Tàu TQ cập cảng Sài Gòn, báo VN im lặng
Một ngày sau khi ba tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc cập
cảng Sài Gòn, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng không đưa tin.
Tân Hoa Xã cho hay ba tàu Ích Dương (số hiệu 548), Thường Châu (549) và Thiên Đảo Hồ (886) đã vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.
Tân Hoa Xã cho hay ba tàu Ích Dương (số hiệu 548), Thường Châu (549) và Thiên Đảo Hồ (886) đã vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.
Truyền thông Việt Nam thông thường khá kín tiếng về các chuyến thăm của tàu chiến Trung Quốc |
Các tàu này đang trên đường quay lại Trung Quốc sau công vụ hộ tống tàu hàng chống hải tặc tại Vịnh Aden.
Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên gồm có hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.
Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người, chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.
Gây tranh cãi
Đội tàu hộ tống nói trên rời Trung Quốc từ tháng Bảy 2012 và kết thúc công vụ tại Vịnh Aden vào cuối năm.
Tháng 12/2012, các tàu này cập cảng Sydney, Australia, trong một chuyến thăm tương tự.
Tân Hoa Xã nói ngay ngày đầu tiên ở TP HCM, Chuẩn Đô đốc Chu đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Khổng Huyễn Hựu.
Ông Chu cũng sẽ có các cuộc gặp với quan chức chính phủ và quân đội Việt Nam, trong đó có Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hồng, Phó Tư lệnh Hải quân.
Theo thông lệ của các chuyến viếng thăm, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động thăm quan, chào xã giao giới chức địa phương và giao lưu thể thao với người dân nhằm "tăng cường hiểu biết lẫn nhau".
Truyền thông Việt Nam nói chung khá kín tiếng khi nói tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Việt Nam, một phần vì không muốn hướng sự chú ý của dư luận tới mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm này.
Tuy nhiên, việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường.
Sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc sáng thứ Hai tại cảng Sài Gòn đầu tiên được phát giác trên mạng xã hội Facebook cùng một số hình ảnh.
Ngày 5/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số 104/2012/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ về các chuyến thăm của tàu quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định này sẽ chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1 tới.
Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên gồm có hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.
Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người, chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.
Gây tranh cãi
Đội tàu hộ tống nói trên rời Trung Quốc từ tháng Bảy 2012 và kết thúc công vụ tại Vịnh Aden vào cuối năm.
Tháng 12/2012, các tàu này cập cảng Sydney, Australia, trong một chuyến thăm tương tự.
Tân Hoa Xã nói ngay ngày đầu tiên ở TP HCM, Chuẩn Đô đốc Chu đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Khổng Huyễn Hựu.
Ông Chu cũng sẽ có các cuộc gặp với quan chức chính phủ và quân đội Việt Nam, trong đó có Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hồng, Phó Tư lệnh Hải quân.
Theo thông lệ của các chuyến viếng thăm, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động thăm quan, chào xã giao giới chức địa phương và giao lưu thể thao với người dân nhằm "tăng cường hiểu biết lẫn nhau".
Truyền thông Việt Nam nói chung khá kín tiếng khi nói tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Việt Nam, một phần vì không muốn hướng sự chú ý của dư luận tới mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm này.
Tuy nhiên, việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường.
Sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc sáng thứ Hai tại cảng Sài Gòn đầu tiên được phát giác trên mạng xã hội Facebook cùng một số hình ảnh.
Ngày 5/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số 104/2012/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ về các chuyến thăm của tàu quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định này sẽ chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1 tới.
Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc…!
Hóa
ra bài này được viết từ năm 2009. Thời đó tui chả biết tý gì về những
chuyện xảy ra, hoàn toàn u u, mê mê. Vừa rồi tác giả nhắc lại mới biết
đường tìm vào trang Nữ vương Công lý để đọc. Thấy hay thì xin rinh về
nhà, để lỡ ai chưa biết thì cùng đọc với tui.
Trần Thạch Linh |
Thế nhưng, trước sự phản ứng ngày càng gay gắt của mọi tầng lớp nhân dân, nhà cầm quyền VN buộc phải thoái lui trước tinh thần yêu nước của nhân dân, họ không thể tiếp diễn sự im lặng đáng ngờ để dâng lãnh thổ, lãnh hải cho bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh như múa gậy vườn hoang trước đây.
Truyện ngắn của Trần Thạch Linh như đã tiên đoán về kết quả ngày hôm nay từ ngay thời điểm nhà cầm quyền CSVN đàn áp khốc liệt nhất.
Mời quý vị bạn đọc thưởng thức.
Bắt
đầu từ năm ngoái, vào cái đận giá cả cứ lên vòn vọt, túng thiếu quá, bế
tắc quá, cay đắng, khốn cùng vì không có đủ tiền để sống, đến độ không
thể chịu đựng hơn được nữa, giữa đêm thanh vắng tôi đã phải thét to lên
với chính mình “Tiền ơi, mi là con quái vật… mi là tiên là phật!… không!.. không phải… mi là đảng và nhà nước…”
Thêm chú thích |
Cứ tưởng, căng tấm băng-rôn đó lên thì sẽ nhẹ được lòng đi đôi chút, nào ngờ rắc rối lại qua đó lại kéo đến.
Ngay trưa hôm đấy, anh cảnh sát khu vực xuất hiện tại nhà tôi với mũ áo sắc phục nghiêm chỉnh (khác với mọi ngày, anh ta vẫn mặc thường phục khi có việc phải lui tới trong dân). Anh tự đẩy cửa bước thẳng vào nhà mà không thèm cởi hay chùi giầy. Không chào hỏi ai, không kịp để tôi mời nước, anh nói to, tay chỉ thẳng vào tấm băng-rôn với một thái độ nghiêm khắc và kiên quyết:
-Yêu cầu ông tháo tấm băng rôn phản động kia xuống.
Tôi chỉ còn cách mỉm cười gượng gạo rồi thò tay giật cái băng-rôn xuống, lôi vào nhà trải ra ngay trước măt anh ta, có ý định diễn giải đôi điều về nội dung của nó.
Thêm chú thích |
Anh dùng mũi giày phanh mép quăn của tấm băng-rôn ra, nhăn mặt đọc kỹ lại từng chữ trên đó, rồi lại dùng mũi giày hất hất, gập quấn lại, đá nhẹ một cái, đẩy cuộn băng-rôn vào gậm giường, quay người đi ra. Đến cửa anh ta dừng lại như chợt nhớ ra và không buồn quay đầu, anh nói cũng vẫn với cái giọng nghiêm khắc và kiên quyết như vừa rồi:
- Dám gọi đảng và nhà nước là mi, lần này thì nhắc nhở như thế, nếu còn tái diễn lần sau chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Và anh ta đi thẳng không thèm đóng khép cánh cửa nhà tôi lại.
Tôi ngồi bần thần trên ghế khá lâu, ngỡ ngàng về thái độ vừa rồi của anh cảnh sát khu vực.Tôi có gọi đảng và nhà nước là mi đâu, tôi gọi đồng tiền là mi đấy chứ. Còn thì hãy nhìn xem ngay trong phố nhà tôi ở là rõ ngay thôi. Những gia đình nào có người làm trong hệ thống cơ quan đảng hoặc nhà nước là có đời sống cao, thừa tiền nhởn nhơ đi làm từ thiện, cung tiến các chùa chiền, tổ chức các lễ giải hạn, ma chay cưới hỏi nổi đình nổi đám, du lịch khắp nơi trong và ngoài nước.
Chỉ cần làm quan ở một quận thú, huyện lỵ nào đấy là là có thừa cho các con đi du học nước ngoài, có nhà to tại Hà Nội, tại quê nhà, có tiền “găm”đất tại những nơi có “tầm nhìn” đến năm 2010, 2012, 2015… Vậy rõ ràng có đảng, có nhà nước là có tiền, có cuộc sống thần tiên thì tiền là đảng và nhà nước là đúng quá rồi… Lòng tôi cứ vò võ mãi không yên được về cái sự “Phản động” này.
Thật ra quan hệ giữa tôi và anh cảnh sát khu vực không đến nỗi nào, có phần thân tình là đằng khác. Ngay từ khi chuyển đến đây, theo mách nước của mấy tay “đề đóm” ngoài hàng nước, tôi đã chủ động làm quen và nhờ anh ta giải quyết những việc “tế nhị”. Như chuyển hộ khẩu cho nhanh, rồi làm sổ đỏ, hay là chạy cho con cậu em họ thuộc diện trái tuyến về học tại trường của địa phương này cũng vậy, anh ta làm rất mau lẹ, có độ tin cậy cao. Tuỳ việc mà là mấy “vé”, khi anh ta đã nhận “vé” rồi thì cứ đúng ngày giờ quy định là trả kết quả tại nhà.
Thi thoảng có công, có việc phải đến, nếu trúng vào bữa ăn, và nếu tiện có bộ lòng hay con mực nướng gì đó thì tôi đều mời anh ta ở lại. Anh vui vẻ nhận lời ngay. Rượu vào anh ta lại thả ra những lời bất mãn bâng quơ, qua đó tôi hiểu được nỗi niềm sâu kín trong lòng anh là không có tiền để chạy các “sếp” trên, nên có tuổi rồi mà vẫn cứ lẹt đẹt là anh cảnh sát khu vực.
Kể từ bữa treo băng-rôn ấy, anh ta hay tới nhà tôi luôn, tuy nhiên lúc nào cũng với bộ dạng đầy đủ sắc phục và với thái độ lạnh lùng nghi kị, có phần hăm doạ nữa. Cũng chẳng sao, tôi đã hết việc để nhờ anh ta và tôi cũng hết cái ý định treo băng rôn “phản động” để giải toả bức xúc của mình.
Thế nhưng bỗng nhiên những tháng gần đây báo chí rộ lên chuyện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, cướp bóc đánh đập đồng bào ta tránh bão tại quần đảo Hoàng Sa lại làm cho tôi phát một cơn bức bối trong lòng, đỉnh điểm là việc Trung quốc lập uỷ ban thôn đảo tại Hoàng Sa đã làm tôi bị “sốc”.
Thế là tôi lại làm ngay một băng rôn với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” căng treo đúng tại vị trí đã căng lần trước. Xong việc tôi pha riêng cho mình một ấm trà, ngồi thảnh thơi trên ghế dựa vì đã bày tỏ, giải phóng được phần nào bức xúc trong lòng mà không liên quan gì tới vấn đề “phản động” cả.
Bất ngờ là tay cảnh sát khu vực đã xuất hiện ngay, bất ngờ hơn là lần này thì khác, anh ta mặc thường phục và với một thái độ mềm mỏng, bẽn lẽn. Anh ta gõ cửa rồi mới cởi giày và chỉ vào nhà khi đã câu “mời vào” của tôi. Tuy nhiên anh ta đã tự chọn cho mình vị trí ngồi ngay sát bên cửa sổ nơi căng tấm băng-rôn.
Sau một hồi nói năng nhăng nhít không đâu vào đâu, đôi mắt ma lanh, ráo hoảnh cứ liếc ra cửa sổ, anh ta mạnh dạn hỏi nhẹ:
-Ông anh lại treo băng-rôn à?
Thái độ nhũn nhặn khi vào nhà tôi lần này của tay cảnh sát khu vực, cùng với sự chính nghĩa trong lòng mình khi treo băng rôn khiến tôi trở nên khá cứng vía, tôi đáp gọn lỏn:
- Phải
- Lần trướ c đã thống nhất với nhau rồi… Ông anh không nhớ à…?
- Tôi thống nhất gì với cậu nhỉ? Sự thật thì tôi không nhớ ra nổi mình đã thống nhất gì với anh ta.
- À thì cái lần anh treo băng phản động trước đây đấy? – Anh ta lí nhí – Em đã bỏ qua cho anh, chỉ nhắc nhở thôi, giờ anh lại tái diễn rồi.
- Phản động ở chỗ nào nào? Tôi cứng giọng.
- Lãnh đạo không có chủ trương như thế, với lại anh treo băng quảng cáo thì phải xin phép chứ?
- Quảng cáo gì nào? Tôi bắt đầu lên giọng – Tôi chỉ thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Anh thể hiện lòng yêu nước tức là quảng cáo cho lòng yêu nước của anh đấy còn gì? – Anh ta cao giọng lên giống như tôi và tỏ ra đắc ý về cách lập luận, về cái lôgic tự nhiên mà anh ta đã nêu ra.
Tôi xuất thần vặn lại:
- Thế thì tất cả những lá cờ được treo lên là để thể hiện lòng yêu nước, là quảng cáo cả hay sao? Cậu ra mà bắt chẹt những người treo cờ trước đã rồi hẵng vào đây lằng nhằng với tôi.
Biết là lỡ hố rồi, anh ta im thin thít, tôi có phần đã hơi nổi khùng nên nói tiếp một thôi một hồi : “… Rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, lịch sử là như thế, báo đài, ti vi, rồi người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta tuyên bố này nọ… Cậu không biết à…? Tôi chỉ thể hiện lòng yêu nước của mình thôi…”
Gã cảnh sát khu vực kiên nhẫn lắng nghe, lắng nghe một cách ranh mãnh, thỉnh thoảng lại chêm vào vài câu: “…Chuyện quốc gia đại sự đã có lãnh đạo lo rồi…” “…Yêu nước là tốt thôi… nhưng cũng có những cách khác để thể hiện… Yêu nước cũng phải có lãnh đạo, chủ trương của lãnh đạo là…
Biết là tranh luận không đi đến đâu, anh ta chuyển sang một hướng khác, chính là điểm yếu của tôi, đó là tình cảm. Anh ta bắt đầu lải nhải rằng các vấn đề “Nhạy cảm” “Tế nhị” tôi dây vào làm gì cho mệt, cái bọn “gió máy”, “Nấm niếc” gì đó vừa bị bắt ráo cả rồi, rằng là anh ta bị sức ép từ cấp trên, rằng anh ta có thể bị mất sao mất hột về chuyện này..v..v…
Rồi thật bất ngờ và nhanh như một động tác vũ thuật điêu luyện, anh ta thò tay ra cửa sổ, giật cái băng-rôn xuống, cuộn lại và lủi nhanh ra cửa ngay trước măt tôi. Tôi ớ ra không biết phải làm gì nữa, chẳng lẽ lại chạy theo giằng co với anh ta. Đến cửa, anh ta dừng lại, quay về phía tôi nhưng không dám nhìn vào mặt tôi mà lắp bắp phân bua mấy câu rồi mới khuất hẳn:
- Vuốt mặt phải nể mũi ông anh ạ, chỗ anh em đi lại với nhau, anh làm gì thì làm cũng phải nể em một tý chứ.
Thật là không thể hiểu nổi nữa. Tôi cứ đi loanh quanh mãi trong phòng không biết là bao nhiêu vòng để rồi bỗng nhiên lại phát khùng lên. Đã thế thì…
Chỉ trong mươi phút đồng hồ tôi đã làm xong một băng-rôn khác với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc” và treo ngay lên. Tôi khoá chặt cửa lại với ý định không cho tay cảnh sát khu vực vào nhà nữa và lại pha một ấm trà mới, ngồi yên trên ghế dựa với sự hưng phấn lạ lùng, cảm giác đắc thắng của sự trả thù, chơi đểu lại được đối phương lan toả trong lòng.
Thêm chú thích |
Chừng hai giờ sau, bỗng có tiếng huyên náo ồn ào ở bên ngoài, buộc tôi phải mở cửa ra xem có chuyện gì. Ôi…giời, vẫn lại là tay cảnh sát khu vực nhưng sắc phục chỉnh tề. Lần này không chỉ một có mình anh ta, lố nhố phía sau là một nhóm bốn năm người, họ là tổ trưởng, tổ phó, cán bộ gì đó ngoài phường. Họ đứng ở ngoài nhìn vào nhà tôi đầy vẻ nghi ngại soi mói, chỉ có tay cảnh sát khu vực sấn sổ xông vào và lại nghiêm giọng lạnh lùng như lần nọ:
- Yêu cầu ông tháo băng-rôn phản động kia xuống.
- Phản động? Tôi ngạc nhiên dằn giọng – Phản động ở chỗ nào?
- Ai bảo ông Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc? Anh ta hất hàm hỏi, rồi sổ một tràng đúng như luận điệu của tôi lần trước. – Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, lịch sử là như thế, báo đài, ti vi, rồi người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta tuyên bố này nọ… Ông không biết à…?
Tôi cứng họng không thể nói gì hơn được nữa, tâm phục khẩu phục giao nộp cho anh ta tấm băng- rôn “Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc”.
Họ đi rồi tôi rơi vào cơn hoang mang đến tột đỉnh, cả đêm hôm đấy vật vã không sao chợp mắt được… không thể hiểu được đâu là sự thật. Gần sáng, đột ngột lại vụt loé trong lòng tôi một phương cách mới. Với cách này tôi quyết tâm đi cho tới cùng sự thật.
Thế là hôm sau tôi lại có ngay một tấm băng rôn mới, nội dung là “Hoàng Sa-Trường Sa không là của ai”. Lần này thì khác, tôi mở toang cửa và thay vì pha ấm trà, tôi lấy can rượu quê để dành từ tết năm ngoái rót đầy một chén tống, săn sàng đối diện với tay cảnh sát khu vực.
Hết ngày hôm đó, sang hôm sau, rồi những hôm sau nữa… Chỉ mình tôi như thế. Can rượu quê đã cạn hết mà tình hình vẫn vậy. Thời gian đã làm cho quyết tâm đối đầu với tay cảnh sát khu vực nguội dần, thời gian cũng đã làm cho tôi nhìn nhận rõ hơn cái khúc mắc, lắt léo của câu chuyện này. Hoàng Sa – Trường Sa là của ai không quan trọng, đừng có bàn đến là được.
Tôi lặng lẽ thu băng-rôn lại, lòng ngân nga ý nghĩ chẳng biết là buồn hay vui nữa. “Đúng, Hoàng Sa – Trường Sa không là của ai… Là của giời… Nhưng là máu thịt của đồng bào tôi, là phần không thể chia cắt của quê hương đất nước tôi, tôi sẽ gìn giữ Hoàng Sa – Trường Sa ở nơi sâu lắng nhất trong tâm hồn mình”.
Cửa bật mở, vẫn tay cảnh sát khu vực, anh ta tươi tắn khác thường trong bộ thường phục, nhưng mặc anh ta, tôi đã ngán ngẩm lắm rồi, tôi không có ý định vướng víu với anh ta thêm nữa nên cũng chẳng thể hiện gì.
Anh ta đặt vào tay tôi cuộn băng-rôn “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt nam” và nói đơn giản:
- Trả lại anh đấy. Anh mỉm cười thân thiện rồi lanh lẹ quay ra.
- Sao? Lãnh đạo có chủ trương khác rồi à? Tôi hỏi theo phản xạ vậy thôi chứ sự thật là chẳng cần biết để làm gì.
Anh ta dừng lại ở cửa giây lát, quay lại nhìn tôi, thay vì trả lời câu hỏi, anh nói chậm rãi:
- Vì đã có thành tích trong thời gian qua nên em đã được điều chuyển lên công tác mới.
Anh cười với tôi, vẻ mặt tươi vui đầy vượng khí của thăng quan tiến
chức, nhưng trong khoé mắt bỗng long lanh, hình như là ngấn lệ.
28/11/2009
Trần Thạch Linh
Lô Thanh Thảo bị kết án 3 năm 6 tháng tù vì tội rải truyền đơn chống nhà nước
Sau khi được một người ở Mỹ tặng điện thoại và máy tính xách tay cùng
490 USD, Thảo đã nghe theo sự chỉ đạo của người này để ra sức tuyên
truyền chống phá nước Việt Nam.
Sáng nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo
Lô Thanh Thảo vì “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Theo cáo trạng, đầu năm 2010, Thảo và Nguyễn Thị Nhi (Việt kiều Mỹ) quen
nhau qua internet. Sau thời gian cả hai nói chuyện qua mạng ảo, tháng
10/2010 Nhi về Việt Nam gặp Thảo và tặng cho Thảo 1 chiếc điện thoại, 1
máy tính xách tay và 490 USD, kèm theo lời nhắn, Thảo phải tìm mọi cách
chống phá Nhà nước Việt Nam.
Được Thảo đồng ý, ngày 19/32012, Nhi gửi email cho Thảo với nội dụng
chống phá Nhà nước và kêu Thảo in ra 1.000-2.000 tờ để phát tán. Nhận
được email, Thảo tiến hành điều chỉnh kích cỡ, in thành 62 tờ khổ A4,
mỗi tờ có 8 mẫu nhỏ rồi cắt ra thành 496 tờ.
Truyền đơn chống nhà nước bị thu giữ |
Theo sự chỉ dẫn của Nhi, Thảo mang những tài liệu trên đến cầu Thủ
Thiêm, Q.Bình Thạnh. Khi đến hiện trường, Thảo vứt toàn bộ những tài
trên xuố liệu trên lên mặt cầu rồi về nhà.
Không dừng lại ở đó, Thảo lại câu kết với Nhi để tiếp tục “hoạt động”.
Nhận được tin của Thảo, Nhi tiếp tục gửi email cho Thảo với nội dụng kêu
gọi chống phá Nhà nước.
Cô Thảo năm nay 36 tuổi, bị bắt vào ngày 26/3/2012 khi đang ghi hình và
tường trình cuộc biểu tình của dân oan tại Sài Gòn cho một diễn đàn trên
hệ thống Paltalk.
Sau khi bị bắt, công an áp giải cô Thảo về nhà riêng tại Đồng Nai để
khám xét, rồi tiếp tục đưa về giam giữa tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn.
Lần nay, Thảo in mẫu đơn này ra và dán ở trung tâm Q.1. Tiếp đến, Thảo
còn dán một số điểm nữa ở Q.1 và quay phim, chụp hình gửi qua email cho
Nhi.
Ngày 26/3/2012, Thảo tiếp tục đến đường Lê Duẩn, Q.1 để tìm cách quay
cảnh người khiếu kiện nhưng bất thành. Không dừng lại ở đó, ngày hôm
sau, Thảo đến Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng đóng tại quận Bình
Tân để chụp hình cảnh người khiếu kiện tập trung trong khu vực cấm thì
bị Công an quận Bình Tân bắt giữ.
Hội đồng xét xử đã tuyên Thảo 3 năm 6 tháng tù giam và 2 năm chịu sự quản thúc của địa phương khi mãn hạn tù.
Ngọc Thân Về đám tang Tướng Trần Độ
Trung tướng Trần Độ - Nguyên Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội |
Họ sợ Trần Độ sống. Họ sợ Trần Độ cả khi người đã chết !?
Nỗi đau còn đó
Trần Kinh Quốc( Nhân 10 năm ngày mất của Chú Trần Độ-Người bạn thân tình
gần gũi của Cha Mẹ, láng giềng kề cận nhà tôi, Chú là người được cả nhà
yêu mến và quý trọng, với góc độ tình cảm gia đình , TKQ kể lại chuyện
buổi tang lễ của Chú để cả số nhà 99 cùng tưởng nhớ đến Ông Tướng nhà
số 97 – Láng giềng gần -Phố Trần Hưng Đạo Hà Nội.(Trần Đình Ngân )NỖI
ĐAU CÒN ĐÓ“Những người có tâm, có đức sẽ sống mãi...”.
Đây là bài viết sau khi từ HN viếng cụ Trần Độ về. Năm nay tròn 10 năm
cụ đi cũng là "tuổi" của bài viết. Một số chi tiết có điều chỉnh nhẹ
nhưng giữ nguyên nội dung). Nghe tin tang lễ cụ Trần Độ, một lão thành
cách mạng, được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, chúng tôi có mặt từ
sớm. Từ 8 giờ ngày 14-8-2002, họ hàng, bạn bè thân hữu, đồng chí đồng
đội trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, các văn nghệ sĩ… đã tập trung
về số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cửa hàng bán hoa ngay cổng hôm nay thật
đắt khách. Bàn đăng ký vào viếng đặt ngay gần cổng, các đoàn đến viếng
được các nhân viên ghi theo ý đồ của ban tổ chức. Khắp nơi thấy sắc phục
của lực lượng công an và kiểm soát quân sự. Trong sân, dọc theo tường 2
cánh gà nhà tang lễ là những vòng hoa tươi của các đoàn chờ đến lượt.
Khách đợi vào viếng đứng ngồi trò chuyện dưới bóng mát của hàng cây xanh
cách nhà tang lễ một khoảng trống.
Khi len được vào bên trong nhà tang lễ thì nghe thông báo trên loa:
“Đoàn Tổng cục Chính trị do ông Hân (Phó chủ nhiệm) dẫn đầu vào viếng
ông Trần Độ”. Trong tiếng nhạc “Chiêu hồn tử sĩ” trầm hùng, 2 chiến sĩ
mặc lễ phục trắng đỡ vòng hoa đi nghiêm dẫn khách vào viếng. Linh cữu cụ
được đặt ở trung tâm, xung quanh đã có sẵn những vòng hoa và các bức
trướng. Áo quan có mở cửa sổ vừa đủ thấy khuôn mặt cụ. Cụ nhắm mắt thanh
thản như vừa làm xong một việc lớn. Tấm băng-rôn đen treo trên tường đá
đen với dòng chữ trắng “LỄ TANG ÔNG TRẦN ĐỘ” làm ai cũng xúc động,
nghẹn ngào - Tang lễ tổ chức khác thường quá với một người có công lớn
với nước! Một bầu không khí nặng nề bao phủ. Mọi thành viên trong gia
đình mặc đồ đen. Có lẽ chỉ có Văn phòng Quốc hội, Ban Tổ chức Chính phủ,
Tổng cục Chính trị là những cơ quan được phép đi viếng chính thức.
Các hãng thông tấn nước ngoài AFP, Reuteur, CNN, BBC… đều có mặt. Có
hãng cử nhân viên đứng trong nhà tang lễ, ghi tỉ mỉ tên từng đoàn khi
trực tiếp đọc băng tang gắn trên các vòng hoa. Họ xem cụ được đối xử ra
sao.
Đoàn bạn tù Sơn La – Hỏa Lò vào viếng có các cụ Nguyễn Văn Trân, Nguyễn
Đức Tâm, Nguyễn Thanh Bình… Ông Lê Đức Anh, bạn chiến đấu ở R, gửi vòng
hoa đến viếng. Riêng cụ Mười Hương từ Sài Gòn nghe tin cũng bay ra viếng
bạn. Cụ đã yếu lắm, một tay đã bị liệt, tay còn lại chống ba-toong,
chân lết từng bước 5-10cm nhưng cương quyết không để cho ai đỡ(?!). Sau
khi viếng bạn, cụ Mười Hương đã ôm lấy bà Hằng khóc nấc lên. Thật cảm
động!Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ tạo hình, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ múa,
Hội Tuồng, Hội Chèo… đều cử đoàn đến viếng. Tôi gặp các nhà thơ, nhà văn
nổi tiếng Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Hà Xuân
Trường, nhạc sĩ Trần Hoàn… những người một thời cùng làm việc với cụ ở
Bộ Văn hóa, Ban Văn hoá – văn nghệ Trung ương, Ban Văn hóa Quốc hội… Họ
đến với niềm đau thương sâu sắc chia buồn cùng gia đình.Trên bàn ghi lời
chia buồn là những quyển sổ tang bọc vải đen. (Khi chuẩn bị tang lễ,
ban tổ chức đề nghị dùng giấy rời “chất lượng cao” làm sổ tang, nhưng
gia đình không nghe). Hai nhân viên tỏ ra rất nhiệt tình sắp xếp bút, sổ
và mời khách vào bàn ghi sổ tang.
Đến lượt chúng tôi vào viếng thì nghe thông báo: “Ông Võ Nguyên Giáp gửi
vòng hoa đến viếng ông Trần Độ”. Thế mới biết, cụ Văn là con người trọn
nghĩa, vẹn tình. Quãng năm 1946, cụ giao nhiệm vụ cho cụ Độ dịch và in 2
quyển sách từ tiếng Trung Quốc “Công tác chính trị viên đại đội” và
“Công tác chính trị trong đại đội” để cấp cho các đơn vị. Đến năm 1954,
khi cụ Văn là Tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ thì Đại đoàn 312 do cụ Lê
Trọng Tấn và cụ Trần Độ chỉ huy đã tấn công vào Sở chỉ huy và bắt sống
tướng Đờ-Cát. Rồi những năm đầu thập kỷ 60 cùng đi học Gen-staff ở Liên
Xô để chuẩn bị đánh Mỹ… Những tình cảm ấy thật khó phai!
Các đoàn lần lượt vào viếng. Nắng càng về trưa càng gắt, nhưng dòng
người vẫn nối đuôi nhau vào viếng. Từ sớm đến trưa có dễ đến vài nghìn
người đến viếng. Trên sân, các cựu chiến binh thì thào trao đổi và
chuyền tay những bản thảo viết về thủ trưởng của mình. Họ vẫn dành cho
cụ những tình cảm tin yêu, quý trọng, dù cho có người nói nọ nói kia.
Không ít những vị khách không mời - đeo kính đen - len lỏi trong các cựu
chiến binh để nghe ngóng xem các cụ nói gì. Lắm vị bị các cụ chỉ mặt
đuổi thẳng tay... Có đoàn mang vòng hoa với dòng chữ “Kính viếng lão
tướng Trần Độ” thì bị ban tổ chức yêu cầu bóc ra thay bằng dòng chữ
“Kính viếng ông Trần Độ”. Một cựu chiến binh dõng dạc:
- Tin buồn trên báo Quân đội và Nhân dân ghi ông là trung tướng. Đúng không?
- Dạ, đúng.
- Thế ông đã già thì có phải là lão hay không? Ghi “lão tướng” có gì sai?
- Dạ, chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh trên.
Nhà sử học Dương Trung Quốc khi đến viếng đã kính cẩn ghi vào sổ tang:
“Tưởng nhớ đến người đã có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Những gì còn lại sẽ được lịch sử phán xét!”.
Đau lòng hơn khi một cựu chiến binh mới viết xong lời tâm sự với thủ
trưởng cũ và lời chia buồn với gia đình, vừa đứng lên đã bị nhân viên
đứng sau lưng giật sổ, đòi xé trang mới viết. Không đồng ý, ông giằng
tay giữ lấy cuốn sổ tang. Phóng viên nước ngoài thấy ầm ĩ đã ập
đến…Những chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô từng sống với thủ trưởng Độ 60
ngày đêm từ ngày 19-12-1946, nay đã vào tuổi “xưa nay hiếm” khoác trên
người bộ quân phục với đầy đủ quân hàm và huân huy chương, cùng thẻ
“Chiến sĩ tự vệ Thủ đô” cũng có mặt. Họ rất kiêu hãnh và tiếc thương một
con người nghĩa khí. Cụ Lê Ngọc Hiền, nguyên Tham mưu truởng Sư 312,
mặc quân phục với quân hàm thượng tướng, thay mặt cho gia đình đến vĩnh
biệt cụ Trần Độ, người đã cùng anh mình - Tư lệnh Lê Trọng Tấn – cách
đây hơn nửa thế kỷ dựng lên Đại đoàn 312 anh hùng. Khi đang đứng trong
sảnh lại nghe ban tổ chức một lần nữa giới thiệu vòng hoa của cụ Văn gửi
đến viếng. Mọi người sửng sốt!? Hóa ra lần trước khi đưa vòng hoa vào,
ban tổ chức yêu cầu dừng lại để thay đổi nội dung (bỏ chữ “Vô cùng” và
không được ghi cấp bậc của 2 vị tướng và thay bằng từ “ÔNG”). Đồng chí
thư ký không chấp nhận đã điện thoại ngay cho cụ Văn. Cụ chỉ thị: giữ
nguyên! Sau một hồi bàn cãi, đôi bên nhượng bộ, 2 chữ “Vô cùng” phải bỏ
đi và vòng hoa viết lại với nội dung: “Thương tiếc Trung tướng Trần Độ –
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, được đưa vào lần này(!?) . Đau quá! Ai đã
cho ra những quy định này để bôi nhọ đất nước ta?Cảm động hơn khi nghe
giới thiệu đến đoàn của Sư 312 thì thấy hơn 500 cán bộ, chiến sĩ các
thời kỳ (người trong quân phục, người mặc thường phục, có những cụ phải
chống nạng vì đã mất một chân, cụ ông có, cụ bà cũng có…) mang theo vòng
hoa lớn: “Hội truyền thống Sư đoàn 312 tại Hà Nội kính viếng Chính uỷ
Đại đoàn 312 Trần Độ”. Dòng người không dứt, họ tới để nhìn mặt thủ
trưởng cũ lần cuối.Những tấm phướn đỏ với nhiều nội dung được các đoàn
trực tiếp mang vào viếng. Những vòng hoa “không đúng quy định” đều được
chuyển ngay ra sân sau và bóc đi dải băng đen. Chính tôi đi tìm vòng hoa
của gia đình mà không thấy(!).
Đám tang của cụ Trần Độ là đám có nhiều Camera men “phục vụ” với chục
máy quay vidéo kỹ thuật số, họ lởn vởn, thản nhiên quay tất cả mọi người
đến viếng. Có điều, hỏi kỹ ra, họ không phải là người của gia đình,
không phải là bè bạn thân thiết của người quá cố (!). Nhiều tướng lĩnh
không mặc quân phục cũng có mặt, họ đến với một tình cảm của những người
lính đã cùng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. (Nghe đâu, các cơ
quan Bộ Quốc phòng đều lên lịch giao ban điều lệnh vào cả sáng nay!).
Tuy vậy, khi các tướng lĩnh tại ngũ bận thì các gia đình quân nhân ở khu
Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Nam Đồng,
Phan Đình Phùng… đi viếng thay đều có mặt đông đủ ! Văn nghệ sĩ các thế
hệ trong và ngoài quân đội (đạo diễn, NSƯT, NSND, diễn viên, hoạ sĩ,
nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn…) với một tâm hồn thật trong sáng đã
đến với một nhà chính trị làm công tác văn hoá, văn nghệ nhưng rất gần
gũi, rất cảm thông và luôn giúp đỡ họ. Lòng người ta là thế!Kết thúc lễ
viếng, ban tổ chức đòi kiểm duyệt sổ tang(!?). Gia đình cực lực phản
đối. Đúng 12 giờ 15, ban tổ chức mời các quý khách vào bên trong làm lễ
truy điệu. Gia đình đứng hàng ngang về phía bên trái, 1 trung đội lính
mặc quân phục xanh, đội mũ kê-pi, tay đeo bang đỏ, dàn hàng ngang trước
linh cữu. Quan khách đứng đông nghịt. Mọi người nhìn lên tấm băng-rôn
đen, xì xào: “Người Việt Nam ta có đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận”, cho
dù ai có khuyết điểm cũng không bao giờ bị đối xử như vậy, chưa kể cụ
Trần Độ lại là một người lính vào sinh ra tử”… Không khí lễ truy điệu
rất nặng nề!Ông Vũ Mão thay mặt Văn phòng Quốc hội lên đọc điếu văn. Cả
điếu văn ca ngợi cuộc đời hy sinh chiến đấu của cụ nhưng đến câu cuối
cùng: “Tiếc rằng, về cuối đời, ông đã phạm một số khuyết điểm…(Những
tiếng thở dài và nấc nghẹn trong những người đưa tang)... Để tưởng nhớ
đến người đ khuất… (Lại những tiếng thở dài…... chả lẽ họ chỉ coi người
có công với nước như một kẻ chết dọc đường…)... chúng ta dành một phút
mặc niệm!”.
Nhạc “Chiêu hồn tử sĩ” vang lên trầm hùng. Đau đớn, thương tiếc, lưu luyến…
Sau đó, ban tổ chức giới thiệu anh Trần Thắng, con trưởng của cụ, đọc
lời cảm tạ. Anh cảm ơn ban tổ chức tang lễ, Văn phòng Quốc hội đã đứng
ra tổ chức đám tang cho cụ. Anh cảm ơn họ hàng, đồng chí đồng đội, bạn
bè, Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu nghị đã chăm sóc và thăm hỏi trong thời
gian cụ đau ốm và đến viếng, tiễn đưa cụ đến nơi an nghỉ cuối cùng. Anh
dõng dạc:
- Bố Tạ Ngọc Phách kính yêu của chúng con! Cuộc đời trong sáng, liêm
khiết của bố đã là tấm gương cho chúng con học tập và giáo dục con cháu
noi theo. Bố mẹ đã dạy dỗ 4 anh em chng con thành những người có ích cho
xã hội. Mong bố yên giấc ngàn thu!... Về phía gia đình, chúng tôi không
chấp nhận đoạn cuối của điếu văn của ban tổ chức tang lễ!
Lập tức có tiếng vỗ tay hưởng ứng, rồi như một đợt sóng trào tiếng vỗ
tay nổi lên khắp nhà tang lễ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà trong
không khí đau thương của lễ truy điệu, mọi người đã vỗ tay để tôn vinh
người đã mất. Tiếng vỗ tay kéo dài đến 5 phút. Một nữ phóng viên (có lẽ
của AFP) đã hỏi ngay một phụ nữ biết tiếng Pháp (sau biết là bà Ngô Bá
Thành, luật sư, đại biểu Quốc hội) đứng không xa: “Vì sao trong tang lễ
lại vỗ tay?”…
Một lão đồng chí không nén được, chỉ tay lên tấm băng-rôn nói to:
- Cả cuộc đời chúng tôi đi chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, để đến giờ có người lại treo tấm băng-rôn kia trong đám tang của
người có công. Tại sao lại không phải là “Vô cùng thương tiếc ông Trần
Độ”? Làm như vậy là phạm vào truyền thống, đạo lý của người Việt Nam.
Thử hỏi bố mẹ các ông chết thì có thể treo tấm băng-rôn như thế không?
Ồn ào, xôn xao khắp nhà tang lễ. Có cụ nói: ”Họ đã bôi nhọ danh dự của
Đảng, danh dự của Nhà nước”. Ban tổ chức phải lên loa mời gia đình lên
thắp hương cho cụ lần cuối. Có cựu chiến binh ra khỏi nhà tang lễ nói:
“Tiếc rằng năm 1952, tôi đã ký để cái thằng đọc điếu văn ngày hôm nay
sang Trung Quốc học Thiếu sinh quân. Nó là đồ “ăn cháo đá bát”. Nó sẽ
đau đớn cho đến khi chết!”. Các nhà báo nước ngoài tìm mọi cách tiếp cận
những cụ quá bức xúc để phỏng vấn. Thật là đau khổ cho một cách cư xử
thiếu văn hóa, thiếu đạo lý của người Việt Nam…
Khi đưa linh cữu ra xe, gia đình kiên quyết giữ tấm phướn “Trí dũng – Vì
dàn”. Con cháu trong gia đình đã giương cao những tấm phướn của bạn bè,
đồng đội ca ngợi cụ:
+ “Trọn nghĩa nước non, Vẹn tình đồng chí – Ban Liên lạc Báo QĐND”,
+ “Tuệ mục, tuệ tâm/ Văn nhân, Võ tướng”
+ “Kính viếng Tướng quân Trần Độ: NHÂN VĂN DANH TƯỚNG, TRUNG DŨNG VẸN
TOÀN - Ngày 9 tháng 8 năm 2002. Tập thể chí thiết kính viếng!”. Bức
trướng này do cụ Lê Giản đứng đầu với danh sách của hơn 20 cựu chiến
binh.
+“Kính viếng lão tướng Trần Độ: Công thần không làm phách/ Danh toại
chẳng cần nhàn/ Bút thần vung mấy độ/ Đáng mặt ĐẠI NGHĨA NHÂN”.
(Xin lưu ý, tại đây ông Trần Khuê đã chơi chữ vì Phách và Độ đều là tên
của người đã khuất). Mà có phải ai cũng làm được những câu đối chát chúa
như thế!
Sau xe linh cữu là 2 xe quân sự Kraz chở đầy vòng hoa và lính tiêu binh.
Thật tiếc là vòng hoa treo quanh thành xe bị bóc hết dải băng ghi tên
người và đoàn đến viếng. Họ sợ dân chúng dọc đường cụ đi qua sẽ biết
được những ai đã đến với cụ trong giờ phút cuối cùng. Đúng là cụ đã mất
nhưng cụ vẫn sống mãi trong lòng đồng chí, đồng bào. Chả thế một chiến
sĩ của cụ ở Đại đoàn 312 đã viết: “Đời người ta ai học hết chữ Ngờ/ Ngờ
Anh chết, nhưng Anh vẫn sống!”
Qua các ngã ba, ngã tư đều có cảnh sát và quân cảnh bảo vệ cho đoàn xe
thông suốt. Gia đình đưa cụ về 97 Trần Hưng Đạo và rước di ảnh cùng bát
hương vào nhà. Bà con khối phố đứng kín hai bên đường tiễn đưa cụ với
tấm lòng đầy thương tiếc và kính trọng.
Con đường Nam Bộ cách đây 40 năm đã đưa cụ và Bộ chỉ huy Đại đoàn 312
vào Nam chiến đấu theo đề nghị đích danh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh,
hôm nay lại lưu luyến tiễn đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo di
chúc, cụ đề nghị được hoả táng (vì đất cho dân ở đã quá chật), sau đó
đưa lên chùa. Nhưng gia đình đề nghị đưa về quê ở Tiền Hải, Thái Bình
yên nghỉ cùng tổ tiên và bà chị Tạ Thị Câu– người đã hết mực thương yêu
em và là người đầu tiên giác ngộ cụ theo Đảng. Cụ đã đồng ý trước khi
nhắm mắt. Trưa đó, gia đình đưa cụ về Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển. Cả
một đoàn tầu từ Nam ra đã dừng lại chờ cho cụ đi qua.
Linh cữu cụ được lính tiêu binh đưa từ trên xe tang vào gian vĩnh biệt.
Hương khói nghi ngút. Trên cửa dẫn vào buồng hoả thiêu là tấm bảng “Vô
cùng thương tiếc ông Trần Độ”. Lần lượt từng người đến nhìn mặt cụ lần
cuối… Chuông đồng gióng lên những tiếng chuông vĩnh biệt! Lửa bật lên và
cửa lò khép lại! Cụ đã về với Vĩnh hằng…
----------------
+ Ghi thêm:
TranKienQuoc07:30 Ngày 06 tháng 8 năm 2012
Sáng ấy đến đăng kí viếng.
- Bác đi theo đoàn nào?
- Gia đình Thiếu tướng TTB?
- TTB là ai?
- Bạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh ông Trần Độ.
Cả hội ngơ ngác nhìn. Chán!
Khi đưa ông đến Đài hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển, vì có Lý Anh, bạn cũ
cùng thời ĐHKT QS, hiện là cán bộ phụ trách ở đây nên chạy vào trong,
chuyện trò vài câu.
- Ừ, tôi biết đám cụ Độ rồi. Nghe mấy tay trên HN phi xe xuống đây
trước, bảo trên kia ầm ỹ lắm. Thấy ở đây treo băng rôn: "Vô cùng thương
tiếc ông Trần Độ!", họ bảo phải thay như trên nhà tang lễ ( bỏ chữ vô
cùng!) . Tôi bảo: Ở đây ai chết (dù là quan to hay dân thường, thậm chí
là kẻ có tội) chúng tôi đều có câu "vô cùng thương tiếc". Còn ông nào
muốn bỏ thì tự làm. Rồi chắc họ sợ...
Nguồn: Lexuanquang
-------------------------------------------
Tiếng vỗ tay trong một đám tang
(Tường thuật của nhà văn Hoàng Tiến)
Đám tang ai mà có chuyện lạ vậy ? Xin thưa, đó là đám tang tướng quân
nhà văn Trần Độ tổ chức ngày 14-8-2002 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5
Trần Thánh Tông.
Trung tướng Trần Độ là một vị lão thành cách mạng, từng giữ nhiều chức
vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức quân
đội, những năm cuối Đảng, bị chính quyền coi là phần tử nguy hiểm, và
công an gây nhiều phiền hà.
Cho nên đám tang ông khiến mọi người rất quan tâm. Nghĩa tử là nghĩa
tận. Người ta chú ý xem lãnh đạo cư xử với đám tang ông ra sao ?
Ông mất từ hôm mồng 9-8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến
ngày 13-8 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13-8 cô phát thanh viên
trên tivi mới đọc tin tang lễ.
Cô vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày, không mặc áo tang đen. Đưa tin sát
ngày như thế, thì người các tỉnh xa, trong đó có nhiều đồng đội, đồng
nghiệp, và những người ái mộ ông không thể về kịp, vì ngày mai 14 đã lễ
tang rồi.
Ngày 14, từ 8 giờ sáng bắt đầu lễ viếng. Tuy nhiên những người yêu quý
ông Độ ở Hà Nội và những tỉnh sát Hà Nội đã về kịp. Họ đi cá nhân, hoặc
thành nhóm. Không thấy những viên chức cao cấp đương nhiệm, hoặc các cơ
quan đoàn thể đến viếng. Hình như có chỉ thị của Ban Bí Thư (có người
nói của Bộ Chính Trị) gửi các cơ quan đoàn thể về tang lễ này, hạn chế
sự tham gia.
Các vòng hoa đề chữ Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại
từ ngoài cổng. Phải bỏ chữ Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng
đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ giải thích : “Chúng cháu chỉ biết
làm theo lệnh ở trên.” (!)
Vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp đề hàng chữ : "Vô cùng thương tiếc
trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp" cũng bị ách lại, đưa vào
phòng đợi ngoài cổng, và đề nghị sửa (có anh em chuyên môn sửa ngay).
Nghĩa là phải bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc, và các quân hàm trung
tướng, đại tướng, chỉ còn là ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ. Thư
ký của đại tướng là ông Huyên, phản đối. Chuyện đôi co lằng nhằng, hai
bên đều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên đều xuống thang một
chút. Cuối cùng vòng hoa còn là: "Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp". Có lẽ là vòng hoa duy nhất được giữ gần như
nguyên vẹn lời viếng. Nhưng khi Ban Tang Lễ gọi loa đọc tên người viếng
thì lại gọi là : "Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ."
Những người đứng đợi trong sân nhà tang lễ, nghe thấy thế, đều xì xào
bàn tán. Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải
phóng, không chịu nổi đã tiến lên cự nự Ban Tang Lễ. Quân hàm của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồ phong. Ai dám tự ý tước bỏ ? Sao các
anh làm ăn bậy bạ thế ? Vòng hoa vẫn đề chữ đại tướng, mà các anh đọc
sai đi là nghĩa sao ?
Thì quân hàm trung tướng của ông Trần Độ cũng thế, muốn tước bỏ phải có
quyết định của quốc hội hoặc chủ tịch nước. Báo chí vẫn đăng là trung
tướng, mà tang lễ lại bỏ đi. Thật chẳng ra làm sao ! Rõ là trống đánh
xuôi kèn thổi ngược!
Lại nói đến vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền đề là đồng chí Trần
Độ, cũng bị bỏ đi chữ đồng chí. Chắc sự chỉ đạo ở trên cho rằng, ông
Trần Độ đã bị khai trừ khỏi Đảng thì không còn gọi là đồng chí nữa.
Nhưng họ đã lầm, theo điều lệnh của quân đội, thì từ binh nhì đến tướng
lĩnh đều xưng hô với nhau là đồng chí. Ông Lê Ngọc Hiền mặc quân phục,
đeo quân hàm thượng tướng trang nghiêm, đến viếng ông Trần Độ, mà cũng
chỉ được giới thiệu trên loa là ông Lê Ngọc Hiền đến viếng ông Trần Độ.
Trung tướng Nguyễn Hòa cũng quân phục, quân hàm, huân chương đầy đủ và cũng chịu cảnh ngộ như trên.
Vòng hoa của anh em dân chủ Hải Phòng đề là "Vô cùng kính phục và thương
nhớ bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng" phải sửa thành "Kính
viếng bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng". Vòng hoa cá nhân Vũ
Cao Quận, đi cùng đoàn Hải Phòng, đề "Kính viếng lão tướng Trần Độ.
Người lính già Vũ Cao Quận" bị giữ lại. Tranh cãi hồi lâu, không có cụm
từ vô cùng thương tiếc, không có trung tướng hay đồng chí, lại không có
gì sai phạm về ngữ pháp tiếng Việt, vậy cớ gì phải sửa, ai sửa được đúng
hơn, xin mời. Mãi rồi cũng được vào.
Những vòng hoa mẫu mực có băng chữ ghi phải là "Vòng hoa của ông Nguyễn
Văn An kính viếng ông Trần Độ", "Vòng hoa của ông Lê Đức Anh kính viếng
ông Trần Độ", "Vòng hoa của Văn phòng Quốc hội kính viếng ông Trần Độ"
..v..v.. Không thấy vòng hoa của ông Nông Đức Mạnh.
Chúng tôi để ý thấy nhiều bức trướng chữ vàng trên nền đỏ vẫn đề trung
tướng, tướng quân, danh tuớng ..v..v... không thể gỡ bỏ vì đã thêu bằng
chỉ vàng bám chắc trên vải. Trong đó nổi bật bức trướng của các cụ dân
chủ, trướng dài khổ to sát đất phải có gậy treo lên, thêu tám chữ vàng
"Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn". Bên dưới ghi tên tuổi các vị
kính viếng. Trưởng đoàn là cụ Lê Giản, rồi đến các ông Hoàng Minh
Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang ..vv..., hơn hai
mươi ông. Mọi người xúm lại xem. Chụp ảnh. Quay phim. Có tiếng gọi bằng
máy di động, đề nghị tịch thu. Rồi cũng không thấy gì. Mọi việc vẫn êm
trôi. Tịch thu bức trướng trưởng đoàn là cụ Lê Giản thì cũng phiền đấy.
Hơn nữa các cụ dân chủ đã đứng vây quanh bức trướng. Công an dùng bạo
lực thì lôi thôi to.
Đoàn của các cụ dân chủ chỉ bị kìm lại thôi. Nhiều đoàn đăng ký sau đã
vào trước. Ban tang lễ gây khó khăn cho các cụ phải đứng chờ dưới bóng
cây, nắng chang chang, nhưng lại có cái hay là nhờ thế, mọi người hết
tốp này tốp khác đến chiêm ngưỡng, bàn tán về các bức trướng. Bức trướng
của nhà nghiên cứu Trần Khuê bị quản chế từ Sài Gòn gửi ra:
Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân.
(Ta chú ý bài thơ có chữ phách và chữ độ. Tên khai sinh là Tạ Ngọc Phách, tên tham gia cách mạng là Trần Độ).
Bức trướng của nhà thơ Bùi Minh Quốc bị quản chế từ Đà Lạt gửi ra, người
anh ruột là cụ Bùi Minh Đức gần 90 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp,
thay mặt em mang đến:
Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân
(Tạm dịch: Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bị mấy lần vùi dập
Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân).
Bức trướng của tiến sĩ khoa học Hà Sĩ Phu cũng bị quản chế, từ Đà Lạt
gửi ra, viết bẵng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm thực
hiện: Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song
trọng đảm
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng nhất đan tâm.
(Câu đối vế trên có Trần vế dưới có Độ. Trung tướng phong trần là trung
tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần được phong trung tướng. Đại
quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân giải phóng miền Nam. Đây nhắc
đến việc ông Trần Độ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Vậy câu
đối trên có thể tạm dịch là : Văn võ dọc ngang, ông Trần được phong hàm
trung tướng, việc đời hai vai gánh vác hai trách nhiệm lớn;
Nam Bắc vào ra, tướng Ðộ chỉ huy quân giải phóng, cứu nước một gậy trường sơn một trái tim hồng
Bức trướng của nhóm Cảo Thơm trên nền giấy bồi khổ lớn đề 3 chữ đại tự
"Vị dân tâm" (Tấm lòng vì dân), với hàng phụ đề bằng những câu thơ chữ
Hán ca ngợi tướng quân Trần Độ. Ông Tú Sót mái đầu bạc phơ, trong nhóm
thư pháp Cảo Thơm, luôn miệng giải thích cho mọi người rõ nghĩa :
Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu
(Nghĩa là : Sống vô tình (như chủ nghĩa MACKENO(Mặc-kệ-nó) bây giờ),
không phải là người hào kiệt. Có đức độ (vì dân vì nước) mới đáng mặt
gọi trượng phu).
Lại nghe được tin, cụ Độ vừa mất, công an đến đòi khám nhà, không có
lệnh. Bà Độ phản đối. Công an đe dọa những người con, bắt hai con trai
lên đồn, gây căng thẳng. Cuối cùng gia đình phải nộp 5 thùng sách vở của
cụ Độ. Mọi người nghe tin đều phẫn nộ. Quá thể ! Gia đình người ta đang
tang gia bối rối. Thật nhẫn tâm !
12 giờ 15 phút, lễ truy điệu bắt đầu. Giới thiệu vị đại diện Văn phòng
Quốc hội là ông Vũ Mão đọc điếu văn. Ông Mão có nhắc đến lý lịch, quê
quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng và những chức vụ ông Trần
Độ đã đảm nhiệm. Phần hai, ông ta nói rất tiếc là ông Trần Độ cuối đời
đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng... Phần hai tuy không dài, nhưng cả
hội trường lặng đi. Không khí như nén lại, ngột ngạt.
Đến mục gia đình lên đáp từ, người con trưởng cụ Độ là anh Thắng, sau
khi kể những tình cảm về người bố, và sau khi cám ơn tất cả các cụ, các
ông, bà, chú, bác, các anh chị ... đến tham dự tang lễ, lời cuối của bài
đáp từ là câu : "Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp nhận lời
điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội." (Chưa bao giờ lại có chuyện
như vậy, tang gia khước từ lời điếu của chủ lễ !!??)
Như một kho thuốc nổ được châm ngòi, cả hội trường vỗ tay ran lên tán
đồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ,
như hội bắn pháo hoa. Các đợt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng
âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội trường tang lễ. Có cảm tưởng
như nóc hội trường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét đến lạc giọng, nghe
không rõ. Loáng thoáng những từ hoan hô ! phản đối ! ngu dốt !, bất nhân
! ... lẫn trong những tràng vỗ tay rền vang như sấm động.
Những uẩn ức trong lòng mọi người bị dồn nén từ sáng đến giờ được dịp nổ
tung. Tôi phải trèo lên chiếc ghế, đưa tay lên vành tai, nghiêng đầu
lắng nghe. Một người hét to, giọng như người miền núi, tay giơ lên chỉ
chỉ vào chiếc khung đen có hàng chữ Lễ tang ông Trần Độ ở trên cao, dưới
là chiếc ảnh bán thân của ông mặc thường phục : “Ai cho phép chúng nó
bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc đi. Chúng nó không vô cùng thương tiếc,
nhưng chúng tôi vô cùng thương tiếc ...”
- Thật là bọn ăn cháo đá bát.
- Không có tướng Trần Độ và anh em chúng tôi thì làm sao có chúng nó ngày nay.
- Nghĩa tử là nghĩa tận, không có ai đi kiểm điểm người chết trước linh cữu cả.
- Chuyện này cổ kim chưa thấy bao giờ.
- Mà đã chắc là ai đúng, chắc là ai sai ? Quan tòa là nhân dân.
- Chúng nó phỉ báng lên truyền thống dân tộc.
Nơi này, chỗ kia, ầm ầm những tiếng thét, tiếng quát tháo : Bọn phản
nhân dân ! Phản bội đường lối Hồ Chí Minh! Phản văn hóa ! Đề nghị Bộ
Chính Trị phải nghiêm trị !
Có ai nói khẽ : “Đây là chỉ đạo của Bộ Chính Trị”.
Tiếng quát to : “Nói láo! Bộ Chính Trị sáng suốt, không làm điều ngu dốt như thế. Nói thế là không đúng.”
Có ai đó lại hô lên : “Trần Độ muôn năm !”
Nhân viên an ninh mặc thường phục vây quanh những người quá nóng nảy, đề phòng. Có tiếng hỏi : “Vũ Mão đâu ? Vũ Mão đâu ?”
“Hắn chạy rồi ! Lủi ra xe rồi !” Thật là may cho Vũ Mão. Hắn ta đứng đực
ra, mặt chảy xị, tái xám, ngơ ngác. Có ai giục, hắn như chợt tỉnh, vội
lách ra phía sau, chuồn mất.
Cũng may cho đám tang nữa. Sự tức giận của khối người đông đảo trong hội
trường này, mà túm được Vũ Mão, thì không biết rồi những gì sẽ xảy ra.
Các cụ dân chủ đều biết kìm mình. Trước đám tang vài ngày, cơ quan an
ninh đã cử người đến dò la thái độ các cụ. Lo sợ các cụ dân chủ lợi dụng
chiếm diễn đàn, cướp mi-crô, gây ra căng thẳng. Các cụ đã tin lại cho
công an biết. Chỉ có đầu óc ngu tối mới nghĩ như thế. Những người yêu
quý ông Độ, ai lại muốn phá rối đám tang. Chính lúc các cựu chiến binh,
các lão thành cách mạng, bừng bừng nổi giận, thì các ông dân chủ lại
bình tĩnh, tìm cách khuyên can, chứ không có thái độ quá khích nào cả.
Toàn là những người hiểu biết. Sự nóng giận liền dịu xuống. Tang lễ lại
tiếp tục. Mọi người đều đứng rẽ ra hai bên làm thành một con đường để
đội danh dự mặc lễ phục trắng khiêng linh cữu trong nhà tang lễ ra xe ô
tô đã đỗ ở giữa sân. Lúc này nắng lắm!
Một số phóng viên người nước ngoài tranh thủ phỏng vấn, ghi âm mấy cụ còn chưa nguôi cơn giận.
Ai cùng đi đến nghĩa trang Hoàn Vũ (hỏa táng) thì lên xe. Tôi chậm chân
nên xe tang đã ra ngoài cổng rồi, tôi vẫn còn trong sân để xe đạp xe
máy. Gặp chị Ngọc, vợ ông Hoàng Minh Chính, hỏi tôi có đi nghĩa trang ?
Tôi trả lời sẽ đi bằng xe máy. Chị khuyên tôi nên đi ô tô, đỡ mệt. Các
ông ấy đều lên ô tô cả. Tôi chạy vội ra cổng, thì đoàn xe đã đi xa. Lại
gặp các cụ dân chủ đứng túm lại ở đầu cổng. Hỏi ra mới rõ, xe còn rộng
chỗ lắm, nhưng lái xe không chịu mở cửa cho các cụ lên (đều do công an
lái xe). Một cử chỉ nhỏ nhen ! Các cụ bèn quyết định thuê tắc-xi đi.
Trên xe, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhận định một cách tổng quát :
“Chúng nó đểu một cách rất ngu, và đểu đến từng chi tiết." Nhà báo đại
tá chính ủy Phạm Quế Dương lại cười hề hề : “Trò đùa ấy mà ! Có gì đâu
!"
Xe tắc-xi chạy nhanh, bám kịp đoàn xe tang lễ. Quả thật, nhiều xe rất
vắng, mang biển số 80B. Biển số này là của công an, nhiều người biết.
Hai xe cam-nhông chở đầy vòng hoa viếng, những vòng hoa bên ngoài đều bị
bóc hết các băng chữ. Lại nhỏ nhen !
Dự hỏa táng xong, trở về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thì đã gần 3 giờ
chiều. Chúng tôi lấy xe ra về, người mệt nhoài, vì nóng, vì nắng. Rủ
nhau vào uống giải khát để lấy sức ngày mai còn đưa hài cốt hỏa táng cụ
Độ về Thái Bình.
Sẩm tối mới về tới nhà, đã thấy mấy ông bạn cựu chiến binh đón từ đầu
đường hỏi về chuyện đám tang ông Trần Độ. Thì ra chuyện ở đám tang trưa
nay đã đồn ầm lên trong dân chúng. Giấu làm sao được nhân dân ! Che làm
sao được miệng thế gian ! Và bản tin chiều của hãng BBC mãi tít nước Anh
đã đưa tin về đám tang. Có cả tiếng nói của cháu Thắng và tiếng vỗ tay
rền vang như sấm. Nhanh thật ! Trái đất cùng chung một mái nhà.
Vài lời kết thúc :
Sáng sớm hôm sau (15-8-2002) chúng tôi tập trung tại 37 Lý Nam Đế, nhà
ông Phạm Quế Dương, để di Thái Bình cho trọn tình trọn nghĩa. Công an
mật đã đến lởn vởn trước cổng, từ 5 giờ sáng.
Chúng tôi gọi tắc-xi, đúng 6 giờ 30 sáng lên đường. Nhìn sang lịch ta là
ngày mồng 7. Ông cha ta dạy : “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Chúng tôi
biết là chuyến đi này sẽ gặp trắc trở đây.
Quả không sai, quãng đường hơn 100 km về quê cụ Độ bị 4 lần ách xe. Công
an giao thông kiểm soát giấy tờ lái xe, phương tiện xe cộ có an toàn,
để đảm bảo cho khách đi đường được yên tâm. Lại còn điều tra một tai nạn
xe cộ, lái xe bỏ chạy, là một trong 300 chiếc tắc-xi của hãng này. Màu
sơn này. Nên công an chúng cháu phải làm nhiệm vụ, mong các cụ thông
cảm. Lần ách xe ở đất Thái Bình lâu nhất, mất gần 2 giờ đồng hồ. Đến nơi
thì đã 1 giờ 30 chiều, tang lễ hạ huyệt đã xong. Tổng cộng mất hơn 7
tiếng đồng hồ mới đi nổi quãng đường hơn 100 km. Mọi người đang ăn cỗ.
Phong tục nông thôn bà con xa gần kéo đến rất đông.
Chúng tôi thắp hương, dâng lễ vật ở bàn thờ gia đình và bàn thờ ông Trần
Độ. Lại phải ngồi ăn cỗ, thôi thì chiều nay ra mộ thắp hương trước khi
về.
Được gặp con cái cụ Độ, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu việc công an định
khám nhà và lấy đi 5 thùng sách báo. Các cháu đều trả lời lấp lửng,
không rõ ràng, hình như e ngại điều gì. Gặp cháu Thắng, con trai trưởng,
người đã nói được câu tuyệt vời hôm qua, thì hôm nay cũng không đậm đà
bắt chuyện, muốn lảng tránh câu hỏi. Có thể tối qua cơ quan nơi cháu làm
việc họ đã ấn huyệt. Thôi, thông cảm cho các cháu. Các cháu cần làm ăn,
cuộc đời các cháu còn dài.
Được biết thêm, có cả thảy 220 vòng hoa tang lễ ở Hà Nội. Các băng chữ
bị lấy hết, gia đình chỉ giữ được 7 băng. Gia đình đòi lại được 5 cuốn
sổ tang, một số trang bị xé rách.
Toàn là những cử chỉ nhỏ nhen !
Ngôi mộ ông Trần Độ được nằm cạnh ngôi mộ bà mẹ. Đó là ý nguyện của ông.
Đây là nghĩa trang xóm làng, mỗi gia đình được một khoanh đất, để chôn
cất những người thân trong gia đình. Ông Độ đã trở về với bà con xóm
làng. Mộ ông cũng rất bình thường, như mọi ngôi mộ ở đây. Nằm ở đây thì
yên ổn rồi, ấm lòng rồi. Chúng tôi tin chắc là ông Trần Độ rất thanh
thản. Nhớ đến một đoạn thơ của ai đó:
Sống tranh luồn cúi vào ra,
Chết còn xí cả nhà mồ to
Phải là những bậc anh hào,
Sống thiêng chết lại đi vào trong dân,
Mà to bia nhớn chẳng cần...
Những ngày tang lễ ông Trần Độ
Hà Nội, tháng 8-2002
Hoàng Tiến,
Địa chỉ : Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc- Hà Nội.
Nơi gửi :
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Các bè bạn.
Nguồn: x-cafevn
------------
Họ sợ Trần Độ sống - Họ sợ Trần Độ cả khi người đã chết
Một đám tang vô tiền khoáng hậu. Một đám tang có một không hai trong
lịch sử Việt Nam ! Ðám tang mà không ai được “ vô cùng thương tiếc ”
người quá cố. Không ai được vô cùng thương tiếc bậc tiền bối của cách
mạng Việt Nam ( tham gia Thanh niên Dân chủ từ 1939, đảng viên Cộng sản
Việt Nam từ 1940, tỉnh uỷ viên tỉnh Thái Bình 1941, bị tù ở Hoả Lò 1941,
bị đi đầy ở Sơn La 1942 - 1943, chỉ đạo cướp chính quyền ở Ðông Anh năm
1945 ... ).
Không ai được thương tiếc vị đại công thần của cách mạng ( từng nằm gai
nếm mật suốt các chiến dịch: Trần Hưng Ðạo, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường
Kiệt, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Ðiện Biên Phủ; từng là phó chính uỷ
bộ chỉ huy Quân Giải phóng Miền Nam, là trưởng ban Văn hoá-Văn nghệ
Trung ương Ðảng, là Phó Chủ tịch Quốc hội ....).
Ðây là sự chỉ đạo của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ư ? , của nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ư ? Tôi không muốn tin như thế.
Nhưng, trong cuộc biểu tình nổ ra ngay giữa đám tang, tôi nghe có người
réo tên các vị lãnh đạo cao nhất của Ðảng, Nhà nước ra chửi rất tục (
không tiện dẫn ra ở đây ).
Kể cũng đáng căm phẫn lắm chứ. Chắc chắn Trần Ðộ là một trong những
người có công lớn nhất xây nên “ ngai vàng ” cho họ hôm nay. Vậy mà họ
nỡ để xẩy ra tình trạng như vậy sao ! Họ nỡ vô ơn, bất nhân, bất nghĩa
vậy sao !
Cuối buổi lễ truy điệu, một cán bộ đeo quân hàm đại tá đứng giữa sân kể
cho mọi người nghe : Vũ Mão đọc xong bài điếu văn, lúc đi xuống, có mấy
cựu chiến binh định xông tới tát cho mấy cái, Mặt thất sắc, ông ta đi
như chạy ra ôtô, vội vã chuồn.
Trút tất cả phẫn nộ lên đầu Vũ Mão thực ra là tội nghiệp ông ta. Ông chỉ
là người thừa hành. Oái oăm ở chỗ, bây giờ Vũ Mão là Chủ nhiệm uỷ ban
Ðối ngoại của Quốc hội. Bắt ông làm việc vừa rồi là “ giết ” ông. Rồi
đây, trên đường đi làm đối ngoại, đến bất cứ đâu, người ta cũng nhớ
trước mặt mình là một kẻ vô văn hoá, thất nhân tâm, chà đạp nhân quyền
đối với con người cho đến khi người ta đã chết ! Ðấy là sự hớ hênh hay
chủ trương cố tình hại nhau của người sắp xếp tổ chức? Bởi vì, ai cũng
biết, nhẽ ra đám tang này phải do Ðảng và Nhà nước đứng ra tổ chức. Cùng
lắm, giao cho Quốc hội thì ít ra người đọc điếu văn cũng phải là phó
chủ tịch Quốc hội.
Ðáp từ lời điếu của Vũ Mão, ông Trần Thắng - trưởng nam Trần Ðộ - tuyên
bố : “ Gia đình chúng tôi không chấp nhận lời điếu trên đây ! ”. Cả đám
tang bỗng biến thành cuộc biểu tình. Tất cả rầm rầm vỗ tay. Vỗ tay rất
to và rất lâu. ầm ầm đây đó những tiếng hô, những tiếng la mắng, những
lời chửi rủa. Tôi cố nhìn xem những ngòi nổ cơn thịnh nộ bùng phát từ
những ai ?. Không có ai trong “ nhóm dân chủ ” cả. Thì ra tư tưởng Trần
Ðộ, tinh thần Trần Ðộ không chỉ cháy sáng trong “ những người dân chủ ”
chúng tôi mà đã tiêm nhiễm khắp đó đây, trong lão thành cách mạng, trong
cựu chiến binh, trong trí thức ...
Cuộc biểu tình không rầm rộ, không kéo dài nhưng chắc chắn sức âm vang
rất sâu và sẽ còn lan toả khôn cùng. Cho nên nhiều người đã nghĩ đến một
“ thời kỳ hậu tang lễ Trần Ðộ ”. Phải chăng chính vì ở đây, họ đã thể
hiện hết sức xuất sắc cái sự “ đểu một cách rất ngu ” trong luận điểm
tôi thường nêu mỗi khi đánh giá về họ : “ Chúng nó đểu một cách rất ngu,
và, đểu đến từng chi tiết ”. Tại đây, cái sự “ đểu đến từng chi tiết ”
của họ cũng quả là tởm lợm. Xin nêu vài dẫn chứng :
Tướng Trần Ðộ mất ngày 9 tháng 8 năm 2002. Ngày đó Quốc hội khoá XI đang
kỳ họp thứ nhất. Lẽ ra tin phải được loan báo ngay và toàn thể hội nghị
phải đứng lên mặc niệm người cựu phó chủ tịch của mình. Năm ngày sau,
trước lễ tang chỉ một ngày, tin mới được đưa. Họ vừa trốn được một phút
mặc niệm, vừa không chỉ ngăn trở các đại biểu Quốc hội đến viếng mà
khống chế được số người biết tin để kịp đến dự lễ tang. Mặc dù vậy, số
người đến tiễn biệt Trần Ðộ vẫn rất đông ( trên 300 vòng hoa và bức
trướng; riêng số xe máy gửi ở sân nhà tang lễ cũng trên 800 ).
Ðiều đáng ghi nhận không phải ở số lượng mà là chất lượng người đến đưa
tang. Ở một số đám tang khác, nhiều người đến chỉ lấy lệ, nhiều người
chỉ vì muốn buôn danh bán tước với con mà đi đưa tang bố, muốn cầu danh
mưu lợi ở chồng mà đi đưa tang vợ... Tất cả những ai đến đám tang này,
ngoài một số trong đám dày đặc công an ( nói một số bởi vì tin rằng
nhiều công an phải thực thi nhiệm vụ một cách miễn cưỡng, trái lương tâm
mình ), đều vì thực sự thương nhớ, kính phục Trần Ðộ. Ðến tang lễ này
không chỉ những người nhân ái mà còn dũng cảm. Cho nên, có thể nói, đây
là một trong một số rất ít đám tang lớn nhất trong lịch sử hiện đại Việt
Nam.
Ðọc được tâm địa họ, tôi đã nhắc tang quyến lo giữ các sổ tang. Quả
nhiên, dù không cướp được sổ tang, họ vẫn kịp xé đi nhiều trang mà cả
buổi họ đứng theo giõi được. Ăn cắp, ăn cướp trong tang lễ tức là đã
vượt xa cả lưu manh, côn đồ; đã ma quỷ hơn cả ma quỷ !
Trong tất cả các đám tang, để đưa lĩnh cữu xuống nghĩa trang hoăc đài
hoá thân, bao giờ cũng có xe cho tang quyến cùng một số thân bằng, cố
hữu. Một trong những người con Trần Ðộ mời tôi: “ Chú lên chiếc xe 14
chỗ ngồi kia ”. Chúng tôi đến đúng chiéc xe đó nhưng người lái xe là
công an vờ như câm điếc. Xe cứ lừ lừ chạy theo đám tang, không mở cửa.
Chỉ có tang quyến, ban tổ chức tang lễ và công an được đến đài hoá thân.
Mặc dầu vậy, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Dương Sơn,
Dương Hùng và tôi vẫn kịp gọi taxi, đuổi theo. Họ vứt hết các băng tang
trên những vòng hoa buộc hai bên thành xe, xe đưa tang mà họ phóng như
ma đuổi ! ...
Họ lén lút vụng trộm. Họ sợ. Họ sợ nhân dân nơi đám tang đi qua lại tiếp
tục biểu tình. Họ sợ Trần Ðộ sống. Họ sợ Trần Ðộ cả khi Người đã chết !
Dẫu thế nào đi nữa Trần Ðộ cũng đã được toại nguyện rồi. Ðúng như đề
xuất của tôi : “ Cụ đừng vào Mai Dịch cụ nhé ! vào đấy bây giờ tức là ô
danh cụ ” Quả như di chúc, hôm nay Trần Ðộ đã được về nằm bên thân mẫu,
nơi quê hương có Tiếng trống Tiền Hải và sang sảng lời thơ ông ngày nào:
“ Những mong xoá ác ở trên đời. Ta phó thân ta với đất trời”.
Riêng tôi, tôi vẫn còn băn khoăn. Ngày 18 tháng 7 năm 2002, tôi đến thăm
ông tại phòng hồi sức cấp cứu. Giữa gần chục người, vừa con cháu, vừa
bầu bạn, ông vẫy riêng tôi đến. Ông nắm chặt tay tôi kéo lại. Tôi ghé
sát tai vào miệng ông nhưng vị thanh quản đã bị mổ nên ông không phát âm
được nữa. Ông nói khá dài mà tôi không nghe được gì. Ðể đỡ mỏi, tôi
ngẩng lên, giả vờ gật đầu cho ông đỡ thất vọng. Ông lại kéo tôi xuống
tiếp tục nói, nhưng vì quá xúc đông, ông nấc lên liên tiếp. Bác sỹ vội
chạy vào và tôi phải đi ra.
Dẫu không nghe được những lời trăn trối cuối cùng kia nhưng tôi hiểu đấy
là những câu tâm tình tha thiết làm bỏng cháy con tim tôi dù đã già
nua. Ðấy là mệnh lệnh bảo tôi giục giã mọi người hãy noi gương người anh
hùng Trần Ðộ không nề gian nguy, xả thân phấn đấu vì công cuộc dân chủ
hoá làm tiền đề cho đất nước phát triển bền vững, lành mạnh, nhân dân
được thực sự giầu sang, tự do. hạnh phúc như sở nguyện của Trần Ðộ.
Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13P9 - Tập thể Phòng không Hoà Mục
Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy
Nguồn: Nguyenthanhgiang
------------------------------------
VỀ THĂM MỘ BỐ – TƯỚNG TRẦN ĐỘ
* TRẦN HẢI – KHÁNH TRÂM
Bia mộ Tướng Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)
Một ngày đầu tuần tháng 6/2012 vợ chồng chúng tôi về thăm mộ ông ở Thái
Bình. Sáng nay trời Hà Nội âm u, mưa từ đêm qua. Lúc 7h chúng tôi rời
ngôi nhà 97 Trần Hưng Đạo mưa vẫn chưa ngớt nhưng cả hai vẫn thực hiện
kế hoạch hôm nay về Thái Bình. May quá trên đường đi thì trời cứ sáng
dần lên rồi mưa tạnh. Khoảng hơn 8h xe đến Phủ Lý. Nơi đây nổi tiếng hơn
chục năm nay về một món ẩm thực được chế biến bằng thứ bột gạo mà ai đã
đến Phủ Lý cũng sẽ dừng chân thưởng thức, đó là món “bánh cuốn thịt
nướng”. Làm 2 xuất rồi gọi thêm 2 ly trà nóng là xong bữa sáng, chiếc
bóp bớt đi 64.000 đ. No bụng xong là mắt bắt đầu làm việc. Vốn hay quan
sát, thoáng nhìn tôi đã thấy công an Hà Nam đội mũ kê pi không giống như
mũ của công an Hà Nội. Đi được một đoạn mà tôi vẫn còn nhớ bữa sáng.
Ngồi ăn món bánh cuốn trên vỉa hè tôi lại chợt nhớ câu vè lưu truyền
trong dân gian đã lâu:
«Vỉa hè là của nhân dân anh hùng».
Từ ngày được nhà nước chính thức công nhận «5 thành phần kinh tế » thì
cái vỉa hè vốn là của chung, là «sở hữu tập thể» nay thoắt cái được
trưng dụng thành của riêng ở rất nhiều nơi và nó được vinh dự mang cái
tên cũng thật ấn tượng. Thoạt nghe đã thấy bóng dáng người chủ của nó:
«Nhân dân anh hùng». Sáng nay tôi đã cảm ơn «ông chủ» này.
Theo chỉ dẫn của tấm bản đồ du lịch, khoảng cách từ Hà Nội đến thành phố
Thái Bình là 110 km, từ đây về quê nội Tiền Hải khoảng 20km nữa. Xe cứ
chạy bon bon. Đường xá bây giờ tốt thật. Tôi lại tiếp tục ngắm cảnh. Đi
qua Nam Định đã thấy nhiều đặc sản như bánh gai, kẹo dồi (là những thứ
quà quê sang trọng của thời thơ ấu). Chúng tôi chuyển vô Nam sinh sống
đã lâu nên rất thích ngắm cảnh đồng bằng Bắc Bộ. Khi đi vào địa phận
Thái Bình, nhìn thấy những cánh đồng lúa nơi đây, tôi lại nhớ về những
câu thơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong bài «Anh chủ nhiệm». Ngày
ấy những đứa học trò như chúng tôi ai cũng thuộc lòng:
«Nắng chiều thấp thoáng ngọn cây tre
Sóng lúa mênh mông cuộn đổ về
Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc mầu bay với gió
Anh giơ tay vẽ giữa trời xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh…»
Nghĩ về hai câu thơ cuối, tôi cho rằng nhà thơ Hoàng Trung Thông dùng
hình ảnh “Anh chủ nhiệm” để nói lên cái tương lai XHCN mà miền Bắc đang
cố gắng dựng xây. Cái ước muốn, cái mong ước này được bắt đầu từ những
năm 60 của TK 20 thời chống Mỹ cho đến ngày thống nhất đất nước 1975,
rồi hơn 37 năm hòa bình tưởng là sẽ vẽ xong thế nhưng đến tận hôm nay-
sang thế kỷ 21 chúng ta vẫn chưa có bức tranh đó…và cũng không biết sẽ
còn “vẽ” đến bao giờ?
Nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình từ xưa nổi tiếng với
danh hiệu “quê hương 5 tấn”. Cũng từ đây ra đời bài hát “Bài ca 5 tấn” :
“Trong tiếng súng cả nước cùng đánh Mỹ, ruộng đất hôm nay không muốn
nghỉ lấy một ngày…”. Bao nhiêu hồi ức của quá khứ lại hiện về. Với 5 tấn
thóc/ ha ngày ấy để có được những khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người”, và “Tất cả cho tiền tuyến”. Nhạc sỹ Nguyễn
Văn Tý sáng tác bài này, ông là người con Nam Bộ tập kết ra Bắc. Khi
bài hát chào đời thì bố tôi, một người con của Thái Bình lại đang chỉ
huy chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ (B2). Ông đi Nam từ 1964 đến 1974
mới trở về Bắc. Trong 10 năm ở chiến trường B2, ông mang quân hàm thiếu
tướng, phó chính ủy quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Cùng chiến đấu
với ông còn có tướng Hoàng Văn Thái cũng là con dân Thái Bình.
Tôi cứ chìm trong những nghĩ suy. Đến gần trưa thì đến nghĩa trang làng.
Đây là làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải nơi ông yên nghỉ từ
ngày 15/8/2002 (tức 7/7 AL). Ông mất đúng ngày đầu tháng Bảy âm lịch:
1/7/2002. Sau 6 ngày mới tổ chức được tang lễ. Một đám tang có “tiếng vỗ
tay” và nhiều sự kiện. Thi hài được hỏa táng. Hôm sau gia đình nhận cốt
và đưa ông về đây. Năm nay là vừa tròn 10 năm ngày mất. Là người gắn bó
với quê hương, ông có ước nguyện khi qua đời sẽ về nằm tại quê nhà. Lúc
còn sống, bố tôi cũng đặt tên con trai theo tên quê hương để nhớ về nơi
“chôn rau cắt rốn”: Trần Điền, Trần Hải.
Nghĩa trang làng tôi không lớn lắm nhưng đường rất khó đi. Chúng tôi
phải đi lòng vòng trên các khu mộ để vào phần mộ của gia đình. Ở đây dân
làng không chừa lối đi chung, thế là chúng tôi phải trèo lên bờ tường,
dẫm từ mộ nọ đến mộ kia. Ai không giữ được thăng bằng thì chỉ có ngã.
Năm ngoái về đây chúng tôi cũng đã gặp tình cảnh này. Những năm trước
nữa thì đi dễ dàng hơn, càng về sau càng nhiều người mất và mạnh ai nấy
chôn không có quy hoạch gì nên những ngôi mộ lâu đời sẽ bị bịt kín lối
vào.
Tôi bước lò dò chênh vênh trên bờ tường, vừa đưa mắt xem hướng phần mộ
của bố nằm ở đâu. Cái mốc để nhớ là chiếc cột điện. Từ đây cách mộ 50,60
mét nhưng rất khó vào. Lúc thì lội bùn, lúc lên bờ tường. Cứ thế trèo
lên, lội xuống, rồi thì nhẩy từ bờ nọ sang bờ kia… Đi vài mươi phút thì
cũng đến nơi.
Khuôn viên của gia đình rất nhỏ, chưa tới 20 m2, nơi yên nghỉ của 7 con
người: Bà nội tôi (cụ Tô Thị Phủng), các bác, các chú, bố tôi. Trừ bà
nội ra mỗi người chỉ có một tấm bia ghi tên họ, ngày sinh, ngày mất
nhưng không có ảnh. Trên mặt đất cỏ mọc cao ngút. Có cả hoa dại. Loại
hoa cúc trắng rất đẹp. Khi tôi đang thắp hương thì có một chú bướm vàng
bay đến. Không biết có phải bố ra đón không? Chú bướm vàng này lại hơi
bé. Nhiều khi tôi cũng thật khó giải thích bởi hai lần về thăm mộ bố
trước đây, trên đường đi mưa tầm tã. Tôi cứ lo khi đến nơi mưa như thế
có trèo được vào mộ không, ấy vậy mà thật kỳ lạ, khi xe bắt đầu rẽ vào
làng mưa cứ ngớt dần. Lúc ra đến mộ thì tạnh hẳn.
Về quê bao giờ tôi cũng chuẩn bị hai sắp lễ, một đem ra mộ, một thắp tại
nhà thờ tổ của dòng họ. Trái cây cúng các cụ và bố có táo Mỹ, xoài Nam
Bộ, và vải đầu mùa. Thêm bó hoa cúc vàng tươi, rực rỡ. Trong khói hương
nghi ngút, tôi bần thần nhớ bà nội, nhớ bố tôi, nhớ người thân… Năm
ngoái tôi đưa con gái nhỏ đến thăm và thắp hương cho ông. Năm nay cháu ở
nhà vì nhớ cảnh bế cháu chật vật mãi mới tìm được mộ. Cháu nhờ tôi nói
với ông nội: “Ông ơi, cháu thương ông lắm. Năm nay cháu đã 10 tuổi rồi
ông ạ”. Suy nghĩ của trẻ thơ là vậy vì cháu nhớ mãi câu chuyện tôi kể
cho cháu nghe, khi ông mất cháu mới được 11 tháng tuổi. Lần nào đến đây
tôi cũng vẫn nghiệm thấy rằng cái kết nối âm dương thật kỳ diệu. Khi thì
thầm với bố về những lời dặn của con gái, nước mắt tôi lại trào ra. Có
lẽ bố tôi đọc được suy nghĩ của người thân đó. Tôi đã từng đứng trước mộ
bố nhiều lần, đã cúi lậy ông, đã kể cho ông nghe về thời cuộc nhưng
chưa bao giờ tôi nói rành mạch như ngày hôm nay. Tôi buồn rầu kể về cái
ác đang hàng ngày diễn ra ở khắp ba miền Trung-Nam-Bắc, những cái ác còn
rùng rợn kinh tởm hơn 10 năm trước đúng như tâm sự của ông ở bài thơ:
“Những mơ xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hóa ác luân hồi ».
Người dân thời nay chịu biết bao đau đớn vì những cái ác cứ công khai,
cứ ngang nhiên lộng hành không cần che đậy. Một thời cái ác lên ngôi.
Nhưng tôi cũng vui mừng báo tin với bố về một xã hội dân sự đang hình thành.
Tôi vẫn tin là những lời từ trong tim tôi sẽ vượt qua cách biệt âm dương để đến tai ông.
Tôi quỳ sát đất và nghĩ rằng bố đang nghe mình. Tôi cũng vui vì âm –
dương hòa quyện, lòng người bên nhau. Khi thầm thì tôi cứ nhìn vào tấm
bia. Lúc mới đến tấm bia bị cỏ che khuất, tôi phải nhổ bớt vài cụm thì
cái tảng đá nho nhỏ mầu xám mới hiện ra. Hai chúng tôi cũng thắp hương
cho các ngôi mộ xung quanh nữa. Những người anh em và hàng xóm của bố.
Hôm nay là thứ sáu. Toàn cảnh khu nghĩa trang vắng lặng quá. Lần nào
cũng vậy chúng tôi ở chơi với các cụ và bố cho hết tuần hương rồi mới
hóa vàng. Sau khi xong hết việc nhang khói, tôi ngồi ghi chép và nhìn ra
xung quanh. Đã hơn 11 giờ trưa. Nắng hanh hanh. Gió nhè nhẹ. Chú bướm
vàng cứ quanh quẩn bên trang viết của tôi. Nghĩa trang này khi 10 năm
trước đưa bố về đây còn vắng vẻ, ra vào rất dễ. Bây giờ thì khó vô cùng.
Tôi nhìn các ngôi mộ hàng xóm, mỗi cái một vẻ. Màu sắc cũng vậy. Chỗ
nào cỏ cũng mọc rất cao. Có nhiều chỗ cỏ mọc che hết các ngôi mộ và bia
người mất. Trong khuôn viên gia đình tôi, cô tôi phải lát gạch để hạn
chế cỏ mọc. Lúc này đang vào mùa mưa, cỏ mọc xanh quá. Phong tục ở làng
là không nhổ cỏ. Một năm chỉ làm cỏ vào dịp đông chí trước tết Nguyên
đán.
Cỏ xanh, cúc trắng, thật thanh bình, còn mâm trái cây lại vừa tươi vừa
đẹp. Nhìn những trái táo Mỹ tôi lại liên tưởng đến chuyến thăm vịnh Cam
Ranh của vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lion Panetta đầu tuần. Nếu bây giờ
bố còn sống thì bố sẽ thấy người đứng đầu quân đội Mỹ này rất bình dị.
Ông mặc dân sự, chuyện trò thân thiện với các quân nhân và vui vẻ trả
lời những câu hỏi của các nhà báo. Sự kiện này đánh dấu gần 40 năm sau
ngày người Mỹ từ bỏ Nam Việt Nam nay đã trở lại quân cảng chiến lược
này. Biển Thái Bình Dương luôn là lời mời gọi mọi công dân trái đất,
chẳng của riêng ai, chẳng cấm cửa ngăn chân ai được. Vài năm trở lại
đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh có nhiều gây hấn trên Biển Đông nhằm biến
nơi đây thành ao nhà của riêng mình. Tự do hàng hải (cũng như mọi sự tự
do khác trong khuôn khổ nhân bản) là vĩnh hằng bố nhỉ? Tuần hương cháy
đến sát chân. Hóa vàng xong, chúng tôi tần ngần chia tay với bố và người
thân. Nắng vẫn nhẹ, gió hiu hiu. Có tiếng mèo kêu meo meo vẳng lại rất
gần đây. Lúc ra cũng gian khó như lúc vào chỉ khác là không phải tìm
đường nữa. Lộc mang ra chúng tôi chia hết cho trẻ chăn trâu.
Nhà thờ dòng họ
Viếng mộ xong, chúng tôi về nhà cô Xuyến em ruột bố để thăm cô và thắp
hương cho các cụ ở nhà thờ tổ. Nơi đây trước là ngôi nhà tuổi thơ của
bố. Nhà mái tranh, vách đất, sau này bà nội làm lại xây bằng tường gạch.
Cũng trên cái thổ này năm 2004, cô Xuyến và các bác xây một nhà thờ tổ.
Phong tục ở đây còn đậm nét «đất lề quê thói» : Trên bàn thờ tổ đặt bài
vị của dòng họ, quanh năm phủ tấm vải đỏ, chỉ lấy ra vào ngày 30 tết để
đón các cụ về với con cháu. Đến ngày 3 tết tiễn ông bà xong, đem phủ
lại. Ảnh bố tôi được đặt ở bàn thờ nhỏ ngay bên trái bàn thờ chính. Trên
tường có treo một vài bức trướng từ buổi tang lễ. Đọc những dòng chữ
của đồng đội, đồng chí, những người bạn, người lính cùng vào sinh ra tử
với ông ở các chiến trường khiến tôi nhớ cụ vô cùng. Đây là bức trướng
thêu những tấm lòng đồng đội trên nền đỏ chữ vàng của Ban liên lạc
truyền thống báo QĐND: «Trọn nghĩa nước non/ vẹn tình đồng đội. Kính
viếng nhà báo lão thành Trung tướng Trần Độ ». Bức trướng của đoàn cựu
chiến binh Ban ký sự lịch sử Quân đội mang dòng chữ : «Thương tiếc nhà
văn Trung tướng Trần Độ». Hay bức «Tuệ mục tuệ tâm. Văn nhân võ tướng»
đã nói lên tất cả tình người với sự kính trọng và yêu quý dành cho ông.
Tôi nghĩ con người ta sống trên đời này khi mất đi được mọi người dành
cho tình yêu thương đến như vậy cũng là mãn nguyện.
Thoắt cái đã 10 năm trôi qua. Cô Xuyến chỉ vào bụi mẫu đơn bố tôi trồng
ngay sau khi từ Nam ra nay đang trổ bông. Bụi khá to, cây cũng đã già.
Lá mầu xanh sẫm làm nổi bật những chùm hoa màu đỏ thật đẹp. Bụi hoa nằm ở
cuối sân thỉnh thoảng cô tôi vẫn hái để dâng lên các cụ. Bố tôi cũng
được thưởng thức thứ hoa cây nhà lá vườn này do chính tay em gái chăm
sóc, chắc ông vui lắm. Tôi cũng được biết trong số các anh chị em, bố
dành nhiều tình thương cho cô Xuyến nhất.
Sau bữa trưa, chúng tôi chia tay với ngôi nhà của họ nội. Cũng mảnh đất
và ngôi nhà này (tôi hình dung trước đây là vách đất) bố tôi đã chào đời
để 16 tuổi chia tay với bà nội đi hoạt động cách mạng. 17 tuổi bị bắt
vô tù, bị tra tấn dã man ở nhà lao Thái Bình, Hỏa Lò. Năm 18 tuổi vào
Đảng và cũng năm này bố tôi bị đầy đi nhà tù Sơn La (1941), nơi rừng
thiêng nước độc «nước Sơn La, ma Hòa Bình». Kể từ đó bố vượt ngục, gắn
bó với cuộc đời đi làm cách mạng.Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc chống Pháp, chống Mỹ ông là một vị tướng của nhân dân, «từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu». Tôi sẽ còn nhớ mãi lời ông tâm sự
với tướng Lê Trọng Tấn: «Chúng mình làm tướng để đánh giặc chứ không
phải đánh giặc để làm tướng». Khi tổ quốc hòa bình, ông buông tay súng
để cầm lấy cây bút.
Những dòng tâm huyết của ông không nằm ngoài ý tưởng của Bác Hồ: «Nước
nhà được độc lập mà người dân không được tự do thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa gì» và «đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng
hoàng hơn to đẹp hơn». Ông đã sống đẹp, đã «vì nhân dân quên mình». Từ
mảnh đất nơi làng Thư Điền rợp sóng lúa, bóng tre bố tôi đã ra đi, nay
ông lại trở về với quê hương yêu dấu: Làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Sài Gòn 18/7/2012
Nguồn: Nguyentrongtao
Vì sao Cổ Loa là công trình quân sự vĩ đại trong sử Việt?
Thành Cổ Loa là một công trình quân sự vĩ đại và độc đáo nhất của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Cấu trúc độc đáo của Loa Thành
Theo truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả, “thành cổ (Cổ Loa) rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thư tịch cổ Trung Hoa chép, thành Cổ Loa có 9 vòng, hình con ốc. Nhưng hiện tại, cấu trúc của thành Cổ Loa chỉ còn ba vòng: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại theo cách gọi của người Cổ Loa.
Các vòng tường thành Cổ Loa có các cửa khác nhau. Thành Nội chỉ
mở một cửa quay về hướng nam, trông ra đình Cổ Loa. Thành Trung mở bốn
cửa: cửa Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam. Mỗi cửa có một miếu
xây trên mặt tường thành-thờ quan coi cổng thành. Riêng cửa Nam, nơi hai
vòng thành gặp nhau và có lẽ cũng là cửa chính được xây hai miếu ở hai
bên. Thành Ngoại tuy dài và rộng nhưng cũng chỉ mở ba cửa: cửa Nam, cửa
Bắc và cửa Tây Nam.
Ngoài tám cửa thành trên, còn có hai cửa ra bằng đường thủy gọi là “cửa nước”. Cửa thứ nhất mở ra hướng đông, nơi nối các dòng chảy trong thành qua cống Cửa Song ra sông Hoàng. Cửa thứ hai dưới chân gò Cột Cờ.
Rải rác trong thành còn có một số địa danh khác có liên quan tới chức năng quân sự của thành như: dọc Đống Bắn-tương truyền là nơi luyện cung nỏ của quân đội, Ngự Xạ Đài-nơi An Dương Vương ngồi xem quân lính tập bắn cung nỏ, Vườn Thuyền-là nơi thuyền bè neo đậu chuẩn bị tập luyện thủy chiến, gò Cột Cờ là nơi treo lá cờ đại của Nhà nước Âu Lạc...
Dưới chân các lũy thành đều có hào nước để ngăn cản quân địch, đồng thời là đường giao thông thủy quan trọng nối liền các khu vực trong thành và cũng là con đường thoát ra khỏi thành khi có nguy hiểm. Có thể coi hệ thống thành hào của thành Cổ Loa như những chi lưu của sông Hoàng. Vào mùa nước, khi mực nước sông Hoàng dâng cao, các lòng hào đều đầy ắp nước. Với chiều rộng từ 20-30m, thuyền bè từ sông Hoàng có thể vào, ra thành một cách dễ dàng.
Rải rác trên các cánh đồng quanh thành Cổ Loa có khá nhiều lũy và gò đống. Những lũy đất và gò đống ấy là bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc phòng vệ của thành Cổ Loa.
Công trình quân sự kiên cố và độc đáo
Không chỉ vĩ đại về mặt quy mô, Loa Thành còn thể hiện tri thức quân sự hết sức độc đáo của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Cuốn Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam có ghi lại, Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố trong điều kiện chưa có hỏa khí bắn xa. Nếu như kẻ địch tấn công từ bên ngoài vào, chúng sẽ gặp phải đòn đánh phủ đầu từ những lũy tiền vệ bên ngoài. Qua lũy tiền vệ này, để tiến vào tới đường thành còn phải vượt qua một khoảng trống lớn. Với tầm bắn của cung nỏ cứng, quân đứng trên tường thành Ngoại có thể ngăn chặn được bước tiến của kẻ thù. Một khi vượt qua được khoảng trống đó, trước mặt kẻ tấn công là hệ thống ngoại hào rộng từ 20-30m. Không thể dễ dàng vượt qua được hào nước này, một khi quân trên mặt tường thành bắn xuống, thủy quân với những thuyền nhỏ phục sẵn sẽ lao ra sẵn sàng phối hợp tác chiến.
Nếu vượt qua được ngoại hào thì trước mặt chúng là tường thành Ngoại kiên cố, cao từ 8-10m. Vượt qua được thành Ngoại để vào được nơi vua và hoàng tộc ở, kẻ địch còn phải vượt qua hai lớp hào và thành nữa. Đó là chưa kể đến những trận địa được bố trí ở giữa hai lớp thành.
Không chỉ là một căn cứ bộ binh hiểm yếu, Cổ Loa còn là một căn cứ thủy quân lợi hại. Sông Hoàng-ngoại hào thiên nhiên của Cổ Loa, đầu trên nối với sông Hồng, đoạn dưới nối với sông Cầu, qua cửa Lục Đầu ở Phả Lại, có thể đi thẳng ra biển. Nước của hai con sông lớn nhất trên châu thổ đã qua sông Hoàng, đổ vào hệ thống rồi chảy ra Đầm Cả mênh mông ở góc đông bắc thành. Diện tích mặt đầm có thể chứa hàng trăm thuyền bè. Với một hệ thống đường thủy được thiết kế tài tình như vậy, thuyền chiến có thể đi lại khắp nơi trong thành và khi cần, những đạo quân trong thành có thể dễ dàng ra khỏi thành bằng tiếp cứu cho thành nếu bị vây hãm.
Một trong những sáng tạo tuyệt vời khác người của thiết kế
thành là, tác giả đã biết tận dụng triệt để các gò đất cao tự nhiên đắp
nối liền chúng lại với nhau tạo nên những vòng thành khép kín, nhờ vậy
đã tiết kiệm được rất nhiều sức lao động của con người và tiền của. Cũng
chính vì vậy, mà thành Trung và thành Ngoại uốn lượn tự do không có
hình dáng cân xứng và chặt chẽ. Yêu cầu về cái đẹp đã bị đẩy xuống hàng
thứ yếu, mối quan tâm hàng đầu là tính chất kiên cố của một công trình
quân sự.
Kho tàng truyền thuyết về Cổ Loa cho thấy công cuộc xây dựng thành vô cùng gian khó. Nguyên nhân là do thành xây trên vùng đất nhiều ao hồ lầy thụt và thời điểm đó những cuộc xung đột bộ lạc vẫn chưa chấm dứt. Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm và sức mạnh của các bộ lạc vùng thấp, An Dương Vương đã chinh phục được các lực lượng chống đối và áp dụng kinh nghiệm chống lầy thụt của họ mới có thể thành công trong việc xây thành.
Kỹ thuật xây thành theo khảo sát, nghiên cứu của các nhà khảo cổ là: đầu tiên rải một lớp đá tảng hoặc cuội sỏi trên nền đất lầy thụt, bên trên lớp đá này là một lớp gốm cứng sau đó dùng đất sét có pha đất đồi feralitic đắp thành tường thành. Với kỹ thuật chống lầy lún như vậy, những bức tường thành đồ sộ của Cổ Loa đã đứng vững gần 2.000 năm qua.
Kỹ thuật xây dựng này còn được áp dụng cho một số lũy đất bên ngoài thành. Sự có mặt của kỹ thuật rải gốm dưới chân các lũy khẳng định nó được đắp cùng thời với các tường thành. Có thể nói, đây là một thành tựu kỹ thuật đặc biệt nhất trong xây dựng thành quách quân sự trong lịch sử dân tộc ta.
Với kiến trúc độc đáo và kỹ thuật xây dựng thành quách đặc biệt, Cổ Loa xứng đáng là một công trình quân sự đồ sộ, một kỳ công lao động, một sự hội tụ tài trí và thể hiện lòng yêu nước thiết tha của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Hiện tại, trên bản đồ hành chính, khu
thành cũ của An Dương Vương nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại
thành phía Bắc Hà Nội. Cổ Loa nằm giữa một vùng sông ngòi chằng chịt,
phía Bắc có sông Cà Lồ, phía Nam có sông Đuống, còn sông Hoàng Giang
(xưa là một chi lưu của sông Hồng) len lỏi quanh chân thành.
Thời Hùng Vương, Cổ Loa là đất thuộc
bộ lạc Tây Vu. Sau khi An Dương lên trị vì nước Âu Lạc, Cổ Loa trở thành
kinh đô của Nhà nước Âu Lạc.
Công trình phòng thủ vĩ đại, đồng thời
cũng là kinh đô của Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên vùng đất Cổ Loa,
không chỉ tồn tại trong niềm tự hào của nhân dân Cổ Loa, trong truyền
thuyết mà còn được ghi lại trong rất nhiều bộ sử của cả hai nước Việt
Nam và Trung Quốc như Hậu Hán thư, Nam Việt chí, Thủy kinh chú, Tùy thư, An Nam chí lược, Việt kiệu thư, An Nam chí nguyên. Ở Việt Nam, các bộ sách Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí... đều nói tới tòa thành do An Dương Vương xây dựng ở Cổ Loa.
Theo truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả, “thành cổ (Cổ Loa) rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thư tịch cổ Trung Hoa chép, thành Cổ Loa có 9 vòng, hình con ốc. Nhưng hiện tại, cấu trúc của thành Cổ Loa chỉ còn ba vòng: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại theo cách gọi của người Cổ Loa.
Dấu tích thành Cổ Loa xưa. (Ảnh tư liệu). |
Ngoài tám cửa thành trên, còn có hai cửa ra bằng đường thủy gọi là “cửa nước”. Cửa thứ nhất mở ra hướng đông, nơi nối các dòng chảy trong thành qua cống Cửa Song ra sông Hoàng. Cửa thứ hai dưới chân gò Cột Cờ.
Rải rác trong thành còn có một số địa danh khác có liên quan tới chức năng quân sự của thành như: dọc Đống Bắn-tương truyền là nơi luyện cung nỏ của quân đội, Ngự Xạ Đài-nơi An Dương Vương ngồi xem quân lính tập bắn cung nỏ, Vườn Thuyền-là nơi thuyền bè neo đậu chuẩn bị tập luyện thủy chiến, gò Cột Cờ là nơi treo lá cờ đại của Nhà nước Âu Lạc...
Dưới chân các lũy thành đều có hào nước để ngăn cản quân địch, đồng thời là đường giao thông thủy quan trọng nối liền các khu vực trong thành và cũng là con đường thoát ra khỏi thành khi có nguy hiểm. Có thể coi hệ thống thành hào của thành Cổ Loa như những chi lưu của sông Hoàng. Vào mùa nước, khi mực nước sông Hoàng dâng cao, các lòng hào đều đầy ắp nước. Với chiều rộng từ 20-30m, thuyền bè từ sông Hoàng có thể vào, ra thành một cách dễ dàng.
Rải rác trên các cánh đồng quanh thành Cổ Loa có khá nhiều lũy và gò đống. Những lũy đất và gò đống ấy là bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc phòng vệ của thành Cổ Loa.
Công trình quân sự kiên cố và độc đáo
Không chỉ vĩ đại về mặt quy mô, Loa Thành còn thể hiện tri thức quân sự hết sức độc đáo của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Cuốn Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam có ghi lại, Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố trong điều kiện chưa có hỏa khí bắn xa. Nếu như kẻ địch tấn công từ bên ngoài vào, chúng sẽ gặp phải đòn đánh phủ đầu từ những lũy tiền vệ bên ngoài. Qua lũy tiền vệ này, để tiến vào tới đường thành còn phải vượt qua một khoảng trống lớn. Với tầm bắn của cung nỏ cứng, quân đứng trên tường thành Ngoại có thể ngăn chặn được bước tiến của kẻ thù. Một khi vượt qua được khoảng trống đó, trước mặt kẻ tấn công là hệ thống ngoại hào rộng từ 20-30m. Không thể dễ dàng vượt qua được hào nước này, một khi quân trên mặt tường thành bắn xuống, thủy quân với những thuyền nhỏ phục sẵn sẽ lao ra sẵn sàng phối hợp tác chiến.
Nếu vượt qua được ngoại hào thì trước mặt chúng là tường thành Ngoại kiên cố, cao từ 8-10m. Vượt qua được thành Ngoại để vào được nơi vua và hoàng tộc ở, kẻ địch còn phải vượt qua hai lớp hào và thành nữa. Đó là chưa kể đến những trận địa được bố trí ở giữa hai lớp thành.
Không chỉ là một căn cứ bộ binh hiểm yếu, Cổ Loa còn là một căn cứ thủy quân lợi hại. Sông Hoàng-ngoại hào thiên nhiên của Cổ Loa, đầu trên nối với sông Hồng, đoạn dưới nối với sông Cầu, qua cửa Lục Đầu ở Phả Lại, có thể đi thẳng ra biển. Nước của hai con sông lớn nhất trên châu thổ đã qua sông Hoàng, đổ vào hệ thống rồi chảy ra Đầm Cả mênh mông ở góc đông bắc thành. Diện tích mặt đầm có thể chứa hàng trăm thuyền bè. Với một hệ thống đường thủy được thiết kế tài tình như vậy, thuyền chiến có thể đi lại khắp nơi trong thành và khi cần, những đạo quân trong thành có thể dễ dàng ra khỏi thành bằng tiếp cứu cho thành nếu bị vây hãm.
Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố. |
Kho tàng truyền thuyết về Cổ Loa cho thấy công cuộc xây dựng thành vô cùng gian khó. Nguyên nhân là do thành xây trên vùng đất nhiều ao hồ lầy thụt và thời điểm đó những cuộc xung đột bộ lạc vẫn chưa chấm dứt. Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm và sức mạnh của các bộ lạc vùng thấp, An Dương Vương đã chinh phục được các lực lượng chống đối và áp dụng kinh nghiệm chống lầy thụt của họ mới có thể thành công trong việc xây thành.
Kỹ thuật xây thành theo khảo sát, nghiên cứu của các nhà khảo cổ là: đầu tiên rải một lớp đá tảng hoặc cuội sỏi trên nền đất lầy thụt, bên trên lớp đá này là một lớp gốm cứng sau đó dùng đất sét có pha đất đồi feralitic đắp thành tường thành. Với kỹ thuật chống lầy lún như vậy, những bức tường thành đồ sộ của Cổ Loa đã đứng vững gần 2.000 năm qua.
Kỹ thuật xây dựng này còn được áp dụng cho một số lũy đất bên ngoài thành. Sự có mặt của kỹ thuật rải gốm dưới chân các lũy khẳng định nó được đắp cùng thời với các tường thành. Có thể nói, đây là một thành tựu kỹ thuật đặc biệt nhất trong xây dựng thành quách quân sự trong lịch sử dân tộc ta.
Với kiến trúc độc đáo và kỹ thuật xây dựng thành quách đặc biệt, Cổ Loa xứng đáng là một công trình quân sự đồ sộ, một kỳ công lao động, một sự hội tụ tài trí và thể hiện lòng yêu nước thiết tha của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
(Kiến thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét