Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tin thứ Ba, 19-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Hương hồn Những người lính Pò Hèn năm ấy… đã giúp cho Tuổi trẻ đỡ HÈN?! “Hơn 30 năm nay, chúng tôi cũng mong muốn cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc không còn là ẩn ức của riêng những người lính. Câu chuyện đó cần được kể ra để nhiều người biết đến. Lớp trẻ phải biết cha ông đã chiến đấu thế nào, đã giữ những tấc đất biên cương bằng chính mạng sống và tuổi xuân của mình như thế nào. Nếu không nói, lớp trẻ sẽ không hiểu. Sao có thể để người ta nói đó là cuộc chiến tranh tự vệ của người Trung Quốc được? Những nơi diễn ra các trận chiến ác liệt đều là trên đất Việt Nam. Hiện nay, các mỏm đồi vẫn sừng sững còn đấy, là chứng nhân cho những người lính đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc.” - Suy ngẫm nhân ngày 17.2 (SGTT).
- Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung (VOA). Ông Lê Hiếu Đằng: Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy. Phải kêu đúng tên những kẻ đã xâm lược đất nước Việt Nam, chứ không thể nào tránh né được”.
2- Vòng hoa tang cho truyền thống quật cường, bất khuất chống ngoại xâm? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Những nén hương, những vòng hoa không đến được nơi tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, như đã vô tình để tang cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc ta với truyền thống tự ngàn đời. Những người lính, những người mang sắc phục ngăn cản những hành động đó, đã vô tình hay cố ý trở thành những đao phủ giáng những nhát chém chí mạng xuống lòng tự hào dân tộc và tình yêu Tổ Quốc thiêng liêng của người dân Việt Nam, thể hiện sự vô ơn bội nghĩa đối với các tiền nhân đã gây dựng đất nước này bằng cả núi xương sông máu”.  - Bài của Nhà thơ Hoàng Hưng, đã điểm chiều qua trên Quê choa: Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng (BoxitVN).  GS Tương Lai dõng dạc tuyên bố lý do buổi tưởng niệm =>
- CÒN NHỮNG NẤM MỘ NÀO QUÂN TRUNG QUỐC ĐÃ XÓA ĐI TRONG CUỘC XÂM LƯỢC NĂM 1979 (Kha Trà Phương). – Đắc Trung: CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT (Phần 1) (Phạm Viết Đào). “Theo lời kể của đồng chí Nông Thanh Phi-ao, dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn về trận chiến đấu tại pháo đài Đồn Đăng, Lạng Sơn…”. – CÁC CHỊ NGÃ XUỐNG, TRONG TRẬN ĐẦU 17/2/1979 (Mai Thanh Hải).
- Buổi sáng 17/2/1979 của một đứa trẻ may mắn thoát khỏi tay bọn bành trướng (Cầu Nhật Tân). “Ngay sau khi chúng tôi kịp thoát ra khỏi nhà, cắt rừng chạy về xuôi, lính TQ đã tràn ngập thị xã, cướp, giết, hiếp người già, phụ nữ, trẻ em. 18 cô giáo trường phổ thông cơ sở nơi tôi học đã bị lính TQ hiếp, xẻo vú, phanh thây vứt xác xuống giếng trong sân trường. Nhiều trẻ em cùng gia đình không chạy kịp về xuôi đã bị thảm sát trong đó có cả bọn thằng Coỏng bạn tôi. Cả thị xã bình yên ngập chìm trong máu, chết chóc, tiếng súng, tiếng la hét và khói lửa”. – 17-2, KHÔNG CHỈ MỘT NGÀY … (FB Lê Đức Dục/ NBĐ).
- BẢNG VÀNG 52 ANH HÙNG ĐƯỢC PHONG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (Phạm Viết Đào).
- Sự kiện 17/2 trên mặt báo (Nguyễn Vĩnh).  - Hoan hô báo Tuổi Trẻ, chậm còn hơn không: Không ai quên ngày 17-2 (TT). Nhưng một độc giả méc là cả bài không hề dám nhắc tới 2 từ “Trung Quốc”, nhưng không sao, bài hôm qua TT đã dám gọi tên TQ mà:  Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979. Độc giả còn cho biết, đến tối hôm qua bài này mới xuất hiện, nhưng thấy trên bài báo ghi 08:10.
- Huỳnh Văn Úc: Im lặng là vàng (Nguyễn Tường Thụy). “Im lặng là vàng/ Nhưng lại là vàng mười sáu chữ/ Là loại vàng của loài quỷ dữ./ Im lặng là hèn/ Hèn với tổ tiên, hèn với tiền nhân/ Hèn với nhân dân/ Hèn với đồng bào, đồng chí/ Hèn với anh hùng liệt sĩ…”. – “Dĩ hòa vi quý” hãy dĩ “hèn” vi”ghế” (DLB).
- 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979 (Thiếu Long). Các blogger “tưởng niệm” các anh hùng, tử sĩ và những người dân vô tội đã hy sinh trong cuộc chiến này, không phải “kỷ niệm”.
- Mời xem lại: Trần Trung Đạo: “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình qua quan hệ Việt Trung (Trần Trung Đạo).
Thủ tướng thăm tên lửa phòng vệ bờ biển (BBC). Nhưng ở trong đất liền thôi nha TT, đừng nổi hứng ra ngoải, tàu hải giám nó bắt, mệt lắm đó!  - Tên lửa hải quân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc (TN). - Thủ tướng thị sát tên lửa bờ ở Bình Thuận (TT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion (ANTĐ). - Thủ tướng thị sát ‘lá chắn thép’ của Hải quân (VNN).  – ‘Không mục tiêu nào có thể lọt vào vùng trời Hà Nội’ (VNE).
Trung Quốc phản pháo cuộc chiến pháp lý Biển Đông thế nào? (KT). - Sĩ quan Trung Quốc nói sẽ đá Mỹ khỏi khu vực (TN).
- Trung Quốc tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông (RFI). Chính sách biển của đảng Cộng sản Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển”.
Đối thoại Shangri-la cảnh báo tranh chấp Biển Đông (PT).
Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập hải phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI). - Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Bảy lý do không bùng nổ chiến tranh (PLTP). - Trung Quốc và “ván bài lật ngửa” (PLTP). - Nhật sẽ không công bố bằng chứng vụ TQ chĩa radar (TTXVN). - Trung Quốc có bước qua được ’lời nguyền’ Nhật Bản? (ĐV).
“Viên ngọc” mới hay chiến lược “tây tiến” của Trung Quốc? (LĐ). - Pakistan bàn giao 1 cảng chiến lược cho Trung Quốc (TTXVN).
- Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn). Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook.
- Nguyễn Hưng Quốc: Viết và viết lại lịch sử (VOA’s blog). Chửi nhà Nguyễn, rồi sau đó, công nhận một số đóng góp của nhà Nguyễn là quyết định của họ. Phủ nhận Tự Lực văn đoàn, rồi sau đó, ca ngợi Tự Lực văn đoàn cũng là quyết định của họ. Cả việc viết và viết lại lịch sử đều nằm trong tay họ”.
- Minh Diện: HẬU HỌA “GIẢI PHÁP ĐỎ” CỦA NGUYỄN VĂN LINH (Bùi Văn Bồng).
- Chưa kịp hóa Rồng … (RFA). Chửa kịp hóa rồng rắn đã sang/Rắn khoe mười sáu chữ siêu vàng/Biển Đông đừng chết lâm sàng nhé/Phương Bắc còn nguyên rắn hổ mang”.
- Phim trắng đen, tiếng Pháp – Anh, có phụ đề tiếng Việt về điều 88 – đàn áp bất đồng chính kiến:  88 – The Repression of Cyber Dissidents (Vietnamese) (Ela Gancarz).  – Số nhà báo bị cầm tù hoặc giết chết tăng cao trên toàn thế giới (Japan Times/ TCPT).
- Thông tin cần biết !: MẶT THẬT VIỆT TÂN 2 (DĐCN). Mời xem Kỳ 1 đã điểm sáng qua. Nhưng ông Lê Nguyên Hồng, người vừa khẳng định “chắc chắn rằng đến hôm nay tôi cũng không phải là người của VT”, đã có bài “đáp lại”:  - Thông tin của Nguyễn Phương Anh về Đảng Việt Tân: Lệch lạc và lạc hậu! (DCTDVN)). Chưa muốn bàn tới nội dung của những bài viết này, song có một điều dễ thấy và cần phải nói, từ thực tế. Đó là trong mấy năm qua, có quá nhiều người bị nhà cầm quyền bắt giữ, đặc biệt là lớp trẻ, trong đó có cáo buộc dính líu tới Việt Tân. Trong khi tiếng xấu, nghi ngại từ dư luận trong nước (không phải trong chính quyền) về tổ chức này dường như ngày càng nhiều.
Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam (ND).
- Thương lượng nền dân chủ (Negotiating Democracy) (Zetamu).
3< - Nông dân Văn Giang bước vào sản xuất vụ xuân với tinh thần và ý chí quật cường (Cầu Nhật Tân). - Xuân Quan xuống đồng đầu xuân (Nguyễn Tường Thụy).  - Thông điệp Văn Giang: Quyết không lùi bước! (Phương Bích).
- Cồn Dầu và Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” (NQ&TD).
- Đỗ Như Ly: KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC (BoxitVN). “Đấy là suy nghĩ đầu tiên của tôi khi được đọc thư của ông Phan Trung Lý thay mặt cho Ủy ban Dự thảo sửa Hiến Pháp 1992 gửi trả lời ông Nguyễn Đình Lộc.”
- Hồ Quang Huy: SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: QUYỀN LỰC CỦA NHÂN DÂN PHẢI TRẢ LẠI CHO NHÂN DÂN (BoxitVN).
- Về bài đã điểm hôm qua trên báo QĐND: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình, BBC có bài: Bỏ điều 4 ‘đe dọa sự tồn vong dân tộc’. Vậy là theo mấy tay lý luận của đảng thì dân tộc ta chẳng những không có mùa xuân trước khi có đảng, mà đảng còn sinh ra cả dân tộc Việt Nam nữa à? Đất nước có mấy ngàn năm lịch sử trước khi có đảng, dân tộc VN mất hết rồi cho tới khi đảng ra đời làm cho cả dân tộc sống lại?
- Đừng trói Hiến pháp ‘bằng vòng kim cô’ (BBC), đề cập tới bài phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng, đã điểm chiều qua: ‘Không thể vượt lên với vòng kim cô quanh đầu’ (VNN). “Quyền lập hiến của nhân dân trước hết thể hiện ở quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Khi mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, thì mọi quyền lực đều chỉ hợp pháp khi được nhân dân phân chia”. 
- Hiến pháp 2013: Con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó (DLB). – Giải thích, giải trình, giải mã, giải bày, giải độc Nghị quyết 38/2012/QH1 của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng.
- ThS. Phan Đăng Thanh, Luật sư Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh: TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN CỦA PHAN CHU TRINH (QHVN). - Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946 – Mai Thái Lĩnh (Cùng viết HP).
- Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ (RFI). GS Tương Lai: Trong kiến nghị đó, có những vấn đề mà trước đây chỉ cần nói đến là đủ để bị quy kết là ‘phản động’, ‘phản cách mạng’, ‘lợi dụng dân chủ để phá hoại định hướng xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn định hướng tư tưởng’, v.v…. Bây giờ, đoàn đại biểu mang kiến nghị giữa thanh thiên bạch nhật”.
- Phỏng vấn Thẩm phán Phạm Quang Tuệ, Thẩm phán Liên Bang của tòa án San Francisco, Hoa Kỳ: Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt (RFA). Điều 4 Hiến pháp nói đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là nó sao chép lại điều 6 của hiến pháp Liên Xô, mà Liên Xô thì đã sụp đổ hồi 1991, và với điều 4 này Đảng Cộng sản Việt nam giam hết tất cả các phần còn lại của bản hiến pháp. Không còn phân quyền, không còn cái gì hết. Cho nên phải lấy Đảng Cộng sản ra khỏi hiến pháp thì mới có một bản hiến pháp thực sự được”.
H2- Cũng liên quan tới chuyện sửa đổi Hiếp pháp, độc giả H.L. gửi tấm ảnh chụp tại khu di tích Nguyễn Sinh Sắc ở Sa Đéc, Đồng Tháp (BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM) với lời bình: “BTV hãy nhìn cho kỹ bản yêu sách của Nhân dân An Nam, ký tên đại diện là NAQ, xem có giống với những yêu sách trong Kiến nghị 72 không? Hóa ra, những cái quyền đó dân ta đòi hỏi ở bọn thực dân Pháp và bây giờ chúng ta đang đòi ở chế độ thiên đường XHCN“. Ngày xưa, cụ Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân An Nam đòi thực dân Pháp các quyền này: “Quyền tự do báo chí và ngôn luận; Quyền tự do lập hội và hội họp; Quyền tự do xuất dương và đi du lịch nước ngoài; Quyền tự do giáo dục thành lập các truờng kỹ thuật chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ học. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật…”. Gần 100 năm sau, “dân An Nam” tiếp tục đòi các quyền này nhưng không phải từ thực dân Pháp mà từ hậu duệ của cụ Nguyễn. Thế mà suốt ngày chúng cứ kêu gọi mọi người học tập và làm theo ông cụ! Còn đây nữa: Lễ phát động Tết trồng cây “đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2013 (GD&TĐ). Không sợ cụ bật dậy vặn cổ chết hết à?
- Về bản “Kiến nghị 72” và tài liệu tham khảo là “Dự thảo Hiến pháp 2013”, có một điều thú vị, xin tạm đặt tên cho nó là “Nỗi sợ hãi của cường quyền”, liên quan tới phản ứng từ giới đang nắm quyền sinh sát ở đất nước này.
Từ khi hai văn bản trên được công bố cho tới nay, đã được gần 1 tháng, ngoài sự hưởng ứng hết sức nhiệt tình của nhân dân khắp trong, ngoài nước qua hơn 4.000 chữ ký, rất nhiều bài viết, phản hồi của độc giả hàng ngày, và một thăm dò dư luận nho nhỏ, thì cũng có những ý kiến trái chiều. Trong những ý kiến trái chiều lại có thể phân làm 2 dạng, một từ những người muốn níu giữ quyền lực tuyệt đối của đảng CSVN, hạn chế tối thiểu quyền tự do của dân, một thì ngược lại, họ cũng muốn có những thay đổi tương tự đòi hỏi trong bản “Kiến nghị 72”, nhưng quá ngao ngán, không còn tin ở những người cộng sản nữa, nên cho rằng “kiến nghị” chỉ mất công, thậm chí làm lợi cho CSVN.
Ngoài ra, có một số rất nhỏ không đáng kể, người thì chỉ vì những tự ái sĩ diện vu vơ, người thì cảnh giác quá độ với những thủ đoạn của cộng sản mà không tán thành bản kiến nghị. Thế rồi, thực tế đã cho những ai còn nghi ngờ sức mạnh và hiệu quả của bản Kiến nghị ngày càng “tỉnh” ra thêm. “Nỗi sợ hãi của cường quyền” đã bộc lộ dưới nhiều bộ mặt khác nhau, đó là:
+ Không “dám” công bố bản Kiến nghị và Dự thảo một cách quang minh chính đại, bất chấp một thực tế hiển nhiên là nó có giá trị rất cao về khoa học lập hiến; lờ đi để cho hầu hết các báo đài phải “tự hiểu”, hoặc bằng chỉ thị ngầm, làm cho họ phải “câm miệng”.
+ Nhưng lại không “dám” cho phép có những bài “bút chiến” với những người khởi xướng “Kiến nghị 72”, “Dự thảo Hiến pháp 2013” vì sợ “lợi bất cập hại”.
+ Xuất hiện rất nhiều những phản hồi “lạ”, bị độc giả cho là các “Dư luận viên” của tuyên giáo, bằng đủ các lời lẽ từ chia rẽ tinh vi, hạ thấp giá trị bản Kiến nghị, cho tới nhục mạ vô văn hóa, đe dọa trắng trợn đích danh cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, người dẫn đầu đoàn đại biểu trao bản Kiến nghị.
+ Đặc biệt, một biểu hiện chưa từng có, ở tầm “vĩ mô”, mà chúng tôi thấy cần phải sớm để công luận được biết một phần. Đó là phản ứng của người lãnh đạo cao nhất của Quốc hội, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng. Ngay giáp Tết, đã có ít nhất một người giữ vị trí rất cao trong Quốc hội mang “thông điệp” của ông tới trực tiếp cho một vị trong nhóm khởi xướng – trao bản Kiến nghị, với đòi hỏi mang tính “ngăn chặn”. Thế rồi, không biết có phải do “thông điệp” đó đã tỏ ra không hiệu quả, nay cần có biện pháp “dụ khị” nào đó, hay đã có sự thay đổi quan điểm từ cấp “cung đình”, mà hôm qua, ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết, lại có một nguồn tin được đưa tới, rằng ông chủ tịch dự tính có cuộc gặp, trao đổi với nhóm trao Kiến nghị.
Dù cho tất cả biểu hiện của nỗi sợ hãi nói trên vẫn chưa đem tới sự thay đổi nào trong hành động của giới cầm quyền, nhưng chắc chắn nó đã là một dấu mốc đáng kể, thậm chí là bướt ngoặt cho cuộc tranh đấu của nhân dân VN cho quyền tự do của mình, kể từ khi “có đảng”.
- Định vị vai trò các thành phần kinh tế trong Hiến pháp (VNN).
- Bùi Tín: Vài chuyện đã rõ về ông Hồ (VOA’s blog). Do văn hóa thấp, mới học hết bậc tiểu học, lại còn quá trẻ nên khi đọc bài của Lenin về giải phóng dân tộc, ông đã nhẹ dạ theo ngay Mác, Lenin , rồi Stalin, rồi Mao cho đến suốt đời, cả sau khi chết … Đến khi chết ông vẫn hài lòng nghĩ mình là một lãnh tụ yêu nước và cứu nước. Theo tôi một nhà lãnh đạo dân tộc mà yêu nước kiểu như vậy thì bằng mười làm hại đất nước, dân tộc, thà ông không yêu nước thì có khi lại là may cho nhân dân. Hiện ta thua xa Thái Lan, Inđonesia, Singapore, Malaysia… là vì vậy”.
- ĐỐI THỦ ĐÁNG NỂ NHƯNG DỂ BỊ LỪA (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trong vở kịch này, kép đẹp vai phản diện là kép Ba Dũng. Kép độc là anh Tư Sang và kép mùi là Bác cả Lú và dàn diễn viên Ban chấp hành Trung ương khóa XI, dưới sự dàn dựng của tập thể 14 Đạo diễn Bộ Chính trị. Kịch tính được đẩy lên đến cao trào trong trường đoạn Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 và với cái kết rất ư là hòa bình hữu nghị ngọt ngào, thắm tình đồng chí quần không miếng vá hai túi đầy Đô la, phe ta đều an toàn, chẳng ai nhấc đít khỏi ghế Bộ Chính trị nhưng đắng như lá ngón (3) nơi yết hầu của quảng đại dân chúng”.
- Long An: Tin người TQ thuê đất ruộng không chính xác (TTXVN). “Theo ông Lê Minh Đức, trong ngày 18/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An đã cử đoàn công tác đến địa bàn xã Hòa Phú xác minh nhưng không gặp được anh Trần Minh Nhu. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang khẩn trương thanh tra để trả lời trước dư luận”. Chưa gặp người trong cuộc để xác minh, vẫn còn đang thanh tra mà đã bảo là “không chính xác”?
- Thủ tướng viết chưa sạch lỗi chính tả (FB Mr. Do/ Trương Duy Nhất). 
Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyên: Tôi không giật mình câu Thủ tướng hỏi (TT).
- Lê Trung Thành: Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai? (BoxitVN).
- Phan Hữu Tích: Chống tham nhũng – VIỆT NAM CÓ CHỊU HỌC SINGAPORE ? (Bùi Văn Bồng).
- ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc (VNN). - Đại biểu Hoàng Hữu Phước sẽ xin lỗi ông Dương Trung Quốc (TN). - Tác giả bài viết “tứ đại ngu” và những luận đàm về các dự án Luật (GDVN). - Bài ‘tứ đại ngu’: ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc (TP). - Một hành xử thiếu văn hóa… nghị trường(PLTP). - Đại biểu quốc hội xúc phạm nhau: Luật chưa đề cập (TT).
- GS Hoàng Tụy: Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn (Tia sáng).
4<- Người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” (DV). - Kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa” (TN).
Không được đào tạo, cán bộ dễ sa ngã hơn (TT). - Bộ Tài chính họp bàn giao và phân công nhiệm vụ (TP). - Ban hành Quy tắc ứng xử của công chức hải quan (HQ).
Nhân rộng thi tuyển công chức qua máy tính (TT). - Nhân rộng hình thức tuyển dụng công chức qua… phần mềm (PT).
Chặn đứng các quy định… trên trời (PLTP).
Vụ phó trưởng công an xã bắn người bị còng tay: Công an tỉnh nói nổ súng là đúng (TN).  - Vụ phó công an xã bắn người bị còng tay: “Tôi nổ súng vì bị tấn công” (PLTP). - TP HCM xôn xao vì thiếu úy cảnh sát cầm đầu băng cướp sòng bạc bằng súng (PT).
Nhiều cán bộ hải quan bị “khủng bố” (LĐ).
Xử lý cán bộ liên quan vụ phá rừng (TN).
Khổ vì mất giấy tờ – Kỳ 2: Một kiểu tống tiền (TN). - Đặt tiền hoặc tài sản thay thế tạm giam: Phải có Hội đồng định giá tài sản (DV).
- Xung quanh vụ tàu New Horizon đang neo tại cảng Karachi (Pakistan): Tàu New Horison đã được chủ trương cho phép bán để thu hồi vốn (LĐ).
- MÙNG HAI ĐI CHƠI SÓC TRĂNG (Hai Lúa). “Thôi thì nhìn cái biểu ngữ tung hô này của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng treo, vẽ đầy các ngả đường mà cũng thấy ‘vui lây’, nhất là Đảng bộ Sóc Trăng sáng tạo thêm khẩu hiệu ‘Học tập……theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh’ VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VĂN MINH”.
- Lời kinh bá đạo trong lễ khai hội xuân Yên Tử (DLB). – TỈNH PHÚ THỌ NHẠO BÁNG LỊCH SỬ, KIẾM TIỀN CỦA ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC (Tễu). – Bói rong, gửi xe chặt chém ở Đền Trần (Infonet).
Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện (DV).
- Hải Dương thừa nhận có đốt pháo (TT). – Xác pháo ngập đường, Hải Dương lúc nói không khi bảo có (Sống mới).   – MỚI ĐẦU NĂM, CHỦ TỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÃ BÁO CÁO LÁO ! (DT/ Tễu).  – Lý do tỉnh Hải Dương phát ngôn trái chiều chuyện đốt pháo (ĐV). - Lạy (PLTP). - Đốt pháo ở Hải Dương: Từ “tâm phục” đến “khẩu phục” (DT).
- Nguyễn Ngọc Già – Không cứu nổi “căn hộ”! (1) (Dân luận). “Họ đã quá xem thường tư duy kinh doanh hiện đại kết hợp với phong tục, tập quán còn mang nặng chất tiểu nông lạc hậu của người Việt, bởi thế, họ có ‘chết’ cũng là cái giá phải trả cho sự chủ quan, kém hiểu biết và ngạo mạn từ những ‘project’, những chỉ số kinh tế đẹp như mơ…”.
- Trở lại vụ cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà (LĐ). “Thanh tra Thành phố cũng kiến nghị: ‘Việc sử dụng đất của tổ chức và các hộ gia đình trong khuôn viên đất của Trường ĐH BK diễn ra từ trước năm 1993, các hộ đã sử dụng ổn định trong thời gian dài. Do đó để việc xử lý thống nhất, đồng bộ, đảm bảo an ninh trật tự địa phương, đảm bảo đời sống của người dân’.” – Viết tiếp vụ cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà: Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân (DLB). - Mòn mỏi chờ cấp giấy chủ quyền nhà (TN).
- Tầng thứ 10 của đạo đại gia (Đào Tuấn). “Trung sách trước là hối lộ quan nha để được nợ thuế. Sau là thuê tàu ngầm Mỹ, mướn du thuyền Nga, hỏi cưới Maria Ozawa xứ mặt trời mọc. Bọn mõ sĩ tất đưa các hạ lên trang nhất, bàn tán cả năm. Đám chủ nợ nom thấy khiếp vía không khéo còn mang tiền cho vay thêm… ”.
- Hội chứng khoe của tại Việt Nam (Việt Vùng Vịnh). GS Jay Zagorsky đã nói: Không có mối liên hệ giữa sự thông minh và giàu có. Nguyên văn: “Your IQ has really no relationship to your wealth.” Qua bài này thì BTV tui thấy rằng, dường như ở xứ ta có mối liên hệ giữa văn hóa và sự giàu có, nhưng chúng tỉ lệ nghịch với nhau. Mời xem lại: “Đại gia bí ẩn” tặng vàng thỏi cho nhiều nạn nhân sóng thần Nhật (DT).
5- Kính gửi các đồng chí hay đọc báo mạng (DLB). - Loa phường sẽ không còn là nỗi ám ảnh? (PLVN). = >
- Nghiện Quyền lực (Gốc sân).
- Báo Nhân Dân cũng tham gia quảng cáo cho Dâm thư (Đông A).
- Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (TTXVN). – Huy Đức: Bên Thắng Cuộc – Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (Dân Luận).
- Campuchia – “Căn cứ địa bành trướng” của Trung Quốc (Bùi Văn Bồng). – Liệu Trung Quốc có trở thành số 1?  (Foreign Policy/ Gốc sân).
- TQ không muốn Giáo hoàng mới ‘can thiệp’ (BBC). – Bắc Kinh hy vọng tân Giáo Hoàng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc (RFI). - Ai là người kế tục Giáo hoàng Benedict XVI? (LĐ).
Ông Lý Quang Diệu dự đoán về Trung Quốc (DT). - Trung Quốc ‘dời đô’ – Đâu là sự thật? (VNN). - Người Trung Quốc ngày càng mất niềm tin vào nhau (ANTĐ).
- Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên (BBC). - Hé lộ kho tên lửa Triều Tiên (TN). - EU thắt chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên (VOV). - Mỹ-Trung khẩu chiến vì vụ Triều Tiên thử hạt nhân (TTXVn).  Dân Trung Quốc biểu tình phản đối Triều Tiên thử hạt nhân (GDVN).
- Moscow mở vụ xử luật sư quá cố (BBC).

- Dạy con kiểu Lái Gió (Người Buôn Gió). “Câu chuyện này bọn độc tài muốn gửi gắm ý của chúng là – Chúng có bảo gì thì cũng phải kiên nhẫn mà làm theo , dù vô lý, trái đạo. Còn không chịu làm theo thì sẽ bị hậu quả ngay. Đây là chúng lồng ý của chúng vào Phật Bà nhằm đe doạ nhân dân không được trái ý chúng. Chứ bố nghĩ Phật Bà thật sự không đời nào ác như vậy”.
- Bài Tứ đại ngu, ông Dương Trung Quốc: Không có chuyện thắng thua (TT/GDVN). – GS Nguyễn Minh Thuyết và bốn điều đáng buồn về ông Hoàng Hữu Phước (Infonet). – Quên mình là đại diện của dân (LĐ). - ĐB Quốc lên tiếng sau khi ĐB Phước xin lỗi (VNN). – Ông Dương Trung Quốc nhận lời xin lỗi (TP). – ‘Quốc hội nên có ý kiến về đề nghị bãi nhiệm ĐBQH Hoàng Hữu Phước’ (GDVN).  – ÔI GIỜI HOÀNG HỮU PHƯỚC (Văn Công Hùng). “Cái kiểu hiệp thương lấy được, nửa cưỡng bức nửa đe nẹt như lâu nay sẽ còn nhiều Hoàng Hữu Phước lọt vào quốc hội nữa cho mà xem…” – Ông Hoàng Hữu Phước tiếp tục mắc sai lầm! (Hà Hiển).
- Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ chúc Tết ngành Tài chính- Hải quan (HQ). Độc giả L.B. gửi tin này với câu hỏi: “Bọn này đào bứng trộm cây xanh hay sao đây?
- Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở ĐBSCL: Người Trung Quốc “lặn” mất khi đoàn kiểm tra đến (TT). – Sóc Trăng: Nông dân bị “cò lúa” lừa hàng tỷ đồng (CATP).
KINH TẾ
- FDI vào Việt Nam năm 2013 dự kiến tăng mạnh (VOA).
Báo động đỏ về suy giảm tín dụng (VnEco). - Nên điều chỉnh tỷ giá trong quý 1-2013 (TP).  - Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bỏ ngỏ đạo đức nghề nghiệp (Sống mới). - Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ – Kỳ 2: Phí cao, chất lượng thấp (TN). Từ mới cần cho vào từ điển: “ATM = Ách tắc mãi”. - Nhân viên Ngân hàng: “Chưa năm nào ăn Tết thảm hại như năm nay” (GDVN).
Người dân mua vàng lấy hên (SGGP). - Vàng tăng giá nhờ lực mua sau Tết (VnMedia).
- Sôi động phiên giao dịch đầu năm của thị trường chứng khoán (VTV). - Nhà đầu tư lạc quan (TN).
Kỳ vọng vào thực thi (TN). - VCG: Cuối năm 2012 dư hàng tồn kho gần 7.500 tỷ đồng, chiếm gần 26% tổng tài sản (CafeF). - PVF lỗ hợp nhất gần 136 tỷ đồng trong quý 4/2012 (CafeF).
Khoan thư sức… doanh nghiệp (LĐ).
Ngành du lịch sẽ “chết” vì nạn “chặt chém” (TT).
Ngư dân phấn khởi vươn khơi bám biển (SGGP). - Lộc biển đầu xuân (TN). - Ngư dân nhận “lộc” tôm hùm giống (DV).
Đồng bằng sông Cửu Long: Sau tết, lúa chín, đợi người mua… (LĐ).
Lo ngại Trung Quốc trồng thanh long (TBKTSG/GDVN).
- Tìm cơ hội làm ăn năm 2013: Tập trung vào nghề “tay phải” (TT).
6<- Chàng trai “quản lý” 250 đàn ong (TN).
- Thị trường tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng cao nhất Châu Á (VOA).
Bát nháo phí môi giới xuất khẩu lao động (TT).
- “Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường” (TTXVN).
- Nếu Air Mekong ngừng bay, chuyện không bất ngờ! (GDVN).
Công ty của “Cường đôla” thoát lỗ (Vietstock).
Năng lượng thông minh, “mỏ vàng” còn bỏ ngỏ! (Thiên nhiên).
- Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm (BBC).
- Thủ tướng Nhật gây áp lực đòi Ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ (RFI).
Mỹ: G-20 cần phải giải quyết vấn đề “chiến tranh tiền tệ” (VEN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chính thức trao bằng di tích quốc gia đặc biệt, khai hội xuân Yên Tử (DT).
Săn cổ vật Óc Eo – Kỳ 2: Chiếm lấy cổ vật nhà chùa (TN).
Nhiều nơi mở hội du xuân (TP). - Hàng vạn người thưởng lãm hội đua ngựa truyền thống (PLTP). - Sôi nổi hội đua ngựa giữa lưng trời mờ sương (LĐ). - Độc đáo lễ hội cầu duyên ở Tuyên Quang(Soha). - Về hội Triều Khúc xem “con đĩ đánh bồng” (DV). - Hội chùa Hương đông “méo mặt” (LĐ). - Chen chân “vay nợ” bà Chúa kho đầu năm (GDVN).
7Cảnh báo biến tướng lễ hội – Kỳ 4: Rải tiền nơi cửa Phật (TN). - Đền Trần – Nam Định: Chưa khai hội đã “chặt chém” du khách (LĐ). - Ùn tắc khi vãn cảnh chùa (LĐ). - Lễ hội: bệnh cũ tái phát (TT). - Thông điệp buồn từ các lễ hội (DT). - Ẩm thực… xảo trá! (LĐ).
- Lễ thức thiêng ngày tết ở bản La Hủ (DV). =>
- Nguyễn Nguyên Bảy: Tụng ngày mở cửa (Trần Nhương).
- Vũ Quần Phương: Bản sắc Thiền Việt Nam trong Thơ Thiền Lý Trần (Trần Nhương).
- Cuốn sách có cái tên kỳ dị: Dị-nghị-luận, Đồng-chân-dung của Nhà văn Đăng Thân lọt vào TOP 20 sách bán chạy nhất. Mời xem thêm tọa đàm về cuốn sách này.
- Ảnh “độc” về VN trên website hài hước lớn nhất TG (Kiến thức).
- Trịnh Kim Thuấn: Rắn báo oán – Vụ án Lệ Chi viên (Trần Nhương).
- Người mang hồn dân tộc sang châu Mỹ Latinh (DV).
- London, những góc hiếm thấy (BBC).
- PGS TS.Nguyễn Trường Lịch: Tưởng nhớ Pablo Neruđa –nhà thơ chiến sĩ (Trần Nhương).
- Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt (BBC).
- Truyện ngắn chưa từng được công bố của Kawabata (RFI).

- CHÙM THƠ NGUYỄN THỤY KHA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Về nơi ngoa truyền “rắn báo oán”: Trái tim như ngọc sáng ngời (NNVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phỏng vấn PGS-TS Phạm Bích San – Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam: Đổi tên hai viện khoa học: Có tạo bước đột phá trong khoa học? (LĐ).
- ĐH của Việt Nam lọt “top 200” các trường ĐH khu vực Châu Á (LĐ). - Trường nào cũng nhận là đại học nghiên cứu (TN).
- Tuyển sinh 2013: Khuyến khích các trường tuyển sinh riêng (TP).
Vì sao dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế? (VNN).
Lên chức mà buồn! (TN). - Các cấp CĐ Giáo dục Hà Nội: Chăm lo cải thiện đời sống giáo viên (LĐ).
8<- Nữ sinh người dân tộc Ê đê chuyên “săn” học bổng nước ngoài (DT). - Ước vọng của cô học sinh nghèo (PLTP).
- Những “người hùng” thầm lặng sau giảng đường (Kênh 14).
- Giáp Văn Dương: Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ (TVN). Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Trong suốt thời phổ thông và đại học, tôi chưa từng một lần nghe các thày cô của mình nói đến con người tự do, vì bản thân họ cũng không có ý niệm này”.
Ngày đầu đi học sau tết: Ít học sinh vắng (TT). - “Lì xì” để học sinh không uể oải sau tết (ANTĐ). - “Tái khởi động” đầu năm (PNTP).
Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng (KP/GDVN).
- Infographic: Những quốc gia có nên giáo dục phát triển nhất thế giới (GenK).
- Nền khoa học chỉ như con số không nhưng vẫn ham mơ Vóc dáng của “Thành phố khoa học” tương lai (QĐND).
- Thiên thạch từng rơi vào Việt Nam (24h). - Tìm được mảnh vỡ thiên thạch làm 1.200 người Nga bị thương (ANTĐ). - Trái đất đang bị đe dọa bởi thiên thạch? (ANTĐ/ DT).  – Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú đầu năm 2013 (RFA). - Phi công Nga kể lại vụ thiên thạch Ural sượt qua đầu máy bay (GDVN). - Giới khoa học Nga tiến hành nghiên cứu mảnh vỡ thiên thạch (VOV).
- Paris “trọng Ấn, khinh Trung” trong việc chuyển giao công nghệ (RFI).

- Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013: Ngành giảm chỉ tiêu, ngành tăng ưu đãi (HNM).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Người đến khám bệnh tăng đột biến (LĐ). - Bệnh nặng do bác sĩ tắc trách (TN).
Bất an thực phẩm đường phố mùa lễ hội (TP). - Ô hay? (LĐ).
Khai xuân, dân công sở bơ phờ vì say rượu (VNN). - Giới công sở TP.HCM “trẩy” chùa, cầu phúc đầu năm (VNN).
100 người vây bắt người cha thiêu 2 con trong ngày Tết (Infonet/ Zing).
- Bức xúc nạn sư giả, ăn xin “bủa vây” lễ hội (VNN).
- Không có chuyện cướp hoa ở đường hoa xuân Đà Nẵng (VNN). – Đà Nẵng: Không có chuyện người dân “cướp” hay “tranh giành” hoa (DT).
- Chỉ trong 6 ngày, cả nước có 25.000 người bị tai nạn giao thông (DV).
- Đám cưới xúc động của chàng trai tật nguyền và cô dâu xinh đẹp (DT).
Nguy hiểm nghề đào giếng thuê (TP).
Phú Yên: Dầu vón cục tấp đầy bãi biển (PLTP).
Những người xông đất địa đạo Củ Chi (TP).
Bài báo xúc phạm VN là sai lầm đáng tiếc của vị giáo sư Standford (GDVN).
- Cận cảnh chú rắn khổng lồ hung bạo nhất hành tinh dài 8 mét (Ngôi sao).
- Chiến dịch ngăn chặn săn bắt động vật hoang dã đạt thành quả (VOA).
- Biểu tình ‘Tiến lên về khí hậu’ tại thủ đô Hoa Kỳ (VOA).
Nhân viên BBC đình công phản đối giảm biên chế (LĐ).
Lũ lụt tại Indonesia, Mozambique: Hơn 100 người thiệt mạng (SGGP).

- Bí ẩn thượng nguồn sông Gianh: Tộc người sợ ma nhất thế gian (NNVN).
QUỐC TẾ
- Các ngoại trưởng Châu Âu họp bàn về cấm vận vũ khí Syria (RFI). - Châu Âu chia rẽ vì Syria (TN). - Tổng thống Assad tự tin giành chiến thắng (GD&TĐ). - Liên minh châu Âu gia hạn 3 tháng trừng phạt Syria (TTXVN). - ICC có thể được yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh tại Syria (VOA). - Liên Hợp Quốc công bố báo cáo về bạo lực tại Syria (VOV).
Israel điều tra vụ điệp viên chết bí ẩn (TP).
- Tổng thống Venezuela về nước sau hai tháng điều trị ở Cuba (RFI). – Ông Chavez trở về Venezuela từ Cuba (VOA). - Tổng thống Chavez đã trở về Venezuela (PT).
9
- Dân Pakistan biểu tình phản đối đợt tấn công người Hồi giáo Chiite (RFI). – 5 người chết trong một cuộc tấn công tự sát ở Pakistan (VOA). Binh sĩ Pakistan chạy tới hiện trường sau một vụ đánh bom ở Peshawar, ngày 18/2/2013. =>
- Châu Âu thông qua kế hoạch huấn luyện quân đội Mali (RFI). - EU chính thức triển khai sứ mệnh huấn luyện tại Mali (VOV).
7 người nước ngoài bị bắt cóc ở Nigeria (VOA).
- Kinh tế sa sút : Mua bán vũ khí trên thế giới giảm sụt (RFI).
- Nước Mỹ nghỉ lễ vinh danh các vị tổng thống (VOA). – ‘Các nhà lập pháp Mỹ công du bằng tiền của chính phủ nước ngoài’ (VOA).
Tổng thống Chavez bất ngờ trở về (TN). - Tổng thống Chavez về nước trong sự chào đón của người dân (VOV).
Hải quân Nga bắt đầu trỗi dậy với tuần dương hạm hàng vạn tấn (ANTĐ).
Cử tri Armenia đi bầu tổng thống (VOA).
- Cánh al-Qaida ở Iraq nhận thực hiện một loạt các vụ đánh bom (VOA).
- ‘Cần hành động để giải quyết vi phạm nhân quyền tiếp diễn ở Miến Ðiện’ (VOA).
- Vụ “Treo đầu bò, bán thịt ngựa” ở Âu Châu (RFA). – Rumani bị nghi ngờ trong vụ treo đầu bò, bán thịt ngựa (RFI).
- Ấn Độ và Anh: Tranh thủ và cạnh tranh (TN).
- Bạo động lại dấy lên ở miền nam Thái Lan (RFI).

* VTV1: + Tài chính kinh doanh trưa – 18/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 18/02/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 18/02/2013; + 360 độ Thể thao -18/02/2013; + Gương mặt thân quen – 16/02/2013; + Về quê – 18/02/2013; + Trái tim cho em – 13/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 18/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 18/02/2013; + Thời sự 12h – 18/02/2013; + Thời sự 19h – 18/02/2013.

H2Chính trị – Xã hội

Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền - SGGP  —“Là người Việt Nam, tôi có nghĩa vụ bảo vệ đất nước mình” - ANTĐ
Phải kèm theo “chống Tây chống Mỹ…thì được, nhưng những thái độ như “tưởng niệm Liệt sĩ và Đồng Bào hy sinh chống Trung cộng 1979- Hy sinh giữ Hoàng sa Trường sa   ….” là không được,đ/c TQ lỡ tay giết có bao nhiêu  đó có gì ghê gớm đâu ,ta từng nướng hàng triệu người VN cả nước để tiến lên cái thiên đường XHCN rồi  có gì đâu ,đừng nghe theo “bọn tùm lum” chống lại đ/c TQ anh em hữu hảo,láng giềng tốt 16-4 – Chúng ta mang ơn TQ nên nhớ ơn TQ chớ- Có thể,ý quên ,chắc chắn nhất định  nay mai  “toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc XHCN”  để “bảo vệ tới cùng cái sổ hưu thời  XHCN” để tiến cho nhanh lên thiên đường CS,để không Kim Un nó dẫn dân nó lên trước ta lên sau không còn chỗ- Và cùng TQ vĩ đại chống Mỹ chớ.
Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung  (VOA)  —Trung Quốc tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông (RFI)  –Âm mưu thâm độc trong những món hàng nhỏ - Thebox.vn
Thâm hiểm đèn lồng Trung Quốc (NLĐ) -“Lóa mắt” bởi hàng hóa ngoại mà không có sự tinh tường, tự hào tự tôn dân tộc trong việc chọn lựa có thể bị lợi dụng
Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt (RFA)   ——-Bỏ điều 4 ‘đe dọa sự tồn vong dân tộc’ (BBC) – Một nhà văn quân đội ở Việt Nam nói rằng bỏ điều 4 Hiến pháp “là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”.    —‘Vòng kim cô’ (BBC)
Định vị vai trò các thành phần kinh tế trong Hiến pháp (VNN) -Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão tâm đắc với điều 54 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhìn nhận công bằng vai trò của tất cả các thành phần kinh tế.
Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ (RFI)   —-Những người lính Pò Hèn năm ấy… - Tuổi Trẻ   —Chưa kịp hóa Rồng …  (RFA)
Vài chuyện đã rõ về ông Hồ (Bùi Tín -VOA) – (thư ngỏ thân gửi anh Đỗ Nam Hải)
Viết và viết lại lịch sử (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Cho đến nay, nói đến biến cố 30/4/1975, phần lớn chỉ đề cập đến chuyện miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, sau đó, tước đoạt tài sản không những của chính quyền cũ mà còn cả nhà cửa và tài sản của dân chúng, đặc biệt của những người đã bỏ nước ra đi và những người bị liệt vào danh sách “tư sản”. Còn một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng rất hiếm khi được đề cập: họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa.

Bên Thắng Cuộc – Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (Danluan)

Phan Đăng Thanh – Tư tưởng lập hiến của Phan Chu Trinh [*](Danluan)

Hoàng Xuân Phú – Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp(Danluan)

Larry Diamond – Xã hội dân sự có thể làm gì để phát triển dân chủ(Danluan)

Đào Tuấn – Tầng thứ 10 của đạo đại gia(Danluan)

Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai? -Lê Trung Thành – (Boxitvn)

Nghiện Quyền lực (Góc sân)
Kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa” (TN) – Sáng 18.2, đại diện ngành nông nghiệp H.Châu Thành và tỉnh Long An tiến hành kiểm tra đối với 1,4 ha đất tọa lạc tại ấp 1, xã Hòa Phú (H.Châu Thành), được cho là do người Trung Quốc thuê trồng lúa giống từ tháng 1.2013. Diện tích đất này của ông …  —Người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở ĐBSCL – Tuổi Trẻ    ——Người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” - (Dân Việt) – Mỗi ngày, người đàn ông Trung Quốc đến cánh đồng ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An để miệt mài chăm sóc những đám “lúa lạ”…
Báo động, người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” (VEF)  –Đầu năm thẳng tiến Hoàng Sa (TP)  –Mỹ muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (TP)
Đại biểu quốc hội xúc phạm nhau: Luật chưa đề cập -Tuổi Trẻ   —-Tác giả bài viết “tứ đại ngu” và những luận đàm về các dự án Luật (GDVN)    —ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc (VNN)
Ông Trần Thọ tạm thay ông Bá Thanh (VNN)   —Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ ( Giáp văn Dương /TVN) -Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Cái được nói đến thường xuyên hơn là trách nhiệm công dân.

Kinh tế

FDI vào Việt Nam năm 2013 dự kiến tăng mạnh (VOA)   —Thị trường tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng cao nhất Châu Á (VOA)
Ngân Hàng Thế Giới nhìn thấy tiềm năng phát triển ở Miến(RFA)   —  VnEconomy -Báo động đỏ về suy giảm tín dụng
Giá vàng SJC cao hơn thế giới 4,8 triệu đồng/lượng (TN) -Chiều 18.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC công bố giá vàng miếng SJC tăng 130.000 đồng/lượng so với đầu ngày, giá mua – bán lên 45 – 45,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cùng ngày giảm từ mức 1.617 USD/ounce xuống 1.613 USD/ounce.
Sacombank lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết (Dantri)   — Nên điều chỉnh tỷ giá trong quý 1-2013 - Tiền Phong
“Bán tháo” bất động sản: Có nên mua căn hộ xây thô? -VnEconomy   —Thu hồi chủ trương đầu tư dự án TTTM Cái Tắc - Pháp luật
Tăng giá vô lối, tiểu thương chuốc lấy ế ẩm  (VEF.VN) – Nhiều tiểu thương lợi dụng sau tết để tăng giá. Tuy nhiên, gặp lúc khó khăn, sức mua thấp nên tiểu thương đã phải chịu cảnh ế ẩm.
Phở sáng, cà phê bình dân kiếm đậm đầu năm (VEF)   —Mẹ con “Cường đôla” đầu năm kiếm ngàn tỷ (VEF)
Giá vàng lên 45,55 triệu đồng/lượng (TN)   —Giá USD tự do lên gần 21.000 đồng, vàng tăng mạnh (VnEc) -Nông dân bị “cò lúa” lừa hàng tỉ đồng (NLĐ)
Ngày mai, Chính phủ họp về tái cơ cấu Vinalines (VnEc)   — Tính khả thi của các dự án bất động sản lớn tại Đồng Nai? (VnEc)

Thế giới

TT Netanyahu: Cần giải pháp quân sự đối với Iran(RFA)   —Ai sẽ là vị Tân Giáo Hoàng? (RFA)
Bắc Kinh cho rằng Vatican cần cắt đứt quan hệ với Đài Loan (RFA)    —‘Đừng can thiệp’ (BBC) –  TQ nói rõ không muốn Giáo hoàng mới ‘can thiệp nội bộ’.   –Bắc Kinh hy vọng tân Giáo Hoàng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc (RFI)
Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập hải phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI)   —Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên (BBC)   –EU thắt chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên (VOV)
Thủ tướng Nhật gây áp lực đòi Ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ (RFI)
‘Các nhà lập pháp Mỹ công du bằng tiền của chính phủ nước ngoài’ (VOA) -Các nhà lập pháp Mỹ và nhân viên của họ đã thực hiện các chuyến công du nước ngoài được Trung Quốc và các quốc gia khác trả chi phí
Nước Mỹ nghỉ lễ vinh danh các vị tổng thống (VOA)   —Biểu tình ‘Tiến lên về khí hậu’ tại thủ đô Hoa Kỳ(VOA)
TT Bashar Al-Assad cho rằng sẽ đập tan quân nổi dậy(RFA)   —-LHQ: Cả chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Syria đều phạm luật(RFA)    —Các ngoại trưởng Châu Âu họp bàn về cấm vận vũ khí Syria (RFI)
ICC có thể được yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh tại Syria (VOA) – Một thành viên thuộc Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột ở Syria nói rằng nên yêu cầu Tòa án Tội phạm Quốc tế, tức ICC, điều tra các tội ác chiến tranh đã diễn ra tại Syria.
Paris “trọng Ấn, khinh Trung” trong việc chuyển giao công nghệ (RFI)   —Ấn Độ dựa vào di sản Phật giáo để phát triển du lịch(VOA)
Pakistan: Cộng đồng Hồi Giáo Shiite biểu tình đòi chính phủ bảo vệ họ(RFA)   —Dân Pakistan biểu tình phản đối đợt tấn công người Hồi giáo Chiite (RFI)
Ông Chavez trở về Venezuela từ Cuba(VOA)   —Tổng thống Venezuela về nước sau hai tháng điều trị ở Cuba (RFI)
Bạo động lại dấy lên ở miền nam Thái Lan (RFI)   —Châu Âu thông qua kế hoạch huấn luyện quân đội Mali (RFI)
Vụ “Treo đầu bò, bán thịt ngựa” ở Âu Châu (RFA)   —Rumani bị nghi ngờ trong vụ treo đầu bò, bán thịt ngựa (RFI)    —-Chiến dịch ngăn chặn săn bắt động vật hoang dã đạt thành quả(VOA)
Nga đeo đuổi vụ án ông Magnitsky, một người đã chết(VOA)   —Moscow mở vụ xử luật sư quá cố (BBC) – Luật sư Sergei Magnitsky dù đã qua đời vẫn sẽ ‘bị đưa ra tòa’ trong vụ xử gây điều tiếng liên quan tham nhũng.
Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm (BBC)   —-Kinh tế sa sút : Mua bán vũ khí trên thế giới giảm sụt (RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú đầu năm 2013 (RFA)
Khuyến khích các trường tuyển sinh riêng -Tiền Phong   —-Báo Tin tức -Hơn 750 học sinh phải nghỉ học ngày thứ 6 vì… họp chợ   —-Cẩm nang tuyển sinh ĐH đã ra mắt bạn đọc - Pháp luật
Dân Trí -Miễn, giảm học phí cho sinh viên 5 chuyên ngành Y
Vì sao dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế? (VNN) -Chúng ta không mong muốn con em mình lớn lên tại Việt Nam mà không thông thạo tiếng Việt, không hòa nhập với cộng đồng – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý nói.
Bệnh nặng do bác sĩ tắc trách (TN) -Sai sót của bác sĩ trong chẩn đoán, điều trị khiến không ít bệnh nhân trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.    —Cảnh báo nguy cơ tử vong do sử dụng thuốc ho (NLĐ)

Đã vi phạm còn tấn công CSGT (TN)     —-Ngăn cản, phá xe công an (TN)    —Đe dọa cán bộ chống buôn lậu (TN)    —Ngành du lịch sẽ “chết” vì nạn “chặt chém” (TT)   — Xe công đi lễ hội, chỉ cấm thôi chưa đủ - Nguoiduatin.vn
Trộm đột nhập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (VOV) -Qua kiểm tra phát hiện mất trộm 2 máy đo điện tim và 1 máy in. Tổng tài sản mất trộm trị giá 23 triệu đồng. Bác sĩ Đặng Quang Tâm – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đến sáng 18/2, Cảnh sát điều tra, Công an quận Ninh ..
Pháp luật VN -Chủ tịch xã Diễn Đoài, Nghệ An, phá nhà người dân trái luật?   —-Dân Trí -Lái xe vờ gọi trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an, “dọa” CSGT
Bênh bạn gái, đánh 9 người trọng thương - ANTĐ  —VnExpress Những kiều nữ ‘đục’ két gia đình chồng đại gia   —-Đòi nợ bằng… dao - ANTĐ
Nguoiduatin.vn -Thầy bói kiêm luôn gái gọi   —-Sếp mê tín chọn người mở cửa phòng đầu năm (VNN)  -   —-Cháy xe, chết người vì đèn xe máy tự chế (VNN)    —-Bức xúc nạn sư giả, ăn xin “bủa vây” lễ hội (VNN)  —Mất lái, ô tô đâm 3 xe rồi lao vào nhà dân(TNO)   —Xe chất lượng cao chở 1,2 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc (TN)
Xe tải lao xuống vực, 3 người chết, 6 người bị thương (TN)  —-Bắt 3 nghi can vụ giết người do va chạm giao thông (TN)
Bị bổ cuốc vào đầu vì vô cớ đánh người “nhìn đểu”  (NLĐO)- Đi chơi hội làng ở Hà Đông – Hà Nội mùng 3 Tết, đấm vào miệng 1 thanh niên vì cho rằng đã “nhìn đểu” mình, Nguyễn Viết Liên đã bị người này gọi bạn đến đánh, bổ cuốc vào đầu dẫn tới hôn mê vì chấn thương sọ não.
Chưa kịp rẽ vào hẻm đã bị tông chết (NLĐ)   —TP.HCM: Tước quân tịch Cảnh sát cướp sòng bạc (TP)   —Bênh mẹ, con đốt xe máy của cha (TP)
Xin tiền không được, đâm chết anh trai (TP)

Hoàng Tụy - Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn

GS. Hoàng Tụy
Để cải thiện thực trạng vốn xã hội của chúng ta, có hai vấn đề nổi bật cần lưu ý: một là đánh giá đúng kết cấu nền tảng xã-hội-tâm-lý biểu hiện ở các đặc trưng tính cách, phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, lối sống của người Việt; thứ hai là xem xét tình trạng phát triển của xã hội dân sự, tức là những tổ chức tự nguyện của người dân trong sinh hoạt của cộng đồng bên ngoài thị trường và nhà nước.
Về vấn đề thứ nhất, đã có nhiều người bàn về những điểm mạnh, yếu, những cái hay, dở của người Việt. Ở đây tôi chỉ muốn nêu lên một số nhược điểm tính cách mà theo tôi có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa, khoa học, giáo dục.
Cách đây hơn 10 năm, trong một hội thảo về đặc trưng văn hóa dân tộc ở TP. HCM tôi có nhấn mạnh yếu kém của người Việt về đầu óc tưởng tượng. Nói cho chính xác, trí tưởng tượng của người Việt không thuộc loại xuất sắc trên thế giới. Nhận xét đó có thể chạm tự ái dân tộc của nhiều người, nhưng tôi nghĩ đó là thực tế chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận. Điều này thật ra cũng chẳng có gì lạ đối với một dân tộc bị đô hộ hàng nghìn năm, triền miên phải chống nhiều kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp bội, tất nhiên trí tưởng tượng của dân tộc chỉ có thể phát huy mạnh mẽ trong chiến tranh giữ nước. Nhưng cũng chính vì thế trí tưởng tượng của người Việt bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống bình thường. Chẳng hạn, trong kiến trúc truyền thống, ta không có công trình nào tầm cỡ như Angkor Wat của người Khmer. Trong kho tàng văn học, những tác phẩm hay nhất của ta cũng lấy cốt truyện dựa theo Tàu. Ta ít có những pho truyện lớn, với nhiều tình tiết phức tạp hay ý tưởng kỳ lạ độc đáo, lôi cuốn người đọc vào những thế giới tưởng tượng nửa thực nửa hư như ở nhiều nền văn học lớn khác trên thế giới. Hoàn cảnh lịch sử cũng đã giam hãm ông bà ta quá lâu trong lối học từ chương khoa cử, nên tư duy bị gò bó, chúng ta thiếu những nhà tư tưởng lớn, những triết gia tầm cỡ nhân loại. Tóm lại, gia tài để lại về trí tưởng tượng sáng tạo của chúng ta phải nói là khiêm tốn. Trong thời đại kinh tế tri thức, đây là một nhược điểm mà nếu không cố gắng khắc phục nhanh ta sẽ luôn ở thế yếu trong sự cạnh tranh với thế giới. Einstein từng nói một câu nổi tiếng: “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức.” Mới nghe tưởng như một nghịch lý nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc. Ý nghĩa thời sự của chân lý đó là: học để hiểu, để nhớ, để mở mang kiến thức là rất cần thiết, nhưng chỉ đủ để làm theo, đi theo, chứ hoàn toàn chưa đủ để khám phá, sáng tạo; mà người ta không thể khám phá, sáng tạo với một trí tưởng tượng nghèo nàn.
Nhược điểm thứ hai cần nói đến ở người Việt là thiếu tinh thần kỷ luật và ý thức gắn kết cộng đồng. Trên thế giới người Đức nổi tiếng về hai đức tính đó, đặc biệt về tính kỷ luật chính xác. Người Trung Quốc, người Do Thái cũng nổi tiếng về tinh thần gắn kết cộng đồng. Còn người Việt chúng ta thì quá yếu về hai đức tính đó. Nhiều chuyện tiếu lâm trong dân gian xung quanh việc này không phải không có cơ sở. Ngay những việc rất nhỏ trong giao thông đường phố cũng thấy rõ ứng xử khác nhau của người Việt và người Đức: khi đèn đỏ, mặc dù nhìn quanh không thấy có xe cộ qua, người Đức vẫn kiên nhẫn đứng đợi, còn người Việt thì thường sẽ tranh thủ vượt. Tính cách này ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển khoa học, công nghệ, và xây dựng công nghiệp. Nền văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nề nếp đã được chuẩn hóa chính xác để bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng tối ưu của xã hội. Thế mà đã có biết bao công trình xây dựng, nhà máy trên đất nước ta vừa mới khánh thành đã phải liên tục sửa chữa, thậm chí làm lại, chỉ vì sự cẩu thả trong việc tuân thủ các quy trình, các chuẩn mực từ thiết kế đến thi công. Đáng nói nhất là ý thức tôn trọng luật pháp chưa thành thói quen hằng ngày ngay từ các quan chức, khiến trong xã hội có nhiều tình huống tưởng như không có luật pháp, rất nguy hiểm.
Nhược điểm thứ ba là thiếu tinh thần học hỏi, thực sự cầu thị. Nhược điểm này của người Việt được thể hiện rõ nhất nếu chúng ta đối chiếu với người Nhật để thấy hết sự tương phản. Người Nhật có tinh thần khiêm tốn học tập cái hay của người khác và ít có thói chủ quan tự mãn, tự ru ngủ, tự cho mình là nhất thiên hạ. Khác với nhiều người chúng ta, làm được chút gì thì ba hoa thiên địa, đến khi thất bại thì chậm rút kinh nghiệm, viện đủ mọi lý do để biện bạch ngoan cố. Đồng thời, cách học hỏi của người Nhật không mang tính nô lệ, không bị lệ thuộc; tuy học người khác nhưng cũng biết đặt câu hỏi, lật tới lật lui, tìm cho ra đạo lý, căn nguyên, chứ không tiếp thu máy móc hời hợt. Điều này thấy rõ ngay cả trong các hội thảo khoa học: thường người Nhật rất chịu khó lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi, biểu lộ sự quan tâm, khuyến khích diễn giả phát biểu hết ý kiến. Nhiều hội thảo khoa học ở Nhật không khí sôi nổi hơn cả ở một số nước phương Tây. Có lẽ nhờ cái tinh thần đó mà từ rất sớm họ đã biết mở cửa, tiếp thu nền văn minh phương Tây, mau chóng trở thành cường quốc và khi thất bại họ cũng biết nhẫn nhục học hỏi, rút ra những bài học cần thiết để mau chóng vươn lên trở lại từ đống đổ nát. Thật khác với chúng ta, trong quá khứ và hiện nay đã bỏ lỡ biết bao cơ hội chỉ vì cái tính bảo thủ, không biết kịp thời học hỏi, rút kinh nghiệm nghiêm chỉnh từ thất bại.
Cuối cùng, ngoài những nhược điểm đề cập trên đây, có một đặc tính tiêu cực rất nghiêm trọng, đó là thói giả dối. Từ chỗ vốn không thuộc truyền thống của người Việt, trong mấy chục năm nay, cái thói xấu này đã dần dần trở thành phổ biến đến mức có thể nói đang trở thành một tính chất tiêu biểu. Và nếu cứ để bệnh giả dối ngày càng xâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả các hoạt động khoa học và giáo dục, thì thật đáng lo cho tiền đồ đất nước. Trong giáo dục, căn bệnh này với các biến tướng của nó (tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích, v.v.) sẽ ngày càng lấn át các xu hướng lành mạnh tích cực, làm hỏng cả thanh thiếu niên, đẩy họ vào lối sống sa đọa, không lý tưởng, không mục đích. Trong khoa học, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nạn đạo văn và nạn gian dối trong các báo cáo nghiên cứu sẽ phát triển ngày càng tinh vi, trắng trợn, xóa nhòa ranh giới giữa thật và dỏm, đầu độc môi trường học thuật, làm nản lòng mọi người trung thực, đẩy khoa học vào thế bế tắc rất khó thoát.
Vấn đề thứ hai cần xem xét về thực trạng vốn xã hội ở Việt Nam là sự phát triển của xã hội dân sự. Gần đây có điều đáng mừng là xã hội dân sự của chúng ta đang dần dần hình thành và mạnh lên. Ví dụ như ngày càng nhiều những người dân tập hợp trong những tổ chức tự nguyện hoạt động ngoài khuôn khổ chính quyền và không nhằm lợi nhuận, chỉ với những mục đích cao quý, như từ thiện, giúp đỡ, bênh vực người nghèo và những số phận không may mắn, cả về vật chất lẫn tinh thần; hoặc đơn giản là hợp tác hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp. Qua những tổ chức đó, ý thức trách nhiệm công dân được nâng cao, sự gắn kết cộng đồng được tăng cường, có lợi cho cộng đồng, có lợi cho đất nước. Nhiều việc, thị trường và Nhà nước không thể làm, hoặc không thể làm tốt bằng xã hội dân sự. Đồng thời, xã hội dân sự cũng là cầu nối giữa chính quyền và người dân, là cái phanh để ngăn chặn chính quyền lạm dụng quyền lực và nạn suy thoái đạo đức, giữ cho xã hội phát triển hài hòa, lành mạnh.
Nói tóm lại, để phát triển vốn xã hội và qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của đất nước rất cần hai điều. Thứ nhất, cần nhận thức rõ những điểm yếu trong con người Việt Nam, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách hạn chế và loại trừ. Trong số các nguyên nhân, cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường, vì mặc dù vốn xã hội nằm ngoài phạm trù thể chế và cơ chế thị trường nhưng những cải cách về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường lại có tác dụng thúc đẩy phát triển vốn xã hội. Ví dụ đơn giản như nếu cơ chế thị trường không phát triển, thì người dân không có động cơ cạnh tranh, khiến cho trí tưởng tượng sáng tạo không được phát huy và ngày càng teo tóp.
Thứ hai là phải tạo điều kiện phát triển xã hội dân sự thay vì ràng buộc và hạn chế nó, bởi ngày càng thấy rõ vai trò không thể thiếu được của xã hội dân sự trong sự phát triển của đất nước. Một xã hội dân sự phát triển lành mạnh, có tiếng nói và vai trò độc lập với thể chế và thị trường, mới có thể góp phần nâng cao vốn xã hội và qua đó phục vụ lợi ích của cộng đồng ở những việc mà thị trường và nhà nước không hoặc khó làm được tốt.
Chúng ta luôn nói chiến lược phát triển đất nước là chiến lược con người nhưng nếu không chú ý tới hai điểm trên thì thật sự chỉ là lời nói suông, chẳng có mấy tác dụng.

Hoàng Tụy

(TC Tia sáng)

Lời chúc Tết cho Việt Nam: Lột bỏ lớp da tham nhũng trong năm con Rắn!

Viet Nam anticorruption (World Bank) - Thế là năm mới lại sắp tới.  Thời điểm mà nhà nhà, người người chuẩn bị đón Tết cổ truyền thì cũng là lúc các doanh nghiệp tranh thủ tìm kiếm sự ưu ái từ cán bộ công chức nhà nước. Theo một khảo sát mới đây của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ về tham nhũng *  được công bố vào cuối năm 2012 thì hầu hết các doanh nghiệp nói rằng họ đã tặng quà cho cán bộ công chức nhà nước nhân dịp lễ tết năm trước đó: 44% các doanh nghiệp nói họ đã tặng quà cho cơ quan thuế, còn 20%-30% đã tặng quà cho các cán bộ quản lý ngành của họ, cho ngân hàng, và cho cảnh sát địa phương.

Tặng quà cho bạn bè và gia đình là một truyền thống ngày Tết và là biểu hiện của sự tôn trọng cá nhân của người Việt. Nhưng tại sao các doanh nghiệp lại tặng quà cho cán bộ công chức nhà nước?
Những người hay hoài nghi có thể cho rằng những món quà lễ tết này không phải là hối lộ, bởi vì đây rõ ràng là tự nguyện. Hóa ra hầu hết những khoản hối lộ thực sự cũng đều được đưa một cách tự nguyện, cho dù thỉnh thoảng là được đưa một cách miễn cưỡng. Khảo sát tại 1.058 doanh nghiệp ở mười tỉnh thành cho thấy: 44% các doanh nghiệp đã tặng quà hoặc tiền bạc trong lần giao dịch gần nhất của họ với các cơ quan nhà nước, và những cơ quan thường bị nghi ngờ đứng đầu danh sách: thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, ngân hàng, cảnh sát giao thông, hải quan, và các cơ quan khác. Đối với những cơ quan này thì hơn 75% những người đã trả tiền nói rằng đó là do tự bản thân doanh nghiệp chủ động.   
Điều đó không có nghĩa rằng các công chức nhà nước – những người nhận quà hoặc tiền kiểu này – không có liên quan gì cả. Doanh nghiệp và người dân đều phàn nàn rằng cán bộ công chức gây khó khăn cho họ, và họ cảm thấy rằng họ phải trả tiền. Nhưng những khoản tiền này được chi trả một cách quá dễ dàng. Hơn một nửa các doanh nghiệp nói khi họ gặp phải những vấn đề khó giải quyết từ các cơ quan nhà nước thì họ biếu quà cáp hoặc tiền cho các cán bộ phụ trách; 63% các doanh nghiệp nói những khoản thanh toán không chính thức “tạo ra các cơ chế ngầm để giải quyết công việc cho nhanh.” Và dĩ nhiên từ một góc nhìn thiển cận thì có thể hối lộ dường như là hiệu quả.      
Nhưng các doanh nghiệp cần lưu ý: Những doanh nghiệp mà đã nhanh chóng hối lộ thì lại không hoạt động tốt hơn; thực chất, các doanh nghiệp này đang phát triển chậm hơn so với những doanh nghiệp không đưa hối lộ. Hối lộ cho một kẻ tham nhũng chỉ làm tăng thêm nhu cầu tham nhũng, và việc trả những khoản tiền không chính thức này chỉ nuôi dưỡng – “làm cho màu mỡ” có thể là một từ tốt hơn!- một thứ văn hóa mà ở đó đút lót và hối lộ luôn được mong đợi.
Tìm kiếm những phương án thay thế hối lộ là một chiến lược kinh doanh tốt hơn: biết các thủ tục và làm theo đúng thủ tục mà không đi đường tắt; biết các quyền hợp pháp của mình và đòi hỏi các quyền này; cùng hợp tác để thúc đẩy minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khảo sát cho thấy những chính sách này có hiệu quả: Những tỉnh thành tập trung nhiều vào công khai và minh bạch nhất (theo các công chức) thì có  hối lộ ít hơn 40% (theo các doanh nghiệp); các tỉnh mà chú ý vào cải cách hành chính nhiều nhất thì có hối lộ ít hơn 35%.
Hợp tác cùng nhau – nói thì dễ hơn là làm, nhưng một vài doanh nghiệp đang chấp nhận thách thức này. Năm 2007, khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) và Intel đã ký một biên bản ghi nhớ thỏa thuận để làm kinh doanh “đúng với quy tắc đạo đức  và trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, để hành động chống lại tham nhũng, hối lộ, tiền lại quả và bất cứ hình thức lạm quyền vì lợi ích cá nhân …”. SHTP với sự hỗ trợ của Chương trình Sáng kiến Phòng chống Tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI), đang tiếp tục tăng cường nền tảng đạo đức bằng cách mời các doanh nghiệp ký vào một cam kết tự nguyện hành xử một cách có đạo lý, và cho đến nay, 12 doanh nghiệp, một nửa số doanh nghiệp ở SHTP, đã ký vào những biên bản ghi nhớ này. 
Quy định về quà cáp vấp phải 2 vấn đề khó giải quyết. Luật pháp chưa quy định rõ ràng cái gì là bất hợp pháp, và các điều khoản trong đó cũng không được thực hiện. Bao nhiêu thì là nhiều? Luật pháp đưa ra các quy định về giá trị quà biếu mà các cán bộ công chức hoặc các cơ quan nhà nước có thể tặng, nhưng lại không có quy định về giá trị những món quà mà các công chức nhà nước có thể nhận. Việc thiếu những quy định pháp luật áp dụng khu vực tư nhân cũng làm vấn đề thêm trầm trọng.  
Theo thông tin trên báo chí thì những món quà này có thể là rất giá trị. Một bài báo về quà biếu Tết đã nói quà cáp đã lớn đến mức là các công ty biếu hẳn những căn hộ, lô đất hoặc “những người đẹp chân dài” cho các sếp của những cơ quan giúp đỡ họ.
Làm rõ và thực hiện những quy định về quà biếu sẽ mang lại hiệu quả. Khảo sát cho thấy  ở những nơi thực hiện các quy định khác nghiêm túc hơn, chẳng hạn như những quy định về quyền hạn, quy tắc và tiêu chuẩn thì việc hối lộ của các doanh nghiệp cũng ít hơn tới 50% . Nếu những quy định về quà biếu được làm rõ và được thực hiện một cách tương tự thì sự nhập nhằng mà tham nhũng dung dưỡng sẽ bị xóa bỏ.  
Quá dễ dàng để chỉ ra những bất cập trong khung pháp lý và đưa ra những lời biện hộ để trì hoãn. Ngay lúc cái vòng luẩn quẩn của hối lộ còn được nuôi dưỡng bằng cả bên đưa và bên  nhận thì có thể tìm kiếm các giải pháp trong cải cách khu vực công và hành vi của khu vực tư nhân.  
Tết là thời gian cho các hoạt động chào mừng, chứ không phải là cho tham nhũng. Hãy để cho năm con Rắn, năm mà con rắn lột đi lớp da già cỗi của nó, thì lớp vỏ tham nhũng cũng được lột bỏ để hé lộ ra một lớp vỏ liêm chính mới. 
Jim Anderson

                               
 
* Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức – Kết quả khảo sát xã hội học đã được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 20 tháng 11 năm 2012 và được thực hiện với sự hỗ trợ của UK-AID và UNDP.

(World Bank)

Viết tiếp vụ cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà: Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân

Ngay sau bài phát biểu đanh thép của “người được ủy quyền” này, nhiều thành viên tham dự cuộc họp không khỏi bàn tán, ngờ vực về “tư cách” của “người được ủy quyền” mà Trường ĐH Bách khoa đem ra hù dọa
Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà”, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi của người dân phường Bách Khoa (Hà Nội), đặc biệt là đơn tố cáo sự xuất hiện của nhân vật đầy bí ẩn “đại tá CA Phan Anh Cường” trợ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội tranh chấp đất đai với dân.
Theo đơn tố cáo, khoảng tháng 10.2010 tại Trường ĐH Bách khoa HN xuất hiện một người tự xưng là Phan Anh Cường – đại tá CA được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ CA Lê Hồng Anh, của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân về làm trợ lý cho Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Nguyễn Trọng Giảng về vấn đề đất đai. “Trong các buổi họp, ông Phan Anh Cường luôn thay mặt ông Giảng để làm việc với quận, phường… với thái độ ngạo mạn, coi thường người dân, cán bộ công chức của trường và các sở, ngành của thành phố”.

Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân
Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân Phố Trần Đại Nghĩa sầm uất của phường Bách Khoa sẽ là nguồn gốc của nhiều tranh chấp đất đai nếu Luật Đất đai 2003 không được tôn trọng.
Để xác minh về nhân vật bí ẩn “đại tá Phan Anh Cường”, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN. Điều đáng ngạc nhiên là ông Nguyễn Trọng Giảng đã xác nhận sự tồn tại của nhân vật này. Ông Giảng cho biết: “Khi làm đất đai thì tôi thấy phức tạp lắm! Trường có quan hệ rất chặt chẽ với bên CA. Muốn tìm hiểu bao nhiêu hộ dân lấn chiếm, có sổ đỏ hay không, trường làm việc với phường không được, phải mời CA. Trường đã làm CV đề nghị Bộ CA cử người giúp. Bộ CA đã cử đồng chí Cường. Thực chất tôi cũng chả biết đồng chí Cường là thượng tá, trung tá hay đại tá, nhưng đồng chí Cường về giúp trường từ bấy…”.
Ông Giảng cũng cho PV xem QĐ bổ sung “đồng chí Phan Anh Cường- A95 Tổng cục An ninh 2 tham gia Ban 09” của Trường ĐHBK. Ông Giảng cho biết, Ban 09 được thành lập để giải quyết tất cả các vấn đề đất đai của trường, khi nào giải quyết xong thì tự giải tán.
Khi PV tiếp tục hỏi về vai trò của Phan Anh Cường, ông Giảng đã chốt lại: “Tôi nói một lần thôi, đồng chí Cường được cử sang đây. Hết! Nếu bên Bộ CA đến đây để làm việc đó thì tôi sẽ cho xem ngay tất cả. Báo chí thì tôi không có trách nhiệm phải cung cấp đâu”(?!). Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Giảng cũng “khuyên” PV: “Không nên đưa lên báo chuyện đồng chí Phan Anh Cường vì đồng chí Cường hoạt động theo nguồn hợp tác giữa ĐH Bách khoa HN và Bộ CA”.
Tại cuộc họp ngày 12.4.2010 do Thanh tra Sở TN&MT TP.Hà Nội chủ trì với sự tham dự của Sở Tài chính, Sở Xây dựng, quận Hai Bà Trưng, phường Bách Khoa và Trường ĐH Bách khoa HN để xác minh nguồn gốc sử dụng đất của hộ ông Trịnh Văn Tiến và các hộ dân tại khu đất tiếp giáp với khuôn viên nhà D9 Trường ĐH Bách khoa, đại tá Phan Anh Cường đã tham gia đoàn của Trường ĐH Bách khoa HN, bên cạnh bà Phạm Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng, ông Hà Duyên Tư – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN.
Tại buổi họp này, ông Phan Anh Cường đã tuyên bố: “Tôi là Phan Anh Cường, công tác tại Bộ CA. Vừa qua được sự ủy quyền của đồng chí Lê Hồng Anh sang giúp cho Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Giảng về trợ lý đất đai…Hôm nay thầy Giảng đi vắng, ủy quyền cho tôi. Việc ông Tiến tham nhũng tiêu cực thế nào, Bộ CA chúng tôi sẽ điều tra. Nhà trường hôm nay chính thức tố cáo… Nhà trường kiến nghị với đoàn là đập nhà ông Tiến…”.
Ngay sau bài phát biểu đanh thép của “người được ủy quyền” này, nhiều thành viên tham dự cuộc họp không khỏi bàn tán, ngờ vực về “tư cách” của “người được ủy quyền” mà Trường ĐH Bách khoa đem ra hù dọa. Một cán bộ phường Bách Khoa cho PV biết: “Đây không phải lần đầu ông Phan Anh Cường tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn. Từ trước đến nay, rất nhiều vụ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn tại phường đều thấy có sự xuất hiện của ông Phan Anh Cường tham gia trợ giúp một trong hai bên tranh chấp”.
Để làm rõ nhân thân của “người được ủy quyền” đầy quyền lực này, đề nghị Bộ CA sớm điều tra làm rõ.

(Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét