Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Lượm tin tức

Danlambao 9/4/2013

Tuyên bố của Công Dân Tự Do về Bản án Đoàn Văn Vươn
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=E-8ze0-0Ze4
* Nghe âm thanh bài viết qua giọng đọc của chị Tâm Duyên
Ngày 5/4/2013 Tòa án Nhân dân Hải Phòng đã tuyên án ông Đoàn Văn Vươn và gia đình phạm tội giết người để che giấu hành động áp bức mà chế độ này vẫn ngang nhiên thực hiện trên thân phận mòn mỏi của những người nông dân hiền lành, chất phác. Bất kể mức án nặng hay nhẹ mà gia đình ông phải gánh chịu, bản án bất công đối với Đoàn Văn Vươn và gia đình đã mặc nhiên là bản án dành cho một chế độ mà sự tha hóa của nó đang gây ra bao cảnh đọa đày cùng khổ cho tất cả chúng ta.
Bản án đó bất công bởi lẽ:
1. Nó tước đoạt của người dân quyền bảo vệ tài sản được gầy dựng từ mồ hôi, nước mắt của mình, và tước cả phương tiện tối thiểu để thực thi quyền bảo vệ ấy là công lý và luật pháp, nhưng lại cho phép bọn cường hào mới lũng đoạn hệ thống công quyền để trắng trợn cướp bóc tài sản của người dân như bọn ác bá thời xa xưa. Nói cách khác, nó chà đạp quyền tư hữu thiêng liêng, mà nhân loại qua lịch sử đầy biến động và gian nan đã tranh đấu để được thừa nhận và xác lập.

Công an phục kích, đánh đập dã man anh Nguyễn Chí Đức

CTV Danlambao – Anh Nguyễn Chí Đức – một cựu đảng viên CS đã bỏ đảng – vừa bị khoảng 5,6 công an phục kích và dùng gậy đánh đập hết sức dã man vào lúc trưa nay, 9/4/2013.
Hình ảnh được loan tải ngay sau đó trên các mạng xã hội cho thấy mức độ trả thù cực kỳ tàn bạo của lực lượng công an. Khuôn mặt anh Nguyễn Chí Đức bị đánh đến mức đổ máu và sưng bầm lên, trong đó phần lưng bị đánh nặng nhất.

Trần Huỳnh Duy Thức: Một người có tâm có tầm

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) – Sinh ra trong một gia đình nghèo khó; đến nỗi: mẹ phải đi tù chỉ vì chưa chạy đủ số thóc để nạp thuế, em trai tử nạn trên đường đạp xe mang gạo đi bán để phụ giúp gia đình; anh là con thứ bẩy, mười tuổi, sáng đi học, chiều, đi chăn bò, tối, phải đi ngủ ở một chòi nhỏ cách nhà mười cây số để canh trộm thuê cho một chủ vườn cây trái ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đến khi lập nghiệp thì chỉ từ hai bàn tay trắng. Chính xác hơn, từ cái ống thụt cầu tiêu.

Việt Nam còn thiếu những gì để có dân chủ?

Dân Đọc Báo (Danlambao) – “…Tôi viết những dòng chữ trên để nhắn gởi đến mọi tầng lớp của những người Việt Nam yêu nước. Nhất là giới trẻ và những thành phần mà xã hội cho là ít học, làm việc tay chân. Xin đừng xem làm chính trị là một công việc xấu xa hay vượt quá khả năng của mình. Làm chính trị trong nền dân chủ cao thượng hơn là người ta tưởng. Cái mà dân chúng cần chỉ là cái tâm. Mà cái tâm thì đâu phải chỉ dành riêng cho những người trí thức, học cao hiểu rộng? Làm đày tớ nhân dân không cầu học vị, bằng cấp để chứng tỏ mình thông minh. Chỉ cần làm nghiêm túc những việc mà nhân dân giao cho là quá đầy đủ…”

Lại thêm một vụ án ô nhục

Nguyễn Minh Cần (Danlambao) – Vụ án Đoàn Văn Vươn vừa kết thúc! Lại thêm một vụ án ô nhục nữa được ghi vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam! Một vụ án chống nông dân hết sức bất công và hoàn toàn phi pháp! Một vụ án để lại một vết nhơ đời đời không thể rửa sạch trên mặt băng đảng cầm quyền thời Nguyễn Phú Trọng!

Luật búa liềm

Sửa đổi Hiến pháp: 44 triệu “OK”!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Dân số toàn tỉnh Bình Dương 1.691.400 người (2011) nhưng có tới 44 triệu ý kiến góp ý sửa đổi Hiến Pháp!? Từ trẻ sơ sinh đến các cụ già lẩm cẩm mắt mờ tai điếc mỗi “khẩu” góp tới 26 “Ý” của những con “Kiến”!?.

Nữ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nhập viện sau khi bị CA khủng bố 

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=SB88cx3_W3o

* Nghe phỏng vấn
Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) – Lúc 8g sáng ngày 8/4/2013, cả trăm công an đủ mọi thành phần đã bao vây khủng bố tinh thần các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHHTT)  đến tham dự lễ giỗ tai nhà đồng đạo là ông Tám Lợi (số 608, đường Nguyễn Hữu Tiến, ấp Hoà Long, xã Hoà An, thành Phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Cuộc vây ráp từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, công an đã xông vào nhà sách nhiễu làm cho một nữ đồng đạo tên là bà Trương Thị Nết, 54 tuổi, bị đột quỵ phải chở đi cấp cứu tại bệnh viện.

“Những Đoàn Văn Vươn không nổ súng đang nằm đầy các vỉa hè”

Phương BíchTôi vẫn cho rằng, tiếng súng Đoàn Văn Vươn rất có ý nghĩa. Nó đã khiến cả một xã hội choàng tỉnh, nó khởi đầu cho một thời kỳ mà người ta không còn nghĩ rằng, cứ người nhà nước là bất khả xâm phạm. Nó buộc những kẻ nhân danh nhà nước để làm bậy phải chùn tay. Điều đó đã được chứng minh rằng, những người dân còn lại đã được yên ổn làm ăn trên mảnh đất mà họ đã dày công khai khẩn. Rất nhiều người biết ơn Đoàn Văn Vươn…

Nhận xét về vụ án Đoàn Văn Vươn – Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng

Minh Hoàng (Danlambao)Góc nhìn của Dân đen – Kẻ ngoại đạo không thuộc ngành luật: Chúng ta phải làm gì để giúp anh Vươn? Giúp anh Vươn là giúp chính chúng ta, những con người Việt Nam hôm nay.
Nhiều dư luận bất bình của nhân dân Việt Nam về kết quả xử án của tòa án Hải Phòng cho gia đình ông Vươn. Thực ra, với cách xử án xưa nay của nhà nước Việt Nam, khi chưa xử xong thì người ta cũng đã có thể đoán được kết quả thế nào rồi. Nếu ai cảm thấy bất bình, thì xem ra người ấy vẫn còn chưa tỉnh ngộ, họ vẫn chưa hiểu rằng họ đang sống với “Ai” và sống trong “Chế độ” nào. “Đảng đã cho ta “sáng” mắt, “sáng” lòng”…(lời bài hát).

Anh hùng Trần Quốc Toản

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Vp1jaaoCtww
 
Bài hát Anh hùng Trần Quốc Toản được sáng tác và trình bày qua giọng hát của chính tác giả Hải Thanh
Hải Thanh (Danlambao) – Xin được gửi đến Danlambao và quý độc giả một ca khúc mới của tôi “Anh hùng Trần Quốc Toản”. Đã từ lâu tôi có ý tưởng sẽ thực hiện một loạt ca khúc ngợi ca những anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là một chủ đề rất hay, đầy ý nghĩa và cũng khá khó.

Tiếng ‘gõ cửa lúc nửa đêm’ với Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam

David Thiên Ngọc (Danlambao)Sắp đến ngày 30/4 tôi xin quay về thời gian gần bốn mươi năm về trước của xã hội miền Nam Việt Nam một thời lửa đạn.

Sao lại sợ nói sự thật?

1. Ý kiến chung về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp:
Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt Nam đã hủ bại đến mức không thể sửa – chỉ có thể bị hủy!
Chiêu trò “giả vờ” sửa đối hiến pháp chỉ là một trò “bài ba lá” mà Đảng Cộng sản cùng một số kẻ cò mồi (định hướng dư luận) bày ra để lừa bịp nhân dân và dư luận quốc tế, ý rằng “tôi sẽ sửa đổi để trở nên tốt hơn” – kỳ thực sẽ không có thay đổi gì.

Một sự kiện, hai cuộc đời

Nhóm Hành Khất (Danlambao) – Bao năm qua rồi, quá khứ đau thương tưởng chừng đã phai mờ phần nhiều trong tâm trí người Việt, khi những lớp thế hệ trước lần lượt ra đi trong âm thầm, và những thế hệ tiếp nối phải buông chảy theo cuộc sống, vật lộn với mảnh bằng, công việc, và gia đình. Những đau thương đó được cổ xúy: “Hãy nên quên đi quá khứ, bắt tay xây dựng lại, và đoàn kết dân tộc trên mọi phương trời lại, vì chúng ta là những người Việt Nam. Hãy nên vì nước Việt Nam.”

Hơn 100 bệnh nhi ung bướu được nhận quà tại Chùa Liên Trì

VRNs (08.04.2013) – Sài Gòn – Vào lúc 10g00 sáng Chúa Nhật, ngày 07/04/2013, 96 em thiếu nhi bị bệnh ung thư đã được phụ huynh đưa đến chùa Liên Trì, quận 2, nhận quà của bác sĩ Phan Minh Hiển (Pháp) và các ân nhân. Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì đã mời đại diện các tôn giáo như Công giáo, Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam, Cao Đài Chính thống đến cầu nguyện cho các em bệnh nhân trước khi phát quà.

Phản biện về bài báo do Thiện Văn viết trên báo QĐNDVN

Hưng Quốc Việt (Danlambao) – Tôi là người ít khi tranh cãi với quan chức hay đảng viên đảng cộng sản vì tranh luận với họ chỉ mất công tốn sức vì chỉ nói với những người mà tư tưởng chỉ gói gọn trong cái hộp quẹt diêm, xin lỗi ông TV cho tôi viết tắt tên ông và tôi phản biện lại những gì ông viết trong bài “Không thể có tự do báo chí không giới hạn”nếu ông còn cảm thấy chưa hài lòng thì ông có thể cho tôi email tôi sẽ trao đổi với ông sau.

Khám túi cán bộ đảng viên Việt Nam, không có ai ăn cắp?

Minh Dân (Danlambao) – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh nói về hướng sửa luật Phòng chống tham nhũng có ý: “Tuy nhiên, để quản lý cán bộ thuộc diện kê khai thì cần một lộ trình nhất định”. Giờ phút này cần một lộ trình là bao nhiêu hải lý, thưa ông? Nghe gần như là đánh đố rồi.

Dân chủ pháp trị & Dân chủ toàn trị

Nguyên Anh (Danlambao) – Ở những quốc gia văn minh và tiên tiến, nền dân chủ pháp trị luôn đi đôi với thể chế tam quyên phân lập, dân chủ tại những nơi đó được phổ cập đến từng người dân, họ biết sử dụng cái quyền dân chủ của mình song song với hệ thống pháp luật hiện hành để tạo ra một xã hội do dân và vì dân.

Tự do hay là chết

Duy Tâm (Danlambao) – Bài “Giải pháp nào cho 3 Dũng” của tác giả Như Nguyên tôi đọc mới nữa bài là thôi không đọc nữa, tôi có cảm tưởng tác giả là người của “3 Dũng” nằm trong ban biên tập Danlambao. Bài viết được lên mạng đang lúc có một vụ án nông dân sôi nổi, và cũng chóng quên bởi sinh mạng gia đình ông Đoàn Văn Vươn là sinh mạng của chúng ta, vụ án chưa ráo mực bởi những người ủng hộ, thì bài viết “Chúng ta ủng hộ ai” của cùng tác giả lại “ra đời”!!!

Người hùng nhân dân Việt Nam bị án tù 5 năm – Vietnamese Folk Hero gets Five-Year Sentence

James Hookway and Nguyen Anh Thu/Người dịch Diệu Quyên (Danlambao)Hải Phòng, Việt Nam - Hai nông dân Việt Nam làm nghề nuôi hải sản đã đặt mìn tự chế và dùng súng tự chế bắn vào lực lượng công an đến cưỡng chế đất, vừa bị kết tội với bản án 5 năm tù giam vào thứ Sáu vừa qua, trong một phiên tòa gây nên nhiều sự chú ý cũng như tranh cãi về vấn đề tư hữu đất đai trong một quốc gia độc đảng – đảng Cộng Sản.

Các đảng viên kỳ cựu phản đối bước giật lùi trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp

Danluan

Nguyễn Công Huân chuyển ngữ

Chậu hoa với hình búa liềm tượng trưng cho Đảng CS trên đường phố Hà Nội. Các nhà lập pháp bắt đầu tiến trình sửa đổi Hiến pháp hai năm về trước, một phần để phản ánh sự thay đổi của đất nước từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô-Viết sang nền kinh tế thị trường. Ảnh: Justin Mott/BloombergKhi quay một bộ phim tài liệu về Hồ Chí Minh vào lúc đồng bào của ông chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ những năm 1960, Trần Văn Tân quan sát thấy lối sống giản tiện của vị lãnh đạo Đảng này đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người dân nghèo như thế nào. Năm thập kỷ sau đó, Tân nói rằng các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản bây giờ quan tâm nhiều đến việc làm giàu cho bản thân hơn là làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bãi bỏ thể chế độc đảng sẽ dẫn đến sự “cạnh tranh lành mạnh” và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ông Tân, 65 tuổi, một công chức về hưu hiện đang bán chè ở trung tâm thành phố Hà Nội cho biết.
“Có những người không có đủ ăn, con cái của họ không có đủ quần áo che thân trong mùa đông”, ông Tân nói. “Có những người nông dân không có đất. Họ rất nghèo, trong khi nhiều người trong giới lãnh đạo lại rất giàu có. Những lãnh đạo này giàu tới mức mà thế hệ con, cháu của họ cũng không xài hết tiền.”
Tân là một trong số hơn 12.000 cựu quan chức, học giả và nông dân đã lên tiếng công khai chống lại đề nghị thay đổi hiến pháp nhằm tăng cường quyền lực của Đảng Cộng sản. Phong trào chưa từng có này đe dọa làm gia tăng những thách thức với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông tìm cách khôi phục nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp của Việt Nam, với nợ xấu ở mức cao nhất Đông Nam Á năm ngoái.
“Ngay cả nếu tình hình được kiểm soát và khôi phục, vấn đề vẫn còn đó. Đó là một sự kết nối thực sự”, ông Ernest Bower, chủ tịch của Fairfax, BowerGroupAsia có trụ sở ở Virginia, chuyên tư vấn các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Đông Nam Á, nói. “Đảng CSVN sẽ phải đối phó với điều này. Nếu hệ thống tiếp tục hành xử độc đoán khi những quyết định lớn được thực hiện, đó là đáng lo ngại vì nó có thể tạo ra tăng trưởng chậm hơn nữa và sự bất mãn ngày càng tăng. “

‘Chế độ độc tài toàn trị’

Chỉ số VN Index đã tăng 22% trong năm nay, đây là con số tăng trưởng tốt nhất ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản, bởi vì dòng vốn ở một số nền kinh tế tiên tiến đã đổ vào các thị trường mới nổi. Chỉ số này, vốn tăng 18% vào năm ngoái, đã tăng 0,6% ngày hôm nay trước giờ nghỉ giải lao buổi sáng. Tiền đồng đã bị suy yếu 0,5% trong năm nay.
Các nhà lập pháp bắt đầu tiến trình xem xét sửa đổi hiến pháp hai năm trước đây, một phần để phản ánh sự thay đổi của đất nước từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô-Viết sang nền kinh tế thị trường. Vào ngày 2/1, Đảng CSVN trưng cầu ý kiến của công chúng về các điều khoản mới và các thay đổi trong bản dự thảo hiến pháp, ví dụ như loại bỏ ngôn ngữ quy định khu vực nhà nước sẽ đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế.
Hai tuần sau, Đảng CSVN đã nhận được những thách thức lớn nhất dành cho quyền lực của mình kể từ khi đất nước thống nhất cách đây 37 năm sau chiến tranh: Bảy mươi hai vị trí thức và cựu quan chức chính phủ, bao gồm cả nhiều đảng viên, đã đưa ra một bản dự thảo hiến pháp thay thế, đòi hỏi “cạnh tranh chính trị”. Tuần trước, dự thảo đã nhận được hơn 12.000 chữ ký thông qua một chiến dịch vận động lấy chữ ký trực tuyến.
Nhóm này, trong đó bao gồm nhiều đảng viên của Đảng Cộng sản, đã đưa ra những lời phản biện sắc bén vào tuần trước, khi các nhà lập pháp từ chối xem xét đề nghị của họ. Trong một bài viết trực tuyến, họ kêu gọi các phương tiện thông tin đại chúng công bố tài liệu và thúc giục mọi người từ bỏ “chế độ toàn trị do một đảng lãnh đạo, đứng trên nhà nước và pháp luật, và từ chối rất nhiều quyền tự do và dân chủ được xác định trong Hiến pháp “.

“Cấm thảo luận”

“Chúng tôi trông đợi sẽ có cuộc đối thoại công bằng, thẳng thắn với họ, nhưng cho đến nay hoàn toàn không có cuộc thảo luận nào cả “, Phạm Chi Lan, người đã từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, cho biết vào ngày 03 tháng 4.
Bản dự thảo thay thế, trong đó đòi hỏi bầu cử dân chủ và quyền sở hữu đất tư nhân, trái ngược với dự thảo hiến pháp của Chính phủ, vốn tiếp tục khẳng định quan điểm của hiến pháp hiện thời rằng Đảng Cộng sản “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Những người đứng tên ký dưới bản dự thảo thay thế có tên tuổi phải kể đến Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, và Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ. Nông dân từ Nghệ An, quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã ký vào bản kiến nghị.

“Đổ máu”

Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu, người đã giúp viết dự thảo, cảnh báo tình trạng bạo lực tương tự như cuộc nổi dậy năm 2011 ở Ai Cập và Tunisia nếu chính phủ không giải quyết các tranh chấp đất đai, ví dụ như cưỡng chế đất đai bằng vũ lực. Khoảng 70% của 1,6 triệu khiếu nại nhận được của Thanh tra Nhà nước này trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới 2011 liên quan đến vấn đề đất đai, theo một trang web của chính phủ.
Nông dân Đoàn Văn Vườn và năm thành viên trong gia đình đã bị kết án 5 năm tù giam vào tuần trước vì đã chống lại và bắn vào lực lượng công an tới cưỡng chế gia đình rời bỏ mảnh đất của họ, theo như một bài viết trên trang web của chính phủ ngày 5/4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái nói rằng quyết định cưỡng chế là bất hợp pháp và đã ra lệnh điều tra.
“Chúng tôi muốn tránh bất kỳ cuộc đụng độ bạo lực nào mà có thể dẫn đến đổ máu,” ông Quang A cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 3. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm điều này ngay bây giờ. Đảng và những người cầm quyền cần phải hiểu các vấn đề để tránh cho cả xã hội phải trả một giá quá đắt. “
Đảng đã chuyển hướng sang bịt miệng những người phản bác. Báo Gia Đình và Xã hội do nhà nước quản lý đã đuổi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vào 26/2/2013, sau khi ông này viết một bài trên blog chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng, người đã phỉ báng những đòi hỏi phải có nhiều đảng phái chính trị hơn.

Nhạc sĩ bị bỏ tù

Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư Pháp đã tham gia ký bản kiến nghị, đã tuyên bố vào tháng trước rằng ông không tham gia chắp bút cho bản kiến nghị sau khi gặp gỡ với các quan chức Đảng CS. Chính quyền, nơi cho biết một phần sáu trong số 90 triệu dân Việt Nam đã tham gia góp ý sửa đổi hiến pháp, đã quyết định mở rộng thời hạn lấy ý kiến từ 31 tháng Ba sang tháng Chín, sau đó các nhà lập pháp sẽ xem xét các thay đổi.
Việt Nam thường xuyên bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến kêu gọi mở rộng tự do chính trị. Trong tháng Giêng, 14 nhà hoạt động đã nhận được tới 13 năm tù vì tội lật đổ chính phủ bằng cách tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm ngoái, hai nhạc sĩ đã bị bỏ tù vì tuyên truyền chống nhà nước XHCN sau khi thủ tưởng Dũng ra lệnh đàn áp các blog đã đăng bài viết tấn công ông ta.
Năm ngoái, tranh chấp nội bộ đã khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải xin lỗi trước công chúng vì sự thất bại của Đảng Cộng Sản trong việc kiềm chế tham nhũng. Dũng và các nhà lãnh đạo hành đầu của chính phủ sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội lần đầu tiên vào tháng tới.
Dũng cho biết trong tháng 12 rằng nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, sau khi đã tăng 5,03% trong năm 2012, mức thấp nhất kể từ năm 1999. 20% tầng lớp giàu có của Việt Nam thu nhập trung bình cao hơn 9,2 lần so với 20% tầng lớp nghèo, tăng lên từ con số 8,4 lần năm 2006, theo Tổng cục Thống kê.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong năm nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tại một hội nghị được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 6 tháng Tư. Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, bà nói.
Tân, người đã giúp bộ phim tài liệu về Hồ Chí Minh, nói rằng điều quan trọng là phải vận động cho một hệ thống đa đảng mặc dù thay đổi này có thể phải vài năm nữa mới tới.
“Chúng tôi có thể chẳng làm được điều gì đáng kể vào lúc này, nhưng chúng ta vẫn cần phải nói ra,” ông nói. “Hy vọng rằng nó có thể giúp mọi thứ thay đổi dần dần.”
Để liên hệ với nhân viên của Bloomberg News cho câu chuyện này: K. Oanh Hà tại Hà Nội oha3@bloomberg.net
Để liên hệ với biên tập viên chịu trách nhiệm về câu chuyện này: Peter Hirschberg tại phirschberg@bloomberg.net
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT  
‘Đất và người’ trên quê hương Hải đội Hoàng Sa (VNE).
Thế giới không ưa Trung Quốc về Hoàng Sa? (ANTĐ). - Động thái đáng lưu ý của Tập Cận Bình về Biển Đông (BĐV).
Tàu chiến săn ngầm Việt Nam: 50 năm vẫn chạy tốt! (TPO). - Hải quân đánh bộ Việt Nam làm quen với súng bắn tỉa Galatz (SM).
Những “khoảng lặng” đáng lo ngại trong vụ nho BigC dán cờ Trung Quốc (DT).
Kết nối giao thông vận tải VN với các nước (TT).
Ba tàu Trung Quốc tiến sát Điếu Ngư/Senkaku (TPO). - Tàu Trung Quốc bị bắt giữ tại Philippines (Zing). - ‘Đi lạc’ vào vùng biển của nước khác, tàu Trung Quốc bị bắt giữ (PT). - Trung Quốc không muốn “hỗn loạn” trên bán đảo Triều Tiên (TTO).
Khai mạc phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (HNM). - Phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị (ANTĐ). - Bí thư Hà Nội: ‘Ai dám bổ nhiệm người tín nhiệm thấp’ (VNE).
Quốc hội có thể giám sát dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ (VNE).
Quốc hội sẽ giám sát thủy điện (PLTP). - Sẽ điều trần về thủy điện (LĐ).
Dự án nhà đa năng (Trường Cao đẳng Nghề Việt Xô số 1): Phê duyệt dự toán sai tăng hơn 5 tỷ đồng (BM).
Gắn chất lượng văn bản với danh dự người soạn thảo (ĐĐK).
Mở rộng “Thừa phát lại” tại các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương: Cần thiết nhưng không dễ vận hành (BM). - Triển khai chiến lược phát triển thông tin đối ngoại (VNP). - Xây dựng dự án Luật Tố tụng lao động (LĐ).
Bình Định triển khai các biện pháp khắc phục khuyết điểm (VOV).
Công ty Doojung Việt Nam vi phạm luật pháp Việt Nam? (VnMedia).
Phủ nhận việc cảnh sát đánh người, bắt quỳ (VnMedia).
Chủ tịch xã “lót tay” cho thanh tra huyện (DT).
Triều Tiên tuyên bố ngày mai phóng tên lửa về phía Nhật (Zing). - Nhật bố trí tên lửa Patriot ở Tokyo để đối phó với Triều Tiên (PNO). - Triều Tiên muốn đàm phán bình đẳng với Mỹ (GDTĐ). - Dân đảo Mỹ không sợ tên lửa Triều Tiên (VNE). - Mỹ thất vọng với “con bài” Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên (LĐ).
Triều Tiên khuyến cáo Hàn Quốc sơ tán, cảnh báo chiến tranh hạt nhân (PLTP). - Triều Tiên kêu gọi người nước ngoài sơ tán khỏi Hàn Quốc (VNN). - Bình Nhưỡng yêu cầu người nước ngoài sơ tán khỏi Hàn Quốc (TT). - Khu công nghiệp liên Triều ngừng hoạt động (VNE). - Đóng cửa Kaesong, Triều Tiên không cần nguồn thu? (VnMedia). - Hàn Quốc lên án hành động của Triều Tiên tại KCN Kaesong (VTV). - Hàn Quốc phát tờ rơi hướng dẫn dân đối phó Triều Tiên (DV). - Hết dọa Triều Tiên, Hàn Quốc quay sang “đe nẹt” cả Trung Quốc (ANTĐ).
KINH TẾ  
Nợ xấu, tái cơ cấu tập đoàn, bauxite… vào tầm giám sát tối cao (VnE). - Đề xuất giám sát tái cơ cấu các tập đoàn (DT). - Đề nghị Quốc hội giám sát tái cơ cấu DNNN và ngân hàng thương mại (HQO). - Thường vụ QH sẽ xem xét về thuế hỗ trợ sản xuất kinh doanh (HQO). - Phiên họp thứ 17 UBTVQH: Đề nghị bổ xung giám sát tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty (CF).
“Cứ điểm” nợ xấu nằm ở đâu? (VnE). - Đề án Xử lý Nợ xấu giải quyết được gì? (RFA). - Ngân hàng được tăng trưởng tín dụng tối đa 12% (ANTĐ).
25.600 lượng vàng được đấu thầu thành công trong phiên thứ 4 (NDHM). - Thêm 25.600 lượng vàng bơm vào thị trường (VNE). - Sẽ đấu thầu vàng với khối lượng lớn nhất (VnMedia). - Vàng SJC bán chạy như tôm tươi (VnMedia). - George Soros: Vàng không còn là kênh đầu tư an toàn (TNO). - Ngày mai, đấu thầu 40.000 lượng vàng (TNO).
CMX: Đơn vị kiểm toán lưu ý về khoản dự phòng 27 tỷ hàng tồn kho (VS).
Mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% là tương đối thách thức (NDHM). - ADB dự báo tăng trưởng GDP của VN sẽ đạt 5,6% vào năm 2014 (LĐ). - Dự báo GDP châu Á 2013 tăng trưởng 6,6% (HQO).
-  Gửi tiền tiết kiệm vẫn hút khách (ĐDK).
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/4 (ĐTCK).
“Bình Định cần phát huy tiềm năng phát triển kinh tế” (VNP).
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỉ đô la trong quý một (RFA).
Lập 5 đoàn kiểm tra việc chấp hành Luật thuế GTGT (HQO).
Giá xăng bất ngờ giảm 500 đồng (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Văn Hiệp – ‘ông trưởng thôn’ của mọi nhà (VNE). - Nghệ sỹ Văn Hiệp đột ngột qua đời (VnMedia). - Nghệ sĩ lặng người trước tin Văn Hiệp mất (VNE). - Nghệ sỹ hài nói lời tiễn đưa “trưởng thôn” Văn Hiệp (DT).
‘Kho cổ vật 500 năm’ vẫn chưa được khai quật (VNE).
Phản cảm cảnh “tùng xẻo” động vật ở chùa Hương (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Kiểm điểm trách nhiệm hiệu trưởng ĐH TDTT Từ Sơn (PL&XH). - Vụ tố cáo Hiệu trưởng sai phạm trong làm hồ sơ ứng viên chức danh giáo sư: Kiểm điểm trách nhiệm ông Nguyễn Đại Dương (ĐDK).
Làm sao tìm việc trong thời kỳ khủng hoảng? (PLTP). - Khuyến khích mở cơ sở giáo dục ĐH trong các doanh nghiệp lớn (DT).
Thôi đừng ‘ném đá’ một đứa trẻ! (PT).
Nên xây dựng điểm sàn như thế nào? (VTV). - Nên hạ điểm sàn chứ không để 2 sàn! (DT).
Đối phó (ĐDK).
Heo hút Trường Sơn Đông (GD&TĐ).
Bỗng dưng mắc “bệnh lạ”, hàng chục nữ sinh phải nghỉ học (DT).
Đừng để học sinh quay lưng với môn sử (TTO).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Bộ Y tế họp khẩn để triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9 (CA).
Hậu trường phá án vụ bắt 20 bánh heroin (NĐT). - Triệt phá nhiều đường dây ma túy xuyên quốc gia (DT).
Nữ kế toán bị cứa cổ tại phòng làm việc (VNE). - Hà Nội: Truy bắt đối tượng giết người tại Đại Mỗ (VnMedia). - Vụ thảm sát 5 thợ rừng: Hé lộ chân dung đối tượng thứ 4 (TNO). - Triệt phá đường dây mua bán người ra nước ngoài (PLTP). - Bị truy sát trên ruộng, anh em lão nông thiệt mạng (NĐT). - Vác mã tấu cướp tiệm Internet gặp ngay lính đặc công (Zing). - Xách mã tấu vào tiệm để cướp hay giải quyết mâu thuẫn? (TNO). - Dùng súng hoa cải giải quyết mâu thuẫn (KTĐT).
Phát hiện con gái quan hệ tình dục, bố bắt “thủ phạm” đền 100 triệu (ANTĐ). - Ông già 75 tuổi trốn truy nã suốt 25 năm (TPO).
Một phóng viên bị dọa giết (NĐT).
-  Hàng trăm ‘quái xế’ náo loạn trên phố (NĐT).
Đống Đa đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (ANTĐ).
Cảnh báo từ gà loại thải đông lạnh nhập khẩu (VNN).
Ân nhân của người đi biển (VNE).
Đẩy mạnh hợp tác giữa TP.HCM và Rhone-Alpes (VNP)
WHO cảnh báo về mối nguy hiểm từ ô nhiễm không khí (VNP).
“Mưa vàng” tại Gia Lai (LĐ). - Miền Bắc đón đợt rét cuối cùng (VNE). - Bắc Bộ chuyển rét, có nơi 14 độ C (VnMedia).
QUỐC TẾ  
Clip đột nhập trại huấn luyện cảm tử của khủng bố Taliban (Zing).
Xả súng điên cuồng tại Serbia, 13 người chết (BTT). - Al-Qaeda xác nhận tham chiến tại Syria (TNO).
Canada chuẩn bị tập trận tại Bắc Cực (TN). - Video: Xe tăng chiến trưởng của Nga dàn trận tập bắn mục tiêu (GDVN).
Nga sẽ ‘bắt tay’ Brazil phát triển tên lửa mới? (SHN). - Iran tuyên bố khánh thành cơ sở sản xuất uranium mới (LĐ).
Tàu chiến duyên hải Mỹ ghé Philippines (VNE). - Mỹ sắp đưa vũ khí laser tới gần Iran (VNE).
Trung Quốc: Lợn chết trôi sông lại xuất hiện (PLTP).
Kinh hoàng cảnh thành phố Nga bị “nuốt chửng” (PLTP).
Rơi máy bay tại Peru, 13 người thiệt mạng (ANTĐ).
Hòa bình cho Trung Đông đang được nhen nhóm (VOV).
 
Tàu Trung Quốc mắc cạn ở Philippines   (Dân trí) – Manila hôm nay cho biết đã bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc bị mắc cạn ở bãi san hô được liệt vào Di sản Thế giới của Philippines, cách lục địa chính gần nhất của Trung Quốc tới 1.600km Đây cũng là khu vực Mỹ vừa mất trắng một tàu hải quân.

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vừa qua đời, thọ 87 tuổi
Margaret Thatcher: Sự nghiệp, Di sản và Dư luận (VOA)===>>>
Thatcher và Trung Quốc (BBC) -  Thatcher được cho là ủng hộ Bắc Kinh về Khmer Đỏ và Việt Nam.
Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam (BBC) – Chủ tịch Trung Quốc thăm và úy lạo ngư dân trên đảo Hải Nam, căn dặn họ về an toàn khi hoạt động đánh bắt ở Biển Đông.
Triều Tiên ‘sát cuộc chiến hạt nhân’  (BBC) -Bắc Hàn ra lời kêu gọi người nước ngoài ở Nam Hàn tìm chỗ trú ẩn trước khi chiến tranh có thể xảy ra.
Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân (RFI)
Cập nhật tình hình bán đảo Triều Tiên (RFI)   —Bắc Triều Tiên mất nhiều ngoại tệ khi đóng cửa khu công nghiệp Kaesong (VOA)
Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot giữa lòng Tokyo (RFI)  —Tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Philippines  (RFI)
Putin: Cần phải cảm ơn Mỹ vì quyết định hoãn phóng thử tên lửa đạn đạo (GDVN)   —Báo Nga: Vũ khí tối tân của Mỹ có thể tạo nên một cuộc cánh mạng (GDVN)
Triều Tiên: Trung Quốc rút công ty, Putin cảnh báo  (NLĐO) – Chuyên gia Trung Quốc đề nghị rút các công ty nước này khỏi Triều Tiên trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo tình hình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể dẫn tới một thảm họa hạt nhân kinh hoàng hơn vụ Chernobyl.
Campuchia đem bằng chứng đền Preah Vihear đến tòa quốc tế (RFI)  —-Đức: Phụ nữ ngực trần biểu tình chống Tổng thống Nga (RFI)
Chilê khai quật mộ nhà thơ đoạt giải Nobel (RFI)

SỰ BẾ TẮC CÙNG CỰC CỦA MỘT THỂ CHẾ PHI DÂN CHỦ

Mai xuân Dũng FB

9/4/2013
Theo thông tin đăng tải trên các trang mạng, ngày hôm nay, Anh Nguyễn Chí Đức (người từng bị Đại úy công an Nguyễn Văn Minh đạp vào mặt trong lần biểu tình chống TQ tại Hà Nội năm 2011) trong lúc đi ăn cơm trưa tại khu công nghiệp Nam Thăng Long bị một nhóm thanh niên bịt mặt chặn đường hành hung, đánh đập gây nhiều thương tích.
Theo lời của người bị hại và dư luận, đây không phải là một vụ hành hung giống như rất nhiều vụ hành hung của côn đồ gây ra ở Hà nội và các địa phương khác trên cả nước mang mầu sắc hình sự mà là một vụ trả thù có sự bảo kê, giật giây, bật đèn xanh của “thế lực tà quyền”.
Ngay trong buổi chiều, hãng tin BBC đã có cuộc phỏng vấn và đăng tải trong chương trình Việt ngữ, theo đó Chí Đức “nói với BBC rằng ông bị “những người lạ” mà ông cho là “công an” cùng “côn đồ” đánh đập bằng hung khí và chân tay ở cơ quan tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội, “chắc chắn” ít nhất một người tấn công ông là “công an”.
Chính người này là người không bịt mặt và cầm cây gậy lớn đánh tôi, tôi nhớ rất rõ,” ông khẳng định khi thuật lại việc bị một nhóm người “bịt mặt” bất ngờ “phục kích” khi đi ăn trưa.
Người đồng thời là chủ blog “Đông Hải Long Vương” cho hay mới đây ông tham dự phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi mà ông nói cũng đã bị “hành hung” cùng với một nhà hoạt động khác là ông Trương Văn Dũng, nhưng ông không bị “đau” nặng nề như lần này”.
Vụ này làm bạn đọc nhớ lại trước đây không lâu, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc cũng đã từng bị “một bọn côn đồ mai phục tấn công bằng gậy sắt” mà sau đó luật sư Lê Quốc Quân cũng đã nhận rõ mặt “một người trong số côn đồ tấn công ông là công an”.
Những vụ “côn đồ” tấn công những người bất đồng chính kiến, những blogger ở Việt nam bằng nhiều hình thức “phong phú, sáng tạo” xảy ra rất nhiều. Ngoài cách hành xử công khai coi thường luật pháp của chính quyền đối với các Blogger Nguyễn Tường Thụy, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Thục Vy, An Đổ Nguyễn…thì chính quyền còn sáng tạo ra cách sử dụng những phần tử xã hội đen để tấn công những người bất đồng chính kiến hoặc đơn giản chỉ là tham gia biểu tình chống Trung quốc gây hấn. Tất cả những hành động đó không phải là những hành động đơn lẻ có tính địa phương mà có sự chỉ đạo từ những cấp cao hơn. Điều đó đã để lại tiếng xấu không thể biện minh và khó rửa sạch của ngành công an Việt nam.
Dư luận lâu nay thường phê phán truyền thông “lề đảng” (đặc biệt là báo chuyên ngành Công an, An ninh) là loại truyền thông “cướp., giết, hiếp” vì họ đăng tải quá nhiều thông tin về chủ đề này.Bỏ qua tính kỹ thuật trong việc “câu view” người đọc hoàn toàn có lý khi nhận xét rằng tính bạo lực lan tràn trên báo chí phản ánh một sự thật đau lòng và đáng xấu hổ trong xã hội Việt nam ngày nay.
Ngoài truyền thông “lề đảng”, sự thực hiển nhiên về một xã hội tao loạn được phản ánh ngày càng nhiều trên truyền thông “lề dân”. Chỉ có điều,bạo lực được phản ánh trên truyền thông “lề đảng” và truyền thông “lề dân” khác hẳn nhau về nguyên nhân, bản chất.
Bạo lực xã hội ở bất kể quốc gia nào đều có nguyên nhân chủ yếu từ sự bất cập trong cơ cấu vận hành nhà nước dẫn đến các mâu thuẫn nội tại, giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm đối kháng quyền lợi. Các mâu thuẫn này, chủ thể nhà nước thiếu chế tài, năng lực hoặc do một số nguyên nhân khác, không thể (hoặc không muốn) can thiệp. Trong xã hội Việt nam, bạo lực lan tràn có nguyên nhân sâu xa từ thế giới quan của những người theo chủ nghĩa Marx, theo đó giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước, lấy phương châm trấn áp giai cấp tư sản để xây dựng một xã hội không có giai cấp. Các học trò “xuất sắc” của Marx như Lê nin, Stalin, Mao trạch đông…luôn đề cao bạo lực, coi việc bắn giết (súng đẻ ra chính quyền) là đường lối giải quyết mâu thuẫn giai cấp nhằm đạt mục đích chính trị.
Trong xã hội dân chủ, các mâu thuẫn xã hội bộc lộ bằng các phương tiện truyền thông, bằng các cuộc biểu tình phản đối nhà nước được coi là liều thuốc hiệu quả để điều trị căn bệnh lạm dụng quyền lực, giúp cho thể chế điều chỉnh chính sách bất cập tạo nên một xã hội hoàn thiện hơn. Ở nước họnta các hoạt động nói trên đều bị coi là chống đối bởi “các thế lực thù địch” và bị trấn áp quyết liệt.
Giáo sư Ngô Bảo Châu từng nói: “không thể lấy sự sợ hãi và sự cẩu thả để bảo vệ chế độ”. Câu nói đó cũng đúng trong trường hợp này. Việc chính quyền lựa chọn phương cách “khủng bố” theo kiểu xã hội đen để gieo rắc sự sợ hãi trong nhân dân là một cách làm rất cẩu thả và hoàn toàn phản động. Đó là biểu hiện sự bế tắc đến cùng cực của một thể chế phi dân chủ.
Mai Xuân Dũng

’Tôi chắc chắn công an đánh tôi’

 – BBC
Kỹ sư Nguyễn Chí ĐứcKỹ sư Nguyễn Chí Đức từng cáo buộc bị cảnh sát “đạp vào mặt” khi biểu tình vì biển đảo và chống TQ ở Hà Nội  ===>>>
Kỹ sư Nguyễn Chí Đức, nhà hoạt động được biết tới do bị “đạp vào mặt” khi biểu tình ở Hà Nội, chống Trung Quốc đòi chủ quyền biển đảo, thuật lại với BBC việc ông bị “những người lạ” mà ông cáo buộc là “công an” cùng “côn đồ” hành hung ở nơi làm việc tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội hôm thứ Ba.
Trao đổi với BBC ngay sau khi được đưa đến ở bệnh viện hôm 09/4/2013, ông Chí Đức, người còn được biết tới là blogger Bấm Đông Hải Long Vương, nói ông “chắc chắn” ít nhất một người tấn công ông là “công an” vì trước đó ông có tham gia một số hoạt động như tham dự phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi mà ông cáo buộc đã bị “hành hung” cùng với một nhà hoạt động khác là ông Trương Văn Dũng, nhưng ông không bị “nặng nề” như lần này.
Ông Đức loại bỏ khả năng bị hành hung do có xích mích cá nhân hoặc rắc rối dân sự với ai đó vì khẳng định “tôi là người tốt”, rằng ông không bao giờ “làm hại ai” và không có vấn đề với ai.
Kỹ sư Đức cho hay một ngày trước khi bị hành hung, với tư cách bạn bè, ông tháp tùng bà Bùi Hằng, một nhà hoạt động khác từng xuống đường chống Trung Quốc, khi bà tới Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội để “khiếu kiện” lãnh đạo chính quyền thành phố.
Ông Đức nói ông đã nhận ra một người trong số những người hành hung ông hôm sáng thứ Ba cũng chính là người đầu giờ sáng, đã “xuất trình thẻ ngành” với bảo vệ cơ quan của ông ở Khu công nghiệp Nam Thăng Long khi tới tìm ông và được yêu cầu.
“Chính người này là người không bịt mặt và cầm cây gậy lớn đánh tôi, tôi nhớ rất rõ,” ông đưa ra lời cáo buộc.

Ông Vũ Văn Luân : Phiên tòa xử các quan chức Tiên Lãng là một trò hề


Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.
Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.  -DR
 Như tin chúng tôi đã đưa, trong phiên tòa xử vụ « hủy hoại tài sản » của gia đình ông Đoàn Văn Vươn từ ngày 8 đến 10/04/2013, bốn quan chức của huyện Tiên Lãng chỉ bị đề nghị án treo. Riêng ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị án tù giam.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng phiên tòa này chỉ là một trò hề :
Trước kia thì chúng tôi cũng đã trả lời, là với vụ án này thì Hải Phòng sẽ không bao giờ có công lý. Và kịch bản cho cái việc hủy hoại tài sản này thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy rồi. Chúng tôi cho rằng đó là một cái trò hề, vì trước đó chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thông tin rằng anh em ông Hiền, ông Liêm từng nói đã chạy được tất cả án treo.  Thế thì đây là một vấn đề rất là nhức nhối. Hôm nay chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị các bị cáo trong vụ án « hủy hoại tài sản » mức độ như một trò hề như thế.
RFI : Tức là trước khi tòa xử thì ông Hiền đã nói với mọi người là ông ta sẽ nhận được án treo ?
Ông Vũ Văn Luân : Trước đó thì chúng tôi nghe dư luận là anh em ông Hiền, ông Liêm nói với dân là đã chạy được cái án treo rồi. Trong khi đó khung hình phạt về tội hủy hoại tài sản theo điều 143 ở khoản 2, khoản 3 thì thấp nhất là phải 7 năm. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng việc đó có thể xảy ra, nhưng đúng là nó đã diễn ra với đại diện Viện Kiểm sát. Họ đề nghị mức án đó cho các bị cáo thì thực sự chúng tôi cho đó là một trò chơi, một trò hề của ngành tư pháp Hải Phòng trong phiên tòa này.
RFI : Theo ông thì vì sao ông Vươn đề nghị tòa giảm án cho ông Khanh và tăng án cho bốn bị cáo khác, nhưng ngược lại ông Khanh lại là người bị đề nghị án nặng nhất ?
Thì chúng tôi cũng đã nhận định rồi, ông Khanh là một nạn nhân trong vụ án như thế này. Bởi vì trước đó, ngày 18/10/2010, lần đầu tiên ông Khanh đã phản đối vấn đề cưỡng chế và yêu cầu ông Hiền phải làm thủ tục theo đề án 30 giao lại đất cho chúng tôi để sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo thỏa thuận ở Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng và đại diện Ủy ban Nhân dân huyện ngày 09/04/2010.
Thế nhưng chúng tôi biết rằng ông Khanh khi tuyên bố như thế, đương nhiên là đang chống lại toàn bộ Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng và rộng hơn, là thành phố Hải Phòng này. Và như thế thì người ta cho rằng ông Khanh là một người phản bội lại cái tổ chức đó, trong khi tất cả những ý đồ chiếm đoạt đất của chúng tôi trên toàn bộ huyện Tiên Lãng là đã được hình thành.
Vì vậy tôi cho rằng việc các cơ quan tư pháp, mà có thể là đằng sau đó đã có sự chỉ đạo của ai đó bên Thành
Ông Vũ văn Luân – Tiên Lãng, Hải Phòng
09/04/2013
ủy và Ủy ban thành phố Hải Phòng, như một đòn trả thù dằn mặt ông Khanh, cho rằng ông ấy là một người phản bội. Do đó họ đã tách ông Khanh ra, mặc dù ông Vươn cũng đã có ý kiến về ông Khanh như thế nhưng vẫn không được chấp nhận. Cho nên chúng tôi cho rằng cái kịch bản này là người ta đã sắp xếp, và đến bây giờ đúng là cũng đã diễn ra.
RFI : Xin rất cảm ơn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.

Trung Quốc: Nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc càng cận kề


Một công trình xây dựng cao ốc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh ngày 6/4/2013. -REUTERS/China Daily
Thị trường bất động sản tại Trung Quốc nóng lên trước khi các biện pháp kiềm chế giá nhà đất chính thức có hiệu lực. Bắc Kinh rút được những bài học gì từ kinh nghiệm khủng hoảng địa ốc của Tây Ban Nha hay Hoa Kỳ ?
Năm 2012 các hoạt động của ngành bất động sản chiếm tới 14 % tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong tháng 3 vừa qua, giá nhà đất ở 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng thêm 3,9 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, tăng thêm 1,06 % so với một tháng trước đó. Riêng đối với 10 thành phố lớn nhất trên toàn quốc, thì chỉ số địa ốc đã tăng hơn 6 % trong một năm.
Theo thống kê được Ủy ban nhà đất của thành phố Bắc Kinh, không kể nhà mới vừa xây xong, trong tháng 2 năm nay, đã có hơn 10 ngàn căn hộ đổi chủ. Bước sang tháng 3, khối lượng nói trên đã được nhân lên gấp 4 lần. Ngoài Bắc Kinh, các thị trường bất động ở hai thành phố lớn khác của Trung Quốc là Thượng Hải và Trùng Khánh cũng đã trở nên sôi động khác thường.
Còn theo tính toán của hãng thông tấn Reuters căn cứ trên các thống kê chính thức, giá nhà tại Bắc Kinh hồi tháng 2 vừa qua đã tăng 21,8 % so với tháng 2/2012. Còn tại Thượng Hải, chỉ số địa ốc tăng gần 15 % trong cùng thời kỳ.
Lý do giải thích cho hiện tượng ngành bất động sản Trung Quốc nóng lên là do các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc đã được chính quyền mới ở Bắc Kinh ban hành từ hôm đầu tháng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 31/03/2013. Các biện pháp đó gồm : Đánh thuế 20 % vào các khoản tiền lãi khi bán lại ngôi nhà thứ nhì, giới hạn các nguồn tín dụng gia cư, kiểm soát chặt chẽ giá địa ốc tránh để tạo ra bong bóng đầu cơ.
Nói cách khác trước khi luật về nhà đất của Trung Quốc trở nên khắt khe hơn, những người có điều kiện ồ ạt đặt cọc để mua thêm một căn hộ nữa hoặc đã chuẩn bị luồn lách các biện pháp mà chính quyền trung ương đề ra. Một trong những mánh khóe để « lách luật » đó là ở những thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, tỷ lệ các cặp vợ chồng đệ đơn xin ly dị đã tăng vọt trong tháng qua. Bởi vì trong trường hợp đó một cặp vợ chồng có thể làm chủ đến hai căn hộ và khi cần phải bán đi một căn, thì họ không bị đánh thuế. Luật đánh thuế địa ốc của Trung Quốc không cấm các cặp vợ chồng ly dị ấy kết hôn lại với nhau ! Lại cũng có những trường hợp là hôn thú giả để mua nhà, trước khia đưa nhau ra tòa xin ly dị.
Từ Trùng Khánh đến Quảng Châu, Thẩm Quyến, bất cứ nơi nào mà các chính quyền địa phương thông báo « thi hành triệt để » chính sách « ổn định giá cả nhà đất » của trung ương, thì giá bất động sản lại càng tăng mạnh bấy nhiêu trong hơn 4 tuần lễ vừa qua. Nói cách khác, các biện pháp nhằm « hạ nhiệt và ổn định giá nhà đất » tại Trung Quốc được chính quyền mới của thủ tướng Lý Khắc Cường đề xướng, trước khi chính thức có hiệu lực đã phản tác dụng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ ghi nhận :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Kết quả đầu tiên là làm cho giá cả nhà đất lại tăng vọt suốt Tháng Ba tại một số thành phố vì giới kinh doanh và đầu cơ địa ốc lật đật bán tháo trước khi các biện pháp của nhà nước đi vào áp dụng! Đấy là quy luật thông thường là trời rất tối trước khi sẽ sáng!
Xét vào hồ sơ này về dài thì có lẽ ta thấy ra biến cố ngắn hạn thật ra chưa đến nỗi nào nếu so với nạn bong bóng đầu cơ địa ốc ở nhiều xứ khác như Âu Châu hay Hoa Kỳ, với cường độ còn thấp hơn những gì đã thấy vào năm 2010-2011 khi mà giá nhà đất tăng vọt đáng kể. Nhưng mà nhìn vào trường kỳ thì hiện tượng bong bóng này lại trầm trọng và có thể đe dọa cả nền kinh tế.
RFI : Thiết tưởng rằng nếu như mọi người không muốn bị đánh thuế 20 % trên các khoản lãi khi bán lại căn hộ thứ hai của mình một khi luật mới về địa ốc của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, thì mọi người ồ ạt bán nhà trước thời hạn 31/03/2013 thì như vậy giá nhà phải hạ xuống chứ thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thực ra người dân Trung Quốc đua nhau mua nhà trước khi luật mới về địa ốc có hiệu lực, bởi vì luật mới có những biện pháp khắt khe hơn, mua nhà sau này sẽ khó hơn.
RFI : Còn tác động về trường kỳ thì sao ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc từng bị cơn sốt địa ốc vào các năm 2004, 2007 và 2010 nên khi giá nhà đất tăng khoảng 6% trong hai tháng đầu của năm nay thì thật ra vẫn chưa đáng ngại. Nói cách khác, các biện pháp can thiệp để làm xì trái bóng địa ốc ban hành trong các năm 2011 và 2012 cũng có kết quả. Việc Quốc vụ viện vừa thành hình dưới quyền lãnh đạo của Tổng lý mới tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chỉ thị mới có thể chỉ là nhắc nhở bốn thành phần trong cuộc là các chính quyền địa phương, giới kinh doanh địa ốc, bọn đầu cơ và cả người dân nói chung. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế trong trường kỳ thì chuyện này lại rắc rối hơn.
Trong ngắn hạn, người ta thấy nổi lên một hiện tượng mới từ cuối năm 2011 là thị trường tín dụng đen, tức là cho vay chui, ở ngoài hệ thống tài trợ chính thức khi vòi nước của hệ thống này bị khóa. Chính quyền Bắc Kinh có thấy như vậy mà lặng lẽ làm ngơ vì nguồn tín dụng bán chính thức thanh toán được một số nợ nần tồn đọng trên thị trường và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền và ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Nhưng cái khổ ở đây là chợ đen lại tăng vọt, tiền cho vay trên thị trường chui trong hai tháng đầu năm nay đã chiếm hơn phân nửa tổng số tín dụng chính thức của nhà nước, từ trung ương đến địa phương, và tất nhiên là với lãi suất cắt cổ! Vì vậy mà giới chức kiểm soát thị trường chứng phiếu vừa phải yêu cầu kiểm soát hiện tượng tín dụng chui.
RFI : Nói cách khác là khi van tín dụng gia cư của các cơ quan tài chính nhà nước bị khóa chặt lại hơn, thì người dân Trung Quốc không ngần ngại tìm đến với thị trường tín dụng chợ đen. Khi thị trường gia cư Trung Quốc vỡ bong bóng, nhà đất mất giá thì những người đi vay vẫn sẽ phải trả nợ trong khi tài sản địa ốc của họ không còn là những cái giá « trên trời » . Tựu chung vấn đề của Trung Quốc vẫn là do nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng …
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tất cả cũng đều do nhà nước mà ra! Ngân hàng của nhà nước từ trung ương đến địa phương ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp cũng của nhà nước và vì vậy, tư doanh mà cần tiền thì phải vay trên thị trường đen với lãi suất cao hơn nhiều lần. Khi nhà nước xiết lại cái vòi tín dụng vào thị trường bất động sản thì giới đầu cơ hay đầu tư và cả các cấp bộ của chính quyền địa phương cũng tìm tiền trên thị trường đen. Và lượng tín dụng chui đó hiện đang là vấn đề vì có thể lên tới từ 20 đền 40% của tổng sản lượng toàn quốc.
Trở lại chuyện sâu xa trường kỳ trong cơ cấu thì hiện tượng bong bóng địa ốc có những nguyên nhân nằm trong hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc. Về chính trị, các cấp bộ địa phương có quyền và rất thích quyết định về phân bố đất đai, theo Hiến pháp là do nhà nước quản lý. Họ tìm thấy trong đó đến 40% nguồn thu của ngân sách địa phương. Về kinh tế thì công cuộc phát triển và công nghiệp hóa của một xứ lạc hậu tất nhiên dẫn đến đô thị hoá, trong đó có việc quy hoạch đất đai, cũng do các địa phương quyết định, trong đó dĩ nhiên là có đất đai cho gia cư, cho địa ốc. Thứ ba, chính là các ngân hàng của nhà nước cũng góp phần tài trợ công trình xây cất này vì tiếng là tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư và đầu cơ về địa ốc đã mọc như nấm, nhất là khi nhà ở của người dân là một nhu cầu thực tế.
Nhưng mà vì động lực xây cất của doanh nghiệp lại khác với nhu cầu và khả năng thực tế của thị trường thì người ta có vấn đề. Doanh nghiệp có đất rẻ thì nhảy vào xây cất để kiếm lời và số các căn nhà gọi là xã hội hay thuộc diện chính sách cho dân nghèo chỉ là mặt nổi, thực tế thì họ xây loại nhà hạng sang và thổi lên bong bóng. Khi bóng bể thì cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng của nhà nước ở các địa phương đều suy sụp và có khi vỡ nợ. Chính quyền trung ương có thấy vậy và hạn chế tín dụng hoặc tăng thuế để dẹp nạn đầu cơ thì lại phải đối phó với nạn cho vay chui, chủ yếu cũng lại từ các ngân hàng và tay chân của nhà nước mà ra!

Campuchia là ‘điểm đầu tư mới thay TQ’

 BBC
Đầu tư nước ngoài giúp đời sống hàng triệu người Campuchia thoát khỏi đói nghèo
Cảnh giác về Trung Quốc, nay các hãng quốc tế chuyển sang hoạt động tại thị trường Campuchia, báo New York Times vừa có Bấm bài bình luận. BBC Tiếng Việt lược dịch và giới thiệu với quý vị bài viết của tác giả Keith Bradsher:
Hãng Tiffany & Company đang lặng lẽ xây dựng một nhà máy chế tác kim cương tại đất nước vốn được biết đến với những cánh đồng chết và các bãi mìn hơn là đồ trang sức.
Một số nhà sản xuất lớn nhất của Nhật Bản cũng đang vội vã tới xây dựng nhà máy tại Phnom Penh để làm thiết bị xe hơi, màn hình cảm ứng hay bộ phận rung cho điện thoại di động.
Các hãng châu Âu cũng không chậm trễ, có mặt trong mảng sản xuất giày khiêu vũ và khăn lau microfiber dùng cho kính mát.
Các hãng nước ngoài đổ vào Campuchia vì một lý do đơn giản. Họ muốn hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, vấn đề nay đang phát sinh nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Sức cạnh tranh

Lương nhân công tăng gấp bốn lần so với thập niên trước, trong lúc sự xuất hiện dồn dập các nhà máy khiến cho số lượng thanh niên muốn làm công nhân suy giảm.
Từ cuối năm ngoái, lực lượng lao động bắt đầu giảm đi, do hậu quả của chính sách “một con” và dân số già đi của Trung Quốc.
“Tại hầu hết các nước Đông Nam Á, dân số, kinh tế và thậm chí cả sản lượng điện đều nhỏ hơn so với nhiều tỉnh, thậm chí còn nhỏ hơn cả một thành phố của Trung Quốc.”
Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia nhận thấy rằng tuy có thể né tránh tình trạng mức lương tăng lên ở Trung Quốc, nhưng đây không phải là vấn đề họ có thể thoát khỏi.
Tại hầu hết các nước Đông Nam Á, dân số, kinh tế và thậm chí cả sản lượng điện đều nhỏ hơn so với nhiều tỉnh, thậm chí còn nhỏ hơn cả một thành phố của Trung Quốc.
Khi chuyển xuống phía nam, các hãng nhanh chóng huy động hết lực lượng lao động địa phương và điều đó khiến cho mức lương bị đẩy lên nhanh chóng.
Trong lúc lương bổng thường ở mức thấp hơn so với mức cần thiết để có được cuộc sống có nhà ở phù hợp, được ăn uống đầy đủ, nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất – mảng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Campuchia đã tăng 70% hồi năm ngoái so với 2011 – đang giúp cho hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Chỉ có rất ít các công ty, mà hầu hết là thuộc lĩnh vực công nghệ thấp, như may mặc và sản xuất giày, là tính chuyện rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn.
Các hãng khác đang xây dựng thêm các nhà máy tại Đông Nam Á nhằm bổ trợ cho hoạt động tại Trung Quốc.
Thị trường nội địa phát triển một cách nhanh chóng, dân số đông và cơ sở công nghiệp to lớn vẫn khiến Trung Quốc là nơi hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Hiệu quả sản xuất tại Trung Quốc đang tăng lên hầu như nhanh bằng với mức lương tăng ở nhiều ngành công nghiệp.

Dịch chuyển thị trường

Chỉ có rất ít các công ty thuộc lĩnh vực may mặc và sản xuất giày là tính chuyện rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn
Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tuy nhiên đã giảm 3,5% trong năm ngoái, sau khi tăng liên tục hàng năm kể từ 1980, trừ năm 1999, trong cuộc khủng hoảng tài chính Á châu, và 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy giảm, nhưng ở mức 119,7 tỷ đô la thì đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn áp đảo so với lượng đầu tư ở bất kỳ nơi nào khác.
Để so sánh, thì đầu tư tại Campuchia tăng lên 1,5 tỷ đô la.
Nhưng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi các số liệu ghi nhận được có thể đưa ra so sánh, tức từ hồi thập niên 1970, Campuchia đã nhận được lượng đầu tư nước ngoài nhiều hơn Trung Quốc, nếu tính trung bình theo đầu người.
Đầu tư nước ngoài cũng tăng ở các nước Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và Phillipines.
Các công ty cạnh tranh nhau trong việc tuyển dụng, cho nên điều kiện lao động cũng đang được cải thiện.
Chẳng hạn như Pactics, hãng của Bỉ, cũng là nhà sản xuất khăn lau microfiber dùng cho kính mát cao cấp lớn nhất thế giới, đã đem đến cho người lao động những quyền lợi trước đây hiếm thấy ở Campuchia, như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, trợ cấp giáo dục và ăn trưa miễn phí.
Phí tổn ở Campuchia rất thấp, nơi mà một lần đi khám bác sỹ chỉ mất vài đô la, nên chi phí cho toàn bộ công nhân chỉ chưa đến 130 đô la mỗi tháng.
“Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ hồi thập niên 1970, Campuchia đã nhận được lượng đầu tư nước ngoài nhiều hơn Trung Quốc, nếu tính trung bình theo đầu người.”
Tại nhà máy của công ty ở ngoại ô Thượng Hải, các công nhân làm công việc tương tự có thu nhập từ 560 đến 640 đô la mỗi tháng, trong đó gồm cả các khoản phụ cấp bắt buộc theo quy định của chính phủ, Piet Holten, chủ tịch công ty nói.
Công nhân Campuchia may được số khăn thấp hơn 15 đến 30% so với các công nhân Thượng Hải, nhưng tính hiệu quả đang dần được nâng lên.
Tại Campuchia, chi phí hàng tháng cho các công nhân tăng tới 65% so với năm năm trước đây, dẫu cho mức trả thấp khiến người lao động nơi này vẫn thuộc hàng nghèo nhất Á châu.
Một thập niên trước, người lao động tràn tới các nhà máy mới để tìm việc làm, nhưng “nay, quý vị dán thông báo ở nhà máy mà chẳng có ai tới hết,” Sandra D’Amico, giám đốc điều hành hãng tuyển dụng HR Inc. Cambodia nói.

Cân bằng

Tatiana Olchanetzky, chuyên tư vấn cho các công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất túi xắc và va ly, nói bà đã nghiên cứu chi phí cho việc dịch chuyển hoạt động của ngành công nghiệp này từ Trung Quốc sang Phillipines, Campuchia, Việt Nam và Indonesia.
Bà thấy rằng khoản tiết kiệm được là không đáng kể, bởi Trung Quốc sản xuất hầu hết các vật liệu vải, móc khóa, bánh xe và các vật liệu cần thiết khác cho việc làm túi các loại, và sẽ phải vận chuyển các nguyên vật liệu này sang nước khác để gia công.
Nhưng một số nhà máy vẫn cứ chuyển đi, theo đòi hỏi của người mua phương Tây, những người sợ phải dựa hoàn toàn vào một nước.
Trong lúc chuyển sang một nước mới, nơi không có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đáng tin cậy, là điều mang nhiều tính rủi rõ, nhưng “Họ thấy rằng việc ở lại Trung Quốc cũng là chuyện rủi ro,” bà Olchanetzky nói.

Chỉ số GDP của Việt Nam bị tính sai?

  BBC
Giới quan sát trong nước nói với BBC đề cập sự nghi ngờ về tính “hợp lý” của số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà Tổng cục Thống kê mới công bố.
Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân hôm 08/04, tổng cục thống kê cho biết số GDP quý I năm 2013 của Việt Nam là 4,98%, còn một số chuyên gia cho rằng tăng trưởng tín dụng gần như không có mà vốn chảy vào doanh nghiệp lại gấp nhiều lần thì “GDP không thể tăng.”
Trả lời phỏng vấn của BBC về vấn đề trên, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một phân tích gia, nói:
“Con số mà cục thống kê đưa ra như thế, những chuyên gia đặt dấu hỏi cũng có lý vì người ta toàn là những người rất là kỹ về cách tính GDP như thế nào.”
“GDP mà tăng thì phụ thuộc vào vấn đề là tăng cái gì, theo lý thuyết rất cổ điển là phải tăng về vốn, phải tăng về năng suất lao động, số lượng lao động.”
Ông nhận xét, những tỷ lệ tăng đó không khớp với tỷ lệ tăng GDP, “Bản thân con số theo công thức đầy mâu thuẫn.”

“Tăng trưởng tín dụng quý I chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, chẳng lẽ Việt Nam không cần cung ứng tín dụng vẫn có thể tăng trưởng.”
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân
Truyền thông trong nước cũng dẫn lời chuyên gia kinh tế Bùi Trinh trong diễn đàn, rằng dư nợ tín dụng tháng 3 không đáng kể, nhưng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước lại tăng tới 11%, vậy “doanh nghiệp lấy vốn ở đâu trong khi phần lớn doanh nghiệp đều lệ thuộc vào vốn ngân hàng”.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng, tăng trưởng tín dụng quý I chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, “Chẳng lẽ Việt Nam không cần cung ứng tín dụng vẫn có thể tăng trưởng,” tờ báo mạng VNExpress dẫn lời ông nói.
Theo Tiến sỹ Quang A, có hai, ba cách tính GDP, ông nói:
“Cách tính của Việt Nam người ta gọi là cách tính về phía cung và cách đấy lẽ ra phải nên có kiểm tra chéo bằng cách tính bằng tổng cầu nữa”.
Và lý do của con số không chính xác, theo ông Quang A, là “Tất cả số liệu GDP chỉ xuất phát từ một nơi là tổng cục thống kê, nhưng mỗi một tỉnh có cách tính riêng.
“Và cách tính riêng này của mỗi tỉnh cũng đã bị đem ra mổ xẻ rất là lâu rồi, vì tỉnh nào cũng đều tăng cao hơn mức của cả nước, thậm chí cao hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng của việc sai số liệu có thể dẫn tới những chính sách hoạch định sai lầm ở mức chính phủ hoặc các nhà hoạch định chính sách, theo ông Quang A.
Trích ý kiến của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc dựa trên những con số “ảo tưởng” khiến các quyết định can thiệp thường đưa ra rất muộn, không phản ánh tính cấp bách của thực tiễn, mà ví dụ điển hình là Vinashin.
Còn Giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Thiên đánh giá trong diễn đàn, cho rằng dựa vào con số “không chuẩn” để xử lý vấn đề luôn luôn “chứa đựng rủi ro và nguy cơ rất lớn” cho quá trình phục hồi.

‘Tô son trát phấn con số’

Tiến sỹ Quang A cho rằng, thống kê sai là một cái vòng luẩn quẩn, do nó không được đánh giá đúng nên người làm thống kê ngày càng mai một“.
“Khi người càng mai một, trình độ mai một thì những số liệu đấy lại càng kém chính xác hơn, kết quả có thể lại sai lệch hơn và nó lại dẫn đến những chính sách tồi hơn, và nó lại khuyến khích người ta phải tô son trát phấn để cho số liệu cho nó đẹp.”
“Vòng luẩn quẩn cứ thế là một mối nguy hiểm cho đất nước.”

“Chừng nào mà còn có cái chế độ độc quyền, hay là cái chế độ toàn trị hết tất cả mọi thứ kể cả thông tin, thì những căn bệnh như thế không bao giờ có thể chữa khỏi được cả.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
Theo ông Quang A, có một số cách khắc phục tình trạng này, trong đó quan trọng nhất là cơ quan về thống kê phải hoàn toàn độc lập với các bộ phận của cơ quan hành pháp, không bị tác động bởi những vấn đề chính trị hàng ngày.
Hơn thế nữa, bản thân những cách tính toán cũng cần phải phổ cập lại cho bản thân họ.
Và điều thứ ba, là cần có các tổ chức độc lập khác nữa để kiểm tra chéo nhằm phát hiện những chỗ không nhất quán trong số liệu để đàm luận.
“Chỉ có trong những lúc tranh luận như thế thì cái phương pháp nó mới được cải thiện hơn, trình độ của người tính toán cũng được cải thiện hơn,” ông nói.
Đương kim Chủ tịch hội Liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary cho rằng, chừng nào mà các nhà hoạch định chính sách “chưa thấy có nhu cầu” phải có những số liệu chính xác thì ngành thống kê khó lòng được coi trọng.
Ông nói: “Chừng nào mà còn có cái chế độ độc quyền, hay là cái chế độ toàn trị hết tất cả mọi thứ kể cả thông tin, thì những căn bệnh như thế không bao giờ có thể chữa khỏi được cả.”
Ông Quang A từng là viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đồng sáng lập với tám nhà nghiên cứu kinh tế – xã hội có tên tuổi khác tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét