Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Tin ngày 19/2/2013

  • Paris "trọng Ấn, khinh Trung" trong việc chuyển giao công nghệ (RFI) - Nhân chuyến công du Ấn Độ trong hai ngày 14 và 15 tháng Hai vừa qua, Tổng thống Pháp François Hollande đã kêu gọi các công ty của Pháp chia sẻ công nghệ học tiên tiến của mình cho Ấn Độ. Trong bối cảnh tranh đua gay gắt hiện nay giữa New Delhi và Bắc Kinh, quyết định của Pháp có thể khiến Trung Quốc phật ý. Nhưng theo nhận định của Le Monde, Tổng thống Pháp đã không ngần ngại khẳng định sự lựa chọn của mình.
  • Truyện ngắn chưa từng được công bố của Kawabata (RFI) - Sau 86 năm bị bỏ quên, truyện ngắn chưa từng được xuất bản của nhà văn người Nhật, Kawabata Yasunari mang tên « Utsukushii ! -Tuyệt diệu ! » vừa được phát hiện. Kawabata là văn hào đầu tiên của xứ hoa anh đào được trao tặng giải Nobel Văn học năm 1968.
  • Kinh tế sa sút : Mua bán vũ khí trên thế giới giảm sụt (RFI) - Theo báo cáo của Viện nghiên cứu về Hòa bình Quốc tế Sipri tại Stockholm, lần đầu tiên từ thập niên 1990 hoạt động mua bán vũ khí trên thế giới giảm sút trong năm 2011. Khủng hoảng kinh tế và các biện pháp cắt giảm ngân sách quốc phòng là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng trên.
  • Tổng thống Venezuela về nước sau hai tháng điều trị ở Cuba (RFI) - Trên mạng xã hội Twitter, tổng thống Hugo Chavez ghi là ông đã về lại Venezuela sau vụ giải phẫu ung thư tại Cuba và hơn hai tháng nằm bệnh viện. Nhà lãnh đạo cánh tả cám ơn « tình thương của nhân dân Venezuela và của Đức Chúa Trời ». Hugo Chavez không đủ sức tuyên thệ tái nhậm chức vào ngày 10/01/2013.
  • Các ngoại trưởng Châu Âu họp bàn về cấm vận vũ khí Syria (RFI) - Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles vào sáng nay (18/02/2013) để thảo luận về hồ sơ Syria với hai hồ sơ chính : một là chính sách trừng phạt chính quyền Syria và hai là có nên hay không giảm nhẹ biện pháp cấm vận vũ khí. Vấn đề thứ nhì nếu được đồng thuận sẽ cho phép châu Âu trang bị vũ khí cho phe nổi dậy Syria và đây là chủ đề gây bất đồng sâu rộng trong nội bộ Liên Hiệp.
  • Châu Âu thông qua kế hoạch huấn luyện quân đội Mali (RFI) - Quyết định này đã được các Ngoại trưởng thành viên Liên Hiệp Châu Âu, chấp thuận vào hôm nay, 18/02/2013. Nhóm chuyên gia quân sự đầu tiên của châu Âu đã có mặt tại thủ đô Bamako. Nhân dịp cuộc họp hàng tháng tại Bruxelles, hôm nay, các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, ã chính thức thông qua kế hoạch huấn luyện quân đội Mali – EUTM.
  • Trung Quốc tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông (RFI) - Trữ lượng dầu hỏa và khí đốt tại biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Hoa Nam vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Âm mưu của Bắc Kinh độc chiếm nguồn nhiên liệu giải thích tại sao Hoa Kỳ từng bước can thiệp vào châu Á.
  • Rumani bị nghi ngờ trong vụ treo đầu bò, bán thịt ngựa (RFI) - Vài tuần qua, nền công nghiệp thực phẩm và công luận Châu Âu dậy sóng vì vụ bê bối « thịt ngựa giả thịt bò ». Thịt xuất khẩu từ Rumani bị nghi ngờ trước khi có những bằng chứng cụ thể. Phân tích của thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest.
  • Bắc Kinh hy vọng tân Giáo Hoàng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc (RFI) - Một tuần sau khi Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 thông báo thoái nhiệm, hôm nay, 18/02/2013, chính quyền Bắc Kinh mới có phản ứng chính thức. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố hy vọng là với tân Giáo Hoàng, Tòa Thánh Vatican sẽ có một « thái độ mềm dẻo và thực tế, tạo điều kiện cải thiện quan hệ song phương ».
  • Bạo động lại dấy lên ở miền nam Thái Lan (RFI) - Trong hai ngày cuối tuần, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại miền nam Thái Lan nơi đa số là người Hồi giáo. Ba người thiệt mạng tại tỉnh Pattani, sát biên giới Malaysia. Theo lời các giới chức cảnh sát tại chỗ, đã có khoảng 20 sự cố diễn ra trong hai ngày 16 và 17/02/2013.
  • Dân Pakistan biểu tình phản đối đợt tấn công người Hồi giáo Chiite (RFI) - Sau vụ khủng bố tấn công làm hơn 80 người thiệt mạng, hôm thứ Bẩy, 16/02/2012, ở Quetta, phía tây nam Pakistan, nhiều cuộc biểu tình và đình công đã diễn ra từ ngày hôm qua, 17/02/2013, yêu cầu chính quyền phải có những biện pháp mạnh mẽ, bảo vệ người Hồi giáo theo hệ phái Chiite, cộng đồng thiểu số tại Pakistan.
  • Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập hải phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đã liên tiếp xẩy ra trong thời gian qua. Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, hôm nay, 18/02/2013, vào lúc 9h sáng, giờ địa phương, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến lại gần Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông.
  • Hỏi đáp Y học: Tai biến mạch máu não (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Diệp Thị Liên về ‘tai biến mạch máu não, vitamin C và lá bạch quả’
  • London, những góc hiếm thấy (BBC) - Nhiếp ảnh gia Andy Spain ghi lại những hình ảnh của thành phố London trong lúc các tòa nhà lớn được gỡ đi và xây mới.
  • Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2 (BBC) - Nhiều báo trong nước im lặng về ngày tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt - Trung trong khi người dân tưởng niệm bị ngăn cản.
  • Thâm hiểm đèn lồng Trung Quốc (BaoMoi) - “Lóa mắt” bởi hàng hóa ngoại mà không có sự tinh tường, tự hào tự tôn dân tộc trong việc chọn lựa có thể bị lợi dụng
  • TQ tránh đối đầu Mỹ, coi Nga là đối tác hàng đầu (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc xác định dầu khí Biển Đông là "tài sản quốc gia", Bắc Kinh "Tây tiến" để tránh đối đầu quân sự với Mỹ, Tập Cận Bình coi Nga là đối tác hàng đầu... là tin tức thời sự chính ngày 18/2.
  • Tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần đảo tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo dẫn Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 18/2, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào khu vực mà Tokyo xem là một phần lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông.
  • Hải quân Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu chết người (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 06/02 vừa qua, trên website của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy – Australia đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hải quân Trung Quốc cần phải đổi mới tư duy”, trong đó nhấn mạnh, hải quân Trung Quốc hiện có quá nhiều điểm yếu chết người.
  • Máy bay chiến đấu Nhật, Trung suýt đâm nhau (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Thiếu tướng Luo Yuan của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ, Y-8 của Trung Quốc suýt đụng F-15J của Nhật ở biển Hoa Đông vào ngày 10/1.
  • Ba tàu Trung Quốc tiến sát Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO – Ba tàu hải giám Trung Quốc sáng nay (18–2) đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, tờ Kyodo News dẫn nguồn tin từ Cảnh sát Biển Nhật Bản.
    Tàu hải giám Trung Quốc tiến vào sát một hòn đảo của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào sáng nay.
  • Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông (BaoMoi) - TPO- Hải quân Việt Nam đã trang bị và đang đóng thêm tàu tên lửa cao tốc Molniya trang bị mạnh, được mệnh danh là 'tia chớp', cực kỳ thích hợp với 'chiến thuật bầy sói' khi tác chiến trên Biển Đông...
  • Nhật Bản lại tố tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 18/2, lực lượng này đã phát hiện các tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông trong bối cảnh một nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản đang chuẩn bị có các cuộc gặp tại Bắc Kinh nhằm hàn gắn quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc này.
  • Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam” (BaoMoi) - Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.
  • Thế giới - những dự cảm 2013 (BaoMoi) - (Dân Việt) - Những cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng trên chính trường thế giới năm 2012 đã mang lại làn gió mới cho năm 2013. Thế giới chờ đợi bàn tay kiến tạo của các nhà lãnh đạo giúp hóa giải những bất đồng và cùng nhau thịnh vượng...
  • Thế giới trong tuần mở đầu năm Quý Tỵ: Lo âu xen lẫn hy vọng (BaoMoi) - Mặc dù đã được Bình Nhưỡng thông báo trước, nhưng vụ thử hạt nhân hôm 12/2 vẫn khiến dư luận thế giới không khỏi ngạc nhiên và lo ngại. Ngạc nhiên vì khối nổ hạt nhân lần này là một quả bom nguyên tử cỡ nhỏ nhưng có sức công phá lớn, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ của CHDCND Triều Tiên trong điều kiện họ bị bao vây cấm vận.
  • EU: “Trung Quốc nên ra tòa án quốc tế” (BaoMoi) - ANTĐ - Phái đoàn nghị sĩ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang ở thăm Philippines đã bày tỏ ủng hộ đối với việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông tại tòa án quốc tế.
  • Một loạt liên minh dàn trận bủa vây Trung Quốc (BaoMoi) - Sau một thời gian “ẩn mình” để phát triển, với sức mạnh tăng lên, Trung Quốc bắt đầu có những bước đi, chính sách đầy quyết liệt thể hiện những tham vọng to lớn của nước này. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn và hung hăng hơn, một loạt liên minh đã được dựng lên nhằm đối phó với nước này. Có thể nói, chưa bao giờ trong mấy chục năm trở lại đây, Trung Quốc lại rơi vào tình thế khó khăn và khó xử như hiện nay.
  • Những chiếc đèn lồng và bài học Nỏ thần! (BaoMoi) - (Dân trí) - Lưu hành hộ chiếu và thành lập trang website có đường lưỡi bò. In bản đồ Trung Quốc có hình Hoàng Sa, Trường Sa hay dòng chữ Tam Sa trên hàng hóa… là các hành động trái phép nằm trong mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc. Chúng ta cần rất cảnh giác!
Bản tin tiếng Anh


  • Fog disrupts travelers' return (Washington Post) - Smog blanketed Beijing and parts ofnorthern China on Sunday, disrupting many passengers' plans of returning to work after the Spring Festival holiday.
  • Spring Festival tourism revenue up 15.4 pct (Washington Post) - Tourism revenue in China rose 15.4 percent year on year during the week-long Spring Festival holiday, the National Tourism Administration said Saturday.
  • Super foods: facts & fiction (Washington Post) - Man has been looking for the elixir of eternal life for ages. The search is still on, and we now eat with more awareness than ever before.
  • Luxury car sales in overdrive (Washington Post) - French ultra-super sports brand Bugatti sold six sports cars in China in the first three quarters of 2012, a sales record for the brand.
  • Praise the Red Lantern (Washington Post) - The small village of Hongmiao in the Huairou district on the northern outskirts of Beijing is known as the "Lantern Village".
  • Animated displays (Washington Post) - Anime fans are having a field day in Shanghai, where the latest shopping mall displays are very close to their hearts. Shi Jing tells us more about this new trend.
  • Business loves Valentine's Day (Washington Post) - Concerns that Valentine's Day clashing with the Spring Festival holiday might hurt business have been allayed as retailers and restaurateurs report good turnover.
  • Candlelight prayer for peace (Washington Post) - Candles are placed in the shape of various auspicious Chinese characters and figures to wish and supplicate for peace and health.
  • School uniforms recalled in cancer scare (Washington Post) - Thousands of children have been told not to wear their school uniform when the new term starts in Shanghai after samples tested by the city were found to contain carcinogenic chemicals.
  • Slacklife in Beijing (Washington Post) - In China, Zhang Liang is on the frontline of the increasingly popular daredevil activity of slacklining and is known as China's "No 1 Slackliner".
  • Chinese faces bloom in fashion (Washington Post) - Five years ago, New York Fashion Week catwalks were devoid of Chinese models. Now, some of the biggest names in the business are Chinese.
  • Manly matters (Washington Post) - Young people are much more freethinking and straightforward nowadays. When male bonding turns suspiciously intimate, people turn on the spigot of gossip.
  • The sign of the snake (Washington Post) - It might not be easy to think of a nice wish for this zodiac year, but the reptile is an important part of Chinese culture
  • Recruiters return to job fairs (Washington Post) - As the Chinese New Year holidays draw to a close, job seekers and recruiters in the labor-intensive regions returned to job fairs.
  • 5 buried in SW China landslide (Washington Post) - Initial investigation has found that five people, including two children, were buried after a landslide hit Southwest China's Guizhou province on Monday.

Bỏ điều 4 'đe dọa sự tồn vong dân tộc'


Một nhà văn quân đội ở Việt Nam vừa cho rằng bỏ điều 4 Hiến pháp “là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”.

Bài đăng trên trang báo của Quân đội Việt Nam hôm cuối tuần 17/2/2013 đã lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền và cho rằng “khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”.

Dù không nhắc lại cụ thể các kiến nghị đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà văn, phó giáo sư, tiến sỹ Bấm Nguyễn Thanh Tú cũng tin rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình”.

Trung tá Tú giải thích như sau:

“Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh,”

“Chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...”

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc đòi bỏ điều 4 “có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này”.

Hiện giữ chức Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông Tú không nêu tên mà chỉ gián tiếp nói những người đòi bỏ điều 4 Hiến pháp là “cơ hội”:

“Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng.”

Về phía Đảng, ông cũng nêu cảnh báo rằng “thể chế chính trị nào không được dân tin, không được dân ủng hộ lại bị thế lực nước ngoài can thiệp, o bế, nuôi dưỡng, giúp đỡ lực lượng phản động bên trong thì thể chế chính trị ấy sớm muộn sẽ bị diệt vong”.

Theo ông, giải pháp là Đảng phải tăng cường hơn nữa niềm tin của dân vào Đảng và để làm được điều đó thì “Đảng phải tự làm trong sạch mình, tự mình trau dồi bản lĩnh, trí tuệ của mình bằng cách tăng cường mối liên hệ mật thiết với dân”.

Tuy vậy, về đối nội, Trung tá nhà văn Nguyễn Thanh Tú nghiêm khắc khẳng định rằng chính quyền của Đảng phải sẵn sàng “chủ động chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc”.

Mãi một niềm tin


"Phải chủ động trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc"
Trung tá Nguyễn Thanh Tú

Kết thúc bài viết, ông Tú dẫn lời Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (Dẫu rằng vật đổi sao dời; Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh) để khẳng định “một bản lĩnh, một lập trường, một niềm tin” mà theo ông, đó là “bản lĩnh cộng sản”.

Trong thời gian từ đầu năm đến hết tháng 3/2013, tại Việt Nam đang diễn ra kỳ ghi nhận ý kiến người dân và các tổ chức xã hội về Bấm Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Dù có những ý kiến cho rằng đợt lấy ý kiến của dân này sẽ không đem lại kết quả gì cụ thể, nhiều cựu quan chức, trí thức vẫn nêu lên tiếng nói của họ về thể chế chính trị cần phải có để phù hợp với tình hình tại Việt Nam.

Một nhóm nhân sỹ, trí thức mà đại diện là cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đề nghị công bố bản dự thảo Hiến pháp của họ đi kèm các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp.

Họ cũng cho rằng bản dự thảo chính quyền đưa ra có "nhiều điều vi hiến" và bất hợp lý.

Trong các xu hướng khác nhau, có các ý kiến như của ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.

Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài" hay là không.

Ngược lại, về phía tiếp tục bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng cũng có các cách nhìn khác nhau.

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng thì bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản và kêu gọi không "khoanh tay đứng nhìn Đảng tan rã" như ở Liên Xô cũ.

Còn quan điểm của trung tá Nguyễn Thanh Tú trong bài mới nhất, cũng như đại tá Trần Đăng Thanh hồi cuối năm 2012 thì cho rằng cần sẵn sàng bảo vệ Đảng và thể chế chính trị bằng mọi giá.

(BBC)

Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ

Hiến pháp Việt Nam (DR)
Hiến pháp Việt Nam (DR)

Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.

Kể từ khi chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không ít người vẫn hoài nghi về thực tâm của giới lãnh đạo, nghĩ rằng rồi cũng chẳng đi đến đâu, giống như đợt góp ý cho Đại hội Đảng vừa qua. Nhưng bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào góp ý kiến này đang dần dần biến thành phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi tiên phong là giới trí thức.

Ví dụ vào đầu tháng 2 vừa qua, một nhóm ba người gồm giáo sư tiến sĩ Vật lý Đàm Thanh Sơn, giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VietnamNet, đã cho ra đời một trang web lấy tên là « Cùng viết Hiến pháp ». Trang web này chủ yếu nhằm đăng, hoặc đăng lại những bài phân tích về những nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt nam 1992, nhằm qua đó tạo một « không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp », theo như lời giới thiệu của ba trí thức nói trên.

Nhưng nổi bật hơn cả đó là sáng kiến của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam khởi xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, công bố ngày 19/01. Kiến nghị này đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng ngàn người đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, với số chữ ký nay đã lên tới hơn 4000.

Trong bản kiến nghị này, các nhân sĩ trí thức đã mạnh mẽ yêu cầu bỏ điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân. Họ cũng yêu cầu sửa Dự thảo Hiến pháp « theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ».

Bản kiến nghị còn đòi Nhà nước công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, đòi tam quyền phân lập thật sự, cũng như không chấp nhận quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh kiến nghị, nhóm 72 nhân sĩ trí thức còn đề nghị một dự thảo Hiến pháp như một tài liệu « để tham khảo và thảo luận ».

Ngày 04/02/2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đại diện cho nhóm 72 người nói trên đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Điều đáng chú ý là một số tờ báo chính thức như Người Lao Động hay Pháp Luật TP HCM cũng đã dám đưa tin về buổi trao kiến nghị, mặc dù với những nội dung như trên, tài liệu này lẽ ra phải bị xếp vào loại « phản động », « chống Nhà nước ».

Mặc dù tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cũng đã từ Sài Gòn ra Hà Nội vào đầu tháng 2 để cùng với các nhân sĩ trí thức khác đến trình bản kiến nghị cho Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Trả lời phỏng vấn RFI sau khi trở về Sài Gòn, giáo sư Tương Lai trước hết nhận xét về sự tham gia của các thành phần nhân dân vào việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và đặc biệt nhấn mạnh rằng việc này đã thoát ra khỏi tầm kiểm soát của chính quyền :

« Có lẽ đây là dịp mà người dân tranh thủ nói lên tiếng nói của mình. Ví dụ như đối với người nông dân đang mất đất và nay vẫn đang khiếu kiện, như những người còn đang bám trụ ở vườn hoa Lý Tự Trọng Hà Nội, họ không cần quan tâm đến những vấn đề mang tính pháp lý, cần phải có kiến thức về luật pháp mới hiểu được, mà chỉ bày tỏ khát vọng của họ là vấn đề đất đai.

Nhân dịp này, họ đòi trả lại đất đai và quyền sử dụng đất cho họ. Tức là việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là tùy theo đối tượng. Đối với thanh niên, nhất là giới sinh viên, trong dịp này họ nghĩ nhiều đến vấn đề quyền con người, quyền được tự do phát biểu ý kiến và nguyện vọng.
Nhưng có lẽ tầng lớp góp ý kiến nhiều nhất chính là trí thức. Điều này dễ hiểu vì dầu sao họ là những người am hiểu luật pháp, Hiến pháp, nhất là Hiến pháp dân chủ, Hiến pháp của một Nhà nước pháp quyền đích thực.

Có những vấn đề cấm kỵ như điều 4 ( Hiến pháp), thì chính ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng đã nói thẳng là không có kiêng kỵ gì cả, cho nên trong dịp này, những ý kiến đóng góp của các trí thức mạnh mẽ hơn. Nhà nước đang kêu gọi như vậy thì không có lý do gì để đàn áp người ta cả và không có lý do gì để quy kết đây là « diễn biến hòa bình », đây là « bị địch lợi dụng », mặc dù nhiều vị giới chức, câu trước tuyên bố là sẽ « tranh thủ ý kiến của dân », nhưng câu sau lại dè chừng là không được « lợi dụng dân chủ » để tung ra những luận điệu « sai trái, đi ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa ».

Tất cả những luận điệu kiểu ấy không còn đủ sức thuyết phục ai nữa và người ta thấy rõ anh không thể « cả vú lấp miệng em » nữa, mà phải để cho người ta nói. Chính trong tinh thần đó, việc đóng góp cho Hiến pháp đã vượt ra khỏi dự định ban đầu.

Trên truyền hình, người ta có phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, đồng thời cũng là thành viên ban soạn thảo Hiến pháp và đại biểu Quốc hội. Ông Thảo nói rằng lúc đầu việc góp ý kiến cho Hiến pháp dự trù chỉ kéo dài hai tháng, sau đó kéo dài thành ba tháng. Nhưng trong ba tháng đó, lại có một tháng Giêng là « tháng ăn chơi », thành ra nghe đâu sau ba tháng thì sẽ tiếp tục góp ý. Tiếp tục như thế nào, cho tới nay chưa có gì rõ ràng, minh bạch. Nhưng rõ ràng là áp lực của công chúng khiến cho vấn đề góp ý kiến về Hiến pháp đã tuột khỏi bàn tay kiểm soát mất rồi. »

Cũng theo giáo sư Tương Lai, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và dần dần biến một phong trào đòi dân chủ, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của xã hội dân sự ở Việt Nam :

« Dịp này là dịp mà người ta nói lên những điều mà trước đây cho là cấm kỵ. Ví dụ, kiến nghị của nhóm trí thức, mà hôm vừa rồi, đã được một đoàn đại biểu, do nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu , đã đến trụ sở của uỷ ban dự thảo Hiến pháp ở số 37 Hùng Vương, Hà Nội để trao.

Trong kiến nghị đó, có những vấn đề mà trước đây chỉ cần nói đến là đủ để bị quy kết là « phản động », « phản cách mạng », « lợi dụng dân chủ để phá hoại định hướng xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn định hướng tư tưởng», v.v.... Bây giờ, đoàn đại biểu mang kiến nghị giữa thanh thiên bạch nhật. Ông Phan Trung Lý không tiếp, nhưng ông phó của ông Lý là ông Thông đã tiếp họ tại trụ sở và trong buổi tiếp xúc đó, người ta đã nói lên những điều rất rõ ràng, mang tính pháp lý, công khai, minh bạch. Người đại diện ban soạn thảo Hiến pháp thì nói rằng sẽ tiếp nhận kiến nghị này, xem như là ý kiến của dân đóng góp, đúc kết để trình Quốc hội.

Như vậy, dịp đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là lúc mà người dân bày tỏ chính kiến một cách khác. Đã đến lúc mà tiếng nói của xã hội dân sự được phát huy mạnh mẽ. Trước đây, nghe nói đến bốn chữ « xã hội dân sự » thì giống như là điện giật. Tất cả những bài viết nào có bốn chữ « xã hội dân sự » dứt khoát đều bị gạt bỏ. Tôi có một vài bài viết khi có bốn chữ này, thì mấy ông tổng biên tập liền nói : « Thôi thôi, chú ơi  ( hay anh ơi ) rút bỏ ngay !». Lúc bây giờ tôi đã phải thốt lên rằng : « Văn minh là thế giới nào, mà ta chìm đắm dưới thời dã man ?» Đây là câu mà các cụ ta nói vào thời Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỹ 20. Bây giờ đã sang thế kỹ 21 rồi, mà nói đến « xã hội dân sự » thì cứ sợ như điện giật, thì không thể tưởng tượng được cái sự lạc hậu của trình độ tư tưởng, nhất là của những vị cầm cân nẩy mực về tư tưởng !.
Tuy thế, nhưng đến thời điểm đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp này, thì trên các tờ báo đã bắt đầu loáng thoáng thấy nói đến vai trò của xã hội dân sự. Thậm chí, một số tờ báo đã đăng công khai minh bạch về việc đoàn đại biểu trí thức đến trình bản kiến nghị cho ban dự thảo Hiến pháp, đồng thời đưa ra hẳn một Hiến pháp có tính chất tham khảo. đối chứng với Hiến pháp chính thống mà Nhà nước này đang soạn thảo.

Điều đó nói lên rằng : không thể cưỡng lại xu thế thời đại. Trí tuệ của nhân dân cần được phát huy để góp phần đưa đất nước đi lên, đi vào quỹ đạo của văn minh thế giới. Trước đây, tiếng nói chính thống chỉ có một người từ trên phát xuống và cứ thế là hàng mấy trăm tờ báo nói như một tờ. Bây giờ khác rồi. Có một tờ báo viết đã đưa tin ( không biết tờ này có bị kiểm điểm hay không ) và những tờ báo mạng, cũng của báo chí chính thống, cũng có đưa tin hẳn hoi về đoàn đại biểu bao gồm những ai, những ai v.v. . . Tuy là đưa tin ngắn, nhưng điều đó cũng nói lên rằng không khí đòi hỏi phải có dân chủ, không khí đòi hỏi chống lại bóp nghẹt tư tưởng ngày càng như là một làn sinh khí mới tràn vào đời sống. Mặc dù vẫn còn phải lách khe này, khe kia, nhưng rõ ràng là người ta không còn chặn được nữa rồi. Có lẽ đây là điều tôi đã từng đưa lên mặt báo : "Chuẩn mực chính là sự thay đổi"!

Cho nên, việc phát huy sức mạnh của xã hội dân sự đang là một xu thế được khởi động từ việc góp ký kiến cho bản dự thảo Hiến pháp. Điều có lẽ là điều đã vượt ra ngoài dự kiến ban đầu của những người chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp. »

Hôm nay, nhóm nhân sĩ trí thức đề xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp cho biết họ vừa nhận được công văn trả lời đề ngày 07/02 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, do trưởng ban Phan Trung Lý ký. Thế nhưng, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức nói trên, cho biết họ không đồng ý với nội dung công văn trả lời của Uỷ ban. Ông Nguyễn Quang A giải thích:

TS Nguyễn Quang A : Họ trả lời như thế là đúng với nghị quyết của Quốc hội và đúng với Hiến pháp hiện hành, nhưng không đúng với tinh thần của việc làm Hiến pháp. Họ muốn rằng chỉ góp ý trong khuôn khổ mà Quốc hội đã cho ý kiến. Góp như thế thì góp để làm gì ? Hoàn toàn vô nghĩa !

RFI : Trong công văn trả lời, họ có cho biết không chấp nhận cho công bố kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp mà các ông đề ra.

TS Nguyễn Quang A: Thực sự trong bản kiến nghị, cũng như trong văn bản mà ông Nguyễn Đình Lộc ký hôm mùng 4/2 khi đến trao kiến nghị cho họ, chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu họ công bố. Nhưng phát biểu hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc có yêu cầu uỷ ban cho công bố với báo chí chính thống cái tinh thần kiến nghị 7 điểm của chúng tôi. Cho nên, ông Lý đã trả lời lạc đề. Nhưng họ trả lời như thế chỉ là nhằm hạ thấp ý nghĩa của bản kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp của 72 vị nhân sĩ.

Bản dự thảo Hiến pháp và bản kiến nghị đã được công bố trên mạng từ ngày 22/01 rồi, nhưng không có tờ báo chính thống nào dám đưa tin ấy, hoặc tóm tắt nội dung các văn bản đó. Hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói với các báo chính thức về cái tinh thần của kiến nghị 7 điểm của chúng tôi, bởi vì nếu uỷ ban nói như thế thì các báo sẽ đỡ sợ và sẽ mạnh dạn đăng hơn. Nhưng ông Lý đã không trả lời đúng vào điều mà ông Lộc yêu cầu. Tức là ông ấy phản đối cái mà ông ấy nghĩa ra, chứ không phải là cái mà người ta yêu cầu!

RFI : Ông Phan Trung Lý đã cam kết là ý kiến của các ông sẽ được “tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”, nhưng ông có tin rằng kiến nghị của các ông sẽ được đáp ứng?

TS Nguyễn Quang A : Chúng tôi yêu cầu là tất cả ý kiến của mọi người, không chỉ của chúng tôi, nên được công bố công khai hết. Chỉ có công bố hết tất cả các ý kiến tán thành, phản đối, thì người dân mới có cơ hội tìm hiểu các loại chính kiến khác nhau, các kiểu tranh luận, lập luận khác nhau. Trong quá trình tranh luận như thế, người dân mới được cung cấp đầy đủ thông tin và từ đó mới có thể có quyết định chính xác về sự lựa chọn của mình. Nếu dân không được thông tin, thì có đưa ra trưng cầu dân ý cũng vô nghĩa.

RFI : Hiện nay kiến nghị của ông đã thu được hơn 4000 chữ ký. Ông có nhận xét như thế nào về sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho kiến nghị đó?

TS Nguyễn Quang A: Nếu tất cả hơn 4300 người ký đã đọc kiến nghị, lấy trên mạng xuống, giới thiệu cho người khác, in ra, sao ra cho các thành viên trong gia đình, trong cơ quan, vận động người khác cũng tham gia tìm hiểu kiến nghị, cho biết chính kiến, thì con số người ủng hộ có thể lên tới hàng trăm ngàn từ đây đến cuối năm.

Có người cho rằng có ký thì cũng vô bổ thôi, vì người ta cũng không chấp nhận, giống như những lần trước thôi. Nhưng nếu có hàng trăm ngàn người ký, ghi rõ tên tuổi địa chỉ, chứ không phải bằng phiếu kín, thì con số đó có thể có giá trị bằng nhiều triệu phiếu kín. Những người có chức có quyền, nếu tỉnh táo, chắc chắn phải để ý đến tiếng nói đó, chứ không thể bỏ qua được.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Thanh Phương (RFI)

Vì sao hai ĐBQH đã phá lệ để có mâu thuẫn gay gắt?

Đại biểu Quốc hội Việt Nam là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước. Điều kiện cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định là đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội là: Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật. Và có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên, tại phiên họp Quốc hội ngày 17.11.2012, đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) và đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã tranh luận nảy lửa rằng có nên đưa luật biểu tình vào chương trình làm luật của Quốc hội khoá XIII.

Tại nghị trường hôm đó, ông Phước cho rằng “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình”. Bức xúc vì đại biểu “nhân danh nhân dân” khi nói điều này, đại biểu Dương Trung Quốc đã gọi phát biểu như thế là “xúc phạm nhân dân”.

Giờ giải lao, ông Phước nói thêm với báo giới: “hãy chờ đến lúc dân trí cao hơn mới nên có luật biểu tình” và tiếp tục vấp phải sự phản ứng gay gắt từ luật sư Trương Trọng Nghĩa, một trong những người đầu tiên đề xuất có luật biểu tình. Ông Nghĩa cho rằng, lấy lý do dân trí còn thấp để nói chưa cần luật biểu tình là “hạ thấp dân trí Việt Nam”.

Ngày 20.11.2012, blog cá nhân http://hhphuoc.blog.com (được chủ blog giới thiệu là “Blog Giao Lưu Của Đại Biểu Quốc Hội Khoá XIII Hoàng Hữu Phước Với Cử Tri Toàn Quốc”) xuất hiện bài viết nhan đề: “Chụp mũ – về những phát biểu gần đây liên quan đến luật biểu tình”. Xác nhận với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, đại biểu Hoàng Hữu Phước nói đúng là ông viết và viết ra để giãi bày thêm vì “bất ngờ có những phản ứng mạnh đến thế từ một số đại biểu do hiểu lầm ý ông”.

“Phản pháo” với đại biểu Nghĩa, ông Phước viết: “Khi nghe phát biểu của ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi ông”. Với đại biểu Quốc, ông viết tiếp: “Cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của tôi chẳng có nơi nào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này”. Đối với cả hai ông Nghĩa và Quốc, ông Phước kết luận rằng “Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói (riêng đối với ông Quốc, còn có dòng “chụp mũ người nói” tiếp sau đoạn này – PV), e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm”.

Theo TS Đinh Xuân Thảo, viện trưởng viện Nghiên cứu lập pháp (thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội) thì “Phản ứng trên trang cá nhân như thế thì quy định mình chưa có cụ thể. Nhưng tốt nhất là theo thông lệ, ở đây là với tư cách chính khách, có tổ chức thì mình phải bằng con đường tổ chức để kiến nghị lên đó mà trao đổi”. 

Đại biểu Dương Trung Quốc tỏ ra khá bình tĩnh trước thông tin này khi nói với Sài Gòn Tiếp Thị: “Đó là việc của anh ấy và tôi không bình luận gì”. Tuy vậy, ông Quốc cũng nói thêm: nghị trường là nơi thể hiện quan điểm, thuyết phục lẫn nhau để đi đến thống nhất. Quốc hội cho phép tranh luận, sao không tranh luận tiếp ở đó, tôi sẵn sàng tranh luận tiếp.

TS Đinh Xuân Thảo, viện trưởng viện Nghiên cứu lập pháp (thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội) cũng bày tỏ, tranh luận là thoải mái, là bình thường trên diễn đàn Quốc hội. Còn việc tiếp tục “tranh luận” trên web cá nhân hay đâu đó của đại biểu Phước thì pháp luật cũng không cấm. Song, theo ông Thảo, về phương diện văn hoá nghị trường, văn hoá ứng xử của một chính khách như giữa đại biểu với đại biểu thì cần có “quy tắc” của nó chứ không nên đăng đàn cá nhân như vậy. “Phản ứng trên trang cá nhân như thế thì quy định mình chưa có cụ thể. Nhưng tốt nhất là theo thông lệ, ở đây là với tư cách chính khách, có tổ chức thì mình phải bằng con đường tổ chức để kiến nghị lên đó mà trao đổi”, ông Thảo nói.

Có nhiều năm quan sát nghị trường, ông Thảo kể rằng, tại Quốc hội khoá XII, có đôi lần đại biểu xung đột khi phát biểu, sau đó bên ngoài cũng có xì xào nọ kia, nhưng không có chuyện đăng đàn cá nhân để “nói lại”. Bàn thêm về “văn hoá nghị trường”, theo ông Thảo, hoạt động đại biểu cũng là một nghề, dù anh không phải là đại biểu chuyên trách thì cũng phải dần theo hướng chuyên nghiệp, tức đã là nghề thì phải có đào tạo. “Mình chưa có đào tạo trước, chỉ khi mới thành đại biểu thì có đặt vấn đề bồi dưỡng, nhưng không phải ai cũng tham dự đầy đủ. Có đại biểu phải mất nửa nhiệm kỳ mới dần làm quen được, cho nên từng đại biểu cũng phải tìm hiểu, bồi dưỡng thêm”, ông Thảo nói.

“Qua câu chuyện này, vấn đề cần đặt ra là trong quy chế phải bổ sung quy định để khi có vấn đề tranh cãi, thậm chí xúc phạm lẫn nhau thì có cơ sở mà giải quyết”, chuyên gia về lập pháp này bày tỏ.

Đại biểu Hoàng Hữu Phước: Không đủ thời gian tranh cãi tại nghị trường

Tại sao ông không tiếp tục tranh luận trên diễn đàn Quốc hội hay kiến nghị lên Quốc hội về những điều chưa thống nhất mà lại nói trên blog cá nhân?

Mỗi người có quyền nói ý họ trong khuôn khổ Quốc hội cho phép, Quốc hội cho phép thời gian đó nên mình không có tranh cãi bằng cách nhấn nút thêm. Mình nghĩ đó là phép lịch sự trên Quốc hội trong đối xử với nhau, nghĩa là không có sự căng thẳng giữa những cá nhân với nhau mà chỉ là trình bày quan điểm xong rồi thôi.

Nhưng những gì ông viết trên web cá nhân của ông có vẻ hơi nặng lời, ví dụ như ông nói có đại biểu “chụp mũ” ông?

Không. Tôi không nói các đại biểu. Tôi chỉ nói ý như vậy (diễn đạt dân trí thấp hay đại diện cho nhân dân) là trái ý tôi. Tôi chưa bao giờ nói ra “dân trí thấp” hay “nhân danh nhân dân”.

Sau cuộc tranh luận đó ông có trao đổi lại với các đại biểu, như đại biểu Nghĩa vì các ông cùng một đoàn?

Anh Nghĩa là thầy tôi, dạy bộ môn quốc tế khi tôi học thạc sĩ nên trong đoàn anh ấy là thầy mình. Nói thế để thấy đoàn TP.HCM không có “chỉ đạo” là anh phải nói gì mà anh có thể phát biểu mọi cái từ lợi ích của người dân.

Tôi với anh Nghĩa cũng không hiểu nhầm mà phóng viên tạo ra hiểu nhầm, như thế này: “phóng viên nói thưa đại biểu Nghĩa, đại biểu Phước nói “dân trí thấp”… chứ tôi không nói”, đó là do câu chữ của phóng viên.

Chí Hiếu (SGTT)

-----------------

Chụp mũ - Về Các Phát Biểu Gần Đây Liên Quan Đến Dự Án Luật Biểu Tình -
Khi đọc tham luận ngày 18-6-2010 tại Hội Thảo Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt với đề tài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt”, tôi có đề nghị cách làm cho Tiếng Việt trở nên dễ học hơn đối với người nước ngoài để nhanh chóng phát triển Tiếng Việt ra toàn cầu qua việc chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn pham câu tiếng Anh (thí dụ: đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù”  thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính), v.v. Thế mà ngay lập tức có một vị tiến sĩ của Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đăng đàn phản bác, chụp mũ nói tôi xúc phạm văn phạm tiếng Việt, dám đem văn phạm tiếng Anh ra làm chuẩn mực buộc tiếng Việt phải noi theo. Cần nói thêm rằng có vài trăm đề tài tham luận được đăng ký nhưng chỉ có khoảng 30 bài được chọn đăng vào kỷ yếu, số còn lại chỉ in tiêu đề và tên tác giả mà thôi. Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.
Cách nay mấy ngày, tôi phát biểu chốn nghị trường về dự án Luật Biểu Tình. Và dường như tôi lại đón nhận cái cách xử sự của một hai vị cho rằng một tên doanh nhân sao lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà lập pháp, cũng như cái cách họ tuyên bố kiểu chụp mũ. Báo Tuổi Trẻ ngày 18-11-2011, trang 3 đăng rành rành rằng tôi đã phát biểu: “…khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn...” với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh Văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắccực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên tôi rất yên tâm nói về “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Nam đã cao sẵn rồi; tương tự, tôi không sợ bị chụp mũ phỉ báng Việt Nam kinh tế tồi tệ khi nói “kinh tế ổn định hơn” vì tin vào cái logic so sánh bắt chước kiểu tiếng Anh hỗn loạn cực kỳ – rất hổn loạn – hơi hỗn loạn – hơi ổn định – khá ổn định – ổn định – ổn định hơn – ổn định nhất.


Thế nhưng khi nghe phát biểu của Ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi Ông, và Ông đặc biệt còn nhận xét rằng dân trí Việt Nam hiện “khá cao” nghĩa là theo bậc thang so sánh còn dưới chuẩn “cao”. Thế mà thiên hạ không cần rõ trắng đen, bị kích động bởi Ông Nghĩa mà quên rằng chính ông ấy mới dùng từ “dân trí thấp” và gọi dân trí Việt Nam là “khá cao” tức … “chưa cao”, trong khi ngôn ngữ chính thức của tôi hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.


Cũng giống như vị tiến sĩ đã nói ở trên, cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của tôi và theo đăng tải lại trên các báo chí chẳng có nơi bào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này. Ông còn nói gì đó về chuyện đại biểu chỉ nên phát biểu ý kiến cá nhân chứ đừng nhân danh nhân dân. Tôi đồng ý với ông ấy nên tôi chưa hề tuyên bố gì về nội dung ông chụp mũ cho tôi (bằng chứng là nguyên văn phát biểu của tôi chưa hề tự xưng như Ông đã chụp mũ), đồng thời tôi tin rằng Ông cũng muốn hàm nghĩa rằng ý kiến ủng hộ luật biểu tình cũng là ý kiến cá nhân của Ông chứ không phải ý nguyện của người dân vì Ông cũng không nhân danh đại diện cho nhân dân. Còn nếu Ông hàm ý rằng chỉ có Ông mới có quyền đại diện cho dân, còn một tên doanh nhân như tôi thì khôn hồn ngậm miệng lại, đừng nói ngược lại ý Ông vì ý Ông là ý toàn dân, thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu với Quốc Hội xem có thật sự là mặc định Ông Quốc có quyền lực tối thượng như thế không. Tự do ngôn luận không thể là độc quyền cho những ý kiến của riêng Ông Quốc, còn các ý kiến nào nghịch lại Ông Quốc đều bị thẳng tay chụp mũ, kích động đàn áp. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, chụp mũ người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Có một kinh nghiệm rút ra từ sự việc này là tôi sẽ tránh méo mó nghề nghiệp lôi Tiếng Anh vào những tình huống nào chưa trên vị thế công bằng.
Hy vọng các bạn doanh nhân nghị sĩ tương lai của đất nước sẽ quan tâm đến kinh nghiệm trên.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

”Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?”

Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội
Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến
Việt – Trung 1979 ở Hà Nội


Đó là lời than cay đắng của một độc giả với BBC tiếng Việt. Khi thấy, “Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này…”.
Trên BBC ngày hôm nay (17.02) còn đưa tin: “… một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắcđã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh…. không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược” và “Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược”. Bởi lý do (như lời một nhân viên an ninh), những việc như thế là phải “đăng ký trước” và “qua thủ tục kiểm tra vòng hoa”…
Nhạc sỹ Phạm Tuyên
Nhạc sỹ Phạm Tuyên
Trên trang Anh Ba Sàm cũng có đôi lời về chuyện này như sau:
“Cách nay đúng 34 năm, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới Việt – Trung để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến đó đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính Việt, vừa là lính vừa là thường dân, biến nhiều khu vực ở biên giới phía Bắc thành bình địa… 
Chỉ có một điều đáng để ý, vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam là sau đó, những người lính, người dân Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới Việt – Trung, đã cố tình bị vùi chôn vào quên lãng do Đảng CSVN muốn thực thi “tinh thần 4 tốt”, đề cao “16 chữ vàng”.
Nghĩ mà đượm buồn. Lại nhớ câu nhận xét rất chí lý của nhà báo Huy Đức: “báo chính thống đưa tin ba sàm. Báo Ba Sàm lại đưa tin chính thống”. Nên độc giả nào còn ưu tư tới vận nước, nhờ các trang phi chính thống (như Trang Ba Sàm là ví dụ) lại được ôn lại những âm hưởng hào hùng của các nhạc phẩm: Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới và Những đôi mắt mang hình viên đạn của hai nhạc sỹ tài danh Phạm Tuyên và Trần Tiến đã một thời như tiếng kèn xung trận cho cả dân tộc đứng lên bảo vệ non sông bờ cõi.
* * *

Thế mà nghe nói, có dạo người ta đã yêu cầu nhạc sỹ Phạm Tuyên sửa lại lời bài Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Cũng may, dù được đề nghị với số tiền thù lao khá cao, người nhạc sỹ già trọng danh dự đã dứt khoát khước từ. Để chúng ta còn được nghe lại (dù chất lượng âm thanh còn khiêm tốn) cái khí thế của một thời khó quên.
Tối hôm qua (và cả ngày hôm nay) thấy VTV4 phát sóng tiết mục ”Mười hai con Giáp” (do VTV3 dàn dựng) khá hoành tráng. Trong các khách mời tên tuổi trong làng showbiz nổi tiếng, thấy có nhạc sỹ Trần Tiến, tôi đã mừng thầm.
Nhạc sỹ Trần Tiến
Nhạc sỹ Trần Tiến
Nhưng cái bài mà Trần Tiến trình bày lại là một bài về ẩm thực vỉa hè  Hà Nội (cái gì cũng rẻ, chỉ có đặt nhất bạn bè thôi,… tình người thôi”) chứ tuyệt không hề có bóng dáng về cái đoàn quân… đi về biên giới” phía Bắc đánh giặc giữ nước mang đầy khí phách tráng ca trong sáng tác để đời của nhạc sỹ vào đúng ngày này của 34 năm về trước?
Cũng chả thể trách cá nhân anh Trần Tiến làm gì cho phải tội. Vì khi Lại Văn Sâm (phụ trách VTV3) và Trần Bình Minh (Tổng GĐ VTV) mà không đồng ý thì một Trần Tiến chứ mười Trần Tiến cũng đành bótay.com thôi.
Chỉ tội nghiệp cho những người lính, người dân lành nơi biên ải. Khi máu xương của họ nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung đã không được trân trọng. Cho dù nhờ đó mới góp phần tạo dựng nên non sông gấm vóc này. Nhưng một khi cái đất nước chung ấy đã biến thành vật thế chấp cho những chiếc ghế quyền bính để vinh thân phì gia cho một nhóm người. Thì máu xương của người dân trở thành ”rẻ mạt” là điều ai cũng có thể cảm nhận được trong cái ngày đau thương này!

Gò cỏ may

(Blog Gò cỏ may)

“Xú khẩu công”


 

“Xú khẩu công ngươi chớ nên luyện”
Lá vàng lớp lớp, xuân phong lồng lộng. Lẩn trong đoàn người du xuân rộn rã, bên một tửu điếm, quần hùng nhốn nháo bàn luận sôi nổi. Xem chừng giang hồ vừa có biến cố.
Một gã ăn mày khẳng khiu hôi hám, mặc mớ vải vóc lôi thôi tám túi, miệng còn nồng nặc mùi bia hơi, vung gậy đánh chó, nhảy phắt lên bàn, lè nhè: “Con mẹ nó, ở đời một cái ngu đã đi ăn mày như mỗ, vậy mà có đứa dám chửi người khác nhiều cái ngu là sao?...”. Quần hùng bôm bốp cụng ly tán thưởng, hô “dzô, dzô!” inh ỏi.
Bỗng một hoàng y nhân lạng tới. “Bốp”, lão ăn mày lãnh nguyên một cái tát vào mặt. Hoàng y nhân trợn mắt: ”Chửi là chửi sao? Chính đó là bổn môn tâm pháp ta đang luyện, tên gọi là Xú khẩu công”. Đoạn hoàng y nhân há mồm khè một hơi, quần hùng bịt mũi chạy tán loạn. Xem ra Hà mô công của Tây độc Âu Dương Phong ngày xưa còn thua một bực.
Duy ở góc khuất, một lão nhân trạc thất tuần, tóc râu bạc trắng, nhắm mắt định thần nãy giờ, lên tiếng: “Xú khẩu công ngươi chớ nên luyện”. Hoàng y nhân quay phắt, chỉ một chiêu lăn ra đi bộ đã áp sát lão nhân, sừng sộ: “Why not?”. Lão nhân đầu bạc cười hề hề: “Vì luyện môn này, miệng của ngươi thúi suốt đời, có dùng nước súc miệng cao cấp cũng không sao súc sạch!”.
Nói đoạn đứng dậy rũ áo, lắc người biến mất. Quần hùng hóng hớt nãy giờ vỗ tay vang dội: “Bây giờ đã biết ai ngu, hehehe...”.

Bút Bi (Tuổi trẻ)

Lê Trung Thành - Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai?

Vào đầu thế kỷ XXI, nhiều loại sản phẩm công nghiệp lên cơn sốt do kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh mà nhôm là một mặt hàng chiến lược dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, đồ hộp, xây dựng… được đẩy giá lên từng ngày ở khắp các châu lục. Trên đất Trung Hoa, nhu cầu nhôm trở nên cấp thiết và mức độ tiêu thụ tăng trưởng từ 3% (năm 1980) đã vọt lên 34% vào năm 2008. Các tập đoàn công nghiệp khai thác bauxite và chế biến nhôm như Rio Tito, BHP Billton, Alcoa, Un Rusal, Chalco… phát triển nhanh chóng nhờ lợi nhuận thu về hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng vùn vụt.
Thế nhưng, khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu tiêu thụ nhôm giảm mạnh từ giữa cuối năm 2008 đến nay đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành kinh tế quá nóng này. Giá nhôm giảm 15-20%, hàng tồn ứ trong kho hàng triệu tấn khiến cho các tập đoàn phải đua nhau cắt giảm sản lượng nhằm giảm lỗ và cố gắng duy trì mức giá bán cao nhưng giá than, giá điện, giá nhân công, giá sản phẩm phụ … cũng tăng nên nhiều công ty nhỏ phải ngưng hoạt động.
Nhà tỷ phú Oleg Derpaska – ông chủ Tập đoàn United Co Rusal của nước Nga buộc phải cắt giảm sản lượng vì riêng quí IV năm 2011 lỗ 974 triệu USD trong khi quí IV năm 2010 còn thu lãi 1,45 tỷ USD! Sáu tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng sụt giảm tới 95,25%, doanh thu giảm 9,66% khi giá một tấn nhôm chỉ còn 1.810 USD.
Cũng từ năm 2010, tập đoàn Alcoa Hoa Kỳ đã giảm 9% doanh thu do giá nhôm giảm 18%, cổ phiếu của Alcoa giảm 5% giá trị nên họ phải đưa ra kế hoạch tăng cường sản xuất thượng nguồn – khai thác bauxite và giảm hẳn sản xuất hạ nguồn – luyện nhôm, để giảm lỗ.
bundo
Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai?
Còn tại Trung Quốc, nếu từ năm 2002-2007, tổng doanh thu của tập đoàn Chalco (Alumin Corporation of China) tăng 35% mỗi năm, lợi nhuận cổ phiếu tăng 42%, thì từ tháng 6.2012, Chalco và bốn nhà sản xuất nhôm khác cắt giảm 10% sản lượng tức 1,7 triệu tấn nhôm, vậy mà cổ phiếu vẫn giảm 7,9% giá trị. Nhằm giảm lỗ và duy trì sản xuất kinh doanh, Chalco chuyển hướng sang khai thác than đá, than cốc, quặng sắt… để giảm bớt phụ thuộc vào công nghiệp luyện nhôm. Năm 2011, Chalco cho Công ty than Erdenes Tavan Tolgo của Mông Cổ vay 250 triệu USD và đổi lại bằng than cốc, nhưng do giá bán than quá thấp nên Tavan Tolgo đang muốn hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác, cũng từ tháng 5.2012, Chính phủ Indonesia ra lệnh giảm lượng xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc và tăng thuế xuất khẩu lên 20% nên các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc càng gặp khó khăn, vì vậy Chalco đang có kế hoạch xây dựng nhà máy ngay tại Indonesia… Mặc dù giá nhôm giảm sâu nhưng theo công bố của Hiệp hội nhôm quốc tế (International Aluminium Institute – IAI), cả năm 2012, toàn thế giới tiêu thụ 47,4 triệu tấn nhôm, tăng 5,5% so với năm 2011 và dự báo năm 2013 mức tiêu thụ sẽ tăng 5,5%. Cụ thể ở Trung Quốc tăng 9,5%, Ấn Độ tăng 5,5%, Bắc Mỹ tăng 5,4%, nhưng ở châu Âu sẽ giảm 3%.
Sản lượng nhôm sản xuất ở châu Á lớn nhất, chiếm 43%, châu Âu 24%, châu Mỹ 22%, châu Đại Dương 6% và châu Phi 5%. Riêng ở Vùng Vịnh, các nhà máy sẽ đạt 5 triệu tấn/năm sau khi Nhà máy luyện nhôm Maaden của ẢRập Xêut hoạt động vào năm 2013. Hiện tại mới đạt 3,8 triệu tấn/năm.
Cho dù các tập đoàn nhôm tìm mọi biện pháp cắt giảm sản lượng và kìm giá bán nhưng thị trường tiêu thụ nhôm vẫn ảm đạm, sức mua thấp. Ngân hàng Thế giới đã công bố số liệu giá bán nhôm từ tháng 9.2012: 2.064,12 USD/tấn, tháng 10.2012: 1.974,30 USD/tấn, tháng 11.2012: 1.948,83 USD/tấn, tháng 12.2012: 2.086,76 USD/tấn và sang tháng 1.2013: 2.037,61 USD/tấn (giảm 2,35% so với tháng 12.2012 và 4,96% so với năm 2011). 

Biểu đồ giá nhôm trong một tuần
Biểu đồ giá nhôm trong một tháng
Biểu đồ giá nhôm trong sáu tháng
Biểu đồ giá nhôm trong một năm
Biểu đồ giá nhôm trong 5 năm
Biểu đồ giá nhôm trong 24 năm

Vào giữa tháng 2.2013, số liệu của London metal exchange cho thấy giá bán nhôm (tiền mặt) ngày 14.2 là 2.114 USD/tấn, giá mua 3 tháng là 2.159 USD/tấn và giá bán 2.160 USD/tấn tức là giá bán dao động từ 0,94-0,96 USD/1 pound.
Những ngày cuối năm 2012, Tổ hợp bauxite Tân Rai – Lâm Đồng của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã bắt đầu cho ra lò những mẻ alumin (nhôm oxit) đầu tiên sau nhiều lần lỡ hẹn. Trong mười “sự kiện” nổi bật nhất, Vinacomin chọn Alumin Tân Rai làm sự kiện thứ mười kèm theo tin vui vay được của Citibank 300 triệu USD nhờ sự giúp đỡ của Marubeni và có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính để bù đắp vào sự thiếu hụt vốn xây dựng Tổ hợp Tân Rai.Trong khi những mẻ alumin (nhôm oxit) tạm thời giữ trong nhà kho chờ ngày xuôi về cảng Gò Dầu thì những đoàn xe vận tải loại 40 tấn đã ngược quốc lộ 51 vào quốc lộ 20 đang hư hỏng nặng chở than và xút cung cấp cho Tân Rai.
Tuy đã chậm tiến độ 2 năm so với hợp đồng đã ký giữa Vinacomin và Chalieco nhưng Tổ hợp Tân Rai đã hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Những ngày này, họ vừa sản xuất, vừa theo dõi để hoàn thiện dây chuyền công nghệ vốn rất phức tạp và chưa đồng bộ.
Điều đáng nói là, chất lượng alumin của Tân Rai đạt đến chuẩn nào thì chưa thấy công bố chính thức và cũng cần có thời gian để đội ngũ cán bộ kỹ thuật người Việt tiếp thu được công nghệ mới dần thay thế các chuyên gia của Chalco.
Ngoài việc đối mặt trực tiếp với những hậu quả khôn lường của công tác vận chuyển nguyên liệu từ cảng Gò Dầu (Đồng Nai) lên Tân Rai (Bảo Lộc) và chở alumin về xuôi với khối lượng hai chiều lên tới 1,2 triệu tấn/năm, Tổ hợp Tân Rai phải chi phí tiền vận chuyển quá lớn và chiếm tới 18-20% giá thành sản phẩm.
Để vận chuyển than cám, than cục… cho Tân Rai, Vinacomin phải đưa tàu biển từ Hòn Gai, Cẩm Phả vào cảng Gò Dầu. Tính riêng tiền mua 400.000 tấn than cám, 200.000 tấn than cục và cước vận chuyển đường biển, đường bộ, bốc xếp… đã lên tới 1.800 tỷ đồng. Nếu tính thêm tiền mua và vận chuyển xút, đá vôi, tổng chi phí cho “đầu vào” của Tân Rai trên dưới 2.000 tỷ đồng. Tại khu vực Tân Rai, các nhà máy điện, nhà máy tuyển quặng bauxite, nhà máy chế biến alumina*  (nhôm oxit), các chi phí sản xuất và trả lương cho công nhân, kỹ sư… cũng cả ngàn tỷ đồng nữa! Như vậy, với sản lượng 600.000 tấn/năm khi tổ hợp hoạt động hết công suất, giá thành xuất xưởng 1 tấn alumina (nhôm oxit) vào khoảng 280-300 USD! Nếu cộng lãi suất vay đầu tư xây dựng nhà máy, tiền thuế xuất khẩu 20%, thuế bảo vệ môi trường… và tiền vận chuyển alumina đến cảng, tiền công bốc xếp, lưu kho bãi… thì giá thành cộng thêm 40-50 USD/tấn nữa.
Quay trở lại giá nhôm thế giới ở thời điểm tháng 2.2013, nếu Vinacomin xuất khẩu sang Trung Quốc thì giá bán tại cảng chỉ ở mức xấp xỉ giá xuất xưởng ở Tân Rai là “kịch trần”. Và, mỗi tấn alumina (nhôm oxit) sẽ phải chịu lỗ từ 80-90 USD! Nếu Vinacomin giỏi than khóc, kêu cứu thì Chính phủ, Bộ Tài chính rủ lòng thương sẽ ra đặc ân cho giảm thuế xuất khẩu (thậm chí bằng 0), nhà nước trung ương và chính quyền sở tại chẳng được xu nào, 1 tấn alumina (nhôm oxit) vẫn chịu lỗ 30-40USD! Đó là chưa kể tới những thiệt hại vô hình, hữu hình khi đất đai Tây Nguyên, nguồn nước mặt, nước ngầm cạn kiệt, bóng ma bùn đỏ ám ảnh ngày đêm và môi trường sống bị hủy hoại lâu dài, chưa biết khi nào Vinacomin mới “hoàn thổ” được?
Hồi tháng 10.2012, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng của Vinacomin tham gia đoàn chuyên gia khai khoáng đi Tân Rai theo lời mời của CODE thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, đã có “đáp số” về giá thành xuất xưởng 1 tấn alumin  (nhôm oxit) lên tới 375 USD! Nếu xuất khẩu, 1 tấn sẽ lỗ khoảng 124 USD và Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm! Nếu không nộp thuế xuất khẩu 20%, không nộp ngân sách, số lỗ ít nhất là 33 triệu USD/năm (1)!
Những lời dự báo của rất nhiều nhà khoa học, xã hội học và dư luận xã hội nêu từ 2009, 2010 đến nay… “gần” thành sự thật vì công trình vừa chậm tiến độ, vừa tăng tổng mức đầu tư. Khi có sản phẩm thì tiếp tục gánh lỗ triền miên, sẽ đẩy Tổ hợp Tân Rai vào thế tiến thoái lưỡng nan và một vài năm nữa, khi Tổ hợp Nhân Cơ – Đaknông hoàn thành, Vinacomin còn sa lầy gấp bội phần.
Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn – một người trong cuộc, từng tham gia nghiên cứu dự án bauxite Tây Nguyên thời kỳ 1982-1986 tại Hội đồng tương trợ kinh tế khối XHCN (COMECON), đã có lời khuyên Vinacomin: “Dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt” , nếu có hiệu quả sẽ triển khai tiếp Nhân Cơ,“Hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh. Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được một đồng, giảm tổn thất được một đồng cũng quý! Dừng nhân cơ cũng tiết kiệm được vài trăm tiệu đô la Mỹ” (2).
Chắc chắn Vinacomin sẽ không nghe lời khuyên máu thịt này và nếu họ “có ý nghe” thì cấp trên của họ cũng không chấp nhận mà họ sẽ tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.
Số tiền vay được của Citibank 300 triệu USD chẳng mấy chốc tan thành tro bụi vì thua lỗ lớn…
Sau Vinashin, Vinalines…  sẽ có thêm Vinacomin chăng???
Lúc ấy, họ sẽ lại đổ thừa cho kinh tế suy thoái, đổ thừa cho “lãnh đạo” giao nhiệm vụ nên họ buộc phải tuân theo.
Vậy chúng ta có chút hy vọng nào không khi vài ba tháng tới Vinacomin sẽ xuất khẩu những tấn alumina (nhôm oxit) đầu tiên ra thị trường thế giới???
Lê Trung Thành

------------------
Chú thích (1) và (2):
Trích từ bài “Bôxit Tân Rai trước ngày chạy thử” – Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn của Báo “Sài Gòn tiếp thị” ngày 10.10.2012.
* Alumin hay alumina: nhôm oxit, công thức hóa học: Al2O3. Để điều chế nhôm (Al) phải điện phân nóng chảy nhôm oxit.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Trung Quốc tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông

Cờ Trung Quốc treo cùbg với cờ tập đoàn CNOOC China National Offshore Oil Corp (REUTERS)
Cờ Trung Quốc treo cùbg với cờ tập đoàn CNOOC China National Offshore Oil Corp (REUTERS)

Trữ lượng dầu hỏa và khí đốt tại biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Hoa Nam vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Âm mưu của Bắc Kinh độc chiếm nguồn nhiên liệu giải thích tại sao Hoa Kỳ từng bước can thiệp vào châu Á.

Với tựa đề « Trung Quốc quyết định xem nguồn dầu hỏa ở biển Hoa nam là của họ » báo mạng OilPrice.com nhận định :« Vào lúc công luận Tây phương tập trung sự chú ý vào bắc Á với vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên và cuộc tranh chấp Nhật-Trung tại Senkaku/Điếu ngư thì xa hơn về phương nam, vùng biển Đông Nam Á cũng đang dậy sóng ngầm. Mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền qua cái gọi là bản đồ cổ » với đường ranh 9 đoạn.

Chính sách biển của đảng Cộng sản Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển. Chính để thực hiện mưu đồ chủ nhân ông này, Trung Quốc từ nhiều thập niên qua, sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa, đã ngang nhiên tranh giành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa gồm 750 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và nhiều lần va chạm với Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Vấn đề là trong những ngày gần đây, một cơ quan Tây phương có thẩm quyền về nhiên liệu dự báo biển Đông có rất ít dầu hỏa. Bản báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Energy Information Agency của chính phủ Mỹ công bố ngày 07/02/2013 nhận định : « Biển Hoa Nam là con đường huyết mạch của thương nghiệp thế giới và cũng là nơi có tiềm năng dầu khí, tạo ra những tranh chấp chủ quyền trên biển lẫn tài nguyên ». Tuy nhiên, sau khi nhận định như trên, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thông báo : EIA thẩm định trữ lượng dầu hỏa tại biển Hoa Nam chỉ độ 11 tỷ thùng và về khí đốt thì chỉ độ 190 tỷ mét khối.

Nhà báo John C.K. Daly của tạp chí mạng Oilprice.com đặt câu hỏi : phải chăng trong cái rủi lại có cái may ? Trong bối cảnh Trung Quốc khát dầu muốn chiếm đoạt biển đảo của các nước láng giềng, thông tin này không hẵn sẽ hạ nhiệt lòng tham của Bắc Kinh.

Thẩm định trữ lượng dầu khí tại biển Đông do cơ quan EIA của Mỹ đưa ra đúng là rất thấp so với hai kết quả khảo sát từng được thông báo trước đây. Theo tính toán của cơ quan thăm dò địa chất của Mỹ US Geological Survey thì biển Đông có khoảng 28 tỷ thùng dầu còn chính phủ Trung Quốc dự báo đến 200 tỷ thùng gấp 20 lần hơn thẩm định của EIA.

Theo John C.K Daly thì thực sự « không ai rõ biển Đông chứa bao nhiêu dầu,bao nhiêu khí đốt vì hải quân Trung Quốc gây sự, đuổi tất cả tàu thăm dò của nước ngoài ». Tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 2 của Việt Nam cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc. Nhà phân tích Mỹ dự báo : dù ước lượng của EIA ít ỏi dù biển Đông có 11 tỷ thùng dầu hay 200 tỷ thùng thì không ai bỏ đi cả ».

Cách nay ba tháng, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC thẩm định « Hoa Nam có trữ lượng 125 tỷ thùng dầu và 500 tỷ mét khối khí đốt ». Không một nguồn tin độc lập nào công nhận số liệu của Trung Quốc nhưng sự kiện này cho thấy Bắc Kinh sẽ bám chặt biển Đông khi mà nhu cầu dầu hỏa buộc họ phải nhập khẩu trong năm 2012 đến 6 triệu thùng mỗi ngày.

Theo nhận định của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ thì các quốc gia chung quanh biển Đông, trừ Trung Quốc, chọn giải pháp hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên. Malaysia và Brunei bắt tay khảo sát dầu khí ngoài khơi Brunei. Thái Lan và Việt Nam cùng thăm dò địa chất trong vịnh Thái Lan. Trong khi đó thì Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa năm 1974, tiếp tục lấn sâu về phương nam.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể tự do thao túng từ khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược về châu Á. Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra tòa án biển của Liên Hiệp Quốc. Theo John CK Daly, quyết tâm của Manila được thúc đẩy bởi sự kiện Hoa Kỳ đang thương lượng để thuê trở lại căn cứ không quân Clark và quân cảng Subic Bay.

Tú Anh (RFI)
 

Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung

Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

18.02.2013
Hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc ngày 17/2 đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm đã bị lực lượng công quyền cản trở vì băng rôn có ghi dòng chữ tưởng niệm các liệt sĩ “chống Trung Quốc xâm lược”. 

Một người tham gia đoàn tưởng niệm tại Hà Nội, blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:

Mọi người có đặt 2 vòng hoa với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”...Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả...
“Mọi người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội) cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng hoa ở đó với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo vệ gọi công an vào. Lúc sau, một trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý, và họ gọi thêm một số người tới nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi ở Đài tưởng niệm đó. Khi chúng tôi vừa quay đi đến cửa thì thấy hai anh công nhân vệ sinh mang hai vòng hoa đi, hạ xuống.”

Video được phổ biến trên Youtube hôm qua cho thấy một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa.

Cùng lúc đó, cuộc tưởng niệm tương tự của hàng chục nhân sĩ-trí thức tại Sài Gòn tuy không bị cấm cản, nhưng vòng hoa và băng rôn của họ cũng bị gỡ đi.

Một trong những nhân sĩ kêu gọi tổ chức hoạt động tưởng niệm này, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, cho VOA Việt ngữ biết:

“Một số nhân sĩ-trí thức của thành phố tập hợp lại, đi đến Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng để đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược gây ra. Nói chung, chúng tôi đi, chính quyền thành phố không có gì cản trở. Nhưng sau khi chúng tôi đặt hoa xong, họ đến họ gỡ dòng chữ ghi trên các vòng hoa.”

Trong số nhân sĩ-trí thức tham gia các đoàn tưởng niệm tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 17/2 còn có sự góp mặt của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ-Môi trường Chu Hảo, và Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn...
Hành động cản trở không được giải thích hợp lý từ phía chính quyền đối với việc tri ân những người đã ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ đã khiến công luận bất bình trước thái độ mà nhiều người lên án là “vong ơn các liệt sĩ yêu nước” và “hèn với giặc phương Bắc” giữa bối cảnh Trung Quốc liên tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam về nhiều mặt, đặc biệt là trong cuộc tranh chấp Biển Đông.

Blogger Lã Dũng phát biểu:

“Ngày tưởng niệm hôm 17/2 không chỉ có một hành động giật vòng hoa như vậy mà là hệ thống các hành động. Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Khi các nhân sĩ-trí thức mang vòng hoa vào cũng bị cản trở ở đó. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn.”

Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng việc này rõ ràng có sự chỉ đạo từ bên trên chứ không phải là một hành xử tùy tiện của cấp địa phương vì, theo ông, giới hữu trách Việt Nam bây giờ “rất sợ làm phiền lòng Trung Quốc”:

Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy...
“Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy. Phải kêu đúng tên những kẻ đã xâm lược đất nước Việt Nam, chứ không thể nào tránh né được. Tại sao Mỹ xâm lược Việt Nam thì họ kêu tên được, còn Trung Quốc xâm lược thì họ không kêu tên? Như vậy là không sòng phẳng và là một hành động vô ơn đối với những người đã nằm xuống vì độc lập-tự do cho Tổ quốc. Tôi nghĩ việc này rất là vô lý. Lịch sử là lịch sử. Trung Quốc thật sự đã xâm lược chúng ta, xua những đạo quân rất lớn đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc, gây biết bao đau thương tan tóc cho đồng bào và chiến sĩ ở đó. Nhân dân, chiến sĩ đã đánh lùi cuộc xâm lược này và đã hy sinh rất nhiều. Lẽ ra nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 phải kỷ niệm cuộc chiến đấu này. Nhưng rất tiếc họ lại không làm điều đó. Cho nên, chúng tôi, với tư cách là những người dân biết ơn những người đã ngã xuống, mới đưa ra lời kêu gọi tưởng niệm trong cả nước để nhớ ơn các đồng bào-chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất phía Bắc của mình.”

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa hàng chục vạn binh sĩ sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 khi Trung Quốc rút quân với lời tuyên bố “đã dạy cho Việt Nam một bài học”.

Ước tính thương vong của cả đôi bên sau gần 1 tháng giao chiến là trên 100 ngàn người.

Nhà nước Việt Nam không tổ chức các hoạt động chính thức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới này và truyền thông trong nước cũng không nhắc nhiều tới sự kiện 17/2/1979.

Trà Mi-VOA

Bùi Tín - Vài chuyện đã rõ về ông Hồ

Tôi vừa nhận đựơc  bức thư ngỏ của anh về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với cuốn sách nhỏ  “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Tôi hơi sửng sốt khi được tin này. Vì tôi quen anh Quốc, lại vừa có dịp gặp anh Quốc ở California, Hoa Kỳ 2 năm trước.

Có người mới đây phàn nàn là anh Quốc đã đồng lõa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “kẻ tung người hứng” nhịp nhàng như để mớm lời cho ông Dũng có dịp thanh minh trước Quốc hội rằng ông luôn tuân theo ý Đảng, không bao giờ xin xỏ điều gì, nay Đảng không thi hành kỷ luật ông thì ông phải phục tùng thôi.

Tôi không nghĩ trong vụ này nhà sử học họ Dương, một kẻ sỹ Bắc Hà chính cống, lại tệ đến thế. Tôi còn ngầm khen anh Quốc đã mạnh dạn đặt một câu hỏi hóc búa, có tính chất móc máy nữa,  khi gợi ý về nền văn hóa từ chức vốn bình thường trong một xã hội văn minh.  Cứ nhìn sắc mặt tái, thái độ lúng túng của ông Dũng khi ấp úng trả lời là có thể hiểu như thế.

Đến chuyện mới xảy ra, tôi thật sử sửng sốt. Vì chuyện Trần Dân Tiên đích thị là Hồ Chí Minh đã rành rõ như 1+1 là 2. Từ năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ, báo Nhân Dân đã có bài tư liệu thống kê hơn 30 tên và bí danh của ông, trong đó có tên Trần Dân tiên, coi như tài liệu gốc cho dịp này. Nhà chính trị Nguyễn Khánh Toàn, vốn là giáo sư đỏ ở Nga, có bài viết trên báo Nhân Dân cũng nói rõ như thế. Nhà sử học Hà Minh Đức cũng có bài trên báo Văn Nghệ nói rõ chuyện này, cho biết không chỉ Trần Dân Tiên, mà T. Lan viết cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” cũng là ông Hồ.

Tôi không thể hiểu nổi tại sao nhà sử học họ Dương lại có lỗ hổng kỳ lạ trong trí nhớ đến vậy. Hay là ông cố tình kể lại chuyện thuần túy của ngày xưa khi còn đi học, còn thơ và ngây. Nay  chuyện Trần Dân Tiên đích danh là ông Hồ không nên bàn thêm thực hư nữa, vì đã rõ quá đi rồi.

Còn chuyện ông Hồ có được UNESCO tuyên dương là Anh hùng dân tộc, nhà Văn hóa kiệt xuất của thế giới và được UNESCO long trọng kỷ niệm năm 1990 hay không?  Hình như tôi đã có trả lời ngắn gọn vấn đề này khi anh Phương Nam - Đỗ Nam Hải còn ở bên Úc. Tôi có dịp ghé qua trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, rồi đến trụ sở UNESCO bên bờ trái sông Seine, giữa Paris, chỉ để tìm cho ra lẽ vấn đề này. Tóm tắt lại, có thể nói UNESCO có hoan nghênh và ủng hộ việc này, qua lá thư của Bộ trưởng Võ Đông Giang thông báo cho LHQ  là Việt Nam sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày  sinh của  “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc của VN và Danh nhân văn hóa thế giới “. Tổng thư ký UNESCO ghi nhận thông báo đó của phía VN, cho ghi vào tập văn kiện lưu trữ của UNESCO .  Không hề có một nghị quyết nào riêng của LHQ về vấn đề này. Ngoài ông Hồ còn có kỷ niệm ông Mahatma Gandhi và một số nhà chính trị, nhà kiến trúc khác.

Thế nhưng  trong thực tế, việc hoan nghênh và ủng hộ của LHQ  không hề được thực hiện, còn bị chính UNESCO thu hẹp và cấm đoán.  Lý do là có sự chống đối mạnh mẽ của một bộ phận cộng đồng người Việt ở Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Úc, của một số người Pháp mà người thân bị mất tích trong chiến tranh, của Hội cựu chiến binh Pháp đang đòi chính phủ Hà Nội phải trả lời về số phận hơn 2.000 quân sỹ Pháp bị mất tích sau khi bị bắt. Bà Catherine giữ tài liệu ở UNESCO cho tôi biết hồi ấy hồ sơ về ca ngợi ông Hồ hầu như không có, trái lại hồ sơ về tội của ông thì khá nhiều, có cả những gia đình kháng chiến có người thân bị chôn sống trong Cải cách ruộng đất và nhiều thư tố cáo các hố chôn sống người ở Huế trong biến cố Tết Mậu thân 1968.

Do những sự việc trên nên Tổng Thư ký UNESCO đích thân quyết định không có một hình thức kỷ niệm gì ở trụ sở chính UNESCO  tại Paris,  cũng không cử đại diện nào đi dự lễ chính thức ở Hà Nội. Xin nhớ lúc ấy là sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô bị tụt giảm thanh thế, Việt Nam và ông Hồ cũng bị tụt giảm theo.

Để vớt vát, sứ quán Việt Nam ở Pháp thuê một phòng nhỏ trong trụ sở UNESCO để tổ chức, chỉ có người của sứ quán, người thân sứ quán và một số cán bộ của đảng CS Pháp tham gia. Không một viên chức nào của UNESCO tham dự tuy được khẩn khoản mời. Chính quyền Pháp và chính quyền Paris cũng không có một đại diện nào đến. Người cai quản trụ sở này còn giao hẹn trước không được cắm cờ, treo ảnh ở ngay trong phòng họp, ngoài hành lang không được triển lãm sách báo tranh ảnh. Họ còn quy định rõ không được dùng từ “danh nhân văn hóa”  nơi công cộng và giấy mời không được ghi là kỷ niệm ai, chỉ được ghi là buổi “sinh hoạt văn nghệ”, với một cuộc trình diễn cải lương.

Đấy là tất cả sự thật về chuyện Bác Hồ được suy tôn là Danh nhân văn hóa thế giới, cay đắng mỉa mai lắm. Bộ ngoại giao ở Hà Nội biết quá rõ, nhưng họ vẫn làm như không có gì trở ngại.

Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của anh Phương Nam băn khoăn hoài nghi về tập thơ  Ngục trung nhật ký,  cứ như của người Tàu, phong cảnh Tàu, cảm khái Tàu, lịch sử Tàu, hồi tưởng Tàu, hình ảnh Tàu. Không một tên làng, tên huyện, tên tỉnh VN, không tên tuổi một anh hùng, di tích lịch sử VN, không một con sông ngọn núi VN. Chưa có nhà phê bình văn học thơ ca nào nghiên cứu kỹ về điểm này.

Nhưng về ông Hồ điều đáng trách nhất là không chỉ ra cho đất nước cần xây dựng theo mô hình nào. Điều này anh Đặng Quốc Bảo đã kể với Đại tá Quách Hải Lượng rằng đã trao đổi vấn đề này với ông Hồ; ông Hồ công nhận rằng “thành công của Bác là giành lại độc lập cho dân tộc, mà thất bại của Bác cũng là về dân tộc, Bác không tìm ra, chỉ ra được xây dựng đất nước ra sao” ( mở mạng Google, tìm “Đặng Quốc Bảo”).

Theo tôi, ông Hồ có mang về mô hình “chiếc gông chuyên chính vô sản” đấy chứ.

Hai nhà sử học William Duiker và Sophie Quinn-Judge đều nói với tôi Hồ Chí Minh là con người rất nhiều vẻ mặt, mang nhiều màu sắc khác nhau  ( versatile , un camélion,  mille faces) đóng kịch giỏi  - do ông phải khôn ranh trốn lủi mật vụ đủ loại, rất khó nắm bắt thực chất. Trong đó còn có hàm ý là xảo trá, giỏi đánh lừa.  Dễ khóc, dễ cười, khóc nhiều kiểu, mà cười cũng nhiều ý.

Một giáo sư người Nhật, ông Tsuboi Yoshiharu, đã cất công nghiên cứu chuyên sâu về ông Hồ để đi đến kết luận rằng bản chất ông Hồ là một người cộng hòa, một nhà dân chủ hơn là một người Cộng sản.

Tôi không đồng ý với lập luận đó.

Nếu ông Hồ mê say chế độ dân chủ kiểu Mỹ và của Pháp thật lòng để trích dẫn ra, ngay khi mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 ,  hai bản Tuyên ngôn lịch sử của Mỹ và của Pháp, thì trong đúng 24 năm làm chủ tịch đảng và chủ tịch nước, ông đã có dịp làm bao nhiêu việc ích quốc lợi dân theo hướng dân chủ và cộng hòa!  Ngược lại,  ông thực hiện chuyên chính vô sản, chuyên chính độc đảng,  Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội do ông lập ra chỉ làm trang sức cho đảng CS;  ông thủ tiêu triệt để tự do báo chí, ông đóng cửa trường Luật. Báo chí và tòa án kém xa thời thuộc địa. Thế thì ông là người dân chủ hay người thủ tiêu quyền dân chủ?

Tự do, bình đẳng của công dân không có trong tư duy của ông chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng  hòa. Công dân thường không ai có hộ chiếu xuất ngoại. Tự do kinh doanh bị hủy bỏ triệt để, cho quốc doanh hoành hành. Ông mặc cho bà Năm bị bắn, cho ông Vũ Đình Huỳnh thân tín vào tù rồi chết thê thảm, mặc cho ông Nguyễn Hữu Đang bị đọa đầy, cho chừng 20 ngàn trung nông yêu nước giỏi kinh doanh nghề nông bị quy oan là địa chủ để bị bắn và chôn sống.

Tôi đã nói về chuyện này trong bài viết trên VOA mới đây ( bài “Tôi thưa Bác Hồ” ).

Việc đánh giá ông HCM là rất cần thiết, không nên e ngại, tránh né. Có thể đi cả vào đời tư lắm bi kịch, nhưng cái chính là đường lối chính trị, mô hình xây dựng đất nước dân chủ bình đẳng và phồn vinh cho mọi người chung hưởng. Ông Hồ đã bỏ lỡ thời cơ ngàn năm một thủa.

Một điều cuối cùng có thể châm chước cho ông là ông không cố tình phá hại đất nước. Do văn hóa thấp, mới học hết bậc tiểu học, lại còn quá trẻ nên khi đọc bài của Lenin về giải phóng dân tộc, ông đã nhẹ dạ theo ngay Mác, Lenin , rồi Stalin, rồi Mao cho đến suốt đời, cả sau khi chết. Có thể đến khi chết ông vẫn đinh ninh là con đường mình đi nhìn chung là đúng, tuy có lúc ông công nhận rằng ông thất bại trong xây dựng đất nước. Đến khi chết ông vẫn hài lòng nghĩ mình là một lãnh tụ yêu nước và cứu nước. Theo tôi một nhà lãnh đạo dân tộc mà yêu nước kiểu như vậy thì bằng mười làm hại đất nước, dân tộc, thà ông không yêu nước thì có khi lại là may cho nhân dân. Hiện ta thua xa Thái Lan, Inđonesia, Singapore, Malaysia… là vì vậy.

Tôi đã để hơn 20 năm nghiền ngẫm, đắn đo, suy nghĩ đánh giá cẩn trọng về nhân vật Hồ Chí Minh. Có khi khó khăn, dằn vật, buồn tiếc, thương cho dân mình, nhất là từng lớp trẻ. Nhưng cuối cùng nhẹ nhõm khi tiếp cận được chân lý. Cần có dũng khí làm người. Dám suy tư độc lập, bằng chính bộ óc tỉnh táo của chính mình. Không sợ nói trái ý đa số còn bị mê hoặc.

Còn về thi hài ông Hồ, tôi thấy cần vận động nhân dân tán đồng đưa đi an táng vì nhiều lẽ chính đáng về đạo lý, khoa học và môi trường.  Không có gì tệ hơn là độc đoán bác bỏ yêu cầu cuối cùng thiêng liêng ghi trong di chúc của ông Hồ là hỏa thiêu. Cũng không có gì xúc phạm ông hơn là chia cắt nát thi thể ông ra không còn nguyên vẹn suốt hơn 40 năm ròng, nay vẫn chưa được nhập trọn vẹn vào đất nước quê hương. Điều này quá độc ác, và tệ bạc.

Có một nét nhỏ, ngoài lề, vui vui,  đó là chuyện anh bạn nhà báo người Nga tên A.V. từng làm việc ở Hà Nội tôi gặp lại ở Paris, bảo  tôi : “Lăng Hồ Chí Minh tớ quan sát kỹ thì cái mái cao của nó giống như chiếc mũ dạ của các chiến sỹ Cossack hay đội mùa đông. Đứng xa càng thấy giống…”  Tôi bảo các nhà kiến trúc Việt Nam tự hào là nó theo dáng của đình chùa Việt Nam đấy chứ. Anh Phương Nam thấy thế nào?

Thư đã dài. Cám ơn anh Phương Nam - Đỗ Nam Hải và nhà báo tài năng Huy Đức cho tôi có dịp nói lên vài sự thật về một nhân vật trung tâm của chiến cuộc trên đất nước đau thương đang thức tỉnh này.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt

2013-02-18
Đối với Hiến pháp Hoa Kỳ, một văn kiện sớm nhất của thế giới trải qua hơn hai trăm năm nhưng chưa bao giờ thay đổi có phải là tấm gương để nhìn vào mà thực hiện đối với việc thay đổi Hiến pháp Việt Nam lần này hay không?
(Photo: RFA) Bìa cuốn Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992.
Mặc Lâm phỏng vấn Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Thẩm phán Liên Bang của tòa án San Francisco để tìm hiểu thêm mấu chốt quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ bản Hiến pháp đã và đang là kim chỉ nam cho nhiều nước trên thế giới.

Từ hiến pháp Hoa Kỳ...

Mặc Lâm : Thưa Thẩm Phán, rất cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi câu chuyện về Hiến pháp ngày hôm nay. Trước tiên xin được hỏi ông là Hiến pháp Hoa Kỳ được định nghĩa như thế nào và mục đích cao nhất của nó là gì, thưa ông?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Thực ra cách hành văn và trong khoản mở đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787 không định nghĩa điều gì hết, nó chỉ nói lên cái khát vọng của người dân, của dân tộc Hoa Kỳ rằng là “We the people of the United States. . .” những người soạn thảo muốn thiết lập bản hiến pháp để xây dựng một nước Mỹ hùng cường trong một đoạn mở đầu rất ngắn.

Điểm tôi muốn nhấn mạnh là trong đó bản hiến pháp mà họ viết nói lên khát vọng của dân tộc Hoa Kỳ, có nghĩa không phải viết bản hiến pháp đó cho thời kỳ 1787 khi nước Mỹ vừa độc lập, mà viết luôn cho cả hậu thế, tức là một văn kiện căn bản đặt ra lộ trình cho dân tộc để đạt mục đích tiến bước không ngừng, tạo ra một Hiệp Chủng Quốc hoàn hảo hơn.

Thành ra Hiến Pháp Hoa Kỳ là một đạo luật căn bản nói lên khát vọng của một dân tộc chứ không phải riêng cho thế hệ này mà cho tất cả những thế hệ tương lai. Văn kiện đó đặt những nền móng căn bản tổ chức chính quyền nhằm mục đích phục vụ cho dân tộc. Đó là cách tôi đọc và suy nghĩ về định nghĩa của bản hiến pháp.

Mặc Lâm : Thưa Thẩm phán, ngôn ngữ được dùng trong bản hiến pháp của Hoa Kỳ được xem là trong sáng và cẩn trọng từng câu từng chữ so với tất cả mọi văn kiện hiện nay trên thế giới. Theo ông thì điều này mang lại lợi ích gì cho nền tư pháp của Mỹ và đặc biệt Việt Nam có thể học hỏi được gì ở những câu chữ như vậy?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Tuy Hiến pháp Hoa Kỳ được họ viết rất rõ ràng như vậy nhưng mỗi khi có câu hỏi về ý nghĩa thực sự của hiến pháp thì họ lại có cơ quan là Tối Cao Pháp Viện để giải thích hiến pháp.

Trở lại câu hỏi chính của anh Mặc Lâm là ý nghĩa và lời văn phải trong sáng đó, thì theo tôi họ nhằm đưa ra một lộ trình cho thật rõ, càng rõ càng tốt.

Năm mươi lăm đại biểu họp ở Pennsylvania để viết bản Hiến pháp Hoa Kỳ không thể nào đoán trước được những điều gì sẽ xảy ra. Chẳng hạn như ngày hôm nay tại Quốc hội Hoa Kỳ đang thảo luận về Second Amendment nói về quyền “The Rights to Bear Arms”, thành thử điều quan trọng là mình phải viết làm sao vừa đủ rõ đồng thời vừa đủ rộng.

Thí dụ như nói về quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo thì Tu Chính Án Số 1 viết như thế này: “Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, . . .” chữ mà tôi muốn nhấn mạnh là Tu Chính Án nói rất rõ “Congress shall make no law”. Họ dùng chữ “Congress shall make no law” tức là Quốc Hội không được làm một đạo luật nào khác để quy định về tự do tôn giáo và tự do báo chí, tự do hội họp. Khi dùng kỹ thuật như vậy, thay vì định nghĩa thì họ sẽ nói là “Congress”, đây hiểu theo nghĩa là cơ quan lập pháp được làm đủ thứ luật ngoại trừ điều này thì không được.
Khi Hiến pháp Hoa Kỳ được lập ra các nhà lập pháp muốn nhấn mạnh sự phân quyền giữa hành pháp và lập pháp, thành thử những người đã ở trong lập pháp qua làm bên chính phủ cũng được nhưng sau khi đã từ chức.
TP. Phạm Quang Tuệ
Ý nghĩa và giọng văn như vậy được họ viết rất rõ không thể nào lầm lẫn được. Nó còn ấn định khi có việc giải thích hiến pháp trong tương lai thì người ta dựa theo cái ý nguyên khởi của những nhà lập hiến, đồng thời nói rõ rằng quốc gia đứng ngoài không can thiệp vào đời sống và tự do ngôn luận vốn là nền móng căn bản của Hoa Kỳ.

Mặc Lâm : Thưa ông, Hiến pháp Hoa Kỳ có cho phép nghị sĩ hay dân biểu kiêm nhiệm luôn vai trò hay chức vụ trong chính phủ hay không? Và tại sao họ lại không cho phép điều này, thưa ông?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Trong Chương 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ họ có nói rõ là không có dân biểu hay nghị sĩ nào có thể vừa là dân biểu hay nghị sĩ mà vừa có mặt trong chính quyền. Ngược lại cũng không có người nào ở trong nội các chính phủ được kiêm nhiệm các chức vụ ở trong quốc hội.

Khi Hiến pháp Hoa Kỳ được lập ra các nhà lập pháp muốn nhấn mạnh sự phân quyền giữa hành pháp và lập pháp, thành thử những người đã ở trong lập pháp qua làm bên chính phủ cũng được nhưng sau khi đã từ chức. Tôi lấy một thí dụ mới nhất hiện nay đó là ông John Kerry, nghị sĩ của tiếu bang Massachusetts, được Tổng thống Obama đề cử và Quốc hội thông qua cho ông làm Tổng trưởng Ngoại giao. Khi ông làm Tổng trưởng Ngoại giao thì ông không còn làm nghị sĩ tại tiểu bang Massachusetts nữa và sẽ có một cuộc bầu cử để thay thế cho ông.
Sở dĩ như vậy là vì người ta muốn nhấn mạnh tới sự phân quyền. Nguyên tắc chính là sự phân quyền. Đã là phân quyền thì không thể ở lập pháp lại kiêm nhiệm luôn bên hành pháp hoặc ngược lại.

... Việt Nam học được gì

000_Hkg4913876-250.jpg
Mặc Lâm : Thưa Thẩm Phán, có một kinh nghiệm là năm 1946 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa soạn thảo hiến pháp và cũng trong năm đó Hoa Kỳ trực tiếp giúp soạn thảo một bản hiến pháp cho Nhật Bản. Tuy nhiên, bản hiến pháp của Nhật vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay trong khi Việt Nam đã nhiều lần phải thay đổi. Như vậy Việt Nam có cần mời chuyên gia hiến pháp của Hoa Kỳ tư vấn cho họ trong việc soạn thảo hay không, thưa ông?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Thưa anh Mặc Lâm, tôi nghĩ ở thời buổi này mình không cần chuyên gia nữa. Nhưng có một điều mình có thể làm được là theo cái tinh thần của người ta mà học hỏi.

Hiến Pháp 1946 của Nhật Bản xuất hiện trong bối cảnh sau thời kỳ Nhật Bản sụp đổ và đi vào chương trình tái thiết, lúc đó người có quyền hành là ông Tướng Mc Arthur. Thoạt tiên ông không nghĩ tới vấn đề hiến pháp, nhưng phía người Nhật thì họ muốn biết cách tổ chức chính phủ của họ sẽ như thế nào, cho nên từ đó mới nảy sinh ý kiến soạn thảo một bản hiến pháp cho Nhật Bản. Bản hiến pháp nhấn mạnh đến thời kỳ tái thiết và có nếu lên mấy điểm quan trọng. Đó là thứ nhứt họ duy trì vai trò của Nhật Hoàng với tính cách tượng trưng, thứ hai là bản hiến pháp tuyên bố rõ ràng từ bỏ con đường bạo lực và sau đó thiết lập thể chế của Nhật Bản từ 1946 cho tới bây giờ.

Bản Hiến pháp Nhật Bản có điểm đặc biệt là không hề có thay đổi nào, ngay cả một dấu phẫy cũng không thay đổi nữa. Trước bản Hiến pháp 1946 của Nhật Bản là bản hiến pháp của thời Minh Trị Thiên Hoàng hình như vào năm 1890 thì phải.

Xem lại Việt Nam của mình thì trong thời kỳ 1945 – 1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 4 bản hiến pháp của cộng sản, còn ở Miền Nam thì Việt Nam Cộng hòa có 2 bản hiến pháp là Hiến pháp 1959 của Đệ Nhất Cộng hòa và Hiến pháp 1967 của Đệ Nhị Cộng hòa. Về phương diện người cộng sản thì năm 1946 có một bản hiến pháp, 1960 có một bản hiến pháp, 1980 tức là sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản có một bản hiến pháp. Năm 1992 có một bản khác, và có một sự thay đổi để thành hiến pháp năm 2001, tức nói trắng ra nước Việt Nam cộng sản có 5 hiến pháp.

Lý do là vì người cộng sản họ giải thích là “để phù hợp với tình thế”, tức là họ chỉ thấy trước mắt thôi chứ họ không nhắm những thế hệ tương lai. Cho nên cứ mỗi một lần như vậy là họ đổi hiến pháp như thể họ thay một cái áo, nhưng bản chất dưới cái áo đó thực sự vẫn chỉ là Đảng Cộng sản.

Những nhà nghiên cứu nhìn lại hiến pháp Việt Nam thời cộng sản thì cũng nên so sánh: hiến pháp đi cùng lúc đó với bản điều lệ của Đảng Cộng sản. Vì vậy dù thay bao nhiêu áo thì điều lệ của đảng cộng sản vẫn y như vậy và nó bao trùm lên tất cả các bản hiến pháp của Việt Nam cộng sản. Nó có mấy điểm: Đảng Cộng sản là đảng tiên phong hay là đảng lãnh đạo; thứ hai nữa họ không giấu điều đó trong điều lệ, ngay cả các vấn đề về tài chánh, ngân sách của đảng gồm những gì họ đều kể ra, kể cả “gồm cả ngân sách quốc gia”.

Như vậy mình thấy muốn đổi thì phải đổi từ căn bản và trước khi đổi thì mình phải hỏi là đổi hay thay thế. Nếu phải đổi thì tại sao phải đổi. Và nếu lý do để đổi là vì hiến pháp không phục vụ người dân mà phục vụ đảng thì phải thay đổi từ dưới trở lên và từ trên xuống dưới. Có nghĩa là bãi bỏ hoàn toàn để có một hiến pháp mới qua một cuộc tham khảo ý kiến rộng lớn. Thiết lập những quyết nghị của từng địa phương, đưa đến một đại hội và đại hội đó thông qua để tổ chức một cuộc bầu cử lập hiến. Với con đường đi từng bước như vậy chúng ta sẽ tạo được một bản hiến pháp không những cho ngày hôm nay mà cho cả những thế hệ mai sau.
Cứ mỗi một lần họ đổi hiến pháp như thể họ thay một cái áo, nhưng bản chất dưới cái áo đó thực sự vẫn chỉ là Đảng Cộng sản.
TP. Phạm Quang Tuệ
Mặc Lâm : Thưa ông Thẩm Phán, chúng ta cũng biết là hơn 95% đại biểu quốc hội của Việt Nam hiện nay là đảng viên và được Đảng Cộng sản chỉ định qua Mặt trận Tổ quốc mà họ gọi là “hiệp thương”. Như vậy việc Chủ tịch Quốc hội làm trưởng ban soạn thảo hiến pháp lần này khiến người ta nghi ngờ rằng họ sẽ bảo vệ điều khoản có lợi cho đảng cộng sản. Ông Thẩm phán có ý kiến gì về trường hợp này?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Câu hỏi nói rằng người ta nghi ngờ thì sự nghi ngờ đó có căn cơ chính đáng hết sức, là vì từ tháng giêng Đảng Cộng sản kêu gọi góp ý kiến, và thời gian mà họ nói là để gửi kiến nghị là 3 tháng, tức là cuối tháng 3 thì chấm dứt.

Sau khi có lời kêu gọi của họ thì có một bản dự thảo hiến pháp được mệnh danh là Hiến Pháp 2013 do 72 người yêu nước ở trong nước đại diện cho mấy ngàn người cũng ở trong nước công bố, và mới đây có 16 người đại diện cho khối đó đưa bản dự thảo hiến pháp 2013 này lên cho trưởng ban soạn thảo hiến pháp của quốc hội. Diễn tiến từ đó về sau này như thế nào thì mình không biết. Người chủ tịch của ủy ban để kêu gọi soạn thảo hiến pháp cũng lại ở trong quốc hội và cũng thuộc Mặt trận Tổ quốc, cũng là đảng viên cộng sản. Điều nghi ngờ của mình với quá trình của Đảng Cộng sản là cứ lâu lâu khi nào có một chuyện gì đó thì họ lại thay đổi hiến pháp thì nghi ngờ đó người ta đặt ra là đúng.

Cách giải quyết vấn đề là phải tách rời khâu soạn thảo hiến pháp ra khỏi Đảng Cộng sản, không giao cho đảng cộng sản nữa, mà phải trở lại nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc nhân dân. Đó là phải trao lại việc soạn thảo hiến pháp cho một đại hội thể hiện ý nguyện của nhân dân mà nó xuất phát từ mỗi địa phương. Mỗi địa phương công cử người đại diện tham gia đại hội đó thông qua bầu cử. Nhưng cuộc bầu cử hay ứng cử đó phải ở bên ngoài Mặt trận Tổ quốc vì cái mặt trận này là một cơ quan rất mơ hồ, một cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, nó không nằm ở đâu trong bản hiến pháp cả mà cái gì Đảng Cộng sản cũng buộc phải đi qua cái mặt trận này. Nó là một bóng ma và đàng sau bóng ma đó không ai khác hơn là đảng cộng sản.

Thành thử tôi thấy chuyện đưa ra bản kiến nghị rồi đem nộp thì nếu họ cứ tiếp tục như vậy thì người ta sẽ nghi ngờ. Có nhiều người bảo mấy người đó bị mắc lừa, nhưng tôi không tin là họ bị mắc lừa. Họ ở trong nước họ có kinh nghiệm và họ biết cả, nhưng họ vẫn cứ làm để coi Đảng Cộng sản sẽ trả lời ra sao. Tôi cho đây là cơ hội cuối cùng của Đảng Cộng sản để chứng minh họ là một tổ chức có thực tâm, và nên tách vụ sửa đổi hiến pháp ra khỏi Đảng Cộng sản. Ý kiến của tôi là như vậy.

Mặc Lâm : Dạ vâng. Thưa Thẩm phán, trong bản hiến pháp hiện hành của Việt Nam tại Chương 5 Điều 69 có ghi là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình, theo quy định của pháp luật”. Xin Thẩm phán cho biết cái đuôi “theo quy định của pháp luật” này có vi phạm tinh thần của hiến pháp hay không ạ?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Nó vi phạm chớ. Ông coi cái điều 69, điều 70 và những điều kế tiếp thì cái gì họ cũng thòng câu “theo quy định của pháp luật”. Về vấn đề này thì tôi đã nói từ năm 1995 tại Đại Học San Diego. Cái gọi là “theo quy định của pháp luật” thì quy định luật pháp là ai? Là Đảng Cộng sản. Thực tế ở trong nước dưới thời cộng sản cho tới bây giờ không có một tờ báo tư nhân nào hết. Trên toàn quốc hình như có trên 700 tờ báo nhưng đều là báo của nhà nước dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, mà trong Đảng Cộng sản có một ủy ban kiểm soát tư tưởng thì phải, vậy thì một khi tư tưởng mà bị kiểm soát bởi đảng cộng sản thì làm sao có tự do ngôn luận được ?

Ông Mặc Lâm hỏi tôi về việc này, tôi xin nói là mình trách người cộng sản không thôi thì cũng không phải, mà mình phải trách mình nữa tức là người dân mà tiêu biểu là những người trí thức hoặc là không theo dõi tình hình đất nước, hoặc là biết mà không dám nói. Bây giờ tôi sẽ chứng minh.

Về Hiến Pháp 1946, tôi thấy không có một hiến pháp nào trên thế giới mà viết một cách kỳ cục như thế này: “Chủ tịch nhà nước không chịu trách nhiệm bất cứ về vấn đề gì ngoại trừ trường hợp phản quốc”. Chủ tịch nhà nước hồi đó là ông Hồ Chí Minh, mà ai cũng biết trong Đảng Cộng sản thì Chủ tịch nhà nước là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vậy mà nói là không chịu trách nhiệm thì tức là ông HCM ngồi xổm trên luật pháp rồi.

Tôi chứng minh điều thứ hai. Họ ra cái Hiến pháp 1960, trong đó họ nói không ai bị bắt bớ, giam cầm một cách độc đoán v…v… nhưng năm 1961 họ ra một nghị quyết nho nhỏ thành lập trại cải tạo trên toàn quốc và giam giữ không biết bao nhiêu người, nó đi ngược hoàn toàn hiến pháp đó của họ.

Không chút lạc quan

PhanQuangTue5-200.jpg
Thẩm phán Phạm Quang Tuệ. Hình do ông gửi RFA. RFA file

Mặc Lâm : Ông Thẩm phán cũng biết rằng hiến pháp của Việt Nam không cho phép tam quyền phân lập được quy định trong điều 2, và điều 4 hiến pháp ghi rằng Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhận xét của Thẩm phán về hai điều này ra sao?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Thưa, thứ nhất về vấn đề phân quyền. Nhiều người cứ tưởng rằng phân quyền là nhìn bề ngang tức là chia quyền ông này làm luật, ông kia thi hành luật, ông nọ giải thích luật. Điều đó dưới chế độ cộng sản nó không có. Nhưng đặt giả dụ họ viết là có phân quyền trong tương lai thì mình phải nhớ mục đích của phân quyền không phải là để chia quyền. Mục đích của chuyện phân quyền là để kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ và phục vụ người dân. Đó mục đích của phân quyền chứ không phải phân quyền là “tôi vô đây tôi làm cái này, anh không được đụng tới tôi”. Không phải như vậy!

Điều 4 Hiến pháp nói đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là nó sao chép lại điều 6 của hiến pháp Liên Xô, mà Liên Xô thì đã sụp đổ hồi 1991, và với điều 4 này Đảng Cộng sản Việt nam giam hết tất cả các phần còn lại của bản hiến pháp. Không còn phân quyền, không còn cái gì hết. Cho nên phải lấy Đảng Cộng sản ra khỏi hiến pháp thì mới có một bản hiến pháp thực sự được.

Mặc Lâm : Xin hỏi Thẩm Phán một câu cuối. Theo cái nhìn tổng quát của ông về chuyện sửa đối hiến pháp lần này ở Việt Nam thì nó sẽ dẫn tới đâu? Một bản hiến pháp mới được hình thành, hay sẽ lập lại vết xe cũ của những bản hiến pháp vừa qua, thưa ông?

Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Về câu hỏi này thì thực ra tôi cứ suy nghĩ hoài về điều đó. Thí dụ như bây giờ ông Mặc Lâm hỏi tôi có góp ý kiến vào việc sửa đổi hiến pháp đó không? Tôi hay những người thuộc thế hệ chúng tôi đã kinh qua rồi mà lần nào cũng đặt lại câu hỏi như vậy. Mình không muốn tiếp tục tham gia vào chuyện lập đi lập lại như thế này vì nó đã chứng tỏ trong quá khứ qua những chuyện giống như là họ kêu gọi người quốc gia ra hợp tác, mà ra hợp tác với họ thì bị họ thanh toán.

Tôi có đọc đâu đó lời phát biểu của một ông trong Quốc hội Cộng sản Việt Nam chống lại ý kiến kêu gọi đa nguyên. Ông ta nói Việt Nam không cần đa nguyên vì chúng ta đã thử rồi vào hồi 1945-1946, nhưng mà rốt cuộc chỉ có mỗi Đảng Cộng sản là đứng lên chống thực dân. Không biết ông đó bao nhiêu tuổi. Sự thật là đảng cộng sản đã thanh toán hết các phe phái quốc gia rồi nhưng họ không nói cái khúc đó.
Tôi không có một chút lạc quan nào nhưng mà mình vẫn cứ tiếp tục cố gắng góp phần vào.
TP. Phạm Quang Tuệ
Cũng như vấn đề thảm sát Tết Mậu Thân thì họ đổ vấy là do quân đội Mỹ và quân đội VNCH chớ họ không có gì hết.

Trở lại câu hỏi của ông Mặc Lâm thì tôi thấy thế này, tôi không có một chút lạc quan nào nhưng mà mình vẫn cứ tiếp tục cố gắng góp phần vào. Có một điểm tôi muốn nói như thế này, tôi có đọc qua bản dự thảo Hiến pháp 2013 của các vị ở trong nước thì đó là một bản dự thảo khá lắm, có những ý tưởng mới. Nó đề nghị thay đổi danh xưng “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” vì cái danh xứng đó kỳ lắm, không có nước nào trên thế giới đem một cái chủ nghĩa đặt tên cho nước của mình. Hai nữa có một điều khoản họ nói “xét lại các cam kết quốc tế mà do tổ chức nào hay chính phủ nào đã cam kết trong bí mật”, thì đó là cả một sự cố gắng, một bước tiến rất dài.

Nhưng cũng có những quan niệm chẳng hạn như “tương lai phải gồm có đại biểu của Bắc – Trung – Nam “, hay thí dụ như “bầu cử có giám sát quốc tế” thì nên đưa ra khỏi cái não trạng đó đi.

Dù có thể bị lừa hoài nhưng tôi vẫn tin rằng nếu mình đi ra được và mình làm được một bản hiến pháp mới, bầu cử mới, thì mình không cần “Bắc – Trung – Nam” nữa, bỏ cái não trạng Bắc-Trung-Nam đi. Không có ngôn ngữ đó trong cách hành văn hiến pháp của mình. Hai nữa là khi bầu cử mình không cần giám sát quốc tế. Quốc tế có thể tới quan sát, nhưng mình không cần ai nói là bầu cử của mình hợp pháp. Người mình đứng lên nhận trách nhiệm, làm công cuộc xác nhận, mình đánh canh bạc đó cho các thế hệ tương lai.

Tôi đặt trường hợp của tôi ở trong nước, tôi nghĩ rằng người ở trong nước dù là đảng viên hay không khi đặt bút ký cùng với tên tuổi, địa chỉ đòi sửa đổi hiến pháp, và trong bản dự thảo đó của họ không thấy có hình bóng nhắc nhở gì đến Đảng Cộng sản thì tôi cho đó là hành động can đảm. Dù mình không hỗ trợ cho kiến nghị đó thì mình vẫn hỗ trợ cho hành động can trường của những người đó. Họ dám đứng lên, họ dám làm. Đó là ý kiến của tôi.

Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn Thẩm phán Phạm Quang Tuệ đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một buổi phỏng vấn rất đặc biệt đã soi sáng nhiều vấn đề, ngóc ngách trong việc sửa hiến pháp ở Việt Nam lần này.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Chuyện chấn động của ông Nguyễn Bá Thanh 10 năm trước

Ông Nguyễn Bá Thanh
Qua hơn 28 năm sau ngày giải phóng, lần đầu tiên Đà Nẵng có một buổi nói chuyện “vô tiền khoáng hậu” như vậy. Suốt gần 2 tiếng rưỡi đồng hồ, các cán bộ công chức Đà Nẵng - trong đó có không ít “vị quan” mới đây còn hoạch hoẹ dân – chen nhau ngồi cả xuống đất vì hội trường không đủ ghế, lắng nghe vị tân Bí thư Thành uỷ nói chuyện. Họ bật cười vì những câu nói tếu, rồi chợt đau nhói khi ngẫm lại ý nghĩa thâm sâu đằng sau nó. Để rồi tự thấy mình trở nên lành mạnh hơn, có nhiều dũng khí hơn để làm “lãnh đạo và đày tớ” của nhân dân!
4 nỗi sợ lớn
Không giấy, không tờ, vừa kết thúc buổi làm việc với một vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước CHDCND Lào sang thăm là ông Nguyễn Bá Thanh đến thẳng hội trường, lên ngay diễn đàn và bắt đầu câu chuyện. Hẳn nhiên ông đã chuẩn bị rất kỹ, chứ không như một Phó Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất Đà Nẵng, khi được gọi lên gặp ông (lúc ấy ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch UBND TP - PV) đã phải uống... 3 ly rượu để lấy bình tĩnh nhưng cuối cùng cũng chẳng nói được gì vì... không “thuộc bài”.
Không hề vòng vo, ông vào đề luôn: “Sở dĩ có cuộc gặp hôm nay là vì một sự kiện quan trọng vừa diễn ra: Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Tất nhiên chỉ mới “là” đô thị loại 1 thôi, còn để “làm” cho nó thực sự trở thành đô thị loại 1 được người khác tâm phục khẩu phục thì còn gian nan lắm. Nhưng chưa chi đã có người vội nảy sinh tư tưởng chủ quan, và tôi rất sợ từ điều đó sẽ dẫn tới 4 cái mất lớn hơn!”.
Cái mất đầu tiên, ông sợ, là mất thời cơ - điều mà Đà Nẵng đã tạo ra và tận dụng rất tốt khi từ một TP "cấp huyện" (đô thị loại 2 thuộc tỉnh QN-ĐN cũ) trở thành TP trực thuộc TƯ, và hơn 6 năm sau đã là đô thị loại 1. “Nếu không làm mạnh hơn nữa, Đà Nẵng sẽ mất cơ hội vượt lên trở thành TP động lực của miền Trung, chỉ sẽ là một anh làng nhàng trong khu vực mà thôi!”.
Từ đó, ông lo đến cái mất thứ hai: “Nếu tốc độ phát triển của TP trì trệ, không đáp ứng sự trông đợi của nhân dân thì cán bộ sẽ bị kỷ luật, bị thay đổi hoặc hạ tầng công tác. Chưa kể nhiều người tranh thủ quơ quào, kiếm chác còn sẽ bị luật pháp trừng phạt. Vậy là mất cán bộ!”.
Một khi cán bộ thoái hoá, biến chất như vậy sẽ dẫn đến cái mất gì nữa? “Mất lòng dân – ông nhấn mạnh - Và một khi dân không còn tin chúng ta nữa thì cái mất thứ tư đau lòng hơn cũng rất dễ xảy ra: Mất chế độ!” - ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
Ông nói rõ: “Đừng nghĩ là dân không biết gì. Trình độ dân trí bây giờ cao lắm, họ thấy hết, biết hết những trò nhũng nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà, nguyên tắc cứng nhắc... tồn tại trong đội ngũ cán bộ chúng ta nhưng không dám nói vì sợ bị trù dập. Họ là dân mà, nên chỉ cầu xin hai chữ bình an. Nhưng nếu được bảo vệ, họ sẽ nói hết. Khi ấy thì không thể che giấu đi đâu.
Dân nhìn đội ngũ cán bộ chúng ta cũng như các anh chị đang nhìn tôi vậy. Tôi ở trên này nhìn xuống chỉ thấy cả rừng người, không phân biệt được anh nào áo xanh, áo đỏ. Nhưng các anh chị ở dưới nhìn lên thì tôi chỉ ho một tiếng, nghiêng đầu sang phải, liếc mắt sang trái một chút là cả ngàn con mắt đều thấy. Dân nhìn chúng ta vậy đó. Bài học Thái Bình vẫn còn đau lắm. Cũng có sự kích động, có những phần tử xấu len vào nhưng chủ yếu là do chúng ta thôi. Dân như nước, đẩy thuyền lên là nước mà lật thuyền cũng là nước. Chúng ta phải sớm tự soi rọi lại mình chứ đừng để xảy ra tức nước vỡ bờ!”.
Cuộc đại phẫu tê tái
Từ cái nhìn, cái biết ấy của dân, ông Nguyễn Bá Thanh đem soi rọi vào đội ngũ cán bộ, công chức TP Đà Nẵng và khẳng định, họ đã làm được rất nhiều việc. Trong đó có không ít việc được nhân dân cả nước ghi nhận, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, các tỉnh thành bạn kéo đến học tập... “Nhưng đây không phải là lúc chúng ta ca tụng nhau. Thành tích hãy để cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Còn sư đoàn ngồi trước mặt tôi đây phải là sư đoàn làm, sư đoàn chiến đấu. Ai mang tư tưởng công thần thì xin mời đi sư đoàn khác!”.
Với sự rạch ròi đó, ông chỉ rõ hàng loạt sai lầm, khuyết điểm đi cùng những “nhân vật” của sự quan liêu, trì trệ, thoái hoá, biến chất – tuy không nhiều nhưng đang tồn tại lẩn khuất trong đội ngũ cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Ông nhấn mạnh: “Người dân ngứa sau lưng, gãi không tới nên họ mới nhờ mình gãi. Nếu mình gãi không trúng, cứ nhè trước bụng mà gãi, coi chừng họ gai mắt, đạp xuống sông Hàn uống nước như chơi. Phải bắt cho trúng mạch, gãi cho đúng chỗ “ngứa” của người dân. Đừng cứ ngồi nói lý luận với nhau mà không chịu làm!”
Ông đặt thẳng câu hỏi với ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an Đà Nẵng: “Có cái gì ở trạm CSGT Kim Liên (trên QL 1A ở cửa ngõ phía Bắc Đà Nẵng) mà ai vô CSGT cũng đòi cho ra đứng đó. Chỉ ít lâu sau là ai nấy khấm khá cả lên. Tiền ở đâu ra, tài sản ở đâu ra, dân biết hết, còn các anh có biết không?”.
Với ngành thuế, ông nêu ví dụ: Chủ một quán ốc hút ở ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thị Minh Khai đến khóc ở Uỷ ban vì thuế từ 260 ngàn tăng lên 500 ngàn đồng/tháng. Ông giả làm người ăn ốc, vào quán này mới biết quán rất ế vì địa thế không tốt, chủ quán lại kém khâu ăn nói. Ông kêu Cục phó Cục Thuế Đà Nẵng Dương Tấn Lực lên hỏi: “Người ta buôn bán như thế mà thuế tăng gấp đôi, lên đến cả chỉ vàng/tháng thì làm sao sống cho nổi? Anh làm lãnh đạo mà không chú ý, để cán bộ hành dân ra bã đó nghe!”.
Với lực lượng Thanh niên xung kích, ông phê phán thẳng: “Với những kẻ cố tình vi phạm, lạng lách, đánh võng thì không dám làm gì, còn mấy bà trong quê ra, đem chục trứng, mớ rau kiếm sống, lẽ ra chỉ nên nhắc nhở họ thì hùng hùng hổ hổ đổ rổ rau của người ta ra đường. Ai bảo anh làm chuyện vô lễ với dân như vậy?”.
Với kiểm lâm, ông chỉ ra: “Người ta mang cả khúc gỗ lớn đi trên đường chứ có phải ở rừng ở núi gì đâu mà khó bắt thế? Hoá ra là cùng đường dây cả, lỡ làm ăn với nhau “thâm niên” rồi, lâu lâu bắt một cú biểu diễn thôi!”. Cũng với ý đó, ông hỏi lãnh đạo Sở VHTT: “Liệu có nên giải tán Đội kiểm tra liên ngành 814 hay không? Hô hào nào là quy định ánh sáng rồi kiểm tra, cấp phép... thế mà tệ nạn trong mấy karaoke đèn mờ vẫn tràn lan!”.
Với các ngành Xây dựng, Địa chính, Quy hoạch, Thuỷ sản - Nông Lâm, các BQL dự án..., ông cũng chỉ thẳng nhiều biểu hiện vòi vĩnh, bắt chẹt nhưng lại rất sở hở trong công tác quản lý. Từ kiểm định sai đến không làm hết trách nhiệm giám sát chất lượng công trình, cố tình gây khó dễ đã tạo nhiều khó khăn lớn đối với nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc ổn định nơi ăn chốn ở, xác định sở hữu nhà đất..., kể cả làm ách tắc các công trình trọng điểm.
Nhiều cán bộ, công chức không thông cảm với nỗi khổ của người dân phải di dời, có người vô trách nhiệm làm gần 20 hộ dân thuộc dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng bị thiệt hại từ 5 – 50 triệu đồng, gây phản ứng gay gắt trong dân.
Ngược lại, có người nhận đút lót mà làm sai để bị kiện, có người là cán bộ địa chính mà “đạo diễn” cho dân kê khống để kiếm thêm tiền đền bù chia cho mình, móc nối  với cò đất chọn lô ngon mua lại giấy đất để bán kiếm lời...
Vậy mà việc quản lý, xử lý của lãnh đạo các cấp còn tỏ ra rất bất cập, đơn cử như ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất: “Ông bảo đuổi mấy chục cán bộ nhưng chỉ có một anh đi tỉnh khác, còn lại đều chạy từ chỗ này qua chỗ kia mà ông không biết. Chỉ biết mình hoàn thành “nhiệm vụ” đuổi, rồi thôi!”.
Kể cả với nhiều công trình thiết yếu của TP thì các cơ quan này cũng tỏ ra rất trì trệ: “Các anh không thấy xấu hổ khi Đà Nẵng là đô thị loại 1 mà tìm hoài không ra nhà vệ sinh công cộng hay sao? Không có nhà vệ sinh, người ta đi bậy ra đường làm sao phạt được? Khó gì chuyện đó mà tôi đã đích thân năm lần bảy lượt đưa các vị đi tìm đất, vậy mà mấy năm rồi vẫn chưa ra nhà vệ sinh công cộng? Khó gì cái đài hoả táng mà nói mấy năm rồi vẫn không có?
Tình trạng giết mổ lậu tràn lan khiến dân kêu không thấu trời vì ô nhiễm, vì tiếng ồn. Vậy mà nói mãi một cái lò giết mổ tập trung vẫn chưa có. Mấy anh ở Sở Thuỷ sản – Nông lâm hình như chưa bao giờ thức đêm đến mấy lò mổ tư nhân để hiểu nỗi khổ của dân ở quanh đó phải không?... Tôi tin không phải khó làm, nhưng các anh ôm nhiều quá, cứ sợ chia ra thì mình mất quyền lợi. Nhưng ôm vô mà sức không làm nổi. Vậy là mọi chuyện cứ ách tắc kéo dài”...
Đau nhói hơn nữa là khi ông đề cập đến tình trạng nhũng nhiễu xảy ra ở Sở LĐ-TB-XH và Sở GD-ĐT: “Tôi đã nói anh Nguyễn Mạnh Hùng (Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) bao nhiêu lần là phải thành lập một bộ phận chuyên trách lo chuyện nhà đất, chính sách cho các Bà mẹ VNAH, các gia đình thương binh liệt sĩ. Khi người ta đến đưa đơn, mình tiếp nhận, hỏi han cặn kẽ rồi trực tiếp đi lo cho người ta. Vậy mà cũng không! Nhiều người công trạng chưa có gì, trình độ cũng chẳng là bao nhưng lớn tiếng hạch sách, xúc phạm những người đã hy sinh xương máu cho mình có cái chỗ ngồi hiện tại. Ai cho phép làm điều vô lễ ấy?
Với ngành GD-ĐT, giáo viên sau khi hết thời hạn đi miền núi, lẽ ra phải được tiếp nhận theo đúng quy định. Vậy mà cũng buộc họ phải chung chi, một chai rượu chưa chịu, phải mấy chục triệu mới cho làm, cho dạy. Có những giáo viên từ trên núi về, hoàn cảnh rất nghèo, rất đáng thương, vậy mà cũng "chặt đầu, lột da" cho được. Họ cầm những đồng tiền đó mà không thấy xấu hổ. Bữa ni ai muốn xin vô chỗ nọ, chỗ kia đều phải tiền hết, bất kể người giỏi, bất kể người xứng đáng được nhận. Đau lòng quá đi, tức không chịu được!”...
“Ở rạp xiếc, người ta cho mấy con thú ăn hột gì đó thì nó diễn. Một lúc sau lại ngồi lì ra, quất mấy roi cũng không đi, khi nào được ăn thứ hột đó nó mới diễn tiếp. Hãy cẩn thận kẻo mình lại giống như mấy con ở rạp xiếc, không cho ăn là không làm. Kể cả hố xí, mới ngồi thì thấy hôi, mà ngồi một hồi cũng quen. Tôi sợ nhất là thói quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh... trở thành thói quen của cán bộ mình. Sợ kinh khủng!” – ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo.
Chính thức tuyên chiến!
Ông nhìn đồng hồ: 21h45. “Nói những chuyện thế này tôi có thể nói đến 6 giờ sáng, các anh chị có đủ sức nghe không!”. Một thoáng im lặng. Rồi gần như cả hội trường đồng thanh: “Nghe!” - một phản ứng lành mạnh sau cơn đau tê tái dù ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa nêu ra hết. Nhưng ông không tiếp tục đề cập đến những biểu hiện kém vui nữa mà định hình các biện pháp sắp tới:
“Là cán bộ, công chức phải có tấm lòng với dân. Nhưng tấm lòng đó phải thể hiện bằng hành động chứ không thể nói suông được. Ai cũng nói cán bộ là công bộc của dân, nhưng nên nhớ, Bác Hồ dạy chúng ta, “cán bộ phải là người lãnh đạo, là đày tớ trung thành của nhân dân”. Nghĩa là cán bộ phải tiên phong, đi đầu với một tinh thần tận tuỵ trong phong trào cách mạng để quần chúng noi theo chứ không chỉ có nghĩa “cán bộ là công bộc”. Công bộc mà giàu có, quyền thế như rứa thì cho dân làm công bộc với!”.
Với tinh thần đó, ông phát động trong toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân Đà Nẵng phong trào “tìm và diệt” tiêu cực. Ông cho hay: “Sắp tới Thành uỷ, UBND TP sẽ nghiên cứu hình thành đường dây nóng để cán bộ, nhân dân phản ảnh những tiêu cực mà mình phát hiện thấy. Riêng số điện thoại của tôi luôn luôn công khai (0903500205), ai phát hiện ở đâu có những vị cán bộ, công chức vô lễ với dân, sách nhiễu dân thì cứ gọi cho tôi.
Trước đây, tôi chưa nói thì có khi còn châm chước bỏ qua, chỉ nhắc nhở. Nhưng sau buổi nói chuyện này rồi, tôi chính thức tuyên chiến với tệ nạn quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh... của đội ngũ cán bộ, không thể chấp nhận những cán bộ như vậy được nữa. Với tư cách Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, tôi sẽ phối hợp với lãnh đạo UBND TP tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm!”.
Về những vấn đề cụ thể hơn, ông nêu rõ: “Hạn cuối đến 31/12/2003, nếu còn một hộ chính (bên cạnh hộ chính có thể còn có các hộ phụ) nào bị giải toả trắng mà chưa được bố trí đất tái định cư thì Trưởng BQL các dự án phải bị cách chức. Mà không chỉ các Trưởng Ban đâu, nếu phạm vi trách nhiệm rơi vào các vị giám đốc Sở thì cũng cách chức luôn. Các BQL dự án cho dân mua đất tái định cư được nợ từ 5 – 10 năm (trước đây chỉ 5 năm) không phải trả lãi suất, không buộc phải trả từng năm mà trả vào ngày cuối cùng của thời hạn cũng được.
Các chung cư đang bố trí cho các hộ nhà chồ, hộ xoá đói giảm nghèo, nay cho họ hết. Sắp tới xây tiếp hàng chục chung cư nữa để bố trí cho các hộ gia đình chính sách, người nghèo... Người già, người tàn tật được ưu tiên bố trí ở tầng 1. Công khai ra, vì sao anh được bố trí ở tầng 1, chứ không phải nhận năm bảy triệu rồi đưa vào đó. Các hộ chính sách nghèo lâu nay ở nhà Nhà nước, sau khi hoá giá còn nợ năm ba triệu thì xoá cho họ, riêng một trăm mấy chục ngôi nhà giữ làm công sản thì lên danh sách công khai.
Phòng Tiếp dân của TP lúc đầu làm được, nhưng nay thấy có vẻ uể oải, phải chấn chỉnh lại. Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp lưu ý điểm nóng về đền bù giải toả và tái định cư ở khu vực Hoà Khánh; BQL các dự án Tuyên Sơn, Đò Xu, Cẩm Lệ, Bình An, An Hoà... khẩn trương đẩy tiến độ vì mùa mưa gió đã đến gần, nhất là các công trình trường học cho kịp năm học mới...”
“Tự soi rọi lại mình, chúng ta thấy bên cạnh những thành quả vẻ vang vẫn còn nhiều bất cập mà nếu không kịp thời khắc phục, sửa chữa e rằng tình hình sẽ còn phức tạp hơn. Hy vọng với sự tự giác của đội ngũ cán bộ, công chức và sự hợp tác của nhân dân, tình hình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn lên!” – ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ chân tình.
(Infonet)
 

Phải hết sức cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng

Trong lúc này, khi mà tình hình kinh tế nguy ngập, vật giá leo thang, hàng loạt công ty phá sản hoặc hấp hối, các ngân hàng trong tình trạng báo động đỏ vì nợ xấu chồng chất, đa số các nhà đầu tư rời Việt Nam, các vụ bê bối liên tục được phơi bày vì không thể che giấu được nữa, nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất uy tín và bị đả kích gay gắt thì cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều người cho rằng ông đang gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể mất chức. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng phải ủng hộ ông Dũng vì dù sao ông cũng là người đang cố gắng thoát ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để đến gần với Hoa Kỳ và các nước dân chủ.

Như trong mọi tình huống tranh tối tranh sáng chúng ta cần hết sức cảnh giác.

Việc ông Dũng tham nhũng và bao che tham nhũng là điều mà không ai, dù bênh ông, có thể chối cãi. Bảy năm trước khi lên làm thủ tướng ông đã dõng dạc cam kết sẽ bài trừ tham nhũng và còn tuyên bố sẽ từ chức nếu không đẩy lùi được tham nhũng, nhưng suốt bảy năm qua tham nhũng đã không ngừng gia tăng và gia tăng với một vận tốc chóng mặt. Cũng không ai có thể phủ nhận ông không có khả năng để lãnh đạo một đất nước gần một trăm triệu người với vô số vấn đề phức tạp trong một bối cảnh toàn cầu hóa. Vinashin, Vinaline, EVN chỉ là vài thí dụ. Thành tích nổi bật của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là đã biến Việt Nam thành nước rủi ro nhất trong vùng cho đầu tư mặc dù mới chỉ là một trong những nước nghèo nhất. Trong bất cứ một nước bình thường nào một thủ tướng như ông Dũng chắc chắn đã phải từ chức hoặc bị cách chức từ lâu. Nhưng ông Dũng vẫn còn đó. Không những thế quyền lực của ông còn mạnh lên. Ông nắm được cả quân đội, công an và tài phiệt. Ông lấn áp cả đảng cộng sản. Việt Nam đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối bởi cả nhân dân Việt Nam lẫn đa số đảng viên cộng sản.

Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết, và phần chính, là những người mà quyền lợi và địa vị gắn chặt với ông Dũng. Sau đó là một số ít những người tin rằng ông Dũng đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nước dân chủ. Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.

Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục. Thời gian bảy năm vừa qua, khi ông Dũng là thủ tướng gần như toàn quyền, cũng là thời gian mà chính quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược nhất đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời gian mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có giá trị chiến lược trên thượng nguồn, cho Trung Quốc đấu thầu khai thác mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, để hàng lậu Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, và chấp nhận một quan hệ ngoại thương bệnh hoạn trong đó thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc bằng tổng số thâm thủng ngoại thương của Việt Nam. Cũng nên nhớ là nếu dự án bô-xit Tây Nguyên sau cùng đã được giảm thiểu thì đó là vì ông Dũng đã phải nhượng bộ những áp lực từ xã hội Việt Nam được sự khuyến khích của những đối thủ của ông Dũng trong ban lãnh đạo cộng sản. Ông Dũng và những người ủng hộ ông có thể biện luận rằng đó là những quyết định tập thể trong đó ông Dũng chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng nói như thế là quên rằng ông Dũng có ảnh hưởng lớn nhất thì cũng có trách nhiệm lớn nhất và hơn nữa, trái với một vài người khác trong bộ chính trị, ông Dũng tuyệt đối chưa hề biểu lộ một chống đối nào, thậm chí một sự dè dặt nào trong những chọn lựa này.

Nhưng còn một sự kiện nghiêm trọng khác chứng tỏ một cách rõ rệt ông Dũng không hề có ý định tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và đến gần với các nước dân chủ. Đó là từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn. Các vụ án chính trị nhiều hơn, các cáo trạng tùy tiện hơn, các phiên tòa trơ trẽn hơn, các bản án nặng gấp ba bốn lần thời gian trước đó. Về điểm này chính ông Dũng chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm, và nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng ông Dũng không hề chuẩn bị để thắt chặt quan hệ với các nước dân chủ. Một người chuẩn bị để đến gần các nước dân chủ không hành động như thế.

Phải rất cảnh giác. Con người chống dân chủ hung bạo nhất trong các cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng. Và nếu chúng ta lý luận rằng đã chống dân chủ tất nhiên phải dựa vào Trung Quốc thì Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người thân Trung Quốc nhất.

(Thông Luận)

Bộ mặt thật của BS Phạm Ngọc Thạch và cái chết đáng ngờ của ông Dương Bạch Mai

Phamngocthach.jpg
Phạm Ngọc Thạch
(1909-1968)
Chuyện sau đây chỉ có khoảng vài người biết, 1 là BS Phạm Ngọc Thạch (BS PNT) và vài ông bác sĩ của BV Việt Xô(trong đó có giám đốc BV) và 2 là ông ngoại mình tức ông Hoàng Minh Chính và cuối cùng là mình (vì mình là người đầu tiên và duy nhất được nghe ông kể về chuyện này).

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909-7/11/1968) là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.( ....blah..blah..blah... Cái này mình copy trong wikipedia). Trước khi nghe ông ngoại (ông Hoàng Minh Chính) kể, mình cũng được đọc và nghe về Bs PNT--1 người anh hùng, 1 bác sĩ tận tuỵ vì bệnh nhân. Mình ko sống vào thời đó nên ko kiểm chứng được. Nhưng chỉ sau cái hành đông mà mình sẽ kể cho các bạn nghe dưới đây thì hình ảnh BS PNT trong mắt mình ko có gì hơn là 1 kẻ đồ tể.

Chắc các bạn cũng biết ông Dương Bạch Mai (DBM) là ủy viên Ban Thường vụ Quốc Hội, phó chủ tịch Hội Việt-Xô hữu nghị. Ông qua đời vào năm 1964 giữa lúc Quốc Hội đang họp. Cái chết của ông cho đên nay vẫn là 1 nghi vấn. Nhưng có đến 99.99999999999999999% cho là là bị Đảng đầu độc.

Mình xin kể sơ qua cái chết của ông DBM: ông DBM và ông ngoại mình là 2 người bạn thân và cùng chung quan điểm trong cuộc đấu tranh 2 đường lối. Trước kì họp Quốc hội tại nhà hát lớn Hà Nội mấy hôm thì ông DBM đến thăm ông ngoại mình (lúc này ông ngoại đã bị quản chế---"an cư" tại nhà).
Dương Bạch Mai
(1904-1964)
Ông DBM nói với ông ngoại:"Anh ạ, mình mới đi khám sức khoẻ tổng quát về, toàn bộ đều rất tốt"--nên biết rằng ông DBM người rất to cao--ông cao ~1m75, ngực nở, ông rất thường xuyên tập thể dục thể thao, bơi lội. Ông ngoại cười:"Ôi, thề thì rất tốt, hoan nghênh anh, sức khoẻ tốt thì làm gì cũng được"

Nhân tiện đấy ông DBM nói với ông ngoại về việc ông DBM sắp phát biểu trong Quốc hội, ông muốn phát biểu sao cho hùng hồn, nhưng tất cả các bài phát biểu đều phải đưa qua cho đảng kiểm duyệt thông qua rồi mới được phép đọc. Mà nếu thế thì ko đời nào Đảng cho phép ông DBM nói gì ngược lại với ý kiến Đảng. Ông ngoại bảo:" Anh yên chí, anh cứ viết bài phát biểu của anh 1 cách bình thường, rồi đưa mình xem". Hôm sau, cầm đọc bài phát biểu của ông DBM, nghiền ngẫm, rồi ông ngoại viết mấy câu ra 1 tờ giấy khác. Ông ngoại nói:"Đây nhé, anh cứ đưa cai1 bài này cho Đảng duyệt, khi lên phát biểu, đến đoạn này thì anh rút tờ giấy có mấy câu của mình ghi đây, và đọc, rồi sau đấy lại đút trở lại vào túi áo, thế là xong". Ông DBM cảm ơn ông ngoại và đến kì họp ông DBM đã làm đúng như thế. Bài phat biểu của ông DBM được các đại biểu hoan nghênh nhiệt liệt:"A, anh DBM hôm nay phát biểu hay quá, rất hùng hồn, rất hay nhé".(chỉ mấy câu của ông ngoại thôi mà làm thay đổi cả 1 bài phát biểu!!!) Mấy ông uỷ viên thì nhăn mặt:"DBM hôm nay vô phép nhé, dám đọc bài mà ko đưa Đảng duyệt trước nhé". Chuyện tưởng chỉ có vậy....thế mà đến hôm sau, giờ nghỉ giải lao giữa kì họp, ông DBM như mọi người khác ra ban công, 1 cô tiếp tân ra đon đả:"A, bác DBM, đây, cháu mời bác 1 ly bia, cháu mở cho bác 1 chai mới nguyên nhé, đây bác nhé". Ông DBM đón ly bia, uông 1 hơi, ly bia chưa cạn, ông đã ngã gục xuống. Có ngươi nói ông ngã xuống như 1 cây chuối bị phạt mất gốc.

"Khi xe cấp cứu đến, bác sĩ Tôn Thất Tùng định nhảy lên cùng đi tới bệnh viện thì hai thanh niên lực lưỡng áp sát ông :"Mời bác sĩ quay lại tiếp tục cuộc họp Quốc Hội, việc nước quan trọng hơn". Chiếc xe cấp cứu phóng đi trước khi Tôn Thất Tùng hiểu chuyện gì xảy ra với ông, hai thanh niên kia là ai và tại sao họ lại ngăn cản ông đi cùng xe để săn sóc bạn ông ?"(đoạn này trích trong "Đêm giữa ban ngày" của bác Vũ Thư Hiên)

Ông ngoại khi nhậnđược tin, liền lập tức vào bệnh viện Việt Xô. Từ nhà A sang nhà để xác, ông ngoại thấy BS Phạm Ngọc Thạch cùng vài ông bác sĩ--trong đó có giám đốc BV đi từ nhà xác ra. Lúc đi ngang qua, ông ngoại đã nghe thấy cuốc đối thoại độc nhất vô nhị sau đây--đã lột trần bộ mặt Phạm Ngọc thạch nói riêng, cộng sản nói chung:

Giám đốc BV Việt Xô: "Anh Thạch này, chân thằng Mai dài quá quan tài thì phải làm sao bây giờ?"

Phạm Ngọc Thạch lạnh lùng đáp:"Thì cưa chân nó đi!"

Đến ông ngoại khi nghe như thế cũng còn phải sững sờ, người nóicâu đó là Bs Phạm Ngọc Thạch đó sao!!!!!! Đối xử với 1 vị lão thành cách mạng, 1 người đang giữ vai trò thuộc hàng cao nhất Nhà Nước, và hơn nữa là 1 người bạn mà Phạm Ngọc Thạch với cương vị là 1 bác sĩ lại có thể thốt ra câu đó!

Đến thăm viêng ông DBM tại nhà xác ngoài mấy người đàn bà--vợ của ông DBM và bạn của vợ chồng ông (có bà ngoại) ra thì chỉ có duy nhất ông ngoại là đàn ông đến, và cũng chỉ có duy nhất ông ngoại cúi xuống ôm và hôn thi hài ông DBM trước toàn thể mọi người. Khi thấy ông ngoại làm vậy, bà vợ ông DBM ngạc nhiên, sững sờ và khóc nấc lên. Xin mọi người chú ý "ngạc nhiên, sững sờ". Tại sao lại phải ngạc nhiên khi ông ngoại là người bạn thân? Ko nói chắc mọi người cũng hiểu ông DBM lúc này đã là đối tượng khai trừ của Đảng (Đảng đọc quyết định khai trừ ông khi nhập quan), bất cứ ai "dây" vào ông DBM đều sẽ trở thành cái đinh trong mắt của đảng, và rất có thể sẽ lãnh cái án tử hình như ông DBM.

Chuyện chỉ có thế, nhưng có nhiều điều đáng ngẫm nghĩ nhỉ.

(Blog Yahoo)

ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc

Trả lời VietNamNet chiều 18/2, đại biểu QH TP.HCM Hoàng Hữu Phước có lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc và thừa nhận việc tranh luận trên blog đã đi quá xa. 
 
'Không ngờ bị phản ứng'
Mấy ngày qua, dư luận rất quan tâm thông tin ông viết trên trang mạng Emotion phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu). Lý do ông viết bài này là gì?
Thực ra, trang Emotion là một trang mạng diễn đàn của giới kinh doanh. Chủ trang này là một doanh nghiệp, người này đề nghị tôi viết vài bài. Lúc đầu chỉ tham gia thử, sau 4 năm, tôi viết đều, đến bây giờ chắc cũng được 700-800 bài rồi.
Trước đây, nói về luật Biểu tình, ông Dương Trung Quốc phát biểu tại hội trường: “Việt Nam đừng có làm cho mình trở thành một ốc đảo dị thường”. Báo chí sau đó lấy ra để đặt thành tít; khi đó tôi có viết một bài đưa lên trang Emotion.

Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước: Thực sự tôi không lường được phản ứng của cộng đồng mạng. Ảnh: Thiện Lâm

Như vậy ngay từ năm 11/2011, tôi đã có bài “chỉnh lời” ông Dương Trung Quốc, tuy nhiên khi đấy tôi không nêu thẳng tên ông Quốc. Tôi đặt vấn đề thế nào là ốc đảo. Tại vì ông nói Việt Nam không có luật Biểu tình thì sẽ là một cái ốc đảo dị thường.
Trong bài viết, tôi nói câu này đã bị hiểu sai từ. Ý người đó muốn nói là hoang đảo chứ không phải ốc đảo. Cái ốc đảo là đẹp lắm. Ốc đảo là sự sống cả một vùng hoang mạc mà.
Sau này, ông Quốc có những phát biểu này phát biểu nọ, tôi cũng có những cái chỉnh nhưng chỉnh ở một góc độ nói trống không vậy đó. Những bài viết blog như vậy, gọi là “thuần nước đá”. Mình ví von blog như cuốn nhật ký, giống như để thùng nước đá do mình pha chế ngoài đường có đậy nắp, ai đi ngang khát nước dừng lại uống một chút.
Từ suy nghĩ đó tôi viết một bài hết sức vô tư, đăng trên trang mạng quen thuộc, không ngờ lại bị phản ứng như vậy. 
Về từ ngữ tôi dẫn câu của Khổng Tử, ngày xưa ông Khổng Tử ông nói đại ngu; ngu ở đây được hiểu là cái sai nghiêm trọng thôi. Cho nên phải hiểu đây là những cái sai nghiêm trọng trong năm qua của ông Quốc. Lưu ý là tôi đã mở ngoặc Tứ Đại ngu và dẫn lời của ông Khổng Tử. Tuy nhiên với chữ Hán Việt, bây giờ người Việt Nam mình rất nhạy cảm, nghe thấy chữ “ngu” là dựng đứng lên rồi.
Phản ứng của đoàn ĐBQH TP.HCM như thế nào khi một thành viên đoàn lên mạng công kích một ĐBQH khác, thưa ông?
 
Sáng 18/2, thường trực đoàn ĐBQH TP.HCM cũng có gặp tôi tìm hiểu xem vì sao mình viết cái đó, có những bức xúc gì. Tôi cũng đã trả lời thẳng thắn như vừa trình bày với các bạn. Đó là với những cái thói quen viết một cách rất là trực ngôn.
Tôi suy nghĩ blog là một nhật ký mở, mình nói trong lúc nhà nước đang có quá nhiều cái để đương đầu, vậy mà ông Dương Trung Quốc liên tục nói về mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức… hãy để tập trung vào cái lớn. 
Trong tình hình đất nước hiện nay, những kẻ xấu, các thế lực không thân thiện đang nhìn vào đất nước thì cái chuyện mình có trực ngôn, mình nêu lên, cũng như là cung cấp cho họ một cơ hội bằng vàng để họ có thể xúc xiểm QH, đại biểu QH Việt Nam. Rồi họ suy diễn tư cách của đại biểu như thế nào, môi trường QH như thế nào mà các đại biểu lại có những bức xúc không dám tranh luận ở trong nghị trường mà viết blog như thế.
Như vậy là mình tạo thời cơ cho những kẻ không có thiện cảm với Nhà nước mình. Họ có cái cớ tấn công cá nhân mình, tấn công tập thể mình đang sinh hoạt. 
Còn về mặt chính kiến, tôi và ông Quốc vẫn bất đồng, và sẽ còn tranh luận nhưng phương pháp tranh luận sẽ phải khác đi.
Tôi thừa nhận là phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog. Chính vì phương pháp sai này tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc.
Lẽ ra với những chỉ trích như vậy, tôi có thể viết một bức thư gửi Thường vụ QH, hay viết bài không ghi tên ông mà chỉ nêu quan điểm, theo dạng blog thì chắc là không có chuyện gì.
Tôi cũng xin khẳng định điều tôi viết là do tính bộc trực, không có ai giật dây gì cả.
Ông có lường được phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng không?
Thực sự tôi không lường được như vậy. Hồi nãy tôi nói đó, viết rất vô tư... Kỳ này tôi lại nêu tên và cái đó là cái sai. Bởi vì, mình là đại biểu QH, ông Quốc cũng là đại biểu, trên mình còn có tập thể QH. Do vậy những căng thẳng hay bất đồng có thể trình bày trước QH thay vì blog hay diễn đàn. Đây là điều tôi phải rút kinh nghiệm.
Tôi sẽ trao đổi thẳng thắn, tranh luận trước diễn đàn QH chứ không viết blog như vừa rồi. Không chỉ trên diễn đàn QH mà ngay khi viết blog thì cũng phải để ý lời ăn tiếng nói. 
Tôi xin lỗi
Nhiều cử tri TP.HCM đã tỏ ra bất bình. Họ tỏ thái độ thất vọng, thậm chí mất niềm tin vào người mà họ bỏ lá phiếu lại có những ứng xử như thế. Ông có thể nói gì với họ?
Tôi tin những điều giãi bày hôm nay, cử tri đọc sẽ hiểu thêm về tôi trước khi tôi có dịp tiếp cận để nói chuyện với cử tri. Thông qua báo VietNamNet, cử tri sẽ hiểu về tôi.
Lời bộc bạch của tôi hôm nay dứt khoát phải đi kèm theo những việc làm cụ thể trong thời gian tới. Chỉ còn hơn 2 năm làm đại biểu QH nữa thôi, mình phải làm những việc cụ thể để xứng đáng với niềm tin của cử tri.
Ông có muốn nói điều gì với ông Dương Trung Quốc không?
Thông qua VietNamNet, tôi gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc vì tôi đã sai khi sử dụng phương pháp trình bày các ý kiến qua blog. Lẽ ra tôi chỉ nên gửi thư trực tiếp, gửi thư cho lãnh đạo nơi ông Quốc và tôi cùng sinh hoạt.
(VNN) 

Trương Duy Nhất - Thủ tướng Dũng viết chưa sạch lỗi chính tả thua cả đứa học trò cấp 1

Phát hiện thú vị của Mít Tờ Đỗ (Đỗ Hùng): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết sai chính tả.
Ghi trong sổ lưu niệm sau khi thị sát đoàn không quân Yên Thế (trung đoàn 923, quân chủng phòng không- không quân) mới đây, Thủ tướng Dũng viết sai tùm lum: chữ “bảo vệ” viết thành “bão vệ”, chữ “của đảng” thành “cũa đãng”,“Thủ tướng” thành “Thũ tướng”, “chính phủ” thành “chính phũ”.
Rồi những lỗi viết hoa tùy tiện vô lối như “Trung Đoàn”, “Nhà Nước”, "Thủ Tướng", "Tổ Quốc", "Anh hùng"…
Trong khi cái chữ đệm “Tấn” ở dòng họ tên của ông lại không biết viết hoa.
Ngay cái dấu chấm câu cũng đặt không đúng chỗ.
Một đoạn vài câu ngắn tẹo mà sai be bét thua… đứa học trò cấp 1!

ImageHandler.ashx

thu tuong sai chinh ta 2

Đây không phải là những lỗi sơ ý và cũng không phải lần đầu. Theo Mít Tờ Đỗ, anh theo dõi lâu rồi và thấy ông Dũng rất… chuộng dấu ngã (~).
Trong một bì thư gửi ông Tư Kiên (Phan Trung Kiên), đồng đội đồng thời là ân nhân cứu mạng từ thời chiến tranh, Thủ tướng Dũng cũng viết sai chữ “gửi” thành “gữi”, và một vài lỗi ngớ ngẩn khác (nguồn: facebook Mít Tờ Đỗ)

thu-tuong-3

Bì thư Thủ tướng gửi được Tư Kiên cất giữ cẩn thận xem như là một vật quý

Người Nam nhiều nơi hay mắc lỗi này, không phân biệt được dấu hỏi (?) với dấu ngã (~), cũng như người Bắc nhiều nơi không phân biệt được chữ n với l, ch với tr…
Biết vậy. Nhưng đã ngồi tới cái ghế Thủ tướng, việc viết chưa sạch lỗi chính tả sơ đẳng như thế là hết sức phản cảm và tệ hại.
Tôi nghĩ, Thủ tướng nên chịu khó dành chút ít thời gian đi học lại. Văn phòng chính phủ nên mở lớp bổ túc kèm dạy lại cho Thủ tướng khắc phục những lỗi chính tả rất đỗi sơ đẳng vỡ lòng này.
Việc tưởng nhỏ nhưng không nhỏ. Thủ tướng gì mà viết mấy dòng cũng chưa sạch lỗi chính tả, sai tùm lum, sai be bét thua cả đứa học trò cấp 1.
Mấy việc lớn tầm chính sách vĩ mô thì các Phó thủ, bộ ngành hay các bộ phận chuyên gia, trợ lý, thư ký chi đó có thể làm giúp cũng chẳng ai biết. Nhưng những việc thế này thì không thể để ai cầm tay viết hộ được.

Trương Duy Nhất

*Nguồn ảnh từ báo Tiền Phong và Vnexpress

(Blog Trương Duy Nhất)

--------------------

Blogger chê Thủ tướng Dũng ‘thua học trò cấp 1’ 

Nhà báo Ðỗ Hùng, đồng thời là một blogger (Mít Tờ Ðỗ), đã có ‘phát hiện’ thú vị, khi căn cứ vào chữ viết tay của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và cho biết ông Dũng rất nhiều lần viết sai chính tả.


Thủ bút của ông Nguyễn Tấn Dũng khi đến thăm Trung Ðoàn Không Quân 923. Các vòng tròn khoanh đỏ là những chữ sai chính tả. (Hình: Báo Tiền Phong)
Theo nhà báo Ðỗ Hùng, ông Nguyễn Tấn Dũng thường xuyên lẫn lộn giữa ‘dấu ngã’ và ‘dấu hỏi’. Ðỗ Hùng, viết trên trang Facebook của anh rằng, “Mình theo dõi lâu rồi, thấy anh 3 (tức ông Nguyễn Tấn Dũng) rất chuộng dấu ngã (Ạ). ‘Bão vệ’, ‘cũa’, ‘Ðãng, v.v.”
Nhà báo Ðỗ Hùng căn cứ vào hai bằng chứng. Một là bút tích của ông Dũng ghi vào “sổ vàng truyền thống” của Trung Ðoàn Không Quân 923, nơi ông Dũng đến thăm vào ngày 26 Tháng Giêng, 2013. Hai là bút tích của ông Dũng ghi ngoài bì thư (Tháng Mười Hai 2010) gởi ông Tư Kiên, một ân nhân từng cứu mạng ông Dũng, trong chiến tranh.
“Phát hiện” của nhà báo Ðỗ Hùng, ngay lập tức được lan truyền rất nhanh trên các trang mạng ‘lề trái’ và trên mạng xã hội facebook.
Từ đây, nhiều người còn nhận thấy, không chỉ viết sai ‘hỏi’ và ‘ngã’, ông Nguyễn Tấn Dũng còn viết sai chính tả nhiều chữ khác nữa.
Trên trang Blog của mình, blogger, nhà báo Trương Duy Nhất cho biết, bút tích “ghi trong sổ lưu niệm” sau khi thị sát Trung Ðoàn Không Quân 923, Thủ Tướng Dũng viết sai tùm lum: chữ ‘bảo vệ’ viết thành ‘bão vệ’, chữ ‘của đảng’ thành ‘cũa đãng’, ‘thủ tướng’ thành ‘Thũ tướng’, ‘chính phủ’ thành ‘chính phũ’.
Vẫn theo Trương Duy Nhất, ông Dũng có “Những lỗi viết hoa tùy tiện vô lối như ‘Trung Ðoàn’, ‘Nhà Nước’, ‘Thủ Tướng’, ‘Tổ Quốc’, ‘Anh hùng’... Trong khi cái chữ đệm ‘Tấn’ ở dòng họ tên của ông lại không biết viết hoa. Ngay cái dấu chấm câu cũng đặt không đúng chỗ.”
* Thua học trò cấp 1
Nhà báo Trương Duy Nhất phê bình ông Dũng, “Một đoạn vài câu ngắn tẹo mà sai be bét thua... đứa học trò cấp 1 (tiểu học)!”
Theo nhà báo Nhất, “Người (miền) Nam nhiều nơi hay mắc lỗi này, không phân biệt được 'dấu hỏi' với dấu ngã, cũng như người Bắc nhiều nơi không phân biệt được chữ n với l, ch với tr...”


Thủ bút ngoài phong bì ông Nguyễn Tấn Dũng gởi ông Tư Kiên. Các vòng tròn khoanh đỏ là những chữ sai chính tả. (Hình: VNExpress)
Nhưng vẫn theo Trương Duy Nhất, “đã ngồi tới cái ghế thủ tướng, việc viết chưa sạch lỗi chính tả sơ đẳng như thế là hết sức phản cảm và tệ hại”.
Ông Nhất nói thêm, “Thủ tướng nên chịu khó dành chút ít thời gian đi học lại. Văn phòng chính phủ nên mở lớp bổ túc kèm dạy lại cho thủ tướng khắc phục những lỗi chính tả rất đỗi sơ đẳng vỡ lòng này.”
Và rằng, “Việc tưởng nhỏ nhưng không nhỏ. Thủ tướng gì mà viết mấy dòng cũng chưa sạch lỗi chính tả, sai tùm lum, sai be bét thua cả đứa học trò cấp 1.”
“Mấy việc lớn tầm chính sách vĩ mô thì các phó thủ, bộ ngành hay các bộ phận chuyên gia, trợ lý, thư ký chi đó có thể làm giúp cũng chẳng ai biết. Nhưng những việc thế này thì không thể để ai cầm tay viết hộ được.” Nhà báo này nhận xét.

(Người Việt) 

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN: Các bạn đang dựa trên mô hình tăng trưởng sai

Đánh giá năm 2012 VN đã có nhiều cố gắng, bà Victoria Kwakwa, giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN, thẳng thắn phân tích vị thế của VN và khuyến nghị VN cần hành động để biến những cam kết thành hiện thực.
Theo bà, hiện nay giữa hai điều này vẫn còn khoảng cách.
Bà Victoria Kwakwa nói:
- Khi đi thăm các tỉnh và vùng nông thôn, một trong những điều gây ấn tượng mạnh nhất với tôi là người dân VN làm việc thật cần cù. Chúng tôi cũng có nhiều lần gặp mặt thú vị với giới lãnh đạo cấp tỉnh như ở Khánh Hòa, nơi bạn cảm thấy người ta thật sự muốn tiến lên phía trước. Họ có rất nhiều năng lượng và đam mê. Họ muốn thay đổi nhiều thứ. Chúng tôi cũng thấy vài tỉnh khác có năng lượng tương tự, ví dụ như Thanh Hóa...
Chính điều đó cho tôi thấy rất nhiều hi vọng và như được tiếp thêm năng lượng. Và cũng
chính điều đó giúp chúng tôi thấy đất nước VN còn rất nhiều cơ hội.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN Victoria Kwakwa - Ảnh: Nguyễn Khánh
Cần khôi phục sự hấp dẫn đã mất

* Kinh tế khó khăn, đầu tư nước ngoài vào VN đang suy giảm. Trong khi đầu tư và tăng trưởng ở Indonesia, Malaysia vẫn cao (cam kết FDI vào Malaysia năm 2012 là 27,7 tỉ USD, Indonesia là 26,3 tỉ USD). Cái nhìn của thế giới về thị trường VN đang như thế nào?
- Hiện nay chúng ta đang thấy đầu tư trên thế giới nói chung mang tính chọn lọc hơn và một số nhà đầu tư thấy VN không còn hấp dẫn như trước. Nhưng tôi không cho rằng VN đã đánh mất lòng tin. VN rõ ràng đã bị tụt hạng và Chính phủ cần đảo ngược điều đó, khôi phục sự hấp dẫn đã mất, từ khía cạnh thu hút đầu tư và cả những lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, bảo vệ nhà đầu tư, duy trì sự ổn định vĩ mô...
* Về môi trường đầu tư, bà thấy VN có sự tiến bộ rõ rệt nào không?
- Tôi có thể nhận xét dựa trên báo cáo môi trường kinh doanh của WB với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) cũng như các báo cáo khác về tính cạnh tranh. Nếu nhìn vào những nghiên cứu đó, chỉ có một năm là VN có vài tiến bộ và được nâng hạng, còn phần lớn xếp hạng của VN theo chiều hướng xấu đi. Với những chỉ số mà các bảng xếp hạng này đưa ra, người ta sẽ thấy không phải VN không đạt được tiến bộ nào nhưng tốc độ cải thiện thật sự đang bị che phủ bởi tốc độ của các nền kinh tế khác. Các nước đang thay đổi, cải thiện rất mãnh liệt. Bởi vậy VN phải liên tục tiến lên, không thể đứng yên hay đi chậm lại được.
* Bà có còn tin VN vẫn là một điểm đầu tư tốt?
- VN vẫn là một điểm thu hút đầu tư. Các bạn có tài nguyên, có dân số trẻ và tài năng, ở một vị trí năng động... Trong tầm quyền lực của mình, Chính phủ có thể tạo ra những thay đổi để khiến mọi việc dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư.
Mô hình tăng trưởng sai nên đổ vỡ...

* Nền kinh tế VN đã vượt qua giai đoạn bất ổn chưa?
- Trong 4-5 năm trở lại, đây là khoảng thời gian dài nhất mà các bạn có được sự ổn định khi lạm phát giảm, tỉ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng..., nhưng những điều này vẫn còn cần được củng cố thêm. Nếu quẳng sự thận trọng bay theo gió và nghĩ rằng “A, cả năm vừa rồi nền kinh tế đã ổn định” và bắt đầu thả lỏng thì rất có thể VN lại nhanh chóng quay về vòng xoáy trước đây. Do vậy, câu trả lời của tôi là VN đang duy trì được sự ổn định, nhưng sự ổn định vẫn có thể dễ dàng tan biến.
* VN đang phải trả giá với khoảng 100.000 doanh nghiệp biến mất. Đó có phải cái giá phải trả không?
- Tôi nghĩ hiện nay mọi người có khuynh hướng đổ mọi tội cho việc giữ ổn định nền kinh tế, nhưng cần thừa nhận rằng mô hình tăng trưởng hiện nay là mô hình không hữu hiệu, là mô hình dẫn đất nước tới sự bất ổn vĩ mô. Bởi vậy khi cố gắng uốn nắn những vấn đề không hữu hiệu đó, các bạn sẽ có vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nói thẳng ra lý do là các bạn đang dựa trên mô hình tăng trưởng sai. 3-4 năm qua, các bạn bơm tín dụng ồ ạt.
Tôi chưa thấy nước nào có tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức trên 30% cả. Tỉ lệ tín dụng so với GDP của VN là 120%. Điều ấy thật bất thường. Do đó, khi phải tìm cách giảm bất ổn, nó sẽ lấy đi những công cụ đã tiếp sức cho kiểu tăng trưởng trước kia và kết quả là chúng ta thấy có sự đổ vỡ.

* Phần lớn các doanh nghiệp đổ vỡ ở khu vực tư nhân. Chính phủ đang hỗ trợ nhưng cách trợ giúp của VN có cần thay đổi?
- Chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng không nên chỉ bằng tín dụng. Nhiều doanh nghiệp không có công nghệ mới nên không thể có các hoạt động kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Bởi thế, thay vì cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp một cách đơn thuần thì nên chuyển sang cung cấp phương tiện để các ngành công nghiệp và khu vực tư nhân có thể nâng cấp, hiện đại hóa.
Cả Nhà nước và khu vực tư nhân cũng cần đồng ý là cách thức kinh tế tăng trưởng bấy lâu nay không ổn. Tất cả mọi người cần tập trung hơn vào cải thiện tính hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của mình.
* Nghĩa là VN cần một hướng đi mới?
- Nếu nhìn vào quá trình chuẩn bị cho kế hoạch cũng như chiến lược phát triển kinh tế và xã hội, ta thấy rõ ràng Chính phủ chỉ ra VN cần một mô hình tăng trưởng mới. VN đang ngày càng hội nhập vào bối cảnh toàn cầu. Các bạn phải đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.
Đây là thời điểm các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình nền móng vững chắc để có thể cạnh tranh khi kinh tế VN mở cửa hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần tính trước xem sẽ cạnh tranh thế nào với hàng nhập khẩu từ Myanmar, Thái Lan, EU, các nước thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Các bạn không thể hài lòng với tiêu chuẩn VN mà sẽ cần đạt được tiêu chuẩn toàn cầu.
Thay đổi cách làm
* VN đặt mục tiêu cho năm 2013 với tỉ lệ tăng trưởng GDP khoảng 5,5%, CPI khoảng 8%. Bà nghĩ thế nào về các mục tiêu này? Bà thấy VN ở đâu trong năm năm nữa?
- Tôi không muốn quá tập trung vào năm 2013 mà muốn chú ý tới những thay đổi cơ cấu. Điều đó có thể không tạo ra tăng trưởng ngay lập tức, nhưng khi đã hoàn thành, nó sẽ đặt các bạn ở vị trí đủ sức có tăng trưởng nhanh về trung và dài hạn. Còn năm năm tới? Điều đó phụ thuộc vào những lựa chọn các bạn đang quyết định.
Chính phủ đã cam kết cải cách và nếu làm đúng như vậy, như cải thiện khu vực ngân hàng, tài chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công... thì VN sẽ ổn trong năm năm nữa. Nếu sau những lời nói đó không có mấy hành động thì tăng trưởng GDP của VN hằng năm sẽ chỉ loanh quanh ở mức 4-5%. Nếu giới lãnh đạo có thể khiến cả nước giải quyết các căng thẳng cơ cấu hiện nay thì tương lai sẽ rất hứa hẹn với người VN.
* Thời gian tới WB sẽ tiếp tục hỗ trợ VN thế nào?
- Đã có cuộc khủng hoảng về sự tín nhiệm và ban điều hành WB thường đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có nên cắt bớt nguồn lực cho VN? Họ có năng lực hấp thụ không? Và chúng tôi, nhóm WB ở VN, đã cố thuyết phục ban điều hành rằng VN có thể hấp thụ vốn, dù cần cải thiện. Gần đây, chúng tôi cũng đã bắt đầu đối thoại với VN về an sinh xã hội. Tuy VN đã đạt thành tựu về giảm nghèo nhưng vẫn còn hố sâu về khoảng cách giàu nghèo. Ngay người đã hết nghèo ở VN vẫn có nguy cơ lại rơi vào nghèo đói nếu xảy ra các cú sốc kinh tế, sức khỏe... Đây là vấn đề.
Cách làm của chúng tôi ở VN cũng sẽ thay đổi, sẽ làm theo kiểu “chương trình vì kết quả”. Tức là chúng tôi và đối tác VN sẽ thống nhất về mục tiêu, sau đó thực hiện được mục tiêu chúng tôi mới giải ngân.
Thất vọng và lo lắng
* Bà đã tham gia nhiều kỳ Diễn đàn doanh nghiệp VN (VBF). Có phàn nàn nào đặc biệt mà bà thấy Chính phủ VN cần chú ý hơn?
- Tôi nghĩ đầu năm VN cần nghe nói thẳng, kỳ VBF gần đây nhất vào tháng 12-2012, một cảm giác bao trùm là thất vọng và lo lắng. Tôi không được nghe câu chuyện nào nói về sự tiến bộ mạnh mẽ. Chỉ riêng về môi trường kinh doanh, chúng ta có thể thấy một vài tiến triển nhưng vẫn còn nhiều việc chưa hoàn thành. Việc thu hút đầu tư không khó và quan trọng bằng việc tạo ra những thủ tục, quy trình... thuận lợi cho quá trình thực hiện.
Do đó, VN còn cần phải tiếp tục giải quyết những chuyện như đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo chính sách không tiền hậu bất nhất, thuận lợi hóa quá trình thực hiện đầu tư...

(Tuổi trẻ)  

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ từ góc nhìn của Bên Thắng cuộc

Cũng năm 1999, trong khi mang “Phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” về từ một láng giềng nhiều thủ đoạn, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lại đánh mất cơ hội ký hiệp định thương mại với một đối tác tiềm năng: Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
Tại tiểu bang Ohio (Mỹ), sau khi thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận của Tổng thống Bill Clinton với Bộ trưởng Lê Văn Triết, Bộ trưởng Ron Brown đề nghị bộ thương mại hai nước lập ra tổ công tác chuẩn bị cho quan hệ song phương. Brown cho biết luôn là ông sẽ lập nhóm USTA do bà Barshefsky làm nhóm trưởng. Khi trở về Việt Nam, Bộ trưởng Lê Văn Triết đến thẳng phủ thủ tướng, chờ ông ngoài Thủ tướng còn có Bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
Ông Triết kể chi tiết cuộc trò chuyện với Ron Brown. Ông Kiệt hỏi: “Theo anh, điều này sẽ tác động đến việc mở cửa của Việt Nam như thế nào?”. Ông Triết: “Theo tôi, nó phù hợp với chủ trương đa phương hóa, thêm bạn bớt thù. Chắc chắn sẽ có một số anh chưa nhất trí, có anh sẽ phân vân, nhưng mình mà lẩn quẩn thì không những mất cơ hội mà còn ảnh hưởng đến việc mở rộng quan hệ với những đối tác khác”. Ông suy nghĩ rồi nói: “Các anh nghiên cứu ngay xem quyết định bỏ cấm vận sẽ tác động đến việc Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước như thế nào. Phần ngoại giao, anh Cầm phải có kế hoạch mở rộng quan hệ đa phương ngay sau khi Mỹ chính thức tuyên bố. Anh Triết chuẩn bị tờ trình, trình Bộ Chính trị xin chủ trương cho đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ”. Ông Triết hỏi: “Ký một hiệp định song phương như với các nước?”. Ông Kiệt nói: “Đúng!”.
Ông Lê Văn Triết kể: Tôi về làm phương án đàm phán, chuẩn bị xong, tôi mời đại diện Bộ Ngoại giao, Tài chánh, Ngân hàng, Bộ Kế hoạch Đầu tư… tới họp và góp ý. Văn phòng Trung ương cũng thông báo năm ngày sau đó Bộ Chính trị sẽ nghe trình bày. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, tôi trình bày xong, ông Đỗ Mười nói: “Yêu cầu các bộ có phản biện trước”. Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân vun xới mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu thận trọng. Thứ trưởng Bộ Tài chánh Chu Tam Thức thì chừng mực. Nghe xong, ông Đỗ Mười phát biểu rất căng: “Chúng ta đã đổi mới thành công, các nước đều thừa nhận, đời sống khá hơn có cần bàn tay của Mỹ?”. Ông Đậu Ngọc Xuân nói: “Sự giúp đỡ của Mỹ là cần thiết”. Ông Đỗ Mười: “Mình hoàn toàn độc lập, cần gì phải giúp đỡ. Việc gì phải ký hiệp định thương mại?”.
Hôm ấy, theo chỉ đạo của anh Kiệt, Bộ Thương mại trình một lúc hai đề án: một để đàm phán gia nhập WTO, một để ký BTA. Nhưng, theo ông Triết, với cả hai, ông Đỗ Mười nói: “Việt Nam còn nghèo, hàng hóa sản xuất tỷ trọng bao nhiêu, ăn thua gì, ra nó đè chết ngay lập tức. Cái thứ ba, mình xưa giờ chủ yếu quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, chỉ am hiểu xã hội chủ nghĩa. Giờ quan hệ với người ta, bị buộc phải theo những quy định của người ta mình càng mất độc lập”. Bấy giờ ông Triết mới nhận ra lý do ông Võ Văn Kiệt mời bằng được Cố vấn Phạm Văn Đồng tham gia phiên họp này. Theo đề nghị của ông Kiệt, Cố vấn Phạm Văn Đồng phát biểu ngắn: “Bây giờ là thời kỳ toàn cầu hóa, ai cũng phải có quan hệ với các quốc gia. Đường lối đa phương hóa mà ta đã đi là đúng. Đã đúng thì cứ tiếp tục. Thời đại này không ai còn tự cung, tự túc. Có gì mà không dám làm ăn với Mỹ với WTO”.
Ông Kiệt tiếp lời: “Tôi tán thành ý kiến anh Đồng. Xu thế đó là không thể tránh khỏi. Nói để anh Mười yên tâm, tiền thân của WTO là GATT, một tổ chức mà Liên Xô là sáng lập viên, lúc đầu có ba mươi quốc gia. Chỉ khi có khối SEV, Liên Xô mới rút ra. Bây giờ nước Nga cũng muốn trở lại WTO, làm đơn xin mà họ đã chấp nhận đâu. Những nước tham gia đều theo những nguyên tắc nhất định được hình thành bằng sự đóng góp của các thành viên. Đã có 100 nước tham gia, có những nước yếu hơn Việt Nam, nhiều nước còn phải sắp hàng. Anh Đồng rất đúng, Việt Nam tuy còn yếu, hàng hóa chưa nhiều, chưa hiểu hết quy luật. Nếu mình đứng ngoài thì sẽ như cũ. Tham gia vào thì đội ngũ mới trưởng thành. Mới hiểu thị trường, luật pháp ra sao mà ứng phó. Phải tham gia để có tiếng nói của mình, còn nếu đứng ngoài thì họ quyết sao mình chịu vậy. Trung Quốc đã gửi hàng trăm người đi đàm phán lâu nay mà vẫn chưa được. Giữ gìn chế độ là nhiệm vụ của mình, nhưng không thể giữ chế độ bằng cách không chơi với ai cả”.
Ông Phạm Văn Đồng tiếp: “Anh Mười lo lắng mình bị lép vế cũng có lý vì mình còn yếu. Nhưng, tôi thì tôi không sợ. Như anh Kiệt nói, phải vào hang mới bắt cọp”. Ông Đỗ Mười không kết luận. Ông Phạm Văn Đồng đề nghị: “Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao hoàn chỉnh phương án, để báo cáo lại”.
Tháng 5-1996, ông Nguyễn Đình Lương tháp tùng ông Lê Văn Triết đi Washington, DC., gặp Charlene Barshefsky, trưởng Đại diện Thương mại Mỹ. Thông điệp mà Barshefsky chuyển cho ông Triết vẫn là Hoa Kỳ sẵn sàng ký hiệp định thương mại song phương. Ông Lương nói: “Khi về nhà, tôi biết số phận của mình. Tháng 8-1996, tôi chuẩn bị một tờ trình, phân tích bối cảnh quốc tế, phân tích những ý đồ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rồi đề ra năm nguyên tắc để bộ trưởng ký trình thủ tướng. Ông Triết đưa ra lấy ý kiến trong Bộ, một số cán bộ chủ chốt không đồng ý, lấy lý do, “không cần bàn nguyên tắc, cần bàn cụ thể thôi”, ông Triết cũng phân vân chưa ký. Phải một tháng sau, trước giờ ông Lê Văn Triết ra sân bay đi nước ngoài, tôi nói: “Anh ký đi, Văn phòng Chính phủ giục”. Ông ký. Chiều tôi mang lên Văn phòng Chính phủ. Sáng hôm sau, Văn phòng gọi: Lương ơi, báo tin mừng cho mày, anh Sáu (Võ Văn Kiệt) chỉ ghi một chữ: ‘Đồng ý’, viết từ bên này trang giấy kéo sang tới bên kia”.
Đàm phán Việt- Mỹ, theo ông Nguyễn Đình Lương: “Lên bờ xuống ruộng. Năm năm cực kỳ khó khăn. Khó nhất là vì ngay từ khi bắt đầu, ông Võ Văn Kiệt đã không còn ở vị trí quyết định. Trong các vị lãnh đạo, số người đồng ý không nhiều, lý do: đây là vấn đề nhạy cảm, nhiều người muốn mình không trắng, không đen, công được hưởng, tội không phải mình. Tôi là một quan chức bé tí. Nhưng cuộc họp nào cũng phải có mặt, vì viết bài, sửa bài cũng tôi. Bộ Chính trị họp xong bảo chuẩn bị bài ra Ban Chấp hành. Cứ tiếc, ông Kiệt không còn làm Thủ tướng nữa”.
Lúc ấy trên Bộ Chính trị còn có ba ông cố vấn: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt. Ông Lương nói, chúng tôi gọi tổng bí thư là “hoàng thượng”, trên “hoàng thượng” là “vương gia”. Trước khi quyết, “hoàng thượng” còn phải xem ý “vương gia”. “Vương gia” lại có hai phía, người ủng hộ quyết liệt, người thì không. Theo ông Lương: “Cứ mỗi khi họp Bộ Chính trị, chúng tôi lại phải hỏi Văn phòng: ông Kiệt có ra họp không. Có mặt ông Kiệt thì cán cân sẽ khác. Từ đầu, quan điểm của ông Kiệt đã rất rõ ràng: phải bình thường hóa với Mỹ, ký Hiệp định Biên giới với Trung Quốc, ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Trong cuộc họp, có khi ông mở đầu, nhưng thường, ông nghe hết các ý kiến. Cho dù các ý kiến trong cuộc họp phát biểu theo chiều hướng nào thì ý kiến của ông Kiệt vẫn là phải ký”.
Ngày 30-8-1999, ông Nguyễn Đình Lương sang Washington, D.C., hoàn tất văn bản để chuẩn bị ký. Theo ông Lương: Ngày 1-9, khi tiếp ông Lương tại phòng làm việc, Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ Richard Fisher nói: “Lương, tôi hỏi ông một câu thôi: phía Hoa Kỳ định ký BTA tại Hội nghị APEC, Việt Nam có ký không?”. Ông Lương nói: “Chắc chắn ký với điều kiện ông giải quyết cho tôi mười vấn đề”. Thực ra, theo ông Lương: “Mười vấn đề mà tôi đề nghị ấy chỉ là tiểu tiết nhưng các nhà lãnh đạo bên Đảng đòi giải quyết”. Fisher nói: “Ông về báo với lãnh đạo của ông, nếu Việt Nam quyết định ký tại Auckland, có sự chứng kiến của Bill Clinton thì những vấn đề còn lại sang đó sẽ được giải quyết hết”. Hội nghị APEC cấp bộ trưởng dự kiến nhóm họp vào ngày 9 và 10-9-1999 và cuộc gặp cấp cao lần thứ 11 sẽ diễn ra ngày 12 và 13-9-1999 tại Auckland, New Zealand.
Ông Nguyễn Đình Lương nói tiếp: “Tôi về báo cáo. Bộ Chính trị họp đồng ý nhưng chưa ra thông báo. Hai ngày trước khi APEC nhóm họp, phía Hoa Kỳ cử bà Ngoại trưởng Madeleine Korbelová Albright sang Hà Nội. Albright sang, chỉ làm một việc duy nhất là thuyết phục ký. Bill Clinton muốn gây tiếng vang, ông ta muốn kết thúc trang sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nếu việc ký kết thành công, tháng 11-1999, Bill sẽ sang thăm Việt Nam luôn. Người Mỹ khi ấy còn có một mục tiêu khác: đàm phán Mỹ - Trung đang bế tắc sau chuyến đi của Chu Dung Cơ, Bill Clinton muốn việc ký BTA với Việt Nam như một tín hiệu gửi tới Bắc Kinh”.
Ông Võ Văn Kiệt nhận được những thông tin này ngay khi ông Nguyễn Đình Lương chưa về tới Hà Nội. Ngày 05-9-1999, từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông viết thư gửi Bộ Chính trị, xin vắng mặt phiên họp ngày 7-9-1999 bàn về Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và “xin phát biểu với Bộ Chính trị một số ý kiến”. Ông Kiệt cho biết, những ý kiến này, ông đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cầm tại Hà Nội trong lần gặp tuần trước đó. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Nên lưu ý những diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung và nên tính tới tình hình chính trị nội bộ của Mỹ. Chúng ta không đặt vấn đề nhất thiết, bằng mọi giá phải ký nhanh hiệp định này nhưng nếu có điều kiện thì nên ký sớm để phía Mỹ có thể phê chuẩn hiệp định trước bầu cử”. Ông Kiệt cũng đưa ra một số lập luận để cho thấy việc hai nước ký hiệp định tại một nơi thứ ba, Auckland, New Zealand, nhân Hội nghị APEC là “bình thường và ngày càng thông dụng”.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Ngày 7-9-1999, Bộ Chính trị họp đồng ý ký hiệp định tại Auckland. Anh Phiêu đã rất hào hứng nói, nên thưởng gì cho anh em đàm phán. Tôi nói khoan đã anh ạ, chờ xem thế nào, nhỡ người Mỹ lật lọng”. Người Mỹ không lật lọng nhưng nhà ngoại giao lão luyện người Mỹ, bà Albright, đã phạm một lỗi nhỏ góp phần làm hỏng việc lớn. Mười giờ sáng ngày 8-9-1999, gặp Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, bà Albright được ông Cầm xác nhận “sẽ ký”; hai giờ chiều gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Khải vui vẻ trả lời: “Sẽ ký”.
Có lẽ, nghĩ sứ vụ đã hoàn thành, cho nên năm giờ chiều hôm ấy, khi hội đàm với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, thay vì chỉ đề cập đến việc ký kết BTA, bà Albright đã buột mồm hỏi: “Thế giới giờ chỉ còn bốn nước xã hội chủ nghĩa, theo ông, có tiếp tục giữ được không?”. Sau khi khẳng định với bà Albright, “chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi”, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gặp hai ông cố vấn Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Mọi việc bắt đầu thay đổi.
Ông Đỗ Mười thừa nhận: “Buổi chiều, khoảng năm giờ, trước ngày đi họp APEC, anh Phan Văn Khải sang gặp tôi, nói: ‘Anh Mười ạ, mai tôi đi, anh cho ký đi’. Tôi bảo chưa được. Mai anh gặp Clinton, tôi đề nghị anh nói ba điểm: Chúng tôi muốn ký trong nhiệm kỳ của ngài nhưng hiệp định phức tạp quá không như hiệp định chúng tôi ký với EU, nên còn một số vấn đề trong Đảng và Chính phủ có ý kiến khác nhau. Tôi đề nghị ngài chỉ thị cho phái đoàn đàm phán phía Mỹ cùng chúng tôi bàn tiếp những vấn đề đó rồi sẽ ký. Ký được trong nhiệm kỳ của ngài thì tốt, nhưng nếu chưa ký được thì trước khi ngài nghỉ, mời ngài sang thăm Việt Nam để quan hệ giữa ngài và Việt Nam có trước, có sau”.
Trước đó, theo ông Đỗ Mười: “Hiệp định nó dày thế này, Bộ Chính trị ít người đọc. Tôi có thời giờ, đọc thấy nhiều vấn đề quá. Tôi gọi các vị lãnh đạo đến, nói: ‘Cái này mới quá. Đây là hợp tác toàn diện chứ đâu có phải chỉ là thương mại. Tôi đề nghị Bộ Chính trị bàn tiếp’”.
Theo ông Nguyễn Đình Lương: “Hôm sau, 8-9-1999, trước giờ chuyên cơ chở Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đi Auckland, tôi nhận được điện: Ông Lương ngồi đấy, chờ có lệnh mới đi”. Ông Lương chờ, ngày thứ nhất Bộ Chính trị chưa họp, ngày thứ hai nghe tình hình khó khăn. Ngày thứ ba, quyết định không ký. Ngày thứ tư, tôi về. Vừa tới nhà đã thấy chuyên viên trong vụ ngồi đợi, bảo “lên văn phòng Ba Dũng ngay”. Ông Lương chạy lên thấy Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhăn nhó.
Ông Lê Khả Phiêu giải thích về việc trì hoãn ký BTA một cách thận trọng: “Tôi bảo anh Phan Văn Khải cứ đi, mời Tổng thống Bill Clinton sang, sẽ ký. Lúc đó có chế độ cố vấn, dù sao cũng phải tôn trọng. Trong Bộ Chính trị, tuyệt đại đa số cũng chưa đồng ý. Ta không được chuẩn bị kỹ. Có hai chương họ tự đưa vào, năm thành bảy chương. Trước những vấn đề quốc tế khi có những ý kiến khác nhau thì phải đảm bảo chín muồi cả về nội dung lẫn kỹ thuật và phải tôn trọng tính tập thể”.
Trong nhiều tình huống “tập thể” chỉ là nơi pha loãng trách nhiệm cho các cá nhân. Phiên họp Bộ Chính trị mang tính quyết định này diễn ra khi những người am hiểu quá trình đàm phán nhất như ông Phan Văn Khải, Trương Đình Tuyển (ủy viên Trung ương thường được mời dự), Nguyễn Mạnh Cầm đều đang ở Auckland. Ông Đỗ Mười chỉ tay hỏi: “Các anh đã đọc chưa mà biểu quyết? Các anh biểu quyết bán nước à?”.
Đúng như ông Đỗ Mười nói, trong Bộ Chính trị rất ít người đọc và gần như không có ai đọc kỹ như ông. Ông Nguyễn Đức Bình buông một câu: “Toàn cầu hóa chỉ đem lại đói nghèo”. Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng lưu ý về “diễn biến hòa bình”. Tuy không có được vai vế như Đào Duy Tùng nhưng từ khóa VIII, ông Nguyễn Đức Bình trở thành “nhà lý luận hàng đầu của Đảng”. Theo ông Nguyễn Đình Lương, trong suốt quá trình đàm phán, mỗi khi xin ý kiến Bộ Chính trị, ông Nguyễn Đức Bình lại nói: “Chúng ta không chống toàn cầu hóa nhưng chỉ tham gia phong trào toàn cầu hóa do vô sản lãnh đạo chứ không nên tham gia toàn cầu hóa do giai cấp tư sản lãnh đạo hiện nay”.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Lương: “Chúng tôi rất khó để biết ý kiến thật sự của ông Lê Đức Anh. Không chống BTA nhưng ông Lê Đức Anh nói: nên ký Hiệp định Biên giới với Trung Quốc trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Trong khi đó, nhiều ủy viên Bộ Chính trị nhận được những ‘thông tin mật’ từ Tổng cục II: Trung Quốc phản ứng rất xấu nếu ký hiệp định thương mại”519. Theo ông Phan Văn Khải, khi ông Đỗ Mười đặt lại vấn đề về BTA, ông Lê Đức Anh đã đồng ý với ông Mười là chưa ký. Tại Auckland, theo ông Phan Văn Khải, ông và Bill Clinton vẫn gặp nhau. Clinton biết rõ nội tình Việt Nam nên cả hai đều không nhắc tới BTA.
Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nói: “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Những thỏa thuận đạt được với Mỹ đã giúp Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 11-2001. Thị trường 1,2 tỷ dân này đã có một sức hút to lớn đối với các nhà đầu tư. Năm năm sau, năm 2006, Trung Quốc trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới: 10,7% so với năm 2005.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Mất thêm một năm đàm phán, phía Mỹ cũng chấp nhận một số đề nghị của ta nhưng đồng thời cũng bắt mình phải chấp nhận thêm những yêu cầu của họ”. Mãi tới ngày 14-7-2000, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mới được ký ở Washington, khi nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton chỉ còn chưa đầy 6 tháng.
Về tổng thể, theo Thủ tướng Phan Văn Khải: “So với những nội dung định ký năm 1999, Hiệp định Thương mại (BTA) Việt - Mỹ ký năm 2000 không đạt được thêm tiến bộ nào”. Nhưng, về mặt thời gian, thất bại năm 1999 đã đánh mất của Việt Nam hơn hai năm cơ hội. Ngày 4-10-2001, Thượng viện Mỹ mới thông qua BTA và hai tuần sau, ngày 17-10-2001, được Tổng thống G.W.Bush phê chuẩn. Cứ mỗi năm chậm trễ, người dân Việt Nam phải chịu thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD.
Huy Đức
* Trích từ cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính của t/g Huy Đức
 

Mười bảy năm trước, PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú đã ăn cắp luận văn tiến sĩ

Một con người có án ăn cắp luận án tiến sĩ như Nguyễn Thanh Tú lại nhảy ra bênh đảng, bảo hoàng hơn vua, thì người được bênh cũng chẳng vinh dự gì...
*
Trên blog TỄU của tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, chúng tôi vừa đọc bài báo rất thiếu tính khoa học, rất hàm hồ, rất ngụy biện của PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội có tên: “Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình” của PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (1)
.
Nay chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) xin gửi tới quý báo bài viết dưới đây, đã in trên báo và in trên mạng Internet từ năm 2004 vạch trần trò láu cá của thầy trò GS.TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, trong một vụ án đạo văn mờ ám tạo thành “luận án tiến sĩ” của Nguyễn Thanh Tú để bạn đọc rộng đường dư luận. 
.
Một con người có án ăn cắp luận án tiến sĩ như Nguyễn Thanh Tú lại nhảy ra bênh đảng, bảo hoàng hơn vua, thì người được bênh cũng chẳng vinh dự gì... Bài viết của chúng tôi trả lời ông Nguyễn Thanh Tú có tên: “Khi hai thầy trò là đồng tác giả luận án tiến sĩ ngữ văn” dưới đây:
.
Khi hai thầy trò là đồng tác giả Luận án Tiến sĩ Ngữ văn 
 .
Nguyễn Thanh Tú
Báo Gia Đình & Xã Hội số 153 (463) ra ngày 23/12/2003 có in bài: “Về tác giả chuyên luận ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan’ của TS. Nguyễn Thanh Tú”, nhằm đáp lại bài “Ai là tác giả thật của ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” của chúng tôi (tức Trần Mạnh Hảo) cũng in trên tờ báo đã dẫn số 143 ngày 29/11/2003. 
.
Đoạn cuối cùng bài báo của mình, TS. Nguyễn Thanh Tú viết: “Bài viết của anh Hảo chứng tỏ anh chẳng những không biết mối quan hệ đặc biệt của người hướng dẫn khoa học và nghiên cứu sinh mà còn tùy tiện xuyên tạc.”
.
Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tú 2 vấn đề:
.
1. Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học, GS TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú ra sao?
.
2. Trần Mạnh Hảo hay Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc”?
.
Trước khi vào vấn đề chính, chúng tôi cần tóm tắt vài nét về bài báo “Ai là tác giả thật của thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” in trên tờ báo đã dẫn.
.
Số là, năm 1996, ông Nguyễn Thanh Tú có hoàn thành luận án tiến sĩ nhan đề: “Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” dày 179 trang khổ A4. Trên trang đầu tiên của luận án có lời cam đoan và chữ ký của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, viết như đinh đóng cột như sau: “LỜI CAM ĐOAN: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
.
Thế mà chỉ 5 năm sau, người ta thấy luận án trên của TS. Nguyễn Thanh Tú được xuất bản với một tên khác: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” mang tên 2 đồng tác giả: GSTS. Trần Đình Sử và TS. Nguyễn Thanh Tú (NXB Đại học QG Hà Nội 2001). Trong bài báo đã dẫn, chúng tôi nêu ra nghi vấn: thế thì ai là tác giả thật của luận án tiến sĩ trên, ông Sử hay ông Tú, và nếu một luận án tiến sĩ do hai thầy trò đồng tác giả như thế liệu có hợp pháp chăng?
  .
1- Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học - PGS.TS Trần Đình Sử - và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú.
.
Trần Đình Sử
Như chúng tôi vừa nêu, trên trang đầu luận án tiến sĩ của mình, nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú đã cam đoan, thề rằng: “ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH CỦA RIÊNG TÔI!”. Thế mà sau 5 năm, khi từ luận án tiến sĩ chuyển thành cuốn sách chung mang tên Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú, ông Trần Đình Sử đã khui ra sự thật này, phủ nhận hoàn toàn lời thề của ông Tú khi bảo vệ luận án TS: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là chuyên luận đã được ấp ủ từ đầu những năm tám mươi khi tôi bắt đầu viết thi pháp thơ Tố Hữu. Những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú, một người ham học hỏi, làm việc đầy sáng tạo, năng nổ, góp phần quyết định cho việc hoàn thành bản thảo. Đây là công trình chung, kết quả làm việc phối hợp chặt chẽ của tôi và tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú.” 
.
GSTS. Trần Đình Sử khẳng định rằng không chỉ khi cuốn sách: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” của hai đồng tác giả trên ra đời, mà ngay cả luận án tiến sĩ: “Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” đã là cuộc kết hợp giữa hai thầy trò Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú. Thế thì việc ông Tú cam đoan trên trang đầu của luận án tiến sĩ do ông bảo vệ đầu năm 1997 rằng đây “LÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA RIÊNG TÔI” hoàn toàn là một sự thiếu trung thực. Vì nếu ông Tú viết trên trang đầu của luận án TS trên rằng: “Tôi xin cam đoan đây là công trình của hai thầy trò chúng tôi là PGSTS. Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú” đúng như lời ông Sử sau này khai ra, thì ông Tú đến 100 năm nữa cũng không lấy được học vị tiến sĩ. Trong bài trả lời chúng tôi như đã dẫn, ông Tú cũng phải thừa nhận rằng cái luận án tiến sĩ mà ông nói dối rằng của riêng ông, thực ra là của chung 2 thầy trò như ông Sử đã tuyên bố; ông Tú thừa nhận: “Xét ở phương diện ý tưởng khoa học và phương pháp nghiên cứu, người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện”. Cũng trong bài trên, ông Tú tiếp tục khai ra sự thật mà thầy mình đã đưa ra ánh sáng trước đó, rằng: “Ý tưởng khoa học về đề tài luận án của tôi được GS. Trần Đình Sử ấp ủ từ khi ông viết Thi pháp thơ Tố Hữu”. Hóa ra ông Sử đã thai nghén chuyên luận này từ đầu những năm 80, nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ “thành công” cái luận án do hai thầy trò là đồng tác giả ít nhất là 15 năm. Suốt 15 năm ấy “những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú” như lời ông Sử, mới thành luận án tiến sĩ chung, thành sách chung của hai thầy trò! Nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ luận án TS về nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ông Sử đã bỏ ra 15 năm suy nghĩ, ấp ủ, nghiền ngẫm, thai nghén cái chuyên luận này mà khi đứng trước Hội đồng khoa học, ông Tú đã thề rằng nó là của riêng mình! Đây là điều đáng trách nhất của cả ông Sử và ông Tú! Hóa ra các ông cùng rắp tâm lừa Hội đồng khoa học, lừa Bộ GD&ĐT ư? Phải chăng đây chính là mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú? Trong bài báo trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Tú đã lờ đi hai điều then chốt nhất của vấn đề là lời thề của ông trước khi bảo vệ luận án TS và lời thú nhận của ông Trần Đình Sử rằng đây là công trình chung của 2 thầy trò khi nó còn trong trứng nước, tức là khi nó chưa thành bản luận án TS mang tên ông Tú!
.
Như vậy, luận án tiến sĩ của riêng Nguyễn Thanh Tú (thực chất là đồng tác giả của hai thầy trò) kia, liệu có phạm quy, có danh chính ngôn thuận, có đúng luật pháp hay không thì xin thanh tra Bộ GD&ĐT, Hội đồng khoa học khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm và Bộ GD&ĐT hãy trả lời trước công luận.
.
2- Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc”?
.
Khi cả hai thầy trò Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú cùng ra trước công luận thú nhận một sự thật đau lòng rằng: cái luận án ông Tú thề rằng của riêng mình kia thực ra do hai thầy trò là đồng tác giả, thì vấn đề khi đem in nó thành sách, các ông có bổ sung 2% hay 20% hoặc 80% cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Bằng lời nói đầu cuốn sách của ông Sử, bằng bài báo trả lời chúng tôi của ông Tú, chính ông Tú là người đã “tùy tiện xuyên tạc” sự thật của chính các ông bằng một lời thề thiếu trung thực trước Hội đồng khoa học Trường ĐHSP Hà Nội năm đầu năm 1997 đó sao?
.
Nguyễn Thanh Tú lên án chúng tôi: “...Anh đã xuyên tạc trắng trợn sự khác nhau giữa luận án và sách. 82.000 chữ trừ đi 65.000 chữ là 17.000 chữ, là trên 20% chứ không hề là 2% như anh Hảo nói để rồi quy kết tôi là “không trung thực” khi làm luận án và suy diễn vu vơ rằng GS. Trần Đình Sử “viết giùm cho học trò” (!). 
.
Thưa ông Nguyễn Thanh Tú, chính ông đã xuyên tạc ý GS.Trần Đình Sử trong lời nói đầu nơi cuốn sách đồng tác giả với ông rằng: “Đây là công trình chung...” của 2 thầy trò đó ư? Ý GS Sử nói trong văn mạch, trong văn cảnh đã dẫn rằng: công trình chung của 2 thầy trò này là chung từ thuở còn chưa có hình hài, nghĩa là từ thuở chưa có bản luận án mang tên ông Tú, chứ không chỉ là công trình chung của riêng cuốn sách. Cũng như ông Tú đã thừa nhận trong bài trả lời chúng tôi rằng: (xin lược dẫn điều đã dẫn trên): “Người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện!”.
.
Vì sao hai ông Tú và Sử lại đem một luận án TS mang tên X ra in rồi biến nó thành thành cuốn sách khác với cái tên gọi khác là Z như thế? Việc làm này là trung thực ư, khoa học ư? Chưa hết, ông Tú còn tung hỏa mù rằng các ông đã gia công thêm 20% từ luận án sang sách, rồi khi thì thề là của riêng tôi, khi thì cùng ra công luận thú nhận là đồng tác giả? Ông Tú ngồi đếm chữ rằng sách dôi ra so với luận án những 17.000 chữ, nghĩa là sách thêm 20% so với luận án! Cứ cho là cuốn sách chỉ mang tới 80% luận án đi nữa thì cũng không thể tùy tiện đổi tên luận án từ X sang tên gọi Z của sách được? Bản chất của cuốn sách vẫn là luận án vì nó chiếm tới 8 phần 10 cơ mà! Số trang ở sách dôi ra so với luận án là do sách chú thích dưới từng trang, còn phần luận án chú thích được dồn vào cuối. Trang 156 của sách, các ông có đưa vào thêm 13, 5 trang gọi là phần “Nguyên tắc ‘lột mặt nạ” và “nguyên tắc dùng cái tục” mà ông Tú khoe khoang một cách khôi hài rằng chỉ 2 tiểu mục này cũng “Tương đương với 2 công trình khoa học” (!). 
.
Cứ theo đà tự phong ngút trời mây này, cuốn sách của thầy trò ông Tú có thể còn cỡ vài ba trăm công trình khoa học nữa cũng không biết chừng! Chúng tôi xin lấy vài ví dụ về sự “lên đời” từ luận án hóa thành sách ra sao? Ví dụ như trang 16 của sách so với luận án là dôi ra hơn nửa trang vì thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn. Trang 22, 23 sách cũng trích thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn dôi ra nửa trang (sách in sai là Nguyễn Đức Đà, chú thích cuối trang sai là Nguyễn Đức Đàm!). Trang 29 sách chỉ thêm đề mục (II) tương đương với luận án trang 16. Trang 30 của sách so với trang 17 luận án thêm 2 chữ “Sau này”. Cũng trang 30 đổi chữ “luận án“ trang 17 thành “chuyên luận” trong sách. Trang 31 sách thêm 8 dòng so với trang 18 luận án, cốt để tâng bốc “Thi pháp”. Ví dụ khác như trang 111 luận án dòng cuối cùng viết “ thế kỷ này” thì ở sách trang 133, dòng cuối cùng sửa thành “Thế kỷ XX”. Mặc dù bìa sách và bìa phụ đề tên 2 vị là đồng tác giả, nhưng chỉ ở chương đầu đã ba lần lặp lại dòng chữ “Tôi nhấn mạnh - N.T.T” thay vì chính ra phải chua rằng “Chúng tôi nhấn mạnh: T.Đ.S. và N.T.T.”!
.
Khi vấn đề chính đã được giải quyết, dù ông Tú có cố chứng minh từ luận án đến sách rằng hai ông đã gia công 20% hoặc 80% cũng không làm ảnh hưởng đến cái sai rất lớn là cả hai thầy trò ông đã lừa Bộ GD&ĐT đầu năm 1997 trong cuộc bảo vệ luận án TS ở Trường ĐHSP Hà Nội, nhằm cốt để lấy tấm bằng TS cho riêng ông Tú; vì ông Sử lúc đó đã là PGS.TS, còn cần gì lấy thêm một nửa bằng Tiến sĩ nữa từ luận án đồng tác giả kia? 
Trần Mạnh Hảo (19-2-2004)
(DLB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét