Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Kami - Nghịch lý Việt nam

Một người tử tế, khi nghe một người nói một điều giả dối thì họ sẽ có cảm giác mình bị xúc phạm và bị coi thường. Nói như thế nghĩa là người nói dối là người không tử tế và với người tử tế thì không nói dối. Nhưng cảm giác đó sẽ khác nhau, tùy theo người nói ra điều giả dối ấy họ là ai?
Nếu điều giả dối ấy là do một đứa trẻ nói ra thì chỉ là chuyện nhỏ, ta sẽ dạy bảo nó bằng những lời khuyên để nó bỏ tật nói dối. Vì với một đứa trẻ hư, từ chuyện nói dối đến chỗ có hành động ăn cắp thì chẳng là mấy. Nhưng ngược lại, người nói dối là người lớn, là quan chức và đang giữ một cương vị quan trọng thì đó là một điều khó tha thứ. Vậy mà ở Việt nam, những chuyện liên quan đến sự dối trá, đặc biệt là sự dối trá của các quan chức giờ đã thành chuyện thường ngày, chuyện bình thường. Các câu chuyện đối trá của quan chức tuy khác nhau về nội dung, song đều có chung một mẫu số. Đó là sự giả dối.

Từ sự giả dối...

Hôm vừa rồi, dư luận xã hội "giật nảy" mình khi biết ngày 13/6, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đánh giá về tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm nhưng kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định là không phát hiện có mại dâm tại hai địa điểm này. Ông Dũng cho biết, muốn khẳng định có mại dâm hay không cần phải có chứng cứ. Nhưng quá trình kiểm tra cơ quan chức năng có phát hiện các tiếp viên nhưng họ có hợp đồng lao động với các cơ sở dịch vụ nên rất khó xử lý.

Sở dĩ ai cũng giật mình vì phát biểu trên, vì chuyện tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm (Nam định) những địa điểm nghỉ mát được mệnh danh là "Thiên đường sung sướng" là thực tế quá rõ ràng không thể chối cãi. Không phải vì câu ca "không đi thì không biết Đồ sơn/ Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà" đã lưu truyền từ hàng chục năm nay kể từ khi nhà nước mở cửa kinh tế. Chuyện ấy, không phải chỉ riêng người Đồ sơn biết, người Hải phòng biết mà cả nước biết. Ngay cả báo chí nhà nước cũng nói tới chuyện nhức nhối này, mà họ dùng cụm từ "mắt nhắm mắt mở" để biện minh cho tình trạng này. Theo báo Lao động đã khẳng định "Trong “bảng tổng sắp” những điểm du lịch có “dịch vụ” mại dâm cao nhất cả nước thì Đồ Sơn (Hải Phòng) luôn giữ vị trí số 1. Chẳng một cơ quan chức năng nào thừa nhận, nhưng ai cũng biết cùng với casino Đồ Sơn thì mại dâm chính là một “sản phẩm du lịch” thu hút phần lớn khách đến với bãi biển này." .

Hãy nghe ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch TP Hải Phòng, khẳng định "Tôi đọc thông tin trên báo chí và thấy rất bất ngờ. Tôi phụ trách mảng này và khẳng định không có lãnh đạo Hải Phòng nói hay báo cáo là Đồ Sơn không có mại dâm. Chúng tôi phải nói nghiêm túc là vẫn còn mại dâm, chỉ có nhiều hay ít so với trước đây. Nếu không có mại dâm thì chúng tôi xây dựng trung tâm 05 (trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội dành cho gái bán dâm) làm gì. Như vậy, nói không có mại dâm ở Đồ Sơn là vô lý"

Chuyện sờ sờ ra như thế, ai cũng biết, người trong cuộc nói như thế vậy mà lãnh đạo cấp Cục ở một Bộ chịu trách nhiệm trước nhà nước về vấn đề tệ nạn xã hội lại phát biểu là không biết và không có thì là sao?

Cũng một chuyện nữa khiến cho dư luận xã hội phát chán không kém, đó là chuyện phát biểu tại Hội nghị sơ kết dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ ĐH tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 63 huyện nghèo hôm nay (26/6) tại Hà Nôi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong các trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch các xã nghèo phấn đấu trở thành đảng viên. Vì theo ông Nguyễn Tấn Dũng thì "Vào Đảng không phải để lên chức mà để thực hiện lý tưởng cao đẹp, xây dựng đất nước".

Trên thực tế hiện nay, động cơ vào đảng của hầu hết các đảng viên là để tiến thân nhờ có chức có quyền. Vì theo quy định muốn làm lãnh đạo thì phải là đảng viên, đây cũng chính là lý do vì sao đảng CSVN luôn khẳng định duy trì điều 4 như một đặc quyền của Hiến pháp. Việc duy trì chế độ độc đảng là một biểu hiện của sự tham lan, ích kỷ và trái đạo lý. Mà hậu quả của nó đã làm cho mọi mặt kinh tế, xã hội của đất nước be bét ở mức chưa từng có. Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại nói đến chuyện vào đảng là để thực hiện lý tưởng cao đẹp, xây dựng đất nước. Nếu nói như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ngoài hơn 3 triệu đảng viên đảng CSVN thì phần còn lại của xã hội không còn ai có lý tưởng xây dựng đất nước hay sao? Đó là một điều giả dối, dối trá, mà lẽ ra ở cương vị một vị Thủ tướng không được phép nói ra điều như thế.

Vì như vậy là sự xúc phạm và coi thường những người ngoài đảng, không phải là đảng viên.

Với ông Nguyễn Tấn Dũng, bài học mà Nghệ sĩ Kim Chi dành cho ông khi phát biểu rằng "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm.". Người có lòng tự trọng và sự dũng cảm họ đã nói như thế hẳn ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nhớ? Nói như thế là sòng phẳng, xin khuyên ông Thủ tướng nên suy nghĩ vấn đề này cho nghiêm túc.
.
http://www.amec.com.vn/wp-content/uploads/stories/News/listquestion.jpg

... đến sự lấp liếm và coi thường dư luận
.
Việc phát ngôn hay hành động của một số các quan chức và các cơ quan nhà nước không biết do sự ngẫu hứng hay trình độ hạn chế của họ. Điều đó đã khiến dư luận băn khoăn về  ý thức trách nhiệm trước xã hội trong cương vị những người chịu trách nhiệm trong bộ máy điều hành nhà nước.
.
Khi nhà nước tổ chức trưng cầu người dân góp ý và báo chí là kênh thông tin để các cơ quan chức năng có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với luồng ý kiến, đóng góp của dư luận xã hội. Thì ông Đinh Mạnh Toàn (Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH - Bộ Công an) phát biểu tại một cuộc hội nghị của Bộ GTVT rằng “các phóng viên đó có lẽ... thiểu năng gì đó”. Hay chuyện ông Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) đã  “chê” dân khi cho rằng "Những người rút tiền qua thẻ ATM, là quen hít khí trời, hưởng gió biển nên thấy khó là kêu...".
.
Và gần đây, khi bị dư luận phê phán chuyện gian hàng triển lãm của Việt nam ở Đức có treo ảnh quảng cáo nhầm danh thắng của Trung Quốc, thì ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch lại nói một cách vô trách nhiệm rằng “Cái chuyện đến gian hàng nước này hỏi tour nước khác là chuyện bình thường, vì một số nước Châu Á cũng na ná giống nhau”...
.
Đó là các ví dụ về thái độ coi thường công luận cũng như người dân của các quan chức nhà nước, tuy những vụ việc đó phàn nào là cho mọi người bực mình. Song có lẽ cũng không bằng nhưng chuyện đại loại như chuyện này. Đó là chuyện ông Trần Đức Mậu (nguyên tổng Giám đốc Tổng công ty Thủy lợi 4, kiêm Giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2) đã được cơ quan tố tụng cho rằng đã mắc chứng rối loạn cảm xúc trước và sau khi vòi đối tác 500 triệu đồng "bôi trơn" là một chuyện bi hài. Cho dù Tòa đã xác định đây là một hành vi nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. Được biết, trong quá trình hợp tác làm ăn, ông Mậu đã gây khó khăn cho phía đối tác khiến công ty này phải mất rất nhiều chi phí trong việc lưu kho, bảo quản hàng hóa ngay dưới chân công trình. Không những thế, tháng 8/2010, ông Mậu đơn phương chấm dứt hợp đồng, với mục đích buộc cho đối tác phải "thương lượng". Kết quả, hai bên thỏa thuận tiền "bôi trơn" là 500 triệu đồng để nối lại hợp đồng và thu hồi công nợ. Khi không thấy đối tác trả tiền "bôi trơn", tháng 10/2010, ông Mậu ra Hà Nội và gọi điện cho ông Luân, mang 300 triệu đồng đến khách sạn thì bị cảnh sát bắt quả tang.
.
Một vụ việc phạm tội có tính chất nghiêm trọng, bị cáo nguyên là cán bộ lãnh đạo nhận hối lộ với giá trị tài sản lớn, nếu chiểu theo pháp luật bị cáo sẽ phải đổi mặt với bản án trừng trị nghiêm khắc. Vậy mà không hiểu sao, kết cục lại hoàn toàn khác với lý do "đã mắc chứng rối loạn cảm xúc" trước và sau khi vòi đối tác 500 triệu đồng. Đây chỉ là một trong muôn vàn các ví dụ sinh động thể hiện việc bất chấp công lý, sự lấp liếm và coi thường dư luận của các quan chức nhà nước nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Điều đó cho thấy, đây là một vấn nạn trầm trọng, đã làm xói mòn lòng tin của người dân đối với chính quyền.
.
Và hậu quả của nó
.
Những câu chuyện nêu trên, giờ đã trở thành chuyện bình thường và phổ biến ở xã hội Việt nam. Cho dù sau hàng chục năm khi Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã từng nhận định rằng "Chúng ta đang ở trong tình trạng nói dối phổ biến, nhưng không ai tự nhận mình nói dối cả!" . Tuy vậy, tình trạng trên cũng không hề có sự thay đổi mà hình như còn ngày càng trầm trọng hơn. Đó là hậu quả của việc, khi sự giả dối lên ngôi, khi quyền lực nhà nước nằm trong tay một phường cơ hội, của những kẻ dốt nát, bất tài và láu cá. Mà họ không biết rằng, họ đã đánh mất một cái lớn nhất của người dân đối với họ. Đó là lòng tin. Điều này, ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thừa biết, vì phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Sigapore vừa rồi ông ta tuyên bố “Nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin”. Không có lẽ khi nói điều này ông ta cũng nói dối?
.
Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng, bây giờ chính quyền nói người dân không tin, nhưng họ lại tin vào những tin đồn thổi. Đó chính là điều đã khiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa phải thú nhận rằng "Không lẽ để vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay?". Trong khi nhà nước nắm độc quyền truyền thông và báo chí trong tay. Đó cũng là lý do lý giải vì sao trong vụ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong hơn ba tuần vừa qua, cho dù truyền thông nhà nước bằng mọi cách lý giải và phản bác nhưng dân chúng vẫn không tin. Cho dù có hình ảnh Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cầm trong tay tờ báo Nhân dân số ra ngày thứ năm 13.06.2013, nhưng cũng không thuyết phục được ai.
.
Hay một hiện tượng đáng buồn mà không thể không nhắc đến, đó là cho dù chính quyền nhà nước độc quyền thông tin, với số lượng hơn 700 tờ báo in, báo mạng, báo hình, báo tiếng... Song những tờ báo hàng đầu về tầm quan trọng, đó là báo Nhân dân tiếng nói của đảng CSVN, hay báo Hà nội mới tiếng nói của Thành Ủy Đảng cộng sản Việt Nam - Thành phố Hà Nội v.v... hiện nay không có mặt trên các sạp báo bởi không có người đọc.

Tất cả là bởi người dân đã rút ra một chân lý rằng: dối trá, đặt điều là bản chất của chính quyền Việt nam hiện nay ở mọi lúc, mọi nơi và mọi chỗ và không bao giờ họ nói sự thật. Vì công khai và minh bạch là điều luôn khiến họ sợ hãi.
.
Đây là những hậu quả hết sức đáng lo ngại, thể hiện sự mất lòng tin của người dân đối với chính quyền. Điều này buộc chính quyền nhà nước phải nhìn nhận và có các giải pháp khắc phục một cách nghiêm túc, chứ không thể xem thường.
.
Kết
.
Một khi sự giả dối bao trùm trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, khi các công bộc của dân quen thói nói vậy mà không phải vậy. Điều này không chỉ thể hiện sự coi thường quần chúng nhân dân cũng như dư luận xã hội, đây là suy nghĩ hết sức sai lầm của giai cấp thống trị. Họ ỷ thế mạnh mà bất chấp sự thật, bất chấp luân thường đạo lý và bất chấp cả công lý. Khi sự giả dối lên ngôi cũng chính là lúc biết bao nguy cơ tiềm ẩn đã và đang hình thành, dần tích tụ và chờ cơ hội để bùng phát. Nên nhớ, việc quản trị một nhà nước cũng cần phải có nguyên tắc đó là coi trọng sự thật, đạo lý và công lý. Thiếu ba điều đó thì không thể có một chế độ nào có thể tồn tại dài lâu và phát triển. Ở Việt nam chúng ta thường nghe nói các thế lực thù địch một cách mơ hồ, không ai biết cụ thể nó là ai, hình hài ra sao. Mà ít ai biết rằng các thế lực thù địch chỉ đơn giản là sự thật, đạo lý và công lý. Điều này ta thấy nó hiện hữu ở các quốc gia văn minh và phát triển, nơi mà đời sống người dân có phúc lợi xã hội cao và quyền con người được tôn trọng.

Còn nhớ, ông Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đã từng phát biểu rằng "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống."
Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?
Ngày 04 tháng 07 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Lê Diễn Đức - Minh bạch thông tin là tự sát

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một sân chơi riêng của các nhóm thân tộc, thân hữu, một khu vực được hưởng các đặc quyền, đặc lợi nên rất khó minh bạch thông tin. Minh bạch, đối với nhóm này, là đồng nghĩa với tự sát.
Khi lên làm thủ tướng từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gom gần 20 tập đoàn và tổng công ty về dưới trướng và trực tiếp chỉ đạo. Cơ quan chủ quản duy nhất là chính phủ nắm quyền quản lý, bổ sung vốn và theo dõi tiến độ các dự án. Với cơ chế này, ông Dũng đã nắm toàn bộ nguồn tài chính và các ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp nhà nước, phân chia, ban phát ân huệ, lợi ích kinh tế và từ đó tạo được sân sau để chi phối chính trị, củng cố vị trí quyền lực.
Về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch thông tin để duy trì sự ủng hộ của người dân cho sự phát triển. Tuy nhiên, với DNNN, người dân không thể thực hiện được quyền này. Mọi quyết định hoàn toàn nằm trong tay chính phủ.
“Việc che giấu hoặc không muốn minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh trở thành lợi ích cấu kết thường trực của cả cơ quan chủ quản và bộ máy quản lý DNNN để tránh những rắc rối từ công luận, tức từ ông chủ đích thực của mình” - tờ Thời báo Sài Gòn ngày 20 tháng 6, 2013 viết.
Tóm lại, khu vực doanh nghiệp nhà nước là cái ổ để rót tiền bạc từ ngân sách, vốn đầu tư phát triển ODA, cái bẫy của nợ công, cái nôi của các loại tham nhũng, rút ruột công trình nhiều nhất và ăn chia hoa hồng, cùng nhiều đặc lợi khác.
Nợ của ngày hôm nay là gánh nặng phải trả của nhiều thế hệ tương lai. Thế nhưng, có đầu tư thì mới có ăn, chính phủ vẫn tiếp tục tìm các nguồn tín dụng mới bằng phát hành trái phiếu, lấy các khoản vay mới trả nợ cũ, vần vũ trong vòng xoáy của tiền.
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/tổng thu nhập của Việt Nam luôn cao, trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007.

Theo Bộ Kế Hoạch & Ðầu Tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14.84%, giảm 4.16% so với năm 2011.
Tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 trên 1.33 triệu tỷ đồng (tương đương 60 tỷ USD) là đáp số tệ hại của một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.
Trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng 286 nghìn tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong giai đoạn 2006-2010 ước đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11.5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55.2 tỷ USD, tương đương 54.3% GDP. Như vậy, trong vòng 10 năm, từ 2001 đến nay, nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm.
Tời Thời Báo Ngân Hàng, ngày 24 tháng 6 viết:
Trước Quốc Hội, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh báo cáo: “Theo luật nợ công, nợ công gồm có nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trên tinh thần như vậy thì nợ công tính đến 31 tháng 12 năm 2012, tương đương 55.5% GDP” - vẫn trong ngưỡng an toàn. Nhưng “tính đầy đủ, thì số nợ công thực tế của Việt Nam đã lên đến gần 129 tỷ USD, gần gấp đôi con số được chính phủ công bố, lên đến 106% GDP, nghĩa là đã ở mức tiền khủng hoảng”.
Từ năm 2006 đến nay, tức là từ khi Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định, và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị. Trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3.5% GDP để chi trả nợ và viện trợ phát triển. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9.09% năm 2006 xuống còn 6.53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt.
Ðáng lo ngại nhất là khu vực nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi nhất thì hiệu quả đầu tư lại thấp nhất.
Xét ICOR là hệ số đo lường chất lượng của đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, thì hệ số ICOR có xu hướng ngày mỗi tăng trong 3 năm gần đây.
Hệ số ICOR đã tăng nhanh từ 1996 đạt mức cao nhất vào năm 1999, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã bị giảm nhanh từ năm 1996 và đạt mức thấp nhất vào năm 1999. Trong khi hệ số này của Hàn Quốc là 3.3, của Thái Lan là 3.6, của Malaysia là 3.9, của Philippines là 4.3, của Singapore là 4.4, của Indonesia là 4.4... Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7.4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP. Giai đoạn 2000-2005 hệ số này đóng góp vào tăng trưởng khoảng trên 22%, thì đến giai đoạn 2006-2010 con số này chỉ còn dưới 8.8%.
Sang năm 2012, sau 9 tháng tổng mức đầu tư toàn xã hội là 35.8% GDP nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 4.73%, ICOR tạm tính là 7.56 lần.
Tất cả là do đầu tư bừa bãi, không đúng ngành nghề, chức năng kinh doanh, quản lý kém cỏi, lãng phí, nhưng nghiêm trọng nhất là rút ruột dự án.
Những thí dụ điển hình gần đây cho thấy rõ.
Bỏ hàng ngàn tỷ đồng để mua những con tàu nát tại Vinashine, Vinaline, cùng với sự thất thoát trong các khoản đầu tư vô tội vạ vào các ngành không thuộc chức năng, đã dẫn đến món nợ tới khoảng 4.5 tỷ đô la.
Từ dự toán chưa tới 600 triệu USD để không vượt quá mức bị Quốc Hội phê duyệt, tới nay đã rót hơn 18,000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD) vào 2 dự án bauxite Tây Nguyên. Giá xuất khẩu alumin của Vinacomin ở ven biển ước tính tối đa khoảng 345 USD/tấn. Tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu 20%, mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD, tổng số lỗ năm 2013 sẽ là 74.4 triệu USD. Nếu Vinacomin được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm tổng lỗ ít nhất 33 triệu USD và không biết bao giờ có lãi.
Ðường cao tốc 50 km Cầu Giẽ-Ninh Bình được đầu tư xây dựng với số tiền 8,974 tỷ đồng, tương đương 420-430 triệu đôla, được báo chí nói là thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120km/h, “hiện đại nhất Việt Nam”, sau 5 tháng đi vào khai thác, mặt đường trông như mặt ruộng mới cày, dư luận gọi là “đường cao tróc”.
Vừa được cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng được hơn 6 tháng, nhưng mặt bê tông nhựa trên cầu Bến Thủy 2 (Nghệ An- Hà Tĩnh) đã bị lún nhiều chỗ. Chiếc cầu được đầu tư gần 1,300 tỉ đồng chưa qua 1 năm tuổi đã bị hư hỏng.
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, sau hơn 3 năm triển khai với tổng mức đầu tư gần 25,500 tỷ đồng, dự kiến thông xe vào năm 2014, nhưng cho tới nay mới thực hiện được hơn 20% khối lượng.
Cầu bị lún, sập, đường bị nứt nẻ, ổ gà là bi kịch phổ biến của gần như mọi công trình cầu đường trên lãnh thổ Việt Nam, trên nhiều tuyến quốc lộ như 1, 3, 5, 7, đại lộ Ðông Tây, không chỉ ở các dự án đã khai thác, sử dụng 6-8 năm mà còn ở cả các dự án mới đưa vào khai thác... Nhưng tệ hơn, quan tham thời nay còn ăn bẩn và ăn tạp. Công trình Tượng Ðài Chiến Thắng Ðiện Biên Phủ bị rút ruột đến 150 tấn đồng, hay cả toilet cũng bị liếm láp.
Theo Tuổi Trẻ, một chiếc toilet hiện đại, biến chất thải thành năng lượng sạch của dự án “Tái sáng tạo toilet” của tỷ phú Bill Gates giá khoảng 2,200 USD. Trong khi đó, một nhà vệ sinh trường học diện tích 29m2 ở Quảng Ngãi lên đến 30,000 USD! Nhà vệ sinh này của trường phổ thông cơ sở Long Hiệp (Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư là 600 triệu đồng, diện tích 29 m2, chia làm hai bên dành cho nam và nữ, phòng nữ có 3 bệ tiểu nhưng không có cửa, phòng nam có bốn bệ tiểu, một hố xí và bồn rửa tay, vật dụng đều thuộc loại bình thường. Ngoài ra, cũng trường Long Hiệp, còn có những nhà vệ sinh tương tự giá 710 triệu, 721 triệu đồng!
Cha chung không ai khóc, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi! Trong khi “dân kiếm không nổi 50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ” (Ðất Việt 19/06/2013). Cục đường thủy nội địa xin 1,800 tỉ nắn dòng chảy Sông Hồng, Sở Phòng Cháy Chữa Cháy Hà Nội xin 6,000 tỉ đồng mua quần áo chống cháy, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xin 1,100 tỉ đồng mua tàu điều tra tài nguyên môi trường biển, Bộ Văn Hóa-Thể Thao xin 6,000 tỷ để xây dựng đề án tăng chiều cao dân số...
Nước Việt thật buồn về một gia tài ngày càng cạn kiệt và lâm vào nợ nần chồng chất mà các băng nhóm lợi ích, mafia đỏ để lại.
Việt kiều và những người nhẹ dạ trong nước đừng hoang tưởng về sự tài giỏi nào của đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự đổi thay của đất nước sau gần 40 năm hòa bình. Nếu tiền đầu tư, xây dựng không tự dưng biến mất 30-40% thì sự thay đổi sẽ còn ra sao?
Ðầu tư công là bức tranh thể hiện rõ nhất trong cơ chế “ngậm miệng ăn tiền”. Không thể nào minh bạch thông tin trong cơ chế ấy.
Lê Diễn Đức
(Diễn đàn)

Mới ra tỉnh đã quên mình "chân quê"?

Không nên đặt nông nghiệp và công nghiệp lên bàn cân để xem chúng ta lập thành tích giảm tỉ trọng nông nghiệp được đến đâu mà phải đặt ra bài toán công nghiệp hóa nông nghiệp thế nào cho hiệu quả.
Với lịch sử ngót ba thế kỷ, xuất phát từ các nước Tây Âu, công nghiệp hoá vẫn luôn được xem là một bước quan trong tiến trình phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, từ những năm 1960, định hướng "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" được coi là trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Mới chỉ nằm trên các... luận văn khoa học
"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã trở thành một khẩu hiệu được mặc định là đúng đắn, không cần bàn cãi hay xem xét. Công nghiệp hóa được xem như con đường duy nhất dẫn tới hiện đại và phát triển. Người ta gắn liền công nghiệp với sự giàu mạnh, tân tiến. Trong khi đó, nông nghiệp luôn đi kèm với sự nghèo nàn và lạc hậu.
Chính vì thế, đã bao năm nay từ trung ương tới địa phương, ở đâu cũng chỉ thấy vô số chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, hay nói đúng hơn mới chỉ nằm trên các... luận văn khoa học.
Thế nhưng, nghiêm túc nhìn lại, chúng ta phải thừa nhận một thực tế đáng quan ngại là hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh một cách ồ ạt tại nước ta trong mấy chục năm qua chưa được như mong đợi.
Sau năm 1975, do quá chú trọng công nghiệp nặng, nền kinh tế trở nên thiếu cân đối. Cùng với những chính sách ấu trĩ về thương mại, việc không quan tâm đúng mức tới chính sách nông nghiệp đã khiến cho những vùng chưa bao giờ biết tới nạn đói, như cũng phải điêu đứng vì thiếu lương thực trong những năm trước đổi mới.
Kể từ đó tới nay, những ngành công nghiệp được cho là mũi nhọn của đất nước vẫn đang ngốn số vốn khổng lồ, được o bế bằng các chính sách bảo hộ nhưng hiệu quả kinh tế của các ngành này vẫn là một câu hỏi lớn.
Hàng năm, báo cáo về sản xuất công nghiệp vẫn nhắc lại những kết luận quen thuộc như hàm lượng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp còn thấp; tỷ lệ sản xuất gia công còn cao; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chưa cao. [1]
Một thí dụ điển hình là ngành ô tô. Tỷ lệ lắp ráp trong nước của ngành này chỉ đạt khoảng 5 - 10% trong khi phần linh kiện, máy móc nhập khẩu từ nước ngoài chiếm tới 90 - 95%. [2]
Thật đáng suy nghĩ khi mà ở một đất nước với thu nhập bình quân mới vượt qua ngưỡng nghèo như Việt Nam, giá ô tô lại cao hơn so với các nước giàu nhất thế giới bởi các loại thuế, phí đã đội giá ô tô nhập khẩu lên nhiều lần. Thực chất, đây là một biện pháp nhằm mục đích bảo hộ ngành ô tô nội địa.
Người viết dẫn ra những ví dụ này không nhằm mục đích phủ nhận những hiệu quả kinh tế tích cực nhất định mà chính sách công nghiệp hóa mang lại. Tầm quan trọng của công nghiệp trong nền kinh tế là điều cần thừa nhận. Đúng như lời bàn của Lê Quý Đôn rằng "phi công bất phú"- không có công nghiệp thì đất nước không thể trở nên phú cường được.
Tuy nhiên, công nghiệp hoá cần phải có một hướng đi rõ ràng, cụ thể, phù hợp với điều kiện của đất nước, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên và khả năng kết hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi không xem xét một cách toàn diện các nhân tố trên, không những không đem lại thành tựu tương xứng mà còn có thể gây ra nhiều tác hại, để lại những hậu quả nặng nề về sau.
nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế VN
nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế VN

Đã quên mình "chân quê"
Từ nhận thức đó, người viết muốn dẫn bạn đọc chuyển sang câu chuyện về nông nghiệp. Vai trò của nông nghiệp nên được đặt ở đâu trong tiến trình công nghiệp hóa là điều mà người viết muốn đề cập trong phần còn lại của bài viết.
Người ta vẫn hay phê phán những ai mới "ra tỉnh" đã quên mình cũng "chân quê" nhưng ít ai nhận thấy cách ứng xử đó cũng đang diễn ra ở tầm vĩ mô.
Như một nghịch lý, một đất nước thoát thai từ nông nghiệp, có điều kiện tuyệt vời để phát triển nông nghiệp như Việt Nam lại đang coi rẻ "bầu sữa" đã nuôi lớn mình để chạy theo giấc mơ nhanh chóng trở thành nước "công nghiệp hiện đại."
Những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế đều khẳng định mỗi quốc gia nên tập trung vào những ngành sản xuất mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có nguồn lực sản xuất dồi dào.
Đối với Việt Nam, các lý thuyết này đã được minh chứng trên thực tiễn. Nhờ có truyền thống nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo, Việt Nam từ nhiều năm qua đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Thế nhưng, bất chấp những lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực tiễn về vai trò lớn lao của nông nghiệp, nhiều nhà làm chính sách vẫn hùng hồn tuyên bố rằng không thể giàu lên nhờ nông nghiệp vì ... bao nhiêu tấn gạo mới đổi được một con chip điện tử. Đó là lối tư duy tiểu nông được che giấu bởi những lời ngụy biện chỉ hợp lý ở vẻ bề ngoài.
Người viết cho rằng nông nghiệp hoàn toàn có thể làm cho đất nước giàu lên, và không dựa vào lợi thế so sánh sẽ là một bước đi sai lầm. Tại sao Việt Nam lại "cố sống cố chết" chạy theo giấc ảo mộng về việc trở thành nước công nghiệp hiện đại trong khi việc trở thành nước nông nghiệp hiện đại là một mục tiêu vừa tầm tay hơn rất nhiều?
Đồng ý rằng có nhiều trường hợp hàng chục tấn gạo mới đổi được một con chip điện tử. Nhưng không lẽ vì thế chúng ta sẵn sàng đánh đổi hàng ngàn hecta đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp, tập trung vào những ngành không có lợi thế so sánh trong khi thế giới đã bỏ xa chúng ta. Để rồi cuối cùng chỉ là kẻ làm công, chỉ đơn thuần thực hiện những công đoạn lắp ráp giản đơn.
Nông sản có giá trị thấp hơn sản phẩm công nghiệp là một thực tế. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao được giá trị gia tăng của nông nghiệp. Có hai con đường là giảm chi phí sản xuất và tăng cường công nghiệp chế biến. Muốn làm được điều đó phải dựa vào công nghiệp.
Do vậy, không nên đặt nông nghiệp và công nghiệp lên bàn cân để xem trong những năm qua chúng ta lập thành tích giảm tỉ trọng nông nghiệp được đến đâu mà phải đặt ra bài toán công nghiệp hóa nông nghiệp thế nào cho hiệu quả.
Nhận thức của Việt Nam về vai trò và vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế nên có sự thay đổi cơ bản. Nông nghiệp cần phải trở thành trung tâm của nền kinh tế và các ngành công nghiệp, dịch vụ phải phát triển xoay quanh nông nghiệp, phục vụ cho nông nghiệp.
Theo sau việc đầu tư phát triển nông nghiệp, ngoài công nghiệp chế biến được đẩy mạnh, còn cần công nghiệp sản xuất phân bón, máy móc trang thiết bị, sản xuất sản phẩm cao cấp từ nông nghiệp... Các ngành dịch vụ như vận tải, phân phối cũng sẽ được nông nghiệp tạo đà phát triển. Những ngành công nghiệp không phù hợp vì thiếu lợi thế so sánh cũng sẽ nhờ đó được loại bỏ.
Liên quan trực tiếp tới nông nghiệp là ẩm thực. Càng đi ra nước ngoài mới càng thấy sự tinh túy của nền ẩm thực Việt Nam. Giáo sư Marketing hàng đầu Philip Kotler từng nói, Việt Nam có thể trở thành đầu bếp của thế giới. Xét đến cùng đó cũng là câu chuyện xoay quanh lợi thế về nông nghiệp của nước ta.
Nhưng thay vì trân trọng những gì đang có, chúng ta lại đang hủy hoại lợi thế của chính mình bằng cách "đầu độc" nền ẩm thực tinh túy đó với các loại thực phẩm và quy trình chế biến ô nhiễm, kém chất lượng.
Điều đó cho thấy, trong cái nhìn của người làm chính sách, nông nghiệp vẫn chỉ là một viên sỏi thô ráp, đơn sơ chứ chất ngọc bên trong nó chưa được phát lộ.
"Phi nông bất ổn"
Cùng với mức độ quan tâm chưa tương xứng tới nông nghiệp trong nền kinh tế, người nông dân Việt Nam - lực lượng chiếm đa số dân số cả nước - những người tạo ra khối lượng nông sản khổng lồ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cũng chỉ có tiếng nói yếu ớt trong xã hội. Mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn, người ta chỉ thấy những đại gia lên tiếng còn người nông dân chỉ biết "kêu trời".
Trong thời gian học tập ở Thụy Sĩ, người viết có cơ hội được chứng kiến đời sống nông dân ở một nơi mà nông nghiệp được hết sức quan tâm. Tại đây, không có cảnh những người nông dân chân lấm tay bùn đầu tắt mặt tối nhờ sản xuất nông nghiệp được công nghiệp hóa cao. Tỷ trọng giá nông sản so với sản phẩm công nghiệp cũng tương đối cao.
Chưa kể người nông dân được bảo hộ và trợ cấp nên họ thực sự trở thành những "phú nông" với mức sống không kém bất cứ ngành nghề nào trong xã hội.
Điều đó khiến người viết cảm thấy vô cùng day dứt khi nghĩ tới người nông dân Việt Nam. Không những lao động cực nhọc vì phương thức sản xuất lạc hậu, chí phí sản xuất lớn nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao, người nông dân Việt Nam còn phải đối mặt với đủ các rào cản khi tham gia vào thương mại quốc tế.
Nhưng mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả có lẽ xuất phát từ chính thái độ coi rẻ vai trò nông nghiệp. Trong mối tương quan với công nghiệp, nông nghiệp luôn ở thế yếu hơn. Không những bị lép vế trong ưu tiên phát triển mà nông nghiệp còn sẵn sàng bị hi sinh để phát triển các ngành công nghiệp có khói và không khói.
Đất đai sản xuất nông nghiệp không phải bỗng dưng mà có, mà phải mất hàng trăm năm vỡ hoang, cải tạo. Các nước trên thế giới đều tránh động chạm tới quỹ đất nông nghiệp. Vậy nhưng ở nước ta chỉ cần căn cứ vào một câu "thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế" là đất ruộng sẽ trở thành nền khu công nghiệp, nền chung cư, biệt thự, sân golf.
Điều đáng nói là chúng ta mới chỉ biết "phi công bất phú" nhưng lại quên mất câu "phi nông bất ổn." Sự ổn định mà nông nghiệp đem lại không phải chỉ là an ninh lương thực mà còn là những lợi ích trong bảo vệ, cải tạo môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, phân bố dân cư, lao động...
Hãy nhìn vào những nước đã đi lên từ nông nghiệp. Cho đến nay các nước này vẫn duy trì nền nông nghiệp như một phần không thể thiếu bên cạnh một nền công nghiệp phát triển, tạo sự cân đối, hợp lý cho nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững.
Người viết tin chắc rằng để trợ cấp, bảo hộ nông nghiệp vẫn có những cách làm phù hợp. Bởi lẽ chính các quốc gia phát triển lại là những nước bảo hộ nông nghiệp mạnh mẽ nhất. Việc các nước lớn từ chối mở cửa thị trường nông nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của vòng đàm phán Doha.
Trong khi đó ở Việt Nam, nơi mà người nông dân vẫn chưa phải là đối tượng được quan tâm trong chính sách phát triển kinh tế thì việc được hưởng những khoản trợ cấp như thế sẽ còn là tương lai xa vời.
Giờ đây, khi chúng ta vẫn tiếp tục "xà xẻo" nông nghiệp để phục vụ phát triển công nghiệp, hãy nhớ rằng chúng ta cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với hậu thế về thái độ ứng xử tương tự mà chúng ta đang dành cho nông nghiệp.

Khương Duy
------------------
Ghi chú:
[1] http://vietstock.vn/2013/06/4-nganh-cong-nghiep-trong-yeu-phat-trien-cham-768-302276.htm
[2] http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Su-kien-Binh-luan/10361/Long-leo-cum-lien-ket-nganh
(Tuần VN)

Nâng chuẩn ngân hàng: bắt đầu từ con người

Tại hội thảo khoa học “Gia nhập WTO và phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” do trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Vietinbank tổ chức ngày 2.7 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia chung nhận định, hệ thống ngân hàng vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân của hàng loạt những bất ổn nền kinh tế đang phải đối mặt hiện nay.
Để nâng cao khả năng phòng vệ cho ngân hàng phải bắt đầu từ con người. Ảnh: mang tính minh họa
Rủi ro và tổn thương lan rộng
Theo phó giám đốc trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank Nguyễn Thị Hải Hà, sau sáu năm gia nhập WTO, rủi ro và mức độ tổn thương của hệ thống ngân hàng đã lan rộng ở mọi góc độ, từ hoạt động tín dụng, hoạt động huy động, quản lý thanh khoản, rủi ro về nguồn thu nhập đến rủi ro từ vấn đề sở hữu chéo và các hoạt động trá hình trong hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn, sở hữu chéo gắn với các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm khi lãnh đạo các ngân hàng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay thông qua các công ty thuộc quyền sở hữu nhằm thâu tóm thị trường. “Hệ quả không chỉ là rủi ro với hoạt động ngân hàng, mà đối với cả nền kinh tế, do cung cầu bị bóp méo, giá cả bị đẩy lên vượt quá khả năng của nền kinh tế”, bà Hà nói.
Phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao từ giữa năm 1999 đến trước khi gia nhập WTO dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó, khiến cho thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng đã chịu nhiều tác động tiêu cực. Nguyên nhân, theo ông Tuấn là do công tác quản lý, giám sát ngân hàng chưa bắt nhịp kịp những vận động nhanh chóng của thị trường và chưa thực sự là chốt chặn an toàn đối với những rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính ngân hàng; quy chế an toàn còn lỏng lẻo, bỏ ngỏ nhiều rủi ro như đầu tư chéo, sở hữu chéo, đầu tư tập trung… “Có thể nói, hệ thống ngân hàng vừa chịu tác động, vừa là nguyên nhân góp phần vào những bất ổn hiện nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.
“Chúng ta chưa có bộ chứng chỉ hành nghề ngân hàng. Thế nên mới có tình trạng cán bộ vi phạm ở ngân hàng này, nhưng sang ngân hàng khác lại làm lãnh đạo to đùng”.
Giám đốc trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank Nguyễn Thị Mùi
Đồng tình với đánh giá này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phân tích: rất nhiều vụ việc vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng được phát hiện, cho thấy lãnh đạo một số ngân hàng biết thừa doanh nghiệp khai vống tài sản, vay không để đầu tư, sản xuất song vẫn ký bừa; bất động sản phình lên như vừa qua không thể nào không có sự đóng góp của các ngân hàng. Ông Doanh nêu vấn đề: “Phải chăng vào WTO, chúng ta đã không thực sự chú ý cải cách thể chế của mình? Thậm chí, nhiều quy định đã có, nhưng không được thực hiện nghiêm túc, ví dụ như quy định tỷ lệ sở hữu ngân hàng tối đa 5% với mỗi cá nhân và 10% với tổ chức, nhưng chúng ta đều biết có một số trường hợp cả một ngân hàng thuộc về một gia đình. Có ngân hàng 70% dư nợ tín dụng giao cho một người, người đó là cũng đồng thời là chủ của một công ty khác và công ty đó chỉ đầu tư và một dự án duy nhất”.
Không nâng chuẩn sẽ “chết ngập”
Bà Lê Hoàng Nga (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước), cho rằng, hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ tổn thương nhất so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, và cũng là dễ tổn thương nhất so với hệ thống ngân hàng các nước Đông Á, mà điều này tỷ lệ nghịch với sự phát triển bền vững. Để nâng cao khả năng phòng vệ, theo bà Nga, phải bắt đầu từ con người, bằng bộ quy tắc chứng chỉ hành nghề ngân hàng cũng như bộ quy tắc ứng xử trong ngân hàng. Theo đó, khi phạm luật, các cán bộ ngân hàng bị xử lý theo luật Dân sự, luật Hình sự và luật Ngân hàng, tuy nhiên chưa bị xử lý theo chuyên môn hành nghề, để có thể phạt đình chỉ vĩnh viễn hành nghề ngân hàng khi vi phạm quá nặng và đưa vào danh sách “đen” của cả hệ thống trong toàn quốc.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nhận xét, chúng ta đã mở toang thị trường tài chính với tốc độ khá nhanh. Điều ông Ánh quan tâm là các ngân hàng phải tự nâng chuẩn trong “bối cảnh nước dâng, nếu không sẽ chết ngập”.
Khuyến nghị cơ chế, chính sách và giải pháp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Hà Huy Tuấn, cho rằng, cần phải nhanh chóng rà soát các cơ chế chính sách tác động đến nền kinh tế và hoạt động ngân hàng, theo hướng hội nhập, phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế và tương đối ổn định để ngân hàng và doanh nghiệp tiên liệu, lượng định được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách. Cùng với đó, phải đẩy nhanh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam; nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng; xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo các thông tin cung cấp là tin cậy.
Thảo Nguyễn
(SGTT)

Phố Tàu xuất hiện ngày càng nhiều

Đằng sau khu công nghiệp Bình Dương nổi lên như một khu phố của người Tàu khi dân ở đây chủ yếu là người Trung Quốc, ngôn ngữ sử dụng, hàng hóa bày bán cũng là của nước này. Người Bình Dương quen gọi đây là khu phố Tàu.
Biển hiệu tiệm tạp hóa ghi tiếng Trung Quốc.
 
 
 
Tại Bình Dương, càng ngày, những nhà hàng, quán ăn, điểm massage… do người Trung Quốc là chủ được mọc ra nhiều hơn.
 
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài ra, họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, thậm chí là trường học…
 
Hàng hóa được bán tại đây đều được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan. Cả chủ cửa hàng và nhân viên của các quán ăn đều sử dụng tiếng Hoa. Ngay cả bảng giá, thực đơn cũng niêm yết bằng 2 đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng.
 
 
 
 
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Cửa hàng Đài Loan (TQ) cũng xuất hiện nhiều.
 

 
 
 
Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
 
Tiếng Hoa dường như đã trở thành ngôn ngữ chính tại đây. Do đó, hàng loạt các trung tâm dạy tiếng Hoa cho người Việt Nam do người Trung Quốc mở ra.
 
 
Tại Bình Dương hiện nay, ngôn ngữ được ưa chuộng nhất vẫn là tiếng Hoa, vì vậy rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc ở ra đời nhằm dạy người Việt Nam sử dụng phổ thông.
 
Tại Hà Tĩnh, trải dài đến 30km dọc quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Kỳ Anh, cũng mọc lên hàng trăm cửa hàng, quán ăn của người Trung Quốc…Họ còn “nhờ” người Việt Nam mua đất kinh doanh, mở cửa hàng, quán xá, đặt biển hiệu toàn chữ Trung Quốc. Chỉ riêng khu kinh tế Vũng Áng của huyện Kỳ Anh có trên 1.400 lao động, thì lao động Trung Quốc có đến 600 – 700 người.
 
Trước đó, năm 2011, dư luận cũng đã xôn xao, bất bình vì sự xuất hiện quá nhiều phố của người Trung Quốc tại nhiều địa phương như huyện Yên Khánh – Ninh Bình, Đông Triều – Quảng Ninh, Thủy Nguyên – Hải Phòng. Bức xúc hơn khi con đường chạy qua xã Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có lúc cả trăm quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán nhậu,… thậm chí có cả quán cà phê đèn mờ gây ồn ào, xáo trộn trong nhân dân.
 
Lồng đèn Trung Quốc được giăng đầy con đường lớn nhất huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
Sự xuất hiện của người Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập tại Việt Nam khiến người dân lo ngại về nguy cơ Tàu hóa. Bởi chính người Việt cũng đang biến đất nước mình thành những khu phố mang đậm bản sắc của Trung Quốc. Việc lấy chồng người Trung Quốc làm tại các khu công nghiệp của các cô gái Việt, rồi chuyển sang ở rể luôn nhà vợ cũng đang dần biến những ngôi nhà thuần Việt dần thành Tàu hóa. Thậm chí, nhiều công nhân Trung Quốc còn rủ thêm cả bạn bè sang làm việc và kiếm vợ tại Việt Nam… Gần đây nhất là việc chính quyền nhiều địa phương tổ chức trang trí treo lồng đèn Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, điển hình là tại phố Lê Hồng Phong (Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là con đường rộng lớn và đẹp nhất của huyện, tạo cảm giác như đang ở chính đất nước Trung Quốc vậy.
 
Hà Anh
Tổng hợp Tiền phong/Dân trí

Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam

Các khu phố Tàu đang mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam. Càng ngày, càng nhiều tin, bài, hình ảnh về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển của các khu phố Tàu mới. 


Một góc phố Tàu ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Hình: Sống Mới).

Các tờ Tiền Phong, Thanh Niên, Dân Trí vừa đưa nhiều thông tin, hình ảnh, giới thiệu những khu phố Tàu mới hình thành ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
Điểm đáng ngạc nhiên là tuy vẫn quản lý dân chúng rất chặt cả trong cư trú lẫn kinh doanh nhưng chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam lại rất nhẹ tay với người Trung Quốc.
Theo mô tả của báo chí Việt Nam, phía sau Khu Công nghiệp Bình Dương, thuộc thành phố Thủ Dầu Một, hiện có một khu phố Tàu. Đến đó dễ có cảm giác giống như đang ở trên đất Trung Quốc.
Đa số cư dân sống tại đó là người Trung Quốc, ngôn ngữ chính sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp là tiếng Hoa, hàng hóa được bày ra để mua bán cũng là những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.

Một góc phố Tàu khác ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Hình: Sống Mới)

Những khu phố Tàu như thế hiện nằm rải rác trên khắp Việt Nam. Ở miền Trung, sầm uất và sung túc giống như khu phố tàu tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là khu phố Tàu ở  thị trấn Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đó, người Trung Quốc đang làm chủ hàng trăm cơ sở thương mại.
Ngược ra phía Bắc, phố Tàu đã định hình và đang phát triển ổn định ở Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh. 

Trường dạy tiếng Hoa ở Bình Dương mang tên “Trung tâm Hoa ngữ Những người bạn”. (Hình: Tiền Phong)

Tại Hà Nội, tuy mật độ quần cư của người Trung Quốc chưa đến mức hình thành phố Tàu song sự phát triển của Hoa ngữ đã trở thành phổ biến, nên hệ thống ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa bổ túc thêm tiếng Hoa bên cạnh tiếng Việt và tiếng Anh.
Đề cập đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu phố Tàu tại Việt Nam, báo điện tử Sống Mới khái quát: Những khu phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Nam ra Bắc đang gây bao sự lộn xộn, hỗn loạn do thói ăn ở, sinh hoạt bừa bãi của hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc, cho đến chiêu kinh doanh kiểu tận thu, tận diệt của các doanh nghiệp nước này. 
Bảng hiệu bằng tiếng Hoa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Việt Nam quy định rất chặt chẽ cả về tỷ lệ, lẫn kích thước chữ nước ngoài trên bảng hiệu nhưng với những bảng hiệu gần như chỉ có Hoa ngữ thì chính quyền lại không hề thắc mắc. (Hình: Thanh Niên)

Cũng theo báo điện tử Sống Mới, cùng với sự xuất hiện của người Trung Quốc, sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc, chính người Việt cũng đang biến xứ sở của mình thành nơi mang đậm bản sắc của Trung Quốc. Chẳng hạn nhiều địa phương tổ chức trang trí theo kiểu Trung Quốc, treo đèn lồng Trung Quốc trong các dịp lễ, Tết khiến người ta có cảm tưởng đang ở trên đất Trung Quốc.
Nhiều tờ báo ở Việt Nam đang nêu ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao trong khi hàng triệu thanh niên Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp và trở thành nạn nhân của những tệ nạn như buôn người, đi làm thuê rồi bị cưỡng bức lao động trên xứ người thì hàng vạn lao động phổ thông của Trung Quốc ào ạt đổ vào Việt Nam làm việc?
Tại sao các cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên không được quan tâm và các loại tài nguyên vẫn ào ạt chảy sang Trung Quốc? Tại sao doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung Quốc được hưởng nhiều biệt đãi mà người Việt không được hưởng ngay trên chính xứ sở của mình?
Những câu hỏi đó chưa có ai trả lời!
(Người Việt)

Khi những con vẹt Việt Nam câm tiếng hót

Chúng ta, những ông bố bà mẹ có con đang theo học các trường chuyên, các quan chức ngành giáo dục cũng như quan chức Đảng và Nhà nước từ mấy chục năm nay say sưa với tiếng chim hót khi các đoàn học sinh giỏi Việt Nam ca khúc khải hoàn trở về sau mỗi kì thi Olympic quốc tế . Trong bối cảnh nền kinh tế chậm phát triển và rất nhiều khó khăn , thì ngành giáo dục lại phát triển tràn lan về số lượng tỉ lệ nghịch với chất lượng, và người ta lấy việc bồi dưỡng mấy con gà nòi đi thi quốc tế để rao giảng về một chủ thuyết sai lầm về giáo dục và đào tạo
Tỉnh nào cũng mở trường chuyên, không chỉ có chuyên Toán như những năm đầu tiên mà môn nào cũng có chuyên , chuyên cấp III và cả chuyên cấp II , Thế là phụ huynh học sinh đua nhau cho con thi vào trường chuyên, lớp chọn và đó chính là gốc gác của tệ nạn học thêm dạy thêm không thể khắc phục được
Đối với học sinh trường chuyên, ước nguyện của các bậc cha mẹ  là con mình chắc chắn đỗ vào một trường đại học nào đó, nhưng đối với nhà trường và Bộ Giáo dục- Đào tạo thì phải lựa chọn ra những em ưu tú nhất để bồi dưỡng vào đội tuyển thi đấu quốc gia và quốc tế và phải có giải để báo cáo thành tích lên trên . Học sinh trường chuyên và cả bố mẹ rất sợ phải  tham gia đội tuyển . Nếu thi đoạt giải quốc gia và quốc tế thì còn được vào thẳng đại học. Nếu không đoạt giải thì số phận  không biết thế nào khi học lệch, học tủ,  học vẹt đã biến các em thành một cái máy làm toán , rất thiếu kĩ năng làm một con người theo đúng nghĩa của nó
Các em được triệu tập vào đội tuyển , vinh dự thì cũng có đấy nhưng khó nhọc vô cùng. Hàng ngày các thày giỏi nhất nhồi cho các em các dạng thức đề thi mà quốc tế người ta có thể ra. Cứ thế các em rèn luyện như những con vẹt. Người ta bảo đấy là những “bài toán mẫu mực”mà muốn đi thi quốc tế phải biết làm . Và không phải em nào giỏi nhất cũng được chọn vào đội tuyển. Đã có những trường hợp “đi đêm” cho những em chưa xứng đáng đi thi quốc tế vật lí năm nào và người phụ trách môn vật lí của Bộ đã bị kỉ luật.
Năm nay, cũng có chuyện lùm xùm trong việc thành lập đội tuyển vật lí mà ông Bộ lại một lần nữa phải thanh minh . Nhưng rồi sự thiếu minh bạch đã phải trả giá. Cả 5 em đi thi quốc tế năm nay không đoạt một huy chương nào . Các con vẹt vật lí bỗng dưng câm lặng. Lí do rất dễ hiểu. Đề thi năm nay không có bài nào trúng tủ “những bài toán mẫu mực” mà các trò đã được thày luyện đi luyện lại. Gặp đề “không mẫu mực” là các con giời tịt ngay
Tại Khoa Lý Trường chuyên Đại học khoa  học tự nhiên có một em rất giỏi. Các thày giáo đều nói rằng lâu lắm mới phát hiện một em có tư chất thông minh như vậy . Một lần em không làm bài tập , thày bắt lên bảng làm một bài toán rất khó. Thế là em lẳng lặng lên bảng và giải bài toán kín bảng mà không cần suy nghĩ lâu la gì trước sự cảm phục của thày giáo và các bạn cùng lớp . Nhưng trong kì thi học sinh giỏi quốc gia , em chỉ đoạt giải ba nên không được chọn vào đội tuyển đi thi quốc tế. Nếu việc tuyển chọn thật công minh thì em học sinh giỏi nọ chắc chắn sẽ được chọn và có thể em sẽ mang về cho quốc gia xính huy chương này một chiếc .
Không biết trên thế giới có nước nào mở nhiều trường chuyên để “đào tạo nhân tài” như ở Việt Nam không nhỉ . Không biết có nước nào trên thế giới mà ngành giáo dục đại trà “nát bét” như Việt Nam không nhỉ . Đã đến lúc các vị  cầm cân nảy mực, hoạch định chính sách giáo dục phải  xem lại chuyện say sưa khi những con vẹt cất tiếng hót trên đấu trường quốc tế và cả khi nó bỗng dưng câm lặng .
Chúng ta, những ông bố bà mẹ có con đang theo học các trường chuyên, các quan chức ngành giáo dục cũng như quan chức Đảng và Nhà nước từ mấy chục năm nay say sưa với tiếng chim hót khi các đoàn học sinh giỏi Việt Nam ca khúc khải hoàn trở về sau mỗi kì thi Olympic quốc tế . Trong bối cảnh nền kinh tế chậm phát triển và rất nhiều khó khăn , thì ngành giáo dục lại phát triển tràn lan về số lượng tỉ lệ nghịch với chất lượng, và người ta lấy việc bồi dưỡng mấy con gà nòi đi thi quốc tế để rao giảng về một chủ thuyết sai lầm về giáo dục và đào tạo
Tỉnh nào cũng mở trường chuyên, không chỉ có chuyên Toán như những năm đầu tiên mà môn nào cũng có chuyên , chuyên cấp III và cả chuyên cấp II , Thế là phụ huynh học sinh đua nhau cho con thi vào trường chuyên, lớp chọn và đó chính là gốc gác của tệ nạn học thêm dạy thêm không thể khắc phục được
Đối với học sinh trường chuyên, ước nguyện của các bậc cha mẹ  là con mình chắc chắn đỗ vào một trường đại học nào đó, nhưng đối với nhà trường và Bộ Giáo dục- Đào tạo thì phải lựa chọn ra những em ưu tú nhất để bồi dưỡng vào đội tuyển thi đấu quốc gia và quốc tế và phải có giải để báo cáo thành tích lên trên . Học sinh trường chuyên và cả bố mẹ rất sợ phải  tham gia đội tuyển . Nếu thi đoạt giải quốc gia và quốc tế thì còn được vào thẳng đại học. Nếu không đoạt giải thì số phận  không biết thế nào khi học lệch, học tủ,  học vẹt đã biến các em thành một cái máy làm toán , rất thiếu kĩ năng làm một con người theo đúng nghĩa của nó
Các em được triệu tập vào đội tuyển , vinh dự thì cũng có đấy nhưng khó nhọc vô cùng. Hàng ngày các thày giỏi nhất nhồi cho các em các dạng thức đề thi mà quốc tế người ta có thể ra. Cứ thế các em rèn luyện như những con vẹt. Người ta bảo đấy là những “bài toán mẫu mực”mà muốn đi thi quốc tế phải biết làm . Và không phải em nào giỏi nhất cũng được chọn vào đội tuyển. Đã có những trường hợp “đi đêm” cho những em chưa xứng đáng đi thi quốc tế vật lí năm nào và người phụ trách môn vật lí của Bộ đã bị kỉ luật.
Năm nay, cũng có chuyện lùm xùm trong việc thành lập đội tuyển vật lí mà ông Bộ lại một lần nữa phải thanh minh . Nhưng rồi sự thiếu minh bạch đã phải trả giá. Cả 5 em đi thi quốc tế năm nay không đoạt một huy chương nào . Các con vẹt vật lí bỗng dưng câm lặng. Lí do rất dễ hiểu. Đề thi năm nay không có bài nào trúng tủ “những bài toán mẫu mực” mà các trò đã được thày luyện đi luyện lại. Gặp đề “không mẫu mực” là các con giời tịt ngay
Tại Khoa Lý Trường chuyên Đại học khoa  học tự nhiên có một em rất giỏi. Các thày giáo đều nói rằng lâu lắm mới phát hiện một em có tư chất thông minh như vậy . Một lần em không làm bài tập , thày bắt lên bảng làm một bài toán rất khó. Thế là em lẳng lặng lên bảng và giải bài toán kín bảng mà không cần suy nghĩ lâu la gì trước sự cảm phục của thày giáo và các bạn cùng lớp . Nhưng trong kì thi học sinh giỏi quốc gia , em chỉ đoạt giải ba nên không được chọn vào đội tuyển đi thi quốc tế. Nếu việc tuyển chọn thật công minh thì em học sinh giỏi nọ chắc chắn sẽ được chọn và có thể em sẽ mang về cho quốc gia xính huy chương này một chiếc .
Không biết trên thế giới có nước nào mở nhiều trường chuyên để “đào tạo nhân tài” như ở Việt Nam không nhỉ . Không biết có nước nào trên thế giới mà ngành giáo dục đại trà “nát bét” như Việt Nam không nhỉ . Đã đến lúc các vị  cầm cân nảy mực, hoạch định chính sách giáo dục phải  xem lại chuyện say sưa khi những con vẹt cất tiếng hót trên đấu trường quốc tế và cả khi nó bỗng dưng câm lặng .
Lương Kháu Lão
(Blog Lương Kháu Lão)

Cảm nghĩ về vụ Nguyễn Thái Bình

Những sự kiện như vừa nêu không khỏi khiến người ta đi đến kết luận rằng dường như người Việt Nam không có năng lực để thoả hiệp với nhau, để hoà giải, để cùng nhau san bằng những bất đồng, hướng về mục tiêu tối hậu là sự trường cửu của Dân tộc-Đất Nước. Thay vào đó có vẻ như người Việt dễ dàng để bị ngoại bang chi phối và can thiệp vào chuyện nội bộ của mình; họ sẵn sàng để cầu viện ngoại nhân hơn là tương nhượng và đùm bọc nhau; dễ dàng để tôn thờ một quan điểm ngoại lai, hơn là lắng nghe và cùng nhau xây đắp một dòng tư tưởng mang bản sắc riêng của nòi giống Việt.


Cái chết bi thảm của anh sinh viên Nguyễn Thái Bình, tuy xảy ra 40 năm về trước, vẫn còn đáng cho người Việt chúng ta hôm nay suy ngẫm.
1/ Trước hết, xét về mặt pháp lý, căn cứ theo lời khai của hung thủ và các nhân chứng, thì rõ ràng đó là một vụ sát nhân (murder) mà hung thủ là viên cơ trưởng Eugene Vaughn và tòng phạm là một cựu cảnh sát Mỹ trên chuyến bay.
Ngoài tội cố ý sát nhân, Vaughn còn vi phạm luật hàng không quốc tế, khinh thị luật pháp và xâm phạm chủ quyền của VNCH. Bởi y đã, không do động cơ tự vệ chính đáng tự ý đối phó với tình huống, mà y cho là không tặc, ngay trên không và lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, không thông báo với cơ quan hữu trách, cũng không tự đặt mình dưới sự chi phối của luật pháp của quốc gia đó.
Cũng về mặt pháp lý, việc chính phủ VNCH thời đó không truy tố, theo luật pháp của mình, viên phi công trưởng Vaughn là tự mình xem nhẹ chủ quyền quốc gia, không chu toàn bổn phận thi hành luật pháp và bảo vệ công dân của mình.
2/ Về mặt văn hoá, hành vi công khai giết người một cách tàn bạo, khinh thường chủ quyền quốc gia VNCH của Vaughn là một biểu hiện đặc trưng của thái độ ethnocentricity của một số khá đông người Tây Phương nói chung, và người Mỹ nói riêng, khi tiếp xúc với người dân của các quốc gia nhược tiểu Á-Phi. Thái độ đó không chỉ xảy ra trước đây mà ngay cả đến nay cũng vẫn còn. Cứ nhìn những vụ tàn sát, hãm hiếp, và tra tấn mà lính Mỹ mới đây đã gây ra ở Iraq, hay Afghanistan thì rõ.
3/ Về mặt chính trị, việc một công dân Việt Nam bị giết một cách man rợ bởi một người Mỹ, ngay trên khu vực an toàn nhất của VNCH mà không một sự truy cứu trách nhiệm hình sự nào xảy ra, biểu lộ mối quan hệ bất bình đẳng nghiêm trọng giữa hai quốc gia Mỹ-VNCH. Cùng với sự im lặng của chính phủ VNCH trong vụ tàn sát ở Mỹ Lai-Quảng Ngãi, chính nghĩa của phe Quốc Gia đã bị tổn hại nặng nề, tạo một cơ hội rất tốt cho sự tuyên truyền của đối phương. Chắc chắn là nhờ những vụ như vậy mà VC đã tuyển mộ thêm được nhiều người đi theo họ.
4/ Sự im lặng của chính phủ VNCH là một sự đồng lõa với kẻ sát nhân. Dù vậy vào thời đó, và cả đến ngày hôm nay, chắc chắn sẽ có vô số người sẳn sàng bào chữa cho thái độ đó của chính quyền VNCH bằng cách cho rằng vì cố sinh viên Nguyễn Thái Bình thân Cộng, có hành vi chống lại, tự trở thành kẻ thù của chính quyền VNCH nên chính quyền đó không có nhiệm vụ bảo vệ cho anh ta. Hơn thế nữa có nhiều người còn kết án Nguyễn Thái Bình là thứ "phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma CS" và cho rằng Nguyễn Thái Bình chết là đáng đời!
Điểm đáng suy ngẫm ở đây là trong suốt một thời gian dài, nhiều thế hệ người Việt Nam ở cả hai phía, đã vì khác biệt ý thức hệ mà sẳn sàng hợp tác, hoặc đồng loã với ngoại bang để giết đồng bào của mình một cách không thương tiếc. Cái chết của Nguyễn Thái Bình chính là kết quả, là điển hình của sự hợp tác giữa người Việt Nam bên phe này với người Mỹ để giết một đồng bào không cùng chính kiến hoặc ý thức hệ với mình, tỏ ra muốn ngã về bên kia. Về mặt bản chất thì sự hợp tác của người Việt với ngoại bang trong vụ Nguyễn Thái Bình cũng tương tự như việc trước đây giới lãnh đạo đảng CSVN của chính quyền VNDCCH đã đồng lõa với đám cố vấn Trung Quốc trong vụ Cải Cách Ruộng Đất để giết hàng chục ngàn đồng bào địa chủ của mình ở Miền Bắc vào những năm 1953-1956.
Ngày nay việc nhà cầm quyền CSVN ra tay bắt bớ, giam cầm, đánh đập, và tù đày những người Việt Nam bày tỏ sự phản kháng đối với tham vọng lấn chiếm của Trung Quốc, cũng lại một lần nữa biểu hiện sự đồng lõa, có lẽ đã thành nề của người Việt đối với ngoại nhân để quay lại tàn sát dân mình.
Những sự kiện như vừa nêu không khỏi khiến người ta đi đến kết luận rằng dường như người Việt Nam không có năng lực để thoả hiệp với nhau, để hoà giải, để cùng nhau san bằng những bất đồng, hướng về mục tiêu tối hậu là sự trường cửu của Dân Tộc-Đất Nước. Thay vào đó có vẻ như người Việt dễ dàng để bị ngoại bang chi phối và can thiệp vào chuyện nội bộ của mình; họ sẵn sàng để cầu viện ngoại nhân hơn là tương nhượng và đùm bọc nhau; dễ dàng để tôn thờ một quan điểm ngoại lai, hơn là lắng nghe và cùng nhau xây đắp một dòng tư tưởng mang bản sắc riêng của nòi giống Việt. Bằng chứng là người Việt không có học thuật và chủ thuyết, chỉ bắt chước và mô phỏng. Tàu có Khổng Giáo thì người Việt bắt chước theo Khổng Giáo; Tàu có Lão giáo thì người Việt cũng noi theo; Tàu du nhập Phật Giáo thì người Việt cũng du nhập Phật Giáo. Tây Phương đến mang theo Thiên Chúa Giáo, nhiều người Việt cũng đã tử vì đạo ấy. Rồi khi học thuyết Cộng Sản ra đời, vô khối người Việt cũng đã nhanh nhẩu trở thành môn đồ nhiệt thành. Đến nay, sau sự sụp đổ của khối CS, chủ nghĩa tư bản trở thành độc bá thiên hạ, Dân Chủ là vũ khí tư tưởng của chủ nghĩa ấy đang trở thành phổ quát với đà toàn cầu hoá ngày càng tăng nhanh, vô số người Việt cũng đang tỏ ra là những học trò năng nổ của cặp song sinh Kinh Tế Thị Trường và Dân Chủ. Chỉ có điều là, đúng như một học giả Việt Nam đã viết cách nay hơn thế kỷ rằng người Việt Nam chỉ giỏi bắt chước mà ít sáng tạo. Nhiều người Việt đang hô hào Thị Trường-Dân Chủ, nhưng có vẻ như chỉ giỏi hô theo mẫu mực của người khác, hơn là vạch ra một hình thái riêng phù hợp với điều kiện mọi mặt của dân tộc mình. Đó là điều không hay, bởi nó sẽ chỉ cuối cùng lặp lại những gì đã xảy ra trước kia, rồi lại vẫn "nồi da xáo thịt" của sự bất đồng quan điểm tạo ra do sự khác biệt của các khuôn mẫu bắt chước.
Mong sao khí thiêng sông núi vẫn hiển linh, soi sáng cho những thế hệ trẻ Việt Nam sắp đến nhận chân ra được bản chất đích thực của dân tộc mình, thoát ra khỏi được sự mông muội ý thức hệ, đủ sáng suốt để hạ bệ mọi thần tượng huyễn hoặc, nhận ra được những sai lầm chí tử của tiền nhân, từ đó tìm ra được con đường mới cho sự vươn lên trường cửu của Tổ Quốc.
Mong lắm thay!
TRƯƠNG D. TRUNG
(Dân luận)

TS Phạm Sỹ Liêm: Sắp lộ diện những DN BĐS làm ăn kiểu "bán nước bọt"

“Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “bán nước bọt”, “bán lúa non” bắt đầu lộ diện và phá sản. Những doanh nghiệp này sẽ “cù nhầy”, để đòi lại quyền lợi khách hàng chỉ có thể khởi kiện” – TS Phạm Sỹ Liêm cho biết.
Thông tin ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam), đồng thời cũng là Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar (chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội) bị bắt vì hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đang dấy lên sự lo ngại của những người trong ngành về một hiệu ứng đổ vỡ của các doanh nghiệp BĐS.
Sự lo ngại này càng trở nên rõ ràng khi nhìn lại thị trường BĐS thời gian qua, số lượng doanh nghiệp BĐS, chủ đầu tư dự án đang dính vào tranh chấp, kiện cáo căng thẳng với chính khách hàng của mình ngày càng tăng.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng cho rằng: “Kẽ hở chủ yếu của BĐS thời gian qua đó là vấn đề liên quan đến tiền vốn góp của khách hàng và người dân không rõ ràng. Nếu doanh nghiệp chỉ vay tiền ngân hàng có lẽ đã phá sản từ lâu vì vay ngân hàng nếu không trả được gốc phải trả lãi mà lãi không trả được thì ngân hàng đã đến tịch thu”.
TS Phạm Sỹ Liên biết, tình hình BĐS hiện nay bộc lộ một vấn đề quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước trong một thời gian dài hình thức góp vốn trong đầu tư kinh doanh BĐS.
“Nhà nước ta có thể nói quản lý không chặt chẽ hình thức góp vốn, hình thức góp vốn không có trong bất cứ văn bản nào của Luật Đầu tư. Ở đây thực chất chỉ nên nộp một số tiền như lời cam kết mua sản phẩm BĐS của người dân. Về số lượng tiền thì tùy nguyên lý thì phải gọi số tiền đó là tiền đặt cọc” – TS Phạm Sỹ Liêm cho biết.Theo TS Phạm Sỹ Liêm, trước đây ông và Tổng hội Xây dựng đã từng có đề nghị với Bộ Xây dựng các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, kinh doanh BĐS nên đưa tiền vốn góp của khách hàng tại các dự án BĐS thành hợp đồng ký kết đặt cọc. Như vậy nếu ký một số tiền đặt cọc thì mọi chuyện rất rõ ràng vì các quy chế về đặt cọc, quy định về đặt cọc đã có trong Bộ luật Dân sự.
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng: “Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “bán nước bọt”, “bán lúa non” bắt đầu lộ diện và phá sản...".
“Trong Bộ luật Dân sự đã nói rõ “Đặt cọc là dùng tiền để cam kết thực hiện lời hứa hẹn của mình”. Ví dụ người dân hứa hẹn sẽ mua nhà của dự án này nhưng nếu chỉ hứa hẹn “suông” thì lấy gì tin cậy vì thế nên anh phải nộp vào đó một khoản tiền gọi là tiền đặt cọc. Số tiền đặt cọc sẽ ràng buộc bên mua và bên bán” – TS Phạm Sỹ Liêm cho biết thêm.
Theo TS Liêm, cái hay của việc bên mua bên bán có hợp đồng tiền đặt cọc là sự ràng buộc. Nếu bên bán (chủ đầu tư BĐS) có sản phẩm nhưng bên mua đã cam kết lại không mua thì số tiền đặt cọc đó thuộc về doanh nghiệp, ngược lại nếu bên bán không giao hàng theo đúng hợp đồng đặt cọc thì chịu phạt một số tiền tương đương với tiền đặt cọc cho người mua.
Tại thời điểm TS Liêm đưa ra, vấn đề tiền đặt cọc thay cho hình thức tiền góp vốn của người dân tại dự án BĐS. Bộ Xây dựng lại cho rằng, nếu số tiền góp vốn của người dân trở thành tiền đặt cọc thì doanh nghiệp không tiêu được số tiền ấy, chủ đầu tư không được dùng số tiền đó vì đây chỉ là số tiền khách hàng gửi đặt cọc như một cam kết. Như vậy sẽ dẫn đền vấn đề thiếu vốn để hoàn thành dự án.
Về vấn đề này TS Phạm Sỹ Liêm lý giải, nếu thiếu vốn chủ đầu tư nên vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể mở thêm ở ngân hàng một tài khoản gọi là tài khoản phong tỏa, ai có tiền đặt cọc sẽ gửi vào tài khoản đó bên mua cũng không được rút ra, bên bán cũng không được sử dụng.
“Khi ngân hàng thấy số tiền đặt cọc đó có sẵn trong tài khoản thì họ có thể cho chủ đầu tư, doanh nghiệp BĐS cho vay số tiền tương đương với số tiền ở tài khoản phong tỏa kia. Nếu doanh nghiệp không trả được thì ngân hàng sẽ thu tiền đặt cọc. Như vậy chủ đâu tư BĐS đã vay ngân hàng và trả lãi thực sự còn từ trước đến nay chủ đầu tư BĐS dùng tiền của khách hàng không trả bất cứ đồng lãi nào” – TS Liêm phân tích.
Việc một thời gian dài để tình trạng thu hút tiền vào các dự án BĐS theo hình thức góp vốn khiến người dân “mất cả chì lẫn chài”. Trong khi đó hình thức góp vốn thực tế là góp vốn để kinh doanh lấy lãi nhưng người dân lại thiệt hại.
Đưa ra nhận định của mình về tình hình doanh nghiệp BĐS thời gian tới, TS Phạm Sỹ Liêm cho biết: “Nhất định là sẽ còn nhiều doanh nghiệp BĐS phá sản, tuyên bố phá sản để phát mại tài sản để trả lại tiên cho khách hàng. Trong trường hợp như vậy để đòi lại quyền lợi người dân chỉ có thể đưa ra tòa kiện nếu đủ giấy tờ liên quan hợp đồng mua bán BĐS”.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, thời gian qua chính sách của nhà nước đối phó với khó khăn của thị trường BĐS còn chậm, chưa kịp sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế.
“Ngay từ lúc đầu có những nhà kinh doanh BĐS lập ra dự án với mục đích để lừa đảo gom tiền của khách hàng rồi chạy mất, đó là lừa đảo. Ở thời điểm này những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “bán nước bọt”, “bán lúa non” bắt đầu lộ diện và phá sản. Những doanh nghiệp này sẽ “cù nhầy”, để đòi lại quyền lợi khách hàng chỉ có thể khởi kiện” – TS Liêm nói.
(GDVN)

Tại sao Trung Quốc chấp nhận đàm phán với ASEAN về COC?

Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Brunei với trọng tâm chính là vấn đề Biển Đông về bộ quy tắc COC diễn ra trong một bối cảnh tranh chấp đang diễn ra căng thẳng ngày một leo thang khó kiểm soát. Trước thềm hội nghị người ta lại nghe thấy những lời cảnh báo, đe dọa cứng rắn từ phía Trung Quốc đến Philipines xung quanh việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông…
Nhưng, điều bất ngờ xảy ra là Trung Quốc, đối tượng trực tiếp, chủ yếu của ASEAN, là nguyên nhân thành, bại của hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần này hay tất cả cấp hội nghị cấp nào bàn về hòa bình trên Biển Đông đã tỏ ra thiện chí. Trung Quốc đã chấp nhận đàm phán với ASEAN về Quy tắc ứng xử Biển Đông COC vào tháng 9/2013 tại Trung Quốc.
Sự kiện này, Trung Quốc nói những lời "có cánh”, các nước trong ASEAN tán dương và ngay cả Philipines, quốc gia mới bị Trung Quốc ban cho bản luận tội gồm 7 tội còn “chưa ráo mực” cũng “mát lòng”.
Tuy nhiên, “tại sao?” là câu hỏi mà giới phân tích thời cuộc luôn đưa ra sau quyết định này của Trung Quốc.
Trung Quốc sử dụng “Pause” trong cuộc chơi trên Biển Đông?
Thông thường khi cuộc chơi (games) diễn biến ngày càng mau lẹ, có nguy cơ nằm ngoài sự phán đoán, ngoài tầm kiểm soát mà chưa có khả năng và cách thức đối phó, nếu tiếp tục thì thất bại là chắc chắn thì lúc đó người chơi sử dụng nút Pause để dừng cuộc chơi để có thời gian suy nghĩ, tính toán…
Có thể nói “cuộc chơi trên Biển Đông” được các nhà chiến lược Trung Quốc từ thế hệ lãnh đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác chuyển tiếp một cách nhất quán. Chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” được các nhà chiến lược vạch ra trên cơ sở dựa vào sức mạnh của quốc gia theo phương châm cậy mạnh, hiếp đáp với các quốc gia nhỏ yếu quanh khu vực Biển Đông-ASEAN.
Đó là sự lấy lòng ASEAN, ký DOC…từ năm 2005 trở về trước khi Trung Quốc đang buộc phải thực hiện sách lược “giấu mình chờ thời” để trỗi dậy. Khi trỗi dậy, đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ, Trung Quốc bất chấp chấp tất cả, hung hăng, ngang ngược, đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt Biển Đông.
Tiếc thay, trong ván cờ đó Trung Quốc tính chưa kỹ các nước đi, chỉ biết hoan hỉ với nước đi của mình mà không cần biết nước đi của đối phương,  Trung Quốc chỉ biết đến sức mạnh của mình mà không biết rằng đó chỉ là “sức mạnh đơn phương” mà khi đối đầu với “sức mạnh đa phương” tất yếu chỉ có thảm bại.
Xu hướng đối nội, ASEAN tăng cường tiềm lực quốc phòng để tự vệ
Rõ ràng là khi Trung Quốc cậy mạnh đe dọa dùng vũ lực trên Biển Đông thì các quốc gia ven biển phải tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền là tất yếu.
Trung Quốc chưa phải là số 1 của thế giới nên vũ khí, trang bị chiến tranh của Trung Quốc xét về độ tin cậy, tiên tiến và hiện đại lại không vượt trội, thậm chí có mặt thua kém vũ khí trang bị mà các nước ASEAN mua sắm.
Tấn công vào một trong các nước đó thì giá phải trả quá lớn, có thể sa lầy. Nhưng dù sao về mặt quân sự đơn phương, đây không phải là vấn đề lớn, đáng lo ngại của Trung Quốc.

Với Philipines, hình ảnh Nhật Bản ngày xưa không đáng ngại bằng Trung Quốc hiện tại. Một liên minh quân sự Nhật Bản-Philipines sẽ do Trung Quốc quyết định.
Với Philipines, hình ảnh Nhật Bản ngày xưa không đáng ngại bằng Trung Quốc hiện tại. Một liên minh quân sự Nhật Bản-Philipines sẽ do Trung Quốc quyết định.
Xu hướng đối ngoại, ASEAN đã lựa chọn
Nếu như từ năm 2012 về trước, ASEAN còn có tồn tại sự lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ thì sau cú “tàn phá” ASEAN mang tên Trung Quốc-Campuchia, hồi tháng 7/2012 khi lần đầu tiên sau hơn 45 năm ra đời, hội nghị thượng đỉnh ASEAN không ra nổi một thông cáo chung đó, ASEAN như bị xúc phạm bởi một cú sốc mạnh và hồi tỉnh với một thái độ đối với Trung Quốc hoàn toàn thay đổi.
Những nhà thông thái quan sát sự kiện ASEAN lúc đó đã nhận định rằng: “Trung Quốc đã thắng về chiến thuật nhưng thất bại về chiến lược”, đến bây giờ thực tế chứng minh hoàn toàn đúng.
Đúng và chính xác bởi vì năm 2012, Trung Quốc đã thành công khi ngăn cản ASEAN ra một thông cáo chung về tình hình Biển Đông nhưng năm nay thì không thể, không những thế Trung Quốc buộc phải chấp nhận đàm phán với ASEAN (đa phương) về COC.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, lòng tin chiến lược của ASEAN với Trung Quốc và qua đó sự lựa chọn của ASEAN mà trong đó Trung Quốc không phải là tối ưu, mới là thất bại mang tính chiến lược của Trung Quốc:
Như vậy, Mỹ và Trung Quốc đã khiến cho ASEAN lựa chọn và chia rẻ, nhưng hành động của Trung Quốc đã làm phần còn lại của ASEAN vào vòng tay kẻ khác đang dang rộng chờ đợi.
Sự trở lại của Mỹ với châu Á-TBD trong chiến lược kiềm chế sự thách thức của Trung Quốc bằng việc củng cố các liên minh hiện có, xây dựng liên minh mới…nhằm tạo ra một vành đai chiến lược bao vây Trung Quốc từ ngay chuỗi đảo thứ nhất.
Quá tin vào ‘sức mạnh đơn phương”, cậy mạnh nên trong mắt Trung Quốc chỉ có Mỹ mới là đối thủ, Trung Quốc coi thường tất cả, ngay Nhật Bản, Trung Quốc cũng đánh giá chỉ là một “con gà” mà có thể “giết” bất cứ lúc nào để “dọa khỉ (Mỹ)” mà thôi.
Vì thế, trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đẩy tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bùng lên dữ dội nhằm khẳng định sức mạnh, uy thế, bản lĩnh của mình. Rốt cuộc Nhật Bản phải tái vũ trang để đối đầu và Trung Quốc đã vấp phải một sức mạnh không thể vượt qua…
Trong bối cảnh khu vực có 2 yếu tố lớn tác động như trên, bất kỳ sự lựa chọn nào của bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN với Nhật Bản hay Mỹ đều “đơm hoa” và luôn là “kết trái đắng” cho Trung Quốc.
Hãy xem quan hệ giữa Trung Quốc và Philipines. Nếu như Trung Quốc dấn thêm một bước nữa để “nuốt” tiếp Bãi Cỏ May thì chưa biết chừng không những Philipines mở cảng Subic cho Mỹ, Nhật Bản mà còn liên minh quân sự với Nhật Bản. Vì vậy, vấn đề của Trung Quốc lúc này không phải là Philipines mà là Mỹ và Nhật Bản.
Với Việt Nam. Việt Nam tuyên bố không liên minh quân sự, không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự…thực chất là một thông điệp cho Trung Quốc rằng: “Việt Nam không chống và không theo ai để chống Trung Quốc, Việt Nam muốn là bạn với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Nhưng nếu một khi Trung Quốc bất chấp, gây chiến để xâm phạm chủ quyền thì ngay mạng sống của mình, dân tộc Việt còn chấp nhận thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước…thì liên minh quân sự hay căn cứ quân sự chỉ là chuyện nhỏ, không có việc gì mà Việt Nam không thể làm”.
Tại thời điểm này, Trung Quốc dù tốn bao công sức phô trương sức mạnh, dọa dẫm… đã phải cay đắng nhận ra rằng, Biển Đông đã được quốc tế hóa sâu sắc. Biển Đông không phải là nơi mà Trung Quốc dễ dàng “trùm chăn” các nước nhỏ, yếu để ra đòn. Đặc biệt, Trung Quốc nhận ra xu hướng hành động mà ASEAN đang và sẽ thực hiện là rất nguy hiểm, khó đối phó cho Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục thực hiện mưu đồ chiến lược của mình, Trung Quốc sẽ bị cô lập hoàn toàn và có nguy cơ một mình chống lại cả châu Á-TBD. Chắc chắn không có một ban lãnh đạo đất nước nào muồn như vậy cả.
Vì vậy, Trung Quốc buộc phải chủ động “dừng cuộc chơi” bằng cách chấp nhận đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC nhằm để có thời gian nghiên cứu đối phó.
Trung Quốc sử dụng nút Play thì sẽ như thế nào?
Trung Quốc chấp nhận đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC nhưng vấn đề quan tâm nhất của ASEAN là COC có được ký kết, thông qua hay không mới quan trọng. Chấp nhận đàm phán là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông chỉ bằng đàm phán song phương, nhưng chấp nhận COC hay không là quyền của Trung Quốc.
Rất khó để Trung Quốc chấp nhận ký kết COC bởi sẽ bị áp lực lớn của chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã tác oai tác quái lâu nay. Nhưng sự bất ổn xã hội và đặc biệt nhận thức về việc biến Biển Đông thành “ao nhà” chỉ là “duy ý chí” của Trung Quốc thì Biển Đông trước và sau cuộc đàm phàn COC vẫn không có gì thay đổi. Biển Đông vẫn là một chiến trường nóng bỏng, ngày càng chật chội bởi trên thì tàu chiến hiện đại ngày càng lớn, dưới thì tàu ngầm ngày càng nhiều…trong đó có cả tàu ngầm Việt Nam.
Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)

‘Đòn tấn công thần tốc toàn cầu’ nhắm Trung Quốc, Nga

“Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” bằng vũ khí phi hạt nhân của Mỹ cho phép tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1 giờ.
Do những thâm hụt và khủng hoảng ngân sách, Mỹ có thể sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng, từ những cắt giảm đó, sức mạnh quân sự Mỹ sẽ sụt giảm. Quân đội Mỹ đang cố gắng giảm thiếu các chi phí thông thường, nhưng lại tăng cường các khoản đầu tư ngân sách công nghệ hiện đại. 
 
Trên thực tế, Mỹ đã chi một khoản ngân sách rất lớn nhằm phát triển chương trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike - PGS). Đây là hệ thống công kích bằng vũ khí phi hạt nhân, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1 giờ. Đây là chương trình có tên gọi DARPA Falcon Project (Falcon HTV-2). Số lượng các loại vũ khí này trong kho vũ khí chiến lược Mỹ ngày càng tăng. 
Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga, đến giữa thập kỷ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu của Washington sẽ có từ 1.500 – 1.800 tên lửa hành trình tốc độ siêu thanh sử dụng phương tiện mang trên không và trên biển, nhằm mục đích giáng những đòn công kích chính xác tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong loạt phóng đạn đầu tiên. Đến năm 2020 số lượng này có thể tăng đến 2500 – 3000 đơn vị. 
Đầu đạn siêu thanh dự án DARPA Falcon Project
Đầu đạn siêu thanh dự án DARPA Falcon Project.
 
Mỹ nỗ lực tích hợp hệ thống “đòn tấn công thần tốc toàn cầu” với hệ thống phòng thủ vũ trụ và hệ thống phòng thủ tên lửa để hình thành một siêu hệ thống. Dưới lá chắn của hệ thống tấn công và phòng thủ toàn cầu, vũ khí tiến công chiến lược của các cường quốc, bao gồm cả vũ khí hạt nhân sẽ trở thành vô dụng. Các đòn tiến công của Mỹ với thời gian rất ngắn, sẽ đánh trúng các mục tiêu – phương tiện mang chiến lược, số lượng không đáng kể các tên lửa được phóng lên sẽ bị bắn hạ bởi lá chắn hạt nhân tầm xa. 
Với hệ thống siêu tấn công – phòng ngự này, người Mỹ dự kiến sẽ làm lệch cán cân chiến lược toàn cầu và khu vực về phía Mỹ, đẩy khả năng phản kích hoặc tấn công của của các nước khác trở thành nhỏ nhất hoặc bằng không trong các tình huống đặc biệt nghiêm trọng và dồn nén không gian chiến lược của đối phương ở mức nhỏ nhất, bao quanh biên giới các nước không thân thiện.
Đòn tấn công thần tốc của các đầu đạn siêu thanh nhằm vào các mục tiêu chiến lược như hầm phóng tên lửa đạn đạo
Đòn tấn công thần tốc của các đầu đạn siêu thanh nhằm vào các mục tiêu chiến lược như hầm phóng tên lửa đạn đạo.
Điều này đẩy các nước sở hữu vũ khí tiến công chiến lược vào tình huống khó khăn: Hoặc họ mất hoàn toàn khả năng phản kích đối phương bằng vũ khí chiến lược, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân ồ ạt tấn công trước để tránh bị hủy diệt. 
Một câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ là đối thủ chính trong chiến lược siêu phòng ngự này, trong danh sách đen của Mỹ sẽ có các nước như: Iran, Bắc Triều Tiên, Nga, Trung Quốc. Với Iran, vấn đề hoàn toàn chưa rõ ràng, Bắc Triều Tiên trên thực tế tiềm lực tấn công bằng vũ khí hạt nhân khá nhỏ do công nghệ phát triển chưa đủ mạnh. Do vậy, hai cường quốc được Mỹ chú trọng là Nga và Trung Quốc. 
Sơ đồ thử nghiệm Falcon HTV trên Thái Bình Dương
Sơ đồ thử nghiệm Falcon HTV trên Thái Bình Dương.
 
Liên bang Nga với lực lượng vũ trang có hệ thống hỏa lực phòng không mạnh nhất thế giới và đã từng được thử thách, từ giai đoạn của chiến tranh lạnh đã xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ vũ trụ thành các tuyến phòng thủ rất mạnh, được trang bị các hệ thống tên lửa như S – 400, S-400M, các tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm trung và tầm gần “Tor” và “Amur” thuộc hệ thống phòng không thành phố Moscow A- 135. Hệ thống phòng thủ đa tầm, rộng khắp và dày đặc này có thể bẻ gãy mọi đòn tấn công từ trên không ngay từ ngoài biên giới nước Nga.
Nếu Mỹ muốn tấn công nước Nga bằng các tên lửa siêu thanh, thì toàn bộ châu Âu sẽ nằm trong vòng nguy hiểm. Đây là điều Mỹ hoàn toàn không mong muốn. Ngược lại, Nga có thể phản kích rất nhanh bằng các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa phóng từ tàu ngầm trực tiếp vào nước Mỹ. Với đòn tấn công tầm trung và các tên lửa đạn đạo ngày nay, lá chắn tên lửa Mỹ hoàn toàn vô dụng. 
Như vậy, nếu xét trên khía cạnh chiến lước tấn công và phòng ngự theo phương án thống trị 3 không gian chiến lược – vũ trụ, trên không và trên biển, tính toán đến những khả năng và sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng với những tuyên bố và chính sách đối ngoại quốc phòng. Có thể thấy rõ, theo các chuyên gia, hypersonic vehice như X-41 đang nhằm vào Trung Quốc. 
Cùng với sự ngạc nhiên của các chuyên gia quân sự thế giới trong lĩnh vực phòng thủ, các tướng lĩnh và nhà khoa học Trung Quốc quan tâm nhiều đến hệ thống phòng thủ tên lửa và bỏ qua mối nguy cơ bị tấn công tầm xa bằng những đòn công kích đầu đạn siêu thanh. Một số chuyên gia nhận xét, Trung Quốc đang đứng trước những lựa chọn khó khăn. Từ một hướng, khoa học công nghệ quốc phòng không có khả năng xây dựng một hệ thống phòng thủ tích cực và hiệu quả. Từ góc độ khác, nếu như Trung Quốc đầu tư xây dựng hệ thống, các nước khác sẽ phát hiện ra hạn chế đồng thời làm lộ bí mật các hầm phóng ngầm của tên lửa đạn đạo. 
Sự phát triển mạnh mẽ các đầu đạn tấn công của Trung Quốc tên lửa Đông Phong DF–21 định hướng tấn công tàu sân bay, cũng như số lượng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường của Trung Quốc khá lớn. Riêng 2 lữ đoàn tên lửa DF – 21 được sử dụng để đẩy lùi tàu sân bay của Mỹ ra khỏi tuyến phòng thủ biển khơi thứ 1 của Trung Quốc. Điều này đã đặt cho Mỹ nguy cơ khó lòng bảo vệ các căn cứ của mình trên Okinawa cũng như đảo Guam, các đồng minh của Mỹ ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ bị sức ép nặng nề từ hải quân Trung Quốc mà Mỹ không thể có tàu sân bay để giải quyết khủng hoảng nếu xảy ra. 
Từ những căn cứ tính toán về khả năng công kích tầm rất xa tiêu diệt các trận địa tên lửa bằng vũ khí phi hạt nhân siêu thanh (loại vũ khí phá hủy bằng động năng như X-41 hoặc Falcon HTV) cho phép Mỹ có thể công kích các trận địa của PLA ngay khi mới triển khai đội hình tác chiến, đồng thời có thể công kích mọi điểm trên lãnh thổ Trung Quốc với thời gian ngắn hơn rất nhiều lần tên lửa Trung Quốc tiếp cận mục tiêu.
Đòn công kích bằng nhiều phương tiện mang PGS với tầm bay nhiều nghìn km tấn công các hệ thống tên lửa đạn đạo
Đòn công kích bằng nhiều phương tiện mang PGS với tầm bay nhiều nghìn km tấn công các hệ thống tên lửa đạn đạo.
 
Với tốc độ bay siêu thanh từ thượng tầng khí quyền, vật thể bay được cấu tạo để bay theo cơ chế lướt trên không khí với góc dốc xuống không lớn gây khó khăn cho các loại tên lửa phòng không tầm cao, tầm trung và hoàn toàn không thể bị bắn hạ ở tầm gần. Đầu đạn động năng chắc chắn được chế tạo từ vật liệu siêu bền sẽ tăng khả năng chịu đựng các đầu đạn phòng không. Ngoại trừ cơ chế phá hủy bằng động năng thì khả năng tiêu diệt đầu đạn rất khó. Cũng chưa có loại tên lửa nào của Trung Quốc có khả năng đánh chặn, ngoại trừ trường hợp Trung Quốc mua của Nga tên lửa S – 400, điều mà họ đang thương thuyết.
Sơ đồ đường bay tấn công của Falcon HTV-2
Sơ đồ đường bay tấn công của Falcon HTV-2.
 
Cho đến khi Trung Quốc có thể có được một hệ thống phòng không tầm xa và dày đặc như của Nga, thì Mỹ vẫn âm thầm phát triển PGS, sẽ không ngạc nhiên nếu các đầu đạn PGS có tốc độ bay từ 5 – 6 M cho đến gần 20 M thì cũng không có hệ thống tên lửa nào đánh chặn được, ngoại trừ S-500 hoặc các tên lửa thế hệ sau cao hơn nữa có tầm phòng không đến hàng nghìn km. Đó có thể là chuyện của Trung – Mỹ đến năm 2020 trong vòng xoáy chạy đua vũ trang mới trên Thái Bình Dương.
Trong quá trình đàm phán vấn đề giảm thiểu vũ khí tiến công chiến lược, Nga đã phát biểu chống lại khả năng Mỹ sử dụng các phương tiện mang vũ khí hạt nhân để lắp đặt các đầu đạn phi hạt nhân, điều đó đã giúp Mỹ giảm một khoản ngân sách khổng lồ cho phòng thủ tên lửa, đồng thời thúc đẩy chương trình phát triển hệ thống vũ khí “Đòn tấn công thần tốc toàn cầu” siêu thanh - supersonic. 
Có thể trong tương lại gần, có nhiều khả năng trong các cuộc đàm phán về giảm vũ khí hạt nhân, Nga vẫn tiếp tục duy trì quan điểm của mình. Nhưng người Nga cũng không thể dừng hoặc hãm chậm tốc độ nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh. Trong việc này có vấn đề Nga đang yêu cầu Mỹ hãm chậm tốc độ hoặc hủy kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu, đồng thời nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các cường quốc hạt nhân khác. Vì vậy, Nga không có điểm nào có lợi thế để ngăn chặn hoặc phản đối kế hoạch phát triển vũ khi siêu thanh của Mỹ. 
Nhưng trên thực tế, những nước trang bị vũ khí thông thường sẽ rơi vào tình thế yếu hơn so với Mỹ, để tránh bị tổn thương, họ thường hướng đến phương pháp đấu tranh phi đối xứng. Sự ổn định chiến lược của thế giới một phần rất lớn phụ thuộc vào sự ổn định ở châu Âu và Đông Bắc Á. Thế giới cần hiểu điều đó và làm cho các siêu cường, thường hay tuyên bố “vì một thế giới không còn vũ khí hạt nhân” hiểu được vấn đề này với hy vọng họ không phát triển các loại vũ khí theo công ước quốc tế, nhưng lại có thể thay thế được vũ khí hạt nhân. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thế giới. 
Những người thật sự yêu hòa bình hy vọng rằng, hệ thống phương tiện cơ bản để có thể phóng những đầu đạn siêu thanh phi hạt nhân cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ là những vấn đề được đề cập đến trong các chương trình nghị sự nhằm cắt giảm các loại vũ khí tiến công chiến lược. Đây cũng là một cơ hội gìn giữ hòa bình và ổn định.
Trịnh Thái Bằng
(Tiền phong)

Julia Gillard và Kevin Rudd cần phải có nhau

BẾ TẮC.
Tuần qua và tuần sắp tới là hai tuần chót của khóa họp cuối cùng của quốc hội Liên bang Úc hiện nay. Sau đó, ai sẽ về nhà nấy để chuẩn bị cho một cuộc vận động dài gần 3 tháng cho ngày bầu cử 14/9 đã được ấn định.
Tuy nhiên, trong khi liên đảng Tự Do – Quốc gia có một thành phần cầm đầu ổn định, các ứng cử viên của đảng cầm quyền Lao Động vẫn chưa biết một cách chắc chắn là ai sẽ dẫn đầu trong chiến dịch tranh cử đó.
Lý do là vì trong khi chúng tôi viết những giòng này, cuộc khủng hoảng trong nội bộ đảng Lao Động về vấn đề lãnh tụ dường như vẫn còn bị bế tắc.
Cựu Thủ tướng Kevin Rudd vẫn giữ lập trường đã tuyên bố hồi tháng Hai năm nay, là “không có hoàn cảnh nào mà tôi có thể trở lại với chức vụ lãnh tụ”. Sau khi tham dự “Đêm ngủ vĩa hè” cùng một vài chính trị gia và tổng giám đốc các cơ sở tài chánh thương mại ở Brisbane hôm tối thứ Năm 20/6 để nêu lên nghiệt cảnh của những người vô gia cư, ông Rudd sử dụng thuật “xẻ chữ”, thêm vào câu nói trên ba chữ “Tôi không tin” khiến nó trở thành “Tôi không tin có hoàn cảnh nào có thể khiến tôi lại trở thành lãnh tụ đảng Lao Động được”.
Ý của ông Rudd muốn người nghe phải hiểu là có người cho ông ấy biết có cách để ông ta nắm lại chức vụ hàng đầu đảng Lao Động nhưng ông ta không tin vào điều đó.
Bao nhiêu đó cũng đủ cho giới truyền thông xôn xao bàn tán suốt đôi ba ngày cuối tuần rồi.
Trong khi đó, bà Thủ tướng Julia Gillard vẫn bình chân như vại, ngồi yên một chỗ, không rút lui, không nhượng bộ như các tin đồn được tung ra tấp nập như các cánh bướm mùa Xuân. Nào là các nghiệp đoàn đã rút lui sự ủng hộ. Nào là các dân biểu độc lập vẫn sẽ tiếp tục hậu thuẩn đảng Lao Động dù ông Kevin Rudd có lên thay thế bà Gillard.
Trong tình trạng đó, những ủng hộ viên của bà Thủ Tướng đã thách thức phe Kevin Rudd “Put up or shut up”, nôm na là “Giỏi thì chơi, không thì nín đi”.
Khi bài này đến tay quý vị, chúng ta đều sẽ biết sự bế tắc trên có được giải quyết hay chưa. Nhưng trước đó, ta hãy tìm hiểu xem căn bản thực sự của cuộc tranh chấp Rudd v. Gillard bắt nguồn từ đâu ? Và tại sao lại đi đến mức trầm trọng, lâm vào cảnh bế tắc đến như vậy ?
Tất cả đều bắt đầu từ một sự dị biệt nòng cốt: ông Rudd là người của quần chúng trong khi quyền lực của bà Gillard nằm với cơ cấu của đảng Lao Động.
Rudd and Gillard

CĂN BẢN.
Khi ông Rudd và bà Gillard làm việc chung với nhau, họ là một cặp bài trùng. Họ là bạn, là đồng minh và hổ tương nhau một cách trọn vẹn. Thật ra, họ cần có nhau.
Đó là bởi vì ông Rudd không bao giờ nắm vững sự điều hành guồng máy của đảng trong quốc hội và bà Gillard thì lại thất bại trong việc lấy lòng cử tri Úc. Sức mạnh của người này là yếu điểm của người kia. Và ngược lại.
Có lẽ nhiều người đã quên là năm 2006, cặp Rudd – Gillard đã lật đổ Kim Beazley một cách khá khít khao 49 – 39. Một mình ông Rudd không thể đảo chánh được ông Beazley mà phải cần có bà Gillard.
Lúc đó, cơ cấu đảng Lao Động đồng ý để ông Rudd nắm ghế lãnh tụ với điều kiện ông ta đồng ý để bà Gillard làm phó.
Đến cuộc bầu cử năm 2007, chính tài vận động xuất sắc và sự mến mộ của cử tri dành cho ông Rudd đã đưa chiến thắng đến cho đảng Lao Động. Không có bằng cớ gì cho thấy là bà Gillard có thể đánh bại được ông John Howard trong kỳ bầu cử đó. Bà ta cần ông Rudd.
Nhưng sau đó, sự thật phũ phàng về sự ủng hộ yếu ớt dành cho ông Rudd trong cơ cấu của đảng đã được phơi bày cho mọi người cùng thấy trong cuộc đảo chánh ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2010.
Nói theo danh từ toán học, bài học cho ông Rudd là được lòng dân chỉ mới là điều kiện” ắt có”. Muốn có thêm điều kiện “đủ”, ông ta cần phải được sự tín nhiệm của nội bộ trong đảng.
Trong khi đó, nhìn về mặt bên kia của đồng tiền, sự thật không kém phần phũ phàng cho bà Gillard là bà không thể nói chuyện được với quần chúng để tạo sự tin tưởng trong lòng họ. Bao nhiêu cuộc thăm dò dư luận trong thời gian qua đã chứng minh điều này, tưởng không cần phải lập lại chi tiết.
Thành thử, bài học cho bà Thủ Tướng là nắm vững bộ máy của đảng cũng chưa đủ.
Và trong hoàn cảnh đó, sự bế tắc nảy sinh. Ông Rudd là chính trị gia được ưa chuộng nhứt trong xứ, nhưng bà Gillard là người được đảng viên chọn ưu tiên để lãnh đạo họ.
Và đó chính là song đề cho đảng Lao Động: đảng muốn Gillard và công chúng muốn Rudd. Sự khó xử kéo dài trong 3 năm qua: dân chúng không thể chấp nhận Gillard và đảng thì không mở rộng vòng tay cho Rudd. Phải làm sao đây ?
BÀI HỌC.
Có lẽ một bài học lịch sử cận đại có thể giúp phần nào để thoát khỏi cảnh bế tắc này chăng ?
Thời điểm: tháng 12 năm 1991. Cuộc thăm dò dư luận Morgan cho thấy Lao Động đang ở trong tình trạng thê thảm với 33% so với Liên đảng 51%, không khác tình trạng hiện nay chi lắm. Lúc bấy giờ, ông Bob Hawke đang làm Thủ Tướng và ông Paul Keating đã ra ngồi ở hàng ghế sau.
Một phái đoàn gồm 6 Tổng, Bộ trưởng, bạn của ông Hawke, đến gặp ông để yêu cầu ông đặt quyền lợi của đảng trước nhứt và hãy rút lui. Ông Hawke từ chối việc giao chức lãnh tụ lại cho ông Keating. Cũng giống như hiện nay, bà Gillard không công nhận ông Rudd là thủ lãnh.
Và cũng giống như bà Gillard hiện nay, ông Hawke không thể nhìn thấy một đảng Lao Động không được ông ta dẫn dắt trong tương lai.
Do đó, chiến thuật của ông Paul Keating qua phái đoàn 6 người đã thất bại. Nhưng ông ta đã đạt được một sự nhượng bộ quan trọng. Đó là ông Hawke, sau khi hội ý với các ủng hộ viên, đồng ý sẽ có cuộc bỏ phiếu chọn lãnh tụ. Cũng giống như bà Gillard đã làm hồi tháng Ba vừa rồi.
Nhưng khác một điều là ông Paul Keating đã ra đối đầu với ông Hawke và đã chiến thắng với tỷ số 56 – 51. Trong khi ông Rudd đã “đem con bỏ chợ” gần một chục ủng hộ viên khiến họ phải lâm vào cảnh từ chết đến bị thương chỉ vì ông ta bị “lạnh cẳng”..
Từ đó, chúng ta rút tỉa được ba bài học.
Thứ nhứt, nếu có phái đoàn nào đến gặp bà Gillard, họ phải tự xem họ thuộc phe đối nghịch và cho bà ấy biết họ sẵn sàng đảo chánh nếu bà ta không bước xuống. Nếu không cứng rắn như vậy, bà Gillard sẽ xẻ họ ra làm trăm mãnh.
Thứ hai, nếu Paul Keating đã áp dụng chiến thuật của ông Rudd hiện nay là ngồi yên và chờ sung rụng, ông Keating sẽ thất bại và đã không bao giờ trở thành Thủ Tướng. Chiến thuật “không thách thức” chỉ thành công nếu đối phương có động cơ để rút lui. Cả ông Hawke 1991 và bà Gillard 2013 đều không có động cơ để rút lui.
Thứ ba, không giống như ông Hawke, bà Gillard sẽ không kêu bỏ phiếu với lý do chánh đáng là bà đã làm như thế hôm tháng Ba vừa qua và ông Rudd đã không dám ra mặt.
Do đó, chỉ còn trường hợp thứ hai là ông Rudd rút kiếm ra khỏi võ.
Nhưng theo thiển ý, ông ta sẽ không làm thế. Với tình hình cho thấy Liên đảng đang dẫn trước quá xa như hiện nay, kết quả cuộc bầu cử ngày 14/9 dường như đã được định đoạt. Chỉ còn số ghế hai bên sẽ là bao nhiêu mà thôi.
Như thế, ông Rudd sẽ nghĩ “Dại gì ra lãnh cái búa tạ vào đầu để mang tiếng là người đưa đảng Lao Động đến một thất bại thê thảm như thế. Chi bằng đợi đến sau bầu cử, chúng sẽ đến với ta, khúm núm mà xin ta trở lại Lúc đó cũng chưa có gì là muộn mà tự ái lại được thỏa mãn … hết biết luôn !”.
HƯNG VIỆT (Brisbane)
22/06/2013

Chuyện lạ: Mốt "bú sữa người" trực tiếp của các đại gia

(những chuyện này chả có gì là lạ ở đất Khựa, trò này Khựa có từ hồi  Mao ... chỉ dành cho những tai to mặt lớn lắm tiền, h thì mở rộng thị trường ra thôi :D)

Các công ty cung cấp dịch vụ này úp mở cho biết, chỉ cần trả giá cao thì khách hàng có thể được trực tiếp bú sữa như các em bé. 
 
Sốc với mốt "bú sữa người" trực tiếp của các đại gia | Chuyện lạ 4 phương,Chuyện lạ thế giới,Phi thường,Bú sữa người
Ba phụ nữ làm việc cho các công ty kinh doanh dịch vụ "bú sữa mẹ".
Thời gian gần đây, trong giới nhà giàu ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc đang rộ lên mốt uống sữa người. Rất nhiều công ty "giới thiệu" phụ nữ đang cho con bú đã mọc lên. Dưới cái mác trá hình là cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh, những phụ nữ này sẽ tới tận nhà khách hàng đại gia để phục vụ... người lớn. Các công ty cung cấp dịch vụ còn úp mở cho biết, chỉ cần trả giá cao thì khách hàng có thể được trực tiếp bú sữa "tại nguồn" như các em bé.
Theo lời giới thiệu của các công ty môi giới, sữa mẹ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng không chỉ với trẻ sơ sinh. Uống sữa mẹ có thể giúp người bị bệnh mau chóng bình phục, tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Vì thế, có những khách sộp thậm chí còn thuê hẳn một phụ nữ có sữa về nhà ở trong thời gian dài để thỏa mãn nhu cầu bất cứ lúc nào.
Một người họ Lin làm trong một công ty kiểu này đã đưa ra cả bảng tên đặt hàng và số điện thoại liên hệ của các vị khách lắm tiền. Anh này cho biết một phụ nữ đi cho bú thuê có thu nhập trung bình khoảng 1,6 vạn nhân dân tệ/tháng (tương đương 55 triệu đồng). Những phụ nữ trẻ tuổi, có nhan sắc và sức khỏe tốt thậm chí còn có giá cao hơn.
Cơ quan công an thành phố Thâm Quyến cho biết hiện họ đang tiến hành điều tra các cơ sở cung cấp “sữa người” để làm rõ liệu có yếu tố lạm dụng tình dục đối với người lao động hay không.
Nguồn: ngoisao.vn

‘Chiêu tái chế’ biến gái làng chơi thành 'rau sạch'

Chỉ bằng một thủ thuật vô cùng đơn giản, những dụng cụ sẵn có bày bán la liệt trên thị trường, sau một vài phút phù phép là có thể biến gái làng chơi trở thành “rau sạch”.
Các ả gái làng chơi có đủ mọi chiêu trò tinh vi, để biến mình trở thành gái trinh nhằm nâng giá bán dâm. Một trong những chiêu trò lưu truyền trong giới làng chơi đó là sử dụng tiết lợn trong các cuộc “mây mưa” với khách.
Hình minh họa
Thủ thuật này vô cùng đơn giản, dễ làm mà lại không tốn kém và có sẵn trên thị trường. Điều đặc biệt là thủ thuật này có thể sử dụng nhiều lần mà không tốn kém như vá màng trinh. Chỉ cần ra chợ mua một ít tiết động vật và một cục bông rồi dùng bông có tẩm máu động vật vào vùng kín là có thể biến 'hàng' cũ thành 'hàng' mới. Người nào cẩn thận hơn thì có thể dùng thêm chút thuốc co thắt là có thể trở thành gái “zin 100%” trong mắt khách hàng. Điều quan trọng nhất để lừa được các đại gia là trong khi “hành sự”, các cô phải biết nhập vai sao cho khéo, phải biết đau đớn khóc than, biết vật vã sụt sùi.
Chỉ bằng thủ thuật đơn giản như thế, nhiều gái làng chơi hết đát đã lừa được khối đại gia phải bỏ ra hàng đống tiền để mua cái “ngàn vàng” rởm. Nhiều tay chơi sành sỏi nhưng khi “hành sự” vẫn đinh ninh rằng mình đang được ăn “rau sạch”.
Đã có rất nhiều đường dây chuyên cung cấp “rau sạch” áp dụng những chiêu trò đơn giản này. Trong đó có đường dây khét tiếng chuyên 'tái chế' gái làng chơi thành 'rau sạch' là của Nguyễn Thị Hồng Liễu (SN 1991) ở Phù Ninh, Phú Thọ. Năm tròn 17 tuổi, Liễu đã trở thành “má mì”. Ban đầu, Liễu thường tìm các đối tượng là những cô gái thôn quê, gia cảnh nghèo khó, muốn đổi đời để rủ rê họ bán đi “cái ngàn vàng” lấy số tiền từ vài triệu đến vài chục triệu. Cùng tham gia đường dây “săn gái đồng trinh” với Liễu có Hoàng Thị Thu Hằng ở Việt Trì, Phú Thọ.
Chỉ một thời gian ngắn, danh tiếng của “má mì” Liễu nổi như cồn. Giới ăn chơi từ Việt Trì đến Hà Nội thường truyền tai nhau về một đường dây chuyên cung cấp toàn gái quê, trẻ đẹp và đặc biệt là… còn “zin”. Khách hàng của Liễu ngày càng đông. Tuy vật lộn khắp hang cùng ngõ hẻm, nhưng số lượng “gái đồng trinh” mà Liễu, Hằng kiếm được vẫn quá ít so với nhu cầu rất lớn từ các đại gia. “Cung không đủ cầu” Liễu liền quay sang dụ dỗ, thu nạp các đối tượng là nữ sinh ham ăn chơi, đua đòi, thậm chí cả gái mại dâm chuyên nghiệp vào đường dây của mình.
Chai tiết lợn của gái mại
dâm bị công an thu giữ
Học lỏm được “bí quyết” của một đàn chị, nhiều năm lăn lộn trong nghề, Liễu bắt đầu phù phép biến những ả “giang hồ” thành “gái đồng trinh”. Chẳng cần phải bỏ ra tiền triệu để phẫu thuật hay vá víu gì, Liễu mua cho mỗi cô ít tiết lợn và một cục bông. Trước khi “mây mưa” với khách, các cô chỉ cần lấy bông thấm máu lợn rồi nhét sâu vào “chỗ kín” của mình thế là có thể phù phép gái làng chơi thành những cô gái thôn quê cho các đại gia.
Chỉ bằng chiêu “thổi gái” đơn giản như thế, cặp đôi Liễu – Hằng đã lừa được khối đại gia phải bỏ ra hàng đống tiền để mua cái “trinh” rởm.
Và đến khi bị công an quận Ba Đình bóc gỡ, thì các đại gia mới té ngửa vì bấy lâu họ bỏ ra bạc triệu chỉ để mua “cái ngàn vàng” làm bằng tiết lợn.
Tháng 10/2008, Công an Hà Nội bắt quả tang đường dây môi giới mại dâm của Hoàng Thị Oanh (46 tuổi, trú tại Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội). Oanh khai, đã nhiều lần môi giới bán trinh cho một số đại gia quen biết hoặc gọi đến các số điện thoại “VIP" để chào mời.

Tang vật hành nghề bán dâm bị công an thu giữ
Để khách tin tưởng là gái còn trinh, Oanh tuyển chọn những cô gái dân tộc, 18-20 tuổi. Một giờ trước khi "hành sự", gái bán dâm trong đường dây của Oanh dùng bông gòn thấm tiết lợn đặt vào trong cơ thể. Giá mỗi lần mua trinh là 5 triệu đồng. Oanh trả cho các cô gái 2 triệu đồng, còn lại đút túi.
Một độc chiêu khác cũng thường được gái mại dâm sử dụng là dùng máu chim bồ câu. Cách sử dụng chiêu này cũng tương tự với cách dùng tiết lợn, chỉ cần chút máu chim bồ câu và bông gòn, gái mại dâm có thể trở thành trinh nữ và được trả giá cao hơn rất nhiều so với giá bán dâm thông thường.
Tháng 4/2012, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng các bé gái dưới tuổi vị thành niên "đóng giả" làm trinh nữ để bán dâm và sau đó tống tiền khách hàng.
Duyên Trần (t/h)
(Người Đưa tin)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét