Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thực tâm tiếp thu ý kiến nhân dân?

Boxitvn
Hồ Quang Huy
Sau khi 15 vị nhân sỹ trí thức đại diện cho nhóm soạn thảo kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp đồng thời đại diện cho hàng ngàn người dân đồng ký tên trao kiến nghị cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi là Ủy ban dự thảo), ngày 7/2/2013 Ủy ban dự thảo đã có Công văn số 227/UBDTSDHP phúc đáp với 3 nội dung.
Là một công dân luôn quan tâm đến hiện tình đất nước và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, để rộng đường dư luận, tôi xin có ý kiến trao đổi với Ủy ban dự thảo và ông Phan Trung Lý như sau:
1. Trong công văn nói trên Ủy ban dự thảo đã từ chối 2 việc mà nhân dân kiến nghị. Việc thứ nhất là từ chối đăng bản dự thảo do người dân đề xuất gửi kèm kiến nghị với lý do bản dự thảo này không đúng Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vì không dựa trên cơ sở bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua. Việc thứ hai là từ chối kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân vì cho rằng Nghị quyết số 38/2012/QH13 đã quy định thời gian lấy ý kiến của nhân dân, mặt khác sau đó nhân dân vẫn có thể góp ý cho dự thảo trước khi Quốc hội thông qua. Cả 2 việc nói trên đều không thuyết phục, bởi vì:

Thứ nhất, căn cứ vào đâu, vào tiêu chí nào để Ủy ban dự thảo cho rằng bản hiến pháp do dân đề xuất không dựa trên cơ sở bản dự thảo của Quốc hội trong khi đó bản dự thảo này ra đời sau khi bản dự thảo của Quốc hội công bố khá lâu? Bản dự thảo do dân đề xuất có gì khác với các ý kiến khác? Thực ra về bản chất của vấn đề thì bản dự thảo đề xuất này không khác gì những ý kiến khác của nhân dân mà chỉ khác về quy mô mà thôi. Phải chăng đây là lý do để Ủy ban dự thảo cho rằng nó không dựa trên bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua? Quan điểm này không thuyết phục vì không ai có quyền hạn chế quy mô cũng như nội dung góp ý, thực tế Nghị quyết số 38/2012/QH13 cũng không hạn chế việc này.
Thứ hai, giả sử 2 đề xuất nói trên của người dân trái với Nghị quyết số 38/2012/QH13 thì cũng không vì thế mà bác bỏ (tuy công văn không nói bác bỏ nhưng việc từ chối có thế hiểu là đã gián tiếp bác bỏ) vì mục đích cuối cùng là xây dựng một bản hiến pháp tốt nhất và việc này mới có tính chất quyết định. Do đó cho dù có phải sửa đổi Nghị quyết nói trên của Quốc hội để đạt mục đích nói trên, tức là hy sinh cái nhỏ để được cái lớn hơn, cũng là việc đáng làm. Việc từ chối 2 kiến nghị này chỉ với lý do duy nhất là nó trái với Nghị quyết số 38/2012/QH13, tức chỉ căn cứ hình thức, thủ tục mà bỏ qua nội dung là không thuyết phục.
2. Hai việc người dân đề xuất nói trên cho dù khác với nghị quyết của Quốc hội thì Ủy ban dự thảo cũng không có thẩm quyền để bác bỏ vì nó liên quan đến nghị quyết của Quốc hội nên phải đưa ra Quốc hội thảo luận.
Việc Ủy ban dự thảo từ chối kiến nghị của người dân hoàn toàn trái ngược với Nghị quyết nói trên của Quốc hội, trái ngược với những gì ông Phan Trung Lý đã nói, điều đó thể hiện truyền thống nói một đằng làm một nẻo của Nhà nước.
Xin trích ra đây lời ông Lý tại buổi họp báo chiều 29/12/2012 để chứng minh cho điều đó, ông Lý nói:
“Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
“Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”.
“Qua lấy ý kiến nhân dân, nếu đa số đồng ý với phương án UB chọn thì giữ lại, không thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp”.
Câu trước thì nói có thể góp ý với tất cả các điều không có gì cấm kỵ, câu sau lại nói những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên. Như vậy là ông ta vừa tự mâu thuẫn vừa tước đoạt quyền quyết định của nhân dân.
Mới hơn 1 tháng trước ông nói nếu đa số nhân dân không đồng ý với phương án do Ủy ban dự thảo chọn thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp. Vậy tại sao từ chối cho đăng bản dự thảo do người dân đề xuất đã có hàng ngàn người ký tên ủng hộ để người dân so sánh và lựa chọn? Tại sao Ủy ban dự thảo không gặp gỡ trực tiếp những người khởi xướng kiến nghị để tranh luận trước khi quyết định có tiếp thu hay không?
Chỉ với một văn bản ngắn của Ủy ban dự thảo từ chối kiến nghị của nhân dân với lý lẽ không hề có chút thuyết phục nào thì tôi đã có thể nói rằng họ không thực tâm muốn tiếp thu ý kiến nhân dân.
Tôi tin rằng nhân dân không bao giờ chịu khuất phục mà hãy chủ động đòi lại những gì vốn của mình đã bị tước đoạt.
Khánh Hòa, ngày 20/2/2013
H.Q.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Phạm Nhật Bình - Đảng sẽ lại bịt miệng các góp ý về Hiến pháp

Đọc văn bản đề ngày 7/2/2013 của ông Phan Trung Lý, đại diện Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thuộc Quốc Hội, trả lời các vị đứng tên trong bản Kiến Nghị 72, nhiều người đã lắc đầu ngao ngán. Có người nhận xét: "Lại trò Bô-xít tái diễn!"

Đó là thủ thuật mà giới lãnh đạo đảng và nhà nước dùng năm 2010 để đối phó với làn sóng phản đối cao độ của công chúng trước việc khai thác Bô-xít quá nguy hiểm về nhiều mặt tại Tây Nguyên. Để hạ nhiệt cấp tốc, họ thông báo tạm ngưng thi công để xem xét các kết quả thử nghiệm và nhất là lắng nghe góp ý của công chúng, đặc biệt là các chuyên gia. Nhưng liền sau đó là sự ra đời của các qui định kỳ quặc về người và cách góp ý; rồi đến các quyết định cấm góp ý; và thế là tiến trình khai thác, giao khoán những vùng chiến lược cho "công nhân" Trung Quốc vẫn diễn ra như chưa hề có các phản đối, can gián của người dân Việt.

Vụ sửa đổi hiến pháp hiện nay cũng đang đi cùng tiến trình. Màn kịch cho dân góp ý đã bắt đầu, nhưng chỉ trong vòng 3 tháng mặc dù đối với một văn bản mang tính cơ bản hàng thập niên của đất nước. Và bước thứ nhì cũng vừa được tung ra với kiểu bắt bẻ nguyên tắc rất vô lý và vô lối về nhân sự lẫn cách thức góp ý. Chính vì vậy, mà nhiều người tin rằng sẽ có quyết định bịt miệng thẳng thừng.

Tuy không mấy tin vào thiện chí đặt nền tảng hiến pháp mới của người cầm quyền, các nhà trí thức trong và ngoài nước vẫn nắm lấy một cơ hội, đưa tâm huyết của mình vào Bản Kiến Nghị Về Sửa Đổi Hiến Pháp ngày 19/1/2013 với chữ ký của 72 người tiên phong. Bản kiến nghị bao gồm 7 điểm nhận xét và đề nghị sửa đổi cụ thể như sau.

• Thứ nhất, đề nghị bỏ “Lời nói đầu” của Bản Dự thảo Hiến pháp của nhà nước vì lý do nó “không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp”. Bản đề nghị cũng khẳng định “lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”.

• Thứ hai, về quyền con người; “yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”. Bản kiến nghị cũng “Yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập”.

• Thứ ba, về sở hữu đất đai; kiến nghị công nhận quyền sở hữu tư nhân bên cạnh sở hữu nhà nước.

• Thứ tư, về tổ chức Nhà nước; bản kiến nghị nêu rõ “Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác”. Tức một bộ máy nhà nước tam quyền phân lập, trong đó “Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật pháp”.

• Thứ năm, về lực lượng vũ trang; bản kiến nghị khẳng định “Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.

• Thứ sáu, về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp; đề xuất phải quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
• Thứ bảy, về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp; kiến nghị “gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia”.

Cuối cùng kiến nghị cũng nói “Sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu trên sẽ phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc - những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước”. Tính đến nay, bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp đã có trên 3000 người ký tên ủng hộ.

Bên cạnh bản kiến nghị nói trên, các nhà trí thức trong ngoài nước còn góp phần thảo hẳn ra một Bản Dự Thảo Hiến Pháp mới gồm 81 điều. Bản dự thảo này tuy ngắn gọn nhưng nếu được khai triển thêm, chắc chắn sẽ là nền tảng của một sự thay đổi tận gốc rễ - chấm dứt tình trạng độc tài đang gông xiềng dân tộc và bắt đầu thời kỳ lành mạnh hóa mọi mặt của đất nước.

Ngay từ khi ra đời, bản Kiến Nghị 72 đã làm rung động hàng triệu tấm lòng người Việt đang lo âu về tương lai đất nước. Nhưng cùng lúc, bản văn này cũng làm xuất hiện hàng loạt những cây bút được lệnh xông ra hung hăng nói bừa trên báo đài lề phải để mong hăm dọa công luận.

Từ một Đỗ Phú Thọ cố cãi không có chuyện “Đảng Cộng sản Việt Nam đã độc đoán sửa đổi Hiến pháp … và việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức”; đến một Nguyễn Tiến Bình nhất quyết trong hiến pháp mới phải có “Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi sự nghiệp quốc phòng” như thể không hề biết thái độ hèn kém của lãnh đạo Hà Nội trước các cú tát tai và cướp chủ quyền liên tục của Trung Quốc suốt từ hội nghị Thành Đô 1990 tới tận ngày nay; v.v. Dài đến bài báo lẽ ra thuộc về 20 năm trước của Nguyễn Thanh Tú đang bị công luận đem ra làm đề tài diễu cợt.

Nhưng nếu lại ra tay bịt miệng các góp ý và phản biện lần này, thì giới lãnh đạo đảng CSVN có mất gì không?

Ít nhất và nhẹ nhất, thì hành động này cũng sẽ dẫn đến các hậu quả sau:

• Bàn tay bịt miệng công luận chỉ góp phần làm xấu xa thêm bộ mặt của Đảng. Cái gọi là “uy tín” vốn đã rất èo uột của Đảng đối với dân chúng càng bị soi mòn vì bằng chứng hiển nhiên về sự tham lam quyền lực, giữ ghế bằng mọi giá dù giá đó là sự nhẫn tâm tiếp tục làm suy bại đất nước. Lãnh đạo Đảng ngày càng trở thành kẻ thù của các nguyện vọng chân chính của người dân. Và vì thế ngày càng thêm các đảng viên hối hận và xấu hổ về Đảng và lãnh đạo của họ.

• Hành động bịt miệng công luận cũng là sự thừa nhận Ban Tuyên giáo Trung ương với hàng ngàn chức danh giáo sư, tiến sĩ, tướng tá đã không tranh luận nổi với chỉ 72 trái tim yêu nước, 72 khát vọng dân chủ, nhân quyền và tiến bộ cho đất nước. Thật vậy, làm sao những cây bút viết bừa như trung tá Nguyễn Thanh Tú đối đáp nổi với những lập luận vững chắc như của Giáo sư Tương Lai tại văn phòng Quốc Hội ngày 4/2/2013: “Và như vậy thì không thể có khái niệm về chuyên chính vô sản được, cho nên cái đó phải loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của đất nước thì mới có thể bàn tới chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái tư duy ấy, chừng ấy không thể có Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn vặt đều trở nên vô nghĩa”.

• Việc bịt miệng công luận không cho bàn tới điều 4 hiến pháp còn là sự thừa nhận lãnh đạo Đảng biết mình không còn chút niềm tin hay sự ủy thác nào từ nhân dân nữa. Họ biết rõ nhân dân sẽ không chọn họ nếu tranh cử công bằng trong thể chế dân chủ. Và vì vậy họ cố bám bằng mọi giá vào độc tài đảng trị và các công cụ bạo lực.

• Việc bịt miệng công luận không cho bàn đến vai trò đúng đắn và lành mạnh của công an và quân đội đối với quốc gia cũng cho thấy sự lo âu về khả năng cầm giữ mong manh của lãnh đạo Đảng đối với 2 tập thể này, đặc biệt là quân đội. Họ biết Đảng chẳng còn yếu tố lý tưởng để giữ ai cả mà chỉ còn cách đem lợi lộc ra mua chuộc và những xuyên tạc về "viễn cảnh dân chúng trả thù nếu đổi đời" ra hăm dọa. Nhìn vào Bắc Phi họ biết công an sẽ bỏ chạy khi dân xuống đường quá đông. Họ cũng biết làn sóng phẫn nộ ngầm trong quân đội trước thái độ phản bội của lãnh đạo đối với những chiến sĩ đã xả thân chống Trung Quốc xâm lược ngày xưa và chính sách cho phép Bắc Kinh liên tục làm nhục Việt Nam ngày nay.

• v.v.

Hơn thế nữa, đối với thế giới bên ngoài:

• Việc hùng hổ bịt miệng công chúng là sự thừa nhận chế độ hiện nay thuần túy là một chế độ độc tài hung bạo không khác gì những chế độ độc tài vừa qua tại Libya, Syria, Ai Cập v.v… Rõ ràng chế độ CSVN chỉ còn khả năng tồn tại dựa trên hai công cụ bạo lực là Công an và Quân Đội như tại các quốc gia nêu trên.

• Việc bịt miệng công luận cũng là sự thừa nhận khả năng trí tuệ cực kỳ yếu kém và lạc hậu của toàn bộ bộ phận lãnh đạo Đảng. Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 nhưng giới lãnh đạo CSVN vẫn không dám rời bỏ mô thức cai trị chuyên chính vô sản được sáng chế gần 100 năm trước và đã bị sa thải tại chính nơi sinh ra nó.

• Và vì thế, việc bịt miệng công luận không dám để dân bàn thảo hiến pháp mới cũng là sự thừa nhận trước thế giới rằng chế độ hiện tại không có cơ sở pháp quyền bền vững, không có sự ổn định thực sự ở lòng dân và vì thế không phải là môi trường bền vững để đầu tư lâu dài.

Thế mới biết, trong số các chế độ độc tài trong suốt cả trăm năm qua, hiện tượng còn đủ trí khôn để thức tỉnh như lãnh đạo Miến Điện quá hiếm quí. Liệu lãnh đạo Hà Nội có tạm gạt được lòng tham qua bên trong phút chốc để thấy con đường mà 72 ngọn đuốc vừa chỉ ra không?

Phạm Nhật Bình
(Dân luận)

Điều đại kỵ nơi nghị trường

Thóa mạ, phỉ báng nhau trong, ngoài nghị trường. Dùng lời lẽ xúc phạm đến cử tri. Đây có thể coi là hai trong số những điều đại kỵ của người đại biểu đại diện cho cử tri.
Điểm nổi bật ở Quốc hội chính là cơ chế dân chủ. Đây là nơi người đại biểu có quyền thể hiện chính kiến, thậm chí tranh luận về một vấn đề. Ngay tại các kỳ họp Quốc hội khóa 13, dư luận đều có chung nhận định chất lượng tại các kỳ họp đã ngày một nâng lên. Nhiều vấn đề trọng đại của quốc gia đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Với mỗi một vấn đề luôn có nhiều ý kiến tán thành, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Điều này cũng hết sức bình thường cả trong cuộc sống và nơi nghị trường.
Tại Quốc hội, tính dân chủ được thể hiện rất rõ với một thái độ và tinh thần xây dựng cao. Và đương nhiên, dù là đồng tình hay bất đồng ý kiến giữa các đại biểu với nhau cũng được thể hiện một cách chừng mực. Bởi ai cũng biết đa số đại biểu đều tinh anh, nói ít hiểu nhiều. Thể hiện thái độ không đồng tình với một vấn đề, hay quan điểm của đại biểu khác, các đại biểu thường chỉ sử dụng các cụm từ, đại loại như “nên chăng”, “không nên”, “tôi cho rằng”, hoặc cùng lắm là “tôi không đồng tình”…
Tất cả đều được thể hiện một cách chừng mực, có văn hóa và đúng pháp luật. Ngược lại, đại biểu dùng lời lẽ nặng nề để công kích một đại biểu khác ngay tại nghị trường hay ngoài cuộc sống luôn được coi là một điều tối kỵ.
Thật đáng tiếc, trong lịch sử Quốc hội lần đầu tiên một đại biểu đã phạm phải điều tối kỵ này. Không đồng tình với quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, đại biểu TP.HCM Hoàng Hữu Phước đã “vô tư” lên blog cá nhân của mình mà công kích ông Quốc với bài viết khoảng 5.000 chữ, với tựa đề gây sốc: “Tứ đại ngu”. Với việc dùng rất nhiều từ ngữ 'chợ búa, phỉ báng' nặng nề, như: “to mồm”, “đĩ điếm”, “đại ngu”, “bịnh hoạn”… đại biểu Phước đã liên tục nhắc đi nhắc lại rằng đại biểu Quốc là người “hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng”.
Quả đúng là đại biểu Quốc hội thì cũng có quyền được thể hiện chính kiến, quan điểm và cách nhìn riêng của mình. Nhưng thật đáng tiếc vì ông Phước đã quên rằng những quan điểm chính kiến nhất nhất đều phải có sự chuẩn mực, chứ đâu phải cứ thích thì nói cho “sướng mồm”. Đáng buồn thay, ông Phước mắc phải một điều đại kỵ mà ai ai cũng tránh.
Để đưa một người trở thành đại biểu Quốc hội thì mỗi cử tri phải đắn đo, cân nhắc nhiều lắm. Bởi đó là người đại diện cho tiếng nói của cử tri, là người được lựa chọn để thể hiện tâm tư nguyện vọng của đông đảo cử tri. Người ta thường ví cử tri chính là “ông sếp” của đại biểu. Tại diễn đàn Quốc hội, người đại biểu không thể hiện quan điểm, đi ngược lại với tâm tư nguyện vọng của cử tri đã là điều đáng trách. Nhưng nếu dùng lời lẽ xúc phạm đến “ông sếp” của mình thì được liệt vào hàng đại kỵ.
Đáng tiếc rằng, điều đại kỵ này đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng đã từng mắc phải. Tại kỳ họp thứ 2 của QH khóa 13, khi phát biểu về Luật Biểu tình, đại biểu Phước không những thể hiện nhận thức lệch lạc, mà còn dùng lời lẽ xúc phạm cử tri. Bên lề kỳ họp, ông Phước còn trả lời báo chí rằng, khi nào trình độ dân trí cao hơn thì mới có thể ban hành Luật Biểu tình. Bị chất vấn khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, đại biểu Phước tỏ ra biết lỗi và mong cử tri bỏ qua cho những sai sót ấy. Lẽ ra sai lầm này chỉ nên dừng lại ở đó.
Nhưng không. Trong bài viết kể trên, ông Hoàng Hữu Phước một lần nữa lại nhắc đến Luật biểu tình, dùng những lời lẽ phỉ báng đại biểu Dương Trung Quốc vì đã lên tiếng ủng hộ Luật này. Ông Phước cho rằng khi thể hiện quan điểm tại hội trường, ông đã được “nghị trường vỗ tay đồng tình”. Còn ông Quốc là người “hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng” khi “nhấn nút phát biểu tiếp lần thứ hai”…
Biết sai để sửa và người ta thường tránh nói về cái sai của mình. Nhưng sau một năm nhận lỗi với cử tri, ông Phước lại đề cập đến vấn đề này cứ như thể chân lý thuộc về mình vậy.
Biết sai khi bài viết trên blog bị dư luận phản ứng gay gắt, ông Phước đã lên tiếng xin lỗi đại biểu Dương Trung Quốc. Nhưng cách xin lỗi này cũng nào mấy lọt tai. Rằng “bây giờ người Việt Nam mình rất nhạy cảm, nghe thấy chữ “ngu” là dựng đứng lên rồi”. Rằng “nhà nước đang có quá nhiều cái để đương đầu, vậy mà ông Dương Trung Quốc liên tục nói về mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức… hãy để tập trung vào cái lớn”… Rằng “tôi thừa nhận phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog” nên “tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc”. Phương pháp thì sai, còn quan điểm và cách nhìn thì…
Chỉ hơn một năm mà ông Phước đã phải xin lỗi tới hai lần. Chẳng biết hơn một năm sau sẽ thế nào nữa(?). Đại biểu Quốc hội là người mà chính cử tri cân nhắc, bầu ra. Một khi người đại biểu đó không còn xứng đáng, thì cử tri hoàn toàn có quyền kiến nghị và bỏ phiếu miễn nhiệm người đại biểu do mình bầu ra.

(Infonet)

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo


bauxite 

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.

Ngày hôm sau, ngày 19/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Bình Thuận. Tại đây, ông chính thức tuyên bố dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà – một mắt xích quan trọng của Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông duyệt năm 2007 – vì xét thấy không có hiệu quả kinh tế.

Và rất kịp thời các báo Thanh niên, Người lao động, Dân trí, Pháp luật TPHCM, Tuổi trẻ,… cùng nhiều trang mạng đã có nhiều bài viết về những hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà đồng thời phân tích những sai lầm nghiêm trọng của Chính phủ, của Bộ Công thương, của Vinamin trong việc lập lấy được và triển khai lấy được Dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.

Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.

Ý kiến của các chuyên gia lần này, không khác biệt với những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của một số cá nhân chuyên gia khai khoáng, và của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, nhiều nhà khoa học, xã hội học, dân tộc học trong và ngoài nước cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng ký tên vào các bản Kiến nghị tháng 4/2009 và các Thư ngỏ liên tiếp trong tháng 4, tháng 5 (7/5/200917/5/2009) do GS. Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS. Nguyễn Thế Hùng khởi xướng… nhằm đánh động dư luận cả nước cũng như gửi tới các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội để đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ thua thiệt vô cùng lớn trên cả bốn phương diện: 1. An ninh quốc phòng; 2. Môi trường sinh thái; 3, Nền văn hóa cổ Tây Nguyên; 4. Kinh tế, giúp cho những ai nắm giữ quyền lực nhưng chưa đến nỗi mất tỉnh táo, hoặc bị thao túng bởi một thế lực bên ngoài nào đó, kịp thời thức ngộ và tránh cho đất nước một sự trả giá nặng nề.

Kết quả thì sao? Những gì ông Đoàn Văn Kiển phân bua, coi đây là một ván bạc 5 ăn 5 thua, và với tư cách “nhà cái” thì cứ đánh cược tính mạng và tài sản nhân dân vào ván bạc cái đã, thôi ta không cần nhắc lại làm gì. Nhưng lời lẽ gay gắt của người có tên Lê Dương Quang trong một hội nghị sát trước kỳ họp Quốc vào tháng 5/2009, nói xưng xưng rằng ý kiến phê phán của giới trí thức đối với Dự án bauxite Tây Nguyên là “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên các thông tin sai lệch", thậm chí “dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”, thì hẳn không ai có thể quên.

Cũng không ai có thể quên được cùng với mấy Kiến nghị nóng hổi nói trên, trang Bauxite Việt Nam đã ra đời như một đòi hỏi chính đáng, tập hợp tiếng nói của những người nhiệt tâm với đất nước, lên tiếng phản biện thẳng thắn, sát sườn đối với những bước đi có thể nói là phiêu lưu của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ – vừa tự động ký tắt với nhà cầm quyền Trung Quốc xúc tiến xây dựng nhanh các nhà máy khai thác alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ không đếm xỉa đến luật pháp quy định ai mới là người có đủ tư cách để ký, lại vừa ngấm ngầm chia nhỏ dự án thành từng gói nhỏ để khỏi phải đưa ra trình Quốc hội, cốt thực thi Dự án cho nhanh – và cũng hết sức thẳng thắn khi lên tiếng nhắc nhở kịp thời những hành vi không phù hợp đạo đức truyền thống, như thái độ bất nhất, coi thường lời can gián của một bậc thầy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến dân chúng không khỏi ngỡ ngàng, ảnh hưởng rất bất lợi đến tâm lý và hành vi đạo lý trong xã hội... Sau mấy tháng hoạt động hết mình như thế, cái giá phải trả mà người trong cuộc cũng như công luận trong ngoài nước không thể nào tin, ấy là người điều hành trang Bauxite Việt Nam đã bị công an thẩm vấn suốt 22 ngày liền, ngay sau cái Tết Âm lịch năm 2010, mặc dù cuối cùng phải thừa nhận ông là một người yêu nước. Còn chính trang mạng – tiếng nói yêu nước mà ông được anh em ủy nhiệm điều hành – thì bị phong tỏa và đánh sập không phải một mà đến hai ba lần.

Bây giờ đây, khi một thảm họa lớn về kinh tế nối tiếp vụ Vinashin và vụ Vinalines đang lởn vởn như mây đen ở phía chân trời, không hiểu ông Lê Dương Quang có định nói lại một lời cho sòng phẳng với dân chúng và trí thức, về lời phát biểu không thể định danh khác đi là hung hăng của mình cách đây hơn 3 năm rưỡi hay không. Và những cấp cao hơn ông ta nữa, liệu đã tính đến những lời xin lỗi trước Quốc hội về “trách nhiệm chính trị” của mình hay không. Nhưng còn quan trọng hơn, và thiết thực hơn, theo chúng tôi nghĩ, đó là những người chủ chốt đóng vai chủ trương, chỉ đạo và điều hành Dự án bauxite ở Tây Nguyên cần sớm xem xét một cách cầu thị không phải chỉ phương diện kinh tế đã và sẽ thua lỗ như thế nào của dự án này, mà đồng bộ cả bốn mặt đã nêu trong các Kiến nghị phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên năm 2009, để thấy đất nước ta đã, đang và sẽ thiệt hại to lớn – những thiệt hại không thể lường tính hết nguy cơ ghê gớm – đến thế nào.

Và cũng từ những hậu quả nhãn tiền nhìn thấy từ những gì đã triển khai trong ba năm qua, việc kịp thời dừng lại để tránh cho đất nước một vụ Vinashin trong ngành khai khoáng trong gang tấc cố nhiên là cần kíp. Song cũng cần kíp không kém, có lẽ còn là ở chỗ, cần đánh giá lại toàn diện quan điểm dùng người của các vị, khiến các vị đang ngày càng trở nên cô lập. Các vị đã nhất mực nghi ngờ, cảnh giác một cách thiếu căn cứ với trí thức, vô hình trung tự mình đẩy những người hết lòng với dân với nước và muốn đem trí tuệ cống hiến cho đất nước, soi tìm cho đất nước một con đường đúng, thành những người đối lập ảo với các vị. Và không cần nói cũng rõ, là kết quả của chủ trương “cảnh giác chính trị” lạ lùng ấy đã làm các vị đâm ra mất minh mẫn, vì chẳng còn mấy trí tuệ, nên việc gì các vị tiến hành cũng... nói như dân gian, “đâm quàng vào bụi”, để lại cho toàn dân những gánh nặng tày đình. Vụ bauxite chỉ mới là một dẫn chứng thôi, còn bao nhiêu vụ khác cũng quan trọng ngang hoặc còn hơn vụ bauxite mà trí thức đã từng cảnh báo, chẳng hạn: đừng nên mê muội trước kẻ thù truyền kiếp là bọn Đại Hán Trung Cộng, vì một thứ không có thực hoặc đã bị chính chúng xóa bỏ trong thực chất là chuyện “ý thức hệ”, chỉ đưa lại chút lợi cỏn con là duy trì lợi ích của một nhúm nhỏ mà đánh mất đi quyền lợi to lớn muôn đời của Tổ quốc, đẩy cả nước ta đến hiểm họa mất nền độc lập tối thiêng liêng mà tổ tiên giữ được hàng ngàn năm nay; hoặc nữa, cũng đừng vì quyền lợi ích kỷ của một tổ chức đang suy thoái trong thực tế mà khăng khăng tìm mọi xảo ngôn này khác để quyết giữ lại bằng được những điều trong bản Hiến pháp vốn đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của cả dân tộc này, nó tất yếu sẽ gây ra những tấn kịch không thể nói là tốt đẹp cho chính Đảng Cộng sản và cho cả dân tộc chúng ta.

Trên đây là những gì có thể tạm gọi là bài học thiết thực mà chúng tôi chân thành gửi đến các vị, mong mỏi các vị hãy nghiêm túc rút ra qua một cuộc thử nghiệm không thành công về kinh tế khi các vị khăng khăng bỏ ngoài tai những lời can gián chân thành của trí thức và quần chúng.

Cũng theo yêu cầu của nhiều người gửi e-mail tới chúng tôi, để bạn đọc xa gần nhớ lại và tìm lại tài liệu về quá trình phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, từ nay, BVN sẽ lần lượt đăng lại các bản Kiến nghị đã gửi đến các cấp có thẩm quyền cũng như đã công bố trên các trang BVN phiên bản cũ – nay đã là những trang mạng xấu số – trong năm 2009, cùng một số bài quan trọng khác trong hơn ba năm rưỡi qua, đồng thời cũng sẽ hệ thống hóa những bài viết khác về bauxite kể từ năm 2009 đến nay và làm đường link giúp quý bạn tìm đọc chúng, mà do dung lượng trang mạng có hạn nên không thể đăng lại được.

Bauxite Vietnam

* * *

Phụ lục:

Kiến Nghị 2009
Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (12/04/2009)


Danh sách chữ ký 123456789

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.

Thưa quý cơ quan,

Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.

Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân – nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.

Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.

Thưa quý cơ quan,

Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá!

Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp… là những bổ sung toàn diện mang tính chất “kỹ thuật” cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.

Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:

- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được “ký tắt” với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;

- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau – những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;

- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự “nổi tiếng” của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng).

Thưa quý cơ quan,

Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.

Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.

Chúng tôi kiến nghị:

1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;

2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;

3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.

Thưa quý cơ quan,

Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.

Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.

Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009

Ký tên

GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng

Tính lại bài toán bauxite

Tính lại bài toán bauxite
Xe “khủng” dùng để chở nguyên liệu sản xuất bauxite tạo áp lực lớn lên hệ thống cầu đường - Ảnh: Kim Cương
Nhà máy alumin Tân Rai sắp đi vào hoạt động chính thức, mà Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn chưa lên được phương án tối ưu cho con đường vận chuyển bauxite, trong khi hiệu quả kinh tế gần như là không có.


Giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn... chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên dù xuất khẩu vẫn lỗ

Ông Nguyễn Thành Sơn -
 Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng


Không tính chi phí vận chuyển vào dự án là “thiếu sót"

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm - Titan (Vinacomin) cho biết, hiện tại việc vận chuyển bauxite từ Nhà máy alumin Tân Rai vẫn dựa trên QL20, QL51, tỉnh lộ 769 về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) do khối lượng vận chuyển còn thấp. Chi phí vận chuyển bauxite - alumin về cảng Gò Dầu theo tính toán cũng xấp xỉ nếu vận chuyển về cảng Vĩnh Tân.
Nhưng về lâu dài khi công nghiệp chế biến alumin - nhôm phát triển với quy mô gấp 10 - 20 lần hiện nay, với việc Nhà máy alumin Tân Rai chính thức hoạt động cũng như Nhà máy Nhân Cơ được xây dựng và đi vào hoạt động, việc tính toán con đường vận chuyển bauxite để giảm tải cho con đường hiện nay là đòi hỏi thiết yếu. Tuy nhiên, với việc đã chọn “sai” một lần với cảng Kê Gà, việc lựa chọn cảng nào thay thế cần phải được tính toán cẩn thận.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Đường bộ VN cũng đã tính toán phương án vận chuyển bauxite qua cảng Vĩnh Tân để so sánh khi phương án Kê Gà gặp khó khăn. Phương án này có ưu điểm là cảng Vĩnh Tân đang trong quá trình xây dựng (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014). Nhưng nhược điểm là chiều dài tuyến vận chuyển lớn, kinh phí đầu tư cao và tiến độ lập dự án chậm hơn do phải tiến hành lại các thủ tục từ đầu. Đáng kể nhất là kinh phí đầu tư nâng cấp các con đường để vận chuyển bauxite về cảng Vĩnh Tân (tỉnh lộ 714, giao cắt QL1, QL28) sẽ mất khoảng 2.840 tỉ đồng (so với kinh phí nâng cấp QL20, QL51, tỉnh lộ 769 là hơn 2.000 tỉ đồng theo dự kiến ban đầu).

Theo ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan của Vinacomin, để phát triển nền công nghiệp nhôm của VN không thể không đầu tư vào hạ tầng. Nhưng với điều kiện sản xuất còn nhỏ bé như hiện nay, gánh nặng đầu tư là rất lớn. Về cơ bản phải có tuyến đường sắt, vì đường bộ như hiện nay vận chuyển rất khó khăn, nhưng do chi phí đầu tư lớn nên tới nay Vinacomin cũng chưa đề cập gì tới việc xây dựng tuyến đường sắt riêng để vận chuyển bauxite. Từng chủ trì lập nghiên cứu khai thác dự án bauxite đầu tiên những năm 1998 - 2001, ông Ban cho hay, đã tính toán chi phí vận chuyển vào hiệu quả kinh tế dự án. Bộ GTVT khi đó yêu cầu dự án phải đầu tư nâng cấp tuyến đường, nếu không phải xin phép Chính phủ đầu tư. Nhưng phương án tính toán sau này của Vinacomin đã không tính thêm chi phí vận chuyển (gồm chi phí nâng cấp, bảo dưỡng đường) vào dự án. “Thiếu sót này lỗi một phần do người lập dự án, nhưng phần khác do cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt, ở đây là Bộ Công thương.”, ông Ban nói.



Nếu tạm dừng cũng không gây hậu quả kinh tế gì nghiêm trọng
Từ lâu đã có những ý kiến nghi ngờ tính hiệu quả của dự án khai thác bauxite Tân Rai, như không làm được nhôm tinh khiết vì thiếu điện, còn xuất khẩu thì vận chuyển quá đắt... Với một dự án nhiều vấn đề cần làm rõ như vậy thì tạm dừng là hợp lý. Tuy nhiên, để việc dừng lại mang tính thuyết phục cao, cần tổ chức hội thảo có nhiều ý kiến phản biện độc lập để xem xét thận trọng và thảo luận lại một cách khoa học. Vấn đề quan trọng khác là dự án bauxite nói trên đến nay cũng chưa triển khai gì nhiều, nên tạm dừng cũng không gây hậu quả kinh tế gì nghiêm trọng.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

 N.T.Tâm (ghi)

Xuất khẩu được cũng lỗ

Còn theo ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (thuộc Vinacomin), việc Tân Rai không chạy đủ công suất (mới đạt khoảng 20 - 40% công suất) do chưa có đầu ra khiến chi phí khấu hao tăng, và lỗ cũng tăng tương ứng. Giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn. Nhưng thông tin mới đây từ Vinacomin cũng cho hay, dự kiến cả năm 2013 Tân Rai sẽ sản xuất được 300.000 tấn alumin (tức mới đạt 50% công suất thiết kế là 600.000 tấn/năm), chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên dù xuất khẩu vẫn lỗ. 
Theo ông Sơn, với việc phải điều chỉnh lại phương án vận chuyển bauxite, cần rà soát lại tổng thể hiệu quả của cả 2 dự án là Tân Rai và Nhân Cơ, đặc biệt là Nhân Cơ. “Phương án cảng Kê Gà theo tính toán là phương án rẻ nhất về vận chuyển đã không còn, thì hiệu quả chung của cả dây chuyền sản xuất bauxite càng khó đạt như tính toán ban đầu của Vinacomin”, ông Sơn nói.
Cảng nào thay Kê Gà ?
 Ngày 14.6.2012, tại Văn bản số 216/TP-VPCP của Văn phòng Chính phủ, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc nghiên cứu bổ sung phương án vận chuyển alumin từ Nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) qua cảng Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận), khi cảng này đưa vào vận hành đầu năm 2014. Theo đó, đường vận chuyển bauxite sẽ từ TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) - QL55 (xã Đa Mi) - đường 714 (xã Thuận Hòa) - đường 711 - QL1 (xã Hàm Đức, đều thuộc H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Từ đây, bauxite theo QL1 ra cảng Vĩnh Tân (dài khoảng 80 km). Theo một cán bộ Phòng Quản lý hạ tầng giao thông (Sở GTVT Bình Thuận) thì phương án này khó khả thi. Chỉ tính từ QL55 ra đến QL1 đã có đến 12 cây cầu yếu, trọng tải chỉ dưới 10 tấn. Trong khi đó xe chở bauxite có tải trọng trên 30 tấn. "Nếu đi theo con đường này (với lưu lượng vận chuyển bauxite 30 phút/chuyến xe) thì sẽ làm hỏng nát hệ thống đường sá mà Bình Thuận đã đầu tư", cán bộ này nói. 

Nên tạm dừng dự án
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai (Lâm Đồng).
Xét thuần túy về khía cạnh kinh tế, tôi nhận thấy rằng, Vinacomin không đủ nguồn lực để thực hiện dự án. Vinacomin đã không trung thực trong bài toán kinh tế bằng cách gạt một số hạng mục đầu tư ra ngoài để khẳng định, nếu làm sẽ có lãi. Nhưng lúc bắt tay vào triển khai, Vinacomin lại đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sá để vận chuyển sản phẩm ra cảng phục vụ xuất khẩu. Đó là cách tính toán rất “cùn” trong kinh doanh, bởi khi đầu tư dự án, nhà đầu tư phải tính cả chi phí vận chuyển chứ không thể bỏ ra ngoài như Vinacomin. Chưa nói xuất khẩu sản phẩm của dự án lại phụ thuộc vào một thị trường, thì hiệu quả kinh tế cũng rất bấp bênh. Tóm lại, dự án không thể đem lại hiệu quả kinh tế...
Cho nên, tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại, bởi nếu tiếp tục làm, khả năng thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Còn dừng lại đến bao giờ thì hãy để thời gian trả lời, khi thế hệ con cháu mai sau có khả năng về quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực của nền kinh tế mạnh hơn... sẽ tiến hành làm. Một khoản tiền đầu tư lớn của nhà nước đã đổ vào dự án. Có thể tính được những thiệt hại tiếp theo nếu vẫn cứ triển khai dự án theo phương án hiện nay. Mặt khác, tạm dừng để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố. (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN)
Cầu sập ai chịu trách nhiệm ?
Trước thông tin Chính phủ quyết định dừng xây dựng cảng Kê Gà, thì Đồng Nai lại càng thêm lo lắng trước áp lực vận chuyển bauxite khi hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng.
Trước đây, trong khi chờ đợi xây dựng cảng Kê Gà, thì Vinacomin tính toán sẽ vận chuyển bauxite từ Tân Rai (Lâm Đồng) về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) theo lộ trình dài 210 km: Từ tỉnh lộ 725 - QL 20 - tỉnh lộ 769 - QL51 ra cảng Gò Dầu.
Đầu tháng 1.2012, làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, Vinacomin thông báo, 6 tháng đầu năm 2013, khi nhà máy hoạt động hết công suất thì mỗi ngày có khoảng 300 chuyến xe (khoảng 40 tấn/xe - PV) vận chuyển sản phẩm từ Lâm Đồng xuống cảng Gò Dầu.
 Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lo ngại vì toàn tuyến có 16 chiếc cầu yếu, trong đó dài nhất là cầu La Ngà (ảnh) và cầu này chỉ có tải trọng 25 tấn. Còn đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Phó giám đốc Công an Đồng Nai cho biết, CSGT đã lập biên bản một số xe chở than lên nhà máy bauxite do có trọng tải lên đến 43 tấn, gần gấp đôi sức chịu của cầu La Ngà. “Cầu La Ngà này đã đứt dây cáp một lần, nếu tiếp tục cho xe quá tải qua, sập cầu, ai chịu trách nhiệm?” - đại tá Mạnh nói.

Tính lại bài toán bauxite

Kim Cương
Mai Hà - Quế Hà (Thanh niên)

Trận chiến Ba Tư: tiền quyền ngang ngửa, ai cầm được súng sẽ thắng?

Trong cuộc chiến Ba-Tư hồi I, 2012 vai trò của quân đội tương đối khá mờ nhạt cho đến giờ thứ 25 với cú hồi mã thương của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ra mặt ủng hộ 3D, góp phần thay đổi cục diện và cứu nguy đồng chí X. Sang hồi II, 2013, quân đội sẽ đóng vai trò ra sao trong thế trận đấu đá quyền lực của đảng trong thời gian tới?

Điều mà người ta có thể thấy ngay đó là những dự trù thay đổi trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 2013 với sự gia tăng quyền lực của Tư Sang là người đang ngồi ghế Chủ tịch nước. Chủ tịch nước vẫn là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh như trong hiến pháp 1992. Quyền hạn mới được dự thảo trong điều 93 (sửa đổi, bổ sung điều 103) là: "quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam".

Với quyền hạn mới được hiến định, trong tương lai vây cánh của Chủ tịch Sang sẽ được phối trí vào những cấp bậc cao nhất của quân đội.

Quyền hạn này, phối hợp với Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45): "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam..." sẽ mang lợi thế về phía cặp bài trùng Sang (Chủ tịch nước) và Trọng (Tổng Bí Thư đảng). Cán cân quyền lực dựa vào tiền và quyền đang ở thế bất phân thắng bại sẽ bị phá lệch bởi thành phần cầm súng. Nó còn có khả năng dẫn đến một cuộc đảo chính để loại trừ Thủ tướng Dũng nếu cần.

Đứng trước những manh động đó từ phe 4Sang và tổng Trọng, có phải vì thế mà:

Ngày 21-12-2012, đồng chí X trong vai trò Thủ tướng đã ký Quyết định số 1919/QĐ-CP bổ nhiệm, thăng quân hàm cho 70 cán bộ cao cấp trong quân đội. (1)

Và trong dịp tết, đồng chí X đã thu xếp để vào ngày 26 tháng 1 đến thăm Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không không quân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. (2). Ngày 13 tháng 2 đến thăm, chúc tết LLVT Quân Khu 9 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (3), ngày 18 tháng 2 đến viếng Đoàn 681 Hải quân tại Bình Thuận. (4)

3 lần viếng thăm chia đều 3 binh chủng tại 3 miền Nam, Trung, Bắc.

Trong thời gian tới cả 2 phe đều chạy đua gấp rút để một mặt đưa thêm người của mình vào cánh  quân đội, mặt khác sẽ đấu nhau từng câu từng chữ để dành quyền lực hiến định về phe mình.

Quân đội sẽ an tâm để cầm súng và tham gia vào cuộc chiến nội bộ đảng mà không phải lo lắng quân trường đổ mồ hôi, chiến trường đổ máu vì cả Sang, Trọng, Dũng đều khẳng định bảo vệ lãnh thổ và biển Đông bằng phương pháp hòa bình.

Và dĩ nhiên, đấu đá nội bộ nhưng phải bảo vệ đảng tối đa. Điều 70 cũng làm được 1 công 2 chuyện là cho phép quân đội tái diễn một Thiên An Môn lên đồng bào Việt Nam để bảo vệ đảng nếu cần.

Hiến pháp của đảng CSVN từ đó đến giờ chưa bao giờ được làm ra để đáp ứng quyền lợi và hạnh phúc của dân tộc và đất nước Việt Nam. Nó chỉ đáp ứng cho nhu cầu thống trị của đảng. Lần sửa Hiến pháp 2013 cũng không khác. Kỳ này nó vừa gia tăng khả năng bảo vệ đảng bằng súng ống sẵn sàng bắn vào dân, vừa đáp ứng cho nhu cầu tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng.

(DLB)


“Quốc gia tấn công trước sẽ chết ngay sau 27 phút” GDVN) -Chuyện tin vịt Mỹ tấn công Liên Xô năm 1983.—Nga: 2 người bị bắt vì kỷ niệm ban nhạc Pussy Riot trình diễn (VOA)
Một bài nói chuyện của bà Hillary Clinton đáng giá 200 ngàn USD (GDVN)
Hồng Lỗi: Nhật phải làm rõ việc Thủ tướng Abe chỉ trích TQ hiếu chiến(GDVN)   —Video: Nhật Bản đóng dàn khoan di động khổng lồ kiêm tàu sân bay(GDVN)    —“Sức mạnh quân sự Nhật Bản rất lớn, sẵn sàng ứng phó với kẻ địch” (GDVN)   —Tổng thống Obama muốn nghe đánh giá tình hình Senkaku từ Thủ tướng (GDVN)
Mỹ-Nhật chuẩn bị họp thượng đỉnh (VOA)   —Hoa Kỳ lên án hai vụ nổ bom ở Ấn Độ (VOA)   –Nổ bom tại Ấn Độ, 11 người thiệt mạng (VOA)
3 phụ nữ, trong đó có mẹ già của giám đốc quỳ gối trong thời tiết âm 2 độ C
Xahoi.com.vn – Ba phụ nữ quỳ gối 3 ngày đêm giữa đường để đòi nợ lương  -Hình ảnh 3 người phụ nữ co ro quỳ gối 3 ngày 3 đêm để đòi tiền hợp đồng trong thời tiết âm 2 độ C ở Trung Quốc khiến người qua đường thương xót.
3 phụ nữ, trong đó có mẹ già của giám đốc quỳ gối trong thời tiết âm 2 độ C ====>>>
Trung Quốc sốc trước bình luận “thẳng tưng” của Thủ tướng Nhật - (Dân trí) – Trước thềm chuyến thăm quan trọng tới Mỹ, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng việc thách thức các láng giềng về lãnh thổ đã trở thành nhu cầu “thâm căn cố…
TQ sẽ có hàng không mẫu hạm hạt nhân (BBC)    —-Xử tội sát nhân thời Cách mạng Văn hóa (BBC) -Vụ xử ông già ngoài 80 về tội giết người hồi Cách mạng Văn hóa làm dấy lên tranh cãi gay gắt ở Trung Quốc.
Nhật Bản : Trung Quốc gây hấn với lân bang để củng cố quyền lực (RFI)  —Thủ tướng Abe củng cố liên minh Mỹ-Nhật để đối phó với Trung Quốc (RFI)
“Hàn Quốc xây dựng lực lượng biệt động để đánh vào sườn Triều Tiên”(GDVN)   —Vietnam Plus -Bà Park Geun-hye cam kết tăng liên minh Hàn-Mỹ
Báo Mỹ: Thông báo tuyển dụng hacker quân sự TQ vẫn treo trên Internet(GDVN)   —Video: Lính Trung Quốc rượt đuổi phóng viên CNN “quay trộm” ổ hacker (GDVN)
Tiết lộ chấn động về chuyện Giáo hoàng thoái vị - Thanh Niên  –Giáo hoàng từ chức vì vụ Vatileak? (BBC)
“Tổng thống Hugo Chavez đã bị liệt nửa người” - Vietnam Plus
Chiến tranh không gian ảo  (RFA) -Trong chiến tranh ngày nay, từ cổ điển đến hạt nhân, người chiếm hữu không gian ảo là người chiến thắng. Ta thử tưởng tượng một nước nào đó phóng hỏa tiễn hạt nhân lên, nhưng hỏa tiễn bị phản-lập-trình để quay ngược lại lãnh thổ xuất phát…
Mỹ khởi tố 4 người về vụ bơ đậu phọng nhiễm vi khuẩn (VOA)  –Trung Quốc, Thái Lan bị chỉ trích vì ngà voi (VOA)   —TT Pháp lên tiếng về vụ bắt cóc công dân Pháp ở Cameroon (VOA)   —-Bạc Hy Lai được đưa tới bệnh viện  (RFI)
Mỹ có nguy cơ mất 4 tàu sân bay (ĐVO)- Hải quân Mỹ có thể sẽ buộc phải loại khỏi biên chế 4 tàu sân bay nguyên tử hiện nay nếu Quốc hội nước này không đạt được thỏa thuận về tài khóa khiến chương trình cắt giảm ngân sách tự động có hiệu lực từ ngày 1/3 tới.
Ngoại Trưởng Kerry Công Du Châu Âu Lần Đầu Vào tuần Tới; Ngoại Trưởng Mỹ, Nga Gặp Mặt Tại Đức Bàn Về Syria, Con Nuôi (VB)
Thủ tướng Nhật đến Mỹ, TQ cảnh báo (BBC) -Ông Shinzo Abe đến Mỹ để củng cố liên minh an ninh trong khi Bắc Kinh cảnh báo Mỹ không nên ủng hộ Nhật.
Venezuela : Tình trạng suy hô hấp của Chavez tiến triển xấu (RFI)    —-Tập Cận Bình chọn thăm Nga đầu tiên (VnEx)   —Triều Tiên sắp cho phép dùng Internet di động(VnEx)   —Bắc Kinh ‘sửng sốt vì bình luận của thủ tướng Nhật’(VnEx)
Hãng truyền hình NBC bị hack và rải mã độc -TTO  —Mỹ nổi giận vì Iran tiến thêm nhiều bước tới sản xuất vũ khí hạt nhân (Vietinfo)
Hàng loạt ‘Bao Công’ Trung Quốc tự tử  -TPO – Vài năm gần đây, Trung Quốc liên tục xảy ra các vụ tự tử của hàng loạt quan chức trong ngành kiểm sát được ví là những ‘Bao Công’ thời hiện đại.>>>> Quan tham thuê người ‘dập tin’ trên mạng >>>> Quan chức chống tham nhũng nhảy lầu tự tử
Ông Kim Jong-Un thị sát quân đội, chuẩn bị chiến tranh (TP)
Những kiểu tóc ‘chỉ được cắt’ tại Triều Tiên (VTC) -  Tóc mà cũng có “chuẩn” do nhà cầm quyền chỉ đạo!!!!- Không biết cái dụ Vợ chồng “đúc tượng” có ra kiểu phải như thế nào cho nó phải phép không nhỉ?
Những kiểu tóc 'chỉ được cắt' tại Triều Tiên
18 kiểu tóc nên để của phụ nữ Triều Tiên
Những kiểu tóc 'chỉ được cắt' tại Triều Tiên
Kém may mắn hơn, nam giới nước này chỉ được đưa ra 10 gợi ý về kiểu tóc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét