GS. Hoàng Tụy - Góp ý về Hiến pháp: Đề nghị bỏ hẳn cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa”
GS. Hoàng Tụy |
(Tọa đàm ngày 15/03/2013 tại Viện Nghiên cứu Lập pháp, về các vấn đề kinh tế xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992)
Tôi rất hoan nghênh chủ trương của Quốc hội kéo dài thời gian lấy ý kiến
nhân dân về Hiến pháp đến hết tháng 9, đồng thời tổ chức tọa đàm rộng
rãi trong giới trí thức xung quanh những vấn đề lớn đang có nhiều tranh
cãi.
Song sẽ là tốt hơn nếu trước đó không có những quy kết tùy tiện đối với
những ý kiến trái chiều, dù những ý kiến này thật ra rất xây dựng và
xuất phát từ những công dân chỉ có một tội là thiết tha với đất nước và
ngày đêm trăn trở vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do,
hạnh phúc của nhân dân – hay theo cách nói sau này: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – một sự nghiệp mà vì nó biết
bao người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống và cả dân tộc đã chịu đựng
biết bao hy sinh, nhọc nhằn trong mấy chục năm chiến tranh tàn khốc mà
đến nay phần lớn mục tiêu vẫn đang còn ở phía trước. Sẽ là tôt hơn nữa
nếu Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa vội tuyên bố bảo lưu tất cả những
điểm chính, vì như thế khác nào thừa nhận việc hô hào nhân dân góp ý
chỉ là hình thức, và bao nhiêu thời gian, của cải, công sức, của dân bỏ
ra để góp ý chỉ là một sự lãng phí vô trách nhiệm.
Trước tình hình đó, những ai trăn trở về vận nước nguy vong làm sao
không đắn đo suy nghĩ được. Tôi nghĩ vào lúc này, khi kinh tế lụn bại,
xã hội nhiễu nhương, tham nhũng hoành hành, bờ cõi biên cương hải đảo
đang bị uy hiếp nghiêm trọng, thì mọi người tử tế nên dẹp mọi suy tính
cá nhân, cùng nhau vận dụng trí tuệ suy nghĩ tìm một lối ra ít đau đớn
nhất cho dân tộc thay vì cố thủ trong những thành kiến, định kiến đã lỗi
thời.
Trên tinh thần đó, tôi xin phát biểu thẳng thắn một số ý kiến về đề tài
tọa đàm hôm nay, chủ yếu tập trung về hai Điều 54 và 57 trong bản Dự
thảo.
Nói vắn tắt, đây thực chất cũng chỉ là những ý kiến đã được trình bày cô
đọng nhưng khá đầy đủ trong bản Kiến nghị bảy điểm về sửa đổi Hiến pháp
1992 của 72 công dân.
1. Điều 54, Mục 1 ghi: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế”. Xin đề nghị bỏ hẳn cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” vì
nội hàm rất mù mờ mà theo kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua chỉ là cái
cớ để hạn chế, cản trở, thu hẹp thị trường, khiến nhiều nước đến nay vẫn
chưa chịu công nhận kinh tế thị trường cho ta. Có lẽ vì cái định hướng
xã hội chủ nghĩa đó nên mới cố bám chặt cái chủ trương lấy kinh tế nhà
nước làm chủ đạo, dốc hết vốn liếng tiền của, tài nguyên trí lực vào đó,
chẳng những không có hiệu quả, mà còn cản trở sự phát triển lành mạnh
của đất nước, làm cho đất nước kiệt quệ, chồng chất nợ nần không biết
bao giờ mới trả hết được, lại gây ra biết bao tệ nạn trong xã hội. Có
thể nói mọi tai ương bắt nguồn từ cái nhận thức sai lầm về chủ nghĩa xã
hội theo kiểu giáo điều Liên Xô cũ. Giờ đây bản Dự thảo đã mạnh dạn từ
bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đó là một bước tiến đáng kể,
thế thì còn lý do gì bám giữ cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho
rắc rối.
Lần lại lịch sử có thể thấy rằng trước đây, theo lý luận chủ nghĩa xã
hội của Liên Xô cũ (cũng là lý luận chính thống của Đảng Cộng sản
ViệtNamlúc đó), kinh tế xã hội chủ nghĩa là kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, không chấp nhận cơ chế thị trường. Cho nên năm 1968 khi nhà lãnh
đạo Tiệp Khắc Dubcek chủ trương sử dụng cơ chế thị trường trong chủ
nghĩa xã hội thì lý thuyết “chủ nghĩa xã hội thị trường” ấy của Dubcek
đã ngay lập tức bị Liên Xô và cả phe xã hội chủ nghĩa, gồm cả Việt Nam,
lên án là lý thuyết phản động nguy hiểm. Đến mức để cứu chủ nghĩa xã hội
ở Tiệp Khắc, Liên xô đã đưa quân đội vào Tiệp Khắc lật đổ Dubcek, và
cuộc can thiệp quân sự tàn bạo ấy đã được ViệtNamvà cả phe xã hội chủ
nghĩa lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ. Thế mà chưa đầy hai mươi năm sau đó, để
vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, chúng
ta đã chấp nhận chính cái kinh tế thị trường trước đây đã từng bị phê
phán kịch liệt và, như để tự trấn an, cái đuôi “định hướng xã hội chủ
nghĩa” được gán thêm vào, tương tự như cái tên chủ nghĩa xã hội thị
trường của Dubcek.
Qua đó thấy rõ ngay trong nội bộ Đảng và các nhà cầm quyền nhận thức về
chủ nghĩa xã hội cũng đã thay đổi ngược hẳn lại, ngay ở những nội dung
cơ bản. Gì thì gì, thực tiễn chứ không phải giáo điều mới có thể có
tiếng nói quyết định cuối cùng cho chính sách và hành động của một đảng
thật sự vì dân.
Cũng có người cho rằng cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để hạn
chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Thật ra kinh tế thị trường
chẳng có mặt trái nào cả, những tiêu cực phát sinh chẳng qua là do hiểu
và thực hiện không đúng kinh tế thị trường. Một xã hội muốn phát triển
lành mạnh, bền vững, thì cùng với Nhà nước pháp quyền, và kinh tế thị
trường, còn rất cần một nhân tố nữa là xã hội dân sự. Chính cái xã hội
dân sự này giúp điều chỉnh những lệch lạc tự phát khi vận hành bộ máy
nhà nước và kinh tế thị trường. Một khi xã hội dân sự còn rất yếu kém,
chẳng những không được khuyến khích phát triển, trái lại còn bị xem là
kế sách của các thế lực thù địch đang âm mưu thực hiện “diễn biến hòa
bình” thì bộ máy nhà nước dễ dàng xa dân, quên dân, đối lập với dân, và
kinh tế thị trường cũng dễ dàng bị méo mó, xuyên tạc, nhất là về mặt đạo
đức xã hội. Cho nên bàn về kinh tế lại không thể không quay về quyền
con người và quyền công dân là những quyền đương nhiên phải được hiến
định minh bạch và triệt để tôn trọng thì mới có thể có xã hội dân sự
phát triển.
2. Điều 57 ghi: “Đất đai, …, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Dù muốn
biện minh cách gì cũng không thể phủ nhận đây là điểm mắc mứu quan trọng
đã gây nên biết bao thảm cảnh đau lòng những năm qua, đẩy người dân
hiền lành đến chỗ có lúc không chịu nổi, phải đứng lên chống lại chính
quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bỗng nhiên bị
xâm phạm, bị tước đoạt không phải vì lợi ích của đất nước mà chẳng qua
vì lòng tham ích kỷ của quan chức các cấp, nhân danh Nhà nước bắt tay
với nhiều tư nhân, doanh nghiệp để trục lợi, hại dân. Đã có quá nhiều ý
kiến đề nghị nên thay đổi quy định này, dựa trên những cơ sở pháp lý
vững chắc. Bản Kiến nghị của 72 công dân cũng đã nói rõ vì sao quy định
này là một trong những điều bất công tệ hại nhất đã làm giảm nghiêm
trọng niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy có lẽ không cần thiết
phải nói thêm gì nữa về tác hại của một chủ trương mà thực tế đau buồn
hai mươi năm qua đã hoàn toàn bác bỏ.
Tuy nhiên giở lại lịch sử có thể soi sáng thêm bản chất vấn đề. Quan
điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân xuất hiện đầu tiên trong Hiến pháp
1980 chỉ là sao chép theo Hiến pháp Liên Xô cũ và do đó được cho là dựa
theo lý luận chính thống xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồi đó, sau hàng
loạt biểu hiện tráo trở của Trung Quốc và nhất là sau cuộc chiến xâm
lược của họ năm 1979, Liên Xô đối với Việt Nam trở thành nhà nước xã hội
chủ nghĩa mẫu mực. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa đó, toàn thể nông thôn
đã hợp tác hóa từ lâu, đất đai thuộc sở hữu toàn dân là đương nhiên.
Miền Bắc nước ta khi ấy cũng đã hợp tác hóa rồi, MiềnNamthì đang trên
con đường hợp tác hóa, theo khẩu hiệu cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hộị.
Trong khung cảnh quốc tế và nội tình đó, sự xuất hiện quan điểm đất đai
thuộc sở hữu toàn dân trong Hiến pháp cũng là dễ hiểu. Không ai, kể cả
những người cấp tiến trong giới cầm quyền lúc bấy giờ, có thể tiên lượng
được hết những hệ lụy gì của quan điểm đó khi tình hình thay đổi.
Những hệ lụy này chỉ mới dần dần hiện rõ và trở nên ngày càng trầm trọng
trong tiến trình đổi mới. Một mặt, hợp tác xã ở Miền Bắc dần dần tan
rã, còn ở MiềnNamkhông còn ai dám nghĩ đến hợp tác hóa như ở Miền Bắc
trước kia nữa. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quan chức ngày càng tha hóa,
biến chất, một bộ phận không nhỏ mà ngày càng lớn dần trở nên hư hỏng
hoàn toàn. Trong tình hình mới đó, những quy định luật pháp lỏng lẻo đi
liền với quyền sở hữu toàn dân về đất đai trở thành chỗ dựa pháp lý lý
tưởng để các quan chức mọi cấp ra sức trục lợi trên lưng nông dân nghèo
khổ. Hệ lụy tất yếu là đấu tranh, khiếu kiện ngày càng lan rộng, ban đầu
tự phát càng về sau càng có ý thức. Hết Tiên Lãng đến Văn Giang và
nhiều nơi khác, mà đó chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm. Rõ ràng
quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân trước đây có vẻ đương nhiên trong
chế độ toàn nông thôn hợp tác hóa nay đã trở nên mâu thuẫn gay gắt với
những đổi mới ở nông thôn. Nó hoàn toàn không phù hợp nữa, chí ít cũng
không hợp lòng dân ở giai đoạn này và trong tình hình sa sút đạo đức
nghiêm trọng của cả hệ thống chính trị rất dễ dàng bị lợi dụng để đè
nén, áp bức, nhũng nhiễu dân mà vẫn không bị pháp luật trừng trị.
Bài học rút ra từ những chuyện bàn ở trên là không có, không bao giờ có
thể có, một lý thuyết hoàn thiện về chủ nghĩa xã hội để rồi cứ thế mãi
mãi áp dụng thành công. Mục tiêu phấn đấu của toàn thể cộng đồng dân tộc
Việt Nam và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả nhất của một đảng thật sự
vì dân vì nước chỉ có thể là: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, theo những tiêu chí phổ quát của nhân loại đương thời.
Chỉ có trên quan điểm đó mới có thể có một Hiến pháp quy tụ, đoàn kết
được mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện hòa giải dân tộc, vượt qua khủng
hoảng và tình hình nguy cấp hiện tại để tiến lên một giai đoạn phát
triển mới đầy hứa hẹn của đất nước.
GS. Hoàng Tụy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đức Giám Mục Kontum: Việt Nam cần một Hiến pháp không chống trời, cũng chẳng chống người
VRNs (18.03.2013) – Kontum – “Việc nước, mỗi người quan tâm một cách! Có
người thì năng nổ, có người thì lơ là, bịt tai che mắt! … Trong chỗ
riêng tư bạn bè thì kêu ca trách móc, nói hành nói xấu nhà hữu trách?!
Ra trước công chúng thì im hơi lặng tiếng, có khi còn đóng kịch giả hình
tán thưởng ngay cả những sai trái?!… Vì sợ đủ thứ, nhất là sợ đủ kiểu
mũ chụp trên đầu như “chống phá cách mạng”, như “âm mưu lật đổ chính
quyền”…
Kể từ cái ngày lịch sử, 01.03.2013, ngày Ban thường vụ Hội đồng Giám mục
Việt Nam công bố “Bản sửa đổi Hiến pháp Việt Nam”, một luồng gió mới đã
thổi vào đầu, vào tim, vào phổi đông đảo anh chị em chúng ta! tất cả
đều đồng tình, phấn khởi, tin tưởng và nồng nhiệt hưởng ứng lời kêu gọi
của các giám mục”.
Trên đây là một đoạn trích từ Thư mục vụ mùa Chay 2013 của Giáo phận
Kontum, do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục chánh tòa ấn ký và
công bố ngày 08.03.2013, cùng với sự hiệp thông của Đức nguyên giám mục
Phêrô Trần Thanh Chung. Điều quan trọng, các Đức giám mục thuộc vùng
truyền giáo Kontum mong muốn là làm sao toàn thể giáo dân ăn chay, hãm
mình, cầu nguyện hướng về việc xin Chúa ban cho đất nước Việt Nam một
bản Hiến pháp “không chống trời, chẳng chống người, thể hiện linh khí
dân tộc, mang nét đẹp văn hóa truyền thống khiến anh linh các bậc tiên
tổ, các vị anh hùng tử sĩ cũng được hỉ hoan”.
VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư mục vụ này.
(VRNs)
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chính thức lên tiếng về nghi án mưu sát ở Vĩnh Yên
Ông Phùng Quang Hùng |
Liên quan đến vụ hàng nghìn người dân mang quan tài anh Nguyễn Tuấn Anh
diễu hành gây náo loạn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh phúc vào chiều qua
(17/3), ngày 18/3, công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết đã quyết định bắt giữ
5 nghi phạm để phục vụ công tác điều tra.
Theo đó, 5 nghi phạm này gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định
(SN 1983, cùng ở xã Vĩnh Bảo, Hải Phòng); Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng
Mạnh Tuấn (SN 1992, cùng Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) và Đặng Quốc
Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).
Bốn trong 5 đối tượng trên đã bị bắt giữ. Riêng đối tượng Đặng Quốc Tú
hiện đang bỏ trốn và lực lượng chức năng đang khẩn trương truy bắt.
Người nhà nạn nhân mang quan tài diễu hành làm náo loạn cả TP Vĩnh Yên. |
Trước đó, khoảng 9h ngày 17/3, một số người dân phát hiện thi thể một
người đàn ông dưới cống nước tại phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên trong
tình trạng đang phân hủy.
Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Việc phát hiện thi thể nam thanh niên đã làm nảy sinh nhiều nghi vấn xung quanh khiến người nhà nạn nhân bức xúc.
Trao đổi với phóng viến sáng nay (18/3), ông Phùng Quang Hùng, chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc để
điều tra làm rõ vụ việc, đảm bảo xử lý vụ việc đúng người đúng tội, bất
kể đó là ai.
Ông Hùng cũng bác bỏ những thông tin cho rằng vụ việc có liên quan đến
người nhà anh Hùng như dư luận đồn đoán: “Không có mâu thuẫn với con rể,
họ không biết nhau, nạn nhân uống rượu ở đâu về nên nảy sinh mâu thuẫn,
đánh nhau".
"Trên tư cách cá nhân, tôi rất bực và rất muốn làm sớm, làm rõ và thận
trọng, công bố công khai để bảo vệ uy tín, danh dự gia đình” – Ông Hùng
nói.
Vụ việc hiện đang được lực lượng làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý đọc giả.
(Người Đưa tin).
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu bảo vệ uy tín cho gia đình
Sáng nay (18/3) Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc đã bác thông tin đồn thổi việc con rể mình có liên quan tới
nghi án giết người và mong "cơ quan chức năng làm rõ để bảo vệ uy tín
gia đình”.
Người nhà nạn nhân mang quan tài diễu hành khắp phố, rất đông người hiếu kỳ tụ tập khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn. |
Trao đổi với Tiền Phong, sáng nay (18/3), ông Bùi Minh
Hồng - Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay sau khi sự
việc xảy ra, cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với
các ngành chức năng vào cuộc xác minh, điều tra. Quan điểm của
tỉnh là phải xử lý đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bất kể
liên quan tới ai.
Được biết, hiện cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc đã
bắt giữ 5 đối tượng liên quan gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn
Định (SN 1983, cùng ở xã Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Phùng Đắc Tú (SN 1994),
Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992, cùng Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) và Đặng
Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).
Công an TP Vĩnh Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam bốn trong năm đối tượng để điều tra.
Ông Lê Đức Dũng, Phó Chủ tịch UBDN TP Vĩnh Yên chỉ đạo,
Công an TP UBND phường Hội Hợp phối hợp với các ngành chức năng vận
động người dân không nên phản ứng thái quá, tạo điều kiện tốt
nhất cho cơ quan điều tra hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - Phùng Quang Hùng cũng đã
bác bỏ hoàn toàn thông tin đồn thổi về việc con rể mình có liên quan
tới cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả,
phường Hội Hợp - TP Vĩnh Yên). Ông cho biết: “tôi rất muốn cơ quan chức
năng làm sớm, làm rõ và thận trọng, công bố công khai để bảo vệ uy tín,
danh dự gia đình”.
Rất đông người dân TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có mặt theo dõi vụ việc. |
Cơ quan chức năng đã hy động rất đông cán bộ, chiến sĩ tới để tránh vụ việc đáng tiếc xảy ra. |
Gia đình nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) mang quan tài đi diễu hành khắp TP Vĩnh Yên. |
Bài và ảnh: Tuấn Nguyễn
(Tiền phong)
CA Vĩnh phú thừa nhận nạn nhân vụ 'mang quan tài' bị đấm đá đến chết
Chiều 18/3, Công an tỉnh Vĩnh Phúc họp báo thông tin về vụ hàng nghìn
người dân mang theo quan tài diễu hành qua các tuyến phố để đòi điều tra
vụ thanh niên bị đánh chết, gây ùn tắc giao thông tại TP Vĩnh Yên ngày
17/3.
Theo Đại tá Đỗ Văn Hoành, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, nạn nhân
Nguyễn Tuấn Anh được xác định không về nhà đêm 14/3. Trước đó, 22h ngày
14/3, anh Tuấn Anh đi uống bia với một số bạn, sau đó tiếp tục ăn đêm ở
phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên. Tại quán ăn, nhóm của anh Tuấn Anh mâu
thuẫn với nhóm thanh niên khác và hai bên đánh nhau.
"Đêm 14/3, gia đình không thấy anh Tuấn Anh về nhà nên đã báo công an.
Chúng tôi đã chia thành 2 mũi tìm kiếm nạn nhân", đại tá Hoành nói và
cho hay, 9h sáng 17/3, khi thi thể nạn nhân được phát hiện, gia đình đã
tập trung đông để gây áp lực, buộc công an phải bắt nhóm mâu thuẫn với
anh này.
Hàng nghìn người dân đã tụ tập, đưa quan tài của nạn nhân đi qua nhiều tuyến phố ở Vĩnh Yên để buộc chính quyền phải điều tra vụ việc. Ảnh: Facebook. |
Sau khi gia đình nạn nhân và hàng nghìn người dân mang quan tài diễu
hành qua nhiều tuyến phố, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh
Phúc đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 5
thanh niên về hành vi giết người, gồm Phùng Mạnh Tuấn (21 tuổi); Phùng
Đức Tú (tức Đen, 19 tuổi ở Tam Dương, Vĩnh Phúc); Nguyễn Văn Tính (16
tuổi), Nguyễn Văn Định (30 tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) và Đặng Quốc Tú
(33 tuổi, ở thị xã Phú Thọ).
Ông Hoành cho hay, nhóm thanh niên này được xác định, có hành vi cấu
thành tội phạm như đấm đá khiến nạn nhân tử vong. Mâu thuẫn giữa hai bên
được xác định là do bột phát, uống rượu say. "Chưa xác định được bằng
chứng nào liên quan đến con của một lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc như dư luận
đã nêu", ông Hoành nói thêm.
Theo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 17/3, Giám đốc Công an tỉnh đã đối
thoại với gia đình nạn nhân. Ngày 18/3, Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công
an) do đại tá Hồ Sỹ Tiến dẫn đầu cùng với công an tỉnh Vĩnh Phúc đã gặp
gỡ, vận động gia đình nạn nhân chấp hành đúng pháp luật.
"Tại các buổi đối thoại, gia đình nạn nhân đã xin lỗi chính quyền, công
an vì đã gây ra sự rắc rối. Gia đình yêu cầu khám nghiệm lại tử thi do
Pháp y Trung ương thực hiện và chúng tôi đang tạo điều kiện để thực hiện
yêu cầu này", ông Hoành nói.
(VnExpress)
---------------
Nạn nhân bị giết sau đó hất xuống nước
---------------
Nạn nhân bị giết sau đó hất xuống nước
Liên quan đến vụ phát hiện xác nam thanh niên tử vong dưới cống nước dẫn
đến người nhà nạn nhân mang quan tài diễu phố, chiều 18/3, cơ quan công
an tỉnh Vĩnh Phúc đã họp báo để công bố kết quả điều tra.
Tử vong do tác động ngoại lực
Qua khám nghiệm, cơ quan điều tra xác định nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986) bị chết do ngoại lực tác động. Từ những dấu hiệu để lại ở hiện trường cho thấy nạn nhân đã bị giết sau đó hất xuống dưới nước.
Mặt khác, qua điều tra xác minh, một trong số những đối tượng hiện đang bị bắt giữ đã thừa nhận việc dùng dao chém nạn nhân.
Về động cơ gây án, bước đầu được nhận định là do mâu thuẫn bột phát. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác minh anh Nguyễn Tuấn Anh với đối tượng gây án có mâu thuẫn trước đó hay không.
Tử vong do tác động ngoại lực
Qua khám nghiệm, cơ quan điều tra xác định nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986) bị chết do ngoại lực tác động. Từ những dấu hiệu để lại ở hiện trường cho thấy nạn nhân đã bị giết sau đó hất xuống dưới nước.
Mặt khác, qua điều tra xác minh, một trong số những đối tượng hiện đang bị bắt giữ đã thừa nhận việc dùng dao chém nạn nhân.
Về động cơ gây án, bước đầu được nhận định là do mâu thuẫn bột phát. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác minh anh Nguyễn Tuấn Anh với đối tượng gây án có mâu thuẫn trước đó hay không.
Ông Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng cục cảnh sát hình sự. |
Mâu thuẫn xảy ra khi đi ăn đêm
Liên quan đến sự việc trên, ông Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục cảnh sát hình sự (C45) nhận định đây là vụ án hình sự không phức tạp. Hai nhóm đối tượng mâu thuẫn trong quá trình ăn đêm, có sử dụng rượu bia và dẫn đến xô xát, đánh nhau. Sau đó anh Tuấn Anh bỏ chạy và bị 5 đối tượng đuổi đánh gây tử vong.
Tuy nhiên gia đình nạn nhân sau khi nhận được thông tin từ phía cơ quan điều tra đã bị 1 số đối tượng kích động. Họ đã gây sức ép với cơ quan điều tra bằng những yêu cầu như đối tượng bị bắt phải cho gia đình nạn nhân chứng kiến hoặc đòi bắn ngay.
Công an tỉnh đã tiến hành đối thoại với gia đình nạn nhân, tuy nhiên, cho đến nay gia đình cũng không kiểm soát được tình hình vụ việc.
Ông Tiến cũng cho biết, phía cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra cặn kẽ để xác định bản chất của vụ việc. Trước mắt, cơ quan công an sẽ bàn giao tử thi về gia đình để mai táng theo quy định. Ngoài ra, đơn vị C45 sẽ cử các điều tra viên, khám nghiệm lại hiện trường để làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc và định rõ tội danh của các đối tượng.
Lê Tú (Infonet)
Liên quan đến sự việc trên, ông Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục cảnh sát hình sự (C45) nhận định đây là vụ án hình sự không phức tạp. Hai nhóm đối tượng mâu thuẫn trong quá trình ăn đêm, có sử dụng rượu bia và dẫn đến xô xát, đánh nhau. Sau đó anh Tuấn Anh bỏ chạy và bị 5 đối tượng đuổi đánh gây tử vong.
Tuy nhiên gia đình nạn nhân sau khi nhận được thông tin từ phía cơ quan điều tra đã bị 1 số đối tượng kích động. Họ đã gây sức ép với cơ quan điều tra bằng những yêu cầu như đối tượng bị bắt phải cho gia đình nạn nhân chứng kiến hoặc đòi bắn ngay.
Công an tỉnh đã tiến hành đối thoại với gia đình nạn nhân, tuy nhiên, cho đến nay gia đình cũng không kiểm soát được tình hình vụ việc.
Ông Tiến cũng cho biết, phía cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra cặn kẽ để xác định bản chất của vụ việc. Trước mắt, cơ quan công an sẽ bàn giao tử thi về gia đình để mai táng theo quy định. Ngoài ra, đơn vị C45 sẽ cử các điều tra viên, khám nghiệm lại hiện trường để làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc và định rõ tội danh của các đối tượng.
Lê Tú (Infonet)
Giản Tư Trung - Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân
Ngày 12.3, tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố giải Lãnh
đạo trẻ toàn cầu (YGL) 2013, trong đó Việt Nam có hai đại diện là ông
Giản Tư Trung – hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm viện trưởng viện
Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thuỷ, phó chủ
tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vingroup.
Giản Tư Trung là cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng doanh nghiệp và
cộng đồng giáo dục. Giải YGL đã cung cấp thêm một lý do để ông xuất
hiện trong chuyên trang Giá trị sống tuần này.
Tiêu chí của giải thưởng YGL là thành tích nghề nghiệp, bề dày chuyên
môn, cống hiến xã hội và khả năng vượt khó. Ông nghĩ gì khi biết tin
được nhận giải thưởng danh giá này?
Nhiều năm nay tôi cứ cặm cụi làm chứ không nghĩ đến danh hiệu hay giải
thưởng gì. Nhưng nay được một tổ chức toàn cầu như WEF ghi nhận công
việc của mình thì tôi cũng thấy vinh dự, và vui hơn là khi họ ghi nhận
đúng vai trò mà tôi đang đảm trách.
Tôi nghĩ một khi nhận được sự tin tưởng nhiều hơn, cũng có nghĩa trách
nhiệm sẽ lớn hơn. Vì công việc của tôi gắn bó với sự học của doanh giới
và giáo giới nên tôi luôn tự nhủ sẽ liên tục khai minh để có thể làm tốt
hơn công việc của mình.
Từ bao giờ ông ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng chung
quanh, khi mà mọi suy nghĩ, hành động của ông, thay vì “làm cho mình”
thì đều dần trở thành “và cả cho người”?
Tôi luôn mong muốn sống một cuộc đời có giá trị, nhưng để có cuộc đời
giá trị thì phải tạo ra những giá trị đó. Như vậy phải có trách nhiệm
của một con người với xã hội. Suy nghĩ của tôi đơn giản là: nếu không có
trách nhiệm đó thì mình thấy mình không có giá trị gì, vậy mình có đáng
sống hay không?
Mỗi khi có dịp đứng lớp, tôi thường đưa ra một công thức, tạm gọi là
“công thức sự nghiệp”: tổng những gì mà mình kiếm hay đạt được cho mình
bằng với tổng những gì mình mang lại hay gây ra cho người khác. Luôn
luôn đó là một hằng số. Ví dụ: đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là
một cống hiến lớn hay một tội ác lớn, cũng có thể là cả hai.
Ai cũng muốn có một cuộc đời đáng sống, cuộc đời có giá trị. Nhưng đáng
sống ở đây không chỉ là bản thân cảm thấy đáng sống mà còn được những
người có hiểu biết trân trọng cách sống đó, cuộc đời đó. Bởi lẽ, tôi
nghĩ, chân lý không thuộc về số đông hay kẻ mạnh, mà thuộc về những
người hiểu biết. Nếu mình có một cách sống và một cuộc đời mà tự mình
cảm thấy đáng sống, nhưng lại bị những người có hiểu biết phê phán hay
lên án thì sự đáng sống đó sẽ trở thành không đáng sống.
Nhưng làm sao ông có thể tạo giá trị cho chính mình và cho xã hội nếu ông không băn khoăn, day dứt về điều đó?
Công việc của tôi là làm giáo dục. Nhiều người nói làm giáo dục là khai
minh xã hội. Không, tôi chỉ khai minh chính mình. Nhưng lúc nào cũng
vậy, luôn cần phải có những con người tạo môi trường, tạo ra chất xúc
tác để người khác biết cách tự khai minh. Tôi luôn tâm niệm rằng, quá
trình đứng lớp cũng không phải là quá trình mình dạy người khác mà là
quá trình mình đặt ra những câu hỏi để cho mọi người cùng suy nghĩ. Và
khi mọi người suy nghĩ tức là mọi người đang học, thực học. Về nguyên lý
sư phạm, có ba cách trao đổi với người học: nói cho họ biết điều mình
muốn họ biết; cố gắng trả lời những câu hỏi của người học; đặt ra những
câu hỏi để người học suy ngẫm và nỗ lực tìm câu trả lời.
Tôi thích nhất cách thứ ba. Cũng có khi tôi đặt ra những câu hỏi nghe có
vẻ ngớ ngẩn như: “Bạn sống để làm gì?”, “Thế nào là con người?”, “Bạn
có phải là con người không?”, “Thế nào là trưởng thành?”, “Bạn đã trưởng
thành chưa?”, “Làm dân là làm gì?”, “Cần có năng lực gì để làm được
dân?”... Mới đầu tưởng đó là những câu hỏi vu vơ, nhăng cuội, nhưng nếu
một người mà không quan tâm đến những điều đó, thì khó chạm vào khai
minh lắm.
Nhiều thầy cô và cha mẹ nói với học trò, với con của mình rằng “mong sao
lớn lên các con sẽ thành người”, nhưng sao chẳng mấy ai nói cho các em
hiểu làm người là làm gì, cần học gì và học như thế nào để thành người.
Chính những câu hỏi đó đã dẫn đường tôi đến với triết học, tuy nhiên tôi
tìm kiếm câu trả lời ở cuộc đời qua những hoạt động và trải nghiệm của
mình chứ không hẳn là ở lý thuyết. Tất nhiên, sau đó khi gặp những người
thầy đang hoạt động trong lĩnh vực triết học, tôi thấy mình được chia
sẻ rất nhiều từ những suy nghĩ và chiêm nghiệm này.
Vậy xin được hỏi: ông là ai?
Tôi nghĩ, “ai” ở đây không hẳn là ông này, bà nọ, mà là ở chuyện liệu
mình có ý thức được mình sống để làm gì, mình sẽ sống cuộc đời như thế
nào, có đáng không.
Nói cách khác là có hai tầng nghĩa ẩn chứa trong từ “ai”: tầng nghĩa thứ
nhất đề cập về danh phận, còn tầng nghĩa thứ hai là cuộc đời đáng sống,
cuộc đời có giá trị. Vì thế, “ai” ở đây thật sự là một từ có hàm ý
triết học, nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được tầng nghĩa
sâu sắc mà nó ẩn chứa để xác định đúng “ai là ai”.
Chân lý không thuộc về số đông hay kẻ mạnh, mà thuộc về những người hiểu biết.
Tôi tin dù là “ai”, thì hầu hết mọi người đều hướng đến có một nguyên
tắc, một cái đích chung giống nhau: trở thành một con người vô hại và
hữu ích. Nhưng thế nào là vô hại – có hại, thế nào là hữu ích – vô ích,
thế nào là đúng – sai, thế nào là phải – trái… không phải lúc nào con
người cũng dễ dàng minh định.
Nếu cần có một lằn ranh để minh định hành động của mỗi người, tôi cho
rằng pháp lý và đạo lý chính là lằn ranh thích hợp nhất. “Đạo lý” không
hẳn là đạo lý ở một nơi hay một lúc nào đó, mà cái đạo lý này cần phải
chứa đựng cả những giá trị phổ quát của loài người, những giá trị vượt
không gian và thời gian.
Tuy nhiên, có khi pháp lý lại trái nghịch với đạo lý, vì pháp lý không
xuất phát từ đạo lý. Và đối với những người làm cách mạng thì họ chỉ
quan tâm đến đạo lý mà họ theo đuổi chứ không quan tâm đến pháp lý, vì
họ không công nhận cái pháp lý đó và họ muốn làm cách mạng để thay đổi
nó. Đó cũng là lý do vì sao mà những người cách mạng lại sẵn sàng vi
phạm pháp lý và chấp nhận tù đày, thậm chí hy sinh để đấu tranh cho đạo
lý mà họ theo đuổi.
Vừa rồi xem lại bộ phim Những người khốn khổ, tôi càng thấm thía mối
quan hệ giữa pháp lý và đạo lý. Cụ thể nhất là câu chuyện của Jean
Valjean và Javert. Jean Valjean là hiện thân của đạo lý, còn Javert là
hiện thân của pháp lý. Bản thân V. Hugo cũng đã đưa ra cách giải quyết
nút thắt này: Javert là người luôn bảo vệ công lý, nhưng trong cái công
lý đó không chứa đạo lý nên cuối cùng ông đã chọn cái chết để bảo vệ cả
hai. Và một chi tiết nữa, lúc Jean Valjean làm thị trưởng, đức cao vọng
trọng, ông nghe tin có một người sẽ phải chết thay mình vì bị cho là
Jean Valjean, vậy ông phải chọn giữa ra nhận tội (trở thành người lương
thiện mà khốn khổ) với im lặng (trở thành người đức cao vọng trọng mà
khốn nạn). Cuối cùng ông chọn làm người lương thiện. Nếu như hỏi Jean
Valjean muốn trở thành “ai” trong đời thì chắc hẳn ông sẽ nói “tôi muốn
thành người lương thiện”.
Không chỉ V. Hugo mà Lincoln đã từng chia sẻ: “Hãy cố gắng là một luật
sư trung thực, còn nếu không thể trở thành một luật sư trung thực thì
hãy sống trung thực mà không cần phải làm một luật sư”.
Xuất phát điểm là dân kinh tế, tại sao ông lại chọn giáo dục làm con đường nghiệp dĩ của mình?
Từ bé ở quê bà nội tôi đã truyền cho tôi tinh thần “làm trai cho đáng
nên trai”. Vì thế tôi đã lớn lên cùng với suy nghĩ sẽ làm được điều gì
đó. Cái đó là cái gì thì thấy mơ hồ lắm. Nhưng những ý nghĩ mơ hồ đó cứ
đeo đẳng. Khi lớn lên, tôi cũng làm nhiều nơi với nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ thương trường cho tới khoa trường và cả một chút quan trường
nữa, nhưng rồi tôi nhận ra rằng công việc mình có thể đóng góp được là
làm giáo dục. Tôi chọn cái nghề mà mình cảm thấy có giá trị và sống đúng
với con người của mình.
Tất nhiên lúc đầu tôi cũng phải tự đặt câu hỏi: giáo dục ai, giáo dục
cái gì. Rồi tôi chọn doanh trí, vì dân trí thì rộng quá, mà quan trí là
lĩnh vực mà dân thường không thể tham gia. Sau đó lại thấy mình có thể
làm gì đó cho giáo dục, cho giáo trí, góp sức cho sự học của các thầy cô
giáo. Và đó là lý do vì sao tôi gắn bó với giáo dục, với sự học của
doanh giới và giáo giới cho đến nay và nhiều năm nữa.
So với giới doanh nhân ngày trước, qua những bước khai minh, ngày nay chắc đã khác nhiều?
Chắc chắn là khác. Tôi luôn chia sẻ với doanh giới về một nền kinh
thương mới và họ là ai, ở đâu trong một nền kinh thương mới đó, nếu
không thì khó mà tồn tại được. Cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, bên
cạnh nguyên nhân về việc điều hành vĩ mô nền kinh tế, còn có nguyên
nhân vi mô từ phía các doanh nghiệp. Cho dù kinh doanh gì đi nữa thì
cũng phải quan tâm đến những yếu tố như năng lực cốt lõi và giá trị bền
vững. Đây chỉ là những bài học “vỡ lòng” về quản trị nhưng không phải dễ
dàng gì có thể học được.
Ở cấp độ một công dân, tôi nghĩ mình có thể làm được điều gì thì cứ làm
thôi. Khi nhiều người cùng thể hiện trách nhiệm công dân thì mọi thứ sẽ
tốt hơn lên.
Cuộc khủng hoảng hiện nay, nhìn ở góc độ vi mô, từng doanh nghiệp thì
đau đớn nhưng nhìn ở vĩ mô thì là cuộc thanh lọc vĩ đại, lịch sử kinh
thương Việt Nam sẽ sang một trang mới. Tôi cho rằng, nền kinh thương mới
này sẽ lành hơn và mạnh hơn, vì nhiều doanh nghiệp mới ra đời và nhiều
doanh nghiệp cũ phải tái sinh. Nhưng cũng có lo ngại rằng, cuộc khủng
hoảng này có thể làm cho thế lực đen hùng mạnh lên, làm méo mó nền kinh
thương, và sẽ làm cho nền kinh thương mới nặng mùi tài phiệt, vì các thế
lực này sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để tiến hành hàng loạt
cuộc thâu tóm không lành mạnh.
Không chỉ kinh tế mà giáo dục hiện cũng khủng hoảng và tha hoá trầm
trọng (từ của GS Ngô Bảo Châu). Được biết ông đang tập trung vào vấn đề
giáo dục khai minh. Vậy theo ông, có thể làm được gì cho giáo dục trong
bối cảnh hiện nay?
Tôi nghĩ, bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ
ước một xã hội mới. Nhưng để có một xã hội mới thì cần phải có một nền
giáo dục mới. Vì giáo dục nào thì xã hội đó. Lãnh đạo nào thì giáo dục
đó. Thể chế nào thì lãnh đạo đó, và lãnh tụ nào thì thể chế đó. Ai cũng
muốn cải cách giáo dục nhưng cần phải thấy đích đến của giáo dục là gì,
thực trạng giáo dục ra sao… Đích đến của giáo dục là con người tự do,
con người khai minh, nhưng con người khai minh, con người tự do là thế
nào? Nhiều người cho rằng nền giáo dục tệ hại và nhiều yếu kém, nhưng tệ
thế nào thì ít ai làm rõ được. Có quá nhiều thứ cần làm trong giáo dục.
Còn với cá nhân tôi, ở cấp độ một công dân, tôi nghĩ mình có thể làm
được điều gì thì cứ làm thôi. Khi nhiều người cùng thể hiện trách nhiệm
công dân thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên.
Hiện PACE là trường duy nhất phối hợp với các doanh nhân và trí thức để triển khai chương trình Hạt giống lãnh đạo (IPL). Qua các khoá học của chương trình đặc biệt này, ông có thể chia sẻ thêm về việc đào tạo và sử dụng nhân tài?
Nhân tài thì không đào tạo được, mà chúng tôi chỉ tạo môi trường trong
đó có chất xúc tác cho sự học của họ để giúp họ tự phát triển mà thôi.
Tôi cũng nghĩ khó mà sử dụng được nhân tài vì một nhân tài thực sự luôn
biết cách tự sử dụng mình. Nếu có chăng là những người làm lãnh đạo biết
tạo ra một môi trường mà nhân tài thấy mình ở trong đó, và khi họ phát
huy tài năng của mình thì cũng là lúc tổ chức và xã hội cùng được hưởng
lợi.
Trong một giai đoạn đang được mô tả nhan nhản trên báo chí là tha hoá,
mất niềm tin, vô cảm… ông có thấy vô vọng? Là một người làm giáo dục,
ông chia sẻ điều này thế nào với những người trẻ để họ có thêm niềm tin?
Cuộc đời ai cũng có thể gặp khó khăn, khủng hoảng, đó là chuyện thường
tình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp những khó khăn vô lý do những thứ phi
lý gây ra cũng làm tôi hơi “oải”. Nhưng vô vọng thì không, vì nếu mọi
thứ càng tệ hại, càng đi xuống thì càng có nhiều thứ cần làm và mỗi
người càng phải dấn thân, càng phải làm điều gì đó.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là mình sẽ dùng đời
mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không. Khi mọi thứ hỗn loạn
mà mình lại dùng cuộc đời mình vào những việc mà mình tin là đúng và tốt
thì nó càng có nghĩa hơn. Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả
hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được.
Khi mình có lẽ sống rõ ràng, phù hợp và lẽ sống đó chứa đựng lẽ phải và
nó được hiển hiện ngay trong công việc và cuộc sống hàng ngày, thì bản
thân điều đó đã là một cuộc sống có ý nghĩa. Và khi ý thức rõ được giá
trị của mình với cuộc đời thì cũng là lúc mình có thêm niềm tin vào cuộc
sống.
(SGTT)
Đảng lãnh đạo quân đội mới mạnh?
Tướng Tô Lâm |
Tướng công an Tô Lâm vừa có bài viết "Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là mắc kế địch"
biện luận cho ‘tính Đảng’ của quân đội trong bối cảnh có nhiều ý kiến
đòi tách quân đội ra khỏi Đảng trong phạm vi các cuộc tranh luận về sửa
đổi Hiến pháp.
Bài viết của Trung tướng, Tiến sỹ Tô Lâm, ủy viên Trung ương Đảng, thứ
trưởng Bộ Công an, được hãng tin Nhà nước phát đi rộng rãi vào sáng Chủ
nhật ngày 17/1.
‘Cơ sở khoa học’
Dưới tiêu đề ‘Cơ sở khoa học của các quy định về lực lượng vũ trang nhân
dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992’, Tướng Tô Lâm đưa ra
những luận cứ mà ông cho là ‘khoa học’ để quy định sự trung thành tuyệt
đối của quân đội và công an đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước hết, nhìn từ góc độ lịch sử, Thứ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng
việc giữ nước luôn gắn liền với công cuộc dựng nước của người dân Việt
Nam nên ‘có cơ sở vững chắc’ để quy định về bản chất của lực lượng vũ
trang nhân dân trong Hiếp pháp.
Thứ hai, ông Lâm giải thích rằng Nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội
chủ nghĩa dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp vô sản nên lực lượng vũ
trang, vốn là một trong những yếu tố cấu thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đó, có ‘vai trò vô cùng quan trọng’ trong việc bảo vệ Nhà nước đó, chế
độ đó, bảo vệ Đảng rồi cuối cùng mới là ‘bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân’.
Khác với nhiều ý kiến mới đây kêu gọi bản Hiếp pháp mới phải thể hiện ý
chí của người dân, ông Lâm cho rằng Hiến pháp thể hiện tập trung ý chí,
nguyện vọng trước hết của ‘lực lượng lãnh đạo xã hội’ rồi mới đến của
toàn dân.
Có nhiều ý kiến cho rằng quân đội không thể là công cụ trong tay Đảng |
‘Công cụ bạo lực’
Luận điểm thứ ba mà vị trung tướng công an này đưa ra để bảo vệ tính
chính trị của quân đội là ‘đây là điều tất yếu của thực tiễn cách mạng
Việt Nam’.
Tướng Tô Lâm trong chuyến thăm Anh
Tướng Tô Lâm hiện là thứ trưởng Bộ Công an
Con đường cách mạng ở Việt Nam, theo lời vị tướng này, ‘chỉ có thể thành
công bằng con đường bạo lực’, mà muốn thực hiện ‘bạo lực cách mạng’ thì
‘phải kết hợp quân sự với chính trị’ do đó Đảng Cộng sản phải lãnh đạo
lực lượng vũ trang.
Do đó, Tướng Lâm cho rằng lực lượng vũ trang ở Việt Nam là ‘công cụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện chuyên chính vô sản’.
Ông khẳng định rằng ở Việt Nam lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản thành
lập, giáo dục và rèn luyện và quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng
thành của lực lượng này đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nên quân đội
phải trung thành với Đảng ‘là tất yếu’.
Một điểm nữa ông đưa ra để củng cố cho luận điểm này là chỉ có dưới sự
lãnh đạo và ‘đường lối vũ trang cách mạng đúng đắn’ của Đảng thì quân
đội Việt Nam mới ‘có đủ bản lĩnh, năng lực’ mà bảo vệ Tổ quốc.
Trong luận điểm thứ tư, ông Lâm nhìn vào ‘hậu quả tiêu cực’ của việc phi
chính trị hóa quân đội ở các nước để rút ra bài học cảnh giác cho Đảng
cầm quyền ở Việt Nam.
Ông dẫn bài học ở các nước Liên Xô và Đông Âu trước đây để cảnh báo việc phi chính trị hóa quân đội sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ.
Ông cũng dẫn trường hợp các nước Đông Âu, các nước cộng hòa tách ra từ
Liên Xô trước đây và các nước Trung Đông, Bắc Phi vừa trải qua biến cố
‘Mùa Xuân Ả Rập’ để khẳng định rằng sự tồn tại nhiều đảng phái chính
trị, thực hiện phi chính trị hóa lực lượng vũ trang đã dẫn đến ‘mâu
thuẫn, xung đột và bất ổn chính trị, xã hội gia tăng, thậm chí tạo nên
sự hỗn loạn’.
Ông cảnh báo rằng ‘phi Đảng hóa’ quân đội và công an là ‘mắc mưu kế của
các thế lực thù địch’ đối với đất nước, đối với chế độ để ‘tước đi công
cụ trọng yếu của Đảng’ trong việc ‘bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách
mạng’.
(BBC)
Chiếc ví của tổng thống và những con kền kền khoác áo phụ mẫu
Không chỉ là việc - với tư
cách một phụ nữ - bà đích thân ra chợ, mua trái cây và móc tiền ra trả.
Sự giản dị nằm ở chiếc ví. Truyền thông cho biết, đó là một chiếc ví
nội địa hiệu Sosandang, đã dừng sản xuất từ 2 năm nay. Nữ tổng thống đã
dùng nó lâu đến nỗi hình trang trí con bướm thậm chí đã bong và giá của
nó - thật kinh ngạc - chỉ 4.000 won, tương đương 76.000 đồng.
Lương mỗi năm của Tổng thống Hàn Quốc dưới thời ông Lee Myung Bak chẳng hạn, vào khoảng 226,38 triệu won, tức khoảng 4,1 tỉ đồng.
Nếu bạn cứ nhất quyết cho đó là một hành động PR bản thân, hoặc mị dân, thì bạn nên biết thêm một thông tin rằng, sự giản dị, và cống hiến là một trong những phẩm chất mang tính chất truyền thống ở chính trường Hàn Quốc. Cựu Tổng thống Lee Myung Bak chẳng phải đã cam kết dành toàn bộ tiền lương 5 năm nhiệm kỳ tổng thống để tặng cho người nghèo! Đó là sự nhân ái, xuất phát từ sự cảm thông và thấu hiểu với những khó khăn. Nếu cần thêm một bằng chứng về sự giản dị thì ví dụ thời sự nhất là cuộc sống với “xe bus công cộng, tự làm đồ ăn” của Tân Giáo hoàng Francis - người dẫn dắt 1,2 tỉ giáo dân trên toàn thế giới.
Lương mỗi năm của Tổng thống Hàn Quốc dưới thời ông Lee Myung Bak chẳng hạn, vào khoảng 226,38 triệu won, tức khoảng 4,1 tỉ đồng.
Nếu bạn cứ nhất quyết cho đó là một hành động PR bản thân, hoặc mị dân, thì bạn nên biết thêm một thông tin rằng, sự giản dị, và cống hiến là một trong những phẩm chất mang tính chất truyền thống ở chính trường Hàn Quốc. Cựu Tổng thống Lee Myung Bak chẳng phải đã cam kết dành toàn bộ tiền lương 5 năm nhiệm kỳ tổng thống để tặng cho người nghèo! Đó là sự nhân ái, xuất phát từ sự cảm thông và thấu hiểu với những khó khăn. Nếu cần thêm một bằng chứng về sự giản dị thì ví dụ thời sự nhất là cuộc sống với “xe bus công cộng, tự làm đồ ăn” của Tân Giáo hoàng Francis - người dẫn dắt 1,2 tỉ giáo dân trên toàn thế giới.
Căn nhà hoành tráng của ông Tô (trái) và chiếc ví giản dị của Tổng thống Hàn Quốc. |
Trong khi đó, ở Việt Nam tuần qua, một tờ báo có một phóng sự ảnh về tư gia hoành tráng của một cựu quan chức: Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô. “3 năm sau ngày bị miễn nhiệm
hết chức vụ vì những lùm xùm xung quanh vụ án Sầm Đức Xương (năm 2010),
nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô trở về cuộc sống của
người dân thường với thú vui điền viên”. Có điều, cái thú đó là vui vầy
trong một khu trang trại sinh thái trên cả hoàng tráng với “cánh cổng
được trang trí lạ mắt”, ngôi nhà với “vì kèo được chạm trổ công phu, họa
tiết chạm khắc”, ngút ngàn cây xanh, non bộ phong thủy, hồ tích thủy,
tiểu cảnh, bonsai, giả sơn, cây cảnh “độc” được đưa về từ khắp nơi,
trong đó có thông tre, “một trong những loài khó trồng và khó “chiều”
hơn cả thú “vua lan, quan trà”; chưa kể một ngôi nhà tây cầu kỳ dùng để
tiếp khách.
HĐND bãi nhiệm chức vụ chủ tịch tỉnh của ông Tô, cựu chủ tịch đã “gửi lời cảm ơn đến quân dân các dân tộc Hà Giang và xin được thứ lỗi”.
Không biết sau khi rời chính trường, ông Tô đã làm gì mà giàu nhanh đến vậy (?!).
Tuần rồi, ở Nghệ An, một scandal ăn chặn mới được phanh phui. Lợi dụng chính sách hỗ trợ 180 ngàn đồng dành cho người cao tuổi, các cán bộ xã Thanh Chi, Thanh Chương, Nghệ An đã “khai sinh lại” cho cha mẹ mình để họ được hưởng trợ cấp.
Chúng ta khó có thể đòi hỏi một chủ tịch tỉnh phải sống trong một ngôi nhà rách nát và cũ kỹ, theo mô típ “cái ví” của nữ Tổng thống Park Geun-hye, hay khổ hạnh như Giáo hoàng Francis, miễn đó là những tư dinh từ đồng lương chính đáng chứ không phải từ những đồng tiền khó có thể nói là minh bạch.
Chúng ta cũng không thể đòi hỏi những cán bộ nhân ái, thấu hiểu và cảm thông đến độ phải hiến lương để ủng hộ người nghèo, nhưng dứt khoát không thể dung tha những “con kền kền khoác áo phụ mẫu”. Bởi ngoài câu chuyện vi phạm pháp luật, việc ăn chặn của những đồng bào nghèo còn là một tội ác phi nhân tính.
HĐND bãi nhiệm chức vụ chủ tịch tỉnh của ông Tô, cựu chủ tịch đã “gửi lời cảm ơn đến quân dân các dân tộc Hà Giang và xin được thứ lỗi”.
Không biết sau khi rời chính trường, ông Tô đã làm gì mà giàu nhanh đến vậy (?!).
Tuần rồi, ở Nghệ An, một scandal ăn chặn mới được phanh phui. Lợi dụng chính sách hỗ trợ 180 ngàn đồng dành cho người cao tuổi, các cán bộ xã Thanh Chi, Thanh Chương, Nghệ An đã “khai sinh lại” cho cha mẹ mình để họ được hưởng trợ cấp.
Chúng ta khó có thể đòi hỏi một chủ tịch tỉnh phải sống trong một ngôi nhà rách nát và cũ kỹ, theo mô típ “cái ví” của nữ Tổng thống Park Geun-hye, hay khổ hạnh như Giáo hoàng Francis, miễn đó là những tư dinh từ đồng lương chính đáng chứ không phải từ những đồng tiền khó có thể nói là minh bạch.
Chúng ta cũng không thể đòi hỏi những cán bộ nhân ái, thấu hiểu và cảm thông đến độ phải hiến lương để ủng hộ người nghèo, nhưng dứt khoát không thể dung tha những “con kền kền khoác áo phụ mẫu”. Bởi ngoài câu chuyện vi phạm pháp luật, việc ăn chặn của những đồng bào nghèo còn là một tội ác phi nhân tính.
Đào Tuấn
(Lao động)
Tràn lan sách tham khảo thiếu nhi "gốc" Trung Quốc
18/03/2013 10:00(TNO) Trên thị trường hiện nay tràn lan sách tham khảo thiếu nhi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, không ít cuốn sách có nội dung làm lệch lạc kiến thức văn hóa, hình ảnh đất nước trong nhận thức ban đầu của trẻ em Việt Nam.
Lại “dạy” trẻ cờ Trung Quốc, nhận biết về Trung Quốc
Ghi nhận tại nhiều nhà sách ở TP.HCM cho thấy, hầu như hơn một nửa số đầu sách tham khảo dạy cho trẻ em mầm non (khoảng 2-3 tuổi) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, do các nhà xuất bản/công ty sách của Trung Quốc biên soạn, được các đơn vị phát hành, nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam mua lại bản quyền, dịch sang tiếng Việt, xuất bản và phát hành.
Điều đáng lo ngại là các hình ảnh giúp bé nhận biết, phát triển trí tuệ trong những cuốn sách dành cho giai đoạn đầu đời này đều có “nguyên bản” mang đậm biểu tượng văn hóa, đất nước và kể cả quốc kỳ Trung Quốc.
"Gieo" vào nhận biết của trẻ hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (tập 1, trang 38)
Và hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách
Bộ sách Tiếng Anh nhập môn (bộ sách dành cho lứa tuổi nhi đồng), do Nhà sách Mỹ Đình và NXB Mỹ Thuật liên kết phát hành, ở tập 1, trang 38, khi dạy bé từ tiếng Anh August (tháng 8), không hiểu vì sao, hình minh họa đính kèm là một cậu bé, giống đóng vai công an, đứng trước lá cờ Trung Quốc.
Nhiều hình ảnh minh họa khác cho những bài học từ tiếng Anh của bộ sách này cũng là bối cảnh, hình ảnh “đậm chất Trung Quốc” như thư viện với chữ tiếng Hoa ở phía trước cổng (trang 39, tập 3), xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc (trang 42, tập 3).
Cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em, với lời tựa “nhận biết toàn diện cho trẻ từ 0-3 tuổi”, do Nhà sách Đinh Tỵ liên kết với NXB Mỹ thuật phát hành, trong trang 14, “dạy” trẻ nhận biết hình chữ nhật với nguyên lá cờ Trung Quốc.
Hình ảnh minh họa xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (trang 42, tập 3) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách
Ngoài ra, bài nhận biết những người thân trong gia đình của cuốn sách (trang 36) với hình ảnh mẹ tươi cười trong trang phục sườn xám (trang phục truyền thống Trung Quốc).
Những hình ảnh giúp “phát triển toàn diện cho trẻ”, giúp trẻ nhận biết các sự vật, sự việc của cuộc sống xung quanh “đầy” hình ảnh Trung Quốc như thế này đang tràn lan trong các đầu sách tham khảo, sách dạy trẻ em Việt Nam, được bày bán tại các nhà sách.
Sách tràn lan, lập lờ nguồn gốc
Tại Hà Nội, dạo qua một số nhà sách: Trí Tuệ (đường Hồ Tùng Mậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Tiến Thọ (đường Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội)… số lượng sách dành cho thiếu nhi “nhập khẩu” từ Trung Quốc khá nhiều, trình bày bắt mắt, chủ yếu do các NXB Hồng Đức, Dân Trí... liên kết với các đơn vị khác hợp tác biên dịch, in ấn rồi xuất bản.
Cuốn Những câu chuyện trẻ em yêu thích nhất do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Hương Thủy in ấn xuất bản, lấy nguồn từ NXB Mỹ thuật Giang Tây (Trung Quốc); Tủ sách mầm non do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Đông A in ấn, xuất bản, lấy nguồn cũng từ Trung Quốc.
Cuốn Những câu chuyện dạy trẻ trưởng thành (bộ 6 quyển), sách dành cho trẻ từ 2 - 6 tuổi, có nguồn từ Trung Quốc do NXB Hồng Bàng phối hợp với Công ty TNHH TM và DV văn hóa Đinh Tỵ in ấn.
Điều đáng chú ý là, tại các nhà sách, chúng tôi ghi nhận nhiều cuốn sách, bộ sách dành cho trẻ nhỏ được trang trí đẹp, bắt mắt nhưng không ghi rõ ràng nguồn, tác giả mà chỉ ghi người biên dịch.
Nhiều sách thiếu nhi có nguồn gốc Trung Quốc tràn lan trên thị trường - Ảnh: Đan Hạ
Cuốn Khoa học đơn giản (bộ 10 quyển) dành cho thiếu nhi được đóng thành túi sách, khá bắt mắt do NXB Dân Trí xuất bản, chỉ ghi người dịch.
Như cuốn sách có in cờ Trung Quốc gây bức xúc dư luận là Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 (của NXB Dân Trí phối hợp cùng Công ty TNHH Văn hóa Hương Thủy phát hành) cũng nguồn gốc không rõ ràng. Cụ thể, trong lời giới thiệu của cuốn sách có nói dựa theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, nhưng lại không nói rõ Bộ GD-ĐT Trung Quốc hay Bộ GD-ĐT Việt Nam (trong khi nội dung là hoàn toàn theo chương trình của Trung Quốc). Mặt khác, ở phần nhóm tác giả có ghi là của một số giáo sư đầu ngành nhưng không biết là giáo sư đầu ngành của Trung Quốc hay của Việt Nam, tên tác giả cũng không có.
Thị trường sách thiếu nhi đầy sách từ Trung Quốc, cùng với sự việc sách tham khảo cho trẻ em Việt Nam có in cờ Trung Quốc, hình ảnh đặc trưng văn hóa Trung Quốc và cả sách in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đã gây nhiều lo ngại cho phụ huynh.
Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em bị phát hiện có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc (bài số 14, trang 35, tập 1) vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam - Ảnh: Độc Lập chụp lại trang sách
Chị Trần Thanh Thủy (nhà ở Q.Đống Đa, Hà Nội) đi mua sách cho con ở nhà sách TiếnThọ trên đường Láng cho biết trước khi vụ sách in cờ Trung Quốc bị phát hiện, chị không hề có tâm lý đề phòng. “Từ lúc đọc báo thấy hiện tượng như vậy, mỗi lần đi mua sách cho con trai 4 tuổi, tôi phải lựa chọn rất kỹ để tránh mua phải sách có nội dung không phù hợp. Dạo này, mấy chị em ở cơ quan thường rỉ tai, tốt nhất không nên mua sách “nhập khẩu” từ Trung Quốc, ít nhiều gì cũng sẽ không phù hợp với con mình. Mỗi đứa trẻ đều như trang giấy trắng, nên phải rất thận trọng khi lựa chọn sách cho con. Tôi cũng mong, những nhà xuất bản, kinh doanh sách không nên vì quá ham chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng không tốt đến thế hệ trẻ”, chị Thủy chia sẻ.
Có cùng tâm lý cảnh giác với chị Thủy là anh Nguyễn Anh Sơn (nhà ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Anh Sơn cho biết mỗi lần đi mua sách cho con là mỗi lần phải đối mặt với cơ man đầu sách tham khảo nhập khẩu từ Trung Quốc nên rất sợ mua phải sách không phù hợp cho con. Anh Sơn mong mỏi cơ quan chức năng cần có chính sách hạn chế hoặc kiểm duyệt chặt chẽ hơn những đầu sách cho trẻ có nguồn từ Trung Quốc.
Trong khi đó, trên thị trường hiện nay, sách do chính các tác giả, nhà giáo dục, NXB Việt Nam biên soạn dành cho trẻ em lại rất khiêm tốn. Chỉ có hiếm hoi một vài nhà xuất bản, đáng kể nhất là NXB Kim Đồng, là có nhiều đầu sách dành cho thiếu nhi, với câu chuyện, hình ảnh, nhân vật Việt Nam.
Trước đó, đã có bốn cuốn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mầm non có in cờ Trung Quốc được phát hiện: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (Công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, Công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tỵ và NXB Mỹ Thuật).
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phản ánh một ấn phẩm hướng dẫn tô màu dành cho trẻ mẫu giáo, với 12 con giáp của Trung Quốc. Đó cuốn Cầu vồng kỳ 9, do NXB Dân Trí xuất bản, phát hành tháng 2.2013. Ấn phẩm này gồm các bài viết có chủ đề ngày tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này, trong hình 12 con giáp lại xuất hiện con thỏ (là con giáp của Trung Quốc) thay cho con mèo như đúng truyền thống của Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 12.3, Phòng Văn hóa-Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách dạy Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1, do NXB Tổng hợp TP.HCM liên kết với Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ Thế Giới Thông Minh xuất bản và phát hành.
Nguyên Mi - Đan Hạ
Tôi đã thử nghiệm tính trung thực của kiến nghị 72 bằng cách gửi rất nhiều tên giả
(TTHN) - Trong công cuộc vận động cho dân chủ, những kiến nghị, tuyên
bố hay thư thỉnh nguyện không thể được coi là những việc làm để chạy
theo thành tích, nếu không có sự minh bạch thì rát dễ bị lợi dụng. Mà
một cú chơi "đểu" rất đáng phải cảm ơn như thế này nó có thể phá bỏ hết
công sức của một tập thể, theo kiểu "con sâu bỏ rầu nồi canh".
Vụ tham gia ký kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức đang được các bác ở
trang boxit thực hiện rất nhiệt tình. Trước đây, Bần Cố Nông đã nảy
sinh nghi hoặc về việc lấy chữ ký của trang boxit khi có đến hàng ngàn
nông dân như Bần ở Nghệ An, Hà Tĩnh ký tên vào kiến nghị của các nhân sĩ
trí thức. Thực sự nông dân có trình độ bàn phím như Bần rất hiếm, chưa
nói đến việc có thể trả lời câu hỏi Hiến pháp là gì. Ngày 8/3/2013,
trang boxit có cáo bạch phản đối bài báo của báo Đại Đoàn kết về ngụy
tạo chữ ký, nói chung là nói rất lòng vòng, trong đó những người chủ
trang này khẳng định: “Chúng tôi có chữ ký trực tiếp của rất nhiều cá
nhân tham gia đòi thay đổi mạnh mẽ Hiến Pháp… trong đó tất nhiên có đầy
đủ chữ ký trực tiếp của nông dân và sinh viên ở Hà Tĩnh” .
Dù vậy, Bần vẫn nghi ngờ những người chủ trang boxit nên quyết định thử nghiệm tính trung thực của những người này.
Ngày 14/3/2013, Bần đã tạo địa chỉ email tinhtran257@gmail.com và gửi một danh sách giả đến những người thu thập chữ ký kiến nghị 72. Kết quả là ngày 18/3/2013, trang boxitvn.net đã đăng tải đầy đủ danh sách của Bần với số thứ tự được đánh từ 10333 đến 10354. Để chứng minh đây là công lao cày bừa của Bần, danh sách ma đã được chơi chữ như sau:
- Từ số 10341 đến số 10347: đọc theo tên: Bần Sẽ Cho Nhân Sĩ Vố Đau
- Từ số 10348 đến số 10351: đọc theo tên: Ba Cái Trò Mị
- Từ số 10352 đến số 10354: là tên của các nhân sĩ trí thức đi đầu trong kiến nghị 72: Nguyễn Đình Tương (ghép Nguyễn Đình Lộc với Nguyễn Phước Tương), Nguyễn Văn Trung (Nguyễn Trung), Nguyễn Quang Anh (Nguyễn Quang A).
He he, Bần xin cáo lỗi các nhân sĩ trí thức vụ này nghe..
Dù vậy, Bần vẫn nghi ngờ những người chủ trang boxit nên quyết định thử nghiệm tính trung thực của những người này.
Ngày 14/3/2013, Bần đã tạo địa chỉ email tinhtran257@gmail.com và gửi một danh sách giả đến những người thu thập chữ ký kiến nghị 72. Kết quả là ngày 18/3/2013, trang boxitvn.net đã đăng tải đầy đủ danh sách của Bần với số thứ tự được đánh từ 10333 đến 10354. Để chứng minh đây là công lao cày bừa của Bần, danh sách ma đã được chơi chữ như sau:
- Từ số 10341 đến số 10347: đọc theo tên: Bần Sẽ Cho Nhân Sĩ Vố Đau
- Từ số 10348 đến số 10351: đọc theo tên: Ba Cái Trò Mị
- Từ số 10352 đến số 10354: là tên của các nhân sĩ trí thức đi đầu trong kiến nghị 72: Nguyễn Đình Tương (ghép Nguyễn Đình Lộc với Nguyễn Phước Tương), Nguyễn Văn Trung (Nguyễn Trung), Nguyễn Quang Anh (Nguyễn Quang A).
He he, Bần xin cáo lỗi các nhân sĩ trí thức vụ này nghe..
Bần không đủ kiên nhẫn để tạo ra nhiều “nông dân ma” nên chỉ đánh được
22 cái tên, có lẽ các nhân sĩ trí thức phụ trách trang boxit mới đủ hứng
thú để làm việc này. Cuối cùng, có thể kết luận là có rất nhiều “ma”
trong bản kiến nghị 72.
Bần Cố Nông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét