Phạm Thị Hoài - Bao nhiêu ý dân thì đủ?
Nó được soạn thảo bởi 65 vị trong Parlamentarischer Rat
(Hội đồng Nghị viện), dưới sự ủy nhiệm và kèm cặp của chính quyền quân
quản Anh, Pháp và Mỹ sau Thế chiến II. Sau khi được thông qua với 53
phiếu thuận và 12 phiếu chống trong Hội đồng Nghị viện, nó được trình
cho ba chính quyền Đồng minh nêu trên xét duyệt. Sau khi được các Thống
đốc Quân sự Anh, Pháp, Mỹ chấp nhận, nó được gửi đến các nghị viện tiểu
bang để phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, ngày 23-5-1949 nó được Hội
đồng Nghị viện chính thức tuyên bố là văn bản lập quốc. Nước Cộng hòa
Liên bang Đức (Tây Đức cũ) ra đời với bản Hiến pháp ấy. Người dân – bốn
năm trước còn sống trong Đế chế Quốc xã với Quốc trưởng Hitler – không
trực tiếp, nếu không muốn nói là không tham dự vào quy trình lập hiến
đó. Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy
không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ
trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.
Năm 1990, trong quy trình thống nhất
nước Đức, nghị viện của các tiểu bang thuộc Đông Đức cũ cũng phê chuẩn
và gia nhập Hiến pháp này mà nhân dân Đức ở cả bên Đông lẫn bên Tây đều
không được trực tiếp biểu quyết. Trong 64 năm từ khi ra đời, Hiến pháp
Đức có 59 bổ sung, sửa đổi, lần cuối cùng vào giữa năm ngoái. Không một
lần nào có trưng cầu ý dân[1].
Song điều đó không cản trở nước Đức, không lâu sau sự ngự trị của cả
hai chế độ toàn trị kinh hoàng của thế kỉ 20 là chủ nghĩa phát xít và
chủ nghĩa cộng sản trên lãnh thổ của mình, thành một trong những nền dân
chủ trưởng thành và ổn định nhất trên thế giới.
Hiển nhiên mỗi quốc gia có con đường lập
hiến của riêng mình. Trong cuộc thảo luận về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi
đang diễn ra ở Việt Nam, một trong những tiêu chí được nhấn mạnh không chỉ ở giới cấp tiến
là quyền lập hiến của người dân. Báo chí Việt Nam, cả chính mạch lẫn
ngoài luồng, tràn ngập những lời đòi hỏi, xác nhận và xiển dương nguyên
tắc mọi quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân và thuộc về nhân dân.
Trên mặt chữ, chưa bao giờ nhân dân được kính trọng, được gửi gắm nhiều
tin cậy, được phó thác nhiều quyền lực như thế. Nhiều đến mức không thể
không nghi vấn. Trong thực tế, những khái niệm trừu tượng này được thực
hiện qua những hình thức và cấp độ khác nhau của trưng cầu ý dân (referendum).
Song trong những điều kiện hiện có, tôi
rất hoài nghi giá trị của một cuộc trưng cầu như thế tại Việt Nam. Thậm
chí tôi còn cho rằng thay vì thực hiện chức năng thúc đẩy tiến trình dân
chủ hóa xã hội lên phía trước, nó có nhiều nguy cơ kéo giật lùi tiến
trình ấy về phía sau. Một phát đạn ngược nòng. Điều này không liên quan
gì đến lập luận nhảm nhí rằng dân trí chưa cao thì chưa thể thi hành dân
chủ, bởi lẽ một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam, đặc biệt ở hình thức
cao nhất là toàn dân phúc quyết hiến pháp, có thể là tất cả mọi thứ,
chỉ trừ là một hành động thực thi dân chủ.
Ai nắm trong tay mọi phương tiện có thể
khuynh loát vô giới hạn tất cả các khâu trọng yếu của một cuộc trưng cầu
ý dân trong thời điểm hiện tại, từ chuẩn bị nội dung cần đưa ra trưng
cầu, tổ chức thông tin và quảng bá, tổ chức và giám sát bỏ phiếu, tổ
chức và giám sát kiểm phiếu, đến đánh giá, công bố và thực thi kết quả?
Ai có thể điều khiển, nhồi sọ và lừa mị dư luận bằng bộ máy tuyên truyền
khổng lồ của mình? Ai có thể đe dọa cử tri bằng guồng máy đàn áp khét
tiếng của mình? Ai có thể mua những lá phiếu bằng đủ thứ hứa hẹn ban
phát ưu đãi và thậm chí bằng đất tươi và tiền mặt? Ai có thể tùy tiện
chế biến, diễn giải và sử dụng kết quả bỏ phiếu theo ý mình? Những người
đưa ra kiến nghị trưng cầu ý dân đã không quên đòi hỏi đi kèm, rằng nó phải được “tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới“.
Nhưng chỉ cần đặt tiếp một số câu hỏi đơn giản hơn – Báo giới nào?
Người dân nào được chọn trên cơ sở tiêu chuẩn nào vào vai giám sát? Minh
bạch theo đánh giá của ai?… – là có thể thấy rằng hiện tại, một cuộc
trưng cầu đáp ứng được những đòi hỏi ấy là hoàn toàn bất khả thi.
Thêm vào đó, đa số dân chúng Việt Nam là
những người đã có hơn một nửa thế kỉ để rèn luyện tinh thần cầu an và
thụ động như những kĩ năng sống căn bản. Hai chục năm gần đây họ còn
tích lũy thêm một kĩ năng đầy tinh thần thời đại khác: bàng quan với mọi
vấn đề không trực tiếp đụng chạm đến quyền lợi của mình và gia đình. Họ
cũng dễ bị tha hóa và đã bị tha hóa sâu sắc như chính những người cai
trị họ. Tôi không có những con số cụ thể – tất nhiên, không ai có cả –
nhưng theo cảm nhận riêng thì ước chừng 20% cử tri Việt Nam là những
người từ trung thành đến trung thành tuyệt đối với chế độ hiện tại; 30%
là những người có thể không ưa mặt này hay mặt khác của chế độ đó, ít
hay nhiều có những bất mãn hoặc bất bình cục bộ, song hợp tác và gắn bó
với chế độ về nhiều phương diện – kể cả phương diện sổ hưu. Vâng, vì sao
không? – và không có nhu cầu thay thế nó bằng một chế độ nào khác mà họ
chưa từng biết hay chỉ nghe nói loáng thoáng; 40% là những người không
biết và không cần biết mình đang sống trong một thể chế nào, miễn sao
cuộc sống thường nhật của mình được bảo đảm; 8% là những người mong muốn
thay đổi thể chế chính trị bằng phép mầu từ lột xác của Đảng Cộng sản
và liều thuốc thần tự cải cách của chế độ. Những người chủ trương thay
thế toàn bộ hệ thống Đảng trị và công an trị hiện tại bằng mô hình dân
chủ tự do phương Tây chiếm vỏn vẹn 2% còn lại – tức trên dưới 1 triệu
người, tính một cách hào phóng, con số trong thực tế có thể khiêm tốn
hơn rất nhiều.
Từ những hoàn cảnh ấy, không cần phải là
một nhà tiên tri cũng có thể biết trước kết quả của một cuộc trưng cầu ý
dân tại Việt Nam. Không có gì dễ dàng và khôn ngoan hơn cho chính quyền
Hà Nội, nếu nó cho diễn ngay lập tức một màn kịch như thế. Trong khói
lửa của cuộc nội chiến, đầu năm ngoái Tổng thống Syria Assad đã thành
công rực rỡ với nước cờ toàn dân phúc quyết hiến pháp, trong khi phe đối
lập nỗ lực ngăn cản sự kiện này. Gần 90% cử tri tán thành bản hiến pháp
mới, trong đó thậm chí nguyên tắc đa đảng được xác nhận. Nhà độc tài
lại hoàn toàn chính danh. Trước đó, chính quyền không thể gọi là dân chủ
ở Maroc cũng nhanh chân thoát khỏi áp lực của Mùa Xuân Ảrập bằng cách
mở vài cái van phụ trong hiến pháp sửa đổi và có thể hài lòng với 98 %
số phiếu thuận. Trưng cầu ý dân ở Ai Cập thì đem lại cho đất nước này
một hiến pháp thần quyền, với nền tảng là Luật Hồi giáo Sharia, bất chấp
sự cự tuyệt của chính các thẩm phán và các nhóm đối lập. Xa hơn một
chút trong lịch sử, cuộc trưng cầu ý dân duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam
năm 1955 phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng
thống đã không tặng cho người dân miền Nam một thể chế dân chủ đáng mơ
ước. Xa hơn chút nữa, cuộc biểu quyết của toàn dân (Volksabstimmung)
năm 1934 tại Đức với gần 90% số phiếu thuận đã đặt một nhân vật lên bệ
phóng, để đẩy cả lịch sử đất nước này lẫn lịch sử thế giới vào một
chương cực kì đen tối: Adolf Hitler.
Bao nhiêu ý dân thì đủ đảm bảo một hiến pháp tốt đẹp?
Tôi không ủng hộ đề nghị tổ chức toàn dân phúc quyết hiến pháp tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.
© 2013 pro&contra
Tháng 2 22, 2013
Phạm Thị Hoài
[1]
Thậm chí đa số dân chúng Đức còn không biết rõ hay không quan tâm điều
gì được bổ sung, điều gì được sửa đổi. Thái độ đó có những cơ sở mà tôi
sẽ đề cập trong một dịp khác.
Vụ bắt giữ diễn ra hôm 7 Tháng Hai, tức 27 Tết Quý Tỵ. Bé gái tên Nguyễn Quách Ngọc Hà, khi đó mới tròn 98 ngày tuổi, phải vào tù cùng với mẹ ruột là bà Quách Thị Nhâm, ở thôn Nội Xá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Trong bức thư kêu cứu gởi đến báo Người Việt, ông Nguyễn Văn Linh, là chồng bà Quách Thị Nhâm và là cha của cháu Nguyễn Quách Ngọc Hà, nói rằng, việc công an bắt vợ và bắt luôn con ông vào tù không chỉ trái pháp luật mà còn là vô nhân đạo.
Nói chuyện với báo Người Việt qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Linh cho biết, vào ngày 12 tháng 10 năm 2011, vợ ông, tức bà Quách Thị Nhâm, 31 tuổi, bị tòa án quận Hà Ðông, Hà Nội, tuyên án 15 tháng tù giam vì tội môi giới mại dâm.
Tại thời điểm đó, bà Quách Thị Nhâm đang có thai hai tháng, nên theo luật hình sự Việt Nam, bà Nhâm được hoãn bị bắt vào tù cho đến khi nuôi con đủ 36 tháng tuổi.
Trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, khoản b, điều 61 “về Hoãn chấp hành hình phạt tù quy định: ‘Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.’”
Ông Nguyễn Văn Linh đặt câu hỏi, “Vợ tôi phạm tội lần đầu, mức án 15 tháng tù giam và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vậy tại sao vẫn bị bắt thi hành án khi con mới hơn 3 tháng tuổi?”
Kể lại vụ bắt giữ với Người Việt, ông Nguyễn Văn Linh cho biết, vào ngày 7 Tháng Hai, tức 27 Tết Quý Tỵ, công an đã bất ngờ đến nhà bắt bà Nhâm cùng cháu Hà về công an quận Hà Ðông và hiện nay đang bị giam tại trại giam số 1 Hà Nội.
Ông Linh nói thêm rằng, việc cháu bé mới hơn 3 tháng tuổi bị bắt vào tù ngay trong những ngày cận kề Tết Nguyên Ðán là hành động vô cùng nhẫn tâm của công an và tòa án ở Việt Nam.
Vẫn theo lời ông Linh, hiện ông đã gởi đơn kêu cứu đến một vài cơ quan truyền thông ở Hà Nội, trong đó báo Pháp Luật và Xã Hội đã có bài điều tra. Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm và chưa biết đến khi nào thì vợ và con ông Linh mới được ra khỏi nhà tù.
* Trốn khỏi nơi cư trú?
Báo Pháp Luật và Xã Hội (thuộc Sở Tư Pháp Hà Nội) hôm 22 tháng 2 gọi vụ bắt vợ con ông Linh vào tù là thủ đoạn ‘hành dân’.
Phóng viên báo này kể lại việc gặp bà Trần Thị Kim Xuân, chánh án Tòa Án Nhân Dân (TAND) quận Hà Ðông vào sáng 20 tháng 2, bà Xuân cho rằng, “Có thể bị án Nhâm đã không có đơn xin hoãn thi hành án và trốn khỏi nơi cư trú đã đăng ký nên tòa án quận Hà Ðông mới yêu cầu công quận Hà Ðông ra lệnh truy nã.”
Nói về việc này, ông Nguyễn Văn Linh cho báo Người Việt biết: “Trước khi bị bắt vợ chồng tôi có đăng ký tạm trú tại số nhà 580 Quang Trung, Hà Ðông, Hà Nội, để kinh doanh. Ðến ngày 01 tháng 9, 2012 vì việc kinh doanh thua lỗ nên chúng tôi đã nghỉ kinh doanh và báo với công an khu vực không tạm trú ở địa chỉ trên mà chuyển về quê nhà: Nội Xá, Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội để chờ vợ tôi sinh cháu, cho đến ngày 22 tháng 12, 2012 vợ chồng tôi chuyển đến tạm trú tại: Số 14 Nghách 171/211 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ðến ngày 07 tháng 2, 2013 thì bị công an bắt. Trong thời gian vợ tôi ở nhà, chờ sinh cháu không nhận được bất cứ một giấy triệu tập hay thông báo gì của cơ quan pháp luật mà cơ quan pháp luật Việt Nam ra lệnh truy nã quy cho vợ tôi là trốn khỏi nơi cư trú.”
* ‘Chẳng qua là vì tiền’
Theo lời bà Trần Thị Kim Xuân, chánh án TAND quận Hà Ðông thì “Ðể phạm nhân Nhâm được hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ mới ba tháng tuổi thì phạm nhân phải có đơn xin hoãn thi hành án phạt tù”.
Nhưng ông Nguyễn Văn Linh nói rằng, “Tôi được vào thăm nuôi vợ và con hôm 9 Tết (18 tháng 2), công an trại giam không cho vợ tôi sử dụng giấy, bút thì làm sao viết được đơn?”
Việc vợ và con nhỏ bị bắt vào tù, chung quy lại, theo ông Linh, “là tôi không có tiền để hối lộ cho công an và tòa án”.
“Nếu trước khi bị bắt, gia đình tôi đưa phong bì cho họ, tối thiểu mỗi phong bì ít nhất 10 triệu đồng (khoảng $500) thì họ đã không hành hạ vợ con tôi như thế.”
Ðau buồn, phẫn uất là tâm trạng hiện tại của ông Linh khi vợ và con nhỏ phải đón một cái Tết trong tù.
Ông Linh bày tỏ: “Con tôi, mới hơn 3 tháng tuổi, cháu có tội tình gì khi phải chịu cảnh tù đày. Ðó là nỗi bất nhân của luật pháp nhà nước này mà tôi không thể tưởng tượng nổi.”
Khôi Nguyên (Người Việt)
Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm
Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.
Càng đầu tư càng lỗ
Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.
Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đã quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.
Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc phòng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ý kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đã thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:
“Bauxite Tây nguyên thì đã có ý kiến ngay từ đầu, có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên.
Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô thì sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu thì không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đã triển khai từ lâu rồi thì đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động gì. Vậy thì sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa thì càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.
Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo….”
Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên được khởi động giới khoa học đã lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua ý kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.
Người dân nghĩ gì?
Trong một bài khác đưa lên mạng cùng ngày 21/2, Thanh Niên Online cho là cần tính lại bài toán bauxite. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, theo đó giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn, chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên sẽ lỗ nặng, đó là chưa kể nhà máy Tân Rai dự kiến trọn năm 2013 chỉ sản xuất 300.000 tấn alumin tức 50% công suất, sản xuất ít thường thường giá thành sẽ cao hơn.
Người dân bình thường nói gì về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
"Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý.”
Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.
Theo lời bà Phạm Chi Lan, rõ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. Vì nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Một số đảng viên lão thành đáng bậc thầy, bậc cha chú của họ, thành tích cách mạng đầy người cũng đã nhìn ra là: Họ chỉ là một đám vô tích sự ăn tàn phá hại, không thể nào làm được kinh tế, không thể tự vỗ ngực « thừa sức lãnh đạo cả 90 triệu dân » với hàng triệu người trình độ hơn hẳn bọn họ cả mấy cái đầu và chính họ cũng phải thừa nhận là một « số không nhỏ » trong « Đảng ta » của họ đã biến thành những con sâu mọt, sa đọa đến mức trở thành những kẻ « nội xâm »!
- Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Hơn 20 năm tiếp xúc với thế giới người âm
để tìm hài cốt liệt sỹ, chị thấy thế giới ấy như thế nào? Có khác biệt
gì với thế giới mà chúng ta đang sống?
Có điều, trong hành 23 năm tiếp xúc với “vong” đẻ đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: Tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kì thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kì nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.
Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời. Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sánh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.
Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, đẻ được giải thoát. Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang. Trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng: Thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đóng tro bụi ấy làm sao họ mặc được. Nên tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất là mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.
(Xã hội)
Ông Anas Urbaningrum, Chủ tịch Đảng Dân chủ, đảng cầm quyền tại Indonesia (REUTERS /Beawiharta /rj)
Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần bảo vệ "tính khả thi" của dự án Bauxite ở Tây Nguyên trước Quốc hội
Ngoài tính không an toàn cao đối với môi trường đã được hàng loạt các nhà khoa học có uy tín cảnh báo, dự án bauxite ở cao nguyên Trung phần ngày càng bộc lộ thực trạng khai thác không hiệu quả. Thông tin việc phải bán quặng dưới mức giá thành, bế tắc trong khâu vận chuyển… của nhà máy bauxite Tân Rai đã tràn ra công luận, một vài trò tung hỏa mù của chính quyền không thể xoa dịu được những bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Thực chứng bùn đỏ ở Cao Bằng ngày 5/11/2010
Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin (Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) Trần Văn Chiều cho biết,
nhà máy bauxite Tân Rai đã cho ra lò mẻ alumin đầu tiên và dự kiến trong
6 tháng đầu năm 2013, nhà máy sẽ đi vào vận hành ổn định. Ông Chiều dự
kiến cả năm 2013 sẽ sản xuất 300.000 tấn alumin, giá xuất khẩu là
340 USD/tấn.
Thua lỗ ngay từ khâu giá bán
Trong khi đó theo một nguồn tin khác, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai tối thiểu phải là 375 USD/tấn. Alumin chỉ là sản phẩm trung gian làm ra kim loại là nhôm. Tại thị trường giao dịch kim loại London (LME), giá alumin chỉ bằng khoảng 12,5% – 14% giá nhôm. Với tỷ lệ lãi cao nhất là 10%, thì mức lợi nhuận từ sản xuất quặng alumin chỉ được vài chục USD/tấn. Với những tính toán sơ bộ của chúng tôi, dựa vào giá xuất khẩu hiện nay, mỗi tấn alumin của Việt Nam sẽ lỗ trên dưới 40 USD. Tức riêng trong năm 2013 này, để thanh toán hết 300.000 tấn alumin sản xuất được, nhà máy bauxite Tân Rai sẽ lỗ tối thiểu khoảng 12 triệu USD. Ở đáp án này, chúng tôi chưa tính đến các chi phí khác như: vận chuyển, bốc dỡ và thuế xuất khẩu.
Để biện hộ cho sự thiệt hại ngay từ mẻ quặng ra lò đầu tiên và chắc chắn sẽ diễn ra suốt trong năm 2013, lãnh đạo Vinacomin là ông Trần Xuân Hòa cho rằng, khai thác bauxite cao nguyên Trung phần là dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa nên phải được đánh giá cả những đóng góp đối với xã hội. Nguồn thu chính của các dự án khai thác bauxite là từ việc bán alumin, nhưng đa phần lượng alumin khai thác được đều bán cho Trung Quốc. Do thiếu điện, Việt Nam chưa xây dựng được nhà máy điện phân alumin ra nhôm. Phần lớn alumin giao dịch trên thị trường thế giới thường thông qua những hợp đồng dài hạn, chỉ có khoảng 10% sản phẩm này tham gia vào thị trường trôi nổi. Trong bối cảnh như vậy, nếu bán với số lượng lớn, Việt Nam hầu như không có khả năng tham gia vào thị trường xuất khẩu alumin thế giới. Dự án bauxite cao nguyên Trung phần được lập ra, hầu như, với đối tác tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc. Một câu hỏi cấp thiết được đặt ra: nếu Trung Quốc không mua thì Việt Nam làm gì với lượng alumin ấy? Thực tế cho thấy, khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Philippin xung quanh tranh chấp chủ quyền bãi Scarborough năm 2012, Trung Quốc đã gây áp lực chính trị thông qua thương mại với việc ngăn chận nhập khẩu chuối của quốc gia này.
Chi phí vận chuyển nằm ngoài hạch toán dự án
Sự việc chọn Kê Gà (Bình Thuận) làm cảng xuất khẩu quặng alumin của Tập đoàn Vinacomin lại phơi bày thêm những khuất tất cần làm sáng tỏ trước công luận. Dòng chảy ở vùng biển Kê Gà rất phức tạp, đặc biệt cách mũi Kê Gà khoảng 5 hải lý về phía nam có một dãy đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Trước đây, có nhiều tàu chiến Nhật bị đắm ở khu vực này. Tại Kê Gà chưa có cơ sở hạ tầng, vùng biển lại cực kỳ hiểm trở và phức tạp, đầu tư rất tốn kém. Trong khi đó, cảng Thị Vải cách Kê Gà chỉ 70 km lại bị bỏ qua. Rốt cuộc sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư đã chính thức khép lại.
Hiện nay, kế hoạch thực hiện cho khâu vận chuyển quặng đang trong tình trạng bế tắc. Vinacomin không đưa ra được lộ trình vận chuyển khả thi nào. Phương cách sử dụng phương tiện xe tải cầm chắc là lỗ, thậm chí đường càng dài thì lỗ càng lớn. Khi trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong xung quanh việc Vinacomin dừng đầu tư xây dựng dự án cảng Kê Gà, các lãnh đạo tập đoàn cho biết: xác định rõ thiệt hại, Vinacomin sẽ bồi thường. Các vị này không hề đề cập đến những quyết định sai lầm của chính họ, cần phải được truy cứu về mặt pháp luật trước những thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong quá trình triển khai xây dựng cảng Kê Gà.
Để gỡ thế bí, phía Vinacomin đã đi một nước cờ liều khi cho mua vào hơn 100 xe có tải trọng trên 40 tấn phục vụ vận chuyển bauxite, với đích đến là cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Theo tính toán của các ngành chức năng, mỗi ngày sẽ có 140 chuyến xe kéo rơmooc của Vinacomin lăn bánh và trên dưới 10 phút có một chuyến xe. Sự việc này gặp phải phản ứng dữ dội từ phía các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai có đoàn xe sắp đi qua, bởi trọng tải cầu đường tại các địa phương này chỉ đáp ứng được xe có tải trọng khoảng 25 tấn.
Nhà máy sản xuất alumin xây dựng ở những vùng heo hút thuộc tỉnh Lâm Đồng và Đak Nông. Địa hình khu vực này rất phức tạp, hệ thống giao thông đường bộ yếu kém. Do đó ngay từ đầu xây dựng dự án, những ý kiến ủng hộ xây dựng đã cho rằng dự án tốt nhất nên đặt phía biển, dùng đường ống vận chuyển tinh quặng xuống. Tuy vậy, Vinacomin đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và không tính vốn đầu tư cho đường sắt vào dự án, mà coi như đó là ngân sách nhà nước. Đồng thời, trong tính toán xây dựng dự án bauxite của Vinacomin đã không tính đến chi phí vận chuyển (gồm chi phí nâng cấp, bảo dưỡng đường). Tình trạng kinh tế nước nhà đã bước vào giai đoạn sức cùng lực kiệt, liệu Việt Nam còn bao nhiêu khả năng để tiếp tục chịu đựng những thiệt hại từ những toan tính mù quáng như trên.
Khả năng xử lý bùn đỏ thành sắt thép
Trong lúc dư luận trong nước đang nóng lên về sự thất bại của dự án bauxite, ngày 21/2/2013, trên trang web của Chính phủ đưa ra thông tin: sẽ xử lý bùn đỏ thành nguyên liệu sản xuất sắt, thép. Ngoài việc xác định đang trong giai đoạn tiến hành thử nghiệm, thông tin trên không cho biết về mức độ khả thi của công nghệ xử lý mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang áp dụng. Được biết, công nghệ xử lý bùn đỏ Basecon™ của công ty Virotec International Ltd. (Australia) từ lúc phát hiện đến khi nhận được bản quyền thương mại công nghệ xử lý này là mất 10 năm (1992 – 2002). Trong bản tin của Chính phủ, đơn vị thực hiện thử nghiệm không sử dụng công nghệ xử lý bùn đỏ ướt sang bùn đỏ khô Basecon™, cũng không áp dụng kỹ thuật hoàn nguyên về sắt bằng công nghệ lò cao phổ biến hiện nay, mọi chuyện đơn giản sẽ giải quyết bằng đá vôi.
Nên nhớ rằng, trong báo cáo của VUSTA (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật VN) vào tháng 4/2009 đã ghi nhận, cả 2 nhà máy alumin đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ thải ướt của công ty Chelieco (Trung Quốc). Công nghệ này áp dụng cho loại bauxite sa khoáng (bauxite diaspor) miền Nam Trung Quốc, khác hẳn về nguồn gốc với loại bauxite phong hóa (bauxite gipsit) tại cao nguyên Trung phần. Vấn đề đặt ra là liệu chỉ trong thời gian nghiên cứu vài năm qua, trình độ khoa học của Việt Nam có giải quyết được tất cả các vướng mắc trên hay không? Việc này cần các nhà khoa học chuyên ngành khai khoáng sớm làm sáng tỏ, hòng giúp công luận tránh bớt một chiêu tung hỏa mù mới từ cấp chính quyền cao nhất hiện nay.
Nếu những vụ như Vinashin, Vinaline dừng ở mức độ thất thoát tài chính vì tham nhũng thì trường hợp Vinacomin hiện nay biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn. Các hậu quả thiệt hại kinh tế do tập đoàn khoáng sản này gây ra rồi cũng có ngày khắc phục, nhưng hai cơ sở khai thác bauxite Tân Rai và Nhân Cơ vẫn nằm trên nóc nhà Đông Dương – chúng tồn tại như chiếc lưỡi câu thép móc vào họng giới cầm quyền Hà Nội. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì vị thế độc lập của Việt Nam phải trả giá, chính quyền đương nhiệm lại dấn sâu thêm một bước vào con đường lệ thuộc ngoại bang phương Bắc.
Kết luận
Khi manh nha dự án bauxite Tây Nguyên đã có nhiều người phản đối kịch liệt nhưng dự án vẫn được triển khai. Hiện nay nếu dự án thất bại thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, câu hỏi quan trọng này đang treo lơ lửng trên đầu không chỉ nhiều lãnh đạo tập đoàn Vinacomin mà còn với cả những quan chức cấp cao khác, chẳng hạn như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người phê duyệt dự án. Tính đến thời điểm này, các quan chức từng ủng hộ quyết liệt cho việc triển khai dự án bauxite vẫn im hơi lặng tiếng, có lẽ chẳng ai muốn liều thân đi cứu một con tàu sắp đắm.
REUTERS /Lucas Jackson
Nữ Tổng thống Phác Cận Huệ. Ảnh: Reuters
Ngày 25 tháng 2, 2013, cô Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) tuyên thệ nhậm
chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Hàn, một nước có tỉ lệ
mất cân bằng giới tính, nghiêng về phía nam giới, cao nhất trong các
nước phát triển.
Cô là con gái đầu của Tướng Park Chung-hee (Phác Chính Hy), nhà độc tài khét tiếng cai trị Nam Hàn từ 1961 đến 1979. Tuy đến ngày nhậm chức đã 61 tuổi, nhưng chưa từng lập gia đình, phải gọi cô Phác là cô Tổng thống. Khi gặp cô vào năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ghi vào nhật ký của mình: “Tôi ngạc nhiên thấy cô quá đẹp”. Ấy là khi cô ở tuổi 27. Phái nữ ở tuổi 60, trừ vợ mình, khen “quá đẹp” có vẻ thiếu thành thật, vậy, gọi là cô Tổng thống đẹp.
Cô Phác bước vào ánh đèn sân khấu chính trị ở tuổi 22, khi mẹ cô bị ám sát vào năm 1974. Lúc ấy, đang theo học tại Grenoble, Pháp, nuôi mộng trở thành giáo sư, bỗng nhiên cô được Đại sứ quán Nam Hàn tại Pháp gọi cho biết cô cần về nước ngay, vì có chuyện đã xảy đến với mẹ cô, không nói rõ chuyện gì.
Trước khi lên máy bay về nước, đọc một tờ báo mua tại phi trường, cô mới rõ đầu đuôi câu chuyện: mẹ cô đã thiệt mạng trong một vụ mưu sát mà mục tiêu là cha cô. Tại Nhà hát Quốc gia ở Seoul, sát thủ đã nổ súng trong khi Tướng Phác đang đọc diễn văn quan trọng trước một ngàn năm trăm người, mẹ cô là Đệ nhất Phu nhân Yook Young-soo cũng có mặt trong hàng quan khách. Nhiều cận vệ đã bắn trả, trước khi chồng chất lên nhau đè sát thủ – là một đặc công cộng sản Bắc Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật – xuống sàn nhà. Đệ nhất Phu nhân trúng đạn, không biết của ai. Tướng Phác tiếp tục bình tĩnh đọc nốt bài diễn văn, được cử tọa đứng lên hoan hô như bậc anh hùng. Bà Phác không chịu nổi vết thương ở đầu, từ trần mấy giờ sau. Trái với Tướng Phác khét tiếng cứng rắn, Đệ nhất Phu nhân Yook Young-soo nổi tiếng nhân từ, thương người nghèo.
Tướng Phác đợi đón con gái ở phi trường Seoul. Cô Phác thay mẹ đóng vai Đệ nhất Phu nhân, bỏ mộng trở thành giáo sư.
Năm năm sau – ngày 26 tháng 10, 1979 – đến lượt người hùng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) bị ám sát. Không bởi tay kẻ thù cộng sản như vợ mình, mà do tay một đèn em thân tín – giám đốc cơ quan tình báo Nam Hàn. Lý do được thủ phạm nêu ra: để Nam Hàn có cơ trở thành tự do dân chủ.
Để biết một chút về cha con Tướng Phác, sau đây là ít dòng do Tổng thống Jimmy Carter ghi trong Nhật ký Nhà trắng (White House Diary):
30 tháng Sáu [1979]
… chúng tôi tới Seoul, chứng kiến một lễ nghi đón tiếp chưa từng thấy. Tôi đã ngạc nhiên thấy Tổng thống Phác quá nhỏ bé và con gái ông quá đẹp. Chúng tôi lên xe vào Seoul và tôi tin là một đám đông tôi chưa bao giờ thấy đã chờ đón chúng tôi, có vẻ thân thiện thật tình. Một tờ báo nói một triệu người, tờ khác nói hai triệu người – tôi đoán là một triệu.
Tại buổi họp đầu tiên, tôi đã chuẩn bị đi thẳng vào vấn đề cam kết về quân sự, nhưng Phác đã lạm dụng đọc một diễn văn dài lê thê tới hơn một tiếng. Tôi rất bực mình nên quyết định trả lời đại cương và yêu cầu một cuộc họp riêng giữa ông ta và tôi.
Tôi đã tuyên bố một cách tương đối mạnh mẽ rằng chúng tôi giữ đúng những gì đã cam kết, chúng tôi luôn làm tròn những nghĩa vụ trên thế giới, sức mạnh về quân sự, chính trị và kinh tế của chúng tôi không ai có thể qua mặt, và tôi không hiểu tại sao một nước tí hon như Bắc Triều Tiên có thể qua mặt một nước lớn và mạnh như Nam Hàn, ngay cả với bốn chục ngàn quân Mỹ và không lực siêu đẳng che chở và tôi đã bất bình sâu xa về chiều hướng này.
Rồi chúng tôi họp riêng, với kết quả không thỏa mãn. Phác đã không sẵn sàng cam kết rõ ràng vào việc tăng thêm bao nhiêu phần trăm ngân sách cho quốc phòng, và ông ta tiếp tục lẩn tránh về nhân quyền. Tôi đã không nói rõ tôi sẽ làm gì trong tương lai.
Tôi đã nói với Tổng thống Phác rằng tôi đến với thành tâm để làm việc chặt chẽ và đã bị khựng lại bởi đòi hỏi cứng rắn của ông ấy là mức độ của lực lượng Hoa Kỳ không thay đổi vì con số chỉ là một nửa của một phần trăm trên tổng số sức mạnh quốc phòng dành cho Nam Hàn.
Phác: Chúng tôi không có kế hoạch gia tăng quân số bộ binh. Chúng tôi có thỏa hiệp với Hoa Kỳ vào năm 1954 là giữ nguyên ở mức sáu trăm ngàn.
Carter: Ông có muốn bỏ giới hạn đó không?
Phác: Chúng tôi muốn tập trung vào trang bị. Bắc Triều Tiên, ví dụ, có 2.000 xe tăng. Chúng tôi chỉ có 859.
Carter: Chúng tôi có cảm tưởng là các ông có 1.050.
Phác: Con số có thể thay đổi chút ít.
Carter: Tướng Vessey cho tôi biết sáng nay là ông có trên 1.000.
Phác: Điều đó có thể đúng.
[Rồi chúng tôi có một cuộc thảo luận thẳng thắn về việc lạm dụng nhân quyền của Phác].
01 tháng Bảy
Chúng tôi đón chào các nhà lãnh đạo tôn giáo chính của Nam Hàn tới cầu nguyện và thảo luận. [Trưởng giáo Baptist] Billy Kim yêu cầu tôi nói với Phác về việc trở thành tín hữu Cơ đốc giáo, và tôi hứa sẽ làm như vậy.
Tới đâu chúng tôi cũng thúc đẩy về nhân quyền, kể cả với Thủ tướng Choi [Kyu Hah] và rồi với Tổng thống Phác và con gái ông – vấn đề quan trọng nhất không được giải quyết. Chỉ có 17 phần trăm dân chúng Mỹ hỗ trợ bảo vệ Nam Hàn bằng quân sự, vì những tin tức không thuận lợi về nhân quyền. Phác suy nghĩ hồi lâu rồi nói, “Tôi hiểu quan tâm của ông và tôi sẽ cố gắng để làm nhẹ bớt mối quan tâm ấy”.
26 tháng Mười
Được tin Tổng thống Phác của Nam Hàn bị ám sát. Tôi bảo Harold [Brown] (Bộ trưởng Quốc phòng) báo động binh lực tại khắp Tây Thái Bình Dương, và lưu ý Liên Xô, Trung Quốc, và Bắc Triều Tiên rằng chúng tôi không cho phép bất cứ nhiễu loạn nào tại Nam Hàn.
Gia đình Phác Chánh Hy. Phác Cận Huệ đứng giữa. Ảnh: Reuters
Mất cả cha lẫn mẹ vì chính trị, cô Phác vắng bóng 19 năm, trước khi
trở lại chính trường giữa cơn khủng hoảng tài chánh Á châu vào năm 1998,
với sứ mạng “cứu nước”, và trở thành lãnh tụ đảng bảo thủ vào năm 2004.
Năm 2006, đến lượt tính mạng cô bị đe dọa. Trong khi vận động tranh cử
tại địa phương, cô đã bị tấn công bằng dao, vẫn còn để lại thẹo trên
mặt.
Là con một nhà độc tài nổi tiếng, cô Phác có lợi thế dễ được nhận biết, nhưng đồng thời phải chia sẻ những tiếng xấu vì lỗi lầm của cha mình. Cô đã tranh cử Tổng thống lần đầu năm 2007, nhưng thất bại. Trong khi đề cao những thành quả phát triển kinh tế của cha, vào tháng Chín năm ngoái, cô đã phải xin lỗi về những thành tích đàn áp tự do dân chủ và vi phạm nhân quyền của ông.
*
Trong các loại thí nghiệm để chứng minh giả thuyết là sự thực, chứng nghiệm về lịch sử khó khăn nhất, vì không thể tạo được trong phòng thí nghiệm, và lịch sử ít khi tái diễn trong khoảng thời gian một vài thế hệ. Trường hợp của Tướng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) trong lịch sử Nam Hàn là một thí dụ hiếm có. Tướng Phác, có lẽ cho rằng, ngoài ông ra, không ai có thể phục vụ quyền lợi đất nước hữu hiệu như ông, nên ông đã theo đuổi đường lối độc quyền cai trị, độc tài và độc đoán. Tất cả những người khác, nhất là thành phần đối lập như Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng) đều bị coi là thù địch, hay tệ hơn, là phản quốc, cần phải tiêu diệt. Nắm quyền sau cuộc đảo chánh năm 1961, cai trị hết hai nhiệm kỳ, Tướng Phác đã sửa hiến pháp để có thể ứng cử và đắc cử thêm nhiệm kỳ 3 vào năm 1971. Có lẽ cảm thấy “phục vụ đất nước” như vậy chưa đủ, năm 1972 ông đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cấm các đảng phái hoạt động, Kim Dae-jung bị mưu sát trong một vụ đụng xe, nhưng thoát chết. Năm sau, nhân viên tình báo Nam Hàn sang Nhật bắt cóc Kim Dae-jung định thủ tiêu, nhưng trước áp lực của thế giới, đành phải mang về nước quản thúc tại gia.
Những người nghĩ mình là nhân vật không thể thay thế đã quên rằng ai cũng phải chết. Cái chết oan của vợ mình, một hiền phụ được thương mến, chưa đủ để Tướng Phác tỉnh ngộ. Cuối cùng, chính kẻ đứng đầu cái tổ chức tình báo đã vì ông âm mưu thủ tiêu Kim Dae-jung quay lại kết liễu đời ông, để mở đường cho đất nước tiến lên. Người đối lập như Kim Dae-jung, ông liệt vào thành phần phản quốc, cần phải thủ tiêu, đã có cơ hội trở thành Tổng thống, được Giải Nobel Hòa bình, làm vẻ vang cho nước ông. Tướng Phác nghĩ cần áp dụng kỷ luật sắt để phát triển kinh tế, Tổng thống Kim Dae-jung đã cứu nguy kinh tế Nam Hàn khỏi phá sản mà không phải hi sinh các nguyên tắc dân chủ và tự do căn bản của người dân.
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết có lần tuyên bố “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4, như mọi người đã biết, quy định Đảng Cộng sản nắm độc quyền cai trị. Lịch sử Nam Hàn chứng tỏ độc quyền cai trị mới là tự sát. Nhờ phát huy dân chủ, Nam Hàn ngay nay, ngoài những thành quả rực rỡ về kinh tế, còn có một Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, một video Gangnam Style đạt kỉ lục thế giới với hơn một tỉ người xem, và một nữ Tổng thống đầu tiên. Nếu Tướng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) còn độc quyền cai trị cho đến nay, chắc chắn Nam Hàn không được như vậy và cô Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) cũng không là Tổng thống dân cử như ngày nay. Trừ trường hợp, nếu Nam Hàn trở thành một chế độ y hệt như Bắc Hàn, con của Tướng Phác có thể làm đại tướng, và chẳng cần bầu cử, có thể nối nghiệp ông y như cậu Kim Chính Ân (Kim Jong-un) ở miền Bắc.
Ông Gazmin nói vụ việc vẫn được đưa ra phán xét khi TQ không tham gia.
Một tin đồn nói Đức Giáo hoàng Benedict XVI 'ra đi vì vụ Vatileak'
Thư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung
Thưa anh Trung:
Tôi đã đọc thư ngỏ của anh gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam, và tôi thấy thấm thía từng câu từng chữ trong thư đó.
Hôm trước tôi có dịp đi Bangkok vài tuần. Tôi đã đi bộ trên 30 cây số
và đi xe điện, taxi, đi thuyền trên vài trăm cây số khắp thành phố
Bangkok từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, từ bến thuyền số 1 tới bến
thuyền số 31. Tôi cũng có đi trên đường Wireless và nhìn thấy Đại sứ
quán Việt Nam nằm gần các đại sứ quán Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật, Mỹ... Tôi
nhớ anh đã từng đại diện nước Việt Nam làm việc tại đó, nhớ tới lần gặp
anh tại Hà Nội và đọc những bài viết rất tâm huyết của anh. Xin có vài
nhận xét:
- Về vật chất, các thành phố Saigon, Hanoi, Đanang, HaiPhong... có thể thua Bangkok khoảng hơn 50 năm, nhưng về dân trí tôi e rằng nước ta thua Thai Lan cả trăm năm. Khó có thể mường tượng được tới khi nào lãnh đạo ta mở rộng tầm mắt giao thiệp với mọi nước trên thế giới một cách khiêm nhường như các vua Thái từ giữa thế kỷ 19. Khó có thể mường tượng được tới khi nào người dân ta đối xử với nhau hiền hòa như người Thái, bởi vì tại Thái Lan người người đều có Phật trong tâm và kính trọng đức vua như thánh sống. Khó có thể mường tượng được khi nào người Việt Nam lái xe không bóp còi, chờ đợi không tranh giành, đi đường không xả rác như tôi thấy tại Bangkok; và suốt hai tuần đi khắp các hang cùng ngõ hẻm tôi không thấy một vụ cãi nhau hoặc một nhóm thanh niên ăn chơi ầm ĩ (chắc vì tôi đi ban ngày!). Bangkok có nhiều xe hơn Saigon, đâu đâu cũng thấy có chợ và nhà thương, nhưng chợ của họ thì sạch sẽ vệ sinh, và nhà thương của họ thì nhân viên làm việc rất quy củ, nghề nghiệp, lặng lẽ, kính trọng bệnh nhân (chính tôi thăm viếng hai nhà thương). Bangkok có xe điện ngầm và xe điện trên không, xây cất theo kỹ thuật tân tiến nhất, chuyên chở hằng ngày cả nửa triệu người (do tôi quan sát và tính nhẩm); bến xe rộng rãi, có máy lạnh và không một cọng rác. Đặc biệt là người đi xe tuy ào ạt nhưng rất lịch sự, không chen lấn nhau, và đã hơn một lần có người đã đứng dậy nhường chỗ ngồi cho tôi mặc dầu tôi vẫn tự cho rằng mình “không già lắm”. Tuy Thái Lan cũng còn nhiều bất cập, như vỉa hè cũng hẹp và lồi lõm như vỉa hè Hanoi, Saigon; và báo chí cũng đưa tin về tệ nạn xã hội, tôi thấy có nhiều dấu hiệu rất tích cực của một xã hội càng ngày càng dân chủ văn minh. Một vài dấu hiệu này là: công an tại các trạm xe rất nghề nghiệp và lễ độ với người đi xe; rất ít nghe còi hú vì tai nạn xe cộ hoặc chuyên chở cấp cứu; đọc tin trên báo (tiếng Anh) thấy rất nhiều vấn đề các bộ trưởng, vụ trưởng làm việc thúc đẩy kết quả nhanh nhẹn cho người dân; và có cả chuyện ông thủ tướng bị kết án vì hối lạm, các giao kèo bị dò xét vì có dấu hiệu tham nhũng.
- Tôi nhớ tới lời anh thuật chuyện ta tự hào đã đánh được Tàu, Pháp, Mỹ, thì một chính khách Thái nói họ cũng rất tự hào là suốt 200 năm không phải đánh ai. Vậy thì đâu là sự thật về dân trí của một quốc gia? Dân trí có phải là mọi người đều hăng say “phanh thây uống máu quân thù” để đánh ngoại xâm, sau đó lại bị thống trị bởi vua quan mới, không có cơ hội làm việc và nuôi con cái cho ăn học đầy đủ, rồi cái nghèo hèn lại biến các người dân anh hùng của ta thành nô lệ cho những người có quyền, có tiền trong nước và khắp thế giới? Hay dân trí là sự hiểu biết và cách làm cách sống của người dân trong một xã hội pháp trị hài hòa được chèo lái bởi lãnh đạo biết mình biết người, không nói một đằng làm một nẻo? Tôi e rằng dân trí của Việt Nam bị kìm hãm trong cá tính bộ lạc, hung hãn, tự kỷ của người Việt Nam, lãnh đạo cũng thế và người dân cũng thế. Thái Lan thì khác. Người Thái hầu hết đều có đạo trong tâm và luôn luôn kính trọng vua của họ là người đã có viễn kiến biết nhường quyền cai trị cho chính phủ. Dân trí của Thái Lan giúp Thái dễ dàng hơn trong việc xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, văn minh.
Làm sao đây để cải tiến cái tư duy bạo tàn và bộ lạc nằm trong huyết
quản ta qua môi trường man rợ mà ông bà cha mẹ ta đã từng trải và vô
hình chung kéo dài để nó thành gen trong con người Việt Nam? Chính vì
muốn tẩy uế cái gen đó nên tôi vẫn kiên trì tìm cách thâu góp kinh
nghiệm của Việt Nam và của nhân loại (như anh cũng đã nhấn mạnh) để
viết Hạnh Phúc Giáo Khoa Thư, cố gắng hình dung ra Việt Nam 100 năm sau
này dựa trên 7 yếu tố của hạnh phúc mà Liên Hiệp Quốc đã đúc kết. Đó
là, người ta chỉ thấy hạnh phúc khi có (1) an ninh cái ăn, (2) an ninh
sức khỏe, (3) an ninh kinh tế (giáo dục, việc làm), (4) an ninh cá nhân
(không bị "làm việc" vô cớ hoặc bị cướp bóc có tổ chức hoặc vô tổ
chức), (5) an ninh cộng đồng (xã hội công dân), (6) an ninh môi trường –
vệ sinh công cộng, và (7) an ninh cơ chế. Trong 7 yếu tố đó, an ninh
cơ chế bao trùm mọi yếu tố khác, và vấn đề này chính là chủ đề của lá
thư của anh và các kiến nghị của các trí thức.
Rồi đây anh và tôi, cũng như mọi người tốt xấu trong lịch sử sẽ trở về
với cát bụi. Nhưng việc chúng ta làm ngày nay may ra cứu giúp con cháu
Việt Nam tránh được nhiều đau khổ vì nô lệ dưới mọi hình thức. Người
dân các nước dân chủ văn minh được tương đối hạnh phúc là nhờ công
trình của nhiều vĩ nhân tiếp tay với nhau, từ thế hệ này qua thế hệ
khác, xây dựng 7 yếu tố trên một cách bền vững, trong một môi trường
văn minh, biết mình biết người. Các lãnh đạo "tự tạo" của ta cần theo
gương các lãnh đạo của Thái mà ngộ ra cái bất cập của cá nhân mình
trong văn minh nhân loại và sự quan trọng của việc tạo hạnh phúc cho
người dân trong thời gian rất ngắn mình tại chức. Và người dân Việt Nam
cần được học thế nào là hạnh phúc ngay từ khi tập nói, để nếu trở
thành lãnh đạo thì làm việc tốt hơn cho người dân, nếu chỉ là người dân
thông thường thì làm việc và sống một cách hài hòa với mọi người. Kiên
trì giáo dục và thực hành như vậy qua nhiều thế hệ thì may ra ta mới
tẩy uế được cái gen cá nhân, chủ quan, bộ lạc, bạo tàn, nô lệ, trong
huyết quản ta. 100 năm có đủ không? Nếu tích cực thì may ra có thể đủ,
nhưng nếu tiêu cực thì ta cũng vẫn là Việt Nam sau chiến thắng ngoại
xâm Nguyên, Minh, Thanh, Pháp... mà thôi. Vì thế, tôi nghĩ ta cần giáo
dục về Hạnh Phúc suốt từ mẫu giáo tới đại học, dưới mọi hình thức từ
thực tế tới trừu tượng.
Xin cảm ơn anh về các đóng góp hết sức quan trọng. Hi vọng các vị tại
quyền ngày nay và sau này hãy lắng tai nghe anh, chăm chú đọc anh.
Kính thư,
Phùng Liên Đoàn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Cháu bé 3 tháng tuổi bị bắt theo mẹ vào tù
Một bé gái mới hơn 3 tháng tuổi ở Hà Nội bị công an bắt vào tù cùng với
mẹ ruột ngay trước Tết Quý Tỵ, trái với pháp luật Việt Nam hiện hành.
Bé Nguyễn Quách Ngọc Hà bị bắt vào tù cùng mẹ khi được 98 ngày tuổi. (Hình: Gia đình ông Nguyễn Văn Linh cung cấp) |
Vụ bắt giữ diễn ra hôm 7 Tháng Hai, tức 27 Tết Quý Tỵ. Bé gái tên Nguyễn Quách Ngọc Hà, khi đó mới tròn 98 ngày tuổi, phải vào tù cùng với mẹ ruột là bà Quách Thị Nhâm, ở thôn Nội Xá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Trong bức thư kêu cứu gởi đến báo Người Việt, ông Nguyễn Văn Linh, là chồng bà Quách Thị Nhâm và là cha của cháu Nguyễn Quách Ngọc Hà, nói rằng, việc công an bắt vợ và bắt luôn con ông vào tù không chỉ trái pháp luật mà còn là vô nhân đạo.
Nói chuyện với báo Người Việt qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Linh cho biết, vào ngày 12 tháng 10 năm 2011, vợ ông, tức bà Quách Thị Nhâm, 31 tuổi, bị tòa án quận Hà Ðông, Hà Nội, tuyên án 15 tháng tù giam vì tội môi giới mại dâm.
Tại thời điểm đó, bà Quách Thị Nhâm đang có thai hai tháng, nên theo luật hình sự Việt Nam, bà Nhâm được hoãn bị bắt vào tù cho đến khi nuôi con đủ 36 tháng tuổi.
Trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, khoản b, điều 61 “về Hoãn chấp hành hình phạt tù quy định: ‘Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.’”
Ông Nguyễn Văn Linh đặt câu hỏi, “Vợ tôi phạm tội lần đầu, mức án 15 tháng tù giam và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vậy tại sao vẫn bị bắt thi hành án khi con mới hơn 3 tháng tuổi?”
Kể lại vụ bắt giữ với Người Việt, ông Nguyễn Văn Linh cho biết, vào ngày 7 Tháng Hai, tức 27 Tết Quý Tỵ, công an đã bất ngờ đến nhà bắt bà Nhâm cùng cháu Hà về công an quận Hà Ðông và hiện nay đang bị giam tại trại giam số 1 Hà Nội.
Ông Linh nói thêm rằng, việc cháu bé mới hơn 3 tháng tuổi bị bắt vào tù ngay trong những ngày cận kề Tết Nguyên Ðán là hành động vô cùng nhẫn tâm của công an và tòa án ở Việt Nam.
Vẫn theo lời ông Linh, hiện ông đã gởi đơn kêu cứu đến một vài cơ quan truyền thông ở Hà Nội, trong đó báo Pháp Luật và Xã Hội đã có bài điều tra. Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm và chưa biết đến khi nào thì vợ và con ông Linh mới được ra khỏi nhà tù.
* Trốn khỏi nơi cư trú?
Báo Pháp Luật và Xã Hội (thuộc Sở Tư Pháp Hà Nội) hôm 22 tháng 2 gọi vụ bắt vợ con ông Linh vào tù là thủ đoạn ‘hành dân’.
Phóng viên báo này kể lại việc gặp bà Trần Thị Kim Xuân, chánh án Tòa Án Nhân Dân (TAND) quận Hà Ðông vào sáng 20 tháng 2, bà Xuân cho rằng, “Có thể bị án Nhâm đã không có đơn xin hoãn thi hành án và trốn khỏi nơi cư trú đã đăng ký nên tòa án quận Hà Ðông mới yêu cầu công quận Hà Ðông ra lệnh truy nã.”
Nói về việc này, ông Nguyễn Văn Linh cho báo Người Việt biết: “Trước khi bị bắt vợ chồng tôi có đăng ký tạm trú tại số nhà 580 Quang Trung, Hà Ðông, Hà Nội, để kinh doanh. Ðến ngày 01 tháng 9, 2012 vì việc kinh doanh thua lỗ nên chúng tôi đã nghỉ kinh doanh và báo với công an khu vực không tạm trú ở địa chỉ trên mà chuyển về quê nhà: Nội Xá, Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội để chờ vợ tôi sinh cháu, cho đến ngày 22 tháng 12, 2012 vợ chồng tôi chuyển đến tạm trú tại: Số 14 Nghách 171/211 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ðến ngày 07 tháng 2, 2013 thì bị công an bắt. Trong thời gian vợ tôi ở nhà, chờ sinh cháu không nhận được bất cứ một giấy triệu tập hay thông báo gì của cơ quan pháp luật mà cơ quan pháp luật Việt Nam ra lệnh truy nã quy cho vợ tôi là trốn khỏi nơi cư trú.”
* ‘Chẳng qua là vì tiền’
Theo lời bà Trần Thị Kim Xuân, chánh án TAND quận Hà Ðông thì “Ðể phạm nhân Nhâm được hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ mới ba tháng tuổi thì phạm nhân phải có đơn xin hoãn thi hành án phạt tù”.
Nhưng ông Nguyễn Văn Linh nói rằng, “Tôi được vào thăm nuôi vợ và con hôm 9 Tết (18 tháng 2), công an trại giam không cho vợ tôi sử dụng giấy, bút thì làm sao viết được đơn?”
Việc vợ và con nhỏ bị bắt vào tù, chung quy lại, theo ông Linh, “là tôi không có tiền để hối lộ cho công an và tòa án”.
Bài trên báo Pháp Luật và Xã Hội về thủ đoạn ‘hành dân’ của cơ quan pháp luật quận Hà Ðông. (Hình: NVL)
|
“Nếu trước khi bị bắt, gia đình tôi đưa phong bì cho họ, tối thiểu mỗi phong bì ít nhất 10 triệu đồng (khoảng $500) thì họ đã không hành hạ vợ con tôi như thế.”
Ðau buồn, phẫn uất là tâm trạng hiện tại của ông Linh khi vợ và con nhỏ phải đón một cái Tết trong tù.
Ông Linh bày tỏ: “Con tôi, mới hơn 3 tháng tuổi, cháu có tội tình gì khi phải chịu cảnh tù đày. Ðó là nỗi bất nhân của luật pháp nhà nước này mà tôi không thể tưởng tượng nổi.”
Khôi Nguyên (Người Việt)
Vũ Ngọc Tiến - Bauxite Tân Rai, đôi điều chất vấn và kiến nghị
Ngày 18/2/2013, trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT), ông Trần Văn
Chiều, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(TKV) cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì nhà máy bô xít Tân Rai
sẽ vận hành ổn định. Trước đó, vào cuối tháng 12/2012 thì nhà máy đã cho
ra lò mẻ alumin đầu tiên sau khi hoàn tất công đoạn ủ mầm hydrat, một
công đoạn quan trọng cho việc sản xuất alumin. Dự kiến cả năm 2013 sẽ
sản xuất được 300.000 tấn alumin, trong đó chủ yếu dành cho xuất khẩu mà
nhiều nhất là xuất sang Trung Quốc, Malaysia và một số nước khác.” Tuy
nhiên, ông Chiều chỉ nói lấp lửng rằng, với giá xuất khẩu 340 đô la
Mỹ/tấn theo kết quả đàm phán mới đây thì TKV vẫn chưa có lời, nếu điều
kiện thuận lợi thì sang năm 2014 việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có
lãi (?) Điều đó có nghĩa là giá thành alumin của các vị đến cảng Gò Dầu
(Đồng Nai) để xuất theo giá FOB cho khách ông Chiều giấu nhẹm, hay thực
lỗ bao nhiêu trong năm 2013 này có lẽ cũng còn trong cái gọi là “bí mật
quốc gia”!...
Chất vấn 1- Giá bán alumin:
Là người thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức về Bauxite Tây Nguyên,
tôi đã có nhiều bài học kinh nghiệm trước cách đưa tin lấp lửng, tiền
hậu bất nhất của các vị đại diện cho Bộ Công Thương và Tập đoàn TKV. Vì
vậy tôi không tin vào giá bán 340 đô la Mỹ/tấn mà TKV đã công bố. Ngân
hàng Thế giới (WB) vừa công bố số liệu giá bán nhôm tháng 1/2013 tại thị
trường chung của thế giới là 2.037,61 USD/tấn (giảm 2,35% so với tháng
12/2012 và có thể còn giảm nữa trong năm tài khóa 2013). Còn số liệu của
thị trường Tây Âu -London Metal Exchange (LME) cho thấy giá bán nhôm
(tiền mặt trả ngay) ngày 14/2 là 2.114 USD/tấn, giá trả sau kỳ hạn 3
tháng là 2.159 USD/tấn. Như vậy theo thông lệ, giá alumin kỳ hạn và giá
alumin giao hàng ngay trả tiền mặt thường được so sánh với giá nhôm LME 3
tháng trên thị trường giao dịch kim loại Luân Đôn (LME 3-month price),
dao động từ khoảng 9% – 19% và có giá trị trung bình bằng khoảng 13% giá
nhôm LME trung bình 3 tháng. Vậy theo đó mà tính, giá bán alumin FOB
tại cảng Gò Dầu năm 2013 không thể vượt quá 264,89 USD/tấn (tính theo WB
1/2013) hoặc là 280,67 USD/tấn (tính theo LME 14/2/2013). Trung Quốc và
Việt Nam đều là thành viên chính thức của WTO, không thể không tuân
theo quy luật giá cả chung trên thị trường thế giới. Cái gọi là giá bán
trên trời 340 USD/tấn alumin (giá FOB tại cảng Gò Dầu) do ông Trần Văn
Chiều nói khống lên hay lại là một chiêu lừa đảo mới của khách hàng
Trung Quốc? Người đặt chất vấn chợt lục lại trong ghi chép cá nhân về
tài phù phép giá thành và giá bán của các vị trong Bộ Công Thương và TKV
trong hai lần công bố năm 2009 và 2010: Năm 2009, tại cuộc Hội thảo do
Bộ Công Thương và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
tổ chức, ông Trưởng ban Bauxite của TKV Nguyễn Thanh Liêm công bố giá
thành alumin tính đầy đủ và chính xác của dự án Tân Rai là 223 USD/tấn,
và của dự án Nhân Cơ là 241 USD/tấn; còn giá bán qua điều tra (ông Liêm
cho biết TKV phải mua thông tin nước ngoài tốn hàng trăm triệu!) alumin
của dự án Tân Rai là 362 USD/tấn và alumin của dự án Nhân Cơ là 310
USD/tấn. Thế nhưng chỉ 1 năm sau vẫn công nghệ ấy, tình hình thị trường
không có gì biến động mạnh, tại cuộc tọa đàm trực tuyến ngày 28/10 trên
VnExpress, ông Liêm đại diện cho phía chủ đầu tư (TKV) cùng vị đại diện
của cơ quan thẩm định (Bộ Công Thương) đưa ra những con số khác với lần
hội thảo trước một trời một vực: giá thành alumin lúc đó được công bố
của dự án Tân Rai là 265 USD/tấn và của dự án Nhân Cơ là 287 USD/tấn;
còn giá bán alumin của dự án Tân Rai là 315 USD/tấn và của dự án Nhân Cơ
là 330 USD/tấn. Các số liệu này chắc cũng đã được Bộ Công Thương một
lần nữa thẩm tra cẩn thận và chẳng ai thấy ngượng vì sự tiền hậu bất
nhất đối với hiệu quả kinh tế của một dự án trọng điểm quốc gia. Phải
chăng lần này cũng vậy, khi công luận đưa ra con số giá thành của alumin
Tân Rai do TS Nguyễn Thanh Sơn tính toán 12/2012 là không dưới 375
USD/tấn nên ông Chiều mới vội vàng công bố trên báo SGTT cái giá bán cực
kỳ vô lý của alumin Tân Rai sắp xuất khẩu năm 2013 là 340 USD/tấn để
trấn an dư luận, còn giá thành thì ông giấu nhẹm bởi nó chắc chắn lớn
hơn nhiều so với hai lần công bố vừa nêu?...
Chất vấn 2- Vận chuyển alumin ra cảng Gò Dầu:
Theo công bố gần đây nhất của chính phủ, Dự án xây dựng cảng Kê Gà đã bị
bãi bỏ. Như vậy để xuất khẩu 300.000 tấn alumin trong năm 2013 chỉ có
thể vận chuyển bằng ô tô và theo kết luận của ông Phó thủ tướng Hoàng
Trung Hải (2012) có hai cung đường ra cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng
Cam Ranh (Khánh Hòa). Người viết nhận thấy cung đường ra cảng Cam Ranh
(đi từ TL725 - QL 20 - QL27 - QL1 ) xem ra khó khả thi vì đoạn QL27 địa
hình rất phức tạp; còn các đoạn QL20, QL1 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
du lịch của hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Cung đường ra cảng Gò Dầu
(đi từ TL725- QL20- TL769- QL51) khả thi hơn, nhưng người viết lục lại
trong sổ ghi chép chợt thấy có nhiều điểm cần chất vấn cho rõ. Tuyến
đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt dài 227,9 Km (QL20) phục vụ khai thác
tiềm năng du lịch của tỉnh Lâm Đồng được Chính phủ ôm ấp và chỉ đạo từ
lâu, nhưng đến nay vẫn chỉ là trên giấy với 3 lần thay đổi dự toán: Năm
2003, báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 27/8 ông Hoàng Trung Hải làm việc với
tỉnh Lâm Đồng dự toán đầu tư 3000- 3500 tỷ đồng. Năm 2010, báo
Vietnamnet ngày 22/6 đưa tin, cũng ông Hoàng Trung Hải làm việc với tỉnh
Lâm Đồng, đưa con số dự toán lên 1 tỷ USD. Năm 2012, nguồn tin TTXVN
ngày 23/12 cho biết Bộ GTVT bóp nhỏ dự toán chỉ còn 7648 tỷ đồng… Chỉ
nhìn vào ba lần thay đổi dự toán đến chóng mặt vừa nêu cũng đủ thấy
Chính phủ lúng túng trong Dự án đầu tư QL20 biết chừng nào. Nay trong
lòng Dự án QL20 phục vụ du lịch lại bao chứa một tiểu Dự án 123 Km QL20
từ Dầu Giây đến ngã ba Lộc Sơn (thành phố Bảo Lộc) phục vụ vận chuyển
alumin xuất khẩu trong năm 2013 với chi phí 4.467 tỷ đồng. Sự nhập nhằng
trong đầu tư như trên chắc chắn sẽ phá vỡ quy hoạch tổng thể của hơn
một nửa tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt phục vụ du lịch dài 227,9
Km ai chịu trách nhiệm? Một dự án 10 năm còn nằm trên giấy, nay chỉ
trong năm 2013 vừa thi công vừa vận chuyển alumin trên nửa chiều dài Dự
án với lưu lượng và trọng tải lớn, liệu có an toàn và đảm bảo chất lượng
hay vừa xây vừa phá? Lại nói về các đoạn tuyến còn lại gồm TL725 (thuộc
Lâm Đồng) và TL769, QL51 (thuộc Đồng Nai) đều có mặt đường nhỏ, chất
lượng xấu, hàng chục cây cầu không chịu được tải trọng của loại xe 30-
40 tấn thì thử hỏi trong năm 2013 khắc phục bằng cách nào để đảm bảo vận
chuyển xuất khẩu 300.000 tấn alumin thành phẩm chiều đi và cỡ ngần ấy
tấn nguyên liệu (than cám, vôi, xút, dầu) chiều về?...
Kiến nghị:
Từ những nghi ngờ và chất vấn trên, người viết thấy rằng, không chỉ dừng
ngay nhà máy Nhân Cơ (Đắc Nông) mà ngay cả nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng)
cũng nên dừng lại. Có người sẽ hỏi lại: “Đã lỡ đầu tư nay kiến nghị dừng
cả 2 nhà máy thì lãng phí tiền dân hay sao?” Thưa rằng, không dừng còn
thiệt hại khủng khiếp gấp nhiều lần hơn thế. Mặt khác, người viết trong
nhiều bài viết trước đây từng gợi ý có thể qua vài năm, thậm chí 10 năm
sau, nếu điều kiện cho phép ta vẫn có thể chuyển toàn bộ dây chuyền
thiết bị từ Tây Nguyên ra Bắc xây dựng nhà máy ở Tam Lung – Lạng Sơn vì
những lẽ sau:
- Công nghệ và thiết bị đã nhập từ Trung Quốc chỉ thích hợp cho loại
quặng có nguồn gốc trầm tích ở Lạng Sơn, Cao Bằng, không thích hợp với
loại quặng có nguồn gốc phong hóa ở Tây Nguyên.
- Quặng ở Lạng Sơn, Cao Bằng có hàm lượng cao (50- 60%) nên không phải
qua giai đoạn sơ tuyển như quặng ở Tây Nguyên đang phải nâng hàm lượng
từ 39- 40% lên 49- 50% mới đưa vào dây chuyền tinh tuyển.
- Trữ lượng quặng ở phía Bắc đạt 91 triệu tấn nên đủ cho một đời hoạt
động của 2 nhà máy đã mua và lắp đặt ở Tân Rai và Nhân Cơ ít nhất là 50
năm.
- Trên thực tế, từ những năm 70 của thế kỷ trước, Nhà nước đã có chủ
trương khai thác và tinh tuyển quặng Bauxite ở Tam Lung- Lạng Sơn. Hồi
đó, đoàn địa chất 49 với sự giúp đỡ của chuyên gia Hung Ga Ri đã thăm dò
tỉ mỉ phục vụ khai thác, tính toán đến cả góc dốc của công trường khai
quặng và phác thảo quy trình công nghệ theo hình mẫu Hung Ga Ri. Ngày
nay ta thừa sức đưa vào công nghệ còn tốt hơn nước bạn hồi đó.
- Vấn đề vận chuyển cho nhà máy đặt ở Tam Lung- Lạng Sơn không cần đặt
ra vì ngay tại đó đã sẵn có ga xe lửa Tam Lung, chỉ cần nâng cấp là có
thể theo đường sắt xuất qua Trung Quốc hoặc đưa về cảng Hải Phòng xuất
cho các nước khác. Làm như vậy, ta hoàn toàn chủ động, không bị khách
hàng Trung Quốc ép giá.
- Vấn đề môi trường vẫn cần đặt ra, nhưng nhẹ hơn nhiều vì mạng lưới
sông suối vùng Tam Lung đổ ra sông Kỳ Cùng sẽ không chảy về thành phố
Lạng Sơn mà chảy ngược lên phía Bắc nên có rất ít ruộng canh tác, cư
dân thưa thớt…
Hà Nội ngày 22/2/2013
Vũ Ngọc Tiến
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-2-13
Tiền dân bay theo bụi đỏ Tây nguyên
Càng đầu tư càng lỗ
Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.
Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đã quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.
Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc phòng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ý kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đã thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:
“Bauxite Tây nguyên thì đã có ý kiến ngay từ đầu, có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên.
Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô thì sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu thì không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đã triển khai từ lâu rồi thì đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động gì. Vậy thì sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa thì càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.
Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo….”
Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên được khởi động giới khoa học đã lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua ý kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.
Tại sao không tạm dừng
Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh Bình Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, vì các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
“Nếu mình can đảm dừng lại lúc này thì có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục thì gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc phòng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, còn thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc phòng thì ai cũng biết rồi, còn ô nhiễm môi trường thì có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người bình thường không ai làm như thế. Trong một xã hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam thì rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc gì hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”
Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh Bình Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, vì các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
“Nếu mình can đảm dừng lại lúc này thì có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục thì gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc phòng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, còn thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc phòng thì ai cũng biết rồi, còn ô nhiễm môi trường thì có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người bình thường không ai làm như thế. Trong một xã hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam thì rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc gì hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”
Người dân nghĩ gì?
Trong một bài khác đưa lên mạng cùng ngày 21/2, Thanh Niên Online cho là cần tính lại bài toán bauxite. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, theo đó giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn, chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên sẽ lỗ nặng, đó là chưa kể nhà máy Tân Rai dự kiến trọn năm 2013 chỉ sản xuất 300.000 tấn alumin tức 50% công suất, sản xuất ít thường thường giá thành sẽ cao hơn.
Người dân bình thường nói gì về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
"Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý.”
Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.
Theo lời bà Phạm Chi Lan, rõ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. Vì nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
NS. Tô Hải - "Đảng ta" là cái đảng nào?
Không ít lần mình nổi khùng khi nghe phải, đọc phải 2 chữ rất chướng tai, gai mắt “đảng ta” trên báo, trên đài…
Cũng không ít lần mỗi khi bị cái bực mình này là mình lại nhớ bố
mình, cách đây đã bảy, tám mươi năm, luôn dạy anh em mình: “Khi có khách
đến nhà hỏi thăm “Bố mẹ đi đâu“ thì không được hỗn nếu trả lời ”trống không”: “Bố mẹ đi chơi!”, mà phải trả lời lễ phép là “Dạ! Thưa bố mẹ cháu đi lễ chùa, hoặc đi đánh tổ tôm ở nhà bác X, bác Y ạ!… Bố mẹ của các con chứ có phải bố mẹ của khách đâu mà mình trả lời hỗn láo như thế!"
Và từ khi mình đã rút lui khỏi cái Đảng Lao Động mà “không bị thương
tích gì” thì mình càng thấy mấy cháu si-pích-cơ xưng hô lung tung hỗn
xược, gọi tất cả mọi người là “đồng chí, đồng chóe”… và dùng đại từ nhân
xưng TA để gọi tên ĐẢNG TA CỨ…TỰ NHIÊN NHƯ ĐẨNG CỦA CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM VẬY!.
Cứ như thể, đã từ ngàn đời, Bách Khoa toàn thư thế giới đã ghi sẵn:
ĐẢNG TA = OUR PARTY = NOTRE PARTI = ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM = ĐẢNG CHA,
ĐẢNG MẸ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM vậy!!!!!!!
Nói lắm, nói nhiều, nói lấy được, nói như cái máy... mãi suốt mấy
chục năm nay… nói riết rồi cũng chẳng mấy ai thèm để ý… Mặc họ, họ có
quyền, có báo, có Đài trong tay họ muốn nói chi thì nói… Riêng một số
người cương quyết tách ra khỏi mọi “thành tích trời run đất sợ” của họ,
trong đó có tớ, thì…mỗi khi nói đến đảng đều không quên dùng đúng đạị từ
nhân xưng: ĐẢNG CỦA HỌ… Chẳng dại gì “Vác vạ vào người” mà dùng chữ TA!
Tuy nhiên, kể từ ngày họ bầy ra cái trò “Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 92 của họ”
đến giờ thì cái đám giáo sỹ-tiên sư, ný nuận (lưỡi) Mác (lưỡi) Lê ở đâu
bỗng xuất hiện đàn đàn, lũ lũ… trên báo chí, trên Tivi để khẳng định
nội dung của hai chữ “Đảng Ta” là “hợp tình hợp lý, là thể hiện nguyện
vọng toàn dân” là…“Tính tất yếu của lịch sử”… là “đứa nào định bỏ sự
lãnh đạo của đảng Ta là đồ…phản động, là đồ cơ hội là….cần phải… bỏ tù
ngay cùng Cù Huy Hà Vũ! Chỉ riêng môt đêm 21/2 trên mấy cái Đài và báo
chí mình ghi chép được tới 16 tiến sỹ giáo, phó giáo tên tuổi lạ hoắc,
đứa non choẹt, đứa vừa lọm khọm vừa ngu ra mặt… nhai đi nhai lại những
bài kinh ca ngợi “Đảng Ta” công đức cao dầy, ”ãnh đạo toàn dân giải
phóng đất nước mang lại “cơm lo, áo ấm” (nhưng chưa có quần) cho dân hơn
hẳn thằng Tây xưa... Và đánh thắng cả Nhật, cả Mỹ (trừ Tầu bành trướng
thì…bố bảo không dám viết, dám nói)… Cho nên lãnh đạo, cầm quyền nước
này muôn năm là “hợp tình, hợp lý”! Kẻ nào bảo bỏ cái điều 4 tức là đã
tự nguyện đánh mất cả lịch sử, mất cả đất nước của vua Hùng 4.000 năm
ngay! Nhất là… nhỡ ra 3 triệu đảng viên cùng mấy ngàn tướng, tá đông đảo
và hùng mạnh nhất thế giới trong 2 cái lá chắn công an và quân đội đang
được “Đảng Ta” lấy tiền của dân nuôi cho béo ụt béo ịt để… “còn đảng
còn mình”… cùng chấp hành nghị quét của Bộ Ban nào đó mà… đồng loạt tự
sát hết để bầy tỏ lòng trung thành thì… có mà thối khắm cả cái đất Việt
anh hùng này! Tai họa sẽ chẳng kém gì anh Ủn ôm bom hạt nhân chết cùng
toàn dân Triều Tiên để chống Mỹ đến cùng là điều có thể xảy ra lắm?
Mình có đọc qua rất nhiều bài phản biện về bọn ný nuận vô học và bịp
bợm này mà phục lăn sự kiên trì của các vị đã phải mất công giảng giải
cho bọn đầu óc đã đặc kịt cứt Mác, cứt Lê, cứt Mao bằng những bài viết
bác bỏ, vạch trần những gì bọn ný nuận cùn phun ra để đền đáp những công
ơn trời bể mà bọn họ đã được hưởng qua những bữa cơm có vài ba miếng
thịt hơn mọi công dân thường loại 1 hay loại 2,… do “Đảng Ta” của họ
ban phát. Tất cả chỉ là loanh quanh kể công Đảng của họ ngày xưa? Để rồi
đi đến kết luận “Đảng Ta” của họ công ơn như trời bể, thành tích thật
cao dầy, như thế thì sao hôm nay không thể không lãnh đạo cái đất nước
này???
Không một tên nào dám kể “công” “Đảng Ta” của họ đã làm gì mấy năm nay mà:
- Nợ nần bây giờ lên tới hơn 100 tỉ USD? Hết Vinashin, Vinalines rồi tới Vina... bố-xịt!
- Công nhân lương tối thiểu không sao mua nổi một lạng thịt cho con
ốm! Tết đến, không tiền về quê, đành ở lại nhà trọ cúng tổ tiên bằng...
mấy miếng đậu phụ rán! (Tất cả đều được một vài phóng viên không sợ mất
sổ hưu phanh phui trên Tivi, báo chí lề phải hẳn hoi)
- Trẻ em miền núi vẫn ở truồng đi đất dưới cái lạnh dưới 0 độ
- Học trò vẫn đu giây qua suối lũ để đi học.
- Đưa ra những con số ma, “phần chăm” (%) tin vịt về sự tăng trưởng, «
an sinh xã hội tiến bộ không ngừng » đến mức các chuyên gia kinh tế, xã
hội cũng không hiểu bọn nịnh Đảng (hay bịp đảng?) lấy ở đâu ra???
- Nền giáo dục, văn hóa đã xuống đến đáy của sự thụt lùi, tha hóa...
- Bọn ăn cắp ở các cấp ngày càng lộng hành, từ việc bẩn thỉu nhỏ nhặt
ăn chặn gói quà Tết của những ”đối tượng chính sách” cho đến ăn cắp,
phá hại ở các ngân hàng với tiền tỷ… đều là đoảng viên của “đảng ta” vì
từ xã đến trung ương, có chỗ nào có quyền có chức lại nhường cho mấy anh
quần chúng bao giờ?
Mình đã khẳng định “Sở dĩ họ cần bốc thơm “Đảng Ta” của họ lúc này
hơn bao giờ hết chính vì lúc này cái “Đảng Ta” của họ đang lâm vào cái
thế “ngọn đèn trước bão” chưa từng có.
Một số đảng viên lão thành đáng bậc thầy, bậc cha chú của họ, thành tích cách mạng đầy người cũng đã nhìn ra là: Họ chỉ là một đám vô tích sự ăn tàn phá hại, không thể nào làm được kinh tế, không thể tự vỗ ngực « thừa sức lãnh đạo cả 90 triệu dân » với hàng triệu người trình độ hơn hẳn bọn họ cả mấy cái đầu và chính họ cũng phải thừa nhận là một « số không nhỏ » trong « Đảng ta » của họ đã biến thành những con sâu mọt, sa đọa đến mức trở thành những kẻ « nội xâm »!
Cho nên, cái mà họ tưởng là: TỔ CHỨC CHO BỌN ĐÊ TIỆN RA QUÂN HÀNG LOẠT ĐỂ XỊT NƯỚC HOA CHO HỌ TRONG DỊP NÀY LÀ… ĐẮC SÁCH!
Nhưng họ đã nhầm to:
Lũ ný nuận gia này càng nói, càng bịp càng lộ ra:
- Chúng chỉ là những tên ngu đần hoặc giả vờ ngu để được miếng xương
thừa, canh cặn vì chúng càng nói càng rõ là chúng không thể tìm ra đến
một xu lý luận nào. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là “Đảng Ta” phải lãnh
đạo vì là “ý nguyện toàn dân” “đảng ta do dân vì dân nên phải…lãnh
đạo”!!?
Thậm chí bí quá có tên lại còn phịa ra là trên thế giới có đến… 20
nước cũng chỉ có một Đảng lãnh đạo như ta! Nhưng tên ngu này đâu biết
rằng thời đại Internet này, chỉ cần một vài cái click chuột là lập tức
mọi sự láo khoét của hắn đều… lộ tẩy. Những nước mà hắn dám lên lớp cho
toàn dân là độc đảng thậm chí có tới 3, 6, 8 thậm chí 16 đảng như Ghana,
Côte d’Ivoire, Madagascar, Haiti, Lybia… mà có khi hắn cũng chả biết ở
đâu trên bản đồ thế giới nữa! Vậy mà hắn lại là Tổng Thư Ký của Hội Đồng
Lý Luận Trung Ương (từ hôm 22 đã được phóng bạt mạng lên thành… “Viện
Hàn (Xì) Lâm Khoa Học Xã Hội” cơ đấy!)
- Thế có phải là cả lũ cả lĩ đã tưởng khôn nhưng ngu đần đến mức tột cùng… ”đụ ngai” không cơ chứ!
- Thậm chí có “thằng quan đã về hưu” kiêm nghề nhạc sỹ (có thẻ hội
viên đàng hoàng) còn lên giọng có vẻ “mới” và “mạnh dạn” góp ý là “Đảng
cần hoạt động trong luật pháp”!…
Nhưng loanh quanh một hồi về việc Đảng
cần lãnh đạo thì bào là cần phải có luật để Đảng hoạt động chứ không nên
làm thay chính quyền! Còn cái chuyện… Đảng lãnh đạo là một vấn đề
không thể thay đổi! Cứ làm như chưa hề biết 3 cái khẩu hiệu láo khoét:
“Đảng lãnh đạo“ "Nhà nước quản lý” “Nhân dân làm chủ“ đã có nhưng… cấm
áp dụng từ khi tên này còn tại chức bao giờ!
Ba cái “nói dzậy mà không phải dzậy” dân tình đã quá ớn từ lâu. Chỉ
cần nêu ra những vụ gần đây như: “Đây là chủ trương lớn của Đảng” hoặc
“Đảng chủ trương không thi hành kỷ luật ai” thì có thể kết luận những
điều mạnh miệng của ông chánh văn phòng quốc hội kiêm nhạc sĩ họ Vũ
không có bài nào ra hồn là… nói cho… có nói, hoặc nói như một tên… dở
hơi không thua gì những “toát phẩm” của ông từng… tối tác!
Một cái Ngu đến Đại Ngu nữa của việc thi nhau đề cao lịch sử, quá trình, thành tích “Đảng Ta” của các ông ấy là:
- Làm lớp trẻ phải ra sức tìm hiểu lại...
- Lớp già như tớ phải xót xa hồi tưởng lại...
. ..Những gì cái “Đảng Ta” cũ của các ông ấy đã làm!
Và riêng với những kẻ đã sống cùng cái “Đảng Ta” ấy như tớ cả trên 70 năm thì:
- Dù rằng cái "Đảng Ta” thời ấy có nhiều sai lầm, tội lỗi như giải
tán giả vờ, tiêu diệt đối lập, chia rẽ xã hội thành giai cấp, kẻ thù
(đối tượng cách mạng) thành kẻ nào đoàn kết thật kẻ nào đoàn kết tạm
thời, kẻ nào tiêu diệt trước, sau… nhất là cuộc Cải Cách Ruộng Đất chấn
chỉnh tổ chức chết hàng vạn người, nhưng ruộng đất lại vào tay bọn chủ
nhiệm, nghe kẻng ra đồng, ăn công chấm điểm xuýt chết đói cả nước nếu
không có khoán chui, khoán 10…
- Dù rằng cái “Đảng Ta” hồi ấy bỏ tù và triệt tiêu mọi khát vọng tự
do của giới văn hóa, trí thức, khai tử mọi tài sản văn hóa của 15 năm
văn học nghệ thuật sáng chói huy hoàng 1930-1945; bỏ tù và tống đi chăn
bò, đi sửa xe đạp các giáo sư tiến sỹ, các văn nghệ sỹ dám nói lên sự
không đồng tình với đảng…
- Dù rằng cái "Đảng ta” hồi ấy có u mê, cuồng tín mấy ông Tây đầu hói
râu xồm mà huy động hàng triệu con em đất Việt đi làm “chả nướng” cho
chủ nghĩa vô sản quốc tế, hy sinh đến người Việt cuối cùng để đánh cho
Liên Xô, cho Trung Quốc dưới danh nghĩa “giải phóng đất nước“ khỏi quân
xâm lược!
- Dù rằng cái “Đảng ta” hồi ấy đã đầy đọa, giết dần giết mòn hàng
triệu người lính quốc gia và gia đình họ trong các tại cải tạo, khu kinh
tế mới, tạo nên những đợt sóng bỏ nước ra đi tìm tự do lớn nhất và bi
thương nhất trong lịch sử loài người (sau vụ di cư của người Do Thái)!!!
- Dù rằng cái “Đảng Ta” hồi ấy đã phá tan, cướp hết chia nhau những
gì là của cải nhà đất của phe chiến bại, đẩy đất nước vào cuộc bị cấm
vận toàn diện làm cho người dân phải ăn lương thực của… ngựa lừa…
Dù rằng,… dù rằng… dù rằng… lắm thứ dù rằng tội không sao kể xiết.
NHƯNG:
Tớ xin phép nói thẳng:
CÁI “ĐẢNG TA” của bọn họ hôm nay:
KHÔNG CÓ MỘT CHÚT NÀO TƯ CÁCH NÀO ĐỂ TIẾP THU CÁI HÀO QUANG ẢO CỦA ĐẢNG HỌ NGÀY XƯA.
CÁI “ĐẢNG TA” CỦA HỌ HÔM NAY LÀ CÁI“ĐẢNG TA” ĐANG NGÀY ĐÊM LÀM TAN
HOANG ĐẤT NƯỚC, ĐANG CỐ TÌNH GẮN CHẶT MẠNG SỐNG VỚI KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP
MUÔN ĐỜI CỦA ĐẤT NƯỚC, ĐANG VƠ VÉT CỦA DÂN, BỊT MIỆNG DÂN, BỎ TÙ DÂN KHI
DÂN CÓ Ý KIẾN KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI HỌ!
Đó là cái “Đảng ta” cần xóa bỏ sớm ngày nào hay ngày nấy kẻo không
kịp ngày bọn chúng sẽ biến “Đảng Ta” thành… “Đảng Chúng Ta” của các đồng
chí CỘNG SẢN TẦU!
Nhạc sĩ Tô Hải
Tâm sự mới nhất của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về sứ mệnh tìm mộ liệt sỹ
Xahoi - Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết khi chết đều hỏa táng, trải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh?
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng |
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Sau nhiều năm làm việc về tâm linh,
tôi muốn viết một cuốn sách cuốn chiếu theo thời gian về những sự việc
mình đã trải qua để chia sẻ với mọi người những hiểu biết của tôi về thế
giới người âm. Thế giới ấy, tôi thấy vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà,
không xảo trá. Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người
thế nào? Nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần
phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác.
Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi. Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sỹ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.
Như lần đi tìm mộ liệt sỹ Phùng Văn Bành ở Mỹ Đức, Hà Tây, tôi gặp một liệt sỹ khác tên Long nhờ nhắn tìm gia đình ở Đa Sĩ. Cho tới khi tìm ra hài cốt liệt sỹ, gia đình mới được nghe kể câu chuyện ông đã lấy vợ trên đường đi kháng chiến như thế nào. Hồi đó, vì thương mến một cô y tá cùng đơn vị, lại chung lí tưởng trên đường ra mặt trận, hai người đã nên duyên. Trên đường về quê báo cho gia đình thì ông Long bị hy sinh còn bà Liễu bị thương nặng nhưng qua khỏi. Sau này bà sống ở tỉnh Hòa Bình.
Gia đình liệt sỹ Long hoàn toàn bất ngờ, họ chưa bao giờ biết ông từng có vợ. Sau này họ cất công đi xác minh lại từ đơn vị và lên tỉnh Hòa Bình tìm lại bà Liễu thì sự thực sáng tỏ đúng là như thế.
Hay vụ gần đây nhất, tháng 12/2012, sau khi tìm thấy hài cốt của anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Châu, nguyên Tỉnh đội trưởng của tỉnh Quảng Đà. Liệt sỹ Châu đã nhắn nhủ con trai là Đinh Văn Ba hãy cố gắng tìm nốt hài cốt của 4 đồng đội của ông hy sinh năm 1968 nằm gần đó. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sỹ Đinh Châu, ngày 29 tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã khai quật hố sâu gần 2m ở khu đô thị Hòa Xuân (Đà Nẵng), cất bốc 4 hài cốt và đưa về nghĩa trang liệt sỹ.
Tháng 8 năm 2012, nhờ tình cảm giăng mắc giữa các vong linh, tôi tìm thấy 4 hài cốt người dân bị bọn Pôn-pốt giết hại năm 1979 ở Kiên Giang. Ban đầu, tôi tìm thấy hài cốt của chị Phan Thị Thảo ở gần nhà máy xi măng Hà Tiên. Sau đó chị Thảo nhờ tôi tìm nốt 3 người hàng xóm bị giết cùng ngày và bị vùi xác gần đó.
Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi. Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sỹ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.
Như lần đi tìm mộ liệt sỹ Phùng Văn Bành ở Mỹ Đức, Hà Tây, tôi gặp một liệt sỹ khác tên Long nhờ nhắn tìm gia đình ở Đa Sĩ. Cho tới khi tìm ra hài cốt liệt sỹ, gia đình mới được nghe kể câu chuyện ông đã lấy vợ trên đường đi kháng chiến như thế nào. Hồi đó, vì thương mến một cô y tá cùng đơn vị, lại chung lí tưởng trên đường ra mặt trận, hai người đã nên duyên. Trên đường về quê báo cho gia đình thì ông Long bị hy sinh còn bà Liễu bị thương nặng nhưng qua khỏi. Sau này bà sống ở tỉnh Hòa Bình.
Gia đình liệt sỹ Long hoàn toàn bất ngờ, họ chưa bao giờ biết ông từng có vợ. Sau này họ cất công đi xác minh lại từ đơn vị và lên tỉnh Hòa Bình tìm lại bà Liễu thì sự thực sáng tỏ đúng là như thế.
Hay vụ gần đây nhất, tháng 12/2012, sau khi tìm thấy hài cốt của anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Châu, nguyên Tỉnh đội trưởng của tỉnh Quảng Đà. Liệt sỹ Châu đã nhắn nhủ con trai là Đinh Văn Ba hãy cố gắng tìm nốt hài cốt của 4 đồng đội của ông hy sinh năm 1968 nằm gần đó. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sỹ Đinh Châu, ngày 29 tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã khai quật hố sâu gần 2m ở khu đô thị Hòa Xuân (Đà Nẵng), cất bốc 4 hài cốt và đưa về nghĩa trang liệt sỹ.
Tháng 8 năm 2012, nhờ tình cảm giăng mắc giữa các vong linh, tôi tìm thấy 4 hài cốt người dân bị bọn Pôn-pốt giết hại năm 1979 ở Kiên Giang. Ban đầu, tôi tìm thấy hài cốt của chị Phan Thị Thảo ở gần nhà máy xi măng Hà Tiên. Sau đó chị Thảo nhờ tôi tìm nốt 3 người hàng xóm bị giết cùng ngày và bị vùi xác gần đó.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong một chuyến đi tìm mộ liệt sỹ |
Có một điểm khác biệt căn bản giữa thế giới người âm và người dương là: Ở
thế giới âm, họ không có những mối nhân duyên mới. Con trai chết chưa
vợ, con gái chết chưa chồng không vì thế mà họ lấy nhau. Tôi chưa bao
giờ thấy họ kết hôn cả. Về mặt thể xác hữu hình, khi một đứa trẻ chết ở
lúc 3 tuổi thì một 100 năm sau họ vẫn là đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng đứa trẻ
ấy vẫn lớn lên ở tầm trí tuệ.
- Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Chị vừa nói đến những linh hồn của những
người chết trẻ. Vậy đối với những bào thai vài tháng tuổi bị ruồng bỏ
thì sao? Vong linh chúng có tồn tại?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Khi nghiên cứu thế giới người âm,
tôi đặc biệt bị ám ảnh bởi tiếng vọng của những linh hồn hài nhi, vì
muôn vàn lí do mà chúng phải rời xa sự sống ngay từ trong lòng mẹ, chưa
thực sự hiện diện trên cõi đời. Chúng cũng có thể thét gào, oán thán, nỉ
non, đớn đau, hay từ bi, hỉ xả, tràn ngập yêu thương…
Tôi vẫn nhớ như in những năm 1991-1992, trong quá trình thi công một bệnh viện phụ sản, đội thi công bắt buộc phải chặt một cây đa. Vì ở đúng vị trí cây đa đó, họ phải xây dựng một tòa nhà nhiều tầng do bệnh nhân ngày càng nhiều.
Khi tôi đến làm lễ, sau khi thắp hương và khấn, tôi thấy cành lá chuyển động dập dờn, cứ như cái cây đang rùng mình, run rẩy và bỗng nhiên xuất hiện những hình người, những đôi mắt bé lấp ló trong đám lá mà chưa bao giờ tôi nhìn thấy. Thấy lạ quá, tôi bèn cất tiếng hỏi xem ở đây có chuyện gì, có ai cho biết được không? Nghe tôi hỏi, một vong linh của bác sĩ từng làm ở bệnh viện này xuất hiện. Bác nói với tôi rằng, đó là linh hồn của những hài nhi. Đứa thì bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện, đứa thì chết ngay sau khi sinh. Có mấy đứa bị cắt nát ra vì lúc đó mới chỉ là bào thai vài tháng tuổi...
Tất cả chúng đều là những vong hồn không ai ngó tới, thậm chí cha mẹ chúng còn hận thù việc chúng bỗng dưng hình thành và có mặt trên đời. Người bác sĩ nói rằng, bản thân bác ở lại cây đa này chính là để chăm sóc những linh hồn bơ vơ đó. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói, xót xa. Tôi muốn trò chuyện, vỗ về ôm ấp mấy đứa trẻ nhưng chúng bé quá, chưa biết nói. Nhìn đám trẻ, tôi thấy lòng đau đớn, quặn thắt, vì sự bơ vơ không nơi nương náu của chúng. Cuối cùng, tôi quyết định lập đàn cầu siêu cho các em bé vô tội.
- Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Như vậy, theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?
Tôi vẫn nhớ như in những năm 1991-1992, trong quá trình thi công một bệnh viện phụ sản, đội thi công bắt buộc phải chặt một cây đa. Vì ở đúng vị trí cây đa đó, họ phải xây dựng một tòa nhà nhiều tầng do bệnh nhân ngày càng nhiều.
Khi tôi đến làm lễ, sau khi thắp hương và khấn, tôi thấy cành lá chuyển động dập dờn, cứ như cái cây đang rùng mình, run rẩy và bỗng nhiên xuất hiện những hình người, những đôi mắt bé lấp ló trong đám lá mà chưa bao giờ tôi nhìn thấy. Thấy lạ quá, tôi bèn cất tiếng hỏi xem ở đây có chuyện gì, có ai cho biết được không? Nghe tôi hỏi, một vong linh của bác sĩ từng làm ở bệnh viện này xuất hiện. Bác nói với tôi rằng, đó là linh hồn của những hài nhi. Đứa thì bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện, đứa thì chết ngay sau khi sinh. Có mấy đứa bị cắt nát ra vì lúc đó mới chỉ là bào thai vài tháng tuổi...
Tất cả chúng đều là những vong hồn không ai ngó tới, thậm chí cha mẹ chúng còn hận thù việc chúng bỗng dưng hình thành và có mặt trên đời. Người bác sĩ nói rằng, bản thân bác ở lại cây đa này chính là để chăm sóc những linh hồn bơ vơ đó. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói, xót xa. Tôi muốn trò chuyện, vỗ về ôm ấp mấy đứa trẻ nhưng chúng bé quá, chưa biết nói. Nhìn đám trẻ, tôi thấy lòng đau đớn, quặn thắt, vì sự bơ vơ không nơi nương náu của chúng. Cuối cùng, tôi quyết định lập đàn cầu siêu cho các em bé vô tội.
- Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Như vậy, theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?
Nhà ngoại cảm niệm Phật cầu gia bị
Có điều, trong hành 23 năm tiếp xúc với “vong” đẻ đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: Tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kì thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kì nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.
Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời. Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sánh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.
Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, đẻ được giải thoát. Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang. Trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng: Thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đóng tro bụi ấy làm sao họ mặc được. Nên tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất là mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.
(Xã hội)
Indonesia : Chủ tịch đảng cầm quyền từ chức do tham nhũng
Ông Anas Urbaningrum, Chủ tịch Đảng Dân chủ, đảng cầm quyền tại Indonesia (REUTERS /Beawiharta /rj)
Hôm nay, 23/02/2013, chủ tịch Đảng Dân chủ, đảng cầm quyền tại
Indonesia, ông Anas Urbaningrum vừa tuyên bố từ chức sau khi bị tình
nghi có dính líu đến một vụ tham nhũng nhiều triệu đô la. Hôm qua, Ủy
ban Diệt trừ Tham nhũng của Indonesia đã tuyên bố tình nghi ông
Urbaningrum phạm tội tham nhũng.
Cụ thể, ủy ban này đang nắm đủ bằng chứng cho thấy lãnh đạo Đảng Dân chủ đã nhận quà hoặc được hứa tặng quà trong khuôn khổ dự án xây dựng khu liên hợp thể thao Hambalang, gần thủ đô Jakarta, với chi phí 202 triệu đô la.
Với tư cách nghi can tham nhũng, trên nguyên tắc ông Urbaningrum sẽ bị truy tố và bắt giữ. Vụ này gây thêm bối rối cho tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, vốn đã đắc cử vào năm 2009 nhờ vào chiến dịch tranh cử tập trung vào việc chống tham nhũng ở Indonesia.
Nhiều nhân vật lãnh đạo khác trong Đảng Dân chủ gần đây đã bị mang tai tiếng trong vụ này và cựu thủ quỹ của đảng này vào tháng 4 năm ngoái đã bị kết án 4 năm 10 tháng tù giam cũng vì tội tham nhũng.
Đầu tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng Thể thao Andi Mallarangeng, một nhân vật thân cận với tổng thống Yudhoyono, đã buộc phải từ chức do cũng bị xem là nghi can trong vụ tham nhũng liên quan đến dự án Hambalang. Đây là bộ trưởng đầu tiên phải từ chức kể từ khi Ủy ban Diệt trừ Tham nhũng bắt đầu hoạt động vào năm 2003, với quyền hành rất rộng.
Vụ tai tiếng mới liên quan đến chủ tịch đảng cầm quyền nổ ra vào lúc chỉ còn một năm nữa Indonesia sẽ lại tổ chức bầu cử Quốc hội và uy tín Đảng Dân chủ đang bị sút giảm mạnh.
Nạn tham nhũng được xem là căn bệnh trầm kha ở Indonesia : Tổ chức Transparency International đã xếp nước này ở thứ hạng 118 trên tổng số 176 quốc gia.
Thanh Phương (RFI)
Cụ thể, ủy ban này đang nắm đủ bằng chứng cho thấy lãnh đạo Đảng Dân chủ đã nhận quà hoặc được hứa tặng quà trong khuôn khổ dự án xây dựng khu liên hợp thể thao Hambalang, gần thủ đô Jakarta, với chi phí 202 triệu đô la.
Với tư cách nghi can tham nhũng, trên nguyên tắc ông Urbaningrum sẽ bị truy tố và bắt giữ. Vụ này gây thêm bối rối cho tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, vốn đã đắc cử vào năm 2009 nhờ vào chiến dịch tranh cử tập trung vào việc chống tham nhũng ở Indonesia.
Nhiều nhân vật lãnh đạo khác trong Đảng Dân chủ gần đây đã bị mang tai tiếng trong vụ này và cựu thủ quỹ của đảng này vào tháng 4 năm ngoái đã bị kết án 4 năm 10 tháng tù giam cũng vì tội tham nhũng.
Đầu tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng Thể thao Andi Mallarangeng, một nhân vật thân cận với tổng thống Yudhoyono, đã buộc phải từ chức do cũng bị xem là nghi can trong vụ tham nhũng liên quan đến dự án Hambalang. Đây là bộ trưởng đầu tiên phải từ chức kể từ khi Ủy ban Diệt trừ Tham nhũng bắt đầu hoạt động vào năm 2003, với quyền hành rất rộng.
Vụ tai tiếng mới liên quan đến chủ tịch đảng cầm quyền nổ ra vào lúc chỉ còn một năm nữa Indonesia sẽ lại tổ chức bầu cử Quốc hội và uy tín Đảng Dân chủ đang bị sút giảm mạnh.
Nạn tham nhũng được xem là căn bệnh trầm kha ở Indonesia : Tổ chức Transparency International đã xếp nước này ở thứ hạng 118 trên tổng số 176 quốc gia.
Thanh Phương (RFI)
'Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?'
Truyền thông Việt Nam đang đặt lại vấn đề về tính khả thi của dự án
khai thác bauxite ở Tây Nguyên, sau khi có ý kiến nói dự án cần dừng
lại khi các cảnh báo của giới khoa học gần đây tỏ ra ngày càng "đúng".
Tờ Dân trí tuần này dẫn lời một quan chức thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ mong muốn Chính phủ cho dừng ngay dự án khai thác vì lý do 'môi trường và hiệu quả kinh tế', ông nói:
"Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!"
Tiến sỹ Sơn, người giữ cương vị Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn này, còn nói thêm:
"Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối.”
Tiến sĩ Sơn được tờ Dân trí dẫn ý cho rằng "dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh."
Tờ báo tường thuật tiếp: "Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai 'trót lọt'. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ."
"... Công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy.
"Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm.
So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, trang này cho rằng "một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD."
Đầu tuần này, một loạt các báo như Dân trí, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động... và truyền thông mạng đã có các bài vở phản ánh các hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà, một mắt xích liên quan tới các dự án khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên vốn được cho là "đầy tham vọng" và có nhiều "tranh cãi."
Nhiều bài báo phân tích những điều được cho là "sai lầm nghiêm trọng" của Chính phủ, Bộ Công thương hay Tập đoàn Vinacomin trong việc mà trang Bauxite Việt Nam chỉ trích là "lập lấy được" và "triển khai lấy được" các dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Từ hôm 19/2, trong một diễn biến gây chú ý, truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi "làm việc" với tỉnh Bình Thuận, đã chính thức tuyên bố "dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà" mà chính ông đã phê duyệt vào năm 2007.
Tờ Bấm Lao Động online hôm thứ Tư cho biết: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố 'ngừng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà', do phương án xây dựng cảng 'không mang lại hiệu quả."
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái) tiếp tục khích lệ các phương án xử lý bùn đỏ trong dự án Bauxite
Hôm thứ Sáu, trang mạng Bauxite Việt Nam trong bài viết ở đầu trang của mình nhắc lại:
"Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao,” tuy nhiên trang này phản ánh rằng có vẻ các tiếng nói của giới chuyên gia trong suốt thời gian dài đã không được Chính phủ 'lắng nghe và coi trọng'.
Ngay hôm 22/2, một Phó Thủ tướng Việt Nam còn được trang mạng của Chính phủ trích dẫn nói "Bùn đỏ sẽ là nguyên liệu sản xuất sắt, thép" liên quan tới dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Hôm thứ Sáu, tờ Bấm Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trích nguồn từ trang Chinhphu.vn nói:
"Ngày 21-2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét kết quả triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng phương án, công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích, góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxite tại Tây Nguyên."
"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ," tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh cho hay.
Những năm gần đây, được biết, giới khoa học và nhiều nhân sỹ, công dân, kiều bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, đã nhiều lần bày tỏ ý kiến về tính khả thi của dự án Bauxite ở Tây Nguyên, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gửi thư cho các lãnh đạo chính quyền 'bày tỏ quan ngại' về dự án này cả về phương diện kinh tế, môi trường lẫn an ninh quốc phòng.
(BBC)
Tờ Dân trí tuần này dẫn lời một quan chức thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ mong muốn Chính phủ cho dừng ngay dự án khai thác vì lý do 'môi trường và hiệu quả kinh tế', ông nói:
"Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!"
Tiến sỹ Sơn, người giữ cương vị Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn này, còn nói thêm:
"Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối.”
Tiến sĩ Sơn được tờ Dân trí dẫn ý cho rằng "dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh."
Tờ báo tường thuật tiếp: "Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai 'trót lọt'. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ."
'Tuột dốc thê thảm'
Ngày 18/2/2013, trang Bấm Bauxite Việt Nam, trang mạng đăng tải tiếng nói phản biện của giới trí thức Việt Nam về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, đăng một bài viết phân tích "thiệt hơn" của các dự án và cho rằng:"... Công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy.
"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ"
Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
"Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm.
So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, trang này cho rằng "một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD."
Đầu tuần này, một loạt các báo như Dân trí, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động... và truyền thông mạng đã có các bài vở phản ánh các hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà, một mắt xích liên quan tới các dự án khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên vốn được cho là "đầy tham vọng" và có nhiều "tranh cãi."
Nhiều bài báo phân tích những điều được cho là "sai lầm nghiêm trọng" của Chính phủ, Bộ Công thương hay Tập đoàn Vinacomin trong việc mà trang Bauxite Việt Nam chỉ trích là "lập lấy được" và "triển khai lấy được" các dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Từ hôm 19/2, trong một diễn biến gây chú ý, truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi "làm việc" với tỉnh Bình Thuận, đã chính thức tuyên bố "dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà" mà chính ông đã phê duyệt vào năm 2007.
Tờ Bấm Lao Động online hôm thứ Tư cho biết: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố 'ngừng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà', do phương án xây dựng cảng 'không mang lại hiệu quả."
'Rất đáng khích lệ'?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái) tiếp tục khích lệ các phương án xử lý bùn đỏ trong dự án Bauxite
Hôm thứ Sáu, trang mạng Bauxite Việt Nam trong bài viết ở đầu trang của mình nhắc lại:
"Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao,” tuy nhiên trang này phản ánh rằng có vẻ các tiếng nói của giới chuyên gia trong suốt thời gian dài đã không được Chính phủ 'lắng nghe và coi trọng'.
Ngay hôm 22/2, một Phó Thủ tướng Việt Nam còn được trang mạng của Chính phủ trích dẫn nói "Bùn đỏ sẽ là nguyên liệu sản xuất sắt, thép" liên quan tới dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Hôm thứ Sáu, tờ Bấm Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trích nguồn từ trang Chinhphu.vn nói:
"Ngày 21-2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét kết quả triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng phương án, công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích, góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxite tại Tây Nguyên."
"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ," tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh cho hay.
Những năm gần đây, được biết, giới khoa học và nhiều nhân sỹ, công dân, kiều bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, đã nhiều lần bày tỏ ý kiến về tính khả thi của dự án Bauxite ở Tây Nguyên, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gửi thư cho các lãnh đạo chính quyền 'bày tỏ quan ngại' về dự án này cả về phương diện kinh tế, môi trường lẫn an ninh quốc phòng.
(BBC)
Dự án Bauxit Tây nguyên đang thất bại (Hoàng Tâm Nguyên)
Thongluan
“…Ngoài tính không an toàn cao đối với môi trường đã được hàng loạt các nhà khoa học có uy tín cảnh báo, dự án bauxite ở cao nguyên Trung phần ngày càng bộc lộ thực trạng khai thác không hiệu quả…”Ngoài tính không an toàn cao đối với môi trường đã được hàng loạt các nhà khoa học có uy tín cảnh báo, dự án bauxite ở cao nguyên Trung phần ngày càng bộc lộ thực trạng khai thác không hiệu quả. Thông tin việc phải bán quặng dưới mức giá thành, bế tắc trong khâu vận chuyển… của nhà máy bauxite Tân Rai đã tràn ra công luận, một vài trò tung hỏa mù của chính quyền không thể xoa dịu được những bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Thực chứng bùn đỏ ở Cao Bằng ngày 5/11/2010
Thua lỗ ngay từ khâu giá bán
Trong khi đó theo một nguồn tin khác, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai tối thiểu phải là 375 USD/tấn. Alumin chỉ là sản phẩm trung gian làm ra kim loại là nhôm. Tại thị trường giao dịch kim loại London (LME), giá alumin chỉ bằng khoảng 12,5% – 14% giá nhôm. Với tỷ lệ lãi cao nhất là 10%, thì mức lợi nhuận từ sản xuất quặng alumin chỉ được vài chục USD/tấn. Với những tính toán sơ bộ của chúng tôi, dựa vào giá xuất khẩu hiện nay, mỗi tấn alumin của Việt Nam sẽ lỗ trên dưới 40 USD. Tức riêng trong năm 2013 này, để thanh toán hết 300.000 tấn alumin sản xuất được, nhà máy bauxite Tân Rai sẽ lỗ tối thiểu khoảng 12 triệu USD. Ở đáp án này, chúng tôi chưa tính đến các chi phí khác như: vận chuyển, bốc dỡ và thuế xuất khẩu.
Để biện hộ cho sự thiệt hại ngay từ mẻ quặng ra lò đầu tiên và chắc chắn sẽ diễn ra suốt trong năm 2013, lãnh đạo Vinacomin là ông Trần Xuân Hòa cho rằng, khai thác bauxite cao nguyên Trung phần là dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa nên phải được đánh giá cả những đóng góp đối với xã hội. Nguồn thu chính của các dự án khai thác bauxite là từ việc bán alumin, nhưng đa phần lượng alumin khai thác được đều bán cho Trung Quốc. Do thiếu điện, Việt Nam chưa xây dựng được nhà máy điện phân alumin ra nhôm. Phần lớn alumin giao dịch trên thị trường thế giới thường thông qua những hợp đồng dài hạn, chỉ có khoảng 10% sản phẩm này tham gia vào thị trường trôi nổi. Trong bối cảnh như vậy, nếu bán với số lượng lớn, Việt Nam hầu như không có khả năng tham gia vào thị trường xuất khẩu alumin thế giới. Dự án bauxite cao nguyên Trung phần được lập ra, hầu như, với đối tác tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc. Một câu hỏi cấp thiết được đặt ra: nếu Trung Quốc không mua thì Việt Nam làm gì với lượng alumin ấy? Thực tế cho thấy, khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Philippin xung quanh tranh chấp chủ quyền bãi Scarborough năm 2012, Trung Quốc đã gây áp lực chính trị thông qua thương mại với việc ngăn chận nhập khẩu chuối của quốc gia này.
Chi phí vận chuyển nằm ngoài hạch toán dự án
Sự việc chọn Kê Gà (Bình Thuận) làm cảng xuất khẩu quặng alumin của Tập đoàn Vinacomin lại phơi bày thêm những khuất tất cần làm sáng tỏ trước công luận. Dòng chảy ở vùng biển Kê Gà rất phức tạp, đặc biệt cách mũi Kê Gà khoảng 5 hải lý về phía nam có một dãy đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Trước đây, có nhiều tàu chiến Nhật bị đắm ở khu vực này. Tại Kê Gà chưa có cơ sở hạ tầng, vùng biển lại cực kỳ hiểm trở và phức tạp, đầu tư rất tốn kém. Trong khi đó, cảng Thị Vải cách Kê Gà chỉ 70 km lại bị bỏ qua. Rốt cuộc sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư đã chính thức khép lại.
Hiện nay, kế hoạch thực hiện cho khâu vận chuyển quặng đang trong tình trạng bế tắc. Vinacomin không đưa ra được lộ trình vận chuyển khả thi nào. Phương cách sử dụng phương tiện xe tải cầm chắc là lỗ, thậm chí đường càng dài thì lỗ càng lớn. Khi trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong xung quanh việc Vinacomin dừng đầu tư xây dựng dự án cảng Kê Gà, các lãnh đạo tập đoàn cho biết: xác định rõ thiệt hại, Vinacomin sẽ bồi thường. Các vị này không hề đề cập đến những quyết định sai lầm của chính họ, cần phải được truy cứu về mặt pháp luật trước những thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong quá trình triển khai xây dựng cảng Kê Gà.
Để gỡ thế bí, phía Vinacomin đã đi một nước cờ liều khi cho mua vào hơn 100 xe có tải trọng trên 40 tấn phục vụ vận chuyển bauxite, với đích đến là cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Theo tính toán của các ngành chức năng, mỗi ngày sẽ có 140 chuyến xe kéo rơmooc của Vinacomin lăn bánh và trên dưới 10 phút có một chuyến xe. Sự việc này gặp phải phản ứng dữ dội từ phía các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai có đoàn xe sắp đi qua, bởi trọng tải cầu đường tại các địa phương này chỉ đáp ứng được xe có tải trọng khoảng 25 tấn.
Nhà máy sản xuất alumin xây dựng ở những vùng heo hút thuộc tỉnh Lâm Đồng và Đak Nông. Địa hình khu vực này rất phức tạp, hệ thống giao thông đường bộ yếu kém. Do đó ngay từ đầu xây dựng dự án, những ý kiến ủng hộ xây dựng đã cho rằng dự án tốt nhất nên đặt phía biển, dùng đường ống vận chuyển tinh quặng xuống. Tuy vậy, Vinacomin đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và không tính vốn đầu tư cho đường sắt vào dự án, mà coi như đó là ngân sách nhà nước. Đồng thời, trong tính toán xây dựng dự án bauxite của Vinacomin đã không tính đến chi phí vận chuyển (gồm chi phí nâng cấp, bảo dưỡng đường). Tình trạng kinh tế nước nhà đã bước vào giai đoạn sức cùng lực kiệt, liệu Việt Nam còn bao nhiêu khả năng để tiếp tục chịu đựng những thiệt hại từ những toan tính mù quáng như trên.
Khả năng xử lý bùn đỏ thành sắt thép
Trong lúc dư luận trong nước đang nóng lên về sự thất bại của dự án bauxite, ngày 21/2/2013, trên trang web của Chính phủ đưa ra thông tin: sẽ xử lý bùn đỏ thành nguyên liệu sản xuất sắt, thép. Ngoài việc xác định đang trong giai đoạn tiến hành thử nghiệm, thông tin trên không cho biết về mức độ khả thi của công nghệ xử lý mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang áp dụng. Được biết, công nghệ xử lý bùn đỏ Basecon™ của công ty Virotec International Ltd. (Australia) từ lúc phát hiện đến khi nhận được bản quyền thương mại công nghệ xử lý này là mất 10 năm (1992 – 2002). Trong bản tin của Chính phủ, đơn vị thực hiện thử nghiệm không sử dụng công nghệ xử lý bùn đỏ ướt sang bùn đỏ khô Basecon™, cũng không áp dụng kỹ thuật hoàn nguyên về sắt bằng công nghệ lò cao phổ biến hiện nay, mọi chuyện đơn giản sẽ giải quyết bằng đá vôi.
Nên nhớ rằng, trong báo cáo của VUSTA (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật VN) vào tháng 4/2009 đã ghi nhận, cả 2 nhà máy alumin đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ thải ướt của công ty Chelieco (Trung Quốc). Công nghệ này áp dụng cho loại bauxite sa khoáng (bauxite diaspor) miền Nam Trung Quốc, khác hẳn về nguồn gốc với loại bauxite phong hóa (bauxite gipsit) tại cao nguyên Trung phần. Vấn đề đặt ra là liệu chỉ trong thời gian nghiên cứu vài năm qua, trình độ khoa học của Việt Nam có giải quyết được tất cả các vướng mắc trên hay không? Việc này cần các nhà khoa học chuyên ngành khai khoáng sớm làm sáng tỏ, hòng giúp công luận tránh bớt một chiêu tung hỏa mù mới từ cấp chính quyền cao nhất hiện nay.
Nếu những vụ như Vinashin, Vinaline dừng ở mức độ thất thoát tài chính vì tham nhũng thì trường hợp Vinacomin hiện nay biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn. Các hậu quả thiệt hại kinh tế do tập đoàn khoáng sản này gây ra rồi cũng có ngày khắc phục, nhưng hai cơ sở khai thác bauxite Tân Rai và Nhân Cơ vẫn nằm trên nóc nhà Đông Dương – chúng tồn tại như chiếc lưỡi câu thép móc vào họng giới cầm quyền Hà Nội. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì vị thế độc lập của Việt Nam phải trả giá, chính quyền đương nhiệm lại dấn sâu thêm một bước vào con đường lệ thuộc ngoại bang phương Bắc.
Kết luận
Khi manh nha dự án bauxite Tây Nguyên đã có nhiều người phản đối kịch liệt nhưng dự án vẫn được triển khai. Hiện nay nếu dự án thất bại thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, câu hỏi quan trọng này đang treo lơ lửng trên đầu không chỉ nhiều lãnh đạo tập đoàn Vinacomin mà còn với cả những quan chức cấp cao khác, chẳng hạn như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người phê duyệt dự án. Tính đến thời điểm này, các quan chức từng ủng hộ quyết liệt cho việc triển khai dự án bauxite vẫn im hơi lặng tiếng, có lẽ chẳng ai muốn liều thân đi cứu một con tàu sắp đắm.
Ngày 23/02/2013
Hoàng Tâm Nguyên
Hoàng Tâm Nguyên
Đến lượt Microsoft thừa nhận bị tin tặc tấn công giống như đối thủ Apple
REUTERS /Lucas Jackson
Danh sách các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ thông tin Mỹ bị hacker
thăm viếng trong thời gian gần đây càng lúc càng dài. Sau Facebook,
Twitter, và mới đây là Apple, hôm qua, 22/02/2013 đến lượt tập đoàn tin
học hàng đầu thế giới là Microsoft đã chính thức xác nhận là họ cũng
bị tin tặc tấn công.
Cũng như trong các trường hợp khác, kẻ gian đã lợi dụng lỗ hổng trong chương trình Java rất phổ biến của hãng Oracle để cài đặt phần mềm độc hại nhằm đánh cắp dữ liệu.
Trên trang blog của Trung tâm bảo mật Microsoft (Microsoft Security Response Center), ông Matt Thomlinson, người điều hành bộ phận bảo mật điện toán (Trustworthy Computing Security) của tập đoàn này cho biết : « Như Facebook và Apple từng loan báo, Microsoft có thể xác nhận rằng gần đây chúng tôi cũng bị những vụ xâm phạm an ninh tương tự… Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện một số lượng nhỏ máy tính, trong đó có một số thuộc đơn vị phụ trách loại máy Mac, bị nhiễm phần mềm độc hại sử dụng kỹ thuật tương tự như những gì đã được các tổ chức khác ghi nhận. »
Tập đoàn Microsoft cũng trấn an, khẳng định rằng không có bằng chứng cho thấy dữ liệu của khách hàng bị đánh cắp, và một cuộc điều tra đang được tiến hành. Đối với ông Matt Thomlinson, kiểu tấn công trên mạng như nói trên này « không có gì đáng ngạc nhiên đối với Microsoft và các công ty khác » khi họ thường xuyên phải đối phó với « các đối thủ kiên quyết và kiên trì » như vậy.
Lời xác nhận của Microsoft được đưa ra vài hôm sau khi đối thủ cạnh tranh số một của tập đoàn này là Apple – chủ nhân các loại iPhone, iPad, iPod hay máy tính Macintosh nổi tiếng – cũng đã thú nhận là bị tin tặc tấn công.
Trong một thông cáo công bố ngày 19/02 vừa qua, Apple cho biết là tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống máy tính tại trụ sở chính của họ theo cùng một phương thức như vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Facebook, nhưng kẻ gian đã bị đẩy lùi trước khi dữ liệu của Apple bị tổn hại.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, một đại diện Apple đã xác định thêm là phần mềm độc hại đã lợi dụng một lỗi bảo mật trong một chương trình Java dùng làm tiện ích phụ trợ (plug-in) cho các trình duyệt web, để từ đó thâm nhập vào các máy tính khác.
Apple hiện đang làm việc với các cơ quan công quyền để truy tầm những tay tin tặc, bị tình nghi can dự vào một loạt vụ tấn công vào các cơ sở của Mỹ trong thời gian gần đây. Giới chuyên gia bảo mật đều cho rằng chính Trung Quốc, cụ thể là quân đội Trung Quốc, đã nuôi dưỡng các tin tặc đó.
Trọng Nghĩa (RFI)
Cũng như trong các trường hợp khác, kẻ gian đã lợi dụng lỗ hổng trong chương trình Java rất phổ biến của hãng Oracle để cài đặt phần mềm độc hại nhằm đánh cắp dữ liệu.
Trên trang blog của Trung tâm bảo mật Microsoft (Microsoft Security Response Center), ông Matt Thomlinson, người điều hành bộ phận bảo mật điện toán (Trustworthy Computing Security) của tập đoàn này cho biết : « Như Facebook và Apple từng loan báo, Microsoft có thể xác nhận rằng gần đây chúng tôi cũng bị những vụ xâm phạm an ninh tương tự… Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện một số lượng nhỏ máy tính, trong đó có một số thuộc đơn vị phụ trách loại máy Mac, bị nhiễm phần mềm độc hại sử dụng kỹ thuật tương tự như những gì đã được các tổ chức khác ghi nhận. »
Tập đoàn Microsoft cũng trấn an, khẳng định rằng không có bằng chứng cho thấy dữ liệu của khách hàng bị đánh cắp, và một cuộc điều tra đang được tiến hành. Đối với ông Matt Thomlinson, kiểu tấn công trên mạng như nói trên này « không có gì đáng ngạc nhiên đối với Microsoft và các công ty khác » khi họ thường xuyên phải đối phó với « các đối thủ kiên quyết và kiên trì » như vậy.
Lời xác nhận của Microsoft được đưa ra vài hôm sau khi đối thủ cạnh tranh số một của tập đoàn này là Apple – chủ nhân các loại iPhone, iPad, iPod hay máy tính Macintosh nổi tiếng – cũng đã thú nhận là bị tin tặc tấn công.
Trong một thông cáo công bố ngày 19/02 vừa qua, Apple cho biết là tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống máy tính tại trụ sở chính của họ theo cùng một phương thức như vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Facebook, nhưng kẻ gian đã bị đẩy lùi trước khi dữ liệu của Apple bị tổn hại.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, một đại diện Apple đã xác định thêm là phần mềm độc hại đã lợi dụng một lỗi bảo mật trong một chương trình Java dùng làm tiện ích phụ trợ (plug-in) cho các trình duyệt web, để từ đó thâm nhập vào các máy tính khác.
Apple hiện đang làm việc với các cơ quan công quyền để truy tầm những tay tin tặc, bị tình nghi can dự vào một loạt vụ tấn công vào các cơ sở của Mỹ trong thời gian gần đây. Giới chuyên gia bảo mật đều cho rằng chính Trung Quốc, cụ thể là quân đội Trung Quốc, đã nuôi dưỡng các tin tặc đó.
Trọng Nghĩa (RFI)
Cô Tổng thống đẹp (Đinh Từ Thức)
Thongluan/ Procontra
“…Lịch sử Nam Hàn chứng tỏ độc quyền cai trị mới là tự sát. Nhờ phát huy dân chủ, Nam Hàn ngay nay, ngoài những thành quả rực rỡ về kinh tế, còn có một Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và một nữ Tổng thống đầu tiên…”Nữ Tổng thống Phác Cận Huệ. Ảnh: Reuters
Cô là con gái đầu của Tướng Park Chung-hee (Phác Chính Hy), nhà độc tài khét tiếng cai trị Nam Hàn từ 1961 đến 1979. Tuy đến ngày nhậm chức đã 61 tuổi, nhưng chưa từng lập gia đình, phải gọi cô Phác là cô Tổng thống. Khi gặp cô vào năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ghi vào nhật ký của mình: “Tôi ngạc nhiên thấy cô quá đẹp”. Ấy là khi cô ở tuổi 27. Phái nữ ở tuổi 60, trừ vợ mình, khen “quá đẹp” có vẻ thiếu thành thật, vậy, gọi là cô Tổng thống đẹp.
Cô Phác bước vào ánh đèn sân khấu chính trị ở tuổi 22, khi mẹ cô bị ám sát vào năm 1974. Lúc ấy, đang theo học tại Grenoble, Pháp, nuôi mộng trở thành giáo sư, bỗng nhiên cô được Đại sứ quán Nam Hàn tại Pháp gọi cho biết cô cần về nước ngay, vì có chuyện đã xảy đến với mẹ cô, không nói rõ chuyện gì.
Trước khi lên máy bay về nước, đọc một tờ báo mua tại phi trường, cô mới rõ đầu đuôi câu chuyện: mẹ cô đã thiệt mạng trong một vụ mưu sát mà mục tiêu là cha cô. Tại Nhà hát Quốc gia ở Seoul, sát thủ đã nổ súng trong khi Tướng Phác đang đọc diễn văn quan trọng trước một ngàn năm trăm người, mẹ cô là Đệ nhất Phu nhân Yook Young-soo cũng có mặt trong hàng quan khách. Nhiều cận vệ đã bắn trả, trước khi chồng chất lên nhau đè sát thủ – là một đặc công cộng sản Bắc Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật – xuống sàn nhà. Đệ nhất Phu nhân trúng đạn, không biết của ai. Tướng Phác tiếp tục bình tĩnh đọc nốt bài diễn văn, được cử tọa đứng lên hoan hô như bậc anh hùng. Bà Phác không chịu nổi vết thương ở đầu, từ trần mấy giờ sau. Trái với Tướng Phác khét tiếng cứng rắn, Đệ nhất Phu nhân Yook Young-soo nổi tiếng nhân từ, thương người nghèo.
Tướng Phác đợi đón con gái ở phi trường Seoul. Cô Phác thay mẹ đóng vai Đệ nhất Phu nhân, bỏ mộng trở thành giáo sư.
Năm năm sau – ngày 26 tháng 10, 1979 – đến lượt người hùng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) bị ám sát. Không bởi tay kẻ thù cộng sản như vợ mình, mà do tay một đèn em thân tín – giám đốc cơ quan tình báo Nam Hàn. Lý do được thủ phạm nêu ra: để Nam Hàn có cơ trở thành tự do dân chủ.
Để biết một chút về cha con Tướng Phác, sau đây là ít dòng do Tổng thống Jimmy Carter ghi trong Nhật ký Nhà trắng (White House Diary):
30 tháng Sáu [1979]
… chúng tôi tới Seoul, chứng kiến một lễ nghi đón tiếp chưa từng thấy. Tôi đã ngạc nhiên thấy Tổng thống Phác quá nhỏ bé và con gái ông quá đẹp. Chúng tôi lên xe vào Seoul và tôi tin là một đám đông tôi chưa bao giờ thấy đã chờ đón chúng tôi, có vẻ thân thiện thật tình. Một tờ báo nói một triệu người, tờ khác nói hai triệu người – tôi đoán là một triệu.
Tại buổi họp đầu tiên, tôi đã chuẩn bị đi thẳng vào vấn đề cam kết về quân sự, nhưng Phác đã lạm dụng đọc một diễn văn dài lê thê tới hơn một tiếng. Tôi rất bực mình nên quyết định trả lời đại cương và yêu cầu một cuộc họp riêng giữa ông ta và tôi.
Tôi đã tuyên bố một cách tương đối mạnh mẽ rằng chúng tôi giữ đúng những gì đã cam kết, chúng tôi luôn làm tròn những nghĩa vụ trên thế giới, sức mạnh về quân sự, chính trị và kinh tế của chúng tôi không ai có thể qua mặt, và tôi không hiểu tại sao một nước tí hon như Bắc Triều Tiên có thể qua mặt một nước lớn và mạnh như Nam Hàn, ngay cả với bốn chục ngàn quân Mỹ và không lực siêu đẳng che chở và tôi đã bất bình sâu xa về chiều hướng này.
Rồi chúng tôi họp riêng, với kết quả không thỏa mãn. Phác đã không sẵn sàng cam kết rõ ràng vào việc tăng thêm bao nhiêu phần trăm ngân sách cho quốc phòng, và ông ta tiếp tục lẩn tránh về nhân quyền. Tôi đã không nói rõ tôi sẽ làm gì trong tương lai.
Tôi đã nói với Tổng thống Phác rằng tôi đến với thành tâm để làm việc chặt chẽ và đã bị khựng lại bởi đòi hỏi cứng rắn của ông ấy là mức độ của lực lượng Hoa Kỳ không thay đổi vì con số chỉ là một nửa của một phần trăm trên tổng số sức mạnh quốc phòng dành cho Nam Hàn.
Phác: Chúng tôi không có kế hoạch gia tăng quân số bộ binh. Chúng tôi có thỏa hiệp với Hoa Kỳ vào năm 1954 là giữ nguyên ở mức sáu trăm ngàn.
Carter: Ông có muốn bỏ giới hạn đó không?
Phác: Chúng tôi muốn tập trung vào trang bị. Bắc Triều Tiên, ví dụ, có 2.000 xe tăng. Chúng tôi chỉ có 859.
Carter: Chúng tôi có cảm tưởng là các ông có 1.050.
Phác: Con số có thể thay đổi chút ít.
Carter: Tướng Vessey cho tôi biết sáng nay là ông có trên 1.000.
Phác: Điều đó có thể đúng.
[Rồi chúng tôi có một cuộc thảo luận thẳng thắn về việc lạm dụng nhân quyền của Phác].
01 tháng Bảy
Chúng tôi đón chào các nhà lãnh đạo tôn giáo chính của Nam Hàn tới cầu nguyện và thảo luận. [Trưởng giáo Baptist] Billy Kim yêu cầu tôi nói với Phác về việc trở thành tín hữu Cơ đốc giáo, và tôi hứa sẽ làm như vậy.
Tới đâu chúng tôi cũng thúc đẩy về nhân quyền, kể cả với Thủ tướng Choi [Kyu Hah] và rồi với Tổng thống Phác và con gái ông – vấn đề quan trọng nhất không được giải quyết. Chỉ có 17 phần trăm dân chúng Mỹ hỗ trợ bảo vệ Nam Hàn bằng quân sự, vì những tin tức không thuận lợi về nhân quyền. Phác suy nghĩ hồi lâu rồi nói, “Tôi hiểu quan tâm của ông và tôi sẽ cố gắng để làm nhẹ bớt mối quan tâm ấy”.
26 tháng Mười
Được tin Tổng thống Phác của Nam Hàn bị ám sát. Tôi bảo Harold [Brown] (Bộ trưởng Quốc phòng) báo động binh lực tại khắp Tây Thái Bình Dương, và lưu ý Liên Xô, Trung Quốc, và Bắc Triều Tiên rằng chúng tôi không cho phép bất cứ nhiễu loạn nào tại Nam Hàn.
Gia đình Phác Chánh Hy. Phác Cận Huệ đứng giữa. Ảnh: Reuters
Là con một nhà độc tài nổi tiếng, cô Phác có lợi thế dễ được nhận biết, nhưng đồng thời phải chia sẻ những tiếng xấu vì lỗi lầm của cha mình. Cô đã tranh cử Tổng thống lần đầu năm 2007, nhưng thất bại. Trong khi đề cao những thành quả phát triển kinh tế của cha, vào tháng Chín năm ngoái, cô đã phải xin lỗi về những thành tích đàn áp tự do dân chủ và vi phạm nhân quyền của ông.
*
Trong các loại thí nghiệm để chứng minh giả thuyết là sự thực, chứng nghiệm về lịch sử khó khăn nhất, vì không thể tạo được trong phòng thí nghiệm, và lịch sử ít khi tái diễn trong khoảng thời gian một vài thế hệ. Trường hợp của Tướng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) trong lịch sử Nam Hàn là một thí dụ hiếm có. Tướng Phác, có lẽ cho rằng, ngoài ông ra, không ai có thể phục vụ quyền lợi đất nước hữu hiệu như ông, nên ông đã theo đuổi đường lối độc quyền cai trị, độc tài và độc đoán. Tất cả những người khác, nhất là thành phần đối lập như Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng) đều bị coi là thù địch, hay tệ hơn, là phản quốc, cần phải tiêu diệt. Nắm quyền sau cuộc đảo chánh năm 1961, cai trị hết hai nhiệm kỳ, Tướng Phác đã sửa hiến pháp để có thể ứng cử và đắc cử thêm nhiệm kỳ 3 vào năm 1971. Có lẽ cảm thấy “phục vụ đất nước” như vậy chưa đủ, năm 1972 ông đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cấm các đảng phái hoạt động, Kim Dae-jung bị mưu sát trong một vụ đụng xe, nhưng thoát chết. Năm sau, nhân viên tình báo Nam Hàn sang Nhật bắt cóc Kim Dae-jung định thủ tiêu, nhưng trước áp lực của thế giới, đành phải mang về nước quản thúc tại gia.
Những người nghĩ mình là nhân vật không thể thay thế đã quên rằng ai cũng phải chết. Cái chết oan của vợ mình, một hiền phụ được thương mến, chưa đủ để Tướng Phác tỉnh ngộ. Cuối cùng, chính kẻ đứng đầu cái tổ chức tình báo đã vì ông âm mưu thủ tiêu Kim Dae-jung quay lại kết liễu đời ông, để mở đường cho đất nước tiến lên. Người đối lập như Kim Dae-jung, ông liệt vào thành phần phản quốc, cần phải thủ tiêu, đã có cơ hội trở thành Tổng thống, được Giải Nobel Hòa bình, làm vẻ vang cho nước ông. Tướng Phác nghĩ cần áp dụng kỷ luật sắt để phát triển kinh tế, Tổng thống Kim Dae-jung đã cứu nguy kinh tế Nam Hàn khỏi phá sản mà không phải hi sinh các nguyên tắc dân chủ và tự do căn bản của người dân.
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết có lần tuyên bố “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4, như mọi người đã biết, quy định Đảng Cộng sản nắm độc quyền cai trị. Lịch sử Nam Hàn chứng tỏ độc quyền cai trị mới là tự sát. Nhờ phát huy dân chủ, Nam Hàn ngay nay, ngoài những thành quả rực rỡ về kinh tế, còn có một Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, một video Gangnam Style đạt kỉ lục thế giới với hơn một tỉ người xem, và một nữ Tổng thống đầu tiên. Nếu Tướng Phác Chánh Hy (Park Chung-hee) còn độc quyền cai trị cho đến nay, chắc chắn Nam Hàn không được như vậy và cô Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) cũng không là Tổng thống dân cử như ngày nay. Trừ trường hợp, nếu Nam Hàn trở thành một chế độ y hệt như Bắc Hàn, con của Tướng Phác có thể làm đại tướng, và chẳng cần bầu cử, có thể nối nghiệp ông y như cậu Kim Chính Ân (Kim Jong-un) ở miền Bắc.
Đinh Từ Thức
Nguồn: procontra.asia
Nguồn: procontra.asia
Philippines 'có lợi' khi TQ bác tòa án LHQ
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói việc Trung Quốc từ
chối tham gia vào thủ tục phán xét của tòa trọng tài quốc tế đối với
Biển Tây Philippines (Biển Đông) trong tranh chấp lãnh thổ là bước đi
có lợi cho Philippines.
Ông Gazmin nói quyết định của Trung Quốc sẽ đưa ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh không muốn đối mặt với tòa trọng tài.
"Sẽ thuận lợi cho chúng tôi nếu họ [Trung Quốc] không tham gia," ông Gazmin được báo Bấm The Philippine Star dẫn lời.
Ông Gazmin lưu ý rằng thủ tục phán xét của tòa trọng tài sẽ vẫn được triển khai ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia.
"Cho dù họ từ chối hoặc không, vụ việc sẽ vẫn được đưa ra phán xét ngay cả khi họ không tham gia", ông nói thêm.
Vào tháng trước, Philippines đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra một tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UN).
Philippines tin rằng đường biên giới biển chín đoạn (còn gọi là "chữ U" hay "lưỡi bò") mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là bất hợp pháp và hy vọng tòa quốc tế sẽ tuyên bố rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như vậy là trái với UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật Biển).
Giải thích quyết định của chính phủ khi đưa vụ tranh chấp chủ quyền ra tòa án của Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đã thử gần như tất cả các biện pháp cho một giải pháp hòa bình.
Tòa án Luật biển
Vào hôm thứ Ba, Trung Quốc Bấm từ chối tham gia thủ tục tố tụng quốc tế về việc giải quyết tranh chấp và khẳng định rằng tranh chấp này cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba 19/02, nói “Những gì phía Philippines đưa ra không chỉ vi phạm tình đồng thuận thiêng liêng trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm”.
Được biết bước tiếp theo của Philippines sẽ là việc chính phủ nước này yêu cầu ông Shunji Yana, Chủ tịch Tòa án Luật Biển quốc tế (Itlos), tòa án đã được lập ra và được ủng hộ, lập hội đồng trọng tài năm thành viên nhằm đưa ra phán quyết đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Được biết Philippines có 15 ngày sau khi Trung Quốc từ chối tham gia thủ tục tố tụng trọng tài để nộp đơn yêu cầu tới Chủ tịch Itlos.
Sau đó, ông Yanai có ít nhất 30 ngày để hình thành hội đồng trọng tài năm thành viên để xem xét việc Trung Quốc tuyên bố “bản đồ chín đoạn” tại Biển Tây Philippines.
Chính phủ Philippines đã đề cử Thẩm phán Rudiger Wolfrum, cựu chủ tịch Itlos vào hội đồng này, tức là hội đồng Itlos còn thiếu bốn ghế nữa.
Trong khi đó Nhật và Philippines vào hôm thứ Sáu 22/02 tái khẳng định hợp tác quốc phòng, theo hãng thông tấn Kyodo.
Thỏa thuận về an ninh hàng hải bao gồm việc có đối đầu tại Bãi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines được hai phía bàn thảo trong sáu giờ hội đàm.
Thông cáo chung cho hay hai phía thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp, kể cả tranh chấp tại Biển Đông Trung Quốc nơi Nhật và Trung Quốc có căng thẳng tại Điếu Ngư/Senkaku, phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật quốc tế.
Nhật cũng bày tỏ ý định tiếp tục hỗ trợ cho Philippines năng lực phòng vệ biển.
'Biện pháp hòa bình'
Xét về lập trường của Việt Nam, một quan chức từ Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam, vốn cũng là một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Duy Chiến từng nói rằng ‘các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp’.
Ông Chiến cũng nhắc lại ‘lập trường nhất quán’ của Việt Nam là tranh chấp Biển Đông ‘phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982’.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh gần đây nói với BBC tiếng Việt rằng Việt Nam “mong muốn duy trì hòa bình, ổn định” trên Biển Đông.
Một nhóm các nhà lập pháp của Liên hiệp Âu châu thăm Philippines gần đây nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên Hợp quốc.
Trong khi đó Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được dẫn lời nói Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ tại tòa quốc tế.
(BBC)
Ông Gazmin nói quyết định của Trung Quốc sẽ đưa ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh không muốn đối mặt với tòa trọng tài.
"Sẽ thuận lợi cho chúng tôi nếu họ [Trung Quốc] không tham gia," ông Gazmin được báo Bấm The Philippine Star dẫn lời.
Ông Gazmin lưu ý rằng thủ tục phán xét của tòa trọng tài sẽ vẫn được triển khai ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia.
"Cho dù họ từ chối hoặc không, vụ việc sẽ vẫn được đưa ra phán xét ngay cả khi họ không tham gia", ông nói thêm.
Vào tháng trước, Philippines đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra một tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UN).
Philippines tin rằng đường biên giới biển chín đoạn (còn gọi là "chữ U" hay "lưỡi bò") mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là bất hợp pháp và hy vọng tòa quốc tế sẽ tuyên bố rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như vậy là trái với UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật Biển).
Giải thích quyết định của chính phủ khi đưa vụ tranh chấp chủ quyền ra tòa án của Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đã thử gần như tất cả các biện pháp cho một giải pháp hòa bình.
Tòa án Luật biển
Vào hôm thứ Ba, Trung Quốc Bấm từ chối tham gia thủ tục tố tụng quốc tế về việc giải quyết tranh chấp và khẳng định rằng tranh chấp này cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba 19/02, nói “Những gì phía Philippines đưa ra không chỉ vi phạm tình đồng thuận thiêng liêng trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm”.
Được biết bước tiếp theo của Philippines sẽ là việc chính phủ nước này yêu cầu ông Shunji Yana, Chủ tịch Tòa án Luật Biển quốc tế (Itlos), tòa án đã được lập ra và được ủng hộ, lập hội đồng trọng tài năm thành viên nhằm đưa ra phán quyết đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Được biết Philippines có 15 ngày sau khi Trung Quốc từ chối tham gia thủ tục tố tụng trọng tài để nộp đơn yêu cầu tới Chủ tịch Itlos.
Sau đó, ông Yanai có ít nhất 30 ngày để hình thành hội đồng trọng tài năm thành viên để xem xét việc Trung Quốc tuyên bố “bản đồ chín đoạn” tại Biển Tây Philippines.
Chính phủ Philippines đã đề cử Thẩm phán Rudiger Wolfrum, cựu chủ tịch Itlos vào hội đồng này, tức là hội đồng Itlos còn thiếu bốn ghế nữa.
Trong khi đó Nhật và Philippines vào hôm thứ Sáu 22/02 tái khẳng định hợp tác quốc phòng, theo hãng thông tấn Kyodo.
Thỏa thuận về an ninh hàng hải bao gồm việc có đối đầu tại Bãi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines được hai phía bàn thảo trong sáu giờ hội đàm.
Thông cáo chung cho hay hai phía thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp, kể cả tranh chấp tại Biển Đông Trung Quốc nơi Nhật và Trung Quốc có căng thẳng tại Điếu Ngư/Senkaku, phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật quốc tế.
Nhật cũng bày tỏ ý định tiếp tục hỗ trợ cho Philippines năng lực phòng vệ biển.
'Biện pháp hòa bình'
Xét về lập trường của Việt Nam, một quan chức từ Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam, vốn cũng là một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Duy Chiến từng nói rằng ‘các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp’.
Ông Chiến cũng nhắc lại ‘lập trường nhất quán’ của Việt Nam là tranh chấp Biển Đông ‘phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982’.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh gần đây nói với BBC tiếng Việt rằng Việt Nam “mong muốn duy trì hòa bình, ổn định” trên Biển Đông.
Một nhóm các nhà lập pháp của Liên hiệp Âu châu thăm Philippines gần đây nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên Hợp quốc.
Trong khi đó Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được dẫn lời nói Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ tại tòa quốc tế.
(BBC)
Vatican chỉ trích tin đồn về Giáo hoàng
Một tin đồn nói Đức Giáo hoàng Benedict XVI 'ra đi vì vụ Vatileak'
Phát ngôn viên trưởng của Vatican đã chỉ trích truyền thông đưa "thông tin sai lạc” về Tòa Thánh.
Cha Federico Lombardi nói một số người đã cố gắng lợi dụng khoảng thời gian “mất phương hướng” ở Giáo Hội Công Giáo để truyền bá "tin đồn" và "vu khống".
Cha Lombardi đưa ra bình luận trong một bài xã luận trên trang mạng của đài phát thanh Vatican.
Việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, sự kiện lần đầu tiên đối với một Giáo Hoàng trong gần 600 năm qua, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ Năm.
Quyết định từ chức này của Ngài được cho là đã làm nhiều người trong Tòa Thánh bất ngờ.
Gần đây, xuất hiện một số bài viết trên báo chí, truyền thông Ý và quốc tế nói về những âm mưu và nạn tham nhũng trong Giáo Hội.
Trong khi không bình luận về các cáo buộc và đề cập tin đồn cụ thể kể trên, phát ngôn nhân Vatican nói rằng những người tự đặt mình vào vị trí của việc phán xét đã không có quyền làm như vậy.
Ông nói: "Bất cứ ai có tiền, tình dục và quyền lực đi đầu trong tâm chí của họ đều nhìn thế giới thông qua các tiêu chí này và họ không thể nhìn thấy gì xa hơn, ngay cả khi nhìn vào Tòa Thánh."
"Tầm nhìn của họ không thể nhìn tới đỉnh cao hoặc đi vào chiều sâu để hiểu được những chiều kích tinh thần và động lực của sự tồn tại," ông nói thêm.
Cựu quản gia của Đức Giáo Hoàng, Paolo Gabriele đã bị kết án và sau đó được tha thứ vì biển thủ các tài liệu từ văn phòng của Ngài.
Đề cập cuộc họp kín của Hội đồng cơ mật bầu Giáo hoàng sắp tới, trong đó nhà lãnh đạo tiếp theo của Giáo Hội Công Giáo sẽ được lựa chọn, Cha Lombardi cũng cho rằng truyền thông đã tạo ra "áp lực không thể chấp nhận được” về vấn đề bỏ phiếu trong các thành viên của hội đồng các Hồng y.
Phóng viên Vatican của BBC, David Willey, nói rằng bình luận này có thể liên hệ tới các nỗ lực của truyền thông của Mỹ nhằm 'ngăn cản' các Hồng y Mỹ bị cho là đã che đậy vụ bê bối lạm dụng tình dục, tới Vatican để tham gia cuộc bỏ phiếu.
Cuối ngày thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp chia tay với Tổng thống Ý Giorgio Napolitano.
(BBC)
Cha Federico Lombardi nói một số người đã cố gắng lợi dụng khoảng thời gian “mất phương hướng” ở Giáo Hội Công Giáo để truyền bá "tin đồn" và "vu khống".
Cha Lombardi đưa ra bình luận trong một bài xã luận trên trang mạng của đài phát thanh Vatican.
Việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, sự kiện lần đầu tiên đối với một Giáo Hoàng trong gần 600 năm qua, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ Năm.
Quyết định từ chức này của Ngài được cho là đã làm nhiều người trong Tòa Thánh bất ngờ.
Gần đây, xuất hiện một số bài viết trên báo chí, truyền thông Ý và quốc tế nói về những âm mưu và nạn tham nhũng trong Giáo Hội.
'Không thể chấp nhận’
Một tin chưa được kiểm chứng trên một trong những tờ báo lớn nhất của Ý, tờ La Repubblica, cho rằng Đức Giáo Hoàng đã từ chức ngay sau khi được trình một hồ sơ chi tiết về một mạng lưới các linh mục Vatican "lập thành phe nhóm bởi khuynh hướng tình dục" và "đang bị tống tiền.""Bất cứ ai có tiền, tình dục và quyền lực đi đầu trong tâm chí của họ đều nhìn thế giới thông qua các tiêu chí này và họ không thể nhìn thấy gì xa hơn, ngay cả khi nhìn vào Tòa Thánh"
Phát ngôn nhân chính của Tòa Thánh
Trong khi không bình luận về các cáo buộc và đề cập tin đồn cụ thể kể trên, phát ngôn nhân Vatican nói rằng những người tự đặt mình vào vị trí của việc phán xét đã không có quyền làm như vậy.
Ông nói: "Bất cứ ai có tiền, tình dục và quyền lực đi đầu trong tâm chí của họ đều nhìn thế giới thông qua các tiêu chí này và họ không thể nhìn thấy gì xa hơn, ngay cả khi nhìn vào Tòa Thánh."
"Tầm nhìn của họ không thể nhìn tới đỉnh cao hoặc đi vào chiều sâu để hiểu được những chiều kích tinh thần và động lực của sự tồn tại," ông nói thêm.
'Ngăn cản bỏ phiếu'?
Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm ba vị Hồng y đã nghỉ hưu để tiến hành một cuộc điều tra về một vụ bê bối được biết đến với tên gọi Vatileaks.Cựu quản gia của Đức Giáo Hoàng, Paolo Gabriele đã bị kết án và sau đó được tha thứ vì biển thủ các tài liệu từ văn phòng của Ngài.
Đề cập cuộc họp kín của Hội đồng cơ mật bầu Giáo hoàng sắp tới, trong đó nhà lãnh đạo tiếp theo của Giáo Hội Công Giáo sẽ được lựa chọn, Cha Lombardi cũng cho rằng truyền thông đã tạo ra "áp lực không thể chấp nhận được” về vấn đề bỏ phiếu trong các thành viên của hội đồng các Hồng y.
Phóng viên Vatican của BBC, David Willey, nói rằng bình luận này có thể liên hệ tới các nỗ lực của truyền thông của Mỹ nhằm 'ngăn cản' các Hồng y Mỹ bị cho là đã che đậy vụ bê bối lạm dụng tình dục, tới Vatican để tham gia cuộc bỏ phiếu.
Cuối ngày thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp chia tay với Tổng thống Ý Giorgio Napolitano.
(BBC)
Năm 1989 - Sinh viên Sài gòn đã biểu tình lớn
BỔ SUNG CHI TIẾT VỀ VỤ BIỂU TÌNH THÁNG 7-1989 CỦA SINH VIÊN KTX NGÔ GIA TỰ
Quá khứ tưởng đã ngủ kỹ trong ngăn kéo ký ức, và ngỡ rằng
sự kiện ấy đã mất tăm như viên sỏi ném vào dòng sông đầy ắp
các diễn biến lịch sử.
Hôm nay đọc phần II-Quyền Bính (Bên Thắng Cuộc của Huy Đức),
đến chương 13-Đa Nguyên , mục Sinh Viên và Các Phong Trào Tự Phát
thấy tác giả Huy Đức có nhắc qua cuộc biểu tình tháng 7/1989
của sinh viên KTX Ngô Gia Tự, ký ức tưởng đã vùi quên qua bao
nhiêu năm vật lộn mưu sinh chợt ùa về như thác lũ. Mình xin bổ
sung thêm một số chi tiết về cuộc biểu tình này ở góc độ một
quần chúng tham gia trong cuộc.
Năm 1989 là năm cuối đại học của mình, cũng là năm Nguyễn Sơn
Thủy Hùng tham gia vào Ban Tự Quản Sinh Viên tại KTX Ngô Gia Tự
(đại diện cho sinh viên Tổng Hợp) cùng với Phạm Văn Chiến, Nguyễn
Văn Tấn, Nguyễn Phong Thanh đại diện cho sinh viên các trường Y,
Nha, Tài Chính. Hùng là bộ đội xuất ngũ cùng với Nguyễn Ngọc
Vinh của khoa Văn. Hùng cao to, nồng nhiệt với chính trị. Cùng
năm ấy Lê Công Định học năm cuối Đại Học Pháp Lý Bình Triệu,
Lê Vĩnh Trương học năm cuối khoa Anh ĐHTH (cùng ở KTX Ngô Gia Tự).
Hình minh họa |
Tin truyền miệng giữa các sinh viên quan tâm tới thời sự về
việc sinh viên Trung Quốc biểu tình ở Thiên An Môn tháng 5-6/1989
làm mọi người “ngứa ngáy”. Sự thất vọng về thể chế cầm
quyền cùng với sự không hài lòng về các chủ trương, chính
sách kinh tế làm cho mức sống dân chúng quá thấp, mà sinh viên
là tầng lớp dễ cảm nhận nhất. Ai cũng trông ngóng một cái gì
đó, tuy rất mơ hồ nhưng có thể chắc là khác hẳn hiện tại.
Cuộc biểu tình tự phát một tháng trước đó của sinh viên Ký
Túc Xá (KTX) Trần Hưng Đạo (nơi cư trú của sinh viên các trường
ĐH Kinh Tế TPHCM, ĐH Dược TPHCM, Nghệ Thuật Sân Khấu 2) xảy ra
đột ngột làm cho nhà cầm quyền TPHCM và lực lượng công an không
hề phòng bị đã để cho lực lượng sinh viên kéo đến tận quảng
trường ngay trước Ủy Ban Nhân Dân TPHCM. Yếu tố bất ngờ này
giúp sinh viên KTX Trần Hưng Đạo giành được thắng lợi và thắng
lợi này đã thổi một luồng sinh khí vào tầng lớp sinh viên
Saigon vốn đã rạo rực với tin tức về cuộc biểu tình của sinh
viên Trung Quốc ở Thiên An Môn. Tuy nhiên nó cũng đã gióng lên
hồi chuông cảnh báo cho nhà cầm quyền ở TPHCM nói riêng và
Việt Nam nói chung về khả năng xảy ra các cuộc biểu tình khác
của sinh viên Saigon mà hiệu ứng sẽ rất tai hại cho nhà cầm
quyền dù cho các cuộc biểu tình này hoàn toàn tự phát và
không hề có tổ chức.
Thời điểm ấy những sinh viên năm cuối đã bảo vệ luận văn hoặc
thi tốt nghiệp xong, chỉ chờ ngày nhận bằng và bắt đầu kiếm
việc làm. Đó cũng là thời điểm mà các em cấp III vừa thi đại
học xong. Thế là có cảnh anh em đồng hương đứa lớn vừa học
đại học xong chuẩn bị rời thành phố về quê dẫn tụi nhỏ “Hai
Lúa” lần dầu về Saigon đi chơi, giới thiệu quang cảnh Hòn Ngọc
Viễn Đông cho các em mình.
Trích Quyền Bính:
“Cuộc biểu tình thứ hai nổ ra gần một tháng sau giữa sinh viên và bảo vệ
Công viên Kỳ Hoà. Sự việc bắt đầu cũng khá đơn giản: Cuối giờ chiều
ngày 6-7-1989, năm sinh viên ký túc xá Ngô Gia Tự và một số học sinh lên
Thành phố dự thi đang chơi ngoài bãi cỏ Công viên Kỳ Hoà thì trời đổ
mưa đột ngột. Họ cùng với những người khách khác chạy vào trú mưa dưới
mái hiên Nhà kính dị dạng. Ít phút sau, bảo vệ công viên đi qua nhìn
thấy một tấm kính bị vỡ nên đã mời số sinh viên này lên phòng Ban Giám
đốc giải quyết. Hai bên đôi co, người bảo vệ phát hiện tấm kính vỡ đã
đánh một sinh viên dập sống mũi. Một sinh viên khác liền chạy về ký túc
xá Ngô Gia Tự thông báo. Một số sinh viên, trong đó có Ban Quản lý Ký
túc xá đã đến Công viên Kỳ Hoà yêu cầu lập biên bản.
Cuộc làm việc chưa đi tới đâu thì bảo vệ Kỳ Hoà cho thả chó bẹc-giê ra
cắn hai sinh viên bị thương. Số sinh viên đang đứng đợi dưới nhà, kêu
lên: “Không đàm phán nữa, về kêu sinh viên ra đập chết chó đi”. Một
thành viên trong Ban Tự quản Sinh viên trực tiếp thảo “lời kêu gọi” rồi
đọc trên hệ thống loa phóng thanh của ký túc xá Ngô Gia Tự. Hơn 600 sinh
viên, trong đó gồm cả sinh viên ở ký túc xá Nguyễn Chí Thanh, nghe tin
cũng kéo theo, trực chỉ Hồ Kỳ Hoà. Ban Giám đốc Công viên bỏ chạy. Bảo
vệ chối không có chó. Sinh viên bắt phải tìm ra con chó thủ phạm đã cắn
sinh viên. Sẵn cừ tràm của một công trình đang xây dựng trong Kỳ Hoà,
sinh viên bẻ cừ, đập chết con chó đồng thời làm hư hỏng thêm một số đồ
vật khác.” (Hết Trích)
Tối 06/07/1989, như thường lệ sinh viên sau khi ăn tối thì tự học
ở phòng học hay giải trí đàn hát ở sân KTX. Khoảng 7 giờ,
đột ngột, hệ thống loa phóng thanh của KTX phát ra lời thông
báo sinh viên bị đánh đập và chó cắn ở Hồ Kỳ Hòa, yêu cầu
mọi người đến đó hỗ trợ cứu bạn. Ngay lập tức sinh viên ơi ới
gọi nhau. Các bạn nữ sinh viên không kịp thay đồ, mặc cả đồ
bộ-dép lê chạy đi. Đến trước cổng Kỳ Hòa, hàng 500-600 nam nữ
sinh viên đứng chen chúc trước cánh cổng khép kín. Bên trong
hàng rào mấy người bảo vệ (bộ đội phục viên, thương binh) vẫn
còn cầm dây dắt hai con berger sủa ầm ĩ. Hỏi han nhau thì biết
là đại diện sinh viên đang làm việc với quản lý Công viên Kỳ
Hòa. Số lượng sinh viên tập trung ngày càng đông và sự giận dữ
mỗi lúc một tăng. Kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ nữa vẫn không
thấy đại diện sinh viên trở ra. Mọi người đồng thanh hô to “Thả
người! Thả người!” vang dội khắp cả khu vực. Lúc này thì bảo
vệ công viên biến mất cùng với mấy con chó. Không có bất cứ
hồi đáp nào từ trong văn phòng. Có bạn leo lên cửa sắt hô to
vào bên trong “Thả người!” Thế rồi nhiều người khác leo lên, và
leo qua cổng kéo chốt cài mở toang cổng cho lực lượng sinh viên
tràn vào. Không thấy bất kỳ một nhân viên nào của công viên Kỳ
Hòa trong khuôn viên. Bỗng nhiên lại nghe thấy tiếng chó sủa
trong mấy căn phòng đóng kín kề với nhà bếp của nhà hàng. Ai
đó la lên rằng “Mấy con chó này cắn sinh viên đó!” Thế là
giận cá chém thớt, các bạn mình người thì lột mấy cái mùng
của bảo vệ gần đó, kẻ tìm gậy gộc rồi nhất loạt xông vào
mấy căn phòng nhốt chó dùng mùng túm chúng lại rồi đập. Tội
nghiệp hai con chó berger chỉ biết nghe lời chủ mà chết thảm.
Trong cuộc “xung phong” đó có người đập phá cửa kính,
tô-chén-dĩa của nhà hàng. Ngay lúc đó, chúng tôi phát hiện
một số người không phải sinh viên mà là người đạp xe xích lô
và thanh niên sống trong khu vực lân cận nhân cơ hội này lao vào
đập phá và hôi của. Anh em túm họ lại la lên “Mấy thằng này
không phải sinh viên” rồi đẩy họ ra khỏi cổng sắt, thu đồ họ
“hôi của” (nồi chảo inox, đồ ăn) quăng trả trở lại nhà bếp.
Nếu Ban Giám Đốc CV Kỳ Hòa đừng bỏ trốn, thực tâm đối thoại
thì đã không có cảnh bức xúc không thể kềm chế. Bọn sinh viên
chúng tôi lúc đó cảm thấy bị xúc phạm, bị khinh thường và
nhất là bị họ (Ban Giám Đốc) lừa, xem như con nít.
Chuyện dĩ nhiên không thể dừng lại ở đó.
Ngay ngày hôm sau 07/07/1989 Ban Tự Quản Sinh Viên đã tổ chức họp
để rút kinh nghiệm với hơn chục người đại diện cho các
trường, khoa khác nhau đang sống trong KTX. Nhóm chủ chốt này có
hơn mười người hầu hết là sinh viên năm cuối các trường. Bọn
sinh viên chúng tôi thì say sưa với hai kết quả thắng lợi bước
đầu đó, có người còn mơ làm một Thiên An Môn của Việt Nam ngay
tại Saigon. Tinh thần mọi người lên rất cao. Các cuộc họp bàn
công khai diễn ra liên tục trong các ngày sau đó tại phòng của
Ban Tự Quản Sinh Viên, và Nguyễn Sơn Thủy Hùng tự nhiên được
mọi người ngầm coi là thủ lĩnh cầm chịch. Ban Tự Quản Sinh
Viên có một máy đánh chữ vốn dùng để soạn thảo văn bản thì
nay được dùng để thảo thư kêu gọi, thông báo… Ai cũng biết vụ
Hồ Kỳ Hòa là chỉ là nguyên cớ trực tiếp thổi bùng ngọn lửa
bất mãn đã âm ỉ trong tâm thức của tầng lớp trí thức trẻ
trước vận mệnh nước nhà.
Trích Quyền Bính:
” Sinh viên vẫn đang sùng sục thì sáng ngày 9-7-1989, báo Sài Gòn Giải
Phóng cho đăng “Thông báo của Uỷ ban Nhân dân Quận 10”, đưa kết luận
cuộc họp ngày 7-7-1989 theo hướng bào chữa cho bảo vệ Kỳ Hoà. Ví dụ, sự
kiện thả chó, được nói: “Theo thông lệ, sau khi đóng cổng nhân viên trật
tự đã thả chó ra trong vòng rào công viên. Không may có thanh niên
trong số đông còn tụ tập sát cổng khu vực Kỳ Hoà II đã bị một con chó
cào xước nhẹ”. Cũng theo Thông báo: “Nhiều tốp sinh viên ở ký túc xá Ngô
Gia Tự, do nghe tin thổi phồng về tình hình xô xát đã kéo thêm đến công
viên Kỳ Hoà. Một số ít thanh niên trong các tốp đó đã xông vào đập phá
gây thiệt hại về tài sản cho cả các cơ sở trong hai khu vực Kỳ Hoà I
& II”. Thông báo nói rằng: “Cuộc họp đã kiến nghị điều tra, xử lý
nhanh chóng và nghiêm minh những người gây ra xô xát và đập phá tài sản
công cộng”. Số tiền mà Kỳ Hoà dự kiến đòi sinh viên bồi thường lên tới
sáu mươi triệu đồng.
Ngay sáng chủ nhật, 9-7-1989, hàng trăm sinh viên đã kéo tới Toà soạn
báo Sài Gòn Giải Phóng yêu cầu đính chính. Sài Gòn Giải Phóng không
chịu, từ đường Nguyễn Thị Minh Khai, sinh viên kéo ra đường Lê Thánh
Tôn, đến trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân Thành phố. Không chỉ có ký túc xá
Ngô Gia Tự, sinh viên từ các ký túc xá Trần Hưng Đạo, Nguyễn Chí Thanh
và từ Thủ Đức cũng lần lượt kéo lên. Cảnh sát phải chặn sinh viên từ Thủ
Đức lên ở bên kia cầu Sài Gòn. Ngay trong ngày 9-7-1989, chính quyền đã
dùng biện pháp mạnh, bắt bốn người trong Ban Tự quản Sinh viên: Phạm
Văn Chiến, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Phong Thanh và Nguyễn Sơn Thuỷ Hùng.
Đồng thời, để xoa dịu tình hình, hai bảo vệ của Công viên Kỳ Hoà cũng bị
bắt.
Ngày 12-7-1989, báo Sài Gòn Giải Phóng “gặp Phó Viện trưởng Viện Kiểm
sát Nguyễn Văn Bông”. Phát biểu của ông Bông cho dù vẫn với thái độ “xử
lý nghiêm minh” nhưng lời lẽ rõ ràng là “nói lại cho rõ” những gì đăng
trên tờ báo này hôm chủ nhật. Thay vì nói “mũi của một sinh viên bị xây
xát nhẹ”, ông Bông nói rõ: “Bảo vệ Dương Quang Hiệp của Công viên Kỳ Hoà
đã đánh học sinh Phạm Hữu Nghị gây thương tích ở sống mũi”. Về vụ chó
bẹc-giê cắn sinh viên, ông Bông nói: “Đội phó bảo vệ Nguyễn Văn Lâm đã
thả chó ra, chó cắn hai học sinh bị thương. Theo quy định của Hồ Kỳ Hoà,
chỉ khi không còn khách mới được thả chó ra để bảo vệ”.
Nguyễn Sơn Thuỷ Hùng nhớ lại: “Khoảng bốn giờ chiều ngày 9-7-1989, chúng
tôi được mời lên công an thành phố. Với sự chứng kiến của thầy hiệu phó
và thầy Lý Chánh Trung họ đọc lệnh bắt, đưa lên xe u-oát chở về 3C Tôn
Đức Thắng”. Lệnh bắt nói là “tạm giam bốn tháng” nhưng, người bị giữ lâu
nhất là mười ngày, còn ba người còn lại chỉ bị giữ một tuần rồi cho về.
Giám đốc Sở Công an, Đại tá Nguyễn Hữu Khương đã gặp bốn sinh viên ngay
sau khi họ được thả ra. Ông Khương huấn dụ: “Luật không cấm các em biểu
tình, nhưng biểu tình thế là nguy hiểm, là không kiểm soát được tình
hình. Các em chớ dại”. (Hết trích).
Cuộc biểu tình diễn ra không phải vào buổi sáng mà vào tối ngày Chúa nhật 09/07/1989.
Sáng 09/07/1989, báo SGGP đăng tin. Lập tức KTX Ngô Gia Tự sôi lên
như chảo dầu. Ai cũng giận dữ đòi báo SGGP phải đính chính.
Khoảng 06 giờ tối thì sinh viên bắt đầu tụ tập mỗi lúc một
đông ở sân bóng chuyền cạnh nhà ăn. Bất ngờ hệ thống loa phóng
thanh của KTX vang lên lời kêu gọi đại ý: chúng ta đã không làm
gì sai chỉ bảo vệ bạn mình bị tấn công ở Hồ Kỳ Hòa. Nay
báo SGGP nói sai về sự kiện đó, chúng ta hãy đến tòa soạn
báo SGGP yêu cầu họ phải đính chính và xin lỗi sinh viên KTX Ngô
Gia Tự.
Thế là ồn ào như đàn ong vỡ tổ. Rồi tất cả ùn ùn tuôn ra
cửa kéo đến trụ sở báo SGGP ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đối
diện bệnh viện Từ Dũ. Lúc bắt đầu bọn tôi không ai nghĩ đó
là một cuộc biểu tình gì cả. Chúng tôi kéo nhau đi như đi hội.
Có người còn dắt theo cả xe đạp để … sau khi tan hàng đạp về
cho nhanh!
Từ KTX Ngô Gia Tự, chúng tôi băng qua bùng binh Ngã Sáu rồi vào
đường Nguyễn Chí Thanh. Ở đây chúng tôi đứng dưới đường hô vọng
lên kêu gọi sinh viên KTX Nguyễn Chí Thanh tham gia… cho vui. (KTX
Nguyễn Chí Thanh gồm sinh viên sư phạm, hệ B Tổng Hợp và sinh
viên dự bị). Thế là có thêm hàng trăm người tham gia vào đoàn
để biểu thị tình đoàn kết sinh viên.
Hết Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi ra đường Trần Phú rồi đến Ngã
sáu Cộng Hòa. Thế là đã đến trước tòa soạn SGGP. Chúng tôi
đứng tràn ra cả lòng đường trước tòa soạn và la to đòi báo
SGGP đính chính tin tầm bậy. Chỉ là tự phát chứ có ai tổ
chức đâu. Hô chán, rồi có người bắt nhịp hát “Dậy Mà Đi”, “Lên
Đường” rồi cả “Tiểu đoàn 307”. Kéo dài đến 10 giờ đêm, chẳng
có đại diện nào của báo SGGP thò đầu ra nói lời phải trái.
Chỉ có công an làm hàng rào chặn ngang đoạn đường XVNT hướng
về trung tâm thành phố.
Bọn chúng tôi tụm năm tụm ba thành từng nhóm lố nhố trước tòa
soạn không biết phải làm gì tiếp theo. Thế rồi một một chú
mặc đồ thường phục dáng to ngang, được hộ tống bởi một vài
anh cũng mặc thường phục mặt mày nghiêm trang lạnh lùng, len
lỏi vào đám sinh viên chúng tôi. Ông này nói đại khái : Thôi về
đi, lo học hành đừng làm rối nữa. Có bạn nóng máu quát lại
rằng : Ông là ai mà nói tụi tui làm rối? Tụi tui chỉ đòi công
bằng thôi! Anh lính hộ tống trợn mắt vặc lại: Thủ trưởng của
tôi nói đàng hoàng mấy anh không nghe thì lãnh hậu quả đó. Nghe
cãi nhau, sinh viên bu lại. Thấy không êm mấy thầy trò ông này
lẳng lặng bỏ đi. Sau này tôi mới biết đó là Nguyễn Hữu Khương,
Giám đốc Công an TPHCM.
Đến khoảng 10 giờ, mọi người bắt đầu sốt ruột. Có ai đó bảo:
Họ (báo SGGP) không nghe tụi mình thì tụi mình lên cấp cao hơn.
Rồi có tiếng hưởng ứng: Ừ kéo lên Ủy Ban đi! thế là rùng
rùng kéo nhau đi tiếp.
Chúng tôi theo đường Cao Thắng băng qua Nguyễn Trãi rồi nhắm
hướng KTX Trần Hưng Đạo mà tiến. Lúc này lực lượng đã bị hao
hụt một nửa vì có bạn đã trở về KTX Ngô Gia Tự để sáng mai
đi học. Khi đến KTX Trần Hưng Đạo chúng tôi được các bạn ở đó
hoan hô vang dội từ… trên các tầng lầu. Cửa lưới sắt ra vào KTX
đã bị kéo kín và khóa rất nhiều khóa. Đứng án ngữ ngay bên
trong cửa sắt là Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế (hình như là Đào
Công Tiến) với sự hổ trợ của lực lượng bảo vệ dữ dằn. Thế
thì có cho kẹo các bạn sinh viên ở đây cũng chả dám xông ra,
vì hơn 2/3 sinh viên ở đây là sinh viên ĐH Kinh tế.
Chúng tôi đứng dưới lòng đường hô vọng lên kêu gọi KTX Trần Hưng
Đạo hổ trợ. Bên trên các bạn cũng la to “Ủng hộ Ngô Gia Tự.
Hoan hô Ngô Gia Tự.” Nhưng không một ai có thể ra gia nhập với
chúng tôi.
Lúc này đã hơn 11 giờ đêm. Thế là chúng tôi lại đi tiếp. Băng
qua chợ Bến Thành, vào đường Lê Lợi để hướng đến trụ sở Ủy
Ban Nhân Dân TPHCM. Đoàn người lúc này chỉ còn trên dưới 200.
Vẫn có bạn dắt xe đạp hồn nhiên đi lẫn trong hàng. Đến bùng
binh Lê Lợi-Nguyễn Huệ lực lượng công an đã bố trí sẵn sàng
và chặn chúng tôi lại.
Thời ấy, con đường Lê Lợi còn có một hàng rào sắt phân đôi hai
tuyến trái phải của làn xe hơi chính giữa. Hàng trăm công an
đứng dọc theo hàng rào này chặn không cho chúng tôi tràn qua
phía rạp Rex. Bên cánh đối diện cũng có hàng trăm công an với
khiên mây và dùi cui đứng ken dầy không cho chúng tôi dạt vào lề
đường phía Cửa hàng Bách Hóa Tổng Hợp (Thương xá Tax). Còn
ngay đầu bùng binh, công an với khiên mây , nón sắt cũng chen
chúc như cá mòi. Thế là chúng tôi bị chặn cả 3 phía chỉ
trống có sau lưng.
Vốn dĩ là một cuộc tuần hành tự phát nhưng vì áp lực ngày
một tăng từ phía nhà cầm quyền nên sự phản ứng của sinh viên
cũng tương ứng với sức ép của họ. Chúng tôi đứng lỳ ra đó
nhất quyết không chịu quay về nếu báo SGGP không ra mặt xin lỗi.
Trong hàng ngũ sinh viên có bạn bắt nhịp cho các bạn mình hát
Dậy Mà Đi, rồi lại đồng thanh hô to yêu cầu báo SGGP cải
chính. Lực lượng công an chỉ án binh bất động, có lẽ chờ cho
chúng tôi mệt mỏi tự giải tán.
Thế nhưng họ lầm!
Càng khuya chúng tôi hát hò, hô khẩu hiệu càng hăng.
Đến Ba giờ sáng. đột ngột từ bùng binh một công an cầm loa lên
tiếng yêu cầu sinh viên giải tán nếu không lực lượng công an sẽ
dùng biện pháp mạnh. Họ cho chúng tôi 05 phút để tự giải tán.
Sinh viên vẫn không quay đầu, không lùi bước. Các bạn nữ ĐH Tài
Chính còn chen lên đứng ở hàng đầu bảo với công an rằng chúng
tôi chỉ yêu cầu xin lỗi là về thôi.
Hết 5 phút, tên cầm loa lại nói: Yêu cầu sinh viên giải tán! Tôi đếm đến 10 đấy!
Hắn đếm.
Vừa dứt tiếng “Mười” của hắn, đột nhiên lực lượng công an cầm
khiên mây dạt ra hai bên để cho một lực lượng nãy giờ ém kỹ
phía sau tràn lên. Bọn này hung hãn xông vào đám sinh viên chúng
tôi, những kẻ tay không ốm yếu, như là xung trận với kẻ thù
của nhân dân. Tên nào cũng to khỏe và đặc biệt là mỗi tên cầm
một cây roi điện dài gần cả mét phụt ngọn lửa điện xanh lè
đến hơn 3 tấc cùng với những âm thanh có tần số quái dị làm
tê liệt ý chí con người. Thế là bọn hung thần tung hoành. Các
bạn nữ sinh viên đứng ở hàng đầu bị roi điện chích té lăn
xuống đường bất tỉnh. Những người ở phía trước bỏ chạy thì
vấp vào các chiếc xe đạp một số bạn dắt theo trong hàng té
lỏng chỏng. Tha hồ cho bọn hung thần thong thả chích điện từng
người lăn quay. Tôi cũng bị một nhát vào bắp tay, lăn đùng ra
mặt đường không thể nào đứng dậy nổi, cánh tay cả tháng sau
vẫn còn tê còn vết sém do lửa điện mấy năm sau vẫn chưa hết.
Chỉ trong vòng 5 phút, lực lượng hàng ngàn công an vinh quang vũ
trang đến tận răng của thành phố mang tên Bác đã đè bẹp 200
sinh viên ốm đói đòi công bằng bằng mồm. Chúng tôi thất thểu ra
về. Trời đã rạng sáng. Dọc đường, xe công an hú còi ầm ĩ
chạy vòng quanh các tuyến đường trung tâm để thị uy, mỗi khi
chạy ngang qua nhóm sinh viên nào thì bọn hung thần cũng nhứ
dùi cui điện phụt lửa xanh lè ra hù dọa.
Cuộc tuần hành của sinh viên KTX Ngô Gia Tự thất bại. Là thất
bại đầu tiên của sinh viên Saigon. Cho đến khi ấy, các cuộc biểu
tình của KTX Trần Hưng Đạo và Bách Khoa luôn luôn thắng lợi
(Bách Khoa còn biểu tình trước cả Trần Hưng Đạo và “gấu” hơn
nhưng ít ai nhắc đến). Chúng tôi thất bại vì không có tổ chức,
không lường được công an trấn áp như thế (chắc học kinh nghiệm
từ Đặng Tiểu Bình đàn áp Thiên An Môn) và nhất là bất ngờ vì
vũ khí hiện đại của công an: Roi Điện.
Nhưng chúng tôi vẫn chưa chịu thua.
Ngay sáng hôm đó, thư ký của Ban Tự Quản đã dùng máy đánh chữ
thảo lời kêu gọi rồi anh em chia nhau đi KTX các trường ĐH Pháp
Lý Bình Triệu- Nông Lâm- Sư Phạm Kỹ Thuật ở Thủ Đức, Bách Khoa
ở Q.10 (rất gần với Ngô Gia Tự) hẹn nhau tụ họp tuần hành để
phản đối công an đàn áp sinh viên.
Chiều hôm ấy, Nguyễn Sơn Thủy Hùng và Ban Tự Quản Sinh Viên KTX NGô Gia Tự bị bắt nguội.
Tối hôm đó (10/09/1989) các chiếc xe chở sinh viên từ Thủ Đức
về của ĐH Nông Lâm, Sư Phạm Kỹ Thuật, Pháp Lý bị chặn ở cầu
Saigon, cầu Bình Triệu và cầu Bình Lợi. Lực lượng công an ép
các tài xế phải quay đầu.
Lực lượng sinh viên Bách Khoa bị hơn tiểu đoàn công an chặn ở
ngay cổng, không thể ra ngoài đành lên lầu cao lấy chai lọ vật
cứng ném như mưa xuống bọn chó săn.
Ở KTX Ngô Gia Tự, hàng tiểu đoàn công an khóa chặt cổng và áp
sát hàng rào. Có anh em sinh viên leo lên cổng hoặc hàng rào hô
to phản đối là lập tức bị mưa dùi cui quật té vào trong.
Một lần nữa bạo lực cách mạng lại thắng mấy chàng thư sinh trói gà không chặt.
Chúng tôi đành chịu thua khi Ban Quản Lý KTX ra lệnh không cho
phép sinh viên các lớp đã tốt nghiệp được ở lại KTX như thông
lệ các năm trước. Còn sinh viên các lớp dưới phải về quê nghỉ
hè lập tức. Thế là tan hàng. KTX Ngô Gia Tự lập tức vắng như
chùa bà Đanh.
Nguyễn Sơn Thủy Hùng bị treo bằng tốt nghiệp, còn các sinh viên
khác ở trường Y, Dược trong Ban Tự Quản bị lưu ban 1-2 năm, có
người bị đuổi học.
Có lẽ sự kiện này và tinh thần của sinh viên Saigon đã vọng
đến tai ông Trần Xuân Bách dẫn đến việc ông chọn KTX Ngô Gia Tự
để nói chuyện với sinh viên Saigon chỉ 02 tháng sau khi sự kiện
này xảy ra. Tác giả Huy Đức viết là “Còn một cuộc nói chuyện
công khai nữa của ông Bách ở Ký túc xá Ngô Gia Tự, Sài Gòn, thì ngay cả
những người giúp việc cũng không biết đến. Theo ông Kiều Xuân Long, vụ
phó Vụ Công tác phía Nam của Ban Khoa giáo Trung ương tại Thành phố Hồ
Chí Minh, người đưa ông Trần Xuân Bách xuống Ký túc xá Ngô Gia Tự:
“Chuyến đi của ông Trần Xuân Bách làm cho Thành uỷ và nhiều người không
thích. Về sau ông Bách bị quy kết là đã thực hiện mục đích lôi kéo sinh
viên”. Tiếc là ông đến quá muộn! Lớp sinh viên máu lửa hầu hết
đã ra khỏi KTX và lực lượng công an vinh quang đã hoàn thành
công tác ngăn ngừa bạo loạn trong sinh viên. Kể từ đó, không ai
còn thấy có bất kỳ vụ sinh viên Saigon phản kháng nào
nữa.
24 năm đã trôi qua. Xin cám ơn tác giả Huy Đức đã giúp tôi
nhớ lại kỷ niệm đẹp những ngày cuối cùng của tôi ở Đại học,
một trong những kỷ niệm đẹp nhất của thời sinh viên. Chúng tôi
đã thua, nhưng không thất bại. Vì chúng tôi đã tỏ rõ cho nhà
cầm quyền biết rằng: sinh viên là những người quý trọng sự
công bằng và không hãi sợ cường quyền. Sinh viên sẽ mãi là lực
lượng tiên phong đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi quyền bình
đẳng, đòi dân chủ và các quyền mà Tạo Hóa đã ban cho con
người.
Rằm tháng Giêng năm con Rắn
24/02/2013
Nguyễn Phú - Cựu sinh viên đã ở KTX Ngô Gia Tự năm 1989
* (Bài này kể lại theo góc nhìn chủ quan của tác giả như
là người trong cuộc của một bạn gửi đến nhờ đăng. Xin các bạn
sinh viên đã từng tham gia vào sự kiện này cung cấp thêm cái
nhìn của các bạn. Có thể sẽ khác, rất khác hay ngược lại
hoàn toàn cái nhìn của tác giả.
Trân trọng.
Tác giả cũng đã tự nhận trước là bài này ăn theo Bên Thắng Cuộc, để đỡ mất công các “dư luận viên” bươi móc…hi hi)
Tác giả cũng đã tự nhận trước là bài này ăn theo Bên Thắng Cuộc, để đỡ mất công các “dư luận viên” bươi móc…hi hi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét