Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đã có 5.500 người ký tên vào “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” (CDTD).

Phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam (TTXVN). Tối nay nghe cả trên VTV, thấy rõ ngay một thái độ đầu hàng! Suốt mấy tháng qua, nhà cầm quyền VN hoàn toàn im lặng trước hàng loạt động thái ngang nhiên xâm lấn biển đảo của bọn bành trướng Bắc Kinh. Thế rồi, có lẽ họ cũng thấy nhục nhã, lộ mặt đê hèn trước người dân cả nước, hôm nay bày trò “trả lời  câu hỏi”, nhưng không một chữ “Trung Quốc” nào được nhắc đến, mà chỉ nhai lại một câu cũ rích không còn ai tin nữa.   - Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền (VOV).  - Phản đối Trung Quốc tuần tra ở Hoàng Sa, Trường Sa (DV).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giáo sư, tiến sĩ triết học Thái Thị Kim Lan: Phụ nữ vẫn luôn là một cuộc phiêu lưu thân phận con người (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Đinh Nhật Uy bị bắt

Hình ảnh
Đinh Nhật Uy
Tin từ Long An cho biết, anh Đinh Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha người cùng bị bắt trong vụ nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên phát tán tài liệu chống chế độ vừa bị bắt... Hôm nay 15 an ninh đã lên nhà Uy để lục soát khám đồ trong nhà nhằm phục vụ việc điều tra, tiện thể bắt luôn Uy... Uy gọi điện thoại rất khẩn cấp và hiện giờ đã phải tắt máy.... bà con chú ý chia sẻ thông tin này
Khoảng 13h chiều ngày 07/03/2013, ông Nguyễn Công Luận - Phó phòng PA92 Long An đã cử rất đông công an và an Ninh đến khám xét công ty của Đinh Nhật Uy (anh trai Đinh Nguyên Kha) thu 1 máy in, 1 số sách vở của Uy. An Ninh đe dọa sẽ khởi tố Đinh Nguyên Kha với tội danh khủng bố. Đinh Nhật Uy hiện đang bị bắt về trụ sở công an tỉnh Long An và ko còn liên lạc đc nữa.
(TTHN)

Vụ “Anh hùng khai man thành tích?”: Bộ Quốc phòng vào cuộc

Ôông Hồ Xuân Mãn
Chiều 6-3, trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin đơn thư khiếu nại liên quan đến hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, một lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương cho biết đã tiếp cận thông tin này trên mạng Internet.
Theo vị lãnh đạo này, hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn được làm thủ tục theo đúng quy trình từ dưới lên, có tờ trình và có ký duyệt của cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa là không thể khai man, “ở đây là khen thưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chứ không phải về sau này khi ông Hồ Xuân Mãn là ủy viên Trung ương Đảng”.
Ban Thi đua khen thưởng đã triển khai cho cán bộ tập hợp các báo cáo có liên quan từ cấp địa phương đến cấp trung ương, đồng thời cũng đề nghị Bộ Quốc phòng gửi văn bản sang Ban Thi đua khen thưởng, vì việc khen thưởng trong thời kỳ kháng chiến là do Bộ Quốc phòng thẩm định. Cũng theo lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu cấp dưới có văn bản báo cáo gửi lên.
Theo Luật thi đua khen thưởng, danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng. “Tôi khẳng định là quy trình khen thưởng, đặc biệt khen trong kháng chiến, là rất chặt chẽ” - vị lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng nói.
(Tuổi trẻ)

Kami - Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng suy thoái thì học làm gì thưa ông TBT Nguyễn Phú Trọng?

Về vấn đề trong chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 có đưa phát biểu mang tính răn đe tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong buổi làm việc với đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh phúc. Điều này đã làm tốn không ít giấy mực của truyền thông lề trái để phản bác luận điểm được coi là hồ đồ, chụp mũ và thiếu nghiêm túc của người đứng đầu đảng CSVN.

Cụ thể phát biểu tại Vĩnh Phúc của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì..ì nữa! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Biểu đồ sự suy thoái

Suy thoái (tư tưởng) theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2010, trang 1121 cột 2 cho biết: Là động từ để chỉ (tư tưởng) ở tình trạng suy yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài. Có nghĩa là sự diễn biến của tư tưởng suy giảm từ mức cao xuống thấp dần theo sự biến đổi của thời gian, (nếu hình dung sự suy thoái bằng biểu đồ thì được thể hiện như hình bên - Xin nhấn mạnh là từ cao xuống thấp).
Phải thừa nhận, đối với lịch sử đảng CSVN trong thời gian 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai trò đảng cầm quyền, thì đỉnh cao của tư tưởng của đảng CSVN là tư tưởng Hồ Chí Minh, người sáng lập, tổ chức và lãnh đạo đảng CSVN giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Do đó sự suy thoái tư tưởng trong đảng là sự giảm sút về chính trị, tư tưởng của các cán bộ đảng viên đảng CSVN từ năm 1945 đến nay nếu trái với tư tưởng của Hồ Chủ tịch.
Đúc kết trong các tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh của tôi còn lưu giữ do đảng CSVN ấn hành cho thấy một số quan điểm tư tưởng của Hồ Chủ tịch nổi bật như sau:
  1. Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.
  2.  Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.
  3. Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng...
  4. Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.
  5. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. (Trích bản Tuyên ngôn Độc Lập đọc ngày 2/9/1945)
  6. Trung với nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, là mục đích của anh em, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta (“Hồ Chí Minh, 474 ngày đọc lập đầu tiên” NXB Thanh Niên của Đỗ Hoàng Linh tr.145)
  7. Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.
  8. Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân...
  9. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.
  10. Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính...
  11. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì!
Nếu ngược dòng thời gian xa hơn một chút, vào những năm chưa thành lập đảng Hồ Chủ tịch dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc đã gứi các yêu cầu cho nhân dân An Nam bao gồm:
  1. Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị
  2. Cải tổ nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý như những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An Nam.
  3. Tự do báo chí và ngôn luận
  4. Tự do lập hội và hội họp
  5. v.v .......
581932_10151435692953808_1828864955_n.jpg
Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Xin bỏ qua lỗi kiến thức của ông Nguyễn Phú Trọng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận TW, khi không hiểu thế nào là sự thoái hóa tư tưởng và bản chất của nó. Điều mà một người tốt nghiệp cử nhân văn chương như ông lẽ ra cần phải thừa sức biết rõ. Nhưng khi đối chiều với những lời phát biểu của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời mà đã được khái quát hóa trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như đã dẫn ở trên, để đối chiếu với cái gọi là suy thoái tư tưởng như lời ông Nguyễn Phú Trọng khi coi những ai có tư tưởng "muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?". Như thế thì tư tưởng Hồ Chí Minh  - đỉnh cao của tư tưởng của đảng CSVN, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của một đảng cách mạng, lại là thứ tư tưởng thoái hóa phải không thưa ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng? Nếu thực sự tư tưởng Hồ Chí Minh là thoái hóa thì đảng CSVN tổ chức cho các cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân học để làm cái gì?
Đó là không kể, tôi xin nhắc lại ông Tổng Bí thư đảng cần phải nhớ, khi còn ở vai trò Chủ tịch Quốc Hội bản thân ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu trước Quốc hội rằng "Dân chủ là dân chủ thật chứ không phải hỏi cho có vẻ ta đây cũng hỏi ý kiến.". Nhắc lại như thế để ông và các đồng chí của ông trong bộ máy đảng và nhà nước biết, để rồi phải bỏ cái thói nói một đằng, làm một nẻo. Một mặt thì tỏ vẻ dân chủ ta đây trong việc lấy ý kiến Sửa đổi Hiến pháp. Nhưng trên thực tế thì ông lại yêu cầu "Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này."
Ở cương vị một công dân Việt nam, tôi xin thành thật khuyên ông nói gì phải nghĩ, và nên bỏ cái lối nói mà không chỉ người nghe không hiểu mà ngay cả người nói cũng không biết là mình đang nói cái gì của mấy ông chính trị gia thuộc loại ăn hại. Thương nước, thương dân thì tôi khuyên ông nên xin nghỉ để cho nhân dân đỡ phải bực mình thưa ông Tổng Bí thư.
Ngày 07 tháng 3 năm 2013
© Kami (RFA Blog's)
* Bài viết do tác giả gửi tới TTHN

Loạt ảnh phơi bày sự thật về tượng Phật “sắc dục”

Kienthuc/ Quechoa



Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya. Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.

Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.

Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.

Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva – tượng trưng cho sự hủy diệt – kết hợp với Shakti – sự sáng tạo (như trong ảnh).

Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.

Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.

Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.

Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.

Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.

Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.

Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.

Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.

Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.

Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét