- WHO : Khoảng 20 mẫu dương tính với virus H7N9 tại Trung Quốc (RFI) - Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay 09/04/2013 tại Genève, thì có khoảng 20 mẫu dương tính trong số mẫu lấy tại các chợ gà vịt Trung Quốc.
- Trò chơi nguy hiểm của Bắc Triều Tiên (RFI) - Tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên các trang báo Pháp.
- Ông Vũ Văn Luân : Phiên tòa xử các quan chức Tiên Lãng là một trò hề (RFI) - Như tin chúng tôi đã đưa, trong phiên tòa xử vụ « hủy hoại tài sản » của gia đình ông Đoàn Văn Vươn từ ngày 8 đến 10/04/2013, bốn quan chức của huyện Tiên Lãng chỉ bị đề nghị án treo. Riêng ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị án tù giam.
- ADB : Đà phục hồi kinh tế của châu Á còn yếu kém (RFI) - Theo dự báo của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB công bố ngày 09/04/2013 kinh tế châu Á bắt đầu vươn lên.
- Toàn bộ công nhân Bắc Triều Tiên vắng mặt tại Kaesong (RFI) - Hôm nay 09/04/2013 toàn thể nhân viên Bắc Triều tiên tại đặc khu công nghiệp Kaesong không đến nhà máy.
- Khởi động Năm Pháp-Việt tại Hà Nội (RFI) - Hôm nay 09/04/2013 Năm Pháp-Việt được chính thức khai mạc tại Hà Nội, nhân chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp từ ngày 7 đến ngày 9/4.
- Iran khánh thành cơ sở làm giàu chất uranium (RFI) - Teheran tiếp tục khiêu khích quốc tế : thêm hai mỏ uranium và một nhà máy sản xuất uranium của Iran vừa đi vào hoạt động.
- Hải quân Mỹ hoàn chỉnh loại vũ khí laser mới (RFI) - Hải quân Hoa Kỳ hôm qua 08/04/2013 loan báo đã hoàn chỉnh một hệ thống laser trên biển, có khả năng vô hiệu hóa các tàu nhỏ ...
- Tuyên truyền Bắc Triều Tiên biến Kim Jong Un thành con người hai mặt (RFI) - Để bắt chẹt Hoa Kỳ và Hàn Quốc, bộ máy tuyên truyền của Bình Nhưỡng không ngần ngại sửa đổi hình ảnh của lãnh tụ Kim Jong Un tùy theo ...
- Việt Nam : Quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn bị đề nghị tù treo (RFI) - Trong phiên tòa xét xử năm quan chức huyện Tiên Lãng, Hải Phòng liên quan đến vụ cưỡng chế đất và hủy hoại nhà cửa của gia đình ...
- Margaret Thatcher : Chính trị gia danh tiếng để lại nhiều tranh cãi (RFI) - Hôm qua, 8/4/2013, cựu thủ tướng AnhMargarit Thatcher đã ra đi vào tuổi 87.
- Tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Philippines (RFI) - Ngày 09/04/2013, Manila cho biết đã bắt giữ 1 tàu cá và 12 ngư dân Trung Quốc.
- Nhật triển khai tên lửa Patriot giữa Tokyo (RFI) - Ngày 09/04/2013, bộ Quốc phòng Nhật cho biết hai dàn phóng tên lửa chống tên lửa Patriot được đặt ngay tại trụ sở của bộ.
- Việt Nam : Ca tử vong đầu tiên vì cúm gà từ hơn một năm qua (RFI) - Theo nguồn tin y tế từ Việt Nam hôm nay 09/03/2013 được AFP đưa lại, một bé trai bốn tuổi ở Đồng Tháp đã tử vong vì cúm gà tại Việt Nam.
- Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân (RFI) - Bình Nhưỡng một lần nữa đem « bom hạt nhân » ra làm áp lực.
- Blogger Nam Triều Tiên quan tâm dến tình hình căng thẳng trên bán đảo (VOA) - Vào lúc Bắc Triều Tiên tiếp tục nói về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Nam Triều Tiên nói họ bắt đầu lo ngại
- Seoul không màng đến lời đe dọa mới nhất của Bình Nhưỡng (VOA) - Bắc Triều Tiên hối thúc người nước ngoài rời khỏi Nam Triều Tiên, tuy nhiên cảnh cáo mới nhất của Bình Nhưỡng dường như ít làm gián đoạn cuộc sống ở Seoul
- 14 người bị đâm tại Đại học Texas (VOA) - Cảnh sát gần Houston nói đã bắt giam một nghi can. Cảnh sát cho biết ít chi tiết về nghi can hay loại vũ khí được sử dụng
- Khuyến cáo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ không được Đức hoan nghênh (VOA) - Bộ trưởng Tài chánh Đức Wolfgang Schaeuble, người bênh vực mạnh mẽ các biện pháp tiết kiệm tại khối 17 nước sử dụng đồng euro
- Lẩy Kiều, những tuyệt cú (VOA) - Truyện Kiều được truyền miệng trong nhân dân vì có chứa nhiều hoàn cảnh, nhiều nhân tình thế thái phong phú khác nhau
- 5 binh sĩ gìn giữ hòa bình, 7 nhân viên dân sự bị giết tại Nam Sudan (VOA) - Phát ngôn viên của quân đội Nam Sudan đổ lỗi cho những phần tử nổi dậy do ông David Yau Yau lãnh đạo là thủ phạm cuộc tấn công
- Võ Hồng và những dòng chữ kỷ niệm Tuy Hòa (VOA) - Đất Tuy Hòa Phú Yên vẫn được coi là cằn cỗi về văn học so với các tỉnh miền Trung lân cận
- 'Trung Quốc nắm vai trò chính để giải quyết khủng hoảng Triều Tiên' (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói Trung Quốc nắm giữ vai trò then chốt trong việc giải quyết khủng hoảng Bắc Triều Tiên
- Iran: Động đất gần nhà máy hạt nhân, 30 người thiệt mạng (VOA) - Giới chức Iran nói 30 người thiệt mạng và ít nhất 800 người bị thương trong trận động đất mạnh tại một khu vực thưa dân gần nhà máy điện hạt nhân của nước này
- Giao lưu Trung Quốc-Bắc Triều Tiên không bị đình trệ (VOA) - Trong lúc căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên tăng cao, những hoạt động thương mại và du lịch giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục
- Công nhân Bắc Triều Tiên không đến làm việc tại Kaesong (VOA) - 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên hôm nay không ai đến làm việc tại khu công nghiệp chung với Nam Triều Tiên ở Kaesong
- Bắc Triều Tiên, Syria là quan tâm hàng đầu tại hội nghị G8 (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, gặp người tương nhiệm Đức tại Hà Lan kêu gọi khối G8 có hành động cứng rắn
- Tổng Thống Obama hối thúc thông qua luật kiểm soát súng (VOA) - Tổng Thống Obama một lần nữa kêu gọi người Mỹ tăng sức ép đối với quốc hội để thông qua các luật mới để kiểm soát việc sử dụng súng
- IMF: Lạm phát được kiềm chế trong các nền kinh tế thế giới (VOA) - Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF nói áp lực lạm phát đã được kiềm chế trong nền kinh tế thế giới.
- Hỏi đáp Anh ngữ: Phân biệt good và well (VOA) - Hỏi: Kính Thưa Quý Đài VOA. Em có một thắc mắc nhưng không biết hỏi ai để có câu giải đáp cho em thật sự rõ ràng. Em thấy trong câu tiếng Anh có 2 câu như sau: 1. You speak very good English. 2. You speak English very well. Mới xem qua 2 câu trên em cứ nghĩ là câu 1 sai ngữ pháp nhưng đây là Tài liệu đáng tin cậy nên em mong quý đài vui lòng trả lời giúp em ...
- Tổng thống Obama sắp công bố đề xuất về ngân sách (VOA) - Tổng thống Obama dự định sẽ công bố đề xuất về ngân sách mà ông nói là nhằm mục đích kích thích tầng lớp trung lưu và cắt giảm thâm hụt
- Tang lễ của bà Thatcher sẽ được cử hành vào ngày 17/4 (VOA) - Anh thông báo tang lễ của cựu Thủ tướng Margaret Thatcher sẽ diễn ra vào thứ Tư tuần sau, ngày 17 tháng 4
- Hoa anh đào tại Washington nở rộ (VOA) - Các cây hoa anh đào tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ cuối cùng đã nở rộ, sau khi nở chậm vì thời tiết lạnh bất thường
- Ðộng đất mạnh gần nhà máy hạt nhân Iran (VOA) - Truyền hình nhà nước Iran cho biết 3 người đã chết trong trận động đất mạnh xảy ra tại miền nam Iran , gần nhà máy điện hạt nhân Bushehr
- Al-Qaida ở Iraq sáp nhập với nhóm Thánh chiến Hồi giáo ở Syria (VOA) - Tổ chức Al-Qaida tại Iraq cho biết họ đã hợp nhất với một nhóm thánh chiến ở Syria đang chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad
- Người Việt lo ngại cúm gia cầm ở Trung Quốc (VOA) - Việt Nam ra lệnh cấm tiêu thụ các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc trong khi đất nước đông dân nhất thế giới đang phải chống chọi với virus H7N9
- Hàng chục người chết vì giao tranh tại Pakistan (VOA) - Bốn ngày giao tranh dữ dội tại vùng Tây-Bắc Pakistan đã giết chết 30 binh sĩ và gần 100 phần tử chủ chiế
- Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam (VOA) - Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động vì nhân quyền Việt Nam trước cuộc đối thoại về nhân quyền Việt - Mỹ.
- Iran mở 2 mỏ uranium và xưởng sản xuất 'bánh vàng' (VOA) - Iran cho biết đã mở 2 hai mỏ uranium và một xưởng sản xuất “bánh vàng” tại tỉnh Yazd ở miền trung nước này
- Nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima bị rò rỉ (VOA) - TEPCO nói phát hiện nước phóng xạ bị rò rỉ tại một trong các bể chứa nước tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn còn đang tê liệt
- Tổng Thống Obama vinh danh bà Margaret Thatcher (VOA) - Tổng Thống Obama dẫn đầu những lời vinh danh của dành cho cựu Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher. Tổng Thống Obama nói Hoa Kỳ đã mất đi một người bạn
- Ngân hàng Phát triển châu Á thúc giục Việt Nam cải cách (VOA) - Ngân hàng Phát triển châu Á ADB hôm nay ra báo cáo ‘Triển vọng Phát triển Châu Á 2013’, trong đó có phần nói về tình hình kinh tế Việt Nam
- Trung Quốc không nao núng vì đe dọa chiến tranh ở Bắc Triều Tiên (VOA) - Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang tập trung vào nỗ lực duy trì ổn định và không mấy quan tâm tới liệu họ có bị tác động bởi các vụ xung đột hay không
- Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam (BBC) - Chủ tịch Trung Quốc thăm và úy lạo ngư dân trên đảo Hải Nam, căn dặn họ về an toàn khi hoạt động đánh bắt ở Biển Đông.
- Chỉ số GDP của Việt Nam bị tính sai? (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói 'chừng nào còn chế độ toàn trị' ở Việt Nam thì căn bệnh tính sai số 'không thể chữa khỏi'.
- Triều Tiên ‘sát cuộc chiến hạt nhân’ (BBC) - Bắc Hàn ra lời kêu gọi người nước ngoài ở Nam Hàn tìm chỗ trú ẩn trước khi chiến tranh có thể xảy ra.
- Cựu Thủ tướng Anh Thatcher qua đời (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh Thatcher qua đời ở tuổi 87 sau khi bị đột quỵ, người phát ngôn của bà cho biết.
- Mỹ chỉ trích TQ về diễn biến Bắc Hàn (BBC) - Thượng Nghị sỹ John McCain nói Trung Quốc đã thất bại trong việc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn lời lẽ hiếu chiến của Bắc Hàn.
- Kerry cảnh báo Iran đừng câu giờ (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Iran không thể kéo dài vô tận các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của họ.
- Sự nghiệp cựu Thủ tướng Thatcher (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, vẫn được mệnh danh là Bà Đầm Thép, vừa qua đời tại Anh vì đột quỵ, thọ 87 tuổi.
- Cuộc đời bà Thủ tướng Thatcher (BBC) - Nhìn lại hình ảnh những năm tháng quan trọng nhất cuộc đời nữ thủ tướng đầu tiên của Anh quốc, Margaret Thatcher.
- Bắc Hàn rút công nhân khỏi Kaesong (BBC) - Bắc Triều Tiên tuyên bố rút hết công nhân khỏi khu công nghiệp Kaesong chung với Nam Hàn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
- TQ vận động về Biển Đông ở Bác Ngao (BBC) - Trung Quốc ưu tiên bàn về an ninh, trong đó có Biển Đông, tại Diễn đàn Bác Ngao mà Việt Nam không có mặt dù là sáng lập viên.
- Quan chức vụ Đoàn Văn Vươn ra tòa (BBC) - Năm cựu quan chức chỉ đạo phá nhà ông Đoàn Văn Vươn ra tòa với tội danh ‘Hủy hoại tài sản’ và ‘Thiếu trách nhiệm’.
- "VN vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn" (BBC) - ADB đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, tuy có một số vấn đề đáng quan ngại.
- Blogger Chí Đức 'bị công an đánh' (BBC) - Kỹ sư Nguyễn Chí Đức, một blogger từng xuống đường chống TQ, cáo buộc bị "công an" và "côn đồ" hành hung ở nơi làm việc.
- Vụ Tiên Lãng: án nhẹ cho quan chức (BBC) - 5 quan chức trong vụ phá nhà ông Vươn được đề nghị mức án nhẹ so với cáo trạng trong đó có đến 4 án treo.
- 'Bà đầm thép' và người Việt Nam tỵ nạn (BBC) - Ảnh hưởng của những chính sách với thuyền nhân Việt Nam của bà Magaret Thatcher tới cộng đồng người Việt ở Anh quốc.
- 'Tôi chắc chắn công an đánh tôi' (BBC) - Blogger Nguyễn Chí Đức, nhà hoạt động từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bị "người lạ" hành hung ở nơi làm việc.
- Người Việt ở London nói về bà Thatcher (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher để lại ấn tượng gì trong lòng một vài người dân Việt Nam ở London?
- Thủ tướng Anh: bà Thatcher 'cứu đất nước' (BBC) - Ông David Cameron gọi 'bà đầm thép' Magaret Thatcher của chính trường Anh là 'vị thủ tướng vĩ đại nhất thời bình'.
- Tiên Lãng: 'Xử tội phụ bỏ tội chính' (BBC) - Luật sư Trần Vũ Hải nhận xét "Hủy tài sản" mà các cựu quan chức bị xử là tội phụ trong phiên tòa chỉ nhằm điều ông gọi là "xoa dịu dư luận".
- Việt Nam 'đi xuống' về hồ sơ nhân quyền (BBC) - Ông Võ Văn Ái, Giám đốc Văn phòng thông tin Phật giáo quốc tế nói về phiên điều trần sắp tới của Hạ viện Mỹ về nhân quyền ở VN.
- Bù lỗ vào dân: “Trận đánh đẹp” tiếp diễn? (BBC) - Điện và xăng trong “trận đánh” về quốc kế dân sinh vẫn không ngừng điểm nổ…
- Cựu Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher, qua đời (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, vừa qua đời vì đột quỵ tại London, thọ 87 tuổi và tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 17/4.
- Campuchia là 'điểm đầu tư mới thay TQ' (BBC) - Nhiều hãng lớn đang chuyển sang đầu tư vào Campuchia và các nước Đông Nam Á để tránh phải phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
- Thatcher và quan hệ Trung-Anh (BBC) - Bà Margaret Thatcher đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao Hong Kong về với đại lục.
- Hoa Kỳ mở điều trần về nhân quyền VN (BBC) - Hạ nghị viện Mỹ sắp mở điều trần về tình hình nhân quyền ở VN trước khi diễn ra Đối thoại thường niên về nhân quyền Mỹ - Việt.
- Thế giới không ưa TQ về Hoàng Sa? (BBC) - Người dân trên thế giới nghĩ gì về yêu sách của Trung Quốc với Hoàng Sa?
- Man Utd thua vì kém may mắn (BBC) - Ông bầu Man Utd, Sir Alex Ferguson nói đội bóng của ông thua Man City vì "kém may mắn" trong trận cầu Quỷ Đỏ "tấn công nhiều hơn."
- Tổng Thư ký ASEAN tìm giải pháp giảm căng thẳng (BaoMoi) - Báo Jakarta Post (Indonesia) ngày 9-4 đưa tin hôm trước đó, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại Jakarta.
- Kiên trì giải quyết vấn đề biển Đông bằng giải pháp hòa bình (BaoMoi) - TTO - Chiều 9-4, tại Đà Nẵng, phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi nói chuyện với hơn 300 cán bộ cấp cao Quân khu 5.
- Philippines tiếp tục cứng rắn trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Toquoc)-Là láng giềng gần gũi của Trung Quốc, Manila không hoàn toàn tin tưởng Bắc Kinh, vẫn coi Mỹ là cường quốc ít nguy hiểm, là nước cân bằng tốt nhất và là bảo hiểm đáng tin cậy nhất để chống lại một Trung Quốc đang lên.
- Cảnh sát biển VN xuất trận 'truy' tàu lạ Biển Đông (BaoMoi)
- TPO - Phát hiện gần 10 chiếc tàu cá lạ ở khu vực bãi đá cạn Én Đất,
cách đảo Sơn Ca khoảng 13 hải lý về phía Đông, lập tức các chiến sĩ cảnh
sát biển đang tuần tra gần đó được báo động.
Tàu 4032 nổ máy chuẩn bị xuất kích.
- ASEAN kêu gọi Indonesia tích cực trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Sáng ngày 8/4, Tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono và kêu gọi Jakarta đóng góp tích cực trong việc giảm căng thẳng tranh chấp Biển Đông.
- Philippines: 2 máy bay "lạ" sượt qua không phận đảo Thị Tứ, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Đại tá Edgard Arevalo, người phát ngôn hải quân Philippines về các vấn đề Biển Tây Philippines (tức Biển Đông) cho biết chiếc máy bay đã được nhìn thấy vào khoảng 9 giờ 50 phút giờ địa phương từ phía Tây Nam bay về hướng Bắc.
- Tàu chiến TQ ra Trường Sa,Tập Cận Bình dặn dò ngư dân (BaoMoi) - (Phunutoday) - Triều Tiên giục người nước ngoài ở Hàn Quốc sơ tán, bắn tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản ngày mai, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Triều Tiên...là tin tức thời sự chính ngày 9/4.
- Bài 2 : Vươn ra biển để làm giàu (BaoMoi) - QĐND - Đó là khẳng định của PGS, TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân. Theo PGS, TS Nguyễn Chu Hồi, trong hiện tại và tương lai, chúng ta phải vươn ra biển, làm giàu từ biển...
- Ai đẩy châu Á vào hỗn loạn? (BaoMoi) - SGTT.VN - Ông Tập Cận Bình nói “không ai được đẩy châu Á vào hỗn loạn”, nhưng nhìn vào các hành tung của Trung Quốc, thế giới buộc phải hoài nghi thông điệp của ông Tập nhằm trấn an tình hình căng thẳng trong khu vực hiện nay.
- Tổng thư ký ASEAN kêu gọi Indonesia hỗ trợ giải quyết tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Theo Jakarta Post, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vào hôm qua (8/4) nhằm yêu cầu sự hỗ trợ của nước này trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông – vốn đang căng thẳng hơn sau động thái Trung Quốc thông báo kế hoạch tổ chức du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ tại Philippines (BaoMoi) - (Đời sống) - Tàu cá Trung Quốc cùng 12 thủy thủ Trung Quốc đã bị bắt giữ tại Philipines vào tối hôm qua 8/4, khi tàu này xâm phạm vào bãi san hô thuộc chủ quyền của Philipines được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
- Tập Cận Bình thăm ’dân binh Biển Đông’ (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Chiều 8/4, Tập Cận Bình đã thăm "đại đội dân binh" thị trấn Đàm Môn và hỏi han về hoạt động "bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc (ở Biển Đông), khen ngợi lực lượng này và dặn thêm, phải chú ý an toàn.
- Tàu Trung Quốc lại đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Theo tin nước ngoài, ngày 9/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
- Động thái đáng lưu ý của Tập Cận Bình về Biển Đông (BaoMoi) - Giới truyền thông Trung Quốc ngày 9/4 đưa tin, bên lề diễn đàn kinh tế Bác Ngao tại Hải Nam, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã đi thăm "dân binh Biển Đông" và các ngư dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đánh bắt cá trên Biển Đông.
- 'Đi lạc' vào vùng biển của nước khác, tàu Trung Quốc bị bắt giữ (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhà chức trách Philippines cho biết, họ đã phát hiện một chiếc thuyền đánh cá Trung Quốc bị mắc cạn tại rạn san hô được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới Tubbataha của Philippines, cách điểm gần nhất trên đất liền Trung Quốc 1.600km.
- Ba tàu Trung Quốc tiến sát Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO – Ba tàu của Trung Quốc hôm nay (9/4) đã đi vào vùng biển quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Điếu Ngư/Senkaku, theo báo cáo của Cảnh sát biển Nhật Bản.
- Tập Cận Bình thăm ngư dân Trung Quốc: "Ra Biển Đông có an toàn không?" (BaoMoi) - (GDVN) - Chiều ngày 8/4, Tập Cận Bình đã thăm "đại đội dân binh" thị trấn Đàm Môn và hỏi han về hoạt động "bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc (ở Biển Đông), khen ngợi lực lượng này và dặn thêm, phải chú ý an toàn.
- Trung Quốc không muốn ký COC (BaoMoi) - (Petrotimes) - Trong khi nhiều người cảm thấy lạc quan sau thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/4, giới phân tích đã chỉ ra nhiều bằng chứng khiến dư luận phải có cách nhìn thận trọng và khách quan hơn xung quanh việc Bắc Kinh sẽ hợp tác để hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), cũng như cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…
- Tàu Trung Quốc lại đi vào vùng biển Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản mới phát hiện 3 tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku khoảng 10h sáng nay.
- Thế giới không ưa Trung Quốc về Hoàng Sa? (BaoMoi) - ANTĐ - Bản tin của BBC News Online về việc Trung Quốc sắp đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa đăng hôm Chủ nhật ngày 7/4 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các độc giả trên khắp thế giới.
- Trung Quốc: "Cơn bão" lợn chết trôi sông tiếp tục hoành hành (BaoMoi) - Chỉ sau vài tuần, hàng ngàn xác lợn chết trôi nổi khắp con sông Hoàng Phố tại thành phố Thượng Hải, dư luận Trung Quốc tiếp tục xôn xao về hình ảnh lặp lại không đẹp này tại tỉnh Hồ Nam.
- Ba tàu hải giám Trung Quốc lại vào vùng tranh chấp (BaoMoi) - AFP đưa tin Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, ngày 9/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Tokyo quản lý, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
- Eva Longoria "lộ hàng" khi đang loay hoay chỉnh bikini (BaoMoi) - (Ngoisao.vn) - Người đẹp hớ hênh để lộ ngực ngay trên bãi biển đông người.
- Ba tàu Trung Quốc lại đi vào vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ba tàu hải giám của Trung Quốc sáng ngày 9/4 lại đi vào vùng biển do Nhật Bản kiểm soát ở xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
- Trung Quốc đang lãng phí thời gian trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Nhà báo Greg Torode của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm nay (9/4) có bài viết cho rằng Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông, nhưng đang lãng phí thời gian.
- Tàu chiến TQ kéo ra bãi James, tiếng chuông cảnh tỉnh Malaysia, Brunei (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc sẽ tiếp tục có rất nhiều cớ để "tranh thủ thời gian", mặc dù những (leo thang) khẳng định về cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông, từ quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), bãi cạn Scarborough và bây giờ kéo xuống tận cực nam quần đảo Trường Sa - bãi cạn James, Bắc Kinh chỉ mất rất ít thời gian.
- Biển Đông: Trung Quốc đã ép Phillipnes "chuột nghèo phải cắn mèo" (BaoMoi) - (GDVN) - TQ không tham gia tập trận tức là không tham gia hoạt động quốc tế, phủ định kết quả phán quyết là bất chấp luật pháp quốc tế…
- Trung Quốc lại ngang ngược đưa tàu Ngư chính ra Hoàng Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tờ Tin tức Dương Giang ngày 8/4 cho biết, hôm qua tàu Ngư chính 44602 đã chính thức rời cảng Dương Giang, tỉnh Quảng Đông xuống hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Nhận mặt đội tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang ở Biển Đông gồm các tàu sân bay, tàu chiến có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
- TQ muốn quản '9 con rồng' trên Biển Đông (BaoMoi) - Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc mới đây vừa công bố ý định tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật biển riêng rẽ và đặt dưới sự chỉ đạo của một cơ quan quản lý thống nhất.
Bùi Tín - Lẩy Kiều, những tuyệt cú
Tác phẩm Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm.
09.04.2013Truyện Kiều được truyền miệng trong nhân dân vì có chứa nhiều hoàn cảnh, nhiều nhân tình thế thái phong phú khác nhau, để có thể so sánh, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình, mỗi thân phận con người. Nhân dân ta thuộc lòng Truyện Kiều, nhiều người có thể trích ra nhiều câu làm châm ngôn, nguyên tắc, quy luật, thể nghiệm của cuộc sống. Có không ít người nghiện việc «lẩy Kiều» như thế.
Gần đây tôi rất ưa 2 câu «lẩy Kiều»
Ma đưa lối quỷ đem đường,
lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
Hai câu này nói lên tình trạng của 14 ông «vua tập thể» trong Bộ Chính trị cứ một mực bắt nhân dân phải theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã phá sản rõ rệt, trong khi chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội đã bị hầu như toàn thế giới lên án đã phạm tội ác chống nhân loại.
Mới đây ở trong nước đã xuất hiện một bài thơ dài với đầu đề «Liên khúc Hội nghị Trung ương», viết theo lối Kiều lẩy, nhưng rộng hơn, kết hợp cà ca dao với Truyện Kiều cùng Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc để «lẩy» một cách hài hước, hóm hỉnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hay «Trọng Lú», theo cách gọi của dân chúng.
Bài thơ này nói về ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn lập thành tích đối ngoại thật nổi trong chuyến đi Cuba và Brazil hồi tháng 4 năm ngoái để trở về giành thắng lợi đối nội trong Hội nghị Trung ương. Chẳng ngờ cuộc trình diễn ở Cuba bẽ bàng, chuyến đi thăm Brazil bị hủy bỏ vào phút chót, và Hội nghị Trung ương tại Hà Nội ngay sau đó biến thành trò cười cho thiên hạ. Bài thơ mở đầu:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Rồi liều leo tận Cu Ba,
Giảng dăm ba chữ, đồng ra đồng vào
Mác cùn, Lê gãy, chẳng sao!
Phi Đen nghe hết, thở phào, bắt tay,
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Đâu có phải chuyện tầm phào,
Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia
Cứ trong thực tế mà suy
Lý luận hổ lốn, chẳng ghi được gì.
Thôi thì thôi, cũng chiều lòng,
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra
Bảo Ra-un lấy xì gà,
Thay tiền nhuận bút làm quà cho dzui…
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Đa đoan chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc thay nước đã đánh phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần
Bradin bà Tổng ngại ngần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha
Lỡ từ lạc bước bước ra
Cái thân liệu những từ nhà liệu đi
Rằng sao chẳng ý tứ gì ?
Cho tao mất mặt tội thì tại ngươi
May mà có chuyến khứ hồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma
Phải rằng nắng quáng đèn lòa
Buôn xa một chuyến hóa ra bẽ bàng
Ngỡ rằng Hội nghị Trung ương
Có vốn, có liếng, coi thường được a?
Và sau đây là Hội nghị Trung ương :
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Sang, chữ Dũng vốn là ghét nhau,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì lợi, ích, riêng, công
Tự phê sao được, phải xông vào đòi,
Mặc cho ông Tổng đôi hồi
Diễn văn, diễn võ, đứng ngồi không yên …
Thế rồi :
… Mười lăm buổi Trung ương nhóm họp
Đít thì ngồi, trí để đâu đâu
Đường nước bước, sao cho êm ả
Đảng có còn mình mới có ăn
Giấu mình, liều thuốc vạn năng
Hăng lên, cửa nát nhà văng tức thì.
Cứ lắc, gật sao cho đúng phép
Ghế vẫn còn, phép nước tính sau
Trọng, Hùng như Rứa chẳng mau thì chầy!
Về nhân dân thì :
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông như thốc buồng gan
Bệnh trần đòi đoạn tân toan
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da
Gót danh lợi bùn pha chất xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến Mê
Nền lý luận nhện giăng cửa mốc
Sách Mác- Lê gián nhấm canh dài
Đất bằng bỗng rắc chông gai
Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương
Mồi phú quý dử làng thoái hóa
Bả vinh hoa lừa gã gian manh
Giấc Nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Trọng, Sang, Hùng, Dũng ai sầu hơn ai?
Vài câu kết luận :
Quyền họa phúc chúng tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai!
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
Mùi tục lụy đường kia cay đắng
Vui chi mà đeo đẳng cơ duyên
Cái gương nhân sự chiền chiền
Chở thuyền dân đẩy, lật thuyền cũng dân
Thế là mất sạch lòng dân
Bởi chưng kết quả về dần số không
Đa mang chi nữa đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình!
Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao.
«Lẩy Kiều», «lẩy Chinh Phụ Ngâm» và «lẩy Cung Oán Ngâm Khúc» như trên thật là tuyệt. Xin trích rộng rãi để các bạn thưởng thức kẻo phí của giời.
Chỉ đáng tiếc là 2 câu cuối có vẻ bi quan buông xuôi, không sát với tình hình hiện tại, khi ngày càng có nhiều trí thức, luật sư, nhà báo, sinh viên và thanh niên, cũng như nông dân, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tín đồ các tôn giáo … không thể ngoảnh mặt làm thinh, mà dấn thân theo nhiều cách, xuống đường, ký kiến nghị, tuyên bố, tuyên ngôn hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người nối tiếp.
Bài thơ theo lối «lẩy Kiều» truyền thống kết hợp với ca dao do một hay nhiều tác giả khuyết danh đưa lên mạng này vẫn giữ nguyên giá trị phản ánh một tình hình thời sự đầy kịch tính, có tính chất trào lộng cười ra nước mắt, khi đất nước phải nằm trong tay những tên trọc phú Cộng sản túi càng căng phồng đô la bao nhiêu thì trí tuệ và tâm huyết càng teo lại bấy nhiêu, trước con mặt khinh thị tinh tường của người dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đoan Trang - Làm truyền thông hay "tuyên truyền phản tuyên truyền"
Thêm chú thích |
Dưới đây là bài viết thứ năm trong loạt bài “Nói với mình và các bạn:
Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp
độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về
tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người
khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân
dân sự.
Còn mục đích của bài này là nói về một trong những hình thức hoạt động chính trị, mà Đảng và Nhà nước gọi là “tuyên truyền”, các blogger, Facebooker của thời “cách mạng 2.0” thì gọi nó là “làm truyền thông”.
Còn mục đích của bài này là nói về một trong những hình thức hoạt động chính trị, mà Đảng và Nhà nước gọi là “tuyên truyền”, các blogger, Facebooker của thời “cách mạng 2.0” thì gọi nó là “làm truyền thông”.
* * *
Kỳ 5: LÀM TRUYỀN THÔNG HAY LÀ “TUYÊN TRUYỀN PHẢN TUYÊN TRUYỀN”
Chúng ta đã biết, qua các bài trước, rằng trong xã hội Việt Nam, tồn tại
một thực tế là người dân thấp cổ bé họng không có khả năng tiếp cận nhà
làm chính sách để mà lobby. Nếu không tin, đố bạn hẹn gặp được Đại biểu
Quốc hội của địa phương bạn để phản ánh chuyện bạn bức xúc về giá thực
phẩm quá cao mà vệ sinh an toàn thực phẩm thì không đảm bảo đấy.
Chúng ta cũng biết một thực tế là người dân thấp cổ bé họng rất khó có
khả năng kết hợp lại với nhau, ví dụ trong một cuộc biểu tình/ đình
công, trong một tổ chức, hoặc có được một tổ chức đứng sau tài trợ, bảo
trợ, để giúp họ lên tiếng với nhà làm chính sách. Nếu không tin, đố bạn
giúp công nhân ở một khu công nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, ở gần
nhà bạn nhất, tiến hành đình công đòi giới chủ phải tăng lương cho họ từ
1/5 tới đấy.
Vậy người dân còn cách nào để lên tiếng, để nguyện vọng của mình được
lắng nghe và thực hiện? Ở Việt Nam, câu hỏi này chưa có lời đáp, nhưng
trong một xã hội tự do, vận hành bình thường, thì có một lực lượng
chuyên giúp họ làm việc ấy, đó là báo chí hay nói rộng hơn, truyền
thông. (*)
“Hệ thần kinh” của xã hội
Có thể bạn sẽ nghĩ: Báo chí như ở Việt Nam thì quan trọng gì, bao nhiêu
lâu nay tôi không đọc báo, không xem thời sự truyền hình, cũng chẳng
chết, vẫn sống khoẻ.
Nhưng đó là bạn đang nói trong bối cảnh Việt Nam, với một nền báo chí
không chuyên nghiệp, không hề được tự do “phản ánh hiện thực khách
quan”, nhất là nếu việc phản ánh ấy “chưa có lợi trong tình hình hiện
nay” như cách nói của Ban Tuyên giáo.
Chứ còn trên lý thuyết và trên thực tế, báo chí, truyền thông đại chúng
vô cùng quan trọng trong xã hội. Đơn giản là nó cung cấp thông tin để
giúp người ta ra quyết định. Một ví dụ được nhà khoa học chính trị người
Mỹ Austin Ranney viện dẫn: Tháng 11/1996, có khoảng 96 triệu dân Mỹ đi
bỏ phiếu bầu cử Tổng thống để chọn ra 1 trong 3 ứng viên là Bill
Clinton, Bob Dole và Ross Perot. Câu hỏi mà ông Ranney đặt ra là: Liệu
có bao nhiêu người trong số họ quen biết Clinton, Dole và Perot? Bao
nhiêu người trong số 96 triệu từng trò chuyện, làm việc với các ứng
viên, đánh giá được năng lực cá nhân, cách ứng viên cư xử trong tình
huống khủng hoảng v.v.? Ông Ranney bảo, tỷ lệ có lẽ chỉ tới 1 phần
nghìn. Vậy thì người dân Mỹ lấy thông tin từ đâu để biết được kinh
nghiệm sống, tính cách, nhân cách, suy nghĩ của mỗi ứng viên?
Câu trả lời là: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng – báo,
đài, tivi và giờ là mạng Internet. Và bạn hãy chú ý rằng đó phải là một
lượng thông tin khổng lồ, tràn ngập, được đăng tải trong một thời gian
dài trước kỳ bầu cử, chứ không phải chỉ là vài dòng thông tin tiểu sử mà
bạn đọc được loáng thoáng ở điểm bầu cử Quốc hội gần nhà bạn, nhân mấy
phút ngẩng đầu lên trước khi bỏ phiếu vào hòm.
Truyền thông giúp người dân trong xã hội có thông tin, và nhờ đó có sự
hiểu biết, kiến thức, nhận thức. Đồng thời nó cũng giúp giới làm chính
sách hiểu được tình hình thực tế, nguyện vọng, nhu cầu của mọi người; và
xin bạn nhớ là chính quyền dân chủ hay độc tài đều cần biết những thông
tin đó cả. Có điều cách phản ứng của họ khác nhau.
- Chính quyền dân chủ thì để cho một nền báo chí tự do làm “tấm gương phản ánh xã hội”, trước, trong và sau khi ban hành mỗi chính sách, đạo luật. Họ cho phép tồn tại cả “thăm dò dư luận” (một cách khoa học, khách quan), trưng cầu dân ý, và nhiều cách khác để hiểu người dân muốn gì.Chính quyền phi dân chủ thì sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền, giải thích chính sách, định hướng dư luận, vận động dư luận ủng hộ chính sách, chủ trương, đường lối của mình. Và để biết người dân nghĩ gì, họ… dùng tới lực lượng an ninh, chỉ điểm và thiết bị nghe lén. Bởi vì nói sao thì nói, suy nghĩ của dân chúng luôn là điều mà các chính trị gia thèm khát được biết, có điều thay vì để báo chí làm việc đó một cách chuyên nghiệp thì nhà cầm quyền tin dùng công an, cảnh sát, an ninh mà thôi. Càng phi dân chủ, họ càng huy động công an vào công tác “tìm hiểu dư luận” nhiều hơn – thực tế này đã và đang xảy ra ở Liên Xô, Đông Đức, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam…
“Không quản thì nguy to”
Có thể bạn nghĩ, sẽ ra sao nếu mặt bằng dân trí thấp, trình độ nhà báo
thì yếu kém, nôm na là dốt? Một nền báo chí như thế mà không “quản lý”
thì nguy, nguy lắm.
Nhưng nếu chuyện đó là có thực, nhà báo kém cỏi thực, đưa tin sai, vu
khống, bôi nhọ hết người này đến người kia, thì luật pháp ở đâu mà không
có công cụ để xử lý nhà báo? Đó là chưa kể, bên cạnh luật pháp, còn có
các công cụ khác như văn hoá xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Một nhà báo
dối trá hoàn toàn có thể bị hội của anh/cô ta tẩy chay (nếu đó là hội
nghề nghiệp đúng nghĩa như kiểu hội “25 độ C” mà chúng ta từng nhắc
tới).
Và, có một thực tế là, thời trước, ở nơi nào mà báo chí càng kém phát
triển thì thông tin vỉa hè, “phi chính thống” càng lên ngôi. Thập niên
1980, ở Việt Nam, báo chí bị kiểm soát chặt chẽ, không có vai trò nổi
bật nào trong đời sống xã hội ngoài làm giấy gói xôi. Người dân khi ấy
chẳng thể biết “khủng hoảng kinh tế”, “khủng hoảng tài chính toàn cầu”
là thế nào, “mở cửa”, “hội nhập” là cái gì. Càng không có chuyện báo chí
đưa tin và bài phân tích, bình luận về “gói kích cầu”, “cắt giảm đầu tư
công”, “tăng giá điện”, “giảm giá xăng”, chuyên gia kinh tế A nói thế
này, Bộ trưởng X bảo thế kia v.v.
Còn trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhờ thông tin dồi dào hơn
(và phần rất lớn không phải đến từ báo chí mà lại là từ blog, mạng xã
hội), chúng ta có một cảm giác rằng, dù có thể gây hoang mang, nhưng
thông tin luôn mang lại sự hiểu biết và ở một mức độ nào đó, cả sự an ủi
và chia sẻ. Cảm giác này thật khác với thời 1986, khi mỗi cơ quan, mỗi
gia đình, thậm chí mỗi cá nhân, đều như những ốc đảo, một mình chiến đấu
với lạm phát phi mã, đời sống khó khăn, trong tình trạng không biết “ở
trên” đang làm gì, ở ngoài đang làm gì và như thế nào… Cô độc và đáng
sợ.
Cần chú ý là, khi nền báo chí kém phát triển thì không chỉ thông tin vỉa
hè lên ngôi, mà ngay cả thông tin báo chí cũng thành ra “vỉa hè hoá”,
“tin vịt hoá”. Người nào từng sống qua thời bao cấp ở Việt Nam hẳn vẫn
còn nhớ, thỉnh thoảng, đâu đó lại rộ lên chuyện “con cua hình mặt người”
hay “chuột nhiễm xạ ở Chernobyl, to như con chó”, v.v. Tất cả đều là
chuyện nhảm nhí, và bạn biết không, phần lớn tin bài ấy được sản xuất
bởi các báo của ngành… công an. Có thể nói, “quản thì mới nguy to”.
Đó là chuyện ngày trước, còn thời nay, nếu báo chí chính thống không
chứng tỏ được uy tín, sức nặng của nó, thì đến lượt truyền thông
Internet (blog, mạng xã hội, diễn đàn v.v.) trỗi dậy. Bây giờ, nhà báo
không thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình, thì giới blogger và
Facebooker sẽ “làm truyền thông”.
“Làm truyền thông” là hoạt động chính trị
Với cách hiểu theo nghĩa rộng – “hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng,
là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan,
một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn” – bạn có thể
thấy là “làm truyền thông” đương nhiên cũng là một hình thức hoạt động
chính trị. Các tổ chức, nhóm, hội (như hội “25 độ C” chẳng hạn), các
đảng phái, đều có thể hoặc lập đội ngũ truyền thông riêng của mình (ví
dụ báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam); có thể
gây tác động lên giới truyền thông, thông qua truyền thông để thuyết
phục dư luận theo ý mình muốn. Dư luận ở đây bao gồm tất cả: người dân,
quan chức, nhà hoạch định chính sách, v.v…
Khi các blogger, Facebooker đến những “điểm nóng” về đất đai như Tiên
Lãng, Văn Giang, để viết bài, phỏng vấn, chụp ảnh tung lên mạng, họ gọi
hành động đó đơn giản là “làm truyền thông” – có gì đâu, đơn giản là
truyền tải thông tin thôi mà. Nhưng chính là họ đang tác động để dư luận
hiểu các khía cạnh khác của sự việc – nhất là những phần mà hệ thống
báo chí của Đảng và Nhà nước ta không/chưa/ngại đề cập. Việc ấy của họ
thực chất là “làm chính trị”, với ý nghĩa thật đẹp đẽ của khái niệm
“chính trị” này.
______________
* Truyền thông hiểu đơn giản là “truyền thông tin”, nghĩa là việc một cá
nhân/tổ chức truyền tải thông tin (dưới các hình thức ngôn ngữ, hình
ảnh, âm thanh, tín hiệu) cho một/các cá nhân/tổ chức khác biết. Nó cũng
có thể được phân loại thành truyền thông cá nhân – thông qua tiếp xúc
trực tiếp giữa người với người như trò chuyện hoặc sử dụng thư tín, điện
thoại; và truyền thông đại chúng – truyền tải thông tin đến một lượng
lớn khán/thính/độc giả nhưng không tiếp xúc trực tiếp với họ. Báo chí,
truyền hình-phát thanh, điện ảnh, Internet đều là các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Kỳ sau: Khiếu kiện, đình công, biểu tình...
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn
(đọc xong hiểu ngay tại sao Đoàn là cánh tay nối dài của Đảng!)
Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi, đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Gần đây, một số trang mạng và phương tiện thông tin đại chúng đang đề cập đến bản “Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn”
được khởi xướng bởi nhóm ba sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh. Đi kèm bản tuyên ngôn là lời kêu gọi cộng đồng mạng ký tên ủng hộ
cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhằm tạo sức ép lên các cơ quan chức
năng trong bối cảnh Tòa án nhân dân Tp. Hải Phòng đang tiến hành xét xử
vụ án này. Dưới góc độ những sinh viên đang học tập tại trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh thực
chất đằng sau những sinh viên khởi xướng vấn đề này.
Báo Nhân dân cũng có bài viết phản ánh sự kiện này |
Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này
còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình
như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23
(xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ) và có nhiều môn thi chưa
đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn
là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình
trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản
phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là
hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh
bóng tên tuổi cá nhân?
Thứ hai, đa phần những sinh viên này hầu như không tham gia vào các
hoạt động của trường nên không nắm bắt được hết tư tưởng, quan điểm định
hướng dành cho sinh viên Luật. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ có
thể đã bị tác động bởi những luồng tư tưởng không chính thống dẫn đến
những hành động mang tính chất như vậy. Do đó, nội dung “tuyên ngôn” của
nhóm sinh viên này trong những ngày qua không thể nào tạo nên sức ép
đối với cơ quan xét xử được.
Bởi lẽ, Hiến pháp nước ta quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và
Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”(Điều 130). Nếu theo dõi vụ
án này một cách đầy đủ và cặn kẽ thì có thể thấy rằng hành vi sử dụng
súng hoa cải và vật liệu nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em
ông Đoàn Văn Vươn là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu biết rằng, một
phần nguyên nhân dẫn đến sự việc này cũng xuất phát từ những hạn chế
trong quản lý của chính quyền địa phương. Việc xác định trách nhiệm
pháp lý của các bên thuộc về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Và
hiển nhiên,mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Cho nên, hành động khởi xướng “tuyên ngôn” như vậy
không thể đem lại hiệu quả đòi công lý giống như trong nội dung của nó,
ngược lại hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói
chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh nói riêng.
Sinh viên Luật đi đầu trong trong chấp hành và tôn trọng pháp luật là một trong 4 tiêu chí của chương trình Phong cách sinh viên Luật |
Từ sự việc nêu trên, với vai trò là Đoàn viên, sinh viên Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết cách lên tiếng thể hiện quan
điểm của mình trước những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không
có nghĩa là chúng ta sẽ cổ súy cho những hành động tiêu cực để vô tình
trở thành mục tiêu cho dư luận và các thế lực thù địch chống phá. Với
bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải
có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói
của mình đúng nơi và đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai
trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật
của Đảng và Nhà nước.
Trung Nhân(Đoàn Thanh Niên Trường Luật)
Nguyễn Văn Thạnh - Việt Nam cần một Thatcher
Thêm chú thích |
Người hùng thật sự của nước Anh-Margaret Thatcher
Ngày nay, với sự bùng nổ của mạng internet, thông tin trở nên tràn ngập
đến tận “phòng ngủ” mọi người. Một ngày không biết bao nhiêu tin tức
được truyền tải, một người dù có dành ra 24h/ngày cũng không thể xem
hết. Đây là một điều tuyệt vời của kỷ nguyên số nhưng cũng có cái không
hay của nó. Giữa một rừng thông tin như vậy, xã hội sẽ không biết đâu
là trống trận, đâu là nhiễu âm để cùng nhau giải quyết những vấn đề
nghiêm trọng mà xã hội mắc phải.
Sức mạnh của công chúng bị phân tán, xã hội rơi vào tình trạnh lình xình, bàn cãi nhiều nhưng vấn đề vẫn còn đó.
Trong rừng thông tin truyền tải trên mạng mấy ngày nay, tôi chú tâm vào hai tin:
(1) Bầu Đức - tức ông Đoàn Nguyên Đức - chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai phản bác lại Ts Alan Phan - người kêu gọi hãy để thị trường quyết
định số phận bong bóng bất động sản thay vì chính phủ bỏ tiền cứu nó -
với lời lẽ rất gay gắt. Ngoài bầu Đức và câu lạc bộ bất động sản Hà
Nội, gần như cả hệ thống truyền thông được huy động vào cuộc để đánh
ông già Alan. Từ những câu hỏi nghi ngờ lấp lửng đến những chuyện bới
móc đời tư làm ăn trong quá khứ của ông tận bên Mỹ. Chi tiết xem tại đây và đây.
Mọi người đều không quá ngạc nhiên trước phản ứng như vậy bỡi lẽ lời
khuyên của ông già Alan đã đụng chạm đến lợi ích không chỉ của giới bất
động sản mà còn có khả năng là giới cầm quyền. Tiến sĩ Alan đã đụng tới
“nhóm lợi ích” khổng lồ nên họ bật lại và không để ông yên là điều dễ
hiểu. May là ông ở Việt Nam với tư là một người Mỹ gốc Việt-tư cách như
một doanh nhân ngoại quốc nên ông không bị côn đồ hay an ninh đe dọa
bản thân, gia đình hay chuyện làm ăn. Nghe đâu ông sợ quá mà đã bay
sang Malaysia lánh nạn?
(2) Một cựu nữ thủ tướng nước Anh qua đời - bà Margaret Thatcher
- người được vị thủ tướng đương nhiệm David Cameron tôn vinh “một nhà
lãnh đạo tuyệt vời, một thủ tướng tuyệt vời và một người Anh vĩ đại”.
Bà Margaret Thatcher từ lâu đã được truyền thông thế giới và nhiều
người nổi tiếng đặt cho biệt danh “bà đầm thép”. Tuy sinh trưởng trong
một gia đình thứ dân bình thường nhưng bà có thời gian tại vị thủ tướng
liên tục 3 nhiệm kỳ - lâu nhất trong các thủ tướng ở thế kỷ 20, được
Nữ Hoàng Anh phong tặng cho tước hiệu Nam Tước cao quí.
Bà đã làm gì cho nước Anh mà được tôn vinh như vậy?
Sau thế chiến II, với nền kinh tế đình đốn đồng thời chịu ảnh hưởng tư
tưởng của chủ nghĩa xã hội Fabian, nước Anh đã tiến hành quốc hữu hóa
các ngành công nghiệp, thực hiện đường lối kinh tế nhà nước chủ đạo
(kiểu Việt Nam hiện giờ), (Giống như Hugo chavez đã làm ở Venezuela).
Người dân tất nhiên sẽ nhiệt tình ủng hộ chính sách trên vì họ có lợi:
được tăng lương-giảm giờ làm, trợ cấp nhà ở, bao cấp y tế, giáo dục,
phát sữa miễn phí cho học sinh,… Và lẽ đương nhiên là niềm vui chóng tàn
vì doanh nghiệp quốc doanh thì làm gì có hiệu quả. Nước Anh lâm vào
khủng hoảng kinh tế với tình trạng lạm phát và nợ công cao kỷ lục. Ngân
sách trống rỗng trong khi các nghiệp đoàn liên tục biểu tình đòi tăng
lương, chống sa thải, chống cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội.
Nước Anh lâm vào rối ren và mất phương hướng.
Thật sự, nước Anh đã vướng vào tình trạng “lưới lợi ích” khổng lồ không
lối thoát: người dân thì muốn nhà nước bao cấp, muốn tăng lương, muốn
giảm giờ làm; giới chủ doanh nghiệp quốc doanh và chính trị gia thì
muốn được duy trì nó để giữ quyền lợi cho mình. Đất nước ngày càng lụn
bại nhưng không ai muốn thay đổi hoặc muốn thay đổi nhưng đừng ảnh hưởng
đến lợi ích đang có. Bất kỳ ý tưởng thay đổi nào động chạm đến lợi ích
đám đông hay giới lãnh đạo (doanh nghiệp, nghiệp đoàn và chính trị)
đều bị đám đông biểu tình hay chính quyền phản đối để dẹp bỏ. Nước Anh
vướng vào thế tiến thoái lưỡng nan: không thay đổi thì chết mà thay đổi
thì không được.
Trong tình cảnh đó, bà Margaret Thatcher xuất hiện. Với tài năng, lòng
kiên định và sự khéo léo, bà đã từng bước tiến hành tư nhân hóa các tập
đoàn kinh tế nhà nước khổng lồ, giải tán các loại trợ cấp từ sữa miễn
phí đến nhà cửa, giáo dục, y tế,… Tất cả người dân Anh phải thỏa mãn
nhu cầu sống của mình qua thị trường kinh tế tư nhân tự do-tức là đi
làm (kinh doanh hoặc lao động) để có tiền rồi dùng tiền mua các sản
phẩm mình cần.
Nước Anh đã hồi sinh, kinh tế từ chỗ trì trợ, lạm phát, thất nghiệp,…
đã dần năng động, phát triển mạnh mẽ. Hiện nước Anh là nền kinh tế lớn
thứ 2 châu Âu sau Đức. Bà Margaret Thatcher có công lớn trong việc
bẻ lái nước Anh chuyển từ mô hình kinh tế nhà nước chủ đạo sang nền
kinh tế tư nhân tự do. Điều này nghe chừng rất đơn giản nhưng hãy
xem cách con người ta phản ứng thế nào khi quyền lợi bị đụng chạm trong
trường hợp bầu Đức để thấy việc bà làm là không dễ.
Để làm được việc trên bà phải đối mặt với hai nhóm lợi ích cực lớn.
Nhóm đầu tiên là người dân. Đây là một đám đông, họ không cần biết chính
phủ làm gì, miễn mang lại quyền lợi cho họ là chính phủ tốt, họ ủng
hộ. Nếu làm điều ngược lại họ sẽ đi biểu tình để phản đối. Khi cắt
chương trình trợ cấp sữa miễn phí cho học sinh, bà bị công chúng chỉ
trích dữ dội, họ gọi bà là Milk Snatcher (kẻ cướp sữa). Ngoài nhóm lợi
ích trên, bà còn đối mặt với nhóm lợi ích lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh
đạo nghiệp đoàn và không loại trừ lãnh đạo chính trị. Việc này nguy
hiểm đến mức bà suýt chết khi bị ám sát bằng bom.
Gian khổ và nguy hiểm tứ bề nhưng bà đã thành công. Chính điều này đưa
bà đến danh hiệu bà đầm thép (một phần còn đến từ việc bà xử lý tranh
chấp quần đảo Falkland với Argentina). Bà xứng đáng với mệnh danh đó và
nhiều vinh quang cao quí khác.
Qua cuộc đời bà Thatcher ta thấy một điều: dù nước Anh có truyền thống
dân chủ lâu đời, có tự do ngôn luận, có đa đảng hoạt động nhưng việc gỡ
cuộn chỉ rối do doanh nghiệp nhà nước gây ra cũng vô cùng khó khăn và
nguy hiểm. Ở đâu trên trái đất này cũng vậy, giống người là một. Họ
luôn có xu hướng hàng động để bảo vệ lợi ích của mình. Con người luôn
chăm vào quyền lợi của mình như là một tất yếu. Hành động chống lại lợi
ích của một giai tầng trong xã hội đều là hành động nguy hiểm.
Nếu bà Thatcher đối mặt khó khăn ở nước Anh là 1, thì ai muốn bẻ lái
con tàu Việt Nam phải đối diện với khó khăn nguy hiểm gấp 10. Việt Nam
hiện nay không chỉ đối diện với cuộn chỉ rối do hệ thống kinh tế nhà
nước chủ đạo gây ra mà còn phải đối diện với nền tảng văn hóa người dân
chưa sẵn sàng cho kinh tế tư nhân, tâm lý còn nhiều sợ hãi và đối diện
với nền chính trị chuyên chế độc tôn với tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
(Chàng độc quyền chính trị, nàng xí nghiệp quốc doanh - mối tình môn
đăng hộ đối đệ nhất thiên hạ).
Việt Nam không thể thoát khỏi mớ bùng nhùng hiện nay nếu không có người
thép như bà Thatcher, người đã xông lên chặt đứt, dẹp bỏ những dây nhợ
lợi ích lùng nhùng để đưa nước Anh quay lại quĩ đạo đúng, hệ thống
đúng của xã hội loài người là kinh tế tư nhân, chính trị cạnh tranh.
Mong thay một “bà đầm thép” cho Việt Nam!
Nguyễn Văn Thạnh
(Blog Lỗi Hệ Thống)
Việt Nam: Nơi giáo dục miễn phí không thật sự miễn phí
Quốc gia Cộng sản ở Đông Nam Á này hứa hẹn một nền giáo dục miễn phí, nhưng thường xuyên không giữ được lời hứa của mình.
Hà Nội, Việt Nam - Nền giáo dục ở quốc gia Đông nam Á này được xem là miễn phí. Nhưng một số gia đình không thể xoay trở nổi.
Tại công viên bên ngoài Nhà hát Lớn ở thủ đô Hà Nội, bé gái 6 tuổi tên
Trang đang chơi một mình cả ngày với những chiếc que hoặc phải đi theo
bố khi ông chạy xe ôm chở khách. Trang không đi học vì bố không có tiền.
Tình trạng này rất phổ biến trên khắp Việt Nam. Thay vì học hành, trẻ em
đang tuổi đến trường phải chạy bàn, phụ việc tại các tiệm tạp hoá hoặc
khoác túi lang thang trên phố bán kẹo cao su và vé số.
Hiến pháp Việt Nam tuyên bố rằng “Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải
trả học phí.” Nhưng những chi phí khác như sách vở và đồng phục khiến
trẻ em nghèo không thể đến trường. Chi phí càng cao hơn nữa ở cấp trung
học trở lên, nơi các trường có quyền và hầu như luôn thu học phí.
Quốc gia xã hội chủ nghĩa này vẫn chưa hoàn toàn xã hội hoá được nền
giáo dục, khi hàng loạt những lệ phí khiến cho trường học nằm ngoài tầm
với của nhiều người dân.
Các trường công không được thu học phí cho đến cấp trung học, vì thế họ
bắt học sinh phải đóng các lệ phí về vệ sinh, bảo vệ, nhân viên làm
vườn, bút mực, tập vở và thậm chí tiền sơn lại trường. Hoạt động này đã
bị mọi người lên án là lạm dụng nên vào năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ra lệnh cấm nhà trường bắt phụ huynh đóng quá nhiều lệ phí.
Ở Việt Nam, chi phí sách vở và đồng phục thường khiến cho trẻ em nghèo không thể đến trường |
Hiện nay, thay vì mở rộng điều kiện để học sinh đến trường, các nhà thảo
chính sách đang báo hiệu một bước đi mới, ngược lại với chủ trương giáo
dục phổ thông. Một dự thảo sửa đổi hiến pháp đã loại bỏ điều khoản qui
định giáo dục miễn phí, thay vào đó bằng điều khoản 42 mơ hồ hơn nhiều:
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.
Đề xuất này đã làm nảy ra những thắc mắc và quan tâm rằng nó có thể mở đường cho việc đóng thêm học phí.
”Điều này quá chung chung và quá bao quát, và nó kèm theo những rủi ro
là những yếu tố miễn phí của cấp tiểu học có thể bị xao nhãng,” Mitsue
Uemura, giám đốc bộ phận giáo dục của UNICEF ở Việt Nam cho biết trong
một phỏng vấn.
Những sửa đổi
Cơ quan này của Liên Hiệp Quốc đang vận động các nhà làm luật Việt Nam
giữ lại nguyên văn Điều 59 trong đó bảo đảm việc giáo dục miễn phí.
Những nỗ lực này là một phần trong hành động của chính quyền nhằm thu
thập ý kiến của người dân cho đến cuối tháng Ba, trước quá trình sửa đổi
lớn đối với bảng Hiến Pháp 1992. Mùa hè này Quốc hội sẽ bắt tay vào
việc sửa đổi - vốn có thể mang lại những ảnh hưởng sâu xa đối với các
vấn đề từ quyền con người cho đến kiểm soát bầu cử - và sau đó họ sẽ
biểu quyết vào cuối năm.
Trang mạng của Quốc hội đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến. Ở trang
này, Giáo sư Đại học Chicago Đàm Thanh Sơn đã gửi thư cảnh báo rằng “với
việc xoá bỏ nhiều qui định trong Điều 59”, nhà nước có thể phá huỷ Công
ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em. Điều khoản 28 của Công ước viết
rằng ”Tất cả trẻ em đều có quyền được giáo dục cấp tiểu học và phải được
miễn phí.”
Những nhà soạn thảo cho biết rằng những đề nghị thay đổi của họ có thể
mở rộng chính sách nhà nước để vượt khỏi lớp một đến lớp năm, nhằm bắt
buộc và cung cấp ngân sách cho các bậc giáo dục cao hơn. Nhưng các nhà
quan sát cho biết lời lẽ điều luật này lại không phản ánh được mục tiêu
trên.
”Tinh thần của việc xây dựng một xã hội hiếu học trong đó mọi người có
thể học hỏi và mọi người đều giúp nhau học hỏi đã không được thể hiện
trong bản dự thảo,” Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, cựu giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu qua email. Dù hệ quả của quá
trình tranh luận về hiến pháp ra sao đi nữa, nó cũng giúp nêu bật những
sai trái trong chi phí giáo dục của Việt Nam. Đa số các gia đình phải
gánh chịu ít nhất một phần cho giáo dục phổ thông, một khái niệm đi
ngược lại với chủ trương xã hội chủ nghĩa. Ngay cả tại những nước có nền
kinh tế thị trường tự do nhất cũng có chủ trương quốc hữu hoá thành
phần sơ đẳng này như một quốc gia bao cấp.
Katarina Tomasevski, cựu Báo cáo viên Đặc biệt về giáo dục của Liên Hiệp
Quốc cho rằng Việt Nam đã “tư hữu hoá” hệ thống trường học qua việc
chuyển giao gánh nặng tài chính sang cho giới phụ huynh. ”Thái độ ‘sẵn
sàng chi trả’ cho việc học của giới phụ huynh đã làm lu mờ khái niệm
rằng giáo dục là bổn phận chung cũng như khuôn mẫu giáo dục là một dịch
vụ công cộng miễn phí trước đây,” bà viết trong bản báo cáo giáo dục
toàn cầu có tên “Hoàn toàn miễn phí” vào năm 2006.
Võ Thị Diễm, 18 tuổi, nói rằng để vượt qua được tiểu học, em phải mượn
sách từ bạn bè và một giáo viên đã cho em một chiếc áo trắng kín cổ để
mặc đến lớp. ”Em sợ phải bỏ học,” em nói. Theo Cục Thống kê, có 15,5%
học sinh lứa tuổi từ 5-18 đã phải bỏ học sớm.
Diễm không phải bỏ học vì một giáo viên đã giới thiệu em đến Hội Từ
thiện Trẻ em Sài Gòn, một tổ chức với khẩu hiệu “Xoá bỏ đói nghèo thông
qua giáo dục”.
Giám đốc Paul Finnis nói rằng phí tổn đến trường không chỉ là học phí.
”Như bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng biết, luôn có nhiều thứ phải chi,
tiền cần để mua đồng phục, giày dép,” Finnis nói. ”Ví dụ hôm nọ chúng
tôi gặp một em trai chân trần. Và khi chúng tôi hỏi, em nói rằng em có
một đôi giày, một đôi dép lê nhưng muốn để dành để ăn Tết.”
Tỉ lệ đi học tăng
Bằng nhiều biện pháp, Việt Nam đã có bước đột phá lớn về giáo dục trong
gần hai thập niên qua. Tỉ lệ bỏ học toàn quốc là 22% trong năm 1989.
Cũng trong cùng năm, tỉ lệ thoát mù chữ trong lứa tuổI 15 trở lên là
87,3%, so với 93,5% vào năm 2009. Trong giai đoạn 20 năm, tỉ lệ trẻ từ
15 tuổi trở lên với trình độ giáo dục ít nhất là đầu đại học đã tăng từ
1,7% lên 4,4%.
Việt Nam, vốn có truyền thống hiếu học từ lâu, dường như đang trên đà để
đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt
là trong lĩnh vực giáo dục phổ thông tiểu học.
Chính quyền rõ ràng là đang đầu tư vào giáo dục. Họ đã chi 19,8% ngân
sách quốc gia cho giáo dục trong năm 2010, so với chỉ số trung bình
trong khu vực Đông Á là 13,7%, UNESCO cho biết.
Nhưng bà Uemura của cơ quan UNICEF nói rằng Việt Nam phải tìm được những
phương pháp hiệu quả nhất để sử dụng ngân sách giáo dục của mình. ”Liệu
họ có thật sự tiến bộ, đặc biệt là đối với những người bị thiệt thòi,
những người đang bị bỏ rơi phía sau?” Uemura hỏi.
Những người bị bỏ rơi bao chiếm 22,7% tổng dân số 5 tuổi trở lên chưa
học xong tiểu học. Mặc dù 95,5% tổng số trẻ em theo học tiểu học vào
đúng độ tuổi, chỉ có 88,2% học hết cấp.
Con số bị giảm thêm 9% ở những vùng sâu vùng xa, nơi giáo viên tiểu học
Trần Thị Thanh Phong nói rằng các đa số các gia đình chắc chắn sẽ không
lo được việc cho con đến trường.
”Đối với họ, kiếm đủ tiền để sống đã là một vấn đề,” cô nói.
”Nếu họ phải đóng tiền cho trường, thì họ làm cách nào sống nổi?”
Diên Vỹ chuyển ngữ
07.04.2013
(Dân luận)
Gò Cỏ May - Bắn súng, cởi truồng hay nằm vỉa hè sẽ giữ được đất?
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 10 tháng tư năm 2013
Chuyện gia đình anh em họ Đoàn dùng súng bắn chim (bắn đạn ghém chì)
hay còn gọi “súng hoa cải” để giữ mảnh đất khai hoang lấn biển của mình
đã được dư luận bàn tán nhiều rồi. Đồng chí X thì dù chê trách các đệ
tử của mình ở Hải Phòng là “sai toàn diện“.
Nhưng cũng không quên nhắc nhở thuộc cấp bên dưới phải “khẩn trương
đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công
khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”. (Xem ở đây).
Đó chính là lý do khiến anh em nhà ông Vươn bị tuyên án 15 năm rưỡi tù
giam. Còn 2 bà vợ bị 33 tháng án treo (chắc tội chi tiền mua súng?).
Quan điểm của chính quyền từ cấp thượng tầng thì đã rõ. Còn tầng lớp
thảo dân bên dưới, đa phần khen ngợi hành động của anh Vươn và gia đình
chống lại lệnh cưỡng chế là đúng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chống
bằng cách nổ súng là sai. Vậy phải làm cách nào cho hay và tốt hơn?
Ta thử tham khảo qua mấy trường hợp sau đây!
Hai phụ nữ không mặc gì đang bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của họ... |
- Cách đây ngót một năm, vào trưa ngày 22/5/2012, tại Quận Cái Răng TP
Cần Thơ, do không tán thành với mức đền bù qúa rẻ mạt của Công ty cổ
phần xây dựng số 8 thuộc CIC 18 (Bộ Xây dựng) trên miếng đất của mình đã
bỏ tiên ra mua và sống hợp pháp tại đó suốt mấy chục năm. Bà Phạm Thị
Lài (sinh năm 1960) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), cực
chẳng đã phải cởi truồng để giữ đất. Mà cũng không tài nào giữ được. Hai
mẹ con bà đã bị đám vệ sĩ dùng vũ lực thô bạo đàn áp bằng cách lôi
sềnh sệch trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khoả
thân dưới cái nắng gay gắt. (Xem tại đây).
Sau đó còn bị Công an quận Cái Răng (Cần Thơ) đề nghị xử phạt gia đình
bà Lài 1,5 triệu đồng về hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức và phạt 80.000 đồng vì vi phạm thuần phong mỹ tục vào
ngày 19/6/2012. (Xem ở đây).
Em Lê Xuân Dũng trước lúc bị “bắn chỉ thiên” vào bụng |
- Trước vụ “khoả thân giữ đất” đúng hai năm, một vụ cũng khá ầm ĩ nhưng
nay cũng đi vào quên lãng đó là vào ngày 25/5/2010, trong cuộc biểu
tình giữ đất vì mức đền bù chưa thỏa đáng tại địa điểm xây dựng nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, em Lê Xuân Dũng, 13 tuổi, một học sinh
ngoan học giỏi ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã bị
trúng đạn của sỹ quan CA Nguyễn Mạnh Thư (CA huyện Tĩnh Gia) vào bụng
chết ngay tại chỗ. Một người nữa dính đạn và chết vào 5 hôm sau là anh
Lê Hữu Nam, 43 tuổi bị đạn bắn vào đầu. Ngoài ra có Bà Lê Thị Thanh, 37
tuổi bị trúng đạn xuyên táo vào tay, bị thương. Cả hai nạn nhân người
lớn đều cùng làng với em Dũng. Các phát đạn bắn gần, bắn thẳng này được
cho là “bắn chỉ thiên” cảnh cáo và cướp cò. (Xem ở đây và ở đây).
Bản đồ qui hoạch khu đô thị Thăng Long 9 - Ảnh Phạm Yên (TPO) |
- Nhắc đến cái tên Dũng, ở quê, tôi có thằng bạn đồng môn cấp 1, 2
trường làng là thằng Dũng (trong giấy khai sinh tên là Lê Đình Hỷ). Nhà
nó có mấy sào đất được sở sở hữu hợp pháp từ sau cải cách ruộng đất.
Đến năm 2008, Hà Nội mở rộng, đất bị qui hoạch (treo) thành Khu đô thị
mới Thăng Long 9. Mức đền bù giá bèo chỉ được 45 triệu VNĐ/sào (360 m²)
trong khi giá thị trường đất sát đường QL.32 lúc đó tới hơn trăm triệu
một m². Tiếc của, không nhận đền bù, Dũng-Hỷ mang bàn thờ tổ tiên ra
giữ đất. Bị chính quyền bắt giam và truy tố ra toà về tội “chống người
thi hành công vụ”. Kết cục đất vẫn không giữ được và còn bị 2 năm bóc
lịch nữa. (Xem ở đây).
Dân oan cả nước kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Ảnh: Vietnamexodus |
Như vậy, nếu gia đình anh Đoàn Văn Vươn mà cứ ngoan ngoãn chấp hành nghiêm lệnh cưỡng chế ”sai toàn diện”
của huyện Tiên Lãng. Thì chắc chắn vụ này sẽ rơi tõm vào quên lãng.
Đất cũng không giữ được. Mà tù tội là ở nhãn tiền. Bởi trong thực tế ở
ta, chính quyền là luôn luôn đúng. Toàn bộ gia đình anh sẽ mang công nợ
(các khoản “nợ xấu”) và anh sẽ phải đối diện với các án phạt tù với
các tội “lừa đảo chiếm dụng vốn” của ngân hàng cũng chưa biết chừng.
May hơn chút nữa, thoát tù tội thì suốt đời vợ chồng mấy anh em nhà anh
sẽ sống trong bần cùng và sẽ phải gia nhập đội quân dân oan đi khiếu
kiện vượt cấp ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Ba Đình, Hà Nội: ”làm xấu
hình ảnh thủ đô” (Lời Nguyễn Thế Thảo - Tổng đốc HN thời nay) là không
cần phải bàn cãi.
Trong các tình huống đặng chẳng đừng đó, rõ ràng tiếng súng hoa cải
(không làm chết ai) của anh em Đoàn Văn Vươn là sự lựa chọn sáng suốt
nhất. Tiếng súng ấy “đã khiến cả một xã hội choàng tỉnh, nó khởi đầu
cho một thời kỳ mà người ta không còn nghĩ rằng, cứ người nhà nước là
bất khả xâm phạm. Nó buộc những kẻ nhân danh nhà nước để làm bậy phải
chùn tay…” (nhận định của blogger Phương Bích)
Cụ Lê Hiền Đức và anh chị em ở Hà Nội xuống thăm và động viên gia đình anh Vươn hôm 5/4/2013. Ảnh: Xuân Diện. |
Về ý nghĩa sâu xa, ”tiếng súng hoa cải” Đoàn Văn Vươn còn là tiếng súng
yêu thương nhằm lay động một chút lương tri còn sót lại của cái thể
chế mà bố anh đã từng hàng chục năm phụng sự (là Bí thư Chi bộ đảng ở
địa phương). Rồi đến lượt anh từng là sỹ quan quân đội. Phục viên cởi áo
lính anh lao vào học thành kỹ sư canh nông trồng rừng. Nhận bằng tốt
nghiệp, anh không màng chốn quan trường. Để lao vào chinh phục một vùng
đồng biển khó khăn gian khổ vào bậc nhất nước này. Điều đó cho thấy cái
bản án “giết người” mà đảng, nhà nước ở Hải Phòng nói riêng và ở cả
nước nói chung đối với anh em họ Đoàn chính là sự kết tội và bỏ tù cái
chính động lực phát triển đáng qúi nhất trên đất nước đang trong cơn
suy thoái kinh tế trầm trọng hiện nay.
Nó lại diễn ra trong thời điểm quan trọng: sửa đổi Hiến pháp 1992! Đã cho thấy cái “Đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ”. Và cái “Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm”. Như nhận xét của nhà báo Huy Đức là chính xác hoàn toàn!
Gò Cỏ May
Công an hay côn đồ?
Công an tiếp tục giả dạng côn đồ để tấn công và hành hung hai người bất
đồng chính kiến là chị Bùi Minh Hằng và anh Nguyễn Chí Đức. Mặc Lâm theo
dõi câu chuyện qua lời kể của hai nạn nhân sau đây.
Luật rừng ở Hà Nội
Mặc Lâm: Thưa chị Minh Hằng chúng tôi có tin từ ngày hôm qua rằng khi
chị về Hà Nội để làm thủ tục vụ kiện ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã bị
một số côn đồ theo dõi và hành hung, câu chuyện này ra sao chị có thể
cho biết thêm chi tiết không?
Chị Bùi Minh Hằng: Ngày hôm qua tòa án Hà Nội gửi giấy báo mời Minh Hằng
ra tòa để làm việc về đơn kiện chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo.
Trong khi Minh Hằng ra tòa thì có Nguyễn Chí Đức và vài anh chị em Hà
Nội áp tải Minh Hằng đi cùng bởi vì sợ nguy hiểm bởi vì khi Minh Hằng từ
quê về đến Hà Nội vào lúc 10 giờ sáng đã phát hiện ra mình bị theo dõi.
Ngay sau đó Minh Hằng đã chụp được hình ảnh và biển số xe của những kẻ
này, liên tục từ sáng cho đến 2 giờ chiều.
Mặc Lâm: Chị có nghĩ đây chỉ là một băng cướp nào đó hay không vì hiện nay tình trạng cướp bóc rất phổ biến tại Hà Nội?
Chị Bùi Minh Hằng: Cướp thì không bao giờ nó dám để cho người mình phát
hiện công khai mà nó vẫn có vẻ như muốn tấn công cả. Khi ra đến khu vực
chợ Hàng Da có một nhóm ba tên gần như khiêu khích thì Chí Đức mới chống
xe xuống, cậu ấy nói rằng chúng mày muốn gì. Lúc ấy hai bên sát vào để
đánh nhau và Minh Hằng đã can gián rồi. Sau đó Chí Đức chở Minh Hằng về
nơi nghỉ, khi đến đấy thì Minh Hằng sững người lại thấy cái tên đã bị
mình chụp ảnh lúc sáng đứng ngay trước mặt Minh Hằng! Khi nhìn thấy nó
Minh Hằng rất ngạc nhiên và kêu lớn lên và ngay lập tức nó rồ ga nó
chạy. Khi nó bỏ chạy thì Chí Đức đứng phía sau hô luôn, Chí Đức hô là
cướp cướp…
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. |
Mặc Lâm: Khi ấy bà con chung quanh phản ứng ra sao?
Chị Bùi Minh Hằng: Rõ ràng xác định lúc đó là kẻ gian thì toàn bộ khu
phố ấy toàn dân phòng và người dân khu phố hay chạy xe ôm người ta rượt
đuổi cùng với Chí Đức. Sau đó chặn được cậu này ở chặng đường cách đó
vài trăm mét. Lúc đó cậu ta chưa nhận mình là công an nữa. Minh Hằng
chạy theo mọi người đến nơi, cuối cùng cậu ấy chồm ra đánh Minh Hằng mặc
dù lấc ấy có hai người dân phòng đang giữ tay cậu ấy. Khi chồm vào đánh
Minh Hằng thì những thanh niên có mặt ở đó phẫn nộ và đánh cậu ấy. Khi
họ đánh cậu ta quá đau cậu ta mới kêu lên rằng mình là công an.
Mặc Lâm: Mọi người lúc ấy có tin cậu ta là công an hay không và thái độ của người dân ra sao?
Chị Bùi Minh Hằng: Khi cậu ta nhận mình là công an thì những người dân
quanh đấy người ta yêu cầu cho người ta xem giấy tờ. Lúc ấy tay cậu ta
đã bị còng nhưng cậu ta rút ra một cái giấy cho anh dân phòng xem sau đó
anh dân phòng này xác nhận anh ta là an ninh. Sau đó họ mở còng cho anh
ta. Khi được mở còng rồi thì anh ta tỏ ra rất hung hăng anh ta gọi điện
cho một chục kẻ nữa đến theo anh ta.
Anh em Hà Nội nghe tin mình bị tấn công thì đến ngồi cùng với Minh Hằng ở
một quán cà phê. Khi ngồi trong quán cả phê thì chính anh này anh ấy
kéo một nhóm người rất hùng hỗ đi vào trong quán. Lúc ấy Minh Hằng ngồi
với một người bạn còn lại toàn bộ chủ quán với nhân viên đều ra ngoài
hết vì quá sợ hãi. Minh Hằng nghĩ rằng cứ mặc kệ xem anh ta làm gì. Anh
ta đi vào đi ra theo kiểu hăm dọa thôi, không hỏi han hay đụng chạm gì
tới Minh Hằng cả. Sau đó anh ta dẫn cả đội quân này giống như một cảnh
đi lùng sục dọc con phố đó. Theo Minh Hằng nghĩ thì chắc là anh ta lùng
sục Chí Đức và anh ta cũng muốn cho nhân dân quanh đó thấy uy thế của
anh ta.
Biểu tình chống Trung Quốc cũng bị đánh (trong ảnh anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt) |
Vừa rồi là chị Bùi Minh Hằng cho biết diễn tiến câu chuyện công an giả
dạng côn đồ để theo dõi chị và bị người dân rượt bắt. Sau đó chúng kiếm
đối tượng trả thù là anh Nguyễn Chí Đức vì anh Đức đã truy bắt chúng
cùng với dân phòng. Anh Đức kể phần còn lại với chúng tôi vào trưa ngày
hôm nay sau khi anh bị bọn côn đồ tấn công, anh Đức nói:
Anh Nguyễn Chí Đức: Buổi sáng tôi đến công ty của tôi ở chỗ khu công
nghiệp Thăng Long là chi nhánh của Bưu điện Hà Nội, tôi thấy rất nhiều
người lạ chỗ gần nhà tôi nên tôi sinh nghi. Công ty của tôi ngay chi
nhánh tôi làm thì nó rất đồng không mông quạnh, gọi là khu công nghiệp
Nam Thăng Long, rất là vắng cho nên người lạ vào là biết ngay. Khi tôi
vào thì anh bảo vệ cho biết lúc vừa rồi có người hỏi nhưng anh bảo vệ
không biết là ai. Đến giờ ăn trưa tôi ra quán ăn, vừa đi một đoạn thì bị
họ phục kích trong bụi rậm họ đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy họ vụt
khoảng 5 hay 6 người gì đấy. Lúc ấy tôi chưa mê man nhưng coi như là
hoang mang rồi tại vì xe bị ngã.
Trong khu công nghiệp rất là vắng, họ từ bụi lùm họ nhảy ra và từ đó
đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy vụt vào đầu tôi nhưng tôi che đầu và la to
đừng đánh vào đầu tôi kẻo tôi chết. Lúc ấy họ đạp vào mặt, như vậy là
tiếp theo tôi bị công an đạp vào mặt! Tôi khẳng định công an chứ không
phải là côn đồ vì xưa nay tôi không gây thù oán cho bất kỳ ai trong xã
hội, thậm chí tôi còn hay giúp người khác. Trong sự việc này tôi tin
chắc trăm phần trăm là công an đánh tôi.
Mặc Lâm: Sau khi bị đánh nặng nề như vậy anh chạy đi đâu để trốn?
Anh Nguyễn Chí Đức: Tôi phóng xe tới một chỗ rồi nằm nghỉ. Tôi gọi cho
bạn vì tôi không dám gọi công an vì chắc chắn tôi có gọi thì công an vẫn
không làm gì. Gọi cơ quan thì tôi sợ ảnh hưởng tới ngành và họ đưa về
bưu điện Hà Nội làm xét nghiệm cho tôi thì cũng chìm xuồng thôi cho nên
tôi gọi bạn hữu anh em cho tin tưởng.
Tôi rất là đau, đau ở phần lưng, chân thì không sao vẫn đi được nhưng
mặt thì u mê cả lên và phần lưng là đau nhất. Họ chưa cầm gậy vụt vào
đầu tôi nếu mà vụt vào đầu thì có khi tôi chết ngay chỗ đấy, chả có ai
biết cả. Công an tuy nó dã man nhưng nó còn giữ mạng sống cho tôi. Họ
cầm gậy rất to tôi cảm giác cây gậy đấy mà vụt vào đầu một cái thì chắc
là bể như quả táo.
Mặc Lâm: Dù sao cũng chúc mừng anh vừa thoát chết. Xin cảm ơn và mong anh chóng bình phục.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-09
Những điểm bất nhất trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp
Ba tháng đầu tiên lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 đã qua và truyền thông Nhà Nước bắt đầu đưa ra một số thống kê về
số ý kiến góp ý.
Tuy nhiên trong những thống kê đó có một số điểm bất nhất và những người theo dõi vấn đề bất mãn.
Số liệu Nhà Nước chỏi nhau
Hồi đầu tháng tư vừa qua, tờ Sài Gòn Giải Phóng trích dẫn số liệu của
Ban Biên tập Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói rằng đến cuối tháng 3
đã có hơn 26 triệu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự
thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992.
Vào ngày 8 tháng tư, mạng VNN có bài nói về việc một bản dự thảo Hiến
pháp mới nhất sẽ được trình Ủy ban Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Trong đó
nêu ra con số mà theo bài báo là cho đến thời điểm hiện nay có hơn 20
triệu lượt ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi
hiến pháp.
Mạng Trang Tin Điện tử tỉnh Bình Dương, hồi tuần rồi có bài cho biết tại
Câu Lạc Bộ Hưu Trí của tỉnh vào ngày 3 tháng tư, phó chủ tịch Hội đồng
Nhân dân tỉnh Bình Dương, bà Trần Thị Kim Vân, họp báo công bố kết quả
lấy ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992. Bà này thông
báo tỉnh Bình Dương trong hai đợt lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi
hiến pháp năm 1992, tỉnh này có hơn 44 triệu 500 ngàn ý kiến đóng góp.
Nghi ngờ
Ngay sau khi bài báo của mạng thông tin tỉnh Bình Dương được đưa lên,
nhà văn Nguyễn Quang Vinh đưa ra ý kiến trên trang facebook cá nhân rằng
với con số mà bà Trần thị Kim Vân đưa ra thì trong ba tháng qua mỗi
người dân tỉnh Bình Dương đóng góp 30 ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến
pháp vì dân số tỉnh này là gần 1,5 triệu người, tổng cộng những cháu bé
cho đến những người lớn tuổi.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho rằng thực sự không biết phải bình luận thế
nào. Ông cho rằng tin đó sẽ làm các lãnh đạo rất vui và nếu thực sự con
số đó phản ánh đúng tinh thần, trách nhiệm của người dân tỉnh Bình
Dương đối với đất nước thì tỉnh này đáng nhận danh hiệu Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới. Lý do nhờ thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc
tuyên truyền, lấy ý kiến đóng góp cho sửa đổi hiến pháp năm 1992.
Ngoài ý kiến của nhà văn Nguyễn Quang Vinh về con số tại tỉnh Bình Dương
góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, một số người lâu nay quan
tâm đến vấn đề này như ông Nguyễn Hữu Hoàn tại Sài Gòn, người từng có
thư ngỏ gửi cho các đại biểu quốc hội khóa 13 về vấn đề sửa đổi hiến
pháp năm 1992, có ý kiến như sau:
“Vấn đề này theo chủ quan của tôi, việc góp ý cho sửa đổi Hiến pháp các
vị đưa về đến tận tổ dân phố, đến từng nhà; hầu hết các tổ dân phố đã
động viên mọi người hãy ký vào để đồng ý với dự thảo hiến pháp. Còn
những người mà có ý kiến ‘này, kia’; tức ý kiến khác đi một chút không
thống kê được; nên không thể nói. Còn con số người đồng ý mà bảo 44
triệu, cũng chỉ nghe vậy thôi; chứ còn thực chất làm sao biết được.”
Một người cũng vừa có ý kiến không đồng ý với bản dự thảo sửa đổi hiến
pháp năm 1992 được tổ dân phố đưa cho là ông Nguyễn Doãn Kiên tại Hà
Nội. Ông này cũng nói về vấn đề những số liệu liên quan mà các cơ quan
chức năng nhà nước đưa ra trong thời gian gần đây:
“Ở Việt Nam tất cả những cơ quan truyền thông đại chúng đều thuộc quyền
của Đảng Cộng sản; cho nên con số thống kê chắc ai cũng biết là không
đúng sự thật rồi.”
Ý kiến trái chiều
Những người không hoàn toàn đồng ý với bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm
1992 do Nhà Nước đưa về đến tận tổ dân phố như hai ông Nguyễn Hữu Hoàn
và Nguyễn Doãn Kiên nêu rõ trong phiếu xin ý kiến của họ những lý do mà
họ không đồng ý.
Ông Nguyễn Doãn Kiên nhắc lại quan điểm của bản thân đối với bản dự thảo
sửa đổi hiến pháp năm 1992 được Tổ dân phố nơi ông cư ngụ đưa đến cho
ông:
“Tôi là một người dân sống trong xã hội, tôi cũng có quan tâm đến các sự
kiện đang diễn ra ở xã hội này. Về sự kiện sửa đổi hiến pháp năm 92
này, tôi cũng đã xem thông tin trên mạng và các phương tiện thông tin
đại chúng. Tôi biết có rất nhiều đóng góp cho đợt dự thảo sửa đổi hiến
pháp này mang tính tích cực và xây dựng, ví dụ như Kiến nghị của 72 Nhân
sĩ Trí thức, cũng như Góp ý Sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục
Việt Nam, rồi Tuyên bố của Công dân Tự do.
Ngay từ đầu trong phiếu xin ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp đưa cho
tôi, tôi đã khẳng định Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam này đã hủ bại đến mức không thể sửa mà chỉ có thể bị hủy. Tôi cho
rằng chiêu trò sửa đổi hiến pháp này chỉ là chiêu trò bài ba lá, tráo
bài ba lá mà Đảng Cộng sản và một số người được trả lương để định hướng
dư luận bày ra để lừa bịp nhân dân và dư luận quốc tế thôi, chứ chẳng
sửa đổi để tốt hơn. Tôi chắc chắn sẽ không có gì thay đổi như trong phần
đầu phiếu xin ý kiến tôi đã ghi.”
Ông cũng nói lại mục đích khi ghi rõ ràng quan điểm trong phiếu xin ý kiến mà Nhà Nước đưa cho người dân góp ý:
“Trong thư ý kiến của tôi, tôi cũng nói rằng tôi là một học viên Pháp
Luân Công. Trong pháp môn của tôi, Sư Phụ cấm không được tham gia chính
trị. Chính vì thế những hoạt động chính trị như thế này, tôi cũng không
có hứng thú để tham gia. Nhưng ở khu phố của tôi, mỗi nhà được phát một
tờ này, và một quyển dự thảo hiến pháp và tổ dân phố yêu cầu ai cũng
phải có ý kiến; nếu không có ý kiến thì ghi vào là không có ý kiến; nếu
có ý kiến như thế nào đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc có nhận xét về điều
gì thì hãy ghi vào tờ giấy này.
Bản thân tôi là người tin vào Thần, Phật nên tôi biết được tội ác của
chế độ cộng sản vô thần từ xưa đến nay như thế nào. Đồng thời tôi cũng
là một kỹ sư xây dựng và tôi có kiến thức.Tôi có tìm hiểu trên mạng
Internet những thông tin bị bưng bít từ rất nhiều năm nay về những tội
ác của chế độ cộng sản. Tôi nghĩ rằng tôi nói ra những điều mà từ xưa
đến nay con người ta cứ sợ, cứ e sợ. Tôi muốn nói sự thật, nên tôi nghĩ
gì thì viết ra, chứ không có chuẩn bị gì và cũng không có ý đồ gì để mà
góp ý.”
Trên trang facebook Dongngan Đỗ Đức, có bản sao của phiếu góp ý của một
người góp ý ký tên Đỗ Văn Đức nói rằng thời gian đọc để góp ý quá ngắn.
Người này cho rằng bản thân không có bản gốc để so sánh nên sự góp ý sẽ
hời hợt manh tính hình thức, chất lượng không cao, không thực chất. Tuy
vậy, người ký tên Đỗ Văn Đức cũng nêu ra một số điểm cần sửa đổi đó là
về Điều 4. Theo ông này thì đảng lãnh đạo dù có công lao gì cũng phải
nằm trong lòng dân tộc, và đảng cầm quyền phải nằm dưới sự giám sát của
quốc hội. Đảng không có sự giám sát là gốc của tham nhũng.
Cũng như một số kiến nghị khác, tác giả Đỗ Văn Đức cho rằng lực lượng vũ
trang phải tuyệt đối trung thành với nhân dân, bảo vệ tổ quốc; không
cần tách ra phải trung thành với Đảng, vì đảng nằm trong đó. Dự thảo sửa
đổi hiến pháp cũng cần phải xem lại quyền sở hữu đất đai. Cần viết cho
rõ về quyền tự do báo chí và ngôn luận để được thực thi trong thực tế.
Gia Minh, phóng viên RFA
2013-04-09
Tuyên truyền Bắc Triều Tiên biến Kim Jong Un thành con người hai mặt
Kim Jong-Un trong phòng chỉ huy tác chiến khẩn cấp. Ảnh do KCNA phổ biến hôm 29/3/2013 cùng với chiến dịch tuyên truyền đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng. (Reuters)
Để bắt chẹt Hoa Kỳ và Hàn Quốc, bộ máy tuyên truyền của Bình Nhưỡng
không ngần ngại sửa đổi hình ảnh của lãnh tụ Kim Jong Un tùy theo chiến
thuật leo thang khiêu khích. Trong hai tuần qua, hình ảnh nguyên soái
rực lửa căm thù ngoài mặt trận thay thế khuôn mặt tròn béo tươi cười
và dáng đi lạch bạch.
Tình hình bán đảo Triều Tiên mỗi ngày mỗi căng thẳng nhưng theo nhịp độ leo thang khiêu khích của Bình Nhưỡng. Sau khi « tuyên chiến » với Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên tìm cách kích động tâm lý sợ hãi trong cộng đồng quốc tế bằng hai biện pháp. Đầu tiên là kêu gọi các phái bộ ngoại giao quốc tế tại Bình Nhưỡng di tản vì lý do « không bảo đảm được an ninh ».
Thất bại, cơ quan tuyên truyền vẫn thi hành bước thứ hai, lần này nhắm vào cộng đồng kiều dân nước ngoài làm việc rất đông đảo tại Hàn Quốc với viễn ảnh « xảy ra chiến tranh hạt nhân ».Cùng với động thái này đe dọa ngầm, Bình Nhưỡng tấn công vào tâm lý sợ mất lợi nhuận của doanh nghiệp Hàn Quốc. Đặc khu kinh tế Kaesong bị phong tỏa bất chấp kẻ bị thiệt hại nặng nhất là 53 ngàn công nhân Bắc Triều Tiên.
Song song với các cú đấm đe dọa bên ngoài, truyền thông, báo chí Bắc Triều Tiên được chỉ đạo đồng loạt sửa đổi hình ảnh của Kim lãnh tụ trong mục đích rõ ràng là biến cháu nội của cha già dân tộc Kim Nhật Thành từ một người « cha trẻ » thành một nhà lãnh đạo « cứng cỏi » hướng dẫn toàn dân đương đầu với siêu cường Hoa Kỳ.
Theo giới phân tích được AFP trích dẫn thì sau khi lên thay cha là Kim Jong Il qua đời năm 2012, truyền thông Bình Nhưỡng tô vẽ Kim Jong Un theo một kịch bản lãnh tụ tối cao quân đội. Kim lãnh tụ thường xuyên xuất hiện cùng với một nhóm sĩ quan cao cấp, tướng lãnh đầy sao, nét mặt nghiêm trọng trong quân phục cứng nhắc.
Mục đích đầu tiên là chứng tỏ với dân chúng Bắc Triều Tiên mù mờ thông tin và thế giới bên ngoài cũng hiếm hoi tin tức là giai đoạn kế vị đã thành công suôn sẻ, quân đội trung thành với người lãnh đạo mới, tuy trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm. Nói cách khác tại Bắc Triều Tiên , chế độ quân phiệt được cha truyền con nối.
Nhà phân tích Kathy Oh thuộc trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Alexandria ở Virginia, Hoa Kỳ, thẩm định : Khi được các tướng lãnh đứng bao quanh, tân lãnh tụ họ Kim có thể đã được phần nào quân đội tin cậy mặc dù thống tướng chưa bao giờ đi lính một ngày.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2012 thì tình thế bỗng nhiên thay đổi. Chân dung của Kim Jong Un ở những nơi công cộng không bị dẹp đi nhưng ít hơn. Điểm đặc biệt là dưới nét cứng cỏi của một « chiến sĩ », chân dung của Kim Jong Un được tô điểm nụ cười của một người bao dung, rộng lượng và đáng tin cậy. Cũng như ông nội và người cha quá cố, Kim Jong Un thích đi thăm các nông trại, nhà máy, phát biểu thông điệp lạc quan tin tưởng một tương lai sáng ngời.
Theo các tổ chức thiện nguyện hoạt động tại Bắc Triều Tiên, do tính tình thích phô trương hơn cha, ông, Kim tam thế không ngần ngại thăm viếng , vui chơi ở các khu giải trí trong khi hàng triệu người dân thiếu ăn thiếu mặc. Thỉnh thoảng, bộ máy tuyên truyền của chế độ phổ biến một vài hình ảnh của cô vợ trẻ, lịch thiệp như dấu hiệu tân tiến tại một quốc gia sống cô lập và nghèo nàn, người dân thiếu thốn mọi thứ.
Trong quyển sách “The Cleanest Race” tạm dịch là “ dòng giống thuần chủng” , B.R Meyers, một chuyên gia về guồng máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lập luận : "Bắc Triều Tiên bảo vệ một ý thức hệ dựa trên sắc tộc. Họ cho rằng người Bắc Triều Tiên có đạo đức hơn mọi sắc dân khác nhưng thua kém về thể lực. Do vậy cần phải sồng dưới sự che chở của một lãnh tụ ".
Rồi đến cuối năm 2012, một lần nữa guồng máy tuyên truyền đổi hướng. Sau khi thử tên lửa ngụy trang dưới hình thức phóng vệ tinh vào tháng 12 và thử hạt nhân vào tháng 2 năm 2013, Kim Jong Un xuất hiện khắp nơi, thăm chiến hào, đại pháo, chiến hạm… trong mưa gió.
Khi Bình Nhưỡng tuyên chiến với Mỹ, không một nhà quan sát nào tin rằng Bắc Triều Tiên có phương tiện để thực hiện lời đe dọa thì bộ máy tuyên truyền phổ biến bức ảnh chụp Kim Jong Un « nghiên cứu » bản đồ hành quân cùng với một số tướng lãnh. Sau lưng là tấm bản đồ thế giới có ghi các mục tiêu tại Hoa Kỳ.
Byeon Yeong Wook, một nhà báo Hàn Quốc, chuyên gia hình ảnh tuyên truyền xuất phát từ phía bắc vĩ tuyến 38 nhận định : Từ sau vụ thử hạt nhân, bộ mặt của Kim Jong Un trở thành đáng ngại. Nhiều bức ảnh có vẽ kịch tính và lố bịch nhưng đối với người dân Bắc Triều Tiên thì họ sẵn sàng xem đây là nét mặt của một nhà lãnh đạo "can đảm".
Tú Anh (RFI)
Tình hình bán đảo Triều Tiên mỗi ngày mỗi căng thẳng nhưng theo nhịp độ leo thang khiêu khích của Bình Nhưỡng. Sau khi « tuyên chiến » với Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên tìm cách kích động tâm lý sợ hãi trong cộng đồng quốc tế bằng hai biện pháp. Đầu tiên là kêu gọi các phái bộ ngoại giao quốc tế tại Bình Nhưỡng di tản vì lý do « không bảo đảm được an ninh ».
Thất bại, cơ quan tuyên truyền vẫn thi hành bước thứ hai, lần này nhắm vào cộng đồng kiều dân nước ngoài làm việc rất đông đảo tại Hàn Quốc với viễn ảnh « xảy ra chiến tranh hạt nhân ».Cùng với động thái này đe dọa ngầm, Bình Nhưỡng tấn công vào tâm lý sợ mất lợi nhuận của doanh nghiệp Hàn Quốc. Đặc khu kinh tế Kaesong bị phong tỏa bất chấp kẻ bị thiệt hại nặng nhất là 53 ngàn công nhân Bắc Triều Tiên.
Song song với các cú đấm đe dọa bên ngoài, truyền thông, báo chí Bắc Triều Tiên được chỉ đạo đồng loạt sửa đổi hình ảnh của Kim lãnh tụ trong mục đích rõ ràng là biến cháu nội của cha già dân tộc Kim Nhật Thành từ một người « cha trẻ » thành một nhà lãnh đạo « cứng cỏi » hướng dẫn toàn dân đương đầu với siêu cường Hoa Kỳ.
Theo giới phân tích được AFP trích dẫn thì sau khi lên thay cha là Kim Jong Il qua đời năm 2012, truyền thông Bình Nhưỡng tô vẽ Kim Jong Un theo một kịch bản lãnh tụ tối cao quân đội. Kim lãnh tụ thường xuyên xuất hiện cùng với một nhóm sĩ quan cao cấp, tướng lãnh đầy sao, nét mặt nghiêm trọng trong quân phục cứng nhắc.
Mục đích đầu tiên là chứng tỏ với dân chúng Bắc Triều Tiên mù mờ thông tin và thế giới bên ngoài cũng hiếm hoi tin tức là giai đoạn kế vị đã thành công suôn sẻ, quân đội trung thành với người lãnh đạo mới, tuy trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm. Nói cách khác tại Bắc Triều Tiên , chế độ quân phiệt được cha truyền con nối.
Nhà phân tích Kathy Oh thuộc trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Alexandria ở Virginia, Hoa Kỳ, thẩm định : Khi được các tướng lãnh đứng bao quanh, tân lãnh tụ họ Kim có thể đã được phần nào quân đội tin cậy mặc dù thống tướng chưa bao giờ đi lính một ngày.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2012 thì tình thế bỗng nhiên thay đổi. Chân dung của Kim Jong Un ở những nơi công cộng không bị dẹp đi nhưng ít hơn. Điểm đặc biệt là dưới nét cứng cỏi của một « chiến sĩ », chân dung của Kim Jong Un được tô điểm nụ cười của một người bao dung, rộng lượng và đáng tin cậy. Cũng như ông nội và người cha quá cố, Kim Jong Un thích đi thăm các nông trại, nhà máy, phát biểu thông điệp lạc quan tin tưởng một tương lai sáng ngời.
Theo các tổ chức thiện nguyện hoạt động tại Bắc Triều Tiên, do tính tình thích phô trương hơn cha, ông, Kim tam thế không ngần ngại thăm viếng , vui chơi ở các khu giải trí trong khi hàng triệu người dân thiếu ăn thiếu mặc. Thỉnh thoảng, bộ máy tuyên truyền của chế độ phổ biến một vài hình ảnh của cô vợ trẻ, lịch thiệp như dấu hiệu tân tiến tại một quốc gia sống cô lập và nghèo nàn, người dân thiếu thốn mọi thứ.
Trong quyển sách “The Cleanest Race” tạm dịch là “ dòng giống thuần chủng” , B.R Meyers, một chuyên gia về guồng máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lập luận : "Bắc Triều Tiên bảo vệ một ý thức hệ dựa trên sắc tộc. Họ cho rằng người Bắc Triều Tiên có đạo đức hơn mọi sắc dân khác nhưng thua kém về thể lực. Do vậy cần phải sồng dưới sự che chở của một lãnh tụ ".
Rồi đến cuối năm 2012, một lần nữa guồng máy tuyên truyền đổi hướng. Sau khi thử tên lửa ngụy trang dưới hình thức phóng vệ tinh vào tháng 12 và thử hạt nhân vào tháng 2 năm 2013, Kim Jong Un xuất hiện khắp nơi, thăm chiến hào, đại pháo, chiến hạm… trong mưa gió.
Khi Bình Nhưỡng tuyên chiến với Mỹ, không một nhà quan sát nào tin rằng Bắc Triều Tiên có phương tiện để thực hiện lời đe dọa thì bộ máy tuyên truyền phổ biến bức ảnh chụp Kim Jong Un « nghiên cứu » bản đồ hành quân cùng với một số tướng lãnh. Sau lưng là tấm bản đồ thế giới có ghi các mục tiêu tại Hoa Kỳ.
Byeon Yeong Wook, một nhà báo Hàn Quốc, chuyên gia hình ảnh tuyên truyền xuất phát từ phía bắc vĩ tuyến 38 nhận định : Từ sau vụ thử hạt nhân, bộ mặt của Kim Jong Un trở thành đáng ngại. Nhiều bức ảnh có vẽ kịch tính và lố bịch nhưng đối với người dân Bắc Triều Tiên thì họ sẵn sàng xem đây là nét mặt của một nhà lãnh đạo "can đảm".
Tú Anh (RFI)
Bản tin tiếng Anh
- Dairy producer secures French milk factory deal (Washington Post) - China's Synutra International Inc has been approved to go ahead with a 100-million-euro investment project that will result in the construction of a milk factory in France.
- China-targeted probes rise (Washington Post) - Trade probes targeting China are becoming more frequent and complicated, and dealing with trade frictions will be a long-term and challenging task.
- Small, micro firms hungry for long-term loans (Washington Post) - China's small and micro enterprises are still struggling with lackluster business, and most badly need long-term rather than short-term loans, said a report based on a survey released on Saturday at the Boao Forum for Asia.
- E-commerce takes a big toll (Washington Post) - China's fast-growing e-tailing market could help unleash private consumption and drive the next stage of economic development.
- Self-generated electricity may be sold in Tianjin (Washington Post) - The Tianjin Binhai Electricity Company, a branch of the State Grid, recently received from Dong Qiang the first individual application to sell electricity.
- Shanghai starts culling fowl (Washington Post)
- All live poultry markets in Shanghai will be closed from Saturday
after H7N9 bird flu virus was found in pigeon samples from a farm
product market.
Shanghai bans entry of live poultry
No sign of H7N9 human-to-human transmission
HK on higher alert as girl tested for H7N9
- Theater firms scramble for managers (Washington Post) - The rapid expansion of movie theaters in China has boosted box office revenues as well as spurred a huge demand for theater management specialists.
- Chinese overtake Germans as biggest spending tourists (Washington Post) - Chinese tourists have overtaken Germans as the world's biggest-spending travellers after a decade of robust growth in the number of Chinese holidaying abroad, the United Nations World Tourism Organisation (UNWTO) said on Thursday.
- Expats rank attractive Chinese cities (Washington Post) - The results of the "2012 Amazing China - The Most Attractive Chinese Cities for Foreigners" survey are released. Expats chose Shanghai, Beijing, Shenzhen and others as China's 10 most attractive cities for foreigners.
- New auction record set for Kangxi porcelain (Washington Post) - A ruby-ground falangcai bowl made during the reign of Qing Emperor Kangxi (1661-1722) fetched HK$74 million ($9.5 million) at the Sotheby's spring sales auction in Hong Kong on April 8.
- Luscious Lombok (Washington Post) - The small muster of gray clouds offer little relief from the intense Equatorial sun as I leap from the boat's splintered gangplank to the warm waters lapping against the shore.
- Green concepts with better lifestyles (Washington Post) - Beijing's latest high-end living concept Green Technology Changes Life, was unveiled at a press conference on April 2 by MOMA•Lifeng in the nation’s capital.
- Stitches in time (Washington Post) - Mississippi quilter Martha Ginn found an eager audience for her craft when she arrived in China late last month.Reinvigorating ink painting
- Fusion Afoot (Washington Post) - Artists make modern dance a multimedia show with young performers.Phoenix reborn Living master of thangka Snuff and stuff
- Relief from the madding crowds (Washington Post) - To help you enjoy a crowd-free vacation, China Daily has selected three destinations around Shanghai that are off the beaten track but still well worth a visit.
- Temblor's deathly shadow finally exorcised (Washington Post) - Five years after the devastating Wenchuan earthquake, survivors have rebuilt their lives.
- Fast growth to continue, Xi says (Washington Post)
- China will grow relatively quickly for a long time, and its market
will be open and fair, President Xi said, soothing fears over the
Chinese economy.
Xi touts cross-Straits ties
Errors in urbanization must be avoidedBeijing pledges help and support for UNChina vows further cooperation with IMF
- Li: Cooperation with Cambodia should rise (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Monday for strengthened practical cooperation with Cambodia in areas including agriculture, infrastructure, energy, telecommunications and water resources.
- China-Africa cooperation at strongest (Washington Post) - Cooperation between China and Africa is stronger than ever, with China planning to beef up investment in Africa and Chinese companies starting to consider moving abroad.
- Xi warns against chaos in region (Washington Post)
- No country should be allowed to damage world peace or throw a region
into chaos for selfish gains, President Xi Jinping said on Sunday.
Quotesfrom Boao ForumRising China 'benefits world'President wants more deals with Australia
China and Mongolia should beef up cooperation
- Young leaders discuss education at Boao Forum (Washington Post) - At Saturday's Boao Forum for Asia CCTV Young Leaders Roundtable, the theme was "Development for all: The mission of education," off ering the young leaders' perspectives and solutions.
- President Xi delivers message of peace, openness (Washington Post) - President Xi Jinping said China will make contributions toward peace and development in Asia and the world at an international forum that opened on Sunday.
- Chinese, Mexican presidents meet on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Saturday held talks with his Mexican counterpart Enrique Pena Nieto in the southern Chinese city of Sanya.
- Chinese president meets with Myanmar counterpart (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping (R) shakes hands with Myanmar's President U Thein Sein during a welcoming ceremony held by President Xi Jinping for President U Thein Sein in Sanya, South China's Hainan province, April 5, 2013
- Eight Tibetan monks named Geshelharampa (Washington Post) - Eight more monks have passed the annual debate challenges and were accredited as the highest scholars of the Gelukpa school of Tibetan Buddhism Thursday in Jokhang Temple, Lhasa.
- China, Brunei confer on ties, stepping up cooperation (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping met Brunei's Sultan Hassanal Bolkiah here on Friday to confer on bilateral ties and cooperation in many fields.
Tháng Tư nhìn lại: Nội chiến hay không nội chiến?
Tháng tư lại đến, nó gợi lại một thời khắc lịch sử khi cuộc chiến Việt
Nam kết thúc. Một cuộc chiến mà cách định danh nó không hề đơn giản.
Chúng ta cùng lắng nghe những ý kiến từ nhiều góc cạnh khác nhau về cuộc
chiến ấy.
Các nỗ lực hòa giải
Cách đây không lâu, ông thứ trưởng bộ ngọai giao Việt nam cùng ông tổng
lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh đã đến thăm và thắp hương tại nghĩa
trang quân đội Việt nam Cộng Hòa hiện tọa lạc tại Bình Dương. Nghĩa
trang này sau năm 1975 được giao cho Quân đội nhân dân Việt nam quản lý,
thân nhân không đựơc vào thăm người đã khuất.
Nghĩa trang trở nên hoang tàn, vắng lặng. Ông Dan Southerland, một ký
giả Mỹ thời chiến tranh Việt Nam viết về nghĩa trang này trong một bài
hồi năm 2005 như sau:
“Qua bức tường thủng lổ chổ, chúng tôi thấy các nấm mồ mọc đầy cỏ dại.
Trong một băng video được mang sang Mỹ thấy các bia mộ bị hư hỏng, và
một phần của nghĩa trang bị xâm phạm”.
Câu chuyện về nghĩa trang này chính là biểu trưng của những khó khăn cho
sự hòa giải sau chiến tranh, cuộc chiến dai dẵng nhất thế kỷ 20.
Cộng đồng người Việt khắp năm châu vẫn chưa đồng ý nhau về cách gọi cuộc
chiến ấy, người thì gọi là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kẻ gọi
cuộc phân tranh Quốc Cộng, người bùi ngùi kỷ niệm tháng tư đen, kẻ ăn
mừng ngày giải phóng.
Chiều ngày 7 tháng 3 năm 2013, một phái đòan thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn do ông TLS Lê Thành Ân dẫn đầu đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa |
38 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, việc tu bổ nghĩa trang nói chung được sự đồng thuận của nhiều phía,
Ông Dương Trung Quốc, nhà sử học, đại biểu quốc hội Việt Nam nói về việc này:
“Trong thời gian ông Nguyễn Cao Kỳ còn sống, ông cũng có trao đổi với
tôi về chuyện này xem như đó là một bức xúc của cộng đồng người Việt ở
hải ngọai. Cá nhân tôi coi việc này là việc nên làm để hàn gắn những đau
thương mất mát trong chiến tranh, đòan tụ về mặt tinh thần với gia
đình.”
Giáo sư Tương Lai nguyên viện trưởng viện khoa học xã hội Việt Nam phát biểu:
“Đây là tín hiệu rất đáng mừng bởi vì trong việc biểu tỏ tinh thần hòa
hợp dân tộc thì việc tu sửa nghĩa trang đó rồi quanh năm hương khói là
một việc làm hết sức có ý nghĩa.”
Ông Nguyễn Gia Kiểng, một viên chức thời Việt Nam cộng hòa, nay định cư
tại Pháp, người sáng lập Tập hợp dân chủ đa nguyên để đấu tranh cho nền
dân chủ đa đảng tại Việt nam nói:
“Tôi cho đây là một bước tiến quan trọng Bây giờ có một hành động theo
chiều hướng hòa giải dân tộc thì chúng tôi nghĩ rằng sau 38 năm thì nó
cũng muộn màng và đáng tiếc nhưng là một bước tiến theo chiều hướng
chúng tôi mong đợi”.
Nội chiến hay chống ngoại xâm?
Nhưng việc định danh cuộc chiến lại không dễ dàng,
Giáo sư tương lai nói: “Cuộc chiến tranh nổ ra nếu đi ngược lại lịch sử
diễn biến thì rõ ràng là cuộc chiến tranh thống nhất đất nước chống lại
lực lượng ngọai bang.”
Ông Dương Trung Quốc thì có một cái nhìn ít khẳng định hơn, ông nói:
“Quan điểm chính thống của nhà nước Việt nam thì vẫn coi đó là cuộc
chiến chống ngọai xâm. Cái yếu tố người Mỹ trong cuộc chiến vừa qua nó
quá lớn nên khó lòng gọi đó là cuộc nội chiến”.
Còn quan điểm của của ông Nguyễn gia Kiểng thì như sau:
“Tôi có quan hệ với nhiều anh em trong nước kể cả các anh em từng giữ
chức vụ cao cấp trong bộ máy đảng và chính quyền cộng sản thì tôi thấy
suy nghĩ bây giờ rất đổi mới, nói chung anh em đều nhìn nhận đó là một
cuộc nội chiến mà còn là một cuộc nội chiến đáng tiếc nữa.”
Đối với chính phủ Việt nam hiện nay, từ Nội Chiến nó nhạy cảm tới mức
người ta ngại không dùng nó để chỉ những cuộc chiến xa xưa.
Tác giả Tạ chí Đại Trường, người có nhiều nghiên cứu lịch sử Việt Nam
trước và sau 1975, có viết một quyển sách vào năm 1964 tên gọi là “Lịch
sử Nội Chiến Việt Nam 1771 đến 1802”, cuốn sách này sau 1975 được in ở
Việt Nam với tên gọi, “Nước Việt nam thời tây Sơn”.
Qua email trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Chí Đại Trường cho biết về số phận cuốn sách này:
“Long đong sau 1975, đến 2007 mới được tái bản ở Việt Nam. Như vậy là
“xưa” quá rồi. Tai nạn đến với quyển sách đó, một phần vì chữ “nội
chiến” mang tính cấm kị sau 1975 vì người ta muốn né tránh cuộc chiến
1965-75 mà nhiều người trong Nam trước 1975 đã cho là “nội chiến” như
trong bài hát của Trịnh Công Sơn “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Tất
nhiên với nhà nước đương quyền thì điều này nay vẫn còn là điều cấm
kỵ.”
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và ông Nguyễn Đạc Thành, người khởi xướng Sáng Hội Việt Mỹ VAF đã viếng thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà vào ngày 1 tháng 3 năm 2013. |
Trang sử buồn của dân tộc
Trở lại câu chuyện Nghĩa trang quân đội Việt nam Cộng Hòa, ông Dan
Southerland khi quan sát thấy nghĩa trang được đặt dưới sự canh gác cẩn
mật vào năm 2005 đã đặt câu hỏi:
“Phải chăng đây là nhà tù cho các hồn ma?”
Câu nói làm liên tưởng đến việc trả thù trong lịch sử Việt Nam như việc
nhà Nguyễn của Vua Gia Long “cầm tù” xương cốt của các đối thủ cũ là anh
em Tây Sơn trong ngục tối để trả thù. Thêm một hành động cho cái mà ông
Nguyễn Gia Kiểng gọi là:
“Tôi nghĩ sự bất dung là một điều đáng buồn trong lịch sử Việt Nam”
Sự bất dung ấy qua thời gian mấy mươi năm qua có được phai nhạt đi hay không?
Ông Dương Trung quốc phát biểu về việc định danh cuộc chiến như sau:
“Câu chuyện (Tu bổ nghĩa trang) này cũng có thể coi là sớm cũng có thể
là muộn. Thay đổi nhận thức của quá khứ là không đơn giản.
Cá nhân tôi cũng đã suy nghĩ là nên gọi cuộc chiến này như thế nào và
tôi phải nói là chuyện đó không dễ. Mà đúng là nếu khác quan điểm như
vậy thì cũng khó lòng . Nó cần có thời gian”.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã đặt tựa cho hai chương về lịch sử Việt
Nam hiện đại của mình, viết trong thời gian gần đây như sau:
“Cuộc chiến giành độc lập: Cơn Mộng du ba mươi năm”.
Liệu 38 năm có đủ độ lùi thời gian chưa? Và cơn mộng du mà ông Tạ Chí
Đại Trường gọi tên có còn không? Đó là một câu hỏi lớn mà dường như vẫn
chưa có câu trả lời.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-04-09
Phạm Lê Vương Các - Tại sao tôi không được phép là tôi?
(Phản hồi nhân bài viết “Phản động nhân danh lòng yêu nước” của tác giả Anh Khôi đăng trên báo Nhân Dân.)
Cách đây gần một tháng, tôi có viết bài “Cần nhìn nhận hành vi chống nhà
nước từ nhiều góc độ” đăng trên Nhật báo Ba sàm – Cơ quan ngôn luận của
Thông tấn xã Vỉa hè. Bài viết đó chỉ là những nhận định cá nhân, tất
nhiên khó tránh khỏi sơ sót, hạn chế. Do đó tôi rất mong được nghe thêm
những ý kiến phản biện, phê phán.
Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, dưới bất kỳ hình thái xã hội
hoặc định chế chính trị nào, đa nguyên về tư tưởng luôn là điều tất yếu.
Chỉ có những kẻ ngu ngốc mới cố gắng “rèn” con người hướng đến sự
“thuần nhất”. Con người vốn dĩ phụ thuộc vào sự tự rèn luyện, tự trưởng
thành trong nhận thức của từng cá nhân khi tương tác với các cá nhân
khác. Đây là điều căn bản trong mối quan hệ giữa người và người. Tôn
trọng sự khác biệt là điều tối cần thiết trong việc duy trì mối quan hệ
này, có như vậy mới tránh được đổ vỡ, vốn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình
huống “một mất, một còn”.
Dù nhận thức như vậy nhưng tôi vẫn “choáng” khi đọc bài “Phản động nhân
danh lòng yêu nước” của tác giả Anh Khôi. Bài viết này ngoài sức tưởng
tượng của tôi, sự phê phán mà tác giả dành cho tôi đã vượt ra khỏi sự
tranh luận, nó là một loại cáo trạng, “kết buộc” tôi là: “nằm trong các
thủ đoạn mà các thế lực thù địch, đang triển khai sử dụng nhiều luận
điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật
đổ chính quyền”.
Trong bài viết đó, ông Anh Khôi đã viện dẫn nhiều điều từ Hiến Pháp, chỉ
tiếc là khi đọc – trích Hiến pháp, tác giả lại cố tình lờ đi các nguyên
tắc được quy định tại Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 và cũng được ghi
nhận tại Điều 9 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, đó là: “không ai
bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực
pháp luật”. Thay vì dùng lý lẽ, thực tế để “giáo dục, cảm hóa, thuyết
phục” những người trẻ như tôi, giúp chúng tôi nhận ra “đúng, sai”, ông
Anh Khôi lại đem một tương lai mịt mù ra hăm dọa chúng tôi.
Trong bài viết “Chúng ta đang có tội với tương lai”,
tôi đã trình bày suy nghĩ của tôi về cách xử sự mà tôi nghĩ rằng nên có
giữa thế hệ những người đi trước như ông Anh Khôi và đi sau như tôi,
nên tôi xin phép không nhắc lại nữa. Chỉ xin ông Anh Khôi nhớ rằng, niềm
tin và lý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn thì chỉ có những thế hệ
sau, khi đứng trước lịch sử mới có thể phán xét một cách khách quan
nhất.
Thưa ông Anh Khôi,
Khi ông cho tôi là “phản động” thì đó là quan điểm của ông, tôi tôn
trọng đánh giá của ông. Ông nhận định các luận điểm của tôi còn non kém,
thiếu hiểu biết và mập mờ, rồi chỉ trích thì tôi vẫn trân trọng cảm ơn
ông. Ông cáo buộc mục đích bài viết của tôi là gì chăng nữa thì đó vẫn
là quyền của ông, suốt quá trình tự học hỏi, với mong mỏi trở thành một
con người theo đúng nghĩa con người trong một xã hội tiến bộ và văn
minh, dạy tôi tôn trọng những khác biệt như thế, dù tôi có đồng tình
hay không. Tôi sẽ không cố gắng chứng minh với ông tôi là người thế nào,
yêu nước hay phản động, nguy hiểm hay có ích… bởi lẽ tôi có một “miền
giá trị” riêng cho mình. Ông đã đứng trên một hệ giá trị khác để phán
xét tôi, tôi không bận tâm lắm, phán xét người khác là điều xa lạ đối
với tôi. Tuy nhiên, do các phán xét này được báo Nhân Dân chọn đăng, nó
không còn là quan điểm của cá nhân ông nữa, nó được xem như quan điểm
chính thức của cơ quan ngôn luận thuộc Trung ương Đảng, không phải kiểu
bày tỏ quan điểm cá nhân ở “vỉa hè” như bài viết của tôi nên tôi muốn
thưa lại với ông vài điều.
Như tôi đã từng trình bày, “khoa học là khai minh, chính trị là tuyên
truyền. Chính trị muốn tuyên truyền hiệu quả thì cần phải dựa vào khoa
học”. Đó là lý do tôi chấp nhận “chống nhà nước” bằng các hành vi phi
bạo lực. Tôi quan niệm rằng, bất kỳ chủ thể, sự vật hay hiện tượng nào
cũng có những hạn chế nhất định, cho nên, chống lại nó là điều cần và
nên làm để vươn tới Chân-Thiện-Mỹ. Ở đây, “chống” cần được hiểu là phủ
định cái lạc hậu và tạo tiền đề cho cái tiến bộ ra đời, chứ không phải
là tiêu diệt lẫn nhau.
Thưa ông Anh Khôi,
Không phải tôi mà nhiều người đọc bài viết của ông cũng tin như tôi
rằng, bài ông đã viết chỉ nhằm “duy trì nỗi sợ hãi cho một người trẻ như
tôi”. Người khác như thế nào, tôi không biết, riêng tôi, xin thú nhận
là đọc xong bài ông viết tôi có sợ. Sở dĩ tôi có thể ngồi viết thêm bài
này, gửi nó cho ông là vì tôi ráng tựa vào lương tri, dằn nỗi sợ xuống.
Tôi nghĩ rằng ông đọc nhiều, hiểu rộng nên chắc ông nhớ, gần đây, Giáo
sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ: “Không thể lấy sự sợ hãi làm phương pháp
bảo vệ chế độ”. Vậy theo ông, Giáo sư Ngô Bảo Châu có “ngộ nhận” không?
Thứ hai, có vẻ ông muốn “vận động” cho tôi vào tù vì “làm ra các tài
liệu tuyên truyền chống nhà nước” và hình như cũng muốn qua đó dọn ra
một con đường tương tự cho người làm trang blog Ba Sàm vì đã “phát tán
tài liệu tuyên truyền chống nhà nước”? Tôi muốn giải thích thêm với ông
rằng, tôi không “chơi” với Quan Làm báo, Dân Làm Báo hay Biển Đông mà
chọn “chơi” với blog Ba Sàm vì tôi vẫn muốn “tôn trọng luật pháp” như
cảnh báo trong Công văn 7169 do Văn phòng Thủ Tướng phát hành. Tuy
nhiên, do là một người có tìm hiểu pháp luật, dấu “…” trong công văn là
một dấu hỏi lớn với tôi. Công văn 7169 có phải là một văn bản quy phạm
pháp luật hay không, nếu là một văn bản quy phạm pháp luật thì tại sao
lại có dấu “…” để ai muốn suy diễn thế nào cũng được? Phải chăng nhờ dấu
“…” này nên ông mạnh dạn kéo cả tôi lẫn blog Ba Sàm, cột vào chung một
“rọ”?
Thứ ba, tại sao ông lại chọn bài viết của tôi để tấn công vào thời điểm
diễn ra Hội nghị Trung ương 6? Chưa bao giờ tôi nghĩ một bài viết nào đó
của tôi có thể là trọng tâm phản công của một tờ báo giữ vai trò đặc
biệt như Nhân Dân. Tôi chưa đủ tầm để được “vạch mặt, chỉ tên” trên cơ
quan ngôn luận của Trung ương Đảng đâu ông Anh Khôi ạ!
Thứ tư, phải chăng ông chỉ trích tôi vì ngại bài viết của tôi sẽ ảnh
hưởng và tác động đến nhận thức của sinh viên nên cần phải “định hướng
lại”? Nếu suy nghĩ như thế thì ông đã lo lắng thái quá. Cá nhân tôi
không bao giờ nghĩ đến việc rao giảng điều gì đó cho bất kỳ ai. Tôi chỉ
yêu mến tri thức và tin rằng nhiều bạn bè đồng trang lứa với tôi cũng
giống như tôi, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình và nghe phản hồi
về những suy nghĩ đó như một cách học hỏi.
Tôi có cảm giác sự lo ngại của ông xuất phát từ cảm giác nơi ông rằng
tôi muốn làm chính trị. Xin thưa với ông rằng: Tôi không thuộc về bất kỳ
đảng phái, tổ chức chính trị nào cả. Xin đừng ghép những người chia sẻ
những suy nghĩ khác với điều mình muốn họ nghĩ là “kích động và kêu gọi
lật đổ chính quyền”. Giành giật chính quyền là mục đích của những người
muốn làm chính trị, còn tôi chỉ là người muốn mở mang tri thức nên chia
sẻ điều mình nghĩ và chờ đón ý kiến về những suy nghĩ đó từ những người
khác. Chỉ thế thôi ông Anh Khôi ạ! La hoảng và làm những người khác
hoảng, vô tình hay cố ý, ông đang xúc phạm yếu tố “dân bàn” mà Đảng vẫn
cổ súy đấy ông Anh Khôi ạ!
Cũng có thể ông sẽ thắc mắc rằng, nếu có thiện ý tại sao tôi lại “chui”
vào blog Ba Sàm, hình như ông không có thiện cảm với blog này (?) Xin
giải thích để ông hiểu rằng tôi chọn blog Ba Sàm bởi ở đó có “tự do”
không cần theo “lề” nào. Họ đăng bài tôi rồi đăng luôn cả bài phê phán
tôi của ông. Bao giờ báo Nhân Dân làm được như vậy, tôi (và tôi tin rằng
nhiều người khác) sẽ gửi suy nghĩ, ý kiến của mình cho báo Nhân Dân chứ
không chọn blog Ba Sàm nữa.
Chào ông,
Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 Đại học tại TPHCM
21-10-2012
(Blog Người Lót gạch)
Chống DBHB: Một phát biểu không phù hợp với thực tế
Chiều 5-4, phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn cùng 5 bị cáo khác phạm tội
"Giết người, chống người thi hành công vụ" đã kết thúc sau 4 ngày làm
việc. Sẽ chẳng có gì phải bàn thêm nếu nhưng không có chuyện, thông qua
VOA Việt ngữ, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức bảo vệ
nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) Phil Robertson phát biểu
rằng: “Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo
cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền…”.
Cách nói của ông Phil Robertson chứng tỏ ông ta thiếu am hiểu về nhân
quyền ở Việt Nam. Là một quốc gia rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân
văn, ngoài những vấn đề chung, khái niệm nhân quyền ở Việt Nam luôn đi
liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân
nghĩa, lòng nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và các giá
trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong tiếp nhận có chọn
lọc các giá trị từ bên ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam bắt nguồn
từ tinh thần nhân đạo, nhân văn. Thực tiễn đã khẳng định Việt Nam luôn
quan tâm đến nhân quyền và luôn bảo vệ, phát triển nhân quyền. (LB: chịu, không hiểu nổi cái lý luận này á!)
5 cựu quan chức Tiên Lãng trước tòa. Từ trái sang phải: bị cáo Lê Thanh Liêm; Phạm Xuân Hoa; Nguyễn Văn Khanh; Phạm Đăng Hoan và Lê Văn Hiền. Ảnh: TTXVN. |
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam luôn bảo vệ và
phát huy các quyền của công dân; tạo điều kiện thuận lợi, động viên,
khích lệ mọi người tích cực tham gia bảo vệ các quyền đó. Đồng thời,
pháp luật Việt Nam cũng kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm
quyền con người hoặc lợi dụng quyền con người để hành động trái pháp
luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong sự việc ở Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn và các bị cáo đã vi phạm nghiêm
trọng pháp luật Việt Nam. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho
thấy các bị cáo đã quyết tâm thực hiện đến cùng tội phạm... Do đó, cần
phải có hình phạt thật nghiêm khắc để thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật cũng như để răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung. Tuy nhiên, xuất
phát từ chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước; qua xem
xét, cân nhắc nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã chấp nhận một phần đề
nghị của VKSND TP Hải Phòng cho các bị cáo được hưởng mức án dưới mức
khởi điểm của khung hình phạt theo Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa đã thể hiện tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật, được
đông đảo dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Thực tế tại phiên tòa càng cho thấy rõ những gì ông Phil Robertson nói
là không phù hợp với thực tế, thể hiện một thái độ thiếu thiện chí với
Việt Nam.
Kim Ngọc
(QĐND)
vào đây để tham khảo vấn đề nhân quyền: Nhân quyền – Wikipedia tiếng Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
và đánh giá về nhân quyền VN:
“Đột nhiên” bị hủy kết quả?
Vi phạm thủ tục tố tụng?
Nhân quyền tại Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Vụ khởi kiện Chủ tịch Thanh Hóa: Người khởi kiện kháng cáo toàn bộ bản án
Trong khi đại diện cho người bị kiện khẳng định, Cty CP Khôi Việt có lỗi
nên Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (lúc bấy giờ) mới hủy kết quả trúng
đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) thực hiện Dự án Quảng Thành, tỉnh Thanh
Hóa.
Nhưng người khởi kiện không tâm phục phán quyết sơ thẩm và đưa ra những lý lẽ có cơ sở.
“Đột nhiên” bị hủy kết quả?
Ông Lê Như Hùng, Chủ tịch HĐQT&TGĐ Cty CP Khôi Việt (Cty Khôi Việt),
trụ sở tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, ngày
4-10-2006, Cty Khôi Việt trúng đấu giá QSDĐ do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ
chức đấu giá cho Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh khu đô thị
mới (KĐTM) Quảng Thành, thuộc xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
Theo đó, ngày 23-10-2006, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết
định số 3013/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu giá, công nhận đơn vị
trúng đấu giá QSDĐ là Cty Khôi Việt. Do đó, Cty đã ký hợp đồng với Hội
đồng đấu giá QSDĐ tỉnh Thanh Hóa về việc giao đất và nộp tiền thuê đất
để xây dựng KĐTM Quảng Thành. Cty đã nộp hơn 7,6 tỷ đồng vào tài khoản
ngân sách tỉnh Thanh Hóa; ứng 200 triệu đồng cho UBND TP Thanh Hóa để tổ
chức công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thanh toán tiền thiết kế
cho các đơn vị lập quy hoạch chi tiết, chi phí quản lý dự án hơn 15 tỷ
đồng.
Nhưng khi Hội đồng GPMB xác định mốc giới để tiến hành GPMB thì phát
hiện quy hoạch chi tiết đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt
theo Quyết định 4131/QĐ-UB ngày 21-12-2004 bị sai nên phải điều chỉnh
lại quy hoạch. Ngay sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số
1014/UBND-CN chỉ đạo UBND TP Thanh Hóa cùng các ngành chức năng hướng
dẫn đơn vị trúng đấu giá điều chỉnh lại quy hoạch. Cty Khôi Việt đã ký
hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch. Ngày 5-12-2007,
UBND tỉnh Thanh Hóa ra tiếp Công văn số 5187/UBND-CN hướng dẫn nộp hồ sơ
điều chỉnh quy hoạch và Cty Khôi Việt đã nộp hồ sơ cho UBND TP Thanh
Hóa. “Thay vì phê duyệt quy hoạch điều chỉnh thì “đột nhiên”, ngày
25-7-2008, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số
2284/QĐ-UB về việc hủy bỏ kết quả trúng đấu giá QSDĐ thực hiện Dự án
Quảng Thành” – đại diện Cty Khôi Việt nói.
Sau nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhưng
đến ngày 6-1-2010, Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa mới có quyết định
thành lập đoàn kiểm tra để giải quyết khiếu nại trong 30 ngày. Quá thời
hạn, đoàn chưa đưa ra được kết luận nên Cty Khôi Việt đã khởi kiện Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên Quyết định số
2284/QĐ-UB ngày 25-7-2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và hành vi
hành chính “không giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp suốt một thời
gian dài” là trái pháp luật; Cty cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa bồi thường hơn 38 tỷ đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa, đại diện cho Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa là các ông: Lê Văn Thiêm, Chánh Thanh tra tỉnh Thanh
Hóa; Nguyễn Lương Thăng, Phó GĐ Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn
Minh Huân, Phó GĐ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Các đại diện trình bày,
khi cắm mốc thực địa phát hiện có sự trùng lấn diện tích giữa quy hoạch
KĐTM Quảng Thành với Dự án đường quốc lộ 1A tránh qua TP và sai sót này,
Cty Khôi Việt phải gánh trách nhiệm. Bởi, Cty được giao lập quy hoạch.
Mặt khác, phía bị kiện cho hay, do Cty Khôi Việt không chấp hành đúng
việc nộp tiền sử dụng đất dù Hội đồng đấu giá đã đôn đốc, gia hạn nhiều
lần. Vì thế, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số
2284/QĐ-UBND.
Trên cơ sở đó, HĐXX sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa đã tuyên bác đơn của
Cty Khôi Việt và chấp nhận đề nghị của UBND tỉnh về việc hỗ trợ hoàn
trả cho Cty Khôi Việt khoản chi phí, khảo sát, chi phí lập quy hoạch và
chi phí nghiệp vụ quản lý lập quy hoạch là hơn 1,4 tỷ đồng; công nhận số
tiền sử dụng đất đợt 1 Cty đã nộp hơn 7,6 tỷ đồng và tiền chi phí cho
việc thực hiện GPMB là 200 triệu đồng.
Các đương sự trình bày tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Hoa Đỗ |
Đại diện Cty Khôi Việt kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng, các
yêu cầu của người khởi kiện đã không được tòa cấp sơ thẩm xem xét thấu
đáo. Phía Cty không tâm phục khi TAND tỉnh Thanh Hóa nhận định, Cty vi
phạm các cam kết về quy chế đấu giá đất của tỉnh, vi phạm nghĩa vụ nộp
tiền để GPMB. Theo người khởi kiện, đáng ra phải xác định lỗi của UBND
tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết
(Quyết định số 4131/QĐ-UB); cũng như cần xác định lỗi của UBND TP Thanh
Hóa đối với việc thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết
1/500 đã được nộp ngày 14-12-2007. Tòa cấp sơ thẩm kết luận, Cty Khôi
Việt vi phạm hợp đồng nhưng chính UBND tỉnh cũng vi phạm thời gian bàn
giao đất theo đúng mặt bằng quy hoạch được duyệt.
Người khởi kiện còn cho rằng, tòa cấp sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố
tụng: Tại phiên tòa được mở ngày 25-9-2012, tòa đã quyết định một HĐXX
hoàn toàn khác, không đúng với tên tuổi 3 thành viên HĐXX nêu trong
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 10/2012/HC-ST ngày 4-9-2012 của TAND
tỉnh Thanh Hóa. Vì lẽ đó, phía Cty đề nghị hoãn phiên tòa vì không được
tống đạt quyết định người tiến hành tố tụng. Ngày 27-9-2012, Cty mới
nhận được quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng của TAND tỉnh
Thanh Hóa. Nhưng tại quyết định tống đạt sau phiên tòa này, TAND tỉnh
Thanh Hóa đã xác định người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện
là ông Nguyễn Như Hùng, không phải là ông Lê Như Hùng nêu trong quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
“Ở đây, lỗi quy hoạch sai không được phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh
quy hoạch phải là lỗi của cơ quan thẩm định (Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa)
và lỗi của cơ quan phê duyệt quy hoạch (UBND tỉnh Thanh Hóa). Tuy
nhiên, tòa đã không đưa đơn vị tư vấn lập quy hoạch, thuyết trình báo
cáo quy hoạch do Cty Khôi Việt thuê, cũng như cơ quan thẩm định quy
hoạch là Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa vào tham gia tố tụng là thiếu sót”,
ông Lê Như Hùng trình bày. Ngoài ra, TAND tỉnh Thanh Hóa còn căn cứ hồ
sơ một vụ án khác để ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm “theo quyết định đưa vụ án ra
xét xử phúc thẩm số 10 ngày 4-9-2012”.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm của TAND TC sẽ được mở ngày 11-4-2013 và Cty Khôi Việt sẽ yêu cầu HĐXX làm rõ những khúc mắc trên.
Hoa Đỗ
(PL&XH)
Những lỗi lo sợ của nhà cầm quyền Trung Nam Hải
Vụ cưỡng hiếp Indonesia có quy mô nhỏ hơn rất nhiều, không phải trong đệ
nhị thế chiến, không xảy ra trên đất Tàu, và cũng chỉ mới xảy ra cách
đây 13 năm (1998). Gọi là vụ cưỡng hiếp Indonesia nhưng không có người
Indonesia nào bị cưỡng hiếp ở đây cả. Toàn bộ nạn nhân đều là người
Trung Quốc. Cái tittle này được đặt nhái theo "Vụ cưỡng hiếp Nam Kinh"
vào năm 1937, khi mà quân đội phát xít Nhật tiến vào thành phố Nam Kinh
và thực hiện những tội ác dã man (bao gồm cưỡng hiếp gần như toàn bộ phụ
nữ trẻ ở Nam Kinh, cướp bóc và thảm sát một cách tàn bạo người dân TP
này).
"...Trong cuộc thảm sát này có trên 5.000 phụ nữ người Hoa bị hiếp dâm,
chặt đầu và thiêu sống , người già nhất là 50 tuổi, nhỏ nhất chỉ mới 9
tuổi !..." - Đọc những số liệu này, hẳn các bạn cảm thấy rùng mình ghê
tởm? Cũng như các bạn, vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ và quân
đội Indonesia. Tuy nhiên, là một người Đông Á nói chung và người Việt
Nam nói riêng, chúng ta cũng cần phân tích rộng hơn một chút để hiểu rõ
vì sao quân đội và nhân dân Indonesia lại có những hành động gần như mất
hết tính người này. Và đây .
Với chính sách bành trướng cổ truyền, người Tàu coi việc di dân và đồng
hóa là hai việc không thể thiếu. Di dân đến những vùng đất mới chiếm
được để giữ đất và để đồng hóa văn hóa. Riêng ở Campuchia, TQ huấn
luyện, nhồi sọ, xúi giục bè lũ Polpot tự diệt chủng hết người dân gốc
Khmer để đưa người Tàu sang chiếm toàn bộ diện tích nước Campuchia. Bởi
vì, dù có quân đội đông đảo đến đâu chính phủ Trung Quốc cũng không thể
đủ kinh phí để duy trì một lượng lớn quân đội trên đất khách quê người
nhằm trấn áp những cuộc nổi dậy dành độc lập chắc chắn sẽ diễn ra được.
Cách hiệu quả nhất là di dân đến đấy (dân thì Tàu không thiếu), cố gắng
tiêu diệt nền văn hóa bản địa và thay thế nó bằng văn hóa Tàu. Khi văn
hóa đã giống nhau thì nghiễm nhiên vùng đất mới sẽ trở thành "một bộ
phận không thể tách rời" của đế quốc Tàu (Điều này đã xảy ra với các
quốc gia Đại Lý, Đại Yên, Mãn Châu... và một ví dụ na ná ở VN đó là việc
ngày xưa đồng bào Công Giáo mở cửa rước giặc Pháp vào cướp nước.). Ta
có thể thấy khắp các quốc gia đông á không nơi đâu là không có người Tàu
(thường được gọi với cái mỹ danh "Hoa Kiều") sinh sống.
Tất nhiên việc đồng hóa không thể diễn ra một sớm một chiều,nhất là khi
Hoa Kiều phải sống trong một quốc gia có chủ quyền và chính phủ không
thân Trung Quốc. Vô số mâu thuẫn đã phát sinh giữa Hoa Kiều và dân bản
địa đã dẫn đến nhiều cuộc đụng độ đẫm máu mà phe phải chịu thiệt thòi
luôn là Hoa Kiều. Cụ thể trong bài này là Indonesia.
Vụ việc xảy ra quá dã man đã khiến người Tàu trên khắp thế giới phải
thốt lên những lời lẽ thù hằn đến mức mất nhân tính. Chính phủ Trung
Quốc thì im lặng. Họ coi như không có việc gì xảy ra và lặng lẽ chặn tất
cả các thông tin liên quan đến sự kiện nhằm tránh những cuộc biểu tình
phiền phức.
Báo chi Trung Quốc loan tin: Chúng ta thử lướt qua một vài lời kêu gọi
của Hoa Kiều để thấy được sự bất mãn của họ với sự kiện: "Trước thảm họa
của đồng bào người Hoa, làm sao chúng ta có thể quên đi lịch sử đầy bi
đát đã xảy ra đối với đồng hương, đồng bào ruột thịt của chúng ta.
Chúng ta hãy cùng nhau phát tán những hình ảnh này và tạo áp lực yêu cầu
ông Hồ Cẩm Đào huy động 10 triệu quân để rửa nổi nhục cho dân tộc Trung
Hoa, xóa sổ dân tộc Indonesia trên trái đất này ... Nếu bạn là người
yêu hòa bình, bạn hãy gửi những hình ảnh này cho những người xung quanh
bạn để bi kịch này đừng bao giờ tái diển "…
"Tại sao Trung Cộng không trả đũa Indonesia theo kiểu Mỹ trả đủa
Afganistan, để rửa nổi nhục dân tộc. Quốc gia nào mà can thiệp thì TC
phóng cùng lúc 200 đầu đạn hat nhân,coi quốc gia đó có đở nổi không. Tại
sao Việt Nam không lấy đầu súngcủa TC nhắm vào Indonesia, TC và
Indonesia mà đánh nhau thì TC không rảnh để tranh giành Hoàng Sa – Hoàng
Sa với VN đâu."
Một vài thông tin thêm:
Ngày 14/05/1998 bạo dân và quân đội Indonesia hảm hiếp, cướp bóc, giết
người, thiêu sống người Hoa ở Indonesia , tái hiện tội ác chống nhânloài
của Phát Xít Nhật - Đức .
Theo công luận quốc tế thì: Mục tiêu của bạo loạn này là người Hoa,
những nơi bạo dân đi qua, đều hảm hiếp, cướp giật, đánh đập, giếtngười,
thiêu sống , chúng tiến hành thảm sát người Hoa một cách có kế hoạch.
Trong cuộc thảm sát này có trên 5000 phụ nữ người Hoa bị hiếp dâm, chặt
đầu và thiêu sống , người già nhất là 50 tuổi, nhỏ nhất chỉmới 9 tuổi !
Người tham gia còn loan tin: “ Khi cưỡng hiếp 1 phụ nữ người Hoa sẽ được
thưởng 2.5 USD , như vậy bạn có thể tính rồi đó “. Bạo dân được chia
thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 7 tên, do xe quân đội hoặc xecảnh
sát chở đến .
Phản ứng của thế giới :
Đài Loan : Khẩn cấp huy động máy bay dân dụng đến Indonesia sơtán người
Hoa , lên máy bay trước , đến Singapore trả tiền vé máy baysau . Vào
ngày 29/ 07/ 1998 bộ trưởng ngoại giao Đài Loan ông Hồ ChíCường gặp tổng
lảnh sự Indonesia “ Chỉ trích nghiêm khắc ”.
Singapore: Chính phủ Singapore tuyên bố sân bay Changi của Singapore hoạt động 24/24 để tiếp nhận người Hoa .
Mỹ: chính phủ Mỹ khẳng định đây là vụ thảm sát chủng tộc , chính phủ phê duyệt “ Thỉnh cầu tị nạn ” của người Hoa .
Thời báo NewYork Times đã dẩn đầu đưa tin về việc thảm sát người Hoa
,nhờ đó mà thông tin được lan rộng trên quy mô lớn . bắt đầu từ tháng
07/ 1998 , người Hoa ở Mỹ biểu tình quy mô lớn ở nhiều nơi ( cuộc
biểutình lớn nhất vào ngày 7/08 ~ 8/08 , 13 thành phố lớn của Mỹ đều
diễnra những cuộc biểu tình quy mô lớn , gần 20,000 người Hoa ở Mỹ đã
biểutình trước các lảnh sự quán Indonesia ở Mỹ ).
Tháng 7 năm đó, thủ đô Bangkok của Thái Lan và thủ đô Kuala Lumpu của
Malaysia cũng biểu tình quy mô lớn . Người biểu tình ở Hong Kong dùng
mực đen bôi đen cửa lớn của lãnh sự quán Indonesia .
Chính phủ Trung Cộng do Giang Trạch Dân cầm đầu bày tỏ: “Không can thiệp chuyện nội bộ của Indonesia.
------------------
*** Đúc kết từ những nhận định và thực tế: Trước hết, nhà cầm quyền
Trung Nam hải sợ nhất người dân và phong trào dân chủ ở chính nước mình.
Tự mình sợ chính mình. Tiếp đến là 9 nước khác đã làm cho Trung Quốc
pải kiền, dè chừng, và là nỗi sợ của Trung Nam Hải:
10 - Philippin
Các mối đe dọa 7 điểm
Sức mạnh thực tế 4 điểm.
Tổng bình quân 5,5 điểm.
Mỹ đã giải phóng người Philippin khỏi đế quốc Tây ban nha , hiện nay
Philippin vẫn là môt đồng minh lớn nhất cảu Mỹ ở ĐNA . Đồng thời họ
không ngừng tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo ở phía Nam Trung Quốc
và họ cướp đảo cảu TQ và cắm cờ chủ quyền trên đảo . Đây là một quốc
gia mà Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên bỏ qua .
9 - Indonesia
Các mối đe dọa 7 điểm
Sức mạnh thực tế 5 điểm.
Tổng điểm bình quân 6 điểm.
Nhưng diễn biến thảm khốc đối với người Hoa ở Indonesia trong những năm
60 của thế kỷ XX , những người phụ nữ bị giết mổ như gia súc , các của
hàng nha của bị đốt phá ..v.v . Indo là nước có số dân đông nhất ĐNA và
là nước có dân theo đạo Hồi đông nhất ĐNA . Họ luôn có một thái độ dè
chừng và bài Trung Quốc vì vậy Indonesia là một trong những quốc gia là
mối đe dọa đối với TQ trong ASEAN.
8 - Úc
Các mối đe dọa 7 điểm
Sức mạnh thực tế 6 điểm.
Tổng điểm bình quân 6,5 điểm.
Úc là một đồng minh lớn của Mỹ ở phía Nam Thái Bình Dương , Úc và Nhật
Bản cấu kết kiềm chế Trung Quốc phát triển ở Thái Bình Dương . Sự tồn
tại cảu nước Úc luôn là mối đe dọa cho sự phát triển của Trung Quốc ở
Châu Á – Thái Bình Dương .
Trong nhưng năm gần đây Úc còn hậu thuẫn một số phần tử , để Úc leo thang lập nước Đông Ti Mo đó là một ví dụ .
7 - Việt Nam
Các mối đe dọa 8 điểm
Sức mạnh thực tế 5 điểm.
Tổng điểm bình quân 6,5 điểm.
Là một quốc gia nhỏ năm ở phía Nam Trung Quốc , đã có 1.000 năm Trung
Quốc đô hộ , cách đây mấy chục năm Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ từ
phía Trung Quốc từ lương thực đến vũ khí đánh Pháp và Mỹ , nhưng họ luôn
có thái độ thù địch . Việt Nam chiếm phần lớn quần đảo Trường Sa “một
phần lãnh thổ của TQ” , họ cố gắng chiếm đất của Trung Quốc ở trên bộ
lẫn trên biển . Trung Quốc liệu vẫn còn lặp lại sai lầm này ?
6 - Hàn Quốc
Các mối đe dọa 7điểm
Sức mạnh thực tế 7điểm.
Tổng điểm bình quân 7điểm.
Hàn Quốc mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cách đây
hơn 10 năm , trước đó Trung Quốc và Hàn quốc đã xung đột với nhau trên
tất cả các lĩnh vực . Khi đã là một nước phát triển Hàn Quốc bắt đầu mở
quan hệ ngoại giao với TQ . Bán đảo này vẫn đang bị chia cắt và phải năm
dưới sự bảo trợ của Mỹ và vì vậy họ chưa đủ thực lực để đối chọi với
Trung Quốc . Nhưng nếu bán đảo này sát nhập lại với nhau , điều gì sẽ
xảy ra với Trung Quốc ? Không tấn công Hàn Quốc , Trung Quốc phải làm
thế nào ?
5 - Ấn Độ
Các mối đe dọa 9điểm
Sức mạnh thực tế 7điểm.
Tổng điểm bình quân 8điểm.
Ấn Độ và Trung Quốc đã có mối hiềm khích lâu đời . Đặc biệt hiện nay Ấn
Độ có một lực lượng vũ trang phát triển nhanh và rất nguy hiểm với các
vũ khí hạt nhân , họ tiến lên Tây Tạng chiếm một phần đất của Trung Quốc
, họ hỗ trợ các nước phía Nam đối chọi với Trung Quốc , họ tiến về biển
Đông (Việt Nam ) . là một cường quốc hạt nhân nguy hiểm vậy Trung Quốc
phải làm gì ?
4 - Hoa Kỳ
Các mối đe dọa 7 điểm
Sức mạnh thực tế 10 điểm.
Tổng điểm bình quân 8,5 điểm.
Câu trả lời cho Hòa Kỳ cực kỳ có nhiều . Hoa Kỳ thống trị thế giới với
sự tinh vi nhất thống trị mạng lưới dân chủ xã hội và có quân đội mạnh
nhất thế giới , các đồng minh hầu hết là những nước phát triển thịnh
vượng . Hòa kỳ chống lưng cho Đài Loan để cạnh tranh các lợi ích của
Trung Quốc không chỉ ở Châu Á – Thái Bình Dương mà còn trên toàn thế
giới . Trung Quốc phải đối mặt với Hòa Kỳ một thách thức lớn .
3 - Nga
Các mối đe dọa 10điểm
Sức mạnh thực tế 8 điểm.
Tổng điểm bình quân 9 điểm.
Trung Quốc ban đầu là quốc gia có sức mạnh lớn nhất thế giới , nhưng
quốc gia khác đã giành lây quyền lực và lãnh thổ của Trung Quốc đó là
nước Nga . Nước Nga một quốc gia có lượng dự trữ vũ khí lớn nhất thế
giới mà bất kỳ quốc gia nào cũng không thể bỏ qua . Là một quốc gia kéo
dài từ Châu Âu sang Châu Á chiếm một phần lớn diện tích lãnh thổ của
Trung Quốc , họ cố gắng để đạt được các lợi ích tối đa từ Trung Quốc .
Liệu nước Nga sẽ sụp đổ ? Nước Nga và Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều
mâu thuẫn về lãnh thổ trên biên giới hai nước (Sino – Nga ) mâu thuẫn
như tranh chấp vùng biển , tranh chấp khai thác gỗ , xuất nhập cảnh ,
biên giới thương mại , ô nhiêm ,vv.
2 - Nhật Bản
Các mối đe dọa 10điểm
Sức mạnh thực tế 9điểm.
Tổng điểm bình quân 9,5 điểm.
Trung Quốc và Nhật Bản nới mà tình yêu và thù hận đan xen nhau . Nước
Nhật với nền kinh tế phát triển và vô cùng mạnh mẽ , lực lượng vũ trang
đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì . Một quốc gia có thể sản xuất và phát
triển vũ khí hạt nhân nhanh nhất . Trong những năm 70 Hoa Kỳ nghi ngờ
Nhật đã đánh cắp vũ khí nguyên tử . Nhưng Hoa Kỳ đã không gửi một yêu
cầu nào tới Nhật , và tại thời điểm này Nhật có vũ khí hạt nhân ? đây là
một vấn đề . Có thể nào một quan hệ liên hệ kinh tế giữa hai nước có
thể xoa dịu những bất đồng của hai dân tộc đang nóng dần lên . Nhật và
Trung Quốc đã và dang tranh chấp một số đảo , hiện Nhật đang chiếm giữ ,
Nhật sử dụng sức mạnh kinh tế của mình như một đòn chính trị .
1 - Chính mình: Trung Quốc
Các mối đe dọa 10 điểm
Sức mạnh thực tế 10 điểm.
Tổng điểm bình quân 10 điểm.
Trong lịch sử của Trung Quốc , ai đánh bại người Trung Quốc để cho các
để quốc Anh , Pháp , Nhật Mỹ giày xéo , chính là người Trung Quốc . Tại
sao một nước nhỏ như Nhật lại có thể thâu tóm cả Trung Hoa .
Chính vì người Trung Quốc ẩn chưa quá nhiều nguyên nhân tới thời kỳ hiện
đại này vẫn chua khắc phục hết . Tại sao lại có Dalai Lama , vấn đề eo
biển Đài Loan , từ một dân tộc cùng là Trung Quốc …
Năm 1984 có hơn 6000 cán bộ cao cấp và các dại diện chính phủ trong số
họ tổng số số tiền bị tham ô tới 1440 tỷ nhân dân tệ tức hơn 200 tỷ đô
là Mỹ . Họ đã đánh cắp và bỏ trốn bây giờ họ sống như một anh hùng .
Tham nhũng đã làm xấu đi bộ mặt của Đảng trước nhân dân , làm dân mất đi
lòng tin với chính quyền .
Trung Quốc càng ngày càng có sự phân cấp xã hội sau sắc theo ba tầng lớp
. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo phân chia thành hai lớp , quy tắc
của bọn tội phạm , buôn lậu ,cờ bạc và ma túy , thất nghiệp trong công
nhân , các vấn đề việc làm , mại dâm , định tài chính …Các lĩnh vực còn
ngheo nàn , khắp nơi gian lận , tham nhũng…
Triển vọng đối với Trung Quốc ? Nhìn vào mình trước khi nhìn những người
khác , để mang lại trật tự riêng của họ ! đầu tiên phải đối phó với
minh , chăm sóc thế hệ tương lai , không phải đưa thêm cho họ những rắc
rối . Lịch sử đã chứng minh , nếu có ai đánh bại Trung Quốc thì chỉ có
người Trung Quốc làm giỏi nhất .
(Blog Bùi Văn Bồng) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước?
Những hàm ý mà ông Trần Đình Thiên toát ra có lẽ đã quá đủ cho một cái “đáy” về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước (NHNN).
Đáy của đáy
Khác khá nhiều với quý đầu năm 2013 và khác hẳn với năm 2012, vào đầu
quý 2 năm nay, số ý kiến phản biện đối với triển vọng “kinh tế Việt Nam
thoát đáy” đã vang lên nhiều nhặn và tự tin hơn.
Một trong những phản biện có tính bất ngờ như thế xuất phát từ ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.
“Những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ
giữa năm 2012 đang trở nên xa vời hơn” - ông Thiên đưa ra một nhận định
hiếm hoi trong số vô vàn ý kiến của nhiều chuyên gia và cũng là hiếm hoi
với cả cá nhân ông trong chuỗi đánh giá về kinh tế Việt Nam trong vòng
mấy năm qua.
Ông Trần Đình Thiên cũng là một thành viên của Hội đồng tư vấn chính
sách tài chính, tiền tệ quốc gia - một cơ quan có tầm quan trọng trong
việc tham mưu cho Chính phủ về những quyết sách tài chính, tín dụng và
tiền tệ. Chủ tịch hội đồng này là Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và Phó Chủ
tịch thường trực là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình.
Vào đầu năm 2013, một thành viên khác của Hội đồng tư vấn chính sách tài
chính, tiền tệ quốc gia là ông Trần Du Lịch đã nêu ra nhận định: “Tôi
có thể khẳng định rằng đáy của sự khó khăn, bất ổn sẽ dừng lại ở quý
2/2013, nền kinh tế sẽ bớt khó khăn dần”.
Cũng từ đầu năm 2011 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã hiện ra không ít
cái đáy như thế, tuy chỉ trên phương diện chính sách và được kéo theo
bởi những nhận định mang sắc màu tươi tắn.
Bất chấp thực tại vẫn khác xa với những gì mà những người làm quản lý hình dung…
Vẫn chưa phải đáy
“Tình hình rất chậm được cải thiện, nếu không nói là có xu hướng xấu đi
trên nhiều phương diện” - Ông Trần Đình Thiên khẳng định trong một hội
nghị gần đây.
Bức tranh mà ông Thiên phác họa thật u ám: mức tăng trưởng tín dụng rất
thấp và khó có khả năng khôi phục nhanh; số doanh nghiệp đóng cửa quá
nhiều và còn tiếp tục tăng nhanh, trong đó con số gần 15.300 doanh
nghiệp phá sản, ngừng hoạt động trong quý 1/2013 (theo trang Đăng ký
doanh nghiệp thuộc Báo Đầu tư) là mức rất cao; nợ xấu khó giải tỏa
nhanh; Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chưa lập được, các cơ chế
xử lý nợ xấu không thể sớm vận hành; chưa thể phá băng bất động sản,
lượng vốn lớn tiếp tục bị chôn, gây tắc nghẽn nguy hiểm; khả năng phá
sản một số ngân hàng yếu kém.
Khác với vài dự báo hiếm hoi về triển vọng “thoát đáy”, bức tranh trên
lại không hề mang tính số ít nếu người ta nhìn lại hơn hai năm suy thoái
liên tục 2011-2012 như một hành vi trải nghiệm.
Quá hiếm muộn tiền cung ứng cho các ngành sản xuất, Việt Nam đã phải trả
giá cho mục tiêu kềm chế lạm phát bằng hệ lụy trì trệ tăng trưởng.
Nhưng chỉ đến cuối năm 2011, giới quản lý nhà nước mới thừa nhận con số
khoảng 50.000 doanh nghiệp đã bắt buộc phải phải giải thể hoặc phá sản
(theo VEF). Tuy nhiên, con số này xem ra vẫn còn khá ít ỏi so với tổng
số hơn 600.000 doanh nghiệp hoạt động theo thống kê trước đó.
Bất chấp “thành tích kéo giảm lạm phát”, 2012 vẫn là năm chỉ chứng kiến
tốc độ vòng quay vốn có 0,8 lần, so với hơn hai lần vào thời kỳ
2009-2010.
Từ lời cảnh báo “ruộng khô lúa cháy” của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến
Thành đến hình ảnh “cái chết lâm sàng” của các doanh nghiệp bất động
sản, tất cả đều chung một nội hàm.
Đầu năm 2013, tình hình thông tin bất chợt trở nên thông thoáng và “minh
bạch” hơn. Đến lúc này, những thông tin từ Ủy ban kinh tế quốc hội cũng
như giới phân tích kinh tế cho thấy con số giải thể và phá sản của
doanh nghiệp đã lên tới hàng trăm ngàn.
Khi quý đầu tiên của năm 2013 đã gần trôi qua, vẫn liên tục xuất hiện
những tin tức về ngành cá tra điêu đứng, hàng nông sản rớt giá, tỷ lệ
tồn kho không mấy thuyên giảm, kể cả nhiều mặt hàng tiêu dùng bị ngập
ngụa trong cơn đại hồng thủy của đại hạ giá 50% hoặc hơn cả thế…
Chỉ có thông tin về xuất khẩu được mô tả là sáng sủa hơn cả. Thế nhưng ở
vị trí là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và với vị trí quốc gia xuất gạo
lớn thứ hai trên trường thế giới, giá gạo Việt Nam lại đã làm nên một
nghịch lý khó hình dung khi giảm đến 17%, trong khi cùng thời điểm, giá
gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng 4%.
“Đáy kinh tế” cũng bởi thế đã không có ý nghĩa gì vào năm 2011, và càng
không được “nghị quyết đưa vào đời sống” trong nguyên năm 2012, bất chấp
vài ba dự đoán và khuyến cáo lạc quan từ một số giới chức điều hành.
“Đáy” nào cho NHNN?
Vào thời điểm cuối năm 2012, lần đầu tiên sau hai năm suy thoái được mô
tả “cười cợt trên nỗi đau của người khác”, đến lượt những ngân hàng cho
vay nặng lãi trở thành nạn nhân của chính họ: không còn tiền thưởng tết
nhân viên và còn phải ăn vào vốn tích lũy; lợi nhuận của một số ngân
hàng giảm đến 90% so với năm hoàng kim trước đó.
Như người đời thường nói, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì chính lúc đó nền kinh tế lâm vào cảnh bi kịch thật sự.
Công tâm mà xét, sẽ là quá khó để “tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế” -
như tinh thần bản nghị quyết số 02 của chính phủ ban hành vào đầu tháng
Giêng năm 2013, nếu Việt Nam không thể xử lý được khối tồn kho hàng trăm
ngàn căn hộ cao cấp và do đó mới có thể giúp các doanh nghiệp BĐS thanh
toán phần nào nợ và lãi vay cho nhóm ngân hàng.
Nợ xấu đã hình thành và tích tụ từ năm 2007, đến nay đã trở thành vấn
đề quá đỗi khẩn cấp khi trong một thực tế sâu sát nhất với các doanh
nghiệp con nợ, nó có thể chiếm đến phân nửa số nợ, thay cho chỉ từ 6-8%
theo con số báo cáo mà các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận.
Bất động sản - một gam màu chiếm vị thế chủ đạo trên bức tranh kinh tế
tổng thể, một chủ đề mà từ cuối năm 2011 đã được xem là “mối quan tâm lo
lắng nhất của chính phủ” - cho tới nay vẫn chưa hề thoát khỏi cái hố do
nó tự đào suốt gần hai mươi năm qua, tính từ con sóng đầu cơ nhà đất
đầu tiên vào năm 1995.
Trái ngược với mong muốn của giới điều hành kinh tế và các lý thuyết
gia, trong thực tiễn đã chẳng hiện ra cái đáy nào. Mọi thứ vẫn trì đọng
và có vẻ còn tuột dốc thêm.
Không bất nhất như Việt Nam, nhưng người Mỹ cũng đã phải mất đúng ba năm
kể từ khi vị tân tổng thống Barak Obama bơm vào nền kinh tế 900 tỷ USD
thì mới tạo được đáy cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào cuối năm 2011.
Cứ cho là nghị quyết 02 của chính phủ Việt Nam là sự khởi đầu cho một
quá trình triển vọng hơn, thì sớm nhất phải đến hết năm 2015 người dân
mới có thể nhận ra một nét chấm phá nào đó về “đáy”.
Có lẽ vào lúc này, khi tình thế đã trở nên quá trì trệ và chuẩn bị nổ
bong bóng nếu không được cấp cứu kịp thời, những chuyên gia như ông Trần
Đình Thiên mới buộc lòng phải phát đi nỗi thất vọng được chôn kín trước
đây.
Và dù không trực tiếp đề cập đến trách nhiệm của Thống đốc - người cùng
chung Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhưng
những hàm ý mà ông Trần Đình Thiên toát ra có lẽ đã quá đủ cho một cái
“đáy” về trách nhiệm của NHNN.
Viết Lê Quân
(Sống mới)
Tập đoàn kinh tế, Ngân hàng thương mại vào “tầm ngắm”
Thêm chú thích |
Dự án Bauxite Tân Rai và Nhân Cơ “được” giám sát tối cao, gắn với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Chọn “Giám sát tái cơ cấu là đúng”- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát
biểu tại phiên họp ngày hôm qua 9.4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông
lưu ý đến các trọng tâm tái cấu trúc đối với khu vực doanh nghiệp nhà
nước và các ngân hàng thương mại.
Tái cấu trúc liên quan đến cái được mất của nền kinh tế
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện thậm chí đã dùng các thuật ngữ
“được mất”, “tồn tại” khi đề cập tới các ý kiến đề nghị giám sát tái cơ
cấu nền kinh tế. “Tờ trình nói nhiều ý kiến lưu ý đề việc tái cơ cấu Tập
đoàn Nhà nước (TĐNN) và các Ngân hàng thương mại (NHTM). Đây là vấn đề
cực kỳ quan trọng liên quan đến cái được mất của nền kinh tế”, trong một
thực tế là “Chúng ta nói quá nhiều đến tái cơ cấu”. Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp đề nghị: “Nên chọn 1-2 vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện
tái cơ cấu tập đoàn KTNN và NHTM”, bởi theo ông “Công luận đang bàn
nhiều đến hiệu quả, thậm chí sự tồn tại của các TĐKT, NHTM hiện nay”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu thì nhắc lại việc
phát triển sân bay, cảng biển “là một trong 3 khâu phát triển đột phá”.
Theo ông “Có thời kỳ chúng đặt ra như một nỗi bức xúc về sự lãng phí.
Nhà nhà sân bay, người người cảng biển”. Nhắc đến hai dự án Tân Rai và
Nhân cơ mà dự kiến sẽ được giao cho Ủy ban Kinh tế đứng ra chịu trách
nhiệm giám sát, ông Giàu lưu ý “Đây là vấn đề cụ thể nhưng nhạy cảm”,
bao hàm “vấn đề quan điểm xã hội, quản lý người nước ngoài… chứ không
chỉ là vấn đề kinh tế”.
Trong tờ trình, những ý kiến kiến nghị xếp ở vị trí thứ nhất là giám sát
tối cao của Quốc hội tập chung vào việc thực hiện chính sách,
pháp luật về phát triển kinh tế, công tác quy hoạch sử dụng
đất, thủy điện; tái cấu trúc nền kinh tế; quản lý, sử dụng
tài sản công, chính sách đầu tư công; chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp; tính hiệu quả sử dụng vốn của một số ngành, công
trình trọng điểm, chương trình mục tiêu, hạ tầng giao thông; công
tác đấu thầu… Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị về nội dung
tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản công,
chính sách đầu tư công; tính hiệu quả sử dụng vốn của một số
ngành, công trình trọng điểm như điện lực, dự án bô-xit.
Tân Rai và Nhân Cơ được giám sát gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng
Riêng đối với hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, việc giám sát được gắn với
xem xét hiệu quả tổng thế về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh,
quốc phòng.
Trưởng Ban công tác đại biểu Trần Thị Nương lưu ý “Không vì số lượng
(các giám sát) mà thiếu quan tâm đến chất lượng giám sát”. Theo bà Nương
“Những gì giám sát phải được giám sát lại để công tác giám sát thực sự
có hiệu quả”, trong một thực tế “Kết quả đi vào cuộc sống rất ít, rất
chậm. Trưởng Ban công tác đại biểu đề xuất giám sát phải “đi tới cùng”.
Để đạt được kết quả là các cơ quan nhà nước phải khắc phục bằng được,
không để tái diễn như Vinashin, Vinalines”.
Đối với vấn đề Thủy điện, Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội được giao chủ
trì giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý đầu
tư, xây dựng các công trình thủy điện. Dự kiến, kết quả giám sát sẽ
được báo cáo tại kỳ họp thứ 7, tháng 5-2014.
Phát biểu trước Ủy ban TVQH, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH Phan
Xuân Dũng khẳng định “Dự Sẽ có 1 cuộc phiên trần của Ủy ban đối với các
bộ ngành có liên quan tới thủy điện”. Phiên điều trần dự kiến diễn ra
trước kỳ họp Quốc hội vào ngày 20-5 tới đây.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Minh Diện - Số phận hai người lính
Hình minh họa |
Anh Nghĩa vê điếu thuốc lào to bằng hạt ngô cho vào nõ điếu, châm lửa,
hóp má hít một hơi dài. Anh xòe tay vỗ đánh bộp vào miệng điếu cho bã
thuốc bắn ra, rồi hit tiếp. Chiếc điếu cày rít lên những tiếng sòng sọc,
lại có pha tiếng như thổi sáo. Người ta nói đó là loại điếu cày của
người hút sành điệu. Nghĩa từ từ nhả làn khói xanh mù mịt, đầu lắc lư,
mắt lim dim nhìn bóng hàng cau dưới sân.
Mỗi lần hút một điếu thuốc lào, Nghĩa lại lâng lâng như thế. Anh nói
vui, bỏ vợ được chứ thuốc lào cóc bỏ được! Nghĩa chép miệng, rồi lắc
lư: Nhớ ai như nhớ thuốc lào / Đã chôn diếu xuống lại đào điếu lên…
Tôi hỏi:
- Ở Mỹ cả tháng có nhớ thuốc lào không?
- Nhớ muốn chết !
- Thế xử lý thế nào?
Nghĩa thật thà:
- Thỉnh thoảng trốn vào toa-lét, lấy giấy cuộn hút một điếu . Nhạt thếch nhưng cũng đỡ thèm!
- Nghe nói nếu không nhớ thuốc lào ông ở Mỹ luôn?
- Bậy nào!
Nghĩa hút thêm một điếu thuốc lào, uống chén nước chè xanh và cười phô
hàm răng trắng bóng. Mấy tháng trước Nghĩa chỉ còn vài cái răng, miệng
móm như ông lão. Giờ hai hàm răng đều tăm tắp. Người ta nói cái răng
cái tóc là góc con người quả không sai! Khuôn mặt Nghĩa vẫn gồ ghề đen
đúa, nhưng có hàm răng mới, không móm như trước nhìn vuông vức, như trẻ
ra mấy chục tuổi. Đồ giả thường đẹp.
Bốn mươi tám năm trước, Nghĩa với tôi lên đường nhập ngũ. Bấy giờ hai
đứa vừa bước vào tuổi 18. Tuy bằng tuổi nhau nhưng Nghĩa cao lớn hơn
tôi nhiều. Nghĩa chỉ học hết cấp hai, rồi đi làm thợ xẻ trên miền ngược,
cơ bắp phát triển, còn tôi mài đũng quần hết cấp ba, lười vận động
người mảnh như thanh tre bổ đôi. Hôm tiễn chúng tôi ở sân đình, mẹ tôi
cứ nắm áo Nghĩa, dặn đi dặn lại : “ Thím gửi em cho cháu đấy Nghĩa
nhá!”. Nghĩa hứa: “ Thím yên tâm, chúng cháu sống chết có nhau!”.
Nhưng hai đứa chỉ ở với nhau đúng ba ngày. Vừa lên đến Tam Nông, Phú
Thọ, Nghĩa to khỏe, nhanh nhẹn, được chọn vào đặc công, niềm tự hào của
tuổi trẻ ngày ấy, tôi nhỏ bé phải ở lại đơn vị công binh. Hai đứa
buồn bã chia tay nhau trong khu rừng cọ giữa buổi chiều mưa sùi sụt.
Tử hôm ấy, chiến tranh cuốn chúng tôi đi mỗi đứa một ngả, quên cả năm
tháng, chẳng biết sống chết thế nào!
Ngày Sài Gòn giải phóng, tôi về phép lần đầu sau mười năm xa quê, ghé
qua nhà Nghĩa. Ngôi nhà năm gian rui mè khang trang của gia đình Nghĩa
trước kia, giờ đã biến thành là nhà trẻ. Bầy trẻ con rứu rít quanh cô
giáo Thảo. Tôi hỏi thăm, Thảo nói:
- Anh Nghĩa đi kinh tế mới rồi anh ạ!
- Ở đâu em?
- Em không biết anh ạ!
Mấy năm sau, mỗi lần về quê, tôi lại hỏi thăm Nghĩa, nhưng bặt vô âm
tín. Tôi tưởng chả bao gặp lại người bạn cùng xóm nữa, không ngờ lần
này về quê lại gặp Nghĩa. Nghĩa nói với tôi, giọng rưng rưng:
- Tôi nhập ngũ với ông 1965, năm 1973 tôi ra quân, về quê được gần
một năm thì đi kinh tế mới. Đi biệt từ ngày ấy, gần bốn chục năm rồi,
bây giờ mới quay về , nhìn quê hương vừa quen vừa lạ, bọn trẻ không biết
mình là ai, buồn quá!
Tôi nắm bàn tay khô gầy của Nghĩa, nhìn khuôn mặt gồ ghề chất phác, đôi
mắt ngây ngây khi anh say thuốc lào,cảm thấy ngậm ngùi đồng cảm, bỗng
nhớ một bài thơ Đường, liền đọc và dịch cho anh nghe:
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà sứ lai!
(Lúc trẻ xa nhà già trở lại
Giọng nói chưa quên tóc, râu phai
Trẻ con nhìn mặt không quen biết
Cười hỏi lão từ đâu tới đây?)
Nghĩa nhẩm đọc lại, cười chua chát:
- Số phận chúng ta khốn nạn quá!
Chúng tôi ngồi trên chiếc chõng tre kê giữa sân nhả trẻ, ngôi nhà vốn dĩ
của cha mẹ Nghĩa. Cái sân gạch xây bằng gạch lục, gắn hèm, từ đầu năm
sáu mươi thế kỷ trước, qua bao tháng năm đã vẹt mòn, in bóng hàng cau
già. Tôi bỗng nhớ những đêm trục lúa , tiếng trục đá kêu cót két lẫn
tiếng cười, tiếng điếu cày rít sòng sọc, mùi rơm tươi thơm ngái nồng
nàn. Ngày ấy xa lắm rồi, không bao giờ quay lại nữa. Nhưng còn sống ngày
nào chúng tôi còn nhớ, nhớ da diết, nhớ cháy lòng ! Đó là những ngày
tháng tươi đẹp, trước khi chúng tôi làm người lính, dấn thân vào một
cuộc chiến tranh, mà lúc đó chúng tôi nghĩ mình là những anh hùng! Giờ
mỗi lần gặp nhau, nhớ lại, trong lòng chúng tôi vừa tự hào về một thời
sôi nổi, vừa quặn thắt đớn đau, và có gì vừa trăn trở vừa tiếc nuối về
một thời khờ dại, đã hiến trọn trái tim cho cái lý tưởng mà nay nhìn đời
mới thấy viển vông, gửi trọn niềm tin cho bọn dối trá lọc lừa, “ăn
mừng” chiến thẳng bằng tham nhũng!
Số phận con người được định đoạt bằng vài dòng lý lịch, như một bàn án chung thân.
Nghĩa kề, ngày ấy sau khi chia tay tôi, Nghĩa vào đơn vị đặc công, huấn
luyện gần một năm, rồi đi B, ở chiến trường đường 9, Nam Lào. Nghĩa
chiến đấu dũng cảm, hơn một năm đã được kết nạp đảng, được đề bạt trung
đội phó .
Trên ngực Nghĩa sẽ đỏ rực tấm huân chương chiến công, và chắc chắn sẽ
lên chức trung đội trưởng, đại đội trưởng, tương lai sẽ rạng rỡ nếu
không xảy câu chuyện rắc rối vào một buổi chiều giữa tháng 7 – 1968.
Đó là vào một buổi chiều mùa hè, nắng như đổ lửa. Trung đội Nghĩa làm
nhiệm vụ trinh sát tiền nhập cao điểm 689 căn cứ Khe Sanh, chuẩn bị
trận đánh sắp tới. Với quyết tâm “sờ tận tay day tận mặt”, những chiến
sỹ trinh sát đặc công tìm cách vào tận hàng rào cuối cùng.
Rừng núi , sông suối, địa hình hiểm trở vốn là chỗ dựa của người lính
trinh sát, nhưng ở đây, qua bao đợt bom chà đi sát lại , cây cối đổ
gãy, hố bom chồng chất, những cánh rừng bạt ngản đã biến thành bãi đất
hoang. Những con đường mòn quen thuộc trước kia trở nên xa lạ, mất
hút giữa những bãi mìn, những hàng rào kẽm gai tầng tầng lớp lớp, có hệ
thống cảm biến điện tử cực kỳ bén nhạy. Trung đội Nghĩa ngụy trang
bằng cách tắm bùn đất đỏ bazan, luồn lách như con dế trũi giữa những
hố bom , cắt từng khúc giây kẽm gai, gỡ từng trái mìn, trái pháo sáng
, tiến vào cao điểm. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ của một chiến sỹ , hệ
thống báo động sẽ rung lên , bom đạn sẽ đồng loạt chụp xuống đầu đơn
vị.
Mặt trận Khe Sanh
Với kỹ thuật điêu luyện, cán bộ chiến sỹ trong trung đội trinh sát của
Nghĩa không để sảy ra sai sót nào. Họ bò vào tận cao điểm , vẽ từng ụ
súng, tháp canh, quan sát kỹ cả hành vi của lính Mỹ tắm dưới chân
tháp nước dã chiến cười đùa trêu chọc nhau. Nghĩa đánh dấu tỷ mỷ vào
bản đồ và ghi nhớ từng chi tiết trong óc. Bất ngờ trước ống nhòm của
Nghĩa , hiện lên một người lính Mỹ ngồi trên vách hào, say xưa ngắm tấm
ảnh một đứa bé gái. Anh ta không để ý gì tới chung quanh. Khẩu súng
M16 dựa vai, đôi mắt đắm đuối nhìn tấm ảnh. Anh đưa tấm ảnh lên
môi, âu yếm hôn chùn chút, hôn đi hôn lại, nước mắt ứa ra.
Lần đầu tiên Nghĩa nhìn thấy người lính Mỹ biểu lộ tình cảm với con.
Thì ra họ cũng có gia đình, cha mẹ, vợ con, họ cũng như mình, biết yêu
thương, đắm đuối, chứ đâu phải là những người lính đánh thuê khát máu
như trong những bài học ở nhà trường phổ thông, những bài lên lớp
chính trị của chính trị viên và những bài thơ Tố Hữu?
Buổi chiều trôi đi châm chạp, căng thẳng như một sợi dây đàn, trong lòng
Nghĩa bỗng nặng trĩu một cảm giác mới lạ. Hình ảnh người lính Mỹ âu yếm
hôn hít ảnh con gái cứ lởn vởn trước mắt Nghĩa .
Khi trung đội rút ra khá xa thì bất ngời chạm trán một trung đội Mỹ từ
Tà Cơn nống ra. Cuộc tao ngộ chiến bên dòng suối cạn khiến một chiến
sỹ trung đội Nghĩa hy sinh, phía đối phương hai người chết một bị
thương. Vì đã xế chiều, rừng núi âm u, nên toán lính Mỹ rút chạy , bỏ
lại hai xác chết và người lính bị thương.
Đó là một người lính rất trẻ, da trắng, cao khoảng một mét bảy, mặt
thon, mắt sâu. Anh ta bị thương vào đầu gối, gãy chân, không đi được.
Nghĩa dìu anh ta một đoạn, mệt quá không đi tiếp được nữa.
Cần phải rút nhanh khỏi trận địa, nếu không có thể đối phương sẽ bắn
pháo hủy diệt. Đó là kinh nghiệm đúc kết từ thực tế xương máu . Người
lính Mỹ bị thương đã ngăn cản cuộc rút lui cấp tốc của đơn vị.
Trung đội trưởng Thành nói với Nghĩa:
- Không bắt tù binh nữa, khử thằng Mẽo đi!
Nghĩa nhìn khuôn mặt hiền lành của người lính Mỹ, nói với Thành:
- Nó còn trẻ quá , đừng giết nó!
Thành gắt:
- Cậu thương thằng ác ôn hả?
- Nó là lính chiến như tụi mình !
- Cậu mất lập trường rồi! Bắn đi!
- Tôi không đồng ý bắn tủ binh!
Thành thét lên ra lệnh:
- Bắn ! Chần chừ chết cà nút bây giờ!
Nghĩa vẫn không chấp hành. Thành chĩa nòng súng vào ngực người lính
Mỹ. Người lính Mỹ hiểu số phận của mình, nhắm mắt lại chờ đợi. Nghĩa
bỗng nhớ đến hình ảnh người lính trên cao điểm lúc nãy. Anh gạt khẩu
súng của Thành sang một bên, lấy thân mình che cho người lính Mỹ.
Thành trợn mắt nói :
- Tôi cảnh cáo đồng chí!
Nghĩa không nói gì, đẩy Thành ra . Thành hậm hực ra trung đội rút
nhanh khỏi trận địa, bỏ Nghĩa lại với ngưới lính Mỹ bị thương.
Nghĩa lấy băng cá nhân của mình, băng vết thương cho người lính Mỹ.
Anh ta ra hiệu khát nước, Nghĩa tháo bi đông nước của mình đưa cho
anh ta , và chỉ tay về phía đơn vị anh ta vừa rút quân. Người lính Mỹ
nắm chặt bàn tay Nghĩa nói “Thank”. Nghĩa để người lính mỹ lại cùng bi
đông nước, chạy theo trung đội.
Những cuộc họp kiểm điểm từ tổ đảng, chi bộ đến hội đồng quân nhân liên
tục dành cho Nghĩa. Bao nhiêu tội trạng chụp xuống đầu Nghĩa. Nào là
mất lập trường, nhụt ý chí chiến đấu, biến chất , thoái hóa, phản bội.
Nghĩa bị khai trừ đảng, cách chức trung đội phó, bị giam giữ nghiêm
ngặt, chờ đưa ra Tòa án binh.
Cũng may trận đánh Khe Sanh cuối tháng 7-1968 ta thắng, Nghĩa được miễn
trách nhiệm hình sự. Nhưng từ đó Nghĩa không được tham gia chiến đấu mà
được biến chế vào một đơn vị hậu cần, chuyên phát rẫy tăng gia, gùi
gạo, gùi đạn. Tháng 8-1969, trong một lần gùi gạo, Nghĩa bị tập kích,
bị bắt làm tù binh, bị giam ở đảo Phú Quốc, năm 1972, được trao trả ở
bờ sông Thạch Hãn.
Nghĩa kể:
- Tôi về quê, mang theo bản lý lịch bị khai trừ đảng,cách chức vì tư
tưởng thoái hóa, mơ hồ, đồng lõa với giặc. Xã đội trưởng nói với tôi:
- Người ta đi chiến đấu mang vinh quang về cho địa phương, còn anh mang
về vết nhục, biết bao giờ chúng tôi mới tẩy rửa được đây?
Bố mẹ tôi không dám bước chân ra ngoài đường vì cả làng xôn xao bàn tán
tôi bị kỷ luật , bị đơn vị đuổi về. Cô Chuyên , ngày trước có cảm tình
với tôi, trong thời gian tôi tại ngũ thường qua lại, gắn bó với bố mẹ
tôi. Bây giờ thấy tôi Chuyên lánh mặt.
Sau tám năm đi bộ đội trở về, tôi không được hưởng một tý quyền lợi,
chế độ, lại bị khinh bỉ như kẻ phạm tội, tôi buồn quá làm đơn xin đi
kinh tế mới. Chủ nhiệm hợp tác xã nói với tôi:
- Anh xin đi tự do thì phải tự lo lấy . Trước khi đi phải thanh toán hết các khoản nợ của hợp tác!
Bố mẹ tôi có năm người con. Hai chị gái lấy chồng xa. Thằng em kế tôi
nhập ngũ 1968 hy sinh 1969 . Cô gái út đang học lớp mười. Trong những
năm tôi tại ngũ , gia đình sống nhờ vào hơn sào ruộng phầm trăm,
trong đó có tiêu chuẩn của tôi. Giờ người ta bảo tôi bị kỷ luật không
cho hưởng tiêu chuẩn, đòi lại ruộng phần trăm, bắt phải bồi thường 300
kg thóc. Không có thóc, bố mẹ tôi đành phải gán ngôi nhà cho hợp tác trừ
nợ. Tôi cùng bố mẹ và đứa em gái rời nhà đi lúc nửa đêm, như trốn chạy
khỏi quê hương, sợ nhìn thấy hàng xóm.
Nghĩa lên Phú Thọ làm nghề xẻ gỗ thuê. Tám năm sau anh mới lấy vợ và
sinh được thằng con trai đầu lòng. Không ngờ gần chục năm ở Tây Nguyên ,
Nghĩa đã bị nhiễm chất độc màu da cam, nên con anh bị di chứng, thường
lên cơn động kinh, dặt dẹo rất khó nuôi. Mỗi ngày mấy lần nhìn con lên
cơn động kinh co giật , vợ chồng anh chỉ biết quỳ xuống kêu van trời
Phật.
Năm tháng qua đi, Nghĩa và gia đình sống chiu lủi, nghèo hèn như thế.
Anh không còn nhớ đến những chuyện sảy ra. Anh cặm cụi làm ăn , kiếm
tiền chạy chữa bệnh cho mình và đứa con trai .
Trong khi ấy, ở tận cuối trời, lại có một con người luôn nhớ đến anh. Đó là người lính Mỹ , Wyliam Coper.
Buổi chiều tháng 7-1968, ở Khe Sanh, sau khi được Nghĩa băng bó vết
thương và tha chết, Coper đã bắn một phát pháo hiệu gọi cấp theo quy
định của quân đội Mỹ. Đồng đội của Coper đã tìm đến dòng suối cạn, đưa
anh về căn cứ, và chuyền về Sài Gòn chữa vết thương. Từ giờ phút ấy
Wyliam Coper giữ chiếc bi đông của Nghĩa bỏ lại như một báu vật. Sợ
mình chết, bị thất lạc, anh gửi chiếc bi đông đó cho mẹ ở bang
Wasington, và viết thư, kể cho mẹ nghe về người lính Quân đội nhân dân
Việt Nam , có tên và số đơn vị khắc trên bi đông đã cứu sống mình như
thế nào.
Năm 1970, Wyliam Coper được trở về Mỹ và giải ngũ. Anh vào học trường
đại nông nghiệp , sau đó lấy vợ, sinh được một con gái,và trở thành chủ
trang trại trồng nho theo nghề cha mẹ. Dù cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy
nhưng không lúc nào Coper quên hình ảnh người lính trẻ đối phương cứu
mình.
Anh tìm mọi cách dò la tin tức, liên hệt với cả cơ quan phối hợp tìm
hài cốt binh lính chiến tranh( M.I.A) để tìm đơn vị của Nghĩa. Khi
Mỹ- Việt bình thường hóa quan hệ, anh đã tham gia vào một tổ chức trợ
nạm nhân chất độc da cam để có cơ hội sang Việt Nam tìm Nghĩa.
Hàng chục năm qua đi với một quyết tâm không biết mệt mỏi, bay qua bay
lại Việt Nam 26 lần, vượi qua bao nhiêu nhòm ngó, hạch sách, kỳ thị,
Wyliam Coper đã tìm được Nghĩa. Và sau đó Wyliam Coper đã tìm mọi cách
đưa con anh Nghĩa sang Mỹ chữa bệnh, rồi vào học trường đại học nông
nghiệp nơi trước Wyliam Coper đã học. Đã hai lần Nghỉa được Wyliam Coper
mời qua Mỹ thăm con và gia đình anh.
Tôi không muốn kể tỉ mỉ cuộc tìm kiếm của Wyliam Coper và những việc anh
đã làm để giúp đỡ gia đình người cựu chiến binh Lê Hữu Nghĩa bạn tôi,
bởi cho đến bây giờ vẫn chưa hết những điều mà người ta gọi là “nhạy
cảm”. Anh Nghĩa nói với tôi:
- Vừa qua tôi sang Mỹ thăm con và được gia đình ông Coper đưa đi khám
bênh, tẩy chất độc da cam, và làm cho bộ răng giả. Vừa về nước đã bị gọi
lên chính quyền chất vấn là sang Mỹ phát biểu những gì? Có nói xấu đảng
nhà nước không? Được bao nhiêu tiền? Số phận tôi và con tôi vẫn còn bị
họ nắm trong tay anh ạ!
Chiếc loa phát thanh treo trên cây xoan bỗng vang lên bài hát “Việt Nam
trên đường chúng ta đi, ...mà vui sao ta chẳng nói nên lời...ta đi giữa
tình thương của đảng" và thông báo kết quả 100 % nhân dân trong xã hoan
nghênh bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp của đảng là sáng suốt, hợp lòng
dân.
Anh Nghĩa lại 'rít' một điều thuốc lào, nhả khói, và nhổ toẹt một bãi
nước bọt xuống sân rồi nhìn về phía cái loa trên cành xoan đầu ngõ!
(Blog BVB)
Một người có tâm và có tầm
Tài –
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó; đến nỗi: mẹ phải đi tù chỉ vì chưa
chạy đủ số thóc để nạp thuế, em trai tử nạn trên đường đạp xe mang gạo
đi bán để phụ giúp gia đình; anh là con thứ bẩy, mười tuổi, sáng đi học,
chiều, đi chăn bò, tối, phải đi ngủ ở một chòi nhỏ cách nhà mười cây số
để canh trộm thuê cho một chủ vườn cây trái ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng
Tàu.
Đến khi lập nghiệp thì chỉ từ hai bàn tay trắng. Chính xác hơn, từ cái ống thụt cầu tiêu.
Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966 tại Gia Định, Sài Gòn (nay thuộc quận
Bình Thạnh – Tp. HCM), ngay từ năm học thứ ba, chàng sinh viên giỏi
toán-lý này đã phải tạm lơi những ước mơ nghiên cứu khoa học xa vời để
lao vào kiếm sống. Anh mày mò tự chế tác ra cái ống thụt cầu tiêu để tự
đem đi bán rong khắp hang cùng ngõ hẻm … Thế mà rồi chỉ ít năm sau, ở
cái tuổi ngoài ba mươi, chính anh chàng đó đã bay sang Mỹ mua lại một
công ty điện thoại internet đem về lập công ty cổ phần Công nghệ thông
tin EIS (EIS, Inc.) với lời tuyên bố tự trao sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ
vào thị trường công nghệ thông tin quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam
thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới”.
Như thần thông biến hóa, cái anh chàng “ai mua ống thụt cầu tiêu ê” bỗng
sử dụng được tiếng Anh lưu loát như Việt kiều khi đứng ngang mặt các
doanh nhân tầm cỡ thế giới. Người đó chính là Trần Huỳnh Duy Thức.
Cuối năm 1992, nhờ chút ít vốn liếng thu được từ cái doanh nghiệp ống
thụt cầu tiêu, Thức mới mở được một cửa hàng dịch vụ đánh máy thuê,
photocopy và bán đĩa mềm để rồi từ đấy ước mơ khoa học của chàng kỹ sư
công nghệ tin học THDT mới có dịp phục hồi. Chỉ sau vài tháng tiếp cận
thị trường, Thức đã cập nhật được công nghệ rồi nhập linh kiện rời về
ráp thủ công thành những bộ máy vi tính mang nhãn hiệu riêng của mình là
EIS. Đến 1995 máy PC EIS của công ty TNHH Tin học Duy Việt (tên tiếng
Anh là EIS Co., Ltd.) không chỉ chiếm phần lớn thị phần máy tính cá nhân
lắp ráp cho hộ gia đình tại Tp.HCM mà còn mở rộng mạnh mẽ ra cả Hà Nội.
Nhớ lại, cho đến cuối năm 1997, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở
Việt Nam còn dẫm chân trong tình trạng sử dụng công nghệ truy cập
analog qua đường điện thoại cho nên dung lượng và tốc độ truy cập rất
hạn chế. Công ty Duy Việt đã tiên phong đưa vào thị trường Việt Nam công
nghệ truy cập digital, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ
truy cập nhiều lần so với công nghệ analog.
Tuy nhiên, do không tương thích giữa các chuẩn viễn thông, các thiết bị
truy cập digital mà Duy Việt nhập về không vận hành được với mạng điện
thoại của Việt Nam. Hãng Racal và Bay Networks với các chuyên viên đầy
kinh nghiệm từ Singapore và Mỹ đã được vời sang để trực tiếp lắp đặt và
tương thích hoá, nhưng đều thất bại. Công ty Duy Việt đứng trước nguy cơ
vỡ nợ rất lớn.
Racal và Bay Networks thông báo rằng họ cần đến 3 – 6 tháng để xử lý vấn
đề này từ khâu sản xuất. Một khoảng thời gian như thế đủ dài để đánh
sụp mọi cơ hội còn lại của Duy Việt. Nói chi nữa đến ước mơ “chuyển tri
thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế
giới”!
Không cam chịu, Thức đã cùng một kỹ sư lúc đó chưa tốt nghiệp đại học mở
lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, đảm đương công việc của các chuyên gia
Singapore và Mỹ. Ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nhưng rồi công trình đã
được hoàn thiện trong một thời hạn ngắn hơn.
Đến giữa năm 2002, đội ngũ nghiên cứu phát triển (R&D) của Duy Việt
đã có mặt ở 3 nơi: San Jose (Mỹ), Sài Gòn (Việt Nam) và Singapore để đảm
bảo vận hành thiết bị do mình cung cấp.
Cuối năm 2002, EIS, Inc. lập đồng thời 2 công ty con cùng mang tên
One-Connection (Một kết nối) tại Việt Nam và Singapore để áp dụng công
nghệ này (được đặt tên là Sáng tạo để đột phá) cung cấp dịch vụ điện
thoại Internet. Tại Singapore One-Connection nhanh chóng nổi lên thành
một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu và
đã ký nhiều hợp đồng làm đại lý bán hàng địa phương với các hãng viễn
thông ở Malaysia, Nga, Mỹ. Các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế và
Singapore đưa tin rầm rộ sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh
vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kênh truyền hình Channel Asia lớn
nhất Singapore phát lại 3 lần bản tin về One-Connection trong vòng 24
giờ với thông điệp chính: “One-Connection từ Việt Nam thách thức các
dịch vụ viễn thông truyền thống”. Các tạp chí công nghệ nổi tiếng thế
giới thì giật tít “Việt Nam ghi bàn”, “Bước đột phá ngoạn mục trong cách
sử dụng và mô hình kinh doanh điện thoại Internet từ Việt Nam”…
Với hàng trăm nhân viên và nhà khoa học, các Cty Global EIS và Cty OCI
đã lập được các “Giác đấu trên đất Mỹ” và từng được báo chí của ĐCSVN
đánh giá là niềm tự hào của Công nghệ Thông tin Việt Nam.
Kể về chiến công hiển hách trên, không thể không nhắc đến sự đóng góp
cuả hai người bạn chí cốt của THDT: luật sư Lê Công Định và kỹ sư Lê
Thăng Long; đặc biệt là Lê Thăng Long. Long với Thức không chỉ chia ngọt
sẻ bùi, chung lưng đấu cật mà còn dấn thân vì nhau. Họ như Lê Lợi – Lê
Lai, Lưu Bình – Dương Lễ.
Tâm -
Lúc chưa đầy 5 tuổi, khi đang nghe ba đọc một quyển truyện tranh kể về
một ông tiều phu bị những kẻ ăn thịt người bắt, chuẩn bị cho vào nước
sôi làm thịt, Thức giật lấy quyển truyện rồi nhằm vào những hình ảnh của
những kẻ xấu mà bấu nát ra với thái độ rất phẫn nộ. Hỏi vì sao thì Thức
nói là để cứu ông tiều phu.
Lê Thăng Long – người bạn đồng môn của Thức – thì kể rằng, một hôm, trên
đường đến văn phòng công ty, Thức thấy một bà lão ngã rụi bên vệ một
bùng binh. Thức bảo lái xe dừng lại, tự mình xuống đỡ cụ dậy. Sau khi
hỏi han để biết cảnh ngộ éo le, Thức đã vay tiền người lái xe biếu bà cụ
rồi mời cụ lên xe của mình bảo lái xe đưa cụ đến bệnh viện. Hôm ấy Thức
phải đi xe ôm đến Công ty.
Tháng 9 năm 2010 tại trại giam Xuân Lộc, trong một buổi thẩm vấn, các sĩ
quan của tổng cục An ninh hỏi: “Chắc anh thù ghét những anh em bên an
ninh lắm hả?”. Thức cười và đáp: “Các anh chỉ là những người thừa hành
phải cố gắng thực hiện những chủ trương sai lầm. Tôi chỉ đấu tranh để
thay đổi những đường lối đó để đất nước không rơi vào thảm họa và phát
triển tốt đẹp như tôi đã từng làm ở lãnh vực viễn thông chứ chẳng bận
tâm đến vấn đề cá nhân nào cả”.
Dễ mủi lòng trước cảnh khốn khó, thân ái với cả kẻ quấy nhiễu mình nhưng
THDT rất quyết liệt với cường quyền. Trước phiên tòa dẫn đến bản án
khắc nghiệt, bất công “16 năm tù giam, 5 năm quản chế” anh vẫn ngẩng cao
đầu dõng dạc tuyên bố: “Tôi không lật đổ chính quyền gì cả. Tôi chỉ
chống cường quyền và tôi sẽ còn chống nó đến khi nào còn thấy nó”.
Giao thừa Canh Dần 2010, trong lao tù, ta vẫn nghe như âm vang từ lồng
ngực Thức giọng thơ sang sảng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ:
Canh Dần khai đại cuộc
Cứu chúng tầm chân như
Khí như tùng bách mộc
Vươn thẳng giữa trời cao
Chống cường quyền hung bạo
Đối mặt phá cuồng phong
Quyết không làm nô lệ
Xứng Nam quốc Lạc Hồng.
Trần Huỳnh Duy Thức |
Đầu năm 2006, sau gần 2 năm nghiên cứu nghiêm túc, nhóm nghiên cứu Chấn
của THDT đã đưa ra một bản đánh giá toàn diện các vấn đề kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nước. Tóm tắt của bản đánh giá này được viết thành
bài “Khủng hoảng kinh tế – Nguy cơ và cơ hội”.
Ngày 21 tháng 03 năm 2006, Thức đã gửi một bức thư tâm huyết kèm bài
viết trên cho ông Nguyễn Minh Triết – khi đó là Bí thư thành ủy Tp.HCM.
Dù không được đoái hoài, ngày 14 tháng 4 năm 2007, Thức vẫn kiên trì gửi
liên tiếp 2 lá thư đến TBT Nông Đức Mạnh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bản đánh giá nêu những luận cứ khoa học và cảnh báo nghiêm túc về nguy
cơ khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra sau chừng 2 năm nữa (tức sẽ vào khoảng
2008).Thức cho rằng nếu không thực thi một số giải pháp khoa học cấp
thiết như được nêu để cải cách, ngăn chặn khủng hoảng, phát triển đất
nước thì cuộc khủng hoảng còn kéo dài trên 5 năm nữa và dẫn theo những
khủng hoảng xã hội, chính trị trầm trọng, làm cuộc sống của nhân dân khó
khăn và đất nước bị lệ thuộc.
Hiện thực đang chứng minh tiên đóan của Thức.
Thời kỳ cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam căng phồng như
bong bóng. Không chỉ các công chức, doanh nhân ào ào lao vào các sàn
chứng khoán, mà không ít bà nội trợ, không ít nông dân lam lũ cũng dốc
hết những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của mình rót vào các phiên giao dịch
chứng khóan để cầu may. Sự xuất hiện bài viết “Việt Nam đồng đang ở đâu
và sẽ về đâu” của Thức dưới bút danh Trần Đông Chấn đã như liều thuốc
giải “say”, cứu vớt nhiều người thóat cơn khánh kiệt.
Bài “Đồng đô-la ngoại sẽ đi về đâu?” với hàng loạt số liệu cụ thể về tỷ
trọng của GDP theo các thành phần kinh tế và tỷ trọng đầu tư từ các
nguồn khác nhau đã chỉ ra rằng nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lệ
thuộc vào đầu tư nước ngoài một cách thụ động. Bài viết cũng đồng thời
chỉ ra tình trạng nhập siêu do hàng hóa trong nước không đáp ứng được
nhu cầu nội địa sẽ là nguyên nhân gây lạm phát ngày càng cao của kinh tế
Việt Nam. Trần Đông Chấn cực lực phản đối chính sách kiềm chế lạm phát
bằng cách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất ngân hàng để giảm lượng tiền
đang lưu hành của chính phủ vì cho rằng biện pháp này ảnh hưởng trực
tiếp tới các doanh nghiệp trong nước, gây ra sự phá sản của các doanh
nghiệp dẫn đến thất nghiệp của người dân cùng hàng loạt các hậu quả tai
hại khác mà chính phủ không thể kiểm soát được.
Trong khi rất không hài lòng với những kẻ ngạo mạn vô lối dám thóa mạ
không chỉ giới trí thức mà cả dân tộc Việt Nam thì tôi thật hỉ hả gặp
được sự biểu lộ niềm tự hào tự tôn dân tộc thật sáng suốt của THDT:
“Việt Nam có thế mạnh về địa thế, giá trị của nguồn nhân lực dồi dào,
siêng năng, có văn hóa và nhanh thích nghi với cái mới. Việt Nam là đất
nước thanh bình và cởi mở. Những điều này dẫn hướng đến một tầm nhìn lớn
về chiến lược giao thoa văn hóa và giao lưu kinh tế giữa đông và tây.
Đây thực sự là lợi thế về đặc tính của con người Việt Nam trong việc hấp
thụ rồi tạo nên những thành tựu mới về văn hóa và kinh tế. Việt Nam là
nước có nền văn hóa và tiếng nói phương đông nhưng lại có chữ viết theo
kiểu phương tây, đó chính là những di sản do lịch sử tạo lợi thế cho dân
tộc ta trong một môi trường đa phương toàn cầu của hệ thống quốc tế mới
đang hiện hữu”.
Không biết có viển vông quá không, nhưng nếu niềm mơ ước sau đây của
Thức có triển vọng hiện thực thì hãy ráng sống để được cùng góp sức cho
đến hơi thở cuối cùng: “Nếu dân tộc Lạc Hồng ta tiên phong và thành công
theo một tiến trình như vậy – tiến trình bắt đầu từ xây dựng sự tự tin
và có ý thức của người dân sử dụng tối đa quyền làm chủ của mình như đã
phân tích từ đầu – thì sẽ truyền cảm hứng cho người dân Trung Quốc và
tạo niềm tin cho giới cầm quyền ở đó dẫn đến sự thay đổi tích cực. Lúc
đó Trung Quốc sẽ trở thành một nền dân chủ lớn nhất thế giới. Là một nền
dân chủ thực chất nên cũng sẽ là một trung tâm thịnh vượng nhất thế
giới và cũng tất yếu tạo ra một nền văn minh phương Đông hiện đại mới,
tạo nên những chuẩn tắc chung mới cho thế giới toàn cầu với sự ảnh hưởng
cân bằng giữa Đông và Tây ”.
Một cuốn sách – Một con đường – Một tấm gương -
Đầu năm 2008, nhóm nghiên cứu Chấn quyết định viết quyển sách Con đường
Việt Nam do Trần Huỳnh Duy Thức chủ biên, cùng phối hợp với Lê Công
Định, Lê Thăng Long và dự định mời thêm nhiều nhân sĩ, trí thức cùng hợp
tác. Cuốn sách đặt mục tiêu giải đáp hoàng loạt câu hỏi lớn: “ Làm sao
để Việt Nam phát triển bền vững, nhanh chóng thành một nước dân chủ
thịnh vượng? Làm sao lý tưởng “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” trở
thành thực tế? Làm sao để Việt Nam không bị biến thành một dạng nô lệ
kiểu mới trong thời đại toàn cầu hóa? Vì sao Việt Nam đã đổi mới và có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong hơn 23 năm qua nhưng vẫn
còn là nước nghèo? Vì sao rất nhiều nước đã có thể chế chính trị đa đảng
hơn nửa thế kỷ rồi mà vẫn dậm chân ở mức thu nhập trung bình trong hơn
20 năm qua, thậm chí nhiều nước vẫn còn nghèo đói và đầy rẫy các vấn nạn
tham nhũng cường quyền? Tại sao Trung Quốc chỉ có một đảng cầm quyền
lại có thể tạo ra sự phát triển nhanh chóng liên tục hơn 30 năm qua,
nhưng phải đến hơn 40 năm nữa (2050) mới chỉ tới được giai đoạn quá độ
lên chủ nghĩa xã hội? Liệu nước này có tránh được cái bẫy thu nhập trung
bình nhiều nước đã bị mắc vào để tiếp tục phát triển đạt được sự dân
chủ và thịnh vượng, hay sẽ sụp đổ bất ngờ như Liên Xô trong giai đoạn
đầu phát triển đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và những thành tựu lớn
hơn nhiều những gì Trung Quốc làm được 30 năm qua? Làm sao mà đảng Dân
chủ tự do (LDP) tại Nhật và Hành động nhân dân (PAP) tại Singapore là
đảng duy nhất cầm quyền liên tục trong một thời gian dài ở các nước này
lại đưa đất nước họ phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành các nước
thuộc thế giới thứ nhất trong thời gian cầm quyền của những đảng đó? Vì
sao mà nghèo đói, tham nhũng, cường quyền có thể tồn tại phổ biến và
hoành hành tại bất kỳ nước nào dù ở đó có một hay nhiều đảng chính trị,
bất chấp ý thức hệ chính trị khác nhau dù ý thức hệ nào cũng đều hướng
tới những mục đích tốt đẹp vì con người và được khẳng định, bảo vệ bằng
hiến pháp? Một nền dân chủ được hình thành chỉ bởi ý muốn chủ quan của
con người hay tồn tại những quy luật khách quan chi phối sự vận hành của
xã hội loài người trong quá trình vận động của nó để đạt đến một nền
dân chủ? Và liệu một xã hội dân chủ có tất yếu dẫn đến một xã hội thịnh
vượng không? Có hay không những quy luật khách quan chi phối sự vận hành
của một thế giới toàn cầu hóa tương tự như quy luật kinh tế thị trường
đối với các hoạt động kinh tế? Những đặc tính căn bản của toàn cầu hóa
là gì, và có những đặc tính nào từ bản sắc và văn hóa của dân tộc Việt
Nam phát huy được thế mạnh do phù hợp với đặc tính của toàn cầu hóa này
hay không? Liệu sự hình thành và phát triển của các hình thái xã hội
loài người từ lúc nguyên thủy đến phong kiến, tư bản…là tất yếu theo một
quy luật khách quan nào đó bất chấp ý muốn chủ quan của con người, hay
các hình thái này chỉ là sản phẩm của nhân sinh quan? Mức độ tồn tại và
ảnh hưởng của các tính chất đối ngược nhau trong một xã hội (như lạc hậu
và văn minh, cường quyền và dân chủ, tham nhũng và công bằng) có tuân
theo những quy luật khách quan nào đó mà con người cần hiểu biết nếu
muốn thiết lập những cơ chế hiệu quả để giảm thiểu cái xấu và phát huy
cái tốt không? Có những chỉ dấu nào của một xã hội mà có thể đo lường
được dễ dàng nhưng lại cho thấy và dự báo tốt mức độ ổn định/bất ổn,
phát triển bền vững/khủng hoảng sụp đổ của xã hội đó không? Vì sao chủ
nghĩa Mác bị mất tính hấp dẫn trong khi lý tưởng mà chủ nghĩa này hướng
đến là rất cao đẹp, và Mác lại là người đầu tiên dự báo chính xác được
hình thái và bản chất của thế giới toàn cầu hóa ngày nay? Diễn biến hòa
bình là gì và vì sao Liên xô sụp đổ? Và đây là minh chứng cho sự sai lầm
của chủ nghĩa Mác hay đó là bài học quý giá để tránh sự giáo điều, duy ý
chí, áp đặt quan điểm chủ quan (của những người vận dụng chủ nghĩa Mác)
trở thành quy luật khách quan mà không hề đảm bảo tính logic biện chứng
của chính Mác đưa ra? Vì sao khá nhiều nước liên tục thay đổi hiến pháp
theo hướng tốt hơn nhưng vẫn bất ổn hoặc càng bất ổn, không phát triển
được nữa? Những động lực gì sẽ dẫn đến sự thay đổi và phát triển xã hội
một cách tốt đẹp và ngược lại? Làm sao để những động lực này thuần túy
kinh tế có thể thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển xã hội một cách cân
bằng và công bằng?”.
Đặt ra được hàng loạt câu hỏi tầm cỡ như vậy đã chứng tỏ một tầm tư duy
thật lớn lao. Riêng dự kiến về một cuốn sách như thế đã là một giấc mơ
vĩ đại.
Tiếc rằng vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 người ta đã bắt Trần Huỳnh Duy
Thức, tiếp đó là Lê Thăng Long, ngày 04 tháng 6; rồi đến Lê Công Định,
13/ 6.
Người ta đã phá tan những giấc mơ đẹp, những hoài bão lớn lao mà thánh thiện!
Tôi may mắn được đọc bản thảo cuốn “Con đường Việt Nam” sắp phát hành
trên mạng, nói về cuốn sách dở dang trên và về người chủ biên đang phải
khắc khoải vật lộn với những ước muốn cao đẹp của mình trong tù và thấy
không thể không phát biểu về nó.
Bài viết này nhắm khẩn khoản khuyến nghị các nhà lãnh đạo, những người
đang có quyền quyết định đến sinh mệnh của THDT hãy bớt chút thời giờ
đọc cuốn sách này để hiểu đúng về THDT, để xét lại quyết định xử trí sai
lầm đối với một trong những hiền tài, đặng cứu lấy nguyên khí quốc gia.
Xin đồng bào hãy đọc để biết và cùng nhau lên tiếng đấu tranh giải thoát một ngôi sao của đất nước đang bị nhốt.
Mong các nam nữ thanh niên hãy tìm đọc đặng soi vào một tấm gương rất
đáng noi theo để rèn luyện mình thành người có ích cho đất nước, cho
nhân quần xã hội.
Hà Nội 6 tháng 4 năm 2013
© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt
Đà Nẵng hậu Bá Thanh đã báo hiệu nhiều vị đắng
Thêm chú thích |
Đà Nẵng nên phát triển theo hướng khác, không nên cứ mãi ăn vào đất.
Từ chuyện pháo hoa
Lễ hội pháo hoa lần này, Đà Nẵng chỉ vận động tài trợ được khoảng 22 tỷ đồng. Một mức quá ít so với tổng dự chi 41 tỷ.
Chỉ còn đúng 20 ngày, tìm đâu ra thêm hơn 20 tỷ nữa?
Tiền vận động không ra, trong khi nhiều khoản chi nhảy chóng mặt.
Chỉ riêng chương trình hát hò làm mồi trước màn trình diễn pháo hoa, phía công ty tổ chức sự kiện đã đòi hơn 4,7 tỷ.
Cát-sê của một số ca sĩ cũng bị hét trên trời. Riêng Mỹ Tâm đòi tới 6.000 USD.
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Đà Nẵng bức xúc: “Trong thời điểm khó khăn
như thế này, lẽ ra phải chia sẻ với thành phố. Ca sĩ Uyên Ly hát cũng
hay thế nhưng lấy cát-sê chỉ 60 triệu đồng, trong khi ca sĩ Mỹ Tâm chỉ
hát mỗi đêm một bài mà đòi cát-sê bằng tiền đô, lên đến 6.000 đô, rồi
làm tròn thành 110 triệu đồng và buộc thành phố phải chịu luôn cả tiền
thuế VAT 10% là vô lý quá!". (nguồn: infonet)
Không chịu nổi mức cát-sê trời hành này, hôm qua 9/4, ông Chiến đã quyết
định hủy, không đồng ý cho 3 ca sĩ Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh
Tuấn hát trong chương trình lễ hội pháo hoa Đà Nẵng.
Cũng dễ hiểu khi thấy ngay lập tức Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh
Tuấn bị ném đá tơi bời. Nhưng ở đây tôi không bàn chuyện này. Mà qua đó
để thấy một Đà Nẵng thời hậu Bá Thanh đã không còn rỉnh roảng nữa.
Chắc cũng không riêng chỉ chuyện hát hò.
Pháo hoa chưa bắn đã có vẻ rối bời.
Chỉ nhìn sơ từ chuyện pháo hoa, Đà Nẵng hậu Bá Thanh đã bắt đầu… có chuyện!
Và không chỉ pháo hoa
Sau pháo hoa sẽ là gì nữa? Tôi đoán sẽ là bóng đá, rồi đến kinh tế, hạ tầng…
Đà Nẵng xưa nay chủ yếu sống nhờ đất. Trong khi kinh tế lao dốc, đất đai chẳng ai mua.
Một comment của bạn đọc đáng suy ngẫm: Thời cụ Bá, khách quan mà nói Đà
Nẵng phát triển nhờ gì, được nhiều tiếng tăm do đâu? Phải chăng là qui
hoạch, chỉnh trang đô thị thành công để dược khang trang như ngày hôm
nay là do bán đất? Từ nay trở đi, đất cát không còn hot nữa, bán không
được, Đà Nẵng đang lộ dần… gót chân Asin!
Cũng chính vì thế, kế vị Bí thư Đà Nẵng sắp tới phải là người biết nhìn
ra được hướng đi khác, chứ không phải lại tiếp tục cắm đầu vào đất. Một
đô thị chả thấy doanh nghiệp sản xuất nào ra hồn, quay đi ngoảnh lại
toàn mấy anh cò đất.
Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển như thế nào khi mãi chỉ biết ăn vào đất?
Để đến khi đất cát đóng băng, một cú cát-sê hét 6.000 USD của Mỹ Tâm đã
giật nảy mình.
Một Đà Nẵng hậu Bá Thanh chưa gì đã báo hiệu nhiều vị đắng.
Trương Duy Nhất
(Blog Trương Duy Nhất)
TS Lê Đăng Doanh: ’Ra rả nói tái cấu trúc nhưng không nêu ai phải làm’
"Thất vọng về việc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế dù Đề án được xây
dựng và phê duyệt nhưng đó chỉ giống như bản tập hợp nhiệm vụ, chỉ ra
đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy ở đâu… Lực cản từ
lợi ích nhóm đã thể hiện quá rõ ràng".
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương đã chia sẻ với báo Đất Việt về Đề án tổng thể tái cấu trúc
nền kinh tế sau khi kết thúc Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013.
Ai cũng thấy lợi ích nhóm biểu hiện rõ quá
PV: - Thưa Tiến sĩ, được biết ông vừa tham dự Diễn đàn kinh tế mùa
xuân 2013. Tại đây nhiều ý phát biểu khá gay gắt cho rằng Việt Nam khó
mà tái cấu trúc được vì lực cản quá lớn từ nhóm lợi ích. Vậy lực cản đó
biểu hiện như thế nào, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Lực cản đã thể hiện quá rõ ở chỗ cho đến nay Đề án
tái cấu trúc đã được thông qua nhưng chưa thấy làm gì cả. Mọi người đều
thấy thất vọng. Ngay cả việc thực hiện tái cấu trúc ở các ngân hàng cũng
rất chậm. Đầu tư công đến nay vẫn chưa có đề án. Nếu không có lực cản
phải làm từ lâu chứ sao lại như vậy?
Đó là những điều mà bất cứ một người nào cũng có thể thấy và không cần phải bàn gì thêm.
Một lực cản khác rất rõ đó là bất động sản. Rất nhiều người đòi phải có
gói cứu trợ. Đến khi có ý kiến nói rằng không cần phải cứu trợ thì phản
đối nhao nhao lên. Trong khi đó người nông dân gặp khó khăn, hạn hán,
bão lũ, đói nghèo nhưng đâu thấy có ai nói cứu trợ cho họ, mặc dù con số
này rất đông.
Điển hình như các doanh nghiệp Nhà nước cho rằng phải phá sản, không thể
cứu được nhưng đến nay vẫn không thấy doanh nghiệp Nhà nước nào tuyên
bố phá sản.
Vinashin hứa tái cấu trúc nhưng cũng không thấy động thái tích cực. Từ
năm 2008 ban tái cấu trúc hứa rằng đến năm 2013 sẽ có lãi và trả hết nợ.
Thế nhưng đến nay Vinashin cũng không thấy lãi đâu.
Rồi đến Vinalines cũng vậy. Không thấy lãi đâu. Nhưng thiệt hại này ai chịu?
Từ đây có thể thấy, lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến công cuộc tái cấu trúc, từ khi hình thành chính sách đến việc thực hiện.
Tại sao không ra được nghị quyết về đầu tư công? Là bởi vì không ai muốn
cắt giảm đi cái gì cả mặc dầu ngân sách hiện nay đang rất khó khăn.
Ngoài ra, các biểu hiện khác tinh vi hơn ví dụ như hiện tượng độc quyền
của các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại không có cơ chế nào giám sát
việc này.
Tất cả những điều này làm cho người ta khẳng định lợi ích nhóm đang là lực cản của công cuộc tái cấu trúc hiện nay.
TS Lê Đăng Doanh: ' Tái cấu trúc nói 'tái 'mãi mà không 'chín' |
Chỉ nêu cho có
PV: - Nói như vậy là khái niệm ‘tái cấu trúc’ chỉ để nói còn việc
thực hiện thế nào, có làm hay không lại không điều gì có thể can thiệp
mạnh được đúng không, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Đến thời điểm này thì đúng là như vậy. Đề án tái cấu
trúc tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã được phân tích rằng cần phải
có lộ trình. Phải làm rõ lộ trình thế nào, cái gì làm trước, cái gì làm
sau, chi phí bao nhiêu chứ không thể tay không bắt giặc được.
Thế nhưng trong Đề án không nhắc gì đến chi phí và cũng không biết được
đơn vị nào sẽ làm trước, đơn vị nào làm sau. Ở đây giống như bản tập hợp
nhiệm vụ, chỉ ra đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy
ở đâu… thì không nói.
Chính như vậy, những người đọc Đề án này đều thấy cứ như thế này chỉ nêu
lên để gọi cho là đã đề cập đến việc tái cấu trúc mà thôi.
Do vậy, muốn tái cấu trúc kỳ này các chuyên gia kinh tế đã cũng xác định
phải chịu đau. Không thể tất cả mọi người cùng đi ‘ăn cỗ’ cả mà phải có
người, nhóm người chấp nhận chịu thua thiệt đi một chút.
PV: - Theo cá nhân ông phải làm như thế nào thì mới có thể thực hiện được tái cấu trúc nền kinh tế?
TS Lê Đăng Doanh: - Theo tôi phải có một Ủy ban tái cấu trúc do Thủ
tướng hoặc ai đó đứng đầu, cứ hàng tuần họp lại đôn đốc. Nhưng hiện nay
không có ai làm việc này. Vậy mà suốt ngày khắp nơi các diễn đàn ra rả
nói về ‘tái nọ, tái kia’, ai cũng nói ‘tái’ mãi mà không thấy ‘chín’. Cứ
như thế này không biết tái đến bao giờ.
Tôi cho rằng phải làm rõ trách nhiệm của từng người, ai phải làm cái gì, và bao giờ làm. Nếu không làm rõ sẽ hết sức khó.
PV: - Vậy người đó sẽ là ai, thưa Tiến sĩ? Như ý kiến của một chuyên
gia kinh tế rằng cách xử lý công việc của chúng ta là quyết định tập
thể, trách nhiệm cũng tập thể. Cứ cái gì không làm được thì đưa ra bàn.
Theo ông thì sao?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cũng nói rằng phải có người chịu trách nhiệm cá
nhân. Nếu Chính phủ nhận ra và quyết tâm làm thì tốt còn nếu không Quốc
hội phải đứng ra làm.
Về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế
quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không
khắc phục được.
Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung
Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh
nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.
Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm
các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra hệ tiêu chí, như
phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng
bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi
mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì
bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương,
năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và
thay bằng người khác.
Với cách làm như thế này, Việt Nam khó mà áp dụng được vì bệnh nể nang, thành tích.
Do vậy không riêng gì cá nhân tôi mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng không có niềm tin vào việc tái cấu trúc thành công.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Bích Ngọc (thực hiện)
(Đất Việt)
Quỳnh Lưu: Tranh chấp giữa nguyên ĐBQH và gia đình nông dân nghèo
Chuyện cười ra nước mắt này đang diễn ra tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Một bên là ông Lê Duy Nguyên, nguyên đại biểu Quốc
hội khóa X, đang là Giám đốc doanh nghiệp, được cấp 820ha đất rừng. Bên
kia là gia đình nông dân nghèo khó - ông Trần Xuân Lập, 75 tuổi, điếc
nặng, được cấp 36,5ha rừng...
Chuyện lạ thứ nhất
Ông Lập làm đơn khởi kiện ông Nguyên lập giấy tờ giả mạo để tranh chiếm
36,5ha đất rừng mà huyện Quỳnh Lưu đã cấp cho ông Lập tại sổ lâm bạ số
02, ngày 10/1/1993. Vì ông già cả, nặng tai, nên ông ủy quyền cho con
trai là Trần Xuân Nam tham gia tố tụng. Anh Nam cũng được cấp sổ lâm bạ
số 04, ngày 10/1/1993, với diện tích 84,5ha đất rừng và cũng bị ông
Nguyên tranh chiếm.
Nguyên đại biểu Quốc hội, Giám đốc doanh nghiệp Lê Duy Nguyên (Ảnh: Q.H) |
Theo pháp luật, 36,5ha đất rừng Nhà nước đã cấp cho ông Lập trong sổ
Lâm bạ đang có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên phải thuộc quyền quản
lý, sử dụng của ông Lập. Rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy. Việc ông Nguyên
thừa nhận trước tòa đã giả mạo chữ ký ông Lập, đồng nghĩa với việc thừa
nhận tạo dựng hồ sơ giả mạo, nhờ đó, ông Nguyên được chính quyền giao
sổ lâm bạ của ông Lập, rồi chiếm luôn đất rừng đã cấp cho ông Lập, phải
được xem là hành vi phạm pháp.
Nếu cho rằng ông Nguyên mượn tên ông Lập để xin đất trồng rừng vì phải “lách cơ chế” và ông Lập đã đồng ý thì hà cớ gì ông Nguyên phải giả mạo chữ ký của ông Lập để tạo dựng hồ sơ giả lừa cán bộ chính quyền? Đấy là chưa kể ngay cái việc “mượn tên” nếu có thì về pháp lý ông Nguyên phải chấp nhận tên ai người đó hưởng, trừ khi có thỏa thuận hợp pháp khác. Nay, thỏa thuận hợp pháp khác giữa ông Nguyên và ông Lập không hề có, ông Lập lại có đơn đòi quyền quản lý, sử dụng đất rừng đã được Nhà nước cấp cho ông thì đương nhiên ông Nguyên phải trả. Chuyện cũng rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy.
Nếu cho rằng ông Nguyên mượn tên ông Lập để xin đất trồng rừng vì phải “lách cơ chế” và ông Lập đã đồng ý thì hà cớ gì ông Nguyên phải giả mạo chữ ký của ông Lập để tạo dựng hồ sơ giả lừa cán bộ chính quyền? Đấy là chưa kể ngay cái việc “mượn tên” nếu có thì về pháp lý ông Nguyên phải chấp nhận tên ai người đó hưởng, trừ khi có thỏa thuận hợp pháp khác. Nay, thỏa thuận hợp pháp khác giữa ông Nguyên và ông Lập không hề có, ông Lập lại có đơn đòi quyền quản lý, sử dụng đất rừng đã được Nhà nước cấp cho ông thì đương nhiên ông Nguyên phải trả. Chuyện cũng rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy.
Vậy mà TAND huyện Quỳnh Lưu không xử được, còn tuyên: Đình chỉ vụ án,
khiến TAND tỉnh Nghệ An phải ra quyết định hủy bỏ, yêu cầu xét xử lại,
đến nay, đã 2 năm, vẫn chưa xử xong.
Chuyện lạ thứ hai
Sau khi huyện Quỳnh Lưu cấp sổ lâm bạ cho ông Lập, anh Nam và ông
Ngoạn, ông Nguyên đã tự ý tổ chức một cuộc bàn giao hồ sơ lâm bạ và
thực địa đất rừng vào ngày 21/1/1993 cho chính ông, để từ đó ông Nguyên
có trong tay 3 quyển sổ lâm bạ mang tên ông Lập, ông Ngoạn và anh Nam
với tổng diện tích 161,5ha đất rừng. Biên bản bàn giao kỳ lạ này được
lập ra với sự xác nhận của cán bộ chính quyền và kiểm lâm, và có tới 4
dấu hiệu thể hiện sự bất minh của cả bên giao lẫn bên nhận.
Một là, bàn giao lâm bạ và thực địa đất rừng, nhưng chủ lâm bạ là ông
Lập và anh Nam lại không hề có mặt. Trong biên bản, phần “Bên nhận”
ghi: “Chủ hộ nhận đất: Ông Lê Duy Nguyên” là người không hề có tên
trong sổ lâm bạ, cũng không được 2 chủ lâm bạ vắng mặt ủy quyền, sau
này lại bị chính họ làm đơn tố cáo về hành vi giả mạo để chiếm đoạt sổ
lâm bạ và đất rừng của họ.
Hai là, cũng trong biên bản, phần “Bên giao” ghi: “Đại diện Hạt Kiểm
lâm huyện Quỳnh Lưu: Ông Trần Sỹ Mỹ”, nhưng vào thời điểm năm 1993,
theo lý lịch Đảng của ông Mỹ thì ông chưa hề làm việc tại Hạt Kiểm lâm
Quỳnh Lưu. Về nội dung này, ông Nguyên đưa ra Giấy xác nhận ngày
9/3/2012 của ông Phan Xuân Chất, nguyên Phó hạt trưởng Kiểm lâm Quỳnh
Lưu, nội dung: Từ năm 1986 đến 1997, Hạt Kiểm lâm “đã hợp đồng với một
số cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu như chị Thanh, anh Mỹ… để làm việc cho
hạt. Đầu năm 1993, tôi đã cử anh Trần Sỹ Mỹ ra Quỳnh Lập để giao đất
lâm nghiệp cho ông Lê Duy Nguyên”. Nhưng nội dung xác nhận này lại mâu
thuẫn: Ông Mỹ sinh ngày 1/9/1942, năm 1993, ông mới 51 tuổi, không thể
là “cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu”, còn trong lý lịch Đảng thời gian
này ông Mỹ đang làm Bí thư Chi bộ 13, xã Quỳnh Vinh. Lại nữa, nội dung
bàn giao 3 sổ lâm bạ và 161,5ha đất rừng cho ba hộ: ông Lập, anh Nam và
ông Ngoạn được ghi rõ trong sổ lâm bạ, vậy tại sao ông Chất lại giao
nhiệm vụ cho ông Mỹ “ra Quỳnh Lập giao đất lâm nghiệp cho ông Lê Duy
Nguyên”?
Ba là, trong Biên bản bàn giao, ngoài xác nhận của UBND xã Quỳnh Lập,
còn có con dấu, chữ ký và xác nhận của ông Dương Văn Thước, Hạt trưởng
Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu với nội dung: “Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu ngày
25/1/1993 đề nghị chủ hộ Lê Duy Nguyên có kế hoạch chuẩn bị giống và
triển khai trồng rừng sớm thời vụ”. Nhưng chính ông Dương Văn Thước đã
bác bỏ chuyện xác nhận nhảm nhí này bằng văn bản gửi TAND huyện Quỳnh
Lưu, nội dung khẳng định, dòng chữ viết trong biên bản không phải là
chữ viết của ông và ông không biết gì về việc bàn giao lâm bạ và thực
địa này.
Bốn là, nếu việc bàn giao đàng hoàng, đúng pháp luật, tại sao lại không
mời các chủ lâm bạ có mặt và ký nhận, lại tiến hành bàn giao sổ lâm bạ
và thực địa hơn 160ha đất rừng diễn ra trong 2 ngày 29 và 30 Tết cổ
truyền của dân tộc cho người không hề có tên trong lâm bạ là ông
Nguyên. Rồi hôm sau, như ông Nguyên trình bày, ông đến Ủy ban xã “chúc
Tết” và xin “ký xác nhận biên bản” và dù không có mặt khi lập biên bản
nhưng cán bộ xã vẫn ký xác nhận cho ông Nguyên?
Bốn dấu hiệu kể trên khẳng định một sự thật: Việc bàn giao 3 quyển sổ
lâm bạ mang tên ông Lập, anh Nam và ông Ngoạn và thực địa 161,5ha đất
rừng cho ông Nguyên là trái pháp luật.
Chuyện lạ thứ ba
Sau khi có được Biên bản bàn giao sổ lâm bạ và thực địa trái pháp luật
kể trên, tiến thêm một bước, ông Nguyên lập ra 2 Bản Cam kết của 3 hộ
có lâm bạ kể trên với cùng một nội dung: 3 hộ “đồng ý” chuyển giao đất
rừng cho ông Nguyên. Vì sao ông Nguyên lại phải lập tới 2 Bản cam kết
về cùng một nội dung?
Sau khi ông Lập có đơn khởi kiện, ngày 23/5/2011, Cơ quan giám định kỹ
thuật hình sự, Bộ Quốc phòng có Bản kết luận số 19/KL-GĐKTHS khẳng định
chữ ký ông Lập trong Bản Cam kết bị giả mạo. Ngày 26/3/2012, tại phiên
Tòa sơ thẩm của TAND huyện Quỳnh Lưu, chính ông Nguyên đã phải thừa
nhận các chữ ký “Lập”, “Ngoạn”, “Nam” trong Bản cam kết là do ông
Nguyên ký. Từ đây, “bí mật” về 2 Bản cam kết hé lộ. Cụ thể, ngày
10/2/1993, lúc này ông Nguyên chưa được giao một héc-ta đất rừng nào,
nhưng ông Nguyên lại lập Bản cam kết với nội dung: ông Nguyên, ông
Ngoạn và ông Lập được UBND huyện Quỳnh Lưu giao 161,5ha đất rừng ở xã
Quỳnh Lập theo quyết định (không ghi số) ngày 10/1/1993 “cùng thống
nhất giao (161,5ha) cho ông Lê Duy Nguyên đến hết thời gian lâm bạ hết
hiệu lực”. Bản cam kết sai sự thật, nhiều lỗi tẩy xóa này không hiểu
sao lại được UBND xã Quỳnh Lập và UBND huyện Quỳnh Lưu xác nhận, đóng
dấu quốc huy.
Ông Trần Xuân Lập cùng vợ, con trai (anh Nam) và cháu (Ảnh: P.V) |
Chính vì không yên tâm về Bản cam kết có nội dung sai sự thật này nên
ngày 10/3/1993, ông Nguyên lại lập thêm một Bản cam kết nữa ghi chính
xác tên 3 hộ có sổ lâm bạ là Lập, Nam, Ngoạn; “cùng thống nhất giao
quyền quản lý, sử dụng” 161,5ha đất rừng cho ông Nguyên và bà Nguyễn Thị
Hưng (là người đang có với ông Nguyên 3 đứa con). Và như ông Nguyên
thừa nhận, ông ký giả mạo cả 3 chữ ký mang tên “Lập”, “Ngoạn”, “Nam”.
Và rồi lãnh đạo xã Quỳnh Lập rồi huyện Quỳnh Lưu vẫn “vô tư” tiếp tục
xác nhận, ký tên, đóng dấu bừa vào Bản cam kết giả mạo này. Lạ hơn, sau
này, biết rõ ông Nguyên lừa dối, giả mạo chữ ký, nhưng cán bộ xã Quỳnh
Lập và huyện Quỳnh Lưu vẫn “nhiệt tình” bảo vệ ông Nguyên.
Các cán bộ xác nhận bừa vào giấy tờ giả mạo do ông Nguyên lập ra không
hề bị xử lý. Thậm chí, dù 2 sổ lâm bạ huyện Quỳnh Lưu cấp 36,5ha đất
rừng cho ông Lập và 84,5ha đất rừng cho anh Nam trên địa bàn xã Quỳnh
Lập vẫn còn nguyên hiệu lực, chưa hề bị hủy bỏ hay thay thế bằng sổ lâm
bạ khác, nhưng xã Quỳnh Lập vẫn làm văn bản gửi TAND huyện Quỳnh Lưu
khẳng định xanh rờn: Trên địa bàn xã Quỳnh Lập không có một héc-ta đất
rừng nào giao cho ông Lập, anh Nam mà chỉ có đất rừng giao cho ông
Nguyên. Huyện cấp một đằng, xã làm một nẻo, sao lạ thế? Lạ hơn, cán bộ
chính quyền lại ra sức bảo vệ người có hành vi lừa ngay chính mình?
Chuyện lạ thứ tư
Có mặt tại phiên tòa ngày 26/3/2012 của TAND huyện Quỳnh Lưu xét xử vụ
tranh chấp giữa gia đình nông dân Trần Xuân Lập và nguyên Đại biểu Quốc
hội Lê Duy Nguyên, nhà báo Nguyễn Thắng, Báo Nông thôn Ngày nay chứng
kiến một nghịch cảnh: Trước khi xét xử, ông Nguyên dẫn đầu một đoàn
đông đảo các nhà báo kéo vào phòng Chánh án ở tầng hai, rồi xuống phòng
xử án cùng các nhà báo ngồi trọn mấy hàng ghế bên trái. Sau đó, những
nhà báo này được Tòa lần lượt đọc tên xem đã có mặt hay chưa. Còn các
nhà báo có quan điểm ủng hộ gia đình ông Lập nghèo khó thì chẳng thấy
Tòa xướng tên!?.
Việc ông Nguyên, từng là đại biểu Quốc hội, giả mạo chữ ký của nhiều
người, lừa cán bộ chính quyền để hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng
của dân nghèo cho mình, phải được xem là chuyện lạ. Về mặt đạo lý,
nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Duy Nguyên đã được giao 820ha đất rừng, nay
lại đi tranh chiếm 36,5ha đất rừng Nhà nước giao cho một gia đình nông
dân nghèo, lại là bà con với mình, thật khó chấp nhận. Vậy mà vẫn có
người bào chữa cho hành vi nhiều lần giả mạo chữ ký, nhiều lần lừa cán
bộ chính quyền ký xác nhận vào nhiều văn bản giả mạo để hợp thức hóa
quyền sử dụng đất rừng đã cấp cho người khác của ông Nguyên là có thể
thông cảm “Vì đang là công chức Nhà nước, vướng víu những thủ tục hành
chính, ông Nguyên đành phải lách cơ chế”. Không lẽ, là công chức Nhà
nước thì được quyền giả mạo chữ ký, giả mạo giấy tờ, “lách cơ chế”? Còn
người dân đòi quyền quản lý, sử dụng đất rừng đã được Nhà nước giao
trong sổ lâm bạ đứng tên mình thì bị coi là... “vô căn cứ”?
Chuyện lạ thứ năm
Việc giả mạo chữ ký, giấy tờ của ông Lê Duy Nguyên với sự tiếp tay của
cán bộ chính quyền là rõ ràng, hậu quả là gia đình nông dân Trần Xuân
Lập bị mất đất, gây khiếu kiện kéo dài, gây phức tạp xã hội và làm mất
lòng tin của người dân. Do vậy, đề nghị xử lý hình sự về hành vi làm
giả giấy tờ của luật sư Lương Quang Tuấn là rất cần thiết. Gia đình ông
Lập cũng đã có đơn tố cáo. Công an tỉnh Nghệ An đã chuyển đơn cho Công
an huyện Quỳnh Lưu giải quyết. Nhưng lấy lý do: TAND huyện Quỳnh Lưu
đang thụ lý vụ kiện, nên Công an huyện không điều tra(!?).
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳnh Lưu lại đang có giấy mời
anh Trần Xuân Nam lên làm việc. Anh Nam cho biết, họ đang điều tra vì
sao anh Nam được giao sổ lâm bạ mang chính tên anh Nam! Anh Nam bức
xúc: “Sổ lâm bạ của tôi và bố tôi thì ông Nguyên đang nắm giữ trái phép
bằng cách giả mạo giấy tờ. Tôi đã tố cáo, bằng chứng rõ ràng, nhưng
công an lại không điều tra, nay lại điều tra tôi. Ông Nguyên từng là
Đại biểu Quốc hội, có nhiều mối quan hệ, giờ lại làm giám đốc doanh
nghiệp nên muốn làm gì cũng được, còn chúng tôi nghèo khó nên phải chịu
bất công mãi hay sao?!”.
Câu hỏi của anh Trần Xuân Nam đang treo lơ lửng!.../.
- Dự thảo Luật đất đai phải giải quyết được những vướng mắc
- Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại
Nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh Trà Vinh
Dư luận tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua bất bình trước cách hành xử của
bà Trần Hồng Ly, phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý
Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh.
Cậy có mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao tại địa phương, bà Ly đã có
những hành động không thể chấp nhận, như xông vào trụ sở UBND đập phá xe
chủ tịch tỉnh, văng tục thóa mạ cảnh sát bảo vệ; quyết liệt chống lại
hội đồng kỷ luật; xây nhà không phép chiếm hành lang an toàn giao thông…
Bà Trần Hồng Ly |
Theo báo cáo của Công an phường 1, TP Trà Vinh, khoảng 22 giờ 10 phút
ngày 7-1-2013, bà Ly chạy xe SH thẳng vào trụ sở UBND tỉnh, bất chấp
hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của đội cảnh sát bảo vệ; sau đó dùng gạch đập
kính chiếc ô tô biển xanh 84E-0727 là phương tiện công cán của ông Trần
Khiêu, chủ tịch UBND tỉnh.
Khi lực lượng làm nhiệm vụ đến can ngăn không cho đập phá ô tô, bà Ly
dùng gạch đánh làm một chiến sĩ bị thương. Tiếp đó, bà Ly đi lên lầu 1,
dùng gạch đập vào cửa phòng làm việc của chủ tịch UBND tỉnh. Trước sự
can thiệp của cảnh sát bảo vệ, bà Ly đã lớn tiếng đe nẹt, chửi bới, thóa
mạ với những lời lẽ thô tục. Khi Công an phường 1 đến yêu cầu bà Trần
Hồng Ly về trụ sở để làm rõ sự việc, không những không chấp hành, bà này
còn tuôn ra hàng tràng lời lẽ xúc phạm. Trong một tài liệu ghi âm mà
chúng tôi có được, bà Ly hù gọi điện thoại cho một vị lãnh đạo đuổi
việc hết các cảnh sát bảo vệ!
Đêm đó, bà Trần Hồng Ly quậy trụ sở UBND tỉnh hơn 1 giờ, đến 23 giờ 15
phút mới tự ý bỏ về, phớt lờ yêu cầu làm việc của công an. Ngày 8-1,
Công an phường 1 gửi 2 giấy mời đến nhà riêng và cơ quan, mời lên làm
việc nhưng bà Ly không đến và cũng không báo lý do vắng mặt.
Đến tư gia lãnh đạo nhổ kiểng, lớn tiếng
Sự việc trên không phải là lần đầu bà Trần Hồng Ly gây mất trật tự. Tối
2-6-2010, bà Trần Hồng Ly đã từng đến tìm gặp vợ của ông Trần Khiêu (lúc
đó đang là phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh) tại nhà riêng để gây hấn.
Trong bản tường trình, bà Trần Hồng Ly thừa nhận khoảng 21 giờ hôm đó đã
tìm đến nhà ông Trần Khiêu để gặp chị Ba (vợ ông Trần Khiêu, thường gọi
Ba Khiêu - PV) để “làm sáng tỏ sự việc tại sao bấy lâu nay chị Ba mắng
chửi tôi là đĩ này đĩ nọ, nói tôi là gái bia ôm nội bộ và chị Ba còn nói
tôi bảo kê cho một quán bia ôm gần nhà”(!). Tuy nhiên, thấy bà Ly đến,
vợ ông Trần Khiêu khóa cổng rào lại, bà Ly bấm chuông inh ỏi rồi nhổ 2
chậu kiểng trồng bên ngoài hàng rào quăng lung tung và la lối lớn tiếng.
“Bản thân tôi cảm thấy có lỗi trong vụ việc này, một việc làm thiếu suy
nghĩ. Đây là chuyện hiểu lầm giữa tôi và chị Ba..., đây là chuyện đôi
chối của đàn bà, lớn tiếng cự cãi với nhau là chuyện bình thường trong
cuộc sống hằng ngày. Còn ai lợi dụng chuyện này đi nói xấu anh Ba Khiêu
thì người đó chịu trách nhiệm” - bà Trần Hồng Ly giải trình, không quên
nhấn mạnh bằng cách in nghiêng câu sau để “nhắc nhở”.
Sai phạm nhiều vẫn được dung dưỡng
Bà Trần Hồng Ly sinh năm 1979, sau khi hoàn thành
chương trình sơ học Cảnh sát Quản lý hành chính năm 1999, bà được nhận
vào công tác tại Công an tỉnh Trà Vinh. Năm 2002, khi mang cấp bậc
thượng sĩ, bà Ly bị phát hiện cho vay nặng lãi và hành hung người dân
không có khả năng chi trả. Cũng trong năm này, bà Ly ly dị chồng và bị
buộc xuất ngũ.
Năm 2007, bà Ly được nhận vào làm văn thư đánh máy ở
Văn phòng Sở Kế hoạch - Đầu tư. Trong năm 2011, bà Ly liên tiếp chuyển
việc, từ chuyên viên Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động và tài nguyên
- môi trường, thủ quỹ Ban Quản lý xây dựng cơ bản, rồi được bổ nhiệm
làm phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động (thuộc Ban Quản lý Khu
kinh tế tỉnh Trà Vinh). Bà Ly đã bị khai trừ ra khỏi Đảng. Theo ông Lê
Tấn Lực, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, bà Trần Hồng Ly
cho đến nay chỉ mới có bằng trung cấp văn thư lưu trữ.
|
Kỳ tới: Nhiều cơ quan “nhức đầu”
Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân trên Biển Đông?
Chiến hạm USS Freedom của Mỹ đang có mặt tại Biển Đông. |
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng mối đe dọa.
Phát biểu trên tờ U.S News, chuẩn Đô đốc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ
William Lee cho biết sau chiến tranh Việt Nam, giờ đây chính phủ hai
nước đang hợp tác để phát triển lực lượng chiến đấu để có thể giúp ngư
dân Việt Nam và những người khác khi họ “gặp rắc rối.”
Bản tin của U.S News được phát đi tại cảng Harbor, bang Maryland, nơi
đang diễn ra Triển lãm hàng không và hàng hải thường niên. Theo U.S
News, tại triển lãm trên, chuẩn Đô đốc Lee miêu tả về một cuộc gặp giữa
ông với các đối tác Việt Nam vào tuần lễ sau khi một trong các tàu cá
của Việt Nam bị bắn cháy nóc ca-bin bởi tàu Trung Quốc.
“Họ (Việt Nam) có hàng ngàn ngư dân, những người ra biển đánh bắt cá
hàng ngày và hoàn toàn không có lợi ích của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ,
và có thể gặp rắc rối. Yêu cầu đang gia tăng đối với những lực lượng
như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ trong các nỗ lực huấn luyện và gia tăng
năng lực. Vấn đề là vào thời điểm này các yêu cầu thường lớn hơn so với
khả năng đáp ứng”, chuẩn Đô đốc Lee khẳng định trên tờ U.S News.
tau ca ngu dan Viet nam bi Trung Quoc ban
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin hồi
tháng 3 khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt
Nam. Ảnh: Hoàng Nam.
Chuẩn Đô đốc Lee cũng khẳng định trên tờ U.S News rằng ông đã ăn trưa
với một sĩ quan cấp cao Hải quân Việt Nam và một sĩ quan khác của quân
đội trạc tuổi mình vào hồi tháng 3. Theo chuẩn Đô đốc Lực lượng Bảo vệ
bờ biển Mỹ, sĩ quan cấp cao của Việt Nam đã có trao đổi với Chính phủ Mỹ
về việc tăng cường khả năng cho Việt Nam. “Đó là câu chuyện đáng chú
ý”, ông Lee khẳng định trên U.S News.
Bản tin trên U.S News cho rằng thông tin bắt đầu nóng hồi tháng 3 khi
các quan chức Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc một tàu cá Việt Nam xâm phạm
vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông. Tàu Trung Quốc bị cáo buộc bắn
và gây cháy với tàu cá của ngư dân Việt Nam. Theo ông Lee, tiếp xúc của
mình với các sĩ quan Việt Nam chỉ là ‘một họa tiết trong nhiều điều
đang xảy ra trên Biển Đông”. Theo ông Lee, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ
cũng gặp gỡ với các đối tác Trung Quốc tại Honolulu để nói chuyện trong
những tuần gần đây.
Báo chí Mỹ cũng dẫn lời các chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ tại triển lãm trên
khẳng định mối quan tâm đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong
đó có Biển Đông.
(Tiền phong)
Bị cho nghỉ việc vì tiếp xúc với báo chí ?
Ngày 9.4, tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Chuyển và ông Trang
Quảng, nguyên cán bộ quản lý chợ và đội viên Đội Dân phòng xã Tắc Vân,
TP.Cà Mau (Cà Mau) tỏ ra bức xúc vì “bỗng dưng” bị cho nghỉ việc.
Ông Quảng nói: “Sau vụ việc trung tá Dương Văn Dũng, Phó trưởng công an
xã Tắc Vân, nổ súng làm anh Huỳnh Nhật Quang (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tắc
Vân) bị thương trong lúc anh này bị còng 2 tay tại trụ sở công an xã
(Thanh Niên đã thông tin), tôi và anh Chuyển có tiếp xúc với nhà báo,
thì liền bị Công an xã Tắc Vân mời lên làm việc với nội dung đã nói gì
với nhà báo, tại sao không thông qua lãnh đạo. Khi mời lên làm việc lần
thứ 3, tôi không lên thì bị lập biên bản không chấp hành, sau đó thì
được trao quyết định cho nghỉ việc”. Cũng như ông Quảng, ông Chuyển
khẳng định sau khi tiếp xúc với báo chí, công an xã đã mời ông lên làm
việc 2 lần.
Vết thương do trung tá Dũng bắn anh Quang. (Ảnh: người nhà cung cấp) |
Trung tá Trần Minh Toàn, Trưởng công an xã Tắc Vân, xác nhận việc có mời
ông Chuyển, ông Quảng lên làm việc xoay quanh nội dung cung cấp, nói gì
với báo chí, xem họ nói có đúng sự thật không.
Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lâm Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND
xã Tắc Vân, giải thích: “Tôi thực hiện theo Công văn 158 của Chủ tịch
UBND TP.Cà Mau. Trình độ văn hóa của anh Chuyển và anh Quảng không đủ
chuẩn nên chúng tôi cho nghỉ việc. Trước khi cho nghỉ việc, chúng tôi có
mời 2 anh này lên cho hay và thông báo nếu 2 anh đồng ý về ấp công tác
thì chúng tôi sẽ bố trí. Về ấp để hai anh này bổ sung, nâng cao trình độ
học vấn của mình, khi đủ chuẩn sẽ rút lên xã nhưng cả hai không đồng ý
nên buộc chúng tôi ra quyết định cho nghỉ việc”.
Ông Nhàn lý giải như thế, nhưng trong biên bản triển khai quyết định cho
nghỉ việc đối với ông Chuyển và ông Quảng vào ngày 1.4 thể hiện rõ, khi
trao quyết định nghỉ việc xong cuộc họp mới nhắc đến chuyện về ấp công
tác đối với 2 ông này.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Thanh, Trưởng phòng Nội vụ TP.Cà Mau, cho
biết: “Thực hiện Công văn 158 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau về việc chấm
dứt và không hợp đồng lao động chưa qua đào tạo vào cơ quan nhà nước thì
TP.Cà Mau có 14 trường hợp. Trong đó, xã Tắc Vân có 1 trường hợp nhưng
vẫn còn đang xem xét chưa ra quyết định”. Được biết, ông Chuyển, ông
Quảng đều có thâm niên công tác trên dưới 10 năm; riêng ông Chuyển là
con liệt sĩ.
Gia Bách
(Thanh niên)
GS Phan Huy Lê: 'Nếu là học sinh, tôi cũng chán'
"Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em" - Giáo sư Phan Huy Lê.
LTS:
Ai cũng biết "tứ trụ" của sử học Việt Nam đương đại là 4 vị giáo sư đầu
ngành sử - khảo cổ học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần
Quốc Vượng (dư luận nói gọn là "Lâm Lê Tấn Vượng"). Thế nên, việc GS
Phan Huy Lê nói "nếu là học sinh tôi cũng chán môn Sử" thật sự bất ngờ.
Tuy vậy, đằng sau đó là tư tưởng giáo dục rõ ràng: chương trình, cách
dạy, cách thi khiến học sinh không thể yêu nổi môn Sử. "Môn Sử đáng ra
rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự
kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng..."
Học sinh phản ứng tích cực
Trước hiện tượng hàng trăm em học sinh
Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM) xé đề cương ôn thi môn Sử, GS
Phan Huy Lê cho biết: “Khi biết kỳ thi tốt nghiệp năm nay không có môn
Sử, các em vui mừng, phấn khởi, hò hét, xé và tung đề cương ôn môn Sử
trắng sân trường. Với cương vị là một nhà giáo, một nhà sử học, tôi rất
buồn.
Đây là một hiện tượng nhỏ nhưng bộc lộ rất rõ một số khiếm khuyết của giáo dục nước nhà. Một mặt nào đó, phản ứng của học sinh lại là phản ứng tích cực, nếu không biết phản ứng mới là điều đáng sợ, điều này giúp những người làm giáo dục cần nhìn nhận lại thực trạng hiện nay".
Đây là một hiện tượng nhỏ nhưng bộc lộ rất rõ một số khiếm khuyết của giáo dục nước nhà. Một mặt nào đó, phản ứng của học sinh lại là phản ứng tích cực, nếu không biết phản ứng mới là điều đáng sợ, điều này giúp những người làm giáo dục cần nhìn nhận lại thực trạng hiện nay".
Qua sự việc này, trước tiên GS Phan
Huy Lê nhận định, lỗi ở đây tuyệt đối không phải do học sinh. Có chăng
các em chỉ có lỗi trong việc vứt bừa bãi giấy tờ xé nát ra khắp sân
trường. Các em cần phải biết tôn trọng môi trường văn hóa của nhà
trường.
“Ngày nay, học sinh cần được đối xử
theo một cách mới, tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng cần tôn
trọng nhân cách, cá tính cùng những suy tư độc lập, sáng tạo của các em.
Biểu hiện thái độ, suy nghĩ của các em là điều không nên cấm. Tôi đề
nghị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền không nên kỷ luật học sinh
trong trường”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
GS Phan Huy Lê: "Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em. Bởi môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng". |
Ông nhìn nhận: "Hiện nay số đông học
sinh chán Sử nhưng có lẽ không đến mức độ quay lưng lại với Sử, trong
Trường THPT Nguyễn Hiền chắc cũng có một số học sinh yêu Sử hay ít ra
cũng không chán ghét Sử quá mức".
Lý giải về hiện tượng học sinh không thích học Sử, GS Phan Huy Lê cho rằng: "Đối với tình hình dạy và học trong nhà trường hiện nay, kể cả SGK, vị thế môn Sử, thì việc các em chán Sử là tất yếu".
"Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh
thì tôi cũng chán môn Sử như các em. Bởi môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại
trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những
phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng. Có thể nói, SGK bậc phổ
thông hiện nay chẳng khác gì là tóm tắt sách người lớn rồi bắt trẻ con
phải học. Dạy Sử và học Sử như thế thì trẻ em chán là phải".
GS Phan Huy Lê cho biết ông rất tán
thành ý kiến của PGS Văn Như Cương, một thầy giáo lão thành. Nhà giáo
Văn Như Cương đã chỉ ra tâm lý rất dễ hiểu của học sinh, các em không
thi môn Sử thì sẽ thi môn Địa, trong mục tiêu đi thi để lấy điểm đỗ thì
đương nhiên môn Địa sẽ dễ hơn: “Có thể về mặt tâm lý khi không phải thi
môn Sử là học sinh vui sướng rồi, bởi thi môn Địa dễ học và dễ ăn điểm
hơn môn Sử”.
Điều này phản ánh một khía cạnh rất
tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam là tổ chức thi cử quá nặng nề, hết
thi tốt nghiệp phổ thông rồi thi tuyển vào đại học, cao đẳng trên qui mô
toàn quốc, gieo vào tâm lý học sinh một động cơ học để lấy điểm, để thi
đỗ. Bộ GD&ĐT nhiều lần tuyên bố chống bệnh thành tích nhưng thực tế
những kỳ thi diễn ra như hiện nay đã tạo cho lớp trẻ một động cơ học
tập mang nặng tính thành tích chủ nghĩa: Học để thi, thi để lấy điểm.
Điều này gây ra nhiều hệ lụy: Học sinh học thêm tràn lan, lò luyện thi
mọc lên như nấm, không ngăn cấm được tệ nạn gian lận trong thi cử…
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo phẩm
chất, năng lực của lớp trẻ, thế nhưng với cách dạy, cách học, cách thi
cử như hiện nay, mục tiêu của nền giáo dục, động cơ học tập của học sinh
đang bị hạ thấp. Biết bao ước mơ tốt đẹp, niềm đam mê của tuổi trẻ sẽ
bị thui chột. Đây cũng chính là điều GS Phan Huy Lê trăn trở.
Bộ GD&ĐT phản ứng chậm
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã chính thức
công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT. Khác với năm 2012, môn Lịch sử không
nằm trong danh sách này. Lí giải về điều này, ông Trần Văn Nghĩa, Cục
phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, các
môn thi tốt nghiệp hoàn toàn được bốc thăm xác xuất, không có sự can
thiệp nào trong này, do vậy năm nay không có môn Lịch sử trong danh sách
thi cũng là bình thường.
Cảnh ném đề cương môn sử từ trên các tầng lầu dãy nhà A Trường THPT Nguyễn Hiền (ảnh chụp lại từ video clip) |
GS Phan Huy Lê cho rằng: Ý kiến này đã
thể hiện đúng quan niệm của Bộ GD&ĐT, coi môn học chính bao gồm:
Văn, Toán và Ngoại ngữ, bắt buộc phải thi, những môn còn lại là môn phụ,
sẽ chọn theo xác xuất bốc thăm.
"Theo tôi đối với bậc giáo dục phổ thông không nên phân biệt môn chính và môn phụ. Bởi môn học nào cũng có chức năng, vị trí riêng. Mỗi môn học là một mắt xích trong quá trình đào tạo. Bộ GD&ĐT không nên phân biệt theo kiểu “môn chính”, “môn phụ” hay đối xử không công bằng với các môn học”. Nhưng mặt khác, lại phải nhận thức đúng chức năng của từng môn học và có một số môn học giữ vai trò rất quan trọng, như kinh nghiệm nhiều nước tiền tiến, gọi là môn học cơ bản hay môn học bắt buộc.
Khẳng định vai trò của môn Sử, vị giáo
sư đầu ngành nhận định: "Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức
cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng
trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng
các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản
lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các em lớn lên, quay lưng lại với Lịch sử chính
là quay lưng lại với quá khứ của mình thì hệ lụy sẽ là khôn lường. Quan
niệm của Bộ GD&ĐT đặt môn Sử là môn phụ là một sai lầm nghiêm trọng
trong nhận thức về chức năng của môn học trong giáo dục".
"Trong 2 năm gần đây, qua những hội
thảo, tọa đàm góp ý kiến về dự thảo đề án đổi mới cơ bản và toàn diện
nền giáo dục, nhiều nhà khoa học, trong đó có tôi, đã nêu ý kiến cần
nhìn nhận đúng chức năng của từng môn học, cần xác định một số môn học
cơ bản mang tính bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông. Theo kinh nghiệm
của nhiều nước tiền tiến trên thế giới thì môn học cơ bản, bắt buộc gồm
có Văn, Toán, Sử, một số nước thêm môn Ngoại ngữ, hay Tin học hay cả
hai. Môn Sử cần được đặt lại đúng vị thế của nó.
Ban Tuyên giáo TW đã chấp nhận ý kiến này và đặt môn Sử vào 3 môn cơ bản
bắt buộc của bậc học phổ thông là: Văn, Toán, Sử, đồng thời coi 2 môn
Ngoại ngữ và Tin học là những môn công cụ bắt buộc. Bộ GD&ĐT không
hề phản đối, nhưng hình như còn phân vân nên chưa xác định môn học cơ
bản, bắt buộc, trong lúc đó thì vẫn giữ quan điểm phân biệt môn chính và
môn phụ đã quá lỗi thời".
(GDVN)
Cảnh sát biển Việt Nam chính thức xuất trận 'truy' tàu cá lạ
Ngày 8/4 vừa qua, phát hiện gần 10 chiếc tàu cá lạ ở khu vực bãi đá cạn
Én Đất, cách đảo Sơn Ca (Trường Sa) khoảng 13 hải lý về phía Đông, các
chiến sĩ cảnh sát biển đang tuần tra gần đó được báo động.
Tàu 4032 do Đại úy Phạm Nguyên Phú làm thuyền trưởng đã chạy hết công suất hướng về phía mục tiêu.
Các chiến sĩ cảnh sát biển dùng ống nhòm quan sát những chiếc tàu lạ từ xa. |
Từ xa thấy tàu của lực lượng cảnh sát biển, những chiếc tàu cá lạ đã
quay mũi đi hướng khác. Tàu 4032 tiếp tục tăng tốc tiến gần sát tới
những chiếc tàu cá lạ.
Tàu 4032 nổ máy chuẩn bị xuất kích
Sau 30 phút, khi khoảng cách chỉ còn khoảng 400m, tàu 4032 đã phải dừng
lại do bãi cạn, độ sâu không đảm bảo an toàn nên không thể tiến sát tới
mục tiêu.
Lúc này những chiếc tàu cá lạ cũng không còn hoạt động đánh bắt, đã thả neo.
Tuy không tiếp cận được mục tiêu nhưng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã ghi lại hình ảnh những chiếc tàu này.
Bước đầu xác định có 7 tàu cá nghi của Trung Quốc và một tàu 'hộ tống'
tàu cá có trọng tải khoảng 500 tấn, có cả cần cẩu trên tàu.
Theo Cục Cảnh sát biển Việt Nam, thời gian vừa qua, lực lượng cảnh sát
biển đã phát hiện hàng nghìn lượt chiếc tàu cá nước ngoài hoạt động vi
phạm vùng biển Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát biển đã tổ chức nhiều chuyến tàu tuần tra, kiểm soát, xua đuổi những chiếc tàu này.
Sau một thời gian xua đuổi liên tục, lượng tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam đã giảm hẳn.
(Tièn phong)
Báo Nhan dân tố cáo Trung quốc
(TTHN) - Tố cáo hay đưa tin để người tiêu dùng đập thử sản phẩm TQ,
đập xong không thấy họ lại mua mới để giúp TQ bán được nhiều hơn?
Phát hiện gói “lạ” trong đĩa Trung Quốc
Chiều 9-4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị
vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói “lạ” màu trắng.
Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói “lạ” này.
Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ
Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên NDĐT, bà Thơ cho biết, tối
ngày 8-4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi
vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói nhỏ dính vào giữa hai lớp
đĩa.
Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in
China”. Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong
nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.
Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước
khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được
dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện
không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có
còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.
Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác
thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía
trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới
đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần
đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất
đáng ngờ.
Có người phán đoán, đây là chiếc đĩa phát nhạc, khi rung lắc có thể
phát ra âm thanh. Người khác cho rằng, chiếc đĩa này do dân chơi xóc đĩa
tự chế, và những gói lạ có thể chứa nam châm để hút những đồng xu. Tuy
nhiên, khi chúng tôi đặt thử vật làm bằng sắt vào thì không thấy có hiện
tượng hút.
Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra,
giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói “lạ” để đưa ra những
khuyến cáo cần thiết cho người dân.
Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này,
Mặt sau của chiếc đĩa.
(Báo Nhân dân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét