- Người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc ca ngợi việc thành lập Tam Sa (RFI) - Vào hôm nay, 06/03/2013, tờ Hoàn cầu Thời báo tại Trung Quốc đã trích lời đương kim Ngoại trưởng Dương Khiết Trì hoan nghênh quyết định của chính quyền Bắc Kinh vào năm ngoái, khi cho thiết lập thành phố Tam Sa ngoài Biển Đông.
- Phiên họp đầu tiên Quốc hội Trung Quốc thời Tập Cận Bình (RFI) - Trung Quốc khai mạc phiên họp quốc hội đầu tiên thời Tập Cận Bình là chủ đề thời sự quốc tế được nhiều báo Pháp số ra hôm nay đặc biệt quan tâm đến. Nhật báo công giáo La Croix chạy tít lớn trên trang nhất « Trung Quốc, một ê-kíp mới và thách thức bao la ».
- Dân Trung Quốc hè nhau ly dị để trốn thuế (RFI) - Tuần này ở Trung Quốc, số vụ ly dị bỗng tăng vọt, do nhiều cặp vợ chồng thấy rằng nhờ đó họ sẽ tránh được thuế đánh vào lợi nhuận từ địa ốc. Hôm nay, 06/03/2013, hãng tin AFP cho biết như trên.
- Khmer Đỏ : Sức khỏe của Ieng Sary đang nguy kịch (RFI) - Cựu Ngoại trưởng của chế độ Khmer Đỏ tại Cam Bốt, Ieng Sary, 87 tuổi, hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Luật sư của bị cáo này hôm nay 06/03/2013 cho biết như trên. Thông tin này lại làm dấy lên lo ngại rằng các bị cáo của tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ sẽ qua đời trước khi được xét xử.
- Thái Bình Dương : Mỹ lại lo ngại về hành động quyết đoán của Bắc Kinh (RFI) - Ngay sau khi Bắc Kinh loan báo tăng ngân sách quốc phòng, Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại sự hiện diện quân sự ...
- Cảnh sát giao thông Hà Nội : thấp bé, nhẹ cân, xấu trai không được ra đường (RFI) - Trong một nỗ lực cải thiện hình ảnh của cảnh sát giao thông, công an Hà Nội yêu cầu không để các nhân viên thấp bé nhẹ cân hoặc bụng phệ, ra làm nhiệm vụ điều khiển giao thông, tránh tiếp xúc với công chúng. Thông tin trên đã được một sĩ quan cảnh sát giao khẳng định với AFP.
- Tập đoàn Sharp của Nhật liên kết với Samsung của Hàn Quốc (RFI) - Hôm nay, 06/03/2013, tập đoàn điện tử Nhật Bản Sharp ra thông cáo về việc liên kết với tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Theo đó, Samsung sẽ trở thành cổ đông lớn thứ năm của Sharp, trong khuôn khổ việc hợp tác về lãnh vực màn hình tinh thể lỏng.
- Nga muốn gia tăng bán vũ khí cho Miến Điện và Việt Nam (RFI) - Từ ngày 02 đến 05/03/2013, bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergueï Shoigu công du Miến Điện và Việt Nam. Việc Matxcơva quan tâm trở lại khu vực Đông Nam Á có mục tiêu chính là thúc đẩy các nước trong khu vực, cụ thể là Miến Điện và Việt Nam, gia tăng mua vũ khí của Nga.
- John Brennan được bổ nhiệm làm Tân Giám đốc CIA (RFI) - Hôm qua, 05/03/2013, Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn y việc bổ nhiệm ông John Brennan làm giám đốc cơ quan CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ). Đây là chức vụ thứ ba và cuối cùng trong ê-kíp an ninh của ông Obama.
- Mỹ và Trung Quốc: Biện pháp mới trừng phạt Bình Nhưỡng (RFI) - Hôm qua, 05/03/2013, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về các biện pháp mới nhằm trừng phạt Bắc Triều Tiên, sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân vào tháng trước. Đề nghị trên đây đã được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tăng cường thêm cấm vận đối với Bình Nhưỡng.
- Thế giới phản ứng khác nhau trước cái chết của Tổng thống Venezuela (RFI) - Tại Brazil, nữ Tổng thống Dilma Rousseff đã yêu cầu dành một phút mặc niệm cho ông Hugo Chavez. Phát biểu trên truyền hình, bà tuyên bố : « Cái chết của ông Chavez làm cho mọi người Mỹ la-tinh đều đau buồn. Ông là một nhà lãnh đạo vĩ đại, là người bạn của Brazil và đây là một mất mát không thể bù đắp được ».
- Quân đội Malaysia tấn công, phiến quân Hồi giáo bỏ trốn (RFI) - Theo AFP, sau một ngày tấn công phiến quân Hồi giáo chiếm đảo Borneo, hôm nay, 5/3/2013, các lực lượng an ninh Malaysia tiến vào đảo tiếp tục chiến dịch truy quét nhưng đã không tìm thấy bóng dáng ai. Các nhóm vũ trang Hồi giáo đến từ Philippines sống sót trong cuộc tấn công hôm qua đã biến mất một cách bí ẩn mà không để lại dấu vết.
- Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cao hơn gấp đôi con số được loan báo (RFI) - Hôm qua, 05/03/2013, Bắc Kinh chính thức loan báo là ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2013 sẽ là 720 tỷ nhân dân tệ (hơn 115 tỷ đô la), tăng 10,7% so với năm 2012. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, số liệu chính thức này, dù rất lớn, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các chi tiêu thực tế mà Trung Quốc dành cho bộ máy quân đội của họ.
- Tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật (RFI) - Một ngày sau khi sau khi Tokyo thông báo bắt giữa một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, hôm nay 06/03/2013, theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật, hai chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã vào khi vực quần đảo đang có tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
- Tổng thống Hugo Chavez qua đời vì bệnh ung thư (RFI) - Lãnh đạo đất nước Venezuela từ tháng 12 năm 1998, ông Hugo Chavez, tối hôm qua 5/3/2013 đã qua đời ở tuổi 58 sau gần 2 năm đấu tranh với căn bệnh ung thư. Ông Hugo Chavez đã để lại hình ảnh một vị nguyên thủ quốc gia nhiều ấn tượng trái ngược nhau ở trong cũng như ngoài nước.
- Hạ viện Mỹ chấp thuận 982 tỉ đô la ngân sách (VOA) - Hạ viện đã thông qua dự luật ngân sách 982 tỉ đô la hôm thứ Tư với 267 phiếu thuận và 151 phiếu chống, sẽ giữ nguyên 85 tỉ đô la tự động cắt giảm
- Hà Nội đổi công tác cảnh sát viên béo phì và thô lỗ (VOA) - Một tờ báo Việt Nam đưa tin, các cảnh sát viên giao thông bụng phệ, kém chiều cao, và thô lỗ sẽ không được làm việc trên đường phố tại Hà Nội
- Các tuyên bố ấn tượng của cố Tổng thống Chavez (VOA) - Tôi thường nói và thường nghe rằng không ai lấy làm lạ nếu trên Sao Hỏa đã từng có một nền văn minh, nhưng khi chủ nghĩa tư bản tới, bọn đế quốc tới
- Miến Điện hy vọng xuất khẩu lại hàng dệt may sang Mỹ (VOA) - Bây giờ khi lệnh cấm vận của Mỹ lên Miến Điện đã được nới lỏng, các công ty Miến Điện hy vọng ngành dệt may của họ sẽ sống lại
- Binh sĩ duy trì hòa bình Liên Hiệp Quốc bị bắt tại Cao nguyên Golan (VOA) - Một phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc nói rằng, khoảng 20 binh sĩ duy trì hòa bình bị các phần tử võ trang ở Syria bắt tại Cao nguyên Golan
- Trung Quốc định thay thế chế độ hộ khẩu bằng giấy thường trú (VOA) - Một nguồn tin chính phủ nói lãnh đạo mới của Trung Quốc đang hoạch định một loại giấy phép thường trú toàn quốc để thay thế chế độ ‘hộ khẩu’
- Hỏi đáp Y học: Bệnh lao và thuốc ngừa lao (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kì này, bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời cầu hỏi của thính giả Nguyễn Huy ở Madison về bệnh lao (TB) và thuốc ngừa TB
- Phản ứng người Việt hải ngoại về việc 'dự thảo sửa đổi' Hiến pháp 1992 (VOA) - Lời phát biểu của Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gây sửng sốt cho nhiều người trong cũng như ngoài nước, và nhiều người lên tiếng phản hồi
- Nam Triều Tiên quyết trả đũa mạnh nếu miền bắc phá vỡ lệnh đình chiến (VOA) - Một chuyên gia nói rằng mối nguy hiểm thật sự là việc đụng độ ngoài ý muốn, khi Bắc Triều Tiên tiến hành tập trận cùng lúc với các cuộc thao dượt quân sự giữa Mỹ và Nam Triều Tiên
- Bão lớn khiến chính phủ liên bang đóng cửa (VOA) - Các dịch vụ an toàn cầu đường đã rải cát và muối lên mặt đường và khuyến khích hạn chế lái xe. Phi trường Dulles ở thủ đô Washington đã hủy hầu hết các chuyến bay hôm thứ Tư
- Lãnh đạo châu Âu chia buồn với Venezuela (VOA) - Ngoại trưởng Anh William Hague nói ông 'đau buồn' trước cái chết của ông Chavez, một người mà ông gọi là đã để lại 'dấu ấn lâu bền' cho nhân dân
- Microsoft bị Liên hiệp Âu châu phạt 731 triệu đôla (VOA) - Các giới chức quản lý của Liên hiệp Âu châu cho biết họ quyết định phạt công ty Microsoft vì công ty vi phạm một thỏa thuận dành cho những người sử dụng computer
- Các hồng y họp tại Vatican để tổ chức hội nghị bầu giáo hoàng (VOA) - Các hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã nhóm họp tại Thành phố Vatican để lập kế hoạch tổ chức hội nghị bầu người kế vị Ðức giáo hoàng Benedict thứ 16.
- Mỹ: Iran 'lừa dối và trì hoãn' về chương trình hạt nhân (VOA) - Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về việc Iran không giải tỏa quan tâm của quốc tế về chương trình hạt nhân của họ, và tố cáo Tehran đang theo đuổi đường lối lừa dối, ương ngạnh và trì hoãn
- Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới (VOA) - Giải Phụ Nữ Can Trường Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm vinh danh các phụ nữ trên thế giới chứng tỏ lòng can đảm vượt bậc
- Quan hệ quốc phòng Việt-Nga không tác động quan hệ Mỹ-Việt (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết Nga sẽ tiếp tay với Việt Nam trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội và đặc biệt, hải quân Việt Nam
- Hội Ân xá Quốc Tế tiếp xúc với các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam (VOA) - Lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mở một cuộc đối thoại với Hội Ân xá Quốc Tế và cho phép tổ chức bênh vực nhân quyền này gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến
- Ông Kenyatta tiếp tục dẫn đầu cuộc bầu cử tổng thống Kenya (VOA) - Các giới chức bầu cử Kenya tiếp tục kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống hôm thứ Hai trong lúc kết quả chưa chính thức cho thấy ông Uhuru Kenyatta đang dẫn đầu
- Quan hệ Venezuela-Trung Quốc sau cái chết của ông Chavez (VOA) - Sự khao khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và việc Venezuela cần có các khoản vay nợ đã kéo hai nước lại gần nhau trong những năm gần đây
- Malaysia hạ sát 13 chiến binh Philippines trong cuộc tấn công Sabah (VOA) - Quân đội Malaysia đã hạ sát ít nhất 13 chiến binh được cho là thuộc nhóm vũ trang người Philippines đòi chủ quyền đối với một phần đất ở miền nam nước này
- Lãnh đạo thế giới bày tỏ đau buồn trước cái chết của ông Chavez (VOA) - Một thông cáo của chính phủ Cuba nói rằng nhân dân Cuba xem ông Chavez là “một trong những đứa con xuất sắc nhất của đất nước”
- Tổng thống Chavez được quàn tại học viện quân sự (VOA) - Tang lễ sẽ được cử hành vào thứ Sáu, và Ngoại trưởng Venezuela công bố 7 ngày quốc tang để tưởng niệm vị tổng thống đã lãnh đạo Venezuela 14 năm qua
- Mỹ-Nam Triều Tiên tập trận chung bất chấp đe dọa của miền Bắc (VOA) - Tướng Kim Young-hyun nói nếu miền bắc có bất kỳ hành động nào đe doạ đến mạng sống và an ninh của người dân Nam Triều Tiên thì nên rõ sẽ có sự trừng phạt nặng nề và quyết liệt
- Số người tị nạn Syria vượt mức một triệu (VOA) - Liên hiệp quốc dự báo con số người tị nạn sẽ tiếp tục gia tăng cho tới khi có được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài hai năm
- Kéo dài thời gian góp ý Hiến pháp (BBC) - Thời gian góp ý được kéo dài đến cuối tháng Chín, nhưng có nhắc nhở không được ‘chống phá Đảng, Nhà nước’.
- Bảy ngày quốc tang ở Venezuela (BBC) - Venezuela tuyên bố bảy ngày để tang ông Hugo Chavez, người qua đời sau 14 năm làm Tổng thống nước này.
- Úc nói 'Tù nhân X' làm cho Israel (BBC) - Úc lần đầu xác nhận người đàn ông Israel gốc Úc, chết khi bị giam giữ bí mật tại Israel, làm việc cho Tel Aviv.
- TQ khen ngợi việc thành lập Tam Sa (BBC) - Chính quyền địa phương tuyên bố sẽ 'không chậm trễ dù một ngày' trong việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.
- VN - Philippines hợp tác quốc phòng (BBC) - Việt Nam, Philippines thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, gồm cả hợp tác trên Biển Đông.
- Hồng y VN đi Rome bầu Giáo hoàng (BBC) - Hồng y Phạm Minh Mẫn lên đường đi Rome dự mật nghị và trở thành người Việt Nam đầu tiên hai lần bầu Giáo hoàng.
- Anh quốc sẽ hỗ trợ phe đối lập ở Syria (BBC) - Anh quốc tuyên bố sẽ cung cấp xe bọc thép, áo chống đạn cho quân đối lập ở Syria.
- Thủ tướng TQ hứa 'bảo vệ chủ quyền' (BBC) - Thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa hẹn trước Quốc hội TQ về tăng trưởng bền vững, chống tham nhũng và bảo vệ chủ quyền.
- Ân xá Quốc tế lần đầu thăm Việt Nam (BBC) - Lần đầu tiên tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế được Việt Nam cho phép vào thăm và gặp giới bất đồng chính kiến.
- Điều tra vụ nhà hàng Việt cấm người Việt (BBC) - Tỉnh Bình Thuận nói một nhà hàng từ chối phục vụ khách Việt Nam đang bị điều tra và sẽ có hình thức xử lý.
- Nga-Việt thúc đẩy hợp tác quốc phòng (BBC) - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu kết thúc chuyến thăm Việt Nam sau khi tới cảng Cam Ranh và hội đàm với người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh.
- Việt Nam có tỷ phú đôla đầu tiên (BBC) - Tạp chí Forbes vừa chính thức xếp ông Phạm Nhật Vượng vào vị trí thứ 974 trong số những người giàu nhất thế giới.
- Chỉ số Dow Jones cao kỷ lục (BBC) - Chỉ số chứng khoán tại New York đạt mức kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- CLB Arsenal sẽ đến Việt Nam? (BBC) - Lãnh đạo CLB Arsenal đã tới Việt Nam để thảo luận khả năng thi đấu trước mùa giải ở Hà Nội vào tháng Bảy này.
- Anh, Mỹ xếp hạng kém về sức khỏe (BBC) - Người dân Vương quốc Anh thuộc số dân nhiều bệnh tật nhất ở phương Tây bất chấp sáu thập niên hưởng dịch vụ y tế miễn phí.
- Cải thiện hình ảnh CSGT Hà Nội (BBC) - Người 'bụng phệ, thấp bé nhẹ cân' sẽ không được ra đường trong nỗ lực cải thiện hình ảnh cảnh sát giao thông Hà Nội.
- Luật sư dự hỏi cung Phương Uyên (BBC) - Luật sư bào chữa được dự buổi hỏi cung nữ sinh viên bị cáo buộc ‘chống Nhà nước’ dưới sự giám sát chặt chẽ của an ninh VN.
- Nhìn lại cuộc đời Hugo Chavez (BBC) - Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez, người theo đường lối xã hội chủ nghĩa, mới qua đời thọ 58 tuổi.
- Nhận xét vụ sách in cờ TQ (BBC) - Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm Toàn nói sách in cờ Trung Quốc là 'sai về khoa học', nhất là trong thời điểm chính trị 'nhạy cảm'.
- 'Phương Uyên dè dặt và lo sợ' (BBC) - Luật sư Nguyễn Thanh Lương kể về buổi làm việc của cơ quan điều tra với Nguyễn Phương Uyên mà ông được tham dự.
- 'Bán hàng phải phục vụ mọi người' (BBC) - Bình Thuận cho biết việc nhà hàng ở Phan Thiết từ chối phục vụ khách Việt Nam đang được điều tra.
- Tỉ phú duy nhất ở Việt Nam? (BBC) - Lần đầu tiên một người Việt Nam có tên trong danh sách tỉ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố.
- Xã hội dân sự và bản Hiến pháp (BBC) - Phạm Lê Vương Các cho rằng qua góp ý Hiến pháp, phong trào xã hội dân sự đang thực sự gây sức ép lên chính quyền.
- Hải mã lạc vào Scotland (BBC) - Hải mã lạc vào Scotland, một điều hiếm có với loài động vật thường chỉ sống tại Nam Bắc cực.
- Venezuela dưới thời Hugo Chavez (BBC) - Ông Chavez áp dụng chính sách có lợi cho người nghèo, liên kết khu vực và chống chủ nghĩa đế quốc.
- Phản ứng trái chiều khi Chavez ra đi (BBC) - Một số nước Mỹ Latin đau buồn trước cái chết của ông Chavez , trong khi phương Tây hy vọng vào cơ hội dân chủ cho Venezuela.
- 'Làm phim không phải để lấy giải thưởng' (BBC) - Đạo diễn phim Mỹ Nhân Kế, Nguyễn Quang Dũng giải thích lý do không tham gia Cánh diều Vàng 2013 và bình luận về điện ảnh Việt Nam.
- Trung Quốc trở thành nỗi lo của các nước (BaoMoi) - Ngày 5-3 (giờ địa phương), Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ đã mở phiên điều trần với chủ đề Tình hình của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ.
- Năm tàu Trung Quốc tới Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO)- Năm tàu Trung Quốc hôm nay (6-3) đã đi vào khu vực quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) cho hay.
- Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo ngày 6/3, hai tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
- Khánh Hòa: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đối với du khách (BaoMoi) - (VOH) - 15 điểm công cộng ở tỉnh Khánh Hòa đang trưng bày 4 tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là: Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1834 dưới triều vua Minh Mạng ghi rõ Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam; Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do người Pháp vẽ năm 1838 ghi rõ “Paracel seu Cát Vàng”- tức quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam; Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, triều nhà Thanh, Trung Quốc vẽ năm 1904, ghi điểm cực nam của Trung Quốc lúc đó chỉ đến đảo Hải Nam và bản đồ Các đài khí tượng Đông Dương, của Pháp, xuất bản năm 1940 ghi đài khí tượng ở Hoàng Sa và Trường Sa.
- Trung Quốc đề cao việc lập "TP.Tam Sa" phi pháp (BaoMoi) - (TNO) Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay 6.3 tuyên bố việc thành lập cái gọi là "TP.Tam Sa" hồi tháng 7.2012 là "bước đi quan trọng của giới chức trung ương sau khi xem xét các tình huống trong và ngoài nước", theo Tân Hoa xã.
- Tân Hoa Xã: Một số bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa đang dần biến mất (BaoMoi) - (GDVN) - Việc triển khai cái gọi là "bảo vệ môi trường", "bảo tồn san hô" hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
- TQ trấn an láng giềng nhưng có thể ’tình cờ’ nổ súng (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hạm đội Nam Hải tập trận chiếm đảo trên Biển Đông, Tướng TQ nói có thể nổ súng 'tình cờ' vào Nhật, Venezuela đổ lỗi cái chết của ông Chavez là do Mỹ... là tin tức thời sự chính ngày 6/3.
- 5 tàu Trung Quốc chia hướng xâm phạm lãnh hải Nhật Bản (BaoMoi) - 5 tàu Trung Quốc đã đột nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku vào hôm nay 6/3, tiếp tục đốt nóng căng thẳng về chủ quyền giữa hai nước Nhật-Trung.
- Trung Quốc liên tục tuần tra trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - (TNO) Hôm nay 6.3, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) thông báo hai tàu hải giám mang số hiệu 84 và 72 đã trở về Quảng Châu hôm 5.3, kết thúc đợt tuần tra kéo dài 16 ngày ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và các vùng lân cận.
- Ứng dụng nhắn tin miễn phí: Vì sao nội thắng ngoại? (BaoMoi) - Cách đây chỉ vài tháng, rất hiếm người dám tin rằng, một ứng dụng nhắn tin miễn phí trong nước lại có thể vượt được những "người khổng lồ" đến từ nước ngoài như Viber, Wechat… tại Việt Nam.
- Trung Quốc đưa máy bay ném bom ra Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đã điều máy bay ném bom chiến lược H-6 bay tuần tra trái phép Biển Đông và thực hiện một loạt các hoạt động phi pháp khác.
- 5 tàu Trung Quốc lại vào khu vực Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Theo thông tin mới nhất từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, đã có thêm 3 tàu của Cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư lúc 12g45 hôm nay (theo giờ địa phương).
- Hai tàu ngư chính Trung Quốc vào vùng tranh chấp (BaoMoi) - Kyodo đưa tin, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản thông báo ngày 6/3, hai tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
- Tàu chiến Trung Quốc âm thầm 'mò sang' Hoàng Hải (BaoMoi) - Không tuyên bố ngang ngược như những gì đang làm ở Biển Đông nhưng thời gian gần đây hải quân Trung Quốc đã liên tục xâm nhập vào vùng biển thuộc khu vực hoạt động của hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải mà không hề có thông báo trước, hãng tin Yonhap cho biết.
- Hạm đội Nam Hải tập trận chiếm đảo trên Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Tàu Cảnh Cương Sơn cơ động đến một vùng biển trên Biển Đông được xác định trước, chia quân thành 3 cánh dùng xuồng cao tốc, xe tăng lội nước, trực thăngđưa lực lượng đặc nhiệm cơ động nhanh chóng đổ bộ và đánh chiếm đảo "bị địch chiếm đóng".
- Thùng thuốc súng " Trung - Nhật" thật đáng sợ (BaoMoi) - KTĐT - Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dường như đang tiến triển ngày càng nguy hiểm và chỉ cần một lỗi ngu xuẩn cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh - tạp chí Chính trị Mỹ cảnh báo. Trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn và ngày càng tồi tệ hơn thì tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc đang chuyển tên lửa tới sát bờ biển phía nam gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
- Chống xâm lăng văn hóa (BaoMoi) - (Dân Việt) - Lại thêm một chiến dịch tuyên truyền chủ quyền biển đảo có thủ đoạn “đặc sệt” Trung Quốc. Không chừa bất kỳ cơ hội nào, các chiến dịch nhỏ lẻ của họ nằm trong chiến lược xâm lăng bằng các sản phẩm, ấn phẩm khác nhau.
- Trung Quốc lại gây rối ở Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - Bắc Kinh đã liên tiếp có những hành động mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- Hải tuần Trung Quốc chào cờ trái phép ở Đá Tư Nghĩa, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Sau khi thực hiện cái gọi là chào cờ, 3 tàu Hải tuần Trung Quốc bắt đầu kéo ra Đá Gạc Ma và Đá Tư Nghĩa, 2 bãi đá trong quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép để thực hiện cái gọi là "tuần tra chấp pháp".
- Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin thời tiết nguy hiểm trên biển: Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động.
- SCMP: Công bố chi tiêu quốc phòng chỉ là đòn chính trị của Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Việc công bố thông tin 10,7% ngân sách dành cho quốc phòng trong năm tài khóa 2013 của Trung Quốc là một động thái chính trị nhằm trấn an các nước láng giềng trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải ngày một leo thang trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
- "Lòng tham của TQ lớn hơn, không chỉ đe dọa mà còn muốn đoạt lãnh thổ" (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc muốn gây ra những tranh chấp nhỏ để áp đặt nguyên tắc của họ, tìm mọi cách đoạt lấy chủ quyền lãnh thổ nước khác trên biển.
- Khám phá “Chiến hạm Tự Do” LSC-1 của Mỹ đến biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Thông báo tại Cổng thông tin của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ cho biết, ngày 01/03 tàu tác chiến ven bờ LSC-1 “Freedom” đã lên đường tới châu Á – Thái Bình Dương nhận nhiệm vụ thường trực chiến đấu.
- Ông Tập Cận Bình muốn lấy lòng tướng lĩnh qua ngân sách quốc phòng? (BaoMoi) - Tân Lãnh đạo Trung Quốc – ông Tập Cận Bình dường như đang tìm cách lấy lòng giới tướng lĩnh quân đội nước này bằng cách bảo vệ việc tăng ngân sách quốc phòng bất chấp tình hình kinh tế khó khăn. Ông Tập Cận Bình cũng đang xây dựng hình ảnh một vị lãnh đạo quân sự quyết liệt và mạnh mẽ khi Trung Quốc có cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Nhật Bản ở biển Hoa Đông cũng như khi Trung Quốc đang tìm biện pháp đối phó với chiến lược chuyển hướng trọng tâm về Châu Á của Mỹ.
- Nhịp sống biển Đông (BaoMoi) - TT - Trong tuần qua, cuộc thi đã nhận thêm hơn 100 ảnh tham dự, nâng tổng số ảnh dự thi lên hơn 800. Theo thể lệ, chỉ còn 10 ngày nữa cuộc thi sẽ kết thúc, rất mong những người chụp ảnh trên cả nước nhanh chóng gửi ảnh về ban tổ chức tại địa chỉ http://tuoitre.vn/nhipsongbiendong.
- Nhật kêu gọi Trung Quốc minh bạch quốc phòng (BaoMoi) - Nhật xem xét đưa tàu khu trục hải quân cũ tuần tra ở Senkaku/Điếu Ngư.
- Indonesia: ASEAN cần sớm làm dịu căng thẳng tại Biển Đông (BaoMoi) - Sau một loạt các động thái hung hăng của Trung Quốc trong những ngày vừa qua, một tiếng nói nhỏ bé đã vang lên từ Indonesia khi cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước này đề cập đến nguy cơ từ tranh chấp tại Biển Đông.
- Trung Quốc lại làm càn ở Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Tân Hoa xã ngày 5.3 dẫn lời Tiêu Kiệt, người đang giữ chức danh phi pháp “Thị trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tam Sa” của Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố những hành động mới xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Pilot property levy will be expanded, says official (Washington Post) - An expansion of a trial property tax on second homes is "probable" this year to shore up the finances of local authorities and curb property prices.
- Shoppers becoming smarter (Washington Post) - Chinese shoppers have become far smarter than their Western counterparts at checking product information online before taking the plunge.
- Tmall to sell imported milk powder online (Washington Post) - Tmall, a major Chinese online shopping platform, will cooperate with overseas baby formula companies to sell their products to Chinese consumers online, sources with Tmall said.
- China extends more loans to support agriculture (Washington Post) - China's central bank said Monday that it granted more loans in 2012 to financial institutions in rural areas in order to support agriculture.
- China builds on border trade (Washington Post) - Russia's accession to the World Trade Organization and the consequent tariff reduction with China implies promising opportunities for Chinese businesses as border trade between the two countries is expected to boom.
- Fur in comeback among followers of fashion with chic new styles (Washington Post) - Instead of a traditional present such as a piece of gold jewelry, she was given a white, knee-length mink fur coat by her husband.
- Guizhou welcomes investors (Washington Post) - Guizhou wants to encourage investors to help it realize an ambitious vision of building a wholesome well-to-do society by 2020.
- Manufacturing expands in Feb, but at slower pace (Washington Post) - China's manufacturing industry expanded for the fifth consecutive month in February, but at a weaker pace, influenced by the Spring Festival holiday and a decline in new orders, suggesting a modest economic recovery.
- Boeing expects deliveries to soar by 60% in 2013 (Washington Post) - Boeing Co is expected to increase its deliveries to China by 60 percent this year, the head of its operation in the country said on Friday, with orders for its full range of aircraft, including its troubled 787 Dreamliner jet.
- History unfolds (Washington Post) - The discovery of a 2,500-year-old dagger in Hubei province might prove that the states of Sui and Zeng were actually the same.
- Books help turn a new page (Washington Post) - Great works of literature guide officials in formulating policies for the future.
- Officer loses life in rescue attempt (Washington Post) - Residents from every corner of the Guangdong provincial capital arrived on the northern bank of the Pearl River on Monday, flowers in hand, to pray for a miracle for an armed police officer who was washed away while rescuing a drowning man.
- China issues stamps on Lei Feng (Washington Post) - China on Tuesday issued stamps to mark the 50th anniversary of late Chairman Mao Zedong's call of "learning from Lei Feng," the country's most famous Good Samaritan.
- City splurges 50m on 'luxury' public toilets (Washington Post) - Linfen city in Shanxi province has been criticized online after spending 50 million yuan on "luxury toilets" in the faux style of China's famous buildings.
- 30 injured in Southwest China quake (Washington Post) - 30 people have been confirmed injured, including 3 seriously, after a 5.5-magnitude earthquake hit SW China's Yunnan province on Sunday afternoon.
- Plum blossoms seen at scenic resort in E China (Washington Post) - A bunch of plum blossom is seen at the scenic resort "Plum Blossom Mountain" in Nanjing, capital of East China's Jiangsu province, March 2, 2013.
- Deputies to 12th NPC arrive in Beijing (Washington Post) - Deputies to the 12th National People's Congress arrive in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Premier calls for hukou reform to be expedited (Washington Post) - Premier Wen Jiabao called for efforts in his Government Work Report on Tuesday to advance urbanization "actively yet prudently" by speeding up reform of the household registration system.
- China to issue urbanization layout in 2013 (Washington Post) - China is likely to roll out a layout this year to guide the country's urbanization drive to advance in an "orderly and healthy" way, a senior economic official said Wednesday.
- Highlights of Wen's government work report (Washington Post) - Following are the highlights of a government work report distributed to media ahead the annual session of the National People's Congress (NPC) Tuesday morning.
- Top leaders attend CPPCC's panel discussion (Washington Post) - Xi Jinping (R front), general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) and Chairman of the CPC Central Military Commission, visits members of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC) from China Association for Science and Technology as well as science and technology circles and joins their panel discussion in Beijing, capital of China, March 4, 2013.
- China's defense policy key to Asia's stability: spokewoman (Washington Post) - China's defensive military policies have played a core role in maintaining peace and stability in Asia, a spokesperson for the annual session of China's national legislature said Monday.
- Yao stands for improving China's sports programs (Washington Post) - Former NBA star Yao Ming spent seven days writing his proposals, focusing on the best way to develop sports in the country.
- Japan warned not to cause friction with China (Washington Post) - Japan must be responsible for the consequences should any friction take place due to its disturbance of China's activities around the Diaoyu Islands, a Chinese official said Saturday.
- Political advisory body startssession (Washington Post) - The First Session of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC), the country's top political advisory body, opened in Beijing Sunday.
- Press gear up for 1st session of 12th CPPCC (Washington Post) - A news conference on the First Plenary Session of the 12th CPPCC National Committee is held at the Great Hall of the People in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Drug lord and 3 accomplices executed (Washington Post) - The execution of Myanmar drug lord Naw Kham and his three accomplices on Friday is far from the end of the suffering for some of the families of the victims.
Đã đến lúc ngồi lại để bàn lối ra !
Có một sự thật lịch sử là những khi nào đảng
cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ, bám sát
nguyện vọng của quần chúng nhân dân thì đảng giành thắng lợi to lớn.
Thời kỳ Cách mạng Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh
biết mềm dẻo và khôn khéo thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp
tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị khác nhau để huy động sức
mạnh toàn dân tộc đánh đổ phong kiến và thực dân nên đã thành công.
Các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và
chống Mỹ có nền tảng vững chắc là tinh thần yêu nước, căm ghét ngoại
xâm luôn mãnh liệt trong huyết quản của mỗi con dân nước Việt lại
được sự lãnh đạo đúng đắn lúc đó của đảng khi đã đoàn kết được mọi
tầng lớp xã hội và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện của
quốc tế nên đã thắng lợi vẻ vang.
Chính sách người cày có ruộng thời những năm
1950 hay chủ trương “khoán sản phẩm trong nông nghiệp” xuất phát từ sáng kiến của ông Kim Ngọc đã thực sự tạo nên
tinh thần phấn chấn và động lực kinh tế mạnh mẽ đối với hàng chục
triệu nông dân. Chủ trương Đổi mới những năm cuối của thập kỷ 80 thế
kỷ trước cũng đã khơi dậy sức mạnh thần kỳ như Thánh Gióng của cả
dân tộc giúp đất nước khởi sắc để hội nhập quốc tế và cất cánh.
Tuy nhiên trong quá khứ đảng cũng có những
sai lầm và thất bại khi đưa ra khẩu hiệu “trí, phú, địa, hào đào tận
gốc, trốc tận rễ” chịu ảnh hưởng của lý luận đấu tranh giai cấp,
cách mạng vô sản cực đoan, tả khuynh không phù hợp với thực tiễn xã
hội Việt Nam khiến cách mạng thoái trào sau sự kiện Xô viết Nghệ
Tĩnh.
Cải cách ruộng đất, “nhân văn giai phẩm”,
“chủ nghĩa thành phần, lý lịch”, cải tạo tư bản tư doanh ở Miền Bắc
năm 1954 và Miền Nam sau năm 1975 là những bài học đau xót vì đã áp
dụng cứng nhắc các giáo điều đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô
sản Mác-Lê khi chưa hiểu rõ hiện tình đất nước và khát vọng của dân
tộc.
Vẫn biết khát vọng Độc lập dân tộc là trường
tồn, mãnh liệt và bao trùm nhưng khi dân tộc đã có Độc lập rồi thì
một cách tự nhiên quần chúng đòi hỏi quyền Tự do, Dân chủ và cuộc
sống Hạnh phúc không phải chỉ trên khẩu hiệu, lời hứa suông hay
những dòng chữ vẫn được in trên tiêu đề của các biểu mẫu văn bản
giao dịch.
Nhân dân đã có Tự do chưa khi quyền
được phát ngôn, góp ý nêu nguyện vọng về những vấn đề trọng đại qua
các cuộc Trưng cầu dân ý vẫn bị “treo” đã 67 năm từ 1946 cho tới
nay? Chưa kể những quyền Tự do khác cứ bị “teo” dần trong những bản
Hiến pháp ra đời sau này.[1]
Những quyết định trọng đại có ảnh hưởng tới đất nước như dự án khai
thác Bô Xít Tây Nguyên, sáp nhập Hà Tây vào Hà nội v.v… người dân
nào có quyền biểu quyết!
Đặc biệt, gần đây các nhân sĩ trí thức tiêu
biểu, các cán bộ Cách mạng lão thành cùng hàng ngàn người dân đủ mọi
thành phần trong và ngoài nước tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992
lại lập tức bị quy kết là “suy thoái tư tưởng, tác phong và đạo đức”
hoặc “lợi dụng tự do dân chủ để chống phá chế độ”, “làm đảo chính
mềm” v.v.... Hỏi rằng dân chủ XHCN là như vậy thì còn thu phục được
ai đi theo đây? Hồ Chí Minh có sống lại chắc Người cũng phải nhỏ lệ
trước hiện thực tê tái này.
Nếu như chính sách “người cày có ruộng” ngày
nào đã tạo nên động lực to lớn cho Cách mạng thì giờ đây vì sao lại
để xảy ra tình trạng biểu tình, khiếu kiện trên cả nước vì mất đất
và đi liền với đó là nạn tham nhũng của đội ngũ hùng hậu các quan
tham có quyền phân đất hay đúng với sự thật hơn là cướp đất của nông
dân? Những “hậu sinh khả úy” của nghị Quế, nghị Hách năm xưa giờ đây
lại ra rả nói rất hay về “học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” và lòng trung thành với đảng cộng sản Việt Nam khiến những
người còn chút lương tri trong và ngoài đảng vô cùng ngao ngán và
phẫn uất.
Phải chăng chính sách về ruộng đất gần đây
trong Hiến Pháp đã thể hiện sự xa rời quần chúng khi mà nhà nước
thâu tóm lại toàn bộ quyền sở hữu về đất đai?
Sự xa rời đã tới mức nguy hiểm khi nhiều cơ
quan công quyền không đánh giá đúng tâm trạng người dân bức xúc
trước hành động xâm lấn Biển Đông của những lực lượng diều hâu ở Bắc
Kinh, xuống đường hoặc có những hành động phong phú khác biểu thị
lòng yêu nước, thì lại bị ngăn chặn, đàn áp thô bạo. Những lập luận
cho rằng có các thế lực thù địch sẽ lợi dụng biểu tình để chống đối
nhà nước rõ ràng không thể đứng vững nếu nhớ lại thời chống Mỹ trên
cả nước đã có biết bao cuộc tuần hành khổng lồ của quần chúng để tỏ
rõ ý chí quật cường của dân tộc Việt trước giặc ngoại xâm. Phải
chăng chính quyền thời nay đã rất khác thời đó nên mối quan hệ trong
một số lĩnh vực với nhân dân cũng khác xưa, thay vì đồng thuận lại
trở nên đối kháng?
Hay là vì phải giữ “hòa hiếu” và tôn trọng
các “cam kết cấp cao ở Thành đô” với thế lực bành trướng Đại Hán
đang muốn nuốt chửng Biển Đông bằng cái lưỡi bò bất chấp luật pháp
quốc tế thì chính quyền phải “hèn với giặc và ác với dân” như trước
đây Tự Đức đã hành xử khi Pháp xâm lược đầu thế kỷ XIX và Trần Nhật
Hiệu với lời tấu “Nhập Tống” hèn nhát bên thềm cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên lần thứ nhất?
Mọi sự nhân nhượng hay “động tác khéo léo” dù
mang tính chiến thuật với quân xâm lược nếu thiếu đi sự thông cảm và
hậu thuẫn mạnh mẽ của nhân dân yêu nước xưa nay đều thất bại. Chẳng
lẽ trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc còn thiếu các bài học đắng
cay hay sao ?
Vả chăng có người còn thành tâm nâng niu cái
“tài sản vô giá là ý thức hệ chung giữa hai ĐCS Trung Quốc và Việt
Nam” khi biết rõ rằng đối với Bắc Kinh không có đồng minh theo ý
thức hệ mà chỉ có quyền lợi thực dụng theo kiểu “Mèo trắng hay mèo
đen miễn bắt được chuột …” là trên hết.
Không
biết cái ý thức hệ của “bạn” nó cao cả và phù hợp với Việt Nam tới
đâu mà Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình gần đây
trong một phát biểu với cán bộ ở Bắc Kinh đã tỏ ra lo ngại về 2 mối
đe dọa lớn nhất hiện nay là sự suy yếu lòng tin của dân chúng và sự
gặm nhấm của tham nhũng có thể khiến ĐCS Trung Quốc chỉ đón nhận
sinh nhật đến lần thứ 100, tức là chỉ còn 8 năm … .[2]
Chẳng lẽ chúng ta cũng quyết cùng chung ý thức hệ với “bạn 16 chữ
vàng và 4 tốt ” để rồi cùng tiêu vong sau mấy năm nữa?
Chẳng ai nói dối hay lừa mị nhân dân được
mãi, thử hỏi những cán bộ mũ cao, áo dài thường lên lớp về chủ nghĩa
Mác- Lê, về liên minh giai cấp công–nông và cách mạng vô sản hay
định hướng XHCN có ai còn là vô sản hay người nào cũng có của chìm,
của nổi ở cả trong và ngoài nước trị giá nhiều tỷ rồi?
Nếu thật sự là trung thành với ý thức hệ của
giai cấp vô sản thì các vị có dám dũng cảm tổ chức những “Tuần lễ
Vàng” để quyên góp phần lớn khối tài sản khổng lồ của mình vào công
quỹ giúp đỡ người nghèo và phát triển đất nước theo tinh thần “hữu
ái vô sản” hay không?. Và nếu mai mốt những người nông dân bị mất
đất, hết kế sinh nhai, những công nhân bị thất nghiệp do nhà máy bị
phá sản bởi quan tham đục khoét như đã xảy ra với Vinashin,
Vinalines v.v…và đám thị dân cùng sinh viên ra trường thiếu việc làm
tụ họp nhau lại để hô những khẩu hiệu cách mạng vô sản cướp lại của
cải từ tay người giàu một lần nữa thì các vị có ủng hộ như cách đây
gần 70 năm nữa không?
Xem ra thì ngọn cờ ý thức hệ mà đảng đang
giương cao không tập hợp được quần chúng yêu nước hiện nay vì những
người cầm cờ đang thiếu chính danh và lòng tin của quần chúng.
Và nếu không làm được như thế thì hãy một lần
trung thực với bản thân và nhân dân để cùng ngồi lại với các tầng
lớp xã hội không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo hay dân
tộc và chính kiến để bàn về một lối ra khả dĩ nhất cho tương lai dân
tộc.
Tại thời điểm này của thế kỷ XXI lịch sử đã
sang trang, thế giới đã khác trước khi không còn sự đối kháng ý thức
hệ giữa hai phe Cộng sản và Tư bản suốt thời kỳ “chiến tranh lạnh”
và dân Việt Nam ta cũng khác trước. Đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã nêu, đại ý “người ở nhà tranh thì suy nghĩ khác người ở
nhà ngói…”, giờ đây khi cơm đã no, áo đã ấm và TV, tủ lạnh, xe cộ và
các tiện nghi sinh hoạt vật chất khác đã tạm gọi là đầy đủ đối với
số đông quần chúng thì nhu cầu có nhiều hơn tự do tinh thần, tư
tưởng và hoạt động cộng đồng đa dạng theo sở thích và sở trường
riêng đã trở nên ngày một phổ biến và cấp thiết.
Thế giới vốn đa nguyên và xã hội loài người
cũng vậy. Một chính đảng có thể giành thắng lợi trong những giai
đoạn lịch sử nhất định nhưng nếu không trau dồi sức chiến đấu, gần
gũi với quần chúng thì sẽ dần tha hóa và bị chính quần chúng đào
thải để cho những lực lượng chính trị hay đảng phái khác có sức sống
hơn tiến lên vũ đài. Bằng cách hiến định quyền lãnh đạo mọi mặt xã
hội Xô Viết tại điều 6 trong Hiến Pháp năm 1977 ĐCS Liên Xô tại sao
vẫn sụp đổ ? Ấy là vì lý tưởng của đảng đã bị nhạt phai và đảng đã
tự mình xa rời quần chúng để trở nên một tổ chức suy thoái,mất sức
chiến đấu do ở trên đỉnh cao quyền lực
độc tôn quá lâu mà không bị cạnh tranh để phải luôn tự mài sắc vũ
khí.
Theo tinh thần đó bản Kiến nghị về sửa đổi
Hiến Pháp 1992 do 72 nhân sĩ, trí thức và các vị lão thành Cách mạng
khởi xướng cần được nhìn nhận như một hành động yêu nước và có trách
nhiệm với dân tộc khi họ dũng cảm đề đạt đường hướng giúp đất nước
thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng sâu sắc, toàn diện trong khi
giặc ngoại xâm đang xâm nhập sâu vào các mặt chính trị - kinh tế -
văn hóa - xã hội v.v…và lăm le ngoài Biển Đông như hiện nay.
Có điều, đó mới chỉ là những đường
hướng đúng đắn và đã đến lúc đảng, nhà nước và tất cả các lực lượng
xã hội trong và ngoài nước cần ngồi lại với nhau để tìm ra những con
đường đi cụ thể theo tinh thần Diên Hồng, không bạo lực, quên
đi quá khứ và không hồi tố .[3]
Hy vọng rằng lãnh đạo ĐCS Việt Nam sẽ thể hiện thiện chí và chủ động
nắm bắt lấy cơ hội quý báu này để một lần nữa đảng vẫn giương cao
thắng lợi ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ và tiếp tục xứng đáng là một
đảng cầm quyền như Hồ Chí Minh trong Di chúc đã căn dặn.
Thăng long- Hà nội 6/3/2013
Phạm Gia Minh
[1]
Hoàng Xuân Phú. “Teo dần quyền con người trong Hiến
Pháp”. Blog Hoàng Xuân Phú. 15/1/2013
[2]
Theo Infonet ngày 4/3/2013
[3]
Nguyễn Trung. “
Thư ngỏ gửi Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ nước
CHXHCNVN” (viet-studies ngày 19/2/2013)
Mong ước của ĐCS là đảm bảo mọi người dân Việt Nam đều được tự do, ấm no và hạnh phúc
Các Bác chỉ nghĩ có mỗi 1 hướng cho mình, biết 1 mà không biết 10.
Tôi xin có chút ý kiến như sau:
“Việc ra đời bản Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức cấp tiến soạn ra rồi
gửi cho UB soạn thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi” như các bác đã biết là tất
cả cư dân mạng đều đọc và hiểu rõ nội dung.
Khẳng định: chúng tôi (ĐCSVN) cũng hiểu như các bạn, thậm chí hiểu rõ
hơn các bạn, mà không phải mới hiểu mà chúng tôi đã biết rõ điều này
trước đây hàng chục năm. Nội dung hoàn toàn đúng. Tất cả chúng ta đều
biết rằng 72 nhân sĩ trí thức soạn thảo ra bản Hiến pháp 72 là những
Đảng viên ưu tú của ĐCS.
Tuy nhiên, với quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay rất phức tạp, kể cả
tình hình chính trị trong nước cũng phức tạp không kém. ĐCS đang phải
tìm cách ứng phó phù hợp nhất với điều kiện khách quan để đảm bảo đời
sống của người dân ổn định, đất nước tránh thương vong.
Chẳng lẽ ĐCS chúng tôi cứ phải công bố rõ mọi điều, mọi ý, mọi đường lối
đối nội, đối ngoại trên khắp các mặt báo để thỏa mãn người dân chăng?
Như vậy chỉ được 1 mà mất 10. Kẻ thù của chúng ta biết chúng ta làm gì
thì chúng sẽ tìm mọi cách triệt hạ, phá hoại chúng ta.
Để người dân thấy thỏa mãn về dân chủ như trong bản Hiến pháp 72 thì chỉ
được 1 mà mất 10. Mất 10 ở đây chính là xã hội bạo loạn, người dân lầm
than, cướp bóc, chém giết khắp nơi,…
Các bác có biết tình trạng hiện nay của đất nước Iraq, Syria, Libya,..
không? Các bạn có muốn Đất mẹ Việt nam đau thương như vậy không? Tôi tin
chắc, không có người dân nào, nhân sĩ nào muốn điều này.
Vậy thì sao? Chúng ta hãy để ĐCS lãnh đạo, uyển chuyển trong đối nội và
đối ngoại,… từng bước đưa đất nước ta qua giai đoạn khó khăn này và đưa
đất nước ta từng bước lớn mạnh như tất cả chúng ta đã và đang mong muốn.
Đừng vội vàng, đừng hoài nghi và hãy kiềm chế để tránh âm mưu và thủ
đoạn của kẻ địch tìm cách chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của chúng ta.
Mục tiêu của ĐCS là lãnh đạo đất nước, cùng với quân đội và nhân dân:
giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ đất nước, xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Mong ước của ĐCS là đảm bảo mọi người dân Việt
Nam đều được tự do, ấm no và hạnh phúc. Đó cũng chính là mong ước của
nhân dân ta, dân tộc ta. Chưa bao giờ có sự sai lệch giữa mục tiêu, mong
ước của ĐCS với mục tiêu và mong ước của nhân dân ta, dân tộc ta.
Để tránh sự hoài nghi và lấy lại lòng tin của nhân dân, từ nay trở đi,
ĐCS sẽ cùng với nhân dân kết hợp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của
cơ quan Đảng và Nhà nước. Kiên quyết xử lý công khai các cán bộ lãnh đạo
vi phạm Luật pháp, vi phạm điều lệ ĐCS, vi phạm thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Dứt khoát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bất kể họ là ai.
Kiên quyết thực hiện “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”
Xin trân trọng.
(Tôi không phải là DLV, tôi chỉ xin được “phản biện” một chút thôi)
(Blog Nguyẽn Tường Thụy)
Hiến pháp là gì ?
Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí
thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và
ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có
liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào
quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết
gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý
thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên
của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?
Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp,
càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm
triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực "hiện đại" - xã hội, môi
trường, sinh thái... Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi
đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh
hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của
nước ta là một nước "văn minh"? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế
đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi
chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp
trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh
này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy
hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là "hiến pháp" thì đương
nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó,
tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường
của mọi xã hội văn minh.
Vậy thì, ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Ai cũng biết câu trả
lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách Mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.
Trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là
hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý
nghĩa như sẽ có về sau. Cho đến Cách Mạng 1789, nước Pháp sống dưới chế
độ quân chủ, với ông vua có toàn quyền, nhưng ngay từ trong lý thuyết,
quyền của ông gặp phải một hạn chế: ông phải tuân theo những "luật căn
bản của vương quốc". Các luật này rất hiếm, và hồi đó chưa có phương
thức gì cụ thể để buộc ông phải tuân theo, nhưng trên thực tế, chế độ
quân chủ ở Pháp không đến nỗi "tuyệt đối" như ta nghĩ, và ngay cả ông
vua đã từng tuyên bố "Quốc Gia là Trẫm" - Louis 14 - so với các nhà độc
tài ngày nay hãy còn nhẹ ký lắm. Ngoài những "luật căn bản của vương
quốc" mà quan trọng nhất là sự thỏa thuận của dân chúng về thuế má,
quyền hành "tuyệt đối" của ông vua còn gặp phải một vài giới hạn khác do
sự hiện diện của một vài định chế phong kiến nằm trung gian giữa vua và
dân: các hội đoàn, đoàn thể nghề nghiệp, các thành phố... mà tập tục cổ
truyền đã trao cho những đặc quyền, và những đặc quyền ấy được sử dụng
một cách bền bỉ, dai dẳng, đối kháng với quyền của vua. Hơn nữa, các Tòa
Án cũng có một quyền đặc biệt, từ đó mà dần dần phát triển lên thành
quyền chính trị: đó là quyền đăng bạ những sắc dụ của ông vua; sắc dụ
chiếu chỉ chỉ được thi hành sau khi được đăng bạ. Các ông Tòa không do
vua bổ nhiệm nên vua không áp đảo được họ; cái chức vị ấy là họ mua.
Đồng tiền ban chức tước, nhưng đồng tiền cũng ban độc lập mà họ cực lực
bảo vệ để trở thành một quyền thực sự. Cuối cùng, tập tục buộc ông vua
phải được sự thỏa thuận của một cơ quan thực sự đại diện của dân, một
Đại Hội đại biểu tập hợp ba giai tầng xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình
dân. Dù cho Đại Hội này không được triệu tập từ 1614 đến 1789, trên lý
thuyết, sự thỏa thuận vẫn là nguyên tắc mà quân quyền không chối bỏ.
Vậy thì, trong thời gian tiền Cách Mạng, nước Pháp ở trong cái thế tranh
chấp dai dẳng, tuy chẳng quân bình, giữa ông vua và các cơ quan đối
trọng mà quan trọng nhất là các Tòa Án. Ông vua xác quyết chủ quyền
tuyệt đối của mình; các nhà luật học tiến bộ nhấn mạnh trên sự thỏa
thuận để cai trị. Họ nói: thỏa thuận có nghĩa là ông vua không được đứng
trên luật pháp, và do đó quyền của ông vua không phải tuyệt đối mà là
có giới hạn. Nói một cách khác, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp
giữa chủ thuyết quyền tuyệt đối của vua và chủ thuyết hiến pháp, hiến
định. Trong tranh chấp lý thuyết đó, bên nào cũng viện dẫn "hiến pháp
quân chủ", nhưng một bên nhấn mạnh quân chủ, một bên nhấn mạnh hiến
pháp, chính sự dằng co giữa hai quyền lực, của vua và của Tòa Án, diễn
tả bản chất của hiến pháp lúc đó. Ngã hẳn về phía vua chăng? Vua sẽ
thành chuyên chế. Ngã hẳn về phía các Tòa Án chăng? Ông vua sẽ không hơn
gì vua nước Anh, có tiếng mà không có miếng. Trên thực tế, mặc dầu cố
gắng của các nhà luật học, nước Pháp đã không đi vào được con đường hạn
chế quyền lực thực sự như ở Anh hồi thế kỷ 17. Các Tòa Án, cũng như Đại
Hội đại biểu ba thành phần, không đủ sức để vượt qua quyền của vua.
Nhưng đặc tính dằng co vẫn được duy trì kể cả trong lý thuyết, ngay cả
về phía các lý thuyết gia chính thống của quân quyền. Jean Bodin, cực
lực thuyết minh chủ quyền của vua là thế, mà cũng không diễn dịch "hiến
pháp quân chủ" như là độc đoán, độc tài, cũng phân biệt "quân chủ vương
giả" khác với quân chủ "bạo ngược", cũng nói rõ "quyền lực tuyệt đối"
không phải là "quyền lực tùy tiện".
Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh.
Chính trong bối cảnh chính trị của một nước Pháp quân chủ, hạn chế trên
thực tế nhưng vẫn tuyệt đối trên lý thuyết, mà tác phẩm "Tinh yếu của
luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước
ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm
1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại. Điểm đầu tiên
phải lưu ý là Montesquieu xây dựng một lý thuyết tự do trong một không
khí quyền lực tuyệt đối. Tự do là bà mẹ trong tác phẩm. Nhưng, như ông
nói, tác phẩm không được sinh ra từ một bà mẹ tự do. Đó chính là điểm
đặc sắc tuyệt cú của Montesquieu. Với Montesquieu, khái niệm "hiến pháp"
gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm
từ chế độ chính trị của nước Anh. Chương 11 của tác phẩm ghi rõ trong
tiêu đề: "Về những luật tạo nên tự do trong mối tương quan giữa tự do và
hiến pháp". Tương quan gì? Chỉ có tự do khi hiến pháp hạn chế quyền
lực. Không ai không biết câu viết này, sáng chói như chân lý, ngọn hải
đăng của thế kỷ 18: "Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền
lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp
phải giới hạn". Vậy vấn đề là phải đặt ra giới hạn. Phân quyền nhắm mục
đích ấy, bởi vì, lại một chân lý nữa, "quyền lực ngăn chận quyền lực" để
quyền lực không nằm trọn trong một nắm tay.
Vậy, với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ
chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó
với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một
chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ
thời cổ đại Hy Lạp.
Với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.
Tác phẩm của Montesquieu làm dấy lên cả một trào lưu trí thức nâng danh từ "hiến pháp", từ chỗ chưa có ý nghĩa rõ ràng, lên địa vị vinh quang của khái niệm, đề tài của mọi tranh luận, mục tiêu của mọi tranh đấu nhắm hạn chế quyền hành. Sau 1750, các Tòa Án ở Pháp tận dụng quyền phản biện (droit de remontrances) sẵn có để bày tỏ ý kiến về các sắc dụ chiếu chỉ của vua và để bảo vệ những quyền căn bản mà họ không còn xem như của vương quốc nữa mà là của cả dân tộc và chính họ là cơ quan nắm giữ. Trong một phản biện của Tòa Án Rennes năm 1757, quyền của vua và quyền của các Tòa Án được diễn tả trong ý nghĩa mới đó của "hiến pháp": "Do một quyền thiêng liêng có sẵn nơi địa vị của Hoàng Thượng, bất khả truyền, bất khả trao cho ai khác, Hoàng Thượng là nguồn gốc của mọi pháp chế. Nhưng do một hiến pháp căn bản của nền quân chủ, Tòa Án của Hoàng Thượng là hội đồng cần thiết để luật được kiểm tra, là cơ quan để luật được ban hành, là người bảo đảm cho sự minh triết của luật, là nơi đăng bạ để duy trì và thi hành luật, bởi vì từ xưa đến nay Tòa Án là người cộng sự thiết yếu của Hoàng Thượng, nhờ đó việc cai trị được văn minh và gìn giữ".
Cùng với quan niệm mới về hiến pháp của Montesquieu, các Tòa Án nới rộng
phạm vi của những "luật căn bản" và định nghĩa như là "những luật liên
quan đến việc tổ chức các quyền trong chế độ quân chủ". Một tác giả quý
tộc - marquis d'Argenson - dám so sánh ví von thế này: "Dân tộc ở trên
các ông vua như Nhà Thờ công giáo ở trên giáo hoàng". "Luật căn bản",
"hiến pháp", "quyền của Dân Tộc", các yếu tố đó trộn lẫn với nhau trong
một luận thuyết nhằm chống lại luận thuyết quyền lực tập trung của vua.
Từ "hiến pháp" càng ngày càng được dùng trong tranh luận, với ý nghĩa
chính trị như đã nói ở trên, "như là một dụng cụ có khả năng giới hạn
vương quyền để bảo vệ một trật tự siêu việt vương quyền".Tòa Án có mặt
từ lâu trong lịch sử nhưng bây giờ mới cố gắng nâng mình lên trong thử
thách để hiện diện như là đối trọng của vương quyền. Ý niệm đối trọng
dần dần đi vào ý nghĩa của hiến pháp.
Tuy vậy, tất cả những tranh luận lý thuyết và thử thách thực tế trên đây
vẫn không làm lung lay được một vương quyền cứng rắn. Khái niệm hiến
pháp thay đổi, nhưng vẫn mang ý nghĩa chính trị, chưa được diễn dịch cụ
thể ra thành ngôn ngữ luật pháp có khả năng tạo nền móng cho những quyết
định pháp lý. Khác với nước Anh mà tập tục chính trị dần dần được thay
đổi để chế độ quân chủ đổi mới trong ôn hòa, ở Pháp, cánh cửa không mở
ra được vì vương quyền khóa chốt. Các Tòa Án nại quyền của Dân Tộc? Ông
vua trả lời Ta đây, và chỉ Ta đây mới có quyền bảo vệ những "luật của
lịch sử". Một bên là hiến pháp trong nghĩa tự do của Montesquieu, một
bên là những "luật căn bản của vương quyền" diễn dịch theo điệp khúc cũ.
Để ý nghĩa chính trị của hiến pháp có được nội dung pháp lý hữu hiệu,
phải đợi 1789. Thế thôi, có ai bao giờ đoán trước được Cách Mạng sẽ đến
đâu? Ai đoán trước được ông vua toàn quyền thế kia - Louis 16 - có ngày
mất tiêu cái chỗ đội mũ - đội vương miện?
Với Cách Mạng 1789, một lý thuyết gia lừng lẫy khác, Sieyès, giải quyết
tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của vương quyền" một
cách trọn vẹn và cách mạng. Ông giải quyết bằng cách từ bỏ luận cứ quyền
lịch sử để lập luận trên quyền thiên nhiên. Từ đây, tranh luận lý
thuyết không còn xoay quanh giữa quyền "tuyệt đối" và quyền "tùy tiện"
nữa, mà tập trung trên "chính thể hiến pháp" và "quyền bính chuyên chế":
một bên có giới hạn do hiến pháp định, một bên vô giới hạn. Từ đây,
hiến pháp có thêm một nội dung luật pháp để cụ thể hóa ý nghĩa chính
trị. Biến chuyển này xảy ra được một phần lớn là nhờ ảnh hưởng của Cách
Mạng Mỹ. Mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ nổi dậy giành độc lập, xây
dựng một chế độ chính trị riêng, ghi nhận long trọng trong một văn bản
được chấp thuận năm 1787 ở Đại Hội đại biểu Philadelphia. Đứng về phương
diện khái niệm hiến pháp mà nói, họ nổi dậy chống lại cái gì cụ thể?
Chống lại một số luật bất công, nhất là luật thuế má, của Quốc Hội Anh
mà họ cho là trái với các hiến chương thuộc địa. Để chống lại các luật
đó, họ nảy ra cái tư tưởng này: có các quyền không thể sửa đổi được, các
quyền đó phải được ghi rõ trong một thứ luật khác cao hơn, tức là hiến
pháp thành văn, có hiệu lực pháp lý, nghĩa là bắt buộc. Đừng quên rằng
trong thời gian ấy, mẫu quốc của họ là nước Anh, và nước Anh chỉ có một
thứ luật thôi là luật do Quốc Hội làm ra, không có hiến pháp thành văn.
Làm luật được thì sửa đổi luật cũng được. Bởi vậy, cái ý nghĩ phải có
một thứ luật cao hơn mọi luật khác, được ghi chép hẳn hoi thành văn bản,
là ý nghĩ cách mạng, đưa khái niệm hiến pháp vào thời đại mới. Ý nghĩ
đó bay ngược qua Đại Tây Dương, hạ cánh xuống Cách Mạng Pháp, giải quyết
rốt ráo tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của lịch
sử". Cả hai khái niệm được trộn lẫn với nhau thành một trong một văn
bản, được soạn thảo và chấp nhận một cách đặc biệt, văn bản ấy luật hóa
một khái niệm trước đây còn mang tính chính trị.
"Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật" - Thomas Payne
Ngày nay, ta khó thấy ý nghĩ đó là tuyệt tác vì đã quá quen với cái từ
"hiến pháp". Lúc đó, từ "hiến pháp" hãy còn lẫn lộn với từ "chính phủ",
"chính quyền", hai bên không khác nhau cho đến trước ngày Cách Mạng Mỹ.
Một nhân vật quý tộc Pháp, trong một thư viết cho vua, đã thốt ra một
câu tiêu biểu: "Làm sao người ta có thể đồng thời vừa là bạn của chính
quyền vừa là kẻ thù của hiến pháp được?" Từ đây, gió lốc cách mạng thổi
bay từ "gouvernement" ra khỏi từ "constitution". Yêu vợ không phải là
yêu bồ. Hai vợ không phải đều là vợ cả. Thomas Payne, lý thuyết gia nổi
bật của Cách Mạng Mỹ, nói rõ: "Hiến pháp là một văn bản không phải của
chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính
quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật". Ông nhắc lại
lần nữa: "Một hiến pháp là một điều có trước chính quyền, và một chính
quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp. Hiến pháp của một nước không phải
là văn bản của một chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính
quyền".
Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật.
Giữa hai bờ Đại Tây Dương, khái niệm hiện đại về hiến pháp thành hình
nhờ ảnh hưởng qua lại giữa Montesquieu và Cách Mạng Mỹ. Montesquieu ngại
quyền lực. Các thuộc địa ở Mỹ, ngay từ hồi nổi dậy, cũng đã nhìn quyền
lực như thế qua ông vua George III, tuy rằng hồi đó vua đã bắt đầu mất
thực quyền trong chế độ chính trị nước Anh. Cũng từ Montesquieu, lý
thuyết phân quyền được thực hiện tại Mỹ, và áp dụng chặt chẽ hơn cả ở
châu Âu vì Quốc Hội không thể buộc Tổng Thống từ chức, Tổng Thống không
thể giải tán Quốc Hội. Ngược lại, từ Mỹ, việc luật hóa lý thuyết chủ
quyền thuộc về toàn dân ảnh hưởng trên tư tưởng của Sieyès. Chủ quyền đã
thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ
quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập
hiến" được chế ra thành luật. Sieyès tóm tắt: "Hiến pháp bao gồm đồng
thời: việc thành lập và tổ chức nội bộ các quyền lực khác nhau của nhà
nước, mối tương quan tất yếu và sự độc lập giữa các quyền lực đó, và
cuối cùng, những cảnh giác chính trị phải cẩn thận xây dựng chung quanh,
để các quyền lực đó lúc nào cũng có ích lợi nhưng không bao giờ trở
thành nguy hiểm. Đó là ý nghĩa chính xác của danh từ hiến pháp; ý nghĩa
đó liên quan đến toàn thể quyền lực của nhà nước và sự phân chia những
quyền lực đó".
Từ đầu, ý tưởng của Montesquieu đã liên hệ rõ ràng khái niệm hiến pháp
với khái niệm quyền lực hạn chế để chống lại quyền hành tuyệt đối, nghĩa
là vô giới hạn và tùy tiện. Đến đây, việc phân quyền được xây dựng
thành những nguyên tắc thành văn, tối thượng, mà mục đích là thiết lập
những giới hạn minh bạch, ai cũng biết, về quyền lực của người cầm
quyền. "Nếu quyền lực không có giới hạn, quyền lực tất yếu trở thành tùy
tiện, và không có gì trực tiếp đối chọi với một hiến pháp bằng bạo
quyền", Mounier đã phát biểu như thế trong diễn văn đọc ngày 7-7-1789
trước Hội Đồng Lập Hiến. Ông là đại biểu lừng danh của giai cấp bình
dân. Tư tưởng đó được viết chắc nịch như đinh đóng cột trong điều 16 của
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: "Bất cứ xã hội nào trong đó các
quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội
đó không có hiến pháp".
Tác giả bài này muốn nói gì khi nhắc lại những kiến thức phổ thông trên
đây? Duy nhất điều này thôi: lịch sử của khái niệm hiến pháp bắt đầu từ
một khao khát: tự do; khao khát đó sẽ không bao giờ thực hiện được trước
một quyền lực tuyệt đối; để quyền lực không phải là bạo lực, phải phân
quyền; để sự phân quyền được rõ ràng, minh bạch, phải ghi thành luật,
luật đó là tối thượng, là mẹ của mọi thứ luật khác. Nghĩa là: để định
nghĩa hiến pháp là gì, đừng quên rằng bắt đầu quá trình là một ý tưởng
chính trị và kết thúc là một văn bản luật pháp, từ đó mà quyết định cái
gì là hợp pháp, cái gì là bất hợp pháp trong mọi hành động lập pháp và
lập quy của các cơ quan nhà nước. Chỉ một ý đó thôi mà tác giả đã lặp đi
lặp lại bao nhiêu lần: Hiến pháp là một ý tưởng chính trị được luật hóa
vào một giai đoạn quan trọng nào đó của lịch sử để một trật tự chính
trị trở thành chính đáng. Điều này bao gồm hai ý nghĩa: thứ nhất, trật
tự chính trị nào cũng mượn danh nghĩa luật để trở thành một trật tự pháp
lý; nhưng thứ hai, không luật pháp nào ban tính chính đáng cho một trật
tự chính trị nếu luật đó không xuất phát từ nguyện vọng đích thực của
nhân dân.
°°°
Hơn một thế kỷ rưỡi sau Cách Mạng, nước Pháp có ông tổng thống De Gaulle
làm một hiến pháp mới - hiến pháp hiện tại - để chấm dứt một trật tự
chính trị cũ, lập một trật tự chính trị mới, mở đầu Đệ Ngũ Cộng Hòa.
Trong một cuộc họp báo quan trọng ngày 31-1-1964, ông định nghĩa hiến
pháp trong một câu nổi tiếng: "Hiến pháp là một tinh thần, những định
chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình
bày ở trên.
Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi:
"hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng
chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có
thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.
Một thực tiễn? Tất nhiên, vì hiến pháp phải được áp dụng để trở thành
luật nói, nếu không thì là luật câm. Những định chế? Hiển nhiên, khỏi
cần nói. Tôi chú trọng mấy chữ đầu: "một tinh thần". Vậy tinh thần này
là gì trong bối cảnh lịch sử đã làm hình thành hiến pháp ở Pháp và ở Mỹ?
Tự do! Tinh thần này quyết định tất cả. Quyết định việc thành lập các
định chế. Quyết định thực tiễn của pháp luật, cả luật mẹ lẫn luật con.
Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi:
"hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng
chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có
thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.
Vậy thì dân chúng Việt Nam chờ đợi cái tinh thần gì được luật hóa trong
hiến pháp? Một tinh thần phù hợp với giai đoạn hòa bình của đất nước,
sau nhiều năm chiến tranh đòi hỏi con người phải hy sinh nhiều thứ, kể
cả thứ quý nhất trong đời là tự do. Chiến tranh là tình trạng bất
thường, hòa bình là chấm dứt tình trạng bất thường, là phải trả lại cho
con người cái khao khát bức thiết nhất của con người ở muôn thuở và muôn
nơi, là phải trả lại cho con người Việt Nam cái giá đã mua bằng máu, là
phải thực hiện lời cam kết chói lọi trong Tuyên ngôn độc lập vinh
quang: ai cũng biết, đó l�"quyền tự do". "Không có gì quý hơn độc lập,
tự do": đó là tinh thần mà người dân chờ đợi luật hóa trong hiến pháp,
một hiến pháp hoàn toàn mới, phù hợp với giai đoạn mới, giai đoạn hòa
bình.
Tinh thần là như vậy, định chế sẽ thế nào? Tất cả những gì tôi nói trong
bài này có thể tóm gọn trong hai chữ: ôn hòa. Quyền lực phải biết ôn
hòa. Chính thể ôn hòa là chính thể tốt nhất. Đó là văn minh mà Âu châu
thừa hưởng từ tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Montesquieu cũng chỉ là tiếp
nối tư tưởng Aristote. Nhưng đó cũng chính là văn minh của Việt Nam, của
tư tưởng Việt Nam, không hề độc đoán.
Đảng Cộng sản đã nhiều lần nêu vấn đề định nghĩa lại lãnh đạo. Đúng vậy,
nhưng thế này thì hợp với mong mỏi hơn: định nghĩa lại lãnh đạo là thế
nào để phù hợp với thời bình, thế nào để thực hiện lời cam kết "quyền tự
do". Đó là cứu cánh của chính trị. Đó là cứu cánh của quyền lực. Một
quyền lực ôn hòa trong thời bình, khác với thời chiến tranh, khác với
thời tranh đấu bí mật trước mùa Thu tháng Tám. Đó là tinh thần mới phải
có trong hoàn cảnh mới của đất nước, cần thực sự đoàn kết toàn dân. Tinh
thần đó sẽ quyết định tất cả mọi điều khác trong hiến pháp. Tinh thần
đó, người dân khao khát chờ đợi từ lâu để được là tác giả của hiến pháp
mới.
Dưới ảnh hưởng đó của tư tưởng luật hóa hiến pháp đến từ Mỹ, từ ngữ
"luật căn bản" của Pháp được ngôn ngữ luật đưa lên địa vị tối thượng:
hiến pháp là luật tối thượng, nghĩa là, rất cụ thể, cao hơn tất cả các
luật khác và làm vô hiệu tất cả luật nào trái lại. Đây cũng là một sáng
tạo tuyệt tác bắt nguồn từ một sự việc bình thường trước Tòa Án Tối Cao
của Mỹ. Ông Marburry, được bổ nhiệm thẩm phán nhưng chờ mãi đến đáo hạn
mà vẫn không nhận được giấy tờ bổ nhiệm. Ông kiện tổng thống Adams (mà
người đại diện là bộ trưởng Madison) đòi gửi công văn bổ nhiệm. Ông Tòa
Marshall xử rằng: kiện là đúng, nhưng đạo luật được viện dẫn ra để kiện
là không hợp với hiến pháp, là vi hiến. Chuyện bình thường ở Mỹ. Nhưng
là chuyện động trời trong lịch sử hiến pháp của Pháp vì Tòa Án dám xía
vào lĩnh vực lập pháp để phán đúng hay sai. Cần nhấn mạnh vụ kiện danh
tiếng Marburry chống Madison này ở đây để hiểu quá trình luật hóa hiến
pháp và sức mạnh của tinh thần trọng pháp. Mười ba thuộc địa ở Mỹ phải
nổi dậy để đòi truất bỏ những luật bất công. Khổng Mạnh ở ta ngày xưa
cũng lao xao với sĩ tử rằng nước có thể lật thuyền... Suy diễn bài học
từ ông Tòa Marshall, luật pháp có chức năng và khả năng giải quyết tranh
chấp chính trị một cách hòa bình, khỏi cần gươm dáo, mà cũng khỏi phải
lội nước lật thuyền.
Cao Huy Thuần - Giáo sư đại học (Pháp)
-------------
Chú thích:
Một số câu trích dẫn đặt trong ngoặc kép là lấy từ: Olivier Beaud,
L'Histoire du concept de constitution en France. De la constitution
politique à la constitution comme statut juridique de l'Etat, Jus
politicum, Vol. 2, Juin 2010. Có thể đọc trên mạng:
http://www.juspoliticum.com/L-histoire-du-concept-de.html
(Tia sáng)
Một bức hình, nghìn lời nói
"Gọi
quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên
phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân
đội Đảng Cộng sản."
"Gọi
quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên
phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân
đội Đảng Cộng sản." (Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh)
Vũ Thế Phan
(Sưu tầm)
(Sưu tầm)
Một chút sự thật về Báo Mới
Báo Mới từ lâu đã là một thứ “ký sinh” trong làng báo Việt Nam, ngang
nhiên chiếm đoạt công sức của những người lao động báo chí chân chính.
Báo Mới là trang web của Công ty cổ phần EPI Việt Nam hoạt động theo giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012.
Tham khảo thông tin từ Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và Internet
(Bộ Thông tin & Truyền thông), Petrotimes được biết: Báo Mới chỉ
được quyền tổng hợp tin tức từ các báo khác khi có sự cho phép hoặc hợp
tác từ chủ của nguồn tin. Việc thỏa thuận hợp tác chỉ được thực hiện với
rất ít các tờ báo, còn lại đa số là Báo Mới tự động ăn cắp thông tin để
sử dụng.
Đã rất nhiều lần, các báo điện tử lớn ở Việt Nam như Dân Trí, VnExpress,
VietNamNet… có yêu cầu Báo Mới phải dừng ngay việc ăn cắp thông tin.
Tuy nhiên, cũng chỉ được vài ngày là “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen
mắt” sự việc lại tái diễn.
Báo Mới tự động lấy thông tin của hàng chục tờ báo mỗi ngày |
Thực trạng này đã diễn ra từ rất nhiều năm qua và chưa có cơ quan báo
chí nào lên tiếng một cách quyết liệt, phần vì một số cơ quan báo chí
đang có rất nhiều lầm tưởng quanh sự việc này.
Nhiều báo, trang tin điện tử hiểu nhầm rằng Báo Mới sẽ chia sẻ lại lượng page view nhưng kỳ thực không phải vậy.
Báo Mới thực hiện cơ chế lấy tin bài tự động từ các báo điện tử khác, có
nghĩa là khi tờ báo nào được Báo Mới đưa vào danh sách “lấy cắp” thì tờ
báo đó xuất bản tin bài gì thì Báo Mới sẽ tự động có ngay tin bài đó.
Trên trang Báo Mới có 2 dạng thức hiển thị, dạng thức thứ nhất là khi
độc giả click vào ảnh đại diện của bài viết, sẽ được dẫn đến một giao
diện của riêng Báo Mới. Ở dạng thức hiển thị này, độc giả muốn đọc trang
tin gốc thì ấn vào nút “đọc tin gốc” rất nhỏ ở góc bên phải màn hình.
Thường thì nút nhỏ này không được chú ý.
Ở dạng thức hiển thị thứ 2, là khi độc giả click vào tên bài viết. Báo
Mới sẽ hiển thị giao diện của các trang báo gốc. Nhiều người lầm tưởng
rằng, đây là trang web gốc của báo điện tử, nhưng kỳ thực chỉ là sự hiển
thị về mặt hình ảnh được Báo Mới chụp lại. Đường link của trang web này
vẫn thuộc về báo mới và bắt đầu bằng http://www.baomoi.com/....
Số lượng view mỗi bài viết trên Báo Mới có thể lên đến hàng chục, hàng
trăm ngàn, trong khi trang web gốc, trực tiếp sản xuất tin bài chỉ được
hưởng một lượng rất nhỏ. Việc chia sẻ lượt truy cập là không đáng kể. Ví
dụ như trong ngày 4/3/2013, Báo Mới tự động lấy thông tin “Mua xe Spacy
với giá... 600 nghìn đồng” của Petrotimes, có đến hơn 50.000 lượt truy
cập trên Báo Mới, trong khi số view của trang web gốc (Petrotimes) là
chưa đầy 10.000 (bằng 1/5)
Nhiều tờ báo đã lầm tưởng về việc này và hi vọng Báo Mới chia sẻ page
view, nhưng việc này là không có. Kể cả ở tình huống Báo Mới chấp nhận
chia sẻ view thì cũng không thể có chuyện một người thò tay vào túi
người khác trộm một xấp tiền rồi “bo” lại cho gia chủ vài tờ để gọi là
đã rửa sạch được tội ăn cắp. Có chăng, hàng động “bo” lại này chỉ là để
cho người bị đánh cắp “nguôi giận” và bớt chú ý hơn.
Những người làm báo chân chính phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động mới có được tin bài phục vụ độc giả. |
Một điều nữa mà lâu nay độc giả lầm tưởng rằng Báo Mới là một tờ báo. Kỳ
thực thì Báo Mới không phải là cơ quan báo chí, không có chức năng hoạt
động báo chí, không có Tổng biên tập, không có đội ngũ phóng viên, biên
tập viên để viết tin bài mà chỉ đơn thuần đi “chôm chỉa”
Mỗi tờ báo điện tử hàng năm phải đầu tư một khoản tiền rất lớn, lên tới hàng chục tỷ đồng để duy trì đội ngũ phóng viên, biên tập viên để sản xuất tin bài. Để phát triển và chiếm được một lượng độc giả nhất định, các tờ báo điện tử đều phải tích lũy uy tín trong nhiều năm.
Để có được những tin bài nóng hổi nhất đến bạn đọc, phóng viên phải lăn lộn khắp mọi nơi, đổ mồ hôi, công sức, thậm chí là cả máu.
Duy chỉ có Báo Mới là ngồi một chỗ và “chôm” nhanh gọn mà không tốn một chút công sức nào.
Với việc lấy tin bài của các báo điện tử khác, Báo Mới ngang nhiên đưa tin như một tờ báo chính thống, lại không phải chịu trách nhiệm về thông tin trước các cơ quan chức năng.
Chưa hết, từ lượng tin bài ăn cắp, Báo Mới thực hiện việc kinh doanh quảng cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi nhuận quảng cáo của các báo điện tử. Thậm chí, website này còn bán tin thu tiền trên phiên bản dành cho điện thoại di động (mobile). Để đọc những tin này, độc giả sẽ phải mất 5.000 đồng, số tiền được trừ thẳng trên tài khoản điện thoại.
Những người lầm lỗi có thể chỉ vì ăn cắp một chiếc xe đạp mà phải đi tù, đằng này, đi đánh cắp hàng chục, hàng trăm nghìn sản phẩm trí tuệ một cách trắng trợn lại nhởn nhơ cho mình đặc quyền như là “đại diện” cho các tờ báo điện tử Việt Nam.
Báo Mới có thể huyễn hoặc cho mình là “Google của Việt Nam” nhưng huyễn hoặc thì mãi vẫn là huyễn hoặc. Google thực hiện sao lưu dữ liệu các trang web trên khắp thế giới chỉ đơn thuần phục vụ cho công việc tìm kiếm. Họ rất tôn trọng bản quyền và dẫn thẳng đường link vào trang web gốc chứ không “lập lờ đánh lận con đen” kiểu như Báo Mới.
Báo Mới từ lâu đã được ví như một thứ “ký sinh” trong làng báo Việt Nam, ngang nhiên chiếm đoạt công sức của những người lao động báo chí chân chính. Chính vì sự chiếm đoạt công nhiên và dễ dàng như vậy, đã kéo theo một trào lưu khá nguy hiểm trong thông tin truyền thông hiện nay, đó là hiện tượng “copy – paste, xào xáo thông tin”. Ngồi một chỗ, vừa nhàn hạ, vừa đỡ tốn kém lại kiếm được nhiều tiền kiểu như Báo Mới, tội gì mà không làm. Báo chí lại ngày càng vắng đi những cây bút sắc sảo chịu đi, chịu viết, chịu tìm tòi để mang đến cho độc giả những thông tin mới lạ, sâu sắc và trung thực.
Đây có lẽ là lúc mà cả làng báo phải dũng cảm để loại bỏ một vật ký sinh, cũng là để chấn chỉnh lại mình, làm tốt hơn nữa sứ mệnh là những người đưa tin phục vụ độc giả.
Mỗi tờ báo điện tử hàng năm phải đầu tư một khoản tiền rất lớn, lên tới hàng chục tỷ đồng để duy trì đội ngũ phóng viên, biên tập viên để sản xuất tin bài. Để phát triển và chiếm được một lượng độc giả nhất định, các tờ báo điện tử đều phải tích lũy uy tín trong nhiều năm.
Để có được những tin bài nóng hổi nhất đến bạn đọc, phóng viên phải lăn lộn khắp mọi nơi, đổ mồ hôi, công sức, thậm chí là cả máu.
Duy chỉ có Báo Mới là ngồi một chỗ và “chôm” nhanh gọn mà không tốn một chút công sức nào.
Với việc lấy tin bài của các báo điện tử khác, Báo Mới ngang nhiên đưa tin như một tờ báo chính thống, lại không phải chịu trách nhiệm về thông tin trước các cơ quan chức năng.
Chưa hết, từ lượng tin bài ăn cắp, Báo Mới thực hiện việc kinh doanh quảng cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi nhuận quảng cáo của các báo điện tử. Thậm chí, website này còn bán tin thu tiền trên phiên bản dành cho điện thoại di động (mobile). Để đọc những tin này, độc giả sẽ phải mất 5.000 đồng, số tiền được trừ thẳng trên tài khoản điện thoại.
Những người lầm lỗi có thể chỉ vì ăn cắp một chiếc xe đạp mà phải đi tù, đằng này, đi đánh cắp hàng chục, hàng trăm nghìn sản phẩm trí tuệ một cách trắng trợn lại nhởn nhơ cho mình đặc quyền như là “đại diện” cho các tờ báo điện tử Việt Nam.
Báo Mới có thể huyễn hoặc cho mình là “Google của Việt Nam” nhưng huyễn hoặc thì mãi vẫn là huyễn hoặc. Google thực hiện sao lưu dữ liệu các trang web trên khắp thế giới chỉ đơn thuần phục vụ cho công việc tìm kiếm. Họ rất tôn trọng bản quyền và dẫn thẳng đường link vào trang web gốc chứ không “lập lờ đánh lận con đen” kiểu như Báo Mới.
Báo Mới từ lâu đã được ví như một thứ “ký sinh” trong làng báo Việt Nam, ngang nhiên chiếm đoạt công sức của những người lao động báo chí chân chính. Chính vì sự chiếm đoạt công nhiên và dễ dàng như vậy, đã kéo theo một trào lưu khá nguy hiểm trong thông tin truyền thông hiện nay, đó là hiện tượng “copy – paste, xào xáo thông tin”. Ngồi một chỗ, vừa nhàn hạ, vừa đỡ tốn kém lại kiếm được nhiều tiền kiểu như Báo Mới, tội gì mà không làm. Báo chí lại ngày càng vắng đi những cây bút sắc sảo chịu đi, chịu viết, chịu tìm tòi để mang đến cho độc giả những thông tin mới lạ, sâu sắc và trung thực.
Đây có lẽ là lúc mà cả làng báo phải dũng cảm để loại bỏ một vật ký sinh, cũng là để chấn chỉnh lại mình, làm tốt hơn nữa sứ mệnh là những người đưa tin phục vụ độc giả.
(Petrotimes)
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, sức mạnh không nằm trong tay chính quyền cai trị mà
nằm trong tay dân chúng. Chính nỗi lo sợ cho an toàn bản thân của đa số
dân Việt Nam đã giúp kéo dài quyền lực của chính quyền CS trong nước.
Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy là người dân Việt Nam đang dần bước ra
khỏi nỗi sợ hãi, dành lại quyền quyết định số phận của mình.
Có một nỗi sợ đang hiện diện trong đời sống chính trị Việt Nam. Nỗi sợ
ấy nằm ngay giữa mối quan hệ chính quyền và dân chúng và đang trở thành
một yếu tố mang tính quyết định cho tương lai của đất nước này. Không
cần phải đợi đến khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói “Chúng tôi cũng
cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ…”, từ lâu ai cũng biết là
những người CS thiết lập cơ chế cai trị dựa trên nỗi sợ hãi. Không ngừng
củng cố sức mạnh và duy trì nỗi sợ đã trở thành các nguyên tắc cai trị
của Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, cho đến nay, chính
quyền CSVN đã khá thành công trong thuật cai trị bằng gieo rắc nỗi sợ
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù nghe có vẻ trớ trêu nhưng sự thực là chính quyền đang sợ
người dân hơn vì dân chúng hiện đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn là
những gì các nhà lãnh đạo CS có thể mang lại.
Cuộc bùng nổ kinh tế trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 ở Việt Nam tuy
mang lại được những thay đổi nhất định về mức sống của ngươi dân nhưng
khả năng quản lý yếu kém của chính phủ lại mở ra những khó khăn nan giải
hơn. Hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn, nạn tham nhũng dai dẳng bất trị
và đạo đức xã hội suy đồi. Bên cạnh đó, sức ép của người "anh em CSTQ"
về an ninh lãnh thổ và quấy rối kinh tế ngày càng đặt chính quyền CSVN
vào thế khó xử. Tất cả, đang dẫn đến một nỗi sợ khác và lớn hơn nữa cho
nhà cầm quyền: nỗi sợ người dân đang đang dần mất tin tưởng và muốn dành
lại quyền quyết định đất nước về tay mình.
Với khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi, trưởng thành trong thời gian Viêt
Nam bùng nổ kinh tế. Sự hiện diện của thế hệ này, với mạng internet mở
cửa giúp họ ngày càng nhận thức hơn về thế giới chung quanh, đang khiến
các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại
diện cho một thế hệ lụi tàn.
Như một quán tính và như một khả năng duy nhất có trong tay, càng sợ
hãi, chính quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn. Hậu quả là, càng đàn
áp, chính quyền công an trị càng nén chặt nỗi khao khát thay đổi và biến
sức đè nén ấy trở thành kho thuốc nổ chậm trong công chúng.Và dù chính
phủ hoặc người dân có muốn hay không, kho thuốc nổ ấy chắc chắn phải nổ
tung ở một thời điểm nào đó. Nghĩa là, dù chưa biết nội dung, hình dạng
ra sao nhưng thay đổi cũng sẽ phải xảy ra.
Phải thay đổi
Trong khi chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trở ngại chính đến các cải
cách chính trị, cản trở niềm khao khát về một đất nước tự do dân chủ hơn
lại đến từ bên trong mỗi người dân: Đó là nỗi hoang mang về sự thay
đổi, sự không chắc chắn mà thay đổi có thể mang lại cùng nỗi lo sợ cho
an nguy của bản thân. Nhiều năm qua, khi mãnh liệt khi bi tráng, từng
lớp người thức thời đã khẳng khái đứng lên thách thức chính quyền, tuy
nhiên họ chỉ là một thiểu số nhỏ trong đám đông quần chúng nhẫn nhục,
cam phận. Mặc dù nhiều người có thể thông cảm và chia sẻ quan điểm của
những nhà tranh đấu nhưng không ai muốn bị vào tù hoặc phải đánh đổi sự
an toàn của bản thân và gia đình mình.
Như đứa đầu gấu bắt nạt trẻ yếu hơn mình trong sân trường. Chúng sẽ
không thể trở thành kẻ bắt nạt nếu không có đứa trẻ nào sợ mình. Hay nói
một cách khác, chính những đứa trẻ khiếp nhược,chịu khuất phục đã tạo
nên kẻ bắt nạt. Tương tự như nỗi sợ của người dân đối với một chính phủ
độc tài. Chính sự chịu đựng của người dân đã cho phép quyền lực lên
ngôi. Thẩm quyền của một chính phủ nằm trong sự tôn trọng của người dân.
Chừng nào người dân còn tiếp tục tuân thủ quyền lực của chính phủ thì
sẽ không có thay đổi và chính phủ tiếp tục giữ vị trí quyền lực của
mình. Tuy nhiên, nếu một phần dân số đáng kể nhìn ra sự hèn kém, bất lực
của chính phủ, nhận ra rằng họ không còn có thể mang lại những nhu cầu
tinh thần và vật chất thiết thực cho mình nữa và quyết định phải có sự
thay đổi thì quyền lực của chính phủ lập tức bị suy yếu. Sức mạnh của
một quốc gia nằm trong tập thể người dân. Chính phủ chỉ có thể hành động
khi có sự cho phép của người dân. Một khi đông đảo dân chúng không còn
chấp nhận sự sai khiến, áp đặt thì chính phủ sẽ trở thành một "Nhà vua ở
truồng".
Đáng tiếc thay, những sự thực đơn giản ấy từ lâu đã bị vùi sâu dưới
nhiều đáy tầng của nền văn hóa chính trị một chiều. Nắm giữ truyền
thông, thi hành định hướng giáo dục và thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ
thuật tuyên truyền, đảng CSVN đã thành công trong việc tạo dựng nên
những thế hệ nặng tâm thức sợ hãi và khá xa lạ với các ý niệm dân chủ tự
do. Thậm chí, ngay cả khi tiến bộ công nghệ thông tin mở cửa tâm thức
người dân, dù vô vọng, chính quyền vẫn tiếp tục can thiệp, ngăn chặn...
Sự cam chịu có lời biện hộ của nó. Đã có những lập luận cho rằng, chính
quyền dù vấp váp quá nhiều sai sót nhưng vẫn mang lại được những nhu cầu
căn bản cho người dân. Chính phủ độc đảng, dù có những giới hạn nhất
định để bảo vệ quyền lực của mình nhưng cũng không đến nỗi đưa đất nước
đến tình trạng đói nghèo, bị cô lập. Thậm chí, có những lập luận khác,
cho rằng dân chủ, đa nguyên vốn chẳng phải là liều thần dược...Và, không
có đảm bảo rằng, nếu bị loại bỏ, một chính phủ khác không chắc gì sẽ
tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy buông xuôi, chấp nhận hiện trạng sẵn có
chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, người dân càng dung thứ chính
quyền chừng nào chỉ càng đưa chính quyền đến chỗ hư hoại mục ruỗng hơn
từ bên trong. Không có sửa chữa gì ngoài những chắp vá quanh quẩn. Đã
qua 8 đại hội đảng, 7 đời tổng bí thư kể từ sau 1975 với nhiều thay đổi
lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng nhưng kết quả là một đất nước đang
trên đà sa lầy phá sản về kinh tế, băng hoại trong đạo đức đời sống và
thất bại trong bảo vệ biên cương lãnh thổ.
Khát vọng thay đổi và Sức mạnh của người dân
Quá thất vọng với một chính phủ kém cỏi, người dân Việt Nam đang có
những tầm nhìn vượt ra khỏi bóng che của đảng CSVN, tổ chức lãnh đạo
chính phủ, chi phối sinh mệnh đất nước trong hơn 80 năm qua. Bàng hoàng
khi chính quyền khép vội cơ hội lắng nghe ý dân để sửa chữa hiến pháp,
và đặc biệt, khi người lãnh đạo dảng CSVN vừa khẳng định khước từ mong
muốn thiết lập dân chủ nhân dân, cải thiện nhân quyền và đối lập với chủ
nghĩa đa nguyên chính trị, nhiều người dân hiện đang thức tỉnh, gọi
nhau cùng bước ra khỏi nỗi sợ hãi thường nhật để dành lại quyền quyết
định số phận của mình.
Người Việt từng mong muốn nhiều hơn cho dân tộc, nhưng không biết chắc
chắn phải làm thế nào thực hiện ước mơ của mình. Và dù đã có thể nói về
việc phải nên loại bỏ Đảng Cộng sản để đi đến dân chủ, nhưng thực sự là
chưa có và chưa ai đồng thuận với nhau về một lộ trình rõ ràng để đi đến
mục tiêu này. Tuy nhiên, vì khát vọng về lẽ phải, công bằng, người dân
Việt Nam đang tích cực chia xẻ với nhau những thông tin, tri thức về
nhân quyền, dân chủ tự do và náo nức một sự thay đổi.
Nhận thức được sức mạnh của đám đông, chính quyền tích cực gia tăng
khủng bố, quấy nhiễu và đàn áp những nhà tranh đấu có khả năng bản lĩnh
tập hợp được quần chúng. Hết đợt này đến đợt khác, những người truyền bá
tư tưởng dân chủ tự do, lên tiếng chống lại độc quyền cai trị của ĐCSVN
thường bị trừng phạt, bỏ tù vì tội "tuyên truyền chống nhà nước". Các
phong trào dân chủ buộc phải hoạt động rời rạc, lén lút. Hậu quả để lại
là một đám đông bị đàn áp nhưng thiếu người lãnh đạo tập hợp. Không trở
thành một lực lượng đủ quan trọng để thực hiện những chuyển biến chính
trị lớn.
Rõ ràng là có một đa số im lặng đang chờ đợi người lãnh đạo mình. Tuy
nhiên, công chúng không thể cứ chờ đợi ai đó đứng lên kêu gọi "hãy đi
theo tôi". Người Việt Nam càng không thể thụ động trước những áp bức,
bất công ngày càng tăng do hậu quả từ một chính quyền bất lực và không
thực sự phục vụ mình. Thay vì thế, mọi người không nên chờ đợi nữa mà
phải tự mình trở thành người lãnh đạo giữa những tập hợp nhỏ nhất như
gia đình, bạn bè, hàng xóm của mình để cùng bảo nhau "Quá đủ rồi". Đây
không phải là một lời kêu gọi cho bạo lực nhưng là sự bất tuân dân sự,
như phong trào bất hợp tác của Mahatma Gandhi chống lại chế độ Raj của
người Anh.
Tất nhiên là chính phủ sẽ dễ dàng đàn áp khi chỉ có một hoặc vài người
lẻ loi, nhưng nếu đấy là phong trào trên khắp nước, nếu một phần đáng kể
dân số tham gia vào bất tuân dân sự, thì chính phủ sẽ làm gì được ?
Hãy nhìn nhân khẩu học của Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ một nửa của 60%
công dân Việt Nam dưới 30 tuổi tham gia bất tuân dân sự - đừng quên rằng
dân số của Việt Nam là khoảng 89 triệu - nghĩa là khoảng 26,7 triệu
công dân đứng lên chống lại nhà nước, sẽ không có đủ công an để bắt và
không đủ nhà tù để cầm giữ từng ấy người. Hơn nữa, giới công an có hành
động không khi họ phải bắt giữ chính bạn bè, gia đình và hàng xóm của
mình?
Bất kể là chính phủ hay người dân Việt Nam chọn lựa lộ trình nào, thay
đổi chắc chắn là điều phải đến. Dù là trong năm nay hay mười năm tới,
bằng một tiến trình ôn hòa hay bạo động, tích cực hay tiêu cực, Việt Nam
sẽ thay đổi, bởi vì đất nước này không thể tiếp tục con đường hiện tại
được nữa. Những biểu hiện gần đây cho thấy chính quyền đã đi hết con bài
chủ của mình, thậm chí đã trở nên trở nên ngang ngược lúng túng bị động
trong việc đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Sức mạnh
đang dần chuyển về phía đám đông bị áp bức, nỗi sợ hãi ở Việt Nam hiện
nay không phải là nỗi sợ hãi của công chúng đối với chính quyền mà ngược
lại: Chính quyền đang khiếp sợ sức khát vọng thay đổi từ người dân.
Hơn 4000 người (và còn nhiều nữa), tự nhận mình là những "công dân tự
do" đang dõng dạc tuyên bố những đòi hỏi chính đáng của người dân Việt
Nam. Hơn 7000 người đang hưởng ứng kiến nghị Sửa đổi Hiến Pháp 1992 .
Hãy thử nghĩ đến 5000, 10000 người đồng lòng như thế.
Và hãy thử nghĩ đến một ngày, hàng nghìn công dân tự do ấy cùng bước xuống lòng đường ở mọi ngõ ngách của đời sống.
Đó là sức mạnh của người dân, sức mạnh của khát vọng thay đổi đang lớn dần.
Ls.Vũ Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn
(X - cafe)
Tiêu Dao Bảo Cự - Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước
(Từ hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên và Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do)
Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Đắc Kiên có thể được xem như một hiện tượng.
Bài viết ngắn gọn của anh thẳng như một mũi lao phóng trúng đích. Rõ
ràng, chính xác, cương quyết, không ai có thể hiểu lầm hay diễn giải
khác. Nó cũng thể hiện phẩm chất của một con người sáng suốt, rạch ròi,
dũng cảm, biết và dám phản kháng. Bài viết như đúc kết ước mong, khát
vọng của rất nhiều người mà từ trước đến nay chưa ai có thể diễn đạt rõ
ràng hơn.
Đây là thế mạnh của một người trẻ tuổi, dù anh đã 30, không còn trẻ lắm.
Lịch sử Việt Nam nếu kể từ truyền thuyết Thánh Gióng “lên ba chưa biết
nói biết cười” trở thành dũng sĩ phá giặc, đến Trần Quốc Toản 16 tuổi
“bóp nát quả cam lúc nào không biết”, cho đến các chàng trai, cô gái
18-20 các giai đoạn sau này, không ít người đã làm những chuyện “kinh
thiên động địa” ngay từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên nhìn vào phong trào
vận động dân chủ hóa đất nước hiện nay mà phần lớn những người tham gia
đều ở độ tuổi trung niên, sắp già hay thậm chí rất già thì Nguyễn Đắc
Kiên vẫn còn khá trẻ. Và ở độ tuổi này anh đã có sự chín chắn cần thiết
khi tung ra một ngón đòn ngoạn mục cùng với những cách ứng xử, quan điểm
được bộc lộ tiếp theo sau đó.
Đề nghị của anh về việc bỏ cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”
trong Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do là một sự tế nhị, khiêm tốn
và khôn ngoan. Các ý kiến tiếp theo trong lá thư ngỏ và bài viết của anh
về tha thứ và hòa giải, phản động, chưa kể những gì thể hiện trong tập
thơ “Những số không vòng trắng” với cách cảm nhận đau đớn về dân tộc và
phận người của một tâm hồn thi sĩ, cho thấy anh đã dành nhiều thời gian
suy niệm về những vấn đề lớn của đất nước.
Hầu như ngay lập tức sau khi bài viết của anh được tung ra, một số
blogger trẻ đã hình thành Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, dùng ngay
chính nội dung bài viết của anh để tập hợp những người ủng hộ. Trong
thời gian vài ngày đã có vài ngàn người hưởng ứng. Bản thân tôi cũng đã
ký tên vào Lời Tuyên Bố. Có thể nó sẽ theo kịp hoặc vượt qua con số
hưởng ứng cũng rất nhanh chóng đối với Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992
(gọi tắt là Kiến Nghị 72 vì có 72 người ký đầu tiên) cũng mới được tung
ra không lâu do các trí thức, văn nghệ sĩ và cựu quan chức chủ xướng.
Lời Tuyên Bố có nội dung mạnh mẽ hơn, người ký vào có thể “gặp nguy
hiểm” nhiều hơn, vì nó công khai bác bỏ toàn bộ nền tảng của chế độ
chính trị hiện hành và tốc độ gia tăng của số người hưởng ứng cho thấy
một khía cạnh mới của tình hình. Ấy là sự chán ngán và thất vọng cùng
cực đối với chế độ toàn trị lâu nay và thái độ dứt khoát muốn thay đổi
từ cơ bản, gốc rễ. Điều này là một bằng chứng hiển nhiên, một sự mô tả
bằng giấy trắng mực đen không ai có thể chối bỏ.
Đây là một hiện tượng bất ngờ, xuất hiện ngay sau ý kiến của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng khi nói về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp. Sự hớ hênh
hay hoảng hốt (?!) của Tổng bí thư, cùng với sự chỉ đạo tuyên truyền rập
khuôn cho toàn hệ thống, là cái cớ, cơ hội ngàn vàng cho sự phản ứng
bùng phát. Có thể về sau, khi lịch sử trải qua nhiều đổi thay, người ta
sẽ phải nghiền ngẫm trở lại “cú đột phá” này. Nó không giống cách mạng
màu, cách mạng nhung hay cách mạng hoa hồng, hoa lài… mà nó là “đặc thù
Việt Nam”. Còn quá sớm để nói đến những gì tiếp theo nhưng nhất định sự
việc này sẽ trở thành một dấu mốc.
Quan điểm của Nguyễn Đắc Kiên và những người ủng hộ có thể xem là tiên
phong nhất trong các quan điểm về vấn đề dân chủ hóa đất nước, nhưng
chắc chắn chỉ lực lượng này không thể làm nên sự thay đổi mà cần phải có
sức mạnh của toàn dân tộc. Bởi so với các chế độ độc tài toàn trị đã có
ở các nước trên thế giới, dù là quân chủ, quân phiệt, phát xít, phân
biệt chủng tộc hay cộng sản, thì có lẽ chưa có chế độ toàn trị nào khôn
ngoan đáo để và thích ứng nhanh nhạy như chế độ cộng sản Việt Nam. Bên
cạnh đó, dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh, với tâm lý
cầu sinh, cầu an, cam phận, nếu không nói là khiếp nhược và tâm lý hưởng
thụ, đã làm cho phong trào dân chủ hóa đất nước gặp vô vàn khó khăn sau
gần bốn thập niên từ khi đất nước thống nhất.
Muốn thay đổi chế độ toàn trị này nhất định phải có sức mạnh tiên tiến
và tổng hợp của toàn dân tộc, bao gồm tất cả mọi lực lượng, bất kể quá
khứ như thế nào, trong hay ngoài nước, nhất là trong nước, phải có sự
đoàn kết và thống nhất về mục tiêu chung trước mắt và lâu dài.
Một số lực lượng lâu nay đã từng bước lộ diện: trí thức, văn nghệ sĩ,
blogger, sinh viên, đảng viên, nông dân (đặc biệt là dân oan), công
nhân, các tôn giáo… Trong từng thành phần mới chỉ có một bộ phận nhỏ
tiên phong nhưng cũng đã bộc lộ những khác biệt về quan điểm và bị chia
cắt nên chưa tạo nên sức mạnh.
Đặc biệt đối với các đảng viên, họ phải hứng chịu nhiều lời phê phán:
nào hưởng thụ đầy đủ mọi quyền lợi rồi, bây giờ về hưu mới nói; nào bản
chất cộng sản không thể nào thay đổi, làm gì có người cộng sản chân
chính… Có thể những phê phán này đúng trong một chừng mực nào đó nhưng
không phải vì thế mà không thấy được vai trò rất tích cực của các đảng
viên này trong cuộc đại đoàn kết trên tiến trình dân chủ hóa.
Có “người cộng sản chân chính” hay không chỉ là một cách nói, một vấn đề
ngôn từ dù có phân tích chi ly đến cùng. Nếu trong thực tế có những
người như thế (do người khác nói hay họ tự nhận), nghĩa là có một số
phẩm chất tốt, dù hiểu theo nghĩa phẩm chất con người hay phẩm chất cộng
sản, và họ đóng góp cho công cuộc chuyển hóa đất nước thì cớ sao lại
không hoan nghênh? Chưa kể ngay đối với những người cộng sản không phải
là “cộng sản chân chính” cũng phải có phương cách hóa giải, nếu không, 4
triệu đảng viên cộng sản và hàng chục triệu người liên quan, gắn bó với
họ sẽ ở đâu trong tiến trình này? Đặt họ vào vị trí đối địch trong một
cuộc nội chiến và khi thắng lợi sẽ tiêu diệt, bỏ tù, hay buộc họ vượt
biên… để lại lặp lại cái vòng lẩn quẩn của dân tộc trong mấy chục năm
qua?! Chỉ mường tượng ra như vậy để thấy rằng không thể cực đoan một
chiều.
Cũng không nên dồn ai vào chân tường bằng thuần lý thuyết, rằng anh phải
trả thẻ đảng, phải ăn năn hối hận, phải từ bỏ mọi bổng lộc đang được
hưởng mới xứng đáng đứng vào hàng ngũ dân chủ (!). Cần quan niệm như thế
nào để đừng làm yếu đi thế lực của dân tộc và tăng thêm sức mạnh cho
quyền lực độc tài, khi quyền lực này còn viện tới cả “cái sổ hưu” để
củng cố lực lượng. Vả lại ngay đối với những người phê phán, ở trong
nước có ai đã và đang không dính líu ít nhiều đến guồng máy toàn trị vì
guồng máy này đang bao trùm toàn xã hội? Cho nên tôi rất tán đồng việc
Nguyễn Đắc Kiên nói về tha thứ và hòa giải. Theo tôi, trước đó còn cần
có sự bao dung, không cực đoan, khắc nghiệt hay hận thù. Bao dung trong
quan điểm về những vấn đề lịch sử, bao dung khi xử lý những vấn đề hiện
tại và tương lai, bao dung với con người đã từng có lỗi lầm.
Tiến trình dân chủ hóa đất nước không cho phép độc quyền chân lý. Hô hào
đa nguyên thì đừng bao giờ nói theo kiểu “ai không theo ta là sai lầm,
chống ta”. Về những sự kiện lịch sử đã kết thúc mà vẫn còn tranh cãi,
bất đồng, làm sao trong tiến trình mò mẫm tìm đường lại có thể độc quyền
chân lý hay kích bác nhau?! Lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do phủ định việc
sửa chữa Hiến pháp nhưng không phải vì thế mà đối nghịch với Kiến nghị
72 về góp ý sửa đổi Hiến pháp hay các loại ý kiến tìm đường khác. Mỗi
cách làm có tác dụng riêng, tập hợp lực lượng riêng và góp phần nâng cao
dân trí, đóng góp vào chuyển động chung gây sức ép lên chế độ toàn trị,
ngoại trừ những hình thức giả mà mục đích là để củng cố chứ không phải
chuyển hóa chế độ này.
Cũng như không nên chỉ lớn tiếng chê trách thanh niên sinh viên hiện nay
là ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với vận nước. Có thể có
tình hình này so với các thế hệ dấn thân trước đây, nhưng thanh niên
chính là sản phẩm của xã hội, của chế độ, của truyền thống, của nền giáo
dục, trong đó có trách nhiệm của những người đi trước. Thế hệ nào cũng
có những anh hùng, những người đi tiên phong và thế hệ trẻ hiện nay cũng
đã có những người như thế xuất hiện.
Cuộc dấn thân hôm nay là sự đồng hành của nhiều thế hệ, thế hệ trẻ hiện
nay và những thế hệ dấn thân trước đây còn tồn tại, cùng thức tỉnh và hỗ
trợ nhau bằng thế mạnh riêng của mình, trong một giai đoạn đầy khó khăn
gai góc. Các phẩm chất yêu nước, trong sáng, nồng nhiệt, phản kháng,
khao khát tự do dân chủ và hòa bình là phẩm chất tinh hoa của nhiều thế
hệ cần được khôi phục và phát huy hơn bao giờ hết để kiến tạo sức mạnh
mới của dân tộc trên con đường dân chủ hóa đất nước.
Đà Lạt 3/3/2013
© Tiêu Dao Bảo Cự
Phạm Văn Điệp - Quân đội phải trung thành với Đảng: Họ định chơi ác với dân?
Nhân tiện đọc bài “ Quân đội không thể và không nên trung lập – Lịch sử đã cảnh báo”
của báo Tạp chí Cộng sản ngày 1-3-2013, tôi cần phải nói ngược lại “
Quân đội cần phải trung lập” dựa theo chính các sự kiện mà tác giả bài
viết nêu ra. Lịch sử cận đại và bây giờ luôn xảy ra kết cục chính quyền
sụp đổ khi Quân đội theo lệnh của lãnh đạo chế độ nã đạn vào dân để thể
hiện lòng trung thành. Trừ sự kiện Thiên An Môn, Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã ra lệnh dùng Quân Đội xe tăng cán nát sinh viên, và lãnh đạo
Trung Quốc không coi đó là thắng lợi của chế độ mà coi đó là vết nhơ của
lịch sử cầm quyền. Có thể nói rằng bất kỳ chế độ nào, khi dùng quân đội
để bắn vào dân thì đó là ngòi nổ cho một tiến trình giật sập chế độ
đó. Nhưng chẳng hiểu sao tác giả lại tự đưa ra các hiện tượng tương tự
nhưng lại gọi đó là lời cảnh báo. Phải chăng là tác giả cảnh báo nhầm.
Điều này có thể kiểm nghiệm theo các sự kiện mà tác giả đưa ra :
1. “Lúc đầu, binh sĩ đã nghe lệnh Nga hoàng bắn vào đoàn biểu tình của
công nhân ở cung điện Mùa Đông, gây ra “Ngày Chủ nhật đẫm máu”.
Đây là hành vi bày tỏ sự trung thành của Quân đội với Nga Hoàng và kết
cục toàn bộ gia đình Nga Hoàng bị giết sạch. Đây cũng là điều dễ hiểu vì
Nga Hoàng cần sự trung thành của quân đội để sẵn sàng đẫm máu với dân
và sự sụp đổ là không tránh khỏi .
2. “ Quân đội …Chính quyền Xô-viết, một biểu tượng cho sức mạnh quân sự
vô địch của vô sản thế giới. Ấy mà, bị chính những người lãnh đạo cao
nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô phản bội”
Hú vía cho dân tộc Nga, Quân Đội Xô Viết đã không trung thành chiến đấu
vì sự tan rã của Đảng. Họ không nã đạn vào dân và kết quả là nhân dân
Nga đã tránh cuộc đổ máu khi xây dựng xã hội tự do dân chủ như ngày nay
3. “Để bảo vệ chế độ, Diệm đã ra sức củng cố quân đội và lôi kéo quân đội vào các hoạt động chính trị của mình.”
Lại một kiểu muốn Quân Đội trung thành với mình và cầu mong sự bảo vệ
của quân đội thì kết quả những phát pháo của quân đội trung thành bắn
vào lực lượng chống đối thì coi như kết quả Ngô Đình Diệm cùng toàn gia
đình trị bị kết liễu.
4. “Từ 1945 đến nay, khi chính quyền cách mạng, Nhà nước của nhân dân được thành lập”
Rất may mắn cho nhân dân Việt Nam khi Quân đội nhân dân chưa bày tỏ lòng
trung thành tuyệt đối của mình với Đảng để bắn vào dân mình và cũng
chưa ai dám đòi hỏi sự tuyệt đối trung thành với Đảng trước nhân dân nên
chế độ đang còn tồn tại.
Như vậy, từ các dẫn chứng đưa ra, tác giả chỉ xoay quanh việc Quân đội
không chống ngoại xâm nào và đã cảnh báo rằng “Quân đội không thể và
không nên trung lập” trước các dẫn chứng nã đạn thẳng tay vào nhân dân
để bảo vệ chế độ chứ không phải chống ngoại xâm. Dã tâm của tác giả biện
bạch chỉ với chủ ý Đảng Cộng sản Việt nam buộc Quân đội phải trung
thành với Đảng để thẳng tay đàn áp nhân dân chứ không phải chống ngoại
xâm? Một bài viết bằng cơm gạo của nhân dân mà đăng tải như vậy thì
người dân sẽ nghĩ gì về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam? Họ định
chơi ác với dân?
Phạm Văn Điệp
(Blog Phạm Văn Điệp)
Đào Tuấn - Phải học sống bằng gió biển và khí giời
Một điểm chung không khó để nhận ra: Quy định nào, phạt gì cũng nhằm vào nồi cơm người dân
Nếu phải tìm một ví dụ mang tính biểu tượng cho thái độ và tâm thế của người làm chính sách với dân chúng, có lẽ, không gì sinh động hơn lời phát biểu về “gió biển và khí trời” của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Bùi Quang Tiên.
Trước hàng chục nhà báo, đồng thời cũng là những khách hàng của ngành Ngân hàng, ông Tiên phát biểu nguyên văn như sau: “Người dân cũng được lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM”.
Trời đất quỷ thần ơi, hay ông Tiên là thần tiên là thánh nhân sống ở trên giời để có cái nhìn kẻ cả và trịnh thượng như vậy về đồng bào, về khách hàng của mình nhỉ?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng phản ứng dữ dội trên Dân trí rằng phát biểu đó là “xem thường dư luận, xem thường người dân”. Bởi “Đồng tiền lĩnh ra từ thẻ ATM hoàn toàn là mồ hôi, công sức của người dân, chứ không phải gió biển, khí trời mà quy kết như vậy. Đất nước này được gây dựng nên bởi bao máu xương của các thế hệ đi trước, và nay rất nhiều người đã đóng góp máu xương như thế, đang hàng tháng rút lương hưu qua thẻ ATM”.
Nhưng khi ngay quan chức QH chưa thôi nóng mắt vì phát ngôn “gió biển và khí trời”, thì một cách “đàng hoàng”, ngành GTVT tiếp tục xới xáo lại câu chuyện xử phạt xe không chính chủ.
Nhớ khi nghị định 71 về xử phạt xe không chính chủ chính thức có hiệu lực đã sinh ra tình trạng người dân hiểu một kiểu, nhà làm luật hiểu một kiểu, và người xử phạt lại hiểu một kiểu khác. Đến nỗi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga khẳng định: Việc bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là mượn hay mua nhưng chưa làm thủ tục vào thời điểm họ vi phạm luật về giao thông nhằm làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính là không đúng pháp luật. Theo bà Nga: Nghị định 71 về xe chính chủ vừa “sai luật và không khả thi, mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước.
Điều có thể nhìn nhận thấy qua sự kiên trì đến đáng khâm phục của ngành GTVT là cái sự “mũ ni che tai”, bất chấp dư luận, bất chấp thái độ, phản ứng của người dân và bất chấp cả chỉ đạo của Chính phủ về việc sửa đổi thông tư 36, tạo điều kiện cho người dân tiến hành sang tên đổi chủ.
Có lần, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ Trưởng, Vụ An toàn giao thông, cơ chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định 71 tỉnh queo: “Tôi cho rằng dân phản ứng là một dấu hiệu đáng mừng. Dân phản ứng chứng tỏ dân đã quan tâm đến pháp luật”.
Ông Thuấn nhầm: Dân phản ứng là bởi trách nhiệm chứng minh bị đẩy cho họ. Họ phản ứng bởi quy định đó chung quy dựa trên tư duy: Phạt cao, phạt nặng, ép dân, dù vừa sai luật, vừa thiếu khả thi.
Còn chưa hết đâu nhé. 15-4 tới đây, bên cạnh những người không đội mũ bảo hiểm, những người đội mũ, nhưng không “đạt chuẩn” cũng sẽ bị đè nghiến ra phạt.
Một điểm chung không khó để nhận ra: Quy định nào, phạt gì cũng nhằm vào nồi cơm người dân. Với cái cách ép dân trong việc thực thi các chính sách, bất kể phản ứng, bất biết khả thi, có lẽ đến một lúc nào đó không khéo người dân phải học sống bằng “gió biển và khí giời” thật.
Theo Đào Tuấn
Nếu phải tìm một ví dụ mang tính biểu tượng cho thái độ và tâm thế của người làm chính sách với dân chúng, có lẽ, không gì sinh động hơn lời phát biểu về “gió biển và khí trời” của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Bùi Quang Tiên.
Trước hàng chục nhà báo, đồng thời cũng là những khách hàng của ngành Ngân hàng, ông Tiên phát biểu nguyên văn như sau: “Người dân cũng được lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM”.
Trời đất quỷ thần ơi, hay ông Tiên là thần tiên là thánh nhân sống ở trên giời để có cái nhìn kẻ cả và trịnh thượng như vậy về đồng bào, về khách hàng của mình nhỉ?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng phản ứng dữ dội trên Dân trí rằng phát biểu đó là “xem thường dư luận, xem thường người dân”. Bởi “Đồng tiền lĩnh ra từ thẻ ATM hoàn toàn là mồ hôi, công sức của người dân, chứ không phải gió biển, khí trời mà quy kết như vậy. Đất nước này được gây dựng nên bởi bao máu xương của các thế hệ đi trước, và nay rất nhiều người đã đóng góp máu xương như thế, đang hàng tháng rút lương hưu qua thẻ ATM”.
Nhưng khi ngay quan chức QH chưa thôi nóng mắt vì phát ngôn “gió biển và khí trời”, thì một cách “đàng hoàng”, ngành GTVT tiếp tục xới xáo lại câu chuyện xử phạt xe không chính chủ.
Nhớ khi nghị định 71 về xử phạt xe không chính chủ chính thức có hiệu lực đã sinh ra tình trạng người dân hiểu một kiểu, nhà làm luật hiểu một kiểu, và người xử phạt lại hiểu một kiểu khác. Đến nỗi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga khẳng định: Việc bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là mượn hay mua nhưng chưa làm thủ tục vào thời điểm họ vi phạm luật về giao thông nhằm làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính là không đúng pháp luật. Theo bà Nga: Nghị định 71 về xe chính chủ vừa “sai luật và không khả thi, mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước.
Điều có thể nhìn nhận thấy qua sự kiên trì đến đáng khâm phục của ngành GTVT là cái sự “mũ ni che tai”, bất chấp dư luận, bất chấp thái độ, phản ứng của người dân và bất chấp cả chỉ đạo của Chính phủ về việc sửa đổi thông tư 36, tạo điều kiện cho người dân tiến hành sang tên đổi chủ.
Có lần, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ Trưởng, Vụ An toàn giao thông, cơ chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định 71 tỉnh queo: “Tôi cho rằng dân phản ứng là một dấu hiệu đáng mừng. Dân phản ứng chứng tỏ dân đã quan tâm đến pháp luật”.
Ông Thuấn nhầm: Dân phản ứng là bởi trách nhiệm chứng minh bị đẩy cho họ. Họ phản ứng bởi quy định đó chung quy dựa trên tư duy: Phạt cao, phạt nặng, ép dân, dù vừa sai luật, vừa thiếu khả thi.
Còn chưa hết đâu nhé. 15-4 tới đây, bên cạnh những người không đội mũ bảo hiểm, những người đội mũ, nhưng không “đạt chuẩn” cũng sẽ bị đè nghiến ra phạt.
Một điểm chung không khó để nhận ra: Quy định nào, phạt gì cũng nhằm vào nồi cơm người dân. Với cái cách ép dân trong việc thực thi các chính sách, bất kể phản ứng, bất biết khả thi, có lẽ đến một lúc nào đó không khéo người dân phải học sống bằng “gió biển và khí giời” thật.
Theo Đào Tuấn
Không lợi dụng góp ý Hiến pháp làm sai lệch quan điểm của Đảng
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 6/3 về việc lấy ý
kiến đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu các cơ quan tổng hợp phải có sự phản bác lại với các ý kiến sai
lệch với đường lối lãnh đạo của Đảng trên cơ sở lý luận khoa học.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá đến thời
điểm này, việc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi
Hiến pháp đã cơ bản thành công, đạt mục đích và yêu cầu đề ra. “Đây
thực sự là cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn trong đời sống chính trị
đất nước, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đồng bào trong và ngoài
nước”, ông nói.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đối với những nội dung góp ý trái với
đường lối của Đảng, cần phải phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học
Phó Thủ tướng đánh giá, các bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo tổng
hợp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần đảm bảo tính dân chủ, khách
quan, trung thực. Đối với những nội dung góp ý trái với đường lối của
Đảng cần phải phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học. Không để lợi
dụng việc góp ý làm sai lệch quan điểm đường lối của Đảng.
Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan, đơn vị cần tranh thủ sự góp ý của các
nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý. Báo cáo cần thể hiện rõ phương
pháp thống kê, so sánh các ý kiến ủng hộ, không ủng hộ đối với các vấn
đề quan trọng.
“Các bộ, ngành địa phương duy trì tiếp nhận ý kiến nhân dân để góp phần
hoàn thiện dự thảo cho đến khi được thông qua vào cuối năm 2013”, Phó
Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy chỉ đạo các phương tiện truyền thông
tuyên truyền đúng định hướng, đảm bảo tự do, dân chủ. Các cơ quan báo
chí quan tâm đăng tải các ý kiến về dự thảo, đồng thời phải thể hiện
quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc sửa đổi Hiến pháp.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nêu ý kiến, các bộ, ngành, địa
phương chủ yếu lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở các
đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Vùng nông
thôn, nông dân, các chức sắc, tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu sổ còn
ít được tổ chức lấy ý kiến. Bộ trưởng Hà Hùng Cường lưu ý các địa phương
tập trung thực hiện lấy ý kiến những đối tượng này.
Ông Cường cũng đề nghị các địa phương cố gắng đảm bảo thời hạn hoàn
thành báo cáo tổng hợp ý kiến vào ngày 15/3 để gửi đến Ban chỉ đạo. Đối
với việc tiếp tục thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân sau ngày 31/3,
Ban chỉ đạo sẽ báo cáo Thủ tướng để điều chỉnh kế hoạch để các bộ,
ngành, địa phương có phương án thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền góp ý,
các bộ, ngành chưa tận dụng hết đội ngũ trí thức có trình độ để góp ý
cho dự thảo.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 4/3 đã có 54 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và 17 bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo về tình
hình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Quá trình triển khai lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
gặp một số khó khăn như tiến hành trong thời gian tương đối gấp, trùng
với thời gian các bộ, ngành, địa phương tập trung cao trong triển khai
công tác năm 2013, sau đó là dịp nghỉ Tết Nguyên đán…
Nhiều ý kiến đề nghị sau thời hạn Chính phủ gửi báo cáo tổng hợp góp ý
Hiến pháp lên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào ngày 31/3, cần tiếp
tục tổ chức tập hợp, tổng hợp lấy ý kiến cho đến khi Hiến pháp mới được
thông qua.
(VNN)
Phản ứng người Việt hải ngoại về việc 'dự thảo sửa đổi' Hiến pháp 1992
Đáp lời của nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đóng góp vào bản dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một nhóm 72 nhà trí thức đã đưa ra bản tham
gia ý kiến chi tiết được mệnh danh là Kiến nghị 72. Bản tham gia ý kiến
này yêu cầu bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thành lập thể chế đa nguyên đa
đảng, có tam quyền phân lập rõ ràng, phi chính trị hóa quân đội và trả
lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Bản Kiến nghị 72 đã có hàng ngàn
chữ ký ủng hộ. Sự kiện này đã khiến nhiều người có một chút hy vọng, là
có lẽ đã đến lúc Việt Nam thay đổi để dân chủ hóa đất nước hầu theo kịp
đà tiến triển của thế giới.
Tuy nhiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã làm mọi người ngỡ ngàng với câu nói, về các góp ý sửa đổi hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống." Theo Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 ông Trọng đã phát biểu trong khi ông tới tỉnh Phú Thọ:
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Anh Nguyễn Đắc Kiên
Lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gây sửng sốt cho nhiều người trong cũng như ngoài nước, và nhiều người lên tiếng phản hồi. Tuy nhiên có lẽ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có tựa đề ‘Vài lời với Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng’ của báo Gia đình và Xã hội được nhiều người chú ý nhất.
Nguyễn Đắc Kiên đã bị cách chức 24 giờ sau đó. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bác bỏ các nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Kiến Nghị 72 phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.
GS Nguyễn Chính Kết là một thành viên trong ban điều hành Khối 8406 Hải Ngoại có nhận xét như sau về bản Kiến nghị 72:
“Tôi cho rằng đó là một phương cách đấu tranh rất là tuyệt vời để cho đảng CS biết người dân chán ghét cái cách cai trị của đảng CS lắm rồi, vì đã làm cho đất nước tụt hậu và nghèo đói suốt gần 70 năm nay. Các ông đó nên nhường quyền cai trị cho người khác hay đảng phái khác xứng đáng hơn. Kết quả của bản kiến nghị này là tạo được ý thức trong dân chúng về bản chất gian dối và sự bất lực của đảng CSVN trong việc giải quyết những vấn nạn của đất nước, đồng thời gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh hơn trong dân chúng.”
Một nhà bình luận chính trị cho đài truyền hình Việt Ngữ BYN tại Houston là ông Đỗ Đăng Giao thì đồng ý với các điều nêu lên trong Kiến nghị 72:
“Đọc qua Kiến Nghị đó thì tôi thấy là có nhiều điểm tôi cũng đồng ý. Tất cả những điều, từ điều 1 tới 6, nó đều phù hợp với lại một Hiến pháp của chế độ dân chủ.”
Trong khi đó nhà báo Lễ Diễn Đức, thì nói là ông không hy vọng gì vào thiện chí của nhà nước Việt Nam trong vụ này, mặc dù ông cũng ký tên ủng hộ Kiến nghị 72:
“Tôi cũng là một người đã ký ủng hộ vào chuyện đó. Tôi không có bất kỳ một cái suy nghĩ ảo tưởng ở một cái thiện chí nào ở phía chính quyền Hà Nội cả, bởi vì họ vẫn cố tình cay cú và tất cả các bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, trên báo đảng chính thức đều đập lại những lập luận của các nhà trí thức. Theo tôi nghĩ đây chỉ là một một cuộc tập dượt của công dân, thức tỉnh xã hội làm cho mọi người thấy được cái biến chuyển như vậy. Hiến pháp là một khế ước của xã hội chứ không phải là một bộ luật của nhà nước. Cho nên tôi không nhìn thấy một biến chuyển nào lớn hết.”
Giáo Sư Nguyễn Chính Kết cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh một thái độ coi thường người dân:
“Quả thật tôi không thể ngờ được một nhà lãnh đạo đất nước mà lại có lời phát biểu ngu xuẩn như vậy. Nó xúc phạm tới nhân dân rất là nhiều, và những phát biểu ấy làm cho cả thế giới thấy được rõ ràng cái sự tham quyền cố vị và bản chất lật lọng của đảng CSVN, đồng thời cho thấy việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là trò lừa bịp, mị dân chứ không phải là để biết nguyện vọng đích thực của người dân là gì. Lời phát biểu ấy chỉ làm dân chúng thêm phẫn nộ.”
Ông chia sẻ sự cảm phục của ông với những người trong nước và đặc biệt với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khi can đảm lên tiếng:
“Tôi rất là vui mừng và cảm phục khi thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, các nhà trí thức và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã can đảm lên tiếng đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là phủ nhận sự lãnh đạo bất lực của đảng CSVN. Những tầng lớp này mà lên tiếng thì sẽ khuyến khích dân chúng lên tiếng theo.”
Còn ông Đỗ Đăng Giáo thì cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã có những lời phát biểu khinh thường khát vọng tự do dân chủ của người dân:
“Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã sai lầm khi ông qui chụp những người góp ý kiến, là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị và suy thoái tư tưởng. Tôi nghĩ là ông ấy đã sai lầm trong việc nhận định về khát vọng của người dân trong nước, được có tự do và dân chủ.”
Ông Giao nhận định rằng nhà báo Nguyễn Đức Kiên là người có can đảm phê bình một lãnh tụ đảng CSVN nặng nề và chính xác:
“Tất nhiên có nhiều người phản đối nhưng theo tôi biết thì hình như ông Nguyễn Đắc Kiên là người đầu tiên viết lên bài với tựa đề 'Vài lời với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng'. Phải nói là bài viết của ông Nguyễn Đức Kiên rất là hay, và rất là sắt thép, vì ông phân tích rất là chính xác. Chưa có khi nào một người dân mà có nhận định phê phán một người đứng đầu đảng Cộng Sản VN với lời lẽ nặng nề như vậy.”
Nhìn về tương lai của một tiến trình dân chủ ôn hòa như tại Miến Điện có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, các nhà bình luận chính trị có những quan điểm cũng như hy vọng khác nhau.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói rằng chỉ khi nào đảng CSVN từ bỏ điều 4 Hiến pháp thì mới có hy vọng cho một tiến trình dân chủ ôn hòa tại quê nhà:
“Tôi mong rằng các nhà lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều này, là không bỏ điều 4 Hiến pháp mà cứ ngoan cố tiếp tục nắm quyền với bất cứ giá nào thì đó là con đường tự sát của đảng CSVN. Chỉ khi nào giới lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều ấy thì họ mới từ bỏ quyền lực và như vậy mới có được một tiến trình dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.”
Ông Đỗ Đăng Giao thì cho rằng rất có thể đảng CSVN tiếp tục bỏ qua sự góp ý của người dân:
“Người dân trong nước hiện thời đều muốn có một Hiến pháp thật sự dân chủ, thì nếu họ làm như vậy, tôi nghĩ rằng là họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc coi thường những khát vọng của người dân.”
Nhà báo Lê Diễn Đức thì so sánh với cuộc sụp đổ của Cộng sản Ba Lan, ông cho rằng chưa hy vọng có sự chuyển hóa qua dân chủ tại Việt Nam:
“Cả xã hội còn sống trong sự sợ hãi, cho nên là chưa có một phong trào xã hội, chưa tạo một sức bật của xã hội, thì chưa thể làm cách mạng được, cuộc cách mạng nào cũng là quần chúng. Để dẫn dắt cuộc cách mạng thì cần phải số đông, nhưng mà số đông hiện nay chưa có. Cho nên là hy vọng rằng, có một sự chuyển biến nào ở Việt Nam, theo tôi, là còn rất là ảo tưởng.”
Nguyễn Phục Hưng (VOA)
Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ thứ Sáu sắp tới,
Bộ Ngoại giao sẽ vinh danh 10 phụ nữ có những thành tích ngoại hạng
xứng đáng được trao Giải Phụ Nữ Can Đảm của Thế Giới.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ghi ngày 4 tháng Ba, loan báo
Ngoại trưởng Kerry và Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama sẽ chính
thức trao giải cho 10 phụ nữ đặc biệt này, tại một buổi lễ được cử hành
vào lúc 3 giờ chiều tại Hội trường Dean Acheson của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
ở thủ đô Washington.
Blogger Tạ Phong Tần, cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam |
Trong danh sách những người được giải thưởng có Blogger Tạ Phong Tần,
hiện đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam, nên sẽ đuợc trao giải khiếm
diện.
Bà Tạ Phong Tần có trang blog mang tên “Công lý và Sự Thật”, với hàng
trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai,
và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Việt Nam.
Giải Phụ Nữ Can Trường Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một giải
thường niên để vinh danh các phụ nữ trên khắp thế giới đã chứng tỏ lòng
can đảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các
quyền phụ nữ và trao quyền cho nữ giới, bất chấp những gian nguy cho cá
nhân mình.
Từ khi giải này được thiết lập năm 2007, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh tất cả 67 phụ nữ đến từ 45 quốc gia.
Nguồn: Office of the Spokesperson, State Dept.
(VOA)
Phương Bích - Không kích động không có nghĩa là đánh bài "lờ" theo kiểu AQ.
Lại là chuyện người Trung Quốc cố tình miệt thị người Việt Nam, khi hết
cá nhân cấm chó ngang hàng với người Việt, lại đến chính quyền Trung
Quốc bắt người Việt Nam qua lại biên giới bằng cửa dành cho chó.
Tôi đã nghĩ rằng thì là bà con ta chả cần bức xúc. Vì cái cung cách đó
không phải là của người có văn hóa, chấp làm gì. Nhưng rõ ràng là không
ổn khi đây là chủ ý của chính quyền. Cái này cơ quan chức năng phải lên
tiếng chứ. Đây là hành động cố tình khiêu khích, có ý kích động sự hằn
thù dân tộc, nhằm kiếm cớ để khởi đầu cho một cuộc tấn công khác chăng?
Chắc chắn sau này, nhiều sự thực sẽ được phơi bày, ngay chính trong nội
bộ người Trung Quốc. Có những câu chuyện chỉ lan truyền trong thiên hạ,
mà vì sự an toàn của chính người kể nên họ không dám nêu danh tính. Về
cuộc chiến năm 1979, hầu hết người Trung Quốc đã tin vào sự tuyên truyền
của chính quyền Bắc Kinh, rằng Việt Nam đã tấn công Trung Quốc, giết
hàng nghìn đồng bào của họ ở biên giới. Họ đều tin rằng Trung Quốc đã
giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, vậy mà Việt Nam tráo trở và vô ơn
nên rất căm giận. Ngay cả những người Trung Quốc đã từng là bạn thân
thiết với người Việt Nam cũng đều tin như vậy. Nhưng sự thật thì không
thể bưng bít được hết. Nhiều người Trung Quốc đã nhận ra họ bị lừa khi
quay trở lại đánh Việt Nam.
Nói về chuyện Trung Quốc giúp Việt Nam, vào năm 1965, Trung Quốc giúp
Việt Nam làm 12 con đường nối từ Trung Quốc sang Việt Nam. Có việc này
là do đề nghị từ phía Trung Quốc. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh
cục bộ, phòng khi Mỹ đánh ra miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc sẽ có thể
nhanh chóng đưa từ 1 đến 2 triệu quân sang “hỗ trợ” Việt Nam theo 12 con
đường đó, chặn đứng sự “xâm lăng” của chủ nghĩa đế quốc (cụ thể là đế
quốc Mỹ) – theo đúng bài đã áp dụng trong chiến tranh Mỹ Triều năm 1950.
Trong 12 con đường này, dài nhất và khó khăn nhất là đường 11 từ Nghĩa
Lộ đi Bình Lư, dài gần 300 km. Đường 12 từ Lào Cai, qua Sapa đi Lai Châu
(những tư liệu này hẳn còn lưu trong thư viện Bộ GTVT).
Để phối hợp với Trung Quốc làm 12 con đường này, Bộ Giao thông đã thành
lập ra một Ban, lấy luôn tên là Ban 12, điều một ông Cục trưởng về làm
trưởng ban. Bên Trung Quốc thì đưa gần 1 quân đoàn, gồm bảy vạn tám ngàn
quân Trung Quốc sang Việt Nam. Chính ủy quân đoàn này là trung tướng
Tôn Chính, nguyên tư lệnh quân khu Thành Đô. Tư lệnh quân đoàn này là
trung tướng La Hồng Tiêu, nguyên tư lệnh không quân chí nguyện quân
Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên.
Để phục vụ quân đoàn này, bên Trung Quốc đưa tới 3000 xe tải và cả pháo
phòng không 13 ly 7 để bắn máy bay Mỹ. Trong thời gian làm 12 con đường
này, quân Trung Quốc còn thuộc địa bàn hơn cả người Việt Nam.
Trong một lần làm việc, tướng La Hồng Tiêu nói với ông cục trưởng -
trưởng ban 12, nếu các bạn Việt Nam tập trung lực lượng để đối phó với
Mỹ ở phía Nam, thì toàn bộ hệ thống giao thông chính của miền Bắc, phía
Trung Quốc sẽ đảm nhiệm việc xây dựng và phòng vệ. Ông cục trưởng sướng
quá, bèn về nói với ông Dương Bạch Liên, là thứ trưởng Bộ GTVT về ý của
“bạn”. Cả hai ông cùng hả hê lắm, nghĩ trong khi mình đánh nhau với
thằng Mỹ “vãi cứt ra quần”, mà “bạn” hy sinh vì mình thế thì quả là
không ơn nào báo đáp được. Ông thứ trưởng báo cáo ngay lên bộ trưởng bấy
giờ là Phan Trọng Tuệ. Ông bộ trưởng ngẫm nghĩ rồi bảo, việc này phải
báo cáo “bác”.
Sau này ông Phan Trọng Tuệ kể lại với thuộc cấp, rằng “bác” cũng suy
nghĩ một lúc rồi mới nói, rằng đấu tranh giành độc lập phải do người
Việt Nam tự làm, không thể nhờ dân tộc khác được. Chúng ta phải chịu
trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc về sứ mệnh này. Vật chất có thể trả
chứ xương máu thì không. Hãy cảm ơn ý tốt của “bạn”.
Năm 1979, quân Trung Quốc cũng dùng chính 12 con đường này để đánh sang
Việt Nam. Lúc bấy giờ nhớ lại chuyện năm xưa, mấy vị nọ mới té ngửa ra,
phục “bác” sát đất. Ngày đó mà ngây thơ tin “bạn”, 10 vạn quân Trung
Quốc xây dựng và đảm bảo giao thông xong ở lại, cứ từ ngoài đánh vào, từ
trong đánh ra thì có mà mất nước từ đời tám hoánh.
Đương nhiên, nhiều người Trung Quốc đã chết trong khi làm đường, chết vì
bom đạn chiến tranh ở Việt Nam. Họ là những người lính, chỉ làm theo
mệnh lệnh. Trong khi kề vai sát cánh, tình cảm giữa người Trung Quốc và
Việt Nam cũng nảy nở. Nhiều người trong số họ đã từng là bạn thân thiết.
Giữa năm 1968, những đơn vị làm đường đầu tiên của Trung Quốc trở về
nước. Cuộc tiễn đưa diễn ra trong nước mắt. Những người chỉ huy của cả
hai bên ôm nhau giữa cầu biên giới, nước mắt chan hòa. Dân đứng đầy hai
bên đường, vẫy tay tiễn biệt.
Chiến tranh xảy ra, làm tổn thương sâu sắc đến tâm hồn những con người
đã từng kề vai sát cánh bên nhau. Và rồi nhiều năm nữa sau chiến tranh,
những người bạn có dịp đoàn tụ, mới giãi bày tâm sự và đau xót nhận ra,
họ đều là nạn nhân của những mưu đồ chính trị đê hèn và bỉ ổi.
Để tránh chiến tranh, không phải cứ cúi đầu cam chịu là tránh được.
Người dân Trung Quốc cũng như người dân Việt Nam, không ai muốn chiến
tranh. Chỉ những kẻ muốn làm giàu bởi chiến tranh mới thúc đẩy điều đó
bằng những trò vu khống, kích động lòng hằn thù dân tộc theo kiểu nhục
mạ và xúc phạm như trên. Cũng đừng nhầm lẫn với việc cho biểu tình phản
đối là kích động chiến tranh. Đó là thứ lý luận kiểu ngụy biện. Việc
phản đối là cần thiết khi bất cứ một dân tộc nào bị xúc phạm, bị cướp
bóc, bị xâm lăng. Nếu ta mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự, đấu tranh ngoại
giao tốt, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực và thế giới,
thì dù nước ta có bé nhỏ, Trung Quốc cũng không hề dễ dàng gây sự với ta
bằng chiến tranh.
Những kiểu kích động sự hằn thù dân tộc, bằng việc nhục mạ vô văn hóa là
không nên. Nhưng không nên đáp trả không có nghĩa là đánh bài lờ theo
kiểu AQ, coi như không nhìn thấy, không nghe thấy. Còn làm như thế nào
thì đó là nghĩa vụ của những người có trách nhiệm. Các vị không biết
phải làm thế nào thì hãy tổ chức hội nghị “Diên Hồng” đi, sẽ có rất
nhiều cao kiến cho các vị.
Phương Bích
(Blog Phương Bích)
Luật sư dự hỏi cung Phương Uyên
Sinh viên Phương Uyên đã bị tạm giam từ tháng 10 năm 2012
Luật sư bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên cho biết ông đã
chứng kiến buổi hỏi cung bị can lần đầu tiên do cơ quan cảnh
sát điều tra thực hiện.
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, vốn là sinh viên của Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị tạm giam tại tỉnh Long An để điều tra về hành vi ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Theo mô tả của luật sư thì buổi hỏi cung này nhằm mục đích cho thấy Phương Uyên đang được đối xử tốt và bản thân thân chủ của ông có thái độ ‘dè dặt, lo sợ’ khi trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra.
Ông cho biết buổi hỏi cung này đã diễn ra trong khoảng 10’ và đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy thân chủ của mình kể từ khi nhận vụ án.
“Họ hỏi xoay quanh thủ tục tố tụng như bắt giam như vậy có đúng không, có tống đạt quyết định thủ tục không và hỏi về sức khoẻ ăn uống,” ông kể.
“Nói cho cùng buổi làm việc này là phục vụ yêu cầu của cơ quan điều tra muốn thể hiện cho luật sư hiểu về tình trạng giam giữ hiện nay của Phương Uyên,” ông nói.
“Trước buổi làm việc, tôi có đặt ra hơn 10 câu hỏi để kiểm chứng những thông tin liên quan đến hành vi của Phương Uyên nhưng không được chấp nhận vì cơ quan điều tra nói họ đã hỏi những vấn đề đó rồi và đã có trong hồ sơ,” ông cho biết.
“Tôi có đặt thêm vấn đề tạo điều kiện cho Phương Uyên trình bày với luật sư về những tâm tư nguyện vọng hiện nay,” ông nói thêm, “Phương Uyên có yêu cầu gia đình xin bảo lưu kết quả học tập cũng như xin lại số tiền đóng học phí.”
Về những câu hỏi mà cán bộ điều tra đưa ra thì Phương Uyên trả lời là ‘trình tự tố tụng là đúng’, ‘việc giam giữ là đúng’ và ‘bệnh tật sức khỏe thì có bác sỹ chăm sóc’, luật sư Lương kể lại.
Tuy nhiên, theo quan sát chủ quan của luật sư Lương thì tinh thần của thân chủ của ông ‘không được thoải mái’.
“Phương Uyên không mệt mỏi, không yếu đuối cũng không mạnh mẽ,” ông nói, “Tinh thần bị o ép trong trạng thái bị quản thúc, dè dặt và lo sợ.”
Theo luật sư Lương, đã có sự linh động của cơ quan điều tra dành cho ông vì theo Bộ Luật Tố tụng hình sự khi quá trình điều tra chưa kết thúc thì luật sư chưa được gặp thân chủ của mình mà cơ quan điều tra có thể chấp nhận cho luật sư tham gia các buổi hỏi cung.
Tuy nhiên, ông cho biết là có mâu thuẫn trong việc đã kết thúc điều tra hay chưa.
Trong khi ông được cơ quan điều tra thông báo là ‘gần kết thúc’ thì mẹ Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung lại được Viện kiểm sát Long An thông báo rằng quá trình điều tra đã kết thúc rồi và hồ sơ đã được chuyển qua Viện kiểm sát.
Khi được hỏi về triển vọng bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa sắp tới, ông Lương nói rằng qua truyền thông trong nước thì ông ‘hiểu rằng Phương Uyên nhận tội’.
“Việc xét xử sẽ diễn ra theo chiều hướng thuận lợi hơn so với những người không nhận tội,” ông nói.
Tuy nhiên, do đây là vụ án ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ nên ‘thật thà mà nói vai trò luật sư cũng mờ nhạt,’ ông nói.
Nguyễn Phương Uyên bị bắt và khởi tố hồi tháng 10 năm ngoái. Theo cáo buộc của công an tỉnh Long An thì sinh viên này tham gia rải truyền đơn kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ và treo cờ vàng ba sọc của chế độ cũ rồi chụp ảnh đưa lên mạng.
(BBC)
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, vốn là sinh viên của Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị tạm giam tại tỉnh Long An để điều tra về hành vi ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Theo mô tả của luật sư thì buổi hỏi cung này nhằm mục đích cho thấy Phương Uyên đang được đối xử tốt và bản thân thân chủ của ông có thái độ ‘dè dặt, lo sợ’ khi trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra.
‘Thể hiện với luật sư’
Ông Nguyễn Thanh Lương, một trong hai luật sư nhận bào chữa cho Phương Uyên cùng với luật sư Hà Huy Sơn, nói với BBC rằng ông đã được công an cho phép dự buổi hỏi cung Phương Uyên hôm trước Tết.Ông cho biết buổi hỏi cung này đã diễn ra trong khoảng 10’ và đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy thân chủ của mình kể từ khi nhận vụ án.
“Họ hỏi xoay quanh thủ tục tố tụng như bắt giam như vậy có đúng không, có tống đạt quyết định thủ tục không và hỏi về sức khoẻ ăn uống,” ông kể.
“Nói cho cùng buổi làm việc này là phục vụ yêu cầu của cơ quan điều tra muốn thể hiện cho luật sư hiểu về tình trạng giam giữ hiện nay của Phương Uyên,” ông nói.
"Nói cho cùng buổi làm việc này là phục vụ yêu cầu của cơ quan điều tra muốn thể hiện cho luật sư hiểu về tình trạng giam giữ hiện nay của Phương Uyên."Ông nói thêm rằng buổi hỏi cung này hoàn toàn không phục vụ cho nhu cầu công việc của ông và vai trò của ông ‘hoàn toàn bị động’.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương
“Trước buổi làm việc, tôi có đặt ra hơn 10 câu hỏi để kiểm chứng những thông tin liên quan đến hành vi của Phương Uyên nhưng không được chấp nhận vì cơ quan điều tra nói họ đã hỏi những vấn đề đó rồi và đã có trong hồ sơ,” ông cho biết.
“Tôi có đặt thêm vấn đề tạo điều kiện cho Phương Uyên trình bày với luật sư về những tâm tư nguyện vọng hiện nay,” ông nói thêm, “Phương Uyên có yêu cầu gia đình xin bảo lưu kết quả học tập cũng như xin lại số tiền đóng học phí.”
Về những câu hỏi mà cán bộ điều tra đưa ra thì Phương Uyên trả lời là ‘trình tự tố tụng là đúng’, ‘việc giam giữ là đúng’ và ‘bệnh tật sức khỏe thì có bác sỹ chăm sóc’, luật sư Lương kể lại.
‘Trả lời máy móc’
“Tôi cảm nhận cách trả lời có sự máy móc,” ông nói và cho biết buổi hỏi cung diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ và ‘có ghi âm ghi hình’.Tuy nhiên, theo quan sát chủ quan của luật sư Lương thì tinh thần của thân chủ của ông ‘không được thoải mái’.
“Phương Uyên không mệt mỏi, không yếu đuối cũng không mạnh mẽ,” ông nói, “Tinh thần bị o ép trong trạng thái bị quản thúc, dè dặt và lo sợ.”
Theo luật sư Lương, đã có sự linh động của cơ quan điều tra dành cho ông vì theo Bộ Luật Tố tụng hình sự khi quá trình điều tra chưa kết thúc thì luật sư chưa được gặp thân chủ của mình mà cơ quan điều tra có thể chấp nhận cho luật sư tham gia các buổi hỏi cung.
"Đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nên thật thà mà nói vai trò luật sư cũng mờ nhạt."Ông cho rằng cơ quan điều tra ‘làm đúng luật’ và không có gì để khiếu nại.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương
Tuy nhiên, ông cho biết là có mâu thuẫn trong việc đã kết thúc điều tra hay chưa.
Trong khi ông được cơ quan điều tra thông báo là ‘gần kết thúc’ thì mẹ Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung lại được Viện kiểm sát Long An thông báo rằng quá trình điều tra đã kết thúc rồi và hồ sơ đã được chuyển qua Viện kiểm sát.
Khi được hỏi về triển vọng bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa sắp tới, ông Lương nói rằng qua truyền thông trong nước thì ông ‘hiểu rằng Phương Uyên nhận tội’.
“Việc xét xử sẽ diễn ra theo chiều hướng thuận lợi hơn so với những người không nhận tội,” ông nói.
Tuy nhiên, do đây là vụ án ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ nên ‘thật thà mà nói vai trò luật sư cũng mờ nhạt,’ ông nói.
Nguyễn Phương Uyên bị bắt và khởi tố hồi tháng 10 năm ngoái. Theo cáo buộc của công an tỉnh Long An thì sinh viên này tham gia rải truyền đơn kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ và treo cờ vàng ba sọc của chế độ cũ rồi chụp ảnh đưa lên mạng.
(BBC)
Sự nguy hiểm khi tính pháp lý của quyền lực chính trị không được bảo đảm
Nguyễn Văn Thạnh.
Quyền lực có một thuộc tính là sinh ra từ đâu thì phục vụ tại đó, nếu nó sinh ra từ nhân dân thì phục vụ cho nhân dân, sinh ra từ đảng phái thì phục vụ cho đảng phái, sinh ra từ phe nhóm thì phục vụ cho phe nhóm. Điều này giải thích vì sao trong các chế độ độc tài hay chuyên chế thì người nắm quyền bảo vệ quyền lợi đảng phái, phe nhóm hơn là phục vụ cho lợi ích nhân dân. Chính quyền nằm trong tay một nhóm nhỏ thì đất nước sẽ là của nhómthiểu số. Khi đó nó sẽ sinh ra những con quái vật tham nhũng, lạm quyền. Đây là vấn nạn của tất cả các nước nghèo nàn, lạc hậu, độc tài chuyên chế...
Chính trị hà khắc dữ hơn cả hổ:
Một lần Khổng Tử đi qua Thái Sơn, thấy có người phụ nữ ở trước nấm mồ khóc lóc vô cùng thảm thương. Ông bèn bảo Tử Lộ ra hỏi nguyên nhân, người phụ nữ ấy nói: "Bố chồng bị hổ ăn thịt, chồng bị hổ ăn thịt, bây giờ con trai cũng chết trong miệng hổ, thì không đau lòng sao được?". Khổng Tử hỏi: "Sao các ngươi không dọn đi ở chỗ khác ?". Người phụ nữ nói: "Ở đây không có chính trị hà khắc, không có áp bức nên bị hổ ăn thịt cũng không dọn đi". Khổng Tử nghe xong nói với các học trò của mình: - Các trò hãy nhớ lấy: “Chính trị hà khắc dữ hơn cả hổ”.
Từ khi con người sống thành xã hội thì tất yếu sinh ra chính quyền để quản lý xã hội. Nhờ có chính quyền mà xã hội không còn cảnh loạn lạc, đâm chém, cướp bóc tranh đoạt lẫn nhau; cuộc sống bình yên và phát triển. Tuy nhiên, như hai mặt của một con dao, chính quyền cũng chính là nguồn cơn gây đau khổ và tai họa cho con người nhất. Xưa nay kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình, độc tài và cường quyền là vấn nạn của lịch sử nhân loại. Bao cuộc chiến tranh đẫm máu, bao cuộc thanh trừng tàn khốc, bao cuộc diệt chủng man rợ cũng từ quyền lực của chính quyền gây ra. Nếu không có quyền lực chính trị thì con người cũng chỉ có thể giết nhau ở qui mô cá thể hoặc nhóm nhỏ, chính quyền lực chính trị mà con người tàn sát nhau, bức hại nhau ở qui mô lớn lên đến hàng chục triệu nhân mạng.
Danh chính ngôn thuận trong quyền lực chính trị:
Tại sao trong xã hội có người có quyền ký quyết định điều hàng ngàn người ra chiến trường, ký giấy tuyên án tử hình người này, bắt giam người khác? Quyền lực của họ có là do đâu? Quyền lực người đó có được gọi là quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị là thứ rất nguy hiểm, do vậy không phải ai muốn có là có. Nó cần phải có tính chính danh. Xưa các vị đế vương đánh nhau đẫm máu để thâu tóm quyền lực, tuy nhiên để có thể cai trị cũng cần phải có danh chính, ngôn thuận. Nếu không có tính chính danh thì quyền lực sẽ lung lay dù có dùng bạo lực để đàn áp.
Tính chính danh của quyền lực cũng có tính lịch sử. Nó đi từ ngộ nhận đến khoa học. Từ ngộ nhận là quyền lực đến từ siêu nhiên như Chúa Trời (phương Tây) hay Con Trời (phương Đông) đến khoa học là quyền lực đến từ nhân dân. Ngày nay, mọi quyền lực chính trị, muốn có chính danh đều phải được người dân ủy quyền, tức là phải được người dân bầu. Cũng vì lý do này mà hiện nay bầu cử trở thành bắt buộc đối với các chính thể nắm quyền. Một chức vụ nào đó nếu không do dân bầu (bầu trực tiếp hoặc qua đại biểu) thì đều không có tính chính danh, tức là phi pháp. Nhân đây có câu hỏi pháp lý cho các nhà lập pháp ở VN là “ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo toàn dân khi mà chức vụ của ông không do dân bầu” (tổng bí thư là chức vụ có thực quyền đứng đầu hệ thống chính trị nước ta)?
Chúng ta thấy ở các nước quân chủ lập hiến như Anh hay Nhật, hoàng gia vẫn theo kiểu cha truyền con nối, không do dân bầu, tuy nhiên họ cũng chỉ có quyền lực tượng trưng chứ không có thực quyền. Vị trí họ có được và dành được sự kính trọng của dân chúng là vì công lao to lớn của gia tộc đó trong buổi ban sơ kiến thiết đất nước, đưa dân tộc đến con đường của thịnh vượng.
Khi quyền lực không chính danh, rất nguy hiểm:
Lịch sử cho thấy, khi tính chính danh (khoa học) của quyền lực không có thì sẽ có việc tranh nhau quyền lực. Lịch sử chế độ phong kiến từ đông sang tây là lịch sử thăng trầm của sự tranh giành quyền lực giữa các dòng tộc, các tập đoàn thống trị phong kiến. Nhóm người có quyền thì ra sức giữ nó bằng mọi cách: trấn áp đẫm máu, những qui định man rợ kiểu tru di tam tộc, cửu tộc,…Nếu quyền lực nhà nước được xây dựng đúng cơ sở khoa học pháp lý là “sự ủy quyền của người dân” thì xã hội sẽ ổn định, không có chuyện tranh giành quyền lực, bạo động đổ máu. Do vậy một cuộc bầu cử tự do, công bằng, minh bạch và một nền truyền thông tự do không bị kiểm duyệt luôn là nền tảng để sự ủy quyền được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó quyền tự do thành lập hội, tự do thành lập tổ chức chính trị, quyền ứng cử, vận động tranh cử và quyền được bầu cử tự do không theo kiểu bày sẵn “đảng cử dân bầu”,….là cơ sở cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị.
Quyền lực có một thuộc tính là sinh ra từ đâu thì phục vụ tại đó, nếu nó sinh ra từ nhân dân thì phục vụ cho nhân dân, sinh ra từ đảng phái thì phục vụ cho đảng phái, sinh ra từ phe nhóm thì phục vụ cho phe nhóm. Điều này giải thích vì sao trong các chế độ độc tài hay chuyên chế thì người nắm quyền bảo vệ quyền lợi đảng phái, phe nhóm hơn là phục vụ cho lợi ích nhân dân. Chính quyền nằm trong tay một nhóm nhỏ thì đất nước sẽ là của nhóm thiểu số. Khi đó nó sẽ sinh ra những con quái vật tham nhũng, lạm quyền. Đây là vấn nạn của tất cả các nước nghèo nàn, lạc hậu, độc tài chuyên chế.
Hiện trạng Việt Nam:
Nền chính trị Việt Nam hiện nay do một đảng duy nhất là ĐCS lãnh đạo. Trên thực tế, chính phủ Việt Nam vẫn được xây dựng qua cuộc bầu cử, dân bầu đại biểu, đại biểu bầu chính phủ. Tuy nhiên nó mang tính trình diễn (dân chủ giả hiệu) hơn là thực chất, vì tất cả các yếu tố đi kèm để bảo đảm sự ủy quyền thực sự từ người dân không có. Nguyên tắc “đảng cử-dân bầu” đã phá hỏng tính pháp lý của bầu cử tự do; chưa nói tổ chức bầu cử, kiểm phiếu và công bố kết quả cũng do đảng nắm.
Tất cả những chức vụ đã được quyết định từ khi đại hội Đảng. Đại hội Đảng bầu xong, Ban Chấp hành Trung ương cử ra Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cử ra những cầm quyền, còn Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt. Thêm nữa Quốc hội do Đảng sắp xếp trước rồi người dân bầu lên (đảng cử-dân bầu), cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.
Vì lý do đó mà người dân không có một tác động gì vào bộ máy lãnh đạo. Quyết định người nào làm chức gì do Bộ Chính trị chứ không do dân tác động được. Đó chính là vấn đề căn bản của thể chế Cộng sản.
Có người biện luận cho quyền lực độc tôn của ĐCS hiện nay là do công trạng trong chiến tranh, nếu như vậy thì chế độ hiện nay là một biến thể kéo dài của chế độ phong kiến, nơi các triều đại cũng được dựng lên từ chiến tranh, sự khác biệt là chế độ phong kiến có tính cha truyền con nối trong dòng tộc còn nay là trong “đảng tộc”.
Có người biện luận ĐCS là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước vì ĐCS là lực lượng chỉ có một lý tưởng duy nhất là trung thành với lợi ích của nhân dân, đất nước. Nói vậy thì những người này không hiểu về vấn đề tự xưng và thủ tục pháp lý trong cuộc sống. Có thể bạn là một người hiền lành, tử tế và nổi tiếng, tuy nhiên khi ở khách sạn bạn phải có nghĩa vụ trao giấy CMND cho chủ khách sạn, đây là thủ tục pháp lý bắt buộc để quản lý an ninh. Ở một số nước như Nhật, Singapore,….một đảng có thể liên tục lãnh đạo đất nước trong hơn nửa thế kỷ, mang lại nhiều thành tựu to lớn cho đất nước; tuy nhiên họ cũng phải làm thủ tục pháp lý là nhận được được sự ủy quyền của nhân dân theo định kỳ. Họ không thể nói “tôi lãnh đạo rất tốt, hãy để tôi lãnh đạo luôn, không cần các đảng phái khác vì gây ra tranh giành quyền lực, bất ổn cho đất nước” hay “tôi có công làm cho đất nước phát triển đến siêu cường, nay tôi có quyền lãnh đạo mãi mãi”. Hay đặc biệt hơn nhân lúc đảng họ mạnh chiếm đa số trong quốc hội, họp lại thay đổi hiến pháp, qui định hẳn điều 4 chẳng hạn để họ có quyền lãnh đạo duy nhất, mãi mãi.
Ở các nước quyền lực người đứng đầu (tổng thống hoặc thủ tướng) được xây dựng từ dân, được quốc dân bầu ra, khi phạm sai lầm nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ kinh tế, gây nợ nần cho dân thì sẽ tự động từ chức, vì nếu không từ chức thì cũng sẽ bị đại diện của dân phế truất. Còn ở ta thì thủ tướng có thể vin vào cớ theo đảng 51 năm, không xin chức tước, đảng phân công công việc thì chấp hành để không từ chức dù kết quả điều hành thì yếu kém; gây ra cho quốc dân đồng bào là hàng trăm ngàn tỷ nợ nần.
Việt Nam hiện nay không chỉ khủng hoảng kinh tế mà còn có một cuộc khủng hoảng khác là khủng hoảng về tính pháp lý của quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất qua cuộc bầu cử trình diễn “đảng cử -dân bầu”, rõ ràng quyền lực chính trị không thể nằm ở nhân dân, nó nằm ở tổ chức đảng. Một tổ chức chỉ có 3 triệu người trên 90 triệu dân.
Để có một nhà nước thật sự của dân và vì dân, để đất nước phát triển tốt đẹp, chúng ta cần phải xây dựng quyền lực nhà nước đúng trên cơ sở pháp lý và khoa học, chỉ có như vậy quyền lực sinh ra từ dân và quay lại phục vụ nhân dân thay vì phục vụ một nhóm nhỏ lợi ích hưởng lợi như ta thấy.
Lịch sử tiến đến văn minh cũng là lịch sử tiến đến tính khoa học của quyền lực chính trị. Chúng ta thấy một chiếc máy bay nặng hàng chục tấn, có thể bay vút lên cao hàng chục km, mang hàng trăm người đi xa hàng ngàn km cũng vì nó hoạt động đúng qui luật, nếu không đúng các qui luật, nguyên lý khoa học nó sẽ bị rơi theo trọng lực và gây ra thảm họa. Quyền lực chính trị cũng vậy, nếu được xây dựng đúng đắn thì nó sẽ phát huy đem đến quốc thái dân an, xã hội thịnh vượng, nếu xây dựng trên nền tảng sai, phi pháp thì nó sẽ gây ra bao thảm cảnh cho nhân dân đất nước: lũng đoạn, tham nhũng, đói nghèo, lạc hậu. Trên bước đường tiến đến văn minh, dân tộc nào sớm xây dựng quyền lực chính trị phù hợp với qui luật khoa học thì xứ đó sớm có văn minh, thịnh vượng.
Giải pháp thúc đẩy tính chính danh của quyền lực ở nước ta:
Làm cho người dân hiểu nguồn gốc, tính pháp lý của quyền lực:
Khi quốc dân đồng bào biết được quyền lực chính trị có nguồn gốc từ đâu, và như thế nào thì hợp pháp, chính danh thì không tổ chức nào có thể lũng đoạn quyền lực đất nước phi pháp được. Trong quá trình dân chủ hóa đất nước, có vô số công việc phải làm, một trong những việc quan trọng là tuyên truyền để người dân biết thế nào là một quyền lực chính danh, thế nào là một quyền lực phi pháp.
Chúng ta thấy rằng, ngày nay nếu một viên tướng nào đó dùng quân đội để đảo chính, cướp chính quyền rồi nhân danh thiên tử hay viện lý do dẹp loạn để cai trị sẽ không bao giờ còn có thể xảy ra được. Vì sao vậy? Vì toàn dân đã biết rằng quyền lực đến từ sự nhân danh như thế là tào lao. Ngày nay sự tào lao nó không thể trắng trợn như thế mà nó tinh vi, chỉ có tầng lớp tinh hoa trí thức mới thấy rõ. Nhiệm vụ của họ là vạch trần, cạo bỏ lớp sơn trình diễn để nhân dân biết được sự thật. (Slogan tranh đấu có thể là “dân không bầu thì không có quyền”)
Muốn ngăn chặn thâu tóm quyền lực hữu hiệu và thực hiện dân chủ chân thực, không ai khác chính người dân phải làm. Xây dựng nền dân chủ, bảo vệ nền dân chủ và hưởng lợi từ nền dân chủ không ai khác ngoài nhân dân. Người dân chỉ có thể làm được việc trên khi họ có sự hiểu biết đầy đủ.
Chặn các bổng lộc sinh ra từ quyền lực:
Tại sao con người tranh giành quyền lực? Tại vì có quyền lực là có bổng lộc. Ai không muốn có bổng lộc? Ai không muốn giàu sang? Ai không muốn vinh qui bái tổ? Ai không muốn gia đình, dòng họ rạng rỡ, phồn vinh?....Do vậy để chấm dứt sự tranh giành quyền lực thì một mặt chúng ta phải tranh đấu để nguồn gốc phát sinh quyền lực phải đảm bảo tính khoa học, có tính chính danh của nó, mặt khác chúng ta cũng phải đấu tranh để ngăn chặn các loại bổng lộc có được từ quyền lực. Để khóa các vòi dẫn bổng lộc đến cái ghế quyền lực, chúng ta cần đấu tranh dứt khoát, không khoan nhượng cho sự minh bạch của người cầm quyền, xem sự tự minh bạch là một điều kiện tiên quyết để cầm quyền. Chúng ta phải buộc quan chức khai báo tài sản, danh tính vợ con. Rõ ràng trong căn phòng tối thì chuột bọ cùng nhau tha đồ chạy thoải mái, còn nếu phòng tràn ngập ánh sáng thì chuột bọ sẽ không còn đường trốn. Chúng ta cần siết lại trách nhiệm của người lãnh đạo, làm sai phải từ chức ngay (sai về đường lối) hoặc phải bồi thường (sai về chấp pháp). Minh bạch và giảm chi tiêu công tối đa, giải thể các loại doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta phải làm cho chiếc ghế quyền lực là nơi không có gì để gặm và kém hấp dẫn đi.
Phạm Viết Đào's blog
Quyền lực có một thuộc tính là sinh ra từ đâu thì phục vụ tại đó, nếu nó sinh ra từ nhân dân thì phục vụ cho nhân dân, sinh ra từ đảng phái thì phục vụ cho đảng phái, sinh ra từ phe nhóm thì phục vụ cho phe nhóm. Điều này giải thích vì sao trong các chế độ độc tài hay chuyên chế thì người nắm quyền bảo vệ quyền lợi đảng phái, phe nhóm hơn là phục vụ cho lợi ích nhân dân. Chính quyền nằm trong tay một nhóm nhỏ thì đất nước sẽ là của nhómthiểu số. Khi đó nó sẽ sinh ra những con quái vật tham nhũng, lạm quyền. Đây là vấn nạn của tất cả các nước nghèo nàn, lạc hậu, độc tài chuyên chế...
Chính trị hà khắc dữ hơn cả hổ:
Một lần Khổng Tử đi qua Thái Sơn, thấy có người phụ nữ ở trước nấm mồ khóc lóc vô cùng thảm thương. Ông bèn bảo Tử Lộ ra hỏi nguyên nhân, người phụ nữ ấy nói: "Bố chồng bị hổ ăn thịt, chồng bị hổ ăn thịt, bây giờ con trai cũng chết trong miệng hổ, thì không đau lòng sao được?". Khổng Tử hỏi: "Sao các ngươi không dọn đi ở chỗ khác ?". Người phụ nữ nói: "Ở đây không có chính trị hà khắc, không có áp bức nên bị hổ ăn thịt cũng không dọn đi". Khổng Tử nghe xong nói với các học trò của mình: - Các trò hãy nhớ lấy: “Chính trị hà khắc dữ hơn cả hổ”.
Từ khi con người sống thành xã hội thì tất yếu sinh ra chính quyền để quản lý xã hội. Nhờ có chính quyền mà xã hội không còn cảnh loạn lạc, đâm chém, cướp bóc tranh đoạt lẫn nhau; cuộc sống bình yên và phát triển. Tuy nhiên, như hai mặt của một con dao, chính quyền cũng chính là nguồn cơn gây đau khổ và tai họa cho con người nhất. Xưa nay kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình, độc tài và cường quyền là vấn nạn của lịch sử nhân loại. Bao cuộc chiến tranh đẫm máu, bao cuộc thanh trừng tàn khốc, bao cuộc diệt chủng man rợ cũng từ quyền lực của chính quyền gây ra. Nếu không có quyền lực chính trị thì con người cũng chỉ có thể giết nhau ở qui mô cá thể hoặc nhóm nhỏ, chính quyền lực chính trị mà con người tàn sát nhau, bức hại nhau ở qui mô lớn lên đến hàng chục triệu nhân mạng.
Danh chính ngôn thuận trong quyền lực chính trị:
Tại sao trong xã hội có người có quyền ký quyết định điều hàng ngàn người ra chiến trường, ký giấy tuyên án tử hình người này, bắt giam người khác? Quyền lực của họ có là do đâu? Quyền lực người đó có được gọi là quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị là thứ rất nguy hiểm, do vậy không phải ai muốn có là có. Nó cần phải có tính chính danh. Xưa các vị đế vương đánh nhau đẫm máu để thâu tóm quyền lực, tuy nhiên để có thể cai trị cũng cần phải có danh chính, ngôn thuận. Nếu không có tính chính danh thì quyền lực sẽ lung lay dù có dùng bạo lực để đàn áp.
Tính chính danh của quyền lực cũng có tính lịch sử. Nó đi từ ngộ nhận đến khoa học. Từ ngộ nhận là quyền lực đến từ siêu nhiên như Chúa Trời (phương Tây) hay Con Trời (phương Đông) đến khoa học là quyền lực đến từ nhân dân. Ngày nay, mọi quyền lực chính trị, muốn có chính danh đều phải được người dân ủy quyền, tức là phải được người dân bầu. Cũng vì lý do này mà hiện nay bầu cử trở thành bắt buộc đối với các chính thể nắm quyền. Một chức vụ nào đó nếu không do dân bầu (bầu trực tiếp hoặc qua đại biểu) thì đều không có tính chính danh, tức là phi pháp. Nhân đây có câu hỏi pháp lý cho các nhà lập pháp ở VN là “ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo toàn dân khi mà chức vụ của ông không do dân bầu” (tổng bí thư là chức vụ có thực quyền đứng đầu hệ thống chính trị nước ta)?
Chúng ta thấy ở các nước quân chủ lập hiến như Anh hay Nhật, hoàng gia vẫn theo kiểu cha truyền con nối, không do dân bầu, tuy nhiên họ cũng chỉ có quyền lực tượng trưng chứ không có thực quyền. Vị trí họ có được và dành được sự kính trọng của dân chúng là vì công lao to lớn của gia tộc đó trong buổi ban sơ kiến thiết đất nước, đưa dân tộc đến con đường của thịnh vượng.
Khi quyền lực không chính danh, rất nguy hiểm:
Lịch sử cho thấy, khi tính chính danh (khoa học) của quyền lực không có thì sẽ có việc tranh nhau quyền lực. Lịch sử chế độ phong kiến từ đông sang tây là lịch sử thăng trầm của sự tranh giành quyền lực giữa các dòng tộc, các tập đoàn thống trị phong kiến. Nhóm người có quyền thì ra sức giữ nó bằng mọi cách: trấn áp đẫm máu, những qui định man rợ kiểu tru di tam tộc, cửu tộc,…Nếu quyền lực nhà nước được xây dựng đúng cơ sở khoa học pháp lý là “sự ủy quyền của người dân” thì xã hội sẽ ổn định, không có chuyện tranh giành quyền lực, bạo động đổ máu. Do vậy một cuộc bầu cử tự do, công bằng, minh bạch và một nền truyền thông tự do không bị kiểm duyệt luôn là nền tảng để sự ủy quyền được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó quyền tự do thành lập hội, tự do thành lập tổ chức chính trị, quyền ứng cử, vận động tranh cử và quyền được bầu cử tự do không theo kiểu bày sẵn “đảng cử dân bầu”,….là cơ sở cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị.
Quyền lực có một thuộc tính là sinh ra từ đâu thì phục vụ tại đó, nếu nó sinh ra từ nhân dân thì phục vụ cho nhân dân, sinh ra từ đảng phái thì phục vụ cho đảng phái, sinh ra từ phe nhóm thì phục vụ cho phe nhóm. Điều này giải thích vì sao trong các chế độ độc tài hay chuyên chế thì người nắm quyền bảo vệ quyền lợi đảng phái, phe nhóm hơn là phục vụ cho lợi ích nhân dân. Chính quyền nằm trong tay một nhóm nhỏ thì đất nước sẽ là của nhóm thiểu số. Khi đó nó sẽ sinh ra những con quái vật tham nhũng, lạm quyền. Đây là vấn nạn của tất cả các nước nghèo nàn, lạc hậu, độc tài chuyên chế.
Hiện trạng Việt Nam:
Nền chính trị Việt Nam hiện nay do một đảng duy nhất là ĐCS lãnh đạo. Trên thực tế, chính phủ Việt Nam vẫn được xây dựng qua cuộc bầu cử, dân bầu đại biểu, đại biểu bầu chính phủ. Tuy nhiên nó mang tính trình diễn (dân chủ giả hiệu) hơn là thực chất, vì tất cả các yếu tố đi kèm để bảo đảm sự ủy quyền thực sự từ người dân không có. Nguyên tắc “đảng cử-dân bầu” đã phá hỏng tính pháp lý của bầu cử tự do; chưa nói tổ chức bầu cử, kiểm phiếu và công bố kết quả cũng do đảng nắm.
Tất cả những chức vụ đã được quyết định từ khi đại hội Đảng. Đại hội Đảng bầu xong, Ban Chấp hành Trung ương cử ra Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cử ra những cầm quyền, còn Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt. Thêm nữa Quốc hội do Đảng sắp xếp trước rồi người dân bầu lên (đảng cử-dân bầu), cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.
Vì lý do đó mà người dân không có một tác động gì vào bộ máy lãnh đạo. Quyết định người nào làm chức gì do Bộ Chính trị chứ không do dân tác động được. Đó chính là vấn đề căn bản của thể chế Cộng sản.
Có người biện luận cho quyền lực độc tôn của ĐCS hiện nay là do công trạng trong chiến tranh, nếu như vậy thì chế độ hiện nay là một biến thể kéo dài của chế độ phong kiến, nơi các triều đại cũng được dựng lên từ chiến tranh, sự khác biệt là chế độ phong kiến có tính cha truyền con nối trong dòng tộc còn nay là trong “đảng tộc”.
Có người biện luận ĐCS là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước vì ĐCS là lực lượng chỉ có một lý tưởng duy nhất là trung thành với lợi ích của nhân dân, đất nước. Nói vậy thì những người này không hiểu về vấn đề tự xưng và thủ tục pháp lý trong cuộc sống. Có thể bạn là một người hiền lành, tử tế và nổi tiếng, tuy nhiên khi ở khách sạn bạn phải có nghĩa vụ trao giấy CMND cho chủ khách sạn, đây là thủ tục pháp lý bắt buộc để quản lý an ninh. Ở một số nước như Nhật, Singapore,….một đảng có thể liên tục lãnh đạo đất nước trong hơn nửa thế kỷ, mang lại nhiều thành tựu to lớn cho đất nước; tuy nhiên họ cũng phải làm thủ tục pháp lý là nhận được được sự ủy quyền của nhân dân theo định kỳ. Họ không thể nói “tôi lãnh đạo rất tốt, hãy để tôi lãnh đạo luôn, không cần các đảng phái khác vì gây ra tranh giành quyền lực, bất ổn cho đất nước” hay “tôi có công làm cho đất nước phát triển đến siêu cường, nay tôi có quyền lãnh đạo mãi mãi”. Hay đặc biệt hơn nhân lúc đảng họ mạnh chiếm đa số trong quốc hội, họp lại thay đổi hiến pháp, qui định hẳn điều 4 chẳng hạn để họ có quyền lãnh đạo duy nhất, mãi mãi.
Ở các nước quyền lực người đứng đầu (tổng thống hoặc thủ tướng) được xây dựng từ dân, được quốc dân bầu ra, khi phạm sai lầm nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ kinh tế, gây nợ nần cho dân thì sẽ tự động từ chức, vì nếu không từ chức thì cũng sẽ bị đại diện của dân phế truất. Còn ở ta thì thủ tướng có thể vin vào cớ theo đảng 51 năm, không xin chức tước, đảng phân công công việc thì chấp hành để không từ chức dù kết quả điều hành thì yếu kém; gây ra cho quốc dân đồng bào là hàng trăm ngàn tỷ nợ nần.
Việt Nam hiện nay không chỉ khủng hoảng kinh tế mà còn có một cuộc khủng hoảng khác là khủng hoảng về tính pháp lý của quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất qua cuộc bầu cử trình diễn “đảng cử -dân bầu”, rõ ràng quyền lực chính trị không thể nằm ở nhân dân, nó nằm ở tổ chức đảng. Một tổ chức chỉ có 3 triệu người trên 90 triệu dân.
Để có một nhà nước thật sự của dân và vì dân, để đất nước phát triển tốt đẹp, chúng ta cần phải xây dựng quyền lực nhà nước đúng trên cơ sở pháp lý và khoa học, chỉ có như vậy quyền lực sinh ra từ dân và quay lại phục vụ nhân dân thay vì phục vụ một nhóm nhỏ lợi ích hưởng lợi như ta thấy.
Lịch sử tiến đến văn minh cũng là lịch sử tiến đến tính khoa học của quyền lực chính trị. Chúng ta thấy một chiếc máy bay nặng hàng chục tấn, có thể bay vút lên cao hàng chục km, mang hàng trăm người đi xa hàng ngàn km cũng vì nó hoạt động đúng qui luật, nếu không đúng các qui luật, nguyên lý khoa học nó sẽ bị rơi theo trọng lực và gây ra thảm họa. Quyền lực chính trị cũng vậy, nếu được xây dựng đúng đắn thì nó sẽ phát huy đem đến quốc thái dân an, xã hội thịnh vượng, nếu xây dựng trên nền tảng sai, phi pháp thì nó sẽ gây ra bao thảm cảnh cho nhân dân đất nước: lũng đoạn, tham nhũng, đói nghèo, lạc hậu. Trên bước đường tiến đến văn minh, dân tộc nào sớm xây dựng quyền lực chính trị phù hợp với qui luật khoa học thì xứ đó sớm có văn minh, thịnh vượng.
Giải pháp thúc đẩy tính chính danh của quyền lực ở nước ta:
Làm cho người dân hiểu nguồn gốc, tính pháp lý của quyền lực:
Khi quốc dân đồng bào biết được quyền lực chính trị có nguồn gốc từ đâu, và như thế nào thì hợp pháp, chính danh thì không tổ chức nào có thể lũng đoạn quyền lực đất nước phi pháp được. Trong quá trình dân chủ hóa đất nước, có vô số công việc phải làm, một trong những việc quan trọng là tuyên truyền để người dân biết thế nào là một quyền lực chính danh, thế nào là một quyền lực phi pháp.
Chúng ta thấy rằng, ngày nay nếu một viên tướng nào đó dùng quân đội để đảo chính, cướp chính quyền rồi nhân danh thiên tử hay viện lý do dẹp loạn để cai trị sẽ không bao giờ còn có thể xảy ra được. Vì sao vậy? Vì toàn dân đã biết rằng quyền lực đến từ sự nhân danh như thế là tào lao. Ngày nay sự tào lao nó không thể trắng trợn như thế mà nó tinh vi, chỉ có tầng lớp tinh hoa trí thức mới thấy rõ. Nhiệm vụ của họ là vạch trần, cạo bỏ lớp sơn trình diễn để nhân dân biết được sự thật. (Slogan tranh đấu có thể là “dân không bầu thì không có quyền”)
Muốn ngăn chặn thâu tóm quyền lực hữu hiệu và thực hiện dân chủ chân thực, không ai khác chính người dân phải làm. Xây dựng nền dân chủ, bảo vệ nền dân chủ và hưởng lợi từ nền dân chủ không ai khác ngoài nhân dân. Người dân chỉ có thể làm được việc trên khi họ có sự hiểu biết đầy đủ.
Chặn các bổng lộc sinh ra từ quyền lực:
Tại sao con người tranh giành quyền lực? Tại vì có quyền lực là có bổng lộc. Ai không muốn có bổng lộc? Ai không muốn giàu sang? Ai không muốn vinh qui bái tổ? Ai không muốn gia đình, dòng họ rạng rỡ, phồn vinh?....Do vậy để chấm dứt sự tranh giành quyền lực thì một mặt chúng ta phải tranh đấu để nguồn gốc phát sinh quyền lực phải đảm bảo tính khoa học, có tính chính danh của nó, mặt khác chúng ta cũng phải đấu tranh để ngăn chặn các loại bổng lộc có được từ quyền lực. Để khóa các vòi dẫn bổng lộc đến cái ghế quyền lực, chúng ta cần đấu tranh dứt khoát, không khoan nhượng cho sự minh bạch của người cầm quyền, xem sự tự minh bạch là một điều kiện tiên quyết để cầm quyền. Chúng ta phải buộc quan chức khai báo tài sản, danh tính vợ con. Rõ ràng trong căn phòng tối thì chuột bọ cùng nhau tha đồ chạy thoải mái, còn nếu phòng tràn ngập ánh sáng thì chuột bọ sẽ không còn đường trốn. Chúng ta cần siết lại trách nhiệm của người lãnh đạo, làm sai phải từ chức ngay (sai về đường lối) hoặc phải bồi thường (sai về chấp pháp). Minh bạch và giảm chi tiêu công tối đa, giải thể các loại doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta phải làm cho chiếc ghế quyền lực là nơi không có gì để gặm và kém hấp dẫn đi.
Phạm Viết Đào's blog
Năm ngày hấp hối của Stalin (2)
Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến,
Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng
thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ
(hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria
quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ…và bỏ đi, với Malenkov vạm
vỡ luôn theo chân.
Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua
khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho
Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy.
Trong những ngày tiếp theo, Beria và ba ủy viên “Bộ Chính trị cơ động”
tranh luận gay gắt để phân chia quyền hành, củng cố vị trí mình và giữ
cho các đối thủ tiềm năng phải đứng ngoài cuộc. Do có bốn con cá sấu
trong cùng một đầm nước thì cũng đã quá đủ, các cận vệ và người hầu cận ở
Kountsevo nhận lệnh không được tiết lộ những gì đã xảy ra…và để cho
đồng chí Stalin yên ngủ.
Diễu hành nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin, 05/03/2013. |
Thế nên Lozgatchev và các vệ sĩ còn lại phải đơn độc bên cạnh ông chủ
đang hấp hối. Thêm một ngày nữa trôi qua, mà không có bác sĩ nào được
mời đến. Cuối cùng, các nhân viên của MGB và Maria Boutouzova, càng lúc
càng lo lắng, cố gắng liên lạc lần nữa với Malenkov. Ông này xiêu lòng,
bèn gọi cho Beria và Khrouchtchev, hai người này đùn đẩy sang Bộ trưởng Y
tế Tratiakov. Rốt cuộc ông Bộ trưởng cho gởi đến một toán y bác sĩ do
giáo sư Loukomski dẫn đầu. Họ đến nơi vào lúc 7 giờ sáng ngày 03/03, tức
48 giờ sau khi Stalin gặp nạn.
Trước sự hiện diện của Bộ tứ, và cả Molotov, Mikoian, Kaganovitch,
Vorochilov rồi sau đó là Svetlana cùng với Vassili – con gái và con trai
của Stalin – các bác sĩ, run rẩy vì sợ hãi, bắt tay vào công việc. Họ
cởi quần áo bệnh nhân, gỡ bộ răng giả ra và chẩn đoán. Nhịp tim và huyết
áp thấp, nửa người bên phải bị liệt, nửa người trái bị những cơn co
giật.
Từ lúc đó, tiên lượng tỏ ra bi quan: Stalin bị xuất huyết não trái, nặng
cho đến nỗi có thể chắc chắn rằng ông ta không bao giờ còn làm việc
được nữa. Các bác sĩ kê toa sulphate magnésium (để rửa) và đặt những con
đỉa sau tai trái. Rồi đáng sợ thay, đội ngũ hùng hậu ra đi, để lại một
bác sĩ thần kinh, một bác sĩ đa khoa, một nữ y tá. Người bệnh được chỉ
định là phải…nghỉ ngơi và ăn kiêng.
Vào cuối ngày, các thành viên Bộ Chính trị trở về điện Kremli. Beria cảm
thấy đang mọc cánh và bắt đầu với tay về phía vương trượng của “Sa
hoàng đỏ”. Trong buổi chiều, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ
trưởng và Xô-viết Tối cao họp lại để giải quyết vấn đề người kế vị. Như
vậy là có ba trăm người được thông báo về tình hình thực tế. Vị lãnh tụ
già nua được giải phóng khỏi nhiệm vụ Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng. Người ta không dám gạch tên Stalin khỏi danh sách các ủy viên
Bộ Chính trị.
Việc điều hành tạm thời được giao cho Malenkov, với Molotov (trở lại một
cách huy hoàng), Boulganine và Kaganovitch làm phó. Vị trí người đứng
đầu an ninh nội chính của Beria càng vững chắc hơn. Cùng với Malenkov và
Khrouchtchev, ông ta còn được giao trách nhiệm « sắp xếp » các giấy tờ
của Stalin.
Ba người này lập tức bắt tay vào công việc, mở các rương giấy tờ bí mật
nhất và hủy đi tất cả những gì tố cáo họ có tham gia các vụ thanh trừng
trong quá khứ và hiện tại. Việc « phi Stalin hóa » như vậy đã bắt đầu
ngay từ khi Stalin vẫn còn thở.
Nếu kể từ sáng 04/03 các đài phát thanh đã có thể công bố « căn bệnh »
của Stalin, thì mức độ báo động đã được tăng lên : từ sáng sớm 05/03
radio loan báo mạng sống của Stalin đang « lâm nguy».
Tại Kountsevo, Stalin dường như vẫn luôn ngủ trên chiếc ghế sofa, đôi
khi có mở mắt, phát ra được đôi ba tiếng động nhưng không thể nào trả
lời những câu nói được người ta thầm thì bên tai.
Liệu có lúc nào đó ông ta cảm nhận được những gì đang diễn ra, giữa hai
cuộc họp ở Kremli ? Sau này con gái ông cho biết : « Có lúc ông bỗng mở
mắt ra, nhìn bao quát những ai đang đứng xung quanh. Đó là một cái nhìn
khủng khiếp, hoảng loạn và giận dữ, chứa đầy nỗi kinh hoàng trước tử
thần và khuôn mặt của các thầy thuốc không quen biết bao quanh. Ánh mắt
ấy bao trùm lấy chúng tôi trong một chớp mắt. Rồi ông giơ bàn tay trái
lên – có thể là ông chỉ cho chúng tôi điều gì đó trên cao, hoặc là ông
đe dọa tất cả mọi người. Hành động này khó thể hiểu được ».
Lời kể của các nhân chứng cũng làm cho Vassili Stalin lo ngại. Là tướng
không quân và có tiếng là nghiện rượu, anh ta hoàn toàn mất tự chủ và
lên án Bộ tứ đã « sát hại » cha mình. Cần phải nhờ đến sự quyết đoán của
Vorochilov và những cử chỉ thân thiện của Krouchtchev để trấn an được
anh ta.
Từ sự tuyệt vọng của người con trai không được sủng ái cho đến lời tuyên
bố sau đó của một cận vệ tuy - không thấy gì nhưng khoe là biết tất cả,
và đơn giản là cái chết của Stalin làm thỏa mãn được nhiều người, nảy
sinh giả thiết nhà độc tài bị ám sát. Điều này khó thể chứng minh.
Đương nhiên là người ta lên án Beria, người đã được lãnh tụ giới thiệu
với Roosevelt và nói rằng : « Đây là Himmler của chúng tôi ». Nhưng thủ
lãnh cơ quan an ninh nội chính, bị Stalin cho giám sát từ nhiều năm, khó
thể có khả năng xúi giục một vụ khủng bố, nhất là hoàn toàn không có
ảnh hưởng gì lên MGB và các gia nhân ở Kountsevo. Ngay cả nếu ông ta reo
lên trước các nhân chứng là : « Tôi đã thắng được ông ấy ! », vẫn không
có gì làm căn cứ cho giả thiết nào khác, ngoài trách nhiệm trong việc
đã để mặc cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên, khi trì hoãn việc cứu
cấp bệnh nhân.
Giải phẫu tử thi cho thấy cơn xuất huyết não ồ ạt đã trầm trọng thêm do
thể trạng của Stalin : ông ta bị chứng xơ cứng tiểu động mạch não (đã
được giữ bí mật trong nhiều năm). Với trình độ khoa học của năm 1953,
ông khó thể qua khỏi một cuộc giải phẫu. Trong mọi trường hợp, sự nghiệp
chính trị của Stalin như thế đã kết thúc.
Diễu hành nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin, 05/03/2013.
Vào buổi sáng 05/03/1953, Stalin dần bước vào cõi u minh : buồn nôn, khó
thở, ói ra máu, trụy tim mạch liên tục, biến chứng ở tim và ngộp thở.
Chính là trước một cử tọa đông đảo – gia đình, các nhà quý tộc đỏ, các
nhân viên MGB, gia nhân và y bác sĩ, mà người « cha già dân tộc » rốt
cuộc đã chịu trút hơi thở cuối cùng.
Lúc đó là 9 giờ 50 phút. Các đồng chí và các con ông hôn lên khuôn mặt đã tím ngắt. Beria quỳ xuống để hôn lên tay Stalin.
Thế giới biết tin về cái chết của Stalin vào sáng hôm sau. Làn sóng xúc
cảm, những tiếng kêu khóc vật vã, những lời tán tụng mà cái tin ấy gây
nên, ngày nay khó thể hiểu nổi.
Tại Pháp, Hạ viện dành một phút mặc niệm. Jacques Duclos, Quyền Tổng bí
thư đảng Cộng sản Pháp kêu gọi các nhà máy ngưng hoạt động, tập hợp tại
Vélodrome d’hiver nhằm « để tang » ! Tờ Le Monde bình luận trang trọng
về « Cái chết của Thống chế Stalin », trong khi tựa chính của tờ báo
cộng sản L’Humanité dài đến ba dòng nói về « CÁI TANG CỦA TẤT CẢ CÁC DÂN
TỘC khi tưởng niệm đã biểu lộ tình cảm sâu sắc ĐỐI VỚI STALIN VĨ ĐẠI ».
Vài hôm sau, trang nhất của tạp chí Văn chương Pháp đăng chân dung của
người quá cố do Picasso vẽ, tạo ra một cuộc tranh cãi dữ dội và giám đốc
tạp chí là Louis Aragon phải xấu hổ tự kiểm điểm.
Tại Liên Xô, nếu chỉ nói là sững sờ và đau buồn bao phủ lên 200 triệu
con người từ nay bị mất đi lãnh tụ, thì hãy còn quá nhẹ. Sự xúc động còn
có thể cảm thấy ở các gulắc, không chỉ vì cái tin này gợi lên hy vọng
nơi những người tù. Hàng chục ngàn người khóc sướt mướt diễu qua trước
cái xác ướp đặt tại đại sảnh của trụ sở các nghiệp đoàn ở Matxcơva, nơi
từng diễn ra các phiên xử quan trọng.
Ngày 09/03, sau vụ chen lấn hỗn loạn trên đường phố gây ra hàng trăm nạn
nhân, xác của Joseph Stalin được trọng thể đưa đến nơi an nghỉ cuối
cùng : lăng mộ tại Quảng trường đỏ. Ông ta được đặt cạnh Lênin – từ hơn
ba chục năm qua Stalin vẫn được xem là « người nối nghiệp thiên tài của
Lênin. Hệ thống tuyên truyền xô-viết loan báo hôm ấy có 5 triệu người
khóc lóc tiễn đưa Stalin trên các đường phố. Con số được thổi phồng này
tuy vậy không làm giảm đi sự long trọng của đám đông tham dự tang lễ.
Vào tháng 3/1953, hiếm ai biết được hay thậm chí nghi ngờ về mặt trái
các tác phẩm của Stalin. Ông ta đã để lại phía sau nhiều máu và nước mắt
nhất trong lịch sử. Không kể Đệ nhị Thế chiến, Stalin đã làm cho ít
nhất 20 triệu người chết do bị lưu đày, thanh trừng, ám sát cá nhân hay
tàn sát tập thể, nạn đói. Những người chân thành khóc thương « người
hướng đạo », « cha già dân tộc », « người bạn lớn nhất của trẻ em », «
người mạnh nhất và sáng suốt nhất » chỉ thấy nơi ông ta người lãnh đạo
một cuộc cách mạng đã đưa nước Nga ra khỏi thời Trung cổ, và thắng được
phát-xít với một cái giá bằng máu chóng mặt.
Chiếc khăn voan che đậy những tội ác của « con quỷ đỏ » chỉ được vén lên
từ từ. Nhưng cho dù nhiều tù nhân được trả tự do (trong đó có các chiếc
« áo choàng trắng »), việc trừ khử Beria một cách thô bạo (tháng
12/1953), báo cáo của Khrouchtchev (tháng 2/1956), sự trình diễn ngắn
ngủi của một chủ nghĩa bôn-sê-vich cởi mở và việc đưa xác ướp ra khỏi
lăng (ngày 31/10/1961), Liên Xô và nước Nga vẫn chưa chấm dứt được với
Joseph Stalin.
Thụy My dịch
(Blog ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét