Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tin ngày 26/3/2013

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Hội thảo Biển Đông Asia Society:Tham vọng bá chủ của Trung Quốc lộ rõ


Tàu hải giám Trung Quốc thuộc hạm đội Hải Nam tại cảng Hải Khẩu Hải Nam ngày 27/12/ 2012.
Tàu hải giám Trung Quốc thuộc hạm đội Hải Nam tại cảng Hải Khẩu Hải Nam ngày 27/12/ 2012.  -REUTERS/China Daily
Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã được thảo luận nhân một cuộc hội thảo tại Mỹ (13 – 15/03/2013), do Hội châu Á Asia Society (New York) cùng với Trường Hành chánh công Lý Quang Diệu (Singapore) đồng tổ chức. Tập hợp nhiều nhà nghiên cứu hay quan chức chính phủ từ 6 nước (Hoa Kỳ, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Úc), sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới quan tâm đến tình hình Biển Đông, vì là dịp để hiểu rõ hơn quan điểm của từng tác nhân liên quan đến hồ sơ này. 
Như được ghi trong chương trình, nội dung cuộc hội thảo xoay quanh các vấn đề như nguồn gốc tranh chấp Biển Đông, quan hệ Mỹ-Trung ở khu vực này, Vai trò của luật pháp quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp, quan điểm của ASEAN về Biển Đông…
Trước việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngày càng lấn lướt ở vùng Biển Đông, một trong những mối quan tâm là tìm hiểu xem đâu là giới hạn của tham vọng biển đảo của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Philippines vừa quyết định khởi động vụ « kiện » đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Do vậy, các phát biểu của phía Trung Quốc tại cuộc hội thảo đã được giới quan sát hết sức chú ý.
Những người tham gia hội thảo
Trong danh sách của hội Asia Society về các diễn giả chủ chốt tham gia hội thảo, đáng chú ý nhất về phía Mỹ có ông Christopher Hill, nguyên trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, hiện đứng đầu Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel tại Đại học Denver, trong lúc về phía Trung Quốc là một sĩ quan cao cấp, tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Học viện Quốc Phòng, thuộc Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Bên cạnh đó là nhiều chuyên gia quen thuộc như Tiến sĩ Patrick Cronin, Trung tâm Nghiên cứu CNAS, ông Walter Lohman (Hội nghiên cứu Heritage Foundation) Giáo sư Jerome A. Cohen, chuyên gia uy tín về luật quốc tế tại Đại học New York University, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.
Trong số các diễn giả Trung Quốc, còn có ông Trương Tân Quân, giảng sư tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, trong lúc Đại học Quốc gia Singapore cử thêm hai chuyên gia về châu Á Hoàng Thịnh (Huang Jing) và Dương Phương (Yang Fang), đều thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao, và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Pháp Luật của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Về Philippines, có Đại sứ nước này tại Hoa Kỳ đến tham gia. Trong số các nước Đông Nam Á có tranh chấp tại Biển Đông, không thấy có mặt Brunei và Malaysia.
Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến khu vực được ông gọi là biển Đông Nam Á (tức Biển Đông), Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê tại Liên Hiệp Quốc, đã có điều kiện dự cuộc hội thảo tại Hội Asia Society, và đã đồng ý chia sẻ với thính giả RFI một số suy nghĩ về điều có thể gọi là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã được đại diện cao cấp của phía Trung Quốc – tướng Chu Thành Hổ – công khai bộc lộ trước đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế.
Duy trì nguyên trạng theo kiểu Trung Quốc !
Tham vọng này có thể thấy qua các tuyên bố của nhân vật này, từ việc phản bác yêu cầu tài phán quốc tế của Philippines, xác định chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng, coi nhẹ các nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông để ngăn ngừa xung đột, cho đến việc xem Biển Đông là một vấn đề song phương Mỹ-Trung, và nhất là chủ trương duy trì nguyên trạng hiện nay, nhưng theo kiểu Trung Quốc, tức là để cho Trung Quốc mặc sức tung hoành.
Sau đây, là phần phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ :
Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ
25/03/2013
by Trọng Nghĩa

Đinh Minh Đạo - Ông cựu Bộ trưởng rút lui?

Cựu Bộ trưởng Nguyền Đình Lộc
Ngày 04/02, ông Nguyền Đình Lộc, cựu Bộ trưởng tư pháp, trưởng đoàn, đại diện cho 72 trí thức trao bản góp ý sửa đổi hiến pháp cho phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật quốc hội. Khi trao bản kiến nghị ông phát biểu: "Các nhân sĩ, trí thức gửi kiến nghị là để mong nuốn có một hiến pháp do dân, vì dân..."

Ai cũng biết, ông đã là bộ trưởng bộ tư pháp từ 1992 đến 2002. Trong giai đoạn này,  bộ tư pháp đã soạn thảo, thông qua nhiều bộ luật, nhiều quy định dưới luật, nhiều chỉ thị, nghị quyết ... phi dân chủ. Ông còn là một trong những tác giả chính soạn thảo bản hiến pháp 1992, một bản hiến pháp chỉ phục vụ cho lợi ích của Đảng, với những ngôn từ sáo rỗng, chỉ để trang trí cho chế độ độc tài toàn trị của Đảng.

Vì vậy, sự có mặt của ông với tư cách trưởng đoàn trao kiến nghị đã nói trên đây, cùng với những phát biểu của ông gần đây về những yêu cầu cần thay đổi của Đảng, của xã hội ... đã làm nhiều người nghĩ rằng, ông đã biết sám hối, ông đã thức tỉnh, nhận ra sự thoái hóa của Đảng, nhận ra sự vô lý khi Đảng duy trì điều 4 của hiến pháp và các luật lệ trái đạo lý như luật đất đai, luật báo chí v..v.

Nhưng thật ngạc nhiên khi ông xuất hiện trên chương trình truyền hình TVT ngày 23/03/2013, trả lời phỏng vấn về góp ý cho dự thảo hiến pháp:

-PV : Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 do Uỷ Ban Dự Thảo Hiến Pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì một số người tự ý xây dựng một bản dự thảo hiến pháp và một bản kiến nghị gửi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992, rồi lấy chữ ký tán thành bản hiến pháp đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

-Ông Nguyễn Đình Lộc : Phải nói rằng phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra đến đấy mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra sao gọi là trưởng đoàn. Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên bộ trưởng bộ tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc thôi, chứ còn tôi không tham gia xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm, hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao trưởng đoàn, thế thôi. Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, bản thân tôi lúc bấy giờ cũng muốn sửa một số chỗ, sau các đồng chí bảo là không, vì cái này công bố trên mạng rồi. Bây giờ mình sửa thì không nên, cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì lúc đó mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ. Tôi thấy là cũng có lúc là định người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao, thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết cái văn bản, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo gọi là cái dự thảo sửa đổi hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó.

Ông Nguyễn Đình Lộc đã trả lời như một người chạy tội, một người không hiểu nhiều về luật pháp. Ông tỏ ra lúng túng, bất nhất và luẩn quẩn khi trình bày để thanh minh là mình không tham gia vào các văn bản kiến nghị, và việc ông trở thành trưởng đoàn là ngoài ý muốn của ông, là lỗi của những người trong nhóm.

Ông là một cựu bộ trưởng, ông còn có bằng tiến sĩ luật, ông là một trong 72 người ký kiến nghị. Chắc ông hiểu rằng, về luật pháp, khi ông đã đặt bút ký, ông  chịu trách nhiệm về nội dung và pháp lý của văn bản đó, dù ông không phải là người soạn thảo. Ông cố làm nhẹ chức trưởng đoàn của ông: "đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra sao gọi là trưởng đoàn”.

Vậy nên gọi ông là gì ? Dù gọi ông là gì, hành động ông đại diện cho 72 người trao bản kiến nghị, yêu cầu Đảng thiết lập một bản hiến pháp do dân, vì dân, là một hành động đáng khích lệ, tại sao ông phải thanh minh về việc làm rất đáng được tôn trọng của mình trước toàn dân thiên hạ.

Những câu hỏi được đặt ra:

Vì sao ông lại thay đổi về cách nhìn nhận đối với việc tham gia ký bản kiến nghị. Thay vì bảo vệ nó, ông lại cố thanh minh việc mình đã làm?

Phải chăng ông đã "trở cờ" ?

Những người Việt Nam chúng ta sống xa đất nước, đều hiểu rằng, trong chế độ toàn trị của Đảng, bất cứ một hành động nào ủng hộ các đòi hỏi cho tự do dân chủ, đều bị chính quyền tìm mọi cách, từ ngăn cản, đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt đến gây sức ép đối với cá nhân, gia đình, ... Trường hợp ông Nguyễn Đình Lộc chắc cũng không ngoại lệ.

Nhưng những người quan tâm tới phong trào dân chủ cho Việt Nam đã mong đợi và hy vọng, ông là người cộng sản thức tỉnh, sám hối, gia nhập  đội ngũ những người đấu tranh cho dân chủ như ông Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ. Liệu chúng ta đã thất vọng?

Kiến Nghị 72 là một bước tiến mới trong cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho đất nước. Bảy mươi hai (72) trí thức, nhân sĩ và đặc biệt 15 người đại diện đến trao kiến nghị là những trí thức ưu tú của đất nước. Họ đã dám trực diện đấu tranh, lên tiếng  mạnh mẽ đòi xóa bỏ chế độ  độc tài toàn trị, xây dựng chế độ tự do, dân chủ cho Việt Nam. Mong rằng ông Nguyễn Đình Lộc sẽ không tự gạch tên mình khỏi đội ngũ 72 trí thức đáng kính trọng này.
Warszawa, 23/03/2013
Đinh Minh Đạo
(Thông luận)

Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ - cho rằng, Trung Quốc đang leo thang trên biển Đông, sử dụng vũ lực để trực tiếp xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển này.
* Việc tàu Trung Quốc (TQ) cản trở, xua đuổi ngư dân Việt Nam (VN) trên biển Đông đã diễn ra nhiều lần và VN cũng nhiều lần kiên quyết phản đối. Mới đây theo phản ánh của một số ngư dân Quảng Ngãi, tàu của họ đã bị tàu tuần tra TQ bắn và làm nóc cabin tàu bị cháy. Ông nhận định thế nào về hành vi này?
- Trước đây TQ chỉ đe dọa bằng lời nói và thực hiện các hành động mang tính chất hành chính, ít nhiều còn giữ kiềm chế ở mức dân sự, nhưng hành động gần đây nhất thể hiện sự leo thang hết sức nguy hiểm, đó là đẩy lên mức độ bắt đầu dùng vũ lực trực tiếp xâm phạm các quyền, chủ quyền hợp pháp của VN trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Đây không còn là sự đe dọa vũ lực nữa mà là sử dụng vũ lực trực tiếp rồi. Xét trên tất cả các hành vi của TQ, ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng TQ đang vi phạm một cách thô bạo pháp luật quốc tế.
*TQ tuyên bố tăng cường tuần tra ở biển Đông trong năm 2013 với hàng loạt tàu ngư chính để thực hiện cái gọi là “nghiên cứu khoa học” và đưa hàng nghìn nhân viên hoạt động phi pháp ở biển Đông trong năm nay. Đây là hành động xuất phát từ “cơn khát” thủy sản, hay hành động uy hiếp và lấn tới?
- TQ thực hiện chính sách bành trướng một cách đồng bộ và tinh vi. Họ không ngượng gì khi sẵn sàng nói dối một cách trắng trợn rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. TQ dã tâm lấn biển bằng những biện pháp cụ thể như đưa tàu thuyền ngư dân áp chế, tàu ngư chính xuống phía nam giám sát, tuyên bố những thời vụ cấm đánh bắt hải sản. Bước tiếp theo là đưa tàu quân sự xuống tập trận.
Từ thực tế, lời nói, trên phương diện ngoại giao cũng như thông tin tuyên truyền đã thể hiện rõ dã tâm của TQ là bằng bất kỳ mọi giá phải xuống phía nam, độc chiếm biển Đông, mặc dù họ luôn nói là sẵn sàng giải quyết bằng hòa bình, đàm phán. Nhưng sợ dư luận quốc tế nên TQ không dám đàm phán đa phương, chỉ đàm phán song phương. Ngay cả đàm phán song phương, nếu giải quyết bằng cơ chế thứ 3 tức là cơ chế tài phán quốc tế như Philippines đã đề xuất, thì TQ lại từ chối.

Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông
Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông Luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
*VN cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của ngư dân để ngư dân bám biển?
- VN cần mềm dẻo nhưng cũng cần bản lĩnh và kiên quyết. Trước hết nhà nước phải có phương thức bảo vệ ngư dân, tăng cường các tàu kiểm ngư hiện đại ra biển, sát cánh để bảo vệ ngư dân. Ta không đối đầu, đụng độ với tàu TQ, nhưng ít nhất sự hiện diện của các lực lượng thực thi pháp luật một mặt làm cho họ chùn tay, mặt khác để ngư dân an lòng.
Thứ hai, nhà nước cần có chế độ chính sách bảo hiểm cụ thể với ngư dân trong trường hợp họ bị cướp hết, tàu bị đâm chìm, thậm chí nếu cần phải lấy tiền ngân sách để đền bù thiệt hại, đóng tàu mới. Ngư dân không chỉ đánh bắt hải sản, họ còn đang làm nhiệm vụ tiền tiêu, bảo vệ chủ quyền.
Ngoài ra, ngư dân cũng có thể đi biển theo một hội nhiều thuyền, trang bị bộ đàm hiện đại để hỗ trợ lẫn nhau, báo cho tàu cảnh sát biển hoặc lực lượng hải quân. Cần ghi nhận những hình ảnh xâm phạm từ phía TQ để vạch trần những hành vi này với quốc tế.
*VN có thể tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế như thế nào?
- Đối với biển Đông, dường như TQ đã bất chấp, giả vờ nói là giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, vờ đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử. Nếu TQ có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, biết ý thức cần phải xây dựng quan hệ quốc tế trên nền tảng những quy tắc chứ không phải nền tảng bạo lực và lớn tiếng thì chắc đã khác. Tuy nhiên, VN cũng cần tranh thủ diễn đàn ASEAN, các nước bên ngoài như Châu Âu, Mỹ để họ nhận thức đúng đắn vấn đề cốt lõi.
*Xin cảm ơn ông!
(Lao động)

Dự đoán kịch bản chiến tranh Triều Tiên

Động thái cứng rắn giữa Triều Tiên và Mỹ - Hàn Quốc dấy lên lo ngại về một cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân nhưng giới hạn của cuộc xung đột tương lai dường như chỉ là trận đấu pháo.
Bên miệng hố chiến tranh
Xét về mặt kỹ thuật, giữa hai miền Triều Tiên mới chỉ có một hiệp định đình chiến ký năm 1953, nên về mặt lý thuyết, Triều Tiên và Hàn Quốc còn ở trong chiến tranh. Trạng thái hòa bình “tạm bợ” kéo dài gần 60 năm qua luôn bị thách thức bởi các vụ xung đột quân sự quy mô nhỏ.
Ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh luôn bị các bên khéo léo phá vỡ bằng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” nhằm củng cố thế mạnh trong các cuộc mặc cả chính trị.
Tranh tuyên truyền cổ động khí thế tấn công Mỹ ở Triều Tiên.
Vài năm trở lại đây, mức độ đu dây giữa hai trạng thái đã diễn ra với tần suất ngày càng cao và biên độ ngày càng lớn. Các kịch bản xung đột tuy phong phú nhưng mô-típ không mới. Thực chất đó là vòng xoáy bế tắc của chuỗi hoạt động đàm phán – khiêu khích – gây hấn.
Các phát ngôn đe dọa, sử dụng vũ lực trên thực tế của Triều Tiên thường diễn ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc có các động thái khiêu khích hoặc thậm chí, mới chỉ được lên kế hoạch. Còn nhớ, vụ chiến hạm Cheonan bị bắn chìm hồi tháng 3/2010 làm 46 thủy thủ thiệt mạng diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch tập trận chung thường niên. Trong nhiều cuộc tập trận như vậy, quốc kỳ Triều Tiên bị đem làm “mục tiêu giả định”.

Quốc kỳ Triều Tiên bị đem biến thành mục tiêu trong các cuộc tập trận của Hàn Quốc.
Còn vụ pháo kích đảo Yeonpyeong hồi tháng 11/2010 diễn ra ngay sau khi có thông tin Mỹ sẽ xem xét tái vũ trang cho lực lượng quân sự nước này ở Hàn Quốc các vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngược lại, mỗi lần Triều Tiên thực hiện các hoạt động thử nghiệm chương trình tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân, Mỹ - Hàn Quốc lại rầm rầm phản đối đòi tìm các biện pháp trừng phạt.
Tới nay, tưởng chừng dư luận đang chứng kiến các bên leo tới những nấc thang cuối cùng của vòng xoáy khiêu khích chuẩn bị bước sang chuỗi xung đột quân sự chưa từng có. Có thể tạm lấy dấu mốc là vụ Triều Tiên cho thử vũ khí hạt nhân lần thứ 3, hồi tháng 2. Trong khi Mỹ và đồng minh cùng các quốc gia khác trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc còn loay hoay tìm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên bởi các ý tưởng cho lệnh trừng phạt sắp cạn thì Bình Nhưỡng tuyên bố cắt đứt đường dây nóng liên lạc với phía Hàn Quốc.
Căng thẳng nhất là Triều Tiên tuyên bố xóa bỏ Hiệp định đình chiến 1953 và Thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau năm 1991 ký với Hàn Quốc. Động thái này chỉ từng xảy ra một lần từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Những ngày gần đây, truyền thông Triều Tiên không ngừng phát đi các thông điệp cứng rắn từ lãnh đạo nhà nước và quân đội. Những ngôn từ quen thuộc như “san phẳng”, “dìm trong biển lửa”, “ném vào vạc dầu” dành cho Mỹ - Hàn Quốc được làm mới thêm bằng những video clip mô tả cảnh Nhà Trắng sụp đổ hay quân đội Triều Tiên giải phóng Seoul... chỉ trong ba ngày. 
Ở Triều Tiên, những lời kêu gọi “san phẳng”, “dìm kẻ thù trong biển lửa”, “ném kẻ thù vào vạc dầu” không phải là mới.
Đáp lại, Mỹ vừa động miệng vừa động binh. Một mặt, giới chức Mỹ gọi sự khiêu khích của Triều Tiên là sai lầm, thậm chí dọa tấn công phủ đầu. Bên cạnh đó, nước này cam kết bảo vệ Hàn Quốc bằng “ô hạt nhân”.
Mặt khác, Washington vội vã điều siêu pháo đài bay B-52 tới Hàn Quốc. Dù với danh nghĩa tập trận, nhưng giới quan sát hoàn toàn hiểu đây là hành động vừa để răn đe vừa để chuẩn bị cho những tình huống xấu có thể xảy ra ở bán đảo Triều Tiên.
Đấu pháo là giới hạn cuối cùng?
Thế nhưng, mức độ điều binh của Mỹ cho thấy, Washington đánh giá những xung đột mới đây - cũng như những lần trước - chỉ dừng lại ở mức độ khiêu khích, gây hấn hoặc sử dụng vũ lực ở quy mô nhỏ. Nếu bình tâm suy xét, có thể thấy ngoài các tác động của bên ngoài, việc leo thang của Triều Tiên đôi khi còn bị thúc đẩy từ các vấn đề bên trong. Đơn cử là khả năng gây căng thẳng để củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Những nấc thang căng thẳng mới trong thời gian qua cho thế giới thấy, nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên đã thể hiện sự táo bạo, quyết đoán hơn những gì mà cha ông, cố lãnh đạo Kim Jong-il từng thể hiện. Theo những hình ảnh phát đi từ Triều Tiên, cũng có thể thấy, sự ủng hộ của quân đội dành cho ông Kim Jong-un trước phương tiện truyền thông nồng nhiệt như thế nào. Trong cuộc thị sát đó, những người lính ở các vị trí tiền đồn không ngần ngại lao xuống làn nước lạnh để vẫy chào vị lãnh tụ trẻ tuổi.
Sự kiện pháo kích đảo Yeonpyeong đã được kể ở trên có thể coi là một dữ kiện tham khảo cho nhận định này. Hồi cuối năm 2010, sau một loạt thăng tiến trong cơ quan Đảng và nhà nước Triều Tiên, “vốn liếng chính trị” của ông Kim Jong-un chưa có nhiều. Nhưng sau trận pháo kích, ông Kim Jong-un được truyền thông Triều Tiên giới thiệu là tác giả của kế hoạch pháo kích và là một “thiên tài quân sự”. Vì vậy, vị thế mà ông Kim Jong-un có được trong nền chính trị sắp bước vào giai đoạn chuyển giao của Triều Tiên có thêm một lý do thuyết phục.
Tham khảo sự kiện pháo kích đảo Yeonpyeong cho thấy, tuy không đẩy tới mức cao nhất là xung đột quân sự lớn, thậm chí dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân nhưng một cuộc xung đột nhỏ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là hoàn toàn có thể diễn ra. Để chuẩn bị cho khả năng này, cả hai bên Triều Tiên - Hàn Quốc và Mỹ chắc chắn đã có không chỉ một mà là vài kế hoạch tác chiến. Điều đáng quan tâm là quy mô của cuộc xung đột trong tương lai sẽ ở mức độ nào, những quân bài nào sẽ được lực lượng quân sự các bên sử dụng.
Dựa vào các chiến lệ trên thế giới và ở ngay chính bán đảo Triều Tiên có thể thấy, trong bối cảnh như vậy, ít khả năng các bên sử dụng các cuộc tấn công vào sâu lãnh thổ đối phương và sử dụng các vũ khí, phương tiện chiến tranh cơ giới như xe tăng, thiết giáp hay máy bay...
Một cuộc điều động binh lực như vậy đòi hỏi các bên phải tiêu tốn một nguồn lực quốc gia lớn. Đồng thời, vượt qua khu vực phi quân sự sẽ "khó ăn nói" với quốc tế. Việc sử dụng tên lửa tầm xa có thể được cân nhắc, nhưng thực tế, Triều Tiên tuy tự lực phát triển công nghệ tên lửa nhưng chất lượng của chúng vẫn còn là dấu hỏi. Độ chính xác, khả năng chống nhiễu và thậm chí, tránh đòn đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang bố trí dày đặc trong khu vực ra sao?
Với Triều Tiên, vũ khí phù hợp nhất vẫn là pháo binh, hỏa lực chủ yếu và “rất dồi dào” trong kho vũ khí nước này. Với tầm bắn và sức mạnh hỏa lực đáng kể, Triều Tiên có thể triển khai một cuộc tấn công từ bên này biên giới với Hàn Quốc và đạt hiệu quả “hủy diệt” như mong muốn của các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng.
Phương án mà Hàn Quốc đưa ra cũng tương tự bởi vũ khí của quân đội nước này tuy hiện đại nhưng số lượng ít hơn nhiều so với vũ khí tương tự của Triều Tiên. Khi chất lượng khó có thể bù lại số lượng, giải pháp khả thi hơn cả vẫn là “đấu pháo” và chờ sự hỗ trợ của đồng minh là Mỹ.
Còn Mỹ, với xu hướng đối ngoại được hình thành từ nhiệm kỳ trước của Tổng thống Obama, Washington sẽ hành xử giống ở nhiều nơi khác, cố gắng tới mức thấp nhất phải sử dụng tới biện pháp quân sự, và trong trường hợp phải động binh thì cũng hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp.
Khả năng mà Mỹ hỗ trợ đồng minh Hàn Quốc nhiều nhất trong trường hợp này là sử dụng các vũ khí tấn công đường không chính xác cao nhắm vào các căn cứ quân sự của Triều Tiên nhằm hạn chế sức mạnh hỏa lực của đối phương.
An Dương
(Infonet)

Kami - Đảng CSVN có hội đủ điều kiện trong Điều 4 Hiến pháp hay không?

Trong thời điểm hiện tại, việc góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang đi vào cao trào. Hiện nay đã xuất hiện một số vấn đề gây tranh cãi, ví dụ như việc quân đội nhân dân phải trung thành với ai? Trung thành với đảng CSVN hay chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân là đủ? Một vấn đề hết sức quan trọng nhưng hình như chưa ai động chạm đến đó là đảng CSVN có hội đủ điều kiện là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội như Điều 4 Hiến pháp quy định hay không?
Theo định nghĩa Hiến pháp là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Trong xã hội dân chủ, Hiến pháp không phải là văn bản do chính quyền tạo ra mà phải là của người dân, thông qua một Uỷ ban xây dựng (hoặc sửa đổi) do các đại biểu của nhân dân chỉ định để xây dựng. Và nếu chính quyền không được thiết lập bởi Hiến pháp của người dân là một chính quyền không có tính chính danh. Do vậy, Hiến pháp không phải là khế ước giữa người dân với chính quyền, mà là khế ước xã hội giữa người dân với nhau để thiết lập nhà nước, bởi Hiến pháp có trước chính quyền. Chính vì thế, chủ thể lập Hiến phải là nhân dân.
1. Quân đội phải trung thành với ai?
Theo cách hiểu thông thường nhất, Hiến pháp thành văn là một văn bản luật cơ bản có vị trí cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của quốc gia. Và Hiến pháp là văn bản để thiết lập và trao những quyền lực cần thiết cho các cơ quan công quyền của một tổ chức nhà nước. Chính vì vậy, ở các quốc gia về mặt pháp lý thường có một hệ thống thiết chế bảo vệ Hiến pháp, với công việc áp dụng và giải thích Hiến pháp trong khi có các tranh chấp. Đó chính là Tòa án Hiến pháp, bình thường phán quyết của Tòa án Hiến pháp là quyết định cao nhất. Song trong điều kiện bất bình thường thì lực lượng quân đội giữ vị trí quyết định cao hơn cả Tòa án Hiến pháp trong việc bảo vệ Hiến pháp và thiết lâp lại trật tự.
Thời gian qua, ở Việt nam người ta tranh cãi xung quanh vấn đề "Quân đội phải trung thành với ai?" để chứng minh rằng quân đội bị chính trị hóa hay phi chính trị hóa. Theo Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992,  đã sửa đổi và bổ xung Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) là "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân...bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân". Có ý kiến cho rằng việc để quân đội trung thành với đảng CSVN có nghĩa là quân đội đã bị chính trị hóa, mà theo họ quân đội chỉ có nghĩa vụ trung thành và bảo vệ đối với Tổ quốc và nhân dân. Chứ dứt khoát không phải trung thành với bất kỳ đảng phái nào.
Trước tiên cần phải hiểu nhiệm vụ cao nhất của quân đội là trung thành và bảo vệ đối với Hiến pháp, trong việc bảo vệ Hiến pháp thì đương nhiên phải bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Có một sự hiểu nhầm đáng tiếc từ lâu nay của không ít người, khi cho rằng trong một xã hội đa nguyên chính trị, thì các chính đảng sẽ có các đường lối chính trị khác nhau do đó quân đội không được trung thành với bất kỳ chính đảng nào. Từ đó họ suy ra quân đội phải phi chính trị. Mà họ quên rằng các chính đảng trong một xã hội tự do, đa nguyên chính trị dẫu có các xu hướng, đường lối chính trị khác nhau, nhưng tất cả các xu hướng, đường lối chính trị khác nhau ấy phải nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp quy định. Mỗi Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào cũng phải có một chế độ chính trị cụ thể của mình, do vậy quân đội không thể phi chính trị hóa. Đây cũng là lời giải thích để đập lại cái quan điểm cho rằng có đa đảng sẽ dẫn tới xáo trộn chính trị. Ví dụ trong một xã hội dân chủ đa nguyên, bỗng có một chính đảng cầm quyền đang nắm với một đa số ghế trong quốc hội nổi hứng thông qua quốc hội bổ xung điều 4 Hiến pháp. Tự cho họ cái quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội (độc đảng), như vậy là vi hiến. Trong trường hợp này, nếu Tòa án Hiến pháp không giải quyết được giải tán đảng cầm quyền theo luật pháp, thì lực lượng quân đội sẽ tiến hành đảo chính để thiết lập lại trật tự.
Ở Việt nam, đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó chính là vấn đề chính danh, cho phép lực lượng quân đội có thể tiến hành đảo chính xóa bỏ nhà nước hiện tại bất cứ lúc nào. Bởi chỉ riêng việc sửa đổi và bổ xung Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) là "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân...bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân" là một hành động vi hiến - vi phạm Hiến pháp. Thực ra, sửa Hiến pháp không cần thiết phải sửa nội dung này, vì thứ nhất là vi hiến, thứ 2 là không cần thiết, vì đương nhiên quân đội bắt buộc phải trung thành với Hiến pháp. Nhất là Hiến pháp Việt nam là Hiến pháp phục vụ cho đảng chính trị duy nhất, đó là đảng CSVN.
Có thể là những người lãnh đạo đảng CSVN dốt, không hiểu điều này, hay là vì tự họ đã tự nhận thấy đảng Cộng sản Việt Nam không có đủ điều kiện lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo như Điều 4 Hiến pháp quy định?

Bài báo của TTXVN tháng 3.2012, TBT Nguyễn Phú Trọng
khẳng định "Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân"
2. Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ điều kiện lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo như Điều 4 hay không?
Bây giờ chúng ta căn cứ vào Điều 4 của Hiến pháp 1992 và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi để phân tích thử xem đảng CSVN có đủ điều kiện là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội hay không?
Tại Hiến pháp 1992 (Đã sửa đổi bổ xung năm 2001) Điều 4 ghi rõ (trích):
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Và tại Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi: Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4) cũng ghi rõ (trích) :
"1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Chúng ta đi sâu vào phân tích các điều kiện cần và đủ để một đảng cần phải có để có thể đảm trách vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội như quy định của Hiến pháp.
2.1 Câu hỏi thứ 1: Đảng CSVN có trung thành với lợi ích của nhân dân và của cả dân tộc hay không?
Trung thành có nghĩa là trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì. Trong trường hợp này sự trung thành của Đảng CSVN là  Đảng CSVN có trước sau một lòng một dạ, có giữ vững những điều cam kết với nhân dân hay không? Câu trả lời là không!
Thứ nhất, từ một bài báo của TTXVN đến nay vừa tròn một năm, khi đó Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tai đây, Tổng Bí thư khẳng định "Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.".
Thứ 2, nếu đảng CSVN đã trung thành với lợi ích của nhân dân và của cả dân tộc thì lý do vì sao đảng CSVN đã sửa đổi và bổ xung Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) là "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân...bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân". Đặt đảng CSVN lên trước Tổ quốc và nhân dân, khác hẳn với Điều 45 trong Hiến pháp 1992 chỉ có "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân..".
Như thế thử hỏi Đảng CSVN trước sau một lòng một dạ, giữ vững những điều cam kết với nhân dân ở chỗ nào?
2.2 Câu hỏi thứ 2: Đảng CSVN có tuân thủ và trung thành với Chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Câu trả lời là hòan tòan không!
Như ta chúng đã biết, ông Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã truyền bá chủ nghĩa Chủ nghĩa Marx- Lenin vào Việt Nam, sau khi có điều kiện đọc tài liệu Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa lần thứ nhất của Lênin khi còn ở Pháp. Sau này Hồ Chí Minh cũng đã viết tác phẩm Đường Kách mệnh chứa đựng nhiều nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ trước đến nay, chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam lấy làm là cơ sở lý luận của mình được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân. Về mặt triết học nguyên tắc của Chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là chống và xóa bỏ giai cấp bóc lột, chế độ người bóc lột người để xây dựng một xã hội mà toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu hóa thuộc sở hữu của toàn dân. Nhưng trên thực tế hiện nay hoàn toàn không phải như vậy.
Cụ thể là Giáo sư triết học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình là một trong những nhà lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã cho rằng “... không thể vừa là chiến sĩ cộng sản lấy việc xóa bỏ chế độ bóc lột làm lý tưởng đời mình, lại vừa làm ông chủ tư bản lấy bóc lột lợi nhuận làm lẽ sống”. Và ông nói “Ông chủ tư bản làm sao có thể dễ dàng trở thành người cộng sản?... Thật không có gì sai bằng lập luận thế này: Ta đang ở thời kỳ quá độ, vậy trong thành phần xã hội của đảng viên cũng có sự quá độ. Nói thế khác gì quan điểm cho rằng kinh tế nhiều thành phần thì chính trị tất yếu phải đa đảng và tư tưởng trong Đảng tất yếu cũng phải đa nguyên". Chưa hết ông Nguyễn Đức Bình còn khẳng định:”Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân”, vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: “Không bóc lột người. Đảng chống chế độ “người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)”.
Trên thực tế hiện nay, từ năm 1986 đảng CSVN đã đổi mới kinh tế chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa theo kiểu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa mang màu sắc tư bản có việc bóc lột giá trị thặng dư. Và một điều hết sức nghiêm trọng, đó là đảng CSVN đang dần cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, nghĩa là đang làm một điều hoàn toàn trái với chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà thực sự nền kinh tế ở Việt nam hiện nay là một nền kinh tế tư bản hoang dã, khi các ông chủ đối xử với người lao động như là súc vật theo lời của Lê nin.
Vậy thử hỏi đảng CSVN hiện nay có thỏa mãn các yếu tố quy định trong điều 4 của Hiến pháp để xứng đáng nắm vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội hay không?
3. Kết:
Nền chính trị Việt Nam hiện nay là một nền chính trị với một đảng chính trị duy nhất nắm toàn bộ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội là đảng CSVN. Trên thực tế, bộ máy nhà nước hiện nay vẫn được hình thành thông qua các cuộc bầu cử mang nặng tính hình thức - dân chủ giả hiệu, hòng mang lại tính chính danh của chính quyền. Vì thực chất với lối  “đảng cử sẵn - dân bầu” nên tất cả những chức vụ cũng sẽ được quyết định từ đảng CSVN. Do đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mà cuối cùng thực chất nằm trong tay cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ Chính trị với một đội ngũ 14 thành viên. Điều đó sẽ nảy ra mâu thuẫn là quyền lực của đảng CSVN hoàn toàn không bị kiểm soát. Cộng với vấn đề thực chất quyền lực nhà nước không chính danh, đây chính là mầm mống của sự bất ổn và đồng thời cũng là lý do vì sao các lãnh tụ cộng sản họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Còn ở các nước tự do, dân chủ khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được nhân dân trao cho những người được đa số dân chúng lựa chọn một cách thực sự. Đồng thời người dân cũng có toàn quyền thu lại quyền lực nhà nước đó nếu những người đó không thực hiện đúng, đủ các điều họ đã cam kết trong vận động tranh cử để tổ chức một cuộc bầu cử mới. Và ở đó các chính đảng chỉ là một tập hợp các cá nhân có cùng lý tưởng, xu hướng, mục đích giống nhau nên họ thực sự chỉ là những kẻ đầy tớ thực thụ. Và lãnh đạo nhà nước khi ấy chỉ là một nghề dành cho những ai  muốn thể hiện tài năng quản trị đất nước để cống hiến cho quốc gia nhiều nhất Một khi quyền lực là mục tiêu của những kẻ muốn kiếm chác như ở Việt nam hiện nay, thì nó mãi là mầm mống gây ra bất ổn về chính trị. Để chấm dứt sự tranh giành quyền lực khi quyền lực nhà nước đang không có tính chính danh thì cách tốt nhất là phải để nhân dân được quyền bỏ phiếu bầu một cách tự do và công bằng, cũng là cách để khẳng định được tính chính danh của quyền lực nhà nước.
Trình độ dân trí của nhân dân bây giờ khá cao, do vậy trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992, đảng CSVN và chính quyền cần phải sáng suốt, tỉnh táo để sửa đổi kịp thời cho phù hợp để dảm bảo tính chính danh của mình. Đừng để Điều 4 như cũ hoặc sẽ sửa đổi như ta đã thấy, vì nó là lỗ hổng chết người, trong khi đảng CSVN thực chất đã và đang không hội đủ các yêu cầu cần và đủ như quy định cụ thể ở Điều 4 Hiến pháp. Thì nó sẽ là cái cớ cho nhóm quyền lực nắm quân đội sẽ ra tay thiết lập trật tự, trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng CSVN. Do vậy, trong việc sửa đổi Hiến pháp, nếu không khéo, chế độ hiện tại rất dễ bị xóa bỏ để thay thế bằng một chế độ độc tài quân sự.
Ngày 24 tháng 3 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Sự ra đời Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cần thiết?

Thời gian qua, có không ít người trúng cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhưng có hành vi, lời nói không trung thực, không đúng mực nên đã bị bãi miễn, bãi nhiệm. Vậy phải chăng, việc tổ chức bầu cử và kiểm tra tư cách đại biểu trúng cử còn nhiều khiếm khuyết?
Nhằm góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung thiết chế Hội đồng Bầu cử Quốc gia (Điều 121). Đây sẽ là một trong ba thiết chế mới của Hiến pháp mới. Theo đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia do Quốc hội thành lập; tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử HĐND các cấp.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Hành chính – Nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội: Sự ra đời của Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay. Để đảm bảo tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia phải là thiết chế độc lập; tức là, đã là thành viên của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, người đó không được giữ chức vụ khác trong Bộ máy nhà nước.
“Ở một số nước Đông Nam Á, thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia chủ yếu được lấy từ Liên đoàn Luật sư, đại diện của các tổ chức xã hội, những người có uy tín, có năng lực, đã về hưu như: Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án Tối cao, … Nhiều nước coi Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan quan trọng trong Bộ máy nhà nước, đảm bảo cho các cuộc bầu cử đúng Hiến pháp và pháp luật. Ngoài vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử, Hội đồng Bầu cử Quốc gia còn nghiên cứu về chế độ bầu cử, chính sách bầu cử, duy trì mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu trúng cử. Khi cử tri có ý kiến về đại biểu nào đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ xác minh và có quyền bãi miễn nếu đại biểu đó không xứng đáng.”.

Giáo sư - Tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng
Cũng theo Giáo sư – Tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng, với chế định độc lập, Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan quyết định tối cao trong việc chống gian lận bầu cử, dễ dàng và khách quan trong việc xem xét lại kết quả bầu cử. Để đảm bảo “chất lượng” của đại biểu, khi ứng cử các ứng cử viên phải có “chương trình vận động bầu cử” là nếu trúng cử sẽ làm gì. Hội đồng Bầu cử Quốc gia và cử tri sẽ thực hiện việc giám sát đại biểu trúng cử trên cơ sở “chương trình vận động bầu cử” của đại biểu đó, từ đó khắc phục được tình trạng đại biểu trúng cử nhưng “không biết làm gì”.
Hiện nay, sự lựa chọn của người dân chưa cao khi thực hiện quyền bầu cử, mặc dù Mặt trận Tổ quốc có hiệp thương nhưng Mặt trận không giám sát bằng người dân được. Ví dụ, một đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu nhưng chỉ đưa ra 5 ứng cử viên, tức là người dân chỉ được quyền chọn 40%; còn nếu đưa ra 4 ứng cử viên để lấy 3 đại biểu thì người dân chỉ được chọn 25%.
Để người dân thực sự lựa chọn, cần phải tăng tỷ lệ ứng cử viên/đại biểu được bầu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, Hà Nội có hơn 60 ứng cử viên nhưng chỉ bầu có 6 đại biểu nên các đại biểu thực sự là “tinh túy”, chất lượng.
“Với sự ra đời của Hội đồng Bầu cử Quốc gia cùng sự thay đổi của Luật Bầu cử, chất lượng đại biểu sẽ nâng lên, tình trạng đại biểu không đạt tiêu chuẩn sẽ được cải thiện.”, Giáo sư – Tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng đánh giá.
(Infonet)

Ngay tại Thủ đô, chính quyền hậu thuẫn côn đồ nhằm trấn áp dân

 Với thủ đoạn vừa đàm vừa đánh, một mặt quan chức chính quyền vờ vĩnh, ỡm ờ “đối thoại”. Mặt khác, chính quyền huy động Tư bản đỏ, Công an cùng lưu manh côn đồ bọc lót cho nhau nhằm tấn công, hành những nông dân hiền lành nhằm cưỡng chiếm đất của họ. Chiều ngày 22/3/2013, trong lúc giữ đất không cho bọn tư bản đỏ lấn chiếm, anh Nguyễn Đình Hà tổ dân phố Kiên Quyết – phường Dương Nội – quận Hà Đông đã bị Công an phường đánh và bắt về đồn, không cho ăn.
Hình minh họa
Đến đêm thì Công an còng tay đưa lên CA quận Hà Đông giam hãm. Dưới sức ép đòi thả người của người nhà và bà con, chiều tối ngày 23/3, CA quận đã phải thả anh Hà.  Tuy nhiên người nhà và bà con ép phải đưa anh Hà đi khám giám định sức khoẻ. Ngày 24/3 CA quận cho người mang 2 triệu đến để anh Hà thuốc thang bồi dưỡng. Cùng ngày 22/3, dưới sự yểm trợ của chính quyền, Tư bản đỏ (nhà thầu của chủ đầu tư) cho đầu gấu đến dùng dao kiếm đàn áp bà con để phá lúa và dựng rào. Sau đó Công an đã giúp tẩu tán hết số dao kiếm thu giữ được nhằm phi tang.

Không chấp nhận mất 1 triệu đồng cho đội kiểm tra nhận án tù 2 năm

“Nếu chồng em chấp nhận mất 1 triệu đồng để đưa cho đội kiểm tra theo gợi ý của họ thì gia đình em đã không phải vất vả như thế này. Giờ, chồng em tù tội, con trai thành người có tiền án tiền sự, gia đình tan đàn xẻ nghé… Em không còn niềm tin sống nào nữa…” – chị Tập đau khổ.  
“Tổ công tác” làm đúng thẩm quyền?
Dư luận nhân dân thị trấn Yên Bình rất bức xúc trước việc làm của “đoàn công tác” phường Yên Thịnh khi tiến hành kiểm tra giấy phép đổ đất thải đối với 2 xe chở đất thuê vào chiều 26/3/2011.
Nhiều người khẳng định, hôm đó, gần khu vực bãi đổ đất số 2 có một nhà dân đang tổ chức tiệc cưới. Hai chiếc xe đổ đất này làm bụi gây ảnh hưởng đến tiệc cưới nên gia chủ đã có lời nhờ nhắc nhở...
Anh Cao Xuân Thanh - người bị kết tội 2 năm tù giam trong vụ án "Chống người thi hành công vụ"

Trong các báo cáo của những người tham gia trong đoàn công tác phường Yên Thịnh chiều ngày 26/3/2011 (gồm các ông Đặng Thanh Bình, Lê Trung Kiên, Nguyễn Trung Thành là cán bộ phường Yên Thịnh, thành viên của đội trật tự đô thị) đều thống nhất một nội dung: 2 cha con Cao Xuân Thanh chống người thi hành công vụ, trong đó anh Thanh đã chủ động kích động con mình điều khiển xe bỏ chạy, đe dọa tính mạng của người thi hành công vụ. 
Sau đó, hồ sơ điều tra của CA Thành phố Yên Bái tiếp tục hoàn thiện theo hướng này. Đây chính là lý do cha con anh Cao Xuân Thanh đã tố cáo hành vi lập hồ sơ, chứng cứ giả để ép bố con anh vào tội chống người thi hành công vụ.
Mấu chốt của vụ việc đó là thẩm quyền, chức năng của những người đại diện UBND phường Yên Thịnh trong việc đi kiểm tra giấy phép đổ đất tại bãi số 2 vào chiều ngày 26/3/2011.

Hai cha con Cao Xuân Thanh, Cao Đức Minh tại phiên toà.

Theo đó, tại QĐ số 1832/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 do Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Bình ký, UBND tỉnh Yên Bái thống nhất thu hồi 7.273m2 đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng của tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng tại tổ 44 và tổ 27 phường Yên Thịnh (TP Yên Bái) để sử dụng làm bãi đổ đất số 2 phục vụ công trình đường Trung tâm Km5 – Trung tâm thị trấn Yên Bình.

QĐ 1832 cũng ghi rõ nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, bao gồm: UBND TP Yên Bái, Sở TN - MT Yên Bái tham gia phối hợp trong công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm chỉnh lý biến động đất đai; UBND phường (cụ thể là chủ tịch UBND phường Yên Thịnh) có trách nhiệm phối hợp với hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỉnh lý biến động đất đai; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất và việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của BQL đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái.

Đơn vị được giao tiếp nhận quản lý, sử dụng hơn 7.000m2 đất thu hồi làm bãi đổ đất này là BQL đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đúng ranh giới, diện tích và mục đích được giao.

Như thế, về chức năng, nhiệm vụ đối với bãi đổ đất số 02 đã được UBND tỉnh hoàn toàn chuyển giao cho BQL đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái là chủ quản.

Đơn vị này tại thời điểm đoàn công tác phường Yên Thịnh kiểm tra giấy phép đổ đất đã xuất trình biên bản bàn giao mặt bằng cho Cty Công trình giao thông Yên Bái – (đơn vị trúng thầu dự án thi công trông trình đường Trung tâm Km5) do ông Nguyễn Văn Mão làm GĐ; đơn vị này có HĐ thuê máy thi công với DNTN Thảo Nguyên do ông Nguyễn Đức Hưng làm GĐ; bố con Cao Xuân Thanh và chủ xe Đỗ Trường Sơn là những tư nhân làm thuê cho doanh nghiệp Thảo Nguyên để chở đất thải từ công trường về bãi đổ đất số 02 này.

Cá nhân ông Nguyễn Văn Mão và Nguyễn Đức Hưng đã có mặt khi đoàn kiểm tra yêu cầu bố con anh Cao Xuân Thanh xuất trình giấy tờ.

Như vậy, theo QĐ 1832 của UBND tỉnh Yên Bái, BQL dự án đầu tư xây dựng là đơn vị chủ quản đối với bãi đổ đất này; việc đoàn kiểm tra UBND phường Yên Thịnh yêu cầu kiểm tra giấy phép đổ đất là không đúng chức năng thẩm quyền.

Trong khi đó, khi đại diện BQL và đơn vị thầu đã xuất trình đủ giấy tờ theo yêu cầu, cán bộ phường Yên Thịnh quay sang... kiểm tra giấy tờ xe đối với công dân là vượt chức năng nhiệm vụ được giao.

TAND cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã không tách bạch rõ chức năng, quyền hạn của đoàn kiểm tra (thuộc Đội quy tắc phường Yên Thịnh) trong việc kiểm tra giấy phép đổ đất và giấy phép lái xe của công dân.

Chính điều này đã dẫn đến hệ lụy đáng tiếc mang tính dây chuyền.

Lập hiện trường giả?

Trong báo cáo của các thành viên tham gia đoàn công tác phường Yên Thịnh, các báo cáo này đều có chi tiết về anh Cao Xuân Thanh xúi giục, kích động con trai điều khiển xe với tốc độ cao đâm vào lực lượng làm nhiệm vụ khiến anh Nguyễn Trung Thành (công an phường Yên Thịnh) phải nhảy lên đầu xe bám tay vào cần gạt nước, quỳ chân vào ba-đờ-sốc của xe để yêu cầu xe dừng lại.

Tuy nhiên, xe vẫn tiếp tục chạy khoảng 29 mét, anh Nguyễn Việt Hùng (công an phường) phải chạy theo nhảy lên dùng tay phải… đấm vỡ cửa kính buộc Cao Đức Minh dừng xe.

Hiện trường này đã được cơ quan điều tra dựng lại vào ngày 18/4/2011 để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ vụ án “Chống người thi hành công vụ”.

Những người chứng kiến tại buổi dựng lại hiện trường hôm đó đã có đơn xác nhận việc cán bộ dựng hiện trường dựng sai hoàn toàn với trong biên bản.

Cụ thể: “Khi anh Thành (công an phường Yên Thịnh, người nhảy lên bám vào cần gạt nước của xe – p.viên) diễn lại sự việc đã làm sai hoàn toàn so với những gì anh khai tại tòa. Chiếc xe để không đúng vị trí như lời khai nhận của anh Thành trước tòa. Xe đi được khoảng 2m thì dừng lại đợi cho anh Thành trèo lên xe, hai chân dẫm vào ba-đờ-sốc, hai tay bám vào củ cần gạt nước.

Khi anh Thành yên vị vững chắc rồi mới cho xe lăn bánh từ từ, với tốc độ chậm hơn người đi bộ. Được khoảng chục mét thì xe dừng lại và kết thúc cuộc thực nghiệm…”.

Tuy nhiên, lá đơn tố cáo này của người dân đã không được HĐXX trong các phiên phúc thẩm nhắc đến như là một bằng chứng, yếu tố xem xét của vụ án.

Bức ảnh dựng lại hiện trường
Cùng với nội dung tố cáo về cơ quan điều tra dựng hiện trường giả, việc cán bộ phường tham gia vào quá trình điều tra dù không nằm trong quyết định phân công nhiệm vụ điều tra; nhiều chứng cứ, nhân chứng bị bỏ lọt (biên bản lấy lời khai của ông Nguyễn Văn Mão – đại diện Công ty cổ phần xây dựng giao thông Yên Bái về việc ông Mão, ông Hưng mang giấy phép chứng minh việc đổ đất tại bãi đổ đất số 02…) đã không được cơ quan điều tra đưa vào kết luận hồ sơ vụ án.
Vì lý do này, trong các phiên sơ thẩm và phúc thẩm lần 1, cha con anh Cao Xuân Thanh bị quy kết “đổ đất trái phép”, đến phiên phúc thẩm lần 2 ngày 28/1/2013, HĐXX TAND tỉnh Yên Bái đã thừa nhận việc đổ đất của anh Cao Xuân Thanh hoàn toàn hợp pháp.
Tại bản kết luận điều tra lại (ngày 11/4/2012), cơ quan điều tra công an thành phố Yên Bái đã thay đổi nội dung ông Nguyễn Việt Hùng (công an viên phường Yên Thịnh) khi thấy đồng đội đang đu người bám vào cần gạt nước của xe) nên đã chạy theo bám vào cửa xe và dùng tay không đấm vỡ kính bằng chi tiết khi có người hô dừng xe, Cao Đức Minh dừng xe và sau đó xe bị đập vỡ kính.
Liên quan đến nội dung tố cáo bà Đỗ Thị Bích Tú (kiểm sát viên VKSND thành phố) và ông Nguyễn Đình Lâm - thẩm phán TAND thành phố Yên Bái 'mớm cung chạy án', tại Bản kết luận điều tra bổ sung ngày 28/7/2012 CA thành phố Yên Bái đã bác bỏ nội dung tố cáo này, dù những lời thoại trong clip (bằng chứng Cao Xuân Thanh tố cáo kiểm sát viên và thẩm phán TAND thành phố Yên Bái) đã có những nội dung này, hình ảnh người bị tố cáo cũng rất rõ ràng?!
Kiên Trung 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét