10h47: Tin từ TNCG: “Người dân càng lúc càng
đông. Theo quan sát của chúng tôi, hiện các lực lượng công an đủ thành
phần đang chia thành từng tốp khoảng 20 người, họ bắt đầu đến những nơi
có người dân hiện diện. Phải chăng đây là dấu hiêu của cảnh sắp đàn áp,
bắt bớ vô cớ?“.
10h25′: Tin từ TNCG: “Hình ảnh rất quen thuộc:
những kẻ được thuê đến để đàn áp đang chia nhau tiền công. Có lẽ đây là
dấu hiệu cho phiên tòa sắp kết thúc ngày hôm nay. Không như mọi người
dự đoán sẽ kéo dài trong 3 ngày“.
Tường thuật: Ngày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (NVCL).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vĩnh Nguyên: Khi Luật biển Việt Nam đến giờ hiệu lực (BoxitVN). - Trường Sa tưng bừng đón Tết sớm (DV). - Một HTX gửi tặng Trường Sa 12 tấn rau (DV). - “Quà xuân cho Trường Sa” đến đảo Đá Tây (TT).
- 2012: Gần 300 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Đà Nẵng (PLTP). - Tàu cá Quảng Ngãi bị hải quân Trung Quốc ngăn cản vào Hoàng Sa tránh gió (TN). - Tàu cá bị ngăn cản vào đảo Hoàng Sa trú bão (DV). - Trường Sa mùa bão (LĐ). - Trung Quốc biên chế J-16 cho HĐ Nam Hải tuần tra trái phép Hoàng Sa? (GDVN).
- Hai người bạn Pháp Đấu tranh vì biển, đảo Việt Nam (PLTP). Đúng hơn là một trong hai người đó đã trở thành người VN: André Marcel Menras Hồ Cương Quyết. Nhưng đáng xấu hổ trước toàn thế giới cho đất nước này là việc “đấu tranh vì biển đảo VN” đó của ông lại bị chính giới chức VN kiếm đủ cách cản trở.
- Chứng cứ pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (VNN). – Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa (DT). – Kho bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa (ANTĐ). - Cận cảnh 150 bản đồ chủ quyền biển đảo vừa về đến Việt Nam (TTVH/Petrotimes). - Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (TN). - Công bố chứng cứ pháp lý về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa (SGGP). - Thêm 43 bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Đà Nẵng tiếp nhận thêm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa (PLTP). - Phát hiện Bản đồ năng lượng của Trung Quốc không có “đường lưỡi bò” (Infonet). Chứng cứ pháp lý đôi khi khó có thể thắng nếu đảng và nhà nước quyết để cho Trung Quốc dùng “tình hữu nghị” giải quyết tranh chấp chủ quyền.- Ba chiến hạm Trung Quốc cập cảng Sài Gòn (Người Việt). – Tàu TQ cập cảng Sài Gòn, báo VN im lặng (BBC). “… việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường“. – Đâu phải im tiếng súng là đất nước đã bình yên? (Phương Bích).
- Về “công hàm 1958″ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Hữu Nguyên). Lập luận trong bài không đủ thuyết phục, ngoại trừ nói cho nhau nghe, không thể đem ra cãi với TQ hay cãi trước tòa án quốc tế. Tại sao không dám lập luận rằng Hoàng Sa ở phía nam vĩ tuyến 17, lúc đó thuộc VNCH, nên công hàm Phạm Văn Đồng ký không có giá trị? Ta không thể ký cho, bán, tặng… vùng đất mà ta chưa làm chủ. Do không chịu thừa nhận chính quyền VNCH, nên “ta” cố cãi cho dù lý lẽ đưa ra không đủ sức thuyết phục.
Quan trọng hơn nữa, với vụ “Công hàm” này, chúng tôi đã bàn từ ngày 21/3/2012, sau đó thêm nhiều lần, chúng tôi đã bàn tới một điều quyết định tất cả, được gọi là “Tử huyệt” – nó nằm trong khía cạnh “chính trị”, chứ không phải “pháp lý”.
Đơn giản là, không giống như tất cả mọi tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí cả giữa Liên Xô và Trung Quốc cùng hệ thống XHCN trước đây, tranh chấp VN-TQ ngày nay y chang chuyện cãi cọ trong một “hội kín”, giữa trùm và đệ tử. Họ có thể ra đường la làng chửi bới nhau, xin xóm giềng giúp “hòa giải”. Thế nhưng, trong “hội”, họ đã thỏa thuận với nhau những gì, họ giấu biến, thiên hạ làm sao biết được mà phân xử, bàn bạc chi mất công, hoặc chỉ là trò mèo cho họ lợi dụng.
Vụ “Công hàm” rất có thể mới chỉ là một trong rất rất nhiều vụ họ đã thỏa thuận ngầm với nhau mấy chục năm nay, giờ cãi nhau không xong, trùm hội mới thò ra cho thiên hạ biết chút ít, để khỏi bênh kẻ đệ tử này mất công nữa, lại có tác dụng đe nẹt đàn em. Đệ tử mà còn tiếp tục hỗn láo, trùm hội sẽ lại nhá tiếp ra cả đống chuyện đi đêm, cắt máu thề nguyền trong hội kín ra nữa. Chính vì vậy mà kẻ đệ tử không dám đem ra cho chính quyền phân xử, chỉ la làng vu vơ thôi, sợ đem xử, nó bung hết chuyện hèn hạ đi đêm bao nhiêu năm ra, thì thua trắng tay. Cái thua lớn hơn nữa, kẻ tiểu đệ này sợ nhất, là nếu gia đình, người thân, bạn bè mình biết đã bán đứng họ ra sao, bán nhà bán cửa … tới đâu khi cắt máu ăn thề với trùm hội, thì rất có thể họ sẽ trừng phạt khốc liệt.
Chỉ có một con đường thoát duy nhất cho kẻ đệ tử trót lỗi lầm này là hãy tự thú tất cả những thề nguyền, trót dại với tên trùm kia ra sao, mọi người sẽ tha thứ và cùng chung lưng chống lại tên trùm hội kín tham tàn.
Ông Luật sư có thể giỏi về luật, giàu trí tưởng tượng, nhưng về chính trị, nhất là chính trị cộng sản, ông (làm bộ?) quá non nớt, thì “phát minh” của ông chỉ như trò giải trí cho thiên hạ.
- ÔNG BA, ÔNG TƯ, ÔNG TỔNG, ÔNG VỊNH … CÁC ÔNG ĐANG TRỐN Ở ĐÂU ? HẢI QUÂN TRUNG QUỐC CHẶN TÀU CÁ VIỆT NAM BỊ NẠN VÀO HOÀNG SA TRÁNH BÃO (Trí Nhân Media). “Đất nước này đã nằm trong tay giặc rồi, các ông tiếp tục lừa dân đến khi nào?”. Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?/ Khi giặc Tàu đang tung hoành trên biển đảo/ Nguyễn Vịnh ở trong bờ hảo hảo bắt tay/ Khi ngư dân bị ức hiếp hàng ngày/ Chúng vẫn lải nhải với “hòa bình và hữu nghị”…
- CÁI GỌI LÀ “SÁNG KIẾN, CÔNG BẰNG” CỦA TRUNG QUỐC… (Bùi Văn Bồng).
- Cảnh giác với “gác tranh chấp, cùng khai thác” (TN). - Philippines thận trọng với “lời mời” của Trung Quốc (LĐ).
- “Thủ tướng Nhật Abe sẽ thăm Việt Nam trước Mỹ” (TTXVN). Liệu VN có tận dụng cơ hội và chứng tỏ thịnh tình, cùng chung lưng với mội chính phủ quyết liệt hơn với kẻ thù chung, hay lại tiếp tục chơi trò đu dây nguy hiểm?
- Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc (SGGP). - Nhật triệu đại sứ Trung Quốc đến phản đối vụ tranh chấp đảo (VOA). - Thủ tướng Nhật ra lệnh tăng giám sát Senkaku (TP). - Thủ tướng Nhật muốn quân đội đáp trả Trung Quốc (VnMedia). - Nhật Bản không để Trung Quốc uy hiếp (RFI). - Thủ tướng Nhật ra lệnh tăng giám sát Senkaku/Điếu Ngư (VNE).
- Trung Quốc “toát mồ hôi“ trước tin Nhật Bản đóng tàu sân bay “chuẩn” (VnMedia). – Mỹ chính thức đứng về phía Nhật trong tranh chấp ở Senkaku với Trung Quốc (ANTĐ). – Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lần đầu từ 2002 (RFI). – Nhật Bản bổ sung hơn 100 tỷ euro cho phục hồi kinh tế (RFI).- Nhật thay đổi chính sách quốc phòng (PLTP). - Trung Quốc sốc trước “quả đấm trên biển” của Nhật Bản (PN Today).
- Xe Nhật mất khách Tàu vì tranh chấp biển đảo (Vef). - Hai phần ba người TQ tẩy chay hàng Nhật (BBC).
- Ấn Độ triển khai thêm máy bay tới biên giới với Trung Quốc (VnMedia).
- Khánh Trâm: Đứng nơi tận cùng của Tổ quốc nghĩ về chủ quyền dân tộc ở Biển Đông (BoxitVN).
- MỘT VÀI HỒI ỨC CỦA ĐẶNG VIỆT CHÂU, CCB 356 KỂ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 NGÀY 12/7/1984 (Phạm Viết Đào).
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 12) (BoxitVN). Đã có 1.090 người ký.
- Xử 14 người Thiên chúa giáo ở Nghệ An (BBC). – Việt Nam : Xử sơ thẩm 14 người Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An (RFI). – Việt Nam xét xử 14 người Công giáo và Tin Lành (VOA). – Việt Nam xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành (RFA). – Phiên toà sơ thẩm xét xử các thanh niên Công giáo (RFA). – Phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ngày 08/01/2013 (Dân Luận).- Vụ Đoàn Văn Vươn ‘sẽ không có công lý’? (BBC). – Như ‘cái tự do’ (DLB). “Thật buồn khi chống lại kẻ cướp được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại thì bị coi là kẻ giết người. Chống lại việc làm trái với lương tâm và đạo lý bị coi là chống ‘thi hành công vụ’. Thủ tướng còn nói được gì khi mà với chính quyền Hải Phòng, kết luận của thủ tướng về vụ việc Tiên Lãng là kết luận như cái ‘Tự do’.” – Lê Diễn Đức: Đừng vì sợ hãi mà im lặng trước cảnh tiền và máu đang vùi dập công lý! (RFA’s blog).
- Thông tin cập nhật về phiên tỏa xử 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước tại Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An (NVCL). – Nóng – công an Vinh đàn áp giáo dân ! (Xuân VN). – Nhiều người bị ngăn cản tại phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo (RFA). “… họ bảo rằng tòa xử công khai nhưng họ không muốn cho bà con đến tham dự phiên tòa. Số lượng được vào dự phiên tòa rất ít. Còn số lượng ở bên ngoài đến để theo dõi thì họ ngăn không cho đến gần cửa tòa án”. - Thân nhân 14 thanh niên tường thuật diễn biến phiên tòa (Chuacuuthe).
- Cập nhật lúc 22g: Tường thuật phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 người yêu nước tại Vinh (Chuacuuthe). “Bây giờ là 22g00, hiện nay blogger Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng đã ra khỏi đồn công an TP. Vinh sau một ngày bị giam giữ trái pháp luật. Nhưng blogger Người Buôn Gió vẫn còn bị giữ trong đồn công an mà không có bất cứ lý do gì”.
- Công an TP Vinh, Nghệ An, Ngu chi ngu rứa (Nguyễn Tường Thụy). “Thế nhưng cái mất của đám công an Vinh thì lớn hơn nhiều. Bắt người theo luật rừng rú, ngang nhiên chà đạp lên pháp luật trong khi ngành công an lại được coi là lực lượng bảo vệ pháp luật. Việc bắt bớ này cả trong nước và thế giới đều đã biết. Người ta lên án, người ta phỉ nhổ, công an Vinh bị ăn chửi. Có ai làm xấu mặt chế độ bằng công an không?“
- ĐÊM ĐÔNG NHỤC THÀNH (Hoàng Dũng). “Nghe văng vẳng đâu đây tiếng một gã lang bạt: Từ ngày Vệ Kính Vương lên ngôi, đã gần trăm mạng bị mang ra xét xử, buộc tội chống chế độ bằng bàn gõ, mới đây là thày cãi Quân bị câu lưu, nay xử 14 tên này, mai xử tiếp là ai?”
- 8-01-2013 PHIÊN TÒA BẠO LỰC – YÊU NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ CHỐNG “CHÍNH QUYỀN” – “CHÍNH QUYỀN” NÀO ??? (Trí Nhân Media). “Cứ chống giặc phương Bắc là mang tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền’. Cái thông điệp sờ sờ ra đó, thế mà chúng ta không hiểu”.
- Hình ảnh Tu viện kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học đang bị phá dỡ (NVCL).
- Bắt LS Quân ‘làm tổn hại hình ảnh VN’ (BBC). – Bản dịch bức thư của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ Mỹ (NED): Thư gửi thủ tướng Dũng về trường hợp LS Quân (ĐCV).
- Vụ Nguyễn Hoàng Vi: Ủy ban Bảo vệ ký giả lên tiếng về vụ xâm phạm blogger ở Việt Nam (VOA).
- Cô Lô Thanh Thảo bị kết án 3 năm 6 tháng tù (DLB). - Chống phá Nhà nước, bị phạt 42 tháng tù (DV). - Xét xử kẻ rải truyền đơn chống nhà nước (VTC). - Tuyên truyền chống nhà nước, nữ cử nhân lãnh án (VNN). - Video họp báo: Lô Thanh Thảo NGƯỜI TÙ BỊ VIỆT TÂN “BỎ QUÊN” (TTXVA).
- TIÊU DAO BẢO CỰ VÀ HẠ ĐÌNH NGUYÊN NÓI VỀ PHONG TRÀO SVHS TRANH ĐẤU (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Vũ Quốc Ngữ: Phản động hay tiến bộ? (Nguyễn Tường Thụy). – PGS-TS VŨ VĂN PHÚC NHẮM MẮT VIẾT BỪA, PHẢN ĐỘNG HƠN CẢ PHẢN ĐỘNG (TCCS/ Phạm Viết Đào).
- “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” (Dân Luận).
- Công an đâu rồi? (TN). Bận đi “chống diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” hết rồi. Ở đây nè =>
- Nguyễn Hưng Quốc trăn trở với hiện tình đất nước (RFA).
- Về đám tang TƯỚNG TRẦN ĐỘ (Bùi Văn Bồng).
- Tưởng nhớ Nguyễn Chí Thiện nhân giỗ 100 ngày (Bùi Văn Phú).
- Câu đố (Nguyễn Tường Thụy).
- TBKTSG: Lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp nhưng phải Đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng trong góp ý dự thảo Hiến pháp (LĐ). - Ngăn chặn lợi dụng dân chủ trong góp ý (DV). - Ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng (Đào Tuấn). – Ta và xuyên tạc!? (DLB). – Phải giữ điều 4 (DLB). “Nhưng em cũng phải thừa nhận điều 4 viết có câu hơi thừa: Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Câu này thừa, vì từ năm 1945 từ khi đảng cướp được chính quyền, có ai luật hoá hoạt động của đảng đâu mà đảng vẫn cứ hoạt động bình thường đấy thôi, có sao đâu. Đảng muốn làm gì thì làm, cấm ai có ý kiến…”. . - Góp ý sửa đổi hiến pháp: Trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu ý kiến nhân dân (SGGP). - Nhân dân góp ý dự thảo Hiến pháp đến hết 31.3 (TN).
- Làm gì để có một Hiến pháp dân chủ? (BBC). “Một bản hiến pháp chỉ có thể là của nhân dân khi nó phải được người dân trực tiếp và đích thân bỏ phiếu để thông qua”. - Đề nghị sửa lại chương I Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 (Chuacuuthe). - Khẳng định cơ chế bảo hiến bằng Tòa án Hiến pháp? (DT) - Thư góp ý Hiến pháp không cần dán tem (VNN). Không cần dán tem, không bao giờ được chuyển đi vì sẽ bị vứt vô thùng rác ngay khi các bưu điện nhận được? - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Trân trọng lắng nghe ý kiến nhân dân (TP). - Chín nội dung cơ bản của việc sửa đổi hiến pháp (SGTT). - “Năng lực lắng nghe” hay “Rửa tai để nghe lời nói thật”(DT).
- Hà Nội: Lần đầu lấy phiếu tín nhiệm Bí thư thành ủy (VTC). – Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo (NLĐ). – ‘Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém’ (VNE). – Hà Nội kỷ luật nghiêm Đảng viên, tổ chức Đảng (VnMedia). “Trong năm 2012, Thành ủy Hà Nội đã thi hành kỷ luật 847 đảng viên và 27 tổ chức đảng“. Sao lạ vậy? Có quá nhiều đảng viên và tổ chức đảng bị kỷ luật, nhưng tất cả lãnh đạo Hà Nội đều tốt? – Hà Nội: tất cả đều tốt! (Trương Duy Nhất). “Chất lượng công chức, hiệu quả công việc phải lấy dân làm thước đo. Chỉ có lá phiếu của dân mới thật sự xác tín. Có ai tin nổi toàn bộ đội ngũ quan chức Hà Nội đều tốt? Có ai tin nổi cả 20 quan chức chủ chốt vừa được bỏ phiếu kia không ai yếu kém? Trong khi bộ mặt thủ đô những năm qua tì vết bầm vấy như thế nào?” - Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo TP Hà Nội (SGGP). - Hà Nội đi đầu lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt (DV). - Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo chủ chốt: Không ai đạt tỉ lệ 100% xuất sắc (LĐ).
- Thông tin mới nhất về “nghi án” chạy công chức (VnMedia). – Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa Nguyễn Văn Xuyên: Luân chuyển khi chưa phát hiện ông Bình liên quan tiêu cực (TP). - Chạy công chức: Hiến kế cho GĐ Sở Nội vụ HN (VNN).
- Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Tạo cơ chế giám sát CBCC (PLTP). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Khuyến khích cán bộ kiêm nhiệm công việc (SGGP). -Tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả (SGGP). - Bộ máy chính quyền cồng kềnh vì trách nhiệm không rõ (LĐ).
- THỜI “BÁC TẬN” (Thùy Linh). “… không biết có bao nhiêu họ Mã mang bộ mặt giả đang sống trong xã hội này?Liệu có bao nhiêu người sáng suốt như họ Mã biết lui về hưu trước khi lòng người nổi giận vì cái bộ mặt giả dính chặt vào mặt thật không gỡ ra nổi nữa?”. – Nguyễn Thế Duyên: LÀM ĐĨ (Hai Lúa).
- Phạm Toàn: Bên trong tổ tò vò có gì? (BoxitVN). Quá hay!
- Nguyễn Bá Thanh ‘không ngại va chạm’ (BBC). – KHI QUYỀN LỰC BÓNG TỐI LẠI TRỖI DẬY (Lê Anh Hùng). – Chính trường Đà Nẵng hậu Nguyễn Bá Thanh (Nguyễn Thế Thịnh). – Nguyễn Ngọc Già – Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ có thể làm gì?! (Dân Luận). - “Tôi từng thuê xe ôm đi khắp Đà Nẵng hỏi về ông Nguyễn Bá Thanh” (GDVN).
- Nghị định quan tài (Đào Tuấn). “Dân gian, cũng đôi khi lại cảm thấy giữa ‘quan tài’ và ‘ngực lép’ có một điểm chung: Vừa không hợp lý, vừa không hợp pháp, vừa thiếu khả thi. Thực hiện cũng được mà không thực hiện thì cũng hòa cả làng. Chẳng lẽ đây là việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho…công chức?”. – Nói tí ti về hai điều (Nguyễn Thông). “Nhưng tất cả những thứ quy định đó chỉ xứng tầm văn hóa làng xã chứ không phải quốc gia, hay nói đúng hơn chỉ là một dạng nội dung hương ước mà ta có thể gặp ở bất cứ vùng nông thôn nào xứ ta”. – Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các cán bộ Lào (TTXVN). Nhớ đừng giúp các đồng chí bên đó soạn nghị định nhé.
- Bộ Tư pháp: Chủ công thu dọn “rừng” văn bản (PLTP).
- Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Hungary hợp tác phòng chống tham nhũng (NLĐ). Ráng lây cái bệnh tham nhũng cho Hungary thật nhiều để “phân hóa nội bộ” của chúng.
- Báo chí: Chống tiêu cực và tự tiêu cực (Petrotimes).
- THỰC TRẠNG “GIÀ HÓA” ĐỘI NGŨ ĐẢNG (Bùi Văn Bồng).
- Phó chủ tịch Quốc hội kiểm tra tại vùng động đất Bắc Trà My (TP). - Quốc hội kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Tháng 5.2013 sẽ quyết “số phận” Thủy điện Sông Tranh 2 (DV). - Hãi hùng thi công trên mặt đập… nước chảy xuyên chân đập! (ANTĐ). (Hết đoàn này đến đoàn khác mà cục nợ 80k tỷ đấy vẫn chả động đậy gì!!!)
- Xe Thanh tra giao thông ‘xé’ dải phân cách đi cho tiện (VNN). - Bắn bùi nhùi bắt xe lạng lách (TN).
- Chiến sĩ công an vào nhà tạm giữ đánh bị can (DV). - “Đầu gấu” khu công nghiệp: Công an đâu rồi? (TN). Đang lo “chăn” đầu gấu! - Bộ Công an yêu cầu kiểm tra nạn “đầu gấu” khu công nghiệp (TN). (Có 1 điều ko thể hiểu nổi là công an làm gì mà không phát hiện ra những chuyện thế này mà cứ phải để phóng viên báo chí vào rồi thì bắt đầu hô chỉ thị với chỉ đạo)
- Kiên Giang: Bất thường trong đấu thầu dược liệu (DV) chỉ ở mỗi KG thôi sao?.
- Bốn năm “ngắc ngứ” thi hành án (PLTP). - 17 năm sống không hộ khẩu (TN).
- “Bác nằm trong Lăng/ Giấc ngủ bình yên”, không làm gì được nữa, nên Bác bỏ kết luận thất thu hơn 20 tỉ đồng từ vỉa hè Hà Nội ?(Petrotimes).
- Việt Nam : Một nữ sinh bị đuổi học do sửa lời của Hồ Chí Minh (RFI). - Vụ học sinh ‘xúc phạm’ thầy cô trên facebook: Buộc thôi học, nhà trường gián tiếp ‘chặn’ tương lai một con người? (GDVN).
- Về chuyện rút máu học sinh: Vấn đề y đức trong nghiên cứu khoa học ở Nghệ An (Nguyễn Văn Tuấn). - Vụ hàng trăm học sinh bị rút máu: Nhà trường xin lỗi phụ huynh (LĐ). - Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, BV Nhi T.Ư: Mục đích lấy máu không có gì xấu (LĐ).
- Vụ thắng kiện hơn 55 triệu USD: Luật sư bên thua nói “tòa không có kinh nghiệm” (TN). - Căn cứ pháp lý nào giúp ông Ly Sam thắng kiện 55 triệu USD? (DT). - Bên thua kiện 55 triệu USD nói gì? (VNN). - Việt kiều thắng kiện 55,5 triệu USD không dễ lấy được tiền (DT).
- Kinh tế Việt Nam khó ra khỏi khủng hoảng (RFI). “Điều quan trọng là, cần phải điều hành nền kinh tế với một chiến lược dài hạn, chứ không phải một chiến thuật ‘được đến đâu, hay đến đấy’.”
- Nguyễn Mạnh Trinh: Đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Đức (VOA’s blog).
- Hòa đàm Paris và ‘kẻ xúi bẩy’ đằng sau Johnson (TVN).
<- Chùm ảnh: Kí ức thời bao cấp (Tin Mới). Nói cho công bằng và chính xác, nó còn là thời chiến tranh, mà trong đó, mô hình xây dựng cả một xã hội thành một trại lính khổng lồ đã thắng. Kinh nghiệm này đã có từ thời La Mã, nhưng tiếc là người Mỹ và những người Việt Quốc gia đã không nhìn thấy hết từ trước.
- “Hoàn cầu Thời báo”: Trung Quốc hiện không có tự do báo chí (LĐ). Cái tựa không chuẩn, dễ gây hiểu lầm, nó không giống với câu “Ở Trung Quốc trong những điều kiện chính trị – xã hội hiện nay không có chỗ cho cái gọi là tự do báo chí“. - Tuyên giáo trừng phạt báo Nam Phương (BBC). “Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng khẳng định tự do báo chí được hoàn toàn tôn trọng ở nước này, và vụ việc tại tờ Nam Phương là chuyện ‘quản lý bài vở’ của một tờ báo”. - Nam Phương Tuần Báo từng gặp rắc rối với chính phủ Trung Quốc (VOA). “…chỉ riêng trong năm 2012 đã có hơn 1.000 bài báo của họ bị sửa đổi, cắt xén”. - Dân Trung Quốc tiếp tục biểu tình chống kiểm duyệt báo chí (VOA). – Blogger và nghệ sĩ Trung Quốc ủng hộ các phóng viên đòi tự do báo chí (RFI). “Truyền thông Trung Quốc nay đang ở một bước ngoặt lịch sử. Một phong trào chưa từng có đã ra đời nhằm lên án chế độ kiểm duyệt”. - Trung Quốc bỏ hình phạt “trại cải tạo lao động” (LĐ).
- Dân Chủ Hóa Hoặc Là Chết – Tại Sao Cộng Sản Trung Quốc Phải Đối Phó Với Cải Tổ Hoặc Cách Mạng? (Dân Luận).
- Bắc Triều Tiên cho phái đoàn Mỹ quan sát sinh viên sử dụng Internet (VOA).
- Cam Bốt điều tra lại vụ quan chức bắn người biểu tình (RFI).
KINH TẾ
- Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng (VOV). - Ngân hàng tìm đối tác để tái cơ cấu (NLĐ).
- Trước giờ G, vàng bị “dìm” giá 5 – 6 triệu đồng (DT). - Thêm 7 đơn vị xin cấp phép kinh doanh vàng (TBKTSG). - Lo điểm mua bán vàng (NLĐ). - Vàng kém hấp dẫn (TN). - Từ 10.1, “xóa sổ” 5.500 điểm mua bán vàng (DV). - “2013: Nắm giữ vàng là quyết định khó khăn” (VnEco). - Tiết lộ gây “sốc nặng” về kinh doanh vàng miếng (PLVN). “…theo tiết lộ của một lãnh đạo ngân hàng có tên trong “danh sách hồng”, thì có đến 99% các điểm đăng ký chỉ là để… giữ chỗ (!?)”. Bày trò gây “sốc” để biện minh cho một quyết định gây thiệt hại quá đáng, phi lý cho dân? Căn cứ vào đâu mà có con số 99% đó?
- Quá nửa công ty chứng khoán thua lỗ năm qua (SGTT). – Nút thắt sẽ được tháo dần (NLĐ). - Chứng khoán giao dịch hơn 2.700 tỉ đồng (TN). - Sẽ điều chỉnh biên độ giao dịch chứng khoán (LĐ). - Chứng khoán tăng mạnh (SGGP). - Đột biến nhờ vốn ngoại (LĐ). - Liều mình đổ ngàn tỷ đổ vào chứng khoán? (VEF). - Khối ngoại gom mạnh cổ phiếu ngân hàng, mua ròng 2.000 tỷ trong 3 tuần (CafeF). - Ông Trầm Khải Hòa bất ngờ từ chức Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Phương Nam (CafeF).
- Công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ: Không thanh toán cho phần đầu tư tăng thêm (TP). - Rủi ro ồ ạt phát hành trái phiếu địa phương (TP).
- Làng biển tỷ phú (DV).
- Quảng Ngãi: Trồng lúa cho… bò ăn (DV). - Đột nhập vườn Phật Thủ… “nghìn tay”, giá bạc triệu mỗi quả (DV).
- Rau, thịt tăng giá đột biến: Nông dân lợi 1, thương lái “ăn” 10 (DV).
- Mỏ sắt lớn nhất ĐNA: Kiến nghị bán quặng sắt để giải quyết vốn (DT). =>
- Thị trường bất động sản trông chờ kiều hối cuối năm (Tin tức/Petrotimes). – Thị trường bất động sản 2013: cơ hội cho người mua (SGTT).
- EVN: Tăng giá và lãi lớn (TN).
- TPHCM: Xử lý 8 doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài (SGGP). - Hiệu quả của các doanh nghiệp VNR500 ra sao? (LĐ).
- Vẫn chưa kiếm ra 1 triệu đô la trong 5 năm? (Alan Phan). - GĐ Facebook VN: Dấu ấn kinh tế năm 2012 là sự lung lay của các ông lớn (GDVN).
- Hà Nội rét đậm: bán hết cả quần áo tồn kho (SGTT).
- Mất tết vì thất nghiệp (SGTT). - Vé máy bay tết đìu hiu (PLTP).
- Tháo gỡ nghịch lý trong nông nghiệp (TVN).
- Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới: Nông dân vẫn nghèo (TP). Chính vì cứ chạy theo thứ hạng đó để lòe dư luận nên nông dân mới nghèo.
- Hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ phải bỏ nghề (RFA). “ Khổ lắm nuôi cá ở chỗ tôi mười người lỗ cả mười. Nhà nước nói cho vay mấy ngàn tỷ nhưng công ty còn chẳng vay được nói chi đến mình”.
- Thép Việt Nam bị kết luận phá giá ở Indonesia (PLTP).
- Thất nghiệp kỷ lục tại khu vực dùng euro (BBC). – Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng euro tăng cao kỷ lục (VOA). – Vatican ngưng mọi thanh toán bằng thẻ tín dụng (RFI).
- Giữa tháng 2-2013, chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 268. MIẾU THỜ TÀI NỮ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT Ở HÀ NỘI (Việt sử ký). - 269. CUỘC VI HÀNH XỬ ÁN CỦA THÁI SƯ LÂN QUỐC CÔNG ĐINH LIỆT.
- Vì sao Cổ Loa là công trình quân sự vĩ đại trong sử Việt? (Kiến thức).
- Nóng lại hồ sơ di sản tư liệu (TP).
- NHÀ VĂN NHẬT TIẾN: SÀI GÒN một thời nhếch nhác (kỳ 3) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Thế Hoàng Linh.Lục bát là thể thơ được độc giả thích và nhớ nhất (PBVH). - Khải Minh.Ngày nào thơ Việt Nam chưa có lý thuyết mới thì… . - Thận Nhiên. Cái tôi cần là sự thôi thúc ám ảnh. - Đỗ Quyên.“Muốn thơ mình: chuẩn mực của phóng túng và phóng túng của chuẩn mực”. - Lê Vĩnh Tài. Một bài thơ hay là một bài thơ ta ít gặp hơn một bài thơ dở. - Nguyễn Trọng Tạo. Khi xã hội xuống cấp, nhà thơ – người ở đâu? -
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 8) (Nhật Tuấn).
- CHUYỆN TÌNH CHƯA BAO GIỜ TIẾT LỘ (Nguyễn Trọng Tạo).
- “Nghề hót phân trên đời là nhất!” (Người Hiếu Cổ).
- Kỹ thuật phòng chống nhớ (Nguyễn Ngọc Tư).
<- Sách mới: “Từ Lũng Cú đến Đất Mũi” của Mathilde Tuyết Trần (Diễn Đàn).
- Học hết lớp 8 vẫn thành dịch giả (LĐ).
- Tùng Dương:’ 2012 thăng hoa nhưng chưa đặc sắc’ (BBC). - Rút “Người hát tình ca” khỏi “Bài hát yêu thích”? (TN). - Ngọc Ký lên đồng (TP).
- Truyền hình thực tế: Ồn ào có đáng tự hào? (Petrotimes). - Ra mắt đĩa hài “Không hề biết giận”: Hấp dẫn từ những chuyện nông thôn xưa (DV).
- Sắc màu Tây Bắc (Trương Duy Nhất).
- Kỳ 4: Du lịch… lang thang (TBKTSG).
- Ăn chay: Xin đừng ngộ nhận… (Kiến thức).
- Kỳ lạ: Cung điện nguy nga trên đỉnh núi (Kiến thức).
- Phim nhạc kịch kiểu mới (TN).
- Ảnh vui: Khi tất cả đều là “phó nháy” (Tin Mới).
- 160 phút sống cùng Những người khốn khổ (SGTT).
- Brad Pitt sẽ sang Trung Quốc bất chấp lệnh cấm? (NLĐ).
- HLV Hoàng Anh Tuấn rút lui, VFF tìm HLV nội tạm quyền (VNN). - Tuyển chọn huấn luyện viên cho đội tuyển Việt Nam: Lại quay về nơi xuất phát! (LĐ). - Từ nay đến đại hội VFF (LĐ).
- Lionel Messi nhận Quả bóng vàng (BBC). – Lionel Messi bốn năm liên tiếp nhận Quả bóng vàng (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Siết chặt” đào tạo liên thông: Đi tìm bản chất thực (DT). – Tâm thư nam sinh không ‘sốc’ về quy chế liên thông (Infonet). - Sinh viên “kêu trời” với quy định mới về đào tạo liên thông (Petrotimes). - Đi tìm bản chất thực việc Bộ Giáo dục “siết chặt” đào tạo liên thông (GDVN).
- Siết chặt kỷ luật thi cử (NLĐ). - 22-1: Chốt phương án tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 (SGGP).
- Nữ sinh Ngoại thương dựng riêng một ‘Harvard’ (Infonet).
- Coi nhẹ kỹ năng, sinh viên mất nhiều cơ hội (GDVN).
- “Thủ lĩnh” thanh niên nổ: Học sinh, sinh viên luôn có lòng yêu nước nồng nàn (GDTĐ). - Tin tôi đi, bạn sẽ chẳng thể cuồng nổi đâu! (TP).
- HS chửi bậy trong bài kiểm tra: Hậu quả của thói dối trá học đường! (DT).
- Phản hồi bài “Đuối sức vì phải học 3 thứ tiếng” (TN).
- Dạy kinh doanh từ bậc phổ thông (TN). - Sẽ đưa môn Kinh doanh vào trường phổ thông (TP). - Giáo dục kinh doanh sẽ được dạy ở trường học (SGTT).
- Trường học cho trẻ khiếm thính – Thiếu và yếu (SGGP).
- Bộ GD&ĐT cấm thi “người đẹp”: Các hoa khôi SV nói gì? (DT).
- Phần thưởng cho sự vượt khó (NLĐ). – Cảm phục nghị lực của nữ sinh mồ côi người Jarai (GDVN). - Em T. được hỗ trợ gần 40 triệu đồng (PLTP).
- Thương nhất trên đời Cha của con (DT). - Gửi ba, người thầy lớn nhất của đời con! (24h).
- Gửi 40 người sang Hungary học năng lượng nguyên tử (GDVN).
- Tòa Indonesia đóng cửa trường quốc tế? (BBC). “… việc thi hành dự án trường công tiêu chuẩn quốc tế đã vi phạm nguyên tắc chính là giáo dục phải dành cho tất cả mọi người, và dự án này khiến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng rộng thêm”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ tàu cá mất tích trên biển: Cạn khô nước mắt ngóng đợi người thân (ANTĐ).
- Lò chế thịt siêu bẩn (VEF). – Bắt giữ vụ vận chuyển lòng lợn và gà Trung Quốc đã giết thịt (ANTĐ). – 300 kg lòng lợn và gà ngâm hóa chất tuồn về Hà Nội (DT). - Bắt xe tải chở lòng lợn, chân gà Trung Quốc ngâm hóa chất (TN). - Miến bẩn tràn ngập thị trường (LĐ).
- Chống quái xế đua xe trái phép: Vỏ quýt dày và móng tay nhọn (DT). – Công an TP Thanh Hoá tiếp tục dùng lưới vây bắt “quái xế” (DT).
- Tùy tiện như khám sức khỏe: Kỳ 1: Bệnh viện quận cũng khám “xuất khẩu” (TN). - Cháu bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin: Hà Nội ngừng sử dụng vắc xin ’5 trong 1′ QUINVAXEN (Petrotimes). - Người lớn chết do bệnh thuỷ đậu: Tại sao bệnh lành tính vẫn gây tử vong?(LĐ).
- Hà Văn Thịnh: Ăn Tết theo dương lịch: Tốt đủ mọi đàng… (TVN). Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều … nên nó mới đẻ ra cả rừng băng rôn ghê rợn như thế này? =>
- Chuyện ít biết về cộng đồng Hồi giáo tại Hà Nội (TVN).
- Dân Hà Nội ‘tắm tiên’ giữa 9 độ C: Cảnh báo nguy hiểm (VTC). - Chỉ người giàu… thích rét (ANTĐ).
- Những phụ nữ không quốc tịch ở Thái Lan (VOA). – Người Việt Nam tại Nga: Trở về sau 21 năm (DT).
- Những gương mặt thật, người thật, tình yêu thật ở Việt Nam (NYT/ TCPT).
- Gian nan vé tàu tết (SGGP).
- Phóng sự ảnh: Những đô thị ma tàn phá đất nước (DLB).
- Rừng Yok Đôn: “Hết nạc…lâm tặc vạc đến tận xương!” (ANTĐ). - Lâm tặc lộng hành ở Đắk Lắk (TP).
- Úc : Nguy cơ hỏa hoạn vượt tầm kiểm soát (RFI). – Australia tăng mức báo động thảm họa cháy rừng (VOA).
QUỐC TẾ
- Những câu hỏi của năm 2013 (Petrotimes).
- Một triệu người Syria cần lương thực cứu trợ khẩn cấp (VOA).
- Tổng thống Obama đề cử Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc CIA (VOA). – Ông Obama đề cử bộ trưởng quốc phòng (BBC). – Chân dung Chuck Hagel (BBC). – Israel, Iran phản ứng về việc đề cử bộ trưởng quốc phòng Mỹ (VOA). – Obama thúc giục Quốc hội chấp nhận bổ nhiệm lãnh đạo Quốc phòng và CIA (RFI). – Thực thi luật di trú: Ưu tiên cao của Mỹ trong 2 thập niên qua (VOA). - Nội các lưỡng đảng của Tổng thống Obama (SGGP). - Tổng thống Obama cải tổ nội các sau khi tái đắc cử (VOA). - Hành trình lên sếp CIA của John Brennan (VNN). - Mỹ đưa tên 2 người vào danh sách khủng bố (VOA).
- Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc (TN).
- Angela merkel – Người đàn bà thép (RFA). “Bà cứng rắn yêu cầu thắt lưng buộc bụng để giảm bớt cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã bị thách thức bởi những quốc gia bị thiệt hại nặng phía Nam và gây ảnh hướng cả những nước ở phía Bắc…”
- Cải thiện đời sống cho dân nghèo Venezuela, niềm tự hào của Chavez (RFI). – Chính phủ Venezuela kêu gọi xuống đường ủng hộ ông Chavez (VOA). - Venezuela trước nguy cơ bất ổn (TN).
- Thủ tướng Israel bị điều tra nhận tiền bất hợp pháp (LĐ).
- Tunisia: Nơi cuộc cách mạng nằm trong cát bụi (Spiegel/ Phan Ba)
- Nghi can người Pakistan không nhận tội khủng bố chống Anh, Mỹ (VOA).
- Máy bay không người lái giết 8 nghi can chủ chiến ở Pakistan (VOA).
- Afghanistan: 1 binh sĩ Anh thiệt mạng vì ‘tấn công nội bộ’ (VOA). - ISAF: Kế hoạch chuyển giao ở Afghanistan diễn ra đúng kế hoạch (VOA).
- Binh sĩ Mali bắn cảnh cáo phiến quân (VOA).
<- Giám đốc tổ chức Phụ Nữ LHQ thăm phụ nữ Tây Phi (VOA).
- Cựu Thủ Tướng Ý Berlusconi liên minh với Liên Đoàn Phương Bắc (VOA).
- Một giáo sĩ Ấn Độ đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm (RFI). – Các vụ hiếp dâm bị lãng quên ở Ấn Độ (VNN).
- Singapore sắp có nữ Chủ tịch quốc hội (TN).
- Myanmar hai bước tiến, một bước lùi (SGTT).
- Tìm kiếm phương pháp để giảm tỉ lệ tự tử: Chính quyền Seoul tỏ ra lúng túng (LĐ). - Gần 80% dân Hàn Quốc vẫn tin sẽ xảy ra chiến tranh (TTXVN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 08/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 08/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 08/01/2013 ; + Cuộc sống thường ngày – 08/01/2013; + 360 độ Thể thao – 08/01/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 08/01/2012; + Điểm hẹn văn hóa – 08/01/2013; + Thời sự 12h – 08/01/2013.
CÁI GỌI LÀ “SÁNG KIẾN, CÔNG BẰNG” CỦA TRUNG QUỐC
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ mở các chiến dịch khai thác hải sản trên Biển Đông |
* Bùi Văn Bồng
Ngày 8-1, Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên
(đóng tại Đà Nẵng) cho biết, hiện có hai tàu cá của Việt Nam (1 tàu bị nạn và 1
tàu đến cứu hộ) xin vào đảo Bom Bay (trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền
Việt Nam) lánh nạn và sửa chữa hư hỏng nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc ngăn
chặn nên phải neo đậu giữa biển trong điều kiện gió cấp 6 - 7. Hai tàu này bị
tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 787 ngăn cản không cho vào.
Trong khi đó, tàu cá QB 93469TS với 8 lao động do
ông Nguyễn Đức Thắng (ở thôn Tân Định, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, Quảng
Bình) làm thuyền trưởng bị mất liên lạc từ ngày 30/12/2012 đến nay vẫn bặt vô
âm tín.
Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trước đó. 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn
vào trú tránh bão ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa trong cơn bão đầu năm
2013. Ông Hoang fnói rằng: Thời gian gần đây, tàu Trung Quốc từng chặn đường
vào tránh bão của ngư dân Việt Nam
ở Hoàng Sa, chủ yếu hai đảo Bom
Bay và Tri
Tôn."Không thể chấp nhận tình trạng này, tuy nhiên, với cấp độ của mình,
lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh chỉ còn cách báo cáo lên UBND tỉnh, nhờ Bộ ngoại
giao can thiệp”. Ngư dân Lê Văn Chiến cho biết, tàu Trung Quốc dùng cả vòi rồng
và pháo khói để chặn đường vào trú bão của ngư dân ở Hoàng Sa.
Ngăn chặn, cấm đoán, gây khó khăn cho tàu cá Việt
Nam hành nghề trong vùng biển chủ quyền, nhưng mỗi ngày lại tung hàng nghìn tàu cá khi
thác hải sản trên biển Đông, có tàu hải giám, tàu hải quân yểm trợ là hành động
liên tiếp gần đây của Trung Quốc trắng trợn lấn tới độc chiếm Biển Đông. Nhưng
Trung Quốc lại không ngừng lu loa những luận điệu gọi là “tôn trọng các nước”,
là “sáng kiến” nhằm bảo đảm “công bằng” các bên trên Biển Đông.
Trên trang mạng tuanvietnam.net có đăng
bài: “Gác tranh chấp, cùng khai thác của
Trung Quốc”, chỉ ra rằng gần đây, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác"
được Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần như một sáng kiến mang tính xây dựng trong
bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng. Xét đến tính phức tạp
và khó tìm lối ra hiện tại đối với tranh chấp Biển Đông, giải pháp này có thể
chấp nhận được nếu các bên cùng "gác tranh chấp, cùng khai thác một cách
công bằng”…
Trung Quốc coi đây là "sáng kiến mang tính xây
dựng", rồi thì "có thể chấp nhận được...một cách công bằng". Với
Trung Quốc, nhìn từ trong bản chất âm mưu, động cơ, ý định chiến lược trong các
vụ tranh chấp Biển Đông đừng mất công nói đến cái ý thức "xây
dựng", sự "công bằng" với các nước trong khu vực, cả với nhiều
nước khác trên thế giới...
Hơn 3 năm trước, tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông:
tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" ở Hà Nội (ngày
26-27/11/2009), GS Ji Guoxing của Đại học Jiaotong, Thượng Hải, nguyên Giám đốc
bộ môn Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Thượng
Hải, nhắc lại chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung
Quốc. GS Ji Guoxing cụ thể hóa bằng cách đề nghị Việt Nam và Trung Quốc bàn về
khả năng cùng khai thác bãi Tư Chính, một khu vực nằm hoàn toàn bên trong vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam,
không thuộc quần đảo Trường Sa vốn đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền.
Bước sang năm 2010, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường cũng đề nghị chủ trương "gác
tranh chấp, cùng khai thác". Rằng: "Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã
nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau
khai thác", và đề nghị rằng Việt Nam và Trung Quốc nên tạm gác lại
tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi.
Thực ra, chủ trương "Gác tranh chấp, cùng khai
thác" được Trung Quốc chính thức đề nghị lần đầu tiên tại chuyến thăm
Nhật, ngày 25/10/1978, Thủ Tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với Thủ Tướng
Nhật Takeo Fukuda trong văn cảnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Shenkaku (tên
Nhật) /Điếu Ngư Đài (tên Trung Quốc) giữa Nhật và Trung Quốc. Điều đáng lưu ý
là Shenkaku/Điếu Ngư Đài và vùng biển lân cận nằm dưới sự kiểm soát của Nhật,
và vùng biển này gần Nhật và Đài Loan hơn Trung Quốc, cho nên Nhật có nhiều khả
năng để đơn phương khai thác vùng biển này hơn Trung Quốc. Vì vậy, đề nghị của
Trung Quốc để khai thác chung vùng biển này là một đề nghị nằm trong chủ đích
lấn chiếm Biển Đông, có lợi cho Trung Quốc hơn là có tính xây dựng cho cả Trung
Quốc và Nhật. Cho tới nay, Nhật luôn luôn khước từ tất cả các đề nghị của Trung
Quốc để khai thác vùng biển lân cận đảo này.
Cũng với con bài “cây gậy và củ cà rốt” này, hồi tháng
6/1986, Đặng Tiểu Bình đề nghị với Phó Tổng Thống Philippines Salvador Laurel
rằng Trung Quốc và Philippines nên gác tranh chấp Trường Sa, "không nên để
vấn đề này cản trở tình hữu nghị của Trung Quốc với Philippines và các nước
khác". Tiếp đến, tháng 4/1988, Đặng Tiểu Bình lại đề nghị với Tổng Thống
Philippines Corazon Aquino, "Xét quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta,
chúng ta có thể tạm gác vấn đề này và tiếp cận theo hướng khai thác
chung" (!?).
Thế giới vẫn chưa quên sự kiện cồn sóng Biển Đông, vào
đầu năm 1988 Trung Quốc chiếm đóng những bãi cạn Đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven,
Huy Gơ và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa và vào tháng 4/1988 máu của các chiến
sĩ Việt Nam còn chưa tan hết trên biển Trường Sa sau khi Trung Quốc tấn công Việt
Nam để chiếm Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ngày 14/3/1988 và chiếm được Gạc Ma. Đây
là một thí dụ cho thấy rõ sự từng bước lấn sân bằng đánh, đàm, dụ dỗ không có giới
hạn của Trung Quốc. Vùng biển-đảo thuộc chủ quyền các nước trong khu vực đang
yên lành, Trung Quốc gây ra tranh chấp rồi đưa ra cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác".
Như vậy, sáng kiến "gác tranh chấp, cùng khai
thác" của chính phủ Đặng Tiểu Bình cho tranh chấp Trường Sa không phải do
tính xây dựng mà là để phục vụ mục đích đối trọng với các nước để từng bước
chiếm đoạt hẳn.
Dựa theo cái ‘đường lưỡi bò” tự vẽ, tự đơn phương
công bố chính thức lần đầu tiên ra thế giới ngày 7-5-2009, không có ý kiến chấp
nhận nào của bên thứ 2 hoặc thứ 3, Trung Quốc muốn biến vùng biển thuộc vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước liên quan từng bước
đi từ tranh chấp, đến “gác tranh chấp cùng khai thác” rồi cuối cùng sẽ “ẵm”
luôn trọn gói.
Với chiêu thức thâm độc nhưng khá lộ liễu này, Khu
vực 9 lô dầu khí mà Trung Quốc đưa ra mời thầu thăm dò khai thác cũng đang bị
Trung Quốc cố tình gây ra tranh chấp để rồi đi đến bước tiếp theo yêu cầu Việt
Nam “gác tranh chấp, cùng khai thác”, làm cái nền, cái cớ để tiến tớii dùng
“lưỡi bò” liếm hết luôn.
Khu vực này
nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Bản đồ
công bố trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho
thấy cả 9 lô mỏ dầu mà Trung Quốc đang mời chào thăm dò, khai thác đều nằm
trong vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” nằm trong mưu đồ tính toán đầy tham vọng có
tính chiến lược của Trung Quốc. Các lô mỏ dầu này nằm ngoài khơi bờ biển miền
Trung của Việt Nam,
trải rộng hơn 160.000 km 2. Rìa phía tây của một số lô mỏ dầu nằm cách bờ biển
Việt Nam không đầy 80 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, có nơi chỉ cách đất liền 30-50 hải lý, nằm
trong vùng nội thủy và thềm lục địa của Việt Nam.
Việc tuyên bố mời thầu cho thấy một bước đi mới
trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố quyền chủ quyền tại vùng biển này. Thâm
hiểm, gian dối, phản trắc, dễ nuốt lời, lấy “Hữu hảo để chen ngang hứa hão” vẫn
là bản chất có từ trong máu Đại Hán từ xa xưa. “Gác tranh chấp, cùng khai thác”
rất phi lý lại là con bài đưa dần các nước vào tròng, bằng hung hăng đe dọa kết
hợp với dụ dỗ, lấn dần. Bắc Kinh đang tìm mọi cách lật lọng để đạt cho kỳ được
mục đích của tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các
đảo trong biển Đông và các vùng biển lân cận; có quyền chủ quyền và quyền tài
phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất của những
vùng biển này” (?!).
Rõ ràng, vùng biển chủ
quyền của các nước trên Biển Đông đang yên lành thì Trung Quốc tìm mọi
cách trắng trợn, ngang nhiên 'gây tranh chấp'. Sau đó, tiến tới bước thứ
2 là “gác tranh chấp, cùng khai thác”, và cuối cùng, bước thứ 3 là hiếm
trọn luôn. nhưng vẫn nhằm đích cuối
cùng là xâm chiếm. Đó chỉ là các nấc thang trong chiến thiuật "3 bước
liên tục lấn tới" mà Trung Quốc đang leo dần. Với mưu
đồ tham vọng bá quyền từ lâu đời của Trung Quốc, lúc nào cũng lăm le
bành
trướng xuống phương Nam, lấn chiếm Biển Đông sẽ không bao giờ có "sáng
kiến mang tính xây dựng", và cái gọi là “công bằng” với các nước ASEAN
có
lãnh hải Biển Đông. Việt Nam và các nước ‘cùng cảnh’ trong khu vực đừng
mất
cảnh giác mắc mưu Tung Quốc để sau này khỏi phải gánh hậu họa do sự
thiếu kiên
quyết, do những bước đi, sự nhu nhược nhân nhượng do mềm yếu thiếu bản
lĩnh không cứu vãn nổi.
BVB
THỰC TRẠNG “GIÀ HÓA” ĐỘI NGŨ ĐẢNG
Điều lệ Đảng đã ghi rõ: “Đảng gồm những người xuất thân từ các thành phần nhân dân lao động.
nơi trực tiếp đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đến với người dân và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách ấy tại mỗi địa
phương, cơ sở”.
Hiện nay, đảng viên ở cấp cơ sở phường, xã đang có
nguy cơ “già hóa”. Đảng viên ở địa phương, cơ sở chủ yếu là cán bộ hưu trí. Vậy,
sức chiến đấu, tính sáng tạo, năng động, phù hợp thời đại và công cuộc đổi mới
được bao nhiêu?
Ví dụ: Ở Khu vực 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (thành phố
Cần Thơ) có 680 hộ dân, 3.177 nhân khẩu, chủ yếu là nhân dân
lao động nghèo và cán bộ, công nhân viên nhà nước. Toàn Khu vực 4 có 154 đảng
viên, nhưng có tới trên 96% là đảng viên hưu trí, bình quân về tuổi tác
trong đảng bộ là 64, (đảng viên già nhất 94 tuổi, là mẹ VNAH, có 01 đảng
viên 24 tuổi, nhưng đang là sinh viên đại học liên thông), coi như đảng viên
trẻ và đảng viên là dân lao động chiếm tỉ lệ khoảng quá ít, chỉ khoảng 4%.
Trong những năm qua, Đảng bộ khu vực 4 đã tập trung bám sát thực tế, hiện trạng
ở cơ sở, đi sâu nắm bắt hoàn cảnh cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của bà con.
Một thực tế đặt ra hiện nay ở Đảng bộ cấp bộ phận cơ
sở là tình trạng “già hóa” trong đội ngũ lãnh đạo và đảng viên. Chúng tôi đã
tìm hiểu về thực trạng vấn đề này ở các tổ dân phố, thấy bà con nói: “Làm dân,
dù có hăng hái với phong trào địa phương đến mấy, nhưng dễ gì được vào Đảng.
Sinh hoạt thanh niên cũng ít khi có ai tổ chức tham gia thường xuyên và có những
hoạt động, hấp dẫn, sinh động, bổ ích. Đảng thì khó “zô”, các cụ bảo sao cứ làm
vậy là xong”.
Ở Khu vực 4 có khoảng gần 250 thanh niên trong độ tuổi
đang cư trú thường xuyên ở các đường phố, tổ dân phố, nhưng chỉ có 26 đoàn
viên, mà phần nhiều lại có công ăn việc làm ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Còn lại
gần 90% thanh niên đang cư trú trên địa bàn thì
hàu như không sinh hoạt trong tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cơ sở, một số ít
tham gia nhưng không đều đặn và không thường xuyên. Chi
đoàn thanh niên chua thực sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện, thử thách thanh niên để kết nạp đoàn và cung cấp
nguồn giới thiệu đối tượng phát triển Đảng từ thanh niên đường phố.
Dó đó, trong số một phần lớn, chiếm hơn 85% thanh niên
đường phố tất nhiên không có đoàn viên (có thể coi như vậy là vô tổ chức chăng?).
Tổ chức Đảng cơ sở tại Khu vực gần như hoạt động chủ yếu là các ông bà già đã nghỉ hưu, tuổi
trẻ dường như “không có phần” tham gia. Cái “cánh tay phải, đội hậu bị” của
Đảng coi như không có phong trào hoạt động thiết thực, coi như tự thân nó bị
“cạn nguồn”. Bí thư chi đoàn khu vực lại làm kế toán ở một bệnh viện, càng
không có thời gian để hoạt động với phố phường, tiếp xúc với thanh niên trong khu vực.
Như vậy, đó là tổ chức cơ sở đảng của những cán bộ đã
nghỉ hưu, chứ chưa thực sự là Đảng của dân. Người dân chưa thực sự có tiếng nói
trực tiếp trong Đảng. Tính ra, riêng khu vực 4 này có tới ít nhất trên 1.200
người dân trong độ tuổi lao động (trẻ và trung niên), nhưng không có ai là đảng
viên. Họp chi bộ, họp đảng bộ chỉ toàn cán bộ hưu trí tóc bạc, trán hói, da
nhăn nheo và gần một phần ba đã móm mém. Không tập trung phát triển nhiều đảng
viên trẻ trong dân lao động, thì dân không có tiếng nói trong Đảng. Phát triển
Đảng chỉ nhằm vào những đoàn viên có biên chế, có chức sắc ở các ban bệ chuyên
trách, chuyên môn và chính quyền phường. Mà số này lại
do Đảng bộ Khối cơ quan cấp phường quản lý, lo việc
cho ai vào Đảng, ai không được vào? Đảng bộ cơ sở khu vực lớn, đông dân như thế, nhưng hơn 10 năm qua chưa phát triển được đảng viên nào là thanh niên thuộc tầng lớp dân lao động vào Đảng.
Đảng viên đã
nghỉ hưu là những người tuổi cao, sức yếu, đã qua quá trình mấy chục năm công
tác, nay về xã, phường nghỉ ngơi, thường có tâm lý an phận thủ thường, không
còn gì là “chí tiến thủ”. Đã là đảng viên thì phải tham gia sinh hoạt đảng, mà
nhiều người hầu như chỉ tham gia sinh hoạt
như để lấy lệ, để còn giữ lấy danh hiệu đảng viên cuối đời. Ban chấp
hành đảng bộ khu vực 4 có 9 đảng viên trong cấp ủy, 100% là cán bộ hưu trí,
tuổi đời từ 61-70. Thực tế vừa qua có những cấp ủy viên chỉ có mặt trong các
cuộc họp, không tham gia hoạt động gì hơn, không được bà con tín nhiệm, nhưng
vẫn là thành viên cấp ủy, vẫn trong Ban chấp hành Đảng bộ. Vì thế, nâng cao
chất lượng lãnh đạo của đảng bộ cơ sở như Khu vực 4 trước hết cần tập tung phát
triển Đảng đi đôi với xây dựng, củng cố. Trong Ban chấp hành cần phải có những
đảng viên hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, hoàn thành tốt niệm vụ,
được bà con trong phố tin yêu, mến phục, là hạt nhân tham gia tích cực và thúc
đẩy mọi phong trào ở cơ sở.
Điều lệ Đảng và các Nghị quyết chuyên
đề vẫn nêu lên: Phát triển Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của công tác xây dựng
Đảng. Để Đảng ta ngày càng vững mạnh, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao,
đào tạo thệ trẻ làm cơ sở không ngừng phát huy sức lãnh đạo trước những nhiệm
vụ ngày càng phức tạp, nặng nề, cần phải quan tâm phát triển đảng viên trẻ
trong các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Có như thế, Đảng mới xứng đáng với bản chất và truyền thống cách mạng,
là đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cơ sở đảng
lập thành nền tảng của Đảng, nối liền Đảng và các cơ quan lãnh đạo cấp trên của
Đảng với quần chúng công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao
động khác, là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào
tạo cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thế nhưng điều băn khoăn của đảng bộ Khu vực 4 là lâu
nay chưa thật sự chú trọng quan tâm phát triển đảng trong thanh niên đường phố
và bà con lao động ở các tổ dân phố. Phải làm sao để những năm tới Đảng bộ Khu
vực 4 có kế hoạch tuyên truyền, vận động, tìm những nhân tố mới trong nhân dân
lao động để phát triển Đảng. Đó là những thanh niên đã học hết THCS, PTTH nhưng
thi trượt đại học, không có trong biên chế nhà nước, nay làm các nghề như thợ
hồ, chạy honđa ôm, buôn bán, phục vụ nhà hàng …để bồi dưỡng, đưa vào nguồn kết
nạp họ vào Đảng. Có những người dân lao động sống trong khu phố rất tốt, được
bà con dân phố quý mến, muốn vào Đảng, nhưng không ai tổ chức cho “vào nguồn”. Người
ta quy định: Thanh niên phải tham gia tổ chức chính trị-xã hội nào của Đảng mới
được đưa vào nguồn kết nạp Đảng. Vậy, người dân lao động bình thường rất ít khi trở thành đảng viên.
Dần dần, không còn là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động rộng rãi
nữa. Đây cũng là tình trạng chung của Đảng bộ cơ sở địa phương xã, phường trong
cả nước. Đội ngũ đảng viên bị “gìa hóa”, phần đông là hưu trí. Sự “phân hóa”
giữa đảng viên và dân thường tạo ra khoảng
cách giữa Đảng với dân ngày càng roãng xa, nguồn sinh lực tương lai cho Đảng bị
hạn hẹp. Cho nên, Đảng ta tuy số lượng đông, nhưng ít có người lao động là đảng
viên, sức lãnh đạo yếu.
Đảng viên hưu trí sẽ không còn cái gọi là “chí tiến
thủ”, không còn sức để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của một cấp ủy viên, một
đảng viên. Những biểu hiện “chủ nghĩa kinh nghiệm”, tự cao tự đại kèm tự ái,
công thần và bảo thủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tham gia các phòng trào ở
địa phương. Sự gần gũi quần chúng bị giảm đi nhiều, lý thuyết suông và khô
cứng, lạc hậu tăng lên, chậm đổi mới, tư duy kiểu bề trên…đã làm mất dần tính
chiến đấu và hiệu quả lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Từ thể chế và những chế tài
khô cứng, hẹp hòi, nguyên tắc cứng đờ đẻ ra những cơ chế rập khuôn, máy móc và
nặng về hình thức. Cơ chế sinh ra nhiều hạn chế, ức chế, rồi bị thu hẹp tác
dụng, mất dần vai trò trong các nguyên tắc mang tính quản chế và nhiều khi buộc
phải “tái chế phương pháp”. Vì thế, Đảng đang bị tách dần ra khỏi tầng lớp công
nông, quan liêu hóa phát sinh. Nhu cầu trẻ hóa và kết nạp người lao động vào
Đảng đang đặt ra cần thiết trong thực trạng, bối cảnh đó.
BVB
KHI QUYỀN LỰC BÓNG TỐI LẠI TRỖI DẬY
Lê Anh Hùng
Hà Nội, 9/1/2013
Mấy hôm nay, cả báo
chí “lề đảng” lẫn “lề dân” đều bình luận rôm rả về sự kiện Bí thư Thành uỷ Đà
Nẵng Nguyễn Bá Thanh được giao chiếc ghế Trưởng ban Nội chính TW và Bộ trưởng
Tài chính Vương Đình Huệ được đặt vào vị trí Trưởng ban Kinh tế TW.
Cả hai ban mới tái lập
này xem ra đều nhằm một mục đích: chia sẻ và giám sát quyền lực của Chính phủ
do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Ban Nội chính TW thì “gánh đỡ” trọng
trách “phòng chống tham nhũng” của Thủ tướng trước đây, còn Ban Kinh tế TW thì đóng
vai trò “tham mưu cho BCHTW mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí
thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Hơn 5 năm trước, Ban
Kinh tế TW, Ban Nội chính TW và Ban Tài chính - Quản trị TW được sáp nhập vào
Văn phòng TW Đảng theo Quyết định số 45-QĐ/TW
ngày 11/4/2007 của Bộ Chính trị. Lúc đó, quyết định quan trọng này đã
phát đi một tín hiệu tích cực về tiến trình cải cách thể chế của hệ thống theo
hướng tinh giản bộ máy đảng, tránh sự dẫm chân hay can thiệp quá sâu của các cơ
quan đảng vào bộ máy chính quyền, tiến tới nhất thể hoá bộ máy đảng - chính
quyền.
Tuy nhiên, lẽ ra cùng
với việc tinh giản bộ máy đảng, Quốc hội phải được trao quyền hạn thực chất để
giám sát bộ máy hành pháp thì ngược lại, suốt nhiều năm qua, “cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” lại bị
khống chế và thao túng một cách rất bài bản và tinh vi.
Sự kiện Ban Kinh tế TW
và Ban Nội chính TW được tái lập, trước hết, thể hiện sự trỗi dậy của quyền lực
bóng tối của đảng trong mối tương quan với thứ quyền lực chính danh hơn của
Quốc hội và Chính phủ.
Gọi quyền lực của đảng
là “quyền lực bóng tối” bởi lẽ mặc dù Điều 4 Hiến pháp quy định “Đảng CSVN … là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” song cho đến nay điều này vẫn chưa được
luật hoá, chưa có một (bộ) luật cụ thể nào điều chỉnh hoạt động của bộ máy “siêu
nhà nước” cồng kềnh từ trung ương xuống đến tận thôn xóm này.
Một hiện tượng mà ai
cũng có thể nhận thấy là người dân có thể biết thời gian Quốc hội họp trước
hàng tháng nhưng thời điểm diễn ra các hội nghị của Ban Chấp hành TW - thiết
chế quyền lực cao nhất của hệ thống chính trị (nếu không tính Đại hội Đảng phải
5 năm mới diễn ra một lần) - thì luôn nằm trong màn bí mật, chỉ đến khi hội nghị diễn
ra thì nhân dân mới biết (Hội nghị TW 6 khoá XI vừa qua là một ví dụ điển hình).
Quy trình ra quyết định của Quốc hội và Chính phủ thì đã được luật hoá, ai cũng
biết, và ở mức độ nào đấy còn được giám sát; trong khi đó, chẳng ai hình dung
ra nổi thực chất quy trình ra quyết định của đảng là thế nào, từ Ban Chấp hành TW cho đến
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và, quan trọng hơn, xem ra chẳng có ai đủ “tư cách”
để “giám sát” cả.
Nhân dân chỉ được thấy
hoạt động của các thiết chế “siêu quyền lực” trên qua hình ảnh ngài Tổng Bí thư trịnh
trọng đọc diễn văn khai mạc và bế bạc Hội nghị BCHTW (thường mỗi năm hai kỳ) mà
người ta phát lại trên chương trình thời sự VTV vào buổi tối của ngày diễn ra
sự kiện, những gì còn lại như diễn ra trong bóng tối. (Các “ông chủ” thì cứ
việc oằn lưng đóng thuế để nuôi đủ các loại “đầy tớ” vẫn không ngừng sinh sôi
nẩy nở trong cả bộ máy đảng lẫn bộ máy nhà nước. Ai mà có “ý kiến ý cò” gì thì đích
thị là “phản động” hay “thế lực thù địch”, hoặc không khéo lại phạm tội “trốn
thuế” như trường hợp luật sư Lê Quốc Quân mới đây.)
Vì sợ “kỷ
luật sinh thù oán” nên Hội nghị TW 6 khoá XI
đã quyết định không kỷ luật “đ/c X”
PGS-TS VŨ VĂN PHÚC NHẮM MẮT VIẾT BỪA, PHẢN ĐỘNG HƠN CẢ PHẢN ĐỘNG
Phamvietdao.net:
Đọc bài viết dưới đây của ông PGS-Tiến sĩ Vũ Đức Phúc viết nhăng cuội
trên Tạp chí Cộng sản thấy tức như bị " bò đá"; Đáng tiếc dạo này chủ
blog đang dành thời gian đề viết bài phản bác đích đáng cái Đề cương Tầm
nhìn điện ảnh năm 2030 đầy hươu vượn của Bộ Văn-Thể-Du; Lại phải còn có
ý kiến tham gia cái Dự thảo Hiến pháp nếu không có ý kiến e rằng khó ăn
ngon ngủ yên; Do vậy nên không còn hơi sức, thời gian để cho cái vị PGS
rởm này mấy cái "bạt tai"...
Hẹn
ra giêng ngày rộng tháng dài sẽ " tuyên chiến ", nói chuyện phải trái
với cái luận điệu phản động, khả ố, ngậm máu phun người của cái nhà
"Tiến sĩ giấy" này...
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
là có thật và nguy hiểm khôn lường*
22:4' 28/12/2012
TCCSĐT - Ngày 27-12-2012,
Tạp chí Cộng sản phối hợp với Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương, Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: Phòng chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Tạp chí Cộng sản điện
tử trân trọng giới thiệu Kết luận Hội thảo do PGS,TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên
tập Tạp chí Cộng sản trình bày.
Hội
thảo chúng ta nghe 13 ý kiến tham luận tại Hội trường, trong 96 tham luận gửi
tới Hội thảo. Các tham luận, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, dưới nhiều góc
độ, đã đề cập và giải quyết tốt những vấn đề cơ bản nhất, trên những phương
diện chính yếu nhất, ở những phạm vi cần thiết nhất, chung quanh vấn đề “tự
diễn biến” và “tự chuyển hóa”, mà mục tiêu cuộc Hội thảo của chúng ta đặt ra. Ở
chừng mực nào đó, có thể khái lược như vậy. Vì, chúng ta, dù có tiếp tục bàn
luận thêm nhiều giờ nữa, thậm chí nhiều ngày nữa, cũng rất khó kiến giải một
cách toàn vẹn và triệt để vấn đề. Bởi, đây là vấn đề rất mới, lại rất khó, rất
phong phú và đa diện; đòi hỏi sự dụng công rất lớn, sự phối hợp rất đồng bộ,
phương pháp giải quyết phải rất khoa học, càng đòi hỏi thái độ phải rất kiên
trì, tinh tế; và hơn nữa, đòi hỏi thời gian cần thiết, không thể nóng vội,
nhưng cũng không được phép trì trệ, chờ đợi, cầu toàn…
Với
tinh thần đó, thay mặt Ban chủ trì Hội thảo, chúng tôi bước đầu chỉ khái lược
mấy vấn đề chủ yếu nhất, có tính chất gợi mở từ Hội thảo như sau:
Ban
Tổ chức nhận được 96 tham luận; và hôm nay, từ sáng tới giờ có 13 lượt ý kiến
phát biểu tại diễn đàn. Nhìn tổng thể, từ các tham luận và các ý kiến, phát
biểu, có thể thấy nổi bật ba
loại vấn đề sau:
Loại vấn đề thứ nhất, về nội hàm và những hình thức biểu hiện của
“tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Các tham luận và ý kiến từng
bước kiến giải nội hàm phong phú, đa dạng và phức tạp của vấn đề “tự diễn biến”
và “tự chuyển hóa”. Đặc biệt, có ý kiến và tham luận phác họa những kịch bản,
những tình huống của sự vận động đa diện và ngổn ngang của vấn đề này. Ở chừng
mực nào đó, đây vẫn chỉ là những phác thảo, những chấm phá, đòi hỏi các nhà
khoa học và chúng ta tiếp tục tìm tòi, phát hiện thêm. Chẳng hạn, “tự diễn
biến” là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới “tự chuyển hóa”? Nếu không khu biệt
rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ
quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng. Thế là, vô hình trung lại rơi vào “tự
diễn biến” ngoài ý muốn, “tự chuyển hóa” một cách vô thức; thậm chí gây phiền
toái, hàm oan cho đồng chí mình, tự gây rối mối quan hệ nội bộ. Lợi bất cập
hại! Hậu quả thật khó hình dung nổi. Vì thế, đề nghị chúng ta tiếp tục suy ngẫm
nội hàm các phạm trù này, nhất là mối quan hệ giữa “tự diễn biến” - “tự chuyển
hóa”; “diễn biến hòa bình” - “tự diễn biến” - “tự chuyển hóa” và những biểu
hiện phức tạp, khó lường; những kịch bản đa diện của vấn đề này.
Loại vấn đề thứ hai, về thực tiễn cuộc đấu tranh
phòng, chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của chúng ta và những vấn đề
đang đặt ra. Các tham luận và ý kiến phát biểu đề cập một cách khá bao quát
vấn đề, đều đã khẳng định: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có thật và nguy
hiểm khôn lường. Và vì thế, đây là một cuộc đấu tranh phức tạp, ngay trong nội
bộ, ở mỗi con người, tại mỗi tổ chức; có mặt trước hết trên bình diện tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại thể hiện rất thầm kín, thậm chí dễ che
giấu, ngụy trang, biến ảo, rất khó nhận biết, phát hiện; có mặt trên khắp các
lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,
rất da dạng; có mặt ở mọi quy mô không gian, rất khó kiểm soát: trong nước,
nước ngoài, liên hệ giữa trong nước và nước ngoài; biểu hiện ở đa đối tượng, đa
chủ thể…ở mọi cấp, mọi ngành; nó lại diễn ra ở mọi thời điểm rất khó tiên
lượng; nắm bắt…
Do
đó, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất nguy hiểm, nguy hiểm tới mức khôn
lường. Công việc phòng, chống rất khó khăn; tính chất đấu tranh rất phức tạp,
rất tinh tế; phương châm phòng, chống đòi hỏi rất mềm dẻo, linh hoạt và phải
rất chủ động… Các tham luận và các ý kiến trình bày, ở dưới nhiều góc độ, mọi
tính chất và mức độ, đều chỉ rõ điều đó. Và thời gian vừa qua, chúng ta đã rất
chủ động và nỗ lực trên mặt trận này, nhưng phải thừa nhận rằng, sự cố gắng
chưa ngang tầm, hiệu quả của việc phòng, chống chưa đạt như mong muốn, chưa
tương xứng với sự đòi hỏi của Đảng, sự yêu cầu của nhân dân ta. Thậm chí có mặt
diễn biến phức tạp hơn; lây lan cả tới những bộ phận rất nhạy cảm, những lĩnh
vực rất then chốt và những chủ thể khá quan trọng.
Các
tham luận và ý kiến phát biểu, từ nhiều góc độ đã tiếp cận, tập trung kiến giải
nổi bật mấy loại nguyên nhân cơ bản và chủ yếu sau: các nguyên nhân bên ngoài -
bên trong, khách quan - chủ quan, trong đó chủ quan là chủ yếu. Ví dụ: Công tác
tư tưởng lý luận của chúng ta chưa ngang tầm trọng trách xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc; công tác giáo dục tư tưởng chính trị đổi mới chưa tương
xứng với nhiệm vụ, có mặt chưa theo kịp tình hình biến đổi phức tạp, khó lường;
việc giáo dục cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa phù hợp, chưa hiệu
quả; công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ có mặt chưa đáp ứng
được tốt đòi hỏi của nhiệm vụ… Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế và điều hành
nền kinh tế vĩ mô không ít hạn chế, nhiều sơ hở và bất cập; công tác bảo vệ kỷ
luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở nhiều nơi, ở một số cấp chưa nghiêm;
sự phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị chưa ngang tầm. Phải
thừa nhận rằng, việc tự mình giáo dục, tự mình nêu gương của một số bộ phận cán
bộ, đảng viên rất hạn chế, thậm chí rất kém. Điều cần nhấn mạnh là, sự nêu
gương của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là một số cán bộ
cao cấp mang tầm chiến lược chưa được như mong muốn, thậm chí gây xao xuyến tâm
tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên; làm dao động lòng tin yêu, kính trọng của
nhân dân. Mặt khác, việc hạn chế những tác động xấu từ bên ngoài trên lộ trình
hội nhập quốc tế của chúng ta, ở mức độ nào đó, chưa đạt yêu cầu; cuộc đấu
tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản công những âm mưu, hành động chống phá
của các thế lực phản động trên mặt trận tư tưởng chính trị và trên một số lĩnh
vực chưa như mong muốn.
Có
thể nói, đó chính là những vấn đề nóng bỏng, đặt ra một cách cấp bách - những
nguyên nhân căn bản và chủ yếu - mà cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” của chúng ta đòi hỏi cần phải tiếp tục giải quyết một cách chủ
động và hiệu quả, mà các tham luận và ý kiến phát biểu tại diễn đàn Hội thảo đã
gợi mở, cảnh báo.
Điều
quan trọng nhất là, từ việc nhận thức ngày càng rõ “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” tới thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
và những vấn đề đang đặt ra cấp bách, mà các tham luận và… ý kiến trình bày tại
Hội thảo đã góp phần nêu bật, loại
vấn đề thứ ba là, chúng ta phải tiếp tục làm
gì và làm như thế nào, để góp phần phòng, chống một cách chủ động và hiệu
quả hơn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Cụ thể: Các hình thức, tính chất và
mức độ nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Ai, tổ chức nào “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”? Định lượng chúng như thế nào? Ai chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”?…
Có
thể khái lược trên một số ý lớn sau:
Về mục tiêu: Các
tham luận và ý kiến phát biểu đều thống nhất khẳng định, việc xây dựng Đảng
vững mạnh, trong sạch một phần quan trọng tùy thuộc vào cuộc đấu tranh phòng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - một vấn đề cấp bách có ý nghĩa sống còn
đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Về quan điểm chỉ đạo: Phải quyết liệt, đồng bộ và thống nhất từ
trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ đầu đến cuối, nhưng phải có trọng tâm,
trọng điểm; có lộ trình và bước đi thích hợp; phải huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và toàn thể dân tộc xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh, trong
sạch, ngay từ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, từ từng tổ chức của Đảng,
của bộ máy nhà nước...
Về phương châm thực hiện: Bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ
và dân chủ của các cấp ủy; bảo đảm sự thống nhất giữa việc ổn định với đổi mới,
phát triển để nhằm ổn định và đẩy mạnh đổi mới; kết hợp chặt chẽ giữa chống
“diễn biến hòa bình” với phòng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; bảo đảm sự
thống nhất giữa việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh với sự xây dựng bộ máy
nhà nước, hiệu lực và hiệu quả và làm lành mạnh các quan hệ xã hội, trước mắt
gắn chặt với thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về “Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” và
Chỉ thị số 03, của Bộ Chính trị, “Về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Điều hết sức đáng ghi nhận là, các tham luận và các ý kiến phát biểu,
dưới nhiều góc độ và mức độ, đều tập trung hoạch định, kiến nghị và khuyến nghị thực thi đồng bộ và hiệu quả hệ các giải pháp căn bản và chủ yếu:
Về tư tưởng chính trị và bảo đảm công tác giáo dục tư tưởng chính trị; về lý
luận và nâng cao công tác lý luận của Đảng; về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
và điều hành nền kinh tế vĩ mô; về đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp
và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; về đổi mới phương thức cầm quyền của
Đảng; về đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thực thi và bảo vệ pháp
luật của Nhà nước; về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; về dựa hẳn
vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước…; về tăng cường chất lượng và
hiệu quả công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại bảo đảm tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế hiệu quả; về tăng cường vai trò của hệ thống chính trị và nâng
cao vị thế và sức mạnh của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước vững
mạnh, trong sạch; về gắn chặt cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” với
phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; về gắn cuộc đấu tranh phòng,
chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí với việc đẩy lùi tình trạng cát cứ, cục
bộ và lợi ích nhóm; về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; về bảo đảm không ngừng dân chủ và kỷ
cương, kỷ luật; về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở tầm vĩ mô, có tính chiến
lược; về đổi mới công tác khen thưởng và kỷ luật; và đặc biệt là, nâng cao sức
đề kháng của mỗi tổ chức đảng, từng cấp chính quyền, đoàn thể, của mỗi cán bộ,
đảng viên,…
Còn
rất nhiều những giải pháp khác nữa, nhưng có thể nói, đó là những giải pháp cơ
bản và chủ yếu rất khả thi. Vì đây không chỉ là tâm huyết mà là trí tuệ khoa
học, là trình độ tổng kết thực tiễn của các nhà khoa học, của các nhà tổ chức
thực tiễn; là niềm mong mỏi, sự quyết tâm và cố gắng của đông đảo nhân dân!
Có
thể nói, cuộc Hội thảo của chúng ta đã đạt được mục tiêu Ban Tổ chức đặt ra. Sự
thành công bước đầu này trước hết thuộc về tất cả các nhà khoa học, các đồng
chí có mặt ở đây hay vì những lý do đặt biệt một số các nhà khoa học, các đồng
chí không thể tới sự Hội thảo hôm nay.
Thay
mặt Đoàn Chủ trì Hội thảo, chúng tôi trân trọng cảm ơn toàn thể các nhà khoa
học, các đồng chí và các bạn tham dự và phát biểu tại Hội thảo; cảm ơn các cơ
quan báo chí và truyền thông đại chúng đã về dự và đưa tin, tuyên truyền về Hội
thảo; cảm ơn các cơ quan chức năng của ba cơ quan đồng tổ chức Hội thảo đã
chuẩn bị tốt để góp phần cho Hội thảo thành công. Nhân dịp trước thềm Năm mới
2013 và Xuân Qúy Tỵ đang tới rất gần, một lần nữa, kính gửi tới tất cả các đồng
chí và các bạn lời chúc một Năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và tiến bộ không
ngừng!
--------------------------------------
--------------------------------------
* Đầu đề do TCCSĐT đặt
( http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2012/19472/Tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-la-co-that-va-nguy-hiem.aspx )
CAO ĐIỂM 772-NGÀY SƯƠNG MÙ
Hỡi hồn chiến sĩ!
Đã anh dũng hi sinh
Nơi non cao cuối trời tổ quốc
Bảy bảy hai! Bảy bảy hai
Nghèn nghẹn núi, mịt mù sương
Sáng này 12 tháng bảy
Chớp đạn sáng lòe, ầm ầm súng nổ
Ngàn xanh tơi tả, đất đá nát tan
Thung sâu lở loét đạn cày
Những chiến sĩ con dân đất Việt
Tuổi xuân đâu tiếc
Lưng trần-cắp súng xung phong
Đạn xé toác vai-đạn cày rách mặt
Tai điếc đặc
Súng cầm tay rực lửa
Xông pha dữ đất biên thùy
Hết đợt giao tranh-chiến trường lặng lẽ
Chỉ lào xào cỏ lau gió thoảng
Lạnh tanh! Trống hoác! Đỉnh đồi..
Chiến trận tan rồi, ai về ai ở lại
Nơi Đại ngàn chỉ lách lau cỏ dại
Ngẩng đầu núi-Núi chất chồng...
-Cao!
Sương mịt mù giăng: Trắng!
-Trắng!...
Những vành khăn!
Để tang người nằm lại
Than ôi! Một trận tan nát...
Ngàn năm ôm hận
Đau thương vô tận
Chiến binh lâm trận
Giữ đất biên cương
Sống khôn chết thiêng!
Nơi đầu non, góc núi
Nơi ngọn khe, bờ suối
Thanh Thủy-Vị Xuyên
Nhớ mẹ nhớ cha
Thương vợ thương con
Nhớ quê hương bản quán
Ngày giỗ nhớ về..
Nhớ về!
12 tháng 7
Thương ôi! Hỡi hồn chiến sĩ!
Kính cáo!
Việt Lâm, ngày 2 tháng 9 năm 1984
Chính trị viên Tiểu đoàn Đặng Việt Châu cùng toàn thể cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3, E 876, F 356
Kính bái !
( http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2012/19472/Tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-la-co-that-va-nguy-hiem.aspx )
Phản động hay tiến bộ?
Vũ Quốc Ngữ
.
Tôi không định viết bài định nghĩa thế
nào là phản động, vì về hai khái niệm này, Luật sư Nguyễn Văn Đài có một
bài viết theo tôi nghĩ là rất đầy đủ. Ai còn mơ hồ hay chưa rõ về hai
khái niệm này, có thể tìm đọc bài viết “Phản động là gì?” của Ls Đài được đăng trên BBC.
Tôi nhắc lại
hai khái niệm này bởi vì hôm nay một người quen cũ gọi tôi là phản động.
Người này hiện nay là cán bộ kiêm giảng viên trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Giai đoạn 2004-2006 chúng tôi quen nhau vì cùng học ở Đại
học Wageningen (Hà Lan), khi ấy tôi học chương trình master, và anh này
học tiến sĩ.
Nguyên do hôm nay đọc tin về việc hai tàu
cá của Việt Nam bị Hải quân Trung Quốc đuổi khi tìm cách trú ẩn ở quần
đảo Hoang Sa vốn là của Việt Nam. Tôi rất bất bình khi thấy bài báo của
Bộ Thông tin và Truyền thong lại nói hai tàu của ta đã “xin vào đảo Bom Bay (trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) lánh nạn và sửa chữa hư hỏng”. (link: http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/infonet.vn/Hai-quan-Trung-Quoc-chan-tau-ca-Viet-Nam-bi-nan-vao-Hoang-Sa-tranh-bao/10141718.epi).
Tôi kêu lên rằng với cách viết như thế
này thì Bộ TT&TT đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung cộng, vì nếu
đúng như nhiều lần Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là
của Việt Nam thì tại sao phải “Xin” bọn chiếm đóng kia chứ ?!
Tôi post lên fb của mình với lời bình
luận “Báo chí Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, vì hai
tàu của Việt Nam “xin vào đảo BomBay” tránh bão”.
Cùng một lời ta thán: “Hoàng Sa của Việt Nam, sao phải xin giặc để vào hả Lú, 3D ơi!”
Và anh bạn kia ngay lập tức trả lời, xin chép lại nguyên văn để mọi người tự đánh giá.
“dkm, khéo phải remove bố này ra khỏi friendlist thôi, phản động quá”
Tôi phản hồi, đề nghị anh này định nghĩa
rõ thế nào là phản động, và có nói thêm là với học vị là tiến sỹ được
đào tạo bài bản ở trời Tây nên có suy nghĩ độc lập, đừng a dua theo mấy
giáo sư tiến sỹ giỏm ở Việt Nam.
Thế nhưng anh này từ chối tranh luận.
Có lẽ anh bạn này vừa tham dự bài giảng của Đại tá Trần Đăng Thanh cho hiệu trưởng và cán bộ các trường đại học cuối năm vừa qua.
Xin kể một câu chuyện khác, cũng liên quan đến anh ta.
Số là ở trường WageningenUniversity, hàng
năm vào dịp đầu mùa hè, trường có tổ chức một ngày hội văn hóa cho sinh
viên các nước. Nhóm sinh viên của mỗi một nước được xây dựng một quầy
hàng trưng bày những phẩm vật văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình để cho
dân Hà lan hay sinh viên các nước khác thăm quan.
Nhóm sinh viên Việt Nam chúng tôi cũng có
một gian hàng với nhiều sản phẩm văn hóa của đất nước mà mỗi người mang
theo hoặc mượn của mấy gia đình Việt kiều. Chúng tôi có quyên góp tiền
để làm bánh đa nem để chiêu đãi miễn phí cho du khách. Món ăn này rất
được ưa chuộng ở Hà Lan, được dân bản xứ gọi là lumpia. Vì món ăn này mà
quầy Việt Nam có nhiều khách đến thăm, dù nghèo nàn về các phẩm vật
khác. Lần đầu tiên tôi được mặc áo dài như mấy liền anh ở xứ Kinh Bắc.
Chuyện liên quan đến anh chàng kia thì
không liên quan đến gian hàng, mà lại liên quan đến cuộc tranh đấu giữa
sinh viên Trung quốc và sinh viên Đài loan. Chả là sinh viên Đài loan
muốn có một gian hàng cho riêng quốc gia mình trong khi sinh viên Trung
quốc lại phản đối, vì theo chúng, Đài loan là một phần của Trung cộng.
Sinh viên Đài loan yếu thế hơn vì số lượng sinh viên đến từ đại lục lại
nhiều gấp bội.
Mấy người sinh viên Đài loan muốn tranh
thủ sự ủng hộ của sinh viên quốc tế nên họ xin chữ ký của sinh viên các
nước khác. Khi họ có đến tìm sự ủng hộ của chúng tôi, anh bạn kia, tôi
cũng chẳng biết Đại Sứ quán Việt Nam ở Halan có giao cho anh ta trọng
trách lãnh đạo gì không, trả lời luôn là sinh viên Việt Nam quán triệt
chỉ đạo của Nhà nước về “một Trung quốc” và không ủng hộ ý nguyện của
sinh viên Đài loan.
Hồi ấy tôi đã nghĩ là Trung quốc luôn là
mối đe dọa cho Việt Nam, thì một Trung quốc chia rẽ sẽ an toàn hơn cho
Việt Nam. Tuy không nói ra nhưng trong lòng mình, tôi ủng hộ các bạn
sinh viên Đài loan (thực ra về vấn đề này không được bàn bạc giữa các
sinh viên Việt Nam, và do vậy, tôi cũng không có điều kiện được trình
bày suy nghĩ của mình).
Theo tôi, Việt Nam nên ngầm ủng hộ Đài
Loan, vừa giúp họ lại có lợi cho mình. Theo suy nghĩ của tôi, việc Việt
Nam tuyên bố ủng hộ “một Trung quốc” là một việc ngu dốt của lãnh đạo
Việt Nam và ngành ngoại giao. Về việc này, chính phủ Việt Nam hoàn toàn
có thể mặc cả với Trung cộng chứ không thể cứ ủng hộ Bắc Kinh một cách
hoàn toàn tự nguyện như họ đã làm.
Suy nghĩ của anh cán bộ giảng viên kia
chắc không phải là quá cá biệt trong số những người được đào tạo bài bản
theo Tây học mà tôi biết. Không ai trong số hơn 30 người cùng học tiếng
Bulgaria với tôi ở Trường Đại học Thanh Xuân rồi cùng sang Bulgaria học
đại học có vẻ quan tâm đến tình hình đất nước hiện nay. Chỉ một vài
người trong số những người cùng học ở TrườngWageningenUniversity ngầm
ủng hộ tôi khi tôi tham gia biểu tình chống Trung quốc. Tuyệt nhiên
không thấy một ai tham gia xuống đường chống Tàu khựa xâm lược biển đảo
của Việt Nam.
Thật buồn cho trí thức Việt Nam, phải không các bạn?!
.
Hà Nội ngày 08 tháng 01 năm 2013
Tác giả gửi cho NTT blog
Vũ Quốc Ngữ
MỘT VÀI HỒI ỨC CỦA ĐẶNG VIỆT CHÂU, CCB SƯ 356 KỂ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 NGÀY 12/7/1984
DƯ ÂM
(Thêm một nén nhang cho người nằm lại)
Gió trở mùa-thu đã sang
Sương giăng trắng trời trắng đất
Nơi xa ùng oàng sấm động
Ngỡ là mệnh lệnh tấn công
Năm ấy mùa thu, ngày sương mù mịt
Thung sâu tơi bời lửa đạn
Tuổi xuân xung trận giữ biên thùy
Những Thanh, những Đa, những Hà, những Lý
Tiến, Công, Kí, Kết, Chỉ, Ngọ, Thêm...
Nơi nghĩa trang có danh và vô danh
Trong hố chôn chung hay nằm rải rác
Nơi thung sâu Nậm Ngặt hay Khe Cụt đồi xanh
Người nằm lại và tuổi xanh mãi mãi...
Bảy Bảy Hai! Bảy Bảy Hai
Tuổi xuân giữ lại chốn này
Ngày thu Nậm Ngặt...
Sương giăng trắng trời!
Đặng Việt Châu, 12/7/2009
(Thêm một nén nhang cho người nằm lại)
Gió trở mùa-thu đã sang
Sương giăng trắng trời trắng đất
Nơi xa ùng oàng sấm động
Ngỡ là mệnh lệnh tấn công
Năm ấy mùa thu, ngày sương mù mịt
Thung sâu tơi bời lửa đạn
Tuổi xuân xung trận giữ biên thùy
Những Thanh, những Đa, những Hà, những Lý
Tiến, Công, Kí, Kết, Chỉ, Ngọ, Thêm...
Nơi nghĩa trang có danh và vô danh
Trong hố chôn chung hay nằm rải rác
Nơi thung sâu Nậm Ngặt hay Khe Cụt đồi xanh
Người nằm lại và tuổi xanh mãi mãi...
Bảy Bảy Hai! Bảy Bảy Hai
Tuổi xuân giữ lại chốn này
Ngày thu Nậm Ngặt...
Sương giăng trắng trời!
Đặng Việt Châu, 12/7/2009
Ngày 2/9, tại Việt Lâm, Vị
Xuyên tiểu đoàn làm giỗ 50 ngày cho cán bộ chiến sĩ đã hi sinh. Tôi Đặng Việt Châu đã làm bài
văn cúng các anh với tiêu đề:
CAO ĐIỂM 772-NGÀY SƯƠNG MÙ
Hỡi hồn chiến sĩ!
Đã anh dũng hi sinh
Nơi non cao cuối trời tổ quốc
Bảy bảy hai! Bảy bảy hai
Nghèn nghẹn núi, mịt mù sương
Sáng này 12 tháng bảy
Chớp đạn sáng lòe, ầm ầm súng nổ
Ngàn xanh tơi tả, đất đá nát tan
Thung sâu lở loét đạn cày
Những chiến sĩ con dân đất Việt
Tuổi xuân đâu tiếc
Lưng trần-cắp súng xung phong
Đạn xé toác vai-đạn cày rách mặt
Tai điếc đặc
Súng cầm tay rực lửa
Xông pha dữ đất biên thùy
Hết đợt giao tranh-chiến trường lặng lẽ
Chỉ lào xào cỏ lau gió thoảng
Lạnh tanh! Trống hoác! Đỉnh đồi..
Chiến trận tan rồi, ai về ai ở lại
Nơi Đại ngàn chỉ lách lau cỏ dại
Ngẩng đầu núi-Núi chất chồng...
-Cao!
Sương mịt mù giăng: Trắng!
-Trắng!...
Những vành khăn!
Để tang người nằm lại
Than ôi! Một trận tan nát...
Ngàn năm ôm hận
Đau thương vô tận
Chiến binh lâm trận
Giữ đất biên cương
Sống khôn chết thiêng!
Nơi đầu non, góc núi
Nơi ngọn khe, bờ suối
Thanh Thủy-Vị Xuyên
Nhớ mẹ nhớ cha
Thương vợ thương con
Nhớ quê hương bản quán
Ngày giỗ nhớ về..
Nhớ về!
12 tháng 7
Thương ôi! Hỡi hồn chiến sĩ!
Kính cáo!
Việt Lâm, ngày 2 tháng 9 năm 1984
Chính trị viên Tiểu đoàn Đặng Việt Châu cùng toàn thể cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3, E 876, F 356
Kính bái !
268. MIẾU THỜ TÀI NỮ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT Ở HÀ NỘI
MIẾU THỜ TÀI NỮ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT Ở HÀ NỘI
TS. ĐINH CÔNG VĨKể cả làng Hới ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, có hội chiếu mùa xuân lừng lẫy từng gắn với cuộc đời bà Nguyễn Thị Lộ, đến nay cũng chưa tìm thấy một di tích nào thờ bà. Những nơi thờ Nguyễn Trãi nổi tiếng ở Nhị Khê (Thường Tín) và ở Côn Sơn cũng khó tìm thấy nơi thờ xứng đáng, riêng cho Nguyễn Thị Lộ, người bạn đời, một trợ thủ đắc lực nhất của nhà văn hóa thế giới, vị anh hùng dân tộc đó. Ấy thế, nhưng thôn Khuyến Lương (thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) vùng đất còn ít người nhắc tới lại có miếu thờ Nguyễn Thị Lộ duy nhất ở Hà Nội (và nước ta) cùng với đền thờ Nguyễn Trãi.
Khuyến Lương là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần về thăm. Đây từng là vùng đất cổ với cái tên “Kẻ Mui” lâu đời, từng là một bộ phận trong thái ấp của danh tướng Trần Khát Chân, người bắn chết Chế Bồng Nga, ông vua Chiêm Thành kiệt hiệt nhất, chặn đứng đội hùng binh xâm lược của ông. Nơi đây có chùa Diên Phúc với những di vật hiếm quý từ Lê đến Nguyễn, có đình xây từ đời Lê Thánh Tông. Nhưng quan trọng hơn: Khuyến Lương là nơi có đền – miếu thờ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ với câu thơ dân gian:
“Khuyến Lương ngào ngạt khói hương.
Nơi này còn dấu chưng thường xuân thu.
Hội làng đền miếu theo mùa.
Khai xuân đánh mộc, người đua múa quyền
Ức Trai để dấu một miền
Câu thơ Thị Lộ còn thiên bi hùng”
Khuyến Lương gần gũi với sông Hồng. Lấy
miếu bà Lộ làm mốc, sát chân đê sông Hồng, chúng ta có thể dễ dàng tìm
đến hàng loạt vùng đất để lại những kỷ niệm sâu sắc của Nguyễn Trãi ở
cách đó không xa:
“Từ đây xuôi với Nhị Khê.
Về Tây Phù Liệt vùng quê hào hùng.
Từ đây vượt nước sông Hồng.
Bên kia Dạ Trạch đền thiêng tìm về.
Vĩnh Tuy, Mai Động gần đê.
Muôn đời còn nhớ Hội thề Đông Quan.”
Tây Phù Liệt là nơi từng đóng đại bản
doanh của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, đền Dạ Trạch là nơi Nguyễn Trãi đã viết
bài văn cầu mộng dâng lên Tiên Dung, Chử Đồng Tử hỏi ý kiến nhờ tìm chân
chúa nước Nam. Từ miếu bà Lộ theo đường đê sông Hồng về phía Bắc đền
Vĩnh Tuy, Mai Động ta sẽ tiếp xúc với nam thành Đông Quan thuở ấy, nơi
có hội thề do Nguyễn Trãi thảo văn thề.Về đời sống: Khuyến Lương gắn với sông nước, từng là vùng dâu tằm xanh biếc. Cũng như quê bà Lộ ở làng Hới (hay có thuyết cho là ở Đông Triều – Quảng Ninh) đều gắn với sông nước, dâu tằm tươi tốt (chỉ có mỗi một cái khác: Quê bà Lộ có nghề làm chiếu nổi tiếng mà ở Khuyến Lương không có). Khuyến Lương cũng như các làng mang tên Mai (mơ) như Tương Mai, Hoàng Mai… đều thuộc vùng đất lập Thái ấp của Trần Khát Chân được gọi chung là Cổ Mai, từ thời xưa đã trồng rất nhiều mai. Nó phù hợp với Nguyễn Trãi là người hay làm thơ về mai, tỏ rõ ông rất thích mai (Xem Quốc Âm Thi tập và phần thơ chữ Hán của ông). Cho nên Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ rất thích sống ở Khuyến Lương (cũng như thích ở Côn Sơn, ở Nhị Khê) hơn là ở trong nội thành Thăng Long. Bởi hồi thơ ấu Nguyễn Trãi đã sống ở dinh thự ông ngoại ở ven bờ Bích Câu trong nội thành Thăng Long. Ông đã họat động chính trị, làm quan ở nội thành. Nhưng càng ở đó, ông càng thấy “cửa quyền quý ngại lượm chân tay” và càng thấm thía:
“Ngại ở dân gian lưới trần
Thời nằm thôn dã miễn yên thân”
(Thuật hứng)
Miền “Thôn dã” Khuyến Lương là
nơi trung gian dễ vào nội thành nhưng “yên thân” hơn nên cũng như Côn
Sơn, Nhị Khê, Nguyễn Trãi đến đây ở lâu hơn, có điều kiện làm nhiều công
đức hơn, làm cơ sở cho việc dựng đền miếu. Theo các cụ cao tuổi ở
Khuyến Lương kể lại (dựa theo truyền tụng từ đời trước). Đến đây, Nguyễn
Trãi chọn được khu đất cao nổi lên như hình cái bút giữa vùng hồ ao và
ruộng sâu (gọi là vùng Thuẫn) gần giếng “Đồng” ở một bên làm nghiên mộc.
Trên khu đất cao có cây đề cổ thụ phía trước. Nguyễn Trãi dựng trường
dạy học. Thưở ấy dân cư thưa thớt, nhà cửa chưa mọc lên lộn xộn như ngày
nay, ngồi dạy học trong hương đồng gió nội, ông có thể nhìn thấy cả
kinh thành ở phía Bắc. Ngày ông dạy học ở nơi này, tối ông lại về nghỉ
với bà Lộ ở căn nhà tranh sát đường chân đê. Thưở ấy chưa bị bồi lấp như
ngày nay, con sông Hồng còn chảy gần sát nền nhà tranh, những đêm trăng
thanh gió mát hai người thường ra đây ngâm thơ, đàm đạo, soi mình trên
dòng nước Hồng Hà lấp lánh.Sau đó là thảm án Lệ Chi Viên kết thúc cuộc đời hai người. Nhưng mãi đến tháng 7 năm Giáp Thân, niên hiệu Quang Thuận thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông chính thức ban chế tẩy oan, đến rằm tháng 7 năm ấy lễ tẩy oan Nguyễn Trãi được tổ chức trọng thể tại thôn Hạ – Xã Nhụy Khê thì sau đấy: ở Khuyến Lương, đền Nguyễn Trãi mới dựng lên từ nền nhà dạy học. Còn miếu bà Lộ tiếp sau dựng nên từ nền nhà tranh. Triều đình phong kiến cấp hơn 1 mẫu ruộng hương đăng để dân làng thờ phụng hai vị. Khuyến Lương trước kia chia làm 6 phe, phe 5 và phe 6 giữ việc hương khói ngày rằm, mùng 1 và tổ chức giỗ Nguyễn Trãi ở vào ngày 16 tháng 8 âm lịch: còn phe 4 trông nom việc cúng lễ ở miếu bà Lộ cũng vào các ngày này.
Theo các cụ ở địa phương: Xưa kia đền Nguyễn Trãi và miếu bà Lộ đều xây tường dày từ 50 đến 60 phân suốt từ đáy đến chỗ vòm cuốn, bằng gạch Bát Tràng. Xưa miếu bà Lộ có đủ tiền tế hậu cung, bên ngoài vẽ hai long mã, bên trong thường xuất hiện hai “Hoàng xà” (rắn vàng) to lớn nhưng không cắn ai, càng tăng thêm vẻ linh thiêng của miếu, gắn với truyền thuyết rắn của bà Lộ. Ngày nay đền Nguyễn Trãi vẫn ở vị trí cũ nhưng thu lại, bé nhỏ giữa một khu dân lộn xộn lấn vào. Kiến trúc ngôi đền quá đơn sơ: Khung tòa tiền tế làm bằng gỗ bình thường, mái lợp ngói ta. Hậu cung trong xây vòm cuốn, phía ngoài xây tường gạch, cũ mới lẫn lộn. Vài chữ Hán sót lại cho biết đền trùng tu lần cuối vào năm 1911 đời Duy Tân. Còn từ đó đến này: Bức chân dung Nguyễn Trãi trong đền, bên cạnh bát nhang đang lặng lẽ suy tư, hai cây cau trước đền ngan ngát tỏa hương thầm như than thở cho cảnh buồn lạnh vì trừ những cụ già ở Khuyến Lương ra, nơi khác ít người biết tới.
Còn miếu bà Lộ: Theo các cụ miếu đã được sửa chữa vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), đời Khải Định (1916 – 1925) được sửa chữa lần nữa, nhưng từ sau thời cải cách ruộng đất và hợp tác hóa miếu bị phá, bỏ mặc rơi vào hoang phế. Ở một phía gần miếu, người ta làm chuồng nuôi dê. Hồi chống Mỹ, có một số người dỡ gạch ở miếu để xây hầm trú ẩn. Nay trước mắt chúng tôi chỉ còn lại một phần hậu cung mà mái ngói tróc vỡ hết chỉ còn trơ lại một vòm cuốn cỏ cây hoang dại mọc lên xù xì, bên dưới bẩn thỉu không hơn gì một chuồng lợn. Dân cho biết thêm trước đây sát miếu là khu ruộng cấy lúa rồi người ta đào ao vật đất lên làm trại chăn nuôi đã phát hiện một khối gỗ xếp theo hình cũi lợn dài rộng 4×4 m, gồm nhiều thanh có kích cỡ 4 X 0,20 X 0,40m xếp mộng rất khít tạo thành một ô vuông. Lúc mới đào lên gỗ mềm như bún, để một lúc sau thì khô cứng như đá. Anh Nguyễn Văn Khải (cháu cụ Nguyễn Đăng Nông) nhặt được chiếc châm bằng vàng cắm búi tóc phụ nữ dài 1,5 phân ở trong cũi. Dư luận có người cho đấy là châm của bà Lộ, sau khi bị chém, tử thi chôn cùng cũi, có người thì phân vân… Vậy mà những di vật cực quý ấy nay không còn. Ngay cả khu lăng ở đây do Nguyễn Trãi dựng, nghe đồn đất phát, nhiều người đưa mồ mả đến chôn làm mất cả dấu ấn… Ở thời đổi mới, để chuẩn bị cho 1000 năm Thăng Long, chúng ta có thể yên lòng để mặc cho vùng di tích có giá trị như thế ở Thủ đô ngày càng xuống cấp chăng?
Ngày 2 tháng 2 năm 2002
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét