Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Tin ngày 19/3/2013 - Yêu cầu Bộ Công An vào cuộc, bắt giam ngay nhóm Giám định pháp y và những kẻ chỉ đạo của Công an Vĩnh Phúc

TQ tung vàng giả ra thị trường thế giới (*)

Trần kinh Nghị
(*) Thông tin này lấy từ  họp thư trao đổi  giữa bạn bè. Tuy bản thân chủ blog chưa có điều kiện để kiểm chứng đầy đủ nhưng cũng đã thử truy cập các đường link được dẫn và thấy các nguồn tin đều có thật. Vậy xin lưu truyền lại nội dung dưới đây với thiện ý để mọi người cảnh giác !!! (Bách Việt)
Hãy đọc mẫu tin sau cho biết để đề phòng mua lầm hoặc cất lầm vàng giả!
Trung Quốc tung vàng giả ra thị trường quốc tế để lừa đảo và quấy rối kinh tế thế giới
Vàng giả đã được các chuyên gia và các nhà điều tra xác định rõ là do chính phủ Trung Quốc làm ra và họ đã cho tung khối lượng lớn vàng giả vào thị trường các nước để lừa đảo người tiêu dùng và đồng thời để quấy rối kinh tế thế giới. Cả ở thị trường New York và Việt Nam đều lên cơn sốt lo ngại về khối lượng rất lớn vàng giả do Trung Quốc sản xuất và đã đưa vào sử dụng lần này
.undefined
Hình trên là thỏi vàng Suisse Gold 10 ounces do Trung Quốc làm giả
Pamp Suisse 10 Ounce Gold Bar 999.9 Fine
Hình trên đây là thỏi vàng Suisse Gold 10 ounces thật Báo New York Post hôm 23-9-2012 cho biết cảnh sát liên bang Hoa Kỳ đang điều tra sau khi có tới 10 thỏi vàng giả — hầu hết làm bằng chất tungsten rẻ mạt — bán cho các nhà buôn bán vàng ở khu phố Midtown Diamond District tại Manhattan, New York. – Hãy đọc bài báo tiếng Anh Fake gold hits NYC đăng trên New York Post: http://www.nypost.com/p/news/business/fake_gold_hits_nyc_ECXVP5WQOvYwMVTi8CoHRL
Báo New York Post nói rằng giá vàng đã tăng hơn 600% kể từ tháng 1-2000, và các thỏi vàng cân nặng 10-oz vẫn được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư, và bây giờ vẫn chưa biết rõ có bao nhiêu thỏi vàng đã bán cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Ibrahim Fadl, chuyên gia lọc vàng từ công ty Helayne SeidmanGold, nói rằng ông ta đã mua nhầm 4 thỏi vàng giả, tráng bên ngoaì là một lớp vàng, bên trong là chất tungsten. Báo New York Post nói Fadl, người tốt nghiệp đại học Columbia University với văn bằng cao học hóa học, và có 40 năm kinh nghiệm trong nghề mua bán và lọc vàng, kể rằng ông mua 4 thỏi vàng giả từ một thương gia Nga nổi tiếng, người ông từng có giao dịch mua bán. Bốn thỏi vàng giả này, mỗi thỏi kích thước 3 inches-1 inch, trị giá 72,000 đôla khi bán lẻ. Báo New York Post cũng nói, một doanh gia khác ẩn danh khai rằng ông cũng mua nhầm 6 thỏi vàng giả. Trong khi đó, báo Người Lao Động ở VN nói rằng VN đang xôn xao vì vàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Phát hiện vàng miếng SJC nhái
So sánh vàng SJC thật và vàng SJC giả
 
Làm sao biết chắc chắn được 2 miếng vàng trên đây là vàng SJC thật hay vàng SJC giả của Trung Quốc!? Bản tin nói, đã xuất hiện vô số vàng giả SJC loại 1 lượng tại Việt Nam. Hiện SJC đã báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước, chính phủ và cơ quan công an để có biện pháp can thiệp. Do vậy, hiện một số tiệm vàng tại TP. HCM yêu cầu khách bán vàng SJC phải lột bao bì để kiểm tra chất lượng hoặc từ chối mua nếu bao bì cũ, rách… Báo Người Lao Động viết: “Ngay khi có thông tin vàng miếng SJC giả xuất hiện tại VN, thị trường vàng lập tức phản ứng. Ngân hàng Á Châu (ACB) ngừng thu mua vàng miếng SJC để chờ được cung cấp các dấu hiệu phân biệt vàng SJC thật – giả. Phải đến khi nhận được cách thức phân biệt từ Công ty SJC, ACB mới giao dịch vàng miếng này trở lại.” Tình hình vàng giả xuất hiện tại VN ngày càng nhiều đã gây thêm nỗi lo cho dân chúng trong lúc lạm phát VN đang ngày càng tăng cao. ==================================
Bài đăng trên báo Mỹ về vàng giả bị phát hiện ở Manhattan, New York:

Vàng miếng giả ở New York

Nhìn bên ngoài, những miếng vàng giả này trông như thật với đầy đủ số seris, vỏ đựng, giấy chứng nhận đi kèm.
Vàng miếng mang biểu tượng của nhà sản xuất uy tín từ Thụy Sĩ.
Miếng vàng khi chưa phát hiện ra là vàng giả.
Tuy nhiên khi đục ra, miếng vàng “lộ nguyên hình” là hàng giả với ruột được làm hoàn toàn từ kim loại rẻ tiền.
undefined
Miếng kim loại bên trong là tungsten, có giá chỉ một USD mỗi ounce.
undefined
Giá của miếng vàng giả này chỉ vài nghìn USD, thay vì gần 18.000 USD như những miếng vàng 10 ounce thật.
Đăng bởi Trần Kinh Nghị

  • PHÂN ƯU (RFI) - RFI Tiếng Việt nhận được tin buồn: Nhà báo Vũ Quang Ninh, tổng giám đốc đài phát thanh cộng đồng Little Saigon Radio, từ trần vào lúc 3 giờ50 sáng thứ Bảy 16/03/2013 tại Quận Cam, Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.
  • Phe đối lập Syria họp bàn bầu thủ tướng (VOA) - Phe đối lập Liên minh Quốc gia Syria hiện họp bàn tại Thổ Nhĩ Kỳ để bầu chọn một thủ tướng có nhiệm vụ quản lý các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Syria
  • Tư cách người lãnh đạo (VOA) - Theo dư luận trong nước, thế hệ người lãnh đạo hiện nay là 'thế hệ những người lùn'
  • Giá nhà mới ở Trung Quốc tăng (BBC) - Trong tháng Hai, giá nhà mới xây tăng ở hầu hết các thành phố lớn, tạo thách thức kinh tế cho giới tân lãnh đạo Trung Quốc.
  • Ba tàu Trung Quốc vào lãnh hải Nhật gần Senkaku (BaoMoi) - Theo Kyodo, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 18/3, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào bên trong lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) hiện do Tokyo kiểm soát trên Biển Hoa Đông.
  • TQ đã ’giữ được thể diện’ ở Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ đã giữ được "thể diện" ở Biển Đông, Hoa Đông và nhắc Mỹ thận trọng về Triều Tiên, Kim Jong-un tính khí thất thường nên rất nguy hiểm, Thủ tướng Nhật kêu gọi “hiến thân” vì tổ quốc...là tin tức thời sự chính ngày 18/3.
  • Trải nghiệm Vinpearl Nha Trang - Khu nghỉ dưỡng đẹp nhất biển Đông (BaoMoi) - (DĐDN) Tọa lạc trên đảo Hòn Tre, giữa Vịnh Nha Trang – một trong 30 vịnh biển đẹp nhất Thế giới – với bốn bề sóng vỗ, vẻ đẹp tự nhiên của miền nắng ấm và sự sáng tạo của con người đã đem đến cho quần thể du lịch nghỉ dưỡng và giải trí Vinpearl Nha Trang vẻ đẹp lộng lẫy đầy quyến rũ. Chính vì thế, nơi này đã được chuyên trang du lịch của hãng truyền thông CNN (Hoa Kỳ) vinh danh là 1 trong 9 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất biển Đông.
  • Trung Quốc thừa nhận dùng radar nhắm bắn tàu Nhật (BaoMoi) - TPO - Giới chức Bắc Kinh mới đây thừa nhận một tàu khu trục của Trung Quốc đã dùng radar điều khiển bằng hỏa lực nhằm vào tàu khu trục Nhật Bản ở gần vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Kyodo đưa tin.
    Tàu khu trục Trung Quốc có mặt trên vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và dùng radar nhắm bắn tàu Nhật Bản.
  • Lưu Nguyên: Trung Quốc đã giữ được "thể diện" ở Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Lưu Nguyên nhận định, dựa vào vũ lực để "lấy lại" một hòn đảo không phải chuyện khó, nhưng sau khi đánh rồi sẽ phải tính tới những ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, đời sống của người dân..., tất cả theo Lưu Nguyên, phải dựa trên cái nhìn đại cục và lợi ích lâu dài.
  • Dậy sóng biển Đông (BaoMoi) - Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm do NXB Quân đội nhân dân vừa được tái bản với nhiều nội dung mới được bổ sung, cập nhật. Một cuốn sách đáng để đọc, không chỉ vì liên quan đến một vấn đề “nóng” hiện nay là biển Đông và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.
  • Bản đồ "đường lưỡi bò" cài sẵn trên điện thoại Trung Quốc (BaoMoi) - Sau khi ứng dụng WeChat của Trung Quốc bị người dùng tẩy chay vì sử dụng bản đồ có ''đường lưỡi bò'', người dùng ở Việt Nam lại tiếp tục phát hiện các ứng dụng quốc tế như WhatsApp… cũng sử dụng loại bản đồ nói trên trong bản tiếng Trung.
  • Trung Quốc thừa nhận chĩa radar tàu Nhật (BaoMoi) - (NLĐO) – Lần đầu tiên kể từ khi cáo buộc được đưa ra hồi đầu tháng 2, các quan chức quân đội Trung Quốc thừa nhận tàu nước này đã chĩa radar hỏa lực vào tàu Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc thừa nhận chĩa radar vào tàu Nhật (BaoMoi) - (Toquoc)-Các quan chức quân đội Trung Quốc đã thừa nhận vụ ngắm bắn radar vào một tàu chiến Nhật Bản trong vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông hồi tháng 1 là có thật nhưng là quyết định khẩn cấp của chỉ huy tàu.
  • Trung Quốc thừa nhận hướng radar hỏa lực vào tàu Nhật Bản (BaoMoi) - PNO – Vừa qua, khi trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo, các quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc thừa nhận, một tàu khu trục Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục của hải quân Nhật ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư đang tranh chấp.
  • Việt nam có 5 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất Biển Đông (BaoMoi) - Theo kết quả bình chọn của chuyên trang Du lịch thuộc đài CNN (Mỹ), Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Philippines là những quốc gia sở hữu các khu nghỉ dưỡng đẹp nhất biển Đông. Đặc biệt, Việt Nam có 5 trong tổng số 9 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất, gồm Six Senses Côn Đảo, đảo Phú Quý, đảo Cát Bà, khu nghỉ dưỡng Vinpearl tại Nha Trang và khu nghỉ dưỡng Whale Island cũng tại Nha Trang. Trung Quốc sở hữu 2 khu; Philippines và Malaysia mỗi quốc gia có 1 khu.
  • Nhật đã tạo “Thế ỷ giốc” cho biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? (BaoMoi) - ANTĐ - Trong bài viết của mình mang tựa đề: “Japan and Philippines align strategic interests” (Tạm dịch: Nhật và Philippines kết đồng minh vì lợi ích), tờ “Thời báo Á châu” của Hồng Kông đã đi sâu phân tích nguyên nhân cơ bản thúc đẩy Nhật và Phi đẩy mạnh hợp tác quân sự, giao dịch thương mại, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược.
  • Trung Quốc thừa nhận chĩa radar vào tàu Nhật Bản (BaoMoi) - Kyodo đưa tin, trả lời hãng tin này, các quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc thừa nhận rằng một tàu khu trục nhỏ Trung Quốc đã chĩa radar dẫn đường hỏa lực vào một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) ở ngoài khơi gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư hồi tháng Một, đồng thời khẳng định đây không phải là hành động được lên kế hoạch trước.
  • Trung Quốc tìm cách giảm nhiệt tranh chấp đảo (BaoMoi) - TP - Sau vài tháng khẩu chiến “đao to búa lớn”, Trung Quốc với ban lãnh đạo mới dường như đang cố làm dịu căng thẳng tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, theo nhiều nhà phân tích.
    Hai tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ngày 15-8-2012 “khóa” tàu chở các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ đảo Uotsuri thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Yomiuri Shimbun.
  • Tàu cứu nạn Việt Nam bị tàu Trung Quốc can thiệp (BaoMoi) - TP - Ngày 17-3, ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II (Danang MRCC), xác nhận với PV Tiền Phong về thông tin tàu SAR 412 trong lúc làm nhiệm vụ cứu nạn từ ngày 14 đến 15-3 ở vùng biển Hoàng Sa bị một tàu của Trung Quốc can thiệp.
  • Tàu cá Lý Sơn tiếp tục ra Hoàng Sa (BaoMoi) - (Dân Việt) - Thuyền trưởng Lê Khởi (thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn) vừa cho tàu cá QNg - 96679 của mình cập cảng Lý Sơn, sau nhiều giờ bị 2 tàu hải giám Trung Quốc xua đuổi, nổ súng uy hiếp.

Tiền có cứu được đảng hay không?

Ngô Nhân Dụng – Nguoiviet

Hôm Thứ Năm, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố kế hoạch sẽ bơm 30 ngàn tỷ đồng (1.4 tỷ đôla Mỹ) vào nền kinh tế để cứu khu vực bất động sản và giải quyết khối nợ xấu đè nặng trên hệ thống ngân hàng.
  Theo thông tư chính thức thì kế hoạch này, sẽ áp dụng trong ba năm kể từ ngày 15 Tháng Tư, nhằm giúp các người dân muốn mua nhà nhỏ. Nhưng mục đích chính ai cũng thấy là họ muốn cứu các ngân hàng của nhà nước đang ôm cả đống “nợ xấu;” đồng thời cứu cả những người đang ôm những cao ốc đang xây nửa chừng phải ngưng, hoặc ngôi nhà hay căn hộ không thể đem bán hay cho thuê được. Tóm lại, là đem tiền chung của toàn dân ra giúp một số những tay đầu cơ bất động sản; cùng các ngân hàng tham dự vào cơn sốt đầu cơ địa ốc trong mấy năm qua.
Năm năm trước, nhiều người nghĩ Việt Nam là một nền kinh tế đang lên, một con cọp Á Châu mới, với triển vọng chạy theo các con cọp Nam Hàn, Ðài Loan, Singapore thời 1980. Nhưng trong ba năm qua, kinh tế Việt Nam chìm ngập trong lạm phát, thất nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng giảm sút, hệ thống ngân hàng sa lầy vì quả bong bóng địa ốc được thổi phồng lên đang chờ sắp bể. Hành động bơm gần tỷ rưỡi đô la vào hệ thống ngân hàng trước hết là để cứu thị trường địa ốc. Giống như kinh tế Mỹ hiện nay đang bị trì trệ vì giá địa ốc sụt giảm chưa lên, kinh tế Việt Nam cũng khó hy vọng cải thiện nếu thị trường địa ốc sống ngắc ngoải.
Hơn một tỷ đô la được bơm vào sẽ cứu rất nhiều người. Những người đó là ai? Các nhà đầu cơ địa ốc ở Việt Nam phần lớn chính là các viên chức đảng cộng sản đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước, những cán bộ trong ngành tài chánh, ngân hàng, và những người liên hệ mật thiết với họ. Họ không cần dùng tiến vốn riêng mà có thể dùng ngay tiền của các doanh nghiệp nhà nước để đầu cơ bất động sản. Trên hết, họ có thể vay tiền dễ dàng của các ngân hàng do đảng cộng sản kiểm soát để mua nhà, đất rồi bán lại kiếm lời. Ðây là một thị trường địa ốc không theo luật cung cầu tự nhiên.
Trong các nền kinh tế bình thường, số nhà cửa được xây cất là do nhu cầu của người tiêu thụ. Thị trường địa ốc lên hay xuống trước hết là do số cầu thúc đẩy. Thị trường có thể mất quân bình khi số cầu lên quá cao vì chính sách tiền tệ dễ dãi. Khi đó, nhiều người không đủ khả năng trả nợ cũng vay để mua nhà và được ngân hàng chấp nhận cho vay, như đã thấy ở Mỹ trong những năm trước 2007; vì thế gây ra khủng hoảng. Nhưng ở Việt Nam, thị trường địa ốc lại được thúc đẩy vì số cung; và cơn khủng hoảng cũng từ đó sinh ra.
Những người có quyền kiểm soát các món tiền lớn, đứng đầu các ngân hàng và xí nghiệp quốc doanh, họ nắm tiền trong tay nhưng không nghĩ tới, hoặc không biết cách sử dụng tiền vào các việc đầu tư ích lợi cho xí nghiệp và tạo công việc làm. Họ lại thấy phương pháp dùng tiền sinh lợi dễ dàng nhất là địa ốc. Số tiền họ đem vào thị trường này đẩy giá nhà, đất lên cao, tạo ra một thứ nhu cầu không có thật. Nhiều người khác, các tư nhân, thấy giá lên thì cũng đua nhau mua để hy vọng sẽ bán kiếm lời. Các công ty xây dựng thúc đẩy cho thị trường lên cao hơn với những dự án xây cất các khu cư trú đắt tiền. Họ được các quan chức trong đảng cộng sản hỗ trợ vì thấy có lợi. Trước hết là các quan chức địa phương tìm cách chiếm đất của nông dân để bán cho các công ty xây dựng với giá cao hơn. Thuế mua bán địa ốc lại là một nguồn thu lợi lớn trong ngân sách các thành phố và thị xã, cho nên người ta càng khuyến khích xây cất thêm.
Một lý do khác khiến việc xây cất được đẩy mạnh dù không có nhu cầu tiêu thụ, là các quan chức trung ương nắm quyền ký giấy phép xây cất. Một chữ ký cho phép xây một khu gia cư có thể đem lại những món tiền hối lộ hàng chục triệu Mỹ kim, hoặc nhiều hơn. Ngay khi nhận được giấy phép, nhà thầu đã sẵn sàng dâng cho các quan chức món quà họ sẽ tặng, là dành riêng cho các quan một khu đất nào đẹp nhất, một ngôi nhà to nhất, tùy ý lựa chọn, và cho đứng tên ai thụ hưởng cũng được! Ðây là một cách hối lộ ít dấu vết và rất dễ chối tội nếu có người khui ra.
Loại quan chức, cán bộ thứ ba là những người ngồi ở các ngân hàng, có quyền khai thác việc xây cất để kiếm lợi riêng. Mỗi chữ ký cho vay tiền của họ cũng có giá trị ngang chữ ký cho phép của các quan trong Bộ Xây Dựng! Hơn nữa, chính các quan chức có quyền sử dụng tiền của công dùng tiền đầu cơ địa ốc đã đẩy giá lên cao hơn. Năm 2011, lợi tức đầu người của Việt Nam đứng hàng thứ 120 trên thế giới; nhưng chỉ số giá nhà đất cao đứng hàng thứ 20! Với nhu cầu kiếm chác của các quan chức ba loại trên, thị trường địa ốc ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong mấy năm; mặc dù không liên quan đến nhu cầu nhà đất của người tiêu thụ. Khi kinh tế xuống thấp, cả thị trường địa ốc bị tê liệt, như đã thấy trong hai năm qua.
Nền kinh tế trì trệ từ năm 2011 là một đòn giáng nặng vào nhóm người đầu cơ địa ốc. Năm 2008 tiền thuê văn phòng ở Sài Gòn có lúc giá lên tới 80 đô la một mét vuông, đầu năm 2012 xuống chỉ còn 30 đô la, nếu có người thuê. Tại các thành phố lớn, từ Sài Gòn ra Hà Nội, hàng trăm công trường đang xây cất dở dang bị bỏ phế. Một dự án cao ốc xây được một tầng thì bỏ ngang, biến cả tầng dưới cùng thành nơi cho thuê để xe gắn máy, cho các anh “bảo vệ” kiếm chút cháo! Tại Hà Nội, công ty địa ốc quốc doanh của thành phố trước đây có 600 nhân viên, đến năm 2012 chỉ còn 60 người làm việc.
Khi nhà cửa xây lên bán không được, các nhà thầu không có tiền trả nợ các ngân hàng, các ngân hàng chứa đầy những món nợ xấu. Ngay lúc đó, chính các ngân hàng lại bị khó khăn vì chính quyền lo chống lạm phát, ra lệnh phải giảm số tiền cho vay. Trong ba năm từ năm 2010, số xí nghiệp bị phá sản đã tăng vọt vì không thể đi vay nợ mới để trang trải nợ cũ. Ngân Hàng Trung Ương năm ngoái thú nhận có 10% số nợ trong cả hệ thống ngân hàng không thể đòi lại được; tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả vùng Ðông Châu Á. Nhưng ngân hàng Standard Chartered ở Hồng Kông ước tính tỷ lệ nợ xấu từ 15% đến 20%.
Ðầu Tháng Ba vừa qua, Hiệp Hội Bất Ðộng Sản thành phố tại Sài Gòn đã xin chính phủ     đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu đồng gửi trong các ngân hàng; để lấy số tiền đó “hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác.” Nói giản dị, họ xin đảng cộng sản thu tiền của dân trong nhóm này, rồi bỏ vào túi một nhóm khác! Mà nhóm khác họ muốn giúp đó, không cần nói, ai cũng biết là các công ty bất động sản, đại đa số là các cán bộ, quan chức đã đi đầu cơ! Trước những lời phản đối của các công dân mạng, chính quyền cộng sản không dám đặt ra thứ thuế này. Thay vào đó, kế hoạch bơm 30 ngàn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu giúp các ngân hàng của nhà nước đang chồng chất nợ xấu; cũng là một hành động đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu cơ địa ốc. Nhưng họ cứu chữa cơn khủng hoảng này được không, và được bao lâu?
Nếu tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam là từ 10%, con số của Ngân Hàng Nhà Nước, đến 20% là con số các ngân hàng ngoại quốc ước tính; thì riêng trong lãnh vực địa ốc, số nợ xấu phải cao hơn, có thể từ 20 đến 30%. Lấy số trung bình, coi như 25%, một phần tư, các món nợ xây cất và buôn bất động sản không thể đòi được. Tháng Tám năm 2012, Bộ Xây Dựng ở Việt Nam cho biết tổng số nợ liên quan đến ngành bất động sản là khoảng 1 triệu tỷ đồng, tức 47.8 tỷ đôla Mỹ. Bây giờ có thể tính tròn con số đó lên 60 tỷ. Tính 25% tỷ số nợ xấu, thì trong lãnh vực địa ốc số nợ khó đòi lại cũng lên tới 15 tỷ đô la.
Số tiền 1.4 tỷ đô la sắp bơm vào hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản chưa bằng một phần 10 tổng số nợ xấu trong ngành địa ốc. Ðây cũng là một hành động lấy tiền chung của toàn dân đem đi cứu các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các quan chức đảng. Nhưng cứu được bao lâu? Việc bơm tiền vào thị trường bất động sản có thể gây ra một phản ứng ngược, là các chuyên gia đầu cơ thấy có thể vay tiền dễ dàng (chắc chắn họ vay dễ hơn và sẽ được vay trước những người dân bình thường); họ lại đi vay thêm để tiếp tục đầu cơ nữa, vì họ thấy triển vọng nhiều người khác sẽ có tiền mua nhà. Và như vậy thì thị trường địa ốc sẽ thêm một cơn sốt khác trước khi bể vỡ.
Trong khi toàn dân phải đối phó với cảnh kinh tế trì trệ, đem tiền đi giúp các nhà đầu cơ bất động sản chỉ khiến nỗi uất ức của dân chúng càng lên cao. Người dân đang thấy rõ là kinh tế chỉ có thể phục hoạt được nếu cả hệ thống kinh tế được thay đổi, với những người có khả năng biết lo cho dân chứ không phải chỉ biết lo cho bè đảng, tay chân của mình.

Để giáo dục không tha hóa?

Tại sao người dân mua sản phẩm tốt mà không mua sản phẩm tồi? Vì họ có lợi trong mua sản phẩm tốt để dùng, nếu là nguyên liệu thì giúp họ cho ra những sản phẩm tốt để cạnh tranh nhau. Ngành giáo dục cũng vậy.
Do vậy tự bản thân ngành giáo dục không thể tự nó cải cách được. Thứ nhất nó không có động lực. Thứ hai nó không có tín hiệu là cải cách như thế nào cho tốt. Cần phải đặt nó trong hệ thống thị trường, sản phẩm của nó phải được thị trường quyết định.
Chỉ khi nào chúng ta thực hiện nền kinh tế tư nhân 100% và nền chính trị cạnh tranh thì thị trường nhân lực mới có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng, vì họ cần người giỏi để cạnh tranh nhau. Nếu chúng ta duy trì một nền kinh tế với kinh tế quốc doanh chủ đạo, nền chính trị “cha truyền con nối” thì mọi ý tưởng cải cách giáo dục đều thất bại. Sản xuất sản phẩm kém có nơi tiêu thụ thì không ai đầu tư công sức để làm nó tốt hơn cả.
Một người học láo, bằng dỏm nhưng vẫn có nơi nhận, có lương cao thì họ không có động lực để học tốt. Nếu người đi học biết rằng có bằng cấp đẹp nhưng không có năng lực thì cũng vứt thì họ sẽ thực học, không chạy theo bằng cấp và họ gây sức ép lên hệ thống đào tạo để cung cấp cho họ dịch vụ học tốt nhất.

Làm gì để giáo dục không tha hóa?
Vận hành một nền giáo dục mạnh

Chúng ta đang vận hành một nền giáo dục công với mục tiêu mang lại công bằng cho xã hội, mang lại cơ hội học tập cho người nghèo. Chính hệ thống này là mầm mống của tham nhũng, lãng phí và là thị trường tiêu thụ sản phẩm tồi khổng lồ do chính nó làm ra.
Hệ thống này không có động lực để cải tiến dịch vụ, không có tín hiệu lợi nhuận để đào tạo theo thị trường. Hệ thống này như "một người mù đi trong đêm" - đến khi mọi chuyện quá nghiêm trọng mới nhận ra, điều chỉnh thay vì nhanh nhạy. Nó ngốn một tài nguyên cực lớn của đất nước, một quĩ thời gian quí báu của công dân và cho ra thị trường những sản phẩm tồi có gắn mác đẹp.
Nhiều người cho rằng thực hiện giáo dục tư là biến nơi tốt đẹp, trật tự thành cái chợ (khẩu hiệu họ đưa ra là lớp học hay cái chợ) - tôi cho rằng thực hiện giáo dục tư không phải biến lớp học thành cái chợ mà.... thành siêu thị!. Siêu thị là nơi người bán, người mua trật tự, lịch sự, văn minh với một mức giá và lợi nhuận hợp lý do các siêu thị còn phải cạnh tranh nhau và giữ thương hiệu.
Siêu thị là nơi người bán, người mua trật tự, lịch sự, văn minh với một mức giá và lợi nhuận hợp lý do các siêu thị còn phải cạnh tranh nhau và giữ thương hiệu. Nếu chúng ta vận hành thị trường giáo dục với những thương hiệu mạnh thì đất nước sẽ không bị chảy máu hàng tỷ USD do người dân trong nước mang ra nước ngoài du học hàng năm....
Nhiều người lo sợ giáo dục tư sẽ tạo ra lộn xộn, lừa dối, cấp phát bằng cấp vô tội vạ, thu học phí cắt cổ. Để quản lý những điều xấu trên chúng ta cần có nền luật pháp rõ ràng và hướng đến việc hình thành những thương hiệu giáo dục lớn. Khi sở hữu thương hiệu lớn người ta phải làm tốt để tránh đổ bể dây chuyền. Bên cạnh đó còn phải thực hiện đồng bộ kinh tế tư nhân tự do, chính trị cạnh tranh.
Nhiều người cho rằng giáo dục tư sẽ làm tăng học phí, tạo bất công trong xã hội, đánh mất cơ hội học tập của người nghèo. Thời bao cấp chúng ta cũng có quan niệm rằng nhà nước nên nắm lấy hệ thống buôn bán để tránh bị tư thương mua rẻ bán đắt, bóc lột người nghèo, tạo ra bất công.
Lịch sử cho thấy quan niệm như vậy là sai lầm. Hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh làm trì trệ sản xuất, làm mệt mỏi cho cả bên bán lẫn bên mua. Dỡ bỏ quốc doanh, thực hiện tự do buôn bán đã mang lại cơ hội cải thiện kinh tế cho hàng triệu người nghèo. Họ không chỉ là người tiêu dùng mà còn là người lao động trong hệ thống đó. Nhà nước quản lý hệ thống thương mại bằng luật có hiệu quả hơn so với tự làm.
Rõ ràng một nền giáo dục cũng như vậy. Chính phủ nên hỗ trợ người nghèo học thông qua chi phiếu, còn việc họ mang chi phiếu để học trường nào là quyền của công dân. Các trường phải cạnh tranh nhau để có khách hàng.
Những bước đi...
Phải chấp nhận qui luật kinh tế thị trường với giáo dục, quản lý nhà nước thông qua luật pháp chứ không phải nhà nước làm thay. Trợ cấp người nghèo đi học thông qua phiếu học tập rồi để người học quyết định học nơi nào tốt nhất, không cung ứng giáo dục công.
Tiến hành cải cách nền kinh tế tư nhân tự do triệt để và thực hiện chính trị minh bạch cạnh tranh để phá hủy tất cả những căn hầm trú ẩn của bọn dốt, học láo.
Thực hiện tư nhân hóa hệ thống giáo dục, cổ phần hóa tất cả các trường lớp hiện có một cách minh bạch, cố định giá trị cho cán bộ, giáo viên. Hoàn thiện hệ thống luật pháp để hỗ trợ thị trường xây dựng các thương hiệu giáo dục mạnh.
Để làm được điều trên, cả xã hội phải giáo dục cho dân chúng hiểu về kinh tế thị trường để người dân tránh nỗi sợ bị tăng học phí mà phản đối. Phải đấu tranh để tháo bỏ những cản trở từ các nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ hệ thống bao cấp giáo dục của nhà nước.
Tất cả lãnh đạo trường tư từ phổ thông đến đại học phải biết đến quyền lợi của mình để ủng hộ giải pháp trên. Tư nhân hóa sẽ đưa đến cạnh tranh bình đẳng hơn giữa họ với hệ thống trường công hiện nay. Nhiều vụ đổ bể trường tư hiện nay không phải vì bản chất xấu xa của họ mà vì sự cạnh tranh không bình đẳng và một nền luật pháp chưa hoàn thiện gây ra.
Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng)
(VNN)

Vụ Đinh Đức Lập (Báo ĐĐK): Điên cuồng đình chỉ công tác người tố cáo

Chi bộ báo Đại Đoàn Kết kiểm điểm vừa dứt ngày 11.3.2013 với kết quả 6 phiếu đồng ý kỷ luật và 9 phiếu đề nghị không kỷ luật cho thấy phe nhóm trong Đảng của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập còn khá mạnh. Trong số 9 đảng viên đề nghị không kỷ luật, có những người dù không được ăn lộc của Lập song bản tính kém cỏi, mất tư cách, bản lĩnh của người đảng viên, sợ Lập không bị làm sao, thoát hiểm sẽ quay lại trả thù nên đành làm trái ý muốn.
Được thể, và không biết có được lãnh đạo Mặt trận nào đó tiếp sức không mà Đinh Đức Lập quyết dấn thêm một bước trả thù người tố cáo. Ngày 14.3.2013, tại cuộc họp giao ban các lãnh đạo buổi sáng, Lập tuyên bố với các lãnh đạo Ban: Tôi sẽ đình chỉ công tác Hữu Nguyên, ai có ý kiến gì không?. Như kịch bản dàn dựng trước, Trưởng ban Khoa giáo Thu Phương lên tiếng đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ. Không ai có ý kiến hay phản ứng gì vì ai cũng biết Lập hỏi để mà hỏi, hỏi để mà ra vẻ tôi đã thông báo và mọi người đã nhất trí. Lập chỉ định Mai Ngọc Tuyền – Trưởng Ban dân chủ pháp luật và bạn đọc phát biểu. Tuyền ấp a ấp úng nói vòng vo một hồi, càng nói giọng càng nhỏ dần chả ai biết là đồng ý hay không. Lập hỏi tiếp qua điện thoại với Trưởng văn phòng đại diện TP. Hồ Chí Minh Chu Ninh. Chu Ninh nói: Tôi không đồng ý vì không có lý do gì cả. Lập nói: Đình chỉ vì Hữu Nguyên viết blog, vì Hữu Nguyên tiết lộ những vấn đề của báo, vì Hữu Nguyên làm mất uy tín của báo…
Bí thư Quốc Khánh – người đối kháng trực tiếp với Lập và những người cùng phe Lập như: Trưởng ban Chuyên đề Cẩm Thúy, Phó Ban Kinh tế Thanh Tường, Trưởng ban Thư ký tòa soạn Hà Trọng Nghĩa, phụ trách Ban Văn hóa Lê Thị Thu Hương khôn khéo ngậm miệng không ai có ý kiến.
Lập ngay lập tức đã chỉ đạo cho Trịnh Thị Ngọc Thủy soạn văn bản quyết định đình chỉ. Chiều 14.3, lẽ ra Lập đã ký văn bản nhưng phải đến thứ 6 ngày 15.3 Lập mới ký vì còn phải sửa đôi ba chữ sau khi tính toán kỹ nhưng vẫn đề ngày 14.3.2013 ra văn bản.
Cho dù Hữu Nguyên có vi phạm gì đi chăng nữa thì muốn kỷ luật vẫn phải bắt đương sự viết bản tường trình nhận lỗi, Hội đồng kỷ luật phải xem xét sau đó mới đề xuất hình thức kỷ luật. Thế nhưng, Lập bất chấp tất cả. Dù cuộc họp chỉ có Lập và Thu Phương tung hứng với nhau nhưng trong Quyết định vẫn ghi là: Căn cứ ý kiến thống nhất của Chi ủy, Ban Biên tập, Ban Trị sự và đại diện các đoàn thể của báo họp ngày 14.3.2013.
Quyết định đình chỉ công tác 1 tháng với Hữu Nguyên từ ngày 15.3.20013 đến 14.4.2013 được gửi đi nhiều nơi, trong đó có gửi bà Bùi Thị Thanh và ông người phụ trách khối báo và tạp chí Mặt trận Lê Bá Trình – hai Phó chủ tịch Mặt trận.


Tháng hai, Lập cũng đã đình chỉ công tác một cán bộ của báo. Đó là Đinh Quang Sơn – cháu ruột Lập trong vụ giúp chú thụt két tiền vốn huy động xây dựng nhà ở cho cán bộ CNV. Bị lộ, Lập thí cháu. Khi báo Người cao tuổi có bài phản ánh: “Tại báo Đại Đoàn Kết: Một cán bộ bỏ trốn hàng tháng vì dính dáng tiêu cực” thì Lập báo cáo lên lãnh đạo Mặt trận là đã đình chỉ Sơn từ 18.2.2013. Tuy nhiên Lập chỉ báo cáo miệng và không gửi quyết định bằng văn bản lên.
Quyết định đình chỉ Đinh Quang Sơn để viết tường trình và phục vụ cho công tác điều tra của công an được soạn, ký,đóng dấu và cất đi phòng thủ không công bố của Lập vào ngày 21.2.2013. Thế nhưng, nực cười thay là quyết định số 11 này lại ghi: Sơn phải bàn giao công việc trước ngày 18.2.2013. Tức là chỉ có Lập và cháu Sơn biết với nhau, thực hiện ngầm với nhau mà thôi. Điều này lại gợi nhắc đến Kết luận 25 ngày 18.10.2012, Lập thông báo cắt lương và các chế độ của Nguyễn Mạnh Thắng từ 23/7/2012, tức là trước 3 tháng của Kết luận. Và bây giờ là Quyết định đình chỉ và bàn giao công việc có giá trị trước 3 ngày. (liệu rằng Mặt trận có học tập để ra Quyết định kỷ luật hay điều chuyển công tác của Lập từ 30.12.2012?).
Trong một tháng bị đình chỉ công tác, Hữu Nguyên phải viết bản tường trình vì lý do: “Tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo, đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết”.
Xem một loạt 8 bài đã đăng trên Blog Hữu Nguyên thì đó là những sai phạm của Đinh Đức Lập.  Những sai phạm này của ông Lập đã bị tố cáo và đã được hai tổ thanh tra của Đảng ủy Mặt trận kết luận. Trong cuộc họp chi bộ 11.3.2013, những nội dung tố cáo này đều được Kết luận khẳng định là có cơ sở. Vậy thì tại sao tội của Lập chưa được Đảng ủy Mặt trận xử lý mà y lại tiếp tục dấn sâu thêm trù dập người tố cáo. Trước đây là Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân.
Tại sao Đảng ủy Mặt trận chậm trễ xử lý đơn tố cáo; Chậm xử lý đảng viên, tổng biên tập Đinh Đức Lập vì những sai phạm nghiêm trọng; Không có biện pháp nào bảo vệ người tố cáo, người lao động?
(Blog Tễu)

Dậy sóng biển Đông

(Thethaovanhoa.vn) -Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm do NXB Quân đội nhân dân vừa được tái bản với nhiều nội dung mới được bổ sung, cập nhật. Một cuốn sách đáng để đọc, không chỉ vì liên quan đến một vấn đề “nóng” hiện nay là biển Đông và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.
10 năm cho một bản thảo
Sách Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm vừa được tái bản
Trân trọng giở từng trang sách, tôi không khỏi nhớ lại kỷ niệm xưa khi mới bước vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở nơi sơ tán trong rừng sâu tại xóm Trại Chuối, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và sau đó phải đi sơ tán nhiều nơi khác để tránh bom đạn của giặc Mỹ. Tác giả của cuốn sách này, Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang và Nguyễn Mạnh Hùng, khi ấy đang là sinh viên khoa Sử khóa 13 (1968-1972). Năm 1972, không được một ngày ngơi nghỉ, cả ba, Việt, Giang và Hùng, khi ấy đang học năm cuối, đã lên đường tòng quân, và đều được điều về Quân chủng Hải quân. Tôi cùng nhiều bạn học ngày ấy được tuyển chọn làm phóng viên chiến trường của TTXVN chi viện cho miền Nam đang trong giai đoạn quyết liệt nhất và quyết định nhất. Các bạn đồng môn của chúng tôi học xong mỗi người một ngả, hoàn cảnh chiến tranh không kịp liên hoan chia tay. Đó là thế hệ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc... “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai...”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang và Nguyễn Mạnh Hùng đã sớm có tác phẩm đầu tay đề cập đến lịch sử quân thủy là một trong những đề tài nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói cho đến thời điểm này, tuy tái bản lần hai nhưng dường như đây vẫn là cuốn sách nghiên cứu chuyên khảo “độc nhất vô nhị” về “quân thủy” ở nước ta.
Từ khi mới nhập lính hải quân, ngày 5/8/1972 ba chàng sinh viên năm cuối khoa Sử ấy đã bắt đầu phác thảo đề cương cuốn sách (5/8 cũng là ngày truyền thống của Bộ đội Hải quân). Nhưng phải 10 năm sau, cũng vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Hải quân, sau khi cả ba đã xuất ngũ về công tác tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học và báo chí quân đội, bản thảo mới được hoàn thành.
Cuốn sách in lần thứ nhất vào cuối năm 1982 với 11.000 bản.

Đứng trước biển
Ở lần tái bản này, cuốn sách được bổ sung thêm nhiều tư liệu mới và quý, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tư liệu về tàu thuyền và các vũ khí liên quan. Đáng kể nhất là những hình vẽ quân tướng cùng vũ khí và tàu thuyền quân Nguyên thế kỷ XIII, khi tấn công Nhật Bản, những chiếc “hỏa hổ” người Nhật khai quật được còn khá nguyên vẹn, những súng pháo và tàu thuyền mới khai quật được ở Việt Nam và các nước láng giềng...
Hiểu biết về địa danh, nơi diễn ra các trận đánh cũng được cụ thể và chi tiết hơn nhờ công tác nghiên cứu lịch sử ở các địa phương đã phát triển, các tác giả đã có điều kiện đến tận nơi các địa danh: Bình Than, Vân Đồn, Rạch Gầm - Xoài Mút, Phú Xuân, Thị Nại... Thậm chí, trong cuộc khai quật khu mộ táng Động Xá (Hưng Yên) cùng các chuyên gia Đại học và Bảo tàng Quốc gia Australia, Tiến sĩ Nguyễn Việt đã trực tiếp khai quật phát hiện một phần chiếc thuyền gỗ cổ thời Đông Sơn có niên đại 2.100 năm cách ngày nay. 


Hình ảnh trong sách Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm vừa được bổ sung tái bản lần 2
Ông cũng đã phát hiện ra chứng tích gốm sứ Trại Yên Hưng, nơi Nguyên sử chép Ô Mã Nhi đánh vào trước một tuần diễn ra trận đánh, cũng như xương cốt người có khả năng chết trong trận Bạch Đằng năm 1288. Thông tin tư liệu thu thập được ngày càng nhiều về các vấn đề liên quan đến chủ quyền vùng biển như hải đồ, sắc phong... đã được bổ sung dưới dạng các chú giải nhằm làm rõ, phong phú thêm tuyến mạch của cuốn sách Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm. Quân thủy Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Có thể nói, quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang từ ba - bốn nghìn năm trước đây cũng chính là quá trình hình thành những cơ sở vật chất đầu tiên của quân thủy cổ đại Việt Nam. Thuyền chiến khắc trên các trống đồng là hình tượng tiêu biểu cho quân thủy buổi bình minh đó. Vì vậy, lịch sử quân thủy cổ trung đại của nước ta còn là lịch sử của biết bao chiến công hiển hách, chói ngời tinh thần xả thân vì nước, dũng cảm hy sinh cũng như tài năng đánh thủy kiệt xuất của các thế hệ quân thủy Việt Nam.
Việt Nam phải trở thành cường quốc biển mới có thể hy vọng bảo vệ, quản lý và khai thác hiệu quả hơn 3.000km bờ biển, hàng nghìn hải đảo và một vùng hải phận rộng lớn
Phần lớn các chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc đều gắn liền với thủy quân hoặc có phần đóng góp của thủy quân. Đó là những Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, Vân Đồn, là Rạch Gầm - Xoài Mút... Đất nước có sông ngòi dày đặc, có biển bao la, lại có truyền thống yêu nước lâu đời, tất yếu lập nên nhiều võ công trên chiến trường sông biển, làm rạng rỡ non sông đất nước ta như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ... Đọc sách Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, góp phần giúp chúng ta nhận biết rõ hơn bản chất và biểu hiện của truyền thống đánh thủy, càng tự hào một cách có cơ sở về tài thủy chiến của ông cha ta, về những tài năng xuất sắc cũng như những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng trên chiến trường sông nước. Nhận thức đúng bản chất và biểu hiện của truyền thống đánh thủy, quy luật đánh thủy trong lịch sử, chúng ta cũng nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của những truyền thống và quy luật đó, cả trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để phát huy, đồng thời khắc phục.
Đất nước đang đứng trước hai thử thách và một vấn đề lớn liên quan đến biển. Thứ nhất là đối phó với tác hại và tác lợi của biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng. Thứ hai là đối phó với những tranh chấp chủ quyền biển Đông. Trước hai thử thách nói trên, một vấn đề lớn đã cuốn hút trí tuệ và sức lực của cả dân tộc, đó là xây dựng, hoàn chỉnh thực hành chiến lược biển. Việt Nam phải trở thành cường quốc biển mới có thể hy vọng bảo vệ, quản lý và khai thác hiệu quả hơn 3.000 km bờ biển, hàng nghìn hải đảo và một vùng hải phận rất rộng. Hải quân nhân dân ta ngày nay ra đời trong những điều kiện lịch sử mới, ngày càng được xây dựng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển của đất nước, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển yêu quý của Tổ quốc như Bác Hồ kính yêu đã dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Đọc lại Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, càng hiểu và thấm thía hơn điều này
Vũ Xuân Bân
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Bản tin tiếng Anh

  • Increased salary expectations (Washington Post) - Salary levels in China are likely to increase in 2013 as the nation expects stable growth in GDP, recruitment consultancy Robert Walters Plc said.
  • A credit to the global banking system (Washington Post) - UnionPay is the only Chinese bank card organization in the Chinese mainland. Its cards are accepted in 143 countries and regions outside the mainland.
  • Zhou staying at central bank (Washington Post) - China's longest-serving central bank governor, Zhou Xiaochuan, 65, won approval from the National People's Congress to extend his tenure on Saturday, which analysts called a plus for continuity of financial policies and increasing independence of the bank.
  • High hopes for new food safety monitoring (Washington Post) - A new nationwide food safety monitoring system to be implemented this year is expected to improve the quality of major food products,a leading expertsaid.
  • Investment in railways rises (Washington Post) - Fixed asset investment in China's railways rose 25.7 percent year-on-year to 37.63 billion yuan ($6 billion) in the first two months of the year.
  • Nurturing honest food (Washington Post) - Organic, healthy and sustainable are the new keywords for a breed of socially conscious consumers and producers in the major cities of China.
  • Guardian of birds (Washington Post) - A farmer has been protecting migratory birds around Dongting Lake for almost 30 years.
  • Bach birthday bash (Washington Post) - Pianist Sheng Yuan and his 13-year-old student will perform in separate concerts to celebrate J.S. Bach's 328th birthday.Art in concert
  • Art in concert (Washington Post) - Composer Liu Yuan's orchestral piece was performed for the first time recently and is scheduled to go on a national tour.
  • They want to fly (Washington Post) - College students apply to become flight attendants for China Southern Airlines in Haikou, capital of South China's Hainan province, March 14, 2013.
  • Monkeys rule in Qianling (Washington Post) - The macaques' hoots mix with the humans' shrieks - of fright and glee - as the creatures whirl around pedestrians' ankles.
  • Xi Jinping endorses work of HK, Macao govts (Washington Post) - Chinese president Xi Jinping on Monday met CY Leung and Chui Sai On, chief executives of Hong Kong and Macao special administrative regions(SAR), fully endorsing their work and that of their respective governments.
  • 1,500 sites planned to monitor PM2.5 (Washington Post) - About 1,500 monitoring sites releasing daily readings of fine particles will be set up in all prefecture-level cities by the end of 2015.
  • Judicial know-how holds the key (Washington Post) - Zhou Qiang was elected president of the Supreme People's Court by about 3,000 deputies to the National People's Congress in Beijing on Friday.
  • Xi Jinping elected Chinese president (Washington Post) - Xi Jinping was elected Chinese president Thursday morning at the ongoing session of the 12th National People's Congress, China's top legislature.

Diễn biến mới nhất vụ mang quan tài biểu tình ở Vinh Yên

http://www.youtube.com/embed/elF7eXBN18s

Video: Bất chấp sự ngăn cản của hàng chục CA được trang bị tận răng, người dân Vĩnh Phúc mang theo quan tài nạn nhân bị chết oan đã nhiều lần xuyên thủng hàng rào công an tiến về trụ sở UBND Tỉnh đòi công lý.
Những hình ảnh liên tục từ 12h - 18h15 hôm nay tại Vĩnh Phúc: 
Trên mỗi bức ảnh đều có ghi rõ thời gian chụp ảnh
Vì cần đưa lên ngay, nên chưa kịp sắp xếp theo thời gian

Anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bị đánh chết rồi ném xuống nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y lần 1 kết luận say rượu ngã chết đuối. Hôm sau mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn cất, anh Tuấn có 1 con lớn 2 tuổi, đứa con thứ 2 đang trong bụng mẹ.
.

Cảnh sát cơ động tập trung ngày càng nhiều
 
Nơi anh Nguyễn Tuấn Anh bị đánh chết, theo 1 số nguồn tin thì có khoảng 20 người tập trung đánh anh.

Gia đình bên quan tài

Người dân ước tính có khoảng 2000 công an.

Học sinh tan học cũng kéo ra.



Người dân kéo đến ngày càng đông.


Phụ nữ cũng được huy động

Nơi tìm thấy xác Nguyễn Tuấn Anh sau vài ngày dưới nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y kết luận say rượu ngã chết đuối.


Người nhà kiên quyết không cho chôn.








Người dân ước tính có khoảng 2000 công an.


Cụ già đang đến viếng


Nhiều người không quen biết cũng đến viếng.

Tình hình căng thẳng khi 2 xe đưa cảnh sát cơ động tới.


Người dân dù không quen biết cũng tự nguyện góp tiền phúng viếng

Cảnh sát cơ động tập trung ngày càng nhiều



Mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn.

Công an chặn các ngả đường đi đến chỗ để quan tài






Toàn cảnh khu vực mổ pháp y lần 2





Xe công an chở các ông bà già đi theo xe tang đưa đi an táng nạn nhân


Nguồn: FB LANG LE

Bùi Văn Bồng – Chẳng lẽ như thế là… ổn định chính trị?

nhq.jpg
Nhiều trang mạng đã đưa tin kèm video và ảnh, phản ánh vụ đấu tranh của quần chúng Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Ngày 17/3/2013, hàng ngàn người dân đã mang quan tài kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu tình đòi công lý. Được biết, cuộc biểu tình bùng nổ sau cái chết của một người dân địa phương, thủ phạm gây án nghi là người nhà của ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Được biết, cuộc biểu tình nổ ra sau khi người dân phát hiện xác một thanh niên đã chết 3 ngày dưới cống nước, thi thể bốc mùi. Báo Pháp luật và xã hội cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Tuấn Anh, 27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Di ảnh và quan tài nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh được gia đình và người dân mang đến trụ sở Ủy ban tỉnh đòi công lý. Được biết, anh Nguyễn Tuấn Anh đã có vợ và con nhỏ. Gia đình nạn nhân và người dân khẳng định chính con rể ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chính là kẻ gây ra cái chết đối với anh Nguyễn Tuấn Anh.
Trước tình trạng đó, lực lượng công an sắc phục, cảnh sát chống bạo động đủ loại được trang bị kỹ càng. Phía trước trụ sở tỉnh, rất đông công an mang theo dùi cui, khiên đã giàn hàng ngang đề phòng người dân tràn vào…
Vụ giết người liên quan đến con rể chủ tịch tỉnh thì xử lý, che chắn như thế, còn nếu như rơi vào người dân thường thì sao? Trong những vụ thế này, càng huy động rầm rộ cảnh sát, trang bi đầy người, hùng hổ như vậy, chẳng những không áp đảo được người dân mà còn như “lửa cháy đổ thêm dầu”. Dân ta vốn rất căm ghét và không bao giờ sợ cường quyền, bạo lực. Làm như thế càng bộc lộ sai lầm quan điểm quần chúng, vi phạm dân chu, thể hiện những yếu kém về nghiệp vụ và phương pháp công tác của ngành công an…
Sau các cuộc đấu tranh tập thể chống lại cưỡng chế thu hồi đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Bỉm Sơn; các cuộc biểu tình đông người đòi quyền lợi hợp pháp về đất đai của bà con Dương Nội, Đắc Nông và nhiều nơi khác, đây là một vụ đấu tranh của quần chúng đông đảo nhất. Tại sao quần chúng phải đi đấu tranh? Bởi cũng từ quy luật đuc kết ngàn đời: “Có áp bức, có đấu tranh”. Cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh do con rể ông Chủ tịch UBND tỉnh gây ra là một chuyện lớn, đau lòng. Nhưng trước sự kiện này, hàng nghìn người đã kéo lên đấu tranh tại UBND tỉnh là báo động rõ nhất: Xã hội đã mất ổn định chính trị. Cả hàng nghìn người dân rầm rộ kéo đến UBND tỉnh đã thấy uy tín của chính quyền địa phương bị suy giảm nghiêm trọng, nếu không muốn nói là đã mất hết. Nó thể hiện “giọt nước làm tràn ly”, sự bất bình của quần chúng đối với chính quyền đa lên cao độ.
Thế nào là ổn định chính trị?
Từ hơn 20 năm qua, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ đều nhấn mạnh “giữ vững ổn định chính trị”. Nghi quyết. kiểm điểm nào cũng đánh giá cao như một thành công của Đảng là “giữ vững được ổn định chính trịcoi giữ vững ổn định chính trị”.
Thực tế cho thấy, xã hội ta đã bị mất ổn định chính trị từ lâu rồi. Và hơn nữa, trước thực trạng này, Đảng vẫn duy trì đường lối, tác phong quan liêu, chủ quan, bảo thủ thì giữ được ổn định chính trị là khó.
Một xã hội được coi là ổn định chính trị phải thể hiện sự đồng thuận cao giữa công dân và nhà lãnh đạo. Khi đảng cầm quyền có đừng lối đùng, hợp lòng dân, các chính sách thực thi hoàn toàn vì dân sih dân chủ, một xã hội thực sự tiến bộ, văn minh, lãnh đạo và lãnh tụ được toàn dân tin cậy. Khi mà xã hội còn bộc lộ nhiều sự bất đồng giữa giới cầm quyền với người dân, giữa chính thể với nền dân chủ, sự bất công xã hội ngày càng gia tăng, những “mầm đấu tranh” xuất hiện và phát sinh thì không thể gọi là ổn định chính trị.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chu rnghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc du đã cả chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo”!.
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi, quyền hành.
- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm.
- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.
Những việc cần làm:
- Năng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
- Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
- Coi trọng dân chủ và nhân quyền
- Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền
- Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: “ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế” cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận “ổn định chính trị để phát triển kinh tế” là ngụy biện.
Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

Yêu cầu Bộ Công An vào cuộc, bắt giam ngay nhóm Giám định pháp y và những kẻ chỉ đạo của Công an Vĩnh Phúc.

 
Khi chưa có tội phạm bị bắt giữ thì chưa có cơ sở kết luận, Nhưng hiện tại đã khởi tố vụ án giết người, khởi tố bị can và có 5 tên đã bị bắt, điều này đồng nghĩa là nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn không phải tự ngã, chết mà do bị sát hại. Điều này cũng là căn cứ khẳng định: Giám định pháp y Công An tỉnh Vĩnh Phúc chính là những kẻ đồng phạm, cần phải bắt giam ngay.
Việc giám định pháp y, trường hợp khó xác định do không có thương tích cũng cần phải có thời gian để thực hiện. Nhưng trong trường hợp này là ngược lại. Với chứng tích rõ ràng: thi thể của nạn nhân bị lồi mắt, tím bầm từ phần ngực tới phần đầu và răng của nạn nhân đã không còn, vậy mà Giám định pháp y của Công An Vĩnh Phúc lại nhanh chóng kết luận là tự ngã do say rượu và chết ngạt thì đây chắc chắn là một sự cố ý có chủ đích.
Hành vi này vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Yêu cầu cần phải lập tức bắt ngay nhóm Giám định pháp y và những kẻ chỉ đạo thuộc Công An tỉnh Vĩnh Phúc.
Người thân của nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn và người dân Vĩnh Phúc cần cung cấp lên công luận chứng cứ về kết luận Giám định pháp y của Công An Vính Phúc, đồng thời cần mời ngay Luật sư để tư vấn, truy cứu đến tận cùng vụ án này. Cần viết đơn khiếu nại và đề nghị Bộ Công An vào cuộc, chỉ đạo điều tra, không thể chấp nhận Công An Vĩnh Phúc - đã có căn cứ là chủ mưu đồng phạm, dung túng - tiếp tục điều tra vụ việc. Sự việc đã đến mức như thế này, nhân dân Vĩnh Phúc phải đấu tranh đến cùng, nếu dừng lại, chúng sẽ quay ngược lại truy cứu, bắt bớ những người tham gia biểu tính, đây là chiêu trò muôn thuở của bọn chúng. Người dân cả nước cần lên tiếng, sát cánh để lật mặt chính quyền tàn bạo, đen tối và thối nát này.
Ngày nào những kẻ tội phạm trắng trợn và nghiêm trọng đội lốt công quyền này chưa bị trừng trị thì ngày đó, xã hội vẫn còn mãi rên xiết, nhân dân mãi chịu cảnh uất hận, tan nát cửa nhà bởi một chính quyền cai trị bất minh, dối trá, tàn ác, vô đạo này.
(Chống tham nhũng)

Đính chính và trao đổi với ông Nguyễn Huy Canh

Ảnh của Tôi
BS. Phạm Hồng Sơn
Tôi đã lắng nghe được nhiều phản hồi (khen, chê) sau khi bài trả lời phỏng vấn của tôi với BBC Việt ngữ (Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận.) được đăng tải vào ngày 02/03/2013. Dưới đây là một phản hồi (góp ý) tôi nhận được trực tiếp và đã hồi đáp, trao đổi. Được sự đồng ý của người trao đổi, tôi xin trân trọng giới thiệu với quí vị:
Nguyễn Huy Canh: Thư trao đổi với anh Phạm Hồng Sơn
                                                            
Vào trang Quechoa thấy có bài của anh trả lời BBC khi được hỏi về công cuộc đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, cũng như kiến nghị 72, xin được có 2 ý nhỏ trao đổi thêm với anh.
1, Trong phần trả lời đó, anh có nói gây ấn tượng nhất cho anh là ý kiến của ông Nguyễn Trung, và tôi (Nguyễn huy Canh-Hải Phòng), thành thật cảm ơn anh về nhận xét đó. Nhưng cũng tiếc rằng khi nói về cách thức, phương pháp cho một công cuộc cách tân đất nước, anh đã không đúng, hay gọi là nhầm lẫn cũng thế, khi cho rằng “luật hóa điều 4 HP” là con đường, là biện pháp ưu tiên của tôi.
Nếu anh có dịp đọc những bài viết của tôi như “Trao đổi thêm với đại biểu Dương Trung Quốc”,”Nqtw4 và nỗi đau lịch sử” hay “đảng và Hiến pháp”, “Trao đổi với 2 ông Bùi Đức Lại và Trần Mạnh Hảo” anh sẽ thấy phương pháp hay dự án mà tôi đưa ra đều là nguyên tắc phải thay đổi cái cấu trúc quyền lực của đảng từ tw đến các cơ sở. Đó là việc phải bỏ đi tính quyền lực tự cấu tạo, khép kín của BCHTW, BCT, BBT...và cấp ủy đảng ở các cấp. Một quán tính lịch sử trong việc thiết kế quyền lực chính trị của đảng giờ đã trở thành một câu hỏi quá lớn của xã hội và của một thể chế gọi là dân chủ. Người dân đã hiểu ra rằng “mọi quyền lực đều không đi ra từ những lá phiếu bầu của cử tri đều không chính danh” và với tôi xem đây là lộ trình cần thiết cho một quá trình cách tân của thực tiễn chính trị VN trên con đường dân chủ hóa thể chế quyền lực được ý thức...
Xin nói với anh, chưa bao giờ tôi đưa ra yêu cầu cần “luật hóa điều 4 HP” như một phương pháp tối ưu của quá trình đổi mới “tái cấu trúc toàn hệ thống” thậm chí tôi còn phê phán mạnh mẽ các loại ý kiến này như ông Bùi Đức Lại, ông Vũ Mão đã đưa ra...tôi coi đó là kết quả của những ý chí điên rồ. Rằng khi cấu trúc quyền lực của đảng, cũng như của hệ thống chính trị, đảng đã đứng trên Nhà nước, và HP thì làm sao nhân dân thông qua QH của mình để có thể luật hóa được sự lãnh đạo của đảng.
2, Tôi cũng nhất trí với anh ở một khía cạnh, và chỉ một khía cạnh thôi, xây dựng cho được một bản hiến pháp chuẩn và đẹp-đó không phải là điều quan trọng. Rằng quyền lập hiến nguyên thủy chỉ có giá trị sau những chính biến của lịch sử, và do đó điều cốt lõi phải ở công việc phê phán hiện thực bởi những hành động hiện thực. Xin nói thêm, tôi phê phán ông TMH khi ông nói về những mâu thuẫn nền tảng trong việc duy trì điều 4HP cũng nằm trong chiều nhận thức này.
Nhưng tôi và ông cũng cần nên hiểu rằng, không nên tuyệt đối hóa nhận thức đó khi ông cho rằng công cuộc góp ý sửa đổi HP hiện nay là một động thái kì cục của nhân dân, của các nhân sĩ, trí thức. Vì rằng:
a) những ý kiến, tâm nguyện đó của nhân dân chính là sự thể hiện, biểu hiện trực tiếp nguyện vọng và nhu cầu dân chủ của đời sống, là tiếng kêu đau đớn của thực tiễn lịch sử tự lộ ra, tự phát ra trong một thể chế chuyên quyền, đảng trị.
b) cái nhu cầu sinh động ấy sẽ trở thành những áp lực chân chính của lịch sử dội lên thái độ và quan điểm độc tài, độc quyền của giai tầng lãnh đạo. Đó sẽ là những giá trị tạo ra nội dung dân chủ của thời đại chúng ta. Theo ý nghĩa ấy, chính nhân dân, các tầng lớp nhân sĩ ,trí thức đang là những lực lượng, những chủ thể sáng tạo chân lí của lịch sử này. Nhân  đây tôi cũng nói thêm với anh là, chân lí không phải là cái gì ẩn lấp sâu, ở đâu đó có sẵn trong thực tại, còn chủ thể chỉ đóng vai trò tìm kiếm, phát hiện ra nó như các loại Duy thực, Duy vật luận của các thế kỉ trước quam niệm. Con người trong tính chủ quan-hiện thực của nó, nó đang tham dự tích cực vào trong quá trình hình thành, sáng tạo lên chân lí đời sống, chân lí của lịch sử này. Rằng họ xuất hiện ra hoàn toàn không còn như những quần chúng được hiểu như những bộ phận vật chất thụ động cần phải có các trí tuệ dẫn đường, lãnh đạo như họ đã xuất hiện ra trước đây trong lịch sử như thế...
Vì vậy với tư cách một người nghiên cứu, một chủ thể tham dự như ông, ông phải thấy đó là sự kiện tiến bộ, là hiện tượng tiến bộ cần phải được đem vào trong những cảm xúc, những thể hiện của mình cũng như trong những lí giải về đời sống cùng với những hành động thúc đẩy nó hơn nữa.
Trên đây là những ý kiến mong muốn chúng ta cùng trao đổi với nhau trên tinh thần tôn trọng, cùng chung sống của các quan niệm, niềm tin nơi mỗi chúng ta như một tồn tại đang...như là trong hành động, rằng đừng làm điều gì tổn hại tới dòng chủ lưu dân chủ của thời hiện đại đang dần lớn lên trong đời sống lịch sử còn nhiều đau thương của chúng ta.
Chúc ông khỏe.
                                                                            
Nguyễn Huy Canh
------------
Phạm Hồng Sơn: Đính chính và trao đổi với ông Nguyễn Huy Canh
Kính gửi ông Nguyễn Huy Canh,
Thưa ông, trước tiên tôi xin rất cảm ơn ông đã e-mail (ngày 06/03/2013) góp ý đối với bài trả lời phỏng vấn của tôi trên BBC Việt ngữ (Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận.)  Xin được thưa lại với ông như sau:
I.       Tôi xem lại tư liệu và tôi đã nhận ra sai lầm khi cho rằng ông “kỳ vọng vào luật hóa Điều 4”. Trước tiên, tôi thành thật xin lỗi ông và mong ông hiểu đây là sự sơ suất ngoài ý muốn của tôi trong khi tìm hiểu. Tôi sẽ thực hiện đính chính[i] và xin lỗi ông công khai trên blog Như Cây Tre Việt Nam.
II.    Trong e-mail của ông có một số điểm tôi xin được trao đổi lại trên tinh thần tranh biện thẳng thắn như sau:
1.     Ông viết: “Người dân đã hiểu ra rằng “mọi quyền lực đều không đi ra từ những lá phiếu bầu của cử tri đều không chính danh” và với tôi xem đây là lộ trình cần thiết cho một quá trình cách tân của thực tiễn chính trị VN.”
Tôi cứ tạm giả thiết nhận định này của ông là đúng, thì theo tôi trong sự “hiểu ra” này đã có sự lạc hậu khoảng ba thập niên về lý thuyết và kinh nghiệm về dân chủ tự do trên thế giới. Thưa ông, việc lấy lá phiếu của cử tri (dù là bầu cử phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, tự do và trung thực) làm tiêu chí cơ bản để đánh giá một xã hội (thể chế) dân chủ tự do là quan điểm thịnh hành vào thập niên 1980 của thế kỷ trước. Đến nay, quan điểm này đã được rút kinh nghiệm và bị phê phán (đại diện phê phán có thể kể ra là Samuel P. Hungtington và Fareed Zakaria). Ngắn gọn thì có thể hiểu rằng: một chính quyền có thể là hoàn toàn chính danh (do bầu cử tự do tạo ra) nhưng chưa hẳn đã là một chính quyền mang lại tự do, nhân quyền cho nhân dân.
Dĩ nhiên, kể cả cái chính quyền chính danh phi tự do này cũng đã là điều đáng ước mơ cho nhiều người Việt Nam chúng ta rồi. Do đó, tôi đồng ý với ông “lá phiếu cử tri tự do, bình đẳng và trung thực” có thể là bắt đầu cho lộ trình cách tân chính trị Việt Nam. Nhưng, chúng ta cũng không nên quên cái lợi thế của những nước dân chủ hóa muộn là việc được quyền không vấp lại những cái giá do phải lần mò của những nước đi trước nếu chúng ta cùng biết tìm hiểu và cùng gắng học tập, rút kinh nghiệm từ những nước đó.
2.     Ông viết: “không nên tuyệt đối hóa nhận thức đó khi ông cho rằng công cuộc góp ý sửa đổi HP hiện nay là một động thái kì cục của nhân dân, của các nhân sĩ, trí thức.”
Tôi cho đây là một sự diễn dịch nhầm, có thể nói là quá xa so với nguyên văn phát biểu của tôi. Thưa ông, tôi không tuyệt đối hóa như ông viết. Tôi xin trích lại một phần nhận định của tôi:
“Với cái nền “rule of law”, cả từ đáy cho tới hiện tại, như thế thì sao có thể nói đến hiến pháp hay sửa hiến pháp được? Do đó, theo tôi, một cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng.”
Như vậy nhận định này của tôi là trên phương diện mục đích tối thượng (hoặc tối ưu) và căn cứ vào thực tế hiển nhiên của hơn 60 đã năm qua và nhận định này nếu áp dụng vào hiện thực những ngày hôm nay của Việt Nam thì cũng chỉ đúng với một số cá nhân chứ không thể đúng đối với tất cả “nhân dân” hay tất cả “nhân sĩ, trí thức”.
Tôi hiểu, bất kỳ cá nhân nào, kể cả bản thân tôi, khi áp dụng (đúng hoặc nhầm) nhận định đó vào bản thân mình cũng sẽ có cảm giác không dễ chịu. Nhưng đứng trên góc độ trách nhiệm phải cố tránh những sai lầm cho một dân tộc vốn đã phải chịu nhiều khổ đau vì ngộ nhận hoặc lừa gạt thì tôi nghĩ cảm giác không dễ chịu đó sẽ không còn quan trọng nữa. Tôi cũng hiểu việc tiếp cận chân lý và việc huy động, tập hợp dân chúng đều là hai việc quan trọng đối với một xã hội muốn thoát khỏi kìm kẹp, chia rẽ. Nhưng nếu chúng ta coi nhẹ, lãng quên hoặc đặt việc tiếp cận chân lý xuống dưới việc huy động dân chúng thì ngộ nhận hay lừa gạt, nhiều phần, sẽ lại chờ đón chúng ta.
3.     Ông viết: “những ý kiến, tâm nguyện đó của nhân dân chính là sự thể hiện, biểu hiện trực tiếp nguyện vọng và nhu cầu dân chủ của đời sống”
Đúng, đó có thể là biểu hiện của một “nguyện vọng và nhu cầu dân chủ”. Nhưng một nguyện vọng, một ước muốn dù khát khao đến mấy chưa đảm bảo cho việc có cách tiếp cận đúng (hoặc tối ưu) để đạt được ước muốn, nguyện vọng đó, đặc biệt khi không gian trao đổi về tư tưởng, ngôn luận còn hạn hẹp hoặc bị trấn áp.
Ngoài ra, câu này cũng lặp lại sự diễn dịch sai giống như tôi đã trình bày ở trên về cụm từ “của nhân dân”. Tôi nghĩ, chúng ta rất cần phải chia tay với lối mòn lâu nay trong việc gán từ “nhân dân” hay nhân danh “nhân dân” khi bày tỏ hay đánh giá ý kiến của bất kỳ nhóm người nào, dù là lớn nhỏ hay uy danh đến mấy, trong xã hội. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục dễ dàng ngộ nhận chân lý với số lượng và tiếp tục không thấy quyền lợi, ý kiến của thiểu số cũng cần phải được tôn trọng và có thể cũng rất quan trọng.
4.     Ông viết: “chân lí không phải là cái gì ẩn lấp sâu, ở đâu đó có sẵn trong thực tại, còn chủ thể chỉ đóng vai trò tìm kiếm, phát hiện ra nó như các loại Duy thực, Duy vật luận của các thế kỉ trước quan niệm.”
Tôi xin bổ sung: Nhưng gọi được đúng tên và tìm được đúng “chân lý” vẫn mãi là vấn đề cần và phải tranh luận của con người.
5.     Ông viết: “Con người trong tính chủ quan-hiện thực của nó, nó đang tham dự tích cực vào trong quá trình hình thành, sáng tạo lên chân lí đời sống, chân lí của lịch sử này.”
Tôi đồng ý và vui sướng vì ý nghĩ lạc quan này của ông về con người. Tôi chỉ xin bổ sung: nhưng con người cũng đừng nên quá vui, quá tự tín để quên mất con người có đặc tính sai lầm, kể cả nhầm về “chân lý” hoặc lầm về cách hình thành, sáng tạo “chân lý”.
6.     Ông viết: “rằng đừng làm điều gì tổn hại tới dòng chủ lưu dân chủ”.
Vâng, nếu thực sự và chính xác 100% có một “dòng chủ lưu dân chủ” ở Việt Nam thì mong ông hãy tin rằng chắc chắn tôi sẽ thuộc những người đầu tiên bảo vệ nó. Nhưng sẽ rất dễ sai lầm nếu ta mặc định hình thức/bản chất cho một sự vật, hiện tượng trước (hoặc trong) khi ta (còn đang) tìm hiểu để đánh giá đúng về chúng. Hơn nữa, theo tôi, ”bảo vệ” không luôn tương đương với “đồng ý”, cũng như “phản đối” không luôn tương ứng với “tổn hại”. Tuy vậy lo lắng này của ông, và chắc cũng là của nhiều người khác, tôi hoàn toàn chia sẻ.
Những ý kiến khác của ông tôi xin trân trọng cảm ơn và coi đó là một phản biện đối trọng, gợi ý học tập, chia sẻ hay là lời nhắc nhở, cảnh báo tích cực cho bản thân tôi trong công việc nghiên cứu hay trong sự mong muốn đóng góp chút gì đó cho tiến bộ chung của “lịch sử nhiều đau thương này.”
Xin cảm ơn ông một lần nữa về sự góp ý thẳng thắn, lịch thiệp.
Kính chúc ông sức khỏe,
Phạm Hồng Sơn
-----------------
[i] Đính chính đã được thực hiện trước khi bài này được đăng tải. Tôi (Phạm Hồng Sơn) chân thành xin lỗi quí vị độc giả vì sơ suất này.
(Blog Như cây tre VN)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét