Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất
Nạn nhân là bà Đỗ Thị Thiêm. Bà là một trong những người hăng hái giúp
dân trong việc giữ đất ruộng đồng Lỗ Vó, khu phố Trịnh- Nguyễn, phường
Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Bà bị kẻ lạ mặt tạt acid vào người hồi sáng nay, 4 tháng 7, khi đang đi
trên Quốc lộ 1A tuyến Bắc Ninh- Hà Nội. May mắn, bà còn đủ sức kêu cứu
bằng điện thoại, và đượcngười thân đưa vào khoa bỏng, bệnh viện Saint
Paul.
Một người dân địa phương cho biết tình tiết dẫn đến việc bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt acid như sau:
“Họ vào nhà bà mấy hôm nay rồi. Họ nói con bà đi làm mái ngã, bị tàn
tật không đi được. Họ từ Hội Chữ Thập Đỏ muốn giúp bà đưa con vào cơ sở ở
bên Đông Anh, Hà Nội để sống cho khỏi cô đơn vì bệnh tật. Họ nói họ
không liên quan gì đến Dự án nước thải cả. Họ cũng nói nếu muốn đưa vào
Đông Anh thì bà phải sang nói chuyện với Giám Đốc. Con bà cũng muốn đi.
Thế là chúng lừa được bà đi sang và tạt acid vào bà.”
Việc giữ ruộng của đối tượng thương binh- liệt sỹ, không để cơ quan chức
năng địa phương lấy giao cho công ty tư nhân triển khai dự án mà được
nói là xây dựng nhà máy xử lý nước thải, lâu nay được người dân địa
phương đồng tình, ủng hộ.
Người dân nêu lý do là dự án xử lý nước thải xây dựng quá gần khu nhà
dân như thế sẽ tác động ô nhiễm trực tiếp đến cho dân chúng. Thêm vào đó
kế hoạch xây dựng dự án này có nhiều khuất tất chưa được làm rõ, và dân
chúng tiến hành khiếu kiện lâu nay nhưng vẫn chưa được cơ quan chức
năng địa phương giải thích rõ ràng.
Người dân đề nghị cơ quan chức năng dời dự án xử lý nước thải xuống phía
dưới cánh đồng, giữ ruộng lại cho những gia đình chính sách được tiếp
tục canh tác để có nguồn thu nhập. Vùng đất đồng này là đất tốt cho việc
canh tác không nên phá bỏ đi.
Bà Nguyễn thị Thiêm bị bỏng toàn bộ phần ngực và hai tay Photo by Blog Nguyễn Tường Thuỵ |
“Ác hơn phát xít”
Thế nhưng tất cả những yêu cầu, lập luận và đơn từ của dân chúng địa
phương không được giải quyết. Suốt ba tuần lễ qua, người dân phải tập
trung dựng lều bạt để giữ đất.
Hôm ngày 18 tháng 6, một lực lượng gồm công an và những thành phần lạ đã
đến và ra tay đánh đập người dân giữ đất mà chủ yếu là những người già,
phụ nữ và trẻ em.
Tiếp sau đó những cây cối quanh nơi bà con giữ đất bị chặt phá và có hai chai hóa chất được bỏ lại hiện trường.
Dân rất căm phẫn, họ vẫn đi động viên dân. Trời mưa gió mà dân cứ phải
ngủ trong lều để giữ đất. Ngủ đất khổ lắm gần cả 20 ngày nay. Họ còn
đánh cả trẻ con và phụ nữ. Họ ác hơn cả phát- xít. Đất của thương binh
liệt sĩ để ‘uống nước nhớ nguồn’, mà chúng uống cạn nước thôi.
Đầu gấu đánh người, xe công ty đưa đến toà
Cho đến lúc này dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng,
nhưng người dân cho rằng có một âm mưu sử dụng những thành phần bất hảo
lừa bà Đỗ Thị Thiêm đi sang Đông Anh, Hà Nội rồi trên đường tạt acid vào
bà.
Lâu nay tình trạng người dân vì quyền lợi và sự bất minh trong việc thu
hồi đất phải bảo vệ đất đai, tài sản của họ đã bị những thành phần bất
hảo tấn công một cách vô cớ gây thương tích nặng nề và có khả năng mất
mạng. Một trường hợp được nhiều người biết đến là hồi ngày 12 tháng 7
năm ngoái tại Văn Giang ba người gồm cụ ông ngoài 70 tuổi Lê Thạch Bàn,
và hai anh em ông Đàm Văn Nghiệp, Đàm Văn Đồng bị những thành phần bất
hảo đuổi đánh đến thương tích nặng.
Tuy nhiên, khi ra tòa những kẻ thủ ác chỉ bị án nhẹ. Người dân còn cho
biết chính xe nhà đầu tư là Công ty Việt Hưng đưa những tội phạm đến
tòa. Từ sự việc đó dân chúng tỏ ra hết sức bất mãn và họ chắc chắn là
những thành phần bất hảo được sử dụng nhằm trấn áp người nào phản đối
các dự án thu hồi đất.
Chuyện những thành phần bất hảo được sử dụng trong những trường hợp
cưỡng chế đất của dân như ở Văn Giang không phải cá biệt, mà tại nhiều
nơi khác cũng từng xảy ra tương tự như thế.
Vẫn phải đúng pháp luật
Sáng nay, ngày 4 tháng 7, mấy trăm người dân Văn Giang vẫn phải tiếp tục
đến tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở 41
Tràng Thi Hà Nội để khiếu nại về những sai phạm trong việc thu hồi đất
ruộng của dân để giao cho Công ty Cổ phần Việt Hưng tiến hành dự án gọi
là Khu đô thị Sinh Thái Văn Giang.
“Hôm nay đông lắm. Chúng tôi sang để đưa hai đơn tố cáo UBND huyện Văn
Giang vì việc chưa xong đường mà đã thu hồi đất. Chúng tôi có giấy tờ
liên quan cho biết ai lấy tiền là giao đất, còn chúng tôi chưa nhận tiền
nên phải giữ đất thôi. Quá trình đấu tranh cho thấy là làm đúng pháp
luật, đòi đúng quyền lợi và họ thấy dùng nhiều thủ đoạn nhưng không đạt
mục đích.”
Nhiều người dân sau khi thấy rõ những sai phạm trong việc thu hồi đất
đai của họ phải đi khiếu kiện từ năm này qua năm khác; nhưng rồi đơn thư
của họ bị đùn đẩy từ nơi này qua nơi khác. Cơ quan chức năng không giải
quyết; trái lại nhiều trường hợp trong số họ còn phải gánh chịu đòn thù
nặng nề như trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm vào sáng ngày 4 tháng 7.
Gia Minh, RFA
2013-07-04
Bài đã bị gỡ: Tiếp tục đề xuất dân phúc quyết Hiến pháp
Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Dân tộc Lù Văn Que |
Nếu Đảng đưa Hiến pháp cho dân phúc quyết sẽ tăng cường niềm tin giữa
hai phía - Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Dân tộc, UBTƯ MTTQVN khẳng định.
Ngày 4/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ
MTTQVN) đã tổ chức hội nghị đoàn chủ tịch lần thứ 11 (khóa VII). Các đại
biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng liên quan đến những lĩnh vực
nóng như sửa đổi Hiến pháp, kinh tế suy thoái, tham nhũng lãng phí, lấy
phiếu tín nhiệm…
Thước đo
Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Dân tộc Lù Văn Que, cần làm rõ nhân dân
sẽ tiếp tục góp ý thế nào về Hiến pháp cho cụ thể và thực chất, bởi sẽ
rất nhanh đến tháng 9 - hạn chót lấy ý kiến.
Nhận xét về đợt lấy ý kiến nhân dân đóng góp vừa qua, ông Que nhận định: “Chưa sâu, chưa rộng và còn hình thức”.
Qua tiếp xúc và ghi nhận ý kiến của đông đảo quần chúng, ông Que cho
biết các tầng lớp nhân dân muốn Hiến pháp phải được họ phúc quyết thì
mới có hiệu lực. “Hiến pháp là của dân, do dân và vì dân, vì thế, những
người có trình độ và trách nhiệm muốn viết gì trong Hiến pháp thì viết
nhưng cuối cùng người dân phải được tham gia, phải được phúc quyết thì
hiến pháp mới thông qua được”.
Theo ông Lù Văn Que, nếu Hiến pháp được người dân biểu quyết thông qua
thì đây là một thước đo để người dân xem Đảng tin mình ở mức độ nào và
ngược lại, mình tin Đảng ở mức độ nào.
“Tôi cho rằng nếu Đảng đưa Hiến pháp cho dân phúc quyết sẽ tăng cường
niềm tin giữa hai phía và nếu làm thế thì kẻ xấu cũng không thể phá
được”, ông Que nói.
Ông Trương Công Phú, Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Kinh tế cũng cho rằng
cần tiếp tục lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân về tất cả các điều (và
cả về luật Đất đai sửa đổi).
Lo lắng về kinh tế
Về lĩnh vực kinh tế, ông Trương Công Phú nhận định: “Đừng lạc quan khi nhìn vào những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô”.
Báo cáo của UBTƯ MTTQVN cho thấy đời sống nhân dân còn nhiều điều phải
lo lắng, tình hình kinh tế 6 tháng qua còn nhiều khó khăn. Nhưng theo
ông Phú thì phải dùng từ “gay go” mới diễn tả được thực trạng.
“Không phải GDP đạt được thế này là tốt, không phải lạm phát ở mức này
là tốt. Những chỉ số đó không nói lên được điều gì. Cái phản ánh rõ rệt
nhất “sức khỏe” của nền kinh tế là hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp rất thấp. Hàng tháng, có cả nghìn đến chục nghìn doanh
nghiệp giải thể, tình hình đó là cực kỳ nghiêm trọng”, ông Phú cho hay.
Ông Phú cho biết bản thân ông cũng không được “tin tưởng” vào những con
số, những chỉ tiêu đạt được. Ông cũng nhận định từ nay đến cuối năm,
tình hình sẽ còn không ít khó khăn.
Chống tham nhũng dựa vào dân
Liên quan đến phòng chống tham nhũng, ông Lù Văn Que đề nghị Đoàn chủ
tịch UBTƯ MTTQVN kiến nghị với Đảng là phải để dân cùng tham gia, huy
động sức dân để phát hiện và chống tham nhũng.
“Kêu gọi chống tham nhũng mà không để dân làm cùng thì khó thắng lợi. Ta
có Ban phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư làm trưởng ban, nhưng
người dân không tham gia thì không thể làm gì được. Để dân giám sát cán
bộ sẽ rất tốt, chứ cán bộ còn nể nang nhau”, ông nhấn mạnh.
Nói về kết quả chống tham nhũng thời gian qua, vị Chủ tịch Hội đồng tư
vấn về Dân tộc của UBTƯ MTTQVN đánh giá: “Ta hô hào mấy năm nay rồi
nhưng làm được bao nhiêu? Bao nhiêu vụ đại sự vẫn còn trong bóng tối.
Cho nên người ta chưa bằng lòng với cách làm hiện nay”.
Chốt lại phần phát biểu của mình, ông Que nói: “Tôi nghĩ dân ta cơ bản
vẫn là tốt, vẫn tin theo Đảng, Chính phủ. Nhưng phải nói thật là lòng
tin hiện nay có giảm. Nếu chúng ta không làm tốt những vấn đề này thì
lòng tin sẽ mất thật”.
(VNN)
Kiểm duyệt truyền hình tại Việt Nam: Mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn
Lực lượng nòng cốt trong Đảng Cộng sản, những người đang lãnh đạo bộ máy
nhà nước Việt Nam, chưa bao giờ là hâm mộ quyền tự do ngôn luận – thay
vào đó, họ thích bắt giam những người bất động quan điểm và những ai dám
thử thách quyền lực của họ. Nhưng gần đây, có vẻ như họ đã lại lùi thêm
một bước nữa khi đưa ra một điều luật khác ép buộc các hãng truyền
thông nước ngoài phải trả tiền để bị kiểm soát.
Một cách sơ sài, điều luật này yêu cầu các hãng truyền hình nộp đơn xin
giấy phép được gọi là “giấy phép biên tập”. Nhưng các hãng truyền thông
rất thận trọng; điều luật này có hàm ý buộc họ phải trả tiền cho những
“biên tập viên” người Việt Nam thành thạo tiếng Anh để xem nội dung của
họ liên tục 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Những “biên tập viên”
này sau đó sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn những nội dung liên quan đến tình
hình bạo động chính trị tại Trung Đông hoặc tại Bắc Phi. Hoặc cả những
phim tài liệu về đàn áp chính trị tại Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện chính sách phát chậm các chương trình
nước ngoài 30 phút để có thời gian xóa bỏ các nội dung nhạy cảm. Tuy
nhiên, việc yêu cầu phía đài nước ngoài phải đóng vai trò chủ đạo và trả
tiền cho việc đó thì là chuyện hoàn toàn khác – một bối cảnh khiến họ
khó chịu về mặt đạo đức nghề nghiệp. Khi mà điều luật này chuẩn bị tới
ngày có hiệu lực, một số kênh phim truyện và phong cách sống đã đồng ý
mua giấy phép, nhưng các hãng tin tức đã từ chối. Lựa chọn này đã làm
cho họ bị xếp vào “vùng xám” về mặt luật pháp.
Hồi cuối tháng Năm, một vài ngày sau khi điều luật có hiệu lực, một vài
nhà cung cấp truyền hình địa phương đã ngưng phát sóng các kênh BBC và
CNN khỏi chương trình của họ, bao gồm từ 60 đến 70 kênh của khu vực nước
ngoài. Một trong số những nhà truyền hình đầu tiền thực hiện việc này
gồm có K+. Một nhà phân tích nghi ngờ rằng việc K+ đi bước này không
phải vì an toàn mà nhằm ép chính phủ phải làm rõ ràng các chính sách
truyền hình mờ ám của họ.
Điều luật này, được biết với cái tên Quyết định 20, không hề làm hài
lòng các đại xứ quán hay Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và họ cho
rằng điều luật này mở ra đủ kiểu kiểm soát thông tin. Sau vài ngày bị
chỉ trích bởi báo chí quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho mở
lại các kênh nước ngoài bị chặn trước đó. Điều luật này giờ đây “đã bị
hủy bỏ”, một luật sư lâu năm tại một doanh nghiệp luật quốc tế ở thành
phố Hồ Chí Minh cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành này cho
biết các hãng tin tức vẫn chưa thể hết lo lắng.
Bên cạnh việc gây khó chịu và có tính đàn áp, điều luật này thể hiện sự
xích mích bên trong Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam. Những
đảng viên lão thành có vẻ muốn làm theo người đồng chí ở Trung Quốc –
chỉ chó 34 kênh nước ngoài được phát sóng, họ đều bị kiểm soát nội dung
kỹ lưỡng và chỉ được phép phát tại các khách sạn cấp cao và tập đoàn
kinh tế nước ngoài, chứ không được phát cho người dân thường ở nội địa.
Những nhà cải cách Việt Nam, ngược lại muốn truyền hình của họ được tự
do hoạt động và có tính cạnh tranh cao hơn.
Các bản nháp của điều luật này đã được xào đi đá lại trong Bộ kể từ năm
2009, và các bè cánh muốn chiếm ưu thế được tin là đã gửi nhiều tín hiệu
nhập nhằng tới các nhà ngoại giao và truyền hình nước ngoài. Kết quả là
Bộ đã không thể thực hiện được các chính sách của họ một cách hợp lý.
John Medeiros, giám đốci chính sách thuộc CASBAA, một công ty truyền
hình thu phí tại châu Á có trụ sở ở Hồng Kông, cho biết: ”Điều chúng ta
đang có ở đây là nhiều người với các quan điểm khác nhau, người thì đẩy,
người thì kéo, và định hướng chính sách lúc thì bị lái theo chiều này,
lúc thì bị đẩy theo hướng kia, phụ thuộc vào ai là người nắm quyền tại
một thời điểm nhất định”. Quá nhiều chuyện này diễn ra tại Việt Nam vì
do thể chế chính trị một đảng [Đảng Cộng sản Việt Nam] tàn phá.
Vào lúc này, các kênh truyền hình nước ngoài vẫn được lên sóng, tất
nhiên là vẫn phải trễ hơn 30 phút, và BBC cho biết họ vẫn đang “tiếp tục
đàm phán” về vấn đề này với chính phủ Việt Nam. Mọi chuyện hiện tại vẫn
còn ổn. Tuy nhiên, điều luật này đã làm cho mô hình kinh doanh của K+
và các đối thủ trong nước của họ, những người kiếm tiền bằng việc mang
tới bữa tiệc những tin tức hấp dẫn, lâm vào tình trạng hiểm nghèo.
Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho
biết, Quyết định 20 không chỉ là bộ luật mới nhất trong số những luật
định mới và phiền hà – đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, lao động và cả
nhiều lĩnh vực khác – đã làm phiền toái các nhà kinh doanh cũng như đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong công bằng xem xét theo một số tiêu chí nào đó thì Việt Nam đang
trên đường cải cách dần dần, nếu không muốn nói thẳng là thất thường.
Đây phải là thời điểm quá sớm, vào cuối tháng Năm này, Việt Nam đã tuyên
bố sẽ phê chuẩn việc thành lập một công ty quản lý tài sản nhằm mua lại
các khoản nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng đang thất bát. Và trong những
tuần gần đây, Việt Nam đã cải cách một phần hệ thống hải quan và giảm
bớt các quy định ngặt nghèo đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Với nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi tham nhũng chồng chất thâm căn cố
đế và sự quản lý kinh tế kém cỏi, chính phủ Việt Nam có thể nuông chiều
các đảng viên lão thành của họ bằng việc thực hiện thêm nhiều chính sách
không rõ ràng và phản tác dụng. Tin đồn hiện nay trong cộng đồng doanh
nghiệp nước ngoài là một vài vốn đầu tư trước đây chảy vào Việt Nam hiện
giờ đang nhanh chóng tìm đường chay sang Indonesia.
M.I., The Economist
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Hàng trăm người Trung Quốc đến Vũng Tàu lấy vợ Việt
Họ đến khá lâu, nhưng mãi đến nay, công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mới xác
nhận tin nói hàng ngàn người Trung Quốc đã có mặt tại tỉnh này, sống
chen giữa các khu dân cư. Nhiều người lấy vợ Việt, rồi “núp bóng” vợ làm
ăn trái phép. Có người còn dùng giấy tờ giả để rút tiền ở ngân hàng,
v.v...
Quán ăn, nhà hàng mọc giữa phố Tàu ở tỉnh Bình Dương. (Hình: báo Thanh Niên)
Tại cuộc họp kín với Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội Cộng sản
Việt Nam, người đại diện của công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác nhận rằng,
hiện có trên 2,150 người ngoại quốc đang sinh sống tại địa phận tỉnh
này, đa số là người Trung Quốc và Ðài Loan. Ông này cũng cho hay, rất
nhiều cưới vợ Việt Nam nhưng không làm hôn thú, mặc dù đã sinh con. Các
ông chồng người ngoại quốc này bỏ tiền và “núp bóng” bà vợ Việt Nam mở
nông trại trồng trọt và chế biến thủy hải sản...
Phúc trình của công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn nói rằng, số người Trung Quốc và Ðài Loan làm việc “chui” chiếm hơn 40%.
Báo Tuổi Trẻ trích phúc trình này cảnh cáo về tệ nạn người Trung Quốc và
Ðài Loan chuyển tiền trái phép, sử dụng giấy tờ giả để rút tiền từ
máy... Nhiều người nhập cảnh lậu vào Việt Nam, cưới vợ, mở tiệm làm
ăn... mà chính quyền địa phương không hề hay biết.
Trong khi đó, theo báo Tiền Phong, khu phố Tàu mọc lên giữa trung tâm
khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ngày càng sầm uất, phồn thịnh. Theo cư
dân khu phố mới của tỉnh Bình Dương, nói đến phố Tàu thì ai cũng biết.
Báo Tiền Phong còn cho rằng, hàng ngàn người Trung Quốc đến Bình Dương
làm việc tại các nhà máy có chủ người Trung Quốc. Hết giờ làm việc, họ
về làm việc tại nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn, trường học... do họ làm
chủ.
Cũng tại khu phố Tàu, người ta thấy mọc lên nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Hoa dành cho người địa phương.
Theo dư luận, lạc giữa phố Tàu, người dân Việt tưởng như đang đứng giữa
đất nước Trung Quốc xa lạ. Trong khi người dân đánh dấu hỏi về sự hình
thành của một phố Tàu ngày càng sầm uất, phát đạt, thì chính quyền địa
phương tỏ ra bình thản như không có chuyện gì xảy ra.
(Người Việt)
"Ván bài" Biển Đông chưa thể lật ngửa
Chẳng có nhà phân tích nào đón đợi đột phá. Tuy cả Trung Quốc lẫn Mỹ đã
công khai lập trường về Biển Đông khiến dư luận như có một khoảnh khắc
bình yên, nếu không nhìn vào "phần chìm" của tảng băng đang đè nặng an
ninh và phát triển trong khu vực.
Sáng 2/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã xảy ra một sự cố bất ngờ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vắng mặt trong khai mạc họp hẹp (vì lý do kỹ
thuật) và do thiếu thời gian, phiên họp toàn thể sau đó cũng bị hủy.
ARF là một nội dung quan trọng trong toàn bộ nghị trình từ 29/6 đến 2/7
tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei. Ngoại trưởng John Kerry trước đó
tuyên bố: ARF sẽ đề cập tất cả những vấn đề an ninh nóng hổi như an
ninh biển, an ninh mạng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cũng
như bất ổn chính trị ở Syria.
Theo kế hoạch, Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á (EAS) họp vào buổi chiều
cùng ngày. Bên lề ARF và EAS, Ngoại trưởng John Kerry và Ngoại trưởng
Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp song phương.
"Ván bài" Biển Đông chưa thể ngã ngũ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tiếp tục "pháo hạm" và "câu giờ"
Theo nhiều nguồn tin, "ván bài" Biển Đông vẫn chưa thể ngã ngũ sau các
hội nghị khu vực và quốc tế vừa qua ở Brunei (Họp cấp Ngoại trưởng ASEAN
lần thứ 46 - AMM46, Diễn đàn Khu vực lần thứ 20 - ARF20 và Hội nghị
Ngoại trưởng Đông Á lần thứ ba - EAS3). Điều dễ gây ảo tưởng là một số
hãng thông tấn đều chạy tít lớn: "Mỹ ủng hộ, còn Trung Quốc đồng ý 'tham
vấn' bộ Quy tắc COC về Biển Đông". Ngoại trưởng Thái Lan tuyên bố "đây
là một diễn tiến rất quan trọng".
Nghe vậy tưởng mọi chuyện phần nào được an bài. Thật ra, "phần chìm của
tảng băng" là lợi ích của mỗi quốc gia, tức là "cái gốc" gây chia rẽ và
căng thẳng bao lâu nay trên Biển Đông hầu như vẫn còn nguyên vẹn mà chưa
đạt được thỏa thuận căn cốt nào.
Lợi ích quốc gia (nay lại thêm hình dung từ "cốt lõi") của mỗi bên ở đây
là gì? Trung Quốc vẫn chưa hề từ bỏ yêu sách vô lý và phi pháp, đòi
chiếm hữu hơn 80% diện tích Biển Đông.
Mỹ tuy có trao đổi trực tiếp với Trung Quốc về an ninh hàng hải, nhưng
vẫn đứng ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa các nước, vẫn thể hiện
sự không chắc chắn về các cam kết, ngay đối với các "đồng minh ruột"
như Nhật Bản hay Philippines.
Giới nghiên cứu gọi đây là thái độ "ỡm ờ chiến lược" (strategic
ambiguity) của Mỹ, nước vẫn tự nhận là quốc gia châu Á - Thái Bình
Dương. "Ỡm ờ" vì quan ngại cho rằng, Mỹ khó có thể hy sinh các lợi ích
kinh tế lẫn thương mại với Trung Quốc để bảo vệ các đồng minh mỗi khi có
sự cố trên các biển Đông.
Đúng là Mỹ có trao đổi với Trung Quốc về an ninh hàng hải tại Hoa Đông
lẫn Biển Đông. Ngày 1/7, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định: Washington
giữ vững cam kết bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á
và thắt chặt mối quan hệ với khu vực này.
Phát biểu trước các ngoại trưởng ASEAN, ông Kerry nhắc lại quan điểm của
Washington rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn
định, tôn trọng luật quốc tế, quyền tự do hàng hải và thương mại hợp
pháp không bị cản trở tại Biển Đông. Ông Kerry bày tỏ sự hậu thuẫn đối
với COC trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo, đồng
thời nhấn mạnh tầm quan trọng của COC sẽ giúp duy trì ổn định khu vực.
Về phần mình, trong tuyên bố chung sau khi họp với mười nước ASEAN ngày
30/6, Trung Quốc khẳng định đồng ý tổ chức "tham vấn chính thức" quanh
đề nghị về Bộ quy tắc COC. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra tại Trung Quốc
trong tháng 9 tới.
TS. Ian Storey, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở
Singapore nói, các tuyên bố này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn sàng
đối thoại với ASEAN về COC. Nhưng nhà nghiên cứu này không xem đây là
bước tiến quan trọng, ông nói: "Trung Quốc không mặn mà gì với một bộ
quy tắc hiệu quả và chính thức này, các viên chức của họ sẽ kéo dài hội
họp càng lâu càng tốt". Ý kiến khác cho rằng, Bắc Kinh tiếp tục thắt
chặt kiểm soát lãnh hải trên biển thông qua các ưu thế hải quân.
Khi đồng ý "tham vấn" về bộ Quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý (COC),
Ngoại trưởng Vương Nghị đã hứa với ASEAN: "Đây là cam kết mà Trung Quốc
đưa ra với mười nước thành viên ASEAN và sẽ giữ lời hứa này". Nhưng ngay
tại phiên họp nói trên, Philippines đã tố cáo Trung Quốc vi phạm Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Philippines lên tiếng cảnh
báo về tình trạng Biển Đông ngày càng bị "quân sự hóa" bởi sự hiện diện
đông đảo của quân đội Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp.
Các động thái trước và sau chuỗi hội nghị AMM46, ARF20 và EAS3 cũng cho
thấy, Trung Quốc sẽ không thay đổi trong các chủ trương "ngoại giao pháo
hạm" và "chiến thuật câu giờ" đối với tranh chấp biển đảo.
Ngày 3/7, chính Tân Hoa Xã đưa tin, TS. Katherine Tseng từ Viện Đông Á
(Singapore) vừa có một bình luận đáng quan tâm: "Các nỗ lực song phương,
đa phương, cũng như sự can dự của các cường quốc lớn ngoài khu vực
trong vấn đề Biển Đông đã khiến tình hình phức tạp hơn so với cách đây
một vài năm". Vì vậy, một số học giả cho rằng, dù các bên cam kết COC,
song không nên quá hy vọng, một văn kiện như vậy sẽ khiến cho vấn đề
ngay lập tức được giải quyết.
TS. Lee Mingjiang, chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế của đại học
Công nghệ Nanyang (Singapore) cũng nói: "Dù có đạt được COC thì vẫn còn
một câu hỏi là, nó sẽ có hiệu quả đến đâu khi nhiều nước sẽ viện vào các
yếu tố kỹ thuật để không tuân thủ bộ Quy tắc".
Bi quan hay lạc quan?
Ngày 2/7, khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia VTV1,
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Trung Quốc lần này nhất trí
"tham vấn chính thức" về COC và tổ chức họp SOM ASEAN-Trung Quốc lần
thứ 6 và Nhóm Công tác lần thứ 9 tại Trung Quốc vào tháng 9 tới. Tuy
nhiên, theo ông Phạm Bình Minh, "chúng ta cũng nhấn mạnh, điều quan
trọng là phải tiến hành thảo luận chính thức, để sớm có được Bộ quy tắc
COC, bảo đảm hiệu quả hoà bình và an ninh ở Biển Đông".
Như vậy là có sự khác giữa "tham vấn" và "thảo luận chính thức". Các
nước trong/ngoài khu vực hy vọng, kịch bản 2012 sẽ không lặp lại. Vào
phút chót, viện dẫn "thời gian chưa chín muồi", Trung Quốc đình hoãn
việc thảo luận về COC.
Một thông tin lạc quan khác: ngày 2/7, theo Reuters, bác bỏ một số quan
ngại rằng Mỹ có thể lại sẽ "lơ là" châu Á, ngoại trưởng Kerry cho biết,
sắp tới ông đang có kế hoạch đi thăm Indonesia và Việt Nam. Ông Kerry
bày tỏ hoàn toàn tin tưởng vào chính sách "chuyển trục" sang châu Á của
Tổng thống Obama.
Một quan chức Mỹ cấp cao khác (giấu tên) thừa nhận các nước châu Á đang
có hoài nghi về "sự tái can dự" của Mỹ vào khu vực. Tuy nhiên, theo nhân
vật này, sự quan tâm của Mỹ giờ đây đi vào thực chất, chứ không chỉ
dừng lại ở mức tượng trưng. Bằng chứng là mới đây, Tổng thống Obama đã
nghênh tiếp nhiều vị lãnh đạo châu Á như các thủ tướng Nhật Bản,
Singapore, các tổng thống Hàn Quốc, Myanmar, quốc vương Brunei.
Và như để xua đi bầu không khí bi quan, Ngoại trưởng Kerry khẳng định:
Hoa Kỳ hy vọng "nhìn thấy tiến bộ tức thì" trong các nỗ lực giữa các
nước ASEAN với Trung Quốc tiến tới một bộ quy tắc hành xử mang tính ràng
buộc pháp lý để giải tỏa các căng thẳng. Bác bỏ những lo lắng cho rằng
công cuộc tái cân bằng chính sách ngoại giao của Washington hướng về
châu Á có thể đang bị yếu đi vì cắt giảm ngân sách, Ngoại trưởng Mỹ
khẳng định chính sách đó không những tiếp tục, mà sẽ còn được tăng cường
mạnh mẽ hơn. Ông Kerry tin rằng, một phần quan trọng của lịch sử thế kỷ
21 sẽ được viết lên tại châu Á, mà phần lớn là tại Đông Nam Á và đó là
lý do vì sao Mỹ cho rằng mối quan hệ với các nước ASEAN được đặt mức ưu
tiên cao nhất.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, trong các cuộc họp kín,
nhiều nước đã ra tuyên bố chỉ trích "những hành động khiêu khích" gần
đây của Bắc Triều Tiên và đòi phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp
hạn chế của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng tại diễn đàn, Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên cũng phản pháo và tuyên
bố Bình Nhưỡng chỉ ngừng các chương trình vũ khí hạt nhân khi nào
Washington từ bỏ lập trường "thù địch". Nhưng hôm 1/7, ngay sau khi hội
đàm với các đồng nhiệm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry khẳng định bốn quốc gia này đã có lập trường thống nhất trên
vấn đề "phi hạt nhận hóa" Bắc Triều Tiên.
Hẳn nhiên, đừng quên "những khúc nhôi" đối với hai vấn đề an ninh thiết
yếu này. Thứ nhất, chừng nào Trung Quốc chưa từ bỏ quyết tâm "gạt Mỹ ra
khỏi bàn cờ khu vực" thì chừng đó mọi thoả thuận ngoại giao vẫn chỉ là
văn bản. Thứ hai, chừng nào hai "kỳ phùng địch thủ" vẫn coi vấn đề "phi
hạt nhân hóa" là phương tiện trong chiến lược toàn cầu của mỗi nước, thì
dù là diễn đàn ba/bốn/hay sáu bên cũng chỉ là những kịch bản để hai đại
cường đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc tranh hùng thế kỷ.
Vận mệnh các nước vừa và nhỏ, một phần chủ yếu đúng là nằm trong bàn cờ
và thế cờ của quý vị. Nhưng đừng quên, một tia lửa nhỏ cũng có thể gây
ra đám cháy dữ dội khi các đụn cỏ khô của quý vị đang nằm cạnh các thùng
xăng lớn./.
Hải Đăng
(Tuanvietnam)
Căng thẳng vì Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN
Ngoại trưởng Philippines Ngoại giao Albert del Rosario (phải) và Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman tại Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 tại Bandar Seri Begawan, Brunei. |
Philippines và Trung Quốc đã có những trao đổi căng thẳng liên quan tới
tranh chấp chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển
Đông.
Tin của Reuters hôm qua tường thuật rằng tại một diễn đàn an ninh khu
vực ở Brunei, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang tố cáo Manila là
gây ra những căng thẳng trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, thì Bộ
trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario bước vào phòng họp.
Theo chương trình, ông Rosario không phát biểu tại diễn đàn này, nhưng
sau khi nghe những lời tố cáo của Bắc Kinh trong cuộc họp kín này, ông
giơ tay xin phát biểu.
Các nhà ngoại giao Philippines mô tả là sau đó Ngoại trưởng Rosario tiến
hành đả phá những tố cáo của Bắc Kinh theo từng điểm một. Ngoại trưởng
Singapore mô tả cuộc trao đổi đó là “đầy thách thức.”
Hãng tin Reuters tường thuật rằng sự kiện không mấy ngoại giao một cách
bất thường đó biểu hiện tình trạng thù địch trong cuộc tranh giành chủ
quyền Biển Đông giàu tài nguyên dầu khí, mà Reuters cho là đã trở thành
một trong các điểm nóng quân sự nguy hiểm nhất ở Châu Á.
Nói chuyện với các nhà báo sau đó, ông Rosario nói rằng “Phản hồi của
tôi rất đơn giản: vấn đề cốt lõi là vị thế của Trung Quốc là họ có chủ
quyền không thể tranh cãi trên toàn bộ Biển Đông. Đó là một đòi hỏi chủ
quyền trắng trợn quá đáng, đây là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết
dựa trên luật quốc tế. Thế cho nên tôi yêu cầu mọi người ủng hộ giải
pháp đó.”
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tố cáo Manila gây căng thẳng
trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết
Trì tố cáo Manila gây căng thẳng trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Sau đó trong cùng ngày, Trung Quốc đồng ý mở đàm phán với Đông Nam Á về
các luật lệ trên biển dường như đánh dấu một chương mới trong các nỗ lực
nhằm giải quyết cuộc tranh chấp. Sau nhiều năm cưỡng lại các nỗ lực của
10 nước hội viên ASEAN, đòi mở các cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng
xử của các bên ở Biển Đông, Trung Quốc nói họ sẽ chủ trì các cuộc đàm
phán giữa các giới chức cấp cao vào tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, sẽ
không đề cập tới các tuyên bố chủ quyền của các nước, mà chỉ đề ra những
quy định- tương tự như luật đi đường- cho các tàu bè qua lại trong vùng
nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ một hành vi sai lầm có thể dẫn tới tranh
chấp.
Các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức ở Trung Quốc tương đối ở cấp thấp, và
đã được mô tả một cách thận trọng trong một tuyên bố chung giữa ASEAN
và Trung Quốc hôm Chủ nhật như những cuộc “tham khảo ý kiến”, thay vì là
các cuộc “thương thuyết”, một chỉ dấu đáng chú ý rằng có phần chắc, các
cuộc tham khảo ấy khó có thể đạt được tiến bộ.
Trung Quốc còn thành công trong việc đạt được sự đồng thuận của ASEAN
trong việc thành lập một ủy ban các chuyên gia gồm các nhà khoa bảng và
các cựu giới chức ngoại giao- để hướng dẫn tiến trình này.
Các nước ASEAN trước đây chống đối ý kiến này, vì quan ngại sẽ trì hoãn thêm tiến trình giải quyết tranh chấp.
Reuters dẫn lời một giới chức chính phủ Mỹ có mặt tại buổi họp ở Brunei,
nói rằng các cuộc đàm phán mới giữa ASEAN và Trung Quốc là đáng hoan
nghênh, nhưng không phải là một bước đột phá.
Giới chức này nói rằng phải có một nỗ lực toàn diện để tìm cách giải
quyết trên thực tế cơ chế, hoặc thiết lập một hệ thống cơ chế để hạ giảm
căng thẳng.
Trong khi đó, theo bản tin của Dân Trí, vào lúc kết thúc Hội nghị Ngoại
Trưởng ASEAN 46 tại Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
đã đề xuất một số biện pháp để xây dựng lòng tin giữa các bên tranh
chấp.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí nhà nước, ông Phạm Bình Minh
đánh giá Hội nghị Ngoại trưởng ở Brunei là “thành công tốt đẹp và đạt
các kết quả mong đợi.” Ông cho rằng kết quả nổi bật nhất của hội nghị là
“ASEAN tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết và thống nhất lập trường về
các vấn đề liên quan tới nội khối và quan hệ đối ngoại của ASEAN.”
Nguồn: NNSA, Asianewsnet.net, Tuoi Tre
(VOA)
Phản ứng của thế giới về vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập
Tổng thống lâm thời Adly Mansour của Ai Cập (giữa) và các thẩm phán trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức ở Cairo, ngày 3/7/2013.
04.07.2013
Tổng thống Barack Obama đã chỉ thị chính quyền của ông xem xét vấn đề
viện trợ của Mỹ cho Ai Cập sau khi quân đội nước này lật đổ Tổng thống
được bầu lên một cách dân chủ, ông Mohamed Morsi.
Ông Obama ra tuyên bố nói rằng ông ‘hết sức quan ngại’ về quyết định của quân đội và kêu gọi Ai Cập, một đồng minh truyền thống của Mỹ, quay lại thể chế dân chủ sớm nhất có thể.
Tổng thống Mỹ cũng thúc giục quân đội Ai Cập bảo đảm rằng quyền của dân thường được bảo vệ trong cuộc chuyển giao quyền lực.
Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon miêu tả biến động ở Ai Cập là ‘đầy xáo trộn’ và kêu gọi nước này quay lại thể chế dân sự ‘sớm nhất có thể’. Ông nói rằng ông tiếp tục ủng hộ các nguyện vọng của người dân Ai Cập.
Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Ai Cập mà mới đây cũng phải chật vật chống đỡ với các cuộc biểu tình chống chính phủ, lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Tại cuộc họp báo hôm nay, Ngoại trưởng nước này nói rằng việc quân đội lật đổ ông Morsi là ‘không thể chấp nhận được’ và ‘rất đáng lo ngại’.
Trong khi đó, đảng của Tổng thống Tunisia lên án việc quân đội Ai Cập lật đổ ông Morsi, ví việc làm này như là một cú giáng đối với dân chủ.
Nhưng các lãnh đạo của Ả rập Saudi đã gửi lời chúc mừng tới Ai Cập. Qatar thì nói sẽ tiếp tục ủng hộ ý nguyện của người dân Ai Cập.
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng lên tiếng ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Tổng thống nước này đã chúc mừng chánh án Adly Mansour sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời của Ai Cập.
Tổng thống Syria hiện bị dân chúng phản đối cũng hoan nghênh việc loại bỏ ông Morsi. Trong các bản tin đăng tải trên truyền thông nhà nước, ông al-Assad nói rằng sau một năm tại vị, người dân Ai Cập đã phát hiện điều họ gọi là ‘những lời dối trá’ của phong trào Huynh đệ Hồi giáo của tổng thống bị lật đổ.
(VOA)
Ông Obama ra tuyên bố nói rằng ông ‘hết sức quan ngại’ về quyết định của quân đội và kêu gọi Ai Cập, một đồng minh truyền thống của Mỹ, quay lại thể chế dân chủ sớm nhất có thể.
Tổng thống Mỹ cũng thúc giục quân đội Ai Cập bảo đảm rằng quyền của dân thường được bảo vệ trong cuộc chuyển giao quyền lực.
Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon miêu tả biến động ở Ai Cập là ‘đầy xáo trộn’ và kêu gọi nước này quay lại thể chế dân sự ‘sớm nhất có thể’. Ông nói rằng ông tiếp tục ủng hộ các nguyện vọng của người dân Ai Cập.
Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Ai Cập mà mới đây cũng phải chật vật chống đỡ với các cuộc biểu tình chống chính phủ, lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Tại cuộc họp báo hôm nay, Ngoại trưởng nước này nói rằng việc quân đội lật đổ ông Morsi là ‘không thể chấp nhận được’ và ‘rất đáng lo ngại’.
Trong khi đó, đảng của Tổng thống Tunisia lên án việc quân đội Ai Cập lật đổ ông Morsi, ví việc làm này như là một cú giáng đối với dân chủ.
Nhưng các lãnh đạo của Ả rập Saudi đã gửi lời chúc mừng tới Ai Cập. Qatar thì nói sẽ tiếp tục ủng hộ ý nguyện của người dân Ai Cập.
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng lên tiếng ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Tổng thống nước này đã chúc mừng chánh án Adly Mansour sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời của Ai Cập.
Tổng thống Syria hiện bị dân chúng phản đối cũng hoan nghênh việc loại bỏ ông Morsi. Trong các bản tin đăng tải trên truyền thông nhà nước, ông al-Assad nói rằng sau một năm tại vị, người dân Ai Cập đã phát hiện điều họ gọi là ‘những lời dối trá’ của phong trào Huynh đệ Hồi giáo của tổng thống bị lật đổ.
(VOA)
Tư pháp Việt Nam dàn dựng vụ án nhằm bỏ tù LS Lê Quốc Quân
Buổi thắp nến đòi công lý cho luật sư Lê Quốc Quân tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, ngày 30/06/2013. Đứng đầu trong ảnh là nhà đấu tranh chống tham nhũng Lê Hiền Đức. (REUTERS/Kham)
Ngày 09/07/2013, tòa án Việt Nam sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử
với tội danh « trốn thuế ». Việc tư pháp Việt Nam truy tố ông Lê Quốc
Quân bị công luận khắp nơi trong và ngoài nước phản đối. Mới đây có một
số thông tin cho thấy vụ án xét xử ông Quân vì tội danh kinh tế chỉ là
một dàn dựng của chính quyền nhằm bỏ tù một người đấu tranh dân chủ.
Ngày 01/07, đại diện của hơn 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế viết thư gửi đến đại diện ngành Ngoại giao và An ninh của Liên Hiệp Châu Âu để yêu cầu can thiệp. Ngày hôm qua 03/07, gia đình và thân hữu luật sư Lê Quốc Quân có buổi cầu nguyện tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh, với các khẩu hiệu đòi tự do cho ông Lê Quốc Quân. Liên tục trong những ngày gần đây, các cộng đồng Công giáo, cùng thân hữu, khắp nơi trên cả nước tổ chức các buổi hiệp thông hướng về Lê Quốc Quân.
Để chuyển đến quý thính giả thông tin về vụ án, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
RFI : Xin anh cho biết những những suy nghĩ của anh về vụ án xử người anh trai của anh, luật sư Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết : Đã có thông báo chính thức là ngày 09/07 tới, sẽ xảy ra phiên xử anh Quân và truy cứu anh Quân ở điều 161, tội trốn thuế... Đây là một điều mà gia đình Quyết thực sự thấy khó chấp nhận. Bởi vì bản thân công ty anh Quân là một công ty thực hiện nhiệm vụ về thuế tốt và chưa bao giờ có một cảnh báo nào từ cơ quan thuế. Thứ hai nữa chính bản thân công ty anh rất nhiều lần bị khám nhà không có mặt anh, tức là cho đến ngày anh Quân bị bắt, đã khám đến 4 lần, mà có lần khám trong đêm, không có sự chứng kiến của anh. Nhà thì khám từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng, rồi hết nhà chuyển sang công ty khám đến 4 giờ sáng…. Khám trong lúc anh đang bị bắt mang đi một chỗ khác. Việc truy cứu anh liên quan đến các hoạt động của công ty là điều khó chấp nhận. Bản thân gia đình Quyết thì không tin điều đó là có thật.
Về cá nhân Quyết, Quyết có biết các hoạt động của công ty anh, và cũng nắm trong tay các hồ sơ liên quan đến các hoạt động, khai báo thuế. Bản thân công ty anh đang được công ty thuế đang còn xếp vào danh mục thưởng bằng khen thuế, đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên là cao. Điều đấy không thể kết tội anh là trốn thuế được. Công lý được thực thi có nghĩa là anh phải được trả tự do, không phải là tại tòa, mà trước khi phiên tòa xảy ra, thì đúng hơn, cũng như ba lần bắt trước.
RFI : Phải thả trước phiên tòa cũng có nghĩa là những chứng cớ để buộc tội không phù hợp với ý định ban đầu ?
Ông Lê Quốc Quyết : Theo như Quyết biết là đầu tiên họ bắt đầu bắt anh Quân với cái cớ trốn thuế để họ tìm kiếm một cái gì đấy có tính chất chính trị trong công ty anh Quân. Nhưng sau khi họ đã lỡ rồi, những bằng chứng chính trị không có, thì họ vẫn tiếp tục giữ quan điểm và tìm mọi cách để chứng mình rằng anh có trốn thuế. Nhưng mà theo như hồ sơ mà Quyết có trong tay, thì họ không chứng minh được là anh trốn thuế. Mà bản thân nhà nước đang nợ anh đến 172 triệu đồng.
RFI : Đây có phải là điểm cũng tương đối mới trong hiểu biết về vụ án này không ạ ?
Ông Lê Quốc Quyết : Vì luật sư cũng bị cản trở tiếp cận hồ sơ và gia đình đến nay cũng chưa được thăm gặp để biết thực hư. Nhưng cách đây khoảng 10 ngày, luật sư được tiếp cận hồ sơ, tiếp cận tương đối nhiều cái mới trong hồ sơ của anh Quân, cụ thể thứ nhất là việc bổ nhiệm các điều tra viên chính trị. Hầu hết là các điều tra viên chính trị, (nhưng lại) làm việc về vấn đề trốn thuế. Thứ hai là, qua những con số chứng minh các chứng cứ, thì luật sư mới tính ra, thì hóa ra là, việc « trốn thuế » của anh Quân là -172 triệu (tức là nhà nước còn thiếu của luật sư Lê Quốc Quân số tiền này).
RFI : Anh nói đến 5 điều tra viên chính trị thì có nghĩa như thế nào ?
Ông Lê Quốc Quyết : Thông thường, ở Việt Nam, bên công an họ phân ra các phòng, nếu về thuế thì thuộc phòng điều tra kinh tế-xã hội. Đó là phòng PC 46. Họ phụ trách về thuế, các doanh nghiệp, buôn lậu, kinh doanh trái phép… Nhưng đây lại là do các điều tra viên của Cơ quan điều tra của Công an thành phố Hà Nội. Điều thứ hai là, họ làm một cách vụng về, họ bổ sung văn bản lung tung. Có những văn bản ra ngày 09/10/2012, thì lại căn cứ vào một văn bản ra sau đó, tức là ngày 24/10/2012. Không hiểu họ ra kiểu gì ?!
Những yếu tố nhìn thấy được như vậy trong hồ sơ (điều tra) của anh Quân, thì có thể thấy là hồ sơ làm một cách ngang ngược.
Thứ hai là Quyết thấy được rõ. Cái thứ hai mà Quyết thấy rõ động cơ chính trị trong việc bắt.anh Quân, chứ không phải về thuế. Điều này thể hiện qua việc điều động từ bên an ninh qua. Các văn bản điều động từ bên an ninh qua là một, cộng với đối xử với các gia đình. Các đối sách về vụ án này. (…) Trong quan hệ quốc tế thông thường, thì gia đình phải được gặp người thân ngay sau khi kết thúc điều tra. Hoặc theo luật, luật sư phải thăm ngay, mỗi lần lấy cung phải có luật sư. Ngay từ khi bị bắt, anh Quân đã tuyệt thực, để đòi phải có luật sư thì mới làm việc, nhưng mà họ cứ cản trở mãi. Đến khi họ cho luật sư vào, nhưng gặp thì gặp, hồ sơ vẫn không được tiếp cận. Cho đến bây giờ anh ấy vẫn nhịn ăn, 6 tháng rồi, mà gia đình vẫn chưa có một ai được thăm gặp anh. Anh lại bị đối xứ phân biệt, không được như các tù nhân khác, không được gửi nước sạch để uống, mặc dù anh đã nhiều lần yêu cầu. (…) Một đối xử như vậy không phải đối với người bình thường, mà họ chọn cách đối xử với anh Quân, như một tội phạm, đặc biệt nghiêm trong, hoặc là tội phạm an ninh quốc gia.
Trong quá trình đối với anh Quân xưa nay, thì thấy cũng rất rõ. Tức là cả một chiều dài anh Quân sách nhiễu, bị bắt đàn áp, bị tìm đủ cách để bắt bớ. Và anh đã bị bắt đến lần thứ 3, cộng với hai lần quyết định xử phạt và quản chế tại địa phương, thì thấy được rõ ràng là họ tìm mọi cách để bắt anh Quân, bất cứ bằng cách nào, từ năm 2007 đến giờ.
Trong thời gian hoạt động, công ty của anh Quân nhiều lần phải chuyển dịch vì các hành vi quấy nhiễu của an ninh. Mỗi lần anh Quân ký hợp đồng xong là an ninh đến làm việc với chủ nhà và họ lại từ chối không cho anh Quân thuê nữa. Cho nên anh Quân phải thay đổi trụ sở và phải chuyển đối giấy phép khá nhiều lần. Mặc dầu gây khó khăn thế, nhưng mà vì anh Quân là luật sư tư vấn, chủ yếu cho các hãng quốc tế, nên anh Quân vẫn duy trì được công việc tư vấn của mình, nhưng trụ sở thì liên tục bị thay đổi.
Còn cá nhân Quyết thấy là, nếu (thật sự là) họ làm thuế để truy thu về cho nhà nước, thì không thể có cách làm như vậy được. Bởi vì, quá trình làm việc với công ty của anh Quân, của Quyết, thì họ tiêu hao rất nhiều tiền của Nhà nước, của người đóng thuế, cho việc làm vụ án này. Chẳng hạn như, đôi khi chỉ là một việc nhỏ nhỏ, như ở văn phòng đại diện của Quyết của phía nam, một phiếu thu tiếp khách 11 triệu, mà họ muốn chứng minh việc tiếp khách không có thật, thì ba điều tra viên bay từ Hà Nội vào, bay ra, bay vào đến cả 20 triệu tiền vé.
Công ty của anh Quân và của Quản, thì hiện tại họ thu con dấu, họ không cho hoạt động, mặc dầu theo luật, thì tội trốn thuế không liên quan đến các hoạt động khác của công ty. Vì thương hiệu và hoạt động khách hàng của công ty không phải do hành vi trốn thuế (nếu có) mang lại. Chỉ được bắt người chịu trách nhiệm trong giai đoạn trốn thuế ấy, sau đó là theo luật là phải ủy quyền, hoặc được phép ủy quyền cho ai khác điều hành công ty tiếp tục hoạt động. Nhưng họ không làm như vậy, thêm vào đó, họ cản trở không cho gia đình được gặp mặt, không cho Quản và anh Quân được ủy quyền ra ngoài để công ty tiếp tục hoạt động. Thậm chí họ còn thu cả con dấu, không muốn cho công ty Quyết hoạt động nữa. Trong khi đó, (về nguyên tắc) họ làm để thu thuế cho nhà nước, mà mỗi năm công ty Quyết đóng thuế khá nhiều, nhưng họ chỉ muốn công ty chết, gây áp lực với anh Quân về mọi mặt, cả kinh tế và gia đình.
Gia đình đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, yêu cầu trả lại con dấu, nhưng cũng không có phản hồi chính thức nào từ cơ quan hành pháp cả.
RFI : Thưa anh, gia đình có tin gì mới về sức khỏe của Luật sư Lê Quốc Quân ?
Ông Lê Quốc Quyết : Lần gần nhất, hôm thứ sáu tuần trước, luật sư có vào. Đấy là ngày cuối cùng của đợt anh Quân tịch cốc. Đây không là tuyệt thực, như anh nói. Lúc mới bị bắt, anh tuyệt thực 15 ngày và ra yêu sách để đòi có kinh Thánh để đọc, và chỉ chấp nhận làm việc khi có luật sư.
Còn lần này, từ ngày 23/06 anh tịch cốc. Bởi vì anh biết ở bên ngoài, có nhiều người quan tâm, có các cơ quan đài báo, cũng như các giáo dân, những người cầu nguyện công khai, cũng như âm thầm. Cho nên anh nói là báo ra với luật sư là anh sẽ tịch cốc 7 ngày. Ngày luật sư vào là ngày 29/06, anh gầy gò, anh phải nói nhỏ nhẹ với luật sư, mặc dầu đang làm việc, cần nhiều việc phải nói. Anh nói ngày 30/06, anh sẽ ăn lại để lấy sức khỏe để ra tòa.
Rất cám ơn khán thính giả và anh em làm truyền thông đã quan tâm đến gia đình Quyết. Bởi vì đến lúc này, Quyết chỉ mong muốn được nhân rộng các thông tin rõ hơn về vụ án của anh Quân, và những cách hành xử (của các cơ quan nhà nước) đối với anh Quân và gia đình Quyết, những cách hành xử rất ngang ngược và bất chấp tất cả mọi thủ tục pháp lý.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Lê Quốc Quyết đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Trọng Thành (RFI)
Ngày 01/07, đại diện của hơn 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế viết thư gửi đến đại diện ngành Ngoại giao và An ninh của Liên Hiệp Châu Âu để yêu cầu can thiệp. Ngày hôm qua 03/07, gia đình và thân hữu luật sư Lê Quốc Quân có buổi cầu nguyện tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh, với các khẩu hiệu đòi tự do cho ông Lê Quốc Quân. Liên tục trong những ngày gần đây, các cộng đồng Công giáo, cùng thân hữu, khắp nơi trên cả nước tổ chức các buổi hiệp thông hướng về Lê Quốc Quân.
Để chuyển đến quý thính giả thông tin về vụ án, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
RFI : Xin anh cho biết những những suy nghĩ của anh về vụ án xử người anh trai của anh, luật sư Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết : Đã có thông báo chính thức là ngày 09/07 tới, sẽ xảy ra phiên xử anh Quân và truy cứu anh Quân ở điều 161, tội trốn thuế... Đây là một điều mà gia đình Quyết thực sự thấy khó chấp nhận. Bởi vì bản thân công ty anh Quân là một công ty thực hiện nhiệm vụ về thuế tốt và chưa bao giờ có một cảnh báo nào từ cơ quan thuế. Thứ hai nữa chính bản thân công ty anh rất nhiều lần bị khám nhà không có mặt anh, tức là cho đến ngày anh Quân bị bắt, đã khám đến 4 lần, mà có lần khám trong đêm, không có sự chứng kiến của anh. Nhà thì khám từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng, rồi hết nhà chuyển sang công ty khám đến 4 giờ sáng…. Khám trong lúc anh đang bị bắt mang đi một chỗ khác. Việc truy cứu anh liên quan đến các hoạt động của công ty là điều khó chấp nhận. Bản thân gia đình Quyết thì không tin điều đó là có thật.
Về cá nhân Quyết, Quyết có biết các hoạt động của công ty anh, và cũng nắm trong tay các hồ sơ liên quan đến các hoạt động, khai báo thuế. Bản thân công ty anh đang được công ty thuế đang còn xếp vào danh mục thưởng bằng khen thuế, đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên là cao. Điều đấy không thể kết tội anh là trốn thuế được. Công lý được thực thi có nghĩa là anh phải được trả tự do, không phải là tại tòa, mà trước khi phiên tòa xảy ra, thì đúng hơn, cũng như ba lần bắt trước.
RFI : Phải thả trước phiên tòa cũng có nghĩa là những chứng cớ để buộc tội không phù hợp với ý định ban đầu ?
Ông Lê Quốc Quyết : Theo như Quyết biết là đầu tiên họ bắt đầu bắt anh Quân với cái cớ trốn thuế để họ tìm kiếm một cái gì đấy có tính chất chính trị trong công ty anh Quân. Nhưng sau khi họ đã lỡ rồi, những bằng chứng chính trị không có, thì họ vẫn tiếp tục giữ quan điểm và tìm mọi cách để chứng mình rằng anh có trốn thuế. Nhưng mà theo như hồ sơ mà Quyết có trong tay, thì họ không chứng minh được là anh trốn thuế. Mà bản thân nhà nước đang nợ anh đến 172 triệu đồng.
RFI : Đây có phải là điểm cũng tương đối mới trong hiểu biết về vụ án này không ạ ?
Ông Lê Quốc Quyết : Vì luật sư cũng bị cản trở tiếp cận hồ sơ và gia đình đến nay cũng chưa được thăm gặp để biết thực hư. Nhưng cách đây khoảng 10 ngày, luật sư được tiếp cận hồ sơ, tiếp cận tương đối nhiều cái mới trong hồ sơ của anh Quân, cụ thể thứ nhất là việc bổ nhiệm các điều tra viên chính trị. Hầu hết là các điều tra viên chính trị, (nhưng lại) làm việc về vấn đề trốn thuế. Thứ hai là, qua những con số chứng minh các chứng cứ, thì luật sư mới tính ra, thì hóa ra là, việc « trốn thuế » của anh Quân là -172 triệu (tức là nhà nước còn thiếu của luật sư Lê Quốc Quân số tiền này).
RFI : Anh nói đến 5 điều tra viên chính trị thì có nghĩa như thế nào ?
Ông Lê Quốc Quyết : Thông thường, ở Việt Nam, bên công an họ phân ra các phòng, nếu về thuế thì thuộc phòng điều tra kinh tế-xã hội. Đó là phòng PC 46. Họ phụ trách về thuế, các doanh nghiệp, buôn lậu, kinh doanh trái phép… Nhưng đây lại là do các điều tra viên của Cơ quan điều tra của Công an thành phố Hà Nội. Điều thứ hai là, họ làm một cách vụng về, họ bổ sung văn bản lung tung. Có những văn bản ra ngày 09/10/2012, thì lại căn cứ vào một văn bản ra sau đó, tức là ngày 24/10/2012. Không hiểu họ ra kiểu gì ?!
Những yếu tố nhìn thấy được như vậy trong hồ sơ (điều tra) của anh Quân, thì có thể thấy là hồ sơ làm một cách ngang ngược.
Thứ hai là Quyết thấy được rõ. Cái thứ hai mà Quyết thấy rõ động cơ chính trị trong việc bắt.anh Quân, chứ không phải về thuế. Điều này thể hiện qua việc điều động từ bên an ninh qua. Các văn bản điều động từ bên an ninh qua là một, cộng với đối xử với các gia đình. Các đối sách về vụ án này. (…) Trong quan hệ quốc tế thông thường, thì gia đình phải được gặp người thân ngay sau khi kết thúc điều tra. Hoặc theo luật, luật sư phải thăm ngay, mỗi lần lấy cung phải có luật sư. Ngay từ khi bị bắt, anh Quân đã tuyệt thực, để đòi phải có luật sư thì mới làm việc, nhưng mà họ cứ cản trở mãi. Đến khi họ cho luật sư vào, nhưng gặp thì gặp, hồ sơ vẫn không được tiếp cận. Cho đến bây giờ anh ấy vẫn nhịn ăn, 6 tháng rồi, mà gia đình vẫn chưa có một ai được thăm gặp anh. Anh lại bị đối xứ phân biệt, không được như các tù nhân khác, không được gửi nước sạch để uống, mặc dù anh đã nhiều lần yêu cầu. (…) Một đối xử như vậy không phải đối với người bình thường, mà họ chọn cách đối xử với anh Quân, như một tội phạm, đặc biệt nghiêm trong, hoặc là tội phạm an ninh quốc gia.
Trong quá trình đối với anh Quân xưa nay, thì thấy cũng rất rõ. Tức là cả một chiều dài anh Quân sách nhiễu, bị bắt đàn áp, bị tìm đủ cách để bắt bớ. Và anh đã bị bắt đến lần thứ 3, cộng với hai lần quyết định xử phạt và quản chế tại địa phương, thì thấy được rõ ràng là họ tìm mọi cách để bắt anh Quân, bất cứ bằng cách nào, từ năm 2007 đến giờ.
Trong thời gian hoạt động, công ty của anh Quân nhiều lần phải chuyển dịch vì các hành vi quấy nhiễu của an ninh. Mỗi lần anh Quân ký hợp đồng xong là an ninh đến làm việc với chủ nhà và họ lại từ chối không cho anh Quân thuê nữa. Cho nên anh Quân phải thay đổi trụ sở và phải chuyển đối giấy phép khá nhiều lần. Mặc dầu gây khó khăn thế, nhưng mà vì anh Quân là luật sư tư vấn, chủ yếu cho các hãng quốc tế, nên anh Quân vẫn duy trì được công việc tư vấn của mình, nhưng trụ sở thì liên tục bị thay đổi.
Còn cá nhân Quyết thấy là, nếu (thật sự là) họ làm thuế để truy thu về cho nhà nước, thì không thể có cách làm như vậy được. Bởi vì, quá trình làm việc với công ty của anh Quân, của Quyết, thì họ tiêu hao rất nhiều tiền của Nhà nước, của người đóng thuế, cho việc làm vụ án này. Chẳng hạn như, đôi khi chỉ là một việc nhỏ nhỏ, như ở văn phòng đại diện của Quyết của phía nam, một phiếu thu tiếp khách 11 triệu, mà họ muốn chứng minh việc tiếp khách không có thật, thì ba điều tra viên bay từ Hà Nội vào, bay ra, bay vào đến cả 20 triệu tiền vé.
Công ty của anh Quân và của Quản, thì hiện tại họ thu con dấu, họ không cho hoạt động, mặc dầu theo luật, thì tội trốn thuế không liên quan đến các hoạt động khác của công ty. Vì thương hiệu và hoạt động khách hàng của công ty không phải do hành vi trốn thuế (nếu có) mang lại. Chỉ được bắt người chịu trách nhiệm trong giai đoạn trốn thuế ấy, sau đó là theo luật là phải ủy quyền, hoặc được phép ủy quyền cho ai khác điều hành công ty tiếp tục hoạt động. Nhưng họ không làm như vậy, thêm vào đó, họ cản trở không cho gia đình được gặp mặt, không cho Quản và anh Quân được ủy quyền ra ngoài để công ty tiếp tục hoạt động. Thậm chí họ còn thu cả con dấu, không muốn cho công ty Quyết hoạt động nữa. Trong khi đó, (về nguyên tắc) họ làm để thu thuế cho nhà nước, mà mỗi năm công ty Quyết đóng thuế khá nhiều, nhưng họ chỉ muốn công ty chết, gây áp lực với anh Quân về mọi mặt, cả kinh tế và gia đình.
Gia đình đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, yêu cầu trả lại con dấu, nhưng cũng không có phản hồi chính thức nào từ cơ quan hành pháp cả.
RFI : Thưa anh, gia đình có tin gì mới về sức khỏe của Luật sư Lê Quốc Quân ?
Ông Lê Quốc Quyết : Lần gần nhất, hôm thứ sáu tuần trước, luật sư có vào. Đấy là ngày cuối cùng của đợt anh Quân tịch cốc. Đây không là tuyệt thực, như anh nói. Lúc mới bị bắt, anh tuyệt thực 15 ngày và ra yêu sách để đòi có kinh Thánh để đọc, và chỉ chấp nhận làm việc khi có luật sư.
Còn lần này, từ ngày 23/06 anh tịch cốc. Bởi vì anh biết ở bên ngoài, có nhiều người quan tâm, có các cơ quan đài báo, cũng như các giáo dân, những người cầu nguyện công khai, cũng như âm thầm. Cho nên anh nói là báo ra với luật sư là anh sẽ tịch cốc 7 ngày. Ngày luật sư vào là ngày 29/06, anh gầy gò, anh phải nói nhỏ nhẹ với luật sư, mặc dầu đang làm việc, cần nhiều việc phải nói. Anh nói ngày 30/06, anh sẽ ăn lại để lấy sức khỏe để ra tòa.
Rất cám ơn khán thính giả và anh em làm truyền thông đã quan tâm đến gia đình Quyết. Bởi vì đến lúc này, Quyết chỉ mong muốn được nhân rộng các thông tin rõ hơn về vụ án của anh Quân, và những cách hành xử (của các cơ quan nhà nước) đối với anh Quân và gia đình Quyết, những cách hành xử rất ngang ngược và bất chấp tất cả mọi thủ tục pháp lý.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Lê Quốc Quyết đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Trọng Thành (RFI)
Ứng cử viên Tổng Bí thư TIẾP TỤC DÂN VẬN
Bí thư Thành ủy Hà Nội tại buổi tiếp xúc cử tri.Trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 28/6/2013, Ông Nghị Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn chia sẻ: “Lãng phí có thế nói là nhìn thấy rất rõ, từ 1 dự án được cấp phép mãi không thấy làm: từ một lô đất được giải phóng mặt bằng bao nhiêu năm không được triển khai, từ công trình xây dựng thi công xong thấy chất lượng kém. Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm …”
Có thể nói đây là phát biểu thường thấy của đội ngũ chính trị gia lão luyện, của các Ông Nghị Việt nam. Chuyện là, thông tin mà Ông Nghị đưa ra không mới, Thậm chí nếu xem xét dưới góc độ là nêu thực trạng để tìm nguyên nhân thì coi như không có thông tin. Đại loại là 1 cộng 1 bằng hai vậy. Tôi không nghi ngờ gì cái T M trong sáng của Ông Nghị khi nêu vấn đề này với mong muốn góp phần giải quyết Quốc nạn lãng phí vốn nguy nan không thua gì tham nhũng. Nhưng rõ ràng tác dụng của thông điệp có giúp gì cho chống lãng phí hay không lại là câu chuyện khác.
Thật vậy, trước hết là Ông Nghị đã nói đúng nhưng chưa đủ. Lãng phí hiện nay không chỉ là như vậy. Thậm chí đấy là lãng phí cò con, là “hiện tượng” chưa đại diện cho “bản chất”.
Tôi xin nêu thí dụ khác, có thể quy mô của lãng phí nhỏ hơn, nhìn cũng thấy mờ hơn nhưng theo tôi gần với bản chất hơn. Đó là hiện tượng đào đường rồi lấp lại hàng năm; là thủ tục hành chính rườm rà nhưng không quy được trách nhiệm cho ai cả làm cho nhân dân bức xúc đến mức rên xiết; Là đầu tư cổng chào (may mà phanh kịp), hay cấp tập hoàn thành hàng trăm công trình mỗi dịp lễ hộị mà không nói thì chắc Ông ấy cũng đồng ý với Tôi rằng chất lượng chắc chắn xấu, và sẽ phải đập đi làm lại. Đó chính là lãng phí do tư duy, do thuộc tính vốn có của con người trước hàng đống của công mà không do ai quản lý (Chính xác hơn, là rất nhiều quản lý nhưng thực chất lại không ai chịu trách nhiệm cả). Đó còn là lãng phí do thiết kế cơ chế quản lý, do phân công phân cấp chồng chéo và do môi trường quản lý thiếu minh bạch đã luôn là điều kiện cần và đủ để cặp bài trùng tham nhũng, lãng phí sinh sôi.
Xin đừng ai so sánh sự lãng phí mà tôi kể trên như là lát lại vài mét vỉa hè hay đào vài chục mét đường để đặt cái cống giỏi lắm chỉ tỷ bạc so làm sao với hàng trăm tỷ mà Ông Nghị nói trên nhé.
Xét đến cùng sự lãng phí đang làm nghèo đất nước mỗi ngày đều do cơ chế quản lý bất cập, thiếu sự cọ xát, va đập và soi xét của nhân dân. Trách nhiệm của ai, thưa Ông Nghị – Ông là Người TO nhất Hà nội!?.
Tôi băn khoăn khi nghe Ông ấy nói: “Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi còn xảy ra sai phạm khi lơi lỏng trong quản lý với nhiều mức độ khác nhau, từ xin một đằng, xây một nẻo tới xây dựng không phép…Trên thực tế những công trình đã bị sử lý và những cán bộ sai phạm đã bị kỷ luật. Nếu còn sai phạm sẽ phải xử lý cho chặt chẽ…”. Bởi nói như thế cũng như bắt bệnh sai. Không có chuyện cán bộ lơi lỏng. Trái lại họ đang rất chú tâm. Chỉ có điều đang chú tâm tìm kẻ hở mà không có gì bịt nổi nếu vẫn kinh tế nhà nước là chủ đạo, vẫn kiểu quản lý bưng bít thông tin như hiện nay.
Rõ ràng, nếu cấp phép xây dựng, cấp đất triển khai dự án mà được tiến hành minh bạch, có cạnh tranh (Phải là minh bạch có cạnh tranh chứ không phải minh bạch theo kiểu anh em một nhà đâu nhá) thì làm gì có những tồn tại nói trên, tai mắt nhân dân đâu phải dễ qua được.
Tôi băn khoăn còn bởi lẽ, không khéo lần tiếp xúc cử tri tới đây Ông Nghị sẽ nói lại đúng những điều Ông ấy nói hôm nay, có chăng chỉ sắp xếp lại ý tứ, ngôn từ mà thôi. Thế thì buồn quá.
Câu chuyện nhà siêu mỏng đã qua ít nhất 3 nhiệm kỳ bí thư Thành uỷ, các Ông ấy hiện lại vẫn đang tại nhiệm trên trời đấy thôi, có xử lý được gì đâu. Rồi Làng Cổ Đường Lâm nơi Ông Nghị đã trực tiếp lên chỉ đạo. Xin nói thêm câu chuyện Đường lâm không phải chỉ bột phát gần đây đâu nhé, không phải chỉ là câu chuyện Ông cán bộ xã xây nhà thì được mà bà con xây lại không được, cũng không phải là bà con thắc mắc không được hưởng lợi gì từ vé tham quan đâu nhé. Đẩy chỉ là dọt nước tràn ly. Đường Lâm là hậu quả của thói quản lý văn hoá gặp đâu, hay đấy, ăn xổi ở thì, rất thiếu tầm nhìn. Tôi cũng nghĩ rằng, trong việc này, Ông Nghị có trách nhiệm thời Ông ấy làm Bộ trưởng Văn hoá. Độ lùi trong các chính sách quản lý Văn hoá là vậy đấy. Tôi còn nhìn thấy Ông Bộ trưởng Văn hoá hiện nay khủng khiếp hơn: Thích làm văn hoá nhưng không hiểu gì về văn hoá cả!. 5 năm, 10 năm tương đương 1 – 2 nhiệm kỳ của các Ông, bốn xung quanh người ta phát triển như vũ bão thậm chí có nước đã mở ra kỷ nguyên phát triển mới mà mình thì lẹt đẹt quá.
Đích thị là cơ chế. Nhưng cơ chế là do con người và đất nước này có ai làm cơ chế và quyết định cơ chế bằng các Ông ấy.
Mặt khác, cũng cơ chế đấy nhưng sao Hội An, Ông Nguyễn Sự gầy gò, không sợ công luận lại làm tốt như vậy. Tôi không tin là Ông Nghị chưa đến Hội An nhưng Tôi lại cũng mơ hồ nghĩ biết đâu trên con đường bách bộ thăm phố cổ thanh bình, hoà nhã, văn minh lịch sự Ông chả nghĩ: Hà Nội mình không thể thế này được như có lần Ông ấy từng nghĩ khi dẫn đại quân vào Đà Nẵng học tập kinh nghiệm.
Nhân đây nói thêm, Tôi là một công dân lớn tuổi, là Đảng viên lâu năm, không bà con, họ hàng, không quen biết, không làm ăn gì với Ông Nghị Hà nội cũng như Ông Bá Thanh Đà Nẵng. Nhưng nếu được lựa chọn để tôn vinh giữa 2 việc: Ông Bá Thanh ở Đà nẵng giảm tiền sử dụng đất cho Doanh nghiệp, người dân nếu họ nộp ngay 1 lần dẫn đến thất thu (theo kiểu tính cua trong lỗ) nghe đâu khoảng 3400 tỷ mà DN và nhân dân phẩn khởi, phát triển ổn định, ai cũng ghi nhận như 1 hiện tượng với việc các Doanh nghiệp BĐS Hà nội còn nợ tiền sử dụng đất hàng chục ngàn tỷ đồng (mặc dù nghe đâu Chính quyền làm đúng) thì dứt khoát tôi tôn vinh Ông Bá Thanh.
Rồi đây sẽ có rất nhiều chuyện để nói về việc chậm nộp tiền sử dụng đất này, không loại trừ cả bất ổn chính trị đấy Ông Nghị ạ. Hàng nghìn người dân có nguy cơ mất trắng nhà cửa vì các tập đoàn BĐS và hệ thống chân rết của nó đấy. Nghĩ ngay từ bây giờ với quả bom này đi nếu không sẽ quá muộn đấy.
Nhân dân nghĩ về sự đúng sai, chân thật đơn giản lắm. Ai mang lại lợi ích cho dân, ai ngày đêm trăn trở tìm ra điểm đột phá (chứ không phải kiểu trăn trở làm sao cho đúng, cho tròn mình, mặc kệ hậu quả…đâu nhé) để dẫn dắt dân tộc đến chỗ phồn vinh, hạnh phúc, ai tham ô, tham nhũng, ai chỉ nói mà không làm, ai giáo điều xơ cứng… dân biết hết.
Viết đến đây tôi nghĩ thể nào cũng có người nhếch mép, xót xa cho tôi rằng, tôi đang bị Bá Thanh hay ai đó lừa mà không biết. Mặc kệ. Nếu có bị lừa như thế thì tôi và nhiều người khác cũng thấy đáng yêu, tin tưởng lắm thay. Còn hơn đọc bài báo mà thấy vô nghĩa đến vô tận, vô cùng. Đáng tiếc là một số báo lại tưởng hay, tưởng mới phấn khởi đăng mà không biết mình đang vô tình đánh tráo khái niệm, lẫn lộn trắng đen và nói thật rất thiếu tính phê phán, phản biện. Thế thì dân tộc khó phát triển lắm. Chỉ mong, một ngày nào đó, một biên tập viên nào đó, mãi café để lọt lưới bài phát biểu trong lần tiếp xúc trước (theo kiểu là: Có thể bạn quan tâm/Tin cùng loại…tất nhiên là tiêu đề hơi khác thì máy tính mới cập nhật tự động được) dưới ngay bài phát biểu lần này…để rôi cùng đọc, cùng so sánh và cùng thấy hiện tượng: Hoá ra, kỳ trước, khoá trước cũng y chang…!?
Vấn đề khác cũng quan trọng là lựa chọn con người, xử lý sai phạm. Tôi cho rằng, Ông Nghị chưa làm hết trách nhiệm của mình trong xử lý sai phạm nhất là xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các Sở Ban Ngành của Hà nội. Có thể nào tin thế kỷ 21 mà có đơn kiến nghị gửi Thường vụ thành uỷ để lưu ý lãnh đạo Hà nội, đại ý làm gì thì làm, có liên quan đến ông to đấy. Hèn gì người vi phạm giao thông cứ thích nói cháu Bác Nhanh… Vụ bến xe Mỹ Đình làm gì mà phải cân nhắc lâu thế, có 2 việc, tôi đồng tình theo cách chỉ tận tay, day tận mặt của Ông Nguyễn Sỹ Dũng VPQH trên báo lao động. Rõ thế mà phải cân nhắc, phải chờ kiến nghị thì những vụ việc khác phải làm sao. Tôi thật sự không trách Ông Liên, Hiệp hội vận tải Hà nội về kiến nghị theo nhiều người nói là lạ đời đó. Tôi chỉ buồn cười và Tôi trách Ông Nghị đứng đầu Thủ đô mà lại xảy ra chuyện như vậy. Chắc là do cách ứng xử của Thường vụ Hà nội ở một vụ na ná vụ này thế nào đó thì người ta mới dám giấy trắng mực đen mà tâm tình vậy chứ.
Cuối cùng, Tôi viết bài này theo đúng tinh thần NQTW4. Phê phán trực diện với mong muốn mọi việc sẽ tốt hơn. Ai cũng có cái khó, nhưng nếu thật tâm thì chắc chắn sẽ có chuyển biến nhất là những người có vị trí cao như Ông ấy. Và như thế mới là: Ông Nghị tên Nghị đúng (xứng đáng) là Ông Nghị.
Còn ngược lại nếu coi đây là tiếng nói trái chiều, cần bị xử lý thì cũng chẳng sao. Nhưng lúc đó có vế đối: Ông Nghị tên Nghị nhưng không phải Ông Nghị. Nhờ mọi người không phải Hán nôm đối lại và Tôi sẽ nhờ các Bác Hán Nôm chấm điểm như chấm bài văn này nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét