Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tin ngày 09/1/2013

Kinh tế Việt Nam khó ra khỏi khủng hoảng (RFI) - Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay có bài : « Việt Nam khó thoát khỏi khủng hoảng » .

  • Lionel Messi bốn năm liên tiếp nhận Quả bóng vàng (RFI) - Đúng như dự báo, danh thủ người Achentina, trưởng thành từ câu lạc bộ Tây Ban Nha Barcelona, Lionel Messi tối qua 7/01/2013 tại Zurich đã được Quả bóng vàng Fifa 2012, danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.
  • Cam Bốt điều tra lại vụ quan chức bắn người biểu tình (RFI) - Hôm nay, ngày 08/01/2013, Bộ Tư Pháp Cam Bốt đã yêu cầu cho tiến hành điều tra lại đối với ông Chhuk Bundith, cựu lãnh đạo đặc khu kinh tế Bavet tỉnh Svay Rieng, nghi can trong vụ nổ súng vào đám đông công nhân biểu tình hồi đầu năm 2012 và mới đây được tòa tuyên trắng án.
  • Một giáo sĩ Ấn Độ đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm (RFI) - Tại Ấn Độ, hôm nay ngày 08/01/2012, vụ nữ sinh 23 tuổi bị hiếp dâm lại có thêm tình tiết mới. Một giáo sĩ nổi tiếng của nước này đã lên tiếng đổ lỗi cho nạn nhân, khiến dư luận chĩa mũi nhọn về phía ông ta.
  • Nhật Bản không để Trung Quốc uy hiếp (RFI) - Nhật Bản của tân thủ tướng Shinzo Abe lấy lại thế chủ động : Gia tăng ngân sách quân sự lần đầu sau 11 năm và triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối « hành vi xâm phạm lãnh hải ». Sau nhiều năm dài phô trương thanh thế, đặc biệt là trong 4 tháng gần đây, Bắc Kinh bị Tokyo điểm mặt.
  • Nhật Bản bổ sung hơn 100 tỷ euro cho phục hồi kinh tế (RFI) - Theo báo Nikkei tại Nhật Bản hôm nay 08/01/2013, tân thủ tướng Shinzo Abe đã có động thái ưu tiên khôi phục kinh tế qua quyết định bổ sung cho ngân sách kích thích các hoạt động kinh tế khoảng 12 000 tỷ yên (hơn 110 tỷ euro).
  • Việt Nam : Xử sơ thẩm 14 người Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An (RFI) - Hôm nay, 08/01/2013, 14 người Công giáo và Tin Lành, trong đó có 13 thanh niên, đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh, với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền », theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Toàn bộ 14 bị cáo đều bị buộc tội là thành viên của đảng Việt Tân, mà chính quyền Việt Nam xem là một tổ chức « phản động lưu vong », « khủng bố ».
  • Binh sĩ Mali bắn cảnh cáo phiến quân (VOA) - Các binh sĩ Mali đã bắn đại pháo vào các chiến binh Hồi giáo tìm cách tiến xuống khu vực miền nam do chính phủ kiểm soát tại nước này
  • Ca sỹ Tùng Dương nhìn lại năm 2012 (BBC) - Ca sỹ Tùng Dương trả lời BBC về một số sự kiện âm nhạc năm 2012 và hướng tới năm 2013, sau khi đoạt giải âm nhạc của năm.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Tuyên giáo trừng phạt báo Nam Phương (BBC) - Tuyên giáo TQ ra chỉ thị bắt truyền thông đồng loạt lên án tuần báo Nam Phương ở Quảng Châu nhưng cũng có báo tỏ ý bất đồng.
  • Chân dung Chuck Hagel (BBC) - Ông Chuck Hagel vừa được đề cử lãnh đạo Lầu Năm Góc.
  • Tàu cá bị ngăn cản vào đảo Hoàng Sa trú bão (BaoMoi) - (Dân Việt) - Ngày 8.1, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) Miền Trung - Tây Nguyên cho biết, Hải quân Trung Quốc đã ngăn chặn không cho tàu cá Việt Nam gặp nạn vào trú bão tại đảo Hoàng Sa (Việt Nam).
  • Trung Quốc biên chế J-16 cho HĐ Nam Hải tuần tra trái phép Hoàng Sa? (BaoMoi) - (GDVN) - Các chiến đấu cơ loại mới vừa được biên chế cho "sư đoàn không quân trực thuộc hạm đội Nam Hải" này đã hoàn thành việc đóng quân và huấn luyện tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV)
  • Những câu hỏi của năm 2013 (BaoMoi) - (Petrotimes) - Chuyện gì sẽ xảy ra với những điểm nóng đã và tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị thế giới trong đó có vấn đề Syria; cuộc xung đột tranh chấp ngày càng quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tại Biển Đông; quan hệ Nam - Bắc Triều Tiên?... Liệu những câu hỏi này, vốn là vấn đề nan giải trong năm cũ có thể có lời giải trong năm nay?
  • Hai 'sát thủ' Việt Nam có thể tiêu diệt Type 054A (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Có thể nói, tên lửa Yakhont và Kh-31A là "bộ đôi" sát thủ chống tàu mạnh nhất của Việt Nam, có thể tiêu diệt tàu chiến Type 054A của Trung Quốc mới được đưa tới Biển Đông.
  • Đấu tranh vì biển, đảo Việt Nam (BaoMoi) - Từng đấu tranh cho hòa bình, độc lập của Việt Nam, bây giờ, hai người bạn Pháp lại lên tiếng cho cả thế giới biết âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
  • Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (BaoMoi) - UBND TP.Đà Nẵng vừa thống nhất về chủ trương cho UBND H.Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng và Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng tổ chức triển lãm tư liệu và nghiên cứu khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa.
  • Công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - TTXVN.- Ngày 8-1, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội TP Đà Nẵng và UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Các tư liệu này do chính Trung Quốc xuất bản, được ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, dày công sưu tập. Trong số này gồm sách atlas Trung Hoa Bưu chính dư đồ 1919 do Bộ Giao thông Trung Hoa Dân quốc phát hành tại Nam Kinh. Đây là sách atlas đầu tiên do nhà nước Trung Hoa phát hành với số lượng nhỏ. Sách thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
  • Thủ tướng Nhật ra lệnh giám sát xung quanh Senkaku (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 8/1 đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng nước này Itsunori Onodera tăng cường hoạt động giám sát xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), vốn là trung tâm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
  • Ba tàu cá thuộc các tỉnh miền Trung cần trợ giúp (BaoMoi) - Theo thông tin từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, trong hai ngày 7 và 8/1, 3 tàu cá mang mã số KH 98568 TS, BĐ 95104 TS và QNG 92101 TS với 22 ngư dân bị hỏng máy phải thả trôi trong vùng thời tiết xấu.
  • "Vòng vây TQ" tưởng tượng trên biển Đông, Philippines thận trọng (BaoMoi) - (Phunutoday) - Học giả Bắc Kinh tưởng tượng "vòng vây Trung Quốc" trên Biển Đông, Philippines tỏ ra thận trọng trước đề nghị khai thác dầu của TQ, đoàn xe vận chuyển tên lửa Patriot tới vùng biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ...là tin tức thời sự chính ngày 8/1.
  • Chiến tranh Trung - Nhật sắp bùng nổ? (BaoMoi) - Căng thẳng Trung - Nhật liên quan đến tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư lên đến đỉnh điểm, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại về một cuộc xung đột quy mô lớn giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á.
  • Nhật tức giận triệu tập Đại sứ Trung Quốc (BaoMoi) - Nhật Bản hôm nay (8/1) đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại thủ đô Tokyo đến để bày tỏ sự phản đối trước việc 4 tàu hải giám của Trung Quốc lượn lờ trong khu vực lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư suốt hơn một nửa ngày.
  • Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc vì đảo tranh chấp (BaoMoi) - Lần đầu tiên dưới thời chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối sự hiện diện của tàu hải giám nước này tại vùng đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Chứng cứ pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 8/1, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đã tổ chức công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; các tư liệu này do chính Trung Quốc xuất bản.
Bản tin tiếng Anh

  • Firms chase overseas deals (Washington Post) - Global economic woes have boosted outbound mergers and acquisitions by Chinese companies to a new high in 2012.
  • Mainland tourists to Taiwan hit record high (Washington Post) - Chinese mainland visitors to Taiwan topped 1.97 million in 2012, up 57.6 percent year on year, hitting a record high, the cross-Straits tourism authority said Sunday.
  • Overseas yuan gets nod in mainland PE market (Washington Post) - The mainland private equity (PE) market is heralding a new stage, as the mainland regulator allows overseas yuan capital to come in to boost PE investments.
  • 2012's top 10 cinematic sensations (Washington Post) - It's difficult to pick the 10 greatest domestic films in 2012, but there are solid reasons why these are worth watching.
  • Bourses mixed on first trading day of year yet outlook bright (Washington Post) - China's two bourses turned in a mixed performance on Friday, the first trading day of 2013.The Shanghai Composite Index ended up 0.35 percent at 2,276.99 points, while the Shenzhen Component Index edged down 0.22 percent, closing at 9,096.07.
  • Shark fins on factory roof fan outrage (Washington Post) - Hong Kong conservationists expressed outrage Thursday after images emerged of a factory rooftop covered in thousands of freshly sliced shark fins, as they called for curbs on the "barbaric" trade.
  • Brixton's Beijing jiaozi (Washington Post) - It is cold and bone-chilling weather, and the rising steam from cooking dumplings mist up the little shop. Ellie Buchdahl finds comfort in feasting on Chinese dumplings in south London.
  • Orphanage owner hospitalized (Washington Post) - The owner of an illegal orphanage in Central China was sent to hospital over the weekend suffering a heart attack after she was questioned by police about a fire that killed six children and a young adult.
  • Being gay in China (Washington Post) - In both Chinese history and literature, homosexuality was open and tolerated.
  • What a catch (Washington Post) - In northeast China, ice fishing is an ancient tradition. The season usually runs throughout the freezing months of winter, from the end of December to just before Spring Festival.
  • Lining up for a lifetime of love (Washington Post) - Jan 4saw more than 12,000 weddings in Beijing, 7,300 in Shanghai, 3,000 marriage reservations in Chongqing, and Wuhan in Hubei province had 3,500 couples booking slots to get married.
  • First public lesbian wedding held in S China (Washington Post) - A lesbian couple, 36-year-old Dongdong (alias) and 30-year-old Qiqi (alias), stand together at their wedding in Shenzhen city, South China's Guangdong province on Jan 4, 2013.
  • Best day to tie the knot in 10,000 years (Washington Post) - Newlyweds pose for photos with their marriage certificates spelling out the date of Jan 4, 2013, in Zaozhuang city, East China's Shandong province. Chinese couples consider Jan 4, 2013, as the best day in 10,000 years to tie the knot, because the date sounds like "lifetime love" in Chinese.
  • Xi: China-Russia ties prioritized in diplomacy (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Tuesday said that promoting relations with Russia is a priority for Chinese diplomacy as he met with a Russian delegation in Beijing.
  • Father of Indian rape victim wants her named (Washington Post) - The father of the Indian student whose brutal rape provoked a global outcry said he wanted her name made public so she could be an inspiration to victims of sexual assault.
  • Egyptians debate over draft law limiting protests (Washington Post) - The draft law limiting protests in Egypt, which is currently being studied after recently being announced by Justice Minister Ahmed Mekki, stirred up an overwhelming debate in the Egyptian political arena.
  • Chavez to keep his presidency beyond Jan 10 (Washington Post) - President of the National Assembly of Venezuela, Diosdado Cabello, said that Venezuelan President Hugo Chavez "will still be the President beyond January 10th", despite of his precarious health.
  • Majority of postgrad examinees seeking better jobs (Washington Post) - College graduates who are taking postgraduate entrance exams are doing so largely because they desire better job opportunities, according to survey results released on Saturday.
  • Capital's subway system branches out (Washington Post) - Unprecedented construction of Beijing's gigantic underground transit network is expected to alleviate traffic problems that have been haunting the metropolis for decades, reports Zheng Xin.
  • People gather to mourn fallen firefighters (Washington Post) - A soldier holds bone ashes of a deceased firefighter who lost life in a rescue operation on Jan 1 at the Hangzhou Yusei Machinery Co., Ltd during memorial meeting in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province, Jan 4, 2013.

 

CÔNG HÀM 14/9/1958 DO THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ LÀ “CÁI BẪY” NGOẠI GIAO CỦA CT HỒ CHÍ MINH LỪA CHU ÂN LAI

Nếu nói là cái “bẩy” thì tôi là Dân ngu khu đen hiểu không nổi và không biết đâu mà bàn-Nhưng thế này:

  Vậy thì hôm nay Trung cộng bảo là”chúng tao chiếm Hoàng sa và một phần Trường sa” là từ tay kẻ thù  (VNCH) của chúng mày,có mắc mớ gì đâu mà chúng bay đòi?-Cái MTGPMN mới là “đại diện cho Nhân Dân MN chống Mỹ Ngụy bán nước và cướp nước VN”-Có nước đi tìm lại cái “Bọn bán nước” và MTGPMN để đòi với Trung cộng à.Mà Ngụy VNCH thì “không chính danh” đối với Việt cộng.Làm gì mà đề cập vào?

   Công hàm 1958 của Ông Đồng ký, cũng chưa phải là “điểm căn bản” để Trung cộng bảo là Hoàng sa Trường sa của họ, hay là do Ông Đồng mới mất- mà là hiện nay trước mắt những hành động thực tiễn của toàn thể Đồng bào Việt nam nhất là giới Trí thức,những người có địa vị ,Thanh niên…nhất là Lãnh đạo Quốc gia hiện tại có cố gắng bằng hành động mọi mặt để đòi lại hay lấy lại hay không mới là yếu tố quyết định CÒN hay MẤT.

   Trung cộng càng ngày càng thâm hiểm,cứ “kiểu” hiện nay thì Bắc kinh xem VN không ra gì đâu-Mấy ông TO nói khi nay nghe đầy,thì TC có cách nhìn VN như thế nào ,ai cũng hiểu.Đừng mơ là Bắc kinh trả HS TS bằng tình đồng chí và 16-4.

 Phamvietdao

LS Nguyễn Trọng Quyết.
 
-Ngày 14 tháng 9 năm 1958 lại là ngày Chủ nhật. Đây là ngày nghỉ hàng tuần của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Chính phủ ?
-Tại thời điểm năm 1958, quyền hạn của chức danh Thủ tướng được quy định theo Hiến pháp năm 1946.
-Điều 44 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ:
“Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng”.
Quy định trên cho thấy: Thủ tướng chỉ là người đứng đầu nội các, là một thành viên trong số rất nhiều thành viên của Nội các, do Chủ tịch nước chọn và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Các quy định khác của bản Hiến pháp xác nhận vị trí người đứng đầu Chính phủ khi ấy là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa…
-Như vậy chữ ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 14/9/1958 hoàn toàn không có giá trị pháp lý, tư cách pháp nhân thay mặt Chính phủ Việt Nam theo Hiến pháp 1946! 
Cảm ơn Ls Nguyễn Trọng Quyết đã phát hiện ra “cái bẫy” pháp lý  có giá trị này ?
 
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, tại sao?
Ngày 14 tháng 9 năm 1958 từ Hà Nội, “Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai – Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nội dung như sau:
“ Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể…
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958 …”
Xét về mặt câu chữ cho thấy: văn bản này được làm tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Diễn giải theo trình tự có thể suy luận: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhóm họp, biểu quyết nhất trí ghi nhận và tán thành tuyên bố về hải phận của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; cuộc họp có thể diễn ra vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 hoặc trong khoảng thời gian 10 ngày trước đó (từ ngày 4 tháng 9 năm 1958 đến ngày 13 tháng 9 năm 1958). Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký văn bản thông báo quan điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho Chu Ân Lai. Vì văn bản được ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 nên đương nhiên, con dấu của Chính phủ cũng được đóng vào ngày này.
Nhưng ngày 14 tháng 9 năm 1958 lại là ngày Chủ nhật. Đây là ngày nghỉ hàng tuần của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Chính phủ. Có đúng là ngày Chủ nhật 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và bộ máy giúp việc vẫn tới Phủ Thủ tướng làm việc bình thường, soạn thảo và ký ban hành văn bản gửi Chu Ân Lai? Hay sự thật, văn bản này đã được soạn rồi ký sẵn một hoặc nhiều ngày trước đó, thậm chí là sau đó?
Quyền hạn của Thủ tướng!
 
Tại thời điểm năm 1958, quyền hạn của chức danh Thủ tướng được quy định theo Hiến pháp năm 1946.
Cần nhấn mạnh rằng, văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 ghi chức danh “Thủ tướng Chính phủ” trong phần người ký là chưa chính xác. Điều này rất dễ gây ra sự hiểu lầm tai hại: Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu chính phủ và có quyền đại diện cho chính phủ ấy.
Thế nhưng, quy định của Hiến pháp năm 1946 lại hoàn toàn không phải như vậy.
Điều 44 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ:
“Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng”.
Quy định trên cho thấy: Thủ tướng chỉ là người đứng đầu nội các, là một thành viên trong số rất nhiều thành viên của Nội các, do Chủ tịch nước chọn và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Các quy định khác của bản Hiến pháp xác nhận vị trí người đứng đầu Chính phủ khi ấy là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Không có một điều luật riêng biệt quy định quyền hạn cụ thể của chức danh Thủ tướng và thậm chí, người giúp đỡ Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch mà không phải là Thủ tướng. Nói cách khác, quyền hạn của Thủ tướng theo Hiến pháp 1946 rất hạn chế, bó hẹp trong một số công việc như: chọn Bộ trưởng để đưa ra Nghị viện biểu quyết; chọn thứ trưởng để Hội đồng Chính phủ chuẩn y; chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Bản Hiến pháp cũng không có điều khoản quy định về thẩm quyền của Nội các.
Thay vào đó, Hiến pháp 1946 lại quy định rất cụ thể quyền hạn của Chủ tịch nước và quyền hạn của Chính phủ. Trong số các quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định tại Điều 49, có các quyền hạn sau:
- Thay mặt cho nước;
- Chủ tọa Hội đồng Chính phủ;
- Ký hiệp ước với các nước;
Rõ ràng, Chủ tịch nước mới là chức danh đại diện cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nói chung, cho Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nói riêng trong quan hệ bang giao với các nước mà Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phải là ngoại lệ. Thủ tướng chỉ là một thành viên của nội các – một cơ quan của Chính phủ và không có các quyền hạn này.
Cũng không có bằng chứng cho thấy Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hội đồng chính phủ khi ấy đã ủy nhiệm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng được quyền đại diện ra văn bản phúc đáp tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính phủ có họp?
 Văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 nêu rõ là: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành …”. Do vậy theo logic, sau khi có Tuyên bố về hải phận ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có một cuộc họp và nội dung cuộc họp đã thể hiện ý chí “ghi nhận”, “tán thành” tuyên bố của Trung Quốc.
Như đã trích dẫn một phần Điều 49 Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền “chủ tọa Hội đồng Chính phủ”. Dựa trên tư liệu từ báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), nhật ký làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 04 tháng 9 năm 1958 đến ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ghi lại như sau:
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: tiếp đoàn Đại biểu bóng đá  Campuchia;
+ Trong ngày, dự họp ban Bí thư bàn một số vấn đề về báo Nhân dân và công tác dân vận;
+ Trong ngày: tiếp đoàn đại biểu cán bộ trường thiếu sinh quân Quế Lâm và bệnh viện Nam Ninh;
- Ngày 5 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp Bộ Chính trị để bàn về công tác tổ chức Đảng, Chính phủ và công tác thủy lợi;
- Ngày 6 tháng 9 năm 1958:
+ Gửi đện mừng các vị lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên;
- Ngày 7 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: đi thăm công trình thủy nông Gia Thượng, xã Ngọc Thụy, quận 8 (huyện Gia Lâm), ngoại thành Hà Nội;
+ Cùng ngày, đến thăm Trường sỹ quan hậu cần;
- Ngày 8 tháng 9 năm 1958:
+ 7 giờ, tiếp đoàn đại biểu hòa bình Miến Điện;
+ Trong ngày: dự họp Bộ Chính trị bàn về đấu tranh thống nhất nước nhà;
+ Cùng ngày: gửi huy hiệu tặng ông Phùng Quang Chiểu và Thanh niên xã Thống Nhất (Lào Cai);
 - Ngày 9 tháng 9 năm 1958: không ghi lịch làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Ngày 10 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp ban Bí thư để bàn về chính sách phân bón cho nông nghiệp và một số vấn đề khác;
+ Cùng ngày, ký quyết định số 86/QĐ giảm án tử hình xuống tù chung thân cho một phạm nhân can tội giết người;
- Ngày 11 tháng 9 năm 1958: không ghi lịch làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Ngày 12 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp bộ Chính trị bàn về quản lý gạo vụ mùa năm 1958 và về con số kiểm tra kế hoạch Nhà nước năm 1959;
- Ngày 13 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: thăm lớp học Chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tổ chức tại Hà Nội;
+ Sau đó, thăm triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1958;
+ Chiều: tiếp giao sư người Miến Điện U.Oong la và phu nhân;
- Ngày 14 tháng 9 năm 1958:
+ Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề: Công xã nhân dân, ký bút danh Trần Lực, đăng báo Nhân dân, số ra 1645 giới thiệu về quá trình hình thành và những đặc điểm của công xã nhân dân ở Trung Quốc.
 Không có tư liệu phản ánh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa bất cứ cuộc họp nào của Hội đồng chính phủ trong khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 9 năm 1958 đến ngày 14 tháng 9 năm 1958. Cũng không thể nói có việc Phó Chủ tịch nước thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh để chủ tọa Hội đồng chính phủ vì thời kỳ này, không ai được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ tịch nước.
Nếu điều này là sự thật thì văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quy định về hải phận…” là hoàn toàn không chính xác; và tiếp nữa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không có quyền đại diện cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để hứa hay cam kết với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về mọi vấn đề có liên quan đến thực thi tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 vì thẩm quyền này thuộc về Hội đồng Chính phủ và Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
Nếu điều này là sự thật thì văn bản do ông Phạm Văn Đồng ký hẳn nhiên không phải là “công hàm ngoại giao” như kẻ xâm lược đã thổi phồng, cường điệu hóa mà thực chất chỉ là một lá thư viết vội của cá nhân Thủ tướng nội các thuộc Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa gửi Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có nội dung hoàn toàn không phản ánh quyết định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi ấy. Theo cách nói dân gian, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói dối Chu Ân Lai và thật lực cười khi Trung Quốc lại lấy những lời nói dối đó đó làm căn cứ để khẳng định chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
***
Cho đến chừng nào Hoàng Sa và một phần Trường Sa vẫn còn nằm trong tay ngoại bang, lá thư viết vội của ông Phạm Văn Đồng vẫn được kẻ xâm lăng sử dụng như một bằng chứng để biện hộ cho hành vi bành trướng của chúng thì chừng đó, mỗi người con đất Việt vẫn kiên quyết và thẳng thừng bác bỏ văn bản vô giá trị này.
                                                                Ls Nguyễn Trọng Quyết 
—————————————-
Phụ lục: Danh sách Chính phủ mở rộng
Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I)
(Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội khoá I, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/9/1955 và được tiếp tục bổ sung cho đến Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I, ngày 27-5-1959)

Chủ tịch nước
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ông Phạm Văn Đồng (từ 9-1955)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Ông Phan Kế Toại (từ 9-1955)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Ông Võ Nguyên Giáp (từ 9-1955)
Phó Thủ tướng
Ông Trường Chinh (từ 4-1958)
Ông Phạm Hùng (từ 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Trần Quốc Hoàn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Ông Nguyễn Văn Huyên
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ông Lê Văn Hiến (đến 6-1958)
Ông Hoàng Anh (từ 6-1958)
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện
Ông Nguyễn Văn Trân (từ 9-1955)
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc
Ông Trần Đăng Khoa (từ 9-1955 đến 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
Ông Trần Đăng Khoa (từ 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Kiến trúc
Ông Bùi Quang Tạo (từ 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Ông Lê Thanh Nghị (từ 9-1955)
Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp
Ông Phan Anh (từ 9-1955 đến 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Nội thương
Ông Đỗ Mười (từ 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Ngoại thương
Ông Phan Anh (từ 4-1958)
Bộ trưởng Bộ Y tế
Ông Hoàng Tích Trí (đến 5-1959)
Ông Phạm Ngọc Thạch (từ 5-1959)
Bộ trưởng Bộ Lao động
Ông Nguyễn Văn Tạo
Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Ông Vũ Đình Hòe
Bộ trưởng Bộ Văn hoá
Ông Hoàng Minh Giám
Bộ trưởng Bộ Thương binh
Ông Vũ Đình Tụng (đến 5-1959, vì giải thể)
Bộ trưởng Bộ Cứu tế
Ông Nguyễn Xiển (từ 9-1955 đến 5-1959, vì giải thể)
Bộ trưởng Bộ Nông lâm
Ông Nghiêm Xuân Yêm
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
Ông Phạm Hùng (từ 9-1955 đến 4-1958)
Ông Nguyễn Duy Trinh (từ 4-1958 đến 12-1958)
Ông Nguyễn Khang (từ 5-1959)
Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Ông Nguyễn Văn Trân (từ 4-1958 đến 12-1958)
Ông Nguyễn Duy Trinh (từ 5-1959)
Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Ông Lê Văn Hiến (từ 12-1958)
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước
Ông Trường Chinh (Phó Thủ tướng kiêm chức từ 4-1958)

( Bài do LS Nguyễn Trọng Quyết gửi cho Phamvietdao.net )
Được đăng bởi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét