Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trung Quốc cần phải chứng minh cam kết với COC (LĐ    —-Philippines – Trung Quốc: “Chấu quyết đá voi”? (VnM)
Sự lo ngại chiến lược của các nước xung quanh Biển Đông tăng lên (GDVN)   ——Dù ký được COC với Trung Quốc, Biển Đông chưa chắc đã bình yên (GDVN)
‘Ván bài’ Biển Đông chưa thể lật ngửa (TVN)
LS Nguyễn Thị Dương Hà (ngoài cùng bên phải) tại phi trường quốc tế Dulles của thủ đô Washington chiều 03/07/2013.
RFA Breaking News: Vợ TS Cù Huy Hà Vũ đến Hoa Kỳ  (RFA) -Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – người đang bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam – đã đặt chân đến thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào lúc 2 giờ 50 phút chiều thứ Tư 3 tháng 7-2013.
LS Nguyễn Thị Dương Hà (ngoài cùng bên phải) tại phi trường quốc tế Dulles của thủ đô Washington chiều 03/07/2013.====>>>
Những dấu hiệu điêu tàn  (RFA)  -Điêu tàn không dừng lại tại biểu hiện kinh tế thoi thóp với những cái thở hắt ra cuối cùng, điêu tàn còn bởi ngay cả những đồng tiền còm cõi của dân cũng bị ngấu nghiến; không loại trừ cả nhà vệ sinh cho học trò! Còn gì nói thêm nữa?
Hàng ngàn hộ dân Quảng Nam gặp khó vì thủy điện (SGTT)    —Hàng nghìn hộ dân Hà Giang bị cô lập do mưa lớn(SGTT)
Lữ hành ăn chặn trẻ em -SGTT.VN – Phụ huynh mua tour ghép khách lẻ không thể ngờ, nhiều hãng lữ hành ép trẻ thuộc diện miễn phí tham quan vẫn phải “mua” vé loại… người lớn! Phần tiền lạm thu rơi vào túi ai, chỉ nhà tổ chức mới biết.
Chó và văn hóa, thịt chó và thời đại (TVN)   —-Công chức dành nửa thời gian đi học (TVN)    —Hà Nội: Danh sách 18 người lấy phiếu tín nhiệm (NLĐ)
__________________________________________________________________________________________
Trung Quốc tham vấn COC vì không muốn quốc tế hóa VĐ biển Đông (TTVN)   —Philippines bác tin Trung Quốc đã rút tàu khỏi bãi cạn tranh chấp - (PT)    —Đằng sau thái độ hòa dịu của TQ với ASEAN (KT)
Tham vấn COC là trò TQ đánh lạc hướng, tránh quốc tế hóa Biển Đông (GDVN)   —Đỗ Văn Long: “Philippines “dám” điều quân tới bãi cạn Scarborough” (GDVN)
GĐ Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đạt 68 phiếu tín nhiệm cao (GDVN)
Trang 24h âm thầm tuyên truyền Biển Đông là biển ‘Nam Trung Hoa (GDVN)

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Morsi

Trong vòng bảo vệ của quân đội, ông Mohamed Morsi đi bỏ phiếu 23/5/2012 trong cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông lên làm tổng thống Ai Cập . Một năm sau, ngày 03/7/2013, quân đội phế truất ông khỏi chức vụ lãnh đạo đất nước.
Trong vòng bảo vệ của quân đội, ông Mohamed Morsi đi bỏ phiếu 23/5/2012 trong cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông lên làm tổng thống Ai Cập . Một năm sau, ngày 03/7/2013, quân đội phế truất ông khỏi chức vụ lãnh đạo đất nước. (EUTERS/Asmaa Waguih/Files)

Tổng thống bị truất phế, Morsi, được đưa về bộ Quốc phòng sau khi bị quân đội tước quyền vào tối ngày 03/07/2013. Quân đội Ai Cập đình chỉ Hiến Pháp. Hàng triệu người xuống đường vui mừng chiến thắng và hoan nghênh vai trò của quân đội. Phe ủng hộ ông Morsi coi đây là một cuộc đảo chính. Chủ tịch Tòa Bảo Hiến tạm giữ quyền tổng thống. Quốc tế quan ngại về tình hình Ai Cập.

Quân đội Ai Cập đã ra tối hậu thư, đòi tổng thống Mohamed Morsi từ chức trước 14 giờ 30, giờ quốc tế ngày 03/07/2013. Vài giờ sau đó, phát biểu trên đài truyền hình, vào lúc 21 giờ 30 giờ địa phương, tức 19 giờ 30 giờ quốc tế, tổng tư lệnh quân đội Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sissi thông báo tước quyền tổng thống của ông Morsi, đình chỉ Hiến Pháp.

Lãnh đạo của phe đối lập, đại diện của các giáo hội tôn giáo và của thanh niên Ai Cập đã có mặt khi tướng Sissi lên tiếng. Quân đội Ai Cập từng điều hành đất nước trong 16 tháng, kể từ khi tổng thống Moubarak bị lật đổ cho đến ngày ông Morsi được bầu vào chức vụ tối cao. Trong phát biểu tối hôm qua, tướng al-Sissi cam kết là « quân đội sẽ đứng xa các hoạt động chính trị », quân đội can thiệp lần này chỉ nhằm đưa Ai Cập thoát khỏi bế tắc, tuy nhiên không cho biết rõ là quân đội sẽ giữ vai trò này đến khi nào.

Xuất thân từ hàng ngũ Huynh Đệ Hồi giáo, thuộc cánh Hồi giáo bảo thủ, ông Morsi lên cầm quyền cách nay đúng một năm. Ngay sau khi bị truất phế, vào rạng sáng ngày 04/07/2013 Mohamed Morsi được đưa về bộ Quốc phòng. Quân đội phát lệnh truy nã hàng trăm lãnh đạo của đảng Công Lý và Tự Do, đảng của ông Morsi. Nhiều nhân vật cao cấp của đảng này đã bị bắt giữ.

Tại quảng trường Tahrir hàng triệu người vui mừng chào đón chiến thắng của cuộc « cách mạng thứ nhì ». Cuộc « cách mạng thứ nhất » đã dấy lên vào đầu năm 2011 và đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Moubarak cũng đã bắt đầu từ quảng trường này. Phe chống đối đòi ông Morsi phải ra đi coi tướng Sissi và quân đội Ai Cập như những vị anh hùng.

Ngược lại phe hồi giáo bảo thủ thì coi việc ông Morsi bị tước quyền là một cuộc « đảo chính » Vào 10 giờ sáng nay, tức 8 giờ sáng, giờ quốc tế, chủ tịch Tòa Bảo Hiến Ai Cập Adly Mansour chính thức tuyên thệ để giữ quyền tổng thống. Trong cương vị này, ông sẽ chỉ định chính phủ mới để bảo đảm là « lộ trình nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân » phải được thực thi.
Thanh Hà (RFI)

Quốc tế kêu gọi Ai Cập nhanh chóng tái lập tiến trình dân chủ

Người biểu tình trên quảng trường Tahir chiều ngày 3/7/2013 đang chờ đón tin phế truất tổng thống Mohamed Morsi.
Người biểu tình trên quảng trường Tahir chiều ngày 3/7/2013 đang chờ đón tin phế truất tổng thống Mohamed Morsi. (REUTERS/Mohamed Abd El Ghany)

Trước những chuyển biến dồn dập tại Ai Cập, ngay từ tối hôm qua, 03/07/2013, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ thái độ lo ngại, đồng thời mong muốn quốc gia này nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ.

Ngay sau khi được tin quân đội Ai Cập truất phế Tổng thống Morsi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho biết là ông « rất quan ngại » và kêu gọi nước này nhanh chóng bầu lại một chính phủ dân sự mới. Washington cũng đã ra lệnh di tản nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo. Ông Obama còn cho biết ông sẽ yêu cầu các cơ quan và các bộ liên quan xem xét lại « hệ quả » trên mặt pháp lý về viện trợ hàng năm của Mỹ cho Ai Cập trong tình hình mới.

Theo luật lệ hiện hành tại Mỹ, Washington không thể trợ giúp một nước có đảo chính. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đánh giá diễn tiến ở Ai Cập rất đáng quan ngại, nhưng cũng cho rằng đòi hỏi của người biểu tình là « chính đáng ». Ông cũng kêu gọi « nhanh chóng củng cố trật tự dân sự một cách phù hợp với các nguyên tắc dân chủ ».

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, các bên ở Ai Cập cần « nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ », nhất là tổ chức bầu cử tổng thống mới. Về từng quốc gia châu Âu, Anh Quốc yêu cầu các bên tại Ai Cập giữ bình tĩnh, nhưng tránh sử dụng từ « đảo chính » cho dù không tán đồng hành động can thiệp của quân đội.

Về phần Paris, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ghi nhận thông báo về cuộc bầu cử mới ở Ai Cập, và tỏ ý muốn thấy sự kiện này « được chuẩn bị một cách êm thắm, trong tinh thần đa nguyên, tự do... để người dân Ai Cập có thể tự do chọn lựa lãnh đạo và tương lai của mình ».

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh khẳng định "tôn trọng sự chọn lựa của nhân dân Ai Cập". Riêng tại vùng Trung Cận Đông, Quốc vương Ả Rập Xê Út đã lên tiếng khen ngợi ông Mansour tân lãnh đạo tạm thời Ai Cập, gọi ông là « Tổng Thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập anh em » trước khi ông Mansour tuyên thệ. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền dĩ nhiên kêu gọi quân đội Ai Cập và chính quyền mới tôn trọng các quyền tự do cơ bản.

Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu quân đội làm mọi cách để bảo đảm các quyền tự do cũng như an ninh của người Ai Cập ; Human Rights Watch cho là chính quyền mới phải bảo vệ quyền của mọi người Ai Cập, và chấm dứt việc bắt giữ tùy tiện thành viên đảng Huynh đệ Hồi giáo và người thuộc hai đảng Tự do và Công lý, đồng minh của họ.
Mai Vân (RFI)

Hẹn gặp Tháng 9 chỉ là trò câu giờ của Bắc Kinh

Báo chí đưa tin ASEAN và Trung quốc sẽ gặp nhau vào Tháng 9 tới đây tại Bắc Kinh để nói chuyện tiếp về tranh chấp Biển Đông nhưng không hy vọng sẽ có gì “đột phá”.
Cuối tuần vừa qua, trong cuộc họp ASEAN và các đối tác cấp ngoại trưởng ở thủ đô Brunei, người ta thấy ngoại trưởng Phi Luật Tân Albert del Rosario tố cáo Trung quốc gia tăng “quân sự hóa” ở các vùng tranh chấp với láng diềng. Ông nêu ra những nét tiêu biểu để chứng minh cho lời lên án của mình.
Đối lại, ngoại trưởng Vương Nghị của Trung quốc liệt kê ra những điều Bắc Kinh cáo buộc ngược lại với Phi Luật Tân. Rồi ông del Rosario phản pháo.
Khác ngoại trưởng Phi, ngoại trưởng CSVN tuy có kêu ca về các hành động của Trung quốc trên biển Đông nhưng cũng chỉ dám nói gián tiếp.
Nghe những lời đả kích, cáo buộc nhau công khai trong một phiên họp ngoại giao cấp cao tại một diễn đàn quốc tế, giới quan sát cho rằng những sự lịch sự thông thường của ngành này đã bị gác qua một bên. Sự căm phẫn của kẻ yếu vì bị ức hiếp, sự ngang ngược của kẻ mạnh đã được diễn tả.
Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam, với những căng thẳng gia tăng, có tiềm năng đáng kể về dầu khí và cũng là thủy lộ quan trọng bậc nhất trên thế giới. Bắc Kinh hành động quân sự đi kèm với những lời tuyên bố chủ quyền chiếm gần hết diện tích Biển Đông ngày càng dễ dẫn tới nguy cơ xung đột.
Một mặt Bắc Kinh kêu gọi các nước tranh chấp tôn trọng luật lệ quốc tế, tôn trọng các cam kết ghi trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử (DOC) tránh xung đột võ trang, nhưng trên thực tế vì vẫn xua tàu chiến diễu võ dương oai, gấp rút xây dựng pháo đài, công sự ở những nơi đã cướp được.
Các ngoại trưởng ASEAN và các ngoại trưởng đối tác Thái Bình Dương đứng chụp hình kỷ niệm khi dự phiên họp ở thủ đô Brunei ngày mùng 2-7-2013. (Hình: ROSLAN RAHMAN/AFP/Getty Images)
Tuy Trung quốc đồng ý với các nước ASEAN sẽ họp ở Bắc Kinh vào Tháng 9 tới đây, giới chuyên viên quốc tế không tin rằng sắp có cái gì đặc biệt sẽ thành hình, hòa bình ổn định ở khu vực tranh chấp thấy rõ nét hơn. Bắc Kinh không hề thấy giảm bớt các hành động quân sự đe dọa Việt Nam và Phi Luật Tân.
Đặc biệt, đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung quốc cướp của Việt Nam năm 1974 hiện đang được gấp rút đầu tư nhiều tỉ đô la để trở thành trung tâm chỉ huy kiểm soát cả vùng Biển Đông. Hạm đội Nam hải của Trung quốc được tăng cường thêm nhiều chiến hạm tối tân cỡ lớn.
Một cầu tàu vĩ đại tại cảng Tam Á trên đảo Hải Nam mà người ta tin rằng dành để đón tiếp hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, đang hoàn tất. Sự đe dọa hòa bình, an ninh khu vực đến từ Bắc Kinh xuyên qua cảng Tam Á và đảo Phú Lâm.
Như những gì được hé lộ, cuộc họp ở Bắc Kinh vào Tháng 9-2013 sẽ không đề cập đến những lời tuyên bố chủ quyền của các nước tranh chấp. Nó mới chỉ hy vọng đưa ra một thứ lộ trình để bàn đến một thứ quy tắc ứng xử của các tàu chiến trên Biển Đông hầu tránh xung đột võ trang.
Điều này được hiểu rõ hơn khi người ta thấy cuộc họp đó chỉ có sự tham dự của các cấp thấp và cấp chuyên viên như mô tả trong bản tuyên bố chung giữa Trung quốc và ASEAN. Thêm nữa, cuộc họp được gọi là “tham khảo” (consultations) chứ không phải là đàm phán (negotiations). Khi hiểu như thế, một bộ “Quy Tắc Ứng Xử” (Code of Conduct) để chiến hạm các nước tranh chấp theo đó thi hành, sẽ chưa biết bao giờ mới có.
Trong khi ngoại trưởng Vương Nghị ở thủ đô Brunei đồng ý mở cuộc họp ở Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung quốc vẫn tuyên bố là “Trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi cũng như có lợi ích tại vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển xung quanh. Trung quốc trước sau như một sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích của mình”.
Hãy để ý trong lời tuyên bố này cũng như những lời tuyên bố khác của các chức sắc Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp Biển Đông, họ không bao giờ đề cập đến quần đảo Hoàng Sa mà coi như đã cướp xong lâu rồi, không có gì để bàn cãi.
Cuộc họp dự trù vào Tháng 9 ở Bắc Kinh chỉ là trò câu giờ để tiếp tục chuẩn bị cho mình mọi mặt, không có lợi gì cho các nước tranh chấp như Việt Nam và Phi Luật Tân hay cho hòa bình và ổn định khu vực.
(Người Việt)

Công an Hải dương vừa côn đồ, dốt luật vừa coi thường dân. ( CLip pot lên sau)

http://coopwatch.blogspot.com/

Kinh nghiệm xương máu khi làm việc với xxx tp Hải Dương

Chuyện của em xảy ra khoảng 15h30 chiều hôm chủ nhật(30/06/2013).
Em nói địa điểm trước cho các cụ dễ hình dung, em đi 2b:
Em đi từ trong tp ra đổ xăng đoạn gần KS Nam Cường. Các cụ xem hình chỗ khoanh tròn là chốt của xxx: 


Đoạn này đường rộng, 3 làn xe cơ giới, 1 làn xe thô sơ. Em đi làn giữa dành cho xe cơ giới(tốc độ 35km/h - 40Km/h). Em tính đi vòng lên đoạn gần Nam Cường 1 chút rồi quay lại cây xăng(đoạn cây xăng cũng có giao cắt nhưng nếu rẽ gần cây xăng thì phải đi ngược chiều 1 chút). Em đang vô tư đi thì 1 xxx phi quả cặp nong ra đớt thẳng mặt em 
Sau đây là các tình huống xử lý:
xxx1(trung úy Nguyễn Sáng Quang): đi sai làn rồi em nhé . Mời em xuống xe xuất trình "tờ giấy". Ánh mắt đớp đớp rất dễ thương 
Em: (xi nhan rẽ vào, xuống xe) sao lại sai làn anh nhỉ? 
xxx1: Em đi làn giữa, làn này chỉ dành cho oto thoai. Mời em xuất trình giấy tờ 
Em: vậy ạ. - Rồi em giả vờ ra đường nhìn lại dù biết chắc chẳng có cái biển 412, 411 nào. Xong em vào và rất vô tư hồn nhiên rút đt ra quay 
xxx1: em làm gì vậy, ở đây ko đc quay phim chụp ảnh. Em xuất trình đi.
Em: em biết ở đây ko phân làn các phương tiện, và em đi tốc độ ko quá thấp...(vẫn đang hồn nhiên giải thích) thì chú xxx1 giật cái đt của em. Theo phản xạ em rụt tay lại và vẫn giữ đc đt
Lúc này chú xxx2(thượng úy Trần Anh Dũng) từ trong gọi ra:
xxx2: Quang, trường hợp đấy mang vào đây giải quyết . Chú Hùng(1 ông kiểu xe ôm tầm ngoài 50t) dắt xe vi phạm vào đây.

Như các cụ biết thì 1 số xxx làm việc trên xe theo kiểu 1 của đóng 1 cửa mở để tiện ...

xxx1 kéo em vào chỗ xxx2 lúc này thì xxx1 giữ tay trái em(tay cần đt) xxx2 giữ tay phải và có 1 hành động hết sức nhã nhặn(tung ra các tuyệt kỹ võ lâm )
Và đây là két quả bước đầu của con đt của em:


Sau đó xxx2 lấy điện thoại em tắt camera, vứt vào ghế trong cabin(từ lúc em quay đến thời điểm bị tắt camera thì đt vẫn ghi hình rất tốt). xxx2 bảo xxx1 ra ngoài bắt xe # và xxx2 làm việc với em:
xxx2: Mày đi sai làn rồi còn cố cãi, lại còn ko chấp hành
Em sau quả như thế nhưng vẫn bình tĩnh bảo vệ lý lẽ về việc đc quay hay ko, sai làn hay ko? 2 bên tranh luận khoảng gần 10p(mệ thằng xxx2 "hiểu" luật nhiều quá đâm ra nói nhảm). Đang tranh luật thì xxx2 có đt gọi đến, xxx2 quay ra chỗ khác nghe đt. Em cúi người lấy đt em trong xe, chắc đang mải mà xxx2 ko biết em đã lấy đt(nhìn em đt mà thương quá  ). xxx2 nghe đt xong bảo em ra chỗ xxx1 để nghe giải thích rõ.
Lại ra tranh luật với xxx1 chán chê: bảo em đi làn giữa sẽ cản trở oto bla ble..., trong lúc tranh luận thì em biết chú xxx1 này còn ko biết biển báo 412 là cái gì .
Em: ở đây ko cắm biển 412 thì anh ko thể phạt em sai làn đc.
xxx1: biển 412 là cái gì? biển nào?
Em cười: thế anh ko biết biển 412 thì có biết biển 411 ko?(em cố tình hỏi cài như thế, vì đoạn đõ cũng sắp có chỗ giao cắt)
xxx1: (Im lặng, mặt đần thối)....
Em: thế thôi nhé ở đây ko có biển 412 hay 411 thì anh ko thể bắt em như thế.
xxx1 Lại quay về cái kiểu giải thích cũ. Chán luôn.
Lúc này xxx2 lại gọi em vào bảo nhẹ nhàng:
xxx2: Nhà em ở đâu, đang nghề làm gì?
Em: nhà em cách đây khoảng 1Km, em làm tự do.
xxx2: chỗ anh em, chú vi phạm thì nếu khó khăn vào xin anh 1 câu rồi anh kiểm tra giấy tờ rồi cho đi. Có mang giấy tờ ko anh xem qua.(em nghĩ sắp thắng trận trở về  )
Sau đó em đưa giấy tờ cho xem, xxx2 xem xong và nhìn quanh ko thấy đt em ở trong cabin nữa rồi hỏi
xxx2: Ơ, thế đt mày đâu(ôi, vừa anh em xong đã mày tao rồi hiu hiu).
Em: đt em lấy rồi 
xxx2 (giọng bực tức) : ai cho mày lấy?
Em: ai cho anh quyền giữ đt của em?
xxx2: (ghim bằng lái + đk xe và cất rất cẩn thận, chắc sợ bị lấy lại lần nữa  ) Mày đi ra kia, lát tao giải quyết.
xxx2 bảo xxx3(thiếu úy Nguyễn Văn Hoàn - hay Hoan gì em ko nhớ rõ) kéo em ra rồi lại giải thích lỗi @@, mệt vờ lờ.
xxx2 gọi ông Hùng, và xxx1 vào. Để em làm việc với xxx3. Lại tranh luận, hai`````.
Được 1 lúc xxx1 đi ra nói: mời em vào kia xuất trình giấy tờ
Em: Ơ, giấy tờ em đưa a Dũng(xxx2) rồi còn gì?
xxx2: (vọng ra) mày đưa giấy tờ tao hồi nào?
Em chột dạ nghĩ: chết mệ, bị cài rồi?
xxx2: (nói tiếp) Mày đi xe đã không có gương, lại ko có giấy tờ mà từ nãy cứ cãi ngang.
Em thấy lạ, đi ra xe thì bị vắt mệ gương mất rồi. ặc ăc.
Em: Gương xe em đâu, giấy tờ xem đưa anh rồi nhé.
xxx2: xe mày làm gì có gương, giấy giờ đưa tao lúc nào? Từ nãy có chú Hùng làm chứng.
chú Hùng - Lúc này là người có quyền lực nhất bắt đầu thể hiện để bảo vệ "chính nghĩa": mày từ nãy toàn cãi, đưa giấy tờ cho ai đâu?
Em: chú là cán bộ trong tổ công tác này ak?
xxx2: (chặn lời) chú này là công dân tốt ở đây, thấy tổ làm việc vất vả chú ấy ra giúp đỡ thôi(ôi văn hay vãi).
Em đi vào trong chỗ cabin xem, giấy tờ mình đã bay mất. Thôi rồi, em lúc này nghĩ biết nói sao với gấu và nhạc phụ đây nếu bị giữ xoe.
Lại tranh luận vì cái đưa giấy tờ chưa. Chán quá em bảo: A lập cho em cái biên bản giữ xe. Rồi sang tuần em làm việc với các anh tại tòa.
xxx2 lại bảo chú xxx3 kéo em ra rồi hỏi giấy tờ, còn xxx2 bên trong gọi điện cho chú Minh(lát em cũng đc diện kiến)
Gọi đt xong xxx2 gọi em vào lại nói đúng mực:
xxx2: xe này em đi ko giấy tờ, xe này của em ak?em mua hay mượn?
Em: xe này em đi mượn.
xxx2: vì bọn anh ko thể biết được nguồn gốc rõ ràng của xe và chủ xe nên anh sẽ tạm giữ xe và người về phòng điều tra của CA tỉnh.
Em nghĩ: lại mất thời gian rồi đây. Em bảo: vâng.
xxx2: (hỏi tiếp) Trong người có hàng họ gì ko đưa ra anh kiểm tra xem nào?
Em: anh có lệnh khám người ko?
xxx2: a thấy chú có biểu hiện thì anh có quyền khám.
Em: Hàng họ đây: em móc ra đt, ví, chìa khóa xe(may mà lúc đầu rút trước).
xxx2: đưa đt anh xem nào?
Em: anh ko có quyền giữ đt em? Xong em nhẹt tọt luôn vào túi quần.
xxx2: Lại ko hợp tác ak? thế em học đâu, giờ đang công tác ở đâu?
Em: trc em học Học viện ABC, giờ đang làm cộng tác viên cho báo XYZ.
xxx2: thế có thẻ nhà báo ko?
Em: muốn được cấp thẻ nhà báo ko phải dễ, phải có thâm niên công tác nhất định. Em hiện ko có.
xxx2: thế em ra kia chờ lát sẽ có đồng chí điều tra đến hỏi em.
Xong em ra ngoài, xxx2 lại gọi đt tiếp, em đoán lại gọi cho chú Minh gì đó.
Khoảng 15p sau, chú Minh đi camry trắng đời cũng cổ cổ biển 29M-xxxx. Chú xxx2 ra và vào xe nói chuyện 1 lúc. Khoảng 5p, xxx2 ra và bảo xem vào xe nói chuyện với chú kia.
Em vào xe, cảm giác đầu tiên của em là mát lạnh, sướng cả cái thằng người. Chú kia giới thiệu tên: Văn - cán bộ điều tra(CBDT) công an thành phố. Chú này giới thiệu rồi phổ biến luật cho em khoảng 3p, chú này nói chuyện rất nhẹ nhàng(quần tây, áo sơ mi, râu ria nhẵn nhụi). Xong vòng về cái việc em quay phim là ko đúng và chú chốt 1 quả:
chú CBDT: đt cháu có quay được cái gì ko cần thiết ko đưa chú xem rồi xóa đi thôi. Xong rồi về cho sớm(em loằng ngằng cũng gần 2tieng đồng hồ rồi)
Em: cháu biết cháu ko bị cấm quay phim, chỗ chú cháu nhẹ nhàng thì cháu đưa chú xem.
Lúc này, đt em có 2 cái video: 1 là từ đầu đến chỗ em bị giật lấy đt. 2 là cái lúc em lấy đc đt em ra ngoài rồi tranh thủ lúc ko có ai em bật quay rồi đút túi.
chú CBDT: mấy video này để làm gì đâu, chú xóa đi nhé?
Em: (chà chú còn hỏi ý kiến cháu nữa) Vâng chú xóa đi.(trong đầu nghĩ cho chú xóa thoải mái).
Xóa xong chú CBDT gọi xxx2 vào kiểm tra lại đt. xxx2 vào hỏi: chắc là ko có vấn đề gì đúng ko chú Minh?(em thấy mâu thuẫn vãi: chú giới thiệu Văn, cháu gọi là chú Minh @@ )
Xong xxx2 đi ra, và chú CBDT nói: chắc giấy tờ cháu làm rơi quanh quanh kia thôi, giờ theo chú ra bảo các anh tìm xem.
Em đi ra thì thấy giấy tờ em vứt ngay dưới bánh trước bên trong gầm xe. xxx2 nhặt lên đưa em: chú em làm rơi ở đây mà từ nãy cứ bảo đưa anh xem rồi(lại văn vở). EM quay là thì xe đã đc lắp lại gương đầy đủ.
Chú CBDT thế thôi nhé, chuyện nhỏ anh em ko phải căng thằng. Rồi bắt tay em bảo về cho sớm. xxx2 cũng đưa tay ra bắt tay em đành bắt tay vậy. Xong chú xxx2 còn xin số đt em bảo chỗ anh em giao lưu. Uk thì giao lưu, em cho số và xxx2 nháy sang. Em dắt xe về.

Đây là giấy tờ của em, vẫn còn vết của 2 cái ghim



Đây là số chú xxx2: đuôi 5858 (thấy bảo tài phát gì đấy, em chịu)


Em bị xử lý gần 2 tiếng nên chuyện hơi dài, các cụ thông cảm giúp em . Em nhiều chỗ còn ngu ngu, các cụ chỉ bảo em nhé 
persotran đã sửa : 02-07-2013.

Kết luận : công an Hải dương vừa côn đồ, dốt luật, vừa coi thường dân vãi ...tự do. 
"Hù" CSGT mãi lộ
(Cũng chuyện CSGT Hải dương xảy ra đã lâu - 2011)
Sáng thứ Bảy trên tuyến đường HN - HP. Trên một chiếc xế hộp là 2 người đàn ông, cậu thanh niên cầm lái và bên cạnh là người đàn ông đã "cứng" tuổi.
Đang bon bon trên quốc lộ 5, qua Sài đồng một đoạn, bỗng bên đường một chú "phú lít" giơ gậy ra hiệu dừng xe, tấp xe vào lề đường, cậu thanh niên xuống trình giấy tờ và bằng lái cho chú "phú lít". Lúc sau cậu ta cầm lại giấy tờ và tiếp tục hành trình, người đàn ông bên cạnh hỏi mắc lỗi gì và mất bao nhiêu? cậu thanh niên trả lời: "Lỗi đi sai làn đường và con "phải" làm luật mất 300K ", người đàn ông nhắc nhở: "Đấy là bài học cho anh khi tham gia giao thông trên quốc lộ, lái xe phải chú ý tuân thủ đúng Luật giao thông".
Chiếc xe tiếp tục lưu thông theo đúng quy định của các biển báo trên đường. Đến đoạn qua thành phố Hải dương lại thấy lố nhố rất nhiều CSGT đang dừng rất nhiều xe bên rìa đường, khi chiếc xe đến gần lại thấy một CSGT ra hiệu dừng xe. Cậu thanh niên lại xuống trình bằng lái và giấy tờ xe, một lúc sau quay lại nói với người đàn ông trên xe: "CSGT bắn tốc độ, nói rằng xe đi quá tốc độ cho phép nhưng họ lại không có hình ảnh bắn tốc độ và họ "ra giá" nếu làm luật mất 3T thì OK." Người đàn ông nói:
Cứ yêu cầu họ lập biên bản và để bằng lái lại không làm luật gì hết!
Xuống xe ông ta quan sát thấy mấy tay CSGT ngồi trong chiếc xe 7 chỗ để xử lý vi phạm. Trong lúc cậu thanh niên đang làm việc với "phú lít", người đàn ông không nói không rằng với nét mặt "lạnh tanh" đến bên chiếc xe 7 chỗ của CSGT tỉnh HD rồi ngó vào trong xe, giơ chiếc điện thoại lên chụp hình lia lịa, chụp xong ông ta ra trước và sau chiếc xe chụp nốt tấm biển kiểm soát màu xanh. Sau khi chụp xong ông đi ra cách chiếc xe khoảng dăm mét chờ cậu thanh niên lấy biên bản vi phạm.
Ở trong chiếc xe của cảnh sát giao thông, một viên CSGT hỏi cậu thanh niên:
- Người vừa chụp ảnh là thế nào với cậu?
- Ông già em đấy!
- Thế ông ấy làm gì?
Được thể, cậu thanh niên trả lời:
- Ông ấy làm ở .....chính phủ!
- !!!!!!....Thế mà chú mày không nói luôn với anh, thôi cầm lấy giấy tờ, nhớ đi cẩn thận và nói hộ anh với ông già cho bọn anh xin, nhờ ông xóa giúp mấy bức ảnh vừa chụp.


Trong khi đó ở bên ngoài một viên trung úy lăng xăng bên cạnh người đàn ông với nụ cười "cầu thân" hỏi thăm này nọ, người đàn ông với vẻ mặt nghiêm nghị, lạnh lùng nhắc: "Cậu nên tập trung vào công việc của mình."
Vài phút sau cậu thanh niên quay ra nói với người đàn ông: "Bố ơi đi thôi!
Tiếp tục hành trình, đi chừng hơn 1 km bỗng thấy một chiếc xe CSGT vụt lên trước một đoạn rồi dừng lại, một trung úy ra hiệu "xin" dừng xe của 2 bố con. Cậu thanh niên xuống xe, vài phút sau quay lại nói: Mấy anh CSGT xin gặp bố!
- OK! được thôi!
Ông bố xuống xe, lập tức một viên thiếu tá chạy tới bắt tay và nói với giọng rất nhũn nhặn :
- Cháu chào chú!
Ông bố trả lời:
- Vâng chào anh! có chuyện gì vậy?
- Bọn cháu làm việc vất vả, làm nhiều nên dễ mắc thiếu sót mong chú thông cảm bỏ qua.
Nghiêm mặt, người đàn ông nói:
- Các cậu có biết các cậu sai như thế nào không?
- ???
- Xử lý vi phạm mà các cậu lại ngồi trong xe là thế nào?
- Vâng ạ! Bọn cháu sai rồi...chúng cháu xin rút kinh nghiệm.
- Các cậu nhớ là đừng để tái phạm cung cách làm việc như vậy.
Với thái độ rối rít, viên CSGT nói:
- Cảm ơn chú đã nhắc nhở, chúc chú thượng lộ bình an.


35 năm đi làm tại 1 cơ quan CP, chẳng "hù" được ai, nay sắp hưu nhờ "ông" con giai hù được đám CSGT nghĩ thấy mình cũng "Mr Oai". Đó là câu chuyện sáng thứ Bảy tuần vừa rồi mà 2 bố con tôi gặp phải trên đường đi Hải phòng."
Chiếc xe của CSGT Hải dương là xe Mitsubishi biển KS xanh: 34B 2737
Hà nội, ngày 25 tháng bảy năm 2011


(Mới) Tàu cá trình báo bị Trung Quốc phá hủy, tịch thu tài sản

Tàu cá trình báo bị Trung Quốc phá hủy, tịch thu tài sản

02/4/2013 21:23

Một chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá Quảng Ngãi đã trình báo việc bị tàu Trung Quốc uy hiếp, rồi dùng vật nhọn đâm thủng thùng nước ngọt, chặt dây hơi quăng xuống biển và thu một máy thông tin.


Chiều 2.4, Bộ đội biên phòng Lý Sơn đã tiếp nhận và điều tra làm rõ trình báo của ngư dân Huỳnh Văn Nhiệm (32 tuổi), quê ở Lý Sơn là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 66369 TS, về việc đã bị tàu Trung Quốc chặt dây hơi, thu một máy thông tin khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Hoàng Sa.


Dây hơi mà ngư dân trên tàu ông Nhiệm phản ánh là bị Trung Quốc chặt đứt từng đoạn nhỏ

Theo thông tin ban đầu, tàu ông Nhiệm có 9 người đi cùng, xuất bến vào ngày 28.2, khi đang đánh bắt tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi khoảng 20 phút, sau đó tàu Trung Quốc quay sang rượt đuổi và bắn cháy tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (Báo Dân Việt đã phản ánh).

Sau đó, tàu ông Nhiệm tiếp tục đánh bắt tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc uy hiếp, rồi dùng vật nhọn đâm thủng thùng nước ngọt, chặt dây hơi quăng xuống biển và thu một máy thông tin.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi làm rõ

Công Xuân

http://citinews.net/xa-hoi/tau-ca-tr...i-san-2GKHAAY/

Theo danviet.vn
Đánh cá ở VN giờ là nghề nguy hiểm nhất thế giới. 

giải cứu vợ bị côn đồ đánh,chồng ngồi tù 14 năm


Giải cứu vợ mang thai, chồng đâm chết người

Thấy Tuấn cầm dao nhưng hai thanh niên vẫn không buông tha cho chị Tuyền mà tiếp tục đánh, tát để trêu ngươi


Nguyễn Thanh Tuấn (23 tuổi, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) chở vợ và cậu con trai hơn 2 tuổi đi dạo phố và mua điện thoại. Cả gia đình nhỏ hý hửng vì mới mua được chiếc ưng ý, phù hợp với túi tiền công nhân của mình.

Về gần tới nhà trọ, họ gặp hai thanh niên đi trên cùng một chiếc xe máy đang lạng lách, kè theo một vài cô gái khác đi cùng chiều. Con trai đang ríu mắt vì buồn ngủ, Tuấn bóp còi xin vượt lên để đi trước.

Hai thanh niên gồm Phan Anh Toàn và Nguyễn Hữu Hà không chịu nhường đường, mà đi xe theo kiểu “cà dựt cà tang” vừa đi vừa thắng gấp, lâu lâu lại nẹt pô, lạng lách, chèn ép không cho Tuấn vượt lên. Sau quãng đường khá dài, Tuấn cũng vượt lên đi trước.

2 bị cáo Tuấn và Toàn

Hôm đó (tối 16/6/2012) thấy xấu hổ trước bạn gái, Toàn tăng ga đuổi theo xe của Tuấn. Khi về tới hẻm vào nhà, Tuấn dừng xe lại để đi vào hẻm thì Toàn cũng vừa đuổi tới. Tuấn hỏi Toàn và Hà: “Tụi bây muốn gì?”. Toàn đáp: “Tao muốn đánh nhau với mày”. Vừa dứt lời, hai bên xông vào cầm mũ bảo hiểm hỗn chiến.

Thấy một mình không thể đánh lại hai thanh niên to khỏe nên Tuấn tháo chạy. Vừa chạy được mấy bước, Tuấn ngoảnh lại và thấy Toàn và Hà đang đánh, đấm túi bụi vợ mình là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Tuấn chạy vào một nhà trọ gần đó lấy 2 con dao rồi chạy ra giải cứu cho vợ.

Thấy Tuấn cầm dao nhưng hai gã thanh niên vẫn không buông tha cho chị Tuyền, mà tiếp tục đánh, tát để trêu ngươi. Tuấn xông vào dùng dao đâm một nhát vào bụng của Hà khiến Hà gục tại chỗ. Toàn thấy Tuấn hung hăng thì bỏ chạy.

Không dừng lại ở đó, khi thấy một người bạn khác của Toàn đang đứng gần đó, Tuấn cũng vung dao đâm một nhát vào lưng nhưng dao bị gãy. Gây án xong, Tuấn đưa Tuyền đi khám thì được biết vợ bị sẩy thai. Hà tử vong sau đó.

Vụ án nhanh chóng được làm rõ, người có tội phải chịu án. TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt Tuấn 12 năm tù về tội Giết người và buộc phải bồi thường cho gia đình nạn nhân gần 200 triệu đồng. Toàn cũng bị tuyên phạt 2 năm tù về tội Gây rối trật tự công cộng. Bản án sau đó được các bị cáo cũng như đại diện bị hại kháng cáo ngược chiều nhau, một bên xin giảm án và một bên đề nghị tăng án.

Mới đây, TAND Tối cao tại TP HCM đã xét xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên tòa, Tuấn nhận: “Cũng chỉ vì nóng giận, vì xin đường mà bị hại không cho, lại còn đuổi theo gây sự, đánh vợ bị cáo đang mang thai nên bị cáo mới hành động như vậy. Bị cáo biết lỗi rồi".

HĐXX nhận định: “Khi bị cáo đã bỏ chạy rồi thì có thể xử lý theo cách khác, đằng này bị cáo lại chủ động tìm dao và quay lại để đâm chết người ta. Bị cáo từng có một tiền án chưa được xóa án tích, mà còn gây trọng tội…”.

Trong giờ nghị án, Tuấn nhìn quanh xem hôm nay có vợ và con tới hay không. Người vợ cảm nhận được tình yêu thương nên cũng nhìn về phía chồng trong nước mắt.

Kết thúc phiên tòa, tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Tuấn và Toàn, chấp nhận kháng cáo của gia đình bị hại, tuyên phạt 14 năm tù với Tuấn và giữ nguyên án sơ thẩm 2 năm tù với Toàn.

Biết chồng bị tăng án, người vợ khóc ngất, nhưng rồi chị cũng cố lấy lại bình tĩnh chạy theo dặn chồng cải tạo cho tốt để sớm về với vợ con. Tuấn cũng cố ngoái đầu dặn vợ nuôi con chờ ngày trở về.

Theo Pháp Luật Việt Nam

một gia đình êm ấm,vì 2 thằng côn đồ này mà người chồng đi tù,người vợ mất con,ôi pháp luật việt nam :v (còn thằng bạn cũng tham gia đánh vợ ông này thì chỉ có 2 năm tù ????)
 

Thế khó xử của châu Mỹ Latinh trong vụ Snowden

Tổng thống  Evo Morales hạ cánh an toàn xuống sân bay El Alto- La Paz tối ngày 3/7/2013 sau chuyến bay "bão táp" chỉ vì vụ Snowden.
Tổng thống Evo Morales hạ cánh an toàn xuống sân bay El Alto- La Paz tối ngày 3/7/2013 sau chuyến bay "bão táp" chỉ vì vụ Snowden. (REUTERS/David Mercado)

Đêm qua, 03/07/2013, tổng thống Bolivia Evo Morales cuối cùng đã đáp xuống sân bay La Paz, sau một chuyến bay « bão táp », trên đường từ Matxcơva về nước đã bị cấm bay qua không phận các nước Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và buộc phải đáp xuống Vienna chờ 13 tiếng đồng hồ.

Sự kiện này đã gây phẫn nộ dư luận các nước châu Mỹ Latinh, nhưng nó cũng phản ánh tình thế khó xử các nước trong vùng, gần như không thể nào đón tiếp cựu tư vấn Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edword Snowden. Không chỉ các nước đồng minh của tổng thống Morales, mà nhiều nước khác ở châu Mỹ Latinh đã lên án hành động mà họ xem là « làm nhục », « xúc phạm », « thiếu tôn trọng », chỉ trích cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu.

Hôm qua, tại La Paz, hàng trăm người biểu tình Bolivia đã đốt cờ Pháp và ném đá vào đại sứ quán Pháp, còn các dân biểu Quốc hội Bolivia thì yêu cầu trục xuất các đại sứ của Pháp, Ý và Bồ Đào Nha. Sở dĩ ông Marales không được bay ngang qua không phận bốn nước châu Âu nói trên, vì máy bay của ông bị nghi là lén chở theo Edward Snowden, người đang bị Hoa Kỳ truy nã vì đã tiết lộ chương trình của Mỹ bí mật theo dõi liên lạc thông tin toàn cầu. Từ tối hôm qua Bộ Ngoại giao Áo đã bác bỏ tin đồn đó.

Dầu sao, theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, rất khó mà Snowden có thể sang được châu Mỹ Latinh để tỵ nạn. Theo lời ông Michael Shifter, chủ tịch Đối thoại liên Mỹ, một trung tâm nghiên cứu và phân tích ở Washington, chính quyền những nước như Ecuador, Venezuela và Bolivia vẫn thường thách đố Hoa Kỳ, vì đó là cách để họ huy động công luận trong nước, thế nhưng không một nước nào dám cắt đứt hoàn toàn bang giao với Mỹ, lý do là vì cái giá phải trả, nhất là về mặt kinh tế, sẽ rất là đắt.

Ông Shifter đơn cử trường hợp của tổng thống Rafael Correa của Ecuador, quốc gia đầu tiên mà Snowden xin tỵ nạn. Ông Correa rất hay khiêu khích Hoa Kỳ, tự xem mình như là người kế thừa tổng thống Venezueal Hugo Chavez, nhưng lãnh đạo Ecuador cũng là một người rất thực dụng và quan tâm đến tình trạng kinh tế quốc gia, thành ra ông đang bị dằng co rất dữ.

Ngay chính Ngoại trưởng Ecuador Francisco Carrion cũng nhìn nhận rằng, « nếu máy bay chính thức của tổng thống một nước mà bị cấm bay qua không phận một quốc gia khác, thì làm sao Snowden có thể đến châu Mỹ Latinh được ? ». Trả lời AFP, ông Carrion tuyên bố : « Cho dù châu Mỹ Latinh vẫn có truyền thống đón tiếp tỵ nạn rất hào phóng, nhưng sẽ rất khó mà Snowden có thể đến được Ecuador ».

Về phần ông Patricio Navia, một học giả Chilê, thì ghi nhận rằng nhiều nước châu Mỹ Latinh đã tránh không bị lôi kéo vào vụ này. Hơn nữa, nếu một quốc gia nào bảo vệ một nhân vật đã từng tiết lộ bí mật các quốc gia khác, thì quốc gia đó sẽ có nguy cơ sau này cũng bị lộ thông tin mật. Trước mắt, máy bay chở tổng thống Morales đã gây tổn hại quan hệ giữa châu Mỹ Latinh với châu Âu, vốn bị cho là đang bị Hoa Kỳ gây áp lực trong hồ sơ Snowden.
Thanh Phương (RFI)

Pháp xin lỗi chặn phi cơ Tổng thống Bolivia


Vụ chặn máy bay Tổng thống Morales đã làm người dân Bolivia phẫn nộ

Pháp đã chính thức xin lỗi Bolivia vì đã từ chối cho máy bay của Tổng thống Evo Morales vào không phận của họ và nói rằ̀ng đây là do 'thông tin mâu thuẫn'.

Bolivia đã tố cáo Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chặn máy bay chở ông Morales.

Phát biểu khi đang ở Berlin, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói ông đã ra lệnh cho phép máy bay được đi qua ngay khi biết đó là máy bay chở ông Morales.
Tổng thống Morales đang trên đường bay về Bolivia từ Moscow thì máy bay của ông buộc phải hạ cánh xuống Vienna.

'Chậm trễ'

Bộ ngoại giao Pháp đã có thông cáo chính thức về vụ việc.

Philippe Lalliot, người phát ngôn Bộ ngoại giao Pháp, nói: "Ngoại trưởng Pháp đã gọi điện cho người đồng nhiệm Bolivia để bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc bắt nguồn từ sự chậm trễ trong việc cho phép máy bay của Tổng thống Morales bay qua không phận của Pháp."

Sự việc đã gây phản ứng giận dữ trên khắp Mỹ Latin.

Tổng thống Argentina Cristina Ferrnandez de Kirchner nói đây "không chỉ là sự nhục mạ một nước anh em mà là cả Nam Mỹ".

Trên tài khoản Twitter, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nói: "Tôi khẳng định lại sự đoàn kết với ông Evo [Morales] và từ Venezuela chúng tôi sẽ phản ứng lại hành vi hung hăng nguy hiểm, không phù hợp và không thể chấp nhận này với phẩm giá của mình."
"Đây (vụ chặn máy bay ông Morales) không chỉ là sự nhục mạ một nước anh em mà là cả Nam Mỹ."
Tổng thống Argentina Cristina Ferrnandez de Kirchner

Tổng thống Ecuador Rafael Correa, cũng viết trên Twitter: "Chúng tôi muốn bày tỏ tinh thần đoàn kết với ông Evo [Morales] và nhân dân Bolivia dũng cảm."

Người dân Bolivia đã tuần hành đến Tòa đại sứ Pháp ở La Paz, đốt cờ Pháp và đòi trục xuất đại sứ nước này.

Tổng thống Correa đã yêu cầu khối các quốc gia Nam Mỹ (Unasur) họp khẩn về vấn đề này.

Jose Miguel Insulza, tổng thư ký của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), bày tỏ 'bất bình sâu sắc' trước sự 'thiếu tôn trọng' của những nước từ chối phi cơ của ông Morales.

Phó tổng thống Bolivia Alvaro Garcia nói các lãnh đạo Mỹ Latin sẽ gặp mặt ở Cochabamba, Bolivia, vào thứ Năm ngày 4/7 để bàn về vụ việc.

Các quan chức Áo nói giới chức sân bay của họ đã lục soát máy bay của ông Morales tại Vienna, nhưng đã được ông cho phép.

Tuy nhiên chính phủ Bolivia nói không có vụ lục soát nào cả.

Máy bay đã rời khỏi Vienna vào sáng thứ Tư ngày 3/7, sau khi hạ cánh tại đây một ngày trước đó.

Hoãn đàm phán



Chuyến bay chở ông Evo Morales đã bị nghi là chở Edward Snowden

Trong lúc này, Pháp kêu gọi hoãn các cuộc đàm phán thương mại giữa châu Âu và Mỹ sau khi hai phía xích mích xung quanh các bí mật do Snowden rò rỉ.

Cuộc đàm phán này lẽ ra sẽ bắt đầu vào thứ Hai ngày 1/7, tuy nhiên cáo buộc Mỹ nghe lén các cơ quan đại diện của EU ở Mỹ đã làm tổn thương quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Berlin không ủng hộ hoãn đàm phán, vốn được cho là sẽ đem đến thỏa thuận thương mại lớn nhất lịch sử nếu thành công.

Snowden vẫn đang ở sân bay Sheremetyevo, nơi mà ông đang xin tỵ nạn ở Bolivia và một số nước khác.

Ông này đang bị Mỹ truy nã với cáo buộc rò rỉ những thông tin mật mà ông đã thu thập khi còn làm việc cho Cục An ninh Quốc gia.
(BBC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét