Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tin ngày 20/2/2013 - các bài viết nên đọc

  • "Những nhà chinh phục mới" lấn sân các nhà công nghiệp hàng đầu thế giới (RFI) - Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde quan tâm đặc biệt đến các nước mới trỗi dậy về kinh tế và đang vươn lên trong lĩnh vực công nghiệp. Các tập đoàn của các nước mới trỗi dậy đang mở cuộc tấn công vào lĩnh vực công nghiệp, cạnh tranh ngang bằng với những người khổng lồ của phương Tây.
  • Chi tiết về kế hoạch cải tổ luật di trú của Tổng thống Obama bị rò rỉ (RFI) - Tiến trình cải cách luật di trú tại Hoa Kỳ, liên quan đến khả năng hợp thức hóa đối với 11 triệu người nhập cư « bất hợp pháp », bước sang một giai đoạn mới, với biến cố các thông tin về dự án cải cách của tổng thống Obama bị rò rỉ trên báo chí trong kỳ nghỉ tuần này. Để cung cấp thêm thông tin tới thính giả, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà báo Hà Ngọc Cư (Houston).
  • Ổ tin tặc tấn công Mỹ là một cơ sở của Quân đội Trung Quốc ở Thượng Hải (RFI) - Với nhiều dẫn chứng cụ thể, một công ty Mỹ chuyên trách an ninh mạng vào hôm nay 19/02/2013, đã đích danh tố cáo quân đội Trung Quốc nuôi dưỡng một đội ngũ tin tặc hùng hậu, tấn công vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. Được mệnh danh là APT1, nhóm tin tặc này hành sự từ một cao ốc bình thường tại thành phố Thượng Hải. Như thông lệ, chính quyền Bắc Kinh đã lập tức bác bỏ cáo buộc này, cho rằng đó là những lập luận vô căn cứ.
  • Cựu chủ tịch Google tại Hoa lục lạc quan về tương lai internet ở Trung Quốc (RFI) - Là nạn nhân mới nhất của chính sách kiểm duyệt thông tin của Bắc Kinh, cựu chủ tịch Google tại Hoa lục Lý Khai Phục tuyên bố « lạc quan về tương lai của cộng đồng mạng ». Doanh nhân Mỹ gốc Đài Loan, có tiếng « khéo léo » gieo hạt dân chủ trong vùng đất cấm, nhận định : tương lai Trung Quốc là do bàn tay của công dân internet, có tinh thần trách nhiệm, kiến tạo.
  • Hầu hết nguyên liệu doping xuất xứ từ Trung Quốc (RFI) - Chính quyền Bắc Kinh hôm nay 19/02/2013 loan báo sẽ điều tra về tuyên bố của Cơ quan chống doping thế giới (Ama), rằng hầu như toàn bộ nguyên vật liệu được các mạng lưới tội phạm sử dụng để sản xuất các sản phẩm doping là từ Trung Quốc.
  • Thủ tướng Ấn Độ bất bình về tai tiếng hối lộ trong hợp đồng trực thăng (RFI) - Cung cách cạnh tranh thiếu minh bạch của một tập đoàn công nghệ Anh - Ý có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đôla. Thủ tướng Ấn độ Manmohan Singh không dấu sự bất bình khi tiếp thủ tướng Anh David Cameron tại New Delhi về thông tin có hối lộ trong hồ sơ bán trực thăng cho chính phủ Ấn. New Delhi đã tiến hành thủ tục hủy bỏ hợp đồng 780 triệu đôla.
  • Hàn Quốc tập trận với sự hỗ trợ của máy bay do thám Mỹ (RFI) - Trong không khí căng thẳng đã tăng thêm một bậc kể từ vụ thử hạt nhân thứ ba của Bắc Triều Tiên đúng một tuần trước đây, hôm nay, 19/02/2013, quân đội Hàn Quốc đã phô trương thanh thế với một cuộc thao diễn hải quân rầm rộ ngoài khơi Biển Hoa Đông. Cuộc tập trận sẽ kéo dài 6 ngày, huy động nhiều chiến hạm và tàu ngầm Hàn Quốc, cũng như phi cơ trinh sát của Hoa Kỳ.
  • Người Tây tạng thứ 102 tự thiêu phản kháng Trung Quốc (RFI) - Phong trào chống Trung Quốc đàn áp chính trị và văn hóa tại Tây tạng tiếp diễn. Ngày 17/02/2013 vừa qua, một người đàn ông Tây Tạng 49 tuổi đã tự thiêu tại Cam Túc, nâng tổng số nạn nhân lên 102 người kể từ tháng 3/2009, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường biện pháp trấn áp mới.
  • Chân dung bên thắng cuộc (VOA) - Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975
  • Phi cơ rớt ngay trung tâm thủ đô Yemen (VOA) - Một chiến đấu cơ của không lực Yemen đã rớt tại trung tâm thủ đô Sanaa hôm nay, giết chết ít nhất 11 người và làm bị thương ít nhất 15 người
  • Phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ thăm Cuba (VOA) - Một phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ đang có mặt ở Cuba để thẩm định những thay đổi kinh tế và thảo luận về tình trạng của một công dân Mỹ đang bị cầm tù
  • Oscar Pistorius 'bắn bạn gái ba lần' (BBC) - Tòa Pretoria nghe trình bày của bên công tố, rằng ngôi sao điền kinh Nam Phi Oscar Pistorius đã bắn bạn gái ba lần ở trong phòng tắm.
  • Tàu Miến Điện chìm ngoài khơi Sri Lanka (BBC) - 32 người Miến Điện được cứu từ chiếc tàu đắm ngoài khơi phía đông Sri Lanka, trong khi có tin 98 người khác thiệt mạng và bị vứt xuống biển.
  • Thay đổi nhân sự mới (BBC) - Bộ Chính trị phân công ông Trần Thọ phụ trách thành ủy Đà Nẵng thay cho ông Nguyễn Bá Thanh, người nay làm Trưởng ban Nội chính.
  • Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ (BBC) - Cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu cảnh báo về vai trò đang lên của Trung Quốc, nhưng nhắc nhở nước này tránh sai lầm đối đầu.
  • Gắn đầu cho cầu Rồng độc đáo nhất Việt Nam (BaoMoi) - PNO - Ngày 19/2, Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 (Cienco1) đã chính thức thực hiện việc gắn, khớp nối đầu cho cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng), dự kiến hoàn thiện trong vòng 10 ngày.
  • Tàu Hải giám Trung Quốc vẫn khiêu khích Nhật (BaoMoi) - Tàu hải giám Trung Quốc hôm qua (18/2) lại vào vùng lãnh hải quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Động thái này diễn ra trong bối cảnh một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản đang chuẩn bị có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh nhằm hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên.
  • Bỏ địa cầu lưỡi bò là yêu nước,Đài Loan cảnh giác TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Vụ kiện "lưỡi bò" TQ bước vào "thời điểm quan trọng", Đài Loan đưa ra 3 lý do không nên liên thủ với TQ ngoài Senkaku, lần ra trụ sở hacker của Bộ Quốc phòng Trung Quốc... là tin tức thời sự chính ngày 19/2.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền về biển, đảo trong năm 2013 (BaoMoi) - Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, năm 2013, công tác tuyên truyền biển, đảo tiếp tục đẩy mạnh nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Đại sứ Trung Quốc: Trung Quốc và Philippines... 'vẫn là bạn tốt' (BaoMoi) - (Petrotimes) – “Tình bạn thân thiết giữa Trung Quốc và Philippines không bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp lãnh thổ. Thay vì phai nhạt dần đi, mối quan hệ này đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ vì lợi ích của các bên”. Đó là khẳng định của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh trên tờ Sun Star ngày 18/2.
  • Nhật - Trung liệu có đối đầu quân sự? (BaoMoi) - Sự trở lại của Shinzo Abe, người có quan điểm cứng rắn, trên cương vị thủ tướng Nhật khiến nảy sinh lo ngại về khả năng chiến tranh trên biển Hoa Đông, nhưng thực tế thì nguy cơ đối đầu quân sự không lớn.
  • Những phát biểu thẳng thắn của ông Dương Trung Quốc tại Quốc hội (BaoMoi) - (GDVN) - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc có nhiều đóng góp rất riêng cho lịch sử. Những vấn đề ông lên tiếng bao giờ cũng thực sự làm nóng nghị trường với những nhận định thẳng thắn, sắc sảo và đầy trách nhiệm. Và cách ông lên tiếng cũng thể hiện rõ bản chất vấn đề trong đối sánh thời đại xưa nay.
  • Trung Quốc tự nhận “dầu ở Biển Đông là tài sản quốc gia” (BaoMoi) - (Dân trí) - Dù lượng dầu hỏa và khí đốt tại Biển Đông chưa được xác định, nhưng chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Đây là một phần của âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
  • Đèn lồng, chậu cảnh TQ: Dụng ý lớn trong những món hàng nhỏ! (BaoMoi) - Hết hộ chiếu rồi những quả địa cầu là đồ dùng học tập có đường chữ U, tết vừa qua còn có nhiều món đồ nho nhỏ nhưng mang theo nó là âm mưu lớn từ Trung Quốc lẻn vào Việt Nam, như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, chậu cây cảnh có bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa...
  • TQ phản bác đề xuất Senkaku là di sản thiên nhiên (BaoMoi) - TTO - Trong cuộc họp báo ngày 18-2, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Nhật Bản không có quyền gửi đơn yêu cầu công nhận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là di sản thiên nhiên thế giới.
  • Trung Quốc ngông cuồng tuyên bố độc chiếm dầu ở Biển Đông (BaoMoi) - “Dầu ở Biển Đông là tài sản của Trung Quốc” là một tuyên bố ngông cuồng từ phía Bắc Kinh được báo chí Mỹ đưa tin mới đây. Bằng nhiều hành động quấy phá, Trung Quốc đang cố gắng độc chiếm nguồn nhiên liệu dồi dào tại khu vực này.
  • Trung Quốc rất “khát” dầu (BaoMoi) - Với sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế 1,3 tỷ dân, Trung Quốc cần rất nhiều dầu khí để phục vụ cho các ngành công nghiệp. Đó là một lý do khiến cho Trung Quốc đang gắng sức để chiếm đoạt những mỏ dầu mới ở các vùng biển châu Á?
  • Báo Mỹ: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (BaoMoi) - TPO - Một tờ báo của Mỹ đăng tải bài viết có nội dung khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
    Anh Trần Đình Thắng cầm trên tay một tấm bản đồ tại nhà riêng ở West Hartford, Connecticut.
  • Nhật Bản âm thầm, Trung Quốc càng lúc càng lộ tham vọng trên biển (BaoMoi) - Trong khi Trung Quốc luôn điều tàu hải giám vào khu vực đảo Senkaku một cách ngang nhiên để “tuần tra” bên cạnh việc không quên dùng “võ mồm” trên Hoa Đông thì Nhật Bản lại đang âm thầm phát triển vũ khí để chống lại những kẻ thù luôn rình rập trên lãnh thổ.
  • Tin vắn quốc tế ngày 19/2 (BaoMoi) - Hôm 17/2, một nhóm nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông ra trước tòa án quốc tế của Liên hợp quốc. Trước đó 2 ngày, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, nước này cũng đang soạn thảo “Bộ Quy tắc hành động” mang tính ràng buộc pháp lý để ngăn chặn đụng độ có thể xảy ra trên Biển Đông mà chính quyền Jakarta đã đề xuất với các nước ASEAN hồi tháng 9 năm ngoái.
  • Âm mưu thâm độc trong những món hàng nhỏ (BaoMoi) - Nhiều món đồ nho nhỏ nhưng mang theo nó là âm mưu lớn từ TQ lẻn vào VN, như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, chậu cây cảnh có bản đồ VN nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa...
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Sáng 18-2, ba tàu hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và ở đó khoảng năm tiếng, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thông báo.
  • Tàu Hải giám Trung Quốc vẫn khiêu khích Nhật (BaoMoi) - Tàu hải giám Trung Quốc hôm qua (18/2) lại vào vùng lãnh hải quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Động thái này diễn ra trong bối cảnh một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản đang chuẩn bị có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh nhằm hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên.
Bản tin tiếng Anh


  • China develops stronger links with eastern European nations (Washington Post) - As countries in western Europe continue to struggle against a tide of debt and stalled economic growth, countries in the east of the continent have been receiving record amounts of Chinese investment over the past year.
  • Nuke test 'fails to dent' trade ties (Washington Post) - Last week's nuclear test by the DPRK has had little effect on its trade with China, but the two new DPRK economic zones may suffer, analysts warned.
  • Fog disrupts travelers' return (Washington Post) - Smog blanketed Beijing and parts ofnorthern China on Sunday, disrupting many passengers' plans of returning to work after the Spring Festival holiday.
  • Spring Festival tourism revenue up 15.4 pct (Washington Post) - Tourism revenue in China rose 15.4 percent year on year during the week-long Spring Festival holiday, the National Tourism Administration said Saturday.
  • Super foods: facts & fiction (Washington Post) - Man has been looking for the elixir of eternal life for ages. The search is still on, and we now eat with more awareness than ever before.
  • Praise the Red Lantern (Washington Post) - The small village of Hongmiao in the Huairou district on the northern outskirts of Beijing is known as the "Lantern Village".
  • Candlelight prayer for peace (Washington Post) - Candles are placed in the shape of various auspicious Chinese characters and figures to wish and supplicate for peace and health.
  • School uniforms recalled in cancer scare (Washington Post) - Thousands of children have been told not to wear their school uniform when the new term starts in Shanghai after samples tested by the city were found to contain carcinogenic chemicals.
  • Slacklife in Beijing (Washington Post) - In China, Zhang Liang is on the frontline of the increasingly popular daredevil activity of slacklining and is known as China's "No 1 Slackliner".
  • Chinese faces bloom in fashion (Washington Post) - Five years ago, New York Fashion Week catwalks were devoid of Chinese models. Now, some of the biggest names in the business are Chinese.
  • Manly matters (Washington Post) - Young people are much more freethinking and straightforward nowadays. When male bonding turns suspiciously intimate, people turn on the spigot of gossip.
  • The sign of the snake (Washington Post) - It might not be easy to think of a nice wish for this zodiac year, but the reptile is an important part of Chinese culture
  • China's fleet to join exercise in Pakistan (Washington Post) - The 14th Chinese naval squad heading for Somali waters will take part in a multi-national exercise in Pakistan in March, military sources said Sunday.
  • Management handover of Gwadar port begins (Washington Post) - An agreement was signed in Islamabad on Monday to hand over management of the strategic Gwadar port to a Chinese company, according to Pakistani media.
  • Recruiters return to job fairs (Washington Post) - As the Chinese New Year holidays draw to a close, job seekers and recruiters in the labor-intensive regions returned to job fairs.
  • 5 buried in SW China landslide (Washington Post) - Initial investigation has found that five people, including two children, were buried after a landslide hit Southwest China's Guizhou province on Monday.

Ổ tin tặc tấn công Mỹ là một cơ sở của Quân đội Trung Quốc ở Thượng Hải

Bên ngoài cơ sở "Đơn vị 61398", Thượng Hải, 19/02/2013.
Bên ngoài cơ sở "Đơn vị 61398", Thượng Hải, 19/02/2013. (REUTERS/Carlos Barria)

Với nhiều dẫn chứng cụ thể, một công ty Mỹ chuyên trách an ninh mạng vào hôm nay 19/02/2013, đã đích danh tố cáo quân đội Trung Quốc nuôi dưỡng một đội ngũ tin tặc hùng hậu, tấn công vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. Được mệnh danh là APT1, nhóm tin tặc này hành sự từ một cao ốc bình thường tại thành phố Thượng Hải. Như thông lệ, chính quyền Bắc Kinh đã lập tức bác bỏ cáo buộc này, cho rằng đó là những lập luận vô căn cứ.

Trong bản báo cáo dày 74 trang, mang tựa đề rất rõ rệt - ‘'Vạch trần một trong những đơn vị tình báo mạng Trung Quốc'’ – hãng an ninh internet Mandiant, trụ sở tại Hoa Kỳ, đã xác định là đơn vị này của quân đội Trung Quốc bao gồm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc thiện nghệ. Họ đã đột nhập vào hệ thống máy tính của một loạt các cơ quan chính quyền, báo chí và doanh nghiệp Mỹ trong thời gian qua để truy cập và đánh cắp dữ liệu.

Báo cáo đặc biệt tập trung trên một nhóm, được mệnh danh là APT1, từ tắt tiếng Anh của Advanced Persistent Threat (Đe dọa dai dẳng nâng cao). Nhật báo Mỹ New York Times, được đọc trước bản báo cáo này, đã trích dẫn các chuyên gia khẳng định là nhóm tin tặc này có mục tiêu tấn công vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ, như mạng lưới năng lượng chẳng hạn.

Theo hãng Mandiant, hàng trăm cuộc điều tra do họ tiến hành trong ba năm gần đây đã xác định là nhóm tin tặc nói trên là một đơn vị của Quân đội Trung Quốc, có tên là Đơn vị 61398. Chữ ký điện tử các vụ tấn công đều dẫn về một tòa nhà rất bình thường 12 tầng ở một vùng ngoại ô thành phố Thượng Hải.

Hãng tin Pháp AFP vào hôm nay đã cử người đến quan sát toà cao ốc ở khu Cao Kiều, ngoại ô phiá Bắc Thượng Hải, được Mandiant xác định là ổ tin tặc của quân đội Trung Quốc. Theo hãng tin Pháp, mặt tiền tòa nhà không có bất kỳ một biển hiệu nào, nhưng trên các bức tường cao bao quanh có những tấm bích chương lớn với hình ảnh quân lính Trung Quốc. Biểu tượng của quân đội Trung Quốc với một ngôi sao đỏ đươc thấy bên trên cửa chính của toà nhà.

Phóng viên của AFP còn thấy một người lính trong bộ đồng phục ngụy trang đứng ở cổng chính, và một người khác với chiếc áo khoác của quân đội đứng trong chốt gác, gần một tấm bảng có hàng chữ '‘cấm chụp hình'’ viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa.

Trong báo cáo của mình, Mandiant còn cho biết là nhóm APTI - còn được biết đến dưới tên gọi « Comment Crew », tạm dịch là « Đội ngũ bình luận viên », do các hành vi cài virus vào những phần bình luận trên các website - đã ăn cấp hàng trăm terabytes dữ liệu từ 141 tổ chức trải rộng trên 20 ngành công nghiệp.
Trung Quốc hôm nay lẽ dĩ nhiên hoàn toàn phản bác các cáo buộc trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi vẫn lập lại quan điểm thường nghe như là « tố cáo không có cơ sở, không có chứng cứ rõ ràng, vô trách nhiệm và không chuyên nghiệp ».

Bắc Kinh, theo lời ông Hồng Lỗi, luôn luôn « kiên quyết chống tin tặc » và Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, với các cuộc tấn công xuất phát nhiều nhất là từ Hoa Kỳ.

Riêng bộ Quốc phòng Trung Quốc trước mắt chưa thấy bình luận về vụ việc.
Trọng Nghĩa (RFI)

Biển Đông: Trung Quốc trả lại Philippines công hàm thông báo việc kiện ra Tòa án Liên Hiệp Quốc

Bãi cạn Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Trong ảnh, các nghị sĩ Philippines ra thăm bãi đá ngầm, ảnh chụp ngày 17/05/1997.
Bãi cạn Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Trong ảnh, các nghị sĩ Philippines ra thăm bãi đá ngầm, ảnh chụp ngày 17/05/1997. (Reuters)

Theo tin từ hãng AP và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh đã bác bỏ nỗ lực của Manila nhằm đưa tranh chấp tại Biển Đông ra trước Tòa án của Liên Hiệp Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay 19/02/2013 cho biết, Trung Quốc đã trả lại cho Philippines công hàm thông báo sự kiện này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói : “Ngày 19/2, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Khắc Khanh đã hẹn gặp quan chức của Bộ Ngoại giao nước này. Bà Mã Khắc Khanh tuyên bố Trung Quốc không chấp nhận, đồng thời trả lại bức công hàm và cái gọi là thông báo trên cho Philippines”.

Cũng theo ông Hồng Lỗi, thì Trung Quốc “có lịch sử và cơ sở pháp lý đầy đủ chứng tỏ chủ quyền” của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield, bãi cạn Scarborough (mà Bắc Kinh gọi chung là Nam Sa) và vùng biển xung quanh thuộc về Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, công hàm và thông báo về việc Manila kiện Bắc Kinh ra trước Tòa án quốc tế là “sai lầm nghiêm trọng về sự thực và pháp lý”. Ông Hồng Lỗi tuyên bố, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc này và yêu cầu Philippines giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương.

Xin nhắc lại, vào cuối tháng 1, Manila đã kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS), giải thích rằng họ đã cạn kiệt các khả năng chính trị, ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc có thời hạn đến ngày 21/2 để trả lời dứt khoát có đồng ý ra trước tòa án quốc tế với Philippines hay không.

Theo giới phân tích, phản ứng trên đây của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc luôn đòi phải thảo luận song phương, nhằm dùng sức mạnh áp đảo các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.
Thụy My (RFI)

TQ bác bỏ việc đưa tranh chấp đảo ra LHQ

hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc

Trung Quốc vừa tuyên bố từ chối đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền biển Đông ra phân xử trước Liên Hợp Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, ông Mã Khắc Khanh, đại sứ Trung Quốc ở Philippines đã có thông báo chính thức trong cuộc gặp với quan chức ngoại giao về động thái của nước này.

Theo lời ông Hồng Lỗi, câu trả lời chính thức hôm thứ Ba 19/02 “biểu lộ rõ lời từ chối của Trung Quốc”.

Những gì phía Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tình đồng thuận thiêng liêng trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm,” ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Hồi tháng trước, Philippines chính thức thông báo tới Trung Quốc về kế hoạch đưa mâu thuẫn biển đảo Bấm ra trước tòa án theo Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật biển.

Nước này mong muốn hội đồng xét xử sẽ đưa ra tuyên bố về các động thái của Bắc Kinh ở vùng biển giàu tài nguyên là trái luật.

Còn Trung Quốc nói mong muốn giải quyết vấn đề này bằng đối thoại song phương, theo ông Hồng Lỗi, và trích dẫn quy định trong DOC rằng mâu thuẫn phải được giải quyết bằng đối thoại giữa các quốc gia có liên quan trực tiếp.

“Trung Quốc hy vọng rằng Philippines sẽ trân trọng chính cam kết của mình bằng việc không có bất kỳ hành động nào khiến tình hình thêm rắc rối, và đáp lại đề nghị của Trung Quốc một cách tích cực để thiết lập đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải, và cùng giải quyết mọi vấn đề qua thỏa thuận song phương,” ông Hồng Lỗi nói.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhắc lại điều ông gọi là "Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền vùng đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh đảo".

'Giải pháp hòa bình'


TQ và Philippines từng đưa tàu ra đối đầu tại bãi cạn Scarborough.

Vào cuối tuần trước một nhóm các nhà lập pháp của EU viếng thăm Philippines nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên hợp quốc, theo truyền thông nước này.

Hôm thứ Sáu 15/02, người đứng đầu phái đoàn của Liên minh châu Âu đang thăm Manila nói EU "ủng hộ" lập trường của quốc gia Đông Nam Á đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế.

"EU đứng về phía của Philippines," chủ tịch phái đoàn Werner Langen được hãng thông tấn Philippines dẫn lời nói, liên quan đề xuất của Manila.

Mặc dù EU được cho là "không thiên vị" về bất cứ phía nào trong cuộc tranh chấp biển đảo liên quan Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan ở khu vực Biển Đông, hãng tin của Philippines nói:

"Các nghị viên quốc hội EU nói họ tin rằng hành động pháp lý của Philippines là một "động thái tốt" nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho các xung đột."

Hãng tin của Philippines hôm 15/2/2013 tiếp tục dẫn lời trưởng phái đoàn lập pháp EU, Werner Langen, nói:
"Trung Quốc hy vọng rằng Philippines sẽ trân trọng chính cam kết của mình bằng việc không có bất kỳ hành động nào khiến tình hình thêm rắc rối, và đáp lại đề nghị của Trung Quốc một cách tích cực để thiết lập đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải, và cùng giải quyết mọi vấn đề qua thỏa thuận song phương"
Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ

"Tất cả các quốc gia thành viên của EU có lợi ích khi tuyên bố rằng thông qua việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, chúng ta giải quyết các vấn đề này cũng như giải quyết vấn đề về các tài nguyên thiên nhiên...

Được cho là hậu thuẫn đề xuất của Manila đưa việc giải quyết tranh chấp đi theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế như Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), vị trưởng đoàn được trích lời nói thêm: "Con đường được lựa chọn... thông qua trọng tài quốc tế là cách thức để đạt điều đó.

"Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp."

Cũng hôm thứ Sáu, nhiều báo của Philippines đăng tải ý kiến của tân ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry "ủng hộ" lập trường của Manila.

Hãng tin của Philippines dẫn lời ngoại trưởng nước này, Albert Del Rosario, nói về quan điểm của tân Ngoại trưởng Kerry:

"Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hậu thuẫn quyết định của chính phủ Philippines vào tháng trước đưa các tranh cãi với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Hoa Nam ra trước tòa án của LHQ, nhấn mạnh nhu cầu giải quyết các xung đột nóng lâu dài một cách hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế."
(BBC)

Trung Quốc tuần tra Biển Đông hàng ngày, ngư dân Việt vẫn bám biển

Tàu đánh cá của ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi.

VOA Tiếng Việt
19.02.2013
Ðại diện Hội nghề cá Việt Nam mới lên tiếng trước tuyên bố của Trung Quốc về việc sẽ tiến hành tuần tra ngư trường và ngư nghiệp hàng ngày trên biển Đông kể từ năm 2014.

Ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ hôm 19/2 rằng hội tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc như những lần trước cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình thế.

"Về phần mình, thì mình chuẩn bị các lực lượng của mình. Thứ nhất, đối với lực lượng của dân mình, mình cũng phổ biến và làm thế nào cho người dân người ta hiểu được cái âm mưu của nó cũng như chủ trương của mình. Thứ hai, bây giờ đi đánh bắt thì đi theo tổ đội của mình, tổ chức những cái tổ đội một đi, có tàu hậu cần dịch vụ, có bảo vệ nhau. Thứ ba, mình tiếp tục mình tuyên bố phản đối cái việc làm này của Trung Quốc."

Hiện nay người ta vẫn ra đánh bắt. Người ta vẫn có lo lắng nhưng ở miền Trung, ngư dân người ta kiên cường lắm. Người ta vẫn vì cuộc sống mà đồng thời cũng vì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa...
Mới đây, báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Hải Nam thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết sẽ tiến hành tuần tra hàng ngày từ năm sau để bảo vệ ngư trường và ngư nghiệp của nước này ở vùng biển có tranh chấp.

Ông Trác, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Sản Việt Nam, cho hay, bất chấp các quy định về ngư nghiệp của Trung Quốc ở biển Đông, ngư dân vẫn ‘kiên cường bám biển’.

"Do mình có những biện pháp cương quyết như vậy nên dân có yên tâm hơn, bám biển hơn và người ta cũng tổ chức các tổ đội đánh bắt của người ta. Hiện nay người ta vẫn ra đánh bắt. Người ta vẫn có lo lắng nhưng ở phía miền Trung, ngư dân người ta kiên cường lắm. Người ta vẫn vì cuộc sống mà đồng thời cũng vì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa."

Cục trưởng Cục Ngư chính Hải Nam của Trung Quốc cũng cho báo giới hay rằng năm 2012 là năm có nhiều thách thức nhất từ trước tới nay. Ông này cũng đề cập tới các tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ở biển Đông như là một lý do để lý giải các thách thức.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết năm 2012 vừa qua, ngư dân Việt gặp rất nhiều khó khăn trên biển.

"Nhiều khó khăn lắm. Trong có đó khó khăn là cái phía Trung Quốc nó ngăn cản, bắt bớ tàu thuyền của mình. Còn các khó khăn của mình vẫn thường xảy ra là bão táp, rồi vấn đề thị trường rồi vấn đề giá cả, xăng dầu. Những cái đó là khó khăn muôn thủa rồi. Nhưng mà phải nói rằng cái khó khăn năm 2012 là phía Trung Quốc nó cũng có ngăn cản mình rồi những tuyên bố của họ làm cho đánh bắt của mình cũng gặp nhiều khó khăn. Phải nói là ngoài biển rất là khó khăn. Năm 2013 này cũng rất là khó khăn."

Ông Ngô Tráng cho hay, năm 2012, các đội tàu tuần tra ngư chính của Trung Quốc đã lập một kỷ lục là tuần tra tới 183 ngày trong năm.

Về phía Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Võ Văn Trác cho biết rằng việc các ngư phủ đi đánh bắt theo đội, theo nhóm, cũng phần nào hạn chế tình trạng bị Trung Quốc sách nhiễu.

"Có hạn chế bởi vì họ thấy mình có lực lượng mà. Có hạn chế, nhưng mà nó vẫn nhiều âm mưu lắm, bằng cách này cách nọ."

Hồi cuối năm 2012, Trung Quốc tuyên bố sẽ lục soát, trục xuất tàu nước ngoài 'xâm nhập trái phép' ở biển Đông kể từ ngày 1/1, gây quan ngại đối với các nước có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này.

Tuy nhiên, từ ngày có hiệu lực cho tới nay, chưa có các thông tin về các vụ lục soát tàu thuyền được đăng tải.
 

Nguyễn Hưng Quốc - Chân dung bên thắng cuộc

Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lãnh đạo, từ Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao?

Có thể tóm tắt sự mô tả của Huy Đức vào năm điểm chính: Một, ít học; hai, giáo điều, ba, độc tài; bốn, cá nhân chủ nghĩa; và năm, làm kiềm hãm thay vì phát triển đất nước.

Thứ nhất, ít học. Lê Duẩn, người làm Tổng Bí thư lâu nhất Việt Nam, từ 1960 đến 1986, tức 26 năm, “chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa” (tập Giải Phóng, GP, tr. 112). Nguyễn Văn Linh lúc nhỏ được học trường Bonnal, trường trung học đầu tiên do Pháp mở ở Hải Phòng, nhưng đến năm 15 tuổi đã bị bắt vì tội rải truyền đơn chống Pháp và bị đày đi Côn Đảo (tập Quyền bính, QB, tr. 46). Võ Văn Kiệt lúc nhỏ, nhà nghèo, theo cha nuôi “giữ ghe hoặc mót lúa”, đến năm 8 tuổi mới đi học được vài năm. “Những lớp học ở làng không đưa lại cho Chín Hòa [tên Võ Văn Kiệt lúc nhỏ] bằng cấp nhưng đã giúp cậu đọc thông viết thạo” (QB, tr. 47). Đỗ Mười, theo tiểu sử chính thức, “Xuất thân từ một gia đình nông dân, bản thân là thợ sơn”, nhưng khi lên làm Tổng Bí thư, ông lại muốn trở thành nhà lý luận. Không đủ sức, ông phải dựa vào các trợ lý như Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, những người bị chê là “chim ri, chim sẻ”. Phan Văn Khải nhận xét về Đỗ Mười: “Ông cũng không được học hành căn bản để hiểu các vấn đề một cách có hệ thống” (QB, tr. 102). Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế; năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Phan Văn Khải có bằng cấp cao hơn hẳn những người kia, nhưng thực chất của những mảnh bằng xã hội chủ nghĩa ấy ra sao thì lại rất đáng ngờ. Lúc nhỏ, ông học hết tiểu học thì nghỉ. Đến năm 1956, tập kết ra Bắc, ông mới vào học trường Bổ túc Công Nông Trung ương. Bắt đầu vào lớp 5. Ba năm sau, ông học xong… Trung học. Sau đó, ông học tiếng Nga và được sang Nga du học, đến năm 1965 thì tốt nghiệp ngành Kinh tế Kế hoạch và về nước (QB, tr. 144-5). Còn Nguyễn Tấn Dũng thì “biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội” (QB, tr. 150). Nông Đức Mạnh thì học ở Liên Xô về Lâm Nghiệp nhưng về trí thức và trí tuệ thì bị chê bai thậm tệ. Huy Đức viết:

“Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên phỏng vấn: ‘Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?’ Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời: ‘Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả.’ Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận  nhưng đấy là câu trả thông minh nhất trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người lúc nào cũng ‘mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao’ nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiện trên truyền hình ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: ‘Các đồng chí phải tìm ra thế mạnh của địa phương là nên trồng cây gì và nuôi con gì.’ Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, nhận xét: ‘Tôi cảm thấy rất xấu hổ vì Đảng ta có một tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có trình độ ở tầm cán bộ cấp huyện.’’ (QB, tr. 154).

Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đồng ý như vậy. Huy Đức kể: “Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đã nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Ông Khải nói: ‘Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng gì. Khi ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, nếu điều gì đã thống nhất với tôi thì cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh thì không. Gật gù với
nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng.’” (QB, tr. 154)

Thứ hai, giáo điều. Giáo điều chủ yếu vì ít học. Giới lãnh đạo Việt Nam thường xem bộ Tư Bản của Karl Marx như là Kinh Thánh, nhưng theo các trợ lý của họ, hầu như không có ai đọc hết bộ sách đồ sộ ấy. Hầu hết đều chỉ nghe lõm bõm lúc họ bị ở tù, trước năm 1945. Sau đó, khi lên nắm quyền, họ nghe lại từ những người giúp việc. Không đọc, không hiểu, nhưng mang tâm lý sùng kính, nên họ rất sợ. Huy Đức kể: “[T]heo ông Đậu Ngọc Xuân: ‘Bộ Tư Bản mênh mông, gần như không lãnh đạo nào đọc hết, nên nếu lấy Tư Bản ra mà dọa thì một anh giúp việc có thể điều khiển được một ủy viên Bộ Chính trị”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Mấy anh giúp việc ông Trường Chinh (trong thập niên 1960) là rất hay trích dẫn Marx-Lenin. Cái câu “sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” làm cụ Trường Chinh rất sợ”. (GP, tr. 112)

Huy Đức trích lời của Đống Ngạc, trợ lý của Lê Duẩn kể: “Một lần đi Hungary, thấy nông dân được canh tác tới năm mươi hecta ruộng, anh Ba rất thích nhưng khi trao đổi với một số nhà kinh tế, họ nói: ‘Làm như thế lâu [lên chủ nghĩa xã hội] lắm anh ạ’, anh Ba lại thôi”. Anh lại trích lời một trợ lý khác, Trần Phương: “Theo ông Trần Phương thì nhiều lần, ông Lê Duẩn bàn với ông nghiên cứu áp dụng mô hình Bắc Triều Tiên nhưng khi ông Trần Phương nói rằng miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện làm như vậy thì “anh Ba im lặng”. Anh cũng dẫn ý kiến của Nguyễn Đức Bình:  “Bài phát biểu trước Hội nghị Trung ương 24, ngày 13-8-1975, cho thấy mâu thuẫn khá rõ giữa một Lê Duẩn sắc sảo nhìn thấy vấn đề trong cuộc sống và một Lê Duẩn chưa có đủ lý luận để giải thích kinh tế thị trường. Trình độ của một nhà lãnh đạo có thể được khắc phục nếu như quy trình hình thành chính sách của Đảng cho phép tranh luận thay vì chỉ trông cậy vào sự anh minh lãnh tụ”. (GP, tr. 116).

Sau khi dẫn lời Đậu Ngọc Xuân “phải sáng tạo lắm mới thoát ra khỏi sự giáo điều” Huy Đức bình luận: “Mà muốn sáng tạo thì cũng phải dựa trên khả năng tư duy của những con người cụ thể. Lê Duẩn vào thời điểm ấy cho dù vẫn cháy bỏng những
khát khao cũng không tránh khỏi những hạn chế về học vấn và sức khỏe.” (GP, tr. 121)

Giới lãnh đạo dựa vào các chuyên viên nhưng các chuyên viên thì, theo lời thú nhận của Trần Phương: “Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx” (GP, tr. 112). Thành phần lãnh đạo phía dưới càng giáo điều hơn nữa. Trước nạn khan hiếm lương thực ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1970, Võ Văn Kiệt định “xé rào” xuống các tỉnh miền Tây mua lương thực. Ông bàn với Bảy Máy, bộ trưởng Bộ Lương thực. Bảy Máy đáp: “Tôi chỉ biết nghe ý kiến chính thống, chớ không nghe ý kiến ai cả.” (GP, tr. 127)

Thứ ba, ít học và giáo điều như giới lãnh đạo lại rất độc tài. Thật ra, chuyện này ai cũng biết. Trong Bên Thắng Cuộc, có vô số chuyện như thế. Xin trích một đoạn về Lê Duẩn:

“Từ đầu thập niên 1970, bệnh tiền liệt tuyến đã khiến cho Lê Duẩn không có một đêm nào ngủ yên và không còn khả năng lắng nghe. Ông Nguyễn Văn Trân nhận xét: ‘Anh Lê Duẩn có thói quen hay cắt lời người khác. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư có khi anh nói gần suốt cả buổi, không mấy ai còn thời giờ nói ý của mình.’ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ‘Anh Ba là một con người giàu tình cảm cách mạng, có khi sôi nổi. Do đó, một mặt thì dễ gần gũi với cán bộ, quần chúng mặt khác lại có những phản ứng quá mức đối với những ý kiến khác mình. Điều đó đã hạn chế không khí dân chủ trong nội bộ, nhất là về những năm cuối đời.’ Lê Duẩn từng nhắc nhở thuộc cấp tránh hiện tượng ‘đảng là của tôi, nhà nước là của tôi, của một người.’ Nhưng ông đã không nhận thấy chính mô hình chính trị mà ông đặt ra đã mắc phải những gì mà ông cảnh báo: từ chỗ còn ‘có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc’ đến chỗ đối với những ý kiến khác, chỉ còn chuyên chính. Năm 1976, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố: ‘Chế độ ta là chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết là đường lối của giai cấp vô sản… Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và không hợp tác với ai… Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bắt’.” (GP, tr. 121-2)

Thứ tư, tinh thần cá nhân chủ nghĩa. Giới lãnh đạo Việt Nam hay nói đến chuyện tập thể và chống chủ nghĩa cá nhân, hay kêu gọi đoàn kết và phê phán sự chia rẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, như những lời tiết lộ của những người gần gũi với họ nhất, hầu như ai cũng chỉ biết mình và dùng mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực và quyền lợi cho mình. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lúc nào cũng tìm cách hãm hại Võ Nguyên Giáp, một người có nhiều hào quang và uy tín hơn họ. Ngay chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vốn được xem như một cặp bài trùng, về sau, lại rất ghét nhau. Mặc dù Lê Đức Thọ vẫn là ủy viên Bộ chính trị, nhưng Lê Duẩn vẫn cứ đuổi ra khỏi phòng họp. (GP, tr. 148) Lê Đức Anh thì chỉ muốn nâng đỡ các tướng lãnh thân cận dưới trướng của mình và tìm mọi cách ngăn chận người khác. Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt từng làm việc với nhau cả hàng chục năm nhưng vẫn không ưa nhau. Nguyễn Văn Linh đi đâu cũng nói xấu Võ Văn Kiệt và tìm cách để ngăn cản con đường lên chức Tổng bí thư của Võ Văn Kiệt. Đỗ Mười và Tố Hữu không thích Võ Văn Kiệt. Và bây giờ, theo dõi báo chí trong nước, chúng ta đều biết Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đều không ưa Nguyễn Tấn Dũng.

Trong Bên Thắng Cuộc, có khá nhiều chi tiết liên quan đến tinh thần cá nhân chủ nghĩa và sự chia rẽ ấy. Lúc còn sống, nhận thấy điều đó, Hồ Chí Minh tổ chức bữa ăn tối hàng tuần tại Phủ chủ tịch để mọi người có thể nói chuyện với nhau. Nhưng theo lời Hoàng Tùng, “ăn thì họ vẫn tới ăn nhưng có khi vẫn không ai nhìn nhau cả. Có bữa ông Lê Duẩn nói ‘Tôi về nhà làm việc với lái xe, bảo vệ đây’. […] Cụ Hồ cũng rất buồn, có dịp 19-5, Cụ bỏ lên Ba Vì, Bộ Chính trị kéo lên theo, Cụ bảo: ‘Các chú lên làm gì?’. Mọi người nói: ‘Lên chúc thọ Bác!’. Cụ Hồ mắng: ‘Thọ thì có gì mà chúc, điều quan trọng là các chú phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân đi, các chú phải đoàn kết, có đoàn kết mới thống nhất Bắc-Nam được. Các chú mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, chú Lê Duẩn cũng cá nhân chủ nghĩa’. Năm 1967, Cụ Hồ bảo tôi và Tố Hữu thảo bài nói chuyện ‘Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân’, tôi viết chủ nghĩa cá nhân chung chung, Cụ bảo: ‘Vấn đề là ở cấp trung ương chứ không phải ở cơ sở ’. ”(GP, tr. 120-1)

Các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng có khi đẫm đầy máu. Trong cuộc chuẩn bị đại hội đảng năm 1986, Lê Đức Thọ muốn tiến cử Lê Đức Anh hơn là Lê Trọng Tấn, lúc ấy được xem là có uy tín nhất trong quân đội sau khi Đại tướng Hoàng Văn Thái đột ngột từ trần. Ngày 5/12/1986, Lê Trọng Tấn đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Vừa về đến nhà, theo lời kể của Huy Đức,

“Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. […] Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đình được thông báo là ông đã mất. Mãi tới sau ngày 7/12/1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăng thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18 giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính vì đồng chí đã mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải “vòng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăng thêm hoài nghi. Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng viên thuốc của các nhà lãnh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đã xếp những cái chết này vào hàng “nghi án”. Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20/1/1987, trong một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra thì đạn nổ, viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đã xông pha biết bao chiến trường ấy cuối cùng đã chết vì “súng bị cướp cò”. (GP, tr. 151)

Cuối cùng, thứ năm, là sự bất lực. Theo Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “Không ít lần tôi báo cáo thông tin với đồng chí Tổng bí thư, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy anh Ba ngồi yên, nghe mà như không nghe, không hỏi lại mà cũng không ngắt lời.” Khi ông Đỗ Phượng nói “muốn được nghe ý kiến của anh”, ông Lê Duẩn đứng dậy, nói bằng một giọng nhẹ nhàng mà ông Đỗ Phượng nói là ông chưa từng nghe bao giờ: “Thế anh bảo Trung ương phải làm gì đây, tôi phải làm gì đây! Các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm bên Đảng và bên chính phủ đều có mặt tại chỗ. Khó khăn thì phải tìm cách tháo gỡ, ngồi mà kêu cực trông chờ ai cứu mình”. (GP, tr. 127)

Giới lãnh đạo Việt Nam thường kể công: nhờ sự lãnh đạo sang suốt của họ mà đất nước ngày một giàu mạnh và nhân dân ngày một no ấm. Cuốn Bên Thắng Cuộc củng cố một sự thật mà ai cũng biết: Tất cả những tai hoạ mà nhân dân phải gánh chịu từ năm 1975 đều đến từ đảng: từ việc đánh tư sản, mở các trại cải tạo, quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác hoá nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, kỳ thị trí thức miền Nam, chính sách giá - lương- tiền, v.v.. Đảng chỉ làm được hai việc chính: một, vì trung thành với mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Trung Quốc, đưa ra những chính sách sai; và hai, cũng vì lý do trên, tìm mọi cách để bảo vệ và kéo dài những cái sai ấy. Những đóng góp lớn nhất nhằm thoát khỏi tình trạng đói khổ đều là những quyết định “xé rào”, đi ngược lại chính sách của đảng. Đến giữa thập niên 1980, khi đưa ra chính sách đổi mới, đảng chỉ hợp thức hoá các hành động xé rào ấy. Như vậy, công thuộc về ai? Và tội thuộc về ai?

Huy Đức kể:

“Xuống Viso, ông Võ Văn Kiệt nói: ‘Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà bên chiến thắng tiếp quản được một thành phố nguyên vẹn hoàn toàn như Sài Gòn. Những cái khó, ách tắc còn lại chỉ là tự mình gây ra, tự mình trói mình. Chúng ta phải tháo gỡ, tháo không được thì phải chòi đạp.’ Giám đốc Viso, ông Nguyễn Quang Lộc, nói với ông Kiệt: ‘Ta phải học cách làm của tư bản thôi’.” (GP, tr. 130)

Võ Văn Kiệt chưa dám học cách làm của tư bản, ông - cũng như Nguyễn Văn Linh, người làm Bí thư Thành uỷ kế tiếp ông - đã bị phê phán kịch liệt từ Trung ương. Ngày 10/8/1982, trên chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, Tố Hữu nói: “Chưa tới Tân Sơn Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư.”

Đối với giới lãnh đạo, cái “mùi Nam Tư” ấy còn đáng sợ hơn là cái sự đói khổ của dân chúng và sự lạc hậu của đất nước.

Năm đặc điểm nêu trên đã đủ cho bức phác hoạ chân dung giới lãnh đạo “bên thắng cuộc” chưa? Chắc chắn là chưa. Có ít nhất một khía cạnh khác chưa được đề cập: tham nhũng. Có lẽ Huy Đức không thiếu tài liệu. Anh muốn dành nó cho một cuốn sách khác chăng?
Hy vọng vậy.
***
Chú thích:
Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của  Bên Thắng Cuộc.
 * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tượng Bà Mẹ VN anh hùng và Bà Mẹ VN anh hùng ai hoành tráng hơn?

Hoành tráng như Tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Còn đây là bà mẹ VN anh hùng ngoài đời thực:
                  Ngồi khóc trước đống huy chương được ưu ái tặng vì bị cán bộ của đảng,
             chính phủ chiếm nhà, thu mất đất...


(Blog Phạm Viết Đào) 

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp

THƯ NGỎ CỦA ÔNG NGUYỄN TRUNG GỬI BỘ CHÍNH TRỊ, CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA ĐẤT NƯỚC

Thư ngỏ

 Hà Nội, ngày 19-02-2013
Kính gửi
-        Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
-        Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
-        Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Kính thưa,
Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp [1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước
Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là:
-        Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng.
-        Chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán đang trở thành vấn đề của cả thế giới – đặc biệt là đối với khu vực Biển Đông, uy hiếp trực tiếp các nước tại đây; đồng thời căng thẳng đang leo thang với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông. Sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng – đặc biệt ở Đông Nam Á – đã tới mức nguy hiểm, trong đó có Việt Nam với tính cách là chướng ngại vật tự nhiên đầu tiên mà Trung Quốc nhất thiết phải khuất phục trên đường vươn ra đại dương.    Cần nhìn thẳng vào sự thật là sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc hiện nay trên thực tế đã đặt Việt Nam lọt thỏm vào vòng kiềm tỏa nhiều mặt của Trung Quốc. Không ít ý kiến trong nhân dân cho rằng về nhiều mặt Việt Nam trên thực tế đã trở thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán.

-        Hệ thống chính trị của Việt Nam có quá nhiều bất cập để có thể cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề lớn nóng bỏng đang đặt ra cho đất nước: (1)cần ổn định kinh tế để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới, nhưng hiện nay vẫn chưa có kế sách khả thi nào, nguy cơ kinh tế rơi xuống đáy sâu hơn nữa vẫn là thường trực; (2)chế độ chính trị tha hóa và quá yếu kém; tình hình đã đến mức vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cứu chữa đã bỏ ra, tiếp tục kìm hãm sự phát triển của đất nước; trong khi đó hệ thống chính trị vẫn tiếp tục lún sâu hơn nữa vào độc tài toàn trị, để xảy tay có thể dẫn đến đổ vỡ; (3)đất nước vừa cần một sức mạnh bên trong làm nền tảng cho chính sách đối ngoại, vừa cần một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ để đứng vững được trong tình hình căng thẳng và rất nhạy cảm hiện nay – đặc biệt là trên Biển Đông; song hiện nay cả hai đòi hỏi này cho mặt trận đối ngoại đều chưa có.
Có thể nói, những yếu kém của đất nước trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực – nhất là hiện tượng leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông  – đang uy hiếp nghiêm trọng độc lập chủ quyền và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta.
Hai là toàn bộ tình hình nêu trên đã được hàng nghìn ý kiến cảnh báo trong những kỳ chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của ĐCSVN, rất tiếc rằng không được lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu.
Trong những ý kiến cảnh báo ấy, ý kiến quan trọng nhất là nhận định cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình hình đất nước hiện nay là sự tha hóa và bất cập của toàn bộ hệ thống chính trị, bắt đầu từ Đảng. Nhận định này kết luận: Tình hình đòi hỏi phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện để mở lối ra cho đất nước. Song trong thực tế, đòi hỏi vô cùng quan trọng này chẳng những bị gạt đi, mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước trong gần một thập kỷ vừa qua ngày càng tiếp tục lún sâu vào bảo thủ, giáo điều, quan liêu; tệ nạn tiêu cực và tham nhũng ngày càng nặng; các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng bị xâm phạm. Chính thực trạng này là nguyên nhân gốc làm cho những năm vừa qua là thời kỳ phát triển xấu nhất, nguy hiểm nhất trong suốt 37 năm độc lập đầu tiên của đất nước.
Nói riêng về ĐCSVN, những năm vừa qua cũng là thời kỳ quyền lực Đảng phạm nhiều sai lầm và có nhiều hiện tượng hư hỏng, suy đồi chính trị và đạo đức nhất kể từ khi thành lập.
Ba là, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã phần nào nhận ra thực trạng nguy hiểm nêu trên của đất nước và của Đảng, nhưng lại bất cập không dám nhìn thẳng vào toàn bộ sự thật, do đó chưa nhìn ra được nguyên nhân gốc là lỗi của hệ thống chính trị và của những quan điểm sai lầm của Đảng trong đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.
Với cách nhìn sự thật phiến diện như vậy, Hội nghị Trung ương 4 lấy tự phê bình và phê bình kiểm điểm cá nhân là phương thức giải quyết mọi sai lầm và yếu kém hay là bước đột phá đầu tiên; trong khi đó tiếp tục giữ nguyên và xiết chặt hơn nữa hệ thống chính trị theo hướng tăng cường “đảng hóa”, với mục đích tăng cường khả năng đối phó của Đảng với sự bất bình chính đáng đang ngày càng tăng trong nhân dân về mọi vấn đề của đất nước. Điển hình nhất của tình trạng “xiết” này là những hiện tượng: tăng cường “19 điều cấm trong Đảng”, sự kìm kẹp chưa từng thấy đối với trên 700 báo chí các loại của hệ thống chính trị (được gọi là báo chí “lề phải”), xuất hiện cái gọi là “đội ngũ dư luận viên” chưa hề có ở một quốc gia dân chủ nào, thẳng tay trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến và đối với những cuộc biểu tình của nhân dân bảo vệ biển đảo của tổ quốc… v… v…
Cũng với cách nhìn sự thật theo kiểu tránh né nguyên nhân gốc như vậy. Hội nghị Trung ương 5 và 6 sau đó lấy chống tham nhũng là mặt trận chính. Quyết định này sai lầm ở chỗ (a)chủ yếu nhằm vào xử lý vụ việc, chứ không phải nhằm vào sửa lỗi hệ thống là chính, (b)đặt vấn đề chống tham nhũng lên trên mọi vấn đề cấp bách khác quan trọng hơn nhiều, nghĩa là rất cảm tính và thiên lệch – ví dụ như vấn đề ổn định kinh tế vỹ mô, trả lại các quyền tự do dân chủ của dân để thực hiện được chủ quyền của nhân dân cho phát huy sức mạnh nội lực, vấn đề tạo ra sự công khai minh bạch trong đời sống mọi mặt của đất nước, đòi hỏi trả lại vai trò phải có cho nhà nước pháp quyền để cả nước – bao gồm cả Đảng – phải tuân thủ pháp luật… Với 2 sai lầm lớn như vậy trong việc đặt ra vấn đề chống tham nhũng, lại thực hiện trong tình trạng Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị có quá nhiều tiêu cực và yếu kém, nên đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 liên quan đến chủ đề này có nhiều biến tướng rất đáng lo ngại, đến nay có thể nói là thất bại. Chính đồng chí Tổng bí thư không dưới một lần gián tiếp nhưng đã phải công khai thừa nhận như vậy.
Hơn nữa, trong khi tập trung mũi nhọn vào chống tham nhũng một cách phiến diện như vậy, đã xảy ra một số sự việc, một số phát ngôn rất thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm (đôi khi có cả thứ ngôn ngữ mang đặc tính “anh chị”) của một số người có trọng trách… Những hiện tượng này hình như cho thấy câu chuyện đang diễn ra không phải chỉ có việc chống tham nhũng, mà còn là biểu hiện bên trong của những động cơ, những hiện tượng “đánh nhau”, “đối phó với nhau”… không thèm đếm xỉa đến tác động như thế nào đối với  kỷ cương, sự uy nghiêm và mối an/nguy của quốc gia. Những hiện tượng này hoàn toàn không được phép xảy ra với những chính khách chân chính!
Qua các Hội nghi Trung ương 4, 5 và 6, quyền lực của Đảng đang tự mình tiếp tục làm mất thêm uy tín của Đảng và gây thêm nhiều khó khăn nguy hiểm cho đất nước. Đơn giản bởi lẽ “nhóm” nào thắng thì đất nước cũng thua; vì hệ thống chính trị có quá nhiều sai lầm và quyền lực của nó vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí đang được “xiết” thêm. Trong khi đó trí tuệ và nguồn lực mọi mặt của đất nước không được tập trung vào xử lý những vất đề cấp bách nhất của đất nước; xảy ra quá nhiều hiện tượng “vạch áo cho người xem lưng” làm ảnh hưởng đến an ninh và thể diện quốc gia. Toàn bộ tình hình nhạy cảm này chỉ tăng thêm cơ hội cho sự lũng đoạn của Trung Quốc…
Tình hình mọi mặt hiện nay của đất nước đã đi tới thời điểm không thể trì hoãn cuộc cải cách chính trị toàn diện. Bối cảnh quốc tế vừa đòi hỏi, thách thức, cũng vừa tạo ra những thuận lợi chưa từng có cho một cuộc cải cách chính trị để xây dựng nên một thể chế chính trị dân chủ cho Việt Nam. Đất nước ta hiện nay lại đang đứng trước yêu cầu bức thiết phải sửa đổi Hiến pháp và thực tế đang cho thấy Hiến pháp 1992 dù sửa thế nào cũng không thể đáp ứng những đòi hỏi phát triển mới của đất nước; vì những lẽ này, xây dựng một Hiến pháp mới phù hợp là bước khởi đầu đúng đắn cho tiến hành cải cách chính trị.
Bốn là, tôi xin trình bầy một số điểm chính về cải cách chính trị, với tất cả mong muốn thiết tha ĐCSVN không được trốn tránh – (1)vì lẽ: Đảng nợ nhân dân nhiệm vụ lịch sử sau khi đất nước đã được độc lập thống nhất, đó là xây dựng một thể chế chính trị dân chủ để thực hiện những quyền và hạnh phúc của nhân dân như đã ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945; và (2)còn vì lẽ: ĐCSVN cần tranh thủ cơ hội cuối cùng này để tự giải phóng chính mình khỏi sự nô lệ của quyền lực, giành lại vai trò lãnh đạo dựa vào tính tiền phong chiến đấu của mình như ĐCSVN đã từng có một thời trong cộng đồng dân tộc suốt giai đoạn kháng chiến cứu nước, để trên cơ sở này phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ.
Dưới đây là một số ý kiến cụ thể:
1. Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị đã nhận lỗi trước nhân dân và trước toàn Đảng về trách nhiệm đã để cho đất nước gặp nhiều khó khăn và lâm vào hoàn cảnh bị uy hiếp như hôm nay, đã tự giác tuyên bố sẵn sàng nhận kỷ luật của Đảng. Cá nhân tôi đánh giá cao việc nhận lỗi này. Tuy nhiên, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là: Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương.
Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI cam kết trước cả nước và toàn Đảng sẽ dẹp hết sang một bên mọi khúc mắc riêng tư với nhau, một lòng cùng nhau trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa Đại hội XI này đem tất cả tinh thần và nghị lực với ý thức trách nhiệm cao nhất phát huy trí tuệ cả nước và toàn Đảng để
(a)tháo gỡ những khó khăn cấp bách nhất,
(b)thực hiện thắng lợi giai đọan đầu của cuộc cải cách chính trị;
(c)xây dựng được Hiến pháp mới và thiết lập được thể chế của nhà     nước pháp quyền dân chủ.
2. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI cũng phải cùng chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị khóa XI về tình hình đất nước hiện nay, cần nhận lỗi trước toàn dân và toàn Đảng. Với tinh thần này, và đồng thời đáp ứng yêu cầu đem lại cho Đảng sức sống mới, toàn thể các đảng viên đã tham gia 2 khóa là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ thôi không tham gia vào danh sách bầu cử hay tự ứng cử vào BCHTƯ khóa XII nữa; và từ đây trở đi hình thành nguyên tắc không đảng viên nào được tham gia BCHTƯ quá 2 nhiệm kỳ, xóa bỏ hẳn cái “lệ” sống lâu lên lão làng. Từ đây tạo cơ hội thay đổi hoàn toàn việc tổ chức và xây dựng Đảng cho đúng với đòi hỏi phấn đấu trở thành đảng cầm quyềntrong một thể chế chính trị dân chủ của nhà nước pháp quyền.
 3. Bộ Chính trị khóa XI huy động trí tuệ cả nước và tận dụng kinh nghiệm các nước đi trước cũng như khai thác mọi thành quả của văn minh nhân loại, phát huy bằng được chủ quyền và quyền năng của nhân dân, dấy lên tinh thần đoàn kết – hòa giải dân tộc, cùng nhau xây dựng thành công Hiến pháp mới cho một nước Việt Nam là tổ quốc muôn vàn yêu quý và là quê hương độc lập – tự do – hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam. Nước ta sẽ cùng dấn thân với cả loài người tiến bộ cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, tất cả cho con người và vì quyền con người.
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ căn cứ vào Hiến pháp mới do dân định này, để xây dựng và tổ chức lại đảng mình, để có được khả năng, ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trong xã hội dân sự, để từ đó phấn đấu được nhân dân lựa chọn (qua bầu cử trung thực) làm đảng cầm quyền theo những đòi hỏi và quy định của nhà nước pháp quyền (đặc biệt là những quy định về tự do bầu cử, tự do ứng cử và về sự tuyển chọn công chức của nhà nước pháp quyền).
Hiến pháp mẫu 2013 kèm theo Kiến nghị 72  rất đáng được đưa ra thảo luận rộng rãi trong nhân dân; cần khuyến khích có thêm một vài hiến pháp mẫu như thế và trao đổi công khai mọi ý kiến đóng góp khác nhau cho vấn đề Hiến pháp để nhân dân dễ so sánh, đối chứng.., qua đó tối ưu hóa sự lựa chọn của nhân dân.
Xin lưu ý: Chủ quyền tối cao của quốc gia thuộc về nhân dân, kể cả ĐCSVN cũng phải phục tùng và tuân thủ; vai trò lãnh đạo của ĐCSVN phải được thể hiện ở chỗ tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ chủ quyền này. Đảng phải coi nội dung lãnh đạo như thế là nhiệm vụ tối cao và thiêng liêng nhất của mình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
4. Đề nghị Quốc Hội, Bộ Chính trị và Chính phủ giao nhiệm vụ cho trên 700 báo chí của toàn bộ hệ thống chính trị tìm hiểu, nắm vững những kiến thức tiên tiến nhất của văn minh thế giới về hiến pháp, nhằm tổ chức học tập và quảng bá rộng rãi trong cả nước và trong toàn Đảng những kiến thức mới về xây dựng một chế độ chính trị dân chủ dựa trên kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Toàn bộ nguồn lực trí tuệ của cả nước cần được huy động cho việc nâng cao dân trí, nâng cao khả năng của nhân dân thực hiện chủ quyền của mình đối với đất nước và đối với chế độ chính trị, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp mới, coi đây là nhiệm vụ đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ quá trình cải cách chính trị của đất nước.
Đồng thời Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ thả hết những người bất đồng chính kiến đang bị tù tội, chỉ thị cho các cấp và các địa phương phải tôn trọng mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và sự công khai minh bạch phải được bảo đảm trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.
Cải cách chính trị cần được xem là một quá trình thường trực, lâu dài, để luôn luôn đổi mới, và cần được tiến hành song song – vừa là cứu cánh, vừa là tiền đề – với sự nghiệp canh tân đất nước.
5. Đề nghị Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ huy động trí tuệ cả nước, đăc biệt là cố sao mời gọi được trí tuệ của các trí thức có tầm nhìn và tâm huyết với đất nước, hình thành một chiến lược tổng thể và thiết kế các bước đi của một cuộc cải cách chính trị triệt để, nhằm thay đổi đất nước toàn diện và sâu sắc, sao cho quá trình cải cách này diễn ra một cách hòa bình, hài hòa, kinh tế ổn định và có hướng phát triển mới, đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước. Rất đáng tham khảo kinh nghiệm của Myanmar cho cuộc cải cách chính trị này ở nước ta – đặc biệt là những kinh nghiệm về phát huy chất xám của trí thức, kinh nghiệm thiết kế trình tự và tiến độ rất hợp lý các bước đi, sự lồng ghép các bước đi… trong quá trình thực hiện dân chủ, để vừa giữ được ổn định, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế, tiến hành được cải cách hệ thống nhà nước pháp quyền, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế để gìn giữ an ninh quốc gia.
Trong cải cách, cũng như trong khắc phục những sai lầm trên mọi phương diện kinh tế và chính trị, cần chú trọng quan tâm đến khắc phuc những lỗi hệ thống và những yếu kém vỹ mô là chủ yếu; cố gắng thực hiện tối đa nguyên tắc khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố; đồng thời nỗ lực hết mức thực hiện hòa giải, cố tránh hết sức có thể việc hình sự hóa các vấn đề… Tất cả nhằm giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất và đổ vỡ mới, phòng ngừa phát sinh những rạn nứt mới có thể xảy ra trong quá trình cải cách, đồng thời nhờ đó có thể tạo ra sự tin cậy nhau và đồng tâm hiệp lực hướng về phía trước, phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực cho việc mau chóng chuyển đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới.
Hòa giải, khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố, tránh hết mức có thể việc hình sự hóa – đấy là cách mở lối thoát cho những vấn đề bế tắc hay có thể gây xung đột lớn trong quá trình cải cách, để vĩnh viễn khép lại quá khứ, để giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất, để bảo tồn và chắt chiu mọi nguồn lực cho nhiệm vụ mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Riêng những vấn đề liên quan đến ruộng đất, cần được giải quyết trên cơ sở ưu tiên lợi ích của nông dân.  
Toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang cần được giữ nguyên trong quá trình cải cách để bảo đảm sự vận hành liên tục và thông suốt mọi hoạt động của quốc gia, điều duy nhất phải thay đổi là toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang từ nay chịu sự điều hành của Hiến pháp và các cơ quan hiến định. 
Xây phải được đặt ở vị trí quan trọng hơn chống như trình bầy trên trong cải cách chính trị chính là với ý nghĩa: thỏa hiệp chấp nhận sự (đã) trả giá cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản hoang dã vừa qua, để từ đây chấm dứt thời kỳ này, để hòa bình và sớm chuyển nhanh một cách hài hòa sang thể chế mới, thời kỳ phát triển mới[2].
Xin lưu ý: Chính quyền của tổng thống Myanmar Thein Sein trong vòng 20 tháng đã hoàn thành được cả 3 việc khó tương tự như ở nước ta là: (1)cải cách chính trị, (2)ổn định và phát triển kinh tế, (3)nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Đáng chú ý là việc chuyển đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, không tốn một phát súng, không mất một nhân mạng. Nguyên nhân thành công chủ yếu là những người nắm quyền lực cao nhất của đất nước này đã thấy được sự cần thiết và đồng lòng nhất trí tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa sống còn này, huy động được chất xám trong lòng dân tộc theo tinh thần hòa giải cho sự thành công của cải cách. Đấy chính là một cuộc cải cách chính trị tử trên xuống và thành công ngoạn mục, mặc dù đấy mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường vạn dặm để tiến tới một Myanmar phát triển.
Nhân đây xin cảnh báo: “Đục nước béo cò”, “cướp cờ”, “nguy cơ xuất hiện Lê Chiêu Thống đời mới” (ví dụ nhân danh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN…) luôn luôn là những thủ đoạn các con buôn cơ hội đủ mọi chủng loại, dù là trong nước hay nước ngoài, thường xử dụng để kiếm lợi trên tổn thất và xương máu của đất nước ta vào lúc đất nước ta thực hiện bước ngoặt đi vào cải cách. Mong trí tuệ cả nước đừng bao giờ mất cảnh giác!
Tôi xin nhấn mạnh, việc sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp mới nhất thiết phải được coi là bước mở đầu và là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành cải cách chính trị và cải cách ĐCSVN. Không cải cách chế độ chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành, không cải cách và tổ chức lại ĐCSVN, Hiến pháp được sửa đổi hay Hiến pháp mới dù được viết hay như thế nào cũng sẽ là vô nghĩa, thậm chí sẽ chỉ càng gây thêm hiểm họa mới cho đất nước.
Kính thưa Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ,
Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ và vượt lên nỗi sợ, quyết tâm dựa hẳn vào dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay ngồi lại với nhau thì hoàn toàn có thể cùng nhau hội đủ mọi điều kiện trong tay thực hiện thắng lợi một cuộc cải cách chính trị từ trên xuống để đổi đời đất nước và đổi đời chính ĐCSVN trong hòa bình, mở đầu bằng xây dựng một Hiến pháp mới. Chắc chắn cả nước sẽ một lòng sắt đá với tinh thần Diên Hồng đứng đằng sau một quyết định hòa bình đổi đời như thế của lãnh đạo Đảng và Nhà nước! Như thế có gì mà sợ? Chỉ ở Việt Nam mới có tình huống này. Diễn tiến của lịch sử Việt Nam khách quan tạo ra như vậy. Càng để muộn, cơ hội này có nguy cơ lại vuột đi, như ba lần cơ hội lớn đã vuột đi trong gần bốn thập kỷ vừa qua[3].
Xin cứ ngẫm mà xem, trên cả thế giới này, chỉ một mình Việt Nam mới có những điều kiện đặc thù lịch sử dành cho ĐCSVN khả năng thực hiện một kịch bản hòa bình đổi đời như thế, nhất thiết lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay phải có tâm và đủ bản lĩnh nắm lấy! Đó cũng là kịch bản tối ưu duy nhất, đáng mong muốn nhất cho đất nước và kế thừa được truyền thống vinh quang trước đây của ĐCSVN, là trách nhiệm không thể thoái thác của ĐCSVN trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Ở các nước khác mà như ta hiện nay sẽ khó có chuyện này, chí ít thì cũng đã phải xảy ra vài ba cuộc “mùa xuân Ả Rập” rồi!.. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhở: Sự chịu đựng của nhân dân ta đang ở mức báo động đỏ.
Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay bạc nhược bỏ lỡ kịch bản hòa bình đổi đời này, một kịch bản sụp đổ như ở Liên Xô vào lúc nào đó, sớm muộn sẽ xảy ra ở nước ta, do chế độ chính trị đang ngày càng mục nát bên trong và không đương đầu nổi những thách thức quyết liệt từ bên ngoài. Khác chăng so với Liên Xô hồi ấy là: Ở Việt Nam sẽ rất hỗn loạn và đẫm máu.
Trong cuộc chiến tranh 17-02-1979, Trung Quốc trong cùng một giờ đã cho khoảng nửa triệu quân ào ạt tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc nước ta; sự việc này cho thấy: Một khi xảy ra sụp đổ chế độ chính trị như thế ở Việt Nam, không loại trừ xuất hiện tình huống vì bất kể lý do gì, quân đội Trung Quốc lúc nào đó sẽ can thiệp… Đất nước ta sẽ đi về đâu?.. Thế rồi sẽ làm sao tránh khỏi nguy cơ vấn đề Biển Đông là chuyện đã rồi như Hoàng Sa?!.. Vân vân và vân vân…
Sự nghiệp đất nước độc lập thống nhất phải hy sinh chiến đấu nhiều thế hệ mới giành được làm sao có thể bảo toàn nếu cứ kéo dài mãi tình trạng đất nước èo uột, lệ thuộc như hiện nay?! Lấy gì giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trong tình hình mới? Giữ đại cục mà nhiều yếu kém thế này liệu đất nước có được yên? Giữ đại cục đến mức nào thì là sự đầu hàng trá hình?..
Câu chuyện ngày càng rõ: Ngày nay giữ nước phải có toàn dân tộc và cả thế giới, chứ không phải là giữ Đảng như đang là đảng hiện nay! Ngày nay giữ nước, đất nước càng phải mau chóng trở thành một quốc gia phát triển!
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần nghiêm túc nghĩ lại tất cả! Dứt khoát cần thông qua cải cách chính trị xốc toàn dân tộc đứng dậy phát triển đất nước bền vững, xây dựng Việt Nam là một thành trì bất khả xâm phạm, cùng với cả thế giới gìn giữ hòa bình.
Bí quyết thành công của Cách mạng Việt Nam là: Tinh thần yêu nước Việt Nam đã từng đủ bản lĩnh giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ làm nên Cách mạng Tháng Tám và hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp vẻ vang này, và đồng thời đã xác lập được cho quốc gia vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Trước những thách thức mới quyết liệt từ bên ngoài, trước những đòi hỏi phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, hơn bao giờ hết Việt Nam cần tiếp tục giương cao ngọn cờ dân tộc – dân chủ với trí tuệ mới,  để xây dựng được đất nước độc lập – tự do – hạnh phúc, để có thể dấn thân cùng đi với cả thế giới. Tinh thần này cần trở thành linh hồn cho một Hiến pháp mới của đất nước bây giờ và mãi mãi về sau.
Bốn cuộc chiến tranh trong vòng một đời người, và biết bao nhiêu thương đau đến hôm nay đất nước vẫn đang còn phải chịu đựng, như thế là quá nhiều rồi! Mà đến hôm nay đất nước vẫn chưa ra khỏi cái nghèo và lạc hậu, có nhiều mặt tiếp tục lạc lõng! Tôi không thể chấp nhận nhân dân ta, đất nước ta lúc nào đó lại một lần nữa sẽ phải trầm luân trong một cuộc bể dâu mới đẫm máu.
Vì vậy tôi cho rằng phải thông qua hòa giải dân tộc để thực hiện cải cách toàn diện, nhờ đó thực hiện sự nghiệp canh tân đổi đời đất nước đến nay vẫn bị bỏ lỡ. Tiến bộ của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, toàn cầu hóa ở nấc thang hiện tại.., tất cả vừa tạo cơ hội, vừa thách thức nước ta phải lựa chọn con đường của phát triển, bắt đầu từ thực hiện tự do, dân chủ.
Đúng ra phải nói thật với nhau cải cách chính trị đã để muộn mất 37 năm rồi – ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, chí ít là muộn 23 năm nay rồi – ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Việt Nam hoàn toàn có thể đứng trên hai chân của mình! Không thể để muộn hơn nữa!
Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân gốc làm cho đất nước độc lập mà nhân dân vẫn chưa có tự do, lối ra cho cuộc khủng hoảng đất nước đang lâm vào chưa rõ, mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020 trở thành ảo tưởng.
Chính sự chậm trễ này khiến cho đất nước đang lâm vào tình trạng bị động chiến lược đầy nguy hiểm: Chưa có một tầm nhìn, một lời giải nào thuyết phục cho những thách thức kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại đất nước đang phải đối mặt trong bối cảnh siêu cường đang lên Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới mà Việt Nam ở vào vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị cực kỳ nhậy cảm.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước bây giờ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải có toàn dân tộc và cả thế giới, sự chậm trễ này chưa giúp chúng ta trả lời làm như thế nào?!
Vì những lẽ trên, cải cách hệ thống chính trị của đất nước trở thành chuyện sống còn. Đòi hỏi xây dựng Hiến pháp mới đang cho đất nước một cơ hội.
Không có một thế lực nào bên trong hoặc bên ngoài có thể cấm nước ta đi vào một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện như thế, chỉ có sự tha hóa của hệ thống chính trị và tình trạng kìm hãm không dám thức tỉnh sự giác ngộ của nhân dân đang cản trở đất nước tiến hành nhiệm vụ này. Tự nhận về mình vai trò lãnh đạo, tại sao ĐCSVN không dám đứng lên tiền phong chiến đấu khắc phục hai trở lực này?
Tuy nhiên, mười bạn của tôi hôm nay, thì có đến chín người nói đòi hỏi ở ĐCSVN hiện nay, đòi hỏi chế độ chính trị này tự mình đổi đời bây giờ là điều không thể. Không ít bạn bè chí cốt và người thân trong nhà mắng tôi tư duy cải cách như thế là kẻ ngu trung, quở trách tôi sao không để cho ngôi nhà đã mục nát sụp đổ quách đi cho nhanh, kéo dài sự đau khổ của đất nước làm gì!?..  Vậy chỉ còn cách những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay hạ quyết tâm vượt qua điều không thể này.
Tôi nghĩ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đứng trước cơ hội và có trách nhiệm ràng buộc khởi xướng cuộc cải cách chính trị hòa bình đổi đời đất nước và đổi đời chính bản thân ĐCSVN, bắt đầu từ xây dựng một Hiến pháp mới. Hoặc là để vuột mất cơ hội này và mắc tội đối với đất nước? Tôi không thay đổi được suy nghĩ của mình.
Kính thư,
Nguyễn Trung, 10 (60A) ngõ 45 A phố Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Đt. 04 38363036

[1] Xin gọi tắt là Kiến nghị 72, ngày 04-02-2013 đã được trao chính thức cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết “
[3] (1)Cơ hội thực hiện hòa giải và thống nhất dân tộc ngay sau 30-04-1975; (2)Cơ hội độc lập đi với cả thế giới sau khi LXĐÂ sụp đổ; (3)Cơ hội đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN và gia nhập WTO.
( Nguồn: ABS )

Lưu Hà Sĩ Tâm - Hình thức, giả vờ – hệ lụy của Hiến pháp tồi – lối thoát

Tuổi thơ có cái hạnh phúc là được người lớn cho quà gì cũng sung sướng, cho được hưởng dịch vụ gì thì cũng khoái chí lắm (như được đi tắm biển ở bãi tắm, nghỉ trong khách sạn…), không cần biết các hàng/dịch vụ ấy có chất lượng hay không, cứ đến lớp khoe vung vít với bạn bè. Ngoài giờ đến lớp, chúng chơi đồ hàng với nhau, đứa này giả vờ làm bà, đứa kia giả vờ là cháu…, bà cháu giả vờ nhưng lại quan tâm và chăm sóc nhau rất thật, rất chu đáo... nên chúng chơi cực kỳ say sưa, chúng chưa cần gọi các trò chơi ấy là đóng giả. Nhưng lớn lên theo năm tháng, con người ta mới có cái ý thức về chất lượng và tính hợp pháp của hàng hóa hay dịch vụ, nên bên cạnh niềm vui mua sắm và thụ hưởng, có khi còn buộc phải trải qua các cảm giác phiền muộn, bực tức, cáu giận,… với nhiều cung bậc khác nhau, khi không may phát hiện mua phải hàng giả, hàng chất lượng kém và trở thành nạn nhân của những người làm ra chúng. 
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một món hàng hóa hay một dịch vụ (gọi chung là hàng) được coi là giả khi: (i) dùng thương hiệu của cơ sở sản xuất khác để mưu lợi, (ii) bị cố ý làm ra để bán mà không đạt các chỉ tiêu kỹ thuật/chất lượng tương ứng với giá bán. Đối với người mua phải hàng giả, thiệt hại rõ ràng về nhiều mặt: về kinh tế, về sức khỏe, về tâm lý, về thời gian,… Nước ta trước nay đã có các tổ chức có chức năng liên quan đến quản lý và giám sát chất lượng hàng hóa/dịch vụ, như: cục sáng chế, cục sở hữu trí tuệ, cục/vụ/phòng quản lý thị trường, hội bảo vệ người tiêu dùng, cảnh sát kinh tế,… Tuy vậy ở nước ta, so với các nước khác về khía cạnh này, nhà sản xuất/người bán được dễ thở hơn và người tiêu dùng bị ngột ngạt hơn. Người sản xuất/người bán dễ thở hơn, không phải chỉ vì chịu sự quản lý lỏng lẻo từ các tổ chức quản lý nhà nước nói trên, mà còn vì việc dùng tiền rất dễ và rất hiệu quả để “bôi trơn”, nhất là cần trốn tội khi bị thanh tra, kiểm tra. Họ biến cơ sở sản xuất của họ thành cơ sở sản xuất giả hiệu, nghĩa là núp bóng cơ sở sản xuất hàng thật để làm hàng giả. Các tổ chức quản lý nhà nước, khi đã nhận tiền “bồi dưỡng” rồi, mặc nhiên nhắm mắt cho cơ sở giả hiệu tồn tại. Thế nên ở ta hàng giả tràn lan khó kiểm soát, tất cả hậu quả đổ lên đầu người tiêu dùng. Phải thừa nhận điều cay đắng nhất khi mua phải sản phẩm/dịch vụ giả: hỏi trời - trời không biết, hỏi đất - đất không hay. Người dân chứng kiến những tình huống ấy, thương nhau, nhưng bất lực vì không giúp gì được nhau.
Mặt khác, con người ta cũng còn chủ động tạo ra hoặc đi mua các hàng hóa/dịch vụ không thật, tức là “giả” kiểu khác, mà cả người mua và người bán cùng vui. Có thể có chút hài hước khi gọi chúng là “hàng giả vờ”, vì chúng được dùng thay cho hàng thật, để thỏa mãn các nhu cầu nào đó. Có thể kể ra: đồ vàng mã, dịch vụ cúng bởi thầy cúng đểu, đồ chơi tình dục… Hàng giả vờ ngày càng phong phú hơn ở nước ta. Chính vì hàng giả vờ thỏa mãn cả người mua lẫn người bán, nên quản lý nhà nước về hàng giả vờ cũng có khó khăn đặc thù.
Nhìn sâu hơn vào tổ chức xã hội với hệ thống chính trị của nước ta. Tất cả các tổ chức dùng ngân sách nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là để phục vụ nhân dân, có thể gọi ngắn gọn đó là các tổ chức công. Người dân đóng thuế và hiểu rằng, một phần tiền thuế ấy là dùng để chi cho các tổ chức công. Về thực chất, nhân dân trả tiền cho sự tồn tại của các tổ chức công và mua sản phẩm/sự phục vụ/dịch vụ (hàng) của chính các tổ chức này. Do vậy, nhân dân sẽ luôn ở trong trạng thái thường trực với nguy cơ, rằng có thể đã phải trả tiền cho hàng chất lượng kém hay hàng giả vờ từ hệ thống các tổ chức công. Quả vậy, điều đó đã diễn ra.
Chúng ta quá quen với việc các tổ chức công, vào các dịp kỷ niệm ngày thành lập, đọc báo cáo thành tích đã đạt được, với nhiều con số thành tích được liệt kê ra. Chẳng hạn, các khoa/trường đại học thống kê ra đã đào tạo được bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu thạc sĩ và tiến sĩ,…; các viện nghiên cứu nhấn mạnh đã nghiệm thu bao nhiêu đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện,…; các tổ chức Công đoàn kể ra đã phát động được bao nhiêu đợt thi đua, bao nhiêu bài dự thi tìm hiểu các đối tượng, bao nhiêu lần làm công tác thăm hỏi, hiếu hỉ,…; các trung tâm hỗ trợ sinh đẻ có kế hoạch liệt kê có bao nhiêu chị em đến đặt vòng, bao nhiêu anh em dũng cảm đến để triệt sản nam, bao nhiêu người biết cách sử dụng bao cao su đúng cách,… Nhờ các thống kê thành tích kiểu đó mà Viện Thi đua Khen thưởng Trung ương xem xét để đề nghị Nhà nước trao cho họ các danh hiệu: bằng khen, huân chương các loại, anh hùng.
Vấn đề đáng nói ở đây, là đa số kết quả liệt kê theo kiểu đó hoàn toàn không phải là “thành tích”, mà đó đơn giản là kết quả của công việc, là nghĩa vụ mà các tổ chức công phải trả cho nhân dân/xã hội, do việc nhân dân đã trả tiền cho sự tồn tại của các tổ chức công và mua sản phẩm/sự phục vụ/dịch vụ (hàng) của chính các tổ chức này. Cho nên thành tích mà họ báo cáo là thành tích giả vờ, dùng thay cho thành tích thật. Theo khía cạnh này, rất nhiều tổ chức công, mặc dù đã có nhận các danh hiệu từ thấp đến cao, không những chỉ có thành tích giả vờ, mà về thực chất là đã không làm tròn nghĩa vụ đối với nhân dân là người đã trả tiền cho họ. Hệ lụy là chúng ta có được cả một hệ thống chính trị với nghịch lý kỳ lạ, là vì trong đó, hiếm có tổ chức công nào không được nhận danh hiệu nào, còn hầu hết cán bộ nhân viên hàng năm đều đạt từ “lao động tiên tiến” đến “chiến sĩ thi đua”, vậy mà toàn hệ thống thì lại quặt quẹo, lương trả bèo bọt, tham nhũng tràn lan, tiêu cực ngày càng bình thường hóa, mất sức đề kháng.
Bởi thế, nhân dân cay đắng khi phải chấp nhận các sản phẩm/dịch vụ từ các tổ chức công với chất lượng tồi nhưng được dãn nhãn mác chất lượng cao. Chẳng hạn, các cử nhân/thạc sĩ tốt nghiệp với bảng điểm “đẹp” khi được các giảng viên cho điểm vống lên, các tiến sĩ bảo vệ luận án được các thành viên Hội đồng đánh giá “xuất sắc” thường trên 60%, nhưng luôn bị thị trường lao động phê phán về chất lượng con người; các dịch vụ y tế và các dịch vụ hành chính “ một cửa”, nhưng luôn kèm theo thái độ vô cảm, lạnh lùng và coi thường nhân dân, hành xử thiếu trách nhiệm kèm theo vô vàn kiểu sách nhiễu nếu không có tiền “bồi dưỡng”, nhiều khi rất trắng trợn, khiến người dân khốn khổ. Trong rất nhiều trường hợp tương tự như vậy, các sản phẩm/sự phục vụ/dịch vụ của các tổ chức công trở nên đúng nghĩa là hàng giả. 
Cũng xuất hiện nhiều hàng chất lượng kém, hàng giả vờ đúng nghĩa khác, tạo ra từ hệ thống các tổ chức công. Một anh X nào đó, dễ dàng lọt qua thủ tục thi đầu vào để trở thành sinh viên đại học tại chức/từ xa, anh ta học giả vờ một số buổi nhất định, sau đó nhờ/thuê ai đó làm anh X giả vờ, để đi học thay. Sau 4 năm học giả vờ như thế, anh X hiển nhiên trở thành cử nhân giả vờ. Đây là hiện tượng không hiếm. Cho đến nay toàn quốc đã có 7 tỉnh từ chối sử dụng hàng chất lượng kém, hàng giả vờ – sản phẩm từ hệ thống đào tạo đại học tại chức/từ xa.
Chính các tổ chức công cung cấp cho xã hội nhiều hàng chất lượng kém, hàng giả vờ, trong nhiều trường hợp, là các tổ chức hình thức. Chúng ta có thể bàn về các tổ chức hình thức tầm cỡ và điển hình.
Ngày càng thấy rõ, Công đoàn Việt Nam là tổ chức hình thức. Thực vậy, chức năng quan trọng bậc nhất của Công đoàn phải là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nhưng ở ta thì không, công đoàn chỉ lo việc đi tham quan, thăm hỏi người ốm hay sinh đẻ, hiếu hỉ, thi thoảng phát động thi đua hay tìm hiểu gì đó, tặng hoa “chúc mừng” đại hội chi bộ và đảng viên mới (chú ý, “chúc mừng” giả vờ thôi), chúc mừng 8/3 và bình xét danh hiệu cho chị em. Mặc dù các việc trên là việc tốt, nhưng đó chỉ là “chăm lo quyền lợi” chứ chưa thực sự là “bảo vệ quyền lợi”. Không có tổ chức công đoàn thì những việc đó vẫn được thực hiện dễ dàng. Người lao động khiếu nại hay tố cáo – công đoàn lờ đi hoặc phê phán họ. Người lao động muốn đình công – công đoàn ngăn cản hoặc chỉ trích họ. Người lao động muốn tham gia biểu tình yêu nước – công đoàn cảnh báo và ngăn cấm họ. Người lao động ít khi có được cảm giác công đoàn bảo vệ họ. Công đoàn hình thức như thế là có căn nguyên, bởi đó là tổ chức do Đảng lập ra, nên phải là công cụ của Đảng. Do vậy lãnh đạo Công đoàn mặc nhiên đứng về phía chính quyền, không đứng về phía người lao động.
Hiến pháp sửa đổi cần hiến định Công đoàn phải là tổ chức do người lao động lập ra, là công cụ của người lao động, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ngày càng thấy rõ, Mặt trận Tổ quốc các cấp là các tổ chức hình thức. Thật vậy, MTTQ đã không làm được việc tập hợp và đoàn kết toàn dân. MTTQ tuyên bố đã tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, nhưng đó là cách nói sai sự thật. Vai trò MTTQ chỉ xuất hiện mỗi khi có cuộc bầu cử. Nhưng chính vì chỉ muốn định hướng các cuộc bầu cử ấy là theo phương thức tự hiểu là “đảng cử, dân bầu”, nên MTTQ làm đủ chiêu trò để đạt cho được mục tiêu ấy. MTTQ cũng không hề làm được việc gì đúng nghĩa liên quan đến giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, giám sát các đại biểu dân cử và chống tham nhũng. Hãy hỏi người dân thường, sẽ được câu trả lời, họ không biết MTTQ là gì, làm gì. MTTQ hình thức và xa cách với dân như thế, căn nguyên là do đó là tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam để tập hợp các đoàn thể không trực thuộc Đảng. MTTQ là công cụ của Đảng, và do vậy lãnh đạo MTTQ mặc nhiên đứng về phía Đảng, không đứng về phía nhân dân.
Hiến pháp sửa đổi cần hiến định MTTQ (hay tổ chức có tên gọi khác, có chức năng tương tự) phải là tổ chức do nhân dân lập ra, là công cụ của nhân dân, để bảo vệ quyền lợi nhân dân là tối thượng, giúp nhân dân giám sát Nhà nước.
Ngày càng thấy rõ, Quốc hội Việt Nam là tổ chức hình thức. Thật vậy, thành phần Quốc hội các khóa đều là kết quả của các cuộc bầu cử theo phương thức “đảng cử, dân bầu”, được MTTQ và các cấp chính quyền làm đủ mẹo mực để đạt cho được mục đích ấy. Biết bao câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh các cuộc bầu cử quốc hội của chúng ta, lặp đi lặp lại kỳ này sang kỳ khác. Cử tri trên toàn quốc xưa nay bị đốc thúc đi bầu sát sàn sạt trong cái ngày được nói là “ngày hội bầu cử của toàn dân”. Họ bị đốc thúc để chính quyền và MTTQ địa phương có được con số phần trăm “đẹp” cử tri đi bầu, để làm thành tích. Vậy nên nhiều gia đình cử đại diện (một người) cầm tập phiếu đi bỏ cho cả nhà, với tinh thần là “muốn bỏ cho ai thì bỏ”, vì ai trúng cử thì cũng thế thôi, vì đều là đảng viên nên sẽ hành xử vì Đảng chứ không vì dân. Cử tri chỉ được thông báo về kết quả bầu cử, nhưng chẳng bao giờ được nghe thấy/được biết là các tổ kiểm phiếu là những ai và do ai bầu ra hay lập ra, vậy hiển nhiên kết quả bầu cử đó không hợp pháp. Nghịch lý, là kết quả ấy không những vẫn hợp pháp, mà còn “thành công tốt đẹp” và “thể hiện ý chí toàn dân”. Nghịch lý nữa, nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam, nhưng hơn 90% đại biểu Quốc hội lại là đảng viên Đảng CSVN, trong khi trong số gần 92 triệu dân thì chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên Đảng CSVN. Vậy nên các đại biểu Quốc hội không đại diện cho nhân dân. Hệ quả là Quốc hội đã thực hiện rất tồi các chức năng như: quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước, bởi quan điểm của các đại biểu quốc hội luôn bị chi phối và phụ thuộc vào định hướng quan điểm của Đảng, bất chấp nguyện vọng người dân ra sao.
Phi lý và nghiêm trọng nhất, vì Quốc hội là tổ chức hình thức và trở thành công cụ của Đảng, nên Đảng tước đoạt của nhân dân quyền Lập Hiến, vốn là quyền mặc định của nhân dân, để trao cho Quốc hội và hiến định điều đó trong Hiến pháp 1992 (trong điều 83). Và do vậy, Hiến pháp 1992 thực chất là Hiến pháp giả vờ. Qua đó, Đảng áp đặt đường lối phát triển đất nước sai lầm, dưới sự lãnh đạo độc quyền của Đảng. 
Sự chân thành và tin cậy ban đầu của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, trong khoảng nửa thế kỷ qua, đã bị phản bội nhiều lần. Những phản bội lớn nhất của Đảng đối với nhân dân là lập ra nhiều tổ chức hình thức, buộc dân phải sống trong môi trường đầy rẫy hàng giả, hàng giả vờ, do các tổ chức hình thức tạo ra, gây khốn đốn cho nhân dân.
Cánh cửa đầu tiên mở ra lối thoát là: trao lại quyền Lập Hiến cho nhân dân. 
Cánh cửa thứ hai: toàn dân tham gia cuộc bầu cử, bầu ra Ủy ban Lập Hiến Toàn quốc để đại diện cho nhân dân, gồm các cá nhân ưu tú trong tất các các lĩnh vực, các dân tộc, các tầng lớp, các tôn giáo. 
Cánh cửa thứ ba: Ủy ban Lập Hiến Toàn quốc làm việc vì dân, đưa ra Dự thảo Hiến Pháp cơ sở (gốc), kèm các điều khoản với đa tùy chọn (Multiple Choices/Options). 
Cánh cửa thứ tư: trưng cầu dân ý, mỗi công dân đưa ra chính kiến của mình đối với Dự thảo Hiến Pháp cơ sở (gốc) và đánh dấu vào tùy chọn của mình cho các điều khoản. 
Cánh cửa thứ 5: kiểm phiếu trưng cầu dân ý và công bố kết quả.
Với Hiến pháp mới thực sự của nhân dân, con đường đi tới tương lai tươi đẹp của đất nước ta sẽ hiện ra thênh thang phía trước. Con đường đó đem đến nền dân chủ cộng hòa và độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự cho toàn dân, trong đó có tất cả các đảng viên Đảng CSVN và gia đình họ, vì Đảng CSVN vẫn tồn tại hợp hiến trong lòng dân tộc.
Thái Bình, 19/2/2013
Lưu Hà Sĩ Tâm
 Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Người Buôn Gió - Tổ tiên của nhà văn ấy trước kia tồn tại ở đâu?

H3
NV Nguyễn Thanh Tú
Mấy hôm rồi Tết bận bịu, có đọc được bài viết của nhà văn, phó giáo sư , tiến sĩ, sĩ quan quân đội hàm trung gì đó nói rằng - bỏ điều 4 là nguy hiểm đe doạ tồn vong của dân tộc.
Vậy điều 4 là điều gì mà quan trọng đến tồn vong của dân tộc thế. Nó liên quan đến mức độ nào.?
Điều 4 này là điều 4 trong hiến pháp, nó liên quan nhiều đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì nhắc đến vai trò của Đảng này. Điều 4 ghi là ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Điều 4 này có trong hiến pháp từ năm 1992 đến nay được hơn 20 năm  , tính từ năm 1945 khi nắm quyền đến nay thì ĐCSVN lãnh đạo đất nước gần 70 năm.
Nhà văn trung tá quân đội, PGS, TS kia bằng lập luận theo ông ta gọi là có lý, có tình. Lý là ĐCS cướp được chính quyền từ chính quyền bù nhìn thân Pháp thì đương nhiên là phải được lãnh đạo đất nước. Tình của ông nêu ra là bấy lâu nay ĐCS của ông hy sinh bao xương máu, cho nên phải được đền đáp bằng việc nắm quyền ghi trong hiến pháp là điều tất nhiên.
Lập luận này thật phi lý và thật phản động.
Phản động ở chỗ , nói theo kiểu ấy thì đầy tính chợ búa, dạng như ai cướp được thì người ấy có quyền dùng. Chẳng cần là chính nghĩa chính ngheo gì cả. Mai này lỡ có thế lực xấu xa nào đó cướp được chính quyền tốt đẹp của ĐCS VN quang vinh, thì thế lực ấy nghiễm nhiên lại có quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam này, dù chúng xấu xa đủ tội như tham nhũng,độc tài, áp bức và bóc lột nhân dân, can tâm lại tay sai cho ngoại bang dâng đất đai, biển đảo. Như thế chúng cũng tự cho mình là chính nghĩa hơn ĐCSVN đầy chính nghĩa thực.
Rồi chưa kể trong khi cướp chính quyền do ĐCSVN quang vinh lãnh đạo, chúng bị an ninh ĐCS bắt bỏ tù, bị quân đội trung thành với ĐCS càn quét trấn áp khiến chúng thiệt hại vô số. Sau này chúng lại kể lể lý tình đau thương, mất mát như kiểu nhà văn này, thì nhân dân ta sẽ không thể biết được ĐCS VN ta trước kia quang minh, chính nghĩa nhường nào. Vì khi ấy chúng sẽ độc quyền tuyên truyền, dùng lương hưu làm mồi nhử cho những tên bồi bút phải vì miếng cơm, manh áo cúi đầu phục vụ cho chúng lừa mị nhân dân. Chúng xoá sạch những điều tốt đẹp của ĐCSVN vinh quang và thay thế bằng những điều vu không, bịp bợm. Thế thì chả công bằng cho ĐCSVN tí nào.
Lẽ ra nhà văn trung tá ấy phải nghĩ một cách lập luận nào cho nhân văn và bất biến hơn là một lập luận lý tình kiểu giang hồ đạo tặc ấy. Kiểu như ĐCS Việt Nam là hun đúc của dân tộc, là tinh hoa của đất nước. Nếu không để tinh hoa lãnh đạo thì rõ ràng dân tộc ấy suy vong. Như thế cũng còn có chút lý hơn và đúng đắn với quy luật sinh tồn hơn, vì dân tộc nào cũng cần phải có lớp người tinh hoa nhất lãnh đạo. Tức là để cho nhân dân tự đánh giá về vai trò lãnh đạo của gia cấp, triều đại nào và lựa chọn ,như thế mới nhân văn và trường tồn bất biến được.
Đáng tiếc là nhà văn quân đội lại kết luận đầy sơ hở ngay rằng- bỏ điều 4 là de doạ sự tồn vong của dân tộc.
 Vậy trước khi có điều 4 quy định ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thì dân tộc Việt Nam này tồn tại đến ngày nay bởi điều gì. Mấy nghìn năm qua dựng nước, giữ nước qua bao nhiêu triều đại lãnh đạo, cầm quyền dân tộc Việt Nam này tồn hay vong.?
Không hiểu sao ông nhà văn này suy luận ngây thơ thế. Tổ tiên của nhân dân Việt Nam vẫn tồn tại từ xưa đến nay. Được mấy nghìn năm rồi lịch sử rành rành ra đó,bỗng hôm nay xuất hiện ông, phán câu xanh rờn là vậy. Hay là tổ tiên ông trước kia không ở trên mảnh đất Việt Nam này, không sống cùng dân tộc này. Mà mới cách đấy 20 năm, khi có điều 4 hiến pháp, gia đình ông mới từ đâu sang đây sinh sống. Cho nên ông chỉ biết đến quãng thời gian đó mà thôi.?
Nếu vậy xin ông gác bỏ mấy cái bằng PGS, TS để nghe thằng học chưa hết cấp 3 này nói.
- Dân tộc này khi chưa có điều 4 như hiện nay, đã tồn tại mèng nhất cũng 2 ngàn năm. Chả cần phải bằng cấp nào đâu, chỉ cần biết đọc chữ quốc ngữ là thấy.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Lăng Tần Hoàng Hữu Phước: 'Tôi chấp nhận tất cả hình thức xử lý của Quốc hội'

Thừa nhận việc đăng bài công kích đại biểu Dương Trung Quốc trên blog là sai, chiều 19/2, đại biểu Hoàng Hữu Phước cho biết sẽ viết thư tay xin lỗi ông Quốc và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của Quốc hội.

- Mục đích của ông khi đăng bài viết "Dương Trung Quốc và Bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)" lên blog cá nhân là gì?
- Tôi quan niệm blog của mình cũng như một thùng nước đá, tôi để thùng nước đó để ai khát thì uống. Việc này bắt nguồn từ sở thích viết lách của tôi từ hơn chục năm nay. Tôi xin khẳng định là không có bất kỳ sự cay cú nào với đại biểu Dương Trung Quốc. Mỗi người có một chính kiến khác nhau là điều bình thường. Vợ chồng, anh em, đồng nghiệp còn có bất đồng nói chi hai người lạ.
Một người Mỹ khi đến Việt Nam mà cứ nói những điều xúc xiểm đất nước này, tất nhiên sẽ không được người dân Việt Nam chào đón. Ông Dương Trung Quốc là đại biểu của một tỉnh có nhiều người công giáo mà lại nói về một vấn đề nhạy cảm (luật hóa mại dâm), mà trong Kinh thánh không cho phép, là một vấn đề quan trọng. Ở nghị trường, ông Quốc phát biểu về thân phận người nữ khi làm nghề mại dâm nhưng mại dâm bây giờ đâu chỉ có nữ, còn mại dâm nam thì sao? Mình thừa nhận mại dâm nữ, mại dâm nam tính sao?
Từ ngữ trong bài viết là tôi dẫn câu của Khổng Tử, "ngu" ở đây được hiểu là cái sai nghiêm trọng. Trước nay tôi vẫn dùng cách viết châm biếm, dí dỏm, bông đùa nên phải hiểu đây là những cái sai nghiêm trọng trong năm qua của ông Quốc. Lưu ý là tôi đã mở ngoặc (Tứ Đại ngu) và dẫn lời của Khổng Tử. Tuy nhiên, với người Việt Nam, "ngu" là một từ rất nhạy cảm, dùng để xúc phạm thóa mạ người khác.

Đại biểu Hoàng Hữu Phước trao đổi với báo chí chiều 19/2. Ảnh: H.C.
- Trong buổi làm việc ngày 18/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã trao đổi với ông những nội dung gì?
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đề cập 2 vấn đề. Thứ nhất là yêu cầu tôi xác nhận bài viết trên blog có phải là của tôi hay không vì trước đây có nhiều trường hợp giả mạo tôi để viết. Chuyện thứ hai là những bức xúc nào dẫn đến việc tôi đã có bài viết với nội dung như thế.
Ngoài việc xác nhận bài viết này là của mình, tôi thừa nhận thời gian qua đã có một số vấn đề không đồng tình với ông Quốc. Như gần đây tôi có viết một bài phê bình cuốn sách của nhà báo Huy Đức. Ngay sau đó, trả lời phỏng vấn BBC, ông Quốc lại bày tỏ ủng hộ và muốn công bằng cho tác giả.
Theo tôi, trong tình hình đất nước ta hiện nay cần nhất là sự ổn định, các thế lực không thân thiện với chúng ta lợi dụng những phát biểu chính thức từ những vị có danh tiếng. Tôi rất tiếc một người có những cái ưu thế lại không được đem ra làm lợi cho nước nhà. Vì vậy có những cái tôi phản ứng ngay nhưng không nêu đích danh ông Quốc. Nhân dịp cuối năm tôi đã có ý định viết một bài tổng kết lại những điều ông Quốc đã làm sai nghiêm trọng trong năm qua. Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình viết lên blog, ai đọc thì đọc. Nếu ông Quốc không đồng ý thì có thể đả kích lại.
- Quan hệ cá nhân giữa ông và Đại biểu Dương Trung Quốc thế nào?
- Chúng tôi đều chung dưới một mái nhà Quốc hội, nhưng về quan hệ công tác và quan hệ cá nhân thì không có gì sâu sắc, chỉ gặp nhau trong giờ giải lao thì cũng gật đầu chào rồi đường ai nấy đi, việc ai nấy làm.
Bài viết của ông Hoàng Hữu Phước về đại biểu Dương Trung Quốc trên blog đã được gỡ bỏ.
- Ông định sẽ xin lỗi đại biểu Dương Trung Quốc như thế nào?
- Tôi vẫn chưa trực tiếp xin lỗi ông Quốc, nhưng chắc chắn là sẽ có. Mình là người lớn, chạy xe ngoài đường đụng một đứa bé mình cũng phải xin lỗi chứ nói gì đây là người lớn, lại là đại biểu Quốc hội. Tôi sẽ xin lỗi bằng 2 cách là qua báo chí và bằng thư tay. Nhưng tôi sẽ không gửi trực tiếp thư tay cho ông Quốc mà sẽ gửi cho văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, để văn phòng xem nội dung và văn phòng sẽ gửi đến ông Quốc, đây cũng là một cách báo cáo cho tập thể biết. Trong thư tôi cũng sẽ giải thích cho ông Quốc hiểu tại sao tôi phải đi đường vòng như thế.
Tuy tôi đã nhận ra mình sai và kịp thời gỡ bỏ nhưng qua việc viết thư, tôi muốn chứng tỏ mình là người hiểu biết và biết phục thiện tới nơi tới chốn. Phục thiện phải chứng tỏ được cái chân tình của mình, trong thư tôi sẽ trình bày rõ ràng, nêu ra những bất đồng và cho biết sắp tới sẽ phải giải quyết thế nào chứ không thể chỉ thông qua báo chí rồi bảo ông Quốc mua báo đọc là xong được. Đó là một cách làm nghiêm túc, công khai.

- Dư luận đã phản ứng rất mạnh về bài viết "Tứ đại ngu". Ông sẽ giải thích thế nào với cử tri về văn hóa ứng xử của mình?
- Tôi rất lấy làm tiếc vì không lường trước những gì mình đã giãi bày. Trước đây có những lời phát biểu, những ý kiến của ông Quốc mà tôi không đồng tình thì sau đó tôi cũng viết bài để làm cho rõ hơn những chính kiến đó. Nhưng tất cả những bài đó đều viết trống không, không có tên cụ thể dù nội dung là viết về ông Quốc. Như bài viết về ý kiến "đừng biến Việt Nam thành ốc đảo dị thường" của ông Quốc, tôi đã giải thích "ốc đảo là gì" để phản biện lại thôi. Nhưng lần này tôi lại nêu đích danh ông Quốc và về phương pháp như vậy là hoàn toàn sai. Cách duy nhất là gửi trực tiếp cho ông Quốc, chứ không phải là viết cho bàn dân thiên hạ đọc như thế.
- Có ý kiến cho rằng với những lời lẽ đã viết trên blog, ông không đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri và yêu cầu Quốc hội nên bãi miễn. Ông nghĩ gì về điều này?
- Mọi người dân đều có quyền đánh giá, nhận xét. Tôi chấp nhận tất cả các hình thức xử lý của Quốc hội vì không ai có thể đặt mình trên luật pháp được. Nếu điều đó xảy ra, ít nhất cũng nhắc nhở mọi người về việc dùng ngôn ngữ thế nào, hành xử như thế nào cho đúng đắn.
Dù có ở trong Quốc hội hay ra khỏi Quốc hội thì tôi luôn vẫn là tôi, vẫn sẽ đóng góp cho đất nước, chứ không như một số người đã từng ở trong guồng máy nhà nước nhưng khi cơm không lành canh không ngọt là ra nước ngoài tung "bảo bối" quay lưng nói cái này, cái kia không hay.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ đến việc từ nhiệm. Ví dụ tôi là bác sĩ vi phẫu thuật thần kinh duy nhất trong bệnh viện nhưng phạm tội tham ô, vậy thì tôi có hành vi gì thì xử lý tội ấy. Có thể hạ lương, xuống chức, tôi không còn là bác sĩ trưởng khoa nữa chứ tôi không bỏ nghề bác sĩ. Khi nào mà mình gây ra cái chết cho bệnh nhân, không cứu được ai thì tôi mới ra đi, bỏ nghề bác sĩ chứ không bao giờ tôi làm cái việc từ nhiệm.

- Qua 2 năm làm đại biểu Quốc hội, ông thấy mình đã làm được những gì cho cử tri?
- Tôi đã ghi nhận rất nhiều ý kiến, tâm tư, tình cảm của người dân. Tất cả những ý kiến đó tôi đều ghi chép lại cẩn thận, của ai, ngày nào, và nói về vấn đề gì. Trong chương trình hành động của tôi, tôi tự hào với một chi tiết không bị trùng lặp với bất kỳ ai đó là "phải biết lo trước cái lo của thiên hạ". Người dân họ không sợ gì cả, mình là đại biểu Quốc hội thì phải biết sợ giùm cho dân. Chúng ta vẫn yêu cầu có luật biểu tình, nhưng không ai lường trước khi có luật biểu tình điều gì sẽ xảy ra cả.
Hữu Công (VNN)

-----------------------
Trả lời phỏng vấn báo Lao động:

ĐB Hoàng Hữu Phước: “Tôi chấp nhận mọi hình thức xử lý của Quốc hội”
Sau bài viết liên quan đến ĐBQH Dương Trung Quốc của ĐBQH Hoàng Hữu Phước, dư luận rất quan tâm và có nhiều ý kiến phản hồi, đa số là phản đối. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hữu Phước về vấn đề này.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước.

Ông Phước trình bày: “Tôi rất tiếc đã không lường trước được những gì mà mình giãi bày. Tôi đã sai về phương pháp. Bởi vì nếu muốn góp ý với cá nhân nào đó thì gửi trực tiếp. Khi thấy phản ứng của cộng đồng mạng thì tôi biết mình sai rồi. Là người lớn, thấy cái sai thì phải nhìn nhận”.

*Ông có thể cho biết chính thức nội dung của cuộc làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM hôm 18.2?

- Đoàn đại biểu có hai câu hỏi dành cho tôi. Một là xác nhận bài đó có phải do tôi viết không? Tôi khẳng định là do tôi viết. Hai là nguyên nhân nào khiến tôi viết bài đó? Tôi trả lời do một số vấn đề từ trước đến nay liên quan đến chính kiến khác nhau với ông Dương Trung Quốc.

*Một ví dụ cụ thể trong các chính kiến khác nhau đó, thưa ông?

- Ví dụ như tôi có viết bài phản đối nội dung cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, còn ông Dương Trung Quốc lại có ý kiến khác trên BBC. Ông Quốc có ưu thế, nhưng không đem ra làm lợi cho đất nước.

*Ông nói mình chỉ sai về phương pháp, nhưng chưa hẳn như thế. Ví dụ một trong bốn nội dung ông phản đối đại biểu Dương Trung Quốc, có nội dung về phản đối Luật Biểu tình. Ông tự thể hiện mình là người trí thức, học hành đỗ đạt cao, nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, ông nghĩ thế nào về điều này?

- Tôi không chống Luật Biểu tình. Tôi chỉ lưu ý đến chữ tiếng Anh. Tôi chỉ nêu lên việc rất nhỏ. Luật cứ bàn nhưng phải giải thích, lựa chọn tiếng Anh phù hợp. Sau khi tôi phát biểu tại Quốc hội, tôi nhận hàng ngàn tin nhắn nhục mạ, dọa giết cả gia đình tôi. Tôi không chống, mà chỉ ra lỗi nhỏ cần phải cảnh báo.

*Nhưng ông đã có phát ngôn về việc chưa cần có Luật Biểu tình phải không, thưa ông?

- Tôi lo trước cái lo của thiên hạ. Trong chương trình hành động của tôi, có nội dung phải biết lo trước cái lo của thiên hạ. Đối với việc biểu tình, tôi sợ kẻ xấu trà trộn, cầm bịch máu ném vào, rồi hô lên đàn áp biểu tình, chụp ảnh. Dân mình sợ bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau.

*Ông cho rằng phản biện chính kiến của đại biểu Dương Trung Quốc và viết trên blog là sai về phương pháp đóng góp, nhưng đọc kỹ bài viết, nội dung cho thấy ông đã dùng lời lẽ không nghiêm túc, thiếu tinh thần xây dựng, thậm chí xúc phạm, thóa mạ đại biểu Dương Trung Quốc. Ông có thừa nhận điều đó không?

- Anh có nhận xét rất đúng, cho nên tôi không có ý kiến gì khác.

*Có nhiều cách để xin lỗi, về chuyện này, ông có thể cho biết sẽ xin lỗi đại biểu Dương Trung Quốc như thế nào?

- Trước hết là qua báo chí, tôi gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc. Sau đó, tôi sẽ viết thư- qua Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM- để chính thức gửi cho đại biểu Dương Trung Quốc. Mình có lòng phục thiện thì chân tình, viết thư, trình bày rõ ràng.

Về nội dung cộng đồng mạng bức xúc đòi Quốc hội miễn nhiệm vì ông Hoàng Hữu Phước không đủ tư cách làm đại biểu mà các đồng nghiệp đặt ra, ông Phước trả lời:

- Cử tri là tập thể những con người khác nhau. Mỗi người có chính kiến khác nhau. Tôi cũng là cử tri mấy chục năm và cũng thất vọng nhiều năm. Mọi người dân đều có quyền đánh giá, nhận xét. Tôi chấp nhận tất cả mọi hình thức xử lý của Quốc hội. Với tôi, đây là bài học, nhưng đến quá muộn. Năm mươi mấy tuổi rồi mới đến.

*Xin cảm ơn ông.

Cử tri Trần Hoài Phong, Q.4, TPHCM: Đừng quên mình là đại biểu Quốc hội

Có lẽ trong lúc viết những dòng “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (tứ đại ngu)” đăng trên blog cá nhân của mình với những từ ngữ mang tính cá nhân, xúc phạm người khác, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đã quên mất lời hứa “luôn giữ gìn danh dự quốc gia, danh dự Quốc hội và tư cách người đại biểu Quốc hội. Một khi đã mang trọng trách là một vị đại biểu Quốc hội - người đại diện cho nhân dân thì không phải chỉ khi ngồi ở nghị trường mới là đại biểu Quốc hội mà ở bất cứ đâu, trong từng lời nói, hành động của mình đều phải chuẩn mực, đúng đắn.

Cử tri Đỗ Thanh Uyên, Q.3, TPHCM: Hãy xứng đáng với sự lựa chọn của người dân

Bài viết trên blog của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước nói về đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã được gỡ bỏ nhưng hệ quả của nó chắc chắn sẽ còn. Sau việc này có thể người trong cuộc đã nhận ra đúng, sai và hành xử như thế nào cho phải nhưng điều mà cử tri chúng tôi mong muốn là những việc tương tự như vậy đừng bao giờ tái diễn vì nó ảnh hưởng đến danh dự Quốc hội, hình ảnh, tư cách người đại biểu Quốc hội. Khi lựa chọn những người đại diện cho mình, cử tri chúng tôi mong các đại biểu sẽ là người đại diện cho nhân dân, lời nói của đại biểu là lời nói của nhân dân, cho nên mỗi vị đại biểu Quốc hội hãy là người đại diện xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân, đừng bôi xấu nhau để kẻ khác lợi dụng, chia rẽ.

Kỹ sư Nguyễn Thừa Kế (cử tri TP.Hà Nội): Đó đâu phải là lời xin lỗi

Bài được cho là “xin lỗi” sáng 19.2 đâu phải là lời xin lỗi. Ít nhất là với cử tri, với nhân dân chúng tôi. Có xin lỗi gì đâu khi ông Phước nói “không nghĩ dư luận phản ứng đến thế”. Toàn bộ bài viết chỉ thấy ông Phước đang vô cùng “chợ búa”. Đây là phỉ báng chứ không phải là chuyện thiếu hay không thiếu “văn hóa nghị trường”.

Ông Phước đã từng xúc phạm cử tri và nhân dân khi nói về chuyện “dân trí thấp”. Giờ đây, một lần nữa ông xúc phạm những người cầm lá phiếu bầu ông.

Luật sư Trần Vũ Hải - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội (cử tri Hà Nội): Không thể là lý do bãi miễn tư cách ĐBQH

Những lời lẽ của ông Phước tuy có khó nghe, nhưng được viết trên blog của ông không thể coi là căn cứ đánh giá thái độ hay hành vi của một ĐBQH. Ở nhiều nước, thái độ phản ứng của các nghị sĩ còn ghê gớm, nặng nề hơn nhiều. Quan trọng nhất là ông ta nói những điều mà ở điều kiện bình thường, người ta không dám nói, và điều đó cũng chẳng có gì nặng nề đến mức gọi là vi phạm pháp luật cả.

Dư luận nên bình tĩnh, dù rằng ông Phước cũng nên rút kinh nghiệm, chứ đó không thể là lý do bãi miễn tư cách ĐBQH của ông Phước.

Tôi hy vọng, mong đợi sẽ có những cuộc tranh luận tại QH. Điều đó mới là quan trọng. Riêng 4 vấn đề ông Phước công kích ĐBQH Dương Trung Quốc, đây là sự khác biệt quan điểm, các ĐBQH nên tranh luận thẳng thắn tại QH. Người dân được nhất khi các ĐBQH nói thẳng ý kiến của mình.

Anh Đào - L.Tuyết ghi

Lê Thanh Phong (thực hiện)
(Lao động)

"Tôi quá thất vọng khi đọc lời xin lỗi của ông Hoàng Hữu Phước"

Cho rằng ĐBQH Hoàng Hữu Phước cần công khai xin lỗi ĐB và cử tri, nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết lại thấy thất vọng với cách nhận lỗi của ông Phước.
Ngày 19/2, trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet sau khi ĐBQH Thành phố HCM Hoàng Hữu Phước công khai xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc sau bài viết công kích trên blog cá nhân, GS Nguyễn Minh Thuyết nói, đã đọc và biết việc này. Nhưng vị GS với nhiều năm kinh nghiệm ở nghị trường cho biết: "Tôi thật lấy làm thất vọng khi đọc lời nhận lỗi này".
ĐB Quốc hội (ĐBQH) khoá XI, XII Nguyễn Minh Thuyết dẫn dụ một nội dung của ĐB Phước, nói trên báo chí rằng: “Tôi thừa nhận là phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog. Chính vì phương pháp sai này tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc. Lẽ ra với những chỉ trích như vậy, tôi có thể viết một bức thư gửi Thường vụ QH, hay viết bài không ghi tên ông mà chỉ nêu quan điểm, theo dạng blog thì chắc là không có chuyện gì”.

GS Nguyễn Minh Thuyết: "Tôi thấy quá thất vọng với cách xin lỗi ấy"
Về việc này, GS Nguyễn Minh Thuyết tỏ ra thất vọng với cách xin lỗi ấy. "Không hiểu khi nhận được bức thư với những lời chỉ trích kém văn hóa như vậy, UB Thường vụ QH có hiểu là chính mình cũng bị ĐB Hoàng Hữu Phước xúc phạm không?" – GS.Thuyết nói.   
Không chỉ vậy, GS Nguyễn Minh Thuyết càng thấy thất vọng khi ông Phước trần tình với báo chí là ông không lường trước được phản ứng mạnh mẽ của công luận về bài viết của mình.
"Khi một người đã dấn thân vào con đường chính trị mà nhìn nhận một việc nhỏ cũng không ra thì hoạt động chính trị thế nào? Về câu hỏi này chắc phải nhờ cử tri TP HCM hỏi giúp vị ĐB của mình".
Trước đó, sau khi ĐB Hoàng Hữu Phước viết bài công kích ĐB Dương Trung Quốc trên blog cá nhân của mình, GS Nguyễn Minh Thuyết đã khuyên ĐBQH Phước công khai xin lỗi ông Quốc và xin lỗi cử tri. Bởi trường hợp như thế này chưa từng xảy ra và không thể chấp nhận đối với một ĐBQH nước ta.
"Có những ĐB nói quá lời, nhưng tôi tin chỉ là lỡ lời thôi. Ngược lại, cũng có một số đại biểu hăng hái một cách thái quá khi “chụp mũ” những ĐB phê bình cái sai của chính quyền. Dư luận cho rằng đó là cách “ghi điểm” với lãnh đạo, với chính quyền. Tuy nhiên, suốt từ khi có đủ nhận thức để theo dõi hoạt động của QH đến nay và trải qua 2 nhiệm kỳ làm ĐBQH, tôi chưa bao giờ thấy ĐB nào sử dụng những lời lỗ mãng, thiếu văn hóa để phê bình hay tranh luận".
Ngoài ra GS Thuyết còn cho rằng Ủy ban MTTQ TP.HCM, Ban công tác ĐB của UB Thường vụ QH, đặc biệt là cử tri TPHCM cũng cần lên tiếng về việc này, thậm chí có thể kiến nghị và bỏ phiếu miễn nhiệm đối với ĐB do mình bầu ra. 

Nguyễn Dũng (Infonet)

Quan điểm triệt hạ quốc gia Israel của Nghị Phước

Nhiều câu hỏi được đặt ra. Đảng Cộng sản, Quốc hội Việt Nam có phản ứng gì không hay im lặng và chấp nhận quan điểm này? Đây có phải là quan điểm của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh? Đại sứ quán Nhà nước Israel tại Hà Nội có nắm bắt được quan điểm rất thù địch đối với đất nước Israel này không? Đại sứ quán Israel, Bộ Ngoại giao Israel đã có phản ứng gì với cá nhân đại biểu Phước cũng như cơ quan hữu trách của VN? Cộng đồng Do Thái khắp thế giới có phản ứng gì trước quan điểm này của đại biểu quốc hội Việt Nam?
Cộng đồng Do Thái từng trải qua những thời kỳ đen tối, chứng kiến nhiều thảm kịch do những tên đồ tể khát máu kỳ thị với Do Thái, với Israel gây ra. Nhân loại tiến bộ đã dành cho các tên tội phạm này những bản án thích đáng. Quan điểm triệt hạ Israel, triệt hạ Do Thái (antisemitism, extermination of Israel) bị lên án tại đa số các quốc gia trên thế giới. Nhiều nước coi quan điểm này là tội ác.

Bức ảnh được đăng trong bức thư "Kế Sách Liên Hoành" (Petrotimes)
Lần đầu tiên trong lịch sử quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đại biểu quốc hội công khai bày tỏ quan điểm triệt hạ đất nước Israel (xem chi tiết cuối bài). Lần đầu tiên, có đại biểu quốc hội Việt Nam công khai đưa ra kế hoạch triệt hạ một nhà nước tồn tại hợp pháp được Liên hợp quốc công nhận. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu quan điểm này được phát ra từ mồm của Adolf Hitler, Saddam Hussein, Ahmadinejad …
Tuy nhiên, quan điểm triệt hạ đất nước Israel do một đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát ra công khai trên trang blog của ông này, sau đó phát tán rộng rãi trên mạng interrnet đã khiến nhiều người sững sờ và kinh ngạc.
Nhiều câu hỏi được đặt ra. Đảng Cộng sản, Quốc hội Việt Nam có phản ứng gì không hay im lặng và chấp nhận quan điểm này? Đây có phải là quan điểm của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh? Đại sứ quán Nhà nước Israel tại Hà Nội có nắm bắt được quan điểm rất thù địch đối với đất nước Israel này không? Đại sứ quán Israel, Bộ Ngoại giao Israel đã có phản ứng gì với cá nhân đại biểu Phước cũng như cơ quan hữu trách của VN? Cộng đồng Do Thái khắp thế giới có phản ứng gì trước quan điểm này của đại biểu quốc hội Việt Nam?
Dư luận hết sức lo ngại trước quan điểm hiếu chiến cực đoan đã len vào quốc hội Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, quan điểm hiếu chiến cực đoan này có nguy cơ được thể chế hóa  thành chính sách quốc gia, biến Việt Nam thành mắt xích trong liên minh hiếu chiến cực đoan quốc tế, làm tổn hại hòa bình và ổn định trên thế giới, đe dọa sự tồn tại của quốc gia và dân tộc khác.
———-
Kế hợp tung của Lăng tần Hoàng Hữu Phước gửi Tổng thống Saddam Hussein.
(Hoàng Hữu Phước: đại biểu Quốc hội khóa 13, đoàn TP Hồ Chí Minh)
Trích:
“… Mời Triều Tiên hình thành khối Neo-Axis cũng là cách cả ba nước không những giúp nhau tồn tại dài lâu mà còn giúp duy trì an ninh các khu vực khác do thế chân vạc được tạo lập, theo đó:
a – Khi Mỹ trực tiếp xâm lược hoặc gián tiếp xâm lược Iraq (hay Iran), thì Iran (hay Iraq) ở Trung Đông tấn công Israel (tránh xung đột với các quốc gia Hồi Giáo khác có quan hệ thân thiết với Mỹ như Kuwait hay Saudi Arabia), đồng thời Triều Tiên xua quân tràn qua Vĩ Tuyến 38 tấn công Hàn Quốc. Mỹ không thể dàn trải quân ở cả ba mặt trận Neo-Axis nên sẽ cân nhắc có dấn sâu vào cuộc đối đầu trực tiếp bằng quân sự đối vơi Iraq (hay Iran) không. Nếu Mỹ tiếp tục tấn công Iraq (hay Iran) thì đó là cơ hội cho Triều Tiên tấn công tổng lực tràn ngập giải phóng Nam Hàn, thống nhất đất nước.
b – Trường hợp Mỹ gây hấn trừng phạt Triều Tiên, Iraq và Iran ngay lập tức tấn công tổng lực triệt hạ Israel, với sự ủng hộ của Palestine và các quốc gia Trung Đông khác cùng có cựu thù với Israel …”
(Cầu Nhật tân)
---------------------
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII đã nói với phóng viên Petrotimes: “Tôi đã từng nghe ĐB Hoàng Hữu Phước phát biểu về vấn đề xây dựng Luật Biểu tình trước đây, rồi đọc một vài trang trên blog của ông ấy, trong đó có chuyện gửi thư tự giới thiệu mình với ông Saddam Hussein để… tạo thế hợp tung chống Mỹ. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên về bài viết của ông Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc.”
Petrotimes đã lần tìm lại bức thư được cho là của ông Hoàng Hữu Phước gửi cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein đăng từ thời điểm cuối năm 2010. Bức thư có tên: “Kế Sách Liên Hoành” đề tên tác giả là Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
Do bức thư có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng và không chính thống nên chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số đoạn liên quan đến ông Phước:
“Tôi từ năm 1990 đã gởi nhiều điện tín cho Saddam Hussein ở Baghdad và Đại Sứ Iraq ở Hà Nội để tư vấn kế sách Liên Hoành. (Hai nhân chứng cho những nỗ lực trong vô vọng của tôi gồm vợ tôi – người luôn than thở mỗi khi tôi lấy tiền trả tiền gởi điện tín khẩn cho Saddam Hussein tốn mỗi bức vài chỉ vàng do tôi viết rất dài và theo phong thái formal không viết tắt)…”
“Tôi Hiến Kế Liên Hoành Cho Saddam Hussein”
“Để thực hiện kế Liên Hoành, việc đầu tiên phải làm – nhưng khó trở thành hiện thực – là Saddam Hussein phải cử tôi làm Đặc Sứ Toàn Quyền Extraordinary and Plenipotentiary của Iraq để tôi có uy thế gặp Tổng Thống Mohammad Khatami và Chủ Tịch Kim Jong Il, dùng khả năng hùng biện để bảo đảm đạt được sự đồng thuận của các vị này.
Khi Saddam Hussein tạm lưu chưa cho rời Badghdad hàng trăm người Mỹ và Phương Tây, tôi gởi điện khẩn cho Saddam Hussein, nói ông cần nhớ là đang đương đầu với Bush và Blair là những người sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu để tiêu diệt ông và đất nước Iraq, nên nhất thiết phải lưu mấy trăm người đó lại bên trong khu vực Phủ Tổng Thống như những lá chắn sống ngăn chặn mưu đồ không kích tàn phá Baghdad. 
Khi nghe tin Saddam Hussein quân tử thả hết con tin, tôi gởi bức điện tín cuối cùng cho ông, nội dung cầu Trời phù hộ ông.”
Bức ảnh này được kèm theo phía cuối bức thư (Petrotimes làm mờ một số thông tin ghi trên bức ảnh để tránh sự phiền toái nếu có với chủ nhân của các thông tin trên)
“Phúc phận của thế giới và của Mỹ lẽ ra đã có thể khác đi nếu Saddam Hussein chịu để Lăng Tần của Việt Nam làm đặc sứ đi du thuyết thực hiện kế sách Liên Hoành Iran-Iraq-Triều Tiên thì ông lẽ ra nay vẫn còn là Tổng Thống Iraq (đã không phải lên giảo đài ngày 30/12/2006). Mỹ lẽ ra nay vẫn còn là siêu cường quân sự (sự kiện 11/9/2001 đã không thể xảy ra) và siêu cường kinh tế (Mỹ đã không thể suy sụp dẫn đến đại suy thoái toàn cầu). Và Trung Quốc lẽ ra vẫn còn là cường quốc trung bình (đã không thể trở thành đại siêu cường kinh tế soán ngôi Nhật Bản 2010).”
“Saddam Hussein không nghe kế sách Liên Hoành của Lăng Tần nước Việt Nam”
“Đó là những gì tôi đã làm như hành động kinh bang tế thế trong tư vấn cho một lãnh đạo danh nhân nhằm xoay chuyển thời cuộc và đảo chiều cuộc diện chiến tranh nhằm duy trì vị thế chiến lược cân bằng ba chân vạc.”
“Vì Việt Nam, vì Hoa Kỳ, vì thế giới, tôi đã dồn tiền bạc và công sức tư vấn nhằm cứu Saddam Hussein. Tiếc là chân vạc phải gãy vì sự cực kỳ tự tin của Saddam. Âu cũng là thiên định.”
(Petrotimes)

"Ông Hoàng Hữu Phước có dấu hiệu vi phạm pháp luật"

“Việc ĐB Hoàng Hữu Phước đăng tải bài viết trên trang cá nhân với nội dung xúc phạm ĐB Dương Trung Quốc đã vi phạm điều 121 Bộ luật Hình sự về tội làm nhục người khác...", Luật sư Triển nói.
Không thể chấp nhận hành vi xúc phạm nhau của ĐBQH 

Mấy ngày qua, dư luận cả nước “nóng" về vụ việc Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Hữu Phước đăng tải bài viết “Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)" trên trang blog cá nhân của mình với lời lẽ xúc phạm ông Dương Trung Quốc xung quanh những tranh luận liên quan đến các vấn đề bàn thảo tại Quốc hội.

Ngay khi bài viết trên đăng tải đã nhận được nhiều ý kiến phản ứng từ phía các cử tri. Đa số đều bày tỏ sự thất vọng về cách hành xử của vị ĐB đại diện cử tri TP HCM này. Họ cho rằng, là ĐBQH đại diện cho cử tri, nhân dân TP HCM thì nên cẩn trọng từng lời nói. Hơn nữa, có gì băn khoăn, bất đồng quan điểm hãy trình bày tại Quốc hội.

 Bài Tứ đại ngu đăng trên blog của Đại biểu Hoàng Hữu Phước

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết, việc ĐBQH trao đổi mà lại có tính chất mạt sát nhau, xúc phạm nhau là hoàn toàn không nên. “Anh có thể phát biểu chính kiến quan điểm của anh với những lập luận, lý lẽ thuyết phục, có văn hóa, xây dựng nhưng không thể thóa mạ, xúc phạm nhau. Trong các nội quy của kỳ họp của Quốc hội, quy chế về hoạt động của ĐBQH đều cấm các ĐBQH xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau, không chỉ trong kỳ họp mà cả hoạt động của ĐB giữa hai kỳ họp”. 

Lãnh đạo đoàn ĐBQH TP HCM cũng khẳng định: “Việc đại biểu Phước dùng trang blog để công kích mang tính cá nhân đại biểu khác là không nên".

Trao đổi với PV, ông Dương Trung Quốc (Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, ĐBQH khóa XIII) cho biết không muốn bình luận gì thêm về bài viết nhắm vào mình: “Tôi nghĩ là ĐBQH thì phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng chung của cử tri, phải đem ý kiến của cử tri gửi gắm ra nghị trường QH. Tôi chỉ sợ cử tri nói tôi là ĐBQH mà không làm tròn trọng trách được nhân dân giao thôi, chứ tôi không sợ những ý kiến chỉ nhằm mục đích mạt sát cá nhân".

 Các đại biểu có quyền tranh luận trên nghị trường nhưng không được xúc phạm nhau bên ngoài

Tại cuộc họp của đoàn ĐBQH TP HCM ngày 18/2, để làm rõ một số vấn đề liên quan đến bài viết đăng trên trang blog cá nhân, ông Hoàng Hữu Phước đã thừa nhận mình là tác giả của bài viết trên và lãnh đạo đoàn ĐBQH TP HCM đã nhận định việc làm của ông Hoàng Hữu Phước là không phù hợp với văn hóa nghị trường Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Theo đó, nếu các đại biểu có những quan điểm khác nhau về bất cứ vấn đề gì thì có thể tranh luận thẳng thắn tại phiên họp hoặc gửi thư đến thường vụ QH hoặc đoàn đại biểu địa phương để phản ánh, bày tỏ quan điểm của mình.

Thông qua báo chí, ĐB Hoàng Hữu Phước đã thừa nhận sai xót: “Tôi gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc vì tôi đã sai khi sử dụng phương pháp trình bày các ý kiến qua blog. Lẽ ra, tôi chỉ nên gửi thư trực tiếp, gửi thư cho lãnh đạo nơi ông Quốc và tôi cùng sinh hoạt”.

Hành vi có dấu hiệu vi phạm luật hình sự

Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, vụ việc trên có dấu hiệu vi phạm luật hình sự.

Ông Triển cho biết: “Khi đọc bài viết “Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)" trên trang cá nhân của ĐBQH Hoàng Hữu Phước, tôi đã rất buồn. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. ĐBQH không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình, mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Chính vì vậy, ĐBQH phải cẩn trọng hơn trong hành vi, ngôn ngữ của mình.

Điều này càng được khẳng định hơn tại điều 3 của quy chế là ĐBQH phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nhiệm vụ tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân và người thân trong gia đình chấp hành pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước. Chính vì thế, việc đăng tải bài viết trên trang cá nhân của mình, ĐB Hoàng Hữu Phước đã thể hiện sự kém hiểu biết về pháp luật của mình, làm ảnh hưởng đến uy tín QH trong lòng cử tri cả nước”.

 Luật sư Trần Đình Triển

“Thời gian qua, ĐB Dương Trung Quốc đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến trên nghị trường. Những ý kiến của vị ĐB này phù hợp với quyền lợi người dân, của đất nước và được đông đảo cử tri đánh giá cao. Việc bài viết trên blog ĐB Hoàng Hữu Phước đưa ra sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của ĐB Dương Trung Quốc. 

Trên thực tế, các ĐBQH có quyền phê bình và tự phê bình. ĐBQH này có quyền phê phán ĐBQH khác, luật không cấm, nhưng phải có bằng chứng cụ thể và đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi lên Ban thường vụ Quốc hội hoặc đoàn ĐBQH nơi ĐBQH ấy kia đang công tác, hoặc gặp nhau trao đổi... Việc ĐB Hoàng Hữu Phước đưa các ý kiến lên trang blog cá nhân với nội dung và lời lẽ thô tục, xúc phạm ĐB khác là không thể chấp nhận đuợc", LS Trần Đình Triển bày tỏ quan điểm.

Ông Triển cho biết thêm: “Hành vi trên của ĐB Hoàng Hữu Phước có dấu hiệu vi phạm Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội làm nhục người khác. Cụ thể, thứ nhất, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 

Thứ 2, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Thứ 3, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

Nên xử lý thế nào?

Luật sư Trần Đình Triển nhìn nhận: “Việc ĐBQH xúc phạm một ĐBQH khác trên một trang cá nhân và để chế độ công khai cho mọi người cùng xem, theo tôi là hành vi vi phạm pháp luật. Một ĐBQH nói xấu một ĐBQH khác thì rõ ràng bên cạnh việc vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế hoạt động của ĐBQH, vị ĐB đó còn xúc phạm đến một hình tượng đại diện cho nhân dân khác, cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh của QH".

"Qua những gì đã thể hiện, ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã cho thấy sự thiếu hiểu biết pháp luật, vi phạm pháp luật, cần xem xét xử lý nghiêm khắc. Ủy ban thường vụ Quốc hội cần xem xét, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật và các quy chế của Quốc hội, nên giao ban công tác ĐBQH để xác minh, xác định tính chất vụ việc vi phạm có nên khởi tố hay không theo điều 121 Luật hình sự về tội làm nhục người khác.

Nếu hành vi chưa đến mức khởi tố thì tuỳ mức độ vi phạm để xử lý như xem xét tư cách ĐBQH theo quy định, có hình thức kỷ luật cho phù hợp, thậm chí có thể miễn nhiệm đến bãi nhiệm đại biểu QH nếu có hành vi vi phạm. Không thể để các ĐBQH tiếp tục có hành vi xúc phạm lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của QH. Việc này cần phải làm rõ", Luật sư Triển đề nghị.

Quyền miễn trừ của ĐBQH

Theo Luật sư Trần Đình Triển, quyền miễn trừ là một trong những quyền đặc biệt nhất đối với mỗi đại biểu QH. Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2002 (sửa đổi bổ sung 2007) điều 58 quy định: "Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội".

Tuy nhiên, điều 56 Luật này cũng quy định, khi đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Theo đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. 

(Kiến thức)

Phát hiện thêm một nhà thờ họ của đ/c X

H1
Hình chụp nhà thờ họ của dòng họ Nguyễn Tấn tại Cà Mau
Trên trang ABS có đăng một mẩu tin ngắn cho biết:
Một độc giả ở Cà Mau gửi hình kèm theo lời nhắn: “Hình chụp nhà thờ họ của dòng họ Nguyễn Tấn (tức là thờ ông nội của Nguyễn Tấn Dũng là cha của Nguyễn Tấn Thử), tọa lạc tại khóm 5, phường 9, đường Nguyễn Trãi, Cà Mau. Kế bên và đối diện khu nhà thờ tổ này là một dẫy nhà mặt tiền của con cháu nhà Sáu Sĩ (dượng của Nguyễn Tấn Dũng). Nghe nói rằng, khi xây nhà thờ họ này, toàn bộ gỗ được chuyển từ miền bắc và miền Trung vào, ầm ầm cả một đoạn đường. Đi ngang qua thấy lạ, hỏi dân thì họ nói là nhà thờ họ Nguyễn Tấn. Hằng năm, nhân dịp giỗ ông nội Nguyễn Tấn Dũng, họ hàng dưới quê kéo lên đông hơn một đám cưới lớn. Khi ra về ai cũng có tiền mừng của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi cho, nghe nói ít thôi mỗi người vài chục triệu đồng (nghe hơn 10 người dân địa phương kể lại)”.
(ABS) 

Lý Quang Diệu: Nếu có Dân chủ Trung Quốc sẽ sụp đổ

Trung Quốc phải tránh những sai lầm của Đức và Nhật Bản trong thế chiến hai trong cuộc cạnh tranh siêu cường hiện nay, đó là lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu trong một cuốn sách mới ra.
Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.
Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Cái nhìn về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới của một bậc thầy”, của các tác giả Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne, dựa trên các cuộc phỏng vấn với ông và các tư liệu, ông Lý được trích dẫn nói:
“Trung Quốc phải tránh sai lầm của Đức và Nhật. Cuộc cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của họ trong thế kỷ trước đã dẫn tới hai cuộc chiến khủng khiếp.
“Sai lầm của Nga là đã chi phí quá nhiều vào quân sự mà quá ít vào công nghệ dân sự cho nên kinh tế đã sụp đổ.”

Ông Lý Quan gDiệu (giơ tay, giữa)
Ông Lý Quang Diệu (giữa) tin rằng TQ sẽ không có cải cách dân chủ
Ông Lý cảnh báo về thất bại của Trung Quốc nếu chạy đua với người Mỹ. Ông nói:
“Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu bạn chạy đua vũ trang với Mỹ, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ tự phá sản. Do vậy nên khiêm tốn, cười thầm trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa.”
'Không chọn dân chủ'
Tin vào khả năng cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Singapore dự đoán:
“Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng.”
Nhà cựu lãnh đạo được cho là còn có ảnh hưởng tại châu Á và Đông Nam Á cho hay ông không tin vào một nước Trung Quốc của dân chủ tự do.
Ông Lý được các tác giả cuốn sách trích lược nói tiếp:
“Nếu Trung Quốc như thế, nó sẽ sụp đổ. Nếu bạn tin rằng sắp có một cuộc cách mạng dân chủ nào đó ở Trung Quốc, bạn đã sai.”
Về đường hướng hiện đại hóa của nước này, ông dự đoán: “Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thử mọi phương pháp ngoại trừ dân chủ trong một hệ thống đa đảng.”
Ông Lý giải thích điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc “tin rằng nó cần có sự độc quyền về quyền lực thì mới giữ được ổn định” và rằng Đảng còn “sợ mất đi sự kiểm soát của trung ương đối với các tỉnh lỵ” hay địa phương.
'Tâm hồn sắt đá'
Ông Lý Quang Diệu nhận xét Tập Cận Bình là một lãnh đạo kín đáo và kiên định với chủ kiến của mình
Đặc biệt ông Lý Quang Diệu, qua cuốn sách, còn bộc lộ nhận xét của ông về tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Chính trị gia lão làng này được trích dẫn nói:
“Ông ấy (Tập Cận Bình) là một người kín đáo, không phải theo nghĩa là ông ấy không nói chuyện với bạn, mà theo nghĩa ông ấy không bao giờ phản lại ý thích hoặc đi ngược lại điều gì mà ông ấy đã không thích.
“Luôn luôn có một nụ cười nhã nhặn trên mặt ông ấy, dù là bạn có nói hay không một điều gì đó làm ông ấy khó chịu. Ông ấy có một tâm hồn sắt đá.”
Mới đây, trong một tài liệu nội bộ không công bố ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được trích dẫn khi tới thăm tỉnh Quảng Đông, nói với các cán bộ lãnh đạo về nhu cầu giữ ổn định ở Trung Quốc, theo tiết lộ của New York Times.
Ông được dẫn lời nói: “Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động...
Tờ báo Mỹ cho rằng thời gian lên nắm quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình chưa lâu, mới chừng vài ba tháng, do đó có thể để “đứng vững” trước các đối thủ tối cao, và cũng có thể vẫn trung thành với những niềm tin của mình, như điều mà ông Lý Quang Diệu tin là bản chất của tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập đã chọn phương án “siết chặt sự an toàn” quyền lực của Đảng.
Và do đó, các cải cách chính trị, thể chế dân chủ khả dĩ làm thay đổi vị thế độc tôn của Đảng cộng sản hay cải cách dân chủ sâu sắc có thể còn là 'xa vời'.
Tiếp tục về kinh nghiệm của Liên Xô cũ, ông nói: “Cuối cùng, cái gì Liên Xô nhận được là một lời lặng lẽ của Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản, một chính đảng lớn đã ra đi,
“Mà cuối cùng, không có ai là một con người thực thụ, không có ai bước ra để kháng cự cả,” nhà lãnh đạo vừa kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào hối thúc việc bảo vệ Đảng, khi rút tỉa bài học một cách cứng rắn.
(BBC) 

Đỗ Đức - Bỏ điều 4 Hiến pháp có là tự sát?

Họa sĩ Đỗ Đức
L.T.G : Là công chức đã nghỉ hưu nhiều năm tôi vẫn luôn quan tâm đến vận mệnh chính trị đất nước. Tôi viết lách nhiều  nhưng hầu như không bàn đến chính trị. Bài viết này đề cập đến chính trị với cảm nhận  khách quan ở góc độ văn hóa để mọi người cùng suy ngẫm.  Đề nghị mọi người  trao đổi bằng com men với tinh thần văn hóa  xây dựng, tránh việc quá khích và suy diễn tùy tiện và đi đúng trong tâm bài viết. Trân trọng! - dongngan

Tôi là người quan sát khách quan, thấy rằng nếu bỏ điều 4 Hiến pháp chỉ có lợi cho Đảng cộng sản. Đảng bây giờ bắt rễ trên khắp đất nước đến hang cùng ngõ hẻm đều có tổ chức Đảng, và vai trò quản lí vẫn nằm trong tay Đảng. Đó là sự thật hiển nhiên.

Nếu bỏ điều 4 thì Đảng buộc phải cạnh tranh, phải tức thời thoái bỏ những Đảng viên kém phẩm chất, thu gom những tài năng để tăng uy tín, thì đương nhiên chẳng ai cướp nổi vị trí của Đảng khi Đảng có được niềm tin trong nhân dân. Bỏ điều 4 để Đảng ra nắng ra gió đội mưa đạp sóng gần dân, nắm dân, chỉ đạo những chính sách phù hợp lòng dân thì chẳng cần lên gân lên cốt, sức mạnh của Đảng cũng vẫn tăng lên hàng ngày. Bỏ điều 4 là chắc chắn Đảng sẽ diệt được tham nhũng mà không cần ban bệ gì nhiều như hiện nay.Đã có mấy ai tin các lực lượng đối lập sẽ là tốt hơn khi họ mới chỉ có cái mồm, còn đảng đã lãnh đạo có bề dày lịch sử gắn với dân tộc!

Bỏ điều 4 thì những Đảng viên được giao trọng trách khi làm hỏng việc phải bị đuổi ngay khỏi cương vị để những ai có năng lực lên thay thế kịp thời, không thể cứ rút kinh nghiệm sâu sắc mãi được. Như thế Đảng sẽ giữ được uy tín với nhân dân. Đảng nên lấy niềm tin bằng hành động chứ không phải bằng lời hô hào vận động như giờ mà xong được.…

Giữ  điều 4 trong Hiến Pháp mới chính là tự sát.

Tại sao thế?

Vì giữ ở vị trí hàng đầu không ai kiểm soát, không có đối chứng thì Đảng thấy yên vị sẽ không cố gắng củng cố tổ chức của mình nữa, sẽ bảo kê trong Đảng để giữ vị trí tuyệt đối. Người trong Đảng giữ trọng trách bị phê bình cảnh cáo rồi lại được chuyển đi lãnh đạo chỗ khác thì có khác gì lấy mảnh vải mục chỗ này vá chỗ thủng kia. Tấm áo manh quần đó sẽ mủn dần vì sự giật gấu vá vai đó cho đến lúc nó thành tấm vải nát, làm giẻ lau cũng không xong. Đó chính là cái chết dần dần, là sự tự sát tự nguyện. Công tác tổ chức cán bộ trong nhiều năm qua đã chỉ rõ điều đó sao những trí tuệ hàng đầu không nhận ra?

Khi nói “bỏ điều 4 là tự sát” chính là bộc lộ sự bất lực, là không còn niềm tin vào chính mình, đó là sự thừa nhận thế yếu và nói nôm na là “cố đấm ăn xôi” thì còn đâu là bản lĩnh và danh dự của một tổ chức tiên phong?

Nói thêm:

Ngày trước làm gì có  “điều 4” nào mà Đảng ta lãnh đạo Cách mạng thành công. Nên chả có điều 4 huyền diệu nào mà phải khư khư. Khi đi du lịch Trung Quốc, cậu hướng dẫn viên du lịch bên đó nói: người Trung Quốc rất sợ con số 4, vì phát âm từ bốn là “ shì”, đồng âm với chữ “ tử”, đó là cái chết. Cho nên điện thoại di động dầu đuôi số 4 không ai dám dùng.

Fb Dongngan Doduc

Blog của Nghị Phước tiếp tục "chửi" báo Tuổi trẻ

Một năm trước đây khi Phóng viên Báo Tuổi Trẻ giật tít “ Không cần biểu tình vì dân trí thấp” mặc dù theo lời khẳng định của Ông Hoàng Hữu Phước Ông không hề có cụm từ “dân trí thấp” hoặc “Không cần biểu tình vì dân trí thấp” khi Ông trả lời Phóng viên Báo Tuổi trẻ tại Quốc Hội cả.

Sức công phá của Báo Tuổi Trẻ thật kinh hoàng, do giận dữ với cụm từ “dân trí thấp” là nhân viên của Ông Phước nên  ngay cả phụ nữ như tôi mà cũng nhận được nhiều tin nhắn với những lời thóa mạ tục tĩu đến mức tôi không tiện ghi lại nội dung trong bài viết này. Kinh hoàng hơn nữa đã có nhiều lời đe dọa sẽ đánh bom Ông Hoàng Hữu Phước và nhân viên của Ông.Cá nhân tôi cũng đã nhận được nhiều tin nhắn dọa đánh bom gia đình tôi trong suốt năm qua chỉ vì tôi là nhân viên của Ông Hoàng Hữu Phước với câu giật tít” Không cần biểu tình vì dân trí thấp” của Báo Tuổi Trẻ. Tôi đã bị gọi điện thoại chửi bới bất kỳ lúc nào dù cho đó là 3, 4 giờ đêm, chỉ vì “mày là nhân viên của….”

Bài viết mới nhất đăng trên blog của ông Hoàng Hữu Phước
Hai giờ chiều qua 18/02/2013, Ông Hoàng Hữu Phước đã tiếp xúc và có cuộc trao đổi chân tình , thẳng thắn với 3 Phóng viên Việt Nam Net. Vào lúc 16 giờ chiều nay 19/02/2013 cũng có cuộc hẹn gặp phóng viên một số báo. Trong buổi gặp chiều qua với Vietnamnet tôi được phân công làm thư ký ghi chép nội dung buổi họp.
Cũng trong chiều qua, Phóng Viên Quốc Thanh báo Tuổi Trẻ liên lạc để hẹn gặp Công Ty chúng tôi vào lúc 16 giờ 30 phút. Khi xem lại lịch làm việc tôi đã báo với Ông Hoàng Hữu Phước là công ty chúng tôi có hẹn gặp một khách hàng là một cơ quan ngoại giao trùng với giờ của Phóng viên Quốc Thanh nên đã vội vã báo tin cho phóng viên Quốc Thanh để anh khỏi phiền anh mất công đến và báo trước là dời cuộc hẹn vào ngày hôm sau. Rất lạ là phóng viên báo Tuổi Trẻ vẫn đến và mặc dù tôi đã lịch sự xin lỗi đã đến giờ Thầy Trò chúng tôi lên đường và vì vậy hẹn trả lời phỏng vấn ngày hôm sau. Đau lòng thay sáng nay tôi được một người bạn gọi điện thoại với giọng nói hoảng hốt bảo tôi đọc ngay báo Tuổi Trẻ đi họ viết về cuộc phỏng vấn chiều qua…Thật lạ, vì chúng tôi đã hẹn gặp phóng viên Quốc Thanh vào chiều hôm sau, thật lạ vì cả hai Thầy Trò đều đã báo trước mà Phóng viên Quốc Thanh vẫn đến và mặc cho lời “năn nỉ” hết sức lịch sự và đầy kính trọng các nhà báo của tôi là “đã đến giờ hẹn rồi, anh thông cảm để hai Thầy Trò em đi họp với khách, công ty em đã báo trước là lỡ có hẹn với nơi khác, anh vẫn đến, bây giờ phải hồi lại ngày mai làm em áy náy quá”. Phóng viên Quốc Thanh đề nghị “tôi bắt tay anh Phước rồi đi ngay”. Thế mà sao nay lại có bài viết dài dằng dặc trên báo Tuổi Trẻ thế này. Sức công phá của Báo Tuổi Trẻ quả là kinh hoàng. Chiều qua, Thầy tôi- Ông Hoàng Hữu Phước đã chia sẻ rất chân tình với Phóng Viên Về những dư luận Thầy Trò tôi làm tay sai – liếm gót cho … không bằng một vị…
Cá nhân tôi- Lại Thu Trúc tuy chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt nhưng quyết không phải là kẻ tham danh lợi mà phải “liếm gót giầy bất kỳ ai” như những lời …
Thật đau lòng. Mong rằng Phóng Viên Quốc Thanh sẽ suy gẫm lại sự vội vàng của anh. Sao anh không thể nán lại chờ gặp phỏng vấn vào lúc chiều nay , thứ ba ngày 19/02/2013 mà đã vội vã tung ra những bài viết như vậy. Anh bảo anh làm vì cử tri ư ? Thật khó hiểu vì chẳng cử tri nào có thể đành lòng nếu như tôi và gia đình tôi bị đánh bom chỉ vì câu “dân trí thấp”
Phóng viên Quốc Thanh hãy đọc bài báo của Vietnamnet hôm nay khi các Nhà Báo Vietnamnet họp tại Công ty chúng tôi để thấy phong cách tác nghiệp chuyên nghiệp của đồng nghiệp anh khác xa với anh thế nào. Thật đau lòng thay !
Ở đời phải công bằng, vậy thử hỏi phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã vì lẽ công bằng và công tâm chưa. Xin để Báo Tuổi Trẻ tự suy gẫm

Lại Thu Trúc
(emotino.com)

Điều bất ngờ trong phiên tòa: Khi BT đoàn trường và Hiệu phó hại đời bị cáo

 
Tương phản với thân hình đồ sộ của vị Hội thẩm nhân dân ngồi trên cao đối diện, bị cáo là một cô gái đứng lọt thỏm trong vành móng ngựa. Bộ đồ sọc quá rộng khoác lên  thân hình mảnh dẻ, càng làm cô nhỏ bé hơn. Vị Hội thẩm nhân dân là một người đàn ông mặc Comple đen, thắt Cravate đỏ chót, mặt mũi phương phi, bóng lộn, giấu cặp mắt ti hí sau tròng kính cận. Ông ta là  một đại biểu hội đồng nhân dân, được mời làm thành viên hội đồng xét xử theo quy định.
               Chủ tọa phiên tòa là một phụ nữ đứng tuổi, khuôn mặt có vẻ nhân hậu, nhưng nhìn vô cảm, lạnh lùng và ngay đơ như một bức tượng nặn bằng sáp. 
             Bà e hèm, lên giọng, hỏi người con gái đứng trong vành móng ngựa:
             - Bị cáo đã nghe rõ bản cáo trạng của Viện kiểm sát chưa?
             - Thưa rõ!
             - Bị cáo thừa nhận là mình đã hành nghề  mại dâm 3 năm phải không?
             - Dạ thưa,chính xác là 4 năm, 4 tháng, 13 ngày ạ!
             - Trước khi làm gái mại dâm bị cáo làm gì?
             - Thưa tòa, tôi là sinh viên, kiêm bí thư chi đoàn!
             - Là một bí thư chi đoàn sao lại sa ngã như vậy?
            Cô gái vén mớ tóc rủ xuống trán, khoe  khuôn mặt trái xoan trắng mịn, đôi mắt đen  dưới cặp lông mày nét ngang. Phòng xử án bỗng lao xao vì vẻ đẹp kiêu sa của bị cáo. Mọi người đâu biết đó chính là Thảo Hiền, một hoa khôi sinh viên từng rực rỡ trong đêm đăng quang mấy năm trước.
            Thảo Hiền trả lời câu hỏi của bà thẩm phán bằng giọng nói nhẹ nhàng, nhưng chua xót, đắng cay:
            - Thưa tòa!  Tôi sinh ra trong một gia ở ngoại thành, bố tôi làm công nhân ngành thủy điện mẹ làm nội trợ. Tôi là chị của hai đứa em còn đang đi học. Kinh tế gia đình không khá giả nhưng cũng không thuộc diện đói nghèo. Năm 18 tuổi tôi bước chân vào một trường đại học có danh tiếng trong thành phố. Tôi chăm ngoan, học giỏi,  mơ ước dành được một suất học bổng tu nghiệp ở nước ngoài. Cũng năm ấy đoàn trường chọn tôi đi thi hoa khôi sinh viên và tôi đã được trao vương miện. Sau cuộc thi, tôi nổi tiếng và được cơ cấu vào ban cán sự đoàn, được cử đi  học bồi dưỡng, về làm bí thư đoàn lớp, trở thành một nhân tố lãnh đạo xuất sắc. Bí thư đoàn trường là một sinh viên tốt nghiệp từ hai khóa trước, được giữ lại trường, đang phấn đấu lên chức trưởng khoa. Anh ta đã có vợ con, luôn tỏ ra là một người đạo đức, đề cao lý tưởng cộng sản, rất có uy tín với sinh viên. Đối với tôi, người bí thư đoàn trường ấy là thần tượng, là tấm gương sáng để tôi noi theo.
                Phòng xử án im lặng nghe lời khai của bị cáo. Riêng ông Hội thẩm nhân dân cứ ngọ nguậy như bị kiến đốt. Cái mặt phương phi của ông ta đẫm mồ hôi.
                Bị cáo nói tiếp:
                 - Bí thư đoàn trường hứa sau khi tôi tốt nghiệp sẽ đươc giữ lại làm bí thư đoàn, anh ta chuyển sang làm trưởng khoa chuyên môn. Từ đó tôi ít quan tâm tới việc học chuyên môn mà chỉ chăm hoạt động phong trào đoàn. Mùa hè năm ấy tôi dẫn đầu một nhóm năm mươi sinh viên về nông thôn trong phong trào “Mùa hè xanh”, tôi đã được đưa vào danh sách “đối tượng đảng” chuẩn bị kết nạp.
                Bà chủ tọa hỏi:
               - Là một sinh viên mà không quan tâm tới kiến thức chuyên môn?
               - Thưa tòa! Đúng như vậy!  Vì  kiến thức không phải là phương tiện cho thanh niên bước vào đời, càng không thể giành được một vị trí trong xã hội!
              - Thế cái gì là phương tiện?  Sắc đẹp phải không?
              - Thưa tòa! Không?
              - Thế là cái gì?
              - Thưa tòa! Tôi đã nói rồi, khi tôi vào đảng, tôi sẽ là bí thư đoàn trường như người tiền nhiệm, đó là sự bảo đảm vững chắc cho tương lai, không cần kiến thức ạ !
             - Điều gì khiến cô thất vọng, bỏ học làm gái mãi dâm?
              Thảo Hiền lau nước mắt. Cô nhớ lại bữa tiệc cuối năm ở văn phòng đoàn trường, và trả lời :
              - Thưa tòa! Có gì đau đớn hơn,một  người con gái, tỉnh dậy sau một cơn mê man,  thấy thân thể mình lõa lồ trên nền nhà giữa một đống thức ăn và bia rượu đổ lênh láng?
             - Kẻ nào đã hại cô?
             - Không phải một mà là hai, thưa tòa! Đó chính là  bí thư đoàn trường và môt hiệu phó, hai người tôi kính phục nhất. Hai con người đó không hề say, vẫn ngồi nhìn thân thể tôi, tỏ ra thích thú, hứa hẹn sẽ kết nạp đảng cho tôi nếu tiếp tục … cống hiến cho họ!
             Bà chủ tọa phiên tòa ngắt lời khai cùa bị cáo.
            Vị đại diện viện kiểm sát hý hoáy ghi chép, trên gương mặt không hề biểu lộ xúc động.  Viên hội thẩm gục mặt xuống,  như để tránh ánh mắt của bị cáo chĩa vào mình. Chờ cho không khí trong phiên tòa bớt ồn ào, bà  chủ tọa  đọc  những dòng chữ ghi trên tờ giấy, giống một bài lên lớp hơn một câu hỏi của quan tòa:
           - Kẻ làm hại cô chỉ là cá biệt. Chung quanh cô còn tổ chức đảng, đoàn, hội sinh viên, ngoài ra còn pháp luật. Đảng, nhà nước ta luôn luôn tôn trọng, bảo vệ  quyền lợi và nhân phẩm của công dân, mọi người bình đẳng trước pháp luật, pháp luật rất nghiêm minh, không phân biệt kẻ đó là ai, trừng trị nghiêm khắc những kẻ xâm phạm nhân phẩm, thân thể người khác. Lẽ ra cô phải tố cáo kẻ xâm hại mình trước tổ chức, phải vạch mặt kẻ xấu, làm cho tổ chức trong sạch thì cô lại tự biến mình thành kẻ xấu xa hơn!
                 Bị cáo bấu tay vào vành móng ngựa, gương mặt cô ửng đỏ rồi tái đi, ngực phập phồng thoi thóp.
                Cô nói:
               - Thưa tòa! Tôi đã làm như bà, kết quả là tôi bị đuổi khỏi trường đại học !
               - Tại sao không tố cáo trước pháp luật?
                - Thưa tòa! Tôi đã tố cáo và kết quả bị kết tội vu khống. Ba má tôi đã phải bán nhà để  chạy cho tôi khỏi phải vào tù !
              
Bà chủ tọa phiên tòa lặng im suy nghĩ. Khuôn mặt bà không bớt đi vẻ ngay đơ như nặn bằng sáp toát ra chút hồn, hình như những lời khai chân thật của bị cáo có tác động tới bà. Ngược lại, vị ủy viên công tố không mảy may xúc động. Đối với ông ta lời một con điếm thì không thể tin được! Ông  đập tay xuống mặt bàn ra oai, giọng  nói rít qua kẽ răng:
               - Cô đã khai những tình tiết đó trong hồ sơ. Nhưng không có bằng chứng? Và dù có bằng chứng cũng không giúp cô bào chữa cho tội làm gái điếm! Hiểu không?
               - Thưa tòa! Tôi không chối tội làm gái điếm ạ! Tôi công nhận  mình làm gái điếm 4 năm 4 tháng 13 ngày, trong  khi ông chỉ ghi trong cáo trạng có 3 năm  ạ ! Tuy là một con điếm nhưng tôi không nói dối ạ!
                Tiếng cười vang lên trong phòng xử án. Khuôn mặt lưỡi cày của công tố viên ngay đuỗn ra, tím bầm như một trái nho chín. Ông ta đập bàn yêu cầu mọi người im lặng, rồi đứng dậy chỉ tay vào mặt bị cáo:
              - Bị cáo nghiêm túc ! Cô làm gái mại dâm là vi phạm pháp luật. Cô đã dùng nhan sắc và những lời nói ngon ngọt của mình để dụ dỗ những người đàn ông, trấn lột tiền bạc của người ta, phá  hoại hạnh phúc gia đình người ta, cái nghề của cô là nghề đốn mạt nhất, vậy mà còn  ngang ngạnh xỏ xiên, tự ca  mình không nói dối?
              Ông ủy viên công tố lấy khăn mùi soa lau cái mặt nhẫy mồ hôi sau tràng diễn thuyết hùng hồn. Khuôn mặt ông như biến dạng vì căng thẳng, cay cú trước câu nói  kháy của  bị cáo. 
              Bà chủ tọa hỏi bị cáo:
             - Cô có suy nghĩ ghì về ý kiến cùa vị đại diện Việt kiểm sát không? Tôi cho cô suy nghĩ và phát biểu ngắn gọn
             Ánh nắng xuyên qua cửa sổ vào phòng xử  án, làm cho không khi nóng nực càng trở nên oi nổng. Nhưng mọi người vẫn tỏ ra nghiêm túc.  Những người đến dự phiên tòa hôm nay ngoài bố Thảo Hiền, còn có bạn bè cô và  một số cán bộ đoàn, cán bộ phụ nữ. Họ được phân công đến dự để về đúc kết thành bài học giáo dục đoàn viên, hội viên, tu dưỡng đạo đức phòng tránh tội phạm mại dâm.  Bị cáo Thảo Hiền nhiều lần ngoái đầu lại, cô cố tránh ánh mắt như lạc thần của  người cha.
             Từ khi phải bán nhà lo cho cô khỏi vào tù, ba má cô ở nhà thuê. Tiền lương của ba cô không đủ trả tiền thuê nhà lo nơi ở tạm vợ con. Đứa đứa em lớn phải bỏ học đi phụ hồ.  Hơn một  nay mẹ cô bị tai biến mạch máu não nằm liệt, ba cô phải bỏ việc ở nhà chăm nom vợ. Đồng tiền cô kiếm được đã là khoản thu nhập chính để thuốc thang cho mẹ và nuôi gia đình. Bây giờ cô đi tù thì ai nuôi cha mẹ?
            Thào Hiền lấy tay lau nước mắt.
            Mười tám tuổi cô háo hức lao vào công tác đoàn, một tổ chức hứa hẹn tìm được  công danh, quyền lợi  dễ dàng nhất. Cô không biết đó cũng là nơi chất đầy tham vọng và  dối trá, được bao bọc  hào quang, làm lóa mắt  nhiều người. Khi bị cướp mất thứ quý nhất của người con gái, cô vẫn ngây thơ tưởng rằng đó chỉ là hai  kẻ xấu xa, không phải tất cả.  Cô lại phải trả giá cho niềm tin ngây thơ  ấy. Cái thế giới quyền lực mà cô bị cuộn xoáy vào,  gắn kết với nhau, bao bọc nhau, là một thứ cặn bã xấu xa nhất. Đằng sau những chiếc ghế, và ngay cả bục giảng, là sự mục ruỗng, lừa lọc, thù ghét, thủ đoạn, giả dối. Sau khi bị cưỡng hiếp, nếu cô chấp nhận làm một con điếm trá hình, chắc chắn cô sẽ được vào đảng, trở thành bí thư đoàn trường. Cô sẽ là một nữ thần đội vương miện vàng.
            Nhưng trong ngực cô vẫn còn trái tim non trẻ, chưa bị đồng hóa, đã phản ứng theo bản năng, nên cô bị hất văng ra lề xã hội một cách không thương tiếc, trước con mắt ngạo nghễ của những kẻ đang khoác trên ngưởi bộ y phục bảnh bao, nhân danh những gì tốt đẹp nhất của một chế độ.
             Hơn ba năm qua, Thảo Hiền đã nếm trải bao nhiêu khổ nhục, sự lăng mạ, khinh ghét, cô  đã biến thành một kẻ dạn dĩ  như vô cảm. Nước  mắt Thảo Hiền  bao lần  thấm ướt gối. Cô khóc cho cha mẹ mình, cuộc đời mình,  một cuộc đời  thất vọng đến mức  sáng ngủ dậy phải bấu vào mặt xem còn biết đau không? Thế rồi lại phải gạt nước mắt, tô lại hàng mi, quệt thỏi son lên đôi môi,  trát  phấn lên  hai má đã sớm xuất hiện những nếp nhăn trước tuồi,  cố che giấu tuổi xuân sắp tàn, làm mới lại mình để tiếp tục bán thân xác, vỉ mưu sinh, vì cha mẹ. 
              Thảo Hiền  không hề  dối trá, không đánh lừa ai như viên công tố nói, cô không trấn lột ai, không phá  hạnh phúc của ai. Cô lương thiện hơn ngàn lần những cán bộ, đảng viên đủ cỡ mà cô đã gặp.
             Bây giờ cô nói gì đây, lời cuối cùng, đề ba mẹ tha thứ cho cô, bạn bè thông cảm cho cô, để những cán bộ đoàn, hội ngồi kia thức tỉnh, đừng lóa mắt như cô từng bị lóa mắt, để cho khuôn mặt bà chủ tọa có thêm chút tình người, ông công tồ viên kia bớt  hung hăng kết tội người..
              Thảo Hiền cố rướn cao người, lấy hết can đảm, nói rành rọt:
              - Thưa bà chủ tọa, thưa hội đồng xét xử! Tôi xin bà chủ tọa hãy hỏi vị hội thẩm ngồi cạnh bà, xem ông ta có còn nhớ tôi không? Tên tôi khi còn là sinh viên, là Lê Thị Hiền và ông ta chính là người bí thư đoàn trường ngày ấy! Một kẻ từng là thủ phạm đang ngồi ghế quan tòa đó ạ!
               Cả phòng xử án ồ lên. Viên hội thẩm bật dậy lao vào phòng trong. Bà chủ tọa phiên tòa ngồi ngay đơ như bức tượng. Bà ta hoàn toàn không ngờ một tình tiết quá bất ngờ như  vậy. Bà vụt nhớ ra thái độ cùa viên hội thẩm nhân dân từ đầu không được tự nhiên. Nhẽ ra ông ta nên khôn ngoan hơn, là nên rút lui khỏi ghế hội thẩm, xin hoãn phiên tòa khi nhận ra bị cáo từng là người bi mình làm hại mấy năm trước.

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Bộ Tài chính tiếp tục lình xình nhân sự!?

Mới 2 hôm trước nhà nước đưa tin Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nắm BTC. Sau đó báo Pháp Luật khẳng định ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng. Bây giờ lại có tin mới cho thấy chẳng có ông nào chính thức. Hoạt động của BTC sẽ do Thứ trưởng thường trực Nguyễn Công Nghiệp phụ trách và hàng tuần Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ sang làm việc, chỉ đạo cụ thể nhưng Vũ Văn Ninh lại không là Bộ trưởng!!!
Báo Tuổi Trẻ cùng nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ nắm Bộ tài chính theo quyết định phân công của Thủ tướng. Tuy nhiên, báo Pháp Luật TP.HCM ngay sau đó đã khẳng định ông Vương Đình Huệ vẫn là Bộ trưởng tài chính về mặt pháp lý.
Những thông tin lộn xộn trong việc ai đang thực sự nắm giữ Bộ tài chính lại tiếp tục khiến dư luận quan tâm và đặt nghi vấn về cuộc đấu đá trong hàng ngũ chóp bu của đảng, với đầy những thủ đoạn tinh vi khó lường.
Ông Vương Đình Huệ được bộ chính trị phân công giữ chức Trưởng ban kinh tế Trung ương vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau khi Ban kinh tế Trung ương họp ra mắt nhân sự vào đầu tháng 2, hôm 17/2 lại có tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân công Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ‘nhận bàn giao và trực tiếp phụ trách Bộ Tài chính’ thay cho ông Vương Đình Huệ.
Việc ‘phân công’ này được báo Tuổi Trẻ giải thích là để ông Huệ không kiêm nhiệm bộ trưởng tải chính mà sẽ ‘tập trung việc của trưởng ban kinh tế trung ương’.
Nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cũng nói rằng Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ ‘trực tiếp phụ trách’ Bộ Tài chính trước khi Quốc Hội phê chuẩn vị trí Bộ trưởng Tài chính mới vào tháng 5 năm nay.
Tuy nhiên, đến ngày 18/2. Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Đặng Đình Luyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khẳng định ‘ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm, có thể tại kỳ họp tháng 5 tới’
Về việc cử Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phụ trách Bộ tài chính, ông Đặng Đình Luyến nói rằng đây là việc ‘hãn hữu’ và ‘nên coi là việc nội bộ của Chính phủ’
Ngay sau khi được phân công nắm giữ Bộ Tài chính, chiều 18/2, trang web ChinhPhu.VN lập tức đưa tin nói về việc phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thay mặt Bộ tài chính đến phát biểu và đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX.
Ông Vương Đình Huệ cũng có mặt trong buổi khai trương, Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ không nhắc đến chức Bộ trưởng Bộ tài chính của ông này mà chỉ mô tả sự xuất hiện của ông Huệ là để 'tham dự và chứng kiến' với vai trò là Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Mặc dù khằng định trên danh nghĩa ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng bộ tài chính, tuy nhiên với những động thái đang diễn ra gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như muốn gửi tín hiệu về người có thực quyền nhất hiện nay trong Bộ tài chính.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc ông Huệ tiếp tục ngồi ghế bộ trưởng (mà không có quyền hành) sẽ đặt ông này vào hoàn cảnh là người phải chịu trách nhiệm chính đối với công việc của bộ, nhất là đối với những 'sai phạm' nếu có xảy ra trong thời gian sắp tới.
Kịch bản này tương tự như những gì đã xảy ra đối với ông Nguyễn Bá Thanh xung quanh việc 'giải mật' ý kiến thủ tướng về kết luận thanh tra đất tại Đà Nẵng.
CTV DLB
               
-----------------------
'Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh không phải Bộ trưởng Tài chính'
(TPO) - “Dù là người phụ trách nhưng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh không phải Bộ trưởng Bộ Tài chính và cũng không phải thành viên Ban Cán sự của Bộ"- Đại diện Văn phòng Bộ Tài chính nói.
Hoạt động của Bộ sẽ do Thứ trưởng thường trực Nguyễn Công Nghiệp
phụ trách
và hàng tuần Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ sang làm việc, chỉ đạo cụ thể. Ảnh: Dân Trí
Thông tin từ Văn phòng Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện chưa có bất cứ cuộc họp nào về thay đổi nhân sự tại Bộ Tài chính.
Cuộc họp ngày 19-2 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh điều hành (thay vì Bộ trưởng Vương Đình Huệ chủ trì như mọi khi) là cuộc họp giao ban định kỳ tháng của Bộ chứ không phải họp về phân công nhân sự như một số báo thông tin trước đó.
Về việc ai sẽ trực tiếp ký ban hành các văn bản, giấy tờ liên quan đến Bộ Tài chính, đại diện Văn phòng Bộ Tài chính, cho biết, hiện Bộ Tài chính có 9 Thứ trưởng phụ trách các mảng.
“Dù là người phụ trách nhưng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh không phải Bộ trưởng Bộ Tài chính và cũng không phải thành viên Ban Cán sự của Bộ. Phó Thủ tướng sẽ phụ trách Bộ Tài chính tạm thời cho đến khi Quốc hội họp và đưa ra quyết định cuối cùng về nhân sự của Bộ Tài chính” - Đại diện Văn phòng Bộ Tài chính nói.
Hoạt động của Bộ sẽ do Thứ trưởng thường trực Nguyễn Công Nghiệp phụ trách và hàng tuần Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ sang làm việc, chỉ đạo cụ thể. Còn việc ký các loại văn bản, giấy tờ, liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng nào thì Thứ trưởng đó ký. Những vấn đề quan trọng, sẽ họp Ban cán sự để quyết định.
Phạm Tuyên
 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt: "Doanh nghiệp nhà nước giống như một đứa trẻ được cầm súng"

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước:
Chính vì doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực để tạo ra ưu thế một cách tự nhiên so với các khu vực kinh tế khác, cho nên buộc phải được trang bị "súng đạn" nhiều để tạo ra ưu thế...
Trong cuộc trao đổi đầu xuân giữa PV NTNN và chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt về vai trò của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - 1 trong 3 lĩnh vực nóng của nền kinh tế nước nhà - ông Bạt đã đưa ra một hình ảnh khái quát đầy ấn tượng về DNNN:
“DNNN giống như một đứa trẻ được cầm súng, và nó có uy thế chứ không phải ưu thế. Chính vì nó không đủ năng lực để tạo ra ưu thế một cách tự nhiên so với các khu vực kinh tế khác, cho nên nó buộc phải được trang bị súng đạn nhiều để tạo ra ưu thế. Và kết quả của việc ấy chính là sự khủng hoảng kinh tế hiện nay”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt
“...Nếu không cải cách, không tái cơ cấu các năng lực bên trong thì DNNN không chỉ làm những nhiệm vụ cũ mà còn vấp phải các căn bệnh cũ”.
Khó mất đi "vai trò chủ đạo"
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đã không còn xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo nữa, có nghĩa rằng vai trò của kinh tế nhà nước, mà đại diện là các tập đoàn, tổng công ty sẽ không có được vỏ bọc "mỹ miều". Ông nhận xét gì về khuynh hướng này?
- Tôi nghĩ vấn đề đặt ra là kinh tế nhà nước có nhất thiết phải giữ vai trò chủ đạo không và kinh tế nhà nước có được hiểu và có cần phải hiểu trùng với khái niệm DNNN không? Kinh tế nhà nước ở đâu cũng có, nhưng DNNN thì không. Doanh nghiệp là công cụ, là những tế bào, những mô - đun của xã hội để thực hiện các dự án kinh tế. Nếu DNNN hay các loại hình doanh nghiệp khác bình đẳng với nhau trước pháp luật, bình đẳng với nhau trước chính sách, bình đẳng với nhau trước quyền tiếp cận tài nguyên thì nó có là DNNN hay doanh nghiệp tư nhân, cũng không thành vấn đề!
Vấn đề chính là chúng ta ưu tiên DNNN và sự ưu tiên này đã khiến chúng ta "gặt hái" những thất bại rất lớn. Những vấn đề kinh tế xã hội hiện nay chính là hậu quả của quan niệm về vai trò của DNNN, về mối liên hệ giữa kinh tế nhà nước với DNNN.
Chúng ta không thể tiếp tục duy trì các quan niệm cũ về DNNN. Phải phân biệt rõ giữa khái niệm DNNN và kinh tế nhà nước. Nhà nước có tiền, Nhà nước có vốn, Nhà nước có nhiệm vụ kinh tế, có các đơn đặt hàng và Nhà nước quan hệ với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.
"Tái cơ cấu nền kinh tế chính là tái cơ cấu lại các quan niệm của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế, và đối với các thành phần khác nhau của một nền kinh tế. Để từ đấy dần dần cùng với thời gian chúng ta có một mối tương quan, một mối quan hệ sản xuất bình đẳng giữa các khu vực kinh tế.

Vậy theo ông, lý do gì khiến DNNN được hưởng những sự ưu tiên đó?
- Trong xã hội chúng ta, không có nhiều doanh nghiệp ở các khu vực khác đủ quy mô, đem lại một độ tin cậy về năng lực thỏa mãn đòi hỏi của Nhà nước khi giao cho nó các hợp đồng kinh tế. Ví dụ trong khu vực xây dựng cơ bản, với những dự án cơ sở hạ tầng lớn thì rất khó có một doanh nghiệp tư nhân nào đủ độ tin cậy để Chính phủ đặt hàng. Cho nên chúng ta đành phải giao nó cho các DNNN.
Nói như vậy có nghĩa DNNN vẫn khó có thể bỏ đi "vai trò chủ đạo" của mình trong nền kinh tế?
- Dù quan niệm không phải DNNN là chủ đạo thì trên thực tế chúng ta cũng vẫn phải rơi vào thực trạng cũ tức là lại tiếp tục duy trì quan hệ với các xí nghiệp nhà nước, các DNNN. Chúng ta có những cái sai về nguyên lý. Giới trí thức vẫn bàn mãi là có nhất thiết phải có DNNN không, có nhất thiết DNNN hay xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo không. Bây giờ nó vẫn như thế!
Mặc dù dự thảo Hiến pháp, dự thảo các Nghị quyết của Đảng đã bắt đầu nói đến câu chuyện bình đẳng giữa các khu vực, thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ vẫn tiếp tục bị buộc phải sử dụng các DNNN để thực hiện các dự án kinh tế của nhà nước, dự án kinh tế công. Ở giai đoạn sắp tới có thể có sự thận trọng hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta không thấy được đầy đủ hậu quả của các quan niệm cũ về DNNN thì cùng với thói quen cũ, sự phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế khác nhau sẽ xuất hiện trở lại.
Và với vai trò "chủ đạo", DNNN vẫn có thể vin vào đó để được hưởng những ưu đãi của Nhà nước?
- DNNN sớm hay muộn cũng trở lại vai trò của nó trong các dự án phát triển sắp tới. Bởi xã hội chưa đủ lực lượng để tiếp cận một cách bình đẳng với những doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư để phát triển, xây dựng nó. Cho nên dù nói kinh tế nhà nước không còn là chủ đạo, nhưng trên thực tế DNNN vẫn tiếp tục đóng một vai trò nhất định.
Vai trò ấy là hệ quả của các quan niệm trước đây chứ không phải là vai trò tự nhiên của DNNN. Bởi nếu trước đây chúng ta có những quan niệm khác thì có lẽ các loại hình doanh nghiệp, các khu vực kinh tế khác, thậm chí thói quen chỉ huy, thói quen đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các khu vực kinh tế khác nhau cũng sẽ khác.
Hiện nay chúng ta vừa không có bộ máy quản lý nhà nước, vừa không có thói quen sử dụng các công ty thuộc khu vực kinh tế khác. Các công ty thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước không được tiếp cận với các hợp đồng như vậy nên họ cũng không phát triển quy mô, năng lực tương xứng để có thể gánh vác được những dự án kinh tế lớn. Đấy là một điều mà chúng ta phải nói trước về tính không thực tế của sự thay đổi chủ trương. Báo chí cần phải chuẩn bị để tiếp cận với một thực trạng như vậy.
Sự nguy hiểm của đa sở hữu
Những thất bại của DNNN đã quá rõ ràng. Vì thế, nếu cơ chế cũ có "tái xuất" như ông nói thì điều nguy hiểm nhất cần tránh là gì?
- Trước hết, chúng ta cần phải thấy rõ hậu quả của việc quan niệm sai lệch về chức năng của DNNN khi chúng ta đa dạng hóa ngành nghề, đầu tư ngoài ngành tràn lan. Nếu DNNN chỉ thực hiện đúng chức năng gốc của nó, chức năng đảm bảo cho khung sườn của đời sống kinh tế phát triển tốt thì có thể hậu quả không thế này. Nhưng bởi DNNN được giao quá nhiều ngành nghề hay tự đa dạng hóa ngành nghề, vì thế đã trở thành kẻ "đi ăn sương, đi ăn đêm" ngoài các nhiệm vụ chính, gây ra thất thoát lớn. Đấy cũng là một cách quan niệm. Tôi nghĩ đấy là một nhược điểm lớn của DNNN.
“Nếu muốn cải cách quản lý nhà nước ở mức vĩ mô đối với DNNN, chúng ta cần xây dựng các DNNN trở thành những tập đoàn công nghiệp, chứ không phải tập đoàn kinh tế. Phải vứt bỏ triệt để khái niệm tập đoàn kinh tế. Tập đoàn công nghiệp phải đảm nhiệm việc phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn để đảm bảo tính tiên tiến của nền kinh tế”.
Nhưng, điều nguy hiểm hơn là sự đa sở hữu trong các DNNN, tức là trong các tập đoàn kinh tế nhà nước có cả các tổ chức cổ phần, có cả các tổ chức đồng minh của nó là các công ty tư nhân có quan hệ kinh doanh với nhau. Tính đa sở hữu cũng là một trong các "đám sương mù" để tạo ra hiện tượng tiêu cực.
Thứ ba là năng lực quản trị. Việc bổ nhiệm cán bộ cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay theo một công thức hoàn toàn không phù hợp với đời sống thị trường.
Ba đặc điểm ấy tạo ra tính không hiệu lực, không hiệu quả, sự thiểu năng của các DNNN.
Nhưng chúng ta đã có cả đề án, nghị quyết để tái cơ cấu DNNN trong năm nay, thưa ông?
- Nếu không cải cách, không tái cơ cấu lại các năng lực bên trong thì DNNN không chỉ làm những nhiệm vụ cũ mà còn lại vấp phải các căn bệnh cũ, các biểu hiện cũ, tức là chúng ta đi trọn một vòng luẩn quẩn. Chính vì thế mới có Nghị quyết về tái cơ cấu các DNNN. Nhưng tái cơ cấu theo khuynh hướng nào thì không rõ và vào thời điểm này theo tôi cũng không thuận lợi. Không thuận lợi vì toàn bộ nền kinh tế xuống dốc cùng với sự đi xuống của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cho nên có cải cách kiểu gì thì cũng không có môi trường thực nghiệm để các DNNN thể hiện sự thay đổi một cách tích cực trước và sau những tái cơ cấu, cải cách bên trong của nó.
Nên tôi cho là nếu xem tái cơ cấu DNNN như là một biện pháp khẩn cấp để tăng cường tính hiệu quả của phát triển, của hoạt động kinh tế cụ thể của nó, thì có lẽ thời điểm này không thuận. Nhưng nếu xem nó là một quá trình lâu dài, tái cơ cấu nó một cách chín chắn, và trước hết là tái cơ cấu quan niệm về vai trò của DNNN đối với sự phát triển kinh tế lại là việc cần thiết. Hay nói cách khác, chúng ta cần tái cơ cấu lại quan niệm của Đảng và Nhà nước đối với các DNNN. Việc ấy là việc phải làm trước nhất.
Chúng ta nói nhiều về hạn chế của DNNN. Chẵng lẽ DNNN không có ưu điểm gì sao, thưa ông?
- Tôi nghĩ là DNNN không có ưu điểm gì cả. Chúng ta cố gắng để nó có ưu điểm mà nó không có được. Thực tế đã cho thấy khu vực này ngăn cản việc xây dựng một nền kinh tế thị trường thật sự, bởi vì nó không chịu bình đẳng với các khu vực kinh tế khác. Một đứa trẻ mà được cầm súng thì sức mạnh của nó lớn hơn một ông lực sĩ cầm gậy. DNNN giống như một đứa trẻ được cầm súng, và nó có những uy thế chứ không phải có những ưu thế. Chính vì nó không đủ năng lực để tạo ưu thế một cách tự nhiên so với các khu vực kinh tế khác, cho nên nó buộc phải được trang bị súng đạn nhiều để tạo ra ưu thế. Và kết quả của việc ấy chính là sự khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Một bài toán khó!
Vậy làm sao để giải bài toán doanh nghiệp tư nhân chưa đủ quy mô và năng lực, khiến DNNN vẫn phải giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển?
- Các doanh nghiệp là hệ quả của sự phát triển kinh tế, chứ không phải là hệ quả của việc đầu tư của nhà nước. Chúng ta sốt ruột cho nên chúng ta đầu tư, cố gắng làm cho một đứa trẻ trở nên bình đẳng với người lớn bằng cách trang bị “súng đạn” cho nó, và do đó chúng ta rơi vào tình trạng như thế này. Cho nên tôi nói tái cơ cấu nền kinh tế của chúng ta chính là tái cơ cấu lại các quan niệm của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế, và đối với các thành phần khác nhau của một nền kinh tế. Để từ đấy dần dần cùng với thời gian, chúng ta có một tương quan, mối quan hệ sản xuất bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Như thế chúng ta sẽ hạn chế được các mặt tiêu cực của DNNN. Phải nhớ DNNN là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, chứ không phải là doanh nghiệp được nhà nước ưu tiên!
Hướng sắp tới là sẽ chuyển các DNNN về cho các bộ, địa phương quản lý. Theo ông, đây có phải là giải pháp tối ưu?
- Thay thế sự tập trung quyền lực điều hành của Chính phủ bằng việc phân bố các quyền lực ấy đến các cấp dưới của Chính phủ cũng là một khuynh hướng để giải quyết sự bế tắc hiện nay, nhưng nó không tích cực. Bởi vì các DNNN đã từng thuộc các bộ. Bây giờ vấn đề đặt ra là bản chất của cuộc cải cách là gì. Rõ ràng Chính phủ cũng đã nói rồi, quay trở lại các nhiệm vụ kinh tế chính, xem DNNN bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, các doanh nghiệp loại khác trước pháp luật, trước chính sách. Phải làm kiên quyết chuyện ấy. Thứ nữa là phải có một quy trình bổ nhiệm những người điều hành tốt. Đấy chỉ là cải cách vi mô trong khuôn khổ một doanh nghiệp.
Còn về cải cách quản lý nhà nước ở mức vĩ mô, theo tôi nghĩ chúng ta cần xây dựng các DNNN trở thành những tập đoàn công nghiệp, chứ không phải tập đoàn kinh tế. Phải vứt bỏ triệt để khái niệm tập đoàn kinh tế. Tập đoàn công nghiệp phải đảm nhiệm việc phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn để đảm bảo tính tiên tiến của nền kinh tế.
Chỉ Nhà nước mới có thể đầu tư để phát triển trong điều kiện hiện nay, để nền công nghiệp có những bước tiến. Chúng ta đưa về cho các bộ quản là mâu thuẫn, đưa về các địa phương lại càng mâu thuẫn nữa, bởi vì địa phương không đủ năng lực để tạo ra các tập đoàn công nghiệp mũi nhọn, để tạo ra tính tiên tiến của một nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, khi mà các khu vực kinh tế khác chưa đủ lớn. Cho nên phải nói thật là những chuyện này vẫn là một bài toán khó.
Chúng ta đã đưa ra nhiều giải pháp, chẳng hạn như cải tiến quản lý bằng cách thành lập các Ban kiểm soát trong các DNNN để chống lợi ích nhóm… Theo ông, những giải pháp quản trị như vậy có phát huy hiệu quả, khắc phục được tình trạng lạm quyền các DNNN?
- Chừng nào chưa tìm được lối thoát về mặt lý thuyết để giải phóng khu vực kinh tế nhà nước khỏi sự kiểm soát và quản lý trực tiếp của Nhà nước, chúng ta vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề này.
Xin cảm ơn ông và chúc ông một mùa xuân mới với nhiều niềm vui!
Phương Hà (thực hiện)
* Ông Nguyễn Trần Bạt sinh năm 1946 ở Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông là nhà sáng lập Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ (InvestConsult Group) - một công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. Ông từng nhiều lần tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế và chính trị. Ngoài ra, ông cũng được nêu danh trong các cuốn sách Barons "Who's Who in Vietnam" , "Who's Who in Asia Pacific", "Who's Who in the World", và "The Global 500 Leaders for the New Century" như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.
Với vai trò là một học giả, ông đã xuất bản nhiều cuốn sách được đông đảo bạn đọc đón nhận như cuốn Suy tưởng, Cải cách và sự phát triển, Văn hóa và Con người, Cội nguồn cảm hứng, Đối thoại với tương lai…
(Dân Việt) 

Nghịch lý "Rân chủ"

Hình minh họa
(TTHN) - Bài đọc giới thiệu để giúp bạn hiểu giới trẻ và không trẻ trong nước họ nghĩ gì về phong trào Dân chủ ở Việt nam. Một hiện tượng đáng lo ngại.

Đã từng có một bài rất hay là "Nghịch lý dân chủ" của Nguyễn Hoài Vân. Nhưng ở đây Tèo xin bàn về "rân chủ", tức là loại dùng chiêu bài kêu gọi dân chủ để mưu đồ cá nhân hoặc phe phái của mình, chứ không thực lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước. Loại dân chủ rởm này ta gọi là "rân chủ".

Trong tiếng Anh, chữ "dân chủ" tức là "Democracy" nhằm chỉ một thể chế nhất định (tham khảo thêm khái niệm tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Democracy) và thể chế đó chưa hẳn đã là tối ưu cho sự phát triển. Còn trong cách hiểu thông thường của chúng ta, "dân chủ" mang nghĩa rộng hơn. Đại loại thế, Tèo không đi sâu.

Nhưng "rân chủ" thì đã được tập thể anh em LSVN dịch sang tiếng Anh và sẽ đề nghị Hội đồng Hoàng gia Anh đưa thêm vào từ điển. Chữ "rân chủ" trong tiếng Anh sẽ là "DemoCrazy", tức là "Crazily Demolish" hoặc "Crazily call for Demolish", dịch ngược lại tiếng Việt là "Điên cuồng phá đổ", "Điên khùng kêu gọi lật đổ" hay lái đi một chút chính xác hơn (vì thế mới phải định nghĩa cho rõ ràng trong từ điển kẻo nhầm lẫn) thì:

DemoCrazy = Điên cuồng phá hoại

Nay câu hỏi đặt ra là vì sao các nhà rân chủ thường bị nhân dân khinh bỉ và chả bao giờ thành tựu được điều gì ngoại trừ việc "điên cuồng phá hoại"?

Đó là một nghịch lý rất đau khổ của các nhà rân chủ Việt Nam. Sau đây ta cùng nhau tìm hiểu vì sao nói đó là nghịch lý.

Khía cạnh thứ 1 của vấn đề:

Các nhà rân chủ chỉ lợi dụng chữ "dân chủ" để mưu đồ cá nhân hèn hạ hoặc phe phái tham lam đê tiện. Vì thế khác với tinh thần "dân chủ", lấy quyết định và lợi ích của số đông để làm mục tiêu chung, các nhà rân chủ thường hướng việc đấu tranh đến những gì mà đại đa số quần chúng KHÔNG hoặc CHƯA có nhu cầu.

Ví dụ: Đấu tranh cho quyền được chửi, đấu tranh cho quyền được nói láo, đấu tranh cho quyền được xuyên tạc, đấu tranh cho quyền được làm ông này bà nọ mà chỉ cần cái mỏ đi kiếm phiếu là đủ...

Nhìn từ khía cạnh thứ 1 này, ta thấy rõ ràng lý do các nhà rân chủ không được nhân dân ủng hộ: Bởi đó là những cái quyền mà đại đa số nhân dân không cần đến, mặc dù nó cũng có thể gọi là "tự do ngôn luận" hay "đa đảng đa nguyên có cạnh tranh" con bò con lợn gì đó nhưng rân chủ kêu gào khản cổ mà cứ phải gậm móng tay tự hỏi "Quái lạ, sao cái bọn dân chúng này nó không muốn 'tự do' nhỉ? Chúng là những con cừu, những tên HVB, những kẻ ngu xuẩn..." ("tự do" theo quan điểm của các nhà rân chủ).

Trong cái khốn nạn đau khổ ấy, các nhà rân chủ ngày càng thù ghét nhân dân Việt Nam, nhìn đâu cũng thấy toàn là "CS nằm vùng", "HVB", "dân ngu"... Thế rồi sinh ra hoang tưởng, xa rời thực tế, càng lúc càng sai lầm. Và ngược lại, số người chống lại lũ rân chủ thối tha ngày một nhiều hơn. Một số người tuyên bố, "Tôi 'chống' tụi rân chủ vì tụi nó thúi quá, thúi không chịu nổi nữa rồi!". Một số người khác lại còn quá quắt hơn: "Trêu ghẹo bọn bệnh tâm thần hoang tưởng 'rân chủ' là thú vui hết sức tao nhã!"

Trích:

Lúc đầu, bệnh nhân lo lắng, chờ đợi một điều gì đó bất thường, quan trọng sẽ đến với mình, làm thay đổi cuộc đời mình. Sau đó, họ thấy những người khác và sự vật xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường, liên quan đến số phận mình, nhưng không thể tự giải thích được. Dần dần trong cái đặc biệt và khác thường ấy, bệnh nhân tìm thấy những ý nghĩa ngày càng rõ ràng và tự giải thích theo lối suy đoán riêng của mình. Hoang tưởng được hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững chắc, cố định. Cuối cùng, hoang tưởng có thể mất đi một cách tự phát hay do điều trị, hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút. Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác. Hoang tưởng không phải là một bệnh mà là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai của bệnh nhân nặng nề đến mức ta không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được.

Chính vì thế cho nên rân chủ mãi mãi vẫn là rân chủ mà không phải "dân chủ". Các nhà rân chủ rất hiểu điều này, cho nên đau đầu là phải tìm ra cái gì để có thể lôi kéo nhân dân ủng hộ mình. Ta sẽ xem xét nghịch lý thứ 2 rồi sẽ tìm hiểu giải pháp của các nhà rân chủ, một giải pháp rất ư là "DemoCrazy".

Khía cạnh thứ 2 của vấn đề:


Như vậy là để có sự ủng hộ của nhân dân thì các nhà rân chủ phải đấu tranh cho những gì người dân rất cần, rất mong mỏi.

Thế ở Việt Nam ta người dân cần gì? Thật ra là rất nhiều điều để cho các nhà rân chủ đấu tranh cho nhân dân (nhưng khổ một cái không được! Thế thì còn gì là rân chủ - xin xem tiếp sẽ hiểu).

- Họ cần giao thông an toàn quy củ.
- Không khí trong lành sạch sẽ khỏe mạnh.
- Con cái được giáo dục học hành tốt.
- Cuộc sống kinh tế nâng cao.
- Dịch vụ và phúc lợi xã hội tốt.
- Xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh...
- Vân vân...

Đây là những điều rất trước mắt ai cũng thấy, chỉ cần hô một tiếng thì bất kể là người nghèo mạt rệp hay người giàu nứt tường cũng đồng thanh hưởng ứng. Thế nhưng tại sao các nhà rân chủ lại không đấu tranh vì những điều đó là điều ai ai cũng mong đợi? Hê hê, nó khổ là khổ chỗ đó, cũng giống như anh hoạn quan ở ngay cạnh gái đẹp mà chả xơ múi được gì, cho nên các anh hoạn quan sinh ức chế, rồi thường trở thành thứ tội đồ rất ư đốn mạt trong lịch sử!

Và đây là lý do của nghịch lý nhìn từ khía cạnh thứ 2: Những nhu cầu thiết thực gần gũi của nhân dân lại không có chung lợi ích và mục đích của các nhà rân chủ. Ở Việt Nam ta chẳng hạn, nếu các nhà rân chủ đấu tranh cho những điều này để nhân dân theo mình, thì nếu có kết quả đấu tranh, thì chính phủ và Đảng CSVN sẽ đứng ra tiếp thu ý kiến, nhanh chóng thay đổi, chỉ huy, điều động, ra sức làm tốt. Thế là người dân sẽ lại càng thêm tin tưởng và kính yêu chính quyền CSVN của mình. Đấy, làm sao các nhà rân chủ lại có thể đứng về phía lợi ích nhân dân cho được?

Giải pháp của rân chủ: Vẫn kẹt!


Đó là phải tìm một cái gì chung, vừa cho nhân dân cần, vừa phục vụ cho mục tiêu rân chủ DemoCrazy của mình là lật đổ đảng CSVN và rân chủ sẽ làm tổng thống bộ trưởng.

a) Nhân dân ta yêu nước: Vậy phải kích động rằng CSVN không yêu nước. CSVN sẽ thể hiện ra là không yêu nước khi làm tay sai cho ngoại bang. Ngọai bang thì phải kiếm ngoại bang nào cho nó có lý một chút. Nếu nói CSVN làm tay sai cho Cambodia, Lào, Thái Lan hay các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn, châu Âu... thì không có lý lắm. Nếu nói CSVN làm tay sai cho Nga thì cũng không có lý lắm. Nói CSVN làm tay sai cho Mỹ thì chẳng hóa ra rân chủ tự chửi chính mình? Vậy phải nói là CSVN làm "tay sai" cho Trung Quốc. À, cái này nghe có lý. T+ thì cũng là CS nè, T+ thì luôn đe dọa VN ta nè... Hay quá! Các nhà rân chủ reo lên với hơi chút tiếc rẻ: "Giá mà khi xưa CSVN đừng đánh T+, giá mà CSVN không giữ được Trường Sa nhỉ?"

Đằng này CSVN lại đánh T+ te tua ở biên giới phía Bắc, liều chết giữ vững những phần còn lại của Trường Sa chứ không chạy te te dâng mịa nó Hoàng Sa cho Tàu như quân lực VNCH anh hùng cha anh của rân chủ. Khổ thế! Cho nên nếu CSVN có nhất cử nhất động gì dính dáng đến T+ thì phải tìm cách moi khoét vào. Không có thì phải nói cho có. Có ít thì phải nói là có rất nhiều. Nói chung đó là lý do vì sao rân chủ ngày càng lão luyện trong các trò thúi hoắc như thế này. Tuổi trẻ Nguyễn Tiến Trung còn bảo "công an Trung Quốc" bảo vệ sứ quán Trung Quốc không cho người biểu tình thì phải đập bỏ bu chúng nó đi!

b) Nhân dân ta muốn đất nước ngày càng mạnh chính quyền trong sạch, quyết sách luôn đúng đắn:

Rân chủ thấy cái vụ chống tham nhũng chính là điểm này. Cho nên rân chủ ra sức "chống tham nhũng" bằng... mồm. Lý do: Nếu chống thật, tham nhũng giảm đi, thì CSVN càng mạnh hơn, càng được dân tin yêu hơn thì... bỏ mịa rân chủ sao!? Cho nên chỉ chống mồm thôi, đại loại là cho nhân dân, nhất là giới trí thức thấy rằng "CSVN bao che tham nhũng". Ờ, trên thế giới này có lẽ CSVN là lực lượng chính trị mất trí nhất cho nên mới không muốn chính quyền mình trong sạch vững mạnh! :-D

Cả hai điều a) và b) này đều là những điều có thể áp dụng cho loại trí thức nửa mùa: Rất thích tỏ ra ta đây trí thức yêu nước nhưng đầu óc thì không có mấy chất xám. Do đó loại trí thức nửa mùa rất dễ bị rân chủ cho ăn bả a) + b) (***)

Nghịch lý thứ 3:


Từ (***) ta lại thấy rằng rân chủ bị dính vào một oái oăm nữa. Đó là hàng ngũ rân chủ sẽ ngày lúc một đông hơn, tập trung hơn những thành phần... không có chất xám hoặc thiếu chất xám. Và đó là lý do vì sao rân chủ bị CSVN và nhân dân VN dắt mũi dài dài, đến khi bị thọp cổ cho đi chăn heo là răm rắp ráo trọi.

Thiên tài vô thượng rân chủ thì rất nhiều, nhưng tiếc thay chất xám hơi thiếu. Nghịch lý thứ 3 nó là ở chỗ đó, là hệ quả của hai khía cạnh nghịch lý 1 và 2 kết hợp "giải pháp kẹt"!
(Fb Nhật ký yêu nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét