Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

HOT - THỜI SỰ NÓNG

Đứng nơi tận cùng của Tổ quốc nghĩ về chủ quyền dân tộc ở Biển Đông

Boxitvn
Khánh Trâm
Đứng nơi đây tôi hướng mắt ra Biển Đông. Những câu thơ cứ tự nó ngổn ngang sống dậy trong đầu: “Nếu Tổ quốc nhìn tự bao hiểm họa / đã mười lần giặc đến tự Biển Đông” nhưng “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất / dáng con tàu vẫn hướng mắt ra khơi”. Tôi cố nhìn ra xa, thật xa cho hết tầm mắt nơi mặt biển phía trước. Màu nước biển trong xanh nhưng sâu dưới kia trong tiềm thức của tôi vẫn còn hằn rõ những vết máu đỏ ngầu lịch sử – máu tanh hôi của lũ giặc cướp nước bị quân lính chúng ta nhiều đời đánh cho tan tác, và máu của cả các chiến sỹ hải quân Việt Nam đã đổ xuống để giữ gìn biển đảo quê hương, giữ trọn chủ quyền dân tộc trải bao thế hệ nay – KT.

Tôi đến Đất Mũi vào ngày 30/12, còn đúng một ngày là kết thúc năm con rồng – Nhâm Thìn 2012. Hành trình từ Sài Gòn đi Đất Mũi qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ, còn gọi là ĐBSCL: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Từ Cần Thơ nay đã có con đường tắt vừa xây dựng đi thẳng đến Cà Mau. Con đường này chạy giữa những hàng lau sậy, chạy giữa cánh đồng. Trên đường chỉ thấy xe và thiên nhiên bao la.
Quốc lộ 1 chạy qua các tỉnh của cuộc hành trình cũng là vựa lúa và vựa trái cây của cả nước. Lúc đi trên cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ, tôi ngắm nhìn dòng sông Tiền và sông Hậu từ trên cao. Ngắm nhìn nước sông mang màu phù sa tưới mát những cánh đồng lúa để hạt gạo Nam Bộ đi khắp năm châu. Năm 2012 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái lan về sản lượng gạo xuất khẩu gần 8 triệu tấn. Khi xe chạy hết cầu Cần Thơ, tôi bần thần nhớ lại cái tai nạn kinh hoàng của năm 2007 với mấy chục người chết và bị thương. Vậy mà sao ngày khánh thành không hề nghe nói có một lời tưởng niệm những người đã phải bỏ mạng sống của mình do sập cầu? Để có cây cầu hôm nay, nhớ đến họ tôi chỉ biết nghĩ đến 2 từ “xót xa” đi kèm với một tâm trạng biết ơn khiến mình vừa nhói lòng lại vừa dịu lòng.
Hành trình về nơi tận cùng này của Tổ quốc,đi theo những tấm biển chỉ dẫn và đường khá tốt, xuất phát từ Sài Gòn lúc 7h sáng, 3h chiều là đến Cà Mau và gần 5h tôi đã đến Năm Căn để nghỉ đêm tại đây. Nước ở vùng này có màu vàng sẫm và hơi đục. Từ Năm Căn đến Đất Mũi hiện nay chỉ có một phương tiện duy nhất để đi lại là bằng đường thủy nhưng chỉ ít năm nữa, có thêm đường bộ vì con đường này đang được xây dựng.
Bến tàu đón đưa khách đến Đất Mũi khá đơn sơ. Có 2 loại tàu: Ca nô và vỏ lãi (tiếng địa phương chỉ tên gọi của một loại thuyền, ghe nhỏ). Cách bến vài trăm mét là tượng đài chiến sỹ, kế bên là nhà tưởng niệm các liệt sỹ trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940). Sáng nay tôi cũng xuất phát lúc 7h và chọn đi bằng vỏ lãi để vượt qua khoảng cách 34km tới Đất Mũi. Lần đầu tiên tôi đọc được địa danh này vào khoảng những năm 1980 trong tập truyện và ký “Xa xa mũi đất Cà Mau” của nhà báo Trần Thanh Phương: “Cà Mau, mũi đất đầu sóng ngọn gió, điểm chót hình chữ V của Nam Bộ mến yêu. Đến đây là đến mảnh đất tột cùng của đất liền. Cho nên, nếu chùn bước là trượt luôn ra biển. Phải chăng vì thế mà bà con đã có một tinh thần và nghị lực rất cao trong đấu tranh chống xâm lược, chống chọi với thiên nhiên để mở đất và bảo vệ đất? Trời đất hùng vĩ, đồng ruộng mênh mông cũng đã tạo cho con người ở mũi đất bãi bồi này một tính tình khoáng đạt, rộng mở với anh em, bạn bè, đồng chí. Nhưng đối với quân thù thì dứt khoát, chắc nịch, đanh thép như nơi đầu ngọn dáo, nơi đầu mũi đạn, nơi đầu mũi chông, nơi đầu ngòi bút…” Hôm nay, gần 30 năm sau, được tiếp xúc với những con người đang thực sống tại vùng đất này, rất giống những gì tôi đã đọc trong những trang sách ngày ấy. Trên bến đò, tôi gặp những em bé lên 5, lên 7 đã biết giúp ba mẹ bán quán cứ thoăn thoắt. Người dân rất thật thà. Tôi định thăm Đất Mũi rồi ghé sân chim trên đường về nhưng chị bán quán khuyên không nên đi, chị bảo: “Không có con chim nào thì vô làm chi. Điểm du lịch này là của tư nhân, kể từ ngày ông ấy cải tạo lại, chim bay đi hết. Vô chỉ tốn tiền. Mất 50.000 đ vé vô cửa…” Và khi tôi chuẩn bị xuống thuyền, chị còn nói với theo: “Dọc đường đi cũng có chim mà xem đấy”. Câu nhận xét: “Người Nam Bộ tốt bụng và đôn hậu” thật đúng, tôi luôn gặp trong các cuộc hành trình.
Vừa bước xuống thuyền tôi đã hòa vào một biển trời sông nước mênh mông. Con sông này gọi là sông Cái lớn, lòng sông rất rộng. Thỉnh thoảng thấy ca nô chở khách, một dạng xe buýt trên sông. Đôi chỗ có cả những chiếc phao bé cứ nổi bập bềnh, trên cắm lá cờ nhỏ màu cam sẫm để phân luồng tàu chạy. Ở đây khúc giữa sông cũng thấy người ta đặt lưới bắt cá buộc vào những thanh tre nhô lên mặt nước, có trên 20 chiếc nối tiếp nhau làm thành một hàng ngang, nhìn xa cứ như chiếc cầu tre mỏng. Đi khoảng 45 phút là rẽ vô con lạch thuộc ấp Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Đoạn ngoài ngã ba này, hai bên rạch có nhiều nhà dân. Nhà trên sông, nhiều nhà làm cột bằng xi măng tôi nhìn thấy hào bám đầy chân cột. Lúc này thủy triều đang xuống, nhìn vô chân cột còn rõ ngấn nước. Chiếc vỏ lãi cứ lao vun vút. Suốt hành trình hai mẹ con tôi vì thắc thỏm “bơi ba ngày sẽ nổi” nên phải mặc áo phao cho an toàn. Chạy thêm lúc nữa là rẽ vô rạch nhỏ, hai bên là rừng ngập mặn với những cây đước rễ cứ chĩa lên mặt nước. Nơi đây thỉnh thoảng cũng có nhà dân. Nhà phần lớn lợp lá, lợp tôn và khá nhỏ. Có nhà thấy buộc chiếc ghe nhỏ trước nhà là phương tiện chính dùng để đi lại. Dân ở cụm lại thành một xóm khoảng vài chục hoặc trăm nóc nhà. Nhưng suốt cả chặng đường tôi chỉ thấy có vài xóm như vậy, còn lại chỉ thấy rừng đước, nhiều cây đang trổ bông rất đẹp. Bạn lái thuyền tên T. cho biết những bông hoa kia là nguồn thức ăn vô tận của ong rừng. Thiên nhiên bao la mà chỉ có ba chúng tôi và bạn T. Tôi còn thắc mắc tại sao không gặp ai cả, bạn bảo ca nô chở khách không đi đường này. À, ra thế. Ít người, đi ghe nhỏ thật tuyệt vời! Chiếc ghe nhỏ đi dưới rừng đước, hai bên cây mọc sát nhau, chụm thành bóng mát, hơi nước tỏa lên cứ mát rượi. Bạn T. cũng cho biết sắp nhìn thấy biển rồi. Nhưng tôi đã cảm được hơi mặn từ biển,và gió biển ngược chiều, thổi tóc tung bay. Bốn con người trong biển trời, rừng nước mênh mông. Bạn T. khá trẻ, ít nói, hỏi gì nói nấy, trông rất hiền lành.
Con lạch này đi xuyên rừng cấm quốc gia. Giờ này thủy triều xuống nhanh, nước rất nông. Có đoạn thuyền chạm đáy nghe bùng bục vậy mà không sao. Tôi cứ ngước mắt xem rừng không thấy chán. Có chú chim bay từ bên này sang bên kia. Ở đây chẳng khác gì vườn chim. Chim khá to, con đen con trắng. Thấy giống loại cò trắng và vịt trời tôi đọc ở cuốn “Chim Việt Nam”. Cuốn sách cho biết, Đất Mũi, Bãi Bồi có khu hệ chim nước phong phú. Các loại đáng chú ý là Rẽ mỏ cong, Bồ nông chân xám, Cò, Mòng bể, Quắm đầu đen, các loài vịt, mòng két… Thời gian quan sát chim tốt nhất là khoảng từ tháng 9-10 đến tháng 3-4 năm sau. Đúng dịp này, tôi lại đang ở đây. May mắn làm sao!
Con sông Bãi Bồi này tiếp giáp với Đất Mũi. Điểm đến tôi mong chờ không phải chỉ từ ngày hôm qua. Chúng ta, ai chẳng thuộc câu: “Nước ta liền một dải, từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau…”. Nhưng sáng hôm nay 30/12/2012, cái khoảnh khắc 8h25 phút thần kỳ này đối với cá nhân tôi mới thật là đáng nhớ. ĐẤT MŨI là đây. Tôi thấy lòng xốn xang khi mắt nhìn trực diện cũng như được đặt chân lên mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Cái cảm giác của đọc sách và hiện thực thật khác biệt. Cảm ơn bạn T., người lái thuyền dễ mến.
Đất Mũi hướng về phía Tây của vịnh Thái Lan,đây là một vùng đất rộng lớn có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng. Dân cư sinh sống nơi này có nghề đánh bắt ngoài biển và nuôi tôm. Họ sinh hoạt trong những căn nhà không làm cửa ra vào, cứ để trống còn nhìn ra thiên nhiên. Một phần của khu đất ngày nay đã trở thành một điểm tham quan du lịch. Vé vô cửa 10.000 đ cho người lớn. Đi bộ một lát đã đến khu rừng. Có chiếc cầu nhỏ bằng gỗ cho khách đi lại. Nhìn xuống con lạch nước đã cạn, thấy rõ cả còng gió màu xanh và cá bống sao. Có anh bạn trẻ người địa phương chạy xe ôm tên Ph. đi theo tôi chuyện trò rất vui. Ph. cho hay khoảng 3-4 h chiều nước lên lại, lúc này thường thấy ba khía leo lên cây. Đi sâu vô trong rừng tôi dang tay kéo lá đước, lá mắm (là 2 loại cây chính) để thấy sự khác biệt. Cây mắm lá nhỏ hơn và dài, rễ đâm lên trời. Cây đước lá to, tròn, rễ cắm xuống nước. Bài học từ cây rừng và thiên nhiên ở nơi mảnh đất tận cùng này mới thật thích thú.
clip_image002
Cột mốc Tọa độ quốc gia tại Đất Mũi
Từ rừng ra, tôi đi tìm cột mốc tọa độ quốc gia. Điểm này cũng không xa nên đi bộ vài phút đã tới, có cả sân bay trực thăng nhỏ hiện nay vẫn đang sử dụng ở kế bên. Tọa độ được ghi là 001 và được quốc tế công nhận năm 1995. Đang mải chụp hình thì tôi nghe được anh bạn hướng dẫn viên đi cùng đoàn khách đến sau thuyết minh về việc chăm sóc cây trồng của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở khu du lịch này. Câu chuyện của bạn cũng cho biết trồng cây nếu không thuận khí hậu và thổ nhưỡng thì rất khó sống: “Cây đa ông Nông Đức Mạnh trồng là tụi con chăm sóc cực nhất, vì loại cây này không chịu nước mặn, nên hàng ngày phải tưới nước ngọt rất nhiều lần. Tưới dữ lắm nên bây giờ mới sống được nhưng cây kém phát triển và lớn rất chậm…”. Nghe lỏm nhưng tôi cũng lại học được một bài học đáng giá về… việc lựa chọn thực vật để trồng cây lưu niệm sao cho thấu tình dân, cho dân đỡ khổ.
Rời mốc tọa độ tôi lại đến tượng đài hình con thuyền, đánh dấu vị trí địa lý là mỏm cuối cùng của Tổ quốc. Quần thể tượng cũng khá to, đi từ xa tôi đã lẩm bẩm câu thơ của thi sỹ Xuân Diệu: “Tổ quốc ta như một con tàu, mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” Các du khách ai đến đây cũng tranh thủ chụp hình. Gia đình tôi cũng vậy. Nhìn các thông số thấy ghi: 8’37’30 vĩ độ Bắc và 1044’ độ kinh Đông. Đứng từ đây nhìn được 2 hướng ra vịnh Thái Lan và vịnh Malaysia. Dọc đường đến tượng đài thấy có bờ kè. Xa xa thấp thoáng Hòn Khoai nơi có ngọn đèn hải đăng cho dân đi biển. Đây là bên lở. Như vậy đối diện ở bờ kia là bên bồi.
clip_image004
Tượng đài hình con thuyền nơi mỏm cuối cùng của Tổ quốc
Gần trưa tôi leo lên đài quan sát cao 27 m dáng hình cây mắm nhờ những bậc thang được uốn cong ở đoạn cuối. Leo lên trên cùng là nơi cao nhất nhìn ra được toàn cảnh Đất Mũi và Biển Đông. Tôi lại xúc động giữa trời đất bao la. Một bên là rừng, một bên là biển. Ở vùng Cà Mau diện tích rừng ngập mặn là 200.000 ha, tính cả Đất Mũi, một màu xanh ngắt thỉnh thoảng có những con rạch nhỏ chạy ngoằn nghèo, còn biển thì ôi… mênh mông đến tận chân trời. Gió ở độ cao cứ lồng lộng. Càng ngắm tôi càng thấy đất nước tôi quả là tuyệt đẹp. Tôi chỉ ước mình là nhà văn để mô tả cảnh đẹp này. Nhưng thiên nhiên không chỉ là cảnh đẹp mà còn là nguồn sống nữa.
Đứng nơi đây tôi hướng mắt ra Biển Đông. Những câu thơ cứ tự nó ngổn ngang sống dậy trong đầu: “Nếu Tổ quốc nhìn tự bao hiểm họa / đã mười lần giặc đến tự Biển Đông” nhưng “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất / dáng con tàu vẫn hướng mắt ra khơi”. Tôi cố nhìn ra xa, thật xa cho hết tầm mắt nơi mặt biển phía trước. Màu nước biển trong xanh nhưng sâu dưới kia trong tiềm thức của tôi vẫn còn hằn rõ những vết máu đỏ ngầu lịch sử – máu tanh hôi của lũ giặc cướp nước bị quân lính chúng ta nhiều đời đánh cho tan tác, và máu của cả các chiến sỹ hải quân Việt Nam đã đổ xuống để giữ gìn biển đảo quê hương, giữ trọn chủ quyền dân tộc trải bao thế hệ nay.
clip_image006
Nhìn ra xa, nước biển trộn với phù sa thành một màu đỏ ngầu, tưởng như vẫn còn đây máu các anh hùng Việt Nam đã đổ xuống giữa biển khơi để giữ vững lãnh hải của Tổ quốc
Nếu chỉ tính ở thời đương đại này, làm sao có thể quên màu máu hòa với màu xanh biển của những ngày tháng 1/1974 và những ngày tháng 3/1988, chưa kể máu của bao nhiêu ngư phủ ngày đêm bám biển đã bị quân Trung Cộng bắn giết và đòi tiền chuộc? Tôi càng đứng trông ra biển, càng thấy nghẹn ngào và uất hận vì “máu người không phải nước lã” và tự hỏi: “Ý thức hệ là cái gì nhỉ ?” Nó là cái gì để chính quyền Việt Nam phải tự buộc mình tuân thủ, khép nép trước kẻ thù truyền thống, với cái lý do xem ra khó nuốt cho trôi “giữ gìn tình hữu nghị gắn bó lâu đời, là tài sản quý báu của hai Đảng anh em…?” Tôi chỉ biết, biển Đông đã ôm đất MẸ Việt Nam, đã nuôi những người con của MẸ Việt Nam, nhưng ngày nay Biển Đông đang “dậy sóng” bởi ông hàng xóm khổng lồ phương Bắc miệng lưỡi xảo trá nào là “hòa bình”, nào là “hữu nghị” rồi thì “anh em môi hở răng lạnh” mà thực chất thì bụng dạ gian hiểm khôn lường, tham lam vô độ, bất chấp mọi phép tắc ngoại giao, đứng trên luật pháp quốc tế, tự vẽ đường lưỡi bò phi pháp trên hộ chiếu độc chiếm 80% diện tích Biển Đông và ra quyết định kiểm soát tàu thuyền đi lại ngay ngày đầu năm 2013 này. Thế là “biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả / biển cần lao như áo mẹ bạc sờn” và những người con đã ngã xuống giữa biển khơi, dù đấy là Bắc hay Nam, thì đều là những hành vi anh hùng vì sự yên bình của đất Mẹ; cái chết của họ không uổng, sẽ tạc vào lịch sử “máu của họ thắm vào lòng biển thắm / để một lần Tổ quốc được sinh ra”. Suốt từ năm 2007 cho đến 2012 này, đứng trước nguy cơ bị thôn tính Biển Đông, lại có những người con khác của đất nước, cũng chẳng phân biệt Bắc hay Nam, đã xuống đường biểu tình chống bành trướng bá quyền Bắc Kinh để rồi bị đàn áp và bỏ tù. Thật đau đớn không bút nào tả xiết! Chính quyền luôn trấn an nhân dân là “để Đảng và nhà nước lo”, nhưng với những hành động ngang ngược trắng trợn và ngày càng leo thang của ông hàng xóm thì nhân dân chỉ thấy những tháng ngày trước mắt là những ngày“Biển Đông cuộn sóng đen / từ bóng những con tàu Trung Quốc”, và càng dành cho Biển Đông một tình yêu mãnh liệt: “Thiêng liêng sao những hòn đảo Biển Đông / thấm bao máu cha ông để mang hồn Tổ quốc! / những Hoàng Sa – Trường Sa / đảo chìm đảo nổi…/ con sóng màu mây in tạc bóng quê nhà ”, càng một lòng một dạ với biển quê hương không gì thay thế được: “Từ bao đời mặt người đẫm mưa sạm nắng / sống bám biển chết trầm mình cùng biển / cho rộng dài nước non”. Lời thơ cũng là lời thề nguyền của dân tộc.
Là phụ nữ, tôi luôn “tin ở hoa hồng”, tin vào những người con yêu MẸ Việt Nam, yêu Tổ quốc mình. Khi rời Đất Mũi, tôi lại lần nữa ngước mắt trông ra Biển Đông, nơi đó có những người con ngã xuống trước họng súng quân thù là Trung Cộng. Nhưng các anh ngã xuống để cho Tổ quốc trường tồn. Lời của sử gia người Mỹ Will Durant:“đẫm máu nhưng không khuất phục” là bài học lớn nhất của lịch sử mà tôi học được thời nay – bài học mà bất cứ kẻ thù nào khi đụng đến Biển Đông hãy nhớ lấy!!!
K.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Khi Luật biển Việt Nam đến giờ hiệu lực

Boxitvn
Nhà thơ Vĩnh Nguyên
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật biển Việt Nam ngày 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Ngay chương 1 điều 1 ghi rõ: Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Thế nhưng, điều gì đã xảy ra trên biển Đông, vi phạm Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982 và vi phạm chương 1 điều 1 của Luật biển Việt Nam đã ban hành?
Ngày 23/06/2012 Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế ở 9 lô dầu khí trên biển Việt Nam, chỉ cách đảo Phú Quý 55km nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 13/07/ 2012 Trung Quốc đưa 30 tàu đánh cá, trọng tải 140 tấn đến khu vực đảo Trường Sa đánh bắt quanh đảo Đá Chữ Thập. Trong số đó, có một tàu tiếp tế trọng tải 3.000 tấn.

Ngày 13/07/2012 Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao Asean lần thứ 45 diễn ra tại Phnompênh nhưng Trung Quốc chia rẽ, cản trở nên không đưa ra được bản Tuyên bố chung về biển Đông.
Ngày 19/07/2012 Quân ủy Trung ương Trung Quốc ra quyết định thành lập Thành phố Tam Sa, trụ sở đóng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa của Việt Nam).
Ngày 21/07/2012 có hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực của 3 quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa đi bỏ phiếu. Họ đã bầu ra một Hội đồng, có 45 ủy viên, do ông Bố Tráng làm Chủ tịch, ông Tiêu Kiệt – Thị trưởng Tam Sa. Kế đó, họ cho xây nhà máy lọc nước trên đảo ấy.
Ngày 02/08/2012 Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông. Chính quyền Hải Nam ngang nhiên tuyên bố: Chính quyền không chỉ cấp vũ khí mà còn huấn luyện quân sự cho ngư dân thì không cần triển khai tàu hải quân.
Ngày 01/ 10/ 2012 Trung Quốc tổ chức lễ quốc khánh đã kéo cờ trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) của Việt Nam.
Ngày 03/10/2012 Trung Quốc diễn tập trực chiến khẩn cấp vùng quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 08/10/2012 Trung Quốc thành lập phòng khí tượng trên đảo Phú Lâm.
Ngày 24/10/2012 tàu cá của ông Hoàng Văn Phúc, quê Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) đang đánh cá ở biển Đông đã bị một tàu lớn hơn đâm vỡ rồi bỏ chạy làm 10 ngư dân Thanh Hóa suýt chết.
Ngày 30/11/2012 hai tàu cá Trung Quốc đánh cá tại tọa độ 17026 Bắc và 1080 02 Đông đã cào cắt cáp thu nổ địa chấn của tàu khảo sát Bình Minh 02. Địa điểm này nằm ngoài cửa vịnh Bắc bộ, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý, cách đất liền Việt Nam 54 hải lý, cách đảo Hải Nam 75 hải lý và cách quần đảo Hoàng sa 210 hải lý. Việt Nam phản đối hành động này. Còn phía Trung Quốc thì biện bạch: Đó là vùng biển có yêu sách “chồng lấn”?
Chúng ta nhớ lại, ngày 26/05/2011, tàu Hải giám Trung Quốc vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh. Tiếp ngày mồng 09/06/2011 tàu Trung Quốc xông vào cắt cáp tàu Viking, áp đặt thô bạo đường lưỡi bò 9 đoạn Biển Đông, ngăn cản tự do hàng hải quốc tế.
Ngày 03/12/2012 Trung Quốc làm hộ chiếu có in bản đồ hình “lưỡi bò”. Việt Nam và học giả nhiều nước trên thế giới chẳng ai chấp nhận điều phi lý ấy.
Từ ngày mồng 01/01/2013 (đúng ngày Luật biển Việt Nam có hiệu lực), chính quyền tỉnh Hải Nam ngang nhiên tuyên bố: Trung Quốc cho phép lính biên phòng khám xét, bắt giữ và trục xuất tàu bè nước ngoài “xâm nhập phi pháp” trên biển Đông. Còn gì phi lý hơn? Chính những lời tuyên bố trên là phi lý và phi pháp.
Những hành vi của Trung Quốc kể trên đã vi phạm Công ước Luật biển Quốc tế (UNCLOS) năm 1982 của Liên hiệp quốc mà Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vi phạm tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và Asean đã ký năm 2002.
Như vậy, có thể nói Trung Quốc không những không cần luật mà càng coi thường luật pháp quốc tế. Trung Quốc chỉ cần dầu và khí trên biển Hoa Đông – quần đảo Senkaku và Biển Đông nên mặc ai phản đối, kể cả các Học Giả nhiều nước trên thế giới và người dân Trung Quốc.
Ông Lương Thanh Nghị – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã từng nói: Việt Nam cần những biện pháp khác hơn là chỉ phản đối “chay”. Để khỏi phản đối “chay” thì biện pháp thiết thực nhất lúc này là gì? Như chúng ta đều biết, trong 3 ngày từ ngày 17 đến 19 tháng 01 năm 1974, hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa, 58 quân nhân Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng. Trung Quốc bắt đi 48 người khác sau đó thả họ ở Hongkong qua con đường chữ thập đỏ. Ngày 14/03/1988, Trung Quốc dùng lực lượng lớn tàu Hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nay, Trung Quốc tự vẽ bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn rồi còn in bản đồ ấy lên hộ chiếu để tuyên truyền về “chủ quyền” trên Biển Đông. Với bản chất bành trướng bá quyền Trung Quốc đã dùng mọi mưu đồ xảo trá để độc chiếm Biển Đông nên việc Việt Nam đòi lại quần đảo Hoàng Sa là cực kỳ nan giải.
Nay Việt Nam đã ban hành Luật biển Việt Nam thì phải bảo toàn sắc luật thật nghiêm minh. Cụ thể, triển khai các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư… để ngày đêm canh giữ cho ngư dân Việt Nam tự do đánh cá ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa (Ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở phía Bắc quần đảo này) một cách thẳng thừng, minh bạch để không còn chuyện “chồng lấn” nhập nhằng đến nghi ngờ “ tàu lạ”, “tàu quen” như nhiều năm qua.
Huế, 29/12/2012
V.N.
Hội Nhà văn TT- Huế
26 Lê Lợi TP Huế
Tel: 0126 2566 822
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Ta và xuyên tạc!?

 
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – “..kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến Pháp để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta…”
Chưa thấy ai “xuyên tạc” thì cái loa phát thanh đó đã “xuyên tạc” bằng lời nói của chính nó rồi.
1975 về trước, nam vĩ tuyến 17 mấy chục triệu dân miền Nam đang sống trong yên bình thịnh vượng thì “nhà nước và đảng CS” miền Bắc phá bỏ 2 HĐ/ Genev và Paris chính họ đã ký, xua quân vượt vĩ tuyến tấn công chiếm đóng miền Nam. Lùa gần ½ triệu sĩ quan công chức tinh hoa miền Nam vào giết hại trong các trại cải tạo, hơn một triệu đồng bào vượt biển trốn chạy 1/3 lấy biển làm mộ phần. Rồi bằng cải tạo công, thương, hai lần đổi tiền, tập thể hoá SX nông nghiệp, như cướp bóc tài sản, đẩy người dân toàn miền Nam xuống tận cùng khánh kiệt, bên bờ vực chết đói (1976-1978) đã vậy còn dùng quân đội canh giữ suốt 20 năm (1975-1995) những nắm xương tàn binh sĩ QL/VNCH con em đồng bào miền Nam hy sinh vì tổ quốc ở nghĩa trang quân đội (không cho thân nhân chăm sóc mộ phần) Tội ác “trời không dung, nhân dân không tha” này như cục “máu đông” thù hận chưa bao giờ tan trong trái tim mấy chục triệu đồng bào miền Nam và hải ngoại mãi đến hôm nay, thì việc lạm dụng đại từ nhân xưng “Ta” như “chống phá nhà nước đảng Ta” nói trên, để “Ta” là bao gồm toàn dân Việt Nam là điều “xuyên tạc” trơ tráo, nếu không trưng cầu ý dân để có con số khẵn định rỏ ràng . Bởi vì cái nghĩa của “Xuyên Tạc” là: “trình bày sai sự thật một sự việc không đúng với bản chất thực tế, có dụng ý xấu” (cố níu kéo một CNXH/CS lạc hậu, đầy tội ác đang bị đa số các quốc gia đào thãi khắp thế giới là dụng ý xấu).
Làm thế nào ngài TBT/Trọng biết chính xác 100% tất cả 87 triệu người VN hiện nay coi nhà nước đảng này là “…Đảng và Nhà nước ta”? Khi chỉ mới gõ vào Google nhóm từ “chống phá Đảng và Nhà nước ta…” lick một cái, nó cho ra kết quả (0,37 giây) hiện lên tới 7.620.000 (bảy triệu hơn sáu trăm ngàn) những sự việc có liên quan, để mọi người hình dung được một lượng, không ít chút nào người dân rất VN đang “tha thiết đối đầu” với “nhà nước đảng ta”!? thì lợi dụng đại từ nhân xưng “Ta” của ngài TBT/Trọng trong trường hợp này là “xuyên tạc, tuyên truyền” trắng trợn.
Còn nếu nói: “xuyên tạc” là trình bày sai sự thật với dụng ý xấu, thì như thế này có là điều “xuyên tạc”sai sự thật, dụng ý xấu??”so với việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến Pháp sắp diễn ra?
 CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM VIỆT 
ĐỘC LẬP -TỰ DO – DÂN CHỦ – NHÂN QUYỀN – TUYỆT ĐỐI 


QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN – NAM VIỆT 
         UB/THƯỜNG VỤ – QUỐC HỘI
THÔNG BÁO: ĐẠI HỘI TRƯNG CẦU DÂN Ý 
KÍNH GỬI: ĐỒNG BÀO TOÀN QUỐC và HẢI NGOẠI
Sau mười ngày cùng bộ Chính trị và ban CH/đảng CS Nam Việt, khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao nhất, triển khai trù bị nghị quyết của Quốc Hội Nam Việt trong kỳ họp khoá VI- 2012 đã được tuyệt đối các ĐB/QH biểu quyết chuẩn thuận về việc tổ chức Đại Hội Trưng Cầu Dân Ý: “ Xin ý kiến quyết định của toàn Dân – Thay đổi Thể Chế Chính Trị của Quốc Gia Nam Việt trước những chuyển biền lớn lao về kinh tế chính trị xã hội trên toàn Thế Giới”.
Hôm nay QH/Nước CHXH/CN Nam Việt và Bộ CT/Đảng CS/Nam Việt. Trân trọng Báo Cáo và Thông Báo đến Toàn Dân trong và ngoài Nước, kết quả hội nghị sau mười ngày triển khai, để toàn dân tộc chúng ta cùng nhất trí đoàn kết chung lòng vững tin vào tiền đồ dân tộc, bước vào cuộc sinh hoạt chính trị “Đại Hội Nghị-Diên Hồng” thời đại.
Thưa tất cả đồng bào! Như qui luật khách quan của tuần hoàn tạo hoá. Sự thay đổi Thể Chế Chính Trị của một Quốc Gia là điều bình thường xuyên suốt chiều dài lịch sử của mọi quốc gia, dân tộc để thích nghi đồng bộ trên lộ trình tiến hoá văn minh, chung của nhân loại. Không muốn bỏ lại phía sau, Dân tộc Nam Việt chúng ta cũng không thể tách rời ra khỏi lộ trình này, khi mà trong 192 quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc có đến 187 Nước, dù khác biệt lối đi, hướng đến, và tốc độ nhưng trình tự đều đã có mặt hội nhập đầy đủ trên con đường thênh thang, đa nguyên, tự do, dân chủ rộng mở, mà dưới chân là các cơ hội công bằng như nhau để các quốc gia cùng hổ tương cộng tác giúp đỡ nhau chọn lựa cho phù hợp với tiềm năng bản chất dân tộc mình, đoàn kết cùng bức phá nhanh chóng đạt đích đến cuối cùng là thịnh vượng cho nhân dân, vững mạnh cho đất nước, hoà bình cho thế giới.
Căn cứ bối cảnh tổng quan trong nước và quốc tế – Quốc Hội và BCT/đảng CS Nam Việt xét thấy rằng: 67 năm – Hơn 2/3 thế kỷ – Trong vai trò lãnh đạo, dù ưu và khuyết điểm, trong quá khứ và hiện nay, đang tồn tại song song, nhưng đảng CS/Nam Việt cơ bản cũng đã hoàn thành sứ mạng quan trọng là Thống Nhất đất nước. Tuy nhiên chủ trương của đảng tiếp theo sau là áp dụng chủ thuyết và tư tưởng Mác-Lenin để xây dựng XHCN cho dân tộc, dù 37 năm đã qua nhưng không thành công, đối diện không ít trở ngại khó khăn do chủ và khách quan bởi thực tế và lý thuyết có một khoảng cách thiếu đồng bộ nhất định,  không thể khắc phục vượt qua.
Quan trọng hơn hết là quá khứ CN/XH tự nó chưa có một thành tựu cụ thể nào chứng minh để như ngọn “hải đăng” hay sao “bắc đẩu” cho CNXH hiện tại định vị, hướng đến. Trong khi chúng ta đang tốn quá nhiều thời gian công sức để đi tìm mục tiêu (không hề có) này, thì hiện tại nhiều phân tách chỉ dẫn từ thực tế chứng minh trên toàn thế giới cho thấy, khi mà khoa học kỷ thuật văn minh của thể chế tư bản tự do dân chủ phát triển như vũ bão “giải phóng” tối đa sức người lại góp thêm muôn ngàn tinh hoa kỷ thuật “chân thiện mỹ” để phục vụ nâng cao chất lượng đời sống cho nhân loại thì chủ thuyết và tư tưởng Mác-Lenin của CNXH không thể nào còn thích nghi để phát triển xã hội được nữa.
Điển hình là: “thay đổi” cơ cấu, thể chế, hệ thống chính trị quốc gia như là một chất “xúc tác” mà người dân nước Nga, một đồng minh, một người bạn lớn của chúng ta, một quốc gia hùng mạnh hàng đầu, lãnh đạo CSXHCN – nơi chôn nhau cắt rốn của CNXH/Mác – Lenin đã phải chọn để tẩy rửa CS/XHCN, sơn phết lại sắc màu chính trị đa nguyên dân chủ phương Tây trên đất nước mình vì nhân dân Nga không muốn chìm vào “lạc hậu” trong tương lai. Toàn thể các quốc gia thịnh vượng Đông Âu, bạn bè chí tình từng giúp đỡ chúng ta ngày xưa giờ càng ổn định và phát triển mạnh mẻ hơn trước sau gần 20 năm từ bỏ XHCN và hàng trăm lãnh thổ vùng tự trị trước kia là CS/XHCN thì giờ cũng đã từ bỏ CNXH hết rồi, chỉ còn lại thiểu số 5 quốc gia, trong đó có dân tộc Nam Việt chúng ta.
Trong khu vực  Đông Nam Á, quốc gia chúng ta là thành viên khối Asean sau 37 năm thống nhất đất nước, một thực tế đáng buồn mà chúng ta phải can đảm coi đó là một thách thức đối diện chứ không thể nào lạc quan thái quá bằng tư duy độc đoán mà ngang nhiên phủ nhận: Tỷ lệ người nghèo tại đất nước chúng ta cao gần đứng nhất khu vực chỉ sau Campuchia, thu nhập (dưới 2 đôla/ngày) tại Nước ta chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) năm 2011 – Trong khi Malaysia, Thái Lan, chỉ chiếm dưới 1%.
Thì để không có tội với Lịch Sử có lỗi với Tiền Nhân và hổ thẹn vì lạc hậu với cộng đồng thế giới và các bạn bè CS/CNXH củ, không còn một giải pháp nào khác cho chúng ta là hãy theo gương của “đa số” các quốc gia CNXH thức thời đã can đảm sáng suốt thay đổi thể chế chính trị đi trước chúng ta.
Rỏ ràng là nghịch lý vô cùng, để khó lòng mà diễn giãi cho “quang minh chính đại” với Lịch Sử, Dân Tộc và Công Luận thế giới là tại sao?
Khi mà mang tính phổ quát như thông lệ tất yếu của mọi quốc gia, đối diện một sự chọn lựa cần phải phúc quyết, từ chuyện đại sự to lớn của Quốc Hội của BCH/đảng cho tới chuyện nhỏ bé thông thường của xã hội thứ dân, mọi người đều lấy nguyên tắc “đa số” là khẵn định tối ưu hơn, trước “thiểu số” thì tại sao chúng ta lại phải duy trì quá lâu một thể chế chính trị CS/XHCN đã lạc hậu như một gánh nặng làm cho quốc gia phát triển trì trệ chậm chạp như “trâu chậm chịu cảnh uống nước đục” so với các láng giềng khu vực và thế giới, mà chúng ta không thể nào bắt kịp họ? Nhưng lại cứ mãi duy trì đất nước mình nằm trong “thiểu số” 5 quốc gia XHCN lạc hậu nhỏ nhoi còn sót lại trên “đa số” 187 quốc gia chọn tự do dân chủ đa nguyên khắp địa cầu?? Có lẽ nào giữa thanh thiên bạch nhật, một viên gạch có 6 mặt lại nhận được nhiều ánh sáng hơn 1122 mặt, của 187 viên kia? Hoàn toàn là điều không thể – trái qui luật. Chắc chắn đó không phải là ý muốn của toàn dân.
Đây không chỉ là hiện tượng “bất bình thường” làm thấp xuống nhân cách, phẩm giá, của quốc gia dân tộc chúng ta  – Mà còn là thách thức về nhân quyền về uy tín về sự trung thực của Quốc Hội và của lãnh đạo đảng CS Nam Việt đối với đồng bào nhân dân, vì vậy Quốc Hội và Bộ/CT đảng khẵn định, đất nước không của riêng ai: Quyền lực toàn dân là tối thượng, nên mở Đại Hội Dân Ý, xin toàn Dân phúc quyết trong chiều hướng: Nước ta có nên thay đổi chế độ XHCN hiện nay hay không?
Không rập khuông nặng về hình thức như các lần bầu cử quá khứ – Cuộc sinh hoạt chính trị “Đại Hội Nghị -Diên Hồng – Dân Ý” lần này đổi mới hoàn toàn, tinh giảm mọi hình thức họp hành hội thảo phô trương tuyên truyền không cần thiết, cốt tiết kiệm chi phí từ ngân sách, tài sản và thời gian của nhà nước và đồng bào nhân dân.
Với chỉ 1 bì thư và 1 trang giấy học trò, mọi công dân có CMND trong thời gian 30 ngày rất độc lập, tự quyết chỉ cần 15 phút ở bất kỳ lúc nào, trong bất kỳ nơi đâu cũng có thể hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc mình mà không lệ thuộc bất cứ điều kiện hay tác động ngoại vi nào nào.
Trang giấy học trò chia làm 2 phần,trên dưới, ghi giống nhau, họ tên, năm sinh, địa chỉ nơi thường xuyên ngụ cư, số CMND, số điện thoại nếu có, chữ ký trên 2 phần trang giấy thật giống nhau và với câu hỏi đã được đặt ra, phổ biến rộng rãi: “ Nước ta có nên thay đổi chế độ XHCN hiện nay hay không?” Giữa chữ “CÓ” và “KHÔNG” hãy chọn lựa một, ghi rõ ràng trên 2 phần trang giấy, cắt làm hai, một nữa bỏ vào bì thư dán kín cẩn thận gửi về địa chỉ UB Điều Hành Trưng Cầu Dân Ý – Một nữa trang giấy còn lại công dân lưu giữ cẩn thận (để phòng khi đối chiếu bản gốc nếu có hiện tượng gian lận xâm nhập thay đổi chọn lựa trong thư gửi đi ) tất cả là nhẹ nhàng giản đơn vô tư công bằng và trung thực.
Một “ thùng thư Diên Hồng” lớn nhất từ trước đến nay là một “container 20 ft”, đặt giữa quảng trường Ba Đình được bảo vệ 24/24 giám sát khoá và niêm phong là hội Phóng Viên báo chí trong nước và tổ chức Phóng Viên báo chí quốc tế thường trú tại quốc gia chúng ta. Kiểm đếm, thống kê và  tổng hợp kết quả thư Dân Ý của toàn dân là sinh viên của các trường đại học tại Thủ Đô.
 
Không thể không “minh bạch hoá” như láng giềng 2 quốc gia Miến Điện và Campuchia trong bầu cử năm 2012 – Quốc Hội và BCT/đảng quyết định mời cơ quan Liên Hiệp Quốc cử quan sát viên giám sát và cũng hoan nghênh đón tiếp các đại diện của các hiệp hội “nhân quyền” quốc tế đến nước ta cùng tham quan chứng kiến.
 
Thưa quốc dân đồng bào. Chúng ta không thể làm thay đổi, sửa chửa những sai lầm đau thương bởi nhiều nguyên nhân trong quá khứ đã thành vết khắc hằn sâu trên cơ thể dân tộc, nhưng chúng ta có thể nghiên cứu học hỏi từ đó để tránh xa không bước đi lại trên chính lối mòn “nồi da sáo thịt” trải đầy máu xương của đồng bào nhân dân con em chúng ta đã oan uổng nằm xuống. Quá khứ kinh nghiệm từ mọi quốc gia chứng minh. Chính sự sáng suốt tổng hợp của toàn dân tộc là quyền lực tối cao, không một ai hay thế lực nào thay thế được để chọn hướng đi cho cả dân tộc đến đích phồn vinh – “Nhà nước hay đảng phái” chỉ được uỷ nhiệm kế thừa, vận dụng năng lực bởi lòng yêu nước yêu nhân dân đặt lợi ích tổ quốc lên hàng tối thượng, phối hợp cùng nhân dân làm cho thông thoáng hướng đi nhanh hơn đến bến bờ thịnh vượng ấy chứ không thể “bẻ cong,uốn khúc” lối đi khác với sở nguyện chọn lựa của toàn dân.
Quá khứ sai lầm, quốc gia dân tộc đang trả gia, đối diện nhiều đe doạ hiểm nguy to lớn mà khả năng đối kháng của chúng ta còn là “nhược tiểu” mà thế kỷ 21 là thời đại kết nối toàn cầu, nhân loại gần lại như “chung một mái nhà” thì đất nước, quốc gia, dân tộc chúng ta không thể tách biệt như cô lập bên ngoài căn nhà ấy trong một thể chế lạc hậu không còn được đa số nhân loại ủng hộ bằng thiện cảm để thích nghi, thì cần một sự “hổ tương” từ cộng đồng sức mạnh văn minh ấy để thêm động lực ủng hộ cho mình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là điều rất khó thuyết phục, nếu chúng ta cứ bảo thủ cố chấp và cực đoan không thức thời hội nhập với đa số cộng đồng các quốc gia văn minh tiên tiến ấy.
Quốc Hội và Đảng CS Nam Việt Kính gửi đến toàn thể Dân, Quân, Cán, Chính quốc dân đồng bào lời kêu gọi chí tình: Chúng ta hãy hành động vì trách nhiệm với Tổ Quốc, tất cả cùng tham gia nhiệt tình trong cuộc vận động sinh hoạt chính trị “Đại Hội Nghị-Diên Hồng – Trưng Cầu Dân Ý ” sắp tới đây.Trân trọng Kính Báo cùng Đồng Bào.
                                                                                                      CT/Quốc Hội Nước CHXH/Nam Việt
                                                                                                                       Trần Lê Trăm Họ
                                                                                                                              Ấn – Ký
Hoàng Thanh Trúc

 

Tam Thanh…đoạn luận

hiệu Minh
Đt. Trần Đăng Thanh
Đt. Trần Đăng Thanh
Theo tích Tam Thanh thì đó là ba vị thần nổi tiếng trong đạo giáo Trung Quốc: Ngọc Thanh ngự ở Thánh cảnh, Thượng Thanh ngự ở Chân cảnh và Thái Thanh ngồi ở Thanh cảnh.
Thấy tên người là Thanh gần đây xuất hiện quá nhiều trên báo chí nên Cua Times mời bạn đọc  luận về Tam Thanh – ba ông Thanh thời nay xem sao.

Số 1: Đại tá Trần Đăng Thanh
Buổi nói chuyện của Đại tá Thanh đăng trên Basam có hơn 1000 comment bởi anh khen ca ngợi Bắc Triều Tiên thử tên lửa, phục Iran có bom hạt nhân, những quốc gia mà các nước khác liệt vào hàng khủng bố.
Chuyện ghét Mỹ thể hiện rất rõ. Nhưng quan hệ với Trung Quốc thì khó mà hiểu nổi Đại tá định nói gì “Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta.”
Anh còn nói ý rằng, bảo vệ chế độ là bảo vệ cái sổ hưu.
Liệu Đại tá Thanh có được ngồi một trong ba ghế Tam Thanh ở một nơi thờ thần linh thiêng không?
Ở miếu, chùa thường có tượng ông Phỗng. Tương truyền, chữ Phỗng ( 倣 – XT sưu tầm) được viết bằng bộ nhân và chữ phụng (nhân+phụng=bổng). Bộ nhân chỉ người, phụng nghĩa là hầu hạ, vâng lời, dâng biếu.
Ngày xưa, Nguyễn Khuyến từng tức cảnh hỏi “Ông Phỗng đá”
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
Suy ra từ chuyện của Đại tá Thanh thì câu trả lời thời nay cho Tam Nguyên Yên Đổ là “Đêm ngày gìn giữ cho ai cái…sổ hưu”.
Nếu Đại tá Thanh cùng các trí thức bảo vệ chế độ thông qua cái sổ hưu thì xứng đáng thuộc vào hàng…Thanh cảnh như  ông Phỗng sinh ra để nghe lời bề trên, ngồi mát ăn bát vàng.
Số 2: Con út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Nếu biết đại tướng Nguyễn Chí Thanh có tên thật là Nguyễn Vịnh thì sẽ hiểu tại sao gọi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là vị Thanh thứ 2. Cuộc đời của Đại tướng được sử sách ghi lại là vị tướng rất được kính trọng, vào sinh ra tử thời chống Pháp và sau này ở miền Nam.
Bắt tay người lạ
Bắt tay người lạ
Tuy thế, rất nhiều chiến lược quân sự như nắm thắt lưng địch mà đánh hay sau này tổ chức hợp tác xã kiểu ba ngọn cờ hồng, trăm hoa đua nở, gió Đại phong… đại tướng toàn thửa từ nước “nửa bạn nửa thù” về thí nghiệm cho dân ta.
Năm nay thượng tướng Vịnh đã 56 tuổi. Bố mất lúc 53 tuổi, làm đại tướng lúc 45 tuổi. So với tướng Chí Thanh, ông con Chí Vịnh có chức tước lúc già hơn chút, nhưng tiếng tăm nổi hơn cả bố.
Đôi lúc, tướng Vịnh tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc. Nhưng có lúc, không hiểu vì lý do gì đã nhẹ nhàng với phương Bắc, nơi người cha từng học nghệ thuật quân sự của quân đội Bát Nhất có chiến thuật biển người.
Gần đây, tướng Vịnh trả lời trên báo Tuổi Trẻ làm nhiều người sững sờ. Không phải chuyện ông phản đối biểu tình chống Trung Quốc, mà ông đi xa hơn khi coi Việt Nam và Trung Quốc có “di sản qu‎ý báu hàng đầu, là sự tương đồng ý thức hệ”.
Ông nói “Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
Trong lúc đó ngoài biển Đông đang dậy sóng, chiến tranh cận kề vì lưỡi bò, dầu mỏ và tranh chấp biển đảo, do lòng tham của phương Bắc gây nên.
Ông còn nói về Hoa Kỳ “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.”
Rồi tướng Vịnh dọa Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không, các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Người ta mong tướng Vịnh mạnh mẽ như người cha, nhưng đừng nhất nhất theo Tầu như tướng Chí Thanh.
Nếu giỏi hơn trong đánh giặc, giữ nước, biết nhu, biết cương trong thời hỗn mang, thì người đời dễ cho ông con ngự nơi…Thánh cảnh.
Số 3: Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng
Tin cho hay, anh Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng vùa ra Hà Nội làm trưởng ban nội chính TW, người mừng, người lo, có người chẳng để ý, bởi anh Thanh là nhân vật tranh cãi trong chính trường.
Anh Nguyễn Bá Thanh
Anh Nguyễn Bá Thanh
Trưởng ban Nội chính TW chắc cũng liên quan đến bắt sâu và trấn áp trộm cắp ở tầm cao.
Nghe nói ở Đà Nẵng, xe để vỉa hè không cần khóa. Người dân hiền hòa và sống có nghĩa tình vì nhau. Trật tự giao thông, kiến trúc đô thị chứng tỏ bộ mặt thượng tầng sáng sủa.
Người ta hy vọng anh Bá Thanh lần này ra Hà Nội và thay đổi được gì chăng.
Tuy thế, hình ảnh thiếu tướng Trần Văn Thanh, nguyên giám đốc CA Đà nẵng, bị lôi đến tòa dù vẫn nằm trên cáng cấp cứu, bị dư luận cho rằng anh Bá Thanh xử ác với đồng nghiệp và có chuyện mờ ám.
Đồn đoán tốt xấu thì ở đâu mà chả có, do người ta đứng ở đâu và quyền lợi có bị va chạm hay không. Nhưng có lẽ nhiều người thích cách “độc tài” như thế trong một đất nước mà chẳng ai dám làm mạnh vì sợ động chạm.
Vài câu “nổi tiếng” của anh Nguyễn Bá Thanh:
Ở Hàn Quốc, Singapore… người ta đâu có hô “toàn đảng, toàn quân, toàn dân” mà họ vẫn làm rất tốt.
Vấn đề là phải có người chịu trách nhiệm cá nhân chứ không thể cuối cùng rồi hoà cả làng.
 Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ!
Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ!
Chuyện Vinashin thật mà cứ như đùa.
Rất mong anh mang những thông điệp ấy ra Hà Nội và thổi vào tai các đồng chí X, Y và Z.
Nếu thành công thì 90 triệu dân mời anh Bá Thanh đến ngự vào hàng Chân Cảnh, là “Thượng Thanh”, luôn ngồi giữa hai vị thần tên Thanh kia.
Mong thì mong thế thôi. Nếu cả ba có tên đẹp như thánh kia không làm được gì thì các anh vẫn tên là…Thanh, không phải thần Tam Thanh, mà chỉ là đồng thanh nhắc lại những gì đã nói chán chê từ mấy thập kỷ hay ngồi đó như ông Phỗng đá ở chùa chiền.
HM. 3-1-2013

Xử công khai nhưng không cho người vào dự?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok – 2013-01-08
Phiên xử 14 nhà hoạt động tại Vinh kể từ ngày 8 tháng giêng được thông báo là một phiên xử công khai, nhưng hầu hết những người muốn tham dự đều không được đến gần tòa.
Nuvuongcongly -Hàng rào và công an dầy đặc xung quanh toà

Công an khắp nơi

Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo phận Vinh là một trong những người bị ngăn cản như thế. Ông cho biết lại sự việc hồi sáng ngày 8 tháng giêng qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh như sau:
LM Nguyễn Đình Thục: Khi từ nhà đến gần khu vực tòa án, tôi cùng hai giáo dân rẽ vào ngã gần tòa án thì bên an ninh, công an chặn lại không vào được. Tôi nhờ một người ở Vinh chỉ cho một hẻm nhỏ để đi vào. Nhưng khi đến thì có nhiều an ninh, công an mặc sắc phục và thường phục chặn tại đó. Tôi xin họ không cho vào và tôi mang máy ảnh ra chụp. Họ đến đòi lấy máy ảnh, tôi không cho thì họ bắt tôi. Họ bắt đưa tôi đi được một đoạn thì tôi nói các anh không có quyền bắt tôi bởi vì ở đây không có biển nào cấm quay phim chụp ảnh cả.
Cãi nhau một lúc thì họ thả tôi ra. Tôi đi ra được một lúc thì nghĩ sao không để họ bắt để xem họ làm thế nào. Và tôi quay trở lại thì người bắt tôi không còn đứng ở đó nữa. Thế rồi tôi cùng hai giáo dân đi lại trạm xăng. Bà con giáo dân qui tụ ở đó rất là đông. Tôi cùng cha Minh giáo xứ Yên Hòa nơi có mấy em bị bắt và xử trong đợt này, cùng mấy thầy đại chủng sinh đi đến. Bà con rất mừng vui khi thấy các linh mục, tu sĩ đến dự phiên tòa.
Khi đến thì có nhiều an ninh, công an mặc sắc phục và thường phục chặn tại đó. Tôi xin họ không cho vào và tôi mang máy ảnh ra chụp. Họ đến đòi lấy máy ảnh, tôi không cho thì họ bắt tôi.
LM Nguyễn Đình Thục
Gia Minh: Khi linh mục đến đó thì số người dân tại địa điểm cây xăng đó bao nhiêu người?
LM Nguyễn Đình Thục: Tôi không quen chuyện phỏng đoán; nên khi đang đứng ở đó và có đài nào gọi phỏng vấn, tôi có hỏi mấy người đứng bên cạnh là số lượng giáo dân tham gia phiên tòa này bao nhiêu người. Có mấy em bảo số lượng tham gia hai ngàn hay hơn gì đó; tôi cũng trả lời đài đó là chừng hai ngàn hay hơn gì đó. Nhưng tôi thấy rằng số lượng giáo dân, những người đi tham dự phiên tòa ở bên ngoài không đông bằng số lượng công an và an ninh. Họ đông và làm việc rất chặt chẽ; tức không cho ai dùng máy ảnh hay máy quay phim để ghi lại hình ảnh nơi đó.
Sau đó một lúc, bà con tập trung đến cầu nguyện, hát Kinh Hòa Bình. Lực lượng an ninh và công an rất đông họ đến xô cố phá vỡ đám đông đó. Giáo dân sợ công an bắt tôi nên họ quây lại để bảo vệ công an khỏi bắt tôi. Nhưng tôi nghĩ họ không bắt tôi mà chỉ muốn phá vỡ đám đông đang cầu nguyện và đang hát. Không biết vì sao họ lại sợ như vậy. Được một lúc họ không đến phá đám đông đó nữa, thì tôi đi ra bên ngoài. Lúc đó có một số các cha ở đó: cha Quang, cha Nam, cha Minh và nghe công an nói sáng nay có cha Hương, thư ký của đức giám mục. Bà con còn nói có một số cha khác như cha Lang…Chúng tôi ngồi với bà con tập trung tại đó cho đến trưa thì chúng tôi đi ăn trưa tại một nơi khác.
Gia Minh: Linh mục thấy thông báo của tòa là xử công khai nhưng hành xử của công an, an ninh, dân phòng ra sao?
LM Nguyễn Đình Thục: Cũng như những lần trước họ bảo rằng tòa xử công khai nhưng họ không muốn cho bà con đến tham dự phiên tòa. Số lượng được vào dự phiên tòa rất ít. Còn số lượng ở bên ngoài đến để theo dõi thì họ ngăn không cho đến gần cửa tòa án.Còn phiên tòa ở bên trong xét xử thế nào thì không có loa bắt ra ngoài để mọi người được nghe diễn biến của phiên tòa.

Không được đến gần toà, không được chụp ảnh

Gia Minh: Linh mục nhận định, đánh giá ra sao về cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân đưa ra truy tố những người bị xét xử?
LM Nguyễn Đình Thục: Trong bữa cơm hôm nay, tôi may mắn gặp một công chức Công giáo. Anh này là bạn tôi. Tối hôm qua anh rất may được cùng các luật sư được nhìn thấy các thanh niên bị bắt, và anh này nói chuyện với luật sư và luật sư cho biết những thanh niên đó không chấp nhận tội danh mà phía chính quyền đưa ra. Họ tìm mọi cách để nói rằng việc bắt người của chính quyền là sai trái. Họ không bao giờ chấp nhận như anh Diệu, anh Hòa, Paul Lê Sơn… Dĩ nhiên tôi cũng như những ai biết suy nghĩ, biết ít nhiều về vụ việc này đều nhìn nhận như vậy. Những tội danh đưa ra là điều áp đặt.
Gia Minh: Cám ơn Linh mục những chia sẽ về việc tham dự phiên tòa và cáo trạng.

Hai phần ba người TQ tẩy chay hàng Nhật

-BBC
Đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình bài Nhật vào giữa tháng 9/2012 tại nhiều nơi ở TQ.
Hai phần ba người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản trong lúc làn sóng bài Nhật ngày càng gia tăng vì tranh chấp biển đảo.
Khảo sát trên mạng do hãng thông tấn Kyodo thực hiện cũng cho thấy một sự khác biệt lớn trong cách người Trung Quốc và người Nhật Bản đánh giá về nhau.
Gần một phần ba số người được hỏi ở Trung Quốc cảm thấy họ vẫn có thể tin Nhật bất chấp tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong khi chỉ có 5% người Nhật Bản đưa ra câu trả lời tương tự.
Trong khi đó hơn 65% người tham gia khảo sát tại Nhật Bản và Trung Quốc cho biết họ không cảm thấy muốn thăm đất nước của nhau kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư tại Biển Đông Trung Quốc hồi giữa tháng Chín năm ngoái.
Khi được hỏi liệu mối quan hệ giữa hai nước cần phải cải thiện hay không, 71% số người được hỏi tại Trung Quốc và 60% tại Nhật Bản đã đồng ý.
Cuộc điều tra được công ty Searchina (Thượng Hải) và Nippon Research Center Ltd tại Tokyo tiến hành từ cuối tháng 11 qua đầu tháng 12.
Searchina chọn 1.000 người tại Trung Quốc trong số 550.000 người đăng ký với công ty và Nippon Research Center Ltd đã chọn 1.000 người Nhật từ 260.000 đăng ký tham gia thăm dò tại Nhật Bản.
Đề cập tới các cuộc biểu tình bài Nhật xảy ra trên toàn Trung Quốc vào tháng Chín, 24% số người được hỏi tại Trung Quốc cho biết họ đã tham gia vào các cuộc biểu tình này, nhưng 74% những người được hỏi nói rằng trong khi họ có thể hiểu được cảm xúc của những người xuống đường biểu tình, họ cho rằng hành vi của họ đã đi quá xa.
‘Đòn kinh tế’
Hàng ngàn người Nhật xuống đường tại Tokyo phản đối Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 63% người Trung Quốc được hỏi đã không biết rằng Nhật Bản đã cung cấp các khoản vay bằng đồng yên hơn ¥ 3 ngàn tỷ yên (34 tỷ đôla) cho Trung Quốc.
Việc Nhật siết chặt hơn về chủ quyền đảo Senkaku vào năm ngoái đây gây phản ứng mạnh từ người tiêu dùng Trung Quốc theo đó sản lượng của Toyota giảm mạnh nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.
Hai hãng xe hơi lớn khác của Nhật là Honda và Nissan cũng cắt dự báo lãi toàn năm xuống khoảng 20%.
Trong khi đó một Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam vào tháng 12/2012 nói “Lực đẩy kinh tế không nên được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp tranh thổ”.
Ông Bấm Phạm Quang Vinh được Bloomberg dẫn lời trả lời phỏng vấn với báo này nói ông “quan sát” tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc khi xuất khẩu của Tokyo sang Bắc Kinh giảm 12% trong tháng trước trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc tảy chay hàng hóa Nhật.
Tuy nhiên không phải tất cả các láng giềng với Trung Quốc đều chia sẻ quan ngại Trung Quốc dùng thương mại như lá bài ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ Salman Khurshid vào tháng 12 năm ngoái nói việc Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế để đẩy các mục tiêu của họ tại châu Á là chấp nhận được chừng nào không phạm luật.
Ông Khurshid nói “Thế tất cả chúng ta không ai dùng cơ bắp kinh tế của mình hay sao? Cơ bắp kinh tế để làm gì nếu không dùng nó để tạo lợi thế cho người dân nước mình? Miễn là không trái luật và không vi phạm nguyên tắc của luật quốc tế”.

Bắt LS Quân ‘làm tổn hại hình ảnh VN’

 – BBC
TNS McCain từng gặp luật sư Quân khi đến thăm Việt NamThượng nghị sỹ Mỹ John McCain (thứ ba từ trái) từng gặp ông Quân (thứ ba từ phải) trong chuyến thăm Việt Nam
Một tổ chức cổ súy dân chủ của Mỹ đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân mới đây và yêu cầu một phiên tòa ‘minh bạch và công bằng’.
Ông Quân là một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến ở Hà Nội. Ông bị bắt giữ hôm 27/12 với cáo buộc ‘trốn thuế’.

‘Một phần chiến dịch’

Trong lá thư gửi đến Thủ tướng Dũng hôm 4/1, ông Carl Gershman, chủ tịch Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy – NED) có trụ sở ở Washington, nói ông ‘quan ngại sâu sắc’ đối với vụ bắt giữ ông Lê Quốc Quân.
“NED rất buồn bực khi nghe tin về vụ bắt giữ ông Quân mới đây với cáo buộc trốn thuế,” lá thư viết, “Nếu không có một phiên tòa nhanh chóng và công bằng thì sẽ không thể không kết luận rằng đây chỉ là vụ việc mới nhất trong chiến dịch sách nhiễu, hăm dọa và bắt giữ kéo dài trong nhiều năm đối với ông Quân và gia đình.”
Dẫn chứng mà NED ra để chứng minh cho lập luận này là vụ bắt giữ em ruột ông Quân là ông Lê Đình Quản cách nay hai tháng cũng với cáo buộc trốn thuế và vụ bắt giữ bà Nguyễn Thị Oanh, em họ ông Quân, hồi mới tháng rồi.
“Nếu không có một phiên tòa nhanh chóng và công bằng thì sẽ không thể không kết luận rằng đây chỉ là vụ việc mới nhất trong chiến dịch sách nhiễu, hăm dọa và bắt giữ kéo dài trong nhiều năm đối với ông Quân và gia đình.”
Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ
Bản thân ông Quân cũng bị bắt giữ gần bốn tháng hồi tháng Ba năm 2007 và đến tháng 5 năm 2011 lại bị bắt một lần nữa.
NED là tổ chức đã cấp học bổng cho ông Quân sang Washington trong hai năm 2006 và 2007 để làm nghiên cứu sinh về dân chủ. Kể từ đó, ông Quân đã viết rất nhiều bài về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trên trang blog của ông.
NED mô tả ông Quân, vốn nghiên cứu độc lập về xã hội dân sự trong thời gian đi học ở Mỹ, là ‘gây ấn tượng cho tất cả những ai tiếp xúc với ông với sự ngay thẳng, khát vọng giúp đỡ người nghèo và hết lòng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam’.
“Trong suốt quá trình nghiên cứu của mình (ở Mỹ), ông Quân là một đại diện ưu tú của đất nước và người dân Việt Nam. Ông đã có nhiều bạn và đem lại uy tín cho đất nước của mình. Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ rất vinh hạnh cấp học bổng cho ông,” lá thư viết.

‘Sẽ nêu với Hà Nội’

Tổ chức này cũng cho biết nhiều cá nhân trong Chính phủ, Quốc hội Mỹ và cả ở khu vực tư ở Washington đã liên lạc với họ để ‘chia sẻ quan ngại nghiêm trọng về cách đối xử đối với ông Quân’.
“Tôi hy vọng rằng những quan ngại này sẽ gia tăng mức độ và những vấn đề nghiêm trọng sẽ được nêu lên trong mối quan hệ với Hà Nội trong nhiều lĩnh vực,” Chủ tịch NED Gershman nói trong lá thư.
“Ông Lê Quốc Quân gây ấn tượng cho tất cả những ai tiếp xúc với ông với sự ngay thẳng, khát vọng giúp đỡ người nghèo và hết lòng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.”
Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ
Ông Gershman cũng đòi hỏi cho ông Quân ‘tất cả các cơ hội biện hộ’ nếu cáo buộc trốn thuế đối với ông được đưa ra tòa xét xử.
“Tiến trình pháp lý đối với ông Quân, em trai và em họ của ông ấy phải được tiến hành nhanh chóng, minh bạch và hoàn toàn tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế về phiên tòa công bằng.”
Cuối thư, NED nhận định rằng việc tiếp tục bức hại luật sư Quân và gia đình sẽ ‘không thể không đem lại những tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của Việt Nam và triển vọng cho mối quan hệ hữu nghị với nước này với các chính phủ và nhân dân trên thế giới’.
Chủ tịch NED Gershman nói rằng ông trông đợi phản hồi từ Thủ tướng Dũng.
Bên cạnh thủ tướng, lá thư này còn được gửi đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington.
Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ là một tổ chức phi lợi nhuận ‘phấn đấu vì sự phát triển và tăng cường các định chế dân chủ trên toàn thế giới’, theo như tôn chỉ tự đặt ra của tổ chức này.

Ủy ban Bảo vệ ký giả lên tiếng về vụ xâm phạm blogger ở Việt Nam

Blogger Nguyễn Hoàng Vi
08.01.2013
Cơ quan bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới mới lên tiếng trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vi về việc cô cho là ‘bắt giữ tùy tiện, tra tấn và làm nhục công dân’.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho rằng vụ làm nhục blogger này một lần nữa cho thấy sự đàn áp của giới hữu trách Việt Nam đối với các blogger.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) dẫn lời kể của Hoàng Vi trên trang Dân Làm Báo, nói rằng cô đã bị cảnh sát ‘đánh đập, bắt cởi bỏ quần áo và xâm phạm chỗ kín’.
Trong đơn tố cáo đề ngày 4/1, Hoàng Vi cho biết vụ việc xảy ra hôm 28/12/2012, đúng ngày diễn ra phiên xử phúc thẩm 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn.
Họ hành động như là những thành phần vô học thì làm sao trong đồn công an mình có thể có bằng chứng được. Em chỉ có thể nói sự thật thôi, tố cáo đúng sự thật thôi còn vấn đề họ giải quyết như thế nào là chuyện của họ…
Blogger Nguyễn Hoàng Vi.
Cô viết cô bị đưa về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh thuộc quận 1 ở TPHCM và cô bị ‘cướp mất 2 cái điện thoại, toàn bộ giấy tờ tùy thân, tiền bạc và bị đánh đập rất dã man’.
Cô cũng cho biết cô bị một nữ nhân viên an ninh mặc thường phục ‘bắt phải cởi hết quần áo để khám xét mà không có bát cứ lệnh nào’.
Trên các trang blog mới đây xuất hiện một bức ảnh được cho là ảnh Hoàng Vi mặc áo khoác ngược và để hở đầu gối.
Cô Hoàng Vi kể lại với VOA Việt Ngữ:
“Khi mà họ cưỡng chế, họ cởi đồ em ra như vậy thì em không cho họ mặc đồ lại. Em nói với họ rằng cởi đồ của em ra đã khó nhưng mà muốn mặc đồ lại cho em khó hơn. Khi họ mặc đồ lại thì hoàn toàn em không đồng ý và họ cưỡng chế họ mặc lại được cho em cái quần và họ không mặc áo được thì họ phải cưỡng chế lắm thì họ mới khoác được áo khoác và kéo ngược lên cho em như vậy. Em để nguyên tình trạng như vậy đi về. Khi mà về tới nhà thờ thì vô tình gặp chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng) chị cũng đi công việc qua nhà thờ và chị thấy như vậy thì chị chụp lại cái hình đó cho em.”
Blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết cô chưa nhận được bất cứ phản hồi nào của cơ quan chức năng về lá đơn tố cáo của cô.
Đơn tố cáo của blogger 26 tuổi được gửi tới nhiều nơi trong đó có giám đốc Công an TP.HCM,  Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM, Thanh tra công an TP.HCM, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và Hội Phụ nữ TP.HCM.
Cô cho biết thêm:
“Em làm đơn tố cáo ở đây hy vọng rằng bản thân họ tự điều chỉnh lại cái hành vi. Khi mà vào đồn, thực sự mà nói, họ làm như vậy thì làm sao mà tụi em có bất cứ bằng chứng gì để mà giữ lại, cho nên là em nói để mà họ phải tự thay đổi cái sai trái của họ, để mà tự điều chỉnh lại nhân viên của họ. Họ hành động như là những thành phần vô học thì làm sao trong đồn công an mình có thể có bằng chứng được. Em chỉ có thể nói sự thật, tố cáo đúng sự thật thôi còn vấn đề họ giải quyết như thế nào là chuyện của họ.”
Tối 8/1 (giờ Việt Nam), VOA Việt Ngữ đã gọi điện tới đồn cảnh sát phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM, một trong những cơ quan bị Hoàng Vi tố cáo.
Một người trực điện thoại nói vụ việc của nữ blogger này là do “bên an ninh họ làm, chứ không phải công an phường”.
Nguồn: VOA’s Interview

-Những gương mặt thật, người thật, tình yêu thật ở Việt Nam

Thục Minh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Kerri MacDonald, The New York Times
Maika Elan hoàn toàn không biết những gì đang đợi cô ở phía trước khi cô gõ cửa một khách sạn dành cho các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ ở Siem Riep, Campuchia cách đây hai năm trước. Cô ngạc nhiên khi hầu hết các khách tại đây – nhiều trong số họ là người nước ngoài – nói với cô rằng cô có thể chụp lại chân dung của họ.
The Pink Choice/Maika Elan
Xem thêm các ảnh The Pink Choice của nhiếp ảnh gia Maika Elan tại đây.
Elan, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi người Việt Nam, đi du lịch tới Campuchia để tham dự Lễ hội Angkor Photo nhằm trao đổi cuộc hội thảo với nhiếp ảnh gia Antoine D’Agata. Trong lúc cô cần một chủ đề, cô đã lựa chọn Choice Pink, một trang web phục vụ cho các cặp đồng tính đi cùng với nhau – “tương tự như trang web Lonely Planet [trang web dành cho du lịch] cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ”, cô nói.
Cô Elan đã bỏ dự án này sang một bên khi trở về lại Hà Nội. Tuy cô ấy có nhiều bạn bè thuộc giới đồng tính nhưng cô vẫn cảm thấy không chắc chắn để có thể tiếp tục chủ đề này.
Nhưng cảm giác của cô đã thay đổi khi cô nhìn thấy một cuộc triển lãm về L.G.B.T. [Lesbian, gay, bisexual, transgender] trong cộng đồng người Việt Nam. Không ai trong số những hình ảnh cô nhìn thấy đã tiết lộ khuôn mặt của họ. Nhiều tấm ảnh đã được chụp từ phía sau, và một số khác còn mang mặt nạ. Họ là những khuôn mẫu – thậm chí những khuôn mẫu khắc nghiệt – miêu tả về tình yêu.
Họ không giống như những người thật.
Sau đó, cô nhớ lại các cặp mà cô đã quen ở Campuchia, những người “thực sự hạnh phúc và rất cởi mở” và khác xa với những hình ảnh mà cô đã thấy trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam. Vì vậy, cô đã quyết định quay lại chủ đề này.
“Tôi nhìn thấy nhiều điều khác nhau xung quanh tôi,” cô nói qua Skype từ Hà Nội, “và muốn thay đổi những suy nghĩ”.
Kết quả là một loạt các bức chân dung với tên gọi “Lựa chọn màu hồng – the Pink Choice” – một cái nhìn mạnh mẽ thân mật về tình yêu, được chủ yếu chụp đằng sau cánh cửa đóng kín ở nhà của các cặp đồng tính người Việt.
Ông D’Agata, nhớ lại công việc của cô từ buổi hội thảo ở Campuchia, cho biết qua e-mail rằng trong khi cô Elan rất tài năng, “những gì cô làm rất quan trọng bởi việc này có thể phải chấp nhận rủi ro để trở thành một tiếng nói chính trị đáng chú ý”.
“Từng bước một, từng hình ảnh một”, ông nói thêm.
Là một nhiếp ảnh gia, ông nói tiếp tục, “Tôi tin rằng cô ấy đủ mạnh để phát triển như một lực lượng quyết định đối với hiện tượng đột biến trong nền văn hóa Việt Nam”.
Lịch sử lối sống ở Việt Nam thường không hoan nghênh các mối quan hệ đồng tính. Tuy nhiên, chính phủ Cộng sản tại đây đang xem xét công nhận hôn nhân đồng tính – một bước tiến có thể làm cho Việt Nam trở thành quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận chủ đề này, mặc dù vấn đề nhân quyền vẫn còn là một vết nhơ tại đây. Hồi tháng Tám vừa qua, một cuộc diễu hành công khai của những người đồng tính đã diễn ra lần đầu tiên tại Hà Nội.
Tuy nhiên, đối với cô Elan thì chụp ảnh tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức hơn so với Campuchia. “Ở Việt Nam, việc này rất khác, đơn giản bởi vì tôi là người Việt”, cô nói. Nhiều đối tượng của cô ở Siem Reap là người nước ngoài, và hầu hết họ nhìn cô như một người nước ngoài, với giả định rằng các ảnh của cô sẽ không được gia đình hoặc bạn bè họ nhìn thấy.
Để bắt đầu công việc, cô đã tìm đến Nguyễn Văn Dũng, một người đồng tính Việt Nam có tiếng trong cộng đồng L.G.B.T., và giúp đỡ cô tìm đối tượng để chụp ảnh. Nhiều người trong số mà cô chụp ảnh lại tỏ ra vẻ khó chịu, và làm lớn chuyện khi cô kéo máy ảnh ra chụp. “Họ chạm nhau vào hoặc họ đã chăm sóc cho nhau”, cô Elan nói. “Nhưng họ không tự nhiên. Họ diễn nhiều hơn”.
Nhiều người phải mất một khoảng thời gian để họ cảm thấy gần gũi với cô hơn. Tuy nhiên, sau khi được ở xung quanh các đối tượng của cô trong một vài ngày, cô bắt đầu có cảm giác về những thói quen thường ngày của họ. Trong thực tế, những ý tưởng ở nhà đã trở nên không thể tách rời đối với công việc của cô. Khi cô theo chân họ ra bên ngoài thì cô thấy các tư thế của họ cũng bị thay đổi. Họ không thoải mái. Tại một vườn hoa, nơi cô chụp ảnh hai người đàn ông ôm nhau, nhiều người dừng lại xem và hỏi tại sao hai người đàn ông lại ôm nhau.
Thay vị vậy, cô đề nghị tìm những giây phút riêng tư để các đối tượng của cô không bị người ngoài nhìn chằm chằm và phê bình đủ loại, và để giảm những tình huống khó khăn đối với những nhóm này. Những khoảnh khắc mà thậm chí họ quên cô ấy ở ngay bên cạnh họ.
“Khi tôi chụp những bức ảnh này, điều quan trọng nhất là tôi phải tin vào thời điểm đó,” cô Elan nói. “Nếu các bức ảnh không cho tôi cảm giác đó thì tôi không chụp”.
Cô Elan, năm nay 26 tuổi, chụp từ năm 2006, hoàn toàn không nhớ đã học những gì về đồng tính luyến ái khi còn nhỏ. Sự dốt nát của cô, cô nói, đã làm tâm trí cô như một từ “giấy trắng trống rỗng”.
Khi cô bắt đầu làm dự án “Pink Choice”, các cặp đồng tính cô gặp đã bắt đầu công khai [mối quan hệ của họ]. Nhưng khi cô tiếp tục làm dự án này thì những người khác đã liên lạc với cô, và có một cặp nói với cô rằng họ muốn cô giúp họ làm như vậy [công khai mối quan hệ]. Gia đình của họ đã có những phản ứng không tốt.
Các gia đình khác yêu cầu cô loại bỏ các hình ảnh con cái của họ trong cuộc triển lãm “Choice Pink” tại Viện Goethe ở Hà Nội. Họ nói rằng con cái của họ bị bệnh, hoặc không bình thường. “Họ nghĩ rằng họ có thể cho [những đứa con này] cho bệnh viện địa phương hoặc một nơi nào đó”, cô Elan nói.
“Ở các nước khác,” cô nói, “sự kỳ thị đến từ xã hội, nhưng tại Việt Nam, sự kỳ thị đến từ phía gia đình”.
Và có một số ý kiến phản ứng bất ngờ đối với công việc của cô. “Một số người đã tức giận, và nói rằng những tấm ảnh này vẫn không đủ”, Elan nói. “Họ muốn xem những tấm ảnh có nhiều hoạt động hơn nữa và họ hỏi tôi lý do tại sao hình ảnh của tôi rất buồn. Họ muốn nhìn thấy những khoảnh khắc vui vẻ hơn”.
“Tôi không nghĩ rằng bạn cần phải có một nụ cười hạnh phúc”, cô nói, “nếu bạn ở bên cạnh người bạn yêu”.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Học giả Bắc Kinh tưởng tượng “vòng vây Trung Quốc” trên Biển Đông

(GDVN) – Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ “liên thủ” với nhau để “chống lại” Trung Quốc.
Tân Hoa Xã và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử ngày 6/1 đăng bài phân tích với tựa đề: “Chuyên gia: Năm 2013 Nhật –  Mỹ – Philippines liên thủ khuấy động các vùng biển tranh chấp quanh Trung Quốc” của Vương Hải Bằng, một học giả chuyên nghiên cứu các vấn đề lãnh hải tại viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Vương Hải Bằng, học giả thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc đang tưởng tượng ra cái gọi là “vòng vây Trung Quốc” trên Biển Đông?
Tác giả bài phân tích cho rằng năm 2012 là năm bạo phát tranh chấp chủ quyền tại các vùng biển “quanh Trung Quốc” và đưa ra dự đoán, năm 2013 tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ khó có gì đáng để lạc quan và nó đang xuất hiện một số đặc điểm mới.
Năm 2013 sẽ là năm có nhiều biến động trong vấn đề chủ quyền biển đảo với 3 đặc điểm chính, theo Tân Hoa Xã. Một là Trung Quốc bắt đầu đưa ra và thực hiện chiến lược “cường quốc về biển”, hai là những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới sẽ gia tăng và ba là sự điều chỉnh chiến lược quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Vương Hải Bằng cho rằng hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với một vòng vây trên Biển Đông khi Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ “liên thủ” với nhau để “chống lại” Trung Quốc.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc thành lập trái phép và vô hiệu để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
Nhật Bản sau khi thay đổi Nội các mới vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách chủy quyền đối với nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông với chiến lược “Bắc công Nam thủ”. Theo Vương Hải Bằng, phía Bắc biển Hoa Đông Nhật Bản sẽ khuếch trương vấn đề đường trung gian trên biển để đối phó với tuyên bố về “thềm lục địa” mà Bắc Kinh đưa ra.
Phía Nam biển Hoa Đông, học giả này cho rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tokyo sẽ tiếp tục phái chiến đấu cơ ra ngăn chặn máy bay Hải giám Trung Quốc nếu nó xuất hiện trên không phận nhóm đảo này và Vương Hải Bằng cho rằng đây là cái cớ để Tokyo “quân sự hóa” hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản tại khu vực.
“Mũi giáp công” liên thủ số 2 được Vương Hải Bằng cho rằng đến từ Philippines và Việt Nam (?!) khi cả hai bên đều thống nhất vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình giữa ASEAN với Trung Quốc. Việc Philippines ủng hộ lập trường chính đáng của Việt Nam đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cũng như quan điểm của Việt Nam đối với bãi cạn Scarborough, theo Vương Hải Bằng là một “mũi giáp công” liên thủ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tạo thành “vòng vây Trung Quốc”.
Bài phân tích trên Tân Hoa Xã và Nhân Dân nhật báo bản điện tử cho rằng, “mũi giáp công” số 3 nhằm vào Trung Quốc là Mỹ và Ấn Độ khi cả 2 quốc gia này đều đang thực hiện sự thay đổi chiến lược sang phía Đông. Washington và New Delhi cũng khẳng định rõ ràng, họ có lợi ích tại Biển Đông, đặc biệt là về mặt tự do hàng hải.
Lính Trung Quốc đồn trú và tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 4/12/2012
Tân Hoa Xã cho rằng, ở Biển Đông hiện nay Mỹ đang đứng sau hậu thuẫn cho Philippines và Việt Nam nhưng tại nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông thì Mỹ lại “ra mặt” bảo vệ Nhật Bản.
Tuy nhiên, cả Vương Hải Bằng cũng như giới truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đang cố gắng né đi một thực tế là họ đang tìm mọi cách biến Biển Đông thành ao nhà của mình thông qua một loạt hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép – PV) với tổng số tiền lên tới 1,6 tỉ USD.
Bằng việc tưởng tượng ra cái gọi là “vòng vây Trung Quốc” hoặc các nước láng giềng đang “chĩa mũi nhọn” vào Trung Quốc, Vương Hải Bằng và giới truyền thông nước này đang tìm cách lái dư luận người dân Trung Quốc cũng như công luận quốc tế khỏi sự chú ý vào những động thái leo thang liên tục của Bắc Kinh trên các vùng biển tranh chấp.
Hồng Thủy (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét