã Liên Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đánh dân
Trên mặt anh Khơi có nốt giầy do bị đạp - Ảnh Minh Khang 

Sau đó anh Khơi bị còng tay và dẫn giải về phía phòng Ban công an xã thì người cậu họ anh Khơi là Bùi Văn Hữu có bảo đi sang Trạm y tế xã để băng bó vết thương (Trạm y tế xã có cổng liền kề gần phòng làm việc của Ban công an xã).

Băng vết thương xong, anh Khơi quay lại Ban công an xã và thấy đau đầu nên anh Khơi đòi phải đưa đi chiếu chụp nhưng ông Mười có nói: "Cứ tống nó vào phòng, chờ xong trận bóng rồi đưa đi chiếu chụp sau". Anh Khơi có nói: "Nếu đến lúc đó tao chết thì sao?", ông Mười đáp: "Cứ tống nó vào kia, chết tao chịu!".

Sau đó, anh Khơi đi ra phía sân bóng không có công an viên nào đi theo nên đã nhảy qua tường bao trụ sở UBND xã, rồi đi vào nhà bác họ gần đó nằm và gọi điện cho 2 người anh họ đến đón và tự mở còng số 8 cho anh Khơi và đưa anh Khơi lên Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Bảo rồi được chuyển lên Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng để tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Việt Tiệp, sau khi thăm khám, chiếu chụp, bác sỹ đã tiến hành mổ nối gân ngon chân út bên trái và làm thủ tục nhập viên để tiếp tục theo dõi.

Hiện anh Khơi sức khỏe đã tạm ổn định, trên mặt và người có một số vết chầy xước và thâm tím. Được biết, anh Khơi là sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Du lịch, Thương mại Hải Dương, đang trong thời gian thực tập.
Công an xã Liên Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đánh dân
Nhân chứng đang chỉ hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát giữa công an xã và anh Khơi - Ảnh Minh Khang 

Chiều ngày 28/7, PV VTC News đã về địa phương nơi xảy ra vụ việc nói trên, để gặp một số nhân chứng.

Chị Bùi Thị Hoa, SN 1995, nhà ở đường 17A, xã Liên Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho biết, khi xảy ra xô sát, ông Mười - Phó trưởng Công an xã Liên Am có túm tay bẻ quặt lại đằng sau và đạp vào mặt anh Khơi, làm anh Khơi ngã gục xuống đất.

Sau khi vùng dậy được, anh Khơi chạy đến quán nước gần đó lấy 2 cái chai thủy tinh đập vào nhau để tự vệ. Đồng thời, anh Khơi cầm một chiếc ghế gỗ nhỏ định chạy ra cổng trụ sở UBND xã thì lực lượng công an viên xã đang đứng đó ngăn lại và có một công an viên cầm gậy gỗ (loại công cụ hỗ trợ) đập vào đầu làm anh Khơi gục ngã tại chỗ, chiếc gậy gãy làm đôi.

Chị Hoa nghe thấy ông Mười nói: "Chúng mày đánh chết nó đi, tội đâu tao chịu". Lập tức khoảng 10 công an viên lao vào dùng gậy cao su, gậy gỗ đánh, đấm, đá liên tiếp vào người anh Khơi.
 
Công an xã Liên Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đánh dân
Một số nhân chứng bức xúc trước sự việc công an xã đánh anh Khơi nên đã "cả gan" cung cấp thông tin cho PV, số khác sợ bị trả thù nên đã từ chối - Ảnh Minh Khang  

Chị Nguyễn Thị Huệ, SN 1978 (thôn Thượng Am, xã Liên Am) cũng cho biết sự việc tương tự như chị Hoa  nêu trên. Đồng thời cho biết, khi nhìn thấy anh Khơi máu me be bét trên mặt mà vẫn bị đánh liền chạy về gọi người nhà anh Khơi, tuy nhiên không có ai ở nhà. Lúc chị quay lại thì thấy Khơi đã bị còng tay đứng ở sân trụ sở UBND xã, chân trái đang chảy nhiều màu, sau đó Khơi được đưa sang Trạm xá xã liền kề băng bó vết thương.

Một số nhân chứng khác khi phóng viên tiếp xúc, họ đều cung cấp nội dung thông tin tương tự như hai nhân chứng vừa nêu trên.

Cũng trong chiều ngày 28/7, PV VTC News vào làm việc với Ban Công an xã và gặp ông Mười - Phó trưởng Công an xã, ông Nguyễn Xuân Sáu - Phó chủ tịch UBND xã Liên Am cho biết, vừa qua địa phương có tổ chức giải bóng đá mini cho các cháu. Anh Khơi đến xem cổ vũ rồi xảy ra việc xô xát giữa Ban Công an xã và anh Khơi, do anh Khơi có một số lời lẽ không hay với trưởng, phó công an xã.

Hiện, giải bóng đã mini vẫn đang tổ chức nên để kết thúc giải, địa phương sẽ tập trung giải quyết vụ việc. UBND xã cũng đã nhận được đơn trình báo của gia đình anh Khơi. Còn do là ngày nghỉ nên lãnh đạo địa phương chưa thống nhất được nội dung vụ việc nên chưa thể trả lời chi tiết. Sau ngày 30/7 sẽ cung cấp thông tin đầy đủ.

Được biết, sau khi nhận thông tin, Công an huyện Vĩnh Bảo đã yêu cầu Công an xã Liên Am hoàn chỉnh hồ sơ để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến quý độc giả. 


(VTC News)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét