Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tin ngày 23/2/2013 - Tại sao con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nhập ngũ?

Tại sao con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nhập ngũ?

Theo BBC tiếng Việt, năm 2012 con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết ở độ tuổi 23. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự, con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang ở độ tuổi phải nhập ngũ. Theo báo Đất Việt, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cán bộ Đoàn ở Việt Nam từ tháng 11/2011. Vậy tại sao từ năm 2011 cho đến nay con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thấy phục vụ trong quân ngũ? Sức khỏe của con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đủ điều kiện để nhập ngũ? Hay nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ số một của công dân nhưng trừ con cái của Thủ tướng và của những cán bộ cao cấp khác? 
Đông A
(Blog Đông A)
 

Nhiều thủy thủ Việt Nam bị bỏ rơi ở ngoại quốc

Công ty mẹ, công ty con đều ngắc ngoải, thủy thủ đoàn của nhiều chiếc tàu vận tải biển của đại gia quốc doanh Vinalines, gần như bị bỏ rơi khắp nơi, từ tàu nằm ụ trong nước đến bị cầm giữ tại nhiều cảng nước ngoài.

Ngày Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng cho hay như vậy. Vừa không có tiền lương đã hơn một năm, tàu bị nước ngoài cầm giữ, lại hư hỏng và không có nhiên liệu, thực phẩm, từ khoảng tháng 10, 2012 đến nay, đã có nhiều bài viết báo động về tình trạng bi thảm của những người này. Thậm chí họ phải ăn những gói mì gói cũ mốc, ăn cháo cầm hơi. Nấu nướng tạm bợ là đốt củi ngay trên bong tàu, trong khi các tàu trị giá hàng triệu đô la này ngày một mục nát, rỉ sét.
Thủy thủ đoàn của tàu New Horizon. (Hình do thủy thủ đoàn cung cấp cho báo Lao Ðộng)
Trong số những con tàu được đề cập, người ta thấy tàu vận tải biển New Horizon đang nằm ụ ở trên vùng biển Karachi (Pakistan), tàu New Phoenix (tại cảng Ðại Liên, Trung Quốc), Sea Eagle (tại một xưởng sửa chữa tàu ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu Hoa Sen (tại xưởng chữa tài ở thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu New Energy (đậu trên sông Xoài Rạp, trong nước) là một số trong những cái tượng trưng cho tình trạng thê thảm của tình trạng vận tải biển của Việt Nam, nói đúng ra là của đại gia quốc doanh Vinalines.
Một số những con tàu đang “đắp chiếu” bất đắc dĩ đó là những tàu của “quả đấm thép” Vinashin chuyển sang bắt Vinalines ôm từ tháng 11, 2010 khi Vinashin gần sập tiệm, buộc phải cưa ba để chia bớt gánh nợ và gánh nặng.
Thời điểm đó, ông Dương Chí Dũng (khi còn là chủ tịch HÐQT của Vinalines, trước khi chạy về làm cục trưởng Cục Hàng Hải rồi bỏ trốn, đang bị bắt giam chờ ra tòa) cho biết đã “thu xếp 500 tỉ đồng để sửa chữa tàu, trả lương người lao động và xử lý các tranh chấp, đưa các tàu bị nước ngoài bắt giữ về nước.”
Với sự đầu tư như vậy, từ đầu năm 2011, các tàu nhận từ Vinashin đã được Vinalines đưa tin chính thức là đã “khôi phục hoạt động.”
Nhưng trong bản tin ngày 21 tháng 2, 2013 trên tờ Lao Ðộng, “Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng Hải Việt Nam gửi Bộ GTVT, trong số 12 tàu neo đậu, hoặc bị tạm giữ lâu ngày ở nước ngoài, có tới 7 tàu của Vinashinlines và đều là những tàu trọng tải lớn.”
Tàu New Horizon đang neo tại cảng Karachi, Pakistan. (Hình: Lao Ðộng)
Ngày 19 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng thuật lại cuộc điện đàm với ông Trần Sỹ Ðông, thuyền trưởng tàu New Horizon đang trên biển khu vực tỉnh Karachi của Pakistan, được cho biết, “tại khu vực cách cầu cảng Karachi 10 hải lý - nơi tàu đang thả neo - tình hình thời tiết hiện tương đối ổn định, song trong vòng 1 tuần nữa khi gió mùa Tây Nam phát triển mạnh, dự kiến có gió xoáy, gây nguy hiểm cho tàu. Ngoài ra, đây là khu vực bất ổn vì có chiến tranh, tàu ngầm, tàu chiến đi lại liên tục, các phe phái nã đạn xối xả cả trên bờ và dưới nước nên anh em thuyền viên rất muốn di chuyển tàu đến chỗ khác an toàn hơn.”
Theo nguồn tin, tàu này đã bị Kakistan giữ từ tháng 11, 2012 nhưng tòa Ðại Sứ CSVN đã điều đình bảo đảm trả nợ về sau nên được phép chạy về nước nhưng tàu lại không có nhiêu liệu còn thủy thủ đoàn thì không có thực phẩm.
Theo tin báo Lao Ðộng, “Nếu đến ngày 20 tháng 2, 2013 tàu không nhận được nhiên liệu và lương thực, thực phẩm thì thuyền trưởng và 19 anh em thuyền viên buộc phải tìm mọi cách rời tàu để giữ an toàn tính mạng.” Hiện vẫn chưa có tin gì thêm.
Ðược biết, tàu New Horizon đi từ Quảng Ninh ngày 10 tháng 7, 2012 đến Donghae (Hàn Quốc) - Vladivostock (Nga) - Akita (Nhật Bản) - Manila (Philippines) đến Karachi (Pakistan) ngày 9 tháng 11, 2012 rồi nằm tại cảng này cho đến nay.
Ngày 8 tháng 11, 2012, báo Lao Ðộng mô tả các thuyền viên của tàu Sea Eagle là “sống dật dờ trên con tàu chờ chết” neo ở tỉnh Triết Giang (TQ). Lâu ngày không vận hành “toàn bộ hệ thống hải hành trên buồng lái không còn hoạt động được, máy chính và nhiều bộ phận quan trọng khác của buồng máy đã bị tháo rời và đang nằm chờ chết tại nhà máy sửa chữa tàu LongShan.” Thủy thủ đoàn gần như bị bỏ rơi.
Còn tàu Hoa Sen cũng nằm ụ ở nhà máy sửa chữa tàu Xinya, thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang (TQ) đã từ tháng 11, 2011. Thuyền viên bị nợ lương hơn một năm. Họ gửi đơn cầu cứu phổ biến trên báo Lao Ðộng ngày 7 tháng 11, 2012 có đoạn mô tả “một số thuyền viên bị mắc bệnh ngoài da, đường ruột... phải cố cắn răng chịu đựng, vì toàn bộ thuốc men trên tàu đều quá hạn và không còn kể từ khi tàu dừng hoạt động. Thuyền viên có đi bệnh viện cũng không thể, vì tàu nằm cách xa bờ 2 hải lý, phải phụ thuộc vào đò của nhà máy Xinya.”
Ông Nguyễn Thanh Hải, thuyền phó của Hoa Sen kể: “Ban ngày thuyền viên phải xuống tầng 1 của tàu xách nước ngọt lên tầng 7 để sinh hoạt vì tàu không còn nhiên liệu để chạy máy bơm. Buổi tối thuyền viên sống trong tối tăm và sợ hãi, vì tàu có thể bị tàu khác đâm va bất cứ lúc nào do không có điện để thắp đèn neo. Thuyền viên đi ngủ cùng chiếc áo phao để ngay bên cạnh giường... Hiện tại, thuyền viên trên tàu đang rất hoảng loạn về tinh thần. Chúng tôi đã gửi đơn xin về, nhưng công ty không đáp ứng vì nói hiện tại kinh tế của công ty đang gặp khó khăn. Một số thuyền viên đã liên lạc về gia đình gửi tiền sang để thuyền viên tự bỏ chi phí về nước, nhưng công ty cũng không đồng ý. Toàn bộ hộ chiếu của thuyền viên đều bị đại lý hàng hải của công ty giữ.”
Khu vực bếp của thủy thủ trên tàu. (Hình do thuyền viên cung cấp cho báo Lao Ðộng)

Ngày 7 tháng 1, 2013, báo Lao Ðộng cho biết thuyền viên tàu New Energy nằm ụ trên sông Xoài Rạp (huyện Cần Giờ, Sài Gòn) bị nợ lương từ 13 đến 17 tháng mỗi người. Họ phải “nhai mì mốc trên con tàu (có tên là) Năng Lượng Mới.” Tàu này do Việt Nam đóng lấy, hạ thủy năm 2005, trọng tải 15,000 tấn “hiện đang xuống cấp, không thể hoạt động.”
Trước đó, ngày 25 tháng 10, 2012, báo Lao Ðộng thuật theo lời kêu cứu của thuyền viên tàu New Phoenix bị bỏ rơi tại cảng Ðại Liên (TQ) nói họ cho biết phải rời bỏ tàu để cứu lấy mạng sống. Thuyền trưởng Trần Công Ðịnh kể là họ đã phải “lặn xuống biển, cạy những con hàu bám vào vỏ tàu để nấu cháo, duy trì sự sống.”
  • Bắc Kinh sẽ sử dụng máy bay không người lái để ám sát? (RFI) - Thông tín viên của nhật báo cánh tả Libération có bài viết về máy bay không người lái của Trung Quốc. Theo tác giả, cái ngày mà chính quyền Bắc Kinh điều các máy bay này ra nước ngoài để sát hại những người bị quy là « tội phạm », thậm chí là « kẻ khủng bố » người Duy Ngô Nhĩ hay người Tây Tạng không còn xa nữa.
  • Con trai một tướng Trung Quốc bị bắt vì tội hiếp dâm tập thể (RFI) - Thêm một vụ con cán bộ cao cấp tại Trung Quốc thiếu tư cách gây tai tiếng cho giai cấp lãnh đạo độc tôn. Cách nay hai năm, Lý Thiên Nhất khi đó 15 tuổi, vô cớ hành hung một đôi vợ chồng họ Bành ở Bắc Kinh. Ngày 21/02/2013 cậu ấm này lại bị cảnh sát câu lưu sau một vụ cưỡng hiếp tập thể.
  • Cam Bốt : Chế độ chính trị "cha truyền con nối" (RFI) - Hun Many, người con trai thứ ba của Thủ Tướng Hun Sen đã được đảng cầm quyền chính thức đề cử làm ứng viên đại diện tỉnh Kampong Speu cho kỳ bầu cử Quốc Hội vào tháng 7/2013. Tin trên do Cheam Yeap, đại biểu Quốc Hội đồng thời là thành viên cao cấp của Đảng Nhân Dân Cam Bốt đương quyền cho biết.
  • Khủng bố và giao tranh tại Mali (RFI) - Ngày 22/02/2013, năm người đã thiệt mạng trong một vụ khủng bố tự sát tại Tessalit ( Đông Bắc Mali ) vào lúc mà tại thành phố Gao vẫn ...
  • Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” (RFI) - Vào lúc Tòa Thánh Vatican đang bận bịu với việc bầu chọn người lên thay Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI thì có những tin đồn liên quan đến hai vụ việc : Đức Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” và tiết lộ các hồ sơ mật của Tòa Thánh, còn được gọi là “VatiLeaks”.
  • Trung Quốc công nhận « làng ung thư » (RFI) - Lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc nhìn nhận nạn ô nhiễm trong không khí và nguồn nước đã gây ung thư cho hàng loạt cư dân. Bộ Môi trường, trong bản báo cáo « ngũ niên 2011-2015 » xác nhận sự hiện hữu của « làng ung thư » mà cách nay 5 năm, một số nhà hoạt động xã hội và phóng viên can đảm đã báo động.
  • 2013 : Kinh tế khu vực euro sẽ tiếp tục suy thoái (RFI) - Khu vực đồng euro sẽ tiếp tục bị suy thoái kinh tế trong năm 2013, với tổng sản phẩm nội địa GDP sẽ sụt giảm 0,3% và đến năm 2014, kinh tế của khu vực này mới hồi phục. Đó là dự báo do Uỷ ban châu Âu đưa ra ngày hôm nay, 22/02/2013.
  • Thủ tướng Abe củng cố liên minh Mỹ-Nhật để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Ngày 22/02/2013, thủ tướng Nhật Shinzo Abe họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ông Abe hy vọng đây sẽ là dịp để củng cố hơn nữa liên minh quân sự chiến lược Tokyo - Washington nhằm đối đầu với một nước Trung Quốc ngày càng lấn lướt và một nước Bắc Triều Tiên vẫn thách thức quốc tế.
  • Bạc Hy Lai được đưa tới bệnh viện (RFI) - Hãng Reuters ngày 22/02/2013, trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết, ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị bắt từ tháng 3/2012 đã từ chối hợp tác với cơ quan điều tra và tuyệt thực. Do vậy, ông đã được đưa tới bệnh viện và bị ép ăn.
  • Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam bị chỉ trích (RFI) - Thủ tướng Việt Nam vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu « nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ».Nhưng theo hãng tin Reuters một số chuyên gia cho rằng kế hoạch này không có bước đột phá nào cả.
  • Phỏng vấn ông Phạm Minh Hoàng (VOA) - Cựu giảng viên Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng, (tức blogger Phan Kiến Quốc) được trả tự do tháng giêng năm ngoái sau 17 tháng tù giam
  • Ai sẽ giành giải Oscar? Bạn hãy quyết định! (VOA) - Hollywood sẽ tôn vinh những thành tựu điện ảnh xuất sắc nhất trong lễ trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Ðiện ảnh lần thứ 85, còn được biết đến với cái tên Oscar
  • Cử tri Djibouti đi bầu quốc hội (VOA) - Ông Abdi Ismael Hirsi, người đứng đầu ủy ban bầu cử của Djibouti, nói với đài VOA rằng hơn 60 quan sát viên quốc tế giám sát cuộc bầu cử
  • LHQ theo dõi vụ kiện về biển Đông (BaoMoi) - Ngày 22.2, báo The Philippine Star dẫn lời Đại sứ Philippines tại LHQ Libran Cabactulan cho hay Tổng thư ký LHQ Ban ki-moon đang theo dõi sát sao vụ nước này kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông. Đại sứ Cabactulan nói thêm rằng ông Ban ủng hộ giải pháp hòa bình cho tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.
  • Kiểu lùng tài nguyên của TQ 'thử' luật LHQ (BaoMoi) - Khi Tổng thống Mỹ Harry Truman lao vào cuộc tìm kiếm dầu lửa năm 1945 với tuyên bố chủ quyền mọi tài nguyên ở thềm lục địa Mỹ, ông đã tạo ra một cuộc chạy đua hàng hải trên toàn cầu khiến LHQ phải thiết lập các quy tắc về khẳng định lãnh thổ.
  • Cảnh giác với hiện tượng lạ (BaoMoi) - Chuyện đèn lồng xuất xứ từ Trung Quốc in trên đó những chữ “Tam Sa”, “Tây Sa” tràn ngập đường phố ở một số tỉnh trong Tết Quý Tỵ vừa qua là một chuyện lạ. Rất mừng là nhiều tỉnh đã kịp thời có biện pháp nhắc nhở dẹp bỏ và nhân dân dù vô tình bỏ tiền ra mua về trang trí đã tự nguyện tháo dỡ là điều đáng mừng.
  • Hải quân Nhật được đặt trong tình trạng báo động (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, ngày 22/2, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết họ đã được đặt trong tình trạng báo động kể từ khi ba tàu Hải giám của Trung Quốc áp sát một tàu cá Nhật Bản hồi đầu tuần này trên vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
  • Tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu Nhật Bản (BaoMoi) - Tờ Japan Daily Press hôm nay (22/2) đưa tin, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản xác nhận 3 chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã tiếp cận và dường như rượt đuổi một tàu cá Nhật Bản ở vùng lãnh hải thuộc biển Hoa Đông hôm 18/2 vừa rồi. Ông Zensho Naka – thuyền trưởng của tàu Zenko Maru số 11 cho biết, họ không nghĩ là Trung Quốc có thể làm “một điều thái quá như vậy”.
  • Biển Đông: Trung Quốc ‘nài nỉ’ song phương, Philippines quyết cự tuyệt (BaoMoi) - Sau khi từ chối ra “nói chuyện” trước Tòa án về Luật biển của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã lên tiếng đề nghị Philippines ngồi vào bàn đàm phán song phương để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Philippines đã từ chối đề nghị này và khẳng định sẽ yêu cầu Liên Hợp Quốc có các biện pháp mạnh mẽ hơn.
  • Trung Quốc lo ngại vì Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Một số nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu các tàu ngầm mới, cho rằng tàu ngầm Việt Nam có thể đe dọa tuyến đường biển quan trọng đi qua Eo biển Malacca và Biển Đông.
  • ‘Các hợp đồng vũ khí Nga - Việt không thấm gì so với quân đội Trung Quốc’ (BaoMoi) - Theo nhận định của ông Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, việc Hải quân Việt Nam sắp được biên chế lô hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo trước năm 2016 mà gần nhất là hai chiếc Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2013 chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng, nhưng cũng không ảnh hưởng mấy đến lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
  • ‘Mắt Biển Đông’ trên đỉnh Sơn Trà (BaoMoi) - TPO - Đặc thù của bộ đội ra đa là phải căng mắt trên màn huỳnh quang Rađa 24/24 giờ đồng hồ trong ngày để quan sát mục tiêu, không được phép lơ là, mất cảnh giác, dù chỉ là một giây.
  • "Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga" (BaoMoi) - (GDVN) - "Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga" - đó là tiêu đề của bài bình luận được Đài Tiếng nói nước Nga đăng tải hôm 19/2 khi nói về nhận định của một số chuyên gia quân sự và truyền thông TQ về việc Việt Nam mua tàu ngầm Kilo từ Nga.
  • 300 người Trung Quốc xem triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - TP - Chiều 21-2, ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) thông báo: sau một tháng (kết thúc ngày 20-2), triển lãm tư liệu chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng đã thu hút hàng ngàn người trong đó gần 300 người Trung Quốc, hơn 300 người Hàn Quốc, gần 100 người Nhật Bản và gần 500 người đến từ các nước Tây Âu.
    Triển lãm Hoàng Sa thu hút hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài nước. Ảnh: Nguyễn Huy.
  • Bí mật tác chiến của tàu Kilo 'hố đen' trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO- Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.
  • Philippines tiếp tục kiện Trung Quốc (BaoMoi) - TT - Philippines tuyên bố vẫn đưa vụ kiện tranh chấp với Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài của Liên Hiệp Quốc, bất chấp Trung Quốc dùng biện pháp nào nhằm gây khó khăn cho vụ kiện.
  • Nhịp sống biển Đông (BaoMoi) - TT - Theo thể lệ, chỉ còn 20 ngày nữa cuộc thi sẽ kết thúc nhận ảnh, rất mong những người chụp ảnh trên cả nước nhanh chóng gửi ảnh về tham dự cuộc thi tại địa chỉ http://tuoitre.vn/nhipsongbiendong
  • Sự trở lại của sân thơ trẻ (BaoMoi) - Sau hai năm vắng bóng - năm 2012 dành chỗ cho sân thơ quốc tế và 2011 là cho sân thơ hiện đại, Ngày thơ Việt Nam 2013 sẽ có sự trở lại của sân thơ trẻ.
  • Trung Quốc lo ngại vì Việt Nam sắp nhận tàu ngầm (BaoMoi) - Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin 2 trong số 6 tàu ngầm diesel-điện mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ được bàn giao trong năm nay, và một số nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu các tàu ngầm mới.
  • Nhật - Trung tạm gác bất đồng xử lý Triều Tiên (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Theo Kyodo, ngày 20/2, các quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản và Trung Quốc đã thảo luận và nhất trí rằng hai nước cần tăng cường hợp tác sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tuần trước. Động thái này diễn ra trong khi hai nước vẫn đang có bất đồng sâu sắc về vấn đề đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
  • Mỹ có thể can dự trực tiếp vào Hoa Đông (BaoMoi) - Báo Kyodo vừa công bố kết quả phân tích của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, rất có thể Mỹ sẽ tác động trực tiếp vào vấn đề đối đầu quân sự tại Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc.
  • Tàu Trung Quốc lại tuần tra biển Đông (BaoMoi) - Ngày 21.2, tờ Nhân Dân nhật báo dẫn thông báo từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay 2 tàu Hải giám 84 và Hải giám 72 của nước này vừa rời Quảng Châu để tuần tra biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Yuan lending expansion keeps momentum (Washington Post) - China's credit supply maintained rapid growth in February, after reaching its fastest pace in two years in the first month of the year.
  • Provinces urged to buy insurance (Washington Post) - The Ministry of Health urged provinces to buy commercial insurance for rural residents to lower the financial burden caused by medical treatment.
  • Companies struggle to find, keep workers (Washington Post) - A labor shortage is sweeping through both the Pearl River Delta and Yangtze River Delta regions, the country's two major economic powerhouses.
  • Gansu gets bigger role on cultural map (Washington Post) - China is to create its first "Inheritance and Innovation Zone of Chinese Civilization" in Gansu province, which could be heritage blueprint for other financially stretched provinces.
  • China develops stronger links with eastern European nations (Washington Post) - As countries in western Europe continue to struggle against a tide of debt and stalled economic growth, countries in the east of the continent have been receiving record amounts of Chinese investment over the past year.
  • Nuke test 'fails to dent' trade ties (Washington Post) - Last week's nuclear test by the DPRK has had little effect on its trade with China, but the two new DPRK economic zones may suffer, analysts warned.
  • Translations distort the reality (Washington Post) - The main challenge for the Chinese nation is not just to compete with Western countries for resources and trade, the true challenge is to write "world history" in Chinese again.
  • BMW owner protests with cow (Washington Post) -
    A cow drags a red BMW in Qingdao, Shandong province, Feb 19, 2013. Li Liangkui spent 1,000 yuan to hire the cow to stage a protest after a repair shop repeatedly failed to fix his car since October.[Photo/asianewsphoto]
  • City bids farewell to young hero (Washington Post) - Thousands of Xingtai residents came to the streets with white flowers on a chilly Wednesday, bidding farewell to a young hero who died trying to rescue a drowning man.
  • Village of ringmasters (Washington Post) - It is an unusual hamlet, where almost every house has a couple of tigers and lions in the backyard.
  • Candlelight prayer for peace (Washington Post) - Candles are placed in the shape of various auspicious Chinese characters and figures to wish and supplicate for peace and health.
  • School uniforms recalled in cancer scare (Washington Post) - Thousands of children have been told not to wear their school uniform when the new term starts in Shanghai after samples tested by the city were found to contain carcinogenic chemicals.
  • Xi's visit to boost Sino-Russian ties (Washington Post) - The upcoming visit to Russia by China's top leader will inject a new impetus into the two countries' relationship, said Foreign Minister Yang Jiechi.
  • Xi calls for further development of SCO (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Friday called for better development of the Shanghai Cooperation Organization (SCO) as he met with the its new general secretary Dmitry Mezentsev.
  • Overfishing depleting sea resources (Washington Post) - Deteriorating fish stocks off the coast of East China's Shandong province are forcing fishermen to travel increasingly farther from the shore.
  • Top Chinese legislator visits Macao (Washington Post) - Top legislator Wu Bangguo arrived in Macao on Wednesday for a three-day visit to mark the 20th anniversary of the promulgation of the Macao Basic Law.
  • Management handover of Gwadar port begins (Washington Post) - An agreement was signed in Islamabad on Monday to hand over management of the strategic Gwadar port to a Chinese company, according to Pakistani media.
  • Recruiters return to job fairs (Washington Post) - As the Chinese New Year holidays draw to a close, job seekers and recruiters in the labor-intensive regions returned to job fairs.
  • 5 buried in SW China landslide (Washington Post) - Initial investigation has found that five people, including two children, were buried after a landslide hit Southwest China's Guizhou province on Monday.

Tại sao những xã hội đã từng có thời thành công lại trở nên xơ cứng và suy tàn?

Boxitvn
Victor Devis HANSON
Phạm Nguyên Trường dịch
Chia cái bánh ngày càng nhỏ hơn, rồi sau đó sụp đổ
Có hàng trăm lý do được đưa ra nhằm giải thích cho sự sụp đổ của La Mã và sự cáo chung của chế độ cũ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Từ lạm phát và chi tiêu hoang phí đến sự suy kiệt nguồn tài nguyên, rồi những cuộc xâm lăng của ngoại bang. Các nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự sụp đổ bất thình lình của những vương quốc của người Mycenae (Hy Lạp cổ đại – ND), người Aztec (thổ dân ở Mexico – ND) và cả Hy Lạp đương đại nữa, như thế đấy. Theo các tác giả, từ Catullus đến Edward Gibbon, thì không phải là nghèo đói và tình trạng kiệt quệ mà chính là sự sung túc và nhàn cư – nhất là những người hưởng phần lớn cả hai thứ này – đã làm suy sụp nền văn minh.

Một đề tài thường được nhắc đi nhắc lại trong sách báo bàn về Athens trước khi thành phố này bị người Macedon xâm chiếm: mâu thuẫn xã hội trước việc chia cái bánh đang ngày càng nhỏ đi. Những bài diễn văn của người Athens thời đó thường nhắc tới những vụ kiện tụng về tài sản và quyền thừa kế, trốn thuế và việc làm giả giấy tờ để hưởng trợ cấp. Sau khi nước cộng hòa La Mã sụp đổ, những người cầm bút theo phái phản động như Juvenal, Petronius, Suetonius và Tacitus đã nhấn mạnh vấn đề “bánh mì và hí trường” cũng như sự giàu sang quá mức, nạn tham nhũng và bộ máy nhà nước quá cồng kềnh.
Theo Gibbon và những học giả người Pháp sau này thì từ “Byzantine” đã trở thành từ mang tính miệt thị nhằm mô tả bộ máy quản lý quá cồng kềnh của Hy Lạp, thuế thu từ những người sản xuất ngày càng ít đi, không đủ để nuôi số quan chức ngày càng gia tăng. Trong thời cổ đại, để thanh toán các khoản nợ của nhà nước, người ta thường cho đúc thêm tiền, đồng tiền vì thế mà bị mất giá. Còn luật pháp thì thường bị bóp méo nhằm giải quyết những đòi hỏi của quần chúng chứ không còn được dùng để bảo vệ công lý nữa.
Sau Thế chiến II đa số các trung tâm quyền lực hiện nay – Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan – đều hoặc là bị tàn phá hoặc là còn trong thời tiền công nghiệp. Chỉ có Hoa Kỳ và Anh quốc, những nước có nền kinh tế hiện đại, là tránh được sự tàn phá của chiến tranh mà thôi. Cả hai nước đều sẵn sàng cung cấp cho thế giới đã bị tàn phá những chiếc tàu thủy, ô tô, máy cái và phương tiện viễn thông.
So với Frankfurt, năm 1945 các nhà máy ở Liverpool phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng Anh đã bỏ lỡ cơ hội và phải nhường chỗ cho thần kỳ kinh tế Đức thời hậu chiến. Một phần là vì người Anh, bị rã rời sau những thiếu thốn của thời chiến tranh, đã quay sang với cuộc chiến tranh giai cấp và quốc hữu hóa những ngành công nghiệp chính, chẳng bao lâu sau những ngành này đã mất sức cạnh tranh.
Sự xuống dốc từ từ của xã hội thường là quá trình tự kích nhằm đáp ứng thói “được voi đòi tiên” (dịch thoát ý cụm từ ever-expanding appetites – ND) chứ không phải là không có khả năng sản xuất được lương thực, thực phẩm và nhiên liệu như trước hay không đảm bảo được quốc phòng. Người Mỹ chưa bao giờ được bảo đảm về công ăn việc làm và được chăm sóc y tế tốt như hiện nay – cũng chưa bao giờ có nhiều người tàn tật, sống bằng trợ cấp như hiện nay.
Đội quân người Persic lên đến 250.000 người, cả thủy thủ và lính bộ binh, của hoàng đế Xerxes vào năm 480-479 (trước Công nguyên) đã không hạ gục được nước Hy Lạp nghèo nàn. Nhưng 150 năm sau, lực lượng ít hơn từ phía Bắc, dưới quyền chỉ huy của Philip II của Macedon, đã áp đảo được hậu duệ giàu có của những người Hy Lạp từng chiến thắng trong trận đánh ở Salamis.
Những đơn vị kém hẳn về quân số của nước cộng hòa La Mã bé nhỏ và nghèo nàn đã từng chiến thắng nhiều cuộc xâm lăng của ngoại bang trong suốt nhiều thế kỷ. Nhưng mấy trăm năm sau, những bộ tộc người Goths, người Visigoths, người Vandals và người Huns đã tàn phá đế chế La Mã rộng lớn, chạy dài suốt rừ đầu này đến đầu kia của Địa Trung Hải.
Với món nợ quốc gia khủng khiếp hiện nay – gần 17 ngàn tỉ USD và còn đang tăng – nhiều người nói rằng Mỹ đang suy sụp, mặc dù chúng ta chưa giáp mặt với những thảm họa, với nạn hủy diệt của chiến tranh hạt nhân hay thiếu thốn lương thực và dầu khí.
Người Mỹ chưa bao giờ giàu có đến như thế – ít nhất là nếu đo sự giàu có bằng số lượng điện thoại cầm tay, bằng số lượng TV màn hình lớn, đường hàng không giá rẻ và thức ăn nhanh. Bệnh béo phì chứ không phải thiếu ăn là mối đe dọa chủ yếu đối với sức khỏe của dân tộc. Đám đông chen lấn vào các cửa hàng bán đồ điện tử chứ không phải là cửa hàng thực phẩm. Người Mỹ chi cho kem Botox, kem dưỡng da và hút mỡ bụng nhiều tiền hơn là cho những căn bệnh đã từng hành hạ nhân loại trong nhiều thế kỷ như bệnh bại liệt trẻ em, bệnh đậu mùa và bệnh sốt rét.
Nếu người trên sao Hỏa mà nhìn thấy những ngôi nhà bé như những cái hộp, những gia đình chỉ có một chiếc ô tô và những món hàng tiêu dùng thô thiển hồi những năm 1950 thì chắc chắc họ sẽ nghĩ là Mỹ là nước nghèo, mặc dù ngân sách năm 1956 vẫn còn cân đối. So với lúc đó, những người ở hành tinh khác sẽ thấy nước Mỹ đang ngập trong nợ nần hiện nay dường như đang bơi trong biển tiền bạc, nơi những người tiêu dùng giành giật nhau từng chiếc iPhones đời mới nhất.
Dùng bất cứ thước đo nào để đo thì tương lai của người Mỹ cũng chưa bao giờ tươi sáng đến như thế. Nước Mỹ có tất cả: tìm được những mỏ dầu khí mới mà trước đây không ai dám mơ tới, Mỹ là nhà sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất thế giới, công nghệ tiên tiến thường xuyên xuất hiện, dân số phát triển vững chắc, quân đội hùng mạnh và ổn định về thể chế.
Nhưng chúng ta không nói chuyện một cách tự tin về việc sử dụng và mở mang nguồn lực tự nhiên và tài sản mà chúng ta được thừa kế. Thay vào đó, người Mỹ chúng ta đang cãi nhau về những khoản trợ cấp, trong khi quốc gia tiếp tục thâm hụt hàng tỉ đô la. Quyền bình đẳng được tạo ra bằng áp lực chứ không phải là quyền tự do lựa chọn đã trở thành một tôn giáo mới của cả nước. Đơn thuốc là cắt bớt các khoản trợ cấp của chính phủ dường như là còn tệ hơn chính căn bệnh, mà bệnh ở đây là vay tiền của những thế hệ chưa ra đời để trả cho những khoản trợ cấp hiện nay.
Tháng 8 năm 1945, Hiroshima là một thành phố đổ nát, trong khi Detroit là một trong số những thành phố tân tiến và giàu có nhất thế giới. Hiroshima hiện nay trông như thành phố Detroit phát đạt của năm 1945; trong khi một số khu vực của Detroit lại trông như vừa bị ném bom cách đây vài chục năm vậy.
Lịch sử đã chứng tỏ rằng việc nhà nước tham gia phân phối số của cải ngày càng teo đi chứ không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân sản xuất được nhiều của cải hơn có thể gây ra tai họa lớn hơn cả những kẻ thù tàn bạo nhất.
V.D.H.
Victor Davis Hanson là nhà sử học, làm việc tại Stanford University’s Hoover Institution. Tác phẩm mới nhất của ông The Savior Generals sẽ được xuất bản trong mùa xuân năm nay.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc”

Đức Giáo Hoàng. Benedicto XVI
Đức Giáo Hoàng. Benedicto XVI (REUTERS/Giampiero Sposito/Files)

Vào lúc Tòa Thánh Vatican đang bận bịu với việc bầu chọn người lên thay Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI thì có những tin đồn liên quan đến hai vụ việc : Đức Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” và tiết lộ các hồ sơ mật của Tòa Thánh, còn được gọi là “VatiLeaks”.

Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng cho biết một số thông tin về hai sự vụ này.

" Đức Giáo Hoàng từ nhiệm một cách “bất ngờ” và Giáo hội đang đánh giá xem xét các điều kiện cụ thể để có thể chuẩn bị tổ chức một cách “đúng thời đúng lúc” Mật nghị Hồng y (conclave) để bầu ra Đức Giáo Hoàng mới.
Trong những thời khắc “nhậy cảm” như thế này … thì mấy hôm nay các mạng truyền thông đăng tải hai tin quan trọng, bề ngoài thì hình như hai tin nói trên không có dính líu với nhau … nhưng cùng một thời điểm mà hai tin cùng được loan đi đồng lúc cũng chưa hẳn là một sự ngẫu nhiên.

Tin thứ nhất, do chính Tòa thánh Vatican tuyên bố : Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trước khi chính thức từ nhiệm, tức là trước 20 giờ ngày 28/02, có thể sẽ ban hành “Tự Sắc” (ngôn từ của giáo hội bằng tiếng latin là “Motu Proprio”) để xác định một số điểm trong quy luật bầu cử Đức Giáo Hoàng lần này, lý do là bởi vì đây là lần đầu tiên Giáo hội sẽ tiến hành Mật nghị hồng y mà các Hồng y cử tri sẽ không phải chịu tang ai cả, và vì do không phải chịu tang (thường là 9 ngày trước khi khai mạc Mật nghị), do đó có thể Mật nghị sẽ được khai mạc sớm hơn.

Tin thứ hai, do các mạng truyền thông đăng tải: ngày 17/12/2012 vừa qua, Benedicto XVI đã nhận được một hồ sơ mật, gọi là “Relationem”, kết quả của cuộc điều tra về vụ việc “Vatileaks” trong đó tư liệu mật của Vatican bị tẩu tán ra ngoài, vụ việc mà hồi tháng 5 trước đó chính người quản gia hầu cận của Benedicto XVI bị bắt và kết án “nội gián”. Hồ sơ là kết quả điều tra của nhóm của Hồng y Julian Herranz, người được chính Benedicto XVI đề cử điều tra những tình tiết trong vụ Vatileaks. Theo tin các báo thì hồ sơ mật nói trên có nói đến những đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ Giáo triều. Để bảo vệ quyền lực, nhất là quyền lực kinh tế tài chánh, các phe phái nói trên đã gây áp lực lên một số nhân vật cao cấp trong hàng giáo phẩm hay trong giới lãnh đạo các cơ quan quyền lực kinh tế của Tòa thánh. Vẫn theo báo chí thì thậm chí các áp lực này cũng dựa lên những tin mật về đời sống riêng tư hay những quan hệ tính dục không chuẩn của một số “chức sắc trong hàng giáo phẩm”.

Theo tin báo chí thì Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã cất kín hồ sơ mật nói trên trong két sắt của văn phòng làm việc của Giáo chủ với chủ tâm là sẽ giao toàn bộ hồ sơ nói trên cho người kế nhiệm để giải quyết những bất cập ghi trong hồ sơ.

Một số người am tường về thế giới Vatican đánh giá rằng ý định ban hành “Tự Sắc” của Benedicto XVI là để nhanh chóng tiến hành khai mạc Mật nghị Hồng y, đốt cháy tất cả các giai đoạn chuẩn bị để tranh giành quyền lực giữa các phe phái mà chính Đức Giáo Hoàng đã đọc trong “Relationem” đã nói trên. "
Đức Tâm (RFI)

Lê Sỹ Long - 'Bên Thắng Cuộc' là sách gây biến đổi

Nhiều sự kiện tại Nam Việt Nam sau 1975 vẫn còn cần thêm ánh sáng lịch sử

Huy Đức đã mô tả cuốn sách của mình như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đã giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.

Trước khi đánh giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ý rằng tôi thuộc bên "thua cuộc," gia đình tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và tôi vẫn còn có người thân ở Việt Nam bị đối xử như là những công dân "hạng hai" vì họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.

Trên thực tế, tôi đã cố tình lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.

Lý do tôi làm như vậy vì kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đã và đang tiếp tụ bị “xuyên tạc” dưới thể chế Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ, lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã chịu thiệt thòi vì sự nhấn mạnh quá áp đảo về chủ đề "bài học" từ "kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh”.

Hơn nữa, nhiều học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận "nỗi ám ảnh chống cộng" của thế hệ cũ đối với cuộc chiến này.
"Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" hầu dĩ củng cố những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc" - TS Lê Sỹ Long
Đối với tôi, sự thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới "tinh túy" và “bình dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng hòa sẽ không bao giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.

Liên quan đến nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố, cho dù như của Bùi Tín và Huy Đức, đã không có sự đánh giá lại các công trình giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và trải nghiệm trong giai đoạn trước và sau 1975.

Chẳng hạn, Bùi Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lãnh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa nhận) các "sai lầm" của Đảng trong giai đoạn giải phóng, là những gì đang tạo nên cốt lõi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam phi cộng sản.

Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" nhằm bổ sung cho những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc.

Và cũng không rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh luận về cách lãnh đạo có trách nhiệm - tức là giới chức không việc gì phải sợ việc nhìn nhận, ghi nhận và trình bày các sự kiện vì lợi ích chung- khi sách của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.

‘Công dân làm báo'


Các nhân vật nước ngoài có liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đã tái hiện trong sách

Một câu hỏi đặt ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm chuyển đổi diễn trình chính trị - xã hội của Việt Nam?

Trong nỗ lực để đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị - xã hội.

Trong những năm gần đây, các chủ đề đã được nhiều công dân bàn luận trên mạng bao gồm chủ quyền quốc gia, quyền lao động, các quyền về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lý để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lãnh đạo Đảng vẫn muốn kiểm soát và quyết định dòng chảy của dân làm báo.

Với bối cảnh trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn.

Tránh sử dụng một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lý do tại sao ông viết cuốn sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ trích.

Quan trọng hơn, tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp.

"Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại" - TS Lê Sỹ Long
Tuy nhiên, tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình sử học, bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.

Điều này bao gồm việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh được những sai lầm trong tương lai, để có thể hòa giải với phía "thua cuộc" bằng cách tìm kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam bằng cách "ghi nhớ" Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, vì tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa truyền thống, nó đích thị là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự kiện gây "xúc động" mạnh.

Bằng việc xuất bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù hợp với quan điểm chính trị - xã hội cần có của đất nước họ hay là không.

'Ai "giải phóng" ai?'

Nếu điểm mạnh của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính “thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,” tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.

Ví dụ, một luận điểm ngầm của tác phẩm của Huy Đức có vẻ là về "thuyết vĩ nhân", với các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đã sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành “đúng” trong tư duy.

Ở đây, vấn đề là tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã được giao nhiệm vụ và đã theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn hóa 'tân thuộc địa của Mỹ'.

Có một mức độ đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đòi lại sự lãnh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách "đổi mới" như một chân lý mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám nói lên sự thật khi họ đang tìm kiếm quyền lực hoặc đã không còn nắm giữ quyền lực nữa.

Dựa trên các tác phẩm sử dụng các nguồn và lý giải trước đây đăng tải trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lý do cho một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.

Ông Võ Văn Kiệt và nhạc sỹ Phạm Duy
Cuốn sách đã đề cập đến nhiề̉u nhân vật lịch sử Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh và hậu chiến

Các tác phẩm loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Canh (1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng hòa” của Philip Taylor (2001).

Như thế, tôi tin rằng các công dân Việt Nam, những người đã dám bất tuân các chính sách mà họ cho là "sai lầm" từ 1975-1986 chính là những người đã thực sự cứu quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.

Tôi không quan tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lãnh đạo có thể thừa nhận "những lỗi lầm lịch sử,"hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những "sai lầm"để mà không để có bất cứ điều gì xảy ra với chính họ.

'Một sự biến đổi?'

Một thiếu sót khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.

Tuy nhiên, từ những gì tôi đã đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nhìn nhận nghiêng hơn về quan điểm cho rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc "tấn chiếm," là "cơ hội", hơn là một hành động "cứu sống nhưng hà khắc".

Đối với các học giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đã thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là "giải phóng", chứ không phải là một "cuộc xâm lược". Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc "giải phóng" khỏi Khmer Đỏ đi kèm với "những di sản lịch sử" mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.

Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là 'bình cũ rượu mới,' thì nó vẫn mở ra một câu hỏi.

Đó là, chính quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?

Đồng nghiệp của ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?

Liệu các giáo viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?

Và rằng liệu công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của gia đình họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?

Đối với tôi, nếu một số câu trả lời là có, thì cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

Tiến sỹ Lê Sỹ Long
Đại học Houston, Hoa Kỳ

(BBC)

Nhật Bản : Trung Quốc gây hấn với lân bang để củng cố quyền lực

Thủ tướng Shinzo Abe tại phi trường Washington. Ảnh chụp ngày 21/02/2013.
Thủ tướng Shinzo Abe tại phi trường Washington. Ảnh chụp ngày 21/02/2013. (REUTERS/Jason Reed)

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Washington Post số đề ngày 21/02/2013, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định như trên. Theo ông thủ đoạn này về lâu về dài sẽ gây tổn hại cho chính Bắc Kinh. Ông Abe công du Hoa Kỳ trong hai ngày và tiếp kiến tổng thống Obama.

Nhân chuyến công du Hoa Kỳ trong hai ngày 21 và 22/02/2013 đầu tiên kể từ khi nhậm chức, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dành cho nhật báo Washington Post một bài phỏng vấn trên số báo đề ngày 21/02/2013. Trả lời câu hỏi liên quan đến căng thẳng tại Senkaku/Điếu ngư, thủ tướng Nhật nhận định là chế độ Bắc Kinh gây xung khắc với Nhật Bản và các quốc gia láng giềng để phục vụ nhu cầu chính trị nội bộ, huy động dân chúng hậu thuẫn chế độ.

Theo phân tích của thủ tướng Nhật thì thái độ gây hiềm khích với các lân bang « cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc và làm các nhà đầu tư quốc tế lo ngại ». Thái độ bất thân thiện của Trung Quốc, theo thủ tướng Nhật được thể hiện qua chính sách « giáo dục lòng yêu nước ( là) giáo dục tâm lý chống Nhật bản ».

Bắc Kinh đã trả đũa tức khắc, lên án lời tuyên bố được gọi là « gây sốc » của lãnh đạo Nhật Bản. Hoàn Cầu Thời Báo trích lời phát ngôn viên Hồng Lỗi cho rằng « hiếm khi lãnh đạo một quốc gia lại bóp méo sự thật một cách xấu hổ như vậy và xúi giục xung đột giữa các nước trong vùng ».

Tường thuật phản ứng của Trung Quốc, AFP nhắc lại căng thẳng trong quan hệ Trung – Nhật mỗi ngày mỗi gia tăng do xung khắc tại Senkaku/Điếu ngư. Bắc Kinh cũng lấn áp nhiều nước tại vùng biển Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam.

Trung Quốc theo dõi chuyến công du Hoa Kỳ của thủ tướng Nhật và thượng đỉnh Barack Obama- Shinzo Abe tại Washington với cặp mắt nghi kỵ. Trong bản tin hôm nay, Tân Hoa xã cảnh báo nếu Hoa Kỳ ủng hộ Nhật Bản trên hồ sơ chủ quyền biển đảo thì điều này sẽ tác hại đến uy tín của Hoa Kỳ và quan hệ Mỹ-Trung.
Tú Anh (RFI)

VN đội sổ quốc tế về công khai ngân sách


Những nước cuối bảng theo xếp hạng của OBI trên 100 quốc gia

Việt Nam đứng dưới mức tối thiểu về chỉ số công khai ngân sách (OBI), theo báo cáo mới nhất của tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Bấm Internationalbudget.org.

Mức điểm tối thiểu đưa ra là 21 – 40 và Việt Nam đạt 19 trên 100 điểm tối đa, cho giai đoạn từ năm 2010 - 2012.

Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo chi tiêu ngân sách cho công dân.

Phần đánh giá tiến bộ của chính phủ trong việc nỗ lực công khai ngân sách cho thấy, từ năm 2010 tới 2012, Việt Nam tăng được thêm 5 điểm, nhưng vẫn bị xếp vào hàng “không đủ”.

Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.

“Điểm số này cho thấy chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin ít ỏi tới công dân về ngân sách quốc gia và các hoạt động tài chính trong mỗi năm.

“Điều này khiến cho người dân khó tin vào cách quản lý ngân sách chung của nhà nước.”

‘Gợi ý cho Việt Nam’


"Việt Nam đã có báo cáo tài chính trong năm, song cần chi tiết và cụ thể hơn, cần nêu rõ tất cả các khoản chi tiêu, so sánh với cùng giai đoạn năm trước, và đặc biệt là phải công bố thông tin về các khoản nợ của nhà nước."
Báo cáo về chỉ số công khai ngân sách của IBP

Các nước trong khu vực đứng sau Việt Nam có Campuchia được 15 điểm, và Trung Quốc gần chót bảng với 11 điểm.

Đối tác Ngân sách Quốc tế đưa ra năm điểm gợi ý cho Việt Nam nhằm “cải thiện điểm số” OBI, mà lời khuyên đầu tiên là công bố rộng rãi kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ, thay vì chỉ thông báo trong nội bộ.

IBP lấy ví dụ, báo cáo tương tự của 79 quốc gia khác trong đó có các nước láng giềng như Đông Timor, Thái Lan, có thể tìm đọc được trên trang web của IB.

Việt Nam đã có báo cáo tài chính trong năm, song cần chi tiết và cụ thể hơn, cần nêu rõ tất cả các khoản chi tiêu, so sánh với cùng giai đoạn năm trước, và đặc biệt là phải công bố thông tin về các khoản nợ của nhà nước.

Báo cáo kiểm toán của Việt Nam đã được công bố, song cần trình bày toàn bộ chi phí của chính phủ trong phần ngân sách 6 tháng cuối năm, và kiểm rõ những khoản ngân sách hỗ trợ.

Ngoài ra, báo cáo kiểm toán cũng phải được đưa ra rộng rãi trước dân chúng để có thể theo dõi các hoạt động của những người đứng đầu chính phủ và góp ý cho cơ quan kiểm toán.

Báo cáo OBI về Việt Nam dài bốn trang, với các số liệu, phân tích, so sánh, kết luận và giải pháp để giúp quốc gia này “cải thiện” các hoạt động công khai ngân sách, đồng thời cũng đưa ra đường dẫn tới các phần hướng dẫn và báo cáo tài chính của các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Theo IBP, khảo sát ở Việt Nam được thực hiện trong vòng 18 tháng từ tháng 07/2011 tới tháng 12/2012, với sự tham gia của xấp xỉ 400 chuyên gia và cũng đã được gửi tới chính phủ Việt Nam để tham khảo.

IBP là tổ chức chuyên theo dõi ngân sách các quốc gia, với mục tiêu “đảm bảo ngân sách chính phủ đáp ứng được nhu cầu của lớp người dân có thu nhập thấp và nghèo trong xã hội, và theo đó, khiến cho hệ thống ngân sách được minh bạch và đáng tin cậy hơn cho dân chúng”.

(BBC)

Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ


Thông tư 13 đồng nghĩa với việc công dân trúng tuyển vào đại học/cao đẳng vẫn sẽ phải nhập ngũ

Từ 7/3/2013, nếu công dân nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng và lệnh gọi nhập ngũ cùng một lúc thì sẽ phải thực hiện lệnh nhập ngũ trước.

Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.

Kết quả trúng tuyển của công dân, theo thông tư sẽ được bảo lưu đến khi đã xuất ngũ.

Từ trước đến giờ, những công dân trúng tuyển đại học, cao đẳng nghiễm nhiên không phải nhập ngũ.

Hiện nay, những công dân nếu nhận được giấy nhập học đại học, cao đẳng thì chỉ cần báo cáo với ban chỉ huy quân sự trước 10 ngày để được hoãn gọi nhập ngũ.

Đối với những người nhận giấy nhập học trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp, hành nghề thì khoảng thời gian này là 3 ngày.

Vnexpress dẫn lời ông Đặng Đình Đại, nguyên hiệu trưởng trường Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, cho rằng trước đây, số lượng thanh niên phải vào quân ngũ tương đối lớn vì học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học chỉ chiếm từ 20-30%.

"Tuy nhiên ngày nay, tỷ lệ tốt nghiệp tăng khiến số lượng thanh niên nhập ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại," ông Đại nói.

Tăng chất lượng quân đội


Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng nói thông tư được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng nhân lực cho quân đội

Trả lời báo Tiền Phong ngày 22/2, ông Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục, Đào tạo nói hiện nay quân đội đang cần được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

"Để thực hiện được nhiệm vụ trọng đại trên, nguồn nhân lực phục vụ quân đội hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng cao về thể lực và tri thức," ông này nói.

Ông Minh lấy ví dụ trong tời kháng chiến chống Mỹ, những ai có trình độ văn hóa lớp 10 đến đại học thì ưu tiên cho binh chủng pháo binh, không quân. Trình độ văn hóa thấp hơn thì làm bộ binh.

"Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay, phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ."

"Đi học cái tốt"

Ông Minh nói quyết định này là đúc kết từ cái hay của các nước khác.

"Thực tế, một số nước không khó khăn như chúng ta, điển hình như Hàn Quốc, Israel đã làm việc này từ lâu." ông Minh nói.

"Việt Nam mới bắt đầu làm việc đó. Ta đang đi học cái tốt của họ đã làm rồi."
"Các em cần hiểu rằng cơ hội tham gia vào lực lượng thường trực đối với một công dân chỉ có 2 năm, còn việc học tập là suốt đời"
Ông Nguyễn Thiện Minh

Hiện tại, cả hai nước mà ông Minh dẫn chứng, đều đang phải đối mặt với chiến tranh hoặc nguy cơ chiến tranh.

Nam Hàn, trên lý thuyết vẫn đang ở tình trạng chiến tranh với Bắc Hàn và Israel vẫn đang đối phó với xung đột vũ trang ở dải Gaza.

Ông Minh cho rằng, việc học sinh, sinh viên phải nhập ngũ không ảnh hưởng đến kiến thức và hoài bão theo ngành học.

"Các em cần hiểu rằng cơ hội tham gia vào lực lượng thường trực đối với một công dân chỉ có 2 năm, còn việc học tập là suốt đời."

"Quá trình đó có thể anh quên kiến thức một chút nhưng anh có cả một thời gian sau này để ôn tập, học tập."

(BBC)
 

TQ sẽ có hàng không mẫu hạm hạt nhân

Lãnh đạo Trung Quốc coi tàu Liêu Ninh chỉ là bước phát triển hải quân đầu tiên trước khi có hàng không mẫu hạm nguyên tử

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua ngân khoản để phát triển công nghệ động cơ nguyên tử cho tàu lớn nhằm tiến tới chỗ xây hàng không mẫu hạm nguyên tử.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu biển Trung Quốc (CSIC) là một trong hai công ty chính trong ngành đóng tàu ở Trung Quốc và cơ quan nghiên cứu của họ nay nhận được tiền từ chính phủ trung ương, theo báo China Daily.

Tin tức cũng nói Trung Quốc muốn dùng công nghệ hạt nhân cho tàu của họ nhằm thám hiểm địa cực.

Báo Trung Quốc trích lời Thiếu tướng Tác Văn Long, một chuyên gia quân sự cao cấp nói:

"So với các tàu dùng động cơ thông thường thì tàu nguyên tử có thể đi xa hơn, đáng tin cậy hơn và vì thế, có thể là sự lựa chọn các các chuyến thám hiểm địa cực.”

Nhưng hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng công nghệ này sẽ được sử dụng cho hàng không mẫu hạm, điều các quan chức của Quân Giải phóng không bác bỏ.
Bản thân tướng Tác Văn Long nói:

“Hiện Trung Quốc đã có tàu ngầm nguyên tử vốn cần công nghệ cao và quá trình sản xuất đặc thù, nên phát triển hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử không phải là khó.”

Nhưng ông Lý Kiệt, giáo sư từ Học viện Nghiên cứu Hải quân của Quân Giải phóng thì nói hiện vẫn còn những vấn đề kỹ thuật phải khắc phục để Trung Quốc có thể đóng hàng không mẫu hạm có động cơ nguyên tử.

Theo ông, Trung Quốc sẽ lắp động cơ nguyên tử cho hàng không mẫu hạm tới của họ.

Hiện Hoa Kỳ có hầu hết các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Hoa Kỳ đang có 10 tàu hiện sử dụng sau khi chiếc USS Enterprise bị ngưng hoạt động vào tháng 12/2012, theo báo chí Phương Tây.

Ngoài Mỹ, hiện chỉ có Pháp có hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Hiện Trung Quốc mới có một hàng không mấu hạm là tàu Liêu Ninh, vốn mua lại từ Ukraina và tân trang cho mục tiêu luyện tập.

(BBC)

Chuyên gia Mỹ quan tâm về máy bay không người lái của Trung Quốc

Hai kiểu máy bay không người lái của Trung Quốc

Hồi đầu tuần Trung Quốc thừa nhận đã định thực hiện một vụ không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào một tay trùm buôn lậu ma túy Miến Điện bị truy nã trong vụ sát hại 13 thủy thủ Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng điều này nêu bật khả năng ngày càng lớn của Trung Quốc trong lãnh vực không chiến dựa vào máy bay không người lái.

Người đứng đầu công tác bài trừ ma túy của Trung Quốc, ông Lưu Dược Tấn, cho tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản biết rằng giới hữu trách đã lên kế hoạch dùng máy bay không người lái để giội bom nơi ẩn náu của trùm ma túy Naw Kham trên một ngọn núi ở đông bắc Miến Điện nhằm chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài nhiều tháng.

Viên chức này nói rằng kế hoạch không kích bằng máy bay không người lái rốt cuộc đã bị hủy bỏ, và thay vào đó, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành quân chung với Lào để bắt sống Naw Kham hồi tháng tư. Tiết lộ của ông Lưu cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét tới việc thực hiện những vụ tấn công bằng máy bay không người lái bên ngoài biên giới của mình.

Giáo sư Peter Dutton của Trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ (US Naval War College) cho biết Bắc Kinh đang dần dà từ bỏ chính sách không can thiệp trong các vấn đề quốc tế và ngày càng sẵn sàng hơn trong việc phát huy sức mạnh ra ngoài lãnh thổ của mình. Ông nhận định:

"Đây là một sự thay đổi mới. Đây là Trung Quốc đang hành xử một cách chủ động hơn trên trường quốc tế để bảo vệ các quyền lợi của mình, vượt xa biên giới của mình so với cách hành xử trong quá khứ."

Trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã chế ngự thị trường máy bay không người lái trên thế giới và đã dùng loại máy bay này để thực hiện những vụ không kích nhắm vào các mục tiêu ở nước ngoài.

Nhưng trong thời gian gần đây Trung Quốc đã cải thiện công nghệ của họ một cách nhanh chóng và mới đây họ đã trình làng một số rất lớn những kiểu máy bay không người lái mới tại những cuộc triễn lãm hàng không. Ngoài ra, họ cũng hiện đại hóa hệ thống Bắc Đẩu của họ để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và những hệ thống khác của Nga và Âu châu.

Chính phủ của Tổng thống Obama đã biện minh cho những vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan, Yemen và Somalia với tuyên bố cho rằng chính phủ của các nước đó “không muốn hoặc không có khả năng trấn áp mối đe dọa của những phần tử khủng bố.”

Ông Stephen Vladeck, giáo sư luật khoa của American University nói rằng Washington cần phải có tiêu chuẩn cụ thể hơn cho việc sử dụng máy bay không người lái vì Trung Quốc và các nước khác đang theo dõi sát những hành động của Mỹ trong lãnh vực này. Ông nói:

"Một phần của vấn đề là vì chính phủ Mỹ dường như đã thực hiện rất nhiều vụ không kích bằng máy bay không người lái và không thật sự nêu rõ những tiêu chuẩn của việc thực hiện các vụ không kích như vậy. Cho nên có thể các nước khác như Trung Quốc sẽ nêu lên thí dụ của Mỹ để nói rằng - nếu họ làm như vậy thì chúng tôi cũng có thể làm."

Một vấn đề khác nữa là sự khuyếch tán và nhu cầu tăng vọt của các loại máy bay không người lái.

Trong lúc Hoa Kỳ xuất khẩu máy bay không người lái cho một số rất ít các nước đồng minh thân thiết, các công ty Trung Quốc ngày càng được nhiều người xem là một nguồn cung ứng đáng tin cậy và giá rẻ. Mấy mươi quốc gia giờ đây đã mua hoặc tự chế tạo máy bay không người lái, chủ yếu là dùng cho hoạt động trinh sát. Giáo sư Vladeck cho rằng đây là một xu thế đáng lo ngại:

"Vấn đề là kỹ thuật này trở nên phổ biến hơn và rất là rẻ. Nên tôi nghĩ rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các nước có quân đội nhỏ hơn nhiều, và các nước có chính phủ thiếu tinh thần trách nhiệm cũng có thể sử dụng những kỹ thuật này."

Một trong những máy bay không người lái mà Trung Quốc mang ra giới thiệu tại cuộc triễn làm hàng không Chu Hải hồi tháng 11 có tầm hoạt động hơn 3,200 kilomét và quân đội Nhật Bản hồi gần đây đã báo cáo một máy bay không người lái bay gần các chiến hạm Trung Quốc trong cuộc thao dượt gần đảo Okinawa.

Trong lúc căng thẳng giữa hai nước tăng mạnh vì vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa, truyền thông Nhật Bản nói rằng chính phủ mới ở Tokyo muốn mua các máy bay không người lái thuộc loại tiên tiến của Mỹ.

Tuy cả hai nước đều tuyên bố máy bay không người lái của họ sẽ được dùng để trinh sát, các chuyên gia cảnh báo rằng việc gắn thêm vũ khí vào máy bay là một việc dễ dàng và không thể loại trừ khả năng xảy ra những vụ đụng độ giữa các máy bay không người lái trong khu vực này.

Simon Marks
22.02.2013
VOA

Việt Nam trước thách thức và cơ hội của dòng chảy FDI

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay.

22.02.2013
Hồi đầu tuần này, có tin nói rằng Việt Nam hy vọng nguồn vốn FDI, hay là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm 2013 này sẽ tăng mạnh, sau khi giảm đến 15% trong năm 2012. Bên cạnh đó, dòng chảy FDI có xu hướng chuyển dịch bớt từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực. Phần trao đổi sau đây với Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts, tập trung vào nguồn vốn FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua, và ảnh hưởng của sự chuyển dịch đối với Việt Nam.

VOA: Nhìn chung, lượng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm, Tiến sĩ có nhận xét gì về hiện tượng này?

TS ANH: Một phần là do bối cảnh kinh tế thế giới có khó khăn nên dòng vốn FDI vào Việt Nam có phần nào bị ảnh hưởng, nhưng vấn đề chính vẫn là do những yếu kém nội tại của Việt Nam: kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, bên cạnh những vấn đề như lãi suất cao, nợ xấu, môi trường đầu tư mất dần sức hấp dẫn.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay, tụt hơn  20 bậc so với năm 2011. Khi mà môi trường đầu tư kinh doanh thiếu những diễn biến tích cực thì sẽ gặp khó khăn thu hút FDI, đặc biệt là những nguồn FDI có chất lượng.

VOA: Dòng chảy FDI ở khu vực Đông Á hiện có những chuyển dịch nào đáng chú ý và những chuyển dịch này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

TS ANH: Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy lượng FDI toàn cầu giảm 18% trong năm ngoái, nhưng FDI vào các nước châu Á giảm nhẹ hơn, khoảng 9,5%.

Trung Quốc hiện nay là nước thu hút lượng FDI lớn thứ nhì toàn cầu, nhưng do chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang gia tăng và những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung nên các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty từ Nhật, đang có xu hướng rút bớt ra khỏi Trung Quốc và chuyển hướng sang các nước ASEAN.

Hiện nay  dòng vốn FDI toàn cầu đổ vào ASEAN lên gần bằng Trung Quốc; 8% cho ASEAN và 9% cho Trung Quốc. Việt Nam đang có cơ hội để đón nhận sự chuyển hướng này. Năm vừa rồi, Việt Nam đã thu hút hơn 5 tỉ đôla FDI từ Nhật. Nhưng để tận dụng cơ hội này dài lâu thì Việt Nam cần có nhiều cải thiện thiết thực để cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan và Indonesia.

VOA:Trong những cố gắng mà tiến sĩ vừa nói thì điểm tích cực dễ thấy nhất của FDI là nó bổ sung nguồn vốn giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng FDI ở Việt Nam tiến sĩ thấy có gây ra những bất cập nào?

TS ANH: Việt Nam lôi cuốn FDI dựa vào nhân công giá rẻ, những ưu đãi về đất đai và thuế má, cũng như là tương đối khá dễ dãi trong việc cho phép khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vì thế cho nên có một số hệ quả không tốt.

Thứ nhất là lương bổng và quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm bảo vệ thỏa đáng. Thứ hai là thu hồi đất đai bừa bãi để phục vụ cho nhiều dự án FDI, làm cho người nông dân mất đất canh tác. Hai vấn đề này góp phần làm gia tăng hiện tượng bất bình đẳng ở Việt Nam.

Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường và gian lận thuế, điển hình là hiện tượng chuyển giá.

Nhìn chung, FDI chưa giúp được Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cũng như trình độ phát triển kinh tế, thông qua những việc như chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất và tạo liên kết tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy Việt Nam bị tụt hạng liên tục trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh  toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

VOA: Với những hệ quả không tốt đó, Việt Nam nên làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực và tăng những mặt tích cực của FDI?

TS ANH: FDI ở Việt Nam cần được định hướng như là phương tiện để hỗ trợ cho công cuộc phát triển bền vững. Và muốn được như vậy thì thứ nhất là phải có những chính sách nhất quán để tận dụng FDI trong việc nâng cao trình độ sản xuất và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong toàn nền kinh tế.

Thứ hai, cần thu hút cho được những nhà đầu tư có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội. Những nhà đầu tư như vậy thì thường họ không bị lôi cuốn dễ dàng bởi các yếu tố như nhân công rẻ hay ưu đãi tức thời. Cái mà họ muốn là môi trường đầu tư lành mạnh, được thể hiện qua những yếu tố như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, chính sách ổn định, minh bạch, và quyền sở hữu được bảo hộ tốt. Việt Nam cần phải làm tốt mình trước thì mới có thể chọn lọc và thu hút những dự án FDI tốt.

VOA: Ngoài tầm quan trọng về kinh tế trong việc thu hút FDI một cách có chọn lựa thì dòng chảy FDI vào Việt Nam còn có ý nghĩa gì nữa không?  

TS ANH: Khi mở cửa đón nhận FDI thì cũng có nghĩa là tăng cường hội nhập toàn cầu. Nếu có thêm nhiều công ty từ Mỹ, Nhật, châu Âu vào đầu tư thì không những Việt Nam có thêm cơ hội để chọn lựa các dự án FDI có chất lượng, không gặp sự phản đối của người dân, mà còn có thể tăng cường quan hệ với các nước này.

Khi mà quan hệ ngoại giao được gắn liền với lợi ích kinh tế thì nó sẽ trở nên quan trọng hơn; nó sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ một cách chiến lược, thay vì chịu ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.

Tất nhiên khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam thì ít nhiều gì họ cũng mang theo một số nét văn hóa riêng, nếu biết gạn lọc những giá trị hợp với xu hướng tiến bộ thì cũng giúp xã hội Việt Nam chuyển biến tốt hơn.

VOA: Vậy Việt Nam nên làm gì để thu hút thêm các nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu để nâng cao lợi ích chiến lược của FDI?  

TS ANH: Ngoài việc cải thiện các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư như tôi đã nói lúc nãy, thì Việt Nam cần giảm bớt tham nhũng. Các nước như Anh, Mỹ họ có những đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài rất khắt khe cho nên các doanh nghiệp từ các nước này thường tránh đầu tư vào những nước có tham nhũng cao.

Theo chỉ số đưa hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì các công ty đến từ Mỹ, Nhật và Anh nằm trong nhóm 10 quốc gia có các công ty ít đưa hối lộ nhất, khi làm ăn ở nước ngoài. Trong khi đó, khả năng của các công ty Trung Quốc đưa hối lộ để được thuận lợi làm ăn thì rất là cao.

Bên cạnh giải quyết vấn đề tham nhũng, Việt Nam cũng cần cải thiện các chỉ số liên quan đến tự do kinh tế và tự do chính trị. Nói chung, Việt Nam đang cần những thay đổi thể chế sâu rộng để có thể có những bước tiến mới.

VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Lê Anh.

Huy Phương (VOA)

Bị Trung quốc chửi thẳng vào mặt, Đảng ta vẫn câm mồm

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc phát động ngày 17/2/1979 vừa qua được Đảng Cộng sản Trung quốc rầm rộ kỷ niệm. Song song với đó, Nhân Dân Nhật báo (cái mồm của Đảng Cộng sản TQ) công khai đưa thẳng tên của nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn cùng khóa lãnh đạo lúc đó lên báo của chúng để chửi.
Như vậy, những người bị chửi trực tiếp gồm (còn nhiều nữa):
Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Tố Hữu, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Mười …
Một số người trong số lãnh đạo này hiện vẫn sống mà theo báo của Đảng CSVN gần đây đăng là rất minh mẫn, sáng suốt. Có đồng chí mới tuần Tết vừa qua còn hồ hởi tiếp các đoàn vào nhà riêng tặng quà Tết. Con cái của toàn bộ các đồng chí nói trên đều đang nắm giữ những chức vụ cao cấp trong các cơ quan Đảng, chính quyền.
Dịp 17/2 vừa qua, báo Nhân Dân của VN câm hẳn, không dám nói một từ nào về cuộc chiến xâm lược mà TQ phát động đối với Việt Nam, không dám nói về (chứ chưa nhắc tới việc ca ngợi) sự hy sinh của đồng bào, chiến sỹ ta trên các mặt trận  phía Bắc.
Hèn hạ hơn, bộ máy tư tưởng của Đảng CSVN vẫn ôm khư khư cái bọc quái thai  “16 vàng 4 tốt” mà tập đoàn cướp nước và bán nước gian díu, ăn nằm với nhau và són ra. Rất tinh vi, bộ máy tuyên giáo chỉ đạo “đầu tư” hết chất xám vào kỷ niệm 40năm Điện Biên Phủ trên không và 40 năm ký kết Hiệp định Paris.
Tuy nhiên, chiếc mặt nạ đã rơi và bộ mặt thật lộ rõ khi vừa qua công an được lệnh thẳng tay dập tắt bất cứ hoạt động nào kỷ niệm sự hy sinh anh dũng bảo vệ Tổ quốc. Hôm 17/2/2013, cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Thiếu tướng, cựu đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh cùng đông đảo trí thức, nhân dân mang vòng hoa ra tưởng niệm các Liệt sỹ anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc đã bị an ninh và công an dùng lực lượng xua đuổi tan tác.

22/02/2013

(Cầu Nhật Tân )

-----------------------

TRUNG QUỐC KỶ NIỆM RẦM RỘ NGÀY PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM 17/2/1979


Đôi lời: Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.
Bài 1:

NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

17.2.2013
Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua 1đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
Ảnh :   Trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, các chiến sĩ đang ký tên trên lá cờ đỏ có dán dòng chữ “Tổ quốc trong chúng ta” tự làm
—-
Bài 2:

KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

20.2.2013
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!
1
Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc chữ “Xuân” (“春”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc đối với Việt Nam.

2
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động chụp ảnh lưu niệm
3
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.
4
5
6
7
8
Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu
9
.
10
Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
11
Tổ quốc to lớn của chúng ta là do những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi, từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!
Bài 3:

CÁC CỰU CHIẾN BINH ANH HÙNG QUÂN TRANG CHỈNH TỀ TỤ HỘI KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

17.2.2013
2
3
4
5
6
7
8
Bài 4:
CỰU CHIẾN BINH THAM CHIẾN Ở MA LẬT PHA KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
19.2.2013
Ngày 17.2, là ngày kỷ niệm 34 năm nổ ra cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Ma Lật Pha, trang web Cựu chiến binh Ma Lật Pha, ủy ban tổ chức một loạt các hoạt động “Ký ức tìm về Lão Sơn”, nhóm QQ siêu cấp Con mắt Lão Sơn… cùng các cựu chiến binh tham chiến và nhân sĩ yêu nước từ Ông An Quý Châu, Văn Sơn và Ma Lập Pha Vân Nam đã tới Nghĩa trang liệt sĩ Ma Lật Pha dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ cách mạng.
1
2
3
4
5
6
7
8
Người dịch: XYZ
Bản tiếng Việt © BS2013

Đề nghị báo Nhân dân đính chính lại!

Hình minh họa


Ngày 20-2-2012, báo Nhân Dân cho đăng bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) của tác giả Nguyễn Viết Thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.

Trong bài báo trên có đoạn: “Nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…” chứa nhiều nội dung sai sự thật.

Sự thật là hàng loạt nước trong số các nước nói trên hiện đang theo chế độ đa đảng. Cụ thể là:
  • Ăng-ti-goa:  tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.
  • Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.
  • Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác.
  • Tương tự:
  • A-rập Xê-út: tên thật là Saudi Arabia: có 15 đảng
  • Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.
  • Bô-xni-a: tên thật là Bosnia và Herzegovina, có 12 đảng.
  • Găm-bi-a: tên thật là Gambia, có 8 đảng.
  • Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.
  • Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.
  • Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.
  • Cốt Đi-voa : tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.
  • Phi-gi : tên thật là Fiji, có 3 đảng.
  • Li-bi : tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.
  • Cư-rơ-gư-xtan : tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.
  • Ma-đa-ga-ca : tên thật là Madagascar, có 16 đảng.
  • Mô-na-cô : tên thật là Monaco, có 4 đảng.
  • Tat-gi-ki-xtan : tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác.
(Nguồn : en.wikipedia.org)

Vì những nội dung quá sai với sự thật như trên, trân trọng đề nghị Báo Nhân Dân cho đăng Lời Đính chính.
(Blog Tâm sự Y Giaso)

Đào Duy Nghĩa - Chỉnh đốn đảng phải bắt đầu từ những việc nhỏ

Lịch sử dân tộc đã gắn liền với lịch sử của đảng từ những năm 30 của thế kỷ 20, bởi vậy đến nay mọi công trạng được dồn hết về phía đảng. Điều ấy thôi thì cũng thỏa đáng vì trải qua mấy cuộc kháng chiến đảng đã giành được nhiều thắng lợi về cho đất nước và nhân dân, hàng triệu người Việt Nam đã ngoan ngoãn – kiên cường ( ngoan cường ) chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ của đảng. Nhưng sự việc này kéo dài có hệ quả bất ổn là ở rất nhiều người, nhất là giới lãnh đạo đảng đã mất dần khái niệm quốc gia – dân tộc. Họ chỉ biết đảng và luôn cho rằng đảng đại biểu cho mọi lợi ích của dân tộc, chỉ có đảng mới quyết định được số phận của dân tộc Việt. Họ đã đồng nhất đảng với quốc gia, đảng đứng trên mọi thể chế xã hội, đảng luôn luôn đúng và sáng suốt, quyền lợi của đảng là trước hết và trên hết, hơn 80 triệu con người của  54 dân tộc quần cư trên mảnh đất chữ S phải sắp hàng sau lưng mấy triệu đảng viên….

Thực ra từ ngày đảng lãnh đạo đất nước đến nay, mọi lý tưởng - ý chí và quyết định của đảng xuất phát từ một nhóm người. Bằng những cách làm thô bạo đến tàn bạo, họ đã buộc cả dân tộc răm rắp tuân theo lệnh hoặc cảm tính của họ, luật pháp và đạo lý được diễn giải theo ý chủ quan của họ. Chỉnh đốn là việc làm tất yếu để đảng còn giữ được ngôi vị chí tôn, đồng thời mở ra vận hội từng bước trả lại chủ quyền cho quốc gia và dân tộc. Bởi không thể có sự chuyển giao trong hòa bình trật tự nếu thiếu khôn ngoan để xảy ra bạo loạn. Việc chỉnh đốn cần bắt đầu từ những chi tiết tưởng rằng nhỏ mà thực ra là quan trọng:

-         Từ nay trả lại cho mọi người ý niệm: đảng chỉ là một nhóm những con người có cùng quan điểm và mục đích chính trị. Đừng lẫn lộn đảng với tôn giáo để siêu nhiên hóa và linh thiêng hóa lý luận của đảng thành giáo lý.

-         Không nên viết hoa chữ đ trong từ đảng. Thể hiện sự khiêm tốn đúng mực cần thiết bằng cách bỏ cụm tính từ vĩ đại – quang vinh…

-         Trong nghi thức mở đầu sinh hoạt đảng các cấp, thay vì chào cờ tổ quốc và hát quốc ca thì chuyển qua chào cờ đảng và hát đảng ca.

-         Khẩu hiệu về đảng chỉ treo ở cơ quan đảng. Ở cơ quan chính quyền hay các cơ quan khác chỉ treo trong phòng riêng của cơ sở đảng.

-         Vận động người dân làm việc gì đó thì hãy nhân danh chính quyền lợi thiết thân của họ, không nên trồng cây đời đời nhớ ơn…

-         Ở mọi cơ quan đơn vị khi tổ chức họp hành cho đảng viên thì diễn ra ngoài giờ hành chính. Không dùng tiền thuế của người dân vào các mục chi tiêu thường xuyên của đảng.
Đành rằng chế độ hiện nay là độc đảng, nhưng Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng thay thế mọi chủ thể khác. Không nên nhập nhằng giữa: phục vụ và ban ơn, áp đặt và tự nguyện, tước đoạt và cống hiến, nô lệ và phụng sự.  Chính ngạo mạn và duy ý chí dẫn xuất từ đó.

Đào Duy Nghĩa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh) 
 

Bùi Văn Bồng - Phản pháo (!?)

Cuộc chống tham nhũng thực sự là một mặt trận. Đã là mặt trận phải có phân tuyến, bên này và bên kia, có thắng, có bại. Cơ quan chuyên trách, các ngành chức năng và những người thực thi chống tham nhũng sẽ bị những cán bộ trong “một bộ phận không nhỏ có chức có quyền bị suy thoái, biến chất” phản pháo trở lại.
     
Mục đích của phản pháo là chống đỡ, che chắn, né tội, chạy tội, giữ lấy chức vị và quyền lợi do tham nhũng mà có. Tham nhũng càng nhiều thì “thế lực phản pháo” càng mạnh.
              
Sách binh pháp xưa đã dạy: “Vào trận cần biết chịu trận mới thắng được đối trận”. Đối trận ở đây chính là phản pháo. Nguồn gốc đây là từ chuyên môn quân sự đặt cho một loại chiến thuật khi mặt trận có sự xuất hiện của pháo binh. Nay, theo thuật ngữ chuyên dùng quân sự  đó, người ta vận dung nói đến “phản pháo” là ám chỉ sự chống trả của “đối phương” khi có người khác phê bình, chống lại, tấn công.
               
Phê bình và tự phê bình hiện nay cũng có sự “phản pháo”- đó là quy luật. Làm việc gì bất chính, sợ lộ, sợ bị đưa ra ánh sáng, khi có ai đó mới nhắc đến, hoặc dính dáng liên quan, có tật giật mình, đều có sự phản pháo. Phản pháo như cái lò xo thường trực, đụng đến là nhảy bật trở lại, phản ứng bật lò xo, cũng là quy luật phòng ngự. Nếu có điều kiện cũng tấn công lại đối phương để…người ta không dám làm gì mình!

Tôi có một người quen. Chỉ là dừng lại ở quen thôi, không thân nổi. Khi anh ta nghỉ hưu được hơn hai năm, tôi hỏi: “Này, khi đó ông đương chức đương quyền, ông biết rất rõ sai phạm của ông X. Tham nhũng mười mươi ra đó, sao ông không phê bình?”. Ông cán bộ hưu trí ấy đã trả lời rất tỉnh queo: “Chỗ trung thực và tin cẩn như ông, tôi nói thật, mình cũng có sai, thằng cha X. cũng biết cái sai của mình, nếu như phê nó, nó sẽ phản pháo, cả hai cùng “chết”. Cho nên, tốt hơn hết là “án binh bất động”, nó sai hơn mình nhiều lắm, nhưng đụng đến nó, nó phản pháo, làm sao mà hạ cánh an toàn được!”. Lại có một ông Thường vụ Thành ủy ở một thành phố phía Nam nói với tôi: “Mình không dính, nhưng đụng vào là chúng nó quây lại quật mình luôn. Cho nên, tốt hơn hết đừng vội choảng thẳng cánh, cứ từ từ xem sao cái đã. Thành ủy viên chả là cái gì, nhưng cũng là ‘bát ăn’ của cả nhà. Con gái mình đang làm ở thành ủy, con trai sắp vào đại học. Họ hy sinh đời bố, củng cố đời con, mình cũng vì con nên ráng mà ngậm miệng”.
           
Tôi cho đó là những lời bộc bạch tâm sự rất thật, khi ông người quen đã biết vào thời điểm này, dù có công khai những sai sót cũng chẳng sao. Một là đã hạ cánh an toàn. Hai là chuyện đó hầu như ai cũng biết cả rồi. Ba là hiện trạng vụ việc rộ lên ầm ĩ một thời, nay coi như đã xong, cứt trâu hóa bùn, bùn khô thành đất rồi. Cho nên, ông người quen nọ mới thổ lộ cái ổ tò vò trên đây với tôi.
           
Phản pháo cũng là phản ứng tự nhiên. Anh đánh tôi, tôi đánh lại. Ông bắn tôi, tôi xem cái “trận địa” của ông ở đâu, lập tức phản pháo ngay. Phản pháo, trước hết là bảo vệ mình, và mục đích là buộc “địch” (đối phương) phải câm họng.
            
Bình thường thì không sao, nhưng khi có ai đó nói đến cái kim bọc nhiều lần trong giẻ, nói đến những điều đang cố giấu kín, thì bật lò xo ngay. Trước khi xuất ra các "chiêu chiến thuật" phản pháo thường là có sự phản ứng dữ dội, chuẩn bị các loại hồ sơ, hóa đơn, chứng từ nhằm “hợp thức, hợp pháp hóa”, kèm theo đó là các động tác tập hợp bè cánh cùng phe nhóm, cũng như mua chuộc chính quyền, công an...Thế nên không lạ gì mấy ông quan tham, mấy nhóm lợi ích, cả cái lũ lâu la xà bần chầu rìa theo đuôi hít hơi, đi bên dựa bóng, theo đóm ăn tàn, ăn theo nói leo vụ lợi cũng vào cuộc phản pháo.         
               
Sự vận dụng chiến thuật gọi là “từ từ” đó, cái tâm lý ngại lên tiếng, không xuất đầu lộ diện cũng có 1001 lý do. Có người không dính dáng (như ông Thường vụ nọ), nhưng an toàn vẫn là thượng sách, vi ông ta còn nghĩ đến những rơ-móoc phía sau. Hơn nữa, “chúng nó”, cả “một bộ phận không nhỏ…”, chiếm đa số, có thế lực, mình- “thấp cổ bé họng”. Thứ nữa là một số đối tượng cũng ở diện “ông ăn chả, bà ăn nem”, dính vào tham nhũng, lại còn mua bằng, mưa chức, còn yếu chỗ chỗ này, khuyết nơi kia, tiêu cực này khác, cũng chẳng trong sạch gì. Vậy thượng sách là “ta không đụng đến ngươi, người cũng đừng đụng đến ta”. Một nhóm khác là sống nhờ ân huệ, không nên “phản trắc”, nghĩa là đã nghĩ khá chín: “Ông ấy biết sắp xếp, có quyền bố trí cán bộ, đã lôi mình vào cái chức này, cũng êm rồi, thôi kệ!”. Những người thuộc diện này rõ là cuộc sống “dạy khôn lõi" cho họ phải biết “ngậm miệng ăn tiền, gây phiền hại mình trước”.
             
Vậy nên, từ trong chính cuộc sống thường nhật, tự phê bình đã khó. Kê khai tài sản cũng khó mà biết đích xác. Các vị cho con, cháu, kể cả người dưng cũng bị kéo vào “ký hợp đồng đứng tên, rồi ăn hoa hồng, được trả công”. Tên người khác đấy, “án tại hồ sơ”,  không phải của Chí Phèo, đâu dễ gì đưa Chí Phèo ra pháp luật? Cùng lắm truy tìm các văn bản, các quy định, thông tri, chỉ thị đủ kiểu của Đảng, Nhà nước rồi đổ tại cơ chế. Không ai có thể lôi “thằng cha cơ chế” ra tòa! Làm gì nhau?
            
Trong sự phản pháo này có một số vụ các nhà báo, những người đấu tranh chống tham nhũng bị hại, đảng viên chân chính, trung thực, thẳng thắn bị kỷ luật oan, cựu chiến binh, người dân tốt bị vu khống ngược, bị xã hội đen quấy rầy, hăm dọa, trả thù, gây hại...Điển hình như năm ngoái có vụ các thương binh đến quậy ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với lý do đưa ra rất lãng xẹt, coi như một sự rung dọa, hoặc trinh sát thăm dò để chuẩn bị cho các cuộc phản pháo khác. Nếu chính quyền và công an vì công lý, vì công bằng, lẽ phải mà bảo vệ an toàn tính mạng cho công dân, bảo vệ trật tự xã hội thì phải hăng hái vào cuộc để trị "những trận địa pháo" kiểu này.
            
Phản pháo cũng là thể hiện tự bộc lộ, sự xuất đầu lộ diện của tội phạm, của các "ổ tò vò" sai phạm, các cơ quan có chức năng về nội chính nên qua đó vào cuộc để sớm tìm ra bẩn chất vấn đề, vụ việc, đối tượng...

Rất nhiều vụ đi theo bàn cờ đô-mi-nô kiểu này. Giá mà Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng quan tâm đến các vụ lùm xùm mà vẫn nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật như thách thức với Đảng, với dân trong lúc này, đưa Nghị quyết T.Ư 4 vào cuộc sống, nhanh chóng xác minh làm rõ, thì bản chất vụ việc sẽ sáng ra hơn nhiều. Nếu không có sự lợi dụng chức vụ quyền hạn “thiết kế” những phi vụ khuất tất trong đạo đức, lối sống thì việc gì phải lo phản pháo?
            
Nhưng oái oăm thay, năm ngoái riêng Bộ Chính trị tổ chức liên tục 4 hội nghị (kể cả Hội nghị triển khai mở rộng cho cán bộ toàn quốc), rồi cuối cùng coi như chẳng đem lại hiệu quả gì rõ nét. Cuối cùng, dù Tổng bí thư nói là “có kết quả, khối anh sợ”, nhưng thực tế kết cục vẫn “hòa cả làng”.

Nhiều người khoái đề ra và lo tổ chức các cuộc và các loại hình gọi là “kê khai tài sản”, rồi hô hào tự giác…Nhưng sẽ không bao giờ có một thằng ăn cắp chuyên nghiệp khùng điên lại bỗng dưng vào nhà mở két, mở tủ lấy đồ ăn cắp đem trả cho người bị mất. Còn phê bình và tự phê bình, nói nhiều, xưa rồi, mà cũng nhẹ hều đâu có nhằm nhò gì. Cứ tổ chức ít nhất một tuần chỉ có việc ăn với ngồi phê bình nhau, cho dù có lâu hơn cả năm đi nữa, nhưng rồi chẳng đi đến đâu: Hô hào ai đó vẫn hô hào / Ông cứ lặng thinh cũng chẳng sao...
            
Vì thế, cuộc chỉnh đốn Đảng theo NQ Trung ương 4 lần này, mới rung chà cá đã nhảy, mới gãi ngứa đã phải nhận được rất nhiều, và đa chiều, với đủ mọi cung bậc, nhiều cách thức phản pháo. Phát hiện cán bộ, đảng viên sai phạm, nhất là sai phạm lớn, mất phẩm chất, cố tình vụ lợi, lấy của công làm của tư, lấy của dân làm của mình thì không được khoan nhượng, không bao che, mà phải xử lý nhanh và nghiêm minh theo đúng pháp luật và kỷ luật Đảng, các quy định của Đảng và chính quyền. Nếu chỉ trông chờ tự giác, sám hối, và chờ ý kiến phê bình mong đạt kết quả thì vô cùng khó  khăn, sinh ra sức ì, ách tắc, họ càng có điều kiện, cùng sự “bảo trợ” để đối phó, chạy tội, phản pháo thuận tay hơn.
                 
Họ thà mất quyền lực, sẵn sàng bỏ Đảng, bỏ dân, bỏ nước chạy ra nước ngoài chui vào "những cái ổ" đã lót sẵn, nhất quyết không bao giờ chịu dễ dàng chịu mất đi quyền lợi đã nắm giữ. Không đủ bản lĩnh, không kiên quyết, không dám chịu đau như mổ xể ung nhọt, thêm vào đó là trình độ chiến thuật, kỹ thuật yếu, lai qua sthận trọng xem xét “khách quan, biện chứng” nâng lên đặt xuống, chần chừ, “từ từ”  kiểu này thì kết quả sẽ không đi đến đâu! Chờ hồi sau sẽ rõ...
               
Kinh nghiệm đã chỉ ra: Các biện pháp không kịp thời, thiếu quyết đoán, không nghiêm trị, lại dĩ hòa vi quý “trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” hoặc chỉ là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe” vô hình trung đã buông lỏng trận địa chông stham nhũng, tạo điều kiện cho phản pháo có cơ hội càng mạnh, quyết liệt hơn.

Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Sao không thừa nhận quyền lập hiến của dân?

 
Tại sao không quy định thủ tục nhân dân phúc quyết bắt buộc đối với dự thảo Hiến pháp để khẳng định xem nội dung của Hiến pháp có thực sự thể hiện ý chí chung của nhân dân hay không? - PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, ĐH Luật Hà Nội nêu.
Ngày 22/2, tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội) cùng tạp chí Pháp luật và phát triển (TƯ Hội luật gia Việt Nam) đã tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, điều 4 như trong dự thảo thì Hiến pháp cần quy định rất rõ phương thức lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối hiện nay. Đó là, quyền và nghĩa vụ của nhân dân, của các cơ quan nhà nước được quy định rất cụ thể, trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của lực lượng lãnh đạo cả nhân dân lẫn nhà nước là Đảng lại được quy định khá sơ sài.
Ông Thuyết góp ý, những nguyên tắc đang dẫn dắt đời sống chính trị nước nhà như Hiến pháp thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng (chứ không phải một khế ước xã hội), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa các nghị quyết của Đảng hay những quyền lực thực tế của Đảng như xác định phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bố trí nhân sự và lãnh đạo công tác của toàn bộ bộ máy nhà nước… cần được quy định trong Hiến pháp để đảm bảo “các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển: Phải đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
“Không có những quy định này, rất có thể dẫn đến xung đột quyền lực hoặc quyền lực của nhiều chủ thể mang tính hình thức”, ông Thuyết nói.
Liên quan đến các chế định về nhà nước pháp quyền, TS Hoàng Văn Nghĩa (Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người) cho rằng, nguyên tắc pháp quyền chưa thực rõ nét trong thiết kế sửa Hiến pháp lần này. Theo ông, cần chế định cụ thể việc chế ước quyền lực. Quyền lực nhà nước cần phải bị hạn chế và bị kiểm soát, làm rõ những giới hạn, thẩm quyền, chức năng của mỗi cơ quan nhà nước. Hiện dự thảo vẫn chưa có chế định cụ thể về kiểm soát trao cho cơ quan nào mà chức năng kiểm soát quyền lực vẫn đang nằm rải rác, chồng chéo, dẫn đến thiếu hiệu quả.
Toàn dân phúc quyết
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đặc biệt trong vấn đề lập hiến.
Như phân tích của TS Hoàng Văn Nghĩa, nguyên tắc tối thượng của nhà nước pháp quyền là quyền lực thuộc về nhân dân. Dự thảo cần xem xét bổ sung thêm một điều hoặc một khoản riêng rẽ về quyền phúc quyết của nhân dân cũng như về quyền của nhân dân được trưng cầu dân ý.
PGS.TS Nguyễn Minh Đoan - ĐH Luật Hà Nội nói rõ hơn, dự thảo Hiến pháp vẫn không xác định quyền lập hiến của nhân dân mà vẫn coi đó là của QH. Việc làm Hiến pháp và sửa Hiến pháp phải do nhân dân quyết định cuối cùng. Quyền giám sát tối cao việc thực hiện Hiến pháp cũng phải thuộc về nhân dân. QH chỉ thực hiện quyền giám sát việc thực hiện Hiến pháp nhưng không phải là giám sát tối cao.
Thủ tục nhân dân phúc quyết (bắt buộc) đối với dự thảo Hiến pháp sau khi được QH thông qua vẫn không được quy định.
“Một câu hỏi đặt ra là tại sao dự thảo Hiến pháp vẫn không thừa nhận quyền lập hiến của nhân dân. Tại sao không quy định thủ tục nhân dân phúc quyết bắt buộc đối với dự thảo Hiến pháp để khẳng định xem nội dung của Hiến pháp có thực sự thể hiện ý chí chung của nhân dân hay không? Do chưa có điều kiện hay do chưa tin tưởng vào sự sáng suốt của nhân dân? Đến bao giờ chúng ta mới thực hiện được việc nhân dân Việt Nam phúc quyết Hiến pháp?”, ông Đoan nêu vấn đề.
PGS.TS Ngô Huy Cương (ĐH Quốc gia HN) đánh giá, xét toàn bộ dự thảo, toàn bộ vấn đề lập hiến hay làm hiến pháp vẫn hoàn toàn thuộc về QH. Như vậy hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể so với Hiến pháp hiện hành về tư tưởng lập hiến.
Ông Cương cho rằng, Hiến pháp hoặc Hiến pháp sửa đổi phải được toàn dân phúc quyết hoặc bởi hội nghị đại biểu nhân dân được bầu ra riêng cho mục đích đặc biệt này.
Nói như nguyên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu, "nhân dân mong đợi Hiến pháp phải thể hiện cho được trên thực tế quyền lực thuộc về nhân dân cũng như thể hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam".
Do nhiều vấn đề được cho là chưa hoàn chỉnh, các đại biểu đề xuất nên kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân để thực sự xây dựng được một bản hiến pháp “văn minh, dân chủ, tạo bước ngoặt cho đất nước cất cánh”.
Lê Nhung (VNN)

Việt Nam trước cơ hội dân chủ đa đảng

Quyết định của Quốc hội trong việc chính thức công bố Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân đang làm dấy lên những hy vọng về một thay đổi vốn có thể là một chuyển biến lớn thứ nhì sau cuộc cải tổ kinh tế "Đổi Mới" từ cuối thập niên 1980.

Nhiều người đang đặt ra câu hỏi, nếu việc mở cửa kinh tế từ hơn hai thập niên trước đã đưa Việt Nam trở thành một loại rồng nhỏ ở Châu Á, nhưng chính vì cơ chế chính trị không thích hợp đã khiến con rồng không thể cất cánh thì liệu cuộc thay đổi về chính trị lần này có thực sự tháo gỡ được những bế tắc về cơ chế của nhà nước Cộng sản Việt Nam hay không?

Ngay sau khi quyết định thu thập ý kiến công chúng, nhiều tầng lớp trí thức, chuyên gia và kể cả các cựu quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị tích cực và táo bạo.

Nổi bật nhất là những đề nghị loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp 1992) vốn nêu bật tính độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam và những đề nghị bổ sung nhằm duy trì, bảo vệ hiệu quả quyền con người tại Việt Nam.

Mở cửa một quá trình

Nếu được chấp thuận, tất cả những đề nghị này rõ ràng khai mở một quá trình dẫn đến tự do, dân chủ đồng thời có thể chuyển đổi một nhà nước độc đảng trở thành đa đảng tại Việt Nam.
Một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của cử tri
Trước khi thảo luận về những hệ quả và tính khả thi của chương trình lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân để sửa đổi Hiến pháp này, thiết tưởng cần nhìn lại Điều 4, Hiến pháp hiện tại của Việt Nam:

Điều 4, Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam xác định:

"Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lương lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."

Điều Hiến luật này khẳng định đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo người dân. Do đó, đảng Cộng sản là một bộ phận không thể tách rời của Nhà nước.

Đáng lưu ý là tuy người dân có quyền lập hội (Chương 5 điều 69) nhưng trong cả Chương I (Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Chế độ Chính trị) không hề đề cập đến sự tồn tại của các tổ chức chính trị khác.

Trong thực tế, Việt Nam thường được xem như một quốc gia độc đảng nhưng trong quá khứ vẫn đã có những đảng chính trị khác, như Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam.
Người dân Việt Nam đang tự tập hợp thành các phong trào dân sinh và dân sự
Mặc dù các đảng này chủ yếu phụ thuộc vào đảng Cộng sản và đã bị giải tán (sau đó một Đảng Dân chủ mới của Việt Nam đã được thành lập như một tổ chức bất đồng chính kiến) nhưng đấy vẫn là một bằng chứng cho thấy Việt Nam đã có nhiều tổ chức chính trị cùng hiện diện song song với đảng Cộng sản.
Lâu nay, việc khẳng định quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản, không nhắc đến các tổ chức chính trị khác nhưng vẫn nhìn nhận quyền lập hội và tham chính của công dân đã dẫn tới những hệ luỵ trong đời sống chính trị và xâm phạm các quyền của người dân.
Thành thử, không ngạc nhiên gì khi một làn sóng kiến nghị thay đổi đã tập trung vào việc loại bỏ Điều 4 Hiến pháp và đòi hỏi sự tôn trọng hơn nữa các quyền con người ngay khi chính phủ tiến hành thu thập ý kiến người dân để sửa đổi Hiến pháp.
Và rõ ràng, sắp tới, nếu Việt Nam tiến tới một hệ thống chính trị đa đảng, sẽ có rất nhiều thành phần chính trị quan trọng khác tham dự, không chỉ đơn thuần là những tổ chức ở trong nước (các tập hợp những nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, các cựu quan chức Đảng Cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn giáo, văn hóa, xã hội, nghiệp đoàn, vv ...) mà còn cả những tổ chức từ bên ngoài vốn lâu nay đã và đang trực tiếp can dự vào sinh mệnh chính trị Việt Nam.
Trước hết, cần hiểu rằng đảng Cộng sản hiện nay là một khối đoàn kết. Sẽ là sai lầm để tin rằng lợi ích của các tầng lớp lãnh đạo đảng phù hợp với những tầng lớp dưới cơ sở, vốn các tiêu chuẩn sống có thể không cao như các nhà lãnh đạo của mình.
Và như ai cũng biết, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa chứ không còn là một con tàu chuyên chở ý thức hệ Cộng sản. Đảng đã phần lớn trở thành một phương tiện để giới lãnh đạo đảng duy trì vị thế của họ.
Nói trắng ra rằng ở một chừng mực nào đó, các chia rẽ giữa tầng lớp lãnh đạo và cơ sở cùng các nguyện vọng của họ sẽ trở nên quá rộng, khó hàn gắn, đảng Cộng sản sẽ phải bắt đầu rạn vỡ. Do đó, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Hơn ai hết, đảng ý thức sâu sắc được hiểm họa đổ vỡ này.
Từ một nền kinh tế hoạch định tập trung nhường bước cho một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách kinh tế tự do của Việt Nam trong những năm 1980 đã mang lại một số tăng trưởng kinh tế rất cần thiết cho một quốc gia đói khổ và bị cô lập khi đó.
 
Chính phủ Việt Nam buông các nguyên lý lỗi thời vì nhu cầu kinh tế

Nếu Hiến pháp năm 1992 (đã được đưa ra sau các cải cách kinh tế), từng được thực hiện như một bản kinh Phúc âm thì rõ ràng là chủ nghĩa Mác-Lênin đã đi đến cuối đường, và từ lâu chính phủ đã buông bỏ các nguyên lý lỗi thời ấy vì niềm cám dỗ của chủ nghĩa tư bản.

Cuộc chuyển đổi kinh tế này đã phải thực hiện khi tình thế rõ ràng cho thấy rằng Việt Nam, nếu không thay đổi, sẽ phải sụp đổ. Do đó, thay đổi là sự cần thiết cho sự sống còn không chỉ của đất nước mà còn cho sự tồn tại của bản thân đảng Cộng sản.

Ngày nay, chính cuộc tăng trưởng kinh tế ì ạch của Việt Nam sau gần hai thập niên bùng nổ, đời sống dân chúng đi vào bế tắc cùng các vụ bê bối, tham nhũng, chia rẽ đấu đá của chính phủ ở tầng lớp cao nhất, đã khiến không chỉ chính phủ mà cả người dân cũng ý thức được nhu cầu phải thay đổi.

Hứa hẹn mỏng manh của Tự do và Dân chủ

Thế nhưng, một chuyển đổi từ độc đảng đến đa đảng có nhất thiết dẫn đến tự do và dân chủ không?

Dưới một hệ thống đa đảng, sự thử thách sẽ là liệu các quyền của phe thiểu số sẽ không bị phe đa số cai trị lạm dụng hoăc bỏ qua. Trong một hệ thống mà 51% người dân có thể chi phối tương lai của 49% người dân còn lại, điều quan trọng là phải nhớ rằng dân chủ, nếu thực sự là quyền làm chủ của người dân, bản thân nền dân chủ ấy phải được kiểm tra, để không rơi vào ách chuyên chế của phe đa số.

Bản thân nền dân chủ không là sự hứa hẹn của sự tự do hơn. Dù đa đảng sẽ cho phép những đại diện lớn hơn trong chính trị nhưng nếu đảng cầm quyền hoặc một liên minh của các phe đa số, khi nắm được phần lớn hỗ trợ của dân chúng lại quyết định theo đuổi một tiến trình trái ngược với phúc lợi của các nhóm thiểu số, thì tự do còn có ý nghĩa gì?

Thử nghĩ, nếu phe đa số cầm quyền quyết định giới hạn, ngăn cấm các hoạt động, tập tục hành xử văn hóa của một phe thiểu số, khi các hoạt động hành xử ấy không vi phạm pháp luật hiện hành của quốc gia và hạnh phúc của những người khác, thì một quyết định như thế của phe đa số lớn hơn dù được coi là dân chủ (nếu như được bàn thảo hợp pháp thông qua chính quyền và cơ quan lập pháp), nhưng thực sự không có giúp gì trong việc bảo vệ các quyền và sự tự do của các phe thiểu số.

Và ngay cả nếu có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu được đặt để nhằm đảm bảo nguyên tắc đa số cai trị và các quyền của phe thiểu số, chắc chắn khung cảnh chính trị mới ở Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác: sự tham gia của cử tri.

Một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của cử tri, đòi hỏi cử tri phải tham gia công khai trực tiếp và bỏ lá phiếu của mình. Nếu chỉ có một thiểu số cử tri đi bầu cho chính phủ mới của mình, nghĩa là phe cầm quyền chỉ nhận được ít hơn 50% của tất cả các phiếu đủ điều kiện, thì thực tế này có trở thành sự cai trị của thiểu số?

Đã có vô số những bài cãi đầy tính học thuật để so sánh về giá trị và hiệu quả của dân chủ và độc tài phi dân chủ hoặc những thể chế dân chủ giới hạn. Tuy nhiên, các bài học từ thế giới tiến bộ chung quanh đã cho thấy một hình thức dân chủ của chính phủ vẫn là hình thức tổ chức có hiệu quả hơn và duy nhất có thể được mô tả như là một chính phủ của người dân.

Một hệ thống chính trị đa đảng, cần thiết trong một nền dân chủ, cho phép những đại diện chính trị lớn hơn cùng sự đa dạng của niềm tin và tư tưởng triết học.

Dân chủ không phải là điều dễ dàng. Dân chủ đòi hỏi những nỗ lực và hy sinh. Với hơn 80 năm dưới nền cai trị độc đảng (trừ hơn 20 năm tương đối dân chủ hơn ở miền Nam), hơn ai hết, người dân Việt Nam chắc chắn ý thức được các cơ hội và phần thưởng của dân chủ.
Các chuyển động Dân chủ 
"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa chứ không còn là một con tàu chuyên chở ý thức hệ Cộng sản"
Một hệ thống đa đảng không phải là viên thần dược để con rồng Việt Nam ốm yếu có thể trỗi dậy ngay, tuy nhiên, đấy là một bước đi cần thiết và đúng đắn.

Nhà cầm quyền có thể chủ quan hoài nghi về hiệu quả của dân chủ và đa đảng nhưng dân chúng Việt Nam thì không.

Những chuyển động trong các tầng lớp nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong ngoài nước sau khi việc thăm dò ý kiến nhân dân để sửa đổi Hiến pháp được khởi động cho thấy người dân Việt Nam đã, đang sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình, và nhanh chóng xem đây là một cơ hội để nắm bắt.

Cho đến nay, dù vẫn còn không ít những nghi ngại về thiện chí của chính quyền. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người, nhiều giới tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác.

Ở Hà Nội, 72 nhân sĩ trí thức trong, ngoài nước và các quan chức trong đảng Cộng sản, chính phủ Việt Nam đã công bố "Kiến nghị về Sửa đổi Hiến Pháp 1992" gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bản kiến nghị này đã thu thập được hơn 4500 chữ ký và con số sẽ còn gia tăng trong những ngày tới...

Thậm chí đã có những chuẩn bị cho một tình thế đa đảng ở Việt Nam như theo một nguồn tin chưa qua kiểm chứng tin rằng trong nước sẽ có cuộc ra mắt của một "Liên Minh Chính Trị Việt Nam đối lập với đảng Cộng sản" chậm nhất trong mùa hè năm nay và, đảng Dân Chủ Việt Nam sẵn sàng giới thiệu chương trình của mình với quốc dân đồng bào ở Việt Nam nếu thời cơ cho phép.

Nhưng hiện vẫn còn mối nghi hoặc rất lớn về thiện chí của chính quyền, liệu họ có thực tâm bước vào cuộc thanh tẩy về chính trị bằng cách chủ động xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng hay chỉ dàn dựng một vở tuồng nhằm khai sinh một loại dân chủ trá hình?

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ván cờ đã động và những cơ hội đã ló dạng, phong trào đóng góp ý kiến cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chính phủ và trở thành một phong trào đòi hỏi Tự do, Dân chủ.

Liệu những nhà hoạt động Dân chủ Việt Nam có đủ sẵn sàng, tận dụng được cơ hội này để mở ra một vận hội mới cho đất nước?

Câu trả lời dường như vẫn còn ở phía trước và cũng đang ở trong tay tất cả mọi người.

Bài viết thể hiện quan điểm của các ông Lê Quốc Tuấn và Vũ Đức Khanh từ Canada.

Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Canada

Góp ý xây dựng hiến pháp: Không có Quân đội đứng ngoài chính trị

(TTHN) - Ngụy biện! Quân đội phải phi chính trị, trừ khi quân đội nằm dưới sự lãnh đạo các nước độc tài thì quân đội mới phục vụ cho một đảng phái chính trị, bảo vệ đảng đó. Quân đội ở các nước đều có nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân, bảo vệ tổ quốc. Quân đội của một đất nước phải bảo vệ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không có quyền phục vụ một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào. Như ở Thái lan một nước theo chế độ quân chủ lập hiến, song nghĩa vụ của quân đội xếp theo thứ tự là Dân tộc, Tôn giáo và sau mới đến nhà vua.
Trong khi góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có quan điểm yêu cầu “quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị”. Dù do ai đưa ra và với động cơ chính trị gì, thì quan điểm đó cũng không thể chấp nhận được, bởi lẽ thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử nhân loại đã chứng minh và khẳng định: Không có quân đội đứng ngoài chính trị.

Về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, nhà nước, đảng chính trị để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định. Tính chất chính trị của quân đội thể hiện tập trung rõ nét ở mục tiêu chiến đấu, tổ chức lực lượng, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ của quân đội, phụ thuộc vào quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước, đảng chính trị tổ chức ra quân đội.

Những quân đội đầu tiên xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ. ở phương Tây, trong xã hội Hy Lạp, La Mã cổ đại, quân đội là bộ phận cơ bản hợp thành “Nhà nước lý tưởng” theo tư tưởng của Platon (427-347 trước công nguyên (tr.CN)-nhà triết học kiệt xuất nhất thời cổ đại và là đại biểu tư tưởng của giai cấp chủ nô quý tộc. Đó là tổ chức quân sự bao gồm các công dân tự do dưới sự chỉ huy của các chủ nô, trong đó kỵ binh gồm những công dân giàu có được trang bị tốt nhất, còn bộ binh nhẹ gồm những người nghèo khổ (đẳng cấp thứ tư) được trang bị kém. Quân đội đó có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước chủ nô, trấn áp sự chống đối của nhân dân, điển hình là đàn áp rất tàn bạo cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacut lãnh đạo (73-71 tr. CN); tiến hành chiến tranh thực hiện mục đích chính trị của giai cấp chủ nô, điển hình là các cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư (500-449 tr.CN), chiến tranh Pêlôpônedơ giữa Aten với Xpacta (431-404 tr.CN)… nhằm giành quyền bá chủ ở khu vực Địa Trung Hải, thống trị Hy Lạp và tranh giành quyền lực giữa các phái chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ.

Ở phương Đông, những đế chế hùng mạnh với tư duy chính trị-quân sự “nước lớn” và ưu thế về sức mạnh kinh tế, quân sự đã sử dụng quân đội không chỉ để bảo vệ Nhà nước phong kiến, mà còn để chinh phục các nước, thực hiện tham vọng bành trướng. Không phải ngẫu nhiên mà “Binh pháp Tôn Tử” (của Tôn Vũ, ra đời thời Tây Chu, khoảng 496-453 tr.CN), “Binh pháp Ngô Tử” (của Ngô Khởi, ra đời thời Đông Chu, khoảng 440-381 tr.CN) chứa đựng những tư tưởng chỉ đạo tác chiến của quân đội trong các cuộc chiến tranh nhằm tranh bá đồ vương và thôn tính các nước. 

Tư duy chính trị-quân sự của dân tộc Việt Nam khởi nguồn từ chiều sâu văn hóa, với tư tưởng chủ đạo “hòa bình và tự vệ”. Dưới sự lãnh đạo của những minh quân- những nhà tư tưởng uyên bác và các nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, quân đội được tổ chức và hoạt động nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, gìn giữ hòa bình. “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo mang tư tưởng chỉ đạo hoạt động của quân đội và nhân dân trong xây dựng tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, tiến hành chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc.

Trong từng thời kỳ lịch sử và ở mỗi quốc gia dân tộc, tổ chức và hoạt động của quân đội có những đặc điểm riêng gắn với điều kiện lịch sử-cụ thể, nhưng đều tuân theo vấn đề có tính quy luật “quân sự phục tùng chính trị”, đều do quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước, đảng chính trị tổ chức ra quân đội quyết định, không có quân đội nào đứng ngoài chính trị.

Trong thế giới đương đại, quan điểm “quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị” thường xuất hiện ở các nước có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nhất là khi sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị kéo dài. Quân đội Hoàng gia có vai trò rất quan trọng trong nền chính trị Thái Lan-một đất nước kể từ khi thiết lập chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay đã xảy ra 18 cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ và các đảng phái chính trị nắm quyền lực đều ra sức tranh thủ sự ủng hộ về chính trị của quân đội.

Trong nền chính trị với cấu trúc lưỡng đảng ở Mỹ, tuy Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền nhưng về thực chất là những hình thái tổ chức đại diện cho các “tập đoàn lợi ích” khác nhau của giai cấp tư sản, cho dù sự tranh giành quyền lực giữa hai đảng diễn ra rất gay gắt. Đúng như Clin-tơn Rô-xi-tơ (Clinton Rossiter) - nhà nghiên cứu chính trị Mỹ đã nhận xét: “Các đảng phái Hoa Kỳ đạt được nhiều thành công trong việc đối lập hơn là trong việc cai trị”. Không ít trường hợp tổng thống và nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ là người của một đảng, còn Quốc hội lại thuộc quyền kiểm soát của đảng kia. Trong bối cảnh đó, nhiều chính khách và tướng lĩnh quân đội yêu cầu “quân đội cần trung lập, đứng ngoài chính trị”, về thực chất là muốn quân đội đứng ngoài cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị nhằm giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước. Còn trong thực tế, quân đội Mỹ không hề đứng ngoài chính trị.

Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống chính trị của các nước và các khu vực, kể cả tiến hành chiến tranh như ở vùng Vịnh năm 1991, Nam Tư năm 1999, áp-ga-ni-xtan năm 2001, I-rắc năm 2003…, kích hoạt làn sóng “Mùa xuân ả-rập” dẫn đến biến động chính trị ở khu vực Bắc Phi - Trung Đông từ năm 2010 đến nay. Chính sách đối ngoại Mỹ phụ thuộc nhiều vào quân đội, vào các tướng lĩnh điều hành các sở chỉ huy của Mỹ ở nước ngoài. Quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài những xung đột chính trị trong nước. Ngày 21-8-2012, tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân chỉ trích các cựu sĩ quan Mỹ vì đã tiến hành một chiến dịch chống lại Tổng thống Ba-rắc ô-ba-ma (Barack Obama). ông yêu cầu “quân đội phải đứng ngoài chính trị”, song vị tướng bốn sao này lại bị những người thuộc Đảng Cộng hòa cho là thiên vị Đảng Dân chủ trong bầu cử tổng thống năm 2012.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, của Tổ quốc XHCN và nhân dân. Tính chất chính trị của quân đội kiểu mới thể hiện tập trung rõ nét ở lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; ở các quan hệ chính trị-xã hội sâu rộng, cốt lõi là sự trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước XHCN và gắn bó máu thịt với nhân dân; ở cơ chế lãnh đạo, chỉ huy thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội; ở việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đội quân công tác, đội quân chiến đấu và đội quân lao động sản xuất có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu rộng. Chúng ta luôn coi trọng hàng đầu việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu toàn diện của quân đội, kiên quyết chống “phi chính trị hóa quân đội”. Đây thực sự là một nguyên tắc chiến lược và mang tính cấp thiết, có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Trong bối cảnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị-tư tưởng đang diễn ra rất quyết liệt và phức tạp, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời cảnh tỉnh của V.I.Lê-nin: “Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác ẩn đằng sau những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch, bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”(*).

Trung tướng, PGS,TS NGUYỄN TIẾN BÌNH
----------------
(*) V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, t.23, H.2006, tr.57.
(QĐND)
 

PV Quốc Doanh - Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân

Các vị đang lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đang lãnh đạo hệ thống cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhận thấy gần đây, những “nhà lý luận của Đảng” phát biểu tư tưởng trộm cắp, cơ hội cá nhân?
Bài “Niềm tin” của ông Hà Đăng, đăng trên Tuần Việt Nam vào Mồng Một Tết, ngày 10-2-2013, kêu gọi cần có niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bài, ông Hà Đăng khoe đã 65 năm tuổi Đảng, từng dự Hội nghị Paris 1973, thì biết ông là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Ông dẫn dắt việc cần có niềm tin bằng cách vào đầu bài, kể câu chuyện về một kẻ trộm. Nguyên văn ông viết: “Một lần, Hasan đi lạc trong sa mạc, khi ông tìm đến một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả, chỉ một người còn thức, đang khoét vách một căn nhà trong làng. Hasan hỏi người đó xem có thể tá túc ở đâu, “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”, người kia bảo. Hasan nán lại đó hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm tên trộm bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!”. Mỗi khi anh ta trở về, Hasan  đều hỏi: “Có trộm được gì không?”, và anh ta đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng ngay sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ”. Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
Dịp thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm ngoái (tháng 12-2012), ông Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh ở Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng đi nói chuyện với lãnh đạo các trường đại học. Ông nêu lý do cần phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội đầy tính cơ hội cá nhân như sau (nguyên văn xả băng ghi âm): “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN”.
Mới đây, ngày 17-2-2013, ngày Trung Quốc mở đầu cuộc xâm lược nước ta 34 năm trước, trên báo Quân đội Nhân dân, Nhà văn, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú viết bài “Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”. Cả bài viết loằng ngoằng gần 2.300 chữ, viết linh tinh đủ thứ để muốn chứng minh rằng, cần giữ điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đang lấy ý kiến nhân dân. Ông Nguyễn Thanh Tú –Trung tá, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội viết: “Một Đảng từ hai bàn tay trắng đã lãnh đạo toàn dân tộc làm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân; một Đảng đã lãnh đạo toàn dân đuổi các đế quốc xâm lược lớn nhất thế giới; một Đảng đã lãnh đạo công cuộc đổi mới tạo ra những thắng lợi thành tựu ấn tượng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, xã hội… thì Đảng đó đủ tín nhiệm, đủ trí tuệ, bản lĩnh, niềm tin… để lãnh đạo toàn dân ta tiếp tục tiến bước theo con đường đã chọn đưa dân tộc lên đài vinh quang, đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc”. Từ đó, ông Tú cho rằng: “Việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình (…) Thậm chí có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này”.
Lập luận của ông Tú không thuyết phục mà hàm hồ, vì trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta sử sách còn ghi rõ thì không một triều đại nào “giành chính quyền” rồi sau đó tạo ra được “những thắng lợi” thì có quyền lãnh đạo dân tộc mãi mãi. Mà lịch sử dân tộc cũng là lịch sử có nhiều triều đại nối tiếp nhau giữ vai trò lãnh đạo, khi được nhân dân chọn lựa thì đảm đương vai trò lãnh đạo, khi nhân dân không còn chọn lựa thì mất vai trò lãnh đạo. Cũng chính vì thế, hiện nay Hiến pháp 1992 sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân quyết định giữ điều 4 hay không? Một điều rất tốt (nói là vĩ đại cũng được) của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng ông Tú lại không biết, đó là Đảng đang lấy ý kiến nhân dân về quyền lãnh đạo của mình, khác với nhiều triều đại trước kia thường nhân dân phải vùng lên lật đổ. Tổ chức cho nhân dân chọn lãnh đạo như thế vừa văn minh vừa đỡ tốn xương máu, tốt đẹp biết bao!
Ông Nguyễn Thanh Tú không nhìn thấy điều tốt đẹp ấy của Đảng Cộng sản Việt Nam để mà ủng hộ, giữ lấy nét son cho Đảng trong lịch sử dân tộc, lại cho rằng đã “giành chính quyền” và “đuổi các đế quốc xâm lược lớn” thì phải bám giữ quyền lãnh đạo dân tộc. Khác gì đề cao tư tưởng trộm cướp, rằng đã cướp được thì phải giữ lấy mãi, mà không đề cao tư tưởng vì nước vì dân, và cả vì Đảng!
Nên theo PV Quốc Doanh tôi và có lẽ theo cả nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam khác nữa, những người mang tư tưởng trộm cắp, cơ hội cá nhân như ông Hà Đăng, Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú, dù có nhiều học hàm học vị thì cũng không đủ tư cách bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và dạy người khác về niềm tin.
Nhưng thực tế, các ông đã cao giọng trên các phương tiện truyền thông của Đảng. Không lẽ, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ đang chủ trương giương cao thứ lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân?

Ngày 22/2/2013

PV Quốc Doanh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 
 

Đọc bài viết "Ông Trương Tấn Sang" của ông Nghị Hòang Hữu Phước

Trí Nhân Media: Vừa qua đọc bài "Ông Trương Tấn Sang là vị Tổng thống thứ 8 của nước Việt Nam thống nhất" thật ra tiêu đề của bài này là "Ông Trương Tấn Sang" tác giả HH Phước đã đăng trên "Hòang Hữu Phước blog" vào ngày 26-9-2011, BBT muốn có một vài ghi chú để bạn đọc dễ theo dõi.
Gần đây những dấu hiệu các phe trong nội bộ ĐCSVN tranh chấp quyết tiêu diệt lẫn nhau ngày càng trở nên rõ ràng. Các phe tung ra mọi chiêu độc để hạ thủ đối phương và cố gắng chèo kéo những người mơ ngủ, còn lờ mờ về ý thức tự do dân chủ về phía mình. Họ đã không quản ngại lập ra những trang blog, báo mạng, tổ chức thanh niên ... vẽ vời về một đất nước độc lập tự do dân chủ - và nếu đọc kỹ chúng ta vẫn thấy ẩn hiện cái đuôi "chủ nghĩa xã hội" mà các phe cương quyết kiên trì bám trụ.
Hãy đề cao cảnh giác các bánh vẽ "cải cách" và "dân chủ cuội" đang lần lượt xuất hiện như một đáp ứng khao khát của đồng bào.
Biết rằng để đạt được tự do dân chủ thật sự cho đất nước, chúng ta phải kiên trì vì mất rất nhiều thời gian, có thể 20 hay 30 năm họăc thêm 50 năm nữa, nhưng đó là một nền dân chủ thật sự cho thế hệ con cháu mai sau. 
Nếu vì hấp tấp muốn nhận được ngay "chút" tự do ban phát, chút "dân chủ" hứa hẹn, chúng ta lại vô tình tự trói chúng ta vào sợi dây thòng lọng chủ nghĩa CS, để rồi cả trăm ngàn năm sau không thể nào thóat ra được.
Cho dù thay đổi cách dùng từ như thế nào đi nữa, cái bản chất của chủ nghĩa CS vẫn là khủng bố, là công an, là thống trị, là cướp bóc.
Đấi nước chỉ có thể đi lên - khi chủ nghĩa CS cáo chung - Điều này đã quá rõ ràng.

Bài viết trên blog của ĐBQH Hoàng Hữu Phước
Ông Trương Tấn Sang là vị Tổng thống thứ 8  của nước Việt Nam thống nhất
Ông Trương Tấn Sang là vị Tổng thống* thứ 8 của nước Việt Nam thống nhất. Đây là điều ai cũng biết. Ở đây tôi nói về điều chưa ai từng nói đến, tức là về yếu điểm lạ kỳ của tất cả các vị lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất (sau 1975), từ tổng thống đến thủ tướng và các bộ trưởng.
Nét chung thật kỳ lạ là tất cả các vị đều có cách nói chuyện chậm rải, đều đều, không khuyến khích được sự tập trung tỉnh táo của người nghe, nội dung vô thưởng vô phạt, cách lý giải na ná giống nhau, né tránh gai góc, kiêng kỵ dùng ngôn ngữ cử chỉ, hoàn toàn không giống bất kỳ vị tổng thống hay thủ tướng hay bộ trưởng nào tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tức những vị mà năng lực được thể hiện qua nhiều điểm trong đó nổi bật nhất là khả năng khẩu ngữ của thuật hùng biện, dù đó là Ông Chávez, Ông Fidel Castro, Ông Sarkozy, Bà Clinton, Ông Clinton, Bà Thatcher, Ông Berlusconi hay Ông Obama.
Tiếng Việt có đặc điểm ưu việt duy nhất trong toàn bộ hệ ngôn ngữ của nhân loại là có âm điệu đa sắc, cực kỳ thuận lợi cho bất kỳ người Việt nào muốn trở thành nhà hùng biện. Tâm lý chung của người dân một nước là thích đón nghe những “thông điệp” của tổng thống nước mình không những vì bị cuốn hút bởi thuật hùng biện của tổng thống qua đó chứng kiến tài ba tư duy và tài nghệ thể hiện của tổng thống, mà còn vì muốn lắng nghe các kế sách cụ thể giải quyết cụ thể một hay những vấn đề cụ thể mà hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đã nảy sinh một cách cụ thể. Thực tế là các lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất đã không có tài hùng biện – hay tại bị vì bởi một “công thức áp đặt” sai lầm nào đó của một lối tư duy sai lầm nào đó cho rằng phải như thế như thế và như thế mới tỏ rõ vai trò người lúc nào cũng của dân, do dân và vì dân. Sai lầm vì chính phủ của “nhân dân” không phải là chính phủ “bình dân”, quân đội nhân dân không phải là quân đội ăn mặc giản dị xắn quần lên đầu gối, nón bằng chất liệu không chống đạn vốn không bao giờ được dùng bởi quân đội của phần còn lại của thế giới, để thành quân đội bình dân.
Điều may mắn là Ông Trương Tấn Sang trở thành vị tổng thống đầu tiên có tài hùng biện đúng nghĩa mà điều dễ nhận thấy nhất là sự tập trung cao độ của người dân lắng nghe mỗi khi Ông phát biểu với sự phối hợp của ngữ điệu, ngôn ngữ cử chỉ, nội dung quyết đoán mang tính khẳng định mạnh mẽ, và làm rõ vấn đề cũng như khả năng hóa giải ngay tại chỗ những điều nhạy cảm do người dân – tức cử tri – nêu lên. Đó là sự thể hiện của người thực sự có quyền lực và trách nhiệm cá nhân. Ông Trương Tấn Sang là sự khởi đầu cho thời đại mới: thời của những lãnh đạo có thực quyền và có trách nhiệm mà sự kiện gần đây nhất là ở nhân vật mang tên Vương Đình Huệ.
Mọi công dân Việt Nam đều biết Ông Vương Đình Huệ là ai. Và cách nay mới chỉ vài ngày thôi, khi bị Ông phê phán về giá xăng dầu, một lãnh đạo ngành xăng dầu tuyên bố đe dọa sẽ bỏ hệ thống phân phối xăng dầu để xem ai cần ai cho biết thì đã nhận được lời đanh thép của Ông Vương Đình Huệ rằng họ đừng có mà giở trò hù dọa chính phủ và thách họ dám bỏ hệ thống phân phối vì chính phủ sẽ vui lòng nhận lại hệ thống ấy. Tất nhiên quan chức lãnh đạo ngành xăng dầu ấy đã cực kỳ ngu xuẩn vì họ không biết rằng ngay cả tôi đây cũng chờ đợi ngày công ty nước ngoài được kinh doanh bán lẻ xăng dầu để tôi nhanh chóng từ bỏ việc nua xăng của Petrolimex và SaigonPetro, cũng như tôi mong chờ ngày được mua điện của công ty điện nước ngoài**, chỉ để tôi được đối xử công bằng và như một vị hoàng đế mà không như kẻ ăn xin. Xài tiền của dân (chính phủ dùng tiền dân để cấp vốn cho các đại tổng công ty), buôn bán tài sản của dân (khai thác dầu hỏa là tài nguyên đất nước, tức là của nhân dân), trong khi bản thân chả đóng góp cỏn con gì cho việc làm giàu đất nước phục vụ nhân dân từ những cái riêng của chính mình (chẳng hạn tiền túi, tiền tự kiếm thêm, và…chất xám trực-tiếp-có-liên-quan-đến-phát-triển-kỷ-thuật-tối-ưu-của-riêng-ngành chứ không phải chất xám kiểu Vinashin-kinh-doanh-ô-tô tức kiểu bình dân đừng-bỏ-hết-trứng-vào-một-giỏ), mà lại lớn lối ra vẻ ta đây là đại chủ ban ơn cho cả chính phủ và dân.
Từ Ông Vương Đình Huệ, tôi ngóng chờ những điều tương tự nơi các lãnh đạo khác của các Bộ, từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, đến Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục, v.v. Không dùng khẩu ngữ mạnh mẽ, quyết liệt, quyền lực, lãnh đạo sẽ chẳng khác bù nhìn, và người dân sẽ khó thể tin rằng vị lãnh đạo “ẻo lả” ấy có đủ sức chấn chỉnh cái sai hoặc đủ sức chống cự để mình không trở thành bộ phận không thể tách rời của cái sai mà sự thấp kém hèn hạ đáng khinh bỉ nhất là khi cái sai mang tính khống chế ấy lại từ cá nhân hay bộ phận mà theo bảng vẽ của hệ thống tổ chức (organization chart) lại ở tận đáy dưới quyền quản lý của chính mình.
Sự mềm dẻo, nếu phải sử dụng, chỉ cần cho ngoại giao đối với vấn đề an ninh quốc phòng, lĩnh vực gần như duy nhất làm sân khấu sàn diễn cho tài mềm dẻo, mà ngay chính sân khấu sàn diễn ấy cũng không phải không có những phá cách qua màn biểu diễn của lưỡi kiếm sắc bén như đã từng bao lần xảy ra bên trong chính tòa nhà Liên Hợp Quốc.
Ông Trương Tấn Sang đã có khẩu ngữ đầy khẩu khí.
Ông Vương Đình Huệ đã có khẩu ngữ đầy khẩu khí.
Đó là khí thế của thời đại mới, thời đại mà người dân cần những động viên mạnh mẽ, nhiều yên tâm đến từ bản lĩnh cá nhân của từng lãnh đạo, dù đó là lãnh đạo Bộ hay lãnh đạo hành chính cấp Quận.
Kiếm không sắc bén thì chỉ là kiếm diễn tuồng chèo, hát bộ, cải lương, hài kịch, không bao giờ bảo vệ được chân lý, không bao giờ bảo vệ được người dân, không bao giờ bảo vệ được đất nước.
Tiền đồ tổ quốc Việt Nam đã bắt đầu có cơ sở để phát triển bền vững hơn, với khẩu khí, ngôn phong đầy quyền lực của hai nhân vật Trương Tấn Sang và Vương Đình Huệ.
Những kẻ tương tự như vị chức sắc ngành xăng dầu*** phải biết thân phận tôi đòi của họ đối với vị chủ nhân nghiêm khắc nhất: nhân dân.
Ghi chú:
*Tôi không hiểu sao ở Việt Nam vẫn còn “thẹn thùng” đối với từ “tổng thống” vì từ “chủ tịch” quá nhàm chán, quá lẫn lộn, với cấp nào cũng có “chủ tịch”, từ xã đến huyện đến thị trấn đến thành phố đến tỉnh đến mọi cấp mọi nơi, từ công việc theo nhiệm kỳ đến công việc ngắn hạn như chủ tịch giải thi đấu này nọ.. .Tôi vẫn sử dụng từ “tổng thống” cũng như tôi chỉ sử dụng từ “hàng không mẫu hạm” vì “tàu sân bay” rất yếu ớt và có nội dung hoàn toàn sai do “mẫu hạm” chính xác hơn, thực tế hơn, với danh xưng tàu “mẹ” vì mỗi hàng không mẫu hạm đều luôn có “đàn con” dữ dội gồm hàng chục chiến hạm, khu trục hạm, ngư lôi hạm và tiềm thủy đỉnh tức tàu ngầm bảo vệ dày đặc xung quanh bao trùm cả khoảng không gian mặt biển rộng khắp.
**Xin nói thêm một sự việc là cách nay ba năm tôi đã đến Điện Lực Gia Định trên đường Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, nhỏ nhẹ nói với giọng sấm rền vang hạch tội lãnh đạo nơi ấy đã dám gởi công văn xằng bậy cho tôi vì k‎ý tên cách đó những 7 tháng, có nội dung đe dọa sẽ cắt điện nhà tôi và nêu mức tiền phạt nếu tôi đến ký lại hợp đồng theo mẫu mới trể hạn, và vì nhân viên phát công văn dám gợi ý với tôi sẽ thu xếp ổn thỏa việc phạt nếu tôi chịu chi vì thực sự đã trể hạn so với ngày phát hành công văn. Vị lãnh đạo khả kính đã kinh sợ, vội chạy ra tiếp tôi, lần đầu trong cuộc đời quan chức sử dụng lời nói mềm mỏng dịu dàng thanh minh rằng do công văn gởi cho nhiều ngàn hộ, in nhiều ngàn bản có chung một số công văn, trình lãnh đạo ký cùng lúc, rồi tùy tiến độ giải quyết mà gởi dần thư báo, nay xin hứa sẽ xử lý cho nghỉ việc nhân viên nào vòi vỉnh, và ra lịnh in ngay bản hợp đồng mới cho tôi mà không áp dụng đóng phạt dù chỉ một xu. Tôi đã nhỏ nhẹ nói với giọng sấm rền vang cho mọi khách hàng đang chen chúc ở đó cùng nghe là tôi sẳn sàng trở lại dạy miễn phí cho Công ty Điện Lực biết cung cách soạn công văn, cách gởi công văn, và giúp họ tuyển được người tài giỏi triệt tiêu được dịch bệnh cúp điện tùy hứng và đại nạn đói điện trầm kha, cũng như dạy lãnh đạo ngành điện biết sống chung với lũ, nghĩa là không được sống với đường điện ưu tiên trong khi bất tài vô dụng trong phát triển và cung ứng đủ điện cho nhân dân.
*** Thiết nghĩ ngành xăng dầu nhất thiết phải nghĩ đến việc nhất thiết phải sa thải quan chức nào đã dám hù dọa chính phủ vì kẻ đó đã dám đòi vứt bỏ khâu phân phối nghĩa là bóp chẹt vú bầu sữa lợi nhuận có nguồn thu khổng lồ của ngành, nghĩa là tự tung tự tác phạm đến thu nhập lớn của cán bộ nhân viên toàn ngành, ám chỉ sẽ cho thôi việc hàng vạn cán bộ nhân viên khâu phân phối của ngành, chà đạp quyền lợi độc quyền tuyệt hảo của ngành mà không ở quốc gia nào của phần còn lại của thế giới ban phát cho công ty nhà nước nhiều đến như vậy. Đồng thời, thiết nghĩ Đảng nhất thiết phải nghĩ đến việc nhất thiết phải loại ra khỏi Đảng quan chức nào đã dám hù dọa chính phủ vì kẻ đó vừa dám lộng quyền, lấy Đảng Tịch làm tấm khiên lá chắn bằng vàng để xem mình ngang hàng với tất cả các lãnh đạo Chính phủ rồi thách thức quyền lực của Chính phủ, vừa không biết đặt mình vào vị trí đầy tớ của nhân dân, tạo điều kiện cho bọn chống Cộng dè bỉu Đảng, vì chỉ có khai trừ kẻ xằng bậy ấy, Đảng mới chứng minh được với nhân dân rằng Chính phủ do dân bầu lên hoàn toàn không là cơ quan làm việc dưới quyền quản lý hành chính của Đảng. Chính phủ nếu không cách chức quan chức phát biểu xằng bậy của ngành xăng dầu, chỉ có thể vì một trong ba lý do – hoặc cả ba – đó là (a) Đảng không cho phép, (b) kẻ phát ngôn xằng bậy là con ruột của lãnh đạo Đảng/Chính phủ, và (c) đất nước Việt Nam này đã bị tuyệt diệt hết sạch người tài đức vẹn toàn.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
(Trí Nhân Media)

Sân sau của đồng chí X đang bị đập tan tành?

Bầu cử Quốc hội khóa 13, đồng chí X được Hải Phòng “làm đất” đã “gặt” tỉ lệ phiếu gần tuyệt đối. Xong việc, nhiều đồng chí được trả công hậu hĩ. Tướng Thiều tiếp tục được củng cố vị trí trên tổng cục 3 Bộ Công an với hứa hẹn hoặc lên Trung tướng/Thứ trưởng hoặc “hạ phóng” làm Bí thư tỉnh hoặc Chủ tịch thành phố. Bí thư Nguyễn Văn Thành được hứa kéo lên làm Phó một Ban Trung ương, làm công tác Tổ chức hoặc Kiểm tra tùy theo nguyện vọng.
“Vai u thịt bắp” như đồng chí Ca (Giám đốc Công an) cũng được “tạo điều kiện” lấy
bằng tiến sỹ, hồ sơ phong tướng thì được gấp rút hoàn thiện để trình ký. Với mác tiến sỹ và lon tướng, chiếc ghế Tổng cục trưởng với đại tá Ca cứ gọi là chắc đét. Hôm lên Hà Nội “bảo vệ” luận án tiến sỹ, đại tá được vinh dự hộ tống bởi hơn 50 xe ô-tô của lãnh đạo công an các quận huyện, đơn vị nghiệp vụ cùng bọn đầu gấu, lưu manh đất cảng.
Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ.
Nay, hồ sơ phong tướng của đồng chí Ca bị nhặt ra để chờ. Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an HP) vừa bị bắt, dù đã được đưa lên Cục phó trên Bộ CA để trú ẩn. Đại tá Trọng là mắt xích quan trọng trong đường dây đưa anh trai là Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Chỉ đạo đường dây này theo tin đồn là một đồng chí lãnh đạo hiện nắm chức vụ rất rất cao cùng nhiều cán bộ, tướng lĩnh cao cấp của Bộ CA.
Tết vừa rồi, Bí thư Nguyễn Văn Thành đột ngột bị điều làm trưởng đoàn đi dự đại hội Đảng CS Pháp để cơ quan chức năng ở nhà tiện tác nghiệp. Việc đi dự đại hội Đảng CS Pháp thuộc trách nhiệm và chức năng của Ban Đối ngoại Trung ương, có đâu phải khiến Bí thư cấp tỉnh/thành như ông Thành dự vào. Theo thông tin của một cán bộ thuộc Ban Đối ngoại đi cùng thì, toàn bộ thời gian tại Pháp, ông Thành biểu hiện rất chán chường và mệt mỏi.
Từ nay đến tháng 5 (dự kiến sẽ có cuộc so đấu lịch sử nữa), Hải Phòng chắc sẽ tiếp tục trải qua nhiều biến động.
22/02/2013
Cầu Nhật Tân   
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét