Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Thời sự trong ngày

Luật về đảng hay luật về Đảng? Nguyễn Quang A

Cùng viết Hiến pháp
Trong thảo luận của Mặt trận Tổ quốc Việt nam về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhiều người đề xuất xây dựng luật về Đảng, hoặc cần có luật về Đảng. Cũng có nhiều người đề xuất nên luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Còn trong 29 báo cáo gồm 256 trang của các học giả tại Hội thảo ngày 22-2-2013 do Tạp Chí Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Quốc hội) và Pháp luật và Phát triển (của Hội Luật gia Việt Nam) không có ai đề cập đến luật về Đảng cả. Lưu ý chữ “Đảng” người ta dùng ở đây là chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam, còn chữ “đảng” để chỉ đảng nói chung.
Trừ một vài nước lạc hậu, hiến pháp của hầu hết các nước không có quy định về một đảng cụ thể nào cả. Có những hiến pháp quy định về đảng, thí dụ Điều 8 Hiến pháp Hàn Quốc 1987 quy định:
(1)   Việc thành lập các đảng chính trị là tự do, và hệ thống đa đảng được đảm bảo.
(2)   Các chính đảng sẽ có các mục tiêu, tổ chức và hoạt động dân chủ, và sẽ có những sắp xếp tổ chức cần thiết để nhân dân tham gia hình thành nguyện vọng chính trị.
(3)   Các chính đảng được bảo hộ của Nhà nước như quy định bởi luật và có thể được hỗ trợ bởi Nhà nước theo quy định của luật.
(4)   Nếu mục đích hoặc các hoạt động của một chính đảng trái với trật tự dân chủ cơ bản, Chính phủ có thể đề xuất việc giải thể nó ra Tòa án Hiến pháp, và chính đảng có thể bị giải thể theo quyết định của Tòa án Hiến pháp.
Dẫu có quy định về đảng chính trị hay không trong hiến pháp, hầu hết các nước đều có quy định (có thể dưới dạng 1 luật riêng hay như một phần của luật về hội) về việc thành lập đảng chính trị, việc đăng ký, việc quản lý tài sản đảng (kế toán, kiểm toán, báo cáo thuế,…), về khả năng hỗ trợ từ ngân sách cho đảng, việc hợp nhất, giải thể đảng, vân vân. Đảng chính trị có tư cách pháp nhân và có thể hoạt động hợp pháp sau khi đã đăng ký. Hoạt động của một đảng không có đăng ký là bất hợp pháp. Nếu có quy định về đảng trong hiến pháp, thì luật sẽ quy định chi tiết các nguyên tắc đó của hiến pháp (thí dụ 4 điểm nêu trong Điều 8 của Hiến pháp Hàn Quốc).
Như thế có thể thấy cần có luật (riêng hay như một phần của luật khác) về đảng chính trị trong hệ thống  luật pháp mỗi nước, dù hiến pháp có nói về đảng hay không.
Ở nước ta chưa có luật về hội, chưa có luật về đảng. Chắc chắn là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được đăng ký ở bất cứ đâu và như thế người ta có thể hỏi liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có tư cách pháp nhân và việc này là không tốt cho Đảng. Đấy là một điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam nên bổ khuyết sau 83 năm hoạt động, vì có tư cách pháp nhân sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tránh được việc bị cho là Đảng hoạt động ngoài pháp luật. Hoạt động trong một khung khổ pháp luật rạch ròi giúp Đảng Cộng sản Việt nam giải quyết được rất nhiều vấn đề nội bộ của mình như dân chủ trong đảng, ngăn không để các đảng viên tham nhũng, lộng quyền, thoái hóa, suy thoái,… mà giờ đây chính các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam phải coi là quốc nạn, hoặc gây tổn hại cho sự sống còn của Đảng,… vân vân. Tất nhiên nếu có luật về đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp lý đó sẽ không chỉ tốt cho bản thân Đảng Cộng sản Việt nam mà còn rất tốt cho sự phát triển của đất nước.
Như thế một luật về đảng chính trị là rất cần cho Việt Nam và cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam nữa. Nói cách khác, rất cần có một luật về đảng.
Nhưng không cần có luật về Đảng, càng không cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Sự lãnh đạo của một đảng là công việc riêng của đảng ấy. Sự tồn tại của các đảng chính trị là một nhân tố rất cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển của mỗi đất nước. Các đảng chính trị tạo điều kiện để người dân tham gia hình thành nguyện vọng chính trị. Đảng chính trị không nắm quyền là đảng đối lập hợp pháp và tạo ra sự cạnh tranh bằng sự lãnh đạo của mình (mà chủ yếu qua các chính sách và phong cách của các lãnh đạo đảng), chống sự lạm quyền, tham nhũng của những người đương quyền. Cơ chế chính trị ấy giúp giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, giúp xã hội tiết kiệm chi phí so với nếu không có cạnh tranh. Nói cách khác hoạt động của các đảng chính trị là cần cho sự vận hành của xã hội, chúng cung cấp cho xã hội các dịch vụ hữu ích. Chính vì thế nhân dân phải đóng góp để hỗ trợ chúng, thí dụ qua việc Nhà nước phải bảo vệ chúng, hỗ trợ chúng (có thể bằng trụ sở, hay bằng tiền từ ngân sách nhà nước tức là bằng tiền của dân). Chính vì thế cần một luật về đảng hay luật về hội.
Cũng có thể có các luật về một thực thể duy nhất, như về Ngân hàng trung ương chẳng hạn. Nhưng luật về một đảng duy nhất là chưa từng có trên thế giới. Chúng ta không nên quá kiêu ngạo để “sáng tạo” ra cái mà trong hàng chục ngàn năm các dân tộc khác chưa dám thử nghiệm. Hãy học những kinh nghiệm, những tinh hoa của loài người và đừng phiêu lưu “sáng tạo” để có thể phải gánh chịu những rủi ro khôn lường. Nước Việt Nam đã quá khổ đau trong suốt quá trình lịch sử của mình và vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới vì thế rất không nên mạo hiểm.
Nguyễn Quang A

Nguyễn Đắc Kiên - Cái khốc hại của độc đảng

Khi tôi gửi những bài viết đầu tiên cho Ban biên tập Cùng Viết Hiến Pháp, tôi có nhắn gửi rằng, tôi hiểu việc ký tên vào bản Dự thảo Hiến pháp của nhóm 72 trí thức, cũng như việc tham gia trang Cùng Viết Hiến pháp, không đơn thuần chỉ là để có một bản Hiến pháp tốt, mà cái quan trọng hơn là để thức tỉnh người dân về quyền và trách nhiệm công dân của mình.
Khi bài viết “Vài lời…” của tôi được lan truyền, nhiều người đã nhắn gửi tôi rằng, họ khâm phục, họ kính trọng việc làm của tôi, rằng họ hèn…
Chuyện người dân không ý thức hết về quyền công dân của mình, hay chuyện những người bạn tôi nhận họ hèn mới nhìn qua thì không có gì nghiêm trọng. Nếu có ai đó coi là chuyện thường tình, nhỏ nhặt thì cũng chẳng đáng ngạc nhiên.  Nhưng ít người biết rằng, những sự tệ hại xấu xa nhất mà xã hội con người có thể tạo nên lại có thể xuất phát từ những “thường tình, nhỏ nhặt” đó.
Gần đây, người ta quay lại tranh luận về chuyện độc đảng hay đa đảng. Có những lý lẽ xem chừng rất thuyết phục được đưa ra, như lý lẽ của Thiếu tướng Lê Văn Cương. Tại sao Trung Quốc độc đảng vẫn phát triển vượt xa một Ấn Độ đa đảng? Hay tham nhũng, suy thoái kinh tế nước nào chẳng có, đâu cứ nước độc đảng… quan trọng là cách thiết kế bộ máy, cách kiểm soát để hạn chế tham nhũng, lũng đoạn(*).
Nếu chỉ nhìn ở góc độ một nhà nước để cai trị, rất khó để phủ nhận lập luận của Thiếu tướng Cương. Emmanuel Poisson còn chỉ ra rằng, bộ máy quan lại trong chế độ quân chủ phương Đông là một thiết kế đáng ngạc nhiên về độ hiệu quả và ổn định khi nó đã tồn tại hàng nghìn năm, các triều đại thay nhau, nhưng thiết kế bộ máy thì không mấy thay đổi(**). Hay là chúng ta quay trở lại chế độ vua quan?
Có lẽ chẳng ai thèm đếm xỉa đến câu hỏi ngớ ngẩn này. Nếu chỉ đặt mục tiêu cai trị thì thiết kế của nhà nước quân chủ phương Đông thật đáng tham khảo, nhưng nếu đặt mục tiêu phát huy phẩm giá, nhân cách con người, quyền làm chủ của nhân dân thì chúng ta sẽ phải suy nghĩ khác.
Độc đảng hay đa đảng khác nhau căn bản không phải hình thức tồn tại của nó mà ở phương thức để nó duy trì sự tồn tại của mình. Nhà nước độc đảng, cũng giống như nhà nước quân chủ chuyên chế và thực dân, muốn tồn tại và hợp thức hoá sự lãnh đạo của mình, không thể không viện đến một hệ thống áp chế về tư tưởng, nô dịch về văn hóa và trói buộc về tư duy. Một cách tự nhiên, trong hệ thống đó, mọi sự khác biệt đều không được khuyến khích, thậm chí bóp nghẹt. Nếu nhà nước có thể biến tất cả những thần dân thành những chú cừu ngoan ngoãn thì càng tốt. Những chú cừu ngoan ngoãn đó vẫn có thể sản xuất ra thật nhiều của cải, để làm đẹp các con số thống kê, nâng cao bảng thành tích. Cuối cùng, chính những bảng thành tích đó lại có thể dùng làm bằng cớ cho sự ngụy biện của giới cai trị. Nhưng có một điều bất biến, những chú cừu đó chẳng bao giờ được khuyến khích để có thể tự ý thức như những con người.
Vì thế có những người thừa nhận với tôi là họ hèn như một sự hiển nhiên không cần phải giấu giếm. Sự đó có thể vô hại trong trường hợp này, nhưng hãy tưởng tượng, một xã hội toàn những con người mà những phẩm giá bị giũ bỏ, coi khinh như một lẽ thường tình thì xã hội đó sẽ như thế nào?
Người ta dễ dàng tránh xa và lên án những tội ác hiển nhiên như giết người, cướp của, nhưng không mấy ai biết xã hội ngày càng tồi tệ đi, không thể cứu chữa nổi là từ những cái tội khó quy thành tội, từ những cái ác khó quy thành ác được dễ dàng thoả hiệp và diễn ra hàng ngày.
Tôi tin rằng, nếu ĐCS VN có được đội ngũ lãnh đạo tốt, một cơ chế kiểm soát  quyền lực đủ mạnh, họ có thể dẫn dắt đất nước đạt nhiều thành tích đáng kể về kinh tế, nhưng để phát huy quyền làm chủ và phẩm giá con người Việt Nam, họ sẽ không thể nào làm được nếu không tự rút súng bắn vào chân mình.
Nguyễn Đắc Kiên
---------------------
(*) Đa đảng không hẳn là ưu việt – Lê Văn Cương
(*) Xem thêm: Emmanuel Poisson, Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam – một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 – 1918), NXB Đà Nẵng, năm 2006
(Blog Ba cừu)

Xã hội cần lao động chất lượng cao, hay cần lãnh đạo tại vị lâu hơn?

Hình minh họa
Việc kéo dài thời gian công tác cho các vị trí lãnh đạo, từ cấp vụ trưởng trở lên như nghị định hướng dẫn điều 187 của Bộ luật lao động về tuổi nghỉ hưu đang nhận được nhiều ý kiến từ giới khoa học, trí thức. Phần lớn đều thể hiện sự quan ngại trong bối cảnh hiện tại, liệu quy định này có chắp thêm cánh cho các hoạt động lợi ích nhóm? Liệu có làm rào cản cho sự phát triển của lực lượng trí thức trẻ? Và quan trọng hơn cả, quan niệm kéo dài thời gian công tác ở các vị trí lãnh đạo liệu có duy ý trí, khi mà chất lượng lao động mới là yếu tố phải đặt lên hàng đầu, chứ không phải vị trí công tác.
Phó GS, TS Bùi Thị An, ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng Nghị định của Chính phủ cần phải quy định rất kỹ nhằm tránh tạo kẽ hở cho sự phát triển của “lợi ích nhóm”, một vấn đề mà dư luận tỏ ra rất quan tâm. TS An đồng tình với việc kéo dài tuổi hưu với các nhóm đối tượng có trình độ cao như giáo sư, tiến sĩ, thợ chuyên môn kỹ thuật cao…, tuy nhiên không phải theo cách cào bằng. Giống như nhiều ý kiến khác, TS An cho rằng cần quy định rõ các tiêu chí về sức khỏe, chất lượng và hiệu quả của người được xét, phải có ý kiến đánh giá của nhiều đối tượng có liên quan… Tuy nhiên, ngay cả những vị trí có học hàm, học vị cao như giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ…, cũng có những người chuyên môn thấp, “lên” được dựa vào quan hệ và nhờ các yếu tố khác. Do vậy phải xây dựng được một bộ tiêu chí đánh giá phù hợp để kiểm soát hoạt động này với mục tiêu lựa ra được người có trình độ chuyên môn giỏi thực sự, có tâm huyết với nghề và có nhu cầu cống hiến thêm cho xã hội.
Trong khi đó, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng lại cho rằng không nên quy định tuổi nghỉ hưu cho người làm khoa học. Theo bà Phượng thì giới trí thức ở nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học có độ tuổi nghỉ hưu khá trễ, ví như ở Pháp là 65 tuổi, ở Mỹ thì không quy định tuổi nghỉ hưu. Riêng với các vị trí liên quan đến quản lý chính trị, xã hội, bà Phượng cho rằng nên giữ nguyên quy định về độ tuổi nhỉ hưu. Còn với đội ngũ lao động chân tay nặng nhọc, thậm chí có thể cho nghỉ hưu sớm theo nguyện vọng tùy vào tình trạng sức khỏe.
Như vậy đã có những ý kiến cho rằng cách đặt vấn đề trong khoản 3, điều 187 của Bộ luật lao động về kéo dài tuổi hưu còn có những điểm chưa phù hợp. Điểm mấu chốt của việc kéo dài tuổi hưu là để những người có năng lực, có kinh nghiệm, có tư cách cũng như có mong muốn cống hiến, tiếp tục phục vụ cho nhân dân và đất nước. Điểm này hoàn toàn khác với việc đánh đồng mọi vị trí lãnh đạo từ cấp Vụ trở lên sẽ được kéo dài tuổi hưu, khiến cho nhiều người nghĩ đến tình trạng “tham quyền cố vị”, níu kéo vị trí để kéo dài thời gian hưởng bổng lộc, ưu đãi từ vị trí công tác. Là một trong những người có quan điểm này, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM, ông Nguyễn Văn Khải cho rằng việc tăng tuổi hưu nên xét theo từng nhóm, tùy vào đặc điểm, ngành nghề và môi trường làm việc, không nên làm đại trà. Ông Khải cũng phản đối việc cứ là lãnh đạo có hệ số chức vụ cao như vụ trưởng, chủ tịch, tổng giám đốc, hay giáo sư, tiến sỹ là mặc nhiên được giữ lại làm việc lâu hơn người khác.
Trên thực tế, xã hội cũng đã có khả năng tự điều chỉnh đối với những trường hợp cá nhân có chuyên môn, uy tín cao. Với các cán bộ, công nhân, chuyên viên giỏi nghề, đến tuổi nghỉ hưu vẫn được cơ quan đề nghị ký hợp đồng để tiếp tục hợp tác. Ngược lại, có những người ở vị trí lãnh đạo song trong suốt thời kỳ tại vị không đóng góp được gì cho đơn vị của mình, thậm chí còn có những hành vi trục lợi cá nhân, vây cánh, tham ô, tham nhũng, trù dập và “diệt” người tài, kìm hãm sức mạnh và sự phát triển của cả một tập thể. Thực tế cho thấy, những lãnh đạo như cựu Tổng Giám đốc Vinashin (Trần Quang Vũ), cựu Cục trưởng cục Hàng hải (Dương Trí Dũng), nguyên Tổng Giám đốc Vinalines (Trần Hải Sơn)… đã lạm dụng chức quyền mà gây thiệt hại nặng nề cho xã hội, cho nền kinh tế của đất nước. Những cá nhân này nếu mặc định được kéo dài thêm 5 năm làm việc, hoặc lâu hơn nữa, chỉ có thể là tai họa cho đất nước.
Có thể thấy dự thảo nghị định mà Bộ LĐ TB&XH vừa đưa ra còn nhiều điểm trống mà nếu không được quy định cụ thể và đúng đắn, nhiều khả năng sẽ tạo ra những “đặc quyền” mà đẩy lùi sự phát triển của xã hội bởi những người cơ hội, năng lực chuyên môn kém nhưng giỏi quan hệ. Hiểu một cách thông thường thì mục tiêu của nghị định này nhằm tăng cường một lực lượng lao động chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của Nghị định, chỉ giới hạn các đối tượng kéo dài tuổi làm việc ở vị trí lãnh đạo đã loại ngay một lực lượng không nhỏ lao động chất lượng chuyên môn cao, nhưng không làm lãnh đạo.
Chính sự bất hợp lý này đã khiến người dân xôn xao với câu hỏi: “Vậy xã hội cần người có chuyên môn, năng lực để phục vụ, hay cần các lãnh đạo tại vị lâu hơn?!”

Trường Giang

(Sống mới)

Kiểm điểm Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước 'ví von thiếu nghiêm túc'

Phát ngôn thiếu cẩn trọng của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Bùi Quang Tiên khiến dư luận xôn xao suốt tuần qua và buộc Ngân hàng Nhà nước chiều 5/3 ra thông cáo phản hồi.
Ông Bùi Quang Tiên được mời tham dự cuộc họp báo ngày 27/2 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, chuẩn bị cho ngày đầu tiên các ngân hàng được thu phí nội mạng ATM (từ 1/3). Trong khi trả lời báo chí, ông Tiên đã có một số bình luận xung quanh việc người dân chưa quen với việc thu phí này.

Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) - Bùi Quang Tiên tại buổi họp báo ngày 27/2. Ảnh: Thanh Lan
Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) - Bùi Quang Tiên tại buổi họp báo ngày 27/2. Ảnh: Thanh Lan
"Người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Chúng ta xuất thân từ nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi. Bây giờ chúng ta phải mất phí khi sử dụng dịch vụ, thì cũng phải đảm bảo, học quy trình thao tác cho tốt, để khỏi trục trặc trên ATM. Đồng thời cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào cho phù hợp...", ông Tiên ví von.
Ngay tại buổi họp, sau khi có cảnh báo từ một đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Tiên đã nhận thức về việc mình lỡ lời và có ý xin lỗi vì phát ngôn thiếu cẩn trọng.
Theo thông cáo được Ngân hàng Nhà nước phát đi ngày 5/3, phát ngôn nêu trên được đánh giá là “dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc”. Cơ quan này cũng khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cơ quan đã yêu cầu ông Vụ trưởng có báo cáo giải trình và kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Bộ, ngành phải ra thông cáo giải thích về phát ngôn thiếu thận trọng của cán bộ là chuyện hiếm gặp tại Việt Nam từ trước tới nay.
"Ngân hàng Nhà nước mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân, chủ thẻ và các tổ chức. Ngành ngân hàng cam kết sẽ thực hiện các chính sách, giải pháp vì sự phát triển vững chắc, ổn định và lành mạnh của thị trường thẻ Việt Nam trong tương lai, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên", thông cáo viết.
Cơ quan này cũng cho biết hiện Việt Nam, sau 10 năm thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt đã có khoảng 50 triệu thẻ ghi nội địa, hơn 14.000 máy ATM của khoảng 50 ngân hàng tham gia thị trường.

(VnExpress)

Những dấu hiệu bệnh tim nguy hiểm ở phụ nữ

 
Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ tử vong vì các cơn đau tim cao gấp hai lần so với nam giới cùng trong độ tuổi.Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim giúp bạn điều trị sớm và khả năng phục hồi nhanh hơn.
"Bệnh tim là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao và nguy hiểm với phụ nữ" - Bà Martha Gulati, phó giáo sư y khoa tại Phòng Tim mạch, Đại học Ohio, đồng tác giả cuốn Saving Women's Hearts chia sẻ về căn bệnh này.
Phụ nữ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn nam giới
Bởi vì các triệu chứng xuất hiện ở phụ nữ không rõ ràng nên ít được để ý và phát hiện kịp thời - 43% phụ nữ không biết đến các triệu chứng cổ điển, chẳng hạn như đau ngực (thường liên quan trực tiếp đến cơn đau tim). Chưa kể, phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ tử vong vì các cơn đau tim cao gấp hai lần so với nam giới cùng trong độ tuổi.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường không được để ý. Nếu bạn đang trải qua một hay nhiều các triệu chứng này, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Các cơn đau nhẹ và nhanh chóng
Thay vì cơn đau tức ngực rõ ràng, bạn có thể cảm nhận được một chút đau thắt hoặc toàn bộ vùng ngực. Đau hoặc khó chịu cũng có thể xảy ra ở một vài khu vực khác, như phần lưng trên, cổ, vai hoặc hàm.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim hoặc các chứng bệnh tim mạch sớm xuất hiện là bạn hay bị mệt mỏi với tần số không ổn định. Hơn 70% phụ nữ đã trải qua các cơn đau tim cho biết họ thường có dấu hiệu cảm cúm trong vài ngày hoặc vài tuần trước đó.
Khó thở
Gần 58% phụ nữ cho biết họ có dấu hiệu khó thở hoặc hay thở hổn hển mà không có lý do rõ ràng trước khi cơn đau tim xuất hiện.
Rối loạn giấc ngủ
Một nửa trong số các chị em trải qua cơn đau tim chia sẻ họ đều bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ không rõ nguyên nhân hoặc thức giấc giữa đêm.
Đổ nhiều mồ hôi
Mồ hôi lạnh xuất hiện ở phụ nữ kèm theo cơn đau tim sau đó. Khuôn mặt nhợt nhạt, tái mét, da lạnh và ẩm ướt vì mồ hôi nhiều là những dấu hiệu đi kèm của chứng bệnh này.
Buồn nôn hoặc hoa mắt
Trước một cơn đau tim, bạn có thể bắt gặp cảm giác chóng mặt, uể oải, yếu ớt, thậm chí nôn mửa.
Nguồn: Đẹp/Shoppinglifestyle

Hiệu Minh - Tượng Phật…làm tình

Tượng Phật được cho là làm tại VN. Ảnh; internet
Tượng Phật được cho là làm tại VN.
Tin BBC cho hay, ảnh một bức tượng Phật  ôm trong lòng một phụ nữ khỏa thân đang phát tán trên mạng và gây sửng sốt cho cộng đồng mạng xã hội. Báo Bangkok Post nói, dân sùng đạo Phật ở Thái Lan vô cùng phẫn nộ khi thấy tượng Phật bị báng bổ như thế.
Bức ảnh này được cho là chụp ở Việt nam nhưng không rõ địa điểm nào. Giới blogger Việt Nam nên tìm hiểu xem tượng này phát tán từ đâu và tại sao có chuyện này.
Theo những người hiểu biết về đạo Phật thế giới thì bức tượng có vẻ bắt chước tượng Phổ Hiền Bồ tát, được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.
Trong hệ phái Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại thừa, các Hóa thần, trong đó có Phổ Hiền, thường được tạc tượng ở tư thế Yab-Yum mô phỏng hành vi phối ngẫu.
Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, trong đó có hàm ý là dù có gái khỏa thân ngồi trên lòng thì người tu thành chính quả cũng không phản ứng gì.
Hiệu Minh blog cho rằng, giáo phái Tây Tạng có thể tạo ra những tượng mô tả như thế, nhưng nếu mang nguyên bản về đặt tại Việt Nam có thể gây phản cảm. Hoặc bắt chước một cách mù quáng thì cũng khó được phật tử VN chấp nhận.
Nó cũng tương tự như việc mang tạp chí Playboy của Mỹ mang về bán tại các sạp báo chí nước nhà.
Không phải cái gì của Trung Quốc, của Tây, kể cả Tây Tạng cũng là hay. Hòa nhập mà không hòa tan trong văn hóa và tín ngưỡng là vì thế.
Có lần từ Vientiane về Hà Nội, tôi ngồi cạnh một vị sư trẻ người Việt, mặt phương phi, béo tốt. Có vẻ thứ bậc cao vì lúc ngài ra sân bay có nhiều người đưa đón khúm núm.
Trên người ngài lủng lẳng cell phone đời mới, iPod, iPad, kính vàng, đồng hồ Rolex sáng choang. Mới nhìn cũng biết là đồ thật.
Khi các chiêu đãi viên mang bữa ăn nhanh tới, mình là dân không tín ngưỡng thì gọi nước lọc, trong khi vị tu hành gọi mấy lon bia tu ừng ực, chân gác lên ghế ở khoang thương gia.
Gần đây báo chí và cộng đồng mạng lên án dữ dội việc Mr. Đàm khóa môi sư trên sân khấu. Trước đó chùa Trăm Gian bị san bằng. Đồ đạc quí hiếm ở các chùa không cánh mà bay. Trộm trong có, trộm ngoài có. Và cả phật tử lấy cũng có.
Điều đó nói lên tín ngưỡng đạo Phật của xứ ta đang bị biến đổi một cách méo mó, một tín hiệu chẳng tốt lành.
Âu cũng là nỗi lo về phát triển văn hóa mà các nhà lãnh đạo quốc gia nên để tâm đến hơn là ngồi lo bỏ điều 4 trong Hiến Pháp hay mất quyền lãnh đạo.
Một khi văn hóa quốc gia biến tướng thảm hại thì khó giữ được sự độc tôn hay phát triển.
Hiệu Minh

5-3-2013
PS. Đăng bức ảnh này lên tôi vẫn mong là FB của ai đó lấy ảnh chỗ này ghép vào chỗ kia và đổ cho VN có tượng như thế. Dầu sao cũng là một cảnh báo cần thiết để các nhà quản lý văn hóa nên thức dậy giữa giấc ngủ trưa trong phòng làm việc có máy lạnh.

(Blog Hiệu Minh)

"Nhóm lợi ích" nào "căm thù" nhà báo Mạnh Quân?

Nhà báo Mạnh Quân
Một kiểu suy diễn ác ý
Ngày 02/3/2013 trên Sài Gòn tiếp thị online, mục Thời sự, có bài viết bình luận về việc ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược của ba tập đoàn kinh tế là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tựa đề "Cái bắt tay của ba ông lớn" của tác giả Mạnh Quân.
Việc SGTT online đăng tải một bài viết như thế hẳn cũng sẽ không có gì đáng nói nếu như sau lời khẳng định của chính tác giả: "Việc thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các tập đoàn với nhau là điều tốt để các tập đoàn tận dụng và khai thác các thế mạnh của nhau, nhất là trong vấn đề đảm bảo an ninh cho hệ thống năng lượng: điện, than, dầu khí của đất nước" là hàng loạt những nội dung được nêu ra theo cách hết sức võ đoán.
Trong bài viết, tác giả tỏ ra đã nắm rõ hoàn toàn cả 6 nội dung chủ yếu của bản hợp tác chiến lược này: "Có sáu nội dung chủ yếu: hợp tác về quy hoạch phát triển ngành, hợp tác trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện; hợp tác trong lĩnh vực đầu tư khai thác và vận chuyển than trong nước và ở nước ngoài; hợp tác trong việc vận hành các nhà máy điện; hợp tác trong việc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, bản hợp tác còn có nội dung thứ sáu: hợp tác trong lĩnh vực truyền thông".
Thế nhưng ngay đoạn sau đó lại quy kết: "Việc ký kết văn bản hợp tác nói trên không được thông tin rộng rãi, cụ thể, nhất là về nội dung hợp tác, càng dễ khiến người ta suy luận không hay". Đây là một quy kết theo kiểu chụp mũ.
Tác giả đã cố tình "quên" rằng, ngay sau lễ ký kết, những thông tin cơ bản nhất về sự kiện này đã được công khai minh bạch đăng tải ngay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Riêng báo Năng lượng Mới và Petrotimes.vn đã thông tin rất đầy đủ sự kiện quan trọng này. Vậy mà tác giả vẫn "cưỡng từ đoạt lý" tiếp tục đưa ra nhiều câu hỏi nghi ngờ thiếu căn cứ về bản chất của sự hợp tác như: "Cũng có không ít ý kiến lo ngại bản thỏa thuận hợp tác chiến lược trên sẽ là khởi đầu cho một hình thức liên kết độc quyền". Hay: "Giờ đây, một bản thỏa thuận hợp tác có nội dung hợp tác về truyền thông khiến báo giới và dư luận xã hội không thể không thắc mắc: phải chăng các tập đoàn này đang muốn hướng đến “sự thống nhất tiếng nói” nhằm hạn chế việc công kích, phê phán “vạch áo cho người xem lưng... nhau” trên mặt báo?" Thiết nghĩ, một nhà báo đàng hoàng, có kiến thức sẽ không cần phải dùng "chiêu" gán những dụng ý của mình cho dư luận, cho báo giới kiểu này.
Điểm đặc biệt thất vọng đối với bạn đọc chính là một số kết luận và cái gọi là sự cảnh tỉnh hết sức "mơ hồ" của tác giả: "Vậy, với bản “hợp tác chiến lược” về một số nội dung khá cụ thể, như đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện, vận hành các nhà máy điện, không phải không có cơ sở cho sự lo ngại về một sự bắt tay nhau nhằm “phân chia thị trường” giữa các tập đoàn. Nếu thật sự có điều đó, các nhà đầu tư yếu thế không nằm trong “quy hoạch” của các tập đoàn này chắc sẽ gặp không ít khó khăn"; "Nếu hợp tác về truyền thông là nhằm mục đích ấy thì xem ra việc hợp tác này, ngoài mục tiêu riêng của các tập đoàn, sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội"; "Vẫn nghĩ sẽ không thừa nếu các cơ quan có liên quan chịu khó “để mắt”, tìm hiểu kỹ nội dung hợp tác này để có thể ngăn ngừa, điều chỉnh và chấm dứt những điểm chưa minh bạch, đặc biệt là những điểm vi phạm quy định nghiêm cấm liên kết độc quyền của luật pháp, nếu có".
Bản thân tác giả đã không tìm hiểu kỹ càng trước khi viết, lối suy diễn theo kiểu áp đặt chủ quan, thiếu cái tâm và thiếu hẳn ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng khi viết bài, cũng quá coi thường nhận thức của bạn đọc. Về bài báo nêu trên, có lẽ không cần bình luận về quan điểm hay nghiệp vụ báo chí của tác giả thêm nữa, bởi lẽ đây chính là cách hành xử "lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử".
Cần phải nhắc lại rằng, PVN, EVN và Vinacomin là 3 Tập đoàn trụ cột của nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trước đây, vào năm 2007, PVN đã ký thỏa thuận hợp tác với EVN; năm 2009, PVN ký thỏa thuận với Vinacomin và bây giờ, 3 Tập đoàn ký kết bản thỏa thuận hợp tác mới, giai đoạn 2013-2018. Việc thỏa thuận, liên kết giữa các đơn vị kinh tế là hoạt động bình thường, được luật pháp bảo vệ.


Cán bộ CNV người lao động của ba tập đoàn này đều biết rằng, việc hợp tác toàn diện giữa 3 tập đoàn, tạo nên thế "kiềng ba chân" vững chắc sẽ góp phần rất quan trọng cho sự phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, việc sử dụng thế mạnh của từng tập đoàn từ đó hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những điểm chưa hợp lý để cùng ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh là bước đi cần thiết hơn bao giờ hết góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, bền vững ngành Năng lượng Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Một trong 6 nội dung của văn bản thỏa thuận là nội dung hợp tác trong lĩnh vực truyền thông. Ba Tập đoàn cam kết ưu tiên sử dụng các phương tiện truyền thông do EVN, PVN và Vinacomin quản lý nhằm đưa thông tin chính tác, trung thực, thường xuyên về sự phát triển của ba Tập đoàn. Đưa tin, bài về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động Điện lực, Dầu khí, Than và An ninh năng lượng, các thông tin phản ánh những cố gắng, nỗ lực của ba Tập đoàn trong việc đảm bảo cung cấp các nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đời sống. Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông của ba Tập đoàn sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, về chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn; những tin tức quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng; tin tức mang tính thời sự về các sự kiện chính, các chương trình an sinh xã hội của ba Tập đoàn và theo chủ trương của Nhà nước... Đây thực sự là việc cần thiết và hoàn toàn đúng với các chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Trong khi Nhà nước đang nỗ lực điều chỉnh các quy hoạch, chính sách an ninh năng lượng, tổ chức quản lý thống nhất hệ thống năng lượng quốc gia để người dân và các doanh nghiệp được tiếp cận với một cơ chế tốt nhất cho thị trường năng lượng thì những kiểu "chọc gậy bánh xe" hoặc "ném đá" như bài báo này chỉ tạo ra những ngờ vực không đáng có trong dư luận xã hội.
Bảo Hà (Petrotimes)
----------------------
Ngoài bài báo của Mạnh Quân đuợc nói đến trong bài này, ít ai quên được bài
Mạnh Quân: "Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần!
(Bài này đã bị báo Người Lao Động rút xuống)
LTS: Trong số các comment của bạn đọc gởi đến Báo Người Lao Động hôm nay có một comment rất đặc biệt. Đặc biệt vì nó dài đến hơn 2.500 từ, được viết lên bằng tất cả tâm huyết của tác giả. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý kiến ấy đến bạn đọc.
Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GTVT. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.
Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt… đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân.
Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện. Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng - nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng GTVT.
Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.
Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt. Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí.
Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.
Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông. Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.
Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16-3-2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký. Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật (Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.
Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt. Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó.
Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.
Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác. Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông” - một dạng quỹ có thể coi như quỹ chết - đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.
Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.
Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải… đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý I/ 2012, số thu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng - một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội - và nên nhớ - mới chỉ trong 1 quý.
Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách?
Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”… để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề.
Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính… bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy, thật là điều bất bình thường.
Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.
Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu… thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn? Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jetstar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn?
Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền. Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ GTVT khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: "Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó". Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.
Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tùy tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, có thể cần phải xem lại. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm… nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học - những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.
Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT?
Mạnh Quân
Người Lao Động
11-5-12

Nguyễn Quang Lập - Hướng dẫn dư luận viên trả lời Kiến nghị 72

NV Nguyễn Quang Lập
Mình không biết Kami là ai nhưng mình thích đọc ông này. Cái ông Kami này bàn những chuyện quốc gia đại sự thường là hay, hễ bàn cái gì đó cụ thể, riêng tư thường là hỏng.  Bài Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp của Kami rất hay. Mình không dám đăng vì phần cuối hơi căng, đăng rồi sợ người ta chụp cho cái mũ hô hào lật đổ thì cũng bỏ mẹ.
Mình rất nhất trí với Kami khi ông nhận định về lực lượng dư luận viên  đang ra sức bảo vệ Đảng: “Những lập luận ngây ngô trong các bài viết khiến cho người đọc (xem) phát ngượng, với cảm giác vừa bực mình, vừa buồn cười và cộng thêm chút thương hại đối với các tác giả….”…. “Nếu nói như ai đó nói “Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân” thì xin hỏi tại sao đảng lại muốn quân đội trung thành với đảng trước, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân?”
Bảo vệ Đảng như rứa càng làm mất uy tín Đảng, càng làm cho người ta thấy Đảng đang đuối lý và quanh co. Do vậy, mình cũng nhất trí luôn với Kami, câu trả lời dứt khoát thẳng thắn, thiết thực nhất hiện nay là:“Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản”. Chẳng có câu trả lời nào hay hơn thế.
Vì sao không tam quyền phân lập?- Vì  giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Vì sao đất đai phải  sở hữu toàn dân?- Vì giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Vì sao quân đội phải trung thành với Đảng?- Vì giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Vì sao không được bỏ điều 4?- Vì giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Cả 7 kiến nghị trong kiến nghị 72 đều được trả lời đúng một câu: Vì giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Rứa thôi!
Cả những câu hỏi cụ thể như vì sao Bản Giốc, Vì sao Hoàng Sa, Vì sao Bauxite, Vì Sao Vinashin, Vì sao Vinalines…vân vân và vân.. thì các dư luận viên vẫn cứ kiên quyết trả lời đanh thép: Vì giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản!
Cứ trả lời như thế nhất định bọn suy thoái sẽ phải câm miệng.
Rứa đo rứa đo!
Nguyễn Quang Lập
(Quê Choa)

Kami - Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp

Việc góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 do đảng CSVN khởi xướng còn khoảng 2/3 thời gian mới chính thức kết thúc. Nhưng một điều đáng chú ý là hiện tượng lên đồng tập thể chưa từng có của truyền thông nhà nước với các thành phần bảo vệ đảng. Với các lý do nhằm bao biện cho vị trí lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN, theo quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân".
Những lập luận ngây ngô trong các bài viết khiến cho người đọc (xem) phát ngượng, với cảm giác vừa bực mình, vừa buồn cười và cộng thêm chút thương hại đối với các tác giả. Đáng ngạc nhiên là xuyên suốt cuộc hầu đồng tập thể được chuẩn bị kỹ lưỡng là một toan tính nhằm đe dọa đối với những người tham gia góp ý không đúng ý của đảng. Về thành phần tham gia trong cuộc lên đồng tập thể này có thể thấy đủ mặt ban bệ và các nhân vật quan trọng. Kể từ lãnh đạo đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đến đám văn bút nô với các học hàm học vị các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... các loại và cả cácdư luận viên. Như thế tưởng chừng như chưa đủ, người ta còn thấy toàn bộ hệ thống chính trị còn lợi dụng để đưa các tầng lớp nhân dân cùng tham gia với tư cách của những tám bình phong. Đây có thể nói là một thái độ của đảng gây bất ngờ cho dư luận xã hội. Có thể nói đây là lần đâu tiên đảng CSVN có những phản ứng nhanh nhạy và thô bạo như vậy. Trong bối cảnh sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng CSVN đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai trò đảng cầm quyền thì những hành động đáp trả mang tính cố thủ như trên là những dấu hiệu đáng lo ngại. Lý do chính có lẽ là do việc một tập thể các trí thức, nhân sĩ yêu nước - những nguyên, cựu cán bộ lãnh đạo là đảng viên đảng CSVN đã nghỉ hưu trong nhóm Kiến nghị 72 bỗng công khai thể hiện quan điểm khác với chủ trương của đảng CSVN,. Mà theo cách nói răn đe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi đó là sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cần phải được xử lý.
Về hành động của các vị nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 nếu xét ở góc độ phản kháng chính trị thì đây là điều đáng hoan nghênh và điều đó đã khiến cho đảng và chính quyền hết sức lúng túng và lo sợ. Bởi điều quan trọng là một tập thể không nhỏ các nhân sĩ trí thức, đa phần là những nguyên cán bộ lãnh đạo là đảng viên của đảng đã dám công khai đi ngược lại các chủ trương của đảng và chính quyền. Đây là một trong những hành động mang tính nhạy cảm, ít thấy ở Việt nam nhưng cũng đã khiến các vị lãnh đạo đảng CSVN nổi giận. Điều gì đã khiến cho các nhân sĩ trí thức dám làm việc này một cách công khai, mang tính thách thức như vậy? Vì thẳng thắn lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trái ý đảng, có nghĩa là họ tự đập vỡ nồi cơm của gia đình mình. Trường hợp như nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên dám lên tiếng thẳng thắn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã nổi tiếng trong mấy ngày này cũng vì lý do như thế. Dũng cảm dám đập vỡ nồi cơm của mình và gia đình, điều tưởng chừng dễ và đơn giản, nhưng đã có mấy ai dám làm? Có cái đó là do họ không còn sợ và còn thể hiện thái độ coi thường những người lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền.
Một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân và lý do gì đã dẫn tới động thái phản ứng lạ lùng từ phía đảng, chính quyền. Câu trả lời này rất quan trọng đối với người dân trong nước. Nếu bảo họ Karl Marx đã nói là không có giai cấp thống trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực thì người dân thường sẽ khó hiểu, vì họ đâu có biết ông Karl Marx là ai, ở đâu. Do vậy, nếu có câu trả lời đơn giản, hợp lý, dễ hiểu mà vẫn thể hiện đủ bản chất của vấn đề việc níu kéo quyền lực của đảng CSVN hiện nay được ví như "Khư khư như ông từ giữ oản" thì lập tức người dân sẽ tự động biết họ phải làm gì? Câu trả lời là nó không khác gì chuyện khi giữ chùa, thờ Phật mà không chăm sóc, cung kính thì tín đồ ai còn tin tưởng mà đem oản lại dâng cho ăn? Như trong câu chuyện xảy ra các đây mấy trăm năm về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Trịnh Kiểm "Giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản", khi Trịnh Kiểm đã lưỡng lự muốn tự xưng làm vua, nhưng còn chưa dám định hẳn bề nào, các quan cũng không ai biết làm thế nào cho phải.
Để phản bác quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì không khó. Nếu nói như ai đó nói "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì xin hỏi tại sao đảng lại muốn quân đội trung thành với đảng trước, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân? Điều đó cho thấy vì sao đã có hàng loạt các bài viết, các phát biểu của các vị lãnh đạo nhà nước, các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... trên truyền thông của nhà nước ra sức tung hô cho sự lãnh đạo của đảng CSVN, khẳng định việc phi chính trị hóa quân đội là lập luận phản động, tung hô cho điều 4 hiến pháp để khẳng định sự lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN. Tất cả đều không ngoài có mục đích nói một cách nôm na là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản", việc độc tôn chính trị để độc tôn quyền lực cũng thế, nó chỉ là sự độc quyền thủ lợi và tham nhũng. Đảng CSVN và các nhà lãnh đạo Việt nam bây giờ cũng thế, họ cố gắng duy trì thần tượng Hồ Chí Minh và cái lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội, không phải là họ không biết cái chủ thuyết này mà ông Hồ Chí Minh theo đuổi là hoàn toàn sai lầm. Họ thừa biết cái đó, họ biết nó là sự cản trở sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong suốt mấy chục năm qua mà ai ai cũng biết. Việc lâu lâu đảng và chính quyền lại phát động phong trào sống, học tập theo gước bác Hồ cũng thế. Chỉ đơn giản là vì đối với họ mục đích cao nhất cũng chỉ là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản". Vì vậy chúng ta đừng quan trọng hóa, mà nên xem việc đảng CSVN ra sức bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng chỉ vì "Khư khư như ông từ giữ oản". Vì thế chuyện ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng răn đe tại Vĩnh phúc vừa rồi cũng chỉ vì có những đứa muốn cướp không oản của ông và đồng bọn.
Ngẫm lại mới thấy việc một số người kỳ vọng rằng sẽ có những chuyển biến đáng kể trong việc Sửa đổi Hiến Pháp 1992 theo một hướng tích cực mạnh mẽ là một trong những sai lầm chết người. Cho dù ai cũng biết rằng nếu Sửa Hiến pháp một cách đúng đắn, khoa học để phù hợp với ý nguyện của nhân dân, hay nhân cơ hội này để đảng CSVN có các quyết định dũng cảm để thay đổi thể chế chính trị. Điều đó sẽ tạo bước ngoặt cho sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước, của dân tộc. Đó là điều kiện nhanh chóng nhất để đưa Việt nam thành một quốc gia thịnh vượng, tiến bộ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu khác. Nhưng những điều đó đối với đảng CSVN chắc là dứt khoát không thể được. Vì các chính sách, chủ trương và đường lối của họ hiện nay hoàn toàn không vì tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Mà vì quyền lợi của một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng CSVN, và đã được đặt trên tất cả, đó là một điều tệ hại chưa từng có của một đảng cách mạng tự xưng là đại diện cho nhân dân Việt nam.
Nói thế để cho thấy, chúng ta không thể mãi ngồi để lên tiếng yếu ớt đòi đảng CSVN nhượng bộ trả lại quyền dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều đó là hết sức khó, vì như thế khác gì ta đòi họ chia bớt cho chúng ta phần "oản" của họ bằng các thứ kiến nghị, tâm thư... được. Vì không và không bao giờ có những kẻ bất lương tự cho mình cái quyền ngồi trên cả hiến pháp và pháp luật, hành xử như lũ lục lâm thảo khấu đối với đồng bào mình lại chịu từ bỏ cái đặc quyền thả sức vơ vét cho cá nhân và nhóm lợi ích của mình. Đó là một điều chắc chắn.
Mà cần phải bằng mọi cách mà giành lấy bằng được!
Ngày 05 tháng 3 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
* Bài do tác giả gửi tới TTHN

'Phản bác các ý kiến sai lệch với đường lối của Đảng'

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, đòi phi chính trị hóa quân đội, tư nhân hóa đất đai là những vấn đề rất nhạy cảm nên cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến sáng 6/3, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, hiện có 54 tỉnh, thành và 17 bộ có báo cáo sơ bộ về việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Hiến pháp. Việc lấy ý kiến diễn ra nghiêm túc, công khai, dân chủ.
Tuy nhiên, việc này cũng gặp một số khó khăn mà nổi bật nhất là thời gian tổ chức tương đối gấp (bắt đầu từ tháng 1 và chỉ kéo dài 3 tháng, trùng với thời điểm các bộ ngành địa phương tập trung triển khai cho công tác năm 2013 do vậy khó bố trí nhân lực. Ngoài ra, đầu năm còn trùng Tết Nguyên đán, mùa lễ hội khắp cả nước nên đã hạn chế không nhỏ tới quá trình lấy ý kiến.
Đề cập tới khó khăn này, đại diện tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, theo kế hoạch, chỉ còn 4 ngày để tỉnh kết thúc trong khi mới tiếp nhận được rất ít ý kiến từ cơ sở. Vị đại diện này đề nghị tăng cường tuyên truyền và kéo dài thời gian để người dân đóng góp.

Nhiều địa phương đã đề nghị tăng thời gian thu thập ý kiến góp ý cho bản dự thảo Hiến pháp 1992. Ảnh: N.H.
Nhiều địa phương đã đề nghị tăng thời gian thu thập ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: N.H.
Là tỉnh rộng nhất nước với dân số đông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường cho hay, tới ngày 5/3, toàn bộ huyện thị của tỉnh đã báo cáo về việc lấy ý kiến người dân. Trong thời gian qua, tỉnh đã tổ chức trên 800 hội nghị và 5.000 buổi sinh hoạt ở xã với hàng nghìn ý kiến được tập hợp.
"Việc triển khai của tỉnh có chất lượng, ý kiến tâm huyết. Nhiều ý kiến tham gia vào điều 4 với nội dung làm cụ thể hơn về quy định Đảng lãnh đạo đất nước", ông Đường nói và kiến nghị gia hạn thời gian để thu thập thêm những góp ý sâu hơn.
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, qua báo cáo sơ bộ, việc lấy ý kiến chủ yếu trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chứ chưa lan tỏa sâu rộng ở nông thôn. Ông Cường đồng ý với kiến nghị tăng thời gian và đề nghị thu thập ý kiến một cách có tổ chức sau mốc 31/3. Theo đó, tới tháng 11 (thời điểm Quốc hội dự kiến thông qua Hiến pháp) việc góp ý sẽ đi vào những vấn đề chuyên sâu của bản dự thảo Hiến pháp.
Ghi nhận các kiến nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, về cơ bản, quá trình lấy ý kiến đạt yêu cầu và thực sự là một sự kiện sinh hoạt chính trị trọng đại của cả nước, thu hút người dân trong và ngoài nước. Phó thủ tướng yêu cầu, thời gian tới việc tổng hợp báo cáo cần bám vào dự thảo hiến pháp. Báo cáo cần tập hợp đầy đủ, khách quan nhưng cũng phải thể hiện rõ quan điểm, không mơ hồ, chung chung trước những vấn đề phức tạp còn ý kiến khác nhau, nhất là những kiến nghị sai lệch với quan điểm, đường lối Đảng.
"Ví dụ như đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, đòi phi chính trị hóa quân đội, tư nhân hóa đất đai. Những vấn đề đó rất nhạy cảm nên cần bày tỏ rõ quan điểm", ông Phúc nói và yêu cầu, các cơ quan tổng hợp phải có cơ sở lý luận để phản bác lại các ý kiến sai lệch với đường lối lãnh đạo của Đảng. Không để lợi dụng việc góp ý làm sai lệch quan điểm đường lối của Đảng.
Về thời gian góp ý, theo Phó thủ tướng, bản Hiến pháp dự kiến thông qua và cuối năm 2013 nên ngoài việc đảm bảo tiến độ các bộ, ngành, địa phương phải duy trì tiếp nhận ý kiến nhân dân cho tới khi Hiến pháp thông qua. "Có ý kiến hay, tốt nguyên vọng chính đáng của nhân dân thì cần tiếp thu để hoàn thiện trong Hiến pháp", ông nói.

Nguyễn Hưng

(VnExpress)

Bauxite TTây nguyên: Càng ngụy biện, dấu dốt thì càng chết!

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ ngày 4-3, trả lời báo giới trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 2-2013, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), lần đầu tiên đã cung cấp những thông số mới đánh giá tính hiệu quả của các nhà máy alumin tại Tây nguyên.
Ông Quân công nhận hiện tại nhà máy không hiệu quả nhưng cho rằng cần giảm đền bù giải phóng mặt bằng và thuế, phí để dự án tăng hiệu quả. Bộ Công thương đang chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản VN (TKV) tính lại hiệu quả dự án Tân Rai để từ đó có định hướng điều hành cũng như đề xuất chính sách. Với kết quả kiểm tra hiệu quả kinh tế vào tháng 12-2012, với cơ chế hiện hành, đúng là nhà máy đã phải tăng tổng mức đầu tư khoảng 30% (do tăng tỉ giá, thuế tài nguyên – môi trường, nguyên vật liệu tăng, lương tăng…). Trong khi đó, yếu tố hết sức quan trọng là giá bán alumin tại thời điểm tháng 12-2012 chỉ khoảng 326,5 USD/tấn, đã giảm khoảng 42 USD/tấn so với giá tại thời điểm tính toán hiệu quả nhà máy (năm 2009, tính giá bán sẽ khoảng 365 USD/tấn). Và đúng là với giá thời điểm này thì dự án có rủi ro lớn hay gọi đúng tên là lỗ lớn.
Sau thời gian dài ngụy biện, bảo thủ bất chấp các ý kiến phản biện góp ý chân thành xây dựng của các vị lão thành cách mạng, trí thức và người dân đến nay TKV đã chính thức “quy hàng” thừa nhận bài toán kinh tế bị lỗ nhưng vẫn “cố đấm ăn xôi” bằng cách xin nhà nước xem xét lại về mức thuế xuất khẩu alumina, có cơ chế ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với các vật tư nguyên liệu đầu vào cho nhà máy, đưa dự án sản xuất alumin vào hộ tiêu dùng điện đặc biệt, bảo lãnh vay vốn ưu đãi cho dự án, giảm thuế phí môi trường, thuế tài nguyên vv…chưa kể vấn đề nan giải của bài toán giao thông vận chuyển nguyên vật liệu cả 2 chiều (mới hủy bỏ cảng Kê Gà) và các tác động xấu đến môi trường sinh thái và văn hóa xã hội Tây Nguyên!
Giá thành tại thời điểm dự án được duyệt là 284 USD/tấn. Đến năm 2012 tính toán lại do một loạt chi phí tăng thì giá thành lên thành 333 USD/tấn
Trong tương lai những yếu tố tỉ giá, nguyên vật liệu, lương vẫn tăng, thuế tài nguyên thì tính theo % nên cũng tăng tỉ lệ thuận. Vì thế mà hy vọng 4-5 năm nữa giá bán tăng không có gì là chắc chắn nhưng giá thành sẽ tiếp tục tăng lại là yếu tố chắc chắn, và sẽ tăng 20-30% nữa như đã tăng trong 5 năm qua. Tức là 333 USD x 130% = 432$.
Đền bù hoa màu cho nhân dân 3 năm mới nghe có vẻ hợp lý nhưng đây là khai thác công nghiệp, người ta cần giải phóng cả trăm ha, thay đổi cả địa hình, có thể tác động lớn đến nước ngầm và chất đất canh tác. Dân vẫn phải di đi chỗ khác. Sau khi hoàn thổ phải nhiều năm sau mới có thể canh tác bình thường. Nếu TKV tin tưởng vào khả năng hoàn thổ của mình thì họ vẫn nên mua vĩnh viễn đất của người dân rồi sau khi hoàn thổ sẽ bán lại cho dân với giá thị trường tùy theo khả năng canh tác lúc đó. Đấy là cách giải quyết sòng phẳng nhất.
Nếu chấp nhận tính toán hiệu quả kinh tế theo kiểu đổ hết bất lợi cho dân thì thua rồi. Theo đạo lý thì phải tính hiệu quả kinh tế xã hội chứ không thể chỉ tính hiệu quả kinh tế. Dân chịu đền bù thấp, môi trường xung quanh chịu ô nhiễm vì không có kinh phí xử lý thì đấy là thiệt hại về mặt xã hội. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (theo Nghị định 63/2008/ND-CP) là theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, bất kể đã phải chi phí đầu tư xử lý như thế nào (thải chất thải không đạt quy chuẩn thì phải chịu xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật khác).
Đây là dự án tác hại lớn nhất về môi trường cho nên Bộ Tài nguyên và môi trường không thể tùy tiện đồng ý cho giảm phí môi trường mà phải yêu cầu chủ dự án tuân thủ đúng mức phí môi trường theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ. Các bộ ngành như Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương cũng không được tùy tiện miễn giảm các loại thuế theo đúng quy định của Nhà nước, đúng đạo lý xử thế công bằng với các doanh nghiệp khác.
Không chỉ có TKV mà ngay cả những người “bảo kê” ủng hộ chủ trương dự án bôxit cũng như đang “cưỡi trên lung hổ”! Sớm hay muộn người ta cũng sẽ tìm mọi cách đổ vấy trách nhiệm cho nhau, chỉ có người dân là lãnh mọi hậu quả!
Để thức tỉnh, TKV phải tính giá FOB tại cảng như sau: (i) Giá thành (giá sản xuất). Rent paid on non-newable resources (phí tài nguyên trả cho xã hội) và (ii) Giá chuyên chở ra cảng. Chỉ có giá FOB tại cảng này mới có thể so với giá quốc tế, để xem có lãi không.
Phí tài nguyên xã hội, không phải là thuế và không nên gọi là thuế tài nguyên, là điều bắt buộc, vì lấy tài nguyên của xã hội đem bán cho nước ngoài ở giá zero là điều vô lý không chấp nhận được. Đây là chưa kể tới chi phí ngầm về hoàn nguyên môi trường chưa được tính tới. Tạo việc làm hay đóng thuế sản xuất (taxes on production) là nằm ở giá thành. Chỉ có cách tính như trên là dựa theo giá dollars để có thể so sánh với giá trên thế giới. Nên nhớ rằng về nguyên tắc kinh tế vốn vay bằng dollars và trả bằng dollars, nguyên liệu nhập bằng dollars.
Do đó, có thể kết luận các con số mới công bố của Bộ Công thương và TKV chỉ là ngụy biện, không đủ cơ sở để tính giá FOB. Vậy thì việc tăng hối suất đâu có làm thay đổi hầu hết giá trị đã nói ở trên ? Càng ngụy biện, càng dấu dốt, thì càng chết!

TS. Tô Văn Trường

(Quê Choa) 

Vũ Quang Việt - Ngân hàng: ông hoàng không quần?

Nhân đọc cuốn The Bankers’ New Clothes (Quần áo mới của các nhà ngân hàng) của hai tác giả Anat Admati (giáo sư Đại học Stanford) và Martin Hellwig (giám đốc Viện Max Planck về hàng hoá tập thể).
Vừa viết xong bài “Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam” để đăng trên Thời Đại Mới, tôi lại thấy quyển sách The Bankers’ New Clothes (Quần áo mới của các nhà ngân hàng) của hai tác giả Anat Admati (giáo sư Đại học Stanford) và Martin Hellwig (giám đốc Viện Max Planck về hàng hoá tập thể) do nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành. Thay vì rút ra nét chính để đưa vào bài của mình, tôi viết riêng bài này để nêu lên những phê bình chính của hai tác giả trên về hoạt động của ngân hàng.
Ai cũng biết là vai trò ngân hàng là thu hút tiền gửi của khách hàng (chủ yếu là dân chúng) và để cho doanh nghiệp vay sản xuất (đặc biệt là đầu tư) và cho dân chúng vay tiêu dùng những món hàng lớn đặc biệt là nhà cửa. Thay vì doanh nghiệp phải hoàn toàn dựa vào vốn của mình để phát triển thì doanh nghiệp có thể vay vốn của rất nhiều người mà ngân hàng tập hợp lại. Ngân hàng làm trung gian và hưởng dịch vụ phí. Dân chúng ký gửi tiền vào ngân hàng vì tin rằng ngân hàng có khả năng đánh giá doanh nghiệp, bằng cách xem xét lịch sử phát triển, lý lịch hành xử của doanh nghiệp, tiềm năng của dự án đi vay và khả năng chi trả của doanh nghiệp rồi mới cho vay. Cũng thế ngân hàng đánh giá thu nhập của dân cư muốn vay mua nhà, lý lịch vay mượn cũng như khả năng chi trả của họ. Người ta bỏ tiền vào ngân hàng vì có sự tin cậy vào khả năng đánh giá cũng như tính ngay thẳng của nó.
Nếu những người chủ ngân hàng bỏ ra 3 đồng (gọi là vốn tự có), thu hút tiền gửi 97 đồng và họ cho vay 100 đồng thì như thế nếu nợ không đòi được là 4 đồng thì vốn tự có của các ông chủ ngân hàng coi như hơn mất sạch. Nếu dân chúng nghe tin ngân hàng có vấn đề, lũ lượt rút tiền thì ngân hàng mất khả năng chi trả và phá sản. Người bỏ tiền muốn rằng số tiền mình bỏ ra được nguyên vẹn. Các ngân hàng kêu gào chính phủ cứu trợ, như qua chương trình cứu trợ các tài sản có vấn đề (Troubled Aset Relief Program) năm 2008 mà chính phủ Mỹ phải bỏ ra 475 tỷ. Điều này khác hẳn các công ty phi tài chính. Giá chứng khoán xuống thì doanh nghiệp tự chịu. Doanh nghiệp phải bỏ vốn tự có rất lớn để kinh doanh qua việc phát hành cổ phiếu, vay mượn của doanh nghiệp ở Mỹ nói chung chỉ bằng 70% vốn tự có. Như thế theo hai giáo sư ngân hàng Mỹ sống dựa vào bù lỗ từ thuế của dân nhằm cứu ngân hàng khỏi phá sản vì sợ rằng sự phá sản của chúng sẽ đưa nền kinh tế đến khủng hoảng trầm trọng hơn.
Chỉ tính từ 1980 đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng đã xảy ra ở nước Mỹ và trên thế giới. Ở Mỹ có 3 khủng hoảng lớn về ngân hàng: 1) khủng hoảng Ngân hàng Để dành và Cho vay (Saving and Loans Banks) ở Mỹ (747 trong số 3234 nhà băng) vì nhiều lý do trong đó có lý do chính là bịp bợm làm tốn chính phủ Mỹ 160 tỷ (tính từ 1986-1995); 2) sự phá sản của Long-Term Capital Management L.P. (LTCM) năm 1998; thực ra đây là phá sản của một công ty phi ngân hàng đầu tư vào các chứng khoán và loại phái sinh tài chính nhưng vì khoản lỗ 4,7 tỷ sợ có ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng nên Ngân hàng Trung ương New York phải đứng ra tổ chức cứu trợ; và cuối cùng lớn nhất là 3) sự phá sản của hệ thống tài chính Mỹ năm 2007 như đã nói đến ở trên. Trên thế giới cũng đầy rẫy các cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn từ Nhật (1986-2003), Venezuela (1994), Châu Á trong đó có Nam Hàn, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia (1997), Nga (1998), Uruguay (2002), Argentina (1999-2002), và từ 2008 thì hàng loạt các nước bị khủng hoảng bao gồm Mỹ, Iceland, Irland, Anh, Bỉ, Ukraine, Nga, Spain, v.v.
Theo qui định trước đây ở Mỹ, hệ số vốn đơn giản (vốn tự có chia cho tài sản) chỉ là 5% và theo qui định mới Basel III của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements) ở Thụy sĩ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, hệ số vốn được tăng lên là 7% (nhưng mãi đến năm 2019 mới phải thực hiện). Các ngân hàng đều có một tiếng nói chung là chống lại việc tăng hệ số vốn, và cho rằng như thế là làm mất khả năng cho vay của họ và làm thiệt hại đến sự phát triển của nền kinh tế. Họ bày ra nhiều cách như việc đưa độ rủi ro của từng loại tài sản để tính hệ số vốn. Cơ bản là nhằm giảm giá trị tài sản nằm ở mẫu số để có thể tăng hệ số. Họ muốn từng loại tài sản phải được tính theo trọng số rủi ro khi tính tổng tài sản (risk weighted assets), vì cho rằng có tài sản không có độ rủi ro như dự trữ ở ngân hàng trung ương, 20% rủi ro như trái phiếu nhà nước, 50% rủi ro nếu cho vay mua nhà có thế chấp. Với cách tính như thế, thực chất hệ số vốn trên chỉ tương đương với 3% nếu như không tính đến độ rủi ro. Có thể nói là các ông chủ ngân hàng bằng nhiều lập luận phức tạp và bác học tựu trung cũng chỉ nhằm giảm tiền vốn tự có phải bỏ ra càng ít càng tốt, và đẩy cho xã hội trả giá cho những sai lầm của họ. Tất nhiên xã hội nào cũng biết thế nên tìm mọi cách đặt ra luật lệ và các cơ chế kiểm soát chặt chẽ ngân hàng. Ngược lại nhóm lợi ích ngân hàng bằng mọi cách vận động để có càng ít kiểm soát càng tốt qua số tiền bỏ ra ủng hộ các ứng cử viên trong các cuộc chạy đua chức vụ vào quốc hội hay hành pháp.
Như vậy là hai tác giả này đã nêu rõ ra lý do cơ bản gây ra sự phá sản của ngân hàng và trong nhiều trường hợp tạo ra khủng hoảng tài chính và kinh tế kéo dài, đó là vì vốn tự có quá thấp. Tuy nhiên, vốn tự có quá thấp không phải là điều luôn xảy ra trong mọi thời đại. Vào thế kỷ 19, các ngân hàng đều có vốn tự có khoảng 40-50% tổng tài sản. Rõ ràng là nếu ngân hàng dùng vốn của người khác để làm giầu nên họ dễ hành động bất chấp rủi ro. Nếu mất tiền là mất tiền của người khác chứ không phải của cổ phần viên. Đối với họ nhà nước là kẻ cứu rỗi cuối cùng. Vai trò cứu chuộc của Ngân hàng Trung ương sau cuộc đại khủng hoảng năm 1929 được coi là nghiễm nhiên. Càng ngân hàng lớn thì lại càng bất chấp rủi ro vì họ nghĩ rằng nhà nước không thể để họ chết.
Có lẽ đây là lần đầu tiên có hai nhà kinh tế nhìn lại vấn đề về hệ số vốn như trên. Hai ông không đặt ra hệ số đáng có. Nhưng đây là những điều đáng làm ta suy nghĩ về giải pháp khống chế ngân hàng nhằm giảm khả năng khủng hoảng.
Trở lại vấn đề Việt Nam, hệ số vốn hiện nay chỉ khoảng 4-6% hoặc thấp hơn và thấp xa so với hệ số 11,5% của hệ thống Mỹ và 13% của hệ thống Philippines. Không những thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Trung ương cũng rất thấp, chỉ từ 1-3% (3% áp dụng cho loại ký gửi dưới 1 năm). Tỷ lệ tiền ký gửi dự trữ này là nhằm hạn chế mức cho vay của ngân hàng nhưng ở mặt khác có thể coi là giữ thanh khoản để chi trả cho khách hàng nếu cần. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam rất thấp so với Trung Quốc có tỷ lệ dự trữ là 20,5%, Hồng Kông là 18%, Brazil là 21%, và Mỹ có ba mức là 0%, 3% và 10% tùy giá trị tài khoản ký gửi cao tới mức nào.
Vì những dễ dãi ở Việt Nam đặc biệt là Luật Tín dụng cho phép ngân hàng thương mại đầu tư chứng khoán, buôn vàng, kinh doanh xây dựng, mua công ty và ngược lại cho công ty phi tài chính mở ngân hàng đã là lý do giải thích tại sao rất nhiều chủ ngân hàng từng là dân gần như khố rách ở Việt Nam đã nhanh chóng trở nên giầu có vì chủ yếu họ dựa vào quan hệ để có giấy phép lập ngân hàng và tha hồ phù phép. Nếu có nợ xấu tới mức phá sản, họ nhìn vào vai trò của nhà nước cứu giúp bằng đồng tiền thuế, nhưng chủ yếu là máy in tiền của nhà nước.
Vũ Quang Việt
(Diễn đàn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét