- Anh còn lú hay anh đã khôn? (Gocomay). - Bài thơ của một giáo viên, năm 1979: “Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo” (Blog – DT). =>
- Bộ trưởng QP Philippines: Trung Quốc từ chối ra tòa, càng tốt! (GDVN). – Bộ trưởng Philipines tuyên bố đầy thách thức (VNM). - Thơ: Bùi Chí Vinh – Thêm nhiều Philippines nữa! (Dân Luận). “Phải có thêm nhiều Philippines/ Thêm nhiều lửa phun lên từ lòng biển/ Thế kỷ 21 không ai ‘thủ dâm chính trị’ một mình/ Đóng cửa mượn cớ ‘hiếu hòa’ để xảo ngôn ngụy biện”.
- LHQ theo dõi vụ kiện về biển Đông (TN). - “Tuyên bố của Trung Quốc là hành động nguy hiểm” (TTXVN).
- Nhật Bản : Trung Quốc gây hấn với lân bang để củng cố quyền lực (RFI). – Thủ tướng Nhật đến Mỹ, TQ cảnh báo (BBC). “Dự kiến các chủ đề hàng đầu được đề cập trong cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo là tranh chấp chủ quyền giữa Nhật với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và vụ thử hạt nhân mới đây của Bắc Hàn”. – Thủ tướng Abe củng cố liên minh Mỹ-Nhật để đối phó với Trung Quốc (RFI). – Thủ tướng Nhật sẽ hội đàm với Tổng thống Obama tại Washinton (VOA). - Lãnh đạo Nhật, Trung tìm kiếm ủng hộ (TN). - Khẩu chiến Nhật – Trung leo thang ngay trong chuyến công du Mỹ của ông Abe (Sống mới). - Mỹ-Nhật cam kết thúc đẩy quan hệ đồng minh an ninh (VOV). - Obama-Abe nhất trí thắt chặt liên minh (DT). - Nhật – Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh (ANTĐ).
- Nhật – Trung Quốc xung đột, Mỹ sẽ tham chiến trực tiếp? (TT). - Ông Abe “không tha thứ” thách thức từ Trung Quốc (TTXVN). - Tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu cá Nhật (PLTP). - Trung Quốc lại tiếp tục thái quá? (VnMedia).
- Việt Nam sắp nhận tàu ngầm, Trung Quốc lo ngại nó loạng quạng đâm nhầm vào … tàu cá TQ? (NLĐ).
- Liệu Trung Quốc có thống lĩnh được thế giới hay không? (Gốc sân). - Trung Quốc phê duyệt chương trình tàu hạt nhân (VNE). - Trung Quốc báo động SS chiến đấu QK tỉnh Vân Nam giáp biên Myanmar(GDVN). - Đằng sau vụ Trung Quốc định không kích bằng máy bay không người lái (DT).- TQ sẽ có hàng không mẫu hạm hạt nhân (BBC).
- Kiểu lùng tài nguyên của TQ ‘thử’ luật LHQ (Bloomberg/ VNN). Ông Henry Bensurto, người phụ trách các vấn đề hàng hải thuộc bộ Ngoại giao Philippines: “Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định hệ thống quốc tế mà chúng ta sẽ có. Ít nhất, chúng ta giờ đây có một cơ hội để Trung Quốc phải làm rõ cái gọi là đường 9 đoạn. Cả thế giới đã phải đồn đoán quá lâu”.
- Nhiều tiềm năng hợp tác Quốc hội Việt Nam-Ấn Độ (TTXVN).
- HÃY NHÌN THẲNG MẮT NGƯỜI DÂN (Bùi Văn Bồng). “Hãy tỉnh lại đi/ Đừng ỷ vào những Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu/ Những trang sức đó người dân không thiếu/ Dân tộc là trường tồn/ Đất nước chẳng đổi thay/ Hãy đưa tay che ngang mày/ Nhìn thẳng vào mắt người dân”. – Những đốm lửa que diêm (Phi Vũ). - Võ Trung Hiếu: THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY (Phương Bích).
- Phải đưa xác cụ ra khỏi cái mả nổi vừa đỡ tốn tiền… (DĐCN). – Bàn về Hồ Chí Minh – Hồ Tập Chương (DLB).
- BÀI VIẾT MỪNG “SINH NHẬT ĐẢNG” Kỳ 3: QUAY ĐẦU LÀ BỜ (Bùi Hằng). Mời xem lại: Kỳ 1: ĐỨA CON BẤT HIẾU BẤT NGHĨA- BÀI VIẾT MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG 83 TUỔI – BÀI VIẾT “MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG”- kỳ 2: NỔI TIẾNG TỪ SỰ TAI TIẾNG.
<- Ký Giả & Kỹ Giả Trong Vụ Án Khu Sinh Thái Bia Sơn (RFA’s blog). Tưởng Năng Tiến.
- Phỏng vấn ông Phạm Minh Hoàng (VOA).
- Hái hoa Dân Chủ (Minh Văn). “Toàn dân Việt Nam ngày nay đã thực sự thấm thía thế nào là ‘dân chủ’ kiểu Cộng Sản. Đó là một mô hình dân chủ ‘tập trung’ và áp đặt. Theo đó thì người dân muốn gì cũng phải làm đơn xin phép, và sau đó chờ xem đảng Cộng Sản có ban phát hay không? Người dân muốn yêu nước và chống tham nhũng cũng phải chờ đảng hướng dẫn và cho phép. Ai làm trái với quy định là ‘phản động’ và chống đối nhà nước”.
- Bút chiến? Ai đánh? Đánh ai? (RFA’s blog).
- Sao không thừa nhận quyền lập hiến của dân? (VNN). PGS.TS Nguyễn Minh Đoan – ĐH Luật Hà Nội: “Việc làm Hiến pháp và sửa Hiến pháp phải do nhân dân quyết định cuối cùng. Quyền giám sát tối cao việc thực hiện Hiến pháp cũng phải thuộc về nhân dân. QH chỉ thực hiện quyền giám sát việc thực hiện Hiến pháp nhưng không phải là giám sát tối cao”.- Đỗ đại học vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (VNE). - Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ (BBC). – Bộ Giáo dục lên tiếng về quy định nhập ngũ mới (VNN). Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT: “Quân đội rất cần các em. Các em cần hiểu mình có vai trò rất lớn quyết định sức mạnh quân đội”. – Quy định mới về nhập ngũ tạo bất bình đẳng giữa con nhà giàu và nhà nghèo (Đông A). – Kinh nghiệm tuyển quân ở Quân khu 7 (bài 1) (QĐND). – Kinh nghiệm tuyển quân ở Quân khu 7: Thu hút nhiều trí thức trẻ (bài 2) (QĐND). =>
Trong kỳ lấy ý kiến lần này, có nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều bài tham luận, đóng góp có giá trị. Thế nhưng cũng chỉ loanh quanh vài tờ báo đăng tóm tắt hội thảo, vài lời phát biểu, các chuyên trang “Sửa đổi HP” của mấy báo này cũng chỉ gom lại các tin bài đã đăng, đến như trang Dự thảo Online của Quốc hội cũng không hơn gì, vì không phải là trang riêng cho HP. - Ví dụ như cuộc hội thảo này trong cả ngày hôm qua: Hiến pháp phải là bản khế ước xã hội (TT). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Nhân dân là chủ thể quyền lập hiến (DV).
- Để cử tri bầu trực tiếp Chủ tịch nước (PLTP). Ông Vũ Đức Khiển: ““Nếu đọc kỹ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) năm 1992 thì thấy có rất nhiều điều mâu thuẫn, chưa thể hiện được rõ ý “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” mà chỉ thấy dường như tất cả quyền lực mới chỉ tập trung vào QH”.
- Việt Nam trước cơ hội dân chủ đa đảng (BBC). “Những chuyển động trong các tầng lớp nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong ngoài nước sau khi việc thăm dò ý kiến nhân dân để sửa đổi Hiến pháp được khởi động cho thấy người dân Việt Nam đã, đang sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình, và nhanh chóng xem đây là một cơ hội để nắm bắt”.
- Thư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung (BoxitVN). Về bài 1624. Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp.
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hoàn thiện thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân (QĐND). – Vai trò lãnh đạo của Đảng cần được thể hiện rõ hơn trong dự thảo Hiến pháp (QĐND). “… ông Phùng kiến nghị: Cần làm rõ hơn vấn đề Đảng lãnh đạo đất nước và xã hội để phát huy đầy đủ quyền lãnh đạo của Đảng và khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Lại tiếp tục tranh công với dân, không có dân thì có ai để đảng lãnh đạo mà “quyết định thắng lợi” cách mạng VN? Chưa kể các cuộc cách mạng kia hiện còn đang gây nhiều tranh cãi.
- Phạm Nhật Bình – Đảng sẽ lại bịt miệng các góp ý về Hiến pháp (Dân Luận). – Góp ý quăng hiến pháp (DLB).
Việt kiều Mỹ, chuyên gia IMF đóng góp sửa đổi Hiến pháp (VOV). - Khẳng định rõ hơn chủ quyền quốc gia được thừa nhận (GD&TĐ).- TPHCM: Kiểm tra công tác góp ý sửa đổi Hiến pháp (SGGP). - Tuổi trẻ TP.HCM góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 (TT).
- ĐỀ NGHỊ BÁO NHÂN DÂN ĐÍNH CHÍNH (TSYG).
- THƯ CỦA THẠC SĨ NGUYỄN HƯNG QUỐC (ĐAN MẠCH) GỬI PGS-TS NGUYỄN THANH TÚ (Phạm Viết Đào).
- Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân (BoxitVN).
- Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN TIẾN BÌNH: Không có Quân đội đứng ngoài chính trị (QĐND). “Dù do ai đưa ra và với động cơ chính trị gì, thì quan điểm đó cũng không thể chấp nhận được, bởi lẽ thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử nhân loại đã chứng minh và khẳng định: Không có quân đội đứng ngoài chính trị”. Ngụy biện! Quân đội phải phi chính trị, trừ khi quân đội nằm dưới sự lãnh đạo các nước độc tài thì quân đội mới phục vụ cho một đảng phái chính trị, bảo vệ đảng đó. Quân đội ở các nước đều có nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân, bảo vệ tổ quốc. Quân đội của một đất nước phải bảo vệ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không có quyền phục vụ một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào.
Bổ sung: – Độc giả L.N.L. gửi email: “Tôi nghĩ nhiều tay bồi bút đang cố tình đánh tráo khái niệm (và có thể nhiều độc giả bình thường khác cũng dễ bị hiểu nhầm hoặc khó phân biệt) giữa “chính trị,” “tính chính trị,” và “đảng phái.” Đúng là xét theo nghĩa rộng thì không có gì đứng ngoài chính trị hết, cái gì cũng có tính chính trị. Nhổ một bãi nước bọt nơi công cộng, hành vi đó cũng rất chính trị, nó thể hiện năng lực công dân, trình độ dân trí, và do đó là năng lực cầm quyền và quản lí xã hội của những nhà cầm quyền. Song điều đó nghĩa là tính chính trị là thuộc tính của con người. Nói như Aristotle, con người là một động vật chính trị. Song điều đó không đồng nghĩa với ‘đảng phái chính trị’. Quân đội không phải là quyền sở hữu sai khiến của bất cứ đảng phái chính trị riêng rẽ nào, không được phục vụ chỉ riêng cho bất kì một đảng phái nào, mà phải là phục vụ cho đất nước. Có lẽ bác phân tích rõ thêm theo cái ý đó, phân biệt giữa ‘chính trị’ và ‘đảng phái’ để vạch mặt bọn bồi bút”.
- Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc – Hồ Anh Hải (Cùng viết HP).
- Tại sao con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nhập ngũ? (Đông A). Tại vì con thủ tướng là “hạt giống đỏ”, nhập ngũ ra chiến trường, không may đánh nhau với Tàu, bị “bùm” rồi lấy gì làm giống? Vả lại chuyện cầm súng bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của con cái dân đen, hổng phải nhiệm vụ của con cái các lãnh đạo hàng đầu, chỉ có bọn “giãy chết” mới cho con cái lãnh đạo nhập ngũ, cầm súng bảo vệ đất nước, còn xứ ta là xứ “thiên đường”, phải khác bọn chúng. - Bạn là Rolex thật hay Rolex rởm? (Hiệu Minh).
- Vũ Ngọc Tiến: Bauxite Tân Rai, đôi điều chất vấn và kiến nghị (viet-studies).- MTTQ phải theo đến cùng kết quả xử lý kiến nghị (PLTP).
- KHAI THÁC BAUXITE TÂY NGUYÊN: “CĂN BỆNH HÀ LAN” HAY LÀ “LỜI NGUYỀN RỦA MANG TÊN TÂY NGUYÊN” (Phạm Nguyên Trường). – Khai thác bauxite tại Tây Nguyên – Trách nhiệm thuộc về ai? (Mẹ Nấm).
- NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN: “Tôi đã nhiều lần phản đối xây cảng Kê Gà” (PLTP). – Dừng cảng Kê Gà: Vinacomin sẽ bồi thường thiệt hại (TP). - Tổng Giám đốc Vinacomin: “Dừng xây cảng Kê Gà không có gì bất ngờ” (?) (PLTP).
- Ngổn ngang dự án bauxite (NLĐ).
- Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên (RFA). Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: “Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý”.
- Nông dân Vụ Bản “đóng đô” tại tòa án mong được giải quyết đơn kiện (TTXVA). – Thư ngỏ gửi bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (TTXVA). – NHẬN ĐƯỢC EMAIL CỦA BÁ KIẾN (Nguyễn Quang Vinh). “Giàu như tao ngày đó cũng chỉ nhà năm gian, tiền chủ hậu khách, cơm ăn cá đồng, uống rượu cuốc lủi, chứ mấy quan tham bây giờ, mà chỉ dám nói quan xã thôi nhé, cơ ngơi tài sản của tao là cái đinh gỉ, nhẩy. Thế thì xin các bác các chú các cô, trên báo chí cũng như trên báo mạng, trên Web cũng như trên Bờ lốc bờ leo đừng có mang tên tao ra mà gán cho ông này bà kia là lũ quan tham ấy, tội, tội, tội, nghĩa tử nghĩa tận chúng mày ạ”.
- VN đội sổ quốc tế về công khai ngân sách (BBC). “… trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor”. - Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam bị chỉ trích (RFI).
- Bầm dập với tin đồn (NLĐ). – Vụ tung tin về BIDV ‘phá hoại thị trường’ (BBC). – Sức nặng tỷ USD của tin đồn ‘chết người’ (VEF). – Ai thực sự là nạn nhân của tin đồn? (LĐ). – Tin đồn và sự dễ tổn thương của thị trường tài chính Việt (VNE). – Chứng khoán sau cơn địa chấn ngày 21.2: Bảo toàn lợi nhuận là ưu tiên số 1 (LĐ). - Vụ tin đồn chủ tịch BIDV bị bắt: Lập ban chuyên án điều tra (PLTP). - Tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt: Có thể khởi tố một vụ án hình sự (GDVN). - Bộ Công an điều tra thông tin bịa đặt về ngân hàng BIDV (DV). - Báo chí chống tin đồn. - Mỹ đưa tin về tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt (GDVN).
- Sân sau của đồng chí X đang bị đập tan tành? (Cầu Nhật Tân). - Trận chiến Ba Tư: tiền quyền ngang ngửa, ai cầm được súng sẽ thắng? (DLB). - CHỈNH ĐỐN ĐẢNG PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ (Huỳnh Ngọc Chênh). - PHẢN PHÁO (!?) (Bùi Văn Bồng).
<- Tàu ngàn tỉ sẽ bán sắt vụn? (TT).
- Cựu đại tá em trai Dương Chí Dũng bị bắt (BBC). – Bắt nguyên Phó Giám đốc CA Hải Phòng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ). – Bắt đại tá Cục phó Bộ Công an, em ruột Dương Chí Dũng (GDVN). - Bắt nguyên Cục phó Bộ Công an là em ruột ông Dương Chí Dũng (TN). - Điều ít biết về Đại tá Dương Tự Trọng vừa bị bắt (TP).
- Công an xã bị tố đánh người (TN). - Khởi tố nguyên thiếu úy công an mang súng cướp sòng bạc (PT).
- Vụ tiêu cực liên quan đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước: Bắt giam 3 lãnh đạo sở (NLĐ). - Bắt Phó giám đốc Sở Tư pháp và Tài chính Bình Phước (TN).
- Cán bộ đánh bạc xin nghỉ hưu sớm (TN). - Thủ tướng chỉ đạo Công chức không được liên hoan sa đà sau tết (PLTP).
- Hơn 1.400 công nhân đình công đòi tăng lương (LĐ). Hổng phải “ngừng việc tập thể”?
- Công văn về việc chấn chỉnh chơi và tổ chức chơi golf trong giờ làm việc (TTXVA).
- Tay sáu ngón không được lái xe (VNN). “Theo Quyết định 4132/2001 của Bộ Y tế, người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ trường hợp thiếu ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe. Muốn thi, những người này phải cắt bỏ phần ngón thừa và việc cắt bỏ không được gây ảnh hưởng đến chức năng vận động”. Hết ngực lép không được lái xe trên 50 phân khối, tới chuyện phạt xe không chính chủ, rồi bây giờ tới tay chân thừa ngón cũng không được lái xe. Mấy hôm nay bà con xúm lại chửi nghị Phước, tưởng chỉ có 1 mình ông này khùng, bây giờ nghĩ lại thấy không công bằng cho ông này vì còn quá nhiều tên khùng đang ngồi ghế lãnh đạo. - Phạt nguội gặp ‘khó’ vì xe chưa chính chủ (PT).
- Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – luật sư Trần Quốc Thuận: Tranh luận trên nghị trường phải đổi mới từ đầu vào (DV). - Kỳ Duyên: Ấn tượng trong tuần: Pháo nổ và ‘tứ đại ngu’ (TVN). - ĐỌC BÀI VIẾT “ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG” CỦA CON BỆNH TÂM THẦN HÒANG HỮU PHƯỚC (TNM).
- TS Lê Sỹ Long: ‘Bên Thắng Cuộc’ là sách gây biến đổi (BBC). “Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị – xã hội”. - Trận chiến Tết Mậu Thân Huế, Phần 3 (Nguyễn Hùng/YouTube). Phim tài liệu của Mỹ, có phụ đề tiếng Việt.
- Vụ người Trung Quốc trồng lúa ở Long An: SSC khẳng định vô can (DV). - Về bức Thư phản đối treo đèn lồng kiểu Trung Hoa ở Khu Đô thị Ciputra, Hà Nội của TS Phạm Gia Minh, Ban quản lý Khu Đô thị đã có thư trả lời. Lịch sự nhưng tránh né!
- Trung Quốc bành trướng với chiến lược thuê đất (PN Today).
- Giáo hoàng từ chức vì vụ Vatileak? (BBC). – Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” (RFI). - Lời đồn chấn động về nguyên nhân Giáo hoàng thoái vị (TN).
- Phóng viên BBC bị quân đội Trung Quốc bắt tạm giam (Sống mới). – Tại Trung Quốc cáo buộc tấn công mạng là điềm xấu, cũng là cơ hội (VOA). – Các bước đi khôn khéo của Obama về An ninh mạng (Bloomberg/ Gốc sân). - Bắc Kinh sẽ sử dụng máy bay không người lái để ám sát? (RFI). – Chuyên gia Mỹ quan tâm về máy bay không người lái của Trung Quốc (VOA).
- Trung Quốc công nhận « làng ung thư » (RFI). Sao giống xứ mình quá vậy? Hậu quả của việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu? – ‘Đế chế không khí thiếu trong lành’ (Sống mới). – Bầu trời ma, dòng sông đỏ trừng phạt Trung Hoa (Huỳnh Tâm) (Thông Luận). =>
- Ông Bạc Hy Lai ‘tuyệt thực để phản đối’ (BBC). – Bạc Hy Lai được đưa tới bệnh viện (RFI). - Ông Bạc Hy Lai trong tù (TN). - Trung Quốc bảo vệ các quan chức tham nhũng (NTDTV/ Kichbu). - Trung Quốc tìm cách kiểm soát nội dung truyền hình (Sống mới). - Con trai một tướng Trung Quốc bị bắt vì tội hiếp dâm tập thể (RFI).
- Nga, Trung Quốc phản đối dùng vũ lực với Triều Tiên (NLĐ). – Người nước ngoài ở Bắc Triều Tiên được sử dụng Internet (VOA). - Nga, Trung Quốc phản đối đánh CHDCND Triều Tiên (PLTP). - Mỹ-Nhật sẽ “hành động mạnh” để đáp trả Triều Tiên (TTXVN). - TQ cam kết sẽ phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên (TTXVN).
- Cuba: Chủ tịch Raul Castro gợi ý có thể nghỉ hưu (VOA). Già quá rồi, nghỉ đi cho dân nhờ.
- Gần 300 người Trung Quốc tới xem tư liệu về Hoàng Sa (VNE). Cẩn thận, coi chừng có người được “bạn vàng” cử tới, trà trộn vào trong số người đó để lấy chứng cứ phi tang.
- Trung Quốc ráo riết lấn biển (Sống mới).
- TS Trần Công Trục: Trung Quốc đã cố ý hiểu sai đơn kiện của Philippines (DT). – Nghị sĩ Mỹ ca ngợi sự bình tĩnh của Philippines trước Trung Quốc (Sống mới). – Biển Đông: Vì sao Philippines sẽ thắng Trung Quốc? (Infonet).
- Nhật ‘không tha thứ’ thách thức từ Trung Quốc (VNE). – Thủ tướng Nhật không “dung thứ” cho thách thức đảo từ Trung Quốc (DT). – Thủ tướng Abe: Nhật không bao giờ tha thứ thách thức của TQ ở Hoa Đông (GDVN). – Ông Abe củng cố liên minh Mỹ-Nhật đối phó với Trung Quốc (SGTT). – Ngoại trưởng Mỹ: Nhật Bản đã rất kiềm chế trong tranh chấp Senkaku (GDVN).
- Nhật – Hàn lại căng thẳng vì quần đảo tranh chấp (TT). – Lãnh đạo Mỹ-Nhật thảo luận Bắc Triều Tiên, căng thẳng vùng biển (VOA). – Obama-Abe: Kiên quyết với Bình Nhưỡng, cầm chừng với Bắc Kinh (Sống mới).
- Ảnh: Không bao giờ quên Tội ác dã man của quân Trung Quốc xâm lược, 1979 (Trần Hùng).
- Tô Văn Trường: ĐẤT NƯỚC TA DÂN TỘC TA LÀ CON “CHUỘT BẠCH” KHỔNG LỒ
(Ba Sàm). Ghê nữa là Nó cùng chịu một lúc 2 cuộc thí nghiệm, của một
anh Lú và một chàng y tá, một cuộc để thử nghiệm thể chế chính trị hoang
đường, còn một cuộc là mô hình kinh tế quái dị.
- ÔNG NGHĨ GÌ KHI ĐỨC GIÁO HOÀNG XIN THOÁI VỊ? (Đặng Huy Văn). “Ngày
17 tháng 2 vừa rồi ông đã thành công khi chặn được/ Những người dân đi
thăm Nghĩa Trang anh bộ đội năm nào/ Đã hi sinh vì Tổ Quốc trong cuộc
Chiến Tranh Biên Giới [5]/ Nhạy cảm thế ai khơi lại làm gì nhỡ ‘bạn’
giận thì sao?”
- Lê Nguyên Bình – Sửa đổi Hiến Pháp 1992 là con đường tự cứu cho CSVN (Dân Luận). – Bao nhiêu ý dân thì đủ? (pro&contra). - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Cần cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hữu hiệu (ĐĐK). – Nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước (TP). - Hiến pháp cần quy định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng (DT). – Làm rõ khái niệm sở hữu toàn dân và nghĩa vụ của đảng trong Hiến pháp sửa đổi (Sống mới).
- Thơ “bất mãn”: NƯỚC BỐN NGHÌN NĂM, VẪN VỠ LÒNG DÂN CHỦ (Ba Sàm).
- Nguyễn Đại – Dư Luận Viên và “Bên Thắng Cuộc” (Dân Luận). – VIDEO: GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI? (Quỳnh Trâm).
- Ngô Trí Đức: Gái hư trách nghị Phước (Cu Làng Cát). “Mẹ
đặt là Nguyệt, là Hồng/ Ai đặt là ‘Đĩ’ như ông bây giờ/ Thân làm gái,
sống vật vờ/ Nay đây mai đó bến bờ nào dung/ Chỉ vì đã đến đường cùng/
Phải đi làm gái, còn sung sướng gì/ Nói mà ông chẳng nghĩ suy/ Bán trôn
nuôi miệng không thì ‘nhảy sông’… ” – KIẾM MỘT EM HỀ HỀ (Nguyễn Quang Vinh).
- Nguyễn Tấn Cứ: CƯỜNG QUỐC THI CA (Huỳnh Ngọc Chênh). “Chúng
tôi kinh doanh bằng thi ca/ đánh bạc bằng thi ca/ Ngay cả khi đất nước
đang tròng tranh xao xát/ Chúng tôi quên lãng và ngâm nga bài thơ kệ nó/
Mặc kệ quân thù đang lăm le/ Ở trên biên giới xa xôi hay bọt bèo hải
đảo/… Chúng tôi là một lũ con hoang/ đang trở về nhà sau những ngày ăn
chơi lưu lạc/ Chúng tôi là những cánh tay thơ đang dằn mâm xáng bát/ của
một lũ quan lại sai nha đang tàn phá Đất Nước nầy”.
- Khai thác bôxit: Càng làm càng lỗ (KP). – Dự án bauxite: Không hiệu quả thì nên dừng (NLĐ/LĐ). – Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit (TT/ BS). – Giá 6 tấn bôxit bằng 1 tấn cà phê! (TT). – Chính thức ngưng đầu tư cảng Kê Gà (TN). – ‘Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?’ (BBC).
- Tin đồn và sự bất an của thị trường (LĐ). – Vì sao những tin đồn chấn động “sống” được trên thị trường tài chính? (DT).
- Gánh nặng Vinashin (TBKTSG/LĐ). – Đội tàu “quá tuổi”: Quá khó cho… “về hưu” (ĐĐK). – “Các thủy thủ đang phải sống như giữa thời nguyên thủy” (DT).
- Hai bộ xin ý kiến Thủ tướng về vụ chuyển giới (TT). Độc giả L.N.L. gửi lời bình: “Rất
đúng chuyên ngành. Hỏi rất đúng người. Phen này anh y tá tha hồ thi
triển võ công nha. (Hay là cấp dưới của ảnh đang dựa vào lí lịch của ảnh
để bẩm báo, chơi xỏ ảnh chăng???)“
- Cái bóng của tư duy nhiệm kỳ! (ĐĐK).
- Xe cấp cứu đi bốc thăm vòng bảng thể thao (Cu Làng Cát).
- Đủ kiểu hành dân (TT).
- Những người vì Dương Chí Dũng vướng vòng lao lý (TP). – Tạm giam 3 ‘quan tham’ của Bình Phước (PT).
- Bí mật đằng sau quyết định thoái vị của Giáo hoàng (VOV). – Tiết lộ động trời về lý do từ chức của Giáo hoàng (NLĐ). – Báo Vatican bán chạy sau khi Giáo hoàng từ chức (TTXVN).
- CÂU CHUYỆN CẢNH SÁT 1 (Nguyễn Phú Nepal).
- Trung Quốc quan ngại về các ‘làng ung thư’ (VOA). – Trung Quốc thừa nhận ‘các làng ung thư’ (BBC). Báo cáo mới nhất từ Bộ Môi trường: “Các
hóa chất độc hại đã gây ra các tình trạng khẩn cấp về môi trường liên
quan ô nhiễm nước và không khí… Thậm chí còn có một số vụ nghiêm trọng
gây ra các vấn đề về sức khỏe và xã hội như sự xuất hiện của các làng
ung thư ở một số khu vực cụ thể”.
- Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát diễn tập quân sự (TTXVN). – Triều Tiên sẵn sàng nổ súng phản công (TP). – Liên minh Mỹ – Nhật sẽ ”mạnh tay” hơn với Triều Tiên (VOV).
– Giới thiệu trang web rất mới của cách Sinh viên & Cựu sinh viên Luật Việt Nam, có tên Kiến nghị Hiến pháp (hienphap.kiennghi.net), có thêm cả trang Facebook. Mở đầu là bản Kiến nghị của những người khởi xướng, điều đầu tiên là “Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp“.KINH TẾ
- Thủ tướng yêu cầu trình Đề án xử lý nợ xấu ngay trong quý I (DT).
- Thị trường tài chính ổn định trở lại (TN).
- Tỉ giá USD hạ nhiệt, giá vàng phục hồi (LĐ). - Bình tĩnh với tỉ giá (NLĐ). – Hãm đà tăng tỷ giá (ĐĐK).
- Chứng khoán sau cơn địa chấn ngày 21.2: Bảo toàn lợi nhuận là ưu tiên số 1 (LĐ). - Chứng khoán “bốc hơi” gần 34.000 tỷ đồng do tin đồn (SGGP).
- Hai bản báo cáo lệch hơn 100 tỷ, SHB biến lỗ thành lãi (Sống mới). - Vợ ông Đặng Thành Tâm đã thoái toàn bộ vốn tại Navibank (GDVN).
- Lý do tiểu thư xinh đẹp của Chủ tịch REE mua cổ phiếu (VTC).
- Sẽ đấu giá đất “sạch” (TN). - Đầu tư tối thiểu 3 triệu m2 nhà ở xã hội (DV). - Nhiều nhà ở xã hội chưa có dân ở (TN). - Thị trường bất động sản vẫn bất động (SGGP). - Vay tiền mua nhà quá khó! (NLĐ).
- Công bố suất đầu tư xây dựng cao tốc tại Việt Nam (VTV).
- Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Giấy Việt Nam (Chinhphu).
- Nhiều cây xăng găm hàng (TP). - Giá xăng tạm thời chưa tăng (PLTP).
- Bắt đầu loạn giá sữa (PLTP).
- Tiểu thương hạn chế nhập hàng, neo giá cao (VEF).
- Ngư dân Cà Mau trúng mùa ở Biển Đông (TP).
- Thuốc lá lậu từ Campuchia ‘tràn ngập VN’ (BBC).
- Mật ong dỏm Trung Quốc tràn vào Mỹ (Bloomberg/ VNE).
- 2013 : Kinh tế khu vực euro sẽ tiếp tục suy thoái (RFI). - Con tàu EU vẫn “tròng trành” khi Pháp và Đức không “vững tay chèo” (Sống mới).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Tháo gỡ khó khăn 2013: vẫn bất động (RFA).
- Đầu năm nói chuyện tỷ giá và lãi suất (DĐDN). - Hãm đà tăng tỷ giá (ĐĐK). – Sụt giảm kép (ĐĐK). – Oceanbank: Quyền lực thuộc về ai? (Vietstock). – Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp bình ổn ngoại tệ (TP).
- Tạm xuất tái nhập vàng: Lộ trình SJC hóa (ĐĐK). – Giá vàng nội sẽ gần thế giới nhờ ‘thập bát môn võ nghệ’ (DT).
- Quyết liệt cứu thị trường bất động sản (VnMedia).
- Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng vào những tín hiệu mới (SGGP). – Giá cá tra tăng trở lại (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Trần Quốc Vượng: NHẬN NHÌN BẢN SẮC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (Việt sử ký).
- Săn cổ vật Óc Eo – Kỳ 6: Sống trên “mỏ” cổ vật (TN).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 38) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Ngọc Tư: Vì sao giải thưởng Hội Nhà Văn thường gây cãi cọ? (Lê Thiếu Nhơn).
<- Thư giãn cuối tuần: NỤ CƯỜI THU HOẠCH CỦA DI LẶC BÁI ĐÍNH (Tễu). – Những đồng tiền trần trên bàn tay Phật (Đào Tuấn). “Với câu chuyện những câu tiền lẻ đang ngập tràn lễ hội, không vô cớ khi có người cho rằng đền Bà Chúa Kho giờ thuần túy chỉ là nơi là dân làm ăn cõi trần vay mượn cõi âm. Còn chuyện phát ấn đền trần, thành nơi mua quan bán tước”. - Cổng chùa thiện ác (Phước Béo). - Bói toán vào mùa… thu hoạch (PT)
- Loạn ấn đền Trần (NLĐ). – TỈNH NAM ĐỊNH TIẾT LỘ: 3 NGÀY LỄ HỘI KHAI ẤN NĂM 2012 TỈNH KIẾM ĐƯỢC 14 TỶ (TTVH/ VTC/ Tễu). - Chỉ 100 người được dự lễ khai ấn đền Trần (TN).
- Về đất Tổ, xem “Linh tinh tình phộc” (LĐ). - Đến La Phù xem lễ rước “ông heo” (DV). - Mục sở thị lễ rước lợn độc nhất vô nhị tại Hà Nội (PT). - Ngân hàng khắt khe, ta đi… vay tiền bà Chúa (DV).
- Nỗi lòng “người giữ lửa” (ĐĐK).- Những hình ảnh sống động nhất về toàn cảnh ngày hội Lim 2013 (DV).- Hội Lim muốn vui phải khổ (DV). - Méo mó quan họ (TN). - “Lách luật” quan họ hội Lim vẫn thản nhiên xin tiền (DT). . - Hội Lim 2013: Đến hẹn lại lên (GD&TĐ). – Những khoảnh khắc ở hội vật làng Sình (NLĐ).
- Lễ cầu an đầu xuân Quý Tỵ của đoàn Phật tử Kiev (Nguyễn Duy Xuân).
- LỜI KHẤN CẦU MÙA HOA GẠO (Bùi Văn Bồng).
- QUA CƠN MÊ SỰC NHỚ ĐÊM VĂN NGHỆ TẾT TRONG TÙ (Nguyễn Trọng Tạo). - NHÂN NGÀY THƠ VIỆT NAM, NHỚ LẠI MỘT BẢN THẢO BỊ MẤT.
- Trưng bày sách (1) Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (Nhị Linh).
- Phùng Cung: MỘ PHÁCH (Nguyễn Đức Mậu).
- Nhà văn Lê Lựu: “Phở chửi” ở Hà Nội chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” (GDVN). – GS Trần Lâm Biền: “Phở chửi” đang là cái “mốt” ung nhọt của văn hóa Hà Nội (GDVN).
- Nghệ sĩ làng biển (TN).
- Sơn mài Mai Đắc Linh: Sắc độ đậm đà, rực trầm thạch hóa (RFI).
- NSND Đặng Nhật Minh: Về một nền điện ảnh nhân văn (TP).
- Diễn viên trong phim của đạo diễn Việt kiều dự lễ trao giải Oscar (TN).
- Ai sẽ giành giải Oscar? Bạn hãy quyết định! (VOA). - Oscar 85 – chính trị hay tình yêu? (TT).
- TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks”(Trần Sơn lược dịch) – CHƯƠNG TÁM – TỊNH LẶNG – CHƯƠNG CHÍN – TỊNH LẶNG – CHƯƠNG MƯỜI – Đôi dòng về tác giả “StillnessSpeaks”-Eckhart Tolle (Bagan). - Truyện ngắn hay nhất của Sholokhov: Cái Nốt Ruồi (ĐCV).
- Tôi học cách yêu ẩm thực Mỹ ra sao (phần 1) (Phan Ba).
- Trùm đường dây cá độ bóng đá bất hợp pháp bị câu lưu (RFI). – FIFA đòi Singapore giao trùm mua bán độ (NLĐ).
- Độc giả méc: Người sửa ký ức (YouTube/ Thanh Hưng Đào). Phim về gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh. Một nét đẹp của người Hà Nội. – Giữ gìn và phát huy bản sắc “Văn hóa Thăng Long” (TTVH).
- Về hội Lim đu tiên, đập niêu đất (KP). - ‘Liền chị nhí’ hát quan họ ở Hội Lim (PT). – Hội Lim 2013: Rằng vui thì thật là vui (SGGP).
- Đền Trần chuẩn bị khai ấn đêm nay (VNE). - Tìm về lễ hội Đền Vua Mai (ĐĐK). – Báo động văn hóa lễ hội (VNN). – Đừng để sự thiếu hiểu biết làm xấu lễ hội (SGGP). – GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội đang ‘loạn chuẩn’! (TTVH). – Hầu đồng – tín ngưỡng thờ Mẫu đang bị lợi dụng! (VOV). – Lộn xộn lễ hội đầu Xuân: lỗi do ai? (VOV).
- Ngày thơ Việt Nam 2013: Tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc (PT). – Nhân Ngày Thơ Việt Nam nói về sự phát triển của thi ca: “Chúng ta phải biết chờ đợi” (PT). – Hãy về núi Nhạn nghe thơ (TTVH).
- Yêu không nhất thiết phải thuộc về? (Alan Phan).
- Người thương nhớ vỉa hè (SGTT).
- Một thứ tham nhũng, tiêu cực khủng có thể nấp sau màn này: VTV tuyên bố K+ có bản quyền, các đài khác choáng váng (TT).
Khi mới lên chức, ông Thủ tướng từng tuyên bố không cho báo tư nhân,
thế nhưng thứ “báo tư nhân” núp bóng và biến tướng này không những được
hoạt động ngon lành, mà còn có thể lũng đoạn thị trường.
- Tượng vàng Oscar sẽ thuộc về ai? (TN). – Rọi đời người vào lịch sử (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Trình Thủ tướng Khung trình độ giáo dục quốc gia trong tháng 3 (GD&TĐ). – PTT Nguyễn Thiện Nhân đâu rồi mà phải để Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị của trường tư (TP). - ‘Hiệp hội sẽ sớm làm việc với Bộ GD&ĐT theo chỉ đạo của Thủ tướng’ (GDVN).
- Ngày 25-2, phát hành Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 (NLĐ). - Những điểm mới trong tuyển sinh 2013 (PT). - Các trường đủ năng lực đều được tuyển sinh riêng (SGGP). - Hàng loạt ngành, nghề ‘khát’ nhân lực (VNN). - ĐH Huế: Thay đổi hệ số điểm môn năng khiếu vào ngành Kiến trúc (DT). - Thí sinh liên thông có phải “chọi” với thí sinh chính quy? (TN).
- Cử nhân tiếng Anh phải thi đầu vào trình độ thấp ! (TN).
- Hàng ngàn cử nhân thất nghiệp (TN). Nhiều doanh nghiệp cần tuyển thợ lành nghề trong khi các trường dạy nghề ở Nghệ An rất ít người học =>
- Một hướng đề xuất dạy môn Văn (TCPT).
- 70% SV các trường công lập ra trường có việc làm ngay (GD&TĐ).
- Giảng đường sau Tết: Nơi nghỉ ngơi, nơi đổ mồ hôi kiếm sống (Giadinh.net). - Sau Tết, trường vùng cao “méo mặt” vì thiếu trò (DV). - Nghệ An: Không có tình trạng học sinh bỏ học sau Tết (DT). - Khánh Hòa: Hơn 600 học sinh bỏ học (VOV).
- Công nghệ lòng tự tin, tự thân và nhân cách (DT).
- Những tháng ngày tôi đi học (NLĐ).
- Chuyện học xứ người: Giờ ngoại ngữ và cửa sổ (DT).
- Du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á (ANTĐ).
- Nghi vấn ngay những người tự tuyên bố là tiến sĩ (DT).
- Đầu xuân gặp gỡ chàng thủ khoa chân đất (NĐT).
- Nên dạy lịch sử chiến tranh Việt Nam thế nào, ở Mỹ? (VNN).
- Đại học và nghiên cứu khoa học ở Bắc Triều Tiên (Nguyễn Văn Tuấn).
-Thiên thạch Chebarkul. Tường trình-ảnh đầy đủ với các nhận xét (Marateaman/ Kichbu).
- Kiến nghị khẩn cấp nguy cơ tan rã nhiều ĐH, CĐ dân lập (Infonet). – Trường ngoài công lập kêu cứu trực tiếp Thủ tướng (VTC). – Nguyên Bộ trưởng ‘hiến kế’ cứu đại học ngoài công lập (TP/Infonet).
- Mở rộng đối tượng tuyển thẳng vào đại học (CAND). – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không thể bỏ điểm sàn (DT).
- Hơn 7.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp (VNE). – Hơn 3000 cử nhân và thạc sĩ Nghệ An thất nghiệp (GDVN). – Nghệ An: Hơn 3.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quảng Ngãi: Tàu cá gặp nạn ở cửa biển Sa Cần (DV). - Ngư dân bỏ nghề: Thiếu lao động đi biển (DV).
- Cán bộ y tế luân phiên xuống tuyến dưới hưởng thêm 50% lương (PLTP).
- ĂN CẮP Ở VĂN MIẾU (NCTG). - “Chặt chém” ở chùa Bà (NLĐ). - Chặt chém khách gửi xe lễ hội:Tiền đút túi cá nhân? (TP). - Thói quen xả rác bừa bãi nơi công cộng (RFA). “Singapore chẳng hạn, người xả rác nơi công cộng có thể bị phạt hoặc lao động công ích. Đánh vào đồng tiền tức đánh vào dạ dày thì người ta sẽ dè dặt hơn trong việc xả rác về sau”.
- Phát hiện 4 tấn nội tạng thối (NLĐ).
- Kinh nghiệm chọn sữa ‘chuẩn’ cho trẻ em (VNN).
<- Ảnh: GÀ VỊT CHĂM NHAU (Mai Thanh Hải).
- Nước mắt ông lão 72 tuổi mang tội giết người (VNN).
- Choáng ngợp biệt thự toàn gỗ của ‘dân chơi’ miền rừng (VNN).
- TS Nguyễn Nhã nói về nhận định của giáo sư Brinkley về người VN (VOA).
- Các nguồn nước ngầm ở Trung Đông thất thoát lớn (VOA).
- Cú lừa siêu hạng: Thực phẩm bổ sung thành sữa dê Pháp (VEF). - Sữa Danlait chỉ ngang… bột mì! (TN). - Sữa dê Danlait có xuất xứ Trung Quốc? (LĐ). - Tồn tại cũng như không (TN).
- Trung Quốc, Thái Lan bị chỉ trích vì ngà voi (VOA). “Các nhà hoạt động muốn các giới chức chú ý đến Trung Quốc- đã vượt qua Nhật Bản trong vài thập niên qua như là quốc gia tiêu thụ ngà voi lớn nhất thế giới-và Thái Lan”.
- Vận động viên Oscar Pistorius được tại ngoại (VOA). – Ngôi sao giết bạn gái được tại ngoại (BBC). – “Người không chân” được tại ngoại nhưng phải nộp lại súng (NLĐ).
- Hải Phòng: Rúng động vụ lột truồng, làm nhục bé trai giữa trời rét (TP/LĐ).
- Pha-xê-bốc (Facebook) giời (LĐ).
- Nghề nhặt đào quất rác sau Tết kiếm bộn (Infonet).
- Nhọc nhằn phu bốc vác vùng biên (TP).
QUỐC TẾ- Đánh bom kép ở Ấn Độ, 12 người chết (BBC). – Ấn Độ: Số tử vong gia tăng trong vụ nổ bom ở Hyderabad (VOA). – Chống khủng bố : An ninh Ấn bị chỉ trích thiếu cảnh giác (RFI). – Báo động cao tại các thành phố lớn ở Ấn Độ sau các vụ nổ bom (VOA).
- Khủng bố và giao tranh tại Mali (RFI). – Giao tranh ở Bắc Mali, 15 phần tử chủ chiến thiệt mạng (VOA). - Binh sĩ Mali phong tỏa khu vực giao tranh với phiến quân (VOV). - Nga viện trợ nhân đạo cho Mali (PT). - Mali xung đột tác động lớn tới nền giáo dục (VOV).
- Iran phủ nhận có dính dáng đến các nghi can khủng bố bị bắt ở Nigeria (VOA). - Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau (VOV). - Một quan chức ngoại giao Iran đào nhiệm tại Na Uy (TTXVN). - Iran lắp đặt máy làm giàu uranium hiện đại (PT).
- Iraq: 7 thành viên thuộc nhóm dân quân thân chính phủ bị giết (VOA).
- Nga cáo buộc Mỹ áp đặt tiêu chuẩn kép về tình hình Syria (VOV). - Syria: Các tay súng bộ tộc thả tự do cho hơn 200 người (VOV). - Phe đối lập Syria lập chính quyền ở vùng giải phóng (TTXVN). - Ván cờ không lối thoát (SGGP).
- Australia hối thúc Miến Điện giải quyết xung đột sắc tộc ở Rakhine (VOA).
- Biểu tình ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên về nhóm đảo tranh chấp (VOA). =>
- Tổng thống Ai Cập ấn định ngày bầu cử quốc hội (VOA).
- Lê Diễn Đức: Để giữ vững thành quả cách mạng (RFA’s blog).
- Cử tri Djibouti đi bầu quốc hội (VOA).
- Venezuela : Tình trạng suy hô hấp của Chavez tiến triển xấu (RFI). - Tổng thống Chavez suy hô hấp nặng (TN). - Tổng Thống Venezuela tiếp tục được điều trị (VOA).
- Chủ tịch Đảng cầm quyền Indonesia trở thành nghi phạm tham nhũng (Sống mới).
- Số người chết trong các vụ nổ bom ở Damascus tăng (VOA).
- “Quốc gia tấn công trước sẽ chết ngay sau 27 phút” (GDVN).
- Ý: Bê bối phủ bóng chính trường (LĐ).
- Nga – Mỹ căng thẳng vì cái chết cậu bé người Nga (VOV).
- “Tham vọng Mỹ” khó thành hiện thực (KT).
- Phe đối lập Syria lập chính phủ ở vùng kiểm soát (TT). – Phe đối lập Syria lập chính phủ trong vùng tạm chiếm (VOA).
- Quả bom nổ chậm ở Mali (CATP).
- Iran lại “vừa đấm vừa xoa” phương Tây (VnMedia).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 22/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 22/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 22/02/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 22/02/2013; + Vụ trộm kim cương ở Bỉ; + Cuộc sống thường ngày – 22/02/2013; + Thời sự 19h – 22/02/2013.1635. GIẢI MÃ GIẤC MƠ PHỤC HƯNG TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ TẬP CẬN BÌNH
Thứ Năm, ngày 21/2/2013
GIẢI MÃ GIẤC MƠ PHỤC HƯNG TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ TẬP CẬN BÌNH
TTXVN (Hồng Công 15/2)Từ lâu nay, nhiều nước vẫn tỏ ra lo ngại về một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trong bối cảnh ấy, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng ngày càng nhắc nhiều đến cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc” và “sự phục hưng Trung Quốc. ” Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hồng Công) số ra ngày 6/2 vừa đăng bài viết “Giấc mơ phục hưng Trung Quốc của Tập Cận Bình là gì? ” của tác giả Cary Huang, trong đó phần nào giải mã “giấc mơ Trung Quốc ” cũng như “sự phục hưng Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết:
Mỗi nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đều có một cụm từ ưa thích đi kèm. Những cụm từ này thường được coi là thứ xác định sự cai trị và những nỗ lực của họ nhằm để lại một “chương vẻ vang” trong lịch sử.
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có “Thuyết ba đại diện” và “xã hội tương đối hài hòa”; Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có “xã hội hài hòa” và “khái niệm phát triển khoa học”; và Chủ tịch tương lai Tập Cận Bình, chỉ ít tuần sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa ra “giấc mơ Trung Quốc”, và “phục hưng Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm đến một cuộc triển lãm ở thủ đô Bắc Kinh ngày 29/11/2012, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã lần đầu tiến đưa ra tầm nhìn của nhà lãnh đạo này trong những thập kỷ tới bằng cách nói rằng “thực hiện được việc phục hưng đất nước Trung Quốc là giấc mơ lớn nhất của dân tộc Trung Quốc trong lịch sử hiện đại”.
Kể từ khi đó, ông Tập Cận Bình đã vài lần nói về giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng Trung Quốc. Những cụm từ này đã đọng lại trong đầu các quan chức, giới truyền thông và hàng triệu người sử dụng Internet. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc “đang tiến gần hơn đến mục tiêu thực hiện được việc trẻ hóa hơn nữa đất nước Trung Quốc”. Tuy nhiên, điều chưa được rõ ràng lắm là Tổng Bí thư Tập Cận Bình xác định giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng Trung Quốc như thế nào.
Ngay cả trước Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, rất nhiều người kỳ vọng rằng ông Tập Cận Bình – con trai của nhà lãnh đạo cách mạng lão thành Trung Quốc, cố Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, một người đã giúp giám sát việc chuyển đổi kinh tế thời kỳ hậu Mao Trạch Đông ở Trung Quốc – có thể đem đến những thay đổi cho đất nước Trung Quốc, một đất nước hiện đang đối mặt với những thách thức chưa từng thấy, trong việc thực hiện giấc mơ hiện đại hóa của nước này.
Nhiều người tin rằng nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản và đất nước Trung Quốc đang tìm cách huy động sự ủng hộ trong nước đối với chương trình nghị sự tiếp tục cải cách và mở cửa của ông bằng cách truyền cảm hứng cho nhân dân về một “Giấc mơ Trung Quốc” – nhan đề một vở kịch năm 1987 nói về giấc mơ thành công ở Mỹ của một cặp vợ chồng người Trung Quốc.
Giáo sư Tiến sĩ Lưu Khang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Duke (Mỹ) nhận định rằng “điều đó là nhằm phục vụ cho mục tiêu kích động sự ủng hộ của người dân và tập hợp công chúng xung quanh chương trình nghị sự kinh tế và chính trị của chính quyền mới .
Trong khi đó, ông Trịnh Tất Kiên, một chuyên gia lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là cựu Phó Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương Trung Quốc nói rằng “giấc mơ Trung Quốc nói về việc giải quyết các vấn đề của Trung Quốc”.
Ông Kerry Brown, một Giáo sư chuyên về chính trị Trung Quốc, người hiện đang giữ chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Xítni (ốxtrâylia) cho biết, ông thấy rằng sự phục hưng Trung Quốc “chủ yếu là trong bối cảnh một sự trỗi dậy hòa bình, và Trung Quốc trở lại địa vị mà nước này đã từng có trước khi bắt đầu thời kỳ hiện đại”.
Một số người đã diễn giải kế hoạch thực hiện giấc mơ Trung Quốc là một lời kêu gọi thực hiện một chương trình đầy tham vọng được Đại hội 18 đặt ra, để thực hiện các mục tiêu “hoàn thành việc xây dựng một xã hội tương đối thịnh vượng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 vào năm 2012, và việc xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn minh tiến bộ, hài hòa và hiện đại khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa vào năm 2049”.
Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc của trường Đại học Nottingham (Anh), thì nói rằng hiện vẫn chưa rõ giấc mơ Trung Quốc của ông Tập Cận Bình “được tái tạo” như thế nào trong việc phục hưng Trung Quốc.
Ngay sau khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa ra những phát biểu về giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng Trung Quốc, nhiều người sử dụng Internet đã bắt đầu so sánh giấc mơ Trung Quốc với giấc mơ Mỹ – bao gồm một loạt ý tưởng, trong đó có cơ hội làm giàu và thành công, cùng một sự chuyển đổi xã hội theo hướng tiến bộ đạt được thông qua làm việc chăm chỉ. Giống như giấc mơ Mỹ, sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc trong 3 thập kỷ vừa qua cho phép một tầng lớp trung lưu mới mơ về những biểu tượng của sự thành công và sung túc là mua sắm quần áo, nhà cửa, đồ gia dụng, ô tô, máy vi tính và điện thoại di động.
Tuy nhiên, đối với những người đầu tiên di cư đến Mỹ trên con tàu mang tên “Hoa tháng 5” vào năm 1620, giấc mơ Mỹ được bắt đầu bằng cuộc hành trình kéo dài tới một thế giới mới dọc theo đại dương, nơi họ có thể thoát khỏi sự ngược đãi tôn giáo. Tinh thần này đã được chính thức hóa trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ khoảng 1,5 thế kỷ sau đó, một văn kiện tuyên bố rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có những quyền lợi không thể thay đổi được.
Nhà sử học James Truslow Adams đã truyền bá cụm từ “giấc mơ Mỹ” trong cuốn sách xuất bản năm 1931 của ông, cuốn sách với nhan đề “Thiên sử thi Mỹ” (The Epic of America). Trong cuốn sách này, James Truslow Adams viết: “Đó không chỉ là giấc, mơ về những chiếc xe ô tô và những khoản lương cao, mà là một giấc mơ về một trật tự xã hội mà ở đó mỗi người đàn ông và phụ nữ sẽ có thể được những người khác công nhận họ là gì, cho dù họ được sinh ra ở đâu và có vị trí như thế nào.
Mục sư Martin Luther King Junior đã đưa những gì mà James Traslow Adams viết vào phong trào vận động các quyền dân sự thông qua bài phát biểu nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” của ông, trong đó người mục sư này coi việc đề cao nhân cách của một con người là ý tưởng tối cao về giấc mơ Mỹ.
Giấc mơ Trung Quốc như nó hiện đang được thảo luận, là một tầm nhìn xa hơn nữa về vị trí mà nền văn minh tồn tại lâu nhất trên thế giới có được trong thế giới hiện nay, cũng như trong việc theo đuổi một phiên bản Trung Quốc đặc biệt, một Trung Quốc sẽ đưa đất nước và người dân nước họ thực hiện vận mệnh chung.
Giáo sư Kerry Brown nói rằng giấc mơ Trung Quốc là sự bắt chước giấc mơ Mỹ, trong đó giấc mơ Trung Quốc được thực hiện như một đối trọng của các loại hình văn hóa. Tuy nhiên, Giáo sư Brown nói rằng tầm nhìn này bị ảnh hưởng bởi một cảm giác rằng một ban lãnh đạo chính trị mới của Trung Quốc thiếu sự ủng hộ của công chúng, có ít biện pháp để giành được lòng dân ngoài việc đưa ra những lời kêu gọi mang tính dân tộc chủ nghĩa và làm cho họ giàu có hơn. Giáo sư Brown nhấn mạnh: “Đối với những trái tim và khối óc bị nhồi nhét, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn khiến cho người dân lạnh nhạt với họ”.
Trong khi đó, chuyên gia Steve Tsang cho rằng “giấc mơ Trung Quốc không phải là giấc mơ mà người dân Trung Quốc được tự do nói đến, mà nó là giấc mơ Trung Quốc được Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc nói đến, với tư cách đại diện cho họ”.
Ở Trung Quốc Đại lục, ý tưởng về một sự phục hưng và cái mà nó sẽ đại diện cũng đã được thảo luận rộng rãi trên mạng Internet, với nhiều đề xuất trên nhiều khía cạnh, từ “sự công bằng xã hội,” “xã hội tư pháp”, “ít tham nhũng” và “một cuộc sống tốt hơn” đến “tự do và dân chủ”.
Các chuyên gia lịch sử chỉ ra nhiều giai đoạn họ cho là đã đại diện cho một sự phục hưng Trung Quốc, như đời nhà Tống (960-1279), cùng với đời nhà Đường (618-907) và đời nhà Hán (206 trước công nguyên – 220 sau Công nguyên). Tất cả đều là những giai đoạn tăng trưởng kinh tế, đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật và có những tiến bộ khoa học lớn.
Ý tưởng về một sự phục hưng Trung Quốc hiện đại đã được truyền bá bởi các nhà lãnh đạo chính trị và trí thức trong suốt thế kỷ trước. Một nhóm giáo sư thuộc trường Đại học Bắc Kinh thậm chí cũng đã đặt cái tên “Phục hưng” cho một tạp chí.
Phong trào Ngũ Tứ (4/5), cuộc khởi nghĩa năm 1919 thể hiện chủ nghĩa dân tộc và lòng tự tôn văn hóa của người Trung Quốc, cũng được nhà tri thức nổi tiếng Hồ Thích mô tả là sự phục hưng Trung Quốc do phong trào này có những nét tương đồng với Thời kỳ Khai sáng của châu Âu (phong trào văn hóa của các tri thức ở các thế kỷ 17 và 18) – một thời kỳ cũng được mô tả trong tiếng Trung Quốc là một sự phục hưng.
Phong trào Ngũ Tứ hoạt động dựa trên những tư tưởng của phương Tây về dân chủ và khoa học, trong khi Thời kỳ Khai Sáng thúc đẩy khái niệm “chủ nghĩa đổi mới được đặt trong trung tâm của chủ nghĩa cá nhân, các quyền lợi và khoa học, một di sản phương Tây độc nhất vô nhị”.
Gần như toàn bộ các nền văn minh phi phương Tây, trong đó có Trung Quốc, đã nỗ lực “nhập khẩu” nhũng giá trị đổi mới chính trị, xã hội và kinh tế để xây dựng lại những nền văn hóa riêng của họ nhằm đạt được sự hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia lịch sử nhất trí rằng nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của Trung Quốc xứng đáng được gọi là “sự phục hưng”, họ cũng nói rằng tất cả các giai đoạn này đều có chung một nhược điểm, đó là sự thiếu vắng ý thức công nhận sứ mệnh lịch sử của chúng.
Cuộc cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhằm đạt được “sự phục hưng Trung Quốc”, hứa hẹn “một nước Trung Quốc mới thịnh vượng, tự do và dân chủ”.
Trong khi sự thịnh vượng cuối cùng cũng đến sau các cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, dân chủ và tự do thì vẫn chưa thấy đâu. Nhiều nhà quan sát cảm thấy Tổng Bí thư Tập Cận Bình đang bám sâu vào nguồn cảm hứng dân tộc chủ nghĩa hơn so với những người tiền nhiệm gần đây, có lẽ do nhận thức rằng tư tưởng truyền thống cộng sản sẽ không còn nhiều hấp dẫn được lâu nữa.
Orville Schell, một chuyên gia phân tích chính trị kỳ cựu có nhiều năm theo dõi chính trường Trung Quốc đồng thời là đồng tác giả một cuốn sách về cuộc tìm kiếm sự giàu có và sức mạnh của nước Trung Quốc hiện đại, nhận xét: “Khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu viết kịch bản cho hành động tiếp theo của cuộc cải cách đất nước họ, nó có vẻ cứ như thế là Tập Cận Bình thấy chủ nghĩa dân tộc ỉà một thành phần không thể thiếu trong nỗ lực của ông nhằm khích động người dân Trung Quốc”,
Các nhà lãnh đạo biết rằng chủ nghĩa dân tộc nhằm vào các cường quốc bên ngoài là một khuynh hướng ngầm mạnh mẽ trong xã hội Trung Quốc. Chỉ ít tuần trước khi ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã nổ ra mạnh mẽ tại nhiều thành phố của Trung Quốc xung quanh cuộc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Theo các chuyên gia phân tích, chính sách đổi mới của ông Tập Cận Bình có thể pha trộn những chính sách kinh tế táo bạo với các chiến dịch chống tham nhũng, cùng một chiến lược xây dựng quân sự hùng mạnh và chính sách ngoại giao “cơ bắp.” Sự kết hợp này gợi nhớ lại Phong trào Tự Cường của Trung Quốc cuối thế kỷ 19, khi một số nhà lãnh đạo chính trị và tri thức theo đường lối cải cách tìm kiếm các cuộc cải cách để khôi phục một nhà Thanh (1644-1911) đang suy yếu và liên tục bị quấy rối bởi các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Gregory Kulacki, Giám đốc quản lý dự án Trung Quốc đồng thời là một chuyên gia phân tích cao cấp của Liên đoàn Các nhà Khoa học, cho biết ông không tin rằng những phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng Trung Quốc thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ so với thực tiễn trước đây. Ông Gregory Kulacki, một người đã sống và làm việc tại Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ, nhấn mạnh: “Những người lo ngại về những từ ngữ được ông Tập Cận Bình lựa chọn nên xem bộ phim tài liệu gồm 6 tập của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Bộ phim tài liệu này nói về lịch sử quen thuộc của một nền văn minh cổ xưa, đổ vỡ vì sự tan rã của văn hóa truyền thống và bị những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc phương Tây lợi dụng, và nền văn minh này hiện đang trong quá trình khôi phục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bác bỏ những cảnh báo cho rằng phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng Trung Quốc là nhằm mục đích đưa nước CHND Trung Hoa sang một thời kỳ phiên bản của Đế chế thứ Ba của Đức ở thế kỷ 21 hoặc thời kỳ Minh Trị trước đây ở Nhật Bản, chuyên gia Kulacki cho rằng những mục đích của sự phục hưng Trung Quốc là vừa phải.
Trong khi đó, Giáo sư Kerry Brown cảnh báo những phát biểu nói trên của ông Tập Cận Bình có nguy cơ đưa chủ nghĩa lý tưởng phi thực tế vào những biện pháp mà “khái niệm phát triển khoa học” và xã hội hài hòa” của Chủ tịch Hồ cẩm Đào không bao giờ thực hiện.
Chuyên gia Steve Tsang thì nói rằng quá trình phục hưng Trung Quốc có nhiều điều cần làm với việc thúc đẩy vị thế của Trung Quốc trên thế giới hơn là bất kỳ ý tưởng nào về giải phóng tư tưởng của người dân. Ông Steve Tsang cho rằng sự phục hưng của Trung Quốc là việc thúc đẩy sự tái xuất của Trung Quốc, một đất nước có một nền văn minh lớn và khả năng giành được sự kính trọng khác với những cách mà đến nay Mỹ đã làm. Ông Steve Tsang nhấn mạnh: “Không có gì sai trái trong việc mong muốn Trung Quốc trở nên vĩ đại hơn. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới phải không cảm thấy bất lợi, đặc biệt là đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, trong việc chứng kiến một tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người muốn được lưu danh,, là nhà lãnh đạo lấy lại sự huy hoàng của Trung Quốc trong quá khứ, dù cho sự khoa trương của Trung Quốc chủ yếu là kết quả của việc củng cố quyền lãnh đạo. Nói tóm lại là chúng ta sẽ phải quen với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình”./.
1636. CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC BÀN VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO TRONG 10 NĂM TỚI
Thứ Năm, ngày 21/2/2013
CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC BÀN VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO TRONG 10 NĂM TỚI
TTXVN (Bắc Kinh 17/2)Vào dịp năm mới trong tình hình mới, tờ “Quốc tế tiên khu đạo báo”, ấn phẩm của Tân Hoa xã, mới đây đăng ý kiến bàn luận của các chuyên gia Trung Quốc về vấn đề tranh chấp biển đảo của Trung Quốc với các nước khác trong 10 năm tới.
I- Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc: Cần phải đốì phó tranh chấp Nam Hải một cách thỏa đáng
Năm 2012 là năm có nhiều sự việc xảy ra ở Nam Hải (Biển Đông), trong 10 năm tới đây xu hướng “năm nhiều chuyện, biển đảo nhiều chuyện” như vậy có thể sẽ còn tiếp diễn. Nhìn chung tỉnh hình Nam Hải hiện nay thể hiện 5 đặc điểm rõ rệt:
Thứ nhất, tranh chấp Nam Hải đang chuyển biến trạng thái từ tranh chấp ngẫu nhiên xảy ra sang tranh chấp dễ xảy ra, nhiều tranh chấp xảy ra và tranh chấp thường xuyên xảy ra.
Thứ hai, tình hình Nam Hải diễn biến từ chỗ có thể kiểm soát trên tổng thể sang có giới hạn, đặc biệt là biển số trong tình hình Nam Hải gia tăng rõ rệt, đã có biểu hiện ban đầu chuyển từ trạng thái có trật tự sang không có trật tự theo đà tiếp tục gia tăng các nhân tố Mỹ và nhân tố ASEAN trong vấn đề này.
Thứ ba, mỗi nước tranh chấp có một chủ kiến riêng, xu hướng lấy “ý nguyện riêng” thay thế “ý nguyện chung” dần dần tăng lên, phương thức kiểm soát khủng hoảng Nam Hải bắt đầu phát triển theo hướng đơn phương thiếu lành mạnh rất rõ.
Thứ tư, cạnh tranh địa chính trị và chạy đua vũ trang ở Nam Hải tăng lên, cuộc chơi chiến lược nước lớn và chiến thuật nước nhỏ đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau, mâu thuẫn lợi ích cũng chằng chéo nhau phức tạp khiến lo ngại về nguy cơ xảy ra va chạm, xung đột ở khu vực Nam Hải tăng lên.
Thứ năm, thảo luận về chiến tranh liên quan đến các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý trong vấn đề Nam Hải trở nên thường xuyên hơn, không gian để Trung Quốc xử lý ổn thỏa vấn đề tranh chấp Nam Hải hẹp hơn, tính chất phức tạp và mức độ khó khăn của Trung Quốc tiếp tục tăng lên.
Cùng với việc Mỹ củng cố chiến lược châu Á-Thái Bình Dương cũng như ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các yếu tố liên quan đến các nước tranh chấp trong khu vực và những nước không tranh chấp ngoài khu vực, trong thời gian tới, vấn đề Nam Hải sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Để tìm ra câu trả lời, có thể nhận định về 5 xu hướng cụ thể liên quan đến các khả năng như sau:
Xu hướng thứ nhất: Hình thức biểu hiện tranh chấp diễn biến từ chủ trương sang quản lý trên thực tế. Vấn đề tranh chấp Nam Hải đã chuyển biến từ đấu tranh ngoại giao đơn thuần sang đấu sức toàn diện liên quan đến các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, tài nguyên, quân sự….
Xu hướng thứ hai: Sự đa nguyên hóa, quốc tế hóa và phức tạp hóa trong vấn đề Nam Hải tiếp tục thể hiện rõ, áp lực giải quyết theo cơ chế đa phương đối với Trung Quốc ngày càng lớn. Một số nước ở Đông Nam Á là bên tham gia tranh chấp mưu tìm kiếm phương pháp “liên kết đối phó với Trung Quốc” và “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, Mỹ từ chỗ “can thiệp có giới hạn” chuyển sang “lớn tiếng can thiệp”, một số nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ đi theo Mỹ hoặc tán thành việc điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, thêm vào đó, các công ty dầu khí xuyên quốc gia theo đuổi các hoạt động khai thác dầu khí ở Nam Hải đã trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng quốc tế hóa vấn đề Nam Hải.
Xu hướng thứ ba: Vấn đề Nam Hải sẽ trở thành điểm nóng mới trong đấu tranh ngoại giao pháp lý đa phương của Trung Quốc. Thế bị động của Trung Quốc trước dư luận quốc tế trong vấn đề Nam Hải về cơ bản khó có thể xoay chuyển trong thời gian ngắn. Hiện nay trong cộng đồng quốc tế đã hình thành cách nói như một dạng thức cố định, đó là “cứ nói về châu Á- Thái Bình Dương thì phải nói đến Trung Quốc, bàn về an ninh phải đề cập đến Nam Hải”. Trong điều kiện quốc tế “kéo lệch giá đỡ” như vậy, Trung Quốc thường trở thành đối tượng chỉ trích và bị công kích.
Xu hướng thứ tư: Trong khi Mỹ tăng cường bố trí quân sự ở địa thế tiền duyên của khu vực Nam Hải và chạy đua vũ trang ở Nam Hải tăng lên, mục đích của Trung Quốc hy vọng bảo vệ hòa bình ổn định khu vực Nam Hải thông qua tự kiềm chế sẽ ngày càng khó có thể thực hiện được.
Xu hướng thứ năm: Địa vị của vấn đề Nam Hải trong ngoại giao tổng thể của Trung Quốc không ngừng tăng lên, đó là vấn đề ngoại giao lớn mà Trung Quốc tới đây sẽ phải đối phó lâu dài.
Để giữ được thời cơ chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển, bảo vệ ổn định khu vực xung quanh và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải một cách tối đa, trong 10 năm tới Trung Quốc sẽ ở vào thời kỳ then chốt có thể làm được nhiều việc, đồng thời phải xử lý tốt bốn mâu thuẫn dưới đây:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa việc Mỹ thực thi chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” và việc Trung Quốc tranh thủ quyền lợi trên biên hướng xuống phía Nam. Bản chất tranh giành giữa Trung Quốc và Mỹ ở Nam Hải là “tranh chấp quyền lợi trên biển”, trong khi đó quyền lợi trên biển tiềm tàng chuỵển hóa thành quyền lợi trên biển thực sự, là kiểm soát tuyến đường vận chuyển thương mại trên biển, đây sẽ là chiến trường chính trong cuộc đấu tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian tới.
Thứ hai, mâu thuẫn trong xử lý quan hệ nước lớn và quan hệ với nước xung quanh trong vấn đề Nam Hải. Đối với ngoại giao tổng thể của Trung Quốc, nước lớn là mấu chốt, láng giềng là quan trọng hàng đầu. Quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất, trong khi quan hệ Trung Quốc-ASEAN là quan hệ láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ phải điều hòa quan hệ thế nào trong vấn đề Nam Hải, xử lý thỏa đáng giữa quan hệ với các nước xung quanh và quan hệ nước lớn, đó là cặp mâu thuẫn rất bức xúc và cũng rất vướng mắc.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích ở Nam Hải với việc giữ gìn ổn định quan hệ song phương với nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Hải. Hiện nay ý thức bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải đã mạnh hơn, biện pháp bảo vệ chủ quyền ngày càng đổi mới, khả năng bảo vệ chủ quyền cũng không ngừng tăng lên, nhưng việc bảo vệ quyền lợi ở Nam Hải tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định trong quan hệ song phương với nước tranh chấp. Làm thế nào để có thể xử lý tốt và thỏa đáng cặp mâu thuẫn này, việc đó sẽ liên quan đến tình hình ổn định và thịnh trị lâu bền của Trung Quốc ở khu vực Nam Hải.
Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân tộc ở trong nước đang ngày càng có khuynh hướng mạnh lên với chủ trương tiếp tục giữ phương châm chiến lược “giấu mình chờ thời”. Cùng với ảnh hưởng của các nhân tố như thực lực tổng hợp của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, tranh chấp chủ quyền biển gay gắt hơn…, chủ nghĩa dân tộc ở trong nước cũng có khuynh hướng ngày càng mạnh lên, không gian để chính phủ lựa chọn quyết sách và hoạch định sách lược bị thu hẹp hơn. Đồng thời Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển đặc biệt “sẽ mạnh nhưng chưa mạnh”, sự hoài nghi của các nước trong và ngoài khu vực về chiến lược của Trung Quốc tăng lên. Trong bối cảnh đó, việc giữ được tự kiềm chế một cách tất yếu và có lý trí trong vấn đề lãnh thổ ngoài biên cương sẽ phù hợp với đòi hỏi lợi ích chiến lược của quốc gia. Làm thế nào để giữ được trạng thái cân bằng chiến lược, đó sẽ là một trong những vấn đề quan trọng mà thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc phải đối mặt.
Nói tóm lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc vẫn còn hy vọng. Vấn đề mấu chốt ở chỗ tình hình láng giềng không được loạn, nếu không thì Trung Quốc sẽ khó lòng duy trì. Trung Quốc phải xử lý thỏa đáng bốn cặp quan hệ lớn với các nước xung quanh như Trung – Nga, Trung Quốc – ASEAN, Trung – Nhật, Trung – Ấn, đồng thời phải kiểm soát tốt những xung đột tiềm tàng và tranh chấp hiện thực ở bốn hướng trên biển là Hoàng Hải, Đông Hải (Hoa Đông), Eo biển Đài Loan và Nam Hải (Biển Đông)
.
II- Diệp Hải Lâm, Chủ nhiệm Ban biên tập “Nghiên cứu Nam Á”, Viện chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Bảo vệ quyền và lợi ích biển, quyết tâm quan trọng hơn biện pháp
Năm 2012 nếu không có vấn đề đảo Hoàng Nham và đảo Điếu Ngư thì có lẽ chúng ta đã không quan tâm cao độ đến vấn đề biển đảo như vậy. Đó đều là nhũng vấn đề đã tồn tại từ rất nhiều năm trước đây, nay trở lại gay gắt rõ rệt.
Theo suy nghĩ của cá nhân tác giả, chúng ta không những tranh đảo mà còn tranh cả vị thế. Vấn đề chúng ta phải xem xét là, trong quá trình xử lý tranh chấp ở cá biệt các đảo, chúng ta phải tạo ra được cơ sở, đem lại điều kiện phát triển biển, thậm chí cho tình hình an ninh của cả khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.
Sau hơn nửa năm diễn ra cuộc đấu tranh, về cơ bản chúng ta có thể khái quát đôi chút về cái gọi là mô hình đảo Hoàng Nham: Trung Quốc lợi dụng, thậm chí còn thúc đẩy để gây ra tranh chấp trên biển mang tính ngẫu nhiên, mượn thời cơ đó để mở rộng xung đột, chủ yếu thông qua áp lực kinh tế, kèm theo nữa là răn đe quân sự, từng bước tạo nên tình thế có lợi cho Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, mở rộng sự hiện diện tương ứng của lực lượng trên biển của Trung Quốc, cho đến khi kiểm soát được vùng biển tranh chấp trên thực tế. Về khuôn mẫu ở đảo Hoàng Nham như thế, nếu nói đó là cách tự Trung Quốc nghĩ ra thì nên để cho các nước khác tổng kết, như vậy sẽ tốt hơn.
Sự việc ở đây đã làm phát sinh hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất, cho đến nay, trong vấn đề đảo Hoàng Nham và đảo Điếu Ngư, chúng ta cuối cùng là bị buộc phải đối phó như vậy hay là chủ tâm gây sự? Cách lý giải ở trong và ngoài nước hoàn toàn khác nhau. Chúng ta ở trong nước trước sau vẫn nhấn mạnh với dân chúng là chúng ta bị bắt buộc phải làm như vậy, chúng ta hy vọng giữ hòa bình và ổn định. Nhưng khi đi ra khỏi đất nước mình, sẽ thấy mọi nhà quan sát và phân tích hoàn toàn không nghĩ như vậy. Cái gọi là “nước nhỏ ức hiếp nước lớn”, quan điểm như vậy ở trong nước mọi người đều chấp nhận được, nhưng ở nước ngoài rất khó để có thể làm cho nước khác chấp nhận được rằng Philippin là nước ăn hiếp Trung Quốc. Xét theo nhận thức thông thường thì nước nhỏ không thể ăn hiếp được nước lớn. Vậy do đâu lại nảy sinh vấn đề?
Trong 10 năm qua hành vi của Trung Quốc đã đi ngược lại với nhận thức thông thường, nghĩa là Trung Quốc có sức mạnh nhưng không sử dụng đến, gây cho nước khác cách hiểu rằng Trung Quốc không có hành động phải sử dụng đến sức mạnh. Cuối cùng, nếu Trung Quốc sử dụng đến sức mạnh sẽ bị coi là “Trung Quốc phản ứng quá mức”.
Vấn đề thứ hai là phản úng quá mức hay chưa đủ? Xét theo cách nhìn nhận của các nước ngoài Trung Quốc thì hành vi của Trung Quốc ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Hoa Đông và Biển Đông) là quá mức. Nếu xét theo cách nhìn nhận ở trong nước thì Trung Quốc làm như vậy là vẫn chưa đủ so với mục đích. Xét trên góc độ quốc tế thì Chính phủ Trung Quốc có thể nghĩ rằng chúng ta phải quản lý khủng hoảng, còn với cách nhìn nhận ở trong nước thì mục tiêu đề ra vẫn chưa thể nào bàn đến được quản lý khủng hoảng. Dân chúng trong nước đòi hỏi phải quản lý được 75% vấn đề này, trên thực tế Chính phủ đã làm được 50%, nhưng 50% đã bị nước ngoài coi là quá mức, họ chỉ mong muốn Trung Quốc làm đến 25%. Giữa hai cách nghĩ như vậy về cơ bản chưa có biện pháp nào để thiết lập một trạng thái thỏa hiệp. Tình hình như vậy là hết sức hạn chế và bị trói buộc, gây rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc trong việc thực thi chiến lược biển trong tương lai. Từ đảo Hoàng Nham đến đảo Điếu Ngư, tình hình như vậy đã gây ảnh hưởng to lớn đối với hành vi và tâm lý của các nước cạnh Nam Hải cũng như các nước láng giềng Trung Quốc. Có thể khái quát thành một câu là: Tính chất không xác định từ các nước đó đối với Trung Quốc đang ngày càng tăng lên rõ rệt, họ nghi ngờ hành vi của ‘”Trung Quốc hơn. Đó là vấn đề mà Trung Quốc cần phải xem xét. Chúng ta không thể xây dựng được một phương pháp dự báo tâm lý nào thật chuẩn xác.
Trong thời gian tới, vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và Đông Hải không phải là đề xuất một chính sách mới, mà phải giữ cho cách làm có hiệu quả tiếp tục được duy trì. Trong vấn đề này, so với quyết tâm thì biện pháp chỉ là thứ yếu, quyết tâm là rất quan trọng, phải chịu đựng được giá phải trả.
Cuộc đấu bảo vệ quyền và lợi ích trên biển có thể gặp một số rủi ro
1/ Rủi ro trong kiểm soát mục tiêu và biện pháp: Trung Quốc phải bảo vệ quyền và lợi ích trên biển như thế nào để khỏi gây cho nước khác ấn tượng rằng Trung Quốc tham lam vô độ, được đảo này lại muốn đảo khác. Như vậy không có nghĩa là nói Trung Quốc cái gì cũng muốn, bản thân mục tiêu như vậy đã không chấp nhận được, huống hồ trong điều kiện Trung Quốc chưa thể đạt được thì không nên bàn quá nhiều đến việc này. Trung Quốc phải tránh rủi ro này, đó là rủi ro liên quan đến một vấn đề lớn của Trung Quốc trong tương lai, bị người ta xem như là một mối đe dọa hay cơ hội trong toàn bộ kết cục quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á.
2/ Rủi ro về thói quen tư duy: Chúng ta có một thói quen tư duy là bất kể vấn đề do ai gây ra, thì luôn vì đại cục mà phải giải quyết. Trong quan hệ quốc tế, trừ phi anh có ý định sử dụng vũ lực, nếu không thì người giải quyết sẽ phải gánh chịu, phải trả giá lớn hơn, điều đó không có gì phải nghi ngờ. Vì thế Trung Quốc cũng đứng trước quá trình chuyển đổi phương thức tư duy, không phải cứ đóng mãi vai trò của người phụ trách giải quyết vấn đề.
3/ Rủi ro về hành động “phi lý tính” của nước bên cạnh: Đối thủ trong cuộc đấu của chúng ta không phải hoàn toàn là có lý tính. Đối với vấn đề biển trong tương lai, chúng ta phải nghĩ đến hậu quả mà Trung Quốc đã tính đến không nhất thiết phải xảy ra, vì đối thủ của Trung Quốc không xem xét vấn đề giống như Trung Quốc. Chúng ta không được lúc nào cũng xem xét vấn đề xuất phát từ lôgích của mình. Tuy nhiên tính chất phi lý tính của đối thủ cũng có thể bị chúng ta lợi dụng. Một ví dụ như Nhật Bản đã huy động 8 máy bay F15 để đối phó với một máy bay hải giám của Trung Quốc, đó hoàn toàn là hành vi phi lý tính, nhưng hành vi như vậy không nhất thiết là có hại đối với Trung Quốc.
4/ Rủi ro chính trị trong nước: Đối với Trung Quốc, vấn đề biển là một vấn đề thuộc công việc nội bộ trong nước, liên quan đến vấn đề mang tính hợp pháp của chính phủ. Trong tương lai, vấn đề then chốt là phải xem xét ý dân, mặc dù không phù hợp với kết cục ngoại giao cơ bản của Trung Quốc hiện nay, nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng ý dân như vậy.
Nói cho cùng, vấn đề biển là rất quan trọng nhưng không phải đánh thắng một trận là có thể kết thúc, mà phải không ngừng biến những thắng lợi nhỏ thành một thắng lợi lớn, cuối cùng tích lũy được một tình thế có lợi. Nếu không làm được như vậy mà chỉ tranh thủ được một chút lợi ích trên một đảo thì như vậy là chưa thể đủ được./.
1637. XUNG QUANH VIỆC PHILIPPIN KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Thứ Năm,ngày 21/2/2013
XUNG QUANH VIỆC PHILIPPIN KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
TTXVN (Niu Yoóc 18/2)Viện nghiên cứu Trung Quốc “Jamestown Foundation” của Mỹ công bố tài liệu cho biết ngày 22/1 Philippin chính thức thông báo với Sứ quán Trung Quốc tại Manila về việc nước này sẽ gửi các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông của hai nước lên trọng tài pháp lý quốc tế tại Liên hợp quốc (LHQ).
Quyết định táo bạo của Manila là một tiến triển quan trọng trong các tranh chấp lãnh hải kéo dài, bởi vì đây là lần đầu tiên một nước Đông Nam Á sử dụng các biện pháp pháp lý để thách thức tuyên bố bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh. Nếu tòa án LHQ quyết định xét xử vụ kiện, bất cứ phán quyết nào về vấn đề này sẽ gây ra những tác động chiến lược, chính trị và pháp lý rộng rãi. Mặc dù quyết định cuối cùng của tòa án có thể mất vài năm, nhưng trước mắt hành động của Philippin chắc chắn sẽ gây phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, tăng thêm nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc-Philíppin và thúc đẩy các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) đàm phán một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông với Trung Quốc. Việc Philippin trình LHQ Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đã được chuẩn bị kỹ. Philippin không đề nghị tòa án trọng tài – rất có thể là Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), cơ chế giải quyết tranh chấp được thành lập theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 – xác định bên tranh chấp nào được hưởng chủ quyền đối với các đảo san hô tranh chấp ở Biển Đông, bởi vì chỉ có Tòa án Công lý Quốc tế và sự nhất trí của tất cả các bên mới có thể đưa ra quyết định. Điều quan trọng là Thông báo của Philippin cũng không nêu những vấn đề mà Trung Quốc tự rút khỏi các phán quyết bắt buộc của ITLOS từ năm 2006 bao gồm: phân định ranh giới biển, các vịnh lịch sử và các yêu sách cũng như các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự. Thay vào đó, Manila tìm cách thách thức các tuyên bố về quyền chủ quyền của Trung Quốc bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên và quyền hàng hải ở vùng biển nằm trong đường 9 đoạn và trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc. Đơn khiếu kiện của Philippin khẳng định Trung Quốc đã can thiệp trái phép hoạt động quyền chủ quyền của Philippin trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này và các hoạt động bất hợp pháp đó đã leo thang từ đầu năm 2012. Thông báo cũng tố cáo Trung Quốc chiếm đóng trái phép một số bãi đá ngầm như: Vành Khăn (Mischief), Ken Nan (McKennan), Ngầm Nam (Gaven) và Subi, trong đó một số bãi đá nằm trong thềm lục địa của Philippin, do đó Trung Quốc không thể chiếm đóng các bãi đá ngầm đó. Không kể các vấn đề khác, Philippin đề nghị ITLOS ra quyết định rằng các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc dựa trên cơ sở đường 9 đoạn là trái với UNCLOS, do đó không có giá trị; yêu cầu Trung Quốc đề ra luật pháp trong nước phù hợp với UNCLOS; tuyên bố Trung Quốc chiếm đóng một số bãi san hô là bất hợp pháp và vi phạm quyền chủ quyền của Philippin; tuyên bố việc Trung Quốc công bố các quyền hàng hải ngoài 12 hải lý tính từ các vật thể nhất định (kể cả bãi đá Hoàng Nham) là trái quy định pháp lý; và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp trong khu Vực EEZ của Philippin, kể cả khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật.
Tại sao Chính phủ Philippin quyết định khởi kiện lúc này: Sự thất bại của Philippin và Trung Quốc trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền biển chồng lấn, nỗi lo ngại của Philippin về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong vài năm qua và sự thất vọng của Philippin trước phản ứng yếu kém của ASEAN trước những hành động của Bắc Kinh đã buộc Manila đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ra ITLOS. Theo luật pháp quốc tế, các bên tranh chấp được khuyến khích thảo luận các tuyên bố chồng lấn song phương của họ nhằm đi đến một giải pháp được các bên có thể chấp nhận. Theo Manila, mặc dù trao đổi và tham khảo ý kiến rất nhiều lần kể từ khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Vành Khăn năm 1995, nhưng hai bên không giải quyết được các tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo, phân định các khu Vực hàng hải cũng như quyền đánh bắt cá, khai thác năng lượng và các nguồn khoáng sản ở Biển Đông. Các nỗ lực khác của Philippin nhằm giải quyết tranh chấp bằng quan hệ đối tác với các bên tranh chấp khác cũng trở nên vô ích, Năm 2011, Chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino đề nghị biến Biển Đông thành Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFFC). ZoPFFC kêu gọi các nước làm rõ các tuyên bố lãnh hải và xác định quần đảo Trường Sa là một khu vực tranh chấp, phi quân sự hóa các đảo san hô và thiết lập một cơ quan hợp tác phát triển chung để quản lý các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Nhưng Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ đề nghị đó và không đối tác ASEAN nào của Philippin, trừ Việt Nam, ủng hộ đề nghị như vậy. Những diễn biến trên Biển Đông trong năm 2012 cũng thôi thúc Manila quyết định thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, trong đó sự kiện nghiêm trọng nhất xảy ra tại Bãi đá Hoàng Nham tháng 4-5/2012. Cuộc khủng hoảng kéo dải 8 tuần xảy ra khi các cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc ngăn chặn Hải quân Philippin bắt giữ một nhóm ngư dân Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại khu vực bãi cát ngầm. Sau đó tàu chiến Trung Quốc đã ngăn chặn các tàu cá Philippin ra vào Bãi đá Hoàng Nham và khẳng định quyền kiểm soát bãi đá này.
Tháng 11/2012, các quan chức Trung Quốc tuyên bố với Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario rằng từ nay Trung Quốc sẽ hiện diện vĩnh viễn tại bãi đá Hoàng Nham. Thông báo của Philippin khẳng định sự thay đổi quan trọng này là do Trung Quốc chiếm giữ trái phép Bãi đá Hoàng Nham. Philippin càng tức giận khi nước này đưa vấn đề ra trước Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tháng 7/2012, nhưng lúc đó chủ tịch ASEAN là Campuchia không cho phép các cuộc thảo luận tranh chấp Biển Đông được phản ánh trong thông cáo cuối cùng vì cho rằng tranh chấp Biển Đông là vấn đề song phương. Không đạt được đồng thuận trong bất đồng trên Biển Đông khiến hội nghị không ra được thông cáo chung lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN và làm mất uy tín nghiêm trọng cua tổ chức khu Vực. Diễn biến thứ 2 trong năm 2012 đã thúc đẩy Philippin kiện Trung Quốc xảy ra tháng 11/2012 khi chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành các quy định cho phép lực lượng cảnh sát Trung Quốc khám xét, bắt giữ và trục xuất các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong phạm vi quyền tài phán của Trung Quốc. Các quy định đó gây ra nhiều nỗi lo ngại trên khắp khu vực, vì chúng có thể cản trở các quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Mặc dù một số nhà quan sát cho biết các quy định chỉ áp dụng đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển lãnh thổ 12 hải lý của đảo Hải Nam, nhưng Manila cho rằng các quy định đó là ý đồ của Trung Quốc nhằm áp đặt thẩm quyền hàng hải ở toàn bộ Biển Đông trong đường 9 đoạn, do đó trái với UNCLOS. Vì vậy Philippin khẳng định nước này đã hết tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao với Trung Quốc và phán quyết bắt buộc của LHQ là lựa chọn duy nhất còn lại để giải quyết các tranh chấp của hai nước trên Biển Đông.
Phản ứng của Trung Quốc? Trung Quốc cho rằng quyết định đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ra tòa án LHQ của Manila là không đáng quan ngại. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết khi một quan chức Philippin trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Thanh, bà nhắc lại quan điểm lâu nay của Trung Quốc: Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với toàn bộ các đảo san hô ở Biển Đông và tranh chấp phải được giải quyết song phương. Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại quan điểm này, nhưng cho biết thêm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là Philippin chiếm đóng trái phép một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Rõ ràng hành động của Philippin làm cho Trung Quốc bất ngờ, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như các chuyên gia pháp lý có thể đang thận trọng cân nhắc các lựa chọn trước khi đưa ra phản ứng hơn nữa. Thậm chí nhiều tờ báo Trung Quốc, kể cả những tờ báo có quan điểm cứng rắn như Global Times vẫn im lặng khi họ chờ đợi đường lối chính thức của chính phủ. Quyết định của Chính phủ Philippin rõ ràng gây ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Bắc Kinh. Nếu phớt lờ việc khiếu kiện của Philippin, Trung Quốc có thể bị chỉ trích không cam kết với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và hệ thống quản lý toàn cầu trên cơ sở luật pháp. Hơn nữa, như những hành động của Trung Quốc tại Bãi đá Hoàng Nham năm 2012 cho thấy, phớt lờ khiếu kiện của Philippin cũng có thể khẳng định Bắc Kinh thích sử dụng sức mạnh để giải quyết tranh chấp trên biển. Thậm chí nếu quyết định bỏ qua việc khiếu kiện đó, Bắc Kinh cũng không thể ngăn chặn tiến trình khiếu kiện tiếp tục. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Philippin nộp đơn khiếu kiện, Trung Quốc phải chỉ định một trọng tài viên nếu không ITLOS sẽ chỉ định một đại diện cho Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh quyết định tham gia tranh tụng trước ITLOS, hành động đó sẽ đảo ngược chính sách kéo dài nhiều thập kỷ qua của Trung Quốc là không công nhận trọng tài quốc tế là một phương tiện để giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ và lãnh hải liên quan đến Trung Quốc và tạo nên một tiền lệ cho các trường hợp khiếu kiện khác trong tương lai. Ngoài ra, rõ ràng các chuyên gia luật pháp của Trung Quốc nhận thấy nhiệm vụ khó khăn mà họ sẽ đối mặt để thuyết phục tòa án rằng đường 9 đoạn là phù hợp với UNCLOS. Nếu ITLOS quyết định xét xử vụ kiện và ra phán quyết có lợi cho Philippin, các quyết định đó sẽ mang tính bắt buộc nhưng không thể buộc các bên phải thi hành. Nhưng có lẽ Manila sẽ đạt được uy tín rất cao và đặt Trung Qưốc vào thế phòng thủ. Vì vậy quyết định khởi kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế của Philippin mà không cần sự đồng ý của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Cuối năm ngoái, các quan chức Trung Quốc đặc biệt cảnh báo Chính quyền Aquino không được “quốc tế hóa” các tranh chấp bằng cách thảo luận vấn đề với các nước khác, không đưa tranh chấp ra các diễn đàn quốc tế hoặc trình tuyên bố chủ quyền của Philippin lên LHQ. Philippin đã bỏ qua lời cảnh cáo của Trung Quốc và đang theo đuổi cả 3 phương án. Trong thời gian tới, Bắc Kinh không những sẽ phát động một cuộc tấn công bằng các tuyên bố đối với hành động táo bạo của Manila mà còn có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế như hạn chế hàng nhập khẩu của Philippin vào Trung Quốc và khách du lịch Trung Quốc đến Philippin. Chính quyền Aquino dường như dự đoán trước phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc nên tuyên bố mặc dù Philippin hy vọng tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng việc tăng cường quan hệ này sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tăng cường quấy rối các tàu đánh bắt cá và tàu khảo sát của Philippin trong những tháng tới.
Phản ứng của Đông Nam Á? Các nước ASEAN tỏ ra lạnh nhạt trước quyết định của Philippin. Xinhgapo có phản ứng nước đôi. Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Xinhgapo tuyên bố mặc dù có nhiều lựa chọn khác nhau để các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết các tranh chấp như đàm phán và đưa ra trọng tài quốc tế, nhưng Xinhgapo không khẳng định cách thứ hai là biện pháp thích hợp hay không. Xinhgapo cho biết, nước này chỉ biết việc khiếu kiện của Philippin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vì Manila không tham khảo ý kiến của các nước thành viên khác. Tại Việt Nam, Phó Chủ tịch ủy ban Biên giới Quốc gia của Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến trả lời các phương tiện truyền thông rằng Hà Nội tin tưởng các nước có quyền giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS. Mặc dù Việt Nam không muốn công khai ủng hộ Thông báo của Philippin, nhưng Chính phủ Việt Nam đang lặng lẽ hoan nghênh tiến trình khiếu kiện của Philippin, bởi vì Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ ITLOS phán quyết đường chín đoạn của Trung Quốc không có giá trị. Mặc dù các nước thành viên ASEAN thừa nhận Philippin có quyền theo đuổi trọng tài pháp lý, nhưng một số nước sợ rằng quyết định khiếu kiện đó có thể gây hậu quả tiêu cực cho các mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Như đã đề cập ở trên, Trung Quốc sẽ có 30 ngày để chỉ định một trọng tài viên vào ban thẩm phán gồm 5 thành viên (Philippin đã đề nghị một thẩm phán). Sau đó tòa án phải quyết định xem họ có thẩm quyền quyết định trường hợp khiếu kiện này không và quyết định đó có thể mất hơn một năm. Nhưng khi tiến trình pháp lý được triển khai, khả năng tranh chấp Biển Đông sẽ vấp phải nhiều vấn đề khó khăn hơn.
***
TTXVN (Hồng Công 16/2)
Chính phủ Philippin vừa quyết định đưa vụ tranh chấp lãnh hải giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc. Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hồng Công) số ra gần đây đăng bài của chuyên gia pháp luật và quan hệ quốc tế người Xinhgapo Simon Tay cho rằng động thái này của Manila nằm trong một tiến trình mà nếu không được xử lý cẩn thận, sẽ gây ra những tác động chính trị khôn lường.
Theo chuyên gia Simon Tay, tiến trình pháp lý do Philippin khởi xướng chống lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ngạc nhiên cho khu vực, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ về một bãi mìn chính trị. Tòa án quốc tế được phép hoạt động theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, nhưng động thái của Philippin đã làm tăng thêm tính cấp bách và những nhân tố mới cho một bối cảnh chính trị gay go như hiện nay.
Các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippin xung quanh những tuyên bố cạnh tranh chủ quyền ở Biển Đông đã trở nên căng thẳng trong năm qua, với việc các tàu thuyền bị yêu cầu tránh xa khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippin gọi là Panatag) trong nhiều tháng, vấn đề này cũng ảnh hưởng đến sự đoàn kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm ngoái khi nước Chủ tịch ASEAN là Campuchia không thể tìm được sự thỏa hiệp với các nước trong khối về ngôn từ của một tuyên bố chính thức (Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN).
Vậy động thái mới này báo hiệu điều gì? Đầu tiên, đó là một bước đi pháp lý, được ủng hộ bởi những lời kêu gọi khác nhau rằng các bên nên sử dụng luật pháp quốc tế thay vì dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Trung Quốc đã chấp nhận Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (VNCLOS) và giờ đây đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn.
Việc tìm kiếm sự phân xử của tòa án đối với cuộc tranh chấp biển đảo này là một sự bắt buộc. Thời điểm tiến hành sẽ được đưa ra trong những tuần tới, theo đó Tòa án quốc tế về Luật biển sẽ yêu cầu lựa chọn các quan tòa và đặt ra một kế hoạch tiến hành phân xử. Nếu Trung Quốc từ chối tham gia, tiến trình này vẫn có thể được tiến hành mà không cần có Bắc Kinh. Nếu Trung Quôc tham gia, họ có thể thách thức những vấn đề có thể được giải quyết. Phạm vi xét xử trong phiên tòa đặc biệt này là hạn chế và không thể bao gồn những vấn đề như chủ quyền đối với những tảng đá trên biển.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc tham gia và thua kiện, họ vẫn có thể từ chối tuân thủ phán quyết của tòa án và sẽ không có án phạt hay “cảnh sát” nào để thực thi phán quyết. Tuy nhiên, ý kiến của công chúng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng. Động thái pháp lý của Manila do đó phải được xem xét trong một bối cảnh chính trị rộng lớn hơn.
Một số người Trung Quốc sẽ nghi ngờ về một sự thông đồng hoặc phối hợp chống lại họ. Chiến dịch tái cân bằng ở khu vực châu Á của Mỹ diễn ra đúng vào thời điểm tái bùng phát những tranh chấp đã có từ lâu trên Biển Đông. Tổng thống Philippin Benigno Aquino đã mời các lực lượng Mỹ xem xét những kế hoạch sắp xếp các chuyến thăm Philippin. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời chính quyền của Tổng thống Corazon Aquino trước đây, khi Philippin ra lệnh đóng cửa các căn cứ Mỹ ở nước này.
Vai trò của Nhật Bản cũng sẽ bị đặt câu hỏi. Đại diện cho chính quyền mới của tân Thủ tướng Shinzo Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã chọn Manila làm nơi tiến hành chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao đất nước Mặt Trời mọc. Tại đó, ông Kishida đã cam kết cung cấp cho Manila các tàu bảo vệ bờ biển và được Philippin ủng hộ ý tưởng Nhật Bản nên tái vũ trang.
Điều này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tôkyô và Bắc Kinh đang gia tăng xung quanh cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Một số người sẽ đặt câu hỏi về sự trùng hợp là tại sao động thái pháp lý của Manlia lại diễn ra sớm như vậy, chỉ ngay sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Kishida. Một sự trùng hợp nữa là Tòa án quốc tế về Luật Biển có một người Nhật Bản làm Chánh án, đó là ông Shunji Yanai, mặc dù vị chánh án này không chịu sự điều khiển của Tôkyô.
Do đó, điều tốt hơn nên làm là các bước đi để ổn định các mối quan hệ. Tân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hợp tác để giải quyết một cách hiệu quả và phù hợp đối với các vấn đề “nhạy cảm.” Lời kêu gọi này được đưa ra gần đây khi Trung Quốc tiếp đón ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng Công Minh mới, một đối tác trong chính phủ liên minh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và là đặc phái viên của ông Abe.
Phương hướng chung trong tương lai của các mối quan hệ Mỹ-Trung hiện khó đoán định hơn khi những sự bổ nhiệm chủ chốt cho các chức vụ nhà nước và các cơ quan quốc phòng vẫn đang bỏ ngỏ và các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực. Tuy nhiên, trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai ưu tiên rõ ràng của Tổng thống Mỹ Barack Obama là tập trung vào các vấn đề trong nước. Hơn nữa, với việc loan báo về một thập kỷ chiến tranh đang kết thúc, ông Obama sẽ thận trọng với việc tham gia các cuộc xung đột tiềm tàng ở châu Á, ngay cả khi các đồng minh của Mỹ mong muốn như vậy.
Trong khía cạnh này, ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm nếu duy trì sự trung lập của họ. Mặc dù Philippin là một nước thành viên của khối này, nhưng các nước ASEAN khác đã không được tham vấn về động thái pháp lý đưa Trung Quốc ra tòa. Ví dụ, Chính phủ Xinhgapo đã nói rằng lần đầu tiên họ biết đến quyết định này của Manila là thông qua giới truyền thông. Quyết định của Philippin cũng được thừa nhận là quyết định mang tính quốc gia của riêng họ.
Tuy nhiên, sự trung lập của ASEAN không có nghĩa là không có hành động gì. Ngược lại, tân Chủ tịch ASEAN Brunây cần phải làm việc với các đối tác khác trong khối để tái xây dựng lòng tin nhằm mục đích bắt đầu các cuộc thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử đối với các hoạt động ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Tuyên bố được ASEAN đưa ra ngày 12/7/2012 Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông chỉ lặp lại những nguyên tắc cũ. Nếu Trung Quốc là một phần của các cuộc thương lượng này thì thật nguy hiểm, ASEAN sẽ không cảm thấy 10 quốc gia nhỏ hơn đang hợp thành một khối.
Tiến trình pháp lý do Philippin khởi xướng sẽ tiếp tục diễn ra, nhanh chóng và khá vững chắc, cần phải nhận thấy rằng Trung Quốc sẽ sử dụng ngón đòn kinh tế và các quân bài khác để thể hiện sự không hài lòng với Manila. Người Philippin đang thử kiểm tra những ý định của Trung Quốc bằng luật pháp nhưng sự chịu đựng của họ sẽ bị thử thách bằng những ảnh hưởng kinh tế và chính trị.
Theo chuyên gia Simon Tay, thách thức Trung Quốc dựa vào UNCLOS là một quyết định được Chính quyền Aquino đưa ra mà luật pháp quốc tế cho phép và không có quốc gia nào có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết có thể làm gì và cần phải làm gì để giúp ngăn chặn tiến trình pháp lý này. Vụ kiện này sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng từ bãi mìn chính trị hiện nay./.
1638. Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẫu chuyện và suy nghĩ cởi mở
Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở
Hồ Cương Quyết, André MenrasNguyên Ngọc dịch, Nguyễn Ngọc Giao hiệu đính
Tôi đã có thể thực hiện các cuộc trao quà cứu trợ và các cuộc gặp gỡ để trù tính các dự án tương lai mà tôi đã báo cáo trong bài viết trước nhờ có lời mời của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Tôi xin chân thành cám ơn ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội đã tiếp đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Cám ơn hai cháu Cương ở Hà Nội và Thắng ở Sài Gòn đã chăm sóc chúng tôi thật chân tình. Tôi rất vinh dự được tham gia đoàn đại biểu quốc tế gồm 50 người, được có những khoảnh khắc đầy xúc động và giàu khám phá. Hơn nữa hiệp định Paris còn in sâu mãi trong máu thịt tôi vì chính nó đã đánh dấu thời điểm tôi được kết thúc hai năm rưỡi bị tù ở khám Chí Hòa, và cũng lập túc mở ra cho tôi một giai đoạn đấu tranh mới vì hòa bình.
Những tình bạn bền lâu và một nhân vật trung tâm
Trong chuyến đi dự lễ kỷ niệm này tôi đã có dịp kết bạn thân thiết với một số đại biểu là những người vẫn luôn gắn bó sâu sắc với Việt Nam. Những khúc đoạn đường đời và những nền văn hóa khác nhau biết bao nhiêu nhưng những con tim và những giá trị thật gần gũi nhau bao nhiêu. Những nhân cách chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình thật mạnh mẽ. Carlos thân thiết, người Vénézuela hiền lành, người đã cùng một đội biệt động bắt cóc một viên thiếu tá Mỹ để đổi lấy Nguyễn Văn Trỗi. Anh bạn Georges thân thiết của tôi, con trai của nhà báo thực địa không biết mệt mỏi Wilfret Burchett, vẫn tuyệt đối trung thành với lý tưởng của cha và với Việt Nam. Chandra hay mũi lòng, người Pakistan tị nạn ở Bengale, vẫn mải miết vô vọng đi tìm một cuốn Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam bằng tiếng Anh. Tội nghiệp cho Chandra, hình như ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tìm một cuốn Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam bằng tiếng Anh còn khó hơn tìm một đĩa nem Sài Gòn. Chắc cuốn sách ấy đang được viết, còn phải viết đi viết lại, hay dịch chưa xong … Tôi cũng đã gặp Michel thân yêu của tôi, con người chân chính và giản dị, là người lái xe cho đoàn Việt Nam ở Paris. Daniel, thị trưởng Choisy le Roi, luôn điềm tĩnh và tươi cười. Hélène, cựu nghĩ sĩ cộng sản, còn hay chuyện hơn cả tôi. Renato và Rosana, những người Ý sôi nổi và vui vẻ, yêu Việt Nam đến lạ … Evguény người Nga thật đáng yêu, nửa như một chiếc xe tăng xung trận nửa như một con gấu, nói tiếng Pháp và tiếng Việt, và tất nhiên, say mê vodka. Tất cả đều hấp dẫn và vẫn tràn đầy tinh thần tươi trẻ.
Tuy nhiên nhân vật trung tâm không thể chối cãi của lễ kỷ niệm đương nhiên là bà Bình. Vẫn như như thường lệ, rực rỡ phẩm cách và minh mẫn. Tôi rất cảm phục bài diễn văn của bà ở Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Hà Nội trước các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và của Nhà nước, nhất là đoạn bà nhắc lại cho những người đã quên hay muốn quên vai trò rất quan trọng và sự hy sinh to lớn của những người yêu nước thuộc “thành phần thứ ba” trong cuộc chiến đấu cho hòa bình, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Tôi đặc biệt chú ý khi bà nhấn mạnh đến tính chất đoàn kết nhiều màu sắc có thật của “Mặt trận” dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi cũng đánh giá cao đoạn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong diễn văn của ông, nêu bật “sự đúng đắn trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ” và “sức mạnh của nhân dân kết hợp với các sức mạnh của thời đại” là “những kinh nghiệm mà chúng ta có thể rút ra bài học” cho sự nghiệp “xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay”. Niềm kêu hãnh gà trống Gaulois của tôi được thỏa mãn với việc nước Pháp được chọn là nước chủ nhà của các cuộc đàm phán, nhưng tôi tiếc về phía các đại biểu quốc tế ở cuộc mít tinh rất chính thức này nước Pháp với đại diện là Hélène Luc mà tôi rất kính trọng đã có được thời gian phát biểu độc chiếm, trong khi đại biểu Mỹ Ramsey Clark, cựu bộ trưởng tư pháp trong chính phủ Jonhson, đã từ chức để phản đối chiến tranh và trở thành một trong những khuôn mặt tiêu biểu của phong trào hòa bình ở Mỹ đã không có được tiếng nói nào. Các đại biểu Nga và Trung Quốc cũng không thể có phát biểu ngắn, mà theo tôi, họ là rất cần được có một cách chính đáng. Bởi ai đã ít nhiều biết lịch sử cuộc chiến đấu của Việt Nam chống đế quốc đều có thể đánh giá cao sự sự đóng góp có tính lịch sử của phong trào hòa bình Mỹ, của Liên Xô và của Trung Quốc vào việc đi đến được Hiệp định Paris, theo tôi cũng quan trọng không kém vai trò chủ nhà, đương nhiên là rất quan trọng, của Pháp, của hội đồng thị chính Choisy-le-Roi và của Đảng Công sản Pháp. Nhưng đấy còn là những bí mật của ngoại giao đề cao hay giảm thiểu giá trị các thành tố của Lịch sử tùy thuộc đòi hỏi từng lúc. Một thứ khẩu vị cập nhật ngày mai sẽ thay đổi tùy theo thực khách và sự ngon miệng.
Dẫu sao các đại biểu khác và các “nhân chứng” cũng có thể phát biểu và trình bày trải nghiệm của mình trong buổi tọa đàm truyền hình trên VTV 6, đương nhiên rất không chính thức bằng nhưng lại sinh động hơn buổi lễ lớn ngày hôm trước. Cũng nhân đây xin nói qua, tôi thấy từ “nhân chứng” có vẻ không thích hợp lắm với nhiều người trong chúng tôi. Đối với một số người, tôi thích từ tham chứng (acteur) hơn, nó gợi lên ý tưởng về một sự tham gia trực tiếp hơn là một kiểu đơn giản quan sát từ bên ngoài. Nhưng đấy lại là những tế nhị của ngôn ngữ.
Đôi khoảnh khắc mặn mà và cảm động
Trong số những khoảnh khắc cảm động và mặn mà, tôi đặc biệt nhớ lúc anh bạn Michel của tôi, tài xế của đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi nhận những lời chúc mừng của Chủ tịch nước đã xúc động đáp lại rằng anh đã về hưu nhưng nếu Chủ tịch cần một người lái xe thì anh hoàn toàn sẵn sàng phục vụ. Thật là bằng chứng hùng hồn về đức hy sinh lớn của anh tài xế Paris hẳn đã phải khiếp đảm khi nghĩ đến việc cầm lái giữa biển người đông như kiến luôn có những phản ứng bất ngờ tràn ngập các đường phố Hà Nội ! Tôi cũng rất thích thú khi Chủ tịch nước nói chuyện với tôi đã dùng từ “tà ru” (nói lái của “tù ra”). Tôi đã tận dụng cơ hội để đề nghị một cuộc gặp với ông một hôm nào đó ông có thời gian, để tâm sự với ông những ưu tư của tôi về đất nước. Đã thống nhất với nhau là vào dịp Tết, rồi cuộc hẹn lại không thực hiện được do chuyến trở về Pháp khẩn cấp của tôi.
“Không phải như vậy”
Một trong những khoảnh khắc tôi cũng còn nhớ là cuộc gặp hoàn toàn ngẫu nhiên trong thang máy của Trung tâm Hội nghị quốc tế khi tôi một mình với một người đàn ông kín đáo mặc côm lê có mái tóc đã ngả màu và đôi mắt long lanh mà tôi thoạt tưởng là một người Việt Nam. Để phá vỡ im lặng tôi đã hỏi ông ta có phải là đại biểu và ông đã trả lời bằng tiếng Việt sành sỏi với một giọng nhã nhặn rằng ông là đại biểu Trung Quốc trong lễ kỷ niệm hữu nghị này. Chúng tôi đã trao đổi với nhau mây câu vắn tắt chung chung về bản thân và gia đình và tôi biết ông ta đã là đại sứ của Trung Quốc ở Hà Nội trong một số năm. Vậy là, bởi vì chúng tôi chỉ có hai người với nhau, tôi đã mạnh dạn hỏi ông ta một câu hỏi đang cháy bỏng trên đầu lưỡi tôi : Ông ta nghĩ gì về tình hình Biển Đông, đặc biệt về cách đối xử mà hải quân Trung Quốc đang bắt ngư dân Việt Nam phải chịu đựng ? Rõ ràng bị bất ngờ và sau một lúc suy nghĩ vì ông ta không chờ đợi câu hỏi “nhạy cảm” này, ông ta trả lời tôi : “Không phải như vậy!” Và khi tôi nói với ông rằng tôi sẵn sàng chuyển cho ông các hồ sơ chính xác về việc này, những hồ sơ được cẩn thận lập theo ngày tháng và đầy đủ chi tiết về các vụ nổ súng, đánh đập, bắt giam, đòi nộp phạt, đánh đắm thuyền … ông ta lặp lại với tôi : “Không phải như vậy!” Rồi bằng một giọng tâm sự, và trên thế thủ, ông ta tuyên bố rằng ngư dân Trung Quốc cũng bị phía Việt Nam đối xử như thế. Dầu rất bất bình về câu trả lời ấy, tôi đã vội đề nghị ông ta gửi cho tôi các ví dụ cụ thể chứng minh các khẳng định của ông. Tôi nói với ông, như vậy tôi sẽ có thể can thiệp với các tổ chức quốc tế để tố cáo những hành động vô nhân đạo đó đối với ngư dân Trung Quốc. Thang máy đến nơi cùng lúc kết thúc cuộc trò chuyện của chúng tôi và tôi vẫn chờ các hồ sơ của ông Đại sứ. Hẳn là cho đến khi gà mái mọc răng ! Tiếc là tôi đã không thể cung cấp cho ông ta bộ phim Hoàng Sa Việt Nam nỗi đau mất mát trên youtube vì chúng ta chưa có bản có phụ đề tiếng Bắc Kinh. Tôi sẽ gửi lại cho ông ấy ở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả ở Sứ quán Trung Quốc tại Paris… Nhưng tôi phải thú nhận là tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi ở bàn tiệc có mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân Lê Hoàng Quân, vị khách mời duy nhất trong phòng mà tôi không cụng ly là ông đại sứ Trung Quốc. Đương nhiên chẳng có lý do riêng tư nào bởi vì ông ấy thậm chí trông có vẻ cũng dễ mến, nhưng đấy là một vấn đề nguyên tắc. Vả chăng, tôi cũng không có cảm giác về phần ông ấy, ông ấy quá mong muốn được chạm ly với tôi. Rõ ràng cả lý cả tình đều không hợp, trong một hiện tại mà bóng đen đã xóa nhòa tình hữu nghị quá khứ. “Không phải như vậy”, thưa ngài Đại sứ ! Cho đến khi nào các ngư dân của chúng tôi còn bị ngược đãi và nhục mạ một cách hệ thống bởi chính quyền mà một thời gian dài ông là đại diện và ông ra sức bênh vực, cho đến khi nào chủ quyền quốc gia của chúng tôi, đúng theo luật pháp quốc tế, còn bị các nhà cầm quyền của ông vi phạm trên đất liền và trên biển và các quyền con người sơ đẳng của ngư dân chúng tôi còn bị các ông dày đạp, thì sẽ tuyệt đối không có chút xíu hữu nghị nào hết giữa ông và tôi. Chút rượu ngon nhất uống cùng ông sẽ thành mật đắng ngắt trong miệng tôi.
“Lâu lắm không gặp nhau”
Trong những câu chuyện nhỏ tiếp theo trong dịp này của tôi, tôi nhớ một lúc thú vị trong buổi tiếp các đại biểu ở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khi ông Chủ tịch Lê Hoàng Quân đến bắt tay từng người chúng tôi. Đến chỗ tôi, ông tươi cười nói: “André khỏe không? Lâu lắm không gặp anh”. Tôi bảo ông ghé sát tai vào tôi để không ai khác nghe được và trả lời: “Ông biết tại sao mình không gặp nhau không?” Thấy ông hơi ngạc nhiên, tôi nắm bàn tay ông trong tay tôi để ông không tránh ra xa được và nói vào tai ông: “Vì ông không chịu xuống đường với André đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn”. Ông cười to và vội vàng bắt tiếp các bàn tay khắc. Chắc chắn là tôi đã tự cho phép mình có cuộc đối đáp riêng tư có thể bị đánh giá là hỗn hào và khiêu khích ấy của một công dân bình thường với một vị lãnh đạo cao cấp chỉ là vì tôi đã biết ông Lê Hoàng Quân từ lâu và trên phương diện cá nhân chúng tôi vốn có một sự nể trọng nhất định đối với nhau và ông ấy biết rõ tôi là ai và tôi nghĩ gì…
Nóng ấm phương Nam và … những điều còn mãi những lãng quên
Một thời điểm quan trọng khác là cuộc gặp gỡ và các trao đổi được tổ chức ở bảo tàng di tích chiến tranh trên đường Võ Văn Tần. Thoạt tiên tôi ngạc nhiên về địa điểm được chọn này hẳn thích hợp cho một cuộc tham quan rất bổ ích để hiểu về sự tàn khốc và quy mô của chiến tranh nhưng theo tôi không đủ trang trọng để kỷ niệm một sự kiện trọng đại như việc ký kết hiệp định Paris. Nhất là khi lễ kỷ niệm diễn ra ở miền Nam, nơi về mặt địa lý là mặt trận nóng bỏng nhất của cuộc kháng chiến và của những hy sinh. Tôi rất vui mừng được gặp lại bà Bình, cùng nhiều bạn tà ru thân thiết, trong đó có bà Võ Thị Thắng với nụ cười vẫn vẹn nguyên, và thật thú vị được thấy có cả ngài Tổng lãnh sự Pháp Fabrice Mauriès cũng đến với cuộc họp này, ông làm cho tôi được vinh dự bằng cách tới ngồi cạnh tôi. Vậy là tôi lại tiếp nối cái ngạch ngoại giao ngắn ngủi mà sáng chói của mình hồi những năm 70 đã đưa tôi lên chức vị đại sứ Pháp ở khám Chí Hòa, đại diện trên thực địa cho nước Pháp đoàn kết với cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam… Gác lại chuyện đùa, với một bên là đại diện cao nhất của nước Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một bên là các bạn tà ru của tôi, tôi rất thích thú về cái khoảnh khắc được ưu tiên này. Hoàn toàn tự tin, một chân ở việt Nam, một chân ở Pháp, tôi tự hào có thể kết nối hai đất nước đều là của tôi trong lễ kỷ niệm một sự kiện hàng đầu, dù muốn hay không, đã là một bước tiến lớn đến hòa bình. Chỉ tiếc một điều, tôi đã hoài công tìm trong số những nhân vật quan trọng nhất được mời đến sự kiện này một đại diện của phong trào sinh viên và học sinh, như chẳng hạn Huỳnh Tấn Mẫm bạn tôi… Một vụ bỏ quên hay là một cú tẩy xóa có tính chính trị tùy thời ? Thật đáng tiếc bởi vì điều đó sẽ là thêm một mảng sắc thái yêu nước cho bảng màu giàu có bao nhiêu nhân cách và một tiếng nói sự thật còn thiếu ở cuộc trao đổi rất cảm động này.
Cuộc trình diễn lớn ở Dinh Thống nhất
… Cuối cùng ngày 2 tháng hai, những đại biểu còn lưu lại được mời dự lễ kỷ niệm 83 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 45 năm cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và 40 năm ký kết Hiệp định Paris. Theo tôi, quan niệm lịch sử và cách thể hiện theo chuỗi niên đại của buổi tối kỷ niệm là khá hợp lý trong chừng mực không có Đảng Cộng sản Việt Nam và hạt nhân yêu nước mạnh mẽ của nó với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có sự giúp đỡ đa dạng mà nó đã biết chuyển thành sức mạnh cụ thể và biết thu hút chủ yếu từ khối xã hội chủ nghĩa, không bao giờ nhân dân Việt Nam có thể tự giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và đế quốc, không bao giờ Việt Nam có thể tái thống nhất. Sẽ không bao giờ có hòa bình. Như vậy việc thành lập Đảng, trong bối cảnh tiếp nối các phong trào văn thân yêu nước trước đó, quả đúng là yếu tố hàng đầu đã đặt nền móng cho một cuộc chiến đấu đã đưa đến Hiệp đinh Paris. Một đường dây lô gích khác : không có cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và cuộc địa chấn nó đã gây ra trong xã hội và trong tầng lớp chính trị Mỹ và trên toàn thế giới, các cuộc thương lượng Paris đã không thể đi đến việc rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình.
Buỗi lễ được diễn ra thành một chương trình truyền hình lớn trực tiếp từ ba thành phố Hồ Chí Minh (tại Dinh Thống nhất), Cần Thơ và Huế. Những hình ảnh tư liệu, phát biểu của các nhân chứng, các điệu múa và hát chen với hình từ máy quay đã chú ý nêu bật khuôn mặt các nhà lãnh đạo vừa nêu rõ tên họ …
Có những lúc thật sự cảm động như khi đại tá Dũng ở Cần Thơ kể rằng đơn vị ông gồm 56 người chỉ còn 15 người trở về, một đơn vị khác 11 người chỉ còn 2 người sống sót. Một gia đình có đến 5 người con hy sinh… Các hình ảnh tư liệu được chiếu làm nổi bật vai trò của phụ nữ trong chiến đấu, hộ trợ y tế, tiếp tế lương thực, vũ khí, tổ chức những nơi trú ẩn và hầm bí mật… Nhiều chiến sĩ cũ đã gặp lại nhau như bà Thảo và tướng Tư Can. Và bà Thảo đã thản nhiên kể lại bà đã bắn hai phát súng như thế nào khiến gia đình bà có thể bị giết hết để cứu những chiến sĩ của đơn vị Tư Can đang bị vây. Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh người chiến sĩ biệt động bị bắt ngay giữa đường phố Sài Gòn và viên tướng Loan đã chĩa thẳng nòng súng vào thái dương bắn chết anh như bắn một con chó trước mắt toàn thế giới. Những hình ảnh ấy không có trong buổi diễn. Hy sinh là một từ khóa. Hy sinh và nỗi đau của các gia đình, của một nhân dân bị dày xé, bị tra tấn. Trong bất cứ trường hợp nào đối với tôi cảnh tượng ấy không thể là một lễ hội, ngay cả khi những tượng đài anh hùng đó có đưa đến hòa bình. Sau hơn bốn mươi năm, hy sinh và đau đớn của những người chiến sĩ, dù là ở bên nào, những hy sinh và mất mát đổ lên đầu nhân dân chỉ có thể là để khiến ta trầm tư suy ngẫm. Về những cái đã bị bỏ quên, dù không nghĩ rằng chế độ xô-viết, càng hơn thế là chế độ Trung Hoa, quá khứ và hiện tại, có gì thật tốt đẹp, dù không hề ảo tưởng về động cơ viện trợ của họ trước hết là vì lợi ích của chính họ, tôi vẫn nghĩ rằng hậu phương của hậu phương miền Bắc chính là họ và, về phương diện đơn thuần của sự thật lịch sử, họ xứng đáng có mặt trong trình diễn tưởng nhớ lớn này, mà tôi không tìm thấy chút hình ảnh nào.
Tôi cũng tiếc không tìm thấy hình ảnh nào, lời bình nào về các nhà tù, Côn Đảo và Phú Quốc… Vì mặt trận ấy cũng là một điểm chiến đấu quan trọng đối với hàng nghìn người yêu nước trong những điều kiện khủng khiếp. Nhất là khi nhiều người còn sống sót trong số các cựu tù chính trị ấy đã bị chế độ hiện hành bỏ quên trong cảnh đói nghèo. Chương trình biểu diễn truyền hình ngợi ca đã dừng lại ở năm 1975, thời điểm được trình bày là xuất phát của công cuộc tái thiết bình an. Tôi thấy đấy là một sự quên lãng to lớn trong toàn cảnh ngợi ca cuộc chiến đấu vì hòa bình và độc lập và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Im lặng nặng nề về cuộc chiến tranh ở Cămpuchia, được giải thoát khỏi bọn Khơ Me đỏ do Bắc Kinh nuôi dưỡng, về cuộc xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía bắc năm 1979, về các cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988… Cứ như là buổi diễn kết thúc có hậu, theo lối Walt Disney. Than ôi, tôi e rằng ông bạn láng giềng lớn phương bắc không cho phép một kết thúc có hậu như thế trong thực tế đâu.
Đồng chí…
Nhân thể và để kết luận, khi cuộc trình diễn đã xong và công chúng tản ra về, hoàn toàn tình cờ tôi gặp đồng chí Ba Đua. Tôi thấy ông ta có vẻ căng thẳng và thành thật xúc động, ông ta thổ lộ với tôi là ông ta rất buồn về nỗi tôi đã từ chối từ đồng chí khi ông ta nói chuyện với tôi bên lề cuộc biểu tình chống xâm lược Trung Quốc ngày 5 tháng sáu năm 2011. Tôi đã nhắc lại với ông rằng với tôi không có chuyện từ chối từ đồng chí. Đơn giản là có nhiều loại đồng chí và hai chúng tôi không có cùng quan điểm về tình đồng chí trên nhiều vấn đề, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền quốc gia và thực thi tự do chủ quyền đó bằng lời nói và hành động của nhân dân. Ông vặn lại tôi : “Vậy anh cho là tôi không yêu nước?” Tôi trả lời rằng tôi không tự cho phép mình có lời kết tội nặng nề như vậy nhưng không ngần ngại khẳng định rằng chính sách ông ta đang chủ trương và dùng vũ lực để áp đặt theo tôi chỉ có thể dẫn đến chỗ mất sạch vào tay Trung Quốc chủ quyền quốc gia và độc lập đã được giành lại đắt giá biết bao. Chúng tôi chia tay giữa cuộc trao đổi dở dang đó vì xe buýt đang chờ đưa tôi về khách sạn. Nhưng tôi rất muốn tiếp tục cuộc tranh luận nghiêm trọng của chúng tôi. Dẫu sao trước khi chia tay, trả lời câu hỏi của ông, tôi cũng đã đảm bảo với ông bạn của tôi rằng bộ phim Hoàng Sa Việt Nam nỗi đau mất mát vẫn bị cấm chiếu ở Việt Nam, sắp được đưa lên youtube trong bản có phụ đề bằng tiếng Bắc Kinh. Chúng tôi tam biệt, chúc nhau có một cái Tết năm Tỵ tốt đẹp.
Nếu tôi có được một mong ước cho năm mới thì đấy là mong ước các đồng chí Sài Gòn của tôi đấu tranh vì độc lập và danh dự của đất nước không còn bị công an thường xuyên theo rõi và hạch sách và họ có thể biểu lộ chính kiến của họ một cách an toàn. Tôi rất mong các ông Lê Hoàng Quân và Ba Đua đích thân chăm lo cho được điều đó vì lợi ích của Đảng và vì sự sống còn của đất nước. Đặng cho tôi còn có thể gọi họ là “đồng chí” mà không phải đỏ mặt và không giả dối.
Ngày 17/2/2013
1639. MỐI QUAN HỆ MỸ-TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 22/2/2013
MỐI QUAN HỆ MỸ-TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI
TTXVN (Hồng Công 18/2)Từ lâu, mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đã ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp do quan hệ của riêng hai nước này với Đài Loan, hòn đảo tự tách ra và tuyên bố độc lập với Trung Quốc trong nhiều năm qua. Mạng tin “Thời báo châu Á trực tuyến” vừa đăng bài viết của Giáo sư Brantly Womack, chuyên gia về các vấn đề đối ngoại thuộc Đại học Virginia (Mỹ), trong đó tác giả cho rằng đã đến lúc phải thay đổi mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan. Dưới đây là nội dung bài viết:
Tương lai của Đài Loan là song hành với Trung Quốc, chứ không phải chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có hình ảnh mới nào về mối quan hệ tay ba của Oasinhtơn, Bắc Kinh và Đài Bắc để thay thế cho tam giác an ninh Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan được hình thành từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.
Đài Loan sẽ không khoác thêm lên mình một phần đồng phục của nước CHND Trung Hoa, cũng không đạt được sự công nhận trên phạm vi toàn cầu là một quốc gia có chủ quyền, và vẫn sẽ có những cuộc thảo luận về lựa chọn tái thống nhất hoặc độc lập của nước này.
Thân phận mơ hồ nhưng không bất ổn của Đài Loan trong vai trò là một phần tự trị của Trung Quốc tạo ra một nền tảng quen thuộc và vững chắc cho các hoạt động của khu vực Đông Á trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo và tri thức. Vị trí của Đài Loan nên được coi là một cơ hội. Thay vì coi Đài Loan là một nguy cơ an ninh, Mỹ sẽ sử dụng hòn đảo này như một điểm tương tác trong quan hệ với Đông Á. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải suy nghĩ lại về tam giác quan hệ Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan.
Tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã trở nên nổi bật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như là kết quả của mối quan hệ thù địch không thể hòa giải được giữa nước CHND Trung Hoa (Trung Quốc) với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cường quốc quân sự Mỹ.
Những tuyên bố của CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc rằng họ là chính quyền duy nhất của Trung Quốc và cam kết của Mỹ kiềm chế chủ nghĩa Cộng sản đã khiến cho mối quan hệ tay ba này mang đặc trưng không có tranh cãi ngoại giao cho đến khi Thông cáo Thượng Hải 1972 ra đời. Sau khi bình thường hóa quan hệ với nước CHND Trung Hoa, người Mỹ cam kết đảm bảo hòa bình trong các mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và điều này được soạn thành điều lệ trong Đạo luật quan hệ với Đài Loan 1979, tiếp tục mối quan hệ an ninh với Đài Loan mặc dù Mỹ cũng không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
Mối quan hệ trên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là một tam giác an ninh không đối xứng cổ điển. Cường quốc mạnh nhất – Mỹ – một “trục xoay bất đắc dĩ’ bởi vì nước này giành được ít lợi ích, nhưng Oasinhtơn lại giữ vị trí là nước quyết định cuối cùng đối với tình trạng căng thẳng liên tục giữa CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Trên thực tế, Mỹ là một nước duy trì hòa bình chứ không phải là kiến tạo hòa bình.
Quốc gia mạnh thứ hai – nước CHND Trung Hoa, trở nên chán nản bởi vì không có sự đe dọa can thiệp nào mà cho rằng họ có thể thành công trong việc giải quyết căng thẳng. Kẻ yếu nhất – Đài Loan, trở nên lo lắng vì họ biết rằng an ninh của họ phụ thuộc vào sự thù địch giữa hai nước còn lại. Đó là một tam giác quan hệ độc nhât vô nhị: Lợi ích của kẻ này phụ thuộc vào sự căng thẳng giữa hai kẻ còn lại. Tam giác này cũng đòi hỏi sự ổn định cơ bản trong việc cân bằng giữa các lực lượng.
Kể từ năm 2008, tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã mang tính chất toàn cầu hơn, nhưng về cơ bản trở nên bất ổn định. Mỗi một chân trong mối quan hệ tay ba này đã trở nên phức tạp hơn. Sự thù địch trong mối quan hệ giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh đã mang tính chất toàn cầu hơn, nhưng cũng thận trọng hơn bởi vì mỗi nước đều cần nước kia trong nhiều khía cạnh về mặt quản lý toàn cầu.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở thành một chỗ dựa chính đối với những triển vọng kinh tế của Đài Loan và tránh khủng hoảng, giờ đây nó là điều sống còn đối với sự nghiệp của các nhà lãnh đạo hai bên. Mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan đã trở nên căng thẳng bởi chính sách “bên miệng hố chiến tranh” thời Trần Thủy Biển làm Tổng thống Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2008, và những nghi ngờ hiện nay xuất hiện là do các thương vụ vũ khí vẫn đang diễn ra giữa hai bên.
Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển khả năng quân sự để đáp lại sự hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Đài Loan. Vì vậy, nhiều chuyên gia phân tích người Mỹ coi “vấn đề Đài Loan” là một điểm dễ bùng nổ mang tính chất chiến lược nhất ở châu Á.
Tuy nhiên, đó là một mối quan hệ đặc biệt, trạng thái tâm lý theo định hướng an ninh của tam giác chiến lược này mới là vấn đề, chứ không phải là thực tế của mối quan hệ này. Các mối quan hệ gắn kết hơn giữa Mỹ và Trung Quốc kiềm chế sự phiêu lưu giữa hai bên và điều đó tốt cho Đài Loan. Việc cải thiện các mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan cũng mở ra những cơ hội mới cho Mỹ và họ giảm bớt nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan cũng có lợi cho Trung Quốc. Những tập đoàn của Đài Loan như Foxconn đang thuê các công nhân người Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm dành cho người Mỹ. Lợi ích chung trong tam giác an ninh này đã trở thành nội dung thực tế của mối quan hệ tương tác tay ba. Hơn nữa, khả năng quân sự “chống xâm nhập khu Vực” của Trung Quốc vẫn cho phép họ khiến Mỹ gặp nguy hiểm. Mối quan hệ quân sự đang bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc một phần trong thế bế tắc mà ở đó cả hai bên đều có thể bị tổn thương.
Vì vậy, tam giác Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc cần suy tính lại một cách cơ bản để khiến cho mối quan hệ này phù hợp hơn với những thực tế hiện nay và trong tương lai. Những bất đồng về lợi ích và tính chất dễ bị tổn thương vẫn tồn tại trong mối quan hệ tay ba này. Câu chuyện của Tập đoàn Foxconn đã cho thấy một ví dụ rõ ràng, đó là những thực tiễn lao động của tập đoàn này đã khiến các công nhân Trung Quốc và các nhà thầu Mỹ của họ lo ngại.
Là đối tác gặp nhiều nguy hiểm nhất, Đài Loan có lý do để thận trọng trong việc mở rộng cam kết của họ. Tuy nhiên, tam giác quan hệ này đã trở thành một sự tương tác bao hàm cả kinh tế và xã hội, trong đó những lợi ích giữa bất kỳ nhóm hai chủ thể nào cũng có thể có lợi cho chủ thể thứ ba.
Đối với Mỹ, một sự tái cấu trúc tam giác quan hệ này thành một tam giác toàn diện dựa trên những cơ hội, có thể là một phần của chiến lược chuyển trọng tâm trở lại châu Á. Độ che phủ về mặt tinh thần của tam giác an ninh đối với những lựa chọn của Mỹ là một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ giữa nước này với một nước đang ngày càng trở nên nguy hiểm và có ngân sách quốc phòng gia tăng mạnh.
Một mối quan hệ gắn kết và ổn định giữa hai bờ eo biển Đài Loan là điều mong muốn. Đầu tiên, nó giảm bớt khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Thứ hai, tam giác an ninh nói trên là gót chân Asin của mối quan hệ Mỹ-Trung. Giảm thiểu những quan ngại của Bắc Kinh về vai trò của Mỹ ở Đài Loan sẽ khiến cho toàn bộ mối quan hệ này có một chỗ đứng vững chắc hơn. Thứ ba, trong một khuôn khổ đặc biệt, Đài Loan chắc chắn lo ngại về các mối quan hệ giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh, nhưng trong một tam giác toàn diện họ có thể đóng vai trò sống còn và có lợi cho sự tham gia của người Mỹ với những việc liên quan đến Trung Quốc Đại lục. Việc coi Đài Loan là một cơ hội hơn là một vấn đề an ninh sẽ là khuôn khổ mới và hữu ích đối với sự liên quan của Mỹ.
Có một số lợi ích đặc biệt của Mỹ cần phải tính đến trong một tam giác toàn diện như mong muốn. Đầu tiên, một điều kiện tiên quyết cơ bản là sự tin tưởng rằng tam giác này sẽ tạo ra một mối quan hệ hòa bình có khả năng tự củng cố hơn là chỉ đơn giản là một giai đoạn hòa bình có khả năng bị phá vỡ bởi sự đối đầu trong tương lai.
Sự hoạt động theo hướng một tam giác toàn diện không đòi hỏi rằng “sự nghi ngờ chiến lược” giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh sẽ được thay thế hoàn toàn bàn? Sự tin tưởng chiến lược, nhưng nó đòi hỏi sự tin tưởng của Oasinhtơn rằng Bắc Kinh hoàn toàn cam kết thực hiện một mối quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan và không giơ ra một củ cà rốt mà sau đó sẽ được thay thế bằng một cây gậy.
Mối quan hệ tam giác này sẽ theo đuổi viễn cảnh là mối quan hệ toàn diện hai bờ eo biển Đài Loan sẽ duy trì khả năng không xảy ra các cuộc đối đầu và các vấn đề khác trong tương lai giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh và mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan sẽ không được đưa ra để mặc cả hay làm con tin. Trong mối quan hệ này, tất cả các bên sẽ cùng thúc đẩy những lợi ích chung thay vì chỉ tranh thủ giành lợi ích riêng.
Thứ hai, tam giác quan hệ này phải đưa ra được những lợi ích mới cho Mỹ. Ngoài những thiếu hụt do tam giác quan hệ gây ra, cần phải tính đến những sự khuyến khích được tạo ra bởi mối quan hệ toàn diện này. Đối với một vài khu vực, lợi ích có thể nhìn thấy trước nhờ các mối quan hệ kinh tế tay ba đang tồn tại như Apple-Foxconn-Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự tương tác hòa bình và không gặp trở ngại trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có thể tạo ra nhiều hơn thế. Trong hơn 60 năm quan hệ kinh tế và xã hội gần gũi, Mỹ đã giúp Đài Loan có được vị trí thuận lợi nhất ở châu Á với cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như các mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa Mỹ với Nhật Bản giúp cho Oasinhtơn, Đài Bắc và Tôkyô có một tam giác văn hóa độc nhất vô nhị.
Mỹ và Trung Quốc có vấn đề điển hình của nước lớn trong việc gặp khó khăn khi đương đầu trực tiếp với những hệ thống và văn hóa khác nhau. Đài Loan có thể cung cấp một trung tâm tập trung và phân phối nhiều phương hướng. Thương mại của Đài Loan liên quan mật thiết với tất cả các bên; các trường đại học và các viện nghiên cứu khác nhau của Đài Loan đang mở rộng sự hợp tác với Trung Quốc Đại lục.
Là một hòn đảo nằm ngoài khơi và dưới sự cai trị của chính quyền riêng, Đài Loan có thể giúp bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ tránh khỏi những vấn đề dễ bị tổn thương như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hệ thống pháp luật xa lạ. Khi thị trường Trung Quốc Đại lục trở thành thị trường lớn nhất thế giới, một trung tâm tập trung và phân phối với sự tiếp cận thông thoáng và không bị chính trị hóa trở nên đắt giá hơn, và ở thời điểm đó các mối liên kết của Đài Loan với Mỹ và Nhật Bản sẽ hấp dẫn những người làm kinh doanh ở Trung Quốc.
Thứ ba, sự thay đổi trong các mối quan hệ tay ba sẽ tăng cường thay vì giảm bớt vai trò toàn cầu của Mỹ. Một trong những lợi ích của mối quan hệ tay ba mới đối với việc dễ dàng rút khỏi các cam kết quốc phòng với Đài Loan sẽ đến từ sự phát triển dựa trên cơ hội hơn là dựa trên sự cần thiết. Điều này không chỉ đòi hỏi những cơ hội kinh tế được tăng cường, mà còn đòi hỏi một vai trò có ảnh hưởng liên tục trong mối quan hệ tay ba. Hơn nữa, ủng hộ một tam giác toàn diện sẽ thúc đẩy hơn những cam kết của Mỹ đối với các giá trị như sự mở cửa, nhân quyền, dân chủ và tự do hàng hải..
Mỹ có thể thực hiện những bước đi cụ thể nào để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ một tam giác an ninh sang một tam giác cơ hội? Sự ngoại giao tinh tế đă được kêu gọi thực hiện, bởi vì hiện nay mỗi bên đang hoài nghi các sáng kiến đơn phương. Nước CHND Trung Hoa theo dõi sự câu kết giữa Mỹ và Đài Loan, trong khi Đài Loan sợ rằng các thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ khiến hòn đảo này trở thành vật hy sinh. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên là phải có một nhận thức về khả năng thay đổi mô hình và sự sẵn sàng đón nhận các cơ hội ngoại giao khi chúng xuất hiện.
Thứ hai, Mỹ nên khuyến khích đường đi của Trung Quốc và Đài Loan cũng như các sáng kiến riêng giúp tăng cường sự toàn diện của tam giác quan hệ mới. Thách thức cụ thể là củng cố các mối quan hệ với Đài Loan trong bối cảnh có khả năng mạo hiểm với một mối quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan và có lợi cho tất cả các bên.
Thứ ba, Mỹ nên tập trung quan tâm vào các khía cạnh kinh tế và xã hội trong mối quan hệ của nước này với Đài Loan. Đài Loan hiện nay thường hay được thảo luận với tư cách là “vấn đề Đài Loan” hoặc như là một khách hàng mua sắm vũ khí của Mỹ. Trên thực tế, mối quan hệ Mỹ – Đài Loan luôn luôn là mối quan hệ nhiều mặt, chứ không phải chỉ là những vấn đề an ninh này, sự đóng góp của Mỹ vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Đài Loan đã bị phủ bóng đen bởi tam giác an ninh nói trên. Nhũng thực tế kinh tế hiện đang tôn tại và các cơ hội gắn liền với khu vực trong tương lai nên được làm nổi bật.
Thứ tư, Mỹ cần cho thấy sự tôn trọng Đài Loan như là một tiếng nói quôc tế. Đài Loan sẽ không bị loại ra khỏi hoạt động ngoại giao của Mỹ liên quan đến các cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senaku và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Đài Loan không phải là một quốc gia có chủ quyền, nhung là một “cổ đông” trong những cuộc tranh chấp lãnh hải này. Sự chiếm giữ liên tục của Đài Loan kể từ năm 1956 đối với đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là một trong những cơ sở pháp lý mạnh mẽ nhất cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này, và cam kết của Đài Loan về một giải pháp hòa bình không thể bị nghi ngờ.
Tương tự, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dựa vào việc các hòn đảo này là một phần của Đài Loan. Những đề xuất của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu về việc tham gia một giải pháp thương lượng sẽ được xem xét nghiêm túc.
Tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã có lịch sử lâu dài và những sự trông đợi của tất cả các bên vẫn nằm trong sự che phủ của tam giác này. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi vì một tương lai tốt đẹp hơn. Đã đến lúc cần phải thay đổi mối quan hệ này để theo kịp và chuẩn bị cho một sự tương tác khác trong tương lai có lợi cho tất cả các bên./.
1640. Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit
Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit
23/02/2013 10:15Phỏng vấn PGS.TS Hồ Uy Liêm *. Võ Văn Thành thực hiện
TTO – Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.
Ông Hồ Uy Liêm nói: Trước khi nghiên cứu phản biện về dự án này, chúng tôi thấy rằng việc vận tải bôxit sẽ là một trong những bài toán kinh tế khó nhất của chủ đầu tư, hầu như không có lời giải trong điều kiện hạ tầng hiện nay của nước ta, nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này được trình bày khá sơ sài trong dự án khả thi của Tập đoàn than - khoáng sàn VN (TKV).
Riêng với cảng Kê Gà, đây là nơi quanh năm sóng gió, độ sâu vừa phải và nhiều đá ngầm, nói chung là địa hình hiểm trở nên muốn hình thành cảng cho bôxit thì phải xây dựng đê chắn sóng, phá đá ngầm, dĩ nhiên là chi phí sẽ đội lên nhiều lần.
“Một dự án kinh tế mà công nghệ khai thác cũng như tiêu thụ sản phẩm đều chủ yếu dựa vào Trung Quốc, nghĩa là “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” thì độ rủi ro rất cao. Việc phương án cảng Kê Gà “vỡ” là một trong những ví dụ cho thấy ngay từ đầu công việc quan trọng liên quan đến dự án này đã không được tính toán kỹ lưỡng, có gì đó vội vàng” - PGS.TS Hồ Uy Liêm |
- Khi tính toán hiệu quả kinh tế của dự án khai thác bôxit, chúng tôi lên hai phương án, cuối cùng chọn phương án đơn giản nhất, có lợi nhất cho nhà đầu tư đó là sử dụng chính các số liệu của TKV để tính toán. Qua đó cho thấy dự án này hoàn toàn không có hiệu quả kinh tế, thậm chí là lỗ.
Dựa trên số liệu TKV cung cấp và giá thị trường thế giới cuối năm 2009, các nhà khoa học tham gia phản biện tính ra mức lỗ có thể lên đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Đáng tiếc là ý kiến của chúng tôi không được lắng nghe. Chúng ta thấy rằng trong tính toán ban đầu cảng Kê Gà được coi là phương án tối ưu mà còn lỗ, nay buộc phải thay đổi tuyến vận tải về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) thì thiệt hại là khó tránh khỏi.
Tôi cho rằng nếu với một nhà đầu tư tư nhân thì ngay từ đầu họ sẽ không vội vàng như vậy, ít nhất là phải khảo sát và tính toán kỹ lưỡng phương án vận tải, trong đó có phương án cảng Kê Gà, họ sẽ biết lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia hơn…
* Một trong những vấn đề gây nhiều lo lắng nhất trong việc thực hiện dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên là ảnh hưởng đến môi trường?
- Báo cáo phản biện của VUSTA đã mổ xẻ rất kỹ vấn đề này. Quan điểm chung ở đây là nếu không khai thác bền vững thì những tác hại về môi trường có thể trước mắt chưa thấy, nhưng về lâu dài là khôn lường và rất khó xử lý.
Tôi nói cụ thể là chủ đầu tư cam kết hoàn nguyên, nhưng thực tế đã chứng minh chưa có công trình nào lớn mà ta khôi phục được môi trường theo đúng yêu cầu, ví dụ rõ nhất là khai thác than ở Quảng Ninh. Nếu nói sâu vào những vấn đề khoa học thì mất nhiều thời gian, nhưng có lẽ nhìn vào vụ lũ bùn đỏ ở Hungary thì bất cứ ai cũng hình dung được quy mô tác hại của khai thác bôxit nếu xảy ra vỡ đập.
Tất nhiên không ai muốn điều này xảy ra, nhưng với một vấn đề quan trọng như khai thác bôxit ở Tây Nguyên thì tất cả các khả năng đều phải được đặt ra. Lúc bấy giờ chúng tôi kiến nghị nên xem xét phương án thải khô, vì thải ướt thì nguy cơ cao hơn, nếu áp dụng thải khô thì giá đội lên, nhưng nơi có quyền quyết định đã quyết định rồi.
* Đến nay nhìn lại ông thấy những kiến nghị của VUSTA đã được tiếp thu như thế nào?
- Việc tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, ban đầu Chính phủ không mời chúng tôi, mà do một tổ chức khoa học độc lập (CODE) nghiên cứu, sau đó phối hợp với các chuyên gia thuộc nhiều hội thành viên của VUSTA tổ chức các hội thảo để đánh giá. Chúng tôi đã gửi kết luận từ các hội thảo đó đến các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các bộ, ngành liên quan.
VUSTA đã được trình bày quan điểm của mình tại cuộc họp chuyên đề của Bộ Chính trị. Tiếp theo là Chính phủ chỉ đạo VUSTA cùng với Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo. Chúng tôi kiến nghị chỉ cho thí điểm một dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng), chứ chưa nên triên khai ở Nhân Cơ (Đắk Nông), sau khi có kết quả thí điểm tại Tân Rai thì sẽ quyết định tiếp. Thế nhưng, như chúng ta đều biết là cả ở Tân Rai và Nhân Cơ đều được triển khai.
* Vậy quan điểm hiện nay của ông thế nào đối với dự án khai thác bôxit Tây Nguyên?
- Để khẳng định thì cần có nghiên cứu cẩn thận của các chuyên gia, trong đó có đánh giá của các chuyên gia độc lập, dựa trên các số liệu được cập nhật, có số liệu về phương án vận tải mới. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố cơ bản thì quan điểm cá nhân tôi là nên để dành nguồn tài nguyên quý giá này cho con cháu mai sau. Cần đặt ra bài toán nếu dừng lại thì thiệt hại ra sao, còn không dừng thì thiệt hại về lâu dài có lớn hơn không.
Nói tóm lại, các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư và các nhà khoa học lại phải một lần nữa vào cuộc để làm rõ vấn đề.
Nguồn: Tuổi trẻ
–
* PGS.TS Hồ Uy Liêm cũng là một trong những người khởi xướng bản Kiến nghị 72 và tham gia đoàn 15 trí thức trao bản Kiến nghị cho Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp, ngày 4/2/2013.
ĐẤT NƯỚC TA DÂN TỘC TA LÀ CON “CHUỘT BẠCH” KHỔNG LỒ
Tô Văn Trường
Nhìn lại cả quá trình phản biện xã hội
về dự án bô xít Tây Nguyên, rất nhiều nhà khoa học, người dân đã không
tiếc thời gian, công sức nghiên cứu, tìm hiểu đi thực tế, phân tích đánh
giá toàn diện dự án để khuyên can, kể cả lấy chữ ký kiên trì kiến nghị
tập thể của hàng nghìn người nhưng kết quả như “đàn gảy tai trâu ”
nên mới tới cơ sự này.Mấy hôm nay, lại bùng lên 2 sự kiện là Thủ tướng tuyên bố dừng cảng Kê Gà và thông tin là làm kiểu gì cũng lỗ! Thông tin xấu không bưng bít được nữa. Vinacomin chắc cũng hết “máu” rồi nên đang “giẫy chết” và đang bắt đầu điệp khúc “chỉ triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ ” – tức là đổ tội cho Thủ tướng đây. Trước đây, Thủ tướng đã có lần đăng đàn nói rõ dự án bô xít là chủ trương lớn của Đảng. Còn Đảng là ai và có thể đổ tội cho ai đây?!!! Ngay nhiều vị lãnh đạo chủ chốt đương chức hiện nay đã từng nói như ra lệnh cho Quốc hội “Đã quyết rồi”! Liệu có thể lôi ra công luận, và tòa án lương tâm ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, cái người cả gan ký với Tàu năm xưa đã kịp hạ cánh về cưới cô vợ trẻ hay không?
Có 2 việc quan trọng cần phải làm ngay. Thứ nhất là thành lập Ban Thẩm định đánh giá độc lập xem xét lại toàn diện về dự án bô xít. Các số liệu “ma, ảo thuật” liên quan đến dự án là trách nhiệm cụ thể của ai? Dừng ngay bây giờ thì còn phúc cho dân tộc, cho dù đã đầu tư tốn kém đến đâu chăng nữa. Cần phải dừng ngay dự án để xác định rõ những kẻ tiếp tục “cố đấm ăn xôi” hay ngoan cố để vụ lợi hoặc chạy trốn trách nhiệm. Thứ hai là bài học nào từ sự kiện này có thể rút ra cho việc ra các quyết định chiến lược và lắng nghe phản biện xã hội?
Người dân có quyền đặt câu hỏi vì lý do gì khi dự án bô xít Tây Nguyên biện giải ở trên giấy cũng còn chưa xong, khía cạnh nào cũng thấy lo “điên đảo luôn” ( ngôn ngữ của Táo quân), giờ thì làm kiểu gì cũng lỗ nữa thì tại sao lại còn làm? Có mục tiêu thật nào chưa nói ra không? Tại sao nhìn vào đâu cũng thấy hàm lượng Trung Quốc – công nghệ Trung Quốc, công nhân Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm bô xít gần như duy nhất là Trung Quốc? Chỉ có điếc và mù mới không biết Trung Quốc đang nhăm nhe muốn nuốt chửng Việt Nam.
Lý do chính để Đảng và Nhà nước vẫn quyết tâm thực hiện dự án bô xít lâu nay vẫn là hiệu quả kinh tế trên giấy. Nay thực tiễn, bước đầu đã bác bỏ thành lũy cuối cùng của một thứ lập luận lừa dối thiên hạ này. Các loại VINA lâu nay có làm được cái gì ra hồn đâu ngoài việc xà xẻo phần trăm các dự án cho vào túi riêng. Các mặt khác như văn hóa, an ninh quốc phòng, môi trường vv…các chuyên gia, các nhà khoa học đã nói từ lâu, không ai có thể bào chữa được nữa về mức độ rủi ro cao và tác động xấu của dự án. Có điều trước đây người ta vẫn nói theo kiểu “cả vú lấp miệng em” là do ta nghèo nên vẫn phải chấp nhận hy sinh một vài thứ để có cái ăn.
Về các bài học thì có lẽ vẫn là về lỗi hệ thống. Về quyết định chiến lược, lâu nay có một thực tế tệ hại là đất nước cứ bị mang ra làm trò thí nghiệm. Đất nước và dân tộc ta đang là một con “chuột bạch” khổng lồ! Có một loạt việc tày đình được quyết định rất ẩu và khoác một cái vỏ bọc an toàn là ”thí điểm” để có thể thành công hay không thì kẻ phạm tội vẫn có cửa thoát thân. Nếu coi những chuyện lớn như vậy là thí điểm thì quả là người ta đã mang đất nước ra để làm trò đùa. Thí điểm tập đoàn nhà nước, hút hết máu của nền kinh tế thì là chuyện thật chứ còn thí điểm gì nữa. Thí điểm 2 nhà máy bô xit, đây là đầu tư thật cả tỷ đô la và kéo theo một loạt các hạ tầng phụ trợ , lại là thí điểm. Nếu công luận không sớm lên tiếng thì quy mô khủng có thể bắt đầu ngay chứ đâu chỉ giới hạn ở 2 nhà máy.
Lần này, các lãnh đạo Vinacomin còn đang sống sượng, muối mặt phán bừa rằng biết đâu trong 30 năm nữa thì giá nhôm sẽ lên cao thì dự án lại hiệu quả!!! Cần phải đánh giá lại toàn diện dự án để từ đó rút ra bài học về những sai sót trong việc quyết định làm dự án. Trong việc đánh giá lại, nên loại bỏ quyết định mang tính chính trị mà phải xây dựng trên việc đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường. Làm đến đâu, chỉ mang tính thử nghiệm, hay khai thác đáp ứng nhu cầu của thị trường thì phải xem xét lợi ích kinh tế như thế nào, có tính đến cả giá của nó trong thời gian sắp tới. Theo tôi 5 năm trước mắt, giá alumin khó lòng mà đi lên vì kinh tế thế giới sẽ tiếp tục yếu. Theo bài báo Wall Street Journal, cung vẫn cao hơn cầu. Họ sản xuất nhưng tồn kho để giữ giá. Nếu lãi suất tăng, tồn kho sẽ đắt, hàng tung ra sẽ làm giá xuống nữa, ít nhất 20%. Như vậy, năm 2013-2014 vẫn sẽ đen tối.
http://professional.wsj.com/article/SB10001424127887324352004578136901061507138.html?mg=reno64-wsj.
Có phương pháp “ngụy luận” khác là thay vì đưa ra các chỉ số đo lường kết quả và sự thành công, người ta hay quy về một số chỉ số định tính khó đo lường, mập mờ. Cần phải tiếp tục cảnh giác với kiểu lập luận đưa mọi sự vào thế mập mờ để nói thể nào cũng được này (đã dốt lại còn tỏ ra “nguy hiểm”). Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ ở các chỉ số tài chính, kinh doanh thì đưa ra khái niệm khó đo là điều tiết vỹ mô, điều tiết thị trường. Chương trình đánh bắt cá xa bờ thay vì cần có các chỉ số đo lường hiệu quả bền vững của đồng vốn đầu tư thì lại viện cớ củng cố an ninh quốc phòng mơ hồ. Cuối cùng cũng đành thú nhận thất bại. Nhà máy Dung Quất thay vì sử dụng các chỉ số đầu tư đơn giản như NPV, IRR thì lại nhấn mạnh tới động lực phát triển miền Trung, cố tình “giật gấu, vá vai” bưng bít, để mỗi năm lỗ 120 triệu đô la, tất cả lại đổ lên đầu tiền thuế của dân vv…Lợi ích nhóm sẽ tiếp tục hoành hành biến lãnh đạo thành “hoàng đế cởi truồng” trước bàn dân thiên hạ. Dự án tỷ đô Cảng Lạch Huyện thì nguy cơ đi theo vết xe đổ đã hiển hiện rõ ràng.
Tàu cao tốc không làm xuyên Việt được thì cũng dự định “thí điểm” ở 1 đoạn để thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung. Tới đây, không biết nhà máy hạt nhân có thí điểm không? Mà nói rộng ra đi lên Chủ nghĩa xã hội mà chẳng ai biết rõ nó là cái gì thì cũng lại là một cuộc thí điểm nhiều đời hết ông đến cha, giờ đã đến cháu chắt rồi. Ai là người đam mê “thí điểm” và tự cho mình có quyền “thí điểm” nhiều và với quy mô như vậy? Cơ thể của đất nước, xã hội có thể chịu đựng nổi bao nhiêu lần thí điểm nữa đây?
Một bài học sâu xa nữa là văn hóa tiếp thu phản biện xã hội. Không thể không đặt câu hỏi tại sao lãnh đạo đất nước lại mắc quá nhiều sai lầm như vậy?. Hầu như đụng đâu, sai đấy, làm đâu, hỏng đấy! Quyết định càng lớn lại càng sai. Bên cạnh nhiều vị lãnh đạo tầm nhìn, tư duy, năng lực hạn chế là đội ngũ tham mưu hỏng. Còn chốt kiểm soát cuối cùng là phản biện xã hội thì lại bị thù ghét thì còn ai chỉ dẫn, góp ý cho mình nữa. Chuyện xảy ra quá nhiều lần. Chân lý của quyền lực đã thắng quyền lực của chân lý hết lần này đến lần khác. Riêng lần này ai có thắc mắc về dự án bô xít, xin nhớ lại lời của thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang, còn chụp mũ cho các trí thức là phản động!? Vấn đề không chỉ nằm trong việc tiếp thu phản biện xã hội mà chính là hệ thống hiện hành không dung thứ ý kiến trái chiều với nhà cầm quyền. Cái gì cũng để Đảng và Nhà nước lo thì lo sao cho thấu. Mưu sỹ thì toàn lựa đám a dua, lựa theo ý cấp trên mà minh họa theo thì làm gì còn có khoa học nữa. Trung thần còn có mấy người? Không chỉ là văn hóa tiếp thu phản biện mà còn là văn hóa tự chịu trách nhiệm cá nhân. Những người to mồm về dự án bô xit này đi đâu cả rồi? Ai là người đưa ra chủ trương lớn? Ai là người xây dựng báo cáo khả thi? Cái gốc cuối cùng vẫn phải là dân chủ hóa xã hội để mỗi quyết định quan trọng của đất nước được đưa ra đều phải có chất lượng dựa trên một quy trình khoa học, chuẩn mực.
Từ dự án bô xít, (một chuyện trong hàng ngàn chuyện) Đảng tự đặt mình trên dân tộc, quốc gia rồi, vậy cần gì Quốc hội, cần gì Hiến pháp? Điều 4 Hiến pháp như khẳng định : “Cha là chủ gia đình”. Đúng, Cha là chủ gia đình, theo nghĩa ấy mà trị quốc thì là “Nhân trị” chứ không phải “Pháp trị”. Vì có mấy ai làm cha mà có thương ghét các con công bằng, công tâm đâu. Vì thương ghét là phạm trù tình cảm, cảm tính. Cả Quốc hội, Chính phủ, Tòa án đều do một “Cha” quyết thì thà rằng “Cha” làm luôn như trong chiến tranh, Đảng quyết hết mà có ai nói gì đâu?. Hoàn cảnh thời bình, tập tành với nền kinh tế thị trường cho nên phải học kinh nghiệm của những nước tiên tiến. Làm theo kiểu cũ thì sẽ còn biết bao bô xít, các Vina và những “kỳ nhân Hoàng Hữu Phước” xuất hiện làm điên đảo nhân quần! Đã đến lúc người dân không cho phép đem dân tộc ta, đất nước ta ra làm thí điểm như con “chuột bạch” khổng lồ!
Danlambao 22/2/2013
Trận chiến Ba Tư: tiền quyền ngang ngửa, ai cầm được súng sẽ thắng?
Dân Làm Báo - Trong cuộc chiến Ba-Tư hồi I, 2012 vai trò của quân đội tương đối khá mờ nhạt cho đến giờ thứ 25 với cú hồi mã thương của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ra mặt ủng hộ 3D, góp phần thay đổi cục diện và cứu nguy đồng chí X. Sang hồi II, 2013, quân đội sẽ đóng vai trò ra sao trong thế trận đấu đá quyền lực của đảng trong thời gian tới?Góp ý quăng hiến pháp
Bẩm các cụ,
Phàm cái gì sử dụng được nhưng bất chợt hư hỏng mới nên sửa, còn
những cái chưa bao giờ sử dụng được thì chỉ có quăng chứ sửa đổi cái chó
gì. Hiến Pháp Việt Nam hiện nay chính là loại này. Đúng hơn thì phải
gọi đó là hờ phờ, kẻo oan cho 2 chữ Hiến Pháp.
Trước hết, chẳng biết bị Tào Tháo rượt thế chó gì mà giả sư Dê Giữa Nước lại tương luôn một đống tổ bố trên đầu hờ phờ:HP 1946 đến 2013: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Vũ Đông Hà (Danlambao) – 1946 đến 2013. 67 năm. Bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã qua 3 lần thay lòng đổi dạ, nay đang đi vào lần đổi dạ thay lòng lần thứ 4. Lần này dường như có một khuynh hướng muốn trở về lại cái thời điểm ban đầu lưu luyến ấy: Hiến pháp 1946 mà theo như đồng chí Gs-Ts Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp thì nó là “Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta. Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt.”Đảng coi Dân như rác, luỵ giặc như thần
Phạm Trần (Danlambao)
– Nếu bảo “báo chí nào thì dân tộc nấy” là không đúng với tình hình ở
Việt Nam, nhất là đối với những việc có liên hệ đến “vinh” và “nhục” của
đất nước và con người Việt Nam.
Trước hết, trong số 19 nghìn người có thẻ hội viên Hội Nhà Báo ở Việt
Nam thì có 17 nghìn người được cấp thẻ hành nghề đang làm việc trong
700 cơ quan báo đài Trung ương và Địa phương nhưng điều này không có
nghĩa có tự do báo chí ở Việt Nam.Việt Nam! Việt Nam! Bộ phim về cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam bị dấu kín và quên lãng trong gần 40 năm qua được phụ đề tiếng Việt
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam - Trong những ngày qua bộ phim “Vietnam! Vietnam!” do đạo diễn nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thập niên 60, ông John Ford, thực hiện vào đầu năm của thập niên 1970 được nhắc lại trong cộng đồng blogs. Từ lúc hoàn tất, tập phim này không được phép trình chiếu rộng rãi tại Hoa Kỳ vì chính quyền Nixon sợ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch rút quân và bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Tập phim “Vietnam! Vietnam!” đã đi vào lảng quên từ đó.Cùng góp sức ngăn chặn hàng độc hại từ Trung Quốc, rất đơn giản!
Paulo Thành Nguyễn - “Chúng ta hãy tập thói quen kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và hỏi rõ nguồn gốc hàng hóa khi mua sắm. Có thể lúc đầu điều này sẽ hơi khó chịu đối với người bán hàng, nhưng là cơ hội giải thích cho họ hiểu về sự lo ngại của chúng ta đối với hàng TQ. Chúng ta có quyền và có trách nhiệm cần biết rõ nguồn gốc của những sản phẩm dùng cho cuộc sống mình khi chúng ta bỏ tiền mua nó.”Tây Nguyên đã biến mất?
Phan Châu Thành (Danlambao) – Tây Nguyên là vùng đất lớn còn lại duy nhất của Việt Nam mà tôi chưa tới cho đến Tết Quí Tỵ này, không tính những chuyến lên Đà Lạt trước đó mà tôi không coi là lên Tây Nguyên. Vì lý do đó, tôi luôn cảm thấy mình có lỗi với Tây Nguyên, nhất là khi tôi nghĩ mình yêu Tây Nguyên, như yêu một phần của đất nước mình vậy.Ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry: kẻ thù của miền Nam, đồng minh của miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam?
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) – Trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì chủ nghĩa cộng sản xảy ra tại hai miền Việt Nam, 1954-1975, John Kerry là một người hai mặt: trước là một quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong những năm 1969 – 1970, rồi sau đó là người hoạt động rất tích cực chống lại sự trực tiếp tham gia quân sự tích cực của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam chống lại sự bành trướng của chế độ cộng sản quốc tế.Lại thêm một tập thơ nước cống phạm quy được “giải thưởng đểu” của Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) – Đó là tập thơ: “Màu tự do của đất” của Trần Quang Qúy (NXB Hội Nhà Văn – không thấy đề năm xuất bản) được giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam (từ nay xin gọi là Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh cho đúng nghĩa, vì khi gắn hai từ Việt Nam thiêng liêng này vào sau mấy chữ dung tục trên e xúc phạm người đọc chăng?), cùng với hai giải thưởng thơ cho hai tập thơ nước ốc khác của thày trò Thanh Thảo – Phạm Đương: “Trường ca chân đất” và “ Giờ thứ 25”.Thưa với ổng tổng thư ký hội đồng lý luận Trung Ương.
Bs Hồ Hải
– Hôm nay được đọc bài viết của ông Tổng thư ký hội đồng lý luận trung
ương – Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Viết Thông – với nhan đề: Tính hợp lý của điều 4 trong dự thảo hiến pháp (sử đổi)
được đăng trên báo Nhân Dân ngày 20/02/2013. Bài báo có đúng 2.984 chữ,
dài quá mức cho phép để độc giả có thể đủ kiên nhẫn đọc hết nó ở thời
đại thông tin này. Nhưng cũng ráng đọc để học hỏi khả năng tư duy độc
lập, tư duy phản biện của một think tank hàng đầu của quốc gia.
Phải qua tay y tá X!
Vụ cô giáo chuyển giới: Chờ Bộ xin ý kiến Thủ tướng
SOHA
– Sở Tư pháp Bình Phước vừa nhận chỉ đạo của Bộ Tư Pháp tạm ngưng thu
hồi 2 quyết định xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm
Văn Hiệp thành cô Quỳnh Trâm, chờ Bộ Tư Pháp và Bộ Y tế xin ý kiến Thủ
tướng.
Cái khó ló cái đúng
Li Ti (Songmoi) – Cầm chắc lỗ, chưa lên được phương án vận chuyển tối ưu, dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên bán cho nước ngoài đang gặp vô vàn khó khăn.Tính lại bài toán bauxite
Mai Hà – Quế Hà (Thanhnien) - Nhà máy alumin Tân Rai sắp đi vào hoạt động chính thức, mà Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn chưa lên được phương án tối ưu cho con đường vận chuyển bauxite, trong khi hiệu quả kinh tế gần như là không có.Đến tâm linh cũng không thoát khỏi “Cơ chế xin cho”
Phương Bích
– Xem lại cái clip hôm 17/2/2013 vừa rồi, thấy cậu cảnh vệ ở đài liệt
sĩ Bắc Sơn luôn miệng kêu: Khổ quá các bác ơi… thấy vừa bực mình vừa
buồn cười. Hẳn rằng cậu ta đã được lệnh, bằng bất cứ giá nào cũng không
được để cho “các bác ơi” ấy đặt được vòng hoa lên Đài…
THƯA VỚI ÔNG TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG
BS. Hồ Hải blog
Hôm nay được đọc bài viết của ông Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương – Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Viết Thông – với nhan đề: Tính hợp lý của điều 4 trong dự thảo hiến pháp (sử đổi)
được đăng trên báo Nhân Dân ngày 20/02/2013. Bài báo có đúng 2.984 chữ,
dài quá mức cho phép để độc giả có thể đủ kiên nhẫn đọc hết nó ở thời
đại thông tin này. Nhưng cũng ráng đọc để học hỏi khả năng tư duy độc
lập, tư duy phản biện của một think tank hàng đầu của quốc gia.
Ông phó giáo sư viết rất dài, nhưng hầu như không có tính khoa học
và khách quan của một nhà làm khoa học, mà hầu hết là cảm tính và áp đặt
ý kiến của riêng ông vào vấn đề chung của dân tộc và tổ quốc. Đặc biệt,
ông áp đặt một lối suy nghĩ đi ngược với duy vật biện chứng mà chính
ông phải là người thấu hiểu nó hơn ai hết. Có thể trích ra sau đây điều
ông đi ngược với quy luật mâu thuẩn của mâu thuẩn và quy luật thống nhất
các mặt đối lập để phát triển như sau:
“Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng
duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Ðảng Cộng sản
Việt Nam được nhân dân che chở, xây dựng. Nhân dân Việt Nam trìu mến gọi
Ðảng Cộng sản Việt Nam là “Ðảng ta”. Bài học từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở
Liên Xô và Ðông Âu còn nguyên giá trị. Từ khi chấp nhận bỏ Ðiều 6, Hiến
pháp Liên Xô, đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là
Ðảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ.
Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa
đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả
vật chất và tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta.”
Thưa ông, nhân dân nào thừa nhận điều ông viết? Ông thử ra bến xe,
chợ hay bất kỳ nơi đâu hỏi dân xem, dân có như ông viết ra không?
Thưa ông, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng tức là triệt tiêu mâu
thuẩn, triệt tiêu đối lập. Nó đồng nghĩa với đi ngược lại các quy luật
mâu thuẩn và đối lập. Cho nên đất nước ta mới có những cái tồi tệ như
ngày hôm nay phải không ông? Có thể tôi học ít, không nhiều học vị, học
hàm như ông, nên tôi chưa hiểu chỗ này, mong ông giải thích dùm cái chỗ
mà tôi cho rằng ông đang ngụy biện.
Thưa ông, tại sao phải dịch, rồi sao y bản chính điều 6 của hiến
pháp Liên Xô cũ thành điều 4 của hiến pháp Việt Nam 1992? Không lẽ, từ
ngày đảng ra đời đến nay chưa có ai làm ra được cái gì riêng cho đân
tộc, kể cả tuyên ngôn độc lập cũng vay mượn, hiến pháp cũng sao chép,
nền kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải dịch và sao
chép, và nhiều cái sao chép khác không phù hợp với lịch sử, văn hóa nước
mình. Nên tất cả những cái sao chép ấy lại làm nên bị kịch cho giống
nòi?
Thưa ông, tôi viết ngắn, mong ông và cái hội đồng lý luận của ông
hiểu nhiều và làm cho đúng với các quy luật triết học duy vật để cho
đồng bào và tổ quốc này còn có ngày tự hào với thế giới, chứ không tệ
hại như hôm nay.
Xin cảm ơn ông đã cho tôi bài học thế nào là cái lý luận trung ương qua bài viết của ông.
Asia Clinic, 9h12′ ngày thứ Sáu, 22/02/2013
Bài đọc liên quan:
+ Hiến pháp và thực tế Việt Nam
+ Quán tính tư duy
+ Bất cập của loài người
+ Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
+ Về mặt lý luận hình thái kinh tế xã hội Việt Nam đang ở đâu?
+ Thưa các quan phụ mẫu
+ Họ đã làm gì và họ sẽ…?
+ Hình thái xã hội và sự phát triển
Võ Phương - Những ai thuộc “BÊN THẮNG CUỘC”?
Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên
không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn
internet. Từ giữa Tháng 12/2012 đến nay, đã có khá nhiều lời khen/tiếng
chê nhưng tôi chỉ chú ý đến phát biểu của một số người mà tôi biết rất
rõ. Trong số này, phần lớn là những người đã một thời làm lính. Tôi tin
là lính nói thật. Lính đúng nghĩa, chứ không phải “lính kiểng”. Những
năm đầu của thập niên 1960, là thời điểm mà thế hệ của những người tôi
sắp nói đến, một khi đã chấp nhận đời lính thì không được phép hoạt động
chính trị. Trong ý nghĩa đó, lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ
biết bảo vệ Tổ Quốc, không được phép phục vụ lợi ích của bất kỳ đảng
phái nào. Họ chiến đấu vì lý tưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những
gì họ phát biểu đều dựa vào Danh Dự của một người lính chuyên nghiệp,
chỉ biết nói sự thật. Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam , họ đã chiến đấu
cho lý tưởng của họ, cũng là lý tưởng của quân đội và quyết bảo vệ danh
dự của người lính cho đến khi không còn sức. Trước hoàn cảnh oan nghiệt
của ngày 30-4-1975, một số người đã gục ngã, số còn lại, bằng cách này
hay cách khác, đã bị bắt đi tù, sống như tù binh chứ không phải hàng
binh như những đồn đãi lấy lòng Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn nhắc đến sự
thật này, và nhân tiện đây, muốn nêu một câu hỏi: Những ai thuộc Bên
Thắng Cuộc? Tôi xin nhấn mạnh đến “những ai” vì biết chắc rằng, cộng sản
Hanoi không thể đơn độc thuộc về Bên Thắng Cuộc được. Trước khi bàn đến
“Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc?”, tôi nghĩ đến những chiến binh đã phát
biểu liên quan đến những sự kiện được mô tả trong “Bên Thắng Cuộc” của
nhà báo Huy Đức.
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”
Là câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có lẽ chỉ đúng cho một số
trường hợp. Nhưng cho dù trong trường hợp nào cũng chẳng ai chê trách
cái “hèn” của những người bị “sa cơ lỡ vận”. Trong cuộc chiến vừa qua có
nhiều người đã chọn cái chết, trước khi hoặc sau khi bị “sa cơ”. Có
nhiều người không phải là “hùm thiêng”, bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn”
sau “Tháng Tư Nghiệt Ngã”. Cả hai trường hợp, đều rất đáng khâm phục.
Trong trường hợp thứ hai, đã có nhiều chiến binh trong Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn” và đã được nhiều người nhắc đến.
Trong số những chiến binh ấy, qua phát biểu của họ, tôi biết có liên
quan đến những sự kiện được diễn tả trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy
Đức, nhưng tác giả đã không nhắc đến. Dĩ nhiên, những thiếu sót của một
nhà báo là chuyện không thể tránh, không đáng trách nếu vô tình. Nhưng
dù thế nào, bài báo sẽ giảm giá trị. Ở đây, tôi chỉ nhắc đến lý do tại
sao anh Lê Quang Liễn lại được chú ý hơn những người khác có cùng hoàn
cảnh như anh. Trước hết, tôi xin tóm tắt vài sự kiện theo sự hiểu biết
của mình:
Anh Phạm Cang, anh Phạm Văn Tiền và anh Nguyễn Văn Sử đã bị bắt ở cửa
biển Thuận An cùng với anh Lê Quang Liễn. Đơn vị của các anh đã chiến
đấu trong tuyệt vọng, không được tiếp tế lương thực, đạn dược. Hoàn cảnh
này đã được mô tả trong nhiều tài liệu, sách báo trước đây. Có một điều
chắc chắn là các đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến tham gia mật trận này đều
bị bắt làm tù binh chứ không phải hàng binh như ông Huy Đức đã viết.
Anh Nguyễn Văn Nghiêm và anh Nguyễn Trọng Nhi thuộc Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù
đã làm chủ tình hình - nơi có chiếc cầu nối liền đường Phan Thanh Giản-
Saigon đến Xa Lộ Biên Hòa - cho đến giờ phút khi các anh nghe lệnh đầu
hàng của ông Dương Văn Minh. Tại đây, cả hai anh đều nắm rất vững tình
hình lúc bấy giờ, không hề có một đơn vị nào của Việt Cộng xuất hiện,
thì làm gì có chuyện VC bảo vệ chiếc cầu như Huy Đức đã viết.
Anh Phạm Văn Hồng biết rất rõ người Mỹ, Gerald Kosh, một trung uý của
Lực Lượng Đặc Biệt mũ xanh đã cùng đi trong chiếc Ford Falcon với anh
đến bến cảng Đà Nẵng, rồi cùng xuống chiếc Tuần Dương Hạm HQ16 với nhiều
quân nhân khác đến quần đảo Hoàng Sa. Tại đây anh Phạm Văn Hồng đã bị
giặc Tàu bắt làm tù binh cùng với nhiều chiến binh khác. Trong một cuộc
phỏng vấn với ông Huy Phương trên đài SBTN, anh Hồng đã tiết lộ khá
nhiều chi tiết thú vị. Ông Huy Đức chẳng biết gì về chuyện này cả, nên
đã diễn tả sai lệch trong cuốn sách của ông.
Anh Vương Mộng Long thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân - đã được nhắc đến
trong cuốn e-book Comrades In Arms, tác giả là một cựu chiến binh Mỹ đã
từng tham dự cuộc chiến Việt Nam, tiến sĩ Roger Canfield - liên quan
đến mặt trận Long Khánh vào những ngày sau cùng của cuộc chiến, tức
những ngày sau cùng trong “chiến dịch Hồ Chí Minh” là một trong 4 chiến
dịch đánh chiếm miền Nam của Việt Cộng. Trong suốt trận này, Tiểu Đoàn
82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long là đơn vị trấn giữ cổng
Tòa Hành Chánh và sân bay Long Khánh. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã
đánh tan một trung đoàn Cộng Sản, và bắn cháy gần hết số chiến xa VC đi
theo yểm trợ đơn vị này khi chúng tiến sát vòng đai hướng đông của tòa
hành chánh tỉnh. Chính Thượng Tướng VC Hoàng Cầm đã phải thú nhận thảm
bại này trong hồi ức "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày" của y. Huy Đức đã sai
lầm khi trích dẫn lời Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh huênh hoang rằng, "Quân
VC đã cắm cờ trên nóc Tòa Tỉnh Long Khánh".
Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu ? |
Trường hợp Lê Quang Liễn
Riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn đã bị ông Huy Đức khai thác kỹ
hơn, nhưng những gì ghi trong sách “Bên Thắng Cuộc” của ông, nhiều bạn
cho biết, hoàn toàn bịa đặt. Sự thật như thế nào? -Trong một cuộc phỏng
vấn với ông Dương Phục trên đài Saigon Houston 900AM, anh Liễn đã cho
biết, ở trang 52 của cuốn sách nêu trên, dưới tựa đề “Ngụy Quân”, ông
Huy Đức đã dựa vào một bài báo của Phan Xuân Huy viết cho tờ Tin Sáng
của Ngô Công Đức, là tờ báo thuộc thành phần “thiên Cộng” ở miền Nam
trước đây, để hạ nhục binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa và hạ nhục cá nhân anh. Sau 40 năm anh mới biết chuyện này.
Anh Liễn cho biết, tất cả chỉ là điều tưởng tượng được gọt dũa cho phù
hợp với nghị quyết 36. Ông Huy Đức đã xin lỗi anh Liễn trên facebook,
đồng thời đã hứa là sẽ sửa chữa và lùi lại ngày phát hành cuốn sách “Bên
Thắng Cuộc” của ông. Anh Liễn đã ghi nhận và lưu lại làm bằng chứng.
Tôi nghĩ, còn rất nhiều người khác nữa là những nhân chứng của nhiều
trận đánh hoặc các biến cố xã hội trước khi có lệnh đầu hàng của ông
Dương Văn Minh, đã được mô tả trong “Bên thắng Cuộc”, nhưng tác giả Huy
Đức đã không hề biết đến sự thật. Chỉ riêng trường hợp của anh Lê Quang
Liễn được nhắc đến khá chi tiết nhưng cũng sai sự thật như vừa nêu trên.
Tại sao vậy? -Lẽ dễ hiểu, khi tác giả Huy Đức từ Bắc vào Nam, ông chỉ
“vồ” được một bài báo “nịnh Việt Cộng” của nhà báo Phan Xuân Huy, con rể
của ông Dương Văn Minh, viết láo lếu về đơn vị và cá nhân anh Lê Quang
Liễn nhằm “nâng bi” Việt Cộng. Còn những trường hợp khác, đã không có
nhà báo miền Nam nào đề cập đến, cho nên ông Huy Đức đã không có cơ hội
“vồ” được, thì lấy gì để viết. Chuyện đơn giản chỉ có thế!
Tình “Huynh Đệ Chi Binh”
Về trường hợp của ông Dương Văn Minh, nhiều người gọi ông là “hèn
tướng”, “đần”, “nhiều lần cờ đến tay không biết phất”, nhưng dù có hèn
cũng không đáng chê trách vì như trên đã nói, ông là người đã nhiều lần
bị “sa cơ lỡ vận” có lẽ cũng tại “đần”. Và vì đã một thời “khoác chiến
y”, bây giờ đối với “cách mạng” ông là người “có tội”, nên phải hèn,
nhưng ông không bị đi tù như các thuộc cấp của ông. Nếu có đáng chê
trách chăng, thì chỉ đáng chê trách khi ông hèn đến độ không dám mở
miệng, trong lúc ông có thể yêu cầu Bên Thắng Cuộc “nương tay” đối với
các chiến binh đã một thời làm việc dưới quyền ông. Lời yêu cầu có thể
chẳng đi tới đâu nhưng thể hiện được tình “huynh đệ chi binh”, một thứ
tình thiêng liêng trong quân ngũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Anh Lê Quang Liễn đã thể hiện được thứ tình thiêng liêng này khi anh
đem xác người em ruột - trong lúc cùng đoàn người dân di tản ra khỏi
vùng đất đang giao chiến, đã bị một viên đạn vô tình gây tử thương - lên
một chuyến tàu để chuyển về Saigon. Nhưng không xong, lúc ấy con tàu
bắt buộc phải lùi xa bờ để tránh những làn mưa đạn pháo của địch. Anh
Liễn còn kẹt trên tàu nhưng quyết định nhảy xuống nước, bơi vào bờ, trở
lại đơn vị để cùng chịu chung số phận “bị bắt” ở cửa biển Thuận An với
đồng đội của mình. Một hành động như thế vào những ngày cuối cuộc chiến,
hầu như không ai làm được. Về chuyện này, tờ Thời Báo Houston số 321
phát hành ngày 4 tháng 1 năm 2013 đã mô tả chi tiết hơn, như sau: (xin
trích nguyên văn)
“Một số thường dân chạy theo lính đã trúng đạn chết, trong đó có sinh
viên Lê Quang Thể 19 tuổi là em ruột ông Liễn. Sáng hôm sau, một quân
vận đĩnh LCM vào gần bờ đón thương binh, TĐ trưởng Cang phân nhiệm cho
TĐ phó Liễn hướng dẫn anh em đưa thương binh và tử sĩ của đơn vị xuống
tàu tản thương. Dưới trận mưa pháo dày đặc của địch, tàu kéo cửa và lùi
ra khơi trong khi Liễn còn kẹt trên tàu, chưa kịp mang xác em trai mình
lên. Để thoát nạn, ông Liễn chỉ việc ở lại trên quân vận đĩnh với đồng
đội bị thương, nhưng tiểu đoàn phó đã quyết định nhảy xuống nước, lội
vào bờ, để tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Trên đường vừa đánh vừa rút
xuôi Nam về phía cửa Tư Hiền, quân nhân TQLC lần lượt bị bắt sau khi hết
đạn, không có chuyện đầu hàng như Phan Xuân Huy dựng đứng. Ngoài ra,
khi nói lính TQLC “đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận
An”, Phan Xuân Huy tự chứng tỏ mình không có cả khái niệm sơ cấp nhất
về hệ thống quân giai: các đơn vị TQLC triệt thoái không thành công khỏi
cửa Thuận An là những người lính thuộc quyền của trung tướng Lâm Quang
Thi, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân đoàn 1 tại Huế.”
Nhà báo Phan Xuân Huy không phải là người “sa cơ”, ông là người “thời
cơ”, ông không phải là người Bên Thua Cuộc, thế mà ông vẫn hèn. Ông viết
báo để nịnh “cách mạng”, nói đúng hơn là nịnh Việt Cộng, bẻ cong ngòi
bút, thay trắng đổi đen. Dưới ngòi bút của ông, trại tù đã biến thành
trại hè, tù nhân đã biến thành người đi nghỉ hè. Thật hết sức lố bịch!
Cách biến hóa rất độc đáo này của một nhà báo “thời cơ”, thật rất đáng
khinh bỉ! Nhà báo Huy Đức đã đưa sự kiện độc đáo này vào tác phẩm “Bên
Thắng Cuộc” của mình và sau đó đã xin lỗi, như vừa nêu ở trên.
Một phê phán khác
Ngoài những phê phán có chứng cớ rất hiển nhiên của các chiến binh như tôi vừa nêu trên, cũng còn một phê phán khác đáng chú ý.
Cho đến nay thì mọi người đã biết rõ “Bên Thắng Cuộc” là cuốn sách mà
nếu nói về hình thức thì không phải là hồi ký, bút ký, tạp chí, tiểu
thuyết hay truyện ngắn, và chắc chắn không phải là cuốn sử ký. Theo blog
BS Ngọc cho rằng, đây chỉ là cuốn sách nói về “hậu trường chính trị của
chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Tôi nghĩ, ý kiến
này chính xác. BS Ngọc cho biết thêm: “Huy Đức không phải là người đầu
tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ
Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền
Nam suy sụp sau ngày ‘giải phóng’ trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị
nhà xuất bản cắt xén khá nhiều.” BS Ngọc đã trích nhiều đoạn quan trọng
trong tập Hồi Ký này để cống hiến bạn đọc và cho biết Huy Đức chỉ là
người “cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ
Nguyễn Hiến Lê”. Những trích đoạn được ghi nhận dưới các tiểu đề như: Kẻ
“thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc.- Trong cùng lúc ra
tay hành hạ dân miền Nam.- Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc”
thì ăn hối lộ và tham nhũng.- Họ tạo nên một xã hội trong đó con người
mất hết nhân phẩm.- Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng; bởi vì một
trong những nguyên nhân là: người miền Bắc coi người miền Nam là ngụy…
Như vậy, nếu nói riêng về thực trạng xã hội miền Nam sau ngày 30-4-1975,
Huy Đức viết trong “Bên thắng Cuộc” chẳng có gì mới mẻ, và thiếu sót
quá nhiều nếu so sánh với Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Những ai ra đi
khỏi nước trước ngày 30-4-1975, nhất là những người dân miền Bắc và
những ai được sinh ra sau ngày này, thì lầm tưởng rằng những gì Huy Đức
viết là những điều “trung thực” về thực trạng miền Nam sau ngày “giải
phóng”. Nhưng thực ra Huy Đức chỉ nói được một phần nhỏ sự thật. Còn
nhiều dữ kiện đã viết sai sự thật, hoặc chỉ đúng với những bài báo
“nịnh” chế độ sau khi VC chiếm được Saigon, chưa kể đến rất nhiều điều
quan trọng không được nhắc đến. Những ai còn kẹt lại ở miền Nam sau ngày
30-4 và càng kẹt lâu thì càng thấy rõ những gì Huy Đức viết sai hoặc
thiếu sót, sau khi đọc Hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Cụ đã cho thấy đảng
cộng sản, người Bên Thắng Cuộc đã “đần độn” đưa đất nước xuống vực thẳm
sau ngày “giải phóng”. Còn những chuyện: “đằng sau hậu trường chính
trị” do Huy Đức phỏng vấn các cán bộ Việt Cộng hoặc những người liên can
với cán bộ, thì liệu có tin được không?
Những ai thuộc “Bên Thắng Cuộc”?
Phải xác định ngay: Đảng Cộng Sản Tàu và Đảng Cộng Sản Việt Nam là những
người Bên Thắng Cuộc. Còn toàn Dân Việt Nam là những người Bên Thua
Cuộc và đã thua đậm trong cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm. Cuộc chiến vừa
chấm dứt vào ngày 30-4-1975 thì lại rơi ngay vào các cuộc chiến khác,
đưa đến hậu quả là toàn dân đã thua lại càng thua, vì mất mạng sống, mất
đất, mất biển, mất hải đảo. Hậu quả ấy vẫn chưa hết, hiện nay, mặt trận
Biển Đông vẫn còn đang nóng bỏng, toàn dân vẫn còn đang tiếp tục bị
thua trên mặt trận này, chưa biết đến bao giờ mới hết thua và đang làm
nhức nhối những con tim yêu nước. Nhiều bạn cho biết, câu nói của Nguyễn
Duy: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh Bên nào thắng thì nhân
dân đều bại” đã tổng quát hóa ý nghĩa “Bên Thua Cuộc”.
Kể từ khi loài người xuất hiện trên mặt địa cầu, không biết có bao nhiêu
cuộc chiến lớn/nhỏ đã xảy ra ở khắp mọi nơi. Nhưng sau mỗi cuộc chiến,
ít ai để ý đến ý niệm Thắng/Thua dai dẳng như sau cuộc chiến Việt-Nam.
Đặc biệt, cuộc chiến Nam-Bắc nước Mỹ (American Civil War) kéo dài 4 năm,
làm chết hàng triệu người; thế mà khi buông súng đầu hàng, bên thua
cuộc lại được đón tiếp trọng thể và được vinh danh nhiều hơn bên thắng
cuộc, đã là nguyên nhân của sự “hòa giải” và “hòa hợp” giữa hai bên,
thật sự đã đưa đến thành công lớn trong việc xây dựng nước Mỹ, mặc dầu
là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Đó là nhờ tính quảng đại của Bên
Thắng Cuộc đã giúp toàn dân cùng đứng về Bên Thắng Cuộc.
Không ai mong đợi tính quảng đại từ phía cộng sản Hanoi , chỉ hy vọng là
họ sẽ không trả thù Bên Thua Cuộc. Nhưng rốt cuộc, như mọi người đã
thấy, hy vọng đã trở thành thất vọng. Bên Thắng Cuộc không những chỉ trả
thù người còn sống mà cả những xác chết Bên Thua Cuộc. Vì thế, sau cuộc
chiến Việt Nam, mặc dầu cùng chủng tộc, cùng văn hóa, đã 38 năm không
còn nghe tiếng súng trên quê hương nhưng ý niệm về thắng/thua vẫn còn
nguyên vẹn. Đó chính là nguyên nhân của sự chia rẽ, càng ngày càng trở
nên trầm trọng. Chỉ vì người bên thắng cuộc đã quá tự đắc, kiêu ngạo, tự
cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng u tối đến nỗi không tìm thấy
nguyên nhân căn bản gây ra sự chia rẽ. Hoặc có thể thấy, nhưng đó không
phải là cứu cánh của Bên Thắng Cuộc, mà nếu như thế thì lại càng u tối
hơn nữa.
Nhiều dữ kiện lịch sử đã chứng minh, sau cuộc chiến Việt Nam, Giặc Tàu
có lợi nhiều nhất vì một phần đất quan trọng phía Bắc, các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã từ lâu thuộc chủ quyền của Việt Nam
thì nay thuộc về nước Tàu. Kế đến là Đảng Cộng Sản Việt Nam có lợi vì
giành được toàn bộ Quyền Tư Hữu và Quyền Lãnh Đạo đất nước dưới sự bảo
trợ của giặc Tàu.
Toàn Dân Việt Nam thua vì mất Quyền Tư Hữu, mất Nhân Quyền và mất Quyền
Yêu Nước, tất cả những quyền ấy đã thuộc về tay Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Tổ Quốc Việt Nam thua vì mất đất, mất biển, mất hải đảo, cơ đồ do tiền
nhân gây dựng lâu đời thì nay đã thuộc về tay giặc Tàu.
Tuy chính quyền Mỹ có tham dự một phần vào Bên Thắng Cuộc, sau cuộc
chiến Việt Nam họ đã đánh sập được đối thủ Liên-Sô và các nước CS Đông
Âu, nhưng không ai lên án Mỹ, mà chỉ trách chính sách ngoại giao không
đồng nhất của họ đã bỏ rơi đồng minh trong cuộc chiến giữa lúc quân/dân
miền Nam đang trên đà chiến thắng.
Ông Ted Gunderson, cựu nhân viên đặc nhiệm ở Los Angeles và Washington
DC đã nói gì về việc Cộng Sản Hanoi đầu hàng Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa vào
đầu năm 1973, nhưng ngay sau đó, chiến lược của Mỹ đã thay đổi như thế
nào? Xin quý vị xem để nghe họ nói gì:
http://www.youtube.com/watch?v=hwvXyzo7MjM&feature=player_embedded
Những nhà báo viết theo “lề phải” tức những nhà báo Bên Thắng Cuộc thì
chắc chắn không biết chuyện ông Ted Gunderson, vì họ không cần biết hoặc
không được phép biết.
Mọi người lên án giặc Tàu vì ý đồ xâm lăng Việt Nam đã được nuôi dưỡng
từ khi Mao Trạch Đông cầm quyền ở Hoa Lục, cho đến năm 1974 là thời điểm
thuận lợi tiến chiếm Việt Nam. Mỹ và giặc Tàu đều hành động vì quyền
lợi tối cao của quốc gia họ là chuyện đương nhiên. Thế còn Đảng Cộng Sản
Việt Nam hành động theo quyền lợi của ai? Ngay từ buổi bình minh của
cuộc chiến, nếu không có sự giúp sức của Nga, Tàu và ngay cả Mỹ sau này,
thì liệu Đảng CSVN có thuộc về Bên Thắng Cuộc được không? Đó mới là
điều cần biết rõ để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau (hoặc ít ra là muốn
nghe lời bình luận thẳng thắn) hơn là những thứ lẩm cẩm“đằng sau hậu
trường chính trị của chế độ cộng sản”.
Chắc quý vị đều đồng ý rằng, bất cứ cuộc chiến nào rồi cũng đến hồi kết
thúc và có một Bên Thắng Cuộc. Hiện nay, trong cùng một lúc, toàn dân
Việt Nam đang phải đương đầu với hai cuộc chiến cực kỳ khó khăn: -Cuộc
chiến chống chế độ Mafia trong nước; và -Cuộc chiến chống giặc ngoại
xâm đến từ phương Bắc. Điều mong đợi, sau khi hai cuộc chiến này đến hồi
kết thúc, toàn dân ta sẽ cùng đứng chung trong một Bên Thắng Cuộc. Thế
nhưng, ngay bây giờ phải bắt đầu bằng cách nào?
Võ Phương
Tháng 2-2013
(Blog Phù Đổng)
Lê Phương Dung - Thế nào là "Tôi xin nhận mọi hình thức kỷ luật của Quốc hội" thưa ông Hoàng Hữu Phước?
Tôi muốn bắt đầu bài viết bằng chính sự "ăn năn " của ĐBQH Hoàng Hữu
Phước. Ở đây tôi sẽ phân tích thật khách quan theo hai khía cạnh: Tiêu
cực và tích cực. Dù sao thì vụ việc nổi như sóng cồn của ông Nghị này,
tôi cũng là người theo dõi, và đã có commetn trên TTHN từ đầu cùng với
rất nhiều những ý kiến phản ứng của các độc giả, cộng tác viên, dù theo
cách riêng của mỗi người thì cũng hướng chung một mục đích là vạch rõ
những sai lầm đáng tiếc của ông Nghị Phước, chứ cũng như tôi, chả ai ở
đây có thể biết ông,kể cả ĐBQH Dương Trung Quốc thì cũng vậy thôi, bởi
vì ông sai, thì chúng tôi phải chỉ trích. Đó là lẽ đương nhiên thôi ông
Phước ạ, nhưng sự " ăn năn " của ông, thật sự tôi thấy chưa có tính
thuyết phục cao, sai thì sửa là điều phải làm, nhưng tôi thấy hình như
ông vẫn lối mòn một trường phái bảo thủ, kiểu " cà cuống chết đến đít
vẫn còn cay " thì đúng hơn với khía cạnh tiêu cực,hình như ông đang tự
bào chữa cho mình, đến nỗi khi đọc: " Tôi quan niệm blog của mình cũng
như một thùng nước đá, tôi để thùng nước đó để ai khát thì uống...". (
của ông đăng trên Báo Tiền phong 6:56, ngày 20/2/2013 ).
Nhà báo Lê Phương Dung ở Sảnh Đại Lễ Đường, Xuân 2013 |
Riêng câu này tôi thấy cả một sự nhẫn tâm, vô tình... Đến nỗi tôi, một
người phải kiêng đồ lạnh tuyệt đối, theo y lệnh của BS ( do đặc thù của
bệnh tật ), mà khi đọc câu trên của ông, tôi cũng lạnh toát cả người, và
thề rằng, nếu ở cạnh " thùng nước đá của ông, tôi cũng liều mình " tu
cho chết quách đi " đấy thưa ông. Cứ cho rằng ông sống ở nơi quanh năm
đầy nắng nóng, và ông " treo nước " lên để " khuyến mại " cho bàn dân
thiên hạ, nhưng tại sao phải là " nước đá?" mà không chỉ : " nước " là
được rồi. Đối tượng " ghé uống " có rất nhiều người cũng phải " kiêng đá
" như tôi thì sao? Ngay một việc đó thôi, cũng đủ thấy ở ông Nghị Phước
có cả sự lạnh lùng sắt đá lắm đó ông ạ.
Việc ông thừa nhận " trong thời gian qua đã có một số việc không đồng
tình với ông Quốc. Như gần đây tôi có viết một bài phê bình cuốn sách
của NB Huy Đức. Ngay sau đó, trả lời phỏng vấn BBC, ông Quốc lại bày tỏ
ủng hộ và muốn công bằng cho tác giả ".
Qua câu nói trên, tôi mới thấy ông Phước này không hề " ngu " một li một
lai nào cả, thâm ý, câu cú của ông là cả một sự " gài độ " chết người.
Ông Hoàng Hữu Phước thừa hiểu, xung quanh câu chuyện về cuốn sách này,
nhiều người thì ngợi khen, cho rằng đây là "Minh triết của sự thật ".
Trong khi các báo chí chính thống trong nước thì in liên tục bài phê
phán, chê bai " Bên thắng cuộc " của tác giả Huy Đức, nào là " một nửa
sự thật không phải là sự thật " , nào là " Người viết với tâm thức bất
mãn, chống đối...", và một điều rõ nhất là " Bên thắng cuộc " viết về "
Ta " nhưng lại được xuất bản dưới dạng sách in ở Mỹ, mà rất nhiều cá
nhân bị tác giả dùng chữ nghĩa đặc tả, biến họ thành những người: "
không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt...". Trong khi tôi
thấy câu trả lời phỏng vấn của ĐBQH Dương Trung Quốc với BBC " Bên thắng
cuộc, ĐỌC THÌ ĐỌC VẬY THÔI, ĐỪNG TUYỆT ĐỐI HOÁ NHỮNG GÌ ĐƯỢC CHO LÀ SỰ
THẬT LỊCH SỬ". Qua câu trả lời của ĐBQH Dương Trung Quốc, tôi trích dẫn
ra đây, xin tất cả mọi người, hãy thật công tâm xem có sự ủng hộ hay
muốn " công bằng cho tác giả ?" như lời ông Phước trần tình, thanh minh,
thanh nga cho sự sai lè của mình hay " vô tình " vảy thêm tí hắc ín vào
người ĐBQH Dương Trung Quốc đấy ạ.
Câu gây thêm sự căm tức của của người dân, hay nói một cách khác là cử
tri cả nước " Người dân họ không sợ gì cả. Mình là đại biểu QH thì phải
biết sợ giùm cho dân. Chúng ta vẫn yêu cầu luật biểu tình, nhưng không
ai lường trước khi có luật biểu tình điều gì sẽ xảy ra cả ". Mẹ kiếp,
dưới tư cách của một người dân, tôi phải chửi: " Tiên sư cha cái thằng
bố láo ", cái đã, mà đã chửi công khai trên mạng là tôi chấp nhận mọi "
án kỷ luật ", bởi ông Nghị Phước coi thường " thứ dân " chúng tôi quá
lắm,ông cho dân chúng tôi là " Chí Phèo " như ông hết cả hay sao " mà
lại đi " không sợ gì cả " thì loạn phản hết à? Bất cứ ở xã hội nào cũng
phải có kỷ cương phép nước. Không có kỷ cương phép nước thì không thể
giữ yên trật tự xã hội. Đó là đa số những người dân " là gốc " luôn sống
đúng theo tôn chỉ, chỉ số rất ít ( trong đó có ông ) đấy, thì mới " coi
trời bằng vung ", thôi thưa ông Nghị Phước. Còn mọi thứ Luật, khi đã
được bàn bạc, soạn thảo kỹ càng, khi đã được đưa vào đời sống để thực
thi, tôi thấy hầu như người dân đều chấp hành một cách triệt để chứ
không phải " không sợ gì cả ", như ông phán đâu, ông quá đáng lắm, coi
thường chúng tôi lắm lắm, hôm nay tôi chỉ nêu ra mấy " điều xin lỗi "
của ông đã đăng đàn công khai trên nhiều báo chính thống, để cho những "
người dân không sợ gì cả " chúng tôi, " xử lý " ông cũng công khai
trước đã, hồi sau, tuỳ sự phản ứng, tôi sẽ có phần " bào chữa " cho ông
theo chiều hướng tích cực. Kiểu gì thì tôi cũng sẽ phải " đối đầu " với
ông trong kỳ họp QH 5 KXIII vào tháng 5 sắp tới rồi, nói thế để ông biết
tôi " cũng biết sợ " đấy nhé.
He he, 3 năm võ Tầu, không bằng một chầu củ đậu, tôi biết " phân biết
thận " nên ra chợ Đồng Xuân, mua liền chục mũ bảo hiểm. Nắng tháng 5 "
nằm không cũng mệt " thì tôi vẫn cứ đội khi vào nơi Nghị trường tác
nghiệp, sợ gì bu con thằng lào ông nhể!
Trân trọng chào ông.
Nhà báo Lê Phương Dung
* Bài do tác giả gửi tới TTHN
771 – Anh còn lú hay anh đã khôn?
gocomay
Trong lúc đảng và nhà
nước ta kiên định thực hiện “cam kết không nhắc lại qúa khứ nữa” với bạn
vàng phương Bắc. Thì người anh em cùng ý thức hệ vẫn tưng bừng kỷ niệm
cái ngày mà theo họ, đó là ”cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên
giới”.
Song song với các chương trình “ăn mừng
chiến thắng” ở khắp nơi trong cả nước, tại các nghiã trang, các nghi
thức tưởng nhớ các liệt sỹ cũng được ông “bạn vàng” dâng hương hoa
tri ân một cách trang trọng.
Ta hãy xem bài báo sau đây khắc rõ thực hư!
全国各地举行纪念对越自卫反击战胜利三十四周年活动
2013-02-20 09:48:27| 分类: 博主原创作品精选|字号 订阅
KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
20-02-2013正月初八即2013年2月17日又正值中国对越自卫还击战首战34周年纪念日,全国各地举行纪念对越自卫反击战胜利34周年活动。参加活动参战老兵代表讲话,回顾了对越作战的历史,总结了对越作战的意义,倾诉了幸存老兵对牺牲战友的怀念之情,诉说了和英烈战友一起在战场战斗的情形,表达了参战老兵的爱国之心,歌颂了英烈的丰功伟绩,鞭挞了当今社会遗忘英雄的不良现象,呼吁全社会加强爱国主义教育、关爱英雄、敬重英雄,不忘历史,怀念英烈!
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày
17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự
vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt
động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt
Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói
chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của
trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh
may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến
đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng
yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to
lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các
anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng
yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch
sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!
2013年春节,西安的大街小巷挂起了造型各异的大红灯笼和各种“春”的塑雕,千年帝都营造出了浓厚的节日气氛。当人们还沉浸在喜迎蛇年春节的氛围中时,正月初八即2013年2月17日又正值中国对越自卫还击战首战34周年纪念日,古城西安,天气阴沉,好似老兵的心情一样沉重。早10点钟西安各区县的战友陆续从四面八方向西安烈士陵园集结,参加对越自卫反击战胜利34周年活动。
Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây
An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc
chữ “Xuân” (“春”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô
ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm
con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào
ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ
thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến
binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây
An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt
động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc
đối với Việt Nam.
参加纪念活动的参战老兵们一起合影留念。
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động chụp ảnh lưu niệm
正月初八即2013年2月17日,广州市(含珠三角周边地区、市、县)参战、退役军人1000余人在广州烈士陵园举行纪念自卫还击战34周年暨拜祭烈士活动。
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày
17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng
Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã
tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích
tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.
Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu
广西龙州彩燕喜庆花店的老板,每年的这个时候,夫妻俩都会在每一位烈士的墓碑前献上一朵美丽的菊花,深切的悼念缅怀对越自卫反击战斗中光荣牺牲的烈士们
Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở
Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng
một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ
đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
我们强大的祖国,是倒下的英烈们用年轻的生命,创造了彪炳千秋的功绩。国富民强的辉煌历史,是参战勇士们,用沸腾的热血,从硝烟弥漫的战场,从血雨腥风的苦难,换取了我们今天的和平盛世。祖国!我为你自豪!参战老兵,我为之骄傲!历史铭记沧桑,苦难铸就辉煌。一段段血与泪凝结的苦难,一页页中国人民不懈的抗争,一次次战争与和平交织而成的希望与辉煌,站在历史的制高点上,昔日的战场已硝烟散尽,在这个物欲横流的社会,还有什么能让我们感动不已?我们能做的就是铭记历史沧桑,铸造属于我们的辉煌。
Tổ quốc to lớn của chúng ta là do
những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình
để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú
dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi,
từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi
lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự
hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!
- Nguồn: hxcy1965.blog.163.com (Theo bản dịch trên trang ABS)
* * *
Cũng có người cho rằng, các lễ kỷ niệm
“trận chiến phản kích tự vệ…” này chỉ diễn ra ở diện hẹp ở các địa
phương với sự tham gia của các cựu chiến binh từng tham chiếm để tưởng
nhớ các đồng đội cũ của họ. Nhưng không hiểu cái “cam kết không nhắc lại qúa khứ nữa”
giữa hai đảng kiểu gì mà tờ Phượng Hoàng cơ quan ngôn luận của Đảng CS
Trung Quốc lại cho đăng những dòng tin như thế này vào đúng cái ngày qúa
khứ buồn của cả hai bà mẹ Việt Nam và Trung Quốc đã mất tới hơn nửa
triệu những đứa con yêu của mình (Việt Nam: trên 30.000; Trung Quốc:
trên 20.000)???
NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Phượng HoàngNgày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền,
xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và
hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua đuổi,
cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa,
liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng
thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại
nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước
tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết
định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ
17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế
được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn
và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân
Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ
xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
(Theo bản dịch trang ABS)
Trong phần phản hồi của độc giả trên trang ABS, tôi chú ý đến một phản hồi có nick nahme Mẹ Đốp như sau:
Hôm qua tình cờ
được biết ông Đào Nguyên Cát TBT Thời báo Kinh tế VN có gặp ông Đinh Thế
Huynh và gặng hỏi vì sao báo chí VN im hơi về cuộc chiến 17/2/1979 đã
thế lại còn cấm đoán nhân sĩ trí thức đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt
sĩ. Ông Huynh trả lời đại ý: Ta và Bạn đã cam kết không nhắc đến quá khứ nữa (GCM tô đậm) nên
ta không chủ động khơi lại chuyện cũ. Nếu báo Nhân Dân hay Quân Giải
phóng của TQ mà đưa tin, bài thì ta cũng sẽ đáp trả tương ứng…
Thế mới biết mấy anh báo Mỹ như
Washington Post, Newyork Time… không cam kết với Tuyên giáo VN trước nên
vụ kỷ niệm 40 Điện Biên Phủ trên không bị VN làm to chuyện cho bẽ mặt
Đế Quốc Xâm lược.
(22/02/2013 lúc 07:05)
Nếu sự việc trên là xác thực. Không biết
ngài Đinh Thế Huynh nói riêng và 14 ngài trong BCT đang lèo lái con tàu
Việt Nam hôm nay có còn tin và tha thiết gắn bó với ông láng giềng cùng ý
thức hệ tiền hậu bất nhất này đến bao giờ nữa đây?
Có một bạn còm hiến kế rằng:
… vì ngày 17/2 qua
rồi. Hưởng ứng tinh thần của đảng ta là đáp trả tương xứng theo cam
kết! ĐỀ NGHỊ TẤT CẢ CHÚNG TA CÙNG TỔ CHỨC 34 NĂM – NGÀY CHIẾN THẮNG QUÂN
TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC DÃ MAN – VÀO NGÀY 16/3/2013.
(22/02/2013 lúc 07:31)
Một bạn khác lại có những chia sẻ khá nhún nhường:
Tôi tin là đa số lãnh đạo cấp cao của
ĐCSVN (trừ một số rất ít…lú lẫn) về cơ bản đều hiểu thời cuộc và thực
hiện “đu dây”; trong đó, họ hiểu tham vọng và đều nhận thức được những
gì ĐCSTQ đang làm.
Họ coi 4..16… gì đó chỉ là khẩu hiệu
ngoại giao chứ không ngây thơ tin và làm theo. Bên yếu có tần suất sử
dụng nhiều hơn, nhưng cũng để che giấu cái mình đang làm và muốn làm.
(Ta châm chọc cái đó nhiều cũng vô nghĩa vì người ta coi nó vô nghĩa).
Vấn đề là bên yếu đang muốn gì và đang làm gì?
(22/02/2013 lúc 16:57)
Sau khi xem xong những hình ảnh “Khắp nơi trong cả nước (Trung Quốc) tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến tự vệ phản kích với Việt Nam” (xem ở đây), một anh Thương Binh Chống Tàu Ở Mặt Trận Vị Xuyên 1979 đã nói:
Toi máu thịt của tao ở Vị xuyên…
(22/02/2013 lúc 07:35)
Bên cạnh cũng không thiếu những cựu chiến
binh chắc đang mải lo “bảo vệ cái sổ hưu” mà lú lẫn tới mức bẵng quên
hàng vạn chiến sỹ và nhân dân đã anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến đẫm
máu để bảo vệ từng tấc đất biên cương. Như mô tả của bác Nguyễn Kim như sau:
Hôm chủ nhật (17/2) tôi đến nhà một cán bộ Hội CCB và hỏi có biết hôm nay ngày gì không.
Ông ta nói kỷ niệm Chiến thắng Mậu Thân chứ gì…
Hỡi hương hồn các LS hy sinh ở biên cương phía bắc có linh thiêng hãy về phù hộ cho đất nước này mau thoát ra khỏi ách đô hộ của Tàu cộng.
Hỡi hương hồn các LS hy sinh ở biên cương phía bắc có linh thiêng hãy về phù hộ cho đất nước này mau thoát ra khỏi ách đô hộ của Tàu cộng.
(22/02/2013 lúc 07:13)
Muốn thoát ra khỏi ách đô hộ của kẻ thù
truyền kiếp ấy, không thể cứ mãi lẫn lộn không xác định được bạn thù một
cách rạch ròi. Cái “giải pháp đỏ” mà Nguyễn Văn Linh cách đây hơn 20
năm đã mù quáng chui vào (Hồi ký Trần Quang Cơ) chả khác nào thứ vòng kim cô không biết đến bao giờ mới thoát ra được?
Nhưng không phải vô phương cứu chữa.
Vấn đề là những “đỉnh cao trí tuệ” đang nắm vận mệnh quốc gia dân tộc có
muốn đi chung đường với nhân dân hay coi dân là “thế lực thù địch”. Tôn
thờ kẻ thù là ân nhân là “không bao giờ được quên ơn” (Trần Đăng Thanh)
Những đảng viên (“… nhưng mà tốt”) đang
giữ trọng trách lớn, nếu muốn thực tâm đi với dân và dũng cảm vứt
bỏ ”vòng kim cô” của kẻ thù. Chỉ còn cách nhân cơ hội đang tu sửa Hiến
pháp mới. Hãy trả lại cái quyền cai quản đất nước, quyền chưng cầu và
phúc quyết Hiến lại cho nhân dân. Để người dân được tự quyết thể chế
chính trị và lựa chọn người lãnh đạo xứng đáng cho mình. Nếu qúi vị biết
đặt lợi ích của dân nước lên trên lợi ích cục bộ của phe nhóm, qúi vị
sẽ không bao giờ lo mất quyền lãnh đạo. Cũng như lĩnh vực kinh tế, trong
đời sống chính trị, nếu có sự cạnh tranh một cách lành mạnh, tự thân nó
sẽ là phương thuốc tốt nhất “chỉnh đốn” được đội ngũ đảng tiên
phong của qúi vị. Mà chả cần lo “bệnh tìm ra rồi… phương thuốc có rồi… không biết con bệnh có chịu uống thuốc không?” (ý lời nói của TBT Nguyễn Phú Trọng)
Như cổ nhân nói “linh tại ngã bất linh tại ngã” là thế!
Để kết cho entry này, xin dẫn lại lời kết bài “Sửa Hiến pháp chứ không phải xây Hầm trú ẩn” của nhà báo Huy Đức như sau:
Một chế độ toàn trị
thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ,
tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn
lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ
đều trút hậu quả lên đầu thường dân. Chủ động cải cách để từng bước trao
mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn
là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự.
Gocomay____
PS1:
bbs.tiexue.net
CÁC CỰU CHIẾN BINH ANH HÙNG QUÂN TRANG CHỈNH TỀ TỤ HỘI KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
17.2.2013
* * *
PS2:CỰU CHIẾN BINH THAM CHIẾN Ở MA LẬT PHA KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
19.2.2013
Ngày 17.2, là ngày kỷ niệm 34 năm nổ ra cuộc chiến phản kích tự vệ đối
với Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Ma Lật Pha, trang web Cựu
chiến binh Ma Lật Pha, ủy ban tổ chức một loạt các hoạt động “Ký ức tìm
về Lão Sơn”, nhóm QQ siêu cấp Con mắt Lão Sơn… cùng các cựu chiến binh
tham chiến và nhân sĩ yêu nước từ Ông An Quý Châu, Văn Sơn và Ma Lập Pha
Vân Nam đã tới Nghĩa trang liệt sĩ Ma Lật Pha dâng hoa tưởng niệm các
liệt sĩ cách mạng.
Người dịch: XYZBản tiếng Việt © BSàm 2013
_____
Xem thêm bài viết và Video trên các trang mạng Trung Quốc sau đây:
- 引用 广西边防五师老战友纪念对越反击战三十周年活动纪实【原创
- Hình ảnh các hoạt động kỉ niệm 30 năm chiến thắng cuộc chiến phản kích tự vệ đối với VN (ở Quảng Tây)
- 纪念2.17:全国各地参战老兵纪念对越作战胜利三十三周年
Kỉ niệm 17.2: Cựu chiến binh tham chiến khắp nơi trong cả nước kỉ niệm 33 năm chiến thắng cuộc chiến phản kích tự vệ đối với VN
http://bbs.thhome.net/thread-109195-1-1.html
(Video quay ở Quí Châu) - http://panie.lee.blog.163.com/blog/static/68352280200910108518407/ - – -10.11.2009
- 引用 广西边防五师千名老战友南宁聚会纪实【视频 - Hàng ngàn cựu chiến binh sư đoàn 5 biên phòng Quảng Tây tụ hội về Nam Ninh
- http://zwm-84.blog.163.com/blog/static/112045598200922810276723/ (video ghi lại cảnh cuộc chiến)
- 视频: 纪念对越自卫反击战30周年 – -http://v.youku.com/v_show/id_XNzA2ODA5MTI=.html
- 对越自卫反击战30年祭 -http://zhuanti.club.news.sohu.com/user_webpage/webpages/commuser/web1_32804.html
Chính trị – Xã hội
Biển Đông: Vì sao Philippines sẽ thắng Trung Quốc? -Infonet —Nghị sĩ Mỹ ca ngợi sự bình tĩnh của Philippines trước Trung Quốc - Songmoi.vn —Trung Quốc đã cố ý hiểu sai đơn kiện của Philippines (Dân trí) – “Lý do từ chối vụ kiện của Trung Quốc lạc đề, không bám sát nội dung đơn kiện vì nếu theo kiện vụ này, họ sẽ ở thế hết sức bất lợi vì những yêu sách vô lý về đường 9 lưỡi bò, hoàn toàn không dựa vào Công ước luật Biển đã đưa ra”…
-Nhật ‘không tha thứ’ thách thức từ Trung Quốc – VnExpress —Việt Nam mua tàu ngầm Kilo: Báo Trung Quốc vừa xuyên tạc vừa hăm dọa - (GDVN)
Bộ trưởng QP Philippines: Trung Quốc từ chối ra tòa, càng tốt! - (GDVN) —Vietnam Plus “Tuyên bố của Trung Quốc là hành động nguy hiểm” —-Bộ trưởng Philipines tuyên bố đầy thách thức - VnMedia —Thế giới 24h: Philippines kiên quyết - VietnamNet —Trung Quốc lại hành động thái quá? - VnMedia
Kiểu lùng tài nguyên của TQ ‘thử’ luật LHQ (VNN)
Một tàu cá của ngư dân bị nước ngoài bắt giữ -Dân Trí —“Các thủy thủ đang phải sống như giữa thời nguyên thủy” (Dantri)
Đại Đoàn Kết -Cái bóng của tư duy nhiệm kỳ! —Đại Đoàn Kết -Đề cao hơn nữa quyền lực của dân —Để cử tri bầu trực tiếp Chủ tịch nước - Pháp luật TPHCM –Sao không thừa nhận quyền lập hiến của dân? (VNN) —Thế nào là đúng định hướng? (TVN) –Nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước (TP)
“Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo” (Dân
trí) – Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những trang giữ nước hào
hùng. Cùng với việc Kỉ niệm 40 năm Hiệp định Pari và trận Điện Biên
Phủ, 45 năm Mậu thân… Xin trân trọng giới thiệu bài thơ về một thời hào
hùng bảo vệ biên cương Tổ quốc 2/1979.
Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên (RFA) —
‘Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?’ (BBC) – Dư luận VN lại ‘nóng lên’ về việc có nên dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên sau khi các cảnh báo của giới khoa học ‘tỏ ra đúng.’
Việt Nam và cơ hội dân chủ đa đảng (BBC) - —Nên dạy lịch sử chiến tranh Việt Nam thế nào, ở Mỹ? (VNN)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ diễn ra tại Hà Nội (RFA) —Nga sẽ giao 2 tàu ngầm cho VN trong năm nay (RFA)
Mập mờ ngân sách? (BBC) – VN đứng dưới cả Đông Timor về chỉ số công khai ngân sách. —Ba cán bộ cao cấp tỉnh Bình Phước bị bắt vì tham nhũng (Nguoiviet) —Người thuê đất trồng “lúa lạ” bị phạt 10 triệu đồng (Dantri)
Điều ít biết về Đại tá Dương Tự Trọng vừa bị bắt (TP) —-Quan họ không “ngả nón” lấy gì mà sống? - VietnamNetTS Nguyễn Nhã nói về nhận định của Giáo sư Brinkley về người VN (VOA)
Phỏng vấn ông Phạm Minh Hoàng (VOA) – Cựu giảng viên Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng, (tức blogger Phan Kiến Quốc) được trả tự do tháng giêng năm ngoái sau 17 tháng tù giamTiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên (RFA) —
‘Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?’ (BBC) – Dư luận VN lại ‘nóng lên’ về việc có nên dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên sau khi các cảnh báo của giới khoa học ‘tỏ ra đúng.’
Việt Nam và cơ hội dân chủ đa đảng (BBC) - —Nên dạy lịch sử chiến tranh Việt Nam thế nào, ở Mỹ? (VNN)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ diễn ra tại Hà Nội (RFA) —Nga sẽ giao 2 tàu ngầm cho VN trong năm nay (RFA)
Mập mờ ngân sách? (BBC) – VN đứng dưới cả Đông Timor về chỉ số công khai ngân sách. —Ba cán bộ cao cấp tỉnh Bình Phước bị bắt vì tham nhũng (Nguoiviet) —Người thuê đất trồng “lúa lạ” bị phạt 10 triệu đồng (Dantri)
Nghệ An: Hơn 3.000 cử nhân và thạc sĩ chưa có việc làm - Pháp luật TPHCM —Hàng loạt ngành, nghề ‘khát’ nhân lực - VietnamNet —-Hàng chục nhà dân “chờ sập” vì chung cư cao tầng: Người dân bị dọa giết vì… ngăn cản thi công? - Pháp luật & Xã hội
Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ (BBC) – Từ 7/3/2013, học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng vẫn sẽ phải ưu tiên việc nhập ngũ dù thời điểm nhập học trước ngày nhập ngũ. —Đông A – Quy định mới về nhập ngũ tạo bất bình đẳng giữa con nhà giàu và nhà nghèo (Danluan)
Pháo nổ và ‘tứ đại ngu’ (TVN)
Thói quen xả rác bừa bãi nơi công cộng (RFA) —WB hỗ trợ VN chương trình cung cấp nước sạch (RFA) –Hé lộ danh sách đen dự án bị thu hồi (TP)
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 16) -Boxitvn- Đã có 5.056 Người ký
Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở -Hồ Cương Quyết – André Menras -Nguyên Ngọc dịch-BoxitvnThư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung -Boxitvn
Bauxite Tân Rai, đôi điều chất vấn và kiến nghị -Vũ Ngọc Tiến- Boxitvn
Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân -PV Quốc Doanh -Boxitvn
Bút chiến? Ai đánh? Đánh ai? (Viettusaigon -RFA) – Ngày 9 tháng 1 năm 2013, Hồ Quang Lợi, Trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ thành lập một đội “phản ứng nhanh” để “bút chiến” với các blogger và các cây bút dân chủ.
Anh còn lú hay anh đã khôn? (Gocomay)
HÃY NHÌN THẲNG MẮT NGƯỜI DÂN (Bùi văn Bồng)
Nó là thế đấy, sao ta cứ LÚ HOÀI, LÚ NGUY HẠI?(Bùi văn Bồng)
BÀI VIẾT MỪNG “SINH NHẬT ĐẢNG” Kỳ 3: QUAY ĐẦU LÀ BỜ (Bùi Hằng)—- Kỳ 1: ĐỨA CON BẤT HIẾU BẤT NGHĨA- BÀI VIẾT MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG 83 TUỔI – BÀI VIẾT “MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG”- kỳ 2: NỔI TIẾNG TỪ SỰ TAI TIẾNG.
Nguyễn Đại – Dư Luận Viên và “Bên Thắng Cuộc” (Danluan)
Phạm Thị Hoài – Bao nhiêu ý dân thì đủ?(Danluan)
Sao không thừa nhận quyền lập hiến của dân?(Danluan)
Lê Nguyên Bình – Sửa đổi Hiến Pháp 1992 là con đường tự cứu cho CSVN(Danluan)
Đông A – Quy định mới về nhập ngũ tạo bất bình đẳng giữa con nhà giàu và nhà nghèo(Danluan)
Kinh tế
Tháo gỡ khó khăn 2013: vẫn bất động (RFA) –VN tái cấu trúc ngân hàng và Cty nhà nước (RFA) — Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam bị chỉ trích (RFI) —Tiền Phong -Nhiều cây xăng găm hàng —Bất thường xăng chỉ bán 30.000 đồng/xe, đóng cửa sớm (VNN)Việt Nam trước thách thức và cơ hội của dòng chảy FDI (VOA) —Nới tỷ giá: Dễ gây thiệt hại nặng cho toàn xã hội (VNN)
Cần 18-22 tỷ USD phát triển cảng biển - VnExpress —Đại Đoàn Kết -Tạm xuất tái nhập vàng: Lộ trình SJC hóa
Đại Đoàn Kết -Sụt giảm kép -…Với ngành ngân hàng thì ngược lại, ngay từ tháng đầu năm 2013, đón nhận tín hiệu buồn khi chỉ số tín dụng giảm mạnh.
Vay tiền mua nhà không dễ - ANTĐ —Các hãng xe khủng chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam? -Autodaily
Chứng khoán mất tỷ USD vì ‘sếp ngân hàng bị bắt’ (VEF) —Phó Thủ tướng: Bất động sản đã bị thị trường “lôi đi” (BĐS)
Tiểu thương hạn chế nhập hàng, neo giá cao (VEF.VN)
Vay tiền mua nhà không dễ - ANTĐ —Các hãng xe khủng chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam? -Autodaily
Chứng khoán mất tỷ USD vì ‘sếp ngân hàng bị bắt’ (VEF) —Phó Thủ tướng: Bất động sản đã bị thị trường “lôi đi” (BĐS)
Tiểu thương hạn chế nhập hàng, neo giá cao (VEF.VN)
Thế giới
Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” (RFI)Đằng sau vụ Trung Quốc định không kích bằng máy bay không người lái - Dân Trí —Bắc Kinh sẽ sử dụng máy bay không người lái để ám sát?(RFI)
Trung Quốc thừa nhận ‘các làng ung thư’ (BBC) —-Ông Bạc Hy Lai ‘tuyệt thực phản đối’ (BBC/nghe) —Tân Chủ tịch Trung Quốc chọn Nga trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên (VOA)
Mỹ tập trung nghiên cứu để quân đội tồn tại sau thảm họa hạt nhân (GDVN) —Tổng thống Mỹ hối thúc thoả thuận ngân sách (VOA) —Giải thưởng mới nhiều triệu đô la cho các khoa học gia về đời sống(VOA) – Chính phủ Mỹ tham gia vụ án chống Lance Armstrong(VOA)
Lãnh đạo Mỹ-Nhật thảo luận Bắc Triều Tiên, căng thẳng vùng biển (VOA) —Nhật Bản : Trung Quốc gây hấn với lân bang để củng cố quyền lực(RFI) —Thủ tướng Abe củng cố liên minh Mỹ-Nhật để đối phó với Trung Quốc(RFI)
Chống khủng bố : An ninh Ấn bị chỉ trích thiếu cảnh giác (RFI)
Khủng bố và giao tranh tại Mali(RFI) —-Bangladesh: Cảnh sát bắn hơi cay giải tán người biểu tình (RFA) —Cam Bốt : Chế độ chính trị “cha truyền con nối” (RFI)
Venezuela : Tình trạng suy hô hấp của Chavez tiến triển xấu(RFI) —Tunisia: Đảng Hồi giáo chọn Tân Thủ tướng (VOA) –Phe đối lập Syria lập chính phủ trong vùng tạm chiếm (VOA)
Iraq: 7 thành viên thuộc nhóm dân quân thân chính phủ bị giết (VOA) —Cuba: Chủ tịch Raul Castro gợi ý có thể nghỉ hưu (VOA)
Trung Quốc và Nga hợp tác về năng lượng (RFA) —CWE sẽ đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á (RFA)
“Công xưởng” thế giới dịch chuyển sang ASEAN -SGGP - Theo Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, mức lương tối thiểu tại Trung Quốc đã được nâng lên 15%-20%/năm, làm thu hẹp lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài….
3 bé gái bị giết sau khi bị hãm hiếp tại Ấn Độ (RFA)
Văn hóa – XH - Giáo dục – Khoa học
Ô mai Trung Quốc chứa hóa chất bán đầy cổng trường (NV) –Thời sự trong ngày: Bệnh tật khủng khiếp từ tiết canh (VNN) –Lo ngại đồ chay Trung Quốc (VNN) –Hàng loạt xe cứu thương đi bốc thăm … thể thao (TP)
Vào tù vì đi xin mận rồi sờ bậy - (PL) —Đầu năm: Liên tiếp những vụ hiếp dâm dã man (TP) —-Xe buýt Hải Dương – Bắc Giang bốc cháy ngay trong thành phố (Danyti) —Đứng chờ xe buýt, một nam sinh bị đâm lòi ruột (Damtri)
VnExpress -Ăn trộm hòm công đức ở đền —Hỏa hoạn suốt 7 giờ, xưởng gỗ thành than (Dân
trí) – Một xưởng gỗ trên đường Trịnh Quang Nghị (ấp 4, xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh) đã bốc cháy dữ dội vào rạng sáng 23/2 khiến toàn bộ
nguyên vật liệu bên trong bị thiêu rụi.
Giết mẹ bạn gái, dìm xác dưới sông (Dantri) -Bị mẹ người yêu ngăn cấm tình cảm, Phong quyết trả thù. Gặp bà này đi chợ, Phong chặn lại dùng tay bóp cổ đến chết rồi buộc cục đá nặng hơn 20kg vào nạn nhân, ném xuống sông…
(Nguồn ảnh tham khảo)
Ngày 17-12/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam có 3.240 tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. Trung Quốc, đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Bộ đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 27/02/1979, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi, lập tức hành quyết tập thể. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường
Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Giết mẹ bạn gái, dìm xác dưới sông (Dantri) -Bị mẹ người yêu ngăn cấm tình cảm, Phong quyết trả thù. Gặp bà này đi chợ, Phong chặn lại dùng tay bóp cổ đến chết rồi buộc cục đá nặng hơn 20kg vào nạn nhân, ném xuống sông…
Không bao giờ quên Tội ác dã man của quân Trung Quốc xâm lược, 1979
Ngày 17-12/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam có 3.240 tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. Trung Quốc, đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Bộ đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 27/02/1979, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi, lập tức hành quyết tập thể. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường
Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
*****
NƯỚC BỐN NGHÌN NĂM, VẪN VỠ LÒNG DÂN CHỦ
Oanh Yến Thị Phạm
Nước bốn nghìn năm.
Rừng vàng, Biển bạc.
Tài nguyên, phong phú.
Đất nước thống nhất.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc,
gần bốn thập kỷ.
Đổi mới, mở cửa,
Kinh tế thị trường,
cũng đã 27 năm.
Nghèo vẫn hoàn nghèo,
còn mắc nợ khủng?
Rừng vàng, Biển bạc.
Tài nguyên, phong phú.
Đất nước thống nhất.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc,
gần bốn thập kỷ.
Đổi mới, mở cửa,
Kinh tế thị trường,
cũng đã 27 năm.
Nghèo vẫn hoàn nghèo,
còn mắc nợ khủng?
Đêm nằm trằn trọc,
giấc ngủ chập chờn,
thạch sùng vang đêm,
nghĩ vẩn, nghĩ vơ.
Thế kỷ 21, sao Hỏa,
xe tự-hành Mỹ…
chạy loằng ngoằng.
giấc ngủ chập chờn,
thạch sùng vang đêm,
nghĩ vẩn, nghĩ vơ.
Thế kỷ 21, sao Hỏa,
xe tự-hành Mỹ…
chạy loằng ngoằng.
Đàn ông Việt Nam,
thua gà mái,
hay tỵ hiềm và giận dai như đỉa.
Phụ nữ Việt Nam,
hơn gà trống,
thích khoe mẽ, nhận phong bì và đôla
thay “sếp chồng” chỉ đạo?.
Nam thanh, nữ tú,
chỉ chíp hôi, gà tồ.
Thích mùa hè xanh,
đi chống biểu tình yêu nước.
Chẳng thiết, chẳng tha,
vận Nước, mệnh Dân.
Vì đã có Đảng,
nhà nước “no”.(1)
thua gà mái,
hay tỵ hiềm và giận dai như đỉa.
Phụ nữ Việt Nam,
hơn gà trống,
thích khoe mẽ, nhận phong bì và đôla
thay “sếp chồng” chỉ đạo?.
Nam thanh, nữ tú,
chỉ chíp hôi, gà tồ.
Thích mùa hè xanh,
đi chống biểu tình yêu nước.
Chẳng thiết, chẳng tha,
vận Nước, mệnh Dân.
Vì đã có Đảng,
nhà nước “no”.(1)
Thanh niên lao động thất nghiệp,
chỉ lo ăn nhậu,
chăm chăm làm culy xứ người.
Thiếu nữ đang xuân,
không ruộng đồng, lam lũ,
chỉ thích nằm ngữa,
lấy Tàu, Hàn, Nhật, Đài Loan…
thích điếm Đôla.
Trí thức, trí ngủ,
Học thật, học giả,
Nhà Văn, nhà veo,
nhà thẩn, nhà Thơ,
vàng thau lẫn lộn,
cá mè một lứa.
Tỵ hiềm, nhỏ nhặt,
hàng tôm, hàng cá.
Tứ ngu, Sử gia…,
cào cào…Quốc hội.
Mồm ngang, mép dọc,
ngó trước, liếc sau.
Nghe ngang, nghe ngữa,
dọ trước, đón sau.
Sợ nhà giam, nhà ngục,
nhà phục hồi, nhà thương điên…
hơn sợ mất nhà, mất nước.
chỉ lo ăn nhậu,
chăm chăm làm culy xứ người.
Thiếu nữ đang xuân,
không ruộng đồng, lam lũ,
chỉ thích nằm ngữa,
lấy Tàu, Hàn, Nhật, Đài Loan…
thích điếm Đôla.
Trí thức, trí ngủ,
Học thật, học giả,
Nhà Văn, nhà veo,
nhà thẩn, nhà Thơ,
vàng thau lẫn lộn,
cá mè một lứa.
Tỵ hiềm, nhỏ nhặt,
hàng tôm, hàng cá.
Tứ ngu, Sử gia…,
cào cào…Quốc hội.
Mồm ngang, mép dọc,
ngó trước, liếc sau.
Nghe ngang, nghe ngữa,
dọ trước, đón sau.
Sợ nhà giam, nhà ngục,
nhà phục hồi, nhà thương điên…
hơn sợ mất nhà, mất nước.
Có Lão già, răng chắc cặc bền,
cưa sừng làm nghé, thích bú sữa cận đát.
Có Em Đại gia, thích mác đại biểu,
cười hô hố như Liên Xô, chốn “quan chường” (2) .
Có Gái Đại biểu, thích kèo trên,
lên mặt dạy đạo đức “tiết chế lòng tham”.
Có những thằng Down,
làm chính trị, làm chính em,
làm kinh t…hế.
Có những nhà kinh tế,
ngồi chơi xơi nước chè,
nhổ râu chửi đổng:
“mẹ thằng X nàm như nồn…,
y-tá chẳng xong,
làm đéo gì Thủ tướng?”
cưa sừng làm nghé, thích bú sữa cận đát.
Có Em Đại gia, thích mác đại biểu,
cười hô hố như Liên Xô, chốn “quan chường” (2) .
Có Gái Đại biểu, thích kèo trên,
lên mặt dạy đạo đức “tiết chế lòng tham”.
Có những thằng Down,
làm chính trị, làm chính em,
làm kinh t…hế.
Có những nhà kinh tế,
ngồi chơi xơi nước chè,
nhổ râu chửi đổng:
“mẹ thằng X nàm như nồn…,
y-tá chẳng xong,
làm đéo gì Thủ tướng?”
Có những người yêu nước,
trong trại phục hồi, trong nhà thương điên.
Có Gìa Bí thư, thích lọ mọ bếp núc…
dạy Thiên hạ… nhóm lò.
Bọn sâu tham, nương khói bếp TW4,
lo chuyển tiền Thụy sỹ, Cayman.
Bảo nhau tranh thủ
xào nấu, chờ sổ hưu.
Sư sãi, tăng ni, phật tử,
“A di đà”,
cầu an bá tánh.
Linh mục, cha xứ,
Tân, Cựu ước, “Amen”,
chờ con chiên,
xưng tội lỗi.
trong trại phục hồi, trong nhà thương điên.
Có Gìa Bí thư, thích lọ mọ bếp núc…
dạy Thiên hạ… nhóm lò.
Bọn sâu tham, nương khói bếp TW4,
lo chuyển tiền Thụy sỹ, Cayman.
Bảo nhau tranh thủ
xào nấu, chờ sổ hưu.
Sư sãi, tăng ni, phật tử,
“A di đà”,
cầu an bá tánh.
Linh mục, cha xứ,
Tân, Cựu ước, “Amen”,
chờ con chiên,
xưng tội lỗi.
Cụ Hồ, cụ Duẫn,
cụ Chinh, cụ Linh,
cụ Mười, cụ Phiêu,
cụ Mạnh, cụ Trọng…,
rồi cũng về giời,
gặp Mác với Lê….
Con cháu các cụ rồi…
vẫn bét nhè,
làm cha, làm mẹ Thiên hạ.
Thế mới nghèo, mới hèn, mới nhục…
mới chết mẹ thằng dân đen.
Rừng đã đốn, đã cháy…
cơ bản hết,
mỏ dầu thực tế…
sắp cạn.
Đất hiếm, vàng, đồng, chì, thiếc,
vonfram…đã xuất gần hết…
qua Tàu.
cụ Chinh, cụ Linh,
cụ Mười, cụ Phiêu,
cụ Mạnh, cụ Trọng…,
rồi cũng về giời,
gặp Mác với Lê….
Con cháu các cụ rồi…
vẫn bét nhè,
làm cha, làm mẹ Thiên hạ.
Thế mới nghèo, mới hèn, mới nhục…
mới chết mẹ thằng dân đen.
Rừng đã đốn, đã cháy…
cơ bản hết,
mỏ dầu thực tế…
sắp cạn.
Đất hiếm, vàng, đồng, chì, thiếc,
vonfram…đã xuất gần hết…
qua Tàu.
Tiền chạy lòng vòng,
xây nhà cao cao mãi…
để chó ỉa (3).
Doanh nghiệp loanh quanh
mỏi mệt, lìa đời, (4)
thất nghiệp tràn lan.
Thôi rồi còn chi đâu…(5)
Có còn lại chăng:
“Quê hương ta, có gì đẹp hơn cây lúa” (6).
viễn cảnh tái hiện,
“Tía em hừng đông đi cày bừa,
Má em hừng đông đi cày bừa…” (7),
chờ lúa lên giá.
Để có cái ăn,
và mạng nhện…
không giăng lổ đít.
xây nhà cao cao mãi…
để chó ỉa (3).
Doanh nghiệp loanh quanh
mỏi mệt, lìa đời, (4)
thất nghiệp tràn lan.
Thôi rồi còn chi đâu…(5)
Có còn lại chăng:
“Quê hương ta, có gì đẹp hơn cây lúa” (6).
viễn cảnh tái hiện,
“Tía em hừng đông đi cày bừa,
Má em hừng đông đi cày bừa…” (7),
chờ lúa lên giá.
Để có cái ăn,
và mạng nhện…
không giăng lổ đít.
Đến là nghèo, đến là hèn,
đến là nhục…quá thể.
Thôi đừng đau lòng nữa,
Bác Quân nhé.
Đừng hỏi vì sao:
“Lãnh đạo nào cũng kiệt xuất cả, mà sao đất nước vẫn ăn mày?”(8)
Bởi vì
Dân 90 triệu,
chỉ có 14 thằng nhớn.
Nước bốn ngàn năm,
vẫn vỡ lòng Dân chủ.(9)
Chẳng trách sao nghèo?
Muối mặt vì hèn, vì nhuc.
Rứa đó, rứa đó, Bác Quân.(10)
đến là nhục…quá thể.
Thôi đừng đau lòng nữa,
Bác Quân nhé.
Đừng hỏi vì sao:
“Lãnh đạo nào cũng kiệt xuất cả, mà sao đất nước vẫn ăn mày?”(8)
Bởi vì
Dân 90 triệu,
chỉ có 14 thằng nhớn.
Nước bốn ngàn năm,
vẫn vỡ lòng Dân chủ.(9)
Chẳng trách sao nghèo?
Muối mặt vì hèn, vì nhuc.
Rứa đó, rứa đó, Bác Quân.(10)
Sài Gòn 21/02/2013
Oanh Yến Thị Phạm
—
1-Nói ngọng chữ lo, phát âm theo tiếng Anh cũng “Đoàn Chuẩn”.
2-Họp mà không có phong bì như họp Quốc hội, các quan cũng chán chường.
3-Bài ca xây dựng,(cố?) tác giả Châu Đức Khánh.
4- Một cõi đi về của cố Tác giả Trịnh Công Sơn.
5-Tình lỡ, (cố) tác giả Thanh Bình.Dân tộc Việt Nam đã lỡ trao duyên cùng CS.
6-Hát về cây lúa hôm nay,(cố?) tác giả Hoàng Vân.
7-Tía em, má em, (cố?) tác giả Văn Lương.
8-Xin trăm vạn lần xin phép nhà thơ Đỗ Trung Quân cho mượn ý.
9-Cũng xin cụ Tản Đà, Đại Xá cho kẻ hèn.
10-Bắt chước giọng văn Bọ Lập. Bọ không được giận nhe. hehe
Oanh Yến Thị Phạm
—
1-Nói ngọng chữ lo, phát âm theo tiếng Anh cũng “Đoàn Chuẩn”.
2-Họp mà không có phong bì như họp Quốc hội, các quan cũng chán chường.
3-Bài ca xây dựng,(cố?) tác giả Châu Đức Khánh.
4- Một cõi đi về của cố Tác giả Trịnh Công Sơn.
5-Tình lỡ, (cố) tác giả Thanh Bình.Dân tộc Việt Nam đã lỡ trao duyên cùng CS.
6-Hát về cây lúa hôm nay,(cố?) tác giả Hoàng Vân.
7-Tía em, má em, (cố?) tác giả Văn Lương.
8-Xin trăm vạn lần xin phép nhà thơ Đỗ Trung Quân cho mượn ý.
9-Cũng xin cụ Tản Đà, Đại Xá cho kẻ hèn.
10-Bắt chước giọng văn Bọ Lập. Bọ không được giận nhe. hehe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét